Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 11/09/2020

Friday, September 11, 2020 6:32:00 PM // ,

 Tin Biển Đông – 11/09/2020

Biển Đông : Mỹ dự tính dùng nhiều hơn

các thiết bị không người lái để chống Trung Quốc

Thanh Phương

Trong năm 2021, Hải quân Hoa Kỳ sẽ triển khai các thiết bị không người lái trên không, dưới nước và trên mặt nước trong khuôn khổ kế hoạch sử dụng công nghệ không người lái vào các tình huống chiến

sự, đặc biệt để chống Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Đó là thông báo của thiếu tướng Hải quân Robert Gaucher, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại cuộc triển lãm quốc tế thường niên về các hệ thống vận chuyển không người lái, theo tin của trang mạng EurAsian Times hôm nay, 11/09/2020.

Kế hoạch nói trên được mô tả là một “bước đột phá quan trọng” ở vùng Biển Đông. Theo EurAsian Times, Hải quân Hoa Kỳ muốn có một ngân sách 2 tỷ đôla để đóng 10 tàu không người lái trên mặt nước trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ đã tỏ vẻ nghi ngờ về dự án này, thậm chí đã ngăn cản Hải quân Hoa Kỳ mua các tàu không người lái cỡ lớn.

Tại triển lãm nói trên, thiếu tướng Hải quân Gaucher nói : «  Tôi muốn có thể điều một tàu không người lái trên mặt nước vào trong vùng mà đối phương đang kiểm soát. Nếu có bị mất tàu đó thì ta sẽ mất một tàu rẻ tiền hơn và không mất sinh mạng của người Mỹ nào. »

Theo EurAsian Times, Hải quân Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai các hệ thống không người lái và thử nghiệm khả năng của các hệ thống đó. Năm ngoái họ đã cho chạy thử một tàu tự hành mang tên Sea Hunter từ San Diego đến Hawai và quay trở về. Đây là tàu đầu tiên có thể tự hành trên một hành trình như vậy. Hải quân Mỹ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hệ thống không người lái trong các chiến dịch trên biển trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng Biển Đông. Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ điều các chiến hạm và hàng không mẫu hạm đến Biển Đông với tần suất ngày càng cao.

Căng thẳng Mỹ- Trung về Biển Đông cũng đã bao trùm các hội nghị thường niên của ASEAN hiện đang diễn qua video, do Việt Nam chủ trì. Trong cuộc họp với các đồng nhiệm ASEAN, ngoại trưởng Mike Pompeo đã cùng với một số quốc gia Đông Nam Á bày tỏ quan ngại về những hành động « hung hăng » của Trung Quốc ở Biển Đông và một lần nữa ông Pompeo khẳng định những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này là bất hợp pháp, chiếu theo phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Hôm 09/09 vừa qua, tại cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên án quân đội Mỹ gây thêm căng thẳng ở Biển Đông và đã trở thành kẻ đi đầu trong việc quân sự hóa vùng biển này.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200911-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-d%E1%BB%B1-t%C3%ADnh-d%C3%B9ng-nhi%E1%BB%81u-h%C6%A1n-c%C3%A1c-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-kh%C3%B4ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c

 

Tương lai Biển Đông:

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục

Nguyễn Trường

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, những căng thẳng tại biển Đông đã gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc tiếp tục tỏ thái độ quyết đoán, cùng với đó là việc quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trong một loạt vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông. Những hành động của Bắc Kinh nhằm khẳng định quyền tài phán và thể hiện rằng COVID-19 không làm suy yếu ý chí chính trị hay khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phản tác dụng. Mỹ đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại biển Đông cũng như đẩy mạnh việc chỉ trích các hành động của Trung Quốc. Quan trọng hơn cả, để ủng hộ các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền, Washington đã gắn chính sách biển Đông của mình với phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016. Trung Quốc và Mỹ liên tục cáo buộc nhau kích động căng thẳng và quân sự hoá tranh chấp.

Các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông cho rằng Bắc Kinh đã lợi dụng đại dịch COVID-19 để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền, đồng thời phản ứng bằng lập trường cứng rắn hơn. Các nước này tiếp tục bác bỏ cơ sở pháp lý “đường 9 đoạn” của Trung Quốc và viện dẫn phán quyết của Toà trọng tài năm 2016. Mặc dù các quốc gia ven biển tại Đông Nam Á nhìn chung tán thành việc Mỹ ủng hộ họ thực thi quyền hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, nhưng các nước này cũng kiềm chế không công khai khẳng định điều này để tránh chọc giận Trung Quốc.

Trong vòng 18 tháng tới, căng thẳng không có khả năng hạ nhiệt. Quan hệ Mỹ-Trung sẽ tiếp tục đi xuống, bất luận ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Trung Quốc và Mỹ sẽ tăng cường hoạt động quân sự tại biển Đông, làm gia tăng nguy cơ đối đầu. Căng thẳng gia tăng tại eo biển Đài Loan sẽ tác động tới tranh chấp tại biển Đông. Các nỗ lực của Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và thông qua đàm phán với Trung Quốc về COC sẽ không làm thay đổi những động lực cốt lõi trong tranh chấp ở biển Đông.

Cạnh tranh chiến lược leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng tại biển Đông. Mối bất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể từ nay cho tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 tới. Với sự đồng thuận lưỡng đảng tại Mỹ về Trung Quốc, chính quyền Mỹ mới nếu do Joe Biden dẫn dắt cũng sẽ không thể thực hiện một chính sách mang tính hòa giải hơn tại biển Đông được. Nếu Tổng thống Trump tái cử, chính quyền của ông sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Vì thế, trong giai đoạn 2020-2021, chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng tần suất các chiến dịch quân sự của Mỹ tại biển Đông, bao gồm các sứ mệnh hiện diện, các chuyến bay qua, các cuộc tập trận và FONOP. Mỹ nhiều khả năng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào các công ty, cá nhân tại Trung Quốc mà Mỹ cáo buộc thực hiện chính sách của Bắc Kinh tại biển Đông.

Thông qua việc triển khai tàu hải quân tại EEZ của Malaysia cũng như qua tuyên bố của Pompeo, Mỹ đã cho thấy ý định gia tăng sự hỗ trợ dành cho các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm việc chuyển giao trang thiết bị như radar, thiết bị không người lái và tàu tuần tra để các nước có thể giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động của Trung Quốc trong EEZ của họ, nhất là việc đánh cá trái phép và sự hiện diện của các tàu của Chính phủ Trung Quốc. Pompeo cũng ám chỉ rằng Mỹ có thể sẵn sàng hỗ trợ pháp lý cho các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán tại biển Đông và gia tăng sức ép với Đài Loan nhằm thúc đẩy tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và chuyển hướng sự chú ý khỏi các khó khăn kinh tế của Trung Quốc. Vì thế, quy mô và tần suất các cuộc tập trận của Hải quân PLA tại biển Đông cũng sẽ gia tăng. Các hoạt động quân sự của Mỹ, trong đó có FONOP, sẽ không ngăn cản được Trung Quốc. Nếu như tần suất FONOP tại biển Đông gia tăng, Hải quân PLA có thể áp dụng cách tiếp cận đối đầu hơn nhằm phản ứng trước việc các tàu hải quân Mỹ đi qua các quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa, làm gia tăng nguy cơ đụng độ trên biển mà có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng quân sự-chính trị trong quan hệ Mỹ-Trung.

Dự báo trong năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai tàu khảo sát tới EEZ của các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền, cũng như quấy rối các tàu tiến hành khai thác và thăm dò dầu khí theo thỏa thuận với các nước này. Mục đích của Trung Quốc là ép buộc chính phủ các nước Đông Nam Á ký thoả thuận khai thác chung với Trung Quốc, đồng thời cản trở các tập đoàn năng lượng quốc tế tham gia các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi cùng các công ty năng lượng Đông Nam Á khi không được Bắc Kinh chấp thuận.

Các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông quyết tâm bảo vệ tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền trong EEZ của họ. Các nước này cũng không kém phần quyết tâm để không bị lôi kéo vào tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Do sự bất cân xứng về sức mạnh, các nước Đông Nam Á không thể sử dụng hải quân hay lực lượng bảo vệ bờ biển để đối đầu với Hải quân Trung Quốc (PLA) hay lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, mà chỉ có thể giám sát các hoạt động của họ. Trong tương lai, năng lực của họ trong hoạt động này có thể còn suy giảm vì các chính phủ phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19 và phải điều chuyển bớt năng lực cảnh sát biển và hải quân vốn đã hạn chế nhằm đối phó với tình trạng cướp biển đang ngày càng gia tăng trong và ngoài các vùng lãnh hải. Do đó, các nước Đông Nam Á còn lại 2 lựa chọn chính sách, và không lựa chọn nào có thể ngăn cản Trung Quốc hành động quyết đoán.

Lựa chọn thứ nhất là tiếp tục nhấn mạnh rằng các quyền trên biển của họ được xác định theo UNCLOS, và được phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bảo vệ. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng các quyền lịch sử của họ tại biển Đông phải được ưu tiên so với UNCLOS và phán quyết của Toà trọng tài là vô giá trị. Chiến lược của các nước Đông Nam Á nhằm làm cho Trung Quốc phải hổ thẹn và điều chỉnh các tuyên bố chủ quyền theo UNCLOS sẽ không thành công và Bắc Kinh sẽ sẵn sàng chấp nhận việc uy tín bị suy giảm.

Lựa chọn thứ hai là đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc, với hy vọng rằng nó sẽ điều chỉnh cách hành xử của Trung Quốc và làm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, từ đầu năm tới nay, các quan chức 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc chưa thể gặp nhau để tiếp tục đàm phán. Tháng 7/2019, các quan chức đã nhất trí về dự thảo thứ nhất của COC. Cuộc gặp gần đây nhất của Nhóm làm việc chung (JWC) ASEAN-Trung Quốc về COC diễn ra tại Đà Lạt, Việt Nam vào tháng 1/2019. Hai cuộc gặp của JWC dự kiến diễn ra vào đầu năm 2020 – tại Brunei vào tháng 2 và tại Philippines vào tháng 5 – đều đã bị huỷ do đại dịch COVID-19. Tính chất nhạy cảm của các cuộc đàm phán này không cho phép tiến hành thông qua hình thức họp trực tuyến. Tình hình có thể thay đổi vào cuối năm nay và các nội dung ít nhạy cảm của COC có thể được đàm phán trực tuyến. Bắc Kinh có vẻ

muốn nối lại đàm phán. Tuy nhiên, ngay cả khi các cuộc thảo luận được nối lại, sự ngắt quãng trong công việc của JWC có nghĩa là mục tiêu hoàn tất COC trong năm 2021 mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố sẽ khó có thể đạt được. Ngay từ trước khi đại dịch xảy ra, nhiều nước thành viên ASEAN đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu này khi xét tới tính phức tạp của các vấn đề thảo luận. Vì thế, có thể phải tới năm 2022 hoặc 2023 thì COC mới được ký kết, và vào thời điểm đó, Trung Quốc hẳn đã củng cố vững chắc hơn đáng kể vị thế của mình tại biển Đông.

Không có nhiều lý do để tỏ ra lạc quan rằng căng thẳng sẽ lắng dịu tại khu vực biển Đông trong giai đoạn 2020-2021. Cạnh tranh Mỹ-Trung, động lực trung tâm của tình trạng này, chắc chắn sẽ leo thang. Đối mặt với thực tế khó khăn này, các nước Đông Nam Á sẽ không có sẵn nhiều công cụ để hạ nhiệt tranh chấp ngoài việc viện dẫn luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương. Như vậy, tranh chấp tại biển Đông sẽ vẫn đứng đầu nghị trình an ninh của Đông Nam Á trong tương lai sắp tới.

Năm nay là năm Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã rất hy vọng đẩy mạnh vấn đề biển Đông và tiến trình đàm phán COC trong nghị trình của ASEAN cũng như tại Hội nghị Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN. Tuy nhiên, với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, các nỗ lực của Việt Nam bị giảm đi rất nhiều.

Chúng ta còn nhớ mới đây, hồi tháng 7 năm nay, phía Việt Nam đã phải tiếp tục rút khỏi việc thăm dò tại Lô 06.1 do lo ngại sức ép từ phía Trung Quốc và sự chưa sẵn sàng của lãnh đạo Việt Nam trong việc đối mặt với đe doạ từ Trung Quốc. Trước đó, năm 2017 và 2018, Việt Nam đã phải yêu cầu công ty Repsol rút khỏi các Lô 136.3 và 07.3.

Như vậy, trong tương lai, khả năng Trung Quốc sẽ được đà lấn tới, tiếp tục đe doạ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam ngay tại EEZ của Việt Nam. Dư luận quốc tế gần đây cũng rộ lên khả năng Việt Nam sẽ theo gót Philippines để sử dụng phương án Toà Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS, nhằm lôi Trung Quốc ra Toà quốc tế. Tuy nhiên, khả năng này vẫn còn chưa rõ ràng, khi Việt Nam năm nay đang chuẩn bị cho Đại hội đảng cộng sản lần thứ 13, là dịp mà các phe nhóm chính trị giành quyền lực cho nhóm mình. Chính vì vậy, các khả năng có các hành động pháp lý mạnh mẽ tại biển Đông khó có thể xảy ra năm nay.

Việt Nam cũng đặt hy vọng nhiều vào tiến trình đàm phán COC năm nay. Tuy nhiên, với các dự báo như trên, khả năng COC khó mà có thể ký kết được trong tương lai gần. Và đương nhiên, Trung Quốc muốn sử dụng COC để loại Mỹ ra ngoài vùng ảnh hưởng. Và đây cũng sẽ là một trở ngại cho Việt Nam trong việc cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/scs-tension-between-china-and-the-us-continues-09102020143910.html

 

Việt Nam – Trung Quốc đàm phán

phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ

Vào ngày 9/9, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán trực tuyến vòng XIII Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ và vòng X Nhóm công tác trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Báo Sài Gòn Giải Phóng trích nguồn tin từ Bộ Ngoại giao cho biết như vậy hôm 10/9.

Theo Sài Gòn Giải Phóng, hai bên đã nhất trí trên cơ sở lộ trình đã thống nhất, nỗ lực thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ, và Hiệp định về Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc bộ.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi ký kết đã gặp phải nhiều chỉ trích từ một số các nhân sĩ, trí thức trong nước vì họ cho rằng Việt Nam đã nhượng bộ quá nhiều biển cho Trung Quốc. Tuy nhiên, những chuyên gia tham gia đàm phán từ phía Việt Nam cho rằng Hiệp định này phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý vì nó đảm bảo sự công bằng mà hai bên chấp nhận được.

Trong khi đó, Hiệp định về Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc bộ đã chính thức hết hiệu lực vào ngày 30/6/2020.

Vịnh Bắc bộ có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Vịnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí.

Đây cũng là nơi xảy ra sự kiện vào tháng 8 năm 2005 khi tuần duyên Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam trên hai tàu cá của ngư dân Thanh Hoá. Phía Việt Nam nói, những ngư dân này đã bị bắn chết khi đang đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam nhưng phía Trung Quốc nói rằng các tàu cá này đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-china-push-forward-negotiation-on-the-tonkin-gulf-09112020081243.html

 

Giờ đến lượt Philippines bắt nạt Trung Quốc

trong tranh chấp biển?

Triệu Hằng

“Bộ Ngoại giao Trung Quốc quả là xảo quyệt”, Jarius Bondoc bình luận trên tờ Philstar.

Hồi tuần trước, Trung Quốc nài nỉ Manila: “Hãy dừng lại các hành động khiêu khích bất hợp pháp”, và Bắc Kinh kêu ca rằng Philippines “xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”. Đó chỉ vì hoạt động không vận bình thường của Manila tới các cư dân trên đảo Thị Tứ [phía Philippines gọi là đảo Pagasa, trên vùng biển tranh chấp] ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh quả là xảo quyệt. Khi được một phóng viên hỏi về công hàm ngoại giao của Manila phản đối sự xâm lược của Trung Quốc trên biển. Cụ thể, tàu chiến của Trung Quốc đã quấy rối ngư dân Philippines và nhắm vũ khí vô cớ vào đội tuần tra của Philippines. Ngay lập tức, người phát ngôn của Bộ này đã dùng đến cái cách tuyên truyền và ngụy tạo mà loa lên rằng gã khổng lồ có vũ khí hạt nhân đã trở thành nạn nhân của Philippines bé nhỏ. Chẳng khác gì một kẻ bắt nạt nhăn mặt chế giễu rằng các đốt ngón tay của hắn ta bị đau do cú đấm của một kẻ yếu đuối, theo Jarius Bondoc, trên trang báo Philippines.

Đừng để bị lừa phỉnh. Việc Bắc Kinh đóng vai nạn nhân thì có ý nghĩa với các công dân của họ và một số quốc gia đồng minh. Nhưng đối với Philippines, việc Trung Quốc giả vờ có một ý nghĩa khác – đó là sự đe dọa không ngừng và chủ nghĩa cơ hội. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã tăng cường thăm dò bất hợp pháp dầu khí tại bãi Cỏ Rong (Recto Bank) trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và bên ngoài Trung Quốc.

Bãi Cỏ Rong là khu vực từng bị lo ngại là điểm nóng xung đột mới trên Biển Đông vào năm 2014, sau khi Trung Quốc bắt đầu gia tăng các yêu sách phi lý đối với gần như toàn bộ vùng biển này. Đây được biết là nơi có trữ lượng dầu khá lớn và Philippines cũng rục rịch các kế hoạch khai thác, nhưng bị Bắc Kinh phản đối. Trung Quốc cũng tuyên bố bãi Cỏ Rong nằm trong yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò”.

Quan hệ nóng lạnh thất thường giữa chính quyền tổng thống Duterte và chính quyền Bắc Kinh có lúc giảm nhiệt với tiềm năng về một thỏa thuận hợp tác khai thác chung giữa hai bên tại các khu vực tranh chấp. Nhưng vào ngày 9/6 năm ngoái, ở vùng biển gần bãi Cỏ Rong, một tàu dân quân biển Trung Quốc bằng thép đâm chìm một tàu đánh cá bằng gỗ Philippines đang neo đậu và sau đó tàu Trung Quốc rời đi bỏ mặc 22 ngư dân Philippines trôi nổi trên biển. Những ngư dân này sau đó đã được tàu cá Việt Nam cứu. Sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là điều xa lạ, nhưng lần này, vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Philippines diễn ra chỉ ít ngày trước Ngày độc lập (12/6) của Philippines.

Theo Philstar, mỗi năm Trung Quốc đánh cắp 1,2 tỷ kg cá từ Bãi cạn Scarborough và Đá Vành Khăn (phía Philippines gọi là Panatag và Panganiban) và 1,9 triệu kg cá khác bị giết chết do hoạt động bê tông hóa bảy rạn san hô thành các pháo đài. Bằng cách chiếm các rạn san hô, Trung Quốc tước đoạt tài nguyên biển của người dân Philippines như nhiên liệu, kim loại hiếm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gio-den-luot-philippines-bat-nat-trung-quoc-trong-tranh-chap-bien.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.