Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 21/12/2020

Monday, December 21, 2020 3:24:00 PM // ,

 Đọc báo  Pháp – 21/12/2020

Covid-19 : Châu Âu bấn loạn giữa vac-xin, tiêm chủng và virus đột biến

Anh Vũ

Tình hình dịch bệnh gần đến kỳ lễ Noel và đón năm mới càng diễn biến phức tạp khó lường ở châu Âu. Vac-xin ngừa Covid-19, Liên Âu chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng, virus corona đột biến ở Anh…  đó là những tin tức được các báo Pháp hôm nay 21/12/2020 quan tâm hàng đầu.

Tựa chính trang nhất Le Figaro : « Covid 19, các nước châu Âu cách ly nước Anh ».Tựa lớn của Libération: « Vac-xin và đột biến, cuộc chạy đuổi ».  Giữa lúc Liên Âu chuẩn bị cấp phép lưu hành vac-xin ngừa Covid của Pfizer/BioNTech, trên nguyên tắc thông báo ra ngày hôm nay để các nước có thể nhanh chóng triển khai tiêm chủng đại trà, thì chính phủ Anh thông báo một chủng mới virus corona đột biến, có mức độ lây lan rất mạnh (hơn 70% so với virus cũ). Cùng với thông báo lo ngại đó là quyết định phong tỏa Luân Đôn. Ngay lập tức, hàng loạt các nước bên này biển Manche đóng cửa với Anh Quốc để chặn chủng mới tràn vào lục địa.

Le Figaro ghi nhận, « một nỗi sợ hãi lan trong châu Âu trước sự xuất hiện chủng virus corona đột biến ». Tất cả các nước châu Âu đều không thể xem nhẹ mối đe dọa mới này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đã rất căng thẳng, khiến nhiều nước châu Âu những ngày qua phải siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch khi mà Noel và năm mới đang đến rất gần. Les Echos thì chạy tựa : « Châu Âu : Mối đe dọa làn sóng thứ 3 ». Tờ báo cho thấy ở khắp châu Âu đang bao trùm bầu không khí lo lắng trước nguy cơ làn sóng dịch thứ 3 bùng lên. Les Echos cho biết, thông báo về chủng virus đột biến hôm thứ Bảy vừa rồi « đã thổi một luồng gió hoảng loạn sang châu Âu ». Ngay trong ngày Chủ Nhật, một loạt nước Hà Lan, Bỉ, Ý, Đức, Bulgari và cả Cộng Hòa Ai Len sát nách nước Anh đã cho ngừng tất cả các chuyến bay đến từ Anh. Áo cũng đang tính đến biện pháp này. Pháp thì cho triệu tập họp khẩn Hội Đồng Quốc Phòng Y Tế và ra ngay quyết định ngừng tất cả các liên hệ đường biển, hàng không, đường sắt với Vương Quốc Anh ít nhất trong vòng 48 giờ.

Diễn biến bất ngờ về dịch bệnh này đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Trong bài xã luận « Thách thức mới cho vac-xin », nhật báo Le Figaro đặt câu hỏi : « Liệu việc khóa cửa biên giới với nước Anh có phải là đã muộn ? Như vậy có đủ để tránh chủng virus mới này lây lan sang Âu lục ? Không ai biết nhưng có điều là không thể trách cứ các nước châu Âu đã kiên quyết hành động đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn này. Hơn hết trận đại dịch đã dạy cho chúng ta bài học là phải hành động nhanh chóng ».

Theo Le Figaro, đến giờ thì mối lo lớn lại liên quan đến vac-xin : Liệu các loại vac-xin đang được triển khai có bị vô hiệu trước chủng virus đột biến ? Rất may là kịch bản thảm họa này ít có khả năng  xảy ra. Tờ báo kết luận : « Cuộc chiến chống virus vẫn chưa kết thúc. Các loại vac-xin vẫn là thứ vũ khí tốt nhất của chúng ta ».  

Vac-xin Covid vũ khí địa chính trị

Cả thế giới đang hy vọng vũ khí vac-xin để chống đại dịch, nhưng có nước lại dùng đó là vũ khí chính trị như nhận định của nhật báo Le Monde qua tựa chính : « Vac-xin chống Covid, vũ khí địa chính trị mới ».

Tờ báo dành hai trang để trở lại chủ đề đã được báo chí đề cập đến không ít lần đó là Bắc Kinh đã sử dụng vac-xin như một thứ vũ khí ngoại giao trong lúc cả thế giới đang bấn loạn vì trận đại dịch xuất xứ từ Trung Quốc cách đây gần 1 năm.

Trong cuộc chạy đua vac-xin chống Covid-19, Trung Quốc có hai loại do Sinovac và Sinopharm bào chế. Bài báo của Le Monde cho thấy giữa lúc đại dịch, Trung Quốc đang triển khai một chiến lược ngoại giao y tế với việc liên tiếp ký các thỏa thuận song phương cùng với việc bán vac-xin cho các nước đang phát triển với giá rẻ mạt. Bắc Kinh còn hy vọng mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế bằng cách cung cấp tài chính cho các cơ sở bệnh viện ở châu Phi, tất nhiên đổi lại là những thỏa thuận buôn bán, chính trị…

Theo Le Monde, ngoại giao vac-xin của Bắc Kinh có thể triển khai là vì môi trường quốc tế đang thuận lợi cho họ : Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nga thì đang lấn bấn vì những vấn đề y tế của riêng mình. Nhật Bản cũng không thể chế được vac-xin trước năm 2022. Các phòng thí nghiệm lớn của phương Tây như Pfizer/ BioNTech, AstraZeneca, Moderna chỉ quan tâm đến nước mình, Sanofi thì cũng đã chậm chân…. Thế là Bắc Kinh có cả một con đường thênh thang ở các nước đang phát triển. Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận : « Một năm sau khi virus xuất hiện tại Vũ Hán, bằng cách lợi dụng tác động của khủng hoảng y tế ở các nước đang phát triển, rõ ràng Trung Quốc đang nuôi dưỡng tham vọng lớn cho chính sách ngoại giao y tế của họ, xa hơn chuyện vac-xin ».

Nhật Bản : Trang bị quân sự bao nhiêu cho đủ ?

Vẫn trên Le Monde, trang quốc tế của tờ báo chú ý tới Nhật Bản với bài mang tựa đề « Quân đội Nhật Bản thách thức mối đe dọa quân sự Trung Quốc », đề cập đến việc Nhật Bản đang ra sức hiện đại hóa lực lượng quân đội thế nào để có thể đối phó với các mối đe dọa ngày càng lớn từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Le Monde cho biết, hôm 18/12 vừa rồi chính phủ Nhật đã quyết định trang bị cho hải quân hai chiến hạm cực kỳ hiện đại được trang bị hệ thống phòng không chống tên lửa Aegis, đồng thời mua thêm các loại tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa. Nhưng như thế vấn chưa thỏa mãn được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tên gọi quân đội trên nền tảng của bản Hiến pháp hiếu hòa của Nhật Bản.

Tờ báo nhắc lại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập 1954 với nhiệm vụ tự vệ vùng lãnh thổ quần đảo bị vây xung quanh là Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc, những nước mà Nhật luôn có các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Để bảo đảm nhiệm vụ, Nhật Bản phải hợp tác với quân đội Mỹ, hiện vẫn duy trì 57 nghìn quân tại quần đảo, trong khuôn khổ một hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1960.

Giờ đây quân đội Nhật đang phải đối mặt với tình hình mới đầy biến động với những đe dọa từ bên ngoài ngày càng lớn.  Các đe dọa từ phía bắc, có tên lửa Bắc Triều Tiên và đặc biệt là Trung Quốc với các vụ xâm nhập không phận và hải phận Nhật thường xuyên. Giới quan sát ở Tokyo có một so sánh khá thú vị là chế độ Trung Quốc ngày nay hành xử giống như chế độ quân phiệt Nhật của những năm 1930.

Trong bối cảnh đó, quân đội Nhật phải được hiện đại hóa, có các thiết bị cực kỳ hiện đại cùng một đội quân được huấn luyện tốt, mở rộng nhiệm vụ tác chiến mà đi kèm đó là phải sửa đổi điều khoản Hiến pháp hiếu hòa.

Theo le Monde, ngân sách dành cho Quốc Phòng của Nhật năm 2020 là 42 tỷ euro, cao hàng thứ 9 thế giới. Tokyo sẽ mua 147 chiến đấu cơ F35 thế thứ 5 của Mỹ, hợp tác với tổ hợp chế tạo vũ khí Mỹ Lockheed Martin đóng hai tàu sân bay loại nhỏ. Nhật Bản cũng sẽ trang bị thêm tàu ngầm, nâng cấp khả năng giám sát trên biển, trên không và khả năng chống tàu ngầm. Bên cạnh đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật còn đa dạng hóa các mối hợp tác quốc phòng, nhất là tham gia các hoạt động quân sự trong khuôn khổ Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những cố gắng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu theo le Monde, Lực lượng Phòng vệ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết mới có thể đương đầu với những thách thức mới hiện nay trong đó có cả cơ cấu tổ chức. Một vấn đề nữa đang đặt ra cho Quốc Phòng Nhật, như ghi nhận của chuyên gia Céline Pajon, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp  được Le Monde trích dẫn « Nhật bản phải nhanh chóng phát triển năng lực để đối phó với đe dọa về an ninh mạng.  Đây là một trong những điểm trung tâm của định hướng phòng thủ của Nhật ». Le Monde cho biết thêm, hồi tháng 5 vừa rồi, các dữ liệu của tên lửa siêu thanh trong tương lai đã bị đánh cắp trong một cuộc tấn công tin tặc vào tập đoàn chế tạo vũ khí lớn nhất Nhật, Mitsubishi Electric. Cuộc tấn công này được quy trách nhiệm cho các hacker Trung Quốc.

Donald Trump vẫn tiếp tục cuộc chiến “chống thất cử »

Mục « Câu chuyện trong ngày » của nhật báo Libération có bài viết đáng chú ý về màn kịch bầu cử tổng thống Mỹ 2020, lại được Donald Trump bổ sung thêm hồi mới.

Donald Trump tiếp tục kháng cự lại với kết quả phũ phàng của cuộc bầu cử tổng thống, khi mà chưa còn đầy một tháng nữa đến ngày phải bàn giao Nhà Trắng cho Joe Biden. Libération dẫn thông tin báo Mỹ New York Times cho biết, hôm thứ Sáu vừa qua, Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp tại Nhà Trắng với các nhân vật thân cận nhất gồm chánh văn phòng, lãnh đạo tư pháp Nhà Trắng, luật sư trong các vụ kiện vừa rồi và cả cựu cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn bị kết án năm 2019 vì vụ điều tra quan hệ với Nga và vừa được tổng thống Trump ân xá. Mục đích cuộc gặp để bàn cách lật ngược chiến thắng của Joe Biden sau 59 vụ kiện vẫn không thành, trong đó khả năng sử dụng biện pháp thiết quân luật cũng đã được gợi lên. Những phát hiện của báo New York Times đang gây lo ngại ngay cả trong đảng Cộng Hòa có thể gây tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử Thượng Viện bổ sung tại bang Georgia vào ngày 05 tháng Giêng tới. Nhưng với ông Donald Trump lúc này cuộc bầu cử duy nhất mà ông quan tâm đó là cuộc bầu cử mà ông đã thất bại.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201221-covid-19-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%E1%BA%A5n-lo%E1%BA%A1n-gi%E1%BB%AFa-vac-xin-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-v%C3%A0-virus-%C4%91%E1%BB%99t-bi%E1%BA%BFn

Tin tổng hợp

(Reuters)- Hồng Kông cấm đeo mặt nạ khi đi biểu tình.

Tòa án tối cao tại đặc khu hành chính Hồng Kông ngày 21/12/2020 ra phán quyết thừa nhận tính chính đáng của quyết định do chính quyền bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ban hành. Đầu tháng 10/2020 trưởng đặc khu Hồng Kông thông báo áp dụng luật cấm dân chúng đeo mặt nạ tại những địa điểm tụ tập đông người. Bà Lâm viện cớ điều khoản này được dựa trên Điều Lệ Quy Định Khẩn Cấp ERO có từ thời Hồng Kông còn là thuộc địa cũ của Anh.

(AFP) – Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc là thủ phạm loạt tấn công tin học nhắm vào nhiều cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ. 

Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga Dmitri Peskov ngày 21/12/2020 cho rằng những cáo buộc trên « không có cơ sở » và mang tính « chống đối nước Nga ». Tuần trước bộ An Ninh Nội Địa, Tài Chính và Thương Mại Mỹ là nạn nhân của một loạt các vụ tấn công bằng tin học. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu đích danh trách nhiệm của Matxcơva. Trái lại tổng thống Trump đã chạy tội cho nước Nga khi nêu lên câu hỏi « Tại sao mọi chú ý hướng về Nga thay vì Trung Quốc ? ». 

(AFP) – Interpol báo động trước nguy cơ có nhiều vụ cướp vac-xin chống  Covid-19. 

Phát biểu trên tạp chí Wirtschaftswoche ngày 21/12/2020 lãnh đạo cơ quan Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế ông Jürgen Stock lo ngại « các hành vi tội phạm  gia tăng » trong lúc các các lô vac-xin chống Covid-19 được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Thêm vào đó những vụ hối lộ, tham nhũng để có thuốc là điều « khó tránh khỏi ». Tới nay 16 nước trên thế giới đã đồng ý sử dụng thuốc tiêm do tập đoàn Pfizer BioNtech chế tạo.

(The Globe and Mail) – Đài Loan kêu gọi Canada tham gia liên minh chống Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, ngoại trưởng Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cho biết: Đài Loan không tìm kiếm hỗ trợ quân sự trực tiếp từ Canada. Nhưng ông hy vọng Canada có thể cùng với Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, châu Âu và các nền dân chủ khác thực hiện các hành động chống lại cuộc tấn công “vùng xám” – theo cách gọi của giới chiến lược gia – nhắm vào hòn đảo 24 triệu dân Đài Loan. Theo ngoại trưởng Ngô, điều này khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về việc xâm lược Đài Loan.

(Reuters) – Anh, EU tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại “khó khăn”. 

Các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Anh và Liên Hiệp Châu Âu sẽ tiếp tục ngày  21/12/2020, nhưng được cho là vẫn khó khăn và vẫn còn những khác biệt đáng kể.

(RFI) – Nepal: Bị đảng của ông cho là quá thân với Bắc Kinh, thủ tướng giải tán Hạ Viện.

Tại Nepal,  Đảng Cộng Sản cầm quyền NPC, đã không vượt qua được chia rẽ nội bộ. Bị chỉ trích vì quan điểm có lợi cho Bắc Kinh, hủ tướng Khadga Prasad Oli ngày 20/12/2020 đã quyết định giải tán Hạ Viện, mặc dù đảng của ông chiếm đa số. Thủ tướng Nepal bị cáo buộc có quan điểm địa chính trị quá phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Vào tháng 6, việc công bố bản đồ mới của Nepal xâm phạm vào lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đã chia rẽ đảng này.

(Global Times) – Trung Quốc đóng tầu nuôi cá lớn nhất thế giới. 

Con tầu thứ nhất,được đặt tên là Guoxin n°1, có trọng lượng 100.000 tấn, đã được khởi công ngày 19/12/2020 ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông và dự kiến bàn giao vào tháng 03/2022.Theo nhà thi công, tập đoàn nhà nước Qingdao Conson Development Group Co, khu trang trại thông minh gồm 50 tầu nuôi cá xa bờ, sẽ cung cấp cá với số lượng gần như không hạn chế mà không gây ô nhiễm môi trường. Trung Quốc có nhu cầu hải sản rất lớn và thường xuyên bị chỉ trích vì đội thuyền đánh cá hùng hậu đánh bắt lậu trong vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.

(AFP) – Thổ Nhĩ Kỳ tập trận ở Địa Trung Hải trong bối cảnh căng thẳng. 

Trên Twitter ngày 20/12/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hải quân nước này đã tập bắn ở Đông Địa Trung Hải, bất chấp việc Liên Hiệp Châu Âu lên án những hành động « đơn phương và gây hấn » của Ankara nhắm vào Hy Lạp và Chypre. Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, Chypre căng thẳng từ nhiều tháng nay do Ankara thăm dò dầu khí ở Đông Địa Trung Hải trong đó có nhiều khu vực chồng lấn với vùng biển với hai nước láng giềng.

(AFP) – Washington sẽ « phản ứng » nếu Iran tấn công Mỹ để trả thù vụ tướng Soleimani bị sát hại hồi đầu năm 2020. 

Phát biểu với báo giới ngày 20/12/2020, trong chuyến công du Trung Đông, tướng McKenzie, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Trung Tâm – CENTCOM, cho biết là Mỹ đã sẵn sàng phòng vệ và bảo vệ các đối tác và đồng minh trong vùng. Trong bối cảnh chỉ còn hai tuần nữa là tròn 1 năm tướng Soleimani của Iran thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng drone gần sân bay Bagdad, Irak, phát biểu của tướng McKenzie cho thấy Washington lo ngại Iran sẽ tiến hành trả thù Mỹ.

(AFP) – Tổng thống Putin ngợi ca lòng trung thành, quả cảm của điệp viên Nga. 

Ngày 20/12/2020, tổng thống Nga đã đến thăm trụ sở Tổng Cục Tình báo Nước ngoài (SVR) nhân kỷ niệm 100 năm thành lập cơ quan này. Trong bài phát biểu, ông Putin hy vọng SVR sẽ tích cực phát hiện và vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm tàng đối với Nga. Tổng thống Putin nhấn mạnh hoạt động hiệu quả của các cơ quan an ninh, được định hướng theo luật pháp và lợi ích quốc gia, đã và sẽ luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nga.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201221-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới 21/12:

Đội ngũ của TT Trump có hành động mới; Đài Bắc phản ứng động thái quân sự của Bắc Kinh

Tiểu Lý

Mục Điểm tin thế giới của DKN ngày thứ Hai (21/12) xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Đội ngũ của TT Trump có hành động pháp lý mới.

Hôm Chủ nhật (20/12) họ đã đệ đơn lên Tối cao Pháp viện để đảo ngược các phán quyết của Tòa Tối cao tiểu bang Pennsylvania đối với gian lận phiếu bầu qua thư ở bang chiến địa này. Các luật sư trong nhóm pháp lý của TT Trump cho rằng các quyết định của Tòa án Tối cao Pennsylvania vi phạm Điều II của Hiến pháp và phán quyết năm 2000 trong đơn kiện của cựu TT Bush đối với đối thủ Al Gore [Epoch Times].

Đài Bắc phản ứng động thái quân sự của Bắc Kinh.

Hôm Chủ nhật (20/12), quân đội Đài Loan đã được triển khai để đối phó với một nhóm tàu Trung Quốc đi ngang eo biển Đài Loan. Nhóm tàu này do tàu sân bay Sơn Đông, tàu sân bay tự chế mới nhất của Trung Quốc, dẫn đầu. Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng họ đã cử 6 tàu chiến và 8 máy bay đến để “canh gác” và giám sát các hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc [Epoch Times].

‘TT Trump, đừng từ bỏ, hãy chiến đấu tới cùng’.

Đó là nhắn nhủ của anh Jeffrey Eisenman. “Thật tốt khi có thể cùng nhau làm điều gì đó vì mục đích này, bạn biết đấy, để ủng hộ Trump, khuyến khích ông ấy, giúp ông ấy biết rằng mọi người vẫn ở đó dõi theo”, anh Eiseman nói tại cuộc biểu tình phản đối gian lận bầu cử ở Pennsylvania vào ngày Chủ nhật (19/12). “Thành thật mà nói, tôi không biết rằng còn lại bao nhiêu lựa chọn, nhưng tôi nghĩ, chỉ cần tin tưởng vào Chúa” [Epoch Times].

‘Nền cộng hòa sẽ chết, nếu chúng ta không chiến đấu’.

Anh Brendan, một sinh viên ngành luật, đã nói điều này trong một cuộc biểu tình phản đối gian lận bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania hôm Chủ nhật (20/12). Anh cho biết: “Tất cả chúng ta đều biết rằng cuộc bầu cử này đã bị đánh cắp. Và tất cả những gì bạn phải làm là xem xét câu hỏi mà những chiếc máy kiểm phiếu này đang gặp phải. Từ các cuộc kiểm tra pháp y, cho đến các trát đòi hầu tòa chẳng hạn như Quận Maricopa, trát đòi hầu tòa đang bị từ chối, họ đang phủ nhận mọi thứ, che giấu bằng chứng” [Epoch Times].

Người Belarus vẫn kiên nhẫn biểu tình.

Họ tiếp tục xuống đường vào ngày Chủ nhật (20/12) để yêu cầu Tổng thống kỳ cựu Alexander Lukashenko từ chức vì gian lận phiếu bầu trong cuộc tuyển cử ngày 9/8. Thay vì tổ chức các cuộc biểu tình lớn, thời gian gần đây người Belarus đã đổi chiến thuật, họ chia nhỏ thành các nhóm và thay nhau diễn hành qua các con phố vào thời gian khác nhau trong ngày. Trong cuộc tuần hành lần này đã có khoảng 100 người bị bắt. Cho đến nay, chính quyền Lukashenko đã bắt giữ hơn 30.000 người biểu tình [Reuters].

TT Trump giúp lưỡng đảng nhìn rõ mối đe dọa ĐCSTQ.

Đó là nhận định của cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. “Một trong những thành tựu to lớn của TT Donald Trump là đưa ra khái niệm về Trung Quốc như một mối đe dọa hiện hữu, đáng kể đối với đất nước này. Bây giờ, tất cả chúng ta đều có lập trường cứng rắn với Trung Quốc”. Ông cho biết thêm ngoài thiệt hại từ đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tình báo Trung Quốc vẫn đang tấn công Hoa Kỳ “hàng ngày”, cố gắng đánh cắp dữ liệu cá nhân và nghề nghiệp, cũng như “linh hồn” của nước Mỹ [Foxnews].

Biden sẽ không đề cập chuyện Hunter với ứng viên Tổng Chưởng lý.

Đội ngũ của ông Joe Biden đã cho biết điều này hôm Chủ nhật (20/12). Hunter Biden vào ngày 9/12 đã thông báo rằng anh ta đang bị Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ ở Delaware điều tra về gian lận thuế. “Quý tử” của “Tổng thống” Joe Biden cũng đang phải đối diện với nhiều cáo buộc khác, trong đó có việc anh và cha mình có mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và dính líu tới các phi vụ làm ăn mờ ám với các đối tác Trung Quốc [Foxnews].

Chiến dịch TT Trump thay đổi chiến lược vạch trần gian lận.

Đó là khẳng định của luật sư Rudy Giuliani, người đứng đầu nhóm pháp lý của TT Trump. Ông Giuliani cho biết nhóm của ông sẽ tập trung nhiều hơn vào các máy bỏ phiếu đã được sử dụng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11, cụ thể nhóm của ông muốn kiểm tra các máy bỏ phiếu ở Pennsylvania, Arizona, Georgia và Michigan. “Tôi nghĩ chúng ta có thể hoàn thành những việc này bất chấp sự phản đối và che giấu của các thống đốc Đảng Cộng hòa ở Arizona và Georgia, nếu chúng ta có sự hợp tác của họ, chúng ta có thể kết thúc vào thứ Hai [21/12]”, luật sư Giuliani nói với ông Bannon trong chương trình “War Room” [Epoch Times].

Chủng nCoV mới tại Anh lây lan ‘vượt khỏi tầm kiểm soát’.

Bộ trưởng Y tế Anh cho biết chính phủ phải áp lệnh phong tỏa Giáng sinh ở London và phía đông nam đất nước vì điều này. “Chúng tôi đã hành động rất nhanh chóng và quyết liệt”, Bộ trưởng Y tế Anh nói với Sky News, lý giải cho việc ra lệnh “ở yên trong nhà” và đóng các cửa hàng không thiết yếu, gây ảnh hưởng tới khoảng 1/3 dân số nước này. “Thật không may, chủng virus mới đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng ta phải kiểm soát lại được tình hình” [Bloomberg].

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-21-12-doi-ngu-cua-tt-trump-co-hanh-dong-moi-dai-bac-phan-ung-dong-thai-quan-su-cua-bac-kinh.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.