Tin khắp nơi – 02/09/2020
Mỹ: TT Trump so sánh biểu tình bạo động giống «khủng bố trong nước» – Thu Hằng
Ngày 01/09/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thành phố Kenosha, nơi một công dân Mỹ gốc Phi bị một cảnh sát bắn 7 phát từ sau lưng ngày 23/08. Nhiều cuộc biểu tình bạo động, đập phá đã diễn ra và vẫn còn tàn dư khi tổng thống Donald Trump đến thị sát và ủng hộ lực lượng công lực.
Chỉ còn hơn 60 ngày đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump không ngại coi những cuộc biểu tình bạo lực như « khủng bố trong nước », đồng thời hứa tái lập « luật pháp và trật tự ».
Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :
« Donald Trump đến Kenosha với một thông điệp duy nhất : Phải ủng hộ lực lượng an ninh. Ông phát biểu : « Các chính trị gia cực tả vô trách nhiệm tiếp tục truyền bá tư tưởng rằng đất nước chúng ta, nhân viên an ninh của chúng ta là lực lượng trấn áp hoặc kỳ thị chủng tộc. Trong khi lẽ ra chúng ta phải ủng hộ lực lượng an ninh ».
Để ủng hộ, tổng thống Mỹ đã thông báo khoản ngân sách 1 triệu đô la dành cho cảnh sát Kenosha, 42 triệu đô la để bảo đảm an ninh công cộng ở bang Wisconsin và 4 triệu đô la cho các cửa hàng là nạn nhân của nạn đập phá hôi của.
Khi bị chất vấn về việc ngày càng có nhiều trường hợp bạo lực cảnh sát, ông Donald Trump đã bảo vệ nhân viên công lực, những người mà ông cho rằng đôi khi, chỉ đơn giản là không có thời gian suy nghĩ về những hành động của họ.
Ông lập luận : « Một số cảnh sát hoảng sợ ! Họ bị sức ép vô cùng lớn. Họ có thể có 15 năm kinh nghiệm và làm việc không chút tì vết. Thế rồi bỗng nhiên, họ phải đưa ra một quyết định, trong khoảnh khắc. Và nếu họ có quyết định sai lầm, thì hoặc là họ chết, hoặc là họ sẽ gặp phải vấn đề rất nghiêm trọng ».
Trước đó một chút, trên kênh truyền hình Fox News, tổng thống Donald Trump đã thậm chí so sánh những nhân viên cảnh sát này như « những tay chơi gôn, lo lắng trong một trận thi đấu nên chỉ cách lỗ gôn có một mét mà cũng đánh chệch.».
Tổng thống Mỹ không gặp gia đình nạn nhân Jacob Blake, nhưng ông nói là thông cảm với họ, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành ».
Tổng thống Trump muốn khôi phục
‘Giáo dục yêu nước’ trong trường học
Bình luậnDu Miên
Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn khôi phục nền giáo dục yêu nước trong các trường học ở Hoa Kỳ, để hàn gắn sự chia rẽ dẫn đến bạo lực và bạo động trên toàn quốc trong những tháng gần đây.
Trao đổi với các phóng viên tại Nhà Trắng ngày 31/8, ông Trump khẳng định: “Cuộc chiến của phe cánh tả về cảnh sát, đức tin, lịch sử và các giá trị Mỹ đang xé nát đất nước chúng ta, đó là điều họ muốn. Con đường duy nhất dẫn đến sự thống nhất là xây dựng lại bản sắc dân tộc chung, tập trung vào các giá trị và đức tính chung của người Mỹ, mà chúng ta vốn có rất nhiều. Điều này bao gồm khôi phục nền giáo dục yêu nước trong các trường học của quốc gia chúng ta, nơi họ đang cố gắng thay đổi mọi thứ mà [thế hệ] chúng ta từng được học”.
Tổng thống đưa ra nhận xét này như một phần của các bình luận chung về tình trạng bạo lực gần đây và những cái chết được thấy trong các cuộc bạo loạn, biểu tình ở Kenosha, Wisconsin, và Portland, Oregon. Những kẻ kích động châm ngòi bạo lực ở những thành phố này và các thành phố khác liên kết với nhóm Antifa cực đoan, nhóm này đang tìm cách gây ra một cuộc cách mạng cộng sản ở Hoa Kỳ.
“Để đánh bại họ, chúng ta phải bắt giam những kẻ phạm pháp, và chúng ta phải đánh bại tư tưởng căm thù của họ về đất nước này, về nước Mỹ. Chúng ta phải dạy cho con cái chúng ta biết rằng nước Mỹ là một quốc gia đặc biệt, [với lý tưởng] tự do và công bằng đáng được bảo vệ, gìn giữ và duy trì. Và đó là những gì chúng tôi muốn làm”, ông Trump nói.
“Những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay là kết quả của sự truyền dạy của cánh tả trong các trường học và đại học của quốc gia chúng ta. Nhiều người Mỹ trẻ đã bị nhồi nhét những lời dối trá về việc Mỹ là một quốc gia độc ác bị ảnh hưởng bởi nạn phân biệt chủng tộc”.
Bộ Giáo dục đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của The Epoch Times.
Các nhóm dưới sự bảo trợ của nhóm Antifa và phong trào Black Lives Matter trong những tháng gần đây đã phá hủy hàng chục di tích lịch sử trên toàn nước Mỹ. Ông Trump đã chỉ trích đối thủ tranh cử của mình là cựu Phó Tổng thống Joe Biden, vì ông ấy đã không nhắc tên Antifa trong một bài phát biểu gần đây.
“Ông ấy không đề cập đến phe cánh tả, hoặc, theo những gì tôi thấy, tôi không tin rằng ông ấy đề cập đến từ ‘Antifa’. Antifa là một tội phạm có tổ chức, và ông ta không đề cập đến những tên côn đồ Antifa, nhưng hầu như là đổ lỗi cho cảnh sát và các cơ quan hành pháp”, Tổng thống nói.
Ông Biden đáp trả bằng cách chỉ trích Trump vì đã không lên án Kyle Rittenhouse, một thiếu niên bị buộc tội bắn 3 người – 2 trong số họ đã tử vong, trong một cuộc bạo động ở Kenosha. Ông Trump đã lên tiếng bảo vệ Rittenhouse vào ngày 31/8, nói rằng thiếu niên này đã hành động để tự vệ.
“Tối nay, Tổng thống đã từ chối phê phán bạo lực. Ông ấy thậm chí sẽ không từ chối một trong những người ủng hộ mình, [dù] người đó bị buộc tội giết người vì những công kích của ông ấy vào những người khác. Ông ấy quá yếu, quá sợ hãi trước sự thù hận mà ông ấy đã khơi dậy để chấm dứt nó”, ông Biden nói.
Video được đăng trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông tấn công kẻ bắn súng bằng ván trượt trước khi bị bắn. Một video khác cũng cho thấy một người đàn ông khác lao vào kẻ xả súng bằng một khẩu súng ngắn trước khi anh ta bị bắn vào tay.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Texas kiện kế hoạch
mở rộng hình thức bỏ phiếu qua bưu điện
Đầu tuần này, cuộc chiến về việc bỏ phiếu qua đường bưu điện ở Texas tăng nhiệt khi một trong số ít những bang không mở rộng hình thức này cho cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 đệ đơn kiện, ngăn chặn hơn 2 triệu cử tri đã đăng kí ở khu vực quanh thành phố Houston nhận đơn xin được bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Quận Harris trong tháng 8 công bố kế hoạch gửi đơn cho tất cả các cử tri đã đăng kí, bất kể họ có đủ điều kiện để bỏ phiếu qua đường bưu điện hay không. Hình thức bỏ phiếu này nhìn chung bị hạn chế ở Texas đối với các cử tri từ 65 tuổi trở lên, khuyết tật hoặc không hiện diện ở quận này trong Ngày Bầu cử.
Một số bang ở Mỹ đã nới lỏng các hạn chế về việc bỏ phiếu qua đường bưu điện trong năm nay vì lo ngại về COVID-19, gần đây nhất là New York. Nhưng các nhà lãnh đạo theo Đảng Cộng hòa của Texas đã kháng cự lời kêu gọi mở rộng hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Dù không có bằng chứng cho thấy có tình trạng gian lận cử tri rộng khắp thông qua hình thức bỏ phiếu này, nhưng Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump cho rằng mở rộng hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện có thể làm gia tăng những vụ gian lận và sự bất định trong quá trình bầu cử.
“Mưu đồ của [nhà chức trách] Quận Harris có thể dẫn đến gian lận cử tri và ảnh hưởng đến kết quả bầu cử,” Thống đốc Texas Greg Abbott nói trên Twitter.
Đơn kiện của Tổng chưởng lý bang Texas theo Đảng Cộng hòa Ken Paxton yêu cầu thẩm phán ra lệnh buộc Quận Harris ngưng gửi các đơn xin bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Giới chức Quận Harris cho biết trước đây họ đã gửi đơn cho tất cả các cử tri đăng kí trên 65 tuổi, còn những cử tri khác nhận đơn thì tùy họ quyết định xem họ có đủ điều kiện hay không và có muốn bỏ phiếu qua đường bưu điện hay không.
“Nếu Trưởng phụ trách bầu cử dành thời gian gặp chúng tôi thay vì đệ đơn kiện ra tòa thì họ sẽ thấy rằng thông tin mà chúng tôi định chia sẻ với cử tri cung cấp cho họ biết rõ ràng về quyền của họ và họ có đủ điều kiện bỏ phiếu qua đường bưu điện hay không,” chánh lục sự Quận Harris, Chris Hollins, nói.
Quận Harris là nơi toạ lạc thành phố Houston, thành phố đông dân thứ tư ở Mỹ và cũng là nơi cộng đồng người Việt tập trung với mật độ cao thứ ba toàn quốc.
Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Houston Trần Quốc Anh cho biết có “một số không nhiều” người lớn tuổi gốc Việt bỏ phiếu qua đường bưu điện và nhìn chung không ai than phiền về hình thức bỏ phiếu này.
“Mấy người lớn ở đây người ta cũng chịu khó đi bầu lắm, đến những địa điểm bỏ phiếu chính, cho nên mình chưa thấy ai than phiền về việc bỏ phiếu qua đường bưu điện hết,” ông nói.
Còn 63 hôm nữa là đến Ngày Bầu cử, ông Quốc Anh cho biết ở Houston hiện có “nhiều nhóm” trong cộng đồng người Việt đang nỗ lực giúp cử tri ghi danh bầu cử. Hàng tuần họ đến các khu trung tâm thương mại lớn và kê bàn ngồi đó để giải đáp thắc mắc của những người chưa có kinh nghiệm đi bỏ phiếu và giúp họ điền đơn đăng kí cử tri.
Trước đây trong năm, Tòa Tối cao Texas đã ra phán quyết rằng nỗi lo sợ nhiễm virus corona sẽ không được xem là hợp điều kiện để được bỏ phiếu qua đường bưu điện theo luật bầu cử Texas. Cử tri điền đơn xin bỏ phiếu qua đường bưu điện phải đánh dấu vào ô cho biết họ đáp ứng những tiêu chí nào và gửi lại đơn cho các quan chức quận xử lý.
Trưởng phụ trách bầu cử Texas Ruth Hughs đã nhận được một lá thư từ Sở Bưu chính Hoa Kỳ vào tháng 7 nói rằng theo thời biểu bỏ phiếu được cho phép theo luật của Texas, một số cử tri có thể sẽ không nhận được lá phiếu của họ để kịp bỏ phiếu và một số phiếu được gửi gần hạn chót có nguy cơ không đến kịp để được đếm.
Trong thư trả lời Sở Bưu chính Hoa Kỳ, văn phòng Trưởng phụ trách bầu cử Texas chưa cho biết liệu họ có điều chỉnh ngày hạn chót bỏ phiếu hay không.
Báo cáo Quốc Phòng Mỹ : Trung Quốc muốn
tăng gấp đôi kho vũ khí hạt nhân
Anh Vũ
AFP dẫn một báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ ra hôm 01/09/2020, khẳng định Trung Quốc dự tính trong thập kỷ tới tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân và hoàn thiện khả năng bắn các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân từ mặt đất, trên biển và trên không.
Theo tài liệu trên, quân đội Trung Quốc đã đuổi kịp hoặc vượt Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong đóng tầu chiến, chế tạo tên lửa hành trình hay hệ thống phòng thủ tên lửa.
Báo cáo của Quốc Phòng Mỹ cho biết, hiện Trung Quốc có « khoảng 200 » đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên các nhà phân tích độc lập cho ước tính con số trên phải là 300.
Con số trên sẽ được nhân lên gấp 2 lần trong vòng 10 năm tới. Trung Quốc đã có khả năng bắn tên lửa hạt nhân từ mặt đất hay trên biển, hiện đang phát triển khả năng bắn từ trên không.
Báo cáo của Lầu Năm Góc viết : « Rất có thể Bắc Kinh đang tìm cách từ nay đến giữa thế kỷ này phát triển khả năng quân sự bằng hoặc cao hơn Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực ». Nếu như Trung Quốc đạt
được mục đích đó thì « sẽ có tác động nghiêm trong đến lợi ích quốc gia của Mỹ và an toàn trật tự quốc tế », báo cáo nhấn mạnh.
Bản báo cáo hàng năm của bộ Quốc Phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc quyết tâm xây dựng từ nay đến năm 2049 một quân đội tầm cỡ thế giới có khả năng tiến hành các chiến dịch trên toàn cầu.
Một trong những mục tiêu chủ chốt của kế hoạch này là tiếp tục phát triển, hiện đại hóa hải quân. Về số lượng, hiện tại lực lượng hải quân Trung Quốc đã có 350 tàu chiến, trong khi Mỹ có 293 tàu.
Quân đội Mỹ:
Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1/9 công bố một phúc trình, trong đó cảnh báo rằng Trung Quốc đang tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng cách đưa vũ khí tân tiến tới vùng biển tranh chấp, theo trang tin Australian Financial Review của Úc.
PTI của Pakistan đưa tin, Lầu Năm Góc đánh giá rằng Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật cưỡng ép để khẳng định chủ quyền không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biển Hoa Đông cũng như trên biên giới với Ấn Độ và Bhutan.
“Các lãnh đạo Trung Quốc sử dụng các chiến thuật không khác gì xung đột vũ trang để theo đuổi các mục tiêu của Trung Quốc”, phúc trình mà Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội có đoạn, theo PTI.
Trang tin của Pakistan nói rằng Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường gây ảnh hưởng quân sự và kinh tế tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gây lo ngại tại nhiều nước cả trong lẫn ngoài khu vực.
Tại một cuộc họp báo hôm 2/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng phúc trình của Bộ Quốc phòng Mỹ “phớt lờ sự thật và đầy thành kiến”.
“Nó đưa ra các bình luật vô trách nhiệm về việc xây dựng quốc phòng của Trung Quốc và cố tình làm sai lệch các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc”, bà Hoa nói.
Hoa Kỳ giải mật
chính sách đảm bảo an ninh cho Đài Loan
Hoa Kỳ vừa giải mật tài liệu về chính sách đảm bảo an ninh cho Đài Loan, khi Washington tìm cách đối phó với điều mà họ cho là xu hướng đang tăng của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực chống lại hòn đảo này.
Nhiều cư dân Hong Kong sẵn sàng qua Anh sinh sống
Mỹ phê chuẩn nâng cấp gói tên lửa 620 triệu đôla cho Đài Loan
Việc giải mật chính sách được thiết lập từ thời Reagan là động thái được cho là bước mới nhất của Mỹ trong chiến dịch buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, từ việc giam giữ người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương đến việc áp đặt luật an ninh hà khắc ở Hong Kong.
Tài liệu vừa được giải mật gồm hai bức điện tín, được đăng trên trang mạng của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) hôm 31-8.
Điện tín đầu tiên được gửi ngày 10/7/1982, từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, lúc đó là Lawrence Eagleburger cho Giám đốc AIT lúc đó là James Lilley, cung cấp cách giải thích của Hoa Kỳ về Thông cáo chung năm 1982, liên quan đến việc Hoa Kỳ đang bán vũ khí cho Đài Loan.
Bức điện tín giải thích rằng việc Mỹ sẵn sàng giảm bán vũ khí cho Đài Loan phụ thuộc vào cam kết tiếp tục của Trung Quốc đối với một giải pháp hòa bình cho tranh chấp xuyên eo biển. Hơn nữa, nếu Trung Quốc trở nên thù địch hơn, thì Hoa Kỳ sẽ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan.
Văn bản chỉ ra rằng mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ là duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan, và do đó, số lượng và chất lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mối đe dọa từ Bắc Kinh. Bản ghi nhớ kết thúc bằng việc đưa ra “đảm bảo cuối cùng này: việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan sẽ tiếp tục.”
Những ý tưởng tương tự này được nhắc lại trong một bản ghi nhớ nội bộ của tổng thống do Tổng thống Ronald Reagan soạn thảo ngày 17/8/1982, đóng vai trò hướng dẫn giải thích của Hoa Kỳ về Thông cáo chung năm 1982.
Bức điện thứ hai, được gửi vào ngày 17/8/1982, từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó là George Shultz đến Giám đốc AIT lúc đó là Lilley, đưa ra sáu bảo đảm với Đài Loan, củng cố thông điệp ở trên. Đại khái Hoa Kỳ:
- Chưa đồng ý ấn định ngày chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan
- Chưa đồng ý tham vấn với Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Đài Loan
- Sẽ không đóng vai trò hòa giải giữa Đài Bắc và Bắc Kinh
- Chưa đồng ý sửa đổi Đạo luật Quan hệ Đài Loan
- Không thay đổi lập trường của mình về chủ quyền về Đài Loan.
- Sẽ không gây áp lực bắt Đài Loan tham gia đàm phán với Trung Quốc.
“Sáu đảm bảo” là một yếu tố cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ với Đài Loan và Trung Quốc.
Quyết định giải mật toàn bộ chi tiết chính sách gồm Sáu điều Đảm bảo mà Tổng thống Ronald Reagan đưa ra cho Đài Bắc năm 1982, xảy ra sau lời kêu gọi của các chuyên gia quốc phòng, cựu quan chức và những người ủng hộ Đài Loan trong Quốc hội, để Hoa Kỳ cam kết rõ ràng sẽ giải cứu Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công.
David Stilwell, quan chức hàng đầu về châu Á của Bộ Ngoại giao, nói đây một phần là phản ứng trước “mối đe dọa ngày càng tăng” mà Trung Quốc gây ra cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương – được minh họa bằng quyết định đơn phương áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc lên Hong Kong.
https://www.bbc.com/vietnamese/53994658
Tổng Thống Trump sẽ tiếp tục
hạn chế số sinh viên Trung Cộng tại Hoa Kỳ
Tin Washington DC – Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây cho biết, Tổng Thống Trump đang cân nhắc ban hành thêm các lệnh hạn chế đối với sinh viên Trung Cộng trong vài tuần hoặc vài tháng tới, do sự hiện diện của các học giả Trung Cộng tại các đại học Hoa Kỳ đang ngày càng gây lo ngại về nguy cơ trộm cắp tài sản trí tuệ.
Vào tháng 5, chính phủ Trump đã yêu cầu các trường đại học không nhận các nghiên cứu sinh có liên hệ với quân đội Trung Cộng. Gần đây hơn, Hoa Kỳ tuyên bố Viện Khổng Tử là một cơ quan đặc vụ nước ngoài, có nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch tạo ảnh hưởng cho Trung Cộng, nhắm đến các đại học Hoa Kỳ.
Viện Khổng Tử là một chương trình học thuật do Bắc Kinh điều hành, thường liên kết với các đại học Hoa Kỳ để mở lớp dạy tiếng Hoa và văn hóa Trung Cộng. Vào thứ Hai, 31 tháng 8, Ngoại Trưởng Pompeo đã nói trên chương trình radio của đài WMAL rằng, không phải mọi sinh viên Trung Cộng đến Hoa Kỳ đều làm việc cho đảng Cộng Sản Trung Cộng, nhưng đây là một vấn đề đang được Tổng Thống Trump xem xét rất nghiêm chỉnh. Ông Pompeo thêm rằng, rất nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Cộng tại Hoa Kỳ đang chịu áp lực rất lớn từ đảng Cộng Sản tại quê nhà của họ, và phải làm việc cho đảng này.
Vào ngày 28 tháng 8, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã bắt giữ một nhà nghiên cứu Trung Cộng làm việc tại trường UCLA, vì cố tình phá hư một thiết bị lưu dữ kiện khi đang bị điều tra về tội chuyển thông tin nhạy cảm của Hoa Kỳ cho học viện quân sự Trung Cộng. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-tiep-tuc-han-che-so-sinh-vien-trung-cong-tai-hoa-ky/
Ông Pompeo không ngạc nhiên khi Trung Quốc-
Iran ‘ngưu tầm ngưu’, Mỹ sẽ có trừng phạt
Phụng Minh
Và Hoa Kỳ sẽ có biện pháp trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc khi có giao dịch làm ăn với Iran, đặc biệt là buôn bán vũ khí.
Ngày 31/8, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Iran là hai bên vi phạm các quyền cơ bản của con người nghiêm trọng nhất trên thế giới và Hoa Kỳ sẽ chặn
các giao dịch giữa Trung Quốc và Iran đặc biệt là kinh doanh vũ khí, đồng thời cũng sẽ trừng phạt ĐCSTQ cùng các công ty của nó đã vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran, theo Soundofhope.
Khi ông Pompeo trả lời phỏng vấn của chương trình Mornings On The Mall của đài WMAL vào ngày 31/8, ông được hỏi rằng Iran và ĐCSTQ đang xem xét thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 25 năm. Điều này sẽ thay đổi mô hình thế giới như thế nào?
Pompeo trả lời rằng có một số liên kết quan trọng giữa ĐCSTQ và Iran và ông không ngạc nhiên khi “hai kẻ vi phạm nhân quyền cơ bản nghiêm trọng nhất trên thế giới qua lại với nhau”.
Ông nói: “Trên thực tế, một trong những quốc gia muốn bán vũ khí cho Iran nhất là Trung Quốc, họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tôi tin chắc rằng ĐCSTQ cũng sẽ mua một số hệ thống từ Iran. Nhưng chúng ta phải ngăn chặn điều này xảy ra”.
Ông Pompeo cho biét, theo lệnh trừng phạt thứ tư đối với Iran của Hoa Kỳ, nếu ĐCSTQ vi phạm lệnh này, Hoa Kỳ có thể xử phạt ĐCSTQ. Washington cũng sẽ buộc ĐCSTQ phải “chịu trách nhiệm”. Ông nói: “Thế giới nên biết rằng nếu ĐCSTQ vi phạm lệnh trừng phạt Iran của chúng tôi, chúng tôi sẽ truy cứu tất cả trách nhiệm của họ”.
Pompeo nói rằng để giảm cơ hội giao thương giữa Trung Quốc và Iran, ông hy vọng sẽ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran càng sớm càng tốt .
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox ngày 2/8, ông Pompeo cũng cho biết quan hệ “25 năm, 400 tỷ đô” của ĐCSTQ và Iran là vi phạm lệnh trừng phạt thương mại giữa Hoa Kỳ và Iran, khiến Hoa Kỳ có thể sẽ trừng phạt cả ĐCSTQ và các doanh nghiệp nhà nước của họ.
Ngày 31/7, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới lên Iran, bao gồm cả việc mở rộng các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp kim loại của nước này.
Ông Pompeo nói: “Các chế độ không tôn trọng tự do trong nước và xúi giục các vấn đề an ninh quốc gia ở nước ngoài, hợp lực với nhau không phải là chuyện hiếm, nhưng Hoa Kỳ sẽ đảm bảo rằng tất cả các lệnh trừng phạt và quy định áp đặt lên Iran được thực hiện và điều này cúng áp dụng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước của họ”.
Ông Pompeo cũng nói rằng Hoa Kỳ cũng sẽ sửa đổi toàn diện thỏa thuận hạt nhân “Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung” (JCPOA) sẽ hết hạn vào tháng 10 tới.
Trong tháng Tám, Pompeo đã thông báo cho Liên hợp quốc, Hoa Kỳ đang khởi động một cơ chế theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, “phục hồi nhanh chóng” các lệnh trừng phạt Iran bắt đầu vào năm 2006. Nghị quyết đó đã đưa thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vào luật quốc tế.
Theo Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
Đại học Mỹ trục xuất 15 học giả
nhận học bổng từ chính quyền Trung Quốc
Thuần Dương
Trường Đại học Bắc Texas (UNT) đã ra thông báo dừng chương trình học tập của 15 nhà nghiên cứu nhận học bổng từ chính quyền Trung Quốc, tờ Straitstimes dẫn thông tin từ trang Caxin của Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên một trường đại học Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ với quỹ học bổng quốc gia Trung Quốc, chấm dứt khả năng ở lại Mỹ của các nhà nghiên cứu theo diện học bổng quốc gia này.
Các nhà nghiên cứu đã được thông báo về việc chấm dứt hoạt động vào thứ Tư tuần trước (26/8) trong một lá thư có chữ ký của Tiến sĩ Jennifer Cowley, hiệu trưởng trường đại học và phó hiệu trưởng phụ trách các vấn đề học thuật, Tiến sĩ Mark McLellan.
Là thư cho biết UNT “quyết định chấm dứt mối quan hệ với các học giả nhận tài trợ từ Hội đồng Học bổng Trung Quốc (còn được gọi là Quỹ Học bổng Trung Quốc)”. “Do thay đổi này, quyền truy cập vào e-mail, máy chủ và các tài liệu khác của UNT [của 15 học giả Trung Quốc] đã bị chấm dứt”.
UNT không nói rõ tại sao những nhà nghiên cứu Trung Quốc đó lại bị đuổi khỏi trường. Những họ sẽ phải rời Mỹ trong vòng một tháng.
Ông Jim Berscheidt, phát ngôn viên của trường đại học, được truyền thông địa phương trích dẫn nói: “Quyết định đình chỉ việc học của 15 nhà nghiên cứu nhận học bổng này, không ảnh hưởng đến bất kỳ sinh viên nào đăng ký và theo học tại trường”.
Hội đồng Học bổng Trung Quốc (CSC) là tổ chức thuộc của Bộ Giáo dục Trung Quốc. Theo trang web của tổ chức này, CSC đã hợp tác với hơn 20 trường đại học ở Mỹ, bao gồm Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts.
Chính phủ của tổng thống Donald Trump đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc cử học giả đến các cơ sở học thuật của Mỹ để đánh cắp tài sản trí tuệ và công nghệ tiên tiến của Mỹ – điều mà Bắc Kinh luôn bác bỏ.
Theo Lu Zhenhua, Straitstimes
Đại Nghĩa biên dịch
Ngoại trưởng Pompeo muốn đóng cửa
tất cả Viện Khổng Tử tại Mỹ
Hải Lam
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/9 cho biết ông mong tất cả Viện Khổng Tử của Trung Quốc trong khuôn viên các trường đại học Mỹ sẽ đóng cửa trước cuối năm nay, theo Reuters.
“Tôi nghĩ mọi người đều sẽ nhìn thấy những rủi ro liên quan đến chúng”, ông Pompeo nói với Fox Business Network hôm 1/9, đề cập đến các Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại Mỹ. Vị ngoại trưởng cáo buộc các học viện do chính phủ Trung Quốc tài trợ đang tuyển dụng các “gián điệp và cộng tác viên” tại các trường đại học của Mỹ.
“Tôi nghĩ các trường thấy điều đó và tôi hy vọng chúng tôi sẽ đóng cửa tất cả các viện này trước cuối năm nay”, ông Pompeo nói.
Tháng trước, Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc trung tâm quản lý các Viện Khổng Tử ở Mỹ là “thực thể thúc đẩy hoạt động tuyên truyền và ảnh hưởng thâm hiểm toàn cầu của Bắc Kinh”, đồng thời yêu cầu các viện phải đăng ký như phái bộ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các học viện phải báo cáo chi tiết với Bộ Ngoại giao Mỹ thông tin nhân sự và kê khai tường tận tài sản ở Mỹ, dựa trên Đạo luật Phái bộ Nước ngoài năm 1982.
Ông David Stilwell, thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á, thời điểm đó cho biết hàng chục Viện Khổng Tử trong khuôn viên đại học Mỹ có thể sẽ không bị loại bỏ, nhưng các trường đại học phải “xem xét kỹ” những gì họ đang làm.
Từ năm 2004, chính phủ Trung Quốc đã thành lập nhiều Viện Khổng Tử ở các trường đại học ở nước ngoài. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng các Viện Khổng Tử giúp quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thì các nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh sử dụng chương trình này để thao túng các trường đại học, thực hiện tuyên truyền một chiều và đe dọa các nhà tư tưởng không ủng hộ ĐCSTQ. Các chủ đề nhạy cảm như sự kiện Thiên An Môn, đàn áp Pháp Luân Công, hay các vấn đề về Tây Tạng, người thiểu số Duy Ngô Nhĩ… đều là những nội dung bị cấm thảo luận trong các Viện Khổng Tử.
Trong những năm gần đây, một loạt các trường đại học ở Mỹ đã đóng cửa Viện Khổng Tử do lo ngại về ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc đối với nền giáo dục của Mỹ. Ngoài ra, nhiều trường đại học ở Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Úc, Pháp, Bỉ, đã đóng cửa các Viện Khổng Tử. Tại châu Âu, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên đóng cửa toàn bộ cơ sở giáo dục này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-muon-dong-cua-tat-ca-vien-khong-tu-tai-my.html
Mỹ gia hạn một số đặc miễn thuế quan
cho Trung Quốc tới cuối năm
Ngày 1/9, văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) loan báo đã gia hạn miễn trừ thuế quan cho Trung Quốc đến cuối năm nay đối với nhiều mặt hàng, trong đó có đồng hồ thông minh và một số loại khẩu trang y tế, thay vì gia hạn một năm như trước đây.
Gia hạn chỉ 4 tháng sẽ giữ đòn bẩy đối với việc Trung Quốc thi hành thoả thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng sẽ làm tăng sự bất định đối với các nhà nhập khẩu.
Trên Công báo Liên bang, USTR nói việc gia hạn áp dụng đối với những sản phẩm được miễn trừ trong danh sách thuế quan ‘301’ do Tổng thống Donald Trump áp đặt cách đây một năm lên một loạt hàng hóa tiêu dùng Trung Quốc giữa những cuộc thương thuyết căng thẳng Mỹ-Trung. Thuế quan trên khối
lượng hàng hoá trị giá khoảng 125 tỉ đô được ấn định là 15%, sau đó giảm xuống còn 7,5% vào giai đoạn 1 của thỏa thuận được ký vào tháng 1 năm nay.
Các sản phẩm này bao gồm một số thiết bị Bluetooth và những thiết bị chuyển dữ liệu, như những thiết bị nhập từ Trung Quốc của Apple, FitBit, Sonos, và những công ty công nghệ khác.
Trong danh sách đặc miễn vừa được gia hạn có một số khẩu trang, máy thở và những sản phẩm y tế khác.
Thông báo đăng trên Công báo không nêu lý do vì sao chỉ gia hạn đặc miễn trong 4 tháng, nhưng chính quyền Trump đã dọa sẽ nâng thuế quan nếu Trung Quốc không thi hành thỏa thuận giai đoạn 1 được phát động vào tháng 2 năm nay.
Không thể tiếp xúc với phát ngôn viên USTR để yêu cầu bình luận.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong tuần qua xác nhận cam kết đối với thỏa thuận. Tuy vậy, tới nay mức mua của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ chưa đủ để đáp ứng mục tiêu năm đầu tiên là tăng 77 tỉ đô la so với năm 2017.
Hoa Kỳ dự tính trừng phạt các quan chức Belarus
Anh Vũ
Theo Reuters, một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Mỹ, hôm qua, 01/09/2020, cho biết Washington dự tính trừng phạt 7 quan chức Belarus dính líu vào các hành vi gian lận bầu cử tổng thống tại Belarus và bạo lực nhắm vào người biểu tình.
Reuters dẫn lời quan chức này nói : « Chúng tôi đã lên danh sách một nhóm 7 người để đưa ra làm việc với bộ Tài Chính». Quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng đó là những nỗ lực tối thiểu để các quan chức trong chính quyền Loukachenko thấy được là họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi chống lại nhân dân mình.
Liên quan đến khủng hoảng Belarus, hôm qua tại Genève, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn, ông Nils Melzer cho biết đã được nhiều tổ chức phi chính phủ báo động về tình trạng tra tấn tù nhân tại Belarus. Ông yêu cầu mở điều tra độc lập. Từ khi nổ ra phong trào chống tổng thống Alexandre Loukachenko sau bầu cử, chính quyền Belarus đã bắt giam gần 7000 người, trong đó riêng những ngày cuối tuần vừa rồi có hàng trăm người bị bắt.
Hôm qua là ngày khai giảng năm học mới tại Belarus, hàng nghìn học sinh, sinh viên đã tẩy chay không đến trường để tiếp tục đòi tổng thống Loukachenko từ chức.
Trong một diễn biến khác, dường như đang xuất hiện rạn nứt trong đối lập. Nhà đối lập đang lưu vong Svetlana Tikhanovskaia, đã công khai chỉ trích chiến lược của một nhóm đối lập mà bà đã liên minh trong khi ra tranh cử. Nhóm đối lập của bà Maria Kolesnikova đã thành lập một đảng mới có tên gọi đảng « Cùng nhau ». Theo quan điểm của Tikhanovskaia, phong trào đấu tranh đòi tổng thống Loukachenko từ chức không nên bị chi phối của bất kỳ đảng phái chính trị nào.
“Vẫn còn nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng”
giữa Đảng Dân Chủ và Tòa Bạch Ốc
về gói viện trợ coronavirus
Tin từ Washington, D.C. – Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho biết sau cuộc điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hôm thứ Ba (ngày 1 tháng 9) rằng Đảng Dân chủ và Tòa Bạch Ốc vẫn còn nhiều “mâu thuẫn nghiêm trọng” về gói viện trợ coronavirus mới.
Không có cuộc đàm phán nào về một vòng viện trợ coronavirus mới đã diễn ra kể từ đầu tháng 8, khi các cuộc đàm phán đổ vỡ vì Đảng Dân chủ và chính quyền Tổng thống Trump không thể thỏa hiệp về khoảng cách 1 ngàn tỷ mỹ kim giữa các gói cứu trợ mà hai bên đã công bố để giúp đỡ cho các doanh nghiệp nhỏ, chính quyền tiểu bang và địa phương, các học khu và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Vào giữa tháng 5, hạ viên đã thông qua dự luật cứu trợ coronavirus thứ năm trong năm nay với tổng trị giá hơn 3 ngàn tỷ mỹ kim. Nhiều tháng sau, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell đã đáp trả bằng một dự luật trị giá 1 ngàn tỷ mỹ kim mà Thượng viện chưa thông qua.
Vào thứ hai (ngày 31 tháng 8), bộ trưởng ngân khố Mnuchin cho biết ông hy vọng ông McConnell sẽ công bố một dự luật mới vào tuần tới. Một số đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối khoản viện trợ mới vì lo ngại về thâm hụt ngân sách lớn và ngày càng tăng được dự đoán lên tới 4 ngàn tỷ mỹ kim trong năm nay. Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows cho biết hôm thứ Sáu (ngày 28 tháng 8) rằng Tổng thống Trump sẵn sàng ký một dự luật cứu trợ coronavirus trị giá 1.3 ngàn tỷ mỹ kim, cao hơn so với đề nghị 1 ngàn tỷ mỹ kim ban đầu.
Về phần Đảng Dân chủ, bà Pelosi cũng đã giảm yêu cầu 3 ngàn tỷ ban đầu xuống còn 2.2 ngàn tỷ nhưng vẫn khăng khăng đòi hỏi các quỹ mới cho chính quyền tiểu bang và địa phương, trường học và xét nghiệm coronavirus cũng như truy tìm nguồn bệnh. (BBT)
Ủy ban Hạ viện: Hàng chục ngàn khoản
hỗ trợ COVID có thể bị gian lận
Hàng chục ngàn khoản vay trị giá nhiều tỉ đô la có thể đã bị gian lận, phí phạm và lạm dụng trong Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) trị giá 659 tỉ đô nhằm giúp các tiểu thương Mỹ sống còn trong đại dịch virus corona, một ủy ban của Quốc hội cho biết ngày 1/9.
Tiểu ban lo về Khủng hoảng Virus Corona của Hạ viện nói trên 1 tỉ đô đã rơi vào tay các công ty được cấp nhiều khoản vay, vi phạm những qui định của chương trình.
Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin ra điều trần trước ủy ban này vào chiều ngày 1/9.
Phe Dân chủ tại Quốc hội và chính quyền Trump bất đồng ý kiến về những bước thêm nữa thúc đẩy nền kinh tế sau khi Quốc hội chấp thuận hàng ngàn tỉ đô la vào tháng 3 để đáp ứng với đại dịch virus corona.
Tính tới lúc chương trình chấm dứt hôm 8/8, PPP đã cung cấp hơn 5,2 triệu khoản vay không hoàn lại thông qua Cơ quan Quản trị Tiểu thương (SBA).
Bộ Tài chánh và SBA không trả lời yêu cầu bình luận.
Chính quyền Trump nói PPP đã giúp duy trì 51 triệu việc làm vào lúc nền kinh tế Mỹ suy sụp vì virus corona.
Các nhà kinh tế cho rằng tác động thực sự thấp hơn, khoảng từ 1 đến 14 triệu việc làm.
Ủy ban của Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát nói họ phát hiện hơn 600 khoản vay được cấp cho các công ty lẽ ra không đủ điều kiện vì bị cấm làm ăn với chính phủ. 350 khoản vay khác được cấp cho các nhà thầu từng có các vấn đề trong hoạt động trước đây.
Gần 3 tỉ đô la rơi vào tay các doanh nghiệp từng bị chính phủ ‘điểm mặt’ là có thể có vấn đề.
Vẫn theo uỷ ban của Hạ viện, có bằng chứng cho thấy chưa đầy 12% chủ nhân các doanh nghiệp gốc Phi và châu Mỹ Latin được cấp đủ tiền tài trợ mà họ yêu cầu.
Cơ quan giám sát nội bộ của SBA cũng phát hiện “những chỉ dấu mạnh mẽ” về khả năng gian lận PPP.
Tội ác có đang gia tăng tại Hoa Kỳ
như cáo buộc của Trump?
Jake Horton
Tổng thống Donald Trump nói tội phạm đang gia tăng tại các thành phố lớn của Hoa Kỳ và đề nghị gửi cơ quan thực thi pháp luật liên bang đến những nơi đó để giải quyết tình hình.
Ông Trump hô hoán rằng một loạt các thành phố do Đảng Dân chủ điều hành đang “bị ảnh hưởng bởi tội ác bạo lực”.
BBC xem xét dữ liệu về tội ác bạo lực tại Hoa Kỳ và thấy rằng trên tổng thể tội ác bạo lực đã giảm xuống ở nhiều thành phố, nhưng các vụ giết người và xả súng tăng mạnh ở một số thành phố khác.
Tội ác bạo lực tiếp tục giảm
Tổng thống Trump nói tỷ lệ tội ác ở một số thành phố như New York đang “cao ngất ngưỡng”.
Nhưng ở nhiều thành phố lớn của Hoa Kỳ, trong đó có Chicago và New York, tội ác bạo lực nhìn chung giảm đi so với cùng thời điểm năm ngoái.
Các thành phố định nghĩa tội ác bạo lực theo những cách hơi khác nhau, nhưng nó thường bao gồm tội giết người, cướp của, tấn công và hãm hiếp.
Tình hình mỗi năm có thể biến động nhưng tội ác bạo lực trên khắp nước Mỹ có xu hướng giảm kể từ thập niên 1990.
Trong tháng Tư và tháng Năm, tội ác bạo lực ở nhiều thành phố Hoa Kỳ giảm đáng kể so với những năm trước, một phần do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn virus corona.
Nhưng Tổng thống Trump đã chỉ ra một loạt các vụ giết người ở một số thành phố và các vụ giết người ngược lại đã tăng mạnh ở một số khu vực.
Tội ác tăng lên ở đâu?
Nghiên cứu dữ liệu từ 27 thành phố lớn của Mỹ cho thấy Chicago dẫn đầu tình trạng giết người đang gia tăng.
Tổng thống Trump đã cử hơn 100 đặc vụ liên bang để giúp cơ quan thực thi pháp luật địa phương ở Chicago.
Tính đến 23/8, các vụ giết người ở thành phố này tăng hơn 50% vào thời điểm này năm ngoái.
Tổng thống Trump đã vạch ra một loạt các vụ xả súng trong những tháng gần đây, và xả súng ở Chicago đã tăng hơn 60% so với cùng thời điểm năm ngoái.
New York cũng có tình trạng tương tự – các vụ xả súng đã tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm 2019 và tỷ lệ giết người tăng hơn một phần ba – mặc dù các vụ tấn công, cưỡng hiếp và cướp tài sản đều giảm.
Tỷ lệ giết người ở New York giảm đáng kể kể từ thập niên 1990, nhưng tháng Sáu có nhiều vụ xả súng nhất trong một tháng kể từ năm 1996, theo Sở Cảnh sát New York.
Tổng thống Trump đề nghị mở rộng việc triển khai cơ quan thực thi pháp luật liên bang, như trường hợp ở Chicago, đến New York cũng như thành phố phía đông bắc Philadelphia.
Những vụ giết người ở Philadelphia tăng đột biến, trong khi các báo cáo về tội ác bạo lực khác lại giảm.
Tội giết người ở những nơi khác
Albuquerque, tiểu bang New Mexico, là một thành phố khác mà Tổng thống Trump đã cử hàng chục đặc vụ liên bang tới, nhưng các vụ giết người ở đây đã giảm so với những năm trước.
Cảnh sát trưởng thành phố này nói: “Trái ngược với tuyên bố của các chính trị gia ở Washington DC, tội ác bạo lực ở Albuquerque nói chung đã ổn định và các vụ giết người cho đến nay đã giảm so với năm trước.”
Các vụ giết người ở Albuquerque, thành phố có hơn nửa triệu dân, giảm xuống còn 38 vụ theo dữ liệu mới nhất, so với 44 vụ vào cùng thời điểm trong hai năm trước.
Các thành phố khác do Tổng thống Trump dành sự quan tâm cũng có xu hướng trái chiều. Các vụ giết người giảm ở Baltimore, nhưng ở Oakland và Detroit lại tăng so với cùng thời điểm năm ngoái.
Tại sao giết người tăng đột biến ở một số nơi?
Rất khó để đơn cử chỉ một lý do.
Tội phạm thường gia tăng vào mùa hè do nhiều lý do, chẳng hạn như học sinh không đi học và hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Richard Rosenfield, một nhà tội phạm học người Mỹ, nói: “Điển hình là khi thời tiết ấm lên, chúng tôi thấy sự gia tăng tội phạm trên đường phố, trong đó có cả các vụ giết người.”
Mùa hè này cũng chứng kiến hiện tượng mọi người nhào ra đường sau thời gian phong tỏa ở nhiều bang khác nhau.
Thị trưởng Chicago lập luận rằng tình trạng các vụ giết người gia tăng một phần do “cơn bão hoàn hảo” do viruscorona tạo ra, và thị trưởng New York nói mức tăng đột biến này được thúc đẩy bởi “sự trật khớp khủng khiếp” đến từ đại dịch.
Đại dịch vận đang diễn ra đã có những tác động lan rộng, ảnh hưởng cả việc thực thi pháp luật.
Nhiều tòa án ở Mỹ đã đóng cửa và một số người vi phạm đã được trả tự do để ngăn chặn sự lây lan của virua corona. Theo một báo cáo của Diễn đàn Nghiên cứu Điều hành Cảnh sát, điều đó đã dẫn đến “cảm giác giữa những người phạm tội rằng họ có thể phạm tội mà không bị trừng phạt”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53985754
Tổng Thống Trump thăm Kenosha,
hứa giúp các cơ sở thương mại tái thiết
Tin Kenosha, Wisconsin – Tổng Thống Trump vào thứ Ba, 1 tháng 9, đã đến thăm thành phố Kenosha ở Wisconsin, nơi đã bị thiệt hại nặng vì những vụ bạo động gần đây, và hứa sẽ giúp các cơ sở thương mại tái thiết.
Tổng thống cho biết sẽ cấp 1 triệu Mỹ kim cho cơ quan công lực Kenosha, 4 triệu Mỹ kim để hỗ trợ các cơ sở thương mại địa phương bị ảnh hưởng bởi bạo động, và 42 triệu Mỹ kim cho các cơ quan an toàn công cộng trên toàn tiểu bang Wisconsin, bao gồm cả các sở cảnh sát và phòng công tố. Tổng Thống Trump đã đi thăm nhiều nơi tại Kenosha, bao gồm cả một tòa nhà bị đốt vẫn còn mùi khói. Đi cùng với tổng thống là Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr và quyền Bộ Trưởng Nội An Chad Wold.
Tổng thống đã nói chuyện với một số thành viên lực lượng công lực và 6 người dân bị tổn thất tài sản trong các vụ bạo động. Lên tiếng trước các phóng viên, Tổng Thống Trump nói Kenosha đã bị tàn phá bởi những kẻ bạo động chống cảnh sát và chống Hoa Kỳ. Tổng Thống Trump thêm rằng đây không phải là những cuộc biểu tình ôn hòa, mà hoàn toàn là các hành động khủng bố nội địa. Tổng thống cáo buộc các chính trị gia cực đoan thiên tả đang khuyến khích bạo động chính trị, bằng cách tuyên truyền các thông điệp bôi nhọ cảnh sát, gọi họ là những kẻ đàn áp và kỳ thị chủng tộc.
Thống Đốc Wisconsin, ông Tony Evers, một người Dân Chủ, đã phản đối chuyến thăm của ông Trump, nói rằng sự hiện diện của tổng thống sẽ chỉ gây trở ngại cho quá trình hòa giải của tiểu bang. Ông Evers trước đó đã phải điều động lực lượng Vệ Binh Quốc Gia để trấn áp bạo loạn tại Kenosha. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tham-kenosha-hua-giup-cac-co-so-thuong-mai-tai-thiet/
Cảnh sát Portland bắt giữ 19 người biểu tình
trong lúc chia rẽ chính trị ngày càng nghiêm trọng
Tin từ Portland, Oregon – Biểu tình ở Portland lại diễn ra suốt đêm thứ Hai (31 tháng 8), cảnh người biểu tình đụng độ với cảnh sát trên các đường phố, đôi khi bạo lực, đã trở thành chủ đề trung tâm của cuộc đua tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra vào đêm trước khi tổng thống Trump đến thăm thành phố Kenosha ở tiểu bang Wisconsin, một điểm nóng biểu tình khác. Tổng thống dùng tình trạng bất ổn dân sự ở Portland và các thành phố khác để chỉ trích các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ, và kêu gọi lập lại trật tự trước ngày bầu cử tổng thống vào 03/11/2020.
Hôm thứ Hai (31 tháng 8), ứng cử viên tranh cử tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nói rằng tổng thống Trump là người đang châm dầu vào lửa các vụ bạo lực. Trong vụ bất ổn mới nhất ở Portland, cảnh sát đã sử dụng lựu đạn khói và hơi cay, và bắt giữ 19 người với tội danh chủ yếu là phá rối trật tự.
Khoảng 200 đến 300 người đã tập trung tại khu vực trung tâm để diễn hành đến chung cư của thị trưởng Portland, Ted Wheeler để yêu cầu ông từ chức. Portland đã có biểu tình hàng đêm với hàng trăm vụ bắt giữ kể từ khi George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi, bị giết ở Minneapolis hôm 25/05/2020. Kenosha đã trở thành tâm điểm sau khi cảnh sát bắn vào lưng một người đàn ông da đen hôm 23/08/2020.
Những tuần gần đây, căng thẳng giữa các nhóm cánh hữu và cánh tả trong thành phố đã gây náo loạn trung tâm thành phố. Những người ủng hộ tổng thống Trump đã tập trung về thành phố để đối đầu người biểu tình, trong đó có một người đàn ông đã bị bắn chết vào tối thứ Bảy (29 tháng 8). (BBT)
ĐCSTQ sử dụng tù nhân lao động tại một nhà máy
của công ty Canada ở Trung Quốc
Bình luậnDu Miên
Một công ty Canada sản xuất khẩu trang y tế cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nắm quyền kiểm soát cơ sở của họ ở Thượng Hải trong một khoảng thời gian trong năm nay, trong đó một tin bài từ một ấn phẩm Trung Quốc tuyên bố chính quyền đã sử dụng các tù nhân lao động để sản xuất khẩu trang.
Từ lâu, Trung Quốc được cho là đã áp dụng hình thức lao động cưỡng bức đối với các tù nhân – không chỉ đối với những người bị giam giữ vì tội hình sự mà còn cả với các tù nhân lương tâm – để sản xuất các sản phẩm được phân phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo một bài báo ngày 12/3 của một cơ quan thông tấn do truyền thông nhà nước Trung Quốc Shanghai Daily kiểm soát, một “nhóm đặc biệt” gồm “phạm nhân” trong hệ thống trại giam cưỡng bức lao động ở Trung Quốc đã “tình nguyện” làm khẩu trang tại một cơ sở của công ty AMD Medicom thuộc sở hữu của Canada ở Thượng Hải.
Blacklock’s Reporter đã đưa tin lần đầu tiên về bài báo này vào tuần trước nhưng sau đó đã bị gỡ xuống. Tuy nhiên, The Epoch Times đã có được một phiên bản lưu trữ của bài báo này.
Công ty AMD Medicom có trụ sở tại Montreal nắm giữ một hợp đồng có nguồn gốc duy nhất từ chính phủ liên bang để làm khẩu trang trong bối cảnh đại dịch.
Phó chủ tịch tiếp thị của Mecidom là Gayle Padvaiskas nói với The Epoch Times rằng, trong khoảng thời gian từ ngày 26/1 đến ngày 27/3, là khoảng thời gian bài báo tiếng Trung được xuất bản, nhà máy sản xuất của Mecidom ở Trung Quốc không nằm dưới sự kiểm soát của chính công ty này.
Phó chủ tịch Padvaiskas cho biết trong một email: “Cơ sở ở Thượng Hải đang được đề cập đã bị chính quyền Trung Quốc chiếm đoạt từ ngày 26/1 đến ngày 27/3/2020”.
“Chính phủ Trung Quốc kiểm soát mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Mọi chiếc khẩu trang được sản xuất tại cơ sở trong thời kỳ đó đều nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước ở Trung Quốc”.
Các tòa nhà tại Trung tâm dịch vụ đào tạo giáo dục kỹ năng nghề nghiệp thành phố Artux, được cho là một trại cải tạo chủ yếu giam giữ người dân tộc thiểu số Hồi giáo ở phía bắc Kashgar, vùng tây bắc Tân Cương của Trung Quốc, vào ngày 2/6/2019. (Greg Baker / AFP qua Getty Hình ảnh)
Ông Padvaiskas cũng nói thêm rằng, không có chiếc khẩu trang nào được sản xuất trong thời gian nhà máy chịu sự “kiểm soát của Trung Quốc” được chuyển đến Canada.
Theo National Post, Medicom đã nhận được hợp đồng trị giá 382 triệu CAD (hơn 6.810 tỷ VNĐ) từ chính phủ liên bang hồi tháng Tư.
Lao động khổ sai trong tù ngục của ĐCSTQ
Chủ đề về việc Trung Quốc sử dụng lao động tù nhân đã phải hứng chịu làn sóng chỉ trích mới khi vấn đề được đưa ra gần đây tại Hạ viện, cũng như trong bối cảnh các quan chức Hoa Kỳ kìm hãm hàng nhập khẩu làm từ các trại cưỡng bức tù nhân lao động ở Trung Quốc.
Các quan chức từ Bộ Công chính và Dịch vụ Chính phủ nói với một ủy ban của Hạ viện vào ngày 23/7 rằng, chính phủ sử dụng 2 bước để đề phòng việc sử dụng lao động cưỡng bức có thể xảy ra trong hàng nhập khẩu đến Canada.
Một bước là giấy tờ tự xác nhận từ nhà cung cấp, trong khi bước thứ 2 là xem xét “các khoản phí quốc gia”, bao gồm xem xét “càng nhiều càng tốt [về] chuỗi cung ứng có đạo đức của họ”.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Kelly McCauley cho biết, ông không nghĩ rằng cách tiếp cận hiện tại có hiệu quả để đảm bảo lao động trong tù không được sử dụng để sản xuất các mặt hàng nhập khẩu vào Canada từ các quốc gia như Trung Quốc.
“Có vẻ như có rất ít sự giám sát, ngoài việc tin tưởng đất nước độc tài này tự chứng nhận. [Vấn đề này] chẳng vi phạm bất kỳ luật nào ở Trung Quốc”, nghị sĩ McCauley nói.
Theo lời ông Fred Rocafort – một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ từng làm việc tại Trung Quốc với tư cách là luật sư thương mại và đã tiến hành kiểm toán để xem liệu các nhà máy ở đó có sử dụng lao động cưỡng bức hay không – thì lao động cưỡng bức là “thứ đã lây nhiễm [tràn lan] vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc”.
“Nếu bạn là quản giáo tại một nhà tù ở Trung Quốc, bạn có quyền tiếp cận lao động và bạn có thể đưa ra mức giá rất cạnh tranh cho… nhà cung cấp ở Trung Quốc”, ông Rocafort nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
Một số hình thức tra tấn được sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công được mô phỏng lại thông qua lời kể của các nhân chứng sau khi thoát khỏi các nhà tù, trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.
Một số hình thức tra tấn được sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công được mô phỏng lại thông qua lời kể của các nhân chứng sau khi thoát khỏi các nhà tù, trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.
Ông cho biết, các công ty quốc tế phải đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc tiếp cận thông tin chính xác về thực tiễn lao động của các nhà cung cấp của họ và cả các nhà cung cấp của nhà cung cấp của họ.
Ông nói: “Sự thiếu minh bạch xuyên suốt cả chuỗi cung ứng”.
Hoa Kỳ giám sát ĐCSTQ
Vào tháng 6, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã bắt giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người thật từ khu vực Tây Bắc Tân Cương, một khu vực nổi tiếng về vấn nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác, những người mà các tổ chức nhân quyền khẳng định đang bị cưỡng bức lao động.
Nhiều bằng chứng cho thấy những người bị giam giữ như người Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác đang bị bóc lột lao động cưỡng bức trong nhiều cơ sở giam giữ khác nhau trên khắp Trung Quốc.
Các điều kiện trong các trại lao động này đã được chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây với hiện tượng “ghi chú SOS” – những bức thư được giấu trong các sản phẩm do những người lao động trong trại làm ra, như một lời cầu xin sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài.
Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là một tờ giấy bạc được tìm thấy bởi một phụ nữ thuộc bang Oregon là cô Julie Keith, vào năm 2012 trong đống đồ trang trí Halloween mà cô đã mua tại KMart. Nó được viết bởi một học viên Pháp Luân Công tên là Sun Yi, người bị bỏ tù vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, và tiếng kêu cứu của anh ấy đã phơi bày tình trạng của Trại lao động Mã Tam Gia — một trong những nơi ngục tù khét tiếng nhất của Trung Quốc.
Anh Sun kể lại việc anh phải nhuộm đồ trang trí Halloween trong nhiều giờ mỗi ngày, đến nỗi tay anh vẫn tiếp tục các chuyển động lặp đi lặp lại trong giấc ngủ.
Anh nói rằng việc tra tấn tại Mã Tam Gia là một việc thường xuyên. Anh Sun đã phải chịu đựng một thời gian dài bị tra tấn dữ dội, bao gồm cả việc bị “treo cổ” trên giường tầng cả ngày lẫn đêm trong hơn một năm và thường xuyên bị điện giật bằng roi điện.
Khi cô Keith gửi bức thư của anh Sun tới truyền thông địa phương, nó đã gây ra một cơn chấn động, kéo theo một chuỗi sự kiện khiến toàn bộ hệ thống trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc đóng cửa; các trại chính thức bị bãi bỏ vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhân quyền nói rằng ĐCSTQ vẫn sử dụng các nhà tù, trung tâm giam giữ, trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần và “nhà tù đen” không chính thức cho các mục đích tương tự.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Đại dịch virus corona đẩy kinh tế Brazil vào suy thoái
Anh Vũ
Chưa thoát khỏi khủng hoảng dịch Covid-19, kinh tế Brazil đã rơi vào suy thoái trong quý 2 năm nay, với mức sụt giảm GDP kỷ lục, gần 10%. Tuy nhiên chính phủ vẫn lạc quan về tương lai của đất nước
Thông tín viên RFI tại Sao Paulo, Martin Bernard :
” Quý hai năm nay mới thấy rõ nhất các hệ quả của đại dịch virus corona. Hoạt động kinh tế đã sụt giảm 9,7% so với quý trước, và giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tác động về mặt xã hội rất lớn : Một nửa dân số lao động bị thất nghiệp. Để giảm sốc, chính phủ đã cho triển khai cứu trợ khẩn cấp cho khoảng 60 triệu người, tức chiếm 30% dân số.
Khoản cứu trợ cho phép giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ tiêu dùng. Ban đầu tiền cứu trợ lên tới hơn 100 đô la/ tháng. Mức hỗ trợ này vừa bị cắt giảm một nửa, nhưng sẽ được rót cho đến cuối năm nay.
NATO bất lực trước các hành vi khiêu khích
của thành viên Thổ Nhĩ Kỳ?
Trọng Nghĩa
Là một thành viên khối NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống Erdogan ngày càng tỏ ra coi thường cả khối cũng như một số đồng minh, và kiên quyết thúc đẩy các lợi ích quốc gia, bất chấp quyền lợi chung. Vấn đề là do vị trí chiến lược trọng yếu của nước này, mà cho đến nay NATO vẫn chưa tìm ra được cách đối phó.
Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có thêm những hành vi không xem khối NATO ra gì, mà gần đây nhất là hành động được xem là phá hoại chiến dịch biểu dương lực lượng không quân NATO hôm 28/08/2020. Vào hôm ấy, theo kế hoạch dự kiến, các pháo đài bay B-52 của Mỹ lần lượt bay qua các nước thành viên, và ở mỗi chặng, đều có phối hợp với không quân các nước sở tại.
Tuy nhiên, ở chặng Hy Lạp, khi chiến đấu cơ Hy Lạp bay lên để tháp tùng và phối hợp với oanh tạc cơ Mỹ, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã cho hai máy bay tiêm kích của họ xâm nhập không phận Hy Lạp. Hành động của Ankara đã lập tức bị Athens tố cáo là « khiêu khích »”, nhưng sự cố này đã làm sứt mẻ hình ảnh đoàn kết mà NATO muốn phô trương khi tổ chức chiến dịch được mệnh danh là Allied Sky (Bầu trời đồng minh).
Hành động nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong một loạt những động thái coi thường NATO, mà nổi cộm hơn cả là quyết định mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, trên nguyên tắc là đối thủ của NATO, hay là những hành vi sách nhiễu gần đây nhắm vào chiến hạm Pháp và Hy Lạp trên Địa Trung Hải, và việc cho chiến hạm hộ tống tàu khảo sát dầu khí tiến vào hải phận các nước láng giềng như Hy Lạp hay đảo Chypre…
Các hành vi khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn diễn ra bất chấp những phản ứng bất bình từ phía giới lãnh PUBLICITÉ
Theo các nhà quan sát, NATO hiện chưa tìm ra được giải pháp thỏa đáng nào trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục làm theo ý mình.
Khả năng trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối là điều không thể làm được vì hiệp ước NATO không quy định bất kỳ thủ tục đình chỉ hoặc khai trừ nào.
Ngoài ra, trong khối NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí chiến lược quan trọng, vừa hùng mạnh, vừa có mặt trên hầu hết các địa bàn trọng yếu của NATO, đặc biệt là ở vùng Cận Đông.
Trên lãnh thổ nước này, hiện có nhiều cơ sở quân sự quan trọng phục vụ cho NATO, từ hệ thống radar báo động khẩn cấp của Liên Minh ở Kureçik, miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, một công cụ then chốt trong trường hợp xung đột với Iran hay giữa Iran và Israel. Cho đến căn cứ phi cơ do thám AWACS ở Konia ở miền trung, không kể đến căn cứ không quân Incirlik, gần bờ Địa Trung Hải, nơi tiếp nhận máy bay của không quân Mỹ.
Có lẽ chính vì vậy mà giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại công khai chống lại những lời chỉ trích của NATO.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp Ismail Hakki Musa, ngày 01/07/2020 vừa qua, khi bị chất vấn trước Quốc Hội Pháp về « chủ nghiã đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ » “ và việc đặt NATO vào vòng « nguy hiểm », đã nói thẳng: « Hãy tưởng tượng NATO không có Thổ Nhĩ Kỳ ! Quý vị sẽ không còn NATO nữa ! Sẽ không còn NATO nếu không có Thổ Nhĩ Kỳ ! Quý vị sẽ không biết xử lý thế nào các hồ sơ như Iran, Irak, Syria, Nam Địa Trung Hải, Kafkaz, Libya, Ai Cập ».
Vị đại sứ còn nhấn mạnh thêm: « Thổ Nhĩ Kỳ không phải một quốc gia tầm thường trong NATO » và nêu bật trọng lượng dân số và quân sự. « Chúng tôi đã giữ sườn phía nam và đông trong thời kỳ chiến tranh lạnh với rất nhiều cố gắng, và đôi khi bất chấp sự thịnh vượng của quốc gia, của nhân dân chúng tôi ».
Châu Âu: Tự do đi lại trong khối Schengen
bị xáo trộn vì Covid-19
Thu Hằng
Liên Hiệp Châu Âu đang đối mặt với làn sóng đóng cửa biên giới lần thứ hai do dịch Covid-19. Sau Hungary đóng cửa biên giới từ ngày 01/09, đến lượt Ba Lan cấm các chuyến bay đến từ 44 nước, kể từ ngày 02/09, trong đó có 3 nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu.
Theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles, Liên Hiệp Châu Âu vẫn vô vọng tìm kiếm một tiếng nói chung về quyền tự do đi lại, một trong những điểm cơ bản của khối.
« Ba Lan liệt Malta, Tây Ban Nha và Rumani vào danh sách các nước bị cấm mọi chuyến bay đến và đi. Ủy Ban Châu Âu bực tức về sự phân biệt với các nước khác trong Liên Hiệp.
Hungary đã bị đặt trong vòng theo dõi do Budapest đóng cửa biên giới, trừ vài trường hợp ngoại lệ duy nhất được cấp cho người Séc, Ba Lan và Slovakia có sức khỏe tốt (những người này phải cung cấp xét nghiệm âm tính với virus corona ít nhất 5 ngày trước khi nhập cảnh).
Tình liên đới giữa bốn nước thuộc nhóm Visegrád tại Trung Âu đều được biết đến, nhưng trong một bức thư gửi đến chính phủ Hungary ngày 31/08, Ủy Ban Châu Âu cảnh báo rằng quyết định trên – mang tính phân biệt – đi ngược với nguyên tắc tự do đi lại trong không gian Schengen.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng cho tới nay những lời khuyến cáo của Ủy Ban Châu Âu vẫn như « nước đổ lá khoai ». Ví dụ vào tháng Ba, cơ quan này vẫn gia sức cảnh báo rằng theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đóng cửa biên giới không phải là biện pháp hiệu quả, thế nhưng không nước nào nghe theo. Ngoài ra, vào tháng Sáu, Ủy Ban Châu Âu đã từ bỏ quyết định áp đặt một ngày ấn định mở cửa biên giới bên trong giữa các nước thành viên.
Trong bối cảnh này, thứ Tư 02/09, Đức (hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu) sẽ đề xuất một giải pháp hài hòa về quản lý đường biên giới, được cho là đáp ứng thích hợp để bảo tồn sự toàn vẹn của khối Schengen ».
Công dân Pháp được tự do đi lại có điều kiện ở một số nước Liên Âu
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Pháp có thêm gần 5.000 người nhiễm virus corona và 26 ca tử vong, theo số liệu tối 01/09. Paris và hai tỉnh vành đai 1 (Hauts-de-Seine và Val de Marne) nằm trong số 19 tỉnh có « nguy cơ cao ». Dù không bị cấm, nhưng công dân từ Pháp đến một số nước châu Âu như Bỉ, Đức, Đan Mạch, Slovakia… sẽ phải khai báo y tế, xét nghiệm trong vòng 72 giờ khi tới nước sở tại hoặc có thể bị cách ly.
Thế giới hiện có hơn 25 triệu ca Covid-19, trong đó châu Âu có hơn 4 triệu ca. Ấn Độ vượt Mỹ về số ca nhiễm hàng ngày nhiều nhất thế giới, có thêm gần 70.000 ca nhiễm mới, theo số liệu ngày 01/09. Tại Đông Nam Á, Indonesia và Philippines tiếp tục đứng đầu về số ca nhiễm mới, lần lượt là 3.075 và 2.218, theo thống kê ngày 02/09.
Tổng Thống Pháp trấn an những người biểu tình
sau khi gặp gỡ biểu tượng thống nhất
của Lebanon, ca sĩ Fairouz
Tin từ BEIRUT, Lebanon – Vào hôm thứ Hai (31/8), tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du đến Beirut bằng cách đến thăm bà Fairouz, một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới Arab với giọng hát ám ảnh trở thành giai điệu của Lebanon từ thời hoàng kim rực rỡ cho đến những xung đột và đau thương mới nhất của quốc gia này.
Sự phẫn nộ đối với giới tinh hoa chính trị của Lebanon trước cuộc khủng hoảng kinh tế và vụ nổ cảng tàn khốc trong tháng này được thể hiện rõ khi ông Macron đến nhà của nghệ sĩ 85 tuổi, được xem là báu vật quốc gia và biểu tượng của hòa bình, vượt khỏi sự chia rẽ bè phái ở Lebanon.
Những người biểu tình tụ tập bên ngoài với các biểu ngữ có nội dung “No cabinet by, or with, the murderers” và “Don’t be on the wrong side of history!”. Một số người hô vang “Adib No”, ám chỉ tân thủ tướng Mustapha Adib, người được các nhà lãnh đạo Lebanon xướng tên vào hôm thứ Hai dưới áp lực của Pháp. Khi rời đi, ông Macron dừng lại để trò chuyện với đám đông.
Ông Macron đến thăm Beirut lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng để gây sức ép yêu cầu thành lập một chính phủ mới bao gồm các chuyên gia không bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và có khả năng loại bỏ tình trạng tham nhũng, lãng phí và tắc trách cũng như tái xây dựng sau khi vụ nổ ngày 4 tháng 8 tàn phá nhiều phần của Beirut, giết chết 190 người.
Khi được hỏi về bài hát Fairouz yêu thích, ông Macron nêu tên ca khúc “To Beirut”, được các đài địa phương phát trong khi hiển thị những hình ảnh cho thấy vụ nổ và hậu quả của nó. (BBT)
Pháp mở phiên tòa xét xử
loạt vụ khủng bố tháng Giêng 2015
Anh Vũ
Hôm nay, tòa đại hình Paris mở phiên xét xử các vụ tấn công khủng bố vào tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo, cảnh sát tại Montrouge và cửa hàng Hyper Cacher của người Do Thái. 14 nghi can với tội danh tòng phạm khủng bố được đưa ra xử từ hôm nay đến ngày 10/11.
Hơn 5 năm sau loạt vụ khủng bố tháng Giêng 2015 tại Paris và thành phố ngoại ô Montrouge, làm 17 người chết, một phiên tòa đặc biệt đã được mở ra để xét xử.
Phiên tòa ban đầu dự kiến mở từ hồi tháng 5 năm nay nhưng do dịch Covid-19 nên phải hoãn lại. Khác với tòa đại hình bình thường, phiên xử này không có các hội thẩm nhân dân mà chỉ có các thẩm phán tham dự. 144 nhân chứng và 14 chuyên gia sẽ ra điều trần trước tòa. 90 cơ quan truyền thông, trong đó 27 hãng của nước ngoài, được phép hoạt động đưa tin phiên xử. Đây cũng là một trong số rất ít phiên xử được ghi hình tại Pháp (12 phiên).
Ba thủ phạm trực tiếp của các vụ khủng bố đều đã tiêu diệt, chỉ còn lại những đồng phạm được xét xử tại tòa án đặc biệt này. Trong hơn hai tháng, 14 đối tượng, 3 vắng mặt, được đưa ra xét xử vì bi nghi ngờ hỗ trợ hậu cần, tổ chức cho hai anh em Said Kouachi, Chérif Kouachi và Amedy Coulibaly, những kẻ trực tiếp tiến hành các vụ khủng bố. Tất cả các bị cáo đều là những người có quan hệ gần gũi với thủ phạm và ở các mức độ khác nhau đã tham gia hỗ trợ về vật chất, tài chính hoặc lưu trú phục vụ những thủ phạm khủng bố. Các bị cáo này phải đối diện với mức án 30 năm tù.
La Quán Thông:
‘Chiến lược xoa dịu Trung Quốc là vô dụng’
Đại Nghĩa
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói: “Chúng tôi muốn nguyên tắc ‘một quốc gia, hai thể chế’ được áp dụng đầy đủ”, theo hãng tin DW.
Luật an ninh quốc gia đã được Bắc Kinh thông qua vào cuối tháng 6 nhằm cấm các hoạt động lật đổ, ly khai, khủng bố và cấu kết với thế lực nước ngoài.
Ngoại trưởng Đức cũng kêu gọi các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp cần nhanh chóng được tiến hành ở Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông lấy lý do đại dịch đã hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử. Tuy nhiên, các nhóm dân chủ coi việc trì hoãn là bất hợp pháp.
Ông Maas nói, châu Âu yêu cầu cuộc bầu cử diễn ra “nhanh chóng và không bị cản trở”, đồng thời nói thêm rằng EU nên áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt chung để đối phó với việc trì hoãn bầu cử.
Trung Quốc bác bỏ ‘mọi sự can thiệp của nước ngoài’
Ngoại trưởng Đức cũng kêu gọi phái đoàn quan sát viên của LHQ đến điều tra tình hình nhân quyền của người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.
Ông Maas nói: “Chúng tôi rất hoan nghênh nếu Trung Quốc cho phép quan sát viên độc lập của Liên Hợp Quốc tiếp cận các trại này.”
Trả lời bình luận của ngoại trưởng Maas, ông Vương nói rằng các vấn đề này đều là “vấn đề nội bộ của Trung Quốc” và các chính phủ nước ngoài không nên can thiệp.
“Cho dù Hồng Kông hay Tân Cương, cả hai đều thuộc các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Chúng tôi không muốn có bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào xã hội Trung Quốc”.
Tình hình ở Tân Cương cũng được coi là trọng tâm của cuộc đối thoại nhân quyền Đức – Trung sẽ được tổ chức vào tuần tới. Theo một số tổ chức nhân quyền, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác hiện đang bị giam giữ trong các trại tạm giam ở Tân Cương.
Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc, nói rằng các trại này là “trung tâm giáo dục” phục vụ cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan.
Bất chấp những vấn đề tranh cãi nêu trên, ông Maas cũng nhấn mạnh điểm chung giữa hai nước, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng Đức và Trung Quốc sẽ sớm đạt được thỏa thuận về bảo hộ đầu tư.
Các nhà hoạt động kêu gọi cải cách nhân quyền
Trước đó, hôm 1/9, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã tụ tập bên ngoài Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, khi hai ông Maas và Vương gặp nhau tại một biệt thự ở ngoại ô.
Dẫn đầu là nhà hoạt động nổi tiếng Nathan Law (La Quán Thông), người đã trốn khỏi Hồng Kông đến Anh ngay sau khi Trung Quốc áp đặt Luật an ninh quốc gia. Người biểu tình cầm ảnh của những người bất đồng chính kiến bị cầm tù và hô vang các khẩu hiệu “Hồng Kông tự do” và “đứng lên vì nhân quyền.”
Ông Law đã kêu gọi ông Maas nêu ra các vấn đề về tự do và nhân quyền ở Hồng Kông, đồng thời nói với đám đông khoảng 100 đến 150 người biểu tình rằng: Đức và các quốc gia phương Tây khác, một cách đơn giản có thể bị thuyết phục để thực hiện các cải cách dân chủ thông qua đối thoại.
Ông nói: “Chính phủ độc tài đang đi theo con đường ngược lại, Liên minh châu Âu nên gia tăng áp lực buộc Trung Quốc phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người ”. Đức là quốc gia nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của EU và cần phải dẫn đầu trong việc này. Law nói “Các chiến lược xoa dịu là thực sự vô dụng”.
Theo DW
Đại Nghĩa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/la-quan-thong-chien-luoc-xoa-diu-trung-quoc-la-vo-dung.html
Ngoại trưởng Đức nhắc Vương Nghị: Quan ngại
của Châu Âu về Hồng Kông vẫn chưa được giải tỏa
Hương Thảo
Liên minh châu Âu tiếp tục bày tỏ lo ngại đối với dự luật an ninh quốc gia Hồng Kông, yêu cầu Bắc Kinh đảm bảo các quyền lợi của người dân Hồng Kông như đã cam kết trong Bộ Luật Cơ bản, ngoại trưởng Đức nói với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Ba (1/9), theo The Epoch Times.
Luật Cơ bản đề cập đến hiến pháp nhỏ của Hồng Kông, được soạn thảo khi thành phố này được Anh chuyển giao lại chủ quyền cho Trung Quốc năm 1997. Văn bản này đảm bảo quyền tự chủ và các quyền tự do cho Hồng Kông mà không thể tìm thấy ở Hoa lục.
Những luận điểm trên được ngoại trưởng Đức Heiko Maas đưa ra trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi ông đang có chuyến viếng thăm Berlin trong khuôn khổ chuyến thăm một loạt 4 nước Châu Âu. Trong suốt các chuyến thăm, ông Vương đã vấp phải các cuộc biểu tình tại địa phương phản đối Bắc Kinh chà đạp nhân quyền, không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Tân Cương và khắp các nơi khác trên cả nước.
Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia, đi vào hiệu lực vào ngày 30/6, theo đó hình sự hóa bất kỳ hành vi nào được cho là lật đổ, ly khai và cấu kết với thế lực nước ngoài, với hình phạt tối đa lên đến chung thân.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rời đi sau cuộc họp báo chung tại Berlin vào ngày 1/9 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times dẫn qua Getty Images).
“Luật an ninh mới ở Hồng Kông là một chủ đề quan trọng. Và như ngài đã biết, qua chuyến thăm của ngài đến các thủ đô khác ở châu Âu, ngài có thể thấy những quan ngại của chúng tôi về tác động của luật an ninh vẫn chưa được giải tỏa”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói với ông Vương, người đang kết thúc chuyến thăm châu Âu của mình qua 4 nước Ý, Hà Lan, Na Uy và Pháp.
“Chúng tôi muốn nguyên tắc ‘Một quốc gia, hai chế độ’ được thực thi đầy đủ, và các quyền được cam kết trong Luật Cơ bản được tôn trọng”, ông Mass nói trong cuộc họp báo. “Chúng tôi trong Liên minh Châu Âu đã nhất trí rằng đây sẽ vẫn là chuẩn mực cho sự phát triển ở Hồng Kông”.
Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một người thanh niên tham gia cuộc biểu tình chống luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông ngày 1/7 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times dẫn qua Getty Images).
Chính quyền Hồng Kông gần đây đã trì hoãn một năm cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào năm nay, viện cớ số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại địa phương. Nhưng đây được nhiều người cho là một động thái tuyệt vọng nhằm ngăn chặn phe dân chủ giành được đa số ghế trong cơ quan lập pháp.
Ngoại trưởng Đức kêu gọi Bắc Kinh rút lại các hạn chế được áp dụng theo luật an ninh quốc gia và cho phép cuộc bầu cử đang bị trì hoãn được tiến hành “nhanh chóng và không bị cản trở”.
Trong buổi hội đàm, ông Maas cũng đề cập đến vấn nạn đàn áp những người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo tại khu vực Tân Cương ở vùng tây bắc Trung Quốc. Tại đây hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc người Turk theo Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong các trại lao động cải tạo mà Bắc Kinh gọi là các ‘trung tâm dạy nghề’.
“Chúng tôi rất hy vọng Trung Quốc cho phép các quan sát viên độc lập của Liên hợp quốc tiếp cận các trại này”, ông Maas cho hay.
Đáp lại các quan ngại của ông Mass, Vương Nghị đã bác bỏ tất cả những cáo buộc xoay quanh các chính sách của Bắc Kinh, khi cho rằng đây đều là “công việc nội bộ” của Trung Quốc.
“Ngành công nghiệp Đức không được thờ ơ”
Trước cuộc họp, các chính trị gia Đức từ cả liên minh cầm quyền và phe đối lập đã yêu cầu Ngoại trưởng đề cập đến các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc dựa trên các thuật ngữ “khác với thứ ngôn luận dè dặt trường kỳ trước kia” đối với chính quyền Trung Quốc.
Lãnh đạo Đảng Xanh Annalena Baerbock đề nghị các đàm phán tiếp theo xoay quanh một thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc phải được thiết lập dựa trên các cam kết nhân quyền.
Margarete Bause, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Nghị viện Đức, phát biểu tại một cuộc mít tinh bên ngoài Bộ Ngoại giao Liên bang Đức vào ngày 1/9 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times).
Bà Margarete Bause (đảng Xanh), chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Đức, đã kêu gọi ngành công nghiệp Đức “đừng thờ ơ” với những gì đang xảy ra ở Hồng Kông:
“Doanh nghiệp Đức nên thể hiện sự đoàn kết với phong trào dân chủ, bởi vì thương mại tự do chỉ có thể thiết lập dựa trên một xã hội tự do”, bà nói tại một cuộc mít tinh bên ngoài Bộ Ngoại giao. “Tôi hy vọng các doanh nghiệp Đức sẽ có lập trường rõ ràng là bảo vệ các quyền con người và quyền công dân”.
“Chúng ta phải hành động trước khi quá muộn”, anh Nathan Law, cựu nhà lập pháp Hồng Kông và hiện là một nhà hoạt động lưu vong, phát biểu tại cuộc mít tinh.
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Nathan Law tham dự một cuộc biểu tình trước Văn phòng Đối ngoại Liên bang ở Berlin vào ngày 1/9 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times).
Nathan Law, 27 tuổi, người đã bỏ trốn đến London sau khi luật an ninh được ban hành, đã kêu gọi chính phủ Đức “xem xét các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chính phủ Bắc Kinh và Hồng Kông”.
Cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao Đức có sự tham gia của hàng trăm người, bao gồm cả đại diện những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công – những nhóm người đang bị đàn áp tại Trung Quốc.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch
Vương Nghị dọa trả đũa CH Séc,
bộ trưởng ngoại giao Đức cảnh cáo ngay tức thì
Phụng Minh
Chuyến thăm của Vương Nghị tới 5 nước châu Âu được gọi là “hành trình chữa cháy”, nhưng đã gặp phải những “gáo nước lạnh” trên đường đi.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas vào ngày 1/9. Ông Vương Nghị đe dọa trả đũa chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milos Vystrcil tại cuộc họp báo, nhưng ông Maas đã đáp lại rằng, ông đã nói chuyện qua điện thoại với Ngoại trưởng Séc để bày tỏ sự ủng hộ của Đức đối với Cộng hòa Séc và nhắc nhở ông Vương Nghị “sự uy hiếp không phù hợp ở đây”.
Ông Vương Nghị đã có chuyên thăm 5 nước thăm châu Âu, công khai đe dọa sẽ khiến Chủ tịch Thượng viện Séc phải “trả giá đắt” cho chuyến thăm Đài Loan, làm dấy lên sự bất mãn trong các nước châu Âu. Vào ngày 1/9, sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Maas, Vương Nghị một lần nữa đe dọa sẽ trả đũa Cộng hòa Séc trong một cuộc họp báo. Bộ trưởng ngoại giao Đức đã phản hồi trực tiếp với Vương Nghị, nói rằng ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Séc qua điện thoại để bày tỏ sự ủng hộ của Đức đối với Cộng hòa Séc.
Ông Maas cho biết với tư cách là những người châu Âu, “chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau, chúng tôi tôn trọng các đối tác quốc tế, nhưng chúng tôi cũng hy vọng rằng các đối tác quốc tế sẽ tôn trọng chúng tôi”. Với tư cách là ngoại trưởng của nước chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu, ông cảnh báo Vương Nghị rằng “lời đe dọa không phù hợp ở đây”.
Đồng thời, ông Maas cũng chỉ ra sự vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hồng Kông. Ông nói Đức hy vọng rằng “Một quốc gia, hai hệ thống” có thể được thực hiện đầy đủ và việc tái bầu cử Hội đồng Lập pháp sẽ được nối lại càng sớm càng tốt. Ông cũng kêu gọi ĐCSTQ thu hồi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”.
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Quốc hội Đức, Norbert Röttgen, đã chỉ trích việc đích thân bộ trưởng ngoại giao của ĐCSTQ “đe dọa nghị sĩ của một quốc gia thành viên EU khác” trong chuyến thăm của ông ta. Sự thật này “không chỉ là đối với ngoại giao mà còn là sự lăng mạ đối với dân chủ”.
Ông Röttgen nói rằng các nước thành viên EU công nhận “Chính sách Một Trung Quốc”, nhưng vẫn có thể đến thăm Đài Loan, “Đài Loan không phải là một khoảng trống trên bản đồ toàn cầu”.
Thành viên của Nghị viện Châu Âu Slovakia, Miriam Lexmann nói rằng việc phát triển quan hệ với Đài Loan là chủ quyền của mỗi quốc gia và không cần sự đồng ý của ĐCSTQ, đồng thời chỉ ra rằng sự đe dọa của ĐCSTQ là không thể chấp nhận được.
Người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của Ủy ban châu Âu Peter Stano cho biết ông không muốn thấy những tuyên bố ngoại giao đe dọa Cộng hòa Séc.
Tại điểm cuối trong chuyến công du châu Âu của Vương Nghị Ngày 1/9, hàng trăm người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông này tại cổng Bộ Ngoại giao Đức. La Quan Thông (Nathan Law), cựu Chủ tịch Đảng Hương Cảng Chúng chí (Demosistō), và Margarete Bause, thành viên Đảng Xanh Đức, đã tham gia một cuộc biểu tình phản này.
Nghị sĩ Đảng Xanh Bause của Đức đã có bài phát biểu tại buổi biểu tình, bà công khai hô to với các ngoại trưởng của Trung Quốc và Đức: “Nhân quyền không thể được thương lượng”.
Bause chỉ ra rằng chuyến thăm của Vương Nghị tới 5 quốc gia châu Âu nhằm mục đích “chặn đứng các tổn thất”. Cuộc đàn áp nhân quyền kéo dài của ĐCSTQ gần đây đã tăng cường, khiến hình ảnh quốc tế của nước này giảm mạnh. Tuy nhiên, Vương Nghị đã không xem xét lại, thay vào đó, ông đáp trả một cách ngạo mạn bằng những lời đe dọa và tấn công.
Bause tuyên bố rằng bà sẽ đứng về phía chính phủ Séc và nói “không” với việc ĐCSTQ chà đạp tự do và nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông.
Chủ tịch Thượng viện Séc Vystrcil đã trả đũa những lời đe dọa của Vương Nghị. Ông nói rằng chuyến thăm Đài Loan của Cộng hòa Séc không vi phạm nguyên tắc một Trung Quốc. Đài Loan là một quốc gia dân chủ và có những giá trị chung giữa Đài Loan và Cộng hòa Séc. Cộng hòa Séc “sẽ không tuân theo các nước phi dân chủ khác”.
Pavel Novotný, thị trưởng quận Řeporyje, thành phố Praha của Séc đã đưa ra một bức thư ngỏ, gọi Vương Nghị là “tên hề vô lý và liều lĩnh” và yêu cầu Vương Nghị xin lỗi, “Tôi sẽ cho ông hai mươi bốn giờ để viết lá thư xin lỗi và đặt nó trên bàn của Bộ trưởng Ngoại giao Séc…”
Theo Luo Tingting, NTDTV
Phụng Minh biên dịch
Norges Bank loại Formosa vì vi phạm nhân quyền
Ngân hàng Trung ương Na Uy – Norges Bank, hôm 31/8 thông báo quyết định loại một tập đoàn Formosa ra khỏi Quỹ Hưu trí Chính phủ Toàn Cầu (Government Pension Fund Global) vì vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Thông báo của ngân hàng Norges Bank cho biết, Ban điều hành ngân hàng đã quyết định loại trừ Tập đoàn Formosa Chemicals & Fiber Corp. (tức tập đoàn sản xuất sợi và hóa chất Formosa), và Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Taffeta ra khỏi quỹ vì rủi ro vi phạm nhân quyền không thể chấp nhận được. Ban điều hành quyết định như trên theo đề nghị của Hội đồng Đạo đức dựa trên những cáo buộc về vi phạm nhân quyền có hệ thống liên quan đến sản xuất tại Việt Nam.
Hội đồng Đạo đức Theo khuyến nghị không tiếp tục đầu tư vào hai công ty Đài Loan nói trên, sau khi điều tra cho thấy điều kiện làm việc tại Formosa Taffeta, là công ty con của tập đoàn sản xuất sợi và hóa chất Formosa, đã vi phạm quyền lao động, như cưỡng bức làm thêm giờ bất hợp pháp, trả lương thấp, kỳ thị, và vi phạm các yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Theo thông tin của Norges, Quỹ Hưu trí Chính phủ Toàn Cầu là một trong quỹ lớn nhất thế giới với gần 1.5% cổ phần trong các công ty niêm yết trên thế giới.
Năm 2016 thảm họa môi trường do nhà máy Gang Thép Formosa tại Hà Tĩnh xả thải hóa chất gây ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung và ảnh hưởng lớn đến mưu sinh của ngư dân.
Séc – Trung khẩu chiến về chuyến thăm
Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Séc
Chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Séc – ông Miloš Vystrčil tiếp tục gây sóng gió cho quan hệ giữa Cộng hòa Séc và Trung Quốc. Ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa Séc tại Bắc Kinh – ông Vladimir Tomsik, để phản đối chuyến thăm này.
Trong chuyến thăm Đài Loan, ông Vystrčil đã có bài phát biểu trước quốc hội Đài Loan vào thứ Hai, 31/8. Ông đã tuyên bố: “Tôi là người Đài Loan”. Việc này càng khiến Bắc Kinh nổi giận. (Ảnh chụp màn hình video của The Epoch Times)
Trong chuyến thăm Đài Loan, ông Vystrčil đã có bài phát biểu trước quốc hội Đài Loan vào thứ Hai, 31/8. Ông đã tuyên bố: “Tôi là người Đài Loan”. Việc này càng khiến Bắc Kinh nổi giận. (Ảnh chụp màn hình video của The Epoch Times)
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – ông Vương Nghị mô tả chuyến thăm là “hành động khiêu khích” và cho rằng ông Vystrčil nên “trả giá đắt cho hành vi thiển cận của mình”.
Người phát ngôn của Bộ, ông Triệu Lập Kiên nói thêm rằng, Bắc Kinh sẽ không “ngồi yên và bỏ qua lời khiêu khích công khai của người phát ngôn Thượng viện Séc và các lực lượng chống Trung Quốc đứng sau ông ta”.
Trong chuyến thăm Đài Loan, ông Vystrčil đã có bài phát biểu trước quốc hội Đài Loan vào thứ Hai, 31/8. Ông đã tuyên bố: “Tôi là người Đài Loan”. Việc này càng khiến Bắc Kinh nổi giận.
Đáp lại các động thái của Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Séc – ông Martin Tlapa cũng triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Séc – ông Trương Kiến Mẫn, nhằm bày tỏ sự không hài lòng trước phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc về chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Séc.
Phía Séc cho rằng phát biểu của phía Trung Quốc là không “thích đáng”, cũng không phù hợp với các chuẩn mực giao tiếp ngoại giao giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền. Bộ Ngoại giao Séc cho rằng, hai nước cần tập trung vào những nghị trình tích cực và thực tế trong quan hệ song phương.
An Bình tổng hợp
Belarus và Bielorussia:
Vì sao hai quốc hiệu cho một quốc gia ?
Trọng Thành
Quan hệ Nga – phương Tây căng thẳng với khủng hoảng chính trị bùng lên tại một nước Cộng hòa Liên Xô cũ, tháng 8/2020. Belarus hay Bielorussia, quốc gia bé nhỏ 9 triệu dân, đang trở thành tâm điểm thời sự. Khủng hoảng sẽ đi về đâu? Trả lời câu hỏi vì sao quốc gia này cùng lúc mang hai quốc hiệu, mỗi quốc hiệu có ý nghĩa gì, có thể giúp soi tỏ phần nào bí ẩn bao trùm cuộc phản kháng xã hội vốn được coi là không ngả theo phương Tây, cũng không chống Nga.
Cảnh giác với quốc hiệu « Bielorussia »
Tên gọi chính thức của nước này tại Liên Hiệp Quốc là « Cộng hòa Belarus », tuy nhiên, nhiều nước khác, trong đó có Pháp, Đức, Hà Lan, lại sử dụng tên gọi « Bielorussia » (hay Bạch Nga). Theo nhật báo Pháp Les Echos, trên truyền thông Pháp, hai từ Belarus và Bielorussia thường được sử dụng song song không phân biệt, và người dùng thường ít chú ý đến hàm nghĩa lịch sử của mỗi quốc hiệu.
Phát biểu trên kênh truyền thông Pháp ngữ Bỉ RTBL, ông Alexander Sjodin, làm việc cho tổ chức nhân quyền Civil Rights Defenders (Bảo vệ các quyền dân sự), chuyên theo dõi tình hình tại Belarus, cho biết trên thực tế, việc sử dụng quốc hiệu này hay quốc hiệu kia là một chủ đề chính trị rất nhạy cảm, « đối với nhiều người Belarus, sử dụng từ Bielorussia (hay Bạch Nga) cho thấy đất nước của họ không có gì khác hơn là một bộ phận phái sinh của nước Nga. Đối với những ai lo sợ ảnh hưởng Nga, và chủ quyền quốc gia, thì đây quả là một vấn đề chính trị hệ trọng ».
Một số nơi tại châu Âu đã có thay đổi. Vẫn theo chuyên gia Alexander Sjodin, chính quyền Thụy Điển hồi tháng 11/2019 thông báo thay thế tên gọi Vitryssland (tức Bielorussia) bằng Belarus. Ngoại trưởng Thụy Điển giải thích trên Twitter như sau : « Bộ Ngoại Giao sẽ sử dụng từ Belarus thay cho Vitryssland (tức Bielorussia). Chúng tôi làm như vậy với mục tiêu ghi nhận lòng quyết tâm của nhân dân Belarus, của xã hội dân sự và của cộng đồng hải ngoại Belarus, mong muốn khẳng định bản sắc quốc gia, và chủ quyền đất nước ».
« Ruth » : Nga – Belarus chung một cội rễ
Đã có nhiều cuộc tranh luận trong giới hàn lâm, từ lâu nay, về ý nghĩa của mỗi tên gọi. Trên thực tế, đằng sau các quốc hiệu nói trên là những thời kì lịch sử khác nhau, những cội nguồn xa xưa khác nhau của xã hội Belarus hiện nay. Theo nhiều chuyên gia, về mặt từ nguyên, âm « rus », trong Belarus, không liên quan trực tiếp đến Nga, mà đến xứ sở Ruthenia xa xưa, vương quốc của các Nhà nước Slave phía đông, tồn tại trước thế kỷ 13, được coi là cái nôi chung của cả ba nền văn hóa Nga, Ukraina và Belarus.
Đài Pháp France Culture, trong bài « Belarus ou Bielorussia ? Une question très symbolique, un enjeu démocratique / Một vấn đề mang ý nghĩa biểu tượng, một đấu trường của cuộc chiến vì dân chủ » (ngày 14/08/2020), đưa ra một cách giải thích về cội rễ xa xưa của quốc gia Belarus hiện đại :
« Tất cả bắt đầu với công quốc mang tên Polatsk (1), tức tên một thành phố ở miền đông Belarus hiện nay. Từ thế kỷ thứ X đến XIII, đây là Nhà nước đầu tiên của vùng đất Ruthenia Trắng – tên gọi xuất xứ từ việc vùng đất Ruthenia này đã không hề bị quân Tatar xâm chiếm, vì thế mà vẫn còn ‘‘nguyên vẹn’’ hay ‘‘trinh nguyên’’, trong tiếng địa phương gọi là ‘‘Belarus’’ (Bela = trinh trắng ; rus = xứ Ruthenia nói chung – được coi là tiền thân của các Nhà nước Đông Slave).
Năm 1387, người Belarus và người Litva thống nhất trong một Nhà nước chung, mang tên Đại Công Quốc Litva…. Lá cờ (trắng – đỏ – trắng) có thể đã ra đời vào giai đoạn này. Năm 1410, Belarus tham gia vào cuộc đại chiến Grünwald, chống lại các kị sĩ giáo đoàn Teuton (Thập tự chinh phương Bắc), cùng hàng ngũ với Đại công tước Litva, các vua Ba Lan và Galicia (tức xứ Ukraina sau này), cũng như liên minh tạm thời với quân Tatar Hãn Quốc Kim Trướng. Trong cuộc đọ sức này, kị sĩ giáo đoàn Teuton thất bại. Theo truyền thuyết, thi thể một kị sĩ anh hùng, người Belarus, đã được đặt trên một lá cờ hoàn toàn màu trắng, cờ của xứ Ruthenia Trắng. Khi thi thể được chuyển đi, một vệt máu dài còn lại. Đây là nguồn gốc của lá quốc kỳ Belarus (thời nước Cộng hòa Belarus đầu tiên năm 1918 và Cộng hòa Belarus giai đoạn 1991-1994, sau khi Liên Xô tan rã) ».
Liên bang Ba Lan – Litva : giai đoạn đặc biệt trong lịch sử châu Âu
Liên minh với Litva là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành bản sắc Belarus thời cận đại. Thời hoàng kim của tiếng Belarus cận đại là vào thế kỉ XVI. Belarus từng là một trong những tiếng châu Âu đầu tiên được dùng để dịch Kinh thánh. Người chuyển dịch là Francysk Skaryna. Bộ Kinh thánh Belarus in đầu tiên tại Praha, vào năm 1517-1519 (theo INALCO) (tức nhiều năm trước khi mục sư Luther dịch Kinh thánh sang tiếng Đức). Francysk Skaryna (sinh tại Potlatsk năm 1486 – mất năm 1541 tại Praha) thường được coi là người đặt nền móng cho nền văn học Belarus.
Tiếp theo thời kỳ Litva, xứ Belarus có mặt trong một liên minh mới : Liên bang Thịnh vượng chung giữa Vương quốc Ba Lan – và Đại công quốc Litva (còn gọi là Nước Cộng hòa của hai Dân Tộc), được coi là quốc gia rộng nhất, đông dân nhất châu Âu cuối thế kỉ XVI – đầu XVII. Đại công quốc Litva và Vương quốc Ba Lan chính thức lập Liên bang vào năm 1569. Trên trang mạng của Liên Hiệp Châu Âu, ông Michał Karapuda, giám đốc cơ quan văn hóa của thành phố Lublin, giới thiệu vài nét về ý nghĩa của Liên bang này trong lịch sử châu Âu :
« Lublin là thành phố lớn nhất ở phía đông của Ba Lan, nằm sát rìa biên giới của Liên Hiệp Châu Âu, giáp với Ukraina. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1569, tại thành phố này, đã diễn ra lễ ký kết thành lập ‘‘liên minh Lublin’’. Lần đầu tiên trong lịch sử châu Âu, hai quốc gia sáp nhập thành một Nhà nước thống nhất, mà không thông qua chiến tranh. Đó là ‘‘Liên bang thịnh vượng chung’’ của hai Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva…. Điều quan trọng nhất là, cũng giống như Liên Hiệp Châu Âu hiện nay, đó là một xã hội mở cửa cho mọi tôn giáo khác nhau, dân tộc khác nhau. Và có một sự dấn thân mạnh mẽ, với niềm tin tưởng rằng hợp tác toàn diện như vậy là tốt hơn nhiều so với chiến tranh và xung đột ».
Liên bang Ba Lan – Litva, một giai đoạn lịch sử quan trọng, vốn ít được nhắc đến, đang thu hút nhiều hơn chính giới châu Âu. Nhiều chuyên gia, chính trị gia cho rằng công cuộc xây dựng châu Âu hiện nay có nhiều điều có thể học hỏi từ giai đoạn lịch sử đặc biệt này. Nghị sĩ Pháp Frédéric Petit nhấn mạnh đến ý nghĩa lịch sử của Nước Cộng hòa hai Dân tộc, nơi nhiều dân tộc khác nhau, chung sống dưới một mái nhà trong hơn một thế kỷ, thường là trong hòa bình (bài « Que nous apprend la crise politique au sujet de la Bélarus et de l’Union européenne ?/ Cuộc khủng hoảng chính trị về chủ đề Belarus và Liên Hiệp Châu Âu cho chúng ta biết điều gì ?», La revue géopolitique, ngày 19/08/2020).
Đế chế Nga và nước Bielorussia hiện đại
Tuy nhiên, quan điểm cho rằng ngôn ngữ Belarus đương đại đã định hình trước khi xứ Belarus trở thành một bộ phận của đế chế Nga là điều mà một số chuyên gia phản bác. Trên trang mạng Taurillon.org (ngày 17/12/2020), nhà nghiên cứu Pháp Virginie Symaniec, một chuyên gia về các vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Belarus, khẳng định:
« Vào thời điểm đó (đầu thế kỷ XIX), cái mà chúng ta gọi là nước Bielorussia không tồn tại. Tiếng Belarus như ngày nay chúng ta biết chưa hề tồn tại… Trên mảnh đất Bielorrusia (hay Bạch Nga) hiện nay, có một chữ viết xưa (tiếng Ruthène), nhưng mang rất đậm dấu ấn Ba Lan, chứa đầy các từ ngữ Ba Lan, các cấu trúc Ba Lan, với các quy chiếu văn hóa Ba Lan.
Vào thời điểm những năm 1860 đến 1870, đã bắt đầu có một chính sách văn hóa, chính sách ngôn ngữ, cho dù không thật sự có hệ thống, có tính đàn áp hơn, đối với các khu vực ngoại vi của đế chế Nga. Theo tôi, chính quyền đế chế Nga muốn đẩy lùi các ảnh hưởng của văn hóa Ba Lan ở khu vực phía tây của đế chế. Vào thời điểm đó, người dân ở đây không nói tiếng Nga, cũng không nói tiếng Ba Lan, mà nói những thứ tiếng không được chuẩn hóa.
Vấn đề mà chính quyền đế chế Nga muốn là xây dựng tại khu vực này một bản sắc Nga lâu đời (russianité russe), tóm lại, gột bỏ những gì là Ba Lan. Cái mà người ta cấm, không phải là nói tiếng Belarus, thứ tiếng như chúng ta biết hiện nay, mà là cấm viết bằng ký tự Latinh. Cấm viết bằng chữ Latinh cũng có nghĩa là cấm viết chữ Ba Lan.
Tôi cho rằng, phải trở về điểm đó để hiểu được làm thế nào mà một bản sắc Bielorrusia đã được tạo lập. Bản sắc này vốn hoàn toàn không tồn tại ở khu vực này vào thời điểm đó. Người ta đã tạo dựng như thế nào tại khu vực này một bản sắc Bạch Nga, tức nền văn hóa nhiều chất Nga hơn chất Ba Lan ? Vào thời điểm đó, người ta nói rằng muốn xây dựng một bản sắc Nga thuần khiết. Tuy nhiên, trong đế chế Nga, có bản sắc Nga thực sự, bản sắc Nga cao quí, bản sắc Nga nằm ở trung tâm.
Tạo lập ra xứ sở Bạch Nga có nghĩa là gì ? Đó là tạo lập một thứ đẳng cấp, trong đó, trên đỉnh cao của kim tự tháp là bản sắc Nga vĩ đại, còn bên dưới (theo nhãn quan của thế kỷ XIX), đó sẽ là các bản sắc Nga nhỏ bé khác, Bạch Nga hay Nga Trắng,… Nga Đen, Nga Đỏ… tất cả đều thuộc bản sắc Nga, nhưng nằm ở bên dưới của thang bậc bản sắc Nga » (Chương trình giới thiệu về Biolorussia, Đài phát thanh truyền hình Thụy Sĩ RTS, ngày 24/06/2019).
Những lần « phục sinh » bị trấn áp
Dù khẳng định tiếng Belarus hiện đại bắt nguồn trực tiếp từ tiếng Belarus thời xưa (thời Đại công quốc Litva và Liên bang Ba Lan – Litva), hay chỉ định hình khi Belarus bị sáp nhập vào đế chế Nga, những ai theo dõi lịch sử Belarus đều chú ý đến hai thời điểm đặc biệt, mà nhiều nhà quan sát gọi đó là hai cuộc « phục sinh » của Belarus. Lần phục sinh đầu tiên là vào năm 1918.
Trong nhiều thế kỉ, xứ Belarus nằm trong Đại Công Quốc Litva không có biểu tượng Nhà nước riêng. Phải đến khi đế chế Nga cáo chung, tên gọi Belarus mới lại hồi sinh, cùng với các biểu tượng gắn liền với nó. Ngày 25/03/1918, nước Cộng hòa Nhân Dân Belarus ra đời, với quốc kỳ màu trắng, đỏ, trắng, mang quốc huy « Pahonia » – biểu tượng lịch sử của Đại Công Quốc Litva – mà Belarus từng là một bộ phận. Nhà nước Belarus đầu tiên ra đời cùng với một Quốc Hội dân chủ.
Tuy nhiên, giai đoạn độc lập này chỉ kéo dài ít tháng. Năm 1919, lực lượng Xô Viết chiếm Belarus. Staline cho thành lập Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Bielorussia. Bielorussia lại trở thành tên gọi chính thức quốc gia cho đến khi Liên Xô giải tán năm 1991.
Năm 1991 được coi là lần phục sinh thứ hai của dân tộc Belarus. Để đánh dấu sự độc lập của đất nước, cái tên Belarus được lấy lại, cùng với các biểu tượng : lá quốc kỳ Trắng – Đỏ – Trắng truyền thống, quốc huy Pahonia với hình ảnh người kỵ sĩ, và khẩu hiệu « Belarus bất diệt ». Tuy nhiên, giai đoạn phục sinh thứ hai không kéo dài. Năm 1994, sau khi đắc cử tổng thống, Alexandre Loukachenko xóa bỏ hoàn toàn các biểu tượng Belarus truyền thống, ngoại trừ tên gọi Belarus. Tổng thống Loukachenko cho lấy lại quốc kỳ Đỏ – Xanh, gần giống với thời Liên Xô.
Belarus : Tiếng mẹ đẻ, quốc kỳ Trắng - Đỏ – Trắng và những duyên nợ lịch sử
Các cuộc biểu tình phản kháng tháng 8/2020 liệu có thể coi như một nỗ lực phục sinh lần nữa của bản sắc Belarus ? Việc lá quốc kỳ Trắng – Đỏ – Trắng truyền thống trở lại hiên ngang tung bay trên khắp các đường phố báo hiệu điều gì ?
Nếu nhìn vào thực trạng thống kê ngôn ngữ, khả năng trỗi dậy của bản sắc Belarus khó thành hiện thực. Người Belarus đang trở thành thiểu số về mặt ngôn ngữ trên chính quê hương mình. Trong một cuộc điều tra của chính phủ năm 2009, số lượng người nói tiếng Belarus ở nhà là khoảng 11,9 %, so với 36,7% trong cuộc điều tra đầu tiên năm 1999. Chỉ có 29,4% dân số biết nói, đọc, viết thành thạo ngôn ngữ này (điều tra 2009). Tỉ lệ này rất có thể còn tiếp tục sụt giảm trong 10 năm trở lại đây. Theo đánh giá của UNESCO, cập nhật năm 2016, tiếng Belarus (với khoảng 4 triệu người sử dụng tại Belarus và 5 quốc gia khác) được coi là tiếng nói « dễ tổn thương » (cấp độ nguy hiểm thứ 5 – bậc nguy hiểm thấp nhất trên thang bậc 5 điểm).
Tuy nhiên, điều nghịch lý và cũng rất đỗi kỳ lạ là, trong bối cảnh người sử dụng sụt giảm mạnh, đa số người Belarus (INALCO) dường như vẫn tiếp tục coi tiếng Belarus là tiếng nói mẹ đẻ, thứ ngôn ngữ mang giá trị biểu tượng mạnh mẽ, cho phép họ duy trì những sợi dây liên lạc vững chắc với các thăng trầm xuyên thiên niên kỷ, để cắm trụ tại vùng đất nằm giữa vùng hai biển Hắc Hải và Baltic, vốn là nơi chung sống, hợp tác của nhiều nền văn hóa, nhiều sắc tộc. Cắm trụ, để tiếp tục cuộc hành trình.
Trong các cuộc biểu tình phản kháng độc tài hiện nay, các nhà quan sát ghi nhận một thái độ dường như phổ biến của người Belarus: không ngả theo phương Tây, cũng không chống Nga. Trên thực tế, sự trở lại của lá cờ Trắng – Đỏ – Trắng, cùng các biểu tượng quốc gia khác, đang khiến cho quốc hiệu Belarus lấy lại đầy đủ ý nghĩa lịch sử của mình (2). Một dấu hiệu cho thấy có thể đông đảo người dân xứ sở này không chấp nhận từ bỏ những duyên nợ lịch sử đã từng gắn bó họ với các quốc gia vùng Baltic. Khát vọng dân chủ, hòa hợp của Belarus cũng là khát vọng của châu Âu. Nhưng Belarus hiện nay cũng là quốc gia song ngữ, khoảng ba phần tư người Belarus nói tiếng Nga tại gia đình. Một nước Belarus hội nhập với châu Âu cũng có thể là một cơ may cho sự hòa hợp Nga – châu Âu.
Ghi chú
1 – Năm 2012, chính quyền Belarus tổ chức kỉ niệm 1.150 năm ngày thành phố Polatsk xuất hiện trong sử sách, lãnh thổ của công quốc Polatsk gần tương đương với nước Belarus hiện nay, nên « Polatsk thường được coi như thủ đô đầu tiên của người Belarus » – thông tin của phái bộ thường trực của Cộng hòa Belarus tại UNESCO.
2 – Theo một số nhà quan sát, như chuyên gia về Belarus, nhà chính trị học Anna Zadora, lá cờ Trắng – Đỏ – Trắng trở thành biểu tượng quy tụ của phong trào đòi dân chủ không hẳn đã do đông đảo người biểu tình chia sẻ các giá trị lịch sử của lá cờ này, mà đơn giản vì đây là biểu tượng cho những tiếng nói phản kháng bị chà đạp (bài « Biélorussie : que représente le drapeau rouge et blanc exhibé par les manifestants à Minsk ?», Libération, ngày 17/08/2020).
Belarus: Không bàng quan trước vận mệnh đất nước,
Sinh viên xuống đường phản đối Lukashenko
Hồng Di
Hôm thứ Ba (1/9), hàng trăm sinh viên ở Belarus đã không tham gia khai giảng năm học mới, thay vào đó họ theo lời kêu gọi của bà Svetlana Tikhanovskaya, thủ lĩnh của đảng đối lập, xuống đường biểu tình gây áp lực để buộc Tổng thống Alexander Lukashenko phải từ chức.
Ông Lukashenko đang phải đối mặt với làn sóng phản đối và đình công kể từ khi tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng trước, cuộc bầu cử mà các đối thủ nói rằng ông đã gian lận. Tuy nhiên ông Lukashenko đã phủ nhận việc này và không chấp nhận lùi bước bất chấp cảnh báo trừng phạt của phương Tây.
Trước đó, nhiều trường học của nhà được đã được trưng dụng làm các điểm bỏ phiếu và các giáo viên đã giúp kiểm phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8. Sau đó, Ủy ban bầu cử đã tuyên bố ông Lukashenko chiến thắng với 80% tỷ lệ phiếu bầu để tiếp tục nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ sáu liên tiếp.
Trong cuộc tuần hành hôm thứ Ba, các sinh viên đã vẫy cờ của đảng đối lập và tuần hành trên đường phố, thu thập chữ ký bên ngoài một số trường cao đẳng ở Minsk để kêu gọi ông Lukashenko từ chức.
Các video lưu truyền trên mạng xã hội cho thấy một số học sinh, sinh viên đã bị bắt giữ trong cuộc biểu tình này.
Những người biểu tình ủng hộ bà Tikhanovskaya cho biết việc họ không tham gia khai giảng năm học mới là cần thiết vì hành động này “thể hiện việc những người trẻ không bang quan với các sự kiện đang diễn ra ở Belarus”.
Ông Lukashenko đã tìm cách đánh lạc hướng các sinh viên khỏi các vấn đề của đất nước khi ông đến thăm một trường cao đẳng ở thành phố Baranovichi, phía tây nam Belarus và nói rằng “mùa hè sôi động đã kết thúc”, và “Đã đến lúc chuyển năng lượng sang việc sáng tạo”.
Nói về hàng trăm ngàn người biểu tình, ông Lukashenko gọi họ là “lũ chuột” bị giật dây từ thế lực ngoại bang.
Hôm 31/8, một thành viên thứ ba của hội đồng mới được thành lập để lãnh đạo phong trào dân chủ đã bị bắt giữ.
Cùng ngày, ba quốc gia Lithuania, Latvia và Estonia đã áp lệnh cấm đi lại đối với ông Lukashenko và 29 quan chức Belarus khác vì gian lận bầu cử và dùng bạo lực với người biểu tình.
Liên minh châu Âu cũng đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt tương tự nhưng có thể sẽ loại trừ ông Lukashenko. Các nước phương Tây hầu hết đang tỏ ra thận trọng và cảnh giác trước sự can thiệp của Nga.
Ông Lukashenko đã đe dọa ngăn cản các tuyến đường vận tải kết nối với phần còn lại của châu Âu để trả đũa bất kỳ lệnh trừng phạt nào.
Theo Reuters
Hồng Di dịch và biên tập
Nước Nga có định mệnh đi con đường Á-Âu?
Nguyễn Giang
Các vấn đề nảy sinh xung quanh biểu tình ở Belarus gần đây nêu lại một số câu hỏi “thường trực” về địa chính trị và biên giới gần cũng như định nghĩa vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga.
Một số nhà quan sát, như George Friedman, cho rằng với Nga, quốc gia không có biên giới tự nhiên (núi cao, biển, sông lớn…) ngăn cách với Trung Âu và Tây Âu, nên đã coi Ukraine và Belarus là vùng đệm tự nhiên về an ninh.
Belarus ‘cấm cửa’ phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế
Tình hình Belarus ‘nóng bỏng’, lãnh đạo Việt Nam ‘học hỏi’ gì?
Belarus: Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đến khu vực, Lukashenko cho con đeo súng
Vì thế, việc Nato mở rộng sang phía Đông, nhận Ba Lan, Bulgaria (nước truyền thống văn hóa gần Nga), và ba nước Baltic thuộc Liên Xô cũ, Lithuania, Latvia, Estonia… đã “gửi ra tín hiệu đỏ” với Kremlin.
Đến khi xảy ra chính biến tại Kiev sau biểu tình Maidan (2014), tình hình trở nên căng thẳng đột ngột với chính giới Nga, theo nhãn quan địa chính trị và an ninh khu vực của họ.
Chủ nghĩa Á-Âu
Các phản ứng của Nga giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, qua cuộc chiến Chechnya, xâm lăng Georgia (2008), các động tác ở vùng Baltic và Bắc Âu, tới Maidan có thể giải thích được phần nào qua một logic trong tư duy của chính trị Nga, thể hiện qua ‘chủ nghĩa Á-Âu’ (Eurasianism).
Gần đây là lo ngại về chuyển biến ở Minsk khiến phe hữu Nga nhắc lại cáo buộc truyền thống rằng Ba Lan là một thứ ‘Slavơ phản bội’ và quá khứ của Liên minh Ba Lan-Lithuania đang muốn ‘phục thù lãnh thổ’ qua can thiệp vào Ukraine và Belarus.
Các ý tưởng đó ít nhiều có gốc gác từ quan niệm về vị trí và sứ mệnh Á-Âu đặc thù, khác Phương Tây của Nga.
Trong cuộc cạnh tranh này, Phương Tây thường bị cho là dùng các nước nhỏ trong vùng nhằm phá hoại, cản trở người Nga đạt vị thế xứng đáng với nền văn hóa lớn của họ.
Từ 2010, Nga cùng Belarus và Kazakhstan đã lập ra Liên minh Thuế quan Á-Âu, đánh dấu một bước chuyển biến mới trong việc ‘quản trị chung’ không gian hậu Xô-Viết. Năm năm sau đó, ba nước này cho khai sinh Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) với Nga đóng vai trò chính.
Putin ‘cam kết hỗ trợ’ cho tổng thống Belarus
Lãnh đạo lâu năm và nỗi khổ ‘truyền ngôi’
Nga bắt phóng viên: ‘Putin không quan tâm ai nghĩ gì’
Vladimir Putin: 20 năm trong 20 bức ảnh
Song hành với dự án kinh tế – chính trị này là dòng tư tưởng tân Á-Âu.
Năm 2014, cuốn sách ‘Sứ mệnh của chủ nghĩa Âu -Á mới’ (Eurasian Mission: An Introduction to Neo-Eurasianism) của Alexander Dugin được xuất bản.
Ông Dugin, nhà triết học từ Đại học Moscow, ‘người thầy tư tưởng của Putin’ coi chính trị châu Âu và quốc tế là cuộc đối đầu ‘truyền kiếp’ của hai phái, Á-Âu (Eurasianists) và Đại Tây Dương (Atlanticists).
Ta hãy xem chủ nghĩa Á-Âu (Eurasianism) được diễn tả ra sao qua chính lời vị guru, người giải thích được cục diện địa chính trị của Nga hiện nay.
‘Sự Thật’ kiểu Nga
Đầu tiên là việc định hình về chính sách thông tin, và câu hỏi Sự Thật ở đâu.
Nhà báo BBC, Gabriel Gatehouse hồi tháng 10/2016 đã gặp ông Alexander Dugin và viết rằng tư tưởng của ông được các ‘tín đồ’ áp dụng vào việc diễn giải một Sự Thật khác chuẩn quốc tế:
“Sự Thật được đem vào phụng sự cho tính toán chính trị. Để hỗ trợ cho chuyện ‘đi dây’ này, một mô hình triết lý được xây đắp và nhà kiến trúc hàng đầu của nó là Alexander Dugin. Lý thuyết gia này bị Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt vì cáo buộc rằng ông ta dính líu tới cả vụ sát nhập Crimea và cuộc chiến của Nga ở Đông Ukraine.”
“Đón tôi tại đài truyền hình riêng chuyên về tôn giáo của mình ở gần Kremlin, ông nói: ‘Sự Thật hay không, đó là câu hỏi của chuyện tin vào cái gì mà thôi.”
“Thời hậu hiện đại cho thấy mọi thứ gọi là ‘Sự Thật’ chỉ là vấn đề ai tin hay không. Nếu chúng ta tin vào điều chúng ta làm, chúng ta tin vào điều chúng ta nói, thì đó là cách duy nhất để định nghĩa sự thật. Và ở Nga chúng tôi có Sự Thật kiểu Nga mà các vị cần phải chấp nhận.”
“Về cơ bản, triết học của Dugin, có tên là ‘chủ nghĩa Á-Âu’, cho rằng nước Nga Chính Thống giáo không phải Phương Đông, cũng không phải Phương Tây mà là một nền văn minh riêng, độc đáo. Đây là một không gian riêng, một vị trí riêng giữa các cường quốc tên toàn thế giới. Tư tưởng của Dugin đã và đang tác động mạnh đến giới ưu tú Nga, cả chính trị và quân sự.”
Tìm lại gốc tích tạo nên ‘tính đặc thù’ Nga
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên giới cầm quyền Nga thấy cần có một học thuyết giải thích tính đặc thù địa lý và văn hóa của nước họ, và Alexander Dugin không phải người sáng tạo ra thuyết Á-Âu cho Nga.
Thuyết Á-Âu nói rằng 700 năm về trước, cuộc xâm lăng của Mông Cổ kết hợp với các nhân tố bản địa đã sản sinh ra đặc trưng của nhà nước Nga, với việc hình thành ý thức dân tộc, phát triển Giáo hội Chính thống và thống nhất các lãnh địa, tạo nên nhà nước Nga.
Sau đó, sự lan tỏa và thu nạp các yếu tố văn hóa khác tạo ra dàn giao hưởng Eurasia, có cả Chính thống giáo, Hồi giáo và cả Phật giáo.
Thuyết này từng được Hoàng thân Nikolai Trubetskoi (1890-1938) cổ vũ ngay vào giai đoạn hậu Thế Chiến I với mong muốn Cách mạng Nga 1917 phục hồi trở lại không gian Á-Âu của Nga.
Trubetskoi tin rằng Nga không thể, và không nên chỉ là một quốc gia như Anh, Pháp, Đức… mà có vai trò ngang hàng một nền văn minh như cả Châu Âu cộng lại, hoặc như Trung Hoa, Ấn Độ.
Từ đầu Thế kỷ 19 đã có một tên tuổi khác ảnh hưởng lớn tới việc định hình một hệ tư tưởng đặc thù Nga, khác châu Âu: sử gia Nikolai Karamzin.
Được Sa hoàng Alexander I giao cho việc soạn bộ sử đồ sộ ‘Lịch sử Nhà nước Nga’, ông đã lãng mạn hóa quan hệ xã hội lạc hậu, truyền thống của nông thôn Nga.
Ông bác bỏ các nỗ lực “nực cười” nhằm Âu hóa xã hội Nga và khẳng định truyền thống nông nghiệp và niềm tin Chính Thống giáo mới là sức mạnh và sự cứu rỗi cho tâm hồn Nga.
Theo một số đánh giá thì ông đã cắt đứt cả thế kỷ Nga làm cậu học trò của châu Âu (thời Peter Đại đế và Catherine Đại đế), và đẩy Nga về phía Đông.
Bộ ‘Lịch sử nước Nga’ (History of the Russian State) gồm 12 tập của Karamzin có ảnh hưởng đến tất cả các nhà lãnh đạo Nga về sau.
Tính đặc thù của Nga còn được khẳng định bởi sự thành công của cuộc Cách mạng Cộng sản 1917.
Người cùng quê Simbirsk của sử gia Nikolai Kazamrin là Vladimir Ulyanov (Lenin) đã bác bỏ tính tất yếu của cách mạng XHCN ở một nước phát triển cao tại Tây Âu, theo thuyết Marxist truyền thống, để làm được cuộc cách mạng tại quốc gia lạc hậu là Nga.
Cuộc can thiệp của các nước châu Âu vào Nội Chiến Nga sau đó khiến Liên Xô càng không tin vào một trật tự châu Âu chung với Phương Tây.
Sau Chiến tranh Lạnh, ngoài một giai đoạn ngắn “hào hứng với Phương Tây” của Boris Yeltsin, nước Nga của Vladimir Putin quay về với quỹ đạo Á-Âu.
Với tiềm lực kinh tế sụt giảm, vùng ảnh hưởng thu hẹp, nhân khẩu sụt nhanh, việc Nga chọn theo chủ nghĩa Á-Âu và vị thế đối lập với văn minh Phương Tây còn là do hoàn cảnh quyết định.
Cùng thời gian, nhà nghiên cứu Andreas Umland cho rằng ‘chủ nghĩa Á-Âu’ của Dugin về bản chất mang tính cô lập và đề cao tư duy cực hữu thượng đẳng sắc tộc (da trắng), gần với nhóm Alt-Right ở Hoa Kỳ.
Trước mắt, Alexander Dugin khẳng định nước Nga đã có vị thế của mình ở khu vực Á-Âu và sẵn sàng thách thức trật tự Âu-Mỹ hiện thời.
Ông nói với phóng viên BBC rằng “hãy cứ để chiến tranh xảy ra đi” ở Syria, Ukraine rồi kết quả của nó sẽ quyết định “ai lãnh đạo thế giới”.
Cho đến nay khó có thể đánh giá ‘thành công’ của Nga trong các cuộc chiến nói trên.
Vào lúc này, khủng hoảng chính trị ở Belarus đang làm bộc lộ hạn chế của liên minh Á-Âu mà Nga đóng vai trò đàn anh, trợ giá năng lượng cho Belarus, nước nghèo hơn và ít dân hơn.
Tương lai vùng châu Âu của Nga xem ra vẫn tiếp tục chịu tác động từ bên ngoài không hẳn theo ý Kremlin.
Đây là khu vực địa chính trị mà nhà bình luận người Nga, Dmitry Shlapentokh, viết trên trang imrussia.org hồi tháng 4/2020 rằng không một quốc gia châu Âu nào có thể “hoàn toàn thống trị”, trong khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ chỉ tăng lên chứ không giảm đi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53991606
Yoshihide Suga, ứng viên dẫn đầu
để thay thế Thủ Tướng Abe
Người phát ngôn chính của chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, đã tiến thêm một bước nữa gần hơn tới chiếc ghế Thủ tướng khi đảng đương quyền quyết định trong ngày thứ Ba về một cuộc biểu quyết đơn giản hóa, có lợi cho vị phụ tá lâu đời của Thủ tướng Shinzo Abe, theo Reuters.
Truyền thông đưa tin, ông Suga đã giành được sự hậu thuẫn của phe phái lớn nhất trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP), giúp ông trở thành ứng viên hàng đầu để thay thế đương kim Thủ tướng, sau khi ông Shinzo Abe loan báo ông sẽ từ nhiệm vị lý do sức khỏe hôm 28/8.
Trong khi ông Suga chưa chính thức loan báo ông sẽ ra dự tranh để lãnh đạo đảng LDP, ông đã ra dấu hiệu trong vòng riêng tư về ý định tham gia cuộc đua.
Theo truyền thông, ông Suga sẽ loan báo chính thức ý định của ông vào ngày 2/9.
Ông Suga, 71 tuổi, được trông đợi rộng rãi sẽ duy trì đường hướng và các chính sách do Thủ tướng Abe đề ra, kể cả chính sách kinh tế “Abenomics” nhằm hồi sinh nền kinh tế và duy trì sự ổn định của nền kinh tế giữa dịch Covid-19.
Là một chính khách tự lập, năm 2012 ông Yoshihide Suga được ông Abe chọn vào chức vụ quan trọng là Chánh Văn phòng Nội các, vừa là người phát ngôn hàng đầu của chính phủ, chịu trách nhiệm phối hợp các chính sách và giám sát guồng máy chính phủ.
Các đối thủ tiềm năng của ông Suga cho chức Thủ tướng gồm: cựu Bộ trưởng quốc phòng Shigeru Ishiba và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida.
Cả hai ông Ishiba và Kishida đã loan báo tham gia cuộc đua để giành chức Thủ tướng hôm 1/9. Nhưng Bộ trưởng quốc phòng Taro Kono, một nhân vật khác được trông đợi sẽ tham gia, đã quyết định không dự tranh, báo Kyodo cho biết.
Quyết định của Đại hội đồng đảng LDP, đơn giản hóa quy trình bầu cử, hạn chế số người được biểu quyết nhằm đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến trình bầu chọn, đã giúp ông Suga chiếm vị trí dẫn đầu. Ông được sự hậu thuẫn của các đồng minh đầy quyền lực.
Ông Ishiba, người được sử ủng hộ rộng rãi của cử tri và hàng trăm đảng viên khác, thì chống đối quy trình bầu cử đơn giản do đảng LDP đề xuất.
Trong khi đó ông Kishida, từ lâu vẫn được coi là người được chọn để thay thế ông Abe, nhưng lại không được phần lớn cử tri ủng hộ, nói quy trình bầu cử đơn giản phù hợp với luật lệ đảng, và Nhật Bản phải tiếp tục chính sách kích thích tài chính.
Ông Kishida nhấn mạnh kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực kinh tế và chính sách đối ngoại. Ông nói tại một cuộc họp báo rằng ông sẽ làm “tất cả những gì trong khả năng để phục vụ đất nước và nhân dân Nhật Bản.”
Tổng thư ký của LDP Toshihiro Nikai, mà phe phái hậu thuẫn ông Suga, nói cuộc biểu quyết đơn giản với sự tham gia của các đại diện từ lưỡng viện quốc hội cũng như chủ tịch các chi nhánh địa phương có mục đích đẩy nhanh tiến trình bầu chọn tân Thủ tướng, và tránh khoảng trống quyền lực.
Chủ tịch Đại hội đồng Shunichi Suzuki, nói quyết định đơn giản hóa quy trình bầu cử là quyết định nhất trí, vì một số lo lắng kéo dài quy trình bầu cử sẽ tăng áp lực đối với sức khỏe của ông Abe.
LDP dự định tổ chức cuộc biểu quyết vào ngày 14/9/2020, nhưng ngày này sẽ được chính thức loan báo vào ngày thứ Tư 2/9.
Hàn Quốc: 10 triệu dân Seoul
bước vào tuần lễ tạm dừng hoạt động
Chính quyền thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã tuyên bố thực hiện “Tuần lễ 10 triệu dân tạm dừng hoạt động” bắt đầu từ ngày 30/8 đến hết ngày 6/9 tới.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 30/8, tất cả các quán ăn thông thường ở Seoul và vùng phụ cận phải đóng cửa sau 21 giờ; các quán ăn, nhà hàng xếp chỗ ngồi giới hạn 3 người/bàn và giữ khoảng cách phù hợp.
Các cơ sở thể dục thể thao trong nhà như: trung tâm thể hình, phòng chơi bi-a, phòng tập golf bị cấm hoạt động. Các cơ sở được đăng ký là ngành nghề tự do như sân bóng bàn, phòng tập Pilates, vốn là những “điểm mù” trong công tác phòng dịch, cũng phải tạm ngừng hoạt động. Các địa điểm phục vụ luyện tập thể thao ngoài trời cũng treo biển ngừng phục vụ. Bắt đầu từ ngày 31/8, các tuyến xe buýt nội đô ở Seoul giảm 20% số chuyến hoạt động vào ban đêm.
Quyền Thị trưởng Seoul – ông Seo Jeong Huyp ngày 30/8 kêu gọi người dân thành phố “hợp tác phòng dịch, tạm thay đổi lối sống thường nhật trong vòng một tuần tới” để góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán.
Hoàng Kiên tổng hợp
https://etviet.com/indochina/han-quoc-10-trieu-dan-seoul-buoc-vao-tuan-le-tam-dung-hoat-dong.html
Đài Loan đổi hộ chiếu, tránh bị nhầm với Trung Quốc
Thu Hằng
3 phút
Đài Loan sẽ phát hành một loại hộ chiếu mới để thể hiện rõ hơn tên của hòn đảo. Quyết định được chính quyền Đài Bắc thông báo ngày 02/09/2020 nhằm tránh mọi nhầm lẫn với Trung Quốc.
Theo ngoại trưởng Đài Loan, được AFP trích dẫn, lý do chính là dịch Covid-19. Nhiều công dân Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, đã không được phép nhập cảnh một số nước do bị nhầm là công dân Hoa lục (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa). Trung Quốc bị chỉ trích che giấu thông tin về dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, trong khi Đài Loan vừa khống chế được dịch, vừa cảnh báo Tổ Chức Y Tế Thế Giới về mức độ nguy hiểm của virus corona.
Trên hộ chiếu hiện hành, tên tiếng Anh « Republic of China » (Trung Hoa Dân Quốc) được in lớn, chính giữa bìa, nên dễ gây hiểu lầm với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Hoa lục), trong khi tên gọi « Đài Loan » chỉ được ghi nhỏ ở phía dưới.
Hộ chiếu mới, có thể được lưu hành từ tháng 01/2021, sẽ không còn tên tiếng Anh « Republic of China », nhưng tên viết bằng tiếng Hoa vẫn được giữ lại, trong khi đó chữ « Taiwan » (Đài Loan) sẽ được viết to hơn bằng tiếng Anh.
Bắc Kinh yêu cầu Washington ngừng xây dựng quan hệ với Đài Bắc
Việc Mỹ gia tăng công khai ủng hộ Đài Loan khiến Trung Quốc không hài lòng, mà sự kiện gần đây nhất là đối thoại kinh tế Mỹ-Đài Loan. Theo phát biểu ngày 31/08 của ông David Stilwell, vụ trưởng vụ Đông Á – Thái Bình Dương, bộ Ngoại Giao Mỹ, đối thoại song phương tập trung bàn về chăm sóc sức khỏe, năng lượng, linh kiện bán dẫn và nhiều lĩnh vực công nghệ khác.
Ngày 01/09, Bắc Kinh đã yêu cầu Washington ngừng cải thiện quan hệ ngoại giao không chính thức với Đài Bắc. Bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đánh giá đạo luật về quan hệ với Đài Loan của Mỹ, mà trên thực tế, cho phép thiết lập quan hệ ngoại giao là « bất hợp pháp », « không hợp lệ », vi phạm nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất.
Ai tấn công Quán Trưởng?
TT Trump tái đắc cử, Đài Loan được lợi gì?
Gần đây, sự việc ngôi sao chống cộng trên internet Quán Trưởng bị tấn công đã khiến dư luận dậy sóng. Mặc dù hung thủ đã ra đầu thú, nhưng nhiều người tin rằng đằng sau anh này còn có một thế lực khác. Trước diễn biến phức tạp trong mối quan hệ chính trị – ngoại giao của 3 nước: Trung Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ, cuộc tấn công lần này đối với Quán Trưởng gây ra nhiều suy đoán…
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đọ sức giữa dân chủ và xã hội chủ nghĩa
Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng Hòa của Hoa Kỳ đã kết thúc vào tối ngày 27/8. Ông Trump chính thức chấp nhận đề cử của Đảng Cộng Hòa làm ứng cử viên tổng thống và sẽ quyết chiến với ông Biden của Đảng Dân Chủ vào ngày bỏ phiếu bầu cử tổng thống vào tháng 11.
Tại hội nghị, ông Trump nhắc lại những cải cách và thành tựu quản trị khác nhau mà ông đã đạt được trong 3 năm qua và phát động “thế tấn công” đối với Đảng Dân Chủ. Ông chỉ trích rằng nếu ông Biden trúng cử thì sẽ bắt tay với Trung Cộng.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói: “Chủ trương chính sách của Biden là ‘sản xuất tại Trung Quốc’, và chủ trương chính sách của tôi là ‘sản xuất tại Hoa Kỳ’”.
Ông Trump cũng nhấn mạnh một lần nữa rằng ông không muốn các chính trị gia cánh tả thống trị Hoa Kỳ và sẽ không để Hoa Kỳ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa.
Tổng thống Donald Trump nói rằng, “Nếu phe cánh tả giành được quyền lực, họ sẽ phá hủy các vùng ngoại ô, tịch thu súng của quý vị và chỉ định một thẩm phán tước đi quyền của quý vị đối với ‘Tu Chính Án thứ hai của Hiến pháp’ và các quyền tự do khác được ‘Hiến pháp’ bảo đảm. Biden là con ngựa thành Troy của chủ nghĩa xã hội.”; “Hãy luôn nhớ rằng, họ đến để truy kích tôi vì tôi đang chiến đấu vì quý vị.”
Điều đáng chú ý là mặc dù hầu hết các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy mức độ ủng hộ ông Trump vẫn bị tụt lại phía sau, nhưng các cuộc thăm dò trong hai tuần nay đã thay đổi, khoảng cách giữa ông Trump và ông Biden đang dần rút ngắn, và khoảng cách chỉ còn khoảng 4%. Mức độ ủng hộ ông Trump tại sáu bang quan trọng có thể lật ngược thế cờ, cũng tiếp tục tăng lên.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Đại hội Đảng Cộng Hòa lần này có khiến sự ủng hộ của người dân đối với ông Trump tăng lên không, nhưng có thể dự đoán cuộc bầu cử tháng 11 tiếp theo sẽ trở nên càng ngày càng căng thẳng quyết liệt, đồng thời nó sẽ ngày càng trở nên sôi động, thú vị hơn.
Ngoài ra, một tâm điểm khác đáng chú ý là cô Ivanka, “đệ nhất thiên kim” của chủ nhân Tòa Bạch Ốc. Khi cô Ivanka lên sân khấu phát biểu, cô không chỉ lần đầu thể hiện sự quan tâm của cha mình đối với những người dân miền nam Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi cơn bão, mà còn có bài phát biểu chính trị rất ấn tượng.
Cố vấn tổng thống Tòa Bạch Ốc Ivanka nói: “Donald Trump đến Tòa Bạch Ốc vì một lý do, đó là làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”; “Washington không thay đổi Trump, chính Trump đã thay đổi Washington”; “So với trước đây, người dân Hoa Kỳ hiện tại cần một chiến sĩ hơn và tiếp tục chiến đấu cho họ trong Tòa Bạch Ốc trong 4 năm tiếp theo.”
Bài diễn thuyết xuất sắc của cô Ivanka cũng khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc ngạc nhiên, họ đồn đoán rằng cô có thể sẽ tiếp tục tham gia chính trường và thậm chí trở thành “Nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ”.
Có một câu chuyện thú vị là, tình cờ tôi đọc được một mẩu tin hấp dẫn. Ông Marky Taylor, tác giả của cuốn sách “Lời tiên tri Trump”, dự đoán ông Trump sẽ trúng cử trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016. Vào ngày 25/08 năm nay, ông đã để lại một dòng trên Twitter.
Ông Marky Taylor dự đoán ông Trump sẽ tái đắc cử làm Tổng thống Hoa Kỳ, đồng thời “sẽ có một Trump khác trong Tòa Bạch Ốc trong tương lai!”. Trump khác mà ông ta nói đến, có phải là cô Ivanka không? Trump sẽ tái đắc cử? Hãy để thời gian chứng minh.
Vụ tấn công ngôi sao chống cộng trên Internet “Quán Trưởng” có liên quan đến Trung Cộng không?
Tin tức về việc “Quán Trưởng”, một ngôi sao chống cộng trên Internet của Đài Loan, đã bị bắn, không chỉ gây chấn động tại xã hội Đài Loan, mà còn thu hút sự chú ý của cộng đồng người Hoa quốc tế, bởi vì Quán Trưởng ở tại Đài Loan, là một trong những “người nổi tiếng chống cộng” tương đối hiếm gặp. Hơn nữa, Quán Trưởng rõ ràng đã nói rằng “Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Cộng”, “Chống Trung Cộng không đồng nghĩa với chống Trung Quốc”. Quán Trưởng cũng ủng hộ mạnh mẽ phong trào chống lệnh dẫn độ của Hồng Kông.
Mọi người đều biết, Đài Loan và Trung Quốc có mối quan hệ giao lưu kinh tế và thương mại chặt chẽ. Nhiều người trong giới tinh anh chính trị và kinh doanh hoặc những người nổi tiếng trong giới nghệ thuật biểu diễn, vì những cân nhắc về kinh tế và thị trường, nên hầu hết không dám công khai chống lại Trung Cộng. Do đó, hiện giờ những người nổi tiếng dám nói thẳng thắn, nã pháo không kiêng dè gì vào Trung Cộng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì vậy, sau khi thông tin về Quán Trưởng được truyền ra, cư dân mạng trên khắp thế giới đã để lại những lời nhắn nhủ và quan tâm.
Nhiều bạn bè từ Đài Loan và nước ngoài nói với tôi rằng hy vọng tôi sẽ nói về sự kiện của Quán Trưởng. Vì vậy, tôi sẽ nói cho các quý vị biết. Tuy nhiên trước tiên, tôi phải tuyên bố rằng vụ án này là một vụ án hình sự, đã được đưa vào quy trình điều tra tư pháp, và cũng liên quan đến quyền riêng tư cá nhân của Quán Trưởng, vì vậy có một số điều mà chúng tôi không thích hợp để nói quá nhiều.
Đầu tiên, như nhiều phương tiện truyền thông đã chỉ rõ, trong vụ án này có nhiều điểm đáng nghi ngờ, chẳng hạn sau khi nghi phạm gây án xong liền bắt xe đến đồn và đầu thú, nghi phạm cũng nhất quyết chờ luật sư đến rồi mới chịu nhận lời thẩm vấn, rõ ràng là anh ta đã tính trước. Anh ta biết rằng phải làm gì sau khi phạm tội, để nhờ luật sư đấu tranh đòi ân xá giảm án hoặc mức án hình phạt nhẹ hơn.
Hơn nữa, nghi phạm cố tình uống rượu trước khi ra tay, nhìn bề ngoài có vẻ lấy can đảm bằng việc nhậu nhẹt, nhưng không thể loại trừ khả năng nghi phạm lấy lý do “say mất kiểm soát” để đổi lấy mức án nhẹ. Ngoài ra, nghi phạm chỉ mới 23 tuổi và nghi phạm tự khẳng định có tiền án tiền sự về cản trở tự do, nhưng anh ta lại có thể tìm được một luật sư tên tuổi, đã từng là công tố viên và thẩm phán, để bào chữa cho anh ta. Một nghi phạm có một nguồn tài chính, quan hệ rộng rãi và kiến thức pháp luật như vậy, là không hề đơn giản.
Ngoài ra, nghi phạm tự nhận anh ta là một người hâm mộ của Quán Trưởng, vì vậy anh ta đã gia nhập vào phòng tập thể hình của Quán Trưởng, và anh ta cũng quấy rối tình dục Quán Trưởng vào đầu tháng 8. Sau đó, nghi phạm không hài lòng với việc Quán Trưởng công bố việc này trên chương trình phát sóng trực tiếp, vì vậy anh ta bị dân mạng gọi là “Tìm kiếm thịt người”. Vì điều này, anh ta quyết định đòi phòng tập thể hình của Quán Trưởng trả lại phí tham gia, và báo thù Quán Trưởng.
Tuy nhiên, một điểm đáng nghi là, nghi phạm chỉ mới tham gia phòng tập thể hình của Quán Trưởng gần đây và không phải là hội viên lâu năm; và tại sao nghi phạm ở quận Ninh Hồ, thành phố Đài Bắc, nhưng anh ta lại tham gia phòng tập của Quán Trưởng ở quận Lâm Khẩu, tọa lạc tại thành phố Tân Bắc?
Mất 30 phút đến 40 phút để lái xe di chuyển giữa hai nơi, đây không phải là thói quen của những người đam mê thể dục. Hầu hết những người đam mê tập thể hình thường chọn tham gia các phòng tập gần nhà hoặc gần nơi làm việc để tiện cho việc tập luyện thường xuyên. Đúng không?
Ngoài ra, nghi phạm cho rằng khẩu súng dùng để tấn công là do người khác đưa cho anh ta, nhưng “người khác” đã qua đời, cảnh sát yêu cầu nghi phạm mở khóa điện thoại nhưng nghi phạm kiên quyết từ chối, nghi phạm tựa hồ lo lắng cảnh sát nhìn thấy các cuộc ghi âm nói chuyện trên điện thoại.
Vì vậy, vụ án này có đầy nghi vấn, nó không giống như những ân oán cá nhân thông thường hay những cuộc ẩu đả, đánh nhau của các băng nhóm thông thường mà giống như một “kế hoạch hạ thủ” hay là một “kế hoạch cảnh cáo” người khác đã được sắp xếp một cách cẩn thận, thật khó để tưởng tượng rằng một thanh niên 23 tuổi với tiền án tiền sự lúc trước lại có thể có kiến thức và tiềm lực tài chính để làm điều đó một mình.
Vì vậy, trước mắt xem ra toàn bộ vụ việc, có thể là giống như nghi ngờ mà nhiều phương tiện truyền thông đặt ra, rằng ở phía sau nghi phạm có “cao nhân” chỉ điểm, hoặc như câu ngạn ngữ của Đài Loan thường hay nói, đằng sau vụ án là “Tàng Kính nhân” (hung thủ chân chính phía sau hậu trường).
Như vậy, nếu có “cao nhân” đứng sau vụ án, thì “cao nhân” này là ai? Tại sao lại nhắm vào Quán Trưởng mà tiến hành âm mưu sát hại? Về điểm này, cảnh sát Đài Loan cần tiến hành cuộc điều tra chuyên sâu.
Đặc biệt là tại thành phố Tân Bắc, nơi xảy ra vụ án, thị trưởng lại là cựu cảnh sát trưởng (tên Hầu Hữu Nghi) từng nhiều lần phá các vụ án lớn, mà Quán Trưởng lại là một người nổi tiếng, tôi tin rằng thị trưởng Hầu sẽ sử dụng chuyên môn của mình để đẩy nhanh quá trình điều tra và làm rõ toàn bộ vụ việc.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cũng giống như tôi, khi nghe tin Quán Trưởng bị tấn công, phản ứng đầu tiên tất cả đều nghĩ: Hung thủ có thể là Trung Cộng hay không? Bởi vì Quán Trưởng kiên quyết chống cộng, ngôn từ chống cộng của Quán Trưởng có sức ảnh hưởng lớn trên internet, và cũng khiến một số lượng lớn thanh niên ở Đài Loan nhận ra sự nguy hiểm và sự giả dối của Trung Cộng.
Vào tháng 6 năm ngoái, Quán Trưởng cũng đã phát động “Cuộc diễu hành chống truyền thông đỏ”, kêu gọi hàng chục nghìn thanh niên dũng cảm đội mưa lớn xuống đường để phản đối các cuộc tấn công bằng lời nói và đe dọa quân sự của Trung Cộng, cũng như tẩy não bằng mặt trận thống nhất của truyền thông đỏ.
Câu nói nổi tiếng của Quán Trưởng trên internet(23/6/2020) là: “Nếu một ngày nào đó Trung Cộng dám xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, tôi nhất định sẽ đứng trên chiến trường với các bạn, tử trận cũng không thành vấn đề.”
Hơn nữa, trong một cuộc phỏng vấn, học giả Đài Loan Thẩm Bách Dương vài ngày trước đã tiết lộ Trung Cộng muốn mua chuộc Quán Trưởng. Chỉ cần Quán Trưởng giảm bớt ngôn luận công kích Trung Cộng, thì Trung Cộng sẽ gửi cho Quán Trưởng 1,5 triệu Đài tệ mỗi tháng, tương đương khoảng 50,000 USD, nhưng đã bị Quán Trưởng cự tuyệt.
Vì vậy, đối với Trung Cộng, Quán Trưởng chính là một đối thủ khá khó đối phó về mặt chiến lược trong quá trình thúc đẩy mặt trận thống nhất ở Đài Loan. Nếu hung thủ đằng sau vụ nổ súng của Quán Trưởng thực sự có quan hệ với Trung Cộng, thì vụ án này không chỉ là một sự kiện xã hội, mà hoàn toàn là một sự kiện an ninh quốc gia và là một vụ tấn công khủng bố.
Có lẽ cảnh sát Đài Loan và thị trưởng Hầu, đã lần ra lý lịch và địa chỉ liên lạc cá nhân của nghi phạm. Liệu nó có liên quan đến các tổ chức ngoại vi của Trung Cộng tại Đài Loan hay không.
Mọi người đều biết, ban mặt trận thống nhất của Trung Cộng có cái gọi là các cơ quan gián điệp hoặc các tổ chức ngoại vi ở nước ngoài. Ví dụ, Trung Cộng có “Hiệp hội Thanh niên Quan ái ở Hồng Kông”, và “Hội đồng tâm yêu nước” và “Đảng thúc đẩy thống nhất” ở Đài Loan, v.v. Các tổ chức ngoại vi này hầu hết đều liên quan đến các băng đảng tội phạm, hoặc côn đồ của Trung Cộng ở nước ngoài, Quán Trưởng cũng đã từng có xung đột với các tổ chức này.
Lần này, nghi phạm đã sử dụng một khẩu súng lục không rõ nguồn gốc để tấn công Quán Trưởng, mà súng là bị cấm ở Đài Loan. Vì vậy, để có được súng, hầu hết đều phải thông qua các nguồn buôn lậu ngầm hoặc băng nhóm tội phạm. Điều này cũng phù hợp với các yếu tố xã hội đen trong các tổ chức ngoại vi của Trung Cộng.
Tuy nhiên, chúng ta cần tổng kết rằng, để biết chân tướng sự thật của vụ án này thì vẫn cần cảnh sát vào cuộc điều tra. Chỉ là, sẽ không thể dễ dàng loại trừ các nhân tố của Trung Cộng đứng đằng sau đó. Ví dụ, Trung Cộng muốn giết người hoặc “cảnh cáo” Quán Trưởng thông qua một tổ chức ngoại vi, hoặc các tổ chức ngoại vi của Trung Cộng chủ động muốn tấn công Quán Trưởng để “lấy lòng chủ” hoặc lập công, v.v.
Đặc biệt là vào thời điểm này, một số người đã hô lên rằng Trung Cộng sẽ dùng chiến thuật “trận đầu cũng là trận cuối” với Đài Loan và “quân đội Hoa Kỳ sẽ không đến”, tạo áp lực tâm lý gây chiến tranh đối với xã hội Đài Loan; nếu vào thời điểm này, lại có người nổi tiếng bị tấn công vì có ngôn từ chống cộng, thì có thể gây áp lực và sợ hãi cao hơn cho người dân, từ đó làm tổn hại đến tinh thần chống cộng ở Đài Loan.
Vì vậy, quý vị ở Đài Loan và hải ngoại có thể tiếp tục chú ý đến kết quả điều tra vụ án này. Đồng thời, một lần nữa chúng tôi cầu chúc Quán Trưởng mau chóng bình phục và trở lại trước hàng triệu người hâm mộ trong thời gian sớm nhất.
Nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, Đài Loan có thuận lợi hay khó khăn gì?
Gần đây, tôi thường xuyên nhận được câu hỏi của quý vị ở Đài Loan, trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ lần này, nếu ông Trump tái đắc cử thì về lâu dài có tốt cho Đài Loan không? Đây là một câu hỏi hay, nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, hãy xem một tin tức quan trọng.
Ngày 28/8, đích thân Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn tuyên bố từ ngày 1/1/2021 sẽ mở cửa nhập khẩu thịt bò và thịt lợn từ Hoa Kỳ vào Đài Loan. Bà nói, “Đây sẽ là một quyết định phù hợp với lợi ích chung của quốc gia và các mục tiêu chiến lược phát triển trong tương lai, và cũng là quyết định thúc đẩy quan hệ hợp tác Đài Loan và Hoa Kỳ.”
Mới nghe qua, quý vị có thể nghĩ tin tức này có gì quan trọng? Thịt bò và thịt lợn nhập khẩu không phải là vấn đề tầm thường của cuộc sống sao? Không phải như vậy.
Mọi người đều biết, mặc dù mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đang ở mức tệ nhất trong 40 năm, nhưng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, trong giai đoạn này là tốt nhất trong 40 năm qua. Thế giới bên ngoài cũng đồn đoán rằng Hoa Kỳ có thể sẽ ký một hiệp định thương mại tự do với Đài Loan trong bước tiếp theo, cũng chính là điều được biết đến là FTA.
Tuy nhiên, báo chí mới đây tiết lộ đại diện thương mại của Hoa Kỳ Robert Emmet Lighthizer đã phủ quyết việc ký FTA với Đài Loan, vì Đài Loan vẫn hạn chế nhập khẩu thịt bò và thịt lợn của Hoa Kỳ, có vấn đề về “chủ nghĩa bảo hộ thương mại” ở đây, vì vậy không thể ký. Vào thời điểm đó, truyền thông của Trung Cộng còn chế nhạo rằng Đài Loan “thất bại trong việc ôm chân Hoa Kỳ”.
Do đó, việc bà Thái Anh Văn tuyên bố mở cửa nhập khẩu thịt bò và thịt lợn của Hoa Kỳ sang Đài Loan tương đương với việc loại bỏ một rào cản quan trọng đối với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Do đó, cả truyền thông phương Đông và phương Tây đều chỉ ra rằng “Đài Loan đang mở đường cho hiệp định thương mại với Hoa Kỳ”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo cũng ngay lập tức hoan nghênh điều đó trên Twitter. Ông nói, “Hành động này mở ra (cho cả hai bên) hợp tác kinh tế và thương mại sâu hơn.”
Điều cần lưu ý là, Đài Loan từ lâu đã không muốn mở cửa nhập khẩu thịt bò và thịt lợn Hoa Kỳ vì các cân nhắc về sức khỏe thực phẩm và bảo vệ nông nghiệp, nhưng đây không phải là trọng tâm của cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay. Điều chúng tôi muốn thảo luận là quyết định của Đài Loan có thể thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Hoa Kỳ và Đài Loan càng thân thiết hơn, và thúc đẩy việc hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.
Sẵn nói đến chủ đề này, chúng ta cũng tiếp tục nói về việc nếu ông Trump tái đắc cử, sẽ có bao nhiêu lợi ích về lâu dài cho Đài Loan? Cá nhân tôi cho rằng, nếu không có tình huống đặc biệt nào, việc ông Trump tái đắc cử thực sự là có lợi cho Đài Loan. Có một số lý do chính như sau:
Lý do 1: Chính quyền Trump cứng rắn và chống cộng
Chính phủ Tổng thống Trump đã đảo ngược chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng trong hơn 40 năm, từ chính sách “xoa dịu” hay “nuông chiều” trong quá khứ cho đến cuộc đối đầu toàn diện hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Do đó, mọi người cũng đã thấy rằng bất chấp “chiến tranh không giới hạn” chống lại Hoa Kỳ nhiều năm trên đủ phương diện của Trung Cộng, nhưng chính phủ Tổng thống Trump cũng đã phát động các hành động phản công chống lại Trung Cộng từ mọi khía cạnh, bao gồm chiến tranh thương mại, chiến tranh kinh tế, chiến tranh công nghệ, chiến tranh ngoại giao, chiến tranh tài chính, v.v. từ đó từng bước ngăn cản Trung Cộng tiếp tục gia tăng sức mạnh, đồng thời, cũng làm suy yếu sức mạnh của chiến tranh không giới hạn của Trung Cộng.
Chính phủ Tổng thống Trump hiện đang tích cực liên kết hợp tác với các quốc gia coi trọng các giá trị đạo đức phổ quát trên thế giới, để liên hợp lại với nhau chống Trung Cộng, và sử dụng chiến lược cô lập, bao vây Trung Cộng. Ông cũng kêu gọi người dân Trung Quốc cùng nhau chống lại Trung Cộng và thúc đẩy chính quyền Trung Cộng thay đổi.
Việc Hoa Kỳ phản công mạnh mẽ và kìm kẹp khống chế đối với Trung Cộng không chỉ có thể làm suy yếu sức đe dọa của Trung Cộng, mà còn giúp khống chế Trung Cộng và khiến Trung Cộng phải kiêng dè, từ đó trì hoãn hoặc giảm áp lực của việc Trung Cộng toan tính thôn chiếm Đài Loan.
Lý do 2: Chính phủ Tổng thống Trump bảo vệ Đài Loan
Chính phủ Tổng thống Trump gần đây đã phái một số lượng lớn lực lượng hải quân và không quân tuần tra eo biển Đài Loan và Biển Đông, thường xuyên tỏ ra uy hiếp áp đảo Trung Cộng. Đặc biệt là chỉ cần Trung Cộng tung ra đòn uy hiếp quân sự đối với Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức gửi chiến đấu cơ hoặc chiến hạm để đáp trả Trung Cộng.
Cách đây vài ngày, Hội trưởng Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) Lệ Anh Kiệt cũng đã đến Kim Môn với bà Thái Anh Văn để tưởng nhớ những tướng sỹ đã hy sinh trong “Trận chiến pháo ngày 23/8/1958”. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của AIT tại Đài Loan tham dự một sự kiện của quân đội Đài Loan với Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.
Gần đây, AIT cũng liên tục đăng những bức ảnh liên quan đến hợp tác quân sự Hoa Kỳ – Đài Loan trên Facebook, dường như tuyên bố với Trung Cộng rằng nếu Trung Cộng xâm phạm Đài Loan, “Quân đội Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đến” và Hoa Kỳ sẽ sử dụng vũ lực quân sự để giúp bảo vệ Đài Loan.
Và chính quyền Trump cách đây vài ngày đã nói một cách bí ẩn rằng nếu Trung Cộng xâm phạm Đài Loan bằng vũ lực, “Trung Quốc biết tôi sẽ làm gì.”
Lý do 3: Chính phủ Tổng thống Trump hỗ trợ Đài Loan
Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần thông qua việc bán vũ khí cho Đài Loan, đặc biệt thời gian gần đây, Hoa Kỳ liên tục bán các loại vũ khí lục hải không quân ngày càng mới cho Đài Loan. Thậm chí Hoa Kỳ còn lần đầu bán cho Đài Loan 4 trinh sát cơ không người lái tối tân. Những viện trợ bán vũ khí và hợp tác quân sự này chắc chắn sẽ nâng cao đáng kể khả năng quốc phòng của Đài Loan.
Ngoài ra, Hoa Kỳ đã tiếp tục giúp Đài Loan nâng cao vị thế quốc tế của mình và phản đối sự chèn ép trên trường quốc tế của Trung Cộng đối với Đài Loan. Tôi không biết quý vị có để ý hay không, rằng hiện nay ai là “Người tuyên truyền đối ngoại lớn nhất” cho Đài Loan không? Chính là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Trong các bài phát biểu của mình ở Hoa Kỳ, Châu Âu và những nơi khác, ông Pompeo thường xuyên đề cập đến việc Đài Loan bị Trung Cộng chèn ép và ca ngợi thành tích phòng chống dịch bệnh xuất sắc của Đài Loan, tương đương với việc không ngừng quảng bá Đài Loan trong cộng đồng quốc tế. Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Azar cũng đã đích thân đến thăm Đài Loan để nâng cao vị thế của Đài Loan trên trường quốc tế, đồng thời chỉ trích Trung Cộng cản trở Đài Loan.
Lý do 4: Chính phủ Tổng thống Trump củng cố Đài Loan
Sau khi ông Trump phát động chiến tranh thương mại, ông đã dần dần thúc đẩy “Chuỗi cung ứng đỏ” của các nước tại Trung Quốc rút dần khỏi Trung Quốc, cũng có nhiều công ty Đài Loan lần lượt quay trở lại Đài Loan; đặc biệt là sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc. Việc đẩy nhanh dòng chảy ngược kinh tế này, cũng giúp cho nền kinh tế Đài Loan tăng trưởng mặc dù trên toàn cầu lại theo xu hướng bi quan vì dịch bệnh, thậm chí có thể giúp Đài Loan trở thành con rồng xuất sắc nhất trong số “Bốn con rồng Châu Á”.
Ngoài ra, chính phủ Trump cũng khuyến khích 500 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đầu tư vào Đài Loan, bao gồm cả Google cũng đã mở rộng đầu tư vào Đài Loan, từ đó giúp mở rộng tăng cường đầu tư kinh tế vào Đài Loan, và có thể đạt mức cao nhất trong 10 năm. Cộng thêm việc Hoa Kỳ cắt đứt nguồn cung cấp công nghệ kỹ thuật cao chip vi mạch cho Trung Quốc, và cũng khuyến khích các công ty nước ngoài tăng cường mua các sản phẩm bán dẫn từ Đài Loan.
Do đó, không khó để thấy rằng chính phủ Trump thực sự đang trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ nền kinh tế của Đài Loan và củng cố sức mạnh kinh tế của Đài Loan.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nếu như không có việc gì đặc biệt ngoài ý muốn, nếu ông Trump có thể tái đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử này, thì việc đó sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực lâu dài hơn cho Đài Loan, đặc biệt là cho nền dân chủ của quốc đảo này.
Cuối cùng, chúng ta hãy nhắc lại bốn lý do tại sao cuộc bầu cử lại của chính phủ Tổng thống Trump có lợi cho Đài Loan:
Lý do 1: Chính phủ Trump cứng rắn và chống cộng
Lý do 2: Chính phủ Trump bảo vệ Đài Loan
Lý do 3: Chính phủ Trump hỗ trợ Đài Loan
Lý do 4: Chính phủ Trump củng cố Đài Loan
Tác giả: Đường Hạo
Biên dịch: Cửu Ngọc
https://etviet.com/china/ai-tan-cong-quan-truong-tt-trump-tai-dac-cu-dai-loan-duoc-loi-gi.html
Người Hoa hải ngoại
kêu gọi vạch trần bộ mặt tà ác của ĐCSTQ
Hương Thảo
Vào ngày 29/8/2020, tại Odeonsplatz ở Munich, Đức, người Hoa từ các nước Đức, Pháp, Ý, Áo, Anh, Hy Lạp, Đan Mạch, Hungary, Cộng hòa Séc và các nước châu Âu khác đã tụ tập để hô vang “Đả đảo ĐCSTQ”.
“Mọi người Trung Quốc đều bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp”, Một phụ nữ gốc Hoa đến từ Pháp nói, và cho biết thêm rằng bà đến Munich là để nói cho người dân châu Âu biết sự thật về virus Trung Cộng, và cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người dân Hồng Kông. “Mọi người phải thức tỉnh và cần biết rằng có một con quỷ, một đại biểu của quỷ Sa-Tăng trên trái đất”.
Theo Epoch Times, vào ngày 29/8/2020, tại Odeonsplatz ở Munich, Đức, người Trung Quốc từ Đức, Pháp, Ý, Áo, Vương quốc Anh, Hy Lạp, Đan Mạch, Hungary và Cộng hòa Séc đã bất chấp mưa gió cùng nhau tuyên bố thành lập Liên bang Trung Quốc mới. Họ vẫy cờ, hô vang các khẩu hiệu “Đả đảo ĐCSTQ”, “Tự do cho Hồng Kông”, “Chúng ta cần sự thật”, cùng các khẩu hiệu khác như “ĐCSTQ không phải là Trung Quốc”, “Hãy ngăn chặn ĐCSTQ và ngăn chặn virus”, “ĐCSTQ đã dối trá về cái chết của người dân”, và “Hãy ở bên Hồng Kông”.Bà Little Cobbler nói với các phóng viên rằng bà đã đi xe buýt một mình từ Pháp đến. Bà cho biết sự kiện này có ba mục đích chính.
“Trước hết, hôm nay chúng tôi muốn nói cho người dân Châu Âu biết sự thật về loại virus này. Loại virus này có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán và do quân đội [của] ĐCSTQ trực tiếp sản xuất. Mục đích là làm suy yếu sức mạnh của các nước phương Tây để nó [ĐCSTQ] có cơ hội thống trị thế giới”.
“Chúng tôi muốn nói cho người dân châu Âu biết sự thật, và mọi người hãy thức tỉnh. Hãy cho mọi người biết rằng có một con quỷ (ĐCSTQ) trên trái đất, một đại biểu của quỷ Sa-Tăng”, Bà Little Cobbler cho biết thêm đây là mục đích cốt lõi.
“Thứ hai, đã xảy ra một vụ thảm sát tàn bạo ở Hồng Kông. Cho đến nay, hơn 10.000 người Hồng Kông đã biến mất. Chúng tôi không bao giờ có thể tìm thấy họ nữa”. Bà Little Cobbler nói, “Làm sao điều này có thể xảy ra trong xã hội loài người trong thế kỷ 21?”. Bà nói rằng chúng tôi muốn hỗ trợ người
dân Hồng Kông “và cho người châu Âu biết rằng con quỷ dữ Trung Cộng đang hoành hành ở Hồng Kông”.
“Trung Cộng còn nhiều các loại các dạng kế hoạch nham hiểm. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, nó đã thâm nhập vào châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông, Ý và Hy Lạp. Nó cũng có kế hoạch cho bước tiếp theo”, bà nói, “Nó [Trung Cộng] đã dùng kim tiền mua chuộc làm biến chất nội các Nhà Trắng. Nếu chúng ta không tỉnh lại, chúng ta sẽ giống như những con ếch bị luộc trong nước mỗi ngày, nếu bạn không cảm thấy nhiệt, bạn sẽ bị đun sôi cho đến chết”.
“Thứ ba, chúng tôi muốn xóa bỏ căn bệnh ung thư mang tên Trung Cộng vĩnh viễn khỏi thế giới. Lực lượng lớn nhất để xóa bỏ ĐCSTQ là trái tim của người dân”. Bà Little Cobbler nói rằng sự hiểu biết của bà về dân chủ là mọi người đều có thể tự mình làm điều đó trong khuôn khổ luật pháp. “Tôi thực sự hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta cũng có thể làm được điều đó ở Hoa lục”.
Ông Tiểu Minh, một người Hoa ở Đức, nói với phóng viên của Epoch Times rằng “Đây là cơ hội tốt nhất để người Hoa đoàn kết và tập hợp lại với nhau để chống lại sự bạo ngược của ĐCSTQ và loại bỏ căn bệnh ung thư này”. Ông nói: “Vì người Trung Quốc của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua đã bị ĐCSTQ bắt làm nô lệ, bị đánh đập tơi tả. Hôm nay chúng tôi có thể đoàn kết lại với nhau và tập hợp tại Munich, đây là cơ hội rất tốt để thể hiện sức mạnh của chúng ta”.
Ông Tiểu Minh nói rằng trước đây ông không tiếp cận được với sự thật bên ngoài. “Thông tin chúng tôi nhận được ở Trung Quốc toàn là những bài báo dối trá tẩy não, điều này mang đến rất nhiều sự hiểu lầm”, ông nói. “Những tin gây hiểu lầm này không nhất định toàn là giả, nhưng nó là những thứ mà Trung Cộng muốn bạn biết. Bạn bị nhồi vào sọ những điều mà Trung Cộng muốn, nhưng đó không phải là sự thật. Ví dụ, về Hồng Kông. Ở nước ngoài, chúng ta biết rằng ĐCSTQ đã đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa ở Hồng Kông bằng các biện pháp rất bạo lực. Nhưng ở Trung Quốc, người biểu tình Hồng Kông bị nó mô tả là côn đồ. Nó vu khống các cuộc biểu tình ôn hòa là hành vi bạo lực. Đó là những điều mà chúng tôi, những người Hoa chính nghĩa, không thể nhẫn chịu được”.
Muốn tồn tại, nhất định phải nhìn ra bản chất của ĐCSTQ
“Tôi không phải là người Hồng Kông, nhưng tôi rất yêu người Hồng Kông. Họ là một quần thể văn minh, lịch sự và chất lượng cao nhất trên thế giới mà tôi từng thấy”, ông Tiểu Minh nói, “Chúng tôi đã thấy một quần thể mỹ hảo như thế bị Trung Cộng liên tục đàn áp, liên tục cưỡng bức, bạo hành. Việc Trung Cộng tra tấn và đối xử vô nhân đạo với những đồng hương người Hồng Kông khiến tôi rất tức giận”.
“Tôi hy vọng rằng tôi có thể nhân cơ hội này để cho người châu Âu hiểu những tội ác tày trời mà ĐCSTQ đã gây ra ở Hồng Kông, và cho họ biết ĐCSTQ tà ác như thế nào”, ông Hiểu Minh nhấn mạnh. “Tất cả những điều này đều liên quan mật thiết đến mọi người, bởi vì hôm nay nó bức hại Hồng Kông, ngày mai nó có thể phá hủy tự do của thế giới, và có thể gây nguy hiểm cho trật tự của thế giới. Tôi hy vọng mang sự thật đến với phương Tây, và hy vọng khôi phục phẩm giá của một người Trung Quốc và một người Hồng Kông”.
“Giờ đây, virus Trung Cộng không chỉ đầu độc người dân Trung Quốc, nó đang đầu độc người dân Hồng Kông, nó đang làm tổn thương toàn thế giới”, Tiểu Minh nói. “Chúng ta có thể thấy nền kinh tế phương Tây đã suy sụp như thế nào, rất nhiều người đã chết, và rất nhiều gia đình tan nát. Tất cả đều do ĐCSTQ gây ra, và chúng tôi hy vọng người phương Tây có thể hiểu được điều này”.
“Phương Tây có tam quyền phân lập. Dân chúng có quyền riêng của họ. Họ là trụ cột của xã hội. Tôi muốn nói với họ rằng các bạn hiện đang bị ĐCSTQ uy hiếp. Các bạn hiện đang gặp nguy hiểm. Nếu tất cả các bạn không đoàn kết chống lại ĐCSTQ, tương lai của chúng ta sẽ rất ảm đạm”, ông Tiểu Minh nói. “Vì vậy, chúng tôi tổ chức một sự kiện như này ở một thành phố có một triệu dân như Munich, hy vọng nói với mọi người rằng bạn đang bị đe dọa và mọi người đang trong một trận chiến. Nếu bạn không xem những sự kiện thời sự, cũng không tiếp nhận chân tướng, không hay biết bộ mặt thật của ĐCSTQ, thì mỗi người chúng ta có thể chết mà không nơi chôn cất”.
“Chân-Thiện-Nhẫn” là tốt cho cho mọi người, mọi quốc gia
Ông Cao, một doanh nhân đến từ Áo, cùng con trai đến tham gia sự kiện. Ông chia sẻ: “Ở Trung Quốc, từ trên xuống dưới, mọi người đều nói dối”. Ông cho biết lý do ông tham gia sự kiện: “Tại sao cần bước ra, chính vì một số cách làm của họ, khiến tôi ở Trung Quốc cũng bị cuốn vào sự giả dối của họ”.
“Lần này virus Trung Cộng khiến người ta nhìn thấu được tất cả các chính trị gia”, ông Cao nói, “Tôi thấy ở Tân Cương có một biểu ngữ “Ra ngoài bẻ gãy chân, vả gãy răng!”, cửa bị đóng đinh sắt lớn, thiên hạ không thể ra ngoài… Thảm kịch nhân đạo kiểu này sẽ không xảy ra ở nước ngoài, và ở nước ngoài tốt hơn nhiều”.
Ông Cao cũng đề cập rằng quan điểm của ông về Pháp Luân Công đã thay đổi khi ông ra nước ngoài. “Trước đây khi chưa có Pháp Luân Công, không chỉ Pháp Luân Công, mà tất cả các môn khí công đều rất phổ biến ở Trung Quốc. Sau này, dưới thời Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công bị quy kết là ‘tà giáo X’, và hệ thống truyền thông nhà nước phát sóng mỗi ngày để vu khống và bức hại Pháp Luân Công”.
Trên thực tế, lúc đó một người thân của tôi tập Pháp Luân Công, và vợ tôi cũng tập Pháp Luân Công một thời gian. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, tôi đã ngăn vợ tôi tập luyện, và tôi cũng khuyên người thân của tôi ngừng tập luyện. Ông nói rằng khi nghe tuyên truyền phỉ báng về Pháp Luân Công trong nước, ông đã vội vàng lẩn trốn khi nhìn thấy một số tờ rơi vì sợ rằng mình sẽ bị vạ lây. Đây cũng là trường hợp khi đi du lịch nước ngoài, khi tôi xuống xe và nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công phát tờ rơi, tôi không dám chạm vào.
Sau khi sống ở nước ngoài, ông Cao dần dần nhận ra nền tự do dân chủ và pháp quyền của phương Tây, và dần dần hiểu ra sự thật về Pháp Luân Công. “Tôi đã rất sợ khi nghe nói đến Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhưng bây giờ khi tôi nói về Pháp Luân Công, tôi có cảm giác như anh em bằng hữu vậy”.
Vì những người thân của ông Cao kiên định việc tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát thường lảng vảng ở quanh nhà họ, quấy rối và theo dõi ông.
“Có quá nhiều chuyện như thế ở Trung Quốc. Có khi tám cảnh sát theo dõi tại nhà của họ. Làm sao có nhân quyền được?”, ông nói. “Còn Pháp Luân Công thì sao? Những người tu luyện Pháp môn này đều tuân thủ luật pháp, làm theo Chân Thiện Nhẫn, thì có gì là không tốt? Mọi người đều trung thực, nhân ái, nhẫn nhịn, đất nước sẽ bình yên”.
Bước ra, nếu phải chết cũng xứng đáng
Ông Cao cũng kể rằng ông đã lấy hết can đảm để đến đây hôm nay. “Nguyên lai là chúng tôi không dám. Dù ở đâu chúng tôi cũng không dám xông ra và hô to ‘Xóa bỏ đảng Cộng sản’. Nỗi sợ hãi Trung Cộng ở khắp mọi nơi, và đâu đâu cũng có gián điệp”.
“Bây giờ là thời điểm mà Trời diệt Trung Cộng. Tôi cảm thấy rằng nếu chúng ta không đứng lên chống lại Trung Cộng, thì không chỉ đất nước Trung Quốc, mà cả thế giới sẽ mãi mãi như thế”, ông nói, “Tôi nghĩ đứng lên cũng là để tự cứu mình. Nếu đều rụt cổ vào mai rùa bởi con virus này, nếu mọi người đều có tâm thái giống như tôi trước đây, đều không bước ra, liệu còn có cơ hội không?”.
“Hôm nay con trai tôi cũng đến. Lúc đầu, nó nói với tôi rằng con không muốn đi. Nó có thể nguy hiểm. Nhà ta một người đi là được rồi”, con trai nói với tôi. Cuối cùng nó nói: “Bố, không sao đâu, chết thì chết, con cũng sẽ đi”.
“Con trai tôi khiến tôi vừa vui vừa sợ”, Ông Cao nói. “Tôi cảm thấy hôm nay nếu tôi xuất hiện, nếu tôi thực sự gặp phải nguy hiểm, thì chết cũng quang vinh, chết cũng xứng đáng”.
“Là một con người, tôi đã dũng cảm đứng lên kêu gọi loại bỏ ĐCSTQ, cho dù tôi có thể loại bỏ nó hay không. Nhưng may mắn thay, tôi đã đấu tranh cho dân chủ, pháp quyền và tự do tín ngưỡng”.
Tà linh ĐCSTQ có mặt khắp nơi
Nói về lý do đứng lên, bà Little Cobbler nói, “Tôi có thể thuộc về những người Trung Quốc ít chịu sự bức hại của ĐCSTQ hơn. Nhưng tôi nghĩ câu chuyện đối với toàn bộ xã hội Trung Quốc, thì lương tâm tôi không chấp nhận được”.
Sự thực là mỗi một người Trung Quốc đều đã bị ĐCSTQ bức hại. Bà Little Cobbler nói rằng ĐCSTQ đã phá nhà và làm hại người dân bằng thức ăn độc hại. Thậm chí nếu họ chỉ muốn kiếm tiền từ buôn bán, nó cũng có thể tùy tiện bắt người, bắt tự thú, bắt ký tên vào biên bản.
“Tôi đã đọc tất cả các loại tin tức và biết ĐCSTQ bắt nạt người buôn bán như thế nào”, bà Little Cobbler nói.
“Những người được gọi là quan chức cấp cao và những doanh nhân rất giỏi, cũng không thể thoát khỏi nanh vuốt của ĐCSTQ. Tôi có thể tận mắt cảm nhận nỗi đau của người Trung Quốc”, bà Little Cobbler nói.
“Ở các nước khác, tầng lớp trung lưu hoặc doanh nhân sẽ không bị chính phủ đàn áp nhiều như vậy. Tại sao ở Trung Quốc lại như thế này? Tại sao người Trung Quốc lại tranh nhau đi ra nước ngoài? Đó là một vấn đề lớn”.
“Ở châu Âu nhiều năm như vậy, tôi không nghĩ liệu người châu Âu có coi việc được ra nước ngoài là một điều vinh quang?”.
“Tôi từng chứng kiến những người ở Trung Quốc gặp phải những chuyện này, nhất là hiện tại toàn bộ lưu vực sông Dương Tử đang trải qua trận lũ lớn như vậy. Đã có rất nhiều người chết. Hệ thống truyền thông nhà nước thậm chí không đề cập tới một lời”, bà Little Cobbler nói. “Thậm chí có bao nhiêu người chết, thông tin trên mạng đã bị chặn đối với tất cả mọi người”.
“Nó (ĐCSTQ) coi mạng sống của họ chẳng là gì cả. Một chiếc búa nặng như vậy đập vào người ta, và khó có thể nói rằng một ngày nào đó nó sẽ không đánh vào tôi”, bà Little Cobbler nói. “Nếu mọi người lo sợ, mọi người sẽ trốn ra nước ngoài. Tới Châu Âu, tôi đã trốn đi và tôi đã an toàn. Bây giờ, nếu chúng ta không đứng lên, thì Châu Âu cũng sẽ bị [ĐCSTQ] làm xói mòn”.
“Ở bất kỳ ngóc ngách nào trên trái đất, không thể thoát khỏi nanh vuốt của nó (ĐCSTQ). Tôi nghĩ ai đó phải bước ra và nói sự thật. Là người Trung Quốc, chúng tôi là những người nên đứng lên trước, tại sao lại không đứng lên? Đó là nguyên nhân vì sao tôi muốn đứng lên”.
Theo Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
Từ Khóa:đàn áp nhân quyền ĐCSTQ Pháp Luân Công Trung Quốc
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-hoa-hai-ngoai-keu-goi-vach-tran-bo-mat-ta-ac-cua-dcstq.html
Luật sư trên khắp Trung Quốc bị ‘chỉnh’,
hàng nghìn giấy phép luật sư ở Hồ Nam bị thu hồi
Theo báo cáo, kể từ tháng 8, 660 luật sư ở tỉnh Hồ Nam đã “xin” hủy bỏ giấy phép hành nghề và được phê chuẩn. Họ nằm trong hai nhóm, gồm nhóm có hai quốc tịch và nhóm kiêm nhiều việc một lúc.
Theo dữ liệu trên trang web chính thức của Sở Tư pháp tỉnh Hồ Nam, từ ngày 7/4 đến ngày 27/8 năm nay, 1,267 luật sư đã bị hủy bỏ giấy phép hành nghề. Các hoạt động thanh lý quy mô lớn đang được thực hiện đối với ngành luật sư trên toàn Trung Quốc. Luật sư Tạ Dương tin rằng đây chỉ là bước dạo đầu, và việc kiểm soát luật sư sẽ trở nên chặt chẽ hơn trong tương lai.
Luật sư Quảng Đông Ngô Khôi Minh cho biết, vào tháng 4 năm nay, ông Bào Dục Minh, cựu phó chủ tịch kiêm giám đốc pháp lý của tập đoàn Kiệt Thụy (Jereh Group), được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Quảng Đông, bị nghi ngờ xâm phạm tình dục con gái nuôi. Sau vụ án đó, Bộ Tư pháp ra thông báo thanh lý này. Có hai đối tượng bị kiểm tra, một là người có quốc tịch nước ngoài, hai là luật sư chuyên trách kiêm nhiều công việc một cách trái quy định. Ví dụ, luật sư toàn thời gian trong quá trình hành nghề đảm nhận vị trí là nhân viên thuộc biên chế các cơ quan đảng và chính phủ, hành chính sự nghiệp, và đoàn thể xã hội; đồng thời họ lại kiêm chức là người đại diện theo pháp luật thành viên hội đồng quản trị, người giám sát, quản lý cấp cao hoặc nhân viên của công ty bên ngoài, v.v…
Tạ Dương: Đây chỉ là khúc dạo đầu, về sau sự kiểm soát đối với luật sư sẽ ngày càng chặt chẽ hơn
Ông Tạ Dương, một luật sư bị thu hồi giấy phép luật sư gần đây, nói rằng hơn 1,200 người đã bị hủy bỏ giấy phép hành nghề và đó không phải là một hình phạt hành chính. Việc ban hành thông báo đặc biệt về việc luật sư vi phạm luật làm kiêm nhiều công việc là không liên quan gì đến luật sư nhân quyền.
Trước đây, những người từng tham gia giảng dạy và nghiên cứu luật trong trường đại học có thể lấy giấy phép luật sư kiêm chức. Nếu không còn nghiên cứu luật nữa, thì giấy phép luật sư của họ cần phải bị hủy bỏ. Còn có một số bộ phận khác, xã hội Trung Quốc không phải là một xã hội tuân thủ luật lệ cho lắm. Nếu một số người có quan hệ tốt với các khâu tư pháp, họ cũng có thể lấy giấy phép luật sư thông qua các con đường khác. Bởi vì Bộ Tư pháp là có chức năng quản lý ngành luật sư mà.
Ông Tạ nói rằng, trong quá trình thanh lý kiểm tra này, có thể sẽ liên quan đến một số luật sư nhân quyền, nhưng sau khi giấy phép hành nghề của luật sư nhân quyền bị hủy bỏ, thì họ sẽ không còn có cơ hội nộp đơn lấy giấy phép.
Hiện nay các cơ quan chức năng đã thông qua việc “chỉnh” các luật sư để chuẩn bị cho việc quản lý, kiểm soát họ trong thời gian tới. Nếu những luật sư vừa hành nghề luật, vừa làm những ngành nghề khác, thì dù bị thu hồi giấy phép luật sư họ cũng sẽ có những nguồn thu nhập khác. Nhưng nếu luật sư không kiêm chức, thì khi họ bị thu giấy phép hành nghề, chính là lúc cuộc sống của họ sẽ mất đi nguồn thu nhập, điều này thuận tiện cho các cơ quan chức năng kiểm soát, ông Tạ cho biết.
Theo ông Tạ, “Đây chỉ là khúc dạo đầu, về sau sự kiểm soát đối với luật sư sẽ ngày càng chặt chẽ nghiêm hơn. Bây giờ luật sư ở Trung Quốc đại lục về cơ bản không có quyền phát biểu, đối với các vụ án hành chính thông thường, lời biện hộ phải được bộ tư pháp xem xét, việc gì được phép thì có thể nói, việc gì không được phép thì không được nói.”
Ông bày tỏ, Trung Quốc là một nước mà đảng với đất nước “là một”, đảng này đã thống trị tất cả kiến trúc thượng tầng trong xã hội, nếu là người sinh sống trong đó, mà bạn chỉ hơi không phục tùng nó, thì nó sẽ tước bỏ tất cả nguồn sinh tồn của bạn, khiến bạn rơi vào trạng thái nghèo khổ cùng cực. Nó chính là muốn cho dân chúng rơi vào nghèo khổ, Trung Cộng không làm một việc gì cho người dân, sự thống trị của Trung Cộng chính là để đảm bảo giang sơn màu đỏ của nó tồn tại mãi mãi.
“Nếu như quý vị hiểu rõ bản chất của Trung Cộng, quý vị sẽ nhìn thấu hành vi của nó. Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ, kinh tế Trung Quốc giảm sút nghiêm trọng, và Trung Cộng chính là muốn người dân rơi vào trạng thái đói khổ, để duy trì sự thống trị của nó.”
Ông Tạ hy vọng thông qua trải nghiệm của bản thân ông và các sự kiện bảo vệ quyền lợi nhân dân khác, có thể khiến cho các nước phương Tây hiểu rõ Trung Cộng. “Trung Cộng là không có bất kỳ tinh thần ký kết hiệp ước gì, vì vậy đừng dễ dàng tin tưởng những gì Trung Cộng nói, thậm chí ngay cả dấu chấm câu của nó cũng không thể tin. Trung Cộng chỉ suy nghĩ đến lợi ích tiền bạc của chính nó, nó chỉ chiểu theo logic của nó mà làm, sự tồn tại của chính quyền Trung Cộng, là mối đe dọa đối với toàn bộ thế giới.”
Lý Khánh Lượng: Triệt để thuần hóa luật sư
Luật sư Lý Khánh Lượng, người từng kiện hiệp hội luật sư, cho biết, “Giấy phép hành nghề luật sư, công ty luật và hiệp hội luật sư là ba cái gông cùm trên đầu các luật sư. Khi quá trình thanh lý luật sư kiêm chức kết thúc, thì đó là lúc luật sư chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.”
Ông Lý bày tỏ, sự khác biệt lớn nhất giữa luật sư và nhân viên công chức là, luật sư là động vật hoang dã tự tìm đồ để ăn, trong khi nhân viên công chức là gia cầm chờ đợi gia chủ cho ăn. Các luật sư phải giữ được tính hoang dã của việc đấu tranh cho các quyền dân sự của người dân, vốn mâu thuẫn một cách tự nhiên với yêu cầu phải phục tùng của chính quyền. Luật sư nên đại diện cho lợi ích của đương sự, chứ không phải vì lợi ích của đảng, nghe lời đảng.
Theo báo cáo, tỉnh Hồ Nam có hơn 16,000 luật sư, trong vòng 4 tháng, có 1,267 người đã hủy bỏ giấy phép hành nghề luật sư của họ, với tỷ lệ hủy bỏ gần 8%. Vì sao nhiều người xin hủy giấy phép hành nghề luật sư của họ như vậy? Một luật sư tại Trung Quốc đại lục, có hoá danh trên mạng là “Oánh Oánh quan thế giới” cho biết, lần bị phạt cách đây một thời gian, tôi bị yêu cầu hủy thẻ luật sư nhưng tôi đã từ chối, nếu bị ép phải đồng ý lúc đó, thì họ cũng tính là chủ động xin hủy bỏ, nhưng điều này cũng không đại biểu cho ý nguyện thực sự của tôi.
Tác giả: Vương Tinh
Biên dịch: Cửu Ngọc
Trung Quốc: 12 triệu mẫu lúa mì thối gốc
và hàng loạt ‘dấu hiệu’ khủng hoảng lương thực
Phụng Minh
Những chuyến tàu riêng để chở lương thực cũng khiến tăng đồn đoán về việc chính quyền đang thu thập lương thực quy mô lớn.
Khi nguy cơ khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc ngày càng hiện rõ, lại thêm thiệt hại của bệnh thối gốc lúa mì ở Sơn Đông đang tăng lên và diện tích đã vượt quá 12 triệu mẫu. Các quan chức nói rằng nó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực, theo Epochtimes.
Gần đây, Sơn Đông đã ban hành “Thông báo của Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Sơn Đông về tăng cường kiểm soát bệnh thối gốc lúa mì”. Thông báo này nói rằng năm gần đây, hiện tượng lúa mì thối gốc lây lan nhanh chóng và những thiệt hại đã tiếp tục gia tăng, đặt ra một mối đe dọa lớn đối với ngành sản xuất lúa mì.
Thông báo cũng cho biết, năm nay, diện tích lúa mì bị thối gốc ở tỉnh Sơn Đông đã vượt quá 12 triệu mẫu, lan rộng trên 15 thành phố và 123 quận (huyện, thành phố), cá biệt có nơi tỷ lệ chết trắng cả cánh đồng lên tới 30% -50%. Việc chết cây lúa mì đã trở thành dịch bệnh lớn ở tỉnh Sơn Đông, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực .
Bệnh thối gốc cây lúa mì chủ yếu do nhiễm nấm Fusarium pseudograminearum và Fusarium graminearum, một khi bị nhiễm bệnh, số lượng lúa đẻ nhánh giảm và cây bị bệnh sẽ không phát triển nữa, ốm yếu, số hạt và khối lượng hạt trên cây giảm, sau khi bị dịch dễ hình thành bệnh héo rũ, trắng tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng.
Kể từ đầu năm nay, đã có rất nhiều các thảm họa khác nhau xảy ra ở đại lục. Dịch hạch, châu chấu, lũ lụt, hạn hán và các thảm họa khác kèm theo viêm phổi Vũ Hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực sản xuất và gây ra thiệt hại to lớn đối với diện tích lớn đất canh tác đang vào mùa thu hoạch. Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ hoảng lương thực ngày càng lớn.
Liên tục đề cập tới an ninh lương thực
Vào ngày 27/7, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức một cuộc họp để giải quyết vấn đề lương thực và yêu cầu các tỉnh trưởng phải chịu trách nhiệm “an ninh lương thực” đối với nơi mình phụ trách và “thúc đẩy toàn diện việc thực hiện hệ thống trách nhiệm của tỉnh trưởng về an ninh lương thực”.
Hồ Xuân Hoa, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát biểu tại cuộc họp rằng cần phải “đảm bảo không để xảy ra tai nạn về an ninh lương thực quốc gia”, “cho dù đó là vùng sản xuất chính, vùng cân bằng sản xuất và tiêu dùng hay vùng tiêu dùng chính, cần đảm bảo rằng diện tích gieo trồng và sản lượng ngũ cốc chỉ tăng chứ không giảm”.
Các dấu hiệu
Tin tức đã làm dấy lên cuộc tranh luận công khai rằng đại lục có thể thực sự đã rơi vào khủng hoảng lương thực. Trước đây, ĐCSTQ yêu cầu nông dân trồng ngũ cốc và thậm chí còn yêu cầu nông dân chuyển vườn cây ăn trái và ao cá sang trồng ngũ cốc, nếu không quyền ký hợp đồng sử dụng đất sẽ bị hủy bỏ.
China Economic Net vào ngày 28/7 đưa tin rằng đường sắt Trung Quốc đang mở một kênh “xanh” để vận chuyển ngũ cốc. “Bộ đường sắt đang tích cực thực hiện chiến lược quốc gia vận chuyển ngũ cốc từ miền bắc vào miền nam và tăng cường phối hợp với các bộ phận dự trữ nguyên liệu và ngũ cốc”. Điều này cũng gây ra đồn đoán từ cư dân mạng rằng ĐCSTQ đang thu thập lương thực trên quy mô lớn.
Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh rằng phải bảo tồn lương thực “ngăn chặn lãng phí” và kêu gọi tăng cường chế tài và giám sát để ngăn chặn lãng phí thực phẩm.
Đồng thời, ĐCSTQ đã nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc. Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 26/7, 10,51 triệu tấn đậu nành đã được nhập khẩu từ Brazil trong tháng 6, tăng 18,6% so với tháng 5 và tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kể từ tháng 7, ĐCSTQ đã đột ngột tăng nhập khẩu đậu nành và ngô của Mỹ. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, tuần kết thúc vào ngày 16/7 đã lập kỷ lục về nhập khẩu ngô Mỹ của Trung Quốc, và nhập khẩu đậu tương Mỹ của Trung Quốc lập kỷ lục mới kể từ tháng 3/2019.
Theo Epochtimes
Phụng Minh biên dịch
[Video]: Lũ mới Dương Tử cuốn người xuống sông,
trực phá tan cửa ập vào nhà
Vũ Dương
Người dân ở thị trấn Bình Lạc, Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên nói đây là trận lũ lớn chưa từng thấy trong một trăm năm qua.
Ngày 1/9, do mưa lớn ở tỉnh Tứ Xuyên và những địa khu khác ở thượng nguồn sông Dương Tử, khiến mực nước sông chính ở thượng nguồn sông Dương Tử và các nhánh sông của nó đã tăng vọt chỉ trong 1 ngày. Mực nước của trạm thủy văn Thốn Than, Trùng Khánh trên sông Dương Tử đã tăng lên 5 mét. Đập Tam Hiệp vẫn đang dốc toàn lực xả lũ. Tỉnh An Huy và các nơi ở hạ nguồn đập Tam Hiệp chịu ảnh hưởng của thảm họa hơn một tháng đến nay vẫn ngâm mình trong nước.
Theo trang web thủy văn sông Dương Tử, mực nước tại trạm thủy văn Thốn Than, Trùng Khánh trên sông Dương Tử đã tăng 5,28 mét trong 24 giờ qua, đạt 175,86 mét. Đập Tam Hiệp hiện vẫn đang dốc toàn lực xả lũ với lưu lượng lên tới 31.400 m3/s, tạo thành áp lực lũ lên vùng hạ lưu sông Dương Tử. Hiện, mực nước thành phố Cửu Giang, tỉnh An Huy vẫn ở mức 19,46 mét, thảm họa lũ lụt ở An Huy chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Từ ngày 30-31/8, một vùng rộng lớn tỉnh Tứ Xuyên hứng chịu những trận mưa lớn, trong đó các thị trấn Lạc Sơn, Mi Sơn, Nhã An có mưa rất to. Trong đó, huyện Lư Sơn và huyện Nghi Tân đều đã đưa ra cảnh báo mưa lũ màu đỏ, nhiều sông lớn thuộc tỉnh Tứ Xuyên lần nữa xuất hiện mực nước lũ vượt mức báo động.
Các video do cư dân mạng đăng tải cho thấy thảm cảnh lũ lụt một số nơi ở Tứ Xuyên.
Một người đàn ông bị dòng lũ cuốn trôi xuống sông, những người trên bờ chỉ có thể bất lực nhìn người đàn ông bị lũ cuốn trôi.
Cháu bé này may mắn được người dân trên bờ phát hiện và cứu sống. Cư dân mạng bình luận rằng không biết có bao nhiêu người đã mất mạng trong thảm họa lũ lụt. Trong mắt ĐCSTQ, mạng sống người dân chỉ là những con số.
Từ ngày 30-31 tháng 8, thị trấn Bình Lạc, Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã hứng chịu những trận mưa lớn dẫn đến thảm họa lũ lụt. Theo người dân địa phương nói đây là trận lũ lớn chưa từng thấy trong một trăm năm qua.
Dòng lũ gần như sắp phá tan cửa sổ để tràn vào nhà.
Đây là cảnh tượng một mớ hỗn độn ở thị trấn Bình Lạc sau khi nước lũ rút đi.
Huyện Lư Giang, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã bị ngập trong một tháng, dân làng có nhà nhưng không dám quay trở về. Hiện vẫn chưa biết khi nào nạn nhân vùng lũ tỉnh An Huy mới có thể thoát khỏi thảm họa mà trở về quê nhà.
Theo Hao Yan, Sound of Hope.com
Vũ Dương biên dịch
Mồi nhử kinh tế và thủ đoạn thâm nhập
của ĐCSTQ: Hàn Quốc mắc câu,
nước Úc sập bẫy, Hoa Kỳ tỉnh giấc
Vũ Dương
Trong khi Hoa Kỳ kêu gọi các nước phương Tây kiềm chế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì Hàn Quốc – đồng minh có quan hệ mật thiết lâu năm với Mỹ lại hoàn toàn “im hơi lặng tiếng”.
Gần đây, thời báo Epoch Times đã thu thập được một lượng lớn tài liệu nội bộ cho thấy ĐCSTQ đã sử dụng một loạt các hoạt động liên quan đến đối ngoại, lợi ích kinh tế để lôi kéo Hàn Quốc và thâm nhập vào nước Úc.
Nguyên nhân đằng sau khiến Hàn Quốc “im hơi lặng tiếng” trước vấn đề Hồng Kông
Gần đây, một loạt các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump như: Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien; Bộ trưởng Tư pháp William Barr; Giám đốc cục Điều tra Liên bang FBI Christopher Wray và Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã lần lượt công khai chỉ trích ĐCSTQ, kêu gọi xã hội phương Tây liên minh cùng chống lại ĐCSTQ.
Tuy nhiên, về vấn đề Hồng Kông thì Hàn Quốc với tư cách là đồng minh thân thiết lâu năm của Mỹ đến nay vẫn chưa cho thấy động thái đối đầu với ĐCSTQ.
Một bài báo được xuất bản trên trang National Interest (Lợi ích quốc gia) của Mỹ vào ngày 27/7 cho hay, Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc tham gia hành động chống lại ĐCSTQ. Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vẫn một mực phản đối một số chính sách của chính quyền Trump, chẳng hạn như lệnh cấm bán chất bán dẫn cho Huawei và các công ty Trung Quốc khác của Mỹ, đồng thời từ chối lên án các chính sách của ĐCSTQ trong việc chà đạp tự do nhân quyền của Hồng Kông.
Hiện Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Hiệp định Thương mại Tự do Trung – Hàn đến nay cũng đã thực thi hơn 4 năm.
Gần đây, thời báo Epoch Times có trụ sở ở hại ngoại đã độc quyền có được lượng lớn tài liệu nội bộ của ĐCSTQ cho thấy mối quan hệ hội nhập kinh tế Trung – Hàn sâu sắc hơn những gì ngoại giới tưởng tượng. Ngay cả trong tình hình dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ cũng dành sự ưu ái đặc biệt cho Hàn Quốc. Ví như về phương diện hoạt động đối ngoại, các nhân viên kinh doanh của Hàn Quốc có thể được miễn cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Trung Quốc, miễn là họ đạt kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính ở Hàn Quốc và âm tính trong kết quả xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm huyết thanh ở Trung Quốc.
Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tiên nhận được đãi ngộ “đi đường tắt” của ĐCSTQ ngay trong mùa dịch.
Ngày 1/8, cuộc họp Ủy Ban Kinh tế Hỗn hợp Trung – Hàn lần thứ 24 đã được tổ chức tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Điều đáng chú ý là, đây là hội nghị gặp mặt trực tiếp đầu tiên của ĐCSTQ và các nước khác trên thế giới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn đang hoành hành. Hàn Quốc cũng công khai đồng ý hợp tác kết nối chiến lược “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ bằng chính sách “Hướng nam mới”, “Hướng bắc mới” của Hàn Quốc.
Ngày 21/8, Dương Khiết Trì, Ủy viên Tổng cục Chính trị ĐCSTQ kiêm Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương, đã có chuyến thăm 2 ngày đến Hàn Quốc. Dương Khiết Trì là quan chức cấp cao đầu tiên của ĐCSTQ có chuyến viếng thăm Hàn Quốc kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay. Chuyến đi này được cho là trải đường cho chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình.
Từ các tài liệu nội bộ của thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang chúng ta cũng có thể thấy mối quan hệ kinh tế sâu sắc giữa ĐCSTQ và Hàn Quốc.
“Báo cáo liên quan đến công tác chống dịch” của Văn phòng Ngoại giao thành phố Đại Khánh, Hắc Long Giang vào tháng 2 năm nay đã đề cập chi tiết việc mua vật tư y tế từ Hàn Quốc như thế nào.
Tài liệu mô tả tường tận 800 bộ quần áo bảo hộ y tế dùng một lần với trị giá 186 nghìn nhân dân tệ do các doanh nghiệp và cá nhân Hàn Quốc chung nhau quyên tặng. Chiều ngày 4/2, các sinh viên Trung Quốc thường trú ở thành phố Đại Khánh, Hắc Long Giang đang du học ở Hàn Quốc đã mang toàn bộ số đồ quyên tặng đó đáp chuyến bay từ Hàn Quốc về đến sân bay Cáp Nhĩ Tân. Vào lúc 5h20 chiều, 800 bộ quần áo bảo hộ y tế đã được đưa vào nhà kho của thành phố Đại Khánh.
Tài liệu tiết lộ thêm rằng, trong quá trình thu mua quần áo bảo hộ y tế cho thành phố Đại Khánh, các xí nghiệp bên phía Hàn Quốc cũng đã điều động 4 xí nghiệp lớn ở Thượng Hải, Hồng Kông, Đan Đông và Pháp hỗ trợ thành phố Đại Khánh. Trong đó, xí nghiệp ở Đan Đông có 10 dây chuyền sản xuất, một ngày có thể sản xuất 70.000 chiếc áo.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ: ĐCSTQ dùng ván bài kinh tế để ảnh hưởng đến chính trị các quốc gia khác
Ngày 16/7, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã có bài phát biểu tại Bảo tàng Tổng thống Gerald Ford ở Michigan, Hoa Kỳ.
Ông William Barr lấy công ty Walt Disney – tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới, làm ví dụ. Sau khi ĐCSTQ cấm tất cả các bộ phim của Disney ở Trung Quốc, Disney vì để có thể tiến nhập vào thị trường Trung Quốc lần nữa đã gắng sức “làm đẹp lòng” Trung Quốc. Giám đốc điều hành của công ty này đã xin lỗi về bộ phim có nội dung chống ĐCSTQ, và gọi đó là một “sai lầm ngu xuẩn”.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất nói rằng, sau khi Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) năm 2016 được triển khai ở Hàn Quốc, ĐCSTQ đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Hàn Quốc. Mặc dù người dân Hàn Quốc nhìn chung có cái nhìn tiêu cực về ĐCSTQ, nhưng chính như Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã nói, ĐCSTQ đã sử dụng kinh tế của mình ảnh hưởng đến chính trị của các quốc gia khác. Hiện nay, mặc dù Hoa Kỳ muốn liên minh với Hàn Quốc trong việc đối phó với ĐCSTQ, nhưng các nhà chức trách Hàn Quốc vẫn vì lợi ích kinh tế mà không muốn mất lòng ĐCSTQ.
Thành ủy Thẩm Dương triển khai hoạt động đối ngoại khuếch trương ảnh hưởng đến nước khác
“Xúc tiến đầu tư”, “thành phố hữu nghị”, “giao lưu quốc tế”, những thuật ngữ này tràn ngập trên các kênh truyền thông ĐCSTQ, nhưng đằng sau nó lại là các mục tiêu chính trị thâm hiểm của ĐCSTQ.
Trong bộ văn kiện bị rò rỉ với tiêu đề “Kiên trì đường lối quản lý đối ngoại của đảng, áp dụng tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình chỉ đạo các hoạt động đối ngoại” cho thấy nội dung văn kiện yêu cầu Ủy ban Đối ngoại Thẩm Dương “tăng cường lãnh đạo tập trung thống nhất trong công tác đối ngoại của Đảng”, “Kiên trì nâng cao quan điểm đối ngoại, nắm chắc mục tiêu trọng tâm trong đối ngoại, tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác đối ngoại, giữ vững nguyên tắc đảng phụ trách đối ngoại trong toàn bộ quá trình công tác”.
Sau đó, tài liệu bắt đầu mô tả việc tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 theo nguyên tắc “dựa trên quyết định triển khai công tác đối ngoại của thành ủy”.
Tài liệu đề cập rằng, trong năm 2019, Ủy ban Đối ngoại Thẩm Dương đã bố trí cẩn thận cho các chuyến viếng thăm đến các quốc gia và khu vực trọng điểm của lãnh đạo thành phố. Bí thư Thành ủy Trương Lôi đã dẫn đầu đoàn đại biểu trong chuyến viếng thăm đến Nhật Bản, Hàn Quốc để ký kết 13 dự án trọng điểm về việc xây dựng trung tâm sản xuất, trung tâm đổi mới khoa học công nghệ, trung tâm trao đổi hàng hóa và trung tâm tài chính ở các khu vực Đông Bắc Á. Thị trưởng Khương Hữu Vi dẫn đầu đoàn công tác trong chuyến viếng thăm đến nước Đức, Vương quốc Anh, Nhật Bản để đàm phán, xúc tiến một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực sản xuất xe ô tô cùng các bộ phận lắp ráp và đồ trang bị cao cấp.
Đồng thời, tài liệu cũng tiết lộ rằng thành phố Thẩm Dương đã kết làm “thành phố hữu nghị” với 20 thành phố ở 15 quốc gia, và kết làm “thành phố có mối quan hệ hữu nghị hợp tác” với 79 thành phố. Ngoài ra, tài liệu còn đề cập năm 2020 phải lấy Hội nghị “17 + 1” làm bước ngoặt chuyển tiếp để “phát triển quan hệ hữu nghị” với các thành phố có tầm ảnh hưởng quốc tế và ngành công nghiệp đặc trưng ở các nước Trung và Đông Âu.
Tài liệu tiết lộ rằng năm 2020, Ủy ban Đối ngoại Thẩm Dương sẽ tăng cường hợp tác giáo dục quốc tế, thúc đẩy xây dựng ngôi trường hữu nghị và xây dựng thương hiệu cho việc tuyên truyền ra bên ngoài.
Nhà bình luận về vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất nói rằng, các hoạt động đối ngoại của ĐCSTQ là có mang theo mục tiêu chính trị đằng sau. Cái gọi là xúc tiến đầu tư, một mặt là thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, mặt khác là để khóa chặt các công ty quốc tế ở Trung Quốc, sau đó thông qua uy hiếp hoặc dụ dỗ, khiến cho người quản lý cấp cao của các công ty này quay ngược lại ảnh hưởng đến tình hình chính trị với đất nước họ.
Cái gọi là thành phố hữu nghị, mở rộng giao lưu… một trong những mục đích là làm cho thu nhập của thành phố hoặc quốc gia mục tiêu đó dần dần phải phụ thuộc vào lượng lớn du học sinh và du khách Trung Quốc. Vào thời khắc then chốt, ĐCSTQ có thể lấy cớ cắt đứt giao lưu kinh tế – văn hóa hòng áp chế chính trị với quốc gia mục tiêu.
ĐCSTQ khuếch đại ảnh hưởng chính trị ra nước ngoài như thế nào?
Ở đây xin lấy nước Úc làm một ví dụ điển hình.
Ngày 24/6, Robert C. O’Brien – Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, trong một bài phát biểu tại thành phố Phoenix – trung tâm hành chính hạt của quận Maricopa, Hoa Kỳ, cho biết Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán. Sau đó, ĐCSTQ đã đe dọa sẽ ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Úc và ngăn cấm toàn thể sinh viên và du khách Trung Quốc đến nước Úc học tập và du lịch. Khi Úc từ chối nhượng bộ, bên phía Bắc Kinh đã biến lời đe dọa thành hành động, áp thuế 80% đối với lúa mạch xuất khẩu của Úc.
Vào ngày 7/7, Giám đốc FBI Hoa Kỳ Christopher Ray đã có bài phát biểu tại Viện Hudson ở Washington, ông đã vạch trần thủ đoạn ĐCSTQ gây sức ép lên các quan chức Hoa Kỳ trước chuyến thăm Đài Loan của họ.
Ông Ray cho biết, ví như ĐCSTQ hay tin một quan chức nào đó của Mỹ đang lên kế hoạch cho chuyến thăm Đài Loan, vị quan chức đó có thể là Thống đốc bang, hoặc Thượng nghị sĩ bang, hoặc Ủy viên Quốc hội. ĐCSTQ không muốn thấy điều này xảy ra.
Vậy là ĐCSTQ bắt đầu công khai trực tiếp gây sức ép đến quan chức đó của Mỹ. ĐCSTQ có thể cảnh báo công khai rằng, nếu quan chức đó nhất quyết muốn đến Đài Loan, ĐCSTQ sẽ thu hồi giấy phép sản xuất tại Trung Quốc của công ty nào đó trong bang sở tại của vị quan chức này. Điều này sẽ gây tổn thất về tài chính cho công ty đó, và công ty đó sẽ gây sức ép lên quan chức này buộc ông ta phải hủy bỏ chuyến thăm của mình. ĐCSTQ cũng đã cho quan chức này một bài học sâu sắc rằng ĐCSTQ đang ảnh hưởng trực tiếp đến ông ta.
ĐCSTQ thậm chí còn tìm đến cả những người vô cùng thân cận với quan chức này – người mà quan chức này tin tưởng nhất. ĐCSTQ sẽ cố gắng tác động đến những người này và khiến họ trở thành người trung gian đứng trên lập trường của ĐCSTQ tác động đến quan chức này.
ĐCSTQ thâm nhập vào Úc thông qua hình thức giao lưu kinh tế – văn hóa
Gần đây, nhiều tài liệu nội bộ của ĐCSTQ mà trang Epochtimes có được đã bóc trần ĐCSTQ đã thâm nhập vào Úc thông qua các hình thức giao lưu văn hóa, dự án “Một vành đai, một con đường”, phát triển tình hữu nghị giữa các thành phố lớn. Tất cả đều có tổ chức quốc tế làm cầu nối trung gian cho chính quyền địa phương của ĐCSTQ, ví như Tập đoàn Giáo dục AITA (AITA Group), Trung tâm Giao lưu Quốc tế New Zealand (NIEC) dưới sự trực thuộc của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Úc (Australia International Trade Association & Associates – gọi tắt là AITA).
Mặc dù AITA được gọi là Hiệp hội Thương mại Quốc tế, nhưng các tài liệu trên trang web chính thức đều được gửi đến cho ĐCSTQ, mọi hoạt động của tổ chức đều xoay quanh sự tương tác giữa các cấp cơ quan chính quyền của ĐCSTQ và các ngành nghề khác nhau ở Trung Quốc và Úc.
Theo giới thiệu, phòng Thương mại đã tổ chức hàng trăm nghị sĩ Liên bang Úc đến thăm Trung Quốc, đồng thời tổ chức các phái đoàn từ các cơ quan chính phủ và các lĩnh vực ngành nghề khác thuộc ĐCSTQ đến Úc để khảo sát và đào tạo.
Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại AITA là Michael Guo, người đã nắm giữ ít nhất hơn 30 chức vụ ở Trung Quốc và quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là chức vụ “Tổng thư ký của Liên minh Giáo dục Một vành đai, một con đường” và “Tổng thư ký của Liên minh chuỗi cung ứng thương mại điện tử Trung Quốc – Úc một vành đai, một con đường”.
Trong con mắt của phương Tây, ĐCSTQ đã mượn dùng danh nghĩa “Một vành đai, một con đường” để khuếch trương thế lực ra bên ngoài.
Tập đoàn giáo dục AITA (AITA Education Group) là một tập đoàn giáo dục trực thuộc Hiệp hội Thương mại Quốc tế Úc (AITA), có nhiệm vụ chính là kết nối các dự án giáo dục giữa Trung Quốc và Úc. Trung tâm Giao lưu Quốc tế New Zealand (viết tắt: NIEC) nằm dưới sự quản lý của Hiệp hội Thương mại
Quốc tế Úc (AITA) có nhiệm vụ chính là xúc tiến “trao đổi và hợp tác” giữa các dự án giáo dục Trung Quốc và New Zealand.
Đối tượng “giao lưu hữu nghị” của các tổ chức này bao gồm: Bộ ủy cấp quốc gia ĐCSTQ (Ủy ban Giáo dục – Công nghệ – Văn hóa – Y tế của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan giáo dục cơ sở thuộc bộ giáo dục, cơ quan giáo dục quốc tế); các sở và hiệp hội giáo dục chính quyền cấp tỉnh (sở giáo dục 13 tỉnh thành thuộc Liêu Ninh, Vân Nam, Bắc Kinh…), hiệp hội và cục giáo dục chính quyền cấp thành phố (20 thành phố), một số trường cao đẳng đại học trên khắp cả nước (14 trường).
Phòng Thương mại AITA đã xúc tiến gần 60 thành phố của Úc thiết lập “quan hệ hợp tác hữu nghị” với Trung Quốc, chủ đề hợp tác bao gồm nhiều lĩnh vực như: năng lượng, nông nghiệp, kinh tế thương mại, bảo vệ môi trường, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế…
Qua tài liệu Văn phòng Đối ngoại thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy năm 2016 mà thời báo Epochtimes có được cho thấy việc thành lập các “thành phố hữu nghị” đều nằm trong phạm vi xây dựng đảng của thành phố này, là nhiệm vụ trọng tâm được chính quyền tỉnh triển khai. Nói cách khác, đằng sau những “thành phố hữu nghị” ẩn giấu nhiệm vụ và đòi hỏi chính trị của ĐCSTQ.
Trong văn kiện “Tình hình công tác đối ngoại trong năm 2018 và bố trí công tác trong năm 2019 của thành phố Hoài Nam” ngày 3/12/2018 của Văn phòng Ngoại giao thành phố Hoài Nam đề cập rằng: Theo sát triển khai của Trung Ương, trong năm 2019, thành phố Hoài Nam sẽ tăng cường lực độ tuyên truyền ra nước ngoài, tiếp tục xúc tiến dự án “Một vành đai, một con đường”, tăng cường liên lạc với các đoàn thể kiều bào, thương hội người Hoa, hiệp hội ngành nghề Trung Quốc ở các quốc gia dọc tuyến “Một vành đai, một con đường”.
Trong tài liệu “Kế hoạch sở hữu hàng trăm nhân tài ở hải ngoại của văn phòng Ngoại giao Đại Khánh” mà Epoctimes có được vào ngày 13/11/2019 cho thấy, Hồ Bình – quan chức cấp cao của phòng Thương mại Quốc tế Úc, cùng với cựu thị trưởng, thị trưởng và giám đốc Bộ phận Quốc tế của thành phố Perth – thủ phủ và là thành phố lớn nhất của bang Tây Úc, đều trở thành “nhân tài hải ngoại” được ĐCSTQ dốc lòng bồi dưỡng, đào tạo.
Hoa Kỳ triển khai phương án ứng phó thủ đoạn thâm nhập của ĐCSTQ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một bài phát biểu vào ngày 23/7 cho biết: “Chúng tôi đã mở rộng tấm lòng với người dân Trung Quốc, kết quả lại phát hiện ĐCSTQ đã thừa cơ lợi dụng xã hội tự do và cởi mở của chúng tôi. Trung Quốc đã cử nhân viên tuyên truyền tiến vào các cuộc họp báo, trung tâm nghiên cứu, trường học và học viện của chúng tôi, thậm chí tham gia Hội phụ huynh học sinh của chúng tôi”.
Lý Lâm Nhất nói rằng, Hoa Kỳ đã dần dần nhận ra vấn đề này. Trong tư tưởng của ĐCSTQ, chỉ cần bạn là người Trung Quốc thì phải chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ. Nhất là các đảng viên ĐCSTQ cần phải tuân thủ hiến pháp của Đảng, dù bạn ở Trung Quốc hay ở nước ngoài thì đều như vậy cả. Hiện có hơn 5 triệu người Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Đối với Hoa Kỳ mà nói, thật khó để phòng bị được hành vi trộm cắp bí mật và các sự cố khác. Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cũng tiết lộ rằng, trung bình cứ 10 giờ lại có một cuộc điều tra hoạt động gián điệp liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã sử dụng nguồn lực khổng lồ để điều tra hơn 2.000 vụ việc liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Ông Lý cũng chia sẻ, Hoa Kỳ hiện đã nhận ra rằng: về mặt kinh tế không những phải tách khỏi Trung Quốc để tránh sự đe dọa của ĐCSTQ, về mặt giao lưu văn hóa và con người cũng cần tách biệt. Hoa Kỳ đã hủy bỏ thị thực của các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Hoa Kỳ có liên hệ trực tiếp với quân đội Trung Quốc, việc đóng cửa lãnh sự quán gần đây và hủy bỏ “Chương trình trao đổi học giả nghiên cứu Fulbright” với Trung Quốc và Hồng Kông chính là đang cắt đứt dần dần phương diện giao lưu văn hóa và con người với Trung Quốc.
Ông Lý Lâm Nhất tin rằng chỉ cần lối tư duy “Đảng lãnh đạo hết thảy” của ĐCSTQ vẫn không thay đổi thì Hoa Kỳ sẽ giảm dần các hoạt động qua lại với ĐCSTQ và sẽ thu hẹp ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ đến một phạm vi có thể kiểm soát được. Chính sách này sẽ không thay đổi cho đến khi ĐCSTQ sụp đổ.
Theo Lâm Nhuệ, Epochtimes.com
Tâm Thanh biên dịch
Trung Quốc bác bỏ phúc trình của Mỹ
về đầu đạn hạt nhân
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/9 bác bỏ một phúc trình của Mỹ, trong đó nói rằng Bắc Kinh dự kiến sẽ gia tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân, theo Reuters.
Lầu Năm Góc hôm 1/9 nói rằng Trung Quốc dự kiến sẽ ít nhất tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân trong thập kỷ tới từ mức khoảng 200 đầu đạn hiện thời.
Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng bản phúc trình của Hoa Kỳ đầy sự thiên vị, theo Reuters.
Xung đột tại biên giới Ấn-Trung Quốc:
Một lính đặc nhiệm Ấn Độ tử thương
Trọng Nghĩa
Hai sự cố trong vòng 48 tiếng đồng hồ cuối tuần qua giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng biên giới hai nước đã khiến ít nhất một binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và một người khác bị thương. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm qua 01/09/2020, cả hai đều thuộc một đơn vị của lực lượng đặc biệt Ấn Độ hoạt động tại vùng biên giới.
Theo AFP, sau khi xẩy ra các sự cố, cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều không cho biết số thương vong. Tuy nhiên, theo bà Namgyal Dolkar Lhagyari, một đại biểu của Nghị Viện Tây Tạng lưu vong thì một binh sĩ Ấn Độ gốc Tây Tạng thuộc Lực Lượng Biên Phòng Đặc Biệt của Ấn Độ đã “tử vì đạo trong cuộc đụng độ” ngày 29/08 vừa qua. Ngoài ra còn có một lính đặc nhiệm khác bị thương.
Theo hãng tin Pháp, trong Lực Lượng Biên Phòng Đặc Biệt của Ấn Độ, có nhiều người gốc Tây Tạng lưu vong, vốn chống lại việc Trung Quốc chiếm đóng quê hương của họ.
Hai người lính đặc nhiệm kể trên là trường hợp thương vong đầu tiên được ghi nhận từ hai sự cố xảy ra mới đây ở vùng biên giới giữa hai nước trên dãy Himalaya.
Ấn Độ và Trung Quốc đã cáo buộc lẫn nhau là đã tìm cách vượt qua biên giới không chính thức ở khu vực Ladakh để giành lãnh thổ vào hôm 29/8 và 31/8.
Bộ Quốc Phòng Ấn Độ tố cáo quân đội Trung Quốc là đã “thực hiện các hoạt động quân sự mang tính khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng” tại biên giới hôm 29/08. Quân đội Trung Quốc ngược lại lên án Ấn Độ đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” hôm 31/08 và yêu cầu Ấn Độ rút quân.
Hôm qua, 01/09, đến lượt bộ Ngoại Giao Ấn Độ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc gây hấn “ngay cả khi các lãnh đạo của hai bên đang thảo luận để giảm bớt căng thẳng”.
Truyền thông Ấn Độ đã trích dẫn các nguồn tin quân sự cho biết là lính Trung Quốc đã âm mưu chiếm các đỉnh đồi mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền xung quanh hồ Pangong Tso, ở độ cao 4.200 m. Bộ Quốc Phòng Ấn Độ khẳng định quân đội nước này “đã có các biện pháp để củng cố vị trí và phá vỡ các ý định đơn phương thay đổi thực địa của Trung Quốc”.
Nhật báo Ấn Độ Business Standard đã tiết lộ rằng chính Lực lượng Biên Phòng Đặc Biệt đã được tung vào chiến dịch chiếm các ngọn đồi.
Theo hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ vào hôm qua cho biết là Hoa Kỳ vẫn theo sát kỹ tình hình ở vùng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc và hy vọng hai bên đạt được một giải pháp hòa bình.
Ấn Độ điều binh trấn giữ
các đỉnh đồi chiến lược ở biên giới,
sau vụ lấn chiếm bất thành của Trung Cộng
Tin New Delhi, Ấn Độ – Theo bản tin từ Reuters, một viên chức Ấn Độ vào thứ Ba, 1 tháng 9, cho biết quốc gia này đã điều quân đến 4 đỉnh đồi chiến lược, sau vụ xâm nhập bất thành của quân đội Trung Cộng tại vùng biên giới tranh chấp ở Himalaya.
Trung Cộng bác bỏ cáo buộc cho rằng quốc gia này đã hành động trước, và nói rằng chính quân đội Ấn Độ mới là phía vi phạm đường kiểm soát LAC, tức đường biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia. Quân đội Ấn Độ và Trung Cộng đã đối đầu suốt nhiều tháng qua tại khu vực biên giới miền núi Ladakh, tại phía tây Himalaya.
Viên chức Ấn Độ cho biết, việc điều binh của nước này là nhằm đáp trả việc một lượng lớn bộ binh Trung Cộng xâm nhập một con đường núi quan trọng vào thứ Bảy trước. Viên chức này thêm rằng quân đội Ấn Độ hiện đang chiếm giữ 4 ngọn đồi, đều nằm trong lãnh thổ Ấn Độ theo sự phân chia của đường LAC.
Trong sự việc vào thứ Bảy, chính phủ New Delhi nói binh sĩ Trung Cộng cùng nhiều xe quân sự đã xâm nhập một ngọn đồi, và đến đủ gần để bắt đầu lời qua tiếng lại với binh sĩ Ấn Độ, nhưng hai bên không xảy ra đụng độ. Sự việc xảy ra ở bờ nam hồ Pangong Tso, hồ nước ngọt trong vùng sa mạc tuyết, nơi lực lượng Ấn Độ và Trung Cộng đã đối đầu từ tháng 4 đến nay.
New Delhi cáo buộc Trung Cộng đang tập trung lực lượng tại bờ bắc hồ Pangong Tso, và đã nhiều lần khiêu khích phía Ấn Độ vào các buổi tối trong suốt 3 ngày qua. Ngược lại, phát ngôn viên Tòa đại sứ Trung Cộng tại New Delhi nói quân đội Ấn Độ đã vi phạm đường LAC tại bờ nam hồ Pangong Tso và một con đường núi lân cận. Cả Ấn Độ và Trung Cộng đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hồ Pangong Tso và cố gắng kiểm soát khu vực này. (Ngô Bảo)
Ấn Độ chiếm một doanh trại Trung Quốc
ở khu vực tranh chấp
Bình luậnNguyễn Sơn
Hành động của Ấn Độ là để trả đũa việc Trung Quốc điều 500 binh lính tiến vào Spanggur ở khu vực biên giới tranh chấp.
Quân đội Ấn Độ đã chiếm được một chốt quân sự quan trọng của Trung Quốc sau khi quân đội Bắc Kinh tràn vào nhằm chiếm thêm lãnh thổ của Ấn Độ ở khu vực biên giới tranh chấp Ladakh.
Vào tối 29/8, khoảng 500 quân Trung Quốc đã cố gắng tiến vào Spanggur, một thung lũng hẹp gần làng Chushul (Ấn Độ) và sau đó quân đội hai nước có 3 giờ giao tranh tay đôi, theo báo Telegraph.
Một nguồn tin cấp cao của cảnh sát Ấn Độ cho biết cuộc tấn công đã bị đẩy lùi và một tiểu đoàn đặc nhiệm Ấn Độ đã chiếm một doanh trại của Trung Quốc vào sáng 31/8.
Quân đội Ấn Độ đã triển khai trên 4 đỉnh đồi chiến lược sau khi New Delhi cáo buộc nỗ lực của Trung Quốc nhằm xâm nhập dọc theo biên giới ở vùng Ladakh phía tây Himalaya, một quan chức Ấn Độ cho biết.
Hiện chưa rõ nguyên nhân của cuộc đụng độ và tình trạng thương vong của hai bên.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai “các hoạt động quân sự khiêu khích” ba tháng sau khi “quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cáo buộc quân đội Ấn Độ đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
“Động thái của Ấn Độ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định của khu vực biên giới Trung-Ấn. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ điều này”, Zhang Shuili, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Quân đoàn phía Tây của Trung Quốc, nói.
Tờ Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ sẽ phải đối mặt với “một Trung Quốc hùng mạnh” và lực lượng quân đội “đủ để bảo vệ từng tấc đất”. Tờ báo cho rằng Ấn Độ “không nên ảo tưởng” vào sự hỗ trợ của Mỹ. “Nếu Ấn Độ muốn tấn công quân sự, quân đội Trung Quốc nhất định sẽ khiến họ chịu tổn thất nặng nề hơn nhiều so với năm 1962″, Global Times viết.
Một nguồn tin của Ấn Độ cảnh báo tình hình có khả năng leo thang, cho biết quân đội nước này đã mở ra “một mặt trận mới” bằng cách đẩy lùi quân đội Trung Quốc và chiếm lãnh thổ gần làng Chushul.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, các chỉ huy quân sự của hai nước đã gặp nhau tại biên giới hôm 31/8 để cố gắng giải quyết tranh chấp.
Trung tướng DS Hooda, cựu chỉ huy miền bắc của quân đội Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ vấn đề nào ở nơi này. Nhưng Trung Quốc đã bất ngờ mở ra một mặt trận hoàn toàn mới. Đó là một sự khiêu khích rất lớn”.
S. Jaishankar, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cảnh báo căng thẳng giữa hai nước đang ở mức cao nhất kể từ khi hai bên đồng ý ngừng bắn sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.
Vào ngày 15/6, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng sau khi quân đội Trung Quốc dùng gậy đóng đinh tấn công binh lính Ấn Độ.
Trong khi các cuộc giao tranh tay đôi thỉnh thoảng xảy ra dọc biên giới hai nước, nhưng quân đội hai bên không được sử dụng vũ khí, vì đó được coi như lời tuyên chiến.
Trung Quốc được cho là đang cố gắng khẳng định quyền lực trong khu vực sau khi quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ được tăng cường.
0 comments