ĐCSTQ đàn áp mạnh tay khi người dân Trung Quốc ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng
Monday, August 17, 2020
6:05:00 PM
//
- Slider
,
Tin Trung Quốc
Tác giả : Thanh Hương | Nguồn: NTD Vietnam | Ngày đăng: 2020-08-17 |
Khách hàng xếp hàng để được đo nhiệt độ trước khi vào ngân hàng ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô,Trung Quốc ngày 25/2/2020 (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)
Giờ đây, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mạnh tay trấn áp trong nỗ lực nhằm ngăn chặn người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt do không còn tin vào hệ thống tài chính của nước này. 4 người phải chịu án tù vì tội “tung tin đồn thất thiệt”, 13 người khác chịu hình thức kỷ luật nhắc nhở...
Các vết “rạn nứt” nguồn vốn đã bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ ràng hơn và hiện đang làm đau đầu chính quyền Bắc Kinh khi các mối quan hệ toàn cầu căng thẳng và các lệnh hạn chế do đại dịch virus Vũ Hán dường như khiến người dân Trung Quốc trở nên cảnh giác hơn đối với nền kinh tế ọp ẹp của đất nước.
Rắc rối gần đây nhất xảy ra vào ngày 3/8, khi nhiều người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt khỏi Ngân hàng Huludao ở tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), The Epoch Times đưa tin. Họ vây chật kín hành lang ngân hàng suốt một ngày sau khi có thông tin cựu chủ tịch ngân hàng Wang Xueling đang bị điều tra với cáo buộc vi phạm luật lệ của ĐCSTQ. Điều này chỉ làm gia tăng thêm những lo ngại trước đó trong bối cảnh lợi nhuận ngành ngân hàng đang sụt giảm mạnh.
Những lo lắng về việc ngân hàng giải thể hoặc vỡ nợ thường “được” chính quyền Bắc Kinh nhiệt tình gắn mác là “tin đồn nhảm” chỉ càng làm người dân thêm phần lo lắng và nghi ngờ.
Nhằm “trấn an” dư luận, chính quyền đã trừng phạt 4 người vì tội “tung tin đồn thất thiệt” và chịu án tù, ngoài ra 13 người khác bị nhắc nhở kỷ luật.
Việc người dân Trung Quốc rút tiền ồ ạt ra khỏi Ngân hàng Huludao không phải là vụ duy nhất khiến chính quyền Bắc Kinh lo sợ trong năm nay. Kể từ cuối năm 2019, các vụ rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng đã gia tăng đều đặn trong lòng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.
Theo Reuters, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2019, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên và Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu đều phải trải qua “vấn nạn” rút tiền ồ ạt sau khi người dân lo ngại về tình hình quản lý tồi tệ của giới chức ngân hàng tại đây. Trong khi đó, giới chức trách thì đổ lỗi là do tin đồn lan truyền trên mạng.
Tuy nhiên, năm 2020 mới làm ĐCSTQ run sợ thực sự, với dư chấn của đại dịch virus Vũ Hán làm rung chuyển các nền kinh tế trên toàn thế giới, Trung Quốc bắt đầu nếm mùi khủng hoảng tiền tệ với nhiều đợt tháo chạy vốn khỏi ngân hàng nhiều hơn.
Đầu tiên, tháng 4/2020 Ngân hàng Cam Túc đã phải đối mặt với rất đông khách hàng lo lắng đến rút tiền. Ít lâu sau, Ngân hàng Bảo Định cũng chứng kiến những người gửi tiền đổ xô vào tòa nhà và yêu cầu ngân hàng trả lại tiền của họ. Tiếp theo, Ngân hàng Thương mại Thành phố Dương Tuyền cũng trải qua tình trạng rút vốn ồ ạt tương tự như thế.
Tháng 7/2020, Ngân hàng Hengshui đã bị tấn công bởi đám đông khách hàng lo lắng yêu cầu rút tiền. Nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra sau khi ngân hàng bị người dân đồng loạt rút tiền. ĐCSTQ lại sử dụng chiêu bài cũ, đổ lỗi cho những tin đồn gây ra làn sóng hoảng loạn.
Tất nhiên, bong bóng bất động sản và nhiều vấn đề về nợ công, quản lý nợ xấu... trong nhiều năm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụp đổ của hệ thống tài chính Trung Quốc. Điều này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ chẳng thể đổ lỗi cho ai ngoài chính họ.
Một số ngân hàng đã được chính phủ trung ương cứu trợ trong hai năm qua, ám chỉ rằng ngay cả các các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ cũng nhận thức được nền kinh tế đang suy yếu trầm trọng.
Theo Financial Times, riêng trong năm 2019, hai ngân hàng Trung Quốc đã được cứu trợ một phần và một ngân hàng khác đã được chính phủ tiếp quản hoàn toàn.
Rõ ràng, bên ngoài Trung Quốc vẫn gắng gượng tỏ ra là “ổn định”, nhưng thực tế trăm mối tơ vò.
----------
0 comments