Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Những hậu quả tệ hại do chủ trương “Bỏ Phiếu Bằng Thư”

Wednesday, August 5, 2020 6:12:00 PM // ,

Kim Nguyễn:- Sáng Thứ Năm ngày 31/7/2020, TT Trump đã nhắn tin là “Bầu cử có thể tổ chức trễ để bảo đảm cử tri có thể bỏ phiếu đúng cách và an toàn hơn“. Tin nhắn của Tổng Thống đã gây bàn cãi sôi nổi vì trong lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ ngày bầu cử Tổng Thống bị thay đổi, ngay trong thời kỳ nội chiến năm 1864, TT Abraham Lincoln vẫn cho tổ chức bầu cử đúng ngày.

Delay the Election,' tweets President Donald Trump / Boing Boing

Đề nghị trên của TT Trump khiến nhiều giới chức lãnh đạo, nhất là truyền thông Dân Chủ, cũng như những người hùa theo, đã vội cho rằng TT Trump “sợ bị thua nên muốn hoãn ngày bầu cử.” Sự quan tâm của tất cả mọi người là đúng ý muốn của Tổng Thống vì ông muốn đưa ra một vấn đề tối ư quan trọng do sự lạm dụng của việc “bỏ phiếu bằng thư” gây ra.

Gian lận và kiện tụng

Bỏ phiếu bằng thư “Vote by Mail” không có gì là mới mẻ, tất cả các tiểu bang đã có Vote by Mail từ lâu rồi và chỉ áp dụng cho những người hội đủ điều kiện luật định. Thông thường cử tri muốn được bỏ phiếu Vote by Mail cần làm đơn xin phép và phải có một trong những điều kiện sau:

– Trên 65 tuổi.
– Đau ốm, bệnh tật.
– Vắng mặt trong thời gian bầu cử sớm hoặc trong ngày bầu cử.
– Bị tù nhưng vẫn có quyền bỏ phiếu.

Cứ mỗi 4 năm, Hoa Kỳ lại có một cuộc bầu cử Tổng Thống. Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 này không còn là một cuộc bầu cử bình thường, mà là cuộc bầu cử quyết định vận mệnh của quốc gia Hoa Kỳ. Vì hai ứng cử viên Tổng Thống đã đưa ra hai chính sách hoàn toàn khác biệt nhau: TT Trump muốn Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia lãnh đạo thế giới tự do, và Ứng Cử Viên Joe Biden thì muốn đưa Hoa Kỳ vào quỹ đạo Xã Hội Chủ Nghĩa.
Từ đầu năm nay, khi người dân còn sinh hoạt bình thường, còn dửng dưng với con coronavirus tới từ Wuhan thì nhiều Thống Đốc tiểu bang Dân Chủ đã mau chóng thay đổi luật bầu cử, cho phép tất cả các cử tri được quyền “Vote by Mail.” Trong khi đó,Texas và một số tiểu bang Cộng Hòa vẫn giữ luật đòi hỏi cử tri hội đủ điều kiện và cho phép cử tri được khai đau ốm với lý do “sợ bị lây Covid19.”
Tháng Giêng đầu năm nay, tổ Chức Judicial Watch đã thắng một vụ kiện với tiểu bang California và quận Los Angeles. California có gần 40 triệu cư dân, là tiểu bang có nhiều dân số nhất của Hoa Kỳ, và quận Los Angeles có hơn 10 triệu cư dân. Tổ chức Judicial Watch đã tố cáo quận Los Angeles và 11 quận trong 58 quận của California có số người ghi danh cử tri nhiều hơn số dân cư đủ tuổi đi bầu. Tòa án đã ra lệnh cho riêng quận Los Angeles loại bỏ 1 triệu 500 ngàn tên của những cử tri “không còn giá trị” vì nhiều lý do khác nhau.

Vì California là tiểu bang được biết tới là có nhiều vi phạm nghiêm trọng về luật bầu cử nên tổ chức PILP (Public Interest Legal Foundation) đã điều tra và tháng Sáu vừa qua, PILP loan tin là đã khám phá ra 23 ngàn cử tri đã chết nhưng tên của họ vẫn còn trong danh sách cử tri của tiểu bang California. Tổ chức này cũng khám phá ra tiểu bang California trong năm 2012 và 2018 đã gởi ra 13 triệu 800 ngàn phiếu Vote by Mail cho những địa chỉ “ma” (unknown status) và 8 trăm 40 ngàn phiếu Vote by Mail cũng được gởi tới những địa chỉ không còn hiệu lực “out-of-date addresses” (theo Breitbart.) Ngoài ra còn có nhiều vụ tranh cãi và kiện tụng do cuộc bầu cử 2018 gây ra tại nhiều tiểu bang khác như New York, Wisconsin, Missouri, Texas, North Carolina, . . .

Chiến thuật thu hoạch phiếu (Ballot Harvesting)

Trump floats delaying election over mail-in voting, but the power ...

Đảng Dân Chủ đã dùng chiến thuật “thu hoạch phiếu” cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 và kết quả là đảng Dân Chủ đã thắng lớn. Ông Fred Whitaker, Chủ Tịch đảng Cộng Hòa của quận Orange County đã ngao ngán nói rằng “chiến thuật thu hoạch phiếu đã đảo ngược kết quả bầu cử, những ứng cử viên Cộng Hòa dẫn đầu trong đêm bầu cử đã bị thua 2 tuần sau đó”. Quận Orange County xác nhận có khoảng 250 ngàn phiếu Vote by Mail được đem tới các địa điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Phóng viên Neal Kelly của San Francisco Chronicle đã nói “Người ta đem tới từng chồng với nhiều xấp phiếu Vote by Mail từ 100 tới 200 phiếu.” Nhiều người thắc mắc không rõ việc làm này có hợp lệ không?

Trước đây chỉ những người trong gia đình hoặc những người ở cùng một địa chỉ mới được phép nộp phiếu Vote by Mail giùm cho người khác, nhưng luật này đã được Thống Đốc Jerry Brown thay đổi năm 2016. Luật mới này cho phép tất cả mọi người, bất cứ ai cũng được phép đi thu phiếu và đem đi nộp. Nhiều người đóng vai là đại diện cho tổ chức này, tổ chức kia, hoặc chỉ là một volunteer cũng có thể đi thu phiếu, và không ai quan tâm tới việc gian lận, đánh tráo hoặc phiếu bị thất lạc.

Ngày 14/12/2018, đài truyền hình WBTV tại Charlollte, tiểu bang North Carolina đã loan tin có 2 người phụ nữ làm việc cho một tổ chức vận động chính tri của đảng Dân Chủ đã giả mạo chữ ký cho 110 phiếu Vote by Mail. Nhiều người đã bị truy tố về tội gian lận Vote by Mail tại hầu hết các tiểu bang như California, Oregon, Washington, New York, Illinois, Pennsylvania, Michigan, North Carolina, Texas, . . . (theo Heritage.org)

Tháng 5 vừa qua, báo Las Vegas Review Journal loan tin: bà Jenny Trobiani, nhân viên Post Office đã tìm thấy 4 ngàn phiếu Vote by Mail nằm trong thùng “no good” vì người nhận đã chết hoặc đã di chuyển đi nơi khác. Báo Baltimore Sun cho hay trong kỳ bầu cử sơ bộ của tiểu bang Maryland đã có trên 75 ngàn phiếu Vote by Mail bị thất lạc. Phóng viên John Binder của báo Breitbart loan tin là có 100 ngàn phiếu Vote by Mail của tiểu bang Rhode Island trong kỳ bầu cử sơ bộ vừa qua đã không thể gởi đi được (undeliverable.) Nhiều tiểu bang khác cũng có những chuyện bê bối tương tự. Những việc làm tắc trách của nhân viên chính phủ đã làm mất quyền lợi của hàng trăm ngàn cử tri, họ đã mất cơ hội bỏ phiếu, dân quyền của họ đã bị vi phạm và sẽ đưa tới những vụ kiện tụng. Nếu các tiểu bang không cải thiện cách làm việc, chắc chắn cuộc bầu cử Tổng Thống cuối năm sẽ xảy ra nhiều vấn đề tệ hại và nghiêm trọng hơn.

Kết quả bầu cử bị trễ

Can America Vote by Mail in November?

Ngoài những vấn đề gian lận, còn xảy ra vụ nhiều tiểu bang đã không đưa ra được kết quả chính thức sau nhiều tuần lễ. Điều này cho thấy nhân viên chính quyền phụ trách tổ chức bầu cử của các tiểu bang đã không có khả năng giải quyết khối lượng phiếu Vote by Mail bất thường đã tăng lên tới hàng trăm ngàn phiếu, so với mấy chục ngàn phiếu trong các cuộc bầu cử trước đây.

Nhiều tiểu bang đã mất cả tháng trời vẫn chưa hoàn tất việc đếm phiếu. Điển hình là tại New York mới đây, sau 3 tuần mà vẫn chưa có kết quả chính thức của cuộc bầu cử sơ bộ. Thông tấn AP thường được biết tới là đưa tin tức về kết quả bầu cử nhanh nhất và chính xác nhất, nhưng cũng phải bó tay than phiền là “không thể loan tin ai là người đắc cử”. Báo New York Times thì nói “Sau 3 tuần rồi mà còn nhiều chục ngàn phiếu chưa được đếm, như vậy thì tới cuộc bầu cử tháng 11 này sẽ ra sao?”

Cuộc bầu cử sơ bộ mà phải chờ tới 3 tuần lễ vẫn chưa có kết quả thì làm sao có thể tin tưởng được rằng cuộc bầu cử Tổng Thống cuối năm nay với gần 200 triệu phiếu Vote by Mail có thể được kiểm phiếu đúng thời hạn. Phải chờ tới bao lâu mới hoàn tất việc đếm phiếu? Cử tri muốn biết kết quả ai là Tổng Thống đắc cử ngay trong đêm bầu cử, chứ không phải chờ đợi nhiều ngày tháng. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có kết quả chính thức trước ngày 20 tháng Giêng năm 2021 là ngày tuyên thệ của Tổng Thống đắc cử? Nếu chuyện này thực sự xảy ra thì đất nước Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chìm ngập trong sóng gió, chia rẽ, và bất ổn.

Sau một cuộc khảo sát của nhiều tiểu bang về khả năng điều hành cuộc bầu cử Tổng Thống cuối năm nay, viện nghiên cứu Brookings Institution đã đưa ra một kết quả là chỉ có 19 tiểu bang đạt được hạng “C” còn lại là “D” hoặc “F”. Đây chính là nguyên nhân mà TT Trump và nhiều nhà quan sát chính trị đã cảnh báo rằng cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay sẽ là một cuộc bầu cử có nhiều gian lận nhất và thao túng nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ. Bằng cách nào có thể giải quyết?

Kim Nguyen, 3/8/2020

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.