Đọc báo Pháp – 16/12/2020
Phản gián Nga FSB bị chỉ mặt đầu độc Alexei Navalny – Anh Vũ
Tổng thống Pháp thông báo từ nay đến cuối nhiệm kỳ sẽ tổ chức trưng cần dân ý việc đưa nội dung bảo vệ môi trường vào một điều khoản Hiến Pháp. Tại Mỹ Joe Biden tiến thêm một bước đến gần Nhà Trắng sau khi các đại cử tri bỏ phiếu xác nhận ông đắc cử tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ và đặc biệt những thông tin mới về vụ đầu độc nhà đối lập Nga Alexei Navalny… Đó là những thời sự chính được các báo Pháp ngày 16/12/2020 khai thác nhiều.
Có lẽ thời sự thu hút sự quan tâm của giới chính trị nhiều hơn dân chúng Pháp là đầu tuần, tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ thông báo sẽ cho trưng cầu dân ý sửa đổi điều 1 của Hiến Pháp, đưa vào nội dung « Cộng Hòa (Pháp) bảo đảm việc gìn giữ đa dạng sinh học, môi trường và đấu tranh chống suy thoái khí hậu ». Ngay lập tức vấn đề đã gây tranh cãi trong nhiều giới của xã hội Pháp. Le Monde nhận định : « Một cuộc trưng cầu dân ý và những biện pháp hạn chế » và dự định lớn của tổng thống mang tính biểu tượng nhiều hơn hiệu quả.
Le Figaro chạy tựa chính trang nhất « Sinh thái : hoài nghi về cuộc trưng cầu dân ý của Macron ». Tờ báo cho biết, ngay sau ngày tổng thống thông báo, các đảng phái chính trị đã tỏ dè dặt hoài nghi kể cả đảng môi sinh. Nhiều nhà quan sát cho rằng dự án của Macron chỉ mang tính chất truyền thông, chuẩn bị phục vụ cho chương trình tranh cử tổng thống trong năm tới. Nước Pháp đã có không ít luật bảo vệ môi trường nhưng việc áp dụng vẫn còn hạn chế, đưa thêm một nội dung tương tự vào Hiến Pháp cũng không mang lại gì mới mẻ hơn.
Vụ Navalny : Báo chí điều tra chỉ mặt FSB đầu độc nhà đối lập
Các báo Pháp chú ý nhiều đến nước Nga với thông tin nóng liên quan đến vụ đầu độc nhà đối lập Alexei Navalny, cách đây vài tháng khiến dư luận báo chí quốc tế tốn không ít giấy mực
Vụ việc trở lại khi hôm thứ Hai tuần này, trang mạng Bellingcat đăng tải cuộc điều tra quốc tế của các báo The Insider, một trang mạng điều tra độc lập của Nga, Der Spiegel (Đức), El Pais (Tây Ban Nha) và CNN (Mỹ). Cuộc điều tra của các nhà báo tố cáo một nhóm các nhân viên tình báo Nga, gồm những chuyên gia về hóa học đã theo dõi, giám sát từng bước đi của nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny từ năm 2017. Le Monde cho biết, cuộc điều tra đã xác định cụ thể được 15 nhân viên cơ quan phản gián Nga FSB bị nghi ngờ tham gia trực tiếp vào vụ đầu độc nhà đối lập.
Thông tin đặc biệt thu hút sự chu ý của dư luận khi cũng ngày thứ Hai, Alexei Navalny xuất hiện trên Youtube tuyên bố: « Tôi biết ai đã muốn giết tôi. Tôi biết họ là ai, làm việc ở đâu, tôi biết rõ danh tính thực của họ, biệt danh của họ và tôi có ảnh của họ ». Video của nhà đối lập đã thu hút hơn 6 triệu lượt người xem trong 1 ngày.
Trong bài viết : « Cái bóng của FSB sau vụ Navalny », Le Figaro cho biết các thông tin điều tra cực kỳ cụ thể giống như một câu chuyện trinh thám nhưng không có hư cấu, tưởng tượng : « 8 người đàn ông, đều là các nhân viên FSB với tên tuổi và hình ảnh, địa chỉ cụ thể được công bố. Những người này đã bám theo Navalny trong 37 chuyến đi lại từ năm 2017, cho đến tận Tomsk, nơi nhà đối lập lưu lại trước khi lấy máy bay về Matxcơva, để rồi bị trúng độc trên chuyến bay hôm 20/08 vừa rồi ».
Theo điều tra của các nhà báo quốc tế nói trên, trong nhóm nhân viên mật vụ này có các bác sĩ, quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt và các chuyên gia về hóa chất. Chỉ huy nhóm là đại tá Stanislav Makskhakov, một nhà khoa học của quân đội Nga, từng làm việc tại một đơn vị bí mật được cho là nơi điều chế chất độc thần kinh Novichok, hóa chất đã được xác định sử dụng đầu độc Navalny.
Một chi tiết khác được Le Figaro trích dẫn từ báo cáo là trong số 8 nhân viên can dự, có một người ở cùng khu nhà với Navalny. Ngay hôm nhà đối lập Nga bị đầu độc, ông này đã chuyển nhà đến số 1 phố Loubianka… trụ sở của FSB.
Tuy nhiên các điều tra của báo chí không cho thấy bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào giữa các nhân viên mật vụ tình nghi với nhà đối lập cũng như không có bằng chứng nào về hành động đầu độc của nhóm người trên. Nhưng theo trang Bellingcat, « những nhân viên trên có mặt tiếp cận xung quanh nhà đối lập trong những giờ và ngày Navalny bị đầu độc bằng vũ khí hóa học quân sự .»
Cuộc điều tra chỉ ra nhóm của FSB có mặt tại Tomsk, đến hiện trường trước khi Navalny đặt vé máy bay trở về Matxcova, ngày 21/8, tức là một ngày sau khi ông bị đầu độc.
Đến giờ tại Nga chưa hề có một cuộc điều tra hình sự chính thức nào về vụ Navalny vì chính quyền vẫn cho rằng thiếu các bằng chứng. Ngoại giao Nga nhiều lần tố cáo các nước châu Âu không muốn chuyển cho Nga những dữ liệu y tế của Alexei Navalny. Theo kết luận của các phòng thí nghiệm của ba nước châu Âu trong đó có Pháp và Đức, nhà đối lập Nga bị đầu độc bằng chất độc Novichok.
Nga đến giờ không có phản ứng chính thức nào về cuộc điều tra báo chí nói trên. Nhưng chắc chắn tổng thống Valdimir Putin sẽ được hỏi về chủ đề này trong cuộc họp báo hàng năm vào ngày mai (17/12) tại Matxcova.
Hiện tại Alexei Navalny vẫn lưu lại tại Berlin sau khi được các bác sĩ Đức cứu sống. Ông đã bình phục và chờ ý kiến của bác sĩ để trở về Nga tiếp tục cuộc đấu tranh đang theo đuổi. Nhưng theo giới quan sát, nếu trở về Nga, ông sẽ phải vào tù hoặc kết cục còn tồi tệ hơn thế.
Thụy Điển tái vũ trang sợ mối đe dọa từ Nga
Một bài viết khác trên Le Figaro liên quan đến Nga nhưng từ nước láng giềng Thụy Điển, mang tiêu đề : « Thụy Điển tái vũ trang trước đe dọa của Nga ».
Bài phóng sự dài của Le Figaro cho thấy, vương quốc Thụy Điển, vốn là vùng đất Bắc Âu bình yên, hôm qua (15/12) đã thông qua ngân sách quân sự tăng chưa từng có : từ 6 lên 9 tỷ euro trong 5 năm tới. Lý do là để Thụy Điển có thể đối phó với những vụ xâm nhập vùng biển từ nước láng giềng lớn là Nga. Bộ trưởng Quốc Phòng Thụy Điển trả lời Figaro : « Trong vòng vài năm, người ta đã chứng kiến Nga xâm lược Gruzia, sáp nhập Crimée, xung đột vẫn diễn ra ở Ukraina, hoạt động quân sự của Nga gia tăng xung quanh nước chúng tôi, vì thế chúng tôi phải nâng cấp lực lượng quân sự ».
Từ nay đến năm 2025, quân đội Thụy Điển sẽ được trang bị thêm nhiều tàu chiến có hệ thống phòng không, nâng cấp kho tên lửa, mua thêm tàu ngầm, tăng quân số thêm 1/3. Cần phải nói thêm là từ hơn hai thế kỷ nay, Thụy Điển chưa hề biết đến chiến tranh và nước phương Tây này đến giờ cũng không tham gia liên minh NATO.
Trung Quốc chiếm hơn nửa số camera an ninh của thế giới
Chuyển qua Les Echos, nhật báo có bài phóng sự dài về Trung Quốc, nơi hệ thống camera giám sát dân mang tên Big Brother được phát triển rộng khắp đang gây khó chịu cho người dân.
Les Echos cho biết, các camera nhận diện giờ len lỏi khắp nơi trong đời sống của người dân Trung Quốc. Giờ đây người dân bắt đầu lo ngại, nhiều địa phương bắt đầu có phản ứng. Dù giám sát dân là việc làm dễ hiểu quen thuộc với chế độ toàn trị nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị một bộ luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Với lý do phòng chống tội phạm và khủng bố, hệ thống camera theo dõi mọc lên như nấm ở khắp Trung Quốc thời gian qua. Theo Les Echos, năm 2018 nước này có 350 triệu camera được lắp đặt, con số này sẽ được nâng lên thành 560 triệu trong năm tới. Trong số 20 thành phố được giám sát chặt chẽ nhất thế giới thì Trung Quốc có tới 18 thành phố. Riêng thủ đô Bắc Kinh có tới 1 triệu camera theo dõi. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ đầu người thì Bắc Kinh vẫn còn thấp hơn Luân Đôn của Anh với 67 camera cho 1000 dân, con số này của Bắc Kinh là 56 camera.
Các camera nhận diện ngày càng được hiện đại hóa do chính quyền Bắc Kinh rất chú ý tập trung đầu tư trong lĩnh vực chạy đua về trí thông minh nhân tạo với thế giới. Ở Trung Quốc, giờ đây, ở đâu người ta cũng có thể lắp camera theo dõi, khiến cho một bộ phận dân chúng bắt đầu lo lắng cuộc sống của họ bị giám sát, các dữ liệu đời tư của họ bị lợi dụng…
Một vấn để khác của các camera nhận diện còn liên quan đến nhân quyền, khi mà gần đây các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng tố cáo hàng nghìn người thiểu số Hồi Giáo tại Tân Cương bị bắt giữ do bị các camera có phần mềm « thông minh » báo động hành vi đang ngờ.
Tin tổng hợp
(AFP) – Trung Quốc sẽ nhập khẩu vac-xin của BioNTech.
Công ty FosunPharma của Trung Quốc sang năm sẽ nhập ít nhất 100 triệu liều vac-xin chống virus corona chủng mới của hãng Đức BioNTech. Trong thông cáo hôm nay 16/12/2020 gởi đến thị trường chứng khoán Hồng Kông, FosunPharma cho biết sẽ trả trước 250 triệu euro cho 50 triệu liều. Hiện đang có 4 loại vac-xin Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối tại nhiều nước như Brazil, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Pêru, thử nghiệm đã bị ngưng sau khi phát hiện các vấn đề về thần kinh nơi một người tình nguyện, và hôm thứ Hai, cơ quan kiểm soát dịch tễ Brazil (Anvisa) tố cáo Trung Quốc « thiếu minh bạch » khi cho đưa ra thị trường vac-xin của Sinovac. Trong quá khứ, kỹ nghệ dược phẩm Trung Quốc từng xảy ra các xì-căng-đan vac-xin giả.
(RFI) – Hoa Kỳ : Cộng Hòa và Dân Chủ thỏa thuận về kế hoạch tái thúc đẩy để tránh « shutdown ».
Từ thứ Hai 14/12, đôi bên đã có những nhượng bộ lẫn nhau về kế hoạch tái thúc đẩy 908 tỉ đô la, và hiện đang chờ tổng thống Donald Trump thông qua. Nếu không đạt được thỏa thuận về ngân sách liên bang từ nay cho đến nửa đêm thứ Sáu 18/12/2020, Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ tê liệt hoạt động và tệ hơn nữa là 12 triệu người Mỹ có nguy cơ bị đuổi nhà, nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản.
(AFP) – Các bang Hoa Kỳ bắt đầu kiện Google.
Một số bang đã khởi động các vụ kiện chống độc quyền, cáo buộc Google là đã lạm dụng vị trí thống trị. Theo trang mạng Politico ngày 15/12/2020, một đơn kiện có thể được đệ trình vào thứ Năm, 17/12/2020 do tổng chưởng lý hai bang Colorado và Nebraska đề trình.
(RFI) – Pháp: Giới văn hóa xuống đường phản đối phong tỏa.
Kể từ hôm 15/12/2020, lệnh phong tỏa nước Pháp trên nguyên tắc kết thúc, tuy nhiên, các địa điểm văn hóa: bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim vẫn bị đóng cửa, ít nhất là cho đến ngày 07/01/2021. Giới hoạt động văn hóa đã xuống đường hôm qua 15/12/2020, theo lời kêu gọi các công đoàn. Tại Paris, khoảng 200 người đã có mặt dưới chân nhà hát opéra Bastille, nhiều người đeo khẩu trang bên trên vẽ một gạch chéo đỏ và giơ cao những khẩu hiệu “Văn hóa đang gặp nguy hiểm”.
(TTVN) – Việt Nam : Ông Tất Thành Cang bị bắt và khởi tố.
Chiều nay 16/12/2020, công an đã khám xét nhà, bắt giam và khởi tố ông Tất Thành Cang, 49 tuổi, cựu ủy viên trung ương, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra vì « vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí ». Theo Tuổi Trẻ, ông Cang được cho là có sai phạm trong vụ bán 9 triệu cổ phiếu SADECO, giúp công ty tư nhân Nguyễn Kim thâu tóm doanh nghiệp nhà nước, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng, vụ này đã có 20 bị can bị khởi tố. Được biết, dư luận rất bất bình khi ông Tất Thành Cang chỉ bị phê bình trong vụ Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cùng ngày, công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khởi tố và bắt tạm giam ông Diệp Dũng, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Saigon Coop với cáo buộc lạm quyền khi thi hành công vụ, giúp các tổ chức, cá nhân bên ngoài thâu tóm doanh nghiệp quan trọng này. Hai vụ bắt giữ trên gây rúng động dư luận ở Sài Gòn vì được cho là có liên quan đến « mafia » quyền lực.
(Tổng hợp) – Việt Nam : Nhà hoạt động Trần Đức Thạch bị 12 năm tù.
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra chớp nhoáng tại Nghệ An hôm 15/12/2020, nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, 69 tuổi, đã bị tuyên án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế vì cáo buộc « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » theo điều 109 Luật Hình sự 2015. Theo luật sư Hà Huy Sơn, bản chất của vụ này chỉ là ngăn cấm tư tưởng đa nguyên, đa đảng. Human Rights Watch cuối tháng 11 cũng nhấn mạnh ông Thạch bị trừng phạt chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận. Ông Trần Đức Thạch nổi tiếng với hồi ký « Hố chôn người ám ảnh », kể lại vụ bộ đội Bắc Việt thảm sát thường dân ấp Tân Lập, xã Bàu Sen ở Long Khánh (nay là Xuân Lộc, Đồng Nai) hồi tháng Tư 1975.
(JapanTimes) – Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật ủng hộ mạnh mẽ dự án điều tàu chiến của Đức đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tuyên bố trên được đưa ra hôm qua 15/12/2020 trong cuộc họp trực tuyến giữa bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nubuo Kishi với đồng nhiệm Đức Annegret Kramp-Kerrenbauer. Ông Kishi hy vọng tàu chiến của Đức có thể đến vùng biển Hoa Đông của Nhật mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền, đồng thời mong muốn Đức-Nhật tăng cường hợp tác quân sự, tổ chức thao dợt chung.
(AFP) – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khẳng định muốn « mở một trang mới » với Liên Âu.
Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tối 15/12/2020. Đây là lần đầu tiên hai bên trao đổi ở cấp cao kể từ khi Liên Âu quyết định trừng phạt Ankara hồi tuần trước. Ông Erdogan muốn Ankara và Bruxelles bắt đầu đối thoại lại từ đầu và xem xét tình hình tổng thể dựa trên nền tảng lợi ích chung.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201216-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
Điểm tin thế giới 16/12:
Tổng thống Trump sẽ không nhượng bộ; Palau bắt tàu Trung Quốc
Mục Điểm tin thế giới, thứ Tư (16/12), của DKN xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin sau:
Tổng thống Trump sẽ không nhượng bộ.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết điều này hôm thứ Ba (15/12), cô nói rằng nhóm pháp lý của TT Trump “vẫn tham gia vào các vụ kiện đang diễn ra” đối với gian lận bầu cử. Các đại cử tri ở tất cả 50 bang đã bỏ phiếu, ông Joe Biden giành được 306 phiếu. Trong khi đó các “cử tri thay thế” ở nhiều bang chiến địa đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump, họ cho biết những lá phiếu đó để giúp ông Trump mở ra những thách thức pháp lý đối với cuộc bầu cử bị phe thiên tả đánh cắp [Epoch Times].
Nghị sĩ Mo Brooks: Sẽ không đầu hàng.
Ông cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh với các cáo buộc tham nhũng trong cuộc bầu cử tổng thống. Trong một tweet hôm thứ Ba (15/12), Tổng thống Trump đã dẫn lại tuyên bố “Trump đã thắng phiếu đại cử tri” của ông Brooks. Vị Thượng nghị sĩ Cộng hòa từng nói rằng: “Bằng chứng áp đảo, thuyết phục và không thể chối cãi chỉ dẫn đến một kết luận. Nếu chỉ những lá phiếu hợp pháp của các công dân Mỹ đủ điều kiện được kiểm, Tổng thống Trump đã chiến thắng một cách dễ dàng và tái đắc cử” [OANN].
Tổng thống Hàn Moon Jae-in bị xếp hạng ở mức thấp.
Theo đó, vị tổng thống thiên tả không được đánh giá cao đối với những gì ông làm trong vai trò của mình. Chỉ có 36,7% số người được hỏi trên toàn quốc cho biết họ tán thành việc ông Moon làm tổng thống Hàn Quốc. Kết quả này được công ty thăm dò Realmeter công bố hôm thứ Hai (14/12). Yonhap lưu ý rằng các cuộc thăm dò của Realmeter trong hai tuần qua cho thấy số người tin tưởng ông Moon đều dưới 40%, và có xu hướng ngày càng đi xuống [Breit Bart].
Các giám đốc của Facebook và Twitter đã quyên hàng chục ngàn USD cho Biden.
Trong khi đó không có lãnh đạo nào của hai nền tảng mạng xã hội này ủng hộ Tổng thống Trump. Hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang đã cho thấy điều này. Ngoài ra, Facebook và Twitter cũng đã hạn chế việc chia sẻ các báo cáo về những giao dịch kinh doanh của Hunter Biden trong những tuần trước Ngày bầu cử [Fox News].
Đài Loan có thể bán vũ khí cho phương Tây trong tương lai.
TT Thái Anh Văn đã khẳng định triển vọng này trong buổi lễ hạ thủy tàu Tháp Giang hôm 15/12. Đây là tàu chiến do Đài Loan sản xuất trang bị tên lửa Hùng Phong có thể diệt tàu sân bay. “Chúng tôi có quyết tâm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ tự đóng tàu, chứng minh cho thế giới thấy khả năng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quân sự của mình”, bà Thái nói [Reuters].
Biden thừa nhận bị cảm.
“Cảm ơn mọi người. Tôi rất tiếc vì mình bị cảm một chút”, ứng viên TT Đảng Dân chủ Joe Biden nói vào ngày 14/12 sau khi ông ho liên tục trong một bài phát biểu trước đó. Một người đếm được Biden đã hắng giọng ít nhất 17 lần trong suốt bài phát biểu dài 14 phút. Nhiều người đặt nghi vấn về sức khỏe và trí tuệ của ông Biden. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông đã không ít lần nói nhầm [Foxnews].
TT Trump cáo buộc máy bỏ phiếu lỗi hàng loạt.
“Các máy bỏ phiếu của Dominion là thảm họa trên khắp cả nước. Làm thay đổi kết quả của một buộc bầu cử [mà tôi] áp đảo [đối thủ]. Không thể để chuyện này xảy ra”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 14/12. Trong một tweet sau đó, TT Trump viết: “Tỷ lệ lỗi trong máy bỏ phiếu tại Michigan là 68%. Theo luật, một tỷ lệ rất nhỏ được cho phép là 1%. Chánh thư ký Michigan liệu có phạm luật không?” [Twitter].
Palau bắt tàu Trung Quốc.
Đảo quốc này đã bắt một tàu cá Trung Quốc cùng 28 thủy thủ nghi khai thác hải sâm trái phép. Victor Remengesau, một quan chức về thực thi luật biển của Palau, cho biết tàu Trung Quốc chở một lượng lớn hải sâm, ước tính khoảng 500 pound (226kg). Theo ông Remengesau, chính quyền Palau vẫn chưa quyết định hình phạt đối với các ngư dân Trung Quốc. Họ được cho là đến từ tỉnh Hải Nam [The Guardian].
Trung Quốc không minh bạch về vaccine Covid.
Đó là kết luận của Anvisa, cơ quan quản lý y tế Brazil. “Brazil là quốc gia dẫn đầu trong quá trình đánh giá CoronaVac”, Anvisa cho biết, đề cập đến vaccine viêm phổi Vũ Hán của hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac trong thông báo hôm 14/12. “Vaccine này được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Trung Quốc từ hồi tháng 6. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để Trung Quốc cấp phép không minh bạch. Hiện không có thông tin về tiêu chuẩn mà chính quyền Trung Quốc dùng để đưa ra các quyết định” [Reuters].
0 comments