Nếu Joe Biden thắng, nước Mỹ sẽ đi theo con đường của Venezuela
Không nghi ngờ gì nữa, Mỹ sẽ tiến lên hình thái xã hội chủ nghĩa (XHCN) mới, chỉ là khác cách mà Venezuela hay Cuba đang đi mà thôi... nếu Joe Biden đắc cử (Ảnh: Getty Images)
Nếu Joe Biden đắc cử, chương trình cải cách thuế mạnh mẽ nhất trong 3 thập kỷ qua của ông Trump sẽ bị hủy hoại hoàn toàn, mức thuế ngất ngưởng sẽ được áp dụng, nền sản xuất thực sẽ lao đao vì thuế và tích lũy tư bản bị xói mòn... Không nghi ngờ gì nữa, Mỹ sẽ tiến lên hình thái xã hội chủ nghĩa (XHCN) mới, chỉ là khác cách mà Venezuela hay Cuba đang đi mà thôi...
Từng hai lần ra tranh cử tổng thống thất bại năm 1988 và 2008, ông Joe Biden đã trở thành phó tổng thống dưới thời ông Barack Obama năm 2009-2017. Được chấp nhận đề cử trở thành ứng viên tổng thống chính thức của đảng Dân chủ trong năm 2020, liệu ông Biden cuối cùng có hiện thực hóa được giấc mơ trở thành tổng thống Mỹ ở tuổi 78? Và nếu đắc cử, Biden sẽ dẫn dắt nước Mỹ về đâu?
Nhà đầu tư hoảng sợ vì Joe Biden sẽ gia tăng can thiệp sâu rộng của chính quyền 'đảng dân chủ' lên thị trường qua thuế và chi tiêu
Ngay bây giờ, có thể hiểu được sự chú ý của hầu hết người Mỹ đều bị thu hút bởi những diễn biến mới nhất của đại dịch viêm phổi Vũ Hán và cuộc tranh luận quốc gia về luật hình sự. Nhưng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh này, và Phố Wall đang bắt đầu lo lắng về kết quả.
Tờ New York Times đưa tin rằng các nhà đầu tư ngày càng hoảng sợ về sự trỗi dậy của Joe Biden trong các cuộc thăm dò. Một số người lo lắng rằng những đợt tăng thuế hàng loạt như hứa hẹn của ông ta và các quy định có ảnh hưởng sâu rộng có thể gây ra sự diệt vong cho thị trường chứng khoán và làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh trên diện rộng.
Dưới đây là một số thay đổi lớn về thuế mà ông Biden dự định sẽ ban hành nếu được bầu:
Thuế thu nhập
Ông Biden sẽ bãi bỏ những thay đổi được thực hiện đối với thuế suất thu nhập cá nhân dành cho những người giàu có (cá nhân có thu nhập trên 400.000 USD) theo Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế năm 2017, có nghĩa là tỷ suất cao nhất sẽ trở lại, từ 37% lên 39,6%.
Ngoài ra, thu nhập trên 400.000 USD sẽ phải chịu thuế An sinh xã hội 12,4% - chia đều giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hiện tại, giới hạn của mức lương là 137.700 USD. Tiền lương giữa hai mức đó sẽ không bị đánh thuế.
Ông Biden cũng đề xuất giới hạn các khoản khấu trừ theo từng khoản ở mức 28% giá trị cho những người Mỹ giàu có nhất.
Thuế doanh nghiệp
Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế đã giảm thuế suất thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 21%.
Ông Biden sẽ không khôi phục tỷ lệ này trở lại mức cũ, thay vào đó tăng nó lên 28%.
Ông đã đề xuất tạo ra một mức thuế tối thiểu đối với các công ty có lợi nhuận sổ sách ít nhất 100 triệu USD, có nghĩa là các công ty sẽ trả thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường hoặc một mức thuế tối thiểu 15%, tùy theo mức nào lớn hơn.
Các công ty cũng sẽ phải trả nhiều hơn cho thu nhập từ nước ngoài của họ.
Lãi vốn
Một thay đổi lớn khác mà ông Biden muốn thực hiện là đánh thuế lãi vốn bằng mức thu nhập thông thường đối với các hộ gia đình có thu nhập trên 1 triệu USD.
Hiện tại, lãi vốn ngắn hạn bị đánh thuế theo thuế suất giống như thu nhập, nhưng lãi dài hạn bị đánh thuế với thuế suất thấp hơn.
Lãi suất dài hạn cao nhất là 23,8%.
Thuế bất động sản và quà tặng
Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế về cơ bản đã tăng gấp đôi số tiền loại trừ cơ bản lên 11,58 triệu USD năm 2020. Tài sản vượt quá ngưỡng đó phải chịu mức thuế 40%.
Kế hoạch của ông Biden sẽ hủy bỏ sự thay đổi đó, nghĩa là bạn có thể chuyển ít tài sản hơn mà không phải chịu thuế.
Ông Biden cũng sẽ loại bỏ việc tăng giá trên thuế cơ sở, có nghĩa là lãi vốn chưa thực hiện sẽ bị đánh thuế thừa kế tài sản.
Các khoản thuế tín dụng
Ông Biden đang kêu gọi mở rộng Tín dụng Thuế Chăm sóc Trẻ em và Người phụ thuộc để cung cấp một khoản tín dụng thuế tiên tiến, có thể hoàn trả đầy đủ.
Theo Mô hình Cân bằng Tổng thể của Tổ chức Thuế, các chính sách chung của ông Biden sẽ làm giảm 1,5% GDP trong thời gian dài, giảm lương 0,98% và loại bỏ khoảng 585.000 việc làm. Nhưng họ sẽ tăng thu nhập từ thuế liên bang thêm 3,8 nghìn tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2030 so với luật hiện hành.
Trung tâm Chính sách Thuế ước tính rằng các đề xuất của ông Biden sẽ làm tăng thu nhập liên bang thêm 4 nghìn tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2030 so với luật hiện hành. Nó cũng sẽ tăng thuế một cách không cân xứng đối với 5 nhóm phân bổ thu nhập cao nhất.
Với các khoản thuế dự định thu được này, theo Morning Brew đưa tin, ông Biden dự định chi tiêu:
• 300 tỷ USD về “Nghiên cứu và Phát triển dành cho các ngành công nghệ tiên tiến như pin, xe điện, AI và 5G”,
• 400 tỷ USD về “hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Ông Biden muốn giảm sự phụ thuộc vào các nền kinh tế nước ngoài, đặc biệt là chuỗi cung ứng y tế của Mỹ. “Những khoản đầu tư mua sắm" đó cũng sẽ tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc nhóm thiểu số và doanh nghiệp có phụ nữ điều hành”.
Cách thức của Biden chính là 'Mô hình tiến lên XHCN thế hệ thứ 2'
Gọi một chính sách như vậy là “xã hội chủ nghĩa” có vẻ như cường điệu hóa, gây hoang mang đảng phái. Làm sao có thể xem các “khoản đầu tư” vào các doanh nghiệp tư nhân, gồm cả các doanh nghiệp nhỏ lại là "con đường tiến lên" xã hội chủ nghĩa được?
Xét cho cùng, khi chúng ta nghĩ về một quốc gia chuyển sang chủ nghĩa xã hội, chúng ta hình dung các nhà cách mạng chiếm giữ các nhà máy (như năm 1917 ở Nga) hoặc các chính phủ cách mạng quốc hữu hóa các ngành công nghiệp (như vào những năm 2000 ở Venezuela).
Chủ nghĩa xã hội được cho là phát sinh thông qua các hành động đối đầu chiếm đoạt và lật đổ: bằng cách đập tan doanh nghiệp tư nhân, chứ không phải “đầu tư” vào đó.
Sự thật trong trường hợp này là việc đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân chính là một trong những cách hiệu quả nhất để phá hủy.
“Có hai mô hình để hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội”, nhà kinh tế học lớn Ludwig Von Mises đã viết trong tiểu luận “Hành động Con người” của mình.
Mô hình tiến lên XHCN thế hệ thứ nhất, cưỡng chế theo kiểu... hoàn toàn quan liêu. Tất cả các nhà máy, cửa hàng và trang trại đều chính thức bị quốc hữu hóa... Đó là các phòng ban của chính phủ do các công chức điều hành. Mỗi đơn vị của bộ máy sản xuất đứng trong cùng một mối quan hệ với tổ chức trung ương cấp trên.
Mises đặt biệt danh cho mô hình này là :“Lenin hay mô hình Nga”, vì đó là cách mà Vladimir Lenin thiết lập chủ nghĩa xã hội ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười.
Mô hình tiến lên XHCN thế hệ thứ 2, Mises tiếp tục, “trên danh nghĩa và có vẻ như duy trì quyền sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất và giữ diện mạo của thị trường, giá cả, tiền lương và lãi suất thông thường”. Nhưng “nền kinh tế thị trường” này chỉ là bề mặt, Mises giải thích.
Thông qua các biện pháp can thiệp tăng lên, thường là chính phủ tăng thu thuế, phí dùng nguồn tiền đó để tăng cường đầu tư, "ủy thác" làm méo mó mọi quy luật của kinh tế thị trường.
Khi chính phủ (thực chất là một nhóm chính trị gia) là người gia tăng nắm giữ tài sản quốc gia (thông qua thuế cao) và phân phối lại khoản tài sản này theo mục tiêu, quyền lực và trí tuệ hạn chế của họ cho các doanh nghiệp, cá nhân khác của nền kinh tế, thì ảnh hưởng của chính phủ lên kinh doanh tăng, đến mức chính phủ cuối cùng lại chỉ đạo sản xuất và do đó trở thành chủ sở hữu thực sự của phương tiện sản xuất.
Hình thức chủ nghĩa xã hội này có thể có bề ngoài giống như chủ nghĩa tư bản, ngay cả những vận hành trong đó. Các chủ doanh nghiệp trước đây có thể nghĩ rằng họ vẫn đang nắm quyền điều hành doanh nghiệp của họ.
Nhưng, như Mises đã giải thích, đó là một "ảo ảnh". Bởi vì không còn là doanh nhân nữa, mà về cơ bản đã họ trở thành những quan chức thực hiện vận hành kinh doanh. Tương tự như vậy, người lao động không còn tham gia vào một thị trường lao động thực sự, nhưng được nhà nước huy động và được nhà nước giao việc cơ bản. Khi đó, Mises kết luận:
Trao đổi thị trường là một sự giả tạo - các quy luật của thị trường thực tế đã bị méo mó bởi ý chí chính trị của đảng phái. Tất cả tiền lương, giá cả và lãi suất đều được chính phủ ấn định; chúng là tiền lương, giá cả và lãi suất ở bề ngoài; trên thực tế, chúng đơn thuần là các thuật ngữ định lượng trong các đơn đặt hàng của chính phủ xác định công việc, thu nhập, tiêu dùng và mức sống của mỗi công dân.
Chính phủ chỉ đạo tất cả các hoạt động sản xuất. Các quản lý phải tuân theo chính phủ, không phải là cầu của người dùng và cơ cấu giá của thị trường. Đây là chủ nghĩa xã hội dưới vỏ bọc bên ngoài mang thuật ngữ của chủ nghĩa tư bản. Một số "nhãn dán" về nền kinh tế thị trường tư bản được giữ lại, nhưng điều chúng biểu thị là một cái gì đó với ý nghĩa hoàn toàn khác trong nền kinh tế thị trường.
Những nhãn dán “thị trường” này thực tế không làm bất cứ điều gì để điều phối sản xuất. Do đó, chủ nghĩa xã hội với một vỏ ngoài tư bản chủ nghĩa như vậy sẽ gặp phải tình trạng hỗn loạn giống như chủ nghĩa xã hội thường trực.
Mỹ không còn cách thảm họa Venezuela bao xa nếu Biden được lựa chọn
Kinh nghiệm thực tiễn về sự vận hành thất bại của chính quyền cho thấy: chính quyền càng gia tăng quyền sở hữu và phân phối thì nền kinh tế càng vận hành kém hiệu quả và ngược lại. Tại sao?
Mỹ không còn cách thảm họa Venezuela bao xa nếu Biden được lựa chọn (Ảnh: Getty Images)
Bởi khi chính quyền ngày một sở hữu nhiều tài sản chung từ quốc gia, cá nhân và doanh nghiệp (thông qua quốc hữu hóa, thuế suất cao, kinh doanh nhà nước…) thì khi đó quyền lực phân phối lại tài sản, quyết định đầu tư, tái đầu tư... thuộc về một nhóm người có quyền lực trong chính quyền.
Nhóm người này đột nhiên nhận được quyền lực quyết định xin - cho với một khối tài sản lớn không phải tích tụ bằng sức sáng tạo và sức lao động qua thời gian, họ có thể nảy sinh các quyết định trái với quy luật cung - cầu của thị trường. Bản thân họ lại là người tạo ra chính sách kiểm soát và quản lý nền kinh tế nên họ sẽ tạo ra các chính sách hoặc lờ đi các yêu cầu về công khai và minh bạch, để có thể tăng cường quyền lực can thiệp thị trường, can thiệp vào cơ chế xin - cho.
Từ đó, tạo ra một chính quyền thiếu công khai, minh bạch; các quyết định phân bổ lại tài sản, đầu tư vì động cơ chính trị - xã hội, thậm chí là lợi ích nhóm sẽ làm méo mó quy luật của thị trường. Ngoài ra, xã hội có chế độ phúc lợi quá cao (như các quốc gia Châu Âu hiện nay) hoặc cơ chế xin - cho từ nhóm có đặc quyền tới nhóm thân hữu sẽ hình thành nên các nhóm dân cư ỷ lại vào chính sách, chế độ và lợi ích thân hữu thay vì nỗ lực học tập, làm việc…
Có những chính quyền lại tăng cường sở hữu tài sản thông qua thuế cao, thậm chí thông qua quốc hữu hóa (ví dụ gần đây là Venezuela), tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách thiết lập hệ thống doanh nghiệp nhà nước do chính quyền sở hữu.
Khi chính quyền vừa sở hữu, vừa quản lý (ra chính sách), vừa giám sát, thì lúc ấy rủi ro đạo đức là không tránh khỏi, tất yếu làm suy yếu chính quyền bởi các chính sách bất bình đẳng, không công khai, minh bạch. Do vậy, khi chính quyền sở hữu nhiều và tham gia vào can thiệp thị trường, không để thị trường vận hành theo đúng quy luật của nó, thì các hoạt động của chính quyền sẽ "chèn lấn" sang khu vực tư nhân, khiến khu vực tư nhân không thể hoạt động hiệu quả. Tổn thất với cả nền kinh tế - chính trị - xã hội trên mọi phương diện là vô cùng lớn.
Venezuela hoàn toàn đổ vỡ sau gần 3 thập kỷ cưỡng chế công hữu hóa toàn bộ nền kinh tế và chính quyền đứng ra can thiệp vào nền kinh tế. Đói khát, bạo loạn, nợ nần chồng chất, thể chế chính trị độc tài... là tất cả di sản của chủ nghĩa xã hội mà hiện Venezuela đang phải hứng chịu do sự lựa chọn của chính mình.
Đó là căn nguyên giải thích tại sao chủ nghĩa xã hội đã "gây chết người" một cách thảm khốc ở bất cứ nơi nào nó đã được thử và sẽ luôn như vậy: nó sẽ không có gì khác biệt cho dù nó xuất hiện thông qua quốc hữu hóa hay can thiệp. Thực hiện một kế hoạch như của Biden sẽ là một bước nhảy vọt lớn đối với mô hình chủ nghĩa xã hội thứ hai mà Mises mô tả, hay “chủ nghĩa xã hội Loại 2”, như cách chúng ta có thể gọi một căn bệnh, vì nó cũng gây chết người như bệnh tiểu đường hoặc bất kỳ bệnh nào khác.
Quay trở lại với chính sách thuế cao ngất ngưởng và mục tiêu "đầu tư", "hỗ trợ", thoạt nghe rất mỹ miều của Joe Biden, sẽ dễ dàng nhận thấy Joe Biden và các cộng sự của ông chỉ muốn lấy tiền của doanh nghiệp, người dân tập trung quyền lực (kiếm phiếu bầu cho mình) và sau đó chính họ lại là người ban phát lại thứ mà họ không làm ra ấy cho người dân Mỹ theo các mục tiêu và toan tính chính trị riêng của của họ.
Ngành công nghiệp công nghệ cao càng nhận được “đầu tư công” cao, càng nhiều quan chức chính phủ sẽ kiểm soát được các doanh nhân công nghệ cho đến khi ngành công nghiệp công nghệ cao được quốc hữu hóa một cách hiệu quả.
Các doanh nghiệp nhỏ càng được chính phủ hỗ trợ nhiều, họ sẽ càng lệ thuộc nhà nước.
Ai trả tiền cho người thổi sáo thì sẽ được chọn giai điệu!
Càng nhiều lợi nhuận của thị trường thực tại bị đánh thuế để tài trợ cho tất cả các “khoản đầu tư” và “hỗ trợ” này, thì càng có nhiều doanh nhân sẽ phát triển thành các bộ máy phụ thuộc vào chính phủ để có thu nhập.
Điều làm cho chủ nghĩa xã hội Loại 2 đặc biệt nguy hiểm không chỉ là vẻ bề ngoài lừa dối mà còn vì nó có thể xuất hiện trơn tru như thế nào. Thay vì bị đe dọa bằng cướp bóc, các đầu tầu công nghiệp lại bị quyến rũ bằng “khoản đầu tư”. Thay vì bị đưa vào các trại lao động, các công nhân lại được thả lỏng khi ngoan ngoãn với sự “hỗ trợ”.
Đạo luật CARES khuyến khích kiểm soát các cá nhân, cho vay theo Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) cho các doanh nghiệp nhỏ, các khoản cứu trợ cho các doanh nghiệp lớn, mua trái phiếu doanh nghiệp của Cục Dự trữ Liên bang và Fed đã bảo lãnh cho các ngân hàng và thị trường chứng khoán vay bằng cách bơm cho họ hàng nghìn tỷ đô-la mới: tất cả điều này đều là những bước nhảy vọt về phía "con đường hẻm" dẫn đến chủ nghĩa xã hội Loại 2, chế độ đã phá hủy nhiều sinh mạng hơn bất kỳ đại dịch từng có nào.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cũng cho biết nếu ông Biden thắng cử, đất nước sẽ rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế (Ảnh: Getty Images)
“Chủ nghĩa xã hội là xu hướng chủ đạo của chiến dịch ông Biden và đó không phải xu hướng chủ đạo của nước Mỹ”, tổng thống Trump nói với những người ủng hộ tại một sự kiện tranh cử ở Yuma, Ariz.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cũng cho biết nếu ông Biden thắng cử, đất nước sẽ rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế, kém an toàn hơn với các quy định mới về năng lượng sạch, tiến tới xã hội hóa y học, mở cửa biên giới, ủng hộ phá thai do người đóng thuế tài trợ và chống lại sự lựa chọn trường học. Ông cáo buộc ông Biden có một "chương trình nghị sự cấp tiến" sẽ "biến đất nước này thành một thứ hoàn toàn không thể nhận ra".
“Gốc rễ của chương trình nghị sự Biden-Sanders là niềm tin rằng nước Mỹ được thúc đẩy bởi lòng đố kỵ chứ không phải khát vọng - rằng hàng triệu người Mỹ nuôi dưỡng ác ý đối với các nước láng giềng của họ, thay vì yêu thương các nước láng giềng của chúng ta như chính bản thân mình."
Cánh tả cực đoan tin rằng chính phủ liên bang phải tham gia vào mọi khía cạnh của cuộc sống của người dân để sửa chữa những sai trái đó của người Mỹ. Họ tin rằng chính phủ liên bang cần ra lệnh cho người Mỹ nên sống như thế nào, nên làm việc như thế nào, nên nuôi dạy con cái ra sao - và trong quá trình đó, tước đi tự do, thịnh vượng và an ninh của người dân chúng ta. Chương trình nghị sự của họ dựa trên sự kiểm soát của chính phủ; chương trình nghị sự của chúng tôi dựa trên tự do”, ông phát biểu.
Giá trị Mỹ dựa trên nền tảng của sự tự do. Sự phụ thuộc quá nhiều vào chính phủ có thể làm mất đi yếu tố văn hóa đó. Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ đã từng tuyên bố : “Nước Mỹ sẽ không bao giờ bị hủy diệt từ bên ngoài. Nếu chúng ta chùn bước và đánh mất các quyền tự do của mình, đó sẽ là do chúng ta đã tự hủy hoại chính mình”.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo :
https://www.foxbusiness.com/politics/joe-bidens-tax-plan
https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-vice-president-pence-dangers-socialism/
https://fee.org/articles/joe-biden-s-economic-plan-and-type-2-socialism/
----------
0 comments