Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/01/2021

Monday, January 4, 2021 3:38:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/01/2021

Mỹ-Iran căng thẳng: Washington đột ngột duy trì USS Nimitz trong vùng Vịnh

Tú Anh

Cáo buộc Teheran đe dọa tổng thống Donald Trump, Lầu Năm Góc duy trì hàng không mẫu hạm USS Nimitz trong vùng Vịnh. Iran lo ngại chủ nhân Nhà Trắng trong những ngày cuối nhiệm kỳ sẽ viện cớ nào đó để khai chiến.

Theo AFP, hàng không mẫu hạm USS Nimitz chỉ mới vào vùng Vịnh chưa được hai tháng thì vào ngày cuối năm 31/12/2020, được lệnh trở về hậu cứ tại Mỹ. Theo tuyên bố của quyền bộ trưởng Quốc phòng Christopher C. Miller, quyết định này nhằm tỏ thiện chí « muốn xuống thang » với Iran.

Tuy nhiên, ba hôm sau, Lầu Năm Góc hủy lệnh này và duy trì hàng không mẫu hạm trong khu vực và đặt « USS Nimitz dưới quyền điều động của Bộ Tư Lệnh Trung Ương CENTCOM » để biểu lộ « quyết tâm » của Mỹ . Cũng theo tuyên bố của quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thì do « có những lời đe dọa mới đây của giới lãnh đạo Iran nhắm vào tổng thống Donald Trump  và nhiều viên chức Mỹ ». Đe dọa chính xác thế nào thì ông không nói rõ.

Cách nay đúng một năm, không lực Mỹ đã hạ sát Qasem Soleimani, một danh tướng của Iran tại phi trường Bagdad, Irak. Trong ngày giỗ đầu tiên, hàng ngàn người Hồi Giáo Shia tại Irak kêu gọi « trả thù ». Tại Iran, giáo sĩ Ebrahim Raissi, lãnh đạo « Cơ Quan Tư Pháp Tối Cao », nhân vật được xem là sẽ thay thế giáo chủ Ali Khamenei, hăm dọa là những thủ phạm giết Qasem Soleimani sẽ « không có chỗ dung thân ».

Ngoại trưởng Iran Mahamad Javad Zarif cáo buộc tổng thống Donald Trump tìm cớ để khai chiến với Iran trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước thù nghịch.

Hôm nay, Teheran chính thức phát khởi tiến trình tinh lọc Uranium với tỷ lệ phóng xạ 20%. Theo thỏa thuận hạt nhân 2015, Iran đồng ý không vượt ngưỡng 3,67%.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-m%E1%BB%B9-iran-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-washington-%C4%91%E1%BB%99t-ng%E1%BB%99t-duy-tr%C3%AC-uss-nimitz-trong-v%C3%B9ng-v%E1%BB%8Bnh

4 thượng nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi Quốc hội chứng nhận kết quả bầu cử

Bốn thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa hôm 3/1 cùng ký tên vào một tuyên bố lưỡng đảng, kêu gọi Quốc hội chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 năm ngoái mà ông Joe Biden đã giành chiến thắng, theo Reuters.

“Các cử tri đã lên tiếng và Quốc hội giờ phải hoàn thành trách nhiệm chứng nhận kết quả bầu cử”, tuyên bố của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Susan Collins, Lisa Murkowski, Bill Cassidy và Mitt Romney có đoạn.

Cùng ký vào tuyên bố này còn có các thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ là Joe Manchin, Mark Warner, Jeanne Shaheen, Maggie Hassan và Dick Durban, theo Reuters.

Hãng tin này cho biết rằng nhà lập pháp độc lập Augus King cũng ký vào bản tuyên bố trên.

Trước đó, hôm 2/1, thượng nghị sĩ Ted Cruz cho biết ông sẽ dẫn đầu một nhóm gồm gần 12 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa nhằm thách thức chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden khi Quốc hội đếm kết quả bầu cử của đại cử tri đoàn vào ngày 6/1, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-ngh%E1%BB%8B-s%C4%A9-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD/5723002.html

Bầu cử TT Mỹ: 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng kêu gọi quân đội đứng ngoài cuộc

Thanh Hà

Trong một bài viết đăng trên báo Washington Post ngày 03/01/2021, 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ kêu gọi quân đội « không can thiệp » vào chính trị và tiến trình chuyển giao quyền lực phải được diễn ra một cách êm thắm.

Đó là 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn sống ký tên vào bài viết gồm các ông Ashton Carter, Leon Panetta, William Perry, Dick Cheney, William Cohen, Donald Rumsfeld, Robert Gates, Chuck Hagel, James Mattis và Mark Esper. Các ông Mattis và Esper từng được chính ông Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng Quốc Phòng.

Lời kêu gọi của các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ được đưa ra ba ngày trước khi Quốc Hội chính thức công nhận Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/01/2021 để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Theo các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, mọi ý đồ lôi kéo quân đội vào cuộc để giải quyết tranh chấp chính trị có nguy cơ đẩy nước Mỹ vào một « vùng đất nguy hiểm, bất hợp pháp và đi ngược lại với Hiến Pháp » của Hoa Kỳ. Họ đồng thời kêu gọi quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Christopher Miller cũng như tất cả các quan chức của Lầu Năm Góc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao quyền lưc giữa chính quyền Trump với ban lãnh đạo sắp tới trong chính quyền Biden. Quân đội cần « tránh có mọi hành động chính trị có nguy cơ làm lu mờ kết quả bầu cử hay gây khó khăn cho chính quyền sắp tới ».

Các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã lên tiếng sau khi nhiều tờ báo ở Washington tiết lộ Nhà Trắng từng tính đến khả năng ban hành thiết quân luật để phản đối kết quả bầu cử tổng thống hôm 03/11/2020. Nhưng chính tổng thống Donald Trump đã bác bỏ tin trên.

Ngày 14/12/2020 đại cử tri đoàn đã chính thức công nhận ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ với sự ủng hộ của 306 đại cử tri. Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump giành được 232 phiếu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-10-c%E1%BB%B1u-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%A9ng-ngo%C3%A0i-cu%E1%BB%99c

Bầu cử Thượng Viện Mỹ tại Georgia: Rất quan trọng đối với cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa

Mai Vân

Hai tháng sau cuộc bầu cử tháng 11/2020 với kết quả chưa ngã ngũ, vòng 2 cuộc bầu cử hai ghế thượng nghị sĩ của bang Georgia sẽ chính thức mở ra vào ngày 05/11/2020. Đây là một cuộc bầu cử rất được chú ý: Đảng Dân Chủ có giành lại được quyền kiểm soát Thượng Viện từ tay đảng Cộng Hòa hay không, một quyền kiểm soát rất cần thiết cho ông Joe Biden để một số quyết định của ông không bị cản trở.

Theo hãng tin Mỹ AP ngày 02/01/2020, chính vì những lý do kể trên mà cuộc bầu cử Thượng Viện tại Georgia có tầm quan trọng vượt quá khuôn khổ của bang để mang tầm vóc quốc gia.

Tại một bang được xem là lãnh địa của đảng Cộng Hòa, nơi mà ông Biden chỉ thắng được ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống với hơn một chục ngàn phiếu, lẽ ra hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa mãn nhiệm là David Perdue và Kelly Loeffler phải được bầu lại ngay vòng đầu một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, do sự vươn lên của hai ứng cử viên Dân Chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock nhờ xu thế chung, và sự có mặt của nhiều ứng viên khác đã phân tán phiếu của các ứng viên chính, các thượng nghị sĩ mãn nhiệm của đảng Cộng Hòa đã không vượt được mốc 50% số phiếu để đắc cử ngay vòng đầu.

Theo luật bầu cử ở bang Georgia, hai ứng viên nhiều phiếu nhất phải phân định thắng bại ở vòng 2 ngày 05/01/2021, và cuộc bỏ phiếu sẽ đối lập ông Perdue với ông Ossoff và bà Loeffler với ông Warnock.

Hai kỷ lục

Cho đến hôm nay, do luật lệ bang Georgia cho phép bỏ phiếu trước thời hạn và  bỏ phiếu qua bưu điện, đã có hơn 3 triệu cử tri bỏ phiếu, chiếm gần 40% tỷ lệ cử tri đã đăng ký, một kỷ lục đối với một cuộc bầu cử Thượng Viện tại bang này. Kỷ lục cũ vào năm 2008 chỉ là 2,1 triệu người.

Một kỷ lục khác là số tiền quyên góp mà các ứng viên thu được cho chiến dịch vận động tranh cử, với hai người thuộc đảng Dân Chủ mỗi người đều thu được hơn 100 triệu đô la. Hai ứng cử viên đảng Cộng Hòa quyên góp được ít hơn một chút, nhưng cũng là những con số kỷ lục, khoảng 90 triệu đô la cho mỗi người.

Đảng Cộng Hòa chỉ cần thắng 1, còn Dân Chủ phải thắng cả 2

Các con số quyên góp kỷ lục, và số người bỏ phiếu dự kiến sẽ rất cao cho thấy tính chất quan trọng của hai ghế thượng nghị sĩ đang được tranh chấp.

Trước cuộc bầu cử năm nay, Thượng Viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa, với tỉ lệ ghế so với đảng Dân Chủ là 53-47. Trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử 1/3 số thượng nghị sĩ vào năm 2020, đảng Cộng Hòa đã giành chiến thắng trong hầu hết các dơn vị được bầu lại, và cho đến nay đã chiếm được 50 ghế, so với 48 ghế của đảng Dân Chủ.

Trong cuộc bầu tại Georgia ngày 05/01, đảng Cộng Hòa chỉ cần thắng một ghế là vẫn duy trì thế đa số tại Thượng Viện, trong lúc Đảng Dân Chủ cần cả hai ghế để cân bằng tỉ số hòa 50-50, lúc đó lá phiếu phân thắng bại sẽ do phó tổng thống đắc cử Kamala Harris đưa ra, và như vậy đảng Dân Chủ chắc chắn sẽ kiểm soát Thượng Viện.

Và nếu đảng Dân Chủ chiếm đa số tại Thượng Viện, tổng thống đắc cử Joe Biden có thể nhanh chóng ký rất nhiều dự luật thành luật, đồng thời thực hiện các thay đổi về lập pháp, bổ nhiệm nội các, đại sứ…

Ngược lại, Thượng Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát sẽ có thể ngăn chặn phần lớn chương trình nghị sự của ông Joe Biden.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A1i-georgia-r%E1%BA%A5t-quan-tr%E1%BB%8Dng-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A3-hai-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-v%C3%A0-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a

Trump, Biden vận động ở bang Georgia trước cuộc bầu cử vào Thượng viện

Hôm 4/1, Tổng thống Donald Trump sẽ đến bang Georgia trong nỗ lực để đảng Cộng hòa của ông tiếp tục chiếm đa số trong Thượng viện Hoa Kỳ, theo Reuters.

Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng sẽ đến bang Georgia để tham dự một cuộc vận động vào phút cuối trước cuộc bầu cử nước rút vào ngày 5/1, cuộc bầu cử giữa hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đương nhiệm và hai đối thủ của đảng Dân chủ.

Nếu hai thành viên Cộng hòa Kelly Loeffler và David Perdue giữ được ghế của họ thành công thì phe Cộng hòa sẽ duy trì đa số 52 ghế trong Thượng viện có 100 ghế, cho họ quyền chặn phần lớn chương trình nghị sự của ông Biden khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.

Còn nếu hai thành viên Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff thắng cử sẽ giao quyền kiểm soát Thượng viện cho đảng của Biden, khi mà Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu đột phá ở Thượng viện với số ghế 50-50. Điều này sẽ giúp ông Biden dễ dàng hơn trong việc ban hành gói cứu trợ COVID-19 và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, vì đảng Dân chủ cũng kiểm soát Hạ viện.

Trước đây, trong các cuộc bầu cử vào tháng 11, không ai trong số các ứng cử viên giành được đa số do đó phải tiến hành bầu cử vòng hai.

Ông Biden thắng sít sao ở bang Georgia vào tháng 11, phá vỡ nhiều năm thống trị của đảng Cộng hòa tại bang này. Ông Trump từ chối thừa nhận thất bại của mình và chiến dịch của ông cũng không thành công khi tìm cách lật ngược kết quả ở bang Georgia và một số bang chiến trường khác.

Hôm 2/1, ông Trump gây áp lực với quan chức bầu cử hàng đầu của Georgia, ông Brad Raffensperger, để “tìm” đủ số phiếu bầu để lật ngược thất bại của mình.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-biden-van-dong-o-georgia-truoc-cuoc-bau-cu-vao-thuong-vien/5723731.html

Thành tựu đối ngoại tuyệt vời của chính quyền TT Trump

Thu Hằng

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào ngày đầu năm mới đã liệt kê những thành tựu đối ngoại của chính quyền TT Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Theo đó, Hoa Kỳ về cơ bản không bị sa chân vào các cuộc chiến bất tận, và đã nâng cao vị thế của mình trong các cuộc đàm phán thúc đẩy hòa bình, đồng thời có những cuộc giải cứu tù binh hiệu quả.

Ông Mike Pompeo cũng cho biết trên Twitter rằng trong những ngày tới, ông sẽ đưa ra báo cáo đầy đủ về chính sách đối ngoại dưới dạng Nghị quyết Năm mới của mình, đồng thời nói thêm rằng không có thời điểm nào thích hợp hơn, theo Epoch Times.

“Đất nước Hoa Kỳ là lực lượng chính nghĩa – một quốc gia đặc biệt không giống bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử. Quốc gia đầu tiên công nhận rằng, mỗi người đều có các quyền do Chúa ban. Thực sự là một thành phố rực rỡ trên đỉnh đồi”, ông Pompeo viết.

Bắt đầu loạt tweet của mình, ông Pompeo nói rằng, bây giờ đất nước an toàn hơn rất nhiều so với trước khi chính quyền hiện tại nhậm chức.

Ông cũng chỉ trích một bài tường thuật của New York Times tuyên bố, cơ sở hình thành nên Hoa Kỳ là chế độ nô lệ, chứ không phải Tuyên ngôn Độc lập. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng đó là một tuyên bố sai lầm và là một nỗ lực bôi nhọ tầm nhìn về sự sáng lập cao quý của đất nước Hoa Kỳ.

Ông Pompeo nói rằng, ông đã bắt tay vào một chính sách đối ngoại, nghiêm túc thực hiện các ý tưởng của các bậc Quốc phụ Hoa Kỳ được nêu trong Hiến pháp.

“Chủ nghĩa hiện thực. Sự kiềm chế. Tôn trọng sự lập quốc của chúng ta. Đây là những ý tưởng cốt lõi xác định đất nước Hoa Kỳ là trên hết [đối với mỗi người dân]”, ông Pompeo viết.

Tiếp theo ông đề cập tới những thành tựu của chính quyền Trump trong chống khủng bố và giải cứu con tin mà không phải tốn tiền thuế của người dân.

“Thực sự là một vinh dự khi đưa hàng chục con tin, và người dân Hoa Kỳ bị bắt giữ trở về nhà”, ông cho biết, và nói thêm rằng “Chúng tôi chưa bao giờ trả tiền để đưa người của chúng ta trở về. Sự dỗ dành chỉ chiêu mời nhiều việc bắt giữ con tin hơn. Chúng tôi đã khôi phục uy tín của Hoa Kỳ. Không còn những ‘lằn ranh đỏ’ hay những khối tiền mặt, cho những kẻ độc tài và những kẻ bắt nạt”.

Ông Pompeo nhắc lại thành công trongviệc giải cứu những công dân Hoa Kỳ khỏi sự giam cầm của Bắc Hàn. Ông cũng đề cập đến những nỗ lực để bảo đảm việc thả Mục sư Andrew Brunson từ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2018, và Cựu chiến binh Hải quân Michael White từ Iran vào năm 2020. Các con tin khác được giải cứu cũng xuất hiện trên bảng cung cấp dữ liệu của ông.

Ông Pompeo cũng lưu ý đến Chiến dịch Mueller, được đặt theo tên một công dân Hoa Kỳ là Kayla Mueller, 26 tuổi, người đã bị nhóm khủng bố ISIS bắt cóc và sát hại. Chiến dịch này đã kết thúc bằng việc tiêu diệt được thủ lĩnh ISIS Abu Bakr al-Baghdadi.

“Chúng tôi đã cho kẻ thù của mình thấy, điều gì sẽ xảy ra khi chúng làm hại các con tin là công dân Hoa Kỳ”, ông Pompeo viết, và kèm theo một hashtag nhắc tới “hòa bình, thông qua sức mạnh”.

Ông Pompeo cũng đã viết về các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn, và cho biết “Chúng tôi đã đàm phán với Bắc Hàn với một vị thế mạnh mẽ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-liet-ke-cac-thanh-tuu-doi-ngoai-cua-chinh-quyen-tt-trump.html

Bà Nancy Pelosi tiếp tục được bầu là chủ tịch Hạ viện Mỹ

Lý Minh

Bà Nancy Pelosi tiếp tục được bầu vào vị trí chủ tịch Hạ viện Mỹ, trở thành người phát ngôn của Hạ viện.

Bà Pelosi được bầu vào vị trí chủ tịch Hạ viện trong phiên họp Quốc hội lần thứ 117 diễn ra hôm Chủ Nhật (3/12). Hãng tin Reuters đưa tin, bà Pelosi thắng suýt soát với 216-209 phiếu.

Trước đó, trong một lá thư gửi cho các cho các đồng nghiệp thuộc đảng Dân chủ của mình, bà Pelosi chúc mừng các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã duy trì đa số ghế trong Hạ viện và yêu cầu họ ủng hộ để bà tiếp tục lãnh đạo đảng với tư cách là Chủ tịch. Bà Pelosi cho biết bà mong muốn được làm việc với Joe Biden và Kalama Harris, mặc dù cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống vẫn chưa ngã ngũ.

Kỳ này, đảng Dân chủ đã mất ít nhất 13 ghế tại Hạ viện. Dù vẫn chiếm đa số nhưng họ chỉ có còn 222 ghế so với số ghế của đảng Cộng hòa là 211.

Bà Pelosi đã giữ vai trò là chủ tịch Hạ viện từ tháng 1/2019. Bà cũng là nữ chủ tịch Hạ viện duy nhất trong lịch sử Mỹ tới thời điểm này.

Lý Minh (tổng hợp)

https://www.dkn.tv/the-gioi/ba-nancy-pelosi-tiep-tuc-duoc-bau-la-chu-tich-ha-vien-my.html

Quan chức Georgia nói ‘số liệu của ngài sai’ khi TT Trump đòi tìm phiếu

Trong đoạn ghi âm mà báo Washington Post có được và công bố tại Mỹ, người ta có thể nghe thấy Tổng thống Donald Trump năn nỉ, gây sức ép với Tổng thư ký bang Georgia để tìm thêm phiếu cho ông.

Ông Trump nói, “Tôi chỉ muốn tìm ra 11780 phiếu”, nhưng Tổng thư ký Brad Raffensperger bác bỏ và nói “số liệu của ngài đã sai rồi”.

Từ đài báo VN đến truyền thông mạng xã hội ở Mỹ

Di sản Tổng thống Trump để lại với người Việt

Mitch McConnell: Đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden

Ông Raffensperger là tổng thư ký (secretary of state – quan chức số hai sau thống đốc bang), chuyên lo về hành chính gồm cả tổ chức bầu cử, kiểm phiếu ở bang Georgia, và là thành viên đảng Cộng hòa như ông Trump.

Tổng thống Trump nói: “Ông tính lại phiếu đi và đó là việc không có gì sai cả.”

Đáp lại, ông Raffensperger nói: “Thách thức của ngài, thưa Tổng thống, là số liệu của ngài sai.”

Sau đó, ông Trump nói có tin đồn rằng một số phiếu bầu bị hủy và máy đếm phiếu bị đưa đi khỏi Fulton County thuộc bang Georgia, nhưng luật sư làm việc cho ông Raffensperger bác bỏ điều này.

Ông Trump muốn có thêm phiếu cho mình ở Georgia để lật ngược kết quả bầu cử đầu tháng 11.

Nhưng ông Raffensperger nói với ông Trump rằng kết quả ở Georgia là chính xác.

Kết quả đó đem lại chiến thắng cho đối thủ của Tổng thống Trump là cựu Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ.

Ông Biden thắng với 306 phiếu đại cử tri và hiện là tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, còn ông Trump được 232 phiếu.

Muốn gây sức ép lên Quốc hội ngày 06/1

Kể từ sau ngày bỏ phiếu 03/11/2020, ông Trump liên tục tung ra các cáo buộc về ‘lừa đảo, gian lận phiếu’ nhưng không cung cấp được bằng chứng gì.

Một số ủng hộ viên của ông Trump tiếp tục hy vọng việc “lật ngược thế cờ” vào ngày 6/01/2021 này nhưng giới quan sát tin rằng khả năng đó rất thấp.

Tổng thống Trump kêu gọi những người ủng hộ ông tới Washington vào ngày 6/01 để biểu tình, gây sức để Quốc hội không thực hiện thủ tục chứng nhận chiến thắng của ông Biden.

Các hãng thông tấn quốc tế cho hay hàng nghìn người ủng hộ ông Trump, từ các nhóm Women for America First tới StoptheSteal, và cả một số thành viên tổ chức cực hữu bạo lực Proud Boys dự kiến về đổ về thủ đô Hoa Kỳ để ủng hộ các cáo buộc vô căn cứ của ông Trump rằng có “gian lận tầm vóc lớn” khiến ông thất cử hôm 03/11/2020.

Không ít những người kiên trì ủng hộ tổng thống Trump vẫn tiếp tục đăng tải ý kiến trên nhiều trang mạng xã hội tin rằng ông sẽ ‘tuyên thệ nhậm chức lần hai’ ngày 20/01 tới đây.

Bên trong Quốc hội Hoa Kỳ, một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ từ chối chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Joe Biden trừ khi một ủy ban được thành lập để điều tra cáo buộc gian lận cử tri.

Dẫn đầu bởi thượng nghị sỹ Ted Cruz, 11 thượng nghị sĩ và thượng nghị sĩ đắc cử, muốn có một thời gian trì hoãn 10 ngày để kiểm tra các cáo buộc họ nói là “gian lận”.

Tuy vậy, giới bình luận cho rằng cơ hội thành công của nhóm thượng nghị sĩ này là không có bao nhiêu vì đa số các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ở cả hai đảng đã chấp nhận kết quả.

Hôm giữa tháng 12/2020, quan chức Chủ tịch khối đa số Cộng hòa ở Thượng viện, ông Mitch McConnell, đã chúc mừng ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng trước đó.

Theo báo Anh, tờ Sunday Times (thiên hữu) hôm 03/01/2021 thì vấn đề của đảng Cộng hòa Mỹ tới đây là phải chấp nhận rằng ông Trump đã hoàn toàn thất cử, và cùng với quyết định đó, họ sẽ phải chịu cơn giận dữ của ông.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55530030

Chuyên gia: Hơn 30.000 phiếu của TT Trump ở Georgia bị hủy, 12.173 phiếu khác chuyển cho Biden

Hải Lam

Dữ liệu bầu cử Georgia cho thấy hơn 30.000 phiếu bầu cho Tổng thống Donald Trump đã bị loại bỏ và 12,173 phiếu khác của ông bị chuyển cho Joe Biden, theo các nhà khoa học dữ liệu làm chứng trong phiên điều trần tại Thượng viện tiểu bang Georgia ngày 30/12/2020, The Epoch Times đưa tin.

Trong phiên điều trần, bà Lynda McLaughlin thuộc Nhóm Toàn vẹn Dữ liệu cùng các nhà khoa học dữ liệu Justin Mealey và Dave Lobue đã trình bày các bằng chứng gian lận bầu cử trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Georgia.

Ông Mealey nói: “Có gian lận trong cuộc bầu cử của Georgia, chúng tôi có thể chứng minh điều đó bằng dữ liệu […] Ý chí bỏ phiếu của người dân Georgia không được phản ánh bởi những gì được thư ký tiểu bang chứng nhận”.

Phân tích của các nhà khoa học về dữ liệu bầu cử dựa trên chuỗi thời gian được công bố trực tuyến ngày 24/12 cho thấy, số phiếu bầu của TT Trump đã giảm ở nhiều quận thuộc Georgia thay vì đáng ra phải tăng theo quy luật vận động bình thường. Dựa trên các đánh giá số liệu, các nhà khoa học kết luận có ít nhất 30.593 phiếu bầu cho TT Trump đã bị hủy, trong đó bao gồm 17.650 phiếu bầu ở Quận Dougherty và 7.008 phiếu bầu ở Quận Dodge và và 5.935 phiếu bầu ở quận Putnam.

Biểu đồ bỏ phiếu của quận Dougherty, trong chuỗi thời gian từ 4/11 – 9/11, chỉ ra rằng tổng số phiếu của ông Trump bị giảm xuống 3 lần. Một lần giảm 4.440 phiếu, một lần giảm 11.490 phiếu và một lần là 1.720 phiếu. Kết quả là tổng cộng 17.650 phiếu dành cho ông Trump đã bị xóa bỏ.

Ông Mealey nhấn mạnh rằng một khi số phiếu bầu đã được tính thì tổng số phiếu bầu của TT Trump không thể bị giảm xuống mà chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng lên.

Nhóm các nhà khoa học cũng cho biết một số lượng lớn phiếu bầu của TT Trump đã được chuyển sang Biden trong một quận khác.

Họ cho hay, “một ví dụ rõ ràng về chuyển phiếu bầu” đã xảy ra ở quận Bibb. Vào lúc 9:11 tối theo giờ địa phương, TT Trump nhận được 29.391 phiếu bầu trong khi Biden nhận được 17.218 phiếu. Tuy nhiên, trong bản cập nhật thời gian được báo cáo tiếp theo, số phiếu của TT Trump đã trở thành 17.218 trong khi số phiếu của Biden thay đổi thành 29.391. Và vì thế, trong sự kiện này, 12.173 phiếu bầu đã được chuyển từ TT Trump sang cho Biden.

Kết quả bầu cử được tiểu bang chứng nhận cho thấy ông Trump thua 12.670 phiếu tại bang Georgia. Tuy nhiên chiến dịch tranh cử của ông vẫn đang thách thức kết quả tại các tòa án khác nhau.

Nhóm Toàn vẹn Dữ liệu không nêu tên bất kỳ quan chức tiểu bang, quan chức quận hoặc nhà sản xuất máy bỏ phiếu nào có liên quan đến hành vi sai trái và nhấn mạnh rằng phân tích của họ không mang tính đảng phái.

“Phân tích mà chúng tôi xem xét là hoàn toàn khoa học, không dựa trên bất kỳ đảng phái chính trị nào, đỏ, xanh, trái hay phải. Mục tiêu thực sự tập trung vào các con số, dữ liệu và hệ thống mạng lưới máy móc”, ông Lobue nói.

Trong các nhà khoa học làm chứng, ông Mealey là kỹ thuật viên tác chiến điện tử tại Hải quân Hoa Kỳ trong 9 năm rưỡi. Ông cũng từng là nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) với vai trò là nhà phân tích dữ liệu và lập trình viên cho Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia. Ông hiện đang làm việc cho một công ty kế toán thuộc hàng top 4 của thế giới với vai trò lập trình viên.

Ông Lobue là một nhà khoa học dữ liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong một số ngành công nghiệp.

Trước đó, ông Brad Raffensperger, Ngoại trưởng Georgia đã kịch liệt phủ nhận rằng gian lận bầu cử có hệ thống đã xảy ra ở tiểu bang trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-hon-30-000-phieu-cua-tt-trump-o-georgia-bi-huy-12-173-phieu-khac-chuyen-cho-biden.html

Làn sóng nghị sĩ phản đối gian lận bầu cử đang dâng lên trước ngày 6/1

Đối mặt với cuộc bầu cử đầy gian lận năm 2020, bên cạnh những chính trị gia đã lùi bước trong cuộc chiến khốc liệt đòi công lý cho cử tri Mỹ, vẫn còn những Thượng nghị sĩ và dân biểu yêu nước kiên trì đấu tranh, sánh bước cùng Tổng thống Trump cứu nền cộng hòa của đất nước, theo Vision Times.

Ngày 6/1 là ngày quan trọng cho sự đảo ngược kết quả của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020. Đã có 140 thành viên Quốc hội và 13 thượng nghị sĩ bày tỏ ý định phản đối phiếu bầu của cử tri đoàn tại cuộc họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1 sắp tới.

Trước sự dè bỉu và chỉ trích từ các đồng nghiệp trong Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, một số dân biểu đã phản ứng lại một cách mạnh mẽ, đồng thời bày tỏ rằng, họ sẽ không lùi bước và quyết đưa ra ánh sáng hành vi gian lận bầu cử.  

Thượng nghị sĩ của tiểu bang Texas – Ted Cruz nói với Fox Business News vào ngày 3/1 rằng, có một số lượng lớn các bất thường và những cáo buộc về gian lận bầu cử năm nay. Vì thế, Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm trước cử tri Mỹ và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ông Ted Cruz lưu ý rằng, đội ngũ của Tổng thống Trump đã kêu gọi Tối cao Pháp viện và Nghị viện của các tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử ở các tiểu bang chiến trường. Hơn nữa, rất nhiều người Mỹ đều cho rằng, kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11 là không thể chấp nhận được.

Ông Cruz cho biết, mục đích của việc thách thức cuộc bỏ phiếu đại cử tri là để thúc giục Quốc hội khẩn trương điều tra về các cáo buộc gian lận trong bầu cử. “Chúng ta vẫn còn 10 ngày trước lễ nhậm chức tổng thống”, ông nói.

Ông tiếp tục: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước cử tri, chúng ta phải chịu trách nhiệm trước hiến pháp, để đảm bảo rằng cuộc bầu cử này là hợp pháp”.

Sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley, vào ngày 30/12, tuyên bố phản đối chứng nhận kết quả bầu cử, nhiều thành viên của Thượng và Hạ viện đã liên tiếp tham gia nỗ lực này. Ngày 2/1, ông Cruz và 11 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác đã cùng tuyên bố rằng, họ sẽ thách thức cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 6/1 với các thành viên Đảng Cộng hòa ở Hạ viện.

“Thật tuyệt khi thấy nhiều thượng nghị sĩ tham gia trận chiến vào ngày 6/1. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa sẽ lắng nghe ý kiến ​​của họ và hành động”, ông Josh Hawley vui mừng bày tỏ.

Vào thứ Bảy (2/1), Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn đã bày tỏ sự bất bình với gian lận bầu cử và quyết tâm đòi lại công lý cho người Mỹ. “Tôi không thể làm ngơ trước vô số cáo buộc gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Vào ngày 6/1, tôi sẽ bỏ phiếu phản đối việc chứng nhận kết quả (bỏ phiếu) của Cử tri đoàn”, bà Blackburn nói.

Marsha Blackburn và Thượng nghị sĩ mới đắc cử – Bill Hagerty cũng đã lên tiếng: “Thay mặt cho người dân ở tiểu bang Tennessee, chúng tôi đang thống nhất lập trường phản đối kết quả đã bị ‘làm bẩn’ của cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Đối với những thời điểm quan trọng như thế này, Hiến pháp bảo lưu quyền lợi của các thành viên Quốc hội thách thức kết quả của cử tri đoàn. Vào ngày 6/1, chúng tôi sẽ bỏ phiếu để phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020. Hoa Kỳ là một nước cộng hòa có các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ. Các cuộc bầu cử này phải phù hợp với Hiến pháp, luật liên bang và tiểu bang. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 đã chứng kiến ​​những cáo buộc chưa từng có về gian lận cử tri, vi phạm và thực thi không nghiêm ngặt luật bầu cử cũng như các quy định bỏ phiếu khác”.

Thượng nghị sĩ James Lankford cũng đã bày tỏ ý định chống lại gian lận bầu cử bằng một tweet vào ngày 3/1: “Hôm nay, tôi đã tham gia vào một nhóm thượng nghị sĩ và cùng nhau đề xuất thành lập một ủy ban bầu cử để giải quyết các vấn đề bầu cử…”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lan-song-nghi-si-phan-doi-gian-lan-bau-cu-dang-dang-len-truoc-ngay-6-1.html

Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ: TT Trump đang có ‘vị thế tốt’

Phụng Minh

Tổng thống Donald Trump đang ở một “vị thế thực sự tốt” cho thách thức hôm thứ Tư (6/1) trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, vì “mọi người đều biết cuộc bầu cử này đầy gian lận”, cựu quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Ric Grenell nói với Newsmax TV.

“Đảng Dân chủ đã chuyển từ ‘không có bất kỳ gian lận nào’ sang ‘không có [gian lận] phổ biến’, và bây giờ câu thần chú mới của họ là ‘không đủ gian lận để lật ngược’ cuộc bầu cử”, ông nói thêm.

Khoảng một chục thượng nghị sĩ, dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Ted Cruz, đang thách thức phiếu đại cử tri của các tiểu bang. Hơn 40 nhà lập pháp Hạ viện cũng dự kiến ​​sẽ tham gia thách thức kết quả chứng nhận chiến thắng cho ông Biden vào ngày 6/1 trong phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ.

Ông Grennell, người đã giúp dẫn dắt các thách thức pháp lý của TT Trump ở Nevada, cho biết: “Mỗi lần chúng tôi cố gắng đưa vấn đề này ra tòa án, bạn biết đấy, họ hầu như đều bác bỏ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng theo Pháp quyền và quy trình thì vào thứ Tư, chúng tôi phải giới thiệu điều này với các chính trị gia và xem các thẻ bài sẽ rơi vào đâu”.

Grennell cũng ca ngợi Cruz, người đã kêu gọi “kiểm toán khẩn cấp” kết quả bầu cử.

“Ông ấy đang cố gắng dùng mọi nỗ lực pháp lý có thể để làm nổi bật vụ gian lận này, vì vậy chúng tôi chỉ cần có những người sẵn sàng lắng nghe”, Grenell nói.

Vào Chủ nhật, Thượng nghị sĩ Cruz đã giải thích cặn kẽ về thách thức tiềm năng.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta trong Quốc hội có nghĩa vụ phải làm điều gì đó; chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống dân chủ”, ông nói với Fox Business hôm Chủ nhật. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa lưu ý rằng nhiều người Mỹ không tin kết quả bầu cử tổng thống ngày 3/11 là hợp lệ vì TT Trump và nhóm của ông đã kêu gọi các tòa án và cơ quan lập pháp tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử quan trọng của các tiểu bang.

“Chúng tôi có nghĩa vụ đối với cử tri”, ông nói hôm Chủ nhật, nói thêm rằng các thượng nghị sĩ “có nghĩa vụ với Hiến pháp để đảm bảo rằng cuộc bầu cử này là hợp pháp”.

Chỉ cần một thượng nghị sĩ và một dân biểu lên tiếng là đủ để thách thức các phiếu đại cử tri của các tiểu bang. Sau đó, một cuộc tranh luận kéo dài hai giờ sẽ được tổ chức ở mỗi tiểu bang trước khi một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản được tổ chức về việc giữ hay đảo ngược cuộc bỏ phiếu đại cử tri của các tiểu bang. Đồng thời một số chuyên gia pháp lý đã suy đoán rằng Phó Tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Thượng viện trong Phiên họp chung, có thể từ chối các nhóm đại cử tri.

Tại Hạ viện, nỗ lực thách thức kết quả của đại cử tri đoàn đang được dẫn đầu bởi Dân biểu Mo Brooks, người đã nói với The Epoch Times vào tháng 11 rằng ông sẽ thách thức các phiếu đại cử tri của các tiểu bang.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-giam-doc-tinh-bao-quoc-gia-my-tt-trump-dang-co-vi-the-tot.html

Wikileaks: Thẩm phán Anh chặn yêu cầu dẫn độ Assange về Mỹ vì lý do sức khỏe

Người sáng lập ra Wikileaks, Julian Assange, không thể bị dẫn độ về Hoa Kỳ, một tòa án tại London ra phán quyết.

Thẩm phán đã chặn yêu cầu dẫn độ do có những quan ngại về sức khỏe tinh thần của ông Assange.

Thụy Điển mở lại cuộc điều tra về Assange

Liệu Julian Assange sẽ bị kết án ở Mỹ ra sao?

Anh bắt giữ Julian Assange tại sứ quán Ecuador

Năm nay 49 tuổi, ông bị truy nã về việc đã công bố hàng ngàn tài liệu chưa giải mật trong thời gian 2010 và 2011.

Hoa Kỳ nói rằng việc rò rỉ thông tin như vậy là phạm luật và gây đe dọa tính mạng.

Ông Assange đã đấu tranh chống lại lệnh dẫn độ, nói vụ việc mang động cơ chính trị.

Giới chức Hoa Kỳ nói quyết định mới đây sẽ bị kháng cáo.

Phía Mỹ sẽ có 14 ngày để đệ đơn kháng cáo. Điều này có nghĩa là ông Assange nhiều khả năng sẽ không được trả tự do ngay lập tức khỏi Nhà tù Belmarsh ở London, nơi ông đang bị giam giữ.

Thẩm phán cấp quận Vanessa Baraitser nêu ra những bằng chứng về việc ông Assange tự làm tổn hại bản thân và có ý định tự sát, nói: “Ấn tượng chung là đó là người đàn ông bị trầm cảm và đôi lúc tuyệt vọng, lo sợ cho tương lai mình.”

Nếu bị kết tội tại Hoa Kỳ, ông Assange có thể phải đối diện với mức án tới 175 năm tù, luật sư của ông nói.

Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ nói bản án nhiều khả năng sẽ ở mức từ bốn đến sáu năm tù.

Ông Assange đối diện với cáo trạng từ chính phủ Mỹ, gồm 18 tội danh, theo đó nói ông âm mưu xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quân đội Hoa Kỳ để lấy các thông tin bí mật nhạy cảm liên quan tới các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, là những thông tin sau đó được đăng tải lên trang mạng Wikileaks.

Ông nói các thông tin phơi bày những vụ lạm dụng mà quân đội Mỹ đã phạm phải.

Nhưng cơ quan công tố Hoa Kỳ nói việc tiết lộ các thông tin chưa giải mã là hành động gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, và do đó Mỹ muốn dẫn độ ông về từ Anh, nơi ông đang bị giam trong nhà tù Belmarsh.

Dẫn độ là việc một quốc gia yêu cầu một quốc gia khác trao trả một nghi phạm, người phải đối diện với một phiên xử tại quốc gia có yêu cầu.

Ông Assange bị giam kể từ tháng 5/2019, do vi phạm các điều kiện tại ngoại sau khi ông chạy vào trốn trong tòa đại sứ Ecuador ở London.

Ông đã tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador trong bảy năm, từ 2012 cho tới khi ông bị bắt, tháng 4/2019.

Tại thời điểm chạy vào Sứ quán, ông đang đối diện với lệnh dẫn độ về Thụy Điển dựa trên các cáo buộc tấn công tình dục, điều mà ông bác bỏ. Vụ việc sau đó đã bị xếp lại.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55529966

Covid-19: Anh bắt đầu cho tiêm vaccine Oxford-AstraZeneca, đặt hy vọng lớn

 Người dân ở Anh sẽ bắt đầu được dùng vaccine Oxford-AstraZeneca từ thứ Hai 4/1.

Covid-19: VN phát hiện biến thể virus mới

Covid-19: EU bắt đầu tiêm chủng đại trà

Đầu tư vào vaccine khiến tỷ phú Chung Thiểm Thiểm ‘giàu nhất châu Á’

Nóng: Anh phê duyệt vaccine Oxford-AstraZeneca

Hơn nửa triệu liều đầu tiên dự kiến sẽ được phân phối trong ngày, tại Oxford, London, Sussex, Lancashire và Warwickshire

Bộ trưởng y tế Anh mô tả đây là “khoảnh khắc cột mốc” trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Anh, vì vaccine hy vọng sẽ làm giảm lây nhiễm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc hơn có thể vẫn sẽ áp dụng trong thời gian trước mắt.

Hôm 3/1, hơn 50.000 ca nhiễm mới được ghi nhận tại Vương quốc Anh.

Vaccine Pfizer-BioNTech là loại đầu tiên được dùng ở Anh – với hơn một triệu người đã nhận liều đầu tiên.

Người đầu tiên được tiêm hôm 8/12, Margaret Keenan, đã nhận liều thứ hai.

Vaccine của đại học Oxford có thể trữ ở nhiệt độ bình thường trong tủ lạnh, nên dễ vận chuyển hơn. Vaccine này cũng rẻ hơn.

Anh đã đặt mua 100 triệu liều vaccine Oxford-AstraZeneca.

Tình hình vaccine ở Việt Nam

Trong khi đó, tại Việt Nam, Viện Vaccine và sinh phẩm (IVAC) đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vaccine Covid-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng 1/2021, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Họ cho biết vaccine của IVAC đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ…

Dự kiến liều lượng tiêm cho mỗi đối tượng là 1mcg, 3mcg và mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày.

Việt Nam hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC); Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (NANOGEN).

NANOGEN đã tiêm thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 (Nanocovax) trên người từ ngày 17/12/2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55526907

Covid-19 : Pháp chậm trễ trong chiến dịch tiêm chủng

Thanh Hà

Trên nguyên tắc, kể từ ngày 04/01/2021 nhân viên y tế Pháp ngoài 50 tuổi được tiêm chủng chống Covid-19, nhưng theo bộ Y Tế, tính từ 27/12/2020 đến hết ngày 03/01/2020, trên toàn quốc mới chỉ có 516 người được chích ngừa. Trong lúc tại Đức, chỉ riêng hôm qua đã có 180.000 người được tiêm liều vac-xin thứ nhất.

Theo một nguồn tin thân cận với phủ tổng thống được báo Le Journal du Dimanche trích dẫn, Emmanuel Macron đã rất bực mình về sự chậm trễ nói trên. Ông nhấn mạnh « Cần phải thay đổi nhanh chóng và mạnh ». Điều khiến nguyên thủ Pháp phẫn nộ hơn cả là nhiều nhân viên y tế tình nguyện chích ngừa để làm gương thì vac xin vẫn chưa được phân phối đến. Phát ngôn viên chính phủ thông báo sẽ có thêm 500.000 liều vac-xin được cung cấp hàng tuần để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng.

Hôm 03/01/2021, Pháp vượt ngưỡng 65.000 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19 từ đầu mùa dịch và đã có thêm 12.500 ca nhiễm mới. Trong khi đó Anh Quốc bắt đầu cho sử dụng vac-xin do tập đoàn Anh AstraZeneca sản xuất. Na Uy siết chặt thêm các biện pháp ngăn chận đà lây lan của siêu vi corona chủng mới và kêu gọi dân chúng tự nguyện hạn chế đi lại và giới hạn mọi sinh hoạt.

Mỹ đã khởi động chiến dịch tiêm chủng chống Covid-19 từ ngày 14/12/2020 và tới nay đã có hơn 4,2 triệu người được chích ngừa. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu 20 triệu mà chính phủ đã đề ra trước thời hạn 31/12/2020.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20210104-covid-19-ph%C3%A1p-ch%E1%BA%ADm-tr%E1%BB%85-trong-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng

Pháp : Các ứng dụng chuyên tránh phung phí thức ăn

Tuấn Thảo

Tại Pháp, có tới hơn 1,5 triệu tấn thực phẩm bị vứt bỏ hàng năm. Khối lượng này tương đương với hàng chục triệu bữa ăn mỗi ngày. Theo kết quả điều tra gần đây của Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng ADEME, mỗi ngày có hơn 4.500 tấn thức ăn bị vứt vào thùng rác, phần lớn là đồ tươi ‘‘dư thừa’’ cũng như thực phẩm chế biến đã quá hạn.

Riêng trong ngành nhà hàng và các dịch vụ buffet, mức phung phí được ước tính từ 15% đến 20%, tương đương với 250 ngàn tấn thực phẩm bị vứt bỏ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là vì các nhà hàng mua và trữ thức ăn quá nhiều so với nhu cầu phục vụ thực khách. Lượng thực khách không phải là dễ đoán, trong chiều hướng đó các ứng dụng như “La Fourchette’’,  “To Good To Go’’ hay là “RES & CO’’ đang đi tìm những giải pháp thay thế. 

Thực khách cũng chưa biết ngày mở lại các hàng quán (sớm lắm là vào ngày 20/01/2021) nhưng họ vẫn có thể đặt mua, mô hình này giúp tránh phung phí các loại thực phẩm nấu tại chỗ. Còn trong các siêu thị, “Too Good To Go” liệt kê danh sách các chợ chuyên bán các sản phẩm dành cho ngày lễ cuối năm, nay với giá -50%.

Thức ăn trữ quá nhiều so với nhu cầu

Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Trong suốt mùa dịch Covid-19, các quy định giãn cách xã hội bây giờ lại được kèm thêm với lệnh giới nghiêm (buộc dân Pháp phải về nhà trước 6 hay 8 giờ tối), khách hàng nói chung có xu hướng nấu ăn tại nhà và bớt mua các món ăn nhà hàng. Dù muốn hay không, cuộc khủng hoảng y tế tác động đến tâm lý chung của người tiêu dùng, người Pháp có vẻ ngày càng trở nên ‘‘tiết kiệm’’ hơn trong chuyện mua sắm hay ăn uống. 

Kể từ khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và nhất là trong những tháng gần đây, ứng dụng ‘‘La Fourchette’’ (tiếng Anh là The Fork) luôn khuyến khích các thành viên đặt mua món ăn nhà hàng thông qua danh sách các tiệm ăn hạ giá đến 50% trên các thực đơn bình thường. Các thành viên ‘‘La Fourchette’’ đăng ký trước một khung giờ ấn định và như vậy chủ tiệm ăn có thể biết số bữa ăn giao trong ngày cho thực khách.  

Việc đặt mua cũng là một trong những cách hữu hiệu, để tránh phung phí đồ ăn. Các đầu bếp theo trường phái ‘‘locavore’’ tức là nấu món ăn với các thực phẩm hay đặc sản địa phương cũng như các chủ nhà hàng chuyên bán thức ăn tươi, nấu ở nhà có thể tiết kiệm được khoản tiền ‘‘đi chợ’’, khi chỉ mua những thực phẩm cần dùng trong ngày hay vào dịp cuối tuần.

Sáng kiến hạn chế việc phung phí đồ ăn 

Sau mạng ‘‘La Fourchette’’, nay đến phiên ứng dụng “RES&CO’’ được cho ra đời nhằm phục vụ cả hai vế : giảm giá đối với những thực khách thích các món ăn nhà hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng chọn nhưng quán ăn có chủ trương tránh phung phí thực phẩm. Ứng dụng này có phần giống như sáng kiến ‘‘Too Good To Go’’. Thay vì vứt bỏ thức ăn dư thừa, các nhà hàng, khách sạn, tiệm bánh, siêu thị đều có thể làm thành những ‘‘giỏ hàng’’ dùng trong 24 hay 48 giờ với giá thật mềm.

Được thành lập bởi cô Stéphanie Orrico Grima, một sinh viên trẻ tuổi ngành quản trị kinh doanh, ứng dụng‘‘RES&CO’’ liệt kê các tiệm ăn, nhà hàng cùng đeo đuổi một mục tiêu là hạn chế tối đa phung phí. Sáng kiến của ứng dụng này nằm ở chỗ đảo ngược cung và cầu. Ở đây tùy theo đồ ăn có sẵn, đầu bếp sẽ chế biến một món ăn đặc biệt trong ngày và như vậy thay vì có một thực đơn cố định, khách hàng lại có một món ăn khác biệt mỗi ngày, nhưng không phải là do họ tự chọn lựa, mà theo đề nghị của đầu bếp ‘‘tùy cơ chế biến’’ món ăn.

Giải pháp này có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Điểm yếu đầu tiên vẫn là thực đơn hàng ngày của mỗi nhà hàng tuy là món ăn tươi, nhưng không thể nào phong phú, đa dạng. Để tránh vứt bỏ thức ăn ‘‘dư thừa’’, đầu bếp ngay từ đầu phải học cách hạn chế các thành phần chế biến. 

Ngược lại, ưu điểm lớn nhất vẫn là giá mềm của các thực đơn. Hiện giờ trên mạng ‘‘RES&CO’’, có khoảng 50 nhà hàng đăng ký tham gia mỗi ngày, thực đơn bao gồm nhiều món ăn khác nhau kể cả món Pháp, Ý, Thái, Nhật, Ấn Độ, Maroc hay là Mali. Các món ăn đến từ bốn phương trời hiện diện trên cùng một ứng dụng, các nhà hàng chuyên bán hải sản, pizza, sushi, poke bowl nằm bên cạnh các món mặn truyền thống của Pháp. 

Món ăn trong ngày bán với giá thật mềm

Đổi lại các món ăn nấu trong ngày (kể cả thực đơn ‘‘giờ chót’’ của đầu bếp) được bán với giá mềm hơn, tính trung bình từ -30% đến -60% so với giá chung của các món ăn trên thực đơn thông thường. Thực khách khi chọn trên ứng dụng các món ăn trong ngày, tham gia vào quá trình hạn chế phung phí thực phẩm. Khách hàng đặt món ăn trên mạng và sau đó có thể đến lấy tại nhà hàng hoặc là giao tận nhà. Về phía các chủ hàng quán đăng ký ứng dụng, giá của các món ăn thích hợp với mọi túi tiền, rẻ nhất là các món ăn nấu trong ngày với giá 7 euro một đĩa, đắt nhất là các món ăn nấu với hải sản hay cá tươi, lên tới 25 euro một phần.

So với mạng ‘‘La Fourchette’’ (tồn tại từ nhiều năm qua cho nên có nhiều danh sách nhà hàng theo chuyên đề dành cho nhiều đối tượng cũng như nhiều gu ăn uống khác nhau), ứng dụng “RES&CO’’ chỉ mới ở trong giai đoạn phát triển đầu tiên, cho nên hy vọng rằng thời gian tới sẽ thu hút thêm đông đảo người tham gia đến từ cả hai phía : các nhà hàng đối tác cũng như các thành phần thực khách quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thông qua nguồn cung ứng thực phẩm. 

Tránh phung phí thức ăn vẫn là trọng tâm của dự án này, chủ nhà hàng cũng như người tiêu dùng đồng góp phần quan trọng vào quá trình bớt lưu trữ những thực phẩm không cần thiết, để rồi biến nhu cầu thành thói quen, khi người tiêu dùng tự động bớt phung phí khi không để nhiều thức ăn tồn đọng trong tủ lạnh.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20210104-ph%C3%A1p-c%C3%A1c-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-chuy%C3%AAn-tr%C3%A1nh-phung-ph%C3%AD-th%E1%BB%A9c-%C4%83n

Nhật Bản- Covid : Thủ tướng Suga chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo

Tú Anh

Tình hình đại dịch tại Nhật được xem là « rất nghiêm trọng ».  Thủ tướng Yoshihide Suga thông báo đang xem xét kế hoạch tái ban hành tình trạng khẩn cấp y tế tại Tokyo và ba tỉnh vành đai.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 04/01/2021 tại Tokyo, thủ tướng Nhật Bản cho biết chính phủ dự tính tái ban hành tình trạng khẩn cấp y tế  tại Tokyo và từ từ mở rộng trên toàn quốc như hồi tháng Tư và tháng Năm 2020. Ông Yoshihide Suga kêu gọi dân chúng tránh ra đường nếu không có lý do cần thiết và cảnh báo là  chính phủ đang chuẩn bị điều chỉnh luật pháp trừng phạt những cửa hàng không rút ngắn giờ mở cửa để ngăn dịch lây lan.

Với 240.000 ca lây nhiễm và dưới 3000 nạn nhân trong suốt một năm, Nhật Bản được xem là một trong những nước châu Á chống dịch hiệu quả. Thế nhưng, từ hai tháng nay, Covid-19 bất ngờ tăng tốc và lần đầu tiên lây nhiễm cho hơn 4000 người trong hôm thứ Năm tuần trước. Đô trưởng Tokyo và các tỉnh trưởng lân cận yêu cầu chính phủ ban hành tình trạng khẩn cấp.

Theo AFP, chưa có thông tin cụ thể về quy mô của kế hoạch dự kiến này. Báo chí Nhật tiên đoán sẽ có hiệu lực kể từ thứ Bảy tới nhưng trường học vẫn sinh hoạt bình thường .

Về vac-xin, theo thủ tướng Suga, chính phủ Nhật còn chờ « dữ liệu chính xác » từ các hãng bào chế Mỹ và chiến dịch tiêm ngừa sẽ được bắt đầu vào cuối tháng Hai.

Hàn Quốc cũng bối rối

Về tình hình Covid-19 trên bán đảo Triều Tiên, tại Hàn Quốc, số ca lây nhiễm giảm dưới ngưỡng 1000 trong hai ngày liên tiếp. Nhưng bộ Y Tế không xem đó là tin khích lệ vì trong dịp nghỉ năm mới, số người đi làm xét nghiệm ít đi. Các biện pháp cách giãn xã hội được duy trì nghiêm ngặt, đóng cửa các trung tâm trượt tuyết và khu du lịch.

Ở Bắc Triều Tiên, tuy chính thức không có một ca dương tính nào với siêu vi corona, báo Rodong, cơ quan tuyên truyền của đảng Lao Động, trong số ra hôm nay (04/01/2021) kêu gọi toàn dân tham gia chiến dịch chống Covid-19 mừng đại hội Đảng.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210104-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-covid-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-suga-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-t%E1%BA%A1i-tokyo

Chiến tranh tình báo: ĐCSTQ ăn cắp dữ liệu để dò la điệp viên Mỹ

An Liên

Mục lục bài viết         

CIA sử dụng tham nhũng của ĐCSTQ để tuyển dụng điệp viên ở Trung Quốc

Bắc Kinh nâng cấp mạng lưới chống gián điệp CIA

Nhân viên CIA được cử đến châu Phi và châu Âu nhanh chóng bị dò ra danh tính

Tạp chí “Chính sách Đối ngoại” (Foreign Policy) xuất bản vào cuối tháng 12/2020 đã công bố một báo cáo khảo sát dài về cuộc chiến dữ liệu toàn cầu giữa các cơ quan tình báo của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong 10 năm qua. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu rộng với hơn 30 quan chức tình báo và an ninh quốc gia Hoa Kỳ hiện tại và trước đây, theo Epoch Times.

Báo cáo được chia thành ba phần:

– Phần thứ nhất: Trung Quốc đánh cắp dữ liệu để xác định các nhân viên tình báo (điệp viên) Mỹ.

– Phần thứ hai: Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đấu tranh như thế nào với sự củng cố quyền lực của Tập Cận Bình trong thời kỳ Obama.

– Phần thứ ba: hoạt động của cơ quan tình báo thời TT Trump và sự hợp tác ngày càng tăng giữa các cơ quan tình báo của ĐCSTQ và các gã khổng lồ công nghệ.

Bài viết này giới thiệu phần thứ nhất, nói về việc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu để xác định các nhân viên tình báo Mỹ như thế nào.

Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận thấy một vấn đề gây chấn động, đó là các nhân viên CIA chìm được cử đến Châu Phi và các nước Châu Âu đã bị cơ quan tình báo ĐCSTQ xác định ra trong một thời gian ngắn. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Diễn biến của vụ việc có thể bắt nguồn từ 20 năm trước. Một cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao cho biết, “Hoa Kỳ và Trung Quốc va chạm với nhau trên quy mô toàn cầu. Điều này đã mở ra một chiếc hộp Pandora toàn cầu”.

CIA sử dụng tham nhũng của ĐCSTQ để tuyển dụng điệp viên ở Trung Quốc

Từ năm 2000 đến năm 2010, CIA đã lợi dụng sự tham nhũng trong bộ máy quan liêu của ĐCSTQ để phát triển nhân viên tình báo ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc vào năm 2000, lương chính thức của các quan chức ĐCSTQ không cao, có thể dưới 2.000 nhân dân tệ mỗi tháng, nhưng thu nhập từ lương không chính thức của các quan chức đã vượt quá mức lương chính thức rất nhiều. Thời điểm đó, một quan chức không tham gia tham nhũng sẽ bị đồng nghiệp coi là kẻ ngốc. Họ có thể mua bất cứ thứ gì bằng tiền, và CIA có rất nhiều tiền.

CIA trả lương cho các gián viên và người cung cấp thông tin khá hậu hĩnh. Vào những năm 2000, nếu họ là gián điệp cấp cao nhất trong các cơ sở ngoại giao của một số quốc gia (như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên), họ có thể kiếm được một triệu một năm. Loại thù lao này được chi trả theo nhiều hình thức, chẳng hạn như trả tiền học phí và sinh hoạt phí cho con cái của các quan chức đang học đại học ở nước ngoài.

Việc CIA tuyển dụng thành công các điệp viên đã khơi dậy sự cảnh giác của Bắc Kinh. Theo một cựu quan chức CIA cấp cao, “họ (ĐCSTQ) buộc phải nhìn ra vấn đề của chính họ và những sai lầm của chúng tôi đã giúp họ nhìn ra vấn đề của mình”. Ban lãnh đạo của ĐCSTQ nhận ra rằng tham nhũng không được kiểm soát không chỉ là mối đe dọa đối với sự tồn tại của đảng, mà còn là một mối đe dọa về phản gián lớn, tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo của đối phương như CIA lợi dụng. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào đã nói tại Đại hội Đảng năm 2012: “Nếu chúng

ta không giải quyết tốt vấn nạn (tham nhũng), nó có thể … thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của đảng và đất nước”.

Cuối năm 2012, Tập Cận Bình công bố chiến dịch chống tham nhũng mới, chiến dịch chống tham nhũng này nhằm củng cố quyền lực nhưng cũng liên quan đến hành động của CIA. Cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết, trước cuộc thanh trừng của Tập Cận Bình, tình trạng tham nhũng vặt của Bộ An ninh Quốc gia diễn ra ở khắp mọi nơi. Các điệp viên của ĐCSTQ đôi khi chuyển tiền từ các hoạt động chính thức đến các “tổ chức” riêng của họ; các tin tặc của ĐCSTQ đôi khi làm tội phạm mạng bán thời gian, sau đó chia phần cho ông chủ của cơ quan tình báo. Nhưng với sự thanh trừng của Tập Cận Bình, các hoạt động này ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Bắc Kinh nâng cấp mạng lưới chống gián điệp CIA

Năm 2010, ĐCSTQ phát hiện ra rằng mạng lưới CIA tại Hoa Kỳ đang trải rộng khắp trong quân đội, các cơ quan tình báo và những nơi khác. Các quan chức tình báo ĐCSTQ bắt đầu khai thác lỗ hổng trong hệ thống liên lạc bí mật giữa các nhân viên CIA (lỗ hổng lần đầu tiên được phát hiện bởi Iran, và có lẽ Tehran đã nói với Bắc Kinh về điều này). Từ năm 2010 đến năm 2012, mạng lưới CIA ở Trung Quốc đã bị nhổ bỏ một cách tàn nhẫn, ĐCSTQ đã bỏ tù và giết hàng chục người.

Theo hai cựu quan chức CIA, vào khoảng năm 2010, bộ phận an ninh của ĐCSTQ đã xây dựng một kế hoạch tình báo du lịch phức tạp và phát triển cơ sở dữ liệu để theo dõi các chuyến bay và danh sách hành khách. “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và (các gián điệp Trung Quốc ) đang tích cực sử dụng kế hoạch này để tiến hành các hoạt động tình báo phản gián và tấn công”. Để chắc chắn, ĐCSTQ đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu trước khi phát hiện ra hành động của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn từ năm 2010 đến năm 2012 đã tạo động lực cho Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu lớn hơn và rủi ro hơn, đồng thời tích hợp cơ sở hạ tầng xử lý lượng lớn thông tin bị đánh cắp. Đó là lúc các cơ quan tình báo của ĐCSTQ chuyển từ việc chỉ đánh cắp một lượng lớn dữ liệu sang nhanh chóng sàng lọc thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các quan chức Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng hầu hết các cơ sở tình báo của ĐCSTQ đều nằm gần các trung tâm xử lý dữ liệu và ngôn ngữ. Chính những khả năng mới này đã cho phép ĐCSTQ xâm nhập thành công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM) của Mỹ và gây ra một tác động khủng khiếp.

Nhân viên CIA được cử đến châu Phi và châu Âu nhanh chóng bị dò ra danh tính

Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận thấy một vấn đề gây chấn động. Các nhân viên CIA bí mật được cử đến châu Phi và các nước châu Âu đã bị cơ quan tình báo của ĐCSTQ xác định trong một khoảng thời gian ngắn. Đôi khi các điệp viên CIA bị đặc vụ của ĐCSTQ giám sát ngay sau khi họ vượt qua vòng kiểm soát hộ chiếu. Thậm chí, hành vi giám sát của ĐCSTQ diễn ra công khai và không bị che giấu. Có vẻ như họ muốn Mỹ biết rằng họ đã xác định được danh tính của điệp viên CIA.

Sự bất thường này nhanh chóng cảnh báo các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hoa Kỳ. Một cựu quan chức tình báo cho biết, “Người Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ được biết danh tính và vị trí của điệp viên chìm”. Nhưng làm thế nào ĐCSTQ lấy được tin tức từ những nhân viên tình báo này, chúng tôi đã rất khó hiểu.

Trong những năm trước, CIA có khả năng tìm kiếm nội gián, nhưng giờ họ cho rằng điều này có khả năng liên quan đến hoạt động gián điệp mạng của ĐCSTQ, cụ thể là nó liên quan đến cuộc xâm nhập thành công của ĐCSTQ vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM). Trong cuộc xâm nhập, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp thông tin cá nhân chi tiết của 21,5 triệu quan chức Mỹ hiện tại và trước đây, cùng vợ/chồng của họ, và những người xin việc, bao gồm sức khỏe, cư trú, việc làm, dấu vân tay và dữ liệu tài chính. Thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra lý lịch an ninh của một số người cũng đã bị đánh cắp. Những cuộc điều tra này có thể cung cấp thông tin chi tiết về hồ sơ sức khỏe tâm thần, tiền sử tình dục và sở thích của cá nhân và liệu người thân ở nước ngoài của một người có thể bị chính phủ tống tiền hay không. Mặc dù Hoa Kỳ đã không tiết lộ lỗ hổng này cho đến năm 2015, nhưng các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã biết về việc xâm nhập OPM ban đầu vào năm 2012.

Các quan chức tình báo nói rằng khi so sánh với các chi tiết du lịch và các dữ liệu bị đánh cắp khác, thông tin trong OPM có khả năng cung cấp cho cơ quan tình báo của ĐCSTQ thông tin về các kiểu hành vi bất thường, các manh mối chắc chắn về sơ yếu lý lịch cá nhân hoặc kinh nghiệm làm việc. Những manh mối này đánh dấu các cá nhân có thể là điệp viên Hoa Kỳ. Cựu nhà phân tích Trung Quốc của CIA, Gail Helt nhớ lại phản ứng của mình trước cuộc xâm nhập vào OPM là: “Ôi trời ơi, điều này có ý nghĩa gì với những ai đã từng đến Trung Quốc? Đối với những người chúng tôi chính thức tuyển dụng, điều này có ý nghĩa gì đối với những người chúng ta nói chuyện và gia đình của họ? Và điều này có ý

nghĩa như thế nào đối với công tác tuyển dụng của các tổ chức trong tương lai? Điều này thật tồi tệ. Nó thật khủng khiếp”.

Douglas Wise, người từng là Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Quốc gia, bày tỏ quan ngại sâu sắc khiến toàn bộ cộng đồng tình báo phải tiến hành đánh giá thiệt hại xung quanh vụ việc OPM và các sự cố xâm nhập khác. Một số người lo lắng rằng ĐCSTQ đã nắm vững các yêu cầu và quy trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, ĐCSTQ có thể sàng lọc dữ liệu của OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và cài gián điệp của ĐCSTQ vào chính phủ Hoa Kỳ.

Việc nghiên cứu dữ liệu của OPM đã mang lại cho ĐCSTQ cái nhìn sâu sắc chưa từng có về hệ thống hoạt động của điệp viên Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, mạng lưới điệp viên Trung Quốc do CIA thiết lập cẩn thận đã bị phá hủy hoàn toàn. Khi Hoa Kỳ đối phó với ĐCSTQ, dường như họ đã nhắm một mắt lại, điều này khiến chính phủ Hoa Kỳ ngày càng mâu thuẫn về cách đối phó với ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chin-tranh-tinh-bao-trung-m-dcstq-an-cp-d-liu-d-xac-dnh-dc-v-hoa-k.html

Ngoại trưởng Trung Quốc tràn đầy lạc quan với ‘chính quyền Biden’

Quý Khải

Chính phủ Trung Quốc đã nhìn thấy “một cửa sổ hy vọng mới” cho mối quan hệ được cải thiện với chính quyền Biden tiềm năng, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Ông Vương tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CGTN rằng:

“Quan hệ Mỹ – Trung đã bước sang một ngã rẽ mới và một cửa sổ hy vọng mới đang mở ra”.

“Chúng tôi hy vọng chính quyền tiếp theo của Mỹ sẽ quay trở lại cách tiếp cận hợp lý, nối lại đối thoại với Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ song phương và khởi động lại hợp tác”, ông Vương nói, cùng lúc cáo buộc chính quyền TT Trump đang cố gắng khởi động “một cuộc Chiến tranh Lạnh mới” với Bắc Kinh.

Giới quan sát nhìn nhận chính quyền Biden sẽ có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn trong việc đối phó với Trung Quốc so với chính quyền TT Trump.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Donald Trump đã mạnh tay áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền của ông đã mạnh tay gây sức ép buộc chính phủ Trung Quốc hạn chế hành vi trộm cắp tài sản tình báo và gián điệp kinh tế.

Ông Evanina cho biết hồi tháng trước rằng cơ quan của ông đã nhận thấy “sự gia tăng” các nỗ lực gây ảnh hưởng ngoại giao nhằm vào các cộng sự của Biden.

“Tôi muốn nói rằng, hoạt động gây ảnh hưởng xấu từ thế lực nước ngoài, hoạt động gây ảnh hưởng ngoại giao, chúng ta đã bắt đầu thấy rằng giờ đây hoạt động này đang diễn ra trên toàn quốc, không chỉ với những người sẽ đảm nhiệm các vị trí [quan trọng] trong chính quyền mới, mà ngay cả với những người xung quanh những người này”, ông Evanina nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-trung-quoc-tran-day-lac-quan-voi-chinh-quyen-biden.html

Người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại nguy cơ bị dẫn độ về Trung Quốc

Thanh Hà

Chính quyền Ankara và Quốc Hội cố trấn an cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sống tại Thổ Nhĩ Kỳ trước ngày phê chuẩn hiệp định dẫn độ song phương đã được Ankara và Bắc Kinh ký kết từ năm 2017. Từ một tuần qua, gần như mỗi ngày, cộng động người Duy Ngô Nhĩ tại Istanbul tập hợp trước tòa lãnh sự Trung Quốc đòi được cung cấp thông tin về những người thân bị mất tích.

Thông tín viên đài RFI tại chỗ Cerise Sudry Le Du có dịp tiếp xúc trực tiếp với những người này:

Nào là anh em, nào là những người mẹ, hay chú bác bị mất tích…  . Có khoảng gần ba chục người tụ tập trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Istanbul. nhưng mỗi câu chuyện của họ là một tấn bi kịch. Trong số này, Medine cho biết từ 4 năm nay, cô không có tin tức gì của người chị là Mesude. Cô nói : « Vì sức khỏe của mẹ tôi suy yếu, chị gái tôi đã phải sang Trung Quốc. Và từ đó chị tôi không bao giờ trở lại. Chị còn sống hay không ? Khỏe mạnh hay đau ốm thế nào ? Chị có bị chính quyền Trung Quốc lấy nội tạng hay không ? Mẹ tôi mất đã ba tháng nay rồi, và tôi không có tin tức gì của chị ».

Cho dù hai chị em cô đều có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều năm du học tại Istanbul, chính quyền Trung Quốc không cung cấp bất kỳ một thông tin gì về Mesude, kể cả tòa đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Quốc cũng vậy. Không ai biết thân phận Mesude và đứa con gái nay đã 4 tuổi của cô ra sao.

Medine kể tiếp : một lần, cô được một người bạn gửi cho tấm ảnh, nhưng mọi liên lạc hai chiều đều bị chính quyền Trung Quốc chận lại.

Medine đang mở một quán bán các món ăn truyền thống tại Istanbul, nên không thể trở về Trung Quốc. Cô gái không loại trừ khả năng Trung Quốc lập một danh sách yêu cầu Ankara cho dẫn độ những người Duy Ngô Nhĩ đang sống tại đây. Theo cô, có những người bị Trung Quốc kết án chỉ vì họ đã theo học ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ họp vào ngày 26/01/2021. Trước mắt, không thể biết liệu hiệp định dẫn độ hai chiều có được đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp này hay không.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-duy-ng%C3%B4-nh%C4%A9-t%E1%BA%A1i-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-lo-ng%E1%BA%A1i-nguy-c%C6%A1-b%E1%BB%8B-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%99-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c

Đằng sau hành động “tống tiền” Mỹ của Duterte để có vaccine

Phạm Văn Nghị

Thỏa thuận VFA và vaccine COVID-19 – Những lá bài mặc cả của Duterte đối với Mỹ

Với 470.650 ca nhiễm bệnh và 9.124 người tử vong tính đến 28/12, Philippines tiếp tục là quốc gia đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia, về số ca nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn đang miệt mài với các nỗ lực săn lùng vaccine cho người dân nước này. Bất chấp Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào và Bộ Y tế nước này khuyến cáo tất cả các loại vaccine trước tiên cần phải được đánh giá bởi các chuyên gia và chỉ những loại vaccine đã được phê duyệt và cho thấy sự an toàn mới được sử dụng, nhưng quốc gia Đông Nam Á đã có bước đi đầu tiên trong tiêm vaccine phòng chống đại dịch này. 

Tuyên bố gần đây của Tổng thống Philippines liên quan tới Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng với Mỹ (VFA) và vaccine chống COVID-19, một tuyên bố mà dư luận Philippines cho rằng mang màu sắc của hoạt động tống tiền, càng phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa quốc gia Đông Nam Á với hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc. Hôm 26/12, vị cựu thị trưởng thành phố Davao này đã tuyên bố các lực lượng Mỹ không thể ở lại Philippines nếu Washington không cung cấp tối thiểu 20 triệu liều vaccine COVID-19. Thông điệp này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Bộ trưởng Y tế nước này, Francisco Duque III bị buộc tội “bỏ bóng” trong cuộc đàm phán với nhà sản xuất vaccine Pfizer của Mỹ. 

Phủ Tổng thống Philippines tiếp tục phát đi thông điệp bảo vệ tuyên bố của ông Duterte về việc sẽ hủy bỏ VFA nếu Washington không cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á vaccine COVID-19 khi khẳng định điều này phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập của cựu thị trưởng Davao. Người phát ngôn của Tổng thống, ông Harry Roque cho hay ông Duterte chỉ đang nhấn mạnh sự cần thiết của việc các đồng minh hợp tác với nhau trong bối cảnh thế giới phải vật lộn với đại dịch. Trong cuộc họp báo tổ chức ngày 28/12, ông Roque khẳng định: “Tổng thống nói rằng ông ấy sẽ thực sự hủy bỏ VFA nếu không có vaccine. Không có gì sai với điều đó. Đây không phải là tống tiền. Điều này mang ý nghĩa của chính sách đối ngoại độc lập. Chúng ta không bị cấm đoán, chúng ta không cho phép bất kỳ ai sai khiến chúng ta”.

Theo ông Roque, những gì Tổng thống Duterte đã tuyên bố đó là Mỹ và Philippines là những người bạn và hãy để những người bạn giúp đỡ lẫn nhau. Manila cần vaccine và Washington có vaccine để cung cấp cho đồng minh Đông Nam Á của mình. Mỹ cần lãnh thổ của Philippines cho VFA và Philippines sẽ đảm bảo điều này. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines cũng nhấn mạnh nếu Mỹ không cung cấp vaccine cho Philippines, siêu cường này hãy ký kết VFA với các quốc gia được ưu tiên nhận vaccine. 

VFA – số phận long đong

Là hiệp ước quốc phòng được ký kết năm 1998 giữa Mỹ và Philippines, VFA cho phép quân đội hai nước tổ chức các cuộc tập trận chung trên đất Philippines. Đầu năm 2020, ông Duterte đã công bố kế hoạch chấm dứt VFA sau khi Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa không được Mỹ cấp thị thực vào

Mỹ. Hồi tháng 6, ông Duterte đã đình chỉ việc chấm dứt VFA với lý do “những diễn biến chính trị và các diễn biến khác trong khu vực” và đã gia hạn thêm 6 tháng vào tháng 11 vừa qua.

Cũng trong cuộc họp báo, ông Roque cũng đề cập tới những chỉ trích về sự thiếu hiệu quả của vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất. Trước đó, nhiều nghị sỹ Philippines đã bày tỏ lo ngại về quyết định của chính quyền Duterte mua vaccine từ Sinovac của Trung Quốc mặc dù báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ hiệu quả của loại vaccine này chỉ là 50%, thấp hơn so với các loại vaccine do các công ty phương Tây phát triển và tỷ lệ này khó có thể truyền cảm hứng cho công chúng tin tưởng vào vaccine.

Cùng với đó, dư luận Philippines cũng hoài nghi về tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm ngừa COVID-19 do các công ty Trung Quốc phát triển. Đáp lại quan ngại trên, ông Roque tuyên bố ngưỡng 50% được thiết lập bởi WHO, chứ không phải bởi Philippines, đồng thời phản bác những tuyên bố cho rằng rằng tỷ lệ hiệu quả của vaccine do Sinovac sản xuất chỉ là 50%. Theo người phát ngôn này, căn cứ những thông tin đã được đưa ra, tỷ lệ hiệu quả của vaccine Trung Quốc vượt quá 50%. Đáp lại trước chỉ trích cho rằng vaccine phòng chống COVID-19 từ Trung Quốc đắt hơn, ông Roque cho rằng vaccine chưa được định giá và số người được sử dụng hiện tại thuộc diện không phải thanh toán. Vị cựu luật sư nổi tiếng này nhấn mạnh nếu các nhà sản xuất phương Tây không thể cung cấp vaccine cho Philippines thì “người bạn và nước láng giềng Trung Quốc có thể cung cấp vaccine”.

Tuyên bố này của Tổng thống Duterte thực sự đã gây khó cho tất cả mọi người, kể cả các nhà ngoại giao của Philippines đang làm việc tại Mỹ – những người đang “mắc kẹt” trong tiến trình chuyển giao từ chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump sang chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden và đang phải làm công việc như những nhân viên thu mua và tìm nguồn vaccine phòng COVID-19 cho “ông chủ” của mình ở Manila.

Có bàn tay của Bắc Kinh?

Câu hỏi được đặt ra là điều gì đã kích động tổng thống Philippines ngày 26/12 đe dọa Mỹ phải chuyển giao ít nhất 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, nếu không VFA sẽ bị chấm dứt sau 6 tháng ông thông báo về điều này? Liệu Duterte có được các phụ tá phụ trách việc thu mua vaccine của Mỹ thông báo rằng đợt chuyển giao vaccine chỉ có thể được thực hiện vào cuối năm 2021 sau khi những nhu cầu trong nước của Mỹ được đảm bảo và những đơn đặt hàng từ sớm của các nước khác được hoàn tất? Liệu có sức ép nào từ phía Trung Quốc để Manila phải nhanh chóng quyết định về việc đặt một đơn hàng mua vaccine lớn từ Trung Quốc, chẳng hạn như vaccine của hãng dược phẩm Sinovac, vốn đang bị chỉ trích là quá đắt dù hiệu quả của nó khá thấp, chỉ khoảng 50%?

Bất chấp những nỗ lực của các cơ quan quốc tế và các quỹ tư nhân nhằm hỗ trợ các quốc gia nghèo để đảm bảo cho họ được phân chia phần vaccine công bằng, cuộc chạy đua lần này vẫn nghiêng về phía các nước giàu cũng như những lãnh đạo yêu nước và quyết đoán trong hành động. Liên doanh Pfizer-BioNTech –  đã phát triển vaccine đầu tiên được Mỹ thông qua sử dụng khẩn cấp, và Moderna – cũng đã được cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA), đều không phải là các công ty của chính phủ Mỹ mà là công ty dược phẩm tư nhân.

Chắc chắn Duterte biết điều này. Vậy tại sao ông lại mang VFA ra để đe dọa và buộc Washington phải cung cấp vaccine? Vì sao ông lại tuyên bố về thách thức ấy trong một cuộc họp được phát trên sóng truyền hình thay vì gửi thông báo cho các phái viên của mình, những người có đủ kỹ năng và sự can đảm để tiến hành công việc này một cách thầm lặng?

Tiếp đó, có một chi tiết là Bắc Kinh đã chi phối cuộc thảo luận về COVID-19 kể từ sau khi Duterte đã vài lần đưa ra lời hứa rằng ông – từ lúc đó đến tháng 12/2020 – sẽ tặng cho người dân Philippines những món quà là vaccine ngừa COVID-19 (và bây giờ thì tháng 12 đã hết).

Bắc Kinh được cho là sẽ mua 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ công ty BioNTech của Đức trong năm sau. Công ty này đã cùng với Pfizer phát triển vaccine dựa trên công nghệ mRNA trên toàn cầu, đồng thời cũng hợp tác với hãng dược Fosun của Thượng Hải. Vậy phải chăng Trung Quốc đang nhập khẩu vaccine từ nước ngoài với tỷ lệ hiệu quả là 95% để dành cho những người “có chọn lựa”, còn sẽ phân bổ vaccine sản xuất trong nước, với tỷ lệ hiệu quả chỉ 50%, cho phần đông dân chúng của mình và những khách hàng nước ngoài như Philippines? Liệu Duterte có hủy các đơn đặt mua vaccine của Mỹ để chào đón vaccine của Trung Quốc? Trong cuộc họp với một số thành viên nội các và các chuyên gia khách mời, Duterte dù không được hỏi nhưng đã tiết lộ rằng một số binh lính của Philippines đã được tiêm phòng bằng vaccine của hãng dược Sinopharm của Trung Quốc. Ông còn thẳng thừng tuyên bố: “Nếu Mỹ muốn giúp đỡ Philippines thì hãy gửi vaccine chứ đừng nói nhiều. Cái chúng tôi cần là vaccine chứ không phải những lời nói dài dòng”. Ông đã sử dụng quân

bTin khắp nơi – 04/01/2021

Mỹ-Iran căng thẳng: Washington đột ngột duy trì USS Nimitz trong vùng Vịnh

Tú Anh

Cáo buộc Teheran đe dọa tổng thống Donald Trump, Lầu Năm Góc duy trì hàng không mẫu hạm USS Nimitz trong vùng Vịnh. Iran lo ngại chủ nhân Nhà Trắng trong những ngày cuối nhiệm kỳ sẽ viện cớ nào đó để khai chiến.

Theo AFP, hàng không mẫu hạm USS Nimitz chỉ mới vào vùng Vịnh chưa được hai tháng thì vào ngày cuối năm 31/12/2020, được lệnh trở về hậu cứ tại Mỹ. Theo tuyên bố của quyền bộ trưởng Quốc phòng Christopher C. Miller, quyết định này nhằm tỏ thiện chí « muốn xuống thang » với Iran.

Tuy nhiên, ba hôm sau, Lầu Năm Góc hủy lệnh này và duy trì hàng không mẫu hạm trong khu vực và đặt « USS Nimitz dưới quyền điều động của Bộ Tư Lệnh Trung Ương CENTCOM » để biểu lộ « quyết tâm » của Mỹ . Cũng theo tuyên bố của quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thì do « có những lời đe dọa mới đây của giới lãnh đạo Iran nhắm vào tổng thống Donald Trump  và nhiều viên chức Mỹ ». Đe dọa chính xác thế nào thì ông không nói rõ.

Cách nay đúng một năm, không lực Mỹ đã hạ sát Qasem Soleimani, một danh tướng của Iran tại phi trường Bagdad, Irak. Trong ngày giỗ đầu tiên, hàng ngàn người Hồi Giáo Shia tại Irak kêu gọi « trả thù ». Tại Iran, giáo sĩ Ebrahim Raissi, lãnh đạo « Cơ Quan Tư Pháp Tối Cao », nhân vật được xem là sẽ thay thế giáo chủ Ali Khamenei, hăm dọa là những thủ phạm giết Qasem Soleimani sẽ « không có chỗ dung thân ».

Ngoại trưởng Iran Mahamad Javad Zarif cáo buộc tổng thống Donald Trump tìm cớ để khai chiến với Iran trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước thù nghịch.

Hôm nay, Teheran chính thức phát khởi tiến trình tinh lọc Uranium với tỷ lệ phóng xạ 20%. Theo thỏa thuận hạt nhân 2015, Iran đồng ý không vượt ngưỡng 3,67%.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-m%E1%BB%B9-iran-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-washington-%C4%91%E1%BB%99t-ng%E1%BB%99t-duy-tr%C3%AC-uss-nimitz-trong-v%C3%B9ng-v%E1%BB%8Bnh

4 thượng nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi Quốc hội chứng nhận kết quả bầu cử

Bốn thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa hôm 3/1 cùng ký tên vào một tuyên bố lưỡng đảng, kêu gọi Quốc hội chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 năm ngoái mà ông Joe Biden đã giành chiến thắng, theo Reuters.

“Các cử tri đã lên tiếng và Quốc hội giờ phải hoàn thành trách nhiệm chứng nhận kết quả bầu cử”, tuyên bố của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Susan Collins, Lisa Murkowski, Bill Cassidy và Mitt Romney có đoạn.

Cùng ký vào tuyên bố này còn có các thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ là Joe Manchin, Mark Warner, Jeanne Shaheen, Maggie Hassan và Dick Durban, theo Reuters.

Hãng tin này cho biết rằng nhà lập pháp độc lập Augus King cũng ký vào bản tuyên bố trên.

Trước đó, hôm 2/1, thượng nghị sĩ Ted Cruz cho biết ông sẽ dẫn đầu một nhóm gồm gần 12 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa nhằm thách thức chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden khi Quốc hội đếm kết quả bầu cử của đại cử tri đoàn vào ngày 6/1, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-ngh%E1%BB%8B-s%C4%A9-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD/5723002.html

Bầu cử TT Mỹ: 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng kêu gọi quân đội đứng ngoài cuộc

Thanh Hà

Trong một bài viết đăng trên báo Washington Post ngày 03/01/2021, 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ kêu gọi quân đội « không can thiệp » vào chính trị và tiến trình chuyển giao quyền lực phải được diễn ra một cách êm thắm.

Đó là 10 cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn sống ký tên vào bài viết gồm các ông Ashton Carter, Leon Panetta, William Perry, Dick Cheney, William Cohen, Donald Rumsfeld, Robert Gates, Chuck Hagel, James Mattis và Mark Esper. Các ông Mattis và Esper từng được chính ông Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng Quốc Phòng.

Lời kêu gọi của các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ được đưa ra ba ngày trước khi Quốc Hội chính thức công nhận Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/01/2021 để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Theo các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, mọi ý đồ lôi kéo quân đội vào cuộc để giải quyết tranh chấp chính trị có nguy cơ đẩy nước Mỹ vào một « vùng đất nguy hiểm, bất hợp pháp và đi ngược lại với Hiến Pháp » của Hoa Kỳ. Họ đồng thời kêu gọi quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Christopher Miller cũng như tất cả các quan chức của Lầu Năm Góc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao quyền lưc giữa chính quyền Trump với ban lãnh đạo sắp tới trong chính quyền Biden. Quân đội cần « tránh có mọi hành động chính trị có nguy cơ làm lu mờ kết quả bầu cử hay gây khó khăn cho chính quyền sắp tới ».

Các cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã lên tiếng sau khi nhiều tờ báo ở Washington tiết lộ Nhà Trắng từng tính đến khả năng ban hành thiết quân luật để phản đối kết quả bầu cử tổng thống hôm 03/11/2020. Nhưng chính tổng thống Donald Trump đã bác bỏ tin trên.

Ngày 14/12/2020 đại cử tri đoàn đã chính thức công nhận ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ với sự ủng hộ của 306 đại cử tri. Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump giành được 232 phiếu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-10-c%E1%BB%B1u-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%A9ng-ngo%C3%A0i-cu%E1%BB%99c

Bầu cử Thượng Viện Mỹ tại Georgia: Rất quan trọng đối với cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa

Mai Vân

Hai tháng sau cuộc bầu cử tháng 11/2020 với kết quả chưa ngã ngũ, vòng 2 cuộc bầu cử hai ghế thượng nghị sĩ của bang Georgia sẽ chính thức mở ra vào ngày 05/11/2020. Đây là một cuộc bầu cử rất được chú ý: Đảng Dân Chủ có giành lại được quyền kiểm soát Thượng Viện từ tay đảng Cộng Hòa hay không, một quyền kiểm soát rất cần thiết cho ông Joe Biden để một số quyết định của ông không bị cản trở.

Theo hãng tin Mỹ AP ngày 02/01/2020, chính vì những lý do kể trên mà cuộc bầu cử Thượng Viện tại Georgia có tầm quan trọng vượt quá khuôn khổ của bang để mang tầm vóc quốc gia.

Tại một bang được xem là lãnh địa của đảng Cộng Hòa, nơi mà ông Biden chỉ thắng được ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống với hơn một chục ngàn phiếu, lẽ ra hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa mãn nhiệm là David Perdue và Kelly Loeffler phải được bầu lại ngay vòng đầu một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, do sự vươn lên của hai ứng cử viên Dân Chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock nhờ xu thế chung, và sự có mặt của nhiều ứng viên khác đã phân tán phiếu của các ứng viên chính, các thượng nghị sĩ mãn nhiệm của đảng Cộng Hòa đã không vượt được mốc 50% số phiếu để đắc cử ngay vòng đầu.

Theo luật bầu cử ở bang Georgia, hai ứng viên nhiều phiếu nhất phải phân định thắng bại ở vòng 2 ngày 05/01/2021, và cuộc bỏ phiếu sẽ đối lập ông Perdue với ông Ossoff và bà Loeffler với ông Warnock.

Hai kỷ lục

Cho đến hôm nay, do luật lệ bang Georgia cho phép bỏ phiếu trước thời hạn và  bỏ phiếu qua bưu điện, đã có hơn 3 triệu cử tri bỏ phiếu, chiếm gần 40% tỷ lệ cử tri đã đăng ký, một kỷ lục đối với một cuộc bầu cử Thượng Viện tại bang này. Kỷ lục cũ vào năm 2008 chỉ là 2,1 triệu người.

Một kỷ lục khác là số tiền quyên góp mà các ứng viên thu được cho chiến dịch vận động tranh cử, với hai người thuộc đảng Dân Chủ mỗi người đều thu được hơn 100 triệu đô la. Hai ứng cử viên đảng Cộng Hòa quyên góp được ít hơn một chút, nhưng cũng là những con số kỷ lục, khoảng 90 triệu đô la cho mỗi người.

Đảng Cộng Hòa chỉ cần thắng 1, còn Dân Chủ phải thắng cả 2

Các con số quyên góp kỷ lục, và số người bỏ phiếu dự kiến sẽ rất cao cho thấy tính chất quan trọng của hai ghế thượng nghị sĩ đang được tranh chấp.

Trước cuộc bầu cử năm nay, Thượng Viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa, với tỉ lệ ghế so với đảng Dân Chủ là 53-47. Trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử 1/3 số thượng nghị sĩ vào năm 2020, đảng Cộng Hòa đã giành chiến thắng trong hầu hết các dơn vị được bầu lại, và cho đến nay đã chiếm được 50 ghế, so với 48 ghế của đảng Dân Chủ.

Trong cuộc bầu tại Georgia ngày 05/01, đảng Cộng Hòa chỉ cần thắng một ghế là vẫn duy trì thế đa số tại Thượng Viện, trong lúc Đảng Dân Chủ cần cả hai ghế để cân bằng tỉ số hòa 50-50, lúc đó lá phiếu phân thắng bại sẽ do phó tổng thống đắc cử Kamala Harris đưa ra, và như vậy đảng Dân Chủ chắc chắn sẽ kiểm soát Thượng Viện.

Và nếu đảng Dân Chủ chiếm đa số tại Thượng Viện, tổng thống đắc cử Joe Biden có thể nhanh chóng ký rất nhiều dự luật thành luật, đồng thời thực hiện các thay đổi về lập pháp, bổ nhiệm nội các, đại sứ…

Ngược lại, Thượng Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát sẽ có thể ngăn chặn phần lớn chương trình nghị sự của ông Joe Biden.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A1i-georgia-r%E1%BA%A5t-quan-tr%E1%BB%8Dng-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A3-hai-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-v%C3%A0-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a

Trump, Biden vận động ở bang Georgia trước cuộc bầu cử vào Thượng viện

Hôm 4/1, Tổng thống Donald Trump sẽ đến bang Georgia trong nỗ lực để đảng Cộng hòa của ông tiếp tục chiếm đa số trong Thượng viện Hoa Kỳ, theo Reuters.

Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng sẽ đến bang Georgia để tham dự một cuộc vận động vào phút cuối trước cuộc bầu cử nước rút vào ngày 5/1, cuộc bầu cử giữa hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đương nhiệm và hai đối thủ của đảng Dân chủ.

Nếu hai thành viên Cộng hòa Kelly Loeffler và David Perdue giữ được ghế của họ thành công thì phe Cộng hòa sẽ duy trì đa số 52 ghế trong Thượng viện có 100 ghế, cho họ quyền chặn phần lớn chương trình nghị sự của ông Biden khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.

Còn nếu hai thành viên Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff thắng cử sẽ giao quyền kiểm soát Thượng viện cho đảng của Biden, khi mà Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu đột phá ở Thượng viện với số ghế 50-50. Điều này sẽ giúp ông Biden dễ dàng hơn trong việc ban hành gói cứu trợ COVID-19 và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, vì đảng Dân chủ cũng kiểm soát Hạ viện.

Trước đây, trong các cuộc bầu cử vào tháng 11, không ai trong số các ứng cử viên giành được đa số do đó phải tiến hành bầu cử vòng hai.

Ông Biden thắng sít sao ở bang Georgia vào tháng 11, phá vỡ nhiều năm thống trị của đảng Cộng hòa tại bang này. Ông Trump từ chối thừa nhận thất bại của mình và chiến dịch của ông cũng không thành công khi tìm cách lật ngược kết quả ở bang Georgia và một số bang chiến trường khác.

Hôm 2/1, ông Trump gây áp lực với quan chức bầu cử hàng đầu của Georgia, ông Brad Raffensperger, để “tìm” đủ số phiếu bầu để lật ngược thất bại của mình.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-biden-van-dong-o-georgia-truoc-cuoc-bau-cu-vao-thuong-vien/5723731.html

Thành tựu đối ngoại tuyệt vời của chính quyền TT Trump

Thu Hằng

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào ngày đầu năm mới đã liệt kê những thành tựu đối ngoại của chính quyền TT Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Theo đó, Hoa Kỳ về cơ bản không bị sa chân vào các cuộc chiến bất tận, và đã nâng cao vị thế của mình trong các cuộc đàm phán thúc đẩy hòa bình, đồng thời có những cuộc giải cứu tù binh hiệu quả.

Ông Mike Pompeo cũng cho biết trên Twitter rằng trong những ngày tới, ông sẽ đưa ra báo cáo đầy đủ về chính sách đối ngoại dưới dạng Nghị quyết Năm mới của mình, đồng thời nói thêm rằng không có thời điểm nào thích hợp hơn, theo Epoch Times.

“Đất nước Hoa Kỳ là lực lượng chính nghĩa – một quốc gia đặc biệt không giống bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử. Quốc gia đầu tiên công nhận rằng, mỗi người đều có các quyền do Chúa ban. Thực sự là một thành phố rực rỡ trên đỉnh đồi”, ông Pompeo viết.

Bắt đầu loạt tweet của mình, ông Pompeo nói rằng, bây giờ đất nước an toàn hơn rất nhiều so với trước khi chính quyền hiện tại nhậm chức.

Ông cũng chỉ trích một bài tường thuật của New York Times tuyên bố, cơ sở hình thành nên Hoa Kỳ là chế độ nô lệ, chứ không phải Tuyên ngôn Độc lập. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng đó là một tuyên bố sai lầm và là một nỗ lực bôi nhọ tầm nhìn về sự sáng lập cao quý của đất nước Hoa Kỳ.

Ông Pompeo nói rằng, ông đã bắt tay vào một chính sách đối ngoại, nghiêm túc thực hiện các ý tưởng của các bậc Quốc phụ Hoa Kỳ được nêu trong Hiến pháp.

“Chủ nghĩa hiện thực. Sự kiềm chế. Tôn trọng sự lập quốc của chúng ta. Đây là những ý tưởng cốt lõi xác định đất nước Hoa Kỳ là trên hết [đối với mỗi người dân]”, ông Pompeo viết.

Tiếp theo ông đề cập tới những thành tựu của chính quyền Trump trong chống khủng bố và giải cứu con tin mà không phải tốn tiền thuế của người dân.

“Thực sự là một vinh dự khi đưa hàng chục con tin, và người dân Hoa Kỳ bị bắt giữ trở về nhà”, ông cho biết, và nói thêm rằng “Chúng tôi chưa bao giờ trả tiền để đưa người của chúng ta trở về. Sự dỗ dành chỉ chiêu mời nhiều việc bắt giữ con tin hơn. Chúng tôi đã khôi phục uy tín của Hoa Kỳ. Không còn những ‘lằn ranh đỏ’ hay những khối tiền mặt, cho những kẻ độc tài và những kẻ bắt nạt”.

Ông Pompeo nhắc lại thành công trongviệc giải cứu những công dân Hoa Kỳ khỏi sự giam cầm của Bắc Hàn. Ông cũng đề cập đến những nỗ lực để bảo đảm việc thả Mục sư Andrew Brunson từ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2018, và Cựu chiến binh Hải quân Michael White từ Iran vào năm 2020. Các con tin khác được giải cứu cũng xuất hiện trên bảng cung cấp dữ liệu của ông.

Ông Pompeo cũng lưu ý đến Chiến dịch Mueller, được đặt theo tên một công dân Hoa Kỳ là Kayla Mueller, 26 tuổi, người đã bị nhóm khủng bố ISIS bắt cóc và sát hại. Chiến dịch này đã kết thúc bằng việc tiêu diệt được thủ lĩnh ISIS Abu Bakr al-Baghdadi.

“Chúng tôi đã cho kẻ thù của mình thấy, điều gì sẽ xảy ra khi chúng làm hại các con tin là công dân Hoa Kỳ”, ông Pompeo viết, và kèm theo một hashtag nhắc tới “hòa bình, thông qua sức mạnh”.

Ông Pompeo cũng đã viết về các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn, và cho biết “Chúng tôi đã đàm phán với Bắc Hàn với một vị thế mạnh mẽ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-liet-ke-cac-thanh-tuu-doi-ngoai-cua-chinh-quyen-tt-trump.html

Bà Nancy Pelosi tiếp tục được bầu là chủ tịch Hạ viện Mỹ

Lý Minh

Bà Nancy Pelosi tiếp tục được bầu vào vị trí chủ tịch Hạ viện Mỹ, trở thành người phát ngôn của Hạ viện.

Bà Pelosi được bầu vào vị trí chủ tịch Hạ viện trong phiên họp Quốc hội lần thứ 117 diễn ra hôm Chủ Nhật (3/12). Hãng tin Reuters đưa tin, bà Pelosi thắng suýt soát với 216-209 phiếu.

Trước đó, trong một lá thư gửi cho các cho các đồng nghiệp thuộc đảng Dân chủ của mình, bà Pelosi chúc mừng các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã duy trì đa số ghế trong Hạ viện và yêu cầu họ ủng hộ để bà tiếp tục lãnh đạo đảng với tư cách là Chủ tịch. Bà Pelosi cho biết bà mong muốn được làm việc với Joe Biden và Kalama Harris, mặc dù cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống vẫn chưa ngã ngũ.

Kỳ này, đảng Dân chủ đã mất ít nhất 13 ghế tại Hạ viện. Dù vẫn chiếm đa số nhưng họ chỉ có còn 222 ghế so với số ghế của đảng Cộng hòa là 211.

Bà Pelosi đã giữ vai trò là chủ tịch Hạ viện từ tháng 1/2019. Bà cũng là nữ chủ tịch Hạ viện duy nhất trong lịch sử Mỹ tới thời điểm này.

Lý Minh (tổng hợp)

https://www.dkn.tv/the-gioi/ba-nancy-pelosi-tiep-tuc-duoc-bau-la-chu-tich-ha-vien-my.html

Quan chức Georgia nói ‘số liệu của ngài sai’ khi TT Trump đòi tìm phiếu

Trong đoạn ghi âm mà báo Washington Post có được và công bố tại Mỹ, người ta có thể nghe thấy Tổng thống Donald Trump năn nỉ, gây sức ép với Tổng thư ký bang Georgia để tìm thêm phiếu cho ông.

Ông Trump nói, “Tôi chỉ muốn tìm ra 11780 phiếu”, nhưng Tổng thư ký Brad Raffensperger bác bỏ và nói “số liệu của ngài đã sai rồi”.

Từ đài báo VN đến truyền thông mạng xã hội ở Mỹ

Di sản Tổng thống Trump để lại với người Việt

Mitch McConnell: Đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden

Ông Raffensperger là tổng thư ký (secretary of state – quan chức số hai sau thống đốc bang), chuyên lo về hành chính gồm cả tổ chức bầu cử, kiểm phiếu ở bang Georgia, và là thành viên đảng Cộng hòa như ông Trump.

Tổng thống Trump nói: “Ông tính lại phiếu đi và đó là việc không có gì sai cả.”

Đáp lại, ông Raffensperger nói: “Thách thức của ngài, thưa Tổng thống, là số liệu của ngài sai.”

Sau đó, ông Trump nói có tin đồn rằng một số phiếu bầu bị hủy và máy đếm phiếu bị đưa đi khỏi Fulton County thuộc bang Georgia, nhưng luật sư làm việc cho ông Raffensperger bác bỏ điều này.

Ông Trump muốn có thêm phiếu cho mình ở Georgia để lật ngược kết quả bầu cử đầu tháng 11.

Nhưng ông Raffensperger nói với ông Trump rằng kết quả ở Georgia là chính xác.

Kết quả đó đem lại chiến thắng cho đối thủ của Tổng thống Trump là cựu Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ.

Ông Biden thắng với 306 phiếu đại cử tri và hiện là tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, còn ông Trump được 232 phiếu.

Muốn gây sức ép lên Quốc hội ngày 06/1

Kể từ sau ngày bỏ phiếu 03/11/2020, ông Trump liên tục tung ra các cáo buộc về ‘lừa đảo, gian lận phiếu’ nhưng không cung cấp được bằng chứng gì.

Một số ủng hộ viên của ông Trump tiếp tục hy vọng việc “lật ngược thế cờ” vào ngày 6/01/2021 này nhưng giới quan sát tin rằng khả năng đó rất thấp.

Tổng thống Trump kêu gọi những người ủng hộ ông tới Washington vào ngày 6/01 để biểu tình, gây sức để Quốc hội không thực hiện thủ tục chứng nhận chiến thắng của ông Biden.

Các hãng thông tấn quốc tế cho hay hàng nghìn người ủng hộ ông Trump, từ các nhóm Women for America First tới StoptheSteal, và cả một số thành viên tổ chức cực hữu bạo lực Proud Boys dự kiến về đổ về thủ đô Hoa Kỳ để ủng hộ các cáo buộc vô căn cứ của ông Trump rằng có “gian lận tầm vóc lớn” khiến ông thất cử hôm 03/11/2020.

Không ít những người kiên trì ủng hộ tổng thống Trump vẫn tiếp tục đăng tải ý kiến trên nhiều trang mạng xã hội tin rằng ông sẽ ‘tuyên thệ nhậm chức lần hai’ ngày 20/01 tới đây.

Bên trong Quốc hội Hoa Kỳ, một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ từ chối chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Joe Biden trừ khi một ủy ban được thành lập để điều tra cáo buộc gian lận cử tri.

Dẫn đầu bởi thượng nghị sỹ Ted Cruz, 11 thượng nghị sĩ và thượng nghị sĩ đắc cử, muốn có một thời gian trì hoãn 10 ngày để kiểm tra các cáo buộc họ nói là “gian lận”.

Tuy vậy, giới bình luận cho rằng cơ hội thành công của nhóm thượng nghị sĩ này là không có bao nhiêu vì đa số các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ở cả hai đảng đã chấp nhận kết quả.

Hôm giữa tháng 12/2020, quan chức Chủ tịch khối đa số Cộng hòa ở Thượng viện, ông Mitch McConnell, đã chúc mừng ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng trước đó.

Theo báo Anh, tờ Sunday Times (thiên hữu) hôm 03/01/2021 thì vấn đề của đảng Cộng hòa Mỹ tới đây là phải chấp nhận rằng ông Trump đã hoàn toàn thất cử, và cùng với quyết định đó, họ sẽ phải chịu cơn giận dữ của ông.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55530030

Chuyên gia: Hơn 30.000 phiếu của TT Trump ở Georgia bị hủy, 12.173 phiếu khác chuyển cho Biden

Hải Lam

Dữ liệu bầu cử Georgia cho thấy hơn 30.000 phiếu bầu cho Tổng thống Donald Trump đã bị loại bỏ và 12,173 phiếu khác của ông bị chuyển cho Joe Biden, theo các nhà khoa học dữ liệu làm chứng trong phiên điều trần tại Thượng viện tiểu bang Georgia ngày 30/12/2020, The Epoch Times đưa tin.

Trong phiên điều trần, bà Lynda McLaughlin thuộc Nhóm Toàn vẹn Dữ liệu cùng các nhà khoa học dữ liệu Justin Mealey và Dave Lobue đã trình bày các bằng chứng gian lận bầu cử trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Georgia.

Ông Mealey nói: “Có gian lận trong cuộc bầu cử của Georgia, chúng tôi có thể chứng minh điều đó bằng dữ liệu […] Ý chí bỏ phiếu của người dân Georgia không được phản ánh bởi những gì được thư ký tiểu bang chứng nhận”.

Phân tích của các nhà khoa học về dữ liệu bầu cử dựa trên chuỗi thời gian được công bố trực tuyến ngày 24/12 cho thấy, số phiếu bầu của TT Trump đã giảm ở nhiều quận thuộc Georgia thay vì đáng ra phải tăng theo quy luật vận động bình thường. Dựa trên các đánh giá số liệu, các nhà khoa học kết luận có ít nhất 30.593 phiếu bầu cho TT Trump đã bị hủy, trong đó bao gồm 17.650 phiếu bầu ở Quận Dougherty và 7.008 phiếu bầu ở Quận Dodge và và 5.935 phiếu bầu ở quận Putnam.

Biểu đồ bỏ phiếu của quận Dougherty, trong chuỗi thời gian từ 4/11 – 9/11, chỉ ra rằng tổng số phiếu của ông Trump bị giảm xuống 3 lần. Một lần giảm 4.440 phiếu, một lần giảm 11.490 phiếu và một lần là 1.720 phiếu. Kết quả là tổng cộng 17.650 phiếu dành cho ông Trump đã bị xóa bỏ.

Ông Mealey nhấn mạnh rằng một khi số phiếu bầu đã được tính thì tổng số phiếu bầu của TT Trump không thể bị giảm xuống mà chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng lên.

Nhóm các nhà khoa học cũng cho biết một số lượng lớn phiếu bầu của TT Trump đã được chuyển sang Biden trong một quận khác.

Họ cho hay, “một ví dụ rõ ràng về chuyển phiếu bầu” đã xảy ra ở quận Bibb. Vào lúc 9:11 tối theo giờ địa phương, TT Trump nhận được 29.391 phiếu bầu trong khi Biden nhận được 17.218 phiếu. Tuy nhiên, trong bản cập nhật thời gian được báo cáo tiếp theo, số phiếu của TT Trump đã trở thành 17.218 trong khi số phiếu của Biden thay đổi thành 29.391. Và vì thế, trong sự kiện này, 12.173 phiếu bầu đã được chuyển từ TT Trump sang cho Biden.

Kết quả bầu cử được tiểu bang chứng nhận cho thấy ông Trump thua 12.670 phiếu tại bang Georgia. Tuy nhiên chiến dịch tranh cử của ông vẫn đang thách thức kết quả tại các tòa án khác nhau.

Nhóm Toàn vẹn Dữ liệu không nêu tên bất kỳ quan chức tiểu bang, quan chức quận hoặc nhà sản xuất máy bỏ phiếu nào có liên quan đến hành vi sai trái và nhấn mạnh rằng phân tích của họ không mang tính đảng phái.

“Phân tích mà chúng tôi xem xét là hoàn toàn khoa học, không dựa trên bất kỳ đảng phái chính trị nào, đỏ, xanh, trái hay phải. Mục tiêu thực sự tập trung vào các con số, dữ liệu và hệ thống mạng lưới máy móc”, ông Lobue nói.

Trong các nhà khoa học làm chứng, ông Mealey là kỹ thuật viên tác chiến điện tử tại Hải quân Hoa Kỳ trong 9 năm rưỡi. Ông cũng từng là nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) với vai trò là nhà phân tích dữ liệu và lập trình viên cho Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia. Ông hiện đang làm việc cho một công ty kế toán thuộc hàng top 4 của thế giới với vai trò lập trình viên.

Ông Lobue là một nhà khoa học dữ liệu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong một số ngành công nghiệp.

Trước đó, ông Brad Raffensperger, Ngoại trưởng Georgia đã kịch liệt phủ nhận rằng gian lận bầu cử có hệ thống đã xảy ra ở tiểu bang trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-hon-30-000-phieu-cua-tt-trump-o-georgia-bi-huy-12-173-phieu-khac-chuyen-cho-biden.html

Làn sóng nghị sĩ phản đối gian lận bầu cử đang dâng lên trước ngày 6/1

Đối mặt với cuộc bầu cử đầy gian lận năm 2020, bên cạnh những chính trị gia đã lùi bước trong cuộc chiến khốc liệt đòi công lý cho cử tri Mỹ, vẫn còn những Thượng nghị sĩ và dân biểu yêu nước kiên trì đấu tranh, sánh bước cùng Tổng thống Trump cứu nền cộng hòa của đất nước, theo Vision Times.

Ngày 6/1 là ngày quan trọng cho sự đảo ngược kết quả của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020. Đã có 140 thành viên Quốc hội và 13 thượng nghị sĩ bày tỏ ý định phản đối phiếu bầu của cử tri đoàn tại cuộc họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1 sắp tới.

Trước sự dè bỉu và chỉ trích từ các đồng nghiệp trong Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, một số dân biểu đã phản ứng lại một cách mạnh mẽ, đồng thời bày tỏ rằng, họ sẽ không lùi bước và quyết đưa ra ánh sáng hành vi gian lận bầu cử.  

Thượng nghị sĩ của tiểu bang Texas – Ted Cruz nói với Fox Business News vào ngày 3/1 rằng, có một số lượng lớn các bất thường và những cáo buộc về gian lận bầu cử năm nay. Vì thế, Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm trước cử tri Mỹ và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ông Ted Cruz lưu ý rằng, đội ngũ của Tổng thống Trump đã kêu gọi Tối cao Pháp viện và Nghị viện của các tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử ở các tiểu bang chiến trường. Hơn nữa, rất nhiều người Mỹ đều cho rằng, kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11 là không thể chấp nhận được.

Ông Cruz cho biết, mục đích của việc thách thức cuộc bỏ phiếu đại cử tri là để thúc giục Quốc hội khẩn trương điều tra về các cáo buộc gian lận trong bầu cử. “Chúng ta vẫn còn 10 ngày trước lễ nhậm chức tổng thống”, ông nói.

Ông tiếp tục: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước cử tri, chúng ta phải chịu trách nhiệm trước hiến pháp, để đảm bảo rằng cuộc bầu cử này là hợp pháp”.

Sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley, vào ngày 30/12, tuyên bố phản đối chứng nhận kết quả bầu cử, nhiều thành viên của Thượng và Hạ viện đã liên tiếp tham gia nỗ lực này. Ngày 2/1, ông Cruz và 11 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác đã cùng tuyên bố rằng, họ sẽ thách thức cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 6/1 với các thành viên Đảng Cộng hòa ở Hạ viện.

“Thật tuyệt khi thấy nhiều thượng nghị sĩ tham gia trận chiến vào ngày 6/1. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa sẽ lắng nghe ý kiến ​​của họ và hành động”, ông Josh Hawley vui mừng bày tỏ.

Vào thứ Bảy (2/1), Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn đã bày tỏ sự bất bình với gian lận bầu cử và quyết tâm đòi lại công lý cho người Mỹ. “Tôi không thể làm ngơ trước vô số cáo buộc gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Vào ngày 6/1, tôi sẽ bỏ phiếu phản đối việc chứng nhận kết quả (bỏ phiếu) của Cử tri đoàn”, bà Blackburn nói.

Marsha Blackburn và Thượng nghị sĩ mới đắc cử – Bill Hagerty cũng đã lên tiếng: “Thay mặt cho người dân ở tiểu bang Tennessee, chúng tôi đang thống nhất lập trường phản đối kết quả đã bị ‘làm bẩn’ của cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Đối với những thời điểm quan trọng như thế này, Hiến pháp bảo lưu quyền lợi của các thành viên Quốc hội thách thức kết quả của cử tri đoàn. Vào ngày 6/1, chúng tôi sẽ bỏ phiếu để phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020. Hoa Kỳ là một nước cộng hòa có các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ. Các cuộc bầu cử này phải phù hợp với Hiến pháp, luật liên bang và tiểu bang. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 đã chứng kiến ​​những cáo buộc chưa từng có về gian lận cử tri, vi phạm và thực thi không nghiêm ngặt luật bầu cử cũng như các quy định bỏ phiếu khác”.

Thượng nghị sĩ James Lankford cũng đã bày tỏ ý định chống lại gian lận bầu cử bằng một tweet vào ngày 3/1: “Hôm nay, tôi đã tham gia vào một nhóm thượng nghị sĩ và cùng nhau đề xuất thành lập một ủy ban bầu cử để giải quyết các vấn đề bầu cử…”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lan-song-nghi-si-phan-doi-gian-lan-bau-cu-dang-dang-len-truoc-ngay-6-1.html

Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ: TT Trump đang có ‘vị thế tốt’

Phụng Minh

Tổng thống Donald Trump đang ở một “vị thế thực sự tốt” cho thách thức hôm thứ Tư (6/1) trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, vì “mọi người đều biết cuộc bầu cử này đầy gian lận”, cựu quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Ric Grenell nói với Newsmax TV.

“Đảng Dân chủ đã chuyển từ ‘không có bất kỳ gian lận nào’ sang ‘không có [gian lận] phổ biến’, và bây giờ câu thần chú mới của họ là ‘không đủ gian lận để lật ngược’ cuộc bầu cử”, ông nói thêm.

Khoảng một chục thượng nghị sĩ, dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Ted Cruz, đang thách thức phiếu đại cử tri của các tiểu bang. Hơn 40 nhà lập pháp Hạ viện cũng dự kiến ​​sẽ tham gia thách thức kết quả chứng nhận chiến thắng cho ông Biden vào ngày 6/1 trong phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ.

Ông Grennell, người đã giúp dẫn dắt các thách thức pháp lý của TT Trump ở Nevada, cho biết: “Mỗi lần chúng tôi cố gắng đưa vấn đề này ra tòa án, bạn biết đấy, họ hầu như đều bác bỏ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng theo Pháp quyền và quy trình thì vào thứ Tư, chúng tôi phải giới thiệu điều này với các chính trị gia và xem các thẻ bài sẽ rơi vào đâu”.

Grennell cũng ca ngợi Cruz, người đã kêu gọi “kiểm toán khẩn cấp” kết quả bầu cử.

“Ông ấy đang cố gắng dùng mọi nỗ lực pháp lý có thể để làm nổi bật vụ gian lận này, vì vậy chúng tôi chỉ cần có những người sẵn sàng lắng nghe”, Grenell nói.

Vào Chủ nhật, Thượng nghị sĩ Cruz đã giải thích cặn kẽ về thách thức tiềm năng.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta trong Quốc hội có nghĩa vụ phải làm điều gì đó; chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống dân chủ”, ông nói với Fox Business hôm Chủ nhật. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa lưu ý rằng nhiều người Mỹ không tin kết quả bầu cử tổng thống ngày 3/11 là hợp lệ vì TT Trump và nhóm của ông đã kêu gọi các tòa án và cơ quan lập pháp tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử quan trọng của các tiểu bang.

“Chúng tôi có nghĩa vụ đối với cử tri”, ông nói hôm Chủ nhật, nói thêm rằng các thượng nghị sĩ “có nghĩa vụ với Hiến pháp để đảm bảo rằng cuộc bầu cử này là hợp pháp”.

Chỉ cần một thượng nghị sĩ và một dân biểu lên tiếng là đủ để thách thức các phiếu đại cử tri của các tiểu bang. Sau đó, một cuộc tranh luận kéo dài hai giờ sẽ được tổ chức ở mỗi tiểu bang trước khi một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản được tổ chức về việc giữ hay đảo ngược cuộc bỏ phiếu đại cử tri của các tiểu bang. Đồng thời một số chuyên gia pháp lý đã suy đoán rằng Phó Tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Thượng viện trong Phiên họp chung, có thể từ chối các nhóm đại cử tri.

Tại Hạ viện, nỗ lực thách thức kết quả của đại cử tri đoàn đang được dẫn đầu bởi Dân biểu Mo Brooks, người đã nói với The Epoch Times vào tháng 11 rằng ông sẽ thách thức các phiếu đại cử tri của các tiểu bang.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-giam-doc-tinh-bao-quoc-gia-my-tt-trump-dang-co-vi-the-tot.html

Wikileaks: Thẩm phán Anh chặn yêu cầu dẫn độ Assange về Mỹ vì lý do sức khỏe

Người sáng lập ra Wikileaks, Julian Assange, không thể bị dẫn độ về Hoa Kỳ, một tòa án tại London ra phán quyết.

Thẩm phán đã chặn yêu cầu dẫn độ do có những quan ngại về sức khỏe tinh thần của ông Assange.

Thụy Điển mở lại cuộc điều tra về Assange

Liệu Julian Assange sẽ bị kết án ở Mỹ ra sao?

Anh bắt giữ Julian Assange tại sứ quán Ecuador

Năm nay 49 tuổi, ông bị truy nã về việc đã công bố hàng ngàn tài liệu chưa giải mật trong thời gian 2010 và 2011.

Hoa Kỳ nói rằng việc rò rỉ thông tin như vậy là phạm luật và gây đe dọa tính mạng.

Ông Assange đã đấu tranh chống lại lệnh dẫn độ, nói vụ việc mang động cơ chính trị.

Giới chức Hoa Kỳ nói quyết định mới đây sẽ bị kháng cáo.

Phía Mỹ sẽ có 14 ngày để đệ đơn kháng cáo. Điều này có nghĩa là ông Assange nhiều khả năng sẽ không được trả tự do ngay lập tức khỏi Nhà tù Belmarsh ở London, nơi ông đang bị giam giữ.

Thẩm phán cấp quận Vanessa Baraitser nêu ra những bằng chứng về việc ông Assange tự làm tổn hại bản thân và có ý định tự sát, nói: “Ấn tượng chung là đó là người đàn ông bị trầm cảm và đôi lúc tuyệt vọng, lo sợ cho tương lai mình.”

Nếu bị kết tội tại Hoa Kỳ, ông Assange có thể phải đối diện với mức án tới 175 năm tù, luật sư của ông nói.

Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ nói bản án nhiều khả năng sẽ ở mức từ bốn đến sáu năm tù.

Ông Assange đối diện với cáo trạng từ chính phủ Mỹ, gồm 18 tội danh, theo đó nói ông âm mưu xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quân đội Hoa Kỳ để lấy các thông tin bí mật nhạy cảm liên quan tới các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, là những thông tin sau đó được đăng tải lên trang mạng Wikileaks.

Ông nói các thông tin phơi bày những vụ lạm dụng mà quân đội Mỹ đã phạm phải.

Nhưng cơ quan công tố Hoa Kỳ nói việc tiết lộ các thông tin chưa giải mã là hành động gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, và do đó Mỹ muốn dẫn độ ông về từ Anh, nơi ông đang bị giam trong nhà tù Belmarsh.

Dẫn độ là việc một quốc gia yêu cầu một quốc gia khác trao trả một nghi phạm, người phải đối diện với một phiên xử tại quốc gia có yêu cầu.

Ông Assange bị giam kể từ tháng 5/2019, do vi phạm các điều kiện tại ngoại sau khi ông chạy vào trốn trong tòa đại sứ Ecuador ở London.

Ông đã tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador trong bảy năm, từ 2012 cho tới khi ông bị bắt, tháng 4/2019.

Tại thời điểm chạy vào Sứ quán, ông đang đối diện với lệnh dẫn độ về Thụy Điển dựa trên các cáo buộc tấn công tình dục, điều mà ông bác bỏ. Vụ việc sau đó đã bị xếp lại.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55529966

Covid-19: Anh bắt đầu cho tiêm vaccine Oxford-AstraZeneca, đặt hy vọng lớn

 Người dân ở Anh sẽ bắt đầu được dùng vaccine Oxford-AstraZeneca từ thứ Hai 4/1.

Covid-19: VN phát hiện biến thể virus mới

Covid-19: EU bắt đầu tiêm chủng đại trà

Đầu tư vào vaccine khiến tỷ phú Chung Thiểm Thiểm ‘giàu nhất châu Á’

Nóng: Anh phê duyệt vaccine Oxford-AstraZeneca

Hơn nửa triệu liều đầu tiên dự kiến sẽ được phân phối trong ngày, tại Oxford, London, Sussex, Lancashire và Warwickshire

Bộ trưởng y tế Anh mô tả đây là “khoảnh khắc cột mốc” trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Anh, vì vaccine hy vọng sẽ làm giảm lây nhiễm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc hơn có thể vẫn sẽ áp dụng trong thời gian trước mắt.

Hôm 3/1, hơn 50.000 ca nhiễm mới được ghi nhận tại Vương quốc Anh.

Vaccine Pfizer-BioNTech là loại đầu tiên được dùng ở Anh – với hơn một triệu người đã nhận liều đầu tiên.

Người đầu tiên được tiêm hôm 8/12, Margaret Keenan, đã nhận liều thứ hai.

Vaccine của đại học Oxford có thể trữ ở nhiệt độ bình thường trong tủ lạnh, nên dễ vận chuyển hơn. Vaccine này cũng rẻ hơn.

Anh đã đặt mua 100 triệu liều vaccine Oxford-AstraZeneca.

Tình hình vaccine ở Việt Nam

Trong khi đó, tại Việt Nam, Viện Vaccine và sinh phẩm (IVAC) đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vaccine Covid-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng 1/2021, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Họ cho biết vaccine của IVAC đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ…

Dự kiến liều lượng tiêm cho mỗi đối tượng là 1mcg, 3mcg và mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày.

Việt Nam hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC); Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (NANOGEN).

NANOGEN đã tiêm thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 (Nanocovax) trên người từ ngày 17/12/2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55526907

Covid-19 : Pháp chậm trễ trong chiến dịch tiêm chủng

Thanh Hà

Trên nguyên tắc, kể từ ngày 04/01/2021 nhân viên y tế Pháp ngoài 50 tuổi được tiêm chủng chống Covid-19, nhưng theo bộ Y Tế, tính từ 27/12/2020 đến hết ngày 03/01/2020, trên toàn quốc mới chỉ có 516 người được chích ngừa. Trong lúc tại Đức, chỉ riêng hôm qua đã có 180.000 người được tiêm liều vac-xin thứ nhất.

Theo một nguồn tin thân cận với phủ tổng thống được báo Le Journal du Dimanche trích dẫn, Emmanuel Macron đã rất bực mình về sự chậm trễ nói trên. Ông nhấn mạnh « Cần phải thay đổi nhanh chóng và mạnh ». Điều khiến nguyên thủ Pháp phẫn nộ hơn cả là nhiều nhân viên y tế tình nguyện chích ngừa để làm gương thì vac xin vẫn chưa được phân phối đến. Phát ngôn viên chính phủ thông báo sẽ có thêm 500.000 liều vac-xin được cung cấp hàng tuần để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng.

Hôm 03/01/2021, Pháp vượt ngưỡng 65.000 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19 từ đầu mùa dịch và đã có thêm 12.500 ca nhiễm mới. Trong khi đó Anh Quốc bắt đầu cho sử dụng vac-xin do tập đoàn Anh AstraZeneca sản xuất. Na Uy siết chặt thêm các biện pháp ngăn chận đà lây lan của siêu vi corona chủng mới và kêu gọi dân chúng tự nguyện hạn chế đi lại và giới hạn mọi sinh hoạt.

Mỹ đã khởi động chiến dịch tiêm chủng chống Covid-19 từ ngày 14/12/2020 và tới nay đã có hơn 4,2 triệu người được chích ngừa. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu 20 triệu mà chính phủ đã đề ra trước thời hạn 31/12/2020.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20210104-covid-19-ph%C3%A1p-ch%E1%BA%ADm-tr%E1%BB%85-trong-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng

Pháp : Các ứng dụng chuyên tránh phung phí thức ăn

Tuấn Thảo

Tại Pháp, có tới hơn 1,5 triệu tấn thực phẩm bị vứt bỏ hàng năm. Khối lượng này tương đương với hàng chục triệu bữa ăn mỗi ngày. Theo kết quả điều tra gần đây của Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng ADEME, mỗi ngày có hơn 4.500 tấn thức ăn bị vứt vào thùng rác, phần lớn là đồ tươi ‘‘dư thừa’’ cũng như thực phẩm chế biến đã quá hạn.

Riêng trong ngành nhà hàng và các dịch vụ buffet, mức phung phí được ước tính từ 15% đến 20%, tương đương với 250 ngàn tấn thực phẩm bị vứt bỏ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là vì các nhà hàng mua và trữ thức ăn quá nhiều so với nhu cầu phục vụ thực khách. Lượng thực khách không phải là dễ đoán, trong chiều hướng đó các ứng dụng như “La Fourchette’’,  “To Good To Go’’ hay là “RES & CO’’ đang đi tìm những giải pháp thay thế. 

Thực khách cũng chưa biết ngày mở lại các hàng quán (sớm lắm là vào ngày 20/01/2021) nhưng họ vẫn có thể đặt mua, mô hình này giúp tránh phung phí các loại thực phẩm nấu tại chỗ. Còn trong các siêu thị, “Too Good To Go” liệt kê danh sách các chợ chuyên bán các sản phẩm dành cho ngày lễ cuối năm, nay với giá -50%.

Thức ăn trữ quá nhiều so với nhu cầu

Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Trong suốt mùa dịch Covid-19, các quy định giãn cách xã hội bây giờ lại được kèm thêm với lệnh giới nghiêm (buộc dân Pháp phải về nhà trước 6 hay 8 giờ tối), khách hàng nói chung có xu hướng nấu ăn tại nhà và bớt mua các món ăn nhà hàng. Dù muốn hay không, cuộc khủng hoảng y tế tác động đến tâm lý chung của người tiêu dùng, người Pháp có vẻ ngày càng trở nên ‘‘tiết kiệm’’ hơn trong chuyện mua sắm hay ăn uống. 

Kể từ khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và nhất là trong những tháng gần đây, ứng dụng ‘‘La Fourchette’’ (tiếng Anh là The Fork) luôn khuyến khích các thành viên đặt mua món ăn nhà hàng thông qua danh sách các tiệm ăn hạ giá đến 50% trên các thực đơn bình thường. Các thành viên ‘‘La Fourchette’’ đăng ký trước một khung giờ ấn định và như vậy chủ tiệm ăn có thể biết số bữa ăn giao trong ngày cho thực khách.  

Việc đặt mua cũng là một trong những cách hữu hiệu, để tránh phung phí đồ ăn. Các đầu bếp theo trường phái ‘‘locavore’’ tức là nấu món ăn với các thực phẩm hay đặc sản địa phương cũng như các chủ nhà hàng chuyên bán thức ăn tươi, nấu ở nhà có thể tiết kiệm được khoản tiền ‘‘đi chợ’’, khi chỉ mua những thực phẩm cần dùng trong ngày hay vào dịp cuối tuần.

Sáng kiến hạn chế việc phung phí đồ ăn 

Sau mạng ‘‘La Fourchette’’, nay đến phiên ứng dụng “RES&CO’’ được cho ra đời nhằm phục vụ cả hai vế : giảm giá đối với những thực khách thích các món ăn nhà hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng chọn nhưng quán ăn có chủ trương tránh phung phí thực phẩm. Ứng dụng này có phần giống như sáng kiến ‘‘Too Good To Go’’. Thay vì vứt bỏ thức ăn dư thừa, các nhà hàng, khách sạn, tiệm bánh, siêu thị đều có thể làm thành những ‘‘giỏ hàng’’ dùng trong 24 hay 48 giờ với giá thật mềm.

Được thành lập bởi cô Stéphanie Orrico Grima, một sinh viên trẻ tuổi ngành quản trị kinh doanh, ứng dụng‘‘RES&CO’’ liệt kê các tiệm ăn, nhà hàng cùng đeo đuổi một mục tiêu là hạn chế tối đa phung phí. Sáng kiến của ứng dụng này nằm ở chỗ đảo ngược cung và cầu. Ở đây tùy theo đồ ăn có sẵn, đầu bếp sẽ chế biến một món ăn đặc biệt trong ngày và như vậy thay vì có một thực đơn cố định, khách hàng lại có một món ăn khác biệt mỗi ngày, nhưng không phải là do họ tự chọn lựa, mà theo đề nghị của đầu bếp ‘‘tùy cơ chế biến’’ món ăn.

Giải pháp này có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Điểm yếu đầu tiên vẫn là thực đơn hàng ngày của mỗi nhà hàng tuy là món ăn tươi, nhưng không thể nào phong phú, đa dạng. Để tránh vứt bỏ thức ăn ‘‘dư thừa’’, đầu bếp ngay từ đầu phải học cách hạn chế các thành phần chế biến. 

Ngược lại, ưu điểm lớn nhất vẫn là giá mềm của các thực đơn. Hiện giờ trên mạng ‘‘RES&CO’’, có khoảng 50 nhà hàng đăng ký tham gia mỗi ngày, thực đơn bao gồm nhiều món ăn khác nhau kể cả món Pháp, Ý, Thái, Nhật, Ấn Độ, Maroc hay là Mali. Các món ăn đến từ bốn phương trời hiện diện trên cùng một ứng dụng, các nhà hàng chuyên bán hải sản, pizza, sushi, poke bowl nằm bên cạnh các món mặn truyền thống của Pháp. 

Món ăn trong ngày bán với giá thật mềm

Đổi lại các món ăn nấu trong ngày (kể cả thực đơn ‘‘giờ chót’’ của đầu bếp) được bán với giá mềm hơn, tính trung bình từ -30% đến -60% so với giá chung của các món ăn trên thực đơn thông thường. Thực khách khi chọn trên ứng dụng các món ăn trong ngày, tham gia vào quá trình hạn chế phung phí thực phẩm. Khách hàng đặt món ăn trên mạng và sau đó có thể đến lấy tại nhà hàng hoặc là giao tận nhà. Về phía các chủ hàng quán đăng ký ứng dụng, giá của các món ăn thích hợp với mọi túi tiền, rẻ nhất là các món ăn nấu trong ngày với giá 7 euro một đĩa, đắt nhất là các món ăn nấu với hải sản hay cá tươi, lên tới 25 euro một phần.

So với mạng ‘‘La Fourchette’’ (tồn tại từ nhiều năm qua cho nên có nhiều danh sách nhà hàng theo chuyên đề dành cho nhiều đối tượng cũng như nhiều gu ăn uống khác nhau), ứng dụng “RES&CO’’ chỉ mới ở trong giai đoạn phát triển đầu tiên, cho nên hy vọng rằng thời gian tới sẽ thu hút thêm đông đảo người tham gia đến từ cả hai phía : các nhà hàng đối tác cũng như các thành phần thực khách quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thông qua nguồn cung ứng thực phẩm. 

Tránh phung phí thức ăn vẫn là trọng tâm của dự án này, chủ nhà hàng cũng như người tiêu dùng đồng góp phần quan trọng vào quá trình bớt lưu trữ những thực phẩm không cần thiết, để rồi biến nhu cầu thành thói quen, khi người tiêu dùng tự động bớt phung phí khi không để nhiều thức ăn tồn đọng trong tủ lạnh.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20210104-ph%C3%A1p-c%C3%A1c-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-chuy%C3%AAn-tr%C3%A1nh-phung-ph%C3%AD-th%E1%BB%A9c-%C4%83n

Nhật Bản- Covid : Thủ tướng Suga chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo

Tú Anh

Tình hình đại dịch tại Nhật được xem là « rất nghiêm trọng ».  Thủ tướng Yoshihide Suga thông báo đang xem xét kế hoạch tái ban hành tình trạng khẩn cấp y tế tại Tokyo và ba tỉnh vành đai.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 04/01/2021 tại Tokyo, thủ tướng Nhật Bản cho biết chính phủ dự tính tái ban hành tình trạng khẩn cấp y tế  tại Tokyo và từ từ mở rộng trên toàn quốc như hồi tháng Tư và tháng Năm 2020. Ông Yoshihide Suga kêu gọi dân chúng tránh ra đường nếu không có lý do cần thiết và cảnh báo là  chính phủ đang chuẩn bị điều chỉnh luật pháp trừng phạt những cửa hàng không rút ngắn giờ mở cửa để ngăn dịch lây lan.

Với 240.000 ca lây nhiễm và dưới 3000 nạn nhân trong suốt một năm, Nhật Bản được xem là một trong những nước châu Á chống dịch hiệu quả. Thế nhưng, từ hai tháng nay, Covid-19 bất ngờ tăng tốc và lần đầu tiên lây nhiễm cho hơn 4000 người trong hôm thứ Năm tuần trước. Đô trưởng Tokyo và các tỉnh trưởng lân cận yêu cầu chính phủ ban hành tình trạng khẩn cấp.

Theo AFP, chưa có thông tin cụ thể về quy mô của kế hoạch dự kiến này. Báo chí Nhật tiên đoán sẽ có hiệu lực kể từ thứ Bảy tới nhưng trường học vẫn sinh hoạt bình thường .

Về vac-xin, theo thủ tướng Suga, chính phủ Nhật còn chờ « dữ liệu chính xác » từ các hãng bào chế Mỹ và chiến dịch tiêm ngừa sẽ được bắt đầu vào cuối tháng Hai.

Hàn Quốc cũng bối rối

Về tình hình Covid-19 trên bán đảo Triều Tiên, tại Hàn Quốc, số ca lây nhiễm giảm dưới ngưỡng 1000 trong hai ngày liên tiếp. Nhưng bộ Y Tế không xem đó là tin khích lệ vì trong dịp nghỉ năm mới, số người đi làm xét nghiệm ít đi. Các biện pháp cách giãn xã hội được duy trì nghiêm ngặt, đóng cửa các trung tâm trượt tuyết và khu du lịch.

Ở Bắc Triều Tiên, tuy chính thức không có một ca dương tính nào với siêu vi corona, báo Rodong, cơ quan tuyên truyền của đảng Lao Động, trong số ra hôm nay (04/01/2021) kêu gọi toàn dân tham gia chiến dịch chống Covid-19 mừng đại hội Đảng.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210104-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-covid-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-suga-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-t%E1%BA%A1i-tokyo

Chiến tranh tình báo: ĐCSTQ ăn cắp dữ liệu để dò la điệp viên Mỹ

An Liên

Mục lục bài viết         

CIA sử dụng tham nhũng của ĐCSTQ để tuyển dụng điệp viên ở Trung Quốc

Bắc Kinh nâng cấp mạng lưới chống gián điệp CIA

Nhân viên CIA được cử đến châu Phi và châu Âu nhanh chóng bị dò ra danh tính

Tạp chí “Chính sách Đối ngoại” (Foreign Policy) xuất bản vào cuối tháng 12/2020 đã công bố một báo cáo khảo sát dài về cuộc chiến dữ liệu toàn cầu giữa các cơ quan tình báo của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong 10 năm qua. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu rộng với hơn 30 quan chức tình báo và an ninh quốc gia Hoa Kỳ hiện tại và trước đây, theo Epoch Times.

Báo cáo được chia thành ba phần:

– Phần thứ nhất: Trung Quốc đánh cắp dữ liệu để xác định các nhân viên tình báo (điệp viên) Mỹ.

– Phần thứ hai: Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đấu tranh như thế nào với sự củng cố quyền lực của Tập Cận Bình trong thời kỳ Obama.

– Phần thứ ba: hoạt động của cơ quan tình báo thời TT Trump và sự hợp tác ngày càng tăng giữa các cơ quan tình báo của ĐCSTQ và các gã khổng lồ công nghệ.

Bài viết này giới thiệu phần thứ nhất, nói về việc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu để xác định các nhân viên tình báo Mỹ như thế nào.

Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận thấy một vấn đề gây chấn động, đó là các nhân viên CIA chìm được cử đến Châu Phi và các nước Châu Âu đã bị cơ quan tình báo ĐCSTQ xác định ra trong một thời gian ngắn. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Diễn biến của vụ việc có thể bắt nguồn từ 20 năm trước. Một cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao cho biết, “Hoa Kỳ và Trung Quốc va chạm với nhau trên quy mô toàn cầu. Điều này đã mở ra một chiếc hộp Pandora toàn cầu”.

CIA sử dụng tham nhũng của ĐCSTQ để tuyển dụng điệp viên ở Trung Quốc

Từ năm 2000 đến năm 2010, CIA đã lợi dụng sự tham nhũng trong bộ máy quan liêu của ĐCSTQ để phát triển nhân viên tình báo ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc vào năm 2000, lương chính thức của các quan chức ĐCSTQ không cao, có thể dưới 2.000 nhân dân tệ mỗi tháng, nhưng thu nhập từ lương không chính thức của các quan chức đã vượt quá mức lương chính thức rất nhiều. Thời điểm đó, một quan chức không tham gia tham nhũng sẽ bị đồng nghiệp coi là kẻ ngốc. Họ có thể mua bất cứ thứ gì bằng tiền, và CIA có rất nhiều tiền.

CIA trả lương cho các gián viên và người cung cấp thông tin khá hậu hĩnh. Vào những năm 2000, nếu họ là gián điệp cấp cao nhất trong các cơ sở ngoại giao của một số quốc gia (như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên), họ có thể kiếm được một triệu một năm. Loại thù lao này được chi trả theo nhiều hình thức, chẳng hạn như trả tiền học phí và sinh hoạt phí cho con cái của các quan chức đang học đại học ở nước ngoài.

Việc CIA tuyển dụng thành công các điệp viên đã khơi dậy sự cảnh giác của Bắc Kinh. Theo một cựu quan chức CIA cấp cao, “họ (ĐCSTQ) buộc phải nhìn ra vấn đề của chính họ và những sai lầm của chúng tôi đã giúp họ nhìn ra vấn đề của mình”. Ban lãnh đạo của ĐCSTQ nhận ra rằng tham nhũng không được kiểm soát không chỉ là mối đe dọa đối với sự tồn tại của đảng, mà còn là một mối đe dọa về phản gián lớn, tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo của đối phương như CIA lợi dụng. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào đã nói tại Đại hội Đảng năm 2012: “Nếu chúng

ta không giải quyết tốt vấn nạn (tham nhũng), nó có thể … thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của đảng và đất nước”.

Cuối năm 2012, Tập Cận Bình công bố chiến dịch chống tham nhũng mới, chiến dịch chống tham nhũng này nhằm củng cố quyền lực nhưng cũng liên quan đến hành động của CIA. Cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết, trước cuộc thanh trừng của Tập Cận Bình, tình trạng tham nhũng vặt của Bộ An ninh Quốc gia diễn ra ở khắp mọi nơi. Các điệp viên của ĐCSTQ đôi khi chuyển tiền từ các hoạt động chính thức đến các “tổ chức” riêng của họ; các tin tặc của ĐCSTQ đôi khi làm tội phạm mạng bán thời gian, sau đó chia phần cho ông chủ của cơ quan tình báo. Nhưng với sự thanh trừng của Tập Cận Bình, các hoạt động này ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Bắc Kinh nâng cấp mạng lưới chống gián điệp CIA

Năm 2010, ĐCSTQ phát hiện ra rằng mạng lưới CIA tại Hoa Kỳ đang trải rộng khắp trong quân đội, các cơ quan tình báo và những nơi khác. Các quan chức tình báo ĐCSTQ bắt đầu khai thác lỗ hổng trong hệ thống liên lạc bí mật giữa các nhân viên CIA (lỗ hổng lần đầu tiên được phát hiện bởi Iran, và có lẽ Tehran đã nói với Bắc Kinh về điều này). Từ năm 2010 đến năm 2012, mạng lưới CIA ở Trung Quốc đã bị nhổ bỏ một cách tàn nhẫn, ĐCSTQ đã bỏ tù và giết hàng chục người.

Theo hai cựu quan chức CIA, vào khoảng năm 2010, bộ phận an ninh của ĐCSTQ đã xây dựng một kế hoạch tình báo du lịch phức tạp và phát triển cơ sở dữ liệu để theo dõi các chuyến bay và danh sách hành khách. “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và (các gián điệp Trung Quốc ) đang tích cực sử dụng kế hoạch này để tiến hành các hoạt động tình báo phản gián và tấn công”. Để chắc chắn, ĐCSTQ đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu trước khi phát hiện ra hành động của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn từ năm 2010 đến năm 2012 đã tạo động lực cho Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu lớn hơn và rủi ro hơn, đồng thời tích hợp cơ sở hạ tầng xử lý lượng lớn thông tin bị đánh cắp. Đó là lúc các cơ quan tình báo của ĐCSTQ chuyển từ việc chỉ đánh cắp một lượng lớn dữ liệu sang nhanh chóng sàng lọc thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các quan chức Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng hầu hết các cơ sở tình báo của ĐCSTQ đều nằm gần các trung tâm xử lý dữ liệu và ngôn ngữ. Chính những khả năng mới này đã cho phép ĐCSTQ xâm nhập thành công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM) của Mỹ và gây ra một tác động khủng khiếp.

Nhân viên CIA được cử đến châu Phi và châu Âu nhanh chóng bị dò ra danh tính

Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận thấy một vấn đề gây chấn động. Các nhân viên CIA bí mật được cử đến châu Phi và các nước châu Âu đã bị cơ quan tình báo của ĐCSTQ xác định trong một khoảng thời gian ngắn. Đôi khi các điệp viên CIA bị đặc vụ của ĐCSTQ giám sát ngay sau khi họ vượt qua vòng kiểm soát hộ chiếu. Thậm chí, hành vi giám sát của ĐCSTQ diễn ra công khai và không bị che giấu. Có vẻ như họ muốn Mỹ biết rằng họ đã xác định được danh tính của điệp viên CIA.

Sự bất thường này nhanh chóng cảnh báo các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hoa Kỳ. Một cựu quan chức tình báo cho biết, “Người Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ được biết danh tính và vị trí của điệp viên chìm”. Nhưng làm thế nào ĐCSTQ lấy được tin tức từ những nhân viên tình báo này, chúng tôi đã rất khó hiểu.

Trong những năm trước, CIA có khả năng tìm kiếm nội gián, nhưng giờ họ cho rằng điều này có khả năng liên quan đến hoạt động gián điệp mạng của ĐCSTQ, cụ thể là nó liên quan đến cuộc xâm nhập thành công của ĐCSTQ vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM). Trong cuộc xâm nhập, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp thông tin cá nhân chi tiết của 21,5 triệu quan chức Mỹ hiện tại và trước đây, cùng vợ/chồng của họ, và những người xin việc, bao gồm sức khỏe, cư trú, việc làm, dấu vân tay và dữ liệu tài chính. Thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra lý lịch an ninh của một số người cũng đã bị đánh cắp. Những cuộc điều tra này có thể cung cấp thông tin chi tiết về hồ sơ sức khỏe tâm thần, tiền sử tình dục và sở thích của cá nhân và liệu người thân ở nước ngoài của một người có thể bị chính phủ tống tiền hay không. Mặc dù Hoa Kỳ đã không tiết lộ lỗ hổng này cho đến năm 2015, nhưng các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã biết về việc xâm nhập OPM ban đầu vào năm 2012.

Các quan chức tình báo nói rằng khi so sánh với các chi tiết du lịch và các dữ liệu bị đánh cắp khác, thông tin trong OPM có khả năng cung cấp cho cơ quan tình báo của ĐCSTQ thông tin về các kiểu hành vi bất thường, các manh mối chắc chắn về sơ yếu lý lịch cá nhân hoặc kinh nghiệm làm việc. Những manh mối này đánh dấu các cá nhân có thể là điệp viên Hoa Kỳ. Cựu nhà phân tích Trung Quốc của CIA, Gail Helt nhớ lại phản ứng của mình trước cuộc xâm nhập vào OPM là: “Ôi trời ơi, điều này có ý nghĩa gì với những ai đã từng đến Trung Quốc? Đối với những người chúng tôi chính thức tuyển dụng, điều này có ý nghĩa gì đối với những người chúng ta nói chuyện và gia đình của họ? Và điều này có ý

nghĩa như thế nào đối với công tác tuyển dụng của các tổ chức trong tương lai? Điều này thật tồi tệ. Nó thật khủng khiếp”.

Douglas Wise, người từng là Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Quốc gia, bày tỏ quan ngại sâu sắc khiến toàn bộ cộng đồng tình báo phải tiến hành đánh giá thiệt hại xung quanh vụ việc OPM và các sự cố xâm nhập khác. Một số người lo lắng rằng ĐCSTQ đã nắm vững các yêu cầu và quy trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, ĐCSTQ có thể sàng lọc dữ liệu của OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và cài gián điệp của ĐCSTQ vào chính phủ Hoa Kỳ.

Việc nghiên cứu dữ liệu của OPM đã mang lại cho ĐCSTQ cái nhìn sâu sắc chưa từng có về hệ thống hoạt động của điệp viên Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, mạng lưới điệp viên Trung Quốc do CIA thiết lập cẩn thận đã bị phá hủy hoàn toàn. Khi Hoa Kỳ đối phó với ĐCSTQ, dường như họ đã nhắm một mắt lại, điều này khiến chính phủ Hoa Kỳ ngày càng mâu thuẫn về cách đối phó với ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chin-tranh-tinh-bao-trung-m-dcstq-an-cp-d-liu-d-xac-dnh-dc-v-hoa-k.html

Ngoại trưởng Trung Quốc tràn đầy lạc quan với ‘chính quyền Biden’

Quý Khải

Chính phủ Trung Quốc đã nhìn thấy “một cửa sổ hy vọng mới” cho mối quan hệ được cải thiện với chính quyền Biden tiềm năng, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Ông Vương tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CGTN rằng:

“Quan hệ Mỹ – Trung đã bước sang một ngã rẽ mới và một cửa sổ hy vọng mới đang mở ra”.

“Chúng tôi hy vọng chính quyền tiếp theo của Mỹ sẽ quay trở lại cách tiếp cận hợp lý, nối lại đối thoại với Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ song phương và khởi động lại hợp tác”, ông Vương nói, cùng lúc cáo buộc chính quyền TT Trump đang cố gắng khởi động “một cuộc Chiến tranh Lạnh mới” với Bắc Kinh.

Giới quan sát nhìn nhận chính quyền Biden sẽ có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn trong việc đối phó với Trung Quốc so với chính quyền TT Trump.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Donald Trump đã mạnh tay áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền của ông đã mạnh tay gây sức ép buộc chính phủ Trung Quốc hạn chế hành vi trộm cắp tài sản tình báo và gián điệp kinh tế.

Ông Evanina cho biết hồi tháng trước rằng cơ quan của ông đã nhận thấy “sự gia tăng” các nỗ lực gây ảnh hưởng ngoại giao nhằm vào các cộng sự của Biden.

“Tôi muốn nói rằng, hoạt động gây ảnh hưởng xấu từ thế lực nước ngoài, hoạt động gây ảnh hưởng ngoại giao, chúng ta đã bắt đầu thấy rằng giờ đây hoạt động này đang diễn ra trên toàn quốc, không chỉ với những người sẽ đảm nhiệm các vị trí [quan trọng] trong chính quyền mới, mà ngay cả với những người xung quanh những người này”, ông Evanina nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-trung-quoc-tran-day-lac-quan-voi-chinh-quyen-biden.html

Người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại nguy cơ bị dẫn độ về Trung Quốc

Thanh Hà

Chính quyền Ankara và Quốc Hội cố trấn an cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sống tại Thổ Nhĩ Kỳ trước ngày phê chuẩn hiệp định dẫn độ song phương đã được Ankara và Bắc Kinh ký kết từ năm 2017. Từ một tuần qua, gần như mỗi ngày, cộng động người Duy Ngô Nhĩ tại Istanbul tập hợp trước tòa lãnh sự Trung Quốc đòi được cung cấp thông tin về những người thân bị mất tích.

Thông tín viên đài RFI tại chỗ Cerise Sudry Le Du có dịp tiếp xúc trực tiếp với những người này:

Nào là anh em, nào là những người mẹ, hay chú bác bị mất tích…  . Có khoảng gần ba chục người tụ tập trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Istanbul. nhưng mỗi câu chuyện của họ là một tấn bi kịch. Trong số này, Medine cho biết từ 4 năm nay, cô không có tin tức gì của người chị là Mesude. Cô nói : « Vì sức khỏe của mẹ tôi suy yếu, chị gái tôi đã phải sang Trung Quốc. Và từ đó chị tôi không bao giờ trở lại. Chị còn sống hay không ? Khỏe mạnh hay đau ốm thế nào ? Chị có bị chính quyền Trung Quốc lấy nội tạng hay không ? Mẹ tôi mất đã ba tháng nay rồi, và tôi không có tin tức gì của chị ».

Cho dù hai chị em cô đều có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều năm du học tại Istanbul, chính quyền Trung Quốc không cung cấp bất kỳ một thông tin gì về Mesude, kể cả tòa đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Quốc cũng vậy. Không ai biết thân phận Mesude và đứa con gái nay đã 4 tuổi của cô ra sao.

Medine kể tiếp : một lần, cô được một người bạn gửi cho tấm ảnh, nhưng mọi liên lạc hai chiều đều bị chính quyền Trung Quốc chận lại.

Medine đang mở một quán bán các món ăn truyền thống tại Istanbul, nên không thể trở về Trung Quốc. Cô gái không loại trừ khả năng Trung Quốc lập một danh sách yêu cầu Ankara cho dẫn độ những người Duy Ngô Nhĩ đang sống tại đây. Theo cô, có những người bị Trung Quốc kết án chỉ vì họ đã theo học ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ họp vào ngày 26/01/2021. Trước mắt, không thể biết liệu hiệp định dẫn độ hai chiều có được đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp này hay không.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210104-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-duy-ng%C3%B4-nh%C4%A9-t%E1%BA%A1i-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-lo-ng%E1%BA%A1i-nguy-c%C6%A1-b%E1%BB%8B-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%99-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c

Đằng sau hành động “tống tiền” Mỹ của Duterte để có vaccine

Phạm Văn Nghị

Thỏa thuận VFA và vaccine COVID-19 – Những lá bài mặc cả của Duterte đối với Mỹ

Với 470.650 ca nhiễm bệnh và 9.124 người tử vong tính đến 28/12, Philippines tiếp tục là quốc gia đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia, về số ca nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn đang miệt mài với các nỗ lực săn lùng vaccine cho người dân nước này. Bất chấp Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào và Bộ Y tế nước này khuyến cáo tất cả các loại vaccine trước tiên cần phải được đánh giá bởi các chuyên gia và chỉ những loại vaccine đã được phê duyệt và cho thấy sự an toàn mới được sử dụng, nhưng quốc gia Đông Nam Á đã có bước đi đầu tiên trong tiêm vaccine phòng chống đại dịch này. 

Tuyên bố gần đây của Tổng thống Philippines liên quan tới Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng với Mỹ (VFA) và vaccine chống COVID-19, một tuyên bố mà dư luận Philippines cho rằng mang màu sắc của hoạt động tống tiền, càng phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa quốc gia Đông Nam Á với hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc. Hôm 26/12, vị cựu thị trưởng thành phố Davao này đã tuyên bố các lực lượng Mỹ không thể ở lại Philippines nếu Washington không cung cấp tối thiểu 20 triệu liều vaccine COVID-19. Thông điệp này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Bộ trưởng Y tế nước này, Francisco Duque III bị buộc tội “bỏ bóng” trong cuộc đàm phán với nhà sản xuất vaccine Pfizer của Mỹ. 

Phủ Tổng thống Philippines tiếp tục phát đi thông điệp bảo vệ tuyên bố của ông Duterte về việc sẽ hủy bỏ VFA nếu Washington không cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á vaccine COVID-19 khi khẳng định điều này phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập của cựu thị trưởng Davao. Người phát ngôn của Tổng thống, ông Harry Roque cho hay ông Duterte chỉ đang nhấn mạnh sự cần thiết của việc các đồng minh hợp tác với nhau trong bối cảnh thế giới phải vật lộn với đại dịch. Trong cuộc họp báo tổ chức ngày 28/12, ông Roque khẳng định: “Tổng thống nói rằng ông ấy sẽ thực sự hủy bỏ VFA nếu không có vaccine. Không có gì sai với điều đó. Đây không phải là tống tiền. Điều này mang ý nghĩa của chính sách đối ngoại độc lập. Chúng ta không bị cấm đoán, chúng ta không cho phép bất kỳ ai sai khiến chúng ta”.

Theo ông Roque, những gì Tổng thống Duterte đã tuyên bố đó là Mỹ và Philippines là những người bạn và hãy để những người bạn giúp đỡ lẫn nhau. Manila cần vaccine và Washington có vaccine để cung cấp cho đồng minh Đông Nam Á của mình. Mỹ cần lãnh thổ của Philippines cho VFA và Philippines sẽ đảm bảo điều này. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines cũng nhấn mạnh nếu Mỹ không cung cấp vaccine cho Philippines, siêu cường này hãy ký kết VFA với các quốc gia được ưu tiên nhận vaccine. 

VFA – số phận long đong

Là hiệp ước quốc phòng được ký kết năm 1998 giữa Mỹ và Philippines, VFA cho phép quân đội hai nước tổ chức các cuộc tập trận chung trên đất Philippines. Đầu năm 2020, ông Duterte đã công bố kế hoạch chấm dứt VFA sau khi Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa không được Mỹ cấp thị thực vào

Mỹ. Hồi tháng 6, ông Duterte đã đình chỉ việc chấm dứt VFA với lý do “những diễn biến chính trị và các diễn biến khác trong khu vực” và đã gia hạn thêm 6 tháng vào tháng 11 vừa qua.

Cũng trong cuộc họp báo, ông Roque cũng đề cập tới những chỉ trích về sự thiếu hiệu quả của vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất. Trước đó, nhiều nghị sỹ Philippines đã bày tỏ lo ngại về quyết định của chính quyền Duterte mua vaccine từ Sinovac của Trung Quốc mặc dù báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ hiệu quả của loại vaccine này chỉ là 50%, thấp hơn so với các loại vaccine do các công ty phương Tây phát triển và tỷ lệ này khó có thể truyền cảm hứng cho công chúng tin tưởng vào vaccine.

Cùng với đó, dư luận Philippines cũng hoài nghi về tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm ngừa COVID-19 do các công ty Trung Quốc phát triển. Đáp lại quan ngại trên, ông Roque tuyên bố ngưỡng 50% được thiết lập bởi WHO, chứ không phải bởi Philippines, đồng thời phản bác những tuyên bố cho rằng rằng tỷ lệ hiệu quả của vaccine do Sinovac sản xuất chỉ là 50%. Theo người phát ngôn này, căn cứ những thông tin đã được đưa ra, tỷ lệ hiệu quả của vaccine Trung Quốc vượt quá 50%. Đáp lại trước chỉ trích cho rằng vaccine phòng chống COVID-19 từ Trung Quốc đắt hơn, ông Roque cho rằng vaccine chưa được định giá và số người được sử dụng hiện tại thuộc diện không phải thanh toán. Vị cựu luật sư nổi tiếng này nhấn mạnh nếu các nhà sản xuất phương Tây không thể cung cấp vaccine cho Philippines thì “người bạn và nước láng giềng Trung Quốc có thể cung cấp vaccine”.

Tuyên bố này của Tổng thống Duterte thực sự đã gây khó cho tất cả mọi người, kể cả các nhà ngoại giao của Philippines đang làm việc tại Mỹ – những người đang “mắc kẹt” trong tiến trình chuyển giao từ chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump sang chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden và đang phải làm công việc như những nhân viên thu mua và tìm nguồn vaccine phòng COVID-19 cho “ông chủ” của mình ở Manila.

Có bàn tay của Bắc Kinh?

Câu hỏi được đặt ra là điều gì đã kích động tổng thống Philippines ngày 26/12 đe dọa Mỹ phải chuyển giao ít nhất 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, nếu không VFA sẽ bị chấm dứt sau 6 tháng ông thông báo về điều này? Liệu Duterte có được các phụ tá phụ trách việc thu mua vaccine của Mỹ thông báo rằng đợt chuyển giao vaccine chỉ có thể được thực hiện vào cuối năm 2021 sau khi những nhu cầu trong nước của Mỹ được đảm bảo và những đơn đặt hàng từ sớm của các nước khác được hoàn tất? Liệu có sức ép nào từ phía Trung Quốc để Manila phải nhanh chóng quyết định về việc đặt một đơn hàng mua vaccine lớn từ Trung Quốc, chẳng hạn như vaccine của hãng dược phẩm Sinovac, vốn đang bị chỉ trích là quá đắt dù hiệu quả của nó khá thấp, chỉ khoảng 50%?

Bất chấp những nỗ lực của các cơ quan quốc tế và các quỹ tư nhân nhằm hỗ trợ các quốc gia nghèo để đảm bảo cho họ được phân chia phần vaccine công bằng, cuộc chạy đua lần này vẫn nghiêng về phía các nước giàu cũng như những lãnh đạo yêu nước và quyết đoán trong hành động. Liên doanh Pfizer-BioNTech –  đã phát triển vaccine đầu tiên được Mỹ thông qua sử dụng khẩn cấp, và Moderna – cũng đã được cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA), đều không phải là các công ty của chính phủ Mỹ mà là công ty dược phẩm tư nhân.

Chắc chắn Duterte biết điều này. Vậy tại sao ông lại mang VFA ra để đe dọa và buộc Washington phải cung cấp vaccine? Vì sao ông lại tuyên bố về thách thức ấy trong một cuộc họp được phát trên sóng truyền hình thay vì gửi thông báo cho các phái viên của mình, những người có đủ kỹ năng và sự can đảm để tiến hành công việc này một cách thầm lặng?

Tiếp đó, có một chi tiết là Bắc Kinh đã chi phối cuộc thảo luận về COVID-19 kể từ sau khi Duterte đã vài lần đưa ra lời hứa rằng ông – từ lúc đó đến tháng 12/2020 – sẽ tặng cho người dân Philippines những món quà là vaccine ngừa COVID-19 (và bây giờ thì tháng 12 đã hết).

Bắc Kinh được cho là sẽ mua 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ công ty BioNTech của Đức trong năm sau. Công ty này đã cùng với Pfizer phát triển vaccine dựa trên công nghệ mRNA trên toàn cầu, đồng thời cũng hợp tác với hãng dược Fosun của Thượng Hải. Vậy phải chăng Trung Quốc đang nhập khẩu vaccine từ nước ngoài với tỷ lệ hiệu quả là 95% để dành cho những người “có chọn lựa”, còn sẽ phân bổ vaccine sản xuất trong nước, với tỷ lệ hiệu quả chỉ 50%, cho phần đông dân chúng của mình và những khách hàng nước ngoài như Philippines? Liệu Duterte có hủy các đơn đặt mua vaccine của Mỹ để chào đón vaccine của Trung Quốc? Trong cuộc họp với một số thành viên nội các và các chuyên gia khách mời, Duterte dù không được hỏi nhưng đã tiết lộ rằng một số binh lính của Philippines đã được tiêm phòng bằng vaccine của hãng dược Sinopharm của Trung Quốc. Ông còn thẳng thừng tuyên bố: “Nếu Mỹ muốn giúp đỡ Philippines thì hãy gửi vaccine chứ đừng nói nhiều. Cái chúng tôi cần là vaccine chứ không phải những lời nói dài dòng”. Ông đã sử dụng quân

bài VFA để được Mỹ chuyển giao gấp rút 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, một phần trong số 130 triệu liều cần thiết để đạt được sự miễn dịch cộng đồng cho 109 triệu dân của mình.

Các nhà ngoại giao Philippines đã đệ trình vấn đề này lên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và được ông hứa sẽ giúp đỡ, nhưng ảnh hưởng của ông vốn đang bị suy giảm do ông sắp mãn nhiệm cùng với Tổng thống Trump. Các động thái tiếp theo sẽ phải phụ thuộc vào chính quyền sắp tới của ông Biden. Trong một tình huống nan giải như thế này, chiến thuật đe dọa hủy VFA của Duterte có thể không đủ để đạt được điều mà ông muốn. Trên thực tế, thậm chí Manila còn cần vaccine hơn là Washington cần VFA.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chính phủ Việt Nam gần đây cũng bộc lộ ý định mua vaccine từ Trung Quốc. Nhưng người dân Việt Nam vốn “không ưa” Trung Quốc từ chất lượng hàng hoá tồi cộng với các hành động “vừa ăn cướp vừa la làng” của Trung Quốc ở biển Đông. Chính vì vậy, dư luận Việt Nam không mặn mà gì với việc sử dụng vaccine từ Trung Quốc cả. Việc Duterte đang “làm mình làm mẩy” với Mỹ để có được vaccine, trong khi Việt Nam đang bị Washington dán nhãn “thao túng tiền tệ” cho thấy các vấn đề chính trị tác động rất lớn tới các vấn đề tưởng chừng như không liên quan. Có lẽ, điều mà Washington muốn ở Việt Nam là phải tăng cường toàn diện các quan hệ Việt – Mỹ, trong đó có quan hệ quốc phòng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi “cái bóng” của Trung Quốc được. Quan hệ Việt – Mỹ bị ngăn trở bởi vì sự “lo sợ” của Hà Nội trước sự đe doạ của Bắc Kinh. Vậy liệu Việt Nam có thể vượt qua được “nỗi sợ” này hay không? Để Việt Nam có thể thoát ra khỏi sự “thao túng” của Bắc Kinh, đồng thời đưa Việt Nam tiến vào sự phát triển chung của thế giới. Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo Việt Nam trả lời.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-behind-duterte-demand-vaccine-from-the-us-01042021095922.htmlài VFA để được Mỹ chuyển giao gấp rút 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, một phần trong số 130 triệu liều cần thiết để đạt được sự miễn dịch cộng đồng cho 109 triệu dân của mình.

Các nhà ngoại giao Philippines đã đệ trình vấn đề này lên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và được ông hứa sẽ giúp đỡ, nhưng ảnh hưởng của ông vốn đang bị suy giảm do ông sắp mãn nhiệm cùng với Tổng thống Trump. Các động thái tiếp theo sẽ phải phụ thuộc vào chính quyền sắp tới của ông Biden. Trong một tình huống nan giải như thế này, chiến thuật đe dọa hủy VFA của Duterte có thể không đủ để đạt được điều mà ông muốn. Trên thực tế, thậm chí Manila còn cần vaccine hơn là Washington cần VFA.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chính phủ Việt Nam gần đây cũng bộc lộ ý định mua vaccine từ Trung Quốc. Nhưng người dân Việt Nam vốn “không ưa” Trung Quốc từ chất lượng hàng hoá tồi cộng với các hành động “vừa ăn cướp vừa la làng” của Trung Quốc ở biển Đông. Chính vì vậy, dư luận Việt Nam không mặn mà gì với việc sử dụng vaccine từ Trung Quốc cả. Việc Duterte đang “làm mình làm mẩy” với Mỹ để có được vaccine, trong khi Việt Nam đang bị Washington dán nhãn “thao túng tiền tệ” cho thấy các vấn đề chính trị tác động rất lớn tới các vấn đề tưởng chừng như không liên quan. Có lẽ, điều mà Washington muốn ở Việt Nam là phải tăng cường toàn diện các quan hệ Việt – Mỹ, trong đó có quan hệ quốc phòng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi “cái bóng” của Trung Quốc được. Quan hệ Việt – Mỹ bị ngăn trở bởi vì sự “lo sợ” của Hà Nội trước sự đe doạ của Bắc Kinh. Vậy liệu Việt Nam có thể vượt qua được “nỗi sợ” này hay không? Để Việt Nam có thể thoát ra khỏi sự “thao túng” của Bắc Kinh, đồng thời đưa Việt Nam tiến vào sự phát triển chung của thế giới. Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo Việt Nam trả lời.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-behind-duterte-demand-vaccine-from-the-us-01042021095922.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.