Tin khắp nơi – 12/09/2020
Saturday, September 12, 2020
5:57:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Bầu cử 2020: Kinh tế Mỹ đang cải thiện – Trump được lợi?
Thị trường lao động và nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung đã đạt được một số cải thiện trong tuần này, điều mà lịch sử cho thấy sẽ là tin tốt cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump, theo Reuters.
Tuy nhiên, những thành quả đạt được có thể bị lu mờ bởi hàng chục triệu người Mỹ vẫn đang mất việc làm vì các đợt phong tỏa do virus corona, và ngày càng có nhiều lo ngại rằng không có gói cứu trợ mới của chính phủ.
Số lượng việc làm mới, một thước đo nhu cầu lao động, trong tháng Bảy đã tăng vọt lên 6,6 triệu, gần trở lại mức trước khủng hoảng, một báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tuần này.
Lạm phát đã ổn định vào tháng trước, đánh tan lo ngại về giảm phát làm giảm tốc độ tăng trưởng. Dữ liệu về số lượt khách tới cửa hàng và nhà hàng tăng lên cũng cho thấy kinh tế đi lên.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa đến mức hồi phục. Ít nhất 29,6 triệu người vẫn đang nhận trợ cấp thất nghiệp tính đến ngày 22/8, một báo cáo hôm thứ Năm (10/9) cho thấy, và số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới vẫn đang ở mức cao, 884.000 người.
Washington bế tắc trong việc đưa ra một dự luật cứu trợ trong năm tài chính mới.
Hôm thứ Năm, Thượng viện Mỹ đã không thông qua một dự luật của Đảng Cộng hòa mà lẽ ra sẽ cung cấp khoảng 300 tỷ đô la cứu trợ virus corona. Đảng Dân chủ đang thúc đẩy dự luật trị giá 3 nghìn tỷ đô la.
Các nhà kinh tế của Bank of America cho biết: “Một phần của sự phục hồi nhờ các chính sách kích thích tài chính hào phóng nay đã bắt đầu thu hẹp “. “Không có khả năng một vòng kích thích tài chính khác sẽ được thông qua trước cuộc bầu cử.”
Thêm 600 đô la một tuần cho người thất nghiệp, được cung cấp theo gói viện trợ 2,3 nghìn tỷ đô la của chính phủ được thông qua vào tháng Ba, hết hạn vào tháng Bảy, và hầu hết hàng trăm tỷ đô la để trang trải tiền lương tại các doanh nghiệp nhỏ – cũng từ gói viện trợ này – hiện đã tiêu hết.
Michael Arone, chiến lược gia đầu tư chính tại State Street Global Advisors, cho biết điều đó có thể đè nặng lên các cử tri nếu thị trường lao động không cải thiện, gây ra “một số vấn đề cho những người đương nhiệm”.
Khoản trợ cấp hàng tuần mới trị giá 300 đô la cho người thất nghiệp, được Trump thông qua, có thể làm dịu bớt tình hình, mặc dù khoản tài trợ chỉ bao gồm sáu tuần thanh toán.
Các ca nhiễm COVID-19 mới tại Mỹ đã giảm kể từ tháng Bảy, nhưng virus vẫn lây lan với tỷ lệ đủ cao khiến nhiều doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động với công suất giảm, và một số thì không được hoạt động. Điều này hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Mỹ.
Steven Englander, giám đốc điều hành tại Ngân hàng Standard Chartered, cho biết: “Nền kinh tế càng hoạt động tốt, và càng có nhiều người hy vọng rằng sẽ có một sự phục hồi trở lại, thì điều đó có thể tốt cho Trump”. Nhưng với việc viện trợ của chính phủ giảm dần khi ngày 3/11 đến gần, “đó có thể là thời điểm khá tồi cho tổng thống.”
Tranh cử ở Michigan: Ông Trump suýt khóc,
thông báo đã loại bỏ tên khủng bố số một
Phụng Minh
Đồng thời tại buổi mít tinh vận động tranh cử, ông Trump cho biết sẽ không để giới chính trị ở Washington thay đổi mình.
Hôm thứ Năm (11/9), Tổng thống Trump đã tham dự một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Freeland, bang Michigan, Hoa Kỳ. Ông hứa sẽ khôi phục nền kinh tế về trạng thái tốt hơn trước khi xảy ra dịch bệnh và bảo vệ Hoa Kỳ khỏi Antifa cùng các đám côn đồ phá hoại bừa bãi. Ông Trump cũng nói rằng ông Biden là ứng cử viên tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử, theo NTDTV.
Thứ Sáu theo giờ Mỹ là kỷ niệm 19 năm vụ khủng bố 11/9. Trong bài phát biểu vào tối thứ Năm, ông Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã loại bỏ tên khủng bố số một: “Chúng ta đã loại bỏ tên khủng bố số một thế giới. Tên đồ tể Qasem Soleimani đã chết”.
Tại buổi mít tinh này, ông Trump cho biết ông đã xúc động đến mức sắp khóc trước những tiếng hò hét nhiệt tình của những người ủng hộ.
Tổng thống Mỹ nói: “Đừng làm vậy, tôi sắp khóc rồi. Điều này không tốt cho hình ảnh của tôi. Chúng tôi không muốn điều này. Bạn không muốn thấy tôi khóc. Tôi sắp khóc rồi”.
Trump cũng chỉ ra rằng Biden là ứng cử viên tồi tệ nhất cho chức tổng thống Mỹ: “Nhưng tôi rất vui khi ra tranh cử với ứng viên tổng thống tệ nhất trong lịch sử tuyển cử tổng thống”.
Trước sự công kích của giới truyền thông cánh tả về phản ứng của chính quyền Trump đối với dịch bệnh, ông Trump nói rằng những phương tiện truyền thông này muốn làm ông hét lên nhưng thay vào đó ông phải bình tĩnh ứng phó với dịch bệnh.
Tổng thống Mỹ Trump: “Chúng ta đang làm điều đúng đắn. Chúng ta phải bình tĩnh. Chúng ta không muốn nổi điên, chúng ta phải đi đầu (chống dịch)”.
Trump hứa sẽ khôi phục nền kinh tế trở lại trạng thái tốt hơn trước khi xảy ra dịch bệnh: “(Chúng ta) đã tạo ra nền kinh tế tốt nhất trong lịch sử, và bây giờ chúng ta sẽ làm điều đó một lần nữa, lớn hơn và tốt hơn trước”.
Ông cũng hứa sẽ bảo vệ các vùng ngoại ô của Mỹ khỏi các cuộc tấn công của Antifa và các đám bạo lực. Ông nói: “Có ai muốn người của Antifa trở thành thành viên hoặc cư dân ở vùng ngoại ô của mình không? Tôi không nghĩ vậy”.
Ông cũng nói: “Bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa là bỏ phiếu cho cộng đồng an toàn, công việc tốt và tương lai không giới hạn cho tất cả người Mỹ. Chúng tôi sẽ không bị Washington thay đổi, mặc dù chúng tôi đã trải qua tất cả những điều này, trái lại chúng tôi đang thay đổi Washington”.
Điều này một lần nữa khẳng định lời con gái của ông Trump, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Ivanka, trước đó bà cũng từng nhấn mạnh rằng Trump đã không bị thay đổi bởi cái gọi là giới tinh hoa chính trị, mà thay vào đó ông ấy đã làm thay đổi vũng lầy của Washington.
Theo Bi Xinci và Yuwei, NTDTV
Phụng Minh biên dịch
Ông Biden bối rối: Giấy của tôi đâu rồi?
Tôi đã để nó trong túi rồi mà?
Bình luậnNgoc Tran
Trong bài phát biểu gần đây hôm 9/9, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden lại gây ra một loạt sự cố “mất mặt” khác. Một số cư dân mạng cho rằng trạng thái của ông còn tồi tệ hơn cả cụ ông nghiện rượu 80 tuổi.
Không chỉ một lần ‘mất mặt’
Theo các kênh truyền thông Mỹ đưa tin, vào ngày 9/9, ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu tại Michigan. Trong bài phát biểu, ông nói rằng nếu được vào Nhà Trắng, ông sẽ là “vị tổng thống tốt nhất, đoàn kết thân thiện nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. Sau đó, ông muốn cảm ơn tất cả những người lính đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, ông cũng nói rằng mình luôn mang theo một tờ giấy ghi chép các con số thương vong ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên khi sờ vào túi để lấy tờ giấy đó, ông Biden lại không thấy nó đâu và bắt đầu trở nên bối rối: “Ơ, thứ tôi mang theo … không thấy đâu nữa … Tôi đã đưa cho nhân viên rồi, có ai ở đây không? … Nhân viên của tôi đâu rồi?”.
Một số cư dân mạng đã để lại lời bình luận:
“Sao có thể bầu phiếu cho người này chứ?”.
“Ông ta chỉ nhớ đem con trai của mình đến Trung Quốc kiếm tiền thôi”.
“Có lẽ nên đưa người thua cuộc (ông Biden) đến viện dưỡng lão”.
“Tôi đã nói không thể mong đợi gì ở Biden mà”.
Ngoài ra, trong buổi phát biểu hôm đó còn xảy ra một sự cố ‘mất mặt’ khác khi ông tuyên bố rằng đã có hơn 6.000 binh lính Mỹ chết vì viêm phổi Vũ Hán. Nhưng trên thực tế, tính đến ngày 9/9 chỉ có 7 người trong quân đội Mỹ chết vì bệnh viêm phổi Vũ Hán mà thôi.
Sau đó, nhóm vận động tranh cử của ông Biden đã thanh minh rằng, ông Biden trong quá trình phát biểu đã không cẩn thận khi lấy số trường hợp chẩn đoán nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán ở Michigan gộp lại với số liệu người tử vong của quân đội Mỹ.
Ngủ gật trong khi phát sóng trực tiếp?
Hồi đầu tháng 5, bà Hillary Clinton và ông Biden cùng tổ chức một buổi phát sóng trực tiếp chung. Trong buổi phát sóng, bà Clinton tuyên bố sẽ ủng hộ việc ông Biden tiến vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong đoạn video có thể thấy ông Biden không đáp lại bất cứ điều gì mà lại gục đầu xuống giống như đang ngủ, còn có tiếng ngáy và tiếng người dẫn chương trình liên tục kêu lên từ đầu dây bên kia: “Này, dậy đi! Dậy đi!”.
Trước đó, từng có người đặt cho ông Biden biệt danh: “Joe ngái ngủ” (Sleepy Joe), mặc dù sau đó một số kênh truyền thông cho rằng đoạn video ông Biden ngủ gật là do cắt ghép thành. Tuy nhiên, các trạng thái biểu hiện của ông Biden khiến mọi người không thể không lo lắng về việc liệu ông có thực sự phù hợp với chức vụ Tổng thống hay không.
Ngọc Trân
Theo Secretchina
Joe Biden biện minh
việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO:
‘Chúng ta muốn Trung Quốc phát triển’
Bình luậnNguyễn Minh
Trong cuộc họp tại tòa thị chính với phóng viên Jake Tapper của CNN, ông Biden đã bảo vệ việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, điều này đã dẫn đến việc loại bỏ ít nhất 3,4 triệu việc làm khỏi nền kinh tế Hoa Kỳ – trong số đó có ít nhất 2,6 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất.
Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đã bảo vệ việc ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, nói rằng ông không “quá cả tin” về siêu cường thế giới này.
Trong cuộc họp tại tòa thị chính với phóng viên Jake Tapper của CNN, ông Biden đã bảo vệ việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, điều này đã dẫn đến việc loại bỏ ít nhất 3,4 triệu việc làm khỏi nền kinh tế Hoa Kỳ – trong số đó có ít nhất 2,6 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất.
Ông Biden cũng bảo vệ việc ủng hộ bình thường hóa quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nói rằng “vì sự ổn định của Trung Quốc đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ” và khẳng định ông muốn “Trung Quốc phát triển”.
Khi ông Tapper đặt câu hỏi cho ông Biden rằng: “Rất nhiều người nghĩ rằng việc cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới mà ngài ủng hộ, mở rộng quy chế Tối huệ quốc cho Trung Quốc mà ngài ủng hộ, rằng những bước đi đó cho phép Trung Quốc lợi dụng Hoa Kỳ bằng cách sử dụng các thỏa thuận thương mại mở của chúng ta để chống lại chúng ta. Ngài có nghĩ rằng, khi nhìn lại, ngài đã ‘quá cả tin’ về Trung Quốc hay không”.
Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Biden đã trả lời là ông không quá cả tin và rằng trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển, cũng như không muốn chiến tranh với Trung Quốc.
Ông Biden nói: “Tôi đã nói với ông Tập Cận Bình, chắc ông còn nhớ Tổng thống [Obama] muốn tôi dành thời gian với ông với tư cách là Phó Tổng thống, [vì] Tổng thống không thể, vì vậy tôi đã đi công du khắp thế giới với ông Tập. Ông ấy hỏi, tại sao tôi cứ nói mình là cường quốc Thái Bình Dương? Tôi nói bởi vì chúng tôi là một cường quốc. Chúng tôi là một cường quốc Thái Bình Dương. Nếu không, ngài sẽ không thể có được bất kỳ sự ổn định nào”.
Ông Biden nói thêm rằng: “Chúng ta có lợi khi Trung Quốc ổn định. Chúng ta không mong muốn bị Trung Quốc lợi dụng chúng ta. Ông Trump đã làm gì? Ông ấy đã “chọc ngoáy” các đồng minh và “o ép” tất cả các chế độ chuyên quyền trên thế giới, chúng ta chiếm 25% nền kinh tế thế giới và chúng ta đã mất tất cả đồng minh của mình. Cách thức để kiểm soát Trung Quốc là làm rõ 2 điều. Tôi cũng nhấn mạnh rằng chúng ta tuân theo theo luật lệ quốc tế”.
Trước đó, theo Breitbart, gia đình ông Biden đã giúp chính phủ Trung Quốc kinh doanh.
Hunter Biden, con trai thứ 2 của cựu Phó Tổng thống dưới thời Obama, đã giúp chính phủ Trung Quốc mua lại một công ty ô tô có trụ sở tại Michigan, giúp mang việc làm từ Hoa Kỳ ra Trung Quốc, Mexico, Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Nam Mỹ.
Ngoài việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ thương mại Trung – Mỹ, ông Biden đã bỏ phiếu cho NAFTA khiến hàng triệu người Mỹ mất việc làm, Thỏa thuận KORUS đã loại bỏ ít nhất 60.000 việc làm của người Mỹ. Ông Biden cũng là người thúc đẩy thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có thể sẽ lấy đi ít nhất 330.000 cơ hội việc làm của người Mỹ, nếu không phải là Tổng thống Trump kịp thời ngăn chặn.
Cuộc khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy người Mỹ hầu như đều coi Trung Quốc là “mối đe dọa” đối với Hoa Kỳ. Khoảng 91% người Mỹ cho biết mối đe dọa từ sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ còn lớn hơn từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, hay từ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga, cũng như từ bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu và nghèo đói toàn cầu.
Trái ngược với sự ủng hộ Trung Quốc của đối thủ ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và gia tăng các biện pháp chống lại sự xâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Hoa Kỳ cũng như trên thế giới.
Chính quyền Tổng thống Trump sử dụng Danh sách đen (Entity List) như một công cụ chính nhằm siết chặt “vòi bạch tuộc” của các công ty công nghệ Trung Quốc trên đất Mỹ, đặt ra chướng ngại đối với chính quyền Bắc Kinh trong nỗ lực xâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tính đến cuối tháng 10/2019, đã có hơn 200 công ty và tổ chức của Trung Quốc có tên trong Danh sách đen “Entity List” của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tăng khoảng 40 công ty so với hồi tháng 5/2019.
Trong tháng 5/2020, Hạ viện Đảng Cộng hòa ra mắt “Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc”. Hạ viện đã thảo luận về vấn đề này rất lâu từ trước khi xảy ra đại dịch. Họ sẽ đảm nhận những việc như sự thâm nhập của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ, theo NTDTV.
Ngày 22/5, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại do đã giúp Bắc Kinh theo dõi nhóm người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, hoặc có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc.
Theo truyền thông Mỹ đưa tin ngày 15/7, chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc việc cấm toàn bộ đảng viên ĐCSTQ và người nhà của họ đến Mỹ. Thành viên của quân đội ĐCSTQ và quản lý cấp cao của doanh nghiệp nhà nước cũng nằm trong danh sách hạn chế này. Thông cáo còn có thể trao quyền cho Chính phủ hủy bỏ thị thực của đảng viên ĐCSTQ và người nhà của họ đã ở Mỹ, và trục xuất họ ra khỏi nước Mỹ. Ngoài ra, Washington cũng có thể áp đặt các hạn chế tương tự đối với các nhân viên quân sự và quản lý cao cấp của công ty Trung Quốc có thân phận đặc biệt như Huawei.
Ngày 20/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung 11 công ty Trung Quốc vào Danh sách đen, do đã hỗ trợ ĐCSTQ trong “chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động, thu thập dữ liệu di truyền không tự nguyện và thực hiện các phân tích DNA của các nhóm thiểu số Hồi giáo”.
Ngày 26/8, Hoa Kỳ đã trừng phạt 24 công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, cũng như các cá nhân liên quan đến hành động xâm lược quân sự của Bắc Kinh ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump gia tăng các hoạt động chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hong Kong, những người đã trực tiếp đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tiến trình dân chủ của Hong Kong, theo The Epoch Times đưa tin ngày 9/8.
“Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc mong muốn chiến thắng của Joe Biden – người thể hiện sự thất bại của Washington trong 30 năm qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi đồng thuận rằng ĐCSTQ bằng cách nào đó sẽ trở nên có trách nhiệm, trái ngược với kiểu hạ đẳng mà chính quyền này đang thể hiện”, Thượng nghị sĩ Tom Cotton nói trong chương trình “Fox & Friends” của FNC, sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng Trung Quốc kỳ vọng đối thủ của ông là ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ năm 2020 Joe Biden sẽ thắng cử vào ngày 8/9.
Nguyễn Minh
Theo Breitbart
Sự khác biệt giữa Tổng thống Trump và ông Biden
khi dự lễ tưởng niệm nạn nhân vụ 11/9
Hải Lam
Tổng thống Trump dự buổi lễ tại đài tưởng niệm ở Shanksville và không đeo khẩu trang, trong khi ứng viên tổng thống Dân chủ Biden tới Ground Zero ở New York và có đeo khẩu trang.
Ông Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania tới Đài tưởng niệm Chuyến bay số 93 tại Shanksville, Pennsylvania để dự lễ tưởng niệm nạn nhân vụ 11/9. Đây là địa điểm chiếc Boeing 725-222 mang số hiệu 93 của hãng United Airlines rơi sau khi hơn 40 hành khách cùng phi hành đoàn cố gắng giành quyền kiểm soát máy bay từ tay những tên không tặc al-Qaeda cách đây 19 năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania mặc niệm các nạn nhân lúc 8h46 trên Chuyên cơ Không Lực Một khi đang trên đường tới Shanksville. Đây là thời điểm chiếc máy bay đầu tiên lao vào Tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới cách đây 19 năm.
Các bức ảnh mà giới truyền thông công bố cho thấy Tổng thống Trump và bà Melania không đeo khẩu trang khi tham gia lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố.
“Gửi các thành viên trong gia đình của các nạn nhân trên Chuyến bay 93: Ngày hôm nay, trái tim của mỗi người dân Mỹ và trái tim của các bạn cùng chung một nhịp đập”, BBC dẫn lời Tổng thống Trump. “Nỗi đau của các bạn cũng là sự đau thương của cả đất nước chúng ta”.
“Ký ức về những người thân yêu quý giá của các bạn sẽ mãi truyền cảm hứng cho nước Mỹ trong tương lai. Những người hùng của Chuyến bay 93 là lời nhắc nhở muôn đời rằng dù có nguy hiểm, bị đe doạ hay bất lợi đến đâu, nước Mỹ vẫn sẽ luôn vươn lên, hiên ngang và chống trả”, ông Trump nói thêm.
Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh nước Mỹ đã xích lại gần nhau hơn sau vụ khủng bố ngày 11/9.
“Đó là một sự đoàn kết dựa trên tình yêu đối với gia đình của chúng ta, sự quan tâm đến những người xung quanh, lòng trung thành với người dân của đất nước, niềm tự hào về lá cờ vĩ đại của chúng ta, lòng biết ơn đối với cảnh sát và những người ứng phó đầu tiên của chúng ta, đức tin vào Chúa và không chịu khuất phục trước bạo lực, sự hăm dọa, áp bức và tà ác”, hãng tin AP trích lời Ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania đặt vòng hoa tưởng niệm nạn nhân tại Shanksville, Pennsylvania, ngày 11/9.
Cùng ngày, Phó tổng thống Mike Pence và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tới dự lễ tưởng niệm ở New York. Hai người đã chào nhau bằng cách chạm khuỷu tay thay vì bắt tay. Theo BBC, ông Pence đã phát biểu ngắn gọn và đọc một câu cầu nguyện trong Kinh Thánh tại lễ tưởng niệm. Reuters cho biết, ông Biden không có bài phát biểu. Ông Biden dự kiến tới thăm đài tưởng niệm tại Shanksville vào cuối ngày, nhưng sẽ không gặp Tổng thống Trump tại địa điểm này.
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và Phó tổng thống Mike Pence chào nhau tại lễ tưởng niệm.
Ngày 11/9/2001, nhóm không tặc thuộc al-Qaeda cướp hai máy bay chở khách và lao vào Tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, khiến gần 3.000 người thiệt mạng.
Nhóm khủng bố còn cướp hai máy bay khác, một chiếc đâm vào Lầu Năm Góc, chiếc còn lại rơi xuống cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania khiến toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn tử vong.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 400.000 người đã bị thương hoặc phải tiếp xúc với hoá chất độc hại do hậu quả của các vụ tấn công.
Ảnh: Reuters.
Lập trường của ông Biden và Tổng thống Trump
về ĐCS Trung Quốc
Bình luậnDu Miên
Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Donald Trump có những cách tiếp cận khác nhau khi đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các cố vấn chính trị và chuyên gia về Trung Quốc chỉ ra mối liên kết lịch sử kéo dài hàng thập kỷ giữa Bắc Kinh và ông Biden. Trước đây, với tư cách là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Biden đã bày tỏ ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, dẫn đến mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của nước này với Hoa Kỳ.
Từ lâu, Bắc Kinh đã bị cáo buộc lợi dụng vị thế của mình trong WTO với tư cách là một “quốc gia đang phát triển”, bằng cách tham gia vào một loạt các hành vi thương mại không công bằng. Các quan chức và chuyên gia thuộc chính quyền của Tổng thống Trump phàn nàn rằng, những hành vi lươn lẹo này của ĐCSTQ hầu như không bị trừng phạt – ít nhất là thông qua các quy định hiện hành của WTO.
Ông Biden đã dần áp dụng giọng điệu mạnh mẽ hơn khi chỉ trích những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông cũng phác họa hình tượng của ông như một người sẽ đối đầu với Trung Quốc về mặt kinh tế. Còn Tổng thống Trump tuy đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng lại là người chỉ trích dữ dội những vi phạm nhân quyền của nước này. Ông Trump đã có cuộc gặp gỡ các nạn nhân từ các cuộc đàn áp do ĐCSTQ gây ra tại Phòng Bầu dục. Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ cũng nhiều lần đưa ra đề xuất tách khỏi Trung Quốc, để chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc.
Theo ông Brian Kennedy, hai phương pháp tiếp cận ĐCSTQ của 2 vị ứng cử viên năm nay “khác nhau về những mặt cơ bản, đặc biệt là về kinh tế”. Ông Kennedy là chủ tịch của “Ủy ban về Mối nguy hiểm cận kề: Trung Quốc” (Committee on the Present Danger: China), và là tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến của ĐCSTQ bên trong nước Mỹ” (Communist China’s War Inside America).
Trao đổi với The Epoch Times, ông cho biết: “Tổng thống Trump tin rằng Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế đối với tầng lớp trung lưu Mỹ và sự thịnh vượng trong tương lai của quốc gia chúng ta (tức Hoa Kỳ). Còn cựu Phó Tổng thống Biden là người theo chủ nghĩa toàn cầu; ông ấy tin rằng bạn phải đặt lợi ích kinh tế của thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, lên trước lợi ích của Hoa Kỳ.”
Ông tiếp tục: “Thật không may, ông [Biden] cũng coi Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển”. Chiến dịch tranh cử của ông Biden đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của The Epoch Times.
Ông Trump đang ra sức để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của mình, trong khi với ông Biden, “bạn thấy rõ [ở ông ấy] một mong muốn liên tục để đảm bảo rằng [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] có quyền tiếp cận Phố Wall”, ông Kennedy nói thêm.
Vào năm 2013, chính quyền cựu Tổng thống Obama đã cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư vào thị trường vốn Hoa Kỳ mà không bị các cơ quan quản lý Hoa Kỳ kiểm tra sổ sách của họ, sau cuộc họp giữa các quan chức Trung Quốc và ông ông Biden, là Phó Tổng thống khi đó. Ông Michael Johnstừng là từng là người viết bài phát biểu tại Nhà Trắng cho cố Tổng thống George H.W. Bush, và là một nhà phân tích chính sách đối ngoại của Tổ chức Di sản. Trao đổi với The Epoch Times, ông nhận định rằng Tổng thống Trump hiểu cách ĐCSTQ đã lợi dụng vai trò của Trung Quốc trong các cơ quan quốc tế, đồng thời “đang sử dụng những nỗ lực tích cực và tinh vi để mở rộng ảnh hưởng quân sự, tình báo và kinh tế ra toàn cầu”.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong bối cảnh lo ngại rằng cơ quan này chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự thao túng của ĐCSTQ.
Khi nói đến mối quan hệ của cựu Phó Tổng thống Biden với Trung Quốc, ông Johns khẳng định sự khác biệt là rất rõ ràng. Ông tin rằng chắc chắn ông Biden đã “tận dụng” mối quan hệ của mình với ĐCSTQ “vì lợi ích tài chính trực tiếp của con trai ông ấy”, tức Hunter Biden. Điều đó trái ngược hoàn toàn với những cảnh báo của ông Trump trong nhiều thập kỷ liên tục về việc Trung Quốc đã “cố ý phá hủy cơ sở sản xuất của chúng ta”, ám chỉ Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) và cựu Phó Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017 tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. (Ảnh của Mark RALSTON / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) và cựu Phó Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017 tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. (Ảnh của Mark RALSTON / AFP qua Getty Images)
Biden và con trai của ông ấy từng là thành viên ban giám đốc của một công ty quỹ đầu tư tư nhân do Trung Quốc hậu thuẫn. Cả 2 đều công khai phủ nhận mọi hành vi sai trái khi liên quan đến ĐCSTQ.
“Trong suốt 47 năm sự nghiệp của mình ở Washington, ông Biden đã ủng hộ một trong những lời nói dối lớn nhất về chính sách đối ngoại [của Hoa Kỳ] rằng: nền kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc sẽ dẫn đến những cải thiện sự điều tiết và tự do hóa trong phương cách tiếp cận với Hoa Kỳ và thế giới tự do, , cũng như cải thiện điều kiện nhân quyền ở [chính quốc gia này]”, ông Johns nói.
Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tổng mức thu nhập từ khoảng “300 tỷ USD (hơn 6,9 triệu tỷ VNĐ) vào năm 1980 lên 14 ngàn tỷ (hơn 324,4 triệu tỷ VNĐ) vào năm ngoái”, thì đồng thời giới lãnh đạo ĐCSTQ “đã trở nên hung hãn hơn, chứ không hề thuyên giảm”, ông nói. Ông còn bổ sung thêm rằng, ĐCSTQ hiện đại diện cho một trong những “[thể chế] có tình trạng nhân quyền kinh khủng nhất so với bất kỳ quốc gia nào. ”
Giới tình báo Mỹ đã kết luận rằng, chính quyền Bắc Kinh rất muốn ông Trump thua trong cuộc bầu cử năm nay. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công khai lên tiếng ủng hộ ông Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, nói rằng ông sẽ cư xử với ĐCSTQ “ôn hòa” hơn ông Trump.
Ghi chép về ĐCSTQ
Cố vấn chính trị Blair Brandt cho biết, từ tính xác thực của vị trí, hồ sơ theo dõi hay kế hoạch tương lai, có thể thấy rõ rằng ông Trump đã nhìn thấu mối đe dọa từ Trung Quốc, trong khi ông Biden vẫn giữ thái độ tương tự như các chính quyền trước đây.
“Ông Trump đã rất nhiều lần cho thấy, về cơ bản ông ấy hiểu rõ và sẵn sàng đương đầu với mối đe dọa hiện hữu từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong khi ông Joe Biden có vẻ tự mãn khi giữ nguyên trạng”, ông Brandt nói với The Epoch Times.
Ông bổ sung thêm rằng: “Chúng tôi không thể tiếp tục cho phép các doanh nghiệp và việc làm của Mỹ – những thứ đáng lẽ phải ở lại đất nước này – lại gia cường cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Trớ trêu là [chính sự tăng trưởng này] sau đó đang [trở thành] mối đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta trong [lĩnh vực] quân đội và không gian mạng”.
Ban đầu ông Biden coi thường mối đe dọa từ Trung Quốc. Tại một điểm dừng chân của chiến dịch tranh cử bang Iowa hồi tháng 5/2019, ông nói: “Trung Quốc sẽ giành bữa trưa của chúng ta ư? Ồ, không đến nỗi thế đâu, bạn ạ”.
Tại thời điểm đó, ông giải thích: “Ý tôi là, bạn biết đấy, họ không phải là những người xấu, bạn thân mến. Nhưng đoán xem, họ không phải là đối thủ cạnh tranh với chúng ta”.
Sau khi nhận được nhiều lời chỉ trích vì những bình luận của mình, chiến dịch của ông đã áp dụng một thái độ gay gắt hơn đối với Trung Quốc.
Mối quan hệ của ông Biden với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày càng sâu sắc hơn. Họ quen nhau khi ông Biden còn là Phó Tổng thống. Vào năm 2015, ông Biden nhấn mạnh rằng bản thân ông và ông Tập “đã có vô số cuộc thảo luận riêng tư vượt ra ngoài những chủ đề nói chuyện thông thường”.
Cựu Phó Tổng thống cho biết: “Tôi đã nói với chủ tịch [Tập] điều này sau nhiều cuộc họp của chúng tôi – rằng tôi rất ấn tượng với sự kiên cường, quyết tâm của chủ tịch, và năng lực của ông ấy để xử lý những gì ông ấy thừa hưởng”.
Ông William S. Bike là tác giả của cuốn sách “Chiến thắng trong các chiến dịch chính trị” (Winning Political Campaigns). Ông cho biết, Tổng thống Trump tin rằng nỗ lực của chính quyền ông Obama
chọn Trung Quốc làm đối tác chiến lược là một “thất bại”, và ông Trump đã “áp dụng cả một giọng điệu cứng rắn hơn và hành động cứng rắn hơn”.
Nếu ông Trump tái đắc cử, tác giả Bike khẳng định chúng ta sẽ còn thấy giọng điệu và chính sách cứng rắn được “tăng cường hơn nữa”.
Cựu phó Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích cụm từ “virus nước ngoài” mà ông Trump từng sử dụng mang tính “kỳ thị”, và cho rằng không được “phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, giới tính hoặc mã ZIP”.
Trả lời email của The Epoch Times, ông Bike cho biết: “Nếu ông Biden đắc cử, Hoa Kỳ sẽ không thể ngay lập tức quay lại với các chính sách của thời cựu Tổng thống Obama khi hợp tác với Trung Quốc, vì mối quan hệ đang quá căng thẳng. Thay vào đó, ông Biden sẽ nỗ lực tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của Hoa Kỳ, tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác của họ ở Viễn Đông, nhằm gây áp lực kinh tế và ngoại giao từ bên ngoài đối với Trung Quốc để [nước này] hợp tác với Hoa Kỳ.”
Tại một hội nghị bàn tròn năm 2011 ở Bắc Kinh, ông Biden nói, “Tổng thống Obama và tôi, chúng tôi hoan nghênh, khuyến khích và không thấy gì ngoài những lợi ích tích cực từ những khoản đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp và các thực thể Trung Quốc.”
Mối quan hệ trong quá khứ của ông Biden với ông Tập cũng giúp ông có cơ hội “xây dựng mối quan hệ công việc cá nhân với Chủ tịch Trung Quốc”, theo tác giả Bike.
Chống lại ĐCSTQ
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump hứa sẽ đối đầu với Trung Quốc trong các hoạt động kinh tế không công bằng của nước này. Các chuyên gia nhận định, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, mức độ cứng rắn trong cách đương kim Tổng thống tiếp cận các vấn đề với Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ.. Tổng thống Trump đã áp dụng một cách tiếp cận về an ninh quốc gia “huy động toàn chính phủ” để chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, một nỗ lực quy mô lớn chưa từng thấy ở các chính quyền tiền nhiệm của Hoa Kỳ.
Ông Trump đã nhiều lần ban hành các lệnh trừng phạt quan chức Trung Quốc, bao gồm cả những thực thể ủng hộ luật an ninh quốc gia độc tài mới của Trung Quốc ở Hong Kong, cũng như những hành vi vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.
Giám đốc FBI Christopher Wray gần đây đã tiết lộ rằng, cơ quan này hiện có hơn 2.000 cuộc điều tra truy vết thấy dấu tích của ĐCSTQ, đánh dấu sự gia tăng khoảng 1.300% các vụ điều tra gián điệp kinh tế có liên quan đến chính quyền Trung Quốc.
Ông cho biết cứ sau mỗi 10 giờ, FBI lại có “một cuộc điều tra về tình báo mới liên quan đến Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đang lên án “cuộc chiến đức tin kéo dài hàng thập kỷ” của ĐCSTQ, bao gồm cả cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một số công ty do Trung Quốc hậu thuẫn đã bị chính quyền Tổng thống Trump đưa vào danh sách đen vì các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Ông Trump công bố
thoả thuận hoà bình lịch sử Israel-Bahrain
Quý Khải
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (11/9) tuyên bố Bahrain sẽ bình thường hóa quan hệ với Israel.
Trên Twitter cá nhân, ông Trump đã ra Tuyên bố chung giữa 3 nước Mỹ-Bahrain-Israel, trong đó cho biết các nhà lãnh đạo “đã thảo luận hôm nay và đồng ý thiết lập mối quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Israel và Bahrain”.
“Đây là một bước đột phá lịch sử để hướng tới tình trạng hòa bình hơn nữa tại Trung Đông”, tuyên bố có đoạn, “Việc mở kênh đối thoại trực tiếp và mở cửa quan hệ giữa hai xã hội năng động và hai nền kinh tế tiên tiến này sẽ tiếp tục mang đến các biến chuyển tích cực ở Trung Đông, góp phần tăng cường ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực”.
Mỹ bày tỏ mong muốn của các nước là “đạt được một giải pháp công bằng, toàn diện và lâu dài cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine”.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm (10/9), ông Trump cho biết “vào tuần tới tại Nhà Trắng, chúng tôi sẽ có một buổi ký kết [bình thường hóa quan hệ] giữa UAE và Israel, và chúng tôi có thể có thêm một quốc gia khác bổ sung vào đó”, theo tờ The Times Of Israel.
“Và tôi có thể nói với các bạn rằng các quốc gia đang xếp hàng để tham gia vào việc này”, ông nói thêm, “Mọi người sẽ nghe thấy các quốc gia khác sẽ đến tham gia trong một khoảng thời gian tương đối ngắn sắp tới. Và chúng ta sẽ có hòa bình ở khu vực Trung Đông”.
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu quốc đảo nhỏ bé này có trở thành một trong những nước ký kết Hiệp định hòa bình giữa Israel và UAE (Hiệp ước Abraham) hay không như trong tuyên bố. Hiệp ước Abraham sẽ chính thức được ký kết tại Nhà Trắng vào thứ Ba tới (15/9). Bahrain cũng có thể công bố tài liệu mới báo hiệu mong muốn bình thường hóa quan hệ với Israel.
Nhiều người đã suy đoán rằng các quốc gia khác sẽ tìm cách bình thường hóa với Israel sau khi thỏa thuận UAE-Israel được công bố vào giữa tháng 8, The Hill đưa tin. Bahrain nằm trong danh sách bổ sung, vì Bahrain đã mở lời tiếp xúc đầu tiên với Israel trong nhiều thập kỷ. Oman và thậm chí cả Saudi Arabia cũng là những cái tên trong danh sách.
Quốc vương Bahrain, Hamad bin Isa Al Khalifa, nói với cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Jared Kushner rằng nước này sẽ chỉ tìm kiếm một thỏa thuận nếu Ả Rập Xê-út làm điều tương tự, theo tờ The Times of Israel. Tuy nhiên, chính phủ Ả Rập Xê-út trước đây từng tuyên bố bất kỳ thỏa thuận bình thường hóa Ả Rập Xê-út-Israel nào đều sẽ không được đặt lên bàn đàm phán cho đến khi có một thỏa thuận giữa Israel và Chính quyền Palestine.
Theo Daily Caller,
Quý Khải biên dịch
Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ ASEAN
về Biển Đông và sông Mêkông
Thanh Hà
Trong thông cáo công bố ngày 11/09/2020 sau cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN qua cầu truyền hình, lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo nhấn mạnh đến « cam kết lâu dài của Mỹ với ASEAN » về Biển Đông và sông Mêkông trước thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Pompeo trực tiếp nhắm vào Trung Quốc và Đảng Cộng Sản nước này qua tuyên bố sát cánh với các nước Đông Nam Á do đôi bên « cùng chia sẻ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, thượng tôn pháp luật, minh bạch, mở rộng và hội nhập ». Hoa Kỳ ủng hộ ASEAN nhằm lên án các « hành vi ngày càng hung hăng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đe dọa chủ quyền của các nước trong khu vực ».
Báo Singapore The Strait Times nhắc lại cuộc đấu khẩu gián tiếp trước đó giữa hai ngoại trưởng Mỹ-Trung qua hai cuộc họp khác nhau của các ông Vương Nghị và Mike Pompeo với các đối tác ASEAN. Bắc Kinh cáo buộc Mỹ là yếu tố quân sự hóa Biển Đông. Ngược lại, Washington lên án Trung Quốc uy hiếp các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.
Liên quan đến khu vực sông Mêkông, lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định « bảo vệ sự minh bạch và tôn trọng chủ quyền » của các nước trong vùng nơi mà theo ông Pompeo, « Đảng Cộng Sản Trung Quốc khuyến khích các hoạt động mua bán vũ khí và ma túy bất hợp pháp, đơn phương thao túng các nguồn nước ở thượng nguồn gây hạn hán » cho các quốc gia ở hạ lưu sông Mêkông.
PUBLICITÉ
Cũng trong tuyên bố này, ngoại trưởng Mike Pompeo đã bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về số phận của 12 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông, bị sa lưới an ninh của Hoa Lục trong lúc họ tìm đường sang Đài Loan lưu vong. Washington yêu cầu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga bảo đảm « an ninh » cho những người này.
Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ chính quyền Trung Quốc
bắt 12 nhà hoạt động Hồng Kông
Hải Lam
Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Sáu (11/9) cho biết Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc chính quyền Trung Quốc bắt giữ 12 nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, theo Reuters.
Các nhà hoạt động dân chủ này đang bị giam tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông Pompeo nói rằng giới chức Trung Quốc không cho luật sư tiếp cận các nhà hoạt động và cũng không cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hoặc các cáo buộc chống lại họ.
Các nhà hoạt động đã bị bắt ngoài khơi bờ biển Hồng Kông khoảng hai tuần trước. Vào cuối tháng 8, Cục Cảnh sát biển tỉnh Quảng Đông cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng họ đã bắt giữ ít nhất 10 người Hồng Kông sau khi chặn một chiếc thuyền ở biển phía nam tỉnh Quảng Đông. Truyền thông Hồng Kông dẫn các nguồn tin cho biết 12 người đang trên đường đến Đài Loan để xin tị nạn chính trị.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam hồi đầu tuần tuyên bố nếu họ “bị bắt vì hành vi phạm luật ở đại lục thì họ phải bị xử lý theo luật pháp ở đại lục”.
“Chúng tôi chất vấn về cam kết mà bà đặc khu trưởng Carrie Lam đã tuyên bố về việc bảo vệ quyền lợi của người dân Hồng Kông, và kêu gọi các nhà chức trách đảm bảo quy trình hợp lệ”, ông Pompeo cho biết.
Quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua do một loạt vấn đề, trong đó có Hồng Kông. Washington từng nhiều lần lên án Bắc Kinh cũng như chính quyền Carrie Lam vì bóp nghẹt nền dân chủ của Hồng Kông. Bộ Tài chính Mỹ hôm 7/8 thông báo áp lệnh trừng phạt với bà Carrie Lam cùng 10 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc đại lục vì làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.
Theo Reuters
Hương Thảo dịch và biên tập
Đề xuất cấm quan chức ngoại giao Trung Quốc
dùng Twitter
Phụng Minh
Ý kiến đề xuất cho rằng quan chức ngoại giao Trung Quốc đang lợi dụng công cụ của văn minh phương Tây để tuyên truyền trong khi cấm người dân mình sử dụng.
Tổ chức tư vấn tài trợ thúc đẩy hợp tác và hiểu biết giữa Bắc Mỹ và châu Âu – German Marshall Fund của Hoa Kỳ (GMF) đã đưa ra ý tưởng vào hôm thứ Năm (10/09), rằng liệu có nên cấm các quan chức ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thảo luận trên tài khoản Twitter hay không? Hai thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện châu Âu đã được mời tham gia.
Mặc dù nền tảng mạng xã hội Twitter của Mỹ bị cấm ở Trung Quốc, nhưng kể từ năm 2019, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã đẩy nhanh việc mở tài khoản Twitter để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ.
Đặc biệt là vào đầu năm nay, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã đăng tweet một cách vô cớ thuyết âm mưu rằng virus Vũ Hán có nguồn gốc từ quân đội Hoa Kỳ. Một số dân biểu Hoa Kỳ đã thúc giục Twitter cấm các tài khoản của các nhà ngoại giao ĐCSTQ.
Nghị sĩ Hoa Kỳ: Các quan chức ĐCSTQ nên bị cấm sử dụng Twitter
Nghị sĩ của đảng Cộng hòa Mike Gallagher tại Quốc hội bang Wisconsin Hoa Kỳ hôm thứ Năm tuyên bố rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc nên bị cấm sử dụng Twitter để tuyên truyền.
Ông nói rằng các quan chức ĐCSTQ không cho phép công dân của họ sử dụng các nền tảng xã hội nước ngoài, mà thay vào đó, vũ khí hóa các nền tảng này để nhắm mục tiêu vào các nền dân chủ phương Tây, Epoch Times đưa tin.
Ông Gallagher đã nói trong cuộc thảo luận rằng tuyên truyền sai lệch của ĐCSTQ về bệnh dịch là ví dụ rõ ràng nhất. Điều đó có thể minh họa rằng việc cho phép ĐCSTQ sử dụng các nền tảng này sẽ cho họ có cơ hội đưa thông tin sai lệch vào dư luận quốc tế.
Ông nói: “Đối với ĐCSTQ, Twitter không phải là nơi để thảo luận và tranh luận công khai, mà là một công cụ để truyền bá thông tin sai lệch, tạo điều kiện cho các hoạt động quốc tế của họ và đàn áp các cuộc thảo luận và tranh luận”.
Ông cho rằng trong khi ĐCSTQ tiếp tục cấm công dân của mình sử dụng Twitter, việc cho phép các quan chức ĐCSTQ tiếp tục sử dụng Twitter trên thực tế là đang dung thứ cho lệnh cấm của ĐCSTQ đối với Twitter. Thay vì cho phép ĐCSTQ tiếp tục hạn chế quyền tự do Internet, thì ít nhất điều một xã hội dân chủ có thể làm chính là bảo đảm rằng các quan chức ĐCSTQ sẽ không được hưởng lợi từ các dịch vụ họ cấm người dân dùng
Ông cho rằng cần thiết phải vạch trần việc kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ và ý định đồ xuất khẩu hình thái ý thức kiểm soát này của ĐCSTQ ra toàn thế giới.
Vào tháng 3 năm nay, sau khi nhà ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tweet rằng virus viêm phổi có thể được lính Mỹ mang đến Vũ Hán, Hạ nghị sĩ Gallagher và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ben Sasse đã cùng viết thư cho Giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey, thúc giục ông xóa tài khoản Twitter của các quan chức ĐCSTQ.
Trong thư, họ tuyên bố rằng ĐCSTQ “đang phát động một chiến dịch tuyên truyền lớn để viết lại lịch sử COVID-19 và minh oan cho sự dối trá của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc và thế giới”.
“Bằng cách cấm Twitter ở Trung Quốc, ĐCSTQ đang giữ công dân của mình trong bóng tối. Bằng cách tuyên truyền trên Twitter, ĐCSTQ đang nói dối phần còn lại của thế giới. Chúng tôi tin rằng chiến dịch tuyên truyền mà các quan chức chính phủ Trung Quốc hiện đang thực hiện trên Twitter – đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay – xứng đáng với việc bị xóa các tài khoản cá nhân này khỏi nền tảng…”
Nghị sĩ châu Âu: Phản ứng chiến lược với tuyên truyền của ĐCSTQ
Tham gia thảo luận của GMF còn có thành viên của Nghị viện châu Âu Miriam Lexmann từ Slovenia, bà và ông Mike Gallagher đều là thành viên của “Liên minh Nghị viện về Trung Quốc” (The Inter-Parliamentary Alliance on China) mới được thành lập.
Lexmann nói rằng ĐCSTQ là một thách thức to lớn mà các nước dân chủ cần phải đối phó. Bà tin rằng điều quan trọng hơn là cải thiện khả năng phản ứng với tuyên truyền của ĐCSTQ của các xã hội dân chủ. Bà cho biết, nếu tài khoản của các nhà ngoại giao ĐCSTQ bị phong tỏa, các tài khoản tuyên truyền khác của ĐCSTQ có thể xuất hiện, điều này sẽ gây tác hại tương tự đối với xã hội dân chủ. Lexmann tin rằng một cách tiếp cận chiến lược hơn nên được áp dụng để đáp lại tuyên truyền của ĐCSTQ.
Vào tháng 8 năm nay, Twitter đã công bố việc dán nhãn tài khoản của các cơ quan chính phủ, quan chức chính phủ và các phương tiện truyền thông quốc gia để phân biệt với người dùng bình thường. Vào tháng 6 năm nay, Twitter cũng đã xóa hơn 170.000 tài khoản liên quan đến việc ủng hộ Bắc Kinh và thúc đẩy ảnh hưởng của ĐCSTQ. Twitter cho biết những tài khoản này đã lan truyền thông tin sai lệch về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và sự bùng phát của virus Vũ Hán.
Ví dụ mới nhất là tài khoản Twitter chính thức được tích dấu chứng nhận của Lưu Hiểu Khánh, đại sứ của ĐCSTQ tại Vương quốc Anh, người đã “thích” một nội dung khiêu dâm vào ngày 9/9 và bị cư dân mạng bắt được. Sự việc này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn, khiến Lưu Hiểu Khánh bẽ mặt. Sau đó, Lưu Hiểu Khánh đã xóa tất cả các bài đã “thích” trên tài khoản Twitter của mình.
Theo Wang Xiang, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Chính quyền Trump được đề cử giải Nobel Hoà bình
Hải Lam
Một nghị sĩ Thụy Điển hôm 11/9 đề cử chính quyền của Tổng thống Trump, chính phủ Kosovo và Serbia cho giải Nobel Hòa bình 2021 về hợp tác kinh tế và đàm phán thương mại.
“Tôi đề cử chính phủ Mỹ, chính phủ Kosovo và Serbia cho Giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động chung của họ về hòa bình và phát triển kinh tế, thông qua thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Nhà Trắng”, Nghị sĩ Thụy Điển Magnus Jacobsson đăng Twitter hôm 11/9, kèm theo ảnh chụp thư đề cử.
“Thương mại và trao đổi thông tin là những viên gạch quan trọng xây nên hòa bình”, ông Jacobsson viết.
Trước đó, Nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde hôm 9/9 đề cử ông Trump cho giải thưởng này vì đã giúp Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đạt được một thỏa thuận hòa bình mang tính chất lịch sử.
Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti viết trên Facebook và Twitter rằng ông “vô cùng biết ơn” về sự đề cử này.
Theo The Hill, chính quyền Trump đã dẫn đầu cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo Serbia và Kosovo. Sau đó, hai quốc gia Balkan đã nhất trí bình thường hóa quan hệ kinh tế trong một cuộc họp tại Nhà Trắng vào tuần trước. Tổng thống Trump ca ngợi những bước tiến trong lễ ký kết tại Phòng Bầu dục, nói rằng chính quyền của ông đã “đạt thêm tiến bộ trong hòa bình Trung Đông”.
Tổng thống Trump hôm 11/9 thông báo Bahrain sẽ bình thường hóa quan hệ với Israel, đánh dấu thỏa thuận hòa bình thứ hai ở Trung Đông chỉ trong 30 ngày. Reuters đưa tin, tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump phát biểu trước giới truyền thông rằng: “Đây thực sự là một ngày lịch sử”.
Khoản trợ cấp thất nghiệp hàng tuần
trị giá 300 mỹ kim của Tổng Thống Trump
kéo dài đến 6 tuần
Những lao động thất nghiệp ở Hoa Kỳ đang nhận khoản viện trợ thất nghiệp 300 Mỹ kim của liên bang sẽ có thể được nhận tới 6 tuần, gấp đôi so với khoảng thời gian 3 tuần được bảo đảm ban đầu bởi cơ quan FEMA.
Vào tháng 8/2020, ngay sau khi Tổng thống Trump ký lệnh cho phép viện trợ, FEMA cho biết ban đầu họ chỉ lên kế hoạch cung cấp 3 tuần trợ cấp. Tuy nhiên, hôm thứ năm (10/9), FEMA cho biết họ sẽ cung cấp các khoản thanh toán trong 6 tuần, dựa trên tỷ lệ chi tiêu hiện tại của Hoa Kỳ cũng như Bộ Lao động.
Theo CBS News đưa tin, việc gia hạn phúc lợi có nghĩa rằng, lao động thất nghiệp điển hình sẽ nhận được tổng cộng 1,800 Mỹ kim tiền trợ cấp thất nghiệp theo kế hoạch “Lost Wages Assistance” (LWA) của Tổng thống Trump. Hơn một tháng sau khi tổng thống Trump ký lệnh, hiện chỉ có 17 tiểu bang đang chi trả các khoản trợ cấp cho người lao động. FEMA cho biết, 48 tiểu bang, Guam và Quận Columbia đã được chấp thuận các khoản thanh toán.
South Dakota từ chối nhận trợ cấp vì thống đốc khu vực này rằng hầu hết các công việc bị mất trong đại dịch đã được phục hồi. Nevada là tiểu bang duy nhất đang chờ FEMA phê duyệt. Tuy nhiên, ông Andrew Stettner, thành viên cấp cao của tổ chức The Century Foundation cho rằng, nhìn chung chương trình “Lost Wages Assistance” (LWA) là không đủ, điển hình như hai tiểu bang Montana và Texas đã cạn kiệt kinh phí cho khoản trợ cấp 6 tuần. Các dữ liệu lao động cho thấy, hơn 29 triệu người dân Hoa Kỳ đang trong tình trạng thất nghiệp. (BBT)
Mỹ thâm thủng ngân sách trên 3 ngàn tỉ đô vì COVID
Đại dịch virus corona đẩy mức thâm thủng ngân sách liên bang Mỹ lên trên 3.000 tỉ đô la trong 11 tháng đầu của năm tài chánh 2020, hơn gấp đôi mức kỷ lục của toàn bộ năm trước, Bộ Tài chánh Mỹ loan báo ngày 11/9.
3.007 tỉ đô la thâm thủng cho tới nay gần gấp ba lần mức thâm thủng 1.067 tỉ đô la cùng kỳ năm ngoái, bởi các khoản chi khổng lồ của chính phủ để chống lại nền kinh tế suy sụp vì đại dịch COVID.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự tính mức thâm thủng ngân sách của Mỹ cả năm 2020 là 3.300 tỉ đô la, chiếm 16% GDP, cao nhất kể từ khi Thế chiến Thứ Hai kết thúc.
10 phần trăm dân số tiểu bang Oregon
được yêu cầu di tản
khi cháy rừng giết chết 24 người ở bờ Tây
Khoảng nửa triệu người ở Oregon, tương đương 10% dân số của tiểu bang, đã được lệnh di tản vào thứ Sáu và cư dân của thành phố lớn nhất, Portland, được thông báo sẵn sàng di tản khi các đám cháy rừng thiêu rụi các tiểu bang Bờ Tây Hoa Kỳ, khiến ít nhất 24 người tử vong.
Khoảng một trăm vụ cháy rừng đã thiêu rụi một khu vực rộng gần bằng tiểu bang New Jersey trên khắp miền Tây Hoa Kỳ, tạo ra khói khiến California, Oregon và tiểu bang Washington có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới.
Oregon đang hứng chịu gánh nặng của sự tàn phá, với các nhóm cấp cứu vẫn không thể tiến vào các khu vực có ngọn lửa bùng cháy qua nhiều cộng đồng nhỏ trên dãy núi Cascade. Các thị trấn phía đông nam
của Portland chịu sự tác động của hướng gió sau khi hai vụ cháy rừng lớn nhất của Oregon hợp nhất thành một. Khi gió giảm và độ ẩm tăng vào thứ Sáu, các nhân viên cứu hỏa đã đưa máy bay không người lái vào một màn sương khói màu vàng để xem ngọn lửa gần đến mức nào.
Giám đốc cơ quan phòng hỏa hoạn của Sở Lâm nghiệp Oregon, Doug Grafe, cho biết ông sẽ cần gấp đôi số 3,000 nhân viên mà ông hiện có để khống chế khoảng ba chục vụ cháy lớn. Trong khi đó, Cháy rừng đã thiêu rụi hơn 3.1 triệu mẫu Anh (1.25 triệu ha) ở California tính đến nay, đánh dấu kỷ lục cho bất kỳ năm nào, với sáu trong số 20 vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tiểu bang xảy ra trong chín tháng qua. (BBT)
26 người chết, hàng chục người mất tích
vì cháy rừng ở Bờ Tây nước Mỹ
Ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong mùa cháy rừng đang diễn ra kinh hoàng ở Bờ Tây nước Mỹ. Các quan chức cho biết hàng chục người khác mất tích và hàng trăm người đã mất nhà cửa khi lửa cháy rừng thiêu rụi hàng triệu mẫu đất, một bản tin của CNN hôm 12/9 tường thuật.
Các bác sĩ nói khi nạn cháy rừng hoành hành, chất lượng không khí trên khắp miền Tây Hoa Kỳ đã giảm xuống mức không tốt cho sức khỏe, có thể khiến mọi người dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19.
Các lãnh đạo của các bang và giới chuyên gia nói rằng sự tàn phá trên diện rộng này có liên quan nhiều đến biến đổi khí hậu, và tình hình dường như sẽ không khá hơn, vẫn theo CNN.
“California đang ở giữa một cuộc khủng hoảng khí hậu hiện thời. Mới chỉ cách đây hai năm, khu vực này chứng kiến vụ cháy rừng khủng khiếp nhất trong lịch sử. Giờ đây, chỉ cách một vài kilomet, một đám cháy rừng chết chóc khác vừa mới tràn qua chính các cộng đồng dân cư đó”, Thống đốc California Gavin Newsom phát biểu hôm thứ Sáu 11/9, được CNN trích lại.
“Không còn nghi ngờ gì nữa – biến đổi khí hậu đang hiện diện ở đây, và nó đang diễn ra nhanh hơn dự đoán của hầu hết mọi người”, vẫn lời Thống đốc Newsom.
Có mặt ở tiền tuyến là hàng nghìn nhân viên cứu hỏa, nhưng cho đến nay họ hầu như không có sự trợ giúp nào của thời tiết – nhiệt độ vẫn cao và gió thổi mạnh vào các đám cháy. Và các quan chức nói rằng lửa sẽ không sớm tàn, CNN đưa tin.
Hỏa hoạn ở California cho đến nay đã thiêu rụi hơn 1,25 hectare, cao gấp 26 lần so với mức tàn phá cùng kỳ năm ngoái, theo cơ quan cứu hỏa California. Các quan chức ngành cứu hỏa cho biết hơn 3.900 nhà cửa đã bị phá hủy trong năm nay.
Tại bang Oregon, ít nhất tám trong số các đám cháy rừng được dự báo sẽ tiếp tục cháy “cho đến khi có các cơn mưa mùa đông”, Doug Grafe, Giám đốc Sở Cứu hỏa thuộc Bộ Lâm nghiệp Oregon, cho biết hôm 11/9, được CNN dẫn lại.
Các quan chức Oregon cho biết họ đang chuẩn bị cho khả năng “có nhiều người chết”, căn cứ vào số lượng nhà cửa đã bị đốt cháy.
Thống đốc bang cho biết hàng chục người hiện thuộc diện mất tích, chủ yếu ở phía tây của bang.
“Hơn 40.000 người Oregon đã được sơ tán và khoảng 500.000 người Oregon hiện đang ở trong các khu vực cần sơ tán”, Thống đốc bang Kate Brown cho biết.
Một bản tin của Reuters hôm 12/9 nói sau bốn ngày thời tiết nắng nóng kinh hoàng và nhiều gió, đã xuất hiện một tia hy vọng khi có gió dịu hơn từ đại dương thổi vào, mang lại không khí ẩm ướt và mát mẻ hơn, giúp các nhân viên cứu hỏa có thể đạt được tiến bộ trong việc chống lại những đám cháy phần lớn chưa thể kiểm soát được trong hồi đầu tuần này.
Doug Grafe, Giám đốc Sở Cứu hỏa thuộc Bộ Lâm nghiệp Oregon, cho biết: “Thời tiết sẽ thuận lợi cho chúng tôi”, theo tin của Reuters. Ông nói thêm rằng có dự báo là tình trạng thời tiết khá lên này sẽ tiếp tục vào tuần tới.
Ít nhất 10 người thiệt mạng
trong đám cháy gây chết chóc ở California
Con số tử vong trong các đám cháy rừng ở California lại tăng khi một bà mẹ xác nhận con trai 16 tuổi của bà nằm trong số những người thiệt mạng khi một cơn bão lửa quét qua nhiều ngôi làng ở chân dãy núi Sierra Nevada trong tuần này.
Bà Jessica Williams nói với đài CBS13 ở Sacramento rằng xét nghiệm DNA đã xác nhận con trai tuổi teen của bà, tên Josiah, đã chết.
Trước đó, bà nhiều lần khẩn thiết yêu cầu con – lúc đó đang mất tích, hãy gọi điện thoại về nhà.
Hiện không rõ liệu Josiah được tính vào số 10 ca tử vong vì cháy rừng, hay trong số 16 người bị liệt kê là mất tích mà chính quyền địa phương báo cáo.
Trên khắp tiểu bang, các khuyến cáo về nguy cơ cháy rừng cấp độ cao nhất từng được công bố vì thời tiết khô, nóng, gió mạnh mới đây đã được hạ cấp.
Chỉ cách đây 1, 2 ngày, đám cháy North Complex quét qua chân dãy núi Sierra Nevada lan nhanh tới mức các toán chữa lửa gần như bị bao trùm, cư dân địa phương phải chạy thục mạng tới một cái ao, và thị trấn Berry Creek, có 525 dân, và nhiều cộng đồng khác bị cháy rụi.
Hôm thứ Năm, cảnh sát trưởng quận hạt Butte, Đại úy Derek Bell, cho biết đã phát hiện được 7 thi thể, nâng số tử vong lên tới 10 ca nội trong vòng 2 ngày. Ít nhất có 4 người bị bỏng nặng đang được điều trị tại bệnh viện.
Nhân viên cảnh sát điều tra đang tìm kiếm xác người trong các cuộc tìm kiếm trên khắp các khu vực bị cháy cùng với một toán nhân chủng học từ Đại học Chico, Đại úy Bell cho biết.
Hơn 2000 căn nhà và nhiều kiến trúc khác đã bị thiêu rụi trong các đám cháy đã bắt đầu bùng lên cách đây vài tuần do sét đánh gây ra tại khu vực cách thành phố San Francisco khoảng 201 km về hướng đông-bắc.
Số tử vong cuối cùng, theo AP, sẽ cao hơn nhiều.
Trong số những người còn mất tích có bà Sandy Butler và chồng bà. Hai ông bà trước đó đã gọi điện cho con trai, cho biết họ đang cố chạy tới một cái áo để tránh đám cháy.
“Chúng tôi vẫn hy vọng và cầu nguyện có tin vui”, cháu dâu của ông bà, Jessica Fallon, nói. Jessica coi ông bà Butler như ông bà của chính mình. Cô nói:
“Tất cả mọi thứ đều có thể thay thế được, nhưng mạng sống của ông bà chúng tôi thì không. Thà tôi mất tất cả còn hơn là mất ông bà. Họ là chất keo gắn bó gia đình này”.
Cô Fallon nói cô đã gọi điện thoại cho các bệnh viện để tìm ông bà Butler. Cho tới đêm thứ Năm 10/9, gia đình cô chưa có tin gì về thân nhân của mình.
Hoa Kỳ: Giảm 30 độ, chuyển từ nắng nóng
sang tuyết rơi chỉ trong 1 đêm
Phụng Minh
Thậm chí có nơi nhiệt độ giảm 12 độ C chỉ trong 2 tiếng đồng hồ.
Bị ảnh hưởng bởi khối không khí lạnh bắc cực, nhiệt độ ở Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ đã giảm hơn 30 độ trong một đêm và xuất hiện hiện tượng nhiệt độ cao lẫn tuyết rơi trong vòng 48 giờ. Theo David Barjenbruch, dự báo viên cao cấp của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ, Colorado đã chuyển từ mùa hè sang mùa đông chỉ qua một đêm.
Biểu đồ cho thấy nhiệt độ đã giảm từ 34 độ C xuống 0 độ C trong 2 ngày.
Colorado đã trải qua nhiệt độ cao kỷ lục vào mùa hè này. Nhiệt độ cao 99 độ F (khoảng 37,2 độ C) được ghi nhận vào ngày 6/9, là nhiệt độ cao nhất trong tháng 9.
Vào ngày 7/9, khu vực xung quanh Denver vẫn đang phải vật lộn trong cái nóng oi ả cùng với những thân cây cháy âm ỉ sau vụ cháy rừng bùng phát dữ dội trong Công viên Quốc gia Rocky Mountain. Bầu trời nơi đây bao phủ bởi khói cuồn cuộn và không khí đặc quánh cùng bồ hóng.
Tuy nhiên, chỉ sau một đêm ở Denver nhiệt độ đã giảm 30 độ C và tuyết rơi dày đặc. Vào sáng ngày 8/9, độ phủ tuyết ở Denver đạt từ 8cm đến 15cm và độ phủ tuyết ở các vùng đồi núi vượt quá 30cm.
Tuyết rơi dày ở khu vực núi cao.
Theo Washingtonpost, các khu vực Pocatello, Idaho đã có nhiệt độ giảm từ 26,6 độ C lúc 5h chiều thứ Hai xuống 4,4 độ C lúc 7h15 tối. Như vậy nhiệt độ đã giảm hơn 12 độ chỉ trong vòng hơn 2 tiếng. Ở Cheyenne, Wyo, nhiệt độ cũng giảm từ 30 độ C vào buổi trưa xuống 3 độ C lúc 10h30 tối. Thành phố Rapid và Boulder, Colorado đã chứng kiến lượng tuyết rơi sớm nhất lịch sử.
Chuyên gia dự báo thời tiết Matthew Cappucci đăng trên mạng xã hội của mình rằng: “Tôi đang ở Denver, Colorado ngay bây giờ, nhiệt độ đang là 91 độ F (khoảng 33 độ C) và khu vực này đang được dự báo sẽ chuyển sang đông với tuyết rơi từ 3 đến 7 inch (7,6cm – 17,8cm)”.
Khắp Denver, mọi người bận rộn kéo những chậu hoa và cây cối ngoài trời vào trong nhà. Để tránh cho chúng khỏi chết cóng, họ còn bọc cây trong vải bố và ni lông. Nếu nhiệt độ này tiếp tục kéo dài, một số khu trượt tuyết ở Colorado cũng đã có kế hoạch bán vé cho mùa trượt tuyết sớm.
Một trong những mối đe dọa lớn nhất do bão tuyết mang lại là mất điện, vì những cành cây khô có thể bị dập nát do tuyết đè lên, đổ xuống dây điện đột ngột sẽ khiến nguồn điện bị cắt.
Tuy nhiên, tuyết rơi dày vào dịp này có thể là một tin tốt, khi nó có thể làm giảm cháy rừng ở Cameron Peak, Bắc Colorado. Ngọn lửa đã thiêu rụi hơn 102.000 mẫu Anh, nhưng đám cháy đã suy yếu đáng kể sau ngày 7/9.
David cho biết, khối không khí lạnh cuộn từ trên Vòng Bắc Cực và di chuyển nhanh về phía nam dọc theo sườn của dãy núi Rocky. Sau khi bão lùi về phía bắc và tây bắc trong tuần này, vẫn còn phải xem liệu thời tiết có trở lại trạng thái nóng, khô và gió trước đây hay không. Người ta ước tính rằng nhiệt độ sẽ tăng lên 21 hoặc 27 độ C vào cuối tuần.
Theo Qing He, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Thị trưởng Washington DC ủng hộ dỡ bỏ di tích
lịch sử Đài tưởng niệm Tổng thống Washington
Bình luậnNguyên Hương
Ngày 8/9, Thị trưởng Washington, D.C., Muriel Bowser và là thành viên Đảng Dân chủ cho biết, bà ủng hộ báo cáo yêu cầu bà dỡ bỏ, di dời hoặc bối cảnh hóa (thêm lời thuyết minh) Đài tưởng niệm Tổng thống Washington vì “không đủ tiêu chuẩn” lịch sử và bà mong muốn được “xem xét và tiến hành” các khuyến nghị này.
Khuyến nghị này do Ủy ban quản lý Các Cơ sở và Đài tưởng niệm của Đặc khu Columbia (DCFACES) đưa ra dựa trên các tiêu chí đánh giá: người được tưởng niệm có tham gia vào chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc có hệ thống, ngược đãi, hoặc có hành vi đàn áp quyền bình đẳng của người da màu, phụ nữ và cộng đồng LGBTQ (cộng đồng người đồng tính luyến ái, chuyển giới), cũng như vi phạm Đạo luật Nhân quyền của Đặc khu Columbia hay không.
Ngoài Đài tưởng niệm Tổng thống Washington, Ủy ban này còn đề nghị bà Bowser sử dụng vị trí của mình trong Ủy ban Cố vấn Tưởng niệm Thủ đô Quốc gia để hỗ trợ việc dỡ bỏ hoặc bối cảnh hóa Đài phun nước Christopher Columbus, Tượng Benjamin Franklin, Tượng Tổng thống Andrew Jackson và Đài tưởng niệm Tổng thống Jefferson.
Ủy ban này cũng đưa ra khuyến nghị xác định một loạt các ứng cử viên để xây tượng tôn vinh trong thành phố với nhấn mạnh rằng 70% các bức tượng và đài tưởng niệm ở thủ đô của Hoa Kỳ mang tên người da trắng.
Đồng thời, nhóm công tác của ủy ban cũng khuyến nghị đổi tên ít nhất 21 trường công lập mang tên các nhân vật lịch sử như James Monroe, Thomas Jefferson, Francis Scott Key và Woodrow Wilson, cũng như xác định tổng số 153 tài sản từ các trường công lập, trung tâm giải trí, cầu, khu dân cư và tượng đài, được đặt tên theo “những người có vấn đề”.
Ngày 8/9, trong một tuyên bố, Đồng Chủ tịch DCFACES và Cố vấn cấp cao Beverly Perry cho biết: “Trên khắp đất nước, các cộng đồng đang phản ánh tình trạng phân biệt chủng tộc có hệ thống trong văn hóa Hoa Kỳ thể hiện qua các chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và các nhóm bị phân biệt đối xử khác”. Ông Perry cũng nói rằng trong những ngày qua, nhóm làm việc [DCFACES] đã đưa ra các đề xuất để đảm bảo rằng các cơ sở và đài tưởng niệm ở thủ đô Washington DC đương đại “phản ánh các giá trị phù hợp”.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã lên án bất kỳ hành động nào nhắm vào các di tích liên bang được đề cập ở trên. Tuyên bố báo chí ngày 1/9 của chính quyền Tổng thống đã chỉ trích những khuyến nghị trên là “lố bịch” và bà thị trưởng Washington DC là “tự do thái quá” và “đang lặp lại tuyên truyền của phe cánh tả để kích động bạo loạn nguy hiểm: phá hủy lịch sử và phá hủy những di sản vĩ đại” của thủ đô Hoa Kỳ. Tuyên bố này cũng cho biết, Tổng thống Donald J. Trump tin rằng Tượng đài
Washington, Tượng Christopher Columbus, Tượng Andrew Jackson và Đài tưởng niệm Jefferson là những di sản “phải được bảo tồn, không được phá bỏ; phải được tôn trọng, không được ghét bỏ; và phải được truyền lại cho các thế hệ sau”.
Tuyên bố của thư ký báo chí cũng nói: “Chừng nào Tổng thống Trump còn ở trong Nhà Trắng, những khuyến nghị vô trách nhiệm của thị trưởng sẽ hoàn toàn không đi đến đâu, và với tư cách là thị trưởng thành phố thủ đô của Quốc gia chúng ta – một thành phố thuộc về người dân Mỹ – bà phải xấu hổ vì đã ủng hộ đề nghị xem xét chúng”.
Nguyên Hương
Theo Daily Caller và Law&Justice
Venezuela: TT Maduro nói gián điệp CIA Mỹ
bị bắt gần nhà máy lọc dầu
TT Nicolás Maduro cũng nói chính quyền Venezuela gần đây đã triệt phá một âm mưu gây nổ tại nhà máy lọc dầu
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố một “gián điệp Mỹ” đã bị bắt gần hai nhà máy lọc dầu ở bang Falcón, phía Tây Bắc nước này.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Maduro nói người đàn ông bị bắt mang theo vũ khí và lượng lớn tiền mặt gần các nhà máy lọc dầu Amuay và Cardon hôm thứ Năm.
Ông nói người này “là lính thủy đánh bộ ở các căn cứ của CIA ở Iraq”. Ông không đưa thêm chi tiết nào khác.
Tới giờ Hoa Kỳ chưa có bình luận chính thức nào về vụ việc.
Cũng trong bài phát biểu, ông Maduro nói chính quyền Venezuela gần đây đã triệt phá một âm mưu gây nổ tại nhà máy lọc dầu El Palito ở bang Carabobo nằm phía Bắc nước này.
Tháng trước, tòa án Venezuela kết án hai cựu binh sỹ Mỹ 20 năm tù vì tìm cách lật đổ ông Maduro.
Luke Denman và Airan Berry bị tuyên án tội thông đồng, buôn vũ khí trái phép và khủng bố.
Hai người nằm trong số 13 người bị bắt hồi tháng Năm khi họ tìm cách từ Colombia vào Venezuela bằng đường biển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người từ lâu đã phản đối Tổng thống Maduro theo CNXH, phủ nhận các cáo buộc của Venezuela nói rằng ông Trump đứng đằng sau vụ này.
Washington ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaidó và công nhận ông là lãnh đạo chính danh của Venezuela.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Venezuela rất căng thẳng. Ông Maduro đã cáo buộc Hoa Kỳ thao túng phe đối lập chính trị để chiếm đoạt nguồn tài nguyên dầu khổng lồ của nước này.
Trong khi đó, Hoa Kỳ và ông Guaidó, lại đổ lỗi cho Tổng thống Maduro đã gây ra sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela.
Covid-19: Thăm dò của BBC cho thấy
phân chia rõ rệt giữa các nước giàu và nghèo
Đại dịch Covid-19 đã tấn công các quốc gia nghèo nhiều hơn phần còn lại của thế giới, gieo rắc bất bình đẳng trên toàn cầu, theo một khảo sát của BBC.
Cuộc khảo sát với gần 30.000 người tham gia cho thấy các quốc gia khác nhau đã bị ảnh hưởng thế nào bởi đại dịch, sáu tháng sau khi Covid-19 được xác nhận vào ngày 11/3/2020.
Chi phí tài chính là một vấn đề lớn, sau khi đóng cửa đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Các nước nghèo hơn và những người trẻ hơn nói rằng họ đối mặt với khó khăn lớn nhất.
Cuộc thăm dò cho thấy sự sụt giảm thu nhập của 69% người được hỏi ở các nước nghèo hơn, so với 45% ở những nước giàu hơn.
Kết quả cũng khác nhau theo chủng tộc và giới tính, với phụ nữ gặp tệ hại hơn nam giới, và người da đen được cho thấy có mức độ nhiễm Covid-19 cao hơn người da trắng ở Mỹ.
Nghiên cứu được GlobeScan thực hiện cho BBC World Service ở 27 quốc gia vào tháng 6/2020, vào cao điểm của đại dịch ở nhiều nơi.
Tổng cộng, hơn 27.000 người đã được khảo sát về Covid-19 và tác động của đại dịch đối với cuộc sống của họ.
Một thế giới không bình đẳng
Cuộc thăm dò cho thấy đại dịch đã tác động nghiêm trọng hơn đến người dân ở các nước nghèo hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có.
Có khác biệt đáng chú ý giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nước không phải là thành viên. OECD là một nhóm gồm 37 quốc gia nằm trong số các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Cuộc thăm dò cho thấy 69% người dân ở các nước không thuộc OECD bị ảnh hưởng thu nhập do đại dịch, so với 45% người sống ở các nước OECD.
Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy những người ở Châu Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Phi có xu hướng nói rằng virus đã có tác động đáng kể đến họ hơn là với những người sống ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Những người ở Kenya (91%), Thái Lan (81%), Nigeria (80%), Nam Phi (77%), Indonesia (76%) và Việt Nam (74%) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về tài chính.
Những người có thu nhập thấp ở những nước này có xu hướng cao nói rằng họ hiện giờ thậm chí còn có ít tiền hơn.
Những người có thu nhập cao ở Úc, Canada, Nhật Bản, Nga và Anh có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi đại dịch hơn những người có thu nhập thấp nhất.
Ảnh hưởng giữa các thế hệ
Vẫn theo thăm dò này, đại dịch Covid-19 đã mở ra một hố sâu ngăn cách giữa giới trẻ và người già.
Các thế hệ trẻ hơn nói rằng họ trải qua một thời gian khó khăn hơn các thế hệ già. Điều này có thể là do có ít cơ hội hơn để làm việc, giao tiếp xã hội và tìm kiếm giáo dục, học hành trong thời gian đại dịch xảy ra.
Khoảng 55% người được hỏi thuộc Thế hệ Z (tức những người sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010) và 56% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990) cảm thấy đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
Ngược lại, chỉ 49% những người thuộc Thế hệ X (những người sinh từ 1965 đến 1980) và 39% Những người thuộc nhóm Baby Boomers (bùng nổ dân số – những người sinh từ 1946 đến 1964) nói rằng họ cảm thấy như vậy.
Những người được hỏi thuộc thế hệ Z phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về tài chính, với 63% nói rằng họ thấy thu nhập của mình có sự thay đổi. Ngược lại, chỉ 42% thuộc thế hệ bùng nổ dân số Baby Boomers cho biết thu nhập của họ bị ảnh hưởng.
Các thế hệ cao niên hơn cũng có nhiều khả năng thoát khỏi những tổn hại về thể chất hoặc tài chính. Khoảng 56% thuộc thế hệ Baby Boomers và lớn hơn cho hay không bị tác động về thể chất hoặc tài chính, so với mức trung bình 39% trên toàn cầu.
Các phát hiện chính khác từ cuộc thăm dò bao gồm:
Gần 6/10 người (57%) nói rằng họ đã bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch.
Phụ nữ nói rằng phải đối mặt với tác động tài chính lớn hơn nam giới. Sự chênh lệch lớn nhất được cho thấy ở Đức (32% phụ nữ so với 24% nam giới), Ý (50% so với 43%) và Anh (45% so với 38%) chịu ảnh hưởng.
Ở Mỹ, 14% người Mỹ da đen nói rằng họ hoặc một thành viên trong gia đình đã bị nhiễm Covid-19, so với 7% người Mỹ da trắng nhiễm.
Trong khi đó, các bậc cha mẹ cảm thấy những tác động lớn hơn từ đại dịch, với 57% nói với khảo sát rằng họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều, so với 41% những người không có con.
EU đẩy nhanh các bước ứng phó
một ‘Brexit không có thỏa thuận’
Liên minh châu Âu hôm 11/9 gấp rút xúc tiến các kế hoạch để ứng phó với một Brexit “không có thỏa thuận”, sau khi chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson từ chối hủy ý định thay đổi một số điều khoản trong thỏa thuận rút ra khỏi EU, điều mà Brussels cho là sẽ kéo dài đàm phán thêm 4 năm, theo Reuters.
Tuần này, nước Anh công khai tuyên bố họ có ý định lật lại các nội dung củ thỏa thuận rút ra khỏi EU mà họ đã ký hồi tháng 1, khi London chính thức chia tay với khối EU.
Anh cho biết động thái này là nhằm minh định rõ những chi tiết còn mơ hồ, nhưng London đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới trong khi còn chưa đầy 4 tháng nữa trước khi giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit kết thúc vào tháng 12.
“Bây giờ mọi sự sẽ tùy thuộc vào chính phủ của Vương quốc Anh có khôi phục được lòng tin hay không”, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic nói sau khi ông loan báo cho các nhà lập pháp EU về sự thất bại của cuộc đàm phán của ông ở London ngày hôm trước, khi ông yêu cầu Anh hủy bỏ kế hoạch không tuân thủ một số quy định để rút ra khỏi EU trước cuối tháng này.
Anh từ chối, nói rằng quốc hội của Anh đứng trên luật pháp quốc tế và có quyền bỏ qua những điều khoản này.
Ông Pascal Donohoe, Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro khẳng định “Khi Vương quốc Anh mưu tìm quan hệ thương mại với EU trong tương lai, thì “điều kiện tiên quyết là Anh phải tôn trọng các thỏa thuận đã ký”.
Ủy ban Châu Âu hôm 10/9 ra tối hậu thư, yêu cầu chính phủ Anh rút lại Dự luật Thị trường Nội địa trước cuối tháng 9, EU tuyên bố sẽ dùng tới luật pháp nếu Anh không thỏa đáng yêu cầu này. Nhưng chính phủ Anh từ chối, và bây giờ cho biết quốc hội sẽ tranh luận về Dự luật Thị trường Nội địa vào ngày thứ Hai tuần tới.
Theo Reuters, dự luật này sẽ vấp phải sự chống đối tại cả hai viện vì nhiều chính trị gia cấp cao của Anh bị sốc khi cho rằng London đang có ý định công khai vi phạm luật pháp quốc tế.
Những diễn biến đó đang tăng nguy cơ Anh rời EU mà không có thỏa thuận, gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại trong tương lai.
Giữa lúc quan hệ giữa London và Brussels đang xấu đi, Nhật Bản và Anh cho biết hai nước đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về một thỏa thuận thương mại song phương, mà nếu thực hiện, có nghĩa là 99% hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Nhật Bản sẽ được miễn thuế.
AstraZeneca tiếp tục thử nghiệm lâm sàng
vắc xin phòng virus corona ở Vương quốc Anh
AstraZeneca thông báo hôm thứ Bảy 12/9 rằng công ty này nối lại việc thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin ngừa virus corona ở Vương quốc Anh, sau khi tạm dừng thử nghiệm hồi đầu tuần này vì những lo ngại về an toàn, CNBC và Bloomberg đưa tin.
Hãng AstraZeneca cho biết Cơ quan Quản lý Dược của Vương quốc Anh xác nhận với hãng rằng đã đủ an toàn để nối lại các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Hãng từ chối tiết lộ thông tin y tế về việc tạm dừng thử nghiệm trước đó, theo tin của CNBC và Bloomberg.
Hãng nói rằng “quy trình rà soát tiêu chuẩn đã kích hoạt việc tự nguyện tạm dừng” tất cả các thử nghiệm toàn cầu vào ngày 6/9 để các ủy ban độc lập và cơ quan quản lý nội bộ có thể xem xét lại các dữ liệu về độ an toàn.
Trong khi các thử nghiệm giờ đây có thể tiếp tục trở lại ở Vương quốc Anh, vẫn chưa rõ về tình hình của các thử nghiệm ở những nơi khác, CNBC và Bloomberg tường thuật.
“Công ty sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan y tế trên toàn thế giới và được hướng dẫn khi nào các thử nghiệm lâm sàng khác có thể tiếp tục để cung cấp vắc xin một cách rộng rãi, đồng đều và phi lợi nhuận trong đại dịch này”, AstraZeneca cho biết trong một tuyên bố, được CNBC và Bloomberg dẫn lại.
Hôm 8/9, AstraZeneca thông báo rằng các thử nghiệm giai đoạn cuối của họ đã tạm dừng vì lo ngại về an toàn.
“Đây là một việc bình thường phải diễn ra bất cứ khi nào tiềm tàng có trường hợp ốm đau mà không rõ nguyên nhân trong một trong các thử nghiệm, trong khi sự việc này được điều tra, đảm bảo rằng chúng tôi giữ được tính trung thực của các thử nghiệm. Trong các thử nghiệm lớn, có những ca ốm đau sẽ tình cờ xảy ra nhưng phải được xem xét độc lập để kiểm tra điều này một cách cẩn thận”, công ty cho biết vào thời điểm đó.
Covid-19 : Thủ tướng Pháp báo động
Thanh Hà
Chiều ngày 11/09/2020, thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo tăng cường các biện pháp chống Covid-19 do « tình hình đang xấu đi thấy rõ ». 42 trong số 101 tỉnh bị đặt trong vùng « virus năng động » với đà lây nhiễm cao. Các biện pháp phong tỏa tùy thuộc vào tình hình của mỗi địa phương.
Trong hai ngày liên tiếp, Pháp ghi nhận thêm hơn 9.000 ca nhiễm mới và phát hiện thêm 106 ổ dịch trong vòng 24 giờ. Sau cuộc họp Hội Đồng Quốc Phòng trưa hôm qua do tổng thống Emmanuel Macron chủ trì, thủ tướng Pháp Jean Castex vào cuối giờ chiều thông báo các biện pháp chính như sau : Tăng cường các phương tiện xét nghiệm, Tuyển dụng thêm nhân sự nhằm tăng cường các biện pháp theo dõi, Rà soát những ca nhiễm, đồng thời rút ngắn thời gian bị cách ly đang từ 14 ngày xuống còn 7.
Trước mắt, chính phủ loại trừ kịch bản lại ban hành các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc ngay cả trong trường hợp dịch bệnh tái phát mạnh nhưng không loại trừ khả năng siết chặt thêm các điều kiện bảo đảm an ninh y tế trong vài tuần lễ nữa nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Các biện pháp đó có thể là bắt buộc các cửa hàng, quán ăn, quán cà phê… phải đóng cửa. Tuy nhiên thủ tướng Castex cũng trấn an công luận rằng, chính phủ cố gắng phản ứng kịp thời ngăn ngừa dịch nhưng đồng thời cũng tránh phản ứng quá mạnh tay làm phương hại đến các hoạt động kinh tế.
Gilets Jaunes bùng phát trở lại
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 « xấu đi rõ rệt » như vậy chiều nay 12/09/2020 phong trào phản kháng Áo Vàng (Gilets Jaunes) của Pháp lại xuống đường. Tại thủ đô Paris cuộc tập hợp dự trù diễn ra trên đại lộ Champs Elysées. Cảnh sát Paris ước tính có từ 4.000 đến 5.000 người biểu tình, 20 % trong số này có thể là những « thành phần bạo động cực đoan ».
Phong trào Áo Vàng bùng nổ từ tháng 11/2018 chống những bất công về xã hội và các biện pháp thuế khóa đè nặng lên những người có thu nhập thấp. Các cuộc biểu tình chiếm đóng các bùng binh liên tiếp diễn ra trong năm đầu vào mỗi ngày Thứ Bảy, với nhiều vụ bạo động xảy ra gần như hàng tuần.
Covid-19 trên thế giới
Nhìn rộng ra hơn ngoài phạm vi nước Pháp, Tây Ban Nha ngày 11/09/2020 cho biết có thêm hơn 12.000 ca nhiễm virus corona chủng mới trong một ngày. Là một trong những quốc gia bị nặng nhất tại châu Âu, Tây Ban Nha liên tục ghi nhận số bệnh nhân gia tăng từ tháng 7/2020. Madrid ban hành nhiều biện pháp ngăn chận dịch và thậm chí khởi động lại các biện pháp cách ly tại một số khu vực như ở quần đảo Baléares kể từ hôm nay.
Tại Brazil, trong ngày 11/09/2020, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 130.000 người chỉ trong vòng có nửa năm. Trên toàn quốc có 4,3 triệu người dương tính với virus corona chủng mới. Dịch bệnh cũng không hề thuyên giảm tại Mêhicô với thêm 70.000 bệnh nhân được ghi nhận trong ngày hôm qua. Tại châu Á, Ấn Độ tiếp tục có thêm kỷ lục mới với hơn 97.000 ca dương tính.
Chế tài của Bắc Kinh đối với doanh nghiệp Séc
đến thăm Đài Loan bị chế giễu
Hương Thảo
Đòn trả đũa của ĐCSTQ quá ấu trĩ đến mức khiến người ta kinh ngạc.
Chủ tịch Thượng viện Séc Miloš Vystrčil đã đến thăm Đài Loan vài ngày trước đây và thu được một số kết quả có ý nghĩa. Nhưng họ đã bị ĐCSTQ trả đũa.
Lấy ví dụ, Trung Quốc đã ra lệnh hủy bỏ đơn đặt hàng trị giá 7 triệu Đài tệ (khoảng 240 ngàn USD) với Petrof, một nhà sản xuất đàn piano nổi tiếng của Séc. Hiện còn có thông tin cho rằng ĐCSTQ sẽ cấm kinh doanh tại Trung Quốc đối với các công ty Séc đã đến Đài Loan thăm và làm việc trong phái đoàn của Chủ tịch Thượng viện Séc, theo Sound of Hope.
Về vấn đề này, các doanh nhân Séc nói rằng họ không có ý định thâm nhập thị trường Trung Quốc, nhưng đòn trả đũa của ĐCSTQ lại quá ấu trĩ đến mức khiến người ta kinh ngạc. Truyền thông nước ngoài cho rằng kiểu trả thù này là “gậy ông đập lưng ông”, không chỉ làm tổn thương người khác, mà còn làm tổn thương chính nó.
Tờ Thời báo Hoàn cầu, kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này, đưa tin rằng chính quyền sẽ trả đũa chuyến thăm Đài Loan của ông Miloš Vystrčil, và các công ty liên quan đến chuyến thăm Đài Loan sẽ không được phép vào thị trường Trung Quốc, những người đi cùng phái đoàn cũng sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc.
Phái đoàn Séc đến Đài Loan có 89 thành viên, ngoài ông Miloš còn có Thị trưởng Praha Zdeněk Hřib, 8 thượng nghị sĩ, phóng viên báo đài và đại diện học thuật. Có khoảng 36 công ty Séc đến thăm Đài Loan, chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ. Trước khi đến thăm Đài Loan, họ nói rằng họ đã sẵn sàng đối mặt với sự trả đũa của ĐCSTQ.
Truyền thông Séc đưa tin ông Radovan Haluza, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ sinh học Séc Generi, người đã tham gia chuyến thăm Đài Loan, nói rằng điều này không ảnh hưởng gì đến ông vì công ty của ông không có ý định thâm nhập thị trường Trung Quốc, và họ không cần sử dụng “lực ảnh hưởng chính trị” của Bắc Kinh để đạt được thành công. Và với chuyến thăm Đài Loan lần này, ông đã dự liệu từ lâu sẽ bị Trung Cộng “trừng phạt”, nhưng không ngờ ĐCSTQ lại “có khoảng cách lớn như vậy với các tư tưởng Châu Âu”.
Ông Pavel Diviš, chủ tịch Phòng Thương mại Séc-Đài Loan, cũng nói rằng sự trả đũa của ĐCSTQ đã được dự liệu từ trước, “nhưng nó quá ấu trĩ, và các quy định rõ ràng như vậy, khiến người ta phải kinh ngạc”.
Ông cũng nói rằng phản ứng của Trung Quốc là sự tiếp tục các tuyên bố trước đó, bao gồm cả một bức thư từ Đại sứ quán Trung Quốc gửi cho cựu Chủ tịch Thượng viện Séc Jaroslav Kubera, đe dọa ông không đến thăm Đài Loan, và lời cảnh báo từ Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng ông Vystrčil đến thăm Đài Loan “sẽ phải trả một giá đắt”.
Tuy nhiên, bài phân tích trước đó của Sound of Hope đã chỉ ra rằng đó chỉ là chiêu trò “giết gà dọa khỉ”, vì ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Cộng hòa Séc là rất nhỏ, ngay cả khi áp đặt trừng phạt thì nó chỉ mang tính biểu tượng hơn là tác động thực tế, và có thể dẫn đến việc người dân châu Âu tẩy chay Trung Quốc.
Trên thực tế, những lời lẽ đe dọa Vystrčil của Vương Nghị đã gây ra sự phẫn nộ ở Châu Âu. Ngoài Ngoại trưởng Đức và Ngoại trưởng Liên minh Châu Âu, Tổng thống Slovakia Zuzana Čaputová cũng tuyên bố rằng bà không thể tiếp nhận nổi sự uy hiếp của ĐCSTQ.
Việc Bắc Kinh hủy đơn đặt hàng của nhà sản xuất đàn piano Petrof cũng bị chế giễu rằng thủ đoạn chế tài quá kém cỏi; Tỷ phú người Séc Komarek đã lại mua tất cả những cây đàn piano Petrof và tặng chúng cho trường học Séc, nhằm hỗ trợ các giá trị được đại diện bởi phái đoàn Chủ tịch Thượng viện Séc đến Đài Loan.
Phái đoàn do ông Vystrčil dẫn đầu đã đến thăm Đài Loan từ ngày 30/8 đến ngày 5/9. Chủ tịch Thượng viện Séc chỉ đứng sau Tổng thống, nên có thể nói ông Vystrčil là đại diện chính thức cấp cao nhất của Cộng hòa Séc thăm Đài Loan trong những năm qua, có ý nghĩa biểu tượng quan trọng đối với mối quan hệ giữa Đài Loan và Châu Âu.
Khi ông Vystrčil ở Đài Loan, các doanh nhân của hai nước có thể đến thăm và hợp tác với nhau. Ông nói: “Cộng hòa Séc giúp Đài Loan mở cánh cửa Châu Âu, và Đài Loan giúp Cộng hòa Séc mở cánh cửa châu Á. Đây là quan hệ đối tác cùng có lợi và là một phương thức hợp tác của các quốc gia dân chủ và tự do”.
Theo Sound of Hope
Hương Thảo biên dịch
Cảnh sát Belarus bắt giữ
hàng chục người biểu tình chống chính phủ
Cảnh sát Belarus bắt giữ hàng chục người biểu tình hôm thứ Bảy 12/9 khi hàng nghìn người tụ tập ở thủ đô Minsk yêu cầu thả một thủ lĩnh đối lập đang bị giam giữ, đây là diễn biến mới nhất của làn sóng biểu tình đông người sau cuộc bầu cử gây tranh cãi.
Maria Kolesnikova, 38 tuổi, gần đây nổi lên là một nhân vật đối lập quan trọng sau khi những người khác bị bỏ tù hoặc buộc phải rời khỏi đất nước, trong đó có bà Sviatlana Tsikhanouskaya, đối thủ chính của Tổng thống Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng trước.
Những người biểu tình nói rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử ngày 9/8 để ông Lukashenko được hưởng một chiến thắng vang dội, trong khi bà Tsikhanouskaya – người đã phải chạy trốn sang Lithuania – mới là người chiến thắng thực sự.
Ông Lukashenko, người đã nắm quyền 26 năm, phủ nhận điều nêu trên và nói rằng các thế lực nước ngoài đứng sau các cuộc biểu tình.
Ít nhất 5.000 người biểu tình, nhiều người trong số họ là phụ nữ, tập trung ở trung tâm Minsk hôm thứ Bảy 12/9, hô vang “Cút đi!” nhằm vào ông Lukashenko, và “Masha” – một biến thể thường dùng thay cho cái tên Maria – để ủng hộ bà Kolesnikova, một nhân chứng của Reuters cho biết.
Cảnh sát bắt đầu bắt giữ người ngay sau khi cuộc biểu tình bắt đầu lúc 12h, giờ quốc tế, tống ít nhất 40 người lên xe cảnh sát chỉ trong giờ đầu tiên của cuộc biểu tình, theo nhân chứng.
Bà Kolesnikova đã bị đưa bằng ô tô đến biên giới Ukraine vào đầu tuần trước sau khi người ta nhìn thấy bà bị những người đàn ông bịt mặt lôi khỏi đường phố và tống lên một chiếc xe thùng ở Minsk.
Theo hai người thân cận đi cùng bà, bà đã chống lại việc bị trục xuất khỏi Belarus bằng cách xé tan quyển hộ chiếu và ném qua cửa ô tô. Hiện bà bị giam giữ ở Minsk và có khả năng phải đối mặt với án tù dài với cáo buộc là cố nắm quyền bất hợp pháp.
Bà Tsikhanouskaya, người đã tranh cử đối đầu với ông Lukashenko thay cho người chồng của bà vốn được mọi người biết đến nhiều hơn và đã bị giam giữ trước cuộc bầu cử, hôm 12/9 kêu gọi cảnh sát ngừng đàn áp bất đồng chính kiến.
“Bạo lực mà các người đang áp dụng đối với phụ nữ thật đáng hổ thẹn”, bà nói trong một tuyên bố. “Bất cứ ai phạm tội chống lại những người biểu tình ôn hòa rồi sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Nga : Vụ đầu độc nhà đối lập Navalny liệu có
ảnh hưởng đến kết quả bầu cử cấp vùng ?
Thanh Hà
Chủ Nhật 13/09/2020, Nga tổ chức bầu cử bán phần tại gần 50 vùng trong bối cảnh chính quyền Nga bị quy kết đầu độc nhà đối lập Alexei Navalny và phong trào phản kháng chống tổng thống Vladimir Putin không ngừng gia tăng tại vùng Viễn Đông Nga.
Cuộc bỏ phiếu lần này được xem là bài toán trắc nghiệm một năm trước bầu cử lập pháp và đảng Nước Nga Thống Nhất của tổng thống Putin đang muốn tô điểm lại hình ảnh của mình với công luận.
Thông tín viên đài RFI, Jean- Didier Revoin từ Matxcơva phân tích :
Tránh phong trào phản kháng bằng cách chọn các ứng cử viên được phép ra tranh cử đồng thời đưa đảng Nước Nga Thống Nhất trở lại vị trí trung tâm trên bàn cờ chính trị. Đó chính là mục tiêu của Vladimir Putin. Năm 2019, việc một số thống đốc bang xuất thân từ đảng cầm quyền bị thất cử đã làm cho ông bực bội.
Theo Arnaud Dubien, giám đốc Đài Quan Sát Pháp-Nga, trụ sở tại Matxcơva, lần này tổng thống Nga bằng mọi giá muốn tránh lặp lại kịch bản đó.
“Điều quan trọng đối với đảng Nước Nga Thống Nhất là tránh để các ứng cử viên đối lập giành được thắng lợi, cho dù đó là những phe đối lập được phép, nghĩa là những đảng phái được hiện diện ở Hạ Viện Duma. Và đây là một điểm mới. Đồng thời người ta cũng nhận thấy là đảng Cộng Sản đang chịu nhiều áp lực bởi vì chính quyền cho rằng họ có thể thu hút được một bộ phận cử tri chống đối chính quyền.”
Thêm một điểm khác có thể khơi dậy công phẫn, đó là vụ Alexei Navalny. Liệu rằng vụ ông này bị đầu độc có tiếp thêm sức mạnh cho phe chống chính quyền hay không ? Ngoại trừ thủ đô Matxcơva và thành phố Saint Petersbourg, ảnh hưởng của ông Navalny đối với những địa phương khác khá mờ nhạt. Do vậy chuyên gia Arnaud Dubien tỏ ra thận trọng.
“Không biết vụ đầu độc Alexei Navalny có hiệu ứng nào hay không và hiệu ứng đó là gì. Có thể chúng ta sẽ biết được câu trả lời vào Chủ Nhật này, nhưng trên thực tế, không có gì chắc chắn cả“.
Tránh gây ồn ào để tập trung chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2021. Và cuộc bầu cử này mang tính quyết định cho cuối nhiệm kỳ ông Vladimir Putin trước khả năng ông tái đắc cử vào năm 2024. Đây chính là một thách thức cho cuộc bầu cử cuối tuần này.
‘Nước Nga bị dịch Covid-19 nặng vì chủ quan’
Tình hình dịch Covid-19 ở Nga ‘hiện đã ổn định’ nhưng họ đang chuẩn bị cho làn sóng bùng phát thứ hai vào mùa thu, một người Việt ở Nga cho biết và cho rằng Nga đã có thái độ chủ quan trước dịch bệnh cho nên mới bị nặng như vậy.
Nga hiện là nước có số ca nhiễm virus corona nhiều thứ tư thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Tính đến ngày 10/9, Nga ghi nhận hơn 1.046.000 ca nhiễm với 18.000 ca tử vong – thấp hơn nhiều so với ba nước đang dẫn đầu.
‘Thiếu bác sĩ, y tá’
Thủ đô Moscow từ ngày 23/8 đã dỡ bỏ các giới hạn sau hai tháng phong tỏa, người dân Nga hiện vẫn được yêu cầu giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang ở nơi công cộng, cô Lê Minh Châu, một người Việt sinh ra ở Nga đang học cao học y khoa và làm việc trong các bệnh viện ở thủ đô cho VOA biết.
Khó khăn lớn nhất trong chống dịch ở Nga, theo cô Châu, là rất thiếu y bác sĩ do số ca nhiễm quá đông.
“Một y tá mà phải chăm sóc đến 7, 8 bệnh nhân nên làm không xuể,” cô dẫn chứng và cho biết các bệnh viện mà cô đang làm việc đang chuẩn bị cho đợt bùng phát mới dự kiến sẽ xảy ra vào mùa thu.
Do thiếu bác sĩ và giường bệnh, chỉ những bệnh nhân rất nặng mới được nhập viện còn người bệnh nhẹ thì được bảo ở nhà, được cho đơn thuốc cũng như được gọi điện thăm chừng. Người có triệu chứng rõ ràng mới được xét nghiệm miễn phí, còn người dân Nga muốn được xét nghiệm thì phải trả tiền, theo lời nghiên cứu sinh này.
Những ai có bảo hiểm thì có thể được bảo hiểm chi trả cho thời gian nằm viện tới 21 ngày, sau đó thì phải tự chi trả, cô Châu cho biết.
“Còn ai không có bảo hiểm thì tự đi khám cũng không đắt lắm. Trong trường hợp phải nằm viện thì được miễn viện phí, xét nghiệm, thuốc men, ăn uống cho đến 7 ngày,” cô nói thêm.
Cô Lê Minh Châu cũng làm công việc giúp giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ cho cộng đồng người Việt ở Nga về Covid-19. Cô cho biết trong cộng đồng người Việt đã có nhiều người nhiễm virus corona và cũng đã có người Việt tử vong.
“Có mấy lần người Việt mua được khẩu trang, hay nhập được khẩu trang rồi đi chia cho các bác sĩ Nga và cả người Việt không mua được khẩu trang,” cô cho biết về sự tương trợ lẫn nhau của người Việt ở Nga.
‘Chỉ nghĩ là cúm thường’
Về hình thức hỗ trợ của Chính phủ Nga, cô Châu nói những ai phải nghỉ việc ở nhà vì dịch bệnh sẽ được Chính phủ trợ cấp 12.000 rúp (khoảng 160 đô la Mỹ) một tháng thông qua công ty, và nếu có con nhỏ sẽ được hỗ trợ thêm từ 5 đến 8 ngàn rúp nữa.
“Ngoài ra họ còn được miễn thuế nữa,” cô nói. “Tất nhiên đây là số tiền rất ít, không đủ chi dùng trong một tháng.”
Về lý do dịch bùng phát mạnh mẽ ở Nga, cô Châu nhận định: “Họ rất là chủ quan. Tại vì bên châu Á bị dịch trước, lúc đấy chính phủ Nga bảo là không sao đâu, nó không liên quan đến nước mình, rồi thì cái bệnh đấy chỉ là cảm cúm, ốm xong rồi sẽ hết nên không ai sợ hết. Ai cũng ra đường vui chơi các kiểu.”
Theo nhận xét của nghiên cứu sinh đang công tác trong các bệnh viện ở thủ đô Moscow, Nga không chống dịch quyết liệt như Việt Nam, chẳng hạn như ai từ nước ngoài vào ‘không bị cách ly 14 ngày mà có thể đi thẳng về nhà’.
Trong tình hình hiện nay khi số ca bệnh quá nhiều thì Nga cũng kiểm soát không xuể. Bằng chứng là trước đây nếu có một người nhiễm bệnh thì cả khu nhà sẽ được xét nghiệm nhưng bây giờ chỉ kiểm tra những người trong cùng gia đình mà thôi, cô nói thêm.
Mới đây, Nga phê chuẩn vaccine Sputnik V ngừa virus corona và tuyên bố sắp tiêm chủng đại trà bất chấp quan ngại của giới khoa học quốc tế.
Nghiên cứu sinh Lê Minh Châu ở Nga cho rằng ‘việc tiêm vaccine hết cho dân khi chưa được thử nghiệm đầy đủ là không đúng’ vì vaccine có nhiều tác dụng phụ khó lường.
Afghanistan : Khởi động đàm phán hòa bình
giữa các phe nổi dậy với chính phủ
Minh Anh
Thứ Bảy 12/09/2020, vòng đàm phán hòa bình cho Afghanistan khởi động tại Doha, thủ đô Qatar. Tham gia cuộc thương lượng này, có đại diện của phe nổi dậy Taliban và các đại diện chính trị cũng như là xã hội dân sự. Mục tiêu là nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài từ 19 năm qua kể từ khi phe Taliban bị liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đánh đuổi.
Cuộc đàm phán lần này còn có sự tham dự của ngoại trưởng Mike Pompeo. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ hối thúc chính quyền Kabul và phe Taliban nên nắm bắt lấy cơ hội hòa bình này cho các thế hệ tương lai. Cuộc đàm phán được cho là sẽ rất căng thẳng. Phe Taliban trước khi bước vào đàm phán nhắc lại lập trường muốn có một « hệ thống Hồi giáo » tại Afghanistan.
AFP lưu ý là đàm phán đã bị trì hoãn mất 6 tháng do những bất đồng lớn về việc trao đổi tù nhân. Để chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, Taliban yêu cầu trả tự do cho 5 000 chiến binh bị giam cầm trong các xà lim chính phủ. Trong số này, 400 người bị xem như là những thành phần nguy hiểm và có tư tưởng cực đoan nhất. Đặc biệt là có 6 người được cho có liên quan đến cái chết của nhiều công dân Pháp và Úc.
Còn theo quan sát của thông tín viên đài RFI, Sonia Ghezali, tại Kabul, người dân bị chia rẽ giữa hy vọng và nỗi sợ hãi.
« Các cuộc đàm phán hòa bình được dự báo sẽ là một cuộc đọ sức gay cấn. Ai cũng nhận thức được điều này. Nhưng chính phủ phải tiếp tục các nỗ lực cho hòa bình. Ali Akbar, một công nhân ngành xây dựng ngán ngẩm nói :
“Chúng tôi sống trong cảnh chiến tranh từ hơn 40 năm qua. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi giờ phải làm điều gì đó để đi đến hòa bình. Cho người dân, cho người lao động, cho con trẻ, cho cả những người như tôi đây. Vì nghèo khổ, vì chiến tranh, tôi đã không được đến trường“
Nhiều phụ nữ cảm thấy cay đắng. Bốn phụ nữ trong phái đoàn đàm phán phải đối mặt với phe Taliban ở Doha. Điều này chưa đủ để bảo đảm các quyền có được trong 20 năm gần đây theo như lời của Karima, một sinh viên.
Cô nói : “Chúng tôi thật sự khiếp hãi. Chúng tôi rất sợ. Tương lai của chúng tôi rồi sẽ ra sao ? Chuyện gì rồi sẽ xảy ra cho chúng tôi ? Người ta không muốn quay về với quá khứ và sống lại giai đoạn đen tối như dưới thời chế độ Taliban.”
Karima tin rằng phe Taliban sẽ không thay đổi.
Bahrain bình thường hóa quan hệ với Israel
Ngày 11/9, Bahrain theo chân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất khi đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel, một phần vì những lo ngại chung về Iran. Quyết định của Bahrain có thể khiến cho người Palestin càng thêm cô lập.
Tổng Thống Donald Trump loan tin này trên Twitter sau cuộc điện đàm với vua Bahrain, Hamad bin Isa Al Khalifa, và Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, Tòa Bạch Ốc cho hay.
“Đây thực sự là một ngày lịch sử,” ông Trump nói với báo giới tại Phòng Bầu dục và bày tỏ hy vọng các nước khác sẽ theo gương.
“Mở đối thoại trực tiếp và quan hệ giữa hai xã hội năng động và kinh tế tiến bộ này sẽ tiếp tục giúp Trung Đông chuyển hoá tích cực và tăng cường ổn định, an ninh, phồn thịnh trong khu vực,” Mỹ, Bahrain và Israel tuyên bố trong một thông cáo chung.
Cách đây một tháng, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel theo một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian dự trù sẽ ký kết trong một buổi lễ do ông Trump chủ tọa tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 15/9.
Lễ ký kết giữa Israel-UAE sẽ có sự tham dự của Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, và Ngoại trưởng UAE, Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan.
Thông cáo chung nói Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif Al Zayani sẽ tham dự buổi lễ này và ký “Tuyên ngôn Hòa bình lịch sử” với ông Netanyahu.
Ít nhất 50 người chết
trong vụ sập mỏ vàng ở đông Congo
Ít nhất 50 người được cho là đã thiệt mạng khi một mỏ khai thác vàng thủ công bị sập gần Kamituga ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo vào chiều thứ Sáu 11/9, một tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực khai khoáng ở địa phương cho biết.
Vụ sập mỏ xảy ra ở địa điểm có tên “Detroit” vào khoảng 3 giờ chiều, giờ địa phương (13h, giờ quốc tế), sau khi có mưa to, theo lời tường thuật của Emiliane Itongwa, Chủ tịch của chương trình Sáng kiến Hỗ trợ và Giám sát Xã hội của Phụ nữ.
“Một số thợ mỏ đã ở trong giếng của mỏ và không ai có thể thoát ra. Chúng tôi đang nói đến ở đây là 50 người trẻ tuổi”, Itongwa cho hay.
Các bức ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy có hàng trăm người trên sườn đồi xung quanh lối vào hầm mỏ, trong đó có tiếng một số người than khóc.
Tai nạn vẫn thường xảy ra ở các mỏ khai thác thủ công không được kiểm soát ở Congo, với hàng chục người chết mỗi năm tại các mỏ mà ở đó những người đào mỏ dù không có đủ trang bị song vẫn tiến sâu vào lòng đất để tìm kiếm quặng.
Một vụ lở đất tại một mỏ vàng cũ đã giết chết 16 người vào tháng 10 năm ngoái. Ngoài ra, 43 thợ mỏ bất hợp pháp thiệt mạng trong một vụ lở đất khác tại một mỏ đồng và coban vào tháng 6/2019.
Tại Diễn Đàn ARF, Việt Nam tố cáo
các vụ vi phạm quyền của các nước ven biển
Trọng Nghĩa
Ngày 12/09/2020, hội nghị ngoại trưởng các nước thuộc Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) lần thứ 27 khai mạc theo hình thức trực tuyến do dịch Covid-19. Hồ sơ Biển Đông chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của đại diện 27 thành viên. Với tư cách nước chủ trì hội nghị, Việt Nam bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » trước các vụ « vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển ».
Phát biểu khai mạc Diễn Đàn ARF, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải « duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông ». Ông còn tuyên bố rằng Việt Nam « chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến, vụ việc phức tạp, các hành động vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển ».
Tuy không nêu đích danh, nhưng ngoại trưởng Việt Nam muốn nói đến những hành vi của Trung Quốc trong thời gian qua tại Biển Đông, liên tục sách nhiễu các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí cũng như đánh cá của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia…
Ngoại trưởng Việt Nam cũng nhấn mạnh yêu cầu « thượng tôn pháp luật, tự kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 ».
Quan điểm trên đây đã được Diễn Đàn ARF ghi nhận. Theo bộ Ngoại Giao Việt Nam thì « trước những diễn biến phức tạp, vụ việc nghiêm trọng và các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982 » ở Biển Đông, Diễn Đàn ARF đã yêu cầu các bên tự kiềm chế, tránh làm phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa khu vực này.
Diễn Đàn ARF cũng ủng hộ việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở « phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 », và tái khẳng định rằng « UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương ».
Diễn Đàn ARF là một cơ chế đối thoại an ninh hiếm hoi tập hợp hầu hết các tác nhân quan trọng trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước ASEAN cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga và đặc biệt là Bắc Triều Tiên.
Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật Bản
sẽ đưa ra nỗ lực cuối cùng
để thúc đẩy khả năng tấn công hỏa tiễn
Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Thủ tướng Nhật Bản sắp mãn nhiệm Shinzo Abe dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố về chiến lược phòng thủ hỏa tiễn có thể làm thay đổi lập trường an ninh của đất nước sau khi ông rời nhiệm sở.
Truyền thông địa phương bao gồm cả đài truyền hình NHK cho biết phát biểu của ông Abe vào hôm thứ Sáu (11/9) cũng sẽ đề cập đến việc hỏa tiển có khả năng tấn công các căn cứ hỏa tiễn của đối phương. Theo tin từ BLOOMBERG, tờ báo Sankei trích lời các viên chức ẩn danh và cho biết chính sách mới sẽ nằm trong ranh giới của luật pháp quốc tế, hiến pháp hòa bình và tư thế an ninh quốc gia.
Việc áp dụng sẽ được giao cho phụ tá hàng đầu của ông Abe, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, người dự kiến sẽ thay thế thủ tướng vào tuần tới khi ông từ chức vì lý do sức khỏe. Trong nhiều năm, ông Abe cố gắng sửa đổi hiến pháp do Hoa Kỳ soạn thảo sau Thế chiến thứ hai, và khả năng tấn công bằng quân sự có thể sẽ thách thức các giới hạn của văn bản này.
Trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các kho vũ khí hỏa tiễn của Trung Cộng và Bắc Hàn, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền hồi tháng trước đề nghị Nhật Bản xem xét các hệ thống hỏa tiễn cho phép quốc gia này tấn công phủ đầu các hỏa tiễn của đối phương trước khi chúng rời khỏi bãi phóng, đồng thời xem đây là một hành động phòng thủ. (BBT)
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc
thăm Việt Nam vào tuần sau
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha dự định đến thăm Việt Nam và sẽ hội đàm với người đồng nhiệm của Việt Nam về các vấn đề quan hệ song phương trong hạ tuần tháng 9.
Hãng tin Yonhap vào ngày 11/9, dẫn nguồn từ cơ quan ngoại giao cho biết thông tin vừa nêu.
Tin cho biết bà Bộ trưởng Ngoại giao Kang Kyung-wha thăm Việt Nam trong hai ngày và sẽ lên đường vào thứ Năm, ngày 17/9.
Theo lịch trình được dự kiến, bà Kang sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và bà Kang kêu gọi Chính phủ Việt Nam đơn giản hóa quy trình nhập cảnh, hỗ trợ cho việc đi lại và làm việc giữa Hàn Quốc với Việt Nam được thuận tiện hơn.
Hàn Quốc được nói là đã cố gắng thuyết phục các quốc gia bên ngoài thiết lập hệ thống nhập cảnh nhanh cho doanh nhân của họ. Trung Quốc và Singapore đã thiết lập các thủ tục như vậy, và bà Kang cũng kêu gọi Việt Nam tạo ra một chương trình tương tự.
Trong chuyến công du đến Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Kang Kyung-wha đồng thời chia sẻ quan điểm về việc tăng cường hợp tác giữa Hàn Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo Chính sách hướng Nam mới của Seoul, nhằm làm sâu sắc hơn trong hợp tác kinh tế và các mối quan hệ khác đối với các đối tác ASEAN.
Samsung ca ngợi vai trò của lãnh đạo Samsung
trong thương vụ với Verizon trị giá 6.6 tỷ mỹ kim
Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Khi nhà lãnh đạo Jay Y. Lee của Samsung Electronics sẵn sàng cho một cuộc xét xử mới vào tháng tới, công ty kỹ thuật khổng lồ này âm thầm đẩy mạnh một chiến dịch quan hệ công chúng để ca ngợi chuyên môn đàm phán của ông Lee, bao gồm cả việc giành được hợp đồng trị giá 6.6 tỷ mỹ kim từ Verizon của Hoa Kỳ.
Ca ngợi người thừa kế Samsung là “người bán hàng giỏi nhất”, trong năm qua, công ty này tung ra một loạt các tuyên bố và hình ảnh về các chuyến thăm của ông đến nhiều địa điểm kinh doanh của họ, cho thấy một khía cạnh thường kín tiếng của ông Lee, người có hình ảnh công khai bị tổn hại về một vụ bê bối hối lộ kéo dài.
Những rắc rối pháp lý ngày càng gia tăng đối với ông Lee, vốn đặt ra nghi vấn về quyền lãnh đạo của một trong những công ty kỹ thuật lớn nhất thế giới, diễn ra đồng thời với đường lối cải cách của Tổng thống Moon Jae-in, được bầu ba năm trước sau khi người tiền nhiệm Phát Cận huệ bị luận tội và bỏ tù. Ông Lee bị truy tố vào tuần trước vì bị tình nghi gian lận kế toán và thao túng giá cổ phiếu.
Một buổi xét xử dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 22 tháng 10. Bộ máy quan hệ công chúng của Samsung đẩy mạnh một chiến dịch lấy lòng dư luận, thông báo với truyền thông địa phương trong tuần này rằng
họ kỳ vọng mảng kinh doanh thiết bị mạng tân tiến sẽ phát triển thành “lĩnh vực kinh doanh tiên phong đầu tiên của thời đại Lee Jae-yong. (BBT)
Thái Anh Văn: Trung Quốc
không nên đánh giá thấp ý chí tự vệ của Đài Loan
Quý Khải
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Sáu (11/9) đã cảnh báo Trung Quốc không được đánh giá thấp ý chí tự vệ của Đài Loan và quyết tâm của người dân hòn đảo này trong việc bảo vệ lối sống dân chủ và tự do của họ, theo CNA.
Trong một bài đăng Facebook, bà Thái cũng lên án Bắc Kinh phá vỡ hòa bình khu vực bằng cách làm gia tăng căng thẳng tại eo biển Đài Loan.
Bà đưa ra các bình luận trên sau khi máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm thứ Tư (9/9) và thứ Năm (10/9).
Đáp lại lời đe dọa của quân đội Trung Quốc (PLA), bà Thái cũng đã viết trên Twitter hôm thứ Sáu rằng “những nam nữ quân nhân cam kết và tận tâm với sứ mệnh bảo vệ Đài Loan”.
“Khi đề cập đến lãnh thổ có chủ quyền của Đài Loan, chúng tôi sẽ không nhường một tấc đấc. Khi nói đến các quyền tự do dân chủ, chúng tôi sẽ giữ vững lập trường”, bà nói.
Trong một chuyến thị sát Bộ chỉ huy Phòng không và Pháo binh của Không quân Đài Loan hôm thứ Sáu, bà Thái đã yêu cầu các quân nhân phải cảnh giác trước các cuộc xâm nhập thường xuyên của quân đội Trung Quốc vào vùng ADIZ của nước này.
Hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã chỉ trích Bắc Kinh vì những hành động “ngày càng gia tăng khiêu khích” của họ sau nhiều cuộc xâm nhập của máy bay Không quân và tàu Hải quân Trung Quốc vào khu vực bán kính 90 hải lý (166 km) xung quanh Đài Loan trong vòng hai ngày trở lại đây.
Bộ Quốc phòng đã mô tả các cuộc điều động của PLA là gây nguy hiểm cho an toàn hàng không quốc tế, đồng thời kêu gọi các giới chức Trung Quốc kiềm chế và không trở thành “kẻ gây rối” trong khu vực.
Theo CNA
Quý Khải biên dịch
Đài Loan yêu cầu tham gia Đại hội đồng LHQ
trong bối cảnh đại dịch
Bình luậnDu Miên
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc Đài Loan yêu cầu được tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) năm nay càng có ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo thế giới.
Đài Loan là một trong số ít quốc gia đối phó thành công với cuộc khủng hoảng đại dịch virus Corona Vũ Hán hiện nay, trong khi đó Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục hứng chịu búa rìu chỉ trích từ các nước vì che đậy thông tin cập nhật trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Dưới áp lực chính trị từ Trung Quốc, có khả năng LHQ sẽ loại Đài Loan một lần nữa khỏi Đại hội đồng – dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 15/9 đến 30/9 tại New York, Hoa Kỳ.
ĐCSTQ luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, bất chấp việc trên thực tế hòn đảo này hoạt động như một quốc gia, với chính phủ được bầu cử dân chủ cùng quân đội và tiền tệ riêng.
Bắc Kinh đã liên tục gây sức ép để các tổ chức quốc tế phải chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, chẳng hạn như LHQ.
“23,5 triệu người Đài Loan bị từ chối tiếp cận các cơ sở của LHQ. Các nhà báo và cơ quan truyền thông Đài Loan cũng bị từ chối xác nhận để đưa tin về các cuộc họp của LHQ”, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Jaushieh Joseph Wu viết trong bài bình luận gần đây được đăng trên một số tờ báo châu Á.
Để kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, chủ đề của cuộc họp năm nay sẽ là “Tương lai mà chúng ta muốn, Liên hợp quốc chúng ta cần: Tái khẳng định cam kết chung của chúng ta đối với chủ nghĩa đa phương”.
Đài Loan không còn là thành viên của LHQ kể từ tháng 10/1971.
Do đại dịch COVID-19, lần đầu tiên Đại hội LHQ sẽ được tổ chức trực tuyến năm nay. Các nhà ngoại giao tham gia sự kiện sẽ được nhắc nhở mỗi ngày về đại dịch đang diễn ra, do tiêu chuẩn mới của môi trường họp trực tuyến.
Đài Loan tuy có mật độ dân số cao nhưng lại có ít hơn 500 trường hợp được xác nhận nhiễm virus và 7 trường hợp tử vong, kể từ khi đại dịch bắt đầu hoành hành. Trong khi đó, toàn thế giới đã có hơn 27 triệu người mắc bệnh và hơn 893.000 trường hợp tử vong.
Các chuyên gia cho rằng, thành công của Đài Loan trong việc kiềm chế sự lây lan của virus là nhờ các biện pháp phòng ngừa sớm, phần lớn đến từ kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc trong quá khứ. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là người đứng đầu Hội đồng Các vấn đề Đại lục – cơ quan quản lý các mối quan hệ của quốc đảo với Trung Quốc đại lục – trong đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) năm 2003. Trong đợt dịch bệnh SARS, Đài Loan đã ghi nhận 180 người tử vong.
Dựa trên kinh nghiệm trước đây, Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh của Đài Loan (DCA) đã cử 2 chuyên gia y tế đến Vũ Hán vào ngày 11/1, khi nghe thông tin về một căn bệnh bí ẩn có triệu chứng tương tự như bệnh viêm phổi bùng phát ở thành phố vào cuối năm ngoái. DCA đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên vào ngày 16/1 để giải quyết nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn bắt nguồn từ Vũ Hán, sau đó nhanh chóng thiết lập các biện pháp kiểm soát biên giới và một Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương mới để đối phó với loại virus Corona Vũ Hán.
Trong khi đó, các quốc gia khác chủ yếu dựa vào thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đến thăm Bắc Kinh và gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 28/1, 5 ngày sau khi có lệnh phong tỏa Vũ Hán toàn phần. Tuy nhiên, WHO lại không tuyên bố COVID-19 là đại dịch cho đến ngày 11/3.
Thành công của Đài Loan trong việc bảo vệ đảo quốc khỏi đại dịch đã thu hút sự chú ý của thế giới. Vào tháng Tám, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã đến thăm Đài Loan để thảo luận về các chiến lược trong việc ngăn chặn COVID-19. Ông Azar trở thành quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm quốc đảo này kể từ năm 1979.
Đài Loan cũng đang nỗ lực hỗ trợ các quốc gia khác. “Đài Loan đã tặng 51 triệu khẩu trang phẫu thuật; 1,16 triệu khẩu trang N-95; 600.000 áo choàng cách ly; 35.000 nhiệt kế đo trán và các vật liệu y tế khác cho hơn 80 quốc gia,” ông Wu nói trong bài bình luận của mình.
Trong Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, LHQ cam kết rằng “không ai bị bỏ lại phía sau”; và bởi vì “phẩm giá của con người là cơ bản, chúng tôi muốn chứng kiến tất cả các quốc gia và dân tộc đều đạt được mục tiêu cho mọi thành phần trong xã hội”.
Bộ trưởng Wu khẳng định rằng, LHQ đang làm trái với tầm nhìn của chính họ, “khi Đài Loan – một trong những nền dân chủ kiểu mẫu trên thế giới và là ví dụ thành công trong việc ngăn chặn đại dịch hiện nay – tiếp tục bị cấm tham gia cũng như trao đổi kinh nghiệm và thông tin trong hệ thống của LHQ.”
Hồi tháng Năm, Đài Loan đã bị loại khỏi cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế Thế giới – cơ quan ra quyết định của WHO – mặc dù đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch.
Kể từ năm 2017, Đài Loan đã bị Trung Quốc cấm tham gia vào hội nghị và các cuộc họp của họ.
Ông Wu nhấn mạnh trong bài bình luận của mình: “Cộng đồng toàn cầu phải nỗ lực phối hợp để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn và bền vững hơn. Đài Loan đã chuẩn bị sẵn sàng, và đủ khả năng để trở thành một phần của những nỗ lực này ”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Tập Cận Bình lo lắng
xuất hiện những ‘kẻ đào mộ’ bên trong thể chế
Vũ Dương
Trong một bài phát biểu, ông Tập đã đề cập đến việc ngăn chặn việc bồi dưỡng ra “những kẻ đào mộ bên trong thể chế này”, làm dấy lên nghi ngờ rằng điều này có liên quan sâu sắc đến khủng hoảng bên trong chính quyền ĐCSTQ.
Truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây giới thiệu nhà xuất bản Bắc Kinh đã xuất bản một cuốn sách mới, trong đó đã thu thập lượng lớn các bài phát biểu và chỉ thị của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền đến nay, rất nhiều trong số đó là được xuất bản công khai lần đầu tiên.
Tạp chí “Cầu Thị” (Qiu Shi), kênh truyền thông của ĐCSTQ, gần đây đã đăng bài viết giới thiệu cuốn sách mới có liên quan đến ngôn luận của ông Tập Cận Bình đã được xuất bản ngày 6/9 này. Nội dung cuốn sách liên quan đến cái gọi là phòng ngừa những rủi ro thách thức, ứng phó với các tình huống bất ngờ phát sinh. Trong sách cũng đề cập đến ngày 18/3 năm ngoái, tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã tổ chức hội nghị tọa đàm với các giáo viên dạy môn lý luận chính trị và tư tưởng trong trường.
Một phần nội dung trong cuốn sách mới này đề cập đến tuyên bố của ông Tập tại hội nghị tọa đàm nói trên: “Chúng ta cần bồi dưỡng những người kế tục và những người xây dựng xã hội chủ nghĩa”, “Nếu bồi dưỡng suốt một thời gian dài, bồi dưỡng ra những người ‘ăn cây táo rào cây sung’, hay những kẻ ‘ăn cháo đá bát’, thậm chí là những ‘kẻ đào mộ’ trong thể chế của chúng ta, thì giáo dục để làm gì? Đó sẽ là một nền giáo dục thất bại!”.
Ông Tập đề nghị “chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ từ tầm cao là duy hộ hình thái ý thức tư tưởng quốc gia, vun đắp những người xây dựng và kế thừa xã hội chủ nghĩa”. Ông cũng yêu cầu các giáo viên môn tư tưởng và chính trị không được “dạy bừa trong tiết học” và “ăn nói bừa bãi trên mạng”.
Bộ Giáo dục của ĐCSTQ tiết lộ rằng trong học kỳ mùa thu này, 37 trường đại học trên cả nước sẽ xếp lịch dạy “Giới thiệu tư tưởng Tập Cận Bình”.
ĐCSTQ luôn coi hệ tư tưởng là vận mệnh của chính quyền, và ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh việc kiểm soát chặt chẽ các giáo viên và học sinh trong trường, yêu cầu phải “bắt đầu ngay từ tấm bé”.
Có nhà bình luận đã tiết lộ rằng, ngoài các phương pháp tẩy não thông thường mà ĐCSTQ quen dùng trong quá khứ, mấy năm trở lại đây, ĐCSTQ đã đưa ra một loạt các mô hình tẩy não mới – tẩy não học sinh dưới chiêu bài yêu nước, khoa học, gần gũi con cái, hệ thống luật pháp và thể chế, giáo dục gia đình, giáo dục sức khỏe. Đồng thời, còn lợi dụng học sinh lan tỏa những hình thái ý thức này ra toàn xã hội nhằm đạt hiệu quả tẩy não “một lưới tóm gọn”.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu trên, ông Tập Cận Bình đã đề cập đến việc ngăn chặn việc bồi dưỡng ra “những kẻ đào mộ bên trong thể chế này”, làm dấy lên nghi ngờ rằng điều này có liên quan sâu sắc đến khủng hoảng bên trong chính quyền của ĐCSTQ.
Năm nay, ĐCSTQ trong các vấn đề như che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến dịch bệnh lây lan toàn cầu, cưỡng chế áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, thành lập các trại lao động tập trung ở Tân Cương và gần đây nhất là sự kiện hủy bỏ dạy tiếng Mông Cổ ở Nội Mông, những hành động này của ĐCSTQ đã làm dấy lên làn sóng khiển trách và chế tài của xã hội quốc tế.
Cùng lúc này, bên trong thể chế ĐCSTQ đã nổ ra một làn sóng ly tâm, gần đây nhất là ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) – đại gia bất động sản Trung Quốc thuộc thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ và bà Thái Hà (Cai Xia) – cựu giáo sư trường đảng Trung ương cũng thuộc thế hệ đỏ thứ hai, cả hai đã lên tiếng chống lại ông Tập Cận Bình. Vụ việc này đã buộc lãnh đạo ĐCSTQ phải đứng ra xử lý khẩn cấp.
Đặc biệt liên quan đến sự kiện Thái Hà, có không ít quan điểm cho rằng đây là màn dạo đầu cho sự sụp đổ của ĐCSTQ, cũng chính là ông Tập Cận Bình – lãnh đạo đương nhiệm của ĐCSTQ, đang bị mọi người xa lánh.
Đài truyền thông Anh BBC chỉ ra rằng vụ việc Thái Hà gây chấn động, nguyên nhân quan trọng ngoài việc lý do bởi bà là thế hệ đỏ thứ hai chính thống ra, vụ việc không chỉ tượng trưng cho việc thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ đang chia rẽ, mà còn bởi vì bà là một nhân vật nòng cốt: trường Đảng Trung ương là cái nôi của các cán bộ ĐCSTQ, các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ bao gồm Mao Trạch Đông, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều đã từng kiêm nhiệm hiệu trưởng trường đảng, và bà Thái Hà quanh năm đều dạy học ở đây. Những lời chỉ trích ĐCSTQ lại đến từ một nhân vật trọng yếu trong đảng như vậy càng có lực sát thương lớn mạnh đối với giới chức lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.
Theo Yuan Mingqing, Sound of Hope
Vũ Dương biên dịch
Video: Mưa lớn tạo lũ quét cực nhanh ở Quảng Tây,
dân không kịp phản ứng
Tâm Thanh
Nước dâng lên nhanh chóng, nhiều ô tô và nhà cửa bị nhấm chìm, đã có người thiệt mạng.
Hôm qua (11/9), huyện Tam Giang, Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã hứng chịu một trận mưa lớn, mực nước của tất cả các con sông ở huyện Tam Giang tăng mạnh từ 1 đến 4 mét, gây ra một trận lũ quét làm thiệt hại nghiêm trọng cho địa phương, theo Soundofhope.
Theo truyền thông địa phương, ngày 11/9, mưa lớn ở Liễu Châu, Quảng Tây gây ra lũ quét, các tầng nhà thấp bị ngập, nhiều ô tô bị chìm trong nước. Địa phương cũng đã đưa ra cảnh báo màu đỏ về mưa lớn, trạm thủy văn Tam Giang đưa ra cảnh báo lũ lụt màu xanh. Một ngôi nhà bằng gỗ ở xóm Quy Đại, thôn Đường Thủy, thị trấn Bát Giang, huyện Tam Giang đã bị lũ cuốn trôi khiến 4 người chết, 2 người bị thương và 1 người bị mất tích.
Người dân địa phương cho biết, trời bắt đầu đổ mưa to ở huyện Tam Giang từ sáng sớm ngày 10/9, mưa lớn vẫn kéo dài cho đến sáng ngày 11/9. Mực nước của con sông nhỏ gần các con phố của thị trấn Bát Giang dâng cao nhanh chóng, nước lũ tràn qua đường và đổ vào thị trấn, nhiều nhà cửa cùng ô tô bị ngâm trong nước.
Đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy trận mưa lớn đã gây ra lở đất và càn quét đường xá, dòng chảy đổ ập trực tiếp vào làng mạc và thị trấn, cuốn trôi ô tô, tầng 1 của các ngôi nhà bị nhấn chìm hoàn toàn. Các con phố cũng biến thành những dòng sông.
Người dân cho biết, từ 4 giờ sáng ngày 11/9, nước dâng lên nhanh chóng khiến toàn bộ khu nhà dân ven sông bị ngập hết.
Người dân nhìn ô tô bị lũ cuốn trôi mà bất lực, lũ còn nhấn chìm nhiều gia súc gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi, ngay cả máy xúc cũng bị nước lũ cuốn lật đổ.
Theo Hách Diên, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch
Thử nghiệm vô nhân tính của ĐCSTQ,
nạn nhân bị ‘kiểm soát não’ lên tiếng
Phụng Minh
Anh Dương cho biết trải nghiệm của những “nạn nhân” như anh rất khó thuyết phục được người khác tin, họ đều cho rằng anh bị tâm thần, nhưng đã ngày càng nhiều người đứng lên nói về tội ác “kiểm soát não” tại Trung Quốc.
Như đã đưa tin, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành nghiên cứu công nghệ “kiểm soát não người” trong ít nhất 20 năm qua. Các trường đại học cùng các đơn vị khác cũng đã tham gia. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Trung Quốc tiết lộ bằng tên thật của mình rằng họ là nạn nhân của các thí nghiệm “điều khiển não”, họ bị quấy rối bởi “truyền âm thanh trong não” mỗi ngày 24 giờ, chịu tổn hại lớn về thể chất và tâm lý. Dương Minh Quyền đến từ Chiết Giang là một trong số đó.
Dương Minh Quyền sinh ra ở thành phố Thai Châu, tỉnh Chiết Giang vào những năm 80. Anh nói với Epoch Times rằng mình đã bị kiểm soát trí não từ năm 2011 và kể từ đó tâm trí anh không lúc nào yên.
Cuộc sống kinh hoàng
Giống như các nạn nhân khác được báo cáo, Dương Minh Quyền có thể nghe thấy giọng nói trong đầu mình hàng ngày, nó “không ngừng lại dù chỉ một phút”, Dương cho biết, “trước đây là những lời đe dọa, lăng mạ và đủ thứ, nhưng bây giờ nó nói mỗi ngày rằng tôi không thể làm điều này điều kia. Đó đều là những lời phàn nàn, không có điều gì là tốt đẹp. Những nạn nhân như chúng tôi không thể chịu đựng được và cũng theo nó chửi mắng”.
Trong cuộc trò chuyện với các phóng viên, Dương Minh Quyền nói rằng anh vẫn đang nghe thấy “âm thanh truyền trong não” cùng lúc, “giọng nói lớn và câu chữ rõ ràng”, và thứ điều khiển não anh biết anh đang nghĩ gì và nói gì.
Ngoài ra, “giấc mơ nhân tạo” mà anh bị bắt buộc phải rơi vào ban đêm quấy rầy khiến anh gần như không thể nghỉ ngơi. Dương cho biết, những người chưa từng đích thân trải qua sẽ khó hiểu được cảm giác này, anh cũng không thể diễn tả chính xác bằng lời. “Những giấc mơ của chúng ta vốn bình thường sẽ là ban ngày có chút suy nghĩ thì đêm về có thể nằm mơ thấy. Nhưng giấc mơ loại bị cưỡng ép này là giấc mơ được tạo ra bằng cách buộc bạn (trong khi ngủ) phải nói chuyện với chúng, đánh thức bạn dậy. Khi thức dậy thì đầu sẽ đau và cảm thấy chóng mặt”.
“Buổi tối căn bản là không thể ngủ nổi, một khi lên giường, nó sẽ khiến tinh thần bạn rất mệt mỏi”, “hiện tại thật sự không còn cách nào nữa, uống hai viên thuốc ngủ mới ngủ được, nếu không thì không thể ngủ mà buổi đêm nhiều lắm cũng chỉ ngủ được hai ba tiếng. Trường kỳ như vậy, đầu óc chúng ta làm sao có thể chịu đựng được? khẳng định là suy sụp mất”.
Dương Minh Quyền tiết lộ rằng trong số các nạn nhân, những người ở độ tuổi khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về điều khiển não bộ. Những người lớn tuổi nghĩ rằng họ bị ma nhập, trong khi những người trẻ hơn thường nghĩ rằng họ bị bệnh hoặc bị can thiệp bởi các yếu tố bên ngoài.
Khi lần đầu tiên nghe thấy giọng nói trong đầu, anh Dương đã nghi ngờ mình bị tâm thần nên đã đến bệnh viện để khám, nhưng kết quả cho thấy mọi thứ vẫn bình thường. Anh cho biết, “bác sĩ nói rằng việc tôi không ngủ ngon không liên quan gì đến tinh thần của tôi, họ không kê cho tôi bất kỳ loại thuốc nào”.
Tuy nhiên, anh không thể nói cho những người xung quanh biết chuyện gì đã xảy ra vì không ai tin. “Làm sao mà tin được? Nếu là người bình thường, đột nhiên có người nói với ta chuyện này, ta nghe không được và sẽ không tin. Nhưng quả thật là có loại thiết bị như vậy!”, Dương nói “khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình tôi, họ không tin tôi”; “Chúng tôi không dám nói quá nhiều với bạn bè. Khi chúng tôi nói với bạn bè rằng có sự việc như vậy, bạn bè sẽ xa lánh vì nghĩ rằng chúng tôi bị bệnh tâm thần. Nhưng tôi cũng là một nạn nhân thôi, mọi người cho rằng tôi bị bệnh tâm thần, nhưng có thể lý giải mà, hiện tại hàng nghìn người trong nhóm chúng tôi đang phải gánh chịu tội ác này. Có rất nhiều người đã tới Bắc Kinh kêu oan”.
Sau khi bị điều khiển não suốt 9 năm, Dương Minh Quyền gặp nhiều vấn đề trên cơ thể như mờ mắt, giảm trí nhớ, thiếu năng lượng, toàn thân đổ mồ hôi và co giật liên tục. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của anh cũng trở nên rất yếu. “Tôi không thể để mắc bệnh vặt. Ví dụ như dạ dày có bệnh nhẹ mà thuốc thang không tốt thì bệnh sẽ không thuyên giảm. Hay như loét miệng một chút thì so với người bình thường sẽ rất lâu lành. Rất nhiều người trong chúng tôi đều bị như vậy”.
Ngày càng nhiều người Trung Quốc cho rằng mình là nạn nhân của tội ác “kiểm soát não” (ảnh do người trong cuộc cung cấp, dẫn qua Epoch Times).
Khó khăn khi báo án
Từ năm 2011 trở đi, Dương Minh Quyền đã đến sở cảnh sát địa phương và cục cảnh sát báo án, cũng nhiều lần đến ủy ban nhân dân xã viết thư gửi lãnh đạo trung ương. Khi mới đi báo án một mình, anh bị nghi ngờ có vấn đề về tâm thần, sau đó, anh đi cùng với hai hoặc ba nạn nhân ở địa phương, câu trả lời là: Chưa bao giờ nghe nói về điều khiển não, nhưng anh có thể nghiên cứu, thu thập tài liệu và giao lãnh đạo cấp cao. Nhưng họ đã không nhận được biên nhận báo án.
Đồng thời, “Giọng nói trong não” đã uy hiếp anh ta, “nó nói sẽ giết hết gia đình chúng tôi và bảo chúng tôi không được khai báo tội ác. Nó nói rằng sẽ sử dụng thiết bị điều khiển não này để tra tấn người nhà của chúng tôi đó”.
Dương Minh Quyền nói rằng hiện tại các nạn nhân muốn vùng dậy, một số bị tra tấn đến nôn ra máu, một số nằm gục trên giường. Anh ấy không biết mình sẽ sống được bao lâu nữa, anh đã viết sẵn một bức thư tuyệt mệnh.
Một phần của danh sách nạn nhân “điều khiển não”. (Người được phỏng vấn cung cấp).
“Những điều này thực sự rất kinh khủng”, anh Dương nói, “tôi không có học, nhưng những gì tôi viết là sự thật. Đây là trải nghiệm làm nạn nhân của chính cá nhân tôi. Tôi không biết mình có thể tồn tại được bao lâu và không biết ngày mai tôi có chết không, có thể ngày mốt là sẽ bị giết. Bởi vì tôi không biết nhiều chữ nên chỉ có thể viết một chút như vậy. Bây giờ, các nạn nhân chúng tôi đều đang lưu giữ tài liệu của nhau. Tôi cũng để một bản ở nhà và một bản sao ở chỗ bạn mình. Sau đó, nếu tôi đột ngột qua đời, mọi người xem có thể xem tài liệu thụ hại của chúng tôi”.
“Không quan trọng nếu tôi chết, nhưng tôi muốn nói với chính phủ rằng công nghệ phóng đại gây hại cho người dân như vậy, các người đến bây giờ cũng không quản, lãnh đạo như vậy quốc gia này còn cần không? Các vị thấy có phải hay không? Thật đáng sợ, chúng tôi cũng không muốn vô duyên vô cớ mà chết đâu”.
Theo Zhang Bei, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Có phải chính quyền Trung Quốc
đang ‘gia tốc’ đến tàn cục?
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, một từ vựng chính trị thời thượng bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc: “chủ nghĩa gia tốc”. Có người gọi nó là ám ngữ, có người gọi là tiếng lóng.
Nhưng một số người quen thuộc và sử dụng thuật ngữ này cho rằng, thay vì lo lắng về tình hình chính trị đang ngày một xấu đi ở Trung Quốc, chi bằng hãy đợi xem tàn cục của nó đến nhanh hơn và triệt để hơn.
Theo Wikipedia, “chủ nghĩa gia tốc” (Accelerationism) là một loại lý luận chính trị và xã hội, cho rằng hệ thống tư bản chủ nghĩa hoặc một tiến trình xã hội liên quan đến công nghệ nào đó trong lịch sử cần được tăng tốc để tạo ra những thay đổi xã hội to lớn. Trong bối cảnh và tình hình chính trị đặc biệt của Trung Quốc, “chủ nghĩa gia tốc” đã được coi là một xu hướng tư tưởng phổ biến, và cũng đã xảy ra trong vài tháng gần đây. Bài báo này sẽ cố gắng làm rõ các vấn đề sau: Chính xác thì điều gì đang thúc đẩy ‘chủ nghĩa gia tốc’ của Trung Quốc? Ai đang gia tốc? Những người dân thường đóng vai trò gì trong tiến trình của ‘chủ nghĩa gia tốc’?
Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tự do thì ‘chủ nghĩa gia tốc’ của Trung Quốc có các mục tiêu tăng tốc khác nhau. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng, ông Tập đang dẫn dắt Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn và đẩy nhanh sự trỗi dậy của Trung Quốc; trong khi những người theo chủ nghĩa tự do lại hoàn toàn trái ngược, cho rằng ông Tập đang dẫn dắt Trung Quốc đến tàn cục và suy bại; cũng có quan điểm thứ ba, cho rằng đích đến của việc tăng tốc không phải là sự trỗi dậy, mà cũng chẳng phải là sự suy tàn, mà là gia tốc phục hồi việc bế quan tỏa cảng.
Chủ nghĩa gia tốc có ý nghĩa quan trọng đối với những người có khuynh hướng tự do. Họ sử dụng chủ nghĩa gia tốc để chỉ thẳng vào các vấn đề thời sự mong tìm ra cách sửa chữa và chỉ trích các nhà chức trách, họ thậm chí tự gọi mình là “người theo chủ nghĩa gia tốc”. Họ cho rằng các chính sách và hành động phong bế, độc đoán của ông Tập Cận Bình đã biến ĐCSTQ hoặc Trung Quốc trở thành kẻ thù chung của toàn cầu, rơi vào thế cô lập và đẩy Trung Quốc vào một vực thẳm không thể biết trước. Mà chính những chính sách và hành động này của ông Tập đã đẩy nhanh sự suy vong của ĐCSTQ. Họ cho rằng, những năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình đã khiến toàn bộ xã hội ngày càng phong bế hơn, và họ chỉ có thể hy vọng rằng những thay đổi chính trị sẽ đến nhanh hơn và triệt để hơn.
Vậy thì, ai đang gia tốc? Tất nhiên, người đầu tiên thúc đẩy việc gia tốc là ông Tập Cận Bình, bây giờ ông đã là một cao thủ toàn năng và được mệnh danh là “Tổng gia tốc sư”. Quả thực ông rất xứng đáng với cái danh hiệu này. Tự ông Tập Cận Bình nhận định rằng ông ấy đang dẫn dắt Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn và ngang vai ngang vế với Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong 6 tháng qua, Trung Quốc và thế giới phương Tây đã phản ứng với đại dịch coronavirus theo những cách khác nhau và mang lại kết quả khác nhau, khiến ông ta thêm phần tự tin rằng dịch bệnh sẽ thúc đẩy quá trình trỗi dậy địa chính trị của Trung Quốc. Nhưng nhận thức của ông Tập Cận Bình hoàn toàn khác với thực tế chính trị. Những đánh giá sai lầm của ông về một loạt vấn đề, chẳng hạn như che giấu dịch bệnh, thực hiện ngoại giao chiến lang và ngoại giao khẩu trang, thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong”, đã thực sự đẩy ĐCSTQ vào tình thế khó khăn.
Người dân Trung Quốc không hài lòng với chính sách đàn áp đã nhân cơ hội này thuận tay đẩy thêm rắc rối cho ĐCSTQ. Họ đã làm một số điều như sau:
Dùng cả tiếng cười đùa và lời mắng chửi để cổ súy cho “chủ nghĩa gia tốc”. Có một bài hát lưu hành trên Internet tên là “Chủ nghĩa gia tốc là tốt”. Một số người đã thay đổi lời bài hát “Chủ nghĩa xã hội là tốt” thành chủ nghĩa gia tốc là tốt. Lời bài hát như sau: Chủ nghĩa gia tốc là tốt, chủ nghĩa gia tốc là tốt, người dân ở các nước theo chủ nghĩa tăng tốc thích đi tố cáo, những người theo phái tư bản bị lật đổ, tư bản nước ngoài cắp đuôi bỏ chạy, nhân dân toàn cầu đại đoàn kết, dấy lên phong trào xây dựng chủ nghĩa gia tốc, phong trào xây dựng…
Có người đã biến chủ nghĩa gia tốc từ chủ trương bằng lời nói thành hành động thực tế. Theo BBC của Anh, vào tháng 5 năm nay, có nhiều cư dân mạng theo khuynh hướng tự do và ghét việc tố cáo đã cầm bút viết báo cáo cho chính quyền. Họ giải thích rằng đây là một loại hành vi theo “chủ nghĩa gia tốc”, bởi vì trong tình hình chính phủ khuyến khích việc “tố cáo”, vậy thì chỉ bằng cách làm cho việc tố cáo lan rộng hơn thì mới có thể khiến công chúng cảm thấy mệt mỏi vì hành vi này.
Một số tinh anh trong thể chế đã tuyên bố rằng họ sẽ không hợp tác với thể chế nữa, họ thà đứng trên bờ vực nhìn chế độ này suy tàn còn hơn. Có lẽ đây có thể được gọi là “chủ nghĩa gia tốc” tiêu cực.
Tóm lại, đoàn tàu ĐCSTQ do ông Tập Cận Bình cầm lái đang di chuyển với tốc độ rất nhanh. Vì đoàn tàu đã không thể dừng lại hay giảm tốc độ, nên mọi người đều chọn làm một điều gì đó hoặc không làm gì cả, để nó tăng tốc đến điểm cuối cùng. Điểm kết thúc có thể là tàn cục của ĐCSTQ. Ngay cả khi điểm kết thúc là không rõ ràng, những người theo chủ nghĩa gia tốc nói chung cho rằng, Trung Quốc sẽ càng tồi tệ hơn nếu tiếp tục đi theo con đường hiện tại.
Tác giả: Vị Phổ (Wei Pu)
Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Đông Phương
Theo secretchina.com
Truyền thông Bắc Kinh:
Trung Quốc phải chuẩn bị cho chiến tranh
Bình luậnNguyễn Minh
“Trung Quốc phải chuẩn bị về mặt quân sự và đạo đức cho chiến tranh”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) khẳng định trong một bài xã luận.
Trong một bài xã luận có tiêu đề “Trung Quốc phải chuẩn bị về mặt quân sự và đạo đức cho chiến tranh”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) khẳng định, tuy người dân Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng tranh chấp lãnh thổ ngày càng trầm trọng của Bắc Kinh với các nước khác, chẳng hạn như Ấn Độ, đe dọa phá vỡ hiện trạng này.
Trung Quốc hiện đang tham gia vào “các tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia láng giềng được Hoa Kỳ khuyến khích đối đầu với Trung Quốc. Một số quốc gia này tin rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ mang lại cho họ cơ hội chiến lược và cố gắng đối xử với Trung Quốc một cách thái quá. Họ tin rằng Trung Quốc, dưới áp lực chiến lược của Hoa Kỳ, sẽ sợ hãi và không muốn hoặc không thể tham gia vào xung đột quân sự với họ”, ông Hồ tuyên bố.
Ngoài các cuộc xung đột khác bên ngoài Nam Á, những nỗ lực bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm chinh phục Biển Đông – cụ thể là tuyên bố về “thống nhất” Đài Loan, quốc đảo có chủ quyền giáp biển với Trung Quốc, bằng vũ lực nếu cần – có nghĩa là “nguy cơ việc Trung Quốc đại lục bị buộc phải tham gia chiến tranh [vũ trang] đã tăng mạnh trong thời gian gần đây”, theo ông Hồ.
Vị Tổng biên tập nói thêm rằng: “Xã hội Trung Quốc phải có can đảm thực sự để tham gia một cách bình tĩnh vào một cuộc chiến tranh, nhằm bảo vệ các lợi ích cốt lõi và sẵn sàng chịu đựng cái giá phải trả”.
Ông dự đoán: “Chúng ta tự tin giành chiến thắng trên chiến trường nếu xảy ra xung đột với các lực lượng láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tương tự, nếu xảy ra chiến tranh với Hoa Kỳ gần vùng ven biển của Trung Quốc, chúng ta cũng có cơ hội chiến thắng”.
Tổng biên tập tờ báo nhà nước này đề xuất 5 hành động mà Trung Quốc nên thực hiện “trước khi tham chiến với một lực lượng láng giềng”. Đề xuất thứ 5 là Bắc Kinh “phải đưa ra tối hậu thư trước, để một cuộc chiến tranh chính nghĩa có thể được bắt đầu một cách ngay thẳng”. Tuy nhiên, ông Hồ nói thêm rằng hành động này nên được thực hiện “chỉ trong những tình huống gay cấn, nếu chúng ta cần nổ những phát súng đầu tiên”.
Xung đột lãnh thổ của Trung Quốc với Ấn Độ và Đài Loan tiếp tục leo thang. Hôm 10/9, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, máy bay chiến đấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vi phạm không phận Đài Loan 2 ngày liên tiếp trong tuần này. Bộ này lên án các cuộc xâm nhập là “một hành động gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực”.
Trung Quốc và Ấn Độ đã có một cuộc tranh chấp biên giới ở phía tây dãy Himalayas kể từ tháng Năm. Xung đột đã gây ra cuộc đụng độ biên giới đẫm máu nhất trong 45 năm qua giữa các trung đoàn biên giới của 2 quốc gia vào ngày 15/6.
Ngày 7/9, cả hai bên đã cáo buộc nhau nổ súng vào các trung đoàn biên giới đối lập gần lãnh thổ phía bắc Ladakh của Ấn Độ. Nếu đúng như vậy, vụ việc sẽ đánh dấu những phát súng đầu tiên bắn dọc biên giới Ấn Độ – Trung Quốc trong 45 năm qua. Bộ trưởng Quốc phòng của cả 2 quốc gia đã gặp nhau trong tuần này tại Moscow để hội đàm ngoại giao. Truyền thông Trung Quốc mô tả sự kiện này là “cơ hội cuối cùng” để tránh chiến tranh.
Người dẫn chương trình của Epoch Times, ông Đường Hạo, phân tích rằng, khi ĐCSTQ đối mặt với khó khăn cả bên trong và bên ngoài, thì cách thông thường là nên tránh xung đột. Vậy tại sao ĐCSTQ lại phải gia tăng xung đột ở biên giới Trung – Ấn? Có thể lãnh đạo ĐCSTQ muốn lợi dụng cuộc chiến để thị uy, do họ chắc chắn không dám gây chiến với Hoa Kỳ, cũng không thể khiêu khích Nga ở phía bắc và đồng minh Bắc Triều Tiên. Như vậy, cuối cùng, ĐCSTQ đã chọn gây xung đột ở biên giới với Ấn Độ, theo NTDTV.
Vì khu vực này cách xa bờ biển và quân đội Hoa Kỳ, xung đột ở đây sẽ không gây ra động tĩnh lớn. Hơn nữa với địa hình ở núi cao hiểm trở, nếu xung đột thực sự nổ ra, thì sẽ không có điều kiện địa lý thích hợp cho xung đột trực tiếp trên quy mô lớn.
Đối với vấn đề ở biên giới Trung – Ấn, ngoài mục đích chuyển hướng sự chú ý, thì nó cũng có thể giải tỏa cảm xúc trong quân đội: để quân đội ĐCSTQ biết rằng chính quyền thực sự có dũng khí “dám chiến đấu”.
Ông Đường Hạo nói đùa, thật không may, các chiến sĩ ĐCSTQ thực sự rất xui xẻo vì trong cả 2 cuộc xung đột từ cuối tháng Tám và cả tháng Sáu trước đó, binh lính Ấn Độ đều chiếm thế thượng phong. Ông có cảm giác như ĐCSTQ cưỡi trên lưng hổ khó xuống, khi hiện đang triển khai binh lực dày đặc ở biên giới và tìm kiếm đường thoái lui.
Chính quyền Trung Quốc
lo lắng về sự hợp nhất của Nội và Ngoại Mông
Bình luậnĐông Phương
Chính quyền Trung Quốc lo lắng về sự trỗi dậy của phong trào thống nhất Nội Mông và Ngoại Mông. Nếu Nội Mông tiếp tục dạy bằng tiếng Mông Cổ, thì tới lúc đó sẽ không thể dập tắt được.
Biểu tình phản đối việc bỏ dạy tiếng Mông Cổ
Vào ngày 2/9, tại một trường trung học cơ sở ở thành phố Hohhot, Nội Mông Cổ, học sinh đã từ chối giáo trình giáo dục hiện tại, lao ra khỏi khuôn viên trường và không chịu tham gia các lớp học. Sự việc này đã kéo dài đến ngày 6/9 và trở thành cuộc biểu tình tập thể. Vì vậy, cảnh sát vũ trang Nội Mông đã vây bắt học sinh khắp nơi, đưa về trường học và còn đánh đập các em. Vì khu vực Nội Mông quá rộng lớn nên hầu hết học sinh đều ở nội trú.
300.000 học sinh Nội Mông đã rời khỏi trường và bãi khóa để thách thức chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những người dân Nội Mông khác thì tập thể ký tên, điểm chỉ theo hình thức bàn tròn của dân tộc Mông Cổ, rồi đệ đơn phản đối lên Bắc Kinh. Người dân Nội Mông đổ xuống đường yêu cầu Bắc Kinh thay đổi chính sách, trong đó có cả công an, cảnh sát. Nguyên nhân của vụ náo loạn là do thay đổi hệ thống giáo dục. Hiện tại, Bắc Kinh đã đưa quân sang đàn áp Nội Mông.
Tuy nhiên, để phong tỏa tin tức, ĐCSTQ đã trục xuất các phóng viên truyền thông nước ngoài một cách thô bạo. Một trong số họ là phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của Los Angeles Daily News, người này đã bị bắt ngay lập tức vì đăng ảnh và sau đó bị trục xuất. Các nhà quan sát nước ngoài đều cho rằng, phong trào chống ĐCSTQ của Nội Mông sẽ thất bại, nguyên nhân vẫn là do dân số không cân đối, người Hán, người Mãn và người Mông Cổ ở Nội Mông hiện nay hầu như không cân xứng, trong số 25 triệu người thì có hơn 19 triệu người là người Hán, người Mông Cổ và Mãn Châu đã trở thành dân tộc thiểu số, tổng cộng chỉ có hơn 5 triệu người. Cũng vì tỷ lệ dân tộc quá chênh lệch, nên ĐCSTQ mới dám ‘mạnh dạn’ thúc đẩy chính sách và bãi bỏ tiếng Mông Cổ bằng một chương trình giảng dạy mới.
ĐCSTQ lo lắng về sự hợp nhất của Nội và Ngoại Mông
Trước đây, tiếng Trung chỉ là một ngôn ngữ độc lập được giảng dạy ở Nội Mông, cũng giống như một thứ ngoại ngữ. Nhiều người dân Nội Mông thậm chí từ chối học tiếng Trung, ngôn ngữ giảng dạy của tất cả các môn học chủ yếu là tiếng Mông Cổ, đây là cách bảo vệ ngôn ngữ thiểu số theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã ra lệnh bắt đầu từ tháng 9 sẽ đổi mới phương pháp giáo dục, và ngôn ngữ Mông Cổ sẽ được thay đổi thành môn học tiếng Mông Cổ. Theo cách này, khi các em học sinh, sinh viên vì để phát triển và tìm kiếm công việc trong tương lai, các em sẽ dần quên tiếng Mông Cổ, và cuối cùng ngôn ngữ này sẽ biến mất, văn hóa Mông Cổ cũng sẽ biến mất. Đây là thủ đoạn đồng hóa biên giới của ĐCSTQ.
Nhân tố chủ yếu nhất khiến ĐCSTQ vội vàng muốn xóa bỏ văn hóa Mông Cổ ở Nội Mông, là do đất nước Mông Cổ (chính quyền Trung Quốc gọi là Ngoại Mông) đang dần từ bỏ nền giáo dục dựa trên tiếng Nga ở đất nước họ. Ước tính đến năm 2025, chính sách sử dụng tiếng Mông Cổ làm quốc ngữ sẽ được khôi phục hoàn toàn ở Mông Cổ. Nếu Nội Mông tiếp tục dạy bằng tiếng Mông Cổ, ĐCSTQ lo lắng rằng sẽ xảy ra phong trào thống nhất Nội Mông và Ngoại Mông, đến lúc đó thì họ sẽ không thể nào dập tắt được.
Mặc dù chỉ có hơn 3 triệu người Mông Cổ ở Ngoại Mông nhưng họ chiếm đa số tuyệt đối, vùng đất này rộng hơn Nội Mông 380.000 km vuông. Còn ở Nội Mông, sau mấy trăm năm người Hán di cư vào đồng cỏ, dân số hiện đã đảo ngược, với gần 20 triệu người Hán, người Mông Cổ và người Mãn Châu đã trở thành thiểu số. Do đó, ĐCSTQ cho rằng cuộc nổi dậy của Nội Mông là không thể thành công. Vì vậy, nó mới thúc đẩy mạnh mẽ việc giảng dạy tiếng Trung trong giáo dục. Một khi người Nội Mông từ bỏ việc sử dụng tiếng Mông Cổ thì cơ hội để họ hợp nhất với Ngoại Mông sẽ bị giảm đi rất rất nhiều.
Thứ hai, trong vài thập kỷ trước, nền kinh tế của Nội Mông tốt hơn nhiều so với Ngoại Mông, do đó, phong trào thống nhất Nội Mông và Ngoại Mông đã rơi vào ngõ cụt. Nhưng hiện tại, cả trong và ngoài Bắc Kinh đều gặp khốn khó, đất hiếm ở Nội Mông đã phải giảm mức sản xuất vì cuộc chiến tranh thương mại, dẫn đến nền kinh tế Nội Mông trở nên suy thoái. Sự kết hợp của những yếu tố này đã làm lung lay nền tảng cai trị của ĐCSTQ ở Nội Mông. Do đó, khi ĐCSTQ thúc đẩy giáo dục toàn diện bằng tiếng Hán mới càng khiến người dân Mông Cổ phản ứng mạnh mẽ như vậy.
Quan sát tình hình hiện nay có thể thấy, cuộc nổi dậy ở Nội Mông sẽ chỉ như một tia lửa chợt lóe. Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ không thể cải thiện nền kinh tế trong nước thì Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông sẽ là những nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế. Như Mao Trạch Đông đã nói, “biên giới bao quanh bởi chính quyền trung ương có lợi cho cách mạng”, vậy nên nếu ĐCSTQ không thể duy trì ổn định ở biên cương, sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc sẽ không còn xa.
Người Tây Tạng tham gia quân đội Ấn Độ
Xung đột biên giới Trung – Ấn vẫn đang tiếp diễn, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước tiến hành hội đàm ở Moscow, ông Putin muốn là người kết nối nhưng kết cục không có hậu. Trong cuộc xung đột gần đây nhất, Ấn Độ đã nổ súng. Cả hai bên đều có ý kiến riêng và chỉ trích đối phương. Trong một video ghi lại hiện trường của cuộc xung đột vào cuối tháng trước đã xuất hiện lá cờ Sư tử tuyết sơn đại diện cho nền độc lập của Tây Tạng. Lực lượng này có 3.000 người và được gọi là “Lực lượng đặc chủng biên giới” của Ấn Độ. 80% thành viên được chiêu mộ là người Tây Tạng, họ chạy sang Bắc Ấn Độ và đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sự xuất hiện của lực lượng vũ trang Tây Tạng này thực sự khiến ĐCSTQ sợ hãi.
Những người Tây Tạng bị Quân đội Giải phóng Nhân dân ĐCSTQ đánh bại năm 1958 giờ đã rất dũng cảm, họ không còn yếu nhược nữa. Người Tây Tạng ôm hoài bão phục quốc mà tham gia cuộc chiến này, khiến cho xung đột biên giới Trung – Ấn càng trở nên phức tạp.
Theo thống kê, trước năm 2000, mỗi năm có 3.000 người Tây Tạng chạy trốn khỏi Tây Tạng đến Ấn Độ, sau năm 2000, con số này giảm xuống còn 100 người. Địa lý của Tây Tạng tương đối đặc biệt và không dễ để sinh tồn trên cao nguyên, do đó, ĐCSTQ không thể sử dụng phương thức di dân người Hán đến biến người dân Tây Tạng thành dân tộc thiểu số, và chỉ dựa vào cách đàn áp thì không thể khiến người Tây Tạng nghe lời.
ĐCSTQ không thể một tay che trời trên Biển Đông, cao nguyên phía tây có chiến tranh (xung đột với Ấn Độ), phía bắc cũng loạn lạc không yên (biểu tình ở Nội Mông), nếu tính cả tình hình eo biển Đài Loan thì hiện nay ĐCSTQ quả là đang rơi vào hoàn cảnh tứ bề khốn đốn.
Tác giả: Hồng Bác Học (Hong Boxue)
(Bài viết được đăng lại theo sự cho phép của Taiwan People News)
Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Đông Phương
Theo secretchina.com
Trung Cộng hạn chế hoạt động
của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Chính quyền Bắc Kinh vào thứ Sáu, 11 tháng 9, đã ra lệnh hạn chế hoạt động đối với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Cộng, nhằm đáp trả mệnh lệnh tương tự của Washington.
Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cho biết đã gởi thư cho Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh và các lãnh sự quán khác, để thông báo về lệnh hạn chế tương đương với mệnh lệnh của Washington. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng không cho biết chi tiết của lệnh hạn chế, chỉ nói rằng lệnh này sẽ áp dụng cho toàn bộ viên chức cấp cao và mọi nhân viên khác tại các cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ.
Vào tuần trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo rằng, cơ quan này sẽ yêu cầu mọi viên chức cao cấp của Trung Cộng tại Hoa Kỳ phải xin phép, trước khi đến thăm các trường đại học Hoa Kỳ và gặp gỡ viên chức chính quyền địa phương. Ngoài ra, các cơ quan ngoại giao Trung Cộng cũng phải xin giấy phép nếu muốn tổ chức các sự kiện văn hóa bên ngoài trụ sở của họ và có hơn 50 khách mời.
Bộ Ngoại Giao Trung Cộng gọi hành động của Hoa Kỳ là một sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, và nói rằng mệnh lệnh của họ là sự đáp trả hợp pháp và cần thiết đối với sai lầm của Hoa Kỳ, đồng thời kêu gọi Washington dỡ bỏ các lệnh hạn chế vô lý.
Thông báo hôm thứ Sáu là diễn biến mới nhất trong mối xung đột giữa Washington và Bắc Kinh. Trong những tháng gần đây, Washington đã thực hiện nhiều biện pháp được giải thích là nhằm ngăn Bắc Kinh lợi dụng ưu đãi ngoại giao để gây hại cho an ninh quốc gia, như việc yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Cộng tại Houston. (Ngô Bảo)
Trung Cộng hứa tặng Philippines thiết bị quốc phòng
Tin Manila, Philippines – Vào thứ Sáu, 11 tháng 9, Bộ Trưởng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa đã hứa tặng Philippines 20 triệu Mỹ kim thiết bị quốc phòng loại không dùng trong chiến đấu, khi ông gặp người đồng cấp Philippines Delfin Lorezana và Tổng Thống Rodrigo Duterte tại thủ đô Manila.
Trong cuộc họp, Bộ Trưởng Ngụy Phượng Hòa và Bộ Trưởng Lorenzana đều đồng ý tăng hợp tác quân sự và tiếp tục đối thoại về tranh chấp biển Đông. Các bộ trưởng đã ký bản ghi nhớ về việc tặng thiết bị quốc phòng tại căn cứ quân sự Aguinaldo. Các thiết bị này sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ nhân đạo và đối phó thiên tai, và là lần tặng quà thứ 4 của Bắc Kinh cho Manila tính từ năm 2017.
Tổng Thống Duterte nói bộ trưởng Trung Cộng và các phụ tá là phái đoàn cấp cao đầu tiên đến thăm Manila kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, và điều này cho thấy Bắc Kinh rất coi trọng mối quan hệ Trung Cộng – Philippines.
Ông Lorenzana và ông Ngụy cũng đồng ý gia hạn bản ghi nhớ năm 2004 giữa hai quốc gia về việc tăng hợp tác quốc phòng, bao gồm trao đổi nhân sự, huấn luyện, và cải thiện mạng liên lạc giữa quân đội hai bên. Trong thông cáo báo chí, Bộ Quốc Phòng Philippines nói, việc duy trì sự ổn định tại biển Đông là trách nhiệm chung của Trung Cộng và Philippines, và các tranh chấp tại vùng biển này nên được giải quyết bằng cách đối thoại.
Chuyến thăm Philippines của ông Ngụy Phượng Hòa diễn ra sau khi vị bộ trưởng này đã đến các quốc gia Malaysia, Indonesia, và Brunei. Theo giới quan sát, Bắc Kinh đang tỏ ra thân thiện với các nước Đông Nam Á, nhằm cân bằng với sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, vào thời điểm căng thẳng trên biển Đông đang ở mức cao. (BBT)
Khu vực ‘sân sau Hoa Kỳ’
ngập trong ‘bẫy nợ’ Trung Quốc
Bình luậnThủy Tiên
Ở châu Mỹ Latinh, tình trạng nợ nần quá mức và chi tiêu công không kiểm soát được là việc bình thường trước đại dịch. Trong nhiều thập kỷ, nguồn tài trợ nước ngoài cho các dự án phát triển đến từ các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, cho đến khi… Trung Quốc tham gia vào và khiến mọi thứ tồi tệ hơn nhiều.
Bị dụ dỗ bởi các điều khoản cho vay hào phóng, Venezuela, Argentina, Brazil, Ecuador, Bolivia và các quốc gia khác bắt đầu kết thân với Bắc Kinh. Nhiều năm sau, với đại dịch làm suy giảm doanh thu tài khóa, giờ đây các nước này có nguy cơ “rơi vào túi” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ví dụ, vào tháng 8/2020, Bộ tài chính Ecuador trong tuyệt vọng đã ký một thỏa thuận cứu trợ với Trung Quốc để trì hoãn các khoản thanh toán trong một năm và giữ nguyên lãi suất.
Từ năm 2005 đến 2018, Trung Quốc đã cho 15 quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe vay khoảng 141 tỷ USD, nhiều hơn các khoản vay cộng lại từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ và Ngân
hàng Phát triển Mỹ Latinh. Các chủ nợ lớn nhất từ Trung Quốc là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc do nhà nước quản lý và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
Ngay cả những người theo dõi dấu vết gửi bằng đường ngoại giao của Trung Quốc cũng không thể theo kịp vì các chính phủ thường báo cáo thiếu các khoản vay. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế Carmen M. Reinhart, Sebastian Horn và Christoph Trebesch, Trung Quốc đã cung cấp “khoảng 1,5 nghìn tỷ USD các khoản vay trực tiếp và tín dụng thương mại cho hơn 150 quốc gia trên toàn cầu. Điều này đã biến Trung Quốc trở thành chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới”.
Ở châu Phi và châu Á, hàng chục quốc gia nợ nhà nước Trung Quốc và các công ty của chính quyền này ít nhất 20% GDP danh nghĩa. Nếu không cẩn thận, các nước Mỹ Latinh một ngày nào đó có thể rơi vào tình thế phải tranh giành để giữ lấy chủ quyền đối với các lĩnh vực quan trọng như dầu mỏ, năng lượng, khai thác mỏ và viễn thông.
Bẫy nợ cơ sở hạ tầng
Giả sử quan chức các nước Mỹ Latinh không sơ suất, họ đã ký các thỏa thuận vay trong khi nhận thức đầy đủ về rủi ro, thì có lẽ họ quan tâm nhiều hơn đến việc tích lũy phiếu bầu từ các công trình công cộng hoành tráng, ngay cả khi các công trình này cuối cùng trở thành “voi trắng” (khoản đầu tư tài sản rất tốn kém để vận hành và duy trì, đến mức rất khó có thể kiếm được lợi nhuận từ nó).
Các điều khoản và điều kiện của các khoản vay từ Trung Quốc nổi tiếng là “không rõ ràng”. Họ che giấu các điều khoản cầm cố tài nguyên thiên nhiên của con nợ và buộc các công ty địa phương thuê công nhân và công ty Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động gián điệp trong công ty và trao cho Bắc Kinh quyền quyết định những ngành nào nhận được tiền. Các giao dịch khác lại liên quan đến các thỏa thuận quản lý chung, chẳng hạn như quỹ cơ sở hạ tầng của Brazil mà Trung Quốc đã đầu tư hơn 20 tỷ USD.
Một số giao dịch đúng là những giao dịch tồi. Tại Ecuador, các quan chức đã đồng ý bán trước dầu cho Trung Quốc. Quốc gia Nam Mỹ này không chỉ phải giao 300 triệu thùng dầu cho Trung Quốc đến năm 2024 mà còn phải trả khoảng 3 tỷ USD chi phí liên quan cho các công ty Trung Quốc. Đáng lẽ ra, Ecuador có thể thu được thêm 3 hoặc 4 USD mỗi thùng nếu nước này bán dầu trên thị trường mở, theo cựu Bộ trưởng Năng lượng Fernando Santos Alvite.
Sự “chảy máu” không dừng lại ở đó. Các khoản tiền từ việc bán sản phẩm dự kiến sẽ đi thẳng vào các ngân hàng Trung Quốc, các ngân hàng này sẽ tính thêm phí trước khi đến kho bạc của Ecuador.
Các điều kiện nói trên chỉ có ý nghĩa đối với một quốc gia cần một người cho vay như là biện pháp cuối cùng. Chính phủ các nước Mỹ Latinh đã tự “đào mồ chôn mình”, gánh thêm nợ mà không cải tiến chi tiêu công và cân đối sổ sách.
‘Vườn Trung Quốc có tường bao quanh’
Các khoản vay tự do là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng mà Trung Quốc đã bắt đầu vào năm 2013 nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị của nước này trên toàn thế giới. Trên hết, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng đạt được chỗ đứng tại các thị trường mới mà họ có thể nghiên cứu và cuối cùng là thống trị.
Charles Tang, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Brazil-Trung Quốc, giải thích: “Trung Quốc không phải là Ông già Noel, họ muốn cho các doanh nghiệp của mình kinh doanh và cũng muốn phát triển các liên minh chính trị với đa số các quốc gia”.
Chiến lược này có thể dẫn đến việc hỗ trợ các chế độ phi dân chủ. Ví dụ, tiền của Trung Quốc đã giữ cho chế độ của Nicolás Maduro tồn tại ở Venezuela trong nhiều năm. Venezuela nợ Trung Quốc khoảng 20 tỷ USD, nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của nước này đã phá hủy sản lượng dầu trong nước và ngày càng không có khả năng trả nợ.
Bắc Kinh biết không có lối thoát cho nền kinh tế Venezuela, nhưng việc có cổ phần trong trữ lượng dầu lớn nhất thế giới của nước này chính là mục tiêu dài hạn của ĐCSTQ.
‘Con đường tối’ dẫn đến thịnh vượng
Trung Quốc đã lựa chọn một cách có ý thức để cho các nước đang phát triển vay tiền với hồ sơ tài chính rủi ro cao. Eric Farnsworth, phó chủ tịch Hội đồng châu Mỹ, lập luận rằng Bắc Kinh đã tìm cách tích lũy đủ sức mạnh thương lượng để áp đặt các lợi ích của mình và xoay trục quản trị toàn cầu ra khỏi Hoa Kỳ.
Sử dụng viện trợ nước ngoài như một công cụ quyền lực mềm là bình thường đối với các nước phát triển, nhưng việc giữ bí mật về các điều khoản vay của Trung Quốc cho thấy một chiến lược bất chính hơn với các dự án không hiệu quả về mặt kinh tế.
Chẳng hạn, khi Sri Lanka không thể trả hết nợ cho các công ty Trung Quốc vào năm 2017, nước này đã phải bàn giao một cảng chiến lược của mình.
Theo Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao về châu Á tại Verisk Maplecroft, giai đoạn đầu của các dự án có thể nhận thấy các khoản đầu tư ban đầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, nhưng thâm hụt sẽ gia tăng về lâu dài khi lợi nhuận như hứa hẹn không thành hiện thực.
Các quốc gia Mỹ Latinh mắc nợ nhiều nhất có tất cả mọi thứ… để mất. Bên cạnh việc thế chấp các ngành công nghiệp chiến lược, họ đang đặt lợi ích địa chính trị của mình lên hàng đầu, không kể đến sự an toàn của người lao động. Các nhà thầu Trung Quốc đã đưa ra các điều kiện lao động tồi tệ trong khi phớt lờ các quy định về môi trường.
Các hợp đồng cho vay không rõ ràng cho thấy sự phát triển duy nhất mà Trung Quốc tìm kiếm là cho riêng họ. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, các quốc gia mắc nợ yêu cầu tái cơ cấu đang ở thế tiến thoái lưỡng nan.
Các cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Ecuador, Argentina và Venezuela cho thấy những quốc gia khác không nên làm điều tương tự. Điều này bao gồm cả việc vay mượn từ Trung Quốc, một chế độ toàn trị “không hề giả vờ” ủng hộ dân chủ hoặc nhân quyền ở trong và ngoài nước – hầu như không có một hệ thống tôn trọng đời sống con người,
Tuy nhiên, một khi nhận thức được vấn đề đang gia tăng này, sẽ có cơ hội về chính sách đối ngoại tại đây cho Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Trump có thể liên kết và hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn về tài chính, vốn là những nước cam kết tuân thủ kỷ luật tài khóa, pháp quyền, để kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Tác giả: Paz Gómez – một nhà phân tích chính sách của Econ Americas có trụ sở tại Ecuador, đã đóng góp cho bài báo này. Và Fergus Hodgson là người sáng lập và điều hành của ấn phẩm tình báo Mỹ Latinh Econ Americas. Ông cũng là biên tập viên lưu động của Gold Newsletter và là cộng sự nghiên cứu của Trung tâm Chính sách Công Biên giới.
Thủy Tiên
Theo The Epoch Times
Trung Cộng và Ấn Độ đồng ý giải tán
các binh sĩ ở biên giới đang tranh chấp
Tin Từ Bắc Kinh/NEW DELHI – Trung Cộng và Ấn Độ cho biết họ đồng ý xoa dịu căng thẳng ở biên giới Himalaya đang bị tranh chấp của họ và thực hiện các bước để khôi phục “sự hòa bình và ổn định” sau cuộc họp ngoại giao cao cấp ở Moscow.
Trong một tuyên bố chung, hai quốc gia cho biết vào hôm thứ Năm (10/9), Ủy viên Quốc vụ Trung Cộng Vương Nghị và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar gặp nhau tại Moscow và đạt được sự đồng thuận 5 điểm, bao gồm các thỏa thuận rằng tình hình biên giới hiện tại không có lợi cho họ và quân đội hai bên nên nhanh chóng giải tỏa và xoa dịu căng thẳng.
Thỏa thuận này, được ký kết bên lề cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, xuất hiện sau một cuộc đụng độ ở khu vực biên giới ở phía tây dãy Himalaya vào đầu tuần này. Cổ phiếu của các công ty liên quan đến quốc phòng ở Trung Quốc giảm vào đầu hôm thứ Sáu sau thông tin này, với Chỉ số Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia CSI giảm 1.2% và đang trên đà đạt mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2018.
Cổ phiếu của Công ty Công nghiệp nặng Tongyu giảm đến 16.4%. Trung Cộng và Ấn Độ cáo buộc lẫn nhau về hành vi nổ súng chỉ thiên trong cuộc đối đầu, vi phạm giao thức không sử dụng súng được duy trì từ lâu ở đường biên giới nhạy cảm.
Vào hôm thứ Sáu (11/9), Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết ông Vương Nghị thông báo với ông Jaishankar trong cuộc họp rằng “điều cấp thiết là phải ngừng ngay lập tức các hành động khiêu khích như nổ súng và các hành động nguy hiểm khác vi phạm các cam kết mà hai bên đưa ra”. (BBT)
Biển Đông: Philippines kêu gọi hòa hoãn với Trung Quốc
Trọng Nghĩa
Tổng thống Philippines ngày 11/09/2020 đã kêu gọi dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Rodrigo Duterte đồng thời cho rằng luật pháp quốc tế phải được tuân thủ.
Hồ sơ Biển Đông là chủ đề trọng tâm tại hội nghị ngoại trưởng thường niên của khối ASEAN, đặc biệt là các hành vi bức hiếp của Bắc Kinh nhắm vào các láng giềng, trong đó có Philippines.
Theo hãng tin Anh Reuters, tổng thống Philippines đã có những tuyên bố như trên trong cuộc hội đàm tại Manila với bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, nhân dịp nhân vật này ghé thăm Philippines trong vòng công du 4 nước Đông Nam Á : Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei.
Đối với tổng thống Philippines, hành động của mọi nước đều phải dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, do đó « Tất cả các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình ».
Philippines, nhất là giới quân đội, đặc biệt nghi kỵ Trung Quốc, cáo buộc nước này đã có những hành vi xâm lấn lãnh hải, bắt nạt ngư dân Philippines, cản Philippines tiếp cận các nguồn năng lượng của mình. Tuy nhiên, từ lúc lên cầm quyền, tổng thống Duterte luôn cho thấy thái độ chạy theo Trung Quốc.
Việt Nam và Malaysia cũng có những lời tố cáo tương tự đối với Bắc Kinh trong năm nay, nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng các hoạt động của họ là hoàn toàn hợp pháp, vì được thực hiện trong vùng biển của họ.
Tại Manila, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng đã gặp đồng nhiệm Philippines Delfin Lorenzana – một nhân vật thường xuyên chỉ trích gay gắt các hành vi trên biển của Trung Quốc.
Tại cuộc gặp hai bên cũng cam kết giữ gìn hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Bộ trưởng Trung Quốc cũng cam kết tài trợ 20 triệu đô la trang thiết bị không gây sát thương cho Philippines.
Điều được Reuters chú ý là nội dung thông báo chung về cuộc gặp giữa hai bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Philippines đã bị điều chỉnh đáng kể so với bản được công bố trước đó rồi sau đó bị thu hồi.
Trong bản đầu tiên, ông Lorenzana đã tuyên bố với đồng nhiệm Trung Quốc rằng Hải Quân Philippines sẵn sàng thách thức bất cứ hoạt động nào gây tổn hại đến chủ quyền trên biển của nước mình, và sẽ tiếp tục tuần tra vùng biển của đất nước. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines còn xác định rằng Manila sẽ tuân thủ đúng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường trực năm 2016 « mà không nhượng bộ hay thay đổi gì ».
Bộ Quốc phòng Philippines đã từ chối cho biết lý do vì sao đã rút lại bản thông báo ban đầu.
Nghiên cứu: Hàng triệu ca COVID
không được phát hiện tại Ấn Độ
Hàng triệu ca COVID-19 có lẽ đã không được phát hiện tại Ấn Độ trước đây trong năm. Một tài liệu nghiên cứu cho biết cứ mỗi ca được xác nhận vào tháng 5 thì có từ 82 đến 130 ca không được báo cáo.
Tài liệu, đăng trên tờ Nghiên cứu Y khoa, ước lượng rằng tính đến đầu tháng 5, Ấn Độ có gần 6,5 triệu ca trong khi dữ liệu của Bộ Y tế nói tới cuối tháng 5, số ca nhiễm là trên 180.000.
Số ca nhiễm COVID tăng nhanh tại Ấn Độ hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, và Bộ Y tế hôm 11/9 báo cáo thêm một kỷ lục mới về mức tăng hàng ngày là 96.551, nâng tổng số các ca chính thức lên 4,5 triệu.
Tài liệu nghiên cứu, do các nhà khoa học của chính phủ và những chuyên gia khác thực hiện được đăng vào cuối ngày 10/9, nói một số lớn các ca có thể không được phát hiện trước đây trong năm vì xét nghiệm chỉ dành cho những bệnh nhân có triệu chứng hoặc do những tiểu bang có tỉ lệ xét nghiệm khác nhau.
Trong giai đoạn cuộc khảo sát này được thực hiện, Ấn Độ tiến hành khoảng 100.000 xét nghiệm mỗi ngày. Hiện Ấn Độ đã tăng lên đến hơn 1,1 triệu xét nghiệm mỗi ngày.
Để xác định mức lây nhiễm, các nhà nghiên cứu xem xét số ca nhiễm được xác nhận vào ngày 3/5 và 11/5, và so sánh với số cá nhân có kháng thể virus corona trong một cuộc thăm dò rộng rãi được tiến hành vào tháng 5 và đầu tháng 6.
Hai ngày này được chọn để các cá nhân bị nhiễm chắc chắn có kháng thể virus corona thường bắt đầu xuất hiện vào cuối tuần lễ đầu tiên sau khi khởi sự có triệu chứng, tài liệu nói. Tỉ lệ tổng cộng những người nhiễm virus so với con số những ca được xác nhận sau đó được suy ra giữa 82 và 130.
Tỉ lệ tử vong vì COVID-19 tại Ấn Độ cho tới nay tương đối thấp. Bộ Y tế báo cáo có thêm 1.209 người chết hôm 11/9, nâng tổng số người chết lên 76.271.
Những phát hiện của tài liệu nghiên cứu phù hợp với những cuộc thăm dò tương tự được những thành phố lớn thực hiện trong đó có New Delhi, Mumbai và Pune.
“Ấn Độ hiện xét nghiệm 38,285/một triệu người. Brazil xét nghiệm khoảng gấp đôi tỉ lệ này và Mỹ gần 8,5 lần,” bác sĩ Rajib Dasgupta, giáo sư về y khoa cộng đồng tại Trường đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi, nói với Reuters.
Bắc Kinh đe dọa: ‘Hãy im đi hoặc phải trả giá’ –
Úc phản kháng lại ‘Rồng đỏ’
Bình luậnThiện Nhân
Hoa Kỳ đã không đơn độc trong nỗ lực “chống Trung” đáng khen ngợi của mình, khi Úc cũng đang ra sức phản kháng, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các sáng kiến địa chính trị độc hại và ngày càng hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Chính quyền của Tổng thống Trump đang tham gia vào một chiến dịch quyết đoán, để ngăn chặn Trung Quốc tận dụng sự hiện diện toàn cầu của họ cho những mục tiêu đầy tham vọng. Tin vui là Úc cũng đang tập trung cao độ vào thách thức đó.
Úc ban hành Dự luật ‘táo bạo’
Tuần trước, chính phủ Úc đã giới thiệu Dự luật Quan hệ Đối ngoại “táo bạo”, một đạo luật sẽ cho Canberra quyền tham gia và hủy bỏ các thỏa thuận (nhiều trong số đó là thỏa thuận bí mật) mà các trường đại học và cơ quan chính phủ của Úc thực hiện với các bên ở nước ngoài. Mục đích của nó là để ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh trên khắp nước Úc.
Dự luật cuối cùng sẽ tiết lộ chi tiết của các thỏa thuận đầu tư và quan hệ đối tác nghiên cứu và cho phép chính phủ Úc có khả năng hủy bỏ các dự án phát triển gây tranh cãi của Trung Quốc liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu đầy tham vọng mà ông Tập Cận Bình công bố lần đầu tiên vào năm 2013.
Những luận điệu đáp trả từ Bắc Kinh rất dữ dội. Thứ Ba tuần trước (ngày 1/9), tờ báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cảnh báo rằng Úc đang trên con đường trở thành “rác rưởi da trắng nghèo nàn của châu Á”.
Trung Quốc cũng đã thực hiện một số hành động ngoại giao hoặc kinh tế leo thang vào cuối tháng 8/2020. Thứ Hai tuần trước (31/8), Bộ Ngoại giao Úc thông báo rằng một nhà báo Úc đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh từ giữa tháng 8/2020 mà không có lời giải thích nào; ”gã khổng lồ viễn thông” Trung Quốc Huawei thông báo rằng họ sẽ rút lại tài trợ cho đội bóng bầu dục Canberra; và Trung Quốc đã thông báo vào thứ Tư tuần trước (ngày 2/9) rằng họ sẽ xem xét lại hoàn toàn các khoản trợ cấp của mình đối với ngành công nghiệp rượu vang của Úc – xuất khẩu 1/3 sản phẩm của mình sang Trung Quốc.
Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng xem xét các biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với thị trường Úc nếu cần thiết. Quyết định về quyền phủ quyết của thủ tướng Úc Scott Morrison đơn giản là để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Úc.
Dù vậy, sức mạnh đó không thể đến đủ nhanh. Dự luật Quan hệ Đối ngoại của Úc theo sau một loạt các tranh cãi về quyền tự do ngôn luận liên quan đến Trung Quốc tại các trường đại học Úc, bao gồm một cuộc tranh cãi tại Đại học Queensland vào mùa hè năm nay, trong đó nhà hoạt động sinh viên Drew Pavlou bị tấn công liên tục khi đang biểu tình trong khuôn viên trường do ủng hộ Hong Kong.
Trường đại học buộc tội Pavlou với 11 cáo buộc về hành vi sai trái và sau đó đình chỉ việc học của anh trong hai năm, điều này được xem là một hình phạt khắc nghiệt bất thường, mặc dù sau đó đã được giảm nhẹ. Những kẻ tấn công Pavlou khi bài quốc ca Trung Quốc vang lên không bao giờ được tìm thấy, mặc dù đã có video ghi hình lại. Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane còn công khai khen ngợi vụ tấn công .Không phải ngẫu nhiên, Đại học Queensland là nơi tổ chức một số lớp học do ĐCSTQ trực tiếp tài trợ và cũng là nơi tổ chức một trong nhiều Học viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ ở Úc. Trong khi các Học viện Khổng Tử vốn bị chỉ trích trên toàn cầu vì vai trò của họ trong việc thúc đẩy tuyên truyền liên kết với ĐCSTQ. Tại Hoa Kỳ, chính quyền Trump đã tuyên bố đóng cửa 75 Viện Khổng Tử và hơn 500 “Phòng học Khổng Tử” dành cho học sinh K12 vào cuối năm nay.
Ngoài ra, Úc đang phải đối mặt với một mạng lưới ảnh hưởng đáng kể trải dài ngoài các trường đại học của mình. Trong nhiều tháng, Thủ tướng Morrison đã “va chạm” với Bắc Kinh khi ông cố gắng tháo gỡ mối quan hệ đáng lo ngại của Úc với ĐCSTQ.
Căng thẳng Úc – Trung đã gia tăng kể từ năm 2018, khi chính phủ Úc cấm Huawei và một công ty viễn thông Trung Quốc khác, ZTE, xây dựng mạng 5G của Úc – một quyết định rất hợp lý mà đã bị Huawei trực tiếp chỉ trích trong một bài đăng được ĐCSTQ trả tiền trên New York Times.
Úc phản kháng lại đe dọa ‘Hãy im đi hoặc phải trả giá’ của Bắc Kinh
Vào tháng 4/2020, ông Morrison đã cùng với Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus Corona Vũ Hán và phản ứng quốc tế đối với đại dịch. Mặc dù dự thảo nghị quyết cuối cùng mà Úc đưa ra trước Đại hội đồng Y tế Thế giới thậm chí không có từ “Trung Quốc”, nó vẫn thu hút sự phản đối từ Bắc Kinh – đối tượng áp thuế 80% đối với xuất khẩu lúa mạch trị giá hàng tỷ đô-la Úc của Úc cùng tháng đó.
Với những hạn chế thương mại của Trung Quốc và những lời đe dọa được đưa ra để đáp lại Dự luật Quan hệ Đối ngoại, thông điệp từ phía Bắc Kinh rất rõ ràng: Nếu chỉ trích hoặc thách thức chúng tôi về mặt chính trị, thì túi tiền của các vị sẽ bị ảnh hưởng.
Và Úc chắc chắn đã phải chịu đựng. Mặc dù chỉ mới bắt đầu gần đây, nhưng chiến dịch gây áp lực kinh tế của Trung Quốc, bên cạnh những áp lực kinh tế từ đại dịch toàn cầu, đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Úc.
Úc từng nổi tiếng khắp thế giới nhờ vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tốt hơn hầu như bất kỳ quốc gia nào khác, hiện nay Canberra đang đối mặt với cuộc suy thoái đầu tiên trong gần ba thập kỷ.
Úc là một trong những cường quốc tầm trung đầu tiên có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đã thực sự bắt đầu đi ngược lại, đánh giá lại và vạch ra “ranh giới đỏ” về ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Đáp lại, Bắc Kinh đang cố gắng lấy Úc “làm gương” và gửi một thông điệp đến những quốc gia khác: Ảnh hưởng của chúng tôi là không thể đảo ngược. Hãy im đi hoặc phải trả giá.
Đây là logic cưỡng chế nhằm xác định mối quan hệ của Trung Quốc với Úc và với 70 quốc gia hiện đang tham gia vào BRI của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã nhìn thấy cách thức mà các nguồn lực ngoại giao và chính trị của mình có thể được tận dụng, để mang lại những kết quả đáng mơ ước trong nền văn hóa và xã hội phương Tây, ngay cả trong một không gian nhỏ như tập thể sinh viên đại học. Các chiến thuật ở Úc, từ Viện Khổng Tử đến các tổ chức sinh viên và các nhóm chống đối do chính phủ Trung Quốc điều phối, đang được nhân rộng ở Hoa Kỳ ngày nay.
Trung Quốc cũng đã học cách triển khai các nguồn lực kinh tế đáng kể của mình để mang lại lợi ích lâu dài trên toàn cầu, và các nhà lãnh đạo Mỹ đã từng tham gia vào cuộc chơi của Trung Quốc. Vào năm 2011, Phó Tổng thống Joe Biden đã nói rằng “một Trung Quốc đang trỗi dậy là một sự phát triển tích cực, tích cực… đối với thế giới rộng lớn”.
ĐCSTQ đang sử dụng các khoản vay và kế hoạch tài trợ để thiết lập bẫy nợ cho các quốc gia đang phát triển trên khắp châu Á và châu Phi, nhằm cho phép Trung Quốc kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng. Tại Úc, Trung Quốc đã học được rằng việc tạo ra sự phụ thuộc thậm chí chỉ trong một số lĩnh vực quan trọng cũng đủ để tạo ra các kết nối thương mại – và do đó ảnh hưởng của họ – hầu như không thể phá vỡ.
Chính quyền bang Victoria, nơi đã ký biên bản ghi nhớ về BRI (đóng vai trò thúc đẩy Dự luật Quan hệ Đối ngoại Úc) đã cáo buộc chính quyền Morrison “phỉ báng” Trung Quốc; và cho rằng chắc chắn ông Morrison sẽ nhận được nhiều lời kêu gọi cứu trợ trong cuộc tấn công kinh tế của Trung Quốc đối với nông dân trồng lúa mạch và nhà sản xuất rượu của Úc.
Theo sau Hoa Kỳ, Úc cần vạch ra ‘ranh giới đỏ’ đối với Trung Quốc
Trung Quốc đã chuẩn bị tốt để điều hướng các cuộc đối đầu như vậy và vượt qua hầu hết mọi chỉ trích để đạt được mục đích. Giống như Mỹ, Úc đã từng cảm thấy sai lầm rằng họ có thể hợp tác với ĐCSTQ.
Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd nói trong một bài phát biểu năm 2008 tại Đại học Bắc Kinh, rằng ông muốn đất nước của mình trở thành zhengyou của Trung Quốc – một người bạn có thể dám phản đối, hoặc nói ra những sự thật khó chịu. Nhưng ĐCSTQ không muốn một zhengyou, chính quyền này “không hề thích” những lời phàn nàn liên tục của Canberra về cách hành xử của họ với Tây Tạng khi đó, cũng như không thích bị chỉ trích về vấn đề Hong Kong bây giờ.
Chẳng hạn, ĐCSTQ đã chứng tỏ rằng họ sẽ không khoan nhượng đối với việc tìm kiếm sự thật về mức độ trách nhiệm của chính quyền này, liên quan đến sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Bắc Kinh muốn các đối tác biết tuân thủ – những người sẵn sàng “không nghi ngờ” đi theo sự dẫn đầu của họ trên trường
quốc tế, biết giữ im lặng khi đối mặt với các cuộc xâm lược toàn cầu hoặc vi phạm nhân quyền trong nước của ĐCSTQ, bao gồm cả cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công. Sự tuân thủ như vậy là những gì ĐCSTQ mong đợi bây giờ từ Úc.
Hoa Kỳ đã bước vào “chương mới” trong việc đối đầu với một Trung Quốc hung hăng, lạm dụng và không trung thực; Úc cũng đang theo sát…
ĐCSTQ đã chứng minh rằng họ sẵn sàng “chơi bẩn” các đối tác của mình để đạt được sự tuân thủ địa chính trị, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể hoặc không nên làm những điều cần thiết, như những gì mà Thủ tướng Morrison hiện đang làm.
Tác giả: Michael Johns JR. cử nhân đại học Harvard Kennedy, chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc tế.
Thiện Nhân
0 comments