Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/10/2020

Wednesday, October 7, 2020 5:55:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 07/10/2020

Bầu cử Mỹ: Tại sao tranh luận Kamala Harris-Mike Pence lại quan trọng?

Đã đến lúc dàn diễn viên phụ trở nên nổi bật. Các cấp phó sẽ có ngày đăng đàn. Hai nhân vật đang bước ra khỏi bóng tối.

Đây hứa hẹn sẽ là một cuộc tranh luận không giống ai.

Trump hạ thấp sự nguy hiểm của Covid-19?

Pence và Harris sẽ tranh luận phía sau tấm kính chắn

Một số người thậm chí còn gọi đây là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử, vì nó xảy ra khi Tổng thống Mỹ mắc Covid-19, một loại virus đã cướp đi sinh mạng của 200.000 người Mỹ và 330 triệu người. Cộng với cuộc chiến của Tòa án Tối cao, tình trạng bất ổn chủng tộc và, và …

Ai tham gia cuộc tranh luận phó tổng thống?

Ở một góc này, bạn có Kamala Harris, người phụ nữ khao khát trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử.

Kamala Harris, Thượng nghị sĩ California, 55 tuổi, là một trong những người thẩm vấn khó tính nhất tại Quốc hội, một cựu luật sư cứng rắn đã khiến các nhân chứng quốc hội đổ máu sau khi ‘mổ xẻ’ họ trong các phiên điều trần tại Thượng viện.

Đối thủ của bà Harris là một phó tổng thống đáng điềm tĩnh của Đảng Cộng hòa, người hiếm khi mắc sai lầm khi vấp phải chất vấn gay gắt của truyền thông. Ông ấy cũng sẽ không chỉ chơi phòng ngự. Ông ấy sẽ tìm cách khai thác lợi thế rõ ràng của mình trong một lĩnh vực – ông ấy đã làm được điều đó trước đây.

Ông Pence là một người đàn ông 61 tuổi, ăn nói nhẹ nhàng, có niềm tin tôn giáo sâu sắc, là một Cơ đốc nhân đến từ Indiana. Bất chấp sự khác biệt rõ ràng giữa hai người, Mike Pence vẫn là trụ cột về lòng trung thành với ông chủ Doanld Trump của mình trong bốn năm và họ đã bước đi nhịp nhàng trong hầu hết mọi vấn đề và vượt qua mọi cuộc tranh cãi.

Ai thực sự quan tâm?

Các cuộc tranh luận giữa các phó tổng thống thường không gây khó khăn cho các nhà sử học về tổng thống, nhưng năm nay kịch tính của chiến dịch bầu cử có thể làm tăng sự quan tâm về cách hai ứng viên này thách thức lẫn nhau.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trump bệnh quá nặng để làm tổng thống?

Covid gây nguy hiểm tới đâu cho sức khoẻ ông Trump?

Thực tế việc tổng thống lâm bệnh nặng đã nhắc nhở công chúng rằng họ có hai ứng cử viên tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử. Vì vậy những người đứng đầu trong hàng ngũ kế vị chưa bao giờ có ý nghĩa quan trọng hơn thế, và cả hai người tranh luận sẽ nhận thức được rằng họ phải thể hiện rằng mình sẵn sàng bước vào công việc tầm cỡ thế giới.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Trump và Biden quá thiếu thông tin về các chính sách quan trọng, đến mức một số người nói rằng họ hy vọng mỗi người sẽ có một cuộc thảo luận thích hợp về tầm nhìn đối với nước Mỹ.

Đây thậm chí có thể là cuộc tranh luận cuối cùng của chiến dịch, tùy thuộc vào việc tổng thống có hồi phục kịp thời hay không.

Không có gì ngạc nhiên khi Viện Brookings gọi đây là cuộc tranh luận giữa các phó tổng thống quan trọng nhất từ trước đến nay.

Việc Trump nhiễm Covid-19 có đưa đến bất kỳ thay đổi nào không?

Những người tổ chức cuộc tranh luận nhận thức được rằng Tổng thống Trump có thể đã bị lây bệnh trong cuộc tranh luận đầu tiên và có khả năng lây nhiễm cho Joe Biden và người điều hành Chris Wallace (mặc dù cả hai đều cho kết quả âm tính cho đến nay), vì vậy họ không muốn mắc sai lầm với cuộc tranh luận này.

Ủy ban về các cuộc tranh luận của Tổng thống đã đồng ý để Kamala Harris và Mike Pence ngồi cách nhau 12ft – tăng từ 7ft so với cuộc tranh luận tổng thống.

Sẽ có một tấm chắn bằng kính rào quanh thí sinh trên sân khấu để giảm thiểu lây nhiễm. Và không quá 200 người tham dự trong khuôn viên tại Hội trường Kingsbury của Đại học Utah.

Văn phòng phó tổng thống Mike Pence nói với đối tác của BBC ở Mỹ, CBS News, rằng ông Pence không muốn phía ông có bất kỳ chiếc ly nào trên sân khấu.

Nó sẽ hỗn loạn như cuộc tranh luận đầu tiên?

Không có khả năng. Ông Pence và bà Harris là những người cứng rắn nhưng luôn văn minh nên khả năng nó trở nên tồi tệ và hỗn loạn như cuộc tranh luận tống thống ở Cleveland là gần bằng không.

Vào năm 2016, ông Pence đã rất hiệu quả trong việc bảo vệ Trump và công kích Hillary Clinton. Ông ta được nhiều người tin tưởng khi bước ra khỏi trận chiến với ứng cử viên VP Đảng Dân chủ Tim Kaine với lợi thế. Thương hiệu của ông ta là mạnh mẽ mà không lên giọng.

Bà Harris tranh luận như luật sư – công việc của bà trước đây – bà luôn kiểm soát. Bà đã hạ gục ông Biden trong một đua giành đề cử làm ứng viên tổng thống, bằng cách tập trung vào một lỗ hổng trong hồ sơ quá khứ của ông về quyền công dân.

Công việc của người điều phối dễ dàng hơn?

Chắc chắn. Phụ trách điều phối lần này là Susan Page của USA Today, trưởng văn phòng Washington.

Bà Page là một nhà điều hành phối dạn kinh nghiệm với 10 chiến dịch tranh cử tổng thống dưới thời của mình, và bà sẽ không bị đe dọa bởi trường hợp này – bà đã phỏng vấn chín tổng thống.

Vậy họ sẽ tranh luận một cách lịch sự về điều gì?

Covid-19, và cách xử lý của chính quyền Trump đối với nó, rõ ràng sẽ là chủ đề thảo luận nổi bật. Mike Pence phụ trách đội đặc nhiệm của tổng thống về đại dịch, và ông sẽ có áp lực phải bảo vệ cách phản ứng của chính quyền trong đại dịch.

Kamala Harris có thể sẽ được hỏi về hồ sơ của bà về tư pháp hình sự với tư cách là tổng chưởng lý California, cũng như các quan điểm hay thay đổi của bà về cải cách chăm sóc sức khỏe. Bà đã chạy bên cánh tả cạnh Joe Biden trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống, vì vậy thành công của ông Pence trong cuộc tranh luận có thể phụ thuộc vào việc ông có thể khiến bà trở nên cấp tiến hơn trong quan điểm so với Biden.

Cuối cùng, bốn năm kể từ bây giờ, Pence và Harris có thể dẫn đầu các lá phiếu cho đảng của họ trong cuộc tổng tuyển cử, vì vậy hãy coi cuộc tranh luận này là một bản ‘xem trước’ có thể có của các trận chiến chính trị sắp tới.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54444875

 

Bầu cử tổng thống Mỹ :

Biden dẫn trước Trump trong các cuộc thăm dò

Thu Hằng

Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ bị xáo trộn vì Donald Trump bị nhiễm virus corona. Ngày 06/10/2020, ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden không loại trừ khả năng hủy cuộc tranh luận thứ hai vào giữa tháng 10 nếu ông Trump chưa khỏi bệnh.

Dù tuyên bố chiến thắng siêu vi, nhưng chủ nhân Nhà Trắng vẫn phải cách ly và không thể tổ chức các cuộc mit-tinh. Đối thủ Joe Biden, người vẫn thường xuyên chỉ trích tổng thống sắp mãn nhiệm coi thường mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19, tiếp tục vận động trên thực địa và dẫn trước ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò.

Thông tín viên RFI Anne Corpet tại Washington cho biết thêm :

« Làm sao mà Joe Biden lại có thể đứng đầu các cuộc thăm dò ở Pennsylvania ? Đó là những cuộc thăm dò giả ! Tôi sẽ thắng ở bang này ! ». Từ Nhà Trắng, nơi ông đang phải cách ly, tổng thống Mỹ tỏ bực tức trên mạng Twitter.

Ứng viên đảng Dân Chủ đến vận động tại bang chủ chốt này hôm thứ Ba 06/10. Dù không trực tiếp chỉ trích tổng thống Mỹ nhưng rõ ràng Donald Trump nằm trong tầm ngắm khi Joe Biden nhắc đến virus corona.

Ông nói : « Đeo khẩu trang không phải là một tuyên bố chính trị và là một khuyến cáo khoa học. Giữ khoảng cách cũng không phải là một tuyên bố chính trị và là một khuyến cáo khoa học. Virus này không cần biết bạn sống ở đâu hay bạn thuộc chính đảng nào, nó lây nhiễm đến tất cả chúng ta, nó có thể lấy mạng của bất kỳ ai. Đó là virus chứ không phải là một vũ khí chính trị ».

Hiện tại, ứng viên đảng Dân Chủ hơn tổng thống Trump 16 điểm trên quy mô toàn quốc. Joe Biden cũng hơn điểm Donald Trump trên vấn đề kinh tế. Đây là điểm mới !

Quyết định chấm dứt đàm phán kế hoạch trợ giúp kinh tế, được chủ nhân Nhà Trắng thông báo ngày 06/10, cũng có nguy cơ khiến cử tri Mỹ mất niềm tin vào ông Trump ».

Cuộc tranh luận của hai ứng viên phó tổng thống thu hút công luận

Mike Pence, ứng viên phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hòa và đối thủ bên đảng Dân Chủ, nữ thượng nghị sĩ Kamala Harris, sẽ tranh luận vào tối 07/10 tại Salt Lake City, bang Utah. Cuộc tranh luận được chú ý hơn hẳn sau khi tổng thống bị nhiễm Covid-19. Theo Reuters, phó tổng thống Pence đang chịu sức ép lớn vì ông bị chỉ trích là lu mờ sau bóng của chủ nhân Nhà Trắng. Ngoài ra, ông Pence phải thể hiện được khả năng gánh vác chức vụ « quyền tổng thống » nếu tình hình xấu đi.

Cuộc tranh luận giữa hai ứng viên phó tổng thống được chuẩn bị nghiêm ngặt hơn về mặt dịch tễ. Thông tín viên RFI Eric de Salves cho biết ban tổ chức sẽ đặt tấm kính chắn trong suốt giữa hai ứng viên và khoảng cách giữa hai người là 3,50 mét nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Biện pháp này được đảng Dân Chủ yêu cầu, trong khi đảng Cộng Hòa chế nhạo với ẩn ý « bà Kamala Harris muốn lập pháo đài xung quanh ». Tuy nhiên, nhiều người lo ngại phó tổng thống Pence cũng có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 vì ông đã tiếp xúc với rất nhiều người nhiễm, trong đó có tổng thống Trump.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-biden-d%E1%BA%ABn-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-trump-trong-c%C3%A1c-cu%E1%BB%99c-th%C4%83m-d%C3%B2

 

Joe Biden: Sẽ không có cuộc tranh luận thứ 2

nếu ông Trump vẫn dương tính với COVID-19

Bình luậnNguyễn Minh

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã nói với các phóng viên rằng, nếu Tổng thống Donald Trump tiếp tục cho kết quả dương tính với COVID-19, thì sẽ không có cuộc tranh luận thứ 2.

Cuộc tranh luận tổng thống thứ 2 dự kiến diễn ra vào ngày 15/10 tại Miami, Florida.

Ông Biden nói: “Tôi nghĩ nếu ông ấy (ám chỉ ông Trump) vẫn nhiễm COVID, chúng tôi sẽ không có cuộc tranh luận. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phải tuân theo những nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Quá nhiều người đã bị nhiễm bệnh rồi. Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng, vì vậy tôi sẽ tuân theo các nguyên tắc”.

Tuyên bố này của ông Biden được đưa ra khi Tổng thống Trump đã rời bệnh viện và trở lại Nhà Trắng tối thứ Hai ngày 5/10 theo giờ địa phương tại Mỹ, sau khi được điều trị tại Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed.

Ngày 2/10, Tổng thống Trump thông báo rằng ông và Đệ nhất phu nhân Melania Trump có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán.

Trái ngược với ông Biden, Tổng thống Trump rất mong đợi đến cuộc tranh luận Tổng thống thứ 2.

Hôm nay, ngày 6/10 theo giờ địa phương tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã thông báo rằng, ông đang lên kế hoạch tham gia cuộc tranh luận Tổng thống giữa ông và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden vào ngày 15/10.

“Tôi rất mong đợi cuộc tranh luận vào tối thứ Năm, ngày 15 tháng 10 tại Miami. Điều đó sẽ rất tuyệt!”, ông Trump viết trên Twitter. Vài giây trước đó, ông đã đăng: “[Tôi] CẢM THẤY TUYỆT VỜI!”

Trong một thông điệp gửi qua video từ Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói: “Chúng ta sẽ quay trở lại. Chúng ta sẽ trở lại làm việc. Chúng ta sẽ tiến về phía trước. Là người lãnh đạo, tôi phải làm điều đó. Tôi biết có rủi ro nhưng tôi phải làm điều đó. Tôi đã ở phía trước. Tôi đã dẫn đầu. Không nhà lãnh đạo nào mà không làm những gì tôi đã làm. Tôi biết có rủi ro, có nguy hiểm”.

Ông cũng nói thêm rằng: “Bây giờ tôi đã khỏe hơn và có thể tôi đã miễn dịch? Tôi không biết. Nhưng đừng để nó chi phối cuộc sống của bạn. Hãy bước ra, [nhưng] hãy cẩn thận”.

Các báo cáo cho biết số người chết vì virus Corona Vũ Hán ở Hoa Kỳ đã hơn 200.000 người, nhưng tỷ lệ phục hồi đang tăng lên.

Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 5/10 rằng: “Mùa cúm đang đến gần! Mỗi năm có nhiều người, có khi hơn 100.000 người, và cho dù đã có vaccine, chết vì bị cúm. Chúng ta sẽ đóng cửa đất nước của chúng ta chăng? Không, chúng ta đã học cách sống chung với nó, giống như chúng ta đang học cách sống chung với Covid, ở hầu hết các nhóm dân, nó có ít sự nguy hiểm người chết hơn!!!”

Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng, Tổng thống Trump sẽ có dịch vụ chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới 24h.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/joe-biden-se-khong-co-tranh-luan-thu-2-neu-ong-trump-van-duong-tinh-voi-covid-19-81472.html

 

‘Một lượng lớn’ các phiếu bầu cử vắng mặt

không chính xác được gửi tới cử tri Mỹ

Bình luậnDu Miên

Hội đồng bầu cử quận Franklin thuộc bang Ohio xác nhận vào ngày 6/10 rằng, “một số lượng đáng kể” các lá phiếu vắng mặt được yêu cầu đã bị gửi đến nhầm địa chỉ của cử tri, khi cuộc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu ở bang Ohio.

Giám đốc Bầu cử Ed Leonard nói rằng, Hội đồng Quận Franklin đã nhận được thông tin về vấn đề này hôm 6/10. Ông cũng cho biết, lỗi là do các phần cài đặt bị vô hiệu hóa trong một số phần mềm của hội đồng.

Ông Leonard nêu một số ví dụ, một số cử tri đã nhận phải lá phiếu với thông tin thiếu chính xác, còn một số cử tri ở Worthington nhận được những lá phiếu vắng mặt đáng lý phải gửi cho cử tri ở Whitehall.

Báo Columbus Dispatch trích lời ông Leonard như sau: “Họ nhận phải một lá phiếu dành cho người khác. Tất cả dữ liệu của chúng tôi là chính xác. Lá phiếu lẽ ra đã được sản xuất một cách chính xác, nó chỉ bị nhét vào sai phong bì. Hệ thống kiểm tra vốn có thể ngăn chặn điều đó thì đã bị vô hiệu hóa”.

Một phát ngôn viên của hội đồng nói với 10TV rằng, vẫn chưa rõ có bao nhiêu lá phiếu vắng mặt đã bị ảnh hưởng. Ông Leonard nói rằng, nhà cung cấp phần mềm Bluecrest của quận Franklin tự tin họ có đủ khả năng theo dõi các lá phiếu bị ảnh hưởng.

Thời báo The Epoch Times đã liên hệ với Hội đồng Bầu cử Quận Franklin để xin bình luận.

Trong số hơn 880.000 cử tri đã đăng ký của quận Franklin, hơn 237.000 người yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt.

Tổng thống Donald Trump đã giành chiến thắng ở bang Ohio vào năm 2016 với 8 điểm phân định sự cách biệt. Các cuộc thăm dò năm nay cũng cho thấy, tiểu bang sẽ tiếp tục là đấu trường chủ chốt. Không có Tổng thống nào được bầu mà lại không chiến thắng ở bang Ohio kể từ năm 1960.

Giới chức đang hy vọng người dân Ohio sẽ tận dụng các cơ hội bỏ phiếu sớm từ nay đến ngày bầu cử 3/11. Bên cạnh việc bỏ phiếu các ngày trong tuần, người dân cũng có thể bỏ phiếu sớm vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật của 2 tuần cuối trước cuộc bầu cử. Các quan chức cũng khuyến cáo những người bỏ phiếu qua đường bưu điện rằng họ không nên đợi đến những ngày cuối cùng. Việc làm đó quá mạo hiểm, có thể khiến lá phiếu của họ không được gửi đi kịp để được tính nếu dịch vụ bưu điện chậm trễ.

Ông Leonard kêu gọi những ai nhận được một lá phiếu vắng mặt không chính xác qua đường bưu điện, thì họ có thể trực tiếp bỏ phiếu vắng mặt tại hội đồng bầu cử ở địa chỉ 1700 Morse Road trong những giờ bỏ phiếu sớm trước ngày 3/11.

Ông nói: “Chúng tôi đã bắt đầu đánh giá chính xác số lượng cử tri bị ảnh hưởng, và xác định những lựa chọn nào chúng tôi sẽ đưa ra cho những cử tri thực sự nhận được lá phiếu sai”.

Trong một tuyên bố, bà Maggies Sheehan, người phát ngôn của văn phòng Ngoại trưởng bang Ohio nói với các hãng tin tức địa phương rằng: “Hệ thống kiểm tra được thực hiện để đảm bảo những sai lầm như lỗi do Hội đồng bầu cử quận Franklin thực hiện – nhưng chúng chỉ hoạt động nếu hội đồng thực hiện đúng các bước kiểm tra đó”.

“Khi chúng tôi biết về vấn đề này, chúng tôi ngay lập tức thông báo cho Hội đồng Bầu cử quận Franklin, và họ đã bắt đầu làm việc để giảm thiểu vấn đề với những cử tri bị ảnh hưởng”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/mot-luong-lon-cac-phieu-bau-cu-vang-mat-khong-chinh-xac-duoc-gui-toi-cu-tri-my-81889.html

 

Phiếu bầu cử tri Mỹ lại được ‘gửi tới’ thùng rác

Bình luậnDu Miên

Ngày 5/10, giới chức đã xác nhận với The Epoch Times rằng đã tìm thấy các gói thư trong một thùng rác ở New Jersey vào ngày 2/10.

Cảnh sát trưởng khu Bắc Arlington là ông Scott Hedenberg cho biết, chồng thư có bao gồm các lá phiếu bầu cử, được phát hiện trong một thùng rác ở khu Bắc Arlington vào ngày 2/10.

“Các sĩ quan có mặt tại hiện trường đã quan sát thấy các gói thư lỏng lẻo (có dây chun), giống như nhân chứng đã mô tả, đã được bảo vệ an toàn tại hiện trường”, ông Hedenberg cho biết trong một email.

Ông cũng nói: “Cảnh sát Bưu điện Hoa Kỳ đã được gọi tới và có phản hồi. Vụ việc đang được Cơ quan Bưu điện Hoa Kỳ, Văn phòng Tổng Thanh tra điều tra”.

Người phát ngôn của Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) cho biết trong một tuyên bố qua email rằng chồng thư “đã được báo cáo, thu thập và chuyển đi”.

“Vấn đề này sau đó đã được chuyển cho Văn phòng Tổng Thanh tra của chúng tôi. Chúng tôi không thể bình luận thêm vào lúc này”, phát ngôn viên George Flood nói với The Epoch Times.

Người phát ngôn của Dịch vụ Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ nói với The Epoch Times rằng, cơ quan này đã nhận được thông báo về vụ việc, nhưng vấn đề đã được chuyển đến Văn phòng Tổng Thanh tra USPS.

Một nhân viên đặc biệt của Văn phòng Tổng thanh tra USPS xác nhận với The Epoch Times rằng, văn phòng đã mở một cuộc điều tra về vấn đề này.

Howard Dinger – cư dân ở New Jersey – cho biết, anh tìm thấy chồng thư “bị vất trong một thùng rác phía sau một trong những ngân hàng mà [anh] làm việc”.

Anh Dinger mô tả trọng lượng của chồng thư vào khoảng 90.7kg đến 136kg, bao gồm ít nhất là 200 lá phiếu từ cử tri.

Anh đã viết trên Facebook rằng: “Tôi không thể tin được khi tôi tìm thấy nó. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy cần thiết phải gọi cảnh sát và báo cáo. Tôi tin chắc rằng [vụ việc] sẽ được điều tra toàn diện”.

Tuy nhiên, anh Dinger không trả lời tin nhắn trên Facebook và đã xóa bài đăng của mình vào ngày 5/10, sau khi The Epoch Times gửi tin nhắn với mong muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn và xin phép đăng bức ảnh. The Epoch Times đã chụp được một phiên bản lưu trữ của bài đăng trước khi nhân chứng Dinger xóa nó.

Nhiều bang, bao gồm cả New Jersey, đang cho phép cử tri bỏ phiếu qua thư trong cuộc bầu cử sắp tới. Thông thường, cử tri sẽ đi bỏ phiếu trực tiếp, trừ khi họ yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt và nêu lý do họ không thể bỏ phiếu trực tiếp.

Thống đốc bang New Jersey là ông Phil Murphy – một thành viên đảng Đảng Dân chủ – đã ký một sắc lệnh hành pháp vào tháng Tám, yêu cầu các quan chức phụ trách bầu cử của mỗi quận gửi phiếu bầu qua thư với bưu phí trả trước cho tất cả các cử tri đã đăng ký tham gia.

Do sự gia tăng nhu cầu bỏ phiếu qua thư trên toàn quốc, USPS đang phải xử lý một khối lượng phiếu bầu nhiều hơn bao giờ hết.

Một loạt thư được tìm thấy trong một con mương ở Wisconsin hồi cuối tháng Chín. Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Outagamie đã xác nhận với The Epoch Times rằng có một số lá phiếu bầu vắng mặt trong số các thư này.

Vài ngày sau, các đặc vụ liên bang tìm thấy những lá phiếu  của quân nhân được gửi qua đường bưu điện bị bỏ đi. Các nhà chức trách sau đó đã đổ lỗi cho một nhà thầu thời vụ.

Trong các trường hợp khác, các quan chức phụ trách bầu cử hoặc các công ty ký hợp đồng với chính quyền đã làm sai lệch chi tiết trên các lá phiếu.

Các nhà chức trách thành phố New York cho biết, tuần trước họ đã gửi gần 100.000 lá phiếu bầu vắng mặt mới cho những cử tri đã nhận được lá phiếu trước đó do các lỗi về in ấn.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/phieu-bau-cu-tri-my-bi-quang-vao-sot-rac-81170.html

 

Sau ổ dịch Nhà Trắng,

Covid-19 lây lan đến Lầu Năm Góc

Covid-19 đang lây lan rộng hơn nữa trong những người thân cận với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó có cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller và một quan chức quân sự hàng đầu.

Ông Miller, người đã tự cách ly trong 5 ngày qua, vừa được xác nhận đã nhiễm virus corona vào hôm thứ Ba.

Vị tướng hàng đầu của Mỹ Mark Milley cùng các lãnh đạo quân sự khác cũng đang phải cách ly sau khi Đô đốc Charles Ray của Tuần duyên dương tính với virus corona.

Các quan chức khác cũng đang tự cách ly “hết sức thận trọng”.

Trong một bản thông báo, ông Miller cho biết ông đã được “xét nghiệm âm tính hàng ngày” cho đến hôm thứ Ba, và nói thêm rằng ông cũng đang thực hiện cách ly.

Trump nói vài ngày tới mới là ‘xét nghiệm thực sự’

Covid gây nguy hiểm tới đâu cho sức khoẻ ông Trump?

Vợ của ông, bà Katie Miller, là phát ngôn viên của Phó Tổng thống Mike Pence, nhiễm virus vào tháng 5 và sau đó đã khỏi bệnh.

Vào tháng 7, Ruth Glosser, người bà 97 tuổi của ông Miller, được cho là đã tử vong do biến chứng của Covid-19.

Nhà Trắng phủ nhận việc virus corona đã gây ra cái chết của bà Glosser, nêu trong một thông cáo rằng bà đã “ra đi một cách yên bình trong giấc ngủ vì tuổi già”.

Nhưng một người chú của ông Miller đã đưa ra giấy chứng tử liệt kê “ngừng hô hấp” và Covid-19 là “điều kiện dẫn đến” cái chết của bà Glosser.

Ông Miller – người viết các bài phát biểu của tổng thống – được biết đến với quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư.

Thông tin mới nhất về các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ?

Đô đốc Ray, phó tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, được cho là đang có những triệu chứng nhẹ.

Lầu Năm Góc cho biết, các quan chức dự họp với Adm Ray vào tuần trước hiện đang bị cách ly nhưng cho đến nay chưa ai có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc biểu hiện các triệu chứng.

Vẫn chưa biết chính xác Đô đốc Ray nhiễm virus như thế nào. Các quan chức nói với hãng tin AP rằng, vị đô đốc này đã tham dự một sự kiện tại Nhà Trắng khoảng 10 ngày trước nhưng không rõ liệu ông có nhiễm virus ở đó hay từ nơi khác.

Ông Trump và một số quan chức Nhà Trắng khác đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona trong những ngày gần đây.

Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân dương tính với Covid-19

Tổng thống Donald Trump nhập viện để điều trị Covid-19

Lực lượng Tuần duyên đã ra một thông cáo cho hay Đô đốc Ray có kết quả dương tính vào hôm thứ Hai và hiện đang cách ly tại nhà, và rằng bất kỳ nhân viên Tuần duyên nào tiếp xúc gần với ông cũng sẽ được cách ly.

Đối tác của BBC là hãng CBS News đưa tin rằng gần như tất cả các thành viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – một cơ quan bao gồm các quan chức quân sự cấp cao cố vấn cho Tổng thống Mỹ – đã được cách ly sau khi tham dự các cuộc họp với Đô đốc Ray vào tuần trước.

Ngoài Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Milley, những người khác trong diện cách ly gồm có phó tổng tham mưu trưởng, tham mưu trưởng Lục quân, chủ nhiệm tác chiến Hải quân, tham mưu trưởng Không quân, tư lệnh CyberCom (Bộ tư lệnh không gian mạng), tư lệnh Lực lượng vũ trụ, Tư lệnh trưởng Vệ binh Quốc gia và Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nói với các phóng viên rằng “không có thay đổi nào đối với năng lực sẵn sàng chiến đấu hoặc khả năng thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ.”

“Các lãnh đạo cấp cao của quân đội có thể duy trì đầy đủ năng lực thực hiện sứ mệnh và nhiệm vụ của họ từ một địa điểm làm việc thay thế,”ông nói.

Lầu Năm Góc đang tiến hành truy vết liên quan đến các cuộc họp tuần trước.

Các ca nhiễm ở Nhà Trắng gia tăng

Trong một diễn biến khác, từ khi Tổng thống Trump dương tính vào cuối tuần rồi, một số thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa và những người thân cận quanh ông đã được xác nhận nhiễm virus.

Số này bao gồm Đệ nhất Phu nhân Melania Trump, nữ phụ tá Hope Hicks, và một số Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa.

Thư ký báo chí Kayleigh McEnany đã có kết quả dương tính, công bố chẩn đoán của bà vào hôm thứ Hai. Ba nhân viên khác của văn phòng báo chí – Chad Gilmartin, Karoline Leavitt và Jalen Drummond – cũng có kết quả dương tính.

Vào Chủ nhật, người ta bắt gặp bà McEnany trò chuyện với các nhà báo mà không đeo khẩu trang nhưng cho biết không có thành viên báo chí nào được đơn vị y tế Nhà Trắng đưa vào danh sách tiếp xúc gần.

Nhiều người trong vòng thân cận của ông Trump có kết quả xét nghiệm dương tính đã tham dự một buổi gặp mặt tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào ngày 26/9, đây là “sự kiện siêu lây nhiễm” đang được xem xét kỹ lưỡng.

Một trường hợp nhiễm virus corona được phát hiện từ sự kiện đó, tại sự kiện mà tổng thống công bố người được đề cử vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, là một chức sắc Cơ đốc giáo từ California.

Mục sư Greg Laurie, người được cho là có các triệu chứng nhẹ, cũng đã có mặt cùng với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence trước đó trong một buổi cầu nguyện ở trung tâm Washington DC.

Tấm kính chắn sẽ được sử dụng để ngăn giữa Phó Tổng thống Mike Pence và đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris để hạn chế nguy cơ lây truyền Covid, khi họ đối đầu trong một cuộc tranh luận ở thành phố Salt Lake, Utah, vào thứ Tư. Cả hai ứng cử viên gần đây đều có kết quả xét nghiệm âm tính.

Trong khi đó, Tổng thống Trump đã trở về Nhà Trắng hôm qua sau khi nhập viện điều trị 3 ngày vì nhiễm virus corona.

Trong thời gian nằm viện tại Trung tâm Y tế Walter Reed, ông được điều trị bằng dexamethasone – một loại thuốc steroid thường được dùng cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch – cộng với việc bổ sung ôxy.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54431473

 

Bí mật điều trị đằng sau sự hồi phục thần tốc

của Tổng thống Donald Trump?

Bình luậnMinh Nhật

Chỉ mất vỏn vẹn có 3 ngày để xuất viện từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 hôm 2/10, điều gì đã khiến vị Tổng thống 74 tuổi phục hồi nhanh đến thế?…

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đã có hàng tá nguyên thủ quốc gia trên thế giới bị nhiễm phải virus ĐCSTQ. Từ Thủ tướng Anh, Nga, Armenia, cho đến Tổng thống Honduras, Brazil, Bolivia, Belarus, Guatemala, và mới đây nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump (2/10).

Điều đáng nói là Tổng thống Mỹ chỉ mất 3 ngày để hồi phục, Thủ tướng Anh thì mất 15 ngày, Thủ tướng Nga thì cũng phải điều trị 20 ngày mới có thể xuất viện.

Mặc dù đã có lúc Tổng thống Trump gặp vấn đề về hô hấp và phải thở oxy, nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, ông đã xuất hiện trên video Twitter hoàn toàn khỏe mạnh.

TT Trump chia sẻ: “Đây là một hành trình rất thú vị. Tôi đã học hỏi được rất nhiều về COVID. Tôi đã học được nó bằng cách thực sự tới ‘trường’… Tôi sắp có một chuyến thăm bất ngờ nho nhỏ. Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình mà có lẽ chưa ai từng có”.

Và trước sự bất ngờ của hàng ngàn người ủng hộ tập trung ngoài bệnh viện, TT Trump đã ngồi xe bọc thép ra ngoài, vẫy tay chào trong sự reo hò của đám đông.

Đương kim Tổng thống tiếp tục khiến mọi người bất ngờ khi đã trở lại tòa Bạch Ốc vào ngày hôm sau (5/10). Ông xuất viện và trở về nhà trên chiếc máy bay trực thăng sau gần 4 ngày tại Viện Quân Y Walter Reed.

Sean Conley, bác sĩ riêng của Tổng thống, chia sẻ với các phóng viên rằng các triệu chứng của Tổng thống Trump vẫn đang tiếp tục được cải thiện, và ông đủ điều kiện để xuất viện. Bác sĩ Conley nói thêm: “Ngài ấy đã trở lại!”

Sao có thể hồi phục thần tốc trước chủng virus chết người?

Trong video đăng trên Twitter trong cùng ngày hôm đó, Tổng thống gửi thông điệp tới người Mỹ, khuyên chúng ta không nên để cuộc sống bị chi phối bởi virus Vũ Hán:

“Đừng để nó chi phối bạn. Đừng sợ nó. Bạn sẽ đánh bại nó. Chúng ta có những thiết bị y tế tốt nhất, chúng ta có những loại thuốc tốt nhất, tất cả đều được phát triển gần đây và bạn sẽ có thể đánh bại nó”.

Niềm tin

Nói đến sự kỳ diệu, không ai có thể chối bỏ niềm tin, và đối với Tổng thống Trump, ông tin vào trách nhiệm của mình. Tổng thống Mỹ khẳng định:

“Là người lãnh đạo, tôi phải đứng ở tuyến đầu dù cho có nguy hiểm… Đừng để nó thống trị bạn, đừng để nó chi phối cuộc sống của bạn!”

Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến niềm tin và sự động viên, niềm tin, những lời cầu nguyện của hàng ngàn người Mỹ ngày đêm tập trung bên ngoài Viện Quân Y Walter Reed. Họ làm vậy để thể hiện sự trân trọng đối với vị Tổng thống họ yêu mến. Đáp lại sự chân thành, TT Trump đã cử ngài Mark Meadows ra ngoài và tặng cho mỗi người một thanh súc-cù-là.

Đội ngũ y tế và liệu pháp tuyệt vời

Bên cạnh niềm tin, tất nhiên phải kể đến đội ngũ y tế thiện chiến của nước Mỹ và những liệu pháp điều trị hàng đầu dành cho Tổng thống. Một trong những liệu pháp hàng đầu được áp dụng cho Tổng thống Trump là sử dụng hỗn hợp kháng thể điều trị COVID-19.

Đây là liệu pháp mới được hãng dược Regeneron phát triển và công bố kết quả thử nghiệm mới 3 ngày trước đó. Nó giúp làm giảm lượng virus và đem lại hiệu quả rõ rệt ở bệnh nhân có triệu chứng nhiễm virus Corona Vũ Hán, và kể cả ở những người chưa có đáp ứng miễn dịch trước virus.

Tiến sĩ George Yancopoulos, nhà đồng sáng lập, và cũng là chủ tịch kiêm giám đốc khoa học của Regeneron Pharmaceuticals, cho biết: “Chúng tôi giúp hệ thống miễn dịch tự nhiên đánh bại virus bằng cách bổ sung cho nó loại hỗn hợp kháng thể, có tên REGN-COV2”.

Tiến sĩ cho biết thêm: “REGN-COV2 là một hỗn hợp kết hợp hai kháng thể đơn dòng – gồm một kháng thể đơn dòng nhắm vào protein gai, và một kháng thể tấn công vào phần khác của virus.”

Yancopoulos giải thích rằng đây là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể chống lại virus Vũ Hán. Nó giống như cách mà cơ thể chúng ta tạo ra kháng thể, khác biệt duy nhất ở đây là quá trình này diễn ra ngoài cơ thể – tại phòng thí nghiệm.

Không những vậy, Tổng thống Trump còn sử dụng thêm thuốc kháng virus redemsivir, một phác đồ điều trị được thử nghiệm lâm sàng do Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tài trợ.

Khi được hỏi tại sao các bác sĩ lại quyết định cho ông Trump sử dụng phác đồ điều trị redemsivir kết hợp với hỗn hợp kháng thể REGN-COV2, bác sĩ riêng của Tổng thống cho biết:

“Bạn biết đấy, đây là phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm tối đa hóa tất cả các điều trị cho Tổng thống. Nếu có bất kỳ khả năng nào có thể giúp Tổng thống khôi phục, chúng tôi sẽ làm và không giữ lại bất kỳ điều gì, vì ông ấy là Tổng thống của chúng ta”.

Sau 72 giờ điều trị, TT Trump đã hồi phục hoàn toàn, mặc dù trước đó ông có phải thở oxy. Sau khi được điều trị, Tổng thống Mỹ chia sẻ rằng mình “cảm thấy tuyệt vời… khỏe hơn 20 năm trước”.

Minh Nhật

- Theo The Epoch Times.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bi-mat-dieu-tri-dang-sau-su-hoi-phuc-than-toc-cua-tong-thong-donald-trump-81701.html

 

Vaccine thử nghiệm của Moderna bị trì trệ

vì thiếu tình nguyện viên sắc dân thiểu số

Các nhà thầu tư nhân do công ty Moderna thuê để tuyển mộ tình nguyện viên thử nghiệm vaccine chống COVID chưa tìm đủ các tham dự viên gốc Phi, gốc Châu Mỹ Latin và người bản địa Mỹ để xác định xem vaccine hoạt động như thế nào trong các sắc dân này, giám đốc điều hành công ty và các nhà nghiên cứu cho Reuters biết.

Để đáp ứng với sự thiếu hụt này, Moderna cho chậm lại việc tuyển mộ trong giai đoạn cuối của thử nghiệm và chỉ thị cho các trung tâm nghiên cứu chú trọng đến việc gia tăng sự tham dự của các tình nguyện viên thuộc sắc dân thiểu số, công ty nói

Năm nhà điều tra trong cuộc thử nghiệm của Moderna cho hay các điều tra viên tại những địa điểm thương mại nhanh chóng tuyển mộ được một phần lớn cho cuộc nghiên cứu quy mô 30.000 người với hầu hết là người tình nguyện da trắng.

Tuy nhiên COVID-19 lây nhiễm cho người gốc Phi tại Mỹ cao gần gấp 3 lần cho người Mỹ da trắng. Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tử vong vì virus cao gấp hai lần, theo một phúc trình của Liên đoàn Đô thị Toàn quốc và những cuộc nghiên cứu khác.

Các cộng đồng da màu chiếm lượng lớn trong các nhân viên y tế và trong số dân có nguy cơ cao bị COVID nặng, và họ nằm trong số các thành phần đầu tiên đủ điều kiện được tiêm ngừa một khi có vaccine thành công, các chuyên gia nói.

Người Mỹ gốc Châu Phi chỉ chiếm khoảng 7% trong các cuộc thử nghiệm tính đến ngày 17/9.

Moderna là một trong những công ty hàng đầu trong cuộc chạy đua vaccine chống COVID hiện nay. Công ty nhận được hơn 1 tỉ đô la tài trợ của chính phủ Mỹ để phát triển và sản xuất ứng viên vaccine, và 1,5 tỉ đô để cung cấp vaccine cho công chúng Mỹ.

Theo cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew được công bố vào tháng 9, chỉ 32% người Mỹ gốc Phi cho biết chắc chắn hoặc có thể tiêm chủng vaccine COVID, so với 52% người da trắng, 56% người gốc Châu Mỹ Latin và 72% người Mỹ gốc Châu Á.

https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-moderna-b%E1%BB%8B-tr%C3%AC-tr%E1%BB%87-v%C3%AC-thi%E1%BA%BFu-t%C3%ACnh-nguy%E1%BB%87n-vi%C3%AAn-s%E1%BA%AFc-d%C3%A2n-thi%E1%BB%83u-s%E1%BB%91/5611800.html

 

Ông Trump:

Người Mỹ đang học cách sống với COVID

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/10 nói người Mỹ đang học cách sống với COVID, một ngày sau khi trở về Tòa Bạch Ốc từ bệnh viện nơi ông được chữa trị đặc biệt vì virus corona mà hầu hết mọi người không thể có được.

Ông Trump, sau 3 ngày nằm tại Trung tâm Y khoa Walter Reed bên ngoài Washington, sẽ được truyền thuốc chống virus remdesivir lần thứ 5 trong khi cũng được chữa bằng thuốc steroid dexamethasone, thường được dùng trong trường hợp trầm trọng nhất.

Tổng thống Cộng hòa đang tranh cử đối chọi ông Joe Biden thuộc đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tháng 11. Ông Trump nhiều lần hạ giảm sự nghiêm trọng của dịch bệnh COVID vốn đã giết chết hơn một triệu người trên thế giới. Ông Trump cũng hứa sẽ khôi phục hàng triệu việc làm tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi lệnh đóng cửa.

Mỹ có số người chết vì đại dịch cao nhất thế giới, với hơn 209.000 người.

Ông Trump hôm 6/10 viết trên Twitter rằng mỗi năm có nhiều người, có khi trên 100.000 người, chết vì cúm dẫu có vaccine và kêu gọi học cách sống với COVID thay vì đóng cửa.

Có khoảng 22.000 người chết vì cúm trong mùa cúm 2019-2020, theo thống kê của chính phủ Mỹ.

Trước khi ông bị nhiễm COVID, ông thừa nhận trong cuộc trao đổi với báo giới rằng COVID gây chết chóc nhiều hơn cúm.

Ngày 6/10, ông Trump không tham gia sự kiện công chúng nào và hiện chưa rõ khi nào ông có thể tái tục đầy đủ thời biểu làm việc trong chức vụ Tổng thống hay vận động tranh cử. Ông viết trên Twitter là ông đang chờ đợi cuộc tranh luận lần thứ hai với ông Biden được dự trù vào 15/10 tới. Ông cho biết ông cảm thấy rất khỏe.

Bác sĩ Tòa Bạch Ốc Sean Conley nhấn mạnh là ông Trump được chăm sóc y tế theo đẳng cấp thế giới 24/24.

“Đừng để dịch bệnh chế ngự bạn. Đừng sợ nó,” ông Trump nói trong một video sau khi trở về Toà Bạch Ốc tối ngày 5/10.

“Tôi khỏe hơn, và có lẽ tôi miễn nhiễm-Tôi không rõ,” ông nói thêm.

Tính trầm trọng của bệnh tình ông Trump là đề tài của những đồn đoán. Một số chuyên gia cho rằng là một người lớn tuổi, quá cân, ông Trump thuộc nhóm người có nguy cơ cao.

Ông Trump nhiều lần bất chấp những hướng dẫn giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn virus lây lan và không nghe lời của các cố vấn y khoa của ông.

Trong cuộc tranh luận thứ Ba tuần rồi, ông từng chế nhạo ông Biden mang khẩu trang khi đi vận động tranh cử.

“Tôi bị sốc khi ông ấy nói chớ nên sợ COVID,” ông William Schaffner, giáo sư về y học phòng ngừa và các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbilt ở Nasville, nói.

“Đây là chứng bệnh giết khoảng 1.000 người mỗi ngày, phá hoại nền kinh tế, làm cho nhiều người mất việc. Đây là loại virus nên sợ và chớ coi thường,” giáo sự Schaffner bình luận.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-%C4%91ang-h%E1%BB%8Dc-c%C3%A1ch-s%E1%BB%91ng-v%E1%BB%9Bi-covid/5611402.html

 

Bác sĩ Toà Bạch Ốc:

Ông Trump hết triệu chứng COVID

Tình trạng sức khoẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump ‘cực kỳ tốt’ và không có triệu chứng COVID một ngày sau khi ông trở lại Toà Bạch Ốc sau 3 đêm được chăm sóc tại bệnh viện quân y Walter Reed vì nhiễm COVID, bác sĩ của ông Trump loan báo ngày 6/10.

Bác sĩ Sean Conley cho biết một toán chuyên gia y tế đã gặp Tổng thống sáng cùng ngày.

“Ông ấy trải qua đêm nghỉ ngơi đầu tiên tại gia, và hôm nay ông ấy không có triệu chứng,” bác sĩ Conley nói và cho biết thêm rằng các chỉ dấu quan trọng cũng như các cuộc khám sức khoẻ thể chất cho kết quả ổn định.

Toà Bạch Ốc công bố phát biểu của bác sĩ Conley rằng “Nhìn chung, tình trạng sức khoẻ của Tổng thống vẫn rất tốt.”

(Theo Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A1c-s%C4%A9-to%C3%A0-b%E1%BA%A1ch-%E1%BB%91c-%C3%B4ng-trump-h%E1%BA%BFt-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-covid-/5611229.html

 

Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện công bố

thời gian tiến hành phiên điều trần

xác nhận thẩm phán Tối Cao Pháp Viện

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ hai (ngày 5 tháng 10), Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ mở một phiên điều trần xác nhận đối với người được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, thẩm phán Amy Coney Barrett, vào ngày 12 tháng 10, và nói rằng sự bùng phát COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến lịch trình.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, chủ tịch ủy ban, thông báo rằng phiên điều trần sẽ bắt đầu lúc 9 giờ sáng vào ngày 12 tháng 10. Khai mạc Thượng viện hôm thứ Hai, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết phiên điều trần sẽ ở được tổ chức vừa trực tuyến vừa trực tiếp vì coronavirus.

Hai thành viên ủy ban, Thượng nghị sĩ Thom Tillis và Mike Lee, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong những ngày gần đây. Cả hai đều có mặt tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9 khi Tổng thống Trump giới thiệu Barrett là ứng cử viên thay thế Cố Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Ruth Bader Ginsburg, người đã qua đời vào tháng trước.

Bất chấp sự phản đối của Đảng Dân chủ, những người muốn chờ kết quả của cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 trước khi đề cử một thẩm phán mới cho Tối Cao Pháp Viện, Đảng Cộng hòa đã làm việc để xác nhận người thay thế bà Ginsburg trước khi cử tri đi bỏ phiếu. Sau khi ông McConnell phát biểu, Thượng nghị sĩ Tim Kaine nói rằng Thượng viện nên tranh luận về các dự luật để giúp những người Mỹ đang gặp khó khăn vì coronavirus. Hàng triệu người Hoa Kỳ đã mất việc làm và hơn 200,000 người đã chết trong đại dịch. (BBT)

https://www.sbtn.tv/uy-ban-tu-phap-thuong-vien-cong-bo-thoi-gian-tien-hanh-phien-dieu-tran-xac-nhan-tham-phan-toi-cao-phap-vien/

 

Tài liệu giải mật liên quan đến vụ bê bối Nga

can thiệp bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016

có thể khiến bà Hillary Clinton ‘điêu đứng’

Bình luậnDu Miên

Ngày 6/10, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông đã cho phép giải mật tất cả các tài liệu tình báo liên quan đến “vụ bê bối Nga” can thiệp bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016, mặc dù ông không cho biết ông đã chấp thuận cho tiết lộ thông tin nào.

Thứ Ba (6/10), Tổng thống Trump đã tweet: “Tôi đã cấp toàn quyền Giải mật toàn bộ tất cả và bất kỳ những tài liệu nào liên quan đến TỘI ÁC chính trị lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, ‘vụ Bê bối Nga’. [Lệnh]

tương tự [áp dụng với] vụ bê bối qua email của bà Hillary Clinton. [Tài liệu giải mật bản gốc] không chỉnh sửa!”

Rất nhiều lần trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã nói rằng việc ông cho phép giải mật các tài liệu liên quan đến Nga chỉ là để đối chiếu về sau. Theo Fox News, trong năm 2019, Tổng thống Trump đã ủy quyền cho Tổng Chưởng lý William Barr được phép giải mật bất kỳ tài liệu nào liên quan đến hoạt động theo dõi chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông vào năm 2016.

Các đồng minh của Tổng thống, bao gồm các thành viên đảng Cộng hòa ở Capitol Hill cũng tự thực hiện các cuộc điều tra riêng về nguồn gốc của lời cáo buộc về mối liên hệ của ông Trump với Nga. Những chính trị gia này đã chỉ trích các đặc vụ tình báo như Giám đốc FBI Christopher Wray và Giám đốc CIA Gina Haspel vì không chịu tung ra các tài liệu.

Nhưng tới nay, khi chỉ còn 28 ngày nữa là đến cuộc bầu cử chính thức, các thành viên đảng Cộng hòa ngày càng lo lắng rằng, thông tin về các hoạt động thu thập thông tin tình báo của FBI và CIA liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016 sẽ không bao giờ được đưa ra ánh sáng, Daily Caller cho biết.

Trước đó cùng ngày, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã công bố 2 tài liệu ghi chú của CIA cho thấy, cơ quan tình báo này đã thu được bằng chứng vào tháng 7/2016 rằng, các đặc vụ tình báo Nga có thể đã có thông tin tình báo chứng minh bà Hillary Clinton đã phê duyệt kế hoạch tung tin về mối liên hệ của ông Trump với vụ tấn công của Nga vào Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC).

Ngày 5/10, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cho biết, ông Trump đã giao nhiệm vụ cho ông bắt đầu quá trình giải mật tài liệu.

Nhà phân tích pháp lý Gregg Jarrett của Fox News nhận định, thông báo của Tổng thống Trump trên Twitter về cuộc điều tra Nga là một tin xấu đối với bà Hillary Clinton.

Ông Jarrett nói: “[Vụ việc] cho thấy bà Hillary Clinton vô đạo đức, giả dối, gian xảo và tham nhũng như thế nào”.

Ông nhận định, bà Clinton có thể đã phạm “trọng tội” phổ biến thông tin sai lệch, tùy thuộc vào việc “[thông tin] bị rò rỉ cho ai và như thế nào”.

Ông nói: “Tôi hy vọng rằng việc giải mật và xóa bỏ những phần dàn dựng sẽ làm sáng tỏ điều này, bởi vì đây có vẻ là một âm mưu tội phạm”.

Cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump là ông Corey Lewandowski đã đặt câu hỏi khi nào các cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu trong chính quyền  ông Obama sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cụ thể, ông nói: “Khi nào thì [cựu Giám đốc FBI James] Comey với [cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James] Clapper cùng [Cựu giám đốc CIA] Brennan, những kẻ gây ra tội ác lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm? Có 2 cấp độ công lý ở đất nước này: nếu bạn là người ủng hộ ông Donald Trump [thì] bạn sẽ bị ném cuốn sách vào người, và nếu bạn là người ủng hộ bà Hillary Clinton và bạn sẽ được tha bổng”.

Các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện đã yêu cầu công bố một loạt tài liệu của FBI liên quan đến cuộc điều tra phản gián của cục tình báo liên bang đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016, còn được gọi là Crossfire Hurricane.

Các tài liệu được giải mật trong những tháng gần đây cho thấy, FBI đã nhận được bằng chứng vào tháng Một và tháng Hai năm 2017 chứng tỏ các nhân viên tình báo Nga có thể đã cung cấp thông tin sai lệch cho ông Christopher Steele, tác giả của bộ hồ sơ chống lại ông Trump.

Hôm 4/10, Hạ nghị sĩ Devin Nunes kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump giải mật thêm các tài liệu và đề nghị đóng cửa các cơ quan tình báo nếu họ từ chối tiết lộ thông tin. Ông Nunes kêu gọi tiết lộ các bản ghi chú của FBI từ các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng Hai và tháng Năm năm 2017 với ông Igor Danchenko, nguồn tin chính của ông Steele.

Ông Danchenko đã bày tỏ nghi ngờ về một số cáo buộc mà ông Steele đưa ra trong bộ hồ sơ. FBI chủ yếu dựa vào những tài liệu này để có được lệnh điều tra ông Carter Page. Tổng thanh tra của Bộ Tư pháp chỉ trích phía FBI vì đã không thông báo về thông tin làm giảm độ tin cậy trong thông tin từ ông Steele cho tòa án cấp lệnh điều tra.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/be-boi-nga-can-thiep-bau-cu-tong-thong-hoa-ky-2016-81739.html

 

Giám đốc tình báo Hoa Kỳ công bố

tài liệu bà Hillary Clinton đã dàn dựng

vụ bê bối của Nga và TT Trump

Bình luậnDu Miên

Ngày 6/10, các tài liệu giải mật do Giám đốc Tình báo Hoa Kỳ John Ratcliffe chứng minh, bà Hillary Clinton đã ra lệnh dàn dựng “một vụ bê bối” kết Tổng thống Trump thông đồng với Nga trong năm 2016, và Tổng thống bấy giờ là ông Barack Obama biết về việc này.

New York Post đưa tin, vào ngày 6/10, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ là ông John Ratcliffe đã giải mật các tài liệu, khẳng định bà Hillary Clinton đã ra lệnh “một kế hoạch vận động để khuấy động một vụ bê bối” bằng cách quy kết Tổng thống Trump thông đồng với Nga vào năm 2016. Các tài liệu này cũng cho thấy, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Barack Obama biết về vai trò khả dĩ của bà.

Giám đốc Ratcliffe đã cung cấp cho Fox News một tập hợp các bản ghi chú không ghi rõ ngày tháng từ cựu giám đốc CIA là ông John Brennan, về một cuộc họp ngắn với cựu Tổng thống Obama liên quan đến cáo buộc. Daily Caller cho biết, cuộc họp giữa ông Brennan và ông Obama có cả những cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền thời bấy giờ, để thảo luận về những nỗ lực can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016.

“Hôm nay, theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, tôi đã giải mật các tài liệu bổ sung liên quan đến các hoạt động giám sát và điều tra đang diễn ra của Quốc hội”, ông Ratcliffe nói với Fox News hôm thứ Ba (6/10).

Ông Ratcliffe đã công bố hầu hết những nội dung chưa được xác minh trong các tài liệu vào tuần trước. Tuy nhiên, có những chi tiết nhỏ mới phát hiện, khiến cựu Giám đốc FBI James Comey tuyên bố vào tuần trước rằng ông không thể nhớ lại cáo buộc này. Các đồng minh của bà Clinton phủ nhận việc cáo buộc này có thể là thông tin vô căn cứ từ phía Nga.

Các ghi chú từ ông Brennan mới được công bố cho thấy, ông đã thông báo nhanh cho ông Obama về một đề xuất “được cho là đã được bà Hillary Clinton phê duyệt vào ngày 28/7″. Đây vốn là đề xuất “từ ​​một trong những cố vấn chính sách đối ngoại của bà ấy, nhằm phỉ báng ông Donald Trump bằng cách khuấy động một vụ bê bối khẳng định [có sự] can thiệp của các đặc vụ an ninh Nga”. Ông Brennan hiện là một nhà bình luận phản đối ông Trump gay gắt.

Nhiều chính trị gia lẫy lừng của Đảng Dân chủ đều nhận các khoản tài trợ từ Soros như Barack Obama, Hillary Clinton, Nancy Pelosi, kể cả ứng viên tổng thống 2020 là Joe Biden và Elizabeth Warren

Nhiều chính trị gia lẫy lừng của Đảng Dân chủ đều nhận các khoản tài trợ từ Soros như Barack Obama, Hillary Clinton, Nancy Pelosi, kể cả ứng viên tổng thống 2020 là Joe Biden và Elizabeth Warren. (Getty)

Tiết lộ ban đầu của Giám đốc Tình báo Ratcliffe cho biết, theo ghi chú của ông Brennan, bà Clinton được cho là đã phê duyệt kế hoạch này vào ngày 26/7/2016. Chi tiết nhỏ này đã rút ngắn khoảng thời gian giữa thời điểm bà Clinton phê duyệt âm mưu này và thời điểm FBI mở cuộc điều tra về cáo buộc ông Trump thông đồng giữa với Nga vào ngày 31/7/2016.

Một chú thích chưa được tiết lộ trước đây trong ghi chú của ông Brennan dường như chứng mình rằng, cựu Tổng thống Obama quan tâm đến “bất kỳ bằng chứng nào về sự hợp tác giữa chiến dịch [tranh cử] của ông Trump + Nga”.

Các chữ cái đầu “JC” cũng có trên các ghi chú tóm tắt. Fox News suy đoán đây có thể là chữ viết tắt cho tên của Giám đốc FBI khi đó là ông James Comey. Như vậy, có thể ông này đã tham dự cuộc họp khi ông Brennan thảo luận về âm mưu này với ông Obama, theo New York Post.

Ngoài ra, trên tài liệu còn xuất hiện 2 cái tên là “Denis” và “Susan,” có thể đề cập đến cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice và chánh văn phòng Denis McDonough trong chính quyền của ông Obama thời bấy giờ, theo Fox News.

Văn phòng của ông Ratcliffe đã biên soạn lại hầu hết các bản tài liệu, khiến rất khó để hiểu được toàn bộ bối cảnh của cuộc họp hoặc biết được chính xác thời điểm nó diễn ra, theo New York Post.

Trong tài liệu giải mật còn có bản ghi chú từ Chỉ huy Chiến dịch Phản gián (CIOL) mà CIA đã gửi vào ngày 7/9/2016 cho Giám đốc FBI khi đó là ông James Comey và ông Peter Strzok, điều tra viên phản gián hàng đầu về vụ điều tra cáo buộc thông đồng giữa Tổng thống Trump và Nga (Crossfire Hurricane) , theo Daily Caller.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ John Ratcliffe đến dự một cuộc họp với các nhà lập pháp ở Capitol Hill về các báo cáo về việc Nga treo thưởng cho việc giết hại quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan, ngày 2/7/2020, tại Washington, DC. (Ảnh của BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ John Ratcliffe đến dự một cuộc họp với các nhà lập pháp ở Capitol Hill về các báo cáo về việc Nga treo thưởng cho việc giết hại quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan, ngày 2/7/2020, tại Washington, DC. (Ảnh của BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

Thư giới thiệu điều tra từ CIA gửi tới FBI có bao gồm một đoạn nội dung được tiết lộ trước đó, nhấn mạnh cáo buộc về việc “ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Hillary Clinton phê duyệt kế hoạch [dàn dựng] liên quan đến việc ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tin tặc Nga gây cản trở bầu cử Hoa Kỳ [và dùng nó] như một biện pháp đánh lạc hướng công chúng khỏi việc bà ấy sử dụng máy chủ email riêng”.

Bức thư giới thiệu hầu như đã được biên soạn lại, nhưng phần bổ sung cũng cho thấy, tài liệu này đã được gửi “theo yêu cầu bằng lời của FBI.” Nó đã được gửi tới ông Comey, nhưng trước sự chứng kiến của Phó trợ lý FBI khi đó là ông Peter Strzok. Ông Strzok vốn nổi tiếng vì đã trao đổi tin nhắn phản đối ông Trump qua điện thoại làm việc, với tình nhân của ông là luật sư FBI Lisa Page.

Một phần chưa được biên soạn lại của bức thư của CIOL viết: “Theo yêu cầu bằng lời nói của FBI, CIA đã cung cấp các ví dụ dưới đây về thông tin mà [tổ chức] tế bào hợp nhất CROSSFIRE HURRICANE đã thu thập được cho đến nay”.

Ông Brennan đã khai rằng, ông ấy đã tạo ra tổ chức “tế bào hợp nhất” vào tháng 7/2016 bao gồm các quan chức từ CIA, FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia để điều tra sự can thiệp bầu cử của Nga, Daily Caller cho biết.

Trong tiết lộ ban đầu của mình vào tuần trước, ông Ratcliffe nói rằng tuyên bố chống lại bà Clinton chưa được chứng minh rõ ràng, và đây có thể là một “sự phóng đại hoặc bịa đặt”.

Khi đó, người phát ngôn của bà Clinton là ông Nick Merrill nhận định, tuyên bố này là “những lời nhảm nhí vô căn cứ”.

Nhưng chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đã thúc đẩy bản phát hành mới nhất. Người phát ngôn của chiến dịch là ông Tim Murtaugh cho biết trong một tuyên bố: “Điều cấp thiết là người dân Mỹ bây giờ phải tìm hiểu những gì mà Phó Tổng thống khi đó là ông Joe Biden đã biết về âm mưu này, và [thời điểm mà] ông ấy biết về nó”.

Tại phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện ngày 30/9, ông Comey nói rằng ông không thể nhớ lại những cáo buộc rằng bà Clinton đã ra quyết định cho dàn dựng vụ bê bối ông Trump thông đồng với Nga.

Trong phiên điều trần, khi được Thượng nghị sĩ Lindsey Graham hỏi về lá thư giới thiệu, ông Comey trả lời: “Tôi không nhớ”.

Sau khi bà Graham đọc to nội dung từ bản công bố ban đầu của ông Ratcliffe, ông Comey xác nhận lại rằng: “Điều đó không làm tôi nhớ lại gì”.

Trong một buổi vận động tại Minnesota trong tối cùng ngày, Tổng thống Trump đã chế nhạo trí nhớ của ông Comey và gọi ông ấy là một trong những “kẻ lừa đảo” đã cố gắng thực hiện “một cuộc đảo chính” chống lại nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Năm ngoái, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã không tìm thấy bằng chứng về âm mưu tội thông đồng giữa ông Trump và Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Sean Hannity của đài Fox News hôm 1/10, ông Trump nói: “Tôi đã theo dõi ông Comey, ông ấy không thể nhớ được gì, nhưng ông ấy đang viết tất cả những cuốn sách này. Họ hẳn nhiên đã phạm tội rồi”.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/giam-doc-tinh-bao-hoa-ky-cong-bo-tai-lieu-ba-hillary-clinton-da-dan-dung-vu-be-boi-cua-nga-va-tt-trump-81557.html

 

Tổng thống Trump dừng đàm phán

gói kích cầu với đảng Dân chủ

Thanh Hải

Tổng thống Trump hôm 6/10 (giờ Mỹ) ra lệnh đình chỉ các cuộc đàm phán về kế hoạch kích cầu mới với đảng Dân chủ đến sau bầu cử, đồng thời cáo buộc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không thiện chí.

Ông Trump thông báo lên Twitter: “Chủ tịch Hạ viện Pelosi đang yêu cầu 2,4 nghìn tỷ USD để hỗ trợ những bang hoạt động kém, tỷ lệ tội phạm cao mà đảng Dân chủ kiểm soát, khoản tiền này không liên quan gì đến Covid-19″.

Ông cho biết thêm: “Chúng tôi đã đưa ra một lời đề nghị rất hào phóng là 1,6 nghìn tỷ USD và như thường lệ, bà ấy không đàm phán một cách thiện chí. Tôi đang từ chối yêu cầu của họ và hướng đến tương lai của Đất nước chúng ta. Tôi đã chỉ thị cho các đại diện của mình ngừng đàm phán cho đến sau

cuộc bầu cử, ngay sau khi tôi thắng cử, chúng tôi sẽ thông qua Dự luật Kích thích tập trung vào những người Mỹ chăm chỉ và doanh nghiệp nhỏ”.

Reuters cho biết bà Pelosi sau đó cáo buộc quyết định của Tổng thống Trump chứng tỏ ông không sẵn sàng dập dịch Covid-19 theo yêu cầu của Đạo luật Anh Hùng, đặt bản thân lên trên nỗ lực đất nước.

Đáp trả động thái của Nancy Pelosi, ông Trump gọi bà là “điên rồ” và cáo buộc đảng Dân chủ  cánh tả cực đoan chỉ đang chơi “trò chơi” với các khoản thanh toán kích thích mà những công nhân đang rất cần, cũng như không bao giờ giúp đỡ người lao động.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-dung-dam-phan-goi-kich-cau-voi-dang-dan-chu.html

 

Tòa phúc thẩm: Ông Trump

phải chuyển hồ sơ thuế cho công tố viên

Kế toán của Tổng thống Trump phải giao hồ sơ thuế cho một công tố viên của tiểu bang New York, AP đưa tin, dẫn phán quyết của Tòa Phúc thẩm liên bang Khu vực 2 tại Manhattan.

Hãng tin Mỹ cho rằng phán quyết này nhiều khả năng sẽ khiến Tòa án Tối cao phải vào cuộc lần thứ hai.

Tòa án nói trong văn bản phán quyết rằng quyết định của tòa cấp dưới vẫn có hiệu lực nên các luật sư của ông Trump có thể nộp đơn lên tòa án cấp cao hơn.

Theo AP, công tố viên quận Manhattan Cyrus Vance Jr. muốn tiếp cận hồ sơ thuế của ông Trump trong vòng tám năm để phục vụ cuộc điều tra liên quan tới việc trả tiền cho hai người phụ nữ để họ im tiếng về cáo buộc ngoại tình trong cuộc bầu cử năm 2016. Ông Trump bác bỏ tố cáo này.

Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp nói rằng Bộ này đang xem xét phán quyết trên.

Với tỷ lệ ủng hộ và chống là 7 – 2, Tòa án Tối cao hồi tháng Bảy bác bỏ tuyên bố của ông Trump rằng ông không thể bị điều tra hay bị truy tố khi còn tại vị, theo AP.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B2a-ph%C3%BAc-th%E1%BA%A9m-%C3%B4ng-trump-ph%E1%BA%A3i-chuy%E1%BB%83n-h%E1%BB%93-s%C6%A1-thu%E1%BA%BF-cho-c%C3%B4ng-t%E1%BB%91-vi%C3%AAn/5612431.html

 

Tại Liên Hiệp Quốc, 39 nước lên án mạnh mẽ

Trung Quốc vi phạm nhân quyền

Thu Hằng

Trung Quốc bị lên án gay gắt vì vi phạm nhân quyền tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ, ngày 06/10/2020. Các nước phương Tây, do Đức đứng đầu, đã « vô cùng quan ngại đến tình hình nhân quyền ở Tân Cương và những diễn biến gần đây ở Hồng Kông ».

Trong cuộc họp của Ủy ban thứ ba của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đặc trách nhân quyền, đại sứ Đức tại Liên Hiệp Quốc Christophe Heusgen kêu gọi « Trung Quốc tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền của những người thuộc các sắc tộc và cộng đồng tôn giáo thiểu số, kể cả ở Tân Cương và Tây Tạng ». Trong số những nước ký vào bản kiến nghị có Hoa Kỳ, Canada, Haiti và Honduras Úc, Nhật Bản, New Zealand, Albanie, Bosnia.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã chuẩn bị phản công từ trước, theo thông tín viên Carrie Nooten tại New York : 

Trung Quốc đã chuẩn bị phản công từ trước, vào thứ Ba 06/10 bằng cách để Pakistan và Cuba đọc tuyên bố ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc về vấn đề Tân Cương và Hồng Kông, nhân danh 54 quốc gia, giống như năm ngoái. Bắc Kinh tiếp tục tìm cách thuyết phục rằng cần phải dựa vào nguyên tắc « hợp tác với nhau » về chủ đề này. Điểm mới trong năm nay, đó là số các nước phương Tây lên án chính sách nhân quyền của Trung Quốc đã nhiều hơn, từ 23 lên thành 39 nước.

Bà Sophie Richardson, giám đốc phụ trách về Trung Quốc của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) nhận định : « Đó là sự thức tỉnh phũ phàng với những nước này sau những gì đã xảy ra về Tân Cương, về đại dịch Covid-19, về Hồng Kông. Chiến lược đôi bên cùng có lợi hay hợp tác cùng có lợi của Trung Quốc ngày càng khó thuyết phục ! ». 

Nhiều nước có lẽ sẽ cảnh giác hơn và sẽ ít chấp nhận những tuyên bố của phía Trung quốc. Họ nhắc lại rằng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vẫn đang đợi được đến thăm vùng Tân Cương. Bắc Kinh đã phản công gay gắt bằng cách lên án mạnh mẽ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Hoa Kỳ, kể cả trong các vụ bạo lực cảnh sát cũng như trong cách xử lý đại dịch Covid-19 khiến hơn 210.000 người chết tại Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-t%E1%BA%A1i-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-39-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%AAn-%C3%A1n-m%E1%BA%A1nh-m%E1%BA%BD-trung-qu%E1%BB%91c-vi-ph%E1%BA%A1m-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n

 

EU không cử giám sát viên

tới cuộc bầu cử quốc hội Venezuela

Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/10 thông báo sẽ không cử các quan sát viên tới cuộc bầu cử quốc hội Venezuela vào tháng 12, theo Reuters.

Tổ chức này được trích lời cảnh báo rằng quyết định gấp rút tổ chức bầu cử của Tổng thống Nicolas Maduro đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này.

Hãng tin Anh cho biết thêm rằng cũng như Hoa Kỳ, EU muốn một cuộc bầu cử tổng thống mới được tiến hành để đảo ngược việc Venezuela rơi vào vòng xoáy của chế độ độc tài và ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế.

Theo Reuters, họ cũng cho rằng cuộc bầu cử quốc hội là một cách để ông Maduro chiếm quyền kiểm soát cơ quan lập pháp do phe đối lập nắm giữ.

Tin cho hay, ông Maduro tháng trước mời EU tới giám sát cuộc bầu cử quốc hội ngày 6/12 mà Reuters nói là quá trễ.

Hãng này nói thêm rằng EU thường triển khai một nhóm giám sát viên vài tháng trước khi bầu cử diễn ra để đánh giá xem liệu chiến dịch tranh cử có tự do, công bằng cũng như xem xét các điều kiện khác.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-kh%C3%B4ng-c%E1%BB%AD-gi%C3%A1m-s%C3%A1t-vi%C3%AAn-t%E1%BB%9Bi-cu%E1%BB%99c-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-venezuela/5612106.html

 

Trung Quốc và tham vọng thu phục

một “nước” Nouvelle-Calédonie độc lập

Mai Vân

Chủ Nhật 04/10/2020 vừa qua, trong một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về nền độc lập của vùng lãnh thổ Pháp Nouvelle-Calédonie, với tỷ lệ 53,26% phiếu không đồng ý, đa số cử tri đã bác bỏ đề nghị chia tay với Pháp để trở thành một quốc gia độc lập. Đây là vấn đề nội bộ giữa người dân bản xứ và nước Pháp.

Thế nhưng, điểm được nhiều nhà quan sát chú ý là trong cuộc vận động bỏ phiếu trước đó, yếu tố Trung Quốc đã nổi bật thành một chủ đề tranh cãi giữa phe muốn ở lại với Pháp và phe đòi độc lập.

Trong một bài phân tích ngày 02/10 mang tựa đề “Trung Quốc ngắm nghía vùng Nouvelle-Calédonie với những trữ lượng niken”, nhật báo Pháp Le Monde ghi nhận rằng trước ngày trưng cầu dân ý, phe đòi chia tay và phe muốn ở lại với Pháp đã tranh luận gay gắt với nhau trên vấn đề Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực miền Nam Thái Bình Dương, nơi có Nouvelle-Calédonie.

Những người trung thành với Pháp đã nêu bật hiểm họa một nước Kanaky độc lập sẽ sớm rơi vào tay Bắc Kinh – Kanaky là tên mà phe chủ trương độc lập gọi vùng Nouvelle-Calédonie. Trong lúc đó, phe đòi rời khỏi nước Pháp, dù không phủ nhận những rủi ro về nợ nần hoặc nguồn thủy sản bị Trung Quốc làm cho cạn kiệt, nhưng lại coi thương mại với Bắc Kinh là cơ hội để bù đắp cho sự mất mát thu nhập mà cuộc chia tay với Paris tất yếu sẽ gây ra.

Theo Le Monde, công luận toàn khu vực cũng rất lo lắng trước việc tàu đánh cá Trung Quốc làm cạn nguồn hải sản trong các ngư trường mà họ được phép đánh bắt, hoặc số lượng tăng vọt của các dự án cơ sở hạ tầng huênh hoang hơn là hữu ích cho người dân, với nguy cơ bị rơi vào bẫy nợ.

Bóng dáng Trung Quốc đang bao trùm khu vực

Nghị sĩ Philippe Gomès, thuộc đảng Calédonie Ensemble, chủ trương ở lại với Pháp nhận xét: “Đó là một chủ đề thực sự trong chiến dịch vận động trưng cầu dân ý… Nếu phe đòi độc lập thắng, chúng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ được chào đón”.

Phe chủ trương độc lập thì sẵn sàng gánh vác trách nhiệm về việc chạy theo Trung Quốc. Chủ tịch Nghị Viên Nouvelle-Calédonie, ông Roch Wamytan, lãnh đạo phe đòi độc lập, thẳng thừng xác nhận: “Chúng tôi không sợ Trung Quốc. Chính nước Pháp, chứ không phải là Trung Quốc, đã đô hộ chúng tôi. Trung Quốc không phải là vấn đề đối với chúng tôi… Chúng tôi không chỉ duy nhất nhìn về châu Âu, vốn ở rất xa, và không thể làm như là Trung Quốc không tồn tại”.

Theo Le Monde, phải công nhận là bóng dáng Trung Quốc đang bao trùm khu vực. Cách Noumea, thủ phủ Nouvelle-Calédonie 500 km, tức là một giờ bay, quần đảo Vanuatu đã trở thành hiện thân cho tham vọng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Đảo quốc này là tủ kính phô bày những gì mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có thể cung cấp với tốc độ vô song, nhưng lại đầy cạm bẫy. Các công ty Nhà nước Trung Quốc đang xây dựng ở đấy những con đường đi tới những khu vực mà cho đến nay không thể tiếp cận được, Hoa Vi đang lắp đặt mạng viễn thông hiện đại nhất, nhưng trung tâm hội nghị 1.000 chỗ ngồi với giá 24 triệu euro cũng do Trung Quốc xây dựng ở thủ đô Port-Vila, hầu như trống vắng, và việc mở rộng cảng của thành phố lớn thứ hai của đất nước này là Luganville, trị giá 46 triệu euro, đang khiến Úc và Mỹ lo ngại trong trường hợp có xung đột công khai với Trung Quốc.

Xa hơn nữa, các đảo quốc Fiji, Tonga, Samoa và quần đảo Solomon cũng đang rơi vào sự cám dỗ của “những con đường tơ lụa mới”, mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang dùng để tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh trên toàn thế giới.

Chính sách này tăng tốc khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Loan xấu đi hơn kể từ năm 2016, sau khi dân Đài Loan bầu bà Thái Anh Văn, một người đặc biệt chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc, lên làm tổng thống. Kể từ lúc đó, Bắc Kinh đã mở rộng hầu bao để mua chuộc các quốc gia nhỏ vẫn công nhận Đài Bắc về mặt ngoại giao, trong đó có nhiều đảo quốc nhỏ ở miền Nam Thái Bình Dương.

Lôi kéo Nouvelle-Calédonie vào quỹ đạo

Riêng Nouvelle-Calédonie cũng đã bắt đầu lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế, và Bắc Kinh không hề che giấu ý định lôi kéo vùng lãnh thổ thuộc Pháp này vào quỹ đạo của mình.

Theo Le Monde, là nơi có trữ lượng niken lớn thứ nhì hành tinh, vào năm 2018, vùng Nouvelle-Calédonie đã xuất khẩu 900 triệu euro niken sang Trung Quốc, nhiều hơn tất cả các thị trường khác gộp lại. Niken là một trong những nguyên liệu chính để chế tạo pin điện dùng cho ngành công nghiệp ô tô chạy bằng điện năng.

Chi tiết này dĩ nhiên đã được chế độ Bắc Kinh chú ý. Vào đầu tháng 10 năm 2017, một năm trước cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên được tổ chức theo Hiệp Định Noumea giữa Pháp và phong trào đòi độc lập cho vùng Nouvelle-Calédonie, đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã có chuyến thăm kéo dài một tuần ở vùng lãnh thổ này. Tháp tùng theo đại sứ Trung Quốc là một loạt cố vấn.

Nghị sĩ Philippe Gomès nhớ lại “Họ đã tiếp xúc với mọi giới, đã hỏi xem chúng tôi cần gì: du lịch, nuôi trồng thủy sản, bất cứ thứ gì mà chúng tôi quan tâm đều được họ đề nghị giúp đỡ”.

Đại diện Trung Quốc và đoàn tùy tùng của ông đã đến thăm Nouvelle-Calédonie theo lời mời của người sáng lập và sau đó là chủ tịch Hội Hữu Nghị Trung Quốc-Caledonie, bà Karine Shan Sei Fan, người từng làm việc trong văn phòng của ông Roch Wamytan, chủ tịch của Nghị Viện vùng lãnh thổ này.

Theo Le Monde, các hội hữu nghị tại các nước thường được Mặt trận Thống Nhất, một bộ phận của đảng Cộng Sản Trung Quốc sử dụng như một phương tiện gây ảnh hưởng, thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Riêng ông Wamytan dự định đến thăm Bắc Kinh vào đầu năm 2020, nhưng dịch Covid-19 đã làm hỏng kế hoạch này. Tuy nhiên Bắc Kinh đã sớm tài trợ học bổng cho sinh viên Calédonie. Trả lời Le Monde, ông Wamytan giải thích: “Trung Quốc muốn giúp chúng tôi nhưng chúng tôi bị kềm hãm vì không có thẩm quyền đối ngoại, chúng tôi chỉ có thể hành động trong khuôn khổ quy chế của chúng tôi”.

Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Pháp sẽ bị đe dọa ?

Đối với Le Monde, việc Nouvelle-Calédonie trở thành một quốc gia độc lập và ngả về phía Trung Quốc có nguy cơ phá hoại chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp.

Le Monde nhắc lại rằng vào tháng 5 năm 2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Nouvelle-Calédonie. Tại đấy, ông Macron cho biết ý muốn xây dựng một trục Pháp-Ấn-Úc và nhận định một cách thẳng thắn và rõ ràng rằng: “Ở khu vực này của thế giới, Trung Quốc đang từng bước xây dựng quyền bá chủ của mình”.

Nouvelle-Calédonie hiện đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược mà ông Macron mong muốn vì có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 1,74 triệu km2, hay gấp 5 lần vùng đặc quyền mà lãnh thổ Pháp sản sinh. Nouméa còn là nơi đồn trú của lực lượng quân đội Pháp lớn nhất ở Thái Bình Dương, gồm khoảng 1.700 người.

Tất nhiên, Nouvelle-Calédonie hiện tại không phải là một quốc gia theo đúng nghĩa như các nước láng giềng ở miền Nam Thái Bình Dương, nhưng Bắc Kinh đang rất chú trọng đến việc tăng cường ảnh hưởng tại lãnh thổ này.

Bà Anne-Marie Brady, chuyên gia về Trung Quốc, tại Đại Học Canterbury, Christchurch, New Zealand tóm tắt như sau về giá trị của Nouvelle Calédonie đối với Trung Quốc: “Có niken, có khả năng trở thành một quốc gia độc lập, lại nằm giữa tuyến đường chiến lược nối liền Hoa Kỳ với các đồng minh Úc và New Zealand”.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-trung-qu%C3%B4%CC%81c-v%C3%A0-tham-vo%CC%A3ng-thu-phu%CC%A3c-m%C3%B4%CC%A3t-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-nouvelle-cal%C3%A9donie-%C4%91%C3%B4%CC%A3c-l%C3%A2%CC%A3p

 

Nobel Hóa Học 2020

tôn vinh phương pháp chỉnh sửa gien

Thu Hằng

Hai nhà di truyền học, bà Emmanuelle Charpentier người Pháp và Jennifer Doudna, người Mỹ, đã được trao giải Nobel Hóa Học ngày 07/10/2020 vì đã « phát triển một phương pháp chỉnh sửa bộ gien ».

Trên trang web của Giải Nobel, Viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá « Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna đã khám phá ra một trong những công cụ sắc bén nhất của công nghệ gien : kéo cắt gien CRISPR / Cas9 ».

Công nghệ này được dùng để « thay đổi gien của động vật, thực vật và vi sinh vật với độ chính xác cực cao ». Nhờ « kéo di truyền » CRISPR / Cas9, người ta có thể thay đổi mã sống chỉ trong vài tuần với chi phí thấp hơn, khoảng vài nghìn euro, theo trang FranceInfo trích thông tin của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp (CNRS).

« Kéo cắt gien » CRISPR / Cas9 được các nhóm nghiên cứu của hai nhà khoa học Pháp và Mỹ phát hiện ra kéo năm 2012. Từ đó, phương pháp này được sử dụng rộng rãi và đưa ngành khoa học về sự sống bước sang một kỷ nguyên mới, vẫn theo đánh giá trên trang web Giải Nobel. Phương pháp này góp phần vào việc điều trị ung thư hoặc chữa các bệnh di truyền.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-nobel-h%C3%B3a-h%E1%BB%8Dc-2020-t%C3%B4n-vinh-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-ch%E1%BB%89nh-s%E1%BB%ADa-gien

 

Belarus : Alexandre Loukachenko trông cậy

vào hậu thuẫn của Nga để duy trì quyền lực

Anh Vũ

Gần hai tháng từ sau cuộc bầu cử tổng thống Belarus hôm 09/08/2020, phong trào phản kháng vẫn không hề suy giảm. Ông Alexandre Loukachenko tiếp tục dùng bàn tay sắt giữ quyền lực nhờ vào sự trung thành của lực lượng an ninh và nhất là nhờ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ nước Nga của ông Vladimir Putin.

Thông tín viên Daniel Vallot tại Matxcơva  phân tích:

Hậu thuẫn của Matxcơva trước hết là về mặt chính trị : Ông Vladimir Putin khen ngợi ông Alexandre Loukachenko chiến thắng và hứa hẹn quyết tâm ủng hộ trước phong trào biểu tình và một đối lập bị quy kết do các nước phương Tây điều khiển. Tổng thống Nga cũng gợi khả năng đưa quân đội hỗ trợ chính quyền Belarus nếu « tình hình diễn biến xấu ».

Sự hậu thuẫn của Nga còn cả về tài chính. Đó là khoản vay hơn một tỷ đô la từ Nga mà tổng thống Belarus có được nhân chuyến thăm Sotchi tháng trước.

Từ giờ, Alexandre Loukachenko bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào đồng minh Nga. Tổng thống Belarus, người vốn vẫn luồn lách giữa Nga và phương Tây từ nhiều năm qua, giờ không còn sự lựa chọn nào khác là ngả sang Matxcơva.

Hai kịch bản được nêu lên ở Nga : Đó là chuyển tiếp êm đẹp quyền lực cho một lãnh đạo được Kremlin tin cậy hoặc duy trì quyền lực cho Alexandre Loukachenko đã bị lệ thuộc hòa toàn.

Mối nguy hiểm đối với Matxcơva là ở chỗ tâm lý chống Nga có nguy cơ lan rộng tại Belarus. Tâm lý này đang bắt đầu được thể hiện trong các cuộc biểu tình, trong khi mà ngay cả đối lập vẫn luôn thận trọng không tỏ muốn xa rời người láng giềng hùng mạnh.

Belarus : Đối lập kêu gọi phương Tây tiếp tục gây sức ép chế độ Loukachenko

Các nước phương Tây cần tiếp tục duy trì « sức ép », kể cả thông qua các biện pháp « trừng phạt » đối với chế độ Loukachnko. Trong cuộc gặp với thủ tướng Đức ngày 06/10/2020 tại Berlin, bà Svetlana Tikhanovskaia, người đứng đầu phe đối lập Belarus, tái khẳng định « người dân Belarus có một mục đích rõ ràng và dễ hiểu : đó là bầu cử lại ».

Thủ tướng Đức Angela Merkel là lãnh đạo cấp cao thứ hai, sau tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trao đổi với nhà đối lập Belarus. Sáng 07/10, bà Svetlana Tikhanovskaia điều trần trực tuyến với Ủy ban Đối ngoại của Hạ Viện Pháp.

Trả lời ban tiếng Nga của đài RFI, bà Svetlana Tikhanovskaia giải thích những kỳ vọng vào các nước phương Tây :

« Với tất cả các nước, các nhà lãnh đạo, các nghị sĩ, chúng tôi có cùng một mong muốn : chúng tôi mong là họ làm vang vọng tiếng nói của họ về Belarus vì người dân Balarus không chỉ chịu cảnh các quyền của mình bị chà đạp, không được hưởng một cuộc bầu cử mới, mà họ còn muốn tái thiết đất nước chống lại chế độ Loukachenko.

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu các nước hết sức chú ý đến việc lập một danh sách trừng phạt với những biện pháp rộng hơn và trợ giúp xã hội dân sự, giới sinh viên và truyền thông. Chúng tôi chấp nhận mọi trợ giúp từ tất cả các nước. Tôi tin chắc là họ biết phải làm gì ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-belarus-alexandre-loukachenko-tr%C3%B4ng-c%E1%BA%ADy-v%C3%A0o-h%E1%BA%ADu-thu%E1%BA%ABn-c%E1%BB%A7a-nga-%C4%91%E1%BB%83-duy-tr%C3%AC-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c

 

Xung đột Thượng Karabakh :

Armenia – Azerbaïjan bất phân thắng bại

Thu Hằng

Ngày 06/10/2020, cuộc xung đột tại Thượng Karabakh đã bước sang ngày thứ 9 với cường độ ngày càng gay gắt. Thành phố Stepanakert, thủ phủ của vùng, vẫn bị pháo kích vào đêm 06, rạng sáng 07/10. Giải pháp ngoại giao vẫn rơi vào ngõ cụt, dù ba nước Mỹ, Pháp, Nga, đồng điều phối vấn đề Thượng Karabakh tại Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) kêu gọi « ngừng bắn ngay lập tức ».

Thông tín viên RFI Régis Genté tại Goris, Armenia, phân tích :

« Sau chín ngày giao tranh dữ dội không ngừng từ ngày này sang ngày khác, rất khó để tổng kết được cuộc xung đột. Không bên nào có vẻ có lợi thế rõ ràng. Chắc chắn mỗi bên đều có vài trăm quân nhân tử thương và vài chục thường dân mất mạng, trong khi đó số khu vực mà Azerbaïjan chiếm được dường như cũng không nhiều dù hơn hẳn về công nghệ quân sự.

Cuộc chiến hình ảnh « chiếm lại các vùng đất » cũng sôi nổi không kém. Ngày 06/10, bộ Quốc Phòng Azerbaïjan công bố nhiều đoạn video về các vùng « được giải phóng » và được cắm cờ Azerbaïjan, trong đó có cả những ngôi làm ma, bị bỏ hoang từ 30 năm nay, nằm ở Jabrayil, ở phía nam Thượng Karabakh.

Trong những đoạn video này, vũ khí chiếm được từ lực lượng Armenia được phía Azerbaïjan tự hào trưng bày. Các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 06/10 với cường độ như những hôm trước, kể cả ở phía nam và phía đông bắc của tỉnh ly khai ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-xung-%C4%91%E1%BB%99t-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-armenia-azerba%C3%AFjan-b%E1%BA%A5t-ph%C3%A2n-th%E1%BA%AFng-b%E1%BA%A1i

 

Kyrgyzstan có thủ tướng mới,

bạo lực có nguy cơ lan rộng

Anh Vũ

Tình hình chính trị tại  Kyrgyzstan sau bầu cử Quốc Hội tiếp tục căng thẳng. Kết quả bỏ phiếu đã bị hủy vì sức ép của các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng dẫn đến đụng độ dữ dội với cảnh sát. Tối hôm qua, thủ tướng Koubatbek Boronov đã phải từ chức. Thay thế ông là một chính trị gia vừa ra khỏi nhà tù hôm trước, ông Sadyr Japarov.

Tân thủ tướng Sadyr Japarov là một nhà chính trị theo dân tộc chủ nghĩa, cũng như cựu tổng thống Almaz-bek Atambaïev, ông được người biểu tình giải thoát khỏi nhà tù tối thứ Hai.

Ông Japarov được phiên họp bất thường của Nghị Viện, diễn ra trong một khách sạn của thủ đô Bichkek, chỉ định làm thủ tướng. Hiện tại trụ sở Quốc Hội cũng như chính phủ đã bị người biểu tình chiếm

giữ. Kết quả bầu cử Quốc Hội bị hủy và thủ tướng phải từ chức là do yêu sách của người biểu tình. Tuy nhiên các cuộc phản kháng chính quyền vẫn có chiều hướng gia tăng.

Từ hôm Chủ Nhật đông đảo người dân Kyrgyzstan đã xuống đường phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là gian lận đem lại chiến thắng cho 2 đảng thân cận của tổng thống đương nhiệm Sooronbai Jeenbekov.

Các cuộc biểu tình đã dẫn đến đụng độ với cảnh sát cùng với các vụ cướp phá hôi của cũng diễn ra tại Bishkek và nhiều địa phương khác trong nước, nhất là khu vực có mỏ vàng và than đá. Đã có ít nhất 1 người chết và hàng trăm người bị thương.

Theo ghi nhận của AFP, tình hình tại thủ đô Bishkek có dịu xuống một chút vào hôm qua, nhưng người biểu tình vẫn chiếm giữ trụ sở chính phủ đã bị cướp phá tan hoang.

Trong lịch sử gần đây của Kyrgyzstan, đã hai lần vào năm 2005 và 2010, phong trào phản kháng của dân chúng đã lật đổ chế độ.

Hoa Kỳ và Nga đều lên tiếng tỏ lo ngại về những diễn biến xảy ra và kêu gọi chính quyền và người biểu tình kiềm chế để tìm giải pháp nhanh chóng cho cuộc khủng hoảng. Tổng thống hiện nay, Sooronbaï Jeenbekov là người thân với Matxcơva.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201007-kyrgyzstan-c%C3%B3-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-m%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-lan-r%E1%BB%99ng

 

Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh

nhân sinh nhật TT Putin

Nga mới thủ nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh Tsirkon và nó đã đánh trúng mục tiêu trên Biển Barents, một chỉ huy cấp cao nói với Tổng thống Vladimir Putin nhân sinh nhật thứ 68 của nhà lãnh đạo này hôm 7/10, theo Reuters.

Trao đổi với ông Putin qua đường truyền video, ông Valery Gerasimov nói rằng cuộc thử nghiệm được tiến hành hôm 6/10 từ tàu có tên gọi Đô đốc Gorshkov trên Bạch Hải ở miền bắc nước Nga.

Ông Putin, vốn cam kết sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự Nga ở Bắc Cực, từng đề cập tới các tên lửa siêu thanh cũng như vũ khí thế hệ mới của Nga trong một bài phát biểu hồi tháng Ba năm 2018. Ông ca ngợi vụ phóng tên lửa hôm 7/10, theo Reuters.

Cuộc thử nghiệm Tsirkon được tiến hành giữa lúc có căng thẳng về kiểm soát vũ khí giữa Nga và Mỹ.

Theo Reuters, New START, một hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai nước, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng Hai năm sau.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-si%C3%AAu-thanh-nh%C3%A2n-sinh-nh%E1%BA%ADt-tt-putin/5612481.html

 

Bộ Tứ khẳng định tăng cường hợp tác  ở Ấn Độ-

Thái Bình Dương, đối phó với Trung Quốc

Anh Vũ

Theo trang tin Ấn Độ Businessinsider.in, hôm qua, 06/10/2020, trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản, các ngoại trưởng các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác để Ấn Độ-Thái Bình Dương thành khu vực tự do và rộng mở trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong khu vực chiến lược.

Cùng sự tham dự của thủ tướng Nhật Yoshihide, ngoại trưởng các nước Bộ Tứ (Quad), khẳng định tăng cường hợp tác vì một trật tự quốc tế tự do rộng mở dựa trên luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực, thông cáo của chính phủ Nhật cho biết.

Cuộc họp ngoại trưởng Quad, theo sáng kiến của Nhật, diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng về mặt quân sự trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trong các phát biểu tại cuộc họp, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng ngoại trưởng các nước đều nhấn mạnh đến khía cạnh hòa bình và ổn định trong khu vực đang bị đe dọa, cần phải tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong khu vực để bảo đảm các quyền tự do lưu thông hàng hải, tôn trọng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao.

Trang tin Ấn Độ nhắc lại, Trung Quốc là nước có tranh chấp với nhiều láng giềng trong khu vực, từ biển Hoa Đông, xuống Biển Đông, qua đến biên giới trên bộ với Ấn Độ. Không chỉ tỏ rõ ý đồ bành trướng mà Bắc Kinh còn ngày càng có những hành vi ngang ngược, chèn ép các nước có tranh chấp lãnh thổ.

Tuy nhiên các nước Bộ Tứ không đưa ra tuyên bố chung nào sau cuộc họp.

Hôm nay (07/09), theo Reuters, vẫn tại Tokyo ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Úc Marise Payne đã thảo luận về quan hệ đối tác đặc biệt, đồng ý mở rộng hợp tác an ninh sâu rộng hơn nữa trong điều kiện khu vực có nhiều « vấn đề mới ».

Ngoại trưởng Nhật sau đó đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và tuyên bố Tokyo tiếp tục coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201007-b%E1%BB%99-t%E1%BB%A9-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-%E1%BB%9F-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

 

Đề phòng Trung Quốc, Nhật gia tăng

chi tiêu quốc phòng và mua vũ khí Mỹ

Lục Du

Chính phủ Nhật Bản đã có những động thái gia tăng sức mạnh quốc phòng trước sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và những rủi ro không thể xem nhẹ tới từ Triều Tiên, theo National Interest.

Tuần trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố ngân sách quốc phòng cho năm 2021 khiến nhiều người ngạc nhiên. Theo đó quân đội Nhật mong muốn được cấp khoản tài chính trị giá 52 tỷ USD, tăng 8% so với năm ngoái, và là số tiền kỷ lục được cấp cho hoạt động quốc phòng.

Đây là khoản ngân sách quân sự đầu tiên được đề nghị dưới thời Thủ tướng Yoshihide Suga, người lên nắm quyền trong tháng này với cam kết tiếp tục phát huy các chính sách của người tiền nhiệm Shinzo Abe.

Dưới thời Abe, quân đội Nhật Bản đã có những bước phát triển đáng kể, mặc dù bị hạn chế nhiều bởi hiến pháp bắt nguồn từ những ràng buộc với quốc tế sau thế chiến thứ II.

Defense News đưa tin, yêu cầu ngân sách mới nhất của Bộ quốc phòng Nhật bao gồm các khoản tài chính để Tokyo mua thêm máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 Lightning II của nhà sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin.

Bộ quốc phòng Nhật cũng đã bày tỏ mong muốn mua thêm 4 biến thể cất và hạ cánh thông thường F-35A, cùng một phiên bản được sử dụng bởi Không quân Hoa Kỳ, với chi phí khoảng 308,5 triệu USD; cũng như hai biến thể F-35B cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), được sử dụng bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Với kế hoạch cuối cùng là trang bị 105 chiếc F-35A và 42 chiếc F-35B, Nhật Bản sẽ trở thành nhà khai thác máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm lớn nhất bên ngoài Hoa Kỳ. Máy bay F-35B được cho là sẽ được vận hành trên tàu khu trục trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản.

Vào tháng 12/2018, Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch cải tiến tàu Izumo thành một lớp tàu sân bay có thể hoạt động cùng một số trực thăng SH-60K / J hoặc F-35B. Cùng với tàu chị em Kaga, đây hiện là những tàu chiến mặt nước lớn nhất của quân đội Nhật.

Ngân sách tăng cũng sẽ giúp quân đội Nhật thúc đẩy phát triển các hạng mục liên quan đến khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo và phòng không của Nhật Bản.

Khoản ngân sách bổ sung đã được lên kế hoạch cho việc nghiên cứu và phát triển chương trình vũ khí siêu thanh của Nhật Bản, phát triển máy bay tác chiến điện tử tầm xa dựa trên máy bay C-2. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang giải quyết nhu cầu về các mặt trận phòng thủ mới, bao gồm nghiên cứu và vận hành các đơn vị không gian mạng và một đơn vị tác chiến điện từ mới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/de-phong-trung-quoc-nhat-gia-tang-chi-tieu-quoc-phong-va-mua-vu-khi-my.html

 

Nhà ngoại giao Triều Tiên mất tích

đang định cư ở Hàn Quốc?

Triệu Hằng

Cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên tại Ý đã đi khỏi đại sứ quán ở Rome mà không báo trước hồi năm 2018, được cho là đang định cư ở Hàn Quốc.

Reuters đưa tin, Jo Song Gil, quyền đại sứ Triều Tiên tại Italy, người đã biến mất cùng vợ sau khi rời khỏi đại sứ quán Triều Tiên ở Rome mà không thông báo hồi đầu tháng 11/2018 đã chuyển đến sống ở Hàn Quốc

Nghị sĩ đảng đối lập Hàn Quốc, Ha Tae-keung là người đã tiết lộ thông tin trên cho truyền thông vào hôm 6/10. Ha tae-keung cũng là thành viên trong Ủy ban tình báo của Quốc hội Hàn Quốc, thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin.

Trong bài đăng trên Facebook của mình, ông Ha nói rằng quan chức ngoại giao Triều Tiên Jo Song-gil đã tới Hàn Quốc sinh sống vào năm ngoái và đang được chính phủ bảo vệ.

Theo Yonhap, nhiều nguồn tin cho biết, ông Jo đã đến Hàn Quốc vào tháng 7/2019 cùng vợ, thông qua một nước thứ ba. Nếu tin này là chính xác, thì ông Jo sẽ là một trong những quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, một quan chức Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc cho biết họ không thể xác nhận tin đó.

Reuters cho hay, Thae Yong Ho, cựu phó đại sứ Bình Nhưỡng tại Anh đã đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 2016 công khai kêu gọi ông Jo sang Hàn Quốc định cư.

Theo Bộ Ngoại giao Italy, con gái của Jo đã được hồi hương về Triều Tiên theo yêu cầu của cô sau khi cha mẹ mất tích.

Nhiều tin tức vào thời điểm đó cho rằng ông Jo đang xin tị nạn ở Hoa Kỳ hoặc một quốc gia châu Âu không xác định.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-ngoai-giao-trieu-tien-mat-tich-dang-dinh-cu-o-han-quoc.html

 

Tổng thống Đài Loan không sợ bị ‘xóa sổ’, tuyên bố

‘không nhường một tấc đất’ cho Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh

“Nếu bất kỳ hành động khiêu khích nào của bà Thái Anh Văn vi phạm Luật chống ly khai của Trung Quốc, thì một cuộc chiến sẽ nổ ra và bà ấy sẽ bị xóa sổ”, tờ Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực lên Đài Loan, đồng thời tăng cường các luận điệu và đề cập đến chiến tranh, trong bối cảnh Mỹ và Đài Loan ngày càng thắt chặt quan hệ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận của chế độ Trung Quốc, gần đây đã cảnh báo Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn không nên thắt chặt quan hệ với Mỹ. Báo này nói rằng bà đang “đùa với lửa”, đồng thời nhấn mạnh rằng, nếu bà vi phạm luật Chống ly khai của Trung Quốc, thì “một cuộc chiến sẽ nổ ra và bà Thái sẽ bị xóa sổ”.

Ngày 19/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu viết trên Twitter rằng: “Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đã cam kết quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ trong bữa tối dành cho một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đến thăm [quốc đảo này], rõ ràng đang chơi với lửa. Nếu bất kỳ hành động khiêu khích nào của bà ấy vi phạm Luật chống ly khai của Trung Quốc, thì một cuộc chiến sẽ nổ ra và bà sẽ bị xóa sổ”.

Thông điệp của tờ Thời báo Hoàn Cầu là một dẫn chứng về việc Trung Quốc đề cập đến chiến tranh.

Một video tuyên truyền quân sự gần đây khác của Trung Quốc mô tả một máy bay ném bom H-6k có khả năng hạt nhân, ném bom xuống Căn cứ Không quân Andersen trên lãnh thổ đảo Guam của Hoa Kỳ.

Các luận điệu và tuyên truyền về chiến tranh này của Trung Quốc cũng đi kèm với hoạt động quân sự gia tăng của nước này tại khu vực Biển Đông. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay qua không phận Đài Loan khi nhà ngoại giao Hoa Kỳ Keith Crach đến thăm nước này vào tháng Chín.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn không hề tỏ ra run sợ, mà trái lại bà càng thể hiện quyết tâm chống lại Trung Quốc và sẽ không “nhường một tấc lãnh thổ”.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan mới đây đã công bố báo cáo cho thấy, từ đầu năm đến nay, Đài Loan đã cho chiến đấu cơ xuất kích hơn 4.100 lần để ngăn chặn máy bay quân sự Trung Quốc áp sát vùng lãnh thổ của quốc đảo này, tăng 129% so với tổng số lần trong năm 2019, theo AFP.

Hôm 6/10, khi thăm một căn cứ quân sự, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhấn mạnh rằng, đối mặt với sự hăm dọa của chính quyền Trung Quốc, “chúng ta cần thể hiện niềm tin của chúng ta là không nhường một tấc lãnh thổ và chủ quyền”.

Nguyễn Minh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-dai-loan-khong-so-bi-xoa-so-tuyen-bo-khong-nhuong-mot-tac-dat-cho-trung-quoc-81412.html

 

Máy bay Trung Quốc bị Đài Loan xua đuổi,

lần đầu đáp trả với thông điệp đáng chú ý

Vũ Dương

Máy bay Trung Quốc đã xâm phạm không phận phía Tây Nam Đài Loan sáng nay.

Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) từ giữa tháng Chín đến nay liên tục quấy rối không phận Đài Loan. Đáp lại thách thức ấy, ngoài việc phát sóng để xua đuổi, Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng có kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận ở các vùng biển xung quanh. Tuy nhiên, chiến đấu cơ bên phía Trung Quốc vẫn không vì vậy mà chấm dứt hành vi quấy rối.

Sáng nay (7/10), khi chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, phía Đài Loan đã phát sóng yêu cầu chiến đấu cơ Trung Quốc ra khỏi không phận Đài Loan. Đáp lại, bên Trung Quốc đã gọi Đài Loan là “địa khu Đài Loan”, và cho biết họ đang tiến hành “huấn luyện định kỳ”. Đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ bên phía Trung Quốc trả lời phát sóng trong năm nay, theo Liberty Times.

Theo hồ sơ phát sóng và quỹ đạo, vào lúc 5h20 sáng nay (7/10), máy bay quân sự của Trung Quốc lại xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan ở độ cao 7.000 mét. Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa ra tín hiệu cảnh cáo theo thường lệ, “Đây là radio của Không quân Trung Hoa Dân Quốc, chiến đấu cơ Trung Cộng đang ở độ cao 7.000 mét trong phạm vi Vùng nhận dạng phòng không Đài Loan. Chú ý! Các vị đã xâm nhập ADIZ của chúng tôi, ảnh hưởng đến an toàn bay của chúng tôi, vậy nên hãy lập tức quay đầu rời đi!” Cùng lúc đó, ba máy bay tiếp dầu KC135 của Không quân Mỹ đang từ Biển Đông trở về đi qua eo biển Ba Sĩ, thành lập đội hình trở về căn cứ Kadena.

Có điều tình hình lần này đã khác so với trước đây, sau khi Bộ Quốc phòng Đài Loan phát sóng xua đuổi sáng nay, quân đội phía Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa ra phản ứng: “Địa khu Đài Loan, tôi là Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, tôi đang tiến hành huấn luyện định kỳ. Xin đừng can thiệp vào hoạt động bình thường của tôi! Địa khu Đài Loan! Tôi là Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc và tôi đang tiến hành huấn luyện định kỳ. Xin đừng can thiệp vào các hoạt động bình thường của tôi!”.

Ông Từ – người quản lý trang “Không phận Tây Nam Đài Loan”, đã phân tích hồ sơ lâu năm và chỉ ra rằng, trước đây nội dung phản hồi chỉ nghe thấy “đang chấp hành nhiệm vụ”, chứ chưa từng nghe qua “đang tiến hành huấn luyện”, và đây chính là lần đầu tiên phía quân đội Trung Quốc gọi thẳng Đài Loan là “địa khu Đài Loan”, rõ ràng Trung Quốc đã coi vùng trời phía Tây Nam Đài Loan là của riêng mình, ngược lại họ còn cho rằng việc Không quân Đài Loan xua đuổi là hành vi can nhiễu, tình thế ngày càng ép sát như vậy quả thật rất đáng chú ý.

https://www.dkn.tv/the-gioi/may-bay-trung-quoc-bi-dai-loan-xua-duoi-lan-dau-dap-tra-voi-thong-diep-dang-chu-y.html

 

Khảo sát: Gần 50% người Hong Kong

muốn di dân vì bất mãn với chính quyền

Bình luậnĐông Phương

Một cuộc thăm dò gần đây của Đại học Trung văn Hương Cảng cho thấy, có 43,9% người Hong Kong được khảo sát muốn di dân và 1/3 trong số họ gần đây đang chuẩn bị di dân.

Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan đưa tin rằng, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành “Dự luật dẫn độ Hong Kong” năm 2019 và đơn phương thông qua, cưỡng chế thực thi “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” hôm 30/6/2020, số lượng người di dân Hong Kong đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân chính là vì họ không hài lòng với tình hình chính trị và nhân quyền ngày càng xấu đi của Hong Kong.

Viện Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương của Đại học Trung văn Hương Cảng gần đây đã phỏng vấn 737 người. Câu hỏi khảo sát chủ yếu là Hong Kong có phải là nơi thích hợp để cư trú và sinh sống không.

43,9% số người được hỏi cho biết nếu có cơ hội sẽ di dân hoặc định cư ở nước ngoài, trong đó có 35% người cho biết gần đây họ đã chuẩn bị cho việc di cư, con số này tăng đáng kể so với cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2019.

46,8% người được khảo sát cho biết họ không có kế hoạch và số còn lại nói rằng họ không biết hoặc khó nói.

Cuộc khảo sát chỉ ra rằng, các điểm đến di cư được nhiều người phỏng vấn đề cập nhất là Vương quốc Anh (23,8%), Úc (11,6%) và Đài Loan (10,7%).

Có 4 nguyên do rời Hong Kong được những người có ý định di cư đề cấp đến nhiều nhất là:

“Bất mãn với chính quyền Đặc khu/ Trưởng Đặc khu/ Quan chức Cấp cao/ bất mãn với các chính sách của chính phủ” (27,3%).

“Hong Kong có quá nhiều tranh chấp chính trị/ quá phiền phức/ bất ổn chính trị” (23,6%).

“Tự do của Hong Kong (bao gồm Tự do Ngôn luận)/ Suy giảm Nhân quyền/ Mất Quyền Tự do Báo chí” (19,8%).

“Chính trị Hong Kong không dân chủ” (17,6%).

Ngoài ra, mức điểm thành phố “đáng sống” mà người được khảo sát chấm cho Hong Kong là 49,6 điểm, giảm đáng kể so với mức 54,4 điểm vào tháng 9/2019 và là điểm thấp nhất kể từ năm 2017.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/khao-sat-gan-50-nguoi-hong-kong-muon-di-dan-vi-bat-man-voi-chinh-quyen-81651.html

 

Trung Quốc đàm phán với WHO

để phân phối vaccine COVID-19 ra toàn cầu

Bình luậnNguyễn Minh

Trung Quốc đang đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để vaccine COVID-19 do nước này sản xuất sẽ được WHO đánh giá như một bước để đưa chúng ra thị trường quốc tế, một quan chức WHO cho biết hôm 6/10, theo Reuters.

Hàng trăm nghìn công nhân và các nhóm khác được coi là có nguy cơ cao ở Trung Quốc đã được tiêm vaccine do Trung Quốc sản xuất ngay cả khi các thử nghiệm lâm sàng chưa hoàn tất. Điều này đã khiến giới chuyên gia quan ngại về an toàn.

Ông Socorro Escalate là điều phối viên của WHO về các loại thuốc thiết yếu và công nghệ y tế ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong một cuộc họp báo được tiến hành trực tuyến, ông cho biết, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ với WHO để đưa vaccine do nước này sản xuất vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Quy trình để đưa một loại vaccine vào sử dụng trong trường hợp khẩn cấp của WHO cho phép đánh giá các loại vaccine và phương pháp điều trị chưa được cấp phép để đẩy nhanh tính khả dụng của chúng trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Điều này giúp các quốc gia thành viên của WHO và các cơ quan mua sắm của Liên hợp quốc xác định khả năng chấp nhận một loại vaccine.

“Thông qua việc sử dụng khẩn cấp này, có thể đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine này có thể được đánh giá… Sau đó vaccine có thể được cung cấp cho những người được cấp phép của chúng tôi”, ông Escalante nói.

Trung Quốc có ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng – 2 loại do Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc phát triển – tập đoàn này được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, và 2 loại còn lại là của Sinovac Biotech SVA.O và CanSino Biologics 6185.HK688185.SS.

Các loại vaccine này đã được thử nghiệm ở các nước như Pakistan, Indonesia, Brazil, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Tháng trước, UAE đã cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine CNBG – đây là đợt cấp phép khẩn cấp quốc tế đầu tiên cho một trong các loại vaccine của Trung Quốc, chỉ 6 tuần sau khi bắt đầu thử nghiệm trên người ở quốc gia Ả Rập vùng Vịnh.

Cũng trong tháng Chín, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết họ sẽ ưu tiên Trung Quốc và Nga trong việc mua sắm vaccine toàn cầu cho đất nước ông.

Cuối tháng Chín, WHO đã dẫn đầu một kế hoạch toàn cầu để phân phối công bằng các vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán trong tương lai. Kế hoạch này có sự tham gia của hơn 150 quốc gia trên toàn cầu, tuy nhiên, 2 siêu cường là Trung Quốc và Hoa Kỳ vắng mặt, liên minh này cho biết hôm 21/9.

Trung Quốc cũng không có tên trong danh sách 64 quốc gia giàu có tham gia vào một kế hoạch có tên COVAX nhằm cung cấp 2 tỷ liều vaccine trên khắp thế giới vào cuối năm 2021.

Liên minh cũng cho biết, họ đã nhận được các cam kết trị giá 1,4 tỷ USD (khoảng 32,45 nghìn tỷ VNĐ) cho việc nghiên cứu và phát triển vaccine, nhưng cần có ngay 700 triệu đến 800 triệu USD (khoảng từ 16,22 đến 18,54 nghìn tỷ VNĐ).

Liên minh không cho biết quốc gia nào đang cung cấp kinh phí hay kế hoạch nhận vaccine từ liên minh. Pháp và Đức cho biết, họ sẽ chỉ tìm nguồn cung vaccine tiềm năng thông qua kế hoạch mua sắm chung của châu Âu.

Nguyễn Minh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-dam-phan-voi-who-de-phan-phoi-vaccine-covid-19-ra-toan-cau-81497.html

 

Trung Quốc tích cực tìm cách

xuất khẩu vaccine COVID-19 với giá bèo

Bình luậnPhúc Lâm

Trong khi Anh, Mỹ đang chạy đua với thời gian để phát triển vaccine an toàn, thì chế độ Trung Quốc lại đang thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước xuất khẩu vaccine ra nước ngoài…

Mới đây, theo một công ty dược phẩm của Trung Quốc cho biết, vaccine của họ sẽ bán cho Brazil với giá khoảng 2 USD/liều. Tuy nhiên, CEO của công ty này lại phát biểu trên truyền thông cho biết sẽ bán vaccine đó trong nước với giá 300 nhân dân tệ, tức khoảng 44 USD cho mỗi liều.

Tại sao giá vaccine COVID-19 của Trung Quốc bán ở thị trường nội địa lại cao hơn giá xuất khẩu hơn 22 lần? Nguyên nhân nào khiến Bắc Kinh xuất khẩu vaccine với giá cực rẻ đến như vậy?

$2 mỗi liều – thấp hơn rất nhiều so với các vaccine khác

Vào ngày 5/8, tập đoàn Johnson & Johnson cho biết: nếu vaccine của họ được FDA* thông qua, thì chính phủ Mỹ sẽ đồng ý cung cấp 100 triệu liều vaccine Ad26.COV2.S – với giá 10 đô mỗi liều. Đây là mức giá được chính phủ Mỹ tài trợ chi phí sản xuất và sẽ cung cấp vaccine dựa trên cơ sở phi lợi nhuận.

Một gã khổng lồ trong ngành dược phẩm khác của Mỹ là công ty Moderna, họ cũng đưa ra giá vaccine của mình trong tháng 8. Dựa trên thỏa thuận vào thời điểm đó, vaccine của công ty sẽ có giá trong khoảng từ 32 đến 37 đô cho mỗi liều.

Còn tập đoàn AstraZeneca cũng đưa ra giá vaccine hợp tác với trường Đại học Oxford là khoảng 3 đô mỗi liều. Giá thấp như vậy một phần là do sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ và phân phối quanh khu vực này.

Còn tại Trung Quốc thì chính quyền, chứ không phải các công ty dược phẩm, đã công khai khuyến khích các công ty nước này xuất khẩu vaccine.

Nhà bình luận các vấn đề về Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ Tang Jingyuan cho biết: “Bắc Kinh đang tìm cách thống trị trường toàn cầu bằng vaccine giá rẻ để có thể xây dựng hình ảnh của mình như một vị cứu tinh trong cuộc chiến chống lại đại dịch”.

Ông nói: “Trung Quốc đang muốn cho thế giới nhìn thấy một hệ thống cai trị toàn trị hiệu quả”, và “có khả năng các nước kém phát triển khi phải dựa vào vaccine của họ, thì sau đó các nước này sẽ hỗ trợ (Trung Quốc) tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác”.

Liệu vaccine giá rẻ của Trung Quốc có được chấp nhận?

Vào ngày 2/10, trên phiên bản tiếng Anh của Global Times do chế độ Trung Quốc kiểm soát, chính quyền tại Sao Paulo của Brazil đã đặt hàng 46 triệu liều vaccine COVID-19 từ công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc với giá 90 triệu đô la.

Tờ báo này cho biết đơn giá của thỏa thuận này là khoảng 2 đô cho mỗi liều vaccine. Họ cho biết thêm rằng Thống đốc Joao Doria của Sao Paulo đã chính thức xác nhận thỏa thuận này trong ngày 2/10. Vị Thống đốc thậm chí đã yêu cầu cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa đăng ký vaccine COVID-19 của SinoVac.

Tuy nhiên, Global Times không đưa tin về thương vụ này bằng tiếng Trung và kể cả các hãng truyền thông khác của chế độ Đại Lục cũng vậy. Nói cách khác, đa số người dân Trung Quốc sẽ không biết điều này.

CEO kiêm Chủ tịch của Sinovac, Yin Weidong, cho biết công ty sẽ áp dụng giá thị trường quốc tế để bán vaccine ở Trung Quốc. Theo đó, họ ước tính chi phí trên thị trường nội địa sẽ rơi vào khoảng 600 nhân dân tệ, tương đương 88,35 đô la cho hai liều.

Đối với những khách hàng tiềm năng ở Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Yin cho biết Sinovac sẽ đưa ra mức giá thấp đối với họ, nhưng không đề cập con số cụ thể. Công ty này cũng lưu ý rằng vaccine có thể có tác dụng phụ:

“Nếu các tác dụng phụ không nghiêm trọng hoặc nó chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ ở những người được tiêm, thì đó sẽ không phải là vấn đề và vaccine này an toàn.” – CEO Yin nói.

Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của Sinovac, một số người đã được báo cáo tác dụng phụ là sốt, đau nhức cánh tay hoặc những nơi khác khi tiêm vaccine, v.v..

Nhiều người cho rằng chế độ Trung Quốc đang cố gắng giành chiến thắng trong cuộc đua vaccine bằng cách “đánh võng” và “vượt ẩu”.

Gần đây, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một nhà virus học người Trung Quốc sống lưu vong tại Hoa Kỳ đã nói rằng: Trung Quốc chưa bao giờ tự mình phát triển thành công một loại vaccine nào, và toàn cầu sẽ không thể có vaccine hoặc miễn dịch quần thể hiệu quả trong ngắn hạn.

*FDA: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

Phúc Lâm

- Theo The Epoch Times.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/trung-quoc-tich-cuc-tim-cach-xuat-khau-vaccine-covid-19-voi-gia-beo-81681.html

 

Trump xuất viện! Trung Nam Hải mất ngủ?

Quân đội Trung Quốc hành động kỳ lạ

Tâm Thanh

Mục lục bài viết

Sự trở lại của ông Trump và nỗi bất an của ĐCSTQ

Động thái kỳ lạ của quân đội Trung Quốc

Quân đội không trung thành, lo ngại đảo chính?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trở lại Nhà Trắng, một số nhà phân tích chỉ ra rằng, sự trở lại lần này của Tổng thống Trump, ngoài việc tiếp tục chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử, sẽ trở thành cơn ác mộng lớn nhất đối với Trung Nam Hải, theo SOH.

Trong thời gian này, các xu hướng hoạt động của quân đội Trung Quốc cũng rất kỳ lạ. Trước đây, một số phân tích cho rằng, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể mượn cớ Tổng thống Trump nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán để tấn công Đài Loan khiến mọi người chú ý, nhưng tình hình thực tế có thể không phải như vậy.

Sự trở lại của ông Trump và nỗi bất an của ĐCSTQ

Vào khoảng 6h30 (giờ Mỹ) ngày 5/10, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed ở Maryland và trở lại Nhà Trắng bằng trực thăng.

Theo các báo cáo tổng hợp trên các phương tiện truyền thông, ngoài việc ảnh hưởng đến sự phát triển của tình hình chính trị Hoa Kỳ và cuộc tổng tuyển cử, quan hệ Trung-Mỹ chắc chắn có thể sẽ bước vào một thời đại “hoàn toàn tách rời”.

Một số nhà quan sát cho rằng, trước khi bùng phát dịch viêm phổi viêm phổi Vũ Hán, các dữ liệu kinh tế trên các lĩnh vực khác nhau của Hoa Kỳ là biểu hiện tốt nhất trong 50 năm qua và cơ hội tái đắc cử của Trump gần như là tuyệt đối, không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát ở Hoa Kỳ, nền kinh tế Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề, điều này cũng gây ra sự phản kháng trong việc Tổng thống Trump muốn tái tranh cử, đặc biệt là ngay cả bản thân ông Trump cũng đã bị nhiễm virus.

Tổng thống Trump, người đã trải qua nỗi đau sâu sắc khi thấy người dân của mình mất mạng vì virus và chính bản thân mình cũng mắc bệnh, sẽ không chỉ đẩy nhanh quá trình “tách rời mối quan hệ” Hoa Kỳ khỏi ĐCSTQ sau khi trở lại Nhà Trắng, mà sẽ càng quyết tâm hơn nữa buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.

Trước khi ông Trump bị lây nhiễm dịch bệnh, ông đã nhiều lần biểu đạt thái độ bài xích ĐCSTQ vì đã che giấu dịch bệnh và phát tán virus ra ngoài thế giới.

Trong thời gian ông Trump nằm viện, Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York và là luật sư riêng của Tổng thống, sau cuộc điện thoại trao đổi với ông Trump đã nói rằng, Hoa Kỳ phải mạnh mẽ hơn và ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về sự lây nhiễm virus cho Tổng thống Trump.

Viên Công Di, một nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông cho biết, trải nghiệm của dịch bệnh sẽ thay đổi tâm lý của ông Trump. Trước đây, ông Trump chờ đợi cơ hội để chặn đánh ĐCSTQ, nhưng bây giờ mối quan tâm này có thể đã biến mất, thay vào đó chính là đẩy nhanh việc loại bỏ ĐCSTQ.

Ông cho biết, trong vài ngày qua, ngoài việc cấm các đảng viên ĐCSTQ nhập quốc tịch, Hoa Kỳ hiện đang xóa bỏ từng đảng viên ở Hoa Kỳ và trục xuất họ khỏi nước Mỹ. Nếu Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới, đó sẽ là một thảm họa đối với ĐCSTQ.

Nhà bình luận Trương Tuệ Đông phân tích rằng, Trung Nam Hải hiện đang phải đối mặt với những rắc rối cả trong và ngoài nước, nên không thể không củng cố “lòng trung thành” trong nội bộ đối với lãnh

đạo đảng. Hầu hết các ngành công nghiệp ở Trung Quốc đều “làm ăn không đàng hoàng” và dính líu đến đầu cơ chính trị, dẫn đến các trò hề chính trị và tình huống hỗn loạn khác nhau thường xuyên xuất hiện. Đối mặt với trách nhiệm giải trình và bồi thường chung trên toàn thế giới do Tổng thống Trump khởi xướng – một người trở về sau một căn bệnh hiểm nghèo, cơn ác mộng lớn nhất ở Trung Nam Hải đang đến.

Động thái kỳ lạ của quân đội Trung Quốc

Thế giới bên ngoài đã nhận thấy rằng, khi cuộc đối đầu Trung-Mỹ leo thang hoàn toàn, không giống như các phương tiện truyền thông Trung Quốc khác, trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội và truyền thông do quân đội Trung Quốc kiểm soát bao gồm cơ quan ngôn luận của họ, tờ “Giải phóng quân Nhật báo”, những tin tức chính như vụ lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán của Tổng thống Mỹ và cuộc tranh luận tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đều không được đề cập tới.

Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (South China Morning Post) dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên tiết lộ rằng, kể từ cuối tháng 9, “cấp cao nhất của ĐCSTQ” đã ban hành nhiều mệnh lệnh, nói với các phương tiện truyền thông quân đội “tuyệt đối tránh chủ đề bầu cử Mỹ”.

Có thông tin cho rằng, đây là mệnh lệnh nghiêm ngặt mà mọi người phải tuân theo, không chỉ các thành viên của lực lượng vũ trang phục vụ, mà cả những người đã về hưu, các chuyên gia quân sự và đoàn cố vấn phải tuân thủ nghiêm chỉnh các chỉ thị mới nhất.

Nguyên nhân là do Trung Quốc cần phải kiên quyết tránh đưa ra những ngôn luận không phù hợp, để tránh gây thêm nhiều rắc rối cho “quan hệ Trung – Mỹ” vốn đã rất căng thẳng.

Một nguồn tin quân sự thứ hai xác nhận rằng, chỉ thị đã được phân phát cho các đơn vị tuyên truyền khác nhau của quân đội Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Quân đội không trung thành, lo ngại đảo chính?

Trước đó, một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ về hưu đã nhắc nhở rằng, ĐCSTQ có thể sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nhân cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Từ góc độ quân sự, đây có vẻ là thời cơ tương đối tốt. Trên một hình ảnh tin tức của hỏa tiễn quân đội Trung Quốc đã viết: “Chúng tôi luôn sẵn sàng”.

Tuy nhiên, nhà bình luận Thẩm Châu đã viết một bài báo cho rằng, quân đội ĐCSTQ thiếu kinh nghiệm và khái niệm tác chiến ngoài biển, thực sự rất khó để xây dựng một kế hoạch khả thi để phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên hoặc đánh chiếm Đài Loan. Ngoài ra, quân đội ĐCSTQ nói chung thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế, việc huấn luyện chủ yếu dựa vào diễn tập, đối phó với cấp trên và tuyên truyền, khó có thể đủ năng lực trong chiến tranh hiện đại. Hơn nữa, ĐCSTQ có sự kiêng dè nhất định, không dám dễ dàng mà phát động chiến tranh.

Đồng thời, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã sử dụng chống tham nhũng để tiêu diệt các phe cánh quân đội, chỉ đến năm 2017, ông mới đẩy mạnh cải cách quân đội và tái hỗ trợ quân đội của chính mình.

Tuy nhiên, đối với quân đội, ông Tập Cận Bình cảm thấy không yên tâm và luôn lo lắng về một cuộc đảo chính.Trong cuộc họp Đới Bắc Hà vào tháng 8 năm nay, truyền thông đảng đã không ngừng nhấn mạnh sự trung thành tuyệt đối của quân đội. Ví dụ như cảnh vệ Bắc Kinh, đến nay cũng không thể chọn người có thể thực sự tin cậy.

Bài báo cho rằng, theo cách tương tự, việc đưa các chỉ thị quân sự tới được các cấp dưới là khó khăn, và nó cũng sẽ ngăn quân đội di chuyển qua các khu vực, càng không thể nói đến việc phát động chiến tranh một cách tùy tiện.

Một khi chiến tranh bắt đầu, quân đội cần được tập hợp ở nhiều nơi khác nhau và quyền chỉ huy quân đội cần phải được tập trung vào tay các chỉ huy tiền tuyến. Nếu phát sinh phản bội từ chính trong nội bộ quân đội, một cuộc đảo chính chắc chắn sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với Quân ủy Trung ương và cấp cao nhất của ĐCSTQ. Do đó, nội bộ cấp cao của ĐCSTQ xác định rằng, rất khó có thể để dàng khai chiến.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trump-xuat-vien-trung-nam-hai-mat-ngu-quan-doi-trung-quoc-hanh-dong-ky-la.html

 

Bắc Kinh muối mặt vì một kết quả khảo sát

Tâm Thanh

Ngoài các kết luận đáng xấu hổ khác, 78% số người được hỏi cho rằng, họ không tin tưởng lắm vào cách xử lý các vấn đề quốc tế của ông Tập Cận Bình.

Gần đây, do đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) tàn phá thế giới, khiến cho việc xử lý dịch bệnh của Bắc Kinh bị thế giới bên ngoài đánh giá là không phù hợp.

Một cuộc thăm dò mới nhất tại 14 quốc gia cho thấy rằng, nhận thức về chính quyền Trung Quốc của nhiều nước tiên tiến ngày càng trở nên tiêu cực trong những năm gần đây, đặc biệt là dưới thời kỳ dịch bệnh, xu hướng đó càng trở nên nổi cộm. Người dân ở 8 quốc gia, bao gồm Úc, Anh, Đức và Mỹ, đã đạt mức kỷ lục về cái nhìn tiêu cực của họ đối với Bắc Kinh.

Từ ngày 10/6 đến 3/8, Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center), Hoa Kỳ đã tiến hành khảo sát 14 quốc gia cùng 14.276 người trên thế giới và công bố kết quả khảo sát vào ngày 6/10.

Theo các cuộc thăm dò, hơn một nửa số người ở mỗi quốc gia được khảo sát có cái nhìn tiêu cực về Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tỷ lệ này ở một số quốc gia thậm chí còn cao hơn 75%.

Theo xếp hạng, thứ tự về nhận thức tiêu cực của 14 quốc gia đối với ĐCSTQ như sau:

 

Nhật Bản – 86%, Thụy Điển – 85% , Úc – 81% , Đan Mạch – 75% , Hàn Quốc – 75%, Vương quốc Anh – 74% , Hoa Kỳ – 73%, Canada – 73%, Hà Lan – 73%, Đức – 71%, Bỉ – 71%, Pháp – 70%, Tây Ban Nha  – 63% và 62% ở Ý.

Dưới ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, nhiều quốc gia đã có nhận thức xấu hơn về chính quyền Trung Quốc. Cuộc thăm dò cho thấy chỉ trong vòng 1 năm qua, tỷ lệ nhận thức tiêu cực của người Úc về chính phủ Trung Quốc đã tăng 24 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong số 14 quốc gia, trong khi Vương quốc Anh tăng 19 điểm phần trăm, Thụy Điển, Hà Lan và Đức đều tăng 15 điểm phần trăm.

Cuộc thăm dò cũng đặc biệt chỉ ra rằng, kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, tỷ lệ người dân Hoa Kỳ có cái nhìn tiêu cực về chính quyền Trung Quốc đã tăng gần 20 điểm phần trăm, trong đó, chỉ tính riêng trong năm qua số điểm phần trăm đã tăng lên 13.

Khi được hỏi về cách ứng phó dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán của Bắc Kinh, trong số những người được hỏi tại 14 quốc gia, 61% người dân cho rằng phương cách xử lý là yếu kém. Trong đó, tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số quốc gia khác có hơn 70% người dân không hài lòng với biểu hiện của Bắc Kinh. Tại Hoa Kỳ, số người này chiếm 64%.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy sự không hài lòng về hiệu quả xử lý dịch của chính quyền Trung Quốc đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân tại 14 quốc gia vào Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Thậm chí 78% số người được hỏi cho rằng, họ thiếu hoặc không tin tưởng lắm vào cách xử lý các vấn đề quốc tế của ông Tập Cận Bình.

Theo thống kê chính thức của hãng thông tấn AFP, trên toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35 triệu trường hợp mắc viêm phổi Vũ Hán, trong đó 1,04 triệu người đã tử vong.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 10% dân số thế giới có thể đã bị nhiễm virus kể từ khi virus viêm phổi Vũ Hán được phát hiện tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái, cao gấp 20 lần so với con số thống kê chính thức.

Hôm thứ Hai (5/10), Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Mike Ryan công bố con số trên tại cuộc họp Ban điều hành tại trụ sở chính của WHO ở Geneva, Thụy Sỹ.

Ông Ryan nói thêm rằng, điều này đồng nghĩa với việc đại đa số người dân trên thế giới vẫn có nguy cơ nhiễm virus.

WHO đang lên kế hoạch cử một nhóm quốc tế tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của đại dịch. Trong cuộc họp, ông Ryan cho biết WHO đã gửi cho phía Trung Quốc danh sách những người dự kiến sẽ tham gia nhóm này.

Tuy nhiên, ông không nêu chi tiết những người này là ai và khi nào nhóm sẽ bắt đầu tiến hành điều tra.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ket-qua-khao-sat-khien-bac-kinh-muoi-mat.html

 

Doanh số Smartphone tháng 8 và 9

tại Trung Quốc: Huawei tuột khỏi Top 5

Bình luậnĐông Phương

Theo tin tức gần đây từ các trang web truyền thông Đại lục như Sina, Sohu, trong “bảng xếp hạng Smartphone của trang Jingdong” tháng Tám và tháng Chín, Top 5 không có Huawei và vị trí đầu tiên trong danh sách cả hai tháng đều là iPhone 11.

Nhà kinh tế học Điền Bắc Minh (Tian Beiming) đã tweet vào ngày 6/10, “Bảng thành tích đầu tiên của Huawei sau khi bị chặn cung ứng: Doanh số bán điện thoại di động trong tháng Tám đã tuột khỏi Top

5. iPhone 11 đứng số 1 và có lượng bán ra gần gấp 5 lần so với Huawei P40 đứng ở vị trí số 6. Cái người cao giọng “Ủng hộ Huawei, tẩy chay Apple” chạy đâu mất rồi?”.

Vào ngày 27/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong một cuộc họp báo rằng, “Người Trung Quốc cũng có thể không sử dụng iPhone” và đăng lại video trên Twitter vào sáng sớm ngày 28/8.

Tuy nhiên, cư dân mạng ngay lập tức phát hiện dòng chữ “Twitter for iPhone” được hiển thị dưới dòng tweet trên, điều này chứng minh rằng ông Triệu Lập Kiên đang dùng điện thoại Apple. Sự việc trên đã bị cư dân mạng chế giễu: “Miệng nói không muốn người Trung Quốc dùng điện thoại Apple, nhưng bản thân lại rất thành thật đi dùng điện thoại Apple để tweet”.

Kể từ đầu năm nay, đặc biệt là từ tháng Sáu, đã có rất nhiều ý kiến ​​lên tiếng tẩy chay iPhone và ủng hộ Huawei trên Douyin (TikTok phiên bản nội địa Trung Quốc), Weibo và các nền tảng phát sóng trực tiếp của Trung Quốc, thậm chí có những công ty đại lục còn yêu cầu nhân viên ngừng sử dụng điện thoại Apple nếu không sẽ bị nghỉ việc và nếu mua điện thoại Huawei thì sẽ được công ty phụ cấp cho 15% giá bán lẻ.

Nhưng có cư dân mạng cho rằng: “Không chỉ sản phẩm của Apple là được sản xuất tại Mỹ. Công nghệ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống cũng là của nước ngoài, bao gồm các phụ kiện linh kiện của điện thoại sản xuất trong nước. Thế thì có nên tẩy chay cả chip, màn hình và camera của điện thoại di động trong nước không? Trong nước không có các công nghệ này mà”.

Một cư dân mạng khác cho biết: “Tẩy chay iPhone không đơn giản như mọi người nghĩ. Mặc dù Apple là một công ty nước ngoài nhưng 80% iPhone trên thế giới được công ty Foxconn sản xuất tại Trung Quốc. Nếu nó thực sự bị tẩy chay, hàng triệu công nhân của chúng ta phải làm sao?”.

Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục có những lời chỉ trích về chất lượng điện thoại di động của Huawei trên mạng đại lục như màn hình ám đỏ, vỡ mặt kính camera không rõ nguyên nhân, màn hình hiển thị màu xanh lá khi chụp ảnh, máy đơ, máy nóng, độ bền pin thấp và khe cắm thẻ nhớ lỏng lẻo, v.v.

Dữ liệu mới nhất cho thấy doanh số bán điện thoại di động Huawei ở nước ngoài cũng đang giảm. Tại Ấn Độ và Đông Nam Á, điện thoại di động của Huawei không lọt vào Top 5 doanh số bán hàng cao nhất trong quý II; tại thị trường châu Âu, thị phần điện thoại di động của Huawei trong quý II giảm từ 22% – số liệu cùng kỳ năm ngoái xuống còn 16%; tại Úc, doanh số bán điện thoại di động của Huawei trong nửa đầu năm giảm 75%.

Giới công nghiệp dự đoán, trước sự tẩy chay trên toàn cầu và ngay cả người dân đại lục cũng không đón nhận, doanh số bán điện thoại di động của Huawei không những sụt giảm mà trong tương lai có thể còn phải đối mặt với nguy cơ ngừng sản xuất do không đủ chip. Mỹ đã ban hành lệnh cấm chip đối với Huawei vào ngày 15/9.

Hồi tháng Chín, Huawei đã công bố số lượng điện thoại di động dự kiến xuất xưởng ​​cho năm sau nhưng chỉ có 50 triệu chiếc, giảm 74% so với lượng hàng dự kiến ​​của năm nay.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/doanh-so-smartphone-thang-8-va-9-tai-trung-quoc-huawei-tuot-khoi-top-5-81831.html

 

Trung Quốc ráo riết thu mua lương thực và hàng hoá

chiến lược – Đồng nhân dân tệ ‘tình cờ’ tăng giá

Bình luậnThủy Tiên

Trung Quốc đã gấp rút tăng cường dự trữ lương thực và các hàng hóa chiến lược khác từ các nguồn nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định trong bối cảnh rủi ro toàn cầu ngày càng gia tăng. Đồng Nhân dân tệ “tình cờ” tăng giá đúng giai đoạn Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu. Điều này giúp Trung Quốc hưởng lợi…

Nguyên nhân Trung Quốc ráo riết mua và tích trữ lương thực vì dịch bệnh, thiên tai trong nước đã khiến nguồn cung lương thực của quốc gia này bị thiếu hụt trầm trọng.

Bên cạnh đó, có thể Trung Quốc tăng cường thu mua dự trữ vì các dự báo ảm đạm về nguồn cung lương thực, hàng hoá chiến lược bị thu hẹp do dịch viêm phổi Vũ Hán trên khắp toàn cầu. Trong khi đó quan hệ xấu đi giữa Bắc Kinh với Washington và đồng minh cũng có thể cản trở Trung Quốc tiếp cận thị trường trong tương lai.

Tăng cường dự trữ ngũ cốc ở mức cao, ngoại trừ đậu nành

Quốc gia này dự trữ tới hơn 150 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2019-2020, tăng khoảng 30% so với ba năm trước đó, trong khi dự trữ gạo tăng gần 20% so với cùng kỳ lên hơn 110 triệu tấn, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Dự trữ ngô giảm 20 triệu tấn trong thời gian này, nhưng xu hướng chung là tăng dần.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, hết 8 tháng năm 2020, Trung Quốc vẫn mua lượng lớn hoa quả, thủy sản, sắn và gạo của Việt Nam. Kim ngạch mặt hàng rau củ quả đạt 1,3 tỷ USD; thủy sản là 700 triệu USD và sắn và sản phẩm từ sắn là gần 550 triệu USD. Riêng với gạo, Trung Quốc cũng gia tăng nhập của Việt Nam khi đạt hơn 536.000 tấn, kim ngạch đạt hơn 316 triệu USD.

Về nguyên nhân Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu nhiều mặt hàng là bởi một số mặt hàng như thủy sản, rau quả hay gạo nằm trong chiến lược tích trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm để đối phó dịch bệnh, mưa lũ ở Trung Quốc.

Chính phủ của ông Tập đã phát động một chiến dịch chống tiêu thụ quá mức và lãng phí thực phẩm vì hai lý do chính.

Một là lo ngại rằng nếu việc thu hoạch ngũ cốc ở nước ngoài kém, Trung Quốc sẽ không thể thu mua đủ để đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong nước. Nước này đã mua gần 90 triệu tấn đậu nành vào năm ngoái, chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu và nhu cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng do tăng trưởng kinh tế làm thay đổi thói quen ăn uống của người tiêu dùng.

Hai là khả năng xấu đi trong mối quan hệ của Bắc Kinh với Washington sẽ cản trở việc tiếp cận thị trường.

Đại diện một nhà thương mại lớn của Nhật Bản cho biết: “Trung Quốc có khả năng không phải chứng kiến sự suy thoái trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng chính phủ của ông Tập đang xem xét các rủi ro liên quan đến các mối quan hệ quốc tế”.

Các báo cáo hồi tháng 4/2020 chỉ ra rằng Trung Quốc đang tích trữ lượng đậu nành, ngô và dầu ăn. Với tỷ lệ lũ lụt lớn ở lưu vực sông Dương Tử màu mỡ đang gia tăng và dịch viêm phổi Vũ Hán không có dấu hiệu giảm ở nước ngoài, Bắc Kinh có khả năng sẽ tiếp tục dự trữ trong khi sử dụng việc mua đậu tương và các loại cây trồng khác như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

Trung Quốc bí mật tăng lượng dự trữ dầu thô

Theo Refinitiv, các tàu chở dầu Stream and Snow đã dừng tại cảng Huệ Châu của tỉnh Quảng Đông vào tháng 7 trên đường đến từ Iran khi mang theo dầu thô mà có khả năng các cơ sở được China Petroleum & Chemical, hoặc Sinopec sử dụng riêng, sẽ nhận lượng dầu này. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một kho lưu trữ do nhà nước quản lý tại cảng vào năm 2010.

Các tàu chở dầu khởi hành từ Iran đã cập cảng Trung Quốc nhiều lần trong tháng 8/2020 và dự kiến ​​cũng sẽ hoạt động trong tháng này. Dữ liệu chính thức cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 320 triệu tấn dầu thô từ tháng 1 đến tháng 7, nhiều hơn 12% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng Việt Nam xuất đi Trung Quốc mặt hàng dầu thô với 1,6 triệu tấn, kim ngạch hơn 550 triệu USD.

Bắc Kinh được cho là đang mua tài nguyên trên thị trường giao ngay để bổ sung nguồn cung từ các hợp đồng dài hạn. Nước này đã sử dụng giá dầu lao dốc trong mùa xuân vừa qua như một cơ hội để bổ sung vào kho dự trữ của mình.

Dự trữ coban tăng vọt

Trung Quốc giữ bí mật thông tin về dự trữ quốc gia của mình và hầu như không có dữ liệu nào được công khai. Nhưng đã có thông tin vào tháng 8/2020 rằng Công ty Thông tin Bắc Kinh Antaike thuộc sở hữu nhà nước đã khuyên chính phủ tăng kho dự trữ coban thêm 2.000 tấn.

Coban được sử dụng trong pin lithium-ion, trong một số ứng dụng khác. Việc Trung Quốc thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn các loại xe điện đã làm tăng mức tiêu thụ loại kim loại này.

Chính phủ Trung Quốc được cho là đã mua hơn 2.000 tấn coban trong năm 2015 và một lần nữa vào năm 2016. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang làm gián đoạn các chuyến hàng từ Cộng hòa Dân chủ Congo, quốc gia chiếm phần lớn nguồn cung của thế giới. Các nhà theo dõi thị trường ước đoán giá sẽ tăng trong nửa cuối năm nay khi nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu hồi phục một cách nghiêm túc.

Ngoài ra, clinker và xi măng Việt Nam xuất sang Trung Quốc 8 tháng qua rất lớn với 12,6 triệu tấn, kim ngạch khoảng 415 triệu USD.

Các loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu Trung Quốc tăng cường mua sắm của Việt Nam như dầu thô, than đá và quặng nằm trong chiến lược tích trữ để đối phó với chiến tranh thương mại có nguy cơ lan rộng hơn giữa Mỹ – Trung Quốc.

Dự trữ phân hóa học để đảm bảo an ninh lương thực

Bên cạnh dầu mỏ và kim loại, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang thực hiện các bước tương tự để giúp đảm bảo an ninh lương thực.

Luật dự trữ phân bón hóa học có hiệu lực vào tuần trước bao gồm trợ cấp cho các kho dự trữ kali của khu vực tư nhân.

Điều này nhằm mục đích tăng cường dự trữ một nguồn tài nguyên không dồi dào trong nước như nitơ và phốt pho cũng như đảm bảo nguồn cung phân bón dồi dào trong trường hợp lũ lụt hoặc các thảm họa thiên nhiên khác do biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến thời tiết khắc nghiệt hơn.

Sắt thép nằm trong danh mục thu mua của Trung Quốc

Mặt hàng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, theo đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết mặt hàng chủ yếu là phôi thép và thép xây dựng từ các nhà máy của Formosa xuất khẩu trong chuỗi công ty con của Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2020, Việt Nam xuất đi 5,9 triệu tấn thép, kim ngạch ước đạt 3,1 tỷ USD. Với mức giá bình quân khoảng 12 triệu đồng/tấn, giá sắt thép xuất khẩu của Việt Nam hiện giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Trung Quốc mua hơn 1/3 lượng thép xuất khẩu trên, với 2 triệu tấn, đạt kim ngạch 844 triệu USD, giá bình quân 9,7 triệu đồng/tấn, thấp hơn 2,3 triệu đồng/tấn so với giá xuất khẩu bình quân ra các thị trường khác. Mức giá này cũng thấp hơn gần 2 triệu đồng/tấn so với mức giá sắt thép mà nước này mua của Việt Nam năm ngoái.

Trung Quốc tăng lượng nhập khẩu xơ sợi

Đáng nói nhất là Trung Quốc ngày càng nhập khẩu nhiều xơ sợi (hơn 570.000 tấn của Việt Nam), kim ngạch hơn 1,2 tỷ USD, cũng như nguyên liệu dệt may từ Việt Nam thay vì trước kia Việt Nam chủ yếu chỉ nhập từ Trung Quốc.

Ngành xơ sợi và dệt nhuộm tổn hại đến môi trường và là phân ngành mà nhiều nước không muốn mở rộng hay tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, thời gian qua, một số địa phương của Việt Nam đã mở rộng sản xuất ở lĩnh vực xơ sợi, gây lo ngại ô nhiễm môi trường và biến Việt Nam thành nơi tập trung các doanh nghiệp có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi ngành hàng dệt may.

Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh lo ngại về tác động tiềm tàng của đại dịch virus Corona Vũ Hán, biến đổi khí hậu và căng thẳng với Mỹ về khả năng tiếp cận hàng hóa mà Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Bắc Kinh muốn giữ lượng dự trữ cao để tránh tình trạng thiếu hụt có thể gây bất mãn trong nước.

Đồng CNY ‘tình cờ’ tăng giá đúng giai đoạn Trung Quốc tăng cường nhập khẩu

Nhân dân tệ (CNY), đồng tiền bị cáo buộc “bị thao túng” mạnh mẽ nhất bởi chính quyền Trung Quốc nhằm hưởng lợi thế xuất khẩu kể từ khi quốc gia này gia nhập WTO. Chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc được xem là rất thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu giá rẻ khi nước thặng dư thương mại của nền kinh tế này luôn rất lớn.

Đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh với USD (hình bên trái) kể từ tháng 5/2020 cho tới nay – giai đoạn Trung Quốc ráo riết tăng cường nhập khẩu lương thực và hàng hoá thiết yếu (số liệu nhập khẩu năm 2020, hình bên phải (nguồn: Trading Economics)

Tuy nhiên, từ tháng 5/2020 trở lại đây, đồng CNY tăng giá mạnh so với USD, đây cũng là giai đoạn kim ngạch nhập khẩu lương thực và hàng hoá thiết yếu của Trung Quốc tăng mạnh.

Việc đồng CNY tăng giá còn có lý do là đồng tiền này đã “mất giá” quá lâu so với giá trị thực của nó, trong khi đồng USD mất giá vì chính sách nới lỏng tiền tệ, cứu trợ Covid-19 và nền kinh tế khốn đốn hơn trong đại dịch.

Mặc dù vậy, sự tăng giá “tình cờ” của đồng CNY vào đúng thời điểm Trung Quốc ráo riết thu mua lương thực, quả thật đã giúp nước này nhập khẩu được hàng hoá có giá rẻ tương đối lớn hơn.

Thuỷ Tiên

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-rao-riet-thu-mua-luong-thuc-va-hang-hoa-chien-luoc-dong-nhan-dan-te-tinh-co-tang-gia-81644.html

 

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc

rơi vỡ vì va phải chim

Bình luậnĐông Phương

Gần đây, máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên bay qua trung tuyến của eo biển Đài Loan để quấy rối Đài Loan. Ngày 5/10, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va phải chim và rơi vỡ.

Tờ báo chính thức của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “China Military” đưa tin vào ngày 5/10 rằng, một máy bay chiến đấu của một lữ đoàn thuộc Lực lượng Phòng không

Không quân ở chiến khu Nam bộ đã va phải chim và rơi vỡ. Chiếc máy bay chiến đấu vốn đang chuẩn bị tham gia huấn luyện không chiến, khi đang cất cánh thì bị chim va phải nên động cơ bị hỏng.

Cư dân mạng cho rằng, bài báo của ĐCSTQ không đề cập đến kiểu máy bay, thời gian và địa điểm cất cánh của máy bay chiến đấu, mà chỉ ra sức tuyên dương phi công “đã tránh được khu dân cư ba lần trong vòng 37 giây” nhằm tạo cho người dân cảm giác ‘tất cả vì nhân dân’.

Ông Trương Minh Đạo, người làm truyền thông tự do ở Mỹ, nói rằng: “Theo lý mà nói thì máy bay chiến đấu sẽ có tính đáng tin cậy hơn máy bay chở khách. Tôi đã xem bức ảnh đó, nó (con chim) va vào mũi máy bay. Về lý thuyết thì nó sẽ không thể ảnh hưởng gì đến hoạt động của máy bay”.

Những vụ tai nạn tương tự đã xảy ra trên quốc tế. Vào năm 2009, một đàn ngỗng Canada đã đâm vào một máy bay dân dụng của Mỹ khi máy bay đang cất cánh từ sân bay LaGuardia ở New York. Khi đó, cả hai động cơ của máy bay đều bị hỏng. Cơ trưởng, với kỹ thuật lái chuyên nghiệp đã hạ cánh an toàn xuống sông Hudson, cứu sống 155 hành khách trên khoang.

Ông Trương Minh Đạo cho rằng, so sánh mà nói thì kỹ thuật bay của lực lượng không quân ĐCSTQ không thể kinh qua được các khảo nghiệm.

Ông Trương nói: “(ĐCSTQ) cũng nói trong bài báo rằng, phi công cũng điều khiển máy bay để tránh nhà dân các kiểu. Nhưng anh ta đã nhảy ra ngoài, và không có chuyện gì xảy ra. Nhưng máy bay ở Hoa Kỳ nhiều như vậy, mỗi ngày đều bay đến khắp nơi trên thế giới, tôi hiếm khi nghe thấy các vụ va chạm phải chim mà bị rơi. Vì vậy, điều này cho thấy lực lượng không quân của ĐCSTQ cũng có chất lượng tương đối thấp”.

Gần đây, máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, Không quân ĐCSTQ đã thực hiện tổng cộng 53 chuyến bay gây nhiễu trong 19 ngày từ 16/9 đến 4/10, trong đó có 10 ngày bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Ông Trương nói: “ĐCSTQ ngày nào cũng nói rằng họ sẽ đánh chỗ này, đánh chỗ kia. Tôi nghĩ thật nực cười khi chiến cơ của họ thậm chí không chống nổi chim, mà lại muốn đánh trận này trận kia, thật hoang đường! Bởi vì ngay cả chim cũng không thể xử lý được, vậy nếu tương lai đánh nhau rồi trúng phải đạn, pháo, bom thì phải làm sao? Vậy không phải là bắn một chiếc rơi một chiếc sao?”.

Về vấn đề này, cư dân mạng bình luận trên Twitter một cách mỉa mai rằng:

“Đã là thế kỷ 21 rồi mà còn diễn lại bài cũ, cái gì mà tránh khu dân cư chứ”.

“Đến loài chim cũng biết rằng phải chống lại ĐCSTQ, bộ não của chúng còn thông minh hơn cả những người sống mơ mơ màng màng  không có mục đích ở Trung Quốc”.

“Không đối phó được với chim mà lại còn đi trêu ‘đại bàng’ (Mỹ)”.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/may-bay-chien-dau-cua-trung-quoc-roi-vo-vi-va-phai-chim-81608.html

 

Trung Quốc mở hàng trăm ‘đồn cảnh sát tiện lợi’

trá hình ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng

Bình luậnNguyễn Minh

Theo chính sách của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, “để bảo vệ quốc gia thì phải bảo vệ biên giới của mình và để bảo vệ biên giới, [chúng ta] phải duy trì sự hòa hợp ở Tây Tạng”.

Giới chức Trung Quốc ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng đã tăng cường sự hiện diện của cảnh sát, bằng cách mở một số cơ sở gọi là “Trung tâm An ninh” nhằm kiểm soát người Tây Tạng, theo RFA.

Các Trung tâm An ninh này còn được gọi là các đồn cảnh sát tiện lợi, được thành lập để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giám sát và đàn áp các nhóm dân tộc bản địa.

Theo một bản tin trên tờ New York Times vào năm 2019, khoảng 700 trong số những tiền đồn cảnh sát nhỏ này lấy danh nghĩa là các trung tâm cộng đồng, nằm rải rác trên khắp Tây Tạng và Khu tự trị Tân Cương, nơi tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ chủ yếu sinh sống.

Một nguồn tin ở Tây Tạng nói với RFA rằng, các Trung tâm An ninh đang mọc lên khắp thủ đô Lhasa và các thành phố khác ở Tây Tạng, kèm theo số lượng cảnh sát ở khu vực này cũng gia tăng.

“Cho đến nay, chỉ tính riêng ở Lhasa đã có hơn 130 Trung tâm An ninh loại này. ĐCSTQ đang tuyển dụng nhiều sĩ quan cảnh sát ở Tây Tạng, và nếu bạn tốt nghiệp đủ điều kiện để trở thành sĩ quan, thì việc tìm việc làm ở Lhasa đang rất dễ dàng”, một nguồn tin ẩn danh cho biết.

 

Một nguồn tin khác nói rằng, ĐCSTQ đang đồn trú ngày càng nhiều cảnh sát trong thành phố để bảo vệ sự toàn vẹn của chính quyền này.

Theo chính sách của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, “để bảo vệ quốc gia phải bảo vệ biên giới của mình và để bảo vệ biên giới, [chúng ta] phải duy trì sự hòa hợp ở Tây Tạng”, theo RFA.

Tuy nhiên, trên thực tế, một phần lớn đơn vị cảnh sát và quân đội này ở Tây Tạng được triển khai để ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính phủ Trung Quốc của người dân Tây Tạng.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây đưa tin rằng, Lhasa đã mở “Trường Cảnh sát Thanh niên đầu tiên” vào ngày 23/9.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York cho biết, họ “rất quan ngại” về sự gia tăng của các Trung tâm An ninh trên khắp Tây Tạng.

“Những hoạt động này sẽ kiểm soát hơn nữa quyền tự do đi lại cơ bản và nhân quyền của người Tây Tạng bên trong Tây Tạng”, bà Sophie Richardson, giám đốc HRW tại Trung Quốc nói với RFA.

Ngày 22/9, một nhóm các nhà lập pháp quốc tế đã lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì áp đặt một chương trình đào tạo nghề hàng loạt ở Tây Tạng, giống với hệ thống đang được sử dụng ở Tân Cương, theo Epoch Times tiếng Anh.

Trong một tuyên bố, Liên minh Liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) kêu gọi các chính phủ điều tra các báo cáo về lao động cưỡng bức và đàn áp sắc tộc ở Trung Quốc, đồng thời xử phạt những người chịu trách nhiệm về các hoạt động tồi tệ này.

Tuyên bố này đi kèm với một báo cáo của IPAC làm rõ thông tin về “một hệ thống lao động cưỡng bức phổ biến rõ ràng ở Tây Tạng” do ĐCSTQ thiết lập.

Nguyễn Minh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-mo-hang-tram-don-canh-sat-tien-loi-tra-hinh-o-thu-do-lhasa-cua-tay-tang-81537.html

 

Hun Sen: Căn cứ của Campuchia

‘không phải độc quyền dành cho TQ’

Trung Quốc sẽ không độc quyền trong việc tiếp cận căn cứ hải quân của Campuchia, hãng tin AFP tường thuật, dẫn lời nhà lãnh đạo Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen ra tuyên bố trên hôm thứ Tư, tuy Bắc Kinh đầu tư nâng cấp nơi này sau khi Campuchia hồi tháng trước phá hủy một căn cứ do Hoa Kỳ tài trợ.

Campuchia bỏ dự án của Mỹ để theo Trung Quốc?

WSJ: ‘Campuchia cho TQ đóng tại căn cứ hải quân’

Campuchia mua nhiều vũ khí Trung Quốc

Căn cứ hải quân Ream có vị trí chiến lược nằm trên Vịnh Thái Lan, là nơi dẫn vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt giữa các nước trong khu vực và là nơi có tuyến hàng hải toàn cầu quan trọng.

Bắc Kinh, với Đường Lưỡi Bò, đã tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn vùng biển này.

Ream chỉ cách biên giới Việt Nam – Campuchia 100km.

Phát biểu trong buổi lễ khai trương một công viên giải trí do Trung Quốc sở hữu, ông Hun Sen nói rằng “các nước khác cũng có thể yêu cầu cho cập tàu, tiếp liệu hoặc tổ chức các cuộc tập trận [chung] với Campuchia”.

Hình ảnh vệ tinh do một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington công bố hồi tuần trước cho thấy cơ sở hải quân chiến thuật do Hoa Kỳ tài trợ, đặt tại bờ biển phía nam Campuchia, đã bị san phẳng.

Phát ngôn viên Sứ quán Hoa Kỳ hôm thứ Tư nói rằng Mỹ rất “thất vọng” về việc trên, hãng tin AFP tường thuật.

Người này được AFP trích lời, nói thêm rằng căn cứ này vốn được coi là một biểu tượng cho quan hệ Hoa Kỳ – Campuchia, và nó mới chỉ được khánh thành bảy năm về trước.

“Chúng tôi quan ngại rằng việc phá hủy cơ sở này có thể có liên hệ tới các kế hoạch nhằm tiếp nhận tài sản và nhân sự quân đội Trung Quốc tại Căn cứ Hải quân Ream.”

Sự hiện diện quân sự đó có thể sẽ có gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương Hoa Kỳ – Campuchia và gây gián đoạn, bất ổn cho vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương,” phát ngôn viên cảnh báo.

Wall Street Journal năm ngoái đưa tin về một dự thảo thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc cập cảng tàu chiến tại căn cứ hải quân Ream gần thành phố ven biển Sihanoukville của Campuchia.

Phnom Penh hồi tháng Sáu bác bỏ tin này, và nói chính quyền Campuchia theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập.

Campuchia nói rằng cơ sở này đơn giản là được tái phối trí tới địa điểm mới, nằm cách Ream 30 km về phía bắc, bởi địa điểm cũ đã trở nên chật chội.

Ông Hun Sen lặp đi lặp lại rằng Hiến pháp Campuchia cấm việc cho phép bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào đặt trong lãnh thổ Campuchia.

Trong những năm gần đây, ông Hun Sen tỏ ra xa cách Hoa Kỳ, kể từ sau khi Washington chỉ trích các vụ bị cho là trong đó có tình trạng chính phủ Campuchia lạm quyền.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54437843

 

Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ: Sẵn sàng

cho cả hai mặt trận trước Trung Quốc và Pakistan

Bình luậnĐông Phương

Tờ Hindustan Times ngày 5/10 đưa tin, ông RKS Bhadauria – Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, tuyên bố rằng, Không quân Ấn Độ đã sẵn sàng cho các cuộc không kích chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng hiện tại không có dự định đó. Ông cũng cho biết, quân đội Ấn Độ cũng đã làm xong công tác chuẩn bị cho cuộc chiến trên hai mặt trận với cả Trung Quốc và Pakistan.

Ấn Độ sẽ kỷ niệm Ngày Không quân vào ngày 8/10, và ông Bhadauria đã tiết lộ thông tin trên trong một cuộc họp báo vào ngày 5/10.

Ông Bhadauria nói rằng, một khi Trung Quốc và Ấn Độ khai chiến, Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không thể nào đánh bại Ấn Độ vì Không quân Ấn Độ đã “triển khai rất tốt” ở tất cả các khu vực liên quan, bao gồm cả đề phòng khả năng ĐCSTQ có thể sử dụng Pakistan để kiểm soát căn cứ không quân Skardu ở Kashmir.

Vị Tham mưu trưởng này nhấn mạnh rằng, nếu ĐCSTQ liên hợp với Pakistan để chống lại Ấn Độ, ông cũng không có nhận xét gì, nhưng quân đội Ấn Độ sẵn sàng cho bất kỳ hình thức xung đột nào, bao gồm cả chiến tranh trên hai mặt trận, tức là đồng thời chống lại Trung Quốc và Pakistan. Ông Bhadauria cũng chỉ ra rằng, Không quân Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc không kích nhằm vào Trung Quốc, nhưng họ vẫn chưa lên kế hoạch.

Tuy nhiên, ông Bhadauria cũng cho biết sẽ không đánh giá thấp đối thủ và cũng sẽ áp dụng các phương pháp chuyên nghiệp để đối phó với những thách thức có thể gặp phải. Lợi thế của quân đội Trung Quốc nằm ở số lượng hệ thống đất-đối-không và vũ khí tầm xa phóng từ trên không được triển khai trong khu vực này. Ấn Độ cần cố gắng không để Trung Quốc phát huy những lợi thế này và triển khai các hoạt động tấn công phù hợp.

Tháng 9/2016, Ấn Độ đã mua 36 máy bay tiêm kích Loại 4 “Tật phong” (gió lạ) từ Pháp với tổng trị giá 59 tỷ rupee, trong đó có 5 chiếc đã được chuyển đến Ấn Độ và bắt đầu được đưa vào sử dụng tại chiến khu Ladakh.

Ông Bhadauria nói rằng, loại máy bay này cho phép quân đội Ấn Độ có khả năng tấn công phủ đầu và thực hiện các cuộc tấn công chiều sâu trong không chiến, đồng thời nâng cao lợi thế chiến đấu.

Trước đó, biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục xảy ra cuộc đối đầu, cả hai bên thậm chí đã bắn phát súng cảnh cáo.

Ngoài ra, gần đây, vào ngày 6/10, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã tổ chức một cuộc họp Bộ trưởng Bộ tứ (Quad Ministerial) tại Tokyo, Nhật Bản. Các nước đều cho rằng, việc hợp tác cùng nhau chống lại ĐCSTQ là điều cực kỳ cần thiết. Bốn Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, do ĐCSTQ che giấu dịch bệnh nên đã dẫn đến đại dịch toàn cầu, đồng thời chỉ ra ý đồ bắt nạt các quốc gia khác của ĐCSTQ.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tham-muu-truong-khong-quan-an-do-san-sang-cho-ca-hai-mat-tran-truoc-trung-quoc-va-pakistan-81959.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.