Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 10/08/2020

Monday, August 10, 2020 7:33:00 PM // ,

Đọc báo Pháp – 10/08/2020

Liban: Kêu gọi đứng dậy chống giới lãnh đạo bám quyền – Tú Anh

Ba chủ đề tràn ngập các trang báo Pháp đầu tuần là Liban, Covid-19 và nạn hạn hán tại Pháp. Mùa xuân thiếu mưa, mùa hè thiếu nưóc. một phần tư nước Pháp oi bức, đất đai khô cằn càng làm tăng thêm mối lo cho nông gia.

Liban: Giới chính trị gia theo chân khủng long ?

Le Monde dành trang nhất cho khủng hoảng Liban: “Beyrouth ơi đừng ngủ”. Lời kêu gọi thống thiết của một nữ văn sĩ Liban mở đầu một loạt bài của nhiều tác giả đồng hương: “Gục ngã và đứng dậy là chuyện thường nhật” của người dân Liban.

Trong nỗi bất lực này, Le Monde cho biết một thông tin: Tổng thống Aoun cũng chống đề nghị mời quốc tế điều tra vụ nổ 2.750 tấn hoá chất. Nhà lãnh đạo  Thiên Chúa Giáo và phe Hezbollah Hồi Giáo Shia đều chống đề nghị của tổng thống Pháp Macrcon. Lập luận của tổng thống Liban là điều tra quốc tế sẽ làm “giảm bớt sự thật”. Ông nghi ngờ có bàn tay can thiệp từ bên ngoài và muốn Pháp cung cấp hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng xem có máy bay hay tên lửa trên không vào lúc nổ hay chăng ?

Liberation dành 6 trang cho Liban với tựa bốc lửa: Nỗi căm hờn khôn nguôi của người dân Liban muốn tự tay “xử lý” thủ phạm mà họ cho là các thế lực chính trị từ bao nhiêu thập niên chia chát quyền lực. Công lý Liban từ lâu rồi không làm bổn phận.

Le Figaro cũng đồng điệu với đồng nghiệp cùng trên hai chủ đề: Hạn hán và Liban. “Pháp đối mặt với một năm hạn hán nữa” tựa một bài báo dài, kèm theo hình ảnh đất ruộng nứt nẻ. Đề tài thứ hai là phải giúp Liban nhưng giúp dân và loại trừ thành phần chính trị gia tham ô bám trụ .

Liban: Quốc tế đề nghị trợ giúp có điều kiện

Hôm chủ nhật, trong cuộc thảo luận qua video, đặc biệt có Donald Trump tham gia, khoảng 30 nhà lãnh đạo thế giới đòi hỏi tiền trợ giúp Liban phải trực tiếp đến tận tay người dân và trong điều kiện minh bạch. Trong bài xã luận “Phải cứu Liban”, nhật báo Le Figaro ngạc nhiên khi thấy Liban sau nửa thế kỷ rơi vào địa ngục mà vẫn huy động được thiện chí của cộng đồng quốc tế.

Nhưng giúp Liban không có nghĩa là đưa Hội Hồng Thập Tự đến cứu nạn nhân. Trái lại, phải giúp người Liban thoát ra tình trạng tê liệt chính trị và xã hội. Phải chỉ mặt những kẻ có trách nhiệm, đe doạ phong toả tài sản của họ nếu cần. Le Figaro cảnh báo nước Pháp là sẽ không làm tròn bổn phận của một nước bạn lịch sử của Liban, nếu Paris tiếp tục làm ngơ trước tệ nạn xã hội đen chính trị trầm kha.

Nhật báo thiên hữu lập luận: Nếu cần một cơn đại biến để quét sạch khủng long khỏi mặt đất thì hy vọng rằng vụ nổ kho hoá chất ở Beyrouth hôm thứ ba tuần trước sẽ giúp đánh bật gốc giới chính trị gia già nua, bám rễ tại Liban từ nhiều thập niên qua.

WeChat, xung khắc Mỹ-Trung bước vào một thế trận mới

Về thời sự châu Á, Le Monde dành gần trọn trang 2 để tường  thuật về “cuộc tấn công” của Donald Trump vào nền “công nghệ” của Trung Quốc, sau Tik Tok, giờ đến phiên WeChat và giới quan chức  Hồng Kông thân Bắc Kinh mà đứng đầu danh sách là Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Vấn đề là các biện pháp cấm WeChat có hiệu quả như mong muốn hay không? Theo một nhà phân tích Mỹ thì câu trả lời là không. Lý do trớ trêu là người sử dụng tại Mỹ sẽ áp dụng chiêu thức mà người dân tại Hoa Lục dùng để lách tường lửa kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc:Thuê VPN để tiếp tục truy cập WeChat.

Còn đối với nhật báo kinh tế Les Echos, khi tấn công vào WeChat, xung khắc Mỹ-Trung bước vào một thế trận mới, bởi vì WeChat là ứng  dụng con gà đẻ trứng vàng của Tencent được 1,2 tỷ người sử dụng, hầu hểt là dân Trung Quốc và du học sinh Hoa Lục tại Mỹ.

Tình hình xứ sở của Kim Jong Un cũng hầu như hoàn toàn bế tắc

Bình Nhưỡng khẳng định với thế giới là đã chận được đại dịch Covid-19, trên toàn quốc không có một trường hợp lây nhiễm nào, khiến giới y tế thế giới không khỏi ngạc nhiên.  (Một người đào tị, bị tư pháp Seoul truy nã về tội hình sự, vừa trốn về lại Bắc Triều Tiên lúc đầu bị xem là ca ngoại nhập, nhưng cuối cùng xét nghiệm cho kết quả âm tính).

Trên thực tế dù Covid-19 có tới Bắc Triều Tiên hay không thì nước này cũng đã điêu đứng vì đại dịch: Chính sách hiện đại hóa bị tê liệt, tựa của Le Monde. Siêu vi corona gây tác hại nghiêm trọng cho kinh tế Bắc Triều Tiên, do buôn bán với Trung Quốc bị giảm tốc độ, cộng với guồng máy quan liêu nặng nề của chế độ đã cản trở các dự án cải cách của Kim Jong Un, Le Monde giải thích.

Covid-19: Les Echos tổng kết giai đoạn một

Covid-19 được trình bày trên nhật báo kinh tế như một bản tổng kết giai đoạn một đã qua. Bên cạnh ảnh minh hoạ hai khách bộ hành đeo khẩu trang đi dạo, Les Echos đặt ra một loạt vấn đề liên quan đến đợt dịch thứ hai mà giới y tế cảnh báo như kinh nhật tụng. Lo ngại Covid bùng lại, hàng loạt biện pháp ngăn chận đã được ban hành. Tuy nhiên, theo nhật báo kinh tế, đợt hai tại Bỉ và Pháp có vẻ yếu, tại Châu Âu số nạn nhân tử vong giảm 15 lần, nhưng chính quyền Pháp ra lệnh đeo khẩu trang nơi công cộng để chận trước cho chắc ăn. New York khống chế được đại dịch và tại Úc, Melbourne siết chặt phong toả .

Nhật báo kinh tế có vẻ lạc quan cũng như Thierry Breton, uỷ viên Châu Âu đặc trách chính sách công nghiệp, công nghệ số, thị trường nội địa, quốc phòng và không gian. Theo nhà kỹ nghệ dạn dày kinh nghiệm này, Covid-19 cũng có khía cạnh tích cực. Chỉ trong vòng 100 ngày đầu tiên, siêu vi đã giúp cho Liên Hiệp Châu Âu loại trừ một loạt quan điểm giáo điều nhiều hơn suốt 30 năm qua. Trước một Donald Trump xé lẻ bảo vệ quyền lợi nước Mỹ, trước một Trung Quốc lợi dụng thế mong manh của chủ nghĩa kinh tế đa phương đang mất giá, từ con đường tơ lụa đến ngoại giao khẩu trang, từng bước thực hiện tham vọng “trùm kinh tế công nghệ thế giới”.

“Châu Âu không còn ngây thơ nữa” là tựa đầu tiên trong loạt bốn bài mỗi thứ hai trên Les Echos. Thierry Breton sẽ quay lại phân tích bằng chiến lược gì Châu Âu trở thành một khối hùng cường, không tẩy chay ai, không kỳ thị ai.

Liberation: Bầu cử tổng thống Belarus là sao chép mô hình Xô-viết

La Croix ngoài tựa lớn: Đưa Liban ra khỏi bế tắc. Quốc tế phối hợp giúp Liban trong bối cảnh người dân đòi hỏi phải tái tổ chức hệ thống chính trị mafia, nhật báo Công Giáo không quên dân Bulgari cũng đang tranh đấu chống chế độ mà họ cũng gọi mà “mafia” đang biến đất nước thành của riêng.

Tình hình nghiêm trọng đến nổi tổng thống Roumen Radev cũng tham gia xuống đường với dân chúng đòi thủ tướng Boiko Borissov và chưởng lý Ivan Guechev từ chức.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200810-liban-nh%C6%B0%CC%83ng-l%C6%A1%CC%80i-k%C3%AAu-go%CC%A3i-%C4%91%E1%BB%A9ng-d%E1%BA%ADy-ch%C3%B4%CC%81ng-gi%C6%A1%CC%81i-la%CC%83nh-%C4%91a%CC%A3o-ba%CC%81m-quy%C3%AA%CC%80n

 

Tin tổng hợp

(Bộ Y Tế Việt Nam) – Thêm ba người chết vì Covid-19 tại Việt Nam. 

Hôm nay, 10/08/2020, bộ Y Tế Việt Nam thông báo có thêm ba bệnh nhân qua đời vì dịch Covid, gồm hai bệnh nhân nữ, 33 tuổi và 47 tuổi, và một bệnh nhân nam 66 tuổi. Cả ba đều được chính quyền thông báo là mắc chứng « suy thận mãn ở giai đoạn cuối ». Hai bệnh nhân nữ thường trú tại Đà Nẵng, còn bệnh nhân nam thường trú ở tỉnh Quảng Nam, nhưng điều trị tại khoa hồi sức tại Đà Nẵng, trước khi bị phát hiện nhiễm virus. Theo số liệu chính thức, Việt Nam có tổng cộng 14 người chết về Covid tính đến nay.

(RFI) – Ecuador lo tìm cách kiểm soát đội tầu cá Trung Quốc gần quần đảo Galapagos. 

Theo ghi nhận của Hải Quân Ecudor ngày 07/08/2020, đội tầu Trung Quốc có đến 340 chiếc, gồm tầu kéo lưới rê, tầu chế biến… trong khi quốc gia Trung Mỹ này chỉ có vài tầu hộ tống, tuần tra, máy bay. Ngoài ra, đội tầu cá Trung Quốc còn có nhiều “mánh” đánh lạc hướng lực lượng tuần duyên Ecuador khi thâm nhập vùng biển nước này, như ghi cùng một tên gọi cho nhiều tầu cá hoặc tắt hệ thống định vị.

(SCMP) – Quân đội Nhật Bản sẵn sàng ứng phó khả năng hàng chục tầu cá Trung Quốc “thâm nhập” vùng biển tranh chấp. 

Bắc Kinh đã dỡ lệnh cấm đánh bắt gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Theo cảnh báo của một số nhà phân tích được báo Hồng Kông South China Morning Post trích ngày 10/08/2020, Tokyo bị hạn chế về khả năng đối phó trước khoảng 100 tầu cá, thường được tầu hải cảnh Trung Quốc yểm trợ.

(Reuters) – Hội Chữ Thập Đỏ cử 43.000 tình nguyện viên đến 9 tỉnh Bắc Triều Tiên. 

Ngày 10/08/2020, một đại diện của tổ chức nhân đạo cho biết một số tình nguyện viên sẽ đến thành phố Kaesong (giáp ranh với Hàn Quốc), nơi đang bị phong tỏa chống dịch Covid-19 sau khi phát hiện một người đào tẩu Bắc Triều Tiên trở lại miền Bắc và có triệu chứng nhiễm Covid-19. Thành phố Kaesong cũng đang chịu mưa lũ nghiêm trọng trong những ngày gần đây, làm gia tăng nguy cơ thiếu lương thực.

(AFP) – Trung Quốc thất hứa mua thêm nông phẩm Mỹ. 

Gần 7 tháng sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Washington-Bắc Kinh, tổng lượng hàng Trung Quốc mua từ Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong tháng 01/2020. Cụ thể, Trung Quốc cam kết nhập khẩu thêm 32 tỉ đô la nông phẩm Mỹ so với mức năm 2017, nhưng đến cuối tháng 06/2020, mới chỉ đạt 39% (theo số liệu của Mỹ) mục tiêu đề ra cho 6 tháng đầu năm. Đại diện hai nước sẽ đề cập đến điểm này trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/08.

(AFP) – Liên Âu « hết sức quan ngại » về hoạt động của Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm qua, 09/08/2020, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell lên án các hoạt động của Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Địa Trung Hải, sau khi Ai Cập và Hy Lạp ký thỏa thuận về phân chia ranh giới trên biển. Tranh chấp giữa Ai Cập và Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến nhiều mỏ dầu khí. Người lãnh đạo ngoại giao Châu Âu nhấn mạnh là « các bất đồng cần được giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng » và « dựa trên luật pháp quốc tế », « chứ không thể bằng các hành động đơn phương, bằng sức mạnh hải quân ».

(Reuters) – Các công ty Đức chuẩn bị cho phong tỏa kéo dài. 

Theo một nghiên cứu của IFO công bố hôm nay 10/08/2020, các công ty Đức cho rằng sinh hoạt hàng ngày sẽ còn bị giới hạn trong tám tháng rưỡi nữa vì đại dịch virus corona. Riêng lãnh vực du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tỏ ra bi quan, dự báo các biện pháp hạn chế còn kéo dài 13 tháng nữa.

(WSJ & AFP) –  Qualcomm muốn bán chip cho Hoa Vi. 

Tập đoàn Qualcomm đã gởi thư cho chính phủ Mỹ đề nghị dỡ bỏ các hạn chế để bán các chip bán dẫn Snapdragon cho tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei). Theo tập đoàn Mỹ, lệnh cấm này không ngăn cản được Hoa Vi mua các phụ tùng cần thiết nơi các nhà sản xuất khác, nhưng làm phía Mỹ thiệt hại « hàng tỉ đô la ». Ngược lại, cuối tuần trước, Hoa Vi loan báo, do công ty Đài Loan TSMC ngừng cung cấp vì sợ trừng phạt của Mỹ, kể từ ngày 15/09 sẽ không còn chip Kirin 9000 dành cho các điện thoại thông minh cao cấp của hãng này.

(AFP) – Tổng thống Pháp lên án vụ « tấn công hèn nhát » vào các nhà hoạt động nhân đạo ở Niger. 

Tối qua 09/08/2020 tổng thống Pháp Emmanuel Macron tố cáo « vụ tấn công đẫm máu, hèn nhát đánh vào một nhóm các nhà hoạt động nhân đạo » ở Niger, đồng thời bày tỏ quyết tâm làm sáng tỏ vụ này. Tám người, gồm 6 người Pháp và 2 người Niger, làm việc cho tổ chức phi chính phủ Acted hôm qua đã bị những kẻ vũ trang sát hại tại Kouré, cách thủ đô Niamey khoảng 50 km. Pháp và Niger hôm 30/06 đã tái khẳng định nỗ lực diệt trừ các nhóm thánh chiến, nhất là tại khu vực biên giới giữa Mali, Niger và Burkina Faso.

(AFP) – Afghanistan : Taliban sẵn sàng thương lượng sau khi 400 tù nhân được thả. 

Phe nổi dậy Taliban hôm nay 10/08/2020 khẳng định sẵn sàng đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan, một tuần sau khi 400 tù nhân của phe này được trả tự do. Việc phóng thích tù nhân là điểm chính trong thỏa thuận lịch sử giữa Washington và Taliban, tiến đến việc Mỹ rút quân từ nay đến giữa năm 2021. Kabul đã thả gần 5.000 tù nhân Taliban, nhưng từ chối thả 400 người liên can đến các vụ khủng bố đẫm máu nhắm vào người Afghanistan và người ngoại quốc, trong đó có cả công dân Pháp.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200810-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 10/8:

Bộ trưởng Y tế Mỹ đã tới Đài Loan; Mỹ đang tìm cách

đẩy lùi Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Lục Du

Chào mừng quý độc giả đến với mục Điểm tin thế giới của DKN. Sáng nay, thứ Hai (10/8), bản tin của chúng tôi có những tin sau:

Bộ trưởng Y tế Mỹ đã tới Đài Loan

Bộ trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ, Alex Azar, đã đến Đài Loan hôm Chủ nhật (9/8), đánh dấu sự kiện lịch sử một quan chức cấp bộ trưởng của chính phủ Mỹ tới thăm hòn đảo này kể từ năm 1979, năm Mỹ-Đài cắt đứt quan hệ chính thức khi Mỹ chuyển giao công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh và thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc”, theo SCMP.

Đây cũng là chuyến thăm quan trọng nhất sau khi chính quyền Trump ban hành đạo luật Du lịch Đài Loan, được thông qua vào năm 2018, cho phép Mỹ-Đài trao đổi các đoàn quan chức cấp cao.

“Tôi mong muốn chuyển tải sự ủng hộ của Tổng thống Trump đối với vai trò lãnh đạo y tế toàn cầu của Đài Loan và nhấn mạnh niềm tin chung của chúng tôi rằng các xã hội tự do và dân chủ là mô hình tốt nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe”, ông Azar nói trong một tuyên bố trước chuyến thăm.

Mỹ đang tìm cách đẩy lùi Trung Quốc ở Thái Bình Dương

SCMP hôm Chủ nhật đưa tin, Mỹ đang xem xét lại các hoạt động triển khai quân của họ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để đảm bảo nước này có đủ hỏa lực và lực lượng chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ Trung Quốc.

Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ James McConville đã nói về điều này tại một sự kiện trực tuyến được tổ chức gần đây bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington.

Tại sự kiện này, ông McConville nói rằng “hỏa lực chính xác tầm xa” là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, đồng thời cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét các lựa chọn để triển khai những hệ thống vũ khí như vậy ở Ấn Độ-Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược răn đe của Hoa Kỳ.

Ông nói, những thay đổi “sẽ cho phép chúng tôi vượt qua” những đối thủ tiềm năng như Trung Quốc và Nga, đồng thời cho biết thêm động thái này cũng sẽ bao gồm việc “thành lập các lực lượng đặc nhiệm hoạt động ở khắp mọi nơi”.

Triều Tiên điều quân đội khắc phục thiệt hại lũ lụt

Yonhap dẫn nguồn tin từ Tờ Lao động Tân văn của Triều Tiên cho biết, quân đội Bắc Hàn đã được điều tới hỗ trợ một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt sau những trận mưa như trút nước.

Tờ báo này cho hay, các đơn vị quân đội đã được điều động đến một huyện thuộc tỉnh Nam Hwanghae để tiến hành công tác khôi phục sau lũ lụt. Trong khi đó, các nhà phân tích nhận định Triều Tiên dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai do cơ sở hạ tầng yếu kém.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gần đây đã đến thăm huyện này để đánh giá thiệt hại do lũ lụt và ra lệnh cho các quan chức gửi loại ngũ cốc đặc biệt của ông tới các nạn nhân, theo báo cáo hôm thứ Sáu (7/8) của Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA).

Đầu tuần, Triều Tiên đã mở một phần cửa xả lũ của một con đập ở biên giới phía Tây để xả nước, khiến mực nước sông lên mức cao kỷ lục.

Tin tặc Trung Quốc đang phá bầu cử tổng thống Mỹ

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Robert O’Brien, hôm Chủ nhật cho biết các tin tặc có liên hệ với chính phủ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu các cơ sở hạ tầng bầu cử của Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào cuối năm, theo Reuters.

“Họ muốn thấy Tổng thống [Trump] thua cuộc”, ông O’Brien nói trên chương trình “Face the Nation” của đài CBS. “Trung Quốc, giống như Nga và Iran, đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng, lừa đảo và nói chung là liên quan đến cơ sở hạ tầng bầu cử của chúng ta, liên quan đến các trang web và những thứ như vậy”.

Ông O’Brien cho biết Hoa Kỳ đã chứng kiến tin tặc cố gắng xâm nhập các trang web trực thuộc các văn phòng Bộ trưởng, nơi chịu trách nhiệm quản lý các cuộc bầu cử ở cấp địa phương và thu thập dữ liệu về người dùng Mỹ.

“Sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với bất kỳ quốc gia nào cố gắng can thiệp vào các cuộc bầu cử tự do và công bằng của chúng ta”, ông O’Brien nói.

Niger: 8 người bị giết trong khu bảo tồn

Các tay súng trên xe mô tô đã giết chết sáu nhân viên cứu trợ người Pháp, một hướng dẫn viên người Niger và một tài xế trong một công viên động vật hoang dã ở Niger hôm Chủ nhật, Reuters trích dẫn các quan chức nước này cho hay.

Những nạn nhân này bị tấn công trong một khu bảo tồn hươu cao cổ nằm cách Thủ đô Niger 65 km, ông Tidjani Ibrahim Katiella, thống đốc của bang Tillaberi, nói với Reuters. “Họ đã bị chặn lại và bị giết”, ông Katiella nói.

Sáu người làm việc cho một nhóm viện trợ quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Niger, Issoufou Katambé, nói với Reuters. Các quan chức trước đó đã mô tả những nạn nhân người Pháp là khách du lịch.

Hiện chưa có nhóm đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Tuy nhiên, Pháp và các quốc gia khác đã cảnh báo người dân không nên đến các khu vực của Niger, nơi có các tay súng thuộc nhóm khủng bố Boko Haram và một nhánh của IS hoành hành.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-10-8-bo-truong-y-te-my-da-toi-dai-loan-my-dang-tim-cach-day-lui-trung-quoc-o-thai-binh-duong.html

 

Điểm tin thế giới tối 10/8:

Núi lửa Indonesia ‘bừng tỉnh’ phun ra đám mây

tro bụi khổng lồ, phát tiếng động

như tiếng sấm và bầu trời tối sầm lại

Triệu Hằng

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Hai (10/8) của DKN xin gửi tới bạn đọc phần tóm lược của những tin sau:

Núi lửa Indonesia ‘bừng tỉnh’ phun ra đám mây tro bụi khổng lồ, phát tiếng động như tiếng sấm và bầu trời tối sầm lại

Một ngọn núi lửa ở Indonesia đã phun ra một đám mây tro khổng lồ cao tới 5 km vào bầu trời vào sáng ngày 10/8, phát ra tiếng động như tiếng sấm và khiến bầu trời trở nên tối sầm.

Núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra phun trào xảy ra sau hơn một năm “ngủ yên” và đây là vụ phun trào thứ hai của ngọn núi này trong 3 ngày trở lại đây, kể từ 8/8 khi chính quyền cảnh báo người dân và khách du lịch về khả năng núi lửa phun trào dung nham.

Cảnh quay ấn tượng của vụ phun trào vào sáng sớm được người dân ghi lại cho thấy một đám mây tro bụi tầng tầng lớp lớp dày đặc bốc lên từ đỉnh núi cao 2.460 km ở Karo, Bắc Sumatra.

Hải quân Ecuador giám sát 340 tàu đánh cá của Trung Quốc gần đảo Galapagos

Hải quân Ecuador đang tiến hành giám sát đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc đang hoạt động gần khu bảo tồn biển của đảo Galapagos, do lo ngại về những tác động môi trường từ việc đánh bắt cá quá mức trong các khu vực nhạy cảm về sinh thái quanh hòn đảo, theo Reuters.

Họ cho biết, tổng cộng 340 tàu hiện đang ở trong khu vực, so với 260 được báo cáo trong tháng trước. Những hình ảnh được chụp lại trong chuyến bay tuần tra, với sự tham gia của các nhà báo, cho thấy ít nhất một trong những con tàu đã quá cũ và cần được bảo dưỡng, theo Reuters.

Tư lệnh Hải quân Ecuador, Chuẩn đô đốc Darwin Jarrin, cho biết hầu hết các tàu cá này có năng lực đánh bắt lên đến 1000 tấn.

Bộ trưởng Y tế Mỹ đến Đài Loan, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu bay qua eo biển

Chính phủ Đài Loan cho biết, ngay trong lúc Bộ trưởng Y tế và và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đến thăm Đài Loan thể hiện sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump cho hòn đảo này, thì các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã nhanh chóng bay qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan vào ngày 10/8. Các máy báy chiến đấu của Trung Quốc đã bị xua đuổi bởi các chiến đấu cơ tuần tiễu của Đài Loan, lực lượng không quân Đài Loan nói trong một tuyên bố.

Ông Azar đã tới Đài Loan trong hôm 9/8 với tư cách quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan này trong vòng 4 thập niên, một chuyến thăm bị Trung Quốc chỉ trích.

Trung Quốc áp chế tài trừng phạt các quan chức Mỹ

Trung Quốc đã áp lệnh trừng phạt đối với 11 công dân Hoa Kỳ bao gồm các nhà lập pháp vào hôm thứ Hai (10/8) để đáp trả việc Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc với cáo buộc tước đoạt các quyền tự do chính trị ở thuộc địa cũ của Anh.

Hãng Reuters cho biết, trong số những người bị nhắm mục tiêu có Thượng nghị sĩ Ted Cruz, Marco Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley và Pat Toomey và Hạ nghị sĩ Chris Smith, cũng như các cá nhân tại các nhóm nhân quyền và phi lợi nhuận.

Tháng trước, Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các ông Cruz, Rubio, Smith và các quan chức Mỹ khác sau khi Washington trừng phạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc về việc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực tự trị Tân Cương.

Công viên cá sấu lớn nhất Ấn Độ sắp hết tiền

Công viên cá sấu lớn nhất Ấn Độ có thể chỉ còn có 4 tháng nữa là hết tiền để nuôi bầy động vật và trả lương cho nhân viên cũng như để thực hiện nghiên cứu, do doanh thu từ bán vé tham quan công viên đã giảm sau khi khu vực bị phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch virus corona, dẫn tới việc bít chặt dòng khách tới thăm, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức công viên cho biết.

Thông thường, doanh thu hàng năm của công viên đến từ 5 triệu chiếc vé được bán ra, chiếm tới một nửa doanh thu của cả công viên. Công viên nằm cách Chennai 40km đã đóng cửa kể từ ngày 16/3 và trước mắt chưa có triển vọng mở cửa trở lại.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-10-8-nui-lua-indonesia-bung-tinh-phun-ra-dam-may-tro-bui-khong-lo-phat-tieng-dong-nhu-tieng-sam-va-bau-troi-toi-sam-lai.html

  

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.