Tin khắp nơi – 17/08/2020
Mỹ thắt chặt các hạn chế đối với Huawei
Hôm 17/8, Chính quyền Trump tuyên bố sẽ thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với công ty Huawei của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn quyền tiếp cận các con chip thương mại, theo Reuters.
Các hành động của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, được Reuters loan tin trước nhất, sẽ mở rộng các hạn chế như đã công bố vào tháng 5 nhằm ngăn chặn công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc có được chất bán dẫn nếu không có giấy phép đặc biệt – bao gồm cả các chip của các công ty nước ngoài, vốn được phát triển hoặc sản xuất bằng phần mềm hoặc công nghệ của Hoa Kỳ.
Các nguồn tin cho Reuters biết, chính quyền Trump cũng sẽ liệt thêm 38 chi nhánh Huawei ở 21 quốc gia vào danh sách đen của chính phủ Hoa Kỳ, nâng tổng số lên 152 chi nhánh kể từ khi Huawei bị liệt lần đầu tiên vào tháng 5/2019.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói với Fox Business rằng những hạn chế đối với con chip do Huawei thiết kế được áp đặt vào tháng 5 “khiến họ phải thực hiện một số biện pháp né tránh. Họ thực hiện hành động này thông qua bên thứ ba,” ông Ross nói. “Quy tắc mới nêu rõ rằng bất kỳ việc sử dụng phần mềm của Mỹ hoặc thiết bị chế tạo nào của Mỹ đều bị cấm và cần phải có giấy phép,” ông Ross cho biết thêm.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết các thay đổi trong quy tắc “sẽ ngăn Huawei lách luật của Hoa Kỳ thông qua sản xuất con chip thay thế và cung cấp chip bán sẵn”. Ông nói thêm trong một tuyên bố: “Huawei đã liên tục cố gắng né tránh” các hạn chế của Hoa Kỳ đã áp đặt vào tháng 5.
Bộ Thương mại cho Reuters biết rằng các hành động mới, có hiệu lực ngay lập tức, sẽ ngăn chặn những nỗ lực của Huawei nhằm phá vỡ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Một quan chức Bộ Thương mại nói với Reuters rằng các quy tắc mới này “chứng tỏ rõ rằng chúng tôi đang lật tẩy việc Huawei có thể đang tìm cách mua [các công nghệ Mỹ] từ một công ty thứ ba.”
https://www.voatiengviet.com/a/my-that-chat-cac-han-che-doi-voi-huawei/5546619.html
Bầu cử 2020:
Biden chủ trương gì về quan tâm chính của cử tri?
Khi chính thức tuyên bố tham gia cuộc đua tổng thống năm 2020, Joe Biden tuyên bố ủng hộ hai điều – những người lao động đã “xây dựng đất nước này” và các giá trị có thể gắn sự phân hóa của nước Mỹ.
Trong lúc Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức từ virus corona đến bất bình đẳng chủng tộc, chủ trương chính của Biden là tạo cơ hội kinh tế mới cho người lao động, khôi phục các biện pháp bảo vệ môi trường và quyền chăm sóc sức khỏe cũng như liên minh quốc tế.
Joe Biden sẽ chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hôm thứ Năm, khi ông gửi thông điệp này tới khán giả cả nước.
Dưới đây là chi tiết về chủ trương của ứng cử viên Joe Biden với tám vấn đề chính mà cử tri quan tâm.
Chương trình xét nghiệm và truy tìm toàn quốc
Cách tiếp cận của ông Biden để giải quyết virus corona, thách thức rõ ràng và tức thời nhất mà nước Mỹ đang phải đối mặt, là cung cấp xét nghiệm miễn phí cho tất cả mọi người và thuê khoảng 100.000 nhân viên để thiết lập một chương trình truy tìm người bị nhiễm toàn quốc.
Biden nói ông muốn thành lập ít nhất 10 trung tâm thử nghiệm ở mọi tiểu bang, kêu gọi các cơ quan liên bang triển khai các nguồn lực và đưa ra những hướng dẫn quốc gia chắc chắn hơn qua các chuyên gia liên bang. Ông nói tất cả các thống đốc nên bắt người dân đeo khẩu trang.
Những cử tri nghi ngờ quyền lực liên bang sẽ coi đây là hành động quá mức, nhưng nó rất phù hợp với quan điểm chung của ông Biden và đảng Dân chủ về vai trò mà chính phủ nên thực hiện.
Tăng lương tối thiểu và đầu tư vào năng lượng xanh
Để giải quyết tác động tức thời của cuộc khủng hoảng virus corona, Biden tuyên bố sẽ chi “bất cứ gì cần thiết” để mở rộng khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và tăng khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình. Trong số các đề xuất có thêm 200 đôla tiền An sinh Xã hội mỗi tháng, hủy bỏ việc cắt giảm thuế từ thời Trump và tha nợ cho mỗi sinh viên 10.000 đôla trong khoản tiền vay của liên bang.
Các chính sách kinh tế rộng lớn hơn của ông Biden, được gọi là kế hoạch “Xây dựng lại”, cố gắng làm hài lòng hai khu vực bầu cử theo truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ – giới trẻ và giới công nhân.
Ông ủng hộ việc tăng lương tối thiểu liên bang lên 15 đôla một giờ – một biện pháp được giới trẻ ưa chuộng và điều đó đã trở thành một biểu tượng cho đảng vào năm 2020, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy nó chuyển sang cánh tả. Ông cũng muốn đầu tư 2 tỷ đôla vào năng lượng xanh, lập luận rằng việc thúc đẩy sản xuất xanh sẽ giúp ích cho công nhân thuộc tầng lớp lao động, những người thực hiện hầu hết các công việc đó.
Ngoài ra còn có cam kết 400 tỷ USD đôla liên bang để mua hàng hóa của Mỹ, cùng với cam kết thực thi luật “Mua hàng Mỹ” cho các dự án giao thông mới. Biden từng bị chỉ trích vì ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta), mà các nhà phê bình cho rằng đã chuyển việc làm ra nước ngoài.Kế hoạch năm 2020 của ông kêu gọi chính phủ liên bang đầu tư 300 tỷ đôla vào vật liệu, dịch vụ, nghiên cứu và công nghệ do Mỹ sản xuất.
Cải tổ luật hình sự, trợ cấp cộng đồng thiểu số
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình liên quan đến chủng tộc diễn ra khắp nước Mỹ trong năm nay, Biden cho biết ông tin phân biệt chủng tộc còn tồn tại ở Mỹ và phải được giải quyết qua các chương trình kinh tế và xã hội rộng lớn để hỗ trợ người thiểu số – và một trụ cột trong chương trình “xây dựng lại” của ông là tạo hỗ trợ kinh doanh cho người thiểu số thông qua quỹ đầu tư trị giá 30 tỷ đôla.
Về luật hình sự, ông Biden đã rời xa vị trí “cứng rắn với tội phạm” bị chỉ trích nhiều của thập niên 1990. Ông hiện đề xuất các chính sách giảm việc giam cầm, giải quyết sự chênh lệch về chủng tộc, giới tính và thu nhập trong hệ thống tư pháp, và cải tạo tù nhân đã được thả. Giờ đây, ông sẽ tạo ra một chương trình tài trợ trị giá 20 tỷ đôla để khuyến khích các tiểu bang đầu tư vào nỗ lực giảm tù nhân, xóa bỏ các bản án tối thiểu bắt buộc, hợp thức hóa cần sa và xóa án tích cần sa trước đó, cũng như dẹp án tử hình.
Tuy nhiên, ông bác bỏ kêu gọi giảm ngân sách tài trợ cảnh sát, nói rằng nguồn lực, thay vào đó, nên được gắn với việc duy trì các tiêu chuẩn. Ông lập luận rằng một số nguồn tài trợ cho cảnh sát nên được chuyển hướng sang các dịch vụ xã hội như sức khỏe tâm thần, và kêu gọi đầu tư 300 triệu đôla vào chương trình kiểm soát cộng đồng.
Tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris
Ông Biden gọi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu và nói rằng ông sẽ kêu gọi phần còn lại của thế giới hành động nhanh hơn để hạn chế khí thải bằng cách tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris. Thỏa thuận mà Donald Trump rút khỏi, cam kết Mỹ cắt giảm khí nhà kính tới 28% vào năm 2025, dựa trên mức năm 2005.
Mặc dù không tha thiết lắm với Thỏa thuận Xanh mới – một gói về môi trường và việc làm do phe cánh tả của đảng ông đưa ra – Biden đang đề xuất khoản đầu tư liên bang trị giá 1,7 tỷ đôla vào nghiên cứu công nghệ xanh, một số trong số này trùng lặp với kinh phí trong kế hoạch kinh tế của ông, sẽ được sử dụng trong 10 năm tới và muốn Hoa Kỳ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 – cam kết đã được hơn 60 quốc gia khác đưa ra năm ngoái.
Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia phát thải carbon lớn nhất khác, vẫn chưa tham gia cam kết. Các khoản đầu tư kết hợp với kế hoạch kinh tế của ông để tạo ra công ăn việc làm trong sản xuất các sản phẩm “năng lượng xanh”.
Khôi phục danh tiếng của Mỹ … và có thể đối đầu TQ
Ông Biden viết rằng với tư cách là tổng thống, ông sẽ tập trung vào các vấn đề quốc gia trước. Đã nói thế, có rất ít gợi ý rằng các giá trị của Biden về chính sách đối ngoại đã chuyển khỏi chủ nghĩa đa phương
và sự can dự trên trường thế giới, đối lập với chủ nghĩa cô lập không nao núng của ông Trump. Ông cũng hứa sẽ hàn gắn mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là với liên minh NATO, mà ông Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ phá hoại bằng cách cắt giảm tài trợ.
Cựu phó tổng thống nói rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về môi trường và các hành vi thương mại không công bằng, nhưng thay vì áp thuế đơn phương, ông đề xuất một liên minh quốc tế với các nền dân chủ khác mà Trung Quốc “không thể bỏ qua”, mặc dù ông chưa giải thích rõ điều đó có nghĩa là gì.
Mở rộng Obamacare
Biden cho biết sẽ mở rộng chương trình bảo hiểm y tế công cộng được thông qua khi ông còn là phó của Tổng thống Barack Obama, và thực hiện kế hoạch bảo hiểm cho dự trù khoảng 97% người Mỹ.
Mặc dù không đề xuất bảo hiểm y tế toàn dân, chính sách mong muốn của nhiều đảng viên thiên tả hơn trong đảng, Biden hứa sẽ cho tất cả người Mỹ cơ hội đăng ký để chọn bảo hiểm y tế công cộng tương tự như Medicare, cung cấp quyền lợi y tế cho người cao tuổi và giảm độ tuổi đủ điều kiện nhận Medicare từ 65 xuống 60. Ủy ban về Ngân sách Liên bang có trách nhiệm, một nhóm phi đảng phái, ước tính rằng tổng kế hoạch Biden sẽ tốn 2,25 tỷ đôla trong 10 năm.
Đảo ngược các chính sách của Trump
Biden hứa trong 100 ngày đầu cầm quyền, sẽ đảo ngược các chính sách của Trump nhằm tách cha mẹ khỏi con cái ở biên giới Mỹ-Mexico, hủy bỏ giới hạn số lượng đơn xin tị nạn và chấm dứt lệnh cấm đi lại từ một số quốc gia theo đạo Hồi. Ông cũng hứa sẽ bảo vệ chương trình “DACA” – cho những người được đưa đến Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ em được phép ở lại theo chính sách thời Obama – cũng như đảm bảo họ đủ sẽ điều kiện nhận viện trợ sinh viên liên bang.
Mở rộng vườn trẻ, đại học miễn phí
Trong một chuyển hướng đáng chú ý sang cánh tả, Biden tán thành phần lớn chính sách giáo dục đã trở nên phổ biến trong đảng – xóa nợ cho sinh viên vay tiền đi học, mở rộng các trường cao đẳng và giáo dục mầm non miễn phí. Những khoản này sẽ được thanh toán bằng cách dùng tiền thu được từ việc rút lại các khoản cắt giảm thuế cho giới giầu dưới thời ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53796439
Bầu cử Mỹ: Đại hội trực tuyến
đảng Dân Chủ khai mạc tại Milwaukee
Trọng Nghĩa
Hai tháng rưỡi trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, vào hôm nay, 17/08/2020, Đại Hội Đảng Dân Chủ khai mạc tại Milwaukee (bang Wisconsin) để chính thức hóa việc đề cử ông Joe Biden đại diện đảng ra ứng cử chức tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, đại hội mang hình thức trực tuyến, với các diễn giả phát biểu qua hệ thống truyền hình, chứ không hiện diện tại chỗ.
Theo thông tín viên RFI Loubna Anaki tại New York, một trong những mục tiêu cốt lõi của đảng Dân Chủ nhân Đại Hội này là tìm kiếm được sự đoàn kết giữa các xu hướng khác nhau trong đảng để có thêm sức mạnh đối phó với tổng thống Donald Trump, ứng viên của đảng Cộng Hòa.
Vài tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu đại hội chưa từng thấy này của đảng Dân Chủ, một đại hội thời virus corona, không có bong bóng hay hoa giấy màu cờ Mỹ, không có sân khấu lớn, nhưng những người ủng hộ rất nôn nóng. Nhiều người cho biết rất muốn nghe diễn văn của Joe Biden và Kamala Harris.
Họ hy vọng ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ tìm được những từ ngữ đúng để tập hợp những xu hướng khác nhau trong đảng, những người ôn hòa cũng như những người tả khuynh hơn, cho đến nay vẫn còn lưỡng lự trước việc bỏ phiếu cho Joe Biden từ khi Bernie Sanders và Elizabeth Warren rút lui.
Vả lại chủ đề của đại hội chính là « Đoàn Kết nước Mỹ - Uniting America ».
Suốt trong 4 ngày kể từ hôm nay, sẽ có nhiều nhân vật khác phát biểu qua video, sẽ có Barack và Michelle Obama, Hillary và Bill Clinton…, những người thuộc đảng Dân Chủ. Thế nhưng điều chưa từng thấy là sẽ có cả một người thuộc đảng Cộng Hòa, cựu thống đốc bang Ohio, John Kasich.
Đại hội sẽ kết thúc vào tối thứ Năm với việc đề cử chính thức ông Joe Biden làm ứng viên của đảng Dân Chủ ra tranh chiếc ghế tổng thống vào tháng 11 tới đây.
Đảng Dân Chủ muốn “cứu” ngành Bưu Điện Mỹ khỏi sự “phá hoại” của TT Trump
Tố cáo tổng thống Donald Trump muốn phá hủy ngành Bưu Điện nhằm phá hỏng cuộc bầu cử ngày 03/11 tới đây, chủ tịch Hạ Viện thuộc đảng Dân Chủ, bà Nancy Pelosi, vào hôm qua, 16/08/2020, đã
thông báo một phiên họp đặc biệt vào tuần này để thông qua một đạo luật ngăn chặn mọi thay đổi trong hoạt động của bưu điện Mỹ.
Bà viết: “Sự tồn tại và kế sinh nhai của người Mỹ, cũng như cuộc sống của nền dân chủ của chúng ta, bị tổng thống đe dọa. Cho nên tôi kêu gọi Hạ Viện trở lại trong một phiên họp đặc biệt trong tuần”. Báo New York Times đã trích lại lời kêu gọi trên.
Tạp chí Newsweek lên tiếng xin lỗi
vì bài xã luận đặt câu hỏi về tình trạng công dân
của Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris
Vào thứ sáu (ngày 14 tháng 8), tạp chí Newsweek đã lên tiếng xin lỗi vì bài xã luận đặt câu hỏi về tình trạng công dân của Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris và liệu bà có đủ điều kiện để trở thành ứng cử viên phó tổng thống của ông Joe Biden. Trong một ghi chú của biên tập viên Newsweek, tạp chí này cho biết một số người đã sử dụng bài xã luận như một công cụ để kỳ thị chủng tộc và bài ngoại.
Lời xin lỗi, có chữ ký của biên tập viên ý kiến Josh Hammer và chủ bút toàn cầu Nancy Cooper, cho biết Newsweek đã hoàn toàn không lường trước được những cách mà bài xã luận bị diễn giải một cách méo mó và bị vũ khí hóa. Tuy nhiên, ở cuối ghi chú, ông Hammer và bà Cooper cho biết bài xã luận vẫn sẽ được đăng tải trên trang web, với ghi chú của họ đính kèm.
Bài xã luận được viết bởi John Eastman, một luật sư bảo thủ, người lập luận rằng Hiến pháp Hoa Kỳ không cấp quyền công dân cho bà Harris chỉ vì bà được sinh ra tại Hoa Kỳ.
Ông Eastman gieo rắc nghi ngờ về tính hợp pháp của bà Harris để trở thành ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ dựa trên tình trạng di dân của cha mẹ bà. Mẹ của bà Harris sinh ra ở Ấn Độ và cha bà sinh ra ở Jamaica.
Newsweek trước đó đã bảo vệ bài viết, cho rằng ông Eastman “đang tập trung vào một cuộc tranh luận pháp lý lâu dài, có phần phức tạp” về Tu chánh án thứ 14 và không hề muốn “khơi dậy thuyết âm mưu kỳ thị chủng tộc xung quanh việc ứng cử của bà Harris”. Nhưng lý thuyết của ông Eastman là sai. Bà Harris sinh ra ở Oakland, California và đủ điều kiện để tranh cử chức vụ phó tổng thống và tổng thống theo các yêu cầu của hiến pháp. Theo các luật sư hiến pháp, câu hỏi này không hề phức tạp như Newsweek nhận định (BBT)
Bầu cử 2020:
Pelosi gọi Hạ viện tái nhóm họp để ‘cứu’ bưu điện
Chủ tịch Nancy Pelosi đang gọi Hạ viện quay trở lại phòng họp trong những ngày tới để bỏ phiếu về dự luật bảo vệ Bưu điện Hoa Kỳ.
Trong một lá thư công bố hôm Chủ nhật, bà Pelosi cáo buộc Tổng thống Trump đang có “chiến dịch phá hoại cuộc bầu cử”.
Sự việc xảy ra sau khi USPS cảnh báo rằng hàng triệu lá phiếu qua thư có thể không được chuyển đến kịp thời để được tính vào cuộc bầu cử.
Giới phê bình đổ lỗi cho người đứng đầu USPS mới – một người ủng hộ trung thành của tổng thống – khiến việc giao thư và bưu kiện bị chậm lại.
Dự kiến một số lượng kỷ lục cử tri sẽ bỏ phiếu qua đường bưu điện trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 do đại dịch.
Tổng thống nhiều lần nói rằng bầu cử gửi qua thư sẽ dẫn đến gian lận và tạo động lực cho đối thủ của ông là ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hệ thống bỏ phiếu qua thư, mà chính ông Trump cũng sử dụng, an toàn không có nguy cơ bị gian lận.
Bầu cử Mỹ 2020: ‘Hàng triệu phiếu bầu qua thư có thể không được tính’
Đảng Dân chủ kêu gọi điều tra sở Bưu điện
Người Mỹ gốc Việt phản ứng việc ông Trump muốn hoãn bầu cử
Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020
Trong bức thư công bố hôm Chủ nhật, bà Pelosi chỉ trích các kế hoạch của người đứng đầu mới của USPS, Louis DeJoy, người bà cho rằng ”làm suy giảm dịch vụ bưu chính, làm chậm trễ thư và – theo chính sở Bưu điện – đe dọa khả năng có thể tham gia bầu cử của những người Mỹ đủ điều kiện – làm họ không thể kịp thời bỏ phiếu qua thư trong cuộc bầu cử sắp tới”.
“Cuộc sống, sinh kế và cuộc sống của chính nền Dân chủ Hoa Kỳ của chúng ta đang bị tổng thống đe dọa,” bà nói thêm.
Bà Pelosi cho biết sẽ kêu gọi các dân biểu Hạ viện, trong tuần tới, bỏ phiếu về dự luật mới, cấm USPS đưa ra bất kỳ thay đổi nào cho dịch vụ hoặc hoạt động mà cơ quan này cung cấp vào đầu năm nay. Ngày cho cuộc bỏ phiếu này vẫn chưa được công bố.
Bà cũng cũng lên tiếng cùng một số đảng viên Dân chủ kêu gọi ông DeJoy và một nhân vật cấp cao khác của USPS ra điều trần tại phiên điều trần “khẩn cấp” của Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện vào ngày 24/8.
Đảng viên dảng Dân chủ, bao gồm cựu Tổng thống Barack Obama, đã cáo buộc ông Trump tấn công việc bỏ phiếu qua bưu điện và USPS nhằm “phá hoại cuộc bầu cử”.
Tổng thống Trump trước đó nói với Fox News rằng ông đang chặn nguồn tài trợ bổ sung cho cơ quan USPS gặp khó khăn về tài chính, vì ông phản đối việc bỏ phiếu bằng thư.
Ông nói: “Bây giờ họ cần số tiền đó để làm cho bưu điện hoạt động để có thể lấy hết hàng triệu triệu lá phiếu này. “Bây giờ, nếu chúng tôi không thỏa thuận, có nghĩa là họ không nhận được tiền. Điều đó có nghĩa là họ không thể có cuộc bỏ phiếu toàn cầu qua thư, họ không thể có được điều đó.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53797724
Phe Cộng hòa và Dân chủ
giằng co quanh Cơ quan Bưu chính Mỹ
Hôm 17/8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bảo vệ nỗ lực của chính quyền của ông để thực hiện các thay đổi tại Cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) trước cuộc bầu cử vào tháng 11, bất chấp sự phản đối từ các đảng viên Dân chủ và các nhà phê bình khác, đồng thời cho biết ông sẽ ủng hộ các nỗ lực mở rộng bỏ phiếu trực tiếp, theo Reuters.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox News, ông Trump cho biết ông sẽ hỗ trợ việc có nhiều phòng bỏ phiếu hơn, bỏ phiếu sớm và các nỗ lực khác.
Ông Trump cho biết ông muốn USPS “hoạt động hiệu quả.”
“Đó không phải là chuyện ‘liên quan đến Trump’,” ông nói, cho biết rằng những thay đổi của chính quyền gần đây không phải là nỗ lực để “gây xáo trộn” việc bỏ phiếu trong kỳ bầu cử.
Cũng theo Reuters, hôm 16/8, các thành viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ tăng cường áp lực chống lại chiến dịch cắt giảm chi phí của người đứng đầu USPS, vốn vừa được Tổng thống Trump bổ nhiệm, cùng lúc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi kêu gọi các nhà lập pháp quay lại làm việc.
Các thành viên hàng đầu của Đảng Dân chủ tại Quốc hội đã kêu gọi Tổng giám đốc USPS Louis DeJoy và một quan chức bưu chính hàng đầu khác ra điều trần trong tháng này tại phiên điều trần về làn sóng cắt giảm đã làm chậm quá trình chuyển phát thư trên toàn quốc, khiến các nhà lập pháp lên tiếng báo động trước ngày bầu cử 3/11 khi có tới một nửa số Cử tri Hoa Kỳ có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Theo Reuters, các thành viên Dân chủ cáo buộc Tổng thống Donald Trump rằng ông đang cố gắng cản trở USPS, vốn đang thiếu tiền, để ngăn chặn việc bỏ phiếu qua thư.
Ông Trump nhiều lần nói rằng sự gia tăng bỏ phiếu qua thư sẽ dẫn đến gian lận.
Một số thẩm phán của các bang Dân chủ nói với Reuters rằng họ đang thảo luận về hành động pháp lý tiềm năng để ngăn chặn những thay đổi của USPS có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Hôm 16/8, bà Pelosi cho biết rằng bà đang kêu gọi Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát trở lại Washington vào cuối tuần này để bỏ phiếu về dự luật bảo vệ USPS tránh khỏi điều mà bà gọi là “chiến dịch phá hoại cuộc bầu cử bằng cách thao túng USPS tước quyền của cử tri.”
Trước đó, cũng hôm 16/8, các nhà lập pháp Dân chủ đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của USPS phải ra điều trần trong phiên điều trần giám sát khẩn cấp vào ngày 24/8 về sự chậm trễ trong việc phát thư, theo AP.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói với CNN hôm 16/8 rằng ông vẫn còn bỏ ngỏ việc cấp ngân sách mới cho USPS từ 10 tỷ đến 25 tỷ đôla. Vào tháng 5, Hạ viện đã phê duyệt 25 tỷ đôla trong một dự luật cấp ngân sách cho USPS, cũng theo Reuters.
Hôm 14/8, USPS cho biết họ không thể đảm bảo rằng mọi lá phiếu được bầu qua đường bưu điện sẽ đến đúng thời gian để được kiểm phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 11 này.
Chuyên gia kinh tế: Mỹ rất có thể sẽ loại Trung Quốc
khỏi hệ thống đô la toàn cầu
Hương Thảo
Trong bối cảnh hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhiều khả năng sẽ bị loại trừ dần khỏi hệ thống đồng đô la toàn cầu, theo một số nhà phân tích.
“Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần Mỹ có thể trục xuất Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la”, Guan Tao, nhà kinh tế toàn cầu cấp cao tại hãng tư vấn tài chính BOC International, một chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc, cảnh báo gần đây, theo Reuters.
Một biện pháp trừng phạt chủ yếu khác mà ĐCSTQ có thể phải đối mặt là việc tịch thu một phần hoặc toàn bộ các chứng khoán đầu tư tại Kho bạc Hoa Kỳ. Số chứng khoán này có giá trị lên tới 1,08 tỷ USD, tương đương 4% tổng số chứng khoán phát hành.
Một trong những biện pháp bảo vệ mà ĐCSTQ có thể thực hiện là tăng cường sức ảnh hưởng toàn cầu của đồng nhân dân tệ, đồng tiền quốc gia, nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la.
“Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một điều tốt nên làm”, tờ Asian News trích lời Shuang Ding, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered khu vực Trung Quốc mở rộng, kiêm cựu chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Đồng đô la là phương tiện chính của trao đổi kinh tế toàn cầu và các giao dịch quốc tế được điều tiết bởi tổ chức Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), thông qua 11.000 ngân hàng tại 204 quốc gia, khiến việc áp đặt lệnh trừng phạt trở nên tương đối dễ dàng.
ĐCSTQ hiện có chung tình huống với Nga, khi Nga cũng đang hứng chịu các lệnh trừng phạt đáng kể từ Hoa Kỳ.
Đúng như dự đoán, ĐCSTQ và Nga bắt đầu các hoạt động kinh tế chung, cố gắng trốn tránh các ràng buộc áp đặt lên họ bằng cách sử dụng hệ thống đồng đô la toàn cầu.
Nhà phân tích Tom Joscelyn, thành viên cấp cao Tổ chức Bảo vệ các nền Dân chủ, cho rằng mối quan hệ hợp tác này có thể kéo theo rủi ro cao trên toàn cầu.
“Thật vậy, mối quan hệ đối tác Tập-Putin hiện gần như chắc chắn là mối quan hệ nguy hiểm nhất hành tinh”, Joscelyn cảnh báo trong một bài viết đăng trên tờ Vital Interest ngày 15/7.
Ông nói thêm, “Ông Tập và Putin chia sẻ mối thù hận sâu sắc đối với thứ từng được gọi là trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Họ coi đó là mối đe dọa đối với nỗ lực đạt được vị thế cường quốc của họ, và quan trọng hơn, là các tham vọng độc tài của họ”.
Mỹ-Trung lại ngừng đàm phán thương mại
Lý do được đưa ra là bởi xung đột tăng cao hơn, ngoài ra phía Mỹ cũng cần thêm thời gian để xem xét về việc Trung Quốc mua hàng xuất khẩu của Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc đã trì hoãn việc xem xét lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 dự kiến được lên lịch vào ngày thứ Bảy tuần này. Lý do được đưa ra là bởi xung đột tăng cao hơn, ngoài ra cũng cần thêm thời gian để xem xét về việc Trung Quốc mua hàng xuất khẩu của Mỹ.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, cho đến nay hai bên chưa đưa ra được ngày giờ cụ thể cho việc sẽ nối lại đàm phán về thỏa thuận thương mại.
Ban đầu, lẽ ra các cuộc đối thoại về thương mại dự kiến được tổ chức vào ngày thứ Bảy, đúng 6 tháng sau khi thỏa thuận thương mại mà hai bên ký kết chính thức có hiệu lực. Từ thời điểm ký kết đó, đại dịch Covid-19 lây lan rộng và tác động xấu đến toàn cầu.
Trong ngày thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định quan điểm thỏa thuận thương mại đang có kết quả tốt, tuy nhiên ông không hề nhắc gì đến việc đàm phán đã bị trì hoãn.
Theo một nguồn tin khác, quan chức Mỹ muốn có thêm thời gian để phía Trung Quốc mua thêm hàng hóa nông sản Mỹ nhằm cải thiện hình ảnh của thỏa thuận thương mại này trong mắt các chính trị gia.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị hàng hóa, năng lượng và dịch vụ mà phía Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ thấp hơn rất nhiều so với tốc độ cần thiết để đạt được mục tiêu giá trị hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc nhập khẩu trong năm nay cao hơn 77 tỷ USD so với thời điểm năm 2017.
Kinh tế Trung Quốc giờ đây đã phục hồi sau đại dịch Covid-19 vào đầu năm nay, vì vậy việc mua hàng Mỹ cũng đang được đẩy mạnh hơn. Trong ngày thứ Sáu, Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố đã bán 126.000 tấn đậu tương cho Trung Quốc, như vậy đã có 8 ngày liên tiếp phía Mỹ bán được lượng hàng lớn cho Trung Quốc.
Các nhà kinh doanh sản phẩm năng lượng Mỹ, môi giới và các nhà nhập khẩu Trung Quốc đều công bố rằng một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã đặt hàng ít nhất 20 triệu thùng dầu thô Mỹ cho tháng 8 và tháng 9/2020.
Giới chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi tín hiệu rằng họ hài lòng với tốc độ mua hàng trong những tuần gần đây, đồng thời không có kế hoạch hủy bỏ thỏa thuận thương mại Mỹ. Phía Trung Quốc cũng đã mở cửa nhiều hơn cho doanh nghiệp dịch vụ tài chính Mỹ, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng như loại bỏ nhiều rào cản thương mại.
Việc trì hoãn đàm phán thỏa thuận thương mại dù trong thời gian ngắn sẽ cho phép Trung Quốc có thể mua thêm hàng Mỹ, điều này giúp Đại diện Thương mại Mỹ có căn cứ thuyết phục Tổng thống Trump duy trì thỏa thuận thương mại.
Dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận thương mại cũng sẽ làm giảm đi những chỉ trích từ phía Đảng Dân chủ với Tổng thống Trump, trong tuần trước, ông Joe Biden đã nói rằng Tổng thống Trump gọi thỏa thuận thương mại là chiến thắng lịch sử là không chính xác.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/36394-my-trung-lai-ngung-dam-phan-thuong-mai.html
Cuộc tập trận RIMPAC 2020 vẫn có lợi ích chiến lược
với Mỹ dù quy mô bị hạn chế
Trọng Nghĩa
Kể từ hôm nay, 17/08/2020 và kéo dài cho đến cuối tháng, Hải Quân thuộc 20 nước trên thế giới, dẫn đầu là Hoa Kỳ, bắt đầu những cuộc tập trận ngoài khơi quần đảo Hawaii trong khuôn khổ cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2020, mở ra hai năm một lần.
Dù mang quy mô hạn chế hẳn so với những lần trước, cuộc tập trận năm nay được cho là vẫn sẽ mang lại lợi ích chiến lược to lớn cho Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc cạnh tranh với Trung Quốc đang càng lúc càng gay gắt trên các vùng biển châu Á.
Vào lúc dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi, đe dọa những cuộc tụ tập đông người, một sư kiện được mệnh danh là “Cuộc Tập Trận Hải Quân Lớn Nhất Thế Giới” dĩ nhiên đã bị ảnh hưởng, và Mỹ đã bị buộc phải giảm hẳn quy mô cuộc tập trận, đồng thời bỏ hẳn những nội dung diễn tập bị cho là có nguy cơ làm dịch bệnh lây lan.
Từ con số 26 nước tham gia vào năm 2018, với hơn 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, 25.000 quân nhân, cuộc tập trận RIMPAC 2020 này chỉ tập hợp khoảng 10 quốc gia, với khoảng 20 chiếc tàu và 5.600 người. Thời gian tập trận cũng bị rút ngắn xuống còn nửa tháng, thay vì một tháng như lần trước.
Các nội dung tập trận cũng được lược bớt. Các nội dung như tập đổ bộ, rèn luyện chỉ huy tác chiến từ các cơ sở trên bờ đã bị bỏ hẳn, chỉ còn các bài diễn tập trên biển, và chỉ ở vùng biển ngoài khơi Hawaii chứ không tiến hành đồng thời ở vùng biển Calfornia (Hoa Kỳ) như vào năm 2018.
Trong tình hình đó, câu hỏi từng được đặt ra là có ích lợi gì khi duy trì một cuộc tập trận mà quy mô đã bị giảm hơn một nửa như trên, lại trong bối cảnh đã có cả chục ngàn người dân Hawaii lên tiếng phản đối việc duy trì cuộc tập trận, bị cho là hàm chứa nguy cơ phát tán dịch bệnh tại tiểu bang này.
Theo giới quan sát, dù quy mô cuộc tập trận đã bị thu gọn, chất lượng các cuộc tập trận vẫn là một điều hữu ích cho các nước được tham gia. Đứng về mặt thuần túy quân sự, kinh nghiệm học hỏi được từ những nội dung cùng diễn tập với cường quốc hải quân số một thế giới hiện nay là Mỹ sẽ rất quý giá cho các nước như Philippines, Singapore, Hàn Quốc vẫn sốt sắng đến Hawai tập trận.
Đối với các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Úc, thậm chí Pháp và Anh, Canada, có mặt tại RIMPAC 2020, việc rèn luyện kỹ năng chỉ huy, phối hợp tác chiến cũng sẽ là những bài học quý giá, hữu dụng khi phải đối phó với một kẻ thù chung.
Riêng về nước Mỹ, lợi ích hiển nhiên của việc duy trì RIMPAC 2020 là cho thấy vai trò lãnh đạo của mình, đặc biệt khi dù quy mô bị thu nhỏ, cuộc tập trận năm nay vẫn quy tụ được hầu hết các đồng minh
quan trọng của Hoa Kỳ, từ Úc, Canada, Anh, Pháp, cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và cả Philippines.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, nước bị Mỹ loại khỏi cuộc tập trận từ năm 2018 vì các hành vi lấn lướt trên Biển Đông, sự hiện diện của các nước đồng minh và đối tác trên đây tại một cuộc tập trận do Mỹ chủ trương là một tín hiệu rõ ràng gởi đến Bắc Kinh.
Trong bài nhận định về cuộc tập trận RIMPAC 2020, tuần báo Anh The Economist ngày hôm qua 16/08 ghi nhận rằng dù quy mô sự kiện có bị thu hẹp, tác dụng của cuộc tập trận năm nay “vẫn cao hơn bao giờ hết”, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang càng lúc càng căng thẳng trên mọi địa bàn, từ Biển Đông, Biển Hoa Đông cho đến eo biển Đài Loan.
Theo The Economist, “vào lúc ưu thế quân sự của mình đối với Trung Quốc bị xói mòn trong thập kỷ qua, có thể hiểu được là Mỹ đang rất muốn vun bồi những tình bạn cũ và mới”, và cuộc tập trận RIMPAC là một cơ hội thuận lợi.
Tuần báo Anh đã trích lời cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, lưu ý rằng cuộc tập trận đóng vai trò một “tín hiệu hữu hình cho thấy là quân đội quan trọng nhất của vùng Thái Bình Dương sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện, chiến thuật và công nghệ”.
Cuộc tập trận cũng nêu bật lợi thế lâu dài của Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc: Đó là khả năng thuyết phục rất nhiều quốc gia đa dạng và thân thiện tập hợp lại để tập trận, điều mà Bắc Kinh khó có thể làm được.
Đảng Dân chủ Mỹ lợi dụng đại dịch để làm chính trị
Hương Thảo
Ông Tucker Carlson, người dẫn chương trình của Fox News, hôm 14/8 nói đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc đảng Dân chủ đang lợi dụng đại dịch như một vũ khí chính trị để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã kêu gọi bắt buộc đeo khẩu trang trên toàn quốc trong ba tháng tới. Ông Carlson lập luận rằng đây là một thông điệp thể hiện “sự quyền lực và ép buộc” đối với người dân, và “Biden không chỉ rõ nghiên cứu dịch tễ học nào để biện minh cho điều luật như vậy”.
Ông Carlson nhận định: “Biden chưa bao giờ là một nhà khoa học, ông ta suốt đời là một chính trị gia. Chuyên môn của ông ta không phải là sức khỏe cộng đồng, mà là quyền lực và ép buộc, vì vậy ông ta chỉ làm những gì mình biết”. Người dẫn chương trình Carlson nói thêm, Biden “đã thực hiện ít nhất một lời hứa trong chiến dịch tranh cử cho đến nay. Ông ta đã cam kết rằng, nếu đắc cử, ông ta sẽ buộc mọi người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài”.
Trong bài phân tích của mình, ông Carlson đề cập đến những khó khăn và sự sợ hãi mà người dân Mỹ đang phải trải qua vì các biện pháp duy trì giãn cách xã hội để giảm thiểu sự lây lan của virus Vũ Hán (COVID-19), và cho rằng đây là một tình huống có lợi về mặt chính trị cho những người muốn lên nắm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới.
“Nhờ những hạn chế bắt nguồn từ lợi ích chính trị hơn là khoa học, trẻ em không thể đi học hoặc chơi với bạn bè, cha mẹ không thể đi làm, mọi người không thể kết hôn hoặc dự đám tang … Sự tương tác giữa mọi người với nhau đã bị hạn chế đáng kể. Đây không phải là những điều nhỏ nhặt. Chúng là nhu cầu thiết yếu của con người. Không có những điều này, chúng ta không thể sống”. Ông nói thêm rằng các thống đốc bang Dân chủ đã góp phần khiến cho người dân thêm phần sợ hãi và bất an.
Ông Carlson cũng trích dẫn những con số đáng báo động liên quan đến tình trạng trầm cảm của người dân do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thống kê, gần đây 25% thanh niên từ 18 đến 24 đã nghiêm túc xem xét việc tự tử, hoặc sự gia tăng các trường hợp sử dụng ma túy quá liều từ 30% đến 40% kể từ khi virus Vũ Hán bùng phát, theo Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma túy.
Ông Carlson cho rằng: “Việc những người dân đang sợ hãi, bất an và muốn có sự thay đổi là tin đáng mừng cho cái đảng đang cố gắng lên nắm quyền”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-dan-chu-my-loi-dung-dai-dich-de-lam-chinh-tri.html
Số người chết vì COVID-19 tại Hoa Kỳ
vượt mốc 170.000
Hôm 16/8, Hoa Kỳ đã vượt qua mốc 170.000 ca tử vong vì COVID-19, theo một thống kê của Reuters, giữa lúc các quan chức y tế bày tỏ lo ngại rằng dịch bệnh sẽ khiến mùa cúm mùa thu này phức tạp thêm.
Cũng hôm 16/8, số người chết đã tăng thêm 483, nhiều nhất là ở bang Florida, Texas và Louisiana.
Tính đến nay, Hoa Kỳ có ít nhất 5,4 triệu ca được xác nhận nhiễm COVID-19, cao nhất trên thế giới và có thể con số này còn thấp do quốc gia này vẫn chưa tăng cường xét nghiệm đến mức khuyến cáo. Các ca nhiễm đang giảm ở hầu hết các bang ngoại trừ Hawaii, South Dakota và Illinois.
Các quan chức y tế công cộng và các nhà chức trách lo ngại về khả năng dịch bùng phát trở lại vào mùa thu khi bắt đầu mùa cúm, điều này có thể sẽ làm trầm trọng thêm các nỗ lực điều trị COVID-19.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang Web MD, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Robert Redfield cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể rơi vào “mùa thu tồi tệ nhất” nếu công chúng không tuân thủ các hướng dẫn về y tế.
Viện Đo lường và Đánh giá Y tế dự đoán số ca COVID-19 sẽ gia tăng trong những tháng tới, dẫn đến tổng số ca tử vong khoảng 300.000 vào tháng 12 và số ca nhập viện tăng gần 75%.
Cho đến nay, trên toàn thế giới có ít nhất 21,5 triệu ca nhiễm COVID-19 và có hơn 765.000 ca tử vong được xác nhận. Hoa Kỳ vẫn là tâm chấn toàn cầu của đại dịch, chiếm khoảng 1/4 số ca mắc và tử vong trên toàn thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/so-nguoi-chet-vi-covid-19-tai-hoa-ky-vuot-moc-1700/5546496.html
Mỹ ghi nhận hơn 5,3 triệu ca nhiễm COVID-19
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của Mỹ (CDC) hôm 16/8 thông báo ghi nhận hơn 5,3 triệu ca nhiễm virus Corona mới, tăng gần 55 nghìn ca so với lần thống kê trước, theo Reuters.
Tin cho hay, con số người tử vong tăng 1.150 người, lên gần 169 nghìn người.
CDC cho biết rằng con số thống kê trên tính tới 4 giờ chiều ngày 15/8.
Theo thống kê của Reuters, tính tới sáng ngày 16/8, số ca nhiễm mới ở Mỹ cũng là khoảng 5,3 triệu người và số ca tử vong là hơn 169 nghìn.
Trong một diễn biến liên quan tới dịch bệnh ở Mỹ, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Trump về COVID-19 hôm 15/8 đã tới tiểu bang Kansas và kêu gọi người dân đeo khẩu trang bất kể họ sinh sống ở đâu, theo AP.
“Điều mỗi người dân Kansas phải hiểu đó là chúng ta chứng kiến dịch bệnh mùa hè này ở cả nông thôn và thành thị”, bác sĩ Deborah Birx nói.
“Vì thế, chúng tôi thực sự kêu gọi tất cả [người dân] các cộng đồng, dù là nông thôn hay thành thị, hãy đeo khẩu trang”.
Nghị sĩ Mỹ nói khỏi Covid-19 nhờ hydroxychloroquine
Hương Thảo
Hạ nghị sĩ Louie Gohmert nói rằng ông đã khỏi Covid-19, và đang có kế hoạch hiến huyết tương của mình, theo Washington Examiner ngày 15/8.
Ông Gohmert có kết quả dương tính với virus corona vào ngày 29/7 khi xét nghiệm tại Nhà Trắng trước chuyến đi đã được lên kế hoạch với Tổng thống Trump.
Ông Gohmert đã lái xe đến Texas để tự cách ly và trải qua nhiều ngày với các triệu chứng nhẹ của Covid-19, nhưng hiện đã khỏi bệnh.
Ông đã có kết quả xét nghiệm âm tính và dương tính với kháng thể virus corona. Ông Gohmert nói rằng ông sẽ hiến tặng huyết tương để giúp những người khác có thể phục hồi sau khi nhiễm virus.
Nghị sĩ Gohmert nói với Washington Examiner về quá trình điều trị của mình: “Tôi đã trải qua một vài ngày tồi tệ, nhưng tôi bắt đầu dùng hydroxychloroquine, [Zithromax] và kẽm, cùng với vitamin D3 và C”, ông nói. “Và tôi đã dùng phun sương steroid trong vài ngày để giúp bao phủ các phế nang trong phổi và bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của virus”.
Sau đó, ông nói thêm: “Tôi cảm thấy tiếc cho những bệnh nhân mà bác sĩ của họ thậm chí còn không được phép xem xét phác đồ hydroxychloroquine. Đó là một sự xấu hổ thực sự”.
Hydroxychloroquine không được FDA Mỹ chấp thuận như một phương pháp điều trị Covid-19, mặc dù Tổng thống Trump đã từng khuyến nghị sử dụng.
New York Post đưa tin, nghị sĩ Karen Whitsett cũng xác nhận rằng chính hydroxychloroquine đã cứu mạng bà.
Bà Whitsett cho biết bà cũng gặp khó khăn để có được loại thuốc này, vì bang của bà đặt ra những hạn chế đối với hydroxychloroquine.
“Nếu Tổng thống Trump không đề cập đến loại thuốc đó, thì không phải ai cũng có thể tiếp cận được với nó lúc này”.
Tổng thống Trump đã chúc mừng bà Whitsett trong một bài đăng trên Twitter.
Theo một nhóm các bác sĩ Mỹ, hydroxychloroquine – một loại thuốc trị sốt rét và lupus – đã giúp hơn 90% bệnh nhân Covid-19 cải thiện tình trạng. Mới đây, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một chuyên gia về virus học Trung Quốc đã trốn sang Mỹ, đã tiết lộ rằng các quan chức hàng đầu của Bắc Kinh đang dùng thuốc này như một biện pháp phòng ngừa.
Tuy nhiên, các mạng xã hội lớn như Facebook và Twitter đã kiểm duyệt các phát ngôn của Tổng thống Trump và những người đã cố gắng lên tiếng rằng hydroxychloroquine có thể giúp điều trị Covid-19, vì họ cho rằng “vẫn chưa có cách chữa khỏi virus”.
Fox News đưa tin, vào ngày 28/7, Twitter đã xóa một video mà ông Trump đăng tải nói về các bác sĩ thông báo đã điều trị thành công cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 bằng hydroxychloroquine. Một đại diện của Twitter giải thích video này vi phạm chính sách thông tin về virus corona. Facebook sau đó cũng có động thái kiểm duyệt tương tự.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-noi-khoi-covid-19-nho-hydroxychloroquine.html
Cơ quan Quản Trị Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA)
công bố những tiểu bang đầu tiên
được nhận trợ cấp thất nghiệp
Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang (FEMA) đã công bố bốn tiểu bang đầu tiên nhận được các khoản trợ cấp nhằm thay thế mức lương bị mất cho những người Mỹ mất việc làm do coronavirus. Arizona, Iowa, Louisiana và New Mexico là những tiểu bang đầu tiên đồng ý khởi động một chương trình cung cấp thêm 300 mỹ kim mỗi tuần cho những người thất nghiệp bên cạnh tiền thất nghiệp tiểu bang.
FEMA cho biết trong một tuyên bố rằng cơ quan này sẽ làm việc với Thống đốc các tiểu bang nói trên khi họ “điều động các hệ thống tiểu bang để cung cấp nguồn tài trợ này cho người thất nghiệp.” Hành động này của FEMA được đưa ra sau khi Tổng thống Trump ký lệnh hành pháp hồi đầu tháng này nhằm cung cấp 44 tỷ mỹ kim từ Quỹ cứu trợ thiên tai của cơ quan này cho các tiểu bang để bổ sung bảo hiểm thất nghiệp.
Quốc hội đã thông qua một dự luật cứu trợ coronavirus vào tháng Ba, cung cấp thêm 600 mỹ kim mỗi tuần vào các khoản trợ cấp thất nghiệp có sẵn, nhưng dự luật này đã hết hạn vào cuối tháng Bảy. Quốc hội và Tòa Bạch Ốc đã không thể đạt được thỏa thuận về một dự luật cứu trợ tương tự.
Các tiểu bang dự kiến sẽ chi trả 100 mỹ kim, hay 25%, chi phí cho các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung, có nghĩa là những người Mỹ thất nghiệp sẽ nhận được thêm 400 mỗi tuần, một mức giảm đáng kể so với những khoản trợ cấp trước đây của họ. Nhiều thành viên Cộng hòa đã bày tỏ sự phản đối với con số 600 mỹ kim mỗi tuần, cho rằng nó sẽ khuyến khích người dân tiếp tục thất nghiệp. (BBT)
Trường Mỹ mua bảo hiểm cho học phí
của sinh viên TQ trước dịch COVID-19
Hôm 17/8, Reuters loan tin trường kinh doanh thuộc Đại học Illinois có thể được bồi thường tổn thất nhờ trước đó có mua bảo hiểm đối với học phí của du học sinh Trung Quốc trong trường hợp nếu xảy ra dịch bệnh.
Sau khi trở thành hiệu trưởng của trường kinh doanh thuộc Đại học Illinois vào năm 2015, ông Jeffrey Brown lo lắng rằng các lý do chính trị hoặc một loại virus nào đó sẽ làm mất đi nguồn thu chính của trường ông: sinh viên cao học Trung Quốc.
Vì vậy, vào năm 2017, cùng với trường kỹ thuật, ông Brown đã mua bảo hiểm trị giá lên đến 61 triệu đôla để bảo vệ trường đại học trước những tổn thất như vậy, bao gồm 36 triệu đôla tổn thất do một cơn đại dịch. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của ông đã trở thành sự thật vào đầu năm nay khi COVID-19 bùng phát.
Nhưng bất chấp tầm nhìn xa của ông, mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.
Reuters xem lại các email giữa các viên chức trường học và các công ty môi giới bảo hiểm, và các cuộc phỏng vấn với những người quen thuộc với tình hình, cho thấy trường đại học có thể nhận được một khoản tiền để trang trải khoản thất thu học phí trong năm nay, nhưng không bù đắp thiệt hại do bị đại dịch, hạn chế thị thực hoặc trừng phạt.
Theo các email mà Reuters xem được, trường đại học đã mở các cuộc đàm phán để gia hạn chính sách bảo hiểm năm 2017, trước đó dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 5/2020, sớm nhất là vào mùa thu năm ngoái.
Chính sách bảo hiểm này lẽ ra đã được gia hạn vào Giáng sinh năm ngoái, nhưng một yêu cầu thủ tục phát sinh cần một nhà môi giới mới, khiến quá trình này bị trì hoãn, theo email và hai nguồn tin. Điều đó có nghĩa khi đại dịch COVID-19 tấn công, các nhà môi giới tại một đơn vị của công ty Marsh & McLennan Co Inc tiếp quản hợp đồng bảo hiểm này lại đang đàm phán gia hạn với công ty bảo hiểm AXA XL thông qua thị trường bảo hiểm Lloyds of London.
Khi nhiều tuần trôi qua và dịch COVID-19 càng càng bùng phát, các lựa chọn gia hạn hợp đồng bảo hiểm nhanh chóng bị thu hẹp trong khi chi phí tăng lên. Đại học Illinois hiện đang tiến hành một yêu cầu bồi thường cho năm nay, theo các email.
“Chúng tôi có thể hy vọng triển vọng của công ty bảo hiểm/tái bảo hiểm sẽ rõ ràng hơn trong thời gian một năm”, ông Tarique Nageer, giám đốc điều hành của công ty Marsh, viết trong một email ngày 29/4 gửi cho các viên chức trường đại học.
https://www.voatiengviet.com/a/truong-my-mua-bao-hiem-cho-hoc-phi-cua-sinh-vien-tq/5546588.html
Tổng Thống Trump cân nhắc
ân xá cho Edward Snowden
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ bảy (ngày 15 tháng 8), Tổng thống Trump cho biết ông sẽ cân nhắc xóa tội cho ông Edward Snowden, người đã tiết lộ các hoạt động giám sát trong nước và quốc tế do Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) thực hiện.
Trong một buổi phỏng vấn với New York Post, vị Tổng thống Trump nhận định “có nhiều người nghĩ rằng ông Snowden không được cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ đối xử công bằng.” Vào năm 2013, ông Snowden đã rò rỉ một loạt các thông tin bí mật cho các tổ chức tin tức tiết lộ các hoạt động giám sát gây tranh cãi của NSA trong nước và quốc tế, sau đó chạy trốn khỏi Hoa Kỳ và hiện đang sinh sống tại Nga.
Từ nhiều năm qua, các viên chức Hoa Kỳ đã muốn ông Snowden về nước để đối mặt với phiên tòa hình sự liên quan đến những thông tin mà ông đã tiết lộ. Một số người theo chủ nghĩa tự do dân sự đã ca ngợi ông Snowden vì đã tiết lộ phạm vi phi thường của các hoạt động gián điệp kỹ thuật số của Hoa Kỳ, bao gồm các chương trình gián điệp trong nước mà nhiều viên chức cao cấp của nước này đã công khai khẳng định là không tồn tại. Nhưng hành động của ông cũng khiến nhiều người trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ kinh hoàng, một số người trong số họ đã bị lộ nhiều bí mật quan trọng bậc nhất.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện ông Snowden vào tháng 9 năm ngoái, cho rằng cuốn hồi ký được xuất bản gần đây của ông mang tên “Permanent Record” đã vi phạm các thỏa thuận không tiết lộ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-can-nhac-an-xa-cho-edward-snowden/
TQ cấp bằng sáng chế,
Nga tự tin thử vaccine ngừa Covid-19
Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho vaccine Ad5-nCoV do Công ty CanSino và quân đội kết hợp phát triển. Cùng lúc, hàng vạn người Nga đã đăng ký thử vaccine Sputnik V.
Cuộc chạy đua phát triển vaccine phòng Covid-19 tiếp tục gay cấn với việc Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho loại vaccine mới.
Vaccine Trung Quốc ‘có khác biệt lớn’
Truyền thông Trung Quốc hôm 16/8 đồng loạt cho biết vaccine mang tên Ad5-nCoV “có khác biệt rất lớn” so với khoảng 100 vaccine đang được phát triển trên thế giới.
Tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các chuyên gia nhận định việc cấp bằng sáng chế thể hiện tính độc đáo và sáng tạo của vaccine, đồng thời sẽ nâng cao lòng tin của quốc tế vào vaccine Covid-19 do Trung Quốc phát triển.
Loại vaccine adenovirus tái tổ hợp này do công ty dược phẩm sinh học Trung Quốc CanSino Biologics Inc cùng với nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y khoa Quân sự do nữ thiếu tướng Trần Vy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dẫn đầu đồng phát triển.
Công ty Mỹ báo cáo dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể đã có vaccine?
Gián điệp Nga ‘tấn công nghiên cứu vaccine Covid-19′
Trong thông cáo gởi tới Hoàn Cầu thời báo, CanSino nhấn mạnh việc Ad5-nCoV được cấp bằng sáng chế đã khẳng định thêm tính hiệu quả và an toàn của loại vaccine này.
CanSino cho biết đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế từ ngày 18/3, trong khi đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và được cấp bằng hôm 11/8 trong lúc Ad5-nCoV đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, dù chưa hoàn tất giai đoạn cuối, kết quả giai đoạn 1 và 2 cho thấy sản phẩm của CanSino có độ an toàn và tạo ra khả năng miễn dịch như mong muốn.
Theo các chuyên gia trong ngành vaccine, thử nghiệm giai đoạn 3 rất quan trọng và phức tạp khi phải cần số người tham gia thử nghiệm rất lớn.
Đại diện công ty cho biết hiện việc thử nghiệm vaccine đang được tiến hành tại Mexico và Saudi Arabia.
Hiện Trung Quốc còn có ít nhất 4 loại vaccine đang trong quá trình phát triển nữa.
Nga sắp thử giai đoạn 3 vaccine Sputnik V
Hôm 16/8, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cho biết vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 sẽ trải qua giai đoạn nghiên cứu hậu đăng ký trong 7 – 10 ngày tới. Hàng chục ngàn người đã đăng ký tham gia cuộc thử nghiệm.
Trước đó, ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đây là vaccine Covid-19 được cấp phép đầu tiên trên thế giới. Các thử nghiệm liên quan tới Sputnik V đã được thực hiện trong tháng 6 và 7, nhưng thử nghiệm giai đoạn 3 vẫn chưa được tiến hành.
TT Nga Putin: Vaccine Covid-19 của Nga được phê duyệt
Virus corona: Việt Nam đặt mua hàng triệu liều vaccine từ Nga
Vaccine của Nga được tạo ra dựa trên một nền tảng đã dùng để điều chế một số loại vaccine khác. Ngày 15/8, Bộ Y tế Nga công bố quá trình sản xuất vaccine Covid-19 đã được triển khai.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra khi vaccine Sputnik V chưa được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đã làm dấy lên quan ngại về độ an toàn. Đã xuất hiện nhiều chỉ trích nhằm vào Nga về việc đốt cháy giai đoạn.
Ngay trong giới y khoa tại Nga cũng có nhiều người lo ngại về việc vaccine được cấp phép vội vã này. Theo một cuộc thăm dò qua ứng dụng điện thoại di động vào cuối tuần qua với 3.040 bác sĩ tham gia, 52% trả lời họ không sẵn sàng được tiêm vaccine này. Chỉ có 24,5% nói rằng họ sẽ đồng ý được tiêm vaccine.
Trung Quốc cấp bằng sáng chế vaccine ngừa Covid-19.
Đáp lại, giới chức Nga cho rằng các lời chỉ trích từ phương Tây nhằm vào vaccine Nga xuất phát từ lòng “đố kỵ”. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko nói các chỉ trích của phương Tây là “không có căn cứ”. Hãng thông tấn TASS cũng trích lời phát biểu của ông Gintsburg cho biết các chuyên gia vaccine Nga đã “làm việc tại viện nghiên cứu này tới mười năm”.
“Các nước châu Âu và Mỹ luôn thèm muốn những nhà khoa học như vậy. Họ đang tìm cách lôi kéo các nhà khoa học của chúng tôi”, ông Gintsburg nói.
Dù còn nhiều quan ngại đối với Sputnik V, một số quốc gia đã đăng ký mua vaccine của Nga.
Vào ngày 14/8, Việt Nam cho biết sẽ đặt mua 50-150 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 của Nga. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt mua vaccine của Anh. Một số công ty trong nước cũng đang nỗ lực nghiên cứu phát triển vaccine.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53802966
Nhà virus học TQ đào thoát đến Mỹ cho biết
nCoV được phát triển nhân tạo từ hai loại virus
Lục Du
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax TV phát sóng hôm 11/8, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng cho biết virus Vũ Hán được viện nghiên cứu của quân đội Trung Quốc phát triển trong phòng thí nghiệm chứ không phải là loại virus được hình thành tự nhiên, theo Secretchina.
Cô Diêm nói rằng chính quyền Trung Quốc đã biết về sự tồn tại của nCoV gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán từ rất lâu trước khi họ thông báo về sự tồn tại của loại vi rút này.
Nữ tiến sĩ từng làm việc tại Học viện Y tế Công cộng của Đại học Hồng Kông, trước khi chạy trốn chính quyền Trung Quốc sang Mỹ vào tháng Tư, cho biết thêm, Bắc Kinh đã sớm biết virus Vũ Hán lây truyền từ người sang người, họ cũng biết rõ loại virus chết người này không phát sinh từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, cũng không xuất phát từ dơi hoặc tê tê.
Cô Diêm cho hay, thậm chí từ tháng Mười hai năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã có bộ mã gen của nCoV. Khi đó Vũ Hán đã có dịch nhưng chính quyền Trung Quốc lại cố gắng che giấu sự thật, thậm chí giấu thông tin với cả nhân viên y tế, để mặc virus lây nhiễm, và cũng không công bố tình hình thực tế cho người dân.
Nữ chuyên gia virus học họ Diêm cho biết thêm, virus Vũ Hán có nguồn gốc từ virus dơi Chu San được quân đội Trung Quốc phát triển, nó là sự kết hợp của hai chủng virus, virus corona ZC45 và corona ZX21. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho đến các chuyên gia hàng đầu của Đại học Hồng Kông, nơi cô từng công tác, đã cùng phối hợp để che giấu thông tin, chuyển sự chú ý của công chúng sang loại virus dơi RaTG13 mà học giả virus Trung Quốc Thạch Chính Lệ hư cấu, hay loại virus phát sinh từ tê tê.
Cô Diêm cũng cáo buộc chính quyền Trung Quốc ngăn chặn người dân dùng thuốc hydroxychloroquine (thường dùng điều trị sốt rét) cho điều trị virus Vũ Hán, mặc dù nó an toàn và có tác dụng đối với những bệnh nhân Covid mới nhiễm bệnh.
Covid-19 : Nhiều dấu hiệu
làn sóng đại dịch thứ hai bùng lên tại châu Âu
Trọng Thành
Trong những ngày gần đây, tại châu Âu, nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng dịch Covid-19 thứ hai có thể bùng lên. Các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Ý, tăng cường các biện pháp phòng dịch.
Tại Pháp, tính đến tối hôm qua, 16/08/2020, theo bộ Y Tế, trong vòng 24 giờ, có thêm 3.015 ca dương tính với virus. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, số lượng người dương tính vượt quá 3.000/ngày. Hôm 15/08, có 3.310 người dương tính, số lượng cao chưa từng có kể từ đầu tháng 5/2020, tức từ khi nước Pháp bắt đầu ra khỏi phong tỏa. Tình hình tại các bệnh viện, tạm thời vẫn còn yên ắng, số lượng bệnh nhân điều trị tích cực ổn định so với hôm trước, và chỉ có thêm một người qua đời do Covid-19.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thành phố lo ngại đợt dịch thứ hai, quyết định ban hành lệnh mang khẩu trang bắt buộc, tại một số nơi công cộng ngoài trời. Trong một cuộc thăm dò dư luận, mà kết quả được công bố hôm 15/08, trên Le Journal du Dimanche, 87% người Pháp lo ngại về các hệ quả kinh tế của khủng hoảng virus corona mới.
Ý đóng cửa các tụ điểm vui chơi ban đêm
Tối hôm qua, chính phủ Ý ra quyết định đóng cửa các sàn nhảy và tất cả các địa điểm vui chơi ban đêm, và buộc mang khẩu trang vào buổi tối tại các tụ điểm công cộng đông người. Bộ trưởng Y Tế Ý cho biết là tỉ lệ lây nhiễm trong giới trẻ tăng mạnh, khiến chính quyền lo ngại là kỳ khai giảng sắp tới, bắt đầu từ ngày 14/09, sẽ bị ảnh hưởng.
Tuổi trung bình của ca dương tính mới trong những ngày qua giảm xuống còn khoảng 39 tuổi. Bộ trưởng Y Tế Ý giải thích : Đó là một chỉ báo quan trọng buộc chính quyền phải đưa ra quyết định trên. Theo ông Roberto Speranza, đây là một « sự hy sinh cần thiết » để bảo vệ giới trẻ, để bảo đảm duy trì các hoạt động học tập, chứ không phải là một quyết định trừng phạt nhắm vào thanh niên.
Hiện tại, tình hình của nước Ý khả quan hơn nhiều so với Pháp và Tây Ban Nha, với ít hơn 500 ca dương tính/ngày, nhưng Roma rất cảnh giác với nguy cơ đợt dịch thứ hai. Ý là nước châu Âu đầu tiên bị Covid-19 tấn công, với tổng cộng hơn 254.000 ca dương tính, và hơn 35.000 người chết.
Pháp yêu cầu Afghanistan không phóng thích
những chiến binh Taliban
bị kết tội giết công dân Pháp
Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ Bảy (15 tháng 8), Bộ Ngoại Giao Pháp cho biết họ yêu cầu chính phủ Afghanistan không đưa các chiến binh Taliban bị kết tội giết công dân Pháp vào thỏa thuận phóng thích tù nhân. Trước đó, chính phủ Afghanistan đã đồng ý trả tự do cho 400 tù nhân như một phần của các hành động hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình với các tay súng Taliban.
Theo một viên chức cho biết vào hôm thứ Sáu (14 tháng 8), tính đến nay 80 tù nhân trong số này đã được phóng thích. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Pháp, “Pháp đặc biệt lo ngại về sự hiện diện của một số kẻ khủng bố bị kết tội giết công dân Pháp ở Afghanistan, những phạm nhân này cũng nằm trong số những người được Afghanistan trả tự do.
Pháp kiên quyết phản đối việc phóng thích những tù nhân bị kết tội giết công dân Pháp, đặc biệt là giết những người lính và nhân viên tình nguyện làm việc cho các cơ quan phi lợi nhuận. Vì vậy Pháp yêu cầu giới chức trách Afghanistan không tiến hành thả những kẻ khủng bố này.
Cho đến nay, những bất đồng trong việc thả các tù nhân, bao gồm những người bị cáo buộc liên quan đến một số vụ tấn công đẫm máu nhất ở Afghanistan, đã khiến các cuộc đàm phán hòa bình bị trì hoãn trong nhiều tháng, sau khi Hoa Kỳ rút quân theo một thỏa thuận đã ký với Taliban vào tháng Hai năm nay. (BBT)
Các mạng phim độc lập trước thế ‘‘bá chủ’’ của Netflix
Tuấn Thảo
Thời gian phong tỏa vừa qua do dịch Covid-19 đã ít nhiều thay đổi cung cách tiêu dùng của người Pháp, đặc biệt là trong lãnh vực xem phim trực tuyến. Sau khi lệnh phong tỏa từng bước được dỡ bỏ, các rạp xinê bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng người Pháp vẫn thích xem phim trên mạng, chứ chưa vội trở lại các rạp chiếu phim.
Hiện tại, mạng Netflix của Mỹ đang thống trị lãnh vực phát hành phim, bán hay thuê video trên Internet. Theo cuộc khảo sát gần đây của Integral Ad Science, một công ty tư nhân Mỹ chuyên phân tích các thông tin liên quan đến công nghệ số, cứ trên ba người thường xem phim hay thuê video trực tuyến, là có đến hai người (67%) đăng ký dịch vụ của mạng Netflix.
Về phía các mạng phát hành phim của Pháp nói riêng hay của châu Âu nói chung, các mạng này không thể nào có đủ sức để cạnh tranh trực tiếp với Netflix, cho nên phải tạo cho mình những nét khác lạ, đặc thù để lôi cuốn người xem hay đặc biệt nhắm vào một số thành phần khán giả. Mạng Netflix gần đây đã hợp tác với MK2 để mua lại quyền phát hành dòng phim ‘‘di sản’’, trong đó có các bộ phim của François Truffaut và Charlie Chaplin. Thế nhưng, Netflix chỉ mới đi bước đầu, trong khi đó là sở trường từ lâu của các mạng phim độc lập.
Bên cạnh đó, hầu hết các tập đoàn hay công ty cỡ lớn đều lao vào cuộc cạnh tranh để giành lấy thị phần, trong đó có Amazon Prime, Disney+ và gần đây hơn nữa là mạng Starzplay với các loạt phim truyện nhiều tập như ‘‘Outlander’’ hay là ‘‘American Gods’’. Tất cả các mạng này đều cố gắng sản xuất những nội dung ‘‘nguyên tác’’, phát hành theo mô hình độc quyền, gồm cả phim truyện hay phim truyền hình nhiều tập. Mục tiêu là để “giữ khách”, cầm chân khán giả tránh cho họ lọt vào tay các đối phương, trong đó lợi hại nhất vẫn là mạng Netflix.
Công ty Disney+ gần đây đã “đi hớ” một bước khi tung lên mạng bộ phim ‘‘Hoa Mộc Lan’’ với Lưu Diệc Phi trong vai chính. Khán giả phải chi 29 đô la, chỉ để xem bộ phim mới này, nhưng nếu muốn xem các nội dung khác như Star Wars, Chiến binh Mandalorian hay các tuyến ngoại truyện của Avengers thì họ vẫn phải đăng ký dịch vụ của Disney+.
Bước đột phá ngoạn mục nhất, có lẽ là khi đạo diễn kỳ cựu Martin Scorsese về đầu quân cho mạng Apple TV+. Sau khi thành công rực rỡ với bộ phim “The Irishman” do Netflix phát hành, đạo diễn Martin Scorsese đã không tiếp tục làm việc với Netflix mà lại ký thỏa thuận hợp tác nhiều năm cho
mạng Apple TV+, trong đó có việc sản xuất dự án phim truyện với kinh phí cao ‘‘Killers of the Flower Moon’’ quy tụ các ngôi sao hàng đầu như Leonardo DiCaprio và Robert De Niro.
Bộ phim đang ở trong giai đoạn tiền kỳ và theo dự kiến sẽ ra mắt khán giả vào năm 2021, tác phẩm mới của đạo diễn Martin Scorsese sẽ được hãng phim Paramount phân phối trên thị trường quốc tế. Còn trên mạng, bộ phim này sẽ do Apple TV+ độc quyền phát hành, sau khi công ty này trở thành nhà sản xuất chính thức, về đầu trong cuộc đấu giá với một ngân sách hơn 180 triệu đô la dành cho bộ phim, vượt trội hẳn so với các công ty sản xuất khác.
Tuy nhiên, theo đánh giá của công ty Integral Ad Science, ngoại trừ sự kiện đáng chú ý này ra, dường như vẫn chưa có đối thủ nặng ký nào có thể soán ngôi của mạng Netflix, phần lớn cũng vì theo phản hồi của các cư dân mạng, cho tới thời điểm này, Netflix vẫn có nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn hơn so với các mạng phim khác. Một trong những điểm yếu của Netflix có lẽ nằm trong cách tổ chức và sắp xếp cơ sở dữ liệu, hầu tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một tác phẩm, một nội dung hay một tựa phim.
Đối với giới thích xem phim Pháp, thì họ có thể tìm thấy rất nhiều tác phẩm mới trên mạng UniversCiné. Mạng này chẳng những khai thác phim Pháp mà còn hỗ trợ dòng phim ‘‘nghệ thuật’’ . Đáng chú ý hơn cả là bộ phim “Les Misérables” của đạo diễn Ladj Ly hay là “La Belle Époque” của Nicolas Bedos. Dòng phim ‘‘nghệ thuật’’ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất, qua đó tác phẩm phản ánh nhãn quan riêng của một tác giả, khác với dòng phim thị trường chẳng hạn như dòng phim theo mô hình sản xuất của đạo diễn Luc Besson. Trên mạng UniversCiné, khán giả có thể thuê hoặc mua phim trực tuyến.
Về phía mạng Tënk, mạng này được dành riêng cho thể loại phim tài liệu nói chung, bao gồm dòng phim tài liệu theo chuyên đề như lịch sử, kiến trúc kỳ quan, khoa học không gian, động vật hoang dã. Ngoài ra còn có dòng phim tài liệu của những đạo diễn nổi tiếng như David Fincher hay là Martin Scorsese từng quay phim tài liệu về Bob Dylan hay nhóm The Rolling Stones. Trong thời gian gần đây, ngoài các đợt lưu diễn có thu hình hay phim tiểu sử dưới dạng tài liệu, Tënk đã cố gắng cập nhật dòng phim tài liệu của Pháp. Một cách tương tự, mạng phim Bref chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu phim ngắn, trong đó có rất nhiều tác phẩm đầu tay các đạo diễn nổi tiếng hay là phim ngắn từng đoạt giải César hay là Oscar.
Cuối cùng, giới yêu chuộng phim Pháp không thể nào bỏ qua mạng La Toile, đặc biệt phong phú về mặt nội dung và khá chi tiết trong cách sắp xếp, giới thiệu và trình bày. Ngoài việc giới thiệu cả hai dòng phim nghệ thuật và thương mại, mạng La Toile đã có sáng kiến hỗ trợ các rạp chiếu phim cũng như các đạo diễn chuyên làm phim độc lập. Mạng này cung cấp dịch vụ xem phim theo yêu cầu, nhưng với đặc điểm là đại diện cho 230 rạp chiếu phim ở Pháp. Mỗi rạp chiếu phim độc lập ở đây tham gia cung cấp chương trình chiếu phim hàng tuần, khán giả dựa vào danh sách để tuyển chọn bộ phim mà họ muốn xem. Một phần thu nhập từ các dịch vụ của mạng La Toile sau đó được chia cho các chủ rạp phim. Có thể nói, đây là một trong những phương thức hỗ trợ tài chính hiệu quả nhất, vào lúc khán giả Pháp vẫn chưa vội đi xem phim ở rạp.
Địa Trung Hải: Thổ Nhĩ Kỳ ‘‘mở rộng’’ thăm dò khí đốt
ở vùng tranh chấp với Hy Lạp
Trọng Thành
Hôm qua, Chủ Nhật 16/08/2020, Ankara thông báo sẽ tiếp tục các hoạt động thăm dò tại vùng biển tranh chấp với Athens ở phía đông Địa Trung Hải, bất chấp các kêu gọi « xuống thang » trước đó của Liên Hiệp Châu Âu.
Thông tín viên Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :
Các tàu khoan thăm dò Thổ Nhĩ Kỳ – và các tàu chiến hộ tống - sẽ không rời khu vực phía đông Địa Trung Hải chừng nào chưa có được một thỏa thuận ngoại giao. Trên đây là thông điệp mà Ankara gửi đến Hy Lạp và Liên Hiệp Châu Âu, trong một thông báo mới về tình hình trên biển. Cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tàu Yavuz, được triển khai ngoài khơi đảo Chypre từ nhiều tháng nay, sẽ tiến hành các hoạt động tìm kiếm dầu khí ở khu vực phía tây nay của đảo từ ngày 18/08 đến 15/09.
Như vậy, Ankara đã mở rộng vùng thăm dò, trong lúc ít nhất hai tàu khác của Thổ Nhĩ Kỳ - tàu Oruç Reis và tàu Barbaros Hayrettin Pasa - vào thời điểm hiện tại cũng đang khảo sát phần đáy biển ở phía đông Địa Trung Hải, nhằm tìm kiếm khí đốt, tại các vùng mà Hy Lạp đòi hỏi chủ quyền.
Thông báo mới nhất của Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ đi kèm với một cảnh báo : « Chúng tôi kiên quyết yêu cầu (tàu thuyền) không tới khu vực khảo sát ». Cảnh báo nói trên làm dấy lên lo ngại là việc Ankara phô trương sức mạnh có thể làm nổ ra đụng độ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Hôm qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi đối thoại, nhưng cũng báo trước là quốc gia này sẽ không lùi bước « trước các đe dọa và trừng phạt ». Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ sớm ban hành các trừng phạt đối với Ankara, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục các hoạt động thăm dò bị coi là « bất hợp pháp ».
Liên Âu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng thăm dò « ngay lập tức »
Hôm qua, 16/07, ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo mở rộng hoạt động thăm dò ở đông Địa Trung Hải, lãnh đạo Ngoại Giao của Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell, đã kêu gọi Ankara « ngay lập tức » ngừng hoạt động nói trên. Lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu ra thông cáo khẳng định tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ khiến « căng thẳng và nguy cơ mất an ninh gia tăng một cách đáng tiếc ». Trước đó, ngày 16/08, các ngoại trưởng Liên Âu đã họp qua mạng để bàn về căng thẳng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng đông Địa Trung Hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp và Liên Hiệp Châu Âu cũng là chủ đề chính trong cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Mỹ với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày hôm qua tại Cộng hòa Dominicana. Theo Reuters, sau cuộc hội đàm, ngoại trưởng Mỹ cho biết trên Twitter, đã nêu với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ vấn đề « cần khẩn cấp giảm căng thẳng » tại Địa Trung Hải.
Biểu tình phản đối
lấn át mít tinh ủng hộ Tổng thống Belarus
Hàng chục ngàn người chống Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tập trung tại Minsk để biểu tình phản đối cuộc bầu cử gây tranh cãi.
“Tuần hành vì Tự do” ở trung tâm thủ đô diễn ra trong bối cảnh sự phẫn nộ gia tăng với các cáo buộc về gian lận bầu cử và sự tàn bạo của cảnh sát trong các cuộc biểu tình diễn ra sau đó.
Ở diễn biến khác, trong một bài phát biểu trước một đám đông nhỏ với vài nghìn người, ông Lukashenko gọi những người chống đối là “lũ chuột”.
Ông kêu gọi người ủng hộ ông bảo vệ đất nước và nền độc lập.
Các cuộc tuần hành của phe đối lập nổ ra sau khi Nga đồng ý trợ giúp về an ninh trong trường hợp có các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài với Belarus. Được biết, ông Lukashenko đã hai lần nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin vào cuối tuần qua.
Nhà lãnh đạo lâu năm của Belarus cũng bày tỏ lo ngại về các cuộc tập trận quân sự của NATO đang diễn ra ở các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania, và không ngớt chỉ trích nhằm vào liên minh quân sự phương Tây.
Nato – tổ chức đã cử bốn nhóm tác chiến do Anh, Canada, Đức và Mỹ dẫn đầu tới các nước Baltic sau khi Moscow sáp nhập Crimea từ Ukraine – bác bỏ cáo buộc về việc tăng cường quân sự trong khu vực.
Tình trạng bất ổn ở Belarus khởi phát sau khi ông Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật tuần trước, kết quả của cuộc bầu cử này đã bị lên án giữa lúc có nhiều cáo buộc gian lận về bầu cử.
Ủy ban Bầu cử Trung ương cho biết ông Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994, đã đạt được 80,1% số phiếu bầu và ứng cử viên đối lập chính – bà Svetlana Tikhanovskaya – giành được 10,12%.
Nhưng bà Tikhanovskaya khẳng định rằng nếu các phiếu bầu được kiểm đúng cách, bà có thể đã giành được số phiếu ủng hộ từ 60% đến 70%.
.Nga phản ứng ra sao?
Phân tích của Steve Rosenberg, phóng viên ở Moscow.
Các bản tin truyền hình của Nga đã đưa ra những nét tương đồng đáng lo ngại giữa Belarus 2020 và Ukraine 2014.
Cuộc cách mạng thân phương Tây của Ukraine đã dẫn đến việc Moscow triển khai lực lượng đặc biệt của mình để sáp nhập Crimea và sự can thiệp quân sự của Nga ở miền đông Ukraine.
Sáu năm sau, liệu quân đội Nga có thể can thiệp vào Belarus?
Trên lý thuyết, ít nhất, một động thái như vậy sẽ phản tác dụng. Phong trào chống đối ở Belarus không chống Nga/ủng hộ châu Âu – mà là chống Lukashenko. Nếu Nga gửi quân đến để bảo vệ nhà lãnh đạo Belarus, điều đó có nguy cơ khiến người dân Belarus xa lánh và tạo ra tâm lý chống Moscow.
Belarus: Lãnh đạo phe đối lập Tikhanovskaya ra đi ‘vì con cái’
Putin ‘cam kết hỗ trợ’ cho tổng thống Belarus
Đúng như vậy, Moscow quyết tâm giữ Belarus trong phạm vi ảnh hưởng của Nga. Mục tiêu cuối cùng của Điện Kremlin là gắn kết sâu hơn với nước láng giềng – theo kiểu một nhà nước liên minh (với Vladimir Putin đứng đầu). Điều này có thể đạt được thông qua đòn bẩy chính trị.
Điện Kremlin có một nỗi sợ hãi ám ảnh về “cách mạng màu” ngay trước cửa nhà mình. Nhưng Minsk 2020 không phải là Kyiv 2014. Belarus không phải lựa chọn giữa Đông và Tây. Người dân Belarus tỏ ra phẫn nộ trước sự tàn bạo của lực lượng an ninh của đất nước này. Nhiều đến mức ngay cả những nhóm có truyền thống ủng hộ ông Lukashenko – bao gồm cả các công nhân nhà máy quốc doanh – cũng bỏ rơi ông.
Chuyện gì đang xảy ra ở Minsk?
Truyền thông địa phương đưa tin rằng khoảng 31.000 người đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, nhưng Bộ Nội vụ ước tính con số gần 65.000 người.
Phát biểu trước người ủng hộ, ông Lukashenko cho biết ông không thích các cuộc tuần hành và không cần bất cứ ai bảo vệ mình. Ông nói việc này không phải lỗi của ông để ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của họ. Bác bỏ yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống lại, ông nói rằng đất nước Belarus sẽ “tan rã” nếu điều đó xảy ra.
Ông Lukashenko mô tả phe đối lập như những con chuột
Ông nói: “Các bạn đến đây để lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ, các bạn có thể bảo vệ đất nước, nền độc lập, vợ, chị em và con cái của mình”.
Ông nói thêm rằng phe đối lập sẽ “như chuột tràn ra khỏi hang” nếu không bị trấn áp lần này.
“Đây sẽ là khởi đầu cho sự cáo chung của các bạn – các bạn sẽ quỳ gối như ở Ukraine và các nước khác và cầu nguyện, mà chỉ Chúa mới biết là cho ai.”
Có tin cho biết công nhân trong các công ty quốc doanh đã bị ép buộc tham dự nếu không sẽ đối mặt nguy cơ mất việc. Trong nhiều ngày qua, công nhân tại các nhà máy do nhà nước điều hành đã tổ chức đình công và nhiều người đã tham gia tuần hành trên đường phố chống lại tổng thống.
Trong khi tổng thống phát biểu, khoảng 220.000 người biểu tình chống Lukashenko đã tập trung gần đài tưởng niệm Thành phố Anh hùng thời Thế chiến thứ hai ở trung tâm Minsk, theo trang tin Tut.by.
Họ đã đáp trả lời kêu gọi biểu tình cuối tuần của bà Tikhanovskaya. Lãnh đạo phe đối lập đã phải sống lưu vong ở Lithuania sau khi bà nộp đơn khiếu nại với các cơ quan bầu cử và bị giam giữ bảy giờ.
Maria Kolesnikova, cựu thành viên trong nhóm của bà Tikhanovskaya, phát biểu trước đám đông.
“Các bạn thật can trường, tôi yêu các bạn”, bà nói, trước khi lên tiếng kêu gọi các quan chức, sĩ quan an ninh và thẩm phán.
“Quý vị, đây là cơ hội cuối cùng. Hãy đứng về phía chính nghĩa và về phía nhân dân. Chúng ta chiếm đa số. Chúng ta là sức mạnh.”
Những người ủng hộ cũng xuất hiện ở các thành phố khác. Thị trưởng Brest đã bị những người biểu tình la ó khi ông cố gắng nói chuyện trước đám đông. Tại Gomel, người biểu tình đã gỡ bỏ lá cờ chính thức của Belarus khỏi cột cờ của thành phố và thay thế nó bằng lá cờ đỏ và trắng của phe đối lập.
Hàng nghìn người phàn nàn đài truyền hình nhà nước đã đưa ra một bức tranh sai lệch về các cuộc biểu tình
Cầu thủ bóng đá Ilya Shkurin tuyên bố anh sẽ không chơi cho đội tuyển cho đến khi Tổng thống Lukashenko từ chức và sau đó ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng hàng đầu Nga CSKA Moscow.
Điều gì xảy ra ở khía cạnh chính trị?
Giữa lúc tình hình bất ổn tiếp diễn, ông Lukashenko đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Tổng thống Nga Putin.
Ông Lukashenko cho biết Tổng thống Putin đã hứa cung cấp những gì mà ông gọi là sự hỗ trợ toàn diện trong trường hợp có các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài đối với Belarus.
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm thứ hai vào Chủ nhật, trong đó Điện Kremlin cho biết họ đã thảo luận về “tình hình ở Belarus, có tính đến sức ép mà nước cộng hòa đang phải chịu từ bên ngoài”.
Ông Putin nói với ông Lukashenko rằng Nga sẵn sàng hỗ trợ Belarus “theo hiệp ước quân sự nếu cần”.
Các ngoại trưởng EU hôm thứ Sáu đã nhất trí chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Belarus chịu trách nhiệm về việc gây ra “bạo lực, đàn áp và làm sai lệch kết quả bầu cử”. Mỹ cũng đã lên án cuộc bầu cử là “không tự do và công bằng”.
Thủ tướng của ba nước cộng hòa Baltic – Latvia, Lithuania và Estonia – sau đó đã “bày tỏ quan ngại sâu sắc trước cuộc đàn áp bạo lực … và sự đàn áp chính trị đối với phe đối lập của chính quyền”.
Ba nước vùng Baltic muốn Belarus tổ chức lại bầu cử
Belarus: Ứng viên đối lập phản đối kết quả bầu cử
Lithuania và Latvia trước đó cho biết họ sẵn sàng làm trung gian hòa giải ở Belarus, với điều kiện chính quyền ngừng đàn áp bạo lực đối với người biểu tình và thành lập hội đồng quốc gia với các thành viên của xã hội dân sự. Họ cảnh báo rằng nếu không làm vậy thì sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Các nhà lãnh đạo cho biết cuộc bầu cử tổng thống “không tự do cũng không công bằng” và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu “minh bạch” “với sự tham gia của các quan sát viên quốc tế”.
Bà Tikhanovskaya rời đến Lithuania sau cuộc bầu cử, sau khi bà công khai tố cáo kết quả. Trước cuộc bỏ phiếu, bà cũng đã gửi các con của mình đến Lithuania để đảm bảo an toàn.
Khoảng 6.700 người đã bị bắt sau cuộc bầu cử, và nhiều người đã lên tiếng về việc họ bị nhân viên an ninh tra tấn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53802957
Belarus : Tổng thống Loukachenko tuyên bố
có thể chia sẻ quyền lực
Thụy My
Tổng thống Belarus, ông Alexandre Loukachenko hôm nay 17/08/2020 tuyên bố ông có thể chia sẻ quyền lực, nhưng vẫn bác bỏ đề nghị tổ chức bầu cử lại. Nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaia đang lưu vong ở Litva cho biết sẵn sàng lãnh đạo đất nước.
Tuyên bố trên đây của ông Loukachenko được đưa ra sau khi trên 100.000 người hôm qua 16/08/2020 đã xuống đường tại Minsk, đòi hỏi tổng thống phải ra đi. Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Belarus.
Đáp lại lời kêu gọi của bà Svetlana Tikhanovskaia, đối thủ của ông Loukachenko, người dân Belarus xuống đường không chỉ tại thủ đô Minsk mà còn tại nhiều thành phố khác.Theo trang tin độc lập Tut.by, đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ khi Belarus độc lập năm 1991. Mặc trang phục màu trắng, người biểu tình giơ cao hàng ngàn lá cờ hai màu trắng và đỏ của đối lập, hô vang các khẩu hiệu đòi tổng thống phải từ chức.
Đến trưa, ông Loukachenko, 65 tuổi, cầm quyền từ 26 năm qua, bất ngờ xuất hiện tại quảng trường Độc Lập ở Minsk trước 10.000 người ủng hộ. Ông bác bỏ lời kêu gọi của đối lập về việc tổ chức một cuộc bỏ phiếu mới, sau kỳ bầu cử ngày 09/08 trong đó ông được 80% số phiếu, tuy nhiên bị tố cáo gian lận. Ông cáo buộc ý đồ « nước ngoài áp đặt một chính phủ » cho Belarus. Bên cạnh tổng thống là con trai ông, Nikolai Loukachenko, được cho là người kế nhiệm tương lai.
Việc ông Alexandre Loukachenko đắc cử bị cáo buộc gian lận hàng loạt, trong bối cảnh ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovskaia rất được ủng hộ. RIA Novosti cho biết ứng dụng Telegram ở Belarus đã mở một cuộc thăm dò nặc danh, kết quả cho thấy 53% người sử dụng đã bầu cho Tikhanovskaia, chỉ có 2% bỏ phiếu cho ông Loukachenko.
Nhiều người trong giới tinh hoa đã ngả theo đối lập : các phóng viên đài truyền hình nhà nước, nhà nghiên cứu, doanh nhân, và cả các nhà ngoại giao. Đặc biệt truyền thông nhà nước đưa tin về cuộc biểu tình chống chính phủ hôm qua một cách khách quan hoặc mang màu sắc tích cực.
Nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaia, 37 tuổi, đang lưu vong ở Litva, hôm nay tuyên bố sẵn sàng lãnh đạo đất nước. Bà nhắc lại rằng tuy « không muốn trở thành chính khách », nhưng định mệnh đã khiến bà « đứng trên tuyến đầu chống bất công ». Bà đòi hỏi tổ chức một cuộc bầu cử công bằng, trả tự do cho tù nhân chính trị, và loan báo thành lập một ủy ban chuyển tiếp quyền lực.
Trong bốn cuộc biểu tình nổ ra sau bầu cử, đã có hai người thiệt mạng và vài chục người bị thương. Tuy nhiên nhà cầm quyền tỏ ra nhượng bộ : loan báo thả 2.000 trong số 6.700 người bị câu lưu, và không có ai bị bắt trong các cuộc biểu tình khổng lồ hôm qua.
Nga ủng hộ Loukachenko, EU họp thượng đỉnh khẩn cấp về Belarus
Điện Kremlin hôm qua cho biết sẵn sàng trợ giúp về quân sự nếu cần thiết, trong khuôn khổ hiệp ước song phương và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO hay OTCS theo tiếng Pháp) gồm sáu nước
Liên Xô cũ. Như vậy ông Loukachenko được sự hỗ trợ của đồng minh cũ, tuy quan hệ gần đây căng thẳng vì tổng thống Belarus tố cáo Nga muốn biến nước mình thành chư hầu.
Cũng trong hôm qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu (EU) tiếp tục ủng hộ « hàng trăm ngàn người » biểu tình chống chế độ Belarus, còn Anh hôm nay tuyên bố không chấp nhận kết quả bầu cử vừa qua. EU đã có biện pháp trừng phạt các quan chức Belarus có liên quan đến gian lận bầu cử và đàn áp.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel hôm nay loan báo 27 nhà lãnh đạo EU sẽ họp khẩn vào thứ Tư 19/08 để bàn về tình hình Belarus.
Nhiều doanh nghiệp Nhật
xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Khoảng 1.400 doanh nghiệp Nhật Bản đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 17 tháng 8.
Theo kết quả được Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố sau khi khảo sát trên 3.500 doanh nghiệp quan tâm tới việc sản xuất ở nước ngoài, có đến 40%, tức khoảng 1.400 doanh nghiệp đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Khảo sát được hiện vào cuối năm ngoái.
Hôm 17 tháng 7 năm 2020, Bloomberg dẫn thông tin từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho hay, 57 doanh nghiệp của nước này sẽ được nhận tổng số tiền hỗ trợ lên đến 57,4 tỷ yen để di dời nhà máy khỏi Trung Quốc nhằm giảm lệ thuộc kinh tế.
Cũng trong tháng 7, Jetro công bố danh sách 15 doanh nghiệp (trên tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa.
Đa số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện…
Kể từ năm 2018, chiến tranh thương mai giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các công ty Nhật Bản thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc và mở rộng kinh doanh sang các quốc gia Đông Nam Á.
Tàu chở dầu Nhật bản
gây tràn dầu ở Mauritius bị vỡ đôi
Vào hôm thứ Bảy (15 tháng 8), chính quyền Mauritius cho biết tàu chở dầu của Nhật Bản MV Wakashio bị mắc cạn trên rạn san hô ở Mauritius đã bị vỡ đôi, đe dọa đến hệ sinh thái biển xung quanh hòn đảo ở Ấn Độ Dương.
Chiếc tàu đã va vào một rạn san hô vào ngày 25/07/2020, khiến khoảng 1,000 tấn dầu nhiên liệu tràn ra gây nguy hiểm cho san hô, cá và các sinh vật biển khác, khiến một số nhà khoa học gọi đây là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất của quốc gia này.
Hôm thứ Bảy (15 tháng 8), các viên chức đã bố trí các tấm chắn nổi để hút dầu xung quanh con tàu. Ủy ban Khủng hoảng cho biết các địa điểm nhạy cảm như Công viên Hàng hải Vịnh Blue, Ile aux Aigrettes và Khu đất ngập nước Quốc gia Ramsar Pointe D’Esny cần được đặc biệt chú ý.
Theo chính quyền, dự kiến thời tiết sẽ xấu đi trong vài ngày tới với những con sóng cao tới 4.5 mét. Hôm thứ Năm (13 tháng 8) chính phủ Mauritian cho hay hầu hết dầu trong con tàu đã được bơm ra ngoài, nhưng vẫn còn 166 tấn dầu nhiên liệu bên trong và các viên chức đang tìm cách lấy chúng ra.
Hôm thứ Bảy (15 tháng 8), bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi nói rằng Tokyo đã lên kế hoạch cử một nhóm viên chức của Bộ và các chuyên gia khác đến đánh giá thiệt hại. MV Wakashio thuộc sở hữu của công ty Nagashiki Shipping và Mitsui OSK Lines của Nhật Bản. Các nhà khoa học cho biết tác động đầy đủ của vụ tràn dầu vẫn chưa được hé lộ, nhưng thiệt hại có thể ảnh hưởng đến Mauritius và nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của họ trong nhiều thập niên. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tau-cho-dau-nhat-ban-gay-tran-dau-o-mauritius-bi-vo-doi/
Thủ tướng Nhật đến bệnh viện
giữa tin đồn sức khỏe có vấn đề
Triệu Hằng
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải vào một bệnh viện ở Tokyo hôm thứ Hai (17/8), để kiểm tra sức khỏe giữa những đồn đoán về tình trạng sức khỏe xấu đi của mình.
Ông Abe vào bệnh viện Đại học Keio sau một ngày cựu Bộ trưởng kinh tế Akira Amari – một người thân cận với ông Abe nói trên một chương trình truyền hình rằng thủ tướng “cần được nghỉ ngơi”, tờ Kyodo News đưa tin. Những người gần với ông Abe nói đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trước đó, ông Akira Amari chia sẻ trên truyền hình rằng ông lo ngại thủ tướng Abe bị mệt mỏi vì phải làm việc liên tục để ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.
“Ông ấy có một tinh thần trách nhiệm rất cao và cảm thấy sai trái nếu nghỉ ngơi”, ông Amani cho biết trên chương trình thời sự hôm Chủ nhật (16/8).
Theo Kyodo News, lo lắng về sức khỏe của ông Abe ngày càng gia tăng sau khi một tạp chí địa phương đưa tin rằng ông Abe đã “nôn ra máu” vào tháng Bảy.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-nhat-den-benh-vien-giua-tin-don-suc-khoe-co-van-de.html
Hàn Quốc báo động về ổ dịch virus corona mới
Hàn Quốc đang phải lo đối phó với tình trạng tăng vọt số ca lây nhiễm virus corona cao nhất trong ngày kể từ năm tháng nay, với 279 ca dương tính được xác nhận chỉ riêng trong ngày Chủ Nhật.
Nhiều ca có liên quan tới Giáo hội Sarang Jeil, là giáo phái có vị mục sư thường lớn tiếng chỉ trích Tổng thống Moon Jae-in.
Hàn Quốc ‘đang bị làn sóng virus corona thứ hai’
Du học sinh Việt ở Daegu, Hàn Quốc và mối lo ‘ở hay về’
Một giáo hội khác Tân Thiên Địa hồi đầu năm nay được xác định là ổ virus lớn nhất Hàn Quốc.
Giáo phái gây tranh cãi này được phát hiện là có liên hệ tới hơn 5.200 ca nhiễm bệnh.
Chúng ta biết những gì về đợt bùng phát hiện thời?
Hàn Quốc báo cáo có 279 ca nhiễm mới trong ngày Chủ Nhật, cũng là lần đầu tiên kể từ tháng Ba tới nay nước này có số ca nhiễm hàng ngày vượt quá 200.
Trong hôm thứ Hai có thêm 197 ca được xác nhận, đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm bệnh mỗi ngày ở mức hàng trăm.
Với các số liệu mới nhất, tổng số ca nhiễm bệnh tại Hàn Quốc nay là 15.515.
Ít nhất có 312 ca nhiễm mới có liên hệ tới Giáo hội Sarang Jeil, hãng tin Yonhap dẫn nguồn chính quyền Seoul nói.
“Trong số 4.000 người đi lễ nhà thờ [của Sarang Jeil]… có 3.400 người đã được đưa vào cách ly và 2.000 người đang được theo dõi,” Yonhap dẫn lời Thứ trưởng Y tế Kim Ganglip.
“Trong số này, 312 người có kết quả dương tính… là tỷ lệ dương tính cao, 16,1%.”
Ông Kim cũng chỉ trích giáo hội này, nói họ đã liệt kê danh sách thành viên không chính xác, và do vậy đã gây khó khăn cho việc truy tìm dấu vết.
Nhiều người rất tức giận, và hơn 200 ngàn người đã ký đơn trực tuyến đòi người dẫn dắt nhà thờ, Mục sư Jun Kwang-hoon phải bị bắt giữ, Yonhap tường thuật.
Tổng thống Moon nói rằng đợt bùng phát mới này là thách thức lớn nhất trong cuộc chiến chống virus kể từ sau vụ phát hiện ổ dịch có liên quan tới Tân Thiên Địa.
Lãnh đạo của Nhà thờ Tân Thiên Địa, ông Lee Man Hee hồi đầu tháng đã bị bắt giữ.
Ông bị cáo buộc là đã che giấu thông tin về các thành viên và các buổi tụ tập.
Nhà thờ nói ông lo ngại cho sự an toàn của các thành viên nhưng không bao giờ giấu diếm thông tin.
Chúng ta biết gì về Giáo hội Sarang Jeil?
Người ta không biết mấy thông tin về bản thân nhà thờ đặt tại Seoul này, nhưng biết rất nhiều về vị mục sư dẫn dắt nhà thờ, Jun Kwang-hoon.
Vị giáo sĩ 63 tuổi từ nhiều năm qua đã luôn lớn tiếng chỉ trích chính phủ và được cho là đã dẫn đầu nhiều cuộc tuần hành chống chính phủ tại Seoul.
Trong dịp cuối tuần vừa qua, ông đã vi phạm quy định tự cách ly với việc tự mình tham dự một cuộc tuần hành.
Tổng thống Moon nói rằng các thành viên Nhà thờ đi theo ông Jun tham dự cuộc tuần hành là đã có “hành động không thể tha thứ được, đe dọa đến tính mạng nhân dân”.
Theo tờ Korean Herald, người ta nghe thấy ông Jun nói với những người đi theo ông tại một cuộc tuần hành hồi đầu năm nay rằng việc “chết do ốm bệnh chính là ái quốc” và nói thêm rằng “những người bị ốm bệnh sẽ được chữa lành nếu tham dự cuộc tuần hành”.
Hồi đầu năm nay, ông Jun bị cáo buộc tội mạ lị sau khi ông gọi Tổng thống Moon là gián điệp của Bắc Hàn, hãng tin Yonhap tường thuật.
Hôm Chủ Nhật, chính quyền thành phố Seoul nói sẽ có hành động đối với ông Jun về việc ông vi phạm quy định tự cách ly và làm tổn hại tới các nỗ lực của giới chức trong việc kiềm chế sự lây lan của virus Corona.
Hàn Quốc hiện giới hạn các buổi tụ tập trong nhà chỉ được phép có tối đa là 50 người và ở ngoài trời, 100 người.
Nnước này đã từng được coi là phòng chống Covid-19 thành công sau khi khi có mức nhiễm bệnh thấp kỷ lục vào hồi đầu năm nay.
Hàn Quốc thành công nhờ vào việc sử dụng biện pháp truy tìm dấu vết quyết liệt và xét nghiệm rộng khắp nhằm kiềm chế đợt bùng phát đầu tiên.
Tuy nhiên, các vụ bùng phát dịch bệnh đã lại tiếp tục diễn ra trong những tuần gần đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53806954
Samsung chuyển sản xuất
điện thoại di động sang Ấn Độ
Vietnamnet
Samsung được nói là sẽ chuyển sản xuất điện thoại thông minh vào Ấn Độ, rất có thể ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam.
Theo tờ Economic Times đưa tin, tập đoàn công nghệ khổng lồ Hàn Quốc đang trong giai đoạn cuối hoàn tất kế hoạch sản xuất thiết bị điện tử trị giá hơn 40 tỷ Mỹ kim tại Ấn Độ.
Tờ Times trích dẫn người trong cuộc, nói Samsung muốn đa dạng hóa nguồn sản xuất, thông qua chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) của chính quyền Ấn Độ trong 5 năm tới. Theo viên chức cao cấp của Ấn Độ, trong kế hoạch 40 tỷ Mỹ kim, các điện thoại di động với giá xuất xưởng hơn 200 Mỹ kim, sẽ chiếm hơn phân nửa các thiết bị công ty sản xuất tại quốc gia này, và đa số sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài.
PLI là chính sách của Ấn Độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty, nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư sản xuất tại nước này.
Sau khi Samsung chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới sau Trung Quốc. Samsung sản xuất 50% thiết bị di động tại Việt Nam, tuy nhiên, nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung nằm ở thành phố Noida, Ấn Độ, và Samsung dự tính chuyển sản xuất từ các nước khác, kể cả Nam Hàn, gia tăng sản xuất ở Ấn Độ.
Đài Loan mua tiêm kích F-16 của Mỹ,
quan hệ Mỹ – Trung thêm căng thẳng.
Ngày 15-8 rộ lên thông tin Đài Loan đã chính thức ký thỏa thuận mua 66 tiêm kích F-16 thế hệ mới của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ), một động thái có thể khiến quan hệ Mỹ – Trung vốn đang nóng càng thêm nóng.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố trên trang web của họ bản sao của một hợp đồng 10 năm cho thấy nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin được trao 62 tỉ USD để sản xuất 90 tiêm kích F-16 thế hệ mới nhưng không nêu cụ thể bên mua, có thể vì tính nhạy cảm của vấn đề.
Bắc Kinh nổi giận
Hai hãng tin AFP và Bloomberg sau đó dẫn các nguồn thạo tin cho biết Đài Loan sẽ là một trong các bên mua với tổng cộng 66 tiêm kích, còn Morocco sẽ mua 24 chiếc. Theo thông báo của Lầu Năm Góc, việc chế tạo 90 tiêm kích trên sẽ hoàn tất vào tháng 12-2026.
Thương vụ F-16 này, nếu thực sự có khách hàng là Đài Loan, sẽ đánh dấu là thương vụ bán tiêm kích tiên tiến đầu tiên của Mỹ cho đảo Đài Loan kể từ khi tổng thống George H. W. Bush công bố duyệt bán 150 tiêm kích F-16 cho vùng lãnh thổ này năm 1992.
Thật ra, chính quyền Tổng thống Trump đã bắn tín hiệu tán thành kế hoạch trên cách đây khoảng một năm, trong một thông báo gửi tới Quốc hội Mỹ.
Cụ thể, tháng 8-2019, Bộ Ngoại giao Mỹ duyệt hợp đồng bán 66 tiêm kích F-16V cho Đài Loan. Lúc bấy giờ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Sau thông tin Đài Loan chính thức ký thỏa thuận mua 66 tiêm kích F-16 thế hệ mới của Mỹ, ngày 15-8, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của chính quyền Bắc Kinh đã đăng ngay một bài viết gọi đây là động thái khiêu khích.
“Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng việc Mỹ công bố thông tin vào thời điểm hiện nay được tin là một động thái khiêu khích nữa của Mỹ và là một bước đi giẫm lên lằn ranh đỏ của vấn đề Đài Loan, làm tăng nguy cơ đối đầu” – Hoàn Cầu Thời Báo viết.
Ông Nghê Phong – giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc – bình luận rằng với việc thông báo đã chốt thỏa thuận F-16, Mỹ đang cho thấy lập trường cứng rắn của mình và động thái này có thể được xem là để phản ứng với các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần đảo Đài Loan.
Ai lợi hại hơn?
Các tiêm kích F-16 thế hệ mới trên sẽ được lắp ráp tại các cơ sở của Lockheed Martin ở Greenville (bang South Carolina) và Fort Worth (bang Texas). Đây là phiên bản tiêm kích F-16 hiện đại nhất thế giới, được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến.
Đáng chú ý, những chiếc F-16V mà Đài Loan đặt mua sẽ được trang bị hệ thống rađa kiểm soát hỏa lực APG-83 do Tập đoàn Northrop Grumman chế tạo. Đây là loại rađa vốn được trang bị trên các tiêm kích thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35, giúp phạm vi theo dõi và phát hiện mục tiêu đạt tiến bộ vượt bậc.
Khi đó, F-16V sẽ có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.
Nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc tự tin tuyên bố chỉ cần dòng tiêm kích J-10B và J-10C của Trung Quốc đã có thể đối đầu với F-16V, đồng thời các tiêm kích F-16V “không phải là đối thủ của J-11 (tiêm kích thế hệ thứ tư của Trung Quốc), huống gì là J-20 (máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm) tiên tiến hơn nhiều”.
Dù vậy, các chuyên gia của Trung Quốc vẫn phải thừa nhận F-16V “có thể trở thành mối đe dọa cho các lực lượng của quân đội Trung Quốc”. Còn Hãng tin CNA của Đài Loan dẫn một nguồn tin quân sự cho rằng với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm E-2K, F-16V có thể kiềm chế được J-20 của Bắc Kinh.
Cùng với kế hoạch nâng cấp phi đội hiện tại gồm hơn 140 tiêm kích F-16A và F-16B lên F-16V, Đài Loan dự kiến sẽ sở hữu tổng cộng khoảng 210 tiêm kích F-16V vào năm 2026, đạt quy mô lớn nhất ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào lúc đó, theo trang Taiwan News.
Mở cả trung tâm bảo dưỡng
Cuối năm 2019, Tập đoàn Phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ Đài Loan (AIDC) và nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược mở đường xây dựng trung tâm bảo dưỡng tiêm kích F-16 ở Đài Loan vào năm 2023
Đài Loan ngăn gián điệp Trung Quốc
trà trộn vào người Hồng Kông di trú
Thụy My
Đài Bắc sẽ tăng cường kiểm soát các công dân Hoa lục thường trú tại Hồng Kông muốn sang Đài Loan sinh sống, nhằm bảo đảm những người này không làm gián điệp hoặc có những hoạt động bất hợp pháp. Reuters dẫn tuyên bố của chính phủ Đài Loan hôm nay 17/08/2020 cho biết như trên.
Đài Loan đã đề nghị đón nhận những người Hồng Kông muốn sang cư trú, sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới tại đặc khu. Một văn phòng đã được mở ra từ tháng Bảy để tư vấn cho người Hồng Kông. Tuy nhiên các quan chức Đài Loan vẫn lo ngại nạn gián điệp Trung Quốc trà trộn.
Hội đồng sự vụ Hoa lục cho biết các biện pháp mới nhằm « củng cố việc quản lý » những người Hoa lục sống tại Hồng Kông và Macao muốn di trú ở Đài Loan, nhằm tránh các hoạt động xâm nhập, gây rối, làm gián điệp, phục vụ cho Mặt trận Thống nhất. « Mặt trận » này là cơ quan của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có nhiệm vụ tập hợp Hoa kiều ở hải ngoại.
Hồ sơ di trú của những người gốc Hoa lục xuất thân là cán bộ đảng, chính quyền hay quân đội, dù đương nhiệm hay không, đang sống tại hai đặc khu trên, sẽ được một ủy ban liên bộ xem xét, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Từ lâu Đài Bắc vẫn nghi ngờ Bắc Kinh gây ảnh hưởng đối với nền dân chủ Đài Loan, tài trợ ngầm cho các chính khách, truyền thông và tổ chức hoạt động tình báo. Quốc Hội Đài Loan năm ngoái đã thông qua một luật chống xâm nhập, Bắc Kinh tố cáo quyết định này nhằm kích động sự thù địch với Trung Quốc.
Bà Carrie Lam ‘trả lại’ danh hiệu
‘Viện sĩ danh dự’ cho Đại học Cambridge
The Epoch Times đưa tin, Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) hôm 15/7 tuyên bố bà đã từ bỏ danh hiệu “Viện sĩ danh dự” của trường Cao đẳng Wolfson, Đại học Cambridge, sau khi nhận được thư từ trường yêu cầu bà trả lời các câu hỏi liên quan đến nhân quyền và tự do báo chí ở Hồng Kông.
Bà Lam cho biết, trường Wolfson đã viết thư cho bà vào tuần trước để thông báo rằng danh hiệu “Viện sĩ danh dự” của bà sẽ bị thu hồi, nếu bà không trả lời các câu hỏi về những gì bà tuyên bố là các cáo buộc “vô căn cứ” chống lại bà.
Trong một bài đăng trên Facebook, bà Lam bày tỏ bà “thất vọng” vì trường Wolfson đã “bôi nhọ” bà với những cáo buộc và tin đồn vô căn cứ, do đó bà quyết định từ bỏ danh hiệu này để cắt đứt quan hệ với trường.
Đáp lại, trường Wolfson ra tuyên bố rằng họ quan tâm đến cam kết của bà Lam sẽ “bảo vệ nhân quyền và tự do ngôn luận ở Hồng Kông”. Tuyên bố cho biết thêm trường dự định “sẽ xem xét danh hiệu của bà Lam vào đầu tháng tới nhưng sẽ không làm vậy nữa”.
Ngày 1/7, trường Wolfson đã ra một tuyên bố cho biết, cơ quan quản lý của trường sẽ xem xét danh hiệu của bà Lam.
Mới đây, vào ngày 7/8, chính quyền Mỹ thông báo áp lệnh trừng phạt bà Lam cùng 10 quan chức cấp cao của Hồng Kông và đại lục vì phá hoại quyền tự trị và tự do của đặc khu.
Kể từ khi Vương quốc Anh đưa ra các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với chính quyền Hồng Kông vào tháng 7, các nghị sĩ Anh đã liên tục thúc giục chính phủ bổ sung bà Carrie Lam và những quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền vào danh sách trừng phạt này.
Viện Kỹ sư Xây dựng (ICE) là một tổ chức khác của Anh có bà Lam là thành viên danh dự. The Epoch Times đã liên hệ với ICE để hỏi xem liệu họ có tái cân nhắc lại vị thế này của bà Lam hay không. Tuy nhiên, ICE chưa đưa phản hồi.
Thương mại toàn cầu khó chia tay Trung Quốc?
Karishma Vaswani
Mặc dù Royal Insignia đã đầu tư vào tự động hóa nhưng hầu hết các sản phẩm quý của họ đều được làm thủ công một cách tỉ mỉ.
Có một câu ngạn ngữ cổ trong giới kinh doanh châu Á: khi Trung Quốc hắt hơi, châu Á sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy, hãy tưởng tượng những gì xảy ra trong một đại dịch.
Khi Trung Quốc phong tỏa xã hội, các chuỗi cung ứng trong khu vực bị ảnh hưởng và các công ty không thể tiếp cận với nguyên liệu và sản phẩm.
Không có gì tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Covid-19, thậm chí từ những sản phẩm nhỏ nhất, như những gì xảy ra tại công ty thủ công đặc biệt Royal Insignia.
Trong nhiều thập niên, xưởng thủ công mỹ nghệ này đã làm ra huy chương và đồ trang sức cho những khách hàng thuộc hoàng tộc ở Đông Nam Á.
Nhưng virus corona đã đóng cửa biên giới và điều đó có nghĩa là công ty không thể đáp ứng các đơn hàng của khách hàng.
Royal Insignia lấy nguồn kim loại quý từ Italy và hộp quà từ Trung Quốc.
Tổng giám đốc Lin Yiqun nói rằng họ đã hứng chịu cú đúp – việc phong tỏa ở cả hai quốc gia có nghĩa là công ty không thể nhận được bất kỳ nguồn cung cấp nào.
Ông nói: “Bài học quan trọng mà chúng tôi học được ở đây là bạn cần phải có một nguồn thay cho chuỗi cung ứng.
“Nếu điều này xảy ra lại với chúng tôi, chúng tôi sẽ phản ứng như thế nào? Đối với vật liệu đóng gói, chắc chắn rằng chúng tôi đang cân nhắc tới các nhà cung cấp khác.”
Anh chính thức rơi vào suy thoái kinh tế
Virus corona có thể đẩy nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo
Royal Insignia lấy nguồn hàng từ Italy và Trung Quốc.
Mặc dù Royal Insignia đã đầu tư vào tự động hóa nhưng hầu hết các sản phẩm quý của họ đều được làm thủ công một cách tỉ mỉ.
Họ chỉ giữ lại lượng nguyên liệu thô vừa đủ để sản xuất, có nghĩa là họ không có dư nguyên liệu.
Lời cảnh tỉnh
Đối với Royal Insignia và các công ty khác trên thế giới, đại dịch đã gây ra sự gián đoạn lớn trong thương mại toàn cầu. Đó là một lời cảnh tỉnh lớn.
Covid-19 đã dạy cho họ một bài học quý giá rằng phụ thuộc vào một quốc gia mọi lúc mọi nơi đều không tốt cho việc kinh doanh.
Bài học đó đang bắt đầu có tác động đến thế giới thực.
Một cuộc khảo sát gần đây của công ty quản lý chuỗi cung ứng QIMA cho thấy 95% các công ty Mỹ được hỏi cho biết họ sẽ đa dạng hóa các nhà cung cấp cả trong và ngoài Trung Quốc.
Nhưng ngay cả với đại dịch và cuộc chiến thương mại tiếp diễn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, việc cắt đứt hẳn chuỗi cung ứng [với Trung Quốc] là khó.
Khoảng 87% công ty được khảo sát vẫn cho biết Trung Quốc đại lục là một trong ba điểm đến tìm nguồn cung ứng hàng đầu của họ.
Không chỉ các công ty Mỹ nhận ra điều đó, và cũng không phải chỉ vì mức độ sâu rộng của chuỗi cung ứng của họ đang duy trì tại Trung Quốc.
Steven Lynch, Giám đốc Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc, nói: “Trung Quốc phản ứng với virus theo một cách khác với cách phản ứng của các nước khác. “Một điều họ đã làm là trấn an và mang lại cho các doanh nghiệp sự tự tin để mở cửa trở lại.”
Ông nói: “Các công ty có chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất ở đây, [ở Trung Quốc] đã rất nhanh chóng đưa ra các ưu đãi và hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp để họ yên tâm đầu tư.”
Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?
Triển vọng gì cho việc tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Trung Quốc vừa là nhà cung cấp chính về nguyên liệu và sản phẩm đồng thời là khách hàng lớn.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hàng công nghệ cao của Trung Quốc ngày càng lớn khi các nước khác đang cắt giảm.
Đối với công ty Đài Loan Advantech, công ty sản xuất máy tính công nghiệp, Trung Quốc chiếm gần một phần tư hoạt động kinh doanh của họ.
Người sáng lập Advantech Chaney Ho cho biết Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của họ: “Xét về kinh doanh, chúng tôi không thể bỏ thị trường này”.
Ông nói: “Trung Quốc vẫn đang mở rộng cơ sở hạ tầng cho 5G và cơ sở hạ tầng tàu cao tốc. Vì vậy họ cần rất nhiều máy tính công nghiệp. “Điều này không chỉ tốt cho Advantech mà còn cho nhiều công ty châu Âu khác.”
Trung Quốc đã từ vị thế là nhà cung cấp của thế giới trở thành một trong những khách hàng quan trọng nhất của thế giới.
Đây là nền kinh tế duy nhất có khả năng tăng trưởng trong năm nay.
Thương mại toàn cầu đã bị Trung Quốc khuynh đảo trong vài thập niên qua – và điều đó sẽ không sớm thay đổi.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-53806920
Vì sao ĐCSTQ cương quyết
chặt đứt long mạch của Trung Hoa?
Trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, sự ảnh hưởng và tác động của địa lý phong thủy trên thực tế đã vượt qua không gian mà mắt thường có thể nhìn thấy. Thật ra trong các núi cao sông lớn đều có Sơn Thần, Hà Thần duy trì môi trường tự nhiên mà con người đang sinh sống. Mỗi một sự biến động của địa chất, địa mạo cũng có nghĩa là ứng với sự thay đổi của các vị Thần trong không gian khác.
Trận đại hồng thủy xảy ra trên toàn thế giới khoảng hơn 4000 năm trước đã nhấn chìm toàn bộ lục địa ở độ cao dưới 2000 mét. Khu vực Châu Á, cao nguyên Thanh Tạng và dãy núi Côn Lôn giống như những đảo hoang, xung quanh toàn là nước, nước này không giống như nước sông, nước biển. Nước này gọi là “nhược thủy”, con người rơi xuống là sẽ chết đuối ngay lập tức. Đây chính là ý nghĩa thật sự của “nhược thủy tam thiên”. Chương “Phượng Lân Châu” của “Hải Nội Thập Châu Ký” chép rằng: “Phượng Lân Châu nằm ở trung tâm Tây Hải, chu vi một ngàn năm trăm dặm, xung quanh Châu có nhược thủy bao vây, lông vũ không nổi lên, cũng không bơi qua được”.
Về mặt vật lý thì nhược thủy có lực nổi rất nhỏ, trên thực tế ở một không gian khác có một loại yêu quá đang tác quái, gọi là “võng lượng”, được miêu tả là một dạng yêu quái có hình dáng giống một cái chân, Trung Quốc thời xưa còn gọi là “Quỳ”, thật ra nó chính là cổ xà (rắn cổ đại). Trong chương “Đại hoang đông kinh” của “Sơn Hải Kinh” cũng miêu tả rằng: “Trong đông hải có Lưu Ba Sơn, xuống biển bảy ngàn dặm. Trên đó có loài thú, hình dạng như con trâu, thân sẫm màu nhưng không có sừng, một chân, lên xuống nước thì mưa bão, ánh sáng của nó như nhật nguyệt, tiếng của nó như sấm đánh, tên của nó là Quỳ. Hoàng đế bắt được nó, lấy da nó làm trống, dùng xương nó làm dùi trống, âm thanh vang khắp năm trăm dặm, để thị uy với thiên hạ”. Quyển thứ 16 trong “Sưu Thần Ký” của Can Bảo thời nhà Tấn chép: “Ngày xưa Chuyên Húc thị có ba người con trai, sau khi chết họ trở thành dịch quỷ. Một người sống ở nước sông làm ngược quỷ; một người sống ở nhược thủy là quỷ võng lượng; một người sống trong nhà con người, chuyên hù dọa con nít là tiểu quỷ”.
“Cửu Châu Thanh Hành Truyện” nói rằng nơi có nhược thủy lớn nhất là Dạ Chiểu (đầm lầy đêm), vạn vật không sống nổi, Dạ Chiểu chỉ có trăn đất và chim trời. Xem đến đây thì ra con “võng lượng” này có liên quan đến dịch quỷ (yêu quái gây dịch bệnh cho con người). Điều này gợi nên những truyền thuyết nhân gian liên quan đến Hoàng Hà và sông Dương Tử.
Hai con rồng ở Hoàng Hà và Dương Tử
Sau trận đại hồng thủy, sơn hình địa mạo đã biến đổi, rất bất lợi cho cuộc sống của con người. Vì vậy mà Đại Vũ đã ra tay trị thủy: “Dẫn nhược thủy vào núi Hợp Lê, hạ nguồn chảy ra sa mạc” (trích trong “Vũ Cống – Thượng Thư”). Dân tộc Hoa Hạ bắt đầu phát triển về phía đông, đây là phương diện do con người làm. Thật ra là Thần đã tạo ra môi trường sống mới cho con dân Thần Châu cho đến tận ngày nay. Những vị Thần tham gia vào việc này gồm có Hoàng Long (rồng vàng) và Thanh Long (rồng xanh). Nhược thủy nằm ở Tây bộ: “Phía tây nước Đại Tần có nhược thủy, cát lún, gần phía tây là nơi cư ngụ của Vương Mẫu” (trích trong quyển “Tây Vực Truyện” của Hậu Hán Thư). Cứ đi xa mãi về phía tây thì chính là Lưu Sa Hà nơi mà Đường Tăng đã thu nhận Sa Tăng trên đường đi thỉnh kinh. Trong “Tây Du Ký” tả về Lưu Sa Hà như sau: “Lưu Sa tám trăm rộng, nước yếu sâu ba ngàn. Lông vũ không nổi được, hoa lau cũng phải chìm”.
Nếu không còn nhược thủy, thì võng lượng cũng không còn chỗ trú ngụ nữa, vì vậy mà có cuộc chiến chính tà, còn gọi là long chiến giữa Thanh Long và Hoàng Long với quỷ võng lượng. Do không có bản văn chi tiết nguyên thủy ghi chép để lại, nên các phiên bản được lưu truyền trong dân gian ngày nay đều không giống nhau. Dưới đây là một đoạn miêu tả khá sinh động như vậy:
Không bao lâu, Thanh Long và Hoàng Long điều tra được thì ra là võng lượng có thể sử dụng ma lực để khiến trong lòng mỗi một người đều chứa một loại “lệ hỏa”, làm hại lẫn nhau, quấy nhiễu nhân gian, vì vậy rất nhiều người đều sùng bái nó và đi theo nó. Những người này mắc một loại bệnh gọi là “yểm”. Đó là oán hận của một đám đông chết thảm hóa thành ác yểm để điều khiển người khác. Chỉ có hãm hại người khác, hoặc là làm chuyện hại người lợi mình thì mới có thể giảm cơn đau. Dân gian có câu là “cửu ma nhất yểm”, ví ác yểm còn hung ác hơn chín con quỷ.
Thanh Long và Hoàng Long quyết tâm giúp con người tiêu diệt ác ma, chỉnh đốn lại chính đạo của nhân gian. Họ biến thành hai đạo y, lấy danh nghĩa chữa bệnh trừ tà để loại bỏ tâm bệnh quái ác của con người. Họ cho con người uống chu sa, trân châu, rong biển, dạy con người niệm câu chú trừ khử “lệ hỏa”. Thông qua điều trị, rất nhiều người đã khôi phục bản tính lương thiện, giải trừ được đau khổ, một truyền mười, mười truyền trăm, mọi người đi khắp nơi truyền tai nhau. Ba tháng sau, đã có hàng ngàn hàng vạn được trở lại với cuộc sống bình thường, mọi người đều bàn tán về hai vị thần tiên sống này.
Võng lượng nghe nói có người phá được pháp thuật của chúng, vì thế liền phái yêu tinh cá sấu và yêu tinh cóc đi nghe ngóng thực hư. Hai con yêu tinh biến thành người bệnh trà trộn vào trong đám đông đi đến chỗ của hai vị thần y. Yêu tinh cóc ngàn năm nhìn thấy hai vị thần y ngồi dưới gốc cây, trên đỉnh đầu họ phát ra hai luồng ánh sáng xanh và ánh sáng vàng, hướng thẳng lên không trung, liền biết đối phương không phải dạng tầm thường. Con yêu tinh cóc rất nhiều mưu mô, quỷ kế đa đoan, nó nói với yêu tinh cá sấu đầu óc đơn giản mà lại hung hăng rằng: “Đây là hai tiểu thần mà thôi, không cần phải bận tâm”. Nó kêu yêu tinh cá sấu ngồi một bên nghỉ ngơi, một mình nó là có thể bắt được họ. Yêu tinh cá sấu nghe xong liền tức giận, nghĩ bụng rằng chuyện tốt như vậy chẳng phải bị yêu tinh cóc giành mất hay sao? Thế là nó vội vàng hiện nguyên hình, mở to miệng lao thẳng vào hai vị thần y.
Thanh Long và Hoàng Long đã biết trước là hai con yêu tinh này sẽ đến. Trong tay Hoàng Long bắn ra một viên bi, làm yêu tinh cá sấu ngã nhào xuống đất. Yêu tinh cá sấu thấy tình thế không ổn đang định quay người lại bỏ chạy thì Thanh Long liền giơ tay ra, bóp nát đầu của yêu tinh cá sấu. Còn yêu tinh cóc thì nhân cơ hội chạy về bẩm báo cho võng lượng biết chính là Thanh Long và Hoàng Long đã phá giải pháp thuật của nó.
Võng lượng tức giận, đích thân gọi năm vạn ma binh đến khiêu chiến. Thanh Long và Hoàng Long căn dặn những người đã được chữa khỏi bệnh phải ẩn trốn, tuyệt đối không được bước ra ngoài, sau đó thì cưỡi mây bố trận, nghênh chiến võng lượng ở trên không trung. Thanh Long và Hoàng Long thi triển pháp lực, cùng ma binh đại chiến bảy ngày bảy đêm.
Từ xưa đến nay tà không thể thắng chính, yêu quái võng lượng cũng không thoát khỏi được thiên lý này. Chỉ thấy Rồng xanh và Rồng vàng thắng hết trận này đến trận khác, võng lượng liên tục hao binh tổn tướng. Võng lượng thấy ma binh của mình càng lúc càng ít đi, không cam tâm thất bại, vì vậy đã dùng phép triệu tập tất cả những người đã trúng phải ma độc một lòng một dạ đi theo nó, xếp thành hình trận hai con rắn dài ở hướng bắc và hướng nam, nhìn từ xa yêu khí mù mịt uốn cong, trông giống như hai con rắn khổng lồ trườn trên mặt đất đang phun lửa, lan từ từ vào chính giữa, nơi nào nó đi qua, vạn vật đều bị cháy rụi. Ý đồ của bọn chúng là muốn những người đã được hai con rồng chữa khỏi bệnh phải chết chung với bọn chúng.
Thanh Long và Hoàng Long đã chiến đấu với đám ma quỷ suốt mấy ngày mấy đêm, sức cùng lực kiệt. Khi họ nhìn thấy võng lượng rắp tâm muốn hủy diệt những người dân mà họ đã cứu chữa, họ liền xả thân để bảo vệ những người đó. Vì vậy hai con rồng không màng an nguy, biến thành hai con sông lớn lạnh giá, mỗi con sông lao vào một con “rắn lửa”. Khi sông lớn và “rắn lửa” va vào nhau, đám ma binh bị một xoáy nước khổng lồ hút vào trong hồ, những người một lòng một dạ đi theo võng mị cũng không thể thoát nạn. Trải qua ba ngày ba đêm, hai con rắn lửa đã bị đuổi ra xa ngàn dặm.
Thanh Long và Hoàng Long lại dùng thân hình khổng lồ của mình đè bẹp rắn lửa. Vì để trấn giữ võng lượng bảo vệ con người, hai con rồng không quay về thiên đình nữa, cơ thể từ từ rút vào trong lòng đất, hình thành sông Dương Tử và sông Hoàng Hà ngày nay. Cho đến hôm nay, con cháu Viêm Hoàng ở hai bên bờ sông Dương Tử và sông Hoàng Hà vẫn dựa vào hai con sông lớn để sinh sôi nảy nở không ngừng.
Trận đại hồng thủy.
Chặt đứt long mạch, ĐCSTQ âm mưu phá hoại sông núi Trung Hoa
Các vị hoàng đế anh minh của Hoàng triều Trung Nguyên đều cố định ngày giờ để bái tế các vị thần trên trời và các vị thần của núi non sông hồ và bày tỏ lòng biết ơn. Người cổ đại tận hưởng nhu cầu cuộc sống một cách bình thường mà thiên nhiên mang đến cho con người. Nhiều ngàn năm nay, con dân Trung Hoa kính tín Thần Thánh, luôn sống hòa hợp với môi trường thiên nhiên.
Bánh xe thời gian quay đến thời kỳ mạt kiếp, đạo đức của con người trượt dốc. Ma vương xuất thế quấy rối nhân gian, không chỉ phá hủy văn hóa Thần truyền, còn phá hoại môi trường sống mà Thần đã khai sáng ra, phương Đông bạo lực cưỡng ép người đời không tin vào chân lý trời người hợp nhất, cổ vũ con người chống lại trời đất. Yêu quái chuyển thế, lợi dụng tâm thái ham thành tích của con người, xây dựng thủy lợi, xây dựng đập nước trên sông, thật ra ở một không gian khác như vậy chính là chặt đứt long mạch khiến cho cho võng lượng trở mình thoát khỏi sự trấn yểm. Đồng thời, ĐCSTQ lại lợi dụng lý do an toàn để cấm đốt pháo mà trước nay pháo chính là dùng để dọa ma quỷ, võng lượng bỏ chạy và để khử tà. Như vậy con quỷ gây dịch bệnh lại sống dậy, cuối cùng là thiên hạ chịu nhiều tai ương, kiếp nạn. Hơn 80 triệu oan hồn đã bị ĐCSTQ hại chết trong những cuộc vận động đang tạo thành oán khí, nghiệp lực ngút trời, khiến cho sông núi Trung Hoa chìm trong tang tóc.
Nước chảy đá mòn, những con đập nhân tạo làm sao có thể so với sức mạnh bất khả kháng của tự nhiên chứ? Đó chính là lấy tương lai con cháu ra để mạo hiểm, hậu quả vô cùng nguy hại. Người ta cho rằng, những trận động đất xảy ra gần khu vực sông hồ trong những năm gần đây đều là có liên quan đến các con đập.
Nhà tiên tri hiện đại nổi tiếng của Mỹ, bà Jeane Dixon xuất bản cuốn “Tiếng gọi của vinh quang” (The Call to Glory) vào năm 1971. Trong sách viết: Thiện ác quyết chiến trong ngày tận thế sẽ diễn ra vào năm 2020, lúc đó quỷ Satan và những kẻ chống chúa trội dậy và chống lại nhân loại. Đối mặt với cuộc quyết chiến chính tà của nhân loại, Thiên – Địa – Nhân cả ba đều sẽ bị tác động. Vậy thì Thanh Long và Hoàng Long có thể ngồi im được hay sao? Trong quá khứ hai con rồng này đã lập vô lượng công đức cho con người. Trời cũng sẽ thương tiếc họ, cũng không cho phép họ bị hủy hoại như vậy.
Từ năm 2019 đã lan truyền hình ảnh con đập trên sông Dương Tử bị biến dạng. Người ta đã không thể phớt lờ nguy cơ như vậy được. Bởi vì điều đó liên quan đến sinh mạng của hàng trăm triệu người.
Trong tượng thứ 54 của “Thôi Bối Đồ” cũng tiên tri về điều này:
Sấm viết:
Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc
Tụng viết:
Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng
Tạm dịch:
Sấm rằng:
Quang minh lỗi lạc
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc
Tụng rằng:
Không phân trâu chuột hay trâu dương
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự có Chân Long xuất
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng
Trong đồ hình là năm đứa trẻ chăn trâu (tiểu mục đồng), tay cầm gậy ngắn (tiểu bổng) đang xua đuổi một con trâu. Trong phiên bản khác là một con ngựa có sừng trâu, cái đầu khá nhỏ, hơi giống con dê, trong đó hàm chứa huyền cơ. Không cần đến năm người cản một con trâu, đây chỉ là lấy hình thức để biểu đạt mà thôi. Kim Thánh Thán (nhà bình giải sống vào cuối triều Minh đầu triều Thanh) năm ấy đã nhìn ra được như sau: “Tượng này có điềm báo là khứ danh đi để tồn tại“. Ngoài ra, người Trung Quốc trong quá khứ dùng câu thành ngữ “thập dương cửu mục”, tức “mười con dê, chín kẻ chăn” để hình dung quan viên số lượng rất nhiều, nhân dân không chịu nổi gánh nặng. Ở đây lại dùng “nhất ngưu ngũ mục”, tức “một con trâu, năm kẻ chăn” để ẩn dụ về hệ thống quan liêu nặng nề hủ bại của ĐCSTQ.
“Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng” – “Trong cõi tự có Chân Long xuất, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”: chỉ khổ tận cam lai, hết nỗi khổ thì đến hạnh phúc, quá khứ giảng rằng khi nước Hoàng Hà chuyển thành trong là lúc có Thánh nhân xuất hiện. Đây cũng là câu đố chữ, “Hoàng” (黄) chính là chữ “cộng” (共), ấy là để nói, sau khi ĐCSTQ cầm quyền thìThánh nhân hạ thế. Ở đây cũng là ám chỉ một chữ “Hồng” (洪).
Về hiện tượng nước sông Hoàng Hà trở nên trong thì “Vận mệnh luận” thời nhà Ngụy thời Tam Quốc có viết: “Phu hoàng hà thanh nhi thánh nhân sinh” (nước Hoàng Hà trong là thánh nhân xuất hiện). Trong cuốn tiểu thuyết “Bình Sơn Lãnh Yến” cũng viết: “Khắp thiên hạ đều có thánh nhân xuất hiện, đất đai sông núi đều hiển linh. Bụi trần nên được đào thải sạch, Hoàng Hà vạn dặm nhất thời trong”.
Hán Hoàn Đế năm thứ 9 nước sông Hoàng Hà trong, năm sau thì hoàng đế băng hà. Thời Tùy Dạng Đế Dương Quảng tại Vũ Dương, Long Môn nhiều lần nước sông trong, sau đó nhà Đường lên thay thế. Tống Huy Tông, năm 1107, nước sông Hoàng Hà trở nên trong vắt, kéo dài khoảng tám trăm dặm trong bảy ngày bảy đêm vẫn chưa bị đục. Các quan địa phương liên tục báo cáo lên trên, cho rằng là điềm báo tốt lành. Trong năm đó hoàng đế khai quốc của Nam Tống là hoàng đế Triệu Cấu được sinh ra. Sau đó xảy ra “Sự kiện Tĩnh Khang”, Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị quân Kim bắt làm con tin, nhà Bắc Tống diệt vong. Triệu Cấu vượt sông về phương nam lập nên nhà Nam Tống.
TQ nhận thức về khả năng của đập Tam Hiệp
Liên tiếp hứng 4 trận lũ trong chưa đầy 3 tháng qua, Trung Quốc thừa nhận những hạn chế của đập Tam Hiệp.
Khu chợ ở Caiyuanba, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc ngập trong nước lũ sông Dương Tử hôm 14/8.
Tình hình lũ lụt ở Trung Quốc đáng báo động khi trận lũ thứ 4 đã hình thành trên sông Dương Tử, khiến lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp tăng mạnh.
Giới chức Trung Quốc dự báo, hồ chứa đập Tam Hiệp sẽ ghi nhận dòng chảy vào hồ tối đa là 59.000 mét khối mỗi giây vào 8h sáng 15/8.
Theo Tân Hoa xã, Ban chỉ đạo phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia Trung Quốc đã nâng mức ứng phó đối với công tác kiểm soát lũ lụt từ cấp 4 lên cấp 3 do những cơn mưa lớn được dự báo sẽ xuất hiện ở quy mô rộng trên toàn quốc vào cuối tuần này.
Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp cho biết, các khu vực gồm Tây Nam, Tây Bắc, miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng mưa lũ đi kèm với bão và mưa đá.
Trung Quốc có hệ thống thang bậc phản ứng khẩn cấp kiểm soát lũ gồm 4 mức, trong đó cấp độ 1 là nghiêm trọng nhất.
Vào tối 14/8, trận lũ số 4 trong năm 2020 trên sông Trường Giang đã quét qua địa phận thành phố Trùng Khánh.
Cùng thời điểm này, sông Gia Lăng, một nhánh quan trọng của sông Trường Giang, cũng xuất hiện lũ, khiến áp lực phòng chống lũ lụt ở Trùng Khánh tăng mạnh. Trùng Khánh đã nâng mức ứng phó đối với công tác kiểm soát lũ lụt từ cấp 3 lên cấp 2.
4 trận lũ liên tiếp trong chỉ vài tháng qua đã gây ra tâm lý lo ngại về tình hình hai bên bờ sông Dương Tử.
Trận lũ số 1 đã hình thành ở thượng nguồn sông Trường Giang vào đầu tháng 7. Trận lũ số 2 hình thành giữa tháng 7, với lưu lượng lập đỉnh mới lên tới 61.000 m3/giây.
4h chiều ngày 27/7, lưu lượng nước đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp đạt khoảng 60.000 m3/giây.
Từ giữa tháng 7 đến đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đã điều chỉnh lưu lượng xả lũ 9 lần liên tục.
Theo lệnh của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang, công trình Tam Hiệp sẽ kiểm soát lưu lượng xả ở mức 38.000 m3/giây, giảm áp lực phòng chống lũ lụt ở khu vực trung và hạ lưu.
Trong đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử, lực lượng ứng phó khẩn cấp của Trung Quốc cho biết, 5 người chết và 1 người mất tích tại châu tự trị dân tộc Thổ Gia, Miêu Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.
Trong đợt lũ thứ 3, Chính quyền huyện Hồ Bắc đã nâng mức phản ứng khẩn cấp nhằm phòng chống lũ từ cấp 2 lên cấp 1 (cao nhất trên thang 4 cấp). Tính đến 18h hôm 26/7, mưa lớn đã ảnh hưởng tới 160.000 dân tại đây, trong đó có 60.000 người được sơ tán.
Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp của Trung Quốc ước tính thiệt hại do mưa lũ gây ra, tính đến ngày 29/7, khoảng 368.000 ngôi nhà bị hư hại và thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 144,43 tỷ nhân dân tệ (khoảng 20,66 tỷ USD).
Trước ngày 29/7, lũ lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 23,8 triệu người tại 24 tỉnh của Trung Quốc.
Tổng cộng có 31 người được báo là mất tích hoặc đã chết và 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 64,4 tỷ nhân dân tệ (9 tỷ USD).
Đập Tam Hiệp chưa đủ năng lực để kiểm soát lũ
Tờ China Daily ngày 12.8 cho biết, khả năng kiểm soát lũ lụt của tất cả các công trình thủy lợi đều bị hạn chế. Đối với đập Tam Hiệp, nó chủ yếu được thiết kế để bảo vệ sông Kinh Giang, một đoạn của sông Dương Tử ở vùng hạ lưu của con đập, và các vùng đồng bằng phì nhiêu dọc theo bờ của nó khỏi lũ lụt thường xuyên.
Sông Kinh Giang dài 360km và do lòng sông cao nên dễ bị lũ lụt. Tuy nhiên, đập Tam Hiệp đã cải thiện đáng kể việc kiểm soát lũ lụt ở sông Kinh Giang. Theo tờ China Daily, nhờ sự điều tiết lũ của con đập,
không có phần nào của dòng chính sông Dương Tử, bao gồm cả sông Kinh Giang, vượt qua mốc mực nước cao nhất.
Nhưng vì nằm giữa trung lưu và thượng lưu sông Dương Tử, nên đập Tam Hiệp đóng một vai trò tương đối nhỏ trong việc kiểm soát lũ lụt ở các nhánh hạ lưu của nó. Điều này giải thích cho bài báo gần đây của CNN rằng, tất cả các trận lũ lụt nghiêm trọng ở hạ lưu sông Dương Tử trong năm nay đều xảy ra ở các nhánh sông.
Đập Tam Hiệp có thể giữ dòng nước từ thượng nguồn sông Dương Tử, ngăn không cho nước chảy vào các nhánh hạ lưu. Và con đập đã hoàn thành vai trò của mình trong năm nay, bằng cách hạn chế lưu lượng nước chảy ra ở mức 19.000 mét khối mỗi giây mặc dù dòng chảy vào hồ chứa lên tới 30.000 đến 50.000 mét khối/giây.
Mặc dù không có vụ tràn đê nào được báo cáo, nhưng mực nước cao trên dòng chính sông Dương Tử vẫn làm dấy lên một số lo ngại. Nhưng điều đó chủ yếu liên quan đến sự điều tiết khoa học của thượng lưu, trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử do lũ lụt lớn trong năm nay. Nói cách khác, đập Tam Hiệp đã hoạt động như một công trình phòng thủ hữu hiệu chống lại lũ lụt – tờ China Daily khẳng định.
Mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp phải được giữ ở mức dưới 165 mét để chuẩn bị cho lũ lụt có thể xảy ra hàng năm, nhưng vẫn còn chỗ cho 22,1 tỉ mét khối nước khác trong mùa lũ vì mực nước có thể được phép tăng lên đến 175 mét trong hồ chứa – mức tối đa để giữ cho đập hoạt động bình thường.
Và ngay cả sau khi mực nước đạt 175 mét, vẫn còn chỗ để nước tiếp tục chảy vào, vì mực nước trong hồ chứa có thể lên đến 180 mét – nhưng đó là trong trường hợp khẩn cấp để chứa thêm 5 tỉ mét khối nước lũ.
Dẫu vậy, ôngg Zhong Boting, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc thừa nhận rằng: “Chúng ta không nên quên rằng việc thuần hóa hoàn toàn dòng chảy của bất kỳ con sông nào, bao gồm cả sông Dương Tử, là điều vượt ra ngoài lĩnh vực kỹ thuật”.
Nhưng ngoài các yếu tố tự nhiên như địa lý, khí hậu và sự phân bố lượng mưa không đồng đều không thể kiểm soát được, thì Trung Quốc còn tụt hậu trong việc xây dựng các hồ chứa và đập so với các nước phát triển.
http://biendong.net/diem-tin/36396-tq-nhan-thuc-ve-kha-nang-cua-dap-tam-hiep.html
Trung Quốc: Trận lụt thứ 4 trên sông Dương Tử
vừa qua, trận lũ thứ 5 lại sắp đến
Tâm Thanh
Lũ lụt trên lưu vực sông Dương Tử vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Sau trận lũ số 4 vào ngày 15/8, cục Thủy văn của Ủy ban sông Dương Tử đã đưa ra cảnh báo lũ mức màu da cam trên thượng nguồn của dòng sông này, Secret China đưa tin hôm nay (17/8).
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, đỉnh lũ số 4 trên sông Dương Tử trong năm nay đi qua Hồ Tam Hiệp vào khoảng 8 giờ sáng ngày 15 với lượng nước đổ vào hồ này lên đến 62.000 m3/ giây, cao hơn ba trận lũ xảy ra trước đó. Nếu lũ lớn được hình thành trên sông Dương Tử một lần nữa thì nó sẽ trở thành trận lũ thứ 5 trong năm nay trên dòng sông này, và có thể xảy ra chỉ cách lũ số 4 từ 2 đến 3 ngày.
Cục Thủy văn của Ủy ban sông Dương Tử cho biết, năm nay, trận lũ số 2 ở sông Gia Lăng, một nhánh của sông Dương Tử, được hình thành vào ngày 16, chỉ cách trận lũ số 1 cũng ở nhánh sông này 3 ngày. Lũ lớn tới mức ngay cả những vùng đất cao nhất ở thượng lưu sông Gia Lăng, thuộc huyện Lược Dương, Thiểm Tây, phía Bắc Trung Quốc, cũng phải hứng chịu những trận lụt.
Chính quyền huyện Lược Dương đã ban hành lệnh khẩn cấp vào tối ngày 16/8, nói rằng đỉnh lũ sông Gia Lăng sẽ đi qua khu vực vào lúc 8 giờ tối cùng ngày, tầng 1 của một số ngôi nhà ở địa phương sẽ bị ngập.
Báo cáo chỉ ra rằng do mưa lớn, nước dâng cao ở thượng nguồn sông Bồi Giang ở tỉnh Tứ Xuyên, mực nước tại một số trạm quan trắc không chỉ vượt ngưỡng cảnh báo mà còn vượt mực nước đảm bảo, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của bờ sông. Do đó, ngày 16/8, hạ lưu thành phố Trùng Khánh tiếp tục duy trì phương án điều tiết ứng phó lũ lụt cấp 2.
Cục Thủy văn của Ủy ban sông Dương Tử dự đoán rằng sông Gia Lăng và sông Mân Giang sẽ vẫn duy trì lượng mưa lớn từ ngày 16 đến ngày 17. Trong 2 ngày tới, trạm Tiểu Hà trên sông Bồi Giang sẽ đón một trận lũ khác khiến mực nước vượt quá mực nước đảm bảo. Trước đó, vào lúc 1h chiều ngày 16/8, trạm Tiểu Hà trên sông Bồi Giang đã vượt quá mực nước cảnh báo (238m).
Theo thông tin cảnh báo sớm của Cục Thủy văn, cảnh báo lũ lụt ở thượng, trung và hạ lưu sông Dương Tử, hồ Bà Dương và hồ Động Đình vẫn được duy trì mực nước ở các mức độ khác nhau, từ xanh lam đến cam.
Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè,
ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn
Song Thanh
Thiên tai, nhân họa vẫn đang liên tiếp xảy ra ở Trung Quốc, khiến việc thu mua ngũ cốc dự trữ mùa hè trong năm nay sụt giảm gần 10 triệu tấn. Đứng trước bối cảnh nhiều khu vực sản xuất ngũ cốc vẫn còn đang bị nhấn chìm trong mưa lũ, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Trung Quốc đã ban hành một lệnh khẩn, tăng cường việc thu mua ngũ cốc vụ mùa thu. Động thái làm dấy lên nghi ngờ Trung Quốc đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu của Trung Quốc công bố ngày 12/8, tính đến ngày ⅝, có tổng cộng 42,857 triệu tấn lúa mì được thu mua tại các khu vực sản xuất chính, giảm 9,383 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: tỉnh Hà Bắc thu mua 3,559 triệu tấn, giảm 935.000 tấn so với năm trước; tỉnh Giang Tô thu mua 10,835 triệu tấn, giảm 108.000 tấn so với năm trước; tỉnh An Huy thu mua 5,929 triệu tấn, giảm 2,224 triệu tấn so với năm trước; tỉnh Sơn Đông thu mua 6,614 triệu tấn, giảm 544.000 tấn so với năm trước; tỉnh Hà Nam thu mua 9,124 triệu tấn, giảm 5,388 triệu tấn so với năm trước; tỉnh Hồ Bắc thu mua 1,390 triệu tấn, tăng 68.000 tấn so với năm trước.
Tổng cộng 706.000 tấn hạt cải dầu đã được thu mua tại khu vực sản xuất chính, giảm 51 nghìn tấn so với năm trước. ĐCSTQ sớm đã thu mua tổng cộng 2,641 triệu tấn gạo indica, tại các khu vực sản xuất chính, tăng 126.000 tấn so với năm trước.
Thống kê cho thấy người Trung Quốc coi gạo và lúa mì là lương thực chính. Khoảng 60% người dân Trung Quốc xem gạo là lương thực chính, trong khi 40% xem lúa mì là lương thực chính. Sản lượng lúa mì giảm gây ảnh hưởng đến việc thu mua, từ đó tác động đến gần 40% dân số cả nước.
Cơ quan Quản lý Ngũ cốc Trung Quốc đã đưa ra một “thông báo khẩn” cách đây vài ngày, yêu cầu phải hoàn thành công tác thu mua ngũ cốc vụ thu, đồng thời cần phải ngăn chặn triệt để nạn “buôn bán ngũ cốc”. Lệnh này cũng nghiêm cấm các hành vi “lừa dối và gây thiệt hại cho nông dân”. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Trung Quốc đang gặp vấn đề với chất lượng và sản lượng lương thực ngay từ đầu mùa đông năm ngoái, nhưng việc này bị che giấu cho đến tận ngày nay.
Trước khi chính thức kiểm kê kho lương thực, đã có rất nhiều vụ “kho lương bốc cháy”, thậm chí khi kiểm kê còn phát hiện nhiều kho lương trống không, lương thực bị mốc meo, hoặc chứa toàn lương thực hư hỏng. Đây có thể là do chính quyền địa phương tẩm xăng rồi phóng hỏa, trong đó vốn không có lương thực, vậy nên họ sợ bị điều tra!
Mặc dù ĐCSTQ luôn tuyên bố với thế giới rằng “lương thực năng suất cao, dự trữ đủ dùng trong nhiều năm”, nhưng vào ngày 11/8, sau khi ông Tập yêu cầu chính quyền “ngăn chặn tình trạng người dân lãng phí lương thực”, các kênh truyền thông chính thức bất ngờ đổi tên và gọi đây là “hiện tượng lãng phí thực phẩm gây báo động và đáng buồn”. Cục ngũ cốc phát “lệnh khẩn cấp” ngay lúc này, điều này không thể không khiến mọi người suy nghĩ.
Trên thực tế, đây là lần thứ hai Tập Cận Bình đưa ra chỉ thị về vấn đề lương thực trong hơn 20 ngày qua.
Hôm 22/7, ông Tập đã đến thăm tỉnh Cát Lâm. Các phương tiện truyền thông chính thức tuyên bố ông Tập rất quan tâm đến vấn đề sản xuất và an toàn thực phẩm. Ông cho rằng việc đảm bảo an toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu, và việc sản xuất lương thực không được chậm trễ.
Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã thông báo hôm 13/8 rằng chính phủ sẽ đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng để “ngăn chặn việc lãng phí thực phẩm” thông qua các điều luật và quyết định của chính quyền. Nói cách khác, trong tương lai, nếu người dân Trung Quốc đại lục lãng phí thực phẩm, họ có thể bị vi phạm luật.
Vậy, “lãng phí thực phẩm” có thực sự là vấn đề?
Lũ lụt ở Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn. Sông Dương Tử, lưu vực sông Hoàng Hà và Tây Nam Trung Quốc đều là những khu vực sản xuất lương thực quan trọng của Trung Quốc. Những cánh đồng ngũ cốc
của 27 tỉnh thành xung quanh “Quê hương của cá và gạo” đều bị chìm trong nước lũ, bên cạnh dịch viêm phổi Vũ Hán, nạn châu chấu, bệnh dịch hạch, vi rút cúm lợn mới (G4 EA H1N1) đang hoành hành, những thế lực đằng sau đang che giấu thông tin thực sự về dịch bệnh, khiến vô số người mất mạng. Tờ Secret China bình luận, liệu những thế lực đó có nên bị đưa ra trừng trị thích đáng?
Nhiều cư dân mạng bình luận: “Không phải nói năm nay là mùa bội thu của Trung Quốc hay sao? Khi câu nói đó vừa kết thúc, liền xuất hiện một vụ thu hoạch lúa mì tồi tệ? Kênh truyền thông nào đang nói về vấn đề đó, hãy kiểm tra! “
“Theo cách nói phóng viên CCTV … miễn là vấn đề được chia nhỏ cho 1,4 tỷ dân thì việc lớn đến mấy cũng trở thành việc nhỏ. …”
“Từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh cho đến nay, chẳng phải bất cứ khi nào kho dự trữ lương thực bị kiểm kê, hỏa hoạn chắc chắn sẽ xảy ra hay sao … “
“Những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm là ngăn chặn sự thật bị rò rỉ, và kiểm soát các báo cáo của phương tiện truyền thông”
“Hãy cẩn thận với nạn đói lớn đang xảy ra ở Trung Quốc!”
Theo Secret China,
Song Thanh biên dịch
ĐCSTQ đàn áp mạnh tay khi
người dân Trung Quốc ồạt rút tiền khỏi ngân hàng
Bình luậnThanh Hương
Giờ đây, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mạnh tay trấn áp trong nỗ lực nhằm ngăn chặn người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt do không còn tin vào hệ thống tài chính của nước này. 4 người phải chịu án tù vì tội “tung tin đồn thất thiệt”, 13 người khác chịu hình thức kỷ luật nhắc nhở…
Các vết “rạn nứt” nguồn vốn đã bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ ràng hơn và hiện đang làm đau đầu chính quyền Bắc Kinh khi các mối quan hệ toàn cầu căng thẳng và các lệnh hạn chế do đại dịch virus Vũ Hán dường như khiến người dân Trung Quốc trở nên cảnh giác hơn đối với nền kinh tế ọp ẹp của đất nước.
Rắc rối gần đây nhất xảy ra vào ngày 3/8, khi nhiều người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt khỏi Ngân hàng Huludao ở tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), The Epoch Times đưa tin. Họ vây chật kín hành lang ngân hàng suốt một ngày sau khi có thông tin cựu chủ tịch ngân hàng Wang Xueling đang bị điều tra với cáo buộc vi phạm luật lệ của ĐCSTQ. Điều này chỉ làm gia tăng thêm những lo ngại trước đó trong bối cảnh lợi nhuận ngành ngân hàng đang sụt giảm mạnh.
Những lo lắng về việc ngân hàng giải thể hoặc vỡ nợ thường “được” chính quyền Bắc Kinh nhiệt tình gắn mác là “tin đồn nhảm” chỉ càng làm người dân thêm phần lo lắng và nghi ngờ.
Nhằm “trấn an” dư luận, chính quyền đã trừng phạt 4 người vì tội “tung tin đồn thất thiệt” và chịu án tù, ngoài ra 13 người khác bị nhắc nhở kỷ luật.
Việc người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt ra khỏi Ngân hàng Huludao không phải là vụ duy nhất khiến chính quyền Bắc Kinh lo sợ trong năm nay. Kể từ cuối năm 2019, các vụ rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng đã gia tăng đều đặn trong lòng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.
Theo Reuters, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2019, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên và Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu đều phải trải qua “vấn nạn” rút tiền ồ ạt sau khi người dân lo ngại về tình hình quản lý tồi tệ của giới chức ngân hàng tại đây. Trong khi đó, giới chức trách thì đổ lỗi là do tin đồn lan truyền trên mạng.
Tuy nhiên, năm 2020 mới làm ĐCSTQ run sợ thực sự, với dư chấn của đại dịch virus Vũ Hán làm rung chuyển các nền kinh tế trên toàn thế giới, Trung Quốc bắt đầu nếm mùi khủng hoảng tiền tệ với nhiều đợt tháo chạy vốn khỏi ngân hàng nhiều hơn.
Đầu tiên, tháng 4/2020 Ngân hàng Cam Túc đã phải đối mặt với rất đông khách hàng lo lắng đến rút tiền. Ít lâu sau, Ngân hàng Bảo Định cũng chứng kiến những người gửi tiền đổ xô vào tòa nhà và yêu cầu ngân hàng trả lại tiền của họ. Tiếp theo, Ngân hàng Thương mại Thành phố Dương Tuyền cũng trải qua tình trạng rút vốn ồ ạt tương tự như thế.
Tháng 7/2020, Ngân hàng Hengshui đã bị tấn công bởi đám đông khách hàng lo lắng yêu cầu rút tiền. Nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra sau khi ngân hàng bị người dân đồng loạt rút tiền. ĐCSTQ lại sử dụng chiêu bài cũ, đổ lỗi cho những tin đồn gây ra làn sóng hoảng loạn.
Tất nhiên, bong bóng bất động sản và nhiều vấn đề về nợ công, quản lý nợ xấu… trong nhiều năm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụp đổ của hệ thống tài chính Trung Quốc. Điều này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ chẳng thể đổ lỗi cho ai ngoài chính họ.
Một số ngân hàng đã được chính phủ trung ương cứu trợ trong hai năm qua, ám chỉ rằng ngay cả các các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ cũng nhận thức được nền kinh tế đang suy yếu trầm trọng.
Theo Financial Times, riêng trong năm 2019, hai ngân hàng Trung Quốc đã được cứu trợ một phần và một ngân hàng khác đã được chính phủ tiếp quản hoàn toàn.
Rõ ràng, bên ngoài Trung Quốc vẫn gắng gượng tỏ ra là “ổn định”, nhưng thực tế trăm mối tơ vò.
Thanh Hương
Giá thịt lợn tăng phi mã, 5 người Trung Quốc
dùng vũ khí sát thương cướp lợn giống
Phụng Minh
Đối với việc dùng tới vũ khí có thể giết người để cướp lợn, người dân biểu thị rằng tính chất vụ việc đã khá nghiêm trọng, thể hiện việc khan hiếm thịt lớn ở Trung Quốc đã không còn đơn giản.
Một trang trại lợn ở quận Vũ Tuyên, tỉnh Quảng Tây đã bị 5 người đàn ông cầm ống tuýp xông vào cướp đi 70 con lợn giống trị giá hơn 130.000 nhân dân tệ (khoảng 433 triệu đồng). Hiện 5 người này đã bị bắt giữ.
Epoch Times trích dẫn thông tin cho biết, lúc 2h36 ngày 5/8, 4 người mặc đồ rằn-ri, đội mũ đen trùm kín đầu, tay cầm túi tiến vào nơi nuôi heo giống mới sinh của trang trại nuôi heo nông trường Sơn Lâm, bắt lợn giống cho vào túi mang đi.
Hai phút sau, anh Đàm – nhân viên phòng heo giống đến thăm hiện trường thì bị 2 người đàn ông cầm ống tuýp thép nhọn khống chế, 2 người còn lại tiếp tục cho lợn vào túi và 1 người trông giữ xe bên ngoài. Gây án xong, chúng trói anh vào lan can lối đi.
Vào ngày 10/8, các nghi phạm đã bị bắt và tất cả số lợn bị cướp được tìm thấy trong trang trại lợn Vi Mỗ Quang ở làng Cao Lĩnh, huyện Vũ Tuyên. 4 người bị bắt và trong đêm đó, người thứ năm họ Giang đã đến cơ quan công an đầu thú.
Nhóm người cho biết do giá thịt lợn tăng vọt từ đầu năm đến nay, nên họ bắt trộm những con lợn chưa trưởng thành ở trang trại lợn để bán lấy tiền. Trước đó, họ đã bắt trộm được 109 con lợn giống vào tháng Giêng và tháng Năm năm nay.
Về vấn đề này, một số cư dân mạng cho rằng: Trộm lợn bằng hung khí giết người thì hơi quá. “Việc này cũng có cùng tính chất với cướp của, sẽ không có chuyện kết án nhẹ”.
Giá thịt lợn ở Trung Quốc đại lục đã tăng phi mã thời gian gần đây. Theo giám sát chỉ định của Cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc tại 500 quận trên toàn quốc, giá thịt lợn trung bình tại đại lục đã tăng từ 45,98 nhân dân tệ / kg vào tuần thứ 4 của tháng 5 (ngày thu mua là 27/5) lên tới 55,5 nhân dân tệ / kg cho tuần thứ 5 (ngày thu mua là 29/7).
Theo số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc ngày 10/8, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó giá thịt lợn tăng 85,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10,3% so với tháng trước đó.
Nhiều người dân bày tỏ sự không hài lòng với việc liên tục tăng giá thịt lợn trên các diễn đàn công cộng. Người dùng mạng tên “Chen Hongguo” cho rằng: “Thịt lợn là món không thể thiếu trên bàn ăn. Giá cao tới 60 tệ / kg là khiến mọi người có chút phát hoảng rồi”.
Cư dân mạng có tên “tận cùng nỗi cô đơn” cho biết: “Ngoại trừ lương chưa tăng, mọi thứ khác đều tăng. Tôi muốn hỏi, có bao nhiêu người trong lòng không thể vui nổi?”
Cư dân mạng “gió lạnh” đánh giá nguyên nhân khiến thịt lợn tăng giá. Ông nói: “Trước đây, thịt lợn rẻ là nông dân nuôi, nhưng bây giờ các công ty lớn nuôi lợn, giá thịt khẳng định là không xuống nổi, tài nguyên tập trung vào tay một số ít người”.
“City Search” cho biết: “Các công ty kiểm soát nhập khẩu và phân phối thịt lợn chắc chắn không thiếu thịt lợn! Cái họ thiếu là lương tâm và lương tri! Hãy nhìn vào báo cáo lợi nhuận của các công ty này trong nửa đầu năm! Họ đều là có hàng trăm triệu tới hàng tỷ đồng lợi nhuận”.
Tiểu Kỳ, một cư dân mạng tại Đại Liên, nói: “Đây là kết quả của sự kiểm soát của chính quyền”.
Theo Liu Yi, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Thủ pháp ‘chiến lang’ của ông Tập
bị các tướng lĩnh quân đội phản đối
Hương Thảo
Tác giả Jamie Seidel đã có bài viết mang tên “Thủ thuật chiến lang của Tập Cận Bình bị công kích” ngày 10/8 trên tờ new.com.au của Úc. Trong bài viết, tác giả cho biết ông Tập hiện đang bị các tướng lĩnh trọng yếu trong chính quyền khiển trách, khi cho rằng ông Tập không nên chọc giận Mỹ bằng thủ pháp ngoại giao chiến lang, bởi nó đang phá hủy thời cơ thống trị thế giới của ĐCSTQ.
Bài báo chỉ ra rằng trước thảm cảnh nạn châu chấu, lũ lụt, nạn đói và dịch bệnh, Tập Cận Bình, định vị mình là một lãnh tụ suốt đời của một quốc đảng chuyên chế – không thể không lo lắng trong việc duy trì quyền lực của mình. Hơn nữa, những quốc gia mà ĐCSTQ sử dụng thủ đoạn mậu dịch để duy trì quan hệ trong quá khứ đã không còn là bạn bè.
Giống như tất cả các nhà độc tài luôn phải chống chọi trên mọi phương diện, trong những nguy khốn cả trong lẫn ngoài mà Tập Cận Bình phải đối diện, điều tồi tệ nhất là các tướng lĩnh trong nội bộ quân đội bắt đầu thể hiện ý kiến phản đối ông. Hai tướng phản Tập được tác giả Seidel nêu tên là Kiều Lương, người đã xây dựng lý thuyết quân sự của ĐCSTQ trong cuốn “Chiến tranh không biên giới”, và Đại Hào, hiện là đại tá không quân.
Chiến lang gặp phải phản kích toàn cầu
Tác giả Seidel biểu thị trong bài báo rằng, các phương pháp thông thường của ĐCSTQ như “tán dương lịch sử huy hoàng và những thành tựu vĩ đại của quốc gia, đồng thời đổ lỗi sai sót cho ai đó” không còn hiệu quả nữa. Đối mặt với thuật chiến lang của ĐCSTQ, thế giới không còn thu mình lại mà đã phản công dữ dội.
Các quốc gia được kể đến bao gồm Úc, Vương quốc Anh và Canada trong Liên minh tình báo Ngũ Nhãn, bên cạnh Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam ở Châu Á. Những quốc gia này đã trở nên vững vàng trước sự đe dọa và uy hiếp to lớn của ĐCSTQ. Sự chuyển biến của những quốc gia này, đối với Tập Cận Bình mà nói, chỉ đơn giản là khiến ông bẽ mặt.
Mặc dù Trung Quốc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để đe dọa Úc, nhưng Canberra không hề sợ hãi mà ngược lại, họ kiên quyết tuân thủ luật pháp quốc tế về các vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trước việc ĐCSTQ thường xuyên gây hấn kinh tế và can thiệp vào các hoạt động thương mại ở Biển Đông, năm ngoái, Malaysia đã chính thức phản đối ĐCSTQ. Các nước láng giềng nhỏ như Việt Nam, Brunei, Philippines và Indonesia cũng theo chân.
Ngay cả một quốc gia nhỏ bé như Somalia cũng không hề tỏ ra yếu thế. Theo báo cáo, Tần Kiện, đại sứ Trung Quốc tại Somalia, gần đây đã cố gắng sử dụng chiến thuật “ngoại giao chiến lang” chống lại tổng thống của đất nước này, nhưng đã phải hứng “lệnh trục xuất”, và chính phủ Somalia cũng bắt đầu tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Tiếng nói chống Tập của giới tinh hoa Bắc Kinh
Ngoài việc đụng phải bức tường quốc tế, làn sóng phản đối Tập Cận Bình ở đại lục cũng dấy khởi từ giới tinh hoa. Tác giả Seidel dẫn lời Richard A., một học giả Trung Quốc tại Viện Lowy ở Úc, nói: “Trong giới tinh hoa Bắc Kinh, tiềm ẩn những ý kiến bất đồng với ông Tập”.
Tác giả Seidel chỉ ra rằng việc chính quyền Bắc Kinh bắt giữ giáo sư luật nổi tiếng của Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận có thể được coi là một lời cảnh cáo đối với giới tinh hoa. Vị giáo sư luật này đã phạm phải vùng cấm khi đòi hỏi quyền bình đẳng trước luật pháp cho công dân Trung Quốc.
Hứa Chương Nhuận là người duy nhất trong hệ thống tư pháp hiện tại do ĐCSTQ kiểm soát dám công khai thách thức Tập Cận Bình. Vị giáo sư 57 tuổi này bị đưa khỏi căn hộ của mình ở Bắc Kinh hồi tháng trước. Khi có hơn chục cảnh sát tới cửa, giáo sư Hứa dường như đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Ông đã chuẩn bị sẵn một bộ trang phục dự phòng bên cửa để mang theo khi bị bắt.
Tác giả Seidel sau đó đặt câu hỏi: ĐCSTQ có thể vẫn thành công trong việc trấn áp những tiếng nói trái chiều như giáo sư Hứa, nhưng đằng sau chiến lược ngoại giao chiến lang của mình, Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự phản kích của các tướng lĩnh quân đội từ phía sau.
Chiến lang bị diều hâu phản công
Tác giả Seidel chỉ ra trong bài báo rằng, sự phản đối chính đối với Tập Cận Bình trong quân đội những tháng gần đây đến từ Thiếu tướng Kiều Lương đã nghỉ hưu và Đại tá Không quân đương nhiệm Đại Hào.
Kiều Lương là một tướng diều hâu nổi tiếng trong quân đội ĐCSTQ và là một trong những người sáng lập ra lý thuyết quân sự hiện đại của ĐCSTQ. Ông ta đã xuất bản cuốn sách “Chiến tranh không biên giới” vào năm 1999. Bây giờ ông ta dám đứng lên phản đối khẩu hiệu của Tập Cận Bình rằng vấn đề Đài Loan cần được giải quyết bằng vũ lực.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm nay, “Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không phải là thống nhất Đài Loan, mà là hoàn thành sự nghiệp phục hưng vĩ đại để 1,4 tỷ người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc”. “Liệu thu phục Đài Loan có thực tế không? Tất nhiên là không thể”.
Tướng Kiều Lương cũng thừa nhận trong cuộc phỏng vấn rằng đằng sau vấn đề Đài Loan là quan hệ Trung-Mỹ, tức là sự cạnh tranh sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đại tá Không quân Đại Hào, người có cùng quan điểm, thậm chí còn thẳng thắn hơn. Ông này đã đăng một bài báo với tiêu đề “Bốn cách hiểu bất ngờ và mười nhận thức mới về nước Mỹ”, cho rằng ĐCSTQ sẽ phải trả giá đắt bằng Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ.
Trong bài báo ông viết, “Hoa Kỳ sẽ rất cứng rắn, áp đặt thuế quan 30 tỷ, 50 tỷ, và sau đó là 200 tỷ”. “Hãy nhớ rằng: Mỹ áp thuế 30 tỷ đô la sẽ làm [TQ] mất đi 60 tỷ, 90 tỷ và thậm chí nhiều tác động hơn. Đây là điểm thực sự hùng mạnh của đế chế Hoa Kỳ . Chúng ta cần phải có lý tính, không tức giận và đối phó một cách khôn ngoan”.
Richard D., một học giả Trung Quốc tại Viện Lowe về Chính sách Quốc tế ở Úc, cho rằng những hiện tượng này đều ám chỉ sự tồn tại của một “chính phủ bóng tối” ở Bắc Kinh. Ông nói rằng các học giả phái tự do của Trung Quốc đã chỉ trích ông Tập, cáo buộc ông ta chọc giận Hoa Kỳ bằng các chính sách đối ngoại và quân sự kiêu ngạo, và những người theo chủ nghĩa tự do này thích chính sách “che giấu năng lực và ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980.
Những người phái tự do này đã học hỏi được cách “che giấu năng lực và ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, và biết cách tự bảo vệ mình. Do đó khi chỉ trích những cách làm của Tập Cận Bình, họ thường không trực tiếp chỉ đích danh chúng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-phap-chien-lang-cua-ong-tap-bi-cac-tuong-linh-quan-phan-doi.html
Điều Bắc Kinh muốn giấu:
Mai Vân
Thông tin báo chí và hình ảnh vệ tinh trong thời gian qua thường cho thấy Trung Quốc đã triển khai máy bay tiêm kích, thậm chí oanh tạc cơ ở Biển Đông. Nhưng tất cả đều ở trên đảo Phú Lâm, vùng Hoàng Sa, còn ở vùng Trường Sa thì hầu như không thấy, cho dù là tại đấy Bắc Kinh đã xây dựng các phi đạo dài hơn 3000 mét trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Nguyên nhân vì sao?
Trong một bài phân tích đăng ngày 14/08/2020 trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat, chuyên gia Ian Storey tại Viện Yusof Ishak (thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Singapore) cũng đặt ra câu hỏi: “Tại sao Trung Quốc không triển khai chiến đấu cơ tại Trường Sa? – Why Doesn’t China Deploy Fighter Jets to the Spratly Islands?”. Đối với chuyên gia về Biển Đông này, đó không phải là vì Bắc Kinh muốn tránh khiêu khích mà có lẽ là vì các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị vấn đề nghiêm trọng.
Trung Quốc khoe năng lực của Không Quân nhưng để lộ nhược điểm
Chuyên gia Ian Storey trước hết ghi nhận sự kiện Hoàn Cầu Thời Báo Bắc Kinh ngày 04/08 đã rầm rộ khoe rằng chiến đấu cơ SU-30MKK của Không Quân Trung Quốc vừa thực hiện được một chuyến tuần tra dài 10 tiếng trên Biển Đông, phá kỷ lục lần trước chỉ là 8,5 tiếng.
Chiến đấu cơ Trung Quốc đã cất cánh từ một căn cứ ở miền nam Trung Quốc và đã hai lần được các máy bay tiếp liệu Ilyushin-78 tiếp tế nhiên liệu trên không.
Chuyến tuần tra của Trung Quốc diễn ra vào lúc căng thẳng Mỹ-Trung lên cao trên vấn đề Biển Đông, và Bắc Kinh không ngần ngại quảng bá một đoạn video nhằm phô trương năng lực tung quân đi xa ngày càng tăng của Trung Quốc.
Có điều là trên báo Forbes, một chuyên gia đã ghi nhận rằng video đó đã vô tình tiết lộ chỗ yếu của Không Quân Trung Quốc: Các chiếc SU-30 không mang hay chỉ mang theo ít vũ khí, và việc huy động 2 chiếc Il-78 đã dùng 2/3 lực lượng máy bay tiếp liệu của Trung Quốc.
Và như vậy, trong một cuộc xung đột ở Biển Đông, Không quân Trung Quốc không thể gởi nhiều máy bay đến nơi để tham chiến.
Phi đạo ở Trường Sa không dùng được cho chiến đấu cơ?
Đoạn video nhằm khoe sức mạnh của Trung Quốc còn làm dấy lên nghi vấn về tính hữu dụng cho chiến đấu cơ của các đảo đá mà Bắc Kinh đã biến thành căn cứ quân sự ở Trường Sa.
Trong lúc Hoàn Cầu Thời Báo chỉ nói chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay đến “các đảo đá xa xôi nhất” ở Biển Đông, thì đoạn video cho thấy rõ ràng là phi cơ đã bay trên đá Xu Bi ở Trường Sa. Đây là một trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp, bên trên có một phi đạo dài 3.300 mét, giống như trên hai thực thể khác là đá Chữ Thập và Vành Khăn.
Điều khiến giới quan sát thắc mắc là tại sao các chiếc SU-30 lại không đáp xuống đảo Xu Bi chẳng hạn để được tiếp tế nhiên liệu vì một trong những mục tiêu chính của các đảo này là tạo điều kiện cho Trung Quốc đưa Không Quân đến Biển Đông, phục vụ cho việc áp đặt đòi hỏi chủ quyền, và cả khả năng thành lập vùng nhận dạng phòng không bên trên Trường Sa.
Trong quá khứ Trung Quốc từng cho triển khai chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, và vào tháng Giêng 2016, đã cho hai máy bay dân sự đáp xuống Đá Chữ Thập để thử phi đạo vừa xây xong. Trong hai năm qua, quân đội Trung Quốc cũng cho máy bay vận tải và phi cơ tuần tra đến các đảo nhân tạo. Tàu Hải Quân, Hải Cảnh, khảo sát Trung Quốc cũng thường xuyên cặp bến các đảo nhân tạo này.
Thế nhưng cho đến giờ thì người ta biết là chưa có chiến đấu cơ nào đáp xuống đá Vành Khăn, Xu Bi hay Chữ Thập. Mỹ rất quan tâm đến việc vạch trần các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, cho nên không thể có việc Lầu Năm Góc có bằng chứng về việc Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ ở Trường Sa mà lại không công bố hình ảnh.
Cho nên có thể kết luận là chưa bao giờ có chiến đấu cơ Trung Quốc đáp xuống 3 đảo nhân tạo nói trên.
Ba giả thuyết về lý do chiến đấu cơ Trung Quốc vắng bóng trên các đảo Trường Sa
Theo chuyên gia Singapore, căn cứ và cái giá tốn kém khi bồi đắp 7 hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa và xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự trên đó, câu hỏi đặt ra là tại sao Không Quân Trung Quốc chưa bao giờ đưa chiến đấu cơ đến các đảo đó. Đối với Ian Storey, có 3 giả thuyết để giải thích điều đó.
Thứ nhất vì lý do chính trị, Trung Quốc không muốn gây thêm căng thẳng với các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền Biển Đông khi đưa chiến đấu cơ tới các đảo tranh chấp. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững vì trong mấy tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng khiêu khích, liên tục cho tàu khảo sát, tàu hải cảnh xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước như Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines, bất chấp những tổn hại uy tín mà các hành vi này gây ra.
Giả thuyết thứ hai liên quan đến vấn đề bảo trì máy bay. Chiến đấu cơ hoạt động trên biển thường gặp vấn đề rỉ sét vì muối trong nước biển và độ ẩm cao, ăn mòn kim loại. Nhưng tàu sân bay Mỹ vẫn thường xuyên phải đối phó với vấn đề này và dẫu sao thì Trung Quốc cũng đã xây dựng nhà chứa máy bay trên đảo nhân tạo, và một số có lẽ có máy điều hòa không khí.
Bên cạnh đó, việc trú đóng một vài ngày trên Đá Chữ Thập, Xu Bi hay Vành Khăn cũng không có khả năng hư hỏng gì nhiều cho các chiến đấu cơ Trung Quốc. Giả thuyết này cũng không đứng vững.
Giả thuyết vững nhất: Phi đạo ở Trường Sa bị lỗi cấu trúc
Còn lại giả thuyết thứ ba, nếu được chứng thực, thì sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều cho giới hoạch định kế hoạch quốc phòng Trung Quốc: đó là cấu trúc của các cơ sở trên các đảo nhân tạo, bao gồm cả các phi đạo, không đạt chuẩn mực tối ưu khiến cho Không Quân Trung Quốc lo ngại không dám sử dụng.
Công việc bồi đắp ở đá Xu Bi đã khởi sự từ đầu năm 2014, nhưng trước khi việc bồi đắp hoàn tất thì công việc xây dựng phi đạo và các cơ sở đã bắt đầu. Phi đạo ở Xu Bi được hoàn tất giữa năm 2016.
Theo cách làm thông thường, đất bồi đắp phải được để yên hàng tháng, thậm chí hàng năm cho ổn định trước khi xây cất bên trên, nếu không thì sẽ có nguy cơ bị lún. Sân bay Kansai của Nhật Bản chẳng hạn, cũng được xây trên một đảo nhân tạo, đã gặp vấn đề như vậy từ khi được mở cửa vào năm 1994, cho dù đã có biết bao công trình sửa chữa sau đó.
Nghi vấn về tính toàn vẹn cấu trúc của các đảo nhân tạo đã nổi cộm lên khi vấn đề tham nhũng bị lôi ra ánh sáng. Bất chấp chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, tệ nạn này vẫn trầm kha tại Trung Quốc, ngay cả trong giới công nghiệp quân đội.
Ví dụ như vào tháng 7 năm ngoái 2019, Tôn Ba (Sun Bo), người giám sát việc xây dựng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, đã bị buộc tội tham nhũng và kết án 12 năm tù. Qua tháng 5/2020, Hồ Vấn Minh (Hu Wenming), lãnh đạo chương trình tàu sân bay Trung Quốc đã bị bắt với tội danh tham nhũng và cung cấp tin mật cho nước ngoài…
Vô dụng cho chiến đấu cơ
Nếu phi đạo trên 3 đảo được bồi đắp bị lún hay bị rạn nứt thì sẽ không thấy rõ ngay qua ảnh vệ tinh. Máy bay vẫn có thể sử dụng, đặc biệt những loại máy bay phản lực cánh quạt thường, bay chậm hơn, như máy bạy vận tải quân sự, máy bay tuần tra biển, đã từng đáp xuống đá Chữ Thập vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua. Nhưng đối với các loại chiến đấu cơ bay nhanh hơn thì chất lượng phi đạo phải cao hơn nhiều.
Không Quân Trung Quốc vốn rất chú ý đến hình ảnh của mình và rất ngại rủi ro sẽ cố tránh bị mất mặt trước công luận nếu chẳng may một chiếc đấu cơ của họ gặp sự cố khi cất cảnh hay hạ cánh trên một trong 3 đảo nhân tạo nói trên.
Nhìn rộng ra, nếu quả thực các phi đạo và cơ sở liên quan trên các đảo nhân tạo có vấn đề về xây dựng, thì điều đó cũng đặt ra vấn đề về sự hữu ích chiến lược của các đảo này đối với Không Quân Trung Quốc và đối với mọi tham vọng của Bắc Kinh trong việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm Biển Đông.
Thái Lan : Hơn 10.000 người
tuần hành đòi cải cách chế độ quân chủ
Trọng Thành
Kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, đây là lần dân chúng Thái Lan xuống đường đông đảo nhất chống độc tài, đòi cải cách chế độ quân chủ. Hôm qua, Chủ Nhật 16/08/2020, ít nhất 10.000 người tuần hành tại thủ đô Bangkok kêu gọi cải cách Hiến Pháp.
Một phát ngôn viên cảnh sát Bangkok cho AFP biết, « trong cuộc tuần hành của sinh viên, có khoảng 10 nghìn người tham gia ». Những người biểu tình đổ dồn về một trong các ngã tư đông đúc nhất của thủ đô Bangkok, hô vang khẩu hiệu « đả đảo chế độ độc tài » và giương cao hình chim bồ câu bằng giấy, biểu tượng cho hòa bình.
Trên một diễn đàn, nhà hoạt động Tattep Ruangprapaikitseree, với biệt danh « Ford », khẳng định phong trào tranh đấu mong muốn có « một chế độ quân chủ lập hiến phù hợp với hiện tại ». Ông kêu gọi « ngừng đe dọa chống lại nhân dân, giải tán Quốc Hội và soạn thảo Hiến Pháp mới ». Tuy nhiên, giống như phong trào của giới trẻ Hồng Kông, phong trào sinh viên đòi dân chủ tại Thái Lan không có người lãnh đạo thực sự, mà chủ yếu dựa vào các mạng xã hội để đưa ra các lời kêu gọi.
Kể từ tháng trước, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ hơn, do sinh viên chủ trì, diễn ra gần như hàng ngày, đòi cải cách các định chế quyền lực, kể cả chế độ quân chủ, vốn được coi là một chủ đề húy kị trong xã hội Thái Lan. Hôm thứ Hai tuần trước 10/08, khoảng 4.000 người biểu tình tập hợp tại một khu đại học ở Bangkok, và lần đầu tiên thống nhất 10 yêu sách cải cách chế độ quân chủ.
Nếu như trước đây, đích ngắm chủ yếu của phong trào đòi dân chủ là yêu cầu thủ tướng Prayut Chan-O-Cha – cựu thủ lĩnh quân đội và tác giả của cú đảo chính 2014 – từ chức, thì giờ đây quốc vương Thái Lan là đối tượng chính của phong trào. Các sinh viên đòi dân chủ yêu cầu xem xét lại điều khoản 112 Hiến pháp Thái Lan, trừng phạt những người phạm tội khi quân, theo đó, những ai « báng bổ » vua và hoàng gia có thể bị phạt tới 15 năm tù. Điều khoản trừng phạt tội khi quân mà nhiều nhà quan sát cho là khắc nghiệt nhất thế giới.
Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn, vương hiệu Rama X, sở hữu tài sản trị giá 60 tỉ đô la, sau khi lên ngôi năm 2016, đã tiến hành nhiều thay đổi lớn chưa từng có trong chế độ chính trị Thái Lan, đặt nhiều đơn vị vũ trang trực tiếp dưới quyền chỉ huy của nhà vua. Hôm thứ Năm, 13/08, thủ tướng Prayut Chan-O-Cha nhấn mạnh là đòi hỏi cải cách của sinh viên « là không thể chấp nhận được với đa số người dân Thái ». Tuy nhiên sau đó, trong một phát biểu trên truyền hình, thủ tướng Thái Lan đã dịu giọng, kêu gọi đoàn kết và khẳng định « tương lai thuộc về giới trẻ ».
Tương tự như nhiều nước khác, Thái Lan đang trong cuộc khủng hoảng xã hội do đại dịch Covid-19. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến biểu tình. Đại dịch khiến hàng triệu người dân Thái mất việc làm và phơi bày nhiều bất bình đẳng trong xã hội Thái Lan, nơi nhóm hưởng lợi chính là giới tinh hoa thân tập đoàn quân sự.
Biến thể nCoV ở Malaysia
lây nhiễm cao gấp 10 lần chủng cũ
Lục Du
Đã xuất hiện một biến thể mới của nCoV ở Malaysia có khả năng lây nhiễm cao gấp 10 lần chủng virus được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, quan chức Malaysia thông tin, Straits Times đưa tin.
Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, Noor Hisham Abdullah, hôm Chủ nhật (16/8), thông qua Facebook, thông báo chủng D614G, một biến thể của nCoV, đã được phát hiện trong 4 ca nhiễm tại các ổ dịch ở Sivangangga và Ulu Tiram.
Ông Abdullah nói rằng, việc phát hiện biến thể D614G đồng nghĩa với việc người dân phải thận trọng hơn, tiếp tục phải chấp hành các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, vệ sinh cá nhân và đeo khẩu trang. Abdullah cũng cho hay, cơ quan y tế Malaysia sẽ tiếp tục xét nghiệm các trường hợp khác trong những cụm dịch liên quan
Biến thể D614G được các nhà khoa học phát hiện vào tháng 7/2020. Ông Abdullah nhận định rằng phát hiện này có thể khiến nghiên các nghiên cứu vắc xin Covid hiện tại đứng trước nguy cơ không còn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, ông cho biết cơ quan y tế công cộng Malaysia đã hành động kịp thời để kiểm soát sự lây lan của Covid ở các cụm dịch, tức biến thể mới bị kiềm chế khả năng lây lan ra bên ngoài.
Theo thống kê của Worldometer, tính tới ngày 17/8, Malaysia có 9,200 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 125 người tử vong, 8,859 người đã hội phục. Quốc gia này là vùng dịch lớn xếp thứ 28 ở châu Á, và thứ 87 trên thế giới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bien-the-ncov-o-malaysia-lay-nhiem-cao-gap-10-lan.html
Covid-19 :
Trên 50.000 người chết ở Ấn Độ vì virus
Thụy My
Hôm nay 17/08/2020 Ấn Độ đã vượt qua ngưỡng 50.000 trường hợp tử vong vì virus corona, với trên 940 người chết chỉ trong vòng 24 giờ qua.
Kể từ đầu đại dịch, đã có 50.921 người thiệt mạng vì Covid-19 tại Ấn Độ. Tuần trước, Ấn Độ đã vượt qua Anh, trở thành quốc gia có số người tử vong vì virus corona đứng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Brazil và Mêhicô. Với 2,6 triệu ca dương tính theo số liệu chính thức, đất nước 1,3 tỉ người này đứng thứ ba thế giới về số người bị lây nhiễm, sau Hoa Kỳ và Brazil.
Do tỉ lệ xét nghiệm thấp, các chuyên gia cho rằng con số trên đây ít hơn so với thực tế. Tuy vậy, bộ Y Tế Ấn Độ nhấn mạnh tỉ lệ tử vong dưới 2% là « một trong những tỉ lệ thấp nhất thế giới ».
Ấn Độ đã phong tỏa nghiêm ngặt vào cuối tháng Ba, và dỡ bỏ từ đầu tháng Sáu để cố vực dậy nền kinh tế. Tuy vậy nhiều bang vẫn còn duy trì các biện pháp hạn chế và phong tỏa.
Hàn Quốc : Hàng ngàn tín đồ một giáo phái Tin Lành bị cách ly
Chính quyền Hàn Quốc hôm nay 17/08/2020 cho biết có 315 ca dương tính liên quan đến giáo hội Sarang Jeil ở Seoul, và 3.400 tín đồ đã bị cách ly. Giáo phái này do một mục sư bảo thủ luôn chống đối tổng thống Moon Jae In lãnh đạo. Có đến 1/6 tín đồ bị nhiễm virus corona, đây là ổ dịch lớn nhất ở Seoul. Bộ Y Tế đã khởi kiện mục sư Jun Kwang Hun, là một trong những diễn giả trước hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ Moon cuối tuần qua, bất chấp lời kêu gọi tránh tụ tập.
Hôm nay Hàn Quốc có thêm 197 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 15.515 ca dương tính. Như vậy đã bốn ngày liên tiếp con số người mới bị nhiễm vượt quá 100, sau nhiều tuần lễ đứng ở mức thấp. Seoul và tỉnh Gyeonggi, chiếm phân nửa dân số Hàn Quốc, từ cuối tuần qua đã tăng cường các biện pháp hạn chế, cấm các cuộc tụ họp tôn giáo vì lo sợ một đợt dịch bệnh lần thứ hai.
Trước đó giáo hội Tân Thiên Địa (Shincheonji) với 5.000 ca dương tính, là trung tâm của đợt dịch corona hồi tháng Hai.
Quốc gia đầu tiên trên thế giới
tuyên bố giải thể, ‘mất nước’ vì dịch Covid
Tâm Thanh
Tọa lạc phía trong sa mạc Tây Úc là công quốc Sông Hutt (Principality of Hutt River). Công quốc này là một quốc gia (vi quốc gia) độc lập có chủ quyền nằm bên trong lãnh thổ nước Úc, nhưng nó lại không được công nhận bởi bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Công quốc tồn tại từ đó tới nay và tách biệt hoàn toàn với nước Úc. Điều này khác với những quốc gia có chủ quyền như Vatican, có diện tích nhỏ nhưng lại được nhiều quốc gia công nhận. Tại Úc, có nhiều vi quốc gia nhưng công quốc sông Hutt là nổi tiếng nhất.
Bị ảnh hưởng bởi làn sóng viêm phổi Vũ Hán, doanh thu từ du lịch của nước này đã giảm đáng kể, hiện không có khả năng trả nợ thuế cho nước Úc. Vì vậy, họ tuyên bố chấm dứt 50 năm cai trị và quay trở lại sáp nhập với nước Úc, công quốc chính thức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bị “mất nước” vì dịch bệnh virus viêm phổi Vũ Hán.
Công quốc Hutt River tự xưng là một quốc gia có chủ quyền độc lập thành lập vào ngày 21/4/1970. Lãnh thổ này nằm cách thành phố Perth 517 km về phía Bắc, gần thị trấn Northampton thuộc bang Tây Úc với diện tích 75 km2. Mặc dù rộng hơn một số quốc gia có chủ quyền trung bình nhưng dân số nơi đây có chưa đến 30 người.
Công quốc sông Hutt được thành lập là do chủ trang trại xung đột với chính phủ Úc về vấn đề hạn ngạch lúa mì và tuyên bố độc lập trong sự bất bình, trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên. Tuy nhiên, Úc và cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Công quốc sông Hutt.
Mặc dù vậy, Công quốc sông Hutt vẫn cấp hộ chiếu, tiền tệ, tem và giấy phép lái xe như một quốc gia có chủ quyền thực sự, có quốc kỳ riêng và có 13 văn phòng nước ngoài tại 10 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và Pháp.
Trong vài thập kỷ qua, du lịch đã trở thành một trong những nguồn thu chính của Công quốc sông Hutt, đặc biệt trong 15 năm trở lại đây. Do sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, nên công quốc này ngày càng nổi tiếng trên Thế Giới.
Nhiều khách du lịch đến thăm Công quốc sông Hutt, đóng dấu vào hộ chiếu với thị thực Công quốc và mua tiền tệ riêng do Công quốc phát hành. Tỷ giá hối đoái của đồng tiền này với đô la Úc là 1: 1.
Tuy nhiên, cũng giống như các địa điểm du lịch khác trên khắp thế giới, ngành du lịch của Công quốc sông Hutt cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhà lãnh đạo đương nhiệm là Hoàng tử Graeme Casley đã phải miễn cưỡng tuyên bố giải tán đất nước và bán đất để trả nợ cho chính phủ Úc 3 triệu đô la Úc (2,15 triệu đô la Mỹ) tiền thuế.
Hoàng tử Casley nói với CNN rằng, việc đi đến quyết định như vậy quả thực là vô cùng khó khăn và đau khổ, khi phải chứng kiến đất nước mà cha ông dày công gây dựng kết thúc sau 50 năm.
Ông cũng chia sẻ, giai đoạn tồn tại Công quốc sông Hutt là một giai đoạn lịch sử đặc biệt mà mọi người trên khắp thế giới từng biết đến và chắc hẳn Công quốc này sẽ không bị lãng quên.
Theo Mạt Lợi, Epoch Times
Tâm Thanh biên dịch
0 comments