Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 27/07/2020

Monday, July 27, 2020 6:48:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 27/07/2020

Một người ở Cần Thơ bị kết án 9 tháng tù vì phản ứng cưỡng chế đất

Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Cần Thơ hôm 27/7 đã bác kháng cáo xin hưởng án treo và tuyên y án 9 tháng tù giam ông Nguyễn Hoàng Trung Kiên về tội cố ý làm hư hỏng tài sản khi phá nhà kho trên đất bị cưỡng chế.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, cơ quan tố tụng cho rằng bị cáo Kiên ngang nhiên sử dụng phương tiện phá sập nhà kho của Công ty Cadif là hoàn toàn trái pháp luật.
Theo TAND tỉnh Cần Thơ, nhà kho được xây trên đất đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ có quyết định giao cho công ty Cadif nên thuộc quyền sở hữu của Cadif, được pháp luật bảo vệ. Việc khiếu nại về mức bồi thường, tái định cư không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất nói trên của công ty.
Cũng tại phiên xử phúc thẩm, tòa cũng bác kháng cáo của ông Kiên về việc xin lại máy xúc làm phương tiện mưu sinh, tuyên tịch thu máy xúc mà ông Kiên dùng để phá nhà kho, gây thiệt hại tương đương 29 triệu đồng.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2017, ông Nguyễn Hoàng Việt là cha của bị cáo Kiên bị thu hồi đất do nhà nước cấp năm 2011 để giao cho Công ty Cadif xây dựng khu đô thị mới huyện Thới Lai… Nhưng ông Việt không đồng ý với giá hỗ trợ của UBND huyện nên đã có đơn khiếu nại nhưng bị bác đơn. Sau đó ông Việt có làm đơn khiếu nại lần 2.
Đến ngày Ngày 16/3/2020, ông Nguyễn Hoàng Trung Kiên nghe thông tin có khả năng UBND thành phố hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 đối với ông Việt. Nên đã lái máy xúc kéo sập nhà kho nêu trên.

Chồng và cha của những nhà hoạt động

đang bị giam bị công an triệu tập làm việc

Công an tỉnh Hòa Bình sáng ngày 27 tháng 7 năm 2020 tiếp tục triệu tập ông Trịnh Bá Khiêm lên làm việc để hỏi về những vật dụng mà họ thu giữ khi khám nhà của 3 người thân trong gia đình ông là vợ Cấn Thị Thêu cùng hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư.
Hôm 24-6 vừa qua, cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Hòa Bình bắt giữ bắt giữ vợ và con trai ông Khiêm là bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư.
Ông Trịnh Bá Phương bị an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội bắt giữ trong cùng một ngày với cáo buộc tội danh ”Làm, tàng trữ, phán tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phạm vào điều 117 Bộ Luật Hình sự”.
Ông Trịnh Bá Khiêm vào chiều 27-7 kể lại buổi làm việc với điều tra viên an ninh tỉnh Hòa Bình như sau:
Họ làm việc với tôi từ lúc 9 giờ 40 đến 11 giờ 40 thì kết thúc.
Họ hỏi tôi về về về tên tuổi của tôi, hoạt động của tôi và hỏi nhân thân từng người trong gia đình nhà tôi và hỏi về những cái đĩa CD và VCD mà họ thu của nhà tôi với các bản nháp viết tay để lúc tôi viết tôi đưa lên trên trang mạng Facebook với một cái USB và thẻ nhớ.”
Theo ông Khiêm, lý do ông bị triệu tập làm việc là để “phục vụ cho việc điều tra” và những cái đĩa CD, VCD công an thu giữ mà đài truyền hình chiếu lên phóng sự như bằng chứng về vụ bắt giữ người thân của ông, chính là những hình ảnh và ghi âm mà người dân Dương Nội ghi lại khi đi khiếu nại, tố cáo về vấn đề đất đai với cơ quan nhà nước nhiều năm trước.
Ông Khiêm, người có 3 người thân bị bắt chung 1 ngày với cáo buộc tội danh về an ninh quốc gia cho biết thêm là điều tra viên khuyên ông ngừng lên tiếng để lo cho gia đình. Ông kể:
Khi làm việc xong lúc ra về thì viên điều tra mới bảo tôi rằng về nhà thì lo làm ăn đi.
Ý của viên điều tra nói là tôi về nhà chỉ nên làm ăn, không nên đi đấu tranh làm gì nữa.
Tôi bảo rằng là tôi về nhà thì vẫn ăn làm ăn, nhưng mà tôi phải vừa đi đấu tranh.
Nếu mà tôi không đi đấu tranh thì đến bao giờ bọn cộng sản mới trả lại đất cho dân chúng tôi?”
Ông Trịnh Bá Khiêm từng thụ án 15 tháng tù hồi năm 2014 cùng với vợ  mình với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” khi đang giữ mảnh đất của gia đình khỏi cuộc cưỡng chế của chính quyền trong khi chưa đền bù thỏa đáng.

TPHCM: Bắt nhóm điều hành App cho vay nặng lãi

do người Trung Quốc cầm đầu

Công an Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh vừa bắt giữ một băng nhóm dùng App công nghệ để cho vay nặng lãi do ông Tian Yi Gui (sinh năm 1992, quốc tịch Trung Quốc) đứng đầu và 6 đồng phạm.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 27/7 cho biết công an Quận 4 đã tiến hành kiểm tra hành chính văn phòng Công ty TNHH Đầu tư Tư vấn Tài chính Thái Bình Dương, có trụ sở trên đường Đoàn Như Hải, Phường 12, Quận 4 và bắt nhóm người nói trên.
Cơ quan điều tra cho hay nhóm người này có dấu hiệu dùng 2 app là ABLOAN và VNCARD để tư vấn cho khách vay với lãi suất cao. Nếu quá hạn, người vay sẽ bị phạt 4% số tiền mỗi ngày và bị nhắn tin đòi nợ, thậm chí đe dọa.
Công an Quận 4 nói đã thu giữ 11 laptop, 10 điện thoại di động, 1 bộ phát sim 4G, 1 đầu camera và nhiều tang vật liên quan, cùng 4 dấu mộc gồm: Công ty TNHH Đầu tư Tư vấn Tài chính Thái Bình Dương; Công ty TNHH Thái Bình Dương Consulting; Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Nguyễn Gia và Công ty TNHH Hanh Lợi.
Cũng liên quan, Công an Thành phố Đà Nẵng cho biết vừa triệt phá một đường dây cá độ bóng đá qua mạng có số tiền ăn thua hơn 32 triệu USD do ông Trần Viết Nghĩa (34 tuổi, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) đứng đầu.
Đây là vụ án cá độ bóng đá lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với khoảng 300 người tham gia đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Cơ quan điều tra đã bắt và khởi tố 13 bị can, lập biên bản tạm giữ gần 2 tỷ đồng, 3 ô tô cùng nhiều tài liệu liên quan.
Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ hôm 27/7 đã thưởng nóng Công an thành phố 50 triệu đồng vì có thành tích xuất sắc trong việc phá đường dây cá độ bóng đá nói trên.

Khởi tố 5 bị can đưa người ra nước ngoài trái phép

Công an tỉnh Hà Giang vào ngày 27/7 vừa tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 người về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài theo điều 349 Bộ luật Hình sự.
Nhóm bị bắt bao gồm: Vừ Mí Lừ (26 tuổi), Vừ Chá Pó (30 tuổi), Sùng Mí Pó (26 tuổi), Vàng Mí Chứ (38 tuổi), Vàng Mí Xá (26 tuổi), cùng trú tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và nhóm này bị bắt khi đang tìm cách đưa 14 người vượt biên sang Trung Quốc để lao động trái phép.
Truyền thông quốc nội loan tin dẫn nguồn từ công an tỉnh Hà Giang cho biết, nhóm người này thông qua mạng xã hội như Zalo, Wechat đã tìm được 14 người Việt Nam từ các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Tuyên Quang và Hà Giang muốn vượt biên để lao động trái phép tại Trung Quốc.
Nhóm này đã đưa 14 người đến thị trấn Mèo Vạc để chờ thời điểm vượt biên nhưng đã bị lực lượng biên phòng bắt quả tang.
Hiện vụ việc đang được cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Hà Giang mở rộng điều tra vụ án.

Công an Quảng Nam bắt giữ hai người

đưa 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Công an tỉnh Quảng Nam vừa khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ 21 người Trung Quốc bị phát hiện nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Truyền thông trong nước hôm 27/7 trích thông tin từ Công an Tỉnh Quảng Nam cho biết như vậy.
Theo truyền thôn trong nước, Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép” và “Đưa hối lộ” theo Điều 348 và Điều 364 Bộ luật Hình sự”.
Trước đó, vào ngày 18/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện một nhóm người Trung Quốc có dấu hiệu nhập cảnh trái phép đang lưu trú tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Những người này sau đó đã tìm cách bỏ trốn khi bị phát hiện. Công an địa phương sau đó đã truy tìm những người này và đưa đi cách ly tập trung. Việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 những người này đã được thực hiện và vẫn chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2.
Việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khá phổ biến thời gian gần đây gây nguy cơ lây lây lan dịch bệnh COVID-19. Vào rạng sáng ngày 27/7, Việt Nam đã phát hiện 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép Việt Nam. Những người này được cho biết đã vượt biên bằng thuyền sang Lào cai và đang trên đường đi từ Lào Cai xuống Hà Nội để bay vào TP Hồ Chí Minh thì bị bắt giữ.
Theo Tiền Phong, lực lượng biên phòng Hà Giang mới đây cũng đã ngăn chặn thành công 14 người nhập cảnh trái phép Việt Nam và có ý định trốn tránh cách ly y tế.

Công an phát hiện thêm nhiều người Trung Quốc

nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Công an Đà Nẵng ngày 27 tháng 7 cho biết qua 3 đêm tổng kiểm tra người nước ngoài lưu trú trên địa bàn, đã phát hiện thêm 10 người nhập cảnh trái phép.
Cụ thể theo nguồn VTCNews, ngoài 10 người nước ngoài nhập cảnh trái phép đang lưu trú tại quận Sơn Trà, Công an Đà Nẵng còn phát hiện hàng ngàn người nước ngoài đang lưu trú tại quận Hải Châu; Thanh Khê, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn.
Trong đó, hàng trăm người vi phạm quy định đăng ký tạm trú, không có giấy tờ hoặc chưa đăng ký lưu trú.
Trước đó, ngày 26/7, Công an Đà Nẵng cũng đã bắt giữ Gao Liang Gu, (Cao Lượng Cố) 42 tuổi, người Trung Quốc (TQ) đang lưu trú tại quận Ngũ Hành Sơn; đây được xác định là một trong những người cầm đầu đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng và Quảng Nam trong thời gian qua.
Với tình hình nhiều người TQ nhập cảnh trái phép vào VN, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình ngày 27/7 đã yêu cầu các đơn vị nâng cao cảnh giác, kiên quyết không để xảy ra tình trạng trên trong thời gian tới.
Ông cũng yêu cầu làm rõ các đơn vị, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 15/8.
Đồng thời, Phó thủ tướng giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới, kiên quyết không để tình trạng vận chuyển hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh trái phép qua biên giới ở địa bàn quản lý, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 ở các nước đang diễn biến phức tạp.
Cũng trong ngày 27/7, thiếu tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng Bộ Công an cho truyền thông trong nước biết Bộ đã chỉ đạo các địa phương rà soát các doanh nghiệp lợi dụng việc ưu tiên để đưa người nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam.

5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép,

chuẩn bị bay từ Hà Nội vào TP. HCM

Bình luậnNguyễn Sơn
Cơ quan chức năng mới bắt 5 người Trung Quốc vượt biên trái phép sang Lào Cai, di chuyển xuống Hà Nội để chuẩn bị bay vào TP. HCM.
Truyền thông trong nước đưa tin, rạng sáng 27/7, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) thực hiện tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Tới khoảng 5h, tổ công tác phát hiện ôtô 7 chỗ biển kiểm soát 60A-57510 do tài xế Nguyễn Trịnh Văn Hưng (48 tuổi, trú tại Khánh Hòa) điều khiển có biểu hiện nghi vấn. Dừng xe kiểm soát, CSGT phát hiện 5 người quốc tịch Trung Quốc và 1 phụ xe người Việt Nam.
Công an xác định 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Họ đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên gần 4 giờ bằng thuyền sang Lào Cai.
Nhóm này khai nhận, dự kiến sau khi vượt biên thành công sẽ đến sân bay Nội Bài mua vé máy bay vào TP HCM.
Trước đó, liên tiếp các ngày 11, 16, 18 và 24/7, nhà chức trách phát hiện 73 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng, Quảng Nam bằng đường tiểu ngạch.
Hôm 26/7, TP. Hà Nội đã ra công điện khẩn về việc phòng chống dịch Covid-19. Một nội dung trong đó là: “Công an thành phố rà soát, quản lý, giám sát chặt chẽ tất cả những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về đang làm việc và cư trú trên địa bàn. Xử lý nghiêm những trường hợp nhập cảnh trái phép và các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19.”
Vào các ngày 25 và 26/7, lực lượng chức năng Đà Nẵng và Quảng Ninh đã phát hiện nhiều đường dây, ổ nhóm đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Trong đó, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố 6 người có hành vi tổ chức đưa đón người Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua khu vực Móng Cái.
Còn tại Đà Nẵng, qua rà soát đã phát hiện 21 trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép rồi lưu trú tại thành phố này.
Bắt đối tượng đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng và Quảng Nam
Tối 25/7, Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an Quảng Nam phát hiện bắt giữ đối tượng Gao Liang Gu (Cao Lượng Cố), sinh 04/06/1978 tại một khách sạn trên đia bàn quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.
Cao Lượng Cố được xác định là đối tượng trong đường dây tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng và Quảng Nam trong thời gian qua, theo Cổng thông tin Đà Nẵng.
Trong 3 ngày qua, Việt Nam đã ghi nhận liên tiếp 4 ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và chưa xác định được nguồn bệnh. Đây là các bệnh nhân cư trú tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

Châu chấu tre tràn từ Trung Cộng

đe doạ nông nghiệp tỉnh Điện Biên

Tin từ Điện Biên: Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin đàn châu chấu tre lưng vàng bay từ hướng biên giới Trung Cộng sang một số xã của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, đe doạ nông nghiệp của tỉnh này trong cả tuần qua.
Theo cơ quan bảo vệ thực vật tỉnh, loại châu chấu này chỉ thích ăn lá rừng, tre nứa, khu vực ít tre nứa thì chúng phá hoại ngô. Đàn châu trấu này cắn phá 20 hectare rừng tre và tấn công khoảng 20 hectare nương ngô của Điện Biên. Đàn côn trùng này có mật độ từ 100 đến 400 con/mét vuông.
Hiện châu chấu tre đang tiếp tục di chuyển, sinh trưởng nhanh ghép đôi để đẻ trứng nên có thể sẽ bay phân tán vào các địa bàn khác lân cận. Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật tỉnh đã cử nhân viên xuống địa bàn theo dõi để khoanh vùng, tiêu diệt đàn châu chấu.  Hiện Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó thiên tai đã đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 2 cử lực lượng theo dõi sự di chuyển của đàn châu chấu, hỗ trợ địa phương tiêu diệt khi cần thiết.
Theo cơ quan địa phương, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều đợt châu chấu lưng vàng di chuyển từ Lào sang từ năm 2015 đến nay, nhưng đây là lần đầu tiên có đàn châu chấu từ Trung Cộng. Châu chấu tre lưng vàng thường xuất hiện vào tháng 7 hàng năm ở các tỉnh biên giới như Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Thanh Hóa.
Quốc Tuấn

Động đất mạnh nhất trong 10 năm tại Sơn La

Chỉ trong hơn 3 tiếng ngày 27/7, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra 3 trận động đất, trong đó có trận lên tới 5,3 độ richter. Đây là trận động đất được đánh giá là mạnh nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua.
Theo tin từ truyền thông trong nước trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 12:14 trưa mạnh 5,3 độ richter. 25 phút sau, 12:39 trưa đã xảy ra trận động đất thứ 2 có độ lớn 3 độ richter. Trận động đất mới nhất diễn ra lúc 15:52.
Báo trong nước dẫn lời Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Đình Triều, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết dù được xem là trận động đất mạnh nhất trong 10 năm qua, nhưng dư chấn động đất này ở mức trung bình, không nguy hại.
Bà Nguyễn Thị Hoa – Phó chủ tịch huyện Mộc Châu cho báo trong nước biết ghi nhận ban đầu không có thiệt hại về người, một số nhà trong huyện bị nứt. Hiện chính quyền các xã, thị trấn đang cho người đi thống kê thiệt hại.
Tại thị trấn Mộc Châu, một số tảng đá trên núi lăn xuống, đè nát đầu ôtô.
Trong khi đó, vào lúc 12:20 trưa tại Hà Nội, cách huyện Mộc Châu khoảng 160 km, nhiều người dân Hà Nội cho biết cảm nhận rõ rung lắc do dư chấn của các trận động đất. Đặc biệt là những người đang ở tại các tòa nhà cao tầng vào thời điểm động đất cảm nhận việc này rõ rệt hơn.
Các tỉnh Lai Châu, Sơn La nằm trên nhiều đứt gãy địa chất nên thường xảy ra động đất, rung chấn lan đến Hà Nội.
Mới đây nhất, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 2/7 và 12/7 cũng đã xảy ra hai trận động đất với độ lớn lần lượt 2,7 và 4,6 độ.

Covid-19: Thêm 11 ca tại Đà Nẵng,

hoãn các giải bóng đá VN

Công tác kiểm tra sức khỏe, phòng chống Covid-19 tại một khu dân cư ở Đà Nẵng
Việt Nam chính thức đóng cửa thành phố Đà Nẵng đối với các du khách kể từ nửa đêm nay, đêm 27 sang ngày 28/7, sau khi có bốn ca nhiễm mới virus corona trong cộng đồng được xác nhận.
Tính đến nay, Đà Nẵng đang trở thành ổ dịch mới, với thêm 11 trường hợp nhiễm bệnh vừa được công bố trong hôm 27/7.
Đóng cửa 14 ngày
Du khách sẽ không được vào Đà Nẵng trong vòng 14 ngày tới, và có tới 80 ngàn người, đa phần là khách tham quan nội địa, đang được đưa ra khỏi thành phố ven biển ở miền Trung vốn rất nổi tiếng với khách du lịch cả trong nước và quốc tế.
Việt Nam đã là một câu chuyện thành công về phòng chống dịch bệnh, với việc đóng cửa biên giới sớm, áp dụng chính sách cách ly kiểm dịch và truy tìm dấu vết.
Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận có 431 trường hợp nhiễm virus corona và không có ca nào tử vong.
Tuy nhiên, sau gần 100 ngày không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng, từ hôm 25/7 tới cuối ngày 26/7 đã có bốn ca nhiễm mới, gồm ba trường hợp ở Đà Nẵng và một ở Quảng Ngãi.
Sang tới ngày 27/7, việc rà soát, xét nghiệm cho kết quả dương tính với 11 ca mới nữa, gồm bảy bệnh nhân và bốn nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng. Toàn bộ 11 trường hợp này đều là cư dân Đà Nẵng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai ra lệnh tái áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và đóng toàn bộ các dịch vụ không thiết yếu ở Đà Nẵng.
Ông nói cần phản ứng “dứt khoát” nhưng vẫn chưa ra lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố.
Lễ hội “Tuyệt vời Đà Nẵng 2020″, sự kiện nhằm quảng bá và thúc đẩy du lịch của thành phố, dự kiến diễn ra từ 31/7 đến 5/8, nay sẽ không được tổ chức nữa.
Trong lá thư ngỏ gửi tới các du khách giải thích lý do hủy bỏ sự kiện, Phó chủ tịch UBND Thành phố, Lê Trung Chinh viết: “Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc và rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ trước những bất tiện do dịch bệnh gây ra.”
Chưa rõ mối liên hệ giữa bốn ca nhiễm mới
Ca nhiễm mới đầu tiên, BN416 bắt đầu có triệu chứng từ hôm 20/7.
Hơn 100 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được làm xét nghiệm, tất cả đều có kết quả âm tính.
Tuy nhiên, trong dịp cuối tuần qua, đã có thêm ba ca mới được ghi nhận, trong đó có một thanh niên 17 tuổi đi đi về về bằng giao thông công cộng từ Quảng Ngãi tới Bệnh viện C ở Đà Nẵng để chăm sóc người thân.
Hiện chưa rõ bốn người này bị lây nhiễm từ nguồn nào, hay liệu việc họ lây bệnh có liên hệ gì với nhau không. Sự chưa rõ ràng về nguồn gốc lây bệnh khiến người ta lo sợ rằng rất có thể sẽ có một đợt bùng phát mới diện rộng tại Đà Nẵng.
Người dân Hà Nội được yêu cầu đeo khẩu trang trở lại sau nhiều tháng không cần đeo
Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đóng cửa để lo xử lý dịch bệnh.
Đại dịch khiến việc ra nước ngoài là bất khả thi, khiến nhiều người chọn Đà Nẵng làm địa chỉ đi nghỉ trong thời gian qua.
Giới chức nói có khoảng 80 ngàn du khách trong nước đang có mặt tại thành phố, cho nên cần có các chuyến bay tăng cường để đưa họ về nhà. Mọi người có thể sẽ được yêu cầu phải cách ly khi về nhà, truyền thông Việt Nam nói.
Tăng cường phòng chống trên toàn quốc
Các bệnh viện trên toàn quốc đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, còn tại Hà Nội, mọi người bắt đầu được thúc giục đeo khẩu trang trở lại khi ra nơi công cộng.
Các trận bóng đá hôm Chủ Nhật cũng đã được hoãn lại, và giải V-League cùng các giải bóng đá khác nay lần thứ hai tạm dừng vô thời hạn.
Các quan chức thể thao nói việc tổ chức thi đấu trở lại sẽ chỉ diễn ra sau khi tình hình dịch bệnh đã kiểm soát được, với sự cho phép của các cơ quan chức năng.

Covid-19 : Việt Nam giải tỏa 80.000 khách

và phong tỏa một phần Đà Nẵng

Thụy My
Trước tình trạng virus corona lại khởi phát ở Đà Nẵng, ngành hàng không và đường sắt Việt Nam đang nỗ lực giải tỏa 80.000 người, hầu hết là khách du lịch nội địa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng phong tỏa một phần kể từ chiều nay, 27/07/2020.
Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng đang khai thác 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng được tăng chuyến để giải tỏa số lượng 80.000 hành khách đang kẹt lại ở thành phố này, dự kiến phải mất bốn ngày. Do số lượng khách cao kỷ lục, nhà ga quốc tế Đà Nẵng cũng được sử dụng cho các chuyến bay nội địa.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng tăng thêm hai chuyến tàu đến Đà Nẵng, miễn phí đổi hoặc trả vé cho đến ngày 12/08. Do bệnh nhân số 419 đã đi tàu từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi ngày 21/07, những hành khách đi cùng chuyến đã được thông tin, và toàn bộ các toa xe được khử khuẩn.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kiểm dịch y tế tại sân bay và nhà ga xe lửa đối với những chuyến từ Đà Nẵng đến, và xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả những người từ Đà Nẵng trở về từ ngày 01/07. Hà Nội khuyến cáo những người về từ Đà Nẵng tự cách ly và khai báo y tế.
Theo báo chí trong nước, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phong tỏa một phần tại Đà Nẵng ngay từ chiều nay, tại khu vực có ba bệnh viện Đà Nẵng, C, Chỉnh hình & Phục hồi chức năng, bao gồm cả khu dân cư xung quanh. Tại đây người dân chỉ được ra ngoài để mua thực phẩm, thuốc men, không được tập trung quá 2 người.
Tuy nhiên, đã có 30 bệnh nhân và người nhà bỏ trốn khỏi bệnh viện Đà Nẵng – nơi chữa trị hai ca bệnh 416 và 418 đang rất nặng phải thở máy. Đặc biệt, theo quyền bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long, virus xuất hiện ở Đà Nẵng là chủng mới, có thể từ nước ngoài, có đặc tính lây lan nhanh hơn. Bộ Y Tế đã đưa mẫu lên ngân hàng gien thế giới để so sánh.
Trước dư luận đang xôn xao vì một số tài khoản trong những nhóm kín trên mạng xã hội quảng cáo dịch vụ đưa người qua biên giới tránh cách ly, giám đốc công an Đà Nẵng hôm nay cho biết đã khởi tố và bắt tạm giam ba người, gồm một người Trung Quốc và hai người Việt. Vụ này sẽ sớm đưa ra xét xử vì tội « tổ chức nhập cảnh trái phép » để làm gương. Đến hôm nay Đà Nẵng đã phát hiện 60 người nhập cảnh trái phép, hầu hết là người Trung Quốc.
Trên lãnh vực thể thao, giải bóng đá V-League (vô địch quốc gia) và giải hạng nhất quốc gia bị hoãn lần thứ hai vì Covid-19, cho đến khi có lệnh mới.
Theo thông tin mới nhất, đã có thêm 11 ca Covid-19 liên quan đến bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 4 nhân viên y tế. Việt Nam hiện có 431 ca bệnh.

Phun khử trùng toàn bộ

2 bệnh viện ở Đà Nẵng trong đêm

Bình luậnKhôi Nguyên
Khoảng 21h ngày 26/7, Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã phun khử trùng toàn bộ khuôn viên Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng. Đây là 2 bệnh viện bị phong tỏa do các bệnh nhân mắc COVID-19 đã đến khám và điều trị trong thời gian dài.
Theo quan sát, các cán bộ đã phun hoá chất, tiêu độc, khử khuẩn tại các khu khám, chữa, điều trị khuôn viên của 2 bệnh viện. Thời gian thực hiện ban đầu dự kiến kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ.
Truyền thông trong nước cho biết, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã sử dụng 8 xe phun xịt khử khuẩn hóa chất chuyên dụng, cùng hơn 50 máy phun xịt khử khuẩn cầm tay để phun xịt khử trùng tại 2 cơ sở y tế lớn nhất Đà Nẵng.
Vào 21h cùng ngày, tại những khu vực có nguy cơ cao ở Bệnh viện C – nơi ghi nhận ca bệnh số 416, lực lượng chức năng đã khử khuẩn đến từng khoa và các phòng bệnh cùng khu vực khuôn viên, căng-tin, nhà xe… của bệnh viện.
Vào 21h45, lực lượng chức năng di chuyển sang khu vực Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh viện này vừa bị phong tỏa từ 13h trưa ngày 26/7, là nơi bệnh nhân 418 nhập viện và điều trị trong nhiều ngày.
Vì khu vực cổng của Bệnh viện Đà Nẵng khá nhỏ nên xe phun khử trùng chuyên dụng phải đỗ trước cổng để tiếp hóa chất cho các bình phun chuyên dụng bằng cách nối dài đường ống.
Đến khoảng 22h45 cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiêu độc khử khuẩn xong toàn bộ khuôn viên 2 bệnh viện bị phong tỏa.
Ngoài ra, lực lượng này cũng phối hợp với đội y tế dự phòng phun xịt toàn bộ khu vực đường Quang Trung và đường Hải Phòng trong vòng bán kính 200 m.
Trước đó, để phun hóa học, lực lượng kiểm soát quân sự đã phong tỏa hai tuyến đường là Hải Phòng và Quang Trung.
Được biết, cả Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C đều ghi nhận có bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó, đến nay đã có 4 người xác nhận dương tính.
2 bệnh viện này nằm cạnh nhau và gần với Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, nơi liên quan bệnh nhân đến từ Quảng Ngãi vừa phát hiện dương tính.

VN: Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội

TP Đà Nẵng từ chiều 27/7

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng từ chiều ngày 27/7
Sau khi có thêm 4 ca nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng.
Tại cuộc họp sáng 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16. Ông cho rằng diễn biến những ngày qua cho thấy chủng virus mới xâm nhập cơ thể rất mạnh, các bệnh nhân phải thở máy ngay khi phát hiện.
“Chúng ta phải có thái độ dứt khoát, nếu không sẽ thất bại trong đợt chống dịch này”, Thủ tướng nói và yêu cầu chính quyền Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố từ chiều 27/7, áp dụng theo chỉ thị 16.
“Những dịch vụ không thiết yếu phải dừng lại. Chúng ta chưa dùng từ phong toả thành phố Đà Nẵng, nhưng phải có cấp độ cách ly xã hội”, Thủ tướng nêu rõ.
Báo VnExpress trích lời Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói, tình hình dịch bệnh của thành phố đang rất phức tạp; hiện có 12 ca nghi nhiễm và thời gian tới, qua sàng lọc có thể phát hiện thêm ca nhiễm bệnh. Tại bệnh viện có tình trạng lây nhiễm cho đội ngũ bác sĩ; chưa tìm được mối liên hệ nào giữa ba ca bệnh.
Tính đến sáng ngày 27/7, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới nào sau khi phát hiện 4 ca nhiễm trong các ngày gần đây. Trong đó có thêm 3 ca ở Đà Nẵng và 1 ca ở Quảng Ngãi. Hiện có gần 12.000 người cách ly chống dịch.
Vì sao các ca nhiễm mới chuyển biến nặng?
Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tình trạng của bệnh nhân 416 và 418 đều chuyển biến nặng.
Cụ thể, bệnh nhân 416, 57 tuổi, có tiền sử u nang trung thất (khối u trong lồng ngực) đã phẫu thuật cách đây hai năm. Người đàn ông này khởi phát bệnh từ ngày 17/7 với biểu hiện ho, sốt. Đến ngày 20/7, bệnh nhân khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp X-quang có tổn thương phổi dạng viêm.
Ngày 23/7, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đà Nẵng sau kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Chỉ 2 ngày sau khi nhập viện, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã nghiêm trọng.
Theo đánh giá của Tiểu ban Điều trị chiều 25/7, bệnh nhân suy hô hấp, đầu chi tím nhẹ, có biến chứng nặng của hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS). Bệnh nhân được chỉ định ECMO ngay trong đêm 24/7.
Các bác sĩ tiên lượng các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng phải thở máy và lọc máu liên tục, dùng ECMO trong thời gian dài.
Đây là bệnh nhân Covid-19 thứ 3 tại Việt Nam phải can thiệp ECMO, sau BN19 và 91.
Xe chuyên dụng khử khuẩn hóa chất tiến hành phun khu vực trước cổng Bệnh viện Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân 418, 61 tuổi, cũng có nhiều bệnh nền, hiện có biến chứng suy hô hấp, suy tim cấp tổn thương thận và đang phải thở máy.
Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết bệnh nhân 418 có tiền sử đái tháo đường type II, tăng huyết áp. Người đàn ông này khởi phát bệnh từ ngày 11/7. Sau 7 ngày không đỡ mệt, ho khạc đờm trắng, khó thở, bệnh nhân mới nhập viện.
Báo Tuổi Trẻ cũng trích lời các bác sĩ đánh giá rằng các chức năng trong phạm vi kiểm soát nhưng tiên lượng nặng, khả năng phải thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài.
Vì sao ào ạt đưa người ra khỏi Đà Nẵng?
Thống kê lượng khách đặt chỗ qua các hãng bay từ 27 đến 31/7, Cục Hàng không Việt Nam ước tính 80.000 người đang kẹt ở Đà Nẵng.
Báo VnExpress ghi nhận trong ngày 26/7, Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific tăng thêm 17 chuyến bay khứ hồi đến Đà Nẵng để giải tỏa khách. Vietnam Airlines đổi máy bay lớn hơn để chở nhiều khách hơn.
Để giải tỏa lượng lớn hành khách, ngày 26/7 Cục đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép duy trì các chuyến bay bình thường từ thành phố này đến các địa phương trong tối thiểu 4 ngày tới (27-31/7).
Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhận định, khách bị kẹt lại Đà Nẵng có thể hết tiền, thiếu chỗ ở, nếu không giải tỏa nhanh sẽ phát sinh thêm khó khăn.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết cục đã lên phương án lập cầu hàng không, yêu cầu các hãng tăng chuyến bay tối đa đến Đà Nẵng trong khả năng có thể, kể cả bay đêm để giải tỏa khách từ Đà Nẵng.
Tuy nhiên, nhiều người ái ngại việc đưa người ra khỏi Đà Nẵng gấp rút có thể gây nguy cơ lây nhiễm trên toàn quốc.
Trên trang cá nhân của mình, người dùng Trần Thu Nam đặt câu hỏi: “Khoảng 80.000 người tháo chạy khỏi Đà Nẵng mà không có xét nghiệm. Có thể, trong số này có người đã bị nhiễm Covid thì nguy cơ cách ly toàn xã hội có thể lại được áp dụng.”
Nhiều người lo ngại việc đưa người rời khỏi Đà Nẵng mà không xét nghiệm tăng nguy cơ dịch bệnh.
Cụ thể, có người cho rằng dù chính quyền Đà Nẵng và Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 đã có nhiều đối sách nhanh chống như khoanh vùng, dập dịch và kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, yêu cầu người dân từ Đà Nẵng về khai báo y tế nhưng “khai báo chỉ mang tính hình thức. Cần xét nghiệm nhanh mới an toàn hơn”.
Đáng chú ý, bệnh nhân 420, 71 tuổi ở Đà Nẵng từng vào TP HCM thăm con gái trong thời gian từ 21/6 đến 8/7 tại Chung cư Lạc Long Quân (phường 5, quận 11). Ngày 12/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và đau ngực. Đến ngày 21/7, bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện C Đà Nẵng và nhập viện này vào 22/7.
Ngày 25/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã phối hợp với Bệnh viện C Đà Nẵng tiến hành giám sát và lấy mẫu xét nghiệm.
Truyền thông Việt Nam cho biết từ 13h ngày 26/7, Đà Nẵng sẽ chính thức thi hành việc giãn cách xã hội, theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong diễn biến khác, rạng sáng 27/7, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT) thực hiện tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Theo đó, Công an bắt giữ 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Họ đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên gần 4 giờ bằng thuyền sang Lào Cai.
Lập tám đoàn kiểm tra phòng dịch trên các tuyến biên giới.
Trước đó, việc liên tiếp xuất hiện hàng loạt các trường hợp nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng, Quảng Nam và An Giang đang dấy lên lo ngại công cuộc “chống dịch như chống giặc” ở Việt Nam sẽ bị đổ vỡ. Chiều 26/7, Công an Đà Nẵng cho biết đã cùng Công an Quảng Nam bắt 1 người Trung Quốc trong đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng, Quảng Nam.
Báo điện tử Zing đưa tin, tại cuộc họp ngày 25/7, khi đề cập đến việc quản lý xuất nhập cảnh, trung tướng Nguyễn Văn Sơn – thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng nếu căn cứ vào 3 vụ việc mà Công an Đà Nẵng, Công an Quảng Nam phát hiện, xử lý thì thấy tình hình quản lý nhập cảnh còn lỏng lẻo. Ông nói thêm, nguồn lây nhiễm đối với bệnh nhân dương tính Covid-19 ở Đà Nẵng tuy chưa xác định được nhưng khoảng trống về quản lý người nhập cảnh trái phép là điều cần nhìn nhận nghiêm túc và xử lý dứt điểm.

Tổng lãnh sự Mỹ:

Việt Nam đóng góp cho an ninh của Hoa Kỳ

Tổng lãnh sự Mỹ tại TP Hồ Chí Minh Marie Damour ca ngợi mối quan hệ sau 25 năm bình thường hoá với cựu thù Việt Nam và cho biết quốc gia Đông Nam Á đóng góp cho an ninh của Hoa Kỳ.
Nói trong buổi toạ đàm trực tuyến kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt-Mỹ hôm 23/7, người đứng đầu Lãnh sự quán Mỹ nói rằng Việt Nam là đối tác “ổn định, thịnh vượng” của Hoa Kỳ, không lâu sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết “tiếp tục những cam kết của mình trong việc tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ song phương” với Việt Nam “trên cơ sở tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng” trong bức thư gửi Chủ tịch-Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 11/7.
“Việt Nam đã mang đến cho Mỹ một đối tác ổn định, thịnh vượng và độc lập ở khu vực Đông Nam Á, đóng góp cho hoà bình và an ninh quốc tế, hỗ trợ luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như các quy tắc của hệ thống thương mại thế giới,” bà Damour nói trong buổi toạ đàm được Tổng lãnh sự Mỹ ở TP HCM phát trực tiếp trên trang Facebook chính thức hôm 23/7. “Tất cả những điều đó đều đóng góp cho an ninh của Hoa Kỳ.”
Mỹ chính thức công bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với quốc gia cựu thù Cộng sản Việt Nam vào ngày 11/7/1995. Một ngày sau đó tại Hà Nội, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra tuyên bố thành lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, mà theo truyền thông trong nước, đã mở ra một chương mới trong lịch sử hàn gắn và phát triển giữa hai nước.
Giờ đây, theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mạnh hơn bao giờ hết, khi hai quốc gia đi từ không có bất kỳ quan hệ thương mại nào tới chỗ có dòng chảy thương mại hai chiều trị giá hơn 77 tỷ USD. Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.
Ngoài việc trở thành đối tác thương mại, có một sự hội tụ về lợi ích chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ trong 25 năm qua về các vấn đề an ninh, khu vực và toàn cầu, như Biển Đông và việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales của Úc trong một cuộc phỏng vấn trước đây trong tháng với VOA.
Trong bối cảnh bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11, Tổng lãnh sự Damour khẳng định rằng “có sự ủng hộ chính trị rộng khắp ở Mỹ cho mối quan hệ với Việt Nam.”
“Các ưu tiên mà chúng tôi đã xây dựng với Việt Nam được hỗ trợ rộng rãi bất kể nghị sỹ của chúng tôi đến từ đảng Dân chủ hay Cộng hoà,” bà Damour nói. “Tôi thực sự không thấy thay đổi đáng kể nào cho mối quan hệ dù cho ai sẽ ngồi trong Nhà Trắng.”
“Tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang đi theo một hướng rất khó thay đổi… sẽ không phụ thuộc vào quyết định của bất kỳ cá nhân nào,” Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, người cũng tham gia thảo luận, nói trong buổi toạ đàm.
Theo nhận định của GS Thayer, kể từ khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1995, các chính quyền Mỹ, dù là đảng Dân chủ hay Cộng hoà, đều phát triển mối quan hệ với Việt Nam được thiết lập từ những chính quyền tiền nhiệm. “Dù ai tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2021, ông Trump hay ông Biden, cũng đều sẽ tiếp tục trân trọng những thoả thuận và những tuyên bố chung trong đó xác định mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam.”
Cũng trong tháng này, các lãnh đạo tiểu ban của Quốc hội Mỹ đã giới thiệu hai nghị quyết để đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam, trong đó công nhận sự hợp tác giữa hai nước và khẳng định cam kết của Washington tiếp tục là đối tác với Hà Nội trong tương lai.

Đại hội 13: Vì sao đầu tư công bị ‘nghẽn’?

TS. Phạm Quý Thọ
Từ đầu tháng 7/2020 đến nay Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị về phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19, được cho là ‘quyết liệt’ với lãnh đạo các bộ, ban ngành, địa phương trong toàn quốc và, trong đó đầu tư công được coi là ‘mũi nhọn’. Thực trạng và số liệu đầu tư công cho thấy chính sách này đang bị ‘nghẽn’. Có hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xu hướng thay đổi tất yếu của đầu tư công khi nền kinh tế chuyển sang thị trường; Hai là, cải cách thể chế đã không theo kịp thực tế, trong đó bộ máy chính quyền các cấp bị ‘đóng băng’ khi chiến dịch chống tham nhũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, nếu đầu tư công nóng vội, kém hiệu quả sẽ làm giảm chất lượng tăng trưởng.
‘Xu hướng thay đổi’
Đầu tư công, bao gồm  đầu tư của nhà nước từ ngân sách và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, là phạm trù kinh tế gắn liền với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng như đường xá, lĩnh vực năng lượng, khu vực công vv…  – động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế, luôn là ý tưởng luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo, hơn thế ở các nước theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa như Việt Nam
Dưới thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung hầu như 100% vốn đầu tư xã hội là vốn đầu tư của nhà nước. Tuy nhiên, ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, nó đã không cứu nổi sự sụp đổ của chế độ mà nó được sinh ra như một công cụ. Ở Việt Nam thị trường được nhờ cậy như cứu cánh bởi chủ trương ‘Đổi mới’. Thời kỳ đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, việc huy động vốn đầu tư xã hội đã mang lai kết quả tích cực ‘bất ngờ’ đối với các nhà hoạch định chính sách, nền kinh tế không những vượt qua được khủng hoảng mà còn dần có tốc độ tăng trưởng cao.
Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã tạo sự thay đổi đầu tư công theo hướng tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm đi, nghĩa là sự tham gia của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng lên rõ rệt. Trong thập kỷ 2000 – 2009 tỷ trọng vốn đầu tư công trên vốn đầu tư xã hội giảm từ gần 60% giảm xuống còn 28,5%  và đầu tư khu vực tư nhân tăng lên từ hơn 22% lên 40% và đầu tư nước ngoài tăng từ gần 18% lên 31,5%. Những năm gần đây xu hướng này vẫn duy trì, mặc dù có chậm hơn, vốn đầu tư công chiếm 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 10,7% tổng giá trị của  GDP. Tuy nhiên, từ 2019 diễn ra hiện tượng ‘nghẽn’ đầu tư công, và đang trở thành vấn đề hiện nay.
‘Nghẽn’ do thể chế!
Bên cạnh những mặt tích cực như đóng góp cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường, ưu thế trong tình huống khủng hoảng, thì những mặt hạn chế của đầu tư công ngày càng bộc lộ rõ nét như hiệu quả thấp, lãng phí, ‘trục lợi’ chia chác tài sản công và nạn tham nhũng trầm trọng.
Khi dư địa tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên, đất đai, vốn thuộc ‘sở hữu toàn dân’ do nhà nước quản lý và nhân công rẻ đầu tư công đã là ‘chủ lực’ cho tăng trưởng. Dư địa này đã ‘vơi đi’ nhanh chóng, khiến cơ cấu đầu tư công thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ lệ đóng góp trong GDP. Tăng trưởng GDP theo chiều rộng đã dần làm giảm năng suất và hiệu quả của nền kinh tế. Các khuyến cáo được đưa ra và giải pháp chính sách để tăng trưởng GDP theo chiều sâu, trong đó có cải cách thể chế.
Đầu tư công đã gặp rào cản thể chế, trong đó sự duy trì khu vực công ‘cồng kềnh’ nói chung và bộ máy hành chính phình to, kém hiệu năng nói riêng là thách thức lớn nhất. Các tượng đài ‘nghìn tỷ’ và cổng trào ‘trăm tỷ’ được xây dựng, thậm chí trong một số tỉnh nghèo, từ vốn ngân sách thể hiện cơ chế xin cho, chia chác tài sản công hơn là đầu tư công. Việc xây dựng công sở hoành tráng, níu giữ hơn 6000 đơn vị sự nghiệp công trong hầu hết các lĩnh vực, từ tư tưởng đến các tổ chức chính trị, khiến chi phí thường xuyên luôn chiếm đến hơn 70% tổng ngân sách. Đây là gánh nặng chi tiêu công, làm giảm hiệu quả đầu tư công cản trở xây dựng ‘nhà nước tinh gọn, hiệu quả và hiệu lực’.
Cải cách luật pháp theo hướng ‘pháp trị’ hơn là ‘pháp quyền’ cũng diễn ra đối với chính sách đầu tư công. Luật Đầu tư công đầu tiên chỉ được ban hành năm 2014 khi mọi việc trở nên khó khăn, tiêu cực và mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Luật này đã nhanh chóng phải sửa đổi năm 2019 với hy vọng lấp được những lỗ hổng về chủ trương, thủ tục, quản lý vốn và hiệu quả đầu tư… Tuy nhiên, những sửa đổi chủ yếu được cho là ‘mới’ lại liên quan đến phân cấp, phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Hiệu lực thực thi Luật Đầu tư 2019 chưa được bao lâu đã cho thấy những sửa đổi này đang bộc lộ hạn chế, làm ‘nghẽn’ nghiêm trọng thêm.
‘Sinh mạng chính trị’
Những kẻ tham nhũng nếu bị phát hiện trong chiến dịch do Đảng phát động có thể bị trừng phạt, thậm chí là nghiêm khắc. Các cán bộ lãnh đạo, những người có quá trình leo cao, thấu hiểu điều đó và luôn phải tìm cách thích nghi với thể chế hiện hành. Bản năng mách bảo họ rằng việc thể hiện sự trung thành với lý tưởng và lãnh tụ luôn là ‘bùa hộ mệnh’ cho ‘sinh mạng chính trị’ trong bộ máy đặc quyền đặc lợi, nhất là trong giai đoạn ‘nhạy cảm’ như trước thềm các đại hội đảng.
Mới đây, ngày 17/7/2020 năm vị lãnh đạo của Đảng ủy Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc  Việt Nam (VEC) VEC đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật từ mức khiển trách đến khai trừ ra khỏi Đảng. Trước đó, ngày 29/6 Cơ quan công an đã khởi tố 9 bị can về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Các án phạt trên liên quan đến Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 130 km, tổng mức đầu tư giai đoạn một của dự án khoảng hơn 1,6 tỉ USD (khoảng 34.000 tỉ đồng) vừa đưa vào khai thác đã ‘sụt lún thảm hại’ và gây tổn thất lớn.
Số cán bộ bị trừng phạt là do, như Đảng nhận định, ‘tự thoái hoá, biến chất’. Tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào căn nguyên của sự việc là sự tha hoá quyền lực, mà ‘những lỗ hổng’ thể chế, thường được mô tả là ‘lỗi hệ thống’, mà việc cải cách luôn gặp thách thức. Tiến đến một cơ chế dân chủ và đối trọng có thể là quá trình, nhưng biện pháp cấp bách là xây dựng cơ chế tự kiểm soát quyền lực, trong đó có việc giám sát tài sản cán bộ công chức.
Như đã biết, Luật Phòng, chống tham nhũng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019, song nghị định vẫn chưa được ban hành, cho nên chưa thể tiến hành ‘kê khai tài sản’ của cán bộ công chức. Lý do chính được Thanh tra chính phủ – cơ quan soạn thảo nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị – nêu ra, đó là Đảng và chính quyền ‘chồng chéo’ kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng này. Tất nhiên, Nghị định không thể ban hành nếu thiếu ý kiến quyết định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Lối thoát cho ‘sự bế tắc’ là Ban Bí thư ‘sẽ ban hành quy chế phối hợp kiểm soát tài sản’ của quan chức. Họ là những người quan tâm nhất câu trả lời là đến khi nào và như thế nào khi thời gian đến Đại hội 13 theo dự kiến chỉ còn chưa đày 6 tháng!
“Mũi đột phá”
COVID-19 đang tác động toàn diện đến y tế và kinh tế toàn cầu, trong đó có nước ta. Mặc dù, tạm thời kiểm soát dịch, nhưng tỷ lệ tăng GDP đã giảm từ 7,02% năm 2019 còn 1,81% đến giữa năm 2020. Đối với Việt Nam chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ mang tính pháp lệnh, mà hơn thế thể hiện tính chính danh của chế độ, bởi vậy như ‘cứu cánh’, đầu tư công được Chính phủ coi là ‘mũi đột phá’ cho tăng trưởng. Tuy nhiên, ‘sự tắc nghẽn’ đã lớn đến mức Chính phủ đang phải dùng đến biện pháp hành chính ‘quyết liệt’.
Những lợi ích tiềm năng của đầu tư công vẫn phát huy ở nước ta, nhưng không nên chờ đợi nhiều vào hiệu quả tác động tích cực từ biện pháp hành chính. Mục đích của đầu tư công là tích lũy tài sản, chứ không phải là tiêu thụ chúng, bởi vậy thúc đẩy nóng vội và kém hiệu quả từ cung, sẽ làm giảm chất lượng tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Có lẽ đã đến lúc cần thẳng thắn nhìn lại thực chất thay đổi về đầu tư công, các nguyên nhân ‘nghẽn’ để có cách giải pháp tháo gỡ cấp bách cũng như lâu dài, trong đó cải cách quản trị và thể chế, trong đó nhấn mạnh kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng là ưu tiên.
Phạm Quý Thọ gửi từ Hà Nội
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Can dự cụ thể mới thay đổi được chính sách

Hải Đăng
Lần này Mỹ đang tung tất cả các bí thuật của cả quyền lẫn cước, ra đòn một cách toàn diện để tấn công Trung Quốc. Hy vọng, trên một số lĩnh vực cụ thể, Mỹ sẽ can dự mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Có như thế, các quốc gia thuộc không gian FOIP, đặc biệt là các nước ASEAN mới tin tưởng vào quyết tâm “tạo ra sự thay đổi” như tuyên bố hôm 24/7/2020 của ngoại trưởng Pompeo từ Quận Cam, miền nam tiểu bang California.
——————-
Ngày 22/7/2020, đại sứ Mỹ ở Việt Nam Daniel J. Kritenbrink tuyên bố sẽ hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước các đe dọa bất hợp pháp trên biển. Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng cục Thủy sản (TCTS) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam dịp này đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản và quản lý nghề cá. Tổng cục trưởng TCTS Trần Đình Luân và Đại sứ Mỹ Kritenbrink đã ký MoU này.
Thỏa thuận tăng cường hợp tác nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản và quản lý nghề cá thông qua các khóa đào tạo kỹ thuật, các chuyến đi học tập, trao đổi kinh nghiệm thực ra đã có từ năm 2015. Biên bản lần này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế giữa hai nước nhằm duy trì bền vững nguồn lợi sinh vật biển và đấu tranh phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết những hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ MoU này sẽ giúp tăng cường năng lực cho Tổng cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư thông qua trao đổi, chia sẻ thông tin, cũng như thực hiện các dự án và chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp.
“Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe dọa bất hợp pháp trên biển”. Đấy là phát biểu tại buổi lễ hôm 22/7 của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink được báo chí trong nước trích dẫn. Bước sang tháng 2 năm sau (năm 2021), INL dự kiến sẽ bàn giao cho Cục Kiểm ngư một trung tâm huấn luyện tại Chi cục Kiểm ngư vùng 5, Phú Quốc. Trung tâm này sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực cho Cục Kiểm ngư cũng như lực lượng kiểm ngư địa phương tại 28 tỉnh duyên hải của Việt Nam.
Trong một diễn biến liên quan, trước đó, ngày 21/7/2020, báo Japan Times đã dẫn thông báo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết lực lượng này đang tiến hành cuộc tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Australia và nhóm tác chiến Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ. Đợt diễn tập giữa hải quân ba nước như vừa nêu tại khu vực Biển Philippines diễn ra từ ngày 19/7 và sẽ kết thúc vào ngày 23/7. Mục tiêu được nói nhằm tỏ rõ cam kết trong chiến lược tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tham gia đợt diễn tập phía Nhật Bản có tàu khu trục JS Teruzuki thuộc lớp Akizuki; phía Australia có các tàu HMAS Canberra, Hobart, Stuart, Arunta và Sirius. Phía Hải quân Hoa Kỳ ngoài hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan còn có tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin.
Trước khi xẩy ra sự kiện nói trên, ngày 17/7/2020, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tiến vào khu vực Biển Đông. Đây là cuộc tập trận lần thứ hai chỉ trong vòng nửa tháng. Hai nhóm tàu sân bay này của Mỹ cùng hơn 12 ngàn nhân viên quân sự, các tàu khu trục, tàu tuần dương hộ tống cùng hoạt động tại Biển Đông. Ngoài ra có hơn 120 máy bay đã được triển khai, tiến hành tập trận phòng không chiến thuật với mục đích để duy trì tính chuyên nghiệp và khả năng sẵn sàng tác chiến, bảo đảm phản ứng nhanh trước bất cứ sự cố bất ngờ nào. Tin được Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ loan đi, dẫn phát biểu của chuẩn đô đốc Jim Kirk, Chỉ huy Nhóm tác chiến USS Nimitz, rằng: “Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan hoạt động trên Biển Đông, nơi được luật pháp quốc tế cho phép, nhằm củng cố cam kết của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP)”.
Ngay đến cả Viện Sáng kiến Điều tra Nam Hải thuộc Đại học Bắc Kinh cũng từng công bố ghi nhận trong hai ngày 15 và 16/7 vừa qua, Hải quân Hoa Kỳ đã cho máy bay bay qua Biển Đông để đến Đài Loan. Cụ thể, vào trưa ngày 15/7, máy bay không người lái trinh sát tầm cao MQ-4C Triton bay qua Biển Đông đến phía đông nam Đài Loan. Sáng ngày 16/7, một máy bay chống ngầm P-8A và máy bay tiếp liệu trên không KC-135R tiếp tục bay qua Biển Đông để đến phía tây nam Đài Loan. Trong khi đó mạng Nikkei Asian Review của Nhật vào ngày 17/7 loan tin quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai một đơn vị tác chiến điện tử đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tin cho hay hoạt động này sẽ được triển khai vào năm tới để thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau, trong đó có tác chiến điện tử và tác chiến mạng.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là tất cả mọi động thái can dự nói trên của chính quyền Trump diễn ra ngay sau tuyên bố mạnh mẽ ngày 13/7 của ngoại trưởng Pompeo. Phải chăng điều này phản ánh sự cứng rắn hơn trong chính sách của Mỹ tại một khu vực rất quan trọng nhưng đầy bất trắc của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đó là Biển Đông, hay đây là động thái nhằm phục vụ cuộc vận động bầu cử của tổng thống Trump? Có thể là cả hai, nhưng rõ ràng tuyên bố của Mỹ đánh dấu bước tiến quan trọng trong khẳng định lập trường của Washington về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở khu vực này. Tuy nhiên, thách thức lớn mà Mỹ cần phải vượt qua là, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương từng coi các
chính sách trước nay của Mỹ đối với khu vực này chủ yếu mang tính đối phó. Tuy Mỹ tuyên bố sẽ đáp trả các hành động bành trướng của Trung Quốc nhưng trên thực tế Mỹ cần công khai một lộ trình can dự dài hạn và cụ thể.
Tổng hợp ý kiến từ giới chuyên gia, ít nhất có 3 lĩnh vực Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, đó là tăng cường viện trợ, hợp tác, đào tạo dành cho các nước trong khu vực và kịp thời ngăn chặn các hành động của Trung Quốc lăm le chiếm đóng lãnh hải và lãnh thổ các nước. Có như thế, các quốc gia thuộc không gian FOIP, đặc biệt là các nước ASEAN mới tin tưởng vào lộ trình bao quát của Washington, bất kể ai sẽ là chủ nhân Nhà Trắng trong tương lai. Viện trợ ở đây được hiểu là Mỹ sẵn sàng gia tăng các khoản cho vay, cũng như các hoạt động đầu tư và thương mại, đặc biệt là đối với các nước Đông Nam Á. Nhất là đối với các dự án phát triển có sở hạ tầng quốc gia và liên quốc gia. Khi cung cấp tín dụng cho các nước này, liệu Hoa Kỳ có đưa ra mức lãi suất thực dự mang tính cạnh tranh so với Trung Quốc hay không?
Liên quan đến một số thành viên trong ASEAN thường xuyên bị Trung Quốc đe nẹt và cưỡng bức, sau tuyên bố 13/7, đặc biệt là sau tuyên bố mới đây nhất ngày 24/7 của ngoại trưởng Pompeo, đối với một nhánh quyền lực trong các nước này, mối quan tâm hàng đầu hiện nay là Mỹ sẽ có một lộ trình dài hơi nào về những can dự cụ thể để có thể xây dựng được “vành đai chiến lược” của FOIP nhằm ngăn chặn những hành động bành trướng của Trung Quốc ngoài biển đảo cũng như trên đất liền. Riêng đối với Việt Nam, sau khi “Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011”, “Tuyên bố về tầm nhìn chung năm 2015 và bản kế hoạch hợp tác quốc phòng 2018-2020” hết hạn, thì chương trình hợp tác và đào tạo Việt – Mỹ sau 2020 sẽ là gì? Cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam từng cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó nhấn mạnh nội dung nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Tuy nhiên, sự đón đợi của bộ phận quyền lực có lương tri trong nước về sự nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược” xem ra vẫn là câu chuyện của tương lai.
Tuy nhiên, từ hai tháng trở lại đây, hàng loạt các thành viên trong nội các Trump lần lượt lên án các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Hôm 24/6/2020, cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O’Brien tấn công thẳng vào hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Ngày 7/7/2020, Giám đốc FBI Christopher Wray nêu bật các đe doạ của Trung Quốc đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của nước Mỹ. Ngày 17/7/2020, bộ trưởng Tư pháp William Barr phân tích các phản ứng của Hoa Kỳ đối với các tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh. Đến lượt ngoại trưởng Pompeo, ngày 24/7 mới đây, đã tổng kết toàn bộ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Có thể nói chính phủ Hoa Kỳ lần này tung tất cả các bí thuật của cả quyền lẫn cước, ra đòn một cách toàn diện, khá dữ dội để tấn công Trung Quốc. Vì vậy, nhiều nước trong khu vực kỳ vọng rồi đây Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa các công cụ ngoại giao hoặc kinh tế. Chẳng hạn như ra tuyên bố trừng phạt tại Liên hợp quốc, nhằm vào các công ty Trung Quốc, đặc biệt là những công ty trá hình của của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), hoặc các quan chức chính phủ tại Bắc Kinh có dính líu đến quá trình quân sự hoá trên Biển Đông.
Chính sách của Mỹ, ít nhất qua những tuyên bố từ các nhân vật cộm cán trong hành pháp, có vẻ như đang thay đổi. Mỹ sẽ chủ động hơn trong việc định hình trật tự mới theo những nguyên tắc đã được “Bộ tứ” hay “Bộ tứ Mở rộng” bàn thảo. Với sự cam kết của “Bộ tứ” cốt cán (ngoài Mỹ ra là Nhật Bản, Australia, Ấn Độ), nay lại thêm cả Anh quốc, Cananda cùng “kề vai sát cánh”, hy vọng hệ thống các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ trên thế giới sẽ cảm nhận được hình hài của “vành đai chiến lược mới” sau những can dự cụ thể như hỗ trợ Việt Nam và một số nước ASEAN tiền tuyến. Sau tuyên bố 13/7, đặc biệt là sau tuyên bố 24/7 của ngoại tưởng Pompeo, thế giới kỳ vọng nhiều hơn vào Hoa Kỳ. Cho đến nay, Mỹ đã thể hiện quan điểm của mình bằng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) hay các cuộc tập trận quân sự như vừa điểm ở trên. Sau các tuyên bố “sát ván” vừa nêu, hy vọng cục diện ĐNÁ và trật tự thế giới rồi đây sẽ khác. Các nền dân chủ đang đón đợi để được chia sẻ với khẳng định của ngoại trưởng Pompeo tại tuyên bố 24/7/2020: “Cách duy nhất để thực sự thay đổi Trung Quốc cộng sản là hành động không dựa trên những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói, mà dựa theo lối họ hành xử”./.
Mời tham khảo thêm tại:
https://www.state.gov/communist-china-and-the-free-worlds-future/ Communist China and the Free World’s Future
https://www.justice.gov/opa/speech/transcript-attorney-general-barr-s-remarks-china-policy-gerald-r-ford-presidential-museum Transcript of Attorney General Barr’s Remarks on China Policy at the Gerald R. Ford Presidential Museum
The Threat Posed by the Chinese Government and the Chinese Communist Party to the Economic and National Security of the United States
https://worldview.stratfor.com/article/south-china-sea-washington-tries-balance-support-and-entanglement In the South China Sea, Washington Tries to Balance Support and Entanglement
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Điểm tin trong nước sáng 27/7: Thêm 2 người

nhiễm Covid-19; Vụ tai nạn kinh hoàng ở Quảng Bình,

ít nhất 15 người tử vong

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Hai (27/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Thêm 2 người nhiễm Covid-19
Chiều qua 26/7, Bộ Y tế thông báo Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19, 1 ở Đà Nẵng và 1 ở Quảng Ngãi. Đây là 2 ca lây trong cộng đồng, hiện chưa tìm được nguồn lây. Như vậy tính đến 6h ngày 26/7, Việt Nam có tổng cộng 420 ca mắc Covid-19.
Báo Tuổi trẻ cho biết, ca bệnh 419 (bệnh nhân 419) là nam, 17 tuổi, ở phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 24/7, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ngãi lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, kết quả ngày 26/7 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang chuyển cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Bình Sơn, cơ sở điều trị 2, Khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Ca bệnh 420 (bệnh nhân 420) là nữ, 71 tuổi, ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngày 12/7, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau ngực, đến ngày 22/7 nhập viện tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
Ngày 25/7 Bệnh viện C Đà Nẵng lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 26/7 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
TP.HCM rà soát người từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7
Chiều 26/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức yêu cầu các sở ngành và 24 quận huyện tăng cường các biện pháp phòng chống viêm phổi Trung Quốc, nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng. Người dân được khuyến cáo tuân thủ đeo khẩu trang nơi công cộng và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, theo VnExpress.
Động thái này được đưa ra trước tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng đang phức tạp, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm phổi Trung Quốc hôm 25/7.
Các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố được yêu cầu rà soát khách du lịch đang lưu trú, cung cấp thông tin người từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 cho chính quyền và y tế địa phương để có biện pháp giám sát.
Vụ tai nạn kinh hoàng ở Quảng Bình, ít nhất 15 người tử vong
Tính đến tối ngày 26/7 có ít nhất 15 người thiệt mạng và 21 người bị thương trong vụ tai nạn xe ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, theo Thanh Niên.
Theo báo cáo của Ban An toàn Giao thông tỉnh Quảng Bình cho biết, vụ lật xe chở đoàn khách du lịch xảy ra vào lúc gần 10h sáng 26/7 trên đường Hồ Chí Minh, nhánh Tây tại khu vực Trạ Ang, địa phận Vườn Quốc Gia Phong Nha, Kẻ Bàng ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Vào thời điểm gặp nạn, trên có 1 tài xế và 39 hành khách đang lưu thông theo hướng Bắc- Nam. Khi đến địa điểm vừa nêu, xe bị mất lái, lật về bên trái vách núi gây nên tai nạn.
Có 9 nạn nhân tử vong ngay tại hiện trường, 27 người được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới để cấp cứu. Tại Bệnh viện có thêm 6 nạn nhân tử vong vào trưa, chiều cùng ngày.
Hà Giang có 14 người vượt biên, trốn cách ly
VnExpress thông tin, lúc 0h30 ngày 25/7, nhà chức trách huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang phát hiện nhóm người Việt gồm 9 nam, 5 nữ, đi trên 4 xe máy nhằm trốn cách ly.
Nhóm này khai rằng, họ vượt biên từ Trung Quốc về Việt Nam qua vực mốc 447 (xã Thượng Phùng) vào rạng sáng 24/7, sau đó bắt liên lạc với 4 người dẫn đường để đưa ra thị trấn Mèo Vạc. Từ đây, nhóm sẽ tìm cách xuống TP. Hà Giang để trở về địa phương.
Theo nhà chức trách tỉnh này, tính từ đầu tháng 5 đến nay đã phát hiện hơn 1.500 người nhập cảnh trái phép trên tuyến biên giới Mèo Vạc.
Bình Phước: Một học sinh lớp 8 nhiễm dịch bạch hầu
Zing dẫn tin từ Sở Y tế Bình Phước, ngày 26/7 Sở này xác vừa phát hiện một ca dương tính với bệnh bạch hầu.
Bệnh nhân tên N.T.T.D. (14 tuổi) có hộ khẩu tại thôn Thống Nhất, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng. D. là học sinh lớp 8A2, Trường THCS Bình Sơn, huyện Phú Riềng. Ngày 15/7, bệnh nhân D. có triệu chứng sốt, đau họng, Đ. đến phòng khám tư tại xã Đắk Nhau và điều trị 3 ngày vẫn không chuyển biến.
Ngày 18/7, bệnh nhân D. được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng điều trị. Đến 20h cùng ngày, D. được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Ngày 24/7, mẫu bệnh phẩm của D. được Viện Pasteur TP.HCM thông báo dương tính với bạch hầu.
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Phước, từ ngày 11 đến 14/7, bệnh nhân D. có tiếp xúc với 28 người là hàng xóm.

Điểm tin trong nước tối 27/7: Covid-19 lây nhiễm

ở Đà Nẵng thuộc chủng mới, lây lan nhanh hơn;

Giãn cách xã hội toàn TP. Đà Nẵng từ 0h ngày 28/7

Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối thứ Hai (27/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Covid-19 lây nhiễm các bệnh nhân Đà Nẵng thuộc chủng mới, lây lan nhanh hơn
Theo VnExpress, chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước. Thông tin được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sáng 27/7.
Trước đây Việt Nam đã phát hiện 5 chủng nCoV khác nhau lưu hành trên những bệnh nhân Covid-19 trong nước. Như vậy, đây là chủng nCoV thứ 6 tại Việt Nam.
“Chủng virus mới lần này xuất phát từ bên ngoài, chưa khẳng định được từ nước nào. Bộ Y tế đã đưa lên ngân hàng gene thế giới để so sánh”, quyền Bộ trưởng Y tế cho biết.
Theo ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng và phó giáo sư Đặng Đức Anh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, qua phân tích dịch tễ, các ca nhiễm mới đều liên quan đến 3 cơ sở: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình. Ba bệnh viện này nằm chung trên một khu đất ở phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Trong đó, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C nằm sát nhau trên đường Hải Phòng. Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng đấu lưng với Bệnh viện C, gần như sát nhau trên mặt tiền đường Quang Trung (cách một nhà tang lễ).
Hiện cụm 3 bệnh viện này đã bị phong tỏa. Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết áp dụng hình thức phong tỏa cách ly giống như Bệnh viện Bạch Mai hồi tháng 3-4. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa nhất về nguồn lực để cùng với địa phương tổ chức hiệu quả cách ly, truy vết, điều trị, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch…
Thủ tướng: ‘Giãn cách xã hội toàn TP. Đà Nẵng từ 0h ngày 28/7’
Nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP. Đà Nẵng diễn biến phức tạp, chưa tìm được ca F0, sáng 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố Đà Nẵng. Thời gian thực hiện từ 0h ngày 28/7, theo Zing.
Yêu cầu giãn cách xã hội với các nội dung đầy đủ trong Chỉ thị 19 đã nêu trên, bao gồm cả việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, phương tiện giao thông công cộng. Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động và các hoạt động khác, cơ bản dừng các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trừ trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên liệu sản xuất, hàng hóa; hạn chế tối đa hoạt động của phương tiện cá nhân…
Những người từ TP. Đà Nẵng đến Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác đều được xem xét xét nghiệm, trường hợp cần thiết thì cách ly y tế. Những trường hợp cảm, sốt, ho đều phải đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Đà Nẵng thêm 12 ca nghi nhiễm virus Vũ Hán; có tình trạng lây nhiễm trong y bác sĩ
Trên Tờ Diễn đàn và doanh nghiệp, tại cuộc họp trực tuyến với UBND thành phố Đà Nẵng về tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Đà Nẵng có thêm 12 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi, chờ kết quả xét nghiệm để tiếp tục công bố.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Đà Nẵng truy tìm các nguồn lây từ cộng đồng, nghi ngờ khu vực Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu. Tất cả nhân viên khách sạn tại 2 quận này phải lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, tại các bệnh viên có tình trạng lây nhiễm, các ca lây nhiễm có mức độc lập tương đối, chưa có điểm chung.
Đáng lo ngại nhất, Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng cho biết đang có tình trạng lây nhiễm trong đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế.
Miễn phí đổi, trả vé tàu đến vùng có dịch
Ngày 27/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho Zing biết sẽ triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn cho hành khách đi tàu.
Ngành đường sắt sẽ thêm tàu tăng cường từ Đà Nẵng đi Hà Nội và TP.HCM bắt đầu từ 27/7. Chiều Đà Nẵng – Hà Nội chạy thêm tàu SE20 xuất phát lúc 18h45, còn chiều Đà Nẵng – TP.HCM chạy thêm tàu SE27 xuất phát lúc 20h20.
Bên cạnh đó, ngành đường sẽ miễn phí đổi, trả vé cho hành khách có lộ trình đi hoặc đến các ga Đà Nẵng, Tam Kỳ (Quảng Nam), Quảng Ngãi trong thời gian từ 27/7 đến 12/8. Với vé cá nhân, hành khách trả trước giờ tàu chạy 4 tiếng. Còn vé tập thể trả trước giờ chạy tàu 10 tiếng.
Ngành đường sắt cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch Covid-19 tại các nhà ga và trên các đoàn tàu.
Hà Nội rung chấn do động đất mạnh ở Sơn La
Theo Viện Vật lý địa cầu, vào hồi 5 giờ 14 phút 51 giây (giờ GMT) ngày 27/7 tức 12 giờ 14 phút 51 giây (giờ Hà Nội) một trận động đất có độ lớn 5.3 xảy ra tại vị trí có tọa độ (20.83 độ vĩ Bắc, 104.65 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu 14km.
Động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 vùng chấn tâm.
Mức độ rung lắc ở một số nơi khiến người dân và nhân viên văn phòng trong một số toà nhà cao tầng hốt hoảng.
Chị Nguyễn Thị Thúy, làm việc tại tầng 9, tại tòa nhà phố Liễu Giai (quận Ba Đình) cho hay, một số đồ vật trong phòng rung lên, người chao đảo.
“Ban đầu tôi tưởng bị choáng do bệnh rối loạn tiền đình, nhưng sau nhiều đồng nghiệp trong phòng cũng có cảm giác tương tự”, chị Thúy nói trên Vietnamnet.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.