Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/01/2021

Sunday, January 10, 2021 6:13:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/01/2021

Pompeo: Hoa Kỳ gỡ bỏ các hạn chế về tiếp xúc với Đài Loan

Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Mỹ đang gỡ bỏ các hạn chế lâu nay với các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan.

“Các hạn chế tự áp đặt” đã được đưa ra cách đây nhiều thập niên để “xoa dịu” chính quyền Trung Quốc đại lục, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo, bộ ngoại giao Mỹ cho biết trong một văn bản.

Các quy tắc này bây giờ “vô hiệu”.

Động thái này có khả năng khiến Trung Quốc tức giận và gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Nó diễn ra khi chính quyền Trump bước vào những ngày cuối cùng trước lễ nhậm chức tổng thống của Joe Biden vào ngày 20 tháng 1.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, nhưng các nhà lãnh đạo của Đài Loan cho rằng đây là một quốc gia có chủ quyền.

Mối quan hệ giữa hai bên đang rạn nứt và thường xuyên có nguy cơ bùng phát bạo lực có thể kéo theo Mỹ, một đồng minh của Đài Loan.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, ông Pompeo nói Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra những hạn chế phức tạp để giới hạn giao tiếp giữa các nhà ngoại giao Mỹ và những người đồng cấp Đài Loan của họ.

“Hôm nay tôi thông báo rằng tôi đang gỡ bỏ tất cả những hạn chế tự áp đặt này,” ông nói. “Tuyên bố hôm nay thừa nhận rằng mối quan hệ Mỹ – Đài Loan không cần và không nên bị trói buộc bởi những hạn chế tự áp đặt của bộ máy quan liêu thường trực của chúng ta.”

Ông nói thêm rằng Đài Loan là một nền dân chủ sôi động và là một đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ, và rằng các hạn chế không còn hiệu lực.

Sau thông báo, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu đã gửi lời cảm ơn tới ông Pompeo và nói rằng ông “rất biết ơn”.

“Quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Đài Loan và Mỹ dựa trên các giá trị chung của chúng ta, lợi ích chung và niềm tin vững chắc vào tự do và dân chủ”, ông viết trong một tweet.

Tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã trở thành chính trị gia cấp cao nhất của Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp trên hòn đảo trong nhiều thập niên.

Đáp lại, Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng cái mà họ gọi là nguyên tắc “một Trung Quốc”

Đài Loan: Phi cơ F-16 ‘rơi trong vòng 20 giây’

Đài Bắc chặn chiến đấu cơ TQ bay quanh Đài Loan

Mỹ cũng bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù nước này không có hiệp ước phòng thủ chính thức với Đài Loan như với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.

Trung Quốc và Đài Loan bị chia cắt trong một cuộc nội chiến vào thập niên 1940.

Từ lâu, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế các hoạt động quốc tế của Đài Loan và cả hai đều tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Căng thẳng gia tăng trong những năm gần đây và Bắc Kinh không loại trừ việc sử dụng vũ lực để lấy lại hòn đảo này.

Mặc dù Đài Loan chỉ được một số quốc gia chính thức công nhận, nhưng chính phủ được bầu cử dân chủ của nó có mối liên hệ chặt chẽ về thương mại và phi chính thức với nhiều quốc gia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55607759

Mỹ, Anh, Canada và Úc lên án vụ bắt giữ các nhà hoạt động ở Hong Kong

Trong một tuyên bố chung ra ngày 10/1, ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Canada và Úc lên án vụ bắt giữ hơn 50 nhà hoạt động vì dân chủ ở Hong Kong tuần trước, theo Reuters.

Tin cho hay, các nhà ngoại giao hàng đầu của những nước trên còn kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền tự do của người dân Hong Kong.

Cảnh sát Hong Kong tiến hành các vụ bắt giữ vào lúc rạng sáng hôm 6/1 trong cuộc trấn áp được Reuters nhận định là lớn nhất kể từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh năm 2020 mà phe đối lập nói là nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng tại cựu thuộc địa Anh.

“Rõ ràng là Luật An ninh Quốc gia đang được sử dụng để loại bỏ các quan điểm chính trị bất đồng và đối lập”, quan chức ngoại giao các nước nói trong thông cáo chung mà Ngoại trưởng Úc Marise Payne công bố, theo Reuters.

“Chúng tôi kêu gọi chính quyền trung ương Trung Quốc và Hong Kong tôn trọng các quyền và tự do được bảo đảm theo pháp luật của người dân Hong Kong mà không sợ bị bắt giữ”.

Hôm 7/1, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Washington có thể trừng phạt những người liên quan đến vụ bắt giữ và sẽ cử đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc đến thăm Đài Loan.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-anh-canada-v%C3%A0-%C3%BAc-l%C3%AAn-%C3%A1n-v%E1%BB%A5-b%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-c%C3%A1c-nh%C3%A0-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-%E1%BB%9F-hong-kong/5731893.html

Mike Pompeo: ‘Lịch sử sẽ ghi nhớ rất rõ về chúng tôi’

Ngọc Mai

Tối thứ Sáu (8/1), trong một cuộc gặp với các nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hòa và các nhân viên quốc hội cao cấp, ngoại trưởng Mike Pompeo đã gửi một thông điệp tới các cựu quan chức thuộc chính quyền ông Trump đang “rời bỏ” tổng thống, theo Breitbart News.

“Tôi tự hào về những thành tựu chúng tôi đã đạt được – không chỉ trong lĩnh vực an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại mà tôi đã làm việc, mà cả những điều chúng tôi đã làm cho các gia đình, [và] những công việc chúng tôi làm [để] bảo vệ sự sống. Những điều này sẽ thực sự đi vào lịch sử. Tôi nghĩ lịch sử sẽ ghi nhớ rất rõ về chúng tôi vì những điều này khi [chúng] được viết vào các cuốn sách”.

Ông Pompeo đưa ra nhận xét này trong cuộc họp riêng kéo dài một ngày của Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa, cuộc họp kín lớn nhất của phe bảo thủ thuộc Hạ viện do dân biểu Jim Banks (bang Indiana) chủ trì.

Thông điệp của ông Pompeo hoàn toàn trái ngược với thông điệp của cựu đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley, người đã nói với các thành viên Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa hôm thứ Năm (7/1) rằng ông Trump “sẽ bị lịch sử xét xử nghiêm khắc”.

Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ cũng hoàn toàn trái ngược với hai bộ trưởng nội các của TT Trump là bà Betsy DeVos và bà Elaine Chao, những người đã từ chức trong những ngày gần đây sau cuộc tấn công vào Điện Capitol.

Ông Pompeo cũng thảo luận về những thành công trong chính sách đối ngoại của chính quyền TT Trump và đối chiếu với 8 năm dưới của chính quyền Obama.

“Chúng tôi theo dõi 8 năm chính sách đối ngoại của chính quyền trước [và] đó là điều viển vông. Ảo tưởng. Họ đã tham gia vào các thỏa thuận và hiệp định không dựa trên những điều có khả năng lâu dài”.

Ngoại trưởng bày tỏ sự tin tưởng rằng thực thi chính sách “Nước Mỹ trên hết” của chính quyền TT Trump không chỉ “thừa nhận sâu sắc rằng trách nhiệm duy nhất của chúng tôi là bảo vệ người dân Mỹ” mà còn “tăng cường an ninh cho mọi người trên khắp thế giới”.

Phát biểu của ông Pompeo cũng được đưa ra khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang cố gắng gây áp lực với Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên nội các để viện dẫn Tu chính án thứ 25 và phế truất TT Trump.

Giữa các báo cáo này, ông Pompeo đã tweet một bức ảnh của ông cùng Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien như một dấu hiệu cho thấy ông đã không từ bỏ tổng thống dưới sức ép của Đảng Dân chủ.

“Rất vinh dự được làm việc cùng với @DNI_Ratcliffe và @WHNSC Robert O’Brien. Những người yêu nước vĩ đại, những người làm việc mỗi ngày để làm cho nước Mỹ và thế giới an toàn và thịnh vượng hơn,” ông viết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mike-pompeo-lich-su-se-ghi-nho-rat-ro-ve-chung-toi.html

PTT Pence phản đối viện dẫn Tu chính án thứ 25 để chống lại TT Trump

Phó tổng thống Mike Pence không có kế hoạch viện dẫn Tu chính án thứ 25 để chống lại Tổng thống Donald Trump, một nguồn tin thân cận với ông Pence cho biết.

Nguồn tin – một quan chức ẩn danh trong chính phủ của Tổng thống Trump – đã nói với The Epoch Times rằng khả năng ông Pence làm điều đó là bằng không.

Có ít nhất ba đảng viên Đảng Dân Chủ và một đảng viên Đảng Cộng Hòa của Quốc hội đã kêu gọi ông Pence sử dụng Tu chính án thứ 25 – được thông qua năm 1967 – để chống lại Tổng thống Trump. Tu chính án này quy định nếu một phó tổng thống đương nhiệm và đa số thành viên nội các đồng ý rằng tổng thống tại vị không phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của mình, thì tổng thống đó có thể bị truất phế và phó tổng thống có thể đảm nhiệm chức vụ tổng thống.

“Tình hình của ông tổng thống điên rồ này không thể nguy hiểm hơn nữa,” bà Pelosi viết trong một tuyên bố, theo hãng tin Reuters. “Nếu tổng thống không nhanh chóng và tự nguyện rời nhiệm sở, Quốc hội sẽ thực thi hành động của chúng tôi.”

Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ – New York) cũng kêu gọi phế truất Tổng thống Trump.

“Những gì xảy ra tại Điện Capitol của Hoa Kỳ ngày hôm qua là một cuộc nổi dậy chống lại Hoa Kỳ do tổng thống kích động. Tổng thống không nên tại vị thêm một ngày nào nữa,” ông Schumer tuyên bố.

Ông nói thêm: “Nếu phó tổng thống và nội các từ chối đứng lên, Quốc hội nên triệu tập để luận tội tổng thống.” Ông Adam Kinzinger (Cộng Hòa-Illinois) cũng kêu gọi luận tội tổng thống trong một video trên Twitter.

“Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy tổng thống đã trở nên rối bời, không chỉ là nhìn từ bổn phận của ông ấy hay thậm chí là từ lời tuyên thệ của ông ấy, mà còn là nhìn từ thực tế. Chính vì lý do này mà tôi kêu gọi phó tổng thống và các thành viên trong nội các bảo đảm an toàn cho người dân Hoa Kỳ trong vài tuần tới và bảo đảm rằng chúng ta có một thuyền trưởng sáng suốt cho con tàu,” ông nói.

Dân biểu Sheila Jackson Lee (Dân Chủ-Texas) đã đưa ra các điều khoản luận tội hôm thứ Năm (07/01).

Bà nói trong một tuyên bố: “Hôm qua, chúng ta đã chứng kiến những kẻ thù bên trong kích động bạo lực và xâm nhập tòa nhà Quốc hội với ý định gây hại. Đã quá đủ! Tổng thống đã hoàn toàn đánh mất mọi tín nhiệm mà ông ấy đã có và không đủ tư cách làm tổng tư lệnh.”

Hôm thứ Sáu (08/01), Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết trong một tuyên bố với các đồng sự rằng bà đã nói chuyện với Tướng Mark Milley “để thảo luận về các biện pháp đề phòng sẵn có nhằm ngăn chặn một tổng thống khó lường khởi xướng các hành động thù địch quân sự hoặc truy cập các mã phóng vũ khí hạt nhân.”

Tổng thống Trump chưa từng đưa ra bất cứ lời đe dọa nào kiểu như vậy. Hôm 07/01, bà Pelosi đã nói nhầm rằng ông William Barr vẫn là tổng chưởng lý. Trong khi đó, ông Barr đã từ chức hôm 23/12/2020.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham (Cộng Hòa-South Carolina) không ủng hộ việc truất phế Tổng thống Trump.

“Tôi không tin rằng điều đó là thích hợp vào thời điểm này. Tôi đang mong chờ một cuộc chuyển giao [quyền lực] hòa bình. Tôi đang trông đợi vào 14 ngày tới để tái khởi động và chúng tôi sẽ chuyển giao quyền lực theo cách truyền thống,” TNS Graham nói với các phóng viên trên Đồi Capitol.

Samuel Allegri

Nguyệt Minh biên dịch

https://etviet.com/us/pho-tt-pence-phan-doi-vien-dan-tu-chinh-an-thu-25-de-chong-lai-tt-trump.html

Cảnh sát Điện Capitol đã từ chối nhiều đề nghị trợ giúp của liên bang

Cảnh sát Điện Capitol Hoa Kỳ đã từ chối nhiều đề nghị hỗ trợ nhân lực của liên bang trước hôm 06/01 – và họ một lần nữa từ chối đề nghị tiếp viện của liên bang khi những người biểu tình đột nhập tòa nhà Capitol trong thời gian chính thức kiểm phiếu đại cử tri.

Ba ngày trước ngày 06/01, Ngũ Giác Đài đã hỏi Cảnh sát Điện Capitol Hoa Kỳ (USCP) liệu họ có cần thêm nhân lực từ lực lượng Vệ binh Quốc gia hay không, nhưng lời đề nghị của họ đã bị Cảnh sát Điện Capitol từ chối, các quan chức quốc phòng cấp cao ẩn danh nói với The Associated Press.

Và khi tòa nhà đang bị tấn công, các nhà lãnh đạo Bộ Tư pháp đã liên hệ với cảnh sát Điện Capitol và đề nghị cung cấp cho họ các đặc vụ FBI. Nhưng Cảnh sát Điện Capitol lại từ chối họ, theo các nguồn tin.

The Epoch Times đã liên hệ với USCP, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp để yêu cầu bình luận về thông tin này, nhưng không có phản hồi ngay lập tức.

Việc từ chối chi viện của liên bang được đưa ra bất chấp nhiều cảnh báo, nguồn lực dồi dào và đầy đủ thời gian để chuẩn bị. USCP chỉ lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình về quyền tự do ngôn luận.

Bốn người biểu tình đã thiệt mạng, trong đó có một người bị bắn bên trong tòa nhà. Nạn nhân là cô Ashli Babbitt, một cựu binh Không quân, bị Cảnh sát Điện Capitol bắn khi những người biểu tình tràn vào tòa nhà.

Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy cho biết rõ ràng là Cảnh sát Điện Capitol đã bị tấn công. Ông nói rằng không có kế hoạch dự phòng trước cho những gì quân đội nên làm trong trường hợp có vấn đề ở Điện Capitol vì sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng đã bị từ chối. Ông McCarthy nói: “Họ phải yêu cầu chúng tôi, và yêu cầu này phải đến được với chúng tôi.”

Cảnh sát trưởng Điện Capitol Hoa Kỳ Steven Sund, dưới áp lực của ông Schumer, bà Pelosi và các lãnh đạo quốc hội khác, đã buộc phải từ chức. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã yêu cầu và đã nhận được đơn từ chức của viên chức đặc trách duy trì trật tự tại Thượng viện, ông Michael Stenger, có hiệu lực ngay lập tức. Ngoài ra, viên chức lâu năm ở vị trí tương tự Paul Irving của Hạ viện cũng từ chức.

Không rõ có bao nhiêu sỹ quan làm nhiệm vụ hôm thứ Tư (06/01), nhưng khu phức hợp được kiểm soát bởi tổng cộng 2,300 sỹ quan trên 16 mẫu đất, bảo vệ cho 435 dân biểu Hạ viện, 100 thượng nghị sỹ Thượng viện và nhân viên của họ.

Vụ đột nhập Điện Capitol đã làm ngừng một phiên họp chung, làm gián đoạn các cuộc tranh luận đồng thời tại Hạ viện và Thượng viện về phản đối việc kiểm đếm phiếu đại cử tri của Arizona cho Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Thị trưởng Hoa Thịnh Đốn Muriel Bowser tuyên bố lệnh giới nghiêm cho toàn thành phố từ 6 giờ chiều hôm 06/01 đến 6 giờ sáng hôm sau (07/01) sau các báo cáo về vụ đột nhập.

Tổng thống Trump đã đưa ra một số lời kêu gọi hòa bình khi các sự kiện diễn ra.

“Hãy ủng hộ Cảnh sát Điện Capitol và Lực lượng Chấp pháp của chúng ta. Họ thực sự đứng về phía Đất nước của chúng ta. Xin hãy giữ ôn hòa!” Tổng thống viết trên Twitter.

Trước đó trong ngày, hàng chục nghìn người đã tập trung tại một cuộc biểu tình gần Tòa Bạch Ốc hôm 06/01 để nghe thông tin từ tổng thống vào thời điểm quan trọng và bày tỏ lo ngại về những gì họ coi là một cuộc bầu cử gian lận.

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã xếp hàng dọc toàn bộ khu vực xung quanh Ellipse, một công viên rộng 52 mẫu Anh nằm ở phía nam của hàng rào Tòa Bạch Ốc, nhiều người trong số họ di chuyển đến đây bằng ô tô hoặc máy bay từ khắp nơi trên đất nước.

Tổng thống Trump không nhượng bộ cuộc đua nhưng đã nói rằng sẽ có một sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Quốc hội đã chứng nhận ông Biden là người chiến thắng vào sáng sớm thứ Năm (07/01).

Ông Biden nói trong một tuyên bố hôm 07/01 rằng sự đột nhập không phải là bất đồng chính kiến, “đó là sự nổi loạn.” “Họ không phải là những người biểu tình—họ là những kẻ bạo loạn, những kẻ nổi dậy và những kẻ khủng bố trong nước,” ông Biden nói.

TT Trump, trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Sáu (08/01), cho biết ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức vào cuối tháng này.

“Gửi đến tất cả những người đã hỏi, tôi sẽ không tham dự Lễ nhậm chức vào ngày 20/01,” ông nói.

Bản tin có sự đóng góp của Ivan Pentchoukov và The Asociated Press

Bowen xiao

Nguyễn Lê biên dịch

https://etviet.com/us/canh-sat-dien-capitol-da-tu-choi-nhieu-de-nghi-tro-giup-cua-lien-bang.html

Khi Twitter cấm ông Trump: Vị trí của mạng xã hội

Việc các mạng xã hội Twitter, Facebook và Instagram áp lệnh cấm đối với tài khoản của ông Donald Trump làm dấy lên câu hỏi lớn về việc mạng xã hội cần phải được kiểm soát như thế nào, Bộ trưởng Y tế của Anh, Matt Hancock nói.

Các công ty trên đã có hành động sau khi những người ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ xông vào Điện Capitol ở thủ đô Washington DC hôm thứ Tư.

Trịnh Hội: Capitol Hill, Trump và ‘cái giá của nền dân chủ Hoa Kỳ’

Người Việt lên tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump ‘bị cấm cửa trên mạng xã hội’

Từ đài báo VN đến truyền thông mạng xã hội ở Mỹ

Bộ trưởng Y tế Anh nói rằng việc khóa tài khoản cho thấy nay các mạng xã hội đang có “những quyết định về đường lối biên tập tin tức”.

Các nhà vận động thì muốn mạng xã hội được coi là các “nhà xuất bản” thay vì là các “nền tảng”, có nghĩa là việc các mạng xã hội cần phải chịu kiểm soát nhiều hơn.

Nhưng những người phản đối thì nói làm vậy là đồng nghĩa với việc khiến cho chính phủ các nước rộng tay hạn chế quyền tranh luận.

Tổng thống Trump hiện đang đối diện với việc bị luận tội; Đảng Dân chủ cáo buộc vị tổng thống thuộc phe Cộng hòa này là đã kích động bạo lực ở Washington, sự kiện khiến cho năm người thiệt mạng.

Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản riêng của ông Tổng thống, @realDonaldTrump, vào hôm thứ Bảy và nhắc tới “nguy cơ có thêm việc kích động bạo lực”.

Tuy nhiên, ông Trump gọi đây là hành động tấn công vào quyền tự do ngôn luận, và nói ông sẽ cân nhắc tới việc “xây dựng một nền tảng riêng của chúng tôi trong tương lai”.

Lựa chọn tiếng nói

Đã có cuộc tranh luận kéo dài từ lâu về việc liệu các công ty vận hành mạng xã hội theo luật có cần phải được coi như các nhà xuất bản hay không. Nếu có, các mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc xử lý nội dung do người dùng đăng tải có liên quan tới việc phỉ báng, phân biệt đối xử, thông tin sai hoặc kích động chống đối.

Ông Hancock, người từng giữ chức bộ trưởng văn hóa Anh, nói trong chương trình Andrew Marr của kênh truyền hình BBC One: “Những cảnh rõ ràng diễn ra do sự khuyến khích của Tổng thống Trump – những cảnh xảy ra tại Điện Capitol – là thật kinh khủng, và tôi rất buồn khi phải chứng kiến điều đó, bởi nền dân chủ Mỹ một điều đáng tự hào.

“Nhưng đã có những thứ thay đổi, đó là các nền tảng mạng xã hội đang đưa ra những quyết định có tính chất định hướng biên tập. Điều đó có nghĩa là họ đang lựa chọn ai là người được nói và ai là người không được phép lên tiếng trên các nền tảng của họ.”

Ông Hancock nói rằng diễn biến như vậy nhiều khả năng sẽ tạo ra “những hậu quả”.

Trước đó, khi được hỏi về quyết định của Twitter trong việc đóng tài khoản của ông Trump, ông Hancock nói với hãng tin Sky News: “Tôi cho rằng điều này làm dấy lên một câu hỏi vô cùng quan trọng, đó là các nền tảng truyền thông xã hội nay đang đưa ra các quyết định về mặt biên tập.

“Và đó là một câu hỏi rất lớn, bởi nó làm dấy lên những câu hỏi về các đánh giá mang tính chất đường lối biên tập của họ và cách mà họ cần phải chịu các quy định quản lý, kiểm soát.”

Twitter đã cấm tài khoản của ông Trump sau khi liên tục tăng cường cảnh báo đối với các post của ông nói về đại dịch Covid-19 và về kết quả kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Trong một bài blog đăng hôm thứ Sáu, công ty nói rằng lợi ích công chúng mà Twitter muốn hướng tới là nhằm để công chúng được trực tiếp lắng nghe từ các quan chức được bầu và từ các nhà lãnh đạo thế giới.

Hãng nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi phải nói rõ rằng nhìn lại những năm qua, các tài khoản này không đứng trên được các quy định của chúng tôi, và không thể sử dụng Twitter để kích động bạo lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục minh bạch về chính sách của mình và về việc thực thi các chính sách đó.”

Facebook và Instagram cấm tài khoản của ông Trump “vô thời hạn” từ hôm thứ Năm.

CEO của Facebook Mark Zuckerberg nói rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ ít nhất là cho tới ngày 20/1, là lúc ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức để trở thành tân Tổng thống Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55609849

Google tạm dừng ứng dụng mạng xã hội Parler khỏi Play Store, Apple đưa ra khuyến cáo 24 giờ

Vào hôm thứ sáu (8/1), Google đã đình chỉ dịch vụ mạng xã hội Parler khỏi cửa hàng ứng dụng của hãng, với lý do liên quan đến các bài đăng kích động bạo lực và yêu cầu kiểm duyệt nội dung mạnh mẽ.

Parler là ứng dụng được nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump ưa chuộng. Bên cạnh đó, hãng Apple cũng đã cho ứng dụng này 24 giờ để gửi kế hoạch kiểm duyệt chi tiết, đề cập đến việc một số người tham gia sử dụng dịch vụ để điều phối cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ tư (6/1).

Hành động của Google và Apple đồng nghĩa với việc mạng xã hội từng được coi là thiên đường cho những người bị trục xuất khỏi Twitter, có thể sẽ không thể được tải xuống trên các cửa hàng ứng dụng điện thoại di động chính của thế giới trong vòng một ngày. Tuy nhiên, nó sẽ vẫn có sẵn trong trình duyệt di động.

Người dùng mạng xã hội có khuynh hướng cực hữu ở Hoa Kỳ đã đổ xô vào sử dụng mạng xã hội Parler, ứng dụng nhắn tin Telegram và trang xã hội Gab do chính sách kiểm soát các bình luận chính trị trên các nền tảng chính thống như Twitter và Facebook mạnh mẽ hơn.

Hôm thứ sáu, ông John Matze, giám đốc điều hành của Parler cho biết, hãng Apple đang áp dụng các tiêu chuẩn cho Parler mà công ty này không áp dụng cho chính họ. Ông Matze, người tự mô tả bản thân là người theo chủ nghĩa tự do đã thành lập Parler vào năm 2018 như một giải pháp thay thế tự do ngôn luận cho các nền tảng chính thống. (BBT)

https://www.sbtn.tv/google-tam-dung-ung-dung-mang-xa-hoi-parler-khoi-play-store-apple-dua-ra-khuyen-cao-24-gio/

Amazon loại bỏ Parler ra khỏi Dịch vụ Web Hosting của mình

Parler đang chống lại một nỗ lực khác để đóng cửa mạng xã hội này sau khi Amazon tuyên bố họ đang tạm thời ngưng cung cấp dịch vụ web hosting [dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ website trên internet] của họ cho Parler.

Trong một tuyên bố, ông John Matze, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Parler, cho biết công ty công nghệ đa quốc gia này [Amazon] sẽ đóng các máy chủ của Parler vào nửa đêm hôm Chủ nhật, ngày 10/01.

Ông Matze mô tả quyết định này là “một nỗ lực nhằm xóa bỏ hoàn toàn quyền tự do ngôn luận trên internet.” Ông Matze nói thêm rằng Parler có thể không hoạt động được trong tối đa một tuần trong khi họ đang làm việc để xây dựng lại dịch vụ trực tuyến.

“Chúng tôi đã chuẩn bị cho những sự kiện như thế này bằng cách không bao giờ dựa dẫm vào cơ sở hạ tầng độc quyền của Amazon, và xây dựng các sản phẩm chỉ dành riêng cho mình Parler,” ông Matze nêu rõ.

“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để chuyển sang một nhà cung cấp mới ngay bây giờ, vì chúng tôi có nhiều đối thủ cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên Amazon, Google và Apple đã cố ý làm điều này như một nỗ lực phối hợp, khi họ biết rằng các lựa chọn của chúng tôi sẽ bị hạn chế, và họ biết rằng điều này sẽ gây ra nhiều thiệt hại nhiều nhất, ngay khi Tổng thống Trump vừa bị cấm bởi các công ty công nghệ này.”

Điều này xảy ra sau khi Apple và Google tuyên bố họ đang tạm dừng cung cấp dịch vụ cho Parler khi công ty này đã thu hút một lượng lớn người dùng theo khuynh hướng tự do và bảo thủ cổ điển từ các cửa hàng cung cấp ứng dụng nội bộ của họ, vì những gì mà các gã khổng lồ công nghệ gọi là cách tiếp cận được cho là lỏng lẻo của công ty đối với nội dung bạo lực được đăng bởi những người dùng của Parler. Tuy nhiên, Parler phản đối.

Apple đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi của The Epoch Times về việc cấm nền tảng mạng xã hội này.

Ông Matze cho hay ông tin rằng quyết định của các công ty công nghệ lớn là một “cuộc tấn công phối hợp” để “tiêu diệt sự cạnh tranh trên thị trường.”

“Chúng tôi đã thành công quá nhanh. Các bạn có thể trông đợi cuộc chiến về cạnh tranh và tự do ngôn luận tiếp tục, nhưng đừng loại trừ chúng tôi,” ông Matze nói thêm.

Hành động của các công ty công nghệ lớn nhằm vào Parler diễn ra khi Twitter và các công ty khác ở thung lũng Silicon tăng cường kiểm soát các tuyên bố và bình luận từ Tổng thống Donald Trump cũng như từ những người bảo thủ và những tiếng nói khác mà họ cho là có thể gây hại.

Twitter hôm thứ Sáu (08/01) đã xóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump trên nền tảng của mình, và biện minh cho việc kiểm duyệt của họ bằng cách nói rằng tổng thống đã vi phạm “Chính sách tôn vinh bạo lực.” Tài khoản Twitter của chiến dịch tranh cử của tổng thống cũng đã bị xóa.

Sự kiểm duyệt có mục tiêu của các công ty này, dường như được kích hoạt bởi tình trạng bất ổn dân sự và các hành động bạo lực xảy ra hôm thứ Tư (06/01) tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Một nhóm người nổi loạn và và một số ít người biểu tình vẫy cờ Hoa Kỳ và cờ Trump đã xông vào tòa nhà Capitol một cách bất hợp pháp khi các nhà lập pháp đang kiểm phiếu đại cử tri trong một phiên họp chung của Quốc hội. Tình trạng hỗn loạn khiến 5 người thiệt mạng và hàng chục cảnh sát bị thương.

Trong một email mà Buzzfeed có được, Amazon đã nói với đại diện từ Parler rằng việc tạm ngưng cung cấp dịch vụ là do công ty “vi phạm nhiều lần” các điều khoản dịch vụ của Amazon.

“Trong vài tuần qua, chúng tôi đã báo cáo 98 ví dụ cho Parler về các bài đăng rõ ràng khuyến khích và kích động bạo lực”, email nêu rõ.

“Gần đây, chúng tôi thấy nội dung bạo lực này trên trang web của quý vị gia tăng đều đặn, tất cả đều vi phạm điều khoản của chúng tôi. Rõ ràng là Parler không có quy trình hiệu quả để tuân thủ các điều khoản dịch vụ của AWS. Cũng có vẻ như Parler vẫn đang cố gắng giữ vững quan điểm của mình về tiết chế nội dung. Quý vị xóa đi một số nội dung bạo lực khi chúng tôi hoặc những người khác liên hệ, nhưng không phải lúc nào cũng nhanh chóng [thực hiện].”

“AWS cung cấp công nghệ và dịch vụ cho khách hàng trên mọi phạm vi chính trị và chúng tôi tiếp tục tôn trọng quyền của Parler trong việc tự xác định nội dung mà AWS sẽ cho phép trên trang web của mình. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cung cấp dịch vụ cho một khách hàng không thể xác định và xóa bỏ nội dung khuyến khích hoặc kích động bạo lực đối với người khác một cách hiệu quả,” email này cho biết thêm.

Chính sách lệch lạc đối với nội dung người dùng và một số quan điểm chính trị nhất định, đã làm dấy lên những lo ngại về quyền tự do ngôn luận và việc thiếu kiểm tra và cân bằng đối với các công ty công nghệ lớn. Các cuộc thảo luận về việc hạn chế hoặc loại bỏ các biện pháp bảo vệ trách nhiệm pháp lý theo Mục 230 của Đạo luật Chuẩn mực Truyền thống năm 1996 dành cho các công ty công nghệ có hành vi kiểm duyệt hoặc hành vi chính trị, đã được thảo luận nhiều trong năm qua.

Việc Twitter xóa tài khoản của Tổng thống Trump đã nhận được sự theo dõi rộng rãi. Bộ trưởng Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ Ben Carson, Ngoại trưởng Mike Pompeo và cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley, đã so sánh việc làm này của Twitter, với hành vi của đảng cộng sản đang thống trị Trung Quốc.

“Bắt người dân phải im lặng, chưa kể đến Tổng thống Hoa Kỳ, là điều xảy ra ở Trung Quốc chứ không phải ở đất nước của chúng ta,” bà Haley viết.

“Các vị muốn cấm @realDonaldTrump, tốt thôi, các vị là một công ty tư nhân, nhưng @Twitter xóa tài khoản của Tổng thống vốn nêu bật chính phủ này và lịch sử của nó, là sai trái. Việc @Facebook & @instagram cấm tất cả hình ảnh từ cuộc bạo loạn ở Capitol là một tiền lệ nguy hiểm. Chúng ta không ở Trung Quốc,” ông Carson viết.

Hôm 01/01, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Cale Brown đã chụp được một bài đăng trên Twitter của thủ lĩnh mới của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, kẻ đang đe dọa các quan chức Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tài khoản của quan chức Iran này vẫn đang hoạt động trên Twitter mà không bị ngăn chặn.

Janita Kan

Yến Nhi biên dịch

https://etviet.com/chuyen-de/amazon-loai-bo-parler-ra-khoi-dich-vu-web-hosting-cua-minh.html

Tổng chưởng lý Texas tuyến bố ‘chiến đấu’ với Big Tech bằng mọi thứ ông có

Lý Minh

Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton tuyên bố ông sẽ chống lại sự kiểm duyệt của Big Tech (các công ty công nghệ lớn) bằng mọi thứ mà ông có.

Ông viết trên Twitter: “Twitter và Facebook đóng cửa các tài khoản bảo thủ. Google đóng cửa mạng xã hội Parler. Apple đe dọa sẽ làm điều tương tự. Big Tech ghét tự do ngôn luận. Khi chúng ta bước vào thời kỳ của Biden, họ [Big Tech] chuẩn bị/ sẵn sàng trở thành cảnh sát tư tưởng kiểu Trung Quốc của phe tả. Là tổng chưởng lý, tôi sẽ chiến đấu với họ bằng tất cả những gì tôi có”.

Gần đây, Twitter đã tung “bão kiểm duyệt” vào TT Trump và thân tín của ông. Hôm thứ Bảy (9/1) tài khoản của Tổng thống Trump, Tướng Michael Flynn và luật sư Sidney Powell bị khóa vĩnh viễn.

Sau khi ông Gary Coby – Giám đốc kỹ thuật số của chiến dịch tổng thống Trump – thay đổi ảnh đại diện của mình thành ảnh của TT Trump và đổi tên hiển thị thành Donald J. Trump, dường như với mục đích tặng cho ông Trump dùng tạm làm tài khoản của mình. Twitter đã nhanh chóng phong tỏa tài khoản của ông.

Nhiều người đã rời bỏ các mạng xã hội phổ thông như Facebook, Twitter và chuyển sang Parler, một nền tảng mạng xã hội đang nổi lên sau khi Big Tech bị chỉ trích vì kiểm duyệt thông tin, ngăn chặn ngôn luận của tổng thống và những người bảo thủ, che giấu các báo cáo về “vụ bê bối ổ cứng” của Hunter Biden, con trai Joe Biden…

Sáng thứ Năm (7/1), Giám đốc điều hành của Parler, John Matze, đã có một tuyên bố táo bạo trên nền tảng mạng xã hội của mình và lên án việc Facebook và Twitter kiểm duyệt. 24 giờ sau, Apple đe dọa rằng họ sẽ cấm Parler trừ khi mạng xã hội này thực hiện chính sách kiểm duyệt.

Tối thứ Sáu (8/1), Google đã xóa Parler khỏi kho ứng dụng của mình với lập luận rằng Parler đã không làm đủ để “thực hiện kiểm duyệt mạnh mẽ đối với nội dung nghiêm trọng”.

Gần đây nhất, Amazon cũng đã đình chỉ tài khoản của Parler khỏi dịch vụ lưu trữ website của họ, điều này nghĩa là nền tảng Parler sẽ không thể kết nối mạng cho tới khi họ tìm được máy chủ mới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/tong-chuong-ly-texas-tuyen-bo-chien-dau-voi-big-tech-bang-moi-thu-ong-co.html

Q đã ĐÚNG! Big Tech chính thức loại TT Trump vĩnh viễn khỏi Twitter và Đảng Dân chủ đang hoảng loạn

 Bình luậnĐông Bắc

Q – một nhân vật bí ẩn đã dự đoán chính xác một sự kiện từ hơn 3 năm trước – đã vừa xảy ra: Đó là lệnh cấm vĩnh viễn Tổng thống Trump khỏi nền tảng xã hội Twitter. Lệnh cấm này đã được các chính trị gia sừng sỏ của Đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả hoan nghênh, phải chăng bắt nguồn từ nỗi lo sợ của họ. Vì sao ba sự kiện này lại có mối liên quan với nhau? Và vì sao Đảng Dân chủ lại đang hoảng loạn?

Khi bạo chúa Big Tech ra lệnh cấm

Twitter hiện đã chính thức đình chỉ vĩnh viễn tài khoản @DonaldTrump ra khỏi nền tảng Twitter vào lúc 18h21 phút ngày 8/1 (theo giờ Mỹ). Được biết tài khoản Twitter của Tổng thống Trump có khoảng 88 triệu người theo dõi.

Trước đó một ngày (7/1), trong một hành động vô cùng ngạo mạn, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng sẽ khóa tài khoản Facebook và Instagram của Tổng thống Trump cho đến khi ông không còn là Tổng thống Hoa Kỳ nữa.

Đó là một ngày buồn thảm nhất cho những người yêu chuộng công bình và tự do tại Mỹ, khi Big Tech đang thể hiện quyền lực thực sự của mình bằng cách công khai đóng cửa tự do ngôn luận đối những người mà họ “không thích”.

Cuộc “đàn áp” chưa từng có của Twitter không chỉ nhắm vào Tổng thống Trump mà còn nhiều người cánh hữu nổi tiếng khác, như luật sư Sidney Powell, Lin Wood và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung tướng Michael Flynn.

Tổng thống Trump từng nói thẳng rằng truyền thông Fake News là kẻ thù của nhân dân. Khi Big Media trở thành phương tiện truyền thông dối trá, đơm đặt, gây chia rẽ nước Mỹ, thì mạng truyền thông xã hội như Twitter, Facebook là phương cách duy nhất Tổng thống Trump có thể nói chuyện trực tiếp với người dân Mỹ, để nói cho họ biết sự thật.

Twitter đã đưa ra tuyên bố để biện minh cho “lệnh cấm” như sau: “Sau khi xem xét chặt chẽ các Tweet gần đây từ tài khoản @realDonaldTrump và bối cảnh xung quanh chúng (những tweet này), chúng tôi đã tạm ngưng tài khoản vĩnh viễn do thấy có nguy cơ tiếp tục kích động bạo lực.”

Vậy Tổng thống Trump tweet gì và “kích động bạo lực” như thế nào để CEO Twitter ban lệnh cấm vĩnh viễn:

Tweet đầu tiên: “… 75.000.000 người yêu nước vĩ đại của Mỹ đã bầu chọn cho tôi, Nước Mỹ trên hết, và Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại, sẽ có một tiếng nói lớn lao trong tương lai. Họ sẽ không còn bị thiếu tôn trọng hoặc bị đối xử bất công dưới bất kỳ hình thức nào!!!”.

Tweet thứ hai: “Gửi đến tất cả những người đã hỏi tôi, tôi sẽ không tham dự Lễ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1”.

Không dừng tại đó, Twitter tiếp tục cấm Giám đốc chiến dịch kỹ thuật số của Tổng thống Trump là ông Gary Coby, vì những lý do thậm chí còn không rõ ràng. Đơn giản có thể do Gary Coby đã đổi tên tài khoản thành Donald Trump (điều mà cả nghìn người trên thế giới cũng đang làm như vậy).

Trong khi “xóa xổ” tài khoản của một vị Tổng thống đương kim của chính họ, hãy xem Twitter vẫn để những ai được thoải mái phát ngôn trên nền tảng này:

Đó chính là lãnh tụ tối cao Ayatollah Seyyed Ali Khamenei của Iran – cái nôi nuôi dưỡng và gieo rắc chủ nghĩa khủng bố khắp Trung Đông và thế giới. Ngoài ra, nhóm khủng bố nội địa Antifa và BLM vẫn tiếp tục sử dụng nền tảng truyền thông xã hội này để tổ chức và kêu gọi các cuộc bạo loạn, phá hủy nước Mỹ. Các quan chức ngoại giao, và các ban ngành khác của ĐCSTQ vẫn thoải mái qua Twitter để công kích và gieo rắc sự dối trá, hận thù nước Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn trên The Alex Jones Show, Tướng Flynn tuyên bố rằng Tổng thống Donald Trump sẽ là tổng thống trong 4 năm tới, và ông đặt ra một số câu hỏi là: Liệu có phải một số cơ quan thực thi pháp luật và những kẻ kích động Antifa đã xúi giục hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Trump vào Tòa nhà Quốc hội sau bài phát biểu của ông vào ngày 6//2021.

Vài chục người đã gây bạo loạn trong Quốc hội, trong đó có Antifa trà trộn. Người ta ước tính rằng cả triệu người tham dự cuộc biểu tình một cách ôn hòa, với tinh thần tuân thủ luật pháp tuyệt vời, trong khi chỉ có 46 người đang bị điều tra về hành vi phá rối. Tuy nhiên, truyền thông dòng chính vốn luôn dối trá đã gọi đó là một cuộc nổi dậy, mặc dù hơn 1 triệu người tham gia biểu tình khác không liên quan gì đến vụ gây rối trong Tòa nhà Quốc hội.

Big Media, Big Tech chẳng hề quan tâm đến những bài phát biểu khơi dậy niềm tự hào, tình yêu với đất nước, với người dân của Tổng thống Trump. Họ cho phép và thậm chí cổ vũ các bài phát biểu, các hành động đầy tính kích động, bạo lực, tiêu cực của những người cánh tả, miễn là nó có lợi và phù hợp với câu chuyện toàn cầu của họ.

Người dẫn chương trình nổi tiếng Sara A. Carter của Đài Fox News tweet rằng:

“Chương mục của tướng @GenFlynn đã bị Twitter đình chỉ – đó là những hành động đi ngược lại những giá trị Mỹ của các lãnh chúa Big Tech. Nhưng khoan đã, Tehran #Iran có thể đăng các dòng tweet chống Israel chống lại người Do Thái. Trung Quốc có thể kiểm duyệt người dân của họ, gửi người Duy Ngô Nhĩ đến các trại cải tạo – nơi được cho là điểm đến mất tích của họ. Trung Quốc nói dối cả thế giới về một loại virus chết người và không ai trong số họ từng bị cấm trên Twitter, Facebook hay Instagram. Hãy nghĩ về điều đó trong giây lát … đừng tin vào những lời nói dối và bạn hãy đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh”.

Bản chất KIỂM DUYỆT của Big Tech chính là một phần của hoạt động bịt miệng công luận để che giấu tất cả bằng chứng, và sự thật mà họ không muốn người dân Mỹ được biết và nhìn thấy.

Khi Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân Trump được cho là đã chuyển sang mạng xã hội cánh hữu Parler, thì ngay lập tức hai “ông lớn” Apple và Google đã xóa ứng dụng Parler ra khỏi nền tảng của họ, với lý do Parler không áp dụng các biện pháp kiểm duyệt gắt gao đối với những tiếng nói Cộng hòa cánh hữu.

Hai chiều thái cực: Cánh tả hò reo, cánh hữu lên án

Các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bày tỏ sự phẫn nộ sau khi Twitter đình chỉ vĩnh viễn  tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump – người nói rằng ông chưa bao giờ chứng kiến điều đó tồi tệ như thế xảy ra ở Mỹ.

Dân biểu Thomas Massiei: “Cái quái gì đang xảy ra? Twitter và Facebook đang đóng tài khoản. Apple và Google đang đóng cửa Parler khi mọi người đang chuyển qua đó. Có phải tuần này chúng ta đang sống trong một cuốn tiểu thuyết loạn luân?” .

Thượng nghị sĩ Matt Getz: “Chế độ độc tài Big Tech đang diễn ra trước mắt chúng ta.”

Dân biểu Lance Gooden: “Diễn đàn công cộng như Twitter và Facebook không nên được phép phân biệt đối xử đối với cá nhân dựa trên chính kiến. Tôi đang soạn thảo dự luật sửa đổi Đạo luật về Dân quyền gồm các liên minh chính trị để cấm phân biệt đối xử! Quá đủ rồi!”.

Cựu dân biểu Doug Collins: “Đừng điên thế. Big Tech không xóa tài khoản vì” nguy cơ”. Họ đang cố kiểm soát những gì bạn Đọc. Những gì bạn Nghĩ. Những gì bạn Tin. Họ chỉ tuân theo một điều: Kiểm soát. Vì kiểm soát đồng nghĩa là quyền lực. Đừng để họ thắng.”

Dân biểu Kelly Armstrong: “Tất cả những người cánh hữu, rời bỏ nó đi, và cần phản đối sự kiểm duyệt của Big Tech. Đây không phải là vấn đề về an toàn. Đây là vấn đề về kiểm soát. Đừng nghĩ rằng bất kỳ ai cũng được miễn trừ.”

Bất chấp sự kiểm duyệt tràn lan và có tính chất “thanh trừng” hàng loạt đối với Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông trên mạng xã hội, cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã kêu gọi Big Tech tước quyền tự do ngôn luận của Tổng thống Trump hơn nữa, và chỉ trích các công ty truyền thông xã hội này vì đã  “tạo điều kiện” cho “hành vi quái dị” của ông. Tuyên bố của bà khiến người dân Mỹ ở cả hai phái hữu và tả đều khiếp sợ.

Bà Michelle Obama viết trong tuyên bố: “Tôi đau đớn cho đất nước của chúng ta”… “Và tôi ước mình có tất cả các giải pháp để làm cho mọi thứ tốt hơn”.

“Giờ là lúc các công ty ở Thung lũng Silicon ngừng tạo điều kiện cho hành vi quái dị này,  và tiến xa hơn những gì họ đã làm bằng cách cấm vĩnh viễn người đàn ông này khỏi nền tảng của họ, và đưa ra các chính sách để ngăn chặn công nghệ của họ bị các nhà lãnh đạo quốc gia sử dụng để tiếp sức cho cuộc nổi dậy.”

Vốn dĩ bà Michelle Obama rất được truyền thông cánh tả ngưỡng mộ, vì vậy lời kêu gọi mang đầy tính đe dọa của bà đã được kênh NBC cho đăng nguyên bản tuyên bố.

Trong khi đó, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton gây chú ý bằng một dấu kiểm đơn giản với dòng tweet mà bà từng viết cho Tổng thống Trump vào năm 2016 trước khi ông đắc cử. Hillary Clinton chế nhạo Tổng thống Trump sau lệnh cấm vĩnh viễn bằng tweet: “Hãy xóa tài khoản của ông đi”.

Dòng tweet gây chia rẽ của bà Clinton được đưa ra sau khi Tổng thống Trump đưa ra một tuyên bố:

“Như tôi đã nói từ lâu, Twitter đã ngày càng tiến xa hơn trong việc cấm tự do ngôn luận và tối nay, các nhân viên của Twitter đã phối hợp với Đảng Dân chủ và Cánh tả Cấp tiến trong việc xóa tài khoản của tôi khỏi nền tảng của họ, để bịt miệng tôi – và BẠN, 75.000.000 người yêu nước vĩ đại đã bỏ phiếu cho tôi.

Twitter có thể là một công ty tư nhân, nhưng nếu không được chính phủ xét cho Mục 230, họ sẽ không tồn tại lâu. Tôi đã dự đoán điều này sẽ xảy ra. Chúng tôi đang đàm phán với các trang web khác và sẽ sớm có một thông báo trọng đại… ”

“… Đồng thời chúng tôi cũng xem xét các khả năng gây dựng nền tảng của riêng mình trong tương lai gần. Chúng ta sẽ không im lặng! Twitter không phải nơi TỰ DO NGÔN LUẬN. Tất cả đều nhằm thúc đẩy một nền tảng Cánh tả Cấp tiến, nơi một số người xấu xa nhất trên thế giới được phép tự do phát biểu… CHỜ XEM”.

Trong một thông báo vào tháng 6/2020, Q đã dự đoán chính xác sự kiện này: Tổng thống đã bị Twitter cấm vĩnh viễn

https://www.ntdvn.com/the-gioi/q-da-dung-big-tech-chinh-thuc-loai-tt-trump-vinh-vien-khoi-twitter-va-dang-dan-chu-dang-hoang-loan-127807.html

Q đã ĐÚNG! Big Tech chính thức loại TT Trump vĩnh viễn khỏi Twitter và Đảng Dân chủ đang hoảng loạn 2

 Bình luậnĐông Bắc

Q – một nhân vật bí ẩn đã dự đoán chính xác một sự kiện từ hơn 3 năm trước – đã vừa xảy ra: Đó là lệnh cấm vĩnh viễn Tổng thống Trump khỏi nền tảng xã hội Twitter. Lệnh cấm này đã được các chính trị gia sừng sỏ của Đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả hoan nghênh, phải chăng bắt nguồn từ nỗi lo sợ của họ. Vì sao ba sự kiện này lại có mối liên quan với nhau? Và vì sao Đảng Dân chủ lại đang hoảng loạn?

Q đã nói đúng! Vậy Q là ai?

Một chủ đề rất phổ biến trong cộng đồng Q là việc Tổng thống Trump sẽ bị LOẠI BỎ vĩnh viễn khỏi Twitter. Sự kiện này đã được Q thông báo vào ngày 4/6/2020 (tức là trước khi sự kiện thực tế diễn ra khoảng 7 tháng) và được gắn nhãn là “Red1”.

“RED1” có nghĩa là điều đầu tiên báo hiệu sự khởi động của một chuỗi sự kiện tiếp theo sẽ diễn ra, và chỉ diễn ra cho tới khi Red1 bắt đầu. Và Red1 đã xảy ra vào ngày 8/1, đúng như Q “lên lịch” vào tháng 6/2020.

Và nếu bạn chú ý tới RED2: Mất tín hiệu liên lạc tạm thời (trong nước Mỹ) và RED3 có nhắc đến cụm từ PELOSI hoặc PENCE, hãy tiếp tục theo dõi xem các sự kiện tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào.

Vậy Q là ai? Và làm thế nào trong nhiều tháng Big Media ồ ạt ra các bài nhằm “tẩy não” dân chúng Mỹ bằng cách tô vẽ QAnon là một loại thuyết âm mưu điên rồ trên Internet. Trong khi đó Big Tech lại ra sức kiểm duyệt, xóa bỏ các tài khoản của QAnon.

Vào tháng 10/2020, lần đầu tiên Facebook trấn áp toàn diện phong trào QAnon trên toàn thế giới, mà Big Media gọi là “thuyết âm mưu QAnon”, bằng cách áp đặt hạn chế đối với tài khoản đại diện của QAnon vào tháng 8/2020, trước khi ra lệnh cấm hoàn toàn hơn 1.500 trang và nhóm thảo luận của Qanon.

Facebook giải thích lệnh cấm này trong thông cáo báo chí như sau: “Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ xóa các trang, nhóm và tài khoản Instagram đại diện cho QAnon. Chúng tôi bắt đầu thực thi chính sách cập nhật này ngay hôm nay và sẽ xóa nội dung theo đó, nhưng công việc này sẽ mất thời gian và sẽ tiếp tục trong những ngày và tuần tới”.

Q viết gì trên mạng xã hội mà khiến Big Media, Big Tech hợp lực để ngăn cấm? Đơn giản, những bài viết của Q đều chống lại nạn buôn bán tình dục trẻ em và họ muốn cứu những đứa trẻ bị lạm dụng, tra tấn và bị giết tàn bạo.

Big Media đồng loạt cho rằng, Qanon là một thuyết âm mưu. Nhưng những gì mà Q thông báo từ hơn 3 năm trước (11/2017) đã trở thành sự thật. Tổng thống quyền lực nhất thế giới vừa đăng thông điệp hòa bình và hòa giải đã bị cấm vĩnh viễn khỏi mạng xã hội.

Theo voanews.com – cơ quan ngôn luận theo khuynh hướng cánh tả – đã đăng bài viết về Q vào ngày 15/8/2020 như sau:

“Q” là một nhân vật trên mạng tự xưng là người trong chính phủ với giấy phép bảo mật hàng đầu cấp Q và có tin tức về những hoạt động bên trong của thế lực Chính phủ Ngầm. Vào tháng 10 năm 2017, người đăng ẩn danh này xuất hiện lần đầu tiên trên mạng khi anh ta truy cập bảng hình ảnh từ mạng 4chan với một điềm báo trước hoang đường: Cựu Ngoại trưởng và là đối thủ Đảng Dân chủ của Trump, bà Hillary Clinton sẽ sớm bị bắt và nhiều cuộc bạo loạn sẽ xảy ra sau đó.

Dự đoán này đã bị chứng minh là sai, cũng như nhiều dự đoán khác sau đó, bao gồm cả giả thuyết về loạt cáo trạng của các đảng viên Dân chủ khác. Nhưng điều đó đã không ngăn Q tiếp tục đăng về “cuộc chiến bí mật” của Trump chống lại một nhóm ấu dâm của “Chính phủ Ngầm”, với những ám chỉ bí mật trên mạng, được những người tin tưởng anh ta phân tích và lan truyền ngày càng tăng cao.

Từ đó, một phong trào thuyết âm mưu mới nổi lên, với Q bắt đầu từ vị trí các “nhân vật ẩn danh” trước đó như “FBIAnon” và “CIAAnon” sau khi họ đã biến mất. QAnon nổi bật hơn vì anh ta xuất hiện sau Pizzagate, một thuyết âm mưu vào năm 2016 tuyên bố Đảng Dân chủ đang điều hành một đường dây buôn bán tình dục trẻ em từ tầng hầm của một cửa hàng pizza ở tiểu bang Washington.

Nhưng những sự kiện này vẫn chưa hề xảy ra. Trong khi những lời nói lan man của QAnon tập trung vào nỗ lực của Chính phủ Ngầm để phá sự tái đắc cử của Trump, sự lạm dụng trẻ em và việc buôn bán tình dục vẫn là một niềm tin trung kiên của người đó.

Trong lần “nhắn” dài dòng cuối cùng của anh ta vào ngày 31 tháng 7 (2020), Q nhấn mạnh rằng đại dịch coronavirus giống như được thiết kế để giúp “che chắn” ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden khỏi phải xuất hiện trước công chúng và tham gia vào các cuộc tranh luận và để “loại bỏ” hoặc trì hoãn các cuộc vận động của Trump.

Kevin Grisham nói: “Từ cốt lõi tư tưởng của người này, QAnon tin rằng Tổng thống Trump là người sẽ cứu thế giới khỏi tay kẻ xấu xa và vạch trần Chính phủ Ngầm hiện đang tồn tại ở Mỹ và ở nước ngoài”. Grisham là Phó giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Hận thù và Chủ nghĩa cực đoan tại Trường Đại học Tiểu bang California ở San Bernardino.

Những người ủng hộ QAnon nói rằng Chính phủ Ngầm là có thật, và họ bác bỏ quan điểm rằng họ “tôn thờ” Trump hoặc “Q.”

Gần đây, người ủng hộ nổi tiếng của QAnon là Joe Stroh (được gọi là “Obiwan Qenobi” trên mạng xã hội) đã đăng bài tweet: “Qanon là một nhóm toàn cầu gồm những người yêu nước /người bất bạo động tôn thờ chân lý, hiến dâng cho Thiên Chúa, cứu con cái chúng ta khỏi nạn buôn người và loại bỏ Chính phủ Ngầm theo phái Satan (Satanic Deep State)”.

Thực sự Q là ai?

Bất chấp những suy đoán lan tràn, chưa có ai làm sáng tỏ bí ẩn đằng sau nhân vật Q. Ngoài nhóm ủng hộ QAnon, rất ít người xem anh ta là một người trong cuộc thực sự. Nhiều chuyên gia tin rằng có thể đã có nhiều người đứng sau tài khoản của Q trong nhiều năm.

Dù Q lang thang các diễn đàn hình ảnh bên lề, cộng đồng người theo dõi anh ta đã và đang bùng nổ trên các trang mạng như: Facebook, Twitter, YouTube, và Telegram. Theo Argentino, mỗi ngày có khoảng 300.000 đến 400.000 người đăng nội dung về QAnon trên Facebook, Twitter, và Telegram.

Nữ doanh nhân Georgia Marjorie Taylor Greene, người thường xuyên quảng bá thuyết âm mưu QAnon, vừa trúng cử sơ bộ để tiếp tục tranh cử vào Hạ viện. Bà có khả năng cao sẽ giành được chiếc ghế Hạ viện vào tháng 11 (2020) nhờ sự ủng hộ từ khu vực bầu cử đa số theo Cộng hòa của bà. (Hiện bà Taylor Greene đã trở thành tân dân biểu Hạ viện và tuyên thệ vào ngày 4/1/2020 vừa qua)

Ngày 4 tháng 7, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn xuất hiện trong một video và thuật lại một khẩu hiệu nổi tiếng của QAnon: “Where we go one, we go all.” (Tạm dịch: Nơi nào mà một người chúng ta đi, tất cả chúng ta cùng đi). Dù chưa rõ ràng tán thành phong trào này, Trump đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhóm theo QAnon tham gia các buổi tập hợp của ông trong những chiếc áo QAnon.

Khi được hỏi Trump có chào đón sự ủng hộ của nhóm QAnon không, một nữ phát ngôn viên cho chiến dịch tranh cử của Trump đã không phản hồi.”

Qua những nhận định của kênh truyền thông cánh tả này, hiện Q vẫn là một nhân vật bí ẩn, và nhóm người theo dõi tin tức của Q là những người yêu nước, bất bạo động, có đức tin vào Thiên Chúa, chống lại tội ác buôn người, ấu dâm mà những thế lực ngầm theo phái Satan đang phạm tội.

Vậy khi Q tiết lộ những thông tin này thì tại sao Big Media lại “nói xấu”, Big Tech lại “kiểm duyệt”, và tất cả những gì cánh tả đã từng làm với Q vào năm ngoái, phải chăng cũng giống với cách họ đang hành xử với Tổng thống Trump trong những ngày đầu năm mới này?

Q không phải là thuyết âm mưu nữa. Những gì Q thông báo từ năm 2017 đã cho thấy: Ấu dâm hiện giờ là có thật, Thế lực Ngầm là có thật, Quan chức Đảng Dân chủ hủ bại là có thật, và Gian lận Bầu cử là có thật.

Hãy chú ý RED3 mà Q thông báo như sau: CLAS movement PELOSI or PENCE. Phải chăng Q đang nhắc tới hành động của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hay Phó Tổng thống Mike Pence?

Các sự kiện chấn động liên quan đến PELOSI và PENCE

Nhân tố PELOSI:

Chiều ngày 6/1, trong khi Quốc hội đang nhóm họp xác nhận đại cử tri đoàn thì diễn ra một “sự kiện” ngoài dự kiến: Một nhóm đông người biểu tình đã tràn vào Tòa nhà Quốc hội và một cuộc hỗn loạn đã xảy ra.

Theo AP, phụ tá của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, là Drew Hammill, thông báo trên Twitter rằng máy tính xách tay của bà Pelosi và của ông ta đã bị mất trong cuộc hỗn loạn.

Theo Reuters, không chỉ bà Pelosi và phụ tá Drew Hammill bị mất máy tính xách tay được sử dụng để thuyết trình, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeff Merkley cũng cho biết máy tính xách tay của ông đã bị mất tại văn phòng.

Reuters viết: “Việc đánh cắp các thiết bị điện tử từ các văn phòng quốc hội đã gây ra một nỗi lo dai dẳng… Những người biểu tình đột nhập vào Điện Capitol đã đăng một số bức ảnh bằng cách trưng các điện thoại và nhiều thiết bị khác (mà họ lấy được từ Tòa nhà Quốc hội). Một phóng viên của tổ chức cánh hữu Blaze đã đăng một bức ảnh về thứ được cho là chiếc máy tính từ văn phòng của Pelosi trong đó các email “vẫn còn hiển thị trên màn hình”.

Liệu trong chiếc máy tính xách tay của bà Nancy Pelosi và thiết bị máy tính, điện thoại, iPad của các thành viên Quốc hội khác bị lấy đi (bao gồm tin nhắn,  báo cáo và các email lưu trong đó), có bao nhiêu dữ liệu có thể gây rủi ro bảo mật an ninh quốc gia hay những tin động trời khác?

Và vì sao bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer cùng ban lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, đã phải vội vàng họp kín để thảo luận về việc thúc đẩy nhanh chóng cuộc luận tội Tổng thống Trump trong khi theo dự kiến ông chỉ còn 2 tuần nữa sẽ kết thúc nhiệm kỳ.

Theo NBC, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã thảo luận về viễn cảnh luận tội Tổng thống Trump với nhóm lãnh đạo của bà vào tối ngày 6/1, chỉ vài giờ sau khi thông báo rằng Hạ viện sẵn sàng hành động nếu Phó Tổng thống Mike Pence và các quan chức khác không viện dẫn Điều 4 của Tu chính án thứ 25 phế truất Tổng thống Trump.

Bản luận tội Tổng thống do dân biểu đảng Dân chủ David Cicilline đưa ra không chỉ tìm cách loại bỏ Tổng thống Trump khỏi chức vụ trong thời gian rất ngắn còn lại của nhiệm kỳ – mà họ còn ngăn cản ông không bao giờ được phép tái tranh cử.

Dân biểu Katherine Clark, thành viên của ban lãnh đạo đảng Dân chủ Hạ viện, cho biết: “Sớm nhất là vào giữa tuần tới. Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã có các cuộc thảo luận về việc này”. Dân biểu Dân chủ James Clyburn trả lời CNN rằng: “Mọi người đều biết rằng tổng thống này (Tổng thống Trump) bị loạn trí.”

Ngày 8/1, bà Nancy Pelosi cho biết đã chỉ thị Ủy ban Quy tắc chuẩn bị tiến tới đề xuất xem xét bãi nhiệm Tổng thống Trump nếu ông không từ chức hoặc Phó Tổng thống Mike Pence không kích hoạt Tu chính án 25.

Cũng cùng ngày hôm đó, bà Pelosi tiếp tục thảo luận với tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ về “các biện pháp phòng ngừa” nhằm ngăn Tổng thống Trump ra lệnh tấn công hạt nhân trong những ngày tại nhiệm cuối cùng.Trong thư bà viết: “Tình trạng của Tổng thống đang rối trí này đang ở mức nguy hiểm cao nhất, chúng ta phải làm mọi thứ để bảo vệ dân chúng Mỹ khỏi đòn tấn công rối loạn của ông ta nhằm vào đất nước và nền dân chủ của chúng ta”.

Với “gia tài” gần nửa thế kỷ tham gia chính trị, bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phải chăng quên mất rằng, theo luật pháp Mỹ hiện nay, Tổng thống Trump là người duy nhất có quyền phát lệnh tấn công hạt nhân và quyền này dường như không thể ngăn chặn. Theo giáo sư Elaine Scarry (Đại học Harvard) cho biết: “Tổng thống có quyền độc nhất, ông ấy có thể tùy ý ra lệnh mà không cần tham khảo ý kiến bất kỳ ai”.

Hay trong lúc hoảng loạn vì bị mất laptop, điện thoại, iPad (mà cho đến nay chưa biết trong đó có những thông tin gì), bà Nancy Pelosi và những đảng viên Dân chủ này mới là những người bị loạn trí chứ không phải Tổng thống Trump theo như cách mà họ đang vu cáo.

Khi dân biểu James Clyburn gọi Tổng thống Trump là ‘loạn trí’, bà Pelosi gọi ông là “rối trí” thì tất cả họ đều đang hoảng loạn vì ông kể từ ngày ông đánh bại Hillary Clinton vào năm 2016. Các đảng viên Đảng Dân chủ và thế lực Nhà nước Ngầm đã làm mọi thứ để làm mất uy tín của ông, làm suy yếu chính quyền của ông và cuối cùng là nỗ lực buộc ông phải từ chức trong suốt bốn năm qua.

Họ đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại vị Tổng thống được dân bầu hợp pháp trong suốt nhiệm kỳ 4 năm làm tổng thống của ông. Có thể nói, Tổng thống Trump sẽ được ghi danh vào lịch sử Mỹ khi ông trở thành vị Tổng thống bị luận tội 2 lần trong một nhiệm kỳ, và việc Quốc hội đồng tình luận tội Tổng thống khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là kết thúc nhiệm kỳ, chỉ chứng tỏ họ đã thực sự loạn trí và hoảng sợ như thế nào.

Các chính trị gia Đảng Dân chủ và Cộng hòa – những người đã nhúng bùn trong đầm lầy Washington liệu đang lo lắng Tổng thống Trump sẽ giải mật, tiết lộ những thông tin chấn động, hoặc thậm chí có hành động chống lại âm mưu bầu cử gian lận trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ của ông.

Bạn hãy tự đặt câu hỏi: Việc thúc đẩy nhằm phế truất Tổng thống Trump thông qua Tu chính án thứ 25 không có ý nghĩa gì, trừ khi ai đó, nhóm người nào đó đang lo lắng về sự thật sắp bại lộ, liên quan đến tội ác của họ chống lại quốc gia sắp bị công khai.

Tất nhiên, Đảng Dân chủ có quá nhiều lý do để hoảng sợ, khi Tổng thống Trump cùng đội ngũ luật sư của ông đang nắm giữ quá nhiều bằng chứng về gian lận bầu cử, trong đó có sự câu kết và tiếp tay của các thế lực nước ngoài, đặc biệt là Đảng Cộng sản Trung Quốc.

NHÂN TỐ PENCE:

Vào lúc 1 giờ 16 phút chiều ngày 6/1, cựu Thượng nghị sĩ bang Arizona Kelli Ward (Cộng hòa) đã tweet một bản sao tuyên bố của Phó Tổng thống Mike Pence, thông báo với công chúng rằng ông không có ý định gửi phiếu bầu của Cử tri đoàn từ 6 bang chiến địa tranh chấp trở lại cơ quan lập pháp của tiểu bang.

Bà Kelli Ward dường như đang đổ lỗi cho Phó Tổng thống Pence về sự hỗn loạn xảy ra sau đó trong Tòa nhà Quốc hội khi Phiên họp chung của Quốc hội đang diễn ra, bằng dòng tweet sau:

“Cầu nguyện Phó Tổng thống Pence  không đưa nước Cộng hòa của chúng ta đến chỗ sụp đổ – đâm đầu vào chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chế độ chuyên chế. Chúng ta có gì vào lúc 11 giờ sáng (AZ) vào ngày 6/1/21? Tự do và một nền Cộng hòa – nếu chúng ta có thể giữ được nó”.

Tổng thống Trump cũng chỉ trích Phó Tổng thống vì sự thiếu can đảm khi xác nhận kết quả gian lận bằng một dòng tweet gay gắt:

“Mike Pence không có đủ can đảm để làm những gì ông ấy đáng lẽ phải làm để bảo vệ Đất nước và Hiến pháp của chúng ta, tạo cơ hội cho các tiểu bang chứng nhận một loạt các sự kiện đã được sửa chữa, chứ không phải chứng nhận có sự gian dối hoặc không chính xác mà họ đã được yêu cầu chứng nhận trước đó. Nước Mỹ đòi hỏi sự thật!”

Như vậy nhân tố PENCE mà Q nhắc tới vào tháng 6/2020, có thể chính là Phó Tổng thống Mike Pence, người đã chứng nhận kết quả đại cử tri bầu chọn chiến thắng dành cho Joe Biden, bất chấp có đầy rẫy những bằng chứng gian lận trong cuộc bầu cử 2020.

Và việc bà Pelosi kêu gọi Phó Tổng thống Pence thông qua Điều 4 Tu chánh án thứ 25 để phế truất Tổng thống Trump cũng là một sự kiện rúng động mà tất cả mọi người đang quan sát.

Kết: Uy tín của Tổng thống Trump vẫn tăng vọt

Theo Newsmax, cuộc thăm dò của công ty thăm dò Rasmussen, một trong những cuộc thăm dò chính xác nhất về cuộc bầu cử năm 2020, cho thấy tỷ lệ người dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump vẫn thực sự đang tăng lên ngay sau các cuộc biểu tình ngày 6/1.

Khi các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa chuyển sang luận tội, kêu gọi Tu chính án thứ 25 để phế truất tổng thống Trump, cuộc thăm dò cho thấy 48% dân chúng tán thành hiệu suất công việc của Tổng thống, tăng 3% so với 45% trước ngày Giáng sinh (24/12/2020). Cuộc khảo sát kéo dài tới tối ngày 7/1 đã chứng kiến tỷ lệ gia tăng đáng ngạc nhiên:  51%.

Newsmax cho biết: “Người Mỹ kinh hoàng chứng kiến các thành phố bị đốt cháy trong nhiều tháng, và Washington, các phương tiện truyền thông không làm gì cả, nhưng người dân vẫn thích tổng thống Trump”.

Nancy Pelosi, đảng Dân chủ và đảng viên Cộng hòa phản trắc có thể muốn luận tội Tổng thống Trump vào những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông, nhưng hàng triệu người Mỹ đã nhìn thấu “chiến lược” và động cơ dơ bẩn nhằm tiêu diệt Tổng thống của họ vào phút chót này. Đó mới là bi kịch thực sự dành cho những kẻ phản bội, những kẻ phản trắc bán rẻ sự tự do và thịnh vượng của nước Mỹ.

Lưu ý:

Khi Chủ tịch Thượng viện Mike Pence kết thúc việc xác nhận của Quốc hội cho Joe Biden thắng cử, thì chỉ ít giờ sau Nacy Pelosi và Đảng Dân chủ đã vận động sử dụng Tu chính án 25 để cách chức Tổng thống Trump.

Tổng thống Trump nói sẽ chuyển giao quyền lực một cách êm ả, nhưng không hề đề cập đến tên của Joe Biden và chưa hề gọi điện chúc mừng ông ta.

“Tân Phó Tổng thống” Kamala Harris đã được Quốc hội xác nhận, nhưng vẫn chưa từ chức Thượng nghị sĩ.

Tổng thống Trump tuyên bố (7/1):  “Tôi đã luôn nói rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến để đảm bảo rằng chỉ những phiếu bầu hợp pháp mới được tính. Mặc dù điều này thể hiện sự kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử tổng thống, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của cuộc chiến của chúng tôi để Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!”.

Đông Bắc

https://www.ntdvn.com/the-gioi/q-da-dung-big-tech-chinh-thuc-loai-tt-trump-vinh-vien-khoi-twitter-va-dang-dan-chu-dang-hoang-loan-127807.html/page/2

Tổng lực kiểm duyệt, nhà cung cấp email cũng cắt quan hệ với TT Trump

Quý Khải

Khi Big Tech vẽ ra một bức tường im lặng trên mạng xã hội xung quanh Tổng thống Donald Trump, đã có các báo cáo chỉ ra rằng một trong những nhà cung cấp dịch vụ email của chiến dịch TT Trump cũng tẩy chay ông.

Theo một chuỗi các bài đăng trên Twitter từ Dave Lee, phóng viên tờ Financial Times, cho biết một nhà cung cấp dịch vụ email có tên Campaign Monitor đã đình chỉ tài khoản của chiến dịch TT Trump vào thứ Năm.

Một tuyên bố từ công ty xác nhận tài khoản đã bị tạm ngưng, nhưng không cho biết lý do.

Khi đình chỉ vĩnh viễn tài khoản Twitter cá nhân của TT Trump hôm thứ Sáu, Twitter cho biết họ đã đi đến hành động như vậy “do nguy cơ kích động bạo lực hơn nữa [của TT Trump]”, theo một bài đăng trên blog .

Twitter tuyên bố ngôn ngữ được TT Trump sử dụng trong hai lần tweet đã vượt quá giới hạn, khi ông Trump tuyên bố rằng sẽ không tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Twitter cho rằng tuyên bố này của ông Trump “đang được một số người ủng hộ ông nhìn nhận như việc xác thực thêm rằng cuộc bầu cử không hợp pháp”.

Facebook đã thông báo hôm thứ Năm rằng TT Trump sẽ bị chặn sử dụng nền tảng này ít nhất cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, theo The New York Times .

“Chúng tôi tin rằng những rủi ro khi cho phép tổng thống tiếp tục sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong giai đoạn này đơn giản là quá lớn”, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg viết trên một bài đăng cá nhân.

Trong một cuộc gọi với các nhân viên hôm thứ Năm, Zuckerberg cho rằng cuộc xâm nhập Điện Capitol của Mỹ là “một cuộc nổi dậy bạo lực, gây lo lắng sâu sắc”, The Tims đưa tin.

Zuckerberg nói rằng Trump đang “thổi bùng ngọn lửa của những người ủng hộ ông, những người muốn lật ngược kết quả bầu cử”.

Kể từ khi Twitter phong tỏa tài khoản TT Trump, tổng thống đã cố gắng sử dụng các tài khoản Twitter khác để giao tiếp với những người ủng hộ ông.

Cuối ngày thứ Sáu, ông Trump đã sử dụng tài khoản chính thức dành riêng cho tổng thống của mình (@POTUS) để tấn công Twitter.

Trong các dòng tweet, ông Trump nói rằng Twitter đang hành động “bịt miệng tôi – cũng như bịt miệng CÁC BẠN, 75.000.000 người yêu nước vĩ đại đã bỏ phiếu cho tôi”, tổng thống nói trong một thông điệp vào tối thứ Sáu từ tài khoản Twitter tổng thống của mình. “Twitter có thể là một công ty tư nhân, nhưng nếu không có món quà được chính phủ ban tặng là Mục 230, họ sẽ không tồn tại được lâu”.

“Tôi đã dự đoán trước rằng điều này sẽ xảy ra. Chúng tôi đã đàm phán với nhiều trang mạng xã hội khác và sẽ sớm có một thông báo lớn, đồng thời sẽ xem xét khả năng xây dựng nền tảng [mạng xã hội] của riêng mình trong tương lai gần. Chúng tôi sẽ không bị BỊT MIỆNG!” Ông Trump nói thêm. “Twitter không phải là nền tảng của TỰ DO NGÔN LUẬN. Tất cả đều nhằm thúc đẩy một nền tảng Cánh tả Cấp tiến, nơi một số người xấu xa nhất trên thế giới được phép tự do phát biểu. HÃY CHỜ XEM!”

Twitter đã xóa những tin nhắn này và sau đó cũng đình chỉ luôn tài khoản của “Đội Trump (Team Trump)” của chiến dịch tranh cử TT Trump, tài khoản được ông Trump sử dụng để gửi những tin nhắn tương tự mà Twitter đã xóa khỏi tài khoản tổng thống (@POTUS) của mình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-vo-don-chi-canh-bao-kiem-duyet-mot-nha-cung-cap-email-cung-cat-quan-he-voi-tt-trump.html

MXH ủng hộ tự do ngôn luận tăng 750% lưu lượng sau khi TT Trump bị kiểm duyệt

Ngọc Mai

Gab.com, mạng xã hội tôn trọng tự do ngôn luận cho biết chỉ trong vài ngày, lưu lượng sử dụng của mạng này đã tăng hơn 750% sau khi ông Trump bị hầu hết các nền tảng công nghệ lớn đưa vào danh sách đen, theo Breitbart.

“Lưu lượng truy cập của chúng tôi tăng 753% trong 24 giờ qua. Hàng chục triệu lượt truy cập.” Đại diện công ty Gab trả lời câu hỏi của một người dùng về việc hệ thống bị nghẽn và không thể tạo tài khoản mới trong suốt 30 phút.

Gab thông báo rằng họ sẽ cài đặt thêm 10 máy chủ mới để xử lý lưu lượng truy cập tăng lên.

Gab là lựa chọn thay thế cho nền tảng Twitter. Mạng xã hội này có lập trường cứng rắn về quyền tự do ngôn luận, cho phép tất cả nội dung hợp pháp ngoại trừ nội dung khiêu dâm. Người dùng được phép kiểm soát trải nghiệm của mình trên nền tảng thông qua việc cài đặt bộ lọc ngôn ngữ và chặn các nội dung mình không muốn.

Gab cũng khuyến khích người dùng chủ động báo cáo các nội dung bất hợp pháp và bạo lực để xóa khỏi mạng xã hội.

Trong nhiều năm, cả Apple và Google đã cấm ứng dụng Gab khỏi kho ứng dụng của họ. Mạng xã hội Parler cũng đang “chịu số phận” tương tự.

Ra mắt vào tháng 5/2017, Gab đã phải đối mặt với sự kiểm duyệt và thúc ép trong thời gian dài, dẫn đến việc công ty đã tìm ra các phương pháp sáng tạo để tiếp cận người dùng.

Để tránh sự kiểm duyệt của các công ty lưu trữ đám mây, Gab duy trì các máy chủ thực của riêng họ. Gab cũng đang trong quá trình phát triển điện thoại Gab để thoát khỏi sự kiểm duyệt của các kho ứng dụng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/mxh-ung-ho-tu-do-ngon-luan-tang-750-luu-luong-sau-khi-tt-trump-bi-kiem-duyet.html

Bộ mã vũ khí hạt nhân : Đâu là quyền hạn của tổng thống Mỹ ?

Minh Anh

Thứ Sáu, 08/01/2021, chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi cho biết đã có cuộc trao đổi với tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ để biết chắc rằng ông Donald Trump, một vị « tổng thống bất ổn », không thể sử dụng mã khóa các loại vũ khí hạt nhân.

Cuộc điện đàm diễn ra hai ngày sau vụ bạo loạn ở đồi Capitol, do những người biểu tình ủng hộ Donald Trump gây ra. Đâu là quyền hạn của tổng thống Mỹ trong việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân theo như quy định của Hiến Pháp ?      

Từ Washington, nhà báo Phạm Trần giải thích :

« Ưu tiên số một là chỉ có tổng thống mới có quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân. Thứ hai, bộ Quốc Phòng của Mỹ, là đối tượng thứ hai có thể chấp thuận theo lệnh của tổng thống nếu xét thấy quyết định của tổng thống là chính đáng và cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ nước Mỹ. Nhưng mà, bộ Quốc Phòng có thể bác nếu thấy lệnh của tổng thống là không phù hợp, chưa đến mức độ phải sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong trường hợp này, bà chủ tịch Hạ Viện, Nancy Pelosi của đảng Dân chủ điện thoại nói chuyện với đại tướng Mark Milley và đã yêu cầu canh chừng chìa khóa sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi vì bà nhận thấy tình trạng là ông Donald Trump có thể gây ra bất cứ một việc gì bất thường mà nước Mỹ hay mọi người không thể ngờ tới được.

Do vậy, bà Pelosi đề phòng chuyện đó, bởi vì những con số cho phép dùng vũ khí hạt nhân nhắm vào một mục tiêu nào đó thì chỉ có tổng thống mới được quyền sử dụng, không phải một người nào khác theo như quy định của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Trường hợp này, bà Nancy Pelosi, chỉ đưa ra một dự đoán phòng hờ. Thực tế chưa cho thấy có dấu hiệu gì  tổng thống mãn nhiệm Donald Trump có mưu tính làm những chuyện như vậy.

Đây cũng là lần đầu tiên xảy ra chuyện như vậy cho một ông tổng thống khi chỉ còn có ít ngày nữa là mãn nhiệm, đã bị đề phòng đến mức tối đa như thế. Lần đầu tiên một chuyện như vậy xảy ra ở nước Mỹ. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210110-b%E1%BB%99-m%C3%A3-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-%C4%91%C3%A2u-l%C3%A0-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9

QAnon Shaman’ Jake Angeli bị buộc tội trong vụ bạo loạn ủng hộ Trump

Một tín đồ nổi bật của thuyết âm mưu vô căn cứ QAnon đã bị buộc tội về vụ bạo loạn ở Quốc hội Hoa Kỳ.

Jacob Anthony Chansley, được gọi là Jake Angeli, đang bị giam giữ với các cáo buộc gồm tội danh có hành vi bạo lực và gây rối.

Ông Chansley, người tự gọi mình là QAnon Shaman, được cho là người đàn ông với khuôn mặt được vẽ sơn, đội mũ lông và sừng bên trong Quốc hội hôm thứ Tư.

Donald Trump, trong khi đó, phải đối mặt với một cuộc luận tội khác vì vai trò của ông trong tình hình bạo loạn.

Đảng Dân chủ cáo buộc tổng thống khuyến khích bạo loạn, khiến 5 người chết.

FBI đã kêu gọi công chúng giúp đưa những kẻ tấn công ra trước công lý.

Trump tạm bị Twitter và Facebook ‘tước vũ khí’

Trịnh Hội: Capitol Hill, Trump và ‘cái giá của nền dân chủ Hoa Kỳ’

Người Việt lên tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump ‘bị cấm cửa trên mạng xã hội’

Ông Chansley đã không bình luận công khai về các cáo buộc.

Một tuyên bố từ luật sư liên bang của Washington DC cho biết: “Chansley được xác định là người đàn ông được nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, bước vào tòa nhà Capitol trong trang phục sừng, đội mũ da gấu, sơn mặt đỏ, trắng và xanh, cởi trần, và quần màu beige.

“Cá nhân này mang theo một ngọn giáo, dài khoảng 2 mét, với một lá cờ Mỹ buộc ngay dưới lưỡi kiếm.”

Tuyên bố cho biết cảnh sát cũng đã bắt giữ một người đàn ông đến từ Florida được cho là đã được chụp ảnh khiêng bục giảng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ phòng của Hạ viện.

Adam Johnson, 36 tuổi, đang bị tạm giữ với các tội danh gồm một tội trộm cắp tài sản của chính phủ và một tội xâm nhập bằng bạo lực

Cũng trong số những người bị buộc tội còn có nhà lập pháp tiểu bang West Virginia, Derrick Evans. Ông được cho là đã đăng một video của mình lên mạng, đứng bên ngoài tòa nhà với những người ủng hộ Trump, và sau đó đi vào trong.

Derrick Evans bị bắt hôm thứ Sáu và cũng bị cáo buộc có hành vi xâm nhập bằng bạo lực và gây rối trật tự tại Capitol Hill, tuyên bố của Bộ Tư pháp cho biết.

Hơn một chục người hiện đã bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công tòa nhà Capitol. Họ bao gồm một người đàn ông ở Alabama được cho là đã được tìm thấy với 11 chai bom xăng gần nơi bất ổn.

Ông Trump sẽ rời nhiệm sở sau 11 ngày nữa. Các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện dự kiến sẽ công bố văn bản luận tội ông hôm thứ Hai, vì tội “kích động nổi dậy”.

Người phát ngôn của Nhà Trắng nói việc luận tội tổng thống vào giai đoạn cuối này sẽ chỉ khiến đất nước thêm chia rẽ.

QAnon là gì và từ đâu đến?

Những người ủng hộ phong trào QAnon nằm trong đám đông xông vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư.

Một số nhà hoạt động nổi tiếng đã được phát hiện bên trong tòa nhà, và những người khác treo các biểu ngữ theo chủ đề Q từ trong ra ngoài.

Về cơ bản, QAnon là một giả thuyết rộng rãi, hoàn toàn vô căn cứ nói rằng Tổng thống Trump đang tiến hành một cuộc chiến bí mật chống lại những kẻ ấu dâm tôn thờ Satan trong chính phủ, doanh nghiệp và truyền thông.

GS Whitney Phillips tờ ĐH Syracuse University nói rằng thuyết âm mưu QAnon chẳng hạn có thể giải thích vì sao tin đồn thổi lại “lan nhanh như cháy rừng”.

Đây là niềm tin rằng TT Trump đang dẫn đầu một cuộc chiến chống lại băng nhóm bạo dâm với trẻ em và theo quỷ Satan. Họ cho rằng bà Hillary Clinton là “thuộc băng nhóm đó”.

Vào tháng 10/2017, một người vô danh đã đăng một loạt dòng trạng thái trên mạng (message board) 4chan. Ký nick là “Q” người này nhận là có quyền vào cấp độ bảo mật cao của chính phủ Mỹ, cấp “Q clearance”.

Các tin bài đó trở thành hiện tượng “rải thính Q” (Q drops, Q breadcrumbs), dùng mật mã, ký hiệu kèm nhiều khẩu hiệu phò Trump.

Kể từ đó, thuyết này lan tỏa rộng tới mức Twitter phải chặn lại.

Nhưng phái ủng hộ thuyết âm mưu Q không giảm đi, và rất có thể là vì từ 2017, lưu lượng thông tin trên Facebook, Twitter, Reddit và YouTube bùng nổ.

Kể từ khi xảy ra dịch Covid, hiện tượng chia sẻ và tin vào các thuyết kỳ dị nhất cũng tăng lên chứ không giảm đi.

Vấn đề của những người đã tin vào thuyết âm mưu là họ sẽ không dừng lại kể cả khi ‘thuyết cơ bản’ đã hết hiệu lực.

Khi đã ‘đói’ các lý giải kỳ quái, phi lý nhất trên đời thì niềm tin đó sẽ cần ‘thức ăn’ liên tục.

Ví dụ, ban đầu QAnon chỉ nhắm vào cuộc điều tra của Robert Muller, nhưng khi kết quả cuộc điều tra chẳng hề đem lại “bom tấn” thì phái tin vào thuyết này chuyển sang tin vào chuyện khác.

Sự có mặt của một số người ủng hộ QAnon ngay trong cuộc bạo động tại Điện Capitol hôm 06/01 cho thấy người ta có thể đi từ thế giới mạng tới hành động thực, bạo lực, ngoài đời.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55607766

FBI khám xét nhà của cựu Chủ tịch Hạ viện tiểu bang Tennessee

Các nhân viên FBI đã đến khám xét nhà của cựu Chủ tịch Hạ viện Tennessee của Đảng Cộng Hòa, ông Glen Casada, các quan chức cho biết.

Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ quận trung tâm Tennessee xác nhận FBI cũng đã đến nhà các dân biểu của tiểu bang, bà Robin Smith và ông Todd Warner, cũng như một cựu trợ lý của cựu chủ tịch Hạ viện Tennessee, theo báo The Tennessean và Local24.

Phát ngôn viên Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ, ông David Boling từ chối cho biết bản chất của các cuộc khám xét là gì và có bao nhiêu người tham gia, Local24 đưa tin.

Chủ tịch Hạ viện Tennessee đương nhiệm, ông Cameron Sexton cũng đã xuất hiện để xác nhận vụ việc, nói với truyền thông địa phương, “Đây là một tuần khó khăn đối với đất nước của chúng ta, và đây cũng sẽ là một khoảng thời gian khó khăn đối với tiểu bang của chúng ta, khi chúng ta tiến tới tương lai.”

“Đối với chúng tôi, đây là những người bạn và đồng nghiệp mà chúng tôi đã làm việc cùng trong nhiều năm. Điều quan trọng cần nhớ đây chỉ là khởi đầu của cuộc điều tra và của một quá trình, chứ không phải là kết thúc. Điều xảy ra hôm nay không nhất thiết có nghĩa rằng họ có tội,” ông Sexton, một đảng viên Đảng Cộng Hòa nói.

Ông Sexton nói với tờ báo rằng ông đã cho ba nhân viên liên quan đến vụ việc đang được FBI điều tra nghỉ hành chính.

“Kể từ khi trở thành chủ tịch Hạ viện [Tennessee], tôi đã được chính phủ liên bang liên hệ về một cuộc điều tra đang diễn ra liên quan đến văn phòng của cựu chủ tịch Hạ viện [tiểu bang],” ông Sexton cũng cho biết, theo CBS News. “Theo lời khuyên của cả Cố vấn Đạo đức và Cố vấn Pháp lý, tôi sẽ cho tất cả những người phải thi hành lệnh khám xét ngày hôm nay nghỉ hành chính cho đến khi có thông báo mới.”

Thống đốc Tennessee, ông Bill Lee đã thừa nhận hoạt động của các đặc vụ vào thứ Sáu (08/01), mô tả các vụ việc như những cuộc đột kích.

“Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Hạ viện Sexton sáng nay và tôi biết về các cuộc đột kích của FBI,” ông Lee nói trong một cuộc họp báo. “Điều đó chắc chắn rất đáng lo ngại. Tôi biết rất ít về điều đó. FBI chưa liên hệ với chúng tôi, nhưng tôi tin rằng chủ tịch Hạ viện Sexton sẽ kiểm soát được tình hình khi mọi chuyện hé lộ.”

Các bức ảnh do các phóng viên địa phương tải lên cho thấy các đặc vụ đã có mặt tại Tòa nhà Văn phòng Tiểu bang Cordell Hull ở trung tâm thành phố Nashville, gần văn phòng của Dân biểu Smith.

Hai năm trước, ông Casada đã từ chức Chủ tịch Hạ viện sau khi bị phát hiện rằng ông ta đã trao đổi tin nhắn tục tĩu về phụ nữ với cựu chánh văn phòng của mình. Các báo cáo cũng tuyên bố một phụ tá đã sử dụng cocaine tại văn phòng lập pháp và ngụy tạo các email, mặc dù cả ông Casada và phụ tá đều phủ nhận chúng.

“Tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên bang và tôi sẽ khuyến khích các đồng nghiệp của mình hợp tác với họ nếu họ được yêu cầu,” ông Sexton nói thêm, theo WMC5.

The Epoch Times đã liên hệ với văn phòng của ông Smith và văn phòng của ông Warner để yêu cầu bình luận.

Jack Phillips

Thu Dung biên dịch

https://etviet.com/us/fbi-kham-xet-nha-cua-cuu-chu-tich-ha-vien-tieu-bang-tennessee.html

Bệnh viện ở California bị tràn ngập, bệnh nhân phải xếp hàng chờ nhập viện

Tin từ Mission Viejo, California – Các bệnh viện ở Nam California đang bị tràn ngập đến mức các bệnh nhân phải chờ để nhập viện và thi thể những đã người chết cũng không thể được đưa ra khỏi bệnh viện.

Tại một bệnh viện ở quận Orange, các xe cấp cứu chở đầy bệnh nhân COVID-19 phải xếp hàng bên ngoài để vào đơn vị chăm sóc đặc biệt và bệnh nhân cũng phải xếp hàng trong các hành lang phòng cấp cứu. Tại quận Los Angeles và các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề khác, xe đông lạnh sẽ được bố trí để tăng khả năng bảo quản xác chết.

Bác sĩ Jim Keany, đối tác quản trị của các bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Providence Mission ở Mission Viejo, cho biết bệnh viện không thể chăm sóc cộng đồng do mọi giường đều kín chỗ, mọi y tá và bác sĩ đều phải chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Ông còn cho biết một bệnh nhân đã phải đợi 5 tiếng ở xe cấp cứu để được nhập viện.

Bất chấp việc hầu hết mọi khu vực ở tiểu bang đã tăng cường các biện pháp nghiêm ngặt vào tháng 12, California vẫn dẫn đầu Hoa Kỳ về số ca nhiễm với 2.6 triệu ca, theo dữ kiện chính thức của Reuters. Văn phòng Dịch vụ Khẩn cấp California cho biết họ đã sắp xếp gửi 88 xe đông lạnh đến các khu vực bị thiếu thốn quanh tiểu bang.

Ông Keany cho biết các viên chức quận Orange trước đây đã cho phép các bệnh viện chuyển bệnh nhân đến nơi khác nếu không còn chỗ, nhưng khi hầu như tất cả các bệnh viện đã bị tràn ngập, chính sách này đã bị hủy bỏ, dẫn đến việc bệnh nhân phải chờ đợi để được điều trị.

Bác sĩ Robert Goldberg thuộc lĩnh vực chăm sóc phổi và điều trị đặc biệt tại Bệnh viện Providence Mission kêu gọi công chúng đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội và tiêm vaccine để giảm nguy cơ bị lây nhiễm.  (BBT) 

https://www.sbtn.tv/benh-vien-o-california-bi-tran-ngap-benh-nhan-phai-xep-hang-cho-nhap-vien/

Hoa Kỳ vượt 4,000 ca tử vong hàng ngày do virus corona

Hoa Kỳ đã lần đầu tiên vượt mức 4,000 ca tử vong hàng ngày do virus corona, phá vỡ kỷ lục được thiết lập chỉ trong một ngày trước đó.

Hôm thứ Năm (07/01), thống kê từ Đại học Johns Hopkins cho thấy, Hoa Kỳ có 4,085 ca tử vong và gần 275,000 ca nhiễm virus corona mới.

Những con số này là một lời nhắc nhở khác về việc tình hình đang trở nên tồi tệ hơn sau khi di chuyển trong các kỳ nghỉ và các buổi họp mặt gia đình, cùng với thời gian ở trong nhà nhiều hơn trong những tháng mùa đông. Đã có sự gia tăng các ca nhiễm bệnh và tử vong ở các bang California, Arizona, Texas, và Florida. Hơn 365,000 người dân Hoa Kỳ đã tử vong vì virus corona.

Hoa Kỳ vượt 4,000 ca tử vong hàng ngày

Các bác sĩ chích cho chị em cô Claudia Scott-Mighty (trái), cô Althea Scott-Bonaparte, vốn đều là các nhà quản lý dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, và cô Christine Scott, một y tá ICU, mũi thứ hai vaccine Pfizer của họ tại Bệnh viện Presbyterian Lawrence New York ở Bronxville, New York, hôm 08/01/2021. (Ảnh: Kevin Hagen/AP Photo)

San Francisco phải đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm virus corona. California đã ban hành giấy khước từ cho phép các bệnh viện tạm thời bỏ qua tỷ lệ y tá trên bệnh nhân nghiêm ngặt duy nhất của quốc gia.

Các y tá nói rằng việc buộc phải tiếp nhận thêm bệnh nhân đang khiến họ gần như kiệt sức và ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân.

Ít nhất 250 trong số khoảng 400 bệnh viện ở California đã được cấp cho giấy khước từ 60 ngày. Họ cho phép các y tá ICU chăm sóc ba người thay vì hai người và y tá phòng cấp cứu giám sát sáu bệnh nhân thay vì ba. Các y tá ở các tiểu bang khác đã yêu cầu các tỷ lệ bắt buộc theo luật như ở California nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được.

Một bản đồ CDC cho thấy Florida có 22 trường hợp nhiễm biến thể B.1.1.7 vốn đã xuất hiện ở Anh. California đã báo cáo 26 trường hợp, Colorado có hai trường hợp, New York và Georgia mỗi tiểu bang báo cáo một trường hợp.

Cũng trong hôm thứ Năm (07/01), Bộ Y tế Florida đã báo cáo 19,816 trường hợp-vượt qua kỷ lục trước được thiết lập một ngày trước đó là 17,783. Vào hôm thứ Sáu (08/01), 7,329 người ở Florida đã phải nhập viện vì virus này.

Tiểu bang này đã ghi nhận 1.4 triệu trường hợp, với số ca tử vong được xác nhận là 22,400.

Theo AP

Cẩm An biên dịch

https://etviet.com/us/hoa-ky-vuot-4000-ca-tu-vong-hang-ngay-do-virus-corona.html

Tương khoai mì tucupi, ‘vàng đen’ của vùng Amazon

Catherine Balston

Mọi chuyện bắt đầu từ một chai tương ớt. Nó cay xé đến mức chỉ nghĩ về nó thôi cũng làm tôi chảy nước mắt.

Tôi mua nó hồi năm 2014 từ một bà lão ở Paraitepuy, một ngôi làng Venezuela gần chân núi Roraima.

Gochujang, món tương ớt Hàn Quốc khuynh đảo thế giới

Yoshoku, phong cách ăn đồ Tây biến tấu kiểu Nhật

Nơi làm món thịt nướng thần sầu ngon nhất thế giới

Lúc đó, tôi đã kết thúc của chuyến lội bộ bảy ngày lên ngọn núi cao chót vót, một nơi linh thiêng đối với dân Pemon bản địa, nơi mà từ đỉnh cao, những thác nước đổ qua mép núi rơi xuống thẳng đứng một cách chóng mặt.

Chai tương ớt về nhà cùng tôi và nó vẫn ở đó, nằm lẩn khuất không được sử dụng trong tủ bếp trong bốn năm sau đó vì nó quá cay đối với khẩu vị của tôi.

‘Vua nước sốt’

Vài năm sau, tôi phát hiện ra rằng loại nước sốt này thực chất là tucupi đen (đọc là tu-su-pi) , một loại nước sốt đậm đặc, sẫm màu, ngọt đậm đà thỏa mãn vị umami, thứ được gọi là ‘hương vị thứ năm’ – vị ngọt của thịt.

Ít được biết đến ngoài các nhóm cư dân bản địa ở Amazon, nhưng nay nó đang được các đầu bếp nổi tiếng ở São Paulo, Lima, Bogotá và thậm chí cả Paris khám phá.

Tò mò muốn biết thêm, tôi bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của nó, và khi đào sâu tìm hiểu, tôi thấy bật lên câu chuyện về trí tuệ của người xưa, những ngôn ngữ hiếm ở khu vực Amazon, chất độc và những lớp tình tiết chồng chất, đậm đặc như chai nước sốt.

Tôi không phải là người đầu tiên bị tucupi đen mê hoặc.

Ghi chép đầu tiên về loại nước sốt này có từ năm 1929, trong một ấn phẩm di cảo của nhà thám hiểm và dân tộc học người Ý Ermanno Stradelli: “Theo khẩu vị của tôi, nó là vua của các loại nước sốt,” ông viết, “đối với thịt cũng như cá… và nhờ vào đó mà có các cách chữa bệnh kỳ diệu.”

Stradelli đã phát hiện ra tucupi đen trong một trong số những chuyến thám hiểm sâu vào rừng rậm Amazon vào thời thập niên 1880 và 1890.

Người phương Tây ‘không biết dùng nghệ’?

‘Món hầm quân đội’, từ cứu đói đến món ăn linh hồn Hàn Quốc

Cuộc chiến gà rán ở Mỹ

Những hương vị độc đáo của vùng Amazon đã khiến ông mê mẩn, cũng như nó đã làm mê mẩn những nhà thám hiểm Hà Lan, Anh và Bồ Đào Nha, những người đã mang theo ‘khám phá’ của mình về lại châu Âu từ thế kỷ 16.

Khi viết về vua nước sốt này, Stradelli gọi nó là tucupi pixuna; pixuna có nghĩa là ‘đen’ trong tiếng Nheengatu, một ngôn ngữ vốn từng được sử dụng khắp vùng Amazon cho đến cuối những năm 1800 hiện đang lâm vào diện khẩn nguy.

Tucupi pixunatucupi negrokumajiají negro, kanyzi pudidy và cassareep đều là những tên gọi khác nhau của cùng một loại sốt. Đó là cách gọi theo ngôn ngữ của một số quốc gia bản địa vốn vẫn làm tucupi đen trên khắp vùng Amazon đến tận Guyana, Brazil, Peru, Colombia, Venezuela và Ecuador.

Tucupi đen được phát hiện ra khi nào? Ai đã phát hiện ra nó? Không ai biết được vì đó là chuyện đã xảy ra từ hàng nghìn năm trước,” Sandra Baré, thuộc tộc Baré sống ở vùng thượng du sông Negro, giải thích.

Tộc Baré là một trong số ít các dân tộc vẫn nói tiếng Nheengatu và nước sốt tucupi đen của họ vẫn được bán ở các chợ xung quanh São Gabriel da Cachoeira, bên bờ sông Negro.

Làm từ khoai mì

Nói về cách chế biến nó, thì Baré có thể trả lời, và tôi rất vui khi nghe cô giải thích về quy trình trong lớp dạy nấu ăn về khoai mì (còn gọi là củ sắn, ngoài ăn củ nguyên còn có thể xay ra dùng dạng bột), hiện là cây lương thực chính cho hàng trăm triệu người trên thế giới.

“Khoai mì đã giúp duy trì sự sống cho các quốc gia bản địa trong nhiều năm,” Baré cho biết. Cô nói chi tiết các phương pháp khác nhau để biến khoai mì đắng thành bánh mì và bột, cũng như quy trình để nước ép khoai mì đắng, từ ban đầu là thứ chất lỏng màu vàng, được nấu liu riu thành nước sốt tucupi đen sẫm và ngọt dịu.

“Bạn phải thực sự cẩn thận khi chưng cất tucupi đen vì khoai mì đắng có thể gây chết người,” Baré cảnh báo. “Ai mà uống phải nước sống là sẽ bước đi chưa được hai bước đã ngã ra chết.”

Hóa ra khoai mì đắng chứa đầy chất độc xyanua, và tôi tự hỏi có bao nhiêu người trong những năm qua đã ngã gục theo đúng nghĩa đen ở rào cản đầu tiên đó. Hy vọng là không có ai, ít nhất là không có trong vài ngàn năm, vì cây khoai mì đắng đã được các quốc gia bản địa ở vùng Amazon trồng và nấu chín (để giảm nồng độ xyanua xuống mức an toàn) từ 4.000 năm trước.

Denise Rohnelt de Araújo, đầu bếp và cây bút ẩm thực người Brazil, lần đầu tiên tình cờ đọc được nội dung Stradelli nhắc đến tucupi pixuna 10 năm trước trong bộ História da Alimentação no Brasil, một tài liệu ghi chép toàn thư về lịch sử ẩm thực đa dạng của Brazil được nhà sử học Luís da Câmara Cascudo xuất bản lần đầu tiên vào năm 1963.

Kể từ đó, bà đã truy theo dấu vết của nó, thu thập mẫu từ khắp nơi ở Amazon.

Cuối năm ngoái, khi tôi đến thăm nhà bà ở Boa Vista thuộc bang Roraima cực bắc Brazil, bà đã cho tôi xem một thùng đầy chai tucupi đen đủ hình dạng và kích cỡ.

“Khi tôi đọc được mô tả của Stradelli về loại nước sốt vua này, tôi thấy cần phải tìm hiểu thêm,” de Araújo nói với tôi.

“Có nhiều cách khác nhau để làm ra tucupi đen và không cách nào giống cách nào. Điểm chung duy nhất là giảm bớt nước ép khoai mì đắng. Có một số cách loại bỏ tinh bột khoai mì, một số cách khác thì không. Có người cho nó lên men. Một số người khác lại cho thêm kiến vào. Người Venezuela thêm ớt. Ở Guyana họ bỏ thêm đinh hương và quế. Một số loại tucupi đen có vị đắng nhẹ hoặc mùi khói. Mỗi bộ tộc đều có cách làm riêng.”

Từ Brazil đến Guyana

Boa Vista là điểm xuất phát của tôi để đi sâu vào nội địa Roraima, nhằm tận mắt chứng kiến ​​các bộ tộc bản địa khác nhau làm ra tucupi đen như thế nào.

Nơi đây nằm ở giữa vùng đồng cỏ Amazon ở biên giới giữa ba nước Brazil, Venezuela và Guyana, không khí khô, nóng thổi qua một quang cảnh chủ yếu là cỏ.

Tại Tabalascada, cách Boa Vista khoảng 24 km, một cộng đồng Wapichana đang chiến đấu để bảo tồn đất đai và văn hóa của họ. Độc canh và đô thị hóa xâm lấn từ mọi phía.

Tôi lội bộ từ làng vào rừng cùng một lãnh đạo cộng đồng, ông Marcolino da Silva, để xem đồn điền khoai mì của họ.

Những cây non chỉ mới được năm tháng mà đã cao gần gấp đôi tôi rồi, với những chiếc lá xòe ra trên đầu thân cây mỏng.

Trở lại làng, trên chiếc bàn dài có bày đồ ăn trưa, đặt dưới bóng râm của một số cây xoài cao với những con vẹt đuôi dài đang quang quác trên đầu.

Mẹ của da Silva, bà Dona Carol, 62 tuổi, nhút nhát nhưng hoạt bát, làm món tucupi đen rất thiện nghệ trong làng. Bà bận túi bụi bưng đồ ăn ra bàn và đập tay đuổi một con gà trống ra xa.

Mọi thứ bà bưng ra đều được làm từ khoai mì, từ bánh mì (beiju) đến cá hầm khoai mì (damorida) và một bình rượu khoai mì lên men (caxiri).

Dấu giày, dấu chân trần và móng vuốt động vật trên mặt đất khô ghi lại những ai đến và đi trong buổi chiều. Khi mặt trời bắt đầu lặn xuống và rượu caxiri xông lên óc, tôi để mắt đến một chiếc võng gần đó.

Dona Carol đã truyền cho thế hệ trẻ công thức tucupi đen của bà. “Chúng phải học cách làm để không quên văn hóa Wapichana của chúng tôi,” bà nói. “Hôm nay tôi vẫn còn sống nhưng ai biết ngày mai thế nào. Chết thì tuổi nào cũng chết.”

Yupukari, điểm đến tiếp theo của tôi, nằm bên kia biên giới ở vùng Rupununi của Guyana.

Tại một ngôi làng Macuxi nhỏ, nơi sinh sống của khoảng 100 gia đình, tôi đã dành ba ngày để học cách làm tucupi đen.

Tôi gặp những người này ở Caiman House, khu nhà nghỉ sinh thái trong làng và nằm trong số hàng chục nhà nghỉ sinh thái do dân bản địa quản lý ở vùng hoang dã trong nội địa Guyana.

Những người yêu thiên nhiên đến đây để khám phá ‘vùng đất những kẻ khổng lồ’ như cách người ta gọi nó: rái cá, nhện, thú ăn kiến, thú gặm nhấm và đại bàng lớn nhất thế giới đều có thể được nhìn thấy ở đây.

Cách nấu tucupi đen

Tuy nhiên, tôi đã để ý đến tucupi đen, mà ở Guyana gọi là cassareep, nghĩa là sốt khoai mì.

Đây là quốc gia duy nhất ở lưu vực sông Amazon mà tucupi đen đã đi vào nền ẩm thực quốc gia.

Nó là thành phần thiết yếu trong món pepperpot, món thịt hầm thể hiện di sản Caribbe của Guyana mà trong đó tucupi đen trộn với đinh hương và quế.

Cassareep sản xuất công nghiệp được bán khắp nơi ở Guyana, nhưng tôi muốn đến để học cách làm truyền thống của các nghệ nhân.

Hai ngày tiếp theo tôi dành thời gian với hai phụ nữ địa phương thu hoạch, bóc vỏ và bào gần 100kg khoai mì.

Khoai mì bào được nhồi vào một ống đan bằng lá cọ, được gọi là matapi (hay tipiti ở Brazil), trông giống như cái bụng căng phồng của một con trăn anaconda trước khi nó duỗi thẳng ra, rồi ta ép khoai mì cho chảy nước vào một cái bát bên dưới.

Tiếp theo, nước ép đó được để nghỉ trong vài giờ để lắng lấy tinh bột đặc (bột năng), phần nước ép sau đó được đổ vào một cái nồi lớn và đun liu riu trên lò củi trong khoảng bốn hoặc năm giờ.

Trong khi đó, mấy phụ nữ biến khoai mì bào thành bột nướng và bánh mì dẹt. Đám đông khán giả di chuyển xung quanh để tránh khói khi nó cuộn lên phía trên và xung quanh.

Mọi thứ trở nên căng thẳng vào những phút cuối khi nước ép khoai mì sôi bắt đầu chuyển sang màu cánh gián, sau đó chuyển sang đỏ, và sau nữa là màu nâu sẫm, sau đó đặc quánh như mật mía và được vội vàng lấy ra khỏi lửa trước khi bị khét. Khi nó nguội, tất cả chúng tôi đều nhúng bánh mì dẹt vào nước sốt đó và nếm sự bùng nổ hương vị: đậm đà, ngọt và chua nhẹ.

Ngày hôm sau, nó được cho vào bát tuma pot – món cá hầm truyền thống – thơm phức làm bữa trưa cho ngày cuối cùng của tôi. Tôi cũng đem một chai về nhà, và nó càng thêm quý giá khi tôi đã chứng kiến ​​quá trình vất vả làm ra nó.

Đi vào nhà hàng

Ngoài các cộng đồng bản địa, những người truyền bá tucupi đen ở một số nhà hàng tốt nhất ở Nam Mỹ đang rất hào hứng với tiềm năng vị umami của nó, dùng nó tráng thịt, thêm nó vào gia vị nêm nếm, nước dùng và nước sốt, và thậm chí trộn nó vào món đồ uống cocktail Bloody Marys.

Ở São Paulo, đầu bếp Helena Rizzo tráng cá với tucupi đen tại nhà hàng Maní; trong khi đầu bếp Carla Pernambuco phục vụ thịt vịt nấu nhừ với sốt tucupi đen tại nhà hàng Carlota.

Ở đằng kia của lục địa Nam Mỹ, tại thủ đô Lima của Peru, các đầu bếp có tên tuổi đã thử nghiệm tucupi đen trong thực đơn của họ được vài năm rồi.

Nguồn cung của họ, vốn được bán trong những chai thủy tinh trang nhã ở những cửa hàng thực phẩm cao cấp ở Lima, đến từ những phụ nữ thuộc các bộ tộc Bora và Huitito gần Iquitos ở vùng Amazon thuộc Peru nhờ quan hệ đối tác với tổ chức phi chính phủ Despensa Amazónica.

Pedro Miguel Schiaffino đã đặt nó vào trung tâm thực đơn của ông tại quán ăn bình dân mới có tên là Boa Street Food, pha trộn sốt cà chua, xúc xích pirarucu (cá) và taco thịt heo hun khói với sự đậm đà của nó; trong khi Gaston Acúrio quét nó lê súp lơ nướng tại nhà hàng Astrid y Gastón.

“Một số người so sánh nó với đậu nành, một số với nước sốt Worcestershire, nhưng các đầu bếp chỉ đơn thuần coi nó là thứ gì đó độc đáo,” Joanna Martins, vốn có công ty thực phẩm Manioca tại Brazil chuyên cung cấp tucupi đen cho các nhà bán lẻ, cho biết. Bà cung cấp phiên bản tucupi đen của mình cho một số đầu bếp hàng đầu Brazil và cũng đang thăm dò thị trường Mỹ.

Tucupi đen là một sản phẩm tuyệt vời vốn tôn trọng lối sống và hệ canh tác nông nghiệp truyền thống của người Wapichana, và điều này đến lượt nó giúp bảo vệ đa dạng sinh học và rừng,” Amanda Latosinski của tổ chức phi chính phủ Brazil Instituto Socioambiental (ISA) cho biết. “Đối với người trẻ, cơ hội kiếm được thu nhập là động lực để không bỏ làng ra thành phố và chống lại áp lực của các hoạt động mang tính tàn phá như khai mỏ.”

Đó là sản phẩm giúp đôi bên cùng có lợi đối với các cộng đồng bản địa, và cùng có lợi cho những ai cũng chạm tay vào được một lọ quý tucupi đen – cơ hội nếm thử hương vị umami độc đáo và ủng hộ truyền thống đã ăn sâu vào lòng Amazon.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-55430984

OECD: ‘Kinh tế 2021 sẽ khá hơn’

Karishma Vaswani

Sẽ vẫn có phong tỏa và giãn cách xã hội ngay cả khi triển khai vaccine toàn cầu.

Đó là dự báo ảm đạm cho năm 2021 của Laurence Boone, kinh tế gia trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

“Chúng ta có thể sẽ còn phải trải qua sáu đến chín hoặc mười hai tháng nữa,” bà nói với chương trình Talking Business Asia của BBC.

“Tôi không nói nó dễ dàng, tôi nói rằng chúng ta đã thấy rằng nó có một số kết quả vào năm 2020”.

“Chúng ta phải tiếp tục thực hiện cả các biện pháp không cần tới thuốc men, chính phủ hỗ trợ và triển khai vaccine, càng lâu và càng hiệu quả và an toàn nhanh nhất có thể.”

Một chủng virus mới đã dẫn đến các lệnh phong tỏa mới ở nhiều nơi trên thế giới – bao gồm cả các nước ở châu Á hạn như Hàn Quốc.

Tuy nhiên, OECD cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 sẽ được cải thiện – mặc dù từ mức thấp.

Tổ chức này dự kiến GDP toàn cầu sẽ tăng lên mức trước đại dịch vào cuối năm nay, nhưng cảnh báo rằng sự phục hồi sẽ không đồng đều ở tất cả các quốc gia.

Chẳng hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%.

OECD nói thêm rằng các quốc gia sẽ phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine có suôn sẻ ra sao.

TQ và EU ‘sắp đạt’ thỏa thuận đầu tư quan trọng

Phố Wall đảo ngược quyết định loại ba hãng viễn thông TQ

Nợ cao hơn

Từ Paris, bà Boone cũng giải thích rằng các chính phủ phải tiếp tục chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế của họ khi đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này – ngay cả khi phải linh hoạt hơn trong việc quản lý ngân sách quốc gia.

“Những biện pháp mà chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ này thực sự có ý nghĩa vì cuộc khủng hoảng này chỉ là tạm thời. Vì vậy, chúng tôi đang nói về các biện pháp tạm thời và sự gia tăng tạm thời tỷ lệ nợ trên GDP,” bà nói.

“Một khi chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, cơ cấu kinh tế sẽ được bảo toàn nhờ các biện pháp này, thì chúng ta sẽ phải lùi lại một bước, nhìn vào sự phát triển của tài chính công trên toàn quốc không chỉ kể từ COVID-19, mà còn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và xem … liệu các chính phủ có đang chi tiền cho những ưu tiên một cách đúng đắn hay không.”

Đây là một cách tiếp cận khác với lời khuyên mà OECD đưa ra cho các nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi tổ chức này chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Dự báo rõ ràng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng y tế đã thách thức như thế nào đối với cả các nước giàu và nghèo – và con đường khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

OECD cũng cảnh báo về sự gia tăng bất bình đẳng, trong đó người lao động được trả lương thấp hơn trong các công việc phi chính thức có nhiều rủi ro nhất.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-55609887

Covid-19 – Châu Âu : Đức trước những tuần lễ “nghiêm trọng nhất”

Trọng Thành

Khắp nơi tại châu Âu, hàng loạt dấu hiệu cho thấy đại dịch Covid-19 đang bùng phát, có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. Nước Đức ghi nhận 465 trường hợp tử vong và gần 17.000 ca dương tính mới trong 24 giờ qua.

Ngày 09/01/2021, thủ tướng Angela Merkel cảnh báo đại dịch sẽ bước vào giai đoạn « nghiêm trọng nhất » trong những tuần tới tại Đức. Trong một thông điệp hàng tuần được phát qua video, bà Merkel báo động trong những tuần tới các nhân viên y tế sẽ phải làm việc với cường độ tối đa, trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona có khả năng sẽ tăng vọt, do các tiếp xúc xã hội gia tăng trong thời gian kỳ nghỉ Noel và Tết dương lịch.

Hiện tại, đã có hơn 5.000 bệnh nhân Covid được điều trị tại bệnh viện. 80% số giường điều trị tăng cường hiện được sử dụng để chăm sóc bệnh nhân Covid nặng. Tổng cộng cho đến nay, tại Đức đã có ít nhất 40.343 người chết do Covid, kể từ đầu mùa dịch. Trong giai đoạn đầu tiên, Đức được coi là quốc gia vượt qua đại dịch tương đối bình yên, nhưng trong đợt dịch thứ hai này, tình hình có thể tồi tệ hơn nữa tại quốc gia đông dân nhất của Liên Hiệp Châu Âu, với 83 triệu dân cư. 

Đa số người Đức nhìn chung tin tưởng ở các biện pháp của chính quyền. Theo một cuộc thăm dò dư luận của Kantar, cho tuần báo Bild am Sonntag, vừa công bố, 56% người Đức ủng hộ. 25% cho rằng các biện pháp chưa đủ mạnh, và chỉ có 16% phản đối việc siết chặt các biện pháp phong tỏa. 

Tại Pháp, số ca dương tính với virus corona vượt quá 20.000 người/ngày từ ba ngày liên tiếp. Để đối phó với đe dọa của các biến thể virus mới, chính phủ Pháp đã quyết định giới nghiêm sớm hơn hai giờ, tức kể từ 18 giờ, tại thêm 8 tỉnh, kể từ tối Chủ Nhật 10/01/2020 và dự kiến sẽ có thêm hai tỉnh nữa cũng bị giới nghiêm từ 18 giờ, kể từ ngày thứ Ba, 12/01.

Thụy Điển ra luật cho phép hành pháp siết chặt các biện pháp phòng dịch, tại một số khu vực, kể từ hôm nay. Công quốc Monaco quyết định giới nghiêm kể từ 19 giờ, bắt đầu từ ngày mai, thứ Hai 11/01. Tại Đan Mạch, các biện pháp siết chặt khiến căng thẳng xã hội gia tăng : một số đụng độ đã nổ ra giữa người biểu tình phản đối chính sách siết chặt và cảnh sát.

Với hơn 80.000 người chết, Anh là quốc gia có nhiều nạn nhân do Covid nhất tại châu Âu. Luân Đôn tăng tốc chiến dịch tiêm chủng. Hôm 09/01/2021, nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và phu quân thông báo đã tiêm chủng mũi đầu tiên. Hãng tin Anh PA nhấn mạnh là nữ hoàng Anh vốn khá dè dặt khi thông tin về tình trạng sức khỏe bản thân, lần này « đã quyết định công khai các thông tin » về việc bà vừa tiêm chủng, để « tránh các tin đồn ».  

Tại Vatican, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Ý Canale 5, giáo hoàng Phanxicô, 84 tuổi, cũng cho biết ngài sẽ tiêm chủng « vào tuần tới ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210110-covid-19-ch%C3%A2u-%C3%A2u-%C4%91%E1%BB%A9c-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-nh%E1%BB%AFng-tu%E1%BA%A7n-l%E1%BB%85-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng-nh%E1%BA%A5t

Tự do ngôn luận: Việc Twitter xóa tài khoản của Donald Trump gây tranh luận mạnh mẽ

Trọng Thành

Việc mạng xã hội Twitter đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ Donald Trump hôm 08/01/2021, sau vụ người biểu tình ủng hộ ông Trump tràn vào nhà Quốc Hội Mỹ, gây nhiều tranh luận tại Mỹ cũng như tại Pháp. Những người chỉ trích lo ngại tự do ngôn luận bị xâm phạm nhân danh chống bạo lực.

Theo AFP, hôm 09/01/2021 hàng loạt nhân vật thân cận với tổng thống mãn nhiệm Donald Trump đã lên tiếng phản đối, trong đó có ngoại trưởng Mike Pompeo, luật sư riêng của ông Trump, ông Rudy Giuliani, con trai cả của ông Trump, Donald Trump Jr. Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa có nhiều ảnh hưởng, ông Ted Cruz, cho rằng quyết định trên của Twitter, là « võ đoán và hết sức nguy hiểm ». Ông Ted Cruz đặt câu hỏi : « Tại sao một vài tỉ phú ở thung lũng Sillicon lại có được độc quyền kiểm soát các phát biểu về chính trị ? ».

Tại Pháp, quyết định xóa bỏ tài khoản của ông Trump trên Twitter cũng bị nhiều chính trị gia phản đối, trong đó có chính trị gia phong trào cực tả Nước Pháp Bất Khuất Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen, cũng như nghị sĩ đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước LREM Aurore Bergé. Theo dân biểu LREM, bà Aurore Bergé, « ta có thể chống lại Trump và tình trạng hỗn loạn mà ông ta đã gây ra, nhưng không nên vui mừng với việc các tập đoàn tin học GAFA đơn phương ra quyết định về việc này, mà không chịu sự giám sát của tư pháp, cũng như không để ngỏ cho khả năng khiếu nại ».

Cần xác lập các phương thức « giám sát dân chủ »

Về phần bộ trưởng phụ trách Kỹ thuật số của chính quyền Pháp, ông Cédric O, khẳng định việc đình chỉ vĩnh viễn tài khoản trên Twitter của tổng thống Mỹ Donald Trump là điều hoàn toàn có thể biện minh được, với tư cách một biện pháp « phòng ngừa khẩn cấp », nhưng quyết định này cũng « đặt ra nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc », liên quan đến việc « điều tiết các phát biểu tại các không gian công cộng trên mạng ».

Theo bộ trưởng phụ trách Kỹ thuật số của Pháp, để điều tiết các phát ngôn tại các không gian công cộng, như mạng xã hội Twitter, liên quan đến hàng tỉ người sử dụng, hành động một cách đơn phương, võ đoán như quyết định vừa qua của Twitter rõ ràng là « thiếu dân chủ ». Trong tương lai, cần phải « thiết lập các phương thức giám sát dân chủ » đối với các mạng xã hội, bên ngoài quy định chống lại việc « truyền bá thù hận trên mạng » hiện nay.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210110-t%E1%BB%B1-do-ng%C3%B4n-lu%E1%BA%ADn-vi%E1%BB%87c-twitter-x%C3%B3a-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-donald-trump-b%E1%BB%8B-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-m%E1%BA%A1nh

Iran sẽ trục xuất những người giám định nguyên tử của Liên Hiệp Quốc nếu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ không được dỡ bỏ

Tin từ Dubai – Vào hôm thứ Bảy (9/1), một nghị sĩ cho biết Iran sẽ trục xuất những người giám định của Cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hiệp Quốc (IAEA) nếu các lệnh trừng phạt không được dỡ bỏ trước hạn chót vào ngày 21/2.

Vào tháng 11, Quốc hội Iran đã thông qua một đạo luật buộc chính phủ phải dừng việc kiểm tra các cơ sở nguyên tử của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và đẩy mạnh làm giàu uranium vượt quá giới hạn quy định trong thỏa thuận nguyên tử năm 2015 nếu các lệnh trừng phạt không được nới lỏng.

Cơ quan giám sát của Hội đồng Giám hộ của Iran đã thông qua đạo luật vào ngày 2/12 và chính phủ nước này cho biết sẽ thực hiện luật. Nghị sĩ Ahmad Amirabadi Farahani cho biết theo luật, nếu Hoa Kỳ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt tài chính, ngân hàng và dầu mỏ đến ngày 21/2 thì Iran sẽ cân nhắc trục xuất những người giám định của IAEA và sẽ chấm dứt việc tự nguyện tham gia Nghị định thư bổ sung. Những bình luận đề cập đến các văn bản điều chỉnh nhiệm vụ và hoạt động của IAEA đã được một số hãng truyền thông Iran đưa tin.

Vào hôm thứ Hai (4/1), Iran cho biết quốc gia này đã nối lại hoạt động làm giàu uranium lên 20% tại một cơ sở nguyên tử dưới lòng đất, vi phạm hiệp ước nguyên tử với các cường quốc và có thể làm phức tạp hoá nỗ lực tái gia nhập thỏa thuận của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Iran đã bắt đầu vi phạm hiệp định vào năm 2019 để đáp trả việc Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định vào năm 2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt với nước này. Tehran thường nói rằng Iran có thể nhanh chóng đảo ngược các vi phạm nếu Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. (BBT)

https://www.sbtn.tv/iran-se-truc-xuat-nhung-nguoi-giam-dinh-nguyen-tu-cua-lien-hiep-quoc-neu-cac-lenh-trung-phat-cua-hoa-ky-khong-duoc-do-bo/

Iran không hề gấp rút trong việc nhìn thấy Hoa Kỳ tái tham gia thỏa thuận nguyên tử

Tin từ TEHERAN, Iran – Vào hôm thứ Sáu (8/1), lãnh tụ tối cao của Iran cho biết nước này không hề nôn nóng về việc nhìn thấy Hoa Kỳ quay trở lại thỏa thuận nguyên tử năm 2015 với các cường quốc sau khi Tổng thống tân cử Joe Biden nhậm chức trong tháng này.

Theo tin từ AFP, Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran cho biết vấn đề không phải là “liệu Hoa Kỳ có quay trở lại hay không”, mà là liệu nước này dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương hay không. (BBT)

https://www.sbtn.tv/iran-khong-he-gap-rut-trong-viec-nhin-thay-hoa-ky-tai-tham-gia-thoa-thuan-nguyen-tu/

Trung tâm cách ly quá tải do thành phố Trung Quốc cố gắng dập tắt sự gia tăng đột biến COVID-19

Một quan chức xử lý cách ly ở thành phố Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc, nói rằng hàng chục trung tâm kiểm dịch địa phương đã quá tải bởi những người bị nghi nhiễm COVID-19. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông nói có ít nhất bốn quan chức chính quyền địa phương nằm trong số những người đã bị cách ly.

Trung tâm cách ly thẩm dương quá tải

Mặc dù chính quyền trung ương chỉ công bố một số ca lây nhiễm mới ở Thẩm Dương, nhưng người dân địa phương nói với The Epoch Times rằng bầu không khí đang rất căng thẳng và đợt bùng phát virus Trung Cộng này rất nghiêm trọng.

Phong tỏa

Nhiều khu vực của Thẩm Dương đã bị phong tỏa từ cuối tháng 12/2020 do sự gia tăng đột biến các ca nhiễm COVID-19.

Tại một cuộc họp báo chiều ngày 06/01, phó giám đốc văn phòng giao thông vận tải tỉnh Thẩm Dương, ông Shi Jun, cho biết rằng tất cả cư dân ở các khu vực được chỉ định có nguy cơ lây lan virus ở mức cao và trung bình sẽ không được phép rời khỏi thành phố. Những cư dân khác có thể rời khỏi thành phố nếu họ xuất trình kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính được cấp trong vòng 72 giờ.

Hôm thứ Sáu (08/01), Thẩm Dương đã thay đổi mức độ rủi ro từ trung bình sang thấp đối với hai khu vực lân cận của quận Vu Hồng (Yuhong). Tuy nhiên, Thẩm Dương vẫn yêu cầu người dân của các khu vực lân cận này cách ly ở nhà thêm bảy ngày nữa.

Thẩm Dương vẫn có 14 khu vực được chỉ định là có nguy cơ ở mức trung bình gồm các quận Hoàng Cô (Huanggu), Vu Hồng (Yuhong) và Thiết Tây (Tiexi). Trong những khu vực này, cư dân không được phép rời khỏi nhà của họ.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu (08/01), phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Thẩm Dương, ông Mao Yinbai, đã thông báo rằng nhà chức trách sẽ lấy mẫu xét nghiệm cho mỗi người dân ở các khu vực có mức nguy cơ trung bình. Các quan chức sẽ đến kiểm tra nhà của họ sau mỗi 48 giờ.

Ông Mao nói thêm rằng tất cả cư dân và dân làng ở những vùng có nguy cơ thấp sẽ cần phải xét nghiệm COVID-19 trong vòng 72 giờ tới.

Các nhà chức trách Trung Quốc thường không tiến hành xét nghiệm hàng loạt đối với các khu vực có nguy cơ thấp. Điều này cho thấy rằng đợt dịch bùng phát ở Thẩm Dương nghiêm trọng hơn so với các quan chức tiết lộ.

Một cư dân mạng tại Thẩm Dương gần đây đã chia sẻ một đoạn video với The Epoch Times, cho thấy công việc xây dựng bận rộn bên trong một tòa nhà. Cư dân mạng này cho biết đoạn video trên được quay bên trong bệnh viện số 6 Thẩm Dương vào ngày 04/01, theo đó nhiều người đang xây dựng một bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân COVID-19. Thông tin này không được xác minh độc lập.

Trung tâm cách ly quá tải

Một quan chức giấu tên từ Thẩm Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 07/01 rằng tỉnh cần thêm giường bệnh cũng như nhiều trung tâm cách ly gấp, đặc biệt là ở quận Hoàng Quan.

Ông cho biết các trung tâm cách ly ở Hoàng Quan đã quá tải. Ông cho biết thêm: “Có 15 trung tâm kiểm dịch ở quận Hoàng Quan. Hiện tại, 1,293 người đang được cách ly ở đó,” con số này nhiều hơn so với sức chứa thông thường.

Chính quyền địa phương Trung Quốc thường chuyển các khách sạn thành trung tâm cách ly tạm thời. Để tránh lây nhiễm chéo, mỗi người hoặc mỗi gia đình được cách ly một phòng.

Quan chức trên cho biết khách sạn Zhixuan Holiday ở Hoàng Quan có khả năng cách ly 264 người cùng một lúc. Nhưng hiện tại có hơn 300 người bên trong.

Khách sạn Mingcheng Jinjiang International có sức chứa 127 khách, nhưng hiện đang cách ly 145 người. Khách sạn Jinjiang Zhixing Pinshang có thể cách ly 70 người, nhưng hiện có khoảng 90 người, ông nói.

Quan chức này nói thêm rằng các trung tâm kiểm dịch ở các quận và huyện khác cũng trong tình trạng tương tự.

Ông cũng cho hay ông biết bốn quan chức ở quận Hoàng Quan đang bị cách ly vì họ là những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Trong đó, một người làm việc tại trung tâm liên lạc công dân thuộc văn phòng kiến ​​nghị của quận, và một người khác làm việc tại chính văn phòng kiến ​​nghị. Hai bệnh nhân còn lại làm việc tại văn phòng thương mại.

Vị quan chức giấu tên nói thêm: “Tất cả các quan chức và nhân viên khác làm việc tại cơ quan kiến nghị và văn phòng thương mại đã được yêu cầu xét nghiệm vì bị nghi ngờ là bệnh nhân chính.”

The Epoch Times đã liên lạc với cả hai văn phòng qua điện thoại. Các nhân viên lễ tân từ chối cung cấp thông tin chi tiết và không xác nhận hoặc phủ nhận những thông tin này. Nhưng họ cho biết tất cả nhân viên hiện đang tự cách ly ở nhà.

Nicole Hao

Lê Trường biên dịch

https://etviet.com/china/trung-tam-cach-ly-qua-tai-do-thanh-pho-trung-quoc-co-gang-dap-tat-su-gia-tang-dot-bien-covid-19.html

Chuyên gia: Vắc-xin Covid Trung Quốc có 73 tác dụng phụ và ‘nguy hiểm nhất thế giới’

Vũ Dương

Ngày 30/12/2020, chính quyền Trung Quốc đã chính thức giới thiệu vắc-xin Covid Zhong’ai Kewei của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (CNPG) và khuyến khích người dân sử dụng. Tuy nhiên, chuyên gia vắc-xin Đào Lê Nạp trong một bài viết tiết lộ rằng, loại vắc-xin này có tới 73 tác dụng phụ, và là vắc-xin “nguy hiểm nhất” thế giới. Bài viết của ông Đào sau đó đã bị chính quyền phong tỏa, theo Sound of Hope.

Ông Đào cho biết, sau khi nghiên cứu tài liệu về vắc-xin “Zhong’ai Kewei”, ông đã bị sốc.

“Đọc xong, tôi thật sự bị sốc và phải điều tức. Tôi đếm cột ‘Phản ứng có hại’ thì thấy tổng cộng có tới 73 phản ứng có hại cục bộ hoặc toàn thân”, ông Đào chia sẻ.

Theo báo cáo của Tổng công ty phát thanh truyền hình Trung Quốc, ông Đào Lê Nạp đã liệt kê các tác dụng phụ của vắc-xin sau khi tiêm, bao gồm:

Phản ứng có hại toàn thân gồm có sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, v.v..,

Tác dụng phụ thường gặp gồm có đau đầu, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, sưng tấy, chai cứng, ngứa da,…Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm có phát ban đỏ.

Thỉnh thoảng còn xuất hiện triệu chứng biếng ăn, đau họng, nhai nuốt khó khăn, chảy nước mũi, táo bón, phản ứng mẫn cảm,v.v.

Ngoài ra còn có mất kiểm soát, dị cảm, giảm thị lực, huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu không kiểm soát, chậm kinh, v.v…

Tính gộp tất cả lại thì có 73 loại tác dụng phụ, chuyên gia Đào nói: “Đó không phải là vắc-xin nguy hiểm nhất hành tinh sao? Không vắc-xin hiện hành nào có nhiều phản ứng bất lợi hơn vắc-xin loại ‘Zhong’ai Kewei’ này”.

Ông Đào thậm chí còn nhấn mạnh rằng các chủng phản ứng bất lợi của vắc-xin này có thể nói là: “Xưa nay chưa từng có”.

Vị chuyên gia vắc xin cũng chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc bắt buộc người dân phải tiêm vắc-xin, nên nếu sau này có chuyện gì xảy ra thì chính phủ phải gánh trách nhiệm, trong khi các công ty sản xuất vắc-xin không cần phải bồi thường, do đó, vắc-xin này rất có khả năng là mối họa lớn đang treo trên đầu chính quyền các tỉnh.

Bài viết này đã được lan truyền rộng trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc, sau khi đăng tải không lâu đã bị chính quyền phong tỏa.

Trước đó, nhà virus học đào tị người Hồng Kông Diêm Lệ Mộng cho biết, trên thực tế, các cơ quan y tế của ĐCSTQ hoàn toàn không có khả năng chế vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chỉ thành công với vắc-xin cho động vật, chứ chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin cho người.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/chuyen-gia-vac-xin-covid-trung-quoc-co-73-tac-dung-phu-va-nguy-hiem-nhat-the-gioi.html

Trung Quốc: Dịch bệnh bùng phát, 7 tỉnh ban bố ‘tình trạng thời chiến’

Vũ Dương

Mục lục bài viết         

Đâu đâu cũng là chiến trường

Tình hình Bắc Kinh nghiêm trọng

Nhiều vùng Đông Bắc tái bùng phát dịch

Virus đột biến xuất hiện liên tục

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã tái bùng phát ở nhiều tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc. Chỉ trong vòng một tuần, 7 tỉnh thành đã thông báo rằng họ đã bước vào trạng thái phòng chống dịch bệnh như tình trạng thời chiến, theo Epoch Times.

Chiều ngày 8/1, chính quyền thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, đã tổ chức cuộc họp thông báo rằng thành phố này đã bước vào trạng thái thời chiến trong phòng chống dịch. Trước đó một tháng, thành phố Mãn Châu Lý, một khu vực khác ở Nội Mông cũng tuyên bố tình trạng tương tự.

Đâu đâu cũng là chiến trường

Tại cuộc họp, chính quyền thành phố Xích Phong yêu cầu tất cả người dân trong toàn thành phố không được ra ngoài trừ khi thật sự cần thiết, tạm ngưng các hoạt động vui chơi giải trí quy mô lớn, hoãn “chuyện cưới xin”, còn “tang lễ” tổ chức sao cho đơn giản nhất có thể.

Trong lúc phát biểu, ông Mạnh Hiến Đông  (Meng Xiandong), Bí thư Đảng ủy thành phố Xích Phong, đã cho phép quân sự hóa vấn đề dịch bệnh, chỉ đạo rằng: “Đâu đâu cũng đều là chiến trường”, “Canh phòng nghiêm ngặt”, “Quản lý tốt người dân của mình”, v.v.

Theo các nguồn tin chính thức, hơn 3.660 người từ thành phố Thạch Gia Trang và thành phố Hình Đài thuộc tỉnh Hà Bắc đã ra vào thành phố Xích Phong trong hai ngày qua.

Chính quyền tỉnh Hà Bắc ngày 5/1 thông báo toàn tỉnh bước vào trạng thái thời chiến. Hiện tại, huyện Cảo Thành, thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh này đã trở thành khu vực có nguy cơ cao duy nhất trên cả nước. Bắt đầu từ ngày 6/1, thành phố Thạch Gia Trang tuyên bố “đóng cửa”, thực hiện kiểm soát khép kín trên toàn thành phố.

Video: Dịch bệnh tỉnh Hà Bắc tiếp tục lan rộng, người dân xét nghiệm axit nucleic, thành phố Thạch Gia Trang và thành phố Hình Đài bị phong tỏa.

Ngày 6/1, thành phố Nam Cung, tỉnh Hà Bắc, đã thông báo “phong tỏa thành phố”, giao thông vận tải công cộng tạm dừng, trường học cũng thông báo đóng cửa. Một người dân sống ở Hình Đài nói với Thời báo Epoch Times rằng dịch bệnh ở Hà Bắc lần này “khí thế hung mãnh”, và cũng rất bất ngờ.

Ngoài ra, huyện Trác Lộc, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, ngày 5/1 đã ban bố trạng thái thời chiến. Hiện tỉnh Hà Bắc đã công bố 17 vùng có nguy cơ trung bình và 1 vùng nguy cơ cao. Tuy nhiên, vì ĐCSTQ luôn che giấu sự thật đại dịch, ngoại giới lo lắng rằng tình hình thực tế khả năng còn nghiêm trọng hơn.

Tình hình Bắc Kinh nghiêm trọng

Chiều ngày 8/1, chính quyền Bắc Kinh thông báo, tính đến thời điểm hiện tại, có 8 khu vực có nguy cơ trung bình trên toàn thành phố.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ tin đồn “Bắc Kinh đã bước vào trạng thái thời chiến”, nhưng kể từ ngày 8/1, sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh và sân bay quốc tế Bắc Kinh đã đình chỉ tổng cộng 11 chuyến bay quốc tế.

Theo cư dân mạng, bắt đầu từ sáng ngày 7/1, việc hạn chế xe cộ đi vào Bắc Kinh đã dẫn đến tình trạng tắc đường nghiêm trọng.

Theo báo cáo chính thức của chính quyền Trung Quốc ngày 8/1, dịch bệnh Covid trong nước hiện nay cho thấy có tồn tại chung vấn đề lây nhiễm từ người sang người và từ vật sang người, thường xuyên xuất hiện các ca nhiễm không triệu chứng.

Nhiều vùng Đông Bắc tái bùng phát dịch

Tối ngày 2/1, thành phố Hắc Hà thuộc tỉnh Hắc Long Giang ban bố tình trạng thời chiến, nhà chức trách đã cho “đóng cửa thành phố”, đình chỉ giao thông, đóng cửa trường học. Ngoài ra, thành phố Đông Ninh, thành phố Tuy Phân Hà và huyện Tháp Hà trong vùng Đại Hưng An Lĩnh thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã tuyên bố tình trạng thời chiến trong cùng 1 ngày (12/12/2020).

Vào ngày 20/12/2020, thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ban bố tình trạng thời chiến, có 1 trường hợp siêu lây nhiễm đã lây bệnh cho 33 người trong thành phố.

Theo sau Đại Liên, thành phố Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh ngày 30/12 cũng ban bố tình trạng thời chiến, 1 ca siêu lây nhiễm đã lây bệnh cho ít nhất 27 người, hành trình của bệnh nhân này trước khi phát hiện nhiễm bệnh gần như bao trùm toàn bộ thành phố. Một người trong cuộc tiết lộ với Thời báo Epoch Times rằng, địa điểm cách ly tập trung ở quận Hoàng Cô, thành phố Thẩm Dương đã hết chỗ.

Một người thạo tin tiết lộ rằng, ngày 7/1 thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh xuất hiện dịch bệnh, người dân sau khi hay tin đã đổ xô đến siêu thị giành mua thực phẩm để tích trữ. Nhiều khu phố đột ngột bị phong tỏa, có những khu phố còn bị rào bởi dây thép gai.

Video: Ngày 7/1 tiết lộ rằng, thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh xuất hiện dịch bệnh khiến nhiều khu phố bị phong tỏa.

Virus đột biến xuất hiện liên tục

Ngày 7/1, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam ban bố tình trạng dịch bệnh như trạng thái thời chiến; ngày 3/1, thành phố Linh Vũ thuộc Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ cũng làm điều tương tự.

Vào ngày 8/12/2020, tỉnh Tứ Xuyên ban bố trạng thái thời chiến, tỉnh An Huy vào ngày 10/11/2020 cũng áp dụng hình thức chống dịch này; trước đó, vào ngày 8/11/2020, thành phố Thiên Tân cũng đã thông báo trạng thái thời chiến.

Ngày 30/12/2020, thành phố Thượng Hải phát hiện trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đột biến đầu tiên ở Trung Quốc. Ngày 2/1 thành phố Quảng Châu cũng phát hiện ca nhiễm virus đột biến. Ngày 5/1, tỉnh Sơn Đông có ca nhiễm tương tự. Có thông tin cho rằng khả năng lây nhiễm của loại virus đột biến này đã tăng từ 40% đến 70%.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dich-benh-bung-phat-7-tinh-ban-bo-tinh-trang-thoi-chien.html

Covid-19 – Trung Quốc : Vũ Hán lại mất ngày Tết ?

Thanh Hà

Theo tổng kết của hãng tin Pháp AFP, tính đến hết ngày 09/01/2021, trong một tuần lễ số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng thêm 14 % so với hồi tuần trước : thế giới có thêm 660.000 bệnh nhân. Tại Trung Quốc, 18 triệu dân ở tỉnh Hà Bắc, sát cạnh khu vục thủ đô Bắc Kinh, bị cách ly do phát hiện vài chục ca dương tính với virus corona.

Các giới chức y tế Trung Quốc càng lúc càng lo ngại đại dịch bùng lên trở lại vào dịp Tết Nguyên Đán. Chính quyền kêu gọi dân chúng hạn chế đi lại, hủy các chương trình du lịch vào những ngày cuối năm. Riêng tại ổ dịch Vũ Hán, các giới chức y tế địa phương quyết định hủy sự kiện tổ chức Tết cho muôn nhà với một bữa đại tiệc tất niên.

Đặc phái viên đài RFI, Stéphane Lagarde tại Trung Quốc tường thuật từ Vũ Hán :

« Lễ hội Vạn Nhà trong mùa Tết năm nay, chúng ta đừng nghĩ tới làm gì ». Một tiếng nói vang lên từ chiếc máy phát thanh trên xe tắc –xi.  Đây là một sinh hoạt truyền thống của khu Bách Bộ Đình /Baibuting ở Vũ Hán vốn đã trở thanh một trong những biểu tượng của thành phố, cùng với khu chợ hải sản. Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã thực sự tấn một đòn mạnh vào tâm khảm của người dân tại đây. Có những người đang ngồi đánh cờ tướng trong vườn bưởi, nhóm thì tập thể dục, hay ca hát nhưng mọi người tránh đề cập đến vụ khoảng 40.000 người tập hợp tại đây hồi mùa đông năm ngoái. Khi đó thông tin vẫn bị kiểm duyệt trong lúc mà dịch viêm phổi cấp tính bắt đầu hoành hành, bệnh nhân bắt đầu phải nhập viện.

Một phụ nữ buôn bán trong khu vực này chưa sẵn sàng quên đi chuyện cũ. Bà nói : « Các cuộc tập hợp đại chúng tạo điều kiện cho virus lây lan. Truyền thống đại tiệc tất niên tuy thật là đẹp, nhưng với những gì đã xảy ra hồi năm ngoái, chúng tôi không còn dám đón Tết như mọi năm. Trước đây, đó là một sự kiện lớn. Chắc phải đợi thêm 1 hay 2 năm nữa để xem tình hình diễn biến thế nào. Hiện thời không thể tính tới việc tổ chức một sự kiện như vậy nữa ».

Không thể, hay ít ra là một ai khuyến khích điều này. Ủy ban quốc gia đặc tránh về y tế vừa yêu cầu các hộ gia đình tránh tập hợp vào dịp đón mừng năm mới » .

Từ hôm 09/01/2021 Trung Quốc tăng cường các biện pháp phong tỏa ngăn chận dịch lây lan tại hai thành phố ở phía nam thủ đô Bắc Kinh.  Tại Thạch Gia Trang (Shiijazhuang) chẳng hạn, toàn bộ hệ thống metro ngưng hoạt động cho đến Tết. Còn dân cư tại Hình Đài (Xingtai) bị cấm ra khỏi nhà trong vòng một tuần lễ.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210110-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-v%C5%A9-h%C3%A1n-l%E1%BA%A1i-m%E1%BA%A5t-ng%C3%A0y-t%E1%BA%BFt

Jack Ma mất tích? Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Cao Thịnh (Goldman Sachs) đưa ra ba dự đoán tồi tệ nhất cho Alibaba

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Cao Thịnh (Goldman Sachs) tuyên bố Alibaba đang bị chính quyền Trung Cộng điều tra và chưa biết tương lai sẽ ra sao, ngân hàng này cũng đưa ra dự đoán về ba kết cục xấu nhất dành cho Alibaba.

Công ty thương mại điện tử Trung Quốc đại lục Alibaba hiện đang đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền của chính quyền Trung Cộng. Tỷ phú Jack Ma, người điều hành công ty đã hai tháng nay chưa hề xuất hiện, dẫn đến nhiều lời đồn đoán. Hôm 04/01/2021 ngân hàng Cao Thịnh đưa ra báo cáo dự đoán về tương lai của Alibaba với ba kết cục tệ nhất có thể xảy ra:

Theo thông tin từ Sina Finance hôm 05/01/2021, Ngân hàng Cao Thịnh cho rằng Alibaba có thể rơi vào ba tình huống xấu nhất

Thứ nhất: Thu nhập từ doanh thu quảng cáo năm 2022 sẽ giảm 1% do một số giao dịch bị các nền tảng thương mại điện tử khác lấy mất. Chỉ số P/E của mảng kinh doanh thương mại điện tử chính giảm từ 18 lần xuống còn 10 lần;

Thứ hai: Việc định giá doanh nghiệp tài chính, theo đánh giá của các tổ chức tài chính truyền thống, thì cùng với sự chậm lại của các giao dịch trên nền tảng, thì số dư cho vay cũng sẽ giảm.

Thứ ba: dựa vào kỳ vọng rằng cơ quan Thuế vụ Trung Cộng tiếp tục tăng cường chia sẻ số liệu giữa các nền tảng giao dịch, Alibaba sẽ không còn được hưởng mức ưu đãi giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp như trước nữa, mức áp thuế cho tất cả ngành nghề kinh doanh sẽ tăng lên 25%.

Nhưng ngân hàng Cao Thịnh cho rằng, cả ba loại tình huống trên đều chỉ là giả định, đặc biệt tình huống thứ nhất và thứ ba xác suất thành hiện thực là khá thấp.

Theo ngân hàng Cao Thịnh, để thích nghi với môi trường cạnh tranh trong quá khứ, đại đa số các doanh nghiệp đều có giao dịch kinh doanh trên nhiều nền tảng thương mại điện tử khác. Qua khảo sát từ 149 thương hiệu lớn có gian hàng trên Tmall và phát hiện ra rằng, 77% trong các thương hiệu này đã thiết lập gian hàng đại diện trên các nền tảng thương mại điện tử khác như Taobao Mall, Pinduoduo và JD.com. Chỉ có 11% thương hiệu được bán độc lập trên Tmall. Liệu đây có phải là một hành vi vi phạm luật chống độc quyền hay không và mức độ nghiêm trọng của nó vẫn cần phải điều tra và đánh giá thêm. Các cuộc điều tra tương tự thường được ‘kéo dài.’ Cho nên, thị trường cũng không cần quá lo lắng.

Một báo cáo khác từ ngân hàng đầu tư quốc tế Nomura Securities cho biết do quy định tài chính không chắc chắn, giá cổ phiếu của Alibaba vẫn tiếp tục giảm trong thời gian ngắn.

Từ khi chính quyền Trung Cộng tiến hành điều tra chống độc quyền đối với Alibaba đến nay. Giá cổ phiếu của Alibaba đã giảm 20% so với mức cao nhất hồi tháng 10/2020, hiện tại giá cổ phiếu của Alibaba đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải hôm 24/10/2020, Jack Ma nói, nền tài chính Trung Quốc không có rủi ro hệ thống vì không có hệ thống; Nền tài chính Trung Quốc còn chưa hoàn toàn trưởng thành, và thiếu một hệ thống tài chính lành mạnh

Một số nhà phân tích chỉ ra quan điểm của Jack Ma đã chọc tức các nhà chức trách Trung Cộng. Từ đó đến nay ông đã không xuất hiện, thậm chí ông còn không có mặt tại chương trình “Những người hùng kinh doanh của Châu Phi” do ông chế tác và làm giám khảo.

Ngoại giới đồn rằng Jack Ma bị hạn chế đi lại và không được phép xuất cảnh.

Từng là người rất nổi tiếng vậy mà Jack Ma hiện tại đã hoàn toàn biến mất trong mắt công chúng. Sự chuyển biến đột ngột này lại càng gia tăng sự chú ý của dư luận.

Alibaba bị chính quyền Trung Cộng điều tra, đồng thời bị phạt 500.000 nhân dân tệ.

Fang Ming

Bích Liên biên dịch

https://etviet.com/china/jack-ma-mat-tich-ngan-hang-dau-tu-da-quoc-gia-cao-thinh-goldman-sachs-dua-ra-ba-du-doan-toi-te-nhat-cho-alibaba.html

Liệu Jack Ma đang ẩn núp hay đã bị ĐCSTQ thủ tiêu ?

Thiện Phong

Mục lục bài viết         

Liệu Jack Ma có giao dữ liệu để cứu lấy mạng mình?

Jack Ma  không hề biến mất chỉ là đang ẩn núp để điều khiển?

Những người trẻ tuổi Trung Quốc đã tiêu tiền của họ ở đâu?

Những người trẻ này đã vay để mua gì?

Dưới góc nhìn của Lý Hiểu Đồng, một nhà bình luận thuộc viện nghiên cứu Tài chính kinh tế, chúng ta sẽ cùng phân tích để có một cái nhìn sâu sắc hơn về Jack Ma người gần đây được cho là đã biến mất một cách thần bí, đồng thời xem xét tình hình hiện nay của các tập đoàn thương mại lớn, cũng như của nền kinh tế Trung Quốc (dẫn theo Epoch Times).

Kể từ khi Tập đoàn Ant Group (Tập đoàn Con Kiến) của Jack Ma bị đình chỉ hoạt động, ĐCSTQ tiếp tục chuyển mục tiêu sang Tập đoàn AliBaBa. Mà lúc này không thấy bóng dáng của Jack Ma ở đâu. Cũng có nhiều đồn đoán rằng, Jack Ma, Chủ tịch tập đoàn đã mất tích. Việc Jack Ma có mất tích hay không thì chúng ta chưa thể biết đích xác, nhưng gần đây có tin tức rằng, Bộ Tài chính ĐCSTQ và các cơ quan quản lý đang buộc Jack Ma giao nộp toàn bộ dữ liệu của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Không biết mục đích của ĐCSTQ là gì đây?

Liệu Jack Ma có giao dữ liệu để cứu lấy mạng mình?

Vào 6 /1, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng, theo các chuyên gia tư vấn của chính phủ, những người hiểu rõ tình hình pháp luật cho biết, ĐCSTQ không chỉ giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh cho vay của Ant Group, mà còn có kế hoạch yêu cầu Jack Ma giao nộp những gì ông ấy không muốn bàn giao, chẳng hạn như toàn bộ thông tin người tiêu dùng của Ant Group.

Theo những nguồn tin thân cận cho biết, một kế hoạch đang được các cơ quan quản lý của ĐCSTQ xem xét, là yêu cầu Ant Group nhập dữ liệu của mình vào hệ thống báo cáo tín dụng quốc gia do Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ điều hành.

Nhưng ĐCSTQ cũng cho một lựa chọn khác là, Ant Group chỉ cần chia sẻ thông tin này với một công ty đánh giá tín dụng do Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ kiểm soát. Có thông tin cho rằng, Ant Group cũng là cổ đông của công ty đánh giá tín dụng này, nhưng vẫn chưa bàn giao số liệu.

Được biết, Ant Group hiện có hơn 1,2 tỷ người dùng trên toàn thế giới và người dùng hoạt động hàng năm của nó vượt quá con số 1 tỷ. Trong khi, nền tảng thanh toán bên thứ ba là “ Alipay ” do Ant Group vận hành là cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa dữ liệu về thói quen tiêu dùng, hình thức vay, thanh toán và trả nợ của hàng trăm triệu người dùng. Cơ quan giám sát của ĐCSTQ cho biết, so với các ngân hàng khác ở Trung Quốc, thông tin này mang lại cho Ant Group một lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Được biết doanh thu của Ant Group chủ yếu đến từ hai mảng kinh doanh, một là thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ thương gia, hai là nền tảng công nghệ tài chính kỹ thuật số.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Ant Group đã thực hiện các khoản vay cho 500 triệu người, và hầu hết các khoản vay đến từ hơn 100 ngân hàng thương mại hợp tác với Ant Group. Theo thỏa thuận, rủi ro vỡ nợ chủ yếu do ngân hàng gánh chịu, còn Ant Group chỉ  ​​làm trung gian nhận tiền và hết trách nhiệm.

Điều này có nghĩa là, với vai trò trung gian, Ant Group vừa được lợi nhuận trung gian lại nắm giữ toàn bộ dữ liệu về thói quen tiêu dùng của hơn 1 tỷ và dữ liệu về việc thanh toán hóa đơn và các khoản vay, khoản trả nợ của khoảng 500 triệu người còn lại. Có lẽ đây cũng là một miếng mồi quá hấp dẫn nên ĐCSTQ muốn chộp lấy chăng?

Vào 11/2020, Tổng cục Giám sát thị trường của ĐCSTQ, đã ban hành dự thảo hướng dẫn chống độc quyền để trưng cầu ý kiến.  Dưới sự khống chế của ĐCSTQ, những hướng dẫn chống độc quyền như vậy sẽ không bao giờ chỉ theo ý thị trường, rất nhiều người đều biết rằng, đằng sau nó là những mục đích chính trị sâu xa hơn.

Ai cũng biết rằng, Đế chế Con Kiến ​​của Jack Ma được xây dựng dựa trên hệ thống dữ liệu lớn. Nó tương đối giống như hệ thống đánh giá tín dụng do ĐCSTQ phát triển, và Ant Group cũng có đóng góp lớn trong đó. Vào năm 2016, Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ant Financial (Alipay) đã đưa ra khẩu hiệu: “Hãy để mọi người Trung Quốc có điểm tín dụng”, Alipay “Sesame Credit” cũng được coi là Tập đoàn thương mại đầu tiên ở Trung Quốc sử dụng dữ liệu lớn để chấm điểm tín dụng cho người dùng.

Ngoài ra Tập đoàn con Kiến này cũng sử dụng hệ thống dữ liệu lớn để giúp ĐCSTQ duy trì sự ổn định. Ví dụ như đầu năm 2019, Alipay đã hỗ trợ ĐCSTQ bắt giữ gần một nghìn người trong một năm, không biết những người đó phạm tội gì. Tất nhiên, có thể có nhiều câu chuyện chưa được tiết lộ đằng sau nó. Nhưng sau đó, Con Kiến này đã bị Cục Quản lý Không gian mạng của ĐCSTQ ra lệnh chấn chỉnh hành vi thu thập bất hợp pháp dữ liệu riêng tư và độc quyền.

Hiện nay ở Trung Quốc, ngoài Jack Ma, còn có những ông lớn như: Tencent, J.D, họ đều đang nắm trong tay những thông tin dữ liệu lớn. Giờ đây những ông lớn này cũng không thể tách rời khỏi việc kiểm soát dữ liệu mà họ đang nắm giữ.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã phát triển mạnh mẽ việc xây dựng dữ liệu lớn để thực hiện chủ nghĩa tập quyền, đảng kiểm soát tất cả. Chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt, dự án Skynet, v.v, theo dõi người dân 24 giờ ở khắp mọi nơi. Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông của đảng, kể từ 2019, ĐCSTQ đã thành lập  Khoảng 74.000 trung tâm dữ liệu chiếm hơn 1/5 số trung tâm dữ liệu toàn cầu.

Trong tương lai, ĐCSTQ muốn tham gia vào bất cứ điều gì, quản lý kinh tế hay quản lý chính trị, nó sẽ dựa vào dữ liệu lớn này. Do đó, cho dù nó có ý nghĩa kinh tế hay bất cứ điều gì, thì ĐCSTQ đều muốn làm chủ các nguồn dữ liệu này.

Các nguồn tin trước đó tiết lộ rằng, trong những năm gần đây Jack Ma đã từ chối các yêu cầu giao nộp dữ liệu về thông tin tín dụng tiêu dùng cho ĐCSTQ. Tin tức này dù đúng hay sai, chúng ta không thể biết được tâm cơ của Jack Ma ra sao. Liệu ông có thực sự là để bảo vệ an toàn thông tin người  dùng hay không? Hay chỉ muốn duy trì cái gọi là lợi thế cạnh tranh? Vẫn muốn sử dụng điều này như một con át chủ bài để thương lượng trao đổi?

Tuy nhiên, từ quan điểm của tình hình hiện tại của Jack Ma, có vẻ như không còn cơ hội để mặc cả với các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ rồi. Mọi người đều biết mấy tháng nay không thấy bóng dáng của Jack Ma đâu cả, không biết ông ta đang núp ở đâu, hay bị ĐCSTQ thủ tiêu rồi chăng? Về phần Jack Ma, tôi không biết liệu ông ấy thực sự mất tích hay ông ấy thực sự ẩn mình. Tóm lại, kể từ khi ông ấy chỉ trích hệ thống tài chính của ĐCSTQ tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Thượng Hải vào tháng 10 năm ngoái, đến nay chưa thấy bóng dáng ông xuất hiện trước công chúng, ngay cả khi Tập đoàn Con Kiến của ông bị đình chỉ, vẫn không thấy ông lên tiếng. Trong những ngày vừa qua, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và các nền tảng mạng xã hội đều đang rất quan tâm đến chủ đề “Jack Ma đã đi đâu?”.

Jack Ma  không hề biến mất chỉ là đang ẩn núp để điều khiển?

Vào 4/1, tờ “Liberation” của Pháp đã đăng một bài báo: “Tỷ phú Jack Ma thất sủng và biến mất“, các phương tiện truyền thông khác, như “Wall Street Journal”, cũng ngay lập tức giật những cái tít tương tự.

Là một doanh nhân nổi tiếng, không chỉ ở Trung Quốc mà là khắp thế giới, Jack Ma  không phải là một người đơn giản. Sự biến mất của ông ta, có thể là do ông chủ động chọn cách ẩn núp, tất nhiên cũng có thể là biến mất hoàn toàn, bởi vì không gì là không thể.

Được biết, ĐCSTQ có cái luật gọi là kiểm duyệt “quy định kép” đối với những người không tuân theo đảng hoặc là đảng viên phạm tội. Một khi họ bị “quy định kép”, người đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, và bản thân Jack Ma là một đảng viên của ĐCSTQ, vì vậy theo suy đoán, có lẽ Jack Ma đã bị “quy định kép” này cất đi rồi.

Thực sự mà nói, bất kể lý do gì đằng sau sự biến mất của Jack Ma, một người có thể hô mưa gọi gió trong cộng đồng doanh nhân Trung Quốc, lại biến mất khỏi tầm mắt công chúng một cách đột ngột như vậy. Tôi nghĩ rằng điều này quả thực sẽ khiến nhiều người trong bộ máy của ĐCSTQ và cả giới kinh

doanh, đặc biệt là các doanh nhân sẽ không thoải mái lắm đâu. Hiện tại ĐCSTQ, đang thắt chặt các tự do ngôn luận trong nội bộ đảng viên, bởi vì Jack Ma đã đóng vai trò là một minh chứng và nó có thể là bài học cho một số người tiếp theo.

Đề tài Jack Ma mất tích giờ đây đã khiến nhiều phương tiện truyền thông chính thống ở nước ngoài đồng thời chú ý. Và ngay khi tin tức về sự mất tích của Jack Ma bay khắp bầu trời, thì vào 5/1, vừa qua

Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu chủ tịch Huarong China (công ty quản lý tài sản tài chính và cho vay thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc), đã bị ĐCSTQ kết án tử hình vì tội hối lộ và tham nhũng. Được biết trong những năm gần đây, các trường hợp tội phạm kinh tế của Trung Quốc bị kết án tử hình là rất hiếm. Vì vậy, trường hợp của Lại Tiểu Dân cũng thu hút rất nhiều sự chú ý. Theo tin tức từ phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, thì số tiền tham ô của Lại Tiểu Dân, lên tới 1,788 tỷ NDT, một số tiền khổng lồ, nhưng trong số các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ, có người nhận hối lộ còn nhiều hơn, chẳng hạn như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng và rất nhiều người khác nhưng đến nay họ đều chưa bị kết án tử hình. Vậy tại sao Lại Tiểu Dân lại bị ĐCSTQ kết án tử hình nhanh như thế? Có uẩn khúc gì ở đây chăng? Hay ông ta đang nắm giữ bí mật gì nên cần phải thủ tiêu nhanh chóng?

Được biết Lại Tiểu Dân, từng là người đứng đầu Huarong China, do đó một số phương tiện truyền thông bình luận rằng bản án nặng của Lại Tiểu Dân là một thông điệp đến các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc rằng, họ cần phải “cư xử tốt”, phải biết giữ mồm.

Đối với Jack Ma, bản thân là một ông trùm kinh doanh, cũng là một đảng viên, khi nghe thông tin Lại Tiểu Dân bị kết án tử vào thời điểm này chắc hẳn cũng không tránh khỏi cảm giác xót xa.

Nhiều ông trùm kinh doanh nước ngoài, đã đưa đề tài về Jack Ma ra cá cược. Hai ngày trước, ông trùm quỹ đầu cơ của Mỹ Kyle Bass đã nói với CNBC rằng Jack Ma sẽ bị kết án trong vòng 1 năm rưỡi tới, với mức án 10 năm, và Bass sẵn sàng đặt cược với  nhóm phóng viên CNBC.

Những người trẻ tuổi Trung Quốc đã tiêu tiền của họ ở đâu?

Tiếp theo chúng ta hãy cùng bàn một chút đến tình trạng nợ nần của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Thực tế, món nợ này cũng liên quan đến Jack Ma, vì nó liên quan đến ​​”huabei” (Một sản phẩm tín dụng tiêu dùng do Ant Financial tung ra).

Căn cứ vào những “Báo cáo về tình trạng nợ của người tiêu dùng trẻ Trung Quốc” do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen của Anh công bố năm 2019, trong số những người trẻ tuổi, tỷ lệ tiếp xúc với sản phẩm tín dụng cao tới 86,6% và những người mắc nợ tín dụng chiếm 44,5% trong tổng số gần một nửa số người trẻ. Nếu bạn tiếp xúc với giới trẻ Trung Quốc hiện nay, bạn sẽ nghe được một câu khẩu hiệu của họ đó là: “Hãy tiêu tiền của ngày mai để tận hưởng cuộc sống hiện tại” có lẽ đây là nguyên nhân làm họ chìm trong nợ nần. Một cuộc khảo sát khác cho thấy gần một nửa số người vay tiêu dùng ở Trung Quốc sinh ra sau những năm 90, đứng đầu trong số những người cùng tuổi ở châu Á.

Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ, tính đến 30/6/2020, tổng số thẻ tín dụng của nước này chưa được hoàn trả trong hơn sáu tháng lên tới 85,4 tỷ nhân dân tệ, gấp hơn 10 lần so với 10 năm trước. Trong số những người vay nợ quá hạn này, những người “sau năm 90” chiếm gần một nửa.

Những người trẻ này đã vay để mua gì?

Ngoài một số mặt hàng xa xỉ, mỹ phẩm, quần áo, đồ điện tử, còn có một số nội dung tiêu dùng nghe rất nực cười. Ví dụ, một bài báo đăng trên trang Sina Trung Quốc đã nói về việc một thanh niên sử dụng khoản vay tín dụng từ “Huabei” để thưởng cho các MC hay ca sĩ… Hát hoặc làm gì đó trên các nền tảng xã hội. Cuối cùng, anh ta nợ 300.000 nhân dân tệ vì đã nạp thẻ để thưởng cho những ca sĩ này, anh ta còn nói rằng trong 4 năm tới sẽ cố gắng để tiết kiệm trả nợ.

Dani, một người với 6 năm kinh nghiệm tư vấn cho vay đã nói với giới truyền thông rằng, khách hàng của bà chủ yếu là những người trẻ tuổi. Họ có hai mục đích vay tiền chính, một là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và hai là vay tiền để trả các khoản vay khác. Trong số các khách hàng của cô, sinh viên

đại học được gọi là “quả mềm”, vì chưa có kinh nghiệm xã hội, sợ tổn hại danh tiếng nên rất dễ bị các công ty đòi nợ thuê dọa dẫm và gạ tình.

“Dani” nói rằng những người trẻ sau năm 90, là những tín đồ của Internet, việc duyệt web và xem những đoạn video ngắn đã trở thành một phần cuộc sống của họ. Trong quá trình này, chỉ cần người dùng nhấp vào thông tin liên quan hoặc liên kết khuyến mãi về các khoản vay, họ đã bị theo dõi chính xác bằng dữ liệu lớn và thuật toán. Thuật toán này dễ theo dõi, và chuyển đến tay một cách nhanh chóng, đối với những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội, chúng đã trở thành “miếng bánh” cho các nền tảng cho vay trực tuyến lớn.

Vậy làm thế nào để những thanh niên này thoát khỏi bẫy cho vay trực tuyến, một số bài báo điều tra cho rằng không có cách nào, bởi vì hầu như các khoản nợ của họ chủ yếu dựa vào cha mẹ để trả.

Một số bạn trẻ bị hấp dẫn và mắc kẹt với hình thức vay tiêu dùng tiện lợi này, họ không biết lo toan cuộc sống, chỉ sống trong hiện tại, thậm chí đại dịch năm 2020 dường như không ảnh hưởng đến cách tiêu dùng của những người trẻ tuổi này. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc, bên cho vay đang rất lo lắng.

Vào tháng 6/2020, The Wall Street Journal đưa tin rằng, một công ty công nghệ ở Bắc Kinh đã tuyển dụng hàng trăm nhân viên để hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thu hồi nợ. Công ty này hoàn toàn được cấp giấy phép hoạt động, người phụ trách công ty cho biết, tỷ lệ vỡ nợ của giới trẻ ở Trung Quốc đã tăng cao, và nhóm người tiêu dùng này đã vay rất nhiều hỗ trợ cho phong cách tiêu dùng “đắt đỏ” của họ. Người này còn cho biết rằng, đối với những người trẻ tuổi này, việc người cho vay gọi điện thoại cho cha mẹ để đòi nợ là một trong những cách rất hiệu quả, cơ hội hoàn trả cao hơn.

Việc cho vay tiền trên mạng này không chỉ làm thay đổi cuộc đời của những người trẻ này, mà còn cả cuộc đời của Jack Ma, dưới tác động của làn sóng dịch bệnh mới, không biết những câu chuyện vay mượn và lừa bịp này có bùng phát dữ dội hơn không? Tương lai của Jack Ma và Tập đoàn sẽ đi về đâu dưới chế độ của ĐCSTQ này, vẫn còn là một câu hỏi lớn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lieu-jack-ma-dang-an-nup-hay-da-bi-dcstq-thu-tieu.html

Hải quân Indonesia: Định vị được hộp đen phi cơ Sriwijaya Air gặp nạn

Hải quân cho biết đã định vị được các hộp đen của một máy bay chở khách bị rơi trên biển ngay sau khi cất cánh từ Jakarta, Indonesia hôm thứ Bảy.

Họ cho biết thêm, một đội tàu đã tìm kiếm địa điểm này và các thợ lặn hải quân sẽ sớm lấy được hai máy ghi chép thông tin của máy bay.

Người ta cũng đã tìm được các bộ phận máy bay và một số thi thể.

Chiếc Boeing 737 của Sriwijaya Air chở 62 người khi biến mất khỏi radar trên đường đến Borneo.

Ông Soerjanto Tjahjono, giám đốc ủy ban an toàn giao thông Indonesia, cho biết: “Chúng tôi đã xác định được vị trí của cả hai hộp đen.

“Các thợ lặn sẽ bắt đầu tìm kiếm ngay và hy vọng sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ thấy các hộp đen này.”

Các nhà điều tra đang phân tích các vật mà họ tin là bánh xe và một phần của thân máy bay.

Phóng viên Jonathan Head của BBC Đông Nam Á cho biết nước biển ở khu vực này của Indonesia tương đối nông và thời tiết xấu cản trở hoạt động cứu hộ nay đã được cải thiện, khiến nhiều khả năng có thể dễ tìm kiếm được hơn.

Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm dường như không mang lại hy vọng tìm thấy bất kỳ người nào còn sống sót.Nhà chức trách Indonesia nói họ đã tìm thấy vị trí được cho rằng máy bay chở khách Boeing 737 đã lao xuống biển ngay sau khi cất cánh từ thủ đô Jakarta của nước này hôm thứ Bảy.

Máy bay phản lực Sriwijaya Air chở 62 người khi nó biến mất khỏi radar mới bốn phút trong hành trình đến Pontianak ở tỉnh Tây Kalimantan.

Hôm Chủ nhật, tín hiệu được cho là đến từ máy thu của máy bay phản lực đã được truy tìm.

Hơn 10 chiếc tàu hiện đã được triển khai đến địa điểm cùng các thợ lặn hải quân.

“Chúng tôi đã phát hiện tín hiệu ở hai điểm, đây có thể là hộp đen”, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia, Bagus Puruhito, nói.

Các nhà điều tra cũng đang phân tích những vật dụng mà họ tin là mảnh vỡ của máy bay, gồm một bánh xe và những gì họ nói có thể là một phần thân máy bay.

Người phát ngôn của cảnh sát Jakarta, Yusri Yunus, nói đã nhận được hai chiếc túi từ cơ quan tìm kiếm và cứu nạn.

“Túi đầu tiên chứa tài sản của hành khách, một túi khác chứa các bộ phận cơ thể,” ông nói với giới phóng viên và thêm: “Chúng tôi vẫn đang xác định những phát hiện này”.

Nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ đã bị đình chỉ trong đêm nhưng được tiếp tục lại vào đầu ngày Chủ nhật. Bốn máy bay cũng đã được triển khai để giúp tìm kiếm.

Chiếc máy bay mất tích không phải là 737 Max, mẫu Boeing đã bị đình chỉ từ tháng 3 năm 2019 cho đến tháng 12 năm ngoái sau hai vụ tai nạn chết người.

Điều gì đã xảy ra cho máy bay?

Máy bay chở khách của Sriwijaya Air rời sân bay Jakarta lúc 14:36 giờ địa phương hôm thứ Bảy.

Ít phút sau, lúc 14:40, liên lạc cuối cùng với chiếc máy bay được ghi lại, với ký hiệu SJY182, theo Bộ Giao thông Vận tải.

Thời gian bay thông thường đến Pontianak, ở phía tây của đảo Borneo, là 90 phút.

Theo người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia, Thống chế Hàng không Bagus Puruhito, máy bay đã không phát đi tín hiệu báo động.

Nó được cho là đã rơi xuống hơn 3.000m (10.000ft) trong vòng chưa đầy một phút, theo trang web theo dõi chuyến bay Flightradar24.com.

Các nhân chứng nói họ đã nhìn thấy và nghe thấy ít nhất một vụ nổ.

Ngư dân Solihin, người chỉ xưng tên gọi, nói với đài BBC Indonesia rằng ông đã chứng kiến vụ rơi máy bay và cấp trên của ông quyết định quay trở lại đất liền.

“Máy bay rơi nhanh như chớp xuống biển và nổ tung trong nước,” ông nói. Nó rơi khá gần chúng tôi, những mảnh ván ép gần như va vào tàu của tôi.”

Máy bay chở khách Indonesia ‘có thể đã rớt’ sau khi cất cánh

Boeing bắt dừng bay toàn bộ Boeing 737 Max

Indonesia: Vì sao Boeing 737 mới tinh đã rơi?

Một số cư dân của một hòn đảo gần nơi máy bay biến mất nói với BBC rằng họ đã tìm thấy những vật thể mà họ cho là từ máy bay.

Những ai ở trên chuyến bay?

Các quan chức cho biết có 50 hành khách – gồm bảy trẻ em và ba trẻ sơ sinh – và 12 người của phi hành đoàn, mặc dù máy bay có sức chứa 130 người. Mọi người trên máy bay đều là người Indonesia.

Thân nhân của các hành khách đã lo lắng chờ đợi tại sân bay ở Pontianak, cũng như sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của Jakarta.

“Gia đình tôi có bốn người trên chuyến bay – vợ tôi và ba đứa con”, Yaman Zai nói với các phóng viên trong nước mắt.

“[Vợ tôi] đã gửi cho tôi một bức ảnh của đứa bé hôm nay… Làm sao trái tim tôi không bị xé ra thành từng mảnh?”

Chúng ta biết gì về chiếc máy bay?

Theo chi tiết hồ sơ, máy bay là một chiếc Boeing 737-500 đã 26 tuổi.

Máy bay ở trong điều kiện tốt, giám đốc điều hành Sriwijaya Air, ông Jefferson Irwin Jauwena, nói với các phóng viên.

Ông nói, việc cất cánh đã bị trì hoãn trong 30 phút do mưa lớn.

Sriwijaya Air, được thành lập năm 2003, là một hãng hàng không giá rẻ địa phương bay đến Indonesia và các điểm đến Đông Nam Á khác.

Chiếc máy bay bị mất tích khoảng 20km (12 dặm) về phía bắc thủ đô Jakarta, không xa nơi một chuyến bay khác bị rơi vào tháng 10 năm 2018.

Tổng cộng 189 người đã thiệt mạng khi một chuyến bay của Indonesia Lion Air lao xuống biển khoảng 12 phút sau khi cất cánh từ thành phố.

Thảm họa đó được cho là do một loạt lỗi trong thiết kế của máy bay, nhưng cũng có lỗi của hãng hàng không và phi công.

Đó là một trong hai vụ tai nạn khiến các cơ quan quản lý phải rút chiếc Boeing 737 Max khỏi hoạt động. Mẫu máy bay này đã tiếp tục các chuyến bay chở khách vào tháng 12 sau khi đại tu hệ thống.

Phóng viên BBC Jerome Wirawan ở Jakarta nói những sự kiện mới nhất sẽ mang đến những câu hỏi và cảm xúc khó khăn ở Indonesia, nơi mà ngành hàng không đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao kể từ vụ tai nạn của Lion Air.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55607758 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.