Tin khắp nơi – 16/12/2020
Mỹ đồng ý bán cho Đài Loan công nghệ then chốt chế tạo tầu ngầm
Thùy Dương
Mỹ vừa cấp giấy phép xuất khẩu công nghệ chế tạo hệ thống định vị-dò tìm bằng sóng âm kỹ thuật số – digital sonar system, vốn rất quan trọng đối với dự án chế tạo tàu ngầm nội địa của Đài Loan.
Theo AFP, thứ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, tướng Trương Quan Quần (Chang Guan Chung), trong một phiên họp tại Nghị Viện hôm 15/12/2020 cho biết, Mỹ đã thông báo cấp phép xuất khẩu công nghệ chế tạo hệ thống định vị-dò tìm bằng sóng âm kỹ thuật số phục vụ dự án đóng tàu ngầm. Hệ thống sonar kỹ thuật số và hệ thống chiến đấu tích hợp là hai bộ phận quan trọng mà Đài Loan cần để tự chế tạo tàu ngầm.
Tuy nhiên, tướng Trương Quan Quần không cho biết thông tin về việc hệ thống chiến đấu tích hợp. Nước Mỹ thời tổng thống Donald Trump đã bán nhiều vũ khí hiện đại cho Đài Loan, gần đây nhất Nhà Trắng cho phép bán lô vũ khí trị giá 18 tỷ đô la cho Đài Loan, trong đó có nhiều chiến đấu cơ thế hệ mới.
Đài Loan bắt đầu tự đóng tàu ngầm từ tháng 11/2020 và theo dự kiến, tầu ngầm đầu tiên trong số 8 tầu ngầm Đài Loan tự chế tạo sẽ được hoàn tất vào năm 2025. Đây là một bước tiến mới nhất của Đài Bắc để tăng cường năng lực quốc phòng trước sức ép ngày càng lớn của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo trang mạng Focus Taiwan, 2 máy bay quân sự Y-8 (1 máy bay tuần tra chống tầu ngầm và một máy bay trinh sát) của Trung Quốc hôm qua 15/12 đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan (ADIZ). Đây là vụ xâm nhập lần thứ 10 tính từ đầu tháng 12 đến nay. Để đối phó, Không Quân Đài Loan đã huy động các phương tiện phòng không, không quân, theo dõi máy bay Trung Quốc và đưa ra cảnh báo vô tuyến cho đến khi máy bay Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Ông Mike Pompeo: ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới tự do
Thiện Phong
Vào ngày 14 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo có bài phát biểu nói rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), là mối đe dọa lớn nhất cho người dân Mỹ và thế giới tự do. Sau khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, nước Mỹ đã trải qua sự thay đổi lớn trong chính sách đối với Trung Quốc và thành lập một liên minh toàn cầu để ngăn chặn mối đe dọa từ ĐCSTQ, theo NTDtv.
Vào 14/12, giờ miền Đông, trả lời cuộc phỏng vấn với Newsmax TV, ông Pompeo nói cả hai đảng chính trị ở Mỹ đã khuất phục trước ĐCSTQ. TT Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên thay đổi chính sách đối với Trung Quốc. Ông đã thiết lập liên minh trong các nền dân chủ và các nền kinh tế thị trường tự do trên khắp thế giới để ngăn chặn mối đe dọa của ĐCSTQ.
“Dù đó là công việc được thực hiện để định vị lại thế giới, hoặc để hiểu rõ mối đe dọa của ĐCSTQ, thực tế là chúng tôi hiện đã tạo ra hòa bình và ổn định lớn trên khắp Trung Đông và khiến Iran rút lui. Trong bốn năm đầu tiên của nhiệm kỳ chính phủ này, chúng tôi đã đạt được một danh sách dài các sự kiện thành công trên trường quốc tế”.
Ông nói TT Trump luôn ưu tiên chủ trương đặt người dân Mỹ và an ninh của họ lên hàng đầu.
Từ lâu nay ĐCSTQ đã sử dụng các hoạt động thương mại để mở rộng ảnh hưởng và cướp đi hàng triệu việc làm của người Mỹ, tất cả đều là mối đe dọa thực sự đối với người dân Mỹ.
Vào ngày 9/12, ông Mike Pompeo đã có bài phát biểu tại Viện công nghệ Georgia, ông nói, mục tiêu của ĐCSTQ là rất rõ ràng, như bí thư Tập Cận Bình đã nói, đó là đạt được sự kiểm soát hoàn toàn ở Trung Quốc và mở rộng ảnh hưởng bá quyền của mình ra nước ngoài.
Giờ đây, các trường Cao đẳng và Đại học của Mỹ đã trở thành một trong những mục tiêu chính của ĐCSTQ để đạt được tham vọng thống trị của nó. Ông cũng kêu gọi các trường Cao đẳng và Đại học Mỹ, hợp tác để đối phó với những thách thức này. “Chúng ta hãy giương cao ngọn cờ tự do, bảo vệ trường học và sự an toàn và cùng chống lại mối đe dọa chính của thời đại chúng ta là ĐCSTQ”, Ngoại trưởng phát biểu.
Ông Pompeo cũng nhận xét rằng ĐCSTQ sử dụng sinh viên để ăn cắp công nghệ của Mỹ. Và họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để có được điều này, đồng thời gây áp lực buộc các nhà phê bình phải im lặng.
Ông chỉ ra rằng hàng năm ĐCSTQ cử “400.000 sinh viên đến Hoa Kỳ để nghiên cứu”. Sau khi các sinh viên này tốt nghiệp, họ sẽ được ĐCSTQ khuyến khích về nước để phục vụ ĐCSTQ.
Kết quả là, “Phần lớn các trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ ăn cắp hoặc công nghệ mua từ các quốc gia khác mà không phải được phát minh từ Trung Quốc.”
ĐCSTQ không chỉ thâm nhập vào giới học thuật, mà còn thâm nhập sâu vào giới chính trị Mỹ. Mới đây, báo chí đã phanh phui vụ bê bối chấn động dư luận, một nữ điệp viên của ĐCSTQ đã dùng tiền và hối lộ tình dục để xâm nhập vào giới chính trị của Đảng Dân chủ.
Dân biểu Dân chủ Eric Swalwell, bị cáo buộc có mối quan hệ mập mờ với nữ điệp viên Trung Quốc Phương Phương trong nhiều năm. Ông Kevin McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện nói Eric Swalwell nên bị đuổi khỏi Quốc hội.
Ông Pompeo nói các đặc vụ ĐCSTQ không chỉ tiếp cận các nghị sĩ và quan chức Mỹ, mà sự xâm nhập này còn có thể mở rộng đến các cơ quan hành pháp. Ông Pompeo cho biết ĐCSTQ đang cố gắng ảnh hưởng đến các quan chức được bầu và các ứng cử viên chính trị để khiến những người này thay đổi phương thức đối đãi với Trung Quốc.
Tháng 7 năm nay, chính phủ Mỹ đã cưỡng chế đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, đây được coi là đòn giáng nặng nề vào hoạt động gián điệp của ĐCSTQ tại Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ từng thẳng thừng tuyên bố cơ sở này là “trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ”.
Ông cũng nhấn mạnh một lần nữa rằng, ĐCSTQ không đáng tin cậy, như việc ĐCSTQ đàn áp Hồng Kông làm ví dụ, đây chính là một việc vi phạm lời hứa của ĐCSTQ.
Việt Nam và Thụy Sĩ bị Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ liệt vào danh sách các nước thao túng tiền tệ
Vào ngày 16 tháng 12, Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ công bố Việt Nam và Thụy Sĩ là những quốc gia thao túng tiền tệ. Ngoài ra, bộ này còn đưa thêm 3 quốc gia khác là Thái Lan, Ấn Độ và Đài Loan vào danh sách các nước cần theo dõi về những biện pháp bị nghi nhằm phá giá đồng tiền so với đồng đô la Mỹ.
Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ rằng tình đến tháng 6 năm nay, Việt Nam và Thụy Sĩ đã can thiệp mạnh mẽ vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn chặn cân bằng hiệu quả về điều chỉnh thanh toán.
Bộ Công thương Việt Nam từ chối bình luận với Reuters về thông tin vừa nêu và đề nghị Reuters liên lạc với Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội để hỏi.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ bác bỏ cáo buộc, và nói rằng họ không thao túng, và chính sách tiền tệ của Thụy Sĩ sẽ không có gì thay đổi, với ý thêm rằng ‘vẫn mong muốn can thiệp một cách mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường ngoại hối.”
Theo báo cáo bán thường niên về thao túng tiền tệ do Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đưa ta thì ít nhất một phần của biện pháp can thiệp ngoại hối của Việt Nam là nhằm giảm giá tiền đồng, giúp tạo lợi thế mậu dịch. Trong khi đó phía Thụy Sĩ là nhằm giảm giá đồng franc để ngăn chặn cân bằng hiệu quả về điều chỉnh thanh toán.
Theo một quan chức Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ thì cả Việt Nam và Thụy Sĩ đã vượt đáng kể 3 tiêu chuẩn liên quan mà bộ này đề ra.
Vị quan chức Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết nước này mong muốn hợp tác với cả hai nước để đưa tỷ lệ thao túng xuống dưới ngưỡng; tuy nhiên từ chối không dự đoán liệu biện pháp vừa nêu có dẫn đến thuế đánh vào hàng hóa của hai nước nhập vào thị trường Mỹ hay không.
Tin cho hay Việt Nam có thể bị đánh thuế theo một điều tra khác do Văn Phòng Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ tiến hành về nguyên nhân đồng tiền Việt được phá giá. Tuy nhiên, biện pháp mới nhất có thể tác động đến cuộc điều tra của Văn Phòng Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ và một số người trong doanh giới tỏ ra e ngại là ông tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng cho tiến hành biện pháp đánh thuế.
Trong Báo cáo vào tháng 5 năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia nằm trong danh sách bị giám sát do đá ứng hai tiêu chí được quy định của Mỹ là thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai.
Theo quy định của Mỹ, những nước bị xếp vào danh sách thao túng tiền tệ dựa trên ba tiêu chí bao gồm:
– Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ đô la
– Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP
– Can thiệp một chiều kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Sau khi có tin Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lên tiếng khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ.
Cố vấn an ninh TT Trump từ châu Âu về gấp để giải quyết vụ tấn công các cơ quan chính phủ
Phụng Minh
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien đã trở về sớm sau chuyến đi tới Trung Đông và Châu Âu để đối phó với vụ tấn công các cơ quan chính phủ Mỹ, theo phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, như Bloomberg đưa tin.
Ông O’Brien đã lên kế hoạch trở lại Washington vào thứ Bảy tuần này (19/12), nhưng ông đã chỉ đến thăm Israel và Pháp sau đó hủy các điểm dừng ở Ý, Đức, Thụy Sĩ và Anh, Bloomberg trích dẫn một nguồn tin cho biết. Ông O’Brien đã trở lại Hoa Kỳ vào chiều thứ Ba (15/12 theo giờ Mỹ).
Các cơ quan chính phủ Mỹ đã bị tấn công như một phần của chiến dịch tấn công mạng. Các tin tặc được cho là đã cài đặt một lỗ hổng độc hại trong phần mềm của Tập đoàn SolarWinds có trụ sở tại Texas, khách hàng của họ bao gồm các cơ quan chính phủ hàng đầu và các công ty trong danh sách Fortune 500.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Ullyot cho biết ông O’Brien quay trở lại Mỹ để giải quyết vụ tấn công này. “Ông ấy sẽ tổ chức các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào tối nay và sáng mai, và sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao liên ngành trong tuần này”.
Các cuộc họp nhằm giải quyết vụ hack liên quan đến các bộ Ngoại giao, Thương mại, Ngân khố và An ninh Nội địa, Bloomberg trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Ủy ban lập pháp Michigan lập trát yêu cầu bằng chứng bầu cử trước giờ bị hủy
Phụng Minh
Ủy ban lập pháp Michigan hôm thứ Ba (15/12 theo giờ Mỹ) đã có trát đòi bằng chứng bầu cử từ Detroit và ngoại ô Livonia.
Các nhà lập pháp tiểu bang đưa ra trát đòi hầu tòa, yêu cầu cung cấp ổ cứng, máy tính xách tay, email, bản sao của tất cả các liên lạc với nhân viên bầu cử và các bằng chứng liên quan đến bầu cử khác.
Theo Just the News:
Lo ngại về việc bằng chứng bầu cử có thể bị phá hủy, các thành viên của một phiên họp chung của Ủy ban Giám sát Hạ viện và Thượng viện Michigan vào thứ Ba đã bỏ phiếu để ban hành trát đòi hầu tòa tới Detroit và vùng ngoại ô gần đó của Livonia yêu cầu họ giao nộp ổ cứng, email, máy tính xách tay của ban kiểm phiếu vắng mặt và các tài liệu khác liên quan đến bầu cử.
Một thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện được cho là đã cùng các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của mình ủng hộ trát hầu tòa.
Một bản ghi nhớ ngày 28/11 từ Cục bầu cử tiểu bang đã tuân theo cùng một giao thức như các cuộc bầu cử trước đó và ra lệnh xóa trước ngày 30/11 “máy tính xách tay và ổ đĩa flash E-Pollbook… trừ khi có đơn yêu cầu kiểm phiếu lại và việc kiểm phiếu lại không được hoàn thành, một cuộc kiểm tra sau bầu cử đã được lên kế hoạch nhưng vẫn chưa hoàn thành hoặc việc xóa dữ liệu đã được giữ nguyên theo lệnh của tòa án hoặc Chánh thư ký tiểu bang”.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Michigan, Ruth Johnson, đảng viên Cộng hòa ủng hộ nỗ lực ra trát đòi hầu tòa, nói với Just News rằng trước đây bà đã ký lệnh xóa tương tự khi còn là Chánh thư ký tiểu bang nhưng bản chất bất thường của cuộc bầu cử năm 2020 có nghĩa là hoàn cảnh đã thay đổi.
Tổng thống Trump đã dẫn trước Joe Biden ở Michigan vào đêm bầu cử khi các quan chức bầu cử của đảng Dân chủ ở Detroit ngừng kiểm phiếu.
Đột nhiên, một lô phiếu lớn với hơn 130.000 phiếu bầu 100% cho Joe Biden xuất hiện lúc 4 giờ sáng sau Ngày bầu cử khi các quan chức Đảng Dân chủ chặn không cho các quan sát viên của Đảng Cộng hoa giám sát kiểm phiếu.
Một nhân chứng ở Michigan đã làm chứng rằng những lô phiếu “gửi qua thư” được chuyển đến vào khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng sau Ngày bầu cử, theo Gateway Pundit.
Nhân chứng cho biết mọi người đều “bối rối” rằng các lá phiếu đến muộn quá.
Nhấp vào đây để xem toàn bộ yêu cầu cung cấp tài liệu từ thành phố Detroit.
Nhấp vào đây để xem toàn bộ yêu cầu cung cấp tài liệu tài liệu từ vùng ngoại ô Livonia.
Covid: Chuyên gia Hoa Kỳ nói vaccine Moderna an toàn và hiệu quả
Các nhà quản lý nói vaccine của Moderna an toàn và hiệu quả 94%, dọn đường cho việc cấp phép khẩn cấp của Hoa Kỳ.
Nhận định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ có nghĩa là Moderna có thể thành vaccine virus corona thứ hai được phép sử dụng ở Mỹ.
Sự kiện này xảy ra một ngày sau khi người Mỹ trên toàn quốc bắt đầu được chủng ngừa với vaccine Pfizer-BioNTech.
Tin trên được công bố khi số người chết vì virus corona ở Mỹ vượt qua ngưỡng 300.000, theo Đại học Johns Hopkins.
Các nhà khoa học của FDA công bố chứng nhận vaccine Moderna hôm thứ Ba, hai ngày trước khi hội đồng vaccine họp để thảo luận về việc phê duyệt khẩn cấp.
FDA phát hiện những gì?
Tài liệu dài 54 trang nói “không có mối quan tâm cụ thể về an toàn” và các phản ứng có hại nghiêm trọng rất hiếm.
Nếu được nhóm chuyên gia chấp thuận vào cuối tuần này, và bởi giám đốc chương trình vaccine của FDA, các liều vaccine Moderna có thể được phân phối trong vòng 24 giờ.
Theo tài liệu họ công bố, FDA tìm thấy tỷ lệ hiệu quả là 94,1% trong số 30.000 người thử nghiệm.
Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?
Vì sao một số loại virus gây đại dịch tự động biến mất
Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19
Các tác dụng phụ phổ biến nhất gồm sốt, nhức đầu, đau cơ và khớp.
Tuần trước, FDA đã công bố dữ liệu tương tự từ Pfizer trước khi bỏ phiếu thông qua.
Moderna được thành lập năm 2010 và cho đến nay vẫn chưa hề có sản phẩm nào được FDA công nhận.
Cổ phiếu của công ty đã tăng gần 700% trong năm nay.
Vaccine Moderna khác với Pfizer ra sao?
Vaccine Moderna cần được vận chuyển trong nhiệt độ khoảng -20C – tương tự như trong tủ đông thông thường.
Pfizer, trong khi đó, cần được giữ ở nhiệt độ gần -75C, khiến việc vận chuyển khó khăn hơn nhiều.
Covid-19: Thư ngỏ của giới khoa học Nga phê phán vaccine Sputnik V
Giống như vaccine Pfizer, vaccine Moderna cũng cần tiêm mũi thứ hai. Người được chủng ngừa phải chích liều Moderna sau liều đầu tiên 28 ngày.
Công ty Moderna có trụ sở tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts, và nói rằng nếu được chấp thuận, “phần lớn” vaccine của họ sẽ được sản xuất ở đó.
Thuốc của Pfizer đang được sản xuất ở một số quốc gia, gồm cả Đức và Bỉ.
Việc phê duyệt vaccine Covid thứ hai ở Mỹ là một vấn đề lớn.
Đất nước này là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, tính theo số tử vong vì virus corona được ghi nhận và cần khẩn cấp có thêm đạn dược để chống lại virus.
Mỹ có vài triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech đã được các cơ quan quản lý cho phép sử dụng khẩn cấp vài ngày trước.
Mặc dù việc tiêm chủng hàng loạt đã bắt đầu với loại vaccine này, việc có được vaccine Moderna trong tương lai gần, cùng với lượng thuốc Pfizer dự trữ nhiều hơn, có nghĩa là sẽ có thêm hàng triệu người Mỹ được chủng ngừa trong những tháng tới.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hiện vẫn chưa bật đèn xanh cho vaccine Moderna, nhưng nếu có, Hoa Kỳ có thể bắt đầu nhận được một phần trong số 200 triệu liều mà họ đã đặt hàng trước.
Khoảng 20 triệu liều vaccine Moderna có thể được giao vào cuối tháng 12.
Nước nào khác đã đặt mua vaccine Moderna?
Mỹ đã đồng ý mua 200m liều Moderna, 6 triệu liều trong số này có thể sẵn sàng xuất xưởng ngay sau khi vaccine này được FDA chấp thuận.
Ở Canada, chính phủ có kế hoạch nhận hai triệu liều Moderna vào tháng Ba – một phần của tổng số 56 triệu liều. Hôm thứ Ba, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói 168.000 liều cần có sẵn trước cuối tháng.
Vương quốc Anh đã đặt trước 7 triệu liều Moderna.
Tháng trước, Liên minh châu Âu đã công bố hợp đồng mua 80 triệu liều – với tối đa 80 triệu liều nữa – một khi vaccine Moderna được coi là an toàn và hiệu quả.
Nhật Bản đã đăng ký mua 50 triệu liều Moderna, Hàn Quốc 20 triệu và Thụy Sĩ đã đặt 7,5 triệu, theo dữ liệu do Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu của Đại học Duke tổng hợp.
Kỷ lục mới : Gần 250.000 ca Covid trong 24 giờ qua tại Mỹ
Thụy My
Hoa Kỳ hôm 15/12/2020 ghi nhận con số kỷ lục mới với 248.000 ca dương tính trong vòng 24 giờ và 2.706 người thiệt mạng vì Covid, theo số liệu của trường đại học Johns-Hopkins.
Từ hai tuần qua, các kỷ lục liên tiếp bị vượt qua, mỗi ngày đều có ít nhất 200.000 người bị lây nhiễm tại Mỹ. Số bệnh nhân phải nhập viện vì Covid cũng đang ở mức cao nhất kể từ đầu đại dịch, với 113.000 người theo con số của bộ Y Tế.
Covid Tracking Project ghi nhận tình hình có cải thiện hơn ở miền trung tây, nhưng tăng nhanh ở đông bắc và miền tây. California hiện đang thiếu giường bệnh ở khoa chăm sóc đặc biệt, như Los Angeles với 10 triệu dân chỉ còn chưa đầy 100 giường cho các bệnh nhân nặng.
Chương trình tiêm chủng đại quy mô đã được khởi động tại Hoa Kỳ từ thứ Hai 14/12, lần đầu tiên sử dụng vac-xin của Pfizer/BioNTech. Tuy nhiên giới chức y tế cảnh báo chưa thể chận đứng đại dịch, vì phải chờ nhiều tháng nữa mới có số lượng người được miễn dịch nhiều hơn. Các chuyên gia nhấn mạnh cần giữ các quy tắc an toàn, giãn cách, nhất là đang cận kề dịp lễ cuối năm.
Trong khi đó vac-xin chống Covid của Moderna hôm qua đã vượt qua giai đoạn quan trọng để có thể được Cơ quan quản lý dược phẩm (FDA) bật đèn xanh trong tuần này. FDA tuyên bố vac-xin Moderna rất hiệu quả để ngừa Covid, không có vấn đề gì đối với người trên 18 tuổi. Các chuyên gia độc lập sẽ thảo luận về việc khuyến cáo sử dụng khẩn cấp.
Chính quyền Mỹ đang chờ đợi có thêm vac-xin này để có thể giữ lời hứa chủng ngừa cho 20 triệu người trước cuối tháng. Tại Wall Street, cổ phiếu Moderna đã tăng giá 1,8%.
Tổng thống tân cử Joe Biden, 78 tuổi, hôm qua cho biết sẵn sàng chủng ngừa Covid « trước công chúng » ngay khi có thể. Trước đó các cựu tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton cũng tuyên bố tương tự, để khuyến khích dân chúng tham gia. Chuyên gia miễn dịch học uy tín Anthony Fauci hoan nghênh tinh thần tôn trọng khoa học của ông Biden, đồng thời ca ngợi tổng thống Donald Trump đã tiến hành rất tốt « Chiến dịch Siêu Tốc » (Operation Warp Speed) giúp chế tạo và thử nghiệm vac-xin trong thời gian kỷ lục.
Cũng trong hôm qua, Hoa Kỳ lần đầu tiên đã cho phép công ty Ellume ở California bán ra thị trường loại xét nghiệm nhanh không cần toa bác sĩ, có thể sử dụng tại nhà, cho ra kết quả trong 20 phút. Loạixét nghiệm này có thể phát hiện một phân tử trên bề mặt con virus corona, có giá thành thấp hơn xét nghiệm PCR (xét nghiệm dịch hầu họng). Nhiều chuyên gia ủng hộ việc sử dụng rộng rãi các loại xét nghiệm nhanh thay cho PCR vì tuy độ chính xác cao hơn nhưng phải đợi 5 đến 7 ngày mới có kết quả, trong thời gian đó đã có thể lây nhiễm cho người khác.
Covid-19 : Hoa Kỳ vượt ngưỡng 300 nghìn người chết
Anh Vũ
Theo số liệu thống kê đến ngày hôm qua, 14/12/2020, số người tử vong vì Covid-19 tại Hoa Kỳ đã vượt 300 nghìn và thêm 200 nghìn ca nhiễm trong 24 giờ. Chiến dịch tiêm chủng với quy mô chưa từng có đã bắt đầu trên toàn quốc nhưng ánh sáng cuối đường hầm vẫn còn ở xa.
Ngày thứ Hai 14/12, số tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã vượt qua ngưỡng mới 300 nghìn người, tương đương với số dân của thành phố Cincinnati, bang Ohio. Tốc độ lây lan của virus vẫn không có dấu hiệu chậm lại với hơn 200 nghìn ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ.
Trước tình hình đại dịch ngày thêm trầm trọng, thống đốc bang New York, Andrew Cuomo cho biết có thể sẽ áp dụng lệnh phong tỏa trở lại tại New York nếu các bệnh viện bị quá tải.
Trong bối cảnh u ám đó, hôm qua chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn chưa từng có được bắt đầu từ một bệnh viện New York. Nữ y tá Sandra Lindsay là người đầu tiên được tiêm chủng ngừa Covid-19 bằng vac-xin của Pfizer-BioNTech. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên truyền hình và các mạng xã hội.
Thông tín viên RFI tai New York, Loubna Anaki tường thuật :
“Tại Hoa Kỳ, chiến dịch tiêm chủng ngừa virus corona đã khai cuộc. Liều vac-xin đầu tiên đã được tiêm sáng thứ Hai tại bệnh viện của New York.
Trước ánh đèn máy ảnh và trong tiếng vỗ tay của nhân viên y tế có mặt tại chỗ, Sandra Lindsay trở thành người đầu tiên được chích vac-xin tại Hoa Kỳ.
Nữ y tá New York này làm việc tại một đơn vị hồi sức tăng cường, tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân Covid-19.
Cô nói: “ Tôi cảm thấy khỏe. Việc diễn ra cũng giống như mọi vac-xin khác”.
Phụ nữ trẻ này còn muốn đưa ra một thông điệp. Cô nói: “ Tôi hy vọng đây là điểm khởi đầu để khép lại giai đoạn đau thương này. Tôi muốn mọi người yên tâm và hiểu rằng vac-xin không nguy hiểm.”
Màn truyền hình trực tiếp này đánh dấu sự khởi đầu một chiến dịch tiêm chủng rộng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, giờ là nước bị thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch virus corona với mỗi ngày ghi nhận thêm 3 nghìn người chết.
Trước mắt, chỉ có nhân viên y tế, những người về hưu được tiêm chủng. Theo thống đốc bang New York, điều cốt yếu là người dân Mỹ vẫn phải tiếp tục tôn trọng các quy định phòng dịch.
Ông Cuomo nói: “ Cần phải chờ nhiều tháng thì toàn thể dân chúng mới được tiêm chủng. Đây là ánh sáng cuối đường hầm nhưng là một đường hầm dài.”
Trên Twitter, tổng thống Donald Trump đã viết những dòng tự khen: “ Chúc mừng Hoa Kỳ! Chúc mừng thế giới”
Ở khu vực châu Mỹ, hôm qua Canada, một nước lớn khác, cũng đã mở màn chiến dịch tiêm chủng vac-xin của Pfizer-BioNTech. Trong khí đó, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất bắt đầu cho chủng loại vac-xin của hãng Sinopharm Trung Quốc bào chế. Còn tại châu Âu, Cơ quan quản lý thuốc của châu Âu từ nay đến cuối năm phải đưa ra ý kiến cuối cùng về việc cấp phép lưu hành cho vac-xin Pfizer-BioNTech. Theo nhiều nguồn tin báo chí, Đức đang gây thúc ép cơ quan của Liên Hiệp Châu Âu đẩy nhanh tiến độ cấp phép vac-xin.
Dữ liệu CDC: 300.000 ca tử vong bởi COVID-19 ở Mỹ chỉ là trò bịp
Vũ Dương
Gần đây, một nhóm dữ liệu thống kê từ trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã được lan truyền trong cộng đồng mạng Hoa Kỳ. Dữ liệu cho thấy năm nay, tổng số người chết trên toàn nước Mỹ không cao hơn tổng số người chết hàng năm trong vài năm trở lại đây. Dư luận đặt câu hỏi rằng 300.000 ca tử vong do virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) được các kênh truyền thông cánh tả tuyên truyền quá khích có thể chỉ là một trò bịp, theo NTDTV.
Dữ liệu đã nói ở trên liệt kê tổng số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ hàng năm kể từ năm 2015 đến nay. Nhóm dữ liệu này cho thấy thuận theo tổng dân số cả nước tăng lên hàng năm kéo theo số người chết hàng năm cũng tăng theo, tuy nhiên mức tăng đều không quá lớn.
Dữ liệu tổng số người chết hàng năm ở Mỹ từ năm 2015 đến năm 2020.
Điều khiến dư luận đặc biệt quan tâm là từ đầu năm đến nay, tổng số người chết cả năm là 2.818.527 người, thấp hơn một chút so với tổng số người chết của năm trước là 2.839.205 người và năm ngoái là 2.855.000 người. Cân nhắc đến việc chưa tính toàn bộ tổng số người chết trong tháng 12 này vào danh sách, nhưng điều này cũng đủ cho chúng ta thấy tổng số người chết năm nay ở Mỹ không quá chênh lệch so với những năm trước đó.
Về vấn đề này, ông Phương Vĩ (Fang Wei), người dẫn chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Sound of Hope cho biết, ông đã xác minh dữ liệu trong danh sách nói trên và nhận thấy thông tin công bố trên trang web chính thức của CDC Hoa Kỳ cho thấy, từ ngày 1/2 đến ngày 5/12 năm 2020, tổng số người chết ở Mỹ là 2.703.232 người; mà năm ngoái, tổng số người chết cả năm là 2.855.000 người.
Trước những số liệu thống kê chính thức này, ông đã phân tích và chỉ ra rằng nếu đại dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2020 này quả thật đã dẫn đến vô số cái chết thương tâm cho người dân Mỹ như các kênh truyền thông cánh tả đưa tin, theo lý thì tổng số người chết trong năm nay sẽ tăng mạnh mới phải, nhưng số liệu thống kê của CDC đã không xuất hiện tình trạng “tăng vọt”.
Ông nói thẳng: “Theo thông tin có được từ trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tổng số người chết ở Hoa Kỳ trong năm 2020 không tăng so với tổng số người chết trong những năm trước. Điều này cho thấy các phương tiện truyền thông cánh tả Hoa Kỳ tuyên truyền gần 300.000 người đã chết vì dịch bệnh, đó hoàn toàn là một trò lừa đảo”.
Một bác sĩ với tên thật là David Samadi trên Twitter cũng đã tweet vào thứ Hai (14/12) rằng, tổng số ca tử vong ở Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2020, cho thấy tổng số ca tử vong từ đầu năm nay đến tháng 11 là khoảng 2,5 triệu, rất gần so với 9 năm qua. Bác sĩ này cũng đặt câu hỏi trong bài đăng rằng, “Mức tăng đột biến lớn ở đâu?”.
Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây từ nhiều bên khác nhau đã chứng minh rằng tổng số người chết ở Hoa Kỳ trong năm 2020 không quá chênh lệch so với những năm trước.
Vào giữa tháng 11 năm nay, Đại học Johns Hopkins (Johns Hopkins University) đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết, tổng số người chết ở Hoa Kỳ năm 2020 không tăng nhiều so với những năm trước. Báo cáo kết luận rằng, đại dịch COVID-19 gần như không ảnh hưởng gì nhiều đến tổng số người chết ở Hoa Kỳ. Nhưng báo cáo này đã bị xóa khỏi Internet ngay sau khi được đăng tải mà không rõ nguyên nhân.
Trang Gateway Pundit cuối tháng 8 năm nay cũng đưa tin rằng theo thông tin được công bố trên trang web chính thức của CDC, chỉ có 6% tổng số trường hợp tử vong được đánh dấu là có liên quan trực tiếp đến COVID-19. Nói cách khác, chỉ có 9.210 người Mỹ chết vì dịch COVID-19, số bệnh nhân còn lại mắc các bệnh hiểm nghèo khác, bình quân mắc ít nhất 2 đến 3 căn bệnh cùng lúc.
Một người dùng Twitter có tài khoản Mel Q chia sẻ một tính toán cho thấy 6% tổng số ca tử vong do COVID-19 theo báo cáo của CDC chỉ là 9.201 ca tử vong.
FDA: Vaccine COVID-19 của Moderna có hiệu quả ‘cực kỳ cao’, sắp được cấp phép
Truyền thông Mỹ ngày 15/12 trích dẫn các tài liệu của FDA cho biết loại vaccine phòng ngừa COVID-19 của hãng dược Mordena không chỉ “cực kỳ hiệu quả” mà còn có thể làm giảm sự lây lan của virus corona, và cơ quan của Mỹ đang chuẩn bị cấp phép cho loại vaccine thứ hai này được chính thức sử dụng.
Theo các tài liệu được công bố hôm 15/12, vaccine của Moderna có hiệu quả 94% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng và có vẻ như ngăn chặn cả sự lây lan của virus corona.
Những phát hiện trên đã giúp cho loại vaccine của Moderna sắp được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng khẩn cấp vào cuối tuần này. Điều này có nghĩa là người Mỹ có thể sẽ sớm có hai loại vaccine Covid-19 với hiệu quả cao, sau khi những mũi vaccine đầu tiên của Pfizer-BioNTech được tiêm cho các nhân viên y tế hôm 14/12, theo NBC News.
Tin cho hay mức độ hiệu quả cao của vaccine Moderna được ghi nhận sau khi tiêm hai liều cách nhau 28 ngày. Mức độ này tương tự với vaccine Pfizer-BioNTech. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy chỉ cần một liều Moderna là có thể ngăn chặn sự lây lan của virus.
NBC News dẫn một tài liệu thứ hai được công bố trên trang web của FDA cho thấy bệnh không có triệu chứng giảm 63% sau lần tiêm đầu tiên. Tuy nhiên, dự kiến cơ quan quản lý của Mỹ sẽ yêu cầu tiêm 2 liều vaccine để đạt hiệu quả tối đa.
Đại dịch coronavirus đã giết chết hơn 300.000 người ở Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ đang trông cậy vào các liều vaccine của Moderna để hoàn thành lời hứa 20 triệu liều trong tháng này.
Quyết định của FDA về việc có cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của Moderna hay không sẽ được đưa ra sau khi một nhóm cố vấn bên ngoài nhóm họp vào thứ Năm, theo Reuters. Được biết, FDA thường thực hiện theo lời khuyên của ban hội thẩm. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không bắt buộc.
Ban chuyên trách lễ nhậm chức của ông Biden đề cao an toàn vì COVID
Ban phụ trách lễ nhậm chức Tổng thống của ông Joe Biden ngày 15/12 thông báo các biện pháp bảo vệ sức khỏe công chúng trong lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử vào ngày 20/1 tới đây giữa đại dịch COVID.
Ủy ban này cho hay đang hợp tác với Ủy ban Chung của Quốc hội chuyên trách nghi lễ nhậm chức để đảm bảo lễ tuyên thệ sắp tới đây tôn vinh và phản ánh các truyền thống thiêng liêng của Hoa Kỳ trong khi phải giữ cho người Mỹ an toàn và ngăn ngừa COVID-19 lây lan.
Vào ngày 20/1, ông Biden và Phó Tổng thống tân cử Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol với “các biện pháp an toàn và y tế triệt để” tiếp theo là bài diễn văn nhậm chức của ông Biden, ủy ban nói.
“Cơ bản của lễ nhậm chức sẽ cực kỳ giới hạn, và lễ diễn hành tiếp sau sẽ được xem xét lại,” ủy ban cho biết.
Ủy ban kêu gọi người Mỹ chào mừng các hoạt động trong ngày lễ nhậm chức tại gia.
“Đại dịch đang tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của công chúng trên cả nước. Người Mỹ khắp nơi phải làm phần vụ của mình để làm chậm sự lây lan của virus: mang khẩu trang, ở nhà và hạn chế tụ tập. Chúng tôi yêu cầu dân chúng Mỹ tham dự lễ nhậm chức tại gia để bảo vệ họ và gia đình, bạn bè và cộng đồng,” bác sĩ David Kessler, trưởng cố vấn y tế của ủy ban nói.
Sự hiện diện của Tổng thống Donald Trump tại buỗi lễ chưa được xác nhận. Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn phát hình ngày 13/12 của Fox News liệu ông có tham dự buổi lễ hay không, ông Trump, hiện vẫn đang tiếp tục cuộc chiến pháp lý để đảo ngược kết quả bầu cử, trả lời: “Tôi không muốn nói đến chuyện đó.”
Trong nhiều tháng qua, Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới về lây nhiễm và tử vong vì COVID. Tính đến chiều ngày 15/12, hơn 16,5 triệu ca virus corona trong số 73 triệu ca trên thế giới xảy ra tại Mỹ, nơi có hơn 301.200 người chết vì COVID, theo thống kê của Trường đại học Johns Hopkins.
Ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức ‘trực tuyến’ giữa tâm điểm đại dịch COVID-19
Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tại các bậc thềm của Điện Capitol, nhưng các lễ hội khai mạc phần lớn sẽ được thực hiện “trực tuyến” do đại dịch COVID-19, Reuters dẫn nguồn tin từ Ủy ban kế hoạch cho biết hôm 15/12.
Cả buổi lễ cũng như buổi diễu hành truyền thống sau đó cũng sẽ giới hạn số người tham dự và mô phỏng lại, ủy ban tổ chức sự kiện cho biết trong một tuyên bố.
Ủy ban này đang kêu gọi công chúng hạn chế đến Washington để dự lễ nhậm chức. Các lễ nhậm chức trước đây thường thu hút hàng trăm nghìn người đến tham dự.
Phần lớn thời gian tranh cử tổng thống, ông Biden đã tuân theo các giao thức an toàn COVID-19, tổ chức các sự kiện tương đối ít người và hầu như vận động tranh cử từ quê nhà ở Delaware.
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một lễ nhậm chức giúp cho mọi người an toàn, tôn vinh những truyền thống vĩ đại của chức vụ tổng thống và thể hiện tầm nhìn mới của nước Mỹ của chính quyền Biden-Harris về sự toàn diện, bình đẳng và công dân đoàn kết”, Reuters dẫn lời ông Tony Allen, Giám đốc điều hành của lễ nhậm chức, nói trong tuyên bố.
Như vậy, lễ nhậm chức nhiều khả năng sẽ giống như hội nghị của đảng Dân chủ hồi mùa hè, chỉ bao gồm các chương trình ảo với người tham gia trên toàn quốc.
Các chuyên gia dự đoán đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng mùa đông ở Mỹ, mặc dù vaccine đã được phê duyệt. Ông Biden đã đưa vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng về sức khỏe của Tổng thống Donald Trump lên thành trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình.
Hiện chưa rõ liệu Tổng thống đương nhiệm Donald Trump có tham dự buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Biden hay gặp gỡ người kế nhiệm mình tại Nhà Trắng như thông lệ hay không. Ông Trump đã từ chối thừa nhận thất bại của mình trước ông Biden bất chấp cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn hôm 14/12 đã xác nhận chiến thắng của ông Biden.
Mitch McConnell: Đồng minh cấp cao của Trump chúc mừng Biden
Một thành viên cao cấp Đảng Cộng hòa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, vừa chúc mừng Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước.
Thượng nghị sĩ McConnell phát biểu sau khi cử tri đoàn chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden đánh bại ông Trump.
Thành viên đảng Dân chủ đã giành được 306 phiếu đại cử tri so với 232 phiếu của ông Trump.
Tổng thống Trump vẫn không chịu nhượng bộ, vẫn đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về gian lận bầu cử trên diện rộng.
Mối quan hệ với Thượng viện, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, sẽ rất quan trọng đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.
Biden nói ‘đã đến lúc sang trang’ sau khi được xác nhận đắc cử
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ rời chức vụ trước Giáng sinh
Những người cuối cùng quyết định ai là tổng thống Hoa Kỳ
Con tàu nước Mỹ chênh vênh trong bốn năm tới
Ông Biden đã đến Atlanta, Georgia, để vận động cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng tới. Hai ghế sẽ được quyết định vào ngày 5/1 và có thể xác định liệu đảng của ông có nắm quyền kiểm soát Thượng viện hay không. Đảng Dân chủ hiện đang kiểm soát Hạ viện.
Sau xác nhận hôm thứ Hai về chiến thắng của ông Biden, ba nhà lãnh đạo thế giới trước đây không gửi lời chúc mừng tổng thống đắc cử đã làm như vậy vào thứ Ba. Ba người này gồm Vladimir Putin của Nga, Jair Bolsonaro của Brazil và Andrés Manuel López Obrador của Mexico.
McConnell hành xử khác người cùng đảng ra sao?
Phát biểu tại Thượng viện, ông McConnell nói ông đã hy vọng một “kết quả khác” cho cuộc bầu cử ngày 3/11 nhưng cử tri đoàn đã lên tiếng. “Vì vậy, hôm nay tôi muốn chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden,” ông nói.
Cũng chúc mừng Kamala Harris, ông nói thêm: “Tất cả người Mỹ có thể tự hào rằng quốc gia của chúng ta lần đầu tiên có một nữ phó tổng thống đắc cử.”
Ông Biden cũng nói sau đó ông đã gọi điện cho ông McConnell để cảm ơn vì lời chúc mừng và cả hai đã thỏa thuận “sẽ sớm gặp nhau”.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, bà Harris nói bà hoan nghênh bình luận của ông McConnell. “Sẽ tốt hơn nếu điều đó xảy ra sớm hơn nhưng nó đã xảy ra, và đó là điều quan trọng nhất. Hãy tiến về phía trước. Và nơi nào chúng ta có thể tìm thấy mục đích chung và điểm chung, hãy làm điều đó.”
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer thúc giục ông Trump “kết thúc nhiệm kỳ của mình với chút ít lịch thiệp và tự trọng”.
Ông nói: “Vì nền dân chủ của chúng ta, vì lợi ích của quá trình chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa, ông ấy nên dừng những trò tai quái, ngưng những lời xuyên tạc và thừa nhận rằng Joe Biden sẽ là tổng thống kế tiếp của chúng ta.”
Tổng thống Trump dường như không thay đổi thái độ. Tweet vào hôm thứ Ba, ông nói mà không đưa ra căn cứ là có ”một đống bằng chứng” về gian lận bầu cử đang ”đổ vào.”
Khi được hỏi liệu ông Trump có công nhận ông Biden là tổng thống đắc cử hay không, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany chỉ nói rằng tổng thống vẫn đang tham gia vào các vụ kiện liên quan đến cuộc bầu cử.
Các lựa chọn của Trump đang cạn kiệt
Phải mất hơn một tháng, nhưng Mitch McConnell giờ đây thừa nhận điều hiển nhiên – rằng Joe Biden sẽ là tổng thống Mỹ kế tiếp.
Khi Donald Trump rời Nhà Trắng, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Đảng Cộng hòa ở Mỹ, vì vậy lời chúc mừng của ông tới tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ rất có ý nghĩa.
Những lời chúc mừng này sẽ nói hộ cho các thành viên khác của Quốc hội, những người có thể đã im lặng vì sợ chọc tức Donald Trump. Việc này có thể cho phép quá trình chuyển giao quyền lực của tổng thống Trump được thực hiện một cách truyền thống hơn – ít nhất là ở những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Quốc hội và chính quyền sắp tới.
Với việc ông McConnell hiện chấp nhận chiến thắng của Joe Biden, vở kịch cuối cùng của Tổng thống Trump – thách thức việc mình bị thất cử tại Quốc hội vào ngày 6/1 – cũng trở nên vô nghĩa hơn. Nó không chỉ bị chặn bởi Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát, mà dường như không tìm thấy bất kỳ sự ủng hộ nào ở Thượng viện.
Bây giờ việc chờ đợi phản ứng của Trump bắt đầu.
Liệu Trump sẽ phản bác phát biểu của ông McConnell hay thêm ông ấy vào danh sách những kẻ thù ngày càng tăng trong chính đảng mình – những người cần phải bị kiểm soát và lên án? Những lời nói và hành động tiếp theo của tổng thống Trump có thể tiết lộ chiều sâu của tình trạng hỗn loạn chính trị mà đảng Cộng hòa phải đối mặt trong những ngày tới.
Điều gì xảy ra ở Georgia?
Khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng ngày 20/1, ông sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của cả hai viện Quốc hội để thực hiện lời hứa tranh cử của mình. Đảng Cộng hòa có 52 trong số 100 ghế Thượng viện. Nhưng điều này có thể thay đổi sau hai cuộc bỏ phiếu riêng biệt ở Georgia.
Trong cả hai cuộc đua, mỗi người đương nhiệm của Đảng Cộng hòa phải đối mặt với một người mới của Đảng Dân chủ: Thượng nghị sĩ David Perdue, 70 tuổi, sẽ cạnh tranh với Jon Ossoff, 33 tuổi, một nhà làm phim tài liệu, trong khi Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler, 50 tuổi, đối đầu với Rev Raphael Warnock, 51 tuổi, một mục sư cấp cao tại một nhà thờ Baptist Atlanta.
Phát biểu tại một cuộc vận động ở Atlanta, ông Biden cảm ơn cử tri đã có niềm tin và “quan điểm vững vàng”, ông nói: “Tiếng nói của bạn đã được lắng nghe, phiếu bầu của bạn đã được đếm đi đếm lại. Tôi bắt đầu cảm thấy như mình đã thắng ở tiểu bang Georgia ba lần. “
Nhưng ông nhấn mạnh rằng để hoàn thành trách nhiệm, ông cần hai thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, “không phải hai thượng nghị sĩ chỉ để cản đường”.
”Bầu cho hai người này, và chúng ta sẽ kiểm soát Thượng viện và chúng ta sẽ thay đổi cuộc sống của người dân ở Georgia”, ông Biden nói và thêm rằng Thượng viện lẽ ra đã thông qua gói cứu trợ của Covid “vài tháng trước” nhưng đã “không làm gì cả “.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Warnock đang dẫn trước bà Loeffler, trong khi cuộc đua ở Perdue-Ossoff đang ở trong tình trạng căng thẳng.
Nếu đảng Dân chủ giành được cả hai ghế, Thượng viện sẽ được chia đều – nhưng đó vẫn sẽ là một chiến thắng cho đảng Dân chủ. Các phó tổng thống Hoa Kỳ có quyền bỏ phiếu quyết định tại Thượng viện, có nghĩa là với Phó tổng thống đắc cử Harris trong hội đồng quản trị, đảng Dân chủ sẽ kiểm soát hiệu quả cả hai viện.
Trong khi đó, ông Biden đã đề cử Pete Buttigieg làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Nếu được công nhận, ông Buttigieg sẽ là thành viên đồng tính công khai đầu tiên của nội các Mỹ. Người đàn ông 38 tuổi này là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 cho đến khi bỏ cuộc đua và ủng hộ ông Biden.
Báo chí Mỹ đưa tin, ông Biden sẽ đề cử cựu Thống đốc Michigan Jennifer Granholm cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng và Gina McCarthy cho vị trí cố vấn chính sách khí hậu mới. Bà McCarthy từng là quản lý của Cơ quan Bảo vệ Môi trường dưới thời chính quyền Obama.
Joe Biden vận động tranh cử tại Georgia sau khi các đảng viên Cộng Hòa hàng đầu thừa nhận chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử
Tin từ Atlanta – Vài giờ sau khi nói chuyện với Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell và cam kết sẽ cố gắng làm việc cùng nhau, vào thứ ba (ngày 15 tháng 12), Tổng thống đắc cử Joe Biden đã thúc giục người dân tiểu bang Georgia truất phế ông McConnell khỏi vị trí lãnh đạo Thượng viện bằng cách bầu hai ứng cử viên Đảng Dân chủ cho vào thượng viện ngày 5 tháng 1.
Trong một bài phát biểu một ngày sau khi Đại cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, ông Biden, đã tuyên bố rằng việc Đảng Cộng hòa nắm giữ Thượng viện sẽ đe dọa phần lớn những chính sách trong tương lai của ông.
Các Đảng viên Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff lần lượt thách thức các Đảng viên Cộng hòa là Kelly Loeffler và David Perdue. Nếu họ chiến thắng, Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát cả hai viện của Quốc hội cũng như Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, chỉ cần một người của Đảng Cộng hòa chiến thắng, ông McConnell sẽ có quyền ngăn chặn nhiều mục tiêu lập pháp của ông Biden.
Vào sáng thứ ba, ông McConnell đã chúc mừng ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris lần đầu tiên tại sàn Thượng viện. Đến nay, Tổng thống Trump vẫn từ chối chấp nhận kết quả bầu cử, ngay cả khi vô số nỗ lực của ông để thay đổi kết quả đều thất bại. Bên cạnh đó, ông McConnell và các đại biểu hàng đầu của ông đã thúc giục các đảng viên Cộng hòa khác ở Thượng viện không tham gia với bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào tại Hạ viện, những người có thể phản đối kết quả bầu cử khi Quốc hội nhóm họp vào ngày 6 tháng 1 để xác nhận việc ông Biden sẽ trở thành tổng thống.
Bất kỳ nỗ lực nào để thách thức kết quả đều có khả năng lớn sẽ thất bại vì việc này yêu cầu sự chấp thuận của cả hai viện, vì hạ viện nằm trong tay đảng Dân Chủ. Ông Biden nói với các phóng viên rằng ông và ông McConnell đã đồng ý sẽ sớm có một cuộc họp để thảo luận về các lĩnh vực hợp tác. (BBT)
Biden kêu gọi: Hãy giúp tôi giành quyền kiểm soát Thượng viện
Triệu Hằng
Joe Biden hôm thứ Ba (15/6) đã vận động tranh cử cho hai ứng viên Thượng viện của Đảng Dân chủ ở tiểu bang Georgia. Cựu phó cho Obama cần hai người này thắng cử để tạo thế cân bằng cho phe thiên tả ở Thượng viện, theo Breitbart.
Hai ứng viên mà ông Biden kêu gọi cử tri Georgia ủng hộ là Ossoff và Warnock. Nếu hai người này thắng Đảng Dân chủ sẽ giành được 50 ghế và san bằng số ghế với các nghị sĩ Cộng hòa ở Thượng viện.
Đảng Cộng hòa (GOP) đang chiếm ưu thế với 50 phiếu Thượng viện (Senate), trong khi đảng Dân chủ (Dems) hiện có 48 phiếu (ảnh chụp màn hình realclearpolitics).
“Đây là thời gian đứng lên, lấy lại nền dân chủ của chúng ta. Gửi cho tôi hai người đàn ông này và chúng tôi sẽ kiểm soát Thượng viện và chúng tôi sẽ thay đổi cuộc sống của người dân ở Georgia”, Biden hô hào.
“Tôi cần hai Thượng nghị sĩ từ tiểu bang này nếu tôi muốn hoàn thành công việc, chứ không phải hai Thượng nghị sĩ sẽ cản đường”, Biden tuyên bố.
Biden đã vận động cho Warnock và Ossoff tại một cuộc mít-tinh ngồi trong xe hơi (drive-in) ở thủ phủ Atlanta của Georgia. Những người ủng hộ Biden ngồi trong xe ô tô và bấm còi hưởng ứng bài phát biểu dài gần 15 phút của đại diện phe thiên tả.
Tranh thủ bài phát biểu vận động cho hai ứng viên Dân chủ, ông Biden chỉ trích Tổng thống Trump vì các vụ kiện gian lận phiếu bầu ở Georgia.
“Tôi bắt đầu có cảm giác như mình đã thắng ở Georgia những ba lần”, Biden nở nụ cười nhếch mép thường thấy. “Tôi phải nói rằng đó là cảm giác khá là tuyệt”.
Biden cũng chỉ trích tiểu bang Texas vì đệ đơn kiện lên Tối cao Pháp viện để thách thức tính hợp lệ của cuộc bầu cử.
Bầu cử tổng thống Mỹ: Phe Trump vẫn hy vọng nhờ “vũ khí” mới
Trọng Nghĩa
Cho dù đại cử tri đoàn ngày 14/12/2020 đã xác nhận thất bại của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, bản thân tổng thống mãn nhiệm và những người ủng hộ ông một cách triệt để nhất vẫn không chịu thua và bám vào hy vọng đảo ngược được tình thế vào ngày 06/01/2021 khi Quốc Hội Lưỡng Viện Mỹ họp lại để thông qua kết quả bầu phiếu của các đại cử tri.
Tuy nhiên, giới chuyên gia luật pháp đều cho rằng các nỗ lực kể trên sẽ tiếp tục thất bại. Theo ghi nhận của nhật báo Pháp 20 minutes hôm 16/12/2020, trong những ngày qua, nhiều phương tiện truyền thông bảo thủ tại Mỹ và những người ủng hộ Donald Trump đã đồng loạt cho rằng các nghị sĩ đảng Cộng Hòa trong Quốc Hội Hoa Kỳ hoàn toàn có thể đảo ngược kết quả vào ngày 06/01/2021.
Trang web cực hữu The Gateway Pundit ghi nhận : “Hiện đã có các đại cử tri song song ở ba bang”. Đại cử tri “song song” là những người ủng hộ ông Donald Trump được một số nghị sĩ Cộng Hòa ở các bang chiến địa tự ý đề cử vì họ không chấp nhận các đại cử tri chính thức của bang.
Trên đài truyền hình Newsmax cực kỳ ủng hộ Trump, bà Tricia Flanagan thuộc Đảng Cộng Hòa giải thích : “Bang Nevada đã chứng nhận các đại cử tri của mình, những người ủng hộ tổng thống Trump, con đường đã được rộng mở cho Tòa Án Tối Cao hoặc Tu Chính Án thứ 12”. Báo The Epoch Times, cũng thuộc xu hướng thân Trump, cũng đã quảng bá luận điểm này.
Trong thực tế, đúng là một số bang đã chỉ định cái gọi là đại cử tri “song song” hay “thay thế” đó, nhưng theo báo 20 minutes, ông Chris Edelson, giáo sư khoa học chính trị chuyên về định chế tại Đại Học Washington, cho rằng những người này không có bất kỳ tư cách pháp lý nào.
Tổng cộng, các nghị sĩ Cộng Hòa đã dàn dựng một số cuộc bỏ phiếu của những người họ mệnh danh là “đại cử tri thay thế” ở 7 bang : Nevada, Arizona, Georgia, Pennsylvania, Wisconsin, Michigan và New Mexico.
Thế nhưng, như giáo sư luật Rick Hasen lưu ý trên blog Election Law của ông, những người này “không được các quan chức ở các bang này cũng như cơ quan lập pháp chứng nhận. Do đó, họ không có thẩm quyền pháp lý“, và sẽ không thể được Quốc Hội tính tới vào tháng Giêng.
Tổng thống Trump đã gây áp lực trong nhiều tuần lễ đối với nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa ở địa phương, vốn chiếm đa số ở Michigan và Pennsylvania. Nhưng các cơ quan lập pháp này từ chối xác nhận các danh sách “thay thế”. Do vậy sẽ không xẩy ra kịch bản như vào năm 1876, với một đại cử tri đoàn chính thức, và một đại cử tri đoàn do nghị sĩ địa phương lập ra, tạo nên tình trạng bế tắc để Quốc Hội Liên Bang lao vào can thiệp.
Khả năng thứ hai mà giới thân Trump hy vọng thành công là Quốc Hội sẽ ngăn chặn việc chứng nhận ông Joe Biden làm tổng thống.
Dân biểu đảng Cộng Hòa Mo Brooks đã tuyên bố sẽ đệ đơn kháng cáo, yêu cầu hủy bỏ phiếu đại cử tri ở một số bang. Để ý kiến phản đối của ông được Quốc Hội xem xét, ông cần được một thượng nghị sĩ ủng hộ. Tuy nhiên lãnh đạo đảng Cộng Hòa Mitch McConnell hôm qua đã công nhận Joe Biden là tổng thống đắc cử và, theo New York Times, ông đang vận động hậu trường để ngăn không cho các thượng nghị sĩ Cộng Hòa rơi vào một cái bẫy buộc họ phải bỏ phiếu chống lại ông Donald Trump.
Nhưng ngay cả khi khiếu nại được thông qua, Thượng Viện và Hạ Viện sẽ bỏ phiếu, và trong trường hợp hai viện đối lập nhau, ý kiến của Hạ Viện sẽ chiếm ưu thế, mà Hạ Viện lại do đảng Dân Chủ kiểm soát.
Một vũ khí khác được nêu lên là tu chính án thứ 12, quy định rằng khi số phiếu đại cử tri ngang nhau 269-269 trong cử tri đoàn, hoặc nếu có đủ số lượng phiếu đại cử tri bị bác bỏ, và không có ứng cử viên nào chiếm được đa số, Hạ Viện sẽ bổ nhiệm tổng thống. Và đó không phải là một cuộc bỏ phiếu của từng dân biểu trong đó đảng Dân Chủ sẽ có ưu thế mà là một cuộc bỏ phiếu theo đoàn, trong đó phe Cộng hòa có lợi thế.
Vấn đề là đại cử tri đoàn đã bầu xong một cách suôn sẻ với 306 phiếu cho Joe Biden so với 232 cho Donald Trump. Do vậy, không thể viện đến tu chính án thứ 12.
TT Trump: Kết quả kiểm tra pháp y máy Dominion ở Michigan ‘vạch trần gian lận trên diện rộng’
Thái Học
Kết quả báo cáo sơ bộ việc kiểm tra pháp y các máy bỏ phiếu của Dominion tại Michigan cho thấy kết quả bầu cử là sai lệch, TT Trump khẳng định hôm thứ Ba (15/12) trên Twitter cá nhân.
“Đây là TIN QUAN TRỌNG. Máy bỏ phiếu Dominion là một thảm họa quốc gia. Nó đã đánh tráo kết quả bầu cử một cách trắng trợn. Không thể để sự gian lận này xảy ra được”, TT Trump tuyên bố trên Twitter, đồng thời dẫn nguồn báo cáo kết quả kiểm tra pháp ý máy bỏ phiếu Dominion tại quận Antrim.
Báo cáo này cáo buộc hệ thống đếm phiếu Dominion “được thiết kế với các sai sót có chủ đích nhằm tạo ra gian lận có hệ thống để thay đổi kết quả cuộc bầu cử”.
“Hệ thống bỏ phiếu này đã tự động tạo ra một lượng lớn phiếu bầu lỗi. Các phiếu bầu điện tử này sau đó sẽ được chuyển đi để xét duyệt . Các lỗi chủ đích dẫn đến việc xét duyệt hàng loạt phiếu bầu mà không có sự giám sát, không có sự minh bạch và không có dấu vết kiểm toán pháp y. Điều này dẫn đến tình trạng gian lận bầu cử. Dựa trên kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi kết luận rằng Michigan đánh nhẽ ra không nên sử dụng Hệ thống Dominion. Kết quả ở Quận Antrim không nên được chứng nhận”, Russell Ramsland Jr., đồng sáng lập Nhóm Hoạt động An ninh Đồng minh (Allied Security Operations Group), cơ quan phụ trách kiểm tra pháp y, viết trong tài liệu.
Cuộc điều tra này được phê duyệt bởi Thẩm phán Kevin Elsenheimer hồi đầu tháng. Ông cũng vừa cho phép dỡ bỏ lệnh cấm công bố báo cáo này ra công chúng, miễn là các mã code chứa bên trong khi công bố ra được che mờ ít nhất vào thời điểm hiện tại.
Luật sư Jenna Ellis trong nhóm pháp lý TT Trump cho rằng “bản báo cáo này cực kỳ quan trọng đối với nhóm pháp lý trong nỗ lực bảo vệ tính toàn vẹn cuộc bầu cử”.
Đêm thứ Hai (14/12), Joe Biden đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử sau cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn, tuyên bố không có gian lận cử tri vào ngày 3 tháng 11, và kêu gọi TT Trump nhận thua.
TT Trump và chiến dịch của ông vẫn đang kiện các kết quả bầu của tại các tiểu bang chiến trường và tuyên bố rằng cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc.
Thư ký báo chí Nhà Trắng: TT Trump vẫn thách thức gian lận bầu cử
Lý Minh
Hôm thứ Ba (15/12), bà Kayleigh McEnan, thư ký báo chí Nhà Trắng tuyên bố, cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 14/12 chỉ là một thủ tục hiến định trước lễ nhậm chức của tổng thống ngày 20/1. Tổng thống Trump sẽ không nhượng bộ, ông sẽ tiếp tục tham gia và các nỗ lực pháp lý nhằm thách thức gian lận bầu cử.
Ngày 15/12, bà McKennaney tuyên bố tại một cuộc họp báo Nhà Trắng rằng cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn hôm thứ Hai là “một quy trình hợp hiến trước ngày 20 tháng 1 [năm sau]”. Bà cũng đề cập rằng Tổng thống Trump vẫn đang trong quá trình kiện tụng chống gian lận bầu cử.
Vision times đưa tin, các mốc quan trọng từ 14/12 đến 20/1 năm sau là:
Ngày 14/12: Đại cử tri đoàn của mỗi bang bỏ phiếu bầu tổng thống
Ngày 16/12: Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức điều trần về gian lận và những bất thường trong cuộc bầu cử năm nay
Ngày 18/12: Giám đốc Tình báo Quốc gia đưa ra báo cáo an ninh tổng tuyển cử, khẳng định cuộc bầu cử có bị can thiệp bởi các lực lượng nước ngoài hay không;
Ngày 6/1/ 2021: Quốc hội tổ chức một cuộc họp chung để kiểm phiếu của các Đại cử tri mỗi bang và xác nhận kết quả của cuộc bầu cử.
Ngày 20/1/2021: Ngày nhậm chức Tổng thống.
Hiện tại, tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đã bỏ phiếu Đại cử tri. Kết quả cuộc bỏ phiếu này là ứng viên Dân chủ Joe Biden và Kamala Harris (306 phiếu) đang áp đảo Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence (232 phiếu).
Tuy nhiên ở bảy tiểu bang bao gồm Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Arizona, Nevada và New Mexico đều có “Đại cử tri thay thế” bầu cho TT Trump. Theo kết quả cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri thay thế, TT Trump đã giành được 316 phiếu. Kết quả này sẽ được gửi lên Quốc hội và Quốc hội sẽ có cuộc họp chung để kiểm phiếu Đại cử tri vào 6/1.
Từ bây giờ đến ngày Nhậm chức Tổng thống 20/1, nếu ông Trump chiến thắng trong những vụ kiện gian lận tại tòa án, thì nhóm Đại cử tri thay thế này sẽ mang lại khả năng thắng cử cho ông.
Dân biểu đảng Cộng hòa Mo Brooks tuyên bố ông sẽ thách thức kết quả bầu cử tại một số bang quan trọng trong cuộc họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1. Ông nói: “Ông Trump đã thắng Cử tri đoàn – tôi có thể là một phần của ‘cuộc họp kín [của kẻ] đầu hàng’ hoặc tôi có thể chiến đấu vì đất nước của chúng ta”.
Chia sẻ với Foxnews, Dân biểu Brooks tuyên bố rằng không có gì lạ khi phản đối cuộc bỏ phiếu đại cử tri trong cuộc họp ngày 6/1. “Luật rất rõ ràng. Hạ viện và Thượng viện có quyền hợp pháp để chấp nhận hoặc bác bỏ các phiếu Đại cử tri do một số bang đệ trình. Hệ thống này có sai sót và không đáng để chúng tôi tin tưởng”, ông nói.
Trong cuộc họp báo, bà Kayleigh cũng chỉ trích cách các kênh truyền thông lớn đưa tin về vụ Dân biểu Dân chủ Swalwell có quan hệ tình cảm với gián điệp Trung Quốc và che giấu vụ bê bối kinh doanh của Hunter Biden, con trai Joe Biden.
Sách mới tiết lộ mối quan hệ giữa Thượng nghị sĩ McConnell và ĐCSTQ
Hương Thảo
Ông Peter Schweizer, người từng phơi bày các giao dịch bất chính của Quỹ Clinton, đã chuyển sang nghiên cứu các hoạt động mờ ám của giới chính trị gia tham nhũng ở Washington DC và tiết lộ kết quả làm việc của ông trong cuốn sách mới, ở đó đề cập tới mối quan hệ bất thường giữa Thượng nghị sĩ Cộng hòa McConnell và Bắc Kinh.
Cuốn sách mang tên “Đế chế bí mật: Cách tầng lớp chính trị Mỹ che giấu tham nhũng và làm giàu cho gia đình và bạn bè” được nhà xuất bản Harper Collins phát hành hôm thứ Ba (15/12). Cuốn sách đã tiết lộ cách các chính trị gia lưỡng đảng “làm tiền” bằng cách khai thác mối quan hệ gia đình và hoạt động kinh doanh tinh vi.
Nhà báo Larry Getlen đã trích đăng trên The NY Post những tiết lộ của cuốn sách về mối quan hệ giữa Mitch McConnell, Lãnh đạo phe Đa số tại Thượng viện, và vợ ông ta, Bộ trưởng Giao thông vận tải Elaine Chao, với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào năm 2004, gia đình ông Mitch McConnell có khối tài sản ròng khoảng 3,1 triệu USD. Mười năm sau, số tài sản của gia đình Thượng nghị sĩ có vợ gốc Hoa tăng lên 9,2 triệu USD đến 36,5 triệu USD.
Theo cuốn sách của Peter Schweizer, một trong những sự ‘may mắn’ giúp tài sản của nhà McConnell tăng lên nhanh chóng là một món quà vào năm 2008 từ cha của Chao, James Chao, có trị giá từ 5 đến 25 triệu đô la. Tuy nhiên món quà này không chỉ là quà. Theo Schweizer, món quà này có thể đến từ sự trung thành của vợ chồng ông McConnell với ĐCS Trung Quốc, thế lực đã giúp hình thành tài sản cho gia tộc Chao.
Những cuốn sách của Peter Schweizer đã trình bày chi tiết vô số ví dụ về các hành vi tham nhũng của các thành viên lưỡng đảng. Thay vì tập trung vào các hình thức tham nhũng trực tiếp, chẳng hạn như hối lộ, Schweizer đào sâu vào các hình thức tham nhũng gián tiếp tinh vi hơn thời hiện đại.
Thay vì mạo hiểm sự nghiệp để nhận hối lộ với những phần quà nhỏ, các chính trị gia ngày nay đã trở nên thông minh hơn, họ tham gia vào cái mà ông Schweizer gọi là “tham nhũng quyền lực”.
Trong khi các chính trị gia và vợ / chồng của họ thường phải tuân theo các quy định cứng nhắc về những món quà mà họ có thể nhận và loại hình kinh doanh mà họ có thể làm, thì những người thân xung quanh họ – như bạn bè hoặc con cái của họ, không gặp trở ngại nào như vậy. Về mặt lý thuyết, một chính trị gia có thể phải ngồi tù vì nhận 10.000 đô la hối lộ. Vì vậy họ sẽ thiết lập các kết nối ở nước ngoài có thể mang lại cho con cái họ những giao dịch trị giá hàng triệu đô la khó bị phát hiện hơn và thường có vẻ ngoài hợp pháp.
Schweizer viết: “Các chính phủ và giới tài phiệt nước ngoài thích hình thức tham nhũng này vì nó mang lại cho họ những lối đi riêng và không bị kiểm soát vào hành lang quyền lực của Washington”.
“Các thực thể nước ngoài không thể quyên tiền hợp pháp cho chiến dịch tranh cử [của các ứng viên], vì vậy sử dụng cách tiếp cận này tạo ra một cách thay thế để có thể gây ảnh hưởng đến các chính trị gia Hoa Kỳ. Đơn giản chỉ cần ngụy trang các ủng hộ tài chính [cho chính trị gia] dưới dạng các thỏa thuận kinh doanh”.
Theo ông Schweizer, khối tài sản của gia đình Chao có được từ Foremost Group, một công ty vận tải biển thành lập ở New York năm 1964 bởi James Chao, một người gốc Hoa và là bạn học cũ của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân tại Đại học Jiao Tong. Hiện tại Chao vẫn là chủ tịch của Foremost , và các con gái của ông là Angela và Christine lần lượt là Phó Chủ tịch và Tổng Cố vấn của công ty. Bà Elaine Chao, vợ của ông McConnell, đã làm việc ở Foremost.
Thành công của Foremost chủ yếu là nhờ mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), một tập đoàn mà Foremost đã thực hiện “những kết nối kinh doanh lớn”.
Schweizer viết, CSSC là “một tập đoàn quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước TQ, ở trung tâm của Tổ hợp Công nghiệp-Quân sự của chính phủ Trung Quốc”. Mục tiêu chính của CSSC là tăng cường sức mạnh cho quân đội Trung Quốc. James và Angela Chao đều đã ngồi vào Hội đồng quản trị của một chi nhánh của CSSC.
Trong khi Foremost là một công ty của Mỹ, thì “các con tàu của họ được đóng bởi các nhà máy đóng tàu của chính phủ Trung Quốc, và một số công trình của họ do chính phủ Trung Quốc tài trợ”. Ngoài ra, tác giả Schweizer viết, “thủy thủ đoàn của họ [Foremost] phần lớn là người Trung Quốc”, mặc dù Bộ trưởng Giao thông Mỹ và là con gái của người sáng lập Foremost Elaine Chao đã từng nói rằng “những con tàu do người Mỹ điều khiển là một phần quan trọng của an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Điều đáng chú ý là, cả McConnell và Chao, trong vai trò là quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, đã trực tiếp tiếp xúc và sau đó trở nên mềm mỏng đáng kể với chính quyền Trung Quốc kể từ đám cưới vào năm 1993 của họ.
Khi đã là một Thượng nghị sĩ, ông McConnell – người từng có quan điểm cứng rắn chống lại Bắc Kinh trước khi kết hôn – đã gặp các quan chức cấp cao của chính quyền Trung Quốc vào năm 1994 thông qua trung gian CSSC, và phía sau là do James Chao đạo diễn.
McConnell đã gặp Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc, và phó chủ tịch Lý Lam Thanh. Sau cuộc gặp này, McConnell đã “tránh đưa ra những lời chỉ trích Trung Quốc trước công chúng”.
Tác giả Schweizer viết: “Khi gia tộc Chao và chính phủ Trung Quốc hợp tác kinh doanh với nhau, vợ chồng Chaos-McConnells đã gắn số phận kinh tế của họ với những vận may tốt đẹp từ Bắc Kinh”.
“Nếu McConnell chỉ trích Bắc Kinh một cách mạnh mẽ hoặc ủng hộ các chính sách gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ nhắm tới ‘vận may kinh tế’ của gia tộc này”.Trong những năm tiếp sau, McConnell đã lớn tiếng bảo vệ chính quyền Trung Quốc trong các hành động chống lại Hồng Kông và Đài Loan, thậm chí tuyên bố rằng “Hoa Kỳ cần phải nói rõ ràng” về việc liệu chúng ta nên có hay không đứng ra bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công?”.
Vào năm 1999, Thượng nghị sĩ Jesse Helms đã đề xuất Đạo luật Tăng cường An ninh Đài Loan, cam kết ủng hộ nền độc lập của Đài Loan. Đạo luật được “21 Thượng nghị sĩ Cộng hòa bảo trợ và ủng hộ mạnh mẽ, nhưng McConnell không có tên trong danh sách”, Schweizer cho biết.
Vào năm 2000, McConnell đã đồng bảo trợ cho đạo luật S.2277 chấm dứt việc yêu cầu Bắc Kinh phải cung cấp tài liệu ghi nhận tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Ông McConnell cũng từng phản đối những nỗ lực trừng phạt chính quyền Trung Quốc.
Bà Chao cũng đã thực hiện phần việc của mình để “báo đáp” ĐCSTQ. Khi làm Bộ trưởng Lao động dưới thời George W. Bush, bộ của Chao đã chống lại các nỗ lực “kêu gọi chính phủ Trung Quốc thực hiện các hoạt động bảo đảm quyền của người lao động”. Khi một đơn kiện Trung Quốc được đệ trình về quyền của người lao động dựa trên Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ năm 1974, bà Chao đã phản đối.
Sau khi một báo cáo lưỡng đảng trích dẫn hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ được công bố vào năm 2000, bà Chao “đã chỉ trích bản báo cáo”, nói rõ rằng “không có cách nào” đồng ý với những phát hiện của nó, và, theo Schweizer, bà đã “bác bỏ tất cả ý kiến nào cho rằng Trung Quốc có thể gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ”.
Facebook chuyển người dùng ở Anh qua các thỏa thuận của Hoa Kỳ
Facebook sẽ chuyển người dùng ở Vương quốc Anh sang các thỏa thuận với trụ sở của công ty ở California.
Động thái này có thể khiến người dùng ở Vương quốc Anh vượt ra khỏi luật bảo mật của Liên hiệp Châu Âu.
Nhưng Facebook nói sẽ không có thay đổi nào với quyền riêng tư hoặc với các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng Vương quốc Anh.
Hiện tại, người dùng ở Vương quốc Anh chịu sự ràng buộc của các thỏa thuận với trụ sở chính của Facebook tại Ireland, nhưng mối quan hệ pháp lý này sẽ thay đổi sau khi Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
“Facebook đã phải có những thay đổi để thích ứng với Brexit và sẽ chuyển trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý cho người dùng ở Vương quốc Anh từ Facebook Ireland sang Facebook Inc”, gã khổng lồ truyền thông xã hội nói với Reuters.
Facebook đối mặt với các hành động pháp lý về cạnh tranh
Ân xá Quốc tế: Facebook và Google ‘đồng lõa’ với việc kiểm duyệt tại Việt Nam
Facebook bị cáo buộc ‘vi phạm’ Luật An ninh mạng VN
Facebook và Twitter bị tra hỏi về kiểm duyệt nội dung bầu cử
Thay đổi này có hiệu lực năm 2021 và người dùng sẽ được thông báo bằng bản cập nhật điều khoản dịch vụ của Facebook trong nửa đầu năm nay.
Một số công ty công nghệ khác cũng có trụ sở chính ở châu Âu tại Dublin, gồm Google, Microsoft, AirBnB và Twitter.
Quyết định của Facebook theo sau một động thái tương tự của Google vào tháng Hai.
Quan tâm về quyền riêng tư
Người dùng của Facebook tại Vương quốc Anh sẽ vẫn tuân theo luật bảo mật của Vương quốc Anh, bộ luật vẫn chủ yếu tuân theo Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của Liên hiệp Châu Âu.
GDPR là một trong những chế độ bảo mật nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Giới ủng hộ quyền riêng tư bày tỏ lo ngại là Vương quốc Anh có thể bị cám dỗ để nới lỏng các biện pháp bảo vệ của trong việc theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do khi nước này rời EU.
Đặc biệt, họ lo lắng về một thỏa thuận có thể xảy ra với Mỹ, quốc gia có luật bảo mật yếu hơn.
Hiện tại, Đạo luật Đám mây – một luật của Hoa Kỳ được thông qua năm 2018 – giúp các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dễ dàng truy cập vào dữ liệu do các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số lưu trữ trên lãnh thổ của nhau.
Tuy nhiên, Facebook đang phải chịu áp lực ngày càng lớn ở Mỹ.
Trong một vụ kiện mang tính bước ngoặt, các nhà quản lý Mỹ đã cáo buộc Facebook mua các hãng đối thủ để kìm hãm sự cạnh tranh.
Các nhà quản lý đang tìm cách tách Facebook ra khỏi nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram và dịch vụ nhắn tin WhatsApp của nó.
Chính phủ Mỹ đang điều tra FaceBook, Twitter và Youtube
An Liên
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) vào Thứ Hai (14/12) đã ra thông báo về việc sẽ điều tra Twitter, Facebook và YouTube của Google, theo NTDTV.
Cuộc điều tra đã được khởi động liên quan đến việc các công ty này thu thập và sử dụng dữ liệu về quyền riêng tư của người dùng, các phương pháp quảng cáo và tác động của chúng đối với trẻ em. FTC đã yêu cầu các công ty này cung cấp thông tin và các báo cáo liên quan.
Theo thông cáo của FTC, ngoài 3 công ty trên, đối tượng của cuộc điều tra này còn có Whatsapp của Facebook, Amazon, Bytedance, Reddit, Snap và Discord, … tổng cộng là 9 công ty.
Cuộc điều tra chủ yếu tập trung vào tìm hiểu việc các công ty nêu trên có vi phạm quy định trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu quyền riêng tư của người dùng hay không; cách xác định hiển thị nội dung quảng cáo cho người dùng; có sử dụng thuật toán hoặc phân tích dữ liệu trên thông tin cá nhân hay không; chính sách dữ liệu của những công ty này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em và thanh thiếu niên, và các vấn đề khác.
FTC đã yêu cầu 9 công ty nêu trên phải trả lời và gửi các báo cáo liên quan trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Chủ tịch FTC Joe Simon nói với báo chí rằng nếu FTC phát hiện vi phạm trong toàn bộ quá trình điều tra, các hành động thực thi pháp luật có thể được áp dụng.
Ba thành viên của FTC cho biết trong một tuyên bố rằng, cuộc điều tra tập trung tìm hiểu mô hình kinh doanh của các công ty này ảnh hưởng như thế nào đến những gì người Mỹ nghe và nhìn, những người họ giao tiếp và thông tin họ chia sẻ. FTC hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về các động lực kinh tế đối với các dịch vụ truyền thông xã hội và video.
Cách đây vài ngày, FTC đã cáo buộc Facebook duy trì độc quyền dịch vụ mạng xã hội một cách bất hợp pháp bằng cách mua lại các đối thủ cạnh tranh như Instagram và WhatsApp. Các hành động của Facebook, bao gồm cả việc sử dụng một số chức năng dựa trên thông tin riêng tư của người dùng, đã bị cáo buộc làm suy yếu hoặc làm giảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng.
Cuba bác bỏ báo cáo về tấn công thính giác các nhà ngoại giao Mỹ
Thụy My
Cuba hôm 15/12/2020 đã bác bỏ một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó kết luận rằng việc phát các tần số vô tuyến là giải thích hợp lý nhất về những chứng bệnh bí ẩn của các nhà ngoại giao Mỹ ở La Havana và một số nơi khác.
Theo phía Cuba, đó là giả thiết « rất khó xảy ra » thay vì « thực tế đã được chứng minh ».
Hôm qua Viện Hàn lâm Khoa học Cuba tuyên bố báo cáo của Viện Hàn lâm về Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ, được bộ Ngoại Giao Mỹ ủy nhiệm, không đưa ra được bằng chứng khoa học nào về sự hiện diện của tần số vô tuyến. Viện trưởng Luis Valazquez trong cuộc họp báo tại La Habana không trả lời bất kỳ câu hỏi nào, chỉ nói rằng việc điều tra thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học Mỹ và Cuba.
Reuters nói thêm, các viên chức Mỹ khi trao đổi riêng đã thổ lộ không thể hợp tác với chính quyền cộng sản Cuba trong một cuộc điều tra nhạy cảm như vậy. Còn theo phía, chính quyền Donald Trump dùng sự cố y tế này để phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp mà người tiền nhiệm Obama đã thiết lập với Cuba.
Từ 2016 đến 2018, hàng chục nhân viên ngoại giao Mỹ, phần lớn làm việc tại Cuba, đã có những triệu chứng như bị mất thính lực, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi – một loại chấn thương sọ não nhẹ – nay được gọi là « hội chứng La Habana ». Canada cho biết hơn một chục nhân viên sứ quán và gia đình họ tại La Habana cũng có những triệu chứng tương tự.
Chính quyền Donald Trump tố cáo các nhà ngoại giao này đã bị tấn công bằng một thứ vũ khí bí mật. Cuba liên tục nói rằng không có bằng chứng cho việc này, và bác bỏ mọi liên can.
Tổng thống Mexico, Brazil chúc mừng Biden
Triệu Hằng
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm thứ Ba (15/12) đã chúc mừng Joe Biden đắc cử, theo Reuters và DW.
Lãnh đạo hai quốc gia thuộc khu vực Mỹ La-tinh đưa ra lời chúc Biden sau khi Tổng thống Nga Putin làm điều tương tự khi biết kết quả bỏ phiếu từ Đại cử tri.
Ông Bolsonaro đã đưa ra lời chúc mừng ông Biden trên Twitter. Trước đó ông Bolsonaro đã nhiều lần lặp lại những lo ngại của Tổng thống Trump về tính hợp pháp của kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Trong những tuần gần đây, các đối thủ của ông Bolsonaro chỉ trích rằng sự trì hoãn đưa ra lời chúc mừng của ông có thể sẽ khiến chính quyền sắp tới của Mỹ xa lánh Brazil.
Ngoài lời chúc Biden, ông Bolsonaro còn viết thêm rằng: “Hy vọng Hoa Kỳ sẽ vẫn là “vùng đất của tự do và dũng cảm”.
Tổng thống Mexico Lopez Obrador cũng đã viết thư chúc mừng Biden, nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì quan hệ tốt đẹp giữa hai nước láng giềng. Tuy nhiên, giọng điệu của bức thư bị trì hoãn có phần lạnh nhạt, cảnh báo Hoa Kỳ không can dự vào các vấn đề nội bộ của Mexico.
“Chúng tôi chắc chắn rằng, với tư cách là tổng thống của Hoa Kỳ, ông sẽ có thể tiếp tục áp dụng các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại trong hiến pháp, đặc biệt là không can thiệp và quyền tự quyết” của Mexico, Thư của ông Lopez Obrador gửi ông Biden viết.
Tổng giám đốc WHO từng là thủ lĩnh của tổ chức khủng bố với một loạt tội ác chồng chất?!
Vũ Dương
Ngày 14/12, theo một báo cáo trên tờ The Times, ông David Steinman, nhà kinh tế học người Mỹ, cũng là người được đề cử giải Nobel Hòa bình, đã cáo buộc ông Tedros Adhanom, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từng là thủ lĩnh của một tổ chức khủng bố với một loạt tội ác chồng chất.
Ông Tedros từng phục vụ trong Chính phủ Ethiopia với tư cách là Bộ trưởng Bộ Y tế từ năm 2005 đến 2012, và là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2012 đến 2016. “Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray (Tigray People’s Liberation Front, TPLF)” – một đảng phái chính trị với tính chất chủ nghĩa xã hội mà ông Tedros tham gia khi đó là lực lượng chính của liên minh cầm quyền Ethiopia.
Theo bài báo, chính phủ Hoa Kỳ đã liệt “Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray” là tổ chức khủng bố toàn cầu và được đưa vào “Kho dữ liệu về khủng bố toàn cầu” (Global Terrorism Database) của Đại học Maryland. Tổ chức này (TPLF) theo đuổi quyền thống trị khủng bố, ngoài việc săn lùng và giết hại bừa bãi những người bất đồng chính kiến, họ còn chiếm giữ khoảng 34% đất đai của người Oromo, tộc người lớn nhất Ethiopia.
Theo The Times, ông Steinman còn cáo buộc rằng, ông Tedros còn tham gia giám sát việc giết hại các thành viên của các bộ lạc Amhara, Konso, Oromo và Somali ở Ethiopia, đồng thời có âm mưu tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần thành viên của các bộ lạc này. Điều này đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần cho người dân nơi đây.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Tedros trở thành tâm điểm gây tranh cãi ở quê nhà Ethiopia.
Tháng 10/2017, ông Tedros đã bổ nhiệm Robert Mugabe – nhà độc tài khét tiếng người Zimbabwe làm “đại sứ thiện chí” để giúp chống lại các bệnh không lây nhiễm (non-communicable diseases) ở châu Phi. Trước việc ông Mugabe từng bức hại nhân quyền ở Zimbabwe dẫn đến các dịch vụ y tế của nước này bị sụp đổ, quyết định này của ông Tedros đã gây ra sự phẫn nộ trong giới y tế và các tổ chức nhân quyền. Sau đó, ông Tedros đành phải từ bỏ quyết định ủng hộ Mugabe.
Ông Steinman cho biết, trước đây ông Tedros là thành viên của liên minh cầm quyền Ethiopia “Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia” (The Ethiopian People’s Revolutionary Democratic Front – EPRDF). Ông từng là Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chính phủ Ethiopia cũ.
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng đương nhiệm Abiy Ahmed nhậm chức vào năm 2018, EPRDF cũng tan rã và tách thành Đảng Thịnh vượng cầm quyền hiện tại và “Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray” (TPLF). Vì lý do này, Thủ tướng Abiy Ahmed đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm ngoái (năm 2019).
Tỉnh Tigray (Tigray) nằm ở phía bắc của Ethiopia, ông Tedros cũng đã gia nhập và là một thành viên quan trọng của TPLF. Ông ta đã tham gia vào việc đe dọa các ứng cử viên và những người ủng hộ phe đối lập, bao gồm việc bắt giữ tùy tiện và giam giữ trước khi xét xử dài hạn. Ông Tedros là “người ra quyết định quan trọng cho việc giết hại, giam giữ tùy tiện và tra tấn quân đội Ethiopia”.
Kể từ khi TPLF nổi dậy đến nay, chính phủ Ethiopia đã luôn chất vấn về những nỗ lực của ông Tedros trong việc hỗ trợ TPLF lật đổ chính phủ. Tham mưu trưởng Quân đội Chính phủ Ethiopia Berhanu Jula đã chỉ trích ông Tedros là nhân vật gây cản trở trong việc dẹp loạn của chính phủ.
Ông Jula chỉ ra rằng ông Tedros lên án các hành động quân sự của lực lượng Chính phủ Ethiopia ở nước ngoài. Ngoài việc tìm kiếm biện pháp ngoại giao của các quốc gia khác, nhằm ngăn chặn hành động của lực lượng chính phủ, ông Tedros còn giúp TPLF có được sự ủng hộ của quốc tế và hỗ trợ quân sự. Ông Jula nói rằng ông Tedros đã cố gắng hết sức để làm mọi thứ cho TPLF, và ông này đang ở cùng nhóm với những kẻ nổi loạn.
Hiện tại, cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ Ethiopia với quân nổi dậy ở tỉnh Tigray đã kéo dài hơn một tháng.
Ông Tedros đã phủ nhận mọi cáo buộc và nói rằng ông ủng hộ phe hòa bình.
Ông Steinman tuyên bố đã đệ đơn kiện ông Tedros lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) với tội danh “diệt chủng hàng loạt”. Nếu tòa án thụ lý hồ sơ vụ án này, ông Tedros sẽ trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Liên Hợp Quốc bị truy tố.
Châu Âu sẽ chấp thuận vaccine COVID trong tuần lễ Giáng Sinh
Người dân Châu Âu sẽ bắt đầu được tiêm vaccine chống virus corona trước năm mới, sau khi các nhà ban hành qui định đẩy mạnh tiến trình chấp thuận tiếp sau các chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ và Anh.
Cơ quan Thuốc men Châu Âu (EMA) cho hay một ủy ban các chuyên gia sẽ họp vào ngày 21/12 để đánh giá vaccine do công ty Mỹ Pfizer và đối tác Đức BioNTech bào chế. Trước đó EMA tuyên bố việc này sẽ diễn ra chậm nhất là vào ngày 29/12.
Dù EMA có bổn phận đưa ra những khuyến nghị về các chữa trị mới, nhưng Ủy ban Châu Âu là nơi có quyết định chung cuộc về việc chấp thuận và thường theo khuyến nghị của EMA.
Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn, ngày 15/12 cho hay Đức có thể bắt đầu tiêm chủng trong vòng từ 24 đến 72 giờ sau khi vaccine của BioNTech/Pfizer được EU chấp thuận và sớm nhất có thể vào Giáng Sinh.
Đức, Pháp, Ý và 5 nước Châu Âu khác sẽ phối hợp việc bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, Bộ trưởng Y tế các nước nói trong một tuyên bố chung ngày 15/12.
Anh: Có bằng chứng cưỡng bức lao động ở Tân Cương
Anh hôm 16/12 nói có bằng chứng đáng tin cậy và gây lo ngại về chuyện cưỡng bức lao động đối với người Hồi giáo Uighur ở vùng Tân Cương thuộc Trung Quốc, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn lời quan chức phụ trách về châu Á của Bộ Ngoại giao Anh, ông Nigel Adams, nói với cơ quan lập pháp của nước này rằng “bằng chứng về việc cưỡng ép người Uighur lao động ở Tân Cương và các vùng khác của Trung Quốc đáng tin cậy, ngày càng tăng và rất đáng lo ngại đối với chính phủ Anh”.
Ông Adams lên tiếng như vậy sau khi BBC đưa tin rằng một số thương hiệu quần áo trên thế giới đã gián tiếp sử dụng bông trồng tại khu vực Tân Cương.
Theo Reuters, hồi đầu tháng này, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu bông từ một tổ chức bán quân sự của Trung Quốc, nói rằng tổ chức đầy quyền lực này sử dụng lao động cưỡng đối với người Hồi giáo Uighur.
Ông Adams được trích lời nói rằng các công ty phải có trách nhiệm bảo đảm rằng chuỗi cung ứng của họ không có tình trạng cưỡng ép lao động.
Covid-19 : Nước Pháp chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng
Thanh Phương
Thứ Hai 14/12/2020, Hoa Kỳ khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà vac-xin Covid-19 của hai hãng Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech sau khi sản phẩm này được cơ quan quản lý dược phẩm FDA cấp phép vào cuối tuần trước. Trước đó, Anh Quốc đã là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành chích ngừa Covid-19 cho người dân kể từ ngày 08/12, cũng với vac-xin của Pfizer-BioNTech, mà nước này vừa cấp phép.
Như vậy cho tới nay trên thế giới, tổng cộng đã có 6 quốc gia cấp phép cho vac-xin của hai hãng Mỹ-Đức, ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc, còn có Canada, Bahrein, Ẩ Rập Xê Út và Mêhicô. Riêng Cơ quan dược phẩm châu Âu thì đến cuối tháng 12 mới cho biết ý kiến về việc cấp phép cho vac-xin.
Trong khi chờ đợi, nước Pháp đã đặt mua trước tổng cộng 200 triệu liều để chích cho toàn dân. Nhưng trong khi chuẩn bị ráo riết cho chiến dịch tiêm chủng đại trà, chính phủ Pháp còn phải cố gắng thuyết phục người dân chích ngừa Covid-19, do ngày càng có nhiều người nghi ngại về việc tiêm chủng. Theo kết quả một cuộc thăm dò của cơ quan Y tế Công cộng Pháp, đến tháng 11 vừa qua, chỉ có 53% dân Pháp cho biết sẽ chích ngừa virus corona, trong khi tỷ lệ này vào tháng 7 là 64%. Sau đây là giải thích của bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, khoa Phổi, bệnh viện Cochin, Paris, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 10/12/2020 của RFI Tiếng Việt.
RFI : Thưa bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Anh Quốc là nước đầu tiên đã cấp phép cho một vac-xin ngừa Covid-19 và bắt đầu chiến dịch tiêm chủng. Nhưng vì sao Pháp lại tỏ ra thận trọng?
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Thật ra việc nước Pháp tỏ ra thận trọng, đó chỉ là cảm tưởng thôi, bởi Pháp cũng như các quốc gia khác hiện nay rất cần có thuốc tiêm chủng nhanh chóng và hữu hiệu.
Thứ nhất là Pháp thuộc Liên Hiệp Châu Âu, trong khi nước Anh đã ra khỏi khối này, cho nên luật lệ về cho phép tiêm chủng khác đi. Nước Anh tương đối thoải mái hơn, trong khi đó Cơ quan dược phẩm châu Âu, tức là cơ quan cấp phép vac-xin, đang cùng một lúc xem xét các tài liệu của một số thuốc tiêm chủng, trong đó có thuốc của Pfizer. Cho nên việc nước Pháp hay Đức, Hà Lan… sử dụng các thuốc đó chỉ là vấn đề thời gian, mà thời gian đó chỉ là vài tuần mà thôi.
Điều thứ nhì tôi muốn nói là cho dù nước Anh có đi trước, thì vấn đề quan trọng không phải là đi trước hay đi sau, mà là phải làm sao cho toàn bộ người dân được chích ngừa. Hiện nay chúng ta biết là số thuốc tiêm chủng sẽ không đủ cho mọi người tại bất cứ quốc gia nào, cả Anh lẫn Mỹ. Thành ra nước Pháp phải quy định những người nào được ưu tiên chích trước, những người nào được chích sau. Điều quan trọng là từ đây cho đến mùa Xuân hoặc mùa Hè năm sau, toàn thể người dân ở Pháp hay bất cứ nước nào ở châu Âu phải được tiêm chủng.
RFI : Hiện nay hệ thống y tế của Pháp đang chuẩn bị như thế nào để khởi động nhanh chóng chiến dịch tiêm chủng một khi vac-xin Covid-19 được cấp phép ?
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Hiện nay chỉ có vac-xin của Pfizer được Anh Quốc sử dụng và có lẽ Mỹ cũng sẽ bắt đầu sử dụng. Thuốc tiêm chủng đó rất hữu hiệu, nhưng cũng rất khó được xử lý, vì phải được giữ ở nhiệt độ -70°C, nên ở bên Anh chỉ có các bệnh viện mới có khả năng tiêm chủng, các bác sĩ ở các phòng mạch riêng không có khả năng đó. Vì thế, bên Anh cho dù đã có người được tiêm chủng rồi, nhưng số người đó cũng sẽ không được nhiều.
Bên Pháp cũng đang tổ chức một hệ thống để làm sao cho những người cần được tiêm chủng có thể đến bệnh viện để được chích ngừa một cách hữu hiệu và nhanh chóng.
Thứ hai, có lẽ trong vài tuần nữa, chậm lắm là trong vài tháng tới, chúng ta sẽ không có 1, mà sẽ có 2 hoặc 3 thuốc tiêm chủng để có thể sử dụng một cách khá an tâm. Và cũng hy vọng là công hiệu của các thuốc tiêm chủng đó sẽ đáp ứng sự chờ đợi của chúng ta.
Nói chung, tất cả các nước châu Âu, từ Pháp, Đức cho đến Anh đều phải có kế hoạch theo những giai đoạn như sau : Thứ nhất, quy định rõ ràng ai là ưu tiên một, ai là ưu tiên hai, cho đến khi nào tất cả mọi người đều được tiêm chủng. Thứ hai, tùy loại vac-xin mà chúng ta sẽ hoặc là tiêm chủng ở bệnh viện hoặc là ở các nhà dưỡng lão. Thuốc Pfizer thì chúng ta sẽ không thể tiêm chủng tại các viện dưỡng lão, bởi vì việc bảo quản khá phức tạp, mà chỉ có thể làm ở các bệnh viện. Nói chung, có những quy trình được đưa ra, vừa khó khăn, vừa phức tạp, nhưng chúng ta cũng sẽ làm được để hy vọng là trong vòng 3 tháng nữa sẽ có một số lớn những người cần được tiêm chủng sẽ được tiêm chủng với những thuốc này.
RFI : Như vậy chúng ta hy vọng là sẽ có những vac-xin dễ bảo quản hơn, dễ đưa đến những nơi khác, để có thể chích ngừa một cách rộng rãi hơn ?
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Hiện nay, vac-xin mà nhiều người đang nói tới là của Pfizer, vac-xin thứ hai là của Moderna. Cả hai đều dùng một nguyên tắc mới, tức là thay vì tiêm chủng bằng kháng nguyên là protein « spy » ( protein « spy » là chìa khóa cho con virus SARS- CoV-2 xâm nhập vào các tế bào của chúng ta), thì Pfizer và Moderna tiêm chủng bằng gien để giúp chúng ta tổng hợp protein « spy » đó. Cái gien đó là một đoạn của ARN. Cái đoạn này rất hữu hiệu nhưng rất khó bảo quản.
Tôi nghĩ là hiện nay có 3 vac-xin gần như sẽ sẵn sàng trong những tuần hoặc những tháng sắp tới để chúng ta có thể sử dụng tại các nước trên thế giới : vacxin của Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Song song đó, có 5 hay 6 loại vac-xin khác cũng đang được thử nghiệm. Sự thử nghiệm đó phải đi qua 3 giai đoạn. Ở giai đoạn cuối cùng, giai đoạn thứ 3, thì chúng ta đã có 3 thuốc tiêm chủng rồi, nhưng ở mức độ giai đoạn thứ 2, thì có rất nhiều, có thể là hơn 10 loại thuốc tiêm chủng khác nhau. Có nghĩa là những thuốc đó sẽ đi qua giai đoạn thứ 3 và cũng sẽ được sử dụng trong thời gian sắp tới.
RFI : Thưa bác sĩ, vậy thì chúng ta phải tiêm chủng bao nhiêu phần trăm dân số Pháp thì mới có thể hy vọng đẩy lùi được dịch Covid-19 ?
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Trên nguyên tắc, phải ít nhất 80% dân số được tiêm chủng thì lúc đó chúng ta mới hy vọng có thể diệt được nạn dịch Covid. Nói thế không có nghĩa là một khi đạt được 80% thì chúng ta sẽ diệt được dịch, vì hiện nay có một câu hỏi khác mà không có nhà khoa học nào có thể trả lời : một khi được tiêm chủng rồi, thời gian mà chúng ta được hoàn toàn bảo vệ bởi thuốc tiêm chủng đó là bao lâu ? Thật ra chúng tôi không biết, có thể là một năm, có thể là lâu hơn nữa, nhưng cũng có thể là ít hơn nữa. Vì thế, một cách rất cụ thể, tôi xin nói như sau : Chúng ta đã chờ đợi thuốc tiêm chủng từ bao lâu nay. Ngày nay chúng ta có ít nhất là một thuốc tiêm chủng, nếu không nói là có tới ba hoặc bốn thuốc. Tất cả những người nào cần được tiêm chủng thì nên tiêm chủng. Cá nhân tôi, tôi sẽ tiêm chủng để ngăn ngừa. Nhưng đồng thời chúng ta phải giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, giữ tất cả những sự thận trọng trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Tại vì chúng ta biết là thuốc tiêm chủng đó sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta có khả năng ngăn ngừa virus, nhưng chúng ta không biết là khả năng đó sẽ tồn tại trong bao lâu.
RFI : Thưa bác sĩ, ở Pháp trong thời gian gần đây, theo các thăm dò, ngày càng có nhiều người không muốn được chích ngừa Covid-19. Tại sao dân Pháp lại tỏ ra hoài nghi như vậy, trong khi Pháp là quê hương của Pasteur ?
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Anh nói đúng, nếu mà Pasteur sống lại chắc là ông ấy buồn lắm ! Nhưng thật ra sự e dè này không chỉ riêng ở Pháp. Các thống kê cho thấy là bên Tây Ban Nha, số người nghi ngại cũng lên đến 50%. Có lẽ đó là điều dễ hiểu, bởi vì có nhiều người nghĩ là hiện nay chúng ta chưa có đủ thời gian để đánh giá mức độ an toàn của các thuốc tiêm chủng đó. Thật ra tôi có thể nói là các vac-xin này rất an toàn, nhưng tôi cũng rất thông cảm với sự e dè của đa số những người sắp được hoặc sẽ được tiêm chủng. Những thuốc tiêm chủng đó nếu có ảnh hưởng đến sức khỏe thì nó sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào. Thật ra những ảnh hưởng đó rất là nhẹ, cũng giống như của các thuốc tiêm chủng khác. Có một số người khi được chích ngừa cúm hàng năm thì bị nhức đầu hay sốt một chút. Những điều đó khó tránh khỏi và tùy thuộc vào từng cá nhân. Nhưng các tai nạn do thuốc tiêm chủng gây ra gần như là không có, và nếu có thì sẽ được xử lý rất ổn thỏa. Thành ra, trong thời gian sắp tới, nếu các bác sĩ truyền đạt lại những thông tin một cách chính xác và cụ thể về các tác dụng phụ, thì lúc đó người dân cũng sẽ đi theo thôi.
Covid-19 : Với 952 ca tử vong trong ngày, Đức nóng lòng chờ Liên Âu cho phép sử dụng vac-xin
Thùy Dương
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu đang chịu sức ép từ nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu muốn sớm được phép sử dụng vac-xin ngừa Covid-19. Tại Đức, số ca tử vong vì virus corona trong vòng 24 giờ qua, lên tới mức kỷ lục : 952 người.
Theo AFP, hôm nay 16/12/2020, phát biểu trước Nghị Viện Châu Âu tại Bruxelles, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, khẳng định từ nay đến cuối tuần, vac-xin đầu tiên sẽ được cấp phép và 27 nước thành viên sẽ có thể bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trong cùng một ngày.
Theo thông tín viên RFI Pascal Thibaut từ Berlin, chiến dịch tiêm chủng sẽ là một món quà Giáng Sinh mà chính phủ Đức dành cho người dân :
“Chúng ta có thể lạc quan về việc giấy phép có thể sẽ được cấp vào ngày 23/12.” Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn không muốn xác nhận thông tin mà báo chí đã đưa về việc Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu bật đèn xanh cho vac-xin trước Giáng Sinh, nhưng ông hy vọng rằng những mũi tiêm ngừa đầu tiên có thể được tiến hành trước cuối năm nay. 26/12 là mốc thời gian được nhắc đến.
Chính phủ Đức đã tỏ ra mất kiên nhẫn trong những ngày gần đây. Một số quan chức khẳng định họ không hiểu tại sao loại vac-xin được phát triển ở Đức, dưới sự hợp tác của công ty Biontech và tập đoàn Pfizer của Mỹ, đã có thể được sử dụng ở một số quốc gia khác, chẳng hạn Vương quốc Anh, mà lại chưa được phép sử dụng tại Đức. Nhật báo “Bild” sáng hôm nay chỉ trích rằng 15.000 người lẽ ra có thể đã tránh được cái chết nếu vac-xin được cấp phép nhanh hơn.
Berlin lẽ ra đã có thể tiết kiệm thời gian nếu sử dụng biện pháp phê chuẩn khẩn cấp ở cấp quốc gia. Nhưng chính phủ Đức muốn có sự chấp thuận của cơ quan chức năng Liên Âu đúng theo quy tắc thông thường. Quy trình này, vốn dĩ hoàn chỉnh hơn, cũng sẽ giúp giảm bớt sự nghi ngờ của những người ngại tiêm phòng chủ yếu do sợ nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ.
Trong mọi trường hợp, 450 trung tâm tiêm chủng trên khắp nước Đức phải được chuẩn bị sẵn sàng ngay từ tuần này.
Hàn Quốc cho dùng thuốc thử nghiệm trị COVID cho bệnh nhân nguy kịch
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng thể chống COVID-19 của công ty dược Hàn Quốc Celltrion để chữa trị cho các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch tính mạng, nhà chức trách y tế loan báo ngày 15/12.
Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận thuốc CT-P59 theo phác đồ chữa trị cho bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch và không có cách chữa trị nào khác có thể được dùng thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng này, Bộ cho hay.
Celltrion đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai và ba cho thuốc CT-P59, và có kế hoạch đệ đơn xin chấp thuận sử dụng khẩn cấp để chữa trị vào cuối năm nay, một phát ngôn viên của công ty cho biết.
Thuốc này sẽ “sớm” được dùng để chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên, ông Kwon Jun-wook, một giới chức thuộc Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hàn Quốc thông báo hôm 15/12.
Bông vải Tân Cương ‘nhuốm màu’ lao động cưỡng bức
John Sudworth
Trung Quốc ép buộc hàng trăm ngàn người Uighur và các sắc dân thiểu số khác phải lao động nặng nhọc trên các cánh đồng bông rộng lớn ở tỉnh Tân Cương ở miền tây, theo nội dung nghiên cứu mới mà BBC được xem.
Những tài liệu trực tuyến mới được phát hiện gần đây cho thấy bức tranh rõ ràng đầu tiên về quy mô lao động cưỡng bức trong lĩnh vực thu hoạch bông ở nơi vốn cung ứng đến một phần năm nguồn nguyên liệu bông cho thế giới và là nguồn nguyên liệu được sử dụng rộng khắp trong ngành thời trang toàn cầu.
Trung Quốc đẩy mạnh chương trình chuyển đổi lao động tại Tây Tạng
Tân Cương: Lời kêu gọi ngưng sử dụng ‘lao động cưỡng bức’
Mỹ ngăn hàng xuất khẩu từ Tân Cương vì TQ vi phạm nhân quyền
Ngoài việc có mạng lưới trại giam rộng khắp, nơi được cho là có hơn 1 triệu người đang bị giam giữ, các cáo buộc về việc những nhóm sắc dân thiểu số đang bị buộc phải làm việc trong các nhà máy cũng được ghi chép đầy đủ.
Chính phủ Trung Quốc bác bỏ, nói rằng các trại đều là “trường đào tạo dạy nghề”, và các nhà máy là một phần trong chương trình “giảm nghèo” tự nguyện được triển khai rộng khắp.
Nhưng chứng cứ mới cho thấy mỗi năm có đến nửa triệu lao động người thiểu số bị buộc phải đi hái bông khi vào mùa thu hoạch, dưới những điều kiện làm dấy lên quan ngại về nguy cơ lao động cưỡng bức.
“Quan điểm của tôi là những tác động thực sự ở quy mô mang tính lịch sử,” Tiến sĩ Adrian Zenz, nhà nghiên cứu cao cấp tại Quỹ Tưởng nhớ Các Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial Foundation) tại Washington, người phát hiện ra các tài liệu này, nói với BBC.
TQ bác bỏ chỉ trích của Giáo hoàng về người Uighur
Lãnh đạo Tân Cương ca ngợi ‘trung tâm giáo dục’
Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc
“Lần đầu tiên chúng ta không chỉ có được bằng chứng về việc người Uighur bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất, trong ngành dệt vải, mà nó còn trực tiếp cho thấy hoạt động thu hoạch bông, và tôi nghĩ rằng đây chính là điều làm thay đổi câu chuyện.”
“Bất kỳ ai chú ý tới vấn đề cần đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức từ nguồn cung ứng sản phẩm đều cần phải nhìn vào Tân Cương, nơi cung ứng 85% bông của Trung Quốc và 20% bông toàn cầu, và nói rằng ‘chúng ta không thể tiếp tục làm như thế này được nữa’.”
Các tài liệu, bao gồm cả hồ sơ trực tuyến về chính sách của chính phủ và tường thuật trên báo chí nhà nước, cho thấy trong năm 2018 các thành phố Aksu (A Khắc Tô) và Hotan (Họa Điền) đã gửi đi 210.000 nhân công “thông qua việc chuyển đổi lao động” để tới thu hoạch bông cho một đơn vị bán quân sự Trung Quốc, Quân đoàn Xây dựng và Sản xuất Tân Cương (Xinjiang Construction and Production Corps).
Anh cáo buộc TQ đối xử ‘quá đáng’ với người Uighurs
TQ chi hàng tỷ USD xây trại giam ở Tân Cương
Các tài liệu khác nói những người hái bông “được huy động và có tổ chức”, được đưa tới các cánh đồng bông cách xa hàng trăm km.
Năm nay, Aksu xác định cần có 142.700 lao động tới làm việc trên các cánh đồng của thành phố; nguồn này chủ yếu được đáp ứng dựa trên nguyên tắc “chuyển đến toàn bộ những người cần phải được chuyển đổi”.
Các nội dung “hướng dẫn” người thu hoạch bông hãy “có ý thức chống lại các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp” cho thấy chính sách này nhắm vào người Uighur và các nhóm sắc dân vốn có truyền thống theo đạo Hồi ở Tân Cương.
Các viên chức trong chính quyền đầu tiên là ký “thỏa thuận ký hợp đồng” với các nông trại trồng bông, theo đó xác định “số nhân công cần thuê, địa điểm thu hoạch, nơi ở và tiền lương”. Sau đó, những người hái bông sẽ được vận động “hăng hái đăng ký tham gia”.
Có đủ manh mối để cho thấy sự hăng hái này hoàn toàn không xuất phát thật tâm. Một báo cáo nói rằng tại một ngôi làng, mọi người không ai muốn đi làm việc trong ngành nông.
Các viên chức đã phải tới một lần nữa để làm “công tác giáo dục tư tưởng”. Rốt cuộc, có 20 người được gửi đi, và có kế hoạch sẽ “xuất khẩu” thêm 60 người nữa.
Các khu trại và nhà máy
Trung Quốc từ lâu nay đã sử dụng việc đưa dân tái định cư ồ ạt tới các vùng nông thôn nghèo, với mục đích được nêu ra là nhằm cải thiện cơ hội việc làm cho người dân – một phần trong chiến dịch chống đói nghèo của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, các nỗ lực này đã được triển khai quá đà.
Có thể nói lý do là bởi đây là ưu tiên chính trị nội địa quan trọng nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, với mục tiêu xóa bỏ đói nghèo trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, vào năm tới.
Nhưng tại Tân Cương, có những bằng chứng về việc có một mục tiêu chính trị quan trọng hơn nhiều và được kiểm soát ở mức cao hơn nhiều, cũng như có những mục tiêu và và hạn ngạch to lớn mà các viên chức bị áp lực phải đáp ứng bằng được.
Có thể nhận thấy sự chuyển dịch rõ rệt trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vùng này từ hai vụ tấn công tàn bạo vào người đi bộ và người dùng giao thông công cộng ở Bắc Kinh hồi năm 2013 và ở thành phố Côn Minh hồi 2014, là các vụ mà Trung Quốc quy trách nhiệm cho người Hồi giáo cực đoan và những người đòi ly khai Tân Cương.
Để đáp trả, từ 2016 trở đi, đã có những trại “cải tạo” được xây dựng để bắt giữ bất kỳ ai có hành vi bị coi là không đáng tin cậy, ví dụ như cài đặt ứng dụng nhắn tin mã hóa trên điện thoại, xem tài liệu tôn giáo, hoặc có thân nhân sinh sống ở nước ngoài.
Trung Quốc biện minh việc giam giữ người mẫu Uighur ở Tân Cương
Video của người mẫu Uighur tiết lộ gì về trại cải tạo tập trung của TQ?
Tìm kiếm sự thật trong các trại ‘cải tạo’ người Duy Ngô Nhĩ
Tuy Trung Quốc gọi đây là các “trường học nhằm xóa bỏ chủ nghĩa cực đoan”, nhưng hồ sơ của chính họ cho thấy thực tế đây là một hệ thống giam giữ hà khắc, nhằm xóa bỏ và thay thế đức tin, văn hóa cũ bằng việc buộc phải trung thành với Đảng Cộng sản.
Việc xây dựng không dừng lại ở mức xây nhà tù.
Kể từ 2018, đã có sự mở rộng ghê gớm hoạt động công nghiệp – hàng trăm nhà máy được xây tại đây.
Mục tiêu song song của việc tuyển dụng ồ ạt và giam giữ ồ ạt được thể hiện rõ, với việc xuất hiện nhiều nhà máy bên trong tường rào trại giam, hoặc gần kề các trại giam.
Chính phủ tỏ ra tin rằng có công ăn việc làm sẽ giúp làm thay đổi những “ý thức lỗi thời” của các cộng đồng thiểu số ở Tân Cương, qua đó biến họ thành các công dân Trung Quốc hiện đại, thế tục, có thu nhập tốt.
BBC đã tìm cách tới một cơ sở tại thành phố Kuqa, nơi các nhà nghiên cứu độc lập xác định là một trại cải tạo.
Được xây dựng vào năm 2017 những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có các bức tường an ninh bên trong và có một nơi trông giống như một tháp canh.
Vào năm 2018, một nhà máy mới toanh xuất hiện ngay kế bên. Ngay sau khi việc xây dựng hoàn tất, vệ tinh chụp được hình ảnh quan trọng.
Các phân tích độc lập xác nhận rằng có rất nhiều người, toàn bộ đều mặc một kiểu đồng phục cùng màu, được nhìn thấy đi bộ một quãng ngắn giữa hai địa điểm.
Bị khá nhiều xe hơi không mang dấu hiệu gì đặc biệt bám theo, chúng tôi quay phim bên ngoài, chung quanh khu vực.
Nhà máy và khu trại này có vẻ như đã được được nhập lại thành một khu tổ hợp nhà máy rộng lớn, dán đầy các tấm poster với những khẩu hiệu ca tụng lợi ích của chiến dịch chống đói nghèo.
Chúng tôi nhanh chóng bị chặn lại, không cho quay phim và buộc phải rời đi.
Theo truyền thông nhà nước ở cấp địa phương, nhà máy dệt may này tuyển dụng tới 3.000 người “theo chương trình huy động và tổ chức của chính phủ”.
Tuy nhiên, việc xác minh những người xuất hiện trong ảnh chụp từ vệ tinh là ai, hay điều kiện làm việc hiện tại của công nhân trong cơ sở này là thế nào, là điều bất khả thi.
Những câu hỏi đã được gửi thẳng đến nhà máy, nhưng chúng tôi không nhận được hồi âm.
Trong suốt thời gian ở Tân Cương, chúng tôi liên tục bị cảnh sát, các viên chức tuyên huấn địa phương và những người khác cản trở, không cho quay phim, và liên tục bị đeo bám bởi đám đông những người không rõ danh tính đi trên những chiếc xe hơi không có dấu hiệu đặc biệt gì trong suốt hàng trăm km.
‘Lối suy nghĩ lười nhác thâm căn cố đế’
Bất chấp mối liên hệ giữa các trại giam và các nhà máy, mục tiêu chính của chương trình giảm nghèo ở Tân Cương chủ yếu là nhằm vào những người chưa bị bắt giữ – nhóm người được coi là ít tạo thành đe dọa an ninh hơn nhưng vẫn cần phải được cải tạo.
Thường xuất thân từ các gia đình nghèo làm nghề nông hoặc chăn thả du mục, hơn hai triệu người đã bị huy động đi làm, mà trong nhiều trường hợp họ bị đưa đi làm sau khi phải trải qua những giai đoạn đào tạo làm việc ngắn hạn “kiểu quân sự” và giáo dục ý thức hệ.
Cho đến nay, những bằng chứng có được cho thấy, giống như những người tù bị nhốt trong trại, họ cũng bị sử dụng làm nguồn lao động trong các nhà máy, mà đặc biệt là trong các công xưởng dệt may đang bùng nổ tại Tân Cương.
Hồi tháng Bảy năm nay, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ (CSIS) nói rằng “có thể” là các nhóm sắc tộc thiểu số đã bị đưa hái bông, nhưng “cần phải có thêm thông tin” trước khi họ có thể ra kết luận chính xác.
Những tài liệu mới mà Tiến sĩ Zenz tìm được không chỉ cung cấp thông tin đó mà còn cho thấy một mục tiêu chính trị rõ ràng đằng sau việc luân chuyển người thuộc các sắc tộc thiểu số tới các cánh đồng bông.
Một thông báo hồi tháng 8/2016 do chính quyền địa phương Tân Cương gửi tới ban quản lý những người hái bông ra chỉ thị rằng các viên chức hãy “tăng cường giáo dục ý thức hệ và giáo dục sự đoàn kết dân tộc” đối với những người này.
Một báo cáo về công tác tuyên huấn do Tiến sĩ Renz tìm được cho thấy các cánh đồng bông được coi là cơ hội để làm thay đổi “thói suy nghĩ lười nhác thâm căn cố đế” của những người dân làng nông thôn nghèo, bằng cách cho họ thấy “lao động là vinh quang” – một khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các tài liệu.
Những cụm từ này cũng được nhắc lại trong quan điểm của nhà nước Trung Quốc, theo đó nói rằng lối sống và tập quán của người Uighur đang tạo rào cản cho công cuộc hiện đại hóa.
Nguyện vọng được ở nhà để “nuôi dạy con cái” thì được miêu tả là một “nguyên nhân quan trọng gây nghèo”, theo một báo cáo tuyên truyền khác về lợi ích của việc đi thu hoạch bông.
Nhà nước mở những hệ thống “tập trung hóa” việc chăm sóc trẻ em, người cao tuổi và trông nom gia súc để mọi người “không phải lo lắng khi đi ra ngoài làm việc”.
Và cũng có nhiều nội dung nói về việc những người hái bông được huy động ra sao, họ phải chịu sự kiểm soát và giám sát như thế nào – có vẻ như rất khác thường so với thông lệ tuyển dụng lao động.
Một tài liệu về chính sách từ vùng Aksu, đề ngày là tháng 10 năm nay, quy định rằng những người hái bông phải được đưa đi thành từng nhóm, có các viên chức đi kèm, là những người “cùng ăn, cùng sống, cùng học tập và lao động với họ, chủ động triển khai việc giáo dục tư tưởng trong thời gian hái bông”.
Mahmut – không phải là tên thật – một thanh niên Uighur nay sống tại châu Âu, đã không thể trở về Tân Cương, bởi việc từng đi ra nước ngoài là một trong những lý do chính khiến một người bị bắt vào trại.
Ngay cả việc giữ liên lạc với gia đình ở quê nhà cũng trở thành việc gây quá nhiều nguy hiểm cho người thân.
Trong lần cuối cùng liên hệ với người nhà, hồi 2018, anh biết tin cả mẹ và chị gái mình đều đã bị đưa đi làm việc ở nơi khác.
“Họ đưa chị gái tôi tới thành phố Aksu để làm việc trong nhà máy máy dệt vải,” anh nói với tôi. “Chị ấy ở nhà máy đó ba tháng và không được trả đồng nào.”
“Vào mùa đông, mẹ tôi đi hái bông theo yêu cầu của viên chức chính phủ – họ nói họ cần 5 đến 10% dân làng, họ đến gõ cửa từng nhà.”
“Mọi người đi bởi sợ sẽ bị tống vào tù hoặc đưa tới nơi nào khác nếu không chịu đi.”
Trong năm năm qua, những chuyến đi đến từng nhà như thế đã trở thành cơ chế chế then chốt được áp dụng để kiểm soát Tân Cương. Có 350.000 viên chức được triển khai để thu thập thông tin chi tiết kết, xâm phạm tới quyền riêng tư của từng hộ gia đình người thiểu số.
Những người bị các “nhóm làm việc cấp làng xã” này gọi đi làm cũng chỉ nhận ra rằng họ là công cụ trong việc quyết định ai sẽ bị bắt đưa đi trại giam.
‘Hoàn toàn bịa đặt’
Ngành trồng bông Tân Cương từng dựa vào di dân là lao động thời vụ đến từ các tỉnh khác của Trung Quốc.
Nhưng thu hoạch bông khét tiếng là công việc nặng nhọc. Mức lương tốt hơn cùng công việc nhẹ nhàng hơn ở những nơi khác khiến di dân không còn tới nữa.
Nay, các báo cáo tuyên truyền nói rằng nguồn cung ứng lao động địa phương mới được phát hiện vừa giải quyết được khủng hoảng nhân công vừa giúp tăng thu nhập cho người trồng bông.
Nhưng trong các báo cáo này không hề có lời giải thích thực sự nào về việc tại sao hàng trăm ngàn người – những người rõ ràng chưa từng tỏ ra thích thú với công việc này – lại đột nhiên bị đưa tới các cánh đồng bông.
Tuy các tài liệu nói rằng mức thu nhập có thể lên tới 5000 nhân dân tệ một tháng, tương đương 764 đô la Mỹ, nhưng theo một tài liệu thì có vẻ như trong một nhóm 132 người hái bông được đưa đi từ cùng một làng, tiền lương tháng trung bình chỉ là 1670 nhân dân tệ, tức là 255 đô la Mỹ, mỗi người.
Bất kể mức lương là bao nhiêu thì việc đi làm được trả tiền vẫn bị coi là lao động cưỡng bức, theo công ước quốc tế có liên quan.
Sau khi gửi câu hỏi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc, BBC nhận được trả lời bằng fax: “Người lao động từ mọi nhóm sắc tộc thiểu số ở Tân Cương đều chọn lựa công việc theo ý nguyện cá nhân và tự nguyện ký hợp đồng lao động phù hợp với pháp luật.”
Tỷ lệ nghèo ở Tân Cương đã giảm từ gần 20% hồi năm 2014 xuống chỉ còn trên 1% ngày nay, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Bản tuyên bố nói các cáo buộc về lao động cưỡng bức là do phương Tây “hoàn toàn thêu dệt”, và cáo buộc những người chỉ trích Trung Quốc muốn gây ra nạn “bắt buộc phải thất nghiệp và bắt buộc phải đói nghèo” ở Tân Cương.
“Những gương mặt tươi cười của toàn bộ người dân thiểu số ở Tân Cương là sự đáp trả mạnh mẽ nhất trước những lời nói dối và đồn thổi của Hoa Kỳ,” tuyên bố nói.
Nhưng Sáng Kiến Vì Ngành Bông Tốt Đẹp Hơn (Better Cotton Initiative), một tổ chức động lập chuyên theo dõi ngành bông vải vốn cổ súy việc áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức và phát triển bền vững trong ngành, nói với BBC rằng mối quan ngại về chương trình giảm nghèo của Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến họ gần đây quyết định chấm dứt việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các trang trại.
Giám đốc Tiêu chuẩn và Kiểm tra Chất lượng, Damien Sanfilippo, nói: “Chúng tôi đã xác định được nguy cơ khiến các cộng đồng nông thôn nghèo có thể bị buộc phải đi làm việc theo hình thức cưỡng bức này là có liên quan tới chương trình giảm nghèo.”
“Ngay cả khi những nhân công đó được trả mức lương tử tế – mà đó rất có thể là điều đã đang xảy ra – thì đó vẫn không phải là thứ công việc mà họ có quyền tự do lựa chọn.”
Ông Sanfilippo, người cũng nhắc tới việc nhóm các giám sát viên quốc tế của ông ngày càng bị hạn chế quyền tiếp cận Tân Cương như một nhân tố khác nữa, nói rằng quyết định trên của tổ chức ông chỉ càng làm dấy lên mối rủi ro cho ngành thời trang toàn cầu.
“Trong phạm vi hiểu biết của tôi, không có bất kỳ tổ chức nào hoạt động tại khu vực có thể làm công tác kiểm định cho các sản phẩm bông đó.”
BBC đã hỏi 30 nhãn hiệu quốc tế lớn rằng liệu họ có dự định tiếp tục dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không, sau khi biết kết quả điều tra của BBC.
Trong số những hãng trả lời, chỉ có bốn công ty là Marks and Spencer, Next, Burberry và Tesco nói rằng họ có chính sách nghiêm ngặt theo đó đòi mọi sản phẩm có nguồn gốc cung ứng nguyên liệu từ bất kỳ nơi nào tại Trung Quốc đều không được dùng bông Tân Cương.
Vào lúc chuẩn bị rời Tân Cương, ngay bên ngoài thành phố Korla, chúng tôi đi ngang qua một địa điểm mà hồi năm 2015 còn là một sa mạc trống trơn.
Xây nhà tù : trước và sau
Nay, tại đây có một khu tổ hợp trại giam, nhà tù khổng lồ mà các nhà phân tích độc lập nói rằng người ta có thể nhìn thấy có nhiều nhà máy ở bên trong.
Chúng tôi tin rằng đây là hình ảnh độc lập đầu tiên về địa điểm rộng lớn này.
Nó chỉ là một trong rất nhiều khu tổ hợp kiểu đó nằm rải rác khắp nơi tại Tân Cương, và nó là lời nhắc nhở lạnh lẽo cuối cùng về những ranh giới bị xóa nhòa giữa việc bắt nhốt ồ ạt và tuyển dụng lao động ồ ạt tại Tân Cương.
Trấn áp ‘long mạch’ của Tập Cận Bình, thôn làng ở Bắc Kinh bị cưỡng chế phá dỡ ngay giữa mùa đông giá rét
Vũ Dương
Hiện, Bắc Kinh đang là mùa đông. Quận Xương Bình, Bắc Kinh đang tiến hành phá dỡ quy mô lớn đối với làng Hương Đường, nhiều hộ dân bị cắt điện, cắt nước, dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân. Về vấn đề này, bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ nội tình bên trong của việc cưỡng chế phá dỡ, nói rằng có một “cao nhân” đã xem phong thủy cho ông Tập Cận Bình, cho rằng làng Hương Đường phải bị phá bỏ vì nó trấn áp hơi thở “long mạch”.
Có hộ dân trong làng xin được giấu tên nói rằng phàm là những ai có thái độ bảo vệ quyền lợi mạnh mẽ trong khu cộng đồng hiện nay đều là đối tượng bị chính quyền cắt điện, cắt nước và khí đốt tự nhiên. Cơ quan chức năng cũng bố trí lượng lớn nhân lực để kiểm soát việc ra vào khu cộng đồng của các hộ dân.
Ngày 14/12, một ông già sống ở làng Hương Đường tay cầm lá cờ máu, đứng trên bức tường cao của nhà mình kêu oan, nói rằng chính quyền sắp phá dỡ ngôi nhà của ông. Trong nhà hiện chỉ có ông và vợ, nếu thế cả hai không cách nào sống tiếp được nữa.
Cũng có cụ già chỉ trích chính quyền đã cắt nước cắt điện của họ ngay trong những tháng mùa đông giá rét, trong nhà còn có người già đã ngoài 90 tuổi và người thân đang đau ốm, yêu cầu chính quyền khôi phục điện cho các hộ dân càng sớm càng tốt.
Có người dân chụp ảnh quay phim liền bị bảo vệ giật mất điện thoại di động. Nhiều hộ dân đã lên án chính quyền “hại nước hại dân, mọi chính quyền trong và ngoài nước xưa nay đều không làm như vậy. Đây là điều chưa từng có”.
Chính quyền đã quyết định phá hủy làng Hương Đường vào năm ngoái
Theo các nguồn tin, chính quyền thị trấn năm ngoái đã đưa ra một thông báo cho biết Ủy ban Quy hoạch và Tài nguyên thành phố Bắc Kinh xác định rằng khu vực xây dựng hơn 30.000m2 ở làng Hương Đường không có giấy phép theo luật định, vậy nên nó thuộc về công trình xây dựng trái phép. Người phụ trách xây dựng năm xưa đã bị bắt. Khu vực này sẽ được phục hồi thành “non xanh nước biếc” theo chỉ thị của ông Tập Cận Bình.
Chính quyền quận Xương Bình đã quyết định cưỡng chế phá dỡ làng Hương Đường bằng vũ lực vào năm ngoái. Người dân đã đứng lên phản kháng mạnh mẽ, cảnh tượng hiện trường rất khốc liệt, nhận được sự quan tâm rộng rãi. Một năm sau, khi cao điểm của dịch bệnh qua đi, chính quyền đã quay trở lại và điều động một lượng lớn lực lượng cảnh sát đến làng Hương Đường. Tòa án địa phương thậm chí còn đưa ra thông báo phá dỡ trong thời hạn chót, ít nhất 10.000 người dân bị ảnh hưởng.
Các nguồn tin trực tuyến chỉ ra rằng gần đây một lượng lớn cảnh sát và những người không rõ danh tính mặc đồ đen đã vào làng Hương Đường, họ dùng đủ mọi cách đe dọa các hộ dân địa phương trước khi phá dỡ; cũng có hộ dân đã đệ đơn kiện tập thể lên tòa án địa phương. Hiện, rất đông công an và nhân viên an ninh đang túc trực tại thôn làng để tuần tra, uy hiếp, chặn đứng tự do đi lại của người dân, những người đi vào thôn cũng bị tra khảo. Người bên chính quyền đang chuẩn bị phá dỡ nhà cửa, nhiều hộ dân bị buộc phải dời đi.
Đài phát thanh Hồng Kông ngày 14/12 đã dẫn lời một hộ dân xin được giấu tên của làng, cho biết kể từ ngày 10/12, hơn 30 ngôi nhà đã bị phá dỡ, chính quyền vẫn đang đuổi người dân ra khỏi nhà. Có người dân cho biết do nhà bên cạnh bị phá dỡ nên cột chịu lực của nhà bà cũng bị lung lay, vết nứt dài nửa mét, bà mô tả hành động này chẳng khác gì mưu sát có chủ đích.
Có thông tin cho hay, vào cuối thế kỷ trước, làng Hương Đường bắt đầu xây nhà thô, chiêu mộ các danh nhân văn hóa về đây an cư lạc nghiệp, lập làng văn hóa mới, phát triển kinh tế địa phương, dần dân đã xây dựng nên hàng nghìn căn biệt thự và tứ hợp viện, nơi đây từng là thôn làng kiểu mẫu nổi tiếng gần xa.
Hầu hết cư dân ở làng Hương Đường đều là những người có văn hóa tầm tuổi trung niên và lão niên, họ gần như đã bỏ hết số tiền tích lũy của cả một đời để xây nhà riêng, hy vọng được an hưởng tuổi xế chiều. Tuy nhiên, do chính sách lật lọng của chính quyền, giờ họ đã phải chịu cảnh mất điện mất nước ngay giữa mùa đông rét lạnh.
Bóp nghẹt hơi thở “long mạch”?
Ngày 14/12, bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng trung ương ĐCSTQ, hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, đã đăng dòng tweet tiết lộ rằng: Nghe nói có một cao nhân đã xem phong thủy cho ông Tập Cận Bình về việc quy hoạch lại thủ đô, ông ta nói rằng ngôi nhà ở làng Hương Đường đã bóp nghẹt hơi thở của long mạch, vậy nên cần phải bị phá bỏ.
Dòng tweet nói rằng cư dân đã liều chết chiến đấu, cảnh sát đặc nhiệm, nhân viên an ninh ra sức uy hiếp, hai bên gươm súng sẵn sàng, giằng co rất là nghiêm trọng … Có người đã viết thư cho Thủ tướng Lý Khắc Cường, có người đưa ra đề nghị khẩn cấp với Chính quyền thành phố Bắc Kinh. Nhưng tình hình vẫn ngày càng tồi tệ hơn.
Bà Thái Hà giới thiệu rằng nhiều hộ gia đình đều là người già trên 70 tuổi. Dự báo thời tiết Bắc Kinh cho biết: nhiệt độ thấp nhất trong tuần tới sẽ xuống đến âm 8 độ C. Đây chính là đang đẩy người ta vào chỗ chết! Một chế độ như vậy thật sự quá tà ác! Tất cả những ai đang bảo vệ chế độ chuyên chế tàn bạo của ĐCSTQ đều là những kẻ táng tận lương tâm!
Trước đó, chính quyền ĐCSTQ đã cưỡng chế phá dỡ một loạt các biệt thự ở Tần Lĩnh, Thiểm Tây trên quy mô lớn, nghe nói cũng có liên quan đến “long mạch”.
Vào thời điểm đó, một chuyên gia phong thủy Trung Quốc nói rằng, Tần Lĩnh được hoàng đế của các triều đại trước gọi là long mạch của nền văn minh Hoa Hạ, vùng đất long mạch là cấm xây dựng công trình dân dụng, không được trấn áp long mạch, bất kỳ triều đại nào làm tổn hại đến long mạch đều sẽ dẫn đến những điều không tốt, ví như sau khi cung A Phòng được xây dựng, nhà Tần đã bị diệt vong.
Do vậy, Tập Cận Bình, người luôn tin sâu về học thuyết phong thủy, dù có phải cách chức một loạt các quan chức cấp cao ở Thiểm Tây cũng nhất định phải phá bỏ hàng nghìn căn biệt thự đã được xây dựng, một điểm quan trọng nhất chính là nó có liên quan đến phong thủy của ông Tập.
Trung Quốc bỏ tù nhà báo nhiều nhất thế giới
Thụy My
Theo báo cáo thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) công bố hôm 15/12/2020, Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới về số các nhà báo bị tống giam với 47 phóng viên phải vào tù. Năm 2020 cũng là năm kỷ lục về số nhà báo bị bỏ tù trên toàn cầu.
CPJ cho biết tính đến ngày 01/12, có ít nhất 274 nhà báo bị tù tội liên quan đến công việc báo chí, chưa kể đến những người được tạm tha hay bị hành hung khi đang hành nghề. Trong đó Trung Quốc đứng đầu với ít nhất 47 nhà báo trở thành tù nhân, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (37).
Các nhà báo cũng là mục tiêu bị chính quyền Belarus đàn áp, với vài chục người bị bắt giữ và hiện vẫn còn 10 nhà báo bị giam cầm. Có khoảng 15 phóng viên bị tù tại Iran và nhà báo Ruhollah Zam hôm 12/12 mới đây đã bị hành quyết.
Riêng tại Trung Quốc, trong số các nhà báo phải chịu cảnh tù tội có nhiều người phải lãnh những bản án nặng nề, hay bị giam mà không hề bị khởi tố vì bất cứ tội gì. Đối với một số nhà báo công dân, gia đình không hề có tin tức gì từ khi bị bắt, hoặc bị giam trong những điều kiện khắc nghiệt, kể cả những người bị bắt vì đưa tin về Vũ Hán trong thời gian phong tỏa chống dịch Covid-19.
Gần đây tỉ phú đấu tranh dân chủ cho Hồng Kông, ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị bắt giam và tòa án từ chối cho tại ngoại, hình ảnh ông chủ báo lớn tuổi của Apple Daily bị còng tay lúc ra tòa đã gây nhiều xúc động. Cuối tuần trước, sự kiện nhà báo Fan Ruoyi của Bloomberg tại Bắc Kinh bị bắt cũng gây chấn động đối với các thông tín viên nước ngoài tại Trung Quốc.
Trung Quốc khai thác lá bài « đa phương » để củng vai trò của đảng Cộng Sản
Thanh Hà
Càng phải đối mặt với những thử thách từ kinh tế đến địa chính trị, Bắc Kinh càng hô hào « thực thi chủ nghĩa đa phương » nhưng là để phục vụ quyền lợi của Trung Quốc. Trong bài tham luận « Trung Quốc-Nhật Bản : hai cái nhìn về chủ nghĩa đa phương … » đăng trên trang mạng của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược tháng 12/2020, chuyên gia Pháp về châu Á Valérie Niquet đưa ra nhận định như trên.
Bài viết đúc kết những phát biểu của nhà nghiên cứu Valérie Niquet về địa chính trị khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhân hội thảo hôm 23/11/2020 với chủ đề « The Future of Multilateralism in a (not yet) Post Pandemic World ». RFI xin giới thiệu phần tác giả viết về Trung Quốc.
Quan điểm Trung Quốc về « thế giới đa phương »
« Tăng cường hợp tác, trao đổi và đẩy mạnh tinh thần liên đới » ngay cả việc chia sẻ vac-xin chống dịch Covid-19 : đó là những cụm từ chủ tịch Trung Quốc thường xuyên sử dụng kể từ khi cầm quyền cho đến tận ngày hôm nay. Từ 2012, lập trường của ông Tập Cận Bình không hề thay đổi : « Thực thi chủ nghĩa đa phương để bảo tồn trận tự quốc tế ». Giọng điệu này giờ đây lại càng thêm cứng rắn nhằm « tô điểm lại hình ảnh của Trung Quốc đã bị đại dịch Covid-19 làm mai một trong mắt công luận quốc tế ».
Nhiều phân tích cho rằng có ít nhất hai lý do để chính quyền của ông Tập khẩn trương khai thác chiêu bài đa phương đó : thử thách, từ về mặt y tế đến kinh tế và cả trước áp lực của nước ngoài buộc Bắc Kinh phải chứng tỏ gắn bó với mô hình « đa phương ». Cùng lúc Trung Quốc nắm bắt cơ hội khẳng định vị trí trong một hệ thống toàn cầu đang « cần được dẫn dắt ».
Thế giới đa phương và tự do mậu dịch, yếu tố sống còn đối với Trung Quốc
Theo Valérie Niquet, giọng điệu đó của ông Tập trước hết nhằm thuyết phục công luận Trung Quốc về thế thượng phong của Bắc Kinh, của hệ thống chính trị trên sân khấu quốc tế. Dù vậy tác giả bài tham luận cho rằng đã có một sự thành thật nào đó trong tính toán của ông Tập Cận Bình khi khai thác lá bài này do « Trung Quốc rất lệ thuộc vào các thị trường của nước ngoài, cho dù đang khẳng định tham vọng độc lập với thiên hạ. Trung Quốc cần kinh tế của thế giới năng động, đặc biệt là tại những điểm then chốt như ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, để những thị trường này mua hàng Trung Quốc ».
Kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chính sách bảo hộ thì ngay trong diễn văn tại Diễn Đàn Kinh Tế Davos 2017 Trung Quốc nắm bắt cơ hội, nổi lên như một nhà « bảo vệ » mô hình mậu dịch tự do và rộng mở. Đầu tháng 12/2020 phát biểu qua cầu truyền hình trong khuôn khổ Diễn Đàn APEC ông Tập một lần nữa đã trở lại với những chủ đề như là một thế giới cùng « chia sẻ tương lai chung », hòa bình, rộng mở. Bắc Kinh gần như lập lại quan điểm này tại Diễn Đàn Hòa Bình Paris cũng với những từ ngữ như là « hợp tác », cùng nhau giải quyết những « thách thức chung toàn cầu » …
Vẫn theo nhà nghiên cứu Pháp, đả kích chính sách bảo hộ và đơn phương hành động của Hoa Kỳ dưới chính quyền Trump luôn là kim chỉ nam trong tất cả những phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc. Kèm theo đó là mục đích « tăng cường trọng lượng và ảnh hưởng » của Trung Quốc mà qua đó là ảnh hưởng của đảng Cộng Sản Trung Quốc với cộng đồng quốc tế cũng như với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Biến mô hình Trung Quốc thành « chuẩn mực quốc tế »
Trung Quốc nhắc nhở đến vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc, chú trọng đến sự bình đẳng trong tiếng nói của mỗi thành viên trước hết là nhằm chiêu dụ các quốc gia đang trỗi dậy, nhằm lôi kéo các nước nghèo về phía mình trên những hồ sơ lớn như việc Trung Quốc đang bị lên án về chính sách đàn áp tại Tân Cương, trước những chỉ trích Bắc Kinh đã thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới để che giấu tầm mức nguy hại của virus corona hay để gạt Đài Loan ra khỏi định chế có trụ sở tại Genève này.
Bà Valérie Niquet nhấn mạnh « mô hình thế giới đa phương theo kiểu của Trung Quốc » nhằm áp đặt một số « giá trị và chuẩn mực » của Bắc Kinh để làm đối trọng với mô hình tự do phương Tây.
Bằng chứng cụ thể nhất là gần đây, báo China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc « tự hỏi nên chăng cần viết lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc » để phản ánh trung thực hơn « tính đa dạng của các hệ thống chính trị trên toàn cầu ? »
Mục tiêu của Bắc Kinh là dùng lá bài « đa phương » để « mở rộng và củng cố sức mạnh của Trung Quốc qua đó tăng cường chính chính đáng của đảng Cộng Sản đang nắm quyền ». Chẳng vậy mà Hoàn Cầu Thời Báo nói thẳng là đã đến lúc Trung Quốc không chỉ « tham gia vào mô hình đa phương » mà còn phải « giành lấy vị trí lãnh đạo » trong mô hình đó. Để đạt được mục tiêu này, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra hẳn mục tiêu « đưa khái niệm Đảng và Nhà nước » của Trung Quốc lên thành những « chuẩn mực quốc tế ».
Loại Mỹ ra khỏi khu vực
Về quan hệ Mỹ -Trung sắp mở ra dưới chính quyền Joe Biden, chuyên gia Valérie Niquet tin chắc rằng Bắc Kinh muốn thiết lập lại một mối quan hệ « đặc biệt và ưu đãi » giữa hai siêu cường thế giới nhằm « giảm thiểu căng thẳng và vì mục tiêu ổn định tại châu Á ». Nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc muốn « thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ , chấm dứt các mối liên minh kế thừa từ thời chiến tranh lạnh » giữa Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á, làm « suy yếu tất cả các mối bang giao song phương mà Washington đã gầy dựng với nhiều nước trong vùng tương tự như chiến lược của Liên Xô cũ đối với châu Âu » xưa kia.
Chính sách này đã được ghi rõ trong Sách Trắng về Quốc Phòng của Trung Quốc hồi 2015 và gần đây vừa được lập lại và mở rộng đến toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi Bắc Kinh đặt bút ký hiệp định tự do mậu dịch mang tên Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực – RCEP với 10 thành viên Đông Nam Á cùng với 4 đối tác châu Á-Thái Bình Dương.
Bắc Kinh đang xây dựng một « mô hình đa phương trong khu vực, độc lập » mà ở đó, trung tâm đầu não là Trung Quốc.
Phần phân tích về chính sách đa phương theo kiểu Trung Quốc của nhà nghiên cứu Pháp Valérie Niquet được kết luận bằng một chút hy vọng. Cái may đối với thế giới hiện nay là Trung Quốc bên cạnh lời lẽ hô hào về một thế giới « đa phương » vì lợi ích chung của nhân loại, về những sự hợp tác « có lợi cho cả đôi bên – win-win » thì đã lộ nguyên hình là một con cá mập.
Vào lúc truyền thông Bắc Kinh xem hiệp định RCEP được ký kết hôm 15/11/2020 như thành tích chưa từng có về mặt giao thương quốc tế thì chỉ hơn một chục ngày sau chính Trung Quốc đã cấm nhập rượu vang Úc để « trừng phạt » Canberra hủy hoại quan hệ song phương.
Một thí dụ khác nữa là trong lĩnh vực y tế, Bắc Kinh muốn chứng tỏ minh bạch về việc xử lý dịch Covid-19 và do vậy từ tháng 7/2020 đã đồng ý về nguyên tắc để cho các thanh tra viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến tận ổ dịch Vũ Hán. Nhưng 5 tháng sau, vẫn chưa một chuyên gia nào của thế giới đến được vùng đất cấm này !
Trả đũa kinh tế Úc, Trung Quốc ‘tự khiêng đá nện chân mình’
Tâm Thanh
Theo phân tích của các chuyên gia, quặng sắt Úc không chịu ảnh hưởng bởi những đòn “trả đũa” kinh tế của Trung Quốc, với mức giá không ngừng gia tăng, việc Trung Quốc chế tài kinh tế Úc đã sắm vai một cách hoàn hảo trong vở diễn “tự khiêng đá nện vào chân mình”.
Kể từ tháng 10 đến nay, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy thép và công ty điện lực cấm mua than của Úc, điều này đã khiến giá than cốc chất lượng cao của Úc đã giảm 22%.
Tuy nhiên, động thái này của Bắc Kinh đã khiến giá than cốc ở Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong 4 năm kể từ tuần trước, khiến các nhà máy thép lâm vào cảnh khốn đốn. Một quốc gia khác cung cấp than đá cho Trung Quốc là Mông Cổ, tuy nhiên do các tài xế xe tải cần phải kiểm dịch khi đi qua biên giới, thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài dẫn đến giá than sản xuất tại Trung Quốc tăng cao, ĐCSTQ phải thu mua than từ các nước khác với mức giá cao hơn của Úc.
Gần đây, giá quặng sắt đã tăng lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm, đạt 152,95 USD/tấn, vượt xa mức giá ước tính của tháng 10 năm nay là 55 USD/tấn. Điều này khiến cho chi phí sản xuất của các công ty thép Trung Quốc gia tăng và lợi nhuận giảm xuống đáng kể.
Được biết, Úc là quốc gia sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, quặng sắt của Úc được coi là không thể thay thế và là “lựa chọn hạt nhân” trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Bởi lẽ, Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới và Úc đóng vai trò hết sức quan trọng trong nguồn cung quặng sắt cho Trung Quốc. Các mỏ sắt của Úc cung cấp 2/3 lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nhập khẩu lượng lớn than cốc từ Úc để sản xuất thép.
Trước tình hình này, ngoại giới phân tích rằng, thời gian vừa qua, chính quyền Trung Quốc liên tục “trả đũa” lên các mặt hàng nông sản và rượu vang của Úc. Các mặt hàng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc giảm đi đáng kể khiến chính phủ Úc quan ngại sâu sắc. Sự chèn ép của chính quyền Trung Quốc không chỉ mang lại tổn thất đối với Úc, mà còn gây thiệt hại nặng nề cho chính người dân Trung Quốc.
Hãng truyền thông CNBC ngày 15/12 cho biết, đồng đô-la Úc (AUD) cũng đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 năm qua nhờ giá quặng sắt tăng. Cuối tuần trước, AUD đã tăng vượt 0,75 so với đồng đô-la Mỹ, mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2018 và tăng gần 8% so với đồng đô-la Mỹ kể từ đầu năm nay.
Ngày 11/12, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng gần 10%, vượt mốc 1.000 Nhân dân tệ (NDT)/tấn, mức cao kỷ lục trong vòng 7 năm qua.
Phóng viên lâu năm người Úc – John Beveridge cho rằng, trong khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tấn công Úc, nó cũng đã phải trả một cái giá kinh tế trực tiếp rất nặng cho hành vi của mình, đồng thời, hành vi này cho thấy hình ảnh của ĐCSTQ không đáng tin cậy, ỷ mạnh hiếp yếu và lật lọng thất thường.
Về lệnh cấm “không chính thức” của ĐCSTQ đối với than cốc và than đá của Úc, kể từ tháng 10/2019 đến nay, đã có hơn 60 tàu chở than của Úc phải cập bến bên ngoài các cảng của Trung Quốc. Điều này khiến cho giá than trong nước Trung Quốc tăng và giá than của Úc giảm, trong khi chất lượng than Trung Quốc kém hơn nhiều. Ở miền Bắc Trung Quốc, người dân dùng than là để sưởi ấm vào mùa đông, do giá than tăng cao, nhiều khu vực không đủ sưởi ấm trong thời tiết giá lạnh.
Những tác động thay đổi trong việc mua bán than cũng ảnh hướng đến thị trường quặng sắt, bất kỳ biện pháp nào nhằm giảm lượng than đều sẽ dẫn đến việc tăng sử dụng quặng sắt.
Do giá quặng sắt tăng vọt khiến cho Hiệp hội công nghiệp sắt thép Trung Quốc (CISA) đã đệ đơn khiếu nại mạnh mẽ lên BHP Billiton – tập đoàn khai thác khoáng sản lớn nhất của Úc.
John Beveridge cho biết, chính phủ Trung Quốc đang rất tức giận với việc giá quặng sắt quá đắt, vì điều này đe dọa đến lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc.
Mặc dù các công ty thép của Trung Quốc có thể không hài lòng với giá quặng sắt như hiện nay, nhưng chắc chắn rằng, những hành động của Trung Quốc tạo ra sự bất ổn trên thị trường hàng hóa toàn cầu đã đóng một vai trò trong việc đẩy giá quặng sắt lên.
Ông John Beveridge cho rằng, tình trạng hỗn loạn trên thị trường than và quặng sắt có thể là khởi đầu cho một số thay đổi thương mại khó lường, điều này có thể tạo ra phản ứng ngược lại cho ĐCSTQ, và nó cũng sẽ mang lại nhiều đau thương cho nước Úc.
Indonesia cấp miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho người dân
Indonesia sẽ cung cấp miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, Reuters đưa tin, dẫn lời Tổng thống Joko Widodo nói hôm 16/12.
Ông Widodo cũng được trích lời tuyên bố rằng ông sẽ là người được tiêm đầu tiên để trấn an dân chúng về sự an toàn của vaccine.
Tin cho hay, hồi đầu tháng 12, Indonesia tiếp nhận lô hàng gồm 1,2 triệu liều vaccine đầu tiên từ công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc, nhưng vẫn đợi sự cho phép của cơ quan quản lý về dược phẩm của quốc gia Đông Nam Á này.
Theo Reuters, thêm 1,8 triệu liều sẽ được giao vào tháng Một và chính phủ từng nói rằng các nhân viên y tế ở Java và Bali sẽ được ưu tiên.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia với 270 triệu dân này đối mặt với sự gia tăng dịch bệnh, và sau khi các chiến dịch vận động trên mạng xã hội kêu gọi chính phủ cung cấp miễn phí vaccine ngừa COVID-19.
Úc kiện lên WTO về thuế lúa mạch của Trung Quốc
Úc sẽ thách thức thuế Trung Quốc áp lên xuất khẩu lúa mạch của nước này trong đơn kiện gửi cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nó đánh dấu hành động phòng thủ đầu tiên của Úc trong việc đáp trả một số lệnh trừng phạt của Trung Quốc lên một loạt hàng hóa trong năm nay.
Bắc Kinh áp đặt các phong tỏa hoặc thuế lên các mặt hàng sữa, thịt, rượu và các sản phẩm khác khi căng thẳng chính trị ngày càng trở nên tồi tệ.
Điều này đã gây ra cảnh báo ở Úc vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu.
Đầu tuần này, các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát đưa tin rằng xuất khẩu than nhiệt của Úc – mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba sang Trung Quốc – sẽ phải đối mặt với hạn chế.
Bắc Kinh từ chối bình luận. Trước đây, Trung Quốc đã cáo buộc Úc có thái độ “không thân thiện” và “thù địch” với họ.
Mạng xã hội – trận địa mới của Úc và Trung Quốc
Trung Quốc áp thuế tới 200% với rượu vang Úc
Thủ tướng Úc: Không đánh mất giá trị để đáp trả sự ‘chèn ép’ của TQ
Úc chuyển hướng sang ‘thoát Trung’ thời hậu Covid-19
Căng thẳng đã gia tăng từ việc Trung Quốc bị cáo buộc can thiệp và tìm cách ảnh hưởng vào các vấn đề của Úc.
‘Đưa ra trước trọng tài’
Mức thuế 80% Trung Quốc đánh lên lúa mạch – được áp đặt vào tháng 5 – là mặt hàng nông sản xuất khẩu đầu tiên của Úc bị trừng phạt trong năm nay, và được đưa ra sau khi các quan chức thương mại Trung Quốc cáo buộc hành vi bán phá giá bất hợp pháp.
Chính phủ Úc phủ nhận điều này và nói các yêu cầu lặp đi lặp lại của họ đối với Bắc Kinh về các đòn tấn công thương mại đã bị phớt lờ.
Phát biểu hôm thứ Tư, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói đây là “bước tiếp theo thích hợp” để nước này đưa vấn đề lên cơ quan thương mại toàn cầu.
“Chúng tôi yêu cầu trọng tài độc lập phân xử và cuối cùng giúp giải quyết những tranh chấp đó,” ông Simon Birmingham nói:
Ông nói thêm rằng Úc vẫn mở cửa để giải quyết tranh chấp bên ngoài vụ kiện của WTO “nếu cả hai bên sẵn sàng ngồi vào bàn thảo luận”.
Tuần trước, ông cáo buộc Trung Quốc phá hoại thỏa thuận thương mại tự do của hai quốc gia – một thỏa thuận ký năm 2015, giảm thuế quan và tăng khả năng tiếp cận hàng hóa.
Giới phân tích ước tính rằng khoảng một phần tư hàng hóa xuất khẩu trị giá 80 tỷ đôla Úc sang Trung Quốc cho đến nay đã bị ảnh hưởng trong cuộc chiến chính trị.
Hôm thứ Ba, phản ứng trước các báo cáo về than, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh nói “một số người từ phía Úc tự xưng là nạn nhân”.
Người phát ngôn Uông Văn Bân (Wang Wengbin) nói thêm rằng Úc đã chặn hoặc hủy hợp đồng của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Úc với lý do không có cơ sở. Canberra đã chặn một số giao dịch trên cơ sở lo ngại về an ninh quốc gia.
New Zealand tỏ ý sẵn sàng làm trọng tài giữa Úc và Trung Quốc
Ngoại trưởng mới của New Zealand hôm 15/12 nói nước này sẵn sàng hỗ trợ đàm phán cho một thỏa thuận “hưu chiến” giữa láng giềng Úc và Trung Quốc, hai quốc gia đang vướng vào một cuộc tranh cãi ngoại giao và thương mại leo thang, Reuters đưa tin.
Nữ ngoại trưởng 50 tuổi nói việc đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào năm tới là cơ hội để New Zealand giúp cho cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
“Hỏi rằng tôi có tin rằng có thể có cơ hội để New Zealand tạo ra một bầu không khí khác và cùng trò chuyện không? Có chứ”, bà Mahuta nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tại tòa nhà quốc hội ở Wellington.
“Và tôi cho rằng đăng cai APEC cũng có thể là cơ hội… nhưng cả hai bên phải sẵn sàng hợp tác và nhượng bộ trong một số chuyện mà hiện họ đang bất đồng”, bà Mahuta nói thêm.
Mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã trở nên xấu đi vì luật mới của Úc về đầu tư và sự can thiệp của nước ngoài, việc Úc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của virus corona và việc Trung Quốc chặn hàng xuất khẩu của Úc.
Căng thẳng càng trở nên tồi tệ hơn vào tháng trước sau khi một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng ảnh chế một binh sĩ Australia cầm một con dao dính máu kề vào cổ một đứa trẻ Afghanistan.
New Zealand đã nêu quan ngại với Trung Quốc về việc sử dụng hình ảnh này.
“Tôi không nghĩ rằng ngoại giao Twitter có thể thành tựu khi thông tin sai lệch được quảng bá thông qua mạng xã hội. Tôi nghĩ chúng ta cần phải quay trở lại nền ngoại giao đã được kiểm chứng, đó là đối thoại, và đảm bảo các cánh cửa luôn rộng mở để mọi người có thể giải quyết những vấn đề đầy thách thức”, bà Mahuta nói.
Ngoại trưởng Mahuta gần đây cũng tham gia cùng với các đối tác tình báo Five Eyes – trong đó có Úc, Anh, Canada và Hoa Kỳ – lên án Trung Quốc vì đã bãi nhiệm các nhà lập pháp ở Hong Kong.
Điều này khiến Trung Quốc tức giận và phản ứng bằng cách cảnh báo liên minh phương Tây rằng họ có thể bị trả đũa.
Cũng như Australia, New Zealand có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc và từ lâu đã được Bắc Kinh coi là một ví dụ về những “mối quan hệ đầu tiên” với các nước phương Tây.
Nhưng dưới thời của Thủ tướng Jacinda Ardern, người đã giành được nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 10, nước này đã chỉ trích việc cho vay của Trung Quốc đối với các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, nêu quan ngại về người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc và ủng hộ việc Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bất chấp một cảnh báo từ Bắc Kinh.
Bà Mahuta là người phụ nữ Maori bản địa đầu tiên giữ chức vụ ngoại trưởng New Zealand.
https://www.voatiengviet.com/a/new-zealand-t%E1%BB%8F-%C3%BD-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-l%C3%A0m-tr%E1%BB%8Dng-t%C3%A0i-gi%E1%BB%AFa-%C3%BAc-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c/5700470.html
0 comments