Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 06/01/2021

Wednesday, January 6, 2021 4:45:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 06/01/2021

Tình báo Mỹ : Nga có thể là thủ phạm vụ tấn công tin học hồi tháng 12

Thụy My

Các cơ quan tình báo Mỹ hôm 05/01/2021 kết luận Nga « rất có thể » là thủ phạm vụ tấn công tin học đại quy mô vào Hoa Kỳ hồi tháng 12 vừa qua.

FBI (cảnh sát liên bang), cơ quan an ninh nội địa, NSA (tình báo quân sự) và CISA (cơ quan phụ trách an ninh mạng của Mỹ) như vậy đã nói ngược lại với tuyên bố của tổng thống Donald Trump. Tổng thống mãn nhiệm tố cáo Trung Quốc đứng sau các vụ xâm nhập vào các phần mềm của chính phủ Mỹ và hàng ngàn công ty tư nhân.

Cuộc điều tra của bốn cơ quan tình báo Mỹ khẳng định thủ phạm « có thể là Nga », và vào thời điểm hiện nay, là « hoạt động mang tính gián điệp chứ không phải là âm mưu phá hoại cơ sở hạ tầng ». Tình báo Mỹ cho biết sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để đánh giá tầm mức của chiến dịch tấn công tin học này và đáp trả.

Cuộc tấn công được khởi động từ tháng Ba, các tin tặc lợi dụng thời điểm cập nhật một phần mềm giám sát của SolarWinds, một công ty ở Texas, được khoảng mấy chục ngàn công ty và cơ quan chính quyền trên thế giới sử dụng. Theo SolarWinds, có khoảng 18.000 khách hàng đã tải phiên bản cập nhật khiến tin tặc xâm nhập được các thư điện tử.

Nhưng các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng chỉ có khoảng vài chục cơ quan chính phủ bị tấn công. Tuy không nói cụ thể, nhưng nhiều bộ như Ngoại Giao, Ngoại Thương, Tài Chính, An ninh Nội địa từng là nạn nhân của tin tặc. Trước ông Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo từng tỏ ý nghi ngờ Matxcơva.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210106-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-m%E1%BB%B9-nga-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0-th%E1%BB%A7-ph%E1%BA%A1m-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-tin-h%E1%BB%8Dc-h%E1%BB%93i-th%C3%A1ng-12

Trump cấm Alipay và bảy ứng dụng khác của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc.

Các ứng dụng bao gồm nền tảng thanh toán được ưa chuộng Alipay, QQ Wallet và WeChat Pay.

Lệnh có hiệu lực sau 45 ngày, nói rằng các ứng dụng đang bị cấm vì chúng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Lệnh này chỉ ra rằng các ứng dụng có khả năng được sử dụng để theo dõi và xây dựng hồ sơ về các nhân viên liên bang Hoa Kỳ.

Quốc hội Mỹ chuẩn bị xác nhận Biden đắc cử giữa phản đối

Cuộc đua vào Thượng viện Georgia đang có kết quả ngang ngửa

Tencent QQ, CamScanner, SHAREit, VMate và WPS Office cũng bị nằm trong danh sách cấm giao dịch. Lệnh chỉ có hiệu lực sau khi ông Trump rời chức vụ tổng thống.

“Hoa Kỳ phải có hành động tích cực chống lại những người phát triển hoặc kiểm soát các ứng dụng phần mềm được kết nối của Trung Quốc để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta,” lệnh này cho biết.

Lệnh của Tổng thống Trump nói rằng “bằng cách truy cập vào các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính, các ứng dụng phần mềm được kết nối của Trung Quốc có thể truy cập và thu thập rất nhiều thông tin từ người dùng, bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân nhạy cảm và thông tin riêng tư.”

Chính quyền Trump đã tăng cường áp lực lên các công ty Trung Quốc trong những tháng cuối cùng ông nắm quyền, bao gồm cả những công ty mà họ coi là nguy cơ đối với an ninh quốc gia.

Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp nhắm vào một loạt công ty Trung Quốc, cho rằng các công ty này có thể chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.

Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok của Trung Quốc và gã khổng lồ viễn thông Huawei nằm trong số các công ty là nạn nhân cuộc đàn áp của Washington.

Quan chức Georgia nói ‘số liệu của ngài sai’ khi TT Trump đòi tìm phiếu

Mỹ: Hơn chục thượng nghị sỹ nỗ lực đảo ngược chiến thắng của Biden

Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này là SMIC và nhà sản xuất máy bay không người lái DJI Technology, vào danh sách đen thương mại.

Chính quyền Mỹ cũng hạn chế một số công ty Trung Quốc và Nga bị cáo buộc có quan hệ quân sự không được mua hàng hóa và công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Trung Quốc đã liên tục phủ nhận các tuyên bố rằng các công ty này chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và đã đáp trả bằng cách áp đặt luật hạn chế xuất khẩu công nghệ quân sự.

Vào tháng Tám, Mỹ đã ra lệnh cho ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng truyền thông xã hội TikTok, đóng cửa hoặc bán bớt tài sản của mình tại Mỹ.

Mặc dù không đáp ứng được thời hạn để hoàn thành việc bán, Mỹ vẫn chưa đóng cửa ứng dụng này và các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục trong tương lai.

Thất bại trong việc hủy niêm yết chứng khoán

Lệnh cấm mới nhất được đưa ra khi Nhà Trắng lặng lẽ thúc đẩy Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) xem xét lần thứ hai quyết định hủy niêm yết ba gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.

Tuần trước, NYSE thông báo họ sẽ hủy niêm yết China Mobile, China Telecom và China Unicom theo một lệnh hành pháp khác.

Tuy nhiên, vào thứ Hai, NYSE đã đảo ngược quyết định đó, thông báo rằng họ quyết định không hủy niêm yết ba công ty sau khi tham vấn thêm với các nhà quản lý Hoa Kỳ.

NYSE đưa ra quyết định dựa trên sự không rõ ràng về việc liệu lệnh nói trên có thực sự nhắm vào các chứng khoán này hay không.

Tuy nhiên, sàn giao dịch đã phải chịu áp lực về quyết định của mình.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã gọi điện cho Chủ tịch NYSE Stacey Cunningham để nói với bà rằng ông không đồng ý với quyết định này, theo Reuters.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc Marco Rubio cũng đã lên tiếng, nói rằng việc NYSE từ chối hủy niêm yết các công ty là một “nỗ lực thái quá” nhằm phá hoại lệnh hành pháp của Tổng thống.

NYSE thuộc sở hữu của Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE) có trụ sở tại Atlanta, do tỷ phú Jeffrey Sprecher điều hành.

Vợ ông, Kelly Loeffler là một trong hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang đối mặt với cuộc bầu cử sơ bộ vào thứ Ba ở Georgia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55513274

Quyết định mới nhất của NYSE: Sẽ hủy niêm yết ba công ty viễn thông Trung Quốc

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hôm thứ Tư 6/1 cho biết họ sẽ huỷ niêm yết ba công ty viễn thông Trung Quốc từ ngày 11 tháng 1, lật ngược lại quyết định ngày hôm trước của họ sau khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin nói với lãnh đạo NYSE rằng ông không đồng ý với quyết định trước đó của NYSE sẽ không huỷ niêm yết chứng khoán của ba đại công ty viễn thông Trung Quốc, theo Reuters.

Đây là lần thứ ba NYSE đảo ngược quyết định huỷ và không huỷ niêm yết ba công ty của Trung Quốc chỉ trong vài ngày trong bối cảnh bối rối về các quy định do chính quyền Tổng thống Trump đặt ra và căng thẳng leo thang trong nội bộ Washington về chính sách Trung Quốc.

NYSE hôm 5/1 đã đảo ngược quyết định công bố tuần trước về việc hủy niêm yết ba công ty viễn thông của Trung Quốc là China Mobile Ltd, China Telecom Corp Ltd và China Unicom Hong Kong Ltd sau khi tham vấn với các cơ quan quản lý liên quan.

Kế hoạch xóa niêm yết ba công ty Trung Quốc được thực hiện theo lệnh hành pháp của Nhà Trắng cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty có liên hệ với quân đội Trung Quốc.

Hôm thứ Ba 5/1, Bộ trưởng Tài chánh Mnuchin nói với Chủ tịch NYSE, Stacey Cunningham rằng ông không đồng ý với quyết định trước đó của NYSE sẽ tiếp tục niêm yết chứng khoán của ba công ty Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/nyse-se-huy-niem-yet-ba-cong-ty-vien-thong-trung-quoc/5727110.html

ĐCSTQ đã ở bên trong cánh cổng của nước Mỹ

Thu Hằng

Mục lục bài viết         

ĐCSTQ đã thâm nhập vào bên trong nước Mỹ

Mọi người tin nhầm ĐCSTQ

Bảo vệ tự do tôn giáo

ĐCSTQ không phải là đất nước Trung Quốc

Quyền được Chúa ban cho không thể bị tước đoạt

Hôm thứ Hai (ngày 4/1), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lần đầu tiên tiếp nhận phỏng vấn của The Epoch Times. Ông nói rằng ĐCSTQ hiện đã thâm nhập vào Hoa Kỳ. Chính quyền trước đây của Hoa Kỳ đã ảo tưởng về việc sống chung với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chỉ có Tổng thống Trump đã bắt đầu thay đổi chính sách, đưa người Mỹ quay trở lại truyền thống và tái thiết lập liên minh với các nền dân chủ và kinh tế thị trường tự do trên toàn thế giới để ngăn chặn mối đe dọa của ĐCSTQ.

Trong cuộc phỏng vấn,  ông Pompeo đã nêu ra kinh nghiệm đối phó với ĐCSTQ của mình trong suốt 6 năm với tư cách là thành viên Quốc hội và 4 năm phục vụ trong chính quyền TT Trump. Ông nói rằng ĐCSTQ đã năm lần bảy lượt làm trái các giao ước của mình, hơn nữa nó còn không ngừng xâm nhập vào các tổ chức dân sự của Mỹ. Vì vậy, ông kết luận rằng bất cứ điều gì ĐCSTQ nói đều không đáng  tin.

ĐCSTQ đã thâm nhập vào bên trong nước Mỹ

Ông Pompeo cho biết: “Hoàn toàn sai lầm khi tin rằng một số thành viên của ĐCSTQ sẽ tương tác với thế giới trên cơ sở công bằng và có đi có lại. ĐCSTQ đã thâm nhập và tiến vào cánh cổng của Hoa Kỳ”.

Ông nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến Hoa Kỳ. Chính quyền TT Trump đã đưa ra các hành động trên mọi lĩnh vực để xoay chuyển con tàu đi đúng hướng, để Hoa Kỳ có thể làm lại điều đúng đắn và bảo vệ mình khỏi chủ nghĩa cộng sản của chính quyền Trung Quốc…. Bây giờ là tùy thuộc vào chúng tôi”.

Ông Pompeo nói thêm: “Tôi sẽ để các đơn vị tình báo hoàn thành công việc của họ và đưa ra các báo cáo đúng hạn. Nhưng người dân Mỹ nên biết, tôi đã từng đề cập ở Wisconsin rằng ĐCSTQ đã đang ở ngay bên cạnh chúng ta. ĐCSTQ làm việc trong các trường học của chúng ta, ĐCSTQ hoạt động trong các hiệp hội và tổ chức của chúng ta. ĐCSTQ khoác lên mình nó tấm áo choàng của các tổ chức phi chính phủ. Trên thực tế, các cơ sở này là một phần của công việc thu thập thông tin tình báo của ĐCSTQ. Tất nhiên, điều này cũng đúng đối với các cuộc bầu cử”.

Mọi người tin nhầm ĐCSTQ

Ông Pompeo cũng đề cập đến lý do tại sao phải mất quá nhiều thời gian để Hoa Kỳ bắt đầu các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ, vốn bức hại Pháp Luân Công, một nhóm tín ngưỡng. Ông nói: “Bạn có thể quay lại Quảng trường Thiên An Môn. Tất cả chúng ta đều biết về chế độ tà ác này. Và nói thẳng ra, những người yêu tự do trên toàn thế giới đã biết về các đặc điểm của chế độ độc tài từ lịch sử. Nhưng chúng ta vẫn phớt lờ nó.”

Pompeo giải thích rằng thế giới đã phớt lờ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ. Trên diện rộng, đó là vì mọi người tin rằng nếu Hoa Kỳ tham gia thương mại công bằng và cùng có lợi, tình hình sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ý tưởng này rõ ràng là một “sai lầm xuyên suốt”.

Ông nói rằng Tổng thống Trump ngay từ đầu đã hiểu rõ sự thất bại của chính sách can dự nên đã thay đổi cơ bản lập trường của Hoa Kỳ, không chỉ để Hoa Kỳ thay đổi quan điểm về ĐCSTQ, mà còn thay đổi thái độ của toàn bộ phương Tây đối với ĐCSTQ. Ông nói: “Ngay cả khi bạn nhìn thấy châu Âu, châu Úc và Đông Nam Á, họ đều biết Đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ làm điều tốt”.

Ông Pompeo nói, mặc dù những người bất đồng chính kiến ​​đang đưa ra những cảnh báo về hành động sai trái của ĐCSTQ, nhưng Hoa Kỳ đã tham gia vào những hoạt động chống khủng bố nghiêm trọng khác, điều này đã khiến ĐCSTQ không nằm trong tầm ngắm.

Ông cũng tuyên bố rằng ĐCSTQ đã phá bỏ lời hứa của mình hết lần này đến lần khác. Không chỉ vi phạm lời hứa với Hoa Kỳ, họ còn vi phạm lời hứa với thế giới, với người dân Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng hứa rằng nếu có vấn đề về virus, họ sẽ tiết lộ và họ đã không thực hiện. “Có vô số ví dụ” – ông Pompeo nhấn mạnh.

Bảo vệ tự do tôn giáo

Ông Pompeo giải thích lý do tại sao ông quan tâm đến tự do tôn giáo hơn bất kỳ ngoại trưởng nào khác . Ông nói: “Đây là trung tâm của mọi nền văn minh, bởi vì con người có phẩm giá truyền thống do bản chất con người của họ. Nếu bạn làm điều đó sai, thì những điều xấu sẽ theo sau”.

Ngoại trưởng Pompeo nói rằng dưới sự lãnh đạo của TT Trump, họ không chỉ lo ngại về việc Trung Quốc đàn áp tự do tôn giáo nói riêng. “Chúng tôi đã thấy cách ĐCSTQ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực phía tây; chúng tôi cũng thấy những gì họ làm với người Tây Tạng. Giờ đây, chúng tôi thấy ĐCSTQ cũng làm tương tự với các dân tộc thiểu số khác, bao gồm cả người dân Mông Cổ và miền bắc Trung Quốc. Sau đó, là những người theo đạo Thiên Chúa trên khắp đất nước”.

Ông nói: “Đây là những xúc phạm cơ bản đến phẩm giá con người và là dấu hiệu của một chế độ độc tài, và Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng không ngoại lệ. Ông ta biết rằng để duy trì khả năng cầm quyền, ông ta phải mở rộng quyền lực và sự kiểm soát của mình nên đã xâm hại quyền tự do tôn giáo – một không gian quan trọng dành cho tất cả mọi người trên thế giới”.

Ông Pompeo cũng nói, chính quyền TT Trump đã làm hết sức mình để lật tẩy những hành động bất hợp pháp này của ĐCSTQ và tin tưởng chắc chắn rằng: “Thế giới sẽ tiếp tục duy trì sự phản đối này và yêu cầu ĐCSTQ cho phép mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng mà Chúa ban cho con người thay vì tuân theo niềm tin vào ĐCSTQ”.

ĐCSTQ không phải là đất nước Trung Quốc

Ông Pompeo giải thích lý do tại sao ông nhấn mạnh sự khác biệt rõ ràng giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc. Ông giải thích rằng những người sống ở đó là tốt, nhưng thật đáng buồn là họ “tiếp thêm lửa của chế độ chuyên quyền”.

Ông Pompeo nói: “Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ đối với những người Trung Quốc sống trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng họ sẽ tham gia kêu gọi thay đổi hành vi của chế độ trong các hoạt động quốc tế”.

Ông Pompeo nói, mọi người trên toàn thế giới đang thấy rõ ĐCSTQ đang làm những điều không tốt đẹp chút nào: “Và tôi tin rằng đúng là ĐCSTQ đang bị áp lực. Điều này không chỉ bởi vì các nhà lãnh đạo của các quốc gia yêu cầu họ, mà bởi vì mọi người trên toàn thế giới có thể nhìn thấy rõ, bộ mặt thật của ĐCSTQ đã được phơi bày”.

Ông nói, thương mại công bằng với Trung Quốc hoặc có tiếp nhận sinh viên Trung Quốc ở Mỹ không phải là vấn đề, miễn là họ không vi phạm các quy định, không gây tổn hại đến an ninh hoặc tự do của nước Mỹ.

Quyền được Chúa ban cho không thể bị tước đoạt

Ông Pompeo cũng nói về tầm quan trọng của Ủy ban về Quyền bất khả xâm phạm. Ông giải thích rằng điều này có liên quan đến ý tưởng tái thiết nước Mỹ. Các quyền tự nhiên và vốn có của người dân Hoa Kỳ do Thượng đế ban tặng. Những quyền này được trao cho nhân loại và được công nhận bởi các tổ tiên sáng lập, không phải do con người tạo ra.

Ông Pompeo nói: “Điều này nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của nước Mỹ, sự khôn ngoan và tầm nhìn của những người sáng lập Hoa Kỳ, và tại sao điều này lại quan trọng đối với sự thành công của đất nước chúng ta”. Ông khẳng định: “Tôi muốn Hoa Kỳ khôi phục lại Truyền thống”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-dcstq-da-tham-nhap-vao-hoa-ky.html

Quốc hội Mỹ chuẩn bị xác nhận Biden đắc cử giữa phản đối

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ gặp nhau hôm thứ Tư để xác nhận chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, giữa sự phản đối từ người ủng hộ Trump.

Một phiên họp chung của Quốc hội sẽ kiểm đếm và xác nhận phiếu bầu của cử tri đoàn.

Một số đảng viên Đảng Cộng hòa đã cam kết hỗ trợ nỗ lực lật ngược kết quả của Tổng thống Donald Trump bằng cách chính thức phản đối tại phiên họp, trong một cố gắng gần như chắc chắn thất bại.

Hàng trăm thành viên Vệ binh Quốc gia đang được huy động.

Những người ủng hộ ông Trump đã bắt đầu tụ tập ở Washington DC để biểu tình phản đối việc ông thất bại, và dự kiến sẽ có các cuộc biểu tình phản đối ngược lại.

Cuộc đua vào Thượng viện Georgia đang có kết quả ngang ngửa

Quan chức Georgia nói ‘số liệu của ngài sai’ khi TT Trump đòi tìm phiếu

Mitch McConnell: Đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden

Những người cuối cùng quyết định ai là tổng thống Hoa Kỳ

Trong một tweet gửi đi hôm thứ Ba, ông Trump thông báo rằng ông sẽ phát biểu tại “SAVE AMERICA RALLY” ngày hôm sau.

Ông Trump từ chối thừa nhận kết quả cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, liên tục cáo buộc gian lận mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.

Ông Biden, đảng viên Dân chủ, sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1.

Điều gì sẽ xảy ra tại Quốc hội?

Hai viện của Quốc hội – Hạ viện và Thượng viện – sẽ tổ chức một phiên họp chung vào thứ Tư, nơi họ sẽ mở các chứng chỉ được niêm phong từ 50 tiểu bang của Hoa Kỳ có chứa hồ sơ về số phiếu đại cử tri của họ.

Theo hệ thống của Hoa Kỳ, cử tri bỏ phiếu bầu của họ cho “đại cử tri”, những người này sẽ chính thức bỏ phiếu cho các ứng cử viên vài tuần sau cuộc bầu cử. Ông Biden nhận được 306 phiếu theo hệ thống cử tri đoàn, so với 232 phiếu bầu của ông Trump.

Các đại diện lưỡng đảng từ hai viện sẽ đọc kết quả hôm thứ Tư và chính thức đếm phiếu.

Có một sự chia rẽ trong đảng Cộng hòa, với hàng chục đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện và một nhóm nhỏ hơn các Thượng nghị sĩ dự kiến sẽ phản đối việc kiểm đếm từ một số tiểu bang chiến địa quan trọng.

Ted Cruz đang dẫn đầu một nhóm khoảng một chục thượng nghị sĩ kêu gọi trì hoãn 10 ngày để kiểm tra các cáo buộc gian lận bầu cử không có căn cứ.

Phó Tổng thống Mike Pence – người với tư cách là chủ tịch Thượng viện sẽ giám sát phiên họp và tuyên bố ông Biden là người chiến thắng – cho biết ông hoan nghênh động thái này.

Ông Pence không lặp lại các cáo buộc gian lận nhưng chánh văn phòng của ông nói ông chia sẻ điều mà ông gọi là “mối quan tâm của hàng triệu người Mỹ về hành vi gian lận và bất thường của cử tri”.

Theo luật bầu cử Hoa Kỳ, nhiệm vụ của ông Pence trong quá trình tố tụng hoàn toàn là động tác hành chính, nhưng ông Trump đã thúc giục phó tổng thống của mình “thông qua”.

Các phản đối được thành viên Hạ viện và thành viên Thượng viện nêu ra phải được các nhà lập pháp xem xét trong một cuộc tranh luận kéo dài hai giờ, sau đó là một cuộc bỏ phiếu.

Tuy nhiên, để phản đối được duy trì, đa số trong cả hai viện phải bỏ phiếu ủng hộ. Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện nhưng một số trong số họ đã nói rằng họ sẽ không tranh cãi kết quả. Đảng Dân chủ đang chiếm đa số trong Hạ viện.

Các đảng viên Cộng hòa hàng đầu cho biết vai trò của Thượng viện trong việc xác nhận cuộc bầu cử phần lớn là mang tính chất nghi lễ và không nên là cơ hội để kéo dài thêm tranh luận về kết quả.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã công nhận chiến thắng của ông Biden và yêu cầu các đảng viên Cộng hòa khác không phản đối.

Còn các cuộc biểu tình?

Hàng nghìn người ủng hộ ông Trump, bao gồm một số nhà hoạt động cực hữu, dự kiến sẽ tham gia các cuộc biểu tình ở Washington, với đám đông bắt đầu tụ tập hôm thứ Ba.

“Tôi đến đây để ủng hộ tổng thống”, một người biểu tình nói với hãng thông tấn AP. “Tôi không chắc ông ấy có thể làm gì vào thời điểm này, nhưng tôi muốn nghe những gì ông ấy nói.”

Các quan chức đã cảnh báo những người ủng hộ Trump không mang theo súng khi biểu tình.

Cảnh sát hôm thứ Hai đã bắt giữ thủ lĩnh của nhóm cực hữu Proud Boys, buộc tội anh ta hủy hoại tài sản liên quan đến một cuộc biểu tình trước đó. Enrique Tarrio sau đó đã được trả tự do nhưng một thẩm phán đã ra lệnh cho ông ở ta không được đến Washington.

Ông Tarrio nói trên ứng dụng mạng xã hội Parler rằng Proud Boys sẽ “đến với những con số kỷ lục”, coi các thành viên của ông là “nhóm quý ông phi thường khét tiếng nhất”.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được thị trưởng Washington DC yêu cầu hỗ trợ chính quyền địa phương. Các quan chức cho biết quân đội sẽ không được trang bị vũ khí và sẽ có mặt để giúp quản lý đám đông và kiểm soát giao thông.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55555680

Phó TT Mike Pence ‘Không tin’ mình có quyền lực ngăn chặn ‘Chứng nhận kết quả đại cử tri’ tại Quốc hội

 Bình luậnĐức Duy

Phó Tổng thống Mike Pence được cho là đã nói với Tổng thống Trump hôm thứ Ba (ngày 5/1) rằng ông không có quyền ngăn chặn chứng nhận cuộc bầu cử – một nhận xét tiếp theo việc ông Trump khẳng định rằng phó tổng thống – người đang chủ trì phiên họp chung hôm thứ Tư (ngày 6/1) của Quốc hội – có “quyền từ chối những cử tri được lựa chọn một cách gian dối”.

Theo một báo cáo từ New York Times, ông Pence được cho là đã nói với Tổng thống Trump rằng “ông ấy không tin rằng mình có quyền ngăn chặn chứng nhận của quốc hội về chiến thắng của Joseph R. Biden Jr. trong cuộc bầu cử tổng thống, bất chấp việc ông Trump khẳng định rằng ông Pence có thể làm như vậy”.

Báo cáo này được đưa ra, ngay sau một tweet trước đó của tổng thống, nói rằng phó tổng thống “có quyền từ chối các đại cử tri được lựa chọn gian lận”:

Quốc hội sẽ chính thức kiểm phiếu của Cử tri đoàn vào thứ Tư (ngày 6/1). Sự phản đối của ít nhất một nhà lập pháp ở cả Hạ viện và Thượng viện sẽ kích hoạt các cuộc tranh luận ở cả hai viện – một hiện tượng dự kiến ​​sẽ xảy ra, với hơn 100 thành viên đảng Cộng hòa (GOP) của Hạ viện và hơn một chục thượng nghị sĩ GOP báo hiệu ý định phản đối các đại cử tri được cho là không hợp lệ.

Cuối ngày thứ Ba (ngày 5/1), 88 nhà lập pháp tiểu bang từ năm tiểu bang chiến trường đã gửi một lá thư đến Phó Tổng thống Mike Pence, trong đó yêu cầu ông hoãn việc khai mạc và kiểm phiếu của các Đại cử tri đoàn – hiện đang được lên kế hoạch diễn ra trong phiên họp chung của Quốc hội vào hôm nay ngày 6/1 – “ít nhất là 10 ngày”.

“Bức thư được ký bởi 88 nhà lập pháp, với nhiều người tham gia ký hơn nữa tăng lên theo từng giờ, và những bức thư tương tự đã được ký bởi các nhà lập pháp khác ở các bang chiến trường, nâng tổng số lên hơn 100 người ký”, Got Freedom cho biết trong một tuyên bố vào ngày 5/1.

Theo The Epoch Times, Tổng thống Donald Trump nói vào ngày 4/1 rằng, ông hy vọng Phó tổng thống Mike Pence sẽ hành động nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần thực hiện nghi thức công bố kết quả kiểm phiếu Đại cử tri Đoàn trong phiên họp toàn thể Quốc hội vào ngày 6/1.

“Tôi hy vọng Mike Pence sẽ hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này vì chúng ta. Tôi hy vọng Phó tổng thống của chúng ta sẽ vượt qua tình thế này một cách xuất sắc. Ông ấy là một người tuyệt vời. Tất nhiên, nếu ông ấy không vượt qua được, tôi sẽ không thích ông ấy nhiều nữa”, Tổng thống Trump nói với đám đông tại một cuộc mít tinh ở tiểu bang Georgia.

Theo The Times, khi kết quả từ tất cả các bang đã được xem xét, ông Pence – với tư cách là phó tổng thống cũng là chủ tọa của Thượng viện, sẽ được kêu gọi đọc phiếu của Cử tri đoàn cho từng ứng cử viên, chính thức hóa chiến thắng của ông Biden.

Ông Pence đã dành hàng giờ với các nghị sĩ và luật sư trong những ngày gần đây. Các đồng minh của ông cho biết họ mong đợi ông thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp vào ngày 6/1. Nếu ông Pence vì lý do nào đó không thể hoặc không muốn thực hiện vai trò chủ tịch Thượng viện, thì vai trò đó sẽ thuộc về Thượng nghị sĩ Charles E. Grassley – thành viên GOP của Iowa – là thành viên GOP tại nhiệm lâu nhất của Hạ viện.

Tuy nhiên, Chánh văn phòng của ông Pence, Marc Short, cho biết hôm thứ Bảy (ngày 2/1) rằng phó tổng thống “hoan nghênh những nỗ lực của Hạ viện và Thượng viện trong việc sử dụng thẩm quyền mà họ có theo luật để đưa ra phản đối và đưa ra bằng chứng trước Quốc hội và người dân Mỹ”.

Lưu ý rằng ông Pence đã chia sẻ “mối quan tâm của hàng triệu người Mỹ về gian lận cử tri và các hành vi bất thường”.

“Một số người đã suy đoán rằng phó tổng thống có thể chỉ cần nói ‘Tôi sẽ không chấp nhận những đại cử tri này’ – rằng ông ấy có thẩm quyền làm điều đó theo Hiến pháp”, luật sư của ông Trump, Jay Sekulow cho biết trong tuần này, nói thêm: “Tôi thực sự không nghĩ rằng đó là hàm ý của Hiến pháp”.

“Nếu đúng như vậy, bất kỳ phó tổng thống nào cũng có thể từ chối bất kỳ cuộc bầu cử nào”, ông Sekulow nói. “Đây nhiều khả năng là chức năng thủ tục của cấp bộ trưởng”.

Trong một cuộc vận động tranh cử ở Georgia vào thứ Hai (ngày 4/1), ông Pence nói với đám đông rằng “hãy đến vào thứ Tư này, chúng ta sẽ có ngày của chúng ta tại Quốc hội. Chúng ta sẽ nghe phản đối. Chúng ta sẽ nghe bằng chứng”.

Đức Duy

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bao-cao-pho-tt-mike-pence-khong-tin-minh-co-quyen-luc-ngan-chan-chung-nhan-ket-qua-dai-cu-tri-tai-quoc-hoi-125948.html

Thượng viện Pennsylvania yêu cầu Quốc hội hoãn chứng nhận kết quả bầu cử tại tiểu bang này

Hương Thảo

Ngày 5/1 (theo giờ Mỹ), lãnh đạo đa số Thượng viện tiểu bang Pennsylvania – Tim Ward và một số thượng nghị sĩ đã ký một lá thư gửi đến lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện – McConnell và lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện – McCarthy, thúc giục Quốc hội hoãn việc phê chuẩn kết quả bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania.

Bức thư tuyên bố Pháp viện Tối cao Hoa Kỳ vẫn chưa xét xử vụ kiện giữa Tổng thống Trump và Kathy Boockvar – Chánh Thư ký của tiểu bang Pennsylvania. Do đó, để đảm bảo tính trung thực của cuộc bầu cử Mỹ, Thượng viện và Hạ viện nên hoãn lại việc chứng nhận kết quả bầu cử của tiểu bang này.

Ngay sau đó, Tổng thống Trump đã đăng lại bức thư kèm dòng tweet bằng chữ in hoa: “TIN LỚN TỪ TIỂU BANG PENNSYLVANIA!”

Bức thư từ Thượng viện tiểu bang Pennsylvania nêu rõ rằng, hầu hết các thành viên của Thượng viện tiểu bang này đều cảm thấy bất an về những vấn đề đã xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Ví dụ, Thống đốc tiểu bang Pennsylvania – Tom Wolf và Chánh Thư ký Kathy Boockvar đã có những hành vi trái phép, đồng thời, Tối cao Pháp viện tiểu bang Pennsylnivia cũng đã vượt quyền khi tham gia thiết lập quy chế bầu cử vốn thuộc thẩm quyền của Quốc hội tiểu bang Pennsylvania.

Bức thư cũng chỉ rõ các quy định bầu cử do tiểu bang Pennsylvania ký vào năm 2019, quy định rằng tất cả các lá phiếu gửi qua đường bưu điện phải đến muộn nhất vào lúc 8 giờ tối, đêm ngày bầu cử; các quan chức tại địa điểm bỏ phiếu phải xác nhận chữ ký của cử tri; ủy ban bầu cử quận phải bắt đầu kiểm đếm những lá phiếu vắng mặt và gửi qua thư từ 8 giờ sáng vào ngày bầu cử; các giám sát viên do ứng viên hoặc đảng có liên quan bầu chọn phải được phép giám sát quá trình kiểm phiếu vắng mặt và phiếu gửi qua đường bưu điện.

Tuy nhiên, vào tuần thứ bảy trước cuộc bầu cử năm 2020, Tối cao Pháp viện tiểu bang Pennsylvania đã hành động vượt quá quyền hạn khi thông qua các quyết định như: cho phép nhận các lá phiếu gửi qua đường bưu điện đã quá hạn 3 ngày; cho phép kiểm phiếu bưu điện mà không có dấu bưu điện, cũng như không cần xác minh chữ ký trên lá phiếu bầu.

Hơn nữa, Chánh Thư ký tiểu bang Pennsylvania cũng đã cho phép phân phối quy mô lớn các thùng phiếu không an toàn ở các khu vực chủ yếu là thành viên Đảng Dân chủ sinh sống. Đồng thời, một số quận (không phải tất cả các quận) được phép cử đại diện để giúp cử tri sửa chữa một số sai sót trong các lá phiếu gửi qua đường bưu điện một ngày trước cuộc bầu cử.

Ngoài ra, những quan sát viên Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Pennsylvania đã bị cấm giám sát quá trình kiểm phiếu. Thậm chí, sau khi tòa ra phán quyết cho phép họ giám sát quá trình kiểm phiếu, những giám sát viên này vẫn bị buộc phải đứng ở vị trí cách xa nhân viên kiểm phiếu khiến họ không thể nhìn rõ được toàn bộ quá trình.

Các nghị sĩ ký tên vào bức thư này cho biết, trước nhiều hoạt động đáng ngờ và bất hợp pháp trong cuộc bầu cử năm 2020, họ phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử của tiểu bang Pennsylvania.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-vien-pennsylvania-yeu-cau-quoc-hoi-hoan-chung-nhan-ket-qua-bau-cu-tai-tieu-bang-nay.html

Dòng người ủng hộ TT Trump đổ về thủ đô Washington DC trước cuộc biểu tình lịch sử

Quý Khải

Hàng trăm nghìn (có thể lên đến hàng triệu) người Mỹ đã đổ về thủ đô Washington DC trong một lễ diễu hành bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump trong ngày 6/1 theo giờ Mỹ – ngày Quốc hội chính thức phê duyệt kết quả tổng tuyển cử 2020.

Lễ tuần hành, với tên gọi “Lễ tuần hành cứu lấy nước Mỹ (Save America March)” đang diễn ra tại Nhà Trắng. Sự kiện đã bắt đầu lúc 9h sáng (giờ địa phương, tức 9h tối thứ Tư ngày 6/1 theo giờ VN).

Một loạt những người ủng hộ TT Trump có tiếng nói trong giới chính trị dự kiến ​​sẽ có bài phát biểu, bao gồm Donald Trump Jr., Kimberly Guilfoyle, Amy Kremer, Rudy Giuliani, Katrina Pierson, Boris Epshteyn, Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton, Giám đốc điều hành MyPillow Mike Lindell, Diamond and Silk, Georgia State Đại diện Vernon Jones, Roger Stone, Benny Johnson, Scott Presler, Bernie Kerik và Ali Alexander.

TT Trump dự kiến ​​cũng sẽ có bài phát biểu.

Cuộc biểu tình là một phần của sự kiện kéo dài hai ngày tại thủ đô nước Mỹ để phản đối việc phê duyệt các lá phiếu Đại cử tri đoàn ​​ngày hôm nay tại Quốc hội nhằm đem đến một chiến thắng cho Joe Biden trong bối cảnh có nhiều cáo buộc gian lận.

Thị trưởng Washington DC Bowser thuộc Đảng Dân chủ đã ra lệnh phong tỏa các con đường, khiến ngay cả những du khách dày dạn kinh nghiệm nhất cũng khó có thể di chuyển quanh thành phố. Các nhà hàng đóng cửa và nhiều khách sạn đóng cửa. Ngoài ra, thị trưởng DC, người đã từ chối điều động Vệ binh Quốc gia khi hai nhóm cánh tả cực đoan Black Lives Matter và Antifa cố gắng xâm phạm khu vực Nhà Trắng, lại đã kêu gọi Lực lượng Vệ binh Quốc gia giữ những người biểu tình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dong-nguoi-ung-ho-tt-trump-do-ve-thu-do-washington-dc-truoc-cuoc-bieu-tinh-lich-su.html

Warnock dự kiến giành ghế Thượng viện Georgia cho đảng Dân chủ

Ứng cử viên Đảng Dân chủ Raphael Warnock được dự đoán sẽ giành chiến thắng đầu tiên trong hai cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia, trước Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler.

Với 98% số phiếu đã được kiểm, các mạng truyền hình Hoa Kỳ và hãng thông tấn Associated Press dự đoán là ông Warnock sẽ giành chiến thắng.

Quyền kiểm soát Thượng viện trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ được quyết định bởi kết quả của cuộc đua thứ hai.

Kết quả là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump.

Nếu được xác nhận, ông Warnock sẽ trở thành thượng nghị sĩ da đen đầu tiên của tiểu bang Georgia – một tiểu bang có chế độ nô lệ trong Nội chiến Hoa Kỳ – và là thượng nghị sĩ da đen thứ 11 trong lịch sử Hoa Kỳ.

Rạng sáng ngày thứ Tư, ông Warnock đã tuyên bố chiến thắng trước bà Loeffler, mặc dù một số phiếu vẫn còn chưa được đếm.

Trong tuyên bố chiến thắng, ông Warnock bày tỏ lòng tôn kính đối với mẹ, Verlene, người khi còn là một thiếu nữ đã làm việc như một công nhân nông trại.

“Ngày ấy – vì đây là nước Mỹ – đôi bàn tay 82 tuổi từng đi hái bông gòn thuê cho người khác đã đi bỏ phiếu và bầu đứa con trai út của mình làm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ,” ông nói.

Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler và David Perdue đang có số phiếu sát nút với các đảng viên Đảng Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff.

Mặc dù ứng cử viên đảng Dân chủ của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cần giành được cả hai ghế để giành toàn quyền kiểm soát Quốc hội, đảng Cộng hòa của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump chỉ cần giành được một chiến thắng để giữ lại Thượng viện.

Quan chức Georgia nói ‘số liệu của ngài sai’ khi TT Trump đòi tìm phiếu

Từ đài báo VN đến truyền thông mạng xã hội ở Mỹ

Khi nào sẽ có kết quả?

Với 98% số phiếu được kiểm từ 159 quận của Georgia, ông Warnock có vị trí dẫn đầu so với bà Loeffler, trong khi ông Perdue được xếp ngang hàng với ông Ossoff.

Hàng nghìn phiếu bầu vẫn đang được tính ở các vùng ngoại ô Atlanta như Quận DeKalb, nơi được cho là sẽ mang lại nhiều lợi thế cho đảng Dân chủ.

Quan chức bầu cử Georgia Gabriel Sterling nói với CNN rằng kết quả cuối cùng được dự kiến sẽ có vào giờ ăn trưa ngày thứ Tư.

Trong khi đó, ông Trump – người tuyên bố không có căn cứ rằng ông là nạn nhân của gian lận bầu cử khiến các chiến lược gia Đảng Cộng hòa lo lắng về số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện hôm thứ Ba – tiếp tục gây hoang mang về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu ở tiểu bang Georgia.

Hôm thứ Bảy, ông Trump đã thúc đẩy quan chức bầu cử hàng đầu của Georgia, Brad Raffensperger, một người thuộc đảng Cộng hòa, “tìm” đủ số phiếu để lật ngược chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của ông Biden ở tiểu bang này.

Cuộc đua vào Thượng viện Georgia quan trọng ra sao?

Cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định cán cân quyền lực trong Thượng viện.

Đảng Cộng hòa hiện nắm 52 trong số 100 ghế. Nếu cả hai ứng cử viên đảng Dân chủ đều giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba, Thượng viện sẽ được chia đều, cho phép Phó tổng thống sắp tới của đảng Dân chủ Kamala Harris có lá phiếu quyết định.

Điều này sẽ rất quan trọng cho việc thúc đẩy chương trình nghị sự của ông Biden, bao gồm các vấn đề chính như chăm sóc sức khỏe và các quy định về môi trường – những lĩnh vực chính sách mà đảng Cộng hòa đang tranh chấp mạnh mẽ.

Thượng viện cũng có quyền phê chuẩn hoặc từ chối các đề cử của ông Biden cho các chức vụ nội các và tư pháp.

Nếu ông Ossoff và ông Warnock đều giành chiến thắng, nó sẽ đưa Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử của Tổng thống Barack Obama năm 2008.

Thăm dò sau bầu cử cho thấy gì?

Cho đến nay, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy người dân Georgia đang có sự chia rẽ rõ ràng về đảng nào họ muốn kiểm soát Quốc hội: 49% ủng hộ đảng Cộng hòa, trong khi 48% nói ủng hộ đảng Dân chủ..

Nhân khẩu học gần như khớp với cuộc bầu cử vào tháng 11. Cử tri da đen chiếm 29% số phiếu bầu và những cử tri này ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ với tỷ lệ 9/1. Đảng Cộng hòa, trong khi đó, đang giành được đa số cử tri da trắng.

Và những cuộc khảo sát này cho thấy hầu hết các cử tri đang lặp lại những lựa chọn mà họ đã đưa ra vào tháng 11. Những người Georgia ủng hộ ông Trump hiện đang bỏ phiếu cho ông Perdue và bà Loeffler, trong khi những người ủng hộ ông Biden cũng đang làm điều tương tự cho ông Rev Warnock và ông Ossoff.

Các cuộc thăm dò ý kiến thường bao gồm phỏng vấn với cử tri sau khi họ bỏ phiếu. Những người này bao gồm người đã bỏ phiếu sớm và vào ngày bầu cử. Chỉ một số lượng nhỏ cử tri được phỏng vấn cho các cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử nên kết quả có thể khác với số phiếu bầu chính thức.

Lần bầu cử đầu vào tháng 11, ông Perdue gần như đã giành chiến thắng, chỉ thiếu đa số cần thiết với 49,7%.

Các ghế còn lại có nhiều ứng cử viên hơn, ông Warnock của đảng Dân chủ chiếm 32,9% so với 25,9% của bà Loeffler.

Đảng viên Dân chủ đã không giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia trong 20 năm qua nhưng lần này đảng sẽ được thúc đẩy bởi chiến thắng cuộc đua vào ghế tổng thống của ông Biden ở đó. Tỷ lệ chiến thắng của ông Biden là khoảng 12.000 phiếu trong số năm triệu phiếu.

Cử tri da đen quan trọng ra sao cho đảng Dân chủ?

Cộng đồng da đen của tiểu bang Georgia cao hơn gấp đôi tỷ lệ quốc gia của Mỹ, chiếm một phần ba dân số.

Trên khắp nước Mỹ, cứ 10 cử tri da đen thì có 9 người ủng hộ ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, theo một cuộc khảo sát hơn 110.000 cử tri của hãng thông tấn AP.

Ở Georgia, các nhà hoạt động cho quyền bầu cử như cựu ứng cử viên thống đốc tiểu bang, Stacey Abrams, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ủng hộ của người da đen với Đảng Dân chủ và giao tiểu bang này cho ông Biden vào tháng 11.

Mỹ: Hơn chục thượng nghị sỹ nỗ lực đảo ngược chiến thắng của Biden

Ông Warnock là mục sư lâu đời của nhà thờ Atlanta, nơi lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr lớn lên và giảng đạo bị ám sát.

Nếu được bầu, nhà thuyết giáo Baptist sẽ là người da đen đầu tiên đại diện cho tiểu bang Georgia tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng như chỉ là thượng nghị sĩ da đen thứ 11 trong lịch sử Hoa Kỳ.

Cử tri nói gì?

Các thành viên của ban bầu cử của BBC ở Georgia đã cho chúng tôi biết điều gì thúc đẩy họ bỏ phiếu.

Steven Burkhart, 53 tuổi, một cử tri độc lập từ Atlanta, người sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, nói rằng “ý tưởng về việc đảng Dân chủ kiểm soát chính phủ khiến tôi rất sợ hãi”.

Ông không đồng ý với các chính sách cải cách cảnh sát của đảng Dân chủ và nói rằng đảng có “tâm lý” phân phối lại của cải – “và tôi chỉ không nghĩ rằng điều đó có lợi cho một nền kinh tế phồn thịnh”.

Robert Patillo, 36 tuổi, một đảng viên Dân chủ từ Atlanta, người đã bỏ phiếu vắng mặt trong ngày bỏ phiếu đầu tiên, nói rằng “đảng Dân chủ đang vận động trên một nền tảng thực tế”.

“Nếu bạn nhìn vào các quảng cáo tranh cử, các ứng cử viên Đảng Cộng hòa nói rằng chúng ta cần cứu nền văn minh phương Tây và chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mác, nhưng họ không bao giờ nói về các vấn đề thực sự ảnh hưởng đến người dân Georgia.”

“Không ai trong số họ có kế hoạch giải quyết virus corona hoặc một nền tảng kinh tế có thể giúp cho người dân bình thường.”

Cody Godwin của BBC trước đó đã nói chuyện với các cử tri ở Hạt Cherokee, ngoại ô Atlanta, và cho biết hàng đợi bỏ phiếu kéo dài xung quanh những góc phố nhưng dường như đang di chuyển nhanh chóng.

Thử nghiệm lớn đầu tiên của Joe Biden

Chỉ còn hơn hai tuần nữa là lễ nhậm chức của Joe Biden, nhưng thử nghiệm thực sự đầu tiên về nhiệm kỳ tổng thống của ông là vào thứ Ba.

Nếu đảng Dân chủ đọat được hai ghế và tạo ra tỷ số hòa 50-50 ở Thượng viện, vẫn còn lâu mới chắc chắn rằng Biden sẽ có thể ban hành loại luật sâu rộng về môi trường, chăm sóc sức khỏe và kinh tế mà ông đã đề xuất trong thời gian vận động chiến dịch tranh cử tổng thống. Nhưng sự thu hẹp của biên độ sẽ đảm bảo rằng bất kỳ luật nào sẽ phải được những người trung tâm trong đảng của ông ủng hộ, như Joe Manchin của West Virginia và hai thượng nghị sĩ của Arizona.

Tuy nhiên, nó sẽ mang lại cho tổng thống mới cơ hội để đạt được những thành tựu lập pháp – và giúp ông ta dễ dàng hơn đáng kể trong việc bổ nhiệm các quan chức chính quyền và thẩm phán liên bang theo lựa chọn của mình.

Nếu đảng Cộng hòa giữ vững được Thượng viện, thì hy vọng của đảng Dân chủ sẽ phụ thuộc vào hứng bất chợt của Lãnh đạo đa số Mitch McConnell và một số người ôn hòa của đảng Cộng hòa.

Chuyện gì xảy ra kế tiếp?

Hôm thứ Tư, nhiều kịch tính chính trị dự kiến sẽ xảy ra ở Washington DC, khi các nhà lập pháp tập hợp trong một phiên họp chung đặc biệt để phê chuẩn kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Sự việc thường mang tính thủ tục – điều sẽ khẳng định chiến thắng của ông Biden – đã trở nên gây tranh cãi bất thường, với khoảng một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thề sẽ thách thức kết quả.

Nhóm do Thượng nghị sĩ Ted Cruz dẫn đầu và bao gồm cả bà Loeffler, muốn có thời gian trì hoãn 10 ngày để kiểm tra các tuyên bố không có cơ sở về gian lận bầu cử. Động thái này chắc chắn sẽ thất bại vì hầu hết các thượng nghị sĩ dự kiến sẽ tán thành kết quả đã được các tiểu bang của Hoa Kỳ chứng nhận.

Phó Tổng thống Mike Pence sẽ chủ trì phiên họp với vai trò là chủ tịch Thượng viện.

Ông Pence đã chịu áp lực của ông Trump trong tuần này để từ chối chứng nhận, nhưng phó tổng thống nói với ông Trump vào bữa trưa hàng tuần hôm thứ Ba rằng ông không có quyền lực trong Quốc hội để ngăn cản chiến thắng của ông Biden, theo New York Times.

Những người ủng hộ ông Trump đang biểu tình ở thủ đô, thách thức kết quả bầu cử tổng thống. Ông Trump dự kiến sẽ nói chuyện ở cuộc biểu tình ở thủ đô của quốc gia hôm thứ Tư. Thị trưởng đã yêu cầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai trong thành phố trong bối cảnh lo ngại về tình hình bất ổn.

Biden: ‘Thiệt hại to lớn’ cho các cơ quan an ninh Mỹ của Trump

Ông Biden, đảng viên Dân chủ, sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1.

Tổng thống Trump đã từ chối nhượng bộ cuộc bầu cử cho ông Biden, người giành được 306 phiếu đại cử tri so với số 232 của ông Trump, điều xác nhận tổng thống đắc cử.

Ông Biden giành được nhiều hơn tổng thống ít nhất bảy triệu phiếu phổ thông.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55555676

Ứng viên Dân chủ ở Georgia thắng cử vào Thượng viện Mỹ

Ứng viên Dân chủ ở Georgia hôm 5/1 đã giành một ghế trong cuộc đua vòng hai vào Thượng viện, và người thứ hai đang dẫn trước đối thủ Cộng hòa, tiến gần hơn tới khả năng giành quyền kiểm soát Thượng viện và cơ hội thúc đẩy các mục tiêu chính sách của Tổng thống đắc cử Joe Biden, theo Reuters.

Tin cho hay, ông Raphael Warnock đã đánh bại đương kim thượng nghị sĩ Cộng hòa Kelly Loeffler để trở thành thượng nghị sĩ da đen đầu tiên của Georgia.

Trong cuộc đua thứ hai, Jon Ossoff, 33 tuổi, đang dẫn trước với tỷ lệ sít sao trước đương kim thượng nghị sĩ David Perdue, và nếu thắng cử, ông Ossoff sẽ trở thành thượng nghị sĩ trẻ tuổi nhất.

Với 98% số phiếu đã được kiểm, ông Warnock dẫn trước bà Loeffler khoảng 54 nghìn phiếu, tức khoảng 1,2% tổng số phiếu, theo công ty nghiên cứu Edison Research. Trong khi đó, ông Ossoff dẫn trước ông Perdue hơn 16 nghìn phiếu.

Thắng cử trong cả hai cuộc đua sẽ giúp phe Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện, khi Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ có lá phiếu quyết định phá thế cân bằng 50 – 50, sau khi bà và ông Biden nhậm chức ngày 20/1. Đảng Dân chủ đã giành thế đa số sít sao ở Hạ viện, theo Reuters.

Hãng tin này nhận định rằng nếu phe Cộng hòa vẫn giữ được ghế của ông Perdue ở Thượng viện, về cơ bản, họ sẽ nắm quyền phủ quyết nghị trình của ông Biden liên quan tới các bổ nhiệm chính trị và tư pháp cũng như các sáng kiến về lập pháp.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-%E1%BB%9F-georgia-th%E1%BA%AFng-c%E1%BB%AD-v%C3%A0o-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9/5726853.html

TT Trump cáo buộc âm mưu ‘lừa đảo cử tri’ sau khi Georgia kêu gọi tạm dừng đếm phiếu

 Bình luậnDu Miên

Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany bình luận: “Tại sao họ lại dừng việc kiểm phiếu ở hạt Chatham thuộc đảng Dân chủ tại tiểu bang Georgia? Điều này nghe quen quen!”.

Tối ngày 5/1 (tức sáng ngày 6/1 tại Việt Nam), các quan chức bầu cử tiểu bang Georgia đã thông báo tạm dừng kiểm phiếu ở hạt Chatham. Ngay sau đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố, một trò siêu “lừa đảo cử tri” lớn đang được thiết lập chống lại các ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa của bang Georgia tại Thượng viện, là bà Kelly Loeffler và ông David Perdue trong kỳ tái bầu cử Thượng viện.

Tối cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng bầu cử của hạt Chatham là ông Tom Mahoney cho biết, các nhân viên phụ trách xử lý các lá phiếu vắng mặt tại khu vực bầu cử của hạt đã trở về nhà trong tối đó, và sẽ trở lại vào sáng hôm sau, tức tối ngày 6/1 tại Việt Nam.

Các nhân viên bầu cử ở hạt Fulton cũng sẽ tiếp tục kiểm phiếu vào buổi sáng. Tuy nhiên, một báo cáo cho biết, một vấn đề kỹ thuật đang gây chậm trễ cho quy trình kiểm phiếu của hạt DeKalb. Biện pháp để khắc phục vấn đề là các nhân viên sẽ quét khoảng 19.000 phiếu bầu theo cách thủ công để kiểm đếm và thêm vào tổng số phiếu bầu.

Bình luận trong một bài đăng về cuộc bầu cử trên Twitter, Tổng thống Trump nhận định: “Có vẻ như họ đang thiết lập một trò ‘lừa đảo cử tri’ lớn chống lại các ứng cử viên của đảng Cộng hòa. [Để] chờ xem họ cần [thêm vào] bao nhiêu phiếu?”.

Trong một dòng tweet khác, ông nói: “Tình cờ tìm thấy 4000 lá phiếu khác từ hạt Fulton. Chúng ta thấy rồi nhé!”.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng sôi nổi bình luận về chủ đề này: “Tại sao họ lại dừng việc kiểm phiếu ở hạt Chatham thuộc đảng Dân chủ tại tiểu bang Georgia? Điều này nghe quen quen!”.

Ngay sau đó, quản lý phụ trách triển khai hệ thống bầu cử Gabriel Sterling thuộc văn phòng Bộ trưởng Nội vụ bang Georgia đã lên tiếng phản đối những cáo buộc xoáy sâu vào những hành vi sai trái tiềm ẩn. Ông khẳng định, các nhân viên bầu cử hạt Chatham “không chỉ dừng lại” quy trình kiểm phiếu một cách đơn giản.

Trên cương vị là quan chức hàng đầu làm việc tại văn phòng của ông Brad Raffensperger, ông Sterling giải thích trong một bài đăng trên Twitter: “Họ đã hoàn thành việc đếm tất cả những [lá phiếu] mà họ

có trong đó. Bao gồm [số phiếu từ] Ngày bầu cử, [số] Cấp tiến, và tất cả những lá phiếu vắng mặt mà họ có. Chỗ phiếu còn lại cuối cùng sẽ là những lá phiếu vắng mặt qua thư nhận được hôm nay”.

Ông cho biết có thể sẽ có một bản cập nhật số liệu vào giữa buổi sáng ngày 6/1 (theo giờ Mỹ).

Hai cuộc tái bầu cử ở Georgia mang tính quyết định xem đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Loeffler đang đối mặt với mục sư Raphael Warnock, trong khi người thách thức vị trí của Thượng nghị sĩ Perdue là ông Jon Ossoff. Cả 2 ứng cử viên Warnock và Ossoff đều là thành viên đảng Dân chủ.

Vào đầu ngày 6/1, cuộc đua nước rút có kết quả quá sít sao để có thể đưa ra dự đoán. Tuy nhiên, mục sư đảng Dân chủ Warnock vẫn đưa ra một bài phát biểu chiến thắng để khẳng định, ông đã “chứng minh rằng với niềm hy vọng, sự cần cù và những người thân bên cạnh chúng ta, mọi thứ đều khả thi”.

Trong khi đó, bà Loeffler trấn an những người ủng hộ mình khi tuyên bố vẫn còn “con đường dẫn đến chiến thắng”. Bà cũng nói thêm rằng: “Chúng ta sẽ thắng cuộc bầu cử này”.

Việc Tổng thống Trump đưa ra bình luận cáo buộc một vụ “lừa đảo cử tri” tại tiểu bang này lặp lại thông điệp vào ngày 23/12 của ông. Trong tuyên bố đó, ông kêu gọi người dân Mỹ “ngăn chặn hành vi đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống”, cáo buộc lượng cử tri tăng đột biến trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Trong một tuyên bố qua video gửi tới toàn dân Hoa Kỳ vào tháng trước, ông nhấn mạnh, vào đêm ngày 3/11, ông đang dẫn trước ở các bang chiến trường, bao gồm Michigan, Wisconsin, Georgia và Pennsylvania. Tuy nhiên, việc đột ngột xảy ra tình trạng dừng kiểm phiếu hàng loạt vào sáng sớm ngày hôm sau, cùng với một lượng lớn phiếu được bổ sung một cách khó hiểu vào giữa đêm đã đảo ngược kết quả ban đầu, theo lời đương kim Tổng thống Hoa Kỳ.

Ông nhận định: “Những đống phiếu thiên vị cực kỳ lố bịch này vừa đủ để đẩy ông Joe Biden lên dẫn trước tại tất cả các bang dao động quan trọng. Những bất thường nổi bật đến tức mắt này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm”.

Trong khi đó, trích trong một báo cáo từ cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, những dữ liệu từ một bản báo cáo công khai cho thấy tỷ lệ chênh lệch cao một cách bất thường giữa tổng số phiếu bầu cho ông Biden và số phiếu dành cho ông Trump. Cố vấn Navarro đã thu thập các số liệu từ một bản phân tích công khai do nhóm Voter Integrity Project (Dự án liêm chính của cử tri) của báo The New York Times thực hiện.

Ông Navarro kết luận: “Những đợt tăng đột biến như vậy có thể chỉ ra rằng, những lá phiếu gian lận đã được kiểm đếm”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tt-trump-cao-buoc-am-muu-lua-dao-cu-tri-sau-khi-georgia-keu-goi-tam-dung-dem-phieu-126012.html

Nhân viên Microsoft đặt câu hỏi về các khoản đóng góp để ủng hộ Tổng Thống Trump thay đổi kết quả bầu cử

Một số nhân viên của Microsoft đã lên tiếng trên Twitter chống lại những đóng góp của công ty này để ủng hộ nỗ lực thay đổi kết quả bầu cử của Tổng thống Trump.

Trong một bài đăng Twitter vào thứ hai (ngày 4 tháng 1), chủ tịch của Microsoft Brad Smith cho biết công ty ủng hộ một sự chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa cho Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Cuộc tranh cãi liên quan đến Ủy ban Hành động Chính trị của Microsoft, được gọi là MSPAC, qua đó các nhân viên có thể đóng góp tiền cho các ứng cử viên của tiểu bang và liên bang và cho các ủy ban khác. Nhóm này từ lâu đã đóng góp cho cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Một nhân viên của Microsoft, Jake Friedman, đã đáp lại lời kêu gọi của ông Smith trên Twitter bằng cách hỏi liệu Microsoft có nên ngừng cung cấp cho những người muốn cản trở quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ hay không.

Ông Friedman đã đăng tải một ảnh chụp màn hình hiển thị khoản quyên góp 2,000 mỹ kim từ MSPAC để ủng hộ ông Jim Jordan, một Dân biểu đã ủng hộ Tổng thống Trump thay đổi kết quả bầu cử vào tháng 12.

Ông Brandon Paddock, một nhân viên khác tại Microsoft, đề nghị ngừng MSPAC hoặc chặn đóng góp của MSPAC cho những người cản trở các nguyên tắc dân chủ, mà ông Smith đã đề cập trong bài đăng trên Twitter.

Năm nay MSPAC cũng đóng góp cho các tổ chức PAC hỗ trợ các chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Steve Daines, Cynthia Lummis và Roger Marshall. Cả ba thượng nghị sĩ đều đồng lòng phản đối kết quả của Cử tri đoàn. Câu hỏi về việc liệu đóng góp của MSPAC có phù hợp với lý tưởng của Microsoft hay không được đưa ra vào tháng 11, sau khi ký giả Judd Legum chỉ ra khoản đóng góp MSPAC trị giá 2,500 mỹ kim cho một nhóm ủng hộ việc tái đắc cử Thượng nghị sĩ Lindsey Graham.

Vào tháng 6, ông Graham đã đưa ra luật giúp các cơ quan hành pháp truy cập vào các dữ kiện được mã hóa. Ông Graham tái đắc cử lại vào tháng 11. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhan-vien-microsoft-dat-cau-hoi-ve-cac-khoan-dong-gop-de-ung-ho-tong-thong-trump-thay-doi-ket-qua-bau-cu/

Chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số còn cách Hoa Kỳ bao xa?

Mục lục bài viết         

Cướp chính quyền bằng máy kiểm phiếu

Dẫn dắt dư luận tẩy não đại chúng

Kiểm duyệt ngôn luận nhân dân

Hệ thống giám sát kỹ thuật số ‘danh sách đen’

Vì ai mà chiến đấu?

TT Trump đứng trên tuyến đầu bảo vệ nhân quyền

Theo Epoch Times, hệ thống toàn trị ĐCSTQ vốn đã trên đà sụp đổ vào thời Mao Trạch Đông, nhưng sau đó nó đã tìm được cách khai thác nguồn ‘dinh dưỡng’ từ các nước tư bản để củng cố quyền lực và bành trướng ra khắp thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số.

Có thể nói rằng công nghệ số đã được sử dụng đến mức cực đại trong việc giám sát xã hội và bịt miệng dư luận. Do đó chúng ta có thể nhận ra bối cảnh được mô tả trong cuốn sách “1984” của Orwell: một xã hội toàn trị dưới sự giám sát thường xuyên của “Lão đại ca” ở khắp mọi nơi, đây là hệ thống toàn trị kỹ thuật số mà chúng ta thường đề cập đến.

Nếu chúng ta xem xét hệ thống toàn trị kỹ thuật số của ĐCSTQ từ một giác độ tương đối đơn giản, chúng ta sẽ thấy rằng hệ thống này về cơ bản bao gồm các phần sau:

Dùng nòng súng để đảm bảo chấp chính lâu dài: Một đảng chính trị dùng nòng súng để đảm bảo được nắm quyền trong một thời gian dài.

Một hệ thống truyền thông khổng lồ do các đảng phái chính trị thống trị, có nhiệm vụ khuếch đại tiếng nói của đảng, và thực hiện hướng dẫn chính trị và tẩy não công chúng.

Một hệ thống có thể tinh lọc và bưng bít ngôn luận cá nhân, chủ yếu trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, và tiêu chuẩn kiểm duyệt chính là giới định về cái gọi là “thông tin sai lệch” hoặc “thông tin có hại”.

Chúng là gì? Cái thứ nhất – ‘Thông tin sai lệch’ – là trực tiếp nói rằng bạn đưa tin tức sai sự thật và phủ nhận cơ sở thực tế của nhận xét của bạn. Cái thứ hai – ‘thông tin có hại – không thực sự phủ nhận rằng những gì bạn nói là sự thật, nhưng sự thật này được đánh giá là “có hại” bởi những người kiểm soát các nền tảng này. Nó có hại cho ai? ‘Tác hại’ là gì? Bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Họ nói rằng bạn có hại, và nhận định ​​của họ được đặt là tiêu chuẩn.

Một hệ thống không thể thiếu cho chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số là hệ thống giám sát toàn xã hội, gồm nhận dạng khuôn mặt, 5G, trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ thông tin tiên tiến khác mà chúng ta đều quen biết, là xương sống của hệ thống này.

Thiết lập các danh sách đen tất cả những người bất đồng chính kiến với xã hội chủ lưu và phương tiện truyền thông chủ lưu, thực thi tinh chuẩn để duy ổn và cô lập, giám sát những người đả kích, tạo thành xương sống của hệ thống này.

Cuối cùng, cần có một hệ thống tư pháp đóng vai trò như lưỡi liềm của kẻ cai trị.

Trung Quốc đại lục, hệ thống này được gọi là hệ thống chính trị và luật pháp – nhất thể hóa “chính trị và luật pháp” – chính là nhập toàn bộ công an, viện kiểm sát và luật pháp thành một thể hệ chuyên chế thống nhất.

Cướp chính quyền bằng máy kiểm phiếu

Tại sao chúng ta nên dành một chút thời gian để thảo luận về hệ thống chuyên chế kỹ thuật số của ĐCSTQ? Lý do thực sự rất đơn giản, nếu chúng ta bình tĩnh nhìn vào những gì đang xảy ra ở Mỹ, và lấy các mục này để so sánh, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng nước Mỹ, quốc gia được cả thế giới coi là một quốc gia tự do, hiện nay đã rất gần chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số.

Ở Trung Quốc cộng sản toàn trị, ĐCSTQ dựa vào nòng súng, tức là sức mạnh của quân đội để đảm bảo sự cai trị lâu dài của nó. Đây gọi là quyền lực đến từ nòng súng. Ở nước Mỹ dân chủ, làm thế nào để đảm bảo rằng một đảng chính trị nắm quyền lâu dài? Rất đơn giản, chỉ cần kiểm soát hệ thống bầu cử. Stalin đã phá vỡ hệ thống này rồi, chẳng phải ông ta có một câu nói nổi tiếng sao? “Ai là người bỏ phiếu không quan trọng, quan trọng là ai là người kiểm phiếu”.

Vì vậy, trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, có thể nói là một cuộc diễn tập thực chiến của “Cướp chính quyền bằng máy kiểm phiếu”. Hệ thống bỏ phiếu Dominion với chức năng điều khiển từ xa rất đầy đủ và tiện lợi, trên thực tế, hoạt động như một “nòng súng” thay thế. Chỉ cần miễn là luôn nắm trong tay hệ thống này, thì việc thực hiện một chế độ độc đảng lâu dài ở nước Mỹ không có gì là giật gân.

Dẫn dắt dư luận tẩy não đại chúng

Chúng ta hãy nhìn vào điểm thứ hai, đó là hệ thống truyền thông do các đảng phái chính trị chi phối. Tôi nghĩ câu trả lời cho đến thời điểm này không có gì phức tạp, đúng không? Tất cả những ai đã trải qua toàn bộ quá trình bầu cử này từ đầu đến nay đều có thể hiểu sâu sắc về hậu quả khủng khiếp của việc nhiều phương tiện truyền thông chủ lưu trở thành sản phẩm của đảng phái. Họ đã đạt được sự phối hợp cao, không chỉ thống nhất trong việc dẫn dắt dư luận và tẩy não công chúng, họ thậm chí đã bẻ cong ngòi bút, bắt đầu tiến trình đưa tin nghịch hướng.

Khi nhìn vào các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, chúng ta đều biết rằng chúng ta phải đọc nó theo cách khác. Những gì mà các phương tiện truyền thông đảng phủ nhận, thì về cơ bản là sự thật; và những gì mà các phương tiện truyền thông đảng hết sức phóng đại và khẳng định, thì về cơ bản là lừa đảo.

Chúng ta đã thấy nhiều cái gọi là truyền thông chính thống ở Mỹ rõ ràng đã “đổi chiều”, tức là truyền thông của một quốc gia dân chủ đã sa sút và hợp nhất với cơ quan ngôn luận của một quốc gia toàn trị. Nếu xu hướng này tiếp tục, rất có thể trong vài năm tới sẽ có những phiên bản Mỹ của Hu Xijin và Zhou Taiyu.

Kiểm duyệt ngôn luận nhân dân

Đối với Điều 3, một hệ thống tinh chặn và kiểm duyệt ngôn luận, đây là một thực tế mà nhiều người đã tự thân trải nghiệm. Bất kể nó biểu hiện là cái nhãn màu xanh bay bổng của Twitter, hay cái gọi là “Fact Checker” của Facebook, hay cái gọi là “tiêu chuẩn chính thức” của Google và YouTube, thì chúng đều là thành phần cốt lõi của hệ thống này. Các công ty này dựa vào hệ thống miễn phí để phát triển và lớn mạnh. Giờ đây, họ cảm thấy rằng họ đã đứng ở trên đỉnh thế giới – ‘quá lớn để có thể bị lật đổ’, nên họ bắt đầu điều chuyển đao khẩu, nhắm vào chế độ tự do mà hạ thủ.

Tại sao? Lý do rất đơn giản, họ muốn luôn đứng trên đỉnh của cái kim tự tháp quyền lực và giàu có này, vì vậy họ không thể để hệ thống tự do này cản đường họ.

Bạn có phát hiện ra rằng quá trình này rất giống với sự trỗi dậy của “quốc gia lợi hại” của ĐCSTQ không? Đây là lý do tại sao chúng ta có thể nói rằng chủ nghĩa toàn trị của ĐCSTQ và các lực lượng cực tả của Mỹ có chung một nguồn gốc, và rằng chúng không chỉ đồng thanh tương ứng, mà còn đồng khí tương cầu. Đây chính là lý do.

Hệ thống giám sát kỹ thuật số ‘danh sách đen’

Đối với điều 4, về mặt kỹ thuật, hệ thống giám sát kỹ thuật số của Mỹ không thua kém ĐCSTQ, thậm chí còn tiên tiến hơn. Nhưng nước Mỹ đã không thực hiện một bước như ở Trung Quốc đại lục, đơn giản vì nước Mỹ có nhiều luật hạn chế việc sử dụng rộng rãi các công nghệ này. Nhưng nếu chúng ta đặt những công nghệ này trong bối cảnh một đảng cầm quyền muốn thống trị lâu dài hoặc một nhóm lợi ích muốn kiểm soát lâu dài, chúng ta sẽ thấy rằng tờ giấy [luật pháp] này rất dễ bị xuyên thủng.

Hệ thống danh sách đen của ĐCSTQ từ lâu đã được phổ biến đến cấp làng, có thể khiến bất kỳ nhà bất đồng chính kiến ​​và người bảo vệ nhân quyền nào rơi vào tình trạng khó khăn. Các lực lượng cực tả ở Mỹ đang tích cực ‘giới thiệu’ những “kinh nghiệm” này.

AOC, được biết đến là một trong “tứ nhân bang” của đảng Dân chủ, đã công khai tuyên bố thành lập cái gọi là “Trump sycophants” (những người ủng hộ TT Trump), tuyên bố lưu trữ danh sách đen dữ liệu của những người ủng hộ “cuộc bầu cử, dịch vụ, tài trợ, hỗ trợ và đại diện” của Tổng thống Trump.

Cô ta thậm chí đã tweet để kêu gọi công chúng tiết lộ những người ủng hộ TT Trump xung quanh mình, bao gồm đồng nghiệp, hàng xóm, vợ chồng, cha con, v.v., và thiết lập cơ sở dữ liệu để tất cả những người ủng hộ Trump phải “gánh chịu hậu quả”. Những hậu quả như vậy không chỉ bao gồm áp lực buộc các công ty trục xuất những người ủng hộ TT Trump, mà còn yêu cầu những người ủng hộ TT Trump bị cấm tham gia chính trị, và chính sách này phải liên kết với những thế hệ kế tiếp ủng hộ TT Trump.

Nhiều người Mỹ cho rằng điều này thật điên rồ, và nhiều người chỉ coi nó như một trò đùa. Nhưng tôi nghĩ bất cứ ai đã từng trải qua phong trào chính trị của ĐCSTQ, đặc biệt là những người đã trải qua đủ loại áp bức tàn khốc bởi bị xếp vào thành phần chính trị ‘phản động’, tôi e rằng sẽ không ai dám cười.

Đây không phải là sự ‘bất thường’ của riêng AOC, đây chính là kế hoạch của họ. Miễn là họ kiểm soát quyền lực, không có khó khăn chính trị và kỹ thuật nào trong việc hiện thực hóa bản thiết kế này.

Vì ai mà chiến đấu?

Những người cha lập quốc của Hoa Kỳ có hai vũ khí để đảm bảo nền tự do cho đất nước này: Nắm lá phiếu bằng tay trái, và nắm súng bằng tay phải. Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo quyền sở hữu và mang vũ khí của người dân. Đây cũng là tuyến phòng thủ cuối cùng để người dân Mỹ để bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng và các quyền tự nhiên của con người.

Như chúng ta vừa thảo luận, nếu lá phiếu ở tay trái đã rơi xuống và trở thành một “nòng súng” trá hình của quyền lực toàn trị, thì súng nắm tay phải có thể tồn tại được bao lâu?

Nếu các lực lượng cực tả kiểm soát quyền lực thông qua thao túng và gian lận bầu cử, điều đầu tiên họ sẽ làm là tiếp tục sử dụng hệ thống này để chiếm Lưỡng Viện và kiểm soát hệ thống lập pháp và hành chính. Sau đó, họ có thể dùng thủ thuật họ đã tuyên bố công khai để giành Tối cao Pháp viện. Họ chỉ có một mục đích trong việc thúc đẩy mở rộng, đó là đảm bảo rằng Tối cao Pháp viện nằm trong tay cánh tả.

Bằng cách này, sự tách biệt rõ ràng của ba ngôi quyền lực (lập pháp, tư pháp và hành pháp) sẽ trở thành sự thống nhất trên thực tế của ba ngôi quyền lực, đó là sự kết thúc thực sự của thế giới Tự do. Bước tiếp theo là đảm bảo rằng các đặc quyền của các tập đoàn lợi ích cho các thế hệ tiếp sau kế tục. Làm thế nào để kế tục? Làm thế nào để đối phó với những kẻ nổi dậy với súng trong tay?

Rất đơn giản, hãy thao túng Quốc hội để sửa đổi Hiến pháp và thông qua dự luật cấm súng. Đây chính là điều họ đã kêu ca trong một thời gian dài. Lý do duy nhất khiến họ không đạt được tất cả những điều này là do vị Tổng thống đại diện cho Tự do và quyền sở hữu tư nhân không nằm trong tay họ.

Tổng thống Trump nói rằng họ bao vây ông vì ông đã cản đường họ. Sau một thời gian đầy biến động trong cuộc tổng tuyển cử, các bạn có thể sẽ có những cảm nhận khác sau khi nhìn lại câu nói này.

TT Trump đứng trên tuyến đầu bảo vệ nhân quyền

Người Mỹ thực sự đang đấu tranh cho chính mình. Tổng thống Trump cũng như toàn dân Mỹ, là một người bảo vệ nhân quyền, nhưng ông ấy chính là người đứng ở tuyến đầu.

Kết quả của cuộc chiến này sẽ quyết định liệu nước Mỹ sẽ trở lại một quốc gia của tự do và truyền thống, hay chấp nhận cái gọi là trật tự mới của chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số. Dù sẵn sàng hay không, mỗi chúng ta đều được định sẵn để không phải là người ngoài cuộc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-nghia-toan-tri-ky-thuat-so-con-cach-hoa-ky-bao-xa.html

Nhóm WHO điều tra nguồn gốc Covid-19 không được cấp visa nhập cảnh TQ

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dự kiến tới điều tra nguồn gốc virus gây ra Covid-19 tại thành phố Vũ Hán bị từ chối visa vào Trung Quốc.

Hai thành viên đã khởi hành, nhưng WHO nói vấn đề hiện nay là hồ sơ xin visa của họ chưa được duyệt.

Đi tìm nguồn gốc ‘virus Vũ Hán’

WHO sẽ điều tra nguồn gốc Vũ Hán, Trung Quốc của Covid

Covid-19: Cuộc chiến chống virus tấn công tự do ở châu Á thế nào?

Tuy nhiên, Trung Quốc nói không phải vậy, mà vấn đề là chi tiết của chuyến đi, bao gồm ngày giờ, hiện vẫn đang được sắp xếp.

Cuộc điều tra được chờ đợi từ lâu đã được Bắc Kinh đồng ý cho thực hiện sau nhiều tháng đàm phán với WHO.

Loại virus này được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán cuối năm 2019, với đợt bùng phát ban đầu liên quan đến một ngôi chợ.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng ông rất thất vọng về việc Trung Quốc vẫn chưa chốt việc cho phép nhóm tới điều tra, khi mà hai thành viên đã lên đường và những người khác không thể khởi hành vào phút chót.

“Tôi đã được đảm bảo rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh thủ tục nội bộ để nhóm công tác có thể triển khai trong thời gian sớm nhất,” ông nói với các phóng viên tại Geneva hôm thứ Ba, và giải thích ông đã

liên hệ với các quan chức cao cấp Trung Quốc để nhấn mạnh rằng “nhiệm vụ này là ưu tiên hàng đầu của WHO và của nhóm chuyên gia quốc tế”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với BBC rằng “có thể đã có vài hiểu nhầm và không cần phải diễn giải quá mức về điều đó”.

“Giới chức Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ với WHO nhưng đã có một số vụ bùng phát nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới, và nhiều nước, nhiều khu vực đang bận rộn lo ngăn ngừa virus, mà chúng tôi cũng đang phải lo về vấn đề này,” bà nói.

“Tuy vậy, chúng tôi ủng hộ việc hợp tác quốc tế và đang đẩy nhanh quá trình sắp xếp nội bộ. Chúng tôi đang liên hệ với WHO, và theo những gì tôi biết thì chúng tôi vẫn đang thảo luận về thời gian và việc sắp xếp phù hợp.”

WHO đã chuẩn bị để cử một nhóm 10 người gồm các chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc trong nhiều tháng với mục đích tìm hiểu nguồn gốc động vật gây ra đại dịch và chính xác cách thức virus đầu tiên truyền sang người.

Tháng trước, có thông báo rằng cuộc điều tra sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2021.

Theo hãng tin Reuters, giám đốc phụ trách các vấn đề khẩn cấp của WHO Mike Ryan nói rằng một người đã quay trở lại và một người đang ở nước thứ ba.

Hai thành viên của nhóm quốc tế đã khởi hành tới Trung Quốc từ đầu ngày hôm thứ Ba, WHO nói.

Chụp lại video,

Cách đơn giản nhận biết việc nhiễm virus corona

Covid-19 lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Quốc, hồi cuối năm 2019.

Ban đầu người ta tin rằng virus khởi phát từ một chợ bán thực phẩm tươi sống, nơi có bán cả động vật hiếm. Người ta cho rằng đây là nơi mà virus đã nhảy từ động vật sang người.

Nhưng nguồn gốc của virus vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia nay tin rằng khu chợ có lẽ không phải là nơi khởi phát mà chỉ là nơi bệnh dịch được phát tán rộng ra.

Một số nghiên cứu cho rằng các loại virus corona có khả năng lây nhiễm lên người có thể đã tồn tại ở dơi trong nhiều thập kỷ mà không bị phát hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là vật chủ trung gian nào đã khiến cho virus này truyền từ dơi sang người.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55555678

Covid-19 tiếp tục trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới

Thu Hằng

Các chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 vẫn chưa làm giảm được tốc độ lây lan của virus corona. Từ châu Á, đến châu Âu và châu Mỹ, Covid-19 tiếp tục gây tang thương với hơn 1,85 triệu người chết kể từ đầu dịch, theo số liệu của AFP ngày 06/01. Nhiều nước lần lượt thông báo tái phong tỏa hoặc tăng cường các biện pháp hạn chế.

Tình hình ở khu vực tây và tây nam của Hoa Kỳ, nước bị tác động nặng nhất thế giới, tiếp tục căng thẳng dù những ngày tới sẽ còn nguy kịch hơn. Ví dụ, tại thành phố Los Angeles, nơi liên tục đánh bại mọi kỷ lục trong những tuần qua, hệ thống bệnh viện đã bị quá tải và buộc phải yêu cầu đội xe cứu thương không chở đến bệnh viện những bệnh nhân có ít cơ may sống sót. Trên quy mô cả nước, Mỹ lại có một ngày kỷ lục buồn về số nạn nhân Covid-19 : 3.936 người chết trong vòng 24 giờ, theo số liệu của đại học John Hopkins ngày 05/01.

Để đối phó với nguy cơ virus lây lan mạnh, đặc biệt với biến thể mới, nhiều nước trên thế giới đã tái lập giới nghiêm, như ở nhiều tỉnh của Achentina từ ngày 05/01.

Tại châu Âu, sau khi Anh quyết định phong tỏa đến đầu tháng Ba, thủ tướng Đức Angela Merkel cũng thông báo triển hạn phong tỏa tại một số vùng đến ngày 31/01. Thống kê mới nhất của Đức vào ngày 06/01 cũng không cho thấy dấu hiệu khả quan : thêm 21.237 ca nhiễm mới và 1.019 người chết vì Covid-19 trong vòng 24 giờ qua. 

Chính phủ Pháp hiện tại tạm loại trừ khả năng phong tỏa lần thứ 3 và tiếp tục duy trì giới nghiêm. Biện pháp này cũng được áp dụng tại Bỉ. Ngày 05/01, Đan Mạch, quốc gia áp dụng bán phong tỏa từ giữa tháng 12, cũng thông báo thắt chặt các biện pháp hạn chế, yêu cầu người dân tránh mọi tiếp xúc xã hội.

Tại châu Á, có khả năng chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và ba tỉnh lân cận vào ngày 07/01 do số ca nhiễm mới tiếp tục tăng (thêm 4.900 ca), đặc biệt là ở thủ đô. Ngược lại, số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc có chiều hướng giảm (dưới 1.000 ca), tuy nhiên nhà chức trách lo ngại các ổ dịch ở nhà dưỡng lão và các nhà thờ Tin lành.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210106-covid-19-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng-%E1%BB%9F-nhi%E1%BB%81u-n%C6%A1i-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Chuyển đổi vaccine hay kéo dài thời gian giữa hai liều tiêm có an toàn?

Anh và các nước khác đang xem xét các phương cách để kéo dài mức cung khan hiếm vaccine COVID-19 bằng cách trì hoãn liều thứ hai, giảm bớt dung lượng của các liều tiêm và chuyển đổi loại vaccine giữa liều đầu tiên và liều thứ hai.

Đề nghị này đã gây nên tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học. Sau đây là lập luận và chỉ trích về những chiến lược thay đổi này:

Tại sao trì hoãn liều thứ hai?

Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, các công ty thử nghiệm liều lượng vaccine cụ thể trong những khoảng thời điểm chính xác để tạo ra bằng chứng cho thấy vaccine hoạt động tốt như thế nào. Tất cả vaccine COVID-19 được chấp thuận, cho đến nay được thiết kế để dạy cho hệ thống miễn nhiễm nhận dạng và bảo vệ cơ thể con người trước virus trong liều đầu tiên, và sau đó cung cấp một liều tăng cường thứ hai để củng cố bài học này.

Đối mặt với đại dịch lây lan nhanh chóng và biến thể mới của virus corona truyền nhiễm mạnh mẽ hơn, một số nước hy vọng mở rộng việc miễn nhiễm bằng cách cung cấp bảo vệ cho càng nhiều người càng tốt với liều đầu tiên, và trì hoãn liều thứ hai.

Tối đa hóa số những người được miễn nhiễm một phần “có thể giảm bớt những ca COVID-19 trầm trọng và do đó chuyển bớt gánh nặng của các bệnh viện”, ông Michael Head, một chuyên gia y tế toàn cầu tại Trường đại học Southampton ở Anh, nói.

Hoán chuyển giữa các vaccine như thế nào?

Pha trộn hay hoán chuyển giữa các vaccine COVID-19 phần lớn được thúc đẩy bởi cùng mục tiêu: tiêm chủng càng nhiều người càng tốt vào lúc đại dịch vẫn bùng phát mạnh.

Tiêm một liều chính của một vaccine và một liều tăng cường của một vaccine khác mang lại sự uyển chuyển trong việc sử dụng bất cứ vaccine nào có được, hơn là trì hoãn để mọi người có được hai liều tiêm của cùng một loại vaccine.

Những chiến lược này có được thực hiện trong các cuộc thử nghiệm?

Không. Không cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối nào so sánh chiến lược san sẻ các liều vaccine hay hiệu quả của việc pha trộn các loại vaccine, ông Stephen Evans, giáo sư dịch tễ dược học tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (LSHTM) nói.

Các giới chức đã nêu lên bằng chứng hạn chế từ các cuộc thử nghiệm của vaccine Pfizer/BioNTech, vaccine Oxford/AstraZeneca và vaccine Moderna. Tất cả đều đưa tới việc bảo vệ chống COVID-19 sau liều đầu tiên.

Các nhà ban hành qui định y tế của Anh nói hôm 30/12 đã phát hiện tỉ lệ thành công 80% đối với vaccine Oxford/Astrazeneca khi được tiêm hai liều, cách nhau 3 tháng, cao hơn trung bình mà các nhà bào chế phát hiện.

Ủy ban cố vấn vaccine của chính phủ Anh ngày 31/12 nói vaccine Pfizer/BioNTech đưa tới sự bảo vệ 89% từ hai tuần sau liều đầu tiên, và vaccine của Oxford/AstraZeneca “bằng chứng cho thấy liều đầu tiên…giúp có được khoảng 70% bảo vệ chống lại những ảnh hưởng của virus.” Tuy nhiên họ không cung cấp dữ liệu chi tiết.

Moderna báo cáo vaccine của họ bảo vệ được 80% sau liều đầu tiên, với hiệu nghiệm lên đến cao điểm hai tuần sau liều đầu tiên.

Tuy nhiên không có bằng chứng dài hạn là bất cứ vaccine nào trong các loại này sẽ cho được miễn nhiễm lâu dài căn cứ trên chỉ một liều, hay là hữu hiệu như thế nào nếu liều thứ hai bị trì hoãn.

BioNTech/Pfizer cảnh báo hôm 4/1 rằng họ không có bằng chứng là vaccine của họ sẽ tiếp tục bảo vệ nếu liều thứ hai không được tiêm trong vòng 21 ngày sau liều thứ nhất.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia của Mỹ, nói với CNN hôm 1/1 là Hoa Kỳ có phần chắc không trì hoãn việc tiêm liều thứ hai.

Cũng như thế, các nhà khoa học đã nêu lên những quan ngại về ý kiến pha trộn hai loại vaccine khác nhau. Một số chuyên gia nói rằng, vì tất các vaccine đều nhắm vào “gai nhọn” protein bên ngoài của virus, vaccine có thể cùng làm việc với nhau để huấn luyện cơ thể chống virus.

Nhưng không có bằng chứng là phương pháp này sẽ thành công.

“Hiện không có dữ liệu nào cả. Việc này chưa được thử nghiệm, hay nếu đã được thử nghiệm thì dữ liệu cũng chưa được công bố,” ông John Moore, giáo sư về vi sinh học và miễn nhiễm học tại Trường Y Weill Cornel ở New York, nói.

Giảm bớt dung lượng vaccine trong mỗi liều thì sao?

Tại Mỹ, một số giới chức y tế đang cứu xét việc tiêm chủng nửa liều vaccine Moderna cho những người trong độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi. Có một số dữ liệu thử nghiệm lâm sàng hỗ trợ cho chiến lược này.

Bác sĩ Moncef Slaoui, cố vấn trưởng cho chương trình vaccine Mỹ Operation Warp Speed, nói với CBS hôm 3/1 là bằng chứng từ thử nghiệm của Moderna cho thấy nửa liều phát sinh được “cùng một đáp ứng miễn nhiễm” đối với liều cao hơn 100 microgram trong người trưởng thành dưới 55 tuổi. Ông cho biết chính phủ Mỹ đang thảo luận vấn đề này với Moderna và các nhà ban hành qui định.

Ông Slaoui nói ông tin là tiêm nửa lượng vaccine là “một phương pháp nhiều trách nhiệm hơn căn cứ trên sự kiện và dữ liệu.”

Một vài nhà khoa học Mỹ đồng ý, nhưng nói rằng dữ liệu hiện chưa được công bố. “Rất mù mờ. Tôi muốn thấy dữ liệu,” ông Eric Topol, một chuyên gia về gen và giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps tại La Jolla, California, nói.

Các chiến lược này có an toàn, thành công?

Hiện chưa rõ.

Trong khi không có bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của việc trì hoãn các liều vaccine COVID-19, một số chuyên gia tin là nên chờ đợi và hiệu quả tiềm tàng là bảo vệ được số đông dân chúng hơn thì cũng đáng bỏ công.

Những người khác không chắc chắn.

“Không có dữ liện nào cả,” ông Ian Jones, giáo sư virus học tại Trường đại học Reading, Anh, nói.

Hội Miễn nhiễm Anh nói hôm 4/1 là việc trì hoãn một liều thứ hai trong 8 tuần “không chắc sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tòan bộ đáp ứng miễn nhiễm”. Theo tổ chức này dự kiến, sẽ không có rủi ro nào thêm về mặt an toàn đối với việc trì hoãn ngoài nguy cơ có thể tăng dịch bệnh trong thời gian lâm thời giữa hai liều tiêm.

Một số nhà khoa học cũng nói là dù không có bằng chứng hỗ trợ cho chiến lược pha trộn các liều vaccine từ các nhà bào chế khác nhau, bằng chứng từ các vaccine khác cho thấy một số bảo đảm.

“Căn cứ trên những cuộc nghiên cứu trước đây phối hợp nhiều loại vaccine khác nhau, một hỗn hợp giữa vaccine AstraZeneca và Pfizer chắc chắn sẽ an toàn,” bà Helen Fletcher, giáo sư về miễn nhiễm học tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, nói.

Ông Topol gọi chiến lược pha trộn và thích nghi “là một sai lầm to lớn” với những kết quả “không tiên đoán được-trong đó có khả năng có những phản ứng ngược hay việc giảm mạnh tính hiệu nghiệm. “Việc này không có ý nghĩa gì cả,” ông nói.

Một số người lo ngại về vấn đề an toàn, đặc biệt là việc trì hoãn liều thứ hai trong vài tuần. Khoảng cách này có thể giúp thời gian cho virus biến thể và phát triển việc kháng cự chống vaccine.

Sự bảo vệ của kháng thể yếu cũng có thể làm tăng nguy cơ đáp ứng miễn nhiễm bất bình thường khi con người đối mặt với virus thực sự, ông Topol nói.

Kéo dài thời gian giữa lai liều có thực tiễn không?

Kéo dài khoảng cách các liều đặt ra những nguy cơ. Gia tăng rủi ro nhiều người có thể quên hay không trở lại tiêm liều thứ hai.

Việc này cũng làm gia tăng thời gian họ không được bảo vệ tối đa, và có thể làm cho các nhà chức trách khó hơn trong việc theo dõi người nào được tiêm vaccne loại nào, khi nào và thường xuyên ra sao.

Vì những nguy cơ đó, các chuyên gia miễn nhiễm học và y tế công cộng nói việc thông tin rõ ràng là cần thiết để đảm bảo cho người dân hiểu rằng dù thời biểu, liều lượng có thể thay đổi, nhưng cần phải tiêm hai liều vaccine để được bảo vệ tốt nhất.

https://www.voatiengviet.com/a/chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-vaccine-hay-k%C3%A9o-d%C3%A0i-th%E1%BB%9Di-gian-gi%E1%BB%AFa-hai-li%E1%BB%81u-ti%C3%AAm-c%C3%B3-an-to%C3%A0n-/5726547.html

Anh: Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth ‘đã sẵn sàng’

Anh Quốc chính thức có vị thế cường quốc sở hữu hàng không mẫu hạm sau khi tàu HMS Queen Elizabeth sẵn sàng các sứ vụ vì an ninh biển trên thế giới, giới chức nước này cho biết hôm đầu tuần.

Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Navy) chính thức công bố Lực lượng Tấn công với hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth là tàu chủ lực đã hoàn tất các cuộc chạy thử và diễn tập.

Anh có đủ đôi hàng không mẫu hạm đời mới

Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam

Hôm 04/01/2020, Anh Quốc xác nhận nước này sẵn sàng cử mẫu hạm 65 nghìn tấn cùng đội tàu hộ tống “xuất quân” với thời gian chuẩn bị chỉ 5 ngày sau khi có lệnh.

Cuối 2020, HMS Queen Elizabeth đã hoàn tất cuộc diễn tập với các phi cơ F-35 của hải quân Anh và Mỹ tại vùng Biển Bắc.

Lực lượng Tấn công (Strike Group) do tàu HMS Queen Elizabeth chỉ huy sẽ có các phi cơ tàng hình F-35, trực thăng vũ trang, tàu khu trục hộ tống, tàu ngầm và tàu hậu cần cùng đi khi được triển khai.

Trang CNN nói dù chưa rõ đội tàu của Anh sẽ đến vùng biển nào trong 2021, “Trung Quốc đang chờ xem động thái của Anh là gì”.

Phó Đề đốc Steve Moorhouse, Tư lệnh Lực lượng Tấn công với HMS Queen Elizabeth là tàu chủ lực viết trên Twitter:

“Về mặt kỹ thuật, Lực lượng Tấn công dưới quyền của tôi nay đặt mức độ Sẵn sàng Tác chiến cao nhất. Chúng tôi sẵn sàng triển khai sau 5 ngày khi nhận lệnh để phản ứng lại các sự kiện toàn cầu, nhằm bảo vệ quyền lợi của Anh.”

Đây là nhóm tác chiến hải quân lớn nhất mà Anh Quốc xây dựng được từ 25 năm qua và mục tiêu của lực lượng này là giúp Anh Quốc “đảm bảo an ninh quốc tế”, ông Moorhouse viết.

Bản thân ông Steve Moorhouse từng là thuyền trưởng tàu HSM Queen Elizabeth trong thời gian chạy thử và diễn tập.

Cuối năm 2020, Bộ Quốc phòng Anh thông báo ông Moorhouse, cựu phi công và sĩ quan hải quân, lên làm tư lệnh Lực lượng Tấn công, còn ông Angus Essenhigh được phong làm thuyền trưởng chiếc tàu.

‘Sẽ qua Biển Đông’

Hồi 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó, ông Gavin Williamson nói chuyến hải hàng đầu tiên từ Anh của tàu HMS Queen Elizabeth “sẽ tới châu Á-Thái Bình Dương và qua Biển Đông”.

Cũng trong năm 2017, Anh đóng xong chiếc mẫu hàng thứ nhì, tàu HMS Prince of Wales.

Giới quan sát quân sự cho rằng sau Brexit, Anh phải tìm lại vị thế riêng trên trường quốc tế, cả về an ninh và hàng hải.

Hiện Anh vẫn là thành viên chủ chốt của Nato tại châu Âu và có các đối thoại an ninh với EU nhưng quan tâm của Anh tại vùng Biển Baltic và Biển Đông khiến nước này có tầm nhìn khác nhiều quốc gia EU khác.

Việc Anh rời EU cũng khiến cho EU chỉ còn một nước thành viên là Pháp giữ tư cách cường quốc sở hữu hàng không mẫu hạm.

Hồi tháng 9/2018, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt khi Anh Quốc cho tàu HMS Albion vào sát quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa và cho xây cất các cơ sở quân sự, bất chấp sự phản đối từ các nước khác gồm Việt Nam.

Phía Trung Quốc cử một tàu khu trục và hai trực thăng ra chặn, Reuters tường thuật vào thời điểm đó.

“Hải quân Trung Quốc đã xác định và nhận dạng chiếc tàu chiến theo đúng luật, và đã cảnh cáo yêu cầu tàu rời khỏi khu vực Tây Sa,” phía Trung Quốc cho biết.

Hải quân Hoàng gia Anh đáp trả bằng thông điệp “Tàu HMS Albion thực thi quyền tự do đi lại, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Được biết một quan chức quân sự Trung Quốc hồi cuối 2020 đã cảnh báo Anh không được cho HSM Queen Elizabeth “vào Nam Hải”, theo Tân Hoa Xã.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55550516

Thẩm phán Anh không cho nhà sáng lập Wikileaks tại ngoại

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã không được tại ngoại hôm 6/1 vì một thẩm phán Anh cho rằng có nguy cơ ông bỏ trốn trong khi Hoa Kỳ tìm cách dẫn độ ông, theo Reuters.

Hãng tin này dẫn lời thẩm phán Vanessa Baraitser nói rằng hành vi của ông Assange trong quá khứ cho thấy có cơ sở để tin rằng nếu được thả, ông sẽ lại bỏ trốn trong khi Bộ Tư pháp Mỹ tìm cách kháng cáo phán quyết bà đưa ra hôm 4/12 về việc không dẫn độ ông sang Mỹ.

Theo Reuters, bà thẩm phán đề cập tới việc ông Assange từng vi phạm việc tại ngoại và bỏ trốn tới đại sứ quán Ecuador ở London năm 2012 nhằm tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị truy nã về các cáo buộc liên quan tới tình dục.

Ông Assange trụ lại ở đại sứ quán này trong vòng bảy năm. Ông bị buộc phải rời cơ sở ngoại giao này và bị bắt sau khi Ecuador rút lại quy chế tị nạn dành cho ông.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-anh-kh%C3%B4ng-cho-nh%C3%A0-s%C3%A1ng-l%E1%BA%ADp-wikileaks-t%E1%BA%A1i-ngo%E1%BA%A1i/5727090.html

Bỉ sẽ quyết định xét xử các nghi can ISIS

Tin từ Brussels – Hôm thứ ba (5/1), các thẩm phán Bỉ quyết định liệu có đưa hàng chục phần tử Hồi giáo cực đoan bị tình nghi ra xét xử, vì những cáo buộc về vai trò của họ trong vụ đánh bom tại Brussels vào tháng 3/2016 hay không.

Một số trong số 13 nghi can liên quan đến vụ án này được cho là thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIS, đã thực hiện các vụ tấn công vào tháng 11/2015 ở Pháp và khiến 130 người thiệt mạng. Các vụ đánh bom sau đó nhằm vào phi trường Brussels và một ga tàu điện ngầm ở trung tâm thành phố, là những vụ tấn công tồi tệ nhất ở Bỉ kể từ Thế chiến 2, khiến 32 người thiệt mạng và 340 người bị thương.

Theo AFP đưa tin, một hội đồng thẩm phán sẽ họp trong phiên họp kín vào thứ ba, trước khi quyết định có nghe theo lời khuyên của các công tố viên chống khủng bố liên bang và ra lệnh xét xử hình sự hay không. Tuy nhiên, phiên tòa trên của Bỉ có thể sẽ không diễn ra trước nửa cuối năm 2022. Người được biết đến nhiều nhất trong nhóm nghi can là Salah Abdeslam, 31 tuổi, đã bị kết án 20 năm tù vào năm 2018 vì đã bắn vào cảnh sát Brussels.

Phiên tòa xét xử ở Brussels sẽ là phiên tòa thứ hai của người này ở Bỉ. Oussama Atar, một thành viên bị cáo buộc khác được cho là đã thiệt mạng ở Syria kể từ sau các cuộc tấn công ở Paris và Brussels, và có thể bị xét xử vắng mặt.

Mohamed Abrini, 36 tuổi là một nghi can chính khác được biết đến với biệt danh người đàn ông đội mũ, sau khi xuất hiện trên đoạn phim của camera an ninh ngay trước khi xảy ra vụ đánh bom ở phi trường Brussels. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bi-se-quyet-dinh-xet-xu-cac-nghi-can-isis/

Senegal, nơi người ta sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với người lạ

Colette Coleman

Khi tôi chờ đáp chuyến bay đến Dakar từ New York, người phụ nữ quấn quanh mình một mảnh vải sặc sỡ và khăn trùm đầu sáng màu hỏi cô ấy có thể sử dụng điện thoại di động của tôi được không.

Chần chừ với nụ cười bối rối, tôi tự hỏi về sự quen thuộc lạ lùng khi hỏi người lạ về chuyện đó.

Tại sao người Đức thích khỏa thân nơi công cộng

Những bữa tiệc không thể chối từ ở Georgia

Cà phê đã làm thay đổi vĩnh viễn nước Anh ra sao

Trong khi tôi đang phân vân thì một hành khách ăn mặc tương tự đưa điện thoại của bà ta cho người phụ nữ đó mà không cần suy nghĩ.

Những trải nghiệm như thế này tiếp tục diễn ra trong suốt hành trình của tôi đến Senegal, và tôi nhanh chóng nhận ra rằng đó không phải là yêu cầu táo bạo từ người lạ.

Đó là cách tôi làm quen với teraanga.

Tinh thần Teraanga

Senegal được mệnh danh là ‘Miền đất Teraanga‘.

Các hướng dẫn viên du lịch thường định nghĩa từ tiếng Wolof này (còn được viết là ‘teranga‘) là ‘lòng hiếu khách’ nhưng đó là một cách dịch thoát. “Nó thực sự phức tạp hơn nhiều. Đó là một cách sống,” ông Pierre Thiam, đầu bếp Senegal và đồng sáng lập nhà hàng Teranga ở New York, nói.

Là một du khách, tôi nhanh chóng nhận thấy rằng giá trị này thấm đẫm nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày ở Senegal. Teraanga nhấn mạnh tính hào phóng về tinh thần và sự chia sẻ của cải vật chất trong mọi cuộc gặp gỡ – ngay cả với người lạ. Điều này dựng nên một nền văn hóa mà ở đó không có ‘cái khác’.

Bằng cách cống hiến cho tất cả, bất kể quốc tịch, tôn giáo hay giai cấp, chúng ta sẽ ngày càng có cảm giác mọi người đều được an toàn và được chào đón.

Trong suốt mùa hè mà tôi đã tham gia hoạt động tình nguyện tại một trung tâm giáo dục ở Yoff, một cộng đồng 90.000 dân bên bờ biển khô cằn và bụi bặm ở phía bắc trung tâm Dakar, teraanga đã giúp tôi tìm hiểu và hòa mình và tiếp thu văn hóa Senegal.

Tôi được mời đến ở chung với một gia đình địa phương và hàng ngày nhận lời mời đến nhà hàng xóm chơi và uống trà.

Khi tôi đắm mình trong cách sống của người Senegal này, những bức tường Tây phương của tôi tan biến. Sự cởi mở, hào phóng, ấm áp và thân thuộc – những thành phần chính của teraanga – đã thay thế vị trí của những bức tường đó. Tôi liên tục có cảm giác như cả gia đình 16 triệu dân ở Senegal đang chào đón tôi về nhà.

Trong bữa trưa ở nơi làm việc, bảy người chúng tôi sẽ ngồi trên sàn xung quanh một cái đĩa thức ăn chung to đùng chất đầy cơm, cá tươi và rau.

Con tàu nước Anh và hành trình lịch sử khám phá thế giới

Thuật phong thủy, xin xăm và kiêng kỵ ở Hong Kong

Cảng Hoàng Gia, ổ cướp biển trụy lạc, tàn bạo của Jamaica

Biết tôi ăn chay, những người bạn Senegal ăn trưa cùng sẽ đẩy món rau qua cho tôi, trong khi tôi lùa cá qua cho họ.

Khi chúng tôi đi chơi ở bãi biển, những đứa trẻ hầu như không biết tôi là ai sẽ nhảy vào vòng tay tôi để tránh khỏi những cơn sóng khó lường.

Tôi đã sốc trước sự dễ dãi của họ đối với tôi, cho đến khi tôi nhớ rằng họ đã được dạy dỗ để tin rằng mọi người trong xã hội – ngay cả những người tương đối xa lạ – sẽ luôn nâng đỡ nhau.

Trẻ con bốn tuổi đi bộ về nhà một mình từ trung tâm nơi tôi làm việc và không ai lo lắng cả. Tôi thường thấy những người lớn bỏ thời gian để dạy dỗ và hướng dẫn trẻ con trong khu phố không khác chi cha mẹ.

Theo Tiến sĩ Ibra Sene, nhà sử học người Senegal đang giảng dạy tại Đại học Wooster ở bang Ohio, Mỹ, đây là một phần của teraanga mà theo đó “bạn sẵn sàng nhìn vào mọi người và khuyên họ như đối với thành viên trong gia đình bạn”.

Có từ rất lâu

Mặc dù ngày nay teraanga phổ biến như thế nào đi nữa trong xã hội Senegal, nguồn gốc của nó vẫn là điều bí ẩn.

Nhưng các sử gia đồng ý rằng nó là một phần không thể tách rời của văn hóa khu vực trong nhiều thế kỷ, đã có từ rất lâu trước giai đoạn 300 năm thuộc địa của Hà Lan, Anh và Pháp kéo dài từ năm 1659 cho đến năm 1960.

“Tâm lý tương tác, trao đổi và cởi mở với người khác có thể được bắt nguồn từ thời các đại đế chế ở Tây Phi,” Sene nói, ý nhắc đến các Đế chế Mali, Ghana và Songhai vĩ đại một thời phát triển rực rỡ trong khu vực.

Sene giải thích rằng trong hơn 1.000 năm, nền kinh tế khu vực này phát triển dựa trên giao thương, và việc trao đổi hàng hóa và ý tưởng vốn là nền tảng tạo dựng nên các đế chế đã thăng hoa nhờ vào tinh thần hào phóng và cởi mở này. “Ngay cả khi nó không được gọi là teraanga, bạn vẫn thấy nó dưới những hình dạng và cách thức khác nhau trong suốt lịch sử của Tây Phi.”

Mặc dù một dạng teraanga sớm có thể đã có mặt trên khắp Tây Phi, một số người tin rằng khái niệm teraanga hiện đại bắt nguồn từ thành phố Saint-Louis (hay Ndar trong tiếng Wolof) ở tây bắc Senegal. Tuy nhiên, các học giả nói rằng điều này không có cơ sở, mặc dù chúng có giả thiết về nguồn gốc của nó.

Vốn là Địa điểm Di sản Văn hóa Thế giới của Unesco, Saint-Louis là thành phố quan trọng trong quá trình xâm chiếm thuộc địa của Pháp ở Tây Phi. Đó là nơi họ đã xây dựng khu định cư đầu tiên trong khu vực vào năm 1659 và thành lập thủ đô.

Nhưng Sene giải thích rằng trong khi Saint-Louis đóng vai trò như là “chỗ đứng đầu tiên và bệ phóng cho việc mở rộng thuộc địa của Pháp ở Tây Phi”, đồng thời “thành phố dần dần trở thành nơi diễn ra cuộc kháng chiến tinh vi nhưng nhiều mặt chống chủ nghĩa thực dân. Cộng đồng Phi châu trong thành phố đã mạnh dạn tôn vinh nét đặc thù văn hóa của mình tại không gian thuộc địa này”.

Theo thời gian, người dân Saint-Louis trở nên nổi tiếng, được biết đến về cách cư xử, ẩm thực và kiến thức tôn giáo của họ.

Cho dù teraanga có bắt nguồn ở Saint-Louis hay không, ngày nay nó vẫn hiện diện đặc biệt mạnh mẽ ở thành phố.

Astou Fall Gueye, nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Văn hóa Châu Phi ở Đại học Wisconsin, giải thích rằng Saint-Louis ‘là hình ảnh thu nhỏ’ của giá trị này.

“Bất cứ khi nào bạn nghĩ đến teraanga ở Senegal, bạn cũng sẽ nghĩ đến ‘teraanga Ndar‘,” bà nói. “Điều đó rất quan trọng trong văn hóa thành phố. Người dân thành phố luôn khoe rằng họ là những người biết cách thực hành teraanga tốt nhất.”

Bản sắc dân tộc

Khi Senegal giành được độc lập vào năm 1960, từ ‘teraanga‘ được sử dụng như một cách để định hình bản sắc của đất nước non trẻ.

Việc làm cho teraanga hiện diện rõ hơn thông qua những nỗ lực như đặt tên cho đội tuyển bóng đá quốc gia là ‘Những chú sư tử Teranga‘ đã giúp đoàn kết đất nước xung quanh đức tính này và thể hiện nó trước thế giới như là một giá trị đặc trưng của Senegal.

Ngày nay, nhiều loại hình kinh doanh – từ công ty khoáng sản đến nhà khách – được đặt tên ‘teraanga‘ và du khách có thể thấy và cảm nhận khái niệm này khắp đất nước.

Teraanga đặc biệt dễ nhận thấy trong văn hóa ẩm thực của Senegal.

Marie Correa Fernandes, giảng viên tiếng Wolof tại Đại học Kansas, giải thích về việc lòng hiếu khách được đưa vào mỗi bữa ăn như thế nào: “Trong nhiều gia đình, khi nấu nướng, họ luôn nghĩ rằng ai đó có thể đến; đó có thể là bất kỳ ai mà họ biết, hoặc họ có thể không biết.” Để chuẩn bị tiếp đón ngay cả những vị khách không mời bằng teraanga, các gia đình đều để sẵn một đĩa ‘biết đâu’.

Và đối với những vị khách thực sự xuất hiện vào giờ ăn, cách ăn của người Senegal là hiện thân của tinh thần chia sẻ teraanga.

Theo truyền thống, tất cả mọi người dùng chung từ một đĩa hoặc tô lớn. “Nhưng phần ngon nhất của món ăn luôn dành cho khách,” Thiam nói. “Họ đưa cho bạn những miếng thịt và cá và rau ngon nhất.”

Như Thiam nhận thấy, lý do của việc làm này rất đơn giản. “Chúng tôi thực sự tin rằng nếu cho đi càng nhiều, thì nhận lại càng nhiều. Đó thực sự là teraanga‘.”

Theo Fall Gueye, vai trò của thức ăn trong teraanga không dừng ở bữa ăn. Nó đoàn kết những người thuộc các tôn giáo khác nhau.

Senegal là một quốc gia đa số theo đạo Hồi và vào dịp lễ Phục sinh “những người theo đạo Thiên Chúa nấu nướng bữa ăn mà chúng tôi gọi là ngalax, làm từ hạt kê, bơ đậu phộng và bột trái cây bao báp”, bà cho biết. “Sẽ có những gia đình Thiên chúa giáo mang món ăn đó đến cho các gia đình Hồi giáo.”

Việc chia sẻ thức ăn trong ngày lễ diễn ra cả hai chiều: trong ngày lễ Eid al-Adha, những người theo đạo Hồi cho những người hàng xóm đạo Thiên Chúa món thịt cừu của họ.

Sức mạnh lòng khoan dung

“Chúng tôi tôn vinh cả hai tôn giáo và điều đó khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái trong cộng đồng,” Correa Fernandes nói thêm. “Ở teraanga, chúng tôi có lòng khoan dung đối với sự khác biệt. Chúng tôi là một nền văn hóa rất đa dạng.”

Senegal bao gồm vài dân tộc khác nhau, bao gồm người Wolof, Pular, Serer, Mandinka, Jola và Soninke. Nhưng không như các nước láng giềng Guinea Bissau và Mali, vốn đã vật lộn với các cuộc đảo chính và bạo lực sắc tộc, sự đa dạng của Senegal không dẫn đến nhiều xung đột trong lịch sử.

Thực ra, Ngân hàng Thế giới gọi Senegal là “một trong những quốc gia ổn định nhất châu Phi” và theo Sene, tinh thần teraanga đã giúp thống nhất người Senegal thuộc mọi thành phần. “Điều mà người Senegal chia sẻ nhiều nhất là teraanga,” ông nói.

Correa Fernandes nói rằng một trong những khía cạnh quan trọng nhất của teraanga là chào hỏi. “Bạn không thể chỉ đến gần và hỏi kiểu ‘Bưu điện ở đâu?’ ‘Này. Chào tôi trước chứ!” bà nói. “Chào hỏi rất quan trọng. Sẽ thật sỗ sàng nếu chỉ bước vào bắt chuyện mà không chào người đối diện.”

Tinh thần này giữ cho cuộc sống trong khu phố luôn hòa thuận. “Có một câu nói nổi tiếng của người Senegal rằng hàng xóm là gia đình, bởi vì nếu có bất cứ điều gì xảy ra với bạn, trước khi ngay cả người thân của bạn đến cứu bạn, thì hàng xóm sẽ đến,” Fall Gueye nói.

Các buổi lễ hiếu hỉ trong cộng đồng cũng thể hiện nguyên tắc chào đón của teraanga. Các sự kiện trọng đại thường chào đón mọi người và không phân biệt. “Bạn không thể nói với một người rằng ‘Anh có thể

đến’ hoặc với người khác rằng ‘Không, anh không được đến’,” Correa Fernandes nói. “Mọi người đều được mời.”

Khi Correa Fernandes lấy chồng ở làng cô, không có thiệp mời nào cả. Cha mẹ cô cho hàng xóm láng giềng biết khi nào làm đám cưới và “ngày hôm đó, mọi người sẽ có mặt”.

Sự cởi mở đối với hàng xóm này cũng mở rộng đến những người lạ đi ngang qua. Lớn lên ở nông thôn, gia đình Sene thường chào đón khách đến chơi nhà của họ trong một hoặc hai đêm, đôi khi thậm chí lâu hơn. Ông cho rằng lòng hiếu khách này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

“Ở Dakar, ngay cả với sự giấu danh tính ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, mọi người vẫn sẵn sàng chia sẻ bất cứ thứ gì họ có,” ông nói.

Hỏi xin người lạ về chỗ nghỉ, nhà tắm, điện thoại hoặc nước, có thể sẽ được đáp ứng với tinh thần teraanga. “Bạn có thể đi quanh Dakar, gõ cửa và nói, ‘Cho tôi xin miếng nước’. Mọi người sẽ cho bạn nước mà không hề có vấn đề gì.”

Một trong những ca sĩ được kính trọng nhất ở quốc gia này, Youssou N’Dour, có bài hát về teraanga tóm tắt lại khái niệm này.

Nit ki ñew ci sa reew, bu yegsee teeru ko, sargal ko ba bu demee bëgg dellusi,” anh hát. Theo Correa Fernandes, nó có nghĩa là “Ai đó đến đất nước của bạn, khi họ đến, hãy chào đón họ, tôn vinh họ đến nỗi khi ra đi họ sẽ muốn quay trở lại.”

Không có gì lạ khi chúng tôi, những du khách đến thăm đất nước này, rất háo hức được quay lại.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-55546379

Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un thừa nhận « sai lầm » kinh tế trước Đại hội Đảng

Thu Hằng

Ngày 05/01/2020, Bắc Triều Tiên khai mạc Đại hội đảng Lao Động Triều Tiên lần thứ 8 tại Bình Nhưỡng. Đây là kỳ Đại hội thứ 2 do lãnh đạo Kim Jong Un chủ trì từ khi lên nắm quyền năm 2011. Trong diễn văn khai mạc, ông Kim Jong Un chỉ đề cập tình hình trong nước và không đưa ra bất kỳ phản ứng nào về việc Hoa Kỳ có chính quyền mới hoặc hồ sơ Hàn Quốc.

Thông tín viên RFI Nicolas Rocca tại Seoul cho biết :

Kim Jong Un thừa nhận một số « sai lầm » trong việc triển khai chiến lược 5 năm lần trước liên quan đến phát triển kinh tế. Quyết định đóng cửa biên giới với nước láng giềng Trung Quốc và cũng là đối tác kinh tế chính, cùng với những trận lụt lội cũng là những lý do giải thích cho việc quản lý yếu kém kinh niên nền kinh tế.

Thậm chí lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn đánh giá 5 năm vừa qua là chưa từng có và là những năm tháng tồi tệ nhất của đất nước. Vì thế, cơ chế « tự cung tự cấp » dường như vẫn là một mục tiêu đối với Bình Nhưỡng và được nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên khẳng định trong bài diễn văn. Ông Kim Jong Un cũng nhấn mạnh đến những thành công mà đảng Lao Động đã đạt được và cần phải đoàn kết.

Tuy nhiên, Đại hội lần này trước hết là kỳ họp quan trọng nhất của Đảng vì các định hướng chính trị cho 5 năm tới sẽ được quyết định. Nhưng đây cũng là cơ hội lựa chọn những thành phần ưu tú cho chế độ. Về chủ đề này, mọi ánh mắt hướng về Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un, nằm trong số các đại biểu chính thức được bầu ở Đại hội.

Hàng nghìn đại biểu của Đảng tham gia kỳ họp không đeo khẩu trang. Bắc Triều Tiên tiếp tục khẳng định không có trường hợp Covid-19 nào lọt qua biên giới. Kỳ họp sẽ tiếp tục trong những ngày tới và có thể kết thúc bằng một cuộc diễu binh. Đây cũng có thể là thông điệp gửi đến tân chủ nhân Nhà Trắng.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210106-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kim-jong-un-th%E1%BB%ABa-nh%E1%BA%ADn-sai-l%E1%BA%A7m-kinh-t%E1%BA%BF-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BA%A3ng

Hong Kong: Hàng loạt nhà hoạt động bị bắt sau ‘bỏ phiếu sơ bộ’

Khoảng 50 nhà lập pháp và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã bị bắt trong một cuộc đàn áp lớn nhất ở Hong Kong theo luật an ninh quốc gia gây tranh cãi.

Vụ bắt giữ được cho là có liên quan đến một cuộc bỏ phiếu sơ bộ được tổ chức độc lập.

Cảnh sát cũng được cho là đã khám xét nhà của nhà hoạt động dân chủ bị giam giữ Joshua Wong, đột kích một công ty luật và ép các hãng tin phải cung cấp thông tin.

Không rõ liệu các hành vi này có liên quan với nhau hay không.

Cảnh sát vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về các động thái khác nhau này.

Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ

Bảy chính trị gia thiên dân chủ ở Hong Kong bị bắt

Trang Facebook của Đảng Dân chủ cho biết vụ bắt giữ có liên quan đến một cuộc bỏ phiếu sơ bộ được tổ chức độc lập vào năm ngoái để chọn các ứng cử viên dân chủ cho cuộc bầu cử cơ quan lập pháp.

Những nhân vật đối lập nổi tiếng từ cả Đảng Dân chủ và Đảng Công dân được cho là nằm trong số bị bắt bao gồm James To, Lam Cheuk Ting và Lester Shum.

Các cuộc bầu cử sơ bộ tháng Bảy là gì?

Vào tháng Bảy, một liên minh các đảng đối lập đã tiến hành các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức độc lập vào tháng 7/2020 để xác định ứng cử viên nào của họ sẽ có cơ hội tốt nhất trong cuộc bầu cử vào tháng Chín cho Hội đồng Lập pháp, Quốc hội Hong Kong.

Hơn 600.000 người đã bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Cuộc bầu cử tháng Chín sau đó bị hoãn lại. Các quan chức viện lý do lo ngại về đại dịch là lý do cho sự trì hoãn.

Các nhóm đối lập đã hy vọng rằng giành được nhiều ghế hơn sẽ giúp họ có đủ quyền lực để ngăn chặn các đề xuất của chính phủ và gia tăng áp lực cho các cải cách dân chủ.

Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam đã cảnh báo vào thời điểm đó rằng việc này có khả năng bị xếp vào tội lật đổ.

Thiên An Môn: Nhiếp ảnh gia Tank Man mong dân Hong Kong an toàn

Câu chuyện của một sinh viên biểu tình Hong Kong

Một số nhân vật đối lập dự định ứng cử tại LegCo đã bị truất quyền tranh cử, bao gồm Joshua Wong và Lester Shum.

Hầu hết các nhà lập pháp đối lập ở LegCo hiện tại đã từ chức hàng loạt vào tháng 11 để phản đối việc bốn người trong số họ bị bãi nhiệm khỏi quốc hội.

Bên cạnh chuỗi vụ bắt giữ và cuộc đột kích vào nhà của Joshua Wong, cảnh sát cũng yêu cầu hãng truyền thông ủng hộ dân chủ Stand News giao nộp các tài liệu liên quan đến luật an ninh quốc gia.

Luật an ninh của Hong Kong là gì?

Luật an ninh trừng phạt những gì Trung Quốc định nghĩa là ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài với mức án tù chung thân.

Luật này bị các nhóm nhân quyền và các quốc gia phương Tây chỉ trích rộng, cho rằng nó ngăn chặn hiệu quả bất đồng chính kiến.

Các nhà hoạt động nói rằng trong những năm qua, các quyền tự do này đã bị xói mòn trong khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ thường dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát.

Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hong Kong giữ nhiều quyền tự do dân sự và chính trị hơn so với đại lục.

Chính phủ Trung Quốc bảo vệ luật này, nói rằng nó sẽ giúp trả lại sự ổn định cho lãnh thổ, vốn đã bị lung lay bởi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, và khiến Hong Kong tuân thủ hơn các đường lối của Trung Quốc đại lục.

Sau khi luật được ban hành, một số nhóm ủng hộ dân chủ đã giải tán vì lo ngại cho sự an toàn của họ.

Trong những tuần và tháng qua, một số phiên tòa sơ thẩm theo luật an ninh đã được tiến hành.

Ông trùm truyền thông Jimmy Lai đã bị buộc tội theo luật này, cũng như một số nhà hoạt động đã cố gắng chạy trốn khỏi Hong Kong bằng thuyền vào tháng Tám năm ngoái.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55513272

Trung Quốc thông báo đang giữ nước sông Mekong

Trung Quốc vừa thông báo cho các nước láng giềng ở hạ lưu rằng họ đang ngăn dòng chảy của sông Mekong tại một đập thủy điện trên thượng nguồn trong 20 ngày.

Reuters hôm 6/1 trích dẫn thông tin từ Ủy ban sông Mekong MRC (The Mekong River Commission) và Thái Lan cho biết đây là một phần của hiệp ước chia sẻ dữ liệu mới.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi hệ thống giám sát mới do Mỹ hậu thuẫn cho biết Trung Quốc đã không thông báo cho các quốc gia hạ nguồn về việc tích nước bắt đầu từ ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu về nước với MRC. Đây là một cơ quan tư vấn cho Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Hơn 60 triệu người ở các quốc gia này phụ thuộc vào sông Mekong để đánh cá và trồng trọt.

Trung tâm Chỉ huy Nước Quốc gia của Thái Lan cho biết Trung Quốc đã thông báo cho Thái Lan vào hôm thứ Ba 5/1 rằng, đập Cảnh Hồng (Jinghong) của họ sẽ giảm tốc độ xả nước từ 1.904 mét khối / giây xuống 1.000 mét khối / giây, tức là giảm khoảng 47%.

Phía Trung Quốc cho biết mục đích để ‘bảo trì các đường dây tải điện’ trong lưới điện của nước này.

MRC cũng cho biết họ đã nhận được thông báo vừa nêu cùng ngày, mặc dù MRC đã phát hiện mực nước giảm lần đầu vào ngày 31 tháng 12, mức giảm có thể sẽ là 1,2 mét, gây ảnh hưởng giao thông đường thủy và đánh bắt cá.

MRC cho biết, Trung Quốc đảm bảo dòng chảy ‘sẽ dần dần được khôi phục về trạng thái hoạt động bình thường vào ngày 25 tháng 1’, mà không nêu rõ tốc độ và khối lượng chính xác.

Theo hệ thống Giám sát Đập Mekong (The Mekong Dam Monitor), việc Trung Quốc đã không thông báo cho các nước láng giềng khi đập Cảnh Hồng bắt đầu hạn chế nước vào ngày 31 tháng 12, khiến mực nước sông giảm đột ngột 1m ở hạ lưu có thể tàn phá đàn cá.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cn-notifies-mekong-river-neighbors-it-is-holding-back-waters-01062021071751.html

Trung Cộng tiếp tục chối bỏ nguồn gốc COVID-19 khi cuộc điều tra của WHO sắp được tiến hành

Tin từ THƯỢNG HẢI, Trung Cộng – Khi một nhóm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn bị đến thăm Trung Cộng để điều tra nguồn gốc của COVID-19, Bắc Kinh tăng cường nỗ lực không chỉ để ngăn chặn các đợt bùng phát mới, mà còn định hình câu chuyện về thời gian và địa điểm đại dịch bùng phát.

Trung Cộng bác bỏ những lời chỉ trích về cách giải quyết ban đầu của họ đối với coronavirus, lần đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tuyên bố vào hôm thứ Hai rằng quốc gia này sẽ hoan nghênh nhóm của WHO. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang âm ỉ, các chuyên gia cho biết các nhà điều tra khó có thể được phép xem xét kỹ lưỡng một số khía cạnh nhạy cảm hơn của đại dịch, với Bắc Kinh nỗ lực hết sức để tránh bị đổ lỗi cho một loại virus giết chết hơn 1.8 triệu người trên toàn thế giới.

Trong khi các quốc gia khác tiếp tục gặp khó khăn với số ca lây nhiễm gia tăng, Trung Cộng tích cực ngăn chặn các đợt bùng phát. Sau một loạt ca bệnh mới vào tuần trước, thành phố Thẩm Dương phong tỏa toàn bộ các cộng đồng và yêu cầu tất cả những người lao động không thiết yếu phải ở nhà. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-tiep-tuc-choi-bo-nguon-goc-covid-19-khi-cuoc-dieu-tra-cua-who-sap-duoc-tien-hanh/

Nhìn lại một năm che giấu virus của Bắc Kinh: Dối trá và Kiểm duyệt

 Bình luậnĐại Hải

Trong suốt một năm ròng, chính quyền Trung Quốc nói giảm nói tránh về đại dịch. Trong suốt một năm ròng, chính quyền Trung Quốc nói rằng virus ĐCSTQ đến từ ngoại quốc. Trong suốt một năm ròng, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin…

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc thừa nhận một dạng bệnh viêm phổi “chưa được biết đến” đang lan rộng ở thành phố Vũ Hán.

Nhưng đến nay, chúng ta biết được rằng thông tin này khi đó đã quá trễ, COVID-19 vào thời điểm đó đã bùng phát khắp thành phố và có thể còn lây lan xa hơn rất nhiều.

Trong những tháng sau đó, các nhà chức trách đã tung ra những biện pháp phòng ngừa, kết hợp che đậy số ca nhiễm. Họ ban hành muộn màng các lệnh hạn chế đi lại, lúc mà các du khách Trung Quốc đã có đủ thời gian đi gieo rắc mầm mống dịch bệnh khắp nơi trên thế giới. Chính quyền Trung Quốc đồng thời cũng ngăn nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế tới đất nước này để điều tra nguồn gốc của con virus gây ra căn bệnh COVID-19.

Một đại dịch toàn cầu xảy ra sau đó đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người, khiến nền kinh tế bị đình trệ và làm gián đoạn sinh kế của người dân.Khi virus lây lan khắp thế giới, chính quyền Bắc Kinh đã khởi động một chiến dịch hung hăng truyền bá thông tin sai lệch, tuyên bố rằng virus lạ không bắt nguồn từ Trung Quốc; và cho đến nay, họ vẫn không ngừng tiếp tục những luận điệu tuyên truyền đó.

Trong nước, chính quyền Trung Quốc đã trừng phạt những công dân dám công khai thông tin không phù hợp với màn kịch họ dựng lên: kiểm soát độc tài đã chặn đứng dịch bệnh thành công.

Người dân thì ngược lại, trong các cuộc phỏng vấn với Epoch Times, họ đã vẽ lại một bức tranh thực tế khác: những biện pháp cấm vận hà khắc đã tước đi các quyền cơ bản của họ, trong khi chính quyền vẫn tiếp tục ngăn chặn thông tin về các cụm dịch bùng phát trên cả nước.

Khi một làn sóng mới hiện đang tấn công Bắc Kinh và các khu vực đông bắc Trung Quốc, người dân địa phương một lần nữa bị giam giữ trong bóng tối khi chính quyền phong tỏa từ khu phố này sang khu phố khác.

Do tiểu khu bị phong tỏa, nhiều người đã hết lương thực, rau và khí đốt, cuộc sống của họ đang bị đe dọa. Bắc Kinh đã thực sự trở thành Vũ Hán thứ hai.

Do tiểu khu bị phong tỏa, nhiều người đã hết lương thực, rau và khí đốt, cuộc sống của họ đang bị đe dọa. Bắc Kinh đã thực sự trở thành Vũ Hán thứ hai. (Getty)

Văn hóa che đậy

Phản ứng ban đầu của Trung Quốc chứa đầy rẫy những sai lầm.

Cơ quan y tế Vũ Hán chỉ xác nhận bùng dịch vào ngày 31/12/2019, sau khi các bác sĩ đã tố giác và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Từ các tài liệu của chính phủ bị rò rỉ, Epoch Times tiết lộ rằng những ca nhiễm COVID-19 có thể đã xuất hiện từ nhiều tháng trước đó. Dữ liệu của bệnh viện Vũ Hán cho thấy: ngay từ đầu tháng 9/2019, đã có những bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng tương tự như COVID-19. Tháng 10/2019 đã có một số người tử vong do viêm phổi, nhiễm trùng phổi, bên cạnh các tình trạng bệnh khác giống COVID-19.

Trong những tuần đầu của dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã liên tục hạ thấp mức độ trầm trọng của khủng hoảng và phủ nhận rằng căn bệnh có thể lây truyền từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng lặp lại lời tuyên bố của Bắc Kinh,  và phải đến ngày 30/1, Giám đốc Tedros của WHO mới tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Chính quyền Trung Quốc đã không thực hiện các biện pháp ngăn chặn cho tới khi Vũ Hán được phong tỏa vào ngày 23/1. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, 5 triệu người đã khỏi rời Vũ Hán trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, một cao điểm du lịch trong nước và quốc tế.

Kiểm soát chặt chẽ

Sau khi một người được chẩn đoán mắc COVID-19, chính quyền địa phương sẽ tìm những người tiếp xúc gần với bệnh nhân và những nơi anh ta đi qua – thông qua một hệ thống camera giám sát phổ biến tại Trung Quốc. Từ một tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc do Epoch Times thu được, riêng trong tháng 5 đã có hơn một triệu người trên toàn quốc đang được giám sát chặt chẽ do có nguy cơ nhiễm COVID-19.

Trong thời gian phong tỏa, người dân bị ngăn cản rời khỏi nhà. Thông thường, các nhà chức trách quy định rằng mỗi hộ gia đình chỉ được ra ngoài 2-3 ngày 1 lần, và chỉ có 1-2 giờ để đi mua sắm nhu yếu phẩm.

Những bệnh nhân bị nghi ngờ sẽ được cách ly tại các trung tâm cách ly do chính phủ chỉ định – một số nơi được báo cáo là thiếu vệ sinh cũng như dịch vụ chăm sóc y tế.

Ở những khu vực dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng như Vũ Hán, Bắc Kinh và Thượng Hải, chính quyền đã xây các bệnh viện dã chiến tạm bợ – chỉ với những bức vách ngăn cách bệnh nhân này với bệnh nhân khác.

Vào ngày 17/2/2020, một bệnh nhân có triệu chứng nhẹ của virus Corona Vũ Hán sử dụng máy tính xách tay tại một trung tâm triển lãm – nơi được chuyển đổi thành một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

Vào ngày 17/2/2020, một bệnh nhân có triệu chứng nhẹ của virus Corona Vũ Hán sử dụng máy tính xách tay tại một trung tâm triển lãm – nơi được chuyển đổi thành một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

Thông tin nội bộ

Bất chấp các biện pháp hạn chế, các cụm dịch mới vẫn tiếp tục xuất hiện khắp Trung Quốc, và theo sau đó chỉ là một đợt xét nghiệm hàng loạt. Trong một đợt bùng phát vào tháng 10/2020 ở thành phố Thanh Đảo (miền đông Trung Quốc), nhà chức trách tuyên bố họ không phát hiện được ca nhiễm mới nào sau khi tiến hành xét nghiệm tất cả 11 triệu cư dân.

Các chuyên gia quốc tế và cư dân địa phương xem những bản báo cáo sáng sủa như vậy với sự hoài nghi. Một ngày sau tuyên bố của nhà chức trách, một số cư dân nói với Epoch Times rằng họ vẫn chưa nhận được kết quả xét nghiệm.

Chính quyền tại các địa phương khác cũng tiếp tục che đậy quy mô của những đợt dịch mới. Epoch Times cũng đã nhiều lần thu thập được dữ liệu nội bộ của chính phủ, tiết lộ các con số cao hơn nhiều so với những gì được công bố, chẳng hạn như ở Bắc Kinh, và một số tỉnh Sơn Đông, Cát Lâm, và Hắc Long Giang.

Chính phủ thường chia sẻ thông tin ít ỏi với công dân. Trong một tài liệu mật được ban hành vào tháng 2/2020, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rõ ràng: các tài liệu liên quan đến dịch bệnh phải được coi là tuyệt mật.

“Trong khoảng thời gian chống virus, tất cả các loại tài liệu khẩn cấp, thông báo khẩn cấp, sự kiện khẩn cấp…thông tin nhạy cảm được chia sẻ nội bộ và bất kỳ thông tin nào mà các nhà lãnh đạo [chính phủ] không chấp thuận tiết lộ cho công chúng” sẽ được coi là bí mật quốc gia, tài liệu đó cho biết.

Thông tin sai lệch

Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi sách lược vào khoảng tháng 3, thời điểm các quốc gia trên thế giới đang phải ứng phó với dịch bùng phát tại chính đất nước của mình.

Vào ngày 12/3/2020, Zhao Lijian, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đăng Tweet phát biểu rằng: virus ĐCSTQ là do Quân đội Mỹ mang đến Vũ Hán. Tuyên bố vô căn cứ của ông và các cáo buộc tương tự khác của các nhà ngoại giao Trung Quốc đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ các quan chức phương Tây.

Vào ngày 29/11/2020, Thời báo Hoàn cầu do nhà nước Trung Quốc điều hành đã đăng một bài báo cho rằng loại virus này có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ. Gần đây, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã trích dẫn sai nghiên cứu của các nhà khoa học, tuyên bố rằng virus có nguồn gốc từ Ý.

Chính quyền Trung Quốc và các phương tiện truyền thông của họ cũng đang quảng bá thuyết cho rằng, các đợt bùng dịch COVID-19 cục bộ bắt nguồn từ những chuỗi cung ứng thực phẩm đông lạnh. Các nhà chức trách tuyên bố họ đã phát hiện thấy virus trên cá hồi đông lạnh, tôm, thịt lợn, thịt bò và các loại thực phẩm khác được nhập khẩu từ một loạt quốc gia, chẳng hạn như Na Uy, Nga, Indonesia, Brazil và Đức.

Trong khi đó, WHO tuyên bố rằng khả năng lây nhiễm do tiếp xúc với thực phẩm và bao bì thực phẩm là rất nhỏ. Các chuyên gia bệnh học cũng cho biết rằng, dường như virus không thể lây lan qua thực phẩm đông lạnh.

Kiểm duyệt

Ngay từ đầu, chính quyền Vũ Hán đã buộc các bác sĩ tố giác như Ai Fen và Lý Văn Lượng phải im lặng. Đây là những người đầu tiên cảnh báo trên mạng xã hội rằng bệnh viện của họ đang tiếp nhận bệnh nhân mắc căn bệnh mới giống viêm phổi và có khả năng lây lan. Họ đã bị cảnh sát triệu tập nhiều lần và khiển trách.

Bác sĩ Lý sau đó đã mất vì chính căn bệnh này và được coi là một liệt sĩ.

Fang Bin, Chen Qiushi và các nhà báo dân sự khác từng đưa tin về dịch bệnh ở Vũ Hán, bao gồm cả ở bệnh viện địa phương và nhà tang lễ, đều đã biệt tích, không ai biết họ hiện đang ở đâu.

Vào ngày 28/12/2020, Zhang Zhan bị kết án 4 năm tù giam và trở thành nhà báo dân sự đầu tiên bị kết án vì đã cung cấp thông tin trực tiếp về bệnh dịch ở Trung Quốc.

Cư dân mạng cũng cho biết họ đã bị cảnh sát địa phương giam giữ sau khi đăng tải thông tin liên quan đến dịch bệnh trên mạng xã hội.

Các tài liệu nội bộ do Epoch Times thu thập được đã chỉ ra rằng, các cơ quan tuyên truyền đã chặn rất nhiều thông tin về đại dịch không phù hợp với các bản tường thuật chính thức.

Trong suốt một năm ròng, người dân chán nản với cách thức chính quyền địa phương xử lý tình hình.

Vào tháng 3, những người dân bị phong toả ở Vũ Hán đã phản đối một nhóm quan chức Trung Quốc khi đang giả vờ đi thăm khu vực này. Từ căn hộ của mình, họ hét lên những lời phàn nàn, chẳng hạn như: “Là giả, tất cả mọi thứ đều giả!”

Gần đây, tại thành phố Đại Liên, sinh viên đại học đã bị cấm rời khỏi khuôn viên trường khi thành phố báo cáo các trường hợp nhiễm COVID-19 mới. Họ phàn nàn về việc áp đặt cách ly một cách đột ngột.

“Tôi tin rằng nếu chính quyền Đại Liên tiếp tục kiên quyết không cho phép sinh viên rời đi, sinh viên có thể sẽ không chịu ngồi yên. Họ thậm chí có thể cùng hợp lực để kháng cự.” – một sinh viên nói.

Đại Hải

– Theo ET tiếng Anh.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/nhin-lai-mot-nam-che-giau-virus-cua-bac-kinh-doi-tra-va-kiem-duyet-126071.html

Một ngôi làng ở Thạch Gia Trang bị xếp vào nhóm nguy cơ cao; toàn Trung Quốc có 49 khu vực nằm trong nhóm có nguy cơ

 Bình luậnĐông Phương

Vào ngày 5/1, làng Tiểu Quả Trang (Xiaoguozhang) thuộc trấn Tăng Thôn (Zengcun), quận Cảo Thành (Gaocheng), thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã được nâng cấp thành khu vực có nguy cơ cao. Tin tức mới nhất cho thấy, tính đến 7h tối ngày 5/1, Trung Quốc đại lục có 1 vùng nguy cơ cao và 49 vùng có nguy cơ.

Trang web chính thức của Ủy ban Y tế tỉnh Hà Bắc cho biết, vào ngày 4/1, tỉnh Hà Bắc có 14 trường hợp là người bản địa mới được xác chẩn, bao gồm 11 trường hợp ở Thạch Gia Trang và 3 trường hợp ở Hình Đài; ngoài ra còn có 30 trường hợp không triệu chứng mới được phát hiện tại địa phương, tất cả đều ở Thạch Gia Trang.

Độ tuổi của các trường hợp mới được xác nhận nhiễm virus ở Thạch Gia Trang là từ 30 đến 89 tuổi. Tuyến đường di chuyển của họ đã được công bố. Trong đó, 6 người đã tham gia các hoạt động ở làng Tiểu Quả Trang, nhưng báo cáo không nêu rõ họ đã tham gia những hoạt động nào. Ba người khác (một trong số họ cũng tham gia các hoạt động ở làng Tiểu Quả Trang) đã tham dự lễ cưới.

Bởi vì chính quyền Trung Quốc luôn che đậy sự thật, nên ngoại giới đều cho rằng tình hình thực tế nghiêm trọng hơn những gì đã được công bố.

Làng Tiểu Quả Trang thuộc trấn Tăng Thôn, quận Cảo Thành, thành phố Thạch Gia Trang, đã được nâng cấp thành khu vực có nguy cơ cao vào ngày 5/1/2021; phường Phượng Cương (Fenggang) ở thành phố Nam Cung (Nangong) trực thuộc thành phố Hình Đài được nâng cấp thành khu vực có nguy cơ vào ngày 5/1.

Tất cả các làng thuộc quyền quản lý của trấn Tăng Thôn đều đã được quản lý khép kín hoàn toàn và  tất cả dân làng phải xét nghiệm axit nucleic.

Do Thạch Gia Trang chỉ cách Bắc Kinh 200 dặm (khoảng 266 km), trong cuộc họp làm việc vào chiều ngày 5/1, các quan chức đã tuyên bố rằng để “bảo vệ sự an toàn của thủ đô”, phải thực hiện kiểm soát khép kín đối với tất cả các khu dân cư và khu vực nông thôn trong thành phố.

Tối ngày 5/1, Phòng Giáo dục thành phố Thạch Gia Trang thông báo rằng tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở và trường mẫu giáo trong thành phố tạm ngừng dạy học. Tất cả giáo viên và học sinh các trường ngoại trú tạm thời không đến trường bắt đầu từ ngày 6/1. Tất cả các trường nội trú sẽ bắt đầu quản lý khép kín toàn diện từ ngày 6/1.

Ngoài ra, vào ngày 5/1, một thông báo lan truyền trên Internet cho thấy một bệnh nhân dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán đã xuất hiện tại khu dân cư Quốc Hách Hồng San Vịnh, quận Trường An, Thạch Gia Trang, khu vực này đã bị phong tỏa để cách ly và tất cả dân cư phải xét nghiệm axit nucleic.

Ngày 5/1, Bệnh viện Khoa ngực Hà Bắc thông báo tạm dừng khám bệnh ngoại trú đa khoa. Vào ngày 4/1, Bệnh viện số 5 của thành phố Thạch Gia Trang cũng đã đưa ra thông báo ngừng khám bệnh  toàn diện, và thời gian mở cửa sẽ được thông báo sau.

Từ ngày 6/1, tất cả các đơn vị trong thành phố Thạch Gia Trang bao gồm các ngôi làng, khu dân cư, doanh nghiệp, trường học, cơ sở quản giáo và cơ sở chăm sóc người già, v.v. sẽ bắt đầu tiến hành làm xét nghiệm axit nucleic.

Hiện tại, ngoài làng Tiểu Quả Trang và phường Phượng Cương thì tỉnh Hà Bắc còn có 3 khu vực khác thuộc nhóm có nguy cơ.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn Trung Quốc có 1 vùng nguy cơ cao và 49 vùng có nguy cơ, ngoại trừ tỉnh Hà Bắc (4), các khu vực khác nằm ở Bắc Kinh (7), Thẩm Dương (16), Đại Liên (16), Hắc Hà (6).

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/mot-ngoi-lang-o-thach-gia-trang-bi-xep-vao-nhom-nguy-co-cao-toan-trung-quoc-co-49-khu-vuc-nam-trong-nhom-co-nguy-co-125679.html

Nhà ga vận tải hành khách Thạch Gia Trang ngừng hoạt động, xe mang biển số Thạch Gia Trang bị cấm đi vào Bắc Kinh

 Bình luậnĐông Phương

Sau khi Thạch Gia Trang, Hà Bắc rơi vào tình trạng thời chiến do dịch bệnh, nhiều tuyến đường cao tốc ở Hà Bắc bị đóng cửa và cấm lưu thông từ ngày 6/1. Nhà ga vận tải hành khách thành phố Thạch Gia Trang cũng dừng hoạt động, nhiều bệnh viện thông báo quản lý khép kín. Ngoài ra trên mạng còn có đoạn video do người dân đăng tải, cho thấy các phương tiện có biển số ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc không được phép đi qua Bắc Kinh.

Tỉnh Hà Bắc đã báo cáo ít nhất 79 trường hợp nhiễm bệnh trong 4 ngày. Thạch Gia Trang đã tổ chức một cuộc họp báo vào tối muộn ngày 5/1, theo đó thông báo rằng sẽ xét nghiệm axit nucleic cho toàn thành phố vào ngày 6/1.

Ông Lư Phi (Lu Fei), Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Thạch Gia Trang, phát biểu tại cuộc họp rằng đợt bùng phát hiện nay ở Thạch Gia Trang có đặc điểm là tỷ lệ mắc bệnh cao, theo nhóm gia đình, và một lượng lớn các ca nhiễm bệnh xuất hiện trong một thời gian ngắn.

Theo báo cáo chính thức, dịch bệnh ở tỉnh Hà Bắc hiện đang lan rộng. Các thành phố Thạch Gia Trang, Hình Đài, Định Châu, Hà Gian và huyện Trác Lộc thuộc thành phố Trương Gia Khẩu của tỉnh Hà Bắc đã khẩn cấp ban bố tình trạng thời chiến.

Theo báo cáo tổng hợp từ các kênh truyền thông đại lục, nhiều đường cao tốc ở Hà Bắc và nhà ga vận chuyển hành khách Thạch Gia Trang sẽ tạm ngừng hoạt động từ ngày 6/1. Tất cả các vé trực tuyến đã mua từ ngày 6-16/1 sẽ được hoàn trả.

Từ ngày 6/1, sân bay Thạch Gia Trang sẽ dừng xe đưa đón hành khách từ sân bay về trung tâm thành phố và về các khu vực lân cận.

Theo báo chí địa phương ở Thạch Gia Trang, ngày 5/1, một số siêu thị ở Thạch Gia Trang đã đóng cửa; một số trường cao đẳng và đại học nghỉ lễ khẩn cấp, có sinh viên cho biết buổi chiều sẽ có môn thi nhưng buổi trưa được thông báo rằng họ sẽ hoãn buổi thi và được nghỉ ngay lập tức, thời gian quay trở lại trường chưa được thông báo.

Cũng trong ngày 5/1, nhiều bệnh viện ở thành phố Thạch Gia Trang thông báo các phòng bệnh sẽ tiến hành quản lý khép kín, mọi hoạt động thăm khám đều bị cấm, bao gồm Bệnh viện số 1, Bệnh viện số 2 và Bệnh viện số 4, Bệnh viện Răng hàm mặt của Đại học Y Hà Bắc và Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Bắc.

Sau khi Hà Bắc xuất hiện dịch bệnh, phản ứng đầu tiên của nhà chức trách Hà Bắc là kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thiết lập “3 tuyến phòng thủ” xung quanh Bắc Kinh để ngăn chặn dịch xâm nhập vào Bắc Kinh.

Người dân địa phương đã đăng một đoạn video lên mạng, cho thấy các phương tiện có mang biển số Thạch Gia Trang, Hà Bắc không được phép đi qua Bắc Kinh và phải đi đường vòng qua Đường Sơn.

Ngày 5/1, ông Phùng Tử Kiện (Feng Zijian), Phó Giám đốc CDC Trung Quốc cho biết, virus ở tỉnh Hà Bắc có khả năng được nhập khẩu từ châu Âu. Số lượng bệnh nhân vẫn đang tăng lên cho thấy virus đã âm thầm lây lan trong một thời gian.

Chính quyền Trung Quốc thông báo chính thức rằng ba thành phố đã xuất hiện virus biến thể của Anh là Thượng Hải, Quảng Châu và Sơn Đông, nhưng không đề cập đến Hà Bắc.

Tại quận Cảo Thành, thành phố Thạch Gia Trang, nơi tập trung nhiều ca bệnh nhất, con trai của người được cho là ca nhiễm virus đầu tiên trong làng cho biết: “Tới nay tôi vẫn không hiểu mẹ mình bị nhiễm bệnh như thế nào”. Ông này nói rằng vì người mẹ đã già, lại bị cao huyết áp và tiểu đường, chân tay bất tiện, nên thông thường đều ở trong thôn và không đi ra ngoài.

Ông cũng nói rằng một số người trong làng đã được chẩn đoán, nhưng vẫn chưa rõ ai là người đầu tiên bị lây nhiễm.

Kể từ ngày 5/1, làng Tiểu Quả Trang, thị trấn Tăng Thôn, quận Cảo Thành, thành phố Thạch Gia Trang đã được nâng cấp thành khu vực nguy cơ cao.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/nha-ga-van-tai-hanh-khach-thach-gia-trang-ngung-hoat-dong-xe-mang-bien-so-thach-gia-trang-bi-cam-di-vao-bac-kinh-125973.html

Trung Quốc: Chính quyền phê duyệt Sinovac, chuyên gia nghi ngờ tính hiệu quả

 Bình luậnMai Trang

Vào ngày cuối cùng của năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm – một tập đoàn dược phẩm của nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ tính hiệu quả và an toàn của nó…

Vào ngày 31/12/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố việc Cục quản lý Dược phẩm nước này “phê duyệt có điều kiện” vaccine Sinovac của tập đoàn Sinopharm. Theo truyền thông trong nước, vaccine Trung Quốc Sinovac có độ hiệu quả là 79,34%. Còn vaccine Mỹ, của Pfizer và Moderna, có độ hiệu quả lần lượt là 95% và 94,1%.

Thiếu dữ liệu hỗ trợ

Sinopharm không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của mình, cũng như không tiết lộ cỡ mẫu thử nghiệm. Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, cựu chuyên gia virus học Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, TS Sean Lin cho biết: nếu không có dữ liệu minh bạch, rất khó để xác định chính xác tỷ lệ hiệu quả của vaccine Sinopharm.

Trong cuộc họp báo ngày 31/12, Chủ tịch Ngô Vĩnh Lâm (吴永林) của tập đoàn CNBG – một công ty con của Sinopharm – tiết lộ rằng, thử nghiệm giai đoạn III của Sinovac đã được tiến hành ở nước ngoài. Đây chính là điều khiến TS Lin bày tỏ quan ngại về hiệu quả vaccine: thử nghiệm này chỉ được tiến hành trên người nước ngoài, vậy hiệu quả của nó đối với người dân Trung Quốc thì sao.

“Do sự khác biệt về chủng tộc, hệ thống miễn dịch của họ có thể khác so với người Trung Quốc.” – TS Lin nói.

Vào ngày 30/12, chuyên gia hô hấp Chung Nam Sơn, người thường tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về các biện pháp phòng ngừa dịch virus Vũ Hán, đã bày tỏ sự dè dặt của mình về hiệu quả của vaccine.

“Thật sai lầm khi đặt mọi hy vọng vào vaccine. Sau khi tiêm phòng, không ai biết liệu kháng thể có được hình thành không; hoặc có các phản ứng nào xảy ra sau khi tiêm hay không, hay liệu [ai đó đã được tiêm vaccine] và có thể truyền bệnh cho người khác nữa không.” – ông nói với kênh truyền thông nhà nước CCTV.

Tiêm chủng hàng loạt trước khi được phê duyệt

Kể cả trước khi vaccine chính thức được phê duyệt, các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu hàng triệu người phải tiêm những liều vaccine nội địa.

Vào ngày 31/12/2020, Phó Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Tăng Ích Tân (曾益新) đã tuyên bố với giới truyền thông Trung Quốc rằng:

“Từ tháng 6 đến cuối tháng 11, vaccine (ngừa virus COVID-19) đã được tiêm cho hơn 1,5 triệu người, bao gồm khoảng 60.000 công nhân Trung Quốc, là những người được cử đi làm việc tại các khu vực có rủi ro cao ở nước ngoài”.

Tuy nhiên, theo báo chí đưa tin, hàng trăm công nhân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài tại Serbia, Angola và Uganda đã được chẩn đoán dương tính với COVID-19 sau khi tiêm vaccine “Made in China”.

TS Lin tin rằng, một khi không có dữ liệu trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển vaccine, thì việc các cơ quan chức năng tiêm vaccine cho hàng triệu người là việc làm “vô trách nhiệm”.

Mối quan ngại về tính an toàn và hiệu quả

Trước đó, Epoch Times đã thu thập từ một nguồn tin tại Trung Quốc – một cuộc khảo sát nội bộ được thực hiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc ở quận Dương Phố (Thượng Hải). Kết quả khảo sát nội bộ cho biết 93,4% nhân viên y tế ở đó không muốn tiêm vaccine COVID-19.

Một số nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực tế rằng virus Trung Cộng biến đổi theo thời gian. Trong cuộc họp báo vào ngày 31/12, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Từ Nam Bình (徐南平) đã trả lời câu hỏi của phóng viên về hiệu quả của vaccine trước các các chủng virus đột biến như sau:

“Sự đột biến của virus là bình thường và xảy ra hàng ngày… Không có bằng chứng cho thấy những chủng đột biến mà chúng tôi quan sát được sẽ có tác động đáng kể đến hiệu quả của vaccine”.

Tuy nhiên, TS Lin cho biết cần các thử nghiệm tương ứng để có thể khẳng định việc liệu vaccine này có tác dụng đối với các chủng virus đột biến hay không – “thay vì dựa vào những lời nói suông để nói rằng (nó) không có vấn đề gì”.

Điều này khiến cộng đồng lo lắng là Trung Quốc đã từng có một loạt các vụ bê bối y tế liên quan đến vaccine giả.

Năm 2018, công ty dược phẩm Changsheng Bio-technology của Trung Quốc đã bị phát hiện khi vận chuyển hơn 250.000 liều vaccine DTaP lỗi (vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván), gây ảnh hưởng đến hơn 200.000 trẻ em.

Năm 2019, một bệnh viện Trung Quốc đã bị phát hiện khi tiêm vaccine ngừa virus HPV cho người dân mà không có giấy phép hợp lệ.

Mai Trang

– Theo ET tiếng Anh.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/trung-quoc-chinh-quyen-phe-duyet-sinovac-chuyen-gia-nghi-ngo-tinh-hieu-qua-125768.html

Trung Cộng biến đảo Chữ Thập thành căn cứ hải quân với đầy đủ chức năng

Tin Manila, Philippines – Vận tải cơ lớn nhất của quân đội Trung Cộng mới đây đã hạ cánh xuống đảo Chữ Thập tại biển Đông, cho thấy căn cứ quân sự tại đây có vẻ như đã hoạt động với đầy đủ chức năng. Vận tải cơ Y-20 của quân đội Trung Cộng được nhìn thấy trên đảo Chữ Thập vào ngày 25 tháng 12.

Hình vệ tinh chụp chiếc máy bay Trung Cộng được đăng lên mạng LinkedIn bởi ông Ken Joyce, giám đốc hãng kỹ thuật Hoa Kỳ Maxar Technologies. Các hình chụp không cho thấy vận tải cơ có đang bốc dỡ hàng hay không. Vận tải cơ này được xác định là dòng Y-20, được chế tạo bởi hãng quốc phòng Xian Aircraft, và là máy bay lớn nhất của quân đội Trung Cộng.

Đảo Chữ Thập được Trung Cộng tuyên bố chủ quyền và chiếm đóng, bất chấp sự phản đối của Philippines. Theo các chuyên gia tại Philippines, việc Trung Cộng điều vận tải cơ Y-20 ra đảo Chữ Thập có lẽ là nhằm thử nghiệm thiết bị của máy bay hoặc của phi trường, để chuẩn bị cho các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và nhân viên. Tuy đảo Chữ Thập là đảo nằm xa Philippines nhất trong các đảo nhân tạo của Trung Cộng, nhưng việc một phi trường được đặt tại đây sẽ là một mối đe dọa lớn.

Một chuyên gia Philippines nói, một căn cứ Hải quân với đầy đủ chức năng trên đảo Chữ Thập sẽ đặt mọi thành phố lớn, hải cảng, phi trường, và căn cứ quân sự của Philippines, vào trong tầm bắn của Trung Cộng.

Trong những năm gần đây, Trung Cộng đã biến đổi các đảo tại biển Đông thành căn cứ quân sự, với hải cảng, phi đạo, nhà kho chứa hỏa tiễn, và các cơ sở liên lạc. Mạng lưới căn cứ này giúp Bắc Kinh rộng khả năng kiểm soát biển Đông, và theo dõi hoạt động của các đối thủ trong khu vực. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-bien-dao-chu-thap-thanh-can-cu-hai-quan-voi-day-du-chuc-nang/

Trung Quốc tuyên bố đáp trả cuộc đối thoại quốc phòng Hoa Kỳ – Đài Loan

Trung Quốc hôm 6/1 phản đối và tuyên bố sẽ có “đáp trả cần thiết” đối với cuộc đối thoại quân sự đã được lên kế hoạch giữa Mỹ và Đài Loan, theo Reuters.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các Vấn đề Chính trị và Quân sự Clarke Cooper sẽ có “phát biểu trực tuyến” tại cuộc đối thoại chính trị và quân sự với Đài Loan từ Bộ Ngoại giao vào cuối ngày 6/1, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết sẽ có “đáp trả cần thiết” và “kiên quyết phản đối” cuộc đối thoại.

Bà nói thêm rằng Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ “ngừng ngay lập tức bất kỳ hình thức trao đổi chính thức và liên hệ quân sự nào với Đài Loan để tránh làm tổn hại thêm đến sự ổn định ở Eo biển Đài Loan và quan hệ Trung – Mỹ”.

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Đài Loan không đưa ra thông tin chi tiết về cuộc trao đổi, đồng thời nói rằng Đài Bắc và Washington sẽ “tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trên mọi cấp độ”.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%BD-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-hoa-k%E1%BB%B3—%C4%91%C3%A0i-loan/5727001.html

Jack Ma đã mất tích hơn 2 tháng?

Triệu Hằng

Những nghi ngờ về việc tỷ phú Trung Quốc Jack Ma mất tích đã dấy lên và ngày càng gia tăng khi các tin tức cho thấy ông chủ của tập đoàn Alibaba đã không xuất hiện trong một chương trình ông được mời làm giám khảo, và khi các tài khoản mạng xã hội của ông đã không hoạt động kể từ tháng 10.

Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bund ở Thượng Hải vào ngày 24/10, tỷ phú Jack Ma đã chỉ trích chính sách tài chính của chính phủ Trung Quốc. Chủ sở hữu của Ant Group còn nói rằng những ngân hàng quốc doanh hoạt động với tâm lý của một “tiệm cầm đồ”.

Ant group lên kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng vào ngày 5/12, tuy nhiên trước đó hai ngày, vào ngày 3/12, các nhà quản lý Trung Quốc ra lệnh cho tập đoàn của Jack không được thực hiện việc này. Jack Ma cũng đã được đề nghị không xuất ngoại trong khi giới chức Bắc Kinh phát động một cuộc điều tra chống độc quyền.

Vào ngày 1/1, tờ Financial Times đưa tin rằng, Jack Ma đã bị thay thế vai trò giám khảo trong chương trình “Africa’s Business Heroes (Những người hùng kinh doanh của châu Phi)”. Ảnh của Jack Ma đã bị gỡ xuống khỏi trang web của chương trình này và ông cũng không xuất hiện trong video quảng cáo của chương trình.

Theo Taiwan News, một đại diện của Alibaba nói với các hãng tin rằng Jack Ma không thể tham dự đêm chung kết của chương trình vì “xung đột lịch trình”. Tuy nhiên, vào ngày 19/8/2020, Jack Ma đã đăng trên tài khoản Twitter của mình lời chúc mừng 20 thí sinh lọt vào vòng chung kết của chương trình và viết rằng “Tôi rất nóng lòng muốn gặp họ”.

Bài đăng trên mạng xã hội cuối cùng của Jack Ma là vào ngày 17/10, khi ông đăng một bức ảnh trao đổi về ý tưởng giáo dục với 100 nguyên tắc từ các trường tiểu học và trung học nổi tiếng ở Trung Quốc trên tài khoản mạng xã hội Weibo của ông. Việc Jack Ma đột ngột ngừng chia sẻ trên Weibo khiến một số người cho rằng đây là điều đáng ngờ, vì trước đó ông đã đăng tải vài bài viết vào mỗi tháng.

Cũng theo Taiwan News, chính quyền Trung Quốc có “truyền thống” thực hiện các biện pháp tàn nhẫn đối với những người chỉ trích họ, trong đó có nhiều doanh nhân có tên tuổi và các tài phiệt nằm trong tầm ngắm của các chiến dịch thanh trừng.

Vào tháng 3 năm ngoái, ông trùm bất động sản Nhậm Chí Cường đã biến mất sau khi gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “gã hề” vì cho rằng ông Tập đã yếu kém trong xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhưng vào 6 tháng sau, ông Nhậm đã “tự nguyện, thành khẩn khai nhận” tội danh tham nhũng và bị kết án 18 năm tù.

Ngoài ra, vào tháng 1/2017, tỷ phú tài chính và chủ sở hữu đế chế tài chính Tomorrow Holding, Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) đã bị bắt cóc khỏi phòng của mình trong một khách sạn ở Hồng Kông và đưa tới Trung Quốc.

Vào tháng 9/2018, tờ South China Morning Post đưa tin rằng ông Tiêu sẽ hầu tòa ở Thượng Hải vì tội “thao túng thị trường chứng khoán và thị trường tương lai” và “đưa hối lộ thay mặt cho các tổ chức”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/jack-ma-da-mat-tich-hon-2-thang.html

Trung Quốc: Vinh quang và ô nhục của các đại gia quá “liều lĩnh”

Mai Vân

Vụ ông Lại Tiểu Dân, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chính khổng lồ Trung Quốc Hoa Dung vừa bị tuyên án tử hình, trong khi tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, nguyên lãnh đạo của tập đoàn Alibaba, đã “mất tích” từ hai tháng nay đã thu hút sự chú ý của báo giới Pháp. Trong bài viết “Vinh quang và ô nhục của các đại gia quá liều lĩnh tại Trung Quốc”, báo La Croix ngày 06/01/2020 đã điểm lại một số vụ thanh trừng tiêu biểu thời Tập Cận Bình.

Theo tờ báo Pháp, tại vương quốc của chủ nghĩa tư bản “với đặc thù Trung Quốc”, các ông chủ lớn chỉ có một quyền tự do duy nhất: “Đoàn kết chung quanh Đảng Cộng Sản và nỗ lực phát huy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế”, theo lời lẽ được ông Tập Cận Bình sử dụng vào tháng 9 năm ngoái.

Vì không tôn trọng đường lối chính thức này, nhà tỷ phú lừng danh Jack Ma, từng được chế độ tung lên may xanh như biểu tượng của nền công nghệ cao của Trung Quốc, đã bị thất sủng vào tháng 11 vừa qua. Tương tự như một loạt các ông chủ khác trong những tháng gần đây, những người đã dám chỉ trích hoặc có thái độ coi thường chính quyền.

Vì vậy, khi mọi người đang thắc mắc là ông Mã Vân (Jack Ma) đã mất tích từ cách nay 2 tháng đã đi đâu, thì cựu lãnh đạo của tập đoàn tài chính khổng lồ Trung Quốc Hoa Dung (Huaron), ông Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), đã bị tuyên án tử hình vào hôm 05/01 về tội “tham nhũng và đa thê”. Sau khi thực hiện một “lời thú tội trên truyền hình” một năm trước đây – những lời thú tội thường do bị tra tấn hoặc ép buộc – ông bị kết tội nhận hối lộ một khoản tiền hơn 200 triệu euro.

Một giáo sư kinh tế Đại Học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải giải thích: “Lại Tiểu Dân là hiện thân cho số phận bi thảm của nhiều ông chủ lớn, đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn miễn là phục vụ lợi ích của chế độ”,

Theo vị giáo sư xin được giấu tên này, sự khác biệt giữa các công ty tư nhân và công ty nhà nước rất nhỏ ở Trung Quốc. Họ không thể làm gì nếu không có sự đồng ý của của ĐCSTQ. “Nhưng nếu đường lối chính trị đột ngột thay đổi, hoặc nếu bạn dám đặt vấn đề về chính sách đó, thì lưỡi dao máy chém lập tức rơi xuống, ĐCSTQ muốn bạn trở thành một tấm gương để khiến người khác sợ hãi”.

Tháng 11 năm ngoái, Tôn Đại Ngọ (Sun Dawu), 72 tuổi, ông chủ của một tập đoàn kinh doanh nông sản hùng mạnh, đã bị bắt cùng gia đình vì công khai chỉ trích chính quyền địa phương đã giảm nhẹ mức nghiêm trọng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019. Tập đoàn của ông sau đó đã bị chính quyền địa phương tiếp quản.

Trong “chiến dịch chấn chỉnh” rộng lớn này nhằm giành quyền kiểm soát khu vực tư nhân, tiếp theo chiến dịch chống tham nhũng được phát động từ năm 2012, ĐCSTQ nhắm vào các lĩnh vực cụ thể và sinh lợi như ngân hàng, công nghệ cao và kinh doanh nông nghiệp, hoặc bất động sản.

Ông chủ cũ của tập đoàn bảo hiểm khổng lồ Trung Quốc Anbang, Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) – người đã mua khách sạn Waldorf Astoria danh tiếng ở New York vào năm 2014 – đã mất tích vài tháng vào năm 2017, trước khi bị kết án một năm sau đó mười tám năm tù về tội “tham ô”. Có lẽ vì ông đã đầu tư hơi quá tự do. Theo vị giáo sư của Đại Học Phúc Đán, “Có những lằn ranh đỏ không được vượt qua”.

“Tỷ phú đỏ” ngành bất động sản Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), 70 tuổi, con trai của một quan chức cao cấp sáng lập ra ĐCSTQ, đã bị kết án mười tám năm tù vào tháng 9 năm 2019 vì “vi phạm kỷ luật đảng”. Tư cách là “hoàng tử đỏ” đã bảo vệ ông từ lâu, nhưng vô số lời chỉ trích mà ông đưa ra nhắm vào chế độ và lãnh đạo Tập Cận Bình, người mà ông dám gọi là “thằng hề” vào tháng 3 năm ngoái, đã khiến ông hoàn toàn bị thất sủng. Thái độ ngạo mạn của ông đã bị coi là hành vi phản bội ĐCSTQ, vốn sẽ kỷ niệm 100 năm thành lập vào tháng 7 tới đây.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210106-trung-qu%E1%BB%91c-vinh-quang-v%C3%A0-%C3%B4-nh%E1%BB%A5c-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BA%A1i-gia-qu%C3%A1-li%E1%BB%81u-l%C4%A9nh

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.