Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bất cập thực trạng gói hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ mùa Covid chảy vào túi Bắc Kinh

Wednesday, August 5, 2020 6:26:00 PM // ,

Tác giả Minh KhuêNguồnĐại Kỷ NguyênNgày đăng: 2020-08-05


Hàng trăm triệu USD tiền thuế của người dân Mỹ đã chảy vào túi doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP). Đây là chương trình được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nhỏ sống sót qua đại dịch, theo The Epoch Times.
Hãng tư vấn Horizon Advisory đã tiến hành một đánh giá dựa trên dữ liệu cho vay công khai của PPP. Báo cáo cho thấy một quỹ cho vay trị giá 192 triệu đến 419 triệu USD đã được chi cho hơn 125 doanh nghiệp thuộc sở hữu hoặc có cổ phần đầu tư của Trung Quốc đang hoạt động trên đất Mỹ. Nhiều khoản vay có giá trị lớn, với ít nhất 32 doanh nghiệp thuộc sở hữu của Trung Quốc đã nhận được hơn 1 triệu USD từ chương trình này, tổng khoản chi dao động từ 85 đến 180 triệu USD.
Các công ty nhận được khoản vay bao gồm các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, các công ty hỗ trợ chương trình phát triển quân sự Bắc Kinh, các doanh nghiệp được Mỹ xác định là mối đe dọa an ninh quốc gia và các cơ quan truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát. Nhiều công ty trong đó nằm trong các ngành công nghiệp thiết yếu như hàng không vũ trụ, dược phẩm và sản xuất chất bán dẫn. Đây là những lĩnh vực mà ĐCSTQ ưu tiên phát triển để hiện thực hóa tham vọng thống trị toàn cầu, thay thế các đối thủ ở Mỹ và các nước khác.
Báo cáo kết luận, “nếu không có chính sách bảo vệ và giám sát tiền thuế của người dân Mỹ cho việc cứu trợ, phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế Mỹ, có nguy cơ đáng kể các quỹ hỗ trợ này [sẽ chảy vào túi] các đối thủ chiến lược nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc”.
Rất nhiều các doanh nghiệp liên kết với Trung Quốc này hoàn toàn có thể tiếp cận các nguồn vốn khác từ các thị trường công cộng hoặc tư nhân nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tại thị trường Mỹ của họ, báo cáo cho biết.
“Việc các doanh nghiệp này tham gia chương trình PPP, một mặt sẽ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều người dân Mỹ, nhưng mặt khác có thể mang đến tổn thất cho các doanh nghiệp nhỏ khác ở Hoa Kỳ”, báo cáo nhận định.
Những phát hiện của hãng tư vấn Horizon Advisory được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đang tăng cường giám sát các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các hãng công nghệ, tại Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai (3/8), Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ cấm ứng dụng video TikTok của Trung Quốc vào ngày 15/9 nếu ứng dụng này không được bán lại cho Microsoft hoặc một doanh nghiệp khác của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang xem xét việc cấm các ứng dụng mạng xã hội khác của Trung Quốc, viện dẫn các rủi ro an ninh quốc gia. Các quan chức Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo rằng các ứng dụng này có thể được dùng để do thám người Mỹ, bởi luật pháp Trung Quốc buộc tất cả các công ty Trung Quốc phải hợp tác với cơ quan an ninh nếu được yêu cầu.
Cùng lúc, chính quyền tổng thống Trump cũng đang xem xét việc yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ phải tuân thủ luật kiểm toán Hoa Kỳ. Bắc Kinh không cho phép các nhà quản lý Mỹ truy cập sổ sách kiểm toán của các doanh nghiệp đại lục, lấy lý do các thông tin này thuộc phạm trù bí mật quốc gia.
Khoảng 517 tỷ USD khoản vay thông qua PPP đã được giải ngân kể từ tháng 3, khi chương trình này được đề xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có ít hơn 500 nhân viên chi trả lương tháng và hóa đơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Chương trình cứu trợ này đã hứng chịu nhiều chỉ trích bởi nhiều doanh nghiệp lớn thuộc diện chi trả của nó hoàn toàn có thể tiếp cận các hình thức tín dụng khác để nhận khoản vay hỗ trợ. Việc này đã thúc giục Bộ Tài chính Mỹ đưa cảnh báo rằng các doanh nghiệp lớn có thể sẽ bị trừng phạt nếu không thể chứng minh khoản vay đó là thiết yếu.
Báo cáo cũng cho biết các khoản vay cũng được phê duyệt cho các doanh nghiệp chi nhánh của ba công ty Trung Quốc nằm trong “danh sách đen” của Lầu Năm Góc, gồm 20 công ty thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội nước này. Báo cáo phát hiện có 6 công ty nhận khoản vay từ chương trình PPP có liên kết với các tập đoàn nhà nước cung cấp vũ khí cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (Tập đoàn Norinco).
Các công ty công nghệ sinh học liên kết với Trung Quốc cũng đã được xác định, bao gồm công ty Dược phẩm Dendreon có trụ sở tại California, đã nhận được từ 5 triệu đến 10 triệu USD từ các khoản vay theo hình thức PPP. Dendreon thuộc sở hữu của Nanjing Xinbai, một công ty nhà nước trực thuộc một tập đoàn công nghệ có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ.
Hãng chế tạo robot và AI có trụ sở tại California, CloudMinds Technology Inc., đã nhận được khoản vay từ 1 đến 2 triệu USD. Đây là công ty con của CloudMinds có trụ sở tại Bắc Kinh, vốn bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ liệt vào danh sách đen hồi tháng Năm do dính líu với quân đội Trung Quốc.
Các khoản vây cũng chảy vào túi công ty chi nhánh tại Mỹ của Phoenix TV, nguyên là một hãng truyền thông ủng hộ chính quyền Bắc Kinh. Tuy rằng Phoenix TV là một công ty tư nhân, nhưng một báo cáo năm 2019 của Viện chính sách Công Hoover thuộc Đại học Stanford cho biết Phoenix TV hiện “hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc”.
Nghị viện Mỹ và chính quyền Tổng thống Trump hiện đang thảo luận gói kích thích kinh tế thứ 2, có thể bao gồm nhiều nguồn tài trợ hơn cho chương trình PPP. Một nghị sĩ đảng Cộng hòa mới đây đã đề xuất dự luật quy định các gói kích thích kinh tế sẽ loại bỏ các công ty có liên kết với chính quyền Trung Quốc khỏi các chương trình cho vay này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ gói cứu trợ sắp tới liệu có bao hàm dự luật này hay không.
----------

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.