Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/10/2020

Monday, October 12, 2020 3:56:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 12/10/2020

Joe Biden cho rằng ông chỉ thua cuộc

bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ

 khi có ‘gian lận’ ở các địa điểm bỏ phiếu

Tin từ ERIE, Pennsylvania – Vào hôm thứ Bảy (10 tháng 10), ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden cho biết “cách duy nhất” mà ông có thể thua Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử là từ việc “gian lận”, trước khi nói thêm rằng ông sẽ chấp nhận kết quả bầu cử.

Trong cuộc vận động tranh cử ở tiểu bang chiến trường Pennsylvania, ông Biden khuyến khích các cử tri “hãy chắc chắn với việc bỏ phiếu của mình, vì cách duy nhất họ thua cuộc là tình trạng gian lận đang diễn ra liên quan đến các địa điểm bỏ phiếu”.

Ông Biden đề cập đến những gì ông cho là nỗ lực của tổng thống Trump nhằm ngăn cản việc bỏ phiếu, bao gồm nghi ngờ về tính bảo mật của các lá phiếu gửi qua thư và sự khuyến khích của các quan sát viên thị oai của đảng Cộng hòa.

Trái ngược với ông Biden, tổng thống Trump đã nhiều lần né tránh xác nhận việc ông sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử khi được hỏi trực tiếp. Trước khi rời khỏi tiểu bang Pennsylvania, ông Biden trả lời với các phóng viên rằng ông sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử sắp tới.

Trước đây ông Biden từng nói rằng mối quan tâm lớn nhất của ông là tổng thống Trump đang cố gắng “đánh cắp” chiến thắng. Chiến dịch của ông đã tuyển dụng hàng trăm luật sư và tình nguyện viên để ngăn chặn sự hỗn loạn trong Ngày bầu cử.

Trong khi ban chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump tố cáo ông Biden nói dối và gây ra sự sợ hãi. Các chuyên gia bầu cử cũng bày tỏ lo ngại về quá trình bầu cử, xem xét đến sự hỗn loạn và thách thức pháp lý trong các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức trong bối cảnh bùng phát dịch coronavirus mới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/joe-biden-cho-rang-ong-chi-thua-cuoc-bau-cu-tong-thong-hoa-ky-khi-co-gian-lan-o-cac-dia-diem-bo-phieu/

 

Cựu phó tổng thống Joe Biden

lại mắc lỗi ngớ ngẩn: Đọc nhầm mức lương

tối thiểu cho người Mỹ là 15 triệu đô la

Bình luậnĐông Bắc

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden lại bị hố lời khi đọc nhầm dòng chữ từ máy nhắc ở xa, kêu gọi mức lương tối thiểu 15 triệu đô la thay vì 15 đô la. Sự phụ thuộc quá mức của ông vào máy nhắc đã tạo ra hết vụ hớ hênh này đến vụ hớ miệng khác.

Joe Biden đang nói về chính sách xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mức lương đủ sống, trước tiên kêu gọi mức lương tối thiểu 15 triệu đô la, sau đó ông ta giảm xuống mức lương tối thiểu là 15.000 đô la, trước khi cuối cùng quyết định ở mức 15 đô la.

Việc Biden phụ thuộc vào máy nhắc từ xa, kết hợp với sự suy giảm trí tuệ của ông đã liên tiếp mang lại những pha nực cười cho bàn dân thiên hạ, nhưng lại khiến các nhà dân chủ phải rầu lòng.

Chưa kể mỗi khi nói, Joe Biden lại kéo khẩu trang xuống dưới cằm, thế thì chẳng hiểu đeo khẩu trang để làm gì. Vô ích và thừa thãi.

Mới tháng trước, Joe Biden đã đọc luôn cả cụm từ “End of quote” (Kết thúc câu trích dẫn)  trong khi đọc lại một bài phát biểu cáo buộc Tổng thống Trump “âm mưu” tước bỏ an sinh xã hội và y tế cho người cao niên.

Khi tâm trí không còn minh mẫn, và phụ thuộc hoàn toàn vào máy nhắc đọc, nên Joe Biden đọc tất cả những gì ghi trên máy nhắc, kể cả dòng chú thích.

Tài khoản Donald Trump Jr. tweet:

“Joe Biden đọc “phần cuối câu trích dẫn” sau khi đưa ra yêu cầu về An sinh xã hội?

Joe Biden là Ron Burgundy (diễn viên hài) của sân khấu chính trị. Nếu nó nằm trên máy nhắc từ xa, ông ấy sẽ đọc hết. Rõ ràng không phải là công cụ sắc bén nhất trong nhà kho… không có gì lạ khi Trung Quốc rất muốn ông ta giành chiến thắng!”.

Đông Bắc

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cuu-pho-tong-thong-joe-biden-lai-mac-loi-ngo-ngan-doc-nham-muc-luong-toi-thieu-cho-nguoi-my-la-15-trieu-do-la-84260.html

 

Joe Biden lại trích dẫn câu nói của Mao Trạch Đông

Hải Lam

Ông Joe Biden một lần nữa đã dẫn lời cố lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Arizona gần đây.

Theo Breitbart ngày 11/10, ông Biden nói: “Có một cách diễn đạt cổ xưa được cho là của người Trung Quốc những năm trước đây. Đó là: ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời’ Đoán xem? Lý do không một quốc gia nào có thể cạnh tranh để có được vị thế kinh tế thế giới trừ khi họ hoàn toàn thúc đẩy phụ nữ tham gia vào xã hội của họ”.

Tuy nhiên câu nói mà ông Biden gọi là “của người Trung Quốc” thực chất là của Mao Trạch Đông, người sáng lập ra nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Biden dẫn lời của Mao. Cựu phó tổng thống Mỹ đã làm như vậy vào tháng 8, khi giải thích việc chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris làm người đồng hành. Ông ấy cũng có động thái tương tự vào tháng 7 trong một buổi gây quỹ, gọi đó là một “câu tục ngữ cổ của Trung Quốc”.

Fox News từng khẳng định: “Câu nói ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời ’không phải là một tục ngữ mà là một câu tuyên ngôn nổi tiếng của Mao cách đây khoảng 70 năm, khi ông ta tuyên bố bình đẳng giới vào thời kỳ đầu cầm quyền”.

Một trong những cố vấn cấp cao của ông Biden, Anita Dunn, từng ca ngợi Mao là một trong những “nhà triết học chính trị yêu thích của bà”.

Ông Biden thường xuyên bị chỉ trích vì thái độ nồng nhiệt với Trung Quốc, bao gồm cả việc ông ủng hộ vai trò thương mại toàn cầu của Trung Quốc và mối quan hệ kinh tế của con trai ông là Hunter Biden với chính phủ Trung Quốc, được tạo dựng khi ông Biden còn nắm giữ chức Phó tổng thống Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-biden-lai-trich-dan-cau-noi-cua-mao-trach-dong.html

 

Mỹ : TT Trump lại đi vận động tranh cử

sau khi tuyên bố « miễn nhiễm » với Covid-19

Thanh Phương

Hôm nay, 12/10/2020, tổng thống Donald Trump lại vận động tranh cử bằng một loạt các cuộc mít tinh tại 3 bang Florida, Pennsylvania, Iowa chỉ trong vòng 3 ngày, với hy vọng bắt kịp đối thủ Dân Chủ Joe Biden từ đây cho đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 03/11.

Sau khi được xét nghiệm dương tính với virus corona ngày 01/10, ông Donald Trump, 74 tuổi, tuyên bố vào hôm qua : « Dường như tôi đã được miễn nhiễm, tôi không biết là miễn nhiễm trong thời gian dài, hay thời gian ngắn, hay miễn nhiễm suốt đời. Không ai biết được thật sự, nhưng tôi đã miễn nhiễm ».

Tổng thống Trump còn chế giễu ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden: « Hôm nay quý vị có một vị tổng thống không cần núp dưới hầm như đối thủ của mình ».

Hãng tin AFP nhắc lại là cho tới nay vẫn còn nhiều điều chưa được biết về sự miễn nhiễm với Covid-19 : không ai biết chính xác là sự miễn nhiễm kéo dài bao lâu và các kháng thể bảo vệ cơ thể đến mức độ nào.

Trước đó, trong một thông cáo ngắn gọn, bác sĩ chính thức của Nhà Trắng, Sean Conley, khẳng định là tổng thống Mỹ không còn bị xem là có nguy cơ làm lây bệnh sang người khác. Trên mạng Twitter, tổng thống Trump liền diễn giải thông cáo này : « Các bác sĩ của Nhà Trắng đã bật đèn xanh toàn diện. Điều này có nghĩa là tôi không thể bị nhiễm virus nữa và tôi không thể lây sang người khác ».

Ngay sau đó, Twitter đã dán nhãn cảnh cáo vào tin nhắn của tổng thống Trump, vì cho rằng trong đó chứa đựng những thông tin « sai lạc » về Covid-19. Hôm qua, tổng thống Trump còn hàm ý là đối thủ của ông, Joe Biden, có thể đã bị nhiễm Covid-19.

Hiện giờ, theo kết quả các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu ở cấp độ toàn quốc, ông Joe Biden hơn ông Donald Trump gần 10 điểm và tại những bang có tính chất quyết định, ứng cử viên Dân Chủ cũng đang qua mặt đối thủ Cộng Hòa.

Trump lại chọc giận bác sĩ Fauci

Hôm qua, tổng thống Trump lại khiến bác sĩ Anthony Fauci bất bình : Những câu nói của nhân vật rất được nể trọng ở Hoa Kỳ được sử dụng trong một video clip tranh cử của ứng cử viên Cộng Hòa. Cụ thể, video clip trích một câu nói của bác sĩ Fauci : « Tôi không thể tưởng tượng ai có thể làm hơn thế », để người xem tưởng rằng ông ca ngợi thành tích chống dịch Covid-19 của tổng thống Trump.

Trong một thông cáo gởi cho đài truyền hình CNN, giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm khẳng định : « Những lời nói mà ê kíp tranh cử của đảng Cộng Hòa gán cho tôi mà không có sự cho phép của tôi đã được sử dụng ngoài ngữ cảnh, trích từ một bình luận mà tôi đưa ra cách đây nhiều tháng, nói về nỗ lực các giới chức y tế liên bang ». Tuy nhiên, trên mạng Twitter hôm qua, tổng thống Trump vãn khẳng định « đó chính là những lời nói của bác sĩ Fauci ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201012-m%E1%BB%B9-tt-trump-v%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99ng-tranh-c%E1%BB%AD-mi%E1%BB%85n-nhi%E1%BB%85m-v%E1%BB%9Bi-covid-19

 

TT Trump tuyên bố không còn nhiễm COVID-19

Tổng thống Donald Trump hôm 11/10 cho biết rằng các bác sĩ không còn phát hiện ông nhiễm COVID-19 và ông giờ không gây ra nguy cơ lây nhiễm cho người khác, theo Reuters.

Hãng tin này dẫn lời bác sĩ của ông Trump hôm 10/10 nói rằng nguyên thủ Mỹ đã được xét nghiệm và không còn bị nhiễm Corona, nhưng không trực tiếp cho biết rằng liệu ông Trump đã được xét nghiệm âm tính hay chưa.

“Tôi đã vượt qua cuộc xét nghiệm cao nhất, tiêu chuẩn cao nhất và tôi có thể trạng tuyệt vời”, ông Trump nói với kênh Fox News, theo Reuters.

Ông Trump đã được chữa trị ba ngày trong bệnh viện quân y sau khi thông báo nhiễm COVID-19 hôm 2/10.

Tổng thống Mỹ nói thêm rằng ông không còn dùng thuốc chữa trị virus Corona.

“Tôi đã đánh bại virus Trung Quốc điên rồ và tồi tệ này”, ông Trump nói thêm. “Dường như tôi miễn dịch”.

Theo Reuters, ông Trump nóng lòng trở lại vận động tranh cử sau khi ngưng hơn một tuần vì COVID-19.

Ông dự kiến sẽ tới bang chiến trường Florida vào ngày 12/10, và tham gia các cuộc vận động ở Pennsylvania và Iowa hai ngày sau đó.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-kh%C3%B4ng-c%C3%B2n-nhi%E1%BB%85m-covid-19/5617265.html

 

Bầu cử 2020: Cập nhật kết quả thăm dò

 cuộc đua giữa Trump và Biden

Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.

Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.

Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.

BBC theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.

Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?

Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.

Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.

Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.

Tổng hợp thăm dò của BBC theo dõi các thăm dò toàn quốc trong 14 ngày qua, tạo ra đường xu hướng theo số trung bình.

Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.

Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020

Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ

Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?

Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.

Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.

Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.

Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.

Đọc thêm về đề tài bầu cử Mỹ 2020

Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?

Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.

Mức trung bình của thăm dò mới nhất ở các tiểu bang chiến điạ

Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.

Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.

Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là 50% vào ngày 3/11. Điều này cho thấy một số người nghĩ là tình hình sẽ thay đổi nhiều trong vài tuần tới.

Nhưng các nhà phân tích chính trị không mấy được thuyết phục về cơ hội tái đắc cử của ông Trump.

FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.

Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh

Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ

Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?

Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.

Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.

Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.

Đến tháng 7, dữ liệu cho thấy những người ủng hộ Trump đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông trước đại dịch – nhưng có một sự tăng nhẹ vào cuối tháng 8.

Đại dịch virus corona này có khả năng chiếm ưu thế trong tâm trí cử tri và một mô hình hàng đầu do các chuyên gia tại Đại học Washington đưa ra dự đoán số người chết sẽ tăng lên khoảng 260.000 người vào ngày bầu cử.

Ông Trump có thể hy vọng Chiến dịch Warp Speed, sáng kiến vaccine của chính quyền ông, có thể tạo ra một “bất ngờ tháng 10″ – một sự kiện vào phút cuối có thể đảo ngược cuộc bầu cử.

Cố vấn khoa học chính của sáng kiến này nói rằng việc một loại vắc-xin có thể sẵn sàng được phân phối trước ngày 3 tháng 11 là “cực kỳ khó nhưng không phải là không thể”.

Có thể tin vào kết quả thăm dò?

Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.

Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.

Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640

 

Cử tri trung lập Mỹ lo ngại

 bà Harris sẽ chấp chính nếu ông Biden đắc cử

Quý Khải

Một nhóm thảo luận về cuộc tranh luận phó tổng thống tuần vừa rồi phát hiện ra rằng một số cử tri trung lập ở bang Michigan tin rằng ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ được đề cử là Thượng nghị sĩ Kamala Harris sẽ nắm quyền tổng thống nếu Joe Biden giành chiến thắng vào tháng 11, theo Axios.

Những cử tri đã bỏ phiếu cho Obama vào năm 2012 nhưng đã chọn Trump vào năm 2016, cho biết họ sẽ gắn bó với Tổng thống Trump, bởi vì bà Harris và màn tranh luận của bà ấy đã “củng cố quan điểm của họ”.

“Ông Biden sẽ không thể đảm nhiệm chức vụ này được bốn năm, vì vậy Kamala Harris sẽ trở thành tổng thống, và tôi không có chút tin tưởng nào đối với bà ta trong vai trò tổng thống, vì vậy tôi chỉ có thể chọn phương án ít tệ hơn vào thời điểm này”, một người tham gia nhóm nói. Tất cả những người khác trong nhóm đều đồng ý, báo cáo cho biết.

“Tôi sẽ gắn bó với [Trump] vì tôi không biết liệu cánh tả có thực hiện những lời hứa mà họ đang nói ngay bây giờ hay không”, một người khác nói.

Một số cử tri cho rằng bà Harris “đã làm rất tốt” và giờ họ “lo sợ” rằng bà ấy sẽ gia tăng cơ hội chiến thắng cho ông Biden vào tháng 11 trong khi những người khác chế giễu cử chỉ của bà ta trong cuộc tranh luận.

Một người nói: “Tôi sợ người phụ nữ này vì bà ta biết cách lấy lòng người dân Mỹ”, một người nói. Về cơ bản, bà ta đang tận dụng mọi thứ đã xảy ra trong năm nay để tấn công chiến dịch tranh cử của Trump, nhưng tôi không nghĩ chúng đúng”.

Sau chẩn đoán mắc Covid-19 của Tổng thống Trump, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong tuần trước đã công bố một đạo luật nhằm tìm cách loại bỏ một tổng thống bị coi là “mất năng lực về thể chất hoặc tinh thần”.

Việc bãi nhiệm tổng thống chỉ có thể được khởi xướng bởi phó tổng thống và đa số trong Nội các của tổng thống và yêu cầu ít nhất 2/3 phiếu bầu của cả Hạ viện và Thượng viện.

“Đây không phải là về Tổng thống Trump”, bà Pelosi nhấn mạnh trong một cuộc họp báo. “Ông ấy sẽ phải đối mặt với sự phán xét của các cử tri, nhưng ông ta cho thấy sự cần thiết của chúng tôi để tạo ra một quy trình cho các tổng thống tương lai”.

Tổng thống Trump đồng ý rằng động thái của Pelosi không thực sự nhằm vào ông, nói rằng đó là một âm mưu để cài bà Harris vào Nhà Trắng.

“Nancy Pelosi điên rồ đang xem xét Tu chính án thứ 25 để thay thế Joe Biden bằng Kamala Harris”, ông đã tweet. “Đảng Dân chủ muốn điều đó xảy ra nhanh chóng bởi vì Joe ngủ gật đã trở nên mất kiểm soát!!!”

Tháng trước, bà Harris nhướng mày sau khi bà cho biết rằng mình đứng đầu trong tấm vé của đảng Dân chủ khi quảng cáo các kế hoạch kinh tế dưới thời “chính quyền Harris”.

Bản thân Biden cũng đã đề cập đến các kế hoạch trong “chính quyền Harris-Biden” tại một sự kiện vận động tranh cử ở Tampa, Florida, chỉ một ngày sau khi bà Harris nói như vậy.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-tri-trung-lap-my-lo-ngai-ba-harris-se-chap-chinh-neu-ong-biden-dac-cu.html

 

Ủng hộ phá thai,

Biden bị chất vấn về đức tin Công giáo

Lục Du

Giám mục Rick Stika đã một lần nữa đặt câu hỏi về đức tin Công giáo của ông Joe Biden, khi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ cổ xúy cho việc phá thai, một điều đi ngược lại lời dăn của Chúa, theo Breit Bart.

“Một câu hỏi dành cho ông Biden. Trước Chúa, ông sẽ giải thích thế nào về việc ông thay đổi lập trường đối với việc phá thai và ông sẽ giải thích thế nào về việc thúc đẩy tối đa và cho phép loại bỏ tất cả các biện pháp bảo vệ hầu hết người vô tội? ”, Giám mục Rick Stika đặt câu hỏi trên Twitter vào sáng thứ Hai (12/10).

“Ông sẽ nói với Chúa rằng ông đã ủng hộ việc lạm dụng trẻ em vì Hiến pháp Hoa Kỳ chứ?”, Giám mục Stika chất vấn.

Trong hai dòng tweet riêng biệt, vị giám mục cũng kêu gọi cả Joe Biden và Nancy Pelosi, những người tự xưng là tín đồ Công giáo, hãy chỉ xem xét vấn đề phá thai đơn giản là vấn đề công bằng xã hội đối với những đứa trẻ, những sinh mệnh với tư cách là những người yếu đuối và không có khả năng tự vệ nhất trong xã hội.

“Câu hỏi gửi đến bà Pelosi và ông Biden và tất cả các bạn tự xưng là người Công giáo trung thành”, ông Stika viết. “Đứa trẻ trong bụng mẹ có phải là con người, có linh hồn, có khả năng chịu đau và là tài sản của người mẹ và được Chúa yêu thương không? Hãy xem xét từ góc độ đức tin đối với câu hỏi đó”.

“Tại sao các bạn cho phép người mẹ tin rằng cô ấy sở hữu đứa trẻ và rằng, chỉ vì nó là một số lớp da và một sợi dây, đứa bé đó, [lưu ý là nó] có khả năng cảm nhận được đau đớn, nên bị từ chối cơ hội được sống?”, vị giám mục tiếp tục đặt câu hỏi. “Công bằng xã hội [là] không đòi hỏi em bé phải được bảo vệ vì nó là người vô tội nhất của nhân loại hay sao?”.

Trước quan điểm ủng hộ phá thai của ông Biden, giám mục Stika cùng với ngày càng nhiều giám mục Công giáo khác đang lên tiếng chống lại nạn phá thai mạnh mẽ trước cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11.

Trong bức thư nói về Hình thành Lương tâm cho Quyền Công dân đũng nghĩa gửi cho các tín hữu, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng phá thai là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và nêu ba lý do để bảo vệ lập trường này.

“Mối đe dọa phá thai vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta vì hành vi đó tấn công trực tiếp vào chính sự sống, bởi vì nó diễn ra trong khu vực tôn nghiêm của gia đình, và vì số lượng sinh mạng bị tiêu diệt”, các giám mục viết trong thư.

https://www.dkn.tv/the-gioi/un-ho-pha-thai-biden-bi-chat-van-ve-duc-tin-cong-giao.html

 

Nhà Trắng kêu gọi

nối lại tranh luận Tổng thống lần 2

Hải Lam

Phó giám đốc truyền thông Nhà Trắng hôm 11/10 kêu gọi nối lại cuộc tranh luận lần hai giữa ông Trump – Biden, vì Tổng thống Trump đã được xác nhận không còn khả năng lây truyền nCov.

“Tổng thống đã sẵn sàng tranh luận và các bác sĩ đã cho phép ông ấy tham gia các hoạt động công khai”, CNN dẫn lời phó giám đốc truyền thông Nhà Trắng Brian Morgenstern nói với phóng viên hôm 11/10. “Họ đã nói rằng ông ấy không còn nguy cơ lây truyền nữa, vì vậy sẽ rất tuyệt nếu ủy ban tổ chức trở lại cuộc tranh luận theo đúng lịch trình”.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Ủy ban Tranh luận Tổng thống (CPD) hôm 9/10 thông báo hủy buổi tranh luận thứ hai giữa ông Trump và đối thủ Biden, dự kiến diễn ra ngày 15/10 ở Miami, bang Florida theo hình thức toà thị chính, và chuyển sang chuẩn bị cho buổi tranh luận cuối cùng vào 22/10.

Trước đó, vào ngày 8/10, CPD cho biết cuộc tranh luận thứ hai sẽ được chuyển sang hình thức trực tuyến để ngăn nCov lây lan. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã phản đối, cho rằng việc thay đổi hình thức tranh luận là “không thể chấp nhận được”.

Eric Trump, con trai của Tổng thống, trong cuộc phỏng vấn với ABC được phát sóng hôm 11/10 cho biết, cha anh “muốn đứng trên sân khấu với đối thủ của mình”.

Theo Reuters, Tổng thống Trump hôm 11/10 cho biết ông đã bình phục hoàn toàn sau khi nhiễm nCov và không có nguy cơ lây nhiễm cho những người khác. Điều đó giúp ông quay trở lại tổ chức các cuộc mít tinh vận động tranh cử lớn vào những tuần cuối cùng của cuộc đua tới Nhà Trắng nhiệm kỳ hai.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-trang-keu-goi-noi-lai-tranh-luan-tong-thong-lan-2.html

 

Nhờ Trump, Huawei đang giãy chết.

Nhưng nếu lên, Biden sẽ hồi sinh nó

Đại Nghĩa

Gordon G. Chang, chuyên gia về Trung Quốc, đã có bài bình luận trên trang chủ của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Gatestone. Dưới đây là nguyên văn bài bình luận

Bằng cách cắt nguồn cung cấp chất bán dẫn, chính quyền tổng thống Trump đang làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tồn tại của Huawei Technologies, hiện là nhà sản xuất có quy mô hàng đầu thế giới về cả thiết bị mạng viễn thông và điện thoại thông minh.

Washington đã cáo buộc Huawei liên tục đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ. Ngoài ra, chính quyền tổng thống Donald Trump tin rằng công ty này gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Bởi vì Bắc Kinh sử dụng thiết bị của Huawei để lấy trộm dữ liệu qua máy chủ và các thiết bị mạng khác.

Vào đầu năm nay, Huawei đã có mặt tại hơn 170 quốc gia, có thể sẽ thống trị mạng 5G trong vài năm tới.

Huawei nói rằng nó thuộc sở hữu của nhân viên, nhưng thực tế lại nằm trong tay chính quyền Trung Quốc. Nó là một trong những “nhà vô địch quốc gia” của Trung Quốc.. Công ty này đã duy trì vị trí là nhà sản xuất thiết bị mạng số lớn nhất thế giới, vị trí mà nó đã có trong nhiều năm.

Hơn nữa, trong quý 2 năm nay, theo Canalys và IDC, Huawei đã vượt qua Samsung của Hàn Quốc để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, công ty sẽ không có khả năng duy trì vị trí dẫn đầu trong cả hai lĩnh vực nữa. Hiện tại, vấn đề trước mắt nhất của hãng là sắp hết chip, vốn cần thiết cho cả hai dòng sản phẩm.

Hành động của chính quyền tổng thống Trump là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt chất bán dẫn của Huawei. Bộ Thương mại Hoa Kỳ, từ ngày 16/5 năm ngoái, đã thêm Huawei vào Danh sách đen. Việc chỉ định này có nghĩa là không một công ty Mỹ nào, nếu không có sự chấp thuận trước của Cục Công nghiệp và An ninh, được phép bán hoặc cấp phép cho các sản phẩm và công nghệ của Huawei theo Quy định của Cục Quản lý Xuất khẩu Hoa Kỳ.

Kể từ đó, chính quyền Trump đã ban hành các miễn trừ khỏi việc chỉ định trên, nhưng hiện nay đang thắt chặt các quy tắc và đồng thời ban hành các quy định mới. Kết quả là các công ty chip không thể cung cấp chất bán dẫn cho Huawei.

Không chỉ các công ty Mỹ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Bộ Thương mại hồi tháng 5 đã mở rộng quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải nhận được giấy phép xuất khẩu trước khi bán sản phẩm cho Huawei hoặc các công ty con được chỉ định của nó như HiSilicon, nếu như chip được sản xuất bằng thiết bị của Mỹ.

Lệnh cấm trên diện rộng đã buộc các nhà sản xuất châu Á như Samsung và SK Hynix phải cắt đứt quan hệ với Huawei. Đáng chú ý nhất là, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan TSMC không còn sản xuất chipset Kirin cho Huawei. Các quy tắc của Hoa Kỳ quá toàn diện đến nỗi ngay cả Semiconductor Manufacturing International Corp., (SMIC) xưởng đúc chip lớn nhất của Trung Quốc, cũng không còn nhận đơn đặt hàng từ Huawei.

Các nhà phân tích trong ngành tin rằng Huawei sẽ hết hàng tồn kho chip cho điện thoại vào khoảng giữa năm sau. Những người khác nói sẽ sớm hơn.

Ước tính bán hàng phản ánh sự cạn kiệt của hàng tồn kho. Huawei ước tính sẽ xuất xưởng 50 triệu thiết bị cầm tay trong năm tới. Con số này giảm mạnh so với 190 triệu bộ mà các nhà phân tích đã dự đoán cho năm nay và 240 triệu bộ mà nó đã bán được vào năm ngoái.

Sự thiếu hụt đối với lĩnh vực kinh doanh khác của Huawei – bộ mạng 5G – không nghiêm trọng bằng. Theo một báo cáo, công ty này dự đoán nguồn cung bị cắt giảm, nên đã tích trữ đủ chip “trong vài năm”.

Liệu Huawei có thể tự cứu mình bằng cách sản xuất chip của riêng mình? Theo Brandon Weichert, vào đầu năm nay, Trung Quốc đã tự sản xuất 16,3% nhu cầu tiêu thụ chip của mình. Một số ước tính là cao hơn mức đó. Rốt cục, tỷ lệ này rồi cũng sẽ tăng lên, một phần lớn là do sáng kiến ​​Made in China 2025 và các nỗ lực liên quan như Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, bắt đầu vào năm tới. Claude Barfield thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra rằng, Bắc Kinh đang “bằng mọi giá” phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình.

Weichert cho rằng Trung Quốc sẽ mất không quá hai năm để phát triển một “công suất bán dẫn bản địa đáng tin cậy.” Người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, nói rằng sẽ lâu hơn một chút. Vào tháng 8 năm ngoái, ông này đã viết rằng trong vòng 3-5 năm tới ông sẽ tạo ra một “đội quân sắt bất khả chiến bại” để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ông Nhậm cũng cho rằng công ty đang đối mặt với “thời điểm sống còn”.

Để xây dựng “đội quân” của Nhậm, Huawei với công ty con Habo Investments, đã bắt đầu kinh doanh sản xuất chip. Tuy nhiên, nỗ lực dường như đã quá muộn để giải cứu nó khỏi tình trạng bí bách hiện tại. Habo sẽ không thể sản xuất chipset trong nhiều năm tới. Trong khi đó, Huawei sẽ phải đi khắp thế giới để tìm kiếm sản phẩm.

Weichert nói với Gatestone trong tháng này: “Đừng có coi thường Huawei. Công ty này được Bắc Kinh coi là một thành phần thiết yếu trong nỗ lực thống trị công nghệ của nó. Chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cầu xin, vay mượn và ăn cắp để giữ cho Huawei có thể cạnh tranh trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu”.

Trung Quốc hiện đang bị tổn thương, nhưng họ đang nỗ lực để cách ly khỏi các quy định của Mỹ. Do đó, có một cửa sổ hẹp cho Huawei. Ngày 3/11 có thể là ngày “sinh tử” đối với gã khổng lồ Trung Quốc.

Cựu phó Tổng thống Biden có thể nói rằng ông sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc so với Tổng thống Trump, nhưng những người ủng hộ ông đã ra hiệu rằng ông sẽ không làm. Max Baucus, người từng là đại sứ ở Trung Quốc dưới thời tổng thống Obama, dự đoán rằng, nếu ông Biden chiến thắng, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ có một sự “thiết lập lại”. Ông nói với Squawk Box Asia của CNBC vào ngày 8 tháng 10: “Bạn sẽ thấy một tổng thống tham gia vào các chính sách ngoại giao thầm lặng [với Bắc Kinh]”.

Hơn nữa, Jake Sullivan, cố vấn cấp cao của Biden, đã nói rõ rằng Mỹ “nên tập trung ít hơn vào việc cố gắng kìm hãm Trung Quốc mà nên tập trung nhiều hơn vào việc cố gắng tự chạy nhanh hơn”. Ẩn ý trong câu nói trên là “chúng ta nên cho phép Bắc Kinh làm bất cứ điều gì họ muốn”.

Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách hồi sinh các chính sách thân thiện với Trung Quốc với Biden. “Tôi nghĩ rằng sẽ có một số cải tiến được thực hiện trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như ân xá cho các công ty quan trọng đối với chúng tôi khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ” , Li Yi thuộc Học viện Nghiên cứu Xã hội Thượng Hải, đề cập đến các lệnh cấm bán chip của Trump, nói với tờ South China Morning Post.

Vì vậy, nhiều khả năng các công ty chip sẽ vận động hành lang cho một Tổng thống Biden để ông ấy tái khởi động lại nguồn cung chip cho Huawei Technologies.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nho-trump-huawei-dang-giay-chet-nhung-neu-len-biden-se-hoi-sinh-no.html

 

Ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ

 ra điều trần trước Thượng viện

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 12/10 bắt đầu bốn ngày điều trần chuẩn thuận ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Coney Barrett, theo Reuters.

Phiên điều trần đầu tiên nhằm chuẩn thuận bà Barrett, thẩm phán tòa phúc thẩm được Tổng thống Trump lựa chọn để thay thế cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, bắt đầu với các tuyên bố khai mạc của các thượng nghị sĩ.

Ứng viên được Reuters nói là có quan điểm bảo thủ phát biểu sau khi 22 thành viên của ủy ban trên lên tiếng.

Tin cho hay, bà Barrett sẽ đối mặt với các câu hỏi từ các thượng nghị sĩ vào hai ngày 13 và 14/10.

“Đây sẽ là một tuần dài, đầy tranh cãi,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch ủy ban, nói, cho rằng “cả thế giới đang theo dõi”.

Theo Reuters, bà Barrett đeo khẩu trang màu đen và ngồi bàn đối diện với các thượng nghị sĩ. Chồng và bảy người con của bà ngồi phía sau và cũng đeo khẩu trang.

Hãng tin Anh nói rằng phe Dân chủ lên án nỗ lực chuẩn thuận bà Barrett ít tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.

Theo Reuters, ông Graham thừa nhận rằng vì phe Cộng hòa chiếm thế đa số 53-47 tại Thượng viện nên việc chuẩn thuận ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao dường như là điều chắc chắn.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-t%C3%B2a-%C3%A1n-t%E1%BB%91i-cao-m%E1%BB%B9-ra-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BA%A7n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n/5618336.html

 

Tối cao Pháp viện Mỹ: Amy Barrett nói

sẽ ‘áp dụng luật như văn bản’

Thẩm phán được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử vào vị trí trống của Tối cao Pháp viện sẽ nói với các thượng nghị sĩ rằng bà sẽ xử các vụ án pháp lý một cách công bằng “bất kể ý muốn của tôi có thể là gì”.

Amy Coney Barrett, một thẩm phán bảo thủ, phải đối mặt với phiên điều trần xác nhận kéo dài 4 ngày tại Thượng viện vào tuần tới.

Nếu được chấp thuận, bà sẽ thay thế thẩm phán cấp tiến Ruth Bader Ginsburg, vừa qua đời ở tuổi 87.

Việc đề cử thẩm phán Barrett vào ghế trống do bà Ginsburg để lại đã gây tranh cãi về mặt chính trị.

Quyết định này được Trump công bố cuối tháng 9, chỉ vài tuần trước khi ông đối đầu với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.

Nếu sự đề cử Thẩm phán Barrett được xác nhận, các thẩm phán có khuynh hướng bảo thủ sẽ chiếm đa số 6-3 trong Tối cao Pháp viện, thay đổi sự cân bằng ý thức hệ của tòa cao nhất nước Mỹ trong nhiều thập niên tới.

Tối cao Pháp viện Mỹ: Đảng Cộng hòa đủ phiếu bổ nhiệm ghế khuyết thẩm phán

Cử tri Mỹ nghĩ gì về ghế trống của Tối cao Pháp viện?

Tối cao Pháp viện của Trump thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện có nhiệm kỳ suốt đời và phán quyết của họ có thể định hình chính sách công về mọi thứ, từ quyền sử dụng súng và quyền bầu cử đến phá thai và việc tài trợ các chiến dịch tranh cử.

Đảng Dân chủ lo ngại việc đề cử thành công của Thẩm phán Barrett sẽ có lợi cho đảng Cộng hòa trong các vụ án nhạy cảm về chính trị có thể phải được đưa lên Tối cao Pháp viện.

Do đó, các đảng viên Đảng Dân chủ đã thúc giục Thẩm phán Barrett không tham gia vào bất kỳ vụ kiện nào liên quan đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 và thách thức sắp tới đối với luật y tế được gọi là Obamacare.

Họ lập luận rằng, vì bà được Tổng thống Trump đề cử trong giữa một chiến dịch tranh cử, nên việc đưa ra phán quyết về những trường hợp như vậy là không hợp đạo đức.

Nếu được xác nhận, Thẩm phán Barrett sẽ là thẩm phán Tối cao Pháp viện thứ ba được Tổng thống Trump bổ nhiệm

Các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã đưa ra lo ngại về sự bùng phát của virus corona trong giới chính trị gia cấp cao, bao gồm cả Tổng thống Trump và các đảng viên Cộng hòa liên quan đến phiên điều trần đề cử Thẩm phán Barrett.

Nhưng muốn thúc đẩy việc đề cử, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa từ chối lời yêu cầu hoãn phiên điều trần của Đảng Dân chủ.

Thẩm phán Barrett là thẩm phán thứ ba được tổng thống Đảng Cộng hòa hiện tại đề cử, sau Neil Gorsuch năm 2017 và Brett Kavanaugh năm 2018.

Thẩm phán Barrett sẽ nói gì trong buổi điều trần?

Trong sự kiện tương tự một cuộc phỏng vấn xin việc, buổi điều trần xác nhận sẽ cho Thẩm phán Barrett một cơ hội để giải thích triết lý pháp lý và trình độ chuyên môn của bà cho bổ nhiệm có nhiệm kỳ suốt đời.

Trong những lời chuẩn bị được đưa ra trước phiên điều trần, Thẩm phán Barrett cảm ơn Tổng thống Trump đã “giao cho tôi trách nhiệm sâu sắc này”, điều mà bà gọi là “vinh dự của một đời người”.

Trong bài phát biểu, Thẩm phán Barrett, 48 tuổi, người đàn bà có 7 con, sẽ nói về tầm quan trọng của gia đình bà và cách cha mẹ bà chuẩn bị cho bà một “đời sống phục vụ, nguyên tắc, đức tin và tình yêu thương”.

Thẩm phán Barrett sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với các thẩm phán mà bà đã từng làm việc với, bao gồm cả cố Thẩm phán Tối cao Pháp viện Antonin Scalia.

Thẩm phán Barrett sẽ nói rằng lý lẽ của Justice Scalia đã “định hình tôi”. “Triết lý tư pháp của ông rất thẳng thắn: Một thẩm phán phải áp dụng luật như đã được viết ra, chứ không phải theo ý muốn của thẩm phán.”

Thẩm phán Barrett sẽ nói rằng bà đã “quyết tâm giữ nguyên quan điểm đó” trong sự nghiệp pháp lý của mình.

Amy Coney Barrett là ai?

- được những người bảo thủ xã hội ưa thích do hồ sơ về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính

- một người Công giáo sùng đạo nhưng khẳng định đức tin không ảnh hưởng đến quan điểm pháp lý của mình

- là một người theo chủ nghĩa nguyên bản, có nghĩa là giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ theo ý muốn của tác giả, không thay đổi theo thời đại

- sống ở Indiana, có bảy người con, trong đó có hai con nuôi từ Haiti

Thẩm phán Barrett sẽ nói rằng chính trị gia được dân bầu là những người phải đưa ra “các quyết định chính sách và đánh giá các phán quyết”, chứ không phải các thẩm phán của Tối cao Pháp viện.

“Trong mọi vụ án, tôi đều cân nhắc kỹ lưỡng các lý lẽ mà các bên đưa ra, thảo luận các vấn đề với các đồng nghiệp trên tòa và cố gắng hết sức để đạt được kết quả theo yêu cầu của pháp luật, bất kể ý muốn của tôi là gì”, Thẩm phán Barrett nói.

“Khi tôi viết ý kiến giải quyết một vụ án, tôi đọc từng chữ từ góc độ của bên thua kiện. Tôi tự hỏi mình sẽ xem quyết định như thế nào nếu một trong những đứa con của tôi thuộc bên mà tôi đang có phán quyết bất lợi với.”

Quá trình xác nhận diễn tiến ra sao?

Sau phiên điều trần, Thượng viện – thượng viện của Quốc hội Hoa Kỳ – sẽ bỏ phiếu để xác nhận hoặc bác bỏ việc Thẩm phán Barrett được đề cử.

Đảng Cộng hòa chiếm đa số nhẹ, nhưng dường như họ đã có 51 phiếu bầu cần có để xác nhận thẩm phán Barrett.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu xác nhận trước cuộc bầu cử ngày 3/11.

Ngoại trừ có một bất ngờ, các đảng viên Dân chủ dường như có ít lựa chọn để có thể ngăn bà Barrett lướt qua Thượng viện vào ghế Tối cao Pháp viện.

Phe bảo thủ thấy cơ hội lật ngược tình thế pháp lý

Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ

Cuộc chiến xác nhận ứng cử viên Tối cao Pháp viện của Tổng thống Trump bắt đầu vào thứ Hai. Sự thay đổi cán cân tư tưởng của tòa án sẽ có tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống người Mỹ và trên toàn nước Mỹ – có lẽ nhiều nhất ở Texas.

Trong khi tranh cãi chính trị về việc bổ nhiệm Trump đang diễn ra ở Washington DC, một số cuộc đấu pháp lý lớn nhất được đưa đến Tối cao Pháp viện trong những năm gần đây đến từ Texas.

Tiểu bang Texas, có thói quen đẩy ranh giới của luật lệ và mục đích bảo thủ, không phải lúc nào cũng thắng những vụ kiện được tòa cao nhất nước xét xử. Những luật như quyền đi bầu, án tử hình và gần đây nhất là phá thai, nhiều lần được quyết định bởi các cuộc bỏ phiếu căng thẳng, chỉ thắng 5 trên 4.

Tuy nhiên, với sự ra đi của Thẩm phán Ginsburg và Thẩm phán Barrett đã sẵn sàng vào tòa, giới bảo thủ ở Texas lạc quan rằng làn sóng pháp lý có thể sẽ đổi chiều.

Tại sao việc đề cử Thẩm phán Barrett gây tranh cãi?

Kể từ khi bà Ginsburg qua đời vì bệnh ung thư hôm 18/9, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bị buộc tội đạo đức giả vì nhất định đề cử thẩm phán vào Tối cao Pháp viện trong một năm bầu cử.

Năm 2016, chính ông McConnell đã từ chối tổ chức các phiên điều trần cho Merrick Garland, ứng cử viên của Tổng thống Dân chủ Barack Obama vào Tối cao Pháp viện.

Đề cử, xảy ra 237 ngày trước cuộc bầu cử, đã bị chặn thành công vì đảng Cộng hòa nắm giữ Thượng viện và cho rằng quyết định đề cử vào Tối cao Pháp viện nên được đưa ra ngoài một năm bầu cử.

Lần này, ông McConnell ca ngợi việc đề cử Thẩm phán Barrett, nói rằng tổng thống “không thể có một quyết định tốt hơn.”

Đảng Dân chủ nói rằng Đảng Cộng hòa nên giữ vững lập trường trước đó của họ và để cử tri quyết định. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa phản bác rằng đảng Dân chủ cũng đã thay đổi lập trường kể từ năm 2016.

Ông Biden gọi những nỗ lực của ông Trump trong việc bổ nhiệm một thẩm phán trong lúc này là một “sự lạm quyền”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54504675

 

Fauci nói trích dẫn quảng cáo

của chiến dịch Trump gây hiểu lầm

Khoa học gia hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, Anthony Fauci, nói một đoạn clip đã qua chỉnh sửa của ông được sử dụng trong một quảng cáo vận động tranh cử của Trump gây hiểu lầm.

Đoạn clip cho thấy Tiến sĩ Fauci nói ông “không thể tưởng tượng được bất kỳ ai có thể làm nhiều hơn nữa” trong việc chống lại Covid-19, gợi ý rằng ông đang nói về Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, thực sự là Tiến sĩ Fauci đang nói về chính bản thân mình và các quan chức y tế khác.

Chuyên gia dịch tễ trước đây đã xung đột với ông Trump về cách xử lý đại dịch.

Fauci: Mỹ ‘đã có thể cứu nhiều mạng người’ nếu hành động sớm hơn

Nhà Trắng chỉ trích cố vấn Dịch tễ học Anthony Fauci

“Trong gần 5 thập kỷ làm dịch vụ công của mình, tôi chưa bao giờ công khai tán thành bất kỳ ứng cử viên chính trị nào”, ông nói, trong một phát biểu gửi cho hãng tin AFP.

“Các nhận xét được quy cho tôi mà không có sự cho phép của tôi trong quảng cáo của chiến dịch Đảng Cộng hoà đã được đưa ra ngoài ngữ cảnh từ một phát biểu chung mà tôi đã đưa ra vài tháng trước về nỗ lực của các quan chức y tế công cộng liên bang”, bác sĩ Fauci nói thêm.

Quảng cáo chiến dịch dài 30 giây tuyên bố “Tổng thống Trump đang hồi phục sau virus corona, và nước Mỹ cũng vậy”, trước khi phát đoạn clip của Tiến sĩ Fauci.

Tuy nhiên, trong đoạn phim gốc của Tiến sĩ Fauci, bắt nguồn từ một cuộc phỏng vấn mà nhà dịch tễ học thực hiện với Fox News vào tháng Ba, ông nói:

“Tôi đã dành gần như toàn bộ thời gian cho việc này. Tôi hầu như ở Nhà Trắng mỗi ngày với lực lượng đặc nhiệm. Đó là mỗi một ngày. Vì vậy, tôi không thể tưởng tượng rằng bất ai, trong bất kỳ trường hợp nào mà có thể làm được nhiều hơn thế. “

Đáp lại, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Trump, Tim Murtaugh nói:

“Đây là những lời của chính Tiến sĩ Fauci. Đoạn video là từ một cuộc phỏng vấn trên truyền hình được phát sóng toàn quốc, trong đó Tiến sĩ Fauci đã ca ngợi công việc của chính quyền Trump. Những lời được nói ra là chính xác, và trực tiếp từ miệng của Tiến sĩ Fauci. “

Tổng thống Trump cũng bảo vệ việc sử dụng đoạn clip, tweet rằng: “Chúng thực sự là những lời của chính Tiến sĩ Fauci. Chúng tôi làm một công việc mang tính ‘hiện tượng’, theo một số thống đốc”.

Bầu cử Mỹ: Nhà Trắng tổ chức sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ Covid-19

Bác sĩ nói ông Trump sẵn sàng tái xuất trước công chúng

Sự việc xảy ra vài ngày sau khi Tiến sĩ Fauci chỉ trích Nhà Trắng vì đã tổ chức một cuộc họp vào tháng trước có liên quan đến sự bùng phát của Covid-19.

Ông nói sự kiện Vườn Hồng vào ngày 26/9, được tổ chức để công bố ứng cử viên Tối cao Pháp viện của Tổng thống Trump, là một “sự kiện siêu lây lan”. Ít nhất 11 người tham dự sau đó có kết quả dương tính với virus.

Ông Trump cũng có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 1/10 và phải nhập viện ba ngày vì virus.

Nhưng tuần trước, các bác sĩ đã cho phép ông Trump tổ chức các sự kiện công chúng, chưa đầy một tháng trước khi ông đương đầu với ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống.

Hôm thứ Hai, chiến dịch vận động tranh cử của Trump đang lên kế hoạch cho một cuộc mít tinh lớn ở Sanford, Florida.

Chuyên gia y tế hàng đầu Hoa Kỳ cảnh báo về duyệt vaccine nhanh

Trump ‘không còn rủi ro lây nhiễm Covid’

Ông Trump đã bày tỏ hoài nghi về các biện pháp như đeo khẩu trang và phong tỏa để chống lại sự lây lan của Covid-19, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 213.000 người ở Mỹ. Ông đã nói về triển vọng của một loại vaccine có sẵn, mặc dù các nhà nghiên cứu nói rằng việc này khó có thể xảy ra và sớm nhất là trước năm sau.

Kết quả thăm dò cho thấy ông Biden dẫn trước ông Trump ở mức hơn mười điểm và một cuộc thăm dò của ABC News/IPSOS cho thấy chỉ 35% người Mỹ đồng tình với cách đối phó khủng hoảng virus corona của ông Trump.

Những ai dương tính trong vòng tiếp xúc Trump?

Theo truyền thông Mỹ, có tới 34 phụ tá Nhà Trắng và những người liên đới khác đã cho kết quả dương tính với Covid-19 trong những ngày gần đây, nhiều người trong số họ có liên quan đến sự kiện ngày 26/9.

Hôm thứ Sáu, Bộ Y tế Minnesota cho biết 9 ca nhiễm có liên quan đến cuộc mít tinh tranh cử ngày 18/9 của ông Trump tại bang này.

Các quan chức cho biết, ít nhất một người đã bị lây nhiễm khi họ tham dự, và hai trường hợp đã phải nhập viện, với một trong họ đó đang trong chăm sóc tích cực.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54504546

 

Những đơn xin trợ cấp thất nghiệp

còn tồn đọng tại California

sẽ không được giải quyết cho đến tháng 1, 2021

Vào thứ tư (ngày 7 tháng 10), cơ quan trợ cấp thất nghiệp của California cho biết họ đã giải quyết khoảng 246,000 trong số hơn 1.6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp bị tồn đọng trong khoảng thời gian tạm nghỉ hai tuần để cải tiến kỹ thuật. Nhưng cơ quan này cho biết phải đến tháng Giêng, 2021 trước khi họ giải quyết tất cả các đơn còn tồn đọng, một tin tức khiến các nhà lập pháp tiểu bang thất vọng trong phiên điều trần lập pháp hôm thứ Tư.

Bà Sharon Hilliard, giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển Việc làm (EDD), cho biết một số người đã chờ đợi tới 5 tháng để được trợ cấp. California đã trả hơn 93.8 tỷ mỹ kim tiền trợ cấp thất nghiệp kể từ tháng 3, khi Thống đốc Gavin Newsom ra lệnh đóng cửa hầu hết các doanh nghiệp để làm chậm sự lây lan của coronavirus. Tiểu bang đã giải quyết hơn 13.6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

Nguyên nhân chính của việc tồn đọng là xác minh danh tính của những người trong đơn. Đây là bước đầu tiên trong tiến trình ghi danh. EDD đã xác minh khoảng 40% các đơn xin. Tiểu bang có thể giải quyết khoảng 2,400 đơn mỗi ngày, nhưng cơ quan đã nhận được hơn 20,000 đơn hàng ngày.

Sau khi báo cáo được công bố, EDD đã ngừng nhận các đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong hai tuần để có thể cài đặt phần mềm xác minh danh tính mới hứa hẹn sẽ tự động xác minh danh tính của tới 91% số người yêu cầu mà không cần sự can thiệp của nhân viên. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nhung-don-xin-tro-cap-that-nghiep-con-ton-dong-tai-california-se-khong-duoc-giai-quyet-cho-den-thang-1-2021/

 

Ông Trump: Bà Pelosi đang tìm cách thay thế

ông Biden bằng bà Harris với Tu chính án thứ 25

Hương Thảo

Tổng thống Trump đã chỉ đích danh Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi rằng bà ta đang tìm cách “thay thế Joe Biden bằng Kamala Harris” với dự luật loại bỏ một tổng thống, theo The BL ngày 12/10.

Bà Pelosi đã giới thiệu một dự luật thành lập một ủy ban đặc biệt gồm các dân biểu để nghiên cứu việc loại bỏ một tổng thống đương nhiệm, trong trường hợp vị tổng thống này bị khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần khiến ông ta không thể đảm đương nhiệm vụ của mình.

Trong khi ấn tượng đầu tiên là bà Pelosi muốn tìm cách loại bỏ Tổng thống Trump, người đã phải nhập viện ba đêm vì Covid-19, nhưng Tổng thống Trump đã nhìn ra một điều gì đó khác biệt trong động thái này.

Trong một dòng tweet, Tổng thống Trump đã đi xa hơn trong dự đoán của mình, khi đề cập rằng mục tiêu cuối cùng của bà Pelosi là muốn loại bỏ ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nếu họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

“Nancy Pelosi điên rồ đang xem xét Tu chính án thứ 25 để thay thế Joe Biden bằng Kamala Harris. Đảng Dân chủ muốn điều đó xảy ra nhanh chóng bởi vì Joe ngủ gật đã mất kiểm soát !!! ”, ông Trump viết.

Pelosi và Hạ nghị sĩ Jamie Raskin đang dựa vào Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép loại bỏ tổng thống với lý do không đủ năng lực thể chất hoặc tinh thần để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trong khi bà Pelosi và Đảng Dân chủ đã cố gắng trong gần 4 năm để loại bỏ Tổng thống Trump bằng cách sử dụng nhiều phương cách, một số trong số đó rất phức tạp và tốn kém, nhưng họ đã không thể làm như vậy, nhưng các dấu hiệu suy giảm tinh thần thường xuyên của ông Biden đã làm gia tăng nghi vấn của Tổng thống Trump đối với vấn đề này.

Tổng thống đã nói trước đó rằng ông Biden đã duy trì phong độ trong các hoạt động tranh cử công khai của mình nhờ sử dụng chất kích thích.

Vì lý do này, ông yêu cầu trước khi tranh luận cả hai ứng viên đều nên được kiểm tra xem có khả năng sử dụng một số dạng “doping” hay không, một đề xuất không được chiến dịch Đảng Dân chủ chấp nhận.

Các bài phát biểu trước công chúng của ông Biden có đặc điểm là ông ta mắc rất nhiều sai lầm thậm chí ngớ ngẩn, đến mức thường phải được đội ngũ trong chiến dịch của ông sửa chữa hoặc phủ nhận, và đội ngũ cố vấn của ông thường yêu cầu các nhà báo đặt những câu hỏi đơn giản và vô thưởng vô phạt đến mức bị coi là “dành cho trẻ con”.

Nếu bà Harris thành công trong việc thay thế ông Biden, rất có thể chương trình nghị sự cánh tả cấp tiến do bà Harris thúc đẩy sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn nữa, và những cuộc bạo động phá hoại đã xảy ra trong vài tháng qua ở đất nước này sẽ tiếp tục ngay cả sau ngày bầu cử 3/11.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-ba-pelosi-dang-tim-cach-thay-the-ong-biden-bang-ba-harris-voi-tu-chinh-an-thu-25.html

 

Vai trò của ông Obama và đồng sự trong ‘vụ

Bê bối Nga-Trump’ do bà Hillary dàn dựng

Bình luậnDu Miên

Khi Giám đốc tình báo Hoa Kỳ John Ratcliffe công bố các tài liệu giải mật về kế hoạch dựng tin đồn Tổng thống Donald Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016, đó là bằng chứng mạnh mẽ chứng minh cựu Tổng thống Barack Obama biết rõ về âm mưu này.

Trong số các tài liệu mà Giám đốc Ratcliffe cung cấp cho Fox News, có các bản ghi chú chép tay từ cựu giám đốc CIA John Brennan trong một cuộc họp ngắn với cựu Tổng thống Barack Obama.

Trong buổi họp này, ông Brennan đã thông báo nhanh và tóm tắt sơ lược với ông Obama, về một kế hoạch vận động mà bà Hillary Clinton đã phê duyệt để “khuấy động một vụ bê bối” bằng cách quy kết Tổng thống Donald Trump thông đồng với Nga trong cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016. Bản thân bà Hillary Clinton khi đó là Ngoại trưởng Mỹ dưới trướng ông Obama, và cũng là ứng cử viên của đảng Dân chủ tranh cử trực tiếp với ông Trump trong cuộc bầu cử năm đó.

Như vậy, âm mưu dựng một scandal giả để loại bỏ ông Trump của bà Clinton không hề là một bí mật đối với cựu Tổng thống Barack Obama, theo Western Journal. Kế hoạch gây cản trở chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump này, cùng các cuộc điều tra theo sau đó, đã gây khó khăn cho chính quyền của ông ngay cả trước khi nó chính thức bắt đầu. Và những hệ lụy đó thậm chí kéo dài tới cả chiến dịch tranh cử hiện tại của Tổng thống Trump.

Như nhà bình luận và tác giả với quan điểm truyền thống Mark Levin nhận định, “vụ này lớn đấy!”.

Một ngày sau khi các tài liệu giải mật được công bố, ngày 7/10, Thượng nghị sĩ Tom Cotton phát biểu trên chương trình “Fox & Friends” rằng: “Trong suốt mùa hè và mùa thu năm 2016, bà Hillary Clinton và đảng Dân chủ đã cáo buộc ông Donald Trump và chiến dịch của ông ấy thông đồng với người Nga. Giờ đây, chúng ta biết rằng trò lừa bịp thông đồng đó là sai sự thật và chính bà Hillary Clinton cùng đảng Dân chủ thực sự đã thông đồng với các sĩ quan tình báo nước ngoài”.

Bản thân Thượng nghị sĩ Cotton là một thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ.

Ông cho biết: “Tôi nghĩ ta phải nhận định rằng ông Joe Biden đã biết và tham gia vào điều này ngay từ đầu. [Clinton] đã thuê một điệp viên nước ngoài, người có nguồn tin ở Nga, có thể là chính các sĩ quan tình báo Nga, để bới móc về ông Donald Trump và lan truyền [các thông tin] trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Tất nhiên, Điện Kremlin sẽ thu hút được nỗ lực đó bằng Christopher Steele, một cựu điệp viên người Anh để cố gắng xác định thông tin đó và tất nhiên, họ đang cố gắng sử dụng nó như một cách để đưa thông tin sai lệch của chính họ vào cuộc tranh luận chính trị của Mỹ”.

Ông khẳng định: “Người và chiến dịch chịu trách nhiệm về điều đó là bà Hillary Clinton và đảng Dân chủ. Ông Barack Obama đã biết về điều đó ngay từ mùa hè năm 2016. Tôi nghĩ rằng có thể nói ông Joe Biden cũng biết về điều đó”.

Theo các tài liệu chia sẻ với Fox News, một phần của bản ghi chú từ ông Brennan có viết: “Chúng tôi đang nhận được thông tin chi tiết bổ sung về các hoạt động của Nga từ (Tên người đã được biên tập). (Trích dẫn) [tóm tắt] theo báo cáo đã được Hillary Clinton phê duyệt một đề xuất từ ​​một trong những cố vấn chính sách đối ngoại của bà ấy, nhằm bôi nhọ ông Donald Trump bằng cách khuấy động vụ bê bối khẳng định có sự can thiệp từ cơ quan an ninh Nga”. Các ghi chú có ghi ngày “vào ngày 28/7″, theo Fox News đưa tin. Phản ứng của ông Obama đã được biên tập lại.

Thứ Ba (6/10), Tổng thống Donald Trump cho biết, ông đã cho phép giải mật tất cả các tài liệu tình báo liên quan đến “vụ bê bối Nga” can thiệp bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016, mặc dù ông không cho biết ông đã chấp thuận cho tiết lộ thông tin nào. Văn phòng FBI gọi “vụ Bê bối Nga” này với cái tên “Crossfire Hurricane”.

Lệnh này có thể là một đòn chí mạng nhắm thẳng tới ông Obama, tuy nhiên, chỉ với những bản ghi chú từ ông Brennan – một trong những người phản đối ông Trump gay gắt nhất hiện nay – cũng đủ để cho thấy ông Obama biết rõ về âm mưu mà bà Clinton vạch ra để phá hoại chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Như Fox News đã nhận định trước đó, bà Clinton cố tình chuẩn bị kế hoạch này như “một phương tiện đánh lạc hướng công chúng [Hoa Kỳ] khỏi việc bà ấy sử dụng một máy chủ [nhận] email riêng” trong thời gian còn tại vị Ngoại trưởng Mỹ.

Báo Western Journal nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người dân Mỹ cần hiểu rõ chân tướng của vụ việc này, nhất là trong khoảng thời gian nước rút ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020. Sự thật là, tất cả những nỗ lực không ngừng nghỉ hòng đánh bại ông Donald Trump đã bắt đầu từ rất lâu trước khi ông nhận được lá phiếu ủng hộ đầu tiên từ cử tri của mình trong cuộc bầu cử năm 2016, tất cả những điều ấy đều được người tiền nhiệm của ông và những kẻ chủ mưu – vốn đều thuộc Đảng Dân chủ – nắm rõ và ủng hộ.

Trên thực tế, ông Joe Biden – đối thủ của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay – đã xây dựng chiến dịch tranh cử của mình dựa trên mối quan hệ làm việc thân thiết với ông Obama, theo Western Journal. Điều này càng chứng tỏ sự thèm khát đến tuyệt vọng của bè phái này hòng giành lại quyền kiểm soát Hoa Kỳ.

Và vì vậy, nó càng cho thấy sự cấp thiết của việc những người ủng hộ ông Trump cần mạnh mẽ phản đối và ngăn cản điều này xảy ra.

Một quan chức tình báo đã nói với Breitbart rằng:

“Người dân Mỹ xứng đáng được thấy cách mà bộ sậu Nhà Trắng Obama-Biden cùng những người được họ bổ nhiệm tại DOJ và CIA đã chính trị hóa công việc của chúng tôi, bởi nhiều người trong số này đang cố gắng giành lại quyền lực. Chúng tôi chỉ muốn giữ an toàn cho người dân Mỹ. Đó là [động lực để] chúng tôi dành mỗi giờ tỉnh táo để tập trung vào. Chúng tôi không muốn quay lại [tình cảnh] công việc quan trọng của mình bị lạm dụng như một vũ khí chính trị của đảng Dân chủ”.

Thực tế, những sự thật còn đang che giấu sau bức màn bí mật của cuộc bầu cử 2016, cùng với cuộc điều tra “vụ Bê bối Nga” có sức nặng đặc biệt, khi nó đã kéo dài hơn 2 năm trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Donald Trump, và đến bây giờ vẫn là một nguồn tin nóng hổi thu hút công luận.

Trong một bài đăng trên Twitter hôm 6/10, nhà báo Catherine Herridge thuộc hãng truyền thông CBS News đã nhắc nhở, ngày mà Brennan ghi lại trên số giấy tờ của mình là ngày 28/7, chỉ vài ngày trước khi FBI chính thức mở cuộc điều tra về “vụ Bê bối” ông Trump thông đồng với Nga. Nhà báo Herridge từ lâu đã là một trong những nhà báo sắc bén nhất đưa tin về những gì ẩn sau vụ lừa đảo “thông đồng với Nga” này.

Một người theo dõi bà Herridge trên Twitter cũng nhấn mạnh đến một chi tiết khác:

Ngày 28/7/2016, là ngày cuối của kỳ Đại hội Đảng Dân chủ Hoa Kỳ năm 2016. Trong ngày này, bà Hillary đã chính thức tiếp nhận vị trí ứng cử viên đại diện cho phe cánh tả để tranh cử Tổng thống năm đó.

Khi những sự thật đang dần được hé lộ, cùng với lệnh giải mật toàn diện “không chỉnh sửa” của ông Trump bắt đầu có hiệu lực, người dân Mỹ sẽ có cơ hội biết được những gì đang xảy ra đằng sau hậu trường giới chính khách Mỹ, chỉ ngay khi cuộc bầu cử tháng 11 gần kề.

Tuy nhiên, thực tế là hầu như các hãng tin chủ lực hiện tại của Mỹ dường như đã nghiêng hẳn về phe cánh tả, khi các kênh tin tức chính hầu như tránh né đưa tin chuyên sâu về chủ đề này. Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn được Politico đăng tải vào cuối tuần trước đó, ông Andrew Weissamn, phụ tá thân cận nhất của cựu cố vấn đặc biệt Robert Mueller, vẫn tiếp tục sử dụng cáo buộc về vụ thông đồng với Nga để bôi nhọ ông Trump.

Trong chương trình “Fox & Friends” hôm 7/10, sau khi người đồng dẫn chương trình Ainsley Earhardt nói rằng các trang tin ABC, NBC và CBS đều không đăng tải tin tức nóng hổi về các tài liệu giải mật đặc biệt trong chương trình phát sóng hàng đêm của họ, Thượng nghị sĩ Cotton đã thẳng thừng chỉ trích các hãng truyền thông chủ lực này.

Ông nói: “Không có gì đáng ngạc nhiên khi cánh truyền thông của Đảng Dân chủ đang ra sức bảo vệ ông Joe Biden trong một [nỗ lực mang tính] đảng phái trong bốn tuần cuối cùng của chiến dịch. Họ đã tiến hành một cuộc chiến chính trị không ngừng nghỉ chống lại Tổng thống trong 5 năm, và họ sẽ không bỏ cuộc trong 4 tuần cuối cùng của chiến dịch [tranh cử]“.

Sau tất cả, điều mà cử tri Mỹ cần ghi nhớ rõ nhất, đó là những thành quả mà Tổng thống Donald Trump đã nỗ lực để Hoa Kỳ đạt được, bất chấp những âm mưu phá hoại từ đảng Dân chủ cũng như bộ sậu Obama, Clinton và Biden.

Ông là vị Tổng thống đã cắt giảm thuế, tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển vượt bậc mà kể cả đại dịch COVID-19 cũng không thể hạ bệ, thiết lập lại các mối quan hệ thương mại quan trọng, tiêu diệt những kẻ cầm đầu của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, thay đổi khuôn khổ hòa bình ở Trung Đông và thành công đối đầu Những tên sát nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran – đất nước được xây dựng dưới thời Obama-Biden. Và đây chỉ là những chiến tích nổi bật nhất của ông.

Một nhiệm kỳ tiếp nối với cùng chính sách lãnh đạo như thế này là những gì Hoa Kỳ đang cần. Các phương tiện truyền thông chủ lực theo cánh tả sẽ làm hết sức để hạ thấp tầm quan trọng của những tài liệu vừa được giải mật tuần trước, và cả những gì sắp được tiết lộ trong thời gian tới. Nhưng điều quan trọng là người Mỹ cần hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vụ việc này, cũng như cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/obama-trong-vu-be-boi-nga-trump-ma-ba-hillary-dan-dung-82578.html

 

Bão Delta gây thiệt hại nặng nề

cho người dân Louisiana

Tin từ Lake Charles, Louisiana – Vào thứ bảy (ngày 10 tháng 10), người dân tại tiểu bang Louisiana đang bắt đầu dọn dẹp sau khi Bão Delta gây thiệt hại nặng nề cho khu vực, ngay cả khi nó đã suy yếu dần và đang trên đường di chuyển về phía đông bắc.

Delta đã đổ bộ gần thị trấn Creole ở Giáo xứ Cameron đầu buổi tối thứ Sáu (ngày 9 tháng 10). Cơn bão lúc đó ở Cấp độ 2 trên thang đo Saffir-Simpson, với những vận tốc gió duy trì lên đến 100 dặm/giờ. Mặc dù không mạnh bằng Bão Laura Cấp 4 đã xuất hiện vào tháng 8, Delta cũng đã lật đổ cây cối và cột điện, khiến hàng trăm nghìn cư dân không có điện.

Theo Trung tâm Bão Quốc gia, Delta đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi nó di chuyển vào đất liền đến phía tây Mississippi, nhưng vẫn mang theo mưa lớn.

Bà Sylvia Pastrano, 65 tuổi, cho biết mái nhà của bà ở Lake Charles, Louisiana đã bị Bão Laura làm hư hại, và hiện bị dột rất nặng do mưa từ Bão Delta. Delta đã gây ra lũ lụt trên diện rộng các đường phố và bờ sông, chủ yếu ở tây nam Louisiana, gây ra thiệt hại cho một vùng rộng lớn hơn Bão Laura ở Gulf Coast.

Thống đốc John Bel Edwards cho biết dù không mạnh bằng Laura, nhưng Delta lớn hơn rất nhiều. Khoảng 3,000 binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia đã được điều động đến khu vực để phân phát hàng cứu trợ, dọn đường, duy trì an ninh và tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bao-delta-gay-thiet-hai-nang-ne-cho-nguoi-dan-louisiana/

 

Hai người Canada bị giam giữ ở Trung Cộng

nhận được sự tiếp xúc từ Tòa Đại Sứ

Hôm thứ Bảy vừa qua, chính phủ Canada cho biết rằng Trung Cộng lần đầu tiên cấp quyền tiếp xúc cho hai người Canada bị giam giữ ở Trung Cộng kể từ tháng Một năm nay. Bộ phận Các vấn đề toàn cầu cho biết, ông Dominic Barton, Đại sứ Canada tại Trung Cộng, đã được cấp quyền tiếp cận qua mạng với ông Michael Spavor vào thứ Sáu (9/10) và quyền tiếp cận qua mạng với Michael Kovrig vào thứ Bảy (10/10).

Chính phủ Canada cho biết họ vẫn lo lắng về việc chính quyền Trung Cộng bắt giữ tùy tiện hai người Canada này kể từ tháng 12 năm 2018, và tiếp tục kêu gọi trả tự do cho họ ngay lập tức. Canada tiếp tục thúc ép Bắc Kinh thả Kovrig và Spavor, cả hai đều bị giam giữ kể từ tháng 12 năm 2018 sau khi Canada bắt giữ  bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chính Huawei của Trung Cộng và là con gái của người sáng lập công ty này.

Cảnh sát Canada đã giam giữ bà Meng ở Vancouver theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ, 9 ngày trước khi Kovrig và Spavor bị bắt. Hoa Kỳ đang tìm cách dẫn độ bà Meng về các cáo buộc gian lận, và vụ án dẫn độ của bà đã ra trước tòa án Canada. Vụ bắt giữ bà đã làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ giữa Trung Cộng và Canada. Kovrig, một cựu nhà ngoại giao, và Spavor, một thương gia, đều không được phép có người đến thăm trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Theo ABC News đưa tin, thủ tướng Justin Trudeau đã thảo luận với Tổng thống Trump về việc hai người Canada bị bắt giữ trong một cuộc điện đàm vào thứ Bảy vừa qua. Thủ tướng Trudeau cũng cảm ơn tổng thống Trump vì sự hỗ trợ liên tục của Hoa Kỳ trong việc cố gắng trả tự do cho họ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hai-nguoi-canada-bi-giam-giu-o-trung-cong-nhan-duoc-su-tiep-xuc-tu-toa-dai-su/

 

Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Canada Justin

Trudeau thảo luận về hai người Canada bị bắt giữ

Theo chính phủ Canada, thủ tướng Canada Justin Trudeau và tổng thống Trump đã điện đàm về 2 công dân Canada bị giam giữ ở Trung Cộng từ cuối năm 2018, và hôm thứ Sáu (09/10/2020) và thứ Bảy (10 tháng 10) Trung Cộng đã cấp quyền tiếp cận hai người bị bắt.

Ông Dominic Barton, đại sứ của Canada tại Trung Cộng, đã được cấp quyền tiếp cận để gặp ông Michael Spavor, một doanh nhân trên trực tuyến vào hôm thứ Sáu (9 tháng 10) và gặp ông Michael Kovrig, một cựu nhà ngoại giao vào thứ Bảy (10 tháng 10).

Theo tuyên bố của văn phòng thủ tướng Canada, ông Trudeau đã cảm ơn tổng thống Trump trong cuộc điện đàm vì sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc tìm cách trả tự do cho hai công dân Canada bị Trung Cộng tùy tiện bắt giữ. Nhưng tuyên bố này không cung cấp thêm thông tin nào khác.

Trung Cộng đã bắt giữ ông Kovrig và Spavor vào cuối năm 2018 và sau đó buộc tội họ hoạt động gián điệp. Họ bị bắt giữ ngay sau khi Canada bắt giữ bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chính của công ty Huawei Technologies, theo lệnh của Hoa Kỳ.

Quan hệ giữa Canada và Trung Cộng từ đó đã trở nên căng thẳng. Căng thẳng của chính Hoa Kỳ với Trung Cộng cũng gia tăng gần đây, về nhiều vấn đề như cách đối phó dịch coronavirus bùng phát, cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai quốc gia, việc Trung Cộng áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông và việc tổng thống Trump ngừng công nhận tình trạng đặc biệt của Hồng Kông theo luật Hoa Kỳ.

Chính quyền tổng thống Trump cũng đã hạn chế xuất cảng kỹ thuật cho các công ty Trung Cộng, đặc biệt là Huawei, với lý do rủi ro an ninh quốc gia, mặc dù Huawei đã phủ nhận những cáo buộc này. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-va-thu-tuong-canada-justin-trudeau-thao-luan-ve-hai-nguoi-canada-bi-bat-giu/

 

Cuộc chiến của thế giới tự do chống lại ĐCSTQ

 đã đến giai đoạn ‘một mất một còn’

Vũ Dương

Mục lục bài viết

ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về mọi tội ác đã gây ra cho nước Mỹ

Hoa Kỳ sẽ cắt đứt với ĐCSTQ một khi dự luật được thông qua

Cuộc chiến giữa thế giới tự do với ĐCSTQ đã đến giai đoạn “một mất một còn”

Dân biểu Scott Perry, Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Pennsylvania, vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10, đã đề xuất dự luật (HR8491) liệt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào danh sách “Tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia”. Một khi dự luật được thông qua, ĐCSTQ về mặt pháp lý sẽ tương đương với Đức Quốc Xã và các tổ chức khủng bố khác, theo Epoch Times.

Ông Scott Perry tuyên bố, việc nhận thức và xác định danh sách “Tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia” là công tác nội bộ của chính phủ, mục đích là xác định và loại bỏ các tổ chức tội phạm quốc tế đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

ĐCSTQ đã tổ chức và chủ đạo gián điệp Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, tiến hành các cuộc tấn công mạng vào Hoa Kỳ, tham gia các hoạt động gián điệp và buôn lậu một lượng lớn fentanyl vào Hoa Kỳ làm hại người dân Hoa Kỳ. Đây là những nguyên nhân trọng yếu nhất khiến ĐCSTQ đủ tư cách lọt vào danh sách “Tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia”.

ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về mọi tội ác đã gây ra cho nước Mỹ

Ông Scott Perry nói: “Chế độ độc tài của ĐCSTQ phải gánh chịu trách nhiệm về tội ác mang tính quốc tế của nó, hơn nữa phải đối diện với toàn bộ lực lượng của cơ quan chấp pháp Hoa Kỳ”; “ĐCSTQ là sự uy hiếp đối với tự do và sinh tồn của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ phải sử dụng cả bộ máy chính phủ để chống lại hành vi xấu xa của ĐCSTQ. Trong nhiều thập niên qua, hành vi xâm lấn và phi pháp của ĐCSTQ đã khiến người dân Mỹ mất đi hàng triệu việc làm, tài sản trí tuệ trị giá hàng tỷ đô-la Mỹ và sự độc lập của các tổ chức học thuật”.

Luật sư nhân quyền Diệp Ninh ngày 2/10 nhận xét về tác động của đạo luật này rằng, đề xuất của dự luật này bản thân nó chính là “kinh thiên động địa”. Nếu đề xuất này được thông qua, nó sẽ thay đổi toàn bộ đường hướng phát triển của nhân loại, tác động đối với quan hệ Trung – Mỹ là không thể tránh khỏi.

“Đừng nhìn vào hiện tại, nó chỉ mới bắt đầu. Đây là một bước tiến cực lớn. So với hiện tại, các lệnh trừng phạt đối với Huawei và TikTok chả thấm vào đâu”, ông nói.

Trước mắt số người chết do đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Mỹ đã lên tới khoảng 210.000 người, và số người chết trên thế giới đã hơn một triệu. Virus viêm phổi Vũ Hán thậm chí cũng đã lây nhiễm cho cả Tổng thống và đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ.

“Sự việc này có ảnh hưởng to lớn đến mức nào, hiện giờ vẫn không biết được. Hai sự việc này lại phát sinh trong cùng một ngày (ngày quốc khánh của Trung Quốc), không thể không nói rằng đó chính là Thiên ý, nó có thể khiến thái độ của Tổng thống Trump đối với ĐCSTQ càng trở nên cứng rắn hơn. Chính sách o bế ĐCSTQ trong suốt 70 năm qua của Hoa Kỳ có thể sẽ thay đổi hoàn toàn”, luật sự Diệp nói.

Hoa Kỳ sẽ cắt đứt với ĐCSTQ một khi dự luật được thông qua

Ông Diệp Ninh cho rằng, Trung Quốc là một quốc gia mà đảng với quốc gia là một thể, nếu không cắt đứt triệt để quan hệ Mỹ – Trung, Hoa Kỳ sẽ tương đương “cấu kết” với một băng nhóm tội phạm và trở thành “tòng phạm”. Mặt khác, nếu ĐCSTQ bị xếp vào “tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia”, nó sẽ được coi là tổ chức tương tự như Đức Quốc Xã và chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

“Theo định nghĩa này, tất cả các hình thức đấu tranh nhằm lật đổ sự thống trị của ĐCSTQ đều sẽ được coi là hợp pháp, bởi đó không phải là đấu tranh với một chính quyền, hay một chính phủ hợp pháp”, ông Diệp nói.

Cuộc chiến giữa thế giới tự do với ĐCSTQ đã đến giai đoạn “một mất một còn”

Ông bày tỏ: “Hiện giờ nó đã bước vào giai đoạn vô cùng khốc liệt, mỗi một sợi dây thần kinh đều đang căng thẳng, biến hóa mỗi ngày đều vô cùng kịch tính, cũng rất mau lẹ. Các chủng các dạng biến hóa hệt như vách núi dựng đứng, dùng ‘trời đất đảo lộn’ để hình dung cũng không quá chút nào.

ĐCSTQ bị liệt vào tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia, có thể gây ra một tình huống tương tự như sự tan rã của Liên Xô năm 1991, khi các đảng viên ĐCS Liên Xô xé thẻ đảng viên của họ trên quảng trường Đỏ ở Liên Xô. Điều đó cũng sẽ kích hoạt nhiều người hơn nữa tự nguyện thoái xuất khỏi ĐCSTQ”.

Ông nói thêm, hiện nay, lượng lớn các đảng viên ĐCSTQ đã đến Trung tâm Thoái đảng Toàn cầu đề nghị thoái đảng và làm các thủ tục thoái xuất. Chúng ta hãy chúc mừng họ, họ đã không còn là thành viên của ‘tập đoàn tội phạm’ sau khi họ tuyên bố thoái xuất. Ông cho rằng mọi người cũng nên được nhắc nhở không được tiếp tục tiếp tay cho ĐCSTQ làm điều ác sau khi đã tuyên bố thoái đảng.

Thứ hai là những người còn có đầu não và lương tri trong ĐCSTQ nên nhận ra rằng không thoái xuất khỏi ĐCSTQ không chỉ mang lại sự hủy diệt cho bản thân, mà còn gây hại cho gia đình và người thân của họ.

Tháng 7 năm nay, hơn 70 tổ chức phi chính phủ và hơn 500 nhà hoạt động nhân quyền đã viết thư cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp William Barr tuyên bố ĐCSTQ là một “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia”, điều này cho thấy đạo luật này đã có nền tảng dư luận rộng rãi ở Hoa Kỳ.

Ông Diệp Ninh nói rằng đối mặt với việc bị xếp vào “Tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia”, ĐCSTQ chỉ có hai lựa chọn: Một là giải thể, nhà cầm quyền hiện nay phải chủ động giải thể ĐCSTQ, thành lập một đảng chính trị khác, thể chế ĐCSTQ coi như không còn tồn tại nữa. Nếu ĐCSTQ giải thể, các đảng viên của nó sẽ không còn là đảng viên ĐCSTQ nữa.

Lựa chọn thứ hai là ĐCSTQ gắng gượng hơi tàn chống chọi đến cùng, nhưng cuối cùng nó vẫn sẽ đi ngõ cụt và đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuoc-chien-cua-the-gioi-tu-do-chong-lai-dcstq-da-den-giai-doan-mot-mat-mot-con.html

 

EU ủng hộ trừng phạt người Nga

vì vụ đầu độc thủ lĩnh đối lập

Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) hôm 12/10 hậu thuẫn kế hoạch của Đức và Pháp về việc trừng phạt những người Nga bị nghi đầu độc lãnh tụ đối lập thường chỉ trích điện Kremlin, ông Alexei Navalny, theo Reuters.

Tin cho hay, chính quyền Berlin và Paris đưa ra đề xuất tại cuộc gặp của các ngoại trưởng EU tại Luxembourg.

Theo Reuters, họ cho biết chưa nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Moscow về điều Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) nói là có sự hiện diện của Novichok, chất độc thần kinh thời Xô Viết, vốn bị cấm sử dụng, trong cơ thể của ông Navalny.

Ông Navalny hôm 23/9 ra viện ở Berlin và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng, theo Reuters.

Trước đó, ông đã được đưa từ Nga tới Berlin sau khi lâm bệnh trên một chuyến bay nội địa ở Siberia.

AP dẫn lời các bác sĩ nói rằng dựa trên sự tiến triển của ông Navalny, “việc hồi phục hoàn toàn là điều có thể”.

Phía Đức nói rằng người từng chỉ trích điện Kremlin này bị đầu độc bởi chất độc thần kinh.

Các nước phương Tây yêu cầu lời giải thích từ Nga, vốn bác bỏ bất kỳ sự dính líu nào, cũng như tuyên bố chưa thấy bằng chứng phạm tội, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nga-v%C3%AC-v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%99c-th%E1%BB%A7-l%C4%A9nh-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp/5618189.html

 

GS Jonathan Van-Tam:

‘Dân Anh hãy hành động’ để chống Covid-19

Mức lây lan virus corona tại Anh tăng mạnh trong những tuần gần đây. Số người mắc Covid-19 hàng ngày liên tục ở mức trên 10 ngàn người, khiến chính phủ và giới khoa học lo ngại.

Hôm 11/10, phó lãnh đạo ngành y tế Anh, Giáo sư Jonathan Stafford Nguyễn Van-Tam ra thư ngỏ, kêu gọi người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng chống, góp phần giúp ngành y tế đối phó với đại dịch.

Vài nét giới thiệu về Giáo sư Jonathan Stafford Nguyễn Van-Tam

Sinh năm 1964 tại Lincolnshire, Anh Quốc, ông được bổ nhiệm làm Phó Lãnh đạo Y tế vào 10/2017, phụ trách mảng bảo vệ sức khỏe.

Từ thời thập niên 1990, khi còn là giảng viên Đại học Nottingham, Giáo sư Van-Tam đã viết bài về một chương trình nghiên cứu cho thấy nhiều người gốc Việt ở vùng Đông London do không biết tiếng Anh nên khó nói chuyện với bác sỹ gia đình khi đi khám bệnh, và không hiểu cặn kẽ những lời tư vấn chữa trị của bác sỹ.

Trong bài báo, Giáo sư Van-Tam và đồng tác giả Richard Madeley, khi đó đang là giáo sư tại Khoa Y Dược Công và Dịch tễ học, kết luận rằng “cần có thêm các sáng kiến để dịch vụ y tế địa phương có thể trở nên dễ sử dụng hơn cho người Việt, đặc biệt là trong vấn đề trao đổi với các nhân viên y tế địa phương”.

Bài báo cũng viết thêm rằng “người ta thường hiểu sai rằng người Việt dễ dàng thích ứng với đời sống ở nước Anh và do vậy không cần phải có sự quan tâm đặc biệt từ các chuyên gia y tế”.

Trước đó, ông cũng từng viết bài tương tự về những khó khăn mà cộng đồng người Việt tại Nottingham phải đối diện. Các hạn chế về trình độ tiếng Anh khiến “các cộng đồng người Việt phải chịu mức thiệt thòi rất cao khi cần đến dịch vụ chăm sóc căn bản” và “cần có hành động khắc phục” đối với vấn đề này, ông viết.

Liên quan tới Việt Nam, ông hồi năm 2005 viết bài báo tái củng cố kết luận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng không có bằng chứng cho thấy bệnh cúm gà ở người (H5N1) lây lan từ người sang người ở Việt Nam.

Một số vị trí Giáo sư Van-Tam từng đảm nhận:

Tư vấn của WHO về bệnh cúm kể từ 2004.

Là thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học Chính phủ Anh đối với Các trường hợp Khẩn cấp (SAGE) trong cuộc khủng hoảng bệnh dịch 2009-2010 và thời gian sau đó

Chủ tịch Nhóm Cố vấn về Mối đe dọa Virus Hô hấp Mới và Đang Phát triển của Anh (NERVTAG), 2014-2017

BBC News Tiếng Việt xin giới thiệu toàn văn bản dịch thư ngỏ của Giáo sư Van-Tam, đăng trên trang web của chính phủ Anh:

Trong cuộc chiến toàn quốc chống Covid-19, chúng ta đang ở thời điểm then chốt tương tự như tháng Ba; nhưng chúng ta có thể ngăn lịch sử lặp lại, nếu tất cả chúng ta hành động ngay bây giờ.

Dữ liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) cho thấy, ước tính hiện có khoảng 224.000 ca nhiễm Covid-19 – tăng từ 116.000 ca so với tuần trước; số ca nhập viện vì Covid-19 và số ca bệnh phải vào khoa chăm sóc đặc biệt đều tăng.

Mặc dù trong vài tuần qua, các ca bệnh tái phát xuất hiện ở các nhóm tuổi trẻ hơn, chúng ta vẫn thấy rõ sự lây nhiễm lan rộng dần ở các nhóm tuổi lớn hơn tại các vùng bị lây nhiễm nhiều nhất.

Thật đáng buồn, số ca tử vong gia tăng chỉ vài ngày sau, và sẽ tiếp tục gia tăng trong vài tuần tới.

Tin tốt là bây giờ chúng ta nhận thấy rõ hơn rằng trẻ em thường không bị lây nhiễm nặng bởi loại virus này.

Tỷ lệ lây nhiễm ở Anh là khoảng 1.2 – 1.5, nghĩa là mỗi ca nhiễm sẽ lây cho hơn một ca mới. Sự lây nhiễm gia tăng dẫn đến dịch bệnh sẽ lan rộnghơn.

Tỷ lệ lây nhiễm tại các cơ sở y tế cấp vùng tại Anh đều trên 1.0, cho thấy dịch bệnh đang tiếp tục lan rộng khắp cả nước, không chỉ ở miền Bắc xứ Anh.

Các nhà khoa học ước tính rằng thời gian khiến số ca nhiễm mới tăng gấp đôi ở Anh là từ 8 đến 16 ngày, và thậm chí còn nhanh hơn ở một số khu vực.

Nhóm cố vấn khoa học đối với các trường hợp khẩn cấp (SAGE) khẳng định chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ.

Theo Dịch vụ Y tế Anh (NHS), trong đợt bùng phát dịch thứ nhất vào tháng Ba, chiến lược của chúng ta gồm: “cầm cự, trì hoãn, nghiên cứu và làm dịu” để đẩy lùi dịch bệnh trong mùa Xuân.

Nhưng thời điểm hiện tại sẽ khó khăn hơn, vì bây giờ đang vào các tháng mùa đông lạnh hơn. Chúng ta đang ở giữa giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng và thời tiết thì đang không ủng hộ chúng ta. Nói tóm lại là chúng ta đang chạy ngược chiều gió.

Dịch vụ Y tế Anh (NHS) đang kiểm soát chặt chẽ và họ sẽ tiếp tục những gì họ đã và đang làm, đó là nỗ lực ngày đêm để giúp đỡ càng nhiều người càng tốt.

Nhưng chúng ta cần phải thực tế mà nhìn nhận rằng NHS có quá nhiều việc phải làm. Tất cả chúng ta phải hỗ trợ nhân viên Dịch vụ Y tế Anh để họ có thể tiếp tục chăm sóc cho tất cả những người đang cần hỗ trợ gấp và cung cấp càng nhiều các xét nghiệm không-khẩn-cấp, càng nhiều các chẩn đoán và điều trị càng tốt, nhằm giúp chế ngự làn sóng lây nhiễm đang dâng lên.

Mọi người đều thấy rằng chúng ta không được mất cảnh giác về các tổn hại gián tiếp của Covid-19. Nếu có thể, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các cuộc phẫu thuật tự chọn và các điều trị không khẩn cấp; chúng ta cần tiếp tục thực hiện các dịch vụ chẩn đoán và điều trị ung thư; và chúng ta cần tiếp tục cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Và điều quan trọng là mọi người phải tìm đến các dịch vụ y tế đó khi cần – vì trong suốt thời gian đỉnh điểm của đợt dịch đầu tiên, nỗi sợ nhiễm virus đã khiến nhiều người không làm điều đó.

Cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm là giảm số ca nhiễm Covid-19. Nếu số ca nhiễm tăng mạnh, Dịch vụ Y tế Anh sẽ cần tập trung xử lý các ca đe dọa đến tính mạng.

Điều này có nghĩa là chúng ta phải hoãn các thủ tục và phương pháp điều trị không khẩn cấp khác.

Chúng ta cần giúp đỡ Dịch vụ Y tế Anh bằng cách giảm số ca nhiễm Covid-19, để Dịch vụ Y tế Anh có thể sẵn sàng phục vụ chúng ta, gia đình và người thân của chúng ta.

Các nguyên tắc làm giảm sự lây nhiễm vẫn như vậy. Trên hết, nếu có triệu chứng Covid-19, bạn phải tự cách ly, tuân thủ những hướng dẫn đã được công bố và đi xét nghiệm.

Thậm chí, khi bạn đang khỏe mạnh, hãy rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang tại các không gian kín và tuân thủ giãn cách xã hội 2m. Tôi hiểu điều này rất khó, nhưng thật không may, dữ liệu khoa học chứng minh rằng virus lây nhiễm mạnh qua sự tiếp xúc giữangười này với người khác.

Nhìn lại thời điểm tháng Hai và tháng Ba năm nay, bây giờ chúng ta có được mức độ dữ liệu, xét nghiệm và nhận định y học tốt hơn.

Chúng ta đã cải thiện nhiều về khả năng xét nghiệm, chúng ta biết chi tiết hơn khu vực có dịch bệnh và chúng ta điều trị tốt hơn.

Đầu năm nay, chúng ta chống chọi với dịch bệnh một cách mơ hồ, chúng ta chỉ biết một ít, và dịch bệnh lan nhanh đột biến trong cộng đồng.

Bây giờ, chúng ta biết nó ở đâu và làm thế nào để xử lý. Hãy nắm bắt cơ hội này và đừng để lịch sử lặp lại.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54501736

 

Hàng chục người tấn công

đồn cảnh sát ở ngoại ô Paris

Tin từ Paris – Vào đêm thứ bảy (10/10), khoảng 40 người không rõ danh tính có trang bị thanh kim loại và sử dụng pháo hoa làm đạn đã cố gắng xông vào đồn cảnh sát ở ngoại ô thủ đô Paris.

Hôm chủ nhật (11/10), trụ sở cảnh sát Paris đăng tải trên Twitter rằng, những người này đã tấn công dữ dội vào đồn cảnh sát Champigny với súng cối và nhiều loại đạn khác nhau. May mắn thay, không có viên cảnh sát nào bị thương và những người này không vào được đồn cảnh sát.

Một đoạn video do cảnh sát đăng tải cho thấy, pháo hoa đã phát nổ theo hướng đồn cảnh sát ở Champigny-sur-Marne, khoảng 15 km về phía đông nam của trung tâm Paris. Các hình ảnh cho thấy các cửa sổ tại đồn bị đập vỡ, nhiều chiếc xe cũng bị hư hỏng. Tuy nhiên, hiện không có ai bị bắt giữ.

Động cơ của vụ tấn công trên hiện vẫn không rõ ràng. Đồn cảnh sát này nằm trong một khu dân cư nổi tiếng về buôn bán ma túy và được chính quyền coi là một khu vực cần được ưu tiên cao trong việc khôi phục trật tự.

Ông Laurent Jeanne, Thị trưởng Champigny cho biết, cuộc tấn công này có thể bắt nguồn sau một vụ tai nạn giao thông mà người dân địa phương đổ lỗi cho cảnh sát. Kể từ khi Pháp kết thúc lệnh phong tỏa COVID-19 hồi giữa tháng 5/2020, một loạt các vụ phạm tội đã xảy ra trên toàn quốc, đặt chính phủ nước này vào tình trạng cảnh giác cao độ về sự gia tăng tội phạm trong bối cảnh kinh tế suy thoái vì đại dịch. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-chuc-nguoi-tan-cong-don-canh-sat-o-ngoai-o-paris/

 

Covid-19 : Thủ tướng Pháp

không loại trừ khả năng phong tỏa khoanh vùng

Minh Anh

Nước Pháp có thêm hai thành phố chuyển sang « vùng báo động tối đa ». Thủ tướng Pháp, Jean Castex ngày 12/10/2020 cho rằng trong bối cảnh này chính phủ không loại trừ khả năng ra lệnh « tái phong tỏa » khoanh vùng tại Pháp nhằm ngăn chận làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai.

Trả lời câu hỏi của đài Franceinfo về khả năng tái lập phong tỏa khoanh vùng, thủ tướng Pháp nhấn mạnh « một lệnh tái phong tỏa toàn diện » mà hệ quả tuyệt nhiên là thảm họa « bằng mọi giá phải tránh ». Tuy nhiên, ông cảnh báo « nhìn vào tình hình các bệnh viện hiện nay, không loại trừ phong tỏa từng vùng ».

Theo lãnh đạo chính phủ Pháp, cuộc khủng hoảng dịch tễ này sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng. Tái lập phong tỏa khoanh vùng có thể sẽ giúp ngăn chận đợt sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai.

Khi được hỏi liệu chính phủ có hạn chế tụ tập trong những không gian riêng tư hay không, ông Jean Castex cho rằng « về mặt pháp lý, đó là điều không thể » nhưng ông kêu gọi người dân Pháp một sự cẩn trọng và ý thức. « Nếu mỗi người nỗ lực một chút, chúng ta có thể thay đổi diễn tiến sự việc ».

Ngoài ra, lãnh đạo chính phủ Pháp cho biết thêm là một phiên bản mới cho ứng dụng StopCovid sẽ được công bố ngày 22/10 tới đây. Phiên bản hiện nay chỉ được hơn 2,6 triệu người tải về kể từ đầu tháng

6/2020, một con số thấp hơn rất nhiều so với các nước lân cận như Đức (18 triệu) và Anh (16 triệu lượt tải về).

AFP cho biết thứ Tư, 14/10/2020 nhân phiên họp Hội Đồng Quốc Phòng hàng tuần, chính phủ sẽ xem xét « các dữ liệu dịch tễ học để quyết định xem có nên tiếp tục mạnh tay hơn không » sau nhiều lần siết chặt các biện pháp phòng chống dịch virus corona chủng mới. Sau phiên họp này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài phát biểu trước toàn dân, phát trực tiếp trên các kênh truyền hình TF1 và France 2.

Hai thành phố Toulouse và Montpellier ở miền Nam, hôm qua cũng bị đưa vào « vùng báo động tối đa », nâng tổng số các vùng trong diện này lên thành 8 vùng. Nước Pháp sau hai ngày có số người nhiễm bệnh thường nhật cao ngất ngưỡng : Thứ Sáu 09/10 là  20.000 người (thứ Sáu 09/10) và thứ Bảy (10/10) có 27.000 ca bệnh, hôm nay xuống còn ở mức 16.000 người trong vòng 24 giờ.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201012-covid-19-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-kh%C3%B4ng-l%E1%BA%A1i-tr%E1%BB%AB-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-phong-t%E1%BB%8Fa-khoanh-v%C3%B9ng

 

Liên hoan phim Lumière

vinh danh các di sản điện ảnh

Tuấn Thảo

Mặc dù dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện văn hóa tại Pháp bị hủy bỏ, nhưng thành phố Lyon vẫn duy trì liên hoan phim Lumière cho tới ngày 18/10/2020. Ngoài việc giới thiệu các tác phẩm mới, trong đó có bộ phim phác họa tiểu sử của Céline Dion, liên hoan Lumière đặc biệt tôn vinh các tên tuổi giúp cho làng nghệ thuật thứ 7 tỏa sáng.

Được thành lập vào năm 2009, Liên hoan phim Lumière tại thành phố Lyon là sự kiện quan trọng nhất của Viện văn hóa Lumière, có nhiệm vụ lưu trữ, trùng tu cũng như phổ biến các thước phim xưa. Sở dĩ thành phố Lyon đã được chọn làm địa bàn hoạt động, bởi vì đó là nơi mà hai anh em Auguste và Louis Lumière (với sự trợ giúp của kỹ sư người Pháp Jules Carpentier) đã hoàn thiện vào năm 1895 chiếc máy đầu tiên chiếu phim lên màn ảnh lớn.

Trái với các liên hoan điện ảnh tại những thành phố khác như Cannes, Deauville, Annecy hay Angoulême, liên hoan Lumière không tổ chức chương trình chiếu phim có tranh giải, mà chủ yếu quảng bá các tác phẩm thuộc vào hàng di sản điện ảnh, từng ghi dấu ấn khó phai mờ trong làng nghệ thuật thứ 7. Đồng thời, liên hoan này còn giới thiệu những tác phẩm mới được phát hành, để bắt nhịp cầu giữa hai dòng phim truyền thống và hiện đại. Trong số các kiệt tác đã được hoàn thiện về mặt hình ảnh cũng như âm thanh, có ‘‘The Seventh Seal’’ của đạo diễn Thụy Điển Ingmar Bergman, ‘‘Voyage en Italie’’ của đạo diễn người Ý Roberto Rossellini, ‘‘The Red River’’ của nhà làm phim Mỹ Howard Hawks hay là ‘‘Ugetsu Monogatari’’ của bậc thầy Nhật Bản Kenji Mizoguchi.

Trong chương trình của liên hoan Lumière lần thứ 12, ban tổ chức sẽ  dành nguyên ngày 16/10/2020 để trao một giải thưởng đặc biệt, tôn vinh toàn bộ sự nghiệp điện ảnh của hai anh em đạo diễn người Bỉ Jean-Pierre và Luc Dardenne. Trên bục đài danh vọng, họ nối bước nhiều tên tuổi lớn từng được vinh danh những năm trước như Clint Eastwood (2009), Ken Loach (2012), Pedro Almodóvar (2014), Martin Scorsese (2015), Vương Gia Vệ (2017), Francis Ford Coppola (2019)… Nhân dịp này, nhiều thước phim của hai anh em Dardenne sẽ được chiếu lại, kể cả những bộ phim tài liệu đầu tiên cho tới những tác phẩm mang đậm dấu ấn hiện thực xã hội, sở trường của hai nhà làm phim này. Cũng như đạo diễn Anh Ken Loach, hai anh em người Bỉ nằm trong nhóm đạo diễn từng đoạt nhiều Cành cọ vàng tại Cannes : ‘‘Rosetta’’ vào năm 1999 và ‘‘L’Enfant’’ (Đứa Bé) vào năm 2005.

Cũng trong chương trình liên hoan năm nay, đạo diễn Oliver Stone sau khi phải vắng mặt trong chương trình chiếu phim theo chuyên đề hồi tháng 03/2020 tại Viện Lumière vì dịch Covid-19, lần này ông sẽ có mặt tại Lyon để giới thiệu phiên bản trùng tu của bộ phim ‘‘Born on the 4th July’’ (Sinh ngày 4 tháng 7) nói về các cựu quân nhân Mỹ sau chiến tranh Việt Nam. Đạo diễn Oliver Stone cũng nhân dịp này tham gia buổi ký tặng bản tiếng Pháp của quyển hồi ký ‘‘Chasing the Light’’ (Đeo đuổi ánh sáng) do nhà xuất bản Pháp L’Observatoire phát hành vào trung tuần tháng 10.

Về phía các bộ phim mới, chương trình chiếu phim của liên hoan Lumière lại càng thêm phong phú, đa đạng nhờ vào các tác phẩm mang thương hiệu Cannes. Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes đã bị hủy bỏ và gần cả trăm tác phẩm từng được tuyển chọn để tranh giải tại Cannes đã được đưa sang giới thiệu tại các liên hoan khác như Angoulême, Deauville hay Lyon. Trong số các tác phẩm Cannes được công chiếu lần đầu tiên vào mùa thu năm nay tại Lyon, đáng chú ý nhất vẫn là ‘‘Drunk’’ của Thomas

Vinterberg, ‘‘Falling’’ của Viggo Mortensen, cả hai đều là khách mời danh dự của liên hoan. Ngoài ra, còn có ‘‘On the Rocks’’, tác phẩm mới nhất của Sofia Coppola được giới phê bình chờ đợi cũng như bộ phim ‘‘Nomadland’’ của nữ đạo diễn gốc Hoa Chloé Zaland, từng đoạt giải Sư tử Vàng tại liên hoan phim Venise hồi tháng 09/2020.

Về phía các bộ phim Pháp, ngoài bộ phim tiểu sử Céline Dion phóng tác của nữ diễn viên kiêm đạo diễn Valérie Lemercier, hàng loạt phim mới  được cho ra mắt khán giả Pháp, trong đó có ‘‘Des hommes’’ của đạo diễn Lucas Belveaux, ‘‘Adieu les cons’’ phim hài mới của Albert Dupontel, ‘‘Les Deux Alfred’’ của Bruno Podalydès hay là tác phẩm  ‘‘ADN’’, của nữ đạo diễn Maïwenn.

Do cốt lõi của liên hoan Lumière gắn liền với các di sản điện ảnh, ban tổ chức năm nay tổ chức hai sự kiện lớn. Trước hết, ngày bế mạc liên hoan 18/10 rơi đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Melina Mercouri. Cùng với đạo diễn Jules Dassin (thân phụ của danh ca Joe Dassin), bà đã trở nên nổi tiếng vào những năm 1960 nhờ các bộ phim như ‘‘Stella, femme libre’’ (Người đàn bà tự do) hay là ‘‘Never On Suday’’ (tạm dịch Không tiếp khách Chủ nhật) từng đoạt giải diễn xuất tại Cannes và giải Oscar dành cho ca khúc hay nhất. Nhân dịp này, thần tượng ca nhạc người Hy Lạp Nana Mouskouri đến Lyon để hát những ca khúc hay nhất của Melina Mercouri, một cách để tưởng nhớ đồng hương và cũng là bạn thân trong nghề.

Quan trọng không kém là lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Michel Audiard (1920-1985) với sự hiện diện của gia đình tác giả. Sinh thời nổi tiếng là một nhà biên kịch kiêm đạo diễn, Michel Audiard đã ảnh hưởng tới ba thế hệ khán giả Pháp nhờ tài soạn kịch bản và viết đối thoại cực kỳ ấn tượng trong cách dùng tiếng lóng, chơi chữ hay nói lái. Những mẫu đối thoại trong các bộ phim như ‘‘Un singe en hiver’’, ‘‘Mélodies en sous-sol’’ và nhất là ‘‘Les Tontons Flingueurs’’ đã đi vào kho tàng tiếng Pháp. Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Michel Audiard sẽ diễn ra với sự hiện diện của con trai ông,  đạo diễn nổi  tiếng Jacques Audiard và người cháu nội, nhà văn Stéphane Audiard. Nối bước thân phụ, đạo diễn Jacques Audiard trở thành một trong những tên tuổi xuất sắc nhất làng điện ảnh Pháp với hơn 30 giải thưởng lớn nhỏ, trong đó có 5 giải điện ảnh César và một Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes. Đến liên hoan Lumière lần này để dự lễ vinh danh, Jacques Audiard còn khai mạc một cuộc triển lãm lớn dành cho các bộ phim của tác giả Michel Audiard, một cách để ngỏ lời tri ân cho tất cả những đóng góp của người cha, giúp cho điện ảnh Pháp thêm rực rỡ ánh sáng, đúng theo nghĩa của từ ‘‘lumière’’.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201012-li%C3%AAn-hoan-phim-lumi%C3%A8re-vinh-danh-ca%CC%81c-di-sa%CC%89n-%C4%91i%C3%AA%CC%A3n-a%CC%89nh

 

Nobel Kinh Tế 2020 : Bán đấu giá,

những phát minh giúp ích cho nhân loại

Thanh Hà

Một lần nữa Nobel Kinh Tế lại về tay Hoa Kỳ. Hai chuyên gia Paul R. Milgrom và Robert B. Wilson giành được phần thưởng cao quý của Viện Hàn Lâm Khoa Học Thủy Điển nhờ những nghiên cứu cho phép cải tiến lý thuyết đấu giá và những phát minh về các hình thức đấu giá mới.

Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển trưa ngày 12/10/2020 thông báo quyết định vinh danh các công trình nghiên cứu của hai kinh tế gia Milgrom và Wilson và giải thích : « Ở khắp mọi nơi lý thuyết đấu giá ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hai nhà khoa học kinh tế Paul R.Milgrom, 72 tuổi, và Robert B.Wilson, 83 tuổi, đã có những đóng góp cải tiến lý thuyết này và đã mở ra những con đường mới giúp ích cho cả bên mua lẫn bên bán, cũng như những người phải đóng thuế cho chính phủ trên toàn cầu ».

Hai kinh tế gia Milgrom và Wilson đã phát minh ra hình thức bán đấu giá giấy phép cho các tập đoàn viễn thông Mỹ khai thác các tần số vô tuyến, hay các tập đoàn hàng không khai thác các đường băng ở sân bay. Cả hai nhà hinh tế đều giảng dậy tại đại học Stanford, Mỹ.

Trong 20 năm trở lại đây, gần 3/4 các giải thưởng Nobel Kinh Tế đều thuộc về tay các nhà nghiên cứu Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20201012-nobel-kinh-t%E1%BA%BF-2020-b%C3%A1n-%C4%91%E1%BA%A5u-gi%C3%A1-nh%E1%BB%AFng-ph%C3%A1t-minh-gi%C3%BAp-%C3%ADch-cho-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i

 

Thổ Nhĩ Kỳ lại điều tàu khảo sát địa chấn

 đến Đông Địa Trung Hải

Thanh Hà

Ankara thông báo tàu khảo sát địa chấn với nhiều tàu hải quân hộ tống được điều đến vùng Đông Địa Trung Hải kể từ ngày 12 đến ngày 20/10/2020. Đây là vùng biển giàu khí đốt và cũng là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Athens lên án Ankara « trực tiếp đe dọa hòa bình ».

Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer cho biết thêm :

« Thông báo điều tàu khảo sát Oruc Reis trở lại phía đông Địa Trung Hải, kể cả trong khu vực ở phía nam đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ 2 cây số, có nguy cơ khiến cả Athens lẫn Bruxelles cùng coi đây là một hành động khiêu khích từ phía Ankara. Nhất là trong chuyến đi khảo sát địa chấn lần này, tàu Orus Reis của Thổ Nhĩ Kỳ lại được tàu tiếp liệu và vận tải là Ataman và Cengis Han hộ tống.

Đành rằng vào tháng trước khi tàu Oruc Reis trở về cảng Antalya, các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết chiếc tàu này sẽ được trùng tu và sau đó sẽ tiếp tục nhiệm vụ thăm dò dầu khí.

Tuy nhiên tổng thống Recep Tayyip Erdogan khi đó cũng đã rõ ràng xem đây là một cử chỉ hòa hoãn nhắm gửi đến Hy Lạp để tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao.

Trên thực tế căng thẳng đã thuyên giảm trăng những tuần lễ gần đây. Ankara và Athens thậm chí thông báo sẽ tiến hành các cuộc thương lượng thăm dò về những bất đồng giữa hai nước tại vùng phía đông Địa Trung Hải. Ngoại trưởng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước đã có một cuộc tiếp xúc ngắn ngủi.

Khi điều động tàu khảo sát địa chấn trở lại vùng biển có tranh chấp với Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ còn có nguy cơ hứng chịu các trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201012-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-l%E1%BA%A1i-%C4%91i%E1%BB%81u-t%C3%A0u-kh%E1%BA%A3o-s%C3%A1t-%C4%91%E1%BB%8Ba-ch%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%8Ba-trung-h%E1%BA%A3i

 

Belarus: Phản đối ‘nhà độc tài cuối cùng’,

nhiều người bị bắt giữ

Vũ Dương

Hôm Chủ nhật (11/10), lực lượng an ninh Belarus đã bắt giữ hàng chục người biểu tình phản đối việc Tổng thống Alexander Lukashenko thao túng cuộc bầu cử, cảnh sát đã dùng vòi rồng, dùi cui để giải tán những người yêu cầu bầu cử lại, theo Epoch Times.

Đoạn phim truyền hình của các phương tiện truyền thông địa phương được Reuters dẫn lai cho thấy hàng nghìn người đã xuống đường để tổ chức các cuộc biểu tình phản đối ở thủ đô Minsk vào hôm Chủ nhật (12/10). Cảnh sát đã đưa những người biểu tình vào một chiếc xe tải không nhãn mác và đánh họ bằng dùi cui.

Belarus từng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và hiện là đồng minh của Nga.

Trước cuộc biểu tình, ông Alexander Lukashenko đã là người đứng đầu Belarus từ 1994, với thời gian tại chức là 26 năm, lâu nhất trong các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Ông được gọi là “nhà độc tài cuối cùng” của châu Âu, không có chống đối thực sự nào trong năm cuộc bầu cử trước đó. Dưới lãnh đạo chuyên chế của ông, chính quyền liên tục đàn áp các phong trào đối lập.

Các cuộc biểu tình này là một phần của phong trào dân chủ Belarus, bắt đầu xảy ra trước và trong cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020, trong đó ông Lukashenko tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 6 tại vị.

Lukashenko đối mặt với sự phản đối lớn hơn của công chúng về cách xử lý đại dịch COVID-19, khi không công nhận sự nghiêm trọng của nó. Trong số năm cuộc bầu cử mà Lukashenko giành được, chỉ cuộc bầu cử đầu tiên được các giám sát quốc tế cho là tự do và công bằng.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên Tổng thống Tsikhanouskaya đã tuyên bố rằng người dân Belarus phải tìm cách bảo vệ lá phiếu của họ. Do đó, tất cả các cuộc biểu tình chống lại Lukashenko đều “không có thủ lĩnh”.

Các cuộc biểu tình với quy mô và thời gian tồn tại chưa từng có tiền lệ ở Belarus nổ ra sau khi kết quả bầu cử tổng thống ngày 9/8 cho thấy ông Lukashenko sẽ tiếp tục tại vị nhiệm kỳ thứ sáu với 80% phiếu bầu. Những người biểu tình cho biết kết quả bầu cử đã bị gian lận, và một số người đã giải thích với các nhà báo của hãng tin AP chính xác cách thức gian lận diễn ra ở quận của họ.

Trong những ngày sau cuộc bầu cử, chính quyền Belarus đàn áp nghiêm trọng những người biểu tình ôn hòa, hàng nghìn người biểu tình bị bắt và nhiều người bị cảnh sát đánh đập. Tình hình này đã khiến quốc tế lên án và càng làm tăng thêm động lực của những người biểu tình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/belarus-phan-doi-nha-doc-tai-cuoi-cung-hang-chuc-nguoi-bi-bat-giu.html

 

Tổng thống Putin tôn vinh giá trị

của ĐCS và khen ngợi Biden

Lục Du

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “trải lòng” về Joe Biden, ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, cũng như đề cập tới sự tương thông giữa đảng Dân chủ và Đảng cộng sản Liên Xô trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya phát sóng ngày 7/10, theo The BL.

“Đảng Dân chủ có truyền thống gần gũi hơn với cái gọi là các giá trị tự do, gần hơn với các ý tưởng dân chủ xã hội”, ông Putin nói, News Week đưa tin. “Và nó bắt nguồn chính từ môi trường dân chủ xã hội mà Đảng Cộng sản đã phát triển”.

“Dù sao tôi cũng từng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô trong gần 20 năm”, ông Putin nói thêm. “Tôi là một đảng viên bình thường, nhưng có thể nói rằng tôi tin tưởng vào ý tưởng của đảng. Tôi vẫn thích nhiều giá trị cánh tả này. Bình đẳng và tình huynh đệ. Điều gì là xấu về họ? Trên thực tế, chúng na ná các giá trị của Cơ đốc giáo ”.

“Đúng vậy, chúng rất khó thực hiện, nhưng chúng rất hấp dẫn. Nói cách khác, đây có thể được coi là cơ sở tư tưởng để phát triển các mối liên hệ với đại diện của đảng Dân chủ ”, ông Putin nói.

Putin cũng nhấn mạnh một giá trị chung khác mà ông chia sẻ với giới cánh tả Mỹ, đó là Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây ủng hộ phong trào dân quyền cho người Mỹ gốc Phi.

Ông Putin nói: Người Mỹ da đen “tạo thành một khu vực bầu cử ổn định” cho Đảng Dân chủ. “Liên Xô cũng hỗ trợ phong trào của người Mỹ gốc Phi vì các quyền hợp pháp của họ”.

Ông Putin lưu ý rằng Biden chống lại chính sách đối ngoại của Nga bằng “luận điệu sát thương mạnh” nhưng ca ngợi quan điểm của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ đối với New START, hiệp ước vũ khí hạt nhân lớn cuối cùng giữa Nga và Hoa Kỳ, sẽ hết hạn vào năm tới.

“Ứng cử viên Biden đã công khai nói rằng ông ấy sẵn sàng gia hạn START mới hoặc ký một hiệp ước cắt giảm tấn công chiến lược mới,” Putin nói. “Đây đã là một yếu tố rất quan trọng của sự hợp tác tiềm năng trong tương lai của chúng ta”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-putin-ton-vinh-gia-tri-cua-dcs-va-khen-ngoi-biden.html

 

Iran và Trung Quốc – Một liên minh chống Mỹ ?

Thùy Dương

Sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Trung Đông ngày càng mạnh mẽ. Trung Đông cũng trở nên quan trọng hơn đối với Bắc Kinh trong những năm gần đây, không chỉ vì nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, mà còn vì tầm quan trọng của khu vực này trong “Con Đường Tơ Lụa Mới” (Sáng Kiến ​​Một Vành Đai Một Con Đường).

Chuyên gia Didier Chaudet trên trang Asialyst ngày 01/10/2020 nhận định Bắc Kinh vẫn chưa đủ khả năng quân sự để nuôi dưỡng ảnh hưởng ở Trung Đông, nhưng Trung Quốc lại có một sức mạnh kinh tế đáng kể và một chính sách đối ngoại thực dụng, từ chối lập liên minh để tránh bị lôi kéo vào những xung đột không có lợi cho mình. Trung Quốc ưa thích « quan hệ đối tác chiến lược » được xếp theo các mức độ khác nhau, từ quan hệ « đối tác hợp tác hữu nghị » (tăng cường hợp tác song phương trên một số chủ đề, chẳng hạn như thương mại) đến cao nhất là « đối tác chiến lược toàn diện » (hợp tác toàn diện về các vấn đề khu vực và quốc tế). Tại Trung Đông, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được dành cho các quốc gia quan trọng nhất đối với các mục tiêu của Trung Quốc, trong đó phải kể đến Iran.

Những tiết lộ mới đây cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của Teheran đối với Tập Cận Bình : hồi tháng 07, báo Mỹ New York Times tiết lộ rằng Bắc Kinh đang đàm phán với Teheran một kế hoạch 25 năm để có được nguồn cung ứng dầu mỏ ở mức giá thấp, nhưng trên hết là khoản đầu tư 400 tỷ đô la của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của Iran (đặc biệt là giao thông), viễn thông và an ninh mạng. Thỏa thuận cũng nói đến khả năng hợp tác quân sự, thông qua phát triển vũ khí cũng như trao đổi thông tin để chống khủng bố, các nhóm ly khai và buôn bán ma túy.

Mỹ có cần lo ngại về quan hệ Iran – Trung Quốc ?

Thông báo về kế hoạch trên đã khiến chính quyền Trump lo ngại. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố việc Trung Quốc và Iran xích lại gần nhau sẽ « gây mất ổn định » ở Trung Đông, đẩy Israel, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất vào vòng nguy hiểm. Washington hiểu rằng sự xích lại gần nhau giữa đối thủ chính của Mỹ trên trường quốc tế và ở Trung Đông ít nhất sẽ khiến chính sách gây áp lực tối đa đối với Iran trở nên khó khăn hơn nhiều.

Dường như nỗi lo của Washington là hơi quá ! Một mặt, một thỏa thuận như vậy sẽ phải được Quốc Hội Iran chấp nhận, nhưng cuộc tranh luận nội bộ ở Iran cho thấy việc phê chuẩn sẽ không đơn giản chút nào. Mặt khác, ở Trung Đông, Trung Quốc cũng với quan hệ tốt với những kẻ thù không đội trời chung của Iran như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Israel.

Còn về phía Trung Quốc, chuyên gia Didier Chaudet cho rằng Bắc Kinh tăng cường các mối quan hệ song phương không nhằm tạo liên minh chống Tây phương. Bằng chứng là vào mùa hè vừa qua, Bắc Kinh giúp Riyad phát triển khả năng hạt nhân. Ả Rập Xê Út luôn bị ám ảnh bởi mối nguy hiểm đến từ Iran. Nếu Riyad muốn trang bị hạt nhân, thì chỉ là để cạnh tranh với Teheran. Cho đến nay, Tập Cận Bình cũng không có biểu hiện gì là sẵn sàng đối đầu trực diện với Washington để bảo vệ Teheran.

Một mối quan hệ tương đối và được mong chờ ?

Trước hết, thỏa thuận Iran – Trung Quốc là phản ứng của Iran đối với việc chính quyền Donald Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân được xây dựng thời Obama. Thông điệp của Teheran rất rõ ràng : nếu thiếu người đối thoại hợp lý ở phương Tây, Iran có thể tiếp cận với các nước mạnh khác. Thực ra, ý tưởng về một thỏa thuận hợp tác giữa Teheran và Bắc Kinh đã có từ năm 2016, trong chuyến thăm Teheran của Tập Cận Bình sau khi có thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Đến năm 2019, ngoại trưởng Iran Javad Zarif tới Bắc Kinh để trình bày bức sơ thảo thỏa thuận. Các con số đưa ra có thể là đã được phóng đại, nhưng cho thấy là về lâu dài Trung Quốc muốn phát triển cơ sở hạ tầng của Iran để quốc gia này gia nhập hoàn toàn vào Con Đường Tơ Lụa Mới. Và có thể Iran là một phần của giải pháp giúp Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào eo biển Malacca trong việc vận chuyển nhiên liệu.

Nhưng cho đến nay Bắc Kinh và Teheran mới cụ thể hóa ý tưởng có từ năm 2016, điều này cho thấy Trung Quốc chưa sẵn sàng phản đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran và quan hệ này không được xây dựng để chống lại nguyên trạng trong khu vực. Chuyên gia Didier Chaudet nhấn mạnh đương nhiên là mối quan hệ Trung Quốc – Iran là quan trọng, nhưng đánh giá quá cao quan hệ này, hay nói về một liên minh, là hiểu sai về tình hình Trung Đông và chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Thỏa thuận Israel – Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là hành động của Mỹ nhằm chống lại Iran và Trung Quốc ?

Hiệp ước hòa bình giữa Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất và Israel, sau đó là với Bahrain, tạo thành các thỏa thuận Abraham, được giới thiệu là để nhắm vào lợi ích của Iran và Trung Quốc. Chính quyền Teheran hiểu rõ Iran thực sự là một trong những đối tượng mà mối quan hệ hợp tác giữa Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất nhắm vào. Một vị tướng Iran không ngần ngại phát biểu là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất sẽ phải chịu trách nhiệm nếu các lợi ích quốc gia của Iran bị tấn công ở Vịnh Ba Tư. Iran lo ngại về khả năng gián điệp và phá hoại của Mossad. Đối mặt với sự hợp tác giữa Israel và các nước Ả Rập có sự hậu thuẫn của Mỹ, Iran có thể cảm thấy đang bị bao vây và sẽ khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Người ta có thể nghĩ rằng những khó khăn của Teheran không ảnh hưởng đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, Iran là một đối tác quan trọng đối với Trung Quốc, cho nên nếu Teheran bị đe dọa hoặc suy yếu khiến bạo lực ở Trung Đông bùng nổ, hoặc về lâu dài Teheran phải khuất phục trước các lực lượng thân Mỹ thì điều đó lại không tốt cho các lợi ích của Trung Quốc trong khu vực.

Bắc Kinh cũng có thể nghĩ rằng thỏa thuận Abraham có thể nhắm vào chính Trung Quốc. Mặc dù nhấn mạnh sự hài lòng của Trung Quốc trước những nỗ lực giảm căng thẳng ở Trung Đông, nhưng Bắc Kinh cũng nhắc lại là ủng hộ quyền tự quyết của người Palestine và mong muốn đóng một vai trò xây dựng trong việc xây dựng một Nhà nước cho người Palestine. Bằng cách này, Bắc Kinh gián tiếp nhắc lại vấn đề Israel và Palestine có vai trò mấu chốt mà nếu không giải quyết được thì hòa bình chỉ là một ảo tưởng. Trung Quốc không tin là thỏa thuận hòa bình đó (thỏa thuận Abraham) có thể mang lại sự ổn định cần thiết cho « Con Đường Tơ Lụa Mới », tức là gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc trong khu vực.

Về phía Mỹ, mặc dù thỏa thuận Abraham không có các điều khoản « chống Trung Quốc », nhưng vào ngày thỏa thuận Israel-Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất được công bố, Washington cho biết gần đạt được một thỏa thuận khác với Israel, nhằm loại Trung Quốc ra khỏi sự phát triển mạng 5G ở Israel. Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng công khai thúc giục các nước vùng Vịnh lựa chọn hoặc Bắc Kinh hoặc Washington.

Ngoài ra, thỏa thuận hòa bình được công bố còn gắn với một dự án liên minh giữa Mỹ, Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tập trung vào an ninh hàng hải. Được cho là để chống lại Iran, liên minh này sẽ bảo vệ tự do lưu thông hàng hải ở eo biển Hormuz (vốn giữ vai trò thiết yếu đối với thương mại quốc tế về chất đốt) và eo biển Bab-el-Mandeb, nối kênh đào Suez và Ấn Độ Dương. Gần đây, có một tin đồn dai dẳng về một căn cứ cho tình báo Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trên đảo Socotra để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc, Pakistan và Iran ở eo biển Bab-el-Mandeb.

Hai eo biển Hormuz và Bab-el-Mandeb nối với eo biển Malacca nổi tiếng, rất quan trọng cho kinh tế và các dự án địa chính trị của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh có khả năng hành động ở eo biển Malacca, điều này có thể gây hại cho Trung Quốc. Với thỏa thuận này, Washington khẳng định sự thống trị của hải quân đối với các khu vực thiết yếu cho thương mại hàng hải của Trung Quốc.

Một thỏa thuận hòa bình vừa tích cực vừa tiêu cực cho lợi ích của Trung Quốc ?

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất muốn tránh căng thẳng gia tăng với Teheran. Dubai vốn dĩ ủng hộ dự án Những Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc và là thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do Bắc Kinh khởi xướng. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất có hơn 200.000 người Trung Quốc sinh sống, là nơi đặt trụ sở của 4.000 doanh nghiệp Trung Quốc và Dubai được ví như một Hồng Kông khác.

Về phía Israel, nếu phải lựa chọn giữa đồng minh lâu đời Mỹ và đối tác kinh tế Trung Quốc, Israel sẽ dễ dàng quyết định. Nhưng trước mắt, nước này không cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa. Israel không cần tiền của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng các công ty Trung Quốc lại có sức hấp dẫn đối với các chủ dự án cơ sở hạ tầng ở Israel. Trung Quốc là một nhà đầu tư lớn, nhất là về công nghệ nên vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng, do đó, Israel sẽ chọn cách thực dụng : nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ khi cần thiết, nếu không thì lại tiếp tục hưởng lợi từ các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao có lợi với Trung Quốc. Vì vậy, thỏa thuận giữa Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất không hẳn là một điều tồi tệ đối với Trung Quốc : cho đến nay cả hai nước dường như vẫn coi mối quan hệ với Trung Quốc là một nguồn cơ hội.

Tuy nhiên, vẫn có 2 điểm có thể gây ra lo ngại đối với Bắc Kinh. Một mặt, Teheran là một phần quan trọng trong cuộc chơi của Trung Quốc ở Trung Đông nhưng vẫn là một trong những lý do chính dẫn đến các thỏa thuận Abraham. Mặt khác, việc Mỹ phản đối sự hiện diện của Trung Quốc ở Trung Đông là rõ ràng và có thể thúc đẩy các cuộc chiến tranh lạnh có hại cho Trung Đông, ngăn cản sự ổn định của khu vực này. Cũng chính vì điều này mà nhiều nước muốn được đặt dưới sự bảo vệ của Mỹ.

Trung Quốc đang tự khẳng định là yếu tố không thể thiếu ở Trung Đông. Bắc Kinh có thể hiện diện nhiều hơn mà không khuấy động căng thẳng trong vùng. Mong muốn hợp tác với tất cả các nước, từ Israel đến Iran qua bán đảo Ả Rập, từ chối các liên minh độc quyền, lại có khả năng kinh tế, Trung Quốc trở thành đối tác có giá trị của các quốc gia trong khu vực, thậm chí các nước Trung Đông đều muốn có sự hiện diện của Trung Quốc. Nhưng mong muốn đầu tư mạnh của Trung Quốc vào khu vực này lại bị cản trở bởi thái độ duy trì « chiến tranh lạnh » giữa các đối tác chính trong khu vực, như căng thẳng giữa Ả Rập Xê Út với Iran, giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Ả Rập Xê Út, và giữa Iran và Israel … Sự phụ thuộc của một số nước vào Hoa Kỳ chỉ có thể thúc đẩy cái gọi là cuộc « chiến tranh lạnh » lần thứ hai trở thành tâm điểm mối quan hệ giữa các quốc gia trong vùng.

Iran là một quốc gia hoàn toàn độc lập với Hoa Kỳ và là mục tiêu của cả Washington và các lực lượng thân Mỹ trong khu vực. Do vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực tùy thuộc vào tương lai của Iran. Nếu cuộc « chiến tranh lạnh » ở Trung Đông chống Iran ngày càng bớt căng thẳng, thì đương nhiên các cơ hội của Trung Quốc sẽ bị giảm đi. Chính vì thế, sự ổn định của Teheran và sự gia tăng sức mạnh của Bắc Kinh tại Trung Đông sẽ gắn bó với nhau trong những năm tới.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201012-iran-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c-%E2%80%93-m%E1%BB%99t-li%C3%AAn-minh-ch%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9

 

Irak : Các nhóm vũ trang thông báo tạm ngưng

các chiến dịch tấn công lính Mỹ

Minh Anh

Nhiều nhóm vũ trang Irak được Iran hậu thuẫn ngày 11/10/2020 thông báo tạm ngừng các hoạt động tấn công nhắm vào các lực lượng Mỹ với điều kiện chính phủ Irak đưa ra một lịch trình rút lính Mỹ.

Từ một năm nay, chính phủ Mỹ cáo buộc các nhóm vũ trang này đứng sau hàng chục vụ tấn công bằng rốc-két nhắm vào những lợi ích của Mỹ tại nước này. Từ Bagdad, thông tín viên đài RFI, Lucile Wassermann giải thích :

« Các nhóm vũ trang đưa ra một lệnh ngừng bắn có điều kiện. Một phát ngôn viên của Kataeb Hezbollah, một trong số các nhóm vũ trang thân Teheran mạnh nhất tại Irak đã khẳng định như vậy.

Phát ngôn viên này bảo đảm rằng các cuộc tấn công được tiến hành thường xuyên nhắm vào các lợi ích của Mỹ ở Irak sẽ không tái diễn nữa nếu như tất cả các đội quân Mỹ rút đi. Phát ngôn viên này không ấn định thời hạn chót nhưng đe dọa sẽ có những vụ tấn công dữ dội hơn nếu như Hoa Kỳ vẫn nấn ná ở lại trên lãnh thổ Irak.

Những thông báo này được đưa ra vào lúc hồi tháng trước Washington dọa đóng cửa tòa đại sứ của mình ở Bagdad nếu như chính phủ Irak không gia tăng nỗ lực nhằm chấm dứt các vụ tấn công. Trước đó, căng thẳng đã gia tăng một nấc tại Irak ngay từ đầu năm nay khi nước này có nguy cơ trở thành địa bàn đối đầu giữa Mỹ và Iran.

Hồi tháng 6/2020, Bagdad và Washington đã thông qua một chương trình “rút quân dần dần” và một phần ba số lính Mỹ đã rời Irak vào tháng Chín. Nhưng hiện vẫn còn 3.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Irak. Ba ngàn vẫn còn là quá nhiều theo như các nhóm vũ trang, vốn dĩ đòi hỏi một kế hoạch chi tiết rút hết toàn bộ lính Mỹ ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201012-irak-c%C3%A1c-nh%C3%B3m-v%C5%A9-trang-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-t%E1%BA%A1m-ng%C6%B0ng-c%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-l%C3%ADnh-m%E1%BB%B9

 

Nhật sẽ tăng cường phòng thủ tên lửa

sau khi Bắc Triều Tiên phô trương vũ khí mới

Thanh Phương

Theo hãng tin AP, hôm nay, 12/10/2020, Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa để đối phó với mối đe dọa của vũ khí Bắc Triều Tiên, đang trở nên « đa dạng và tinh vi hơn », như đã được phô trương trong cuộc diễu binh cuối tuần qua.

Trong lễ diễu binh mừng 75 năm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên hôm thứ Bảy 10/10 tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên đã phô trương nhiều hệ thống vũ khí, trong đó dường như có một tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất từng được biết của nước này. Ngoài ra, dường như còn có một tên lửa cải tiến, có thể được bắn từ tàu ngầm.

Theo AP, tuy một số chuyên gia nghĩ rằng đó chỉ là những tên lửa đang được phát triển, nhưng việc phô trương các vũ khí đó cho thấy Bình Nhưỡng đang nâng cấp các tên lửa của họ trong bối cảnh đàm phán hạt nhân với Hoa Kỳ bế tắc.

Trong cuộc họp báo hôm nay, chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Katsunobu Kato, tuyên bố : « Để đối phó với các mối đe dọa đang trở nên đa dạng và phức tạp, chúng ta quyết tâm tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa. » Tuy nhiên, ông Kato không cho biết chi tiết những phân tích của Nhật về các tên lửa mà Bắc Triều Tiên vừa phô trương. Ông chỉ nói là Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và các nước có liên quan khác để bảo vệ người dân Nhật.

Hãng tin AP nhắc lại là trong 8 năm dưới thời thủ tướng Shinzo Abe, Tokyo đã mở rộng vai trò quân sự trên trường quốc tế trong khuôn khổ liên minh Mỹ-Nhật, trong bối cảnh những mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Nhật Bản hiện đang nghiên cứu việc thay đổi chính sách về tên lửa, bao gồm cả khả năng phát triển khả năng tấn công trước vào các căn cứ của kẻ địch nhằm tự vệ trước những cuộc tấn công sắp xảy ra.

Người kế nhiệm ông Abe, thủ tướng Yoshihide Suga và chính phủ Nhật theo dự kiến sẽ đề ra một kế hoạch tên lửa mới trong năm 2020.

Nhật lại tố cáo tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận

Theo đài truyền hình Nhật NHK, lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã phát lời cảnh cáo đến hai chiếc tàu của Trung Quốc bị tố cáo xâm nhập hải phận của Nhật Bản vào hôm qua. Hai chiếc tàu này có ý định đến gần một tàu cá của Nhật tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201012-nh%E1%BA%ADt-s%E1%BA%BD-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-ph%C3%B2ng-th%E1%BB%A7-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-sau-khi-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-ph%C3%B4-tr%C6%B0%C6%A1ng-v%C5%A9-kh%C3%AD-m%E1%BB%9Bi

 

Nhật: Tàu Trung Quốc

vào quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm 11/10 nói rằng hai tàu của Trung Quốc tiến vào khu vực mà Tokyo tuyên bố là chủ quyền lãnh hải của mình gần quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, theo Reuters.

Hãng tin này dẫn lời một đại diện của tuần duyên Nhật nói rằng đây là lần thứ 21 trong năm nay, tàu Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật và là lần đầu tiên kể từ cuối tháng Tám.

Theo Reuters, chính phủ Nhật đã nhiều lần lên tiếng về sự xâm nhập “không ngừng” của Trung Quốc vào vùng nước mà hai phía cùng tuyên bố chủ quyền.

Khu vực tranh chấp gồm quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Theo Kyodo, hai tàu hải cảnh của Trung Quốc tiến vào vùng tranh chấp khoảng 10 giờ 45 phút sáng 11/10 và tiếp cận một tàu đánh cá của Nhật.

Tin cho hay, tuần duyên Nhật đã triển khai các tàu tuần tra tới khu vực.

Theo Reuters, phía Trung Quốc chưa có phản hồi ngay về cáo buộc trên.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0o-qu%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A3o-tranh-ch%E1%BA%A5p-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-hoa-%C4%91%C3%B4ng/5617306.html

 

Bắc Hàn và thế giới ngầm

buôn bán, sản xuất vũ khí

Bộ phim đi theo quá trình nhiều năm một nhóm các nhà điều tra không chuyên, gài bẫy người của chính quyền Bình Nhưỡng vào các thương vụ giả buôn bán vũ khí.

Trong quá trình điều tra suốt ba năm với các chuyến đi từ Đan Mạch tới Uganda và Bắc Hàn, nhóm đã quay phim ghi hình, có lúc là ghi lén, có lúc là công khai, cảnh các quan chức Bắc Hàn thảo luận về việc làm cách nào để qua mặt được lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc nhằm bán vũ khí ra ngoài.

Xem thêm:Phim tài liệu tiết lộ cách Bắc Hàn ‘buôn lậu vũ khí’

Chuột Chũi (The Mole) là sản phẩm của nhà sản xuất phim người Đan Mạch Mads Brügger. Ông nói rằng ông đã dàn dựng một chiến dịch bịp rất công phu, phức tạp trong suốt ba năm để tìm hiểu xem làm cách nào mà Bắc Hàn có thể qua mặt được cộng đồng quốc tế.

Hugh Griffiths, đồng điều phối viên của Ủy ban Chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Bắc Hàn trong thời gian 2014-2019, nói những tiết lộ trong phim là “rất đáng tin cậy”.

“Bộ phim tài liệu này là sự mất mặt nghiêm trọng nhất đối với Chủ tịch Kim Jong-un mà ta từng được xem,” Griffiths nói. “Việc phim trông có vẻ nghiệp dư không có nghĩa là không có chuyện bán chác vũ khí để đổi lấy ngoại tệ. Các nội dung trong phim thực sự tương đồng với những gì chúng ta đã biết.”

“The Mole” (Chuột Chũi) là bộ phim tài liệu BBC tham gia sản xuất cùng bốn hãng truyền thông châu Âu.

Video này giới thiệu một số cảnh trong phim.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-54501734

 

Tên lửa đời mới Bắc Triều Tiên nhắc nhở

Hoa Kỳ về tiềm lực quân sự của Bình Nhưỡng

Thanh Hà

Biden và Trump trong tầm ngắm của Bắc Triều Tiên khi Bình Nhưỡng chọn đúng thời điểm ba tuần trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ để phô trương hỏa lực. Hình ảnh 4 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lừng lững xuất hiện trong đêm tối trên quảng trường Kim Nhật Thành hôm 10/10/2020 trực tiếp thách thức hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ và ngầm nhắc nhở chính quyền Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới về tiềm lực quân sự của chế độ Kim Jong Un.

Trong bối cảnh bất thường vì Covid-19, lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao Động Triều Tiên cũng đã được tổ chức trong những điều kiện không bình thường : Truyền thông quốc tế và thậm chí các nhà ngoại giao nước ngoài không được mời đến tham dự sự kiện. Vào đúng nửa đêm khi vừa bước sang ngày 10/10/2020 lãnh tụ Kim Jong Un trên khán đài khẳng định quyết tâm « tiếp tục theo đuổi các phương tiện răn đe », « nâng cao khả năng phòng thủ nhằm kềm hãm mọi ý đồ nguy hiểm của những lực lượng thù địch ». Minh họa cho điều này là một màn trình diễn ngoạn mục phô trương với đỉnh điểm là tên lửa ICBM cực lớn, được đặt trên những chiếc xe vận tải tưởng chừng dài như bất tận. Vũ khí mới này của Bắc Triều Tiên còn « lớn hơn cả loại tên lửa Hwasong15 có khả năng bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ » như ghi nhận của các chuyên gia quốc tế.

Diễn văn của lãnh đạo Bắc Triều Tiên không một lần trực tiếp nhắc đến tên Hoa Kỳ nhưng tất cả đều biết đây là thông điệp mạnh mẽ Bình Nhưỡng gửi đến chính quyền Mỹ trong tương lai. Sau hơn 2 năm từ khi Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ khởi động đàm phán về tiến trình giải trừ hạt nhân, hồ sơ này hoàn toàn lâm vào bế tắc. Bình Nhưỡng vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn của các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Theo nhà nghiên cứu Jeffrey Lewis thuộc viện nghiên cứu Mỹ Middlebury – California, tên lửa đời mới của Bắc Triều Tiên « rõ ràng nhằm thách thực hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ đặt tại Alaska ». Vẫn theo chuyên gia này, nếu như mỗi chiếc tên lửa đạn đạo liên lục địa này của Bình Nhưỡng mang theo từ ba cho đến bốn đầu đạn thì « Mỹ phải chi ra khoảng 7 tỷ đô la để trang bị từ 6 đến 12 chiếc tên lửa chận tên lửa » nhằm đáp trả.

Giới chuyên gia cũng đã căn cứ vào những hình ảnh qua vô tuyến của Bắc Triều Tiên để phỏng đoán rằng tên lửa cực lớn này dài 24 mét, có đường kính 2 mét rưỡi, với khoang nhiên liệu có thể lên tới 100 tấn xăng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là loại vũ khí này « quá nặng để có thể sử dụng » do vậy cũng không loại trừ khả năng đây trước hết là một đòn nhằm răn đe Hoa Kỳ chớ xem thường địch thủ. Nhất là cho đến nay, Bình Nhưỡng chưa tiến hành thử nghiệm loại tên lửa đời mới này. Thậm chí có một số tiếng nói không loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên có thể chỉ phô trương mô hình mẫu đề hù dọa thiên hạ.

Có điều trong quá khứ, trước khi bước vào Nhà Trắng tháng Giêng 2017 Donald Trump trên tin nhắn Twitter từng khẳng định rằng « Bắc Triều Tiên không bao giờ » phát triển được vũ khí có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Để rồi hơn một năm sau đó ở cương vị tổng thống ông đã phải ba lần thân chinh sang châu Á để bắt tay với lãnh tụ Kim Jong Un.

Bên cạnh những đồn đoán về thực chất của tên lửa mới của Bắc Triều Tiên, chỉ nội việc Bình Nhưỡng trình làng loại vũ khí này cận ngày bầu cử tổng thống Mỹ cũng đủ cho thấy Bình Nhưỡng đã tiếp tục đẩy mạnh các phương tiện quân sự, cho phép Kim Jong Un có thêm trọng lượng khi trở lại bàn đàm phán với Hoa Kỳ.

Về phần nhà phân tích Andrei Lankov thuộc nhóm nghiên cứu Korea Risk Group, trụ sở tại Washington, ông không chút nghi ngờ : « Dù muốn hay không Bắc Triều Tiên cũng là một cường quốc hạt nhân và có thể là quốc gia thứ ba, sau Nga và Trung Quốc có phương tiện bắn tới lãnh thổ Mỹ ». Có điều theo Andrei Lankov, Bắc Triều Tiên biết dừng lại đúng lúc. Bình Nhưỡng muốn đối phương hiểu rằng, « sớm muộn gì Mỹ cũng phải đàm phán với Bắc Triều Tiên », và Washington càng chần chừ chừng nào thì lại càng bất lợi cho Mỹ và cho cộng đồng quốc tế chừng nấy. Theo nhà quan sát Shin Beom Chul, viện nghiên cứu Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên chỉ khoe vũ khí lợi hại chứ chưa tiến hành thử nghiệm và đây là « lằn ranh đỏ mà Bình Nhưỡng thận trọng tránh vượt qua ». Nhưng hành động này ngầm nhắc nhở tổng thống Trump rằng trong trường hợp tái đắc cử nếu Nhà Trắng làm ngơ với hồ sơ Bắc Triều Tiên thì không có gì cấm cản Kim Jong Un  cho thử nghiệm tên lửa đời mới này. Lời cảnh cáo này cũng nhắm tới ứng cử viên bên đảng Dân Chủ là Joe Biden.

Ở Washington cả hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ đều không có phản ứng gì về màn trình diễn vũ khí của Bình Nhưỡng.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201012-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BB%9Di-m%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-nh%E1%BA%AFc-nh%E1%BB%9F-hoa-k%E1%BB%B3-v%E1%BB%81-ti%E1%BB%81m-l%E1%BB%B1c-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng

 

Kim Jong Un lau nước mắt xin lỗi dân,

dư luận nói nhân cách đã thay đổi?

Vũ Dương

Cư dân mạng thắc mắc, liệu nhà lãnh đạo độc tài nổi tiếng thế giới này đã thay đổi, hay đây chỉ là thế thân?!…

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lau nước mắt nhiều lần tại lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Vì các phương pháp cầm quyền trước đây của Kim Jong Un quá hà khắc và cứng rắn, hơn nữa ông ta chưa bao giờ có bất kỳ lời xin lỗi đẫm nước mắt nào trước công chúng, tin tức mới lạ này đã đặt ra câu hỏi trên các phương tiện truyền thông, có cư dân mạng hoài nghi rằng đây vốn không phải ông Kim Jong Un thật, mà chỉ là người đóng thế.

Theo đoạn video do Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA.kp) công bố, ông Kim Jong Un đã tháo kính, xúc động và thậm chí đã có hành động như đang lau nước mắt và nói lời xin lỗi trong lễ duyệt binh tổ chức vào khuya ngày 10/10. Hướng góc nhìn về phía khán giả Triều Tiên đang khóc nấc dưới khán đài, ông Kim Jong Un nói rằng ông xin lỗi vì sự nghèo khó của người dân trong tình cảnh hiện tại, đồng thời nói rằng ông không thể đền đáp sự tin tưởng cao độ của người dân dành cho ông, theo SOH.

“Tôi cảm thấy xấu hổ”, ông Kim Jong Un nói, “Sự chăm chỉ và cống hiến của tôi không đủ để đưa người dân của tôi thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống”.

Về vấn đề này, báo cáo của đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) chỉ ra rằng bài phát biểu trong đại lễ duyệt binh dường như không ăn khớp với hình ảnh trước đây của ông Kim Jong Un. Trước đó, Kim Jong Un là một nhà độc tài nổi tiếng thế giới.

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ông Kim Jong Un đã sử dụng các hành vi bạo lực tàn nhẫn để đối phó với các quan chức được cho là không trung thành. Trong những năm nắm quyền, ông Kim Jong Un chưa bao giờ rơi nước mắt hay nói lời xin lỗi trong các bài phát biểu trước công chúng.

Tin tức liên quan đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng, có người bình luận rằng họ cảm thấy tính cách của Kim Jong Un dường như đã thay đổi đáng kể, cũng có không ít cư dân mạng tin rằng đây không phải Kim Jong Un thật, mà chỉ là người đóng thế, bởi từ lâu đã có nguồn tin nói rằng Kim Jong Un có ít nhất ba “người thế thân”.

Sound Of Hope đã tổng kết một vài bình luận của người dùng mạng:

KK ****: Đây chắc chắn là Kim Jong Un giả, hoặc đó chỉ có thể là nhân cách phân liệt.

Acc ****: Nếu không uống nhầm thuốc thì chỉ có thể là người đóng thế. Các thế hệ trước của gia tộc họ Kim không bao giờ rơi nước mắt trước tình cảnh khó khăn của người dân, ngay cả trong thời gian diễn ra “nạn đói lớn”.

Cư dân mạng 301 *** cho rằng, lời xin lỗi đẫm nước mắt của Kim Jong Un có thể bị ép buộc bởi hình thế quốc tế. “Hẳn là ĐCSTQ đã không có tiền để tiếp máu cho nữa, vậy nên Kim Jong Un phải mau chóng làm ra bộ dạng ủy mị sướt mướt để chờ đợi sự cứu giúp nhân đạo của Hoa Kỳ”.

Cũng có cư dân mạng còn đồn đoán rằng việc Kim Jong Un công khai lần này có thể là tạo nền tảng cho những thay đổi chính trị tiềm ẩn, chuyển giao quyền lực bên trong, hoặc để chuẩn bị “tự nhận lỗi” để bàn giao quyền lực.

Xi Yuyan**: Những kẻ độc tài sẽ không dễ dàng thể hiện sự yếu kém, thể hiện sự yếu kém đồng nghĩa với việc buông bỏ quyền lực

Cư dân mạng Xinyuan **** suy đoán rằng, công khai thừa nhận sai lầm, hẳn là đang có ý định bàn giao lại vị trí cho cô em gái Kim Yo Jung, còn Kim Jong Un thật có thể đã trở thành người thực vật rồi không chừng.

Có cư dân mạng Trung Quốc cũng so sánh lời xin lỗi của Kim Jong Un với cách làm thông thường của chính quyền Cộng sản Trung Quốc.

Cư dân mạng De ****: Đây thì được tính là gì, “người đầy tớ của người dân Trung Quốc” dù có quỳ xuống xin lỗi cũng không thể cải thiện cuộc sống của người dân chúng tôi, không thể thực hiện giấc mộng Trung Hoa cao đẹp, cũng không cách nào thoát nghèo.

https://www.dkn.tv/the-gioi/kim-jong-un-lau-nuoc-mat-xin-loi-dan-du-luan-noi-nhan-cach-da-thay-doi.html

 

Bà Thái chìa cảnh ô liu,

Bắc Kinh đáp trả bằng phát biểu hiếu chiến

Lục Du

Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan (MAC) đã kêu gọi truyền thông nhà nước Trung Quốc kiềm chế khi phản ứng đối với bài phát biểu của Tổng thống Thái Anh Văn trong ngày Ngày Quốc khánh quốc đảo vào thứ Bảy (10/10), theo Taiwan News.

Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trên tài khoản Weibo của mình rằng phát biểu của bà Thái về quan hệ hai bờ eo biển vào ngày Quốc khánh Đài Loan là “nhẹ nhàng nhất” trong nhiều năm.

Ông Hồ nói: “Sự thay đổi giọng điệu cho thấy chính quyền Thái đã xác minh được mức độ nghiêm trọng của một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Bắc Kinh do các hành động khiêu khích của họ”.

Khi phản bác lại đề xuất của bà Thái về một “đối thoại có ý nghĩa” với Trung Quốc, ông Hồ nói thêm rằng Bắc Kinh không được “bị lừa để tin vào cử chỉ thiện chí của Đảng Dân Tiến đang cầm quyền ở Đài Loan” và rằng “việc tiếp tục các hành động quân sự là câu trả lời duy nhất cho sự ổn định xuyên eo biển ”.

Trong bối cảnh Không quân Trung Quốc gia tăng các cuộc diễn tập gần Đài Loan trong vài tuần qua, bà Thái đã phát biểu trước quốc dân rằng “nếu Bắc Kinh có thể chú ý đến tiếng nói của Đài Loan, hãy thay đổi cách họ xử lý các mối quan hệ xuyên eo biển và cùng nhau tạo điều kiện hòa giải và hòa bình”, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng, nếu hai bên có thiện chí, thì căng thẳng trong khu vực có thể được giảm bớt.

Taiwan News bình luận, phát biểu của bà Thái được coi như một nhành ô liu mà chính phủ Đài Loan gửi tới chính quyền Trung Quốc.

Ca ngợi bà Thái là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, đã kêu gọi hòa bình cho khu vực, MAC chỉ trích Hồ vì những bình luận ác ý của ông ta trên Weibo, mô tả đó là phát biểu “có ý định làm bùng lên xung đột”. MAC cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc “kiềm chế” các phương tiện truyền thông nhà nước của mình để không đưa ra những nhận xét thiếu thận trọng, theo CNA.

Dường như không bị ấn tượng bởi những bình luận có thiện ý của bà Thái, Văn phòng Quốc vụ viện Đài Loan của Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng hai bên chỉ có thể tiếp tục đối thoại dựa trên “đồng thuận 1992” – thuật ngữ ám chỉ một thỏa thuận thực hiện nguyên tắc “một Trung Quốc” giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Quốc Dân Đảng.

Việc Bắc Kinh không tỏ thiện ý đối với thông điệp hòa bình của bà Thái và chỉ muốn dùng hành động quân sự để khuất phục Đài Loan sẽ khiến đảng Dân Tiến cầm quyền của bà Thái trở nên cương quyết hơn trong chính sách chống ĐCSTQ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Đài Bắc sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ với Mỹ và đồng minh, cũng như tình hình eo biển Đài Loan trong thời gian tới có thể gia tăng căng thẳng với các hành động đáp trả qua lại giữa hai bên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ba-thai-chia-canh-o-liu-bac-kinh-bac-bo-bang-phat-bieu-hieu-chien.html

 

Quốc khánh Đài Loan: Phẩm chất Trung Hoa

thực sự sống lại, Trung Quốc đại lục

tiếc thương một quá khứ hào hùng

Hương Thảo

Ngày 10/10 vừa qua đánh dấu Quốc khánh lần thứ 109 của Trung Hoa Dân Quốc. Trên các mạng xã hội ở hải ngoại, cư dân mạng gốc Hoa đã tổ chức lễ mừng theo nhiều cách khác nhau. Một số cư dân mạng đã đăng tải video bài hát “Trung Hoa Dân Quốc Tụng” của nữ ca sĩ Đặng Lệ Quân (Teresa Teng), theo SOH.

Người dùng mạng đăng bài hát lên với lời dẫn: “Trung Hoa Dân Quốc Tụng. Kỷ niệm 109 năm Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc. Mỗi người chúng ta, trong tâm đều có bầu trời xanh, có mặt trời soi sáng trái tim hồng”.

Cư dân mạng Trương Lâm nói: “Bạn sẽ mãi mãi không bao giờ quên bài hát ca ngợi Trung Hoa Dân Quốc của bà Đặng Lệ Quân! Đây không chỉ là một kỷ niệm đẹp của người dân Trung Hoa Dân Quốc! Nó còn là một kỷ niệm đẹp của người dân Trung Quốc đại lục! Đó là bài hát cảm động nhất mà tôi được nghe khi tôi 18 tuổi”.

Cư dân mạng Đường Bách Kiều: “Cuộc đọ sức giữa thế lực văn minh và thế lực man rợ là câu chuyện bi thảm của đất nước Trung Hoa trong hơn một thế kỷ qua. Các thế lực man rợ đã luôn đàn áp dã man, và lực lượng của nền văn minh đã bị nghiền nát thành từng mảnh. Giờ đây, mọi thứ cuối cùng cũng bắt đầu đảo ngược. Thế lực văn minh cuối cùng sẽ chiến thắng thế lực man rợ”.

“Vùng đất này và những con người trên mảnh đất này cuối cùng sẽ xua tan bóng tối và mở ra ánh sáng! Ngày đó không còn xa! Chúc các bạn có một ngày Lưỡng Thập (10/10) vui vẻ!”.

Một số cư dân mạng nói: “Lần này thì cuối cùng tôi cũng hiểu được bài hát của Đặng Lệ Quân. Quá xúc động. Tôi đã rơi nước mắt. Tôi lớn lên dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Tôi đã sống ngu ngốc, không có mắt, không tai và không cả linh hồn trong nhiều năm, đó là sự bi ai của con người, sự bất hạnh của tôi. Lịch sử thực sự của Trung Hoa Dân Quốc, cảm động, chảy nước mắt. Tưởng nhớ đến Trung Hoa Dân Quốc với sự kính trọng sâu sắc nhất!”….

Lời bài hát như sau:

Thảo nguyên Thanh Hải, ngút tầm mắt nhìn không thể thấy hết,

Đỉnh Hy-mã-lạp-sơn, từng ngọn từng ngọn nối nhau tới đường chân trời.

Cổ Thánh cùng Hiền Nhân đã ở đây dựng gia viên,

Gió thổi mưa vần vẫn đứng vững 5.000 năm.

Trung Hoa Dân quốc! Trung Hoa Dân quốc!

Có thể chống lại khảo nghiệm, chỉ cần Hoàng Hà, Trường Giang không ngừng chảy.

Trung Hoa Dân quốc! Trung Hoa Dân quốc!

Thiên thu vạn tuế, cho đến muôn đời.

Thảo nguyên Thanh Hải, ngút tầm mắt nhìn không thể thấy hết,

Đỉnh Hy-mã-lạp-sơn, từng ngọn từng ngọn nối nhau tới đường chân trời.

Cổ Thánh cùng Hiền Nhân đã ở đây dựng gia viên…

Lời bài hát không nhiều, chỉ bốn câu nói lên sự hùng vĩ của mảnh đất và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Trung Hoa. Thêm một câu nói lên tinh thần bất khuất của con người sẵn sàng đương đầu khảo nghiệm, gian khó, như dòng Hoàng Hà, Trường Giang chảy không ngừng nghỉ. Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) dù đã có một lịch sử bị hắt hủi và đóng vai phụ đi bên cạnh đại lục, nhưng vẫn mang trong mình khí chất, phẩm chất truyền thống thực sự của tổ tiên. Đã trải qua gió mưa nhiều rồi, nhưng Trung Hoa Dân quốc sẽ không vì thế mà bị khuất phục.

https://www.dkn.tv/the-gioi/quoc-khanh-dai-loan-bai-hat-ca-ngoi-trung-hoa-dan-quoc-cua-dang-le-quan-duoc-lan-truyen-tro-lai.html

 

Carrie Lam hoãn bài phát biểu chính sách,

chờ tham vấn từ Bắc Kinh

Hải Lam

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay (12/10) thông báo hoãn bài phát biểu về chính sách năm 2020 để chờ tham vấn từ Bắc Kinh.

Theo Hong Kong Free Press, nếu không bị hoãn lại, bà Lâm sẽ phát biểu vào ngày 14/10. Bà nói với giới truyền thông rằng việc phục hồi kinh tế của Hồng Kông cần sự hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc. Vì vậy, bà đã được mời tới Bắc Kinh vào giữa tháng 10 để thảo luận các vấn đề với nhiều bộ. Trưởng đặc khu tuyên bố bài phát biểu được hoãn lại vì “lợi ích công cộng” và có thể Bắc Kinh sẽ hỗ trợ thêm các chính sách. Bà Lâm nói rằng, Hồng Kông đã trải qua một giai đoạn khó khăn nên đã đưa ra các đề xuất để chính phủ trung ương xem xét.

Bà Lâm dự kiến sẽ có bài phát biểu trước cuối tháng 11.

Trưởng đặc khu Hồng Kông sẽ tới Thâm Quyến vào ngày 14/10 để dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế tại thành phố này. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập cũng có mặt và phát biểu tại sự kiện này. HK01 trích dẫn các nguồn tin cho biết, Tập dự kiến sẽ gặp Lâm, cũng như Giám đốc điều hành Ma Cao Ho Iat Seng, tuy nhiên, bà Lâm bác bỏ thông tin này. Lần cuối cùng trưởng đặc khu Hồng Kông gặp Tập Cận Bình là vào tháng 12 năm ngoái.

https://www.dkn.tv/the-gioi/carrie-lam-hoan-bai-phat-bieu-chinh-sach-cho-tham-van-tu-bac-kinh.html

 

Covid-19 : Trung Quốc tiến hành xét nghiệm

cả một thành phố

Thanh Phương

Tại Trung Quốc, kể từ hôm nay, 12/10/2020, toàn bộ 9 triệu dân của thành phố Thanh Đảo sẽ được xét nghiệm PCR. Chiến dịch xét nghiệm này được tiến hành sau khi có 3 ca nhiễm không triệu chứng được phát hiện cuối tuần qua. Sáng nay, cơ quan y tế lại thông báo 12 ca nhiễm mới có liên quan đến một bệnh viện ở thành phố cảng này.

Thông tín viên RFI tại Trung Quốc Stéphane Lagarde tường trình:

Các mạng xã hội đã quá quen với hình ảnh những căn lều, những chiếc bàn, và những băng keo để khoanh vùng nơi xếp hàng. Cứ mỗi lần phát hiện một ổ dịch mới tại Trung Quốc, cơ quan y tế tại nước này lại tiến hành xét nghiệm hàng loạt.

Từ tối Chủ Nhật, từ khắp tỉnh Sơn Đông, nhân lực và thiết bị tăng viện được gởi đến để tham gia chiến dịch xét nghiệm kéo dài 3 ngày. Từ sáng sớm, thành phố đã tràn ngập những nhân viên mặc đồ bảo hộ màu trắng. Cherry, một người dân Thanh Đảo, nói : « Các trạm xét nghiệm được đặt gần các khu dân cư. Chúng tôi có thể đến đó bất cứ lúc nào trong ngày, để tránh tụ tập quá đông người ». Nữ nhân viên làm việc trong ngành xuất nhập khẩu này nói thêm rằng thành phố Thanh Đảo vẫn không hề lơ là cảnh giác : Những ai sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng, vào nhà hàng hay đến các trung tâm thương mại vẫn đều phải đeo khẩu trang và mang theo mã số y tế QR.

Các ca nhiễm đầu tiên đã được phát hiện khi bệnh nhân được khám trước khi nhập viện vì những căn bệnh khác tại một bệnh viện chuyên về phổi ở thành phố Thanh Đảo. Đây là nơi điều trị những hành khách dương tính đến từ nước ngoài.

Wenny, một nữ giáo sư dạy tiếng Anh, không tỏ vẻ lo ngại khi trả lời qua điện thoại : « Việc xét nghiệm đã bắt đầu từ 8 giờ sáng. Chúng tôi theo dõi những báo động qua ứng dụng. Hiện giờ tình hình vẫn bình thường, mọi người vẫn đi làm. Trên mạng Weibo người ta cứ thổi phồng lên. Tôi biết là hàng triệu người sẽ được xét nghiệm ở Thanh Đảo. Điều này khiến chúng tôi yên tâm, bởi vì kết quả xét nghiệm sẽ có ngay và rất chuẩn xác. »

Trong số các ca nhiễm mới mà cơ quan y tế thông báo sáng nay có một tài xế taxi. Phân nửa số ca nhiễm này là không có triệu chứng và tất cả đều có liên quan đến cùng một ổ dịch ở bệnh viện.”

Kim Jong Un dự buổi biểu diễn thể dục dù đang có chiến dịch phòng chống Covid-19

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm nay trích dẫn thông tấn xã KCNA của Bắc Triều Tiên cho biết là lãnh đạo Kim Jong Un hôm qua đã dự một buổi biểu diễn thể dục và nghệ thuật để mừng 75 năm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên. Buổi biễu diễn với sự tham gia của hàng chục ngàn người được tổ chức tại sân vận động 1/5 ở Bình Nhưỡng trong lúc Bắc Triều Tiên đang tiến hành chiến dịch phòng chống Covid-19 trên toàn quốc. Các hình ảnh được đăng trên báo chí chính thức cho thấy ông Kim Jong Un và các vị quan khách không đeo khẩu trang.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201012-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-c%E1%BA%A3-m%E1%BB%99t-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91

 

Vương Kỳ Sơn, cánh tay phải Tập Cận Bình

có thể đã gặp rắc rối lớn

Vũ Dương

Sau khi cựu Thứ trưởng Tổ tuần tra Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Đổng Hồng, thân tín của ông Vương Kỳ Sơn, hiện đang nhậm chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị điều tra, đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cho rằng ông Vương Kỳ Sơn có thể đang gặp rắc rối lớn, nhiều khả năng ông Vương đã bị cho ra rìa, theo Epoch Times.

Tờ “Le Monde” của Pháp ngày 9/10 đưa tin, rằng ông Vương Kỳ Sơn với ông Tập Cận Bình là bạn tốt của nhau trong suốt hơn nửa thế kỷ, nhưng hai người thân cận với ông Vương Kỳ Sơn mới đây lại bị chính ông Tập Cận Bình thanh trừng.

Đổng Hồng, cựu Thứ trưởng Tổ tuần tra Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, được mệnh danh là “đại quản gia” đã đi theo ông Vương Kỳ Sơn hàng mấy chục năm, ngày 2/10 đã ngã ngựa và bị điều tra. Nhậm Chí Cường, trùm địa ốc Trung Quốc, với thân phận “thế hệ đỏ thứ hai”, đồng thời là người bạn thân thiết của ông Vương Kỳ Sơn, ngày 22/9 đã bị kết án 18 năm tù. Bố đẻ ông Nhậm Chí Cường từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thương mại ĐCSTQ.

Theo bài báo, Đổng Hồng ngã ngựa trong thời gian nghỉ lễ ngày Quốc khánh ĐCSTQ 1/10. Sau kỳ nghỉ lễ ngày 1/10 qua đi, tin đồn ông Vương Kỳ Sơn bị “thất sủng” cũng bắt đầu được lan truyền rầm rộ.

Bài báo cho biết, gia tộc ông Nhậm Chí Cường cùng gia tộc ông Vương Kỳ Sơn đã có mối quan hệ tốt đẹp với nhau hàng mấy chục năm, vậy nên, ông Nhậm Chí Cường phải chịu mức phạt nặng như vậy không chỉ được coi là lời cảnh cáo đối với tất cả các “thế hệ đỏ thứ hai”, điều này cũng cho thấy rằng ông Vương Kỳ Sơn không có năng lực hoặc không nguyện ý đứng ra nói giúp cho người bạn thân. Còn ông Đổng Hồng thì lại là “trợ thủ đắc lực” của ông Vương Kỳ Sơn từ năm 1998 đến nay.

Bài viết chỉ ra, chúng ta nên biết rằng ở Trung Quốc, nói chung, một khi muốn đánh đổ người lãnh đạo nào, thông thường đều bắt đầu từ việc hạ bệ những người xung quanh ông ta.

Có học giả nhận định: “Việc ông Đổng Hồng bị bắt cho thấy đây là dấu hiệu bất lợi với ông Vương Kỳ Sơn, bởi trong hầu hết các trường hợp, một khi thư ký, thân tín hoặc bạn bè của giới chức lãnh đạo bị điều tra, đều là tín hiệu cho thấy người lãnh đạo có liên quan sắp rớt đài”.

Nhà bình luận thời sự chính trị Đàm Tiếu Phi (Tan Xiaofei) cũng đăng một bài viết chỉ ra rằng, Đổng Hồng đã đi theo ông Vương Kỳ Sơn từ Quảng Đông đến Văn phòng Cải cách Hệ thống Quốc vụ viện, rồi đến Hải Nam, sau đó đến thành phố Bắc Kinh, rồi đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, trước sau gần 20 năm.

Người ta thường nói, đánh chó phải nhìn mặt chủ. Tập Cận Bình bắt giữ Đổng Hồng, không phải không rõ điểm này. Ngoài ra, Đổng Hồng từng nhậm chức Thứ trưởng Tổ tuần tra của Ủy ban Kỷ luật Trung ương, hơn nữa đã nghỉ hưu nhiều năm. Lúc này, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương không màng chuyện xấu trong nhà lật lại món nợ cũ, có vẻ như đang “coi chó đánh chủ”, tính nhắm thẳng đã quá rõ ràng.

Ông Đàm Tiếu Phi nói rằng màn đấu đá  tranh giành quyền lực của ĐCSTQ đều là lấy các vấn đề kinh tế như một cái cớ, cách thức là bắt đầu từ thân tín, thư ký và tài xế… Điều tra những người này cũng tương đương với điều tra bản thân quan chức cấp cao, nếu quan chức cấp cao không thể bảo vệ những người này, thế thì ông ta căn bản cũng không bảo vệ nổi chính mình.

Nhưng ông tin rằng Tập Cận Bình không mấy khả năng hạ thủ với ông Vương Kỳ Sơn. Bởi ông Vương Kỳ Sơn không tạo thành uy hiếp đối với Tập Cận Bình, hơn nữa trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Tập Cận Bình, có thể nói đã làm hết sức mình để củng cố quyền lực của ông Tập Cận Bình, trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do ông Tập khởi xướng để củng cố quyền lực, ông Vương Kỳ Sơn có thể nói là đã tận hết sức mình, nếu ông Vương bị hạ bệ, tác động tiêu cực sẽ rất nghiêm trọng.

“Nếu ông Vương Kỳ Sơn bị hạ bệ, một mặt cũng bằng như Tập Cận Bình đã thừa nhận chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ là một sai lầm, chẳng khác chi tự vả vào mặt mình, mặt khác, đám thân tín của ông Tập chắc chắn không khỏi hoang mang, chừa lại đường lui cho mình. Đối với Tập Cận Bình mà nói thì chẳng khác chi tự chặt tay mình”, ông Đàm nói.

Ông Đàm Tiếu Phi nhận định rằng, Đổng Hồng ngã ngựa có thể là kết quả của cuộc phản công điên cuồng của phe cánh ông Giang Trạch Dân khiến ông Tập phải đưa ra thỏa hiệp. Ông Vương Kỳ Sơn đã bị cho ra rìa.

Truyền thông Hồng Kông trước đó cũng dẫn lời người hiểu rõ nội tình chính trị ĐCSTQ nói rằng, ông Vương Kỳ Sơn cùng ông Mạnh Kiến Trụ – cựu bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, đã trở thành mục tiêu chính của các cuộc “phản đòn” trước Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của ĐCSTQ ở Trung Nam Hải.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vuong-ky-son-canh-tay-phai-tap-can-binh-co-the-da-gap-rac-roi-lon.html

 

ĐCSTQ thâm nhập mạng xã hội và các hãng

 thông tấn trong thế giới tự do như thế nào?

Thanh Vũ & Hân Ngôn

Mục lục bài viết

Đánh cắp tài khoản mạng xã hội

Tuyên truyền ở nước Orwellian

Sách trắng: Ảnh hưởng ngầm và công khai của ĐCSTQ

Đặc vụ ở nước ngoài làm việc cho ĐCSTQ

Bộ máy nhà nước chuyên sản xuất dối trá

Một hệ thống phủ rộng, bao quát và tinh vi!

Kalen Keegan, một sinh viên đại học tại Đại học Nebraska, đã bị hack tài khoản Twitter. Các bài viết cũ của cô đã biến mất và bị thay thế bằng nội dung cáo buộc những người biểu tình trong phong trào dân chủ Hồng Kông là “xúi giục ‘cách mạng sắc màu’ dưới sự hậu thuẫn của ‘âm mưu chống người Mỹ gốc Hoa’, một thông điệp rất khớp với giọng điệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Qua một thời gian, lại có các bài đăng cập nhật về tình hình đại dịch virus corona, cũng lại theo đúng tuyên truyền của ĐCSTQ.

Trường hợp trên đây được News Break đưa tin trong bài báo tháng 3 năm 2020 có tiêu đề “Trung Quốc xây dựng bộ máy tuyên truyền trên Twitter rồi để nó tung hoành về virus corona như thế nào” (How China Built a Twitter Propaganda Machine Then Let It Loose on Coronavirus). Từ tháng 8 năm 2019, các tác giả của bài báo đã “theo dõi hơn 10.000 tài khoản Twitter bị nghi là giả mạo và tham gia vào một chiến dịch gây ảnh hưởng có sự điều phối, liên quan đến chính quyền Trung Quốc”.

Đánh cắp tài khoản mạng xã hội

Những tài khoản bị hack này được dùng để tuyên truyền và đưa tin thất thiệt về đợt virus corona bùng phát, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và các chủ đề khác mà ĐCSTQ quan tâm. Chủ sở hữu của những tài khoản bị đánh cắp này thuộc mọi thành phần xã hội. Bài báo cho hay: “Trong số họ có một giáo sư ở Bắc Carolina; một nghệ sỹ đồ họa và là một bà mẹ ở Massachusetts; một nhà thiết kế trang web ở Anh; và một nhà phân tích kinh doanh ở Úc.”

Bài báo không thể xác định “​​liệu có phải chính chủ sở hữu các tài khoản giả mạo hiện tại đã hack mua những tài khoản này từ đâu đó hay không”, nhưng nó chỉ ra rằng quy mô thực sự của chiến dịch gây ảnh hưởng của ĐCSTQ có thể rộng lớn hơn nhiều so với những gì người ta vẫn nghĩ. Bài báo nói thêm: “Quá trình theo dõi của chúng cho thấy các tài khoản đã phát hiện được mới chỉ là một phần của hoạt động này.”

Tác giả bài báo đã xác định được ít nhất một công ty đứng sau một số tài khoản bị hack này. Công ty TNHH Công nghệ OneSight (Bắc Kinh) là công ty tiếp thị internet có trụ sở tại Bắc Kinh và “có hợp đồng tăng số người theo dõi Twitter của China News Service, hãng thông tấn quốc doanh lớn thứ hai Trung Quốc. Dịch vụ tin tức này hoạt động dưới sự quản lý của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một cánh tay của ĐCSTQ từ lâu đã chịu trách nhiệm về các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài.”

Bài báo cho thấy những người vận hành các tài khoản này thường làm phối hợp với nhau. Chẳng hạn, một tài khoản giả mạo có thể có nhiều tài khoản giả mạo khác làm người theo dõi, thậm chí cùng một bình luận được chấp thuận có thể được nhiều tài khoản khác nhau dùng lại nhiều lần cho nhiều bài đăng.

Những người vận hành các tài khoản giả mạo cũng trả tiền cho những người dùng Twitter nổi tiếng mà có lượng người theo dõi lớn để đăng các video ủng hộ ĐCSTQ. Người bất đồng chính kiến ​​người Trung Quốc Badiucao (巴丢草) ở Úc, có 70.000 người theo dõi trên Twitter, từng bị một tài khoản tự xưng là công ty trao đổi văn hóa tiếp cận và chào giá 1.700 Nhân dân tệ (tương đương 240 USD) cho mỗi bài đăng.

Tuyên truyền ở nước Orwellian

Tác giả người Anh George Orwell đã viết một cuốn tiểu thuyết vào năm 1949 với tựa đề 1984 (Nineteen Eighty-Four), viết về hậu quả của một chính quyền chuyên chế giả tưởng. Một khẩu hiệu của đảng cầm quyền này là: “Kẻ nào khống chế được quá khứ, kẻ đó sẽ khống chế được tương lai: kẻ nào khống chế được hiện tại, thì kẻ đó khống chế được quá khứ.” Nghĩa là, vì Đảng Inner có khả năng viết lại lịch sử, nên nó có thể thao túng dư luận. Tương tự, do nắm quyền lực độc tài toàn trị, nó tin rằng nó có quyền viết lại lịch sử.

Ông Winston Smith, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này, làm việc ở Bộ Sự thật. Nhiệm vụ của ông là viết lại các tư liệu lịch sử theo quan điểm lịch sử không ngừng biến đổi của Đảng. Ở mức độ nào đó, nó có chức năng tương tự như Ban Tuyên giáo của ĐCSTQ (sau này được đổi tên thành Vụ Công chúng) và Mặt trận Thống nhất. Với sự kiểm duyệt và dối trá ở Trung Quốc, cũng như việc tung tin thất thiệt bên ngoài Trung Quốc, ĐCSTQ tích cực loan tin tức sai sự thật cho người Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.

Điều thú vị là nước Orwellian cũng có một số bộ giống như kiểu ĐCSTQ đối xử với người dân. Ví dụ, Bộ Dồi dào chia khẩu phần và quản lý lương thực dưới danh nghĩa nâng cao mức sống, trong khi thực tế là gây ra nạn đói. Dưới thời ĐCSTQ, trong suốt phong trào Đại nhảy vọt năm 1958, các quan chức đã phóng đại sản lượng ngũ cốc lên hàng chục, hàng trăm lần, dẫn đến sưu cao thuế nặng, khiến ít nhất 45 triệu người chết đói trong khoảng thời gian từ năm 1959 đến năm 1961.

Trong tiểu thuyết của Orwell, Cảnh sát Tư tưởng liên tục giám sát người dân thông qua tivi hai chiều và camera ẩn. Bộ Yêu thương theo dõi và bắt giữ người bất đồng chính kiến ​​cả thực lẫn tưởng tượng. Ở Trung Quốc, các quan chức theo dõi người dân thông qua các mạng xã hội như WeChat và vô số camera giám sát. Những người bất đồng chính kiến ​​bị đàn áp và bắt giữ, và những người có đức tin như học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và tra tấn vì tin vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Sách trắng: Ảnh hưởng ngầm và công khai của ĐCSTQ

Trung tâm Chính sách Mạng tại Đại học Stanford đã xuất bản một sách trắng vào tháng 7 với tiêu đề “Kể chuyện Trung Quốc: Chiến dịch lèo lái tin tức toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (Telling China’s Story: The Chinese Communist Party’s Campaign to Shape Global Narratives). Báo cáo dài 52

trang này phân tích cách ĐCSTQ sử dụng bộ máy rộng khắp của nó để “thúc đẩy sự độc tài về quyền lực trong nước và tuyên bố vai trò lãnh đạo toàn cầu của nó”.

Các tác giả của sách trắng bao gồm Renee DiTesta, Giám đốc Nghiên cứu Kỹ thuật từ Đài Quan sát Internet Stanford, và John Pomfret, cựu giám đốc văn phòng Bắc Kinh của Washington Post.

Báo cáo mở đầu bằng một vụ việc từ Chiến tranh Triều Tiên, trong đó ĐCSTQ tuyên bố vào năm 1952 rằng Hoa Kỳ đã phát động chiến tranh vi trùng dẫn đến bệnh dịch hạch, bệnh than và dịch tả bùng phát. Báo cáo cho hay: “[ĐCSTQ] đã thành lập một cơ sở hoạt động ở Prague để đào tạo ra những người đồng tình với chủ nghĩa cánh tả và chủ nghĩa hòa bình phương Tây từng tuyên bố hùng hồn trên truyền thông phương Tây.”

Mặc dù giai đoạn này đã đi vào lịch sử, nhưng những thủ đoạn đó của ĐCSTQ vẫn tiếp diễn. Báo cáo viết: “ĐCSTQ đã thành công trong việc che giấu, bóp méo các tư liệu để khiến các giới vẫn tin rằng đó là sự phản trắc của Mỹ. Chiến dịch đưa tin thất thiệt này kết hợp giữa tuyên truyền công khai và lợi dụng các cơ quan có thẩm quyền cả tin để khuếch trương và hợp thức hóa các luận điểm của ĐCSTQ, gieo rắc mối nghi và ngờ vực, đồng thời xác lập vị thế trong nước và quốc tế của ĐCSTQ, trong khi khiến các đối thủ của nó phải trả giá.”

đang trong tranh chấp với Nhật Bản, xuất hiện trên mục quảng cáo của tờ New York Times năm 2012

Để chi phối tin tức trong xã hội quốc tế, ĐCSTQ đã không ngừng mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Tân Hoa xã đã trở thành một trong những hãng thông tấn lớn nhất trên thế giới, còn CGTN hoạt động thông qua hàng chục văn phòng nước ngoài và các chương trình phát sóng bằng bảy thứ tiếng. Báo cáo giải thích: “Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc có hợp đồng phát sóng từ mười mấy đài phát thanh ở Hoa Kỳ, còn China Daily đăng quảng cáo trên các tờ báo như Washington Post, với giá 250.000 USD một số.”

Có ước tính rằng ĐCSTQ đã chi ít nhất 45 tỷ nhân dân tệ (tương đương 6,6 tỷ USD) cho hoạt động tuyên truyền ở nước ngoài kể từ năm 2009. Năm 2011, Tân Hoa xã đã thuê một bảng tin kỹ thuật số lớn hướng ra ngoài Quảng trường Thời đại với giá từ 300.000 đến 400.000 USD mỗi tháng. Gấu trúc, Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành và Tam Hiệp nhanh chóng trở thành những từ thông dụng để ĐCSTQ tiếp thị bản thân.

Tháng 7 năm 2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết có lợi cho Philippines về vùng tranh chấp ở Biển Đông. ĐCSTQ lập tức phát động một chiến dịch trả đũa thông qua bảng tin hướng ra Quảng trường Thời đại bằng cách phát một đoạn video dài ba phút 120 lần mỗi ngày trong 12 ngày liên tục.

Đặc vụ ở nước ngoài làm việc cho ĐCSTQ

Do sự đầu tư và thâm nhập sâu rộng của ĐCSTQ, nhiều hãng thông tấn ở nước ngoài – gồm cả các hãng bằng tiếng Trung Quốc – đã nhún mình trước chính quyền này và hiện đang đóng vai trò là cơ quan ngôn luận của nó.

Sách trắng có viết: “30 năm trước, truyền thông tiếng Trung bên ngoài Trung Quốc phản ánh các quan điểm chính trị còn có sự đa dạng. Ngày nay, sau khi Trung Quốc đầu tư lớn và vì các lợi ích khi thân với ĐCSTQ, những ấn phẩm tiếng Trung chiếm ưu thế lại cộng hưởng và khuếch đại tin tức của ĐCSTQ.”

Chính quyền Trung Quốc cũng dành nhiều nỗ lực hơn để gây ảnh hưởng trên các hãng thông tấn quốc tế. Sách trắng còn viết: “Chính quyền Trung Quốc đã đưa hàng trăm nhà báo từ các nước đang phát triển sang Trung Quốc tham gia các khóa đào tạo, trong đó giới thiệu những thành tựu kinh tế và công nghệ của mô hình quản trị của Trung Quốc. Thường thì chính quyền Trung Quốc bao chi phí, trả lương, cung cấp chỗ ở rộng rãi và cơ hội tham quan cho họ để đổi lấy thiện chí và đưa tin có lợi cho Trung Quốc khi các nhà báo về nước.”

Chiến lược này đã có từ trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949. Nhà báo Mỹ Edgar Snow đã phỏng vấn Mao Trạch Đông vào năm 1930 và đã xuất bản cuốn sách Ngôi sao đỏ trên Trung Quốc dựa trên câu chuyện một chiều đó. Cuốn sách này đã khiến nhiều người Trung Quốc cũng như người phương Tây bị lừa mà ủng hộ ĐCSTQ nói riêng và chủ nghĩa cộng sản nói chung.

Snow qua đời vào năm 1972, và vợ ông, Lois Wheeler, đã không thực sự hiểu ĐCSTQ cho đến khi xảy ra vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Số tiền bà quyên góp cho một số gia đình nạn nhân đã bị tịch thu. Khi bà quay lại thăm Trung Quốc cùng con trai vào năm 2000, dự định sẽ gặp một người mẹ có con trai chết trong vụ thảm sát, “họ bị bao vây ở cổng trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh … ít nhất hơn hai chục cảnh sát mặc thường phục, đã quay lén và ngăn [họ] vào”, theo một bài báo đăng trên tờ New York Times vào tháng 4 năm 2018 với tiêu đề “Lois Wheeler Snow, nhà phê bình về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, qua đời ở tuổi 97” (Lois Wheeler Snow, Critic of Human Rights Abuses in China, Dies at 97).

So với các thập kỷ trước, ĐCSTQ hiện có ảnh hưởng với dư luận hơn nhiều, gồm cả các kênh tin tức truyền thống cũng như mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube. Anh Vương Lập Cường, một gián điệp Trung Quốc trốn sang Úc, tuyên bố rằng anh đã tham gia vào việc ĐCSTQ can thiệp vào các cuộc bầu cử địa phương của Đài Loan năm 2018 bằng cách tạo 200.000 tài khoản mạng xã hội giả. Ngoài ra, một công ty bình phong của Hồng Kông đã tạo ra 20 “công ty internet” khác để tấn công đảng chính trị mà ĐCSTQ không thích. Anh cho biết cũng đã trả 1,5 tỷ Nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD) cho các cơ sở truyền thông Đài Loan để quảng bá cho một ứng cử viên mà ĐCSTQ ưu ái cho chức Thị trưởng Cao Hùng.

Bộ máy nhà nước chuyên sản xuất dối trá

Mặc dù vào tháng 12 năm 2019, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác nhận virus corona có khả năng lây nhiễm, nhưng mãi đến ngày 20 tháng 1, ba ngày trước khi tâm dịch Vũ Hán bị phong tỏa thì ĐCSTQ mới thừa nhận. Một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố virus corona bùng phát thành đại dịch, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã thẳng thừng đổ lỗi cho Hoa Kỳ là nguồn gốc của virus.

Được khuếch trương thông qua Twitter, WeChat và TikTok, các cơ quan và truyền thông ủng hộ ĐCSTQ tuyên bố rằng virus đến từ Fort Detrick, một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Maryland. Mặc dù nhiều người bên ngoài Trung Quốc đã biết đây là trò lừa bịp, nó đã đánh lừa nhiều người ở Trung Quốc và gây ra sự hoang mang trong cộng đồng quốc tế.

Vì chính quyền chuyên chế của ĐCSTQ huy động toàn bộ bộ máy nhà nước để tung tin thất thiệt và dối trá nên hậu quả đã rất nghiêm trọng. “Sự quản lý yếu kém của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 và những hành vi lợi dụng cuộc khủng hoảng của nó sau đó đã gây ra những vấn đề dai dẳng cho các nước khác trên thế giới”, theo bài báo trên tờ Foreign Affairs ngày 11 tháng 8 có tiêu đề “Một câu trả lời về sự hung hăng: Làm thế nào để đẩy lùi Bắc Kinh” (An Answer to Aggression: How to Push Back Against Beijing).

Bài báo cũng cho biết: “Nhưng hành vi của ĐCSTQ cũng đã giúp làm rõ mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra cho an ninh, sự an khang, thịnh vượng của các quốc gia khác. Hoa Kỳ không còn có thể coi Trung Quốc chỉ là một đối tác thương mại khác nữa.”

“Anh cả đang nhìn kìa” là một khẩu hiệu nổi tiếng trong cuốn 1984. Tuy nhiên, ở Trung Quốc ngày nay, hệ thống kiểm duyệt tối tân đã vượt xa những gì được mô tả trong tiểu thuyết. Từ các loại mạng xã hội đến kiểm soát internet, từ camera giám sát khắp nơi đến quét khuôn mặt bắt buộc kể cả khi sử dụng phòng tắm công cộng, cường độ giám sát và kiểm soát đã lên đến mức chưa từng có.

Những người dám chống lại ĐCSTQ thường sẽ bị phạt nặng. Nhậm Chí Cường, một ông trùm bất động sản, đã bị giam giữ và cáo buộc vì đã chỉ trích lãnh đạo ĐCSTQ. Giáo sư Hứa CHương Nhuận của Đại học Thanh Hoa đã bị sa thải vì bày tỏ quan điểm bất lợi về ĐCSTQ. Các học giả như Trần Thu Thực và Phương Bân đã mất tích nhiều tháng sau khi chỉ trích ĐCSTQ bưng bít dịch virus corona bùng phát.

Bên trong Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công là nhóm lớn nhất bị ĐCSTQ bức hại vì đức tin của họ. Qua các chiến dịch tung tin thất thiệt gần đây của ĐCSTQ, ngày càng nhiều quan chức chính phủ trong cộng đồng quốc tế đã nhận thức được mối đe dọa của chính quyền Trung Quốc đối với thế giới. Các ủy viên của Đại Hội đồng Virginia, cơ quan lập pháp liên tục lâu đời nhất ở Hoa Kỳ kể từ năm 1619, đã viết một bức thư gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo vào ngày 29 tháng 7 nhằm kêu gọi ông giúp chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc.

Bức thư có viết: “Chúng tôi viết thư này bằng sự đồng cảm với những người sống sót và những người không còn có thể lên tiếng cho bản thân. Chúng tôi kêu gọi sự lãnh đạo của Ngài, và sự tác động mạnh mẽ của Hoa Kỳ, để năm tới chúng ta không phải chứng kiến ​​cuộc bức hại này bước sang năm thứ 22 nữa.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/dcstq-tham-nhap-mang-xa-hoi-va-cac-hang-thong-tan-trong-the-gioi-tu-do-nhu-the-nao.html

 

Chính quyền Trung Quốc ‘hoảng sợ’ khi biết

người dân muốn giương cờ Mỹ ủng hộ ông Trump?

Vũ Dương

Cư dân Trung Quốc chế giễu, đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà nói, lá cờ Mỹ hệt như tấm bùa chú giúp xua đuổi tà ma vậy…

Theo Epoch Times, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được chẩn đoán nhiễm Covid-19, một nhóm người dân Trùng Khánh, Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức buổi gặp mặt, và tất cả sẽ tấm chụp tấm hình giương rộng lá cờ Mỹ để đăng lên mạng để bày tỏ sự ủng hộ ông Trump. Hoàng Dương – người phụ trách đặt mua cờ Mỹ, ngay sau đó đã bị chính quyền địa phương triệu tập và đe dọa. Ông Dương, một cư dân mạng cho biét: “Công dân Trùng Khánh ủng hộ việc Tổng thống Trump tái đắc cử và duy trì trật tự của nền văn minh thế giới …”.

Ông Dương chia sẻ với phóng viên Epoch Times rằng: “Lúc 2 giờ chiều ngày 6/10, ông Hoàng Dương đã nhận được điện thoại triệu tập từ Cục An ninh nội địa quận Du Bắc. Ông Hoàng đã đến đó lúc 3 giờ. Lý do là vì ông đã mua hàng chục lá cờ Mỹ trên mạng cho bạn bè của mình, điều này đã kích động đến Cục An ninh nội địa trực thuộc Bộ Công an thành phố”.

Ông Dương cho rằng, điện thoại di động và các thông tin cá nhân khác của ông Hoàng đã bị nghe lén trong một thời gian dài, những người bạn thường xuyên liên lạc với ông cũng bị theo dõi. Khi ông nói qua điện thoại rằng, “trong buổi gặp gỡ bạn bè, chúng ta sẽ gương rộng lá cờ Mỹ và chụp hình đăng lên mạng”, nhân viên Cục An ninh ngay lập tức đã triệu tập ông Hoàng lên đồn thẩm vấn.

Ông Dương nói: “Quá trình xét hỏi không có gì phức tạp, họ hỏi ông ấy về số lượng, kiểu mẫu cụ thể đã đặt mua, ngoài ra còn đe dọa ông Hoàng một phen. Phải đến 7 giờ tối mới ghi xong tường trình”.

Ông Dương cho biết: “Đối mặt với sự đe dọa của Cục An ninh, ông Hoàng đã trả lời thẳng: ‘Ở Trung Quốc đại lục, ngay đến cả cấp trên của các anh, Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lập Quân và Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm, những người này đều không lo nổi cho chính bản thân họ, các anh cũng không khác tôi mấy, cũng đang trong tình cảnh nguy ngập. Vậy thử hỏi còn có điều gì đáng để các anh quan tâm nữa đây?’”.

Ông Dương nói thêm: “Cờ Mỹ mà Hoàng Dương đặt mua trên mạng là được sản xuất và bày bán ở Trung Quốc, nhưng khi sử dụng cờ Mỹ liền bị dính líu đến vi phạm pháp luật. Tại sao việc ông Hoàng mua cờ Mỹ cho nhóm bạn lại khơi dậy sự chú ý của các ban ngành liên quan, thậm chí kinh động đến cả Cục An ninh thành phố? Cái chính quyền lưu manh ĐCSTQ đã nắm giữ tất cả quân đội, truyền thông, con dao đồ tể, kho bạc… rốt cuộc, chính quyền này còn sợ gì nữa?”.

Câu chuyện này nhanh chóng trở thành chủ đề tán gẫu của người dân Trùng Khánh. Có người thậm chí còn chế giễu: “Đối với cái chính quyền lưu manh ĐCSTQ mà nói, lá cờ Mỹ giống như bùa chú xua đuổi tà ma. Nếu họ đã run sợ như vậy, tại sao chúng ta không mua cho nhiều vào?”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-hoang-so-khi-biet-nguoi-dan-muon-giuong-co-my-ung-ho-ong-trump.html

 

Trung Quốc ‘vuốt ve’ Philippines:

‘Hai nước mãi là bạn tốt của nhau’

Thanh Hải

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 10/10 trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Philippines ở Vân Nam đã tuyên bố rằng dù tình hình quốc tế có thay đổi gì đi nữa thì hai nước vẫn mãi phải là bạn tốt của nhau.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương phát biểu tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Philiipines Teodoro Locsin ở tại Tengchong, Vân Nam: “Trong bốn năm qua, hai bên đã có được những kinh nghiệm hữu ích trong việc giải quyết chính xác các vấn đề Biển Đông”. “Hai bên cần kiên quyết tìm kiếm đối thoại để xử lý đúng đắn những khác biệt và tiếp tục gác lại các tranh chấp để không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương”.

Trong một thông cáo được đưa ra vào tối 10/10, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hai vị quan chức đã có “cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu sắc về các mối quan tâm an ninh khu vực” và hai bên “tái khẳng định sức mạnh của mối quan hệ song phương”.

Cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao diễn ra sau khi ông Locsin ngày 21/9 tại phiên điều trần ở Quốc hội Philippines nhấn mạnh sẽ không chấp nhận để Trung Quốc đẩy các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Mỹ, ra khỏi biển Đông. Sau đó, đến hôm 23/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhắc lại vụ thắng kiện Trung Quốc về Biển Đông.

Hiện Bắc Kinh đang tăng cường ngoại giao ở Đông Nam Á khi Mỹ cũng hướng đến khu vực này. Theo SCMP, hôm 9/10, ông Vương Nghị đã gặp đặc phái viên Indonesia Luhut Binsar Panjaitan tại Tengchong, và hai bên cam kết củng cố quan hệ và hợp tác chống lại viêm phổi Vũ Hán. Sau khi hội đàm với Ngoại trưởng Philippines, ông Vương Nghị sẽ bắt đầu chuyến công du 5 nước ASEAN là Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-vuot-ve-philippines-hai-nuoc-mai-la-ban-tot-cua-nhau.html

 

Trung Quốc phong tỏa bệnh viện ở Thanh Đảo

Triệu Hằng

Bệnh viện Qingdao Chest ở thành phố Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc đã bị phong toả sau khi giới chức xác định có 3 ca lây nhiễm ra cộng đồng.

Theo South China Morning Post, toàn bộ các phòng ban của bệnh viện sẽ ngừng hoạt động, và các bác sĩ cũng như nhân viên đang hợp tác với giới chức để xác định nguồn lây nhiễm.

Theo Ủy ban Y tế thành phố Thanh Đảo, cả 3 ca nhiễm trong cộng đồng đều có liên quan đến bệnh viện này. Chính quyền thành phố đã mở cuộc điều tra truy vết và bắt đầu xét nghiệm những người có tiếp xúc với ba bệnh nhân trên.

Bệnh viện Qingdao Chest, là nơi được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán từ bên ngoài về.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-phong-toa-benh-vien-o-thanh-dao.html

 

Trung Quốc leo thang: Dự thảo luật mới

hạn chế xuất khẩu đất hiếm,

‘phản đòn’ lại Danh sách thực thể của Hoa Kỳ

Bình luậnĐức Duy

Bắc Kinh có thể tung ra một “đòn giáng” bất ngờ vào các công ty trong chuỗi cung ứng toàn cầu về đất hiếm, máy bay không người lái và các mặt hàng xuất khẩu khác, khi chính quyền này cố gắng phản đòn lại “Danh sách thực thể” của Hoa Kỳ

Trung Quốc chuẩn bị đưa ra luật kiểm soát xuất khẩu mới, cấm các nhà cung cấp Trung Quốc giao dịch với các công ty nước ngoài cụ thể vì lý do an ninh quốc gia, nhằm phản đòn lại “đòn trừng phạt” của Mỹ đối với Huawei và các công ty khác.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc sẽ thảo luận về luật, trong đó có mục tiêu đã nêu là bảo vệ lợi ích quốc gia. Luật mới có thể được ban hành sớm nhất vào năm 2021.

Danh sách thực thể của Bắc Kinh, đối trọng với danh sách thực thể của Hoa Kỳ.

Dự luật sử dụng cùng các lập luận an ninh quốc gia mà chính quyền Trump đã áp dụng trong các biện pháp cô lập các công ty Trung Quốc, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu đối với chất bán dẫn được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ đối với Huawei vào tháng trước. Trung Quốc đã từ chối các biện pháp này, chỉ trích Mỹ vì sử dụng an ninh quốc gia làm cái cớ để gây áp lực với các doanh nghiệp nước này.

Theo luật mới của Bắc Kinh, các nhà chức trách có thể cấm xuất khẩu các vật liệu chiến lược và công nghệ tiên tiến cho các công ty cụ thể có tên trong “Danh sách thực thể” của Bắc Kinh, đối trọng với danh sách thực thể của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Một danh sách đen như vậy có thể sẽ bao gồm các tập đoàn Mỹ, gây thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng các công ty ở Nhật Bản và các nước khác cũng có thể gặp rủi ro nếu họ tuân theo các hạn chế xuất khẩu của Mỹ đối với Trung Quốc.

“Các công ty Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo các quy tắc xuất khẩu của Mỹ, nhưng vì thế mà họ có thể bị coi là gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Trung Quốc”, theo Trung tâm Thông tin Kiểm soát Thương mại An ninh ở Tokyo.

Bộ Thương mại Trung Quốc lần đầu tiên công bố bản dự thảo luật này vào tháng 6/2017. Ủy ban thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thảo luận về văn bản này vào tháng 12/2019 và vào cuối tháng 6/2020.

Luật mới sẽ chỉ định các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ cụ thể được bảo hộ theo các hạn chế xuất khẩu. Các công ty Trung Quốc xuất khẩu các mặt hàng trong danh sách này sẽ phải nộp tài liệu cho chính quyền Trung Quốc về khách hàng của họ và mục đích sử dụng của các sản phẩm và dịch vụ.

Các nhà chức trách sẽ quyết định có phê duyệt hàng xuất khẩu hay không dựa trên tác động của chúng đối với an ninh quốc gia, tiềm năng sử dụng quân sự và các khách hàng tiếp nhận.

Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết danh sách các vật liệu được bảo vệ theo luật mới “có thể bao gồm các nguyên tố đất hiếm, do Trung Quốc nắm giữ hơn 60% thị phần sản xuất”.

Sử dụng thương mại như một “đòn ngoại giao”

Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng thương mại như một “đòn ngoại giao”, chẳng hạn như khi họ đóng băng các chuyến hàng đất hiếm đến Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, được Trung Quốc tuyên bố là quần đảo Điếu Ngư.

Do đó, có lo ngại rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới có thể giáng một đòn bất ngờ vào các công ty trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc được xem là “bá chủ” sản xuất đất hiếm REE với sản lượng sản xuất (màu đỏ) nhiều nhất thế giới, vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác.

Trung Quốc được xem là “bá chủ” sản xuất đất hiếm REE với sản lượng sản xuất (màu đỏ) nhiều nhất thế giới, vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác.

Ví dụ, Trung Quốc sản xuất gần như toàn bộ dysprosi – một nguyên tố đất hiếm được sử dụng làm nam châm cho ô tô điện. Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc, 72% xuất khẩu của nước này trong năm 2018 là đến Nhật Bản.

Các công ty Nhật Bản sử dụng vật liệu này để sản xuất nam châm và bán cho khách hàng trên khắp thế giới. Theo luật mới, Trung Quốc có thể hạn chế nguồn cung của họ nếu một trong những khách hàng Mỹ của họ bị đưa vào danh sách đen.

Theo Viện nghiên cứu Daiwa, Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc đối với 62% máy bay không người lái và 52% thiết bị bán dẫn. Về vật liệu, Trung Quốc cung cấp khoảng 90% magie của Nhật Bản – được sử dụng trong hợp kim cho phụ tùng ô tô; và bari cacbonat – một thành phần trong các tụ điện do các nhà cung cấp điện tử hàng đầu như Murata Manufacturing sản xuất.

Luật mới cũng sẽ bao gồm một điều khoản cho phép Trung Quốc buộc các công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm các hạn chế xuất khẩu của họ ngay cả bên ngoài nước này, mặc dù các chi tiết cụ thể của điều này vẫn chưa rõ ràng.

Ban hành dự luật ‘Đòi lại Đất hiếm’ – Hoa Kỳ ‘gạt bỏ’ Trung Quốc, bắt tay hợp tác với Úc

Hoa Kỳ chuẩn bị giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về khoáng sản đất hiếm với Dự luật Khoáng sản mới được đề xuất vào đầu tháng 9/2020, cung cấp các ưu đãi về thuế cho các công ty Mỹ sản xuất đất hiếm trong nước. Ngoài ra, Úc đang ở vị trí quan trọng để sản xuất đất hiếm cho Hoa Kỳ thay cho Trung Quốc.

Dự luật lưỡng đảng, được gọi là Đạo luật Đòi lại Đất hiếm của Mỹ (RARE), đã thu hút được sự ủng hộ từ các đại diện của Đảng Dân chủ và Cộng hòa, cũng như Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas. Về cơ bản, luật đưa ra các ưu đãi về thuế cho các công ty sản xuất khoáng sản đất hiếm trong nước.

Nghị sĩ Gooden cho biết việc tìm một nguồn cung cấp đáng tin cậy cho những loại vật liệu này là điều cần thiết cho cả nền kinh tế và an ninh của Mỹ. “Chúng ta không cần phải dựa vào ĐCSTQ về công nghệ truyền thông và quân sự quan trọng của chúng ta”, dân biểu Gooden nói.

Ông nói: “Năng lực công nghệ trong tương lai của chúng ta sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi để thúc đẩy sản xuất trong nước các nguồn tài nguyên này”.

Có khả năng Mỹ sẽ muốn quay sang một nước đồng minh có cùng lợi ích và có mối quan hệ tương tự với Trung Quốc cho các giao dịch đất hiếm. Điều này giúp Úc có thể kiếm tiền từ sản lượng đất hiếm. Mặc dù chỉ đứng thứ sáu trên toàn cầu về dự trữ REE, Úc lại là nhà sản xuất lớn thứ hai của các kim loại này vào năm 2018, sản xuất 21.000 tấn. Năm 2019, Úc đứng thứ tư về sản lượng đất hiếm, trong đó Hoa Kỳ giành vị trí thứ hai với sản lượng 26.000 tấn.

Chính phủ Liên bang của Úc đã giới thiệu “Chiến lược Khoáng sản Quan trọng” của riêng mình vào tháng 3 năm 2019 để hỗ trợ thăm dò, khai thác và sản xuất các khoáng sản quan trọng này.

Đức Duy

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-leo-thang-du-thao-luat-moi-han-che-xuat-khau-dat-hiem-phan-don-lai-danh-sach-thuc-the-cua-hoa-ky-84476.html

 

Từ sự kiện ‘ông trùm hàng hải Trung Quốc

mất tất cả‘: Lịch sử tước đoạt tài sản tư nhân

đang lặp lại ở Trung Quốc?

Bình luậnTâm An

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát các nguồn tài nguyên của quốc gia, nên khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc luôn hoạt động dưới “ân huệ của ĐCSTQ”. Chủ tịch Tập Cận Bình đã vạch ra kế hoạch cho một ‘kỷ nguyên mới’, cùng với việc nắm quyền kiểm soát đối với cả hoạt động kinh doanh tư nhân.

Từ xóa sổ, đến tái xuất, rồi kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân

Thực tế là, vào những năm 1950, ĐCSTQ đã xóa sổ khu vực tư nhân, nhưng đến cuối những năm 1970 lại để nó tái xuất hiện.

Sau gần 4 thập kỷ gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), phương Tây đã tin rằng rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang nghiêng nhiều về việc mở cửa nền kinh tế hơn nữa.

Đầu tiên, chính sách “lưu thông nội bộ” – giải pháp của Ủy ban Trung ương cho các tranh chấp thương mại toàn cầu là thúc đẩy nhu cầu và tiêu dùng nội địa trong số 1,4 tỷ dân của mình. Trong khi theo nhiều chuyên gia, gần 1 tỷ người dân Trung Quốc không có quyền tiêu dùng, không biết rằng ĐCSTQ sẽ “xoay sở” ra sao với kế hoạch này?

Từ chiến dịch “hướng nội” theo cách “lưu thông nội bộ”. ĐCSTQ mở rộng “Vạn lý Trường thành” kinh tế hơn. Trong vài năm qua, ĐCSTQ đã thực thi các chính sách để giành lại quyền kiểm soát khu vực tư nhân, mà lời kêu gọi gần đây về một cuộc “cải cách quan hệ đối tác công-tư”, nhằm mục đích tăng cổ phần của chính phủ trong các công ty tư nhân.

Đây là câu chuyện hàng đầu trên CCTV Evening News vào ngày 15/9 – Chủ tịch Tập ban hành “chỉ thị quan trọng”, với một tiêu đề dài dòng: “Ý kiến ​​về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới”.

Mục đích cuối cùng đơn giản là để ĐCSTQ có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Tại một hội nghị gần đây với các chủ doanh nghiệp tư nhân, ông Tập đã khuyên họ nên học hỏi từ các hình mẫu “doanh nhân yêu nước” hạn như ông Lô Tác Phu, Vương Quang Anh và Vinh Nghị Nhân, những người đã nghe theo ĐCSTQ và chia sẻ quyền sở hữu công ty của họ với chính phủ.

Bi kịch của Lô Tác Phu

Tuy nhiên, câu chuyện của ông Lô Tác Phu lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại, khi đó là câu chuyện về một doanh nhân đã bị ĐCSTQ lừa dối, sau đó là bị tiêu diệt.

Từ những năm 1920 đến những năm 1940, ông Lô Tác Phu là vua hàng hải của Trung Quốc. Năm 1925, ông thành lập Tập đoàn Công nghiệp Dân Sinh và thống trị hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy trên sông Dương Tử.

Năm 1938, ông Lô đã tổ chức “Cuộc di tản Dunkirk của Trung Quốc”: Khi quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và đang tiến đến thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, công ty của ông đã vận chuyển 1,5 triệu người và hơn một triệu tấn vật liệu từ thành phố Nghi Xương xuôi sông Dương Tử đến Trùng Khánh. Sự rút lui này đã cứu các ngành công nghiệp chính của Trung Quốc trong trận chiến của Trung Quốc chống Nhật Bản vào Thế chiến thứ II.

Ông Lô đã được chính phủ ca ngợi là anh hùng dân tộc. Đồng thời, cuộc chiến đã khiến công ty của ông thiệt hại 16 tàu và 116 sinh mạng, cùng 61 nhân viên bị tàn phế.

Sau Thế Chiến II, ĐCSTQ đã có một cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, đảng cầm quyền vào thời điểm đó, và tiếp quản đại lục vào năm 1949. Ông Lô, lúc đó đang chỉ huy các con tàu của mình ra khỏi Hong Kong, có bốn lựa chọn:

Đi với ĐCSTQ;

Đi cùng Quốc Dân Đảng sang Đài Loan;

Sang Mỹ để viết hồi ký;

Hoặc ở lại Hong Kong và tiếp tục điều hành công việc kinh doanh vận tải biển của mình.

Ông Lô đã chọn đi với ĐCSTQ và sang Bắc Kinh. Ngày 10/6/1950, ông đã cho tàu đi sang phía bờ biển của đại lục. Ban đầu, ĐCSTQ còn đối xử tốt với ông: ĐCSTQ đã phong ông là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc toàn quốc, và sau khi ông trở về Trùng Khánh, ĐCSTQ đã bổ nhiệm ông làm ủy viên của Ủy ban Chính trị và Quân sự Khu vực Tây Nam.

Tuy nhiên, ông Lô đã mất quyền kiểm soát công ty của mình. ĐCSTQ đã “kìm kẹp” công việc kinh doanh của ông bằng cách kiểm soát nguyên liệu, vốn và các kênh bán hàng. Công ty của ông phải gửi tiền trong các ngân hàng quốc doanh và không được phép vay từ các ngân hàng hay tổ chức tư nhân.

Khi công ty của ông cạn tiền, ông Lô không còn lựa chọn nào khác, đành phải đồng ý “liên doanh nhà nước – tư nhân” để vay vốn từ các ngân hàng quốc doanh. Sau đó, ông đã bị loại bỏ dần dần.

Ngay cả trước khi chính phủ nắm quyền sở hữu chung, các đại diện của ĐCSTQ đã bắt đầu đưa ra các quyết định về nhân viên của công ty Dân Sinh, bao gồm bắt giữ, cách chức và chấm dứt hợp đồng. Ông Lô chỉ có thể đứng nhìn những nhân viên bậc cao và bậc trung của mình, những người đã cùng ông tạo nên kỳ tích Dân Sinh năm xưa, bị tấn công hoặc thanh trừng.

Tháng 1 năm 1952, ĐCSTQ đã phát động một phong trào chính trị nhắm vào các nhà tư bản trong ngành công nghiệp và kinh doanh. Ngày 8 tháng 2, đại diện của ĐCSTQ tại công ty Dân Sinh tuyên bố rằng ông Lô đã cố tình “làm hỏng” anh ta bằng cách đưa anh ta đi nhà hàng và rạp hát. Trợ lý của ông Lô xác nhận rằng ông Lô đã trả tiền ăn tối, xem Kinh kịch và cắt tóc cho người đại diện ĐCSTQ. Tuy nhiên, anh ta đã không đề cập đến việc ông Lô dùng tiền riêng của mình để trả cho những thứ đó.

Đêm đó, ông Lô đã uống một liều thuốc ngủ tự tử. Ông để lại một bức thư cho vợ, bảo bà giao hết tài sản của ông cho nhà nước. Cuối cùng, ông cũng hiểu rằng ĐCSTQ đã toan chiếm đoạt tài sản kinh doanh của ông bằng bất cứ giá nào và ông phải từ bỏ tài sản để cứu mạng vợ con mình.

Từ lịch sử ‘chiếm đoạt các công ty tư nhân’, đến hiện tại ‘kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân’

Chỉ trong gần 3 tháng từ ngày 25/1 đến ngày 1/4/1952, có ít nhất 876 người đã tự sát ở Thượng Hải. Có nguồn tin rằng Trần Nghị, khi đó là thị trưởng Thượng Hải, ngày nào cũng hỏi phụ tá hôm nay có bao nhiêu “lính dù” hạ cánh, ám chỉ những người tự sát bằng cách nhảy lầu từ các tòa nhà cao tầng.

ĐCSTQ đã coi việc sở hữu của cải là một tội ác, tịch thu của cải là điều đúng đắn nên làm. Sau khi tiêu diệt địa chủ và các nhà tư bản, thì nông dân, thương gia và lao động lành nghề là các đối tượng “bị nhắm đến”.

Năm 1956, ĐCSTQ đã biến toàn bộ quyền sở hữu tư nhân thành “liên doanh nhà nước – tư nhân”, và chỉ trả lãi suất 5% mỗi năm cho các chủ sở hữu ban đầu, bất kể công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận.

Sau đó, tháng 9/1966, các chủ sở hữu không được trả lãi nữa. Đến lúc đó, không còn loại hình sở hữu tư nhân nữa — ĐCSTQ đã tiếp quản mọi công ty.

Nền kinh tế dựa trên các công ty quốc doanh của ĐCSTQ đã cho thấy sự thất bại. Vào cuối những năm 1970, Trung Quốc buộc phải “mở cửa và cải cách”, đưa khu vực kinh tế tư nhân trở lại.

Ngày nay, các doanh nghiệp tư nhân là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc. Các công ty tư nhân đóng góp 2/3 GDP của Trung Quốc, 300 triệu việc làm và hơn 50% thuế. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mặc dù có tài sản và thu nhập lớn nhưng mang lại lợi nhuận thấp.

Tuy nhiên, giờ đây chính quyền này lại tìm cách tiếp quản tài sản tư nhân lần nữa. Chủ tịch Tập Cận Bình đang gây dựng lại nền kinh tế nhà nước kiểu “tự cô lập” như những năm 1950. Nhiều người cho rằng điều này thật điên rồ, làm thế nào Bắc Kinh lại bắt đầu “quay ngược thời gian” theo cách đó?

Nhưng đó chính xác là điều mà ĐCSTQ vừa làm đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

‘Vạn lý Trường thành’ về kinh tế – Phải chăng lịch sử đang lặp lại?

“Giương cao ngọn cờ yêu nước và chủ nghĩa xã hội, tăng cường chỉ đạo chính trị, tư tưởng, tiếp tục xây dựng nền tảng cho công tác chính trị tư tưởng của những người làm kinh tế tư nhân”, chỉ đạo nêu rõ.

Nhưng phải “báo trước” là, “vị trí thống trị của sở hữu công không thể bị lung lay; và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh cũng không thể bị lung lay”, ông Tập tuyên bố.

Carl Minzner, giáo sư luật và chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham ở New York, giải thích về kế hoạch rằng: “Điều này hoàn toàn rõ ràng: khu vực tư nhân cần phải tuân theo đường lối của ĐCSTQ. Điều đó có cảm giác như chúng ta đang quay trở lại đầu những năm 1950. Doanh nghiệp tư nhân tồn tại, nhưng chỉ cho đến khi họ có thể tự biến mình thành những người trung thành”.

Một luật sư đã chỉ ra rằng Luật Hình sự Trung Quốc quy định chi tiết hơn 450 tội danh, trong đó, hơn 110 tội danh là tội phạm kinh tế. ĐCSTQ có thể dễ dàng tiêu diệt một chủ doanh nghiệp tư nhân mà chẳng mất công gì khi buộc tội anh ta là “tội phạm kinh tế”.

Một cách khác mà ĐCSTQ lấn sân sang khu vực tư nhân là buộc các công ty tư nhân thành lập các chi bộ Đảng. Hội nghị Xây dựng Đảng ở các Công ty Internet tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 8 năm 2017 đã tiết lộ rằng 34 công ty Internet, trong đó có Baidu và Sina, đã thành lập chi bộ Đảng ở các công ty.

Thật vậy, ĐCSTQ được thành lập để “lãnh đạo toàn diện”, và yêu cầu tất cả các công ty thành lập một đảng ủy. Gã khổng lồ viễn thông Huawei cũng nằm trong diện này. Ngày nay, người ta vẫn chưa biết

cấu trúc chính xác của Huawei. Trong nội bộ công ty ở Thâm Quyến, có hơn 56 chi ủy ĐCSTQ, với tổng cộng 12.000 đảng viên.

Liệu trụ sở Huawei ở các nước có một chi bộ như thế ở đó không? Vì vậy, thách thức an ninh là vấn đề cốt yếu ở đây. Liệu bản chất thật của Huawei là một công ty nhà nước, công ty liên doanh hay công ty tư nhân?

Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao vấn đề của Huawei lại dẫn đến “một cuộc xung đột trên tất cả các mặt trận” của ĐCSTQ với chính quyền các nước phương Tây. Khi mà có bằng chứng rõ ràng về “sự thông đồng” giữa Huawei và ĐCSTQ, với việc ĐCSTQ “đã tài trợ cho sự phát triển của Huawei với khoảng 75 tỷ USD trong ba năm qua”, theo một cuộc điều tra của quốc hội Anh đã đưa ra kết luận.

ĐCSTQ cũng thiết kế một loại cổ phiếu đặc biệt có tên là “Cổ phiếu Quản lý Đặc biệt” để ĐCSTQ có thể sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phiếu, nhưng vẫn có quyền phủ quyết đối với các công việc của công ty, từ đó sử dụng ảnh hưởng của nó đối với các quyết định của công ty.

Chạy trốn khỏi Trung Quốc?

Nhiều chủ doanh nghiệp Trung Quốc đã nhận ra rằng số phận của họ sẽ sớm giống ông Lô Tác Phu và cố gắng trốn thoát.

Báo cáo “Đánh giá về tình hình di cư của người giàu toàn cầu năm 2019”, do AfrAsia Bank và New World Wealth công bố cho thấy Trung Quốc có số người giàu nhập cư ở nước ngoài cao nhất trong năm 2019, gấp đôi số người rời khỏi Nga, đứng ở vị trí thứ hai.

Tổng cộng, vào năm 2017 có 10.000 người giàu Trung Quốc nhập cư và đến năm 2018 có 15.000 người giàu nhập cư, tăng 50%.

Năm 2018, hơn 15 doanh nhân từ Trung Quốc đại lục có các công ty được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hong Kong được cho là đã lập quỹ tín thác ở nước ngoài để chuyển 28,5 tỷ USD tài sản ra nước ngoài.

Theo tin tức của Al Jazeera – kênh truyền thông của Qatar đã tiết lộ nội dung “Tài liệu Síp”, nói rằng Cộng hòa Síp (Cyprus) – một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã phê duyệt 1.400 cuốn “Hộ chiếu Vàng” từ năm 2017 – 2019, trong đó hơn 500 hộ chiếu được cấp cho người Trung Quốc.

Những người giàu nhất Trung Quốc lặng lẽ ra đi. Trong số khoảng 500 người nhập tịch gốc Trung Quốc, Al Jazeera đã công bố thông tin của 8 người, trong đó có bà Dương Huệ Nghiên (Yang Huiyan), cổ đông lớn của công ty bất động sản Country Garden, là một trong những tỷ phú trẻ và giàu nhất châu Á.

Theo bảng xếp hạng những phụ nữ giàu nhất thế giới năm 2020 của Forbes, bà Dương đứng thứ 6 với tài sản ước tính 20,3 tỷ USD. Tài sản của bà Dương chủ yếu đến từ người cha là ông Dương Quốc Cường (Yang Guoqiang) – người sáng lập Country Garden và là Chủ tịch hội đồng quản trị.

Những người Trung Quốc đã được Al Jazeera công khai quốc tịch Síp cũng bao gồm các đại biểu của đại hội nhân dân của một số tỉnh, thành phố. Tờ South China Morning Post chỉ ra rằng một khi những người này bị phát hiện có quốc tịch nước ngoài, họ sẽ bị tước tư cách đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Đây chưa phải là làn sóng “tháo chạy khỏi ĐCSTQ”, nhưng nhiều người đã chuẩn bị cho mình con đường lui, một khi họ nhận ra bản chất thật của chính quyền này.

Liệu các chủ doanh nghiệp Trung Quốc ngày nay có kết cục giống ông Lô Tác Phu không? Có lẽ đó là điều khó tránh khỏi với những gì ĐCSTQ đang làm cho người dân và các doanh nghiệp của họ.

Tâm An

https://www.ntdvn.com/kinh-te/tu-lich-su-ong-trum-hang-hai-trung-quoc-mat-ca-tai-san-va-mang-song-den-chien-luoc-kiem-soat-khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-cua-dcstq-84083.html

 

Ấn Độ bác bỏ yêu sách

đưa tin ‘đúng cách’ của Trung Quốc

Triệu Hằng

Theo Tibetan Review, Ấn Độ đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc hôm 7/10, rằng giới truyền thông New Delhi phải tôn trọng chính sách Một Trung Quốc về vấn đề Đài Loan.

“Truyền thông Ấn Độ tự do đưa tin về các vấn đề khi họ thấy phù hợp”, hãng thông tấn PTI ngày 8/10 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết tại một cuộc họp báo.

Trong một bức thư gửi các nhà báo Ấn Độ, Đại sứ quán Trung Quốc viết: “Tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc phải kiên quyết tôn trọng cam kết của họ đối với chính sách “Một Trung Quốc”, đây cũng là quan điểm chính thức lâu nay của chính phủ Ấn Độ”. “Chúng tôi hy vọng truyền thông Ấn Độ có thể bám sát lập trường của chính phủ Ấn Độ về vấn đề Đài Loan và không vi phạm nguyên tắc Một Trung Quốc”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi hôm 7/10 đã gửi bức thư sau khi chính phủ Đài Loan phát hành các quảng cáo trên một số tờ báo hàng đầu của Ấn Độ, trước ngày Quốc khánh Đài Loan ngày 10 tháng 10. Thư hướng dẫn truyền thông Ấn Độ đưa tin về sự kiện này “đúng cách”, theo Taiwan News.

Đáp lại thư của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Đài Loan trong một tweer đã đăng hình ảnh bộ trưởng Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) ngả mũ cùng với nội dung bày tỏ “Kính phục những người bạn trên khắp thế giới và Ấn Độ cùng tham gia chào mừng Quốc khánh Đài Loan. Với sự ủng hộ của các bạn, Đài Loan chắc chắn sẽ kiên cường hơn khi gặp thử thách, đặc biệt là những loại lạc lối đó”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-bac-bo-yeu-sach-dua-tin-dung-cach-cua-trung-quoc.html

 

Quan chức Ấn Độ treo áp phích cờ Đài Loan

 bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc

Thanh Hải

Quan chức Ấn Độ Tajinder Pal Singh Bagga tối 9/10 đã treo những tấm áp phích có cờ Đài Loan bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Delhi cùng thông điệp chúc mừng ngày Quốc khánh của hòn đảo.

Ông Bagga, phát ngôn viên của văn phòng New Delhi của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), đã treo 100 tấm áp phích có hình lá cờ Đài Loan và dòng chữ “Chúc mừng Quốc khánh Đài Loan ngày 10/10”.

 

Theo The New Indian Express, các áp phích được treo trên các cột điện ở vỉa hè đường Shanti, gần đại sứ quán Trung Quốc vào tối 9/10. Hội đồng thành phố đã gỡ chúng xuống vài giờ sau khi ông Bagga thông báo về hành động của mình trên Twitter.

Hành động của ông Bagga diễn ra sau khi đại sứ quán Trung Quốc gửi thư hướng dẫn truyền thông Ấn Độ đưa tin “đúng đắn” về sự kiện 10/10 của Đài Loan.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng CNA, chính trị gia Bagga cho biết ông muốn nhấn mạnh rằng Đài Loan và Ấn Độ đều là những quốc gia dân chủ, và quyền tự do báo chí không thể bị Trung Quốc kiểm soát.

Hành động của ông Bagga thu hút sự chú ý rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ, đẩy hashtag #TaiwanNationalDay lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng Twitter của nước này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-an-do-dan-ap-phich-co-dai-loan-ben-ngoai-dai-su-quan-trung-quoc.html

 

Virus corona có thể sống sót đến 28 ngày

trên các bề mặt

Minh Anh

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khoa học Quốc gia Úc ngày 12/10/2020 tiết lộ rằng virus corona chủng mới kháng cự rất tốt trên những bề mặt trơn bóng và có thể sống sót đến 28 ngày.

Trong một không gian mát (đến khoảng 20°C) và tối, Covid-19 có thể trụ đến 28 ngày trên những bề mặt trơn bóng như màn hình điện thoại, giấy bạc polymère, thủy tinh, thép… theo như kết quả một nghiên cứu của Cơ quan Khoa học Quốc gia Úc (CSIRO).

Cũng theo cơ quan này, nhiệt độ càng cao, tỷ lệ sống sót của SARS-CoV-2 càng giảm. Ở nhiệt độ 30°C, tỷ lệ sống sót của Covid-19 xuống còn 7 ngày, và ở 40°C là chỉ hơn 24 giờ. Trên những bề mặt xốp như coton chẳng hạn, virus không thể tồn tại lâu hơn, chỉ được 14 ngày ở nhiệt độ thấp và chưa đầy 16 giờ ở nhiệt độ cao.

Như vậy, « so với các nghiên cứu trước đây, từng khẳng định rằng virus corona chỉ sống được có bốn ngày trên những bề mặt không nhẵn, thời hạn này là lâu hơn rất nhiều », theo như nhận định của tờ Journal of Medical Virology.

Ông Trevor Drew, giám đốc trung tâm phòng chống dịch bệnh trên đài ABC cảnh báo : « Điều này không có nghĩa lượng virus bám trên các bề mặt đó có thể nhiễm cho ai khác. Nhưng nếu một người nào đó ít để ý đến những bề mặt này sờ chúng, rồi đưa tay lên miệng, hay dụi mắt, mũi, thì họ có thể bị nhiễm bệnh hai tuần sau đó, sau khi nhiễm virus ». Trevor Drew nhắc lại rằng thông điệp chính đưa ra là « những người nhiễm virus dễ lây bệnh hơn các bề mặt ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201012-virus-corona-c%C3%B3-th%E1%BB%83-s%E1%BB%91ng-s%C3%B3t-%C4%91%E1%BA%BFn-28-ng%C3%A0y-tr%C3%AAn-c%C3%A1c-b%E1%BB%81-m%E1%BA%B7t

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.