Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/11/2020

Friday, November 13, 2020 5:36:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 13/11/2020

Biden chiến thắng tại Arizona, nhưng Trump vẫn không công nhận thất cử

Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden củng cố thắng lợi bầu cử của ông sau khi chiếm được bang chiến trường Arizona vào chiều tối thứ Năm 12/11, nhưng tiến trình chuyển quyền sang chính phủ Biden vẫn trì trệ giữa lúc Tổng Thống Trump tiếp tục khước từ, không chấp nhận thất cử.

Ông Biden được dự phóng đắc cử tại Arizona sau hơn một tuần kiểm phiếu, nhóm nghiên cứu Edison Research cho biết. Ông trở thành ứng cử viên tổng thống thứ nhì của Đảng Dân chủ giành thắng lợi tại Arizona trong 7 thập niên, một bang theo truyền thống vẫn thuộc Đảng Cộng hòa.

Thắng lợi của ông Biden ở Arizona giúp ông đạt được tổng cộng 290 phiếu đại cử tri, vượt con số 270 phiếu quyết định ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trước Arizona, ông Biden đã vượt mốc 270 phiếu đại cử tri để thắng cử, đặt ông trên con đường hướng tới lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 năm 2021. Thêm 11 phiếu cử tri đoàn của bang Arizona đã tăng khoảng cách, khiến cho bất cứ thách thức nào của Tổng thống Trump càng xa tầm với.

Ngoài ra, ông Biden còn dẫn trước tại bang Georgia tới 14.000 phiếu và hầu như chắc chắn sẽ vượt qua cuộc tái kiểm phiếu ở bang này. Trên toàn quốc, ông Biden dẫn trước ông Trump hơn 5,3 triệu phiếu phổ thông, tương đương với tỷ lệ 3,4%.

Ông Trump của Đảng Cộng hòa nói mà không có bằng chứng rằng ông là nạn nhân của gian lận bầu cử diện rộng, nhưng các thách thức pháp lý của ông đã thất bại trước tòa, khi các giới chức bầu cử cấp tiểu bang báo cáo không có bất thường nghiêm trọng nào trong tiến trình bầu cử.

Việc Tổng Thống Trump tiếp tục khước từ, không chấp nhận thất cử đã làm trì trệ tiến trình chuyển quyền sang chính phủ mới. GSA, cơ quan liên bang đặc trách tài trợ cho các hoạt động của tổng thống tân cử, vẫn chưa công nhận chiến thắng của ông Biden.

Người được ông Biden chọn làm Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, Ron Klain, hôm 12/11 nói với đài MSNBC rằng khởi sự tiến trình chuyển tiếp đặc biệt thiết yếu ngay bây giờ, vì chính phủ Biden sẽ thừa kế và lập tức tiếp tục chiến dịch chủng ngừa chống virus corona chủng mới ngay từ lúc ông nhậm chức.

Ông Klain nói bất chấp những trở ngại, ông Biden sẽ ký “một loạt” sắc lệnh và gửi sang quốc hội các biện pháp ưu tiên cao nhất ngay trong ngày đầu tại chức.

“Ông Biden sẽ có một ngày làm việc bận rộn, rất rất bận rộn trong ngày đầu tiên tại chức,” ông Klain nói. Ông nêu lên một số vấn đề mà ông Biden sẽ xử lý ngay trong ngày 20/1/2021, gồm: phục hồi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cải cách di trú, củng cố luật chăm sóc sức khỏe “Obamacare”, và bảo vệ môi trường.

Dự kiến ông Biden sẽ lại gặp gỡ các cố vấn trong ủy ban chuyển tiếp trong ngày hôm nay, thứ Sáu 13/11, để vạch ra hướng tiếp cận của ông để đối phó với đại dịch Covid-19, đồng thời chuẩn bị đề cử những người sẽ nắm các vị trí hàng đầu trong chính phủ mới, kể cả các bộ trưởng nội các.

Chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa

Đa số các chính khách Đảng Cộng hòa công khai hậu thuẫn quyền của Tổng Thống Trump theo đuổi các thách thức pháp lý, và từ chối công nhận ông Biden là người đắc cử. Nhưng đã có nhiều dấu hiệu bất đồng xuất hiện hôm thứ Năm 12/11.

Các thành viên Đảng Cộng hòa như Thống đốc Ohio Mike DeWine, Thống đốc New Hampshire Chris Sununu, và ông Karl Rove, cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống George W. Bush, nói ông Biden phải được đối xử như tổng thống tân cử của Mỹ.

Trong khi chờ đợi, nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác khẳng định chính phủ của Tổng Thống Trump nên để ông Biden nhận báo cáo tình báo mật, mặc dù họ không công khai công nhận ông Biden đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống.

Thông thường, vị tổng tư lệnh quân đội tương lai của Mỹ phải được báo cáo tin mật hàng ngày để bảo đảm an ninh quốc gia trong thời gian chuyển tiếp.

Nhiều thành viên Đảng Dân chủ đã đồng loạt công kích Tổng Thống Trump, và những đảng viên Cộng Hòa bao che ông, là “phương hại tới các định chế quốc gia”. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “60 Minutes” của đài CBS hôm Chủ nhật, cựu Tổng thống Barack Obama nói các thành viên Đảng Cộng hòa đang trên một “con đường nguy hiểm” khi họ hậu thuẫn cho những cáo buộc vô căn cứ của ông Trump là có gian lận bầu cử.

https://www.voatiengviet.com/a/biden-chien-thang-tai-arizona-nhung-tump-van-khong-cong-nhan-that-cu/5659543.html

Quan chức bầu cử Mỹ bác bỏ

cáo buộc của Trump về gian lận

Các quan chức ủy ban bầu cử liên bang Hoa Kỳ đã nói rằng cuộc bỏ phiếu vào Nhà Trắng năm 2020 là “an toàn nhất lịch sử Mỹ” – bác bỏ các cáo buộc về gian lận của Tổng thống Donald Trump.

“Không có bằng chứng cho thấy hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa bỏ, làm mất phiếu bầu, thay đổi phiếu hoặc bị xâm phạm theo bất kỳ hình thức nào,”ủy ban thông báo. 

Bầu cử Mỹ 2020: So sánh với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida

Bầu cử Mỹ: Kết quả có thể được quyết định tại tòa án?

Ủy ban đã lên tiếng sau khi ông Trump tuyên bố vô căn cứ rằng có 2,7 triệu phiếu bầu cho ông đã bị “xóa” trong cuộc bầu cử diễn ra tuần trước.

Tới giờ, ông Trump vẫn chưa thừa nhận người chiến thắng dự kiến Joe Biden của đảng Dân chủ.

Giới chức bầu cử nói gì?

Một đơn vị của Bộ An ninh Nội địa làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các hệ thống bỏ phiếu của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 đã đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Năm.

Ủy ban của Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở hạ tầng (Cisa) cho biết: “Mặc dù chúng tôi biết có nhiều tuyên bố vô căn cứ cũng như cơ hội tung thông tin sai lệch về quá trình bầu cử, nhưng chúng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính bảo mật và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử và các bạn cũng nên như vậy,”

“Khi bạn có câu hỏi, hãy gửi đến các quan chức bầu cử, những người tiếng nói đáng tin cậy vì họ điều hành các cuộc bầu cử.”

Theo hãng tin Reuters, người đứng đầu Cisa, Christopher Krebs, cho biết ông dự kiến ​​sẽ bị chính quyền Trump sa thải.

Có tin tức rằng ông Krebs đã khiến Nhà Trắng phật lòng từ vụ một trang web của Cisa có tên là Kiểm soát Tin đồn, chuyên vạch trần những thông tin sai lệch về bầu cử.

Hôm thứ Năm, ông Krebs đã chia sẻ một bài đăng của chuyên gia về luật bầu cử có nội dung: “Xin đừng tweet lại những tuyên bố ngông cuồng và vô căn cứ về máy bỏ phiếu, ngay cả khi là do tổng thống đưa ra.”

Trợ lý giám đốc Bryan Ware của Cisa đã từ chức hôm thứ Năm. Theo Reuters, Nhà Trắng đã yêu cầu ông thôi việc vào đầu tuần này.

Vài giờ trước khi tuyên bố được đưa ra, ông Trump đã tweet rằng phần mềm bỏ phiếu được sử dụng ở 28 tiểu bang đã xóa hàng triệu phiếu bầu cho ông, nhưng không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố chấn động này, có vẻ nó bắt nguồn từ mạng truyền hình ít người biết đến có tên One America News.

Tuyên bố này có liên quan đến việc đếm sai số phiếu bầu ở một quận Michigan mà ban đầu nghiêng về phía ông Biden nhưng sau đó đã được sửa lại theo chiều có lợi cho Tổng thống Trump vào ngày 6 /11.

Các quan chức bầu cử tiểu bang thừa nhận có việc này và nói rằng đây là lỗi của con người, chứ không phải do trục trặc phần mềm.

Đảng Cộng hòa phản ứng như thế nào?

Một số lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng ở các đảng viên Cộng hòa đang ủng hộ lời kêu gọi rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden phải được tiếp cận báo cáo tóm lược thông tin tình báo hàng ngày.

Lindsey Graham, đồng minh chủ chốt của Trump, nằm trong số những người nói rằng ông Biden nên được nhận báo cáo mật dành cho tổng thống, điều vốn là thường lệ đối với tổng thống sắp nhậm chức.

Nhưng hầu hết các đảng viên Cộng hòa trong lưỡng viện đều đứng về phía ông Trump và từ chối công nhận chiến thắng của ông Biden.

Kết quả đã được truyền thông Hoa Kỳ xướng lên vào cuối tuần trước nhưng một số bang việc đếm phiếu vẫn tiếp tục.

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất

Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng bài phát biểu của TT Donald Trump

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, thuộc Đảng Dân chủ nói “màn xiếc vô lý” ý chỉ đại dịch virus corona đang bị bỏ mặc, và bà cùng các thành viên Đảng Dân chủ hàng đầu khác kêu gọi các đảng viên Cộng hòa “chấp nhận sự thật”.

Từ 10 đến 20 đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội hiện đã chúc mừng ông Biden hoặc chấp nhận việc phải có những động thái cho sự chuyển giao quyền lực. Nhưng hầu hết vẫn chưa công nhận chiến thắng của tổng thống đắc cử.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Coons nói với CNN rằng một số đảng viên Cộng hòa đã đề nghị ông thay mặt họ chúc mừng ông Biden vì họ cảm thấy không thể công khai làm việc này.

Thượng nghị sĩ Graham nằm trong số những người nói rằng ông Biden nên được nhận tài liệu mật dành cho tổng thống hàng ngày. Chuck Grassley, John Cornyn và John Thune cũng đồng ý, mặc dù Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng ông Biden “hiện không phải là tổng thống” và vẫn nên chờ.

Tại sao đảng Cộng hòa chần chừ?

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện thuộc đảng Dân chủ – Chuck Schumer cho biết họ “cố tình làm dấy lên nghi ngờ về cuộc bầu cử của chúng ta không vì lý do gì ngoài việc sợ Donald Trump”.

Các phóng viên phụ trách mảng quốc hội nói rằng các nhà lập pháp cũng không muốn chọc giận những người ủng hộ Trump, vì ông vừa giành được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào từ trước đến nay, dù ông được dự đoán sẽ thua cuộc.

Tại sao thành viên đảng Cộng hòa im tiếng về kết quả bầu cử?

Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?

Các nhân vật quan trọng trong đảng được cho là đang ôm hy vọng ông Trump sẽ giúp vận động hai cuộc bầu cử cuối cùng của Thượng viện vào tháng Giêng tới tại Georgia. Cuộc bầu cử này sẽ quyết định liệu đảng Cộng hòa có tiếp tục giữ được quyền kiểm soát thượng viện hay không.

Ông Biden hơn ông Trump 5,2 triệu phiếu – khoảng 3,4% – và có đủ số phiếu đại cử tri cần thiết trong Cử tri đoàn của từng bang để đảm nhận cương vị tổng thống.

Tổng thống Trump vẫn kín tiếng kể từ cuộc bầu cử.

Có những tin tức cho rằng ông Trump đã nói với bạn bè mình ông muốn mở một công ty truyền thông kỹ thuật số để tiếp quản kênh bảo thủ Fox News, hãng tin vốn ủng hộ toàn diện giờ khiến ông thấy thiếu hụt.

Theo CBS News – đối tác của BBC tại Mỹ, ông Trump cũng đang công khai thảo luận về một chiến dịch có thể diễn ra vào năm 2024 để tái đắc cử tổng thống.

Biden đã làm gì?

Hôm thứ Năm, ông Biden đã nói chuyện với Giáo hoàng Francis, người gửi đến ông “những lời chúc phúc và lời chúc mừng”. Ông Biden sẽ là tổng thống theo Công giáo thứ hai của Hoa Kỳ.

Ông cũng đã nói chuyện với lãnh đạo đảng Dân chủ tại Quốc hội về sự cần thiết của một gói kích cầu virus corona khi số ca nhiễm hàng ngày tăng lên mức kỷ lục mới với hơn 150.000 trường hợp.

Ông đã dành cả ngày để bàn thảo với nhóm chuyển tiếp của mình ở Wilmington, Delaware, nơi ông lên kế hoạch cho các cuộc họp nội các.

Joe Biden ‘tiếp tục chuẩn bị làm tổng thống, bổ nhiệm chánh văn phòng Nhà Trắng’

Bầu cử Mỹ: Kết quả có thể được quyết định tại tòa án?

Hôm thứ Tư, ông đã chọn đặc vụ kỳ cựu của đảng Dân chủ – Ron Klain làm chánh văn phòng Nhà Trắng của mình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54927483

Bầu cử Mỹ 2020 : Nhiều cơ quan an ninh

xác quyết không có gian lận

Tú Anh

Trong bối cảnh tổng thống mãn nhiệm Donald Trump khăng khăng từ chối công nhận thất c, các cơ quan đặc trách an ninh tuyển cử tuyên bố « không có bằng chứng » bầu cử bị tin tặc phá hoại. Trong khi đó, ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden giành được bang  Arizona, chiếm đa số tuyệt đối đại cử tri và Bắc Kinh đã chính thức « chúc mừng tổng thống tân cử Hoa Kỳ », sau một tuần dè dặt.

« Bầu cử ngày 03/11 là cuộc đầu phiếu chắc chắn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ » cho dù là « đối tượng của một chiến dịch bóp méo thông tin và cáo buộc không cơ sở ». Trên đây là nội dung bản thông cáo của nhiều cơ quan bầu cử địa phương và liên bang, trong đó có cơ quan an ninh mạng và an ninh hạ tầng (CISA), trực thuộc bộ An ninh Nội địa . Một cách cụ thể, thông cáo nhấn mạnh « không có một chứng cớ nào cho thấy hệ thống bầu cử đã xóa, làm mất, đánh tráo lá phiếu, hay bị tin tặc dưới bất cứ hình thức nào ».

Theo AFP, trước khi bản thông cáo được công bố, trên mạng Twitter, tổng thống Donald Trump còn chia sẻ một tin đồn là có đến 2,7 triệu phiếu ủng hộ ông đã bị xóa.

Arizona bầu cho Joe Biden

Thất bại về mặt truyền thông, tổng thống mãn nhiệm còn bị đối thủ bỏ xa thêm, mất hết cơ may đảo ngược tình thế : Joe Biden chiến thắng ở bang Arizona, với 11 đại cử tri, theo kết quả kiểm phiếu vừa công bố. Theo viện Edision Research, với 290 đại cử tri, cựu phó tổng thống Joe Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Donald Trump dù có thắng ở hai bang còn lại là North Carolina và Georgia, thêm được 31 đại cử tri, thì cũng không thay đổi gì.

Trung Quốc chúc mừng tổng thống tân cử

Một tuần sau khi truyền thông Mỹ loan tin Joe Biden đắc cử, chính quyền Trung Quốc mới gởi lời chúc mừng tổng thống tân cử. Trong cuộc họp báo ngày 13/11/2020, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố « Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của nhân Mỹ và chúc mừng ông Biden và bà Harris ».

Trong một diễn biến khác, hôm qua, tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh chận đầu tư Mỹ vào các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội và chính quyền Hoa lục.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201113-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-2020-nhi%E1%BB%81u-c%C6%A1-quan-an-ninh-x%C3%A1c-quy%E1%BA%BFt-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-gian-l%E1%BA%ADn

« Poll Workers »: Những người bảo vệ

thầm lặng nền dân chủ Mỹ

Trọng Thành

Trong lúc tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump liên tục cáo buộc bầu cử gian lận, nhưng không đưa ra được bằng chứng, nhật báo Pháp La Croix ngày 13/11/2020, có bài viết giới thiệu về công việc thầm lặng của các poll workers, « những người bảo vệ nền dân chủ Mỹ ». 

La Croix trước hết đưa độc giả đến với một quận ở Pennsylvania, nơi Liz Brooks, 63 tuổi, làm việc với tư cách tình nguyện viên tại một địa điểm bỏ phiếu. Tiếp đón cử tri đến bầu, giám sát các văn phòng, kiểm tra danh tính cử tri… Những người tình nguyện này, nhận được một khoản đài thọ rất nhỏ, có trách nhiệm bảo đảm cuộc bỏ phiếu diễn ra tốt. 

Các quy định đối với những người làm việc tại các phòng bỏ phiếu là khác nhau, tùy theo mỗi bang, thậm chí tùy theo mỗi quận. Tuy nhiên có một điểm chung là, «  trước khi mở cửa phòng phiếu, tất cả đều tuyên thệ sẽ làm tất cả để tránh xảy ra gian lận. Đây là một thời điểm quan trọng », theo lời cô Kaya Rodrigues, 18 tuổi, tình nguyện viên bầu cử, tại Las Vegas. 

Trở lại với phòng bỏ phiếu ở Philadelphia, nơi Liz Brooks làm việc. Ngày bầu cử 03/11, Liz Brooks cùng một số tình nguyện viên khác đảm nhiệm việc quản lý việc ghi tên của cử tri dưới sự giám sát của một « người phụ trách bầu cử », được cử tri bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm. Những tình nguyện viên được giao nhiệm vụ kiểm tra các « máy bỏ phiếu ». 

Máy bỏ phiếu, là nơi mà cử tri đưa ra lựa chọn, bằng cách chạm tay vào bề mặt màn hình.  Việc sử dụng máy bỏ phiếu bắt đầu được phổ biến rộng rãi, kể từ sau vụ bê bối phiếu bầu tại bang Florida năm 2000, do máy đục lỗ phiếu bầu cho ra kết quả sai lớn. Tuy nhiên, do máy bỏ phiếu đắt tiền (khoảng 3.000 đô la), nhiều quận trở lại với giải pháp thủ công, hỗn hợp. Cụ thể là vừa điền phiếu bằng tay, vừa chụp lại lá phiếu bằng scanner. 

Theo tình nguyện viên phụ trách bầu cử Liz Brooks, đây là một quy trình bỏ phiếu rất đáng tin cậy, bởi một mặt, có được bản gốc bằng giấy, mặt khác, máy có thể ngay lập tức kiểm tra xem cử tri có điền đúng vào phiếu bầu không, và nếu không, người bỏ phiếu có cơ hội chỉnh lại phiếu bầu. Kết quả sau đó được ghi lại vào thẻ điện tử, rồi chuyển về một trung tâm lưu trữ. 

La Croix đặt câu hỏi : Liệu gian lận bầu cử quy mô lớn có thể xảy ra như ông Donald Trump tuyên bố không? Tổng thống sắp mãn nhiệm đặc biệt nghi ngờ về độ tin cậy của 64 triệu phiếu bầu qua bưu điện, thường đa số ủng hộ bên Dân Chủ. 

Tuy nhiên, theo La Croix, các phiếu bầu đi qua con đường này được quản lý nghiêm ngặt. Nhiều quan sát viên trung lập hoặc đại diện các đảng phái có thể tham gia vào việc kiểm phiếu tại các văn phòng trung tâm. Về phần mình, các poll workers – tình nguyện viên bầu cử- kiểm tra danh tính, để không cử tri nào có thể bỏ phiếu hai lần. Thậm chí tại 18 bang nước Mỹ, các tình nguyện viên bầu cử còn phải tiếp xúc lại với cử tri, để thẩm định xem chữ ký trong thư gửi qua bưu điện có đúng là chữ ký của công dân này hay không. 

Theo giáo sư Natalie Scala, Đại học Towson, chuyên gia về an ninh bầu cử, tại Mỹ, « nhờ các cơ chế kiểm soát này, chúng tôi chưa bao giờ thấy gian lận ở quy mô có thể làm thay đổi kết quả bầu cử ». Tại một quận ở bang Michigan, trong cuộc bầu cử lần này, hàng nghìn phiếu bầu của cử tri ủng hộ Cộng Hòa được chuyển thành cho ứng viên Dân Chủ đã « nhanh chóng được phát hiện ». Sai lầm được xác định là do máy sao chụp phiếu bầu trục trặc. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201113-poll-workers-nhung-nguoi-bao-ve-tham-lang-nen-dan-ch%E1%BB%A7-my

Nhiều Nghị Sĩ CH, 150 Cựu Viên Chức

An Ninh Quốc Gia Đòi Bạch Ốc Phải Để Biden

Tiếp Cận Thông Tin Tình Báo Và Chuyển Quyền

WASHINGTON  — Các nhà lập pháp Cộng Hòa tại Thượng Viện và nhiều viên chức cựu an ninh quốc gia hôm Thứ Năm, 12 tháng 11 năm 2020, đã gia tăng áp lực lên Cơ Quan General Services Administration (GSA) của chính phủ Trump để cho Tổng Tống đắc cử Biden tiếp cận với các báo cáo tình báo cấp tổng thống, là bước quyết định trong việc chuyển quyền tại Bạch Ốc, theo bản tin của NBC News cho biết  hôm Thứ Năm.

Các nhà lập pháp Cộng Hòa vẫn chưa thừa nhận rằng Tổng Thống Donald Trump bị đánh bại, nhưng thừa nhận sự cần thiết cho Biden để bắt đầu được báo cáo thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Hơn 150 cựu viên chức an ninh quốc gia trong một lá thư hôm Thứ Năm đã thúc giục Cơ Quan GSA thừa nhận Biden và Phó Tổng Thống đắc cử Kamala Harris như là những người chiến thắng cuộc bầu cử, giúp cho họ có được Việc Báo Cáo Hàng Ngày của Tổng Thống và bắt đầu có được các điều tra làm rõ về an ninh đối với các thành viên của nhóm chuyển quyền.

“Trong thời khắc bất ổn này, chúng ta phải gạt chính trị sang một bên,” theo lá thư mà NBC News có được cho biết.

“Tiếp tục trì hoãn khả năng của nhóm Biden tiếp cận Báo Cáo Hàng Ngày của Tổng Thống và thông tin và các nguồn an ninh quốc gia khác ảnh hưởng đến sự liên tục và sẵn sàng của vai trò lãnh đạo quốc gia của chúng ta, với các hệ quả to lớn tiềm ẩn cho an ninh quốc gia của chúng ta.”

Các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa cũng lên tiếng ủng hộ Biden nhận được các báo cáo, là một đột phá hiếm hoi từ tổng thống và là dấu hiệu rằng đảng có thể sắp công khai chấp nhận chiến thắng của Dân Chủ dù Trump từ chối nhận thua.

NBC News và nhiều cơ quan truyền thông khác đã tuyên bố Biden là người chiến thắng hôm Thứ Bảy sau khi bảo đảm có đủ 270 phiếu Cử Tri Đoàn.

“Điều này cần xảy ra bất kể kết quả của cuộc bầu cử, bằng cách nào thì nó cũng phải đi tới, người dân có thể đã sẵn sàng cho công tác thực sự đó,” theo Thượng Nghị Sĩ James Landkford, Cộng Hòa

Oklahoma, phát biểu về các báo cáo tình báo trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh KRMG tại Tulsa hôm Thứ Tư. “Nếu điều đó không diễn ra vào Thứ Sáu, thì tôi sẽ nhúng tay vào.”

https://vietbao.com/p114a305720/nhieu-nghi-si-ch-150-cuu-vien-chuc-an-ninh-quoc-gia-doi-bach-oc-phai-de-biden-tiep-can-thong-tin-tinh-bao-va-chuyen-quyen

Danh Sách Nội Các Dự Kiến

Của Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden

 Washington – Tổng Thống đắc cử Joe Biden sắp công bố ai sẽ phục vụ trong các vai trò lãnh đạo trong chính phủ của ông trong những ngày và tuần lễ tới, theo CNN cho biết hôm Thứ Tư, 11 tháng 11 năm 2020.

Mỗi người được đề cử vào nội các của ông sẽ cần được Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn thuận, mà hiện nay được kiểm soát bởi Cộng Hòa. 2 cuộc bầu cử bất thường tại Georgia vào ngày 5 tháng 1 năm tới có thể quyết định đảng nào kiểm soát Thượng Viện và ảnh hưởng đến tiến trình chuẩn thuận Nội Các.

Nội Các gổm Phó Tổng Thống và các lãnh đạo của 15 bộ: Nông Nghiệp, Thương Mại, Quốc Phòng, Giáo Dục, Năng Lượng, Y Tế, Nội An, Phát Triển Gia Cư và Đô  Thị, Nội Vụ, Tư Pháp, Lao Động, Ngoại Giao, Giao Thông, Tài Chánh và Cựu Chiến Binh.

Nhiều chức vụ quan trọng cũng xếp hạng trong Nội Các: Chánh Văn Phòng Bạch Ốc, Giám Đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường, Giám đốc Phòng Quản Trị và Ngân Sách, Đại Sứ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế và Giám Đốc Cơ Quan Tiểu Thương.

Danh sách dưới đây được cập nhật dựa vào các cuộc nói chuyện với các đồng minh và các cố vấn của Biden và các nhà Dân Chỉ biết rõ về vấn đề này, theo CNN.

–         Chánh Văn Phòng Bạch Ốc: Ron Klain, là cố vấn hàng đầu ban vận động của Biden đã từng phục vụ trong chức vụ chánh văn phòng của Biden vào thời Obama và cũng là phụ tá cao cấp của Tổng Thống.

–         Các chức vụ cao cấp tại Bạch Ốc: Cedric Richmond, đồng chủ tịch nhóm chuyển quyền của Biden và ban vận động tổng thống, là dân biểu Dân Chủ từ Louisiana được cho là sẽ đóng nhiều vai trọ tại West Wing của Bạch Ốc.

–         Ngoại Trưởng, gồm 3 người:

Susan Rice, đã làm đại sức Hoa Kỳ tại LHQ và cố vấn an ninh quốc gia thời TT Obama.

Antony Blinken: đã làm thứ trưởng ngoại giao và phụ tá cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống thời TT Obama.

Thượng Nghị Sĩ Delaware Chiris Coons.

 –         Bộ Trưởng Tài Chánh, gồm 2 người:

Lael Brainard, hiện là thành viên của Hội Đổng Các Thống Đốc của Hệ Thống Quỹ Dự Trữ Liên Bang. Trước đây là thứ trưởng bộ tài chánh và cố vấn cho bộ trưởng tài chánh thời TT Obama.

Sarah Bloom Raskin, đã từng làm thứ trưởng bộ tài chánh trong thời Obama.

–         Bộ Trưởng Quốc Phòng: Michèle Flournoy, nếu được chọn sẽ là người phụ nữ đầu tiên làm bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Bà đã từng làm thứ trưởng quốc phòng thời TT Obama.

–         Bộ Trưởng Nội An gồm 2 người:

Alejandro Mayorkas, đã từng làm thứ trưởng Nội An thời TT Obama, và cũng đã từng làm giám đốc Cơ Quan Công Dân và Di Trú của Bộ Nội an.

Lisa Monaco, đóng vai trò quan trọng trong ủy ban bầu cử phó tổng thống của Biden, và đã từng làm cố vấn chống khủng bố của Bộ Nội An dưới thời TT Obama.

 –         Bộ Trưởng Tư Pháp, gồm 2 người:

Thượng Nghị Sĩ Doug Jones từ Alabama. Ông đã thất cử trong cuộc bầu cử vừa rồi thua Tommy Tuberville của CH.

Sally Yates, đã bị Trump cách chức trong vai trò quyền bộ trưởng tư pháp.

–         Bộ Trưởng Nội Vụ: Dân Biểu Deb Haaland từ New Mexico, và là người phụ nữ Mỹ Bản Xứ đầu tiên phục vụ trong Quốc Hội.

–         Bộ Trưởng Lao Động, gồm 4 người:

Sara Nelson, chủ tịch Hội Association of Flight Attendants-CWA.

Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, ứng cử viên tổng thống Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm nay.

Thị Trưởng Boston Marty Walsh.

Dân Bỉu Andy Levin từ Michiga

 –         Bộ Trưởng Y Tế: Vivek Murthy, bác sĩ nội khoa, và là đồng chủ tịch hội đồng cố vấn chống vi khuẩn coronia của Biden.

–         Bộ Trưởng Phát Triển Gia Cư và Đô Thị: Thị Trưởng Atlanta là Keisha Lance Bottoms, là ngôi sao đang lên của Đảng Dân Chủ.

–         Bộ Trưởng Giáo Dục: Randi Weingarten, là chủ tịch Liên Hội Giáo Chức Mỹ, AFL-CIO và từ lâu thúc đẩy cải tổ giáo dục.

–         Giám Đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường: Jay Inslee, là thống đốc tiểu bang Washington, và trước đó là Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ.

 –         Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc: Pete Buttigieg, là cựu thị trưởng thành phố South Bend tại Indiana, và cũng là ứng cử viên tổng thống Dân Chủ năm 2020.

https://vietbao.com/p114a305714/danh-sach-noi-cac-du-kien-cua-tong-thong-dac-cu-joe-biden

Bầu cử Mỹ 2020: So sánh

với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida

Vài giờ sau khi các cuộc thăm dò bầu cử Mỹ 2020 kết thúc, khi các phiếu bầu đang được kiểm, Tổng thống Donald Trump tuyên bố gian lận – mà không cung cấp bằng chứng – và nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra Tòa án Tối cao.”

Cho đến nay, cuộc bầu cử duy nhất dựa vào quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là vào năm 2000 khi Al Gore bị George W Bush đánh bại.

Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng bài phát biểu của TT Donald Trump

Tại sao thành viên đảng Cộng hòa im tiếng về kết quả bầu cử?

Bầu cử Mỹ: SCMP -‘Trump có thể thua, nhưng chủ nghĩa Trump chỉ mới bắt đầu’

Vì vậy, thật khó cưỡng để so sánh hai cuộc bầu cử với nhau. Nhưng chúng có thể gây hiểu lầm.

Cuộc bầu cử năm 2000 khi đó đang chờ đợi kết quả một tiểu bang – Florida – nơi cả hai ứng cử viên chỉ cách nhau vài trăm phiếu bầu. Ngược lại, với cuộc năm 2020, Donald Trump đã nộp đơn kiện ở một số bang và khoảng cách của ông với đối thủ Joe Biden lớn hơn nhiều.

Điều gì xảy ra năm 2000?

Trong một trong những cuộc bỏ phiếu sít sao nhất và gây tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, phó tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Al Gore đọ sức với Thống đốc bang Texas của Đảng Cộng hòa và là con trai của một cựu tổng thống Mỹ, George W Bush.

Các cuộc thăm dò dư luận dự đoán rằng cuộc đua sẽ sít sao. Khi màn đêm buông xuống, rõ ràng là kết quả trông chờ ở Florida và 25 phiếu đại cử tri của bang này [hiện là 29].

Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?

Reuters: Gần 80% người Mỹ thừa nhận Biden thắng cử

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất

Khi các lá phiếu được đếm, các mạng lưới của Hoa Kỳ ban đầu dự đoán Al Gore thắng bang Florida. Tuy nhiên, sau đó họ rút lại và nói rằng kết quả quá gần để dự đoán. Vài giờ sau, các mạng lần lượt tuyên bố George W Bush thắng ở Florida. Tuy nhiên, nhanh chóng có thông tin rằng kết quả bỏ phiếu quá sít sao để công bố ai thắng.

Màn tranh cãi kịch tính đêm đó càng lên cao khi ông Gore gọi điện cho ông Bush nhượng bộ – và sau đó gọi lại cho ông Bush để rút lại nhượng bộ.

Do cách biệt sát nút – vào đêm bầu cử ông Bush dẫn đầu với 1.784 phiếu bầu – một cuộc kiểm phiếu tự động được yêu cầu theo luật Florida và bắt đầu vào ngày hôm sau. Nó làm giảm khoảng cách xuống còn 327 phiếu bầu. Sau đó, chiến dịch Gore yêu cầu kiểm phiếu lại thủ công ở các quận riêng lẻ, việc này đã được tiến hành trong bối cảnh nhiều tranh cãi pháp lý.

Với sự chú ý của cả nước hướng về Florida, các hãng tin đã đăng tải đoạn phim về những người giám sát đang kiểm tra các mâu giấy nhỏ được tạo ra khi một lỗ được bấm trên một lá phiếu trên máy bỏ phiếu thời đó.

Khi một số cử tri bấm vào lá phiếu của họ, mẩu giấy ở vết bấm vẫn chưa tách hẳn khỏi lá phiếu, khiChuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?ến lựa chọn của họ không rõ ràng. Trong các trường hợp khác, một vết lõm đã được thực hiện trong lá phiếu nhưng nó vẫn chưa được đục hẳn qua.

Sự bối rối liên quan đến các lỗ bấm này được các luật sư cao cấp nhất khắp nước Mỹ thảo luận không ngớt và là câu chuyện quanh bàn ăn mỗi gia đình.

Một số người ủng hộ đảng Cộng hòa ở Florida đã tổ chức một cuộc biểu tình bạo lực ở Miami, kêu gọi ngừng kiểm phiếu lại. Mặc dù những người biểu tình tuyên bố là “địa phương”, hầu hết sau đó được xác định là các phụ tá của Đảng Cộng hòa từ Quốc hội ở Washington. Cuộc biểu tình được biết đến với tên gọi “Cuộc bạo động của anh em nhà Brooks”.

Tình trạng hỗn loạn kết thúc khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết có lợi cho Bush, nói rằng việc kiểm phiếu lại “không cần thiết và phi lý” đối với cuộc bầu cử hợp pháp của ông. Khoảng cách cuối cùng là 537 phiếu bầu trong tổng số gần sáu triệu phiếu bầu trong tiểu bang.

Ông Gore thừa nhận thất bại, nói rằng dù không đồng ý với phán quyết của tòa án nhưng ông đã chấp nhận.

“Tôi chấp nhận kết quả cuối cùng sẽ được phê chuẩn vào thứ Hai tới tại cử tri đoàn. Và tối nay, vì lợi ích của sự đoàn kết và sức mạnh của nền dân chủ của chúng ta, tôi chấp thuận nhượng bộ”, ông nói.

Mặc dù thua trong cuộc bầu cử, ông Gore đã chiếm 48,38% tổng số phiếu bầu trên toàn quốc so với 47,87% của ông Bush.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 khác gì?

Trong cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 đã có những lá phiếu với “lỗ bấm” để tranh cãi. Ngày nay chỉ có các cáo buộc gian lận – mà không có bằng chứng.

Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện ở ít nhất 5 bang. Tuyên bố không có cơ sở của ông là đã có “gian lận lớn”. Từ lâu, ông đã nghi ngờ về việc bỏ phiếu qua thư, liên hệ tới gian lận cử tri hoặc các cuộc bầu cử “gian lận” kể từ tháng 4 mà không đưa ra bằng chứng cụ thể.

Các chuyên gia luật bầu cử nói rằng gian lận cử tri là rất hiếm và chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhỏ phiếu bầu.

Ông Trump hiện theo sau ông Biden với khoảng cách hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn phiếu bầu ở các bang tranh chấp.

Ở Georgia, ông Trump đứng sau khoảng 14.000 phiếu bầu. Con số đó đủ nhỏ để đảm bảo một cuộc kiểm phiếu tự động, theo luật tiểu bang, nhưng rất khó có khả năng kết quả sẽ thay đổi.

Đã có ba lần đảo ngược kết quả thông qua các cuộc kiểm phiếu lại – cuộc đua vào Thượng viện Minnesota năm 2008, cuộc bầu cử thống đốc Washington năm 2004 và cuộc đua vị trí kiểm toán viên Vermont vào năm 2006 – và trong mỗi trường hợp, khoảng cách ban đầu ít hơn 500 phiếu bầu.

Ông Trump sẽ phải đảo ngược kết quả ở nhiều bang hơn chỉ ở Georgia để đạt được 270 phiếu đại cử tri đoàn cần thiết để đảm bảo chức tổng thống.

Các luật sư ở cả hai phía trong cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 đã lên tiếng rằng tình hình năm nay không có gì giống năm 2000.

“Về cơ bản, cuộc bầu cử đã kết thúc. Không có bất cứ điều gì được đưa ra có thể ảnh hưởng chính đáng đến kết quả”, David Boies, người lãnh đạo nhóm pháp lý của Gore vào năm 2000, nói với tờ USA Today. “Không có con đường pháp lý nào để chiến dịch Trump tranh chấp kết quả một cách chính đáng ở bất kỳ bang nào.”

James Baker, cựu ngoại trưởng, người dẫn đầu nhóm của ông Bush, cũng phản đối lời kêu gọi ban đầu của ông Trump là “dừng bỏ phiếu”, khi tổng thống cho rằng việc kiểm phiếu qua bưu điện đến sau ngày bầu cử là “bất hợp pháp”. (Ở Pennsylvania, tòa án của bang đã kéo dài thời gian nhận phiếu bầu của người vắng mặt thêm ba ngày, do đại dịch virus corona, miễn là các lá phiếu được đóng dấu bưu điện trước ngày bầu cử.)

Ông Baker nói: “Toàn bộ lập luận của chúng tôi [vào năm 2000] là các phiếu bầu đã được kiểm và chúng đã được đếm và chúng đã được đếm và đã đến lúc kết thúc quá trình này.”

Tuy nhiên, một số đảng viên Cộng hòa cấp cao – bao gồm cả lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell – đã bảo vệ quyền của tổng thống trong việc theo đuổi các lựa chọn pháp lý.

Tòa án tối cao có thể quyết định kết quả?

Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ đưa các vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Nhưng không đơn giản như vậy.

Thông thường, các đội pháp lý trước tiên sẽ phải thách thức kết quả tại các tòa án cấp tiểu bang – mặc dù Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr cũng đã chấp thuận “yêu cầu sơ bộ” của các công tố viên liên bang.

Các thẩm phán tiểu bang sau đó sẽ phải chấp thuận thách thức và ra lệnh kiểm phiếu lại.

Tòa án Tối cao sau đó có thể được yêu cầu xem xét.

Tuy nhiên, phải có các câu hỏi hợp pháp của liên bang hoặc của hiến pháp về vấn đề cốt lõi của khiếu nại.

Bộ trưởng Tư pháp đã viết vào đầu tuần này rằng các công tố viên liên bang có thể thực hiện các cuộc điều tra “nếu có những cáo buộc rõ ràng và đáng tin cậy về những bất thường”.

Nhưng vẫn chưa có gì rõ ràng trong các cáo buộc được đưa ra.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54884979

Chuyên gia bầu cử: 120.000 phiếu bầu qua thư

cho Biden sau ngày bầu cử ‘có vấn đề’

Triệu Hằng

Người đứng đầu Sáng kiến Cải cách Luật Bầu cử của Tổ chức Di sản cho biết trong tuần này rằng 120.000 phiếu bầu, tất cả đều bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden chỉ ngay sau nửa đêm sau ngày bầu cử là không thể thống kê, theo News Target.

Hans von Spakovsky, chuyên gia pháp lý tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý và Tư pháp Meese nói với Nhật báo Breitbart rằng, những đợt tăng đột biến phiếu bầu đối với bất kỳ ứng cử viên nào cũng không có ý nghĩa.

“Nếu những báo cáo đó là chính xác, tôi không hiểu nó. Cách quý vị kiểm phiếu là chỉ cần đếm tất cả các lá phiếu,” Von Spakovsky nói về những phiếu bầu cho Biden vào sáng sớm thứ Tư sau ngày Bầu cử.

“Quý vị không phân loại. Chúng (những lá phiếu) không được phân loại giữa các ứng viên. Vì vậy báo cáo (từ khu vực bầu cử) sắp tới là phải báo cáo về tổng số phiếu bầu được kiểm, bất kể nó bầu cho ai.

Vì vậy, một lần nữa, nếu người ta xác nhận rằng có những báo cáo kỳ lạ công bố số phiếu bầu cho duy nhất một ứng viên và không phải ứng viên khác, quí vị phải có câu hỏi, chính xác thì điều gì đang xảy ra?”, ông bổ sung.

Chuyên gia luật bầu cử cũng được hỏi về các tin tức – hiện đã được xác nhận – rằng các quan sát viên kiểm phiếu của Đảng Cộng hòa đã bị chặn khỏi quy trình giám sát.

Ông Spakovsky nói: “Nó làm dấy lên những lo ngại khi quý vị biết rằng tất cả những người đang làm việc ở đó rõ ràng là Đảng Dân chủ.”

“Đó là lý do tại sao điều quan trọng là những nơi đó phải tuân thủ luật giám sát bầu cử của tiểu bang. Tất cả các chiến dịch và tất cả các đảng phái chính trị được quyền hợp pháp để có những người theo dõi mọi khía cạnh của quá trình bầu cử, bao gồm cả quá trình kiểm phiếu.”

Khi được hỏi lời khuyên nào mà ông sẽ đưa ra cho tổng thống về việc bảo vệ tính toàn vẹn của bầu cử.

Von Spakovsky trả lời: “Điều sẽ giúp Tổng thống Trump bây giờ là các phương tiện hợp pháp, lệnh của tòa án ra lệnh cho các quan chức bầu cử tuân thủ luật và không tính các lá phiếu vắng mặt đã được nhận (sau ngày bầu cử) bởi vì đó là vi phạm luật tiểu bang.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-bau-cu-120-000-phieu-bau-qua-thu-cho-biden-sau-ngay-bau-cu-co-van-de.html

Nhân viên hãng máy kiểm phiếu ‘đếm nhầm’ Dominion

quyên tiền chủ yếu cho đảng Dân chủ

Triệu Hằng

Công ty Dominion Voting Systems (Hệ thống Bầu cử Dominion) trong những ngày gần đây đã nổi lên với những “trục trặc” kiểm phiếu bầu không đúng cách nhờ đó tạo ra lợi thế dẫn trước cho Joe Biden ở nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là các tiểu bang chiến trường.

Dữ liệu bản ghi của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) cho thấy, đông đảo nhân viên công ty này đã quyên góp cho Đảng Dân. Có lẽ đây là lý do vì sao máy móc của hãng này hoạt động “trục trặc” theo hướng có lợi cho Joe Biden, theo nhận định của tờ The national pulse.

Theo ghi nhận, từ năm 2014 đến 2020, có ít nhất 9 nhân viên hoặc cựu nhân viên của “Dominion Voting Systems” đã đóng góp tiền cho các chiến dịch chính trị trên toàn quốc ở các cấp, bao gồm cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Những nhân viên quyên góp cho Đảng Dân chủ này chiếm giữ các vị trí công việc trải dài toàn bộ quy trình kiểm phiếu (A -> Z), từ thiết lập sơ bộ đến lập bảng tính kiểm đếm về sau. Họ là những nhà phát triển phần mềm, kỹ sư mạng, chuyên gia sản xuất phần mềm và người giám sát quá trình thực thi kiểm đếm.

Với tổng cộng 96 lần quyên góp, tổng số tiền đóng góp của các nhân viên của hãng là 1.241,15 USD.

Trong số 96 khoản quyên góp, 92 khoản (hay 95.8%) đã trao cho các ứng viên Đảng Dân chủ. Điều này có nghĩa là trong số 1.241.15 USD, có 1.154.90 USD tiền quyên góp rơi vào tay đảng Dân chủ.

Ví dụ, một khoản quyên góp từ một nhà phát triển phần mềm trong Dominion đã được chuyển đến MoveOn.org, một ủy ban hành động chính trị cánh tả, tự mô tả bản thân là “trụ cột đi tiên phong” trong phong trào chống Trump.

Ngược lại, chỉ có 4 khoản quyên góp, tương đương 86.25 USD trong tổng cộng 6 năm là ủng hộ cho Đảng Cộng hòa, cụ thể là cho Tổng thống Trump.

Dominion cũng đã thuê một loạt các nhà vận động hành lang có liên kết với Đảng Dân chủ để hỗ trợ các vấn đề bao gồm “giám sát pháp luật liên bang” và “các vấn đề liên quan đến an ninh bầu cử.” Ví dụ, một cựu tham mưu trưởng cho Nancy Pelosi và một giám đốc bảo vệ phiếu bầu cho chiến dịch của Obama năm 2012 hiện vẫn đang được công ty bỏ phiếu này trọng dụng.

Richard Blum – chồng của Thượng nghị sĩ California thuộc Đảng Dân chủ, Dianne Feinstein, cũng là một cổ đông quan trọng trong công ty này.

Hôm 12/11 Tổng thống Trump cũng cảnh báo về khả năng công ty có thể làm lung lay cuộc bầu cử năm 2020 trên Twitter cá nhân:

“BÁO CÁO: DOMINION ĐÃ XÓA 2,7 TRIỆU PHIẾU BẦU CHO TRUMP TRÊN TOÀN QUỐC. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CHO THẤY 221.000 PHIẾU BẦU Ở PENNSYLVANIA CHUYỂN TỪ TRUMP SANG CHO BIDEN”.

Ông cũng cho biết “941,000 PHIẾU BẦU CHO TRUMP ĐÃ BỊ XÓA. TIỂU BANG SỬ DỤNG HỆ THỐNG KIỂM PHIẾU DOMINION ĐÃ CHUYỂN 435.000 PHIẾU BẦU CHO TRUMP SANG CHO BIDEN”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-hang-may-kiem-phieu-dem-nham-dominion-quyen-tien-chu-yeu-cho-dang-dan-chu.html

Chiến thắng pháp lý cho TT Trump tại Pennsylvania

Phụng Minh

Một thẩm phán Pennsylvania đã ra phán quyết ủng hộ chiến dịch tranh cử của Trump hôm thứ Năm (12/11 theo giờ Mỹ), khi cho rằng tiểu bang không nên tính các phiếu bầu của các cử tri cần cung cấp bằng chứng nhận dạng và đã không thực hiện trước ngày 9/11, theo Fox News.

Luật tiểu bang nói rằng các cử tri có sáu ngày sau cuộc bầu cử – năm nay là tới ngày 9/11 – để bổ sung các thông tin liên quan đến nhận dạng cá nhân (mà khi đi bầu họ chưa làm được điều này). Sau khi Tối cao Pháp viện Pennsylvania phán quyết rằng các lá phiếu gửi bằng thư có thể được chấp nhận ba ngày sau Ngày bầu cử, Tổng chưởng lý Pennsylvania Kathy Boockvar đã đệ trình hướng dẫn rằng bằng chứng nhận dạng có thể được cung cấp cho đến ngày 12/11, tức là sáu ngày kể từ hạn chót chấp nhận lá phiếu. Hướng dẫn đó được ban hành hai ngày trước Ngày Bầu cử (3/11).

Tối cao Pháp viện tiểu bang đã “kết luận rằng bị đơn Kathy Boockvar, với tư cách chính thức là Tổng chưởng lý Khối thịnh vượng chung [Pennsylvania], đã thiếu thẩm quyền theo luật định để ban hành hướng dẫn ngày 1/11/2020 cho các Hội đồng bầu cử của quận tiểu bang nhằm hướng dẫn thay đổi thời hạn… cho một số cử tri nhất định để xác minh bằng chứng nhận dạng”, Thẩm phán Mary Hannah Leavitt đã nói trong lệnh của tòa.

Điều này phù hợp với lập luận của chiến dịch Tổng thống Trump, đó là luật của tiểu bang không có cơ sở để kéo dài thời hạn nhận dạng và Boockvar không có quyền đơn phương thay đổi nó.

Tối cao Pháp viện tiểu bang trước đó đã ra lệnh rằng tất cả các lá phiếu mà cử tri cung cấp bằng chứng nhận dạng từ ngày 10 đến ngày 12/11 phải được tách riêng cho đến khi có phán quyết xác định những gì nên làm với chúng.

Hôm thứ Năm (12/11), Leavitt đã phán quyết rằng những lá phiếu đó sẽ không được tính.

Đây là một trong những thách thức pháp lý mà chiến dịch Trump đang mang lại ở Pennsylvania. Vào thứ Sáu (13/11), họ dự kiến ​​sẽ có một buổi điều trần về hàng ngàn lá phiếu mà họ cho rằng đã được đếm không đúng cách.

Ngoài ra, chiến dịch đang chờ hành động từ Tối cao Pháp viện về việc liệu Tối cao Pháp viện tiểu bang Pennsylvania có hành động đúng đắn trong việc cho phép gia hạn ba ngày để chấp nhận các lá phiếu gửi qua thư hay không.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-thang-phap-ly-cho-tt-trump-tai-pennsylvania.html

Lộ rõ màu sắc thực, Đảng Dân chủ Mỹ bị người dân nói

‘tới đi, hãy đối đầu với 70 triệu người’

Tâm Thanh

“Thanh trừng chính trị” – bước đầu tiên và chiêu thường xuyên dùng của một chế độ độc tài, nhưng nó mới nhen nhóm đã bị người dân Mỹ nhận ra và lên án mạnh mẽ.

Trong những tin tức bầu cử hỗn loạn gần đây của Hoa Kỳ, có một tin tức đặc biệt đáng chú ý. Đó là tín hiệu để thanh trừng những người ủng hộ Tổng thống Trump, dẫn đầu bởi hạ nghị sĩ cực tả Alexandria Ocasio-Cortez (AOC), một trong những “tứ nhân bang” tại Hạ viện.

Ngoại trừ một số thành viên cao cấp của đảng Dân chủ và những người ủng hộ cực tả đã thành lập “Dự án giải trình đối với những ai ủng hộ Tổng thống Trump” (Trump Accountability Project) với bà ta ra, những người Mỹ khác, bất luận có ủng hộ Trump hay không, đều không hẹn mà cùng gán cho bà ta biệt danh: Stalin! Người Trung Quốc với kinh nghiệm từng trải của cá nhân nói rằng: “Đây chính là ĐCSTQ!”, theo Epoch Times.

Bà AOC lần đầu tiên tuyên bố trong một tweet vào ngày 6/11 rằng họ sẽ thiết lập một danh sách đen những người ủng hộ Tổng thống Trump, lưu trữ dữ liệu của những người đã  bỏ phiếu, phục vụ, quyên góp, ủng hộ và đại biểu cho Tổng thống Trump.

Quan chức cấp cao của đảng Dân chủ Hari Sevugan, một trong những trợ lý của cựu Tổng thống Obama, ngay lập tức đã đứng ra và thành lập “Dự án giải trình đối với những ai đã Tổng thống Trump” để “đảm bảo rằng tất cả những ai quyên góp, giúp đỡ Tổng thống Trump phá hủy nước Mỹ đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình”, và đe dọa trừng phạt các quan chức, nhà tuyển dụng và nhà xuất bản nào dám thuê những người ủng hộ Trump.

Trang web của dự án này đã liệt kê một danh sách dài bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, người phát ngôn của Tòa Bạch Ốc và các thẩm phán của Đảng Cộng hòa.

Nhà báo Jake Tapper thuộc truyền thông cánh tả CNN và nhà báo Jennifer Rubin của Washington Post cũng tham gia vào chiến đội thanh trừng kẻ thù chính trị.

Bà Jennifer Rubin viết trên Twitter, “Bất kỳ ai thuộc bên Đảng Cộng hòa ủng hộ việc bác bỏ kết quả bầu cử, hoặc yêu cầu không tuân theo ý chí của cử tri, hoặc đưa ra cáo buộc gian lận vô căn cứ, sẽ không bao giờ được làm việc tại văn phòng, tham gia vào ban giám đốc công ty, hoặc giảng dạy trong khuôn viên trường, hoặc được xã hội ‘lịch sự’ đón nhận. Chúng tôi đã lên danh sách”.

Bà ta thậm chí còn đề nghị đẩy những người ủng hộ Trump đến “trại giáo dục tập trung” để cải tạo.

Các kênh truyền thông của phe bảo thủ, tờ báo The Federal đã viết: “Nếu mọi người cảm thấy cơn ác mộng kiểu Kafka vào năm 2020 là chưa đủ, thì phe cánh tả chủ nghĩa cực quyền vốn tự khoe khoang là ‘hận thù không có chỗ ở đây’, đã tuyên bố thêm một kế hoạch còn khủng khiếp hơn … ”

Và “Tổng thống gian xưng Biden”, người đã tuyên bố rằng “Đã đến lúc phải buông bỏ những lời nhận xét giận dữ và tàn nhẫn, và bây giờ là người Mỹ đoàn kết và hàn gắn với nhau”, nhưng ông ta giả câm giả điếc trước những bình luận mang đầy thù hận từ chính đảng phái của ông ta. Bài báo của The Federal nói rằng lời kêu gọi “đoàn kết” của ông ta “không chân thực với thực tế”.

Phản ứng của cư dân mạng Hoa Kỳ

Dưới những dòng tweet báo hiệu chiến dịch thanh trừng chính trị của phe cánh tả, vẫn có nhiều tín đồ cánh tả đồng ý thanh trừng đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, sự đe dọa của những người này đã cho phép nhiều người nhìn thấy bộ mặt thật của Đảng Dân chủ, hơn nữa người dân Mỹ không sợ hãi chút nào.

@Johnson Henri nói: Bọn họ có nghiêm túc không? Bọn họ đang kêu gọi một cuộc “đại thanh trừng”, giống như cách làm của Stalin và một số nhà độc tài khác. Họ không có tự do ngôn luận và lá phiếu của họ bị kiểm soát. Bọn họ nên rời khỏi nước Mỹ và gia nhập hàng ngũ những kẻ độc tài đó đi thôi.

@Antieokety: Một danh sách đen đáng xấu hổ, săn phù thủy, thanh trừng, tất cả bọn họ đều mưu cầu tư lợi, đạo đức giả, phá hoại lòng tin xã hội, công kích chính thể, bọn họ không thể thanh lọc được 70 triệu người.

@Adam (Patriotic AF): Tôi nghe nói rằng bọn họ muốn lập danh sách những người ủng hộ Tổng thống Trump? Tiếp tục đi, chúng tôi có 70 triệu người. Cảm ơn. Hãy đưa tôi lên đầu danh sách quý báu của bọn họ. Những gì bọn họ muốn làm nghe giống như một cuộc đại thanh trừng trong chế độ độc tài, có điều nó thật vô vị.

@Natalie st clair: Có vẻ như bà ta đang bắt chước hành động của các lãnh đạo độc tài khác sau khi họ nắm quyền. Đây được gọi là “đại thanh trừng theo kiểu Stalin của Liên Xô đã bắt đầu”.

@John Taylor: AOC và “Tứ nhân bang” không phải người Mỹ. Nếu những đảng viên đảng Dân chủ này giành được Thượng viện, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn.

Những Hoa kiều đến từ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc càng trở nên tỉnh táo và sâu sắc hơn:

@ 曹长青: Nếu các phe cánh tả Biden, Harris, Pelosi và AOC nắm quyền, Hoa Kỳ sẽ trở nên như thế này: mất hết lý trí, hành động theo cảm xúc và điên rồ mất kiểm soát. Nó không chỉ là Antifa, mà còn là sự vô pháp vô thiên, là “tả mệnh quý” (ý nói mỉa phong trào người da đen trân quý BLM của cánh tả), cánh tả sẽ tự coi nó là trên hết và kiểm soát mọi thứ. Để bảo tồn nước Mỹ vĩ đại và chống lại sự lây lan của cánh tả điên rồ và các thế lực tà ác trên khắp thế giới, chúng ta phải ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử!

@Zhix: Thật sự quá tà ác. Việc luận tội như vậy hoàn toàn hủy hoại Hiến pháp và các quyền cơ bản của con người. Một đảng chính trị dựa vào những chiêu trò bẩn thỉu để giành được quyền lực chỉ có thể dựa vào bạo lực và tiền bạc để duy trì. Nó dựa vào sự thanh trừng chính trị lặp đi lặp lại để duy trì sự sợ hãi và áp lực, khiến mọi người sợ hãi, yếu đuối và nghe lời.

@Matador: Nhiều quốc gia dân chủ trên thế giới đi theo chủ nghĩa xã hội, bước đầu tiên là bắt đầu bằng gian lận bầu cử. Khi lên nắm quyền, chính như những gì AOC của đảng Dân chủ khoe khoang một cách trắng trợn, họ bắt đầu thanh trừng các thành viên chống đối trên quy mô lớn và tạo ra nỗi sợ hãi để đảm bảo rằng họ sẽ trúng cử mãi mãi. Đây là trường hợp của Venezuela. Để Hoa Kỳ đi theo con đường này, bước đầu tiên phải bắt đầu từ việc gian lận bầu cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lo-ro-mau-sac-thuc-dang-dan-chu-my-bi-nguoi-dan-noi-toi-di-hay-doi-dau-voi-70-trieu-nguoi.html

Axios: TT Trump nhắm đến đế chế

truyền thông kỹ thuật số để đối đầu với Fox News

Phụng Minh

Tổng thống Donald Trump được cho là đang chuẩn bị thành lập một công ty truyền thông trực tuyến, theo Axios.

Ông Trump đang xem xét tung ra một đối thủ cạnh tranh trực tuyến với Fox News, một phần để gây bất lợi cho kênh truyền thông này, theo các nguồn tin quen thuộc với suy nghĩ của tổng thống, Axios đưa tin hôm thứ Năm (12/11). Ông Trump đã ngày càng chỉ trích Fox trong những tháng gần đây về mức độ đưa tin của nó và đặc biệt là sau khi họ quyết định công bố chiến thắng tại tiểu bang Arizona sớm cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

“Ông ấy lên kế hoạch phá hủy Fox. Không còn nghi ngờ gì nữa”, một nguồn tin nói với Axios.

Tổng thống có nhiều danh sách email và điện thoại di động từ các chiến dịch năm 2016 và 2020 mà ông có thể sử dụng để giúp khởi động một liên doanh truyền thông. Ông Trump cũng có thể sử dụng các cuộc biểu tình vào cuối năm, bề ngoài là để xây dựng sự ủng hộ cho cuộc chiến pháp lý bầu cử của ông với Biden, để đánh bại Fox News. Nhiều thành viên của đối tượng mục tiêu của TT Trump cho một liên doanh truyền thông có thể chính là từ những người xem Fox.

Ông Trump đang có kế hoạch vượt qua ranh giới của việc ra mắt mạng cáp và chuyển thẳng sang dịch vụ đăng ký / phát trực tuyến.

“Việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của Trump có thể sẽ tính phí hàng tháng cho những người hâm mộ MAGA (Make America great again). Nhiều người xem Fox News và ông ấy muốn thay thế mạng và dịch vụ phát trực tuyến Fox Nation với giá 5,99 đô la một tháng, tỷ lệ chuyển đổi 85% (là phần trăm khách hàng muốn chuyển từ bản dùng thử miễn phí tới bản đăng ký trả phí) – là mục tiêu hàng đầu của họ”, Axios báo cáo .

Ông Trump ngày càng chỉ trích việc đưa tin của Fox về chính quyền của mình trong khi đề xuất các hãng như Newsmax và One America News Network (OANN).

“Xem @FoxNews vào các buổi chiều cuối tuần thật lãng phí thời gian. Bây giờ chúng tôi có một số lựa chọn thay thế tuyệt vời, như @OANN”, ông ấy nói trong một tweet đầu năm nay.

Hôm thứ Hai (9/11), Fox News đã cắt bỏ một đoạn tin về cuộc họp báo của thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany khi bà cáo buộc đảng Dân chủ phá hoại cuộc bầu cử Hoa Kỳ bằng cách không ủng hộ luật nhận diện cử tri.

“Các vị có được vị trí này bởi vì các vị đang hoan nghênh sự gian lận và hoan nghênh việc bỏ phiếu bất hợp pháp”, cô nói ngay trước khi người dẫn chương trình Fox News Neil Cavuto ngừng phát sóng bình luận của mình. “Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng, chúng tôi muốn bảo vệ quyền bầu cử của người dân Mỹ. Chúng tôi muốn một số đếm trung thực, chính xác, hợp pháp. Chúng tôi muốn sáng tỏ tối đa; chúng tôi muốn minh bạch tối đa. Chúng tôi muốn mọi phiếu bầu hợp pháp được kiểm đếm và chúng tôi muốn mọi phiếu bầu bất hợp pháp bị loại bỏ. Không giống như đối thủ, chúng tôi không có gì phải che giấu”.

“Whoa, whoa, whoa”, người dẫn chương trình của Fox, Cavuto cắt ngang và nói: “Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta phải rất rõ ràng rằng bà ấy buộc tội rằng phía bên kia đang hoan nghênh gian lận và hoan nghênh việc bỏ phiếu bất hợp pháp. Trừ khi bà ấy có thêm thông tin chi tiết để chứng minh điều đó, tôi không thể tiếp tục cho bạn thấy điều này”.

Fox News đã nhận phải những lời chỉ trích từ nhiều người về quyết định công bố người thắng tại Arizona sớm hơn so với hầu hết các hãng khác trong khi diễn biến đang cho thấy ông Trump có cơ hội tốt để vượt qua Biden ở tiểu bang này. Các tổ chức dự báo bầu cử FiveThirtyEight, Nate Silver cho biết Fox News nên rút lại lời công bố vào tuần trước.

https://www.dkn.tv/the-gioi/axios-tt-trump-nham-den-de-che-truyen-thong-ky-thuat-so-de-doi-dau-voi-fox-news.html

Đảng Cộng hòa giành được thêm 6 ghế

 từ đảng Dân chủ trong Hạ viện Hoa Kỳ

Tâm Thanh

Lãnh đạo thiểu số Hạ viện Hoa Kỳ, Kevin McCarthy của đảng Cộng Hòa tuyên bố vào ngày 12/11 theo giờ địa phương rằng, đảng Cộng hòa đã tăng thêm số ghế của mình ở Hạ viện trong cuộc bầu cử năm 2020. Đây là kết quả của việc người dân Mỹ ủy quyền cho đảng Cộng hòa “chống lại chủ nghĩa xã hội”, theo SOH.

Hạ viện Hoa Kỳ có tổng cộng 435 ghế, trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2020, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã giành được 6 ghế từ đảng Dân chủ, tăng từ 197 ghế lên 203 ghế tại Hạ viện, đồng thời, tất cả các nghị sĩ của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đều tái đắc cử trong cuộc bầu cử này. Số  lượng ghế của đảng Dân chủ tại Hạ viện đã giảm từ 232 ghế (vào năm ngoái) xuống còn 218 ghế. Hiện, vẫn còn 14 ghế đang chờ xử lý.

Về vấn đề này, ông McCarthy cho biết, tất cả các cuộc thăm dò trước bầu cử và ngay cả các lãnh đạo của đảng Dân chủ đều tuyên bố rằng, đảng Dân chủ sẽ thắng lớn và cho rằng đảng Cộng hòa sẽ mất từ ​​15 đến 20 ghế tại Hạ viện, kết quả là đảng Cộng hòa đã giành được nhiều ghế hơn so với năm ngoái.

“Đảng Cộng hòa đã giành được ghế tại Hạ viện tại tiểu bang Miami, New York, Minnesota và California. Đồng thời, mọi dân biểu của đảng Cộng hòa đều tái đắc cử. Dân biểu của đảng Dân chủ đã thua bởi nữ ứng cử viên đảng Cộng hòa, hoặc thua bởi các nghị sĩ thiểu số khác, hoặc thất bại trước cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ chỉ thắng ở Bắc Carolina, đây vẫn là bởi người của đảng Cộng hòa đã không tham gia bầu cử Hạ viện tại tiểu bang này”, ông McCarthy cho biết.

Ông cho rằng, đảng Dân chủ đề xướng chủ nghĩa xã hội và yêu cầu được tài trợ từ quỹ của các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ. Đảng Cộng hòa sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này, vì người dân Mỹ đã trao quyền cho những người trong Đảng Cộng hòa chống lại chủ nghĩa xã hội.

“Đảng Dân chủ hy vọng rằng, luật pháp sẽ cho phép các thành viên của đảng Dân chủ được trả lương mà không cần đi làm, điều này ngay cả người dân Mỹ cũng không có được đặc quyền đó. Và kết quả lần này cho phép chúng tôi chống lại chủ nghĩa xã hội, cho phép chúng tôi phản đối việc lấy tiền từ quỹ của cơ quan thực thi pháp luật, cho phép chúng tôi phản đối việc lãng phí thời gian của quốc hội. Bởi vì, đảng Dân chủ đã bỏ qua cơ hội chiếm đa số của mình trong quốc hội vừa qua (không ban hành được những quy định có lợi cho người dân Mỹ)”, ông McCarthy cho biết.

Ông cũng nói rằng, hiện Hoa Kỳ có hàng triệu người Mỹ đã trở lại làm việc, có hàng triệu người Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại làm việc và các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng sẵn sàng chuẩn bị trở lại làm việc, ông nói, “Những người của đảng Cộng hòa cam kết với nước Mỹ: Chúng tôi sẽ khôi phục lại lối sống của người Mỹ, xây dựng lại nền kinh tế và lấy lại giấc mơ Mỹ. Chúng tôi vô cùng mong đợi và cũng đã sẵn sàng trở lại làm việc”.

Với những thách thức pháp lý về gian lận bầu cử trước mắt của nhóm vận động tranh cử Tổng thống Trump, ông McCarthy cho biết, ông ủng hộ mọi vụ kiện của chiến dịch Tổng thống Trump, cũng như những yêu cầu của chiến dịch Trump đối với các phiếu bầu quan trọng ở các tiểu bang tranh chấp.

“Bởi chính quyền Tổng thống Trump hy vọng người dân Mỹ sẽ nhận được kết quả bầu cử chính xác và tin tưởng vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ … Bất kể kết quả của [những vụ kiện này] như thế nào, chúng tôi hy vọng rằng, [cử tri] có thể tin tưởng vào cuộc bầu cử này”.

Cuối cùng ông McCarthy nói: “Hạ nghị viện đảng Cộng hòa tin rằng, Quốc hội Mỹ là vô cùng trọng yếu. Dân biểu đảng Cộng hòa tin rằng, người Mỹ đã chi hàng tỷ đô-la để bầu chọn những người của đảng Cộng hòa đại diện cho họ”. Bởi vậy, ông đã hứa, nghị sĩ đảng Cộng hòa được bầu chọn sẽ thay mặt cho cử tri phát biểu ý kiến tại Quốc hội và nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẽ bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cong-hoa-gianh-duoc-them-6-ghe-tu-dang-dan-chu-trong-ha-vien-hoa-ky.html

Luật sư chiến dịch TT Trump tố Trung Quốc

can thiệp bầu cử bằng máy đếm phiếu bầu Dominion

Quý Khải

Luật sư vận động tranh cử của TT Trump, ông Lin Wood vừa tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 bằng hệ thống máy kiểm phiếu Dominion, vốn có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tờ The Gateway Pundit đã báo cáo về hệ thống đếm phiếu bầu Dominion và nguy cơ đối mặt với khả năng gian lận cử tri của hệ thống này. Hãng tin NBC cũng báo cáo, sau khi điều tra Dominion, họ đã đi đến kết luận rằng hoàn toàn có khả năng hack vào hệ thống kiểm phiếu này.

Tờ 100percentfedup nhận định, đây là một tin tức chấn động, xuất hiện không lâu sau khi Tổng thống Trump tweet một thông điệp vào đêm trước liên quan đến hệ thống bỏ phiếu Dominion.

Trong dòng tweet, ông đã đặt nghi vấn hệ thống Dominion là một cách thức để thay đổi kết quả bầu cử.

Ông Wood sau đó đã đăng một loạt các dòng tweet chấn động khẳng định Trung Quốc đứng sau tình trạng gian lận bầu cử này:

Ông Lin Wood cảnh báo Trung Quốc đang tấn công nước Mỹ bằng COVID và Dominion:

Giấc mơ Mỹ sẽ KHÔNG BAO GIỜ bị phá hủy bởi ĐCSTQ.

Nước ta đang có chiến tranh với ĐCSTQ. Một trận chiến chính tà. Họ đã tấn công chúng ta bằng COVID & DOMINION.

Hãy mạnh mẽ lên, hỡi những người yêu nước. Sẽ có sự trợ giúp trên hành trình này. ĐCSTQ sẽ không bao giờ tước đoạt được quyền tự do của chúng ta.

Trước đó vào hôm 17/8, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe đã cho biết Trung Quốc đặt ra “mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất” đối với Mỹ, “lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác”, đồng thời nêu chi tiết một loạt  các mối đe dọa bao gồm “gây ảnh hưởng và can thiệp bầu cử”.

Ông Wood cũng tuyên bố rằng Trung Quốc đã thâm nhập vào nước Mỹ:

– Hãy thức tỉnh hỡi người dân Mỹ. Và đối mặt với HIỆN THỰC.

Trong hơn 2 thập kỷ qua, ĐCSTQ đã thâm nhập vào Hoa Kỳ.

Rất nhiều quan chức cấp chính phủ và địa phương đã bị mờ mắt trước đồng tiền của Trung Quốc, hoặc là đối tượng bị tống tiền bởi ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-chien-dich-tt-trump-to-trung-quoc-can-thiep-bau-cu-bang-may-dem-phieu-bau-dominion.html

TT Trump chiếm thế thượng phong,

hơn Biden 5 phiếu đại cử tri

Tâm Thanh

Những ngày qua, việc thu thập bằng chứng về gian lận bầu cử của chiến dịch Trump đã đạt được kết quả theo từng giai đoạn. Bước tiếp theo là quy trình xét xử quan trọng nhất sẽ quyết định kết quả cuối cùng của cuộc tổng tuyển cử năm nay.

Có thể nhiều người sẽ bị hoa mắt bởi nhiều kênh thông tin đưa các con số khác nhau về phiếu đại cử tri mà hai ông Trump, Biden đang có, đồng thời không chắc chắn về tình hình hiện tại của cuộc tổng tuyển

cử. Sau đây là những thông tin có độ khả tín cao, để cũng tạo điều kiện cho mọi người có hiểu biết chung ​​về tiến trình vạch trần gian lận.

Hiện tại, có 6 tiểu bang đang chờ kiểm lại phiếu bầu sau khi chiến dịch ông Trump hành động các thủ tục pháp lý. Đó là: Georgia, Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Arizona và Nevada. Đây đều là những tiểu bang chiến trường quan trọng có tính quyết định đối với cuộc bầu cử Tổng thống. Trong số đó, hai tiểu bang đầu tiên là Georgia và Wisconsin, đang thống kê lại số phiếu bầu, trong khi ở 4 tiểu bang còn lại, chiến dịch của Trump đã đệ trình các hành động pháp lý lên Tối cao Pháp viện. Do đó, những lá phiếu đại cử tri tại 6 tiểu bang này vẫn chưa được xác định sẽ thuộc về ứng cử viên nào, theo The Epoch Times,

Mầu xanh trên bản đồ thể hiện chiến thắng được dự báo (dựa trên số liệu dẫn đầu tại thời điểm công bố) tại tiểu bang này là dành cho ông Biden. Mầu đỏ trên bản đồ là chiến thắng tương tự cho ông Trump. Đối với các tiểu bang đang chờ xử lý các vụ kiện, kiểm phiếu lại hoặc các thách thức khác, tiểu bang đó không được chỉ định cho một ứng cử viên cụ thể mà được đánh dấu màu xám.

Đồng thời Đảng Cộng hòa của ông Trump đang còn cách chiến thắng tại Thượng Viện 1 ghế, và hơn số ghế của Đảng Dân chủ 2 ghế. Ở Hạ viện, Đảng Dân chủ đã lật ghế không thành công mà còn mất đi 6 ghế quan trọng, tuy nhiên vẫn đã đủ ghế để chiếm đa số.

Như chúng ta đã biết, giới truyền thông chính thống Hoa Kỳ đã cố “nhét chiến thắng” cho ứng cử viên đảng Dân chủ khiến cả thế giới xôn xao với các con số họ cung cấp thể hiện tổng số phiếu đại cử tri của ông Biden vượt khá xa so với Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, với những tiến triển pháp lý mà chiến dịch Trump đang đạt được, thì số phiếu đại cử tri thực tế dành cho Biden chỉ còn 227 phiếu. Với chiến thắng tại Bắc Carolina (15 phiếu đại cử tri) và Alaska (3 phiếu đại cử tri) Tổng thống Trump đã giành được tổng cộng 232 phiếu đại cử tri, dẫn đầu 5 phiếu đại cử tri so với Biden.

Cuộc bầu cử năm nay vẫn chưa đến hồi kết và trận chiến pháp lý vẫn còn đang diễn ra. Phó Tổng thống Pence mới đây tuyên bố rằng, ông sẽ hủy bỏ kỳ nghỉ theo kế hoạch đến Florida của mình và ở lại Washington cùng với Tổng thống Trump tiếp tục cuộc chiến pháp lý này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-chiem-the-thuong-phong-hon-biden-5-phieu-dai-cu-tri.html

TT Trump ký lệnh cấm đầu tư

vào công ty dính líu quân đội Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành lệnh cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc mà chính phủ xác định có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Trong sắc lệnh này, ông Trump cáo buộc Trung Quốc “ngày càng bóc lột” các khoản đầu tư của Mỹ “để cấp vốn cho sự phát triển và hiện đại hóa quân đội”.

Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào tháng Giêng.

Lệnh này có thể gây ảnh hưởng đến một số tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc đã lên sàn chứng khoán, bao gồm China Telecom và công ty công nghệ Hikvision.

Mỹ công bố những hạn chế mới với giới ngoại giao Trung Quốc

TT Trump có thể ‘chơi’ Trung Quốc một vố trước khi rời Nhà Trắng?

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã nỗ lực gỡ Mỹ ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Ông đã tăng thuế biên giới đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của Trung Quốc và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty công nghệ của nước này.

Mối quan hệ giữa hai siêu cường cũng trở nên xấu đi vì các vấn đề như virus corona và những động thái của Trung Quốc ở Hong Kong.

Trump ký lệnh cấm TikTok, WeChat

Tại sao quan hệ Mỹ-Trung đang ở điểm thấp nhất trong nhiều thập niên

Các quan chức cho biết lệnh mới đã được xem xét trong nhiều tháng. Lệnh này áp lên 31 công ty được Mỹ xác định vào đầu năm nay là có sự hậu thuẫn của quân đội Trung Quốc, một danh sách bao gồm các công ty công nghệ và các công ty xây dựng lớn thuộc sở hữu nhà nước cùng những công ty khác.

Các nhà đầu tư của Mỹ có thời hạn một năm để tuân thủ các quy tắc.

Ông Trump, người vừa thất bại trước đối thủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sẽ kết thúc nhiệm kỳ tổng thống ngay sau khi sắc lệnh này có hiệu lực.

Ông Biden chưa vạch ra chiến lược về Trung Quốc của mình, nhưng trong chiến dịch tranh cử, ông đã hứa sẽ thách thức chính phủ Trung Quốc trong các vấn đề tương tự như ông Trump, bao gồm lạm dụng thương mại và tội phạm công nghệ.

Lập trường của ông Trump về Trung Quốc là một trong những vấn đề hiếm hoi mà đôi khi ông nhận được sự ủng hộ từ cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Một số chính trị gia trong Quốc hội cũng đã đề xuất luật để chặn nguồn đầu tư của Mỹ vào những công ty mà Nhà Trắng coi là mối đe dọa.

Dù Trump hay Biden, TQ không mong đợi sẽ được ủng hộ

TT Trump dụ tiền để công ty Mỹ chuyển khỏi TQ

Đầu năm nay, ông Trump cũng ra lệnh các quỹ hưu trí liên bang bỏ kế hoạch đầu tư vào công ty Trung Quốc. Mỹ cũng cho biết họ đang xem xét hủy niêm yết các công ty Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu các công ty này không tuân thủ quy tắc kiểm toán của Mỹ.

Những nỗ lực đó được triển khai giữa lúc ảnh hưởng của các công ty niêm yết trên các sàn Trung Quốc gia tăng đối với Mỹ.

Nhưng những khoản đầu tư như vậy vẫn giữ một phần nhỏ trong tổng số cổ phần của Mỹ. Trong báo cáo đầu năm nay, các nhà nghiên cứu cho các cơ quan quản lý tài chính tại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ ước tính đến cuối tháng Tư, các quỹ tương hỗ của Mỹ nắm giữ khoảng 43,5 tỷ đôla cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Thương mại dành cho các quỹ đầu tư, tổ chức dành cho các quỹ tương hỗ và các nhà quản lý tiền khác, cho biết họ đang xem xét lệnh và không bình luận gì thêm.

Xem thêm về mối quan hệ Mỹ – Trung tại đây.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54883267

Liên minh quốc tế là chìa khóa để kiềm chế Trung Quốc

Joe Biden tự thể hiện mình là ứng cử viên tổng thống của bình-thường-cũ, người đi dép êm trên thảm, sẽ làm cho nước Mỹ ngủ ngon vào ban đêm. Nhưng sự kiệt quệ tinh thần của nước Mỹ chỉ một phần là do những dòng tweet loạn trí từ Nhà Trắng.

Trung Quốc, chứ không phải Trump, vẫn là kẻ phá rối lớn trên toàn cầu và tổng thống mới sẽ phải vạch ra một kế hoạch để kiềm chế sức mạnh ngày càng bành trướng của Bắc Kinh, theo The Australian.

Cho đến khi Biden đưa ra những giải pháp tốt, thế giới vẫn sẽ bị bao trùm bởi cảm giác lo lắng âm ỉ.

Điều dường như đang nổi lên từ nhóm Biden – một số họ đã tham gia vào chiến dịch được cho là xoay trục sang châu Á của Barack Obama – là ý tưởng về các liên minh giao thoa để giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến thách thức Trung Quốc.

Điều ngạc nhiên lớn nhất là trung tâm của trật tự mới đã được lên kế hoạch này là trục Mỹ – Nhật Bản. Nếu tất cả những điều này diễn ra, Mỹ có thể đảm bảo tương lai của đất nước trong tư cách là một cường quốc ở Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ buộc phải giảm bớt tham vọng – và Nhật Bản sẽ được coi là người chơi không thể thiếu ở phương Đông.

Trump đã đúng khi liên kết nhận thức về sự đi xuống của Mỹ với sự mở rộng không kiểm soát về thương mại và ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng dường như với ông giải pháp phải là một trận đấu quyết liệt, một cuộc đọ sức về ý chí và cường lực giữa hai cường quốc. Trên thực tế, việc kiềm chế sẽ thành công hơn nếu nó được thực hiện giống như cách người Lilliputians kiềm chế Gulliver bằng hàng chục nghìn sợi chỉ nhỏ.

Đa số người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ

Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”

Trung Quốc đẩy mạnh chương trình chuyển đổi lao động tại Tây Tạng

Sự cần thiết phải kiềm chế Trung Quốc là rõ ràng. Đầu tháng này, một quan chức Bắc Kinh chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm nói rằng ưu tiên của Trung Quốc là tự cung cấp công nghệ. Trung Quốc vẫn quá phụ thuộc vào chất bán dẫn của Mỹ hoặc bạn bè của Mỹ, điều này khiến nước này dễ bị trừng phạt. Dự kiến chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển cao hơn trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, chất bán dẫn và xe năng lượng sạch. Đương nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo nhiều gián điệp công nghiệp hơn. Và Huawei đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy chip khổng lồ ở Thượng Hải để thay công nghệ Mỹ.

Các liên minh mới hình thành từ lo ngại chung về Trung Quốc vượt ra ngoài phạm vi địa lý gần với Bắc Kinh. Tư cách thành viên của họ cũng ít chính thức hơn Nato, nhưng tất cả đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Bộ tứ – Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ – là trọng tâm của sứ mệnh kềm chế Trung Quốc.

Một cuộc xung đột ngoại giao và thương mại đang đầu độc mối quan hệ của Úc với Bắc Kinh; Lính Ấn Độ va chạm với lính biên phòng Trung Quốc trên dãy Himalaya; Trung Quốc thèm muốn một số đảo của Nhật Bản. Bộ tứ có thể được bổ sung bởi một T12 gồm các nền dân chủ có công nghệ tiên tiến, vốn đang lo lắng về việc Bắc Kinh sẽ thu thập các bí mật công nghiệp của họ. Nhóm T12 sẽ gồm Anh, Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Thụy Điển, Phần Lan, Israel và tất nhiên, Mỹ và Nhật Bản. Đây sẽ là diễn đàn thông minh nhất để đưa ra quan điểm chung về sự tham gia của Huawei trong việc triển khai 5G.

Các nhóm này phục vụ hai mục đích: mang lại sự đồng thuận toàn cầu quanh các mối đe dọa gây ra bởi một cường quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, và xác định rằng Trung Quốc không chỉ đơn giản là một vấn đề của châu Á.

Nó không hẳn là việc tạo ra các thể chế mới mà là sự thấu hiểu rằng một cách tiếp cận đa quốc gia, thay vì nỗ lực chí chết của một siêu quyền lực, là cách hiệu quả nhất để giữ an toàn và cảnh giác.

Ngày càng có nhiều thỏa thuận song phương, được xây dựng dựa trên hứa hẹn về hành động quân sự chung nếu ai đó đang bị đe dọa.

Một thỏa thuận quốc phòng mới giữa Australia và Nhật Bản quy định các cuộc tập trận chung, sự hộ tống của Nhật Bản với các tàu của Úc và cảnh giác trước việc Trung Quốc chiếm đảo Senkaku, cũng là nơi mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Liệu điều đó có đủ để ngăn chặn một hành động đã rồi của Trung Quốc chống lại lãnh thổ Nhật Bản?

Có lẽ không, nhưng ý thức về một cộng đồng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã đang khích lệ các nước trong khu vực. Ấn Độ, vốn từng tự nhận mình là không liên kết, giờ đây tự cho mình tự do lựa chọn đồng minh.

Và vào thời điểm quân đội biên giới của họ đang bị Trung Quốc đánh đập, tự do lựa chọn đó chuyển thành sự hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ.

Nhật Bản đã và đang tổ chức các cuộc tập trận đổ bộ đường biển với các đơn vị từ tất cả binh chủng của Mỹ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cố gắng tăng ngân sách của mình lên hơn 8%.

Cựu thủ tướng Shinzo Abe đã học cách điều đối phó với tính cách lập dị của Trump nhưng vẫn luôn có một nghi ngờ kéo dài tại Nhật bản, cũng như ở phần lớn châu Á, về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu Trump đạt được thỏa thuận thế kỷ với Trung Quốc, liệu ông ta có tung hô Chủ tịch Tập là đối tác mới của mình và bỏ mặc những người bạn của ông ở Đông Nam Á?

Những câu hỏi này vẫn chưa được giải quyết bởi sự xuất hiện của Joe Biden. Trong lúc gấp rút giành được sự ủng hộ của Trung Quốc cho một thỏa thuận về biến đổi khí hậu, ông có thể trở thành một đồng minh không đáng tin cậy với những người muốn ngăn chặn thách thức từ Bắc Kinh. Đó là một mối đe dọa nhiều lớp, từ xâm nhập mạng internet đến ngoại giao pháo hạm, từ mua chuộc các chính trị gia nước ngoài đến thao túng truyền thông – cần phải giảm thiểu hỏa lực.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54913498

Ông Pompeo: Đài Loan không phải

là một phần của Trung Quốc

Lục Du

Hôm thứ Năm (12/11), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh đã nói rằng Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc. Sau đó Đài Bắc đã lên tiếng tán đồng và cám ơn phát biểu của ông Pompeo, theo Taiwan News.

Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi quan điểm về việc Bắc Kinh có kế hoạch chiếm Đài Loan bằng vũ lực, ông Pompeo nhấn mạnh rằng Mỹ đã công nhận Đài Loan là một thực thể tách biệt với Trung Quốc.

“Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc. Và điều đó đã được thừa nhận ở những việc mà chính quyền [Tổng thống] Reagan đã làm để đưa ra chính sách mà Hoa Kỳ tuân thủ cho đến nay trong ba thập kỷ rưỡi”, ông Pompeo nói.

Ông Pompeo cũng cho biết cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có lập trường giống nhau về vấn đề này và đã đồng ý bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan.

Phản ứng sau bình luận của ngoại trưởng Mỹ, Văn phòng Tổng thống Đài Loan hôm thứ Sáu đã nhắc lại rằng Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền và độc lập.

“Đây là một sự thật không thể chối cãi. Có 23 triệu người Đài Loan thân thiện, tự do và dân chủ, những người sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng quốc tế”, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Trương Đôn Hàm nói.

Ông Trương cho biết thêm rằng Tổng thống Thái Anh Văn đã nhất quán chủ trương rằng cả hai bờ eo biển Đài Loan cùng hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Bà Thái cũng nhấn mạnh rằng Đài Loan sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển của đôi bờ eo biển cũng như khu vực.

Bộ Ngoại giao (MFA) cũng cho biết họ đã ghi nhận những bình luận của Ngoại trưởng Pompeo và cảm ơn sự ủng hộ của ông đối với Đài Loan và sự khẳng định của ông về nền dân chủ của Đài Loan. MFA cũng tuyên bố rằng Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, không thuộc Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-pompeo-dai-loan-khong-phai-la-mot-phan-cua-trung-quoc.html

Chính phủ Mỹ kết hợp với các nhà thuốc

 gia tăng việc tiếp cận vaccine

Chính phủ Mỹ kết hợp với chuỗi các nhà thuốc trong khu vực và các tiệm thuốc độc lập trong cộng đồng để gia tăng việc tiếp cận vaccine chống COVID khi nào có được vaccine, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) cho biết ngày 12/11.

Đối tác này sẽ bao gồm 60% các tiệm thuốc trên 50 tiểu bang nước Mỹ, khu vực thủ đô Washington D.C, Puerto Rico, và Virgin Islands của Mỹ, HHS cho biết.

Công ty Walgreens, công ty CVS, công ty Walmart, công ty Kroger và công ty Costco nằm trong số những công ty cho đến nay đồng ý tham dự, HHS nói.

Vaccine sẽ được tiêm chủng tại những nhà thuốc của các công ty đối tác miễn phí cho bệnh nhân.

Hiện chưa có vaccine chống COVID-19 nào được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép hay chuẩn thuận.

Đầu tuần này, Pfizer và đối tác BioNTech của Đức loan tin vaccine thử nghiệm của họ hiệu nghiệm hơn 90% căn cứ trên kết quả thử nghiệm sơ khởi.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-k%E1%BA%BFt-h%E1%BB%A3p-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-nh%C3%A0-thu%E1%BB%91c-gia-t%C4%83ng-vi%E1%BB%87c-ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-vaccine-/5659178.html

Tìm hiểu về tính hiệu nghiệm của vaccine chống COVID

Tuần này có một loạt tin vui từ những công ty dược bào chế vaccine chống COVID.

Công ty Pfizer và BioNTech loan báo những dữ liệu sớm cho thấy vaccine của họ hữu hiệu hơn 90%.

Một ngày sau, một dự án của Nga quảng bá vaccine Sputnik V hiệu nghiệm 92%.

Tỷ lệ hiệu nghiệm được tính ra sao?

Trong trường hợp của Pfizer, họ chờ cho đến khi 94 tình nguyện viên trong cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối gồm hơn 43.500 người (phân nửa nhận vaccine, phân nửa nhận giả dược) thử nghiệm dương tính sau khi phát triển các triệu chứng.

Để gọi là trên 90% hiệu nghiệm, chưa tới 8 người trong số những ai xét nghiệm dương tính đã được tiêm vaccine, những người còn lại được tiêm giả dược.

Tại Nga, Viện Gamaleya bào chế vaccine Sputnik V đạt được con số hiệu nghiệm 92% căn cứ trên 20 ca bệnh trong 16.000 tình nguyện viên trong khi quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối đang tiến triển. Viện này nhắm mục tiêu đạt đến 40.000 người thử nghiệm. Trong số 16.000 người đang tham gia có khoảng một phần tư nhận giả dược.

Cần bao nhiêu ca bệnh?

Theo một số chuyên gia, trong những cuộc thử nghiệm với hàng chục ngàn người tham dự, lý tưởng là có từ 150 đến 160 người ngã bệnh trước khi có thể đánh giá độ tin cậy về hiệu quả của vaccine.

“Không có quy chuẩn đòi hỏi một con số X nào để có quyết định đáng tin cậy,” Tổ chức Thử nghiệm Lâm sàng Thụy Sĩ cho biết. “Con số các ca nhiễm phải được xem trong mối tương quan tới dịch bệnh và nguy cơ. Đây nên là sự đánh giá từng ca một thì hơn.”

Thông thường, các nhà ban hành quy định tìm cách đạt mức chắc chắn ít nhất 95% rằng kết quả đọc được không phải là do những thay đổi ngẫu nhiên không liên hệ đến cuộc thử nghiệm.

Đối với những người tài trợ thử nghiệm, số càng lớn càng an toàn vì một cuộc thử nghiệm đủ lớn có thể đảm bảo không có vấn đề về mức tin cậy 95% đó.

Trong thử nghiệm của Pfizer và BioNTech, họ dự trù làm một cuộc phân tích cuối cùng khi có 164 người ngã bệnh, với nhiều cuộc phân tích tạm thời được tiến hành trong quá trình diễn tiến.

Chi tiết về thử nghiệm của Nga không rõ ràng.

So sánh với thuốc và vaccine của các loại bệnh khác

Trong một cuộc thử nghiệm thuốc bình thường, đối với những chứng bệnh như ung thư giai đoạn cuối, lợi ích của thuốc mới có thể không rõ ràng bằng.

Tuy nhiên đối với vaccine, Tổ chức Y tế Thế giới muốn thấy tính hiệu quả lên tới ít nhất là 70% trong các cuộc thử nghiệm, trong khi Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ muốn thấy tỷ lệ này ít nhất là 50%.

Hiệu nghiệm 90% được báo cáo trong những cuộc thử nghiệm của Pfizer và Nga đã vượt quá những con số kỳ vọng đó, và dường như cũng vượt quá vaccine cúm thông thường. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính vaccine cúm thông thường giảm bớt nguy cơ ngã bệnh là 40% đến 60%.

Đối với những vaccine khác, CDC ước tính sự hiệu nghiệm của hai liều vaccine ngăn bệnh sởi là 97%, sự hiệu nghiệm của hai liều vaccine ngừa bệnh thủy đậu là 90% và tăng lên gần 100% đối với liều thứ ba.

Liệu có thể kỳ vọng tỷ lệ hiệu nghiệm sẽ tăng?

Ngày 9/11, Pfizer thừa nhận là tỷ lệ hiệu nghiệm của vaccine cuối cùng có thể thay đổi.

Tính hiệu nghiệm thực tế, nếu vaccine được chấp thuận

Dữ liệu lâm thời rất hứa hẹn vì dường như chứng tỏ rằng vaccine có thể hữu hiệu trong việc ngăn ngừa COVID-19.

Tuy nhiên, tiến đến việc tiêm chủng hàng loạt vẫn còn những trở ngại, đặc biệt là đối với vaccine như của Pfizer và BioNTech phải được bảo quản và chuyển vận ở âm 70 độ C.

Hơn nữa, vaccine của Pfizer-BioNTech đòi hỏi chích hai liều cách nhau 21 ngày. Nếu không tuân thủ đúng thời biểu này thì có thể ảnh hưởng tới tính hiệu nghiệm của vaccine.

Một ví dụ, vaccine bảo vệ chống lại bệnh quai bị giảm hiệu nghiệm từ 90% xuống còn 78% nếu mọi người không nhận được liều tiếp theo.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-v%E1%BB%81-t%C3%ADnh-hi%E1%BB%87u-nghi%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-vaccine-ch%E1%BB%91ng-covid/5659169.html

Covid-19 : Nhiều thành phố của Mỹ

thắt chặt biện pháp đối phó với dịch

Anh Vũ

Liên tiếp những ngày qua, các số liệu về tình hình dịch Covid-19 tiếp tục leo thang. Hôm qua, 12/11/2020, tại Mỹ đã có thêm 150 nghìn ca nhiễm, trong 24 giờ, 65 nghìn bệnh nhân nằm viện. Trước làn sóng dịch bùng lên dữ dội, chính quyền nhiều địa phương đã chủ động ban hành các biện pháp phòng chống nghiêm ngặt, trong khi vẫn không có các chỉ đạo từ chính quyền liên bang về phòng chống dịch.   

Theo các thông tín viên của RFI tại Mỹ, từ đầu tuần này, đã có hơn 1/3 các thống đốc bang, thuộc Dân Chủ và Cộng Hòa, đã quyết định đưa ra các biện pháp về phòng chống dịch, nhằm cố ngăn chặn đà lây lan của virus đã có nguy cơ không kiểm soát được.

Thành phố Chicago từ thứ Hai đã quyết định phong tỏa dân cư. Các cuộc tụ họp từ 10 người trở lên bị cấm. Trong khi đó, từ hôm 10/11, chính quyền bang Illinois đã kêu gọi người dân cố gáng hạn chế tối đa ra khỏi nhà trong 3 tuần tới. Tại Detroit, chính quyền thành phố cũng thông báo các trường chuyển sang dạy và học từ xa cho đến tháng Giêng năm tới.

Tại bang Texas, tình hình trở nên khẩn cấp đến mức thống đốc bang đã phải yêu cầu các cơ sở quân y tiếp nhận các bênh nhân dân sự. Đây là bang đã đầu tiên vượt ngưỡng một triệu người nhiễm virus corona. Bang Carolina hôm qua cũng đã vượt ngưỡng trên. Thành phố lớn nhất Mỹ, New York, cuối cùng cũng buộc phải chuẩn bị trở lại với những biện pháp nghiêm ngặt. Từ hôm nay, các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa vào lúc 22 giờ.

Hiện con số bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện tại Mỹ đã đạt mức cao nhất từ đầu dịch : 65 nghìn người, theo số liệu của Covid Tracking Project. Đại học Johns Hopkins thì thống kê từ đầu dịch Mỹ đã có hơn 242 nghìn ca tử vong vì Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201113-covid-19-nhi%E1%BB%81u-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-th%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%B7t-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-d%E1%BB%8Bch

Giám đốc NASA sẽ từ chức

nếu Biden đắc cử Tổng thống Mỹ

Thái Học

Giám đốc điều hành NASA Jim Bridenstine nói rằng, ông sẽ rời NASA nếu Joe Biden đắc cử tổng thống. Bridenstine cho rằng, những điều mà NASA có được và mang lại lợi ích cho xã hội có “quan hệ thân thiết với vị tổng thống của đất nước”, đồng thời người đứng đầu NASA phải hoàn toàn được chính quyền tin tưởng, theo Slash Gear.

“Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ không hợp với chính quyền của Biden”, Bridenstine chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Aviation Week, đồng thời nói rằng những thành công của NASA dưới sự lãnh đạo của ông là “nhờ vào chính quyền sở tại”.

Sau cùng, giám đốc NASA cho biết thêm, quyết định này không liên quan đến chính trị, và tỏ ra vui mừng khi được Quốc hội ủng hộ chương trình Artemis.

NASA đã làm việc không ngừng nghỉ trong chương trình Artemis để chuẩn bị cho sứ mệnh lên Mặt Trăng. Mục tiêu là đưa con người trở lại mặt trăng vào năm 2024. Cuộc thám hiểm Mặt Trăng lần này được xem như là bàn đạp để đưa con người lên sao Hỏa, nơi mà NASA đã đưa nhiều xe địa hình tới để nghiên cứu môi trường.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giam-doc-nasa-se-tu-chuc-neu-biden-dac-cu-tong-thong-my.html

Giới chức an ninh mạng cao cấp của Mỹ

bị buộc từ chức

Một giới chức an ninh mạng cao cấp của Mỹ ra đi sau khi được yêu cầu từ chức, một quan chức biết rõ vụ việc cho biết ngày 12/11.

Ông Bryan Ware, Phụ tá Giám đốc về An ninh mạng cho Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Hạ tầng Cơ sở thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (CISA), xác nhận với Reuters là ông đã đệ đơn từ chức vào ngày 12/11.

Ông không cung cấp chi tiết, nhưng một giới chức quen thuộc với vấn đề cho hay Tòa Bạch Ốc đầu tuần này đã yêu cầu ông Ware từ chức.

CISA và Tòa Bạch Ốc chưa hồi đáp yêu cầu bình luận.

Tin này được loan tải đầu tiên bởi trang CyberScoop chuyên về tin tức an ninh mạng.

Ông Ware là một trong số các giới chức rời các chức vụ liên quan đến an ninh quốc gia sau khi ông Trump thất cử dù Tổng Thống chưa thừa nhận thua cuộc.

https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A9c-an-ninh-m%E1%BA%A1ng-cao-c%E1%BA%A5p-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-bu%E1%BB%99c-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c/5658758.html

Tổng thống Mexico một lần nữa từ chối chúc mừng Biden

Tâm Thanh

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador một lần nữa từ chối chúc mừng ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo ngày 11/11.

Sound of hope dẫn lời ông Lopez Obrador nói: “Chúng tôi không phải là con rối của bất kỳ chính phủ nước ngoài nào… “

Tổng thống Lopez Obrador là một trong số ít các nguyên thủ quốc gia chưa chúc mừng “chiến thắng” của ông Joe Biden.

Lopez Obrador cho biết, ông sẽ không bày tỏ quan điểm của mình đối với cuộc bầu cử lần này của Hoa Kỳ, nhưng ông nói rõ: “chúng tôi không thể thừa nhận một chính phủ được thành lập chưa hợp pháp”.

Ông nói, ông sẽ đợi cho đến khi thách thức pháp lý của chính quyền Tổng thống Trump (TT Trump) đối với cuộc bầu cử có kết quả cuối cùng, lúc đó sẽ gọi điện chúc mừng người đắc cử.

Sau khi hàng loạt các vụ bê bối gian lận trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020 được phanh phui, chiến dịch của TT Trump đã chính thức bắt đầu triển khai các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông cánh tả Mỹ ngày 7/11 đã đồng loạt đưa tin ứng cử viên đảng Dân chủ Biden “thắng cử” trước khi có thông báo chính thức hợp pháp. Sau đó lãnh đạo nhiều nước đã gọi điện chúc mừng ông Biden.

Tổng thống Lopez Obrador nhắc nhở tại cuộc họp báo rằng, còn quá sớm để chúc mừng Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-mexico-mot-lan-nua-tu-choi-chuc-mung-biden.html

WHO đối mặt với một loạt các cuộc tấn công mạng

 khi đài loan phàn nàn về vấn đề kiểm duyệt

Tin từ GENEVA/Đài Bắc – Vào hôm thứ Năm (12/11), Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công mạng bởi các nhà hoạt động sử dụng các nhóm từ như “Đài Loan”, sau khi chính phủ Đài Bắc phàn nàn rằng các bài đăng ủng hộ hòn đảo tự trị đang bị kiểm duyệt trên Facebook.

Đài Loan dân chủ, bị Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, rất phẫn nộ vì không thể tiếp cận hoàn toàn WHO trong đại dịch COVID-19. Đài Loan không phải là thành viên của tổ chức này do sự phản đối của Trung Cộng. Trong tuần này, họ lại thất bại trong việc tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO.

Chính phủ Đài Loan cho biết các bài đăng ủng hộ Đài Loan trên trang Facebook của WHO bị WHO kiểm duyệt và ngăn chặn. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết điều này đi ngược lại với tính trung lập mà WHO nên duy trì. Phía WHO biện hộ cho hành động này. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết thêm rằng họ khôi phục khả năng của người dùng trong việc đăng tải các nhóm từ “Đài Loan” và “Trung Cộng”.

Đài Loan, trước đây đổ lỗi cho Trung Cộng vì kích động sự thù địch với WHO bằng cách sử dụng các tài khoản giả mạo do người Đài Loan điều hành. Trung Cộng, quốc gia chưa từng loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để sáp nhập Đài Loan, phủ nhận việc thực hiện một chiến dịch thông tin sai lệch chống lại hòn đảo này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/who-doi-mat-voi-mot-loat-cac-cuoc-tan-cong-mang-khi-dai-loan-phan-nan-ve-van-de-kiem-duyet/

Các liên minh hàng không toàn cầu yêu cầu

chuyển sang xét nghiệm rộng rãi hơn

đối với hành khách thay cho việc cách ly

Ba liên minh hàng không toàn cầu đang thúc giục các chính phủ áp dụng các hướng dẫn chung về xét nghiệm hành khách và công nghệ thông hành sức khỏe kỹ thuật số, để giúp mọi người bắt đầu du lịch hàng không trở lại.

Oneworld, Star Alliance và SkyTeam cho biết việc xét nghiệm có thể là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để khởi động lại ngành du lịch quốc tế, bằng cách giảm sự phụ thuộc vào việc cách ly nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

Trong tuyên bố chung trên trang web oneworld.com, giám đốc điều hành Star Alliance Jeffrey Goh cho biết các hướng dẫn thử nghiệm mới từ Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc có thể “mở đường cho việc thiết lập khuôn khổ niềm tin giữa các quốc gia”.

Giám đốc điều hành Oneworld Rob Gurney và Giám đốc điều hành SkyTeam Kristin Colvile tham gia vào phát biểu này. Các liên minh – đại diện cho 58 hãng hàng không thành viên – trích dẫn các bài xét nghiệm sức khỏe kỹ thuật số CommonPass gần đây, sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để xác minh một cách an toàn rằng hành khách tuân thủ các yêu cầu về sức khỏe, cho dù các yêu cầu này là xét nghiệm hay vaccine trong tương lai.

Các hãng hàng không và nhóm công nghiệp của họ, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, thúc giục sử dụng các quy trình kiểm tra được thống nhất chung thay vì cách ly. Cho đến nay có nhiều cách tiếp cận và thử nghiệm với các yêu cầu xét nghiệm, với các biện pháp cách ly và hạn chế du lịch vẫn được sử dụng – và việc di chuyển bằng đường hàng không quốc tế giảm 92% so với mức trước COVID-19. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-lien-minh-hang-khong-toan-cau-yeu-cau-chuyen-sang-xet-nghiem-rong-rai-hon-doi-voi-hanh-khach-thay-cho-viec-cach-ly/

Pháp: Tưởng niệm các nạn nhân

loạt khủng bố 13/11/2015

Anh Vũ

Hôm nay, ngày 13/11/2020, đánh dấu 5 năm ngày thủ đô Paris của Pháp bị một loạt vụ tấn công khủng bố làm 130 người chết và 350 người bị thương. Nhiều hoạt động tưởng niệm đã được tổ chức ở những nơi đã xảy ra các vụ khủng bố .

Ngày 13/11/2015, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo cho tiến hành một loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại Pháp. Trong một buổi tối, những kẻ khủng bố đã tấn công vào nhà hát Bataclan đang có hơn 1 nghìn người xem ca nhạc, nhiều quán ăn giữa trung tâm Paris và sân vận động Stade de France ở ngoại ô Saint-Denis, làm tổng cộng 130 người thiệt mạng và 350 người bị thương.

Đúng 5 năm sau sự kiện đau thương này, hôm nay nhiều hoạt động tưởng niệm đã diễn ra tại hiện trường của các vụ khủng bố. Vì lý do phong tỏa chống dịch, các nghi thức tưởng niệm diễn ra trong phạm vi hạn chế.  Các quan chức gồm thủ tướng Jean Castex, bộ trưởng Nội Vụ Gérard Darmanin và bộ trưởng Tư Pháp Eric Dupond-Moretti, thị trưởng Paris Anne Hidalgo đã lần lượt tới các điểm đã xảy ra vụ tấn công đặt vòng hoa để tưởng nhớ các nạn nhân.

5 năm sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 13/11, nước Pháp lại bị đặt trong báo động khủng bố ở mức cao nhất, sau khi xảy ra 3 vụ khủng bố man rợ do những phần tử Hồi Giáo cực đoan đơn lẻ tiến hành trong vòng một tháng.

Cũng trong 5 năm qua, đã xảy ra 20 vụ khủng bố trên lãnh thổ Pháp, 19 vụ không thành và 61 âm mưu khác bị phá vỡ. Nước Pháp là mục tiêu thường trực của khủng bố, đây là điều đã được chính quyền Pháp xác định.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201113-ph%C3%A1p-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-c%C3%A1c-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1t-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-13-11-2015

Covid-19: Pháp không nới lỏng

lệnh phong tỏa cho đến ngày 1/12

Minh Anh

Các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống Covid-19 tại châu Âu cho những kết quả trái ngược. Nước Ý một lần nữa bị làn sóng dịch virus corona nhấn chìm, trong khi đó tại Đức và Pháp, một số dấu hiệu cho

phép hy vọng tình hình dịch bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 12/11/2020 thông báo tiếp tục duy trì các biện pháp phong tỏa cho đến ngày 1/12/2020.

Nước Ý kế cận hôm qua ghi nhận có 33.000 ca nhiễm mới và 623 người chết vì Covid-19 trong vòng 24 giờ. Bệnh viện Cotugno tại vùng Napoli gần như quá tải, bên bờ vỡ trận.

Trong khi đó tại Đức, một số dấu hiệu cho thấy đường cong số bệnh nhân mới thường nhật đang đổi hướng tăng chậm lại. Tình hình này cũng tương tự tại Pháp. Dù vậy, thủ tướng Pháp, Jean Castex, trong phát biểu hôm qua trên truyền hình, khẳng định chưa đến lúc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa.

Theo ông, « dỡ bỏ phong và nới lỏng các biện pháp phòng bệnh lúc này có lẽ sẽ là vô trách nhiệm ». Những biện pháp nới lỏng cho việc giảm phong tỏa chỉ có thể được bắt đầu kể từ ngày 01/12/2020. Tuy nhiên, ông cảnh báo việc cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại sẽ rất hạn chế, các biện pháp an toàn dịch tễ phải được tăng cường. Và trong giai đoạn đầu giảm phong tỏa, các quán bar và nhà hàng, cũng như các phòng tập thể dục, những nơi được cho là có nguy cơ lây nhiễm cao, có thể vẫn chưa được phép hoạt động trở lại.

Thủ tướng Pháp khẳng định mục tiêu của chính phủ là làm sao có thể nới lỏng hơn nữa các biện pháp nghiêm ngặt này vào kỳ nghỉ lễ Noel « sao cho người dân Pháp có thể đón một mùa Giáng Sinh và những ngày cuối năm cùng với gia đình ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201113-covid-19-ph%C3%A1p-kh%C3%B4ng-n%E1%BB%9Bi-l%E1%BB%8Fng-l%E1%BB%87nh-phong-t%E1%BB%8Fa-cho-%C4%91%E1%BA%BFn-ng%C3%A0y-1-12

Covid-19 : Pháp tái phong tỏa,

nạn kỳ thị người châu Á lại trỗi dậy

Thùy Dương

Với sự bùng phát của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai tại Pháp, cộng đồng người châu Á tại vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận) lại một lần nữa bị kỳ thị : không chỉ có những lời thóa mạ, đe dọa và hô hào giết người gốc Á trên các mạng xã hội, mà thực sự đã có những vụ hành hung, tấn công gây thương tích, bởi nhiều người cho rằng chính người châu Á đã làm lây lan virus khiến nước Pháp bị phong tỏa.

Trang Facebook của Hiệp Hội Thanh Niên Người Hoa tại Pháp (AJCF) đã đăng lại ảnh chụp màn hình nhiều tin nhắn Twitter với nội dung vô cùng hằn học, kích động hận thù nhắm vào người châu Á : “Hãy ngưng đọc truyện tranh Nhật Bản manga. Đã đến lúc săn lùng người châu Á mắt một mí, người da vàng ăn thịt chó mà chúng ta không bao giờ tha thứ” ; “Hãy đến quận 13 (khu vực tập trung đông dân châu Á ở Paris) để săn lùng bọn Trung Quốc” ; “Tôi kêu gọi mọi người da đen, người Ả Rập ở các vùng 91, 92, 93, 94, 95 (ngoại ô Paris) tấn công bất kể người Tàu nào mà họ gặp ngoài đường” …

Mọi chuyện bùng phát nghiêm trọng đến mức Viện Công Tố Paris đã phải cho mở điều tra về những lời kêu gọi bạo lực, tấn công người châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc. Cuộc điều tra về tội danh “công khai kích động hành vi gây thương tích cho người khác do kỳ thị chủng tộc” được giao cho BRDP, đơn vị cảnh sát đặc trách trấn áp tình trạng phạm tội nhắm vào con người. Kết quả cuộc điều tra vẫn chưa được công bố, nhưng theo truyền thông Pháp, rất nhanh sau khi xảy ra chuyện, danh tính của người đăng phần lớn các Tweet thù hận nói trên đã được xác định, tài khoản Twitter của người này đã bị khóa, các phát ngôn hận thù trên Internet đã bị xóa.

Có vẻ ngoài Á Đông đều bị coi là người Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngày 08/11/2020, ông Sun-Lay Tan, phát ngôn viên hiệp hội Sécurité Pour Tous (An Toàn Cho Tất Cả Mọi Người), vốn quy tụ 64 hội đoàn châu Á tại Pháp, và hiện đang tích cực hành động chống sự kỳ thị nhắm vào cộng đồng châu Á, giải thích :

« Trên thực tế, đỉnh điểm gần đây nhất rơi vào thứ Tư (28/10), khi tổng thống Emmanuel Macron thông báo tái phong tỏa đất nước. Tổng thống đưa ra thông báo lúc 8h tối, đến 9h tối thì có nhiều tin nhắn Twitter được đăng trên các mạng xã hội trong đó người ta hô hào mọi người hành hung người châu Á. Tôi xin trích : « Hãy đánh nhừ tử người châu Á, người Trung Quốc, bất kể là ở đâu ». Đó là Tweet đầu tiên. Các Tweet khác thì so sánh và tiếc rẻ « Đáng tiếc là Hitler đã không giết người Trung Quốc như giết người Do Thái ».

Có những Tweet rất nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là khi những bài viết này lại được chia sẻ tới gần 800 lượt và nhận được hơn 1.500 biểu tượng hình trái tim thể hiện sự đồng tình. Đó là điều khiến chúng tôi thực sự lo ngại. Trên thực tế, những kẻ tấn công sẽ không hỏi xem quý vị là người Trung Quốc, người Việt hay người Cam Bốt … rồi mới ra tay. Tất cả những ai có vẻ bề ngoài Á Đông đều bị coi là người Trung Quốc. Vậy đấy ! Vì thế mà tôi kêu gọi tất cả những người gốc châu Á, không phân biệt quốc tịch, phải hết sức cảnh giác ».

Le Parisien ngày 01/11/2020 thuật lại chuyện một giảng viên – nhà nghiên cứu gốc Việt, 37 tuổi, đã bị hai thanh niên chửi bới, xua đuổi « Hãy cút về Trung Quốc mà ăn thịt chó ». Mặc dù người phụ nữ này đã nói cô không phải là người Hoa, không ăn thịt chó, cô là người Pháp và làm việc tại Pháp, đóng thuế cho nước Pháp, nhưng cô vẫn bị họ đánh túi bụi. Kể từ khi nước Pháp tái phong tỏa, hiệp hội An Toàn Cho Tất cả Mọi Người đã ghi nhận 10 vụ hành hung ở vùng Ile-de-France, có người bị thương nghiêm trọng phải nghỉ làm 20 ngày để dưỡng bệnh. Nhưng có lẽ con số trên thực tế còn cao hơn vì không phải nạn nhân nào cũng trình báo.

Làn sóng kỳ thị thứ hai từ khi có virus corona

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên cộng đồng châu Á bị kỳ thị. Nhưng có lẽ lần này mức độ đã nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đại diện hiệp hội An Toàn Cho Tất Cả Mọi Người cho biết thêm :

« Thực ra thì những lời nói bài người châu Á từ trước tới nay lúc nào cũng có, từ khi người châu Á đến sinh sống tại Pháp. Trong cuộc đời, người châu Á nào cũng có lúc bị xúc phạm. Virus corona xuất hiện hồi tháng Giêng tháng Hai năm nay đã làm bùng nổ sự nghi kỵ, hung hăng nhắm vào người châu Á. Chẳng hạn một nhà hàng Nhật Bản ở Boulogne-Billancourt đã bị sơn vẽ bôi bẩn hồi tháng Ba, nhiều người châu Á bị tấn công, chửi bới, xua đuổi. Người ta không dám ngồi cạnh người châu Á trên xe bus hay trong các phương tiện giao thông công cộng khác.

Có không ít chuyện tương tự như vậy. Khi xảy ra phong tỏa, tất cả đều đóng cửa, không có nhiều lời chửi bới xúc phạm, rồi mùa hè trôi qua và như tôi đã giải thích, chúng lại bùng lên khi có thông báo tái phong tỏa của tổng thống Pháp và trở nên rất nghiêm trọng. Hồi đầu thì chỉ là những lời xúc phạm, sau đó là những cú đấm đá, những vụ tấn công, cướp giật. Còn giờ đây, quả thật đó là những lời kêu gọi kích động hận thù. Căng thẳng đã gia tăng thêm một nấc.

Bây giờ, nhìn lại những gì xảy ra trong những ngày qua, chúng tôi có thể nói rằng đó là kỳ thị chủng tộc. Bởi vì trước đây có nhiều người nói họ bị đánh đập, tấn công, rồi bị cướp ví, cướp túi xách, nhưng bây giờ người ta tấn công người châu Á chỉ để tấn công mà thôi, không phải để cướp của. Nếu như trước đây, người ta chỉ tránh đến nhà hàng Trung Quốc, Việt Nam, nói chung là tránh đến nhà hàng châu Á, tránh người châu Á, hoặc xúc phạm, thì nay thực sự là có những lời kêu gọi tấn công, đánh đập, giết hại người châu Á. Nay mọi chuyện ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ».

Cẩm nang hướng dẫn

Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, các hội đoàn châu Á tích cực đưa ra nhiều lời cảnh báo, lưu ý cộng đồng cẩn trọng, kêu gọi các nạn nhân mạnh dạn trình báo, khiếu kiện và soạn cả cẩm nang hướng dẫn các nạn nhân. Trả lời RFI tiếng Việt, ông Sun – Lay Tan nhấn mạnh :

« Tôi kêu gọi mọi người phải thực sự rất cảnh giác. Tôi cũng kêu gọi quý vị báo lên trang PHAROS của chính phủ Pháp tất cả những Tweet hay bài viết có nội dung kích động hận thù, cho dù không phải là quá nghiêm trọng. Quý vị chỉ cần chụp lại màn hình có dòng Tweet hay bài viết có liên quan và sao chép lại đường dẫn URL, địa chỉ internet của các Tweet hoặc bài viết trên Facebook, rồi đăng lên trang PHAROS để báo động cho nhà chức trách.

Hiệp hội An Toàn Cho Tất Cả Mọi Người (Sécurité Pour Tous) đã cộng tác với Hiệp Hội Thanh Niên Người Hoa tại Pháp (AJCF) để soạn ra một cuốn cẩm nang hướng dẫn người châu Á cách khai báo, khiếu kiện khi bị tấn công. Cẩm nang hiện đã được đăng trên trang Facebook của Hiệp Hội Sécurité Pour Tous Hiệp và Facebook của Hội Thanh Niên Người Hoa tại Pháp. Chúng tôi cũng đã có các buổi họp với đại diện các hội đoàn người Việt Nam. Tới đây, cuốn cẩm nang cũng sẽ được dịch sang tiếng Việt. Như vậy là chúng tôi có một cẩm nang tiếng Hoa, đương nhiên là có phiên bản tiếng Pháp và sẽ có cả bản tiếng Việt.

Theo quan sát của tôi, những người châu Á sống ở các thành phố Aubervilliers, La Courneuve vùng 95 (ngoại ô Paris), hay các thành phố Vitry-sur-Seine, Ivry-sur-Seine ở vùng 94 Val-de-Marne thường có nhiều người mới sang Pháp sinh sống, không nói thạo tiếng Pháp lắm và cũng không thường xuyên nghe tin tức trên các phương tiện truyền thông của Pháp, nên không nắm được chuyện gì đang xảy ra. Hơn nữa, như anh chị biết đấy, họ nhìn nước Pháp như trong tiểu thuyết, nên họ không đề cao cảnh giác. 

Các hiệp hội của chúng tôi cũng đã hẹn làm việc với các cảnh sát trưởng để cải thiện việc tiếp các nạn nhân châu Á ở đồn cảnh sát và để xem họ có thông tin gì gửi đến người gốc Á sinh sống tại Pháp hay không. Có thể nói việc này cũng là để lưu ý họ về sự kỳ thị nhắm vào cộng đồng châu Á ». 

Không chỉ các hiệp hội chống kỳ thị, mà chính quyền nhiều thành phố ở vùng Ile-de-France, chẳng hạn Bussy-Saint-George, cũng lưu ý cư dân gốc Á về nguy cơ bị tấn công và kêu gọi họ vào trang mạng PHAROS báo động cho chính quyền và khởi kiện nếu bị tấn công. Nhiều chính khách cũng công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với cộng đồng châu Á, mà họ gọi là « nạn nhân của virus corona, kỳ thị và bạo lực ». Phát ngôn viên Sun – Lay Tan của hiệp hội An Toàn Cho Tất Cả Mọi Người khẳng định :

« Vâng, chính xác là như vậy. Có hơn 100 nghị sĩ đã ký vào một thư kiến nghị trên diễn đàn của báo Libération để ủng hộ cộng đồng người châu Á. Nói chung, tôi nghĩ rằng các phản ứng của chính giới vẫn còn khá rụt rè. Có một số thị trưởng, dân biểu các tỉnh đã ủng hộ ngay lập tức, nhiều người dân cũng ủng hộ cộng đồng châu Á một cách rất tự nhiên. Nhưng chúng tôi vẫn đang chờ có thêm sự ủng hộ của nhiều người khác. Tôi nghĩ rằng số chữ ký thu thập đang tăng nhanh. Tôi rất hài lòng là diễn đàn trên báo Libération thực sự quy tụ được nhiều nghĩ sĩ từ các đảng phái, xu hướng chính trị khác nhau. Mọi chuyện đang tiến triển ».

Nạn kỳ thị người châu Á bị xem nhẹ ?

Báo chí Pháp cho rằng lâu nay sự kỳ thị người châu Á đã bị xem nhẹ. Liệu có phải đó là do người châu Á vốn kín tiếng, rất ít trình báo cảnh sát khi bị hành hung, cướp giật … ? Ông Sun – Lay Tan giải thích :

« Sự kỳ thị nhắm vào người châu Á lâu nay không được nhìn nhận đánh giá đúng mức bởi hai lý do chính. Lý do đầu tiên là quả thực trong cộng đồng châu Á có sự thiếu sự tin tưởng vào tư pháp, bởi họ thường nghe nói là người này hay người kia đã bị cảnh sát bắt rồi lại được thả ra, các án phạt không phải lúc nào cũng nặng. Chính vì thế mà họ thường nói là khiếu kiện cũng vô ích. Đó là lý do đầu tiên, bao gồm cả rào cản về ngôn ngữ. Thường thì việc khai báo ở sở cảnh sát diễn ra trong những điều kiện không được thuận lợi cho các nạn nhân, bởi họ có khó khăn khi giao tiếp với cảnh sát.

Lý do thứ hai thực ra liên quan đến thế hệ. Thế hệ cha mẹ chúng tôi đến Pháp vì họ đã mất tất cả, họ chạy trốn chiến tranh, nạn đói. Họ đã phải xây dựng lại mọi thứ từ đầu. Vì thế mà sự kỳ thị chủng tộc, việc bị gọi bằng những từ như chinetoque, tên các loài chim … không có nghĩa lý gì so với những gì mà họ đã phải phải qua trong chiến tranh. Đối với họ, điều đó không nghiêm trọng. Nhưng chúng tôi, chúng tôi được sinh ra tại Pháp, chúng tôi là người Pháp, là thế hệ sau, chúng tôi có quyền và có nghĩa vụ bảo vệ chính mình, bảo vệ tất cả những người có gốc gác châu Á, có vẻ ngoài và văn hóa Á Đông. Đó là nghĩa vụ của chúng tôi.

Tôi nghĩ rằng từ nay tới vài năm nữa thôi, sự kỳ thị chủng tộc nhắm vào người Á Đông sẽ không còn bị nhìn nhận thấp hơn so với những gì diễn ra trên thực tế và sẽ được lưu ý nhiều hơn. Việc đã có hàng trăm nghị sỹ ký tên trên diễn đàn của báo Libération để ủng hộ cộng đồng châu Á đã cho chúng tôi hy vọng».

Theo phát ngôn viên của hiệp hội An Toàn Cho Tất Cả Mọi Người, để đấu tranh chống sự kỳ thị, chỉ trông chờ vào pháp lý là chưa đủ, cần quảng bá để các cộng đồng khác hiểu hơn về văn hóa Á Đông :

« Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến khía cạnh văn hóa vốn dĩ rất quan trọng. Chẳng hạn có một nhiếp ảnh gia tên là Charly Ho đang làm việc để gây quỹ ủng hộ nạn nhân bão lũ ở miền trung Việt Nam. Chúng tôi cũng có các nghệ sĩ, chẳng hạn họa sĩ Nguyen Tay sẽ có nhiều nhiều buổi nói chuyện ở các trường học để quảng bá cho các nền văn hóa châu Á. Cũng có thể sẽ có nhiều bếp trưởng của các nhà hàng giới thiệu các thực đơn, món ăn ở các cantine để quảng bá về văn hóa ẩm thực. Đây là một phần các hoạt động mà chúng tôi muốn làm để đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc. »

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201113-covid-19-ph%C3%A1p-t%C3%A1i-phong-t%E1%BB%8Fa-n%E1%BA%A1n-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A2u-%C3%A1-l%E1%BA%A1i-tr%E1%BB%97i-d%E1%BA%ADy

Thượng Karabakh : Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

đàm phán về giám sát lệnh ngừng bắn

Minh Anh

Bốn ngày sau khi lệnh ngừng bắn tại Thượng Karabakh được thông báo, ngày 13/11/2020, một phái đoàn Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về việc giám sát thực thi lệnh ngưng bắn.

AFP nhắc lại, trong đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 10/11, qua trung gian của Nga, hai nước Armenia và Azerbaijan đã ký một thỏa thuận ngưng bắn. Thỏa thuận dự kiến việc triển khai khoảng 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga, nhưng lại không đề cập đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ – đồng minh chính của chính quyền Baku.

Từ Istanbul, thông tín viên đài RFI Anne Andlauer giải thích thêm :

Kể từ thông báo hưu chiến ở Thượng Karabakh, chúng ta đã biết những gì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được làm, nhưng chúng ta không biết nhiệm vụ cụ thể nào Thổ Nhĩ Kỳ được trao.

Những việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được tham gia : Triển khai binh sĩ gìn giữ hòa bình để giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn. Nga đã lặp lại một cách đầy đủ để làm cho rõ điều này. Ngược lại, Ankara được phép gởi các quan sát viên, thuộc hàng ngũ quân đội, đến một « trung tâm kiểm soát lệnh hưu chiến chung Nga – Thổ ».

Một bản ghi nhớ về việc thành lập trung tâm này, trên nguyên tắc sẽ không nằm trong vùng lãnh thổ Thượng Karabakh, đã được ký kết hôm thứ Tư 11/11. Thế nên, mục đích chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của phái bộ Nga hôm nay là nhằm lập ra một lộ trình cho chương trình hợp tác Nga – Thổ tại vùng Nam Kavkaz này.

Một điều chắc chắn là, sau khi mang đến một sự hỗ trợ quân sự mang tính quyết định cho Azerbaijan, chính quyền Ankara không có ý định để Matxcơva gạt sang một bên. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định nước ông sẽ có « cùng một vai trò như Nga » tại trung tâm này, chịu trách nhiệm giám sát « trên không và trên bộ » mọi vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tiềm tàng.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201113-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-nga-v%C3%A0-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%81-gi%C3%A1m-s%C3%A1t-l%E1%BB%87nh-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn

Nga: “Navalny có thể bị đầu độc ở Đức,

hoặc trên máy bay sang Đức”

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Năm 12/11 nói rằng ông Alexei Navalny, người chỉ trích điện Kremlin đã lâm bệnh trên một chuyến bay ở Siberia hôm 20/8, sau đó được vận chuyển sang Đức để chữa trị, “có thể đã bị đầu độc ở Đức, hoặc trên chuyến bay sang Berlin”.

Các mẫu máu trích ra từ ông Navalny xác nhận sự hiện diện của chất độc thần kinh Novichok, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) cho biết.

Vụ đầu độc ông Navalny đã làm xấu đi các quan hệ giữa Nga với các nước phương Tây. Các nước này đã áp đặt các biện pháp chế tài, trừng phạt các quan chức Nga cao cấp thân cận với Tổng Thống Vladimir Putin.

“Chúng tôi có cơ sở để tin rằng tất cả những gì xảy ra cho ông Navalny, từ quan điểm độc chất sử dụng trong chiến tranh vào được cơ thể của ông, có thể xảy ra tại nước Đức hoặc trên chuyến bay chở ông tới bệnh viện Charite,” ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Ông Lavrov không nêu rõ bằng chứng để hậu thuẫn cho nhận định của ông.

Ông Nalvany, 44 tuổi, được chữa trị tại bệnh viện Charite ở Berlin trong 32 ngày trước khi xuất viện vào tháng 9.

Hồi tháng trước, EU và nước Anh áp đặt các biện pháp chế tài, trừng phạt các quan chức hàng đầu của Nga thân cận với ông Putin.

Hôm thứ Năm, ông Lavrov nói Nga sắp sửa loan báo các biện pháp trả đũa nhắm vào các quan chức Pháp và Đức trong hành động “ăn miếng trả miếng” liên quan tới vụ đầu độc ông Nalvany.

Nga bác bỏ mọi cáo buộc là nước này có liên can trong vụ đầu độc ông Nalvany.

Ông đã bình phục tại bệnh viện ở Đức.

Dấu vết của độc chất Novichok cũng được phát hiện trong vụ hai cha con cựu gián điệp nhị trùng Nga, ông Sergei Skripal, bị đầu độc vào năm 2018 ở Anh.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-navalny-co-the-bi-dau-doc-o-duc-hoac-tren-may-bay-sang-duc/5658571.html

Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á

bắt đầu Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37

Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm 12/11, đã bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh đa phương với chương trình nghị sự nhằm ​​giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 ở một khu vực mà sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.

Reuters loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15-11-2020.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội cho biết, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn chưa bị “sa vào vòng xoáy” của những đối thủ và những thách thức đối với hệ thống đa phương quốc tế.

“Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, hòa bình và an ninh thế giới vẫn chưa thực sự bền vững”.- Ông Phúc nói tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bao gồm các cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Hoa Kỳ.

Theo ông Phúc, năm nay, các nước đang bị đe dọa đặc biệt lớn hơn do rủi ro kép phát sinh từ hành vi không thể đoán trước của các quốc gia, các đối thủ có mâu thuẫn quyền lực lớn.

Tin cho biết, cao điểm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh sẽ là căng thẳng ở Biển Đông, nơi các tàu Trung Quốc thường xuyên gây hấn với các tàu của Việt Nam, Malaysia và Indonesia khi Bắc Kinh tìm cách khẳng định yêu sách lãnh thổ của mình trên vùng biển đang tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 80% vùng biển bao gồm các vùng biển rộng lớn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nó cũng chồng lấn lên các Vùng đặc quyền kinh tế của các thành viên ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Kể từ giữa tháng 8, Hoa Kỳ đã nhiều lần khiến Trung Quốc giận dữ bằng cách điều tàu chiến đến Biển Đông và đưa 24 công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì tham gia xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết Bắc Kinh sẽ “tiếp tục làm việc với các nước ASEAN trên con đường phát triển hòa bình để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Còn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mô tả xác định đại dịch coronavirus là “thách thức của thế hệ chúng ta”, ông cũng kêu gọi các nước “hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia – dù giàu hay nghèo – đều được tiếp cận với vắc xin an toàn.”

Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng dự kiến ​​sẽ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn vào Chủ nhật ngày 15/11, một hiệp định có thể trở thành hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

Thỏa thuận được đưa ra vào thời điểm căng thẳng về kết quả bầu cử Mỹ đặt ra câu hỏi về sự can dự của Washington trong khu vực, có thể sẽ củng cố vị thế của Trung Quốc vững chắc hơn như một đối tác kinh tế với Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, và đưa nước này vào vị thế tốt hơn để định hình các quy tắc thương mại của khu vực.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/southeast-asian-leaders-begin-summit-amid-major-power-rivalries-11122020110618.html

Bắc Hàn có thể tiến hành thử hỏa tiễn nhằm thu hút

 sự chú ý của Tổng Thống đắc cử Joe Biden

Tin từ Singapore – Các nhà phân tích cho biết, Bắc Hàn có thể tiến hành thử vũ khí nguyên tử hoặc hỏa tiễn đạn đạo tầm xa để gửi thông điệp mạnh mẽ tới tổng thống đắc cử Joe Biden, và để bảo đảm Bình Nhưỡng tiếp tục là ưu tiên chính sách đối ngoại của Washington.

Các chuyên gia cho biết, mặc dù ưu tiên hàng đầu của ông Biden sẽ là giải quyết cuộc khủng hoảng coronavirus và những lo lắng về nền kinh tế Hoa Kỳ, tuy nhiên Bắc Hàn có thể tiến hành thử nghiệm vũ khí để buộc Hoa Kỳ chú ý đến sự hiện diện của họ.

Theo CNBC đưa tin, trước đây, chính quyền Bắc Hàn cũng đã thực hiện phóng hỏa tiễn trong giai đoạn chính quyền cựu tổng thống Barack Obama và tổng thống Trump. Quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng cũng trải qua nhiều thăng trầm trong 4 năm qua.

Bà Sharon Squassoni thuộc Đại học George Washington cho biết, tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ thực hiện một cách tiếp cận có nguyên tắc đối với Bắc Hàn, ủng hộ các mục tiêu an ninh lâu dài của Hoa Kỳ và không phổ biến vũ khí nguyên tử. Bà nói thêm rằng, Bắc Hàn vẫn sẽ là mục tiêu chính sách đối ngoại hàng đầu đối với ông Biden ngay từ đầu, ngay cả khi ông Kim Jong Un không kích động Hoa Kỳ bằng các vụ thử hỏa tiễn.

Bên cạnh đó, bà cho rằng tổng thống Biden biết sự lơ là sẽ không hiệu quả với Bắc Hàn và sẽ tìm cách giải quyết. Về mặt ngoại giao, cách giải quyết của ông Biden có thể không ồn ào hơn những gì cựu tổng thống Trump từng làm, nhưng Bắc Hàn vẫn sẽ là một ưu tiên.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/bac-han-co-the-tien-hanh-thu-hoa-tien-nham-thu-hut-su-chu-y-cua-tong-thong-dac-cu-joe-biden/

Trump ra đi có thể làm Đài Loan mất một đồng minh

Tú Anh

Trong một cuộc thăm dò do trung tâm YouGov thực hiện tại 12 nước và lãnh thổ Châu Á trước bầu cử Mỹ, Đài Loan là nơi duy nhất có hơn 50% người được hỏi ý kiến mong muốn Donald Trump tái đắc cử. Liệu ông Trump ra đi có thể làm Đài Loan mất một đồng minh siêu cường hay không ? Phân tích của giới chuyên gia ra sao ?

Từ khi tổng thống Thái Anh Văn đắc cử nhiệm kỳ hai, phủ nhận quan điểm một nước Trung hoa duy nhất của Bắc Kinh, nguy cơ Đài Loan bị Trung Quốc tấn công ngày càng tăng. Trong bối cảnh căng thẳng đó, nhiều người dân Đài Loan e ngại bị mất một đồng minh vững chắc, tiếc rẻ Donald Trump ra đi đúng vào lúc hải đảo cần Washington hơn bao giờ hết.

Theo nhận định của AFP từ Đài Bắc, sự ra đi của Donald Trump có thể làm Đài Loan mất đi một đồng minh quý báu để đối đầu với Hoa Lục. Trong bốn năm qua, tổng thống thứ 45 của Mỹ, với chiến thuật khó lường, thường xuyên đặt Trung Quốc vào thế đối đầu gần như là trên mọi lãnh vực, từ hồ sơ thương mại cho đến y tế (virus corona), từ Hồng Kông cho đến Đài Loan.

Thái độ thách thức Trung Quốc và tăng cường quan hệ với Đài Bắc làm cho nhiều người dân hải đảo mến phục Donald Trump, vì trước đến nay chưa có lãnh đạo một cường quốc nào ủng hộ Đài Loan một cách kiên quyết như tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ.

Quan hệ Mỹ-Đài được thắt chặt với sự kiện khởi đầu vào năm 2016, khi tổng thống Thái Anh Văn gọi điện chúc mừng Donald Trump vừa đắc cử. Tiếp theo đó, tổng thống Mỹ lần lượt  hơn 10 lần bật đèn xanh cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Đài Loan tổng cộng 18 tỷ đôla Mỹ, gần đây nhất là tên lửa diệt hạm và máy bay tự hành MQ-9 sát thủ “Reaper”.

Mùa hè vừa qua, bộ trưởng Y Tế Mỹ đã đến Đài Loan. Đây là chuyến viếng thăm Đài Loan đầu tiên của một bộ trưởng Mỹ từ năm 1979, từ khi Mỹ đoạn giao với Đài Bắc để bang giao với Bắc Kinh.

Theo góc nhìn từ Đài Loan, với tổng thống Donald Trump, Washington ủng hộ Đài Bắc trên trường quốc tế, trong khi Bắc Kinh tìm cách chiêu dụ những nước còn bang giao với Đài Loan và tiếp tục ngăn chận hải đảo trở lại Tổ Chức Y Tế Thế Giới .

Thật ra về xã hội, những nỗ lực của Đài Loan về nữ quyền, về quyền của người đồng tính và chuyển giới đi theo xu hướng tự do không khác gì đảng Dân Chủ của Joe Biden. Tổng thống Thái Anh Văn cũng nhanh chóng chúc mừng tổng thống tân cử của Mỹ.

Liệu Biden có tiếp tục ủng hộ Đài Loan như Trump ?

Theo những nhà quan sát như Sung Wen Ti, Đại Học Quốc Gia Úc, khả năng tổng thống Đài Loan đàm đạo trực tiếp chia vui với Joe Biden sẽ khó xảy ra như với Donald Trump. Michael Mazza của American Enterprise Institute, khi được AFP đặt câu hỏi, cũng cho rằng mối ưu tư lớn nhất của Đài Loan là sợ Joe Biden sẽ « giữ khoảng cách » với Đài Bắc, để có thể « duy trì hợp tác với Bắc Kinh trên hồ sơ biến đổi khí hậu và hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân ».

Trái lại, một số chuyên gia cho rằng tại Hoa Kỳ, có một sự đồng thuận cân bằng quan hệ với Bắc Kinh và Đài Bắc.

Trong bối cảnh Trung Quốc bị xem là mối đe dọa từ quân sự đến kinh tế, thời kỳ Mỹ tìm mọi cách để làm hài lòng Bắc Kinh đã qua rồi.

Donald Trump đã tiến khá xa trong quan hệ tay ba, theo nhận định của  chuyên gia quốc phòng Đài Loan Su Tzu Yun:  Hoa Kỳ đã xem Trung Quốc là thách thức quan trọng nhất tại Châu Á, đã thúc giục các nước đồng minh cùng hợp sức ngăn chận sức mạnh của Hoa Lục. Chính Joe Biden cũng gọi Tập Cận Bình là “côn đồ”.

Nói cách khác, Đài Loan không nên sợ thiếu Donald Trump: Chính sách của Mỹ đối đầu với Trung Quốc sẽ không thay đổi, chuyên gia quốc phòng Đài Loan Su Tzu Yun kết luận.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201113-trump-ra-%C4%91i-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0m-%C4%91%C3%A0i-loan-m%E1%BA%A5t-m%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BB%93ng-minh

Bắc Kinh : Bãi nhiệm các nghị sĩ

đối lập Hồng Kông là « bài thuốc tốt »

Anh Vũ

Theo AFP, hôm qua, 12/11/2020, Trung Quốc khẳng định việc bãi nhiệm bốn nghị sĩ ủng hộ dân chủ của Hồng Kông là « phương thuốc tốt » cho đặc khu hành chính, đồng thời cho rằng đó không phải là công việc của chính phủ các nước khác.

Ngày 11/11/2020, tại Hội Đồng Lập Pháp ( LegCo) của Hồng Kông,  bốn nghị sĩ ủng hộ dân chủ đã bị bãi nhiệm theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Toàn bộ 15 nghị sĩ đối lập ngay lập tức đồng loạt từ nhiệm để phản đối quyết định trên.

Liên quan đến sự kiện vừa xảy ra, cơ quan đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Hồng Kông, hôm qua đã ra thông cáo đánh giá quyết định loại các nghị sĩ đối lập ra khỏi cơ quan lập pháp địa phương « là liều thuốc tốt, mở ra một chương mới bảo đảm cho hành pháp Hồng Kông vận hành tốt » và để bảo đảm cho « Hồng Kông được tự trị tốt hơn ».

Quyết định bãi nhiệm các nghị sĩ đối lập Hồng Kông đã gây phản đối gay gắt từ nhiều nước như Anh, Canada và Liên Hiệp Châu Âu, coi đó là bằng chứng các quyền tự do dân chủ tại Hồng Kông đang bị xói mòn nghiêm trọng.

Trong thông cáo ngoại giao nêu trên, Bắc Kinh cũng phản bác chỉ trích của các nước, cói đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông, cũng như của Trung Quốc.

Mới đây, để đáp lại việc áp dụng luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, Luân Đôn đã ra luật cho phép cấp hộ chiếu hải ngoại cho người Hồng Kông và giảm nhẹ các điều kiện nhập cảnh với người dân vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc. Hành động này của Luân Đôn đã khiến Bắc Kinh bực tức.  

Hiện tại, sau vụ bãi nhiệm và từ nhiệm của các nghị sĩ ủng hộ dân chủ, Nghị Viện Hồng Kông coi như không còn đối lập, chỉ còn 2 nghị sĩ không thuộc phe ủng hộ Bắc Kinh, nhưng cũng không đứng về phe dân chủ.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201113-b%E1%BA%AFc-kinh-b%C3%A3i-nhi%E1%BB%87m-c%C3%A1c-ngh%E1%BB%8B-s%C4%A9-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-l%C3%A0-b%C3%A0i-thu%E1%BB%91c-t%E1%BB%91t

Thẩm phán Trung Quốc trúng cử ghế Tòa án quốc tế

Hải Lam

AP đưa tin, ứng cử viên Xue Hanqin của Trung Quốc ngày 12/11 đã trúng cử ghế thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Ngoài bà Xue còn có 4 ứng viên khác của Uganda, Nhật Bản, Slovakia và Đức cũng trúng cử đợt này.

Tổng cộng, lần này có 8 ứng viên tranh cử vào 5 vị trí của ICJ – chức danh có nhiệm kỳ 9 năm bắt đầu từ ngày 5/2/2021. Trừ thẩm phán người Đức, 4 người trúng ghế còn lại đều là thẩm phán tái tranh cử nhiệm kỳ mới.

Bà Xue lần đầu trúng ghế vào tòa này vào năm 2010. Bà trở thành Phó chủ tịch ICJ từ năm 2018 và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này.

Với lịch sử đàn áp nhân quyền dày đặc và một xã hội không kiên toàn luật pháp như tại đại lục, việc Trung Quốc trúng cử các vị trí thẩm phán trong các tổ chức quốc tế luôn làm dấy lên lo ngại của dư luận.

Lấy ví dụ, hồi tháng 8 Đại sứ Trung Quốc tại Hungary, ông Đoàn Khiết Long, đã được bầu làm một trong 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 – 2029.

Trước thời điểm bỏ phiếu bầu ra các thẩm phán nhiệm kỳ mới khi đó, trong một hội nghị trực tuyến về Biển Đông hồi giữa tháng 7, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã kêu gọi tất cả 167 nước thành viên UNCLOS “đánh giá cẩn thận” ứng viên Trung Quốc đang tranh cử, theo Manila Bulletin.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan đến cuộc bầu cử Tòa án Quốc tế sắp tới đánh giá cẩn thận các tiêu chuẩn của ứng viên từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cân nhắc xem liệu một thẩm phán Trung Quốc tại Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ trước đây của Bắc Kinh, câu trả lời đã trở nên khá rõ ràng”, ông David Stilwell nói.

“Bầu một quan chức Trung Quốc vào cơ quan này chẳng khác nào thuê một kẻ phóng hỏa để giúp điều hành Sở Cứu hỏa”, ông Stilwell nói.

Ông Stilwell cũng đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài vô hiệu hóa yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông hồi năm 2016 sau khi Philippines đệ đơn kiện.

Ông cho biết Trung Quốc đã cố gắng  phớt lờ phán quyết, tiếp tục các yêu sách bất chấp nghĩa vụ tuân thủ với tư cách thành viên UNCLOS. Cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên ký kết UNCLOS.

Ông nói thêm: “Bắc Kinh thích tô vẽ bản thân là một nhà đấu tranh cho chủ nghĩa đa phương và các thể chế quốc tế, nhưng họ đã bác bỏ phán quyết và coi nó như một tờ giấy đơn thuần”.

Tuổi Trẻ cho biết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ ông Đoàn Khiết Long, nói rằng ứng viên này “rất thông thạo luật quốc tế, có kiến thức phong phú lẫn kinh nghiệm thực tế trong luật biển quốc tế”.

“Nếu được bầu, chắc chắn ông Đoàn Khiết Long sẽ cống hiến hết mình cho các công việc của tòa án và giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lập luận trong cuộc họp báo hồi tháng 7.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tham-phan-trung-quoc-trung-cu-ghe-toa-an-quoc-te.html

Phóng viên VOA tiếng Hoa chỉ được đưa tin Biden thắng,

dư luận nói ‘đổi giọng sang cường đạo rồi’

Tâm Thanh

Bà Cung Tiểu Hạ, cựu giám đốc Ban tiếng Trung của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), đã tweet một tin bất ngờ rằng, VOA thông báo trong nội bộ Biden đã đắc cử và các phóng viên chỉ được đưa tin Biden chiến thắng. Tin tức này đã thổi bùng lên sự phẫn nộ của cư dân mạng, họ lên án: “Đã đổi sang giọng nói của cường đạo Trung – Nga!”, theo Sound of Hope.

Ngày 11/11, giờ địa phương, bà Cung Tiểu Hạ, cựu giám đốc Ban tiếng Trung của VOA đã tweet: “VOA hôm nay đã đưa ra thông báo cho các phóng viên của các bộ phận khác nhau rằng, VOA công nhận Biden đã thắng cử. Các phóng viên phải đưa tin theo hướng này. Những người không nghe theo mệnh lệnh có thể sẽ bị xử lý”.

Ảnh chụp màn hình của thông báo cũng được đính kèm với dòng tweet có nội dung: “Nếu trước đây không rõ ràng, thì giờ đây, Đài tiếng nói Hoa Kỳ dự kiến ​​Joe Biden sẽ đắc cử tổng thống. Điều này có nghĩa là chúng tôi tin rằng ông ấy đã thắng cử. Không có thuyết pháp ‘làm sáng tỏ’ [cuộc bầu cử]. Biden đã thành công trong cuộc bầu cử. Bạn có thể vẫn còn nói về số phiếu bầu, cũng như vẫn còn nói về cuộc đấu tranh pháp lý, nhưng Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử”.

Một số cư dân mạng đã đăng bài báo có tiêu đề “Biden có thể thay đổi chính sách thị thực, ngày tốt lành cho du học sinh nước ngoài đến rồi?” của Đài tiếng nói Hoa Kỳ tiếng Hoa và chỉ ra rằng, “Đài tiếng nói Hoa Kỳ từ lâu đã giả định Biden đắc cử”.

Một số cư dân mạng cũng đăng chương trình bình luận chính trị của Đài tiếng nói Hoa Kỳ: “Mọi người đàm luận về thời sự: Biden thay thế Trump, Tập Cận Bình bình tĩnh theo dõi diễn biến?” để tăng thêm chứng cớ.

Sound of Hope tổng kết một ý kiến lên án mạnh mẽ của người dùng mạng:

“Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện đang sử dụng tiền của người đóng thuế để lừa gạt người đóng thuế bằng những hành động vô liêm sỉ! Hoạt động và tác dụng của nó giống hệt như cách thức hoạt động của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuyên truyền thật đáng sợ! Tôi đề nghị mọi người nên chống lại”.

“Đã đổi giọng sang tiếng nói của tên cường đạo Nga-Trung!”

“Đài tiếng nói Hoa Kỳ là chi nhánh ở nước ngoài của Nhân dân Nhật báo”.

“Tôi đã nghe đài VOA từ khi còn là một đứa trẻ. VOA giúp cho tôi biết đâu là tin thật và đâu là tin giả đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho đến khi VOA mời một nhóm các nhà hoạt động phỉ báng mạnh mẽ nền dân chủ của Hoa Kỳ trên VOA, tôi vẫn không đành lòng đưa VOA vào danh sách đen, chính là vẫn còn lòng yêu thích. Cho đến gần đây, tôi xót xa khi từ bỏ VOA, bởi vì VOA đã thay đổi rồi, tôi thực sự rất đau lòng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-vien-voa-tieng-hoa-chi-duoc-dua-tin-biden-thang-du-luan-noi-doi-giong-sang-cuong-dao-roi.html

Lý do ĐCSTQ ‘trở mặt’ với Jack Ma

trong vụ IPO của Ant là gì?

Đại Nghĩa

Ngày 12/11, Giáo sư Gordon G. Chang, một chuyên gia về Trung Quốc, tác giả của sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, đã có bài bình luận trên Gatestone lý giải sự kiện Bắc Kinh bất ngờ đình chỉ IPO (việc phát hành cổ phiếu lần đầu) công ty Ant của Jack Ma, người vốn có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả bản chuyển ngữ những nội dung chính bài viết của Giáo sư Gordon G. Chang.

Các nhà đầu tư ở Hồng Kông trong tuần này đã bán hơn 250 tỷ USD cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc. Bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề sau sự kiện này là Alibaba Group, JD.com, Tencent và Meituan Dianping.

Việc này diễn ra sau khi Bắc Kinh bất ngờ đình chỉ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong lịch sử của Ant Group Co., Ltd., một chi nhánh của Alibaba Group. Ant đã dự kiến IPO của họ sẽ huy động được tới 39,5 tỷ đô la.

Các nhà đầu tư đang định giá công ty 6 năm tuổi này ở mức 359 tỷ USD, khiến nó có giá trị lớn hơn cả người khổng lồ JP Morgan có trụ sở tại Mỹ và Ngân hàng Công thương Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn, được xem là ngân hàng lớn nhất thế giới.

Vào ngày 3/11, Thị trường STAR giống Nasdaq của Thượng Hải và Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông đã thông báo tạm ngừng IPO của Ant, trước khoảng 36 giờ khi giao dịch bắt đầu theo lịch trình tại Hồng Kông. Đây được xem là những hành động chưa từng có khiến giới đầu tư trong nước và quốc tế bàng hoàng.

Lý do được biến đến phổ biến hiện nay là Jack Ma, ông chủ của Ant, đã khiến các quan chức Trung Quốc tức giận sau một bài phát biểu ở Thượng Hải. Một lời giải thích khác cho biết, Ant bị tấn công bởi các ngân hàng quốc doanh có ảnh hưởng của Trung Quốc, những ngân hàng này cho rằng Ant được ưu ái hơn họ. Còn những người khác lại cho rằng các nhà quản lý đã hoảng sợ khi họ nhận ra rằng Ant đã trở thành một gã khổng lồ.

Dù vì bất kỳ lý do nào thì Bắc Kinh, thông qua lệnh đình chỉ IPO vào thời điểm cuối cùng của Ant, đã gây nghi ngờ về tính lành mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc và rộng hơn là về khả năng tồn tại lâu dài của khu vực tư nhân nước này.

Chuyện gì đã xảy ra? Có nguồn tin cho rằng đích thân người cai trị Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra quyết định đình chỉ IPO của Ant.

Trung Quốc không đủ lớn cho hai “ông lớn”. Ông Tập đang xây dựng “phong trào” sùng bái cá nhân đối với ông, trong khi Jack Ma cũng đang làm như vậy đối với cộng đồng tài chính và kinh doanh quốc tế.

Vào ngày 24/10, tại Hội nghị Thượng đỉnh Bến Thượng Hải, Ma đã công khai cáo buộc các ngân hàng Trung Quốc có “tâm lý tiệm cầm đồ”, ám chỉ kiểu cho vay dựa trên tài sản thế chấp. Ông cũng cho biết Ant sẽ thúc đẩy phương thức cho vay mới dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Ma thậm chí đã có những khẩu khí mạnh nhắm vào ngân hàng trung ương Trung Quốc và các cơ quan quản lý ngân hàng của nước này: “Chúng ta không thể quản lý một sân bay như cách chúng ta quản lý một nhà ga xe lửa, cũng như không thể quản lý tương lai như cách chúng ta đã quản lý ngày hôm qua”.

Tờ SCMP của Hồng Kông cho rằng bài phát biểu này đã “gây ra xôn xao”, nhưng đối với Bắc Kinh, bình luận của Ma là những lời lẽ tấn công. Trong những năm gần đây, Ant đã tự chuyển mình thành người cho vay và thu xếp khoản vay, vượt xa hoạt động kinh doanh ban đầu của nền tảng thanh toán di động Alipay.

Khối lượng cho vay của Ant tăng nhanh vì công ty chủ yếu không được kiểm soát. Phí mà các ngân hàng trả cho đơn vị CreditTech (Công nghệ tín dụng) đã tăng 59% trong sáu tháng đầu năm nay. Các khoản phí như vậy chiếm 39% tổng doanh thu của Ant trong giai đoạn này và là mảng kinh doanh lớn nhất của công ty, vượt xa doanh thu thậm chí từ nền tảng thanh toán di động (Alipay) của công ty. Như Financial Times đã chỉ ra , “tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh doanh tín dụng của nó là một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư”.

Ngân hàng trung ương – và chính Đảng Cộng sản Trung Quốc – đang tấn công mọi mặt với Ant. Rõ ràng là hoạt động cho vay của Ant sẽ được quản lý chặt chẽ hơn trong tương lai. Vào ngày 2/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc đã ban hành dự thảo quy định hạn chế cho vay trực tuyến. Cục Quản lý Nhà nước về Quy định Thị trường của Trung Quốc vào ngày 10/11 đã ban hành dự thảo hướng dẫn chống độc quyền cho các doanh nghiệp internet. Thêm nữa, đồng tiền kỹ thuật số mới của ngân hàng trung ương, hiện đang được đưa vào thử nghiệm và sắp được giới thiệu trên toàn quốc, sẽ đe dọa Alipay và các ứng dụng thanh toán di động khác.

Đáng ngại là, các nhà quan sát cho rằng ĐCSTQ cũng đang nhắm vào chính bản thân Jack Ma. Chuyên gia Chen Zhiwu của Đại học Hồng Kông nói với Financial Times , “Thông điệp là sẽ không có doanh nhân tư nhân lớn nào được dung thứ ở đại lục”.

Hầu hết các nhà phân tích tin rằng IPO của Ant sẽ bị trì hoãn trong “vài tháng”. Các quy định mới của Bắc Kinh sẽ khiến Ant có thể huy động được “ít hơn một nửa so với hiện tại”, một nhà quản lý quỹ ở Thượng Hải nói với Financial Times .

Hành động của Bắc Kinh đối với Ant cho thấy hệ thống chính trị của ĐCSTQ đã có những hành động thất thường và đi sai hướng trong việc kiểm soát nhiều hơn các thị trường. Ông Tập đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối, một điều không phù hợp với hệ thống tài chính hiện đại.

Bài học ở đây là ĐCSTQ không thay đổi bản chất. Chế độ cầm quyền ở Trung Quốc trong tháng này đã đè bẹp một con kiến (Ant) ​​khổng lồ, đánh lừa thị trường và một lần nữa tự bộc lộ bộ mặt thật hệ thống chính trị của mình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-do-dcstq-tro-mat-voi-jack-ma-trong-vu-ipo-cua-ant-la-gi.html

Giải mã ‘Mật mã Da Vinci’ của Trung Quốc

Triệu Hằng

Giáo sư Robert Langdon, một nhân vật hư cấu của nhà văn Mỹ Dan Brown đã giải mã từ bí mật này đến bí mật khác trong cuốn tiểu thuyết ăn khách “Mật mã Da Vinci”, cho đến khi cuối cùng ông ấy đi đến bí mật lớn nhất trong tất cả các bí mật, rằng hậu duệ cuối cùng của Chúa Giê-su đang đứng trước mặt ông ấy.

Theo phân tích của nhà báo Katsuji Nakazawa trên Nikkei, Trung Quốc cũng có một câu chuyện về một mật mã, đó là “Mật mã Tập Cận Bình”.

Katsuji Nakazawa đã dành 7 năm ở Trung Quốc với tư cách là phóng viên và sau đó là trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã được nhận giải thưởng Vaughn-Ueda, vinh danh các nhà báo Nhật Bản vì có đóng góp lớn trong các vấn đề quốc tế.

Dưới đây là phân tích của Katsuji Nakazawa để giải mã những ẩn đố Trung Quốc:

Các con số để mổ xẻ là 8341 và 2035.

Những con số này nắm giữ chìa khóa để hiểu về các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ của đất nước và thậm chí cả chính trị quốc tế.

Vào thời điểm một cuộc họp lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra, phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19, mọi con mắt đổ dồn về các quyết định liên quan đến địa vị của ông Tập sau năm 2022, và bây giờ là lúc phù hợp để xem lại ẩn đố.

Một đảng viên lớn tuổi từng nói với phóng viên này rằng chìa khóa để giải mật mã Tập Cận Bình là phải biết về Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại.

“Chủ tịch Tập Cận Bình ý thức về Mao nhiều hơn chúng ta nghĩ”, nguồn tin nói. “Liên kết mật mã của hai nhà lãnh đạo và những bí ẩn khác nhau có thể được giải đáp”.

Con số 8341 gắn liền với Mao, và bất cứ ai quan tâm đến chính trị Trung Quốc đều đã bắt gặp nó ít nhất một lần. Số khác, năm 2035, là chủ đề trọng tâm của hội nghị trung ương lần thứ năm. Đây là năm mục tiêu cho triển vọng kinh tế siêu dài hạn của Trung Quốc.

8341

8341 là mật danh do Mao đặt cho Trung đoàn Vệ binh Trung ương, một đơn vị chịu trách nhiệm canh gác và bảo vệ các lãnh đạo cao nhất của đảng.

Nhưng thật trùng hợp mật danh này như con số tổng kết cuộc đời Mao, ông ta qua đời ở tuổi 83 theo lịch âm của Trung Quốc (82 theo lịch dương), 41 năm sau khi đảm nhận vai trò lãnh đạo trong Đảng Cộng sản và quân đội, vào năm 1935.

Con số bắt đầu từ Hội nghị Tuân Nghĩa nổi tiếng, được tổ chức tại tỉnh Quý Châu trong giai đoạn Vạn lý Trường Chinh của Hồng quân Trung Quốc 1934-1936.

Liệu Mao dự đoán được mình sẽ bao nhiêu tuổi khi qua đời và khoảng thời gian giữ vị trí lãnh đạo của mình và do đó chọn 8341 làm tên đơn vị? đây là một bí ẩn mà độc giả có thể tùy nghi suy đoán. Các phương tiện truyền thông liên kết với ĐCSTQ đã thảo luận về khả năng này một cách nghiêm túc trong nhiều năm.

Sau khi Mao qua đời vào ngày 9/9/1976, con số 8341 vẫn sống tiếp. Vào năm 1993, khi Trung Quốc phóng một vệ tinh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mao, một huy chương vàng đặc biệt với một dòng chữ số “8341” được đặt bên trong tàu.

Một giả thuyết cho rằng một giáo chủ Đạo giáo đã ban cho Mao con số bí ẩn trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Hơn nữa, người ta nói rằng nhân vật đã sát cánh bên Mao trong cuộc gặp gỡ lịch sử đó sau này trở thành chỉ huy của Đơn vị 8341.

Một giả thuyết khác cho rằng 8341 là số thứ tự trên khẩu súng trường yêu thích của Mao khi Mao còn trẻ. Nếu đúng, nó phù hợp với chi tiết Mao đặt tên cho đơn vị an ninh sau nó. Rốt cuộc, một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Mao là: “Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng”.

Trong khi Mao nổi tiếng cấm bói toán và mê tín dị đoan ở Trung Quốc sau cuộc cách mạng năm 1949, thì bí ẩn xung quanh số 8341 vẫn hấp dẫn.

Và bí ẩn về Mao rõ ràng đang có tác động đến nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập.

2035

Tại sao Tập bắt đầu sử dụng con số 2035?

Nó xuất hiện lần đầu tiên cách đây 3 năm, khi con số này được đưa vào một bài phát biểu mà ông đã phát biểu tại đại hội toàn quốc cuối cùng của đảng. Tại đó, ông tuyên bố rằng Trung Quốc “về cơ bản sẽ thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035”, nghĩa là vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.

Đó là một thông báo quan trọng vì nó có nghĩa là Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của mình, vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ.

Đó là một thông báo quan trọng vì nó có nghĩa là Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của mình, vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nhà nước Trung Quốc hiện đại.

Mục tiêu 2035 đầy tham vọng không được giải thích rộng rãi vào thời điểm đó. Do căng thẳng thương mại với chính quyền TT Trump ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã giữ im lặng để không kích động thêm Tổng thống Mỹ.

Tình hình bây giờ đã thay đổi.

Lý Quân Như cựu phó chủ tịch trường đảng của ĐCSTQ, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng mục tiêu hiện đại hóa mà cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đặt ra vào những năm 1980 đến 2050 có thể được thực hiện.

Trích dẫn sự kiện Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 2 thế giới vào năm 2010, ông Lý nói, “Điều này cho phép chúng ta hiện có một nền tảng rất tốt để thực hiện hóa điểm cơ bản do Đặng Tiểu Bình đề xuất trước 15 năm”.

Về hội nghị trung ương lần thứ năm, nơi một kế hoạch 15 năm mới không theo thông lệ đang được ấp ủ, Lý gọi đây là “một bước ngoặt lớn” đối với Trung Quốc trên con đường hiện đại hóa.

Với sự rõ ràng và xác tín đáng ngạc nhiên, Lý cho biết kế hoạch 5 năm mới cho giai đoạn 2021-2025 đang được đặt ra hiện nay “nên được coi là một phần của kế hoạch 15 năm một cách toàn diện”.

Do đó, trọng tâm chính là năm 2035. Điều đó có nghĩa là thời đại Tập Cận Bình cuối cùng sẽ được đánh giá xem liệu Trung Quốc có thể thực sự bắt kịp và vượt qua Mỹ trong thời gian 15 năm hay không. Đối với ông Tập, mục tiêu năm 2035 phải đạt được bằng mọi giá.

Vào năm 2035, ông Tập sẽ bước sang tuổi 83 (82 theo lịch dương), bằng tuổi Mao vào năm ông ta qua đời.

Trước thềm hội nghị trung ương lần thứ năm, các trợ lý thân cận của ông Tập đã bắt đầu tỏ ra lạc quan về việc nhà lãnh đạo có thể nắm quyền thêm bao nhiêu năm nữa. Các trợ lý cho biết, câu hỏi không còn là liệu ông Tập có ở lại trong 5 năm nữa (từ 2022 đến 2027) hay không, mà là liệu ông có tiếp tục nắm quyền trong 10 năm tới (từ 2022 đến 2032) hay không.

Từ góc độ này, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và ai có thể chiến thắng không phải là vấn đề lớn đối với ông Tập. Trong một triều đại kéo dài đến năm 2032, ông Tập sẽ chứng kiến thêm ba cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Chỉ là ngẫu nhiên, Trung đoàn đặc biệt 8341 của Mao chính thức được khánh thành vào tháng 6 năm 1953. Tập Cận Bình sinh cùng thời điểm đó (15/6/1953).

Nếu con số bí ẩn 8341 tượng trưng cho Mao, “nhà lãnh đạo hàng đầu vĩnh cửu” của Trung Quốc, người không bao giờ từ bỏ quyền lực trong suốt cuộc đời của mình, thì con số 2035 là “Mật mã Tập Cận Bình” được mô phỏng theo 8341. Nó tượng trưng cho quyết tâm của ông Tập về một lâu dài, thống trị và mục tiêu của Trung Quốc là vượt Mỹ về mặt kinh tế vào năm đó.

Tất nhiên, điều này có thể là do suy ngẫm quá nhiều vào chủ nghĩa tượng trưng và năm 2035 chỉ là nửa chặng đường giữa năm 2017 và năm 2049.

Nhưng giáo sư Robert Langdon có thể sẽ liên kết 2035 và 8341 để kể một câu chuyện khác.

Một chuỗi liên tiếp tài liệu sẽ được công bố sau khi phiên họp toàn thể thứ năm được bế mạc vào thứ Năm. Suy nghĩ về các mật mã của Mao và Tập sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của các tài liệu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giai-ma-mat-ma-da-vinci-cua-trung-quoc.html

Cựu quan chức cấp cao Trung Nam Hải: Giới chức Mỹ

 cần nhận thức rõ sự tà ác của ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnNgọc Trân

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đã sớm tự tuyên bố trúng cử. Nhưng trên thực tế, kết quả cuộc bầu cử Mỹ vẫn chưa xác định, ngược lại hình thế còn đang có lợi cho Tổng thống Trump. Hôm 12/11, ông Vương Đan – nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc nói rằng, một người bạn của ông từng làm việc trong một cơ quan cốt cán tại Trung Nam Hải kêu gọi Hoa Kỳ cần nhận thức rõ sự tà ác của ĐCSTQ.

Nhà hoạt động dân chủ Vương Đan đã viết trên Facebook hôm 12/11 rằng: “Tôi có quen biết một người chú (bậc trưởng bối) từng làm việc tại Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện của ĐCSTQ trong hơn 30 năm. Ông ấy tên là Pushi. Ông Pushi đã chứng kiến nhiều cách thi hành và quyết sách nội bộ của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ”.

Về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong tương lai, ông Pushi đã để lại lời nhắn cho Vương Đan trên Twitter rằng: “Tôi đã ‘đắm chìm’ trong các cơ quan quyết sách cao nhất của ĐCSTQ trong suốt hơn 30 năm và hiểu rất rõ về ĐCSTQ. Vài năm trước tôi đã nói, nếu giới chính trị Hoa Kỳ không nhận thức được sự tà ác của ĐCSTQ, không coi ĐCSTQ như một kẻ thù sinh tử (không còn đơn thuần là đối thủ), nếu người dân Mỹ không có ý chí tiêu diệt kẻ thù một cách quyết liệt (không phải là hợp tác đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc), thì Hoa Kỳ, thậm chí là cả thế giới sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho sự thiển cận của ngày hôm nay”.

Ông Vương nói rằng, những lời trên đều là kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều thập kỷ của ông Pushi khi làm việc tại các cơ quan cốt cán của ĐCSTQ. Ông ấy thực sự hy vọng các quốc gia phương Tây, đặc biệt là giới chính trị Hoa Kỳ có thể nghe được những lời khuyên chân thành này. Donald Trump và

Tập Cận Bình, ai là người tạo thành mối đe dọa đối với nền dân chủ thế giới, chúng ta đều đã có thể thấy rõ ràng.

Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Vương Đan nói, người chú (ông Pushi) mà anh quen biết đã từng làm việc trong một cơ quan cốt cán của Trung Nam Hải hơn 30 năm kêu gọi Hoa Kỳ nhận thức rõ sự tà ác của ĐCSTQ. (Ảnh Facebook)

Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Vương Đan nói, người chú (ông Pushi) mà anh quen biết đã từng làm việc trong một cơ quan cốt cán của Trung Nam Hải hơn 30 năm kêu gọi Hoa Kỳ nhận thức rõ sự tà ác của ĐCSTQ. (Ảnh Facebook)

Ông Pushi viết trên Twitter rằng: “Tôi gần như đã chứng kiến toàn bộ quá trình được gọi là ‘kỳ tích kinh tế’ của Trung Quốc. Có cơ hội tôi sẽ kể cho mọi người về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – về quá khứ và hiện tại của Trung Quốc hôm nay. Đã đến lúc mọi người (đặc biệt là giới chính trị phương Tây) cần tỉnh mộng”.

Điều tra Twitter của ông Pushi cho thấy, hiện ông đang sống tại bang Los Angeles, Hoa Kỳ. Ông Pushi tự giới thiệu và nói rằng mình từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc với vai trò là chuyên viên, nhân viên thẩm định từ năm 1987 đến năm 2017. Từ năm 1988, ông là Trưởng Ban biên tập tạp chí “Dẫn dắt Doanh nghiệp hiện đại” và người phụ trách tạp chí “China think tanks”, đồng thời ông cũng được chứng kiến hầu hết quá trình cải cách hệ thống kinh tế của Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Trump được cho là chính quyền đầu tiên của Hoa Kỳ nhận thức được sự tà ác của ĐCSTQ và phân biệt rõ ràng giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc.

Hôm 10/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu tại Viện nghiên cứu Ronald Reagan. Trong bài phát biểu, ông Pompeo gọi ĐCSTQ là “một con quái vật của Chủ nghĩa Marx – Lenin”, là mối đe dọa hàng đầu đối với thế giới tự do. Ông Pompeo muốn giúp người dân Trung Quốc lật đổ bức tường lửa (bức tường phong tỏa thông tin của ĐCSTQ), và để họ tự quyết định tương lai của đất nước Trung Quốc khi không còn chịu sự ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Ông Pompeo trích dẫn nhận xét của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan với dự đoán rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ chấm dứt chế độ độc tài, độc đảng: “Cuối cùng, người dân Trung Quốc sẽ giống như người dân Liên Xô, [là những người] cuối cùng quyết định tiến trình lịch sử của đất nước này”.

Ông Pompeo chỉ ra rằng, chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được thành công lớn trong việc thay đổi chính sách đối với ĐCSTQ: “Việc hình thành sự đồng thuận mới về ĐCSTQ là kết quả mang tính lịch sử, đại diện cho năng lực và thái độ thẳng thắn của Hoa Kỳ. Trên thực tế, toàn bộ lĩnh vực chính trị hiện nay đều nhận thức ra tính cấp thiết của vấn đề này. Điều này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được thành công lớn trong các thay đổi quan trọng đối với vấn đề an ninh quốc gia, thậm chí là tự do của toàn nhân loại.

Ông Pompeo nói rằng, chính quyền TT Trump đã đạt được những thành tựu lớn kể từ khi lên nắm quyền, ví dụ như việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (ISIS), khôi phục lại uy quyền của Hoa Kỳ. “Những thành tựu này là cơ sở cho các chính sách của Hoa Kỳ nhắm vào ĐCSTQ – mối đe doạ tự do hàng đầu của thế hiện nay”.

Ông Trương Thiên Lượng – Giáo sư Đại học Phi Thiên, cũng là một nhà bình luận nổi tiếng cho biết, điều này cho thấy sau khi giải quyết xong những vấn đề tranh chấp pháp lý (của cuộc bầu cử), Hoa Kỳ cần tập trung tinh lực để chống lại ĐCSTQ. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo khiến ông Tập Cận Bình ‘trằn trọc’ trong một thời gian dài, bởi vì đây là một điều khủng khiếp đối với ĐCSTQ.

Sau khi xảy ra các vụ bê bối gian lận của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ, chính quyền TT Trump đã khởi kiện lên Tối cao Pháp viện, hiện tại kết quả cuộc bầu cử vẫn chưa xác định. Nhiều “hồng nhị đại (những hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ)” sống tại New York rất phẫn nộ trước vụ gian lận bầu cử Hoa Kỳ và bày tỏ hoàn toàn sự ủng hộ của họ đối với Tổng thống Trump trước giới truyền thông Hoa Kỳ, “bởi vì ông ấy [Tổng thống Trump] chống lại ĐCSTQ”. Một cựu phóng viên thâm niên của ĐCSTQ là Cao Du đã tiết lộ với truyền thông Mỹ rằng, nhiều “hồng nhị đại” của ĐCSTQ hy vọng nền chính trị Trung Quốc sẽ có sự thay đổi từ căn bản, họ hoàn toàn ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử, bởi vì chỉ có ông Trump mới có thể kiềm chế và đánh bại chính quyền ĐCSTQ.

Ngọc Trân

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/cuu-quan-chuc-cap-cao-trung-nam-hai-gioi-chuc-my-can-nhan-thuc-ro-su-ta-ac-cua-dcs-trung-quoc-101410.html

Lách cấm vận Mỹ: Huawei ‘đổi áo’ –

chuyển giao thương hiệu trị giá 15 tỷ USD

cho công ty khác tại ‘quê nhà’

 Bình luậnThiện Nhân

Huawei có kế hoạch bán thương hiệu điện thoại thông minh giá rẻ Honor của mình – trong một thỏa thuận trị giá 100 tỷ nhân dân tệ (15,2 tỷ USD) cho một tập đoàn Trung Quốc tại quê nhà. Việc thoái vốn này sẽ giúp Huawei “đổi áo” – đồng nghĩa với việc Honor “không còn phải chịu các lệnh trừng phạt liên quan đến Huawei”.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ hạn chế cung cấp thiết bị cho tập đoàn Huawei Technologies, buộc nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới này (chỉ sau Samsung Electronics của Hàn Quốc) phải tập trung vào việc “thay hình đổi dạng” để “ứng phó” với lệnh cấm.

Chiêu bài mới của Huawei

Huawei sẽ thỏa thuận bán Honor cho một tập đoàn do nhà phân phối thiết bị cầm tay Digital China và chính quyền thành phố quê hương Thâm Quyến đứng đầu. Việc chuyển giao sẽ gồm hầu hết các tài sản như: thương hiệu, khả năng nghiên cứu & phát triển và quản lý chuỗi cung ứng. Huawei có thể công bố thông tin sớm nhất vào Chủ nhật (ngày 15/11), theo nguồn tin cho biết.

Nhà phân phối chính của Honor, Digital China Group Co Ltd sẽ trở thành một trong hai cổ đông hàng đầu của Honor Terminal Co Ltd với gần 15% cổ phần. Honor Terminal được thành lập vào tháng 4/2020 và thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn Huawei.

Được biết Digital China Group cũng là đối tác của Huawei trong các lĩnh vực kinh doanh như điện toán đám mây, và có kế hoạch tài trợ phần lớn thỏa thuận này bằng các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, các nguồn tin cho biết rằng có sự tham gia của ít nhất ba công ty đầu tư – được hỗ trợ bởi chính quyền thuộc trung tâm tài chính và công nghệ Thâm Quyên, với mỗi công ty sở hữu từ 10% đến 15% cổ phần Honor.

Sau khi bán, Honor có kế hoạch giữ lại hầu hết đội ngũ quản lý của mình và hơn 7.000 nhân viên.

‘Thay hình đổi dạng’ – Lách luật Hoa Kỳ?

Chính phủ Hoa Kỳ năm ngoái đã ngăn cản hầu hết các công ty Hoa Kỳ tiến hành kinh doanh với Huawei – cũng là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới – với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Huawei đã nhiều lần phủ nhận công ty này liên quan đến rủi ro bảo mật.

Vào tháng 5/2020, Washington đã công bố các quy tắc nhằm chặn đứng khả năng Huawei tiếp cận việc mua chip sản xuất bằng công nghệ của Mỹ – để sử dụng trong thiết bị mạng viễn thông thế hệ thứ năm (5G) và điện thoại thông minh như dòng P và Mate cao cấp của họ.

Huawei thành lập Honor vào năm 2013 nhưng doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động độc lập. Các nhà phân tích cho biết “việc thoái vốn sẽ đồng nghĩa với việc Honor không còn phải chịu các lệnh trừng phạt liên quan đến Huawei”.

Honor bán điện thoại thông minh thông qua các trang web của riêng mình và các nhà bán lẻ bên thứ ba ở Trung Quốc, nơi họ cạnh tranh với Xiaomi, Oppo và Vivo trên thị trường thiết bị cầm tay giá rẻ. Thương hiệu này cũng bán điện thoại của mình ở Đông Nam Á và Châu Âu.

Theo ước tính của nhà nghiên cứu Canalys, điện thoại thông minh thương hiệu Honor chiếm 26% trong số 51,7 triệu thiết bị cầm tay mà Huawei xuất xưởng từ tháng 7 đến tháng 9/2020. Các sản phẩm của Honor còn có máy tính xách tay, máy tính bảng, TV thông minh và các phụ kiện điện tử.

Nguồn tin cho biết, mặc dù với tỷ suất lợi nhuận thấp đối với dòng điện thoại cấp thấp, Honor đã ghi nhận lợi nhuận ròng khoảng 6 tỷ nhân dân tệ trên doanh thu khoảng 90 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái.

Thiện Nhân

https://www.ntdvn.com/kinh-te/lach-cam-van-my-huawei-doi-ao-chuyen-giao-thuong-hieu-tri-gia-15-ty-usd-cho-cong-ty-khac-tai-que-nha-100785.html

Nguồn tin tiết lộ thủ đoạn bức hại mới

của ĐCSTQ ở Tân Cương

 Bình luậnNgọc Trân

Hôm 12/11, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã dẫn lời một Cơ quan nhân quyền Kazakhstan ở nước ngoài tiết lộ rằng, bề ngoài chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố đã đóng cửa các trại cải tạo lao động, nhưng trên thực tế họ lại tiến hành xây dựng nhiều cơ sở giam giữ người Tân Cương mới dưới tên gọi “trung tâm giáo dục”. Ngoài ra, ĐCSTQ đã di dời các trại cải tạo xuống lòng đất để tiếp tục bí mật hoạt động.

Ông Serikzhan Bilash, người sáng lập Cơ quan nhân quyền Atazhurt của Kazakhstan tiết lộ rằng, tại Châu tự trị dân tộc Kazakh Ili, Tân Cương gần đây lại tiến hành bắt giữ người Kazakhstan và giam họ ở những nơi được gọi là ‘trung tâm giáo dục’. Điểm khác biệt duy nhất so với trước đây là các thủ đoạn này xảo quyệt hơn: Đối với những người bị đưa đến trung tâm giáo dục, chính quyền sẽ thông báo trước và đối xử nhẹ nhàng hơn với họ. Mặc dù trên miệng họ nói là tự nguyện học tập, nhưng người học không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh lệnh của họ. Được biết, thời gian ‘học tập’ được rút ngắn

xuống còn 6 tháng hoặc 15 ngày. Mục tiêu bắt giữ là những người không có người thân hoặc những người Kazakhstan có gia đình ở Kazakhstan”. Ông Bilash cho biết

“Khi tiến hành bắt giữ, cảnh sát sẽ trùm một bao tải đen lên đầu, còng tay hoặc xích chân người bị bắt. [Ví dụ], cảnh sát mặc thường phục đến nhà và mời những người này đến ‘trung tâm giáo dục’ để học các kiến thức về phương diện chính trị. Đối với người Kazakhstan, điều đáng sợ nhất khi bị ‘đưa đi học tập’ là bị chính quyền gõ cửa nhà vào lúc đang ngủ, đạp cửa hoặc dùng loa nói là phải nhanh chóng tuân theo mệnh lệnh”.

Các ‘trại cải tạo’ ở Tân Cương do ĐCSTQ thành lập được ngụy trang thành các ‘Trung tâm Giáo dục Đào tạo Kỹ năng Nghề’. Theo hàng loạt tài liệu của các quan chức Trung Quốc do Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố cho thấy, đây thực ra là các nhà tù được canh giữ nghiêm ngặt. Tại các ‘Trung tâm Giáo dục Đào tạo Kỹ năng Nghề’, ĐCSTQ quy định rõ ràng cách giam giữ tù nhân, cách thực thi tẩy não và cách tiến hành trừng phạt họ như thế nào. Ngoại giới tin rằng, các trung tâm giáo dục ở Tân Cương hiện đang giam giữ nhất ít hàng triệu người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan.

Sau khi các cuộc bức hại trong các trại cải tạo lao động của ĐCSTQ thu hút sự chú ý đông đảo của cộng đồng quốc tế và bị chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố những hành vi này là “tội ác diệt chủng”, đồng thời không ngừng tăng cường các biện pháp trừng phạt thì ông Shohrat Zakir – Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vội vàng công khai tuyên bố rằng, toàn bộ học sinh của ‘Trung tâm Giáo dục Đào tạo Kỹ năng Nghề’ đều đã tốt nghiệp.

Tuy nhiên, từ thông tin mà ông Bilash tiết lộ cho thấy, ĐCSTQ chỉ là thay đổi thủ đoạn giam giữ, bức hại người Tân Cương mà thôi.

Trong cuộc phỏng vấn này, ông Bilash còn nói rằng, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, thủ đoạn đàn áp các dân tộc thiểu số của chính quyền Tân Cương ngày càng được che đậy kín đáo hơn, đa số các trại giam đã được chuyển xuống lòng đất: Những người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan bị bắt giữ hiện tại đều bị giam dưới lòng đất – đó là nơi kín đáo hơn rất nhiều so với các trại cải tạo trên mặt đất. Rất nhiều thanh niên trẻ tuổi bị bắt đi lao động tại các tỉnh bên ngoài Tân Cương, nhưng vẫn thuộc nội địa Trung Quốc.

Bài báo cũng dẫn lời người dân ở làng Kopal, Kazakhstan tiết lộ rằng, dưới lòng đất của một khu đồng bằng tại phía bắc của thị trấn thuộc huyện Củng Lưu, Tân Cương (cũng là quê của người này), chính quyền đã thiết lập rất nhiều trại giam: “Tôi nghe nói huyện Củng Lưu có một khu rất ẩm ướt, đất chỗ đó rất ẩm. Một số nhà tù dưới lòng đất đã được xây dựng tại phía bắc của thị trấn thuộc huyện Củng Lưu. Rất nhiều công trình được xây dựng dưới lòng đất. Từ bên trên nhìn xuống trông nó giống như một nhà kho có lắp camera giám sát. Tôi nghe nói một Trung tâm đào tạo nghề tại huyện Củng Lưu trước đây đã đưa những người dân đến đó (trại giam dưới lòng đất), trong đó có một số người được đưa đến các trại cải tạo trên mặt đất và những người khác được đưa đến các trại cải tạo dưới lòng đất”.

Ngọc Trân

Theo Sound Of Hope

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/nguon-tin-tiet-lo-thu-doan-buc-hai-moi-cua-dcstq-o-tan-cuong-101129.html

Nguồn tin tiết lộ thủ đoạn bức hại mới

của ĐCSTQ ở Tân Cương

 Bình luậnNgọc Trân

Hôm 12/11, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã dẫn lời một Cơ quan nhân quyền Kazakhstan ở nước ngoài tiết lộ rằng, bề ngoài chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố đã đóng cửa các trại cải tạo lao động, nhưng trên thực tế họ lại tiến hành xây dựng nhiều cơ sở giam giữ người Tân Cương mới dưới tên gọi “trung tâm giáo dục”. Ngoài ra, ĐCSTQ đã di dời các trại cải tạo xuống lòng đất để tiếp tục bí mật hoạt động.

Ông Serikzhan Bilash, người sáng lập Cơ quan nhân quyền Atazhurt của Kazakhstan tiết lộ rằng, tại Châu tự trị dân tộc Kazakh Ili, Tân Cương gần đây lại tiến hành bắt giữ người Kazakhstan và giam họ ở những nơi được gọi là ‘trung tâm giáo dục’. Điểm khác biệt duy nhất so với trước đây là các thủ đoạn này xảo quyệt hơn: Đối với những người bị đưa đến trung tâm giáo dục, chính quyền sẽ thông báo trước và đối xử nhẹ nhàng hơn với họ. Mặc dù trên miệng họ nói là tự nguyện học tập, nhưng người học không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh lệnh của họ. Được biết, thời gian ‘học tập’ được rút ngắn

xuống còn 6 tháng hoặc 15 ngày. Mục tiêu bắt giữ là những người không có người thân hoặc những người Kazakhstan có gia đình ở Kazakhstan”. Ông Bilash cho biết

“Khi tiến hành bắt giữ, cảnh sát sẽ trùm một bao tải đen lên đầu, còng tay hoặc xích chân người bị bắt. [Ví dụ], cảnh sát mặc thường phục đến nhà và mời những người này đến ‘trung tâm giáo dục’ để học các kiến thức về phương diện chính trị. Đối với người Kazakhstan, điều đáng sợ nhất khi bị ‘đưa đi học tập’ là bị chính quyền gõ cửa nhà vào lúc đang ngủ, đạp cửa hoặc dùng loa nói là phải nhanh chóng tuân theo mệnh lệnh”.

Các ‘trại cải tạo’ ở Tân Cương do ĐCSTQ thành lập được ngụy trang thành các ‘Trung tâm Giáo dục Đào tạo Kỹ năng Nghề’. Theo hàng loạt tài liệu của các quan chức Trung Quốc do Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố cho thấy, đây thực ra là các nhà tù được canh giữ nghiêm ngặt. Tại các ‘Trung tâm Giáo dục Đào tạo Kỹ năng Nghề’, ĐCSTQ quy định rõ ràng cách giam giữ tù nhân, cách thực thi tẩy não và cách tiến hành trừng phạt họ như thế nào. Ngoại giới tin rằng, các trung tâm giáo dục ở Tân Cương hiện đang giam giữ nhất ít hàng triệu người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan.

Sau khi các cuộc bức hại trong các trại cải tạo lao động của ĐCSTQ thu hút sự chú ý đông đảo của cộng đồng quốc tế và bị chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố những hành vi này là “tội ác diệt chủng”, đồng thời không ngừng tăng cường các biện pháp trừng phạt thì ông Shohrat Zakir – Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vội vàng công khai tuyên bố rằng, toàn bộ học sinh của ‘Trung tâm Giáo dục Đào tạo Kỹ năng Nghề’ đều đã tốt nghiệp.

Tuy nhiên, từ thông tin mà ông Bilash tiết lộ cho thấy, ĐCSTQ chỉ là thay đổi thủ đoạn giam giữ, bức hại người Tân Cương mà thôi.

Trong cuộc phỏng vấn này, ông Bilash còn nói rằng, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, thủ đoạn đàn áp các dân tộc thiểu số của chính quyền Tân Cương ngày càng được che đậy kín đáo hơn, đa số các trại giam đã được chuyển xuống lòng đất: Những người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan bị bắt giữ hiện tại đều bị giam dưới lòng đất – đó là nơi kín đáo hơn rất nhiều so với các trại cải tạo trên mặt đất. Rất nhiều thanh niên trẻ tuổi bị bắt đi lao động tại các tỉnh bên ngoài Tân Cương, nhưng vẫn thuộc nội địa Trung Quốc.

Bài báo cũng dẫn lời người dân ở làng Kopal, Kazakhstan tiết lộ rằng, dưới lòng đất của một khu đồng bằng tại phía bắc của thị trấn thuộc huyện Củng Lưu, Tân Cương (cũng là quê của người này), chính quyền đã thiết lập rất nhiều trại giam: “Tôi nghe nói huyện Củng Lưu có một khu rất ẩm ướt, đất chỗ đó rất ẩm. Một số nhà tù dưới lòng đất đã được xây dựng tại phía bắc của thị trấn thuộc huyện Củng Lưu. Rất nhiều công trình được xây dựng dưới lòng đất. Từ bên trên nhìn xuống trông nó giống như một nhà kho có lắp camera giám sát. Tôi nghe nói một Trung tâm đào tạo nghề tại huyện Củng Lưu trước đây đã đưa những người dân đến đó (trại giam dưới lòng đất), trong đó có một số người được đưa đến các trại cải tạo trên mặt đất và những người khác được đưa đến các trại cải tạo dưới lòng đất”.

Ngọc Trân

Theo Sound Of Hope

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/nguon-tin-tiet-lo-thu-doan-buc-hai-moi-cua-dcstq-o-tan-cuong-101129.html

‘Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm’: Lợi dụng

‘rối ren’ bầu cử Mỹ – Trung Quốc thúc đẩy

ASEAN ký kết thỏa thuận RCEP

 Bình luậnLê Minh

Theo các nhà quan sát, lợi dụng tình hình bầu cử Mỹ đang “rối ren”, Trung Quốc tìm kiếm cơ hội “hoành hành” trong các khối thương mại khu vực, và thúc đẩy 14 quốc gia ký kết hiệp định RCEP vào cuối tuần này – thông qua cuộc họp video do ASEAN tổ chức.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một thỏa thuận thương mại lớn nhất khu vực – với 14 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) vào cuối tuần này. Bắc Kinh dự tính “kết thúc một thỏa thuận lớn” trước khi chính quyền tiếp theo của Hoa Kỳ chính thức vào cuộc, theo các quan chức Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư (ngày 12/11).

Có vẻ như các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đoán được “sự trở lại ngoạn mục” của Tổng thống Donald Trump, và đang tìm cách “lợi dụng lúc rối ren” bành trướng càng nhiều càng tốt

Các nhà lãnh đạo từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến ​​sẽ ký Hiệp định RCEP thông qua hội nghị online vào Chủ nhật tới (ngày 15/11), theo các quan chức Trung Quốc .

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%2Fimages%2F0%2F2%2F5%2F6%2F29496520-6-eng-GB%2F20200929-AI-RCEP-trade-frameworks-diag.png?source=nar-cms

Các nước thuộc khuôn khổ các thỏa thuận thương mại quan trọng Châu Á-Thái Bình Dương

RCEP là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất – thường được coi là một chương trình do Trung Quốc dẫn đầu. Hiệp ước này được thương lượng trong số 10 quốc gia thành viên Asean, cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

‘Song phương’ đôi bên cùng có lợi – Hay ‘đa phương’ mạnh được yếu thua

Khi phân tích về RCEP và CPTPP, nhà nghiên cứu Michael Pettis cho rằng một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã dành vài năm qua để vận động các hiệp định thương mại khác nhau, nhưng cuối cùng không hiệp định nào trong số này thực sự giải quyết được vấn đề mà hầu hết họ muốn giải quyết, đó là làm thế nào để giảm thặng dư thương mại bằng cách tiếp cận các thị trường nước ngoài, điều này sẽ cho phép họ tránh áp lực của việc tăng nhu cầu trong nước.

Ấn Độ, vốn được cho là thành viên thâm hụt thương mại lớn nhất của RCEF, đã rút lui một cách khôn ngoan. Hoa Kỳ đã tách khỏi các hiệp định đa phương, hướng tới chủ nghĩa song phương, đôi bên cùng có lợi; tạo thành thế đối trọng với xu hướng chủ nghĩa đa phương – cá lớn nuốt cá bé – của Bắc Kinh.

Với 16 quốc gia đàm phán, RCEP chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu và gần một nửa dân số thế giới. Hiệp ước bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp; và được đóng khung như một cam kết tự do thương mại của các nước Châu Á.

Nhưng thỏa thuận này cũng bị chỉ trích vì không đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Mối quan tâm cũng được đưa ra về sự chênh lệch giữa các nước thành viên và khả năng hiệp ước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu. Thỏa thuận cũng thiếu các điều khoản cho việc tự do hóa các công ty nhà nước.

Theo dự báo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á vào năm 2016, TPP có khả năng cung cấp tới 400 tỷ USD lợi ích thu nhập toàn cầu trước khi Mỹ rút khỏi tổ chức này này, trong khi đóng góp của RCEP ước tính lên tới 260 tỷ USD.

Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm

“Cho đến nay, tất cả các cuộc đàm phán đã hoàn tất. Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ khi xem xét pháp lý tất cả các văn bản trong thỏa thuận, và hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể ký thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo”, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Li Chenggang nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tham dự chuỗi các cuộc họp hội nghị online do ASEAN tổ chức từ thứ Năm (ngày 13/11) đến Chủ nhật (ngày 15/11), để xúc tiến việc ký kết thỏa thuận.

Sau 8 năm đàm phán, “thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới” này đã có “cơ may” hình thành, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh Châu Âu, Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada và Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Các nhà quan sát cho biết việc Mỹ vắng mặt ở cả RCEP và CPTPP đã khuyến khích các nước trong khu vực tìm kiếm vị trí lãnh đạo khác. Trung Quốc đã coi RCEP như một cơ hội để “viết ra các quy tắc thương mại khu vực” và đa dạng hóa các con đường thương mại, trong bối cảnh quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ đang suy giảm.

Một chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về thương mại cho biết, Trung Quốc cần phải ký thỏa thuận thương mại trước khi chính quyền tiếp theo của Mỹ nhậm chức. RCEP được cho là lợi ích chiến lược dài hạn của Trung Quốc và kết nối các mối quan hệ của nước này với các nước láng giềng

Mỹ ‘lao đao’ – APAC ‘lung lay’ – Bắc Kinh tha hồ ‘giật dây’

Các cuộc đàm phán cho RCEP đã được khởi động vào năm 2012 và đã kéo dài trong nhiều năm. Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là thị trường tiêu dùng lớn, đã rút lui vào năm ngoái vì lo ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Cũng có những lo ngại rằng mối quan hệ ngoại giao xấu đi nhanh chóng của Úc với Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tiến độ của thỏa thuận thương mại đa phương.

Trong chuyến công du tới Ấn Độ vào tháng 4/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đã đàm phán với “những người bạn” của mình, nhiều người trong số họ là thành viên của

RCEP – bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam – về tái cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Tại cuộc họp báo của chính phủ Trung Quốc hôm thứ Tư, Thứ trưởng Ngoại giao Luo Zhaohui đã chỉ trích kế hoạch kiềm chế Trung Quốc của Hoa Kỳ; cho rằng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Bộ tứ (Quad) – đã chứng minh sự trở lại của tâm lý Chiến tranh Lạnh, “nhằm làm suy yếu vị trí trung tâm của ASEAN. Cả Trung Quốc và ASEAN nên cảnh giác cao độ về xu hướng này”, ông Luo nói.

Wang Yong, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết RCEP có thể cung cấp một nền tảng thay thế cho hợp tác kinh tế Trung – Úc, bất chấp những tranh cãi về ngoại giao giữa đôi bên.

“Trục của nền kinh tế thế giới đã chuyển từ hợp tác xuyên Đại Tây Dương sang hợp tác xuyên Thái Bình Dương”, ông Wang nhấn mạnh thêm.

Mồi câu RCEP?

Theo Nikkei, RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập các quy tắc trong khoảng 20 lĩnh vực, bao gồm các luồng dữ liệu xuyên biên giới. Thỏa thuận sẽ giảm bớt thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản so với TPP, hoặc hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản-EU.

RCEP sẽ xóa bỏ thuế đối với 61% hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Úc và New Zealand, cùng với 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc.

Thỏa thuận dự kiến ​​sẽ loại bỏ thuế quan của Trung Quốc đối với một số mặt hàng nhập khẩu, sau khi RCEP có hiệu lực:

Sò điệp của Nhật Bản vào năm thứ 11 (của RCEP);

Kẹo của Hàn Quốc vào năm thứ 10;

Một số loại thịt bò của Indonesia;

Nghĩa vụ thuế đối với rượu sake và rượu mạnh của Nhật Bản cũng sẽ bị loại bỏ.

Mặc dù RCEP cho thấy “sự hấp dẫn nhất thời”, Bắc Kinh chỉ được một phen “mặc sức tung hoành” khi Washington đang” lao đao” trong tình trạng gian lận bầu cử. Nhưng tình hình bầu cử “rối ren” sẽ không kéo dài lâu, Bắc Kinh có lẽ đã hiểu rõ điều này, chẳng qua chỉ là “chớp lấy cơ may” trước khi Tổng thống Trump “tái xuất”.

Lê Minh

https://www.ntdvn.com/kinh-te/vang-chu-nha-ga-moc-duoi-tom-loi-dung-roi-ren-bau-cu-my-trung-quoc-thuc-day-apac-ky-ket-thoa-thuan-rcep-100682.html

Trung Quốc ‘kiểm soát’ cả Facebook và Twitter:

Du học sinh ẩn danh đăng bài

vẫn bị tìm ra danh tính thật

 Bình luậnĐông Phương

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Internet và ngăn cấm người dân vào các trang web nước ngoài, nhiều người chỉ có thể sử dụng phần mềm vượt tường lửa VPN để xem tin tức ở bên ngoài ‘bức tường’. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trường hợp những người Trung Quốc vượt tường lửa để bày tỏ ý kiến ​​của mình trên các nền tảng trực tuyến như Twitter, Facebook… bị phạt tiền, thậm chí là ngồi tù.

Trang web tiếng Trung của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cũng chỉ ra rằng, một số người Trung Quốc không dùng tên thật để bày tỏ ý kiến ​​trên các nền tảng trực tuyến ở nước ngoài, nhưng cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn có thể tìm thấy những cư dân mạng đã đăng bài, điều này rất đáng ngờ. Ngoài ra, còn có một bộ phận du học sinh Trung Quốc vì đăng bài nên đã khiến người thân của họ ở trong nước bị cảnh sát sách nhiễu.

Trước đó, một công dân Trung Quốc đã tiết lộ với phóng viên của Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) rằng, cảnh sát Internet ở một số các thành phố loại 3 và loại 4 và các quận lỵ của Trung Quốc sẽ bất ngờ đến các quán Internet, quán cà phê hoặc các cửa hàng cung cấp chỗ ngồi thời gian dài để tuần tra và quan sát xem có ai sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại để vượt tường lửa vào các trang mạng nước ngoài hay không. Nếu bị phát hiện, họ sẽ bị cảnh cáo và yêu cầu gỡ phần mềm VPN ngay tại chỗ, nếu tái phạm thì sẽ bị đưa về thẩm vấn.

Ngoài ra, khi truy tìm các bài viết do cư dân mạng vượt tường lửa để đăng lên, cảnh sát ĐCSTQ cũng sẽ thống kê số lượng bài đăng của họ và số lượt đọc (lượt view) của bài viết đó.

Chẳng hạn, trước đây, ông Thẩm Lương Khánh (Shen Liangqing), một cán bộ kiểm sát và là nhà hoạt động nhân quyền ở tỉnh An Huy, đã bị cảnh sát điều tra và phát hiện rằng, trong thời gian bị bắt nhiều lần từ năm 2017 đến tháng 5/2019 vì nghi ngờ phạm tội “gây gổ và sinh sự”, ông đã đăng 42 “bài viết

không phù hợp” trên Twitter, thống kê cho thấy có hơn 470.000 lượt xem; và đăng 13 “bài viết không phù hợp” trên Facebook, thống kê có 16 lượt chia sẻ (Share) và 130 lượt thích (Like).

Ngoài ra, các công tố viên Trung Quốc còn cáo buộc một người đàn ông 56 tuổi họ Vương ở Vũ Hán tội “tấn công và phỉ báng các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước, cũng như các chính sách của nhà nước” vì đã đăng và chuyển tiếp 12 bài trên Twitter từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2019, trong đó có những nhận xét nhạy cảm liên quan đến sự kiện Thảm sát ở Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Cuối cùng, ông Vương bị kết án 1 năm 3 tháng tù giam vì tội kích động gây rối và bôi nhọ thanh danh, đồng thời bị tước quyền lợi chính trị trong 3 năm.

Còn đối với nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc “Tú Tài Giang Hồ” – tên thật là Ngô Bân (Wu Bin), vì nhiều lần đưa ra phát ngôn nhạy cảm nên trong nhiều năm qua anh đã bị khóa rất nhiều tài khoản Weibo và WeChat, thậm chí khi sử dụng Twitter – một phần mềm của nước ngoài, anh vẫn bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát thậm chí đã sử dụng điện thoại di động của anh để bắt ép đăng nhập rồi hủy tài khoản của anh, vậy nên Ngô Bân đã phải đăng ký lại tài khoản Twitter khác sau khi anh được thả.

Ngô Bân cho biết, tài khoản Twitter với 100.000 người theo dõi và những dòng tweet tích lũy trong 10 năm qua của anh đã bị xóa sạch sau khi các “nha dịch” xâm nhập và hủy bỏ tài khoản. Tuy nhiên, khi nhận được cuộc phỏng vấn qua điện thoại của một phóng viên VOA cách đây vài ngày, anh Ngô nói rằng anh không thể nhận lời phỏng vấn hoặc có lời phát biểu gì, nếu không anh sẽ “gặp rắc rối”.

Người Trung Quốc ở trong nước bị đối xử theo cách này, còn các du học sinh ở nước ngoài cũng không thể thoát khỏi “cánh tay kéo dài” của ĐCSTQ. Một sinh viên Trung Quốc họ La sang Mỹ du học năm 2018 đã bị bắt và bị kết án 6 tháng tù giam với tội danh “gây gổ và sinh sự” vì đăng bài châm biếm Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình trên Twitter. Sự việc từng thu hút sự chú ý của các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, một nữ du học sinh Trung Quốc ở Melbourne, Úc, chỉ vì dùng những lời lẽ và hình ảnh hài hước để chế giễu chính quyền ĐCSTQ trên Twitter, mà cha của cô đã bị đưa đến đồn cảnh sát để lập biên bản, cảnh sát còn gọi điện trực tiếp và bắt cô giao nộp mật khẩu tài khoản Twitter cho họ. Một sinh viên Trung Quốc khác du học tại Mỹ vì ủng hộ việc gọi virus Viêm phổi Vũ Hán là “virus Trung Quốc” trên tài khoản Twitter của mình mà mẹ của em ở Trung Quốc đã bị đưa đến đồn cảnh sát để viết giấy cam đoan.

Điều khiến đương sự và ngoại giới rùng mình và nghi ngờ là không ai trong số ba du học sinh nói trên sử dụng tên thật của họ để đăng Twitter, vậy làm thế nào mà cảnh sát ĐCSTQ lại truy tìm được danh tính của họ và quấy rối người nhà của họ?

Ngoài ra, nếu chỉ đơn giản là sử dụng VPN để vào các trang web ở nước ngoài, người dùng Trung Quốc cũng có thể bị cảnh sát sờ gáy. Theo truyền thông Đại lục đưa tin, công an thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây đã thông báo vào ngày 19/5 rằng, một người đàn ông họ Dương ở địa phương đã bị cảnh cáo hành chính và phạt 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu VNĐ) vì đã vượt tường lửa xem trang web nước ngoài. Hồi tháng Hai, 2 người đàn ông khác ở tỉnh Hà Nam cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, một trong số họ đã bị phạt 500 nhân dân tệ và được thả sau khi viết giấy hối lỗi.

Hôm 19/10, một cư dân mạng có tài khoản Twitter là “Tang Yan” (唐嫣) cho biết, bạn của cô làm trong hệ thống công an Trung Quốc đã tiết lộ rằng, 90% VPN ở Trung Quốc là do cảnh sát mạng phát triển, vậy nên vượt tường lửa vẫn bị theo dõi.

“Do trên mạng có quá nhiều VPN nên rất khó để kiểm soát tận gốc, Bộ An ninh Quốc gia (Trung Quốc) đã tự mình phát triển một số (phần mềm VPN) rồi tung lên mạng, để tiện cho việc theo dõi và kiểm soát. Họ không bắt những người vượt tường lửa mà không gây ảnh hưởng gì. Còn những người gây ảnh hưởng lớn như Phương Bân, Lý Tử Việt, thì họ muốn bắt ai là bắt được ngay. Sau đó cứ một khoảng thời gian sẽ lại xuất hiện tin tức về việc người dùng VPN bị bắt giam, mục đích là để hù dọa những người hiếu kỳ muốn vượt tường lửa”.

Nếu quả thực là như vậy, đây có lẽ là lời giải thích cho việc tại sao người dùng Trung Quốc không dùng tên thật để bày tỏ ý kiến ​​trên các nền tảng trực tuyến ở nước ngoài, nhưng cảnh sát ĐCSTQ vẫn có thể truy ra danh tính thật của họ. Vậy còn trường hợp các du học sinh ở nước ngoài thì sao?

Mời quý độc giả xem thêm: “Quỳ phục” ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

Đông Phương

Theo CNA và Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-kiem-soat-ca-facebook-va-twitter-du-hoc-sinh-an-danh-dang-bai-van-bi-tim-ra-danh-tinh-that-100833.html

Ấn Độ – ASEAN mở rộng hợp tác,

chú trọng vào tự do hàng hải trên Biển Đông

Anh Vũ

Theo trang tin The Economic Times của Ấn Độ, hôm qua, 12/11/2020, trong hội nghị cấp cao, các lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã thảo luận các vấn đề về Biển Đông và cùng khẳng định sự cần thiết phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải, giữa lúc  Bắc Kinh luôn có những thái độ và hành vi gây hấn trên tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới này.

Trang tin này cho hay, các cuộc thảo luận tại hội nghị cấp cao lần thứ 17 ASEAN – Ấn Độ, diễn ra trực tuyến, tập trung vào các vấn đề của khu vực và quốc tế mà các bên đang quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, chống khủng bố, hợp tác kinh tế. 

Phát biểu tại hội nghị, thủ tướng Narendra Modi ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông và tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Lãnh đạo Ấn Độ tuyên bố thúc đẩy các sáng kiến hợp tác, kết nối về kinh tế, xã hội, kỹ thuật số, tài chính và hàng hải luôn là ưu tiên tuyệt đối của New Delhi và trong những năm qua, Ấn Độ và ASEAN đã xích lại gần nhau trong nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Modi bày tỏ là Ấn Độ sẵn sàng cùng các nước ASEAN hợp tác, phấn đấu vì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không. 

Ấn Độ khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp, không quân sự hóa, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). 

Theo trang tin VnEconomy, về Biển Đông, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam phù hợp với lập trường nguyên tắc của ASEAN được khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 lần này, nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định và hợp tác.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201113-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-asean-m%E1%BB%9F-r%E1%BB%99ng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-ch%C3%BA-tr%E1%BB%8Dng-v%C3%A0o-t%E1%BB%B1-do-h%C3%A0ng-h%E1%BA%A3i-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.