Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 7-10-2020

Wednesday, October 7, 2020 3:49:00 PM // ,

  BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Chiêu trò “ngoại giao vaccine” của Bắc Kinh ở Biển Đông không có tác dụng: Indonesia không thay đổi quan điểm về Biển Đông vì vắc xin Covid-19 Trung Quốc, báo Thanh Niên đưa tin. Channel News Asia dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tuyên bố, “dù nước này đang hợp tác với Trung Quốc để có vắc xin Covid-19, điều này không ảnh hưởng đến quan điểm của Indonesia về Biển Đông”.

Khi được hỏi, liệu vấn đề phát triển vaccine Covid-19 với TQ có ảnh hưởng đến quan điểm của Indonesia về Biển Đông hay không, bà Marsudi trả lời: “Tôi có thể trả lời hết sức chắc chắn rằng không. Đó là 2 chuyện khác nhau và khi làm việc cùng nhau, việc hợp tác đó không phải không công bằng hay chỉ lợi cho một bên, trong trường hợp này là Indonesia.

Phần 1 của loạt bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon ở Pháp, của RFI về tình hình Biển Đông: Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA và tác động đến Việt Nam. Ông Gédéon lưu ý: “Hiện tại, Việt Nam đang kiểm soát 26 đảo và đá thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng khi nhìn kỹ bản đồ, người ta thấy là 4/5 số đảo và đá này nằm trong phần mà Philippines đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa”

Về hướng giải quyết các vùng chồng lấn lãnh hải giữa VN và Philippines, ông Gédéon cho rằng: “Manila không thể dựa vào quyết định pháp lý theo luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với những hòn đảo mà Philippines đang kiểm soát. Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự. Vì thế, giải pháp còn lại đối với Philippines là mở đàm phán, kể cả với Việt Nam”

Vụ Campuchia phá hủy căn cứ Ream, báo Tiền Phong có bài: Mỹ lo ngại mới về ‘thỏa thuận quân sự bí mật’ Campuchia – Trung Quốc. Theo đó, các quan chức Mỹ đã “mô tả một hiệp ước bí mật giữa Campuchia và Trung Quốc cho phép Bắc Kinh tiếp cận Căn cứ Hải quân Ream trong nhiều thập kỷ, đồn trú quân nhân, lưu trữ vũ khí và cập bến tàu chiến”

Mời đọc thêm: Indonesia không “đánh đổi” lập trường Biển Đông lấy vắc xin Trung Quốc (DT). – ASEAN tái khẳng định quan điểm về Biển Đông (LĐ). – Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục dùng ‘chiêu’ để trì hoãn COC (PLTP). – Tân Hoa Xã đưa tin Phó Thủ tướng Campuchia hoan nghênh tuyên bố của Trung Quốc về phán quyết biển Đông (Soha). – Thủ tướng Campuchia nói căn cứ hải quân Ream ‘không dành riêng cho Trung Quốc’ (TN). 

Lực lượng “nòng cốt” của chế độ

Vụ đình công ở ngay thủ đô: Tài xế xe thu gom rác đình công, người Hà Nội khốn khổ vì môi trường ô nhiễm, trang An Ninh Tiền Tệ đưa tin. Mấy ngày gần đây, tại khu vực quận Nam Từ Liêm, rác thải không được thu gom, bốc mùi gây ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt của người dân. 

Lý do: “Việc thu gom rác thải tại khu vực quận Nam Từ Liêm do công nhân công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân thực hiện. Tuy nhiên, khoảng 4 ngày gần đây công nhân công ty đình công để phản đối vấn đề trả lương chậm”. Một công nhân cho biết, đây không phải lần đầu tiên họ đình công về vấn đề lương. 

Do công nhân thu gom rác đình công, những đống rác chất cao khoảng 1m, tràn ra lòng đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: ANTT

Còn ở thành Hồ, bức xúc nhà thầu, gần 100 công nhân dự án metro số 1 gửi đơn cầu cứu khắp nơi, theo báo Tiền Phong. Tin cho biết, các công nhân “cho rằng bị nhà thầu phụ cấp 1 ép thi công khi bản vẽ thiết kế chưa được phê duyệt, ‘xù’ khối lượng trên công trình lên đến hàng chục tỉ đồng, gần 100 công nhân của thầu phụ cấp 2 thuộc dự án metro số 1 đã gửi đơn kêu cứu đến UBND TPHCM và các ban ngành”.

Hàng chục công nhân Lithaco căng băng rôn phản đối Cty GS E&C. Ảnh: TP

Hôm nay, GĐ Trần Quốc Tâm của Công ty Lithaco xác nhận, gần 100 cán bộ công nhân viên của công ty đã ký đơn gửi UBND, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM… vì bị nhà thầu phụ cấp 1 là Cty GS E&C ép thi công trong khi “bản vẽ kỹ thuật của dự án vẫn chưa được phê duyệt chính thức, nội dung này cũng không được đưa vào phụ lục hợp đồng”.

Gần 100 công nhân ký đơn gửi UBND TPHCM và các ban, ngành. Ảnh: TP

Mời đọc thêm: Hà Nội: Công nhân vệ sinh đình công, người dân khốn khổ vì rác thải tràn ngập đường phố (ĐSPL). – Quảng Trị: Tài xế, nhân viên bán vé đình công, tuyến xe buýt Đông Hà – Hồ Xá tê liệt (TN). – Nhiều kiến nghị quan trọng để ‘thông’ tuyến metro số 1 (PLTP).

Tin giáo dục

Bộ sách Tiếng Việt do GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục 2018, gây nhiều tranh cải. Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Học sinh lớp 1 chưa biết chữ, sao phải học 9 môn hơn 20 đầu sách? Học sinh lớp 1 lẽ ra chỉ cần học môn Tiếng Việt, Toán và một số môn phụ khác, vì học sinh chưa biết chữ, không được phép học chữ trước, nhưng lại phải học tới 9 môn!

Bài báo cho biết, “Bộ đã chủ trương đưa 9-10 môn học vào ngay đầu học kỳ 1 của lớp 1. Các nhà xuất bản còn tham vọng đưa thêm hơn 10 cuốn sách bổ trợ đi kèm, thành ra học trò vừa qua mẫu giáo bước vào lớp 1 đã có tới hơn 20 đầu sách giáo khoa và sách bổ trợ“.

Zing có bài: Trẻ học Tiếng Việt 1 như ‘cưỡi ngựa xem hoa’. Cô Hà My, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, chia sẻ: “Tôi không dạy viết cho con gái của mình trước khi vào lớp 1. Vì dưới 6 tuổi, xương tay của trẻ chưa đảm bảo cho việc cầm bút viết. Hơn nữa, tư thế ngồi học, cách cầm bút cũng ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết và sức khỏe của con. Ví dụ, trẻ dễ mắc tật cong vẹo cột sống”.

Cô giáo Phan Tuyết có bài trên báo Giáo dục VN: Thưa Bộ, tăng cường dự giờ không làm cho chương trình bớt nặng, chỉ khổ thầy trò. Theo cô Tuyết, “dự giờ” ở VN luôn là những trò diễn có sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh, để có thành tích: “Mấy ai hiểu được để có những tiết dạy diễn như thế, giáo viên và học sinh đã phải chuẩn bị biết bao ngày, học sinh đã mất bao nhiêu tiết học chỉ để ôn đi ôn lại từng câu hỏi, câu trả lời nát như cháo, nhừ như tương”.

Vụ tuyển sinh bát nháo ở ĐH Thăng Long: Hiệu trưởng ĐH Thăng Long thừa nhận sai sót trong tuyển sinh, theo VnExpress. Hiệu trưởng Phan Huy Phú cho biết: “Số thí sinh đến đăng ký xét tuyển hôm 6/10 tới hơn 2.500, gấp 5 lần năm trước. Trường đã rơi vào tình thế vỡ trận, không kiểm soát, không giữ trật tự được”

Hiệu trưởng Phú thanh minh về vụ tuyển sinh sớm hơn thời gian quy định: “Việc tuyển bổ sung sớm vì mong muốn thí sinh làm thủ tục nhập học sớm để kịp vào học đúng thời gian, tránh bị thiệt thòi. Chúng tôi không lường trước thí sinh lại đông như vậy, vượt qua mọi sự chuẩn bị của nhà trường”.

Mời đọc thêm: Bộ GD&ĐT sẽ cảnh cáo các trường vi phạm nguyên tắc xét tuyển bổ sung (DS). – Hiệu trưởng ĐH Thăng Long nhận sai trong sự cố ‘vỡ trận’ tuyển sinh (VNN). – Nữ sinh tự tử do trượt đại học: Hỏng thi đâu phải là tận thế (VTC). – Trượt đại học là “phép thử” của cuộc đời tôi (Infonet). – Mất an toàn thực phẩm trong trường học: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm (GDTĐ). – Nam sinh 10 năm cõng bạn không mong đặc cách vào ĐH Y Hà Nội (Zing). 

– Không học tiền tiểu học, học sinh “chật vật” với chương trình lớp 1 mới (VOV). – Cắt bài về nhà, đầu ra vẫn ‘thần tốc’: Trẻ lớp 1 chật vật học kiểu ‘nhồi vịt’ (Infonet). – Đừng để học chữ là một ‘cuộc chiến’ (Tin Tức). – TP Hồ Chí Minh yêu cầu điều chỉnh việc dạy chương trình lớp 1 mới (KTĐT). – Hình ảnh sách Tiếng Việt lớp 1 của 30 năm trước (Zing). – Bộ mặt chính trực của học thuật (FB Báo Sạch). 

***

Thêm một số tin: Ông Trump là “bệnh nhân duy nhất trên hành tinh” dùng liệu pháp điều trị Covid-19 đặc biệt (VOV). – Vĩnh Phúc: Dân bất an do đạn lạc (GDTĐ). – Mưa lớn cô lập nhiều khu dân cư, hai người chết (VNE). – Phó chủ tịch Đà Nẵng nói gì việc UBND thành phố bị nhiều DN kiện ra tòa? (GT). – Hủy quyết định thu bằng THCS của Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mộ Đức (TTXVN).

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.