Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 21/12/2020

Monday, December 21, 2020 3:10:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 21/12/2020

Tòa đại sứ Hoa Kỳ bên trong khu Green Zone của Baghdad bị tấn công bằng hỏa tiễn

Tin từ BAGHDAD, Iraq – Vào hôm Chủ nhật (20/12), quân đội Iraq và tòa đại sứ Hoa Kỳ cho biết ít nhất tám quả hỏa tiễn Katyusha đã bắn vào khu Green Zone kiên cố của Baghdad trong một cuộc tấn công nhắm vào tòa đại sứ Hoa Kỳ, gây ra một số thiệt hại nhỏ cho khu nhà vào hôm Chủ nhật.

Quân đội Iraq cho biết một “nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật” bắn tám quả hỏa tiễn. Hầu hết các hỏa tiễn bắn trúng một khu dân cư và một trạm kiểm soát an ninh bên trong khu vực, làm hư hại các tòa nhà và xe hơi, đồng thời làm bị thương một binh sĩ Iraq.

Còi báo động vang lên từ khu nhà tòa đại sứ bên trong khu vực, nơi có các tòa nhà chính phủ và các phái đoàn nước ngoài. Một viên chức an ninh có văn phòng bên trong Green Zone cho biết một hệ thống chống hỏa tiễn chuyển hướng một trong những hoả tiễn.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ lên án vụ tấn công này và kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và chính phủ Iraq thực hiện các bước để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự và truy tố những người chịu trách nhiệm.

Trong một tuyên bố sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết có ít nhất một thường dân Iraq bị thương, và mong những người bị thương hồi phục nhanh chóng. Các viên chức Hoa Kỳ đổ lỗi cho lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn về các cuộc tấn công hỏa tiễn thường xuyên vào các cơ sở của Hoa Kỳ ở Iraq, bao gồm cả gần tòa đại sứ ở Baghdad. Hiện vẫn chưa có nhóm nào được Iran hậu thuẫn nhận trách nhiệm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/toa-dai-su-hoa-ky-ben-trong-khu-green-zone-cua-baghdad-bi-tan-cong-bang-hoa-tien/

Mỹ tính chi 1,9 tỷ USD loại bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc

Hải Lam

Reuters ngày 20/12 dẫn hai nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết, các nhà lập pháp Mỹ dự kiến thông qua kế hoạch cấp 1,9 tỷ đô la Mỹ tài trợ cho chương trình loại bỏ các thiết bị mạng viễn thông mà chính phủ Mỹ cho là có nguy cơ gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia.

Kế hoạch này là một phần của dự luật cứu trợ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán trị giá 900 tỷ đô la Mỹ.

Hồi tháng Sáu, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) thông báo đã chính thức đưa Huawei và ZTE – 2 tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia.

Đầu tháng 12, FCC đã hoàn tất bộ quy tắc trong đó yêu cầu các nhà mạng phải “loại bỏ và thay thế” các thiết bị của ZTE và Huawei mà họ đang sử dụng, tuy nhiên yêu cầu này vẫn phải chờ Quốc hội chấp thuận.

Các trợ lý cấp cao tại quốc hội Mỹ xác nhận với Reuters rằng, các nhà lập pháp cũng dự kiến hỗ trợ 3,2 tỷ đô la Mỹ cho chương trình băng thông rộng khẩn cấp dành cho người Mỹ có thu nhập thấp.

Thông báo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho biết dự luật cứu trợ của Mỹ sẽ đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ để tăng cường việc tiếp cận với băng thông rộng. Thông báo cho biết thêm, chương trình dành cho người thu nhập thấp sẽ giúp “hàng triệu sinh viên, gia đình và những người lao động thất nghiệp có khả năng chi trả cho việc tiếp cận băng thông rộng mà họ cần trong giai đoạn đại dịch”.

Reuters dẫn một báo cáo cho biết: “Dự luật thiết lập một chương trình phúc lợi băng thông rộng khẩn cấp, tạm thời tại FCC nhằm giúp những người Mỹ có thu nhập thấp, bao gồm những người đang gặp khó khăn về kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, được kết nối hoặc duy trì kết nối với băng thông rộng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-tinh-chi-19-ty-usd-loai-bo-thiet-bi-vien-thong-trung-quoc.html

Covid-19 : Quốc Hội Mỹ thông qua kế hoạch hỗ trợ thứ 3 trị giá 900 tỉ đô la

Thu Hằng

Sau nhiều tháng tranh luận, ngày 20/12/2020, nghị sĩ hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch khẩn cấp thứ ba, trị giá 900 tỉ đô la, để hỗ trợ nền kinh tế và hàng triệu người dân Mỹ bị tác động vì dịch Covid-19. Kế hoạch sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc Hội lưỡng viện Mỹ ngày 21/12.

Tổng trị giá gói cứu trợ khẩn cấp thứ ba này giảm 100 tỉ đô la so với yêu cầu ban đầu của đảng Dân Chủ. Bất đồng này đã khiến hai bên mất nhiều tháng để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :

« Thỏa thuận này được trông đợi từ rất lâu và phải mất đến 7 tháng để cuối cùng các nghị sĩ mới nhất trí được với nhau. Từ hôm qua, các nghị sĩ Cộng Hòa và Dân Chủ hoan nghênh khoản hỗ trợ này, được đánh giá là mang tính sống còn cho nền kinh tế Hoa Kỳ, cũng như cho hàng triệu người dân Mỹ đang gặp khó khăn.

900 tỉ đô la, đây là kế hoạch trợ giúp thứ ba kể từ khi bắt đầu đại dịch. Theo kế hoạch, những gia đình khó khăn nhất sẽ nhận được một ngân phiếu 600 đô la. 25 tỉ đô la sẽ được dành cho hỗ trợ nhà ở để tránh cho người thuê nhà bị trục xuất. Gần 300 tỉ sẽ được dành hỗ trợ cho các chủ sở hữu kinh doanh nhỏ hoặc chủ nhà hàng.

Phía đảng Dân Chủ, từng muốn có một khoản hỗ trợ lớn cho các bang, đã phải giảm bớt các yêu cầu do phía đảng Cộng Hòa phản đối, dù 100 tỉ đô la đó lẽ ra sẽ được dành chi trả cho phương tiện giao thông công cộng và trường học.

Khi thông báo thỏa thuận này, các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều cáo buộc nhau đã kéo dài các cuộc đàm phán suốt nhiều tháng qua. Văn kiện hiện chờ được đúc kết và đưa ra bỏ phiếu ở Quốc Hội trong những giờ tới. Sau đó văn bản sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump ký ».

Cũng trong tối 20/12, tổng thống Mỹ đã ký một dự luật về chi tiêu tạm thời nhằm tránh tình trạng chính phủ phải ngừng hoạt động trong khi chờ Quốc Hội thông qua ngân sách 2021.

Ông Donald Trump, luôn khẳng định bị « đánh cắp » chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, cũng với đội ngũ vận động tranh cử, vẫn tìm mọi cách để đảo ngược kết quả, trong đó có gợi ý « lập thiết quân luật » của tướng Michael Flynn, người vừa được tổng thống ân xá. Tuy nhiên, thông tin được nhiều cơ quan truyền thông Mỹ đăng tải đã bị đích thân chủ nhân Nhà Trắng khẳng định trên Twitter là « fake news » (tin giả). Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mitt Romney cũng khẳng định trên đài CNN rằng « chuyện đó sẽ không xảy ra » vì « sẽ chẳng đi đến đâu ». AFP nhắc lại là trước đó, nhiều cố vấn của tổng thống dường như cũng bác ngay lập tức gợi ý của tướng Flynn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201221-covid-19-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-m%E1%BB%B9-th%C3%B4ng-qua-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-th%E1%BB%A9-3-tr%E1%BB%8B-gi%C3%A1-900-t%E1%BB%89-%C4%91%C3%B4-la

Mỹ ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho nhân viên thiết yếu trên tuyến đầu

Hôm 20/12, một ban cố vấn đã khuyến nghị các nhân viên cơ yếu ở tuyến đầu của Hoa Kỳ và những người từ 75 tuổi trở lên nên được ưu tiên tiếp theo để tiêm vaccine COVID-19, theo Reuters.

Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng thuộc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã bỏ phiếu 13-1 để khuyến nghị 30 triệu nhân viên thiết yếu tuyến đầu, bao gồm những người

thuộc lực lượng phản ứng đầu tiên, giáo viên, nhân viên ngành thực phẩm và nông nghiệp, sản xuất, Bưu điện Hoa Kỳ, phương tiện công cộng và nhân viên cửa hàng tạp hóa được quyền ưu tiên tiếp theo để tiêm vaccine.

Như vậy, động thái này sẽ giúp cho 51 triệu người đủ điều kiện để được tiêm chủng trong đợt tiếp theo. Hiện vẫn không rõ khi nào đợt tiêm này sẽ được bắt đầu.

Khoảng 200 triệu người bao gồm cả những người làm công tác không nằm trong tuyến đầu như những người trong các ngành truyền thông, tài chính, năng lượng và công nghệ thông tin, những người trong độ tuổi 65-74 và những người từ 16-64 tuổi nhưng có rủi ro cao sẽ nằm trong diện ưu tiên tiếp theo này, Ban cố vấn đề nghị.

Trong khi đó, các xe tải của hãng chuyển phát nhanh FedEx và United Parcel Service (UPS) bắt đầu đưa vaccine từ các nhà kho đến bệnh viện và các địa điểm khác.

Vaccine của công ty Moderna đã được chất đầy trong cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ dược phẩm Catalent Inc ở Bloomington, Indiana. Nhà phân phối McKesson Corp đang vận chuyển vaccine từ các cơ sở bao gồm ở Louisville, Kentucky, và Memphis, Tennessee – gần các trung tâm hàng không để giao cho công ty UPS và FedEx.

https://www.voatiengviet.com/a/my-uu-tien-vaccine-covid19-cho-nhan-vien-y-te-thiet-yeu-tuyen-dau/5707472.html

Mỹ: Số người đi lại bằng đường hàng không tăng

Hơn một triệu người đã đi qua chốt kiểm soát an ninh tại các sân bay của Mỹ trong vòng hai ngày qua, theo AP.

Hãng tin của Hoa Kỳ cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy người dân dường như phớt lờ cảnh báo của các nhân viên y tế cộng đồng trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.

AP dẫn lời các chuyên gia y tế cộng đồng nói rằng nếu xu hướng này tiếp tục, nó sẽ dẫn tới nhiều vụ siêu lây nhiễm, khi người dân vô thức truyền bệnh cho người thân và bạn bè dịp lễ cuối năm như Giáng sinh và Năm mới.

Theo hãng tin này, đây là lần đầu tiên kể từ ngày 29/11, các sân bay ở Mỹ đã ghi nhận hơn 1 triệu hành khách.

Tin cho hay, hiện ở nhiều khu vực tại Mỹ, COVID-19 bùng phát mạnh nhất kể từ tháng Ba, khiến chính quyền khuyến cáo người dân ở nhà và tránh giao tiếp với các thành viên khác trong gia đình.

Hiện con số nhiễm trung bình bảy ngày ở Mỹ đã tăng từ khoảng 176 nghìn ca một ngày trước dịp Lễ Tạ ơn lên hơn 215 nghìn một ngày.

Theo AP, hiện còn quá sớm để tính toán xem có bao nhiêu phần trăm tỷ lệ tăng vì đi lại và họp mặt dịp Lễ Tạ ơn, nhưng các chuyên gia tin rằng đó là một nguyên nhân.

Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của Mỹ đã khuyến cáo người dân “hoãn đi lại và rằng ở nhà là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác khỏi bị nhiễm COVID-19”, theo AP.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91i-l%E1%BA%A1i-b%E1%BA%B1ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-t%C4%83ng/5706758.html

Thượng viện Georgia vừa hoàn thành báo cáo tổng kết hành vi gian lận bầu cử

Ivanka Nguyễn

Epoch Times đưa tin, các thượng nghị sĩ tiểu bang Georgia vừa thống nhất một báo cáo tổng kết các hành vi gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tại bang chiến địa này.

“Các sự kiện tại [phòng phiếu] State Farm Arena đặc biệt đáng lo ngại vì chúng thể hiện ý định từ phía những người làm công tác bầu cử nhằm cản trở công chúng giám sát việc kiểm phiếu, một hành động cố ý coi thường luật pháp. Số phiếu được đếm trong khoảng thời gian đó [thời gian không có người giám sát] đủ để thay đổi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống và các cuộc tranh cử thượng nghị sĩ”, báo cáo từ Tiểu ban Nghiên cứu Luật Bầu cử của Thượng viện bang Georgia viết.

“Hơn nữa, dường như có những hoạt động bất hợp pháp được phối hợp bởi chính những người làm công tác bầu cử, những người đã cố tình đưa những lá phiếu gian lận để tính cho kết quả cuối cùng”.

Theo cảnh quay giám sát tại phòng phiếu State Farm Arena và lời khai của nhân chứng, các nhân viên phòng phiếu đã đột ngột ngừng kiểm phiếu vào khoảng 10:30 tối, nhưng lại tiếp tục công việc của họ sau khi các nhà quan sát và truyền thông rời đi.

Phát ngôn viên của Chánh Thư ký Georgia Brad Raffensperger đã không trả lời yêu cầu bình luận về báo cáo này. Một quan chức trực bên ngoài phòng kiểm phiếu State Farm Arena, tên Gabriel Sterling, thừa nhận rằng đã có khoảng thời gian 82 phút phòng phiếu vẫn thực hiện kiểm phiếu mà không có ai giám sát, nhưng lại đổ lỗi ngược lại cho những người giám sát và truyền thông vì cho rằng họ đã vội rời đi sau khi có thông báo dừng kiểm phiếu.

Tiểu ban Nghiên cứu Luật Bầu cử Georgia là một bộ phận của Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Theo Chủ tịch Tiểu ban William Ligon, một đảng viên Đảng Cộng hòa, báo cáo chưa được chính thức phê duyệt bởi tiểu ban hoặc ủy ban.

Theo ông Ligon, các yêu cầu nhận xét báo cáo đã được gửi đến năm thành viên của tiểu ban nhưng không được hồi đáp ngay lập tức.

Trong báo cáo, các nhà lập pháp lưu ý rằng có rất nhiều nhân chứng và chuyên gia đã làm chứng về các cáo buộc gian lận và bất thường trong phiên điều trần công khai vào đầu tháng này.

Các nhà lập pháp viết trong báo rằng cuộc tổng tuyển cử đã diễn ra “hỗn loạn và bất kỳ kết quả nào được báo cáo đều phải được coi là không đáng tin cậy”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-vien-georgia-vua-hoan-thanh-bao-cao-tong-ket-hanh-vi-gian-lan-bau-cu.html

Cử tri Pennsylvania: ‘Nước Mỹ đã bị mua chuộc’

Tiểu Mai

Ông Ivan Pear đã tham gia cuộc biểu tình “Ngăn chặn việc Đánh cắp Cuộc bầu cử (Stop the Steal)” ở thành phố Harrisburg, thuộc tiểu bang Pennsylvania hàng tuần. Để đến đó, ông sẽ phải di chuyển khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhưng ông cho biết ông sẽ tham gia hàng ngày nếu có thể.

“Quê tôi là ở tiểu bang New Hampshire, nhưng tôi đã chuyển đến sinh sống ở Pennsylvania – nơi đất nước vĩ đại của chúng ta được sinh ra. Và tôi rất tự hào khi được ở đây. Và tôi cảm thấy mình đã bị tước đoạt quyền bầu cử khi tôi không biết liệu lá phiếu của mình có được tính hay không. Điều đó khiến tôi cảm thấy bất bình, thế nên tôi đã đến đây”, ông Ivan Pear nói tại một cuộc biểu tình ở Harrisburg hôm thứ bảy (19/12).

Ông Pear thường tham gia vào các ngày thứ Sáu, và đây cũng là ngày ông ăn chay trong tuần. Ông chia sẻ rằng việc ăn chay và cầu nguyện là điều quan trọng trong thời gian này.

Chia sẻ của ông Pear

Với phương cách mà cuộc bầu cử hiện đang được tiến hành, ông Pear nói, “nếu họ đặt một Homer Simpson (một nhân vật hoạt hình) vào [máy bỏ phiếu], nó cũng có thể đắc cử, đúng như cách mà mọi thứ đang diễn ra.

“Tổng thống Trump đã là một tổng thống sùng đạo. Ông đã làm mọi thứ đã làm, rất nhiều cho mọi khía cạnh của đất nước này. Đối với mọi nhóm người khác nhau trong xã hội mà bạn có thể kể tên, ngài tổng thống đều cho thấy sự giúp đỡ. Ông đã làm nhiều việc mà những nguyên tắc nêu trong Kinh thánh đưa ra. Và tôi không tin cuộc bầu cử này đã được tiến hành một cách công bằng”.

“Rõ ràng là đất nước của chúng ta đã bị mua chuộc. Có quá nhiều thứ, có quá nhiều tham nhũng trong chính phủ, không thể trông chờ vào chính phủ được nữa và tổng thống cần phải làm những gì ông ấy cần làm”.

“Chính phủ của chúng ta đang sụp đổ. Nó đang làm chúng ta thất vọng, và chúng ta không cần đến những tòa án vốn đang rất dao động như hiện nay”.

“Các hệ thống mà chúng ta đang áp dụng ở đất nước này đang sụp đổ, chúng đã hủ bại”.

“Điều lớn nhất chúng ta có thể làm là cầu nguyện và ủng hộ tổng thống của mình, vì tất cả đều nằm trong tay Chúa. Chúa là Tối cao Pháp viện. Và ngài đang quan sát những chuyện này”.

“Tôi tin rằng Chúa sẽ tôn vinh những gì TT Trump đã làm và cả những gì ông ấy cần làm trong 4 năm tới”.

“Tổng thống Trump không đến muộn. Ngài cho phép tất cả những điều này diễn ra vì đều có lý do, và tất cả rồi sẽ tốt đẹp. Hoa Kỳ sẽ trở lại vị trí tốt đẹp nhất nên có, nước Mỹ tồn tại dưới sự trị vì của Chúa, và chúng ta sẽ tiếp tục là ánh sáng chiếu rọi thế giới.

Ông cũng ủng hộ TT Trump hành động trực tiếp với tư cách là đương kim tổng thống để loại bỏ tận gốc tham nhũng và vạch trần gian lận bầu cử, ông Pear nói thêm: “Bởi vì các sự kiện gần đây cho thấy Bộ Tư pháp, Tối cao Pháp viện và các cơ quan khác đã không duy hộ công lý”.

Ông Pear tin rằng Chúa đã soi đường cho TT Trump hành động đúng đắn và Chúa biết rằng kết quả đúng đắn sẽ xảy ra.

“Nhưng không dễ dàng để vượt qua, cũng không dễ dàng để vượt qua điều này. Đó là những gì chúng tôi đang đối mặt ngay bây giờ”, ông chia sẻ thêm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-tri-pennsylvania-nuoc-my-da-bi-mua-chuoc.html

Chiến dịch TT Trump kiện Tối cao Pháp viện Pennsylvania lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Phụng Minh

Nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump hôm Chủ nhật (20/12 theo giờ Mỹ) đã đệ đơn kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ để đảo ngược phán quyết của Tối cao Pháp viện Pennsylvania về thay đổi luật bỏ phiếu qua thư.

Theo đơn (pdf), chiến dịch đang cố gắng đảo ngược ba trường hợp do Tối cao Pháp viện của tiểu bang quyết định “đã thay đổi bất hợp pháp” luật bỏ phiếu qua thư “ngay trước và sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”. Các luật sư cho rằng các quyết định của Tối cao Pháp viện tiểu bang đã vi phạm Điều II của Hiến pháp và phán quyết năm 2000 của Bush kiện Gore.

Đơn kiện viện dẫn rằng, thẩm phán Samuel Alito và 2 thẩm phán khác đã xem xét tính hợp hiến của quyết định của tòa án tiểu bang về việc kéo dài thời hạn luật định để nhận phiếu bầu từ 20h ngày bầu cử 3/11 tới 17h ngày thứ 3 sau đó.

“Chiến dịch cũng tiến hành xem xét nhanh chóng, yêu cầu Tối cao Pháp viện thông báo phản hồi trước ngày 23/12 và phản hồi trước ngày 24/12 để cho phép Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết trước khi Quốc hội họp vào ngày 6/1 để xem xét các phiếu bầu của cử tri đoàn”, theo thông cáo báo chí do cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani viết. “Điều này đại diện cho việc đệ trình độc lập đầu tiên lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ của Chiến dịch và tìm kiếm sự cứu trợ dựa trên các lập luận Hiến pháp tương tự được nêu ra thành công trong vụ Bush kiện Gore”.

Hơn nữa, họ lập luận, vụ kiện sẽ cố gắng đảo ngược một số quyết định “đã né tránh các biện pháp bảo vệ của Cơ quan Lập pháp Pennsylvania đối với gian lận lá phiếu qua thư”.

Họ cáo buộc rằng những luật này cấm các quan chức bầu cử kiểm tra xem chữ ký lá phiếu gửi qua thư có phải là thật hay không, tước bỏ quyền của một số chiến dịch thách thức các lá phiếu khi chúng được kiểm tra vì chữ ký giả mạo hoặc các vấn đề khác, cấm những người quan sát của chiến dịch được tiếp cận đủ gần với những nỗ lực lập bảng phiếu bầu ở một số khu vực như Philadelphia, và loại bỏ yêu cầu luật định quy định rằng cử tri phải ký tên, ghi địa chỉ và ghi ngày tháng vào các lá phiếu qua thư đúng cách.

“Nói chung, ba quyết định này dẫn đến việc kiểm đếm khoảng 2,6 triệu lá phiếu qua thư vi phạm luật do Cơ quan lập pháp Pennsylvania ban hành”, luật sư John Eastman của Trump đã viết (pdf) , nói thêm rằng “quá đủ” các lá phiếu có liên quan để ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-dich-tt-trump-kien-toi-cao-phap-vien-pennsylvania-len-toi-cao-phap-vien-hoa-ky.html

Bản đầy đủ: Sidney Powell nói về kiện tụng bầu cử, quyết định của Tối cao Pháp viện và vụ Tướng Flynn

Triệu Hằng

Cuộc thảo luận giữa Jan Jekielek của chương trình Lãnh đạo Tư tưởng Hoa Kỳ với luật sư Sidney Powell cho biết thêm thông tin về tình trạng của những thách thức pháp lý mà bà Powel đang tham gia, cũng như về quyết định của Tối cao Pháp viện bác bỏ vụ kiện ở Texas và vụ việc ân xá Tướng Flynn.

Sau đây là nội dung thảo luận giữa Jan Jekielek và Sidney Powell:

Ông Jekielek: Sidney Powell, rất vui khi bà quay trở lại với Lãnh đạo Tư tưởng Hoa Kỳ.

Bà Powell: Chà, cảm ơn Jan. Thật tuyệt khi được ở bên cạnh tất cả các bạn.

Ông Jekielek: Đã có một tháng bận rộn đối với bà. Tôi muốn đi ngược trở lại một chút trước tất cả công việc mà bà đang tiếp tục thực hiện về cuộc bầu cử, tất cả các vụ kiện này mà bà đang giải quyết. Lần cuối chúng ta trò chuyện với nhau, chúng ta đang nói về trường hợp Tướng Flynn mà bà đang xử lý. Kể từ thời điểm đó, vụ này dường như cuối cùng cũng được giải quyết. Có một ân xá của Tổng thống dành cho Tướng Flynn, theo một cách lịch sử, như tôi có thể nói vậy. Đồng thời, thẩm phán rốt cuộc đã bác bỏ vụ án này.

Bà Powell: Đúng vậy, ông ấy vẫn dành thời gian để làm điều đó và viết ra một đánh giá mà ông ấy vốn đã không viết vì không có cơ sở để viết, không có thẩm quyền để viết nó vào thời điểm đó.

Ông Jekielek: Vậy, phản ứng của bà sau đó đối với lệnh ân xá là như thế nào?

Bà Powell: Chà, thật đáng tiếc, Tổng thống đã phải ban hành nó. Chúng tôi đánh giá cao điều ông ấy đã làm. Nhưng nếu hệ thống pháp luật hành động theo cách mà nó nên có, nếu Thẩm phán Sullivan là một thẩm phán thực sự thay vì là một công cụ của Eric Holder [cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, một đồng minh thân cận của Obama], chúng ta sẽ không cần phải có lệnh ân xá này.

Ông Jekielek: Đó là một sự ân xá không thông thường, bởi vì nó không phải dành cho ai đó nhất thiết phải có tội, phải không?

Bà Powell: Đúng vậy. Đó là một “ân xá vô tội”. Bởi vì hệ thống tư pháp đã không hoạt động. Nó đã hỏng rồi.

Ông Jekielek: Như thế nào là một thông luật ân xá vô tội?

Bà Powell: Không phải tất cả là thông luật. Thật khó đủ để có một lệnh ân xá được khởi động. Nhưng tôi đặc biệt lo ngại trong 20 năm qua – được viết trong cuốn “Licensed to Lie: Exposing Corruption in the Department of Justice (Được quyền nói dối: Phơi bày tham nhũng ở Bộ Tư pháp)” – có lẽ là 5% đến 10% dân số nhà tù hiện tại của chúng ta thực sự là vô tội. Một tỷ lệ % cao khác không có một phiên tòa xét xử đủ công bằng để phân biệt họ có tội hay vô tội, bởi vì chúng ta có quá nhiều thẩm phán ngoài kia được định hướng kết quả thay vì áp dụng các quy tắc của pháp luật như nó phải như vậy. Chúng ta có những vụ khởi tố liên quan đến chính trị mà lẽ ra không bao giờ có thể xảy ra ở đất nước này.

Ông Jekielek: Vậy thì, tôi sẽ giới thiệu cho tất cả khán giả của chúng ta về “Licensed to Lie”, một cuốn sách xuất sắc giải thích cách thức – tôi nghe nói rằng nó đã mô tả một “bộ máy công tố” – hoặc cái gì đó đại loại thế.

Bà Powell: Tôi chưa nghe thấy từ đó. Nhưng nghe có vẻ nó đang hoạt động.

Ông Jekielek: Chà, các công tố viên trong hệ thống tư pháp có sức mạnh không hề nhỏ đó đã tham gia vào việc ảnh hưởng lên quyết định về tội trạng và vân vân.

Bà Powell: Đúng. Và chắc chắn có một lượng lớn những gì tôi gọi là các công tố viên tư lợi đã làm nhiệm vụ này và họ lạm dụng luật pháp trong quá trình này.

Ông Jekielek: Tôi nghĩ rằng có lẽ bà đã làm nhiều việc để khởi động một yêu cầu cho một lệnh hủy bỏ (order to vacate).

Bà Powell: Chúng tôi chuyển sang yêu cầu hủy bỏ quyết định vô lý và không dựa trên quyền tài phán của Thẩm phán Sullivan.

(Thẩm phán liên bang Emmet Sullivan đã bác bỏ vụ án hình sự chống lại Trung Tướng Michael Flynn vào ngày 8/12 sau khi Tổng thống Donald Trump ân xá cho Flynn vào ngày 25/11. Ông Sullivan đã chủ trì vụ án kể từ tháng 12/2017 sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ buộc tội Flynn nói dối FBI. Năm 2019, Flynn đảo ngược buộc tội của Bộ Tư pháp khi tuyên bố vô tội trong vụ án, với lý do FBI buộc tội ông một cách sai trái.)

Ông Jekielek: Điều gì sẽ xảy ra với Thẩm phán Sullivan, theo suy nghĩ của bà?

Bà Powell: Nói thế nào nhỉ, nếu chúng ta có tất cả các ghế trong Quốc hội mà lẽ ra chúng ta phải có được nhờ vào một cuộc bầu cử hợp pháp, sẽ có đủ dân biểu và thượng nghị sĩ để luận tội ông ta.

Một trong những điều tôi dự định làm với “DefendingtheRepublic.org” là kiểm tra tất cả các cuộc bầu cử trên toàn quốc có cùng một mô hình gian lận mà chúng ta biết đã xảy ra ở các tiểu bang dao động, và làm việc để thu hút công chúng và tất cả các bên được vào tất cả những ghế mà họ thực sự giành được bằng các phiếu bầu hợp pháp.

Ông Jekielek: Hãy nói về các phiên tòa mà bà hiện đang xử lý. Thực tế là bà đã gửi yêu cầu khẩn cấp lên Tối cao Pháp viện để quyết định kết quả bầu cử năm 2020 để ngăn các cử tri bỏ phiếu bầu của họ ở bốn tiểu bang ngay bây giờ. Bà có thể tiết lộ điều đó cho tôi được chứ?

Bà Powell: Được chứ, chúng tôi đã đệ trình các đơn kiện về quy trình này ở Georgia, Wisconsin, Michigan, và Arizona, bởi vì ở tất cả những bang đó đều có những sai sót tai hại bởi gian lận quy mô lớn theo mọi cách và phương tiện.

Nhưng đặc biệt xảo quyệt và gây rắc rối là gian lận máy đếm phiếu được thực hiện thông qua hệ thống bỏ phiếu Dominion. Trên thực tế, một trong những chuyên gia của chúng tôi nói rằng gian lận của Dominion đã cho phép phiếu bầu của Biden cao hơn 5% trên toàn bộ các tiểu bang có sử dụng máy Dominion. Điều tương tự cũng đúng với các đảng viên Dân chủ khác đang tranh cử ở các tiểu bang đó.

Ông Jekielek: Nhưng trong 4 tiểu bang này, bà đang nói rằng nó [mức độ gian lận] là một cấp độ hoàn toàn khác?

Bà Powell: Đúng vậy, đã có một cấp độ gian lận gia tăng ở những tiểu bang đó. Ông có thể hình dung, chúng tôi không có thời gian để xem xét tất cả các trường hợp gian lận cần được điều tra. Nó khiến tôi tự hỏi liệu rằng FBI và Bộ Tư pháp của chúng ta ở đâu trên thế giới này. Thành thật mà nói, tôi rất lo ngại rằng toàn bộ hệ thống này có thể là do CIA khởi tạo và thậm chí có thể được trao cho Venezuela cách đây nhiều năm, hoặc được gieo mầm ở những nơi khác có quan hệ khăng khít với Venezuela, nơi bắt nguồn của các công ty Smartmatic và Dominion.

Lý do duy nhất họ có địa chỉ ở Boca Raton (tiểu bang Florida) ở đây ngay trong nước Mỹ là để cố gắng làm cho họ trông có vẻ như một công ty Mỹ. Nhưng không phải vậy. Chúng thuộc sở hữu, được vận hành và được sắp xếp và được tạo ra bởi nhà độc tài Venezuela, Hugo Chávez, bằng tiền bẩn của ông và và tiền bẩn của cánh tả Cuba, để đảm bảo ông ta đã thắng mọi cuộc bầu cử sau khi nó được sử dụng. Một trong những nhân chứng của chúng tôi là người quan sát trực tiếp mắt thấy tai nghe tất cả những điều đó – đã nhận được các bản hướng dẫn về tất cả hoạt động ra sao, đã thấy nó hoạt động trong phòng kiểm soát cuộc bầu cử sau bầu cử và đã cung cấp cho chúng tôi bản khai có tuyên thệ để giải thích tất cả.

Những người nói rằng không có bằng chứng là những người đang nói dối trắng trợn hoặc họ cố tình không biết hoặc nhắm mắt làm ngơ. Thành thật mà nói, họ là một phần của vấn đề. Rất nhiều người nói rằng không có bằng chứng – họ là một phần của vấn đề và biết rõ rằng tất cả những điều này đã xảy ra và thậm chí có thể đã xúi giục nó, thu lợi từ nó, trả tiền cho nó, khuyến khích nó.

Ông Jekielek: Tại thời điểm này, bà đã đưa ra những yêu cầu khẩn cấp này. Đồng thời, mới đây thôi, Tối cao Pháp viện đã quyết định không xử vụ kiện Texas này. Vậy cho tôi biết, phản ứng của bà với điều đó là gì?

Bà Powell: Chà, tôi có một phản ứng hỗn hợp với điều đó. Tôi đã có vài lo ngại về thẩm quyền khởi kiện (standing) của các tiểu bang đưa ra các vấn đề mà họ đã đưa ra ngay từ ban đầu, nhưng tôi nghĩ bởi vì đó là một vụ kiện mà tòa án có thẩm quyền tài phán ban đầu (original jurisdiction), tòa án sẽ và nên xem xét nó, ít nhất – để xem xét nó và giải quyết nó đầy đủ hơn cách họ đã làm. Nó không có hiệu quả đối với các vụ kiện của chúng tôi, bởi vì các nguyên đơn của chúng tôi là các đại cử tri, những người có vị thế hợp hiến trong điều khoản đại cử tri và bầu cử của Hiến pháp. Tòa án phải giải quyết đúng luật.

Ông Jekielek: Có lẽ bà làm rõ thêm một chút vì lợi ích người xem của chúng tôi về ý thẩm quyền khởi kiện. Về cơ bản, họ có thể khởi kiện vụ việc ngay từ đầu. Nhưng có lẽ bà có thể giải thích điều đó thêm một chút?

Bà Powell: Để khởi kiện, bạn phải là một bên chịu thương tích thực sự do hành vi đang bị khiếu nại. Vì vậy, lấy ví dụ, tòa án đã nói rằng Texas là một tiểu bang không có lợi ích cụ thể, đặc biệt là trong việc các tiểu bang khác điều hành cuộc bầu cử tại bang của họ. Nhưng các cử tri và đại cử tri chắc chắn nên có thẩm quyền khởi kiện để đưa ra các khiếu nại về việc làm loãng phiếu bầu. Bởi vì các đại cử tri có ghế theo kết quả của cuộc bỏ phiếu. Trên thực tế, ở một số tiểu bang họ có cùng một thẩm quyền khởi kiện như một ứng cử viên sẽ có. Bởi theo luật tiểu bang, họ có quyền và nghĩa vụ theo luật của bang mình. Và họ được đề cập đặc biệt trong Hiến pháp là hợp hiến cho quy trình của Cử tri đoàn. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng có bất kỳ trường hợp nào mà bất kỳ tòa án nào cũng có thể tuyên bố rằng một đại cử tri rằng chúng tôi đại diện cho nhiều người trong số đó, ở nhiều tiểu bang… Thực tế ở Arizona, mọi cử tri trong tiểu bang đều tham gia vụ kiện của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi có thẩm quyền khởi kiện về tất cả các khiếu nại mà chúng tôi đã nêu ra, không nghi ngờ gì nữa.

Ông Jekielek: Bây giờ nói về Georgia, bà đã đề cập rằng một số quận đã không thực sự kiểm lại phiếu bằng tay. Bà có thể cho tôi biết thêm về điều này?

Bà Powell: Đúng vậy, họ thường chạy cùng một lá phiếu thông qua cùng một máy tạo ra gian lận. Họ không nhìn vào từng lá phiếu và đối chiếu các chữ ký. Ví dụ, nếu chúng ta nhận được 100.000 lá phiếu cuối cùng trong số lá phiếu được thu thập ở Georgia, chỉ bằng phân tích cơ học chúng ta có thể thấy sự khác biệt trong các lá phiếu và mực in.

Chúng tôi biết rằng đã có hàng trăm nghìn lá phiếu gian lận được nhập khẩu vào đất nước, có thể là từ Trung Quốc. Chúng tôi có video về một số người đến từ biên giới với Mexico.

Có thông tin khác về các lá phiếu được chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác. Trên thực tế, có một tài xế dịch vụ bưu điện, người này đã đi từ New York tới Pennsylvania vào lúc nửa đêm với một thùng xe tải chất đầy các lá phiếu và sau đó những lá phiếu “lấp đầy” phòng kiểm phiếu. Chúng tôi còn có thêm bằng chứng về một lượng lớn các lá phiếu, tôi nghĩ chúng từ Arizona đến Georgia.

Họ đã có những khó phiếu bầu giả mạo ở các khu vực khác nhau của đất nước, và sau đó vận chuyển chúng vào nửa đêm để khi cần họ sẽ lấp đầy các lá phiếu ở các tiểu bang nơi cử tri của Tổng thống Trump đổ ra với số lương lớn đến mức đã phá vỡ thuật toán mà họ đã lập trình sẵn trong máy tính để Dominion tạo ra trò gian lận. Đó là lý do tại sao họ phải ngừng kiểm phiếu ở năm tiểu bang.

Và như vậy, hoàn toàn vô lý khi nói rằng không có gian lận cử tri ở đây. Chúng ta có những lá phiếu giả, chúng ta có những người chết bỏ phiếu, và hàng nghìn, nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn. Còn có thứ mà có người gọi là “cử tri ma”. Vậy đó có nhiều cách thức và phương tiện gian lận hơn bất kỳ công dân Mỹ tuân thủ luật pháp nào có thể tưởng tượng. Thật choáng váng. Nó thật sự gây choáng. Họ đã đối mặt với chúng tôi về vấn đề đó. Và rồi phủ nhận nó hoàn toàn là Machiavellian [khái niệm nói về việc thao túng, đánh lừa, và khai thác những người khác để đạt được mục tiêu].

Ông Jekielek: Nói thêm một chút về 4 trường hợp này. Tôi giả định rằng chúng giống nhau về bản chất hoặc tôi hiểu chúng có bản chất giống nhau. Bà có thể cho tôi biết một chút về cách thức hoạt động của những vụ án đó trước Tối cao Pháp viện?

Bà Powell: Mỗi trường hợp, thảo luận chi tiết về các sự kiện liên quan đến tình trạng mà nó phát sinh, trong một vài chi tiết cụ thể. Sau đó, chúng tôi cũng tuyên bố cáo buộc thông lệ. Ví dụ, sự pha loãng cử tri và từ chối sự bảo vệ bình đẳng theo Hiến pháp là một trong những yêu sách mà chúng tôi nêu ra trong mỗi cuộc bỏ phiếu, bởi vì mọi lá phiếu gian lận đều phá hủy lá phiếu của một cử tri hợp pháp.

Hiệu quả những gì họ đã làm với gian lận máy là… họ làm mọi thứ từ việc đưa một lượng lớn phiếu bầu vào hệ thống mà họ vừa tạo ra, cho đến chạy các lá phiếu giả qua nhiều lần trong nhiều đợt để tạo ra những lá phiếu không thực sự ở đó.

Họ đã ném phiếu bầu vào sọt rác. Họ đã có thứ gọi là một hệ thống xét xử, nơi họ có thể lập trình máy tính, họ có thể lập trình máy tính để từ chối các lá phiếu vì bất kỳ lý do nào. Chúng tôi nghĩ rằng đó là toàn bộ sự việc xảy ra ở Arizona và một tiểu bang khác – nơi nếu cuộc bỏ phiếu được thực hiện bằng máy, máy sẽ tự động chuyển phiếu bầu đến một “tệp xét xử”, họ gọi nó như vậy.

Và sau đó, những người vận hành máy móc, máy tính, chỉ đơn giản là lấy toàn bộ “tệp xét xử” có hàng trăm nghìn phiếu bầu của Trump trong đó và bỏ nó vào thùng rác hoặc chuyển nó sang cho Biden. Và điều đó đã xảy ra trên diện rộng.

Ông Jekielek: Điều đó rất đáng quan tâm, bởi vì tôi hiểu rằng những gì bà tìm thấy là lượng phiếu bầu sẽ bị “xét xử” lớn hơn dự kiến và khi chúng được “xét xử” là lúc tạo ra tiềm năng thay đổi phiếu bầu. Tôi hiểu như vậy có đúng không?

Bà Powell: Đó là một trong các cách. Một cách khác họ đã làm là cạo phiếu bầu. Máy có thể cân đối các lá phiếu. Vì vậy họ có thể cho lượng phiếu của Biden có tỷ lệ 125% so với số thực, và số phiếu bầu của Trump có thể giảm xuống còn 75% số thực. Vì vậy, chúng tự động lật 25% số phiếu cho Biden. Thay vì kiểm từng lá phiếu, một người, một phiếu. Đó là quy tắc tiêu chuẩn lâu đời của chúng ta, cách duy nhất nó có thể hoạt động trong một nước cộng hòa dân chủ.

Thay vì thế, nếu bạn bỏ phiếu cho Biden, bạn có 1,25 phiếu. Nếu bạn bỏ phiếu cho Trump, bạn chỉ có 0,75 phiếu. Chúng ta có thể thấy trong một số hiển thị màn hình, đó chính xác là những gì đã xảy ra. Bạn có thể xem lại, các nhà toán học có thể xem lại và tìm ra thuật toán đã được chạy.

Ông Jekielek: Tại sao bà lại nghĩ rằng có quá nhiều lời từ chối những vụ kiện này tại tòa án?

Bà Powell: Bởi vì tham nhũng ngày càng sâu rộng. Họ đã đe dọa cuộc sống của mọi người, họ đã đe dọa con cái của mọi người. Chúng ta có những vụ “đâm xe” rất bất thường liên quan đến một trong những nhân viên chiến dịch khu vực của Kelly Loeffler ở Atlanta, chỉ khoảng vài ngày trước thời điểm chúng tôi kiện tụng. Thẩm phán của chúng ta ở Atlanta đã đưa ra lệnh sơ bộ mà chúng tôi muốn, nhưng 20 phút sau, đã đảo ngược nó hoàn toàn.

Ông Jekielek: Vậy thì có thật là có việc đang tiến hành một loại phân tích pháp y đối với một số máy ở Michigan, dường như khoảng 20 máy trong số những máy này – tôi không thể nhớ chính xác chi tiết vào lúc này – liệu bà có biết về điều đó?

Bà Powell: Tôi có biết. Đó không phải là vụ kiện của tôi. Đó là một người yêu nước đã đệ đơn kiện đó. Ông ấy đã hoàn thành công việc một cách rất tốt. Rõ ràng là ở đó có một thẩm phán công tâm và chính trực – cả hai yếu tố – hai yếu tố đó song hành với nhau. Và ông ấy đã ra lệnh giám định pháp y cho

những cỗ máy đó, đó là điều nên xảy ra trên mọi cỗ máy Dominion ở trong nước. Ngay bây giờ, mọi thẩm phán liên bang lẽ ra phải ra lệnh thu giữ các máy lại và xem xét lại về mặt pháp lý.

Thành thật mà nói, nó cũng nên xảy ra ở các tiểu bang khác, bởi vì nhân chứng của chúng tôi nói rằng DNA của mã cũng có trong tất cả các hệ thống khác, nó không chỉ là Dominion. Mọi cỗ máy bỏ phiếu trong nước cần được kiểm tra tính hợp lệ của chúng, và khả năng thực hiện chính xác những gì các cỗ máy Dominion đã làm ở đây, và để xem liệu rằng nó có được thực hiện trong cuộc bầu cử này hay không.

Chúng tôi biết họ phá hủy bằng chứng của cả hai cánh tả lẫn cánh hữu ở Georgia, ở các quận Cobb, Gwinnett, Fulton. Tất cả mọi thứ từ việc cắt nhỏ lá phiếu cho đến xóa sạch máy và thay thế máy chủ. Tất cả những chiếc máy này lẽ ra phải bị tạm tịch thu vào ngày sau cuộc bầu cử và được xem xét lại để phân tích pháp y.

Nhưng tôi nghĩ rằng phân tích đến từ Michigan sẽ chứng minh chính xác những gì chúng tôi đã nói đang xảy ra với những chiếc máy này.

Họ đã thực hiện một cuộc kiểm phiếu thực tế tại một quận ở Georgia, và đã tìm thấy một lượt lật phiếu đáng kể. Tôi nghĩ rằng đã có tỷ lệ khoảng 26% phiếu lật chuyển từ Trump sang Biden, tại một quận mà họ thực sự kiểm đếm thực. Và quận Coffee ở Georgia vừa mới từ chối chứng nhận kết quả của mình từ cuộc bầu cử, vì những gì họ nhận thấy là gian lận rõ ràng.

Ông Jekielek: Vậy thì tại thời điểm này, điều gì sẽ được thực hiện để đánh giá trải rộng hoặc phân tích máy móc?

Bà Powell: Chà, với mức độ can thiệp của nước ngoài mà chúng tôi có thể chứng minh, và bằng chứng trong hồ sơ của chúng tôi về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử, là quá đủ để kích hoạt lệnh hành pháp của Tổng thống từ năm 2018 đã trao cho ông ấy mọi loại quyền lực – để thực hiện mọi thứ, từ tịch thu tài sản, đóng băng mọi thứ, yêu cầu giam giữ máy móc. Theo quyền khẩn cấp, ông ấy thậm chí có thể chỉ định một công tố viên đặc biệt để xem xét điều này, đó chính xác là những gì cần phải xảy ra.

Mọi máy bỏ phiếu trong nước nên bị tạm thu giữ ngay bây giờ. Thành thật mà nói, có quá đủ lý do phạm tội để biện minh cho điều đó. Dành cho bất kỳ ai sẵn sàng giải quyết các vụ kiện và các sự kiện hoàn toàn dựa trên cơ sở sự thật, chứ không phải chính trị hoặc lòng tham của công ty hoặc sự giàu có toàn cầu.

Ông Jekielek: Thật thú vị khi bà đề cập đến lệnh hành pháp đó vì tôi hiểu rằng cũng có một báo cáo cho thấy DNI [Giám đốc Tình báo Quốc gia] Ratcliffe được cho là sẽ chuẩn bị đưa ra trong thời gian không lâu nữa kể từ bây giờ. Tôi tin rằng đã 45 ngày kể từ thời điểm bầu cử, về các vấn đề có thể xảy ra.

Bà Powell: Đúng vậy. Và những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử. Nếu bản báo cáo đó là một bản báo cáo trung thực, thì nó sẽ thổi bùng tâm trí của mọi công dân trong nước, những người sẵn sàng nhìn vào sự thật và sự thật, bởi vì chúng ta chưa bao giờ chứng kiến ​​điều gì như thế này trong lịch sử của đất nước này. Và nó phải được dừng lại ngay bây giờ nếu không sẽ không bao giờ có một cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Ông Jekielek: Vậy đây là ý của bà khi bà nói rằng bà cảm thấy nền Cộng hòa đang bị đe dọa?

Bà Powell: Đúng vậy. Chắc chắn rồi. Bất kỳ cuộc bầu cử nào kể từ đây trở đi đều là một trò hề và một trò đùa và một trò lừa bịp, thao túng, nếu chúng ta không khắc phục điều này ngay bây giờ và đưa ra một hệ thống mà tất cả chúng ta có thể tin tưởng. Không có gì ngoài sự minh bạch trong một cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và việc họ từ chối để mọi người xem xét máy móc hoặc giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong số này cho chúng ta thấy đó là một gian lận lớn.

Ông Jekielek: Chính xác là vậy. Điều đó thật hấp dẫn, bởi vì bà sẽ cảm thấy như bất kỳ ai cũng muốn có thể thực sự được biết về thực tế của tình huống.

Bà Powell: Chính xác. Như bạn tôi, Lin Wood, nói, nếu mọi người không có gì để che giấu, thì họ sẽ không giấu gì cả.

Ông Jekielek: Sidney, bà có suy nghĩ cuối cùng nào trước khi chúng ta kết thúc không?

Bà Powell: Chỉ muốn nói rằng chúng ta phải khắc phục điều này, chúng ta phải khắc phục nó ngay bây giờ. Và người dân Mỹ phải yêu cầu điều đó. Chúng ta không thể giải quyết cho bất cứ điều gì giống như những gì chúng ta đã chứng kiến ​​trong bốn năm qua — hành vi của Đảng Dân chủ, giới tinh tú toàn cầu, những người môi giới quyền lực trong bốn năm qua đã nỗ lực để tiêu diệt Tổng thống Trump.

Đây không phải là về Tổng thống Trump. Ông ấy chỉ là một biểu tượng của “We the People (Người dân chúng ta)”. Đó là về tương lai của nền Cộng hòa.

Chúng ta phải khắc phục điều này. Chúng ta phải sửa chữa nó ngay bây giờ. Và sẽ không bao giờ có một cuộc bầu cử khác được tiến hành theo cách này. Không bao giờ nên có một cuộc bầu cử Mỹ khác mà không có sự hoàn toàn minh bạch.

Ông Jekielek: Sidney Powell, rất vui khi được gặp lại bà.

Bà Powell: Cảm ơn ông, Jan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ban-day-du-sidney-powell-tra-loi-ve-kien-tung-bau-cu-quyet-dinh-cua-toi-cao-phap-vien-va-vu-tuong-flynn.html

Tổng thống Trump bác tin thiết quân luật

Hải Lam 

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào sáng Chủ nhật (20/12 theo giờ địa phương), đã lên tiếng cho rằng, việc ông định dùng tới thiết quân luật là không đúng sự thật.

TT Trump viết trên Twitter: “Thiết quân luật = Tin tức giả mạo”.

Trước đó, trang The New York Times trích dẫn các nguồn ẩn danh cho biết, TT Trump đã gặp luật sư Sidney Powell và Tướng Michael Flynn vào tối thứ Sáu (19/12) để bàn bạc thêm các chiến lược thách thức cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Trang báo của Mỹ đưa tin rằng tổng thống đã thảo luận về việc áp đặt thiết quân luật và khai triển quân đội để tổ chức lại cuộc bầu cử.

New York Times cho biết TT Trump đã cân nhắc việc bổ nhiệm luật sư Sidney Powell làm cố vấn đặc biệt để điều tra cuộc bầu cử và luật sư của ông, và cựu Thị trưởng Rudy Giuliani đã đặt câu hỏi liệu Bộ An ninh Nội địa có thể thu giữ máy bỏ phiếu để kiểm tra hay không.

Cố vấn Tòa Bạch Ốc, Pat A. Cipollone, và Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, Mark Meadows được cho là đã phản đối ý kiến ​​trên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-bac-tin-thiet-quan-luat.html

YouTube xóa tuyên bố của luật sư cho TT Trump trong phiên điều trần

Phụng Minh

Một trong những luật sư của Tổng thống Donald Trump cho biết YouTube đã xóa tuyên bố mở đầu của ông khỏi video phiên điều trần của Bộ An ninh Nội địa Thượng viện về gian lận bầu cử.

“YouTube đã quyết định rằng tuyên bố mở đầu của tôi tại [Thượng viện] Hoa Kỳ, được tuyên thệ và dựa trên bằng chứng cứng rắn, là quá nguy hiểm đối với các bạn; họ đã loại bỏ nó. Cho đến ngày nay, ‘bằng chứng của chúng tôi chưa bao giờ bị bác bỏ, chỉ bị bỏ qua’. Tại sao Google lại sợ sự thật? #BigBrother”, luật sư Jesse Binnall đã viết trên Twitter.

Một video khác về lời khai của ông tại phiên điều trần, được tải lên vào ngày 17/12 bởi một tài khoản riêng, dường như vẫn còn nguyên.

Đầu tháng này, YouTube thông báo sẽ xóa “các nội dung cáo buộc gian lận hoặc sai sót trên diện rộng đã làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lịch sử”. Công ty thuộc sở hữu của Google nói rằng đó là do thời hạn “cảng an toàn” vào ngày 8/12 trong cuộc bầu cử tổng thống đã trôi qua.

Vẫn còn những thách thức pháp lý nổi bật liên quan đến cuộc bầu cử ngày 3/11, đồng thời còn có việc các “đại cử tri thay thế” đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump trong cuộc họp ngày 14/12 của Cử tri đoàn.

“Ví dụ: chúng tôi sẽ xóa các video tuyên bố rằng một ứng cử viên tổng thống đã thắng cử do trục trặc phần mềm hoặc lỗi đếm trên diện rộng. Chúng tôi sẽ bắt đầu thực thi chính sách này ngay hôm nay và sẽ tăng cường trong những tuần tới”, YouTube cho biết. “Như mọi khi, tin tức và bình luận về những vấn đề này có thể vẫn còn trên trang web của chúng tôi nếu có đủ bối cảnh giáo dục, tài liệu, khoa học hoặc nghệ thuật”.

Tuy nhiên YouTube không nêu chi tiết về bối cảnh mà họ yêu cầu, và thông báo đã thu hút sự lên án rộng rãi từ những người bảo thủ và những người ủng hộ tự do ngôn luận. Họ lập luận rằng quyết định của YouTube tương đương với việc kiểm duyệt các quan điểm bất đồng.

Trong phiên điều trần, ông Binnall, người đã đệ đơn kiện thay mặt TT Trump ở Nevada, khẳng định rằng cuộc bầu cử đã có sự gian lận ở tiểu bang này.

Ông nói với các thượng nghị sĩ trong phiên điều trần: “Hàng ngàn hàng ngàn cử tri Nevada đã bị hủy bỏ tiếng nói của họ do gian lận bầu cử và phiếu bầu không hợp lệ. Đây là cách nó đã xảy ra. Vào ngày 3/8/2020, sau một phiên họp đặc biệt gấp rút, các nhà lập pháp Nevada đã thực hiện những thay đổi

mạnh mẽ đối với luật bầu cử của tiểu bang bằng cách thông qua một dự luật được gọi là AB4″, ông nói, đề cập đến luật của tiểu bang nới lỏng các hạn chế đối với các lá phiếu gửi qua thư.

Binnall cũng nói rằng khi chiến dịch TT Trump điều tra những bất thường bị cáo buộc, họ đã bị các quan chức bầu cử tiểu bang từ chối truy cập vào mã của máy bỏ phiếu để xem xét pháp y hoặc liệu “chúng có bị kết nối với internet hay không”. Ông khẳng định, “chúng tôi không được phép đến gần họ … chúng tôi không được phép kiểm tra pháp y”.

Ông nói: “Chúng tôi đã bị từ chối [tính minh bạch] ở mọi lần [yêu cầu]” ở Nevada và nói thêm rằng một quan chức Nevada “tự nhốt mình trong văn phòng của mình” và sẽ không mở cửa khi các luật sư của Trump cố gắng tống đạt trát đòi hầu tòa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/youtube-xoa-tuyen-bo-mo-dau-cua-luat-su-trump-trong-phien-dieu-tran.html

Argentina và Chile đình chỉ các chuyến bay từ Anh Quốc vì lo sợ về COVID-19

Tin từ BUENOS AIRES, Argentina – Trong các tuyên bố riêng vào hôm Chủ nhật (20/12), chính phủ của Argentina và Chile cho biết cả hai quốc gia Nam Mỹ này sẽ tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ Anh Quốc do lo sợ về COVID-19.

Trước đó một ngày, thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson thông báo rằng một chủng coronavirus mới khiến số ca bệnh tăng vọt, khi chính phủ của ông thắt chặt các hạn chế COVID-19 đối với Luân Đôn và các khu vực lân cận.

Bộ Nội vụ Argentina cho biết chuyến bay cuối cùng từ Anh Quốc trước đợt tạm ngừng này sẽ là một chuyến bay dự kiến đến Buenos Aires vào sáng hôm thứ Hai (21/12). Họ cho biết hành khách và phi hành đoàn đến trên chuyến bay đó sẽ phải trải qua thời gian cách ly 7 ngày.

Chính phủ Chile cho biết những người nước ngoài không cư trú từng ở Anh Quốc trong 14 ngày qua sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước này. Theo tuyên bố của Chile, biện pháp này sẽ có hiệu lực vào nửa đêm hôm thứ Ba và kéo dài trong hai tuần. Trước đó vào hôm Chủ nhật (20/12), Canada thông báo rằng họ đang tham gia một danh sách ngày càng gia tăng gồm các quốc gia đình chỉ việc nhập cảnh của những người đến từ Anh Quốc. (BBT)

https://www.sbtn.tv/argentina-va-chile-dinh-chi-cac-chuyen-bay-tu-anh-quoc-vi-lo-so-ve-covid-19/

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt quá 75 triệu

Các ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 75 triệu vào ngày thứ Bảy, theo kiểm đếm của Reuters, trong khi một số quốc gia khắp thế giới đã bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa virus.

Anh tháng này trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên bắt đầu chủng ngừa bằng vắc-xin COVID-19 do hãng dược Pfizer và đối tác BioNtech của Đức bào chế, theo sau là Mỹ. Mỹ giờ cũng đã chấp thuận vắc-xin của hãng Moderna.

Trong tháng qua đã có 18,65 triệu ca nhiễm mới, con số cao nhất được báo cáo trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhất – 21,6 triệu ca – theo sau là Bắc Mỹ với 17,9 triệu ca, Mỹ Latin với 14,5 triệu ca và Châu Á với 13 triệu ca.

Ở Châu Âu, một triệu ca nhiễm mới được ghi nhận chỉ trong vòng năm ngày, trong đó Nga và Pháp báo cáo hơn 2 triệu ca kể từ khi dịch virus corona bùng phát. Anh và Ý mỗi nước đều có khoảng 1,9 triệu ca.

Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận hơn 300.000 ca tử vong vào ngày thứ Hai. Mỹ đang báo cáo hơn 2.500 người chết mỗi ngày, theo phân tích dữ liệu của Reuters từ bảy ngày trước đó.

Các bệnh viện trên khắp Mỹ đã bắt đầu tiêm những mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech đầu tiên. Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất – hơn 17 triệu ca kể từ khi dịch bùng phát – theo sau lần lượt là Ấn Độ và Brazil. Chỉ với 4% dân số thế giới, Mỹ chiếm khoảng 23% tổng số ca nhiễm toàn cầu.

Brazil đạt kỉ lục một ngày với 70.000 trường hợp mới vào ngày thứ Tư, cùng với Mỹ và Ấn Độ là những nước duy nhất báo cáo tổng số hơn 7 triệu ca nhiễm. Với gần 180.000 ca tử vong được xác nhận, quốc gia Nam Mỹ này có số người chết cao thứ hai trên thế giới.

Ngày thứ Bảy, Ấn Độ vượt quá 10 triệu ca nhiễm virus corona. Ấn Độ đã chuẩn bị cung cấp 600 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho những người dễ bị tổn thương nhất trong vòng sáu đến tám tháng tới.

https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-nhiem-covid-19-toan-cau-vuot-qua-75-trieu/5706041.html

Covid: Chúng ta biết gì về biến thể virus corona mới?

James Gallagher

Sự lây lan nhanh chóng của một biến thể virus corona mới được cho là nguyên nhân dẫn đến các quy định nghiêm ngặt về cấp bốn, áp dụng cho hàng triệu người.

Các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn vào việc tụ họp, gặp mặt trong dịp lễ Giáng sinh ở Anh, Scotland và xứ Wales, khiến các quốc gia khác cấm không cho người từ Vương quốc Anh đến nước họ.

Vậy thì làm thế nào mà biến thể virus mới đã từ không tồn tại đang trở thành dạng virus phổ biến nhất ở các vùng của nước Anh trong vài tháng?

Các cố vấn của chính phủ về biến thể virus mới có niềm tin “vừa phải” rằng virus này có khả năng lây truyền cao hơn các biến thể khác.

Tất cả nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu, chứa đựng những bất ổn lớn và một danh sách dài những câu hỏi chưa được giải đáp.

Như tôi viết trước đây, virus luôn biến đổi và điều quan trọng là giữ tập trung cao độ vào việc liệu hành vi của virus có thay đổi hay không.

Tại sao biến thể này gây lo ngại?

Ba điều kết hợp với nhau có nghĩa là nó đang thu hút sự chú ý:

• Nó đang nhanh chóng thay thế các phiên bản khác của virus

• Nó có các đột biến ảnh hưởng đến một phần có thể là quan trọng của virus

• Một số đột biến đó đã được hiển thị trong phòng thí nghiệm để tăng khả năng lây nhiễm virus cho tế bào

Tất cả những điều này kết hợp với nhau tạo ra một tình huống cho virus có thể lây lan dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không có sự chắc chắn tuyệt đối. Các chủng mới có thể trở nên phổ biến hơn chỉ đơn giản là ở đúng nơi và vào đúng thời điểm – chẳng hạn như London, nơi chỉ có hai cấp hạn chế cho đến gần đây.

Nhưng lý do biện minh cho các hạn chế cấp bốn là một phần để giảm sự lây lan của biến thể.

“Các thí nghiệm trong phòng lab bắt buộc phải có, nhưng bạn có muốn đợi vài tuần hay vài tháng [để xem kết quả và có hành động để hạn chế sự lây lan] không? Có lẽ không trong những trường hợp này,” Giáo sư Nick Loman, từ Covid-19 Genomics UK Consortium, nói với tôi.

Biến thể mới lây lan nhanh hơn bao nhiêu?

Nó được phát hiện lần đầu tiên vào tháng Chín. Vào tháng 11, khoảng một phần tư ca nhiễm ở London là do biến thể mới. Con số này đạt gần 2/3 số ca nhiễm vào giữa tháng 12.

Bạn có thể thấy biến thể mới đã chiếm ưu thế như thế nào trong kết quả thử nghiệm ở một số trung tâm như Phòng thí nghiệm Hải đăng Milton Keynes.

Các nhà toán học đã chạy các con số về sự lan truyền của các biến thể khác nhau trong nỗ lực tính toán xem nó có thể mạnh bao nhiêu.

Nhưng việc phân biệt đâu là do hành vi của con người và đâu là do virus thì thật khó.

Con số được Thủ tướng Boris Johnson đề cập là biến thể này có thể truyền được nhiều hơn tới 70%. Ông nói điều này có thể làm tăng số R – cho biết dịch bệnh đang phát triển hay đang thu hẹp – thêm 0,4.

Con số 70% đó đã xuất hiện trong bài thuyết trình của Tiến sĩ Erik Volz, từ Đại học Hoàng gia London, hôm thứ Sáu.

Trong buổi nói chuyện, ông Erik Volz nói: “Thực sự còn quá sớm để xác định… nhưng từ những gì chúng ta thấy cho đến nay, nó đang phát triển rất nhanh, nó đang phát triển nhanh hơn [một biến thể trước đó] đã từng phát triển, nhưng điều quan trọng là phải theo dõi điều này.”

Không có con số “cố định” về mức độ lây nhiễm của biến thể. Các nhà khoa học, những người chưa công khai công trình nghiên cứu, đã cho tôi biết những con số vừa cao hơn vừa thấp hơn nhiều so với con số 70%.

Nhưng vẫn còn những câu hỏi về việc liệu nó có lây nhiễm thêm nữa hay không.

“Bằng chứng có được trong phạm vi công cộng không đủ để đưa ra ý kiến mạnh mẽ hoặc chắc chắn về việc liệu virus có thực sự gia tăng sự lây truyền hay không,” Giáo sư Jonathan Ball, nhà virus học tại Đại học Nottingham, nói.

Nó đã lan rộng đến đâu?

Người ta cho rằng biến thể này xuất hiện ở một bệnh nhân ở Anh hoặc được nhập khẩu từ một quốc gia có khả năng giám sát biến thể của virus corona thấp hơn.

Các biến thể có thể được tìm thấy trên khắp Vương quốc Anh, ngoại trừ Bắc Ireland, nhưng nó tập trung nhiều ở London, Đông Nam và miền Đông nước Anh. Các ca nhiễm trường hợp ở những nơi khác trên đất nước dường như không lan ra đáng kể.

Dữ liệu từ Nextstrain, công ty theo dõi mã di truyền của các mẫu virus trên khắp thế giới, cho thấy các trường hợp ở Đan Mạch và Úc đến từ Anh. Hà Lan cũng đã báo cáo các ca nhiễm biến thể mới.

Một biến thể tương tự đã xuất hiện ở Nam Phi có chung một số đột biến giống nhau, nhưng dường như không liên quan đến biến thể này.

Điều này đã xảy ra trước đây?

Đúng.

Loại virus được phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, không giống với loại virus mà bạn sẽ tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Biến thể D614G xuất hiện ở châu Âu vào tháng Hai và trở thành dạng virus chiếm ưu thế trên toàn cầu.

Một loại khác, được gọi là A222V, lan rộng khắp châu Âu và có liên quan đến kỳ nghỉ hè của người dân ở Tây Ban Nha.

Chúng ta biết gì về các biến thể mới?

Một phân tích ban đầu về biến thể mới đã được xuất bản và xác định 17 thay đổi quan trọng có thể xảy ra.

Đã có những thay đổi với chồi protein – đây là chìa khóa mà virus sử dụng để mở ra cánh cửa dẫn đến các tế bào của cơ thể chúng ta.

Một biến thể được gọi là N501Y làm thay đổi phần quan trọng nhất của chồi, được gọi là “miền liên kết thụ thể”.

Đây là nơi chồi tiếp xúc đầu tiên với bề mặt tế bào của cơ thể chúng ta. Bất kỳ thay đổi nào giúp virus xâm nhập vào bên trong dễ dàng hơn đều có thể tạo lợi thế cho nó.

“Nó có những biểu hiện giống như một sự thích nghi quan trọng,” Giáo sư Loman nói.

Một đột biến khác – loại bỏ H69 / V70, trong đó một phần nhỏ của chồi bị cắt bỏ – đã xuất hiện vài lần trước đây, bao gồm cả việc ở những con chồn nhiễm bệnh nổi tiếng.

Nghiên cứu của Giáo sư Ravi Gupta tại Đại học Cambridge gợi ý rằng biến thể này làm tăng khả năng lây nhiễm lên hai lần trong các thí nghiệm trong phòng lab.

Các nghiên cứu của cùng một nhóm cho thấy việc loại bỏ này làm cho các kháng thể từ máu của những người sống sót trở nên kém hiệu quả hơn trong việc tấn công virus.

“Nó đang gia tăng nhanh chóng, đó là điều mà chính phủ lo lắng, chúng tôi lo lắng, hầu hết các nhà khoa học đều lo lắng,” Giáo sư Gupta nói với tôi.

Biến thể đến từ đâu?

Biến thể mới bị đột biến cao bất thường.

Lời giải thích rất có thể là biến thể đã xuất hiện ở một bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu không thể đánh bại virus.

Thay vào đó, cơ thể của họ trở thành nơi sinh sản cho biến thể của virus.

Nó có làm cho người bị nhiễm dễ chết hơn không?

Không có bằng chứng nào cho thấy điều đó xảy ra, mặc dù điều này sẽ cần được theo dõi.

Tuy nhiên, chỉ cần tăng số lượng lây truyền cũng đủ gây ra vấn đề cho các bệnh viện.

Nếu biến thể mới có nghĩa là nhiều người bị nhiễm bệnh nhanh hơn, điều đó sẽ dẫn đến việc nhiều người cần điều trị tại bệnh viện hơn.

Liệu vaccine có chống lại biến thể mới không?

Gần như chắc chắn là có, hoặc ít nhất là bây giờ.

Cả ba loại vaccine hàng đầu đều phát triển phản ứng miễn dịch chống lại biến thể hiện có, đó là lý do tại sao câu hỏi này lại xuất hiện.

Vaccine huấn luyện hệ thống miễn dịch để tấn công một số bộ phận khác nhau của virus vì vậy, ngay cả khi một phần của virus đã đột biến, vaccine vẫn có tác dụng.

“Nhưng nếu chúng ta để nó thêm nhiều đột biến, thì bạn sẽ bắt đầu lo lắng,’ ‘Giáo sư Gupta nói.

“Loại virus này có khả năng đang trên con đường thoát khỏi vaccine, nó đã thực hiện một vài bước đầu tiên để hướng tới điều đó.”

Việc thoát vaccine xảy ra khi virus biến đổi nên nó né tránh được tác dụng đầy đủ của vaccine và tiếp tục lây nhiễm sang người.

Đây có thể là yếu tố đáng quan tâm nhất về những gì đang xảy ra với virus.

Biến thể này chỉ là biến thể mới nhất cho thấy virus đang tiếp tục thích nghi khi nó lây nhiễm ngày càng nhiều người trong chúng ta.

Bài thuyết trình của Giáo sư David Robertson, từ Đại học Glasgow hôm thứ Sáu, kết luận: “Virus có thể sẽ tạo ra các đột biến thoát khỏi vaccine.”

Điều đó sẽ đặt chúng ta vào một vị trí tương tự như bệnh cúm, nơi các loại vaccine cần phải được cập nhật thường xuyên. May mắn thay, các loại vaccine chúng ta có rất dễ điều chỉnh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55391581

Covid-19 : Liên Hiệp Châu Âu sắp phê duyệt vac-xin Pfizer/BioNTech

Thu Hằng

Theo dự kiến, Cơ quan Dược phẩm châu Âu ngày hôm nay, 21/12/2020, thông qua vac-xin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Một khi được phép, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu tiến hành đợt tiêm chủng đầu tiên ngay dịp Giáng Sinh.

Thông tín viên RFI Joana Hostein tường trình từ Bruxelles :

« Từ ba tháng nay, các chuyên gia của Cơ quan Dược phẩm châu Âu và của các nước thành viên phân tích tỉ mỉ ngày và đêm hàng nghìn dữ liệu do các phòng thí nghiệm Pfizer/BioNTech cung cấp. Các chuyên gia tìm hiểu xem liệu vac-xin có thỏa mãn tất cả các yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả được quy định trong khuôn khổ luật pháp về dược phẩm của Liên Hiệp Châu Âu hay không.

Cán cân « ích lợi-rủi ro » cần phải được tôn trọng, có nghĩa là giá trị bảo vệ mà vac-xin mang lại phải lớn hơn những hiệu ứng phụ có khả năng xảy ra trong quá trình điều trị. Nếu Cơ quan Dược phẩm châu Âu bật đèn xanh cho phép đưa vac-xin ra thị trường 27 nước thành viên Liên Âu – giấy phép có giá trị trong vòng 1 năm và có thể thu hồi bất kỳ lúc nào – thì quyết định thông qua thuộc về Ủy Ban Châu Âu.

Ủy Ban Châu Âu đã hứa sẽ đưa ra quyết định hai ngày sau khi có được khuyến cáo của Cơ quan Dược phẩm châu Âu. Một quy trình thẩm định khác cũng đang diễn ra để phê duyệt loại vac-xin thứ hai, vac-xin của Moderna, theo dự kiến muộn nhất là vào ngày 06/01/2021 ».

Theo tài liệu lưu hành nội bộ của Liên Hiệp Châu Âu, được Reuters đăng ngày 21/12, khối này sẽ trả 15,50 euro cho mỗi liều vac-xin của Pfizer/BioNTech, thấp hơn giá 19,50 euro mà Hoa Kỳ trả cho liên doanh Mỹ và Đức vì Bruxelles đặt mua 300 triệu liều, so với 100 triệu liều theo đơn đặt hàng của Washington.

Vac-xin ngừa Covid-19 là nguồn hy vọng cho các nước châu Âu trong bối cảnh virus corona vẫn lan rộng buộc nhiều nước phong tỏa trong mùa lễ cuối năm để tránh tụ tập đông người. Thêm vào đó là biến chủng mới của virus corona, có độ lây lan nhanh hơn nhiều, được phát hiện tại Anh Quốc và đã xuất hiện ở Ý.

Trước nguy cơ này, chiều 20/12, tổng thống Pháp Macron, hiện đang cách ly vì nhiễm Covid-19 và tình trạng được đánh giá là « ổn định », đã họp trực tuyến với Hội đồng Quốc phòng dịch tễ. Dù chưa chính thức phát hiện trường hợp nào, nhưng bộ trưởng Y Tế Olivier Veran không loại trừ khả năng biến thể mới này đã xuất hiện tại Pháp.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới tại Pháp vẫn trên ngưỡng 10.000 mỗi ngày, cụ thể là có thêm gần 12.800 ca mới và có 131 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện trong vòng 24 giờ, theo số liệu tối 20/12. Ngày 21/12, Tham Chính Viện Pháp sẽ nghiên cứu kháng cáo của giới văn hóa phản đối chính phủ quyết định đóng cửa nhà hát, rạp chiếu phim đến ít nhất là ngày 07/01/2021.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201221-covid-19-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-s%E1%BA%AFp-ph%C3%AA-duy%E1%BB%87t-vac-xin-pfizer-biontech

Anh và EU vẫn dùng dằng đàm phán thỏa thuận hậu Brexit

Sẽ không có thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa Anh Quốc và EU, trừ phi có sự “thay đổi đáng kể” từ Brussels trong những ngày tới, một nguồn tin từ chính phủ nói với BBC.

Được biết sẽ có quyết định được đưa ra trước Christmas về việc liệu hai bên có đạt thỏa thuận hay không.

Brexit: Anh và EU tiếp tục đàm phán, dân Anh lo hàng hóa sắp tăng giá

Bộ trưởng Anh thăm Hà Nội, kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do

Anh ‘sẽ thịnh vượng’ mà không cần đạt thỏa thuận với EU

Hai bên đã đàm phán về việc cần đến bao nhiêu năm để triển khai các thỏa thuận đánh bắt cá.

Đại diện của EU, Michel Barnier nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải “cân bằng và có đi có lại”.

Viết trên Twitter hôm Chủ Nhật, trưởng thương thuyết gia của EU nói rằng các cuộc đàm phán đang ở “thời điểm then chốt” và hai bên đang làm việc “hết sức tích cực” để tìm cách thu hẹp khác biệt.

“Chúng tôi tôn trọng chủ quyền của Anh và chúng tôi cũng trông đợi được đối xử như vậy. Cả EU và Anh đều phải có quyền đưa ra quy định pháp lý riêng của mình, có quyền kiểm soát vùng lãnh hải của mình. Và cả hai bên cần phải hành động khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.”

‘Cần linh hoạt’

Các nguồn tin từ chính phủ Anh nói rằng ngày càng nhiều khả năng là Anh sẽ chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit mà không đạt được thỏa thuận tự do thương mại nào với EU.

Điều đó có nghĩa là kể từ 1/1 tới đây, hai bên sẽ dựa vào các quy định thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong hoạt động xuất, nhập khẩu, tức là thuế quan sẽ được áp dụng lên các mặt hàng mua bán qua lại giữa hai bên, dẫn tới nguy cơ có thể sẽ có một số mặt hàng bị tăng giá.

Một nguồn tin từ chính phủ nói với BBC rằng EU “vẫn đang vướng mắc trong việc đạt được sự linh hoạt cần thiết từ các quốc gia thành viên” để có thể đàm phán với Anh.

“Chúng tôi cần có một thỏa thuận đúng đắn, dựa trên những điều khoản tôn trọng những gì mà người dân Anh đã biểu quyết.”

“Chúng tôi đang tiếp tục nỗ lực hết sức để đạt một thỏa thuận, nhưng nếu không có sự thay đổi đáng kể từ Ủy hội [châu Âu], chúng ta sẽ rời khỏi EU và áp dụng các điều khoản của WTO vào ngày 31/12.”

‘Chúng tôi đã sẵn sàng’

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói rằng việc đạt được thỏa thuận sẽ là điều tốt cho lợi ích của cả hai bên, “xét đến toàn bộ các vấn đề đang diễn ra tại lục đụa cũng như tại đây” liên quan tới Covid, nhưng EU cần phải đưa ra căn cứ cho các đòi hỏi của mình.

“Tôi hy vọng là EU sẽ có bước đi đối với những đòi hỏi phi lý của họ – những đòi hỏi mà tôi nghĩ là không ai có thể chấp nhận được – và sau đó chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận thương mại,” ông nói với BBC. “Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng, bất kể là cần làm gì.”

Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết sẽ tiếp tục thảo luận, nhưng cảnh báo rằng những khoảng cách giữa hai bên vẫn chưa được thu hẹp lại.

Các dân biểu châu Âu cao cấp trong Nghị viện EU nói họ sẽ không “vội vã” ký một thỏa thuận, và họ muốn thấy nội dung văn bản vào Chủ Nhật nếu như muốn thỏa thuận được thông qua vào cuối năm.

Một nguồn cao cấp từ EU nói với phóng viên BBC tại Brussels, Nick Beake: “Các quốc gia thành viên là EU. Và là một cựu quốc gia thành viên, Anh Quốc hiểu rõ rằng nhà đàm phán EU có mặt là để nhằm bảo vệ lợi ích của EU.”

“Chúng tôi tin rằng vì lợi ích của cả hai bên thì cần phải đạt được một thỏa thuận công bằng, là điều không thể có nếu như không đạt được cam kết về kinh doanh công bằng và những đảm bảo mang tính bền vững trong hoạt động đánh bắt cá.”

Anh Quốc, dẫn đầu bởi trưởng thương thuyết gia David Frost, nói rằng quyền chủ quyền của Anh đối với vùng biển của nước này cần phải được tôn trọng từ ngày đầu tiên, và các đội tàu của Anh cần phải nắm quyền được giữ lại phần lớn nguồn cá đánh bắt được.

EU thì muốn có một giai đoạn chuyển tiếp dài hơn, trong thời gian đó, quyền tiếp cận và cách thức phân chia lượng cá đánh bắt được phải được đảm bảo duy trì.

Tin cho hay trong những ngày qua, hai bên đã đạt tiến độ trong chủ đề cạnh tranh công bằng và trong hướng xử lý nếu Anh bị coi là tận dụng ưu thế cạnh tranh bất bình đẳng khi không áp dụng các quy định và tiêu chuẩn châu Âu.

Nếu hai bên đạt được thỏa thuận, thì thỏa thuận sẽ cần được quốc hội Anh và quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn.

Các dân biểu Anh nay đã nghỉ Giáng Sinh, nhưng Bộ trưởng Nội các Michael Gove hôm thứ Năm nói họ có thể sẽ được triệu tập trở lại để thông qua trong những ngày tới, nếu cần.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55388905

Hiệp định đầu tư, Liên Âu lại sa bẫy Trung Quốc ?

Thanh Hà

Bắc Kinh dồn dập thông báo « cận kề triển vọng » đạt thỏa thuận bảo hộ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu trước cuối năm 2020. Phía Bruxelles hoan nghênh những « tiến bộ đáng kể » sau gần 8 năm đàm phán. Đức trong cương vị chủ tịch luân phiên châu Âu coi đây là « thỏa thuận tốt nhất có thể mong đợi » đối với Trung Quốc. Phải chăng Liên Âu vẫn cả tin vào những lời đường mật của Bắc Kinh ?   

Được khởi động từ năm 2013, Bruxelles và Bắc Kinh đã trải qua hơn 30 hiệp đàm phán về một hiệp định « bảo hộ đầu tư hai chiều ». Phái đoàn Trung Quốc và châu Âu đã trao đổi với nhau trên 20 lần trong năm nay. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy đôi bên cùng nóng lòng đạt đến đích trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tàn phá kinh tế toàn cầu và thế giới vẫn chưa trông thấy ánh sáng cuối đường hầm. Có thông tin rò rỉ là thỏa thuận này có thể được ký kết Thứ Ba, 22/12/2020.

Tại sao cả phía Trung Quốc lẫn Liên Âu đều muốn bằng mọi giá hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm ? 

Trước hết về phía Bắc Kinh, theo nhiều nhà quan sát, Trung Quốc muốn bằng mọi giá đúc kết đàm phán để « cầm dao đằng chuôi » trước khi Nhà Trắng đổi chủ. Bắc Kinh muốn « phá vỡ mặt trận xuyên Đại Tây Dương », Âu-Mỹ thành lập liên minh chống Trung Quốc.

Về phía Bruxelles, liệu rằng Liên Âu sẽ lại nhường cho Bắc Kinh một bàn thắng quan trọng hay không khi quả quyết rằng Trung Quốc đã « chấp nhận mở cửa nhiều lĩnh vực » cho các doanh nhân châu Âu, kể các những thị trường mà tới nay Trung Quốc vẫn xem là thuộc nhạy cảm như dịch vụ tài chính, tin học, công nghệ sinh học … ? Không thấy Bruxelles đề cập nhiều đến những điều khoản mà Liên Âu đồng ý nhượng bộ đối tác như là châu Âu bảo đảm mở cửa thị trường « công nghệ xanh  và năng lượng tái tạo » cho các hãng của Trung Quốc.

Không chỉ ở Bruxelles, mà cả tại Berlin chính phủ Đức cũng đặt biệt tỏ ra nôn nóng hoàn tất hiệp định với Bắc Kinh vì đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao lớn của thủ tướng Angela Merkel trước ngày bà kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên Âu. Hơn thế nữa khác hẳn với nhiều thành viên châu Âu khác, Đức là một trong những ngoại lệ có cán cân thương mại thặng dư với Trung Quốc. Berlin hài lòng khi thấy Paris bắn tín hiệu ủng hộ quan điểm của Đức.

Để thuyết phục Liên Âu về những cái « lợi to lớn » có được, một nhà ngoại giao châu Âu tại Bắc Kinh đã khẳng định với báo kinh tế Les Echos rằng Bắc Kinh đã nhượng bộ châu Âu « nhiều hơn mong đợi ». Trái lại cũng trên tờ báo này một số khác cho rằng sẽ có những quốc gia « run tay khi phải đặt bút ký vào văn bản với Trung Quốc ».

Một nhóm nhà nghiên cứu về châu Á trong tập hợp mang tên Euobserver, trong đó có chuyên gia về châu Á, François Godement, Viện Nghiên Cứu Montaigne, Paris giải thích : thứ nhất, những nhượng bộ của Bắc Kinh chỉ là mang tính tượng trưng. Trung Quốc đồng ý mở cửa cho Pháp vào hoạt động trong lĩnh vực quản lý các nhà dưỡng lão, và cho phép Đức tham gia vào thị trường sản xuất bình điện xe ô tô chạy bằng điện để dụ dỗ hai đầu tầu quan trọng này của Liên Âu. Nhưng về mặt cốt lõi thì các doanh nghiệp nước ngoài không nên ảo tưởng sẽ được đối xử bình đẳng, được quyền tham gia đấu thầu các dự án công. Thứ nhì là Bruxelles thừa biết Bắc Kinh không nhượng bộ về các chuẩn mực như quyền của người lao động và cũng không có chuyện Trung Quốc phê chuẩn công ước lao động quốc tế của Liên Hiệp Quốc, chống cưỡng bức lao động … 

Vẫn theo giới chuyên gia trong Euobserver, như thường lệ Bắc Kinh chỉ đưa ra những cam kết « mơ hồ » và câu hỏi đặt ra là vậy thì tại sao châu Âu lại phải vội vã chạy theo những hứa hẹn viển vông đó nhất là khi biết rằng, hiệp định « bảo hộ đầu tư  hai chiều có nhiều lỗ hổng ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợi, những giá trị cốt lõi của Liên Âu ».

Cũng chuyên gia François Godment trả lời báo Les Echos ngày 18/12/2020 cho rằng Liên Hiệp Châu Âu dù mạnh mẽ tuyên bố « không còn ngây thơ » với Trung Quốc nhưng hiệp định đầu tư song phương lần này là dấu hiệu mới cho thấy Bruxelles không biết phải sử xự như thế nào với Trung Quốc và cũng không đạt được bất kỳ một nhượng bộ đáng kể nào từ phía đối tác thương mại nặng ký châu Á này. Bắc Kinh tuyệt đối im lặng trước những đòi hỏi « bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngừng chuyển giao công nghệ và ngừng chính sách trợ giá » tạo cạnh tranh bất bình đẳng với phần thiệt thòi cho các doanh nghiệp châu Âu. Tệ hơn nữa, chuyên gia Godment kết luận : trong trường hợp có tranh chấp, Liên Âu không có một phương tiện nào để trừng phạt Bắc Kinh.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201221-hi%E1%BB%87p-%C4%91%E1%BB%8Bnh-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-li%C3%AAn-%C3%A2u-l%E1%BA%A1i-sa-b%E1%BA%ABy-trung-qu%E1%BB%91c

Virus corona biến thể, Anh Quốc bị cô lập với phần còn lại của châu Âu

Thanh Hà

Gần 20 nước tại châu Âu đóng cửa biên giới với vương quốc Anh sau khi Luân Đôn thông báo virus corona biến thể với tốc độ lây nhiễm cao hơn đến 70% so với trước. Anh Quốc ban hành lệnh tái phong tỏa nhắm vào 16 triệu dân. Trong ngày 21/12/2020 thủ tướng Johnson triệu tập khẩn cấp nội các để bàn về vấn đề cung cấp nhu yếu phẩm cho nước Anh.

Đại dịch Covid-19 tới này làm 67.000 bệnh nhân thiệt mạng và nội trong ngày 20/12/2020 Luân Đôn thông báo có thêm 36.000 ca nhiễm mới. Trên đài truyền hình, bộ trưởng Y Tế Matt Hancock báo động chủng mới của virus corona đang « vượt ngoài tầm kiểm soát ».

Sau Hà Lan, Bỉ đến lượt Đức, Ý hay Pháp cùng nhiều quốc gia khác tại châu Âu thông báo tạm đóng cửa biên giới với Anh Quốc.

Paris chẳng hạn cho biết lệnh cấm có hiệu lực trong vòng 48 tiếng kể từ 12 giờ đêm qua, để phối hợp với các đối tác châu Âu về cơ chế xét nghiệm mới. Trong thời gian này mọi di chuyển đến hay đi từ nước Anh qua đường thủy, đường bộ hay hàng không đều bị phong tỏa. Các công dân Anh đang làm việc tại châu Âu hay công dân châu Âu cư trú trên lãnh thổ Anh tạm thời không thể đoàn tụ với gia đình vào dịp lễ, Tết cuối năm.

Vấn đề càng thêm phức tạp với Anh Quốc do lệnh đóng cửa biên giới này diễn ra cận ngày Giáng Sinh và 10 ngày trước khi chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp trong quan hệ giữa Luân Đôn và 27 thành viên còn lại trong Liên Hiệp Châu Âu sau Brexit. Tình hình đang rối ren tại Anh Quốc như tường thuật của thông  tín viên đài RFI từ Luân Đôn, Maxence Peigné :

« Sau hai ngày nghỉ cuối tuần với những tin xấu dồn dập, Anh Quốc đang trải qua một trong những tuần lễ khó khăn nhất. Trang nhất của các tờ báo Luân Đôn với những lời lẽ rất gay gắt phản ánh rõ điều này sau những thông báo được đưa ra tối qua. « Châu Âu đóng cửa với nước Anh », tựa của nhật báo Times. Tờ The Sun thì cho rằng « Người Pháp không chút thương xót gì dân Anh ». Tờ Daily Mirror chạy tựa, nước Anh là kẻ « bệnh hoạn » của châu Âu. « Mùa Giáng Sinh thê thảm nhất và giai đoạn hấp hối kéo dài trong nhiều tháng », như ghi nhận của báo Daily Mail. 

Các bạn thấy đó, không khí ở đây hoàn toàn không vui vẻ chút nào. Lệnh đóng cửa biên giới ngăn cản các công dân châu Âu đang làm việc tại Anh về nước đoàn tụ với gia đình vào dịp nghỉ phép cuối năm. Bên cạnh đó còn có vấn đề cung cấp nhu yếu phẩm cho cả nước Anh nhất là chỉ còn 10 ngày trước thời hạn Brexit. Hiện tại chưa có một thỏa thuận nào được đặt lên mặt bàn. Hải Cảng Dover bị đóng cửa trong vòng 48 tiếng mà bình thường ra vào dịp này, mỗi ngày có tới 10 ngàn xe tải từ Pháp vào lãnh thổ của Anh qua ngả này. Sáng nay thủ tướng Boris Johnson chủ trì một cuộc họp khẩn với nội các để bàn cách đối phó và nhất là phải tìm ra giải pháp để bảo đảm là dân Anh không bị thiếu thốn bất cứ thứ gì trong thời gian tới ».

Cũng trong ngày 21/12/2020, đại sứ của 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp lại tại Bruxelles để bàn về các biện pháp giới hạn giao thương với vương quốc Anh.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201221-virus-corona-bi%E1%BA%BFn-th%E1%BB%83-anh-qu%E1%BB%91c-b%E1%BB%8B-c%C3%B4-l%E1%BA%ADp-v%E1%BB%9Bi-ph%E1%BA%A7n-c%C3%B2n-l%E1%BA%A1i-c%E1%BB%A7a-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Covid-19 tại Anh: Bảng và chứng khoán sụt giảm

Cổ phiếu tại London đã giảm mạnh và đồng bảng mất giá sau khi một số nước EU đóng cửa biên giới với Vương quốc Anh, nơi thông báo một biến thể mới của virus corona.

Chỉ số cổ phiếu FTSE 100 giảm khoảng 1,8%, trong khi các thị trường chính ở Đức và Pháp giảm hơn 2%.

Đồng bảng Anh giảm khoảng 1,4% so với đồng euro và giảm 2% so với đồng đô la Mỹ.

Hạn chế đi lai ảnh hưởng đến cổ phiếu hàng không, với IAG chủ sở hữu của British Airways và EasyJet giảm 9%.

Hãng sản xuất động cơ máy bay Rolls-Royce cũng bị ảnh hưởng nặng nề, cổ phiếu giảm 9%.

Hệ lụy nhân rộng trên các thị trường khác ở châu Âu. Cổ phiếu của Air France-KLM giảm 10%, trong khi cổ phiếu hãng sản xuất máy bay Airbus giảm hơn 6%.

Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của công ty Fujitomi Co., cho biết: “Kỳ vọng màu hồng của các nhà đầu tư vào năm 2021 đã đột ngột tan biến”.

Cũng như mối quan ngại mới về các ca Covid-19 ở Anh, các nhà đầu tư đã phản ứng trước việc bị trễ hạn chót trong các cuộc đàm phán thương mại của Anh với EU.

London và Brussels đang cố gắng đạt được một thỏa thuận thương mại trước khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Các cuộc đàm phán được lên lịch tiếp tục vào thứ Hai giữa các nhà đàm phán hai phía.

Các cuộc đàm phán bị đình trệ một phần làm đồng bảng Anh dao động trong những tuần gần đây.

Sự lạc quan rằng sẽ đạt một thỏa thuận khiến đồng bảng Anh vững giá được bốn ngày và đổi được gần 1,36 đô la trước khi lại bị mất giá một lần nữa.

Hôm thứ Hai, đồng bảng Anh giảm xuống còn 1,32 đô la, với đồng đô la cũng được phục hồi sau khi nhất trí được kế hoạch trị giá 900 tỷ đô la giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua đại dịch Covid-19.

Anh và EU vẫn dùng dằng đàm phán thỏa thuận hậu Brexit

Covid-19: Nhiều nước EU đóng cửa với Anh do biến thể virus mới

Người Việt ở Đức trước lệnh phong tỏa toàn quốc mới

U ám của đại dịch

Các quốc gia châu Âu đã bắt đầu áp đặt lệnh cấm đi lại từ Vương quốc Anh sau khi nước này thông báo về một biến thể virus corona có khả năng lây nhiễm cao hơn và “mất kiểm soát” vào cuối tuần qua.

Ireland, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Bỉ đều đang tạm dừng các chuyến bay.

Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đưa ra mức hạn chế cấp bốn mới đối với London và Đông Nam nước Anh.

Chiến lược gia tiền tệ cấp cao của Ngân hàng Quốc gia Australia, Rodrigo Catril, nói với Reuters: “Tin tức về việc phong tỏa xã hội và bế tắc về Brexit đang khiến thị trường lo lắng”.

Thủ tướng Anh sẽ chủ trì cuộc họp của ủy ban khẩn cấp của chính phủ sau khi Pháp đóng cửa biên giới với Anh trong 48 giờ.

Điểm mấu chốt

Một điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán Brexit là khả năng tiếp cận vùng biển của Vương quốc Anh để đánh cá. Trong khi ngành đánh bắt cá chỉ chiếm 0,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nó có ý nghĩa chính trị nhiều.

Nếu không đạt được thỏa thuận thương mại vào cuối tháng, các công ty Anh sẽ quay trở lại thời giao dịch với EU theo các quy tắc do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thiết lập.

Điều này có nghĩa là hàng hóa xuất nhập khẩu sang EU sẽ phải chịu mức thuế thương lượng thuộc WTO, nói các khác là thuế đánh vào hàng hóa.

Các chuyên gia tiền tệ đã cảnh báo rằng đồng bảng Anh có thể giảm xuống 1,25 USD vào giữa năm tới nếu không đạt được thỏa thuận thương mại nào.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-55397267

Covid-19 : Ngành xa xỉ phẩm cũng bị chao đảo

Tuấn Thảo

Dịch Covid-19 lại thêm nạn nhân kinh tế. Sau hơn 70 năm hoạt động, cửa hàng nổi tiếng “La Maroquinerie Parisienne” chuyên bán đồ da và các phụ kiện thời trang cao cấp ở Paris quận 9, sẽ đóng cửa luôn vào cuối năm 2020. Trong khi đó, thương hiệu Burberry lâu đời của Anh cũng thông báo đóng 38 cửa hiệu trong số 300 địa điểm kinh doanh trên thế giới. 

Trong làng thời trang hạng sang, các thương hiệu “xa xỉ phẩm” cũng đang bị tác hại nặng nề : doanh thu tuột dốc, nhân viên bị cắt giảm. Cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, đã làm suy yếu nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm thời trang cao cấp, và càng làm nổi bật nhược điểm của các công ty đã không thực hiện được kịp thời tiến trình chuyển đổi sang công nghệ số cũng như phát triển các dịch vụ kinh doanh trên mạng.  

Nhiều thương hiệu lâu đời bị phá sản

Đó là trường hợp của cửa hàng “La Maroquinerie Parisienne”, được thành lập vào năm 1947. Tuy có khá nhiều uy tín và mặt bằng (hơn 900 m2) nằm ở một địa điểm kinh doanh thuận lợi, nhưng cửa hàng này do phụ thuộc nhiều vào lượng khách hàng nước ngoài đã không cầm cự nổi sau hai đợt phong tỏa. Hẳn chắc đây không phải là nạn nhân nổi tiếng đầu tiên của virus corona. Trong thời gian qua, tập đoàn Printemps đã thông báo đóng một phần tư các cửa hàng. Còn tập đoàn Mỹ Neiman Marcus thành lập vào năm 1907, cũng đành phải tuyên bố phá sản.

Theo ông Serge Carreira, giảng viên tại trường cao đẳng Sciences Po Paris, dịch Covid-19 đã làm lộ rõ những khuyết điểm của mô hình kinh doanh truyền thống. Các thương hiệu lớn phụ thuộc nhiều vào hệ thống các cửa hàng buôn bán, nhưng các mặt bằng kinh doanh đòi hỏi một chi phí cố định khá cao, cụ thể là giá thuê, tiền bảo hiểm cũng như các chi phí vận hành. Vấn đề ở đây, theo ông Serge Carreira, là các tên tuổi lớn trong ngành sản xuất và phân phối đã hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng dồn dập : phong trào áo vàng, đợt biểu tình đình công và kế đến nữa là dịch Covid-19 trong năm 2020 đã giáng đòn “chí tử” lên các doanh nghiệp hay công ty vốn đã bị suy yếu : nguồn khách du lịch nước ngoài bị cạn kiệt, trong khi các dịch vụ kinh doanh trên mạng chưa đủ phát triển để đáp ứng lượng khách hàng nội địa, trong thời kỳ có phong tỏa.

Làn sóng chấn động kinh tế nghiêm trọng đến mức ngay cả những tập đoàn thời trang hùng mạnh nhất cũng bị chao đảo, lung lay .Theo ông Arnaud Cadart, giám đốc điều hành công ty tư vấn đầu tư Flornoy & Associés, chưa bao giờ có một cú sốc dữ dội đến như vậy, hầu hết các tập đoàn hàng đầu của Pháp như LVMH, Kering hay Hermès đều chứng kiến mức doanh thu giảm mạnh trong quý hai, còn tình hình trong quý ba lạc quan hơn, doanh thu được duy trì nhờ vào sự năng động của thị trường châu Á, nơi đà lây lan của  dịch bệnh có vẻ được kiểm soát tốt hơn. 

Doanh thu các tập đoàn giảm gần một nửa 

Tập đoàn Pháp LVMH, công ty hàng đầu thế giới chuyên về xa xỉ phẩm đã mất khoảng một phần ba doanh thu toàn cầu. Tập đoàn này tập hợp khoảng 70 thương hiệu (Louis Vuitton, Fendi, Dior, Givenchy, Guerlain, Moët Hennessy hay Sephora), nhưng đà phục hồi tương đối của thị trường châu Á vẫn chưa đủ để bù đắp thất thu khổng lồ của các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Brazil hay Trung Đông. Nhiều cửa hàng và địa điểm kinh doanh trên thế giới buộc phải đóng cửa do lệnh phong tỏa, đã khiến cho tập đoàn này mất hàng tỷ euro doanh thu.

Các tập đoàn khác cũng bị sốc tương tự. Mức doanh thu của Kering (-43%) và Richemont (-47%) đều đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, trong khi doanh thu của tập đoàn Hermès cũng đã giảm gần một nửa (-45%). Các hiệu thời trang cao cấp của Ý cũng không khá gì hơn : doanh thu của Salvatore Ferragamo giảm 51%, còn hiệu Prada giảm hơn 40%. Tại Vương quốc Anh, các địa điểm mua sắm ở Luân Đôn có tiếng chuyên thu hút thành phần du khách giàu có, cũng mất rất nhiều doanh thu so với năm 2019. Thương hiệu Burberry có từ năm 1856 ngoài việc đóng 38 cửa hàng còn phải sa thải trước mắt từ 500 đến 1000 nhân viên. Các cửa hàng lớn tại Luân Đôn Selfridges hay Harrods, do hoạt động sút giảm, đành phải cắt giảm từ 450 đến 750 việc làm. Tại Hoa Kỳ, dịch Covid-19 đã buộc tập đoàn Neiman Marcus phải tuyên bố phá sản. Hơn 110 năm sau ngày ra đời, cửa hàng dây chuyền này phải tổ chức lại toàn bộ cơ cấu, tìm nguồn vốn tài trợ khác, nếu không muốn bị đóng cửa vĩnh viễn và sa thải hơn 14.000 nhân viên.

Theo cô Audrey Depraeter-Montacel, chuyên gia ngành xa xỉ phẩm tại công ty tư vấn Accenture, trong mùa dịch Covid-19, các công ty có thể cầm cự được lâu chính là những doanh nghiệp có nguồn vốn dự trữ và đã bắt đầu chuyển đổi sang công nghệ số. Trước đại dịch, các dịch vụ bán hàng trực tuyến chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của các thương hiệu cao cấp. Rất nhiều doanh nghiệp đã chần chừ bởi vì công nghệ số đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư nhưng các khoản lợi nhuận lại khá thấp, ít ra là trong thời gian đầu. Trong một thập niên qua, chỉ có các tập đoàn lớn mới làm được chuyện này, trong khi các công ty cỡ trung bình và nhỏ lại không có đủ tiền mặt để đầu tư vào khâu dịch vụ trực tuyến.  

Thị trường châu Âu giảm mạnh đến 36%

Trước khi có đại dịch, dịch vụ kinh doanh trên mạng đối với các công ty thời trang chỉ tương đương với 12% doanh thu. Trong thời kỳ phong tỏa, mức doanh thu nhờ các dịch vụ trực tuyến đã nhân lên gấp ba, gấp bốn lần tức khoảng 35% đến 45%. Các doanh nghiệp đã chuyển đổi số kịp thời đã được trang bị tốt hơn để ứng phó với tình huống mới, nhờ vào doanh số bán hàng trực tuyến mà bù đắp thất thu.  

Dịch Covid-19 chẳng những đã thay đổi cung cách kinh doanh, mà hẳn chắc sẽ cho thay đổi cục diện của ngành phân phối thời trang cao cấp. Tập đoàn Thụy Sĩ Richemont và mạng thời trang Farfetch chuẩn bị được sáp nhập, liên kết với nhau để có thêm khả năng vượt qua giông bão. Theo giảng viên Serge Carreira, diện mạo của ngành sản xuất và phân phối thời trang cao cấp đang được vẽ lại.

Theo khảo sát gần đây của công ty thăm dò thị trường Bain and Company, thị trường xa xỉ phẩm trên toàn cầu đã giảm một phần tư trong năm 2020, mức độ thiệt hại còn tùy theo từng châu lục.    

Tại châu Âu, mức giảm lên tới mức cao nhất là 36%, thị trường Bắc Mỹ giảm 27%, Nhật Bản mất 24%, phần còn lại của châu Á (ngoài Trung Quốc) giảm 35%. 

Tình hình vẫn còn nhiều rủi ro trong thời gain tới và giới chuyên gia trong ngành hy vọng châu Á sớm phục hồi để kích thích trở lại toàn chuỗi cung ứng, do các nước châu Á tương đương với 30% doanh thu toàn cầu của ngành xa xỉ phẩm. Tuy nhiên theo công ty Bain and Company, ngành này tìm lại mức doanh thu của năm 2019 sớm lắm là vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Từ đây cho tới đó, các ngành sản xuất bị tác động dài lâu nhất vẫn là đồ da, trang sức, đồng hồ, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm và nước hoa.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201221-covid-19-ng%C3%A0nh-xa-x%E1%BB%89-ph%E1%BA%A9m-c%C5%A9ng-b%E1%BB%8B-chao-%C4%91%E1%BA%A3o

Thủ Tướng Angela Merkel khuyên người dân nên gặp nhau thông qua video  vào dịp Giáng Sinh này

Tin từ Berlin, Đức – Vào hôm thứ Bảy (19 tháng 12), thủ tướng Angela Merkel kêu gọi người dân Đức nên tránh đến thăm các thành viên của gia đình họ trong dịp Giáng sinh này, và thay vào đó, sử dụng cuộc gặp mặt qua video để gặp gỡ và gửi lời chúc mừng cho nhau, khi đất nước đang chiến đấu với dịch COVID-19. Đây cũng là cách những binh lính phục vụ ở ngoại quốc vẫn thường làm để liên lạc với gia đình họ.

Đức hiện đang phải vật lộn với sự gia tăng các ca nhiễm và tử vong vì coronavirus. Giờ đây, những lời khen ngợi dành cho bà Merkel khi đã vượt qua được làn sóng dịch bệnh đầu tiên nay đã chuyển sang chỉ trích về việc bà đã thất bại trong việc giải quyết làn sóng dịch bệnh thứ hai.

Viện điều trị và nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Robert Koch cho biết, Đức đã ghi nhận hơn 31,000 ca nhiễm mới và 702 ca tử vong vào hôm thứ Bảy. Con số này cao gấp đôi so với số ca nhiễm được báo cáo vào ngày 15 tháng 12, một ngày trước khi Đức bắt đầu cách ly xã hội toàn quốc dự kiến kéo dài đến ít nhất là ngày 10 tháng 1.

Bà Merkel đã đưa ra những lời kêu gọi đầy xúc động trước dịp Giáng sinh và Năm mới, kêu gọi người dân Đức tránh đi du lịch khi không cần thiết và hạn chế giao tiếp xã hội ở mức tối thiểu tuyệt đối, khi các chuyên gia y tế đang khuyến cáo về sự gia tăng đột biến các ca nhiễm trong những ngày lễ.

Vào ngày 27 tháng 12, Đức dự kiến sẽ bắt đầu tung ra vaccine COVID-19 do BioNTech của Đức và công ty Pfizer của Hoa Kỳ phát triển. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-angela-merkel-khuyen-nguoi-dan-nen-gap-nhau-thong-qua-video-vao-dip-giang-sinh-nay/

Thủ Tướng Netanyahu bắt đầu chương trình tiêm chủng coronavirus của Israel

Tin từ TEL HASHOMER, Israel – Vào hôm thứ Bảy (19 tháng 12), Israel đã khởi động đợt tiêm phòng coronavirus, với việc Thủ tướng Benjamin Netanyahu viện dẫn Kinh thánh và cuộc đổ bộ lên mặt trăng lần đầu tiên năm 1969 khi ông nhận mũi tiêm đầu tiên của đất nước này.

Các lô hàng vaccine Pfizer đã bắt đầu đến Israel vào tuần trước. Các vaccine Moderna và AstraZeneca đang được đặt hàng. Israel dự kiến sẽ có đủ liều vào cuối năm cho 20% dân số dễ bị biến chứng COVID-19 nhất.

Với các cuộc thăm dò cho thấy khoảng 2/3 người Israel có ý định tiêm vaccine, các viên chức đã tìm cách ngăn chặn những gì họ cho là “tin giả” về những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra. Ông Netanyahu cho biết ông đang được tiêm phòng trước để khuyến khích những người khác.

Khi thủ tục tại Trung tâm Y tế Sheba Medical Center kết thúc, ông Netanyahu đã diễn giải những lời đầu tiên của phi hành gia Neil Armstrong trên mặt trăng rằng đó là một cú va chạm nhỏ đối với một con người nhưng là một bước tiến lớn đối với sức khỏe của tất cả chúng ta. Ông Netanyahu chúc cho việc này thành công. Israel đã báo cáo 370,000 ca nhiễm coronavirus và 3,000 ca tử vong.

Quốc gia này đã áp đặt hai lệnh đóng cửa quốc gia và có thể sớm ra lệnh hạn chế các khu vực dễ lây lan. Ông Netanyahu đã tự cách ly ba lần sau khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-netanyahu-bat-dau-chuong-trinh-tiem-chung-coronavirus-cua-israel/

Nhật Bản tăng ngân sách đề phòng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên

Thu Hằng

Ngày 21/12/2020, chính phủ Nhật Bản đã thông qua một dự thảo ngân sách kỷ lục cho năm tài khóa mới, bắt đầu từ tháng 04/2021. Cùng với kế hoạch tái thiết kinh tế bị dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng, ngân sách quốc phòng được tăng lần thứ bẩy liên tiếp nhằm đối phó những nguy cơ an ninh đến từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Theo AFP, tổng ngân sách trong dự thảo lên đến 106,6 nghìn tỉ yên (tương đương với 1,03 nghìn tỉ đô la), tăng thêm 3,8% so với năm tài khóa hiện hành và là lần tăng thứ 9 liên tiếp. Riêng khoản tiền dành cho quốc phòng là 5,3 nghìn tỉ yên, tăng 0,5% và được dự chi 57,6 tỉ yên để mua chiến đấu cơ thế hệ mới và 33,5 tỉ yên để phát triển một loại tên lửa mới.

Trong buổi họp báo thường kỳ, ông Katsunobu Kato, chánh văn phòng nội các, khẳng định Nhật Bản « tăng khả năng quốc phòng để thích ứng với tình hình an ninh ngày càng khó khăn hơn ».

Vẫn theo dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2021, chính phủ Nhật Bản sẽ dành khoảng 35,8 nghìn tỉ yên hỗ trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội và hưu trí ; 5,5 nghìn tỉ yên khác sẽ được dành dự phòng cho các biện pháp chống dịch trong tương lai. Dự thảo ngân sách sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở Quốc Hội vào mùa xuân năm 2021.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201221-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-t%C4%83ng-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%81-ph%C3%B2ng-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn

Covid-19: Hàn Quốc lại vượt kỷ lục lây nhiễm mới với hơn 1.000 ca

Trọng Nghĩa

Hàn Quốc lại đạt kỷ lục về ca lây nhiễm mới vào hôm qua 20/12/2020. Đã có thêm 1097 ca nhiễm, một con số thấp so với châu Âu, nhưng đã khiến cho các nhà lãnh đạo ở Seoul rất lo ngại. Vào lúc việc truy vết các trường hợp tiếp xúc với người bị nhiễm virus có vẻ ngày càng kém hiệu quả, chính quyền Hàn Quốc cho mở hơn một trăm trung tâm xét nghiệm mới đã được mở tại thủ đô.

Thông tín viên RFI tại Seoul, Nicolas Rocca đã ghé một trung tâm xét nghiệm và gởi về bài tường thuật sau đây:

 “Tôi là sinh viên đại học, tôi chưa có bất kỳ liên hệ nào với một ca nhiễm đã được xác nhận. Tôi đến đây để được kiểm tra với mục đích phòng ngừa.”

Cách nay một tuần, Park Yerin không thể được kiểm tra miễn phí. Nhưng giờ đây, 150 trung tâm dò tìm virus sàng lọc mới đã được mở ra tại Seoul, nơi tập trung phần lớn các ca bệnh mới. Trước các lều bạt, được dùng làm trung tâm truy tìm virus, Kim Moon Su đang phát găng tay cho những người đến xét nghiệm. Ngay từ tháng Hai, anh đã gia nhập các đội chiến đấu chống lại Covid -19.

“Hiện nay có rất nhiều trường hợp không có triệu chứng đến nỗi việc xét nghiệm một phần lớn dân chúng thực sự trở nên cần thiết. Chúng tôi phải cố sức làm việc này”.

Và để đáp ứng thách thức này, thì cần phải tăng cường đội ngũ y tế. Anh Kim Moon Su xác nhận: “Có ba người từ quân đội đã đến giúp chúng tôi. Có cả một sĩ quan cao cấp ở trung tâm này! Họ đến để khử trùng và giữ cho trung tâm xét nghiệm được sạch sẽ. “

Gần 1.500 quân nhân đã được bổ sung vào hệ thống y tế. Bên cạnh đà gia tăng các ca lây nhiễm, còn có tình trạng thiếu giường hồi sức bắt đầu xuất hiện ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201221-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-v%C6%B0%E1%BB%A3t-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-h%C6%A1n-1-000-ca

Đài Loan muốn đổi tên văn phòng đại diện tại Mỹ, động thái khẳng định sự độc lập?

Ivanka Nguyễn

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết họ đang trong quá trình thúc đẩy việc đổi tên văn phòng đại diện của quốc đảo tại Washington từ tên cũ “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” thành tên mới: “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ”, theo Taiwan News.

Việc đổi tên này chủ yếu nhằm thay hai chữ “Đài Bắc” thành “Đài Loan” trong tên gọi của cơ quan đại diện cho quốc đảo tại Hoa Kỳ. Quyết định đổi tên là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Đài Loan muốn thế giới nhìn nhận họ như một thực thể có chủ quyền, độc lập với Trung Quốc.

Hiện tại, chỉ có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp thuận tên văn phòng đại diện của hòn đảo bao gồm danh từ “Đài Loan”. Những quốc gia này gồm 15 đồng minh ngoại giao của Đài Loan cộng với vùng lãnh thổ Somaliland.

Đối với các quốc gia không thiết lập quan hệ chính thức với Đài Loan, các văn phòng đại diện của quốc đảo tại những nước này chỉ được phép bao gồm danh từ “Đài Bắc” thay vì “Đài Loan”. Taiwan News cho rằng, nguyên nhân của việc này một phần nằm ở chỗ các quốc gia đó không muốn gặp rắc rối với chính quyền Trung Quốc.

Trong một lá thư chung gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào tuần trước, 78 dân biểu Đài Loan cho rằng Hoa Kỳ nên thay đổi tên gọi văn phòng đại diện của quốc đảo tại Washington.

Việc sử dụng tên “Đài Bắc” không thực sự phản ánh thực tế về mối quan hệ song phương giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, hai quốc gia có sự trao đổi không chỉ giới hạn ở thủ đô của Đài Loan, các dân biểu Đài Loan nêu quan điểm trong thư.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-muon-doi-ten-van-phong-dai-dien-tai-my-dong-thai-khang-dinh-su-doc-lap.html

Trung Quốc bị nghi thao túng Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Mai Vân

Trước thềm năm 2021, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bất ngờ lâm vào cảnh không có chủ tịch. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhóm nước châu Á, đến lượt lên làm chủ tịch luân phiên của Hội Đồng, đã không nhất trí được về người được toàn nhóm đề cử. Trung Quốc bị nghi ngờ là tìm cách gạt bỏ ứng viên không vừa ý để đưa người thân Bắc Kinh lên thay.

Ngày 16/12/2020 vừa qua, chủ tịch mãn nhiệm của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ), nhà ngoại giao Áo Elisabeth Tichy-Fisslberger, đã lên tiếng kêu gọi cơ chế Liên Hiệp Quốc này khẩn cấp chọn ra một chủ tịch mới ngay từ đầu năm 2021 để điều hành Hội Đồng.

Hội Đồng Nhân Quyền là một cơ chế của Liên Hiệp Quốc, bao gồm 47 thành viên do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu lên và được phân bổ theo 5 khu vực địa lý: Châu Á -Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Caribê, Châu Phi, Đông Âu và Tây Âu. Các nhóm nước này luân phiên giữ chức chủ tịch trong vòng một năm.

Năm 2021 tới đây, chức lãnh đạo Hội Đồng Nhân Quyền về tay nhóm nước Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do những bất đồng trong nội bộ, cho đến cuối năm 2020, nhóm nước này vẫn chưa nhất trí được về đại diện cho nhóm ra ứng cử chức chủ tịch, thay thế nữ chủ tịch người Áo mãn nhiệm.

Trung Quốc muốn thao túng cơ chế

Đây là một sự kiện tương đối bất thường, vì nhìn chung cho đến nay, các khối nước thường thống nhất được ý kiến một cách dễ dàng về người đại diện để đảm nhận chức chủ tịch Hội Đồng. Nguyên nhân, theo một số nhà quan sát, là do Trung Quốc muốn thao túng cơ chế này.

Trong một bài phân tích ngày 16/12/2020, mang tựa đề: “Thấy Washington sắp thay đổi, Trung Quốc đang tập hợp đồng minh tại Liên Hiệp Quốc”, tuần báo Anh The Economist đã gắn liền động thái của Trung Quốc tại Hội Đồng Nhân Quyền với khả năng tổng thống Mỹ tương lai là ông Joe Biden quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền so với người tiền nhiệm Donald Trump.

Theo tuần báo Anh, khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2018, Trung Quốc đã bày tỏ tiếc nuối, một thái độ mà chẳng ai tin.

Đối với mọi người, diễn đàn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc chuyên trách một vấn đề luôn luôn khiến Trung Quốc cực kỳ khó chịu, thành ra sự vắng mặt của Mỹ tại các cuộc thảo luận sẽ có lợi cho Bắc Kinh, tránh được rất nhiều chỉ trích công khai về những hành vi chà đạp nhân quyền của Trung Quốc.

Thế nhưng, Joe Biden chuẩn bị nhậm chức tổng thống Mỹ, có rất nhiều khả năng Washington quay trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đây chính là điều mà Bắc Kinh lo ngại và họ đã bắt đầu chuẩn bị đối phó ngay trong Hội Đồng.

Fiji trong tầm nhắm của Bắc Kinh

Theo phân tích của The Economist, ý đồ của Trung Quốc có thể được thấy qua những cuộc đấu đá ở hậu trường về việc ai sẽ lên làm chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới đây.

Trước tiên, tuần báo Anh nêu bật nỗ lực của Trung Quốc, với sự tiếp tay của Nga và Ả Rập Xê-Út – nhằm hạ bệ nước được cho là có triển vọng giành ghế chủ tịch, quốc đảo Fiji nhỏ bé ở Thái Bình Dương, và thúc đẩy một nước thích hợp hơn với Bắc Kinh vào vị trí đó. (Trung Quốc và Nga trong năm 2020

không phải là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền nhưng đã được bầu vào cơ chế này với một nhiệm kỳ 3 năm kể từ ngày 1 tháng 1 sắp tới).

Một cách cụ thể, vào năm 2021, chức vụ chủ tịch dự kiến ​​sẽ do Fiji, một thành viên của nhóm Châu Á – Thái Bình Dương đảm nhiệm. Đại diện của Fiji rất được tôn trọng nhờ lập trường về nhân quyền, và hầu như không ai chống việc Fiji làm chủ tịch Hội Đồng.

Thế nhưng vào tháng 11, Bahrain chính thức đệ đơn tranh cử chức chủ tịch. Syria sau đó đã phản đối sự ứng cử của Fiji. Giới ngoại giao cho rằng những động thái này được Trung Quốc và các nước thân Bắc Kinh khuyến khích.

Tuy nhiên, qua tháng 12, khoảng 20 tổ chức phi chính phủ đã  kêu gọi các nước châu Á bác đơn ứng cử của Bahrain vì những vi phạm nhân quyền tại nước này. Trong tình hình đó, Uzbekistan, một ứng cử viên thứ ba xuất hiện, và cũng được Trung Quốc chấp nhận.

Mưu toan của Trung Quốc đã bị các thành viên dân chủ trong Hội Đồng phản đối và các nước này đang hậu thuẫn cho Fiji, với hy vọng rằng ông Biden sẽ sớm đưa nước Mỹ trở lại Hội Đồng.

Các nước Châu Á – Thái Bình Dương đã không thống nhất được sự lựa chọn. Vì vậy, toàn bộ thành viên chính thức của Hội Đồng sẽ chọn một chủ tịch vào tháng Giêng. Điều này có thể có lợi cho Fiji.

Vai trò chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền

Vai trò chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền thoạt nhìn không mấy quan trọng vì chương trình hoạt động của cơ chế này do 47 thành viên ấn định chứ không phải chủ tịch, và rất nhiều thành viên Hội Đồng không dám thách thức Trung Quốc.

Ví dụ rõ nhất là cho đến lúc này, Hội Đồng Nhân Quyền vẫn chưa ra một nghị quyết nào về việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hoặc tước bỏ các quyền tự do của người dân Hồng Kông. Vào năm 2018, chính quyền Trump đã rút Mỹ ra khỏi cơ chế này sau khi không thuyết phục được Liên Hiệp Quốc đề ra những tiêu chuẩn cho thành viên của Hội Đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, chủ tịch hội đồng là người có quyền bổ nhiệm các báo cáo viên đặc biệt, những người có nhiều quyền tự chủ và có thể trở thành cái gai trong mắt các chế độ độc tài.

Vào tháng 6 vừa qua, hơn 50 báo cáo viên đặc biệt và các chuyên gia do Hội Đồng Nhân Quyền chỉ định đã ký một tuyên bố chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông. Trung Quốc đã nổi cơn giận dữ, cáo buộc những người này vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Gần đây hơn, ngày 16/12/2020, bà Mary Lawlor, báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, một chuyên gia được Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ủy nhiệm, đã tố cáo Bắc Kinh về chiến dịch đàn áp kéo dài từ 5 năm nhắm vào giới luật sư đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Quốc, với những biện pháp như “buộc tội, bỏ tù, bắt đi mất tích và tra tấn”.

Nhìn chung, theo The Economist, đối với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hiện nay, nếu bổ nhiệm vào ghế chủ tịch một người xuất xứ từ một quốc gia mang tiếng về nhân quyền có thể làm sứt mẻ thêm hình ảnh vốn đã không mấy tốt của định chế này trong công luận phương Tây. Mọi người đều nhớ là vào năm 2003, tiền thân của Hội Đồng là Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã bầu Libya làm chủ tịch.

Nếu điều tương tự xảy ra một lần nữa, ông Biden sẽ gặp khó khăn trong việc đưa Mỹ trở lại Hội Đồng.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201221-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BB%8B-nghi-thao-t%C3%BAng-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c

Trung Cộng chính thức buộc tội các nhà hoạt động Hồng Kông bị bắt khi trốn sang Đài Loan

Các nhà chức trách Trung Quốc đã chính thức công bố các tội danh đối với các nhà hoạt động Hồng Kông bị bắt giữ cách đây hơn ba tháng khi họ được cho là đang tìm cách trốn sang Đài Loan để tị nạn chính trị.

Hai người trong số họ bị buộc tội tổ chức vượt biên trái phép trong khi tám người khác bị cáo buộc tham gia hoạt động vượt biên, theo tuyên bố ngày 16/12 từ Tòa án Nhân dân quận Diêm Điền, thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc đại lục, nơi các nhà hoạt động đang bị giam giữ.

Tòa án cho biết họ sẽ xét xử kín để quyết định các trường hợp còn lại đối với hai nhà hoạt động vị thành niên.

Theo luật pháp Trung Quốc, hình phạt tối đa cho tội vượt biên trái phép là một năm tù. Người tổ chức những hành động như vậy có thể phải đối mặt với án tù từ hai đến bảy năm, và trong một số trường hợp “đặc biệt nghiêm trọng” là tù chung thân.

12 nhà hoạt động, tuổi từ 16 đến 33, đã bị lực lượng tuần duyên Trung Cộng bắt hồi tháng 8 khi họ lên thuyền đến hòn đảo Đài Loan tự trị.

Trước đó, tất cả đều đã bị bắt ở Hồng Kông vì tham gia phong trào dân chủ nổ ra vào mùa hè năm ngoái, do phản đối việc Bắc Kinh ngày càng xâm phạm quyền tự trị của thành phố. Cục trưởng Cục an ninh Hồng Kông John Lee Ka-chiu (Lý Gia Siêu) cho biết 11 người trong số họ đã bị cấm rời khỏi Hồng Kông do các cáo buộc.

Ít nhất một người trong số họ, Andy Li, đã bị bắt trước đó vì “thông đồng với các lực lượng nước ngoài” theo Luật an ninh quốc gia mới mà chính quyền Trung Quốc áp đặt lên thành phố vào cuối tháng Sáu (30/6). Luật mới trừng phạt các tội được xác định mơ hồ như ly khai và thông đồng [với các lực lượng nước ngoài] với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã gọi 12 nhà hoạt động này là các phần tử ly khai, trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, chẳng hạn như Global Times, luôn miêu tả họ là những kẻ bạo loạn. Hồi tháng 10, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 9 người vì hỗ trợ họ bỏ trốn.

Mặc dù tòa án Thâm Quyến không xác định ngày xét xử, Hang Tung Chow, một Luật sư ủng hộ dân chủ Hồng Kông, nghi ngờ rằng chính quyền Trung Cộng có thể triệu tập phiên tòa vào kỳ nghỉ lễ để giảm thiểu tác động quốc tế của nó, dựa trên phương thức xử lý các vụ án chính trị nhạy cảm trong quá khứ, cô nói với Apple Daily.

Gia đình của những người bị giam giữ đã không thể liên lạc với họ, và các Luật sư Trung Quốc mà thân nhân của họ thuê cũng không thể gặp được thân chủ của mình. Nhiều luật sư đã mô tả về việc bị công an Trung Cộng dọa nạt để rút khỏi vụ án.

“Mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực, tôi đã từ chối rút lui, và họ [chính quyền] cũng không chấp nhận các điều khoản mà tôi đã đưa ra. Ngay sau đó, phòng tư pháp đã gửi lời nói rằng họ sẽ trừng phạt tôi và thu hồi giấy phép luật sư của tôi,” một trong các Luật sư nói với The Epoch Times hồi tháng 11. Anh nói rằng trung tâm giam giữ Diêm Điền đã nhiều lần từ chối anh và các Luật sư khác do gia đình các nhà hoạt động chỉ định được phép tiếp cận. Cảnh sát cũng đã theo dõi anh và gọi điện hỏi về nơi ở của anh.

Cựu nghị sĩ Hồng Kông Eddie Chu, người vẫn duy trì liên lạc với gia đình của 12 nhà hoạt động, cho biết các Luật sư do chính quyền chỉ định mới chỉ liên lạc với thân nhân của những người bị bắt trong vài tuần vừa qua. Ông nói với đài truyền hình công cộng địa phương RTHK trong một chương trình gần đây rằng các Luật sư của chính quyền đã hành động một cách bí ẩn và từ chối tiết lộ tên đầy đủ của họ, và bày tỏ hy vọng chính quyền Trung Cộng sẽ cho phép thân nhân của các nhà hoạt động tham dự các phiên tòa.

Việc chính quyền Trung Cộng bắt giữ 12 người Hồng Kông, một số người trong số họ là người mang hộ chiếu nước ngoài, đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Vào ngày 1/12, đánh dấu mốc 100 ngày sau vụ việc, 155 quan chức từ 18 quốc gia đã gửi một bức thư ngỏ tới Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thúc giục bà đảm bảo “sự đàng hoàng và nhân quyền cơ bản” cho 12 nhà hoạt động Hồng Kông, bao gồm cả việc cho họ được trở về Hồng Kông, tiếp cận với các loại thuốc men cần thiết, liên hệ với gia đình và đại diện pháp lý.

Với việc ban hành luật an ninh quốc gia, nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã bị bắt và càng ngày càng nhiều người dân địa phương xin tị nạn ở nơi khác.

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật cung cấp tình trạng bảo hộ tạm thời cho những người Hồng Kông lo sợ bị truy tố nếu họ trở về đặc khu tự trị. Thượng viện đã đề xuất một dự luật tương tự, nhưng vẫn chưa được đưa ra biểu quyết.

Hôm 14/12, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên tiếng ủng hộ ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ địa phương Jimmy Lai (Lê Trí Anh), người đã bị bắt với cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia và bị từ chối bảo lãnh.

“Tôi e rằng Hồng Kông đang trở thành một thành phố cộng sản khác do Trung Quốc điều hành, và điều này quá tồi tệ,” ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, gọi vụ bắt giữ là một ví dụ khác về việc Bắc Kinh vi phạm “cam kết 50 năm” – hứa sẽ không can thiệp vào quyền tự trị và các quyền tự do cơ bản của thành phố sau khi nó được chuyển giao từ sự cai trị của Anh sang sự cai trị Trung Quốc vào năm 1997.

Eva Vu

Ngân Hà biên dịch

https://etviet.com/china/trung-cong-chinh-thuc-buoc-toi-cac-nha-hoat-dong-hong-kong-bi-bat-khi-tron-sang-dai-loan.html

Trung Quốc phản đối Mỹ loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi sàn giao dịch

Hôm 21/12, Trung Quốc cho biết họ kiên quyết phản đối Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc ký một điều luật loại bỏ các công ty Trung Quốc ra khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ trừ khi họ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ, theo Reuters.

Bắc Kinh cho rằng luật này có các điều khoản phân biệt đối xử đối với các công ty Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Điều này không nhằm điều gì khác ngoài việc đàn áp chính trị phi lý đối với các doanh nghiệp Trung Quốc có niêm yết tại Hoa Kỳ.

Ông Uông nói: “Nó sẽ cản trở nghiêm trọng việc niêm yết bình thường của các công ty Trung Quốc và bóp méo các quy tắc kinh tế thị trường cơ bản mà Hoa Kỳ luôn quảng bá.”

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump hôm 18/12 đã ký luật loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ trừ khi họ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ. Reuters cho biết luật này trao cho nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa một công cụ nữa để đe dọa Bắc Kinh trước khi rời Nhà Trắng tháng tới.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-doi-my-loai-bo-cty-tq-khoi-san-giao-dich/5707388.html 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.