Tin khắp nơi – 15/12/2020
Tỷ lệ sai sót thực tế của Dominion gấp 85.000 lần tỷ lệ sai sót mà Ủy ban Bầu cử Liên bang cho phép
Bình luậnĐông Phương
Những bằng chứng của các luật sư nhóm Tổng thống Trump và nhân chứng đã giúp cử tri Mỹ nhận ra sự thật về máy bỏ phiếu Dominion, nhưng họ không ngờ rằng khi báo cáo điều tra được đưa ra, tỷ lệ sai sót của máy này lại vượt mức cho phép những 85.000 lần và các bản ghi trên máy tính đã bị xóa bằng tay.
Hôm 14/12, luật sư Matthew DePerno đã công khai kết quả điều tra về máy bỏ phiếu Dominion được sử dụng ở Michigan. Báo cáo dài 23 trang tiết lộ rằng máy bỏ phiếu Dominion được thiết kế để gian lận, dẫn đến kết luận rằng: tính liêm chính và hợp pháp của việc bỏ phiếu trên toàn Michigan bị nghi ngờ nghiêm trọng
Vào ngày 4/12, thẩm phán đã cho phép ông DePerno và nhóm chuyên gia công nghệ thông tin của ông điều tra thu thập chứng cứ từ 22 máy bỏ phiếu Dominion, máy lập bảng, ổ USB Flash, phần mềm liên quan và “máy lập bảng tổng” của thư ký được sử dụng trong cuộc bầu cử tháng Mười Một ở hạt Antrim, bang Michigan.
Báo cáo kết luận rằng hệ thống bỏ phiếu Dominion được thiết kế có chủ đích nhằm gây ra gian lận có hệ thống bằng cách tạo ra “các lỗi cố định”, do đó ảnh hưởng đến kết quả của cuộc tổng tuyển cử.
Báo cáo nêu rõ: “Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) quy định rằng tỷ lệ sai sót cho phép trong bầu cử là 0,0008% (nghĩa là trong 250.000 phiếu bầu có 1 phiếu sai). Chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ sai sót của Dominion là 68,05% (nghĩa là gấp 85.000 lần tỷ lệ sai sót theo quy định), điều này cho thấy (Dominion) đã mắc lỗi nghiêm trọng trên phương diện bảo mật và liêm chính của cuộc bầu cử”.
Báo cáo cho rằng những sai sót cố ý và do con người làm ra trên máy Dominion đã khiến một lượng lớn phiếu bầu không được giám sát, thiếu minh bạch, hoặc không được kiểm toán, do đó khiến một lượng lớn phiếu bầu cần phải được phán định lại.
Điều nghiêm trọng hơn là các bản ghi trong Dominion đã bị xóa. “Hệ thống máy tính hiển thị bản ghi phán định phiếu bầu của những năm trước; nhưng không có ghi chép của cuộc bầu cử năm 2020”.
“Không có nhật ký, không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm kiểm toán. Việc các ghi chép bị thiếu một cách rõ ràng như vậy là cực kỳ đáng ngờ, bởi vì sử dụng cùng một phần mềm nhưng ghi chép của những năm trước vẫn còn nguyên”. Báo cáo nói rằng: “Việc xóa bỏ những tài liệu này đã vi phạm luật pháp của bang, dẫn đến việc không có cách nào để thẩm tra lại. Chúng tôi phải đưa ra kết luận rằng hồ sơ ghi lưu cuộc bầu cử năm 2020 đã bị xóa bằng tay”.
Báo cáo tiết lộ rằng các bản ghi trước ngày 4/11/2020 của máy chủ khác vẫn còn nguyên; do đó, không có lời giải thích hợp lý về lý do tại sao các bản ghi này bị mất.
Các nhà điều tra cũng phát hiện ra rằng “những thay đổi trong các hệ thống này sẽ ảnh hưởng đến việc đọc và kiểm phiếu. Chúng tôi đã kiểm tra và thấy rằng nếu sử dụng hai chương trình khác nhau, kết quả bầu cử sẽ có thay đổi rất lớn”.
“Kết quả điều tra cho thấy, bằng việc sử dụng hai phiên bản chương trình máy tính khác nhau vào ngày 23/10/2020 và ngày 5/11/2020, tổng số băng giấy của máy kiểm phiếu (tabulator tape) ở thị trấn Central Lake đã có một sự thay đổi lớn, và việc thay đổi phần mềm trong thời gian bầu cử là vi phạm luật bầu cử”.
Cuối cùng báo cáo cho biết, “Dựa trên kết quả sơ bộ, chúng tôi đã kết luận rằng sai sót (của Dominion) vô cùng nghiêm trọng, khiến tính liêm chính và hợp pháp của kết quả bầu cử năm 2020 ở hạt Antrim bị nghi ngờ đến mức không thể chứng nhận kết quả bầu cử” và “48 hạt khác ở Michigan cũng sử dụng máy móc và phần mềm tương tự, điều này làm dấy lên nghi ngờ về tính liêm chính của cuộc bầu cử ở Michigan”.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Xem thêm:
Ngoại trưởng Mỹ giải thích cách TT Trump đã thực thi để đảm bảo an ninh nước Mỹ
Bình luậnNgọc Trân
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông Mỹ Breitbart News vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Tổng thống (TT) Trump đã trực tiếp đối đầu với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, giúp nước Mỹ và thế giới an toàn hơn, đồng thời mở đường cho một thỏa thuận hòa bình mang tính lịch sử.
Ông Pompeo: Người Mỹ được an toàn hơn rõ rệt dưới thời TT Trump
Ông Pompeo nói rằng, chính quyền TT Trump đã đối đầu trực tiếp với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, do đó dưới thời TT Trump không còn xảy ra hàng loạt các vụ khủng bố đánh lén như vào cuối nhiệm kỳ của các chính quyền tiền nhiệm. Mặc dù vấn đề tấn công khủng bố vẫn chưa được loại bỏ
hoàn toàn, nhưng ông Pompeo cho biết, nếu so với thời dưới nhiệm kỳ của một số Tổng thống trước đó, thì người Mỹ đã được an toàn hơn rất nhiều dưới thời của TT Trump.
Ông Pompeo nói rằng, cách thức mà TT Trump chống lại các phần tử khủng bố là: chiếm lấy cứ điểm của chúng, tiêu diệt Khalip (danh xưng của người có chức sắc cao nhất đối với tín đồ Hồi giáo) và xoá sổ những kẻ chủ mưu khủng bố như Qassem Soleimani. Soleimani là nhân vật quyền lực thứ 2 ở Iran. Vào tháng Một năm nay, một máy bay không người lái của Mỹ đã bắn chết Soleimani trong một cuộc không kích tại sân bay Baghdad.
Ông Pompeo nói: “Đây đều là những hành động nghiêm túc được thực hiện bởi những nhà lãnh đạo nghiêm minh. Họ (chính quyền TT Trump) nói rằng, nếu chỉ thỏa hiệp và cho phép chúng (phần tử khủng bố) tiếp tục phát triển lớn mạnh, thì cuối cùng sẽ dẫn đến một kết quả rất tồi tệ. Thông qua việc đối đầu với chủ nghĩa khủng bố, chúng tôi đã tránh được việc phải bước vào các cuộc chiến tranh mới. Đối với một chính phủ mà nói, đây không phải là một chuyện nhỏ”.
TT Trump đảm bảo an ninh nội địa Hoa Kỳ như thế nào?
Ông Pompeo nói rằng, lý do chính quyền TT Trump lựa chọn những cách này để chống lại chủ nghĩa khủng bố, là vì họ hiểu được những “rủi ro” ở trong nước đến từ các phần tử chủ nghĩa khủng bố tiềm ẩn trên rất “nhiều phương diện”. Do đó, Tổng thống Trump và đội nhóm của ông luôn tìm cách tăng cường năng lực của các quốc gia có cùng chí hướng trong khu vực, để trực tiếp đối đầu và thách thức những phần tử khủng bố có thể gây tổn hại cho Hoa Kỳ.
Ông Pompeo nói: “Sau sự kiện ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ có hơn 100.000 binh sĩ ở Afghanistan, nhưng sau khi Tổng thống Trump nhậm chức, số binh sĩ ở đó được rút xuống chỉ còn vài nghìn người. Chúng tôi nói với nhau, ‘Hãy nhìn xem, khắp thế giới đều có khủng bố đe dọa. Chúng ta nên triển khai các nguồn lực của mình như thế nào cho tốt nhất?’. Chúng tôi rút ra kết luận là, chúng tôi có thể hợp tác với người Afghanistan, nói chuyện với Taliban và ngồi vào bàn tiến hành đàm phán. Như vậy có thể giảm thiểu những rủi ro đối với [an ninh] nội địa nước Mỹ và giảm thiểu rủi ro đối với tính mạng của những binh lính Mỹ. Đây cũng là mô hình mà chúng tôi sẽ sử dụng rộng rãi hơn ở Trung Đông, đó là: tìm kiếm bạn bè và đối tác. Vì vậy, khi Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Bắc Phi, Sudan, Bahrain và những nước khác hợp tác với chúng tôi, họ sẽ cùng chúng tôi chống lại mối đe dọa cốt lõi ở đó, mà mối đe doạ này bắt nguồn từ Khalip”.
Ông Pompeo nói, đừng quên rằng khi chính quyền Tổng thống Trump mới lên tiếp quản, những phần tử khủng bố ở đó đã hành quyết hoặc bỏ tù những người bị bắt, nhưng hiện giờ tình huống này đã không còn nữa.
Ngọc Trân
Theo Epoch Times tiếng Trung
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr rời chức vụ trước Giáng sinh
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr sẽ từ chức trước Giáng sinh, Tổng thống Donald Trump thông báo.
Nhiệm kỳ của ông Barr lẽ ra sẽ kết thúc vào ngày 20/1, khi ông Trump rời nhiệm sở.
Nhưng đã có căng thẳng giữa hai bên sau khi ông Barr nói rằng không có bằng chứng phổ biến về gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tháng 11.
Ông Barr bị Trump chỉ trích vì không tiết lộ công khai rằng bộ tư pháp đang điều tra con trai của Joe Biden trong lúc chiến dịch tranh cử đang diễn ra.
Ông Trump tweet lá thư thông báo sự từ chức của ông Barr nói: “Mối quan hệ của chúng tôi rất tốt, ông ấy đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc!”
Bức thư của ông Barr gửi tổng thống bắt đầu bằng việc nói rằng ông “đánh giá cao cơ hội cập nhật” cho tổng thống về việc xem xét của Bộ Tư pháp (DOJ) về các cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử gần đây và “cách những cáo buộc này sẽ tiếp tục được theo đuổi”.
Ông không cho biết thêm chi tiết về đánh giá này, và ca ngợi những thành tích của ông Trump trong nhiệm kỳ, trước khi kết thúc bức thư bằng cách nói rằng ông sẽ rời vị trí của mình vào ngày 23/12.
Phó Bộ trưởng Tư pháp Jeff Rosen sẽ giữ vai trò quyền tổng chưởng lý, ông Trump nói.
Những người cuối cùng quyết định ai là tổng thống Hoa Kỳ
Người Việt, chính trị dân tuý và truyền thông thời ‘hậu sự thật’
Con tàu nước Mỹ chênh vênh trong bốn năm tới
Tối cao Pháp viện bác các vụ kiện về bầu cử do Trump hậu thuẫn
Tin đồn hóa ra là sự thật
Những tin đồn là Bộ trưởng Tư pháp Barr đang tìm cách rút lui sớm khỏi chính quyền Trump hóa ra là thật.
Mặc dù ông nhận được lời tiễn đưa truyền thống của Trump – sự ra đi của ông được thông báo qua Twitter – tổng thống tỏ ra thân mật, cảm ơn ông và đăng lá thư từ chức dạt dào tình cảm của ông.
Nếu có bất kỳ sự bất hòa nào trong việc xử lý các cuộc điều tra bầu cử gần đây của bộ trưởng Tư pháp – khẳng định của ông rằng ông không thấy bằng chứng nào về việc gian lận trên diện rộng – thì điều đó sẽ không lan rộng ra công chúng từ lá thư từ chức.
Ông Barr có lẽ sẽ được nhớ đến nhiều nhất trong việc quản lý cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ông Barr đã xoa dịu những gì có thể là một quả bom chính trị với tổng thống, bằng cách sớm đưa ra một bản tóm tắt về báo cáo đầy đủ của công tố viên Mueller, trong một bản ghi nhớ dài bốn trang, trong đó, ông hạ thấp nhiều cáo buộc nghiêm trọng hơn của báo cáo này.
Có lẽ lòng biết ơn của tổng thống với động thái đó lớn hơn bất kỳ bất đồng nào gần đây hơn của họ, và cho phép họ chia tay trong các điều kiện thân thiện. Hoặc có lẽ trong những ngày cuối của nhiệm kỳ tổng thống Trump, sẽ không hợp lý khi hai bên đánh nhau ra đến tận cửa.
Tuy nhiên, khi William Barr đã ra đi, có thể sẽ có ít phản kháng về thể chế hơn nếu Tổng thống Trump quyết định bỏ qua các thủ tục truyền thống của Bộ Tư pháp và ban hành một loạt các lệnh ân xá gây tranh cãi cho các đồng minh thân cận nhất của ông. Bằng cách rời đi ngay bây giờ, ông Barr đang tự tạo cho mình khả năng giữ im lặng trong những vấn đề như vậy.
Ông Barr, 70 tuổi, trước đây từng là bộ trưởng tư pháp dưới thời Tổng thống George Bush vào đầu thập niên 1990.
Ông trở lại làm việc từ tình trạng sắp nghỉ hưu năm 2019 để thay thế Jeff Sessions, người bị Tổng thống Trump buộc thôi việc vì bộ tư pháp bổ nhiệm Cố vấn đặc biệt Robert Mueller để điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Những người chỉ trích ông Barr thuộc đảng Dân chủ buộc tội ông che chắn cho ông chủ cũ của mình trước công lý. Những người ủng hộ Trump gần đây thì phản đối ông do không sẵn sàng hỗ trợ các vụ kiện tranh cử của ông Trump.
Bình luận của ông đầu tháng 12 rằng những tuyên bố gian lận cử tri chưa được chứng minh là một đòn giáng mạnh vào ông Trump, người chưa bao giờ chấp nhận thất bại.
Kể từ cuộc bầu cử ngày 3/11, ông Trump đã liên tục đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về việc gian lận cử tri trên diện rộng và các thành viên trong nhóm bảo vệ pháp lý của ông đã nói về một âm mưu quốc tế bị cáo buộc là giúp Tổng thống đắc cử Joe Biden giành chiến thắng.
Thông báo của Tổng thống Trump về sự ra đi của ông Barr được đưa ra cùng lúc cử tri đoàn Mỹ khẳng định chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của ông Biden, một trong những bước cuối cùng cần thiết để ông nhậm chức.
Các công ty công nghệ lớn rút khỏi Thung lũng Silicon chuyển sang Texas, ngay sau đề xuất tách bang Texas khỏi Mỹ
Bình luậnThủy Tiên
Sau khi Tối cao Pháp viện bác bỏ đơn kiện của Texas đối với các bang về gian lận bầu cử, dân biểu Kyle Biedermann đã đề xuất tách bang Texas khỏi Mỹ. Ngay sau thông tin này, nhiều công ty công nghệ lớn đã có những động thái bất ngờ… khi mà Texas bỗng nhiên trở thành “miền đất hứa”.
Vào ngày 8/12, trong một động thái bất ngờ, bang Texas đã đệ đơn lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ – kiện Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin – cáo buộc 4 tiểu bang trên đã vi phạm Hiến pháp khi thay đổi luật bầu cử, đối xử bất bình đẳng với cử tri và gây ra những bất thường đáng kể trong việc bỏ phiếu, bằng cách nới lỏng những quy tắc vốn để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Đơn kiện đã bị Tối cao Pháp viện bác bỏ. Ngay sau đó, bang Texas cho biết có kế hoạch đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý, thúc đẩy tiểu bang này ly khai khỏi Hoa Kỳ.
“Chính phủ liên bang [Hoa Kỳ] hiện bị mất kiểm soát và không đại diện cho các giá trị của người dân Texas. Đó là lý do tại sao tôi cam kết đệ trình một dự luật trong phiên họp này. Dự luật này sẽ cho phép một cuộc trưng cầu dân ý để người dân Texas bỏ phiếu cho Bang Texas nhằm khẳng định lại vị thế của tiểu bang với cương vị là một quốc gia độc lập”, Dân biểu Kyle Biedermann cho biết trong một tuyên bố.
Sự di cư của những ông lớn công nghệ từ thung lũng Silicon sang Texas
Để hưởng ứng lời kêu gọi tách bang Texas, tập đoàn công nghệ khổng lồ Oracle cho biết hôm thứ Sáu (11/12) rằng họ sẽ chuyển trụ sở chính từ Thung lũng Silicon đến Austin, Texas.
Nhà sản xuất phần mềm kinh doanh này cho biết họ sẽ giữ văn phòng hiện tại của mình ở Thành phố Redwood, California và các địa điểm khác.
“Chúng tôi tin rằng những điều này sẽ giúp Oracle định vị tốt nhất cho sự phát triển và cung cấp cho nhân sự của chúng tôi sự linh hoạt hơn về vị trí và cách thức họ làm việc”, công ty cho biết trong một hồ sơ lưu trữ.
“Tùy thuộc vào vai trò của họ, điều này có nghĩa là nhiều nhân viên của chúng tôi có thể chọn làm việc tại văn phòng cũng như tiếp tục làm việc tại nhà bán thời gian hoặc toàn thời gian”, công ty cho biết.
Thống đốc Texas Greg Abbott nhanh chóng tweet về quyết định của Oracle: “Oracle vừa thông báo họ đã chuyển trụ sở chính đến Austin”.
Trong tháng này, Hewlett Packard Enterprise (HPE) – một trong những công ty đầu tiên ở Thung lũng Silicon – cho biết họ sẽ chuyển trụ sở chính từ San Jose, California đến khu vực Houston và xây dựng một khuôn viên với hai tòa nhà năm tầng vào năm 2022.
Điều khiến quyết định của HPE trở nên đặc biệt đáng chú ý không chỉ vì quy mô của nó – công ty đã báo cáo doanh thu 7,2 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 31/10/2020 – mà còn vì vai trò của HPE với tư cách là một trong những công ty sáng lập của Thung lũng Silicon.
Trước đó, công ty phân tích dữ liệu Palantir cũng thông báo chuyển trụ sở chính từ Palo Alto, California đến Denver, Colorado, bang Texas.
Doanh nhân Elon Musk, giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe điện Tesla và SpaceX, cũng đã xác nhận việc chuyển đến Texas trong tuần này. Tesla đã thông báo rằng họ đã chọn một địa điểm gần Austin để xây dựng nhà máy tiếp theo ở Mỹ. SpaceX cũng có một cơ sở đang phát triển ở Boca Chica, Texas, dọc theo Bờ Vịnh.
Người đồng sáng lập và giám đốc điều hành Tesla đã rời California sau một cuộc tranh cãi nảy lửa vào đầu năm nay với Thống đốc Newsom và các quan chức Quận Alameda, người đã ra lệnh đóng cửa một trong những nhà máy ô tô ở Fremont của ông để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán.
Theo sau đó, đầu mùa thu này, gã khổng lồ bất động sản CBRE đã chính thức chuyển trụ sở chính từ Los Angeles sang Dallas, bang Texas.
Texas – Miền đất hứa
“Texas thực sự là vùng đất của kinh doanh, việc làm và cơ hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục thu hút những người giỏi nhất”, ông Abbott cho biết.
Texas từ lâu đã nhắm đến các công ty có chi phí cao ở California để tái định cư. Bang này không có thuế thu nhập, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Trong khi California chiếm tới 13,3% thu nhập của những người có thu nhập cao nhất — một trong những tỷ lệ cao nhất ở Hoa Kỳ — Texas là một trong bảy tiểu bang duy nhất không có thuế thu nhập.
Điều này có thể hấp dẫn Oracle cũng như tỷ phú Musk – người đã vượt qua Bill Gates để trở thành người giàu thứ hai thế giới vào tháng trước, khi cổ phiếu Tesla đạt mức cao hơn bao giờ hết.
Bằng cách trở thành cư dân của thành phố Lone Star, bang Texas, Musk đã tiết kiệm hàng tỷ đồng tiền thuế. Chỉ trong năm nay, ông ấy đã thấy khối tài sản của mình tăng thêm một cách không thể tin được lên 120 tỷ USD, khi cổ phiếu Tesla đã tăng hơn 660% trước khi ra mắt Chỉ số S&P 500 vào ngày 21/12.
Ông Abbott cho biết có những đặc điểm khác thu hút các công ty đến Texas: “Không chỉ chi phí kinh doanh và việc không phải trả thuế thu nhập có ý nghĩa rất lớn, mà cả việc tự do hoạt động mà không có các quy định nặng nề cũng có ý nghĩa rất lớn”.
“Điều này đã trở thành một làn sóng thủy triều”, ông Abbott nói thêm, đồng thời lưu ý rằng nhiều công ty như Oracle đã có mặt tại Texas trước khi có thông báo chính thức. “Họ đang tìm kiếm một bang mang lại cho họ sự độc lập, tự chủ và tự do để vạch ra lộ trình của riêng mình”.
Nhưng không chỉ những người giàu có mới chuyển đến Texas. Theo công ty công nghệ tài chính SmartAsset có trụ sở tại New York, Texas xếp thứ hai trong số các bang – nơi các gia đình trung lưu chuyển đến. Từ năm 2017 đến năm 2018, đã có sự di cư đến Texas của 6.706 người thuộc tầng lớp trung lưu (những người có thu nhập từ 100.000 đến 200.000 USD), chỉ đứng sau bang Florida, theo SmartAsset đưa tin vào tháng 10/2020.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
Nhà đầu tư Trung Quốc mua một trang trại gió rộng hơn 500 km² gần căn cứ quân sự Texas
Bình luậnThanh Hương
Một trang trại gió ở Texas (Mỹ) nằm gần căn cứ đào tạo phi công lớn nhất của Lực lượng Không quân đang là tâm điểm chú ý trong những tuần gần đây, vì chủ sở hữu của khu đất là một doanh nhân Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào năm 2018, một trang trại ở Texas có diện tích hơn 130.000 mẫu Anh (526 km²) đã được bán cho Công ty Năng lượng Guanghui có trụ sở tại Trung Quốc.
Sun Guangxin, người sáng lập Guanghui, là một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc và là người giàu nhất ở khu vực phía tây Tân Cương, với tài sản ròng 1,9 tỷ USD, theo Forbes. Một bài báo của South China Morning Post vào năm 2004 đã mô tả Sun là một “nhân vật gây tranh cãi” và một “kẻ mang túi” (ý chỉ những kẻ lợi dụng thời cơ, không có ý định ở lại lâu dài, mà chỉ muốn bóc lột người bản xứ).
Năm 1989, khi Sun rời quân đội, “ông ấy không có tiền nhưng đang bùng nổ tham vọng”, bài báo cho biết, ví Sun như những nhà tài phiệt Nga.
Ông này đã tạo ra một khối tài sản khổng lồ bằng cách mua lại các tài sản nhà nước với giá hời. Ông ta đã tiếp quản hơn một nửa thị trường bất động sản ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương, cũng theo bài báo.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tân Cương là nơi có các trại giam đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.
Guanghui mua lại khu đất ở Val Verde County, Texas, với đề xuất xây dựng từ 50 đến 130 tuabin gió. Khu đất này nằm gần Căn cứ không quân Laughlin, cơ sở đào tạo phi công lớn nhất của Không quân Hoa Kỳ, và chỉ cách biên giới Mỹ-Mexico vài chục dặm.
Khoảng 95 phần trăm đất đai ở Texas thuộc sở hữu tư nhân. Quyền sở hữu tư nhân kết hợp với các quy định lỏng lẻo ở Texas khiến việc mua bất động sản dễ dàng hơn đối với người mua nước ngoài.
Ở Texas, cũng có “ngưỡng cao cho các cơ quan chức năng vào cuộc và ngăn chặn sự phát triển của các trang trại gió”, theo một bài báo của Foreign Policy.
Bài báo cho biết: “Kể từ năm 1999, khi cơ quan lập pháp Texas đưa ra mệnh lệnh kêu gọi các cơ quan công ích của bang thu được nhiều năng lượng hơn từ các nguồn tái tạo, thật khó để ngăn chặn các dự án như thế này tiếp tục phát triển”.
Tuy nhiên, chính phủ liên bang có quyền chặn các khoản đầu tư như vậy vì lý do an ninh quốc gia thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), cơ quan giám sát các khoản đầu tư nước ngoài. Một đạo luật năm 2018 đã trao thêm quyền lực cho CFIUS trong việc xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư từ Trung Quốc.
Một hội đồng CFIUS do Bộ Tài chính chủ trì đã xem xét giao dịch của Công ty năng lượng Guanghui và nhận thấy rằng trang trại gió không gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Kyle Bass, người sáng lập kiêm giám đốc đầu tư của Công ty quản lý vốn Hayman có trụ sở tại Dallas (Texas), nói với Fox Business vào ngày 8/12: “Thật là điên rồ khi chúng ta cho phép các cựu sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) mua 200 dặm vuông đất (khoảng 520 km²) tại Hoa Kỳ”.
Bass đã đăng một loạt tweet vào tuần trước nêu lên lo ngại về quyền sở hữu đất đai của Trung Quốc, sau chuyến thăm của ông đến khu vực này.
Ông viết trên Twitter: “Vùng đất trang trại này cũng nằm trên biên giới Hoa Kỳ – Mexico và tự hào có một nhà nghỉ rộng 30.000 mét vuông và một đường băng tư nhân giúp các chủ sở hữu Trung Quốc chở người và hàng hóa ra vào khu vực biên giới mà không bị giới chức Mỹ giám sát”.
Thượng nghị sĩ John Cornyn (R-Texas) đã trả lời các tweet của Bass, nói rằng việc xem xét của CFIUS và Bộ Quốc phòng đang diễn ra.
“Sự chấp thuận ban đầu chỉ là sự chấp thuận một phần và có điều kiện”, Bass nói với The Epoch Times, tin rằng CFIUS vẫn có thể lật lại quyết định của mình.
Theo Bass, Tổng thống cũng có thể chặn đứng giao dịch này theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, cung cấp cho ngài quyền lực rộng hơn để điều chỉnh nhiều loại giao dịch kinh tế sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Ông Cornyn nói: “Công việc đang được tiến hành, nhưng tôi cũng đang nghe được phản ứng nhất trí trong chính phủ Hoa Kỳ rằng điều này cần phải được loại bỏ”.
Vào tháng 7, ông Cornyn và Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R-Texas) cùng với Hạ nghị sĩ Will Hurd (R-Texas), đã gửi một lá thư cho Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để nêu lên quan ngại của họ về dự án trang trại gió này.
“Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), ngài có thẩm quyền chính để xem xét vấn đề này do CFIUS có thẩm quyền đối với các giao dịch đầu tư được đề xuất gần với các cơ sở quân sự”, lá thư cho biết thêm rằng Căn cứ không quân Laughlin là một trong những cơ sở đó.
“Cơ sở quân sự này là nơi huấn luyện cho các phi công Không quân đẳng cấp thế giới của chúng ta, nhiều người trong số họ là phi công F-35 và B-21 trong tương lai. Có lo ngại rằng, một dự án có quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở gần khu vực mà các phi công này đang đào tạo có thể đe dọa lợi thế cạnh tranh và an ninh quốc gia của chúng ta”.
Các nhà lập pháp đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp để giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia này.
Thanh Hương
Biden nói ‘đã đến lúc sang trang’ sau khi được xác nhận đắc cử
Joe Biden nói rằng “ý dân đã thắng” sau khi việc đắc cử tổng thống của ông được cử tri đoàn Hoa Kỳ chính thức xác nhận.
Trong một bài phát biểu sau khi tuyên bố chiến thắng được xác nhận, ông Biden rằng nền dân chủ của Hoa Kỳ đã bị “chèn ép, thử thách và đe dọa” và “được chứng minh là kiên cường, chân chính và mạnh mẽ”.
Sự chính thức xác nhận này là một trong những bước cuối cùng cần thiết để ông Biden nhậm chức ngày 20/1.
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ không chấp nhận kết quả.
Theo hệ thống của Hoa Kỳ, các cử tri trên thực tế bỏ phiếu cho “đại cử tri”, những người này sẽ chính thức bỏ phiếu cho các ứng cử viên vài tuần sau cuộc bầu cử.
Ông Biden đã giành chiến thắng trong cuộc tranh cử vào tháng 11 với 306 phiếu đại cử tri đoàn so với 232 phiếu của tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa.
Tổng thống Trump, người không có dấu hiệu chấp nhận kết quả, đã không bình luận. Ngay sau khi kết quả được xác nhận, ông Trump thông báo trên Twitter về sự ra đi của Bộ trưởng Tư pháp Willliam Barr, người tuyên bố rằng không có bằng chứng phổ biến về gian lận trong cuộc bầu cử, bất chấp tuyên bố mà không có chứng cớ của tổng thống.
Những người cuối cùng quyết định ai là tổng thống Hoa Kỳ
Con tàu nước Mỹ chênh vênh trong bốn năm tới
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ rời chức vụ trước Giáng sinh
Trump từ chối chủng ngừa sớm cho Nhà Trắng
Phát biểu tại Delaware, ông Biden đề cập đến những nỗ lực không ngừng của tổng thống Trump nhằm thách thức kết quả bằng những tuyên bố gian lận không có cơ sở, và ca ngợi “những nam giới và phụ nữ bình thường” đã không để bị chèn ép.
Ông nói: “Ngọn lửa dân chủ đã được thắp lên ở quốc gia này từ rất lâu rồi. Và chúng ta biết rằng không có gì, kể cả đại dịch hay lạm dụng quyền lực có thể dập tắt ngọn lửa đó.”
Ông Biden nói rằng đã đến lúc “lật lại trang như chúng ta đã làm trong suốt lịch sử – đoàn kết và hàn gắn”.
Điều gì xảy ra ở cử tri đoàn?
Thường thì, các đại cử tri không nhận được nhiều sự chú ý, nhưng năm nay, do nỗ lực kiên trì để chất vấn và lật ngược kết quả của ông Trump – cuộc bỏ phiếu của đại cử tri tại từng tiểu bang trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý.
Tiểu bang nghiêng hẳn về đảng Dân chủ California, với 55 đại cử tri, là một trong những tiểu bang cuối cùng bỏ phiếu đại cử tri hôm thứ Hai và đưa ông Biden vượt qua ngưỡng 270 phiếu cần thiết để giành được chức tổng thống.
An ninh được tăng cường ở một số tiểu bang, bao gồm Michigan và Georgia, trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra ở các thủ phủ của các tiểu bang và Washington DC.
Tại Michigan – tiểu bang dao động quan trọng mà ông Biden giành chiến thắng – các văn phòng lập pháp ở thủ phủ Lansing của bang đã phải đóng cửa do các mối đe dọa bạo lực ‘có cơ sở’.
Cuộc bỏ phiếu tại tòa nhà thủ đô đã diễn ra một cách ôn hòa mặc dù một nhóm đảng viên Cộng hòa đã cố gắng vào tòa nhà để tổ chức cuộc bỏ phiếu của riêng họ và đã bị từ chối không cho vào.
Trong bài diễn văn, ông Biden mô tả hành vi quấy rối của các quan chức sau cuộc bầu cử là “vô lương tâm” và nói: “Tôi chân thành hy vọng rằng chúng ta sẽ không bao giờ thấy bất kỳ ai bị đe dọa và áp bức như chúng ta đã thấy trong cuộc bầu cử này.”
Ông cũng lưu ý rằng ông có cùng số phiếu đại cử tri đoàn mà ông Trump nói là “long trời lở đất” khi ông giành chiến thắng năm 2016. Ông Biden nhấn mạnh rằng ông cũng đã giành được số phiếu phổ thông, điều mà ông Trump đã không làm được bốn năm trước.
Ngay sau bài phát biểu của ông Biden, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lamar Alexander nói: “Cuộc bầu cử tổng thống đã kết thúc. Các tiểu bang đã chứng nhận số phiếu. Tòa án đã giải quyết tranh chấp. Các đại cử tri đã bỏ phiếu. Tôi hy vọng rằng Tổng thống Trump sẽ đặt đất nước lên hàng đầu. Hãy tự hào về những thành tựu đáng kể của mình, và giúp tổng thống đắc cử Biden có một khởi đầu tốt đẹp.”
Đại Cử tri là những ai?
Mỗi đảng phái chính trị có một ứng cử viên trong lá phiếu bầu tổng thống sẽ đề cử hoặc bỏ phiếu cho nhóm đại cử tri của mình trong những tháng trước ngày bầu cử.
Một khi chúng ta biết ai giành được phiếu phổ thông của tiểu bang, nghĩa là chúng ta sẽ biết đảng nào sẽ chỉ định đại cử tri cho bang đó.
Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ quy định rằng đại cử tri không được là thành viên Quốc hội hoặc những người hiện đang giữ chức vụ liên bang. Năm nay, các đại cử tri nổi tiếng nhất là cựu Tổng thống Bill Clinton và ứng cử viên tổng thống năm 2016 Hillary Clinton, được chọn cho đảng Dân chủ ở New York.
Đại cử tri hầu như luôn bỏ phiếu cho các ứng cử viên họ đã cam kết sẽ bầu cho, mặc dù vào năm 2016 một số đã không bỏ phiếu và điều này đã thúc đẩy các bang thay đổi luật của mình để cố gắng ngăn chặn sự việc tái diễn. Giới phân tích cho rằng không có cơ hội nào để lật đổ chiến thắng của ông Biden.
Số lượng đại cử tri mỗi tiểu bang gần như phù hợp với quy mô dân số.
Trump có cơ hội nào không?
Cuộc họp bốn năm một lần của cử tri đoàn Hoa Kỳ thường là một hình thức diễn ra cùng với các nghi thức trước lễ nhậm chức của tổng thống – một sự kiện chính trị lịch sử mà từ lâu đã mất đi quyền lực và sự quan trọng của nó.
Tuy nhiên, chiến lược long trời lở đất để phản đối kết quả cuộc bầu cử năm 2020 của Donald Trump đã thu hút sự chú ý mới cho quá trình này.
Mặc dù nhóm pháp lý của ông Trump đã không thành công trong việc thách thức kết quả của cuộc bỏ phiếu ở nhiều tiểu bang chiến trường, nhưng việc chính thức ghi lại các lá phiếu của các cử tri đoàn trên khắp nước Mỹ sẽ làm giảm một cách hiệu quả các nỗ lực pháp lý cầu may này.
Điều đó không có nghĩa là đội của Trump bỏ cuộc, tất nhiên rồi. Họ đang xây dựng các thủ tục đại cử tri đoàn thay thế với một bộ phiếu bầu thay thế sẽ tuyên bố tổng thống Trump là người chiến thắng thực sự. Họ sẽ tiếp tục những thách thức tầm phào tại tòa án và cuối cùng, yêu cầu Quốc hội lật ngược kết quả bầu cử.
Đó là một thực tế khác trong đó những người ủng hộ Donald Trump có thể vui lòng hơn so với thực tế mà Joe Biden là tổng thống đắc cử.
Với việc đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, kết quả kiểm phiếu cử tri đoàn chính thức sẽ được các tiểu bang chứng nhận hợp lệ hôm thứ Hai và luật liên bang đứng về phía ông Biden. Cơ hội thành công của ông Trump, vì vậy, trên thực tế là con số không.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp?
Kết quả của quá trình bỏ phiếu của đại cử tri sẽ được gửi đến Washington DC và chính thức được đếm trong một phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1 do Phó Tổng thống Mike Pence chủ trì.
Kết quả này sẽ mở đường cho Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1.
Tháng trước, Tổng thống Trump nói ông sẽ rời nhiệm sở vào tháng Giêng nếu ông Biden được cử tri đoàn khẳng định là người chiến thắng trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, ông Trump vẫn tiếp tục đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về việc gian lận bầu cử và có rất ít dấu hiệu ông sẽ chấp nhận kết quả.
Bầu cử Mỹ: Các đại cử tri khẳng định Biden đắc cử, Trump tiếp tục tố cáo gian lận
Thụy My
Cử tri đoàn các bang Mỹ ngày hôm qua, 14/12/2020, đã khẳng định Joe Biden là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Kết quả này được truyền thông Mỹ công bố, nhưng phải đợi đến ngày 06/01/2021 Quốc Hội Mỹ xác nhận chính thức. Trong khi đó, Donald Trump vẫn không thừa nhận thất bại và tiếp tục tố cáo bầu cử gian lận.
Vài giờ sau khi California, bang cuối cùng công bố kết quả bầu của cử tri đoàn, ông Biden đã có bài phát biểu, từ Wilmington.
Thông tín viên Anne Corpet tường thuật :
« Một lần nữa tại nước Mỹ, Hiến pháp và ý nguyện của người dân đã chiến thắng ». Ông Joe Biden tuyên bố, và hoan nghênh ý thức công dân của người Mỹ, đã đi bầu với số lượng kỷ lục dù đang trong đại dịch. Ông cũng nghiêm khắc tố cáo các thủ đoạn của phe tổng thống tìm cách đảo ngược kết quả bầu cử.
Biden nói : « Tại Hoa Kỳ, các chính khách không nắm lấy quyền hành mà quyền lực là do người dân trao cho họ. Ngọn lửa dân chủ được thắp lên tại đất nước đã từ lâu, nay thì chúng ta biết rằng không có điều gì kể cả một đại dịch hay lạm dụng quyền lực có thể làm tắt đi ngọn lửa này ».
PUBLICITÉ
Joe Biden đặc biệt nói đến các nỗ lực của Donald Trump và nhiều dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa khiếu kiện lên Tòa án Tối cao nhằm hủy bỏ kết quả bầu cử. Ông nhấn mạnh : « Tòa Tối cao đã gởi một tín hiệu rõ ràng đến tổng thống Trump, là Tòa sẽ không tham gia vào cuộc tấn công chưa từng thấy vào nền dân chủ của chúng ta ».
Nhưng ông Biden cũng kêu gọi người Mỹ lật sang một trang mới, đoàn kết, nhất là để đối phó với đại dịch. Tổng thống đắc cử nhắc lại rằng Hoa Kỳ hôm qua đã vượt ngưỡng 300.000 người chết vì con virus corona.
Tổng thống Trump loan báo thay thế bộ trưởng Tư Pháp
Ngay sau khi truyền thông đưa tin về cuộc bẩu cử của cử tri đoàn, tổng thống mãn nhiệm đăng lên Twitter lá thư từ chức của bộ trưởng Tư Pháp William Barr. Trong thư, ông Barr khẳng định các cuộc điều tra về gian lận bầu cử vẫn tiếp tục. Bộ trưởng Barr sẽ rời chức vụ trước Noël, người thay thế là ông Jeff Rosen.
Là người trung thành với tổng thống Trump, bộ trưởng William Barr đã làm giảm nhẹ những cáo buộc trong bản báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra về mối quan hệ giữa ông Trump và nước Nga. Tuy nhiên bộ trưởng Barr đã làm tổng thống Trump nổi giận khi nói rằng không có gian lận hàng loạt trong cuộc bầu cử ngày 03/11.
Đại cử tri ấn định chiến thắng của Joe Biden, Donald Trump thực sự ngưng chiến?
Anh Vũ
Hôm qua, 14/12/2020, các đại cử tri Mỹ đã bỏ phiếu chính thức xác nhận ông Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, thủ tục theo hiến định này là bước cuối cùng ấn định thất bại của Donald Trump. Cuộc thập tự chinh pháp lý phản đối kết quả bầu cử, đòi chiến thắng của ứng cử viên đảng Cộng Hòa liệu có dừng lại ?
Cuộc bỏ phiếu của 538 đại cử tri tại Quốc Hội các bang của nước Mỹ diễn ra đúng lịch trình, trong đó Joe Biden giành được 306 phiếu, tổng thống Donald Trump được 232 phiếu, chính xác như kết quả kiểm phiếu chung cuộc đã được thông báo từ trước đây nhiều tuần.
Thủ tục bỏ phiếu của đại cử tri Mỹ thông thường mang tính tượng trưng, hình thức nhưng ở kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2020, đã thu hút sự chú ý theo dõi của giới quan sát chính trị và công luận, khi mà ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump từ sau ngày bỏ phiếu 03/11 đã một mực không chịu nhận thất bại. Tổng thống Mỹ cùng các đồng minh mở cuộc chiến pháp lý rộng lớn, liên tiếp nộp các đơn kiện cáo buộc gian lận bầu cử, đặc biệt ở các bang chiến trường mà Joe Biden giành chiến thắng.
Trong suốt một tháng rưỡi qua, phe của ông Trump đã làm tất cả để lật ngược kết quả bầu cử nhưng không thành. Lần lượt các đơn kiện « gian lận bầu cử » lên các cấp tòa án khác nhau đều bị bác bỏ và cuối cùng là Tối Cao Pháp Viện, đa số thuộc phe bảo thủ, hôm thứ Sáu (11/12) cũng đã bác bỏ thẳng thừng nỗ lực của bang Texas, dưới sức ép của ông Trump, đòi hủy kết quả bầu cử ở 4 bang bản lề mà Joe Biden đã thắng.
Bầu cử tổng thống Mỹ theo thể thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp vì thế, « căn cứ theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, thực tế cuộc bầu tổng thống diễn ra vào ngày thứ Hai này. Lá phiếu của các đại cử tri ấn định lần cuối thất bại của Donald Trump », Jean Eric Branaa, phó giáo sư Đại Học Paris II – Panthéon Assas, chuyên gia chính trị Mỹ, nhấn mạnh.
Sau công đoạn này, việc kiểm phiếu của đại cử tri chính thức diễn ra ngày 06 tháng Giêng 2021 trước Quốc Hội để đóng dấu kết quả không còn tranh cãi. Đích thân phó tổng thống đương nhiệm Mỹ sẽ được giao đếm phiếu và thông báo người chiến thắng.
Mặc dù vậy, với những gì mà Donald Trump làm suốt gần bốn chục ngày qua để đòi chiến thắng về mình thì giới quan sát chính trị e rằng tổng thống Mỹ vẫn chưa muốn dừng lại cuộc thập tự chinh của mình.
Sau hôm thất bại ở Tối Cao Pháp Viện, ông Donald Trump tiếp tục tung lên twitter thông điệp quen thuộc « cuộc chiến mới chỉ bắt đầu ». Ông khăng khăng với những phát ngôn gây chia rẽ nhiều hơn là thừa nhận thất bại như : « Tôi lo ngại việc đất nước này có một tổng thống không chính đáng » khi trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox News hôm Chủ Nhật.
Khả năng duy nhất nhưng rất nhỏ đến giai đoạn này cho Donald Trump, theo các chuyên gia pháp lý Mỹ, đó là thúc ép Quốc Hội can thiệp trong buổi xác nhận kết quả phiếu đại cử tri vào ngày 06 tháng Giêng tới, nhưng phe Donald Trump phải thuyết phục làm sao để lưỡng viện Quốc Hội chấp nhận rằng các quy trình bầu cử ở các bang đã diễn ra không hợp hiến.
Theo truyền thông Mỹ, vẫn có một số người của đảng Cộng Hòa hy vọng vào giả thuyết này. Nhưng nhìn vào tương quan lực lượng ở hai viện Quốc Hội hiện nay, khả năng dẫn đến đột biến này gần như là con số không. Nhất là khi những ngày qua ngày càng có nhiều dân biểu Cộng Hòa kêu gọi tổng thống nên thừa nhận thất bại.
Những nỗ lực đến cùng trước khi phải rời Nhà Trắng của tổng thống Trump đến lúc này không làm lay chuyển được thể chế dân chủ của nước Mỹ. Các thẩm phán, kể cả của Tối Cao Pháp Viện, các dân biểu địa phương, của cả Cộng Hòa, đã không lùi bước trước cuộc tấn công pháp lý ồ ạt của phe Donald Trump. Năm chục đơn kiện « gian lận bầu cử » tất cả đều không bằng chứng, được gửi đến tư pháp khắp cả nước, gây sức ép với các chính quyền bầu cử địa phương, tất cả chỉ với mục đích lật ngược kết quả của cử tri Mỹ.
Tuy nhiên những cáo buộc vô căn cứ của ông Trump về kết quả bầu cử không phải không có người nghe. Có đến 1/3 dân Mỹ vẫn nghĩ rằng Joe Biden có được chiến thắng nhờ gian lận, con số này lên tới 77% trong cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump, theo một thăm dò dư luận do Đại học Monmouth, Mỹ, tiến hành. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ làm sứt mẻ ít nhiều tính chính đáng cho chính quyền được xây dựng theo một quy trình dân chủ thực sự đã có từ hàng trăm năm nay.
Trong diễn biến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như vậy, chính quyền mới của Joe Biden sẽ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ trong những tháng đầu tiên, theo giới quan sát. Mặt khác Donald Trump đã để lại một tiền lệ nguy hiểm với nền chính trị Mỹ trong tương lai : Mỗi khi thất bại là người ta lại kéo nhau ra tòa kiện cáo, phản đối.
Với dân chúng, cuối tuần qua, đã nổ ra các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Người ủng hộ cam đoan tiếp tục chiến đấu đòi lại chiến thắng cho Donald Trump, đúng như ông đã hứa hẹn « đây mới chỉ là khởi đầu ».
‘Có tiền mua tổng thống Mỹ cũng được’ – đảng Dân chủ đã là của Trung Quốc?
Bình luậnMay May
Nếu Joe Biden được nhậm chức vào ngày 20/1/2021, chúng ta có thể chắc chắn rằng, chẳng bao lâu nữa, nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây chính là điều làm cho cuộc bầu cử năm 2020 trở nên quan trọng nhất từ trước đến nay.
Đảng Dân chủ đã bị ĐCSTQ chi phối – nhưng ĐCSTQ không đại diện cho người dân Trung Quốc, dù đa phần mọi người đều không lưu tâm đến điều này.
Không chỉ bao gồm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công – đã và đang phải chịu đựng nhiều hình thức bức hại tàn bạo ở các mức độ khác nhau, từ việc bị bắt bớ vô cớ vào các trại tập trung đến cưỡng bức mổ cướp nội tạng, điều này còn xảy ra đối với bất kỳ công dân Trung Quốc nào có khuynh hướng công khai ủng hộ nền dân chủ.
Kể từ khi mối quan hệ Mỹ – Trung phát triển tốt đẹp lên một tầm cao mới, Đảng Dân chủ đã là đảng của Trung Quốc, trước cả thời chính quyền Obama.
Câu chuyện kéo dài về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và Nga bắt đầu từ cuối chính quyền Obama và kéo dài trong 3 năm. Bất kỳ ai chú ý đều biết ngay từ đầu rằng đây là điều ngụy biện – là một nỗ lực nhằm làm “trật bánh xe” của Tổng thống Donald Trump – nhưng cũng được xem là một sự cố tình có chủ ý – làm giới chức Mỹ sao lãng khỏi vấn đề thực tại chính yếu của chính trị toàn cầu.
Đó chính là vấn đề mong muốn thống trị toàn thế giới của ĐCSTQ, là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Nga.
Mối quan hệ mật thiết
Nhiều người trong chúng ta đã biết hoặc nghi ngờ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng Dân chủ và ĐCSTQ trong một thời gian dài. Joe Biden đã sớm nêu rõ quan điểm trong chiến dịch tranh cử cho “mọi người chúng ta” rằng: Trung Quốc “không phải là kẻ thù”, trước khi ông ta bị “bóc mẽ” có liên quan đến vấn đề lợi ích với ĐCSTQ.
Đó là cơ hội mà ĐCSTQ tạo ra để Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (D-Calif.) – người có một đặc vụ Trung Quốc làm tài xế riêng cho bà trong hai mươi năm; và người chồng Richard Blum của bà ta đã gây dựng được một gia tài ở Trung Quốc (Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân từng là khách mời trong Lễ Tạ ơn của gia đình bà).
Điều đó cũng chẳng phiền hà gì tới tỷ phú truyền thông Michael Bloomberg, ông ta thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn, thật ngoạn mục. Thực tế, từ sự hợp tác và những lời “tử tế” mà Michael Bloomberg dành cho chế độ toàn trị Trung Quốc – đã cho phép ông ta phân phối “Bảng Bloomberg” giao dịch chứng khoán theo thời gian thực của mình trên khắp đất nước đông dân nhất thế giới này.
Tuy nhiên, những nhân vật có tiếng này có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, theo cách mà chính trị gia Đảng Cộng Hòa Richard Grenell mô tả vụ bê bối mới nhất của liên minh Đảng Dân chủ-ĐCSTQ trong chương trình của Fox News do Sean Hannity dẫn ngày 9/12.
Bẫy ‘mật ngọt’
Dân biểu Eric Swallwell, nghị sĩ đảng Dân chủ, đại diện cho quận 15 của bang California, đã bị một nữ đặc vụ tên Phương Phương của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) gài bẫy kiểu “mật ngọt”, cô này còn được biết đến với cái tên là Christine Phương.
Nghị sĩ Swallwell khoe trên trang web riêng của mình, quận của ông có nhiều Tiến sĩ hơn bất kỳ quận nào khác ở Hoa Kỳ. Ông Swallwell – người xem ra chưa bao giờ hiện diện trước một chiếc máy quay truyền hình nào, đã kết hôn và có hai con nhỏ. Ông đã tranh cử tổng thống vào đầu năm 2019 nhưng không mang lại kết quả gì. Tên tuổi của ông đã được định sẵn cho sự lãng quên – chúng ta có thể hy vọng về điều đó.
Nhưng phần còn lại của “tảng băng trôi” mà chính trị gia Đảng Cộng Hòa, ông Grenell đề cập đến là gì? Tất nhiên, sau cuộc bầu cử tổng thống, FBI đã có động thái tách biệt “những mục tiêu bị Trung Quốc đặt trong tầm ngắm ‘bẫy mật ngọt’ ” – ra khỏi giới chức California. Các cô gái trẻ Trung Quốc đã biến khu vực Bay Area vốn rất tự do và phát triển về công nghệ trở thành một nơi được “chú ý và quan tâm đặc biệt”.
“Eric Swalwell đã làm chính xác những gì ĐCSTQ mong muốn. Chúng ta cần phải tìm ra những người khác nữa. Và tôi có thể nói với bạn mà không cần phải cung cấp quá nhiều thông tin tình báo – phần nổi của tảng băng – chính là đòn bẩy mà ĐCSTQ đang đặt lên các chính trị gia của chúng ta. Còn nhiều, rất nhiều người khác nữa, còn rất nhiều thị trưởng, thống đốc và những nhân vật cấp cao”, ông Grenell nói với Sean Hannity vào hôm thứ Tư (ngày 9/12).
‘Khi ai đó nói không phải vì tiền, thì chính là đang vì tiền’
Tất cả những điều này là về những bí mật tình dục?
Ở một mức độ nào đó, có thể có những thứ hấp dẫn hơn tiền, như nhà văn, học giả nổi tiếng H.L. Mencken đã từng nói một cách châm biếm: “Khi ai đó nói không phải vì tiền thì chính là đang vì tiền”.
ĐCSTQ biết sử dụng tiền như một thứ công cụ. Họ biết rõ rằng tất cả mọi người, gần như tất cả mọi người, đều có “cái giá” để mua, ngay cả các giáo sư hóa học nổi tiếng của Harvard cũng có sự “qua lại” với Viện Công nghệ Vũ Hán, Trung Quốc.
Và nói về tiền bạc, giờ đây chúng ta đã có thông tin tiết lộ, nhưng một lần nữa, nó lại đến sau cuộc bầu cử, rằng Hunter và Jim Biden, con trai và em trai của người đàn ông mà giới truyền thông gọi là Tổng thống đắc cử, đã bị điều tra từ lâu về gian lận thuế, các hoạt động rửa tiền do nguồn tiền nhận từ ĐCSTQ.
Về bản chất, ĐCSTQ đang cố gắng mua, và họ thực sự đã “mua” được một phần tốt đẹp của Hoa Kỳ; với phần còn lại của thế giới, họ sẽ cố gắng mua bằng mọi cách có thể.
ĐCSTQ đã từng đưa ra lời đề nghị đầu tư trị giá 1 tỷ USD cho cảng Genoa của Ý – dưới danh nghĩa sáng kiến Vành đai – Con đường. Nguyên nhân là vì nơi này đang được triển khai xây dựng trung tâm cáp Internet mới cho châu Âu, do vậy ĐCSTQ sẽ kiểm soát được mọi thông tin liên lạc của lục địa này.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Tình báo Trung ương đã ở đâu khi những việc này diễn ra?
Như đã đề cập ở trên, tại sao họ quá chậm trễ trong việc cung cấp thông tin, cố trì hoãn càng lâu càng tốt cho đến tận sau cuộc bầu cử. (Dẫn chứng thêm về vụ sát hại Seth Rich, 27 tuổi, là nhân viên thuộc Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) bị ám sát vào năm 2016 vì anh này được cho là nguồn rò rỉ các email của DNC cho WikiLeaks. Vụ việc không nhắc đích danh đến ĐCSTQ nhưng đã góp phần minh chứng rằng những tổ hợp thông tin quan trọng lại bị tiết lộ muộn trong nhiều năm, theo một cách có chủ ý rõ ràng).
Có thể, các bộ phận quan trọng của Cục Tình báo Trung ương và FBI từ lâu đã có liên kết với ĐCSTQ. Thật khó để nói đó là vô tình hay cố ý.
Nhiều người trong số họ tin rằng con đường của ĐCSTQ đang đi là con đường của thế giới và trong một số trường hợp, họ thậm chí không phản đối, mà còn ủng hộ.
Họ, cũng như nhiều người, mong muốn kiếm thật nhiều tiền thông qua những “đơn đặt hàng mới” từ Trung Quốc. Những người đã từng tới Trung Quốc chắc hẳn đều bị theo dõi ở mọi nơi trên lãnh thổ của nước này.
Và như học giả Mencken đã nói: “Đó chính là vì tiền”.
ĐCSTQ đã nhận biết được lòng tham của một số người Mỹ và đang khai thác nó cho lợi ích của riêng ĐCSTQ thông qua các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, truyền thông cũng như Đảng Dân chủ. Và được các quỹ tư vấn tài chính của Mỹ như McKinsey & Company hỗ trợ trong việc này.
Một số đảng viên Cộng hòa cũng tham gia vào các hoạt động lợi ích trên. Nhóm những người “Đảng Cộng hòa chỉ trên danh nghĩa” (RINO) và nhóm những người “không bao giờ ủng hộ ông Trump” (Never Trumpers) – cũng sẵn lòng làm “con tin” cho hệ thống của ĐCSTQ, cùng nhau tham gia “cuộc chơi” và cùng nhau làm giàu.
Đây chính là điều đã làm cho cuộc bầu cử năm 2020 trở nên quan trọng nhất từ trước đến nay.
Nếu Joe Biden được nhậm chức vào ngày 20/1/2021, chúng ta có thể chắc chắn rằng, chẳng bao lâu nữa, nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia bị kiểm soát bởi ĐCSTQ.
Tác giả: Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng được nhiều giải thưởng, một nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, người đồng sáng lập PJMedia, và hiện là tổng biên tập cho thời báo The Epoch Times.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
May May
Tòa án: Thân cận của Bin Laden được ân xá vì quá béo để có thể sống sót qua đại dịch
Bình luậnVũ Phong
Theo phán quyết của thẩm phán tại New York vào thứ Sáu tuần trước, cánh tay phải Bary của Bin Laden sẽ được mãn hạn tù sớm vì chỉ số khối cơ thể quá lớn và bị nhiễm COVID-19 ở trong tù…
Theo New York Post đưa tin hôm thứ Sáu (11/12), cựu phát ngôn viên của trùm khủng bố Bin Laden là Adel Abdel Bary đã được thả tự do. Quyết định này được đưa ra sau khi thẩm phán đồng ý rằng Abdel Bary đã bị béo phì quá độ và khó có thể sống sót sau khi nhiễm COVID-19 ở trong tù.
“Adel Abdel Bary, 60 tuổi, đã ở tù 21 năm tại New Jersey vì đã góp sức cho vụ đánh bom năm 1998 của al Qaeda nhằm vào hai đại sứ quán Mỹ ở châu Phi và khiến 224 người thiệt mạng, trong đó có 12 người Mỹ.” – theo New York Post.
Khi đồng ý trả tự do cho anh ta, Thẩm phán Lewis A. Kaplan của New York viết:
“Bị cáo béo phì và tuổi đã cao khiến COVID-19 có nguy cơ cao hơn đáng kể đối với anh ta so với những người bình thường”.
Tuy nhiên, các công tố viên chỉ thừa nhận chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 36 – trên mức béo phì – có thể khiến Abdel Bary dễ bị tổn thương hơn. Họ không đồng ý rằng độ tuổi sẽ khiến cựu phát ngôn viên của Bin Laden có nhiều nguy cơ mắc virus ĐCSTQ hơn.
“Tình trạng béo phì của bị cáo là một lý do phi thường và thuyết phục có thể biện minh cho việc giảm án cho anh ta trong bối cảnh đại dịch hiện nay.” – các công tố viên nói.
Ngoài ra, Breitbart News cho biết thêm Abdel Bary là công dân Ai Cập, nhưng sẽ tị nạn ở Anh theo chính sách của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Bary là đối tượng bị truy nã ở Ai Cập vì bị kết án tử hình vắng mặt tại nước này vì đã tham gia vào âm mưu đánh bom tại một siêu thị công cộng, nhưng tất cả sẽ được bảo đảm để chính phủ Anh không dẫn độ anh ta về quê hương – theo luật pháp trong nước (Anh) và của khối châu Âu, khẳng định người Anh phải có trách nhiệm che chở cho những kẻ khủng bố ngoại quốc (nếu) phải đối mặt với án tử hình tại quê hương [của họ].
Sau lệnh ân xá, Bary hiện đã đoàn tụ với vợ mình và đang sống trong một căn hộ trị giá hơn 1 triệu USD ở London.
Edith Bartley, người có anh trai là nạn nhân của Abdel Bary nói: “Chỉ chịu thi hành bản án (tù) không có nghĩa là một người đã phục hồi, không có nghĩa là tư duy của họ đã thay đổi. Một người như vậy vẫn có thể gây hại đối với thế giới”.
Ngoài ra, cũng theo Breitbart News, thì con trai của Bary, Abdel-Majed Abdel Bary, đã đầu quân cho ISIS. Người này bị tình nghi chính là Jihadi John, kẻ bịt mặt đã sát hại dã man 3 con tin trong các video được đăng tải trên mạng.
Vũ Phong
– Theo Breitbart News.
Nhân viên y tế Hoa Kỳ bắt đầu được chích vaccine COVID
Tin New York City – Chiến dịch chích ngừa lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã bắt đầu vào thứ Hai, 14 tháng 12, khi các nhân viên y tế được chích loại vaccine sẽ giúp bảo vệ họ trước Covid-19, khởi sự quá trình chống trả cơn đại dịch vốn đã làm 300,267 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ.
Nữ y tá Sandra Lindsay cho biết, cô cảm thấy nhẹ nhõm và và tin rằng quá trình hồi phục đang bắt đầu, sau khi được chích ngừa tại bệnh viện Do Thái Long Island ở New York. Tại nhiều bệnh viện khác trên khắp Hoa Kỳ, từ Rhode Island đến Texas, các lô hàng vaccine được sản xuất bởi hãng Pfizer và BioNTech đang được phân phối trong suốt ngày thứ Hai và thứ Ba. Ngoài Hoa Kỳ, một số quốc gia khác cũng đã phê chuẩn vaccine của Pfizer.
Anh quốc đã bắt đầu chích ngừa từ tuần trước, và Canada cũng khởi sự chích ngừa vào thứ Hai. Đối với những người đầu tiên được chích ngừa, gồm nhân viên y tế và cư dân tại các viện dưỡng lão, niềm hy vọng về việc đẩy lùi dịch bệnh vẫn bị ảnh hưởng một phần bởi sự đau buồn và kiệt quệ sau nhiều tháng chống coronavirus.
Bác sĩ Chris Dale ở bệnh viện Swedish ở Seattle cho biết, mọi người đều mệt mỏi, nhưng cũng hài lòng vì bắt đầu thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Thêm nhiều lô hàng vaccine nữa của Pfizer sẽ được phân phối trong những tuần tới. Và trong tuần này, cơ quan Thuốc và Thực phẩm FDA sẽ quyết định về việc phê chuẩn cho một loại vaccine Covid thứ 2, được sản xuất bởi hãng Moderna. Hoa Kỳ dự kiến sẽ có đủ vaccine để chích ngừa cho khoảng 20 triệu người trong tháng 12. Tuy nhiên, phải đến mùa xuân, chính phủ có lẽ mới có đủ vaccine để cung cấp cho mọi người dân Hoa Kỳ. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nhan-vien-y-te-hoa-ky-bat-dau-duoc-chich-vaccine-covid/
Covid-19 : Hoa Kỳ vượt ngưỡng 300 nghìn người chết
Anh Vũ
Theo số liệu thống kê đến ngày hôm qua, 14/12/2020, số người tử vong vì Covid-19 tại Hoa Kỳ đã vượt 300 nghìn và thêm 200 nghìn ca nhiễm trong 24 giờ. Chiến dịch tiêm chủng với quy mô chưa từng có đã bắt đầu trên toàn quốc nhưng ánh sáng cuối đường hầm vẫn còn ở xa.
Ngày thứ Hai 14/12, số tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã vượt qua ngưỡng mới 300 nghìn người, tương đương với số dân của thành phố Cincinnati, bang Ohio. Tốc độ lây lan của virus vẫn không có dấu hiệu chậm lại với hơn 200 nghìn ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ.
Trước tình hình đại dịch ngày thêm trầm trọng, thống đốc bang New York, Andrew Cuomo cho biết có thể sẽ áp dụng lệnh phong tỏa trở lại tại New York nếu các bệnh viện bị quá tải.
Trong bối cảnh u ám đó, hôm qua chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn chưa từng có được bắt đầu từ một bệnh viện New York. Nữ y tá Sandra Lindsay là người đầu tiên được tiêm chủng ngừa Covid-19 bằng vac-xin của Pfizer-BioNTech. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên truyền hình và các mạng xã hội.
Thông tín viên RFI tai New York, Loubna Anaki tường thuật :
“Tại Hoa Kỳ, chiến dịch tiêm chủng ngừa virus corona đã khai cuộc. Liều vac-xin đầu tiên đã được tiêm sáng thứ Hai tại bệnh viện của New York.
Trước ánh đèn máy ảnh và trong tiếng vỗ tay của nhân viên y tế có mặt tại chỗ, Sandra Lindsay trở thành người đầu tiên được chích vac-xin tại Hoa Kỳ.
Nữ y tá New York này làm việc tại một đơn vị hồi sức tăng cường, tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân Covid-19.
Cô nói: “ Tôi cảm thấy khỏe. Việc diễn ra cũng giống như mọi vac-xin khác”.
Phụ nữ trẻ này còn muốn đưa ra một thông điệp. Cô nói: “ Tôi hy vọng đây là điểm khởi đầu để khép lại giai đoạn đau thương này. Tôi muốn mọi người yên tâm và hiểu rằng vac-xin không nguy hiểm.”
Màn truyền hình trực tiếp này đánh dấu sự khởi đầu một chiến dịch tiêm chủng rộng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, giờ là nước bị thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch virus corona với mỗi ngày ghi nhận thêm 3 nghìn người chết.
Trước mắt, chỉ có nhân viên y tế, những người về hưu được tiêm chủng. Theo thống đốc bang New York, điều cốt yếu là người dân Mỹ vẫn phải tiếp tục tôn trọng các quy định phòng dịch.
Ông Cuomo nói: “ Cần phải chờ nhiều tháng thì toàn thể dân chúng mới được tiêm chủng. Đây là ánh sáng cuối đường hầm nhưng là một đường hầm dài.”
Trên Twitter, tổng thống Donald Trump đã viết những dòng tự khen: “ Chúc mừng Hoa Kỳ! Chúc mừng thế giới”
Ở khu vực châu Mỹ, hôm qua Canada, một nước lớn khác, cũng đã mở màn chiến dịch tiêm chủng vac-xin của Pfizer-BioNTech. Trong khí đó, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất bắt đầu cho chủng loại vac-xin của hãng Sinopharm Trung Quốc bào chế. Còn tại châu Âu, Cơ quan quản lý thuốc của châu Âu từ nay đến cuối năm phải đưa ra ý kiến cuối cùng về việc cấp phép lưu hành cho vac-xin Pfizer-BioNTech. Theo nhiều nguồn tin báo chí, Đức đang gây thúc ép cơ quan của Liên Hiệp Châu Âu đẩy nhanh tiến độ cấp phép vac-xin.
Mỹ sau bầu cử: Donald Trump, đảng Cộng Hòa và những tiền lệ đáng ngại
Mai Vân
Ngày 14/12/2020, 538 đại cử tri trên toàn liên bang đã bỏ phiếu và khẳng định chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11. Đúng theo với kết quả được dự báo, ông Biden được 306 phiếu, trong lúc ông Trump chỉ được 232 phiếu.
Kết quả này cho thấy là các định chế của nền dân chủ Mỹ vẫn đứng vững bất chấp những đòn tấn công của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, được giới thân cận tiếp tay và một phần không nhỏ trong đảng Cộng Hòa phụ họa.
Trong bài phân tích ngày 10/12/2020 trên trang mạng của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp IRIS, nhà nghiên cứu Pháp Robert Chouard đã nhấn mạnh đến hành động từ chối chuyển giao quyền hành trong nhiều tuần lễ của tổng thống Trump, một điều mà không ai dám ngờ tới trước đó, xem đấy là một tiền lệ nguy hiểm đối với nền dân chủ Mỹ.
Những hành vi giống như tại một “Cộng Hòa Chuối”
Nhà nghiên cứu Pháp trước hết không ngần ngại phê phán nặng nề các động thái phản đối kết quả bầu cử của phe ủng hộ tổng thống Trump kể từ ngày 07/11, tức là ngày mà ông Joe Biden rốt cuộc đã được các phương tiện truyền thông công nhận là người chiến thắng, đúng theo truyền thống ở Hoa Kỳ.
Theo Robert Chouard, đó là “những hành động và cáo buộc phi lý nhất, trong đó các thuyết âm mưu được trộn lẫn với những hành vi hù dọa xứng đáng với một nước Cộng Hòa Chuối”, tức là một nước nhỏ độc tài và chậm tiến mà thuật ngữ khoa học chính trị gọi là république bananière theo tiếng Pháp hay banana republic theo tiếng Anh.
Ngoài những luận điệu vô căn cứ về một vụ gian lận lớn, người ta có thể ghi nhận nào là vai trò của một phần mềm đang được CIA sử dụng hoặc đã từng dùng ở Venezuela để giúp Joe Biden chiến thắng, nào là yêu cầu của một số nghị sĩ đảng Cộng Hòa muốn các quan chức phụ trách bầu cử ở bang Georgia bác bỏ giá trị một số phiếu bầu, nào là đích thân ông Trump gọi điện cho các nghị sĩ đảng Cộng Hòa đòi không chứng nhận các phiếu bầu ở Michigan, nào là mời các nghị sĩ Cộng Hòa từ Michigan và Pennsylvania đến Nhà Trắng để gây sức ép, yêu cầu họ tự chọn ra các đại cử tri thay vào chỗ những người trên nguyên tắc đã được cử tri bầu lên trong cuộc bỏ phiếu phổ thông…
Đối với ông Chouard, các cáo buộc do tổng thống Trump, những người thân cận và nhóm vận động tranh cử của ông đưa ra và được các luật sư của ông nêu lên trước tòa đều đã bị các cấp tòa án bác bỏ vì bên nguyên đơn không đưa ra được bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, các vụ kiện thực ra chỉ nhằm trì hoãn việc chuyển giao quyền hành cho chính quyền mới và làm cho chiến thắng của ông Biden mất đi tính chính đáng.
Chiến lược đó dường như đã phát huy tác dụng: Gần 75% cử tri của ông Trump tin rằng chiến thắng của Joe Biden là sản phẩm của một vụ lừa đảo lớn, và họ tin chắc vào điều này bất chấp những lời phủ nhận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các phán quyết của tòa án bác bỏ đơn kiện của phe Trump và đảng Cộng Hòa vì không có cơ sở.
Thách thức một cột trụ của nền dân chủ Mỹ
Bài phân tích của nhà nghiên cứu thuộc viện IRIS ghi nhận hai hướng tấn công song song của tổng thống Trump và giới ủng hộ ông: Một mặt phản đối kết quả bầu cử tổng thống, bất chấp mọi bằng chứng ngược lại, mặt khác, trì hoãn tiến trình chuyển giao quyền hành cho tổng thống đắc cử và nhóm cộng sự của ông. Điều nguy hiểm ở đây là ông Trump đã tạo ra một tiền lệ xấu theo đó tiến trình chuyển giao êm thắm quyền lực, một trụ cột của nền dân chủ Mỹ, vốn dựa trên cả các quy tắc bất thành văn lẫn đạo luật năm 1963, có thể bị thách thức.
Khi biến những cáo buộc bất cần bằng chứng về kết quả bầu cử tổng thống và tiến trình chuyển giao quyền lực cho một chính quyền khác thành đối tượng tranh luận, Donald Trump và đảng Cộng Hòa đã lôi kéo nước Mỹ vào một vùng đất xa lạ, đặt nước này trước nguy cơ phải định nghĩa lại cách vận hành và các chuẩn mực về những gì được chấp nhận trong đời sống chính trị.
Bằng cách lập ra những tiền lệ, tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa Mỹ đã định nghĩa lại những đường nét chính của những gì được chấp nhận trong chính trị, họ đã bắt đầu tạo ra những cách hành xử chính trị mới, thúc đẩy những cử tri ủng hộ họ chấp nhận một phần cách hành xử này, bất chấp những lời chỉ trích, phê phán đến từ mọi phía.
Đối với ông Chouard, trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, hệ thống dân chủ Mỹ đã phải chịu rất nhiều căng thẳng. Cho dù vậy, các thể chế, thông lệ và các biện pháp bảo vệ dân chủ được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ nói chung vẫn đứng vững: Vai trò kiểm tra và cân bằng thể chế như của các thẩm phán liên bang, những người đã vô hiệu hóa nhiều quyết định của hành pháp, sự tồn tại của các ủy ban điều tra chẳng hạn như ông Robert Mueller liên quan đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016, thủ tục luận tội tổng thống, v.v..
Đáng nói là nếu các đòn tấn công vào trật tự dân chủ thoạt đầu đến từ ông Trump và những người thân cận của ông, sau đó đã lôi kéo được nhiều người trong đảng Cộng Hòa. Bằng hành động và cách cư xử của mình, nhiều nghị sĩ và lãnh đạo của đảng Cộng Hòa đã nối gót lãnh đạo chính trị của họ, đã góp phần làm mất đi tính chính đáng của các thể chế, chuẩn mực và quy ước dân chủ.
Đảng Cộng Hòa trở thành tổ chức phục vụ Donald Trump?
Thái độ của nhiều đại diện của đảng Cộng Hòa, ở cấp liên bang cũng như cấp bang, trong thời kỳ hậu bầu cử tổng thống, cho thấy là đảng này đang chuyển đổi thành một tổ chức phục vụ Donald Trump.
Bằng cách từ chối thừa nhận thất bại của tổng thống Trump, bằng cách thúc đẩy các cáo buộc gian lận bị các tòa án liên bang bác bỏ, bằng cách tiến hành các thủ tục pháp lý để làm mất hiệu lực kết quả bầu cử, và cuối cùng bằng cách không dám công khai phản đối ông Trump, người vẫn thu được 73 triệu phiếu bầu, đảng Cộng Hòa, dù đã có kết quả bầu cử Quốc Hội tốt hơn mong đợi, đang ở trong tình trạng sợ hãi ông Trump.
Rất ít quan chức dân cử của đảng Cộng Hòa vào giai đoạn này có ý định chấp nhận rủi ro bằng cách giữ khoảng cách với tổng thống Trump, gia đình ông, và nhất là cơ sở bầu cử của ông.
Vẫn còn phải xem liệu việc tổng thống Trump rời Nhà Trắng vào ngày 20 tháng Giêng năm 2021 có sẽ dẫn đến thay đổi hành vi trong phe Cộng Hòa và trong số những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm hay không, mang lại vẻ “bình thường” cho đời sống chính trị Mỹ. Hay là các xu hướng quan sát được trong những tuần gần đây lại trở thành tiêu chuẩn ?
Thời điểm quan trọng để Tổng thống Trump hành động
Bình luậnNguyễn Minh
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 không giống với bất kỳ cuộc bầu cử nào trong lịch sử nước Mỹ. Cuộc bầu cử năm nay đòi hỏi các biện pháp chưa từng có để bảo vệ tính trung thực của cuộc bầu cử, cũng như bảo vệ nền cộng hòa và tương lai của nước Mỹ.
Trước sự đe doạ nghiêm trọng về tính trung thực của cuộc bầu cử và nền Cộng hoà của nước Mỹ, Ban biên Tập của tờ The Epoch Times đã đăng bài báo phân tích về mối nguy hiểm thực sự mà đất nước và người dân Mỹ cũng như toàn thế giới đang đối mặt.
Mức độ và quy mô gian lận bầu cử là chưa từng có. Ở các bang chiến trường, Tổng thống Donald Trump có số phiếu vượt trội trong đêm bầu cử. Sau đó, việc kiểm phiếu đã dừng lại vào cuối giữa đêm, trong khi các quan sát viên bầu cử được yêu cầu ra khỏi khu vực kiểm phiếu. Và rồi, một lượng lớn phiếu bầu được bơm vào với mức độ không thể xảy ra về mặt thống kê, và kết quả là ông Joe Biden vượt lên.
Một điều đáng chú ý là, sự việc như vậy chỉ xảy ra ở các bang mà ứng cử viên Joe Biden phải đảo ngược kết quả. Sự việc này chưa từng xảy ra trong lịch sử bầu cử của nước Mỹ. Điều này cho thấy một kế hoạch có tổ chức nhằm đánh cắp cuộc bầu cử.
Kế hoạch này có thể liên quan đến việc thao túng phiếu bầu thông qua Hệ thống bỏ phiếu của Dominion. Một cuộc kiểm tra bằng chứng đối với hệ thống máy và phần mềm của Dominion ở tiểu bang Michigan chỉ ra rằng: “Hệ thống bỏ phiếu của Dominion với những lỗi cố hữu được thiết kế có chủ đích nhằm tạo ra gian lận có hệ thống và thay đổi kết quả bầu cử”.
Ngoài ra, nhiều hình thức thu gom phiếu và những bất thường trong bầu cử được chứng thực trong một nghìn bản lời khai tuyên thệ.
Có những báo cáo cần xác nhận về sự phá hoại của nước ngoài đến cuộc bầu cử của nước Mỹ năm nay.
Tổng thống Trump đã nói rằng, hệ thống bầu cử của nước Mỹ đang bị “tấn công và bao vây”.
Kết quả là, chế độ chính trị của nước Mỹ đang gặp rủi ro. Nếu một cuộc bầu cử có thể giành được chiến thắng thông qua các phương thức không trung thực như đã được sử dụng vào năm 2020, thì cuộc bầu cử tiếp theo cũng sẽ xảy ra theo cách tương tự. Người dân Mỹ sẽ mất quyền bầu cử.
Nếu có một kế hoạch có tổ chức để đánh cắp cuộc bầu cử, thì những kế hoạch này sẽ dẫn đến sự lật đổ chính quyền.
Ngoài ra, nếu hệ thống chính trị độc đảng xảy ra ở Hoa Kỳ, thì các thay đổi pháp lý có thể thay đổi hệ thống chính trị của đất nước chúng ta một cách căn bản.
Đảng Dân chủ đã lớn tiếng nói về việc chấm dứt phương thức bầu cử theo phương pháp Đại Cử tri đoàn, để đảm bảo những thành phố lớn chiếm đa số là Đảng Dân chủ sẽ bầu tổng thống, và mở rộng số thẩm phán trong Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, để đảm bảo các thẩm phán do Đảng Dân chủ bổ nhiệm chiếm đa số tại Tối cao Pháp viện.
Đây là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền cộng hoà của đất nước chúng ta. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa phải là trọng tâm của những gì đang bị đe dọa.
Về gốc rễ, mối nguy hiểm hiện nay không nằm ở việc ông Biden hay ông Trump thắng cử. Nó cũng không phải là về vấn đề Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa chiến thắng.
Mối nguy hiểm thực sự đó là nước Mỹ đang phải đối mặt với một thế lực tà ác vốn muốn phá hủy đất nước này và trên thực tế là tiêu diệt tất cả những điều tốt đẹp của nhân loại.
Cuộc bầu cử này là cao trào của cuộc chiến giữa thế giới tự do và chủ nghĩa cộng sản, giữa thiện và ác.
Với sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu, người dân ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới có cảm giác thoải mái. Mọi người đã tin rằng mối đe dọa từ cộng sản đã chấm dứt. Nhưng chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ ngủ yên. Toàn cầu hóa đã củng cố sức mạnh và sự lây lan của nó và làm suy yếu Hoa Kỳ.
Thiện và ác không thể thỏa hiệp. Chúng giống như nước và lửa. Đầu hàng trước tà ác chỉ khiến thúc đẩy thêm tà ác. Một chiến thắng cho chủ nghĩa cộng sản trong cuộc bầu cử này sẽ dẫn đến một thất bại cho tự do ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhân loại sẽ chìm trong đêm dài tăm tối.
Vào ngày 5/12 tại tiểu bang Georgia, Tổng thống Trump đã nói về những kẻ muốn đánh cắp cuộc bầu cử rằng: “Những kẻ này muốn tiến xa hơn chủ nghĩa xã hội, chúng muốn đi vào một hình thức chính phủ cộng sản, và tôi không nghi ngờ gì về điều đó”.
Hoa Kỳ sẽ được bảo vệ như thế nào? Các quan chức địa phương thường là những người đồng lõa tích cực nhất với sự lũng đoạn trong cuộc bầu cử. Những thẩm phán, vì quy tắc tam quyền phân lập, thường miễn cưỡng trước cách thức điều hành cuộc bầu cử của các tiểu bang. Quốc hội Hoa Kỳ không có vai trò gì trừ khi Cử tri đoàn không quyết định được người chiến thắng.
Định mệnh của Tổng thống Trump là trám lại những lỗ hổng. Ông đã tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ và ông có quyền lực của một tổng thống Mỹ để làm điều đó.
Tổng thống Trump nên sử dụng những quyền lực đó với cương vị là Tổng thống Mỹ để bảo vệ tương lai của nền Cộng hòa của đất nước chúng ta và bắt giữ những kẻ đã âm mưu tước đoạt quyền của người dân thông qua gian lận bầu cử. Đạo luật Chống Phản loạn cho phép ông sử dụng quân đội để thu giữ bằng chứng bầu cử quan trọng ở các bang tranh chấp và yêu cầu sự minh bạch và tính chính xác trong cuộc bầu cử.
Hệ thống chính trị của nước Mỹ đang gặp khủng hoảng. Tổng thống Trump sẽ hành động để khôi phục chế độ pháp trị.
Một điều rõ ràng là sự trung thực có thể đánh bại những gian lận. Mong muốn của đa số người dân Mỹ sẽ được thực hiện, và chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Đại cử tri Cộng hòa ở Pennsylvania, Georgia, Nevada và Arizona sẽ bỏ phiếu cho Trump
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 14/12 (giờ Mỹ), các đại cử tri đảng Cộng hòa ở 4 tiểu bang cho biết, họ sẽ bỏ phiếu theo thủ tục cho Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence.
Theo quy định, vào ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 12 (trong năm 2020 là ngày 14-12), các Đại cử tri sẽ họp để bỏ phiếu bầu tân Tổng thống và tân Phó Tổng thống.
Các Đại cử tri thuộc đảng Cộng hòa ở Pennsylvania, Georgia, Nevada, Arizona đều khẳng định sẽ bỏ phiếu cho ông Trump. Thông tin này được đưa ra khi các tiểu bang của họ chính thức chỉ định các Đại cử tri thuộc đảng Dân chủ – những người bỏ phiếu cho cặp ứng viên của đảng viên Dân chủ Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris.
Đảng Cộng hòa ở Pennsylvania cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, các Đại cử tri có mặt ở Harrisburg để “bỏ phiếu có điều kiện” cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence “theo yêu
cầu của chiến dịch Trump”. Cuộc bỏ phiếu của họ được đưa ra khi các Đại cử tri thuộc Đảng Dân chủ bỏ phiếu trong Đại cử tri đoàn Pennsylvania cho ông Biden và người đồng hành Harris.
“Chúng tôi đã thực hiện cuộc bỏ phiếu theo thủ tục này để bảo toàn bất kỳ vụ kiện pháp lý nào có thể được bảo lưu trong tương lai”, người đứng đầu chiến dịch của ông Trump tại Pennsylvania là ông Bernie Comfort cho biết trong một thông cáo báo chí.
Tại Georgia, David Shafer – Chủ tịch đảng Cộng hòa tuyên bố, các Đại cử tri đưa ra quyết định hôm nay vì “Vụ kiện của Tổng thống [Trump] về cuộc bầu cử tại tiểu bang Georgia vẫn đang chờ xử lý”.
Ông Shafer viết trên Twitter rằng: “Các ứng cử viên của đảng Cộng hòa cho vị trí Đại cử tri bầu cử Tổng thống đã họp vào buổi trưa hôm nay tại Tòa nhà Quốc hội và bỏ phiếu bầu cho Tổng thống [Trump] và Phó Tổng thống [Mike Pence]. Nếu chúng ta không thực hiện điều đó ngày hôm nay và bỏ phiếu, thì vụ kiện đang chờ xử lý của Tổng thống sẽ bị tranh cãi. Hành động của chúng ta ngày hôm nay bảo toàn quyền của Tổng thống [Trump] theo luật của bang Georgia”.
Các Đại cử tri đảng Cộng hòa của tiểu bang Nevada cũng đã bỏ phiếu cho ông Trump và ông Pence. Trong một bài đăng trên Twitter, đảng Cộng hòa ở Nevada tuyên bố: “Lập nên lịch sử hôm nay”.
Các Đại cử tri đảng Cộng hòa tại tiểu bang Arizona cũng bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence, đảng Cộng Hoà của tiểu bang này cho biết.
Các phiếu bầu của Cử tri đoàn được bỏ vào ngày 14/12 để chính thức hóa kết quả của cuộc bầu cử năm nay. Sau đó, Quốc hội sẽ chính thức đếm phiếu bầu trong phiên họp chung diễn ra vào ngày 6/1 khi Hạ viện và Thượng viện nhóm họp.
“Quốc hội có quyền tuyệt đối bác bỏ các phiếu bầu của Cử tri đoàn được đệ trình ở bất kỳ tiểu bang nào, mà chúng tôi tin rằng bang đó có một hệ thống bầu cử tồi tệ đến mức không thể tin tưởng vào kết quả bầu cử của các tiểu bang đó gửi cho chúng tôi. Và tôi sẽ không đặt tên của mình [vào lá phiếu] để ủng hộ bất kỳ bang nào sử dụng hệ thống bầu cử mà tôi không tin tưởng”, Dân biểu Mo Brooks thuộc đảng Cộng hoà cho biết vào ngày 18/11.
Sau khi các bang hoàn thành việc kiểm phiếu và thu thập kết quả chính thức, “Bộ luật Hoa Kỳ (3 U.S.C. §6) yêu cầu các thống đốc bang chuẩn bị các tài liệu ‘càng sớm càng tốt’, được gọi là Chứng nhận kết quả cuộc bỏ phiếu”.
“Chứng nhận phải liệt kê tên của các Đại cử tri được cử tri chọn và số phiếu nhận được trong kết quả bầu cử phổ thông, cũng như tên của tất cả các ứng cử viên thất cử và số phiếu họ nhận được”, theo Congressional Research Service.
“Chứng nhận kết quả thường có chữ ký của thống đốc tiểu bang và phải có con dấu của tiểu bang”.
Theo Bộ luật Hoa Kỳ, khi Hạ viện và Thượng viện họp, họ phải xem xét “tất cả các chứng nhận và xác nhận kèm theo chứng nhận của các phiếu Đại cử tri”. Một số thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ cho biết, họ sẽ phản đối việc kiểm phiếu của Cử tri đoàn của một bang. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các cuộc tranh luận và bỏ phiếu.
Ngày 14/12, Cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller nói với hãng tin Fox News rằng, các nhóm Đại cử tri thay thế đang được chọn ở một số bang. Ông cũng tuyên bố, việc này sẽ giúp Tổng thống Trump tái đắc cử.
Khi nói về ngày nhậm chức của tân Tổng thống trên chương trình “Fox & Friends”, ông Miller nói: “Ngày duy nhất [được đưa ra] trong Hiến pháp là ngày 20/1. Vì vậy, chúng tôi có đủ thời gian để xác định sự sai trái trong kết quả bầu cử gian lận này và chứng nhận ông Donald Trump là người chiến thắng trong cuộc bầu cử”.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Nhìn nhận của một quan sát viên bầu cử quốc tế về cuộc bầu cử Mỹ 2020
Bình luậnThanh Hương
Trải nghiệm đầu tiên của tôi với tư cách là quan sát viên bầu cử quốc tế là vào mùa thu năm 1992 ở Yemen. Khi đó tôi là liên lạc viên của Đại sứ quán Mỹ cùng với cộng đồng quan sát bầu cử chuyên nghiệp. Trước sự sửng sốt của cộng đồng quốc tế, và trước sự ngạc nhiên của cá nhân tôi, những cuộc bầu cử đó hầu hết là tự do và công bằng, đó là cách chúng tôi chứng nhận chúng. Tuy
nhiên, không ai trong chúng ta có thể nói điều tương tự khi nhìn thẳng vào cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ.
Những quan sát viên bầu cử đánh giá tính công bằng của một cuộc bầu cử dựa trên cơ sở nào?
Đầu tiên, phương tiện truyền thông
Nhiệm vụ quan sát bầu cử bắt đầu từ vài tháng trước Ngày Bầu cử. Các quan sát viên bắt đầu bằng cách kiểm tra xem tất cả các đảng phái chính trị có quyền truy cập bình đẳng với các phương tiện truyền thông hay không.
Trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ năm 2020, không phải chính phủ kiểm soát quyền truy cập của các phương tiện truyền thông, mà là sự thông đồng giữa Big Media và Big Tech. Và mặc dù sự kiểm duyệt của khu vực tư nhân không phải là tuyệt đối, nhưng nó đủ để thay đổi kết quả của cuộc bầu cử. Việc kiểm tra thực tế là giả, kết quả tìm kiếm của Google thì tồi tệ, các thuật toán của các trang mạng xã hội thì kiểm duyệt một số quan điểm trong khi lại thúc đẩy một số quan điểm khác: Tất cả đều dẫn đến luồng thông tin bị hạn chế.
Chúng tôi đánh giá hệ thống này tự do một phần, nhưng không công bằng.
Quy trình ‘sạch’
Vào năm 1992, ở Yemen, các quan chức bầu cử đã thực hiện một hành động trấn an cử tri tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Hàng nghìn cử tri đã xếp hàng dài bên ngoài địa điểm bỏ phiếu, chờ đến giờ mở phiếu. Các quan chức mang các thùng phiếu bằng gỗ ra bên ngoài, và cho các cử tri đang chờ đợi thấy rằng chúng đều trống rỗng. Đám đông bùng nổ tiếng reo hò tự phát.
Sau đó các thùng phiếu bị khóa và quá trình bỏ phiếu bắt đầu. Mỗi cử tri phải xuất trình chứng minh nhân dân và được phát một lá phiếu bằng giấy có ghi tên và ký hiệu (đối với cử tri không biết chữ) của các ứng cử viên. Họ đánh dấu các lá phiếu một cách bí mật, và bỏ chúng vào khe.
Khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, các thùng phiếu được niêm phong bằng sáp nóng chảy và được đánh dấu bằng dấu tay của đại diện mỗi đảng. Cho đến khi các lá phiếu được kiểm đếm và chứng nhận, những chiếc thùng đó luôn được “hộ tống” bởi các đại diện của các đảng phái chính trị. Mất hơn hai ngày, nhưng họ không ngừng đếm, và họ không bao giờ chặn những người quan sát.
Ở Tunisia vào năm 2019 (cuộc bầu cử trong sạch nhất mà tôi từng thấy), quá trình diễn ra tương tự. Mỗi cử tri đều xuất trình chứng minh nhân dân, tên đã được đối chiếu với danh sách, phiếu bầu được bỏ vào thùng bảo mật. Các phiếu bầu được kiểm đếm tại mỗi điểm bỏ phiếu, dưới sự chứng kiến đầy đủ của các quan sát viên từ các đảng phái chính trị, đại sứ quán và các quan sát viên quốc tế. Toàn bộ cuộc bầu cử đã được kiểm đếm và báo cáo chỉ trong vòng ba giờ sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Không có cử tri nào cho biết gặp khó khăn khi tiếp cận các phòng phiếu, và mọi địa điểm bỏ phiếu đều có quy trình giống nhau.
Nỗi xấu hổ của Mỹ
Giờ thì hãy so sánh điều đó với cuộc bầu cử ở bốn thành phố của Mỹ vào tháng 11. Để tin rằng Joe Biden thắng cử, bạn phải tin rằng ông ấy không chỉ đánh bại Tổng thống Donald Trump, mà còn đánh bại cả những kỷ lục của Barack Obama và Hillary Clinton; nhưng chỉ ở Atlanta, Philadelphia, Detroit và Milwaukee.
Ở mọi thành phố lớn khác của Mỹ, Biden đều kém Obama và Clinton, nhưng trong bốn thành phố đó, ông ấy lại hơn một trong hai người đó tận 10 điểm. Làm cách nào? Bốn thành phố đó cho thấy một mô hình quấy rối và đe dọa dai dẳng cũng như việc ngăn cản các quan sát viên bầu cử. Mỗi thành phố đó ngừng việc kiểm phiếu trong vài giờ vào đêm bầu cử, và đưa các quan sát viên về nhà.
Mỗi thành phố đó đều cho thấy số phiếu bầu cho Biden tăng đột biến và không thể thống kê được, và chúng được ghi nhận trong những giờ không có người quan sát. Ở Detroit và Philadelphia, những lá phiếu được xe tải chở đến vào lúc nửa đêm, trong khi ở Georgia, chúng được kéo ra từ dưới gầm bàn.
Mỗi thành phố cũng có nhiều báo cáo rằng các lá phiếu gửi qua thư không được xem xét kỹ lưỡng xem có khớp với chữ ký, nơi cư trú, hoặc thủ tục bỏ phiếu có phù hợp không. Trong khi cử tri ở các khu vực thuộc đảng Cộng hòa của các bang này được yêu cầu tuân theo các thủ tục thích hợp, thì cử tri đến từ các khu vực thuộc đảng Dân chủ lại không phải làm vậy. Việc không yêu cầu áp dụng thống nhất luật bầu cử ở mọi khu vực chắc chắn là một vấn đề. Những câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Nevada và Arizona.
Máy móc
Ngoài sự thiếu minh bạch của quá trình bỏ phiếu, các bản tuyên thệ của các nhân chứng cho chúng ta biết những chiếc máy này và phần mềm của chúng được phát triển bởi người Venezuela theo lệnh của Hugo Chávez.
Hướng dẫn sử dụng của các máy cho thấy chúng có thể kết nối với Internet, các lô phiếu bầu có thể được chuyển từ ứng cử viên này sang ứng cử viên khác và chúng không để lại dấu vết kiểm tra. Công ty Dominion đã nhận được “khoản đầu tư” trị giá 400 triệu đô la từ Trung Quốc chỉ bốn tuần trước cuộc bầu cử. Đây đều là dấu hiệu của sự can thiệp bầu cử.
Vậy cuộc bầu cử của Mỹ năm 2020 có tự do và công bằng không?
Hãy hiểu rằng toàn bộ cuộc bầu cử phụ thuộc vào những gì đã xảy ra ở những thành phố do bộ máy chính trị của Đảng Dân chủ kiểm soát. Hãy tưởng tượng rằng bạn là một quan sát viên bầu cử. Bạn có thể chứng nhận bất kỳ điều nào sau đây?
Các quan sát viên có xác minh chữ ký trên các lá phiếu gửi qua thư một cách công tâm không?
Mỗi đảng có quyền tiếp cận bình đẳng để cung cấp thông tin cho cử tri thông qua các phương tiện truyền thông không?
Luật bầu cử có được áp dụng thống nhất cho tất cả cử tri ở tất cả các khu vực pháp lý không?
Các thủ tục kiểm phiếu có thống nhất ở mọi thành phố trong tiểu bang không? Họ có được giám sát bởi các quan sát viên độc lập mọi lúc không?
Thủ tục gửi phiếu bầu có minh bạch và thống nhất không?
Bạn có thể xác nhận rằng không có thêm phiếu bầu nào được đưa đến trung tâm kiểm phiếu từ bên ngoài quy trình kiểm phiếu thông thường không?
Tôi nghĩ rằng bạn biết câu trả lời. Và tôi nghĩ bạn biết mình phải làm gì. Hãy viết thư cho nhà lập pháp tiểu bang của bạn, và yêu cầu không chứng nhận kết quả của các cuộc bầu cử đáng ngờ này. Yêu cầu họ chứng nhận các đại cử tri của Trump. Viết thư cho thành viên Quốc hội của bạn, và yêu cầu Hạ viện từ chối chứng nhận Biden là người chiến thắng trong quá trình gian lận này. Và yêu cầu cải cách bầu cử. Đó không chỉ là về Trump hay Biden. Đó là về nền tảng của nền dân chủ của chúng ta: bỏ phiếu tự do và công bằng, kiểm phiếu trung thực.
Tác giả: Bart Marcois là cựu nhân viên dịch vụ đối ngoại và từng là phó trợ lý chính của Bộ trưởng Năng lượng về Chính sách và Các vấn đề Quốc tế. Ông đã từng là quan sát viên bầu cử quốc tế ở một số quốc gia, và đã có mặt tại hơn 30 cuộc bầu cử ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Thanh Hương
Học giả Timnit Gebru nói Google ‘phân biệt chủng tộc về mặt thể chế’
James Clayton
Timnit Gebru, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính có ảnh hưởng lớn, đang giữa tranh cãi bao trùm lực lượng nghiên cứu AI của Google và niềm đam mê về AI đang vượt xa.
Tiến sĩ Timnit Gerbu nói bà đã bị Google sa thải sau khi công ty này có vấn đề với một bài tường trình mà bà là đồng tác giả.
Timnit Gebru và người ủng hộ bà tin rằng thể chế phân biệt chủng tộc đóng một vai trò trong sự ra đi của bà.
Bài tường trình nói trên tập trung vào vấn đề liên quan đến các mô hình ngôn ngữ AI – bao gồm sự thiên vị cấu trúc với phụ nữ và người thuộc các dân tộc thiểu số.
Google nói tường trình này bỏ qua nghiên cứu liên quan về chủ đề này và Tiến sĩ Gebru đã từ chức.
Một bức thư ngỏ yêu cầu Google cho biết lý do tại sao bài viết khoa học bị từ chối đã được hơn 6.000 người ký tên, gồm các nhà nghiên cứu nổi tiếng tại Google và bộ phận DeepMind của nó cũng như Microsoft, Apple, Facebook, Amazon và Netflix, trong số nhiều người khác.
Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai viết trong một bản ghi nhớ:
“Chúng tôi cần nhận trách nhiệm về việc một nữ lãnh đạo da đen nổi bật với tài năng vô cùng lớn đã rời bỏ công ty Google trong hoàn cảnh không vui.”
“Điều cực kỳ quan trọng đối với tôi là nhân viên Google da đen, phụ nữ và ít được đại diện của Google biết rằng chúng tôi đánh giá cao quý bạn và bạn thực sự thuộc về Google.”
Ông nói thêm rằng công ty Google sẽ điều tra việc xử lý vấn đề này, nhưng không xin lỗi sự ra đi của Tiến sĩ Gebru.
Tiến sĩ Gebru không hài lòng với phản ứng đó và đã nói chuyện với BBC. Bài phỏng vấn sau đây đã được biên tập lại cho ngắn gọn và rõ ràng.
Vài tuần qua đối với bà như thế nào trên phương diện cá nhân?
Đó là những tuần lễ rất mệt mỏi.
Tôi thật không vui khi bị chú ý như thế này.
Tôi cảm thấy như mình bị ném vào một cơn bão.
Bài tường trình của bà nói về gì?
Tôi không ngờ nó lại là một bài viết tạo sóng gió hay bất cứ thứ gì tương tự như vậy.
Bài tường trình nói về những cân nhắc đạo đức trong việc phát triển nghiên cứu và phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn – một trong những điều đó là sự thiên vị.
Google nói bài viết của bà không chứa một số nghiên cứu mới nhất về chủ đề này?
Trước hết, điều đó không đúng.
Thứ hai, hãy tưởng tượng nếu điều đó đúng – bạn có thực sự biện minh được cho việc chấm dứt hợp đồng với ai đó theo cách họ đã chấm dứt hợp đồng với tôi vì bài báo thiếu một đánh giá?
Nhưng điều họ nói hoàn toàn không đúng.
Bà có nghĩ rằng Google sẽ đối xử khác với bà nếu bà là một người đàn ông da trắng?
Tôi chắc chắn đã bị phân biệt đối xử.
Trong tất cả các trường hợp mà tôi đã thấy trước đây, họ [Google] rất cố gắng để không làm cho nó trở thành tiêu đề.
Họ rất cố gắng để làm cho mọi việc êm thắm.
Khi một người khác trở thành độc hại, luôn có những cuộc trò chuyện như sau: “Ồ, nhưng bạn biết đấy, họ rất có giá trị đối với công ty, họ là một thiên tài, họ chỉ vụng về về mặt xã hội, vân vân.”
Toàn bộ đội ngũ của tôi hoàn toàn ủng hộ tôi và họ đang chấp nhận rủi ro để làm như vậy.
Họ đang thực sự chấp nhận rủi ro để đứng sau lưng tôi.
Quản lý của tôi đang đứng đằng sau tôi.
Và dẫu thế, họ [Google] vẫn quyết định đối xử với tôi theo cách này.
Vì thế chắc chắn là tôi cảm thấy mình đã bị phân biệt đối xử.
Tôi cho rằng nếu vậy, câu hỏi hiển nhiên kế tiếp là bà có nghĩ Google có phân biệt chủng tộc về mặt thể chế?
Có, bản thân công ty Google phân biệt chủng tộc về mặt thể chế.
Đó là tuyên bố khá nặng lời – bà là nhân viên của Google cho đến cách đây không lâu?
Tôi cảm thấy hầu hết, nếu không nói là tất cả các công ty công nghệ đều phân biệt chủng tộc về mặt thể chế.
Ý tôi là, làm sao tôi có thể không nói rằng họ không phân biệt chủng tộc về mặt thể chế?
Không phải ngẫu nhiên mà phụ nữ da đen có một trong những tỷ lệ thâm niên thấp nhất, [trong ngành công nghệ].
Nhóm Thành viên Quốc hội người Da đen (Congressional Black Caucus) là nhóm buộc Google phải công bố số lượng nhân viên đa dạng của họ.
Vì vậy, chắc chắn là Google và tất cả các công ty công nghệ khác đều phân biệt chủng tộc về mặt thể chế.
Google nói họ quan tâm đến sự đa dạng. Bà có đồng ý không?
Tôi không đồng ý rằng Google quan tâm đến sự đa dạng.
Những gì họ cần làm là cảm thấy thoải mái với những cuộc thảo luận không thoải mái này – đừng bịt miệng mọi người, đừng trả đũa người ta.
Những gì họ đang làm là nói: “Được rồi, chúng ta sẽ có một số ủy ban ngẫu nhiên,” hoặc: “Chúng ta sẽ đầu tư một số triệu đôla nhất định vào một cái gì đó.”
Nhưng khi có một ai đó thách thức hiện trạng theo một cách nhỏ nhất có thể, bạn thấy điều gì vừa xảy ra?
Vì vậy, tôi nghĩ rất khó để tôi tin rằng Google quan tâm đến sự đa dạng.
Ông Sundar Pichai đã xin lỗi về hoàn cảnh xung quanh sự ra đi của bà nhưng không xin lỗi về chính sự ra đi đó. Bà cảm thấy sao về việc ấy?
Ông ấy thậm chí còn không xin lỗi về cách xử lý của công ty.
Ông nói rằng điều này đã gieo rắc nghi ngờ trong một số người trong cộng đồng của chúng ta, rằng họ cảm thấy như thể họ không thuộc về [Google].
Và vì điều đó, ông ấy xin lỗi.
Vì vậy, câu của ông ấy không nói: “Tôi xin lỗi về cách chúng tôi xử lý việc này. Chúng tôi đã sai. Tôi xin lỗi vì những gì chúng tôi đã làm với bà ấy,” – không có gì.
Tôi không coi đó là một lời xin lỗi tí nào cả.
Tôi coi đó là một tuyên bố phải được thực hiện để làm cho công ty trông đẹp hơn,
Bà thấy AI rồi sẽ tiến triển ra sao? Bà có lo lắng về sự phân biệt chủng tộc trong ngành AI không?
Chắc chắn – và rất nhiều người từng nói rằng họ nghĩ rằng biên giới tiếp theo cho sự phân biệt đối xử… nằm ngay trong lĩnh vực công nghệ này trong AI.
Và vì thế, tôi rất lo lắng về điều đó.
Và tôi và nhiều phụ nữ – đặc biệt là người da đen – đã viết về điều này và thậm chí mở các lớp học về điều này.
Trừ khi có sự thay đổi quyền lực nào đó, nơi những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những ngành công nghệ này cũng được phép định hình chúng, và có thể tưởng tượng những công nghệ này trông như thế nào ngay từ đầu, rồi xây dựng chúng theo điều đó, trừ khi chúng ta hướng tới tương lai như vậy, tôi thực sự lo lắng rằng những công cụ này sẽ được sử dụng vì mục đích có hại nhiều hơn là có lợi.
Bà dự tính sẽ làm gì về việc này?
Tôi cần dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì tôi sẽ làm tiếp theo.
Hiện tại, ưu tiên của tôi là sự an toàn của những người đã ủng hộ tôi.
Tôi không muốn họ bị bất kỳ hình thức trả đũa nào.
Vì vậy, đó là ưu tiên của tôi lúc này.
BBC News đã đưa những cáo buộc trong cuộc phỏng vấn này đến Google.
Google từ chối bình luận nhưng hướng dẫn BBC News đến bản ghi nhớ của ông Pichai và một văn bản của Jeff Dean, người đứng đầu Google AI, một văn bản bày tỏ lo ngại về “lỗ hổng” trong bài nghiên cứu của Tiến sĩ Gebru.
James Clayton là phóng viên công nghệ Bắc Mỹ của BBC, làm việc tại San Francisco.
Hệ thống bỏ phiếu của Dominion sử dụng phần mềm của công ty mới bị tin tặc tấn công
Bình luậnNguyễn Minh
Công ty Dominion cung cấp hệ thống bỏ phiếu cho 28 tiểu bang Mỹ đã sử dụng một công ty công nghệ Internet bị tin tặc tấn công mạng gần đây.
Hệ thống bỏ phiếu của Dominion sử dụng phần mềm của công ty SolarWinds, theo thông tin trên một trang web của Dominion.
Tuy công ty SolarWinds không liệt kê công ty Dominion vào danh sách khách hàng của mình, nhưng SolarWinds cho biết các sản phẩm và dịch vụ của họ được hơn 300.000 khách hàng trên khắp thế giới sử dụng, bao gồm 5 binh chủng của quân đội Hoa Kỳ và hơn 425 khách hàng trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất (Fortune 500) của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tin tặc đã tấn công phần mềm của SolarWinds và lấy được quyền truy cập vào hệ thống của Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Bộ Tài chính Mỹ.
Cơ quan An ninh mạng & Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (CISA) cho biết, các sản phẩm của SolarWinds Orion hiện đang bị các đối tượng xấu khai thác. Điều này tạo ra lỗ hổng cho phép tin tặc lấy được quyền truy cập vào hệ thống quản lý lưu lượng mạng.
Theo cơ quan này, biện pháp duy nhất hiện tại là ngắt kết nối mạng đối với các thiết bị bị tấn công.
Công ty SolarWinds khuyến nghị khách hàng nâng cấp nền tảng Orion của họ lên phiên bản mới nhất. Nếu khách hàng không thể nâng cấp lên phiên bản mới ngay lập tức, thì cần ngắt kết nối Internet cho nền tảng, chỉ giới hạn truy cập cho các cổng và kết nối cần thiết. Công ty này dự kiến sẽ đưa ra bản sửa chữa lỗi vào thứ Ba ngày 15/12 (giờ Mỹ).
Công ty Dominion đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc liệu công ty này có tuân thủ các biện pháp được CISA hay công ty SolarWinds khuyến nghị hay không.
Theo FireEye, một công ty an ninh mạng, các tin tặc đã chèn mã độc vào các bản cập nhật của phần mềm SolarWinds Orion. Mã độc này cho phép tin tặc truy cập từ xa vào hệ thống của người dùng.
Thiết kế của phần mềm chứa mã độc này không có chức năng cảnh báo sự xâm nhập.
Theo FireEye, các tấn công đã xuất hiện từ đầu năm nay và công ty này đã liên hệ với SolarWinds, FBI và các đối tác quan trọng khác về các cuộc tấn công.
Công ty FireEye cho biết, vụ việc này đang được FBI điều tra nhưng không đưa ra bình luận về cuộc điều tra.
Công ty Dominion đang nằm trong tầm ngắm của công chúng Mỹ trong những tuần gần đây, vì mức độ phổ biến của các hệ thống máy móc bầu cử của công ty này tại nước này.
Các nhân chứng khẳng định, hệ thống bỏ phiếu của Dominion đã được kết nối với Internet trong cuộc bầu cử ngày 3/11. Điều này làm dấy lên quan ngại về tính bảo mật. Hệ thống của Dominion đã được sử dụng ở hạt Antrim của tiểu bang Michigan. Tại hạt này, các quan chức bầu cử ban đầu báo cáo ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden chiến thắng. Sau đó các quan chức lại tuyên bố Tổng thống Donald Trump chiến thắng, khi phát hiện ra khoảng 6.000 phiếu bầu của ông Trump bằng cách nào đó đã được chuyển sang cho ông Biden.
Các quan chức của bang Michigan và công ty Dominion đều khẳng định việc phiếu bầu bị đánh tráo là do lỗi của con người gây ra. Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra bằng chứng về kỹ thuật cho thấy, việc chuyển sai phiếu bầu đó thực sự là do phần mềm có vấn đề, theo thông tin từ một luật sư xử lý vụ kiện cho biết vào tuần trước.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Google, Gmail, YouTube và các dịch vụ khác gặp trục trặc trên toàn cầu
Google đã gặp trục trặc trên toàn cầu khi các dịch vụ của công ty ngừng hoạt động, bao gồm Gmail, Google Calendar và YouTube. Mặc dù cả thế giới đều bị ảnh hưởng, hệ thống tự động của công ty đã báo cáo không có lỗi đối với bất kỳ dịch vụ nào trong 30 phút đầu tiên. Vào lúc 12 giờ 25 tối, công ty đã thông báo về lỗi trên.
Lỗi ngừng dường như liên quan đến các công cụ xác thực của công ty, công cụ cai quản cách người dùng đăng nhập vào các dịch vụ do cả Google và nhà phát triển bên thứ ba điều hành. Điều này có nghĩa là nếu không đăng nhập thì các dịch vụ sẽ hoàn toàn không thể sử dụng.
Các dịch vụ như YouTube hoàn toàn không thể sử dụng đối với những người dùng đã đăng nhập vào tài khoản Google nhưng có thể truy cập được ở chế độ “riêng tư” để truy cập trang web này. Lỗi ngừng hoạt động đã làm gián đoạn nghiêm trọng dịch vụ ở nhiều nơi làm việc.
Google Suite, một trong những dịch vụ bị ảnh hưởng, không chỉ cai quản liên lạc qua email mà còn cai quản việc nhắn tin nội bộ văn phòng thông qua các dịch vụ Chat và Meet cũng như công việc thực tế thông qua Google Docs, Sheets và Slides. Ngay cả những người sử dụng các dịch vụ khác cũng gặp lỗi. Những người làm việc dựa vào ứng dụng trò chuyện Slack chỉ có thể nói chuyện với những đồng nghiệp đã đăng nhập vào thời điểm lỗi xảy ra.
Đối với những người làm việc tại nhà, lỗi đã ảnh hưởng đến các dịch vụ nhà thông minh của Google, bao gồm cả loa thông minh Google Home, bộ điều nhiệt Nest và báo động khói. (BBT)
https://www.sbtn.tv/google-gmail-youtube-va-cac-dich-vu-khac-gap-truc-trac-tren-toan-cau/
Tòa án Hình sự Quốc tế từ chối điều tra việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Thụy My
Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) chuyên xét xử tội ác diệt chủng, hôm 14/12/2020 đã từ chối mở điều tra về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, vì Trung Quốc không phải là thành viên.
Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, trong thông cáo nói rằng đó là những sự kiện xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh không ký kết Quy chế Roma thành lập CPI, nên việc điều tra là bất khả.
Theo CPI, do điều kiện tiên quyết này không được đáp ứng nên không thể thụ lý đơn kiện của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Ngoài ra, về việc trục xuất người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tadjikistan và Cam Bốt sang Trung Quốc, « hiện chưa có đủ yếu tố để mở điều tra ».
Trong khi đó cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài cho rằng Tadjikistan và Cam Bốt đều là thành viên quy chế Roma, và hành động cưỡng bức diễn ra trên lãnh thổ các nước này, nên CPI hoàn toàn có thể tiến hành điều tra.
Các tổ chức nhân quyền và chuyên gia tố cáo hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi đã bị tống vào các trại cải tạo ở Tân Cương, nơi mà Bắc Kinh gọi là « trung tâm dạy nghề ».
Trước đó khi trả lời TV5, bà Sophie Richardson, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch (HRW) khẳng định, qua hai năm điều tra, tổ chức này đã ghi nhận tình trạng bắt giam tùy tiện hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, tra tấn, cưỡng bức triệt sản…
Dù Trung Quốc không phải là thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế, vẫn có thể truy tố ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, tuy nhiên đây là tiến trình giữa các Nhà nước. Cần có một chính phủ quyết tâm đưa Trung Quốc ra trước tòa án này, như Gambia đã kiện Miến Điện về tội diệt chủng người Rohingya, nhưng điều này không dễ dàng với một nước lớn như Trung Quốc.
Dân biểu châu Âu Raphael Glucsmann hôm nay khi trả lời Libération cho biết một nghị quyết khẩn cấp về lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ sẽ được Nghị Viện Châu Âu xem xét vào thứ Năm 17/12. Theo ông, do thiếu vắng phản ứng quốc tế, chế độ Bắc Kinh tự cho mình có thể đi xa hơn trong việc đàn áp.
Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?
Zaria Gorvett
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân loại đã có những bước đi xa không ngờ để tránh bệnh truyền nhiễm.
Phương cách kỳ quặc
Vào thời Trung Cổ, người ta thường ngâm mình trong một loại ‘giấm bốn tên trộm’ – pha trộn các thảo mộc ủ trong giấm hoa quả – trước khi ra khỏi nhà, như một cách để chặn dịch bệnh.
Vì sao một số loại virus gây đại dịch tự động biến mất
Covid-19: Sai lầm chết người về cách ‘đọc’ những con số
Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19
Truyền thuyết kể rằng một bọn trộm mộ đã chế ra loại giấm này để giữ mình an toàn. Cuối cùng thì bọn chúng cũng bị bắt nhưng nhà chức trách đồng ý thả chúng đi để đổi lấy công thức bí mật làm giấm.
Ở Sardinia hồi thế kỷ 16, mọi chuyện phức tạp hơn một chút. Bác sĩ Quinto Tiberio Angelerio đã nghĩ ra một phương pháp giãn cách xã hội tài tình, “bất kỳ người nào đi ra khỏi nhà đều phải vác theo một cây gậy dài sáu sải tay, và với cây gậy dài như thế, không ai đến gần người khác được”.
Trong cẩm nang tiên tri rùng rợn về các biện pháp vệ sinh cần thực hiện nếu bùng phát dịch bệnh ở thành phố Alghero, ông khuyến cáo mỗi hộ gia đình chỉ để một người mạo hiểm đi mua đồ và kêu gọi mọi người cẩn thận khi bắt tay.
Năm 1793, chính phủ Mỹ chỉ cần sơ tán toàn bộ một số khu vực ở Philadelphia – thủ đô lúc bấy giờ – để bảo vệ người dân trước đợt bùng phát bệnh sốt vàng da. Ước tính 20.000 người đã rời thành phố trong vòng một tháng, tương đương khoảng một nửa dân số thành phố vào lúc đó.
Trong số các biện pháp phòng ngừa khác mà tiền nhân của chúng ta áp dụng có cả việc dùng thuốc cóc (được chế ra từ con cóc nghiền ra trộn với một số thứ kinh tởm khác), mà không ai khác chính là nhà vật lý được tôn sùng Isaac Newton chế ra trong ra Đại dịch Hạch, và tập quán đáng sợ gần đây về răng miệng: vào thời thập niên 1940, phụ nữ thường xuyên nhổ hết răng để đề phòng nguy cơ bị sâu răng, nhiễm trùng. Biện pháp này phổ biến đến nỗi khoản trả tiền nhổ răng thường được dùng làm quà cưới hoặc quà sinh nhật lần thứ 18 (Chúc mừng sinh nhật 18 tuổi, nay bạn cần có bộ răng giả!)
Ngay cả hàng thế kỷ trước khi chúng ta biết về vi sinh vật, kháng thể hoặc tiêm chủng, mọi người đã có suy nghĩ khá đúng đắn, đó là phải tránh để nhiễm bệnh bằng mọi giá.
Miễn dịch cộng đồng
Đến năm 2020, bắt đầu có những rạn nứt trong lối suy nghĩ vốn là phổ biến trước đây.
Trong giai đoạn đầu đại dịch Covid-19, có tin rằng một số người đang xem xét chiến lược cố tính để dân nhiễm Covid-19, một chiến lược mang tính rủi ro cao và rất đáng ngờ – như một cách để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Các thuật ngữ ‘hộ chiếu miễn dịch’ và ‘miễn dịch cộng đồng’ đã trở thành từ vựng chính thống, và số lượng kháng thể thấp trong dân chúng được nhìn nhận như là ‘cú giáng thất bại’ thay vì là thành công.
Giờ đây, một nhóm các nhà khoa học đã ký một tuyên bố gây tranh cãi – Tuyên bố Great Barrington – theo đó chỉ trích việc áp đặt lệnh phong tỏa. Thay vào đó, họ kêu gọi thực hiện điều mà họ coi là ‘bảo vệ có trọng tâm’.
Được một nhóm gồm hai nhà dịch tễ học và một kinh tế gia y tế soạn thảo, tuyên bố này cho rằng cách tiếp cận trắc ẩn nhất đối với đại dịch nên là “để những người có nguy cơ tử vong thấp nhất sống cuộc sống bình thường, qua đó xây dựng khả năng miễn dịch với virus bằng hình thức lây nhiễm tự nhiên, đồng thời bảo vệ tốt hơn những người có nguy cơ cao nhất”.
Nó đã thu hút hàng nghìn chữ ký kể từ khi được công bố, nhưng nhiều khẳng định trong đó đã bị những nhà khoa học khác nghi ngờ.
Tuy nhiên, ở một số nơi, để cho lây nhiễm thậm chí còn trở thành một phần kín đáo của chiến lược quốc gia.
Tại Thụy Điển, Folkhälsomyndigheten (FHM), tức cơ quan y tế công, đã thực hiện cách tiếp cận được cho là thuộc nhóm dễ dãi nhất Châu Âu.
Vì sao thảm họa càng chết chóc, con người càng vô cảm?
Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào?
Nước này trong tháng 11/2020 bước vào đợt phong tỏa đầu tiên, nhưng trước đó, trong hầu hết năm rồi, Thụy Điển là pháo đài hiếm hoi nơi cuộc sống vẫn diễn ra bình thường.
Nhà dịch tễ học quốc gia Anders Tegnell đã tích cực khuyến khích công chúng không nên đeo khẩu trang, và trong khi phần lớn phần còn lại của châu Âu đã ở trong nhà thì người dân ở quốc gia Bắc Âu này vẫn tự do giao du trong các quán bar, phòng gym, cửa tiệm và nhà hàng.
Hồi tháng Bảy, FHM tuyên bố rằng tỷ lệ miễn dịch ở thủ đô Stockholm có thể lên tới 40% và thành phố đã đẩy lùi virus.
Tất cả chuyện này có thể sớm trở thành dĩ vãng.
Đến nay, đã có ít nhất một loại vaccine được phê chuẩn là đạt mức khả thi để đưa ra sử dụng rộng khắp, và nhà miễn dịch học người Đức đằng sau vaccine này – sản phẩm của Pfizer-BioNTech – mới đây dự đoán rằng đại dịch sẽ kết thúc vào mùa đông tới.
Nhưng vào lúc này thì đại dịch vẫn tiếp diễn.
Các ca mắc Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Đức, Ý, Nga, Anh, Ấn Độ, Mexico, Thụy Điển và Hy Lạp.
Nga đã cải tạo một sân trượt băng thành bệnh viện dã chiến, thủ đô Jakarta của Indonesia đang hết chỗ chôn và Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Tình hình ở Mỹ được mô tả là “đợt bùng phát lớn cuối cùng”.
Khi chúng ta vẫn đang phải đối mặt thế lưỡng phân khó khăn là phong tỏa hay lây nhiễm hàng loạt, thì dưới đây là tóm tắt các lý do tại sao các chuyên gia lại mê mẩn lựa chọn đầu tiên như vậy – và tại sao bạn thực sự không muốn cố tình dính bất kỳ mầm bệnh nào.
Vaccine giúp bảo vệ con người tốt hơn
Vào tháng 2/2009, một loại virus cúm hoàn toàn mới xuất hiện từ một trang trại lợn ở miền đông Mexico.
Đầu tiên, những con lợn nhiễm bệnh bắt đầu ho hoặc “sủa”, phát ra tiếng kêu chói, vang như tiếng ngỗng.
Trong những ngày tiếp theo, lợn bệnh bị chảy mũi, mắt đỏ, thở há to miệng và thường không muốn đứng dậy.
Một số con còn có nhiệt độ cao và bị hắt hơi, trong khi những con khác không có bất kỳ triệu chứng gì.
Một ngày nọ, virus này được cho là từ một con lợn bệnh nhảy sang người ở ngôi làng miền núi gần đó – có thể là một bé trai hoặc một bé gái sáu tuổi. Từ đó, nó nhanh chóng quét ra khắp toàn cầu.
Đến tháng Năm, ít nhất 18 quốc gia bị dính. Đến tháng Bảy, dịch lan đến 168 nước và lục địa nào cũng có ca mắc. Đây là đại dịch.
Nhưng trong khi sự chú ý của thế giới tập trung vào việc theo dõi sự lây lan của virus bí ẩn này, thì có điều khác thường đã xảy ra – những người nhiễm bệnh này lại trở nên miễn nhiễm trước các bệnh cúm khác.
Nếu để tự vận động, hệ miễn dịch của chúng ta có xu hướng nhắm vào “đầu” của virus, bằng cách tạo ra các kháng thể biết nhận diện ra nó.
Thế nhưng đó lại là một sai lầm.
Loại cúm này nổi tiếng là con quái vật khó bắt được, và phần đầu của nó tiến hóa nhanh chóng – có nghĩa là kháng thể mà cơ thể đã tạo ra thường chỉ bảo vệ được cơ thể trước những chủng virus mà người bệnh đã từng mắc phải, trong lúc không nhận diện được tất cả các loại virus cúm khác.
Đây là lý do tại sao chúng ta bị cúm hết lần này đến lần khác và tại sao những người dễ bị tổn thương cần tiêm chủng cúm hàng năm.
Lần này thì khác.
Chuyện xảy ra là khi tiếp xúc với cúm lợn, đôi khi hệ miễn dịch của chúng ta có thể tránh được sai lầm thông thường – thay vào học cách nhận diện phần “đầu” thì hệ miễn dịch lại tập trung vào “thân” virus vốn ổn định hơn nhiều và giống nhau giữa rất nhiều loại virus khác nhau.
“Khi chúng tôi phân tích các phản ứng kháng thể mà một số người bị nhiễm tạo ra,” Ahmed Rafi, Giám đốc Trung tâm Vaccine Emory, Georgia, nói, “chúng tôi nhận thấy rằng nhiều kháng thể được tạo ra có phản ứng chéo rộng rãi.”
Điều này có nghĩa là chúng không chỉ hiệu quả đối với chủng H1N1 mà chúng nhắm vào – mà còn với nhiều loại virus cúm khác.
Kết quả đạt được rất triệt để. Khả năng nhận biết thân virus được cho là vô cùng hữu ích.
Một số nhà khoa học cho rằng nó giải thích một sự kiện khác trùng hợp với đại dịch. Tất cả các loại cúm A khác tồn tại ở người cho đến thời điểm đó – loại duy nhất gây ra đại dịch, cũng như hầu hết các ca cúm mùa – đều đột nhiên không còn nữa. Có vẻ như là bằng cách huấn luyện cơ thể nhận biết nhiều loại virus cúm khác, H1N1 đã khiến họ hàng gần nhất của nó bị tuyệt chủng.
Nhưng nếu như điều này khiến bạn nghĩ rằng việc bị nhiễm cúm lợn có vẻ như là một ý tưởng hay, thì bạn có thể sẽ muốn nghĩ lại.
Giống như biến thể đứng đằng sau đại dịch cúm 1918, virus cúm lợn có thói quen bất thường là giết chết người trẻ tuổi.
Virus này cũng được cho là có liên hệ tới việc phát triển các điều kiện tự động miễn nhiễm, trong đó gồm chứng tiểu đường type 1 và chứng buồn ngủ. Và mặc dù tỷ lệ tử vong nhìn chung là thấp, nhưng phải mất hàng năm người ta mới xác định được những điều này.
Những hiểu biết về dịch cúm lợn đang được đưa vào việc phát triển thứ có thể trở thành vaccine cúm phổ thông đầu tiên. “Nghiên cứu đó rất có ảnh hưởng đến chiến lược đang được nhiều nhóm nghiên cứu sử dụng,” Rafi nói. Cho đến khi có phát hiện này của ông, không ai biết liệu điều này thậm chí có thể đạt được hay không.
Nhưng vào năm 2018, gần một thập kỷ sau đại dịch cúm lợn, một loại vaccine như vậy cuối cùng đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III – thử nghiệm quy mô trên người để giúp đánh giá mức độ an toàn và tính hiệu quả.
Ưu thế của vaccine
Đây là ưu điểm lớn đầu tiên của vaccine hiện đại. “Không phải tất cả các trường hợp lây nhiễm tự nhiên đều đưa đến miễn dịch lâu dài,” Beate Kampmann, giáo sư về truyền nhiễm và miễn dịch tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, đồng thời là giám đốc trung tâm vaccine của trường, cho biết.
“Đây là một vấn đề lớn trong bối cảnh Covid-19, bởi vì virus corona nói chung không được như vậy. Vì vậy, nếu nghĩ về vaccine, nếu muốn miễn dịch lâu dài, bạn phải làm tốt hơn so với những gì diễn ra trong tự nhiên.”
Để làm được điều này, các nhà khoa học có thể vận dụng hơn một thế kỷ kiến thức và chuyên môn trong chế tạo vaccine.
Một số có chứa các protein cụ thể được lựa chọn khắt khe về khả năng tạo ra miễn dịch lâu dài – giống như các protein được tìm thấy trong bệnh cúm lợn. Chúng thường có thêm các thành phần bổ sung – từ dầu gan cá mập đến nhôm – góp phần tăng hiệu quả của chúng.
Kế đó là cách chúng được sử dụng – vaccine có thể được tiêm vào cơ hoặc dưới da, bắn vào da dưới dạng tia dung dịch lỏng, được đưa vào qua kim tiêm siêu nhỏ, tiêu hóa trong viên đường, hoặc hít vào.
“Công nghệ mà bạn sử dụng để tiêm chủng có thể làm thay đổi cấu trúc của phản ứng miễn dịch một chút,” Kampmann nói.
Bà đưa ra ví dụ về BCG. Thuốc chủng ngừa bệnh lao này được tiêm vào da chứ không phải cơ – và điều này giúp nó tương tác chặt chẽ hơn với các tế bào T của người, là loại tế bào có nhiệm vụ chính là tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh, thay vì tạo ra kháng thể.
Vào tháng Mười, các nhà nghiên cứu từ Đại học Imperial College London ước tính rằng số người ở Anh có kháng thể với virus có thể đã giảm trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Mười. Phát hiện này chiếm tít báo quốc tế và dẫn đến tâm lý cảnh giác rộng rãi. Nhiều người lo ngại rằng điều này cho thấy tình trạng tái nhiễm Covid-19 thường xuyên có thể xảy ra – và điều này tất nhiên có nghĩa là vaccine cũng không có khả năng bảo vệ lâu dài.
Tuy nhiên, như một số chuyên gia đã chỉ ra, mọi chuyện không nhất thiết sẽ xảy ra như vậy.
Chẳng hạn, nghiên cứu không xem xét khả năng miễn dịch nhờ tế bào T – một dạng miễn dịch lâu dài được cho là đóng vai trò quan trọng trong mức độ nghiêm trọng khi nhiễm Covid-19.
Nhưng điều quan trọng cần chú ý ở đây, đó là vaccine rất khác với lây nhiễm tự nhiên.
Hiện vẫn chưa rõ miễn dịch do đã từng nhiễm Covid-19 một cách tự nhiên thì khác gì so với miễn dịch do được chủng ngừa với các loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng – bao gồm các vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna, vốn đã cho kết quả ban đầu chứng tỏ hiệu quả trên 90% và 94,5% mỗi loại.
Tuy nhiên, kết quả ban đầu từ các thử nghiệm trên động vật cho thấy rằng một số ứng viên vaccine tạo ra lượng kháng thể cao hơn mức được tìm thấy trong máu của bệnh nhân đã phục hồi. Điều này cho thấy chúng có thể có khả năng bảo vệ tốt hơn so với các trường hợp lây nhiễm tự nhiên.
Một lợi thế quan trọng khác của vaccine là nó mang lại cơ hội tạo miễn dịch cho đông đảo người dân cùng một lúc.
Miễn dịch cộng đồng thường xảy ra nhờ vào vaccine
Vào thời kỳ đầu của đại dịch Covid-19, Ý là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới. Và trong nước Ý, Bergamo – một tỉnh phía bắc với 1,1 triệu dân, trải trên một diện tích 2.755 km vuông – là tâm dịch.
Mặc dù Bergamo nổi tiếng với cảnh quan núi non, vườn nho và lịch sử Trung Cổ, nhưng đột nhiên nó xuất hiện tiếng còi xe cứu thương rền rĩ suốt ngày đêm, các bác sĩ phải đối mặt với thế lưỡng nan đau lòng về đạo đức là ưu tiên ai được chăm sóc đặc biệt.
Báo chí đưa tin nhiều bệnh nhân lớn tuổi đã chết trong cô độc. Trong một ca bi thảm, một linh mục 74 tuổi được cộng đoàn yêu quý ông tặng một chiếc máy thở. Nó có thể đã cứu mạng ông – nhưng ông đã hiến tặng chiếc máy thở đó cho người trẻ hơn và qua đời ngay sau đó.
Tính đến tháng Chín, các nhà khoa học ước tính rằng khoảng 38,5% người dân ở Bergamo có kháng thể chống lại Covid-19, con số này cho thấy rằng có khoảng 420.000 người trong tỉnh này đã nhiễm bệnh.
Chỉ có một vài nơi khác có tỷ lệ người dân được cho là đã nhiễm virus cao như vậy, trong đó có thành phố Manaus của Brazil, nơi khoảng 66% dân có kháng thể.
Ở cả Bergamo và Manaus, số lượng ca nhiễm Covid-19 đã giảm đột biến, có thể là do kết quả của miễn dịch cộng đồng giúp kìm hãm đà sự lây lan của virus.
Nhưng có một số nguyên do giải thích tại sao điều này thường có được nhờ vào vaccine – và tại sao sẽ là điều bất thường nếu khái niệm này được đưa ra bàn luận trong bối cảnh lây nhiễm tự nhiên.
Miễn dịch cộng đồng là khả năng kháng bệnh xảy ra trong một quần thể, do kết quả của việc hình thành miễn dịch ở các cá nhân.
Nó không làm cho virus biến mất hoàn toàn, nhưng hạn chế sự lây lan của chúng chừng nào chúng còn lây – nó không có tác dụng đối với sự lây nhiễm theo những cách khác. Nếu có ít người dễ bị nhiễm một mầm bệnh nào đó, thì sẽ không có nhiều mầm bệnh lây lan ra.Trái với suy nghĩ nhiều người, không có ngưỡng đáng tin cậy làm mốc để cho là ta đã đạt đến khả năng miễn dịch cộng đồng, chẳng hạn như con số 66% số người nhiễm thường được nêu ra cho trường hợp Covid-19.
Thay vào đó, ngưỡng để nó hiện thực hóa phụ thuộc vào số sinh sản (R), tức tỷ lệ trung bình số người bị lây bệnh từ một người đã nhiễm bệnh.
Ở những nơi có R cao, tỷ lệ những người đã miễn dịch trước khi nơi đó đạt miễn dịch cộng đồng cũng cần phải cao. Bệnh sởi nằm trong trường hợp này, với mỗi người lây cho khoảng 15 người khác, và khoảng 90-95% dân số cần được bảo vệ mọi lúc.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là khó có thể có một ngưỡng đáng tin cậy duy nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19.
Số R khác nhau trên khắp thế giới, phụ thuộc vào hành vi của chúng ta và mức độ miễn dịch trong dân chúng.
Nó cũng không thường được phân bố đồng đều trong dân cư – chẳng hạn, nó có thể cao hơn ở các thành phố và trong một số nhóm dân cư nào đó.
Do đó, ước tính số người cần được miễn dịch với virus để chấm dứt đại dịch dao động từ 85% ở Bahrain cho đến 5,66% ở Kuwait, theo một bài báo được xuất bản trên tạp chí Nature.
Đây là một nguyên do khiến ta không nên dựa vào dân chúng để hình thành mô hình miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên.
Do bản chất năng động, nó có thể khó phát hiện và nhanh chóng mất đi. Nó cũng hoàn toàn phi thực tế; nếu phải đến 85% số người cần bị nhiễm virus để đạt được điều đó, thì chúng ta đã đạt đến mức không bảo vệ được nhiều người chưa nhiễm – và việc che chắn những đối tượng dễ tổn thương nhất sẽ trở thành phi thực tế.
Thứ hai, có khả năng những người đã từng nhiễm Covid-19 vẫn có thể nhiễm lại, và lây cho người khác lần nữa, ngay cả khi họ không có triệu chứng lần thứ hai – như trường hợp của một số virus cúm mùa. Nếu như kiểu miễn dịch này không chặn được tình trạng tiếp tục lây lan, thì miễn dịch cộng đồng có thể không bao giờ thành hiện thực.
Thứ ba, miễn dịch cộng đồng là điều có thể khiến ta phải trả giá đắt. Chỉ riêng ở Bergamo đã có 3.100 ca tử vong, trong khi ở Manaus, cứ khoảng 500-800 người thì có một người chết vì Covid.
Bị nhiễm bất cứ loại mầm bệnh nào cũng trở thành mối rủi ro – nhất là một căn bệnh mới đối với nhân loại. Đôi khi, cái giá của lây nhiễm là điều ta sẽ không hề nhìn thấy trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó; chẳng hạn như virus HPV có thể mất nhiều năm để gây ung thư cổ tử cung, trong khi virus HSV-1 gần đây được cho là liên quan đến bệnh Alzheimer.
Nay thì người ta tin rằng Covid-19 gây ra một loạt các vấn đề về sức khoẻ dài hạn cho những ai nhiễm bệnh – điều được biết đến với thuật ngữ “Covid dai dẳng”.
Không ai biết được là chứng “Covid dai dẳng” sẽ kéo dài trong bao lâu. Các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đờ đẫn và đau khớp xương, bên cạnh các triệu chứng khác, xuất hiện ở một phần 20 số người đã phục hồi sau khi bị nhiễm Covid-19.
Đã có những dấu hiệu cho thấy đại dịch để lại cho chúng ta những hậu quả trong nhiều năm tới.
Dữ liệu sơ bộ từ một nghiên cứu cho thấy gần 70% những người bị chứng “Covid dai dẳng” bị tổn hại ít nhất là một bộ phận cơ thể trong thời gian bốn tháng kể từ thời điểm họ bắt đầu có các triệu chứng nhiễm bệnh. Cụ thể là họ bị các tổn thương đối với tim, phổi, gan, thận, lá lách và tuỵ.
Một nghiên cứu khác, được thực hiện trên các bệnh nhân nhập viện do nhiễm Sars, một loại virus corona khác với Covid-19, hồi 15 năm trước, cho thấy phổi của họ có xu hướng phục hồi đáng kể trong năm đầu tiên kể từ khi nhiễm bệnh, tuy nhiên sau đó thì gần như không cải thiện thêm được bao nhiêu.
Trong khi đó, một phân tích tiến hành trên diện rộng đối với các bằng chứng được thu thập từ những nạn nhân sống sót sau khi mắc Mers (hội chứng hô hấp Trung Đông) và Sars thường cho thấy rằng sức khoẻ không cải thiện thêm được gì nhiều sau thời gian sáu tháng đầu tiên kể từ khi nhiễm bệnh.
Nếu điều này là đúng, thì tốt hơn cả là ta cần làm sao để giảm tối thiểu số ca nhiễm.
Nhìn vào lịch sử lâu dài mà nhân loại nghĩ ra các phương cách tuyệt vọng, thậm chí buồn nôn để tránh bệnh truyền nhiễm, có thể nói rằng ít nhất thì đó cũng là điều chúng ta có thể làm được.
Ở nhà, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và rửa tay dễ dàng hơn – chắc chắn vẫn hơn thuốc cóc hay khả năng bị nhổ cả hàm răng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Virus corona chủng mới tiến hoá thế nào?
Thế giới hiện đang đối phó với một loại SARS-CoV-2 khác hẳn loại xuất hiện tại Trung Quốc cách đây một năm, với những biến thể tạo ra ít nhất 7 chủng virus cho tới nay.
Trong lúc virus corona SARS-CoV-2 quét qua thế giới và giết chết hơn 1,5 triệu người trong năm qua, virus đã biến thể thành một vài nhóm chính, hay chủng, khi thích ứng với cơ thể con người. Theo sát và hiểu được những thay đổi của virus là thiết yếu trong việc phát triển một chiến lược chống lại bệnh COVID-19 do virus gây ra.
Reuters phân tích hơn 185.000 mẫu chuỗi di truyền từ Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Tất cả Dữ liệu Cúm (GISAID), kho dữ liệu lớn nhất thế giới về chu kỳ chuỗi di truyền của virus corona chủng mới, để cho thấy làm thế nào những chủng quan trọng chính yếu biến chuyển qua thời gian.
Cuộc phân tích cho thấy hiện có 7 chủng virus chính. Chủng nguyên thủy được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019, là chủng L. Virus sau đó biến thể thành chủng S vào đầu năm 2020. Tiếp theo là chủng V và G. Chủng G biến thể thêm thành GR, GH và GV. Một vài biến thể không thường xuyên tập họp lại thành chủng O.
“Lý do nhìn vào chuỗi DNA là để nỗ lực và tìm xem virus từ đâu đến…để tìm cách vạch ra những gì có thể trông đợi, thông tin này rất cần thiết,” ông Nicola Spurrier, viên chức đứng đầu y tế ở Nam Australia,
nói sau vụ bùng phát tại đây vào đầu tháng 11. Các giới chức y tế lúc đầu đóng cửa tiểu bang vì họ nghĩ dịch bệnh bùng phát do một chủng virus lây nhiễm nhiều hơn.
Họ gỡ bỏ lệnh đóng cửa một ngày sau đó sau khi một nhân viên tiệm pizza nói dối về việc làm thế nào ông mắc bệnh.
Chủng L nguyên thủy hầu như biến mất, chỉ còn lại chủng G chế ngự trong giai đoạn hiện tại của đại dịch. Điều này quan trọng vì chủng G bao gồm một biến thể giúp các gai protein của SARS-CoV2 dễ bám vào tế bào con người, có khả năng gia tăng nguy cơ lây nhiễm và lây lan của virus.
Theo dõi biến thể
Một sự biến thể là một sự thay đổi trong chất liệu di truyền của một sinh vật. Khi một virus tự tạo nên hàng triệu bản sao và chuyển dịch từ những nơi sinh sống này đến những chỗ khác, không phải mỗi bản sao đều giống nhau. Những biến thể này nhân thêm khi virus lan truyền—và sao chép thêm mãi.
Những kho dữ liệu như GISAID có thể truy lùng những thay đổi trong những mẫu riêng biệt, cho phép các nhà khoa học nối kết những dữ kiện để quyết định khi nào những chủng mới quan trọng thành hình.
Kho dữ liệu của GISAID đề ra khoảng 3.500 những mẫu như vậy trên toàn thế giới, xây dựng một gia phả cho thấy chúng liên hệ với nhau như thế nào. Nhìn vào những đồ biểu dữ liệu thì có thể thấy được các quan hệ trong các mẫu và khi nào những chủng mới xuất hiện.
Những tập họp chính
Bằng cách bẻ gãy những chuỗi liên kết, các nhà khoa học có thể điền khuyết để truy tìm lại sự kết nối của những mẫu virus.
Những chủng chuyển đổi
Trong giai đoạn đầu của đại dịch, virus đã lây lan tương đối nhanh chóng trên toàn thế giới, liên tục có mặt tại những nơi khác nhau và thường xuyên gây nên những đợt bùng phát mới. Trong thời điểm đó có nhiều chủng lẫn lộn khác nhau trong số những mẫu báo cáo cho GISAID. Vào lúc các nước bắt đầu đóng cửa biên giới, ít có chủng mới được trình làng. Tại những nước hiện diện chủng G ‘lì’ hơn, thì chúng bắt đầu chế ngự.
Tuy nhiên thời đểm và tỷ lệ tiến hoá thành chủng mới xảy ra tại những giai đoạn khác nhau đối với những nước và khu vực. Những mô thức khác biệt này phản ánh phần lớn việc làm thế nào virus có thể lây lan nhanh chóng tại một vùng nào đó và liệu bùng phát có phải phát sinh do một ca virus “nhập khẩu” hay không.
Tại Châu Á, chủng nguyên thủy L kéo dài lâu hơn vì một vài nước, kể cả Trung Quốc, đã nhanh chóng đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại. Ngược lại, Bắc Mỹ và Châu Âu không hạn chế đi lại nhiều, ít nhất là vào lúc đầu, nên đã tạo điều kiện cho chủng G lây lan-và biến thể-ở một nhịp điệu nhanh hơn.
Bà Catherine Bennett, giáo sư về dịch tễ học tại Khoa Y tế Trường đại học Deakin, Melbourne, nói: “Virus này di chuyển trong những vụ siêu lây nhiễm, nghĩa là virus không phải đặc biệt truyền nhiễm. Chúng ta sẽ thấy những mô thức khác nhau vì những chùm lây nhiễm.’
Chủng G chiếm lĩnh
Chủng G hiện chế ngự trên toàn thế giới. Một biến thể đặc biệt là D614G đã trở nên phổ biến nhất.
Sự gia tăng của chủng G trùng hợp với sự gia tăng của virus bùng phát trên toàn cầu, với một loạt những ca mới cho phép các chủng xâm nhập vào các khu vực mới. Chủng G được minh họa trong dữ liệu của Úc, Nhật và Thái Lan. Trong đợt lây nhiễm thứ hai tại Úc, chủng G hiện diện hầu hết trong các mẫu, cho thấy nước này đã hữu hiệu xóa bỏ sự lây nhiễm của chủng L và S trước đây qua một loạt các biện pháp giãn cách xã hội. Tất cả chủng của đợt hai tại Úc đều phát sinh từ những người từ nước ngoài trở về và không tôn trọng cách ly.
Những tâm dịch lớn
Sự chế ngự của chủng G càng hiển hiện hơn khi chúng ta nhìn vào các nước lây nhiễm nhiều nhất.
Mỹ cho tới nay là nước dẫn đầu thế giới về tổng số những ca lây nhiễm và tử vong. Đa số các ca lây nhiễm và các đợt một, hai và ba đều trùng hợp với việc gia tăng trong những mẫu có ba chủng G.
Tại Ấn Độ, người ta có thể quan sát một mô thức tương tự vào lúc có việc gia tăng thường xuyên các ca lây nhiễm từ tháng 6 đến tháng 9 dường như theo một đường cong của những chủng G.
Chủng mới
Biến thể mới nhất xuất hiện là chủng GV, cho đến nay được tách biệt tại Châu Âu, nơi chủng này ngày càng phổ biến trong những tuần gần đây. Các nhà khoa học GISAID nói sự thay đổi này có biến thể trong các gai protein, nhưng trong trường hợp này có thể có ít ảnh hưởng lên khả năng của virus bám vào tế bào con người. Các chuyên gia nói hiện chưa rõ liệu chủng GV có lan rộng vì lợi thế lây lan hay vì nó ảnh hưởng đến những người trẻ tích cực giao tiếp xã hội và các du khách trong mùa hè hay không.
Tại sao biến thể quan trọng
Biến thể làm gia tăng những chủng mới xảy ra khi virus SARS-CoV-2 tự sao chép bên trong một tác nhân mới. Chuỗi DNA của virus là một bộ đầy đủ những chỉ thị di truyền. Những phần khác nhau của chuỗi gen hướng dẫn cách thức cấu thành những phần khác nhau của virus khi nó nhân lên trong các tế bào chủ.
Những biến thể nhỏ trong gen của virus là bình thường vì virus tự sao chép lăp lại nhiều lần. Kho dữ liệu của GISAID nhận diện được có hàng ngàn thay đổi theo gen. Nhiều thay đổi này vô hại, nhưng các nhà khoa học không thể dự đoán khi nào và bằng cách nào một biến thể có thể dẫn tới một chủng virus dễ lây nhiễm hơn hoặc ‘khó đỡ’ hơn cho vaccine.
Lạc quan dè dặt
Virus SARS-CoV-2 cho đến nay biến thể chậm, cho phép các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đi trước tiến trình của virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa nhất trí về ảnh hưởng của một số biến thể. Một vài chuyên gia báo cáo là một số biến thể D614G đã làm cho virus dễ lây lan, nhưng các cuộc nghiên cứu khác lại trái ngược.
Dù sao, những thay đổi cho đến nay chưa dẫn tới các chủng có thể kháng lại vaccine đang được bào chế. Trên thực tế, một cuộc nghiên cứu của một nhóm khoa học gia từ một vài định chế trong đó có Trường đại học Sheffield và Harvard phát hiện chủng G có thể là một mục tiêu dễ dàng cho vaccine vì chủng này có nhiều gai protein trên bề mặt, là mục tiêu của những kháng thể do vaccine tạo ra.
“May mắn thay, chúng ta thấy rằng chưa biến thể nào trong số này làm cho COVID-19 lây nhiễm nhanh hơn, nhưng chúng ta vẫn cần cảnh giác và tiếp tục theo dõi những biến thể mới, đặc biệt là khi vaccine được trình làng,” theo lời bà Lucy van Dorp thuộc Viện Nghiên cứu Di truyền của Trường đại học London, đồng tác giả một cuộc nghiên cứu nhận ra hơn 12.700 biến thể của virus SARS-CoV-2.
Dẫu vậy, các chuyên gia cảnh báo về các biến chủng của virus SARS-CoV-2 trong tương lai và điều quan trọng nhất là phải chặn đứng sự lây lan của virus và giảm cơ hội virus biến chủng.
Lo sợ vì virus corona biến thể, Anh nâng mức báo động tối đa
Thùy Dương
Cơ quan y tế Anh Quốc trong những ngày gần đã ghi nhận nhiều ca virus corona biến thể tại miền đông nam. Những phân tích ban đầu cho thấy việc biến thể Covid gia tăng nhanh chóng, khiến chính phủ Anh quyết định nâng cấp mức báo động lên cao nhất kể từ hôm 14/12/2020 tại thủ đô và vùng đông nam.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :
« Chúng tôi đã nhận ra được một dạng mới của virus corona, điều này giải thích vì sao con virus có thể lan tràn nhanh chóng tại vùng đông nam nước Anh ». Bộ trưởng Y Tế Matt Hancock loan báo phát hiện đáng báo động này, trong lúc các trường hợp Covid tăng lên theo cấp số nhân tại Luân Đôn trong hai tuần qua.
Tuy nhiên theo ông bộ trưởng, hiện chưa thể nói rằng biến thể mới của con virus làm gia tăng xác suất các trường hợp nặng. Đặc biệt Matt Hancock khẳng định « rất khó có việc vac-xin không phát huy tác dụng đối với virus biến thể ».
Nhưng ông vẫn kêu gọi hãy thận trọng, nghiêm túc chấp hành các quy định, đồng thời xác nhận việc thủ đô Luân Đôn cùng với nhiều vùng ở đông nam nước Anh ngay từ ngày mai, thứ Tư sẽ chuyển sang mức 3 là mức báo động cao nhất, để ngăn chận việc lây nhiễm.
Với quyết định này, các khách sạn, quán rượu, các bar và nhà hàng phải đóng cửa ; chỉ cho phép bán mang về và giao hàng. Tất cả các địa điểm văn hóa cũng bị ngưng hoạt động. Đối với các lãnh vực này, quyết định được đưa ra trong lúc ngày lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch đã cận kề là một thảm họa. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu chính phủ có nới lỏng một giai đoạn ngắn trong dịp Noel hay không.
Nhiều nước châu Âu siết chặt phong tỏa
Về phía các nước láng giềng châu Âu, thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm qua ra lệnh phong tỏa trong năm tuần lễ. Công dân được yêu cầu ở nhà và chỉ được tiếp đón tối đa hai người khách trong ngày, cho đến ngày 19/01. Chính phủ Cộng hòa Séc loan báo tái lập giới nghiêm, và đóng cửa các nhà hàng, quán bar trong dịp Noel, cấm tụ tập quá 6 người cả ở trong nhà lẫn ngoài trời.
Pháp từ hôm nay 15/12 giảm nhẹ phong tỏa, người dân có thể tự do đi lại giữa các vùng. Tuy nhiên lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 20 giờ đến 6 giờ sáng, các rạp xi-nê, nhà hát, nhà hàng, bar, phòng tập thể thao vẫn bị đóng cửa. Giới hoạt động văn hóa hôm nay biểu tình trên toàn nước Pháp để phản đối quyết định này.
Pháp và các quốc gia Châu Âu rút khỏi diễn đàn kinh doanh để phản đối vụ hành quyết tại Iran
Tin từ Paris – Hôm chủ nhật (13/12), Pháp cho biết đại sứ của họ tại Iran sẽ không tham gia một diễn đàn kinh doanh trực tuyến ở Tehran hôm 14/12, trong bối cảnh một cuộc tranh cãi hiện đang diễn ra giữa Iran và các quốc gia châu Âu về vụ hành quyết ký giả bất đồng chính kiến người Iran Ruhollah Zam.
Trên Twitter, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết thêm, các phái viên khác từ Đức, Áo và Ý cũng hủy bỏ sự tham gia của họ vào sự kiện trên. Trong một tuyên bố riêng, các nhà tổ chức của diễn đàn kinh doanh châu Âu-Iran sau đó cho biết họ đã hoãn sự kiện này.
Giới truyền thông Iran đưa tin rằng, trước đó, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu tập các đặc phái viên từ Pháp và Đức, để phản đối những lời chỉ trích của Pháp và EU về vụ hành quyết ký giả Ruhollah Zam hôm thứ bảy (12/12). Pháp cho rằng vụ hành quyết này có tính man rợ và không thể chấp nhận được, đi ngược lại các trách nhiệm quốc tế của Iran.
Ông Zam đã ở Paris trước khi bị bắt ở Iraq và đưa đến Iran. Ông từng bị kết tội gây nên tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm 2017.
Liên minh EU, Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhóm vận động báo chí Phóng viên không biên giới (RSF) lên án mạnh mẽ vụ hành quyết ký giả Zam. Pháp và các đồng minh châu Âu đã nỗ lực duy trì một thỏa thuận nguyên tử năm 2015 giữa Iran và các cường quốc, một phần để cứu nền kinh tế Iran khỏi sự sụp đổ, đồng thời đối đầu với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hủy bỏ thỏa thuận này. (BBT)
Phi vụ mua S-400 của Nga : Thổ Nhĩ Kỳ coi lệnh trừng phạt của Mỹ là bất công
Thùy Dương
Phản ứng ngay sau khi Mỹ ra lệnh trừng phạt cơ quan chính phủ phụ trách mua sắm vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ (SSB) về việc cơ quan này đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, Ankara hôm qua 14/12/2020 coi quyết định của Washington là « bất công » và gây hại cho quan hệ song phương.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Mỹ hủy bỏ lệnh trừng phạt và khẳng định Ankara sẵn sàng giải quyết vấn đề thông qua thảo luận và con đường ngoại giao.
Từ Istanbul, thông tín viên đài RFI Anne Andlauer cho biết chi tiết :
Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ đáp trả “đúng lúc” các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào SSB – cơ quan chính phủ phụ trách mua sắm vũ khí của nước này. Đây là cơ quan đã ký hợp đồng mua hệ thống S-400 của Nga hồi năm 2017. Ankara coi các lệnh trừng phạt của Mỹ là “phi lý” và “không công bằng”, đồng thời cảnh báo rằng biện pháp trừng phạt của Mỹ « chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực” đến quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Bản thân chủ tịch SSB, Ismail Demir, cũng bị trừng phạt cùng với 3 lãnh đạo khác của cơ quan này. Ismail Demir khẳng định trên Twitter là quyết định của Mỹ trong mọi trường hợp sẽ không thể cản trở ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ tịch SSB nói rằng ông “quyết tâm theo đuổi mục tiêu của một ngành công nghiệp quốc phòng độc lập hoàn toàn” theo như mong muốn của tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Mối đe dọa về các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đeo bám Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Ankara, vào năm ngoái, đã tiếp nhận hai dàn S-400, hệ thống phòng không và chặn tên lửa vô cùng tối tân của Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho đến nay đã kiềm chế không kích hoạt các biện pháp trừng phạt Ankara, với lý do ông có quan hệ tốt đẹp với Recep Tayyip Erdogan. Tuần trước, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhận định các lệnh trừng phạt của Washington sẽ thể hiện sự “thiếu tôn trọng” của Mỹ đối với một đồng minh rất quan trọng trong Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO
Cả Nga và Iran đều phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoại trưởng Iran hôm nay 15/12 coi quyết định của Washington là một sự « khinh thường luật pháp quốc tế ». Tương tự, ngoại trưởng Nga hôm qua 14/12 chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ là « bất hợp pháp ».
Ông Putin chúc mừng ông Joe Biden thắng cử
Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15/12 chúc mừng ông Joe Biden đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, sau khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn từng bang, chính thức xác định chức vụ tổng thống Mỹ, theo Reuters.
Điện Kremlin nói họ chờ đợi kết quả chính thức của cuộc bầu cử trước khi lên tiếng bình luận, ngay cả khi nhiều quốc gia khác đã chúc mừng chiến thắng của ông Biden vài ngày sau cuộc bỏ phiếu 3/11.
“Về phần mình, tôi sẵn sàng tương tác và tiếp xúc với quý vị”, Điện Kremlin dẫn lời ông Putin nói trong một tuyên bố.
“Ông Putin chúc tổng thống đắc cử thành công và bày tỏ tin tưởng rằng Nga và Hoa Kỳ, những quốc gia có trách nhiệm đặc biệt đối với an ninh và ổn định toàn cầu, bất chấp khác biệt, có thể thực sự giúp giải quyết nhiều vấn đề và thách thức mà thế giới đang đối mặt”, Điện Kremlin nói thêm.
Nhật và Trung Cộng thảo luận về căng thẳng trên biển hoa Đông
Tin Tokyo, Nhật Bản – Vào thứ Hai, 14 tháng 12, các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Trung Cộng đã thảo luận về tranh chấp trên biển Hoa Đông. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi, kể từ khi ông Kishi nhậm chức vào tháng 9.
Truyền thông Nhật cho biết, ông Kishi đã bày tỏ sự lo ngại với ông Ngụy Phượng Hòa về việc tàu Trung Cộng liên tục đến gần và xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, còn được Trung Cộng gọi là đảo Điếu Ngư.
Hai bộ trưởng cũng thảo luận về việc lập một đường dây liên lạc khẩn cấp, để có thể quản lý tình huống khủng hoảng tiềm năng giữa hai quốc gia, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quần đảo, vốn được cả Trung Cộng và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
Theo Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, Bộ Trưởng Ngụy Phượng Hòa đã chúc mừng ông Kishi nhậm chức, đồng thời kêu gọi tăng trao đổi hợp tác quốc phòng cấp cao và đẩy nhanh việc thiết lập đường dây liên lạc. Tuy nhiên, ông Ngụy khẳng định rằng, về vấn đề biển Hoa Đông và đảo Điếu Ngư, Bắc Kinh sẽ cương quyết bảo vệ chủ quyền, và quyền lợi hàng hải của nước này là không thể lay chuyển.
Trong chuyến thăm Nhật vào tháng trước, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã đề nghị rằng để giúp giảm căng thẳng, hai quốc gia nên cấm tàu đánh cá đến gần quần đảo tranh chấp, và chỉ cho phép tàu thuyền chính phủ đến gần vùng biển nhạy cảm. Tuy nhiên, Nhật gọi đề nghị này là không thể chấp nhận được. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nhat-va-trung-cong-thao-luan-ve-cang-thang-tren-bien-hoa-dong/
Hàn Quốc cấm rải truyền đơn chống Triều Tiên
Hàn Quốc hôm 14/12 vừa có quyết định cấm rải tờ rơi tuyên truyền vào Triều Tiên, khiến các nhà hoạt động nhân quyền lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và một người đào tị nổi tiếng Triều Tiên tuyên bố sẽ không ngừng việc gửi thông điệp về quê hương.
Trong nhiều thập niên qua, những người đào tị và các nhà vận động ở Hàn Quốc thường dùng khinh khí cầu hoặc chai lọ thả trên sông để thả truyền đơn chống Triều Tiên qua khu vực biên giới được canh gác chặt chẽ. Họ cũng gửi thực phẩm, thuốc men, tiền bạc, radio mini và USB chứa tin tức và phim truyền hình Hàn Quốc.
Triều Tiên bị cô lập lâu nay đã lên án việc này và gần đây tăng cường chỉ trích, trước dấu hiệu về việc chính phủ Hàn Quốc có ý định cải thiện quan hệ trên bán đảo bị chia cắt.
Quốc hội Hàn Quốc hôm 14/12 đã bỏ phiếu để sửa đổi Đạo luật Phát triển Quan hệ Liên Triều nhằm ngăn chặn bất kỳ việc phân tán tài liệu in, hàng hóa, tiền và các mặt hàng có giá trị khác tại khu vực biên giới.
Quyết định này cũng hạn chế các chương trình phát thanh tuyên truyền trên loa, mà quân đội miền Nam từng sử dụng như một phần của chiến tranh tâm lý chống miền Bắc cho đến khi rút đi các thiết bị sau hội nghị thượng đỉnh năm 2018 giữa hai miền Triều Tiên.
Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau ba tháng và những người vi phạm phải đối mặt với ba năm tù giam hoặc 30 triệu won (27.400 USD) tiền phạt.
Sự thay đổi này đã được thông qua bất chấp nỗ lực của các nhà lập pháp đối lập nhằm ngăn chặn siêu đa số trong đảng cầm quyền của Tổng thống Moon Jae-in, người đang muốn cải thiện quan hệ xuyên biên giới.
Dự luật được đưa ra vào tháng 6, sau khi Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nói rằng Hàn Quốc nên cấm việc rải truyền đơn, nếu không sẽ đối mặt với “giai đoạn tồi tệ nhất” của mối quan hệ liên Triều.
“Họ đang cố gắng đưa lệnh của Kim Yo Jong vào luật chỉ vì một lời nói của cô ấy”, Reuters dẫn lời Tae Yong-ho, một nhà lập pháp đối lập và là cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên, nói trong một bài phát biểu dài 10 giờ. Nhà lập pháp này nói thêm rằng dự luật sẽ chỉ giúp ích cho chính phủ của ông Kim tiếp tục “nô lệ hóa” người dân của họ.
Park Sang-hak, một người đào tị mà nhóm phát tờ rơi của ông đã bị tước giấy phép hoạt động và hiện đang đối mặt với cuộc điều tra truy tố, tuyên bố ông sẽ không từ bỏ chiến dịch kéo dài 15 năm của mình.
Ông nói với Reuters: “Tôi sẽ tiếp tục gửi các tờ rơi để nói lên sự thật vì người dân Triều Tiên có quyền được biết. Tôi không sợ bị bỏ tù”.
Park và 20 nhóm nhân quyền khác ở Hàn Quốc cam kết sẽ thách thức tính hợp hiến của luật, trong khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền gọi lệnh cấm là một “chiến lược sai lầm” của Hàn Quốc nhằm lấy lòng ông Kim.
Shin Hee-seok, thành viên Nhóm Công tác Tư pháp Chuyển tiếp, nói: “Nó hình sự hoá việc gửi tiền cho các gia đình ở Triều Tiên và từ chối quyền của họ đối với thông tin bên ngoài”.
“Những nỗ lực xoa dịu như vậy chỉ có nguy cơ dẫn đến các hành động khiêu khích và đòi hỏi hơn nữa của Triều Tiên”.
Ông Chris Smith, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ và đồng chủ tịch một ủy ban nhân quyền lưỡng đảng, đưa ra tuyên bố chỉ trích việc sửa đổi là “viển vông, đáng sợ” vì tạo điều kiện bỏ tù những người chỉ đơn giản chia sẻ thông tin.
Khi được hỏi về tuyên bố của Nghị sĩ Smith, Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan xử lý các mối quan hệ với Triều Tiên, nói dự luật là một “nỗ lực tối thiểu để bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của cư dân ở các vùng biên giới”.
TT Thái Anh Văn : Đài Loan có thể trở thành nhà cung cấp vũ khí cho phương Tây
Thùy Dương
Đài Loan có khả năng trở thành một nhà cung cấp vũ khí cho các nước dân chủ phương Tây. Tổng thống Thái Anh Văn hôm nay 15/12/2020 ca ngợi khả năng thiết kế vũ khí của Đài Loan, tự tin phát biểu như trên nhân lễ hạ thủy một tàu chiến được trang bị tên lửa và có khả năng phá mìn.
Theo Reuters, sau khi trang bị chiến đấu cơ hiện đại F-16 của Mỹ và nâng cấp Không Quân Đài Loan, trọng tâm tiếp theo của tổng thống Thái Anh Văn là Hải Quân. Đài Loan đang chế tạo tàu ngầm. Hôm nay là lễ hạ thủy chiếc tầu đầu tiên trong đội tàu hộ tống tàng hình có khả năng cơ động cao.
Các tàu hộ tống lớp Đà Giang (Tuo Chiang) mới được Hải Quân Đài Loan gọi là « sát thủ tàu sân bay », do có khả năng chống hạm tên lửa và có thể mang tên lửa không đối không Thiên Kiếm (Sky Sword).
Phát biểu từ thành phố cảng Tô Áo (Suao), tổng thống Thái Anh Văn cho biết tàu mới này, cùng với tàu phá mìn, cho phép Đài Loan ngăn chặn được các cuộc tấn công và chứng minh khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Đài Bắc.
Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố : « Chúng ta có quyết tâm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất những con tàu riêng của chúng ta, cho thế giới biết khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng của chúng ta. Trong tương lai, chúng ta có thể trở thành nhà cung cấp các thiết bị và phụ tùng cho các nền dân chủ phương Tây ».
Nếu Trung Quốc ngừng cho vay, châu Phi sẽ rơi vào suy thoái tồi tệ hơn
Bình luận Đức Duy
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào việc xây dựng các cảng, đường sắt, đường cao tốc và các đập thủy điện ở châu Phi. Nhưng khủng hoảng vỡ nợ đang nhãn tiền tại Châu Phi…
Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết việc cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi nói chung dự kiến sẽ giảm bớt, khi nước này phải vật lộn với sự suy giảm kinh tế và thắt chặt cho vay.
“Tôi nghĩ rằng có sự đánh giá chung ngay cả ở Trung Quốc rằng cuộc khủng hoảng nợ năm nay đã gây hại cho Trung Quốc nhiều hơn là có lợi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc cho vay sẽ chậm lại trong trung hạn”, bà Sun cho biết.
Châu Phi ‘chìm trong bẫy nợ’ Trung Quốc
Châu Phi đã trở thành một trung tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, với việc Bắc Kinh rót 148 tỷ USD vào lục địa này từ năm 2000 đến năm 2018, theo Sáng kiến Nghiên cứu Châu Phi-Trung Quốc tại khoa nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins.
Nhưng một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Congo, Mozambique, Somalia, São Tomé và Príncipe, và Nam Sudan, đang lâm vào cảnh nợ nần, theo Ngân hàng Thế giới.
Công ty tư vấn Rhodium Group có trụ sở tại New York cho biết, ít nhất 18 quy trình của các quốc gia châu Phi đàm phán lại nợ với Trung Quốc đã diễn ra trong năm nay và 12 quốc gia vẫn đang đàm phán với Bắc Kinh về khoản vay Trung Quốc trị giá 28 tỷ USD vào cuối tháng 9/2020.
Đầu tháng này, Zambia đã trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch viêm phổi Vũ Hán – vỡ nợ với khoản hoàn trả 42,5 triệu USD – đối với một trong những Trái phiếu quốc tế có mệnh giá bằng đô-la Mỹ.
Lusaka đã yêu cầu những người nắm giữ trái phiếu trị giá 3 tỷ USD cho thời gian ân hạn 6 tháng, nhưng điều đó đã bị từ chối trong một cuộc họp vào ngày 13 tháng 11 tại Bắc Kinh, thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Bà Sun cho biết, mặc dù có sự đồng thuận là Trung Quốc sẽ cắt giảm cho vay đối với châu Phi trong bối cảnh khủng hoảng nợ, nhưng trong sáu tháng đầu năm, các hợp đồng mới ký của các nhà thầu Trung Quốc đã tăng 1/3.
Hơn nữa, bà cho biết năm tới sẽ là năm cuối cùng Trung Quốc hoàn thành các cam kết trị giá 60 tỷ USD tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi năm 2018.
Mark Bohlund, một nhà phân tích nghiên cứu tín dụng cấp cao tại công ty tư vấn REDD Intelligence, cho biết một số quốc gia con nợ đang phải vật lộn để trả các khoản vay BRI, sau khi giá dầu giảm mạnh vào cuối năm 2014.
Ông Bohlund kỳ vọng rằng phần lớn viện trợ tài chính cho châu Phi từ Trung Quốc trong tương lai sẽ là xóa nợ và một số hỗ trợ ngân sách hoặc dự án song phương để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác quan trọng trên lục địa này.
Tại Kenya, Ngân hàng Exim Trung Quốc đã yêu cầu thực hiện một nghiên cứu khả thi thương mại trước khi tài trợ cho việc xây dựng đường sắt vành đai và đường bộ để liên kết Naivasha – một thị trấn ở Thung
lũng Rift Trung tâm, với Malaba trên biên giới với Uganda. Ngân hàng đã cho vay 4,7 tỷ USD để tài trợ cho các giai đoạn xây dựng từ thành phố ven biển Mombasa đến Nairobi rồi đến Naivasha.
Lượng tiền Trung Quốc cho châu Phi vay đã giảm mạnh, nhưng nhu cầu song phương vẫn còn
Nhìn chung, lượng tiền Trung Quốc cho châu Phi vay đã giảm mạnh từ mức cao nhất năm 2016 là 29,4 tỷ USD xuống còn 8,9 tỷ USD vào năm 2018.
Ông Zhou Yuyuan, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Tây Á và Châu Phi tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho biết các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã rất thận trọng khi cho một số nước châu Phi vay.
“Như chúng ta đã biết, các khoản vay của Trung Quốc chủ yếu chảy vào các lĩnh vực tăng trưởng và sản xuất ở châu Phi. Về mặt này, trong ngắn hạn, tình hình kinh tế không chắc chắn ở châu Phi sẽ dẫn đến việc giảm cho vay từ Trung Quốc”, ông Yuyuan nói.
Ông cho biết thêm: “Ngay cả hôm nay, chúng ta vẫn nghe thấy châu Phi ủng hộ việc cho vay nhiều hơn từ Trung Quốc, rằng Trung Quốc không thể ngừng cho vay, nếu không châu Phi sẽ rơi vào suy thoái tồi tệ hơn”.
Tuy nhiên, ông cho biết một câu hỏi cần được đặt ra là: “Liệu sự phụ thuộc vào các khoản nợ nước ngoài để tăng trưởng, có thực sự là giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế hay không?”
Với những nước như Angola, Zimbabwe, và Cộng hòa Congo, tiền nợ Trung Quốc được trả bằng quyền tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
Các nước châu Phi đang thúc đẩy việc chuyển đổi hình thức sang đầu tư đối tác công tư (PPP), trong khi Bắc Kinh từ lâu chỉ thích mô hình cho vay giữa nhà nước với nhà nước. Tuy nhiên, các bên cho vay Trung Quốc đang trở nên quan tâm hơn đến các hình thức PPP.
Chuyên gia Bradley Parks (Mỹ) lại nêu ra một nhận định khác. Theo ông Parks, tình trạng dư thừa sắt, thép, xi măng, nhôm và dự trữ ngoại tệ dư thừa ở Trung Quốc là động lực chính khiến Bắc Kinh phải chuyển sang hình thức PPP.
Thời gian gần đây, được sự khuyến khích từ chính phủ, các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước bắt đầu đẩy mạnh PPP khi đầu tư vào các tuyến đường thu phí ở Mozambique và Uganda. Tại Nigeria, các ngân hàng Trung Quốc và Sinosure đang tài trợ cho một đường ống dẫn khí đốt trị giá 2,8 tỷ USD do các tập đoàn của các công ty Nigeria và Trung Quốc xây dựng.
“Các nhà chức trách ở Bắc Kinh hiểu rằng nếu các công ty này không tìm được người mua sản lượng dư thừa của họ, họ có nhiều khả năng bị vỡ nợ và đóng cửa các nhà máy của mình, do đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ có nguy cơ cao hơn rất nhiều”, ông Parks chia sẻ.
Vì vậy, Trung Quốc vẫn còn “động lực” để tiếp tục các khoản vay dành cho châu Phi.
Đức Duy
Tầm nhìn bi quan của ông Tập về toàn cầu hóa và tương lai của Trung Quốc
Bình luậnThiện Nhân – Trà Nguyễn
Tầm nhìn của Chủ tịch Tập về “lưu thông kép” là một chiến lược kinh tế bi quan tối tăm, phù hợp với một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Trở lại tháng 8 năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp một nhóm các nhà kinh tế ở Bắc Kinh.
“Trong giai đoạn sắp tới, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều sóng gió hơn”, ông Tập giải thích, sử dụng “ngôn ngữ thẳng thừng” một cách bất thường. Dù không nói rõ, ông Tập đã đề cập về cuộc chiến thương mại và công nghệ ngày càng tồi tệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng chắc chắn rằng Mỹ đang muốn kiềm chế sự trỗi dậy địa chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Nhưng phần sau đó còn thú vị hơn. Ông Tập nói: “Kể từ đầu năm nay, tôi đã nhiều lần nói rằng chúng ta phải thúc đẩy việc hình thành một mô hình phát triển mới, trong đó chu kỳ trong nước và quốc tế là trụ cột, còn các chu kỳ tuần hoàn kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau”.
Đối với người ngoài, điều này có vẻ không đáng kể, nhưng chiến lược “tuần hoàn kép” mà ông Tập vạch ra thực sự thể hiện một cách hiểu mới căn bản về toàn cầu hóa và về vị trí của Trung Quốc trong đó.
Bi quan sâu sắc
Không chỉ là một từ thông dụng, tuần hoàn kép mô tả thế giới quan bi quan sâu sắc đã bao trùm lên Bắc Kinh. Giờ đây, Bắc Kinh tin rằng Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ mà Trung Quốc cần để xây dựng “một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại” vào giữa thế kỷ này, nhằm một siêu cường giàu có để cạnh tranh với Mỹ.
Với những gì Tổng thống Trump đã làm và công bố về sự nguy hiểm của Bắc Kinh, ngay cả khi Biden bước chân vào Nhà trắng, thì ông Trump cũng đã thiết lập một chiến lược khiến Biden và chính quyền của ông ta không thể đảo ngược hoàn toàn chiến lược của Mỹ nhằm làm Bắc Kinh suy yếu.
Tư duy của Trung Quốc từ lâu đã đánh giá cao sự tự cường, bắt nguồn từ những ý tưởng được phát triển bởi cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến của đất nước, kết thúc với sự thành lập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.
Bây giờ, thuế quan của ông Trump, cũng như những chiến dịch chống lại các công ty Trung Quốc như Huawei và Tiktok, đã tạo ra những động lực cho một hình thức tự lực cánh sinh mới mà Ông Tập gọi là phát triển “nội lực”.
Nhiều chuyên gia đã ghi nhận sự đồng thuận đang thay đổi của phương Tây đối với Trung Quốc, khi các nhà lãnh đạo ở Washington từ bỏ ý tưởng rằng hiện đại hóa kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị ở Bắc Kinh.
Nhưng đã có một sự thay đổi tương tự trong cuộc đối thoại nội bộ của Trung Quốc với phương Tây. Bắt đầu với thiết bị bán dẫn nhưng có khả năng mở rộng sang tất cả các lĩnh vực khác, Trung Quốc hiện kỳ vọng nước này sẽ phải tự phát triển công nghệ. Lý thuyết mới của ông Tập hiện là trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của đất nước, bao gồm phát triển từ năm 2021 đến năm 2025 và được công bố ở dạng bản thảo vào tháng 10/2020.
Kết quả này sẽ thúc đẩy sự tách rời của Trung Quốc khỏi phương Tây, đồng thời nâng tầm quan trọng của các liên kết thương mại được thiết lập với các khu vực khác trên thế giới – chẳng hạn như thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mang dấu ấn đậm nét của ông Tập.
Nói một cách thẳng thắn hơn, trong khi thế giới đang bị phân tâm bởi kịch tính của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, thì ông Tập đã lặng lẽ công bố một chiến lược kinh tế phù hợp với một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đối với cả Trung Quốc và toàn cầu hóa, kết quả có thể rất sâu sắc.
Trung Quốc dự tính Mỹ và các đồng minh sẽ hành động mạnh mẽ hơn bao giờ hết – để từ chối cung cấp công nghệ cần thiết cho Trung Quốc
Để xem sự đồng thuận của Trung Quốc đã thay đổi đến mức nào, hãy nhớ lại nhận xét của ông Tập tại Davos năm 2017. Ở đó, ông miêu tả toàn cầu hóa không phải là một mối đe dọa, mà là một điều tất yếu.
“Nền kinh tế toàn cầu là đại dương lớn mà bạn không thể thoát khỏi”, ông gợi ý. “Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ một môi trường bên ngoài mở cửa cho sự phát triển chung”.
Trong khi ông Trump đang chống lại ý tưởng này, Trung Quốc sẽ đóng vai trò là người quản lý trật tự toàn cầu hiện có. Ông Tập lập luận rằng nó thậm chí sẽ giúp khắc phục nhiều vấn đề mà hội nhập nhanh chóng đã gây ra, từ bất bình đẳng kinh tế đến biến đổi khí hậu.
Ba năm sau nỗ lực của ông Trump nhằm phá huỷ “chủ nghĩa toàn cầu” (vốn thực chất là định hướng của nghĩa cộng sản, nơi khuyến khích con người không sở hữu, thay vào đó là chính phủ lớn, sở hữu toàn bộ, phân phối toàn bộ của cải, quyền lực…), chủ nghĩa toàn cầu vốn mang lại rất nhiều lợi ích cho Trung Quốc, đã và đang suy yếu đi. Trung Quốc đã phải lần mò hướng đi khác khi lợi ích kiếm được từ “chủ nghĩa toàn cầu” của họ bị suy yếu dưới thời Trump.
Lưu thông kép là một sự bất đắc dĩ mới trong lựa chọn của ông Tập mà thôi, nó khác hẳn với sự đắc ý và cuồng vọng của Trung Quốc dưới thời mà chủ nghĩa toàn cầu chưa bị Trump hãm phanh và bóc trần – những thất bại đáng xấu hổ đằng sau vỏ bọc đạo đức mỹ miều của nó.
Ý tưởng chia thế giới thành hai hệ thống. Đầu tiên là lưu thông bên ngoài, nghĩa là thương mại toàn cầu của Trung Quốc, nhưng cũng là cách nước này mời người nước ngoài vào nền kinh tế nội địa của mình. Đây là trọng tâm trong các phát biểu của ông Tập ở Davos và là cách tiếp cận đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong nhiều thập kỷ của đất nước ông, biến Trung Quốc thành một cường quốc xuất khẩu.
Thành phần thứ hai sau đó là lưu thông nội bộ, nghĩa là nhu cầu nội địa từ người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng cũng là chuỗi cung ứng nội địa và công nghệ “sản xuất tại Trung Quốc”.
Bộ phận này có điểm chung là “cải cách và mở cửa” – một cụm từ đã thống trị tư duy kinh tế của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Ý tưởng đó cho thấy Bắc Kinh nên cải cách nền kinh tế trong nước (hoặc nội bộ) của mình để làm cho nền kinh tế được dẫn dắt bởi thị trường nhiều hơn, đồng thời mở cửa với thế giới (bên ngoài) thông qua toàn cầu hóa, đạt được những ý tưởng, kỹ thuật sản xuất và công nghệ mới.
Tuần hoàn kép cũng lặp lại những nỗ lực lâu dài nhằm loại bỏ Trung Quốc khỏi mô hình tăng trưởng bị chi phối bởi xuất khẩu và đầu tư cơ sở hạ tầng và thay vào đó xây dựng loại hình kinh tế dựa vào tiêu dùng phổ biến ở các nước giàu.
Lực bất tòng tâm
Những nỗ lực như vậy chỉ thành công một phần. Một thập kỷ trước, khoảng 34% nền kinh tế Trung Quốc đến từ tiêu dùng nội địa, thấp hơn một nửa so với mức ở Mỹ vào thời điểm đó. Đến năm 2019, con số này chỉ đạt 39% – một tiến bộ, nhưng hầu như không ấn tượng. Khi cụm từ lưu thông kép lần đầu tiên xuất hiện vào đầu năm nay, nhiều người coi nó chỉ đơn thuần là cố gắng thêm một lần nữa hướng tới mục tiêu dài hạn này của tái cân bằng kinh tế nội bộ Trung Quốc.
“Lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ bắt đầu với chất bán dẫn nhưng có khả năng mở rộng sang tất cả các loại công nghệ khác, Trung Quốc dự tính rằng họ sẽ phải tự phát triển kinh tế”.
Tuy nhiên, chính môi trường địa chính trị đang xấu đi của Trung Quốc đánh dấu sự luân chuyển kép – như một sự phá vỡ so với quá khứ quyết định.
Li Mingjiang, một nhà khoa học chính trị Trung Quốc có trụ sở tại Singapore và là người quan sát lâu năm về nền kinh tế chính trị phức tạp của Bắc Kinh cho biết: “Trung Quốc cho rằng có khả năng rất cao về mối quan hệ thậm chí còn tồi tệ hơn với Mỹ và các nước bạn trong những năm tới. Vì vậy, họ cần phải làm gì đó về việc này”.
Không khó để hiểu tại sao. Thuế quan của ông Trump và các cuộc chiến về đậu nành tạo ra nhiều tiêu đề hơn, nhưng công nghệ tiên tiến mới thực sự quan trọng với Bắc Kinh. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu công nghệ toàn cầu trong một số lĩnh vực, từ thanh toán trực tuyến đến trí tuệ nhân tạo. Nhưng nó thua ở những lĩnh vực khác.
Bất chấp sức mạnh địa chính trị của mình, Bắc Kinh vẫn là một nền kinh tế có thu nhập trung bình vững chắc, với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người khoảng 9.700 USD – ngang bằng với Kazakhstan và bằng gần một nửa so với Hy Lạp. Tiếp cận với công nghệ tiên tiến là rất quan trọng trong việc thay đổi điều này, đặc biệt là khi nền kinh tế của nó chuyển dịch khỏi giai đoạn sản xuất hàng hóa xuất khẩu (công xưởng) đã thống trị mô hình tăng trưởng từ lâu.
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có nhiều lộ trình để có được công nghệ như vậy. Thông thường, Trung Quốc chỉ đơn giản là mua nó, như khi các công ty Trung Quốc mua tất cả mọi thứ, từ động cơ phản lực Rolls Royce đến chất bán dẫn Qualcomm. Các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô thiết lập các hoạt động tại Trung Quốc – thường là một phần của các liên doanh địa phương, với mong muốn khai thác thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã mua các tập đoàn công nghệ nước ngoài, trong khi các học giả và nhà khoa học Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác tại các trường đại học tốt nhất thế giới. Bắc Kinh cũng áp dụng các phương pháp đen tối hơn, từ ép buộc chuyển giao công nghệ đến đánh cắp tài sản trí tuệ hoàn toàn. Mặc dù luôn có rất nhiều con đường hợp pháp khác để đi.
“Ông Tập đã lặng lẽ tiết lộ một chiến lược kinh tế phù hợp với một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.
Bây giờ, nhiều tuyến đường này đang nhanh chóng đóng lại. Thay vì dùng chiêu thuế quan, “danh sách thực thể” của Mỹ mới là vũ khí mạnh mẽ nhất của họ. Trở lại năm 2016, lần đầu tiên Mỹ sử dụng quy trình này khi cáo buộc ZTE – nhà cung cấp viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc, bán các công nghệ của Mỹ cho Iran – làm tê liệt công ty Trung Quốc trong quá trình này.
Sau đó, chính quyền Trump đã leo thang cách tiếp cận này, cấm các doanh nghiệp Mỹ giao dịch với hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc, từ các công ty khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước đến các nhà cung cấp trí tuệ nhân tạo có liên kết với khu vực Tân Cương và cộng đồng thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Các biện pháp gần đây hơn được công bố vào tháng 8 này cũng ảnh hưởng đến các nhà cung cấp nước ngoài, chẳng hạn như ngăn các nhà khai thác chất bán dẫn ở Đài Loan bán cho các đơn vị Trung Quốc. Huawei đã là một trong những nạn nhân nổi tiếng. Các chuyên gia hàng đầu đặt câu hỏi rằng liệu nhà vô địch công nghệ liên kết với nhà nước của Trung Quốc này có thể tồn tại hay không.
Tuy nhiên, những gì bắt đầu với thiết bị bán dẫn khó có thể dừng ở đó, do đó, dẫn đến sự bi quan cơ bản của tuần hoàn kép. Dưới thời Trump, Mỹ đã công khai một loạt các biện pháp hạn chế tiếp cận công
nghệ của Trung Quốc, từ Đạo luật cải cách kiểm soát xuất khẩu năm 2018 đến các biện pháp có mục tiêu hơn trong các lĩnh vực như phần mềm hình ảnh không gian địa lý.
Các đồng minh ở châu Âu đang được khuyến khích làm theo. Nhiều chính phủ phương Tây cũng đã hành động để ngăn Trung Quốc mua lại hoàn toàn các công ty công nghệ tiên tiến, đồng thời hạn chế hợp tác học thuật với các đối tác Trung Quốc.
Trận chiến gần đây đối với TikTok cho thấy Mỹ đã nhanh chóng tăng cường mức độ về những gì được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia – một danh mục hiện không chỉ bao gồm mạng viễn thông 5G do Huawei cung cấp, mà còn cả mạng xã hội dành cho thanh thiếu niên và nền tảng phương tiện truyền thông.
Ở những nơi khác, các chiến lược gia Hoa Kỳ đặc biệt bất bình trước học thuyết “hợp nhất quân sự-dân sự” của Trung Quốc – với các công nghệ mà khu vực tư nhân của Trung Quốc mua lại phải được chia sẻ với lực lượng vũ trang của quân đội Trung Quốc.
Vấn đề là, khi bạn nhìn đủ kỹ, hầu hết mọi thứ đều có thể được coi là “công nghệ lưỡng dụng”, từ thiết bị hạt nhân và pin năng lượng tái tạo đến máy bay dân dụng, máy bay không người lái và xe tự hành.
“Các kế hoạch của ông Tập rõ ràng đặt trọng tâm nhiều hơn vào sản xuất trong nước và sự kiểm soát của nhà nước”.
Sau đó, vẫn có những kịch bản ảm đạm hơn. “Trung Quốc đang chuẩn bị kế hoạch B, lúc đầu là những gì sẽ xảy ra khi các chuỗi cung ứng quốc tế ngừng hoạt động”, một học giả Trung Quốc (giấu tên) cho biết.
“Trung Quốc hiện cho rằng khả năng tiếp cận công nghệ của họ sẽ bị thu hẹp bất kể ông Tập có hành động gì”, ông tiếp tục. Nhưng sau đó, câu hỏi đáng báo động hơn là Trung Quốc có thể thực sự tiếp tục những hành động gây rối nào.
“Phần lớn là về sự chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra trên eo biển Đài Loan”, vị học giả nói.
Về mặt chính thức, Trung Quốc đặt mục tiêu thống nhất với Đài Loan vào năm 2049. Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Tập có kế hoạch theo đuổi mục tiêu quốc gia lâu dài – để có thể củng cố di sản của ông với tư cách là một nhà lãnh đạo quốc gia thực sự vĩ đại. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào cho việc thống nhất – sử dụng đến các phương tiện quân sự, ngay cả trong các kịch bản không có chiến tranh – cũng sẽ có rủi ro cao. Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt toàn cầu – thêm một lý do cho sự phát triển cấp thiết của công nghệ trong nước.
Nói dễ hơn làm
Việc phát triển công nghệ trong nước nói dễ hơn làm. Trước đây, Trung Quốc đã thúc đẩy các kế hoạch tương tự, bao gồm kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” gần đây – nhằm phát triển các năng lực hàng đầu thế giới trong gần một chục lĩnh vực, từ tàu biển đến thiết bị điện và vật liệu công nghiệp tiên tiến.
Các quan chức Trung Quốc đã dành nhiều thập kỷ để đổ tiền vào chất bán dẫn nói riêng, chỉ để thấy rằng sản phẩm của họ vẫn còn tụt hậu so với Mỹ và Đài Loan. Nhưng chỉ “đổ tiền” thì không hiệu quả.
“Chúng ta cần nhận ra rằng [công nghệ] mới không giống như những con đường và cây cầu có thể được hoàn thành với rất nhiều kinh phí”, như một quan chức cấp cao của Trung Quốc gần đây đã nói. “Rất nhiều dự án do chính phủ tài trợ có thể sẽ chẳng đi đến đâu… Chúng ta cần các lực lượng thị trường để quyết định đầu tư bao nhiêu và vào đâu”
.“Sự tách biệt dần này giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ có ý nghĩa hơn nhiều so với sự chia rẽ trong Chiến tranh Lạnh”.
Cho đến nay, khó có thể biết được tuần hoàn kép sẽ hoạt động như thế nào trong thực tế. Điều tương tự cũng đúng với kế hoạch cơ sở hạ tầng BRI của ông Tập vào năm 2013, dần dần chuyển từ một khẩu hiệu mơ hồ thành một kế hoạch khổng lồ trên toàn cầu với các khoản đầu tư lên tới hàng trăm tỷ USD.
Thông tin chi tiết của tuần hoàn kép sẽ mất thời gian để xác thực, bắt đầu khi toàn bộ chi tiết về kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc xuất hiện vào đầu năm 2021. Nhưng Bắc Kinh có rất nhiều biện pháp để xử lý, từ các chính sách công nghiệp thu hút tiền mặt vào các công nghệ cụ thể đến đầu tư vào nghiên cứu khoa học cơ bản. Các cải cách khác sẽ nhằm mục đích giúp huy động vốn dễ dàng hơn hoặc giúp các doanh nhân bắt đầu kinh doanh công nghệ,
Liệu điều này có hiệu quả không? Một số yếu tố trong cách tiếp cận của ông Tập trông giống với mô hình kinh tế cũ gọi là “thay thế nhập khẩu”. Lý thuyết gây mất uy tín này đã khiến nhiều nền kinh tế mới nổi chặn nhập khẩu hàng hóa nước ngoài với nỗ lực buộc người tiêu dùng phải mua các sản phẩm sản xuất trong nước, từ ô tô đến các bộ phận máy móc. Trong khi điều này không thể thúc đẩy sự phát triển ở các nước nhỏ hơn như Sri Lanka và Tanzania, nó có thể hoạt động tốt hơn ở một nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc, với 1,4 tỷ người tiêu dùng, quy mô kinh tế rõ ràng và truyền thống đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển.
Một câu hỏi nữa là chính xác thì Trung Quốc sẽ bi quan như thế nào. Bắc Kinh có thể áp dụng cách tiếp cận “chờ và xem”, chuyển sang phát triển các lựa chọn kinh tế địa phương – chỉ khi nó thực sự bị cắt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc phát triển các công nghệ mới trong nước có thể mất hàng thập kỷ, trong khi nỗi nhục nhã khi chứng kiến các công ty như ZTE và Huawei phải vấp ngã bởi các lệnh trừng phạt, đã khiến các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh khó chịu. Vì thế, họ có thể bắt đầu phát triển các giải pháp thay thế ngay bây giờ – một bước đi có khả năng đi kèm với chi phí ngắn hạn đáng kể.
“Lưu thông kép vẫn là một chiến lược rủi ro cao đối với Trung Quốc, đặc biệt là với viễn cảnh nó mang lại tăng trưởng thấp hơn trong dài hạn”.
Giới lãnh đạo Trung Quốc rất khó chối bỏ rằng lưu thông kép trên thực tế đang đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào thế cô lập. Ông Tập nhấn mạnh quan điểm này trong một bài phát biểu khác gần đây – đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến – khu vực được ra mắt vào năm 1980 và được coi là điểm khởi đầu cho cuộc hành quân dài hạn của Trung Quốc trở lại nền kinh tế toàn cầu.
Ông lập luận rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm đầu tư nước ngoài: “Hình thức phát triển mới không phải là lưu thông nội địa khép kín, mà là luân chuyển kép trong nước và quốc tế mở”. Một số công ty nước ngoài thậm chí có thể thấy dễ dàng hơn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc trong tương lai, mặc dù chỉ trong một số lĩnh vực như dịch vụ tài chính và hàng tiêu dùng. Nhưng các kế hoạch của ông Tập rõ ràng tập trung nhiều hơn vào cả sản xuất trong nước và sự kiểm soát của nhà nước.
Sự thay đổi này sẽ được chú ý đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cốt lõi của Trung Quốc, một thực tế cũng giúp giải thích một trong những giai đoạn hấp dẫn nhất trong lịch sử kinh tế Trung Quốc gần đây: sự hủy bỏ vào phút cuối (vào tháng 10/2020) của việc phát hành cổ phần quốc tế từ công ty Ant Group.
Công ty liên kết của Alibaba được thiết lập để có đợt phát hành lần đầu ra công chúng lớn nhất thế giới, có khả năng huy động tới 37 tỷ USD, cho đến khi các nhà quản lý Trung Quốc tuyên bố gã khổng lồ này đã không tuân thủ các thay đổi quy định được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc vi phạm khi bán các sản phẩm tài chính. Nguyên nhân có lẽ tập trung vào Jack Ma và bài phát biểu gần đây của ông chỉ trích các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.
Nhưng sự sa sút của Ant cho thấy sự thúc đẩy rộng rãi hơn của nhà nước Trung Quốc nhằm kiểm soát các doanh nghiệp công nghệ tư nhân đang thống trị không gian internet tiêu dùng của họ, bao gồm cả Alibaba và Tencent.
“Động lực đổi mới trong nước của Trung Quốc có thể thành công, có khả năng khiến các quốc gia phương Tây không thể tiếp cận các công nghệ tự phát triển trong nước có giá trị của Trung Quốc”.
Dù lý do của nó là gì, nhiều tác động kinh tế của tuần hoàn kép sẽ có hại. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ thấp hơn, khiến ông Tập phải đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2035. Mức độ đổi mới và năng suất cũng có thể trì trệ, do quỹ chính phủ được chuyển vào các dự án đầu tư “hổ giấy” lãng phí. Cũng có thể có những ảnh hưởng đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sự tách biệt dần dần về kinh tế giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ có ý nghĩa hơn so với sự chia rẽ của Chiến tranh Lạnh ban đầu, do thương mại trước đây giữa Hoa Kỳ và Liên Xô còn rất ít.
Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ rút lui đồng loạt khỏi toàn cầu hóa. Quan trọng là, lưu thông kép thực sự khiến Trung Quốc xây dựng mối quan hệ sâu sắc với những nền kinh tế tiên tiến vẫn muốn kinh doanh với họ, bao gồm cả những nền kinh tế đang ở ngưỡng cửa ở châu Á như Singapore và Hàn Quốc. Nó cũng khiến Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tập trung các nỗ lực kinh tế vào các quốc gia đối tác BRI trên khắp Đông Nam và Trung Á cũng như ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Cách tiếp cận như vậy cũng sẽ phù hợp với tham vọng dài hạn của Trung Quốc đối với BRI – vốn luôn nhắm đến mục tiêu cao hơn. Không chỉ đơn giản là rải rác trên toàn cầu với các cảng, đường sắt và nhà máy điện mới, thay vào đó, ý định của Trung Quốc là từng bước Trung Quốc hóa kinh tế các khu vực, theo đó các hệ thống thương mại và công nghệ toàn cầu thay vì tập trung vào công nghiệp phương tây sẽ chuyển hướng sang Trung Quốc.
“Một Trung Quốc với ít lợi ích trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu có thể trở thành một tác nhân toàn cầu gây rối loạn hơn – với Đài Loan là ví dụ tiềm năng rõ ràng và đáng báo động nhất”.
Trong tất cả những điều này, lưu thông kép vẫn là một chiến lược rủi ro cao đối với Trung Quốc, đặc biệt trước viễn cảnh nó mang lại là tăng trưởng thấp hơn làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã đưa ra phần lớn sự lựa chọn chính sách này.
Dưới thời ông Tập, nền chính trị của Trung Quốc đã trở nên độc tài hơn, nền kinh tế cứng nhắc hơn và chính sách đối ngoại của nước này trở nên đe dọa hơn, đối với cả các nước láng giềng ở châu Á và phương Tây. Động lực tiếp thu công nghệ mới của họ trong những thập kỷ gần đây đã bị hủy hoại bởi hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, cũng như vô số lời hứa bị phá vỡ – nhằm tự do hóa mô hình kinh tế do nhà nước thống trị.
Tuy nhiên, lưu thông kép cũng đi kèm với những tình huống khó xử không kém đối với phương Tây. Nếu Mỹ mong muốn duy trì một hệ thống toàn cầu, cởi mở, dựa trên luật lệ trong tương lai, thì Mỹ phải cân nhắc cẩn thận những rủi ro đến từ việc thúc đẩy Trung Quốc rời bỏ mô hình đó một cách dứt khoát hơn. Điều này để lại những câu hỏi khó xử cho Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sau.
Sự luân chuyển kép cuối cùng cho thấy rằng nhiệm kỳ của ông Trump đã có nhiều ảnh hưởng hơn những gì các nhà phê bình của ông muốn thừa nhận. Ông đang vật lộn với cuộc bầu cử gần đây của Mỹ, nhưng các chính sách quyết đoán và mạnh mẽ của ông đã thành công trong việc thuyết phục giới tinh hoa Trung Quốc rằng Mỹ hiện không lùi bước trong việc ngăn chặn sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ từ năm 2021 phải cân nhắc xem mình nên tiếp tục chiến lược này như thế nào trước một Trung Quốc đang điều chỉnh mục tiêu và tầm nhìn.
Thiện Nhân – Trà Nguyễn
Trung Quốc mở lớp tẩy não cho các đảng chính trị nước ngoài, thúc đẩy ‘mô hình ĐCS Trung Quốc’
Bình luậnĐông Phương
Một bài báo gần đây của The Economist đã chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tích cực thúc đẩy ‘mô hình ĐCSTQ’ trong những năm gần đây, ngoài việc cung cấp các khoản hỗ trợ, nó còn tổ chức các khóa đào tạo để tẩy não các đảng phái chính trị ở các nước thế giới thứ ba. Tuy nhiên, các học giả phân tích rằng ‘mô hình ĐCSTQ’ sẽ không được công nhận rộng rãi, vì cái giá phải trả là quá cao.
Mặc dù Trung Quốc vẫn còn 600 triệu dân với thu nhập bình quân đầu người dưới 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu VNĐ), vẫn còn một lượng lớn người nghèo mà đối với họ việc ăn uống và đi khám bệnh vẫn còn là một vấn đề nan giải, nhưng ĐCSTQ vẫn tuyên bố rằng đã “xóa đói giảm nghèo toàn diện”, “832 huyện nghèo đã thoát nghèo”, thậm chí còn tổ chức hội thảo lý luận quốc tế về “Xóa đói nghèo và trách nhiệm của các đảng chính trị” để công bố “thành tựu”.
Tại hội thảo được tổ chức vào ngày 12/10 này, ĐCSTQ đã chia sẻ “kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo” của mình với hơn 30 đại diện ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc và các vị khách đến từ hơn 100 quốc gia, chủ yếu từ các nước thế giới thứ ba, bao gồm Namibia, Zimbabwe, Trung Phi, Malawi, Suriname, Moldova, Rwanda, Gabon, Cuba, v.v.
Ngày 13/10, Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cũng đã tổ chức cho gần 30 đặc phái viên các nước tại Trung Quốc đến thăm thành phố Ninh Đức và đi khảo sát ngôi làng được mệnh danh là “Làng xóa đói giảm nghèo đầu tiên của Trung Quốc” – làng Xích Khê (Chixi) thuộc thị trấn Bàn Khê (Panxi), thành phố Phúc Đỉnh (Fuding), tỉnh Phúc Kiến, sau đó tổ chức buổi chia sẻ với chủ đề “Câu chuyện Ninh Đức”.
Tại hội thảo, đại diện của các quốc gia này đã vô cùng “tán đồng” các cách làm của ĐCSTQ. Tổng thư ký đảng cầm quyền Kenya – ông Raphael Tuju nói rằng đảng của ông nên “noi theo ĐCSTQ”. Đại sứ Rwanda tại Trung Quốc tuyên bố rằng ông sẽ học hỏi ĐCSTQ cách để đạt được những “thành công” này. Ông Eric Dodo Bounguendza, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Gabon, nói rằng kinh nghiệm của ĐCSTQ đáng để họ “học hỏi”. Đại sứ Namibia tại Trung Quốc Elia Kaiyamo tuyên bố rằng ông sẽ học hỏi từ ĐCSTQ.
Bài báo của The Economist chỉ ra rằng, dù là trên mặt trận chiến đấu với dịch bệnh hay xóa đói giảm nghèo, ĐCSTQ vẫn không ngừng “báo tin thắng trận” và tuyên truyền một cách trắng trợn ở nước ngoài, nhằm phô trương về sự “thành công” của mô hình ĐCSTQ. Còn Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương do ĐCSTQ kiểm soát thì chịu trách nhiệm tuyên truyền ‘mô hình ĐCSTQ’, bao gồm việc sắp xếp các khóa đào tạo cho các đảng chính trị nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong những tháng gần đây, quan chức đảng cầm quyền ở các nước như Zimbabwe, Angola, Congo, Ghana, Panama và Venezuela đã tới tham gia các khóa học liên quan.
Ông Tống Đào (Song Tao), Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo đảng chính trị của 36 quốc gia châu Phi Hạ Sahara vào tháng Mười Một. Ông Tống tuyên bố rằng những thành tựu phát triển của ĐCSTQ đã chứng minh “kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế và xã hội quốc gia” là có tầm nhìn xa trông rộng như thế nào.
Theo Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ngày 10/11, ông Tống Đào đã tham dự lễ khai mạc “Lớp nghiên cứu và thảo luận về Mạng lưới Cán bộ Cao cấp” do ĐCSTQ và đảng cầm quyền Zimbabwe tổ chức. Trọng điểm là tuyên truyền “Tinh thần của Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa 19” về “phòng chống dịch bệnh để thúc đẩy công tác phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng đảng”.
Còn đối với các nước dân chủ, như Ghana, Kenya và Nam Phi, Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ lại tài trợ cho các thành viên đảng cầm quyền của họ sang Trung Quốc để học tập về xây dựng đảng và quản lý đất nước.
Các học giả Christine Hackenesch và Julia Bader, người chuyên viết bài cho International Studies Quarterly (một tạp chí được bình duyệt), phát hiện ra rằng từ năm 2012 đến 2017, các cuộc họp cấp cao giữa ĐCSTQ và các đảng nước ngoài đã tăng 50%, lên hơn 230 cuộc mỗi năm.
Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ tuyên bố đã thiết lập liên hệ với hơn 600 tổ chức chính trị ở hơn 160 quốc gia. Ông Martin Hala, một chuyên gia của viện nghiên cứu “Phân tích Trung Quốc” (Sinopsis) của Cộng hòa Séc, đã mô tả hành vi của ĐCSTQ là đang tổ chức ra một “Quốc tế thứ ba mới”. Ngay từ năm 2017, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng mô hình phát triển của ĐCSTQ cung cấp “sự lựa chọn mới” cho các quốc gia khác.
Không rõ thành viên của các đảng chính trị nước ngoài này đã thu được những gì từ các khóa đào tạo của ĐCSTQ. Nhưng có thể nói các khóa học này có khả năng chỉ là một phương tiện phát triển sự nghiệp, hoặc là cách để xu nịnh ông Tập Cận Bình vì dù sao thì ở nhiều nước đang phát triển, ĐCSTQ cũng là một nguồn cho vay và đầu tư rất lớn.
Về “xóa đói giảm nghèo toàn diện”, học giả kinh tế Trung Quốc Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) cho biết khi trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, tuyên truyền của các kênh truyền thông chính thức đã khiến nhiều người Trung Quốc và người nước ngoài có nhận thức sai về các vấn đề này, bởi vì nếu căn cứ theo mức thu nhập 2 USD mỗi ngày mà Liên Hợp Quốc hay Ngân hàng Thế giới đưa ra, thì Trung Quốc phải có hàng trăm triệu người nghèo, thậm chí là còn nhiều hơn nữa nếu tính theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Ông Hồ nói rằng mức nghèo ở Trung Quốc không thể so sánh với mức nghèo ở Mỹ; có người nói rằng Hoa Kỳ còn có hơn 40 triệu người nghèo, có lẽ những người nói như vậy không biết về tiêu chuẩn của Mỹ, tiêu chuẩn nghèo của Mỹ cao hơn ở Trung Quốc những 20 lần, không phải cao hơn 2 lần, mà là 20 lần.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Apple Daily của Hong Kong, học giả chính trị Ngô Cường (Wu Qiang) nói rằng, mô hình “kiểm soát dịch bệnh” của ĐCSTQ rất khó để áp dụng rộng rãi và lâu dài, bởi vì cái giả phải trả là quá lớn, động một cái là phong tỏa đóng cửa.
Hậu quả của việc phong tỏa là hiện nay nền kinh tế Trung Quốc khó có thể cứu vãn, các công ty nước ngoài đã ồ ạt chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác, đời sống của người dân Trung Quốc khó khăn trùng trùng.
Vào tháng Năm năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói rõ khi trả lời câu hỏi của các phóng viên tại hai phiên họp của ĐCSTQ rằng, 600 triệu người ở Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ một tháng. Và để đạt được yêu cầu “triệt để thoát nghèo” trong năm 2020 của chính phủ, cũng như là tránh bị quy trách nhiệm, chính quyền các cấp đã thi nhau diễn kịch và làm giả số liệu.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Các vụ vỡ nợ trái phiếu DNNN Trung Quốc lộ ra sự bất lực của chính quyền trước khối nợ địa phương quá lớn
Bình luậnDB
Rủi ro liên quan đến việc vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một tảng băng chìm. Một khi DNNN vỡ nợ sẽ khiến thị trường đảo lộn…
Các vụ vỡ nợ của Brilliance Auto và Yongcheng đã gây ra một đợt bán tháo trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc, khiến các nhà đầu tư trên thị trường này thiệt hại tới 60 tỷ nhân dân tệ (9,15 tỷ USD), theo ước tính của một nhà môi giới.
“Đây có thể là một cuộc khủng hoảng tín dụng lịch sử”, một nhà đầu tư chứng khoán nợ nói với Caixin, đề cập đến một loạt các vụ vỡ nợ trái phiếu gần đây của các DNNN Trung Quốc.
Người chia sẻ với Caixin là nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường trái phiếu, ông nắm giữ trái phiếu xếp hạng tốt nhất AAA của hai DNNN Trung Quốc, cả hai đều vỡ nợ trong cuộc khủng hoảng nợ của Trung Quốc hiện nay: Brilliance Auto Group Holdings Co. – một nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Thẩm Dương có liên kết với BMW AG và Yongcheng Coal; và Power Holding Group Co. – một công ty khai thác than lớn ở tỉnh Hà Nam.
Ông đã phải lê bước giữa Thẩm Dương ở phía đông bắc và Trịnh Châu ở miền trung Trung Quốc để cố gắng đòi nợ. Cả hai công ty phát hành trái phiếu đều là các công ty tạo ra lợi nhuận được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương, vì vậy việc vỡ nợ của các DNNN đã khiến các nhà đầu tư mất cảnh giác và gây ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các công ty phát hành nợ khác và các phương tiện vay nợ khác của chính quyền địa phương.
Những trái chủ như vậy đã mong đợi các gói cứu trợ của chính phủ để giảm rủi ro vỡ nợ cho họ. Nhưng trong bối cảnh thay đổi chính sách quốc gia, rủi ro chuyển sang nhà đầu tư [lờ đi “cam kết” hậu thuẫn của chính quyền], các chính quyền địa phương đã không mấy phản ứng. Hiện các chính quyền địa phương Trung Quốc đang bị chỉ trích vì cho phép các DNNN vỡ nợ và trốn tránh trách nhiệm của chính họ đối với các khoản nợ do các doanh nghiệp được chính phủ [chính quyền địa phương] hậu thuẫn.
Một người tham gia thị trường trái phiếu cho biết: “Việc các DNNN vỡ nợ không phải là một điều quá khủng khiếp. “Điều chúng tôi lo sợ là chính phủ cho phép các DNNN trốn trả các khoản nợ dưới danh nghĩa thị trường vỡ nợ”.
Giờ đây, thách thức lớn nhất đối với Chính phủ là làm thế nào để thúc đẩy tái cơ cấu thị trường hóa các DNNN, trong khi tránh sự sụp đổ tín dụng trong nước – có thể gây ra hiệu ứng domino và ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế.
Thị trường trái phiếu Trung Quốc hỗn loạn
Kể từ khi Trung Quốc phát động một chiến dịch xóa nợ lớn vào năm 2015 để hạn chế việc chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp vay quá nhiều, các công ty tư nhân đã phải chịu những khoản rủi ro tín dụng tương đối. Điều đó có nghĩa là ngay cả một làn sóng lớn các vụ vỡ nợ của các công ty tư nhân sẽ không làm xáo trộn thị trường. Nhưng rủi ro liên quan đến việc vay nợ của các DNNN là một tảng băng chìm, một người tham gia thị trường trái phiếu cấp cao cho biết.
Ông nói: “Một khi các DNNN vỡ nợ, nó sẽ khiến thị trường đảo lộn”.
Theo ước tính của một nhà đầu tư môi giới, việc bán tháo trái phiếu doanh nghiệp do Brilliance Auto và Yongcheng vỡ nợ đã gây thiệt hại 60 tỷ nhân dân tệ (9,15 tỷ USD) cho các nhà đầu tư trái phiếu. Nhiều công ty năng lượng đã hủy bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch phát hành trái phiếu trong hai tuần qua. Một doanh nghiệp khai thác than ở Sơn Tây đã phải trả lãi suất 5%/năm cho một trái phiếu siêu ngắn hạn phát hành ngày 18 tháng 11; cao hơn 1,1 điểm phần trăm so với trái phiếu trước đó của cùng một công ty phát hành.
Theo tính toán của công ty chứng khoán Huatai, khi tỷ lệ vỡ nợ đối với các công ty tư nhân Trung Quốc tăng mạnh lên 5,34% vào năm 2018 từ 1,83% vào năm 2017, thì tỷ lệ vỡ nợ của các DNNN chỉ còn 0,02%. Xu hướng vỡ nợ năm 2019 và 2020 còn lớn so với 2018.
Một nhà quản lý quỹ cho biết: “Việc xóa nợ giống như một cơn bão đã trút xuống tất cả mọi người. Làm thế nào chỉ các doanh nghiệp tư nhân hứng ‘nước’ trong khi các DNNN lại có thể thoát?”
Tốc độ vỡ nợ của DNNN tăng đáng kể vào năm 2020, với 10 công ty phát hành thuộc sở hữu nhà nước vỡ nợ tổng cộng 54 tỷ nhân dân tệ trái phiếu, tương đương 42% tổng số nợ đã vỡ. Trong 5 năm qua, 25 DNNN đã vỡ nợ với tổng số 156,8 tỷ nhân dân tệ trái phiếu, tương đương 1/3 tổng số nợ mất khả năng thanh toán.
Một số cơ quan quản lý cho rằng tất cả các bên đều phải chịu trách nhiệm về các vụ vỡ nợ của DNNN.
“Khi các chủ nợ cho vay nhiều tiền như vậy, họ đã thực hiện việc kiểm soát rủi ro của mình đúng cách chưa?” một nhà quản lý cấp cao hỏi.
Chính quyền địa phương nên đóng vai trò chủ động trong việc thoái vốn thị trường hóa của các DNNN vi phạm pháp luật, những chuyên gia trong ngành cho biết. Trước tiên, cần phải làm rõ và quy trách nhiệm cho các cá nhân về gian lận tài chính, phát hành trái phiếu cấu trúc, sử dụng vốn bất hợp pháp và
chuyển nhượng tài sản, các chuyên gia cho biết. Thứ hai, cơ cấu lại nợ cần được thực hiện dựa trên các nguyên tắc thị trường hóa và hợp pháp hóa, nhằm giành được lòng tin của thị trường.
Về việc ai phải chịu trách nhiệm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang đã chỉ ra trong một bài báo đăng ngày 17 tháng 11 rằng các nhà đầu tư nên chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi Trung Quốc thay đổi chính sách để phá vỡ cam kết lâu năm về “những thanh toán chắc chắn” trên thị trường trái phiếu, nơi mà “một tỷ lệ đáng kể rủi ro đang tập trung rõ rệt ở các ngân hàng – cuối cùng sẽ do chính phủ gánh chịu.”
Yongcheng thất thủ như thế nào?
Yongcheng Coal không thể trả nợ trái phiếu siêu ngắn hạn trị giá 1 tỷ nhân dân tệ (151 triệu USD) đến hạn vào ngày 10 tháng 11 mà không có cảnh báo trước. Công ty này thuộc sở hữu của tỉnh Hà Nam đã giành được xếp hạng tín nhiệm cao nhất từ một nhà đánh giá tín dụng trong nước chỉ vào tháng trước.
Họ đã bán 1 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kỳ hạn vào tháng trước và hoàn trả 1 tỷ nhân dân tệ khác 10 ngày trước đó. Báo cáo tài chính của công ty cho thấy họ có hơn 32,8 tỷ nhân dân tệ tiền và các khoản tương đương tiền tính đến cuối tháng 9. Với giá than tăng trong nửa cuối năm 2020, công ty dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền ròng hơn 1 tỷ nhân dân tệ từ hoạt động kinh doanh vào tháng 10, theo China Credit Rating Co. Ltd.
Tại sao một công ty có khả năng thanh khoản ngắn hạn dồi dào đột nhiên không có tiền để trả nợ trái phiếu? Nguyên nhân có thể nằm ở công ty mẹ của nó, Công ty TNHH Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất và Năng lượng Hà Nam (Henan Energy), công ty nhà nước lớn nhất tỉnh tính theo quy mô tài sản.
Henan Energy thường xuyên chuyển tiền từ các tài khoản của Yongcheng, và công ty mẹ sẽ quyết định cách thức đơn vị sử dụng tiền mặt và liệu nó có thể trả nợ trái phiếu hay không, theo một người thân cận với Yongcheng.
Trong những năm gần đây, Henan Energy đã mở rộng hoạt động kinh doanh từ than và hóa chất sang các lĩnh vực như thương mại, hậu cần và tài chính, với 34 công ty con. Hầu hết họ đều thua lỗ, ngoại trừ việc kinh doanh than. Năm 2019, công ty mẹ công bố lợi nhuận ròng 38,8 triệu nhân dân tệ, nhưng Yongcheng đã tạo ra 995 triệu nhân dân tệ lợi nhuận ròng, nhiều hơn so với khoản lỗ từ các hoạt động kinh doanh khác của Henan Energy.
Công ty mẹ này đã trì hoãn việc trả lương cho nhân viên tới 5 tháng kể từ nửa cuối năm 2018. Một số lãnh đạo của cả công ty mẹ và Yongcheng đã bị kết án tù hoặc bị điều tra về tội tham nhũng.
Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước (SASAC) của tỉnh Hà Nam và chính quyền tỉnh đã phát hiện ra một cuộc khủng hoảng nợ ít nhất một tháng trước khi vỡ nợ. Vào ngày 5 tháng 10, một tài liệu được gọi là ‘tiêu đề đỏ’ được lưu hành trên mạng nói rằng chính phủ Hà Nam đã bơm 7 tỷ nhân dân tệ vào Henan Energy để bổ sung thanh khoản.
Nhưng một người thân cận với chính quyền Hà Nam nói với Caixin rằng mặc dù tài liệu được ban hành dưới danh nghĩa SASAC của tỉnh, nó không có con dấu chính thức của ủy ban và nó không đại diện cho quan điểm của chính quyền tỉnh. Người này cho biết quỹ của chính phủ được dùng để trả lương.
Vào ngày 13 tháng 11, Yongcheng đã trả 32,4 triệu nhân dân tệ tiền lãi quá hạn cho trái phiếu bị vỡ nợ, mà không nói rõ kế hoạch trả nợ gốc 1 tỷ nhân dân tệ như thế nào và khi nào. Yongcheng và công ty mẹ của nó có tổng cộng 26,5 tỷ nhân dân tệ trái phiếu có các điều khoản bảo vệ chéo với thời gian ân hạn là 10 ngày làm việc, có nghĩa là nếu Yongcheng không thể trả nợ gốc vào ngày 24 tháng 11, khoản vỡ nợ sẽ kích hoạt 11,5 tỷ nhân dân tệ trái phiếu của công ty mẹ.
Chính phủ không thể làm gì
Quan điểm của chính phủ là Henan Energy đang đi xuống và chính phủ không thể làm gì được, một người thân cận với chính quyền Hà Nam nói với Caixin.
“Ngay cả khi khoản tiền gốc 1 tỷ nhân dân tệ được hoàn trả, vẫn có một khoản trái phiếu trị giá 1 tỷ nhân dân tệ khác đến hạn vào tuần tới”, người này nói. “Không có sự chấm dứt cho một gói cứu trợ.”
Yongcheng có thêm 12 tỷ nhân dân tệ trái phiếu và công ty mẹ của nó có 22,9 tỷ nhân dân tệ trái phiếu dự kiến đáo hạn vào cuối năm.
Ngay trước khi vỡ nợ, Yongcheng đã chuyển một số cổ phần tại một ngân hàng thương mại địa phương niêm yết ở Hong Kong cho hai công ty quốc doanh khác ở Hà Nam. Trong khi đó, Yongcheng nhận một số tài sản từ các công ty khai thác than khác.
Dựa trên giá trị sổ sách, việc tổ chức lại có thể có ý nghĩa vì tài sản mua vào có giá trị cao hơn tài sản bán đi. Nhưng tính theo khả năng thanh khoản của tài sản thì đây là phương án tồi. Cổ phần của Zhongyuan Bank Co. Ltd. được coi là tài sản thanh khoản cao vì ngân hàng này được niêm yết ở Hong Kong, trong khi tài sản khai thác than mà Yongcheng nhận được không dễ dàng chuyển đổi thành tiền
mặt. Một số chủ nợ cáo buộc rằng Yongcheng đã cố gắng chuyển các tài sản chất lượng cao ra khỏi công ty.
Brilliance chuyển nhượng tài sản
Các giao dịch tương tự đã diễn ra với những trường hợp vỡ nợ khác. Vào tháng 6 và tháng 9, Brilliance Auto thuộc sở hữu của SASAC tỉnh Liêu Ninh đã chuyển một số cổ phần trong cổ đông kiểm soát và một công ty con thành hai đơn vị mới thành lập. Hai tuần sau khi Brilliance không trả được 1 tỷ nhân dân tệ tiền gốc và 53 triệu nhân dân tệ tiền lãi cho một trái phiếu đến hạn vào ngày 23 tháng 10, một trong những đơn vị mới đã cam kết toàn bộ số cổ phần vừa nhận được từ Brilliance làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.
Một số chủ nợ đang kiện Brilliance Auto để thu hồi việc chuyển nhượng tài sản. Chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng DBS (Trung Quốc) đã đệ đơn ra trọng tài, tìm cách phong tỏa các tài sản có liên quan của hãng xe này. DBS là công ty con của tập đoàn ngân hàng khổng lồ DBS Bank Ltd. của Singapore, có khoản vay 779 triệu nhân dân tệ cho Brilliance đã quá hạn từ tháng 9.
Các luật sư tại Văn phòng Luật sư Links cho biết, khi SASAC chấp thuận bất kỳ việc chuyển nhượng tài sản nào của các DNNN mà không thanh toán bằng tiền mặt, SASAC sẽ chỉ xem xét việc chuyển giao đó có làm thất thoát tài sản nhà nước hay không, mà không xem xét liệu nó có gây tổn hại đến lợi ích của các chủ nợ hay không.
Làn sóng vỡ nợ cũng làm sáng tỏ những vi phạm đáng nghi ngờ của các công ty phát hành trái phiếu. Ví dụ, Yongcheng đã tham gia vào phát hành trái phiếu cấu trúc – một phương thức gây quỹ mờ ám – trong đó một công ty mua một phần dịch vụ của chính mình để tăng quy mô phát hành, và tạo ra một hình ảnh tốt hơn để thu hút các nhà đầu tư (theo điều tra của Caixin).
Các cơ quan quản lý tài chính đang kiểm soát hành vi này vì những người trong ngành coi đây là mối đe dọa đối với sự ổn định của thị trường trái phiếu, vì nó khiến các công ty yếu kém về tài chính, bị xếp hạng thấp – gia tăng nguy cơ vỡ nợ.
Yongcheng và công ty mẹ của nó có trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 50 tỷ nhân dân tệ, bao gồm 13 tỷ nhân dân tệ liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu cấu trúc, Caixin cho biết. Trong số 13 tỷ nhân dân tệ của trái phiếu cơ cấu, hai công ty đã mua hơn 11 tỷ nhân dân tệ trái phiếu bằng cách sử dụng quỹ của chính họ, có nghĩa là số tiền thu ròng từ việc phát hành trái phiếu là dưới 2 tỷ nhân dân tệ.
DB
Công nhân nổi loạn tại nhà máy iPhone Ấn Độ, nói rằng họ bị bóc lột
Tin từ Ấn Độ, – Các nhà chức trách tuyên bố sẽ truy lùng những công nhân có hành vi bạo động tại một nhà máy sản xuất iPhone do Đài Loan điều hành ở miền nam Ấn Độ vì các cáo buộc không trả lương và bóc lột, với 100 người đã bị bắt cho đến nay.
Vào thứ Bảy (12/12), các công nhân đã gây náo loạn tại cơ sở của Wistron Infocomm Manufacturing ở ngoại ô Bangalore, đây là trung tâm Kỹ thuật Thông Tin của Ấn Độ, với video về vụ bạo động cho thấy các tấm kính bị đập vỡ và xe hơi bị lật nghiêng.
Theo AFP đưa tin, các đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy camera CCTV, quạt và đèn bị phá hủy, trong khi một chiếc xe hơi bốc cháy. Truyền thông địa phương đưa tin các công nhân nói rằng họ đã không được trả lương trong 4 tháng và bị buộc phải làm thêm ca.
Hôm Chủ nhật vừa qua, cảnh sát địa phương nói với AFP rằng tình hình hiện đang được kiểm soát và họ đang điều tra sự việc, đồng thời cho biết không ai bị thương. Một lãnh đạo nghiệp đoàn cơ sở cáo buộc rằng đã có sự bóc lột tàn bạo đối với các công nhân tại nhà máy sản xuất iPhone.
Theo truyền thông địa phương, nhà máy sử dụng khoảng 15,000 công nhân, và phần lớn trong số họ được ký hợp đồng thông qua các công ty cung cấp nhân sự. Tình trạng bất ổn lao động không phải là hiếm ở Ấn Độ, với việc người lao động bị trả lương thấp và được hưởng ít hoặc không có trợ cấp an sinh xã hội. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cong-nhan-noi-loan-tai-nha-may-iphone-an-do-noi-rang-ho-bi-boc-lot/
0 comments