Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 13/11/2020

Friday, November 13, 2020 5:47:00 PM // ,

 Đọc báo Pháp – 13/11/2020

Bầu cử 2020: «Hai nước Mỹ» không thể dung hòa – Trọng Thành

Dịch Covid-19 tiếp tục là chủ đề hàng đầu của hầu hết các báo Pháp hôm nay, 13/11/2020, khi cả nước phải sống trong phong tỏa thêm 2 tuần nữa, theo thông báo của chính phủ. Tình hình hậu bầu cử Mỹ cũng là chủ đề của nhiều bài báo. Chiến thắng của ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden là điều được truyền thông khẳng định, nhưng sức ảnh hưởng gia tăng của tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump trong xã hội Mỹ cũng được đặc biệt chú ý. 

Nhật báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý của nhà báo Alain Frachon mang tựa đề « Kết quả bầu cử cho thấy một điều duy nhất : ‘‘tâm hồn’’ nước Mỹ đang trong cơn ba đào ». Trước cuộc bỏ phiếu, một số người cho rằng cuộc bầu cử này là để « khôi phục lại ‘‘tâm hồn của nước Mỹ’’ », và đây là cuộc cạnh tranh để tìm kiếm một « bản sắc » chung cho nước Mỹ, chứ « không phải cuộc cạnh tranh giữa hai cương lĩnh ». Nếu theo quan điểm này, đã không có ai là người chiến thắng. Cho dù bên Dân Chủ thu được nhiều phiếu phổ thông hơn, Joe Biden được nhiều phiếu đại cử tri hơn, nước Mỹ đã bị phân hóa hết sức sâu sắc.  

« Người hủy diệt » các thể thức dân chủ

Ông Donald Trump đã có thể vui mừng khi thấy 70% cử tri Cộng Hòa cho rằng cuộc bầu cử là « không trung thực, không tự do ». Cho dù cuối cùng các thẩm phán có đưa ra kết luận là họ đã sai lầm khi cho rằng cuộc bầu cử không công bằng, thì đa số cử tri Cộng Hòa vẫn sẽ hoài nghi về « tính hợp pháp của tổng thống Biden ». Tổng thống sắp mãn nhiệm chính là người đã thổi bùng lên nỗi hoài nghi về gian lận bầu cử, nhiều tháng trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, cho dù không đưa ra bằng chứng. Xét theo nghĩa này, ông Trump là « người hủy diệt có hiệu quả » các thể thức dân chủ. 

Nội bộ nước Mỹ đã trở nên đối kháng với nhau hơn bao giờ hết. Một bên tin tưởng chủ thuyết của đảng Cộng Hòa là « trung thành nhất với lý tưởng của những người sáng lập ra nước Mỹ ». Bên kia tin chắc là kỳ vọng cải cách của phe Dân Chủ, mở ra với thế giới, mở ra cho những thay đổi, là « nằm trong bản sắc quốc gia ». Sử gia Simon Shama nói đến « một cuộc nội chiến lạnh, một cuộc chiến tranh tôn giáo » trong lòng nước Mỹ, với hai cách nhìn hoàn toàn đối lập, không thể dung hòa.  

« Nước Mỹ của Trump » và nước Mỹ chống Trump

Vẫn sử gia Simon Shama cho biết trên Financial Times (31/10), « mỗi bên đều tin tưởng là chiến thắng của đối phương đồng nghĩa với việc chấm dứt chế độ chính trị hiện hành của nước Mỹ ». Một tư tưởng gia của học thuyết Trump, cựu chủ tịch Hạ Viện Mỹ, ông Newt Gingrich, khẳng định: « Nước Mỹ của Trump, một bên, và bên kia là liên minh chống Trump, một xã hội ‘‘hậu Hoa Kỳ’’, hai xã hội đó không thể cùng tồn tại. Không có chỗ cho một thỏa hiệp » (The Observer, ngày 08/10). 

Nhà báo Alain Frachon cảnh báo là ông Biden sẽ thiếu đa số để thực hiện được cương lĩnh của mình, bởi cử tri Mỹ không đứng hẳn về phía Dân Chủ. Bên Dân Chủ mất nhiều ghế tại Hạ Viện, cho dù vẫn giữ được đa số, và rất khó dành được đa số tại Thượng Viện. Hàng loạt kế hoạch như tăng thuế các doanh nghiệp, kế hoạch « Xanh », đầu tư cho hạ tầng, mở rộng bảo hiểm y tế chắc chắn sẽ bị ngăn chặn tại Thượng Viện, như từng bị ngăn chặn dưới thời Obama. 

Theo nhà báo Le Monde, một bài học đau đớn cho phe Dân Chủ là có đến một phần ba cử tri gốc Mỹ Latinh và 10% người da đen bỏ phiếu cho Trump, từng tin tưởng là sự thay đổi của thành phần dân số sẽ khiến « tương lai thuộc về họ ». 

Cũng trong bài viết này, nhà báo Alain Frachon chỉ ra bí quyết thành công của ông Trump, là đã một mặt biết cách huy động cả những người được hưởng lợi lớn từ hệ thống kinh tế « siêu tự do » hiện nay, lẫn những người muốn chống lại chính hệ thống đó. 

Nhưng Le Monde cũng chỉ ra thất bại lớn mà ít người nói đến đối với tổng thống sắp mãn nhiệm. Lần đầu tiên một tổng thống Mỹ (kể từ năm 1892) không hề nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri (theo phiếu bầu phổ thông). Ông Trump cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ 30 năm nay không tái đắc cử. Bên cạnh đó, thành công về kinh tế hiện nay của nước Mỹ, thường được nhiều người coi là thành tích của chính quyền Trump, thực ra đã bắt đầu từ các tăng trưởng 7 năm về trước. 

Châu Âu: Nguy cơ đánh giá thấp phong trào ủng hộ Trump

Cũng Le Monde, trên mục Diễn đàn, đăng tải bài phân tích mang tựa đề « Châu Âu rất thường có xu hướng đánh giá thấp thậm chí coi thường phong trào ủng hộ Donald Trump ». Theo tác giả bài viết, nhà chính trị học Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc trung tâm tư vấn German Marshall Fund, thìđây là một « sai lầm », vì chính sách của Joe Biden sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi « sự biến đổi sâu xa » này trong xã hội Mỹ. Trong chính sách với châu Âu, chính quyền Biden sẽ tiếp tục chủ trương « America first / Nước Mỹ trước hết », các cam kết quốc tế của Mỹ sẽ không ổn định, thậm chí có thể bị đảo ngược, và Washington sẽ có thể chỉ xem châu Âu như một công cụ chính trị để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhà chính trị học Alexandra de Hoop Scheffer cũng kêu gọi châu Âu làm sáng tỏ các « ưu tiên chiến lược », để đối phó với sự tồn tại lâu dài của phong trào ủng hộ Trump tại nước Mỹ. 

Học giả Jacques Attali, trong một bình luận trên Les Echos, cũng kêu gọi châu Âu – cho dù hoan hỉ với kết quả bầu cử – đừng vội hài lòng, mà cần thức tỉnh, nhìn nhận ảnh hưởng ngày càng gia tăng của nước Mỹ tại châu Âu về mọi mặt, từ công nghệ, kỹ thuật cho đến văn hóa, hệ giá trị… Theo học giả Pháp, châu Âu cần đưa ra các quyết định chiến lược, khẳng định sự độc lập với Hoa Kỳ, đặc biệt với một nước Mỹ « đang ngày trở nên ít dân chủ hơn ». Tuy nhiên, Jacques Attali cũng nhấn mạnh là dù sao châu Âu và Mỹ vẫn chia sẻ nhiều giá trị chung và lý tưởng chung, kể từ khi Hoa Kỳ lập quốc. Và các giá trị, lý tưởng chung đó hiện đang bị thách thức. 

Biden bình thản 

Vẫn về nước Mỹ, nhiều báo Pháp như Le Monde, chú ý đến thái độ « bình thản » của ông Joe Biden, được coi là tổng thống tân cử theo các kết quả sơ bộ, trước việc chủ nhân Nhà Trắng kiên quyết không chấp nhận thất bại. 

Les Echos đăng tải bài viết của báo Anh Financial Times, mang tựa đề « Donald Trump và sự phân liệt lớn của nước Mỹ ». Báo Anh đặt câu hỏi, với những động cơ gì, ông Trump không thừa nhận thất bại và tiếp tục có những hành động làm suy yếu định chế dân chủ tại Mỹ. Financial Times so sánh điều mà tổng thống sắp mãn nhiệm đang cố gắng làm hiện nay với cuộc phân liệt lớn trong lịch sử Công Giáo, với sự tồn tại song hành « hai giáo hoàng đối địch » vào thế kỷ thứ XIV và XV tại châu Âu.  

Trump tìm kế

Financial Times đặc biệt chú ý đến mưu toan nguy hiểm của tổng thống sắp mãn nhiệm, lệnh cho bộ trưởng Tư Pháp điều tra về cáo buộc gian lận kết quả bầu cử ở các bang tranh chấp, mà kết quả đã được thông báo chính thức. Ông Trump dự đoán có thể thuyết phục chính quyền một số bang tranh chấp gửi đi một danh sách đại cử tri mới, khác với « các đại cử tri » đã được cử tri bầu ra. Và điều này được Hiến pháp Mỹ cho phép, khi để ngỏ cho các bang xác định các quy tắc riêng. Tuy nhiên, theo Financial Times, khả năng này khó xảy ra. 

Nhìn chung, báo Anh tổng kết, cách hành xử của tổng thống sắp mãn nhiệm cho dù không ngăn cản được thất bại của ông, và cũng không ngăn cản được Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46, nhưng có thể làm cho giai đoạn bàn giao quyền lực trở nên hỗn loạn. Financial Times khuyên ông Trump nên « nhanh chóng thừa nhận thất bại ».  

Poll workers : « Những người bảo vệ thầm lặng » nền dân chủ Mỹ

Cũng về bầu cử Mỹ, báo La Croix có bài tổng hợp tựa đề « Các poll workers, những người canh giữ thầm lặng, bảo vệ nền dân chủ » nói về đóng góp thầm lặng của hàng trăm nghìn người Mỹ tình nguyện để bảo đảm cho cuộc bầu cử vừa qua diễn ra minh bạch, công bằng. 

Covid : Nước Pháp trong phong tỏa đợt hai 

Đại dịch Covid là chủ đề của hầu hết các báo Pháp. Sau gần hai tuần phong tỏa lần hai, dịch bệnh tại Pháp có chiều hướng giảm chút ít, nhưng căng thẳng hiện rõ. « Nỗi mệt mỏi của nhân viên ngành y tế » là tựa đề trang nhất của Le Monde. Nhật báo La Croix thì dành chủ đề chính cho việc các bệnh viện đứng trước áp lực phải xem xét lựa chọn bệnh nhân Covid nặng, hay các bệnh nhân nặng khác tại các khoa điều trị tích cực. 

Đối với Les Echos, tia hy vọng loé lên, sau khi thủ tướng Pháp thông báo tiếp tục kéo dài thêm hai tuần phong tỏa, nhưng kể từ ngày 01/12, các cửa hàng « không thiết yếu » có thể mở cửa trở lại. Sau đợt phong tỏa 2 tuần nữa, có nhiều khả năng các biện pháp sẽ được giảm nhẹ, nếu đà lây lan giảm. Theo Les Echos, hiện tại 40% người làm trong khu vực công tại Pháp duy trì chế độ làm việc từ xa. 

Les Echos có bài xã luận mang tựa đề « Xem xét về chiến lược y tế ra khỏi phong tỏa ». Theo Les Echos, chính phủ cần có nhiều biện pháp linh hoạt hơn, để tránh phải rơi vào tình trạng phải lựa chọn chỉ một trong hai phương án: phong tỏa hoàn toàn hay ra khỏi phong tỏa hoàn toàn.  Cũng có nghĩa là một chiến lược chung sống trong nhiều tháng nữa với virus, trước khi tình hình thay đổi. Les Echos hoan nghênh việc Ủy Ban Châu Âu hôm thứ Tư, 11/11, cho biết sẽ lập ra một cơ quan y tế chung của châu Âu, dựa trên mô hình cơ quan y tế Liên bang Mỹ Barda, nhằm chuẩn bị cho các quốc gia thành viên đối phó với các khủng hoảng y tế tương lai, như xây dựng các kho dự trữ dược phẩm chiến lược, cũng như đầu tư cho nghiên cứu phát triển dược phẩm.

« Hold-up » : Thành công đáng sợ của một bộ phim 

Vẫn về Covid-19, nhưng Libération dành hồ sơ chính để giới thiệu về bộ phim tài liệu Hold-up, vừa xuất hiện trên mạng hai ngày, nhưng đã được hưởng ứng rất mạnh mẽ. Hold-up là một bộ phim tố cáo « một tổ chức thao túng toàn cầu », do một thế lực chính trị lập ra, để điều khiển dân chúng, khiến người dân trên toàn cầu tin tưởng là có một đại dịch Covid-19, trong lúc dịch bệnh này hoàn toàn là do các phương tiện truyền thông và giới chính trị dựng lên. Xã luận Libération, mang tựa đề « Hoài nghi », cho rằng đây là một bộ phim « thành công », nhưng thành công này là đáng sợ, bởi cho thấy lối suy nghĩ theo « thuyết âm mưu » đang có khả năng chi phối một bộ phận lớn xã hội như thế nào. 

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201113-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-2020-hai-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-dung-h%C3%B2a

Tin tổng hợp

(AFP) – TikTok hiểm vẫn được hoạt động tại Mỹ.

Ứng dụng video trên mạng TikTok vẫn tiếp tục được hiện diện trên mạng xã hội tại Mỹ sau khi hôm qua, 12/11/2020, chính quyền Donald Trump hoãn thi hành sắc lệnh cấm mạng xã hội có nguồn gốc Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo thông báo của bộ Thương Mại Mỹ, lệnh cấm ứng dụng thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc ByteDance vì các cáo buộc ứng dụng này là công cụ gián điệp của Bắc Kinh «  sẽ chưa có hiệu lực để chờ các tiến triển mới về pháp lý ». Hiện tại chủ nhân của TikTok vẫn đang nỗ lực tiến hành các hoạt động pháp lý để được quyền hiện diện tại Hoa Kỳ.

(AFP) – Bắc Macedonia giành vé dự EURO.

Với chiến thắng 1-0 trước Gruzia tối qua, 12/11/2020, đội bóng của đất nước nhỏ bé này đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên giành chiếc vé dự giải vô địch bóng đá châu Âu. Tối qua, bất chấp các biện pháp phòng dịch Covid-19, hàng nghìn người dân thủ đô Skopje đã đổ ra đường reo hò, đốt pháo, bấm còi xe để ăn mừng chiến công của đội tuyển quốc gia. Bắc Macedonia là tên cách đây 2 năm mới được đặt chính thức cho vùng đất Balkan nhỏ bé có chưa đầy 2 triệu dân, bao nhiều năm nay sống trong chiến sự tranh giành chủ quyền. 

(AFP) – Nhật Bản: Mở phiên tòa dân sự Nissan kiện Carlos Ghosn.

Phiên xét xử của tòa án Yokohama, nơi đóng trụ sở chính của Nissan được mở hôm nay, 13/11/2020, theo đơn kiện dân sự của tập đoàn xe hơi Nhật đòi cựu tổng giám đốc của liên doanh Nissan- Renault bồi thường thiệt hại 10 tỷ yen ( khoảng 80 triệu euro). Bị truy tố tại Nhật vì nhiều vụ biển thủ công quỹ, ông Ghosn đã trốn khỏi Nhật về Liban hồi cuối năm 20119 trong một vụ đào thoát ngoạn mục để tránh bị xét xử hình sự. Từ đó đến nay ông luôn kêu oan.

(AFP) – Pháp: Một thủ lãnh quân sự của Al Qaida bị tiêu diệt tại Mali.

Theo nguồn tin quân đội Pháp ngày 13/11/2020, Ba Ag Moussa, một thủ lãnh phụ trách tác chiến của quân khủng bố có liên hệ với Al Qaida đã bị bắn hạ trong một chiến dịch quân sự do lực lượng Barkhane của Pháp tiến hành. Nhân vật này được cho là tác giả của nhiều vụ tấn công khủng bố tại Mali từ nhiều năm qua.

(AFP) – Miến Điện: Đảng của bà Aung San Suu Kyi chiếm đa số ở Quốc Hội.

Đây là kết quả chính thức của cuộc bỏ phiếu tổng tuyển cử hôm Chủ Nhật 08/11, được công bố ngày 13/11/2020. Với con số 322 trong tổng số 412 ghế tại Quốc Hội, Đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi có thể tiếp tục điều hành đất nước thêm 5 năm nữa.

(Reuters) – Philippines: Bão tố làm 39 người chết, hàng chục người mất tích.

Cơn bão Vàm Cỏ sẽ đến Việt Nam vào ngày thứ Bảy 14/11/2020 sau khi tàn phá đảo Luzon của Philippines. Tổng kết thiệt hại sơ bộ cho biết có 39 nạn nhân tử vong, không kể hàng chục người mất tích và hàng chục ngàn ngôi nhà bị hư hại.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201113-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới 13/11:

Chính quyền Trump cấm đầu tư vào Trung Quốc;

Thêm cáo buộc gian lận phiếu ở Michigan

Lục Du

Mục Điểm tin thế giới, thứ Sáu (13/11), của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Nhật -Úc ký thỏa thuận hợp tác quân sự. Theo đó, thỏa thuận này tạo điều kiện cho các cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước, nhằm tăng cường quan hệ đối tác và thể hiện sự đoàn kết chống lại chủ nghĩa bành trướng trên biển của chính quyền Trung Quốc.

Anh cáo buộc Trung Quốc phá hiệp ước song phương. Hôm thứ Năm (12/11), London nói Bắc Kinh thực hiện điều này thông qua việc áp đặt các quy tắc để loại những nghị sĩ được người dân Hồng Kông bầu chọn, đồng thời cảnh báo chính quyền Trung Quốc rằng chính phủ Anh sẽ có phản ứng bằng các lệnh trừng phạt.

Chính phủ Mỹ cấm đầu tư vào Trung Quốc. Hôm thứ Năm (12/11), chính quyền Trump đã công bố một lệnh hành pháp cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc do quân đội của Bắc Kinh kiểm soát.

Giáo hoàng Phanxicô gửi lời chúc tới ông Biden. Bất chấp bầu cử Mỹ vẫn chưa kết thúc và phe Dân chủ đang phải đối mặt với hàng loạt bằng chứng gian lận phiếu bầu, người đứng đầu Vatican đã gửi lời “chúc mừng và an lành” tới “Tổng thống đắc cử” Joe Biden trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm (12/11).

Thêm cáo buộc gian lận phiếu ở Michigan. Trung tâm Tư pháp Great Lakes đã thuật lại lời khái của nhân chứng là các nhân viên phòng phiếu nói rằng “khoảng 40.000” phiếu bầu không an toàn đã được các phương tiện đáng ngờ đưa đến cơ sở kiếm phiếu duy nhất ở thành phố Detroit. Great Lakes cho biết, lô phiếu này được “đếm bằng miệng và chỉ chuyển kết quả cho ứng viên của đảng Dân chủ”.

Luật sư của ông Trump tố cáo Bắc Kinh can thiệp bầu cử. Ông Lin Wood vừa tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm việc này bằng hệ thống máy kiểm phiếu Dominion, vốn có xuất xứ từ Trung Quốc (Chi tiết).

Ông Trump nói 2,7 triệu phiếu bầu cho ông bị hủy. Hôm thứ Năm (12/11) người đứng đầu Chính phủ Mỹ nói rằng số phiếu này bị hủy bởi phần mềm của máy kiểm phiếu Dominion xuất xứ Trung Quốc (Chi tiết).

Bang Pennsylvania tiếp tục bị tố gian lận phiếu bầu. Luật sư Rudy Giuliani hôm thứ Tư (11/11) cáo buộc khoảng 650.000 lá phiếu bất hợp pháp đã được đếm ở thành phố Philadelphia và Pittsburgh thuộc bang chiến địa Pennsylvania, nơi truyền thông cánh tả loan tin rằng ông Biden đã giành chiến thắng (Chi tiết).

Giám đốc NASA sẽ từ chức nếu Biden đắc cử. Ông Jim Bridenstine nói rằng “Tôi nghĩ, tôi sẽ không hợp với chính quyền của Biden”. Theo người đứng đầu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ những điều mà NASA có được và mang lại lợi ích cho xã hội quan hệ thân thiết với tổng thống của đất nước, đồng thời người đứng đầu cơ quan này phải hoàn toàn được chính quyền tin tưởng (Chi tiết).

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-13-11-chinh-quyen-trump-cam-dau-tu-vao-trung-quoc-them-cao-buoc-gian-lan-phieu-o-michigan.html

Điểm tin thế giới 14/11:

TT Trump tự tin

 sẽ giành được 270 phiếu Đại cử tri

Quý Khải

Mục lục bài viết

TT Trump tự tin sẽ giành được 270 phiếu Đại cử tri

Cố vấn Tòa Bạch Ốc: ‘Tổng thống Trump đã thắng’

Trung Quốc đe dọa đáp trả Mỹ vì bình luận về Đài Loan

Ấn Độ – Pakistan đấu súng dữ dội, ít nhất 15 người chết

Đảng Cộng hòa đang nỗ lực ngăn phe Dân chủ biến Mỹ thành nước XHCN

Chuyên gia: ĐCSTQ lợi dụng đại dịch để tác động tới bầu cử Mỹ

TT Trump cáo buộc 2,7 triệu phiếu bầu cho ông bị hủy

Chiến thắng pháp lý cho TT Trump tại Pennsylvania

TT Trump hành động như chắc chắn tái đắc cử, quyết tâm bảo vệ Hiến pháp và đất nước

Tổng thống Mexico một lần nữa từ chối chúc mừng Biden

TT Trump chiếm thế thượng phong, hơn Biden 5 phiếu đại cử tri

TT Trump ký lệnh chấm dứt đầu tư vào các công ty dính líu đến quân đội Trung Quốc

Trung Quốc gửi lời chúc mừng tổng thống đắc cử tự nhận Biden

Thẩm phán Trung Quốc trúng cử ghế Tòa án quốc tế

Mục Điểm tin thế giới, thứ Bảy (14/11), của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

TT Trump tự tin sẽ giành được 270 phiếu Đại cử tri

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Examiner hôm thứ Sáu (13/11), Tổng thống Donald Trump tự tin rằng ông sẽ nhận được 270 phiếu Đại cử tri đoàn khi tất cả các chiến dịch pháp lý và việc kiểm đếm được hoàn tất. 

Cố vấn Tòa Bạch Ốc: ‘Tổng thống Trump đã thắng’

Trao đổi với Fox Business hôm 13/11, Cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro nói rằng chính quyền TT Trump vẫn đang hoạt động như thể chuẩn bị bước sang nhiệm kỳ thứ hai. “Chúng tôi nghĩ rằng Tổng thống đã thắng cuộc bầu cử này”, ông Navarro nhấn mạnh.

Trung Quốc đe dọa đáp trả Mỹ vì bình luận về Đài Loan

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 12/11 nói “Đài Loan không phải một phần Trung Quốc”, điều này ngay lập tức khiến Bắc Kinh tức giận. Với phong cách ngoại giao sói chiến quen thuộc, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh Đài Loan là một phần không thể xâm phạm của nước này và Pompeo đang gây thêm tổn hại tới quan hệ Trung – Mỹ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đài Loan sau đó cho biết hòn đảo “cảm ơn sự ủng hộ của Ngoại trưởng Pompeo”. Giới chức Đài Loan sẽ tới thủ đô Washington vào tuần tới để đàm phán kinh tế, động thái sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ, theo Reuters.

Ấn Độ – Pakistan đấu súng dữ dội, ít nhất 15 người chết

Theo đó, Lực lượng Ấn Độ và Pakistan dùng súng cối và nhiều loại vũ khí tấn công lẫn nhau tại một số khu vực dọc theo Đường Kiểm soát tại Kashmir, biên giới chưa phân định giữa hai nước trong một cuộc đấu súng mà phía Ấn Độ miêu tả là “đặc biệt dữ dội”. Các quan chức ở Srinagar và New Delhi cho biết, vụ đấu súng nổ ra sau khi quân đội Ấn Độ ngăn hoạt động xâm nhập từ phía Pakistan tại khu vực phía bắc Kashmir. Giới chức Ấn Độ cho biết 6 dân thường, ba binh sĩ và một biên phòng thiệt mạng. Trong khi đó, Pakistan cho biết 4 dân thường và 1 binh sĩ nước này thiệt mạng, theo Reuters.

Đảng Cộng hòa đang nỗ lực ngăn phe Dân chủ biến Mỹ thành nước XHCN

Phát biểu trên chương trình “America Newsroom” của Fox News hôm thứ Tư (11/11), Thượng nghị sĩ (TNS) John Kennedy cho rằng đảng Cộng hòa cần thắng ở bang Georgia. Vì nếu đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Thượng viện thì đảng thiên tả này sẽ thực hiện chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa của mình. “Người dân Mỹ phải quyết định: chúng ta sẽ sống trong một nền dân chủ hay chủ nghĩa xã hội”, ông Kennedy nói. (chi tiết)

Chuyên gia: ĐCSTQ lợi dụng đại dịch để tác động tới bầu cử Mỹ

Trao đổi tại chương trình “Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ (American Thought Leaders)” của tờ The Epoch Times ngày 10/11, Robert Spalding – tác giả cuốn sách “Cuộc chiến trộm cắp: Cách Trung Quốc nắm quyền kiểm soát trong khi giới tinh hoa nước Mỹ đang ngủ” – nhận định chế độ Trung Quốc lợi dụng sự lây lan toàn cầu của virus viêm phổi Vũ Hán để gây bất ổn cho Hoa Kỳ – và cuối cùng là tác động đến cuộc bầu cử tổng thống. Đặc biệt hệ thống máy đếm lỗi Dominion cũng tích hợp một phần mềm hoặc phần cứng xuất xứ từ Trung Quốc. (chi tiết).

TT Trump cáo buộc 2,7 triệu phiếu bầu cho ông bị hủy

Tổng thống Trump cuối hôm thứ Năm (12/11 theo giờ VN) trên Twitter cá nhân đã cáo buộc phần mềm bầu cử Dominion đã xóa đến 2,7 triệu phiếu bầu cho ông trên toàn quốc. (chi tiết)

Chiến thắng pháp lý cho TT Trump tại Pennsylvania

Một thẩm phán Pennsylvania đã ra phán quyết ủng hộ chiến dịch tranh cử của Trump hôm thứ Năm (12/11 theo giờ Mỹ), khi cho rằng tiểu bang không nên tính các phiếu bầu của các cử tri cần cung cấp bằng chứng nhận dạng và đã không thực hiện trước ngày 9/11, theo Fox News.

TT Trump hành động như chắc chắn tái đắc cử, quyết tâm bảo vệ Hiến pháp và đất nước

Ông Trump đang dọn dẹp Bộ Quốc phòng khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, loại bỏ các nhân vật phản diện khác và thay thế họ bằng những người yêu nước, những người sẽ bảo vệ nước Mỹ. Đó không phải là hành vi của một tổng thống biết mình sẽ thất cử, JD Heyes phân tích trên Newstarget. (chi tiết)

Tổng thống Mexico một lần nữa từ chối chúc mừng Biden

Sound of hope dẫn lời ông Lopez Obrador nói: “Chúng tôi không phải là con rối của bất kỳ chính phủ nước ngoài nào… “Tổng thống Lopez Obrador là một trong số ít các nguyên thủ quốc gia chưa chúc mừng “chiến thắng” của ông Joe Biden. (chi tiết)

TT Trump chiếm thế thượng phong, hơn Biden 5 phiếu đại cử tri

Nếu loại bỏ các phiếu đại cử tri tại các tiểu bang đang tranh chấp pháp lý và kiểm lại phiếu bầu, thì ông Trump với 232 phiếu, trên thực tế đang dẫn trước ông Biden 5 phiếu đại cử tri, tức 227, theo The Epoch Times. Đó là điều truyền thông cánh tả sẽ không cho bạn biết. (chi tiết

TT Trump ký lệnh chấm dứt đầu tư vào các công ty dính líu đến quân đội Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump ngày 12/11 đã nối tiếp chính sách “cứng với ĐCSTQ” khi ban hành lệnh hành pháp chấm dứt đầu tư vào các công ty Trung Quốc có dính líu với quân đội Trung Quốc, vì lo ngại an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Hoa Kỳ bị đe dọa, theo The Epoch Times. (chi tiết)

Trung Quốc gửi lời chúc mừng tổng thống đắc cử tự nhận Biden

Trung Quốc hôm nay đã gửi lời chúc mừng Tổng thống đắc cử tự nhận Joe Biden, người đã đơn phương tuyên bố chiến thắng bất chấp các kết quả kiểm phiếu và cáo buộc gian lận bầu cử chưa ngã ngũ, theo Reuters. (chi tiết)

Thẩm phán Trung Quốc trúng cử ghế Tòa án quốc tế

AP đưa tin, ứng cử viên Xue Hanqin của Trung Quốc ngày 12/11 đã trúng cử ghế thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). Với lịch sử đàn áp nhân quyền dày đặc và một xã hội không kiện toàn luật pháp như tại đại lục, việc Trung Quốc trúng cử các vị trí thẩm phán trong các tổ chức quốc tế luôn làm dấy lên lo ngại của dư luận. (chi tiết)

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-14-11-tt-trump-tu-tin-se-gianh-duoc-270-phieu-dai-cu-tri.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.