Tin khắp nơi – 24/10/2020
Biden chi tiền cho quảng cáo nhiều nhất
trong lịch sử bầu cử Mỹ
Lục Du
Chiến dịch tranh cử của cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã chi nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình và kỹ thuật số hơn bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ, theo bản tin hôm thứ Sáu (23/10) của The Hill.
Chiến dịch của Biden đã chi hơn 582 triệu đô la cho quảng cáo truyền hình kể từ khi ứng viên đảng Dân chủ khởi động cuộc đua tới Nhà Trắng vào năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty phi đảng phái Advertising Analytics.
Chỉ trong tuần trước, nhóm của Biden đã chi 45 triệu đô la để phát sóng các chương trình quảng cáo cho cựu phó của Obama.
Con số này vượt qua số tiền mà cựu Thị trưởng Thành phố New York, tỷ phú Michael Bloomberg đã bỏ ra để giành phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng viên của đảng Dân chủ vào đầu năm nay.
Số tiền đầu tư để lấy lòng cử tri của ông Biden cũng vượt qua Tổng thống Trump, người đã chi 342 triệu đô la cho truyền thông trong hai năm qua, theo Advertising Analytics.
Chiến dịch của Biden đã chuẩn bị thêm 57 triệu đô la cho quảng cáo truyền hình trong 10 ngày nước rút trước cột mốc 3/11. Trong khi đó chiến dịch tranh cử của Trump và các nhóm bên ngoài ủng hộ ông có khoảng 50 triệu USD tiền quảng cáo cho khoảng thời gian quan trọng này.
Hai bên đã chi hết 160 triệu đô la cho quảng cáo truyền hình và kỹ thuật số chỉ trong bảy ngày qua. Dữ liệu cho thấy Trump đã chi nhiều hơn Biden cho quảng cáo trên Facebook và Google – 14 triệu USD so với khoảng 12,7 triệu USD.
Biden, Trump và các đồng minh của họ đã chạy hơn 100.000 quảng cáo mỗi tuần kể từ đầu tháng 10, theo số liệu của Dự án Truyền thông Wesleyan. Hai bên đã phát sóng nhiều quảng cáo nhất ở các thị trường truyền thông Phoenix, Charlotte, N.C. và Des Moines, Iowa.
https://www.dkn.tv/the-gioi/biden-chi-tien-cho-quang-cao-nhieu-nhat-trong-lich-su-bau-cu-my.html
Bang Pennsylvania từ chối 372.000 đơn
đăng ký bỏ phiếu qua thư vì lỗi của cử tri
Bang chiến trường Pennsylvania trong cuộc bầu cử tổng thống đã từ chối 372.000 yêu cầu bỏ phiếu qua thư, một diễn biến khiến các quan chức và cử tri phải bối rối.
Pennsylvania là một trong những bang tranh chấp sôi nổi nhất cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 03 tháng 11. Tổng thống Donald Trump đã thắng với tỷ lệ suýt soát ở bang Pennsylvania năm 2016 với 44.292 phiếu trên tổng số hơn 6 triệu phiếu bầu. Ứng cử viên Đảng Cộng Hòa này đã giành được 48,2% số phiếu phổ thông trong bang, đánh bại ứng cử viên Đảng Dân Chủ Hillary Clinton, người đã giành được 47,5%, theo Ballotpedia. Tại Pennsylvania, cần đạt được 20 phiếu đại cử tri trong số 270 phiếu để được bầu làm tổng thống.
Việc bỏ phiếu qua thư, cho dù bằng lá phiếu vắng mặt hay qua quân đội ở nước ngoài, đã được thực hiện trong nhiều năm. Nhưng đại dịch hiện tại đã biến nó trở thành một phương tiện phổ biến hơn đáng kể để giúp người dân hoàn thành nghĩa vụ bầu cử của họ. Nó cho phép cử tri bỏ phiếu mà không đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm với virus Vũ Hán như cách trực tiếp đến các điểm bầu cử.
Việc những đơn đăng ký phiếu bầu bị từ chối càng làm bật mối lo ngại của công chúng khi sử dụng Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ làm phương tiện chính để tiến hành bầu cử trong nước. Đây là điều chưa từng xuất hiện từ trước đến nay.
Nó cũng làm nổi bật những khó khăn trong việc chuyển đổi một khối lượng lớn việc bỏ phiếu trực tiếp sang bỏ phiếu qua thư mà không có đủ thời gian để hướng dẫn công chúng cách hoàn thành thủ tục bỏ phiếu, đôi khi là hướng dẫn cả việc xử lý đúng thủ tục giấy tờ bầu cử dễ nhầm lẫn.
Các quan chức Pennsylvania đổ lỗi cho việc từ chối này phần lớn là do nhiều cử tri gần đây tiếp tục đăng ký bỏ phiếu qua thư và gây ra sự trùng lặp, họ không để ý rằng mình đã đăng ký phiếu bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ hồi tháng 6.
Cụ thể, theo báo cáo của Philadelphia Inquirer, có tới 90% đơn đăng ký bị trùng lặp, chủ yếu là do các cử tri đã nộp đơn xin phiếu bầu qua thư trong cuộc bầu cử sơ bộ của bang ngày 2/6 và không nhớ rằng họ đã đánh dấu vào ô gửi cả phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử.
Hạt Allegheny, bao gồm Pittsburgh, đã đưa ra hơn 49.000 yêu cầu loại bỏ phiếu trùng lặp từ cuộc sơ bộ hồi tháng 6 đến tháng 10. Hạt Armstrong đã trả lại 25% trong số 5.400 đơn đăng ký trùng lặp. Quận Chester, gần Philadelphia, đã hoàn tất việc xử lý 113.000 đơn đăng ký, chỉ tìm thấy 1/5 số đơn là trùng lặp. Quận Montgomery đã từ chối 32.000 hoặc 18% đơn đăng ký do trùng lặp. Philadelphia đã tìm thấy gần 49.000 đơn đăng ký trùng lặp.
“Chúng tôi phải xem xét từng đơn riêng lẻ. Về cơ bản, chúng tôi phải xử lý tất cả các đơn như nhau”, Bill Turner – quyền giám đốc bầu cử cho Chester County nói với Inquirer. “Chúng tôi đang tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhân viên chỉ để phát hiện ra đó là bản sao.”
Một số quản trị viên bầu cử đổ lỗi cho các nhóm hoạt động cố gắng vận động cử tri mà gây ra sự nhầm lẫn. Các tổ chức phi lợi nhuận đã khiến cử tri của bang choáng ngợp với các đơn đăng ký bỏ phiếu qua thư, dẫn đến một lượng lớn các yêu cầu trùng lặp.
Những nhóm như vậy đã tạo ra “sự nhầm lẫn cho cử tri và có khả năng cử tri sẽ không biết đơn của họ đã được xử lý và họ không cần phải nộp đơn khác”, Bộ Ngoại giao Pennsylvania nói với tờ báo và nói thêm rằng “một số cử tri có thể đã quên rằng họ đã đánh dấu vào ô gửi phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử khi họ đăng ký bỏ phiếu sơ bộ vào tháng Sáu.”
Bộ cho biết, “tùy thuộc vào thời điểm và cách thức các quận cập nhật thông tin về phiếu bầu và gửi thư” trong hệ thống của tiểu bang, “hệ thống theo dõi phiếu bầu qua thư trên” trang web của tiểu bang votePA.com “có thể không phản ánh thông tin chính xác.”
Bộ đang liên hệ với các quận để đảm bảo cử tri nhận được thông tin chính xác: “Khi có nhiều phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện trong những ngày và tuần tới, hệ thống theo dõi sẽ phản ánh chính xác hơn hoạt động của từng quận và trạng thái của từng lá phiếu của từng cử tri.”
Marybeth Kuznik, giám đốc bầu cử ở Hạt Armstrong, nói với hãng truyền thông: “Số lượng cuộc gọi mà chúng tôi nhận được đã quá tải. Đôi khi nó gần giống như việc từ chối những cuộc gọi ‘tấn công’ của các dịch vụ, vì dường như tất cả những gì tôi có thể làm là trả lời điện thoại!”.
Matthew Vadum
Anh Minh biên dịch
Khảo sát: Người Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump hơn Biden
Thanh Hải
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tất cả các nhóm người Mỹ gốc Á được hỏi ủng hộ Joe Biden hơn Donald Trump, ngoại trừ những người Mỹ gốc Việt.
AAPI Data đã thực hiện cuộc thăm dò “Khảo sát cử tri châu Á năm 2020 (AAVS). Tổ chức này đã phỏng vấn qua điện thoại và trực tuyến 1.569 cử tri người Mỹ gốc Á, từ ngày 15/7 đến ngày 10/9. Các nhóm tham gia khảo sát bao gồm người Mỹ gốc Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Khi được hỏi câu hỏi “Nếu cuộc bầu cử được tổ chức hôm nay, bạn có khuynh hướng bỏ phiếu cho ai…?”. 56% người Mỹ gốc Hoa chọn Joe Biden, 20% chọn Donald Trump, 23% chọn “Không biết” và 1% chọn “Khác”. Đa số người Ấn (65%), người Philippines (52%), người Nhật Bản (61%), người Hàn Quốc (57%) và người Mỹ gốc Á (54%) cũng chọn Joe Biden.
Ngoại lệ là người Mỹ gốc Việt. Chỉ 36% ủng hộ Joe Biden và 48% chọn Tổng thống Trump, với 0% chọn “Khác” và 16% chọn “Không biết”. Kết quả tương tự khi khảo sát về các cuộc đua vào Hạ viện và Thượng viện. Tất cả các nhóm ủng hộ các ứng viên đảng Dân chủ hơn, ngoại trừ nhóm người gốc Việt.
48% số cử tri được hỏi bày tỏ lo ngại về sự can thiệp bầu cử, trong khi gần một nửa cho biết họ lo lắng về sự an toàn của việc bỏ phiếu trực tiếp giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). 54% cho biết họ thích bỏ phiếu qua thư hoặc bỏ phiếu vắng mặt, trái ngược với 26% dự kiến sẽ bỏ phiếu trực tiếp vào ngày 3/11.
https://www.dkn.tv/the-gioi/khao-sat-nguoi-my-goc-viet-ung-ho-trump-hon-biden.html
Bầu cử Mỹ 2020: Thắng hay thua,
Trump đã thay đổi thế giới
Rebecca Seales
Tổng thống Hoa Kỳ không chỉ là người lãnh đạo nước Mỹ mà còn có thể là người quyền lực nhất trên Trái đất. Những gì ông ấy làm đã thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta. Vậy chính xác thì ông Trump đã thay đổi thế giới như thế nào?
Thế giới nhìn nước Mỹ như thế nào
Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố Mỹ là “quốc gia vĩ đại nhất thế giới”. Nhưng theo một cuộc thăm dò 13 quốc gia gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, ông không làm được gì nhiều cho hình ảnh của nước Mỹ ở nước ngoài.
NY Times: Trump duy trì tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc
Sự ủng hộ khác nhau giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt
Ở nhiều nước châu Âu, tỷ lệ công chúng có cái nhìn tích cực về Mỹ đang ở mức thấp nhất trong gần 20 năm. Ở Anh, 41% có ý kiến ủng hộ, Pháp 31%, thấp nhất kể từ năm 2003, ở Đức chỉ 26%.
Phản ứng của Hoa Kỳ đối với đại dịch virus corona là một yếu tố chính – chỉ 15% số người được hỏi cảm thấy Hoa Kỳ đã xử lý vụ dịch tốt, theo số liệu từ tháng Bảy và tháng Tám.
Rút lui khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu
Thật khó để xác định những gì Tổng thống Trump nghĩ về biến đổi khí hậu, vì ông gọi đó là “một trò lừa bịp đắt tiền”, rồi lại thành một “chủ đề nghiêm túc” mà “rất quan trọng đối với tôi”. Điều rõ ràng là trong sáu tháng trở thành tổng thống, ông đã khiến các nhà khoa học thất vọng khi tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris – vốn cam kết rằng gần 200 quốc gia sẽ giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C.
Mỹ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai sau Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu ông Trump tái đắc cử, có thể không kiểm soát được tình trạng nóng lên toàn cầu.
Rút khỏi thỏa thuận Paris, tổng thống tuyên bố rằng hiệp định này “đã có thể đóng cửa các xưởng sản xuất Mỹ với các quy định khắt khe quá mức”. Đây là chủ đề đối với ông Trump, người đã loại bỏ một loạt các quy định về ô nhiễm để cắt giảm chi phí sản xuất than, dầu và khí đốt.
Tuy nhiên, một số mỏ than của Mỹ vẫn đóng cửa do sự cạnh tranh từ khí đốt tự nhiên rẻ hơn và nỗ lực của nhà nước nhằm hỗ trợ năng lượng tái tạo. Các số liệu của chính phủ cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo tạo ra nhiều năng lượng hơn than ở Mỹ vào năm 2019, lần đầu tiên sau hơn 130 năm.
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chính thức có hiệu lực vào 4/11, một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống. Joe Biden đã cam kết sẽ tham gia lại hiệp ước này nếu thắng cử.
Những lo ngại rằng việc rút quân của Mỹ sẽ gây ra hiệu ứng domino đã không thành hiện thực, mặc dù một số nhà quan sát tin rằng điều đó đã tạo thuận lợi cho Brazil và Saudi Arabia trong việc ngăn chặn tiến độ cắt giảm khí thải carbon.
Đóng cửa biên giới
Tổng thống Trump đặt ra kế hoạch về vấn đề nhập cư chỉ một tuần sau khi nhậm chức, đóng cửa biên giới Hoa Kỳ đối với du khách từ bảy quốc gia đa số theo đạo Hồi. Hiện tại 13 quốc gia đang bị hạn chế ngặt nghèo.
Số người ước ngoài sống ở Mỹ năm 2019 cao hơn khoảng 3% so với năm 2016, năm cuối cùng Tổng thống Obama tại vị. Nhưng điều này đã thay đổi.
Tỷ lệ dân Hoa Kỳ sinh ra ở Mexico giảm đều đặn trong nhiệm kỳ của ông Trump, trong khi số người chuyển đến từ nơi khác ở Mỹ Latinh và Caribe tăng lên. Số lượng thị thực cho phép định cư lâu dài ở Mỹ bị thắt chặt – đặc biệt là đối với thân nhân của những người đã sống ở Mỹ.
Nếu có một biểu tượng về chính sách nhập cư của Tổng thống Trump, đó chắc chắn là “bức tường lớn, đẹp” mà ông đã thề sẽ xây dựng ở biên giới với Mexico. Tính đến ngày 19/10, Hải quan Mỹ và Bảo vệ Biên giới nói 371 dặm của bức tường đã được xây dựng – hầu như là để thay thế hàng rào vốn đã tồn tại ở đó.
Nhưng bức tường này không ngăn cản được những người khao khát đến Mỹ.
Số lượng người di cư bị giam giữ tại biên giới Mỹ-Mexico đạt mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2019, đỉnh điểm vào mùa xuân. Hơn một nửa là các gia đình, chủ yếu đến từ Guatemala, Honduras và El Salvador, nơi bạo lực và nghèo đói khiến họ phải xin tị nạn và tìm một cuộc sống mới ở những nơi khác.
Đối với người tị nạn, Donald Trump đã cắt giảm số người có thể tái định cư ở Mỹ. Mỹ đã tiếp nhận gần 85.000 người tị nạn trong năm tài chính 2016, con số này giảm xuống còn dưới 54.000 người vào năm sau.
Năm 2021, con số tối đa sẽ là 15.000 người – ít nhất kể từ khi chương trình tị nạn được triển khai vào năm 1980.
Sự gia tăng ‘tin giả’
“Tôi nghĩ rằng một trong những thuật ngữ tuyệt vời nhất mà tôi nghĩ ra là ‘tin giả”, Donald Trump nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2017. Mặc dù tổng thống chắc chắn không tạo ra thuật ngữ “tin giả”, nhưng công bằng mà nói thì ông đã phổ biến nó. Theo các bài trên mạng xã hội và các bản ghi âm được Factba.se theo dõi, ông Trump đã sử dụng cụm từ này khoảng 2.000 lần kể từ lần đầu tiên tweet nó vào tháng 12/2016.
Tìm kiếm “tin giả” trên Google ngay hôm nay, bạn sẽ nhận được hơn 1,1 tỷ kết quả từ khắp nơi trên thế giới. Theo biểu đồ thời gian, bạn có thể thấy mức độ quan tâm của Hoa Kỳ tăng lên như thế nào trong mùa đông 2016-2017 và tăng đột biến trong tuần mà tổng thống công bố cái mà ông gọi là “Giải thưởng Tin tức giả” – một danh sách các tin bài mà ông coi là sai.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, “tin giả” có nghĩa là các tin không đúng sự thật, như một tin về việc Giáo hoàng Francis ủng hộ việc ông Trump trở thành tổng thống. Nhưng khi nó được dùng phổ biến, y’ nghĩa của từ này không còn chỉ là thông tin sai lệch.
Tổng thống thường xuyên sử dụng từ “tin giả” để tấn công những tin bài mà ông không đồng tình. Tháng 2/2017, ông tiến xa hơn, gọi cho một số hãng tin tức là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”.
Đó là một thuật ngữ được các lãnh đạo ở Thái Lan, Philippines, Ả Rập Xê-út và Bahrainsử dụng. Một số người đã dùng các cáo buộc phát tán “tin giả” để biện minh cho việc đàn áp và truy tố các nhà hoạt động và nhà báo đối lập.
Các nhóm xã hội dân sự nói rằng bằng cách sử dụng thuật ngữ ‘tin giả’ để chống lại các tin tức đáng tin cậy, các chính trị gia về cơ bản làm suy yếu nền dân chủ, vốn dựa vào việc mọi người đồng tình rằng cái gì là sự thật cơ bản.
‘Cuộc chiến bất tận’ của Mỹ và thỏa thuận Trung Đông
Trong bài phát biểu về Liên minh tháng 2/2019, Tổng thống Trump cam kết rút quân đội Mỹ khỏi Syria, tuyên bố: “Các quốc gia vĩ đại không chiến đấu trong các cuộc chiến tranh bất tận”.
Những con số vẽ nên một câu chuyện nhiều sắc thái hơn. Không chỉ vì nhiều tháng sau, ông Trump quyết định giữ khoảng 500 quân ở Syria để bảo vệ các giếng dầu. Tổng thống đã thu hẹp quân đội ở Afghanistan, và ở một mức độ nào đó ở Iraq và Syria. Nhưng quân đội Mỹ vẫn ở khắp mọi nơi như họ đã từng vào ngày ông nhậm chức.
Tất nhiên, có nhiều cách để tác động đến Trung Đông mà không cần quân đội. Tổng thống Trump đã bác bỏ phản đối của các tổng thống tiền nhiệm bằng cách chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem vào năm 2018 và công nhận thành phố, bao gồm cả phía Đông bị chiếm đóng, là thủ đô của Israel. Tháng trước, ông đã ca ngợi “bình minh của một Trung Đông mới” khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain ký các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel – một động thái mà Mỹ làm trung gian.
Đây có lẽ là thành tựu ngoại giao quan trọng nhất của chính quyền Trump. Hai quốc gia vùng Vịnh này chỉ là quốc gia Ả Rập thứ ba và thứ tư ở Trung Đông công nhận Israel kể từ khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1948.
Nghệ thuật đàm phán (thương mại)
Tổng thống Trump dường như coi thường các đàm phán mà ông không làm trung gian. Vào ngày đầu tiên nhậm chức, ông đã bãi bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại 12 quốc gia được Tổng thống Obama phê duyệt, sau khi gọi nó là “khủng khiếp”. Việc bãi bỏ này chủ yếu mang lại lợi ích cho Trung Quốc, nước vốn coi thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm hạn chế ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng ở Mỹ, giới chỉ trích cho rằng thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng đến việc làm của người Mỹ, do đó cổ vũ cho việc bãi bỏ.
Ông Trump cũng đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico, mà ông gọi là “có lẽ là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng được thực hiện”. Hiệp định thay thế không có nhiều thay đổi, mà chỉ thắt chặn các điều khoản về lao động và các quy định về nguồn cung ứng các bộ phận xe hơi.
Sự cố chấp của tổng thống là cách Mỹ thu lợi từ thương mại với thế giới. Kết cục là một cuộc chiến thương mại gay gắt với Trung Quốc, trong đó hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa của nhau. Đó là một vấn đề đau đầu đối với nông dân trồng đậu nành Hoa Kỳ và các ngành công nghiệp công nghệ và ô tô. Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng khi các doanh nghiệp chuyển sản xuất sang các nước như Việt Nam và Campuchia để giảm chi phí.
Trong năm 2019, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc thấp hơn một chút so với năm 2016. Các công ty Mỹ nhập khẩu ít hơn vì họ tìm cách tránh thuế quan công Trump.
Tuy nhiên, bất chấp đại dịch virus corona ảnh hưởng nặng nề đến các xu thế của năm 2020. Mỹ vẫn nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn xuất khẩu.
Mâu thuẫn với Trung Quốc
Ông Trump đã tweet về một cuộc điện thoại trực tiếp của Tổng thống Đài Loan vào 2/12/2016, ‘gây bão’ tới mức đã có hẳn một trang trang Wikipedia riêng về cuộc điện thoại được đề cập.
Theo đó, ông Trump (khi đó là tổng thống đắc cử) đã thực hiện một bước đi rất bất thường khi nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Đài Loan – phá vỡ một hiệp ước được thiết lập vào năm 1979, khi các mối quan hệ chính thức bị cắt đứt. Carrie Gracie, khi đó là biên tập viên của BBC Trung Quốc, dự đoán động thái này sẽ gây ra “náo loạn và tức giận” ở Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc không phải là một quốc gia độc lập.
Bước mở đầu táo bạo từ ông Trump là bước đầu tiên trong một cuộc cạnh tranh nhiều mặt giữa hai đối thủ địa chính trị lớn, vốn đã khiến mối quan hệ của họ xấu nhất trong nhiều năm.
Mỹ đã khiến Trung Quốc khó chịu bằng cách tuyên bố rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ ở Biển Đông là bất hợp pháp, áp thuế hàng hóa lên hàng hóa của Trung Quốc, cấm tải xuống các ứng dụng phổ biến TikTok và WeChat, và đưa Huawei vào danh sách đen – mà Mỹ cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Nhưng căng thẳng này không bắt đầu dưới thời ông Trump, và một phần được thúc đẩy do chính hành động của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình, lên nắm quyền từ năm 2013, đã đưa ra một đạo luật an ninh quốc gia gây nhiều tranh cãi ở Hong Kong, và bắt giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi của Trung Quốc.
Tổng thống Trump đổi tên Covid-19 là “virus Trung Quốc”. Và trong khi ông Trump làm thế có thể vì muốn làm chệch hướng việc bị giám sát cách chính quyền ông xử lý đại dịch, sự thay đổi lãnh đạo Mỹ không nhất thiết có nghĩa là một giọng điệu hòa giải hơn. Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã gọi Chủ tịch Tập là một tên côn đồ, và tuyên bố ông Tập “không có xương [dân chủ] trong cơ thể”.
Gần như chiến tranh với Iran
“Iran sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sinh mạng bị mất hoặc thiệt hại phát sinh. Họ sẽ phải trả một cái giá rất LỚN! Đây không phải là một cảnh báo, mà là một lời Đe dọa”, ông Trump viết trên Twitter vào đêm giao thừa năm 2019 . “Chúc mừng năm mới!”
Vài ngày sau, gây chấn động toàn cầu, Mỹ ám sát Qasem Suleimani, vị tướng quyền lực nhất của Iran, và là người chỉ huy các hoạt động quân sự của nước này ở Trung Đông. Iran trả đũa, bắn hơn một chục tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ của Mỹ ở Iraq. Hơn 100 lính Mỹ đã bị thương. Giới phân tích cho rằng các quốc gia đang trên bờ vực chiến tranh.
Không có chiến tranh, nhưng dân thường vô tội vẫn thiệt mạng: chỉ vài giờ sau khi Iran tấn công tên lửa, quân đội nước này đã bắn nhầm một máy bay phản lực chở khách của Ukraine, giết chết toàn bộ 176 người trên máy bay.
Làm thế nào mà điều này lại xảy ra? Một loạt các tính toán sai lầm từ hai phíađược thực hiện trên cái nền của sự mất niềm tin.
Mỹ và Iran đối đầu kể từ năm 1979, khi vị vua do Mỹ hậu thuẫn (quốc vương của Iran) bị lật đổ, và 52 người Mỹ bị bắt làm con tin bên trong đại sứ quán Mỹ. Vào tháng 5/2018, ông Trump làm gia tăng căng thẳng bằng cách từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, theo đó Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Sau đó, ông đưa ra cái mà Nhà Trắng gọi là “chế độ
trừng phạt cứng rắn nhất từng được áp đặt” – được thiết kế để buộc các nhà lãnh đạo Iran phải đạt được một thỏa thuận theo ý muốn của ông.
Tehran từ chối hạ mình. Các lệnh trừng phạt đã khiến nền kinh tế Iran rơi vào suy thoái nghiêm trọng và đến tháng 10/2019, chi phí thực phẩm tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và giá thuốc lá tăng 80%. Những người Iran đau khổ đã biểu tình một tháng sau đó.
Trong khi cuộc khủng hoảng virus corona thu hút sự chú ý về mặt chính trị ở cả hai quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề, các kênh ngoại giao của họ hiện rất ít nhưng sự mâu thuẫn của họ là vô kể.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54658757
Biên niên sử 30 năm về chính sách đối với
Trung Quốc của Joe Biden
Tâm Thanh
Mục lục bài viết
Từ chính sách cứng rắn chuyển sang mềm mỏng với Trung Quốc
Cuộc đời chính trị hòa làm một với việc làm ăn của con trai
Thay đổi thái độ, con trai ông Joe Biden liên tục có được các mối làm ăn lớn ở Trung Quốc
Mối quan hệ giữa lãnh đạo ĐCSTQ và ông Lâm Tuấn Lương xuất hiện cùng lúc với gia đình ông Biden
Ông Joe Biden lần nữa thay đổi thái độ đối với ĐCSTQ
Thời báo Epoch Times cho hay, trong 30 năm qua, thái độ của ông Joe Biden đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thay đổi đáng kể và việc kinh doanh của gia đình ông với Trung Quốc cũng có những mối liên hệ không được rõ ràng.
40 năm trước, ông Joe Biden đã cảm thấy hứng thú Trung Quốc khi lần đầu tiên ông dấn thân vào chính trường Mỹ.
Năm 1979, ông Biden đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên khi còn là Thượng nghị sĩ bang Delaware trong nhiệm kỳ của mình. Khi đó, ông đã gặp Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của ĐCSTQ lúc bấy giờ.
Năm 1997, ông Joe Biden gia nhập ủy ban Đối ngoại Thượng viện quốc hội Hoa Kỳ (SFRC), tham gia công tác xây dựng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ông đã từng đảm nhiệm chức chủ tịch SFRC vào năm 2001.
Quyền hạn của SFRC bao gồm giám sát và cung cấp viện trợ nước ngoài, bán vũ khí của Hoa Kỳ… Đồng thời, chịu trách nhiệm xét duyệt các đề cử của các quan chức chủ chốt trong nội các chính phủ. SFRC có sức ảnh hưởng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Từ chính sách cứng rắn chuyển sang mềm mỏng với Trung Quốc
Sở hữu kinh nghiệm ngoại giao lâu năm đã trở thành một trong những lợi thế chính trị chủ yếu của ông Joe Biden. Trong những ngày đầu giữ chức chủ tịch SFRC, ông Biden được coi là một nhân vật “phái diều hâu”, ôm giữ thái độ cứng rắn với Trung Quốc.
Dựa theo hồ sơ ghi chép các cuộc thảo luận của quốc hội Mỹ, năm 1991, trong cuộc thảo luận về “đãi ngộ tối huệ quốc” (Most favoured nation – MFN) đối với Trung Quốc được triển khai tại Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Joe Biden đã có một bài phát biểu kiên quyết vào thời điểm đó.
Ông biểu thị không tán đồng với kế hoạch “đãi ngộ tối huệ quốc” của Tổng thống Bush dành cho Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng “nếu ĐCSTQ tiếp tục hành động như những kẻ côn đồ trong vấn đề phổ biến vũ khí, chúng ta cần phải lấy thông tin rõ ràng… để từ chối cấp ‘đãi ngộ tối huệ quốc’ cho Trung Quốc”.
10 năm sau, ông Joe Biden nhậm chức chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và đến thăm Trung Quốc vào tháng 8/2001, đồng thời gặp lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Giang Trạch Dân.
Theo báo cáo từ BBC và các phương tiện truyền thông khác, ông Joe Biden đã duy trì một thái độ cứng rắn nhất định đối với ĐCSTQ trong chuyến thăm vào năm 2001 của mình.
Ông kiên quyết lên án ĐCSTQ về những hành động xấu xa trong việc phổ biến vũ khí và các vấn đề nhân quyền, bao gồm hành động chỉ trích nền tư pháp của ĐCSTQ và cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với đoàn thể tín ngưỡng Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, kể từ đó, ông Joe Biden, một nhân vật chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đã dần thay đổi thái độ đối với ĐCSTQ.
Vào tháng 11/2001, Trung Quốc cuối cùng đã gia nhập thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào thời điểm đó, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đơn xin gia nhập WTO từ phía Trung Quốc và ông Biden, lúc đó là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã chấp thuận điều này.
Cuộc đời chính trị hòa làm một với việc làm ăn của con trai
Khi vị thế của ông Joe Biden trong chính trường Mỹ không ngừng thăng lên, theo đó, gia đình ông cùng với các công ty môi giới liên quan đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên trường quốc tế.
Năm 2007, ông Biden được tái đắc cử làm chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện. Sau khi sự nghiệp chính trị của ông lên đỉnh cao trên chính trường Mỹ, con trai ông là Hunter Biden và những người bạn cũng bắt đầu tham gia vào giới thương mại quốc tế.
Không lâu sau khi ông Joe Biden được ông Obama chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống vào năm 2008, Hunter Biden và Christopher Heinz – con riêng của ông John Kerry, người sau này trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã đồng sáng lập công ty tư vấn Seneca Global Advisors.
Năm 2009, Hunter Biden, Christopher Heinz và cố vấn Devon Archer của ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đồng sáng lập công ty đầu tư Rosemont Seneca.
Trong quá trình làm ăn của gia tộc ông Biden với ĐCSTQ, hai công ty Seneca Global và Rosemont Seneca đã khởi một tác dụng trọng yếu.
Cùng lúc này, sự phát triển nhanh chóng của trao đổi kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đặc biệt là thể chế tham nhũng của ĐCSTQ, đã mang lại cơ hội kinh doanh rất lớn cho các nhà môi giới ham thích dùng tiền chạy chức. Trong số đó, thân thiết nhất với gia đình ông Biden là doanh nhân người Đài Loan, Lâm Tuấn Lương (Michael Lin).
Lâm Tuấn Lương là một doanh nhân người Đài Loan, năm 2005, ông chuyển đến Bắc Kinh và bắt đầu sự nghiệp môi giới của mình. Theo đó, ông bắt đầu giao du với những người thuộc tầng lớp quyền quý trong giới thương mại Mỹ và Trung Quốc.
Theo trang thông tin doanh nghiệp Trung Quốc, vào tháng 7/2008, Tập đoàn Thornton, có quan hệ với gia đình Biden, đã mở công ty tư vấn Solbre Thornton (Bắc Kinh) tại Bắc Kinh. Hình ảnh hiển thị ảnh chụp màn hình thông tin công ty (ảnh: Dẫn qua Epoch Times).
Theo lời giới thiệu trên trang web của Tập đoàn Thornton (trang web hiện đã bị đóng) do Lâm Tuấn Lương thiết lập cùng các báo cáo công khai từ giới truyền thông, Lâm Tuấn Lương đã quen biết Hunter Biden thông qua thế hệ quan chức thứ hai ở Hoa Kỳ vào năm 2007, từ đó có được mối quan hệ với gia đình ông Biden.
Năm 2007, ông Lâm Tuấn Lương và James Bulger, con trai của cựu chủ tịch Thượng viện Massachusetts cùng những người khác đã thành lập tập đoàn Thornton (Thornton Group) tại Hoa Kỳ.
Thời kỳ đầu tập đoàn Thornton mới được thành lập, nó có quan hệ mật thiết với tổ chức lãnh đạo Lập pháp Tiểu bang (State Legislative Leaders Foundation – SLLF) và có lực ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Hoa Kỳ.
Khi Biden, Kerry và các chính trị gia Mỹ khác được đảm nhận các vị trí cao trong chính trường Mỹ, các công ty môi giới liên quan của gia đình những người này đã bắt đầu xuất hiện, thu hút sự quan tâm của các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là ĐCSTQ.
Thông tin công khai cho thấy các cơ quan ngoại giao và Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ đã cung cấp các “đường thông đạo và cơ hội đặc biệt” cho Lâm Tuấn Lương và Tập đoàn Thornton của anh ta.
Ví dụ, vào năm 2007, trong bối cảnh căng thẳng của quan hệ thương mại Mỹ-Trung, Lâm Tuấn Lương đã sắp xếp thành công cho đại diện của Tổ chức Lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ đến thăm Bắc Kinh và gặp gỡ các quan chức ĐCSTQ để thảo luận về thương mại Trung-Mỹ.
Tháng 7/2008, Tập đoàn Thornton của Lâm Tuấn Lương thành lập công ty TNHH Tư vấn Solebury Thornton tại Bắc Kinh, Trung Quốc, do James Bulger, người đồng sáng lập Thornton Group làm đại diện pháp lý.
Thay đổi thái độ, con trai ông Joe Biden liên tục có được các mối làm ăn lớn ở Trung Quốc
Tháng 1/2009, ông Biden trở thành Phó Tổng thống Hoa Kỳ và John Kerry đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Cùng năm, Lâm Tuấn Lương được SLLF chỉ định làm Giám đốc Châu Á / Trung Quốc của Tổ chức Lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm liên lạc với các quan chức ĐCSTQ.
Sự thăng hoa trong sự nghiệp chính trị của ông Biden trên chính trường Mỹ dường như là chất xúc tác để Lâm Tuấn Lương và tổ chức mặt trận thống nhất của ĐCSTQ tăng cường liên lạc.
Tháng 11/2009, Lâm Tuấn Lương và tập đoàn Thornton Group đã tổ chức diễn đàn các nhà lãnh đạo lập pháp cấp tỉnh / bang của Trung-Mỹ lần đầu tiên tại Bắc Kinh.
Diễn đàn được tài trợ và đồng tổ chức bởi các cơ quan ngoại giao: Tổ chức Lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ, học viện Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc (CPIFA), hiệp hội hữu nghị đối ngoại Nhân dân Trung Quốc (CAIFC), Ủy ban công tác đối ngoại của Đại hội Nhân dân Toàn quốc (FAC) và mặt trận thống nhất của ĐCSTQ.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo ĐCSTQ và ông Lâm Tuấn Lương xuất hiện cùng lúc với gia đình ông Biden
Theo trang web chính thức của Thornton Group (hiện đã bị đóng), vào tháng 4/2010, Lâm Tuấn Lương đã giới thiệu Hunter Biden với các tổ chức tài chính của ĐCSTQ.
Trong phần giới thiệu, Lâm Tuấn Lương gọi Hunter là chủ tịch của công ty Rosemont Seneca và nói rằng mục đích của Hunter là “làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm khả năng hợp tác kinh doanh thương mại”.
Vài ngày sau, Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Biden đã gặp chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Washington.
Tháng 8/2011, ông Biden đến thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp gỡ với ông Tập Cận Bình, thái độ của ông đối với ĐCSTQ đã dịu đi rất nhiều (ảnh: Dẫn qua Epoch Times).
Ngày 17/8/2011, ông Biden đến thăm Trung Quốc, trong chuyến thăm này, thái độ của Biden đối với ĐCSTQ đã dịu đi đáng kể.
Trong cuộc gặp mặt phó chủ tịch ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Tập Cận Bình, ông Biden tuyên bố rằng, “Hoa Kỳ hoàn toàn hiểu rằng, Đài Loan và vấn đề Tây Tạng là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và sẽ tiếp tục kiên quyết tuân thủ chính sách một Trung Quốc”.
Theo hồ sơ của chính phủ Hoa Kỳ, ông Biden không trực tiếp chỉ trích ĐCSTQ về việc phổ biến vũ khí và nhân quyền tại Trung Quốc trong chuyến đi này. Thay vào đó, ông chủ trương phát triển mạnh mẽ mối quan hệ thân thiết giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ. Điều này hoàn toàn trái ngược với thái độ cứng rắn của ông 10 năm về trước và thời gian trước đó nữa.
Theo cuộc khảo sát mới nhất của Epoch Times, vào tháng 2/2012, khi ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và gặp gỡ ông Biden. Công ty tư vấn Seneca Global của Hunter Biden đã kêu gọi khoản đầu tư 1,25 tỷ đô la Mỹ từ Trung Quốc cho Great Point, một công ty khởi nghiệp năng lượng Hoa Kỳ. Đây cũng là khoản đầu tư mạo hiểm nước ngoài lớn nhất mà Hoa Kỳ nhận được vào năm đó.
Tháng 12/2013, ông Joe Biden, khi đó là phó Tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm Trung Quốc và gặp gỡ ông Tập Cận Bình. Con trai ông là Hunter Biden cũng đi cùng trong chuyến thăm này.
Theo BCC, tờ Associated Press và các phương tiện truyền thông nước ngoài khác, cũng như truyền thông của ĐCSTQ, ông Joe Biden nên phản đối ông Tập Cận Bình vào thời điểm đi qua vùng nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông.
Thông tin công khai cho thấy chuyến thăm Trung Quốc năm đó của ông Biden có xen lẫn với công việc kinh doanh của gia đình ông ở Trung Quốc.
10 ngày sau chuyến đi này, Hunter Biden đã hoàn tất một thương vụ lớn thứ hai giữa gia đình Biden và ĐCSTQ – một quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD do Trung Quốc cung cấp để gây quỹ.
Ngày 16/12/2013, Rosemont Seneca, một tổ chức đầu tư của Mỹ do quỹ Công nghiệp Bột Hải, quỹ Thu hoạch của Trung Quốc và Hunter Biden đồng sáng lập cùng Tập đoàn Thornton có liên quan đến Hunter, đồng thành lập quỹ đầu tư riêng Hoa-Mỹ Bột Hải (BHR).
Quy mô ban đầu của quỹ BHR là 1 tỷ đô la Mỹ, do phía Trung Quốc chiêu mộ. Nửa năm sau, ĐCSTQ đã nâng quy mô quỹ BHR lên 1,5 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2014, tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục leo thang, mọi lời phản đối của ông Biden chống lại ĐCSTQ năm 2013 dường như không có trọng lượng. Theo hồ sơ của chính phủ Hoa Kỳ, thái độ của ông Biden đối với ĐCSTQ tiếp tục dịu bớt hơn nữa trong chuyến thăm Trung Quốc của ông vào năm 2013.
Tháng 10/2014, ông Joe Biden trong một bài phát biểu tại học viện Harvard Kennedy (bài phát biểu gốc của Biden) đã nói: “Tôi không biết đã bao lâu rồi kể từ khi tôi nghe nói rằng Trung Quốc đánh bại Hoa Kỳ. Nhưng tôi muốn Trung Quốc thành công, vì thành công trên lĩnh vực kinh tế của họ là lợi ích của chúng tôi”.
Trong bài phát biểu này, ông Joe Biden đã tiết lộ nội dung cuộc đối thoại của ông với ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm 2013, cũng như một số quan điểm và thay đổi của ông về ĐCSTQ.
Ví dụ, trong bài phát biểu của mình, ông đã đề cập với ông Tập Cận Bình rằng, quyền tự do hàng hải ở Biển Đông cần được đảm bảo, nhưng ông Biden không coi ĐCSTQ là mối đe dọa hay đối thủ, mà thay vào đó, ông chế nhạo khán giả Mỹ nói Trung Quốc tồn tại “những vấn đề rất lớn” như thiếu hụt năng lượng và nước trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 12/2013 của mình.
Ông Joe Biden lần nữa thay đổi thái độ đối với ĐCSTQ
Ông Joe Biden nói rằng, trong cuộc đối thoại năm 2013 với ông Tập Cận Bình, ông đã nói về nhân quyền, bao gồm quyền tự do biểu tình một cách ôn hòa của giới trẻ Hồng Kông. Tuy nhiên, câu chuyện
của ông chỉ tập trung xoay quanh việc giải thích cho ông Tập Cận Bình rằng, vì sao chính phủ Hoa Kỳ phải nói về nhân quyền.
Với tư thái nhún nhường khi giải thích nhân quyền cho ông Tập Cận Bình, trong bài phát biểu, ông Joe Biden không đề cập đến việc ông có nêu vấn đề về cuộc đàn áp người dân Trung Quốc của ĐCSTQ với ông Tập Cận Bình hay không và liệu ông có yêu cầu ĐCSTQ cải thiện nhân quyền hay không.
Năm 2014, ông Joe Biden đã thể hiện rõ ràng thái độ của mình đối với ĐCSTQ, đó là phát triển mối quan hệ với ĐCSTQ trong bài phát biểu của mình. So với chuyến thăm Trung Quốc 13 năm trước, thái độ của ông Biden đối với ĐCSTQ đã đổi khác hoàn toàn.
Với những biến đổi trong cuộc tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, đặc biệt khi ngày càng có nhiều câu chuyện nội tình được tiết lộ qua email, các chính sách của ứng cử viên tổng thống Joe Biden đối với ĐCSTQ đã bắt đầu thay đổi một lần nữa, nhưng lần này, việc làm ăn với Trung Quốc của ông Joe Biden và gia đình ông đã được cả thế giới chú ý.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bien-nien-su-30-nam-ve-chinh-sach-doi-voi-trung-quoc-cua-joe-biden.html
Trung Quốc đang tích cực mua hàng nông nghiệp Mỹ
Lục Du
Chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu (23/10) cho biết Trung Quốc đã tăng đáng kể việc mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và đã thực hiện 50 trong số 57 cam kết kỹ thuật nhằm giảm các rào cản cơ cấu đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ kể từ khi hai quốc gia ký một thỏa thuận thương mại vào tháng Giêng, theo Reuters.
Trong một tuyên bố chung, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết Trung Quốc đã mua hơn 23 tỷ đô la hàng hóa nông nghiệp của Hoa Kỳ cho đến nay, tương đương khoảng 71% mục tiêu đặt ra trong thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
“Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực cách đây 8 tháng, chúng tôi đã thấy những cải thiện đáng kể trong mối quan hệ thương mại nông sản với Trung Quốc, điều này sẽ mang lại lợi ích cho nông dân và chủ trang trại của chúng tôi trong nhiều năm tới”, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết trong một tuyên bố.
Thỏa thuận Giai đoạn 1 đã xoa dịu cuộc chiến thương mại gay gắt kéo dài nhiều tháng giữa Mỹ-Trung. Tuy nhiên, các tranh chấp về nhân quyền, cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán và công nghệ đã làm mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng trở lại, làm dấy lên nghi ngờ về triển vọng đạt được các thỏa thuận thương mại các giai đoạn tiếp theo.
Nông nghiệp là một trong bốn lĩnh vực mà Trung Quốc cam kết tăng mua từ Mỹ trong thỏa thuận Giai đoạn 1. Báo cáo cho thấy doanh số bán ngô của Mỹ sang Trung Quốc ở mức 8,7 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay, trong khi doanh số bán đậu nành của Mỹ cho đợt tiếp thị năm 2021 sang quốc gia Đông Á cao gấp đôi so với năm 2017.
Xuất khẩu lúa miến của Hoa Kỳ sang Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2020 đạt tổng cộng 617 triệu USD, tăng 561 triệu USD so với cùng kỳ năm 2017, báo cáo cho biết thêm.Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc đạt kỷ lục chỉ trong 5 tháng đầu năm 2020. Xuất khẩu thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò của Mỹ sang nước này tính đến tháng 8/2020 đã tăng hơn gấp ba lần con số năm 2017.
Ngoài những sản phẩm xuất khẩu nêu trên, USDA dự kiến năm 2020 doanh số bán hàng sang Trung Quốc sẽ đạt mức kỷ lục hoặc gần kỷ lục đối với các sản phẩm nông nghiệp khác của Hoa Kỳ bao gồm thức ăn vật nuôi, cỏ linh lăng, hồ đào, đậu phộng và thực phẩm chế biến sẵn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dang-tich-cuc-mua-hang-nong-nghiep-my.html
Mỹ: Không có gì để biện minh cho
‘trại tập trung’ ở Trung Quốc
Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng hôm 23/10 lên án việc Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, nói rằng không có lý do gì cho việc Bắc Kinh duy trì các “trại tập trung” trong lãnh thổ của mình, Reuters đưa tin.
Từng là nhân vật hàng đầu trong việc phát triển chính sách Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump, ông Matt Pottinger đã đưa ra nhận xét bằng tiếng Quan thoại trong bài phát biểu trực tuyến cho nhóm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Vương quốc Anh.
“Không có lời biện minh đáng tin cậy nào mà tôi có thể tìm thấy trong triết học, tôn giáo hoặc đạo lý của Trung Quốc cho việc có các trại tập trung bên trong biên giới của bạn”, Reuters dẫn lời ông Pottinger nói trong bài phát biểu mà ông nói là hướng tới người dân Trung Quốc.
Bài phát biểu cho thấy Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng những chỉ trích chống lại Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3 tháng 11, trong đó ông Trump, một đảng viên Cộng hòa, đưa ra cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc như là một chủ đề chính trong chính sách đối ngoại của ông.
Tuần trước, cấp trên của ông Pottinger, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien, nói Trung Quốc đang gây “điều gần giống” như tội diệt chủng trong cách đối xử với người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.
Ông Pottinger kêu gọi mọi người dân ở Trung Quốc “nghiên cứu sự thật về chính sách của chính phủ của bạn đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số tôn giáo khác”.
Ông nói rằng họ nên tự hỏi tại sao tờ The Economist lại gọi các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương là “tội ác chống lại loài người”.
Hoa Kỳ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức mà Mỹ cho là có hành vi lạm dụng.
Liên Hiệp Quốc ước tính có hơn một triệu người Hồi giáo bị giam giữ ở Tân Cương. Các nhà hoạt động nói rằng tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng đang diễn ra ở đó.
Trung Quốc phủ nhận mọi hành vi lạm dụng và nói rằng các trại trong khu vực Tân Cương là dùng để đào tạo nghề và giúp chống chủ nghĩa cực đoan.
Ông Pottinger nói thêm rằng ngày càng có sự đồng thuận quốc tế về sự cần thiết phải có lập trường quyết đoán hơn đối với Bắc Kinh.
Ông nói trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đa dạng hóa các chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia. Một dẫn chứng rõ ràng cho thấy sự thống trị của Trung Quốc đối với các nguồn cung cấp quan trọng đã được đặt ra khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
Phát biểu của ông Pottinger được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm quân đội Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên chống lại quân đội Hoa Kỳ. Trong đó, ông Tập cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình bị hủy hoại.
Chủ tịch Trung Quốc không hề đề cập trực tiếp đến Hoa Kỳ, quốc gia đang có các mối quan hệ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên với Trung Quốc, từ tranh chấp thương mại, công nghệ cho đến nhân quyền và đại dịch COVID-19.
Tin tặc Nga nhắm vào các chính quyền địa phương,
tiểu bang và đánh cắp dữ kiện
Vào hôm thứ năm (22 tháng 10), các viên chức Hoa Kỳ cho biết, tin tặc Nga nhắm vào hệ thống mạng của hàng chục chính quyền địa phương và tiểu bang ở Hoa Kỳ trong những ngày gần đây và đánh cắp dữ kiện từ ít nhất hai máy chủ.
Lời khuyến cáo trên được đưa ra trong bối cảnh chưa đầy hai tuần trước cuộc bầu cử 3/11, làm tăng thêm lo lắng về khả năng xáo trộn cuộc bỏ phiếu và làm suy giảm niềm tin vào kết quả. Khuyến cáo từ FBI và cơ quan an ninh mạng của Bộ Nội An không đề cập đến bất kỳ nạn nhân cụ thể nào, nhưng các viên chức nói rằng hiện không có thông tin về bất kỳ cuộc bầu cử hoặc hoạt động chính phủ nào bị ảnh hưởng, hay tính toàn vẹn của dữ kiện bầu cử bị xâm phạm.
Tuy nhiên, đối tượng tin tặc có thể đang tìm kiếm quyền truy cập để gây ra các sự gián đoạn trong tương lai, tác động đến các chính sách và hoạt động của Hoa Kỳ hoặc ủy quyền cho các tổ chức chính phủ.
Theo KLTA 5 đưa tin, các viên chức Hoa Kỳ đã nhiều lần nói rằng sẽ rất khó để tin tặc có thể thay đổi phiếu bầu theo cách họ mong muốn, nhưng các phương pháp can thiệp khác có thể được thực hiện bao gồm các cuộc tấn công mạng cản trở quá trình bỏ phiếu, các trang web giả mạo, hoặc nội dung giả mạo nhằm khiến cử tri không tin tưởng vào kết quả.
Nga được nhiều người trong cộng đồng an ninh mạng xem là mối đe dọa lớn đối với cuộc bầu cử Hoa Kỳ, hiện đang can thiệp cuộc bầu cử năm 2020 thông qua nỗ lực phối hợp nhằm bôi nhọ ông Joe Biden. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tin-tac-nga-nham-vao-cac-chinh-quyen-dia-phuong-tieu-bang-va-danh-cap-du-kien/
Mỹ trừng phạt một viện của Nga dính líu đến
phần mềm nguy hiểm
Hôm thứ Sáu 23/10, Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một viện nghiên cứu của Nga dính líu đến việc phát triển một chương trình máy tính nguy hiểm có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp. Đáp lại, Nga gọi động thái của Mỹ là bất chính.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc rằng Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Hóa học và Cơ học được chính phủ Nga hậu thuẫn – thường được biết đến với tên viết tắt trong tiếng Nga là TsNIIKhM – phải chịu trách nhiệm về việc “xây dựng các công cụ chuyên biệt cho phép tấn công” vào một cơ sở hóa dầu không nêu tên ở Trung Đông hồi năm 2017.
Cuộc tấn công đã làm dựng tóc gáy cộng đồng an ninh mạng khi các nhà nghiên cứu công khai thông tin về nó trong cùng năm vì – không như các cuộc xâm nhập kỹ thuật số thông thường nhằm đánh cắp dữ liệu hoặc khống chế để đòi tiền chuộc – nó dường như có mục đích gây ra thiệt hại vật chất cho chính cơ sở đó bằng cách vô hiệu hóa hệ thống an toàn của cơ sở.
Nathan Brubaker, một nhà phân tích của công ty an ninh mạng FireEye – công ty đã phát hiện ra phần mềm có liên quan – cho biết ý định đó khiến nó trở nên đặc biệt nguy hiểm vì việc vô hiệu hóa hệ thống an toàn tại một nhà máy như vậy có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như hỏa hoạn hoặc nổ.
Brubaker nói: “Bản chất rất nghiêm trọng của mối đe dọa khiến nó trở nên đáng sợ. Gây nổ và giết người – điều đó thật kinh hoàng”.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết rằng hồi năm ngoái, người ta phát hiện ra những kẻ tấn công đứng sau phần mềm độc hại này đã rà soát và thăm dò ít nhất 20 công ty điện lực ở Hoa Kỳ để tìm các lỗ hổng.
Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, đưa ra ý kiến trên phương tiện truyền thông xã hội rằng: “Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa về tính bất chính của bất kỳ sự cấm đoán một chiều nào. Không giống như Hoa Kỳ, Nga không tiến hành các hoạt động tấn công trên mạng ”.
Đại sứ Nga tiếp đến viết rằng: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ cách hành xử xấu xa với các cáo buộc vô căn cứ”.
Các quan chức Hoa Kỳ trong tháng qua làm việc ráo riết, đưa ra một loạt cáo buộc đối với giới tin tặc ở Nga, Trung Quốc và Iran, cũng như áp dụng các lệnh trừng phạt và đưa ra một số cảnh báo về các cuộc xâm nhập kỹ thuật số do nhà nước hậu thuẫn.
Các chuyên gia coi những động thái này là lời cảnh báo của Hoa Kỳ tới các cường quốc thù địch rằng chớ có can thiệp vào cuộc bầu cử ngày 3/11, sẽ diễn ra sau chưa đầy hai tuần nữa.
Mỹ lên án Thổ Nhĩ Kỳ về vụ thử nghiệm
hệ thống tên lửa của Nga
Thanh Phương
Hôm qua, 22/10/2020, Hoa Kỳ đã lên án vụ Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống tên lửa S-400 của Nga, đồng thời cảnh cáo là quan hệ quốc phòng với đồng minh chiến lược này, thành viên của NATO, có nguy cơ bị tổn hại trầm trọng.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Jonathan Hoffman, nhắc lại lập trường của Washington vẫn không thay đổi : Hệ thống S-400 được đưa vào hoạt động là trái với những cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách đồng minh của Hoa Kỳ và thành viên của NATO.
Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 16/10, Ankara đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Hôm qua, lần đầu tiên tổng thống Erdogan đã xác nhận vụ thử này. Ông nói : « Đúng là các vụ thử này đã được thực hiện và sẽ tiếp tục. Chúng tôi không cần hỏi ý kiến Mỹ về việc này. »
Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận hệ thống tên lửa S-400 của Nga, trong bối cảnh Ankara và Matxcơva xích lại gần nhau, đã gây bất hòa giữa nước này với các nước phương Tây, vốn xem hệ thống của Nga không tương hợp với các hệ thống vũ khí của NATO.
Đáp lại việc Ankara tiếp nhận dàn tên lửa đầu tiên vào mùa hè vừa qua, Hoa Kỳ đã đình chỉ việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương trình sản xuất chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ F-35, vì cho rằng hệ thống tên lửa S-400 của Nga có thể giúp tìm ra bí mật công nghệ của loại chiến đấu cơ này. Quốc Hội Mỹ cũng đã thông qua một luật cấm bán máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara, vốn sản xuất nhiều linh kiện cho loại chiến đấu cơ này, đã mất toàn bộ các hợp đồng sản xuất.
Washington từng hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ không khởi động 4 dàn tên lửa S-400, thậm chí sẽ bán chúng cho một nước thứ ba. Nhưng vụ thử nghiệm ngày 16/10 đã làm thay đổi tình hình. Một đạo luật do Quốc Hội Mỹ thông qua vào năm 2017 có dự trù các biện pháp trừng phạt tự động đối với những nước nào tiến hành « một giao dịch đáng kể » với ngành công nghiệp vũ khí của Nga.
Tổng thống Trump thông báo Israel và Sudan
« bình thường hóa bang giao”
Thùy Dương
Hôm qua, 23/10/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Israel và Sudan đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trước đó, tổng thống Trump đã chính thức thông báo với Nghị Viện Hoa Kỳ là ông có ý định rút Sudan ra khỏi danh sách các nước hậu thuẫn khủng bố.
Sudan là nước thứ ba, sau Bahrein và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nối lại quan hệ với Israel dưới sự bảo trợ của tổng thống Mỹ. Đối với ông Trump, đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng khi chỉ còn khoảng chục hôm nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm :
“Nhiều nước cũng muốn ký một thỏa thuận”, tổng thống Mỹ khẳng định như vậy. Ông Donald Trump thậm chí còn nói là sau Sudan, có 5 quốc gia sẵn sàng nối lại quan hệ với Israel. Việc ký kết thỏa thuận này cho phép Donald Trump tự nâng mình lên thành một nhà kiến tạo hòa bình. Trước mặt các nhà báo, ông ấy mở loa điện thoại để mọi người nghe được thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, nói đây là một “bước ngoặt tuyệt vời và rất nhanh chóng” !
Nhưng tổng thống Mỹ vẫn chưa chịu ngưng ở đó. Ông Trump hỏi tiếp : “Ông có nghĩ rằng Joe ngủ gật (Joe Biden) có thể thực hiện thỏa thuận đó không, Bibi (tên gọi thân mật thủ tướng Israel) ? Ông có nghĩ rằng Joe ngủ gật có thể làm được điều gì đó hay không ? Tôi thì nghĩ là không …”
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đáp lại : “Thưa ngài tổng thống, điều mà tôi có thể nói với ngài là chúng tôi đánh giá cao bất kỳ sự giúp đỡ nào của Hoa Kỳ để hướng tới hòa bình và chúng tôi đánh giá rất cao những gì ngài đã làm”.
Thủ tướng Israel thận trọng không nói về chính sách đối nội của Mỹ. Donald Trump muốn biến thỏa thuận mới này thành lợi thế cho chiến dịch vận động tranh cử. Thế nhưng, ở Hoa Kỳ, cử tri quan tâm đến đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế nhiều hơn là các thỏa thuận đạt được trên trường quốc tế.
Tiểu bang California
đóng băng 350,000 thẻ rút tiền trợ cấp thất nghiệp
Tin từ Sacramento, California – Vào hôm thứ Năm (22 tháng 10), các viên chức California cho biết rằng 350,000 thẻ rút tiền trợ cấp thất nghiệp đã bị đóng băng vì hàng loạt các hoạt động nghi ngờ về gian lận, bao gồm một số lượng lớn các yêu cầu gởi tiền về một địa chỉ.
Dân biểu David Chiu lo lắng rằng đơn từ những người thực sự cần trợ cấp thất nghiệp cũng bị trì hoãn. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 100 người vì gian lận tiền thất nghiệp, và cho biết mỗi thẻ rút tiền mà họ thu giữ có khả năng chứa tới 20,000 Mỹ kim tiền trợ cấp.
Nếu tất cả 350,000 thẻ đều có số tiền tương đương thì đó sẽ là 7 tỷ trong số 105 tỷ Mỹ kim mà EDD đã chi trả kể từ khi đại dịch xảy ra. EDD đang gửi thông báo tới những người có thẻ rút tiền đã bị đóng băng và yêu cầu họ xác minh danh tánh thông qua trang web của cơ quan để nhận lại khoản trợ cấp.
EDD cho biết những người không nhận được thông báo có thể đã bị ngân hàng Bank of America đóng băng thẻ và yêu cầu họ liên lạc đến ngân hàng. EDD cho biết các nhà điều tra đang làm việc với các đối tác liên bang, tiểu bang và địa phương để vạch trần, xác minh và truy tố những người phạm tội. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tieu-bang-california-dong-bang-350000-the-rut-tien-tro-cap-that-nghiep/
Covid-Mỹ : 80.000 ca nhiễm mới trong 24H,
ông Trump nói ‘‘dịch sắp hết’’
Trọng Thành
Hôm qua, 24/10/2020, nước Mỹ lại phá kỷ lục về số ca dương tính với Covid-19 trong một ngày, với 80.000 ca mới. Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump tuyên bố dịch sẽ sớm kết thúc, sau khi nhiều nhà khoa học đưa ra dự báo sẽ có thêm hơn 200 nghìn người Mỹ chết vì Covid trong bốn tháng tới.
Ngày hôm qua, 10 ngày trước cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống, 03/11, trước những người ủng hộ, ứng cử viên tổng thống Donald Trump khẳng định đại dịch sẽ sớm kết thúc, và cáo buộc ứng cử viên tổng thống Dân Chủ Joe Biden đã thổi phồng về mức độ khủng hoảng y tế. Ông Trump cho rằng đối thủ Biden làm cho người Mỹ sợ hãi để thu hút phiếu bầu.
Cũng trong ngày hôm qua, cựu phó tổng thống Joe Biden một lần nữa cực lực lên án tổng thống mãn nhiệm đã tắc trách trong việc kiểm soát đại dịch. Phát biểu của ông Biden được đưa ra sau khi một viện y tế của Đại học Washington (Institute for Health Metrics and Evaluation) công bố dự báo về đại dịch Covid-19 tại Mỹ, theo đó có thể số tử vong do Covid-19 sẽ tăng lên 500.000 người, tính đến cuối mùa đông (tức cuối tháng Hai), trong lúc tổng thống mãn nhiệm Donald Trump khẳng định giai đoạn tồi tệ nhất đã qua.
Ứng cử viên Joe Biden cam kết, nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ quyết định vac-xin sẽ được chích ngừa miễn phí cho toàn dân. Tổng thống mãn nhiệm cũng đưa ra lời hứa tương tự.
Covid-19 đã khiến ít nhất 221.000 người Mỹ thiệt mạng từ đầu năm đến nay. Mỹ đứng đầu thế giới về số nạn nhân Covid, tuy nhiên, nếu tính theo tỉ lệ dân số, Mỹ có thể đứng sau nhiều quốc gia khác. Thái độ của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của virus gây bệnh Covid-19, không khuyến khích mang khẩu trang, đã bị rất nhiều chỉ trích. Theo một nghiên cứu, được AFP trích dẫn, nếu việc mang khẩu trang được phổ biến rộng rãi, thì có thể đã giúp cho khoảng 130.000 người tại Mỹ không bị chết vì Covid-19.
Lây nhiễm virus corona ở Mỹ đạt mức kỷ lục;
gần 224.000 người chết
Số lượng người nhiễm virus corona ở Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục với hơn 83.000 ca nhiễm được ghi nhận chỉ trong có một ngày, đây là dấu hiệu đáng ngại mới nhất về sự hành hoành của dịch bệnh này trên toàn nước Mỹ, khi một loạt các bang đang lao đao.
Cùng lúc, số người chết vì dịch bệnh ở Mỹ đã tăng lên 223.995 người, theo bảng thống kê về COVID-19 do Đại học Johns Hopkins công bố. Tổng số ca nhiễm mới của Hoa Kỳ được báo cáo trên trang web hôm thứ Sáu 23/10 là 83.757, cao hơn mức 77.362 trường hợp được báo cáo vào ngày 16/7.
Có thể cảm nhận được tác động của dịch bệnh ở mọi vùng của nước Mỹ – bắt đầu từ ngày 23/10, khu bảo tồn của Bộ lạc Oglala Sioux ở South Dakota bị phong tỏa, một quan chức y tế bang Florida kêu gọi mọi người ngừng tổ chức tiệc sinh nhật cho trẻ em, thống đốc bang Utah đưa ra cảnh báo nghiêm trọng,và tình hình ngày càng tuyệt vọng hơn tại một bệnh viện ở miền bắc bang Idaho, ở đó đang hết chỗ cho bệnh nhân và họ đang cân nhắc vận chuyển người bệnh bằng máy bay đến Seattle hoặc Portland, Oregon.
Tính đến hôm 22/10, số ca mới lây nhiễm COVID-19 trung bình 1 ngày trong giai đoạn 7 ngày ở Hoa Kỳ đã vượt qua mức 61.140, so với mức 44.647 hai tuần trước. Kỷ lục ghi nhận hôm 22/7 cho thấy số
ca lây nhiễm trung bình 1 ngày là 67.293 vào giữa đợt bùng phát mùa hè, chủ yếu do tình trạng gia tăng nhiễm virus ở Florida, Texas, Arizona và California.
Số ca tăng lên ở Hoa Kỳ cũng đi song hành với mức tăng đột biến tương tự ở châu Âu. Rome, Paris và các thành phố lớn khác đang hạn chế các hoạt động kinh doanh, vui chơi, giải trí ban đêm. Đó là một phần của các biện pháp ngày càng quyết liệt được thực hiện để làm chậm sự lây lan của đại dịch.
Các nhà chức trách Pháp cho biết nước này đã ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm virus corona kể từ khi đại dịch bắt đầu, trở thành quốc gia thứ hai ở Tây Âu sau Tây Ban Nha đạt con số đó.
Chuyên gia: Covid sẽ nguy hiểm hơn
vào mùa lễ hội cuối năm
Những tháng cuối năm khi tiết trời lạnh hơn vào mùa đông sẽ có rủi ro về cúm mùa cộng với việc mọi người đi lại, tụ tập đông trong mùa lễ hội càng làm tăng nguy cơ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Mỹ, một chuyên gia cảnh báo và kêu gọi mọi người cẩn trọng.
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra hướng dẫn về việc tụ họp trong mùa lễ và những điều người Mỹ cần lưu ý trước khi đi lại, tổ chức hoặc tham dự các bữa tiệc.
‘Cộng lại sẽ nguy hiểm’
Từ tháng 9 đã có cúm mùa ‘trong khi Covid-19 đang tăng cao trở lại, chúng ta phải cẩn thận vì hai thứ này mà cộng lại sẽ rất nguy hiểm,’ bác sĩ Võ Đình Hữu từ thành phố Pomona, bang California, khuyến cáo.
Ông cho biết cho đến thời điểm này chưa có báo cáo có ca nào vừa nhiễm virus corona vừa nhiễm cúm và kêu gọi mọi người, nhất là các cụ già và trẻ nhỏ, nên chích ngừa cúm.
Ông nói dù chưa có bằng chứng cho thấy virus corona suy yếu khi trời nóng hay mạnh lên khi trời lạnh, nhưng trời nóng có cái tốt là ít có khả năng bị cúm hay sưng phổi.
Điều mấu chốt của việc phòng ngừa trước virus corona, theo ông, là giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
“Tại sao trong 100 người nhiễm chỉ có 10 người bị nặng thôi, những người còn lại không có triệu chứng hoặc tự lành?”
“Vấn đề quan trọng nhất là thể chất của chúng ta. Nếu chúng ta khỏe, ăn uống đầy đủ, ngủ đầy đủ, rửa tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc nhiều, ra ngoài đeo khẩu trang thì cơ hội bị bệnh rất ít,” ông khuyên. (6:55)
Bác sĩ Hữu lưu ý mặc dù số ca nhiễm ở Mỹ đang tăng nhưng số tử vong đã giảm đi nhiều so với giai đoạn đầu của dịch bệnh. “Có vẻ là bệnh đã bớt nguy hiểm hơn vì bây giờ đã có những cách chữa trị tốt hơn mặc dù không đồng nhất trên thế giới,” ông nói.
Lưu ý trong mùa lễ hội
Trong dịp lễ Halloween cuối tháng 10, vị bác sĩ này đề nghị các em nhỏ đi xin kẹo nên đeo khẩu trang, đi trong những nhóm nhỏ và cách xa nhau.
“Nếu phụ huynh nào thấy ngại quá thì tự mua kẹo về làm bữa tiệc cho con cái ăn uống thôi.”
Còn về Lễ Tạ ơn cuối tháng 11, vốn là dịp người Mỹ đoàn tụ với gia đình và tụ tập bạn bè, bác sĩ Hữu khuyên ‘bạn bè thì nên giảm đi, chỉ có gia đình và bà con với nhau thôi’.
Vẫn theo lời ông, trong lúc này người Việt nên tạm thời dừng thói quen ăn uống chung như dùng chung chén nước chấm và nên ngồi xa nhau trong các bữa tiệc.
Ngày mua sắm Black Friday sắp tới, vốn thu hút rất đông người dân xếp hàng chen nhau mua đồ giảm giá, vị bác sĩ này khuyên ‘đừng nên đi’mà nên mua sắm trực tuyến cho an toàn cũng như hạn chế du hành dịp lễ cuối năm.
“Chừng nào có vaccine thì đi lại thoải mái. Nếu khoảng cách không quá xa thì lái xe riêng là hay nhất, còn nếu phải đi máy bay thì phải rất thận trọng,” bác sĩ Hữu lưu ý.
Ba nhóm rủi ro
Trong khuyến nghị của mình, CDC kêu gọi người dân đánh giá mức độ lây nhiễm Covid-19 tại nơi mình ở để quyếtđịnh có nên hoãn, hủy bỏ hoặc giới hạn số lượng người đến tiệc tùng hoặc có nên tham dự hoạt động nào đó hay không. Nếu tỉ lệ lây nhiễm cao, cơ quan này khuyến nghị chỉ nên tụ tập hạn chế.
CDC phân ra ba nhóm hoạt động tùy theo mức độ rủi ro là rủi ro thấp, rủi ro vừa phải và rủi ro cao.
Theo đó, nguy cơ thấp nhất để không lây nhiễm hoặc không bị lây nhiễm là tổ chức Lễ Tạ ơn ở nhà mình với gia đình nhỏ và tổ chức qua mạng với đại gia đình.
Vào ngày lễ, mọi người có thể nấu nướng đồ ăn cho các thành viên gia đình không ở chung – nhất là những người có nguy cơ cao – rồi đem đến cho họ mà không cần phải tiếp xúc. Họ cũng có thể tổ chức bữa tối ảo như biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Nếu ai vẫn muốn tổ chức bữa tiệc vào Lễ Tạ ơn, CDC khuyên nên tổ chức ngoài trời với gia đình và bạn bè trong khu phố.
“Các cuộc tập họp với thêm nhiều biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay…ít có rủi ro hơn là các cuộc tụ tập chỉ có ít hoặc không có các biện pháp đề phòng,” CDC khuyến cáo.
Các hoạt động có nguy cơ vừa phải bao gồm thăm vườn bí ngô hoặc vào vườn cây ăn trái với điều kiện phải sát khuẩnrửa tay trước khi chạm vào bí ngô hoặc hái táo, có đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội.
Ngoài ra, đến xem các cuộc tranh tài thể thao ngoài trời, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp đề phòng, vẫn có nguy cơ lây nhiễm ở mức trung bình.
Có nguy cơ lây bệnh cao nhất là các cuộc tụ tập đông đúc trong nhà, ăn tối hoặc tiệc tùng, đặc biệt với những ngườikhách không phải thành viên trong gia đình.
“Những cuộc tụ họp trong nhà có hệ thống thông gió kém tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn những nơi được thông gió tốt, chẳng hạn như những nơi có cửa sổ hoặc cửa chính được mở ra,” CDC nhận định.
Những cuộc tụ tập kéo dài sẽ nguy hiểm hơn những cuộc tụ tập chóng vánh. Và càng có nhiều người tham dự thì rủi ro càng cao.
Mua sắm trong các cửa hàng và trung tâm mua sắm đông đúc trước hoặc sau Lễ Tạ ơn là một hoạt động khác mang tính rủi ro cao, cũng theo CDC.
Đi lại trong kỳ nghỉ, đi máy bay hoặc đi giao thông công cộng tăng khả năng nhiễm và lây lan Covid-19, CDC cho biết.
“Ở nhà là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác,” CDC nói.
‘Phải hy sinh’
“Một số người ở đất nước này có thể sẽ có một Lễ Tạ ơn tương đối bình thường, nhưng ở những vùng khác, đó sẽ là ‘Anh nên hoãn lại và có thể chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình, và cần đảm bảo rằng nên tổ chức làm sao mà mọi người đeo khẩu trang, và không tụ tập quá đông đúc,” giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci nói với CNN.
“Những gì chúng ta đang bắt đầu thấy bây giờ – và chúng ta không thể nào thoát khỏi – chúng ta đang bắt đầu thấy ở Trung Tây và Tây Bắc các ca xét nghiệm dương tính gia tăng, vốn có khả năng là chỉ dấu dự đoán rằng chúng ta sẽ thấy đà tăng của dịch bệnh,” bác sĩ Fauci nói.
“Bạn có thể phải cắn răng hy sinh tụ họp, trừ phi bạn khá chắc chắn rằng những người tham dự không bị nhiễm. Hoặc là họ được xét nghiệm mới đây hoặc họ không có bất kỳ tương tác nào với bất kỳ ai ngoại trừ bạn và gia đình bạn,”chuyên gia này khuyến cáo trong cuộc phỏng vấn với CBS News.
CEO Facebook và Twitter sẽ ra điều trần trước Thượng viện
Hải Lam
Fox News đưa tin, Chủ tịch của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ Lindsey Graham hôm 23/10 cho biết Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey sẽ tự nguyện làm chứng trước để giải quyết các cáo buộc về sự thiên vị trong việc xử lý tin tức về kỳ bầu cử năm 2020.
“Phiên điều trần sẽ tập trung vào việc kiểm duyệt của các nền tảng và đối với các bài báo của New York Post, đồng thời xem xét cách xử lý của các công ty đối với cuộc bầu cử năm 2020”, ông Graham cho biết trong một thông cáo. “Phiên điều trần sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 17/11”.
Người phát ngôn của Twitter đã xác nhận rằng ông Dorsey sẽ làm chứng, song không bình luận chi tiết. Người phát ngôn của Facebook cũng xác nhận ông Zuckerberg sẽ tham gia điều trần.
Facebook và Twitter gần đây đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi chặn các bài báo của trang New York Post trên nền tảng của họ. New York Post đã đưa tin về các email được lấy từ ổ cứng một máy tính xách tay được cho là của Hunter Biden, con trai ứng viên tổng thống Đảng dân chủ Joe Biden. Các email tiết lộ ông Joe Biden có dính líu đến các thương vụ ở nước ngoài của con trai ông.
Một đại diện của Facebook cho biết công ty quyết định hạn chế việc chia sẻ bài báo cho đến khi các thông tin của New York Post có thể được kiểm chứng. Trong khi đó, Twitter đã chặn hoàn toàn việc chia sẻ bài viết, đồng thời khóa tài khoản của New York Post và những người cố gắng chia sẻ bài báo. Sau đó, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey thừa nhận việc chặn thông tin vụ bê bối của Hunter Biden là “sai lầm”.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã chỉ trích cả hai gã khổng lồ công nghệ và kêu gọi họ làm rõ chính sách của mình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ceo-facebook-va-twitter-se-ra-dieu-tran-truoc-thuong-vien.html
Bằng chứng xác thực: ‘Ông lớn’ trong email
thỏa thuận với Trung Quốc là Joe Biden
Một cộng sự kinh doanh cũ của ông Hunter Biden xác nhận rằng ông ta là một trong những người nhận được email do New York Post công bố tuần trước. Email này nêu chi tiết các gói thanh toán và vốn cổ phần được đề xuất trong một liên doanh của Hunter Biden với một tập đoàn năng lượng hiện đã không còn tồn tại của Trung Quốc.
Trong một email hồi đáp The Epoch Times, ông Tony Bobulinski, người có tên và địa chỉ email trong danh sách người nhận, nói rằng thỏa thuận được nêu trong bức thư liên quan đến mối quan hệ đối tác giữa công ty năng lượng Trung Quốc CEFC và gia đình Biden.
The Post công bố một email nêu chi tiết “các gói thù lao” cho một số cộng sự của ông Hunter Biden, bao gồm “850” cho ông Hunter Biden và “500,000” cho “Jim”, ám chỉ James Biden – em trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Bức thư, do James Gilliar, cộng sự của ông Hunter Biden viết vào ngày 13/5/2017, tiếp tục nêu chi tiết “một thỏa thuận tạm thời rằng vốn chủ sở hữu được phân bổ như sau:
20 H
20 RW
20 JG
20 TB
10 Jim
10 do H giữ cho ông lớn?”
Ông Bobulinski nói rằng “ông lớn” trong email là ám chỉ ông Joe Biden, ứng cử viên tổng thống hiện tại của Đảng Dân Chủ. Ông Joe Biden, sau khi giữ chức phó tổng thống trong tám năm, đã rời Tòa Bạch Ốc bốn tháng trước ngày email được gửi.
“Những gì tôi nêu ra là sự thật. Tôi biết đó là sự thật bởi vì tôi đã thực hiện nó,” ông Bobulinski viết trong một tuyên bố gửi cho The Epoch Times từ cùng một địa chỉ email được liệt kê trong email ngày 13/5/2017.
“Tôi là Giám đốc điều hành của Sinohawk Holdings – một công ty hợp tác giữa người Trung Quốc thông qua CEFC/Chủ tịch Diệp [Giản Minh] và gia đình Biden. Tôi được James Gilliar và Hunter Biden đưa vào công ty để làm Giám đốc điều hành. Việc nhắc đến ‘Ông Lớn’ trong email ngày 13/5/2017 được công bố rộng rãi trên thực tế là ám chỉ đến ông Joe Biden. Tên ‘Jim’ khác được nói đến trong email đó là Jim Biden, em trai của ông Joe”.
Theo một hồ sơ công ty gửi cho Thư ký bang Delaware, Sinohawk Holdings LLC được thành lập vào ngày 15/5/2017 – chỉ hai ngày sau khi xuất hiện email trên.
Bobulinski cho biết ông không có “búa rìu chính trị để mài giũa” và một số khoản quyên góp chính trị mà ông thực hiện đều là cho Đảng Dân Chủ. Tìm trong cơ sở dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang sẽ chứng thực điều này.
Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc CEFC có trụ sở tại Thượng Hải từng là công ty dầu khí tư nhân lớn nhất Trung Quốc trước khi bị lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh năm 2018. Tập đoàn dầu mỏ này đã kiếm được hàng tỷ đô la ở Nga, Đông Âu và một số khu vực của châu Phi tại thời điểm người sáng lập (hiện đã thất sủng) và Chủ tịch Diệp Giản Minh gây dựng các mối quan hệ với các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo hãng thông tấn Trung Quốc Caixin, ông Diệp đã mất tích từ đầu năm 2018 sau khi bị chế độ Trung Quốc điều tra do “bị nghi ngờ là tội phạm kinh tế” và bị giam giữ. Tháng 3/2019, một doanh nghiệp nhà nước đã nắm quyền kiểm soát CEFC và công ty này đã tuyên bố phá sản vào đầu năm nay.
Ông Bobulinski cho biết Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện và Ủy ban Tài chính Thượng viện đã yêu cầu ông gửi các tài liệu về những thương vụ kinh doanh của ông với gia đình Biden “cũng như các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác nhau”.
Ông Bobulinski nói: “Tôi có rất nhiều hồ sơ và thông tin liên quan, và trước mắt tôi dự định sẽ cung cấp những thứ đó cho cả hai Ủy ban”.
Trước đó, ông Bobulinski đã cung cấp báo cáo tương tự cho Breitbart News, Fox News và The Post. Phát ngôn viên của Ủy ban An ninh Nội địa xác nhận đã liên hệ với ông Bobulinski.
Phát ngôn viên này cho biết: “Ủy ban đang làm việc để xác thực thông tin được tiết lộ bởi nhiều nguồn. Trong nỗ lực đó, chúng tôi đã liên hệ với một số cá nhân có tên trong các email được tiết lộ gần đây, bao gồm cả Tony Bobulinski. Chúng tôi mong đợi sự hợp tác của họ trong việc giúp chúng tôi khám phá ra sự thật”.
Nguồn gốc của các email do The Post xuất bản là chủ đề của cuộc tranh cãi nảy lửa, sự việc vốn được phóng đại lên do xảy ra ngay trước cuộc bầu cử tổng thống.
The Post đã nhận được các email từ luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump và cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani. Chúng là một phần của kho dữ liệu được khôi phục từ một máy tính xách tay mà ông Hunter Biden để lại tại một cửa hàng sửa chữa ở Wilmington, Delaware. Chủ cửa hàng, John Paul Mac Isaac, cho biết ông đã giao chiếc máy tính xách tay đó cho FBI vào tháng 12/2019 theo đúng trát đòi hầu tòa. The Post đã công bố các bản sao của trát đòi hầu tòa và biên lai mà ông Mac Isaac đã cấp cho ông Biden.
Một số thành viên Đảng Dân Chủ cho rằng các email này là một phần của chiến dịch thông tin sai lệch của Nga. Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho biết không có bằng chứng về sự can thiệp của Nga. Ông Bobulinski đưa ra tuyên bố này là do có sự tranh cãi về việc liệu các email có phải là thật hay không và xuất hiện những lời bóng gió về sự can dự của nước ngoài.
“Các sự việc được nêu dưới đây là sự thật và chính xác; chúng không phải là bất kỳ hình thức thông tin sai lệch trong nước hay nước ngoài nào. Bất kỳ đề xuất theo hướng trái ngược đều là sai và gây xúc phạm. Tôi là người nhận được email mà New York Post công bố bảy ngày trước, trong đó có một bản sao gửi cho ông Hunter Biden và ông Rob Walker. Email đó là chân thật”, ông Bobulinski nói về tuyên bố của mình, phiên bản đầy đủ của tuyên bố được hiển thị ở cuối bài báo này.
“Tôi đã phục vụ tận tâm đất nước vĩ đại này trong một thời gian dài, tôi không thể cho phép tên gia đình mình bị liên đới hoặc gắn liền với những thông tin sai lệch của Nga hoặc những lời nói dối có ngụ ý và những câu chuyện không đúng sự thật đang thống trị trên các phương tiện truyền thông.”
Trước đây, ông Joe Biden đã nói rằng ông chưa bao giờ nói chuyện với con trai về các giao dịch kinh doanh của ông ta. Ông Bobulinski đã phản bác tuyên bố đó. “Hunter Biden gọi bố mình là ‘Ông Lớn’ hoặc ‘Ngài Chủ tịch’ và thường xuyên đề cập đến việc yêu cầu ông ấy phê duyệt hoặc xin lời khuyên về các giao dịch tiềm năng khác nhau mà chúng tôi đang thảo luận”, ông Bobulinski nói.
“Tôi thấy Phó Tổng thống Biden tuyên bố ông ấy chưa bao giờ nói chuyện với Hunter về công việc kinh doanh của anh ta. Tôi đã tận mắt chứng kiến điều đó là không đúng, vì đó không chỉ là việc làm ăn của Hunter, họ nói rằng họ đang đặt gia đình Biden và di sản của họ lên hàng đầu.”
Trong một email bị cáo buộc khác mà ông Hunter Biden gửi cho nhà tài chính Hồng Kông Dong Gongwen vào ngày 2/8/2017, ông Biden tiết lộ rằng trước đây ông ta đã có thỏa thuận 3 năm với CEFC mà theo đó sẽ trả cho ông ta 10 triệu USD mỗi năm “chỉ để giới thiệu”.
Theo một báo cáo gần đây của Thượng viện, ông Dong từng là cộng sự kinh doanh của ông Diệp và thực hiện các giao dịch cho các công ty của ông Diệp. Sau đó, ông Diệp đã làm lại thỏa thuận, trao cho ông Biden 50% quyền sở hữu một công ty cổ phần có tên “Hudson West”, trong khi đó ông Diệp sở hữu nửa còn lại, email nêu rõ.
Ông Bobulinski cho biết cuối cùng ông đã nhận ra rằng các đối tác Trung Quốc trong thỏa thuận này quan tâm đến việc gây ảnh hưởng chính trị hơn là gặt hái các phần thưởng tài chính. Ông đã thực hiện các bước để ngăn không cho ông Hunter Biden sử dụng tài khoản công ty như một “con heo đất”.
Ông Bobulinski nói: “Gia đình Biden đã tích cực tận dụng họ Biden để kiếm hàng triệu đô la từ các tổ chức nước ngoài mặc dù một số tổ chức là do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.”
Chiến dịch Biden đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuyên bố đầy đủ của ông Tony Bobulinski
Tên tôi là Tony Bobulinski. Các sự việc được nêu dưới đây là sự thật và chính xác; chúng không phải là bất kỳ hình thức thông tin sai lệch trong nước hoặc nước ngoài nào. Bất kỳ đề xuất nào ngược lại là
sai và gây xúc phạm. Tôi là người nhận được email mà New York Post công bố bảy ngày trước, trong đó có một bản sao gửi cho Hunter Biden và Rob Walker. Email đó là chân thực.
Chiều nay, tôi đã nhận được yêu cầu từ Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện và Ủy ban Tài chính Thượng viện yêu cầu cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến công việc kinh doanh của tôi với gia đình Biden cũng như các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác nhau. Tôi có rất nhiều hồ sơ và thông tin liên quan và trước mắt tôi dự định sẽ cung cấp những thông tin đó cho cả hai Ủy ban.
Tôi là cháu của một sĩ quan Tình báo Quân đội với thâm niên 37 năm, con trai của một Sĩ quan Hải quân với thâm niên hơn 20 năm và là anh trai của một Sĩ quan Bay Hải quân (NFO) đã có 28 năm sự nghiệp. Bản thân tôi đã phục vụ đất nước Hoa Kỳ trong 4 năm và rời Hải quân với tư cách là Trung Úy Bobulinski. Tôi có một giấy phép an ninh cấp cao và là một người hướng dẫn và sau đó là Giám đốc Công nghệ cho Bộ Tư lệnh Huấn luyện Năng lượng Hạt nhân Hải quân. Tôi rất tự hào về khoảng thời gian tôi và gia đình tôi phục vụ đất nước này. Tôi cũng không phải là người làm chính trị. Những đóng góp ít ỏi trong chiến dịch mà tôi đã thực hiện trong đời mình là cho Đảng Dân Chủ.
Nếu các phương tiện truyền thông và các công ty công nghệ lớn làm tròn trách nhiệm của họ trong vài tuần qua thì có lẽ tôi sẽ không liên quan đến câu chuyện này. Tôi đã phục vụ tận tâm đất nước vĩ đại này trong một thời gian dài, tôi không thể cho phép tên gia đình mình bị liên đới hoặc bị gắn liền với thông tin sai lệch của Nga hoặc những lời nói dối có ngụ ý và những câu chuyện không đúng sự thật đang thống trị trên các phương tiện truyền thông.
Sau khi rời quân ngũ, tôi trở thành một nhà đầu tư tổ chức (institutional investor) đầu tư rộng rãi trên khắp thế giới và các lục địa. Tôi đã đi đến hơn 50 quốc gia. Tôi tin rằng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang sống ở đất nước vĩ đại nhất trên thế giới.
Những gì tôi đang phác thảo ra là sự thật. Tôi biết đó là sự thật bởi vì tôi đã thực hiện nó. Tôi là Giám đốc điều hành của Sinohawk Holdings – một công ty hợp tác giữa người Trung Quốc hoạt động thông qua CEFC/Chủ tịch Diệp [Giản Minh] và gia đình Biden. Tôi được James Gilliar và Hunter Biden đưa vào công ty để làm Giám đốc điều hành. Việc nhắc đến ‘Ông Lớn’ trong email ngày 13/5/2017 được công bố rộng rãi trên thực tế là ám chỉ đến ông Joe Biden. Tên ‘Jim’ khác được nói đến trong email đó là Jim Biden, em trai của ông Joe.
Hunter Biden gọi bố mình là ‘Ông Lớn’ hoặc ‘Ngài Chủ tịch’ và thường xuyên đề cập đến việc yêu cầu ông ấy phê duyệt hoặc xin lời khuyên về các giao dịch tiềm năng khác nhau mà chúng tôi đang thảo luận. Phó Tổng thống Biden nói rằng ông ấy chưa bao giờ nói chuyện với Hunter về công việc kinh doanh của anh ta. Tôi đã tận mắt chứng kiến điều đó là không đúng, vì đó không chỉ là việc làm ăn của Hunter, họ nói rằng họ đang đặt gia đình Biden và di sản của họ lên hàng đầu.
Tôi nhận ra rằng người Trung Quốc không thực sự tập trung vào việc có được tỷ suất hoàn vốn (ROI) lành mạnh. Họ xem đây là một khoản đầu tư mang tính chính trị hoặc gây ảnh hưởng. Ngay khi tôi nhận ra rằng Hunter muốn sử dụng công ty này như một con heo đất cá nhân của mình bằng cách rút tiền ra khỏi công ty ngay khi người Trung Quốc chuyển vào, tôi đã thực hiện các bước để ngăn điều đó xảy ra.
Báo cáo của Johnson đã kết nối một số điểm theo cách khiến tôi sửng sốt — điều đó khiến tôi nhận ra nhà Biden đã làm sau lưng tôi và được người Trung Quốc trả hàng triệu đô la, mặc dù họ nói với tôi rằng họ chưa hề và sẽ không làm vậy với các đối tác của họ.
Tôi sẽ yêu cầu gia đình Biden phải tường trình với người dân Hoa Kỳ và trình bày sơ lược sự thật để tôi quay trở về vị thế là không liên quan tới vụ bê bối này — và vì vậy tôi không bị đặt vào tình thế phải trả lời những câu hỏi đó cho họ.
Tôi không có búa rìu chính trị để mài giũa; Tôi chỉ nhìn thấy đằng sau bức màn nhà Biden và tôi trở nên lo lắng với những gì tôi thấy. Gia đình Biden đã tích cực tận dụng họ Biden để kiếm hàng triệu đô la từ các tổ chức nước ngoài mặc dù một số tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Chúa phù hộ nước Mỹ!!!!
Frank Fang và Cathy He đã đóng góp cho bài báo này.
Ivan Pentchoukov
Cẩm An biên dịch
Joe Biden: Câu chuyện đằng sau những cuộc gặp gỡ
các lãnh đạo Trung Quốc
Gần đây, người dân nước Mỹ được tận mắt chứng kiến nhiều tình tiết “bom tấn” của gia đình ứng cử viên Tổng thống Joe Biden. Theo khảo sát của Epoch Times, thái độ đối với Bắc Kinh trong 30 năm qua của Biden đã thay đổi đáng kể.
Chuyến thăm đầu tiên của Biden đến Trung Quốc là gặp Đặng Tiểu Bình
40 năm trước, khi ông Joe Biden lần đầu tiên bước chân vào chính trường Hoa Kỳ đã công khai thể hiện sự quan tâm đến Trung Quốc.
Năm 1979, khi đang giữ chức vụ thượng nghị sĩ của Delaware ông Biden đã gặp gỡ Đặng Tiểu Bình – nhân vật quyền lực nhất trong ĐCSTQ vào thời điểm đó trong chuyến viếng thăm đại lục đầu tiên của mình.
Năm 1997, Biden gia nhập Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ (SFRC), tham gia xây dựng chính sách đối ngoại của Washington, và giữ chức chủ tịch SFRC vào năm 2001. Quyền hạn của SFRC gồm giám sát và cung cấp viện trợ nước ngoài, mua bán vũ khí v.v, đồng thời xem xét các đề cử của các quan chức chủ chốt trong Bộ Ngoại giao Mỹ.
SFRC có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sở hữu kinh nghiệm ngoại giao lâu năm đã trở thành một trong những lợi thế chính trị chính của ứng cử viên tổng thống này. Trong những ngày đầu giữ chức chủ tịch SFRC, Biden được coi là một nhân vật “diều hâu” có thái độ cứng rắn đối với Trung Nam Hải.
Theo hồ sơ thảo luận của Quốc hội Hoa Kỳ (xem chi tiết: Hồ sơ thảo luận về vấn đề đãi ngộ tối huệ quốc với Trung Quốc tại Quốc hội Hoa Kỳ từ năm 1989 -1998), vào năm 1991, trong cuộc thảo luận của Quốc hội Hoa Kỳ về đối xử tối huệ quốc với Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Biden đã cương quyết bày tỏ sự không đồng tình với kế hoạch của Tổng thống Bush, đồng thời kéo dài quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc.
Biden nói: “Trong vấn đề bành trướng vũ khí, nếu ĐCSTQ tiếp tục hành động như Nhân vật phản diện Rogue thì chúng ta cũng nên đưa ra thông điệp rõ ràng… từ chối cấp cho Bắc Kinh quy chế tối huệ quốc”.
Biden viếng thăm Trung Quốc để gặp Giang Trạch Dân
10 năm sau, ông Biden khi là tân Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã công du đến Trung Quốc gặp lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vào tháng 8/2001.
Theo BBC và các kênh truyền thông khác báo cáo, Biden đã duy trì một thái độ cứng rắn nhất định đối với Bắc Kinh trong chuyến thăm năm 2001, khăng khăng cáo buộc ĐCSTQ về những hành động xấu xa khi mở rộng vũ khí và chỉ trích ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền, cáo buộc hệ thống tư pháp và chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, kể từ đó, Biden – nhân vật chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đã dần dần thay đổi thái độ đối với Bắc Kinh.
Vào tháng 11/2001, Trung Quốc cuối cùng đã thành công gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào thời điểm đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đơn xin gia nhập WTO của ĐCSTQ và ông Biden, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã không phản đối điều này.
Khi địa vị của ông Biden trong chính trường Mỹ không ngừng tăng cao, gia tộc họ Biden và các lái buôn chính trị đã đẩy mạnh bày bố kinh doanh quốc tế.
Năm 2007, ông Biden tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, khi ở đỉnh chính trường Mỹ, con trai thứ của ông – Hunter Biden và những người bạn “con ông cháu cha” của Hunter Biden cũng bắt đầu gia nhập giới kinh doanh quốc tế.
Gia tộc Biden làm ăn với Bắc Kinh
Năm 2008, ngay sau khi Biden được Obama bầu làm ứng cử viên phó tổng thống, Hunter Biden và Christopher Heinz, con riêng của John Kerry và sau này trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cùng nhau đồng sáng lập công ty tư vấn “Seneca Global Advisors”.
Năm 2007, Lý Tuấn Lương (Lin Junliang) và James Bulger – con trai cựu Chủ tịch Thượng viện bang Massachusetts đã hợp tác thành lập Tập đoàn Thornton tại Hoa Kỳ và có quan hệ mật thiết với “Tổ chức Lãnh đạo Lập pháp Tiểu bang” (State Legislative Leaders Foundation, SLLF) – tổ chức ảnh hưởng đáng kể đến chính trị Mỹ.
Lúc ông Biden, Kerry và các chính trị gia Mỹ khác lên nắm giữ các vị trí cao, các công ty mô giới liên quan đến gia đình họ bắt đầu xuất đầu lộ diện, làm khơi dậy sự quan tâm của các chính phủ nước ngoài và cả chính quyền đại lục.
Vào tháng 7/2008, Tập đoàn Thornton của Lý Tuấn Lương đã mở Công ty TNHH Tư vấn Thorbury Thornton tại Bắc Kinh và James Bulger là đại biểu pháp nhân.
Ông Biden thay đổi thái độ đối với ĐCSTQ
Tháng 1/2009, ông Joe Biden trở thành Phó Tổng thống Hoa Kỳ, và John Kerry tiếp nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Cùng năm, Lý Tuấn Lương cũng được SLLF thăng chức trở thành Giám đốc Trung Quốc/Châu Á SLLF, chịu trách nhiệm liên lạc với các quan chức ĐCSTQ.
Con đường thăng quan tiến chức của Biden trong chính trường Mỹ dường như là chất xúc tác để Lý Tuấn Lương và Tổ chức Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ tăng cường liên lạc.
Vào tháng 11 năm 2009, Ông Lý và Tập đoàn Thornton đã tổ chức Diễn đàn các nhà lãnh đạo lập pháp cấp tỉnh/bang của Trung Quốc – Hoa Kỳ.
Diễn đàn do Quỹ Lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ, Viện Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc (CPIFA), Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc (CAIFC), Ủy ban Đối ngoại Đại hội Nhân dân Toàn quốc (FAC) và các tổ chức ngoại giao cùng các đoàn kết khác đồng tài trợ và tổ chức.
Ông Biden ngày càng “mềm mỏng” với Trung Quốc
Ngày 17/8/2011, Biden lại viếng thăm Trung Quốc nhưng với thái độ dịu đi đáng kể.
Trong buổi hội đàm với ông Tập Cận Bình – Phó Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, ông Biden cho biết: “Hoa Kỳ hoàn toàn hiểu rằng các vấn đề của Đài Loan và Tây Tạng là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và sẽ tiếp tục kiên quyết tuân thủ chính sách một Trung Quốc”.
Theo hồ sơ của chính phủ Hoa Kỳ, ông Biden đã không trực tiếp chỉ trích việc phổ biến vũ khí và sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc trong chuyến đi này. Thay vào đó, ông chủ trương phát triển mạnh mẽ mối quan hệ thân thiết giữa Washington và Bắc Kinh, tương phản hẳn với những gì ông phát biểu 10 năm trước.
Theo điều tra mới nhất của Epoch Times, vào tháng 2/2012, cùng lúc Tập Cận Bình viếng thăm Mỹ và gặp gỡ ông Biden, công ty tư vấn Seneca của Hunter Biden đã huy động được khoản đầu tư 1,25 tỷ USD từ Trung Quốc cho công ty khởi nghiệp năng lượng Great Point của Mỹ. Đây khoản đầu tư mạo hiểm nước ngoài lớn nhất mà Hoa Kỳ nhận được trong năm đó.
Vào tháng 12/2013, với vai trò Phó Tổng thống Mỹ, ông Biden đã công du đến Trung Quốc hội mặt ông Tập Cận Bình cùng với con trai của mình – Hunter Biden. Theo BCC, Associated Press và các kênh truyền thông hải ngoại khác, cũng như kênh truyền thông ĐCSTQ, ông Biden nên phản đối Tập Cận Bình vì đã đi qua Vùng nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông.
Theo thông tin công khai cho thấy, chuyến thăm Trung Quốc năm đó của ông Biden cũng “đính kèm” công việc kinh doanh của gia đình ông ở Trung Quốc. 10 ngày sau chuyến thăm này, Hunter Biden đã hoàn tất công việc kinh doanh lớn thứ hai giữa gia tộc Biden và Trung Quốc – phía Trung Quốc đã tài trợ quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ đô la Mỹ cho Hunter Biden.
Vào ngày 16/12/2013, Tổ chức đầu tư Rosemont Seneca do Hunter thành lập, Quỹ Công nghiệp Bột Hải và Quỹ Harvest và Tập đoàn Thornton cùng thành lập Quỹ đầu tư Tư nhân BHR Partners với quy mô 1 tỷ đô la Mỹ, và nửa năm sau đó phía Trung Quốc đã nâng lên mức 1,5 tỷ USD.
Vào tháng 10/2014, ông Biden trong một bài phát biểu tại Trường Harvard Kennedy cho biết: “Tôi không biết đã bao lâu rồi mới nghe tin Trung Quốc đánh bại Hoa Kỳ, nhưng tôi muốn Trung Quốc thành công vì thành công kinh tế phù hợp với lợi ích của chúng tôi”.
Ông Biden còn tiết lộ, trong chuyến thăm tháng 12/2013, ông đã đề cập với Tập Cận Bình rằng tự do hàng hải ở Biển Đông cần được đảm bảo. Tuy nhiên, ông Biden không coi ĐCSTQ là một mối đe dọa hay đối thủ, mà thay vào lại “vỗ về” người Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đang tồn tại “những vấn đề nổi cộm” như thiếu năng lượng và nước.
Với những thay đổi trong tình hình bầu cử ở Hoa Kỳ, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều câu chuyện nội bộ “hấp dẫn” trong email điện tử của Biden được công khai, chính sách của ứng cử viên tổng thống Joe Biden về ĐCSTQ lại bắt đầu thay đổi. Nhưng lần này, ông Biden và công việc kinh doanh tại Trung Quốc của gia đình ông được cả thế giới chú ý.
Wen Xin biên tập
Hàn Mai biên dịch
LHQ : Lệnh ngưng bắn ở Libya
là một « bước ngoặt » đến hòa bình
Thanh Phương
Hôm qua, 23/10/2020, sau 5 ngày thảo luận tại Genève dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, các phe tham chiến tại Libya đã ký một thỏa thuận ngưng bắn vĩnh viễn, “có hiệu lực ngay lập tức”.
Liên Hiệp Quốc đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn, xem đây là một bước ngoặt đến hòa bình tại quốc gia đã gặp tình trạng bạo lực từ nhiều năm qua.
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được thông báo, Công ty dầu khí quốc gia Libya đã bật đèn xanh cho việc xuất khẩu trở lại dầu hỏa từ hai trạm dầu khí ở miền đông nước này, cho tới nay vẫn bị ngăn chặn do bất đồng giữa hai phe.
Rơi vào hỗn loạn kể từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ năm 2011, Libya cho tới nay vẫn bị xâu xé giữa một bên là Chính phủ đoàn kết dân tộc của thủ tướng Fayez al-Sarraj, được Liên Hiệp Quốc công nhận, đặt ở thủ đô Tripoli và bên kia là chính quyền đồng minh của thống chế Haftar, đang kiểm soát miền đông Libya và được một phần Quốc Hội ủng hộ. Thống chế Haftar thì được Ai Cập, Nga và Các Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất yểm trợ về quân sự, còn chính phủ đoàn kết dân tộc thì có sự hậu thuẫn của Thỗ Nhĩ Kỳ, cùng với sự tham gia đội quân đánh thuê người Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm qua đã hoan nghênh « một bước căn bản tiến đến hòa bình và ổn định ở Libya ». Ông kêu gọi các phe và các nước trong khu vực tôn trọng hiệp định ngưng bắn và bảo đảm cho hiệp định này được thực thi không chậm trễ.
Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý và Liên Hiệp Châu Âu cũng đã hoan nghênh lệnh ngưng bắn ở Libya. Qatar và Ả Rập Xê Út cũng đã bày tỏ sự hài lòng. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại hoài nghi về tính vững chắc của lệnh ngưng bắn này, mà theo tổng thống Erdogan là không được ký kết ở cấp cao nhất.
Số ca nhiễm coronavirus hàng ngày ở Châu Âu
tăng gấp đôi trong 10 ngày
Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ năm (22/10), lần đầu tiên, các trường hợp nhiễm coronavirus ở Châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong 10 ngày, vượt qua con số 200,000 ca/ngày. Trong đó, nhiều quốc gia Nam Châu Âu báo cáo số ca nhiễm trong một ngày cao nhất của họ trong tuần này.
Trước đó, Châu Âu lần đầu tiên báo cáo 100,000 trường hợp nhiễm hàng ngày vào ngày 12/10/2020. Cho đến nay, châu Âu đã có tổng cộng khoảng 7.8 triệu trường hợp nhiễm coronavirus và khoảng 247,000 trường hợp tử vong, chiếm gần 19% số ca nhiễm và khoảng 22% số ca tử vong toàn cầu.
Châu Âu là một khu vực đang có nhiều ca nhiễm coronavirus hàng ngày cao hơn Ấn Độ, Brazil và Hoa Kỳ cộng lại. Sự gia tăng này một phần là do xét nghiệm được thực hiện nhiều hơn so với làn sóng đầu tiên của đại dịch. Các bệnh viện trên khắp châu Âu vẫn đang trong tình trạng căng thẳng. Mặc dù những con số trên vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao điểm của cuộc khủng hoảng 6 tháng trước trong khu vực, nhưng số người nhập viện và tỷ lệ ca nhiễm coronavirus đang tăng trở lại.
Hôm thứ hai (19/9), một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, châu Âu và Bắc Mỹ nên noi gương các quốc gia châu Á bằng cách kiên trì thực hiện các biện pháp chống COVID-19 và cách ly bất kỳ ai tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/so-ca-nhiem-coronavirus-hang-ngay-o-chau-au-tang-gap-doi-trong-10-ngay/
Môi trường : Nghị Viện Châu Âu thông qua PAC,
Greta Thunberg lên án ‘‘hủy hoại sinh thái’’
Trọng Thành
Hôm qua, 23/10/2020, Nghị Viện Châu Âu thông qua chính sách nông nghiệp chung của khối (PAC). Ba báo cáo chính sách PAC của Liên Âu đã được thông qua với đa số rộng rãi.
Trên cơ sở các văn bản vừa được thông qua, các nghị sĩ, các quốc gia thành viên và Ủy Ban Châu Âu sẽ thương lượng, để ra quyết định từ đây đến đầu năm tới 2021, về các quy định cụ thể, sẽ bắt đầu có
hiệu lực, kể từ năm 2023. Với ngân sách 387 tỉ euro, trong vòng 7 năm, PAC được coi là khoản ngân sách chung lớn nhất của Liên Hiệp Châu Âu.
Điểm đặc biệt được chú ý trong chính sách PAC mới là Liên Âu sẽ chỉ thông qua các trợ cấp, nếu các chủ trang trại, các nhà làm nông nghiệp bảo đảm tôn trọng các tiêu chuẩn về môi trường, đã được siết chặt. Nghị Viện Châu Âu dự kiến sẽ dành ít nhất 35% ngân sách phát triển nông thôn cho các biện pháp bảo vệ môi trường và khí hậu.
Chủ tịch Ủy Ban Môi Trường Nghị Viện Châu Âu, ông Pascal Canfin, bày tỏ kỳ vọng là chính sách nông nghiệp chung của khối (PAC) sẽ là một động lực, cho phép thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận chuyển sang nền kinh tế Xanh (Green Deal), được Ủy Ban Châu Âu thông qua hồi đầu năm 2020, cho phép « hỗ trợ giới nhà nông chuyển sang nền nông nghiệp xanh và số hóa ».
Trong khi đó, nhiều tổ chức phi chính phủ về sinh thái lại bày tỏ thất vọng, phản đối các tiêu chuẩn môi trường mà Nghị Viện châu Âu chấp thuận, bị cho là « không đủ » so với các thách thức về môi trường, khí hậu hiện nay. Nhiều nghị sĩ châu Âu đảng Xanh đã bác bỏ thỏa thuận về chính sách PAC. Về phần mình, nhà tranh đấu môi trường người Thụy Điển, thiếu nữ Greta Thunberg, hôm qua, đã lên tiếng phản đối chính sách nông nghiệp mới của châu Âu, bị coi là tạo điều kiện cho việc « hủy hoại sinh thái ».
Pháp mở rộng lệnh giới nghiêm
khi làn sóng COVID thứ hai gia tăng ở Châu Âu
Tin từ PARIS/MADRID – Vào hôm thứ Năm (22/10), Pháp mở rộng lệnh giới nghiêm cho khoảng 2/3 dân số và ngoại trưởng của Bỉ đã phải vào ICU do nhiễm COVID-19, khi làn sóng thứ hai của đại dịch lan rộng khắp châu Âu.
Thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo rằng một lệnh giới nghiêm được áp dụng vào tuần trước đối với Paris và 8 thành phố khác sẽ được mở rộng cho thêm 38 phòng ban khác, buộc 46 triệu trong tổng số 67 triệu dân của Pháp phải ở nhà từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng.
Ngay sau khi các biện pháp này được công bố, các nhà chức trách y tế Pháp báo cáo 41,622 trường hợp mới được xác nhận, một con số kỷ lục, nâng tổng số ca bệnh lên 999,043. Theo thống kê của Reuters, hôm thứ Tư chứng kiến tổng số ca lây nhiễm cao nhất được báo cáo trong một ngày trên toàn thế giới, ở mức 422,835.
Tại Tây Ban Nha, quốc gia trong tuần này trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vượt qua 1 triệu ca bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Salvador Illa cho biết dịch bệnh hiện “ngoài tầm kiểm soát” ở nhiều khu vực. Các nhà chức trách trong khu vực tranh luận về lệnh giới nghiêm nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định.
Sau khi châu Âu dường như đạt được biện pháp kiểm soát dịch bệnh sau đợt phong tỏa vào tháng 3 và tháng 4, đợt gia tăng số ca bệnh trong những tuần gần đây đưa châu lục này trở lại tâm điểm của cuộc khủng hoảng.
Dù các trường hợp nhập viện và tử vong cho đến nay vẫn chưa áp đảo các hệ thống y tế như trong làn sóng ban đầu vào đầu năm nay, nhưng các nhà chức trách ở nhiều quốc gia lo sợ rằng tình hình đang nhanh chóng đạt đến mức cao điểm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-mo-rong-lenh-gioi-nghiem-khi-lan-song-covid-thu-hai-gia-tang-o-chau-au/
Covid-19 : Tổng thống Pháp không loại trừ
« tái phong tỏa »
Trọng Thành
Dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu nhanh chóng. Nhiều người lo ngại đỉnh dịch mới đáng sợ hơn đợt dịch đầu năm. Hôm qua, 23/10/2020, trong chuyến thăm một bệnh viện ở tỉnh Val d’Oise, ngoại ô Paris, tổng thống Pháp nhắc đến khả năng « tái phỏng tỏa ». Điểm đặc biệt đáng lo hiện nay là số bệnh nhân phải điều trị tại các khoa hồi sức tăng vọt.
Chuyến thăm bệnh viện Pontoise của tổng thống Emmanuel Macron tối hôm qua được tổ chức ngay sau hôm chính phủ quyết định mở rộng phạm vi các tỉnh giới nghiêm, hiện liên quan đến tổng cộng 46 triệu dân cư tại 54 tỉnh (thêm 38 tỉnh giới nghiêm). Phát biểu trước các nhân viên bệnh viện, tổng thống Macron nhấn mạnh là các biện pháp siết chặt sẽ tiếp tục được duy trì « ít nhất cho đến đầu tháng 12 » và « có thể được tăng cường nếu như không đủ hiệu quả ». Về khả năng tái phong tỏa, tổng thống Emmanuel Macron cũng cho biết là hiện còn « quá sớm » để xác định là việc tái phong tỏa sẽ diễn ra tại một số khu vực hay ở diện rộng hơn.
Theo Francetvinfo, có nhiều khả năng việc tái phong tỏa sẽ được áp dụng trước hết tại một số địa phương, như chính sách ở một số quốc gia và khu vực tại châu Âu, như Ailen hay xứ Wales, Anh Quốc. Trong báo cáo hàng tuần mới nhất của cơ quan Y Tế, ngày 22/10, các chỉ số căn bản, đặc biệt về số người nhập viện, số ca hồi sức và số người tử vong, đều tăng mạnh.
Hôm qua, nước Pháp đã vượt ngưỡng 1 triệu ca dương tính với virus corona mới, kể từ đầu dịch. Nếu như con số nói trên « mang tính biểu tượng », thì số lượng ca dương tính tăng vọt trong những ngày qua phần nào cho thấy tình hình đang xấu đi nhanh chóng, với hơn 40.000 ca dương tính mới, trong vòng một ngày, tăng 410 ca so với hôm trước. Số người tử vong trong ngày là 298.
Trong 20 ngày nữa, Pháp có thể giống như Tây Ban Nha hiện nay
Trong vòng một tuần nay, hơn 1.600 bệnh nhân Covid 19, trong tổng số hơn 10.000 người nhập viện, phải điều trị tại các khoa hồi sức. Tại vùng thủ đô Paris, 64% giường hồi sức dành để điều trị bệnh nhân Covid-19. Con số trung bình trên toàn quốc là 40%. Tại 15 tỉnh, tỉ lệ này lên đến 75%.
Nước Pháp theo dõi sát diễn biến tại Tây Ban Nha, tâm dịch của châu Âu hiện nay. So sánh tốc độ lây nhiễm ở Tây Ban Nha, có thể dự đoán, nếu không có biện pháp thích hợp, trong vòng 20 ngày nữa tình hình tại Pháp sẽ tương tự như ở Tây Ban Nha hiện nay. Nhiều chuyên gia ủng hộ giải pháp phong tỏa có trọng điểm.
Hôm 22/10, nhà dịch tễ học Martin Blachier đề xuất khả năng phong tỏa trước hết đối với những người cao tuổi trong vòng hai tuần, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với phong tỏa toàn bộ dân cư. Tính cho đến ngày 20/10, trong tổng số 2.177 người phải điều trị hồi sức, thì 65% là trên 65 tuổi, và 90% trong số họ có bệnh nền. Hồi giữa tháng 10, Hội Y tá Quốc gia báo động đã có hơn một nửa y tá đang trong tình trạng « làm việc quá sức ».
Pháp : Kiểm soát thù hận trên mạng xã hội
Thu Hằng
Pháp muốn kiểm soát nội dụng thù hận trên mạng xã hội sau vụ khủng bố Hồi Giáo cực đoan tại trường trung học Bois d’Aulne, tỉnh Yvelines, ngoại ô Paris ; Đợt hai dịch Covid-19 đánh mạnh vào Pháp ; Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên kiểm soát hệ thống trại giam chà đạp nhân quyền ; Liên hoan phim Việt Nam diễn ra tại Paris dù bị xáo trộn vì Covid-19. Trên đây là một số chủ đề chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Pháp : Mạng xã hội và nội dung thù hận
Vụ chặt đầu giáo viên sử-địa Samuel Paty ở Conflans Sainte-Honorine (ngoại ô Paris) một lần nữa làm dấy lên trách nhiệm của mạng xã hội trong việc để thông điệp hận thù và nội dung cổ vũ khủng bố lan truyền.
Thủ phạm đăng gần như trực tiếp vụ sát hại hôm 16/10/2020 trên Twitter. Hai trong số 7 người bị tam giam điều tra đã đăng những lời đe dọa trên mạng xã hội, tiết lộ tên của giáo viên và địa chỉ trường. Một đền thờ Hồi Giáo ở Pantin (ngoại ô phía bắc Paris) bị đóng cửa vì imam phụ trách đã chia sẻ đoạn video lên án giờ học của nhà giáo Samuel Paty lên trang Facebook của đền thờ.
Theo ông Jean-Marie Cavada, chủ tịch Viện các quyền cơ bản về kỹ thuật số chống tác hại của mạng xã hội (Institut des droits fondamentaux numériques lutte contre le rôle néfaste des réseaux sociaux), khi trả lời đài truyền hình TV5 ngày 20/10, đã đến lúc phải quy tội các mạng xã hội :
“Còn phải chờ có thêm bao nhiêu người chết nữa vì bị sát hại dã man mà chúng ta thấy từ năm này qua năm khác ở Pháp và các mạng xã hội phần nào đó can dự ? Sai lầm lớn nhất là nghĩ rằng các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm. Họ không chịu trách nhiệm chính mà là những kẻ sát nhân, những kẻ thuyết giáo, cả một hệ thống có tổ chức nhằm mục đích gây bất ổn cho nền dân chủ và gây sợ hãi. Tuy nhiên, vai trò của các mạng xã hội, mà theo tôi chỉ là tên gọi trong vụ này, không hề trung lập bởi vì đó là phương tiện truyền tải ý kiến, thông tin.
Từ hơn 10 năm nay, tôi vẫn luôn yêu cầu các mạng xã hội phải có cùng quy chế với các cơ quan đài báo, có nghĩa là với tư cách giám đốc xuất bản, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về chất lượng, về tính trung thực của những thông tin mà họ truyền tải”.
Sau vụ sát hại khủng bố dã man, chính phủ Pháp đã nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp mạnh : giải thể nhiều hiệp hội “cực đoan” ; xem xét trục xuất 231 phần tử cực đoan nước ngoài sống bất hợp pháp ; dự kiến thêm “tội gây nguy hiểm đến tính mạng người khác trên mạng xã hội” ; thảo luận lại dự thảo luật chống hận thù trên mạng xã hội (“Luật Avia”, mang tên nghị sĩ Laetitia Avia thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước – LREM), từng bị Hội Đồng Bảo Hiến đình chỉ vào mùa hè …
Ông Jean-Marie Cavada nhận định :
“Luật Avia là một ý tưởng hay. Văn bản này từng có vài điểm khinh suất mà Hội Đồng Bảo Hiến không muốn theo để tránh “bịt miệng” tự do ngôn luận. Dù sao, vai trò của văn bản đó là thu hút sự chú ý của Hội Đồng Bảo Hiến về vấn đề này. Nhưng cần chú ý là dự thảo luật này rất thực tế và tôi ủng hộ hoàn toàn. Có nghĩa là giờ phải đưa vào khuôn khổ, phải điều chỉnh bằng luật ở cấp quốc gia, và ở cấp châu lục. Tôi đấu tranh để Liên Hiệp Châu Âu ra quyết định về việc áp dụng chung hoặc ra chỉ thị về vấn đề này”.
Đây là điều Pháp muốn thúc đẩy. Ngày 02/12, ông Thierry Breton, ủy viên châu Âu đặc trách Thị trường chung và Kinh tế kỹ thuật số, sẽ trình lên Liên Hiệp Châu Âu dự thảo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (Digital Services Act, DSA). Một điểm trong văn bản này buộc các mạng xã hội phải tuyển dụng người điều hành địa phương ở mỗi nước mà họ hoạt động. Dù các mạng xã hội đã đầu tư thêm vào trí tuệ thông minh, tuyển thêm người điều hành để điều chỉnh hiệu quả hơn những nội dung gây tranh cãi, nhưng hiện vẫn là chưa đủ !
Covid-19 đánh mạnh vào Pháp
Tỉ lệ người bị nhiễm Covid-19 tại Pháp trên 100.000 dân trong vòng một tuần đã tăng thêm 40% với kỷ lục 41.622 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, theo số liệu tối 22/10. Khoảng 46 triệu trên tổng số 67 triệu dân Pháp ở 54 tỉnh bị giới nghiêm từ ngày 24/10, kéo dài ít nhất 6 tuần. Đây là một trong những biện pháp được đích thân thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo trong buổi họp báo chiều 22/10 :
“Việc mở rộng lệnh giới nghiêm sang nhiều tỉnh khác, kể cả một số tỉnh nơi virus không lan nhanh và rộng như ở các đô thị lớn, là một biện pháp phòng ngừa mà tôi nhận trách nhiệm. Virus lây lan nhanh nên chúng ta phải triển khai trước biện pháp phòng ngừa. Tôi biết là những biện pháp này rất nặng nề nhưng tôi cũng thấy là những biện pháp đó được tuân thủ tốt.
Hiện tại còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của giới nghiêm. Phải chờ đến tuần tới, chúng ta mới biết được biện pháp đó có giúp giảm được tốc độ lây lan của virus hay không. Tùy vào kết quả có được, cũng như biến chuyển của dịch, chúng tôi sẽ đánh giá lại các biện pháp, có thể là thắt chặt hơn, với mong muốn là cứu mạng sống và bảo vệ sức khỏe của công dân, bắt đầu từ những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta”.
Pháp hiện là nước có số ca nhiễm hàng ngày cao nhất châu Âu. Thành phố Clermont-Ferrand nằm trong số 38 tỉnh mới bị liệt vào “vùng đỏ” và phải áp dụng giới nghiêm. Trả lời RFI ngày 23/10, ông Olivier Bianchi, thị trưởng Clermont-Ferrand, kiêm chủ tịch vùng đô thị Clermont-Auvergne, nêu một trong số các lý do khiến tình hình xấu đi tại đây, tương tự với nhiều “vùng đỏ” khác :
“Đúng là sau đợt phong tỏa toàn quốc, chúng tôi quan sát thấy ở mọi lứa tuổi – tôi không nhắm đến ai hết – một hiện tượng rất đỗi bình thường, đó là người dân có phần nào đó nơi lỏng, trong gia đình, với bạn bè, trong các cuộc tụ tập hội hè, hay đám cưới… Vào mùa hè, người dân có xu hướng bù lại những gì phải hy sinh trong thời gian dài phong tỏa. Điều này giải thích tại sao vào mùa thu, số liệu lại xấu đến như vậy”.
Bắc Triều Tiên: Đảng Lao Động kiểm soát hệ thống trại giam chà đạp nhân quyền
Tù nhân Bắc Triều Tiên bị đối xử “tệ hơn cả súc vật”. Những từ ngữ nặng nề, nhưng thể hiện đúng thực tế, được tổ chức Quan sát Nhân Quyền – Human Rights Watch sử dụng trong báo cáo công bố ngày 19/10. Tổ chức bảo vệ nhân quyền đã thu thập lời chứng từ 22 cựu tù nhân, trong đó có 15 phụ nữ, cũng như từ một số cựu quan chức Bắc Triều Tiên đào tẩu sau năm 2011.
Ông Phil Robertson, trợ lý giám đốc khu vực châu Á của Humain Right Watch (tổ chức Quan Sát Nhân Quyền), tại Bangkok, giải thích với RFI :
“Ở đây người ta không nói về tù nhân chính trị hay kẻ thù của Nhà nước, mà là những vụ vi phạm luật chung, như buôn lậu, âm mưu vượt biên sang Trung Quốc hay sở hữu điện thoại di động Trung Quốc. Những người này đã phải sống trong điều kiện giam hãm kinh khủng, bị tra tấn để buộc thú tội. Rất nhiều người từng là nạn nhân của bạo lực và tấn công tình dục, có cả nhiều trường hợp bị cưỡng bức.
Nhiều tù nhân kể cho chúng tôi rằng họ phải quỳ, vắt chéo chân đến 16 tiếng mỗi ngày, nếu họ nhúc nhích, cai ngục bắt cả những bạn tù cùng chịu hình phạt tập thể. Luật sư không được mời, gia đình không thể thăm nếu không hối lộ. Đối với một số người khác, khẩu phần ăn duy nhất trong tù là 80 gram ngô luộc mỗi ngày, có thể nói là chế độ ăn sát với ngưỡng đói.
Bắc Triều Tiên phải thừa nhận rằng hệ thống tạm giam của họ đầy rẫy vi phạm và hành động tra tấn. Quốc gia này phải thay đổi điều đó và yêu cầu hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để tạo nên một hệ thống tôn trọng nhân quyền, một hệ thống công bằng, sẽ không nằm trực tiếp dưới sự kiểm soát của đảng Lao Động Bắc Triều Tiên”.
Liên hoan phim Việt Nam tại Paris trong mùa dịch
Liên hoan phim Ici Vietnam Festival được tổ chức hàng năm tại Paris là sự kiện quan trọng để giới thiệu và vinh danh các nhà làm phim Pháp gốc Việt hoặc các nhà làm phim Việt Nam. Dịch Covid-19 đã làm đảo lộn chương trình năm 2020, buộc ban tổ chức phải đẩy lịch chiếu và giao lưu vào 16 giờ hai ngày cuối tuần 24-25/10.
Bộ phim tài liệu đầy xúc động Les Rivières (tạm dịch : Những dòng sông), mà RFI Tiếng Việc đã giới thiệu ngày 07/03/2020, về tình mẫu tử, về sự dũng cảm của ba người phụ nữ trong gia đình, được chiếu vào ngày 25/10. Trả lời RFI Tiếng việt, Trúc Mai, tác giả của bộ phim, cho biết :
“Bộ phim được đăng trên mạng dưới hình thức video theo yêu cầu (VOD). Bộ phim được thực hiện trong thời gian dài. Vì không phải công chiếu rộng rãi ở rạp như những bộ phim khác với một ngày cố định, nên phim được đầu tư thời gian. Hiện tại, bộ phim đã được chiếu được trong 9 tháng.
Cộng đồng chia sẻ phim rất nhiều và thường nhắc đến việc làm phụ đề. Nên hiện giờ, bộ phim đã có phụ đề tiếng Việt để cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cũng như người Việt ở Việt Nam, có thể xem được bộ phim”.
Bộ phim Les Rivières cũng bị ảnh hưởng do nước Pháp bị phong tỏa trong nhiều tuần từ giữa tháng 03. Thế nhưng, có thể nói “trong cái rủi có cái may”, theo giải thích của Trúc Mai :
“Bộ phim của tôi lúc đầu được chiếu tại rạp Les Trois Luxembourg (quận 6 Paris) và sau đó được dự kiến chiếu một vòng quanh nước Pháp, nhưng cuối cùng phải hủy vì lệnh phong tỏa và đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối cùng thì phim lại được chia sẻ rất nhiều trong không gian thân mật hơn, giữa gia đình, người thân và bạn bè. Đó cũng là ý nghĩa ban đầu của phim khi được phát hành dưới dạng theo yêu cầu (VOD). Có nghĩa là phim được chia sẻ, mẹ và con gái cùng xem vì bộ phim nói rất nhiều đến mối quan hệ gia đình, về những bà mẹ của chúng ta, về mối quan hệ với Việt Nam, với lịch sử quá khứ thực dân và thuộc địa. Nhờ đó, phim được truyền tai nhau vì có rất nhiều chủ đề được đề cập trong phim nên tiếp cận đến một lượng lớn khán giả, chứ không chỉ mỗi cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Vì thế, thời gian phong tỏa vì dịch Covid-19 lại giúp bộ phim được lan tỏa rộng hơn là chiếu ở rạp hay ở các liên hoan phim. Đó là điều mà ban đầu chúng tôi không hình dung ra được. Bộ phim được cả gia đình cùng xem, cùng tranh luận về những chủ đề mà tôi nêu ở trên”.
Bulgaria ký thỏa thuận 5G với Mỹ, loại các
công ty Trung Quốc
Bulgaria theo chân các nước Balkan khác ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ về an ninh mạng không dây tốc độ cao nhắm mục đích loại trừ các nhà cung cấp phần cứng Trung Quốc.
Bulgaria tham gia cùng với Bắc Macedonia và Kosovo, hai quốc gia láng giềng cũng đã ký thỏa thuận an ninh “Mạng lưới sạch” vào thứ Sáu 23/10.
Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền của Tổng thống Trump nhằm loại trừ hãng công nghệ khổng lồ Huawei và các công ty Trung Quốc khác trong các mạng 5G.
Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu một chiến dịch trên khắp châu Âu và các nơi khác chống lại việc trao hợp đồng cho Huawei, hãng này bị đưa vào danh sách đen vì gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, cũng như vì hãng sử dụng công nghệ của mình để do thám hộ chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra lập luận rằng nỗ lực của Hoa Kỳ có động cơ là những lo ngại về thương mại.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sofia cho biết Bulgaria “tham gia một liên minh ngày càng đông đảo gồm các quốc gia và công ty cam kết bảo vệ mạng 5G của họ khỏi các nhà cung cấp không đáng tin cậy”.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách tăng trưởng kinh tế Keith Krach nói trong một video của chính phủ Mỹ ghi lại lễ ký kết hôm 23/10 với Bulgaria rằng thỏa thuận này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia, sự thịnh vượng kinh tế và sự ổn định trong khu vực.
Thượng Karabakh : Nỗ lực hòa giải
của ngoại trưởng Mỹ bất thành
Trọng Thành
Chiến sự tại vùng Thượng Karabakh tiếp diễn hôm nay, 24/20/2020, ngay sau cuộc hội kiến riêng rẽ giữa ngoại trưởng Mỹ với hai đồng nhiệm Armenia và Azerbaijan. Nỗ lực trung gian hòa giải của lãnh đạo ngoại giao Mỹ dường như bất thành.
Reuters dẫn lời bộ Quốc Phòng Azerbaijan, theo đó, chiến sự vẫn diễn ra tại vùng Thượng Karabakh và vùng phụ cận. Một số đại diện của chính quyền tự phong ở Thượng Karabakh cáo buộc quân đội Azerbaijan oanh kích nhiều công trình ở Stepanekert, thủ phủ của vùng đòi tự trị. Thông tin trên bị chính quyền Bakou bác bỏ.
Hôm qua, 23/10, ngoại trưởng Mỹ đã gặp riêng lãnh đạo ngoại giao Azerbaijan, ông Djeyhoun Baïramov, rồi đồng nhiệm Armenia, Zohrab Mnatsakanian, tại Washington, để « yêu cầu chấm dứt các bạo lực và bảo vệ thường dân » tại tỉnh ly khai Thượng Karabakh, nơi tuyệt đại đa số dân cư là người Armenia. Ông Pompeo nhắc lại lập trường của Washington là xung đột phải được giải quyết « không bằng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng và tự quyết của người dân ».
Trước cuộc gặp hôm qua, ngoại trưởng Mỹ đã tỏ ra rất thận trọng, khi nhấn mạnh là hai thỏa thuận ngừng bắn trước đó cũng đã đều không được tôn trọng. Hai cuộc gặp hôm qua đã diễn ra chóng vánh, khác hẳn với buổi đối thoại giữa ngoại trưởng Nga với hai đồng nhiệm Armenia và Azerbaijan, tại văn phòng của ông Serguei Lavrov, hôm 10/10, để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột bùng lên từ ngày 27/09/2020. Cuộc đối thoại kéo dài đến hơn 10 tiếng.
Trong cuộc gặp lãnh đạo ngoại giao Mỹ, phía Azerbaijan khăng khăng đòi Armenia « rút quân » khỏi vùng Thượng Karabakh trước khi thượng lượng. Về phần mình, Armenia cáo buộc chính quyền Bakou là bên gây bạo lực trước tiên, và Thổ Nhĩ Kỳ – đồng minh của Azerbaijan – trực tiếp can dự, hỗ trợ về phương tiện quân sự, cũng như đưa « các phần tử khủng bố vũ trang » đến khu vực xung đột.
Châu Á trở thành khu vực thứ hai
có hơn 10 triệu ca nhiễm virus corona
Tính đến thứ Bảy 24/10, châu Á có số ca nhiễm virus corona mới vượt quá 10 triệu người, là khu vực đứng thứ hai trên thế giới về tổng số ca nhiễm, theo thống kê của Reuters.
Tình trạng này xảy ra khi các ca nhiễm tiếp tục tăng ở Ấn Độ, bất chấp thực tế là ở các nước khác, số ca nhiễm tăng chậm lại hoặc giảm mạnh.
Chỉ đứng sau châu Mỹ Latinh, châu Á chiếm khoảng 1/4 trong tổng số 42,1 triệu người nhiễm virus trên toàn cầu. Với hơn 163.000 người chết, châu Á chiếm khoảng 14% tổng số người tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu.
Cho dù có sự gia tăng đột biến ở châu Á, châu lục này nhìn chung ghi nhận có sự cải thiện trong việc xử lý đại dịch trong những tuần gần đây, với số lượng ca nhiễm hàng ngày tăng chậm lại ở những nơi như Ấn Độ – đây là một sự tương phản rõ rệt với số ca COVID-19 tăng cao trở lại ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Trong khu vực, vùng Nam Á mà đứng đầu là Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ghi nhận gần 21% số ca nhiễm virus corona toàn cầu và số ca tử vong chiếm 12%. Điều này trái ngược với các quốc gia như Trung Quốc và New Zealand đã dập được dịch, hay Nhật Bản, nơi COVID-19 vẫn còn tồn tại nhưng không tăng số ca lây nhiễm.
Ấn Độ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ nhì trên toàn thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm đang chậm lại ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Theo phân tích của Reuters, tính trung bình trong 1 tuần, Ấn Độ ghi nhận hơn 57.000 trường hợp nhiễm virus mỗi ngày, với 58 ca nhiễm mới trên 10.000 dân ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Trung bình mỗi ngày, Ấn Độ có 764 ca tử vong do COVID-19, là mức tồi tệ nhất trên thế giới, và chiếm tỉ lệ 1 trên 13 ca tử vong do đại dịch trên toàn cầu.
Quốc gia này ghi nhận gần 7,8 triệu ca nhiễm, thấp hơn con số 8,5 triệu ca của Hoa Kỳ, và có gần 118.000 ca tử vong, so với 224.128 ca ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong khi số ca ở Hoa Kỳ tăng lên gần đây, sự lây nhiễm ở Ấn Độ đã chậm lại, với số ca nhiễm hàng ngày đạt mức thấp nhất trong gần ba tháng vào hôm 21/10.
Ở Đông Nam Á, vào tuần trước, Indonesia đã vượt qua Philippines, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 370.000 ca nhiễm.
An ninh mạng Đông Nam Á
trước sự tấn công của Trung Quốc
Nguyễn Quang
Ngày 21/10/2020, Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ công bố một báo cáo nhấn mạnh 25 lỗ hổng mà các nhóm hackers do nhà nước Trung Quốc tài trợ đang tìm cách khai thác. Điều này lại khiến cho mối lo an ninh mạng của các nước Đông Nam Á trước sự tấn công của gián điệp Trung Quốc.
Đội ngũ gián điệp mạng Trung Quốc đã tấn công Đông Nam Á từ lâu. Đã đến lúc chính phủ các nước thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tìm ra cách hiệu quả để “bịt lỗ hổng” công nghệ hiện nay.
Một công ty viễn thông ở Philippines mới đây đã thuê dịch vụ của một công ty an ninh mạng có trụ sở tại Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa tiềm ẩn do gián điệp mạng Trung Quốc gây ra. Đây là công ty mới nhất trong một loạt các tập đoàn ở Đông Nam Á thuê công ty an ninh mạng để tăng cường hệ thống phòng thủ trực tuyến của mình. Có nguồn tin cho rằng hoạt động gián điệp mạng do Bắc Kinh đứng đầu đang nhắm vào các quan chức chính phủ và các cơ sở hạ tầng nhà nước khác trên khắp Đông Nam Á. Các báo cáo này khẳng định Trung Quốc đang sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tăng cường hoạt động tình báo trong khu vực, bao gồm sử dụng các điệp viên, sử dụng bot, hack và mua thông tin.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng gián điệp của Trung Quốc ở Đông Nam Á là mối đe dọa hiện hữu đối với an ninh khu vực. Do đó, đã đến lúc các nước ASEAN phải có kế hoạch “bịt lỗ hổng” này, nếu không, có nguy cơ Bắc Kinh có thể nghe trộm các cuộc thảo luận của chính phủ.
Lỗ hổng cho gián điệp mạng của Trung Quốc ở Đông Nam Á
Tháng 7/2020, một công dân Singapore đã bị kết tội do làm gián điệp cho cơ quan tình báo Trung Quốc và phải đối mặt với án tù ít nhất 10 năm. Jun Wei Yeo – cựu nghiên cứu sinh của Trường chính sách công Lý Quang Diệu – thừa nhận đã thành lập một công ty tư vấn giả mạo trên LinkedIn nhằm tạo lập quan hệ với Mỹ cũng như các quan chức chính phủ và quân đội Đông Nam Á. Tin tặc Trung Quốc đã theo dõi các chính phủ và doanh nghiệp ở Đông Nam Á từ hơn một thập kỷ qua. Theo báo cáo của công ty an ninh mạng FireEye, các hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc bắt đầu từ trước năm 2005 và “tập trung vào các mục tiêu – trong chính phủ và giới thương mại – nắm giữ các thông tin chính trị, kinh tế và quân sự quan trọng về khu vực”. Các tác giả của báo cáo cảnh báo: “Một nỗ lực phát triển có kế hoạch, bền bỉ như vậy cùng với các mục tiêu và sứ mệnh khu vực của nhóm tin tặc khiến chúng tôi tin rằng hoạt động này được nhà nước bảo trợ – rất có thể là chính phủ Trung Quốc”.
Năm 2011, các nhà nghiên cứu của công ty an ninh mạng McAfee cho biết một chiến dịch có liên hệ với Trung Quốc mang tên “Shady Rat” đã tấn công các chính phủ châu Á, trong đó có Ban Thư ký ASEAN. Theo một báo cáo khác, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 6 chiến dịch gián điệp mạng khác nhau ở khu vực Đông Nam Á kể từ năm 2013. Indonesia, Myanmar, Đài Loan và Việt Nam được cho là mục tiêu chính của các chiến dịch này. Tin tặc Trung Quốc cũng đã nhắm mục tiêu vào các trường đại học ở cả Mỹ và Đông Nam Á nhằm tìm cách tiếp cận các bí mật quân sự hàng hải. Bắc Kinh có thể đang theo dõi các chính phủ Đông Nam Á để đánh cắp các tài liệu và kế hoạch liên quan đến hoạt động ở Biển Đông. Trong mọi trường hợp, điều này không phải là điềm báo tốt cho an ninh khu vực.
Công cụ và phương pháp sử dụng của Bắc Kinh
Trong một nỗ lực nhằm chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến thông tin, Trung Quốc đã triển khai nhiều kỹ thuật và công cụ hack, trong đó có cả việc bán công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của mình cho các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ, Trung Quốc gần đây đã lắp đặt một hệ thống giám sát bằng AI ở Manila, thủ đô của Philippines. Trung Quốc đã tài trợ cho dự án trị giá 400 triệu USD này trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; cả Huawei và Tập đoàn xây dựng và viễn thông quốc tế Trung Quốc (CITCC) đều tham gia dự án. Như Hugh Harsono đã từng viết trên tờ The Diplomat, ví dụ này cho thấy “Trung Quốc đang sử dụng trí tuệ nhân tạo cùng các công nghệ khác để có được chỗ đứng trong các hệ thống liên lạc và an ninh nước ngoài”.
Có những ví dụ khác về việc phần mềm Trung Quốc đang được sử dụng tại một số trung tâm tổng đài và quản lý cơ sở dữ liệu chính phủ trong khu vực. Các điệp viên của Bắc Kinh cũng sử dụng các nguồn khác như LinkedIn để truy cập các tài liệu và thông tin đã được phân loại. Ví dụ, vào năm 2017, cơ quan tình báo Đức công bố rằng các quan chức tình báo Trung Quốc đã sử dụng LinkedIn để nhắm mục tiêu vào ít nhất 10.000 người Đức.
Trong một nỗ lực nhằm vào Đông Nam Á, một nhóm tin tặc Trung Quốc có tên là “APT 30” đã phát triển phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp dữ liệu từ các mạng bảo mật cao. Chuyên gia Franz-Stefan Gady nói với tờ The Diplomat khi đề cập đến một báo cáo của Fire Eye năm 2015: “APT 30 đặc biệt quan tâm đến các hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên nhằm hiểu rõ hơn về các động lực chính trị của Đông Nam Á”.
ASEAN có thể làm gì để ứng phó với các thách thức?
Bằng chứng cho thấy các chính phủ ASEAN vẫn dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc. Cho đến nay, ASEAN vẫn chưa có nỗ lực chiến lược và phối hợp nào để thực hiện các biện pháp phòng thủ an ninh mạng. Trao đổi với hãng tin Reuters, nhà nghiên cứu Miguel Gomez thuộc trường Đại học De La Salle ở Philippines cho biết: “ASEAN từ lâu đã nhận ra sự cần thiết phải có một hệ thống phòng thủ an ninh mạng hiệu quả, song có rất ít hành động về vấn đề này”. Điều này diễn ra bất chấp bằng chứng cho thấy tin tặc Trung Quốc không chỉ tấn công các chính phủ Đông Nam Á mà cả ASEAN. Việc lan truyền thông tin sai lệch và các cuộc tấn công mạng của Bắc Kinh vào Đông Nam Á đã gia tăng nhanh chóng do đại dịch COVID-19. Sự leo thang trong hoạt động này có nghĩa là ASEAN có thể phải nhờ đến sự trợ giúp từ các quốc gia có chuyên môn hơn.
Mỹ trước đây đã cam kết trợ giúp ASEAN xây dựng năng lực không gian mạng và thúc đẩy hợp tác khu vực giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực an ninh mạng. Dù có hay không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, đã đến lúc ASEAN cần phát triển một hệ thống có khả năng bảo vệ không gian mạng của mình. Nếu không, an ninh khu vực sẽ do gián điệp mạng của Bắc Kinh định đoạt.
Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận và mục tiêu của an ninh mạng
Báo chí Việt Nam cho biết, ngày 15/8/2017, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng.
Theo báo Quân đội nhân dân cho biết “Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.”
Tuy nhiên, dường như phía Việt Nam chưa đặt đúng mục tiêu và vai trò của lực lượng tác chiến an ninh mạng này. Báo Quân đội nhân dân cũng cho biết: “Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc cả trên đất liền, trên không, trên biển và trên không gian mạng.”
Trong một bài viết của Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Thắng – Giám đốc Học Viện An ninh Nhân dân đăng trên báo Tuyên giáo cũng khẳng định: “Ở bên ngoài, các thế lực thù địch triệt để sử dụng hệ thống thông tin để tác động, can thiệp nội bộ, hướng lái chính sách, thao túng dư luận, thúc đẩy “cách mạng màu” ở Việt Nam; xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tiến hành chiến tranh thông tin đối với Việt Nam. Các tổ chức phản động lưu vong, khủng bố tăng cường hoạt động tấn công, phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; sử dụng không gian mạng để tán phát thông tin xấu, độc hại, kích động biểu tình, bạo loạn; hình thành các hội, nhóm, các tổ chức chính trị đối lập,… Các tổ chức tin tặc, tổ chức tội phạm thực hiện các cuộc tấn công mạng tự phát, đơn lẻ hoặc có chủ đích nhằm vào hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, làm tê liệt, gây gián đoạn hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý kinh tế-xã hội của các cơ quan Đảng, Nhà nước.”
Dường như, an ninh mạng đối với chính quyền Việt Nam chỉ chú trọng tới việc bảo vệ chế độ trước các “tổ chức phản động nước ngoài” là chính. Trong khi, đây có thể chỉ là những tổ chức xã hội dân sự, vốn muốn có sự phản biện xã hội, trước tình trạng tham nhũng, bất công diễn ra trong nước, chứ không có ý định, hoặc cũng không đủ sức mạnh để có thể lật đổ chế độ hiện hành ở Việt Nam. Chưa kể, Luật an ninh mạng dường như chỉ để bóp nghẹt những tiếng kêu phản kháng của người dân trước những áp bức, bất công trong xã hội.
Bên cạnh đó, các hoạt động tấn công từ gián điệp mạng của Trung Quốc để can thiệp vào tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam thì gần như các tài liệu của Việt Nam rất ít đề cập tới, nếu có chỉ là đề cập rất ít ỏi, trong khi, đây mới thực sự là sự nguy hiểm đối với chế độ cũng như với toàn thể xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, với các tình huống thực tại đang diễn ra, chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh mạng cần phải xác định chính xác mục tiêu, vai trò chính yếu của an ninh mạng trong thời điểm hiện nay.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đà Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/chinese-hackers-and-asia-cyber-security-10242020101604.html
Chuyên gia: ĐCSTQ chỉ là thể chế yếu đuối
bị cô lập và hoang tưởng
Tâm Thanh
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa” với hy vọng trở thành một siêu cường quốc, nhưng Stan Grant, một nhà báo nổi tiếng người Úc và là nhà phân tích các vấn đề quốc tế của kênh ABC News, trên một bài viết đăng trên đài phát thanh Úc cho rằng, ĐCSTQ kỳ thực là một thể chế yếu ớt bị cô lập, hoang tưởng và có những phản ứng cực đoan, theo Sound of Hope.
Bài viết nói rằng, Susan Shirk, một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ và là chuyên gia Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Quốc, từng mô tả các quốc gia sử dụng một số tiền lớn để duy trì ổn định trong nước thay vì chống lại kẻ thù nước ngoài là “các quốc gia yếu ớt”.
Từ năm 2007 đến năm 2019, chi tiêu duy trì sự ổn định trong nước của ĐCSTQ đã tăng gấp ba lần, đạt 1,24 nghìn tỷ Nhân dân tệ (185 tỷ USD). Chỉ riêng từ năm 2017 đến năm 2018, chi tiêu của ĐCSTQ cho việc duy trì sự ổn định ở các khu vực trong nước mà ĐCSTQ coi là có rủi ro cao, chẳng hạn như Tân Cương, đã tăng 90%.
Bài báo cho hay: “ĐCSTQ đã cố gắng sử dụng bạo lực để trấn áp sự bất ổn định và tô vẽ một cái trật tự xã hội, nhưng đằng sau vẻ bề ngoài của cái hình thế trật tự bề mặt này là sự bất mãn của người dân”.
Bài viết dẫn ví dụ rằng, hiện nay tại Trung Quốc có hàng trăm cuộc biểu tình mỗi ngày, người dân Trung Quốc thông qua các cuộc kháng nghị này để phát tiết sự bất mãn của họ đối với vấn nạn tham nhũng, cưỡng chiếm đất đai của các quan chức, cũng như hiện tượng ô nhiễm môi trường và khó khăn về kinh tế…
Mặc dù con số chính xác rất khó xác định, nhưng có chuyên gia phân tích ước tính rằng, từ những thập niên 90 của thế kỷ 20 đến thập kỷ đầu thế kỷ 21, số lượng các cuộc biểu tình bạo lực quy mô lớn ở Trung Quốc đã tăng từ trên 9.000 lên 180.000 trường hợp.
Đặc biệt, các cuộc biểu tình “phản đối Luật Dẫn Độ” tại Hồng Kông vào năm ngoái càng khiến các hành vi trấn áp bạo lực của ĐCSTQ được phơi bày ra xã hội quốc tế.
Bài báo cho biết: “ĐCSTQ tuyên bố xây dựng một ‘xã hội hài hòa’, nhưng xã hội của nó sở dĩ ‘hài hòa’ là vì chính phủ của nó đã nhốt tất cả những người bất đồng chính kiến, bao gồm các nhà văn, luật sư, nghệ sĩ và các đối thủ chính trị nội bộ có thái độ phản đối”. Điều này còn chưa kể đến lượng lớn tộc người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương bị ĐCSTQ giam giữ trên quy mô lớn.
ĐCSTQ cũng đặc biệt nhạy cảm với những lời chỉ trích từ bên ngoài, ví như nhiều nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc, trong đó có Bill Birtles, phóng viên của đài phát thanh Úc trốn khỏi Trung Quốc gần đây nhất, hoặc bị ĐCSTQ trục xuất, hoặc bị buộc phải tự mình rời đi.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ cũng đưa tin rằng, chính phủ Trung Quốc đã liệt kê danh sách các giáo sư đạo đức công cộng của đại học Charles Sturt, chuyên gia các vấn đề Trung Quốc Clive Hamilton và nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Alex Joske của Úc, cấm họ xin visa vào Trung Quốc. Bởi vì họ đều viết sách nói về hành vi can thiệp và xâm nhập của ĐCSTQ vào nước Úc.
Stan Grant dẫn lời Susan Shirk nói rằng, ĐCSTQ tự nhận mình là một cường quốc, và chính sách ngoại giao sói chiến của nó không dám tỏ ra mềm yếu với thế giới bên ngoài, bởi ĐCSTQ đã rút ra những bài học từ lịch sử thất bại của nhà Thanh.
Bà Susan Shirk nói: “Tại Trung Quốc, bất kỳ chính phủ nào tỏ ra yếu thế trước các thế lực nước ngoài đều có thể bị lật đổ”. Chính phủ nhà Thanh năm xưa chính vì tham nhũng yếu nhược, trong “Chiến tranh nha phiến” đã bị liên quân 8 nước làm nhục, cuối cùng bị người dân lật đổ.
Stan Grant chỉ ra rằng, ĐCSTQ vốn cai trị người dân bằng nắm đấm sắt, chỉ cần xuất hiện một vấn đề nhỏ, nó liền lo sợ bị lật đổ. ĐCSTQ chỉ là một thể chế yếu đuối “bị cô lập, hoang tưởng và có những phản ứng cực đoan”.
“ĐCSTQ nếu muốn chứng minh rằng bản thân Trung Quốc là một ‘cường quốc’, nó không chỉ cần phải thuyết phục cộng đồng quốc tế, mà còn phải thuyết phục được cả người dân Trung Quốc”, ông viết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-dcstq-chi-la-the-che-yeu-duoi-bi-co-lap-va-hoang-tuong.html
Học giả: Bắc Kinh biết rõ
quân đội ĐCSTQ không bằng quân đội Hoa Kỳ
Vũ Dương
Về sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện không phải là đối thủ của Mỹ, “bản thân Trung Quốc cũng rất rõ điều này”, trang Epoch Times dẫn lời nhận định của học giả Triệu Xuân Sơn.
Chính quyền Bắc Kinh thứ Sáu (23/10) đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm “kháng Mỹ viện Triều” (Cuộc chiến chống Mỹ cứu giúp Triều Tiên). Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình phát biểu rằng trong cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều” năm đó, có một khoảng chênh lệch rất lớn giữa lực lượng quân sự Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng liên quân Trung – Triều cuối cùng vẫn đánh bại quân đội Hoa Kỳ vốn được xem là bất khả chiến bại.
Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh rằng, đừng chọc vào người Trung Quốc, bởi họ nhất định sẽ chiến đấu để đánh bại quân xâm lược mới thôi, và cho cả thế giới biết được rằng người dân Trung Quốc không dễ bị bắt nạt.
Về vấn đề này, ông Triệu Xuân Sơn (Zhao Chunshan), giáo sư danh dự của Viện nghiên cứu Trung Quốc Đại lục tại đại học Đạm Giang, Đài Loan trong buổi tham gia hội thảo nghiên cứu quốc tế về “Các vấn đề phát triển và thống trị hiện nay ở Trung Quốc Đại lục” hôm 23/10, nói với báo giới rằng, phần nhận xét “chống Mỹ” của ông Tập được nhấn mạnh hơn phần “viện trợ Triều Tiên”. Do tình hình đối đầu Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, việc đẩy mạnh tuyên truyền nội bộ của ôngTập Cận Bình nhằm cỗ vũ lòng người, kích động chủ nghĩa ái quốc của người dân.
Ông Triệu Xuân Sơn nói rằng trong Chiến tranh Triều Tiên, trên thực tế, chỉ có “một nửa” lãnh đạo ĐCSTQ đồng ý tham chiến, trong đó có Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai (được tính là một nửa), các ủy viên Bộ Chính trị còn lại đều không tán thành tham chiến. Bên phía Trung Quốc tuyên bố rằng 180.000 người đã bỏ mạng trong cuộc chiến, nhưng có thể “không chỉ là con số này”, tác động của chiến tranh nguyên là khó có thể tính đếm được.
Còn về sức mạnh quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ, ông Triệu Xuân Sơn cho rằng, từ báo cáo của các nước cho thấy xét về sức mạnh tổng thể thì sức mạnh quân đội Hoa Kỳ vẫn chiếm thượng phong, và Trung Quốc hiện không phải là đối thủ của Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh, bản thân ĐCSTQ cũng biết rõ điểm này. Nếu khai chiến với Mỹ trong lúc này thì hoàn toàn “không có nắm chắc phần thắng”, vậy nên hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ gần đây mới dịu giọng hẳn.
Ngoài ra, Trung Quốc có muốn “liên minh với Nga để chặn đứng Hoa Kỳ”? Về vấn đề này, ông Triệu Xuân Sơn cho rằng mối quan hệ Trung-Nga không tốt như mọi người vẫn nghĩ. Mặc dù Trung Quốc và Nga có những lợi ích chung, nhưng không nhất định có thể chuyển thành quan hệ liên minh quân sự. Từ tranh chấp biên giới Trung-Ấn có thể thấy được rằng, Tổng thống Nga Putin là đứng về phía Ấn Độ.
Ông cũng đề cập đến việc cựu Thứ trưởng Hải quân Seth Cropsey gần đây đã chỉ ra rằng thời điểm tốt nhất để ĐCSTQ tấn công Đài Loan có thể rơi vào tuần lễ tổng tuyển cử Hoa Kỳ, tức là vào khoảng ngày 3/11.
Ông Triệu Xuân Sơn nhìn nhận rằng Bắc Kinh sẽ không nổ phát súng đầu tiên, và Hoa Kỳ cũng sẽ không khoanh tay đứng nhìn, vậy nên “Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không sinh sự nơi khu vực eo biển Đài Loan trong hai tuần tới”. Nếu thật sự có bất ngờ, khả năng phát sinh ở Biển Đông sẽ lớn hơn khu eo biển Đài Loan.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoc-gia-bac-kinh-biet-ro-quan-doi-dcstq-khong-bang-quan-doi-hoa-ky.html
Ông Tập Cận Bình gây chú ý bởi dáng đi bất thường
Phụng Minh
Vừa khẳng định Trung Quốc đối mặt khó khăn chân sẽ không run, lưng không cúi, nhưng sau đó ông Tập bị bắt gặp có dáng đi không bình thường giống như lúc bước vào.
Ngày 23/10, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 70 năm Kháng Mỹ Viện Triều (kháng chiến chống Mỹ và cứu viện Triều Tiên). Ông Tập Cận Bình đã hô hào hướng tới Hoa Kỳ rằng: “Hãy cho thế giới biết rằng nhân dân Trung Quốc đã muốn quan hệ đi lên, không được gây sự”; “Đối mặt với bất kỳ khó khăn và rủi ro nào, chân không run, lưng không cúi”.
Ngay sau bài phát biểu của ông Tập, một số phương tiện truyền thông nhận thấy rằng ông đã đi không vững khi bước ra khỏi sân khấu sau gần 40 phút phát biểu nhiệt huyết, theo Vision Times.
Theo video ghi hình lúc đó, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại hội nghị và tuyên bố rằng: “Trung Quốc không cho phép bất kỳ lực lượng nào xâm phạm, chia cắt lãnh thổ” và “Nhân dân Trung Quốc không gây rắc rối, không sợ hãi trước bất kỳ khó khăn và rủi ro nào, chân không run và lưng không cúi”.
Ông cũng kín tiếng chỉ trích Hoa Kỳ rằng quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã đánh bại đối thủ của họ (quân Mỹ) được trang bị đến tận răng, phá vỡ huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội Hoa Kỳ, buộc quân xâm lược phải ký hiệp định đình chiến năm 1953.
Đoạn video trực tiếp do Đài Á Châu Tự Do cho thấy ông Tập Cận Bình phát biểu trong khoảng 40 phút tại lễ kỷ niệm “Kháng Mỹ Viện Triều”. Sau cuộc họp, khi bước ra khỏi địa điểm, tư thế bước đi của ông đã có sự khác biệt đáng chú ý so với khi bước vào, ông Tập đi loạng choạng, lắc người sang hai bên và hơi nghiêng người về phía trước.
Điều đáng chú ý là ông Tập Cận Bình cũng có biểu hiện sức khỏe kém trong cuộc họp kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến hôm 14/9. Đoạn video cho thấy tốc độ nói của ông Tập Cận Bình chậm hơn bình thường, khi bài phát biểu kéo dài 44 phút thì đột nhiên nghe thấy tiếng ho, vài phút sau ông Tập Cận Bình tiếp tục ho và phải dừng bài phát biểu vài lần. Khi CCTV phát sóng về sự kiện này, chỉ cần ông Tập xuất hiện ho và cầm cốc nước, đài truyền hình sẽ lập tức chuyển cảnh quay. Tuy nhiên, bất chấp sự giấu giếm của CCTV, khán giả theo dõi buổi truyền hình trực tiếp vẫn có thể nghe rõ tiếng ông Tập Cận Bình vừa ho vừa cầm cốc nước.
Vào ngày 15/10, bất ngờ có tin đồn rằng ông Tập đã trở về Bắc Kinh, điều này từng làm dấy lên đồn đoán rằng sức khỏe của ông không tốt và thậm chí ông có thể còn đã nhiễm virus Vũ Hán.
Vision Times tổng hợp một vài bình luận của người dùng mạng nói tiếng Hoa như sau:
“Lần này ông không phát âm sai do lỗi đánh máy à? Tôi thực sự đổ mồ hôi khi nghe ông ấy phát biểu”.
“Năm đó Saddam Hussein còn dõng dạc hơn ông… còn không cần nhìn giấy đọc … Nhưng kết quả mọi người đều biết, chính là không có kết quả gì”.
“Xem tư thế như thế này thì chắc cũng làm chủ tịch không được lâu nữa rồi!”
“Rõ ràng là tả khuynh! Chủ nghĩa tả khuynh đầy mạo hiểm”
“Các đồng chí! Các bạn! – Tôi trượt chân!”
“Người ta thường hay nói như vậy khi bản thân tuyệt vọng”.
“Nếu người dân Trung Quốc thực sự không sợ cường bạo, Đảng Cộng sản Trung Quốc của ông đã sớm bị loại bỏ, cười đến chết!”
“Giờ đều thường xuyên trực tiếp trảm ngươi, như vậy còn ai chậm rãi lãng phí thời gian cùng ông chơi chiến thuật biển người như trước đây (ý nói thời chiến tranh Triều TIên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dùng chiến thuật lấy dân làm bia đỡ đạn như vậy)”.
“So với trước đây, người Trung Quốc không dễ đối phó. Nếu đối phó được thì làm sao đảng và nhà nước phải chi nhiều hơn cho việc duy trì ổn định và chi tiền cho giám sát kỹ thuật số? Ông Tập biết sức mạnh của dân mà”.
“Trong Chiến tranh Triều Tiên, tỷ lệ thiệt hại chiến tranh là 1:20. 20 người Trung Quốc chết vì 1 lính Hàn Quốc hoặc 1 lính Mỹ”.
“Là chủ tịch nước, nếu không thể nhìn lịch sử một cách chính xác, nếu còn lừa dối dân bằng những lời bịa đặt, Trung Quốc cũng là vô vọng rồi!”
“Làm ầm ĩ một trận thất bại có ý nghĩa gì? Thất bại vẻ vang?”
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-tap-can-binh-gay-chu-y-boi-dang-di-bat-thuong.html
Liên tục động đất với đặc điểm kỳ lạ ở Tứ Xuyên
Phụng Minh
Sáng sớm ngày 23/10, huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên có thêm ba trận động đất, và vị trí của ba trận động đất gần như trùng khớp với trận động đất xảy ra vào ngày 21 và 22 trước đó khiến người dân địa phương hoảng sợ, theo SOH.
Theo xác định chính thức của Mạng lưới Động đất Trung Quốc: Vào lúc 01h12 ngày 23/10, một trận động đất mạnh 3 độ richter đã xảy ra tại huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, Tứ Xuyên, tâm chấn nằm ở 31,84 độ vĩ Bắc, 104,17 độ kinh Đông, ở độ sâu 18 km dưới lòng đất.
Vào lúc 01h41 ngày 23/10, một trận động đất mạnh 2,8 độ richter đã xảy ra tại huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, Tứ Xuyên, tâm chấn nằm ở 31,84 độ vĩ Bắc, 104,17 độ kinh Đông, sâu 18 km dưới lòng đất.
Vào lúc 02h24 ngày 23/10, một trận động đất mạnh 3 độ richter đã xảy ra tại huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, Tứ Xuyên, tâm chấn nằm ở 31,83 độ vĩ Bắc và 104,17 độ kinh Đông, tâm chấn cũng ở độ sâu 18 km.
3 trận động đất ở Bắc Xuyên, Mianyang, Tứ Xuyên vào sáng sớm ngày 23 (ảnh: Chụp màn hình Weibo).
Trước đó vào 12h04 ngày 21/10, một trận động đất có cường độ 4,6 độ richter cũng đã xảy ra tại quận Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, Tứ Xuyên với tâm chấn ở độ 17 km tại 31,84 độ vĩ Bắc và 104,17 độ kinh Đông.
Vào lúc 11h03 ngày 22/10, một trận động đất mạnh 4,7 độ richter đã xảy ra tại huyện Bắc Xuyên , thành phố Miên Dương, Tứ Xuyên với tâm chấn ở độ sâu 20 km, tại 31,83 độ vĩ Bắc và 104,18 độ kinh Đông.
Như vậy, kể từ khi một trận động đất xảy ra ở Tứ Xuyên vào ngày 21, cho đến nay đã có 5 trận động đất xảy ra gần như cùng một nơi.
Cư dân mạng địa phương lần lượt nói: “Thật là kỳ quái, làm sao tâm chấn lại có thể ở cùng một vị trí?”; “Tình hình thường xuyên có động đất nhỏ như thế này, sẽ có động đất lớn sau đó?”; “Cùng một vị trí, 3 ngày 5 trận động đất, có thể phân tích, giải thích dài hơn được không? Làm tôi có chút hoàng hốt rồi”; “Có thể kiểm tra xem sao? Đáng sợ như vậy. Nếu cùng một vị trí rung chuyển vài ngày, sẽ không có động tĩnh gì lớn, đúng không?”; “3 ngày 5 trận động đất, và tâm chấn vẫn ở đó, vì vậy tôi không thể bình tĩnh được”; “Thực sự rất cần tìm ra lý do đấy!”
Tuy nhiên, một số người cho rằng: “Còn cuộc điều tra thì sao? Sao không thể nói rõ hơn? Ai chịu trách nhiệm gây ra vụ hoảng loạn này đây? Các chuyên gia phải đến mà bác bỏ tin đồn đi chứ”. “Đối với người dân Tứ Xuyên đêm nay lại là một đêm không ngủ nữa”; “Mong cha mẹ và dân làng ở quê nhà được bình an vô sự”…
Trong quá khứ, quận Bắc Xuyên đã chịu thiệt hại nặng nề trong trận động đất Vấn Xuyên năm 2008. Đây là quận chịu thiệt hại nặng nề nhất, nhiều người chết nhất.
Liên quan đến trận động đất ở Miên Dương, nhiều cư dân mạng liên tưởng đến một giếng nước cổ ở thị trấn Ngụy Thành, Du Thiên, thành phố Miên Dương, đã bị bỏ hoang nhiều năm, nửa tháng trước bỗng dưng lên cơn “sốt cao”, nhiệt độ nước lên tới 70 độ. Vào thời điểm đó, mọi người lo lắng rằng đây là điềm báo trước một trận động đất. Nhưng các “chuyên gia” của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đứng ra “bác bỏ tin đồn”.
Sau khi trận động đất xảy ra hôm qua, liên quan đến khói từ giếng cổ, ngày hôm qua quan chức này vẫn khẳng định rằng trận động đất 4,6 độ ở Bắc Xuyên đã cách giếng khoảng 81 km vào ngày 21/10, và việc xảy ra động đất không liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của giếng. Tuyên bố chính thức một lần nữa bị cư dân mạng đặt câu hỏi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lien-tuc-dong-dat-voi-dac-diem-ky-la-o-tu-xuyen.html
Trung Quốc phát hiện ca virus corona
không có triệu chứng ở Kashgar, Tân Cương
Vùng Tân Cương viễn tây của Trung Quốc có phản ứng khẩn cấp sau khi xác định một trường hợp nhiễm corona virus không thể hiện triệu chứng ở thành phố Kashgar hôm thứ Bảy 24/10, một ủy ban y tế cho biết.
Bệnh nhân nữ 17 tuổi được xác nhận nhiễm virus sau khi xét nghiệm trong một cuộc kiểm tra định kỳ và đã được chuyển đến một bệnh viện trong thành phố, ủy ban cho biết trong một tuyên bố.
Việc phát hiện ra bệnh nhân này đánh dấu trường hợp ca lây nhiễm nội địa đầu tiên của Trung Quốc đại lục kể từ ngày 14/10, khi một ca khác được phát hiện ra ở Thanh Đảo.
Tân Cương đã có một vụ lây nhiễm nhiều người vào đầu tháng 8, nhưng không có trường hợp mới nào được phát hiện trong khu vực kể từ ngày 15/8.
Ủy ban y tế Tân Cương cho biết tất cả những người tiếp xúc gần với bệnh nhân ở Kashgar đều được cách ly để theo dõi y tế và chính quyền địa phương đang tiến hành điều tra dịch tễ.
Nhiều chuyến bay đến Kashgar đã bị hủy vào thứ Bảy 24/10, theo các trang về du lịch.
Trung Quốc được coi là đã kiểm soát được đại dịch ở trong nước sau khi họ phát hiện những ca bệnh đầu tiên vào cuối năm ngoái. Vào ngày 23/10, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo có thêm 28 trường hợp nhiễm virus corona mới và 27 trường hợp không có triệu chứng, tất cả đều là người nhập cảnh.
Nhà lãnh đạo biểu tình nổi tiếng của Thái Lan
cam kết tiếp tục phong trào
sau khi đóng tiền thế chân tại ngoại
Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Một trong những nhà lãnh đạo nổi bật nhất của hơn ba tháng biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan được đóng tiền thế chân tại ngoại vào hôm thứ Sáu và cam kết tiếp tục phóng trào truất phế Thủ tướng Prayuth Chan-ocha.
Anh Jatupat “Pai” Boonpattararaksa bị bắt vào ngày 13 tháng 10, khi một vài trăm người biểu tình xô xát với cảnh sát. Những người biểu tình đặt ra thời hạn cho ông Prayuth đến hôm Chủ nhật để từ bỏ hoặc đối mặt với các cuộc biểu tình tiếp theo. Họ tuyên bố rằng ông Prayuth, một cựu lãnh đạo quân đội, sắp đặt cuộc bầu cử năm ngoái để nắm giữ quyền lực mà ông chiếm được lần đầu trong cuộc đảo chính năm 2014.
Ông Prayuth tuyên bố rằng cuộc bầu cử này diễn ra công bằng. Lệnh cấm biểu tình vào ngày 15 tháng 10 phản tác dụng và thu hút hàng chục nghìn người xuống đường trong sự phẫn nộ. Sắc lệnh khẩn cấp được dỡ bỏ vào hôm thứ Năm (22/10).
Thủ tướng Prayuth cho biết ông hy vọng quyết định này sẽ “xoa dịu” tình hình. Các cuộc biểu tình kể từ tháng 7 là thách thức lớn nhất đối với chính quyền Thái Lan trong nhiều năm, và cũng dẫn đến những lời chỉ trích chưa từng có đối với chế độ quân chủ – khiến những người theo chủ nghĩa bảo hoàng của Thái Lan phẫn nộ.
Hàng trăm người theo phái bảo hoàng của Thái Lan mặc áo màu vàng – màu của nhà vua – chờ đợi bên ngoài Cung điện Hoàng gia để đón ông trong kỷ niệm ngày mất năm 1910 của Vua Chulalongkorn, được gọi là Rama V. (BBT)
Bắc Kinh lại ‘chỉ dạy’, truyền thông Ấn Độ phản bác
Hải Lam
Taiwan News đưa tin, kênh truyền thông WION của Ấn Độ hôm thứ Sáu (23/10) đã yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng sau khi chính quyền Trung Quốc phản đối cuộc phỏng vấn với Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp hồi đầu tuần.
WION cho biết họ đã nhận được bức thư đề ngày 22/10 từ Đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi. Cơ quan này cáo buộc kênh truyền thông Ấn Độ “vi phạm nghiêm trọng một nguyên tắc của Trung Quốc” khi phát sóng cuộc phỏng vấn với ông Ngô . Trong bức thư phản đối dài 5 trang, đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố rằng Đài Loan là một phần của nước này và WION không nên đưa tin cho Đảng Tiến bộ Dân chủ của bà Thái.
Đáp lại, Tổng biên tập trang WION, bà Palki Sharma, người đã phỏng vấn Ngoại trưởng Đài Loan hôm 21/10, đã viết trên Twitter rằng tôn trọng chủ quyền là “con đường hai chiều”.
“Thư phản đối của đại sứ quán Trung Quốc gửi tới WIONews về chính sách Một Trung Quốc. Còn một Ấn Độ thì sao? Liệu Trung Quốc có thể bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng Kashmir, Ladakh & Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ?”, bà Sharma viết trên Twitter.
Tổng biên tập trang WION nói thêm rằng bà rất vui khi được phỏng vấn ông Ngô.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận rằng các công ty truyền thông nước này được tự do đưa tin về bất kỳ chủ đề nào mà họ thấy phù hợp.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp đã hoan nghênh kênh WION đã đứng lên chống lại các chiến thuật bắt nạt của Bắc Kinh.
Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần gửi thư cho truyền thông Ấn Độ để “hướng dẫn” đưa tin về Đài Loan, song vấp phải chỉ trích từ quốc gia Nam Á này. Hôm 16/10, đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi đã phản đối cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp trên kênh India Today.
Căng thăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang về vấn đề đường biên giới từ tháng 5, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả đẫm máu hôm 15/6. Sau đó, quân đội hai bên triển khai hàng nghìn quân tiếp viện dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-lai-chi-day-truyen-thong-an-do-phan-bac.html
0 comments