Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/07/2020

Monday, July 27, 2020 6:42:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/07/2020

Đóng cửa tòa lãnh sự, bước ngoặt trong quan hệ Mỹ Trung? – Thanh Hà

Viễn cảnh Bắc Kinh và Washington chung tay cứu nguy kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, thân thiện trong mối bang giao song phương, càng thêm xa vời. Quan hệ Mỹ-Trung càng lúc càng rơi xuống vực thẳm sau đòn « ăn miếng trả miếng » đóng cửa lãnh sự quán của nhau. Từ tôn giáo đến môi trường, tất cả đều có thể là những mặt trận mới trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Căng thẳng Mỹ-Trung liên tục kéo dài từ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump liệu đã đạt tới đỉnh điểm? Hình ảnh nhân viên ngoại giao Trung Quốc phi tang tài liệu trước khi rời khỏi tòa lãnh sự tại Houston, Texas, hồi cuối tuần trước, rồi cảnh nhân viên Mỹ hạ quốc kỳ vào sáng sớm ngày 27/072020 trước khi Trung Quốc tiếp quản văn phòng đại diện ngoại giao ở Thành Đô, cho thấy Mỹ và Trung Quốc « thực sự không muốn nói chuyện với nhau chút nào vào thời điểm này », như chính tổng thống Trump từng tuyên bố hồi tháng 5/2020.
Không phải tình cờ mà Houston hay Thành Đô là những mục tiêu bị nhắm tới. Houston là địa điểm đầu tiên được chọn làm văn phòng lãnh sự của Trung Quốc tại Mỹ, được khánh thành năm 1979 là một biểu tượng mạnh mẽ cho việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng chính quyền Trump đã quả quyết đây là « ổ gián điệp của Trung Quốc trên lãnh thổ Hoa Kỳ ».
Về phía Bắc Kinh, Trung Quốc cũng có nhiều lý do để chọn khai tử văn phòng ngoại giao của Mỹ ở Thành Đô. Theo tiết lộ cửa cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, là một trong những địa điểm hoạt động của CIA, với lợi thế là « gần với Tân Cương và Tây Tạng » hai điểm nhạy cảm trong chính sách an ninh nội bộ của Trung Quốc. Chưa hết : Đây cũng là nơi mà một trong những quan chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc từng ẩn náu trong đợt thanh trừng nhắm vào cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, một trong những đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình.
Trong gần nửa thế kỷ từ ngày chính thức thiết lập bang giao, đây không phải là lần đầu tiên văn phòng ngoại giao của đôi bên hứng chịu sóng gió. Có điều như hãng tin Mỹ AP ghi nhận, sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tinh thân dân tộc chủ nghĩa của cả đôi bên cùng đang dâng cao. Viễn cảnh hàn gắn lại càng thêm đen tối.
Ngoài ra, đòn ăn miếng trả miếng đích đáng, đóng cửa tòa lãnh sự của nhau lần này, trên thực tế chỉ là bước kế tiếp trong số những hiềm khích giữa hai siêu cường của thế giới này. Những nghi kỵ chồng chất xuất phát từ sự cạnh tranh cả về quân sự, đến ngoại giao và kinh tế, thương mại, công nghệ. Mỹ và Trung Quốc đã lao vào một cuộc đọ sức trên hầu hết các hồ sơ từ Biển Đông cho đến luật an ninh quốc gia Hồng Kông mà Bắc Kinh áp đặt, từ tham vọng thôn tính Đài Loan đến chính sách của Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương …
Tình hình đã đột ngột xấu đi thêm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và tổng thống Trump cho tận ngày hôm nay vẫn dứt khoát gọi virus corona chủng mới là « siêu vi Trung Quốc », để nhấn mạnh đến trách nhiệm của Bắc Kinh đối với cộng đồng quốc tế trong tai họa y tế lần này.
Theo nhật báo tài chính Mỹ the Wall Street Journal (ấn bản ngày 09/05/2020) việc dồn hỏa lực vào Trung Quốc là điều tất yếu, bởi « trọng lượng của Trung Quốc quá lớn, Bắc Kinh có quá nhiều mối liên hệ mật thiết với thế giới (…) và đã không ngừng dẫm chân lên Hoa Kỳ trong tất cả mọi lĩnh vực ». Nói cách khác, trong hoàn cảnh đó, khó có thể tin rằng giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung đã qua. Một nhà quan sát Pháp được báo Le Monde trích dẫn cho rằng, « cuộc đối đầu giữa hai siêu cường của thế giới (…) sẽ còn tiếp tục lan rộng thêm ».
Vậy đâu là những mặt trận sắp tới trong cuộc đấu tay đôi giữa Washington và Bắc Kinh ? Le Monde trong số ra ngày 23/07/2020 nhắc lại trong chính quyền Mỹ hiện tại « phe diều hâu chủ trương cứng rắn với Trung Quốc đang thắng thế ». Phó tổng thống Mike Pence ngay từ tháng 10/2018 trong một bài diễn văn đã mạnh mẽ lên án « làn sóng đàn áp nhắm vào những người Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo và Hồi Giáo Trung Quốc ». Phải chăng tôn giáo sẽ là một sân chơi mới trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung?
Con theo quan điểm của một số chính khách và giới bảo vệ môi trường, sông Mekong có thể là « một mặt trận » trong cuộc tranh hùng. Hãng tin Anh Reuters trích dẫn một đại sứ Hoa Kỳ trong khu vực vào tháng 4/2020 tố cáo đích danh Trung Quốc « kiểm soát » nguồn nước của con sông dài 4.350 cây số này và đe dọa trực tiếp đến đời sống của « hàng chục triệu người ở hạ nguồn ».
Tổ chức bảo vệ môi trường Mekong Energy and Ecology Network, trụ sở tại Thái Lan, cũng lên tiếng báo động về việc Trung Quốc đang kiểm soát nguồn nước của con sông này, « xua tan những nỗ lực của Mỹ từ hàng chục năm qua thúc đẩy các dự án sông Mekong ».

Hoa Kỳ rời lãnh sự quán tại Thành Đô,

TQ khi thời hạn kết thúc

Nhân viên ngoại giao Mỹ đã rời lãnh sự quán Thành Đô của Trung Quốc, sau khi thời gian 72 giờ hết hạn.
Trung Quốc ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán này để đáp trả việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, vào tuần trước.
Trước hạn chót hôm thứ Hai, nhân viên lãnh sự quán đã rời khỏi tòa nhà, một tấm biển được gỡ bỏ và một lá cờ Mỹ đã được hạ xuống.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nhân viên Trung Quốc đã vào tòa nhà sau thời hạn để “tiếp quản”.
Trong khi lãnh sự quán Hoa Kỳ đóng cửa, rất đông cư dân địa phương tụ tập bên ngoài, nhiều người vẫy cờ Trung Quốc và chụp ảnh selfie.
Bắc Kinh ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Thành Đô để đáp trả việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston – vì cho rằng nó được sử dụng như một trung tâm gián điệp của Trung Quốc.
Căng thẳng đã leo thang giữa hai nước về một số vấn đề:
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần đụng độ với Bắc Kinh về thương mại và đại dịch virus corona
Washington cũng lên án Trung Quốc áp dụng luật an ninh mới gây tranh cãi ở Hong Kong
Tuần trước, một người Singapore đã nhận tội tại tòa án Hoa Kỳ là làm điệp viên cho Trung Quốc
Cũng trong tuần trước, bốn công dân Trung Quốc bị kết tội trong một vụ kiện gian lận visa Mỹ vì bị nói dối về việc phục vụ trong quân đội Trung Quốc
Chuyện gì xảy ra ở Thành Đô?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy hình ảnh những chiếc xe tải rời khỏi lãnh sự quán Hoa Kỳ và công nhân gỡ bỏ tấm biển ngoại giao khỏi tòa nhà.
Sáng thứ Hai, đài truyền hình CCTV của nhà nước Trung Quốc chiếu một video trực tuyến khi lá cờ Mỹ bị gỡ xuống.
Hàng chục cảnh sát Trung Quốc được triển khai bên ngoài tòa nhà, kêu gọi người đứng xem tiếp tục di chuyển.
Tuy nhiên, tiếng la ó đã vang lên khi một chiếc xe buýt có cửa sổ màu tối rời khỏi tòa nhà hôm Chủ nhật, hãng tin AFP đưa tin.
Khi các nhà ngoại giao Trung Quốc rời lãnh sự quán ở Houston tuần trước, họ đã bị những người biểu tình chế nhạo.
Lãnh sự quán Thành Đô – được thành lập năm 1985 – đại diện cho Hoa Kỳ trên một khu vực rộng lớn phía tây nam Trung Quốc, bao gồm khu tự trị Tây Tạng, nơi có áp lực đòi độc lập từ lâu.
Phần lớn trong số hơn 200 nhân viên của cơ quan ngoại giao là người được thuê tại địa phương.
Với ngành công nghiệp và nhiều dịch vụ đang phát triển, Thành Đô được Mỹ coi là cơ hội cho xuất khẩu nông sản, ô tô và máy móc.
Sau khi lãnh sự quán tại đây đóng cửa, Hoa Kỳ sẽ có bốn lãnh sự quán ở Trung Quốc đại lục và một đại sứ quán ở thủ đô Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng có một lãnh sự quán ở Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh.
Điều gì xảy ra ở Houston tuần trước?
Trung Quốc mất lãnh sự quán tại Houston tuần trước, nhưng vẫn còn bốn lãnh sự quán khác ở Mỹ và một đại sứ quán ở thủ đô Washington DC.
Sau thời hạn 72 giờ để các nhà ngoại giao Trung Quốc rời khỏi lãnh sự quán Houston hết hạn hôm thứ Sáu, các phóng viên đã nhìn thấy những người đàn ông có vẻ là quan chức Mỹ buộc phải mở một cánh cửa để vào bên trong tòa nhà.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo giải thích việc đóng cửa lãnh sự quán Houston, nói rằng Washington đã phải hành động vì Bắc Kinh đang “đánh cắp” tài sản trí tuệ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đáp trả rằng động thái của Hoa Kỳ dựa trên “một sự dối trá của những lời dối trá chống Trung Quốc”.
Tại sao có sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ?
Hiện hai bên đang có một số vấn đề. Các quan chức Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lan rộng toàn cầu của Covid-19. Cụ thể hơn, Tổng thống Trump đã cáo buộc, không có bằng chứng, là virus này có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán.
Và, trong những nhận xét không có căn cứ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào tháng Ba rằng quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus đến Vũ Hán.
Mỹ và Trung Quốc cũng đã đối đầu trong cuộc chiến thương mại kể từ năm 2018.
Ông Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc giao dịch không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ, nhưng tại Bắc Kinh có quan niệm cho rằng Mỹ đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của mình như một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Hoa Kỳ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với các chính trị gia Trung Quốc, những người họ nói là chịu trách nhiệm cho các vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương. Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giáo và buộc phải triệt sản người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) và những người khác.
Bắc Kinh phủ nhận các cáo buộc và nói Hoa Kỳ “can thiệp thô bạo” vào các vấn đề đối nội của nước họ.

Nhân viên rời tòa lãnh sự Hoa Kỳ

ở Thành Đô dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt

trước hạn chót lệnh đóng cửa

Tin từ Thành Đô, Trung Cộng – Vào hôm Chủ nhật (26 tháng 7), nhân viên của tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô đã cố gắng dọn dẹp tòa nhà trong lúc an ninh xung quanh được thắt chặt, trước hạn chót hôm thứ Hai (27 tháng 7) theo lệnh đóng cửa của Trung Cộng, khiến quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi.
Việc đóng cửa tòa lãnh sự ở Houston và Thành Đô đã leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã trở nên tồi tệ nhất sau nhiều thập niên trở lại đây, giữa một loạt các tranh chấp về thương mại và kỹ thuật, về đại dịch COVID-19, về yêu sách lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông và tình hình ở Hồng Kông.
Hôm thứ Sáu (24 tháng 7), Trung Cộng đã ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Cộng. Thời hạn di tản và đóng cửa tòa lãnh sự là vào 10 giờ sáng (0200 GMT) thứ Hai tới đây (27 tháng 7).
Vào hôm thứ Bảy, một chiếc xe hành khách đã ở trong cơ sở tòa lãnh sự ở Thành Độ và rời đi vào sáng Chủ nhật (26 tháng 7). Chưa rõ bên trong chiếc xe chở ai hay chứa thứ gì. Kể từ thứ Sáu (24 tháng 7), nhân viên tòa lãnh sự đã liên tục đến và đi, trong đó có ít nhất một người xách một chiếc vali. Xe vận tải chở hàng cũng đến và đi vào thứ Bảy và Chủ nhật. (BBT)

Nghị sỹ Cruz: COVID-19 đã khiến mọi người

thức tỉnh về mối nguy hại từ TQ

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz (đảng Cộng hòa, bang Texas) bình luận rằng đại dịch virus corona đã khiến mọi người nhận ra mức độ nguy hại của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Cruz nói với chương trình “Face the Nation” của đài truyền hình CBS hôm Chủ nhật (26/7): “Hệ quả chính sách đối ngoại quan trọng nhất của đại dịch này là mọi người đang hiểu ra mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra. Đặc biệt virus này bắt nguồn từ sự che đậy có chủ ý của ĐCSTQ”.
Vị thượng nghĩ sỹ giải thích: “Họ bắt giữ, họ bịt miệng những người Trung Quốc dũng cảm đã cố gắng ngăn chặn dịch bệnh và vì thế, hơn 600.000 người đã chết”. Ông nói thêm: “Đó là vì sự dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc”.
Ông Cruz cũng bình luận về vụ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ đang xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh. Ông nói: “Lãnh sự quán đó đã bị đóng cửa vì nó tham gia vào hoạt động gián điệp. Nó đã tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Họ sử dụng nó như một căn cứ để làm gián điệp ở Houston và khắp khu vực Tây Nam”.
Thượng nghị sỹ Cruz nhận định các sứ quán khác của Trung Quốc có thể cũng sẽ bị đóng cửa vì lý do tương tự.
Thượng nghị sỹ cho biết cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ đều đã nhận ra “ĐCSTQ nguy hại thế nào và những lời dối trá của họ đang cướp đi mạng sống của mọi người”.
Có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, ông Cruz là một trong bốn quan chức Hoa Kỳ bị Bắc Kinh tuyên bố trừng phạt vào hôm 13/7, bao gồm các biện pháp cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản của các quan chức này tại Trung Quốc. Động thái “trừng phạt” của Bắc Kinh chỉ mang tính biểu tượng, vì không có dấu hiệu nào cho thấy giới chức Hoa Kỳ cất giấu tài sản ở Trung Quốc hay thật sự có nhu cầu nhập cảnh vào Trung Quốc.

Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz khuyến cáo Hoa Kỳ có thể

đóng cửa thêm các tòa lãnh sự Trung Cộng tại Hoa Kỳ

Xuất hiện trong chương trình Face The Nation với ký giả Margaret Brenner của đài CBS vào hôm Chủ Nhật 26 tháng 07,  thượng nghị sĩ Ted Cruz khuyến cáo rằng nhiều tòa lãnh sự khác Trung Cộng có thể sẽ bị đóng cửa ở Hoa Kỳ, sau khi tòa lãnh sự Trung Cộng tại Houston bị đóng cửa vào tuần trước.
Ông Ted Cruz nói rằng đã từ lâu, ông từng khuyến cáo rằng Trung Cộng đặt ra mối đe dọa địa chính trị lớn nhất đối với Hoa Kỳ trong thế kỷ tới. Theo ông, hệ quả của chính sách đối ngoại quan trọng nhất của đại dịch này là mọi người đã hiểu mối đe dọa mà Trung Cộng đặt ra.
Theo ông, cái chính sách bưng bít thông tin, tuyên truyền láo khoét, và tiêu diệt những người báo động về Coronavirus của Trung Cộng đã làm cho đại dịch lan tràn và hơn 600,000 tử vong trên thế giới.  Năm ngoái, khi ông nêu lên vấn đề này lên, không một ai ủng hộ ông kể cả Dân Chủ, Cộng Hòa và Tòa Bạch Ốc. Bây giờ thì tất cả mọi người đã hiểu bản chất thật của cộng sản Trung Cộng và hệ quả là biết bao nhiêu người đã chết vì chính sách của Bắc Kinh.
Được biết, Thượng nghị sĩ Ted Cruz thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã đến thăm Hồng Kong vào tháng 10 năm ngoái để hỗ trợ những người biểu tình đứng lên chống lại Bắc Kinh. (BBT)

Mỹ ngừng chương trình Fulbright với TQ

Trung Quốc là đối tác đầu tiên của Mỹ trong chương trình trao đổi học giả Fulbright, vốn được Mỹ thành lập vào năm 1946 và hiện có mặt tại hơn 160 quốc gia trên thế giới.
SCMP đưa tin, Mỹ xác nhận đã dừng chương trình Fulbright tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong, sau khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh nhằm đáp trả việc Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong.
Trong một email gửi tới học giả học giả Mỹ chuẩn bị tham gia chương trình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chương trình trao đổi Fulbright 2020-2021 sẽ không diễn ra, mặc dù các ứng viên vẫn được phép nộp đơn tham gia tại các quốc gia khác.
Chương trình Fulbright được Mỹ thiết lập vào năm 1946 nhằm cho phép các học giả Mỹ và nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu và học tập tại các quốc gia của nhau. Thỏa thuận đầu tiên được ký với Trung Quốc nhưng hiện chương trình đã có mặt tại trên 160 quốc gia khắp thế giới.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố dừng các hoạt động trao đổi với Trung Quốc trong một sắc lệnh ký vào ngày 14/7. Động thái này là một phần trong hàng loạt biện pháp mà chính quyền Mỹ thông qua nhằm đáp trả việc Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia với Hong Kong.
Hàng trăm người tham gia chương trình Fulbright, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đã chỉ trích động thái trên, nói rằng quyết định đó là phản tác dụng, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang, và có thể tổn hại tới sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.
Hơn 1.500 người đã ký vào một kiến nghị, do các thành viên và cựu thành viên Fulbright tổ chức, nói rằng do tình trạng của quan hệ Mỹ – Trung hiện thời khiến chương trình Fulbright càng trở nên cần thiết.
Rachel Wong, thuộc nhóm Fulbright Lotus ủng hộ các thành viên châu Á và người Mỹ gốc Á của chương trình, cho biết động thái của Washington là một cú giáng mạnh đối với các học giả và sinh viên Mỹ, Trung Quốc đại lục và cả Hong Kong nói chung.“Toàn bộ sứ mệnh của Fulbright xoay quanh ngoại giao văn hóa và trao đổi văn hóa, và sắc lệnh mới đi ngược với điều đó”, Wong, người đã nhận được học bổng Fulbright để dạy tiếng Anh tại Đài Loan năm nay, nói.
Xác nhận trên của Bộ Ngoại giao Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang ngày càng xấu đi vì mâu thuẫn trong một loạt các vấn đề, từ thương mại, công nghệ, Hong Kong, Tân Cương tới Biển Đông. Căng thẳng gia tăng cũng khiến tổ chức Đoàn Hòa bình phải ngừng chương trình dự kiến đưa các tình nguyện viên Mỹ tới dạy tiếng Anh tại các trường đại học Trung Quốc vào tháng 1 tới.
Mỹ mới đây đã đột ngột yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc taijt hành phố Houston, bang Texas vì các cáo buộc cơ sở này là “ổ gián điệp”. Đáp trả, Trung Quốc đã yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô.

Sông Mekong trở thành mặt trận mới

trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ-Trung Cộng

Tin từ Bangkok – Theo các nhà hoạt động môi trường và viên chức chính quyền, sông Mekong đã trở thành mặt trận mới trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ-Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh đang vượt mặt Washington trong cả chi tiêu và tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia hạ nguồn sông bằng việc kiểm soát nước sông.
Cuộc đối đầu của hai cường quốc gần đây đã chuyển sang lĩnh vực khoa học, khi chính phủ Hoa Kỳ và Trung Cộng công bố các báo cáo khác nhau về việc 11 đập của Trung Cộng trên sông có gây nguy hại cho các quốc gia ở hạ lưu hay không.
Các con đập đã đem lại quyền kiểm soát cho Trung Cộng đối với lượng nước chảy xuống Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, vốn từ lâu đã phụ thuộc vào dòng sông cho nông nghiệp, ngư nghiệp, đặc biệt là thủy điện ở Lào. Qua đó cho phép Trung Cộng thiết lập chương trình nghị sự phát triển đường thủy và loại bỏ vai trò của Hoa Kỳ ở khu vực. Trung Cộng cũng đang đẩy mạnh hoạt động của nhóm Hợp tác Lancang Mekong (LMC), một cơ quan liên chính phủ tương đối mới mà một đại sứ Hoa Kỳ  cho là đang cố gắng hoạt động song song với Ủy ban sông Mekong (MRC) được thành lập cách đây 25 năm.
Từ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã hợp tác với chính phủ Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để thúc đẩy chia sẻ và phát triển con sông. Hoa Kỳ đã chi 120 triệu Mỹ kim cho chương trình Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong kể từ khi thành lập 11 năm trước. Trung Cộng lại chi tiêu nhiều hơn: vào năm 2016, LMC do Bắc Kinh tài trợ đã thành lập một quỹ tài trợ nghiên cứu trị giá 300 triệu Mỹ kim cho 5 quốc gia ở hạ nguồn. (BBT)

Hoa Kỳ bố trí số lượng phi cơ trinh sát kỷ lục

tại khu vực bờ biển Trung Cộng trong tháng 7/2020

Theo nguồn tin từ Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã tăng cường trinh sát trên không tại khu vực bờ biển Trung Cộng và Biển Đông đến mức kỷ lục.
Tổ chức Sáng kiến Chiến lược Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết, chỉ tính riêng trong tuần vừa qua, đã có 4 lần các phi cơ giám sát E-8C của không quân Hoa Kỳ được phát hiện tại bờ biển phía đông nam của tỉnh Quảng Đông khoảng dưới 100 hải lý.
Hôm thứ năm (23/7), tổ chức nghiên cứu này đã đưa ra một đoạn âm thanh có nội dung như một lời khuyến cáo của hải quân Trung Cộng đối với phi cơ quân sự Hoa Kỳ, yêu cầu thay đổi hướng bay hoặc bị chặn. Hiện vẫn chưa rõ phi cơ nào có liên quan đến sự việc.
Trong nửa đầu năm 2020, công cuộc trinh sát trên không của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã bước vào một giai đoạn mới, với nhiều lần hơn, khoảng cách gần hơn và nhiều nhiệm vụ hơn. Theo tờ South Morning China Post đưa tin, hiện tại, quân đội Hoa Kỳ đang điều động 3 đến 5 phi cơ trinh sát tới Biển Đông mỗi ngày.
Dữ kiện thống kê của SCSPI cho thấy, vào những ngày cao điểm, có đến 8 phi cơ trinh sát Hoa Kỳ xuất hiện. Chuyến bay có khoảng cách gần nhất tính đến nay là vào tháng 5/2020, khi một chiếc P-8A Poseidon của hải quân Hoa Kỳ gần như đạt đến giới hạn đảo cách đảo Hải Nam chỉ 12 hải lý. Việc các phi cơ Hoa Kỳ bay đến khu vực đất liền Trung Cộng khoảng 50 đến 60 hải lý diễn ra khá thường xuyên. (BBT)

Một người bị bắn chết

trong cuộc biểu tình Black Lives Matter tại Texas

Tin từ Austin, Texas – Các nhà chức trách cho biết, một người đã thiệt mạng khi xảy ra nổ súng tại cuộc biểu tình Black Lives Matter ở trung tâm thành phố Austin, Texas vào hôm thứ Bảy (25 tháng 7).
Theo video được đăng trên Facebook Live, trong một khoảnh khắc, nhiều tiếng súng đã vang lên ở thủ phủ Texas, khi có khoảng 100 người diễn hành và hô vang “Fists up! Fight back!”. Cảnh sát thành phố Austin và dịch vụ y tế khẩn cấp cho biết một người đã thiệt mạng trong vụ nổ súng. Ngoài ra, không có thêm người chết hay bị thương.
Cảnh sát cho hay, theo những trình báo ban đầu, nghi can đã mang theo một khẩu súng trường và bắn vào nạn nhân, người đang ngồi trong xe của anh ta. Hiện nay, cảnh sát đã bắt giữ nghi can.
Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đã nổ ra trên toàn thế giới sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi, đã thiệt mạng khi cảnh sát tiến hành giam giữ tại thành phố Minneapolis. Ông Floyd đã chết sau khi một cảnh sát quỳ lên cổ ông trong gần chín phút khi giam giữ ông. (BBT)

Hai người bị bắn trong cuộc biểu tình

Black Lives Matter ở Colorado

Theo truyền thông địa phương đưa tin, vào hôm thứ bảy (25 tháng 7), ít nhất hai người đã bị bắn và bị thương do một người biểu tình khác cố gắng bắn vào một chiếc xe hơi. Chiếc xe này đâm vào đám đông tại xa lộ trong một cuộc biểu tình Black Lives Matter ở thanh phố Aurora, Colorado.
Theo đài NBC đưa tin, hàng trăm người đã tập trung tại xa lộ I-255 để biểu tình đòi công lý cho anh Elijah McClain, và để đoàn kết với những người biểu tình khác đã phải đối mặt với các nhân viên thực thi pháp luật liên bang ở Oregon trong nhiều ngày qua. Trong lúc đó, một chiếc xe jeep màu xanh dương đã lao xuống xa lộ và hướng thẳng đến chỗ đám đông. Truyền thông đưa tin rằng, tài xế không đâm vào ai và chiếc xe jeep đã bị cảnh sát áp giải đi sau sự việc.
Vào tháng 8/2019, trong lúc anh McClain, 23 tuổi, đang đi bộ dọc theo một con phố ở Aurora, thì 3 cảnh sát đã tiếp cận anh vì có người đã trình báo về một người đàn ông hành động đáng ngờ, mặc dù anh McClain không phạm tội gì. Tuy nhiên, McClain cho hay trong lúc bắt anh, các cảnh sát đã khiến anh không thở được. Sau đó, các bác sĩ đã tiêm cho McClain thuốc ketamine an thần, rồi anh rơi vào tình trạng hôn mê và qua đời nhiều ngày sau đó.
Một công tố viên địa phương đã từ chối nộp đơn kiện các cảnh sát và bác sĩ, trích dẫn kết quả khám nghiệm tử thi với nguyên nhân cái chết không xác định. Thống đốc tiểu bang Colorado đã chỉ định một công tố viên đặc biệt xem xét sự việc. (BBT)

45 vụ bắt giữ, 21 cảnh sát bị thương

trong cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Seattle

Vào hôm thứ bảy (ngày 25 tháng 7), hàng chục người đã bị bắt và nhiều cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ tại cuộc biểu tình Black Lives Matter lớn nhất trong nhiều tuần qua tại Seattle.
Cảnh sát cho biết họ đã sử dụng những vũ khí không gây chết người trong nỗ lực giải tán hàng ngàn người tuần hành vào buổi tối thứ Bảy sau khi một số người biểu tình đốt phá một công trường xây dựng trại giam giữ người phạm tội vị thành niên của Quận King.
Đến 10 giờ tối cùng ngày, cảnh sát đã đăng tải một bài viết trên Twitter cho biết họ đã bắt giữ 45 người trong cuộc bạo loạn tại East Precint. Bài viết cho biết thêm rằng 21 cảnh sát bị thương sau khi bị người biểu tình tấn công bằng gạch, và chất nổ khác.
Hầu hết những cảnh sát bị thương đã ngay lập tức trở lại làm việc, và có một người phải đến bệnh viện để chữa trị vết thương tại đầu gối. Trước đó, cảnh sát cho biết họ đang làm việc để giúp dọn đường cho sở cứu hỏa của thành phố vào dập những đám cháy do người biểu tình gây ra.
Vào hôm thứ năm (23 tháng 7), Tổng thống Trump cho biết ông đã tăng cường điều động cảnh sát liên bang tới Seattle, khiến các viên chức địa phương và người biểu tình tức giận. Hoạt động của các cảnh sát liên bang tại Portland đã thu hút nhiều chỉ trích từ các nhà lãnh đạo địa phương và đảng Dân chủ tại Quốc hội.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã gửi cảnh sát liên bang đến Chicago, thành phố Kansas và Albuquerque, New Mexico, bất chấp sự phản đối của những thị trưởng của những khu vực đó. (BBT)

Số ca nhiễm coronavirus

tại Florida vượt qua New York

Vừa qua, Florida ghi nhận nhiều ca nhiễm coronavirus hơn so với New York, khi tâm chấn của đại dịch đã chuyển từ Đông Bắc sang khu vực Sunbelt trên khắp miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ.
Theo dữ kiện do Đại học Johns Hopkins University biên soạn, Florida đã xác nhận ít nhất 414,511 ca nhiễm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Florida ghi nhận ít nhất 12,444 ca nhiễm mới hàng ngày vào thứ Sáu vừa qua. Florida đứng thứ hai trong danh sách các tiểu bang của Hoa Kỳ có nhiều ca nhiễm coronavirus nhất. Theo CNBC đưa tin, California đang dẫn đầu Hoa Kỳ với hơn 440,325 ca nhiễm vào thứ Sáu.
New York, từng là tâm chấn của đợt bùng phát, hiện đứng thứ ba với ít nhất 411,200 ca nhiễm được xác nhận. Texas hiện cũng là một điểm nóng và đã xác nhận tổng cộng 380,554 ca. Ít nhất 5,777 người qua đời ở Florida vì coronavirus trong khi New York ghi nhận 32,607 ca tử vong.
Theo phân tích của CNBC về dữ kiện của Johns Hopkins University, mặc dù dịch bệnh ở Florida bùng nổ trong vài tuần qua nhưng số ca bệnh hàng ngày đã bắt đầu có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Mức trung bình các ca nhiễm mới hàng ngày của tiểu bang này đã giảm hơn 9% vào thứ Sáu. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong và nhập viện tại Florida liên tục tăng.
Florida báo cáo trung bình 121 ca tử vong hàng ngày kể từ thứ Sáu, tăng khoảng 21% so với một tuần trước. Số người nhập viện do coronavirus tăng trung bình 14%. (BBT)

Mỹ: Hàng ngàn tình nguyện viên tham gia

thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine COVID-19

Nghiên cứu vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới được tiến hành hôm 27/7 với 30.000 tình nguyện viênđầu tiên được lên kế hoạch giúp thử nghiệm tiêm vaccine do chính phủ Hoa Kỳ tiến hành – một trong nhiều chương trình trong cuộc đua vaccine toàn cầu, theo AP.
Vẫn không có gì đảm bảo rằng vaccine trong giai đoạn thử nghiệm sẽ thực sự có tác dụng. Thử nghiệm này do Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và công ty Moderna Inc. thực hiện.
Bằng chứng cần thiết: Tình nguyện viên không biết trước biết rằng họ sẽ được tiêm vaccine thật hay vaccine giả. Sau hai liều tiêm này, các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ xem nhóm nào bị nhiễm nhiều hơn khi những người này vẫn sinh hoạt hằng ngày bình thường, đặc biệt là ở những khu vực mà virus vẫn đang lây lan và không được kiểm soát.
“Thật không may cho Hoa Kỳ, hiện tại chúng ta có rất nhiều ca nhiễm” để có được câu trả lời, Bác sĩ Anthony Fauci của viện NIH cho AP biết gần đây.
Công ty Moderna cho biết việc tiêm phòng đã được thực hiện ở Savannah, Georgia, địa điểm đầu tiên được tiến hành trong số hơn 70 địa điểm thử nghiệm nằm rải rác trên khắp Hoa Kỳ.
Một số loại vaccine khác do Trung Quốc và Đại học Anh Oxford sản xuất hồi đầu tháng này đã bắt đầu các thử nghiệm ở giai đoạn cuối với quy mô nhỏ hơn ở Brazil và các quốc gia khác có nhiều ca nhiễm.
Nhưng Hoa Kỳ yêu cầu các xét nghiệm riêng của mình cho bất kỳ loại vaccine nào có thể được sử dụng ở nước này và đã đặt ra một mức cao: Mỗi tháng trong mùa thu, Mạng lưới phòng ngừa COVID-19 do chính phủ tài trợ sẽ triển khai một nghiên cứu mới về một loại vaccine hàng đầu – mỗi loại cần 30.000 tình nguyện viên mới.
Các nghiên cứu lớn không chỉ có thể kiểm tra xem các mũi tiêm có hiệu quả hay không mà cần phải kiểm tra độ an toàn của từng loại vaccine tiềm năng. Và tuân theo các quy tắc nghiên cứu tương tự sẽ cho phép các nhà khoa học sau đó so sánh tất cả các loại vaccine.
Vào tháng 8 này, nếu tất cả diễn ra theo đúng lịch trình, nghiên cứu cuối cùng về loại vaccine do Oxford thực hiện sẽ được tiến hành, tiếp theo là kế hoạch thử nghiệm một ứng viên vaccine do công ty Johnson & Johnson chế tạo vào tháng 9 và Novavax vào tháng 10. Pfizer Inc. có kế hoạch nghiên cứu thử nghiệm trên 30.000 người vào mùa hè này.

Mỹ: Moderna nhận thêm 472 triệu đôla

nghiên cứu vaccine COVID-19

Công ty Moderna hôm 26/7 cho biết đã nhận thêm 472 triệu đôla từ chính phủ Mỹ để phát triển vaccine COVID-19, theo Reuters.
Tập đoàn sản xuất thuốc có trụ sở ở Mỹ nói rằng khoản tiền này sẽ hỗ trợ việc phát triển lâm sàng giai đoạn cuối, trong đó có việc mở rộng nghiên cứu giai đoạn ba về vaccine của Moderna.
Hồi tháng Tư, khi việc thử nghiệm vaccine vẫn trong giai đoạn đầu, Moderna đã nhận 483 triệu đôla từ cơ quan liên bang Mỹ viết tắt là BARDA, vốn cung cấp tiền cho công nghệ ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo Reuters, tới nay, tổng số tiền hỗ trợ phát triển thử nghiệm vaccine của Moderna là khoảng 955 triệu đôla.
Moderna là công ty đầu tiên ở Mỹ bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.
Reuters dẫn lời công ty cho biết rằng nghiên cứu giai đoạn ba sẽ bắt đầu hôm 27/7 và với sự tham gia của khoảng 30 nghìn người. Moderna có sự phối hợp của Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ.

Mỹ: Đảng Cộng hòa công bố

đề xuất gói cứu trợ COVID-19 mới

Các nghị sĩ Cộng hòa ở Thượng viện Hoa Kỳ dự kiến hôm 27/7 sẽ công bố gói trợ cấp COVID-19 trị giá 1 nghìn tỷ đôla, vốn đã nhận được sự nhất trí của Nhà Trắng, điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán với phe Dân chủ khi gói trợ cấp thất nghiệp sắp hết hạn, theo Reuters.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói với các phóng viên hôm 26/7 rằng kế hoạch này chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ trước khi Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell có thể tiết lộ vào chiều 27/7.
Ông Meadows và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói rằng thỏa thuận trên nguyên tắc với các nghị sĩ Cộng hòa ở Thượng viện sẽ bao gồm việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp bổ sung nhằm mục đích thay thế cho 70% số tiền lương người lao động bị mất do bị cho nghỉ việc
Đến 31/7 này, số tiền trợ cấp thất nghiệp 600 đôla/tuần sẽ hết hạn.
Đảng Dân chủ lên tiếng chỉ trích sự chậm trễ của đảng Cộng hòa trong việc đưa ra đề xuất cho gói cứu trợ khi mà số ca nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ vượt qua mốc 4 triệu, với hơn 146.000 người chết và khiến hàng chục triệu người mất việc.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trên chương trình Face the Nation của đài CBS hôm 26/7 rằng nếu cần thiết, Hạ viện sẽ tiếp tục nhóm họp cho đến khi thỏa thuận được thông qua và nói thêm rằng đảng Dân chủ sẽ không chấp nhận một biện pháp được thúc đẩy bởi đảng Cộng hòa trong đó bao gồm các biện pháp bảo vệ trách nhiệm đối với người sử dụng lao động.
Bà Pelosi nói rằng Đảng Dân chủ ở Hạ viện sẽ theo đuổi dự luật viện trợ COVID-19 trị giá 3 nghìn tỷ đôla mà họ đã thông qua vào tháng 5, mở rộng trợ cấp thất nghiệp 600 đôla một tuần cho đến cuối năm 2020.
Kế hoạch của đảng Cộng hòa sẽ bao gồm một đợt trợ cấp 1.200 đôla nữa cho các cá nhân, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow nói với CNN.
Các trợ lý của Thượng viện cho biết kế hoạch của Đảng Cộng hòa cũng có nhiều trợ giúp hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, 105 tỷ đôla cho các trường học, 16 tỷ đôla cho việc xét nghiệm COVID-19 và bảo vệ pháp lý cho doanh nghiệp đang mở cửa trở lại.

Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc tuyên bố đợt cứu trợ

 coronavirus tiếp theo sẽ bao gồm ngân phiếu

trị giá 1,200 Mỹ kim và gia hạn lệnh cấm đuổi nhà

Vào hôm chủ nhật (26 tháng 7), Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow tuyên bố đợt cứu trợ coronavirus tiếp theo sẽ bao gồm một khoản thanh toán trị giá 1,200 mỹ kim cho người dân Hoa Kỳ, đồng thời chính quyền Tổng thống Trump sẽ gia hạn lệnh cấm đuổi người thuê nhà. Gói viện trợ coronavirus tiếp theo từ các thành viên Đảng Cộng hòa dự kiến sẽ gia hạn nhưng giảm số tiền trợ cấp thất nghiệp cho những người bị sa thải hoặc nghỉ việc vì coronavirus.
Khoản viện trợ 600 mỹ kim hàng tuần cho những người thất nghiệp vì đại dịch được áp dụng vào tháng 3 đã kết thúc vào thứ Bảy (ngày 25 tháng 7). Đảng Dân chủ muốn gia hạn khoản viện trợ này đến hết năm, nhưng đảng Cộng hòa muốn giảm số tiền này xuống còn 70% so với mức lương của người nhận trước khi mất việc, lập luận rằng viện trợ mở rộng quá cao sẽ không khuyến khích người Hoa Kỳ trở lại làm việc.
Chính quyền Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng “70% là rất hào phóng.” Ngoài ra, gói viện trợ coronavirus mới còn bảo vệ trách nhiệm cho các doanh nghiệp và tài trợ để giúp các trường học mở cửa trở lại. Gói viện trợ này cũng sẽ bao gồm 16 tỷ mỹ kim để tài trợ cho xét nghiệm virus và ưu đãi thuế để khuyến khích các công ty thuê lại nhân viên.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng sẽ gia hạn lệnh cấm trục xuất liên bang đã bảo vệ hàng triệu người thuê nhà khỏi bị đuổi nhà trong 4 tháng vừa qua khi họ gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê hàng tháng. Các thành phố trên khắp Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một đợt đuổi nhà hàng loạt khi lệnh cấm nói trên hết hạn vào thứ Sáu tuần sau (ngày 31 tháng 7). (BBT)

Người Mỹ gốc Việt

tuần hành ủng hộ Tổng thống Trump

Vào hôm 25/7, nhiều người gốc Việt đã tham gia cuộc tuần hành ủng hộ Tổng thống Donald Trump vì ông đã có nhiều chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều người cũng đến đây để kêu gọi mở cửa các doanh nghiệp, trường học và đòi tự do tôn giáo.
Vào chiều ngày 25/7 (giờ địa phương), nhiều người gốc Việt đã có mặt trên đại lộ Bolsa đối diện thương xá Phước Lộc Thọ ở thành phố Westminster thuộc tiểu bang California để ủng hộ Tổng thống Donald Trump, đồng thời kêu gọi mở cửa các doanh nghiệp, trường học và đòi tự do tôn giáo. Đây là một cuộc tuần hành tự phát, do nhiều người kêu gọi nhau trên mạng xã hội trong tuần qua.
Do đại dịch Covid-19, tiểu bang California đã lệnh cho nhiều quận hạt trong danh sách “đáng chú ý” không được mở cửa trường học lại vào mùa Thu năm nay, và Quận Cam, nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống cũng nằm trong danh sách đó. Điều này là một trong những chủ đề chính của buổi tuần hành trên đường Bolsa, và những người tham dự cầm nhiều biểu ngữ kêu gọi chính phủ tiểu bang mở cửa trường học lại. Ngoài ra, nhiều người tham gia tuần hành còn kêu gọi chính phủ tiểu bang California cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Đồng thời hiện tại, tiểu bang California đang cấm những nơi sinh hoạt tôn giáo hoạt động vì muốn giảm sự lây lan của Covid-19. Điều này khiến những người tham gia buổi tuần hành kêu gọi mở cửa nhà thờ lại vì cho rằng đó là quyền tự do tôn giáo của người dân.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, một người tham gia tuần hành chia sẻ rằng, ông ủng hộ Tổng thống Trump vì Tổng thống đã có nhiều chính sách cứng rắn với Trung Quốc.
“Chúng ta phải tìm cách đuổi chúng về nước. Vì vậy, chúng tôi ra đây để nói lên suy nghĩ của mình”, ông chia sẻ.
Trong những tháng gần đây, nhiều cư dân Little Saigon đang bất mãn với Thống Đốc Gavin Newsom của tiểu bang California, vì cho rằng ông đã xâm phạm quyền tự do của người dân qua các lệnh đóng cửa. Vì vậy, nhiều người ở 63 quận hạt khắp tiểu bang đang kêu gọi bãi nhiệm thống đốc, và có nhiều cư dân Little Saigon ủng hộ.
Ông Danny, một người tham gia tuần hành nói với phóng viên báo Người Việt: “Tôi đến đây để ủng hộ ông Donald Trump thêm bốn năm và phải mở cửa các doanh nghiệp lại. Tôi ủng hộ bãi nhiệm thống đốc California vì ông làm việc với Trung Quốc”.
“Tất cả mọi người có con ăn học là vì cái gì? Vì tiền. Trung Quốc biết vậy nên đem tiền qua hối lộ đảng Dân Chủ. Họ (đảng Dân Chủ) chưa bao giờ nói về Trung Quốc, chỉ nói về ông Trump thôi. Ông là người thẳng thắng, quyết liệt với Trung Quốc, nên muốn hạ bệ ông. Vì tương lai của nước Mỹ, của con chúng ta, nên nhất định phải đi bầu để Hạ Viện thuộc về đảng Cộng Hòa”, ông Danny nói tiếp.
Nhiều người lái xe ngang qua bóp kèn để bày tỏ sự ủng hộ. Tuy vậy, cũng có một số người bất đồng ý kiến.
Đứng bên kia đường, anh Josh Nguyễn cho hay: “Tôi nhìn cảnh này mà chỉ thấy buồn thôi. Ông Trump đã thật sự giúp gì cho người gốc Việt. Không lẽ chỉ đóng cửa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc ở Houston là đủ? Trước lúc mọi thứ bị Covid-19 ảnh hưởng, kinh tế Hoa Kỳ cũng đâu có khá hơn đâu. Khi dịch bệnh hoành hành thì ông Trump cũng gây chia rẽ, không chịu ra chỉ đạo rõ ràng. Ở Mỹ thì tự do chính kiến, các cô bác có quyền ủng hộ Tổng thống, nhưng đây là suy nghĩ của tôi về ông Trump”.
Cô Janice Lê, đứng xem tuần hành trước Phước Lộc Thọ, chia sẻ suy nghĩ: “Liệu mở cửa trường học hay nhà thờ lại có khá hơn không? Dịch Covid-19 thì ngày càng tệ, nhưng những suy nghĩ như vậy lại càng làm mọi thứ tệ hơn. California có số người nhiễm bệnh nhiều nhất Hoa Kỳ rồi. Điều đó chưa đủ chứng minh là phải đóng cửa sao?”.
Theo Thiện Lê/Người Việt
Băng Thanh biên tập

Nhà báo Mỹ: Tổng thống Trump có thể phục hồi

nền kinh tế Hoa Kỳ còn ông Biden thì không

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, bà Liz Peek, nữ nhà báo kỳ cựu người Mỹ khẳng định, Tổng thống Donald Trump có thể hồi sinh nền kinh tế Hoa Kỳ, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, trong khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden thì không.
Theo nhà báo Peek, Tổng thống Trump chỉ cần tập trung vào một điều nếu muốn giành chiến thắng vào tháng 11 tới. Đó là “ông ấy cần nói với người Mỹ về cách mà ông sẽ xây dựng lại nền kinh tế như thế nào”.
Nhà báo Peek cho rằng, Tổng thống Trump phải làm rõ lý do tại sao phương cách của ông có hiệu quả trong việc đem lại việc làm và khôi phục thu nhập cho người dân, trong khi tất cả các biện pháp theo lập trường Chính phủ lớn [Big Government] do ông Biden đề xuất, đều là sai lầm.
Đảng Dân chủ ủng hộ Chính phủ lớn, đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu chính phủ và bổ sung quyền lực cho chính phủ liên bang can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế, trong khi đó đảng Cộng hòa chủ trương Chính phủ nhỏ, đơn giản hóa các thủ tục và tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động tự do theo nguyên tắc thị trường.
Nhà báo Peek cho rằng Tổng thống Trump có thể khôi phục lại nền kinh tế Mỹ, như ông đã từng làm điều đó trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
“Đây không phải là công việc khó khăn. Ông Trump đã làm điều đó trước đây, còn ông Biden chưa từng làm được”, bà Peek nhận xét.
Bà Peek cho rằng, “Tổng thống Trump đã trình bày một kế hoạch thông minh và thực tế, để giảm bớt tệ quan liêu và các đánh giá về môi trường, vốn làm tê liệt các dự án cơ sở hạ tầng trong nhiều năm và khiến chi phí đội lên rất cao”, trong khi ông Biden đưa ra một ý tưởng kỳ quặc về khí hậu, trị giá 2.000 tỷ USD, làm phình to gánh nặng nợ công của chính phủ liên bang.
Ông Biden được cho là đã thay đổi “kế sách” tranh cử gần đây khi tung ra một loạt đề xuất mới mà ông nói rằng sẽ phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ giữa cơn khủng hoảng. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá kế hoạch của ông Biden có phần “sao chép” chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump.
Hơn nữa, chương trình nghị sự của ông Biden được đánh giá là chứa đựng các chính sách về chủ nghĩa xã hội mà một số đảng viên Dân chủ như ông Bernie Sanders cổ vũ, trong đó có tăng thuế để chi tiêu phúc lợi, tăng quyền lực cho chính phủ liên bang can thiệp vào nền kinh tế. Điều đó đặt ra nguy cơ nền kinh tế bị bóp nghẹt, việc làm giảm sút, trong khi gánh nặng nợ công tiếp tục gia tăng.
Nhà báo Peek cho rằng chương trình nghị sự của ông Biden là đáng lo ngại. Bà viết trong bài bình luận trên Fox News: “Không có gì có thể đáng lo ngại hơn, và nguy hiểm hơn, tại thời điểm này”.
Bà Peek khẳng định: “Đây không phải là thời gian để thử nghiệm. Chúng ta biết cái gì có hiệu quả. Chúng ta biết rằng chủ nghĩa tư bản tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho tất cả mọi người, không chỉ những người được chính phủ lựa chọn”.
Nhà báo Peek cho rằng: “Bất kỳ người Mỹ nào, nếu nghĩ rằng cách tiếp cận của ông Biden là hợp lý, giúp chúng ta thoát khỏi sự hỗn loạn kinh tế, thì nên đi ‘kiểm tra sức khỏe’”.
Bà nhận định Tổng thống Trump có thể khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Vũ Hán. “Chúng ta biết điều đó, bởi vì nền kinh tế Mỹ đã phát triển mạnh mẽ cho đến tháng 2/2020 [trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát]. Tổng thống Trump có thể làm lại điều đó, nếu được tái đắc cử, ông sẽ làm được điều đó”.
Bà Peek cũng đề cập đến thực tế là chỉ số lạc quan trong kinh doanh gia tăng dưới thời Tổng thống Trump. Bà lưu ý chỉ số Lạc Quan Doanh nghiệp Nhỏ của Liên Đoàn Kinh Doanh Độc Lập Quốc Gia (NFIB) trong 8 năm dưới thời ông Obama-Biden luôn ở mức dưới 100 điểm, còn chỉ số này trong 3 năm đầu dưới thời Tổng thống Trump đã tăng vọt lên mức kỷ lục.
“Ngày nay, sự lạc quan lại một lần nữa tăng lên, dù trong đại dịch, với chỉ số sánh được với mức tốt nhất dưới thời ông Obama-Biden ở Nhà Trắng”, bà Peek nhận xét.
Nữ nhà báo cũng đề cập đến nỗ lực cắt giảm thủ tục hành chính mà Tổng thống Trump thực hiện kể từ khi nhậm chức. “Tổng thống Trump đã xóa bỏ 8 quy định cũ cho mỗi quy định mới ban hành”, bà Peek giải thích lý do tại sao số lượng các thủ tục hành chính đã giảm đi đáng kể dưới thời chính quyền Trump.
Ngoài ra, bà Peek cho hay “kể từ khi ông Trump nhậm chức, thu nhập hộ gia đình trung bình đã tăng lên mỗi năm. Hơn nữa, vào đầu năm 2019, tiền lương mỗi giờ tăng 3,4% so với năm trước, mức cao nhất trong 10 năm”.

Covid-19: Nhân viên y tế kiện tổng thống Brazil

 vì tội ác chống nhân loại

Thụy My
Các nhân viên y tế thuộc một mạng lưới nghiệp đoàn gồm khoảng 40 tổ chức với hơn một triệu thành viên hôm qua, 26/07/2020, đã đệ đơn kiện tổng thống Jair Bolsonaro lên Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye. Ông Bolsonaro bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại, vì đã xử lý tệ hại đại dịch virus corona, làm cho trên 87.000 người chết tại Brazil.
Thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm chi tiết :
« Ông Jair Bolsonaro tiếp tục chối bỏ sự trầm trọng của đại dịch », đó là điều mà một mạng lưới nghiệp đoàn y tế đã tố cáo trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Márcio Monzane là thư ký khu vực của Uni Américas, một trong những tổ chức tham gia vụ kiện. Ông nói : « Tổng thống Bolsonaro mở chiến dịch thường trực chống lại các biện pháp cách ly cũng như hỗ trợ cho các nhóm dễ tổn thương. Đã hơn một lần ông ta cố ngăn trở việc trợ giúp khẩn cấp cho những người lao động bị mất việc ».
Đơn kiện nhấn mạnh, từ bốn tháng qua, ông Jair Bolsonaro chủ trương tái lập các hoạt động kinh tế, thường xuyên tiếp xúc đám đông người ủng hộ, cổ vũ cho việc dùng chloroquine bất chấp ý kiến của các nhà khoa học. Thông qua vụ kiện này, giới y tế cũng hy vọng thu hút sự chú ý đến tình hình của họ.
Ông Márcio nói tiếp : « Đã có hơn 500 nhân viên y tế chết vì virus corona, đó là một con số khá cao, rất đáng lo ngại. Đòi hỏi của nhân viên ngành y tế rất rõ ràng : trang bị bảo hộ và khẩu trang ».
Những người đứng đơn kiện nhắc lại rằng, sau khi hai bộ trưởng y tế từ chức, hiện nay các quân nhân đang giữ những chức vụ chủ yếu ở bộ này tuy không có kinh nghiệm trong lãnh vực y tế. »
Dịch corona : Châu Mỹ la-tinh bị nặng nhất, số ca mới ở Hoa Kỳ giảm
Kể từ Chủ nhật, 26/07/2020, châu Mỹ la-tinh và vùng vịnh Caribê trở thành khu vực có số người bị nhiễm virus corona nhiều nhất thế giới, trong khi tại Hoa Kỳ số ca nhiễm mới giảm xuống.
Theo số liệu của AFP tối qua, lần đầu tiên số trường hợp dương tính tại châu Mỹ la-tinh và vùng vịnh Caribê đã vượt qua Bắc Mỹ với 4.340.214 ca. Brazil đứng đầu danh sách với 25.000 ca mới, nâng số ca dương tính lên 2,4 triệu, trong đó có 87.000 người chết. Tại Venezuela, thủ đô Caracas và sáu bang khác bị phong tỏa. Ở Pêru, bộ Y Tế ước lượng trên 1/4 dân số thủ đô Lima và cảng Callao bị lây nhiễm.
Trong khi đó Hoa Kỳ ghi nhận 55.187 ca dương tính mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số lên 4.229.624 người bị nhiễm kể từ khi đại dịch khởi phát. Đây là lần đầu tiên con số ca nhiễm mới giảm xuống dưới ngưỡng 60.000.

Mỹ Latin dẫn đầu thế giới

về số ca nhiễm COVID-19

Lần đầu tiên, số ca nhiễm virus Corona ở khu vực Mỹ Latin đã vượt tổng số ca ở Hoa Kỳ và Canada, trong khi tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh ở Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Argentina, theo Reuters.
Con số các ca COVID-19 tăng nhanh đã khiến châu Mỹ Latin trở thành khu vực bị tác động nặng nề nhất vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, chiếm 26,83% ca trên toàn cầu.
Theo hãng tin Anh, Mỹ Latin hiện có 4.327.160 ca nhiễm so với tổng cộng 4.308.495 của Mỹ và Canada.
Hoa Kỳ hiện vẫn là quốc gia riêng lẻ có số người nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, với hơn 4,2 triệu người nhiễm và khoảng 146 ca tử vong. Brazil đứng sau Hoa Kỳ với 2,4 triệu ca nhiễm và gần 87 nghìn người tử vong.
Mexico, Peru và Chile cũng nằm trong số 10 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới.
Theo Reuters, tổng số người được xét nghiệm nhiễm virus Corona trên toàn cầu đã vượt con số 16,1 triệu ca.

Phi công người Anh: ‘đừng chủ quan về virus’

Phi công người Anh, về nước sau hơn hai tháng phải dùng máy thở ở Việt Nam do nhiễm Covid-19, cảnh báo với người dân Anh ‘không nên chủ quan với virus corona’.
Stephen Cameron, 42 tuổi, từng được biết đến ở Việt Nam với số hiệu Bệnh nhân 91.
“Tôi là một ví dụ sống cho thấy virus này có thể gây hại thế nào và bệnh có thể trở nặng ra sao,” ông nói trong một phỏng vấn dành riêng cho BBC.
“Không phải chuyện đùa đâu. Nó là chuyện rất nghiêm trọng. Tôi nghĩ mọi người không thể chủ quan về nó cho tới khi chúng ta có thể diệt được nó.”

Anh Quốc cách ly những người trở về từ Tây Ban Nha,

dù chính phủ Tây Ban Nha khẳng định an toàn

Tin từ MADRID/LONDON – Vào hôm Chủ nhật (26/7), chính phủ Tây Ban Nha nhấn mạnh rằng Tây Ban Nha an toàn cho khách du lịch và người dân nước này. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Anh Quốc đột ngột áp dụng lệnh cách ly hai tuần đối với các du khách trở về từ Tây Ban Nha vì lo sợ COVID-19. Đây là một quyết định khiến những người đi nghỉ mát tại Tây Ban Nha mất tinh thần.
Vào năm ngoái, người Anh chiếm hơn 1/5 lượng khách ngoại quốc đến Tây Ban Nha, và đây là đất nước phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu du lịch. Vì vậy hành động trên của Anh có thể giáng một đòn mạnh vào nỗ lực tái khởi động lại nền kinh tế của đất nước Địa Trung Hải này sau nhiều tháng đóng cửa.
Ngoại trưởng Arancha Gonzalez Laya khẳng định rằng Tây Ban Nha an toàn, và cho biết chính phủ Tây Ban Nha sẽ nỗ lực thuyết phục Anh Quốc loại trừ quần đảo Balearic và Canary khỏi biện pháp cách ly, bởi vì bà cho rằng tỷ lệ nhiễm coronavirus ở những điểm du lịch nổi tiếng này còn thấp hơn nhiều so với Vương quốc Anh. Các ca nhiễm COVID-19 tại Tây Ban Nha tăng trong vài tuần qua.
Vào cuối ngày thứ Bảy (25/7), Anh Quốc tuyên bố rằng họ đã đưa quốc gia này ra khỏi danh sách du lịch an toàn, và quy định cách ly có hiệu lực sau đó vài giờ. Biện pháp này làm đảo lộn kế hoạch của nhiều người đang trong kỳ nghỉ hoặc sắp đi nghỉ mát, và gây ra nhiều sự gián đoạn hơn cho các hãng hàng không và các công ty du lịch. Công ty du lịch TUI UK cho biết họ sẽ hủy tất cả các ngày lễ tới lục địa Tây Ban Nha cho đến ngày 9 tháng 8. (BBT)

Covid-19 : Chính phủ Anh

công bố kế hoạch giảm béo phì

Thu Hằng
Dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm ở Anh, nước bị tác động nặng nhất tại châu Âu, với 745 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, theo thống kê ngày 26/07/2020. Anh Quốc hiện có tổng cộng 299.426 ca nhiễm Covid-19 và 45.752 ca tử vong. Để chống dịch Covid-19, ngày 27/07/2020, thủ tướng Boris Johnson công bố một kế hoạch chống bệnh béo phì ở Anh. Nguy cơ tử vong tăng đến 40% đối với người béo phì khi nhiễm Covid-19.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« Được đặt tên là « Better health » (tạm dịch : Sống khỏe hơn), chiến dịch này có ngân sách 11 triệu euro để giúp đỡ khoảng 35 triệu người, tương đương với hơn một nửa dân số Anh.
Trong số các biện pháp được trông đợi, có lệnh cấm quảng cáo trực tuyến và trước 21 giờ trên truyền hình các loại bánh pizza, bánh humbuger và tất cả các loại sản phẩm nhiều đường, mỡ và muối. Ngoài ra, còn có biện pháp bắt buộc các nhà hàng phải chỉ rõ số lượng calori trong thực đơn, và các cửa hàng phải ghi rõ số calori trên các chai rượu. Nhiều chương trình thí điểm để khuyến khích hoạt động thể chất cũng sẽ được triển khai với sự hỗ trợ của giới bác sĩ đa khoa : Họ sẽ kê đơn những buổi đi bộ hoặc đạp xe.
Chiến dịch này đánh dấu sự thay đổi 180° từ thủ tướng Boris Johson, người từng phản đối mọi can thiệp « mang tính mẫu hệ » của Nhà nước, chống lại những chiến dịch vận động công luận nhằm tăng thuế thực phẩm không đạt chuẩn dinh dưỡng, cũng như chỉ trích những loại thuế đánh vào sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Nhưng quyết định quay ngoắt này được giải thích từ chính trải nghiệm cá nhân của ông Boris Johnson trong dịch Covid-19 : Từng phải nhập viện và điều trị tăng cường vào mùa Xuân sau khi bị nhiễm virus corona, thủ tướng Anh đã suýt bỏ mạng vì dịch bệnh. Ông đã nhiều lần thừa nhận rằng cơ thể thừa cân của ông là một trong những yếu tố khiến tình hình xấu đi vì lúc đó ông cân nặng 115 kg.
Theo thống kê chính thức, gần hai phần ba người trưởng thành ở Anh có trọng lượng vượt ngưỡng được cho là « lành mạnh », với 36% người thừa cân và 28% người bị béo phì. Ngoài ra, một phần ba trẻ em từ 10 đến 11 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì ».

Paris: Giao thông miễn phí

cho học sinh dưới 18 tuổi

Tuấn Thảo
Quy định này bắt đầu có hiệu lực vào mùa khai giảng năm học mới ở Pháp, tức là kể từ ngày 01/09/2020 trở đi. Do Hội đồng thành phố Paris thông qua hôm 24/07, biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho các học sinh đi lại dễ dàng hơn, không phải chỉ có xe điện ngầm (métro) mà toàn bộ hệ thống giao thông công cộng đều miễn phí cho học sinh dưới 18 tuổi.
Tuy không hẹn, nhưng đề xuất của Tòa đô chính Paris lai rơi hầu như vào cùng một thời điểm với thông báo của chính phủ Pháp. Bộ Y tế Pháp trong tuần qua cho biết sẽ cung cấp khẩu trang miễn phí cho khoảng 7 triệu người dân thuộc vào các thành phần xã hội có mức thu nhập thấp nhất. Nếu không có những biện pháp giúp đỡ này, một gia đình có hai con trên nguyên tắc sẽ phải chi khoảng 280 euro mỗi tháng để mua khẩu trang và tính trung bình khoảng 350 euro hàng năm cho toàn bộ chi phí di chuyển của các em còn ở tuổi đến trường (tuổi bắt buộc đi học là 16 tại Pháp).
Trong những năm gần đây, Hội đồng thành phố Paris đã từng cho giới học sinh tiểu học và cấp một được dùng miễn phí các phương tiện giao thông công cộng. Quy định này ban đầu là nhằm khuyến khích việc sử dụng càng nhiều càng tốt các phương tiện như métro, tramway hay xe buýt để đi học. Đối với các em học sinh cấp 1 phải đi học không gần nhà, cha mẹ có thể đi xe công cộng cùng với các em, thay vì phải lái xe hơi đưa con tới trường. Khoảng cách giữa nhà của các em với trường học đôi khi chỉ là một vài trạm xe, tức là quá dài khi các em phải đi bộ, nhưng vẫn quá ngắn để phụ huynh phải dùng xe hơi.
Sau một thời gian cho thử nghiệm thành công, giờ đây Hội đồng thành phố Paris đi thêm một bước nữa, bằng cách mở rộng quy định cho nhiều đối tượng khác sử dụng miễn phí các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có thành phần ưu tiên là các em học sinh dưới 18 tuổi, tức là học sinh cấp trung học, từ lớp 6 cho đến lớp 12 (tức cấp hai và cấp ba). Thời gian đầu tiên được áp dụng là niên khóa 2020-2021, và sau đó có thể được triển hạn vào cuối năm học.
Cho tới tận bây giờ, giới học sinh trung học tại thủ đô Paris, cũng như tại đa số các thành phố lớn ở Pháp đều đã được hưởng rất nhiều ưu đãi. Riêng tại vùng Île-de-France (tức Paris và các vùng phụ cận), học sinh trung học từ 11 đến 18 tuổi chỉ trả một nửa giá thẻ giao thông hàng tháng Imagine-R. Khoảng 50% tiền vé còn lại là do Hội đồng cấp vùng Île-de-France tài trợ. Trên thực tế, mỗi gia đình có hai con phải chi trung bình 700€ hàng năm cho con tiền mua thẻ di chuyển. Nói như vậy, mỗi hộ gia đình có một con kể từ đầu tháng 9 trở đi, sẽ tiết kiệm được thêm một chút, thay vì phải trả 350€ tiền giao thông cho mỗi năm học. Biện pháp này chắc hẵn sẽ làm hài lòng nhiều hộ gia đình có mức thu nhập khiêm tốn nhất.
Để hạn chế các trường hợp lạm dụng, việc miễn phí 100% thẻ giao thông công cộng dành giới học sinh dưới 18 tuổi chỉ được áp dụng theo dạng hoàn tiền. Theo lời ông David Belliard, phó thị trưởng Paris đặc trách về các phương tiện di chuyển, các hộ gia đình phải ứng tiền trước để mua thẻ giao thông, sau đó họ cung cấp hoá đơn thanh toán qua mạng, đến vài tuần sau, 100% tiền bồi hoàn sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của họ.
Bằng cách này, ban quản lý các phương tiện giao thông có thể kiểm tra các hộ gia đình được hưởng ưu đãi, trước mắt là những gia đình cư trú tại Paris, hoặc có con đi học trong Paris ‘‘nội thành’’. Điều đó cũng có nghĩa là các gia đình từ các tỉnh lên thăm bà con hay người thân ở Paris không thuộc vào diện được ưu đãi. Họ phải mua vé đi tàu trong Paris, dù có con dưới 18 tuổi.
Sau giới học sinh dưới 18 tuổi, Hội đồng thành phố Paris cũng mở rộng thêm việc cho nhiều đối tượng khác quyền sử dụng miễn phí các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có thành phần người cao niên từ 65 tuổi trở lên, nhưng với điều kiện là thu nhập ở dưới mức 2.200€ hàng tháng. Điều cần lưu ý, biện pháp này một lần nữa chỉ liên quan đến những người cao tuổi có thu nhập thấp nhất. Có khá nhiều người trên 65 tuổi khai báo tiền hưu dưới mức này, nhưng một khi gộp lại với các khoản trợ cấp phụ trội khác, có thể họ sẽ không còn thuộc diện ‘‘nghèo nhất’’.

Virus corona:

Tây Ban Nha tìm cách trấn an du khách các nước

Thụy My
Trong lúc dịch virus corona lại bùng phát trên toàn quốc, chính phủ Pedro Sanchez tìm cách trấn an người dân Tây Ban Nha và nhất là du khách ngoại quốc, khẳng định rằng dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuyên bố này được đưa ra sau quyết định của chính phủ Anh cách ly những hành khách từ Tây Ban Nha trở về.
Thông tín viên Diane Cambon tường trình từ Madrid:
 « Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez không ngừng nhấn mạnh: Tây Ban Nha là một nước an toàn, tuy cũng có những ổ dịch như tất cả các nước châu Âu khác. Một thông điệp trấn an nhằm cứu vãn một mùa hè đang chật vật, khó có thể khởi sắc.
Tại Catalunya, vùng có nhiều ổ dịch nhất, với 7.737 người bị lây nhiễm trong vòng một tuần lễ, lãnh vực du lịch là đáng thất vọng. Việc đóng cửa các quán bar và sàn nhảy thường mở cửa thâu đêm khiến không còn các sinh hoạt vui chơi buổi tối. Tuy nhiên, đòn nặng nhất là đến từ Anh, chủ yếu là công ty du lịch TUI đã ngưng mọi hoạt động giữa Anh Quốc và Catalunya.
 Những vùng khác của Tây Ban Nha cũng lo ngại bị lây nhiễm nặng hơn : Madrid đã phát hiện 11 ổ dịch, Andalucia, Aragon và xứ Basque cũng tương tự. Theo cơ quan y tế, tuần lễ này rất quan trọng trong việc kiểm soát các ổ dịch, tránh một đợt dịch thứ hai ».
Virus gia tăng hoạt động tại nhiều nước châu Âu
Tại Đức, khoảng 480 công nhân của một trang trại ở Manning, trong đó có nhiều lao động thời vụ từ Đông Âu, đã bị cách ly, sau khi 174 người tại đây được phát hiện dương tính với virus corona hôm qua, 26/07/2020.
Tại Ý, vùng Napoli tỏ ra cứng rắn hơn qua việc phạt vạ đến 1.000 euro đối với những người không mang khẩu trang ở những địa điểm công cộng khép kín.
Ở Pháp, chính quyền cảnh báo virus đang gia tăng hoạt động và kêu gọi giới trẻ tuân thủ các biện pháp căn bản để phòng chống dịch. Riêng tại Quiberon (vùng Morbihan), có đến 41 thanh niên bị phát hiện dương tính với virus, khiến chính quyền quyết định đóng cửa các bãi biển kể từ tối qua.

Covid-19 : Làn sóng thứ hai trở lại châu Á ?

Thu Hằng
Sau châu Âu, dường như virus corona đang trở lại châu Á. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có số ca nhiễm mới liên tục tăng. Covid-19 trở lại Việt Nam sau hơn 3 tháng, trong khi Úc vừa trải qua một ngày thê thảm nhất từ đầu mùa dịch.
Ngày 27/07/2020, Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 xuất phát và lan ra khắp thế giới, ghi nhận số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ cao nhất kể từ ngày 14/04, với 61 ca nhiễm mới, sau khi phát hiện nhiều ổ dịch ở hai tỉnh Tân Cương (Xinjiang), Liêu Ninh (Liaoning) và thành phố biển Đại Liên (Dalian).
Yonhap cho biết số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc đã giảm so với những hôm trước, với 25 ca theo thống kê ngày 27/07, chủ yếu là « ngoại nhập ». Vì vậy, Seoul đang cân nhắc việc yêu cầu người nước ngoài thanh toán chi phí điều trị Covid-19.
Chỉ trong ngày Chủ Nhật 26/07, Nhật Bản đã có thêm hơn 800 ca nhiễm Covid-19. Theo trang NHK, từ sáu ngày gần đây, thủ đô Tokyo và vùng phụ cận liên tục vượt ngưỡng 200 ca nhiễm mới hàng ngày.
Chủ Nhật 26/07 cũng là ngày tang thương nhất tại Úc, với 10 bệnh nhân qua đời và số ca nhiễm mới tiếp tục tăng, theo AFP, dù các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vẫn được áp dụng.
Iran : Nhân viên y tế bắt đầu kiệt sức
Chỉ trong một ngày 26/07, Iran đã có thêm 216 ca tử vong vì Covid-19 và thêm 2.333 ca nhiễm mới. Người dân được kêu gọi cẩn trọng để giảm tải cho đội ngũ nhân viên y tế bắt đầu kiệt sức, theo tường trình của thông tín viên RFI Shivosh Ghazi tại Teheran :
« Chính quyền ngày càng lo ngại dịch trở lại và cảnh cáo người dân về việc không tôn trọng các biện pháp giãn cách xã hội. Thứ trưởng bộ Y Tế phát biểu : Chừng nào người dân không tôn trọng các biện pháp chống dịch và bắt buộc đeo khẩu trang thì dịch sẽ còn tiếp tục đà tiến.
Từ hai tuần nay, số ca tử vong và nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng. Và « mối bận tâm chính của chúng ta (chính phủ Iran) là dấu hiệu mệt mỏi và tình trạng lây nhiễm trong đội ngũ nhân viên y tế », theo cảnh báo của phát ngôn viên bộ Y Tế. Tính từ đầu mùa dịch đã có hơn 5.000 nhân viên y tế bị nhiễm virus corona và trong số này, 140 người đã qua đời.
Chính quyền đã bắt buộc đeo khẩu trang trong các cơ quan hành chính và nơi công cộng khép kín, như trung tâm thương mại hoặc các chợ truyền thống. Mười hai tỉnh ở Iran đang trong tình trạng báo động đỏ, còn 13 tỉnh khác cũng trong tình trạng báo động, tương đương với 70% số tỉnh trên cả nước. Tình hình trở nên vô cùng đáng ngại ở thủ đô Teheran cũng như ở Mashhad, thành phố lớn thứ hai của Iran.
Dù vậy, tổng thống Hassan Rohani vẫn thông báo cử hành lễ tưởng niệm giáo chủ Hossein, tử vì đạo và là người kế nghiệm thứ ba của nhà tiên tri Mahomet theo truyền thống người Hồi Giáo hệ phái Shia. Dù mọi biện pháp giãn cách xã hội sẽ được áp dụng nghiêm ngặt trong buổi lễ, nhưng một bộ phận lãnh đạo chính trị Iran đã lên tiếng chỉ trích quyết định của tổng thống ».

Đài Loan mở lại hành trình

du lịch trên biển bất chấp đại dịch

Tin từ KEELUNG, Đài Loan – Vào hôm Chủ nhật (26 tháng 7), Đài Loan đã nối lại chuyến tham viếng đảo bằng tàu, sau khi đại dịch coronavirus đưa ngành công nghiệp quốc gia này vào tình trạng bế tắc.
Khoảng 900 khách du lịch đang thích nghi với các biện pháp an toàn mới khi lên tàu Explorer Dream của công ty Genting Hong Kong. Tàu xuất phát từ cảng phía bắc Keelung của Đài Loan. Công ty này hiện cung cấp các chuyến đi dài đến năm ngày từ Đài Loan đến các hòn đảo xa xôi tuyệt đẹp Penghu, Kinmen và Matsu.
Việc mở lại hành trình tham viếng đảo là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Đài Loan đã đóng cửa phần lớn biên giới kể từ giữa tháng 3 năm nay và khuyên công dân không nên đi du lịch ngoại quốc trừ khi thực sự cần thiết.
Ông James Sun, giám đốc bán hàng của hãng tàu trên, cho biết một chuyến đi biển có thể thỏa mãn mong muốn đi du lịch của những người không được phép ra ngoại quốc. Con tàu chỉ chở một phần ba giới hạn hành khách tối đa của nó, và được trang bị 22 phòng bệnh COVID-19 để cách ly hành khách nếu có người nhiễm bệnh.
500 nhân viên trong thủy thủ đoàn phải trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe 21 ngày trước khi lên tàu. Tất cả nhân viên phục vụ tuyến đầu được yêu cầu đeo khẩu trang và găng tay. Dịch vụ buffet đã bị loại bỏ, sòng bạc và spa trên tàu bị đóng cửa, và bàn ăn được đặt tách biệt và được chia ra bởi các tấm màn. Hành khách phải giữ khoảng cách xã hội và kiểm tra nhiệt độ trước khi lên tàu.  (BBT)

Nhà kinh tế Đài Loan:

Mỹ có ít nhất 10 cách để đánh bại Trung Quốc

Quý Khải
Nhà kinh tế học người Đài Loan Ngô Gia Long (Wu Chia-lung) hôm thứ Sáu (24/7) tuyên bố rằng Hoa Kỳ có ít nhất 10 cách để chống lại sự bành trướng hung hăng mang tính toàn cầu của Trung Quốc, khi căng thẳng giữa hai nước tăng lên đến mức cao nhất trong nhiều thập kỷ theo sau lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
1. Yêu cầu bồi thường chung
Mỹ có thể hợp tác với các quốc gia khác để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho đại dịch COVID-19 toàn cầu.
2. Hủy bỏ quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Quốc
Một khi Mỹ tước bỏ quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Quốc, người Mỹ sau đó có thể kiện chính phủ Trung Quốc về những thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra. Tuy nhiên, một số người đã chỉ ra rằng phương pháp này có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ tự nó sẽ phải đối mặt với các vụ kiện trong tương lai sau khi thiết lập tiền lệ.
3. Xóa bỏ Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc
Trung Quốc kiểm duyệt Internet tại đại lục thông qua mạng lưới Vạn lý Tường lửa – một phần mềm phong tỏa & lọc bỏ nội dung trên Internet. Mỹ có thể sử dụng Starlink – mạng lưới gồm 42.000 vệ tinh mà hãng hàng không vũ trụ Hoa Kỳ SpaceX dự định thiết lập trong những năm tới – để cho phép nhiều cư dân mạng Trung Quốc tìm hiểu sự thật về chính đất nước của họ.
4. Phá hủy hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết tại Hồng Kông
Một khi Mỹ cắt nguồn cung đô la Mỹ đến Hồng Kông, các kho dự trữ ngoại hối của thành phố này sẽ cạn kiệt đến mức hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết của nó sẽ không thể tiếp tục hoạt động, khiến đồng đô la Hồng Kông cũng như đồng Nhân dân tệ mất giá. Nếu điều này xảy ra, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rút vốn khỏi khu hành chính đặc biệt này.
5. Loại trừ Hồng Kông và Trung Quốc khỏi hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la Mỹ
Vì đồng đô la Mỹ vẫn là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, Mỹ có thể cấm các ngân hàng Trung Quốc và Hồng Kông chuyển đô la Mỹ cho khách hàng của họ. Điều này sẽ khiến thương mại của Trung Quốc với các quốc gia khác gặp trở ngại.
6. Tăng cường hoạt động quân sự trên Biển Đông
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc được đặt tại vịnh Yalong ở đảo Hải Nam. Độ sâu của Biển Đông cung cấp sự bảo vệ tự nhiên cho các tàu ngầm Trung Quốc và thúc đẩy Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo để tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực xung quanh. Phản ứng của Mỹ rất quan trọng trong việc ngăn chặn nỗ lực bành trướng và tiếp tục đe dọa các quốc gia ven biển khác của Trung Quốc.
7. Áp đặt lệnh cấm vận dầu
Mỹ có thể áp lệnh cấm vận dầu ở Biển Đông hoặc dọc theo eo biển Malacca.
8. Xử phạt quan chức Trung Quốc
Dựa trên các quy định hiện hành, ví như Đạo luật Tự trị Hồng Kông và Đạo luật Magnitsky, Mỹ nên tiếp tục áp lệnh trừng phạt đối với các quan chức cấp cao Trung Quốc vi phạm nhân quyền và đe dọa quyền tự trị của Hồng Kông. Cấm các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhập cảnh tại Mỹ cũng sẽ là một lựa chọn. Trên thực tế, phương án này hiện cũng đang được chính quyền Trump cân nhắc.
9. Từ bỏ “chính sách một Trung Quốc”
Mỹ có thể khôi phục mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan và công nhận đây là một quốc gia, và đó sẽ là một đòn đánh cực lớn vào ĐCSTQ.
10. Thiết lập trật tự thế giới tự do mới
Mỹ nên tiếp tục tập hợp các đồng minh của mình để xây dựng một “trật tự thế giới tự do mới” nhằm ngăn chặn chiến tranh và đạt được sự thịnh vượng lớn hơn cho tất cả. Sau quyết định rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Mỹ có thể tái thiết lập những tổ chức mới trong đó loại trừ Trung Quốc.

Huawei mở sự kiện trực tuyến

giữa lúc áp lực toàn cầu gia tăng

Hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, Huawei, đang tổ chức một sự kiện trực tuyến trong bốn ngày, bắt đầu từ hôm nay, tập trung vào chủ đề công nghệ có thể được sử dụng như thế nào trong cuộc chiến chống lại virus corona.
Sự kiện “Better World Summit” cũng sẽ khám phá cách thức thúc đẩy kinh tế thế giới trong đại dịch.
HSBC mới đây đã ra một tuyên bố liên quan tới việc hãng hợp tác với Hoa Kỳ chống lại Huawei.
Việc này diễn ra sau khi truyền thông Trung Quốc cáo buộc ngân hàng có trụ sở chính tại London này “gài bẫy” Huawei.
Hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới nói rằng sự kiện trực tuyến của hãng sẽ có sự tham dự, phát biểu của các quan chức cao cấp trong lĩnh vực công nghệ, và các chuyên gia trên toàn thế giới, trong đó có chủ tịch luân phiên của Huawei là Guo Ping và Bộ trưởng Viễn thông Nam Phi, Stella Ndabeni-Abrahams.
Sự kiện được tổ chức vào lúc đang có áp lực ngày càng gia tăng lên Huawei, bởi căng thẳng đang dâng cao giữa Bắc Kinh với chính phủ các nước phương Tây.
Bà Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới
Hôm thứ Sáu, một bài đăng trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, nói rằng HSBC đã “đặt bẫy” Huawei và đóng vai trò trong vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Chu.
Ngày kế tiếp, HSBC đăng một tuyên bố trên mạng xã hội Trung Quốc, WeChat, nói rằng họ không dính líu gì tới quyết định của Washington trong việc điều tra Huawei hay bắt giữ bà Mạnh.
Tuyên bố cũng nói rằng “HSBC không bôi xấu hay ‘đặt bẫy’ gì Huawei”.
Phản ứng với tuyên bố trên, một tờ báo khác cũng do Bắc Kinh kiểm soát, Hoàn Cầu Thời báo, nói: “Các nhà quan sát Trung Quốc gọi tuyên bố của HSBC là ‘không hề thuyết phục’ chút nào.”
Mỹ kêu gọi không dùng thiết bị Huawei
Trong lúc đó, Hoa Kỳ đã kêu gọi các thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, ngoài Mỹ thì còn có Anh, Canada, Úc và New Zealand, hãy tránh sử dụng thiết bị Huawei.
Úc đã cấm Huawei cung ứng công nghệ 5G cho mạng lưới viễn thông nước này.
Hồi đầu tháng, chính phủ Anh cấm các nhà cung cấp dịch vụ di động của nước này mua các thiết bị 5G mới của Huawei kể từ năm tới trở đi.
Các công ty này cũng được thông báo rằng họ phải loại bỏ toàn bộ các bộ thiết bị 5G của Huawei ra khỏi mạng lưới của mình, chậm nhất là vào 2027.
Quyết định được đưa ra sau khi chính phủ Mỹ áp các lệnh trừng phạt với lý do Huawei gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia, điều mà công ty này bác bỏ.
Trong đầu tuần này, một tòa án ở Canada sẽ nghe trình bày, trong đó các bằng chứng sẽ được công khai, trong trình tự tố tụng xem xét việc có dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ hay không.

Dickson Yeo, điệp viên Trung Quốc

dùng LinkedIn để săn người ra sao

Kevin Ponniah
Jun Wei Yeo, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Singapore đầy tham vọng và mới nhập học, chắc chắn là đã rất vui khi được mời thuyết trình cho các học giả Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 2015.
Nghiên cứu trình luận án tiến sĩ của anh ta là về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và Dickson Yeo sắp khám phá ra cách thức cường quốc đang trỗi dậy này tìm cách tạo được ảnh hưởng.
Sau buổi thuyết trình, Jun Wei, còn được gọi là Dickson, theo tài liệu của tòa án Hoa Kỳ, được một số người nói đang làm việc cho các Think Tank của Trung Quốc tiếp cận. Những người này nói họ muốn trả tiền cho Dickson để anh ta cung cấp “báo cáo và thông tin chính trị”.
Sau đó, họ xác định chính xác những gì họ muốn: “scipesbutt” – tin đồn và thông tin nội bộ.
Dickson Yeo sớm nhận ra những người này là điệp viên tình báo Trung Quốc, nhưng vẫn giữ liên lạc với họ, một lời khai có tuyên thệ cho biết. Đầu tiên Dickson Yeo được yêu cầu tập trung vào các quốc gia ở Đông Nam Á nhưng sau đó, mối quan tâm của họ chuyển sang chính phủ Hoa Kỳ.
Đó là cách Dickson Yeo bước vào con đường trở thành một điệp viên Trung Quốc – một người dần dà sẽ sử dụng trang web mạng chuyên nghiệp LinkedIn, một công ty tư vấn giả, đóng vai một học giả tò mò, để thu hút và móc nối các nhân vật Mỹ.
Năm năm sau, vào một ngày thứ Sáu, giữa bối cảnh căng thẳng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc, và một Washington kiên quyết truy lùng các điệp viên Bắc Kinh, Dickson Yeo nhận tội tại tòa án Hoa Kỳ rằng mình là một “điệp viên bất hợp pháp của một thế lực nước ngoài”. Người đàn ông 39 tuổi này phải đối mặt với án tù 10 năm.
Nhiều cựu sinh viên rường Chính sách công Lee Kuan Yew của Singapore (LKYSPP), nơi đào tạo một số công chức và quan chức chính phủ hàng đầu châu Á, sửng sốt trước tin bạn học cũ của họ thú nhận là một điệp viên Trung Quốc.
“Anh ấy là một sinh viên rất năng động trong lớp. Tôi luôn xem anh ấy là một người rất thông minh”, một cựu sinh viên cao học không muốn được nêu tên nói.
Cô sinh viên này nói rằng Dickson Yeo thường nói về bất bình đẳng xã hội – và rằng gia đình anh gặp khó khăn về tài chính khi anh còn nhỏ. Cô cho biết cảm thấy khó khăn để hình dung ra người mà cô biết với lời nhận tội của anh.
Một cựu nhân viên của Trường Chính sách công Lee Kuan Yew vẽ ra một bức tranh khác, nói rằng Dickson Yeo dường như muốn “thổi phồng tầm quan trọng của mình”.
Giáo sư chủ nhiệm luận án tiến sĩ của Dickson Yeo là Huang Jing, một giáo sư người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng bị trục xuất khỏi Singapore vào năm 2017 vì là một “tác nhân ảnh hưởng của nước ngoài” không được xác định.
Huang Jing luôn phủ nhận những cáo buộc đó. Sau khi rời Singapore, ông làm việc ở Washington DC, và hiện giờ làm việc tại Bắc Kinh.
Theo các tài liệu tòa án được công bố với lời nhận tội của Yeo, Dickson Yeo đã gặp người điều khiển Trung Quốc của mình hàng chục lần ở các địa điểm khác nhau tại Trung Quốc.
Trong một cuộc họp, Dickson Yeo được yêu cầu lấy thông tin cụ thể về Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trí tuệ nhân tạo và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
Bilahari Kausikan, cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore, nói rằng ông “không nghi ngờ gì việc Dickson Yeo biết mình đang làm việc cho các cơ quan tình báo Trung Quốc”.
Anh ta không là, Bilahari Kausikan nói, “một kẻ ngốc vô tình bị lợi dụng”.
Dickson Yeo tìm các móc nối quan trọng qua LinkedIn, trang web việc làm và nghề nghiệp được sử dụng bởi hơn 700 triệu người. Nền tảng này chỉ được mô tả là một “trang web mạng chuyên nghiệp” trong tài liệu của tòa án, nhưng việc sử dụng nó đã được xác nhận với Washington Post.
Cựu nhân viên chính phủ và quân đội cũng như các nhà thầu thường không ngại công bố thông tin chi tiết về lịch sử việc làm của họ trên trang web LinkedIn, để có được những công việc báu bở trong lãnh vực tư nhân.
Điều này tạo một cơ hội bằng vàng cho các cơ quan tình báo nước ngoài. Năm 2018, người đứng đầu cơ quan tình báo Hoa Kỳ William Evanina cảnh báo về hành động “siêu hung hăng” của Bắc Kinh trên nền tảng thuộc sở hữu của Microsoft, một trong số ít các trang truyền thông xã hội phương Tây không bị chặn ở Trung Quốc.
Kevin Mallory, một cựu sĩ quan CIA bị án tù 20 năm vào tháng 5 năm ngoái, vì tiết lộ bí mật quân sự cho một điệp viên Trung Quốc, lần đầu tiên được tìm đến qua LinkedIn.
Năm 2017, cơ quan tình báo Đức cho biết các điệp viên Trung Quốc đã sử dụng LinkedIn để nhắm vào ít nhất 10.000 người Đức. LinkedIn không trả lời yêu cầu bình luận cho câu chuyện này, nhưng trước đó đã nói rằng cần có một loạt các biện pháp để ngăn chặn những hoạt động bất chính.
Một số đối tượng mà Dickson Yeo móc nối bằng cách truy tìm thông qua LinkedIn đã được giao nhiệm vụ viết báo cáo cho công ty “tư vấn” của anh ta, có cùng tên với một công ty nổi tiếng. Những báo cáo này sau đó được gửi đến đối tác của Dickson Yeo tại Trung Quốc.
Một trong những cá nhân mà Dickson Yeo liên lạc được làm việc trong chương trình chiến đấu cơ F-35 của Không quân Hoa Kỳ và thừa nhận anh ta túng tiền. Người khác là một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ được chuyển đến Lầu năm góc làm việc, đã được trả ít nhất 2.000 đôla để viết báo cáo về việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan sẽ tác động đến Trung Quốc như thế nào.
Để tìm những đối tác như vậy, Dickson Yeo, người có trụ sở tại Washington DC trong một phần của năm 2019, được hỗ trợ bởi một đồng minh vô hình – thuật toán LinkedIn. Mỗi lần Dickson Yeo xem hồ sơ của ai đó, LinkedIn sẽ gợi ý thêm một số người mới với trải nghiệm tương tự mà anh ta có thể quan tâm. Yeo mô tả là dòng gợi ý này “không ngừng”.
Theo tài liệu của tòa án, những người điều khiển Dickson Yeo khuyên anh ta nên hỏi mục tiêu rằng họ có đang “không hài lòng với công việc” hay “đang gặp rắc rối về tài chính” không.
William Nguyễn, một cựu sinh viên người Mỹ tại trường Lee Kuan Yew, người đã bị bắt tại một cuộc biểu tình ở Việt Nam năm 2018 và sau đó bị trục xuất, cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Bảy rằng Yeo đã tìm cách liên lạc với anh “nhiều lần” sau khi anh được thả ra khỏi nhà tù Việt Nam và vụ án của anh đã trở thành tiêu đề trên khắp thế giới.
Năm 2018, Dickso Yeo cũng đăng quảng cáo việc làm trực tuyến giả cho công ty tư vấn của mình. Anh nói với các nhà điều tra rằng đã nhận được hơn 400 CV, 90% trong số đó đến từ “nhân viên chính phủ và quân đội Hoa Kỳ có quyền tiếp cận với thông tin mật quốc gia, hoặc ra vào những nơi bị hạn chế”. Một số CV đã được chuyển cho người điều khiển anh ở Trung Quốc .
Việc sử dụng LinkedIn thật trắng trợn, nhưng không đáng ngạc nhiên, Matthew Brazil, đồng tác giả của cuốn ‘Chinese Communist Espionage: An Intelligence Primer’, nói.
“Tôi nghĩ rằng rất nhiều cơ quan tình báo trên toàn thế giới có thể sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thông tin”, ông nói. “Bởi vì việc bỏ hết chi tiết về sự nghiệp của mình vào LinkedIn cho mọi người thấy có ích cho cả người đi tìm việc làm lẫn công ty cần tuyển người – LinkedIn là một công cụ có giá trị khác thường là vậy.”
Ông nói rằng đặt hàng các nhà chuyên gia viết báo cáo tư vấn là cách để các điệp viên tạo được “một cái móc” vào một nguồn có giá trị tiềm năng mà sau này có thể bị thuyết phục cung cấp thông tin mật.
“Đó là một phiên bản hiện đại của truyền thống tình báo cổ điển, thật vậy.”
Trợ lý An ninh Quốc gia của bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, ông John Demers, nói sự việc này là một ví dụ về cách Trung Quốc khai thác “sự cởi mở của xã hội Mỹ” và sử dụng “những người không phải là người Trung Quốc để nhắm vào những người Mỹ không bao giờ rời khỏi Hoa Kỳ”.
Singapore, một xã hội đa văn hóa gồm 5,8 triệu người, nơi người gốc Hoa chiếm đa số, từ lâu đã có mối liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, quốc gia sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của Singapore. Nhưng Singapore cũng đã tìm kiếm và duy trì quan hệ tích cực với Trung Quốc.
Ông Kausikan nói ông không tin vụ án gián điệp này – lần đầu tiên được biết đến liên quan đến một người Singapore – sẽ làm tổn hại danh tiếng của Singapore với chính phủ Mỹ, nhưng ông sợ rằng người Singapore có thể phải đối mặt với sự nghi ngờ lớn hơn trong xã hội Mỹ.
Trưởng khoa của Trường Chính sách công Lee Kuan Yew, Daniel Quah, viết trong một email gửi cho các giảng viên và sinh viên được trích dẫn bởi tờ báo Straits Times rằng “không có giảng viên hay sinh viên nào khác ở trường chúng ta được biết là có liên quan” với trường hợp Dickson Yeo.
Phát ngôn viên của trường nói với BBC rằng Dickso Yeo đã được phép tạm ngưng trình luận án tiến sĩ năm 2019 và tiến trình lấy bằng tiến sĩ của anh hiện đã bị hủy bỏ.
Dickson Yeo dường như đã không móc nối được rộng và sâu như những người điều khiển của anh muốn. Nhưng vào tháng 11 năm 2019, Dickson đã tới Mỹ với các hướng dẫn để biến sĩ quan quân đội Hoa Kỳ làm việc ở Lầu năm góc nói trên thành một “ống dẫn thông tin vĩnh viễn”, tuyên bố đã ký của anh viết.
Anh ta bị bắt trước khi có thể hỏi sĩ quan đó.

Trung Quốc cảnh báo sẽ trừng phạt thương mại Úc

vì can thiệp vào vấn đề Biển Đông

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 25/7 có bài viết lên án Úc đã cùng với Mỹ phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ có hành động trả đũa với Úc.
Trước đó, vào ngày 24/7, Úc đã gửi một công hàm ngoại giao lên Uỷ ban Giới hạn Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đông ý với phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế đưa ra hồi năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển.
Vào ngày 13/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã lên tiếng phản bác các yêu sách và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đặt câu hỏi: “Tuyên bố của Mỹ đã không gây ra được phản ứng mong đợi từ các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, vậy tại sao Úc lại nhảy vào tham gia cùng Mỹ để gây hấn với Trung Quốc vào lúc này?”
Theo Hoàn Cầu Thời Báo: “Mặc dù quan hệ Trung Quốc – Úc đã xấu đi, Úc vẫn chọn việc cho thấy nước này chung thành với Mỹ. Úc đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc (ở Biển Đông) ở mức độ Liên Hợp Quốc, điều sẽ gây ra một ảnh hưởng tiêu cực. Dường như Úc chưa suy nghĩ thấu đáo về các hậu quả. Úc hy vọng sẽ cùng với Mỹ, nhưng việc này có lợi cho Úc hay không thì không chắc”.
Trung Quốc cảnh báo quan hệ hai nước đang ở vào giai đoạn rất xấu và khó có thể thay đổi trong tương lai gần vì chính sách “theo Mỹ” của Úc.
“Có thể nói rằng cho đến lúc này Úc vẫn chưa học được một bài học lớn. Nếu Úc vẫn một mực đi theo con đường hiện tại, thì sẽ không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh. Ví dụ, Trung Quốc có thể nhắm vào các sản phẩm nông nghiệp có thể thay thế như thịt bò và rượu vang”.
Trung Quốc cũng cáo buộc Úc thời gian qua đã điều tàu chiến tham gia tập trận cùng Mỹ ở Biển Đông và “gặp không trông đời” với tàu chiến Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến giờ tàu chiến của Úc vẫn chưa đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Hoa Kỳ từ năm 2015 đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Theo đó, Mỹ điều tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây lấp ở Biển Đông.

Trung Quốc tiếp quản lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô

Sáng ngày 27/7, Trung Quốc tiếp quản cơ sở lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, sau khi ra lệnh các nhân viên rời khỏi cơ sở này, đáp trả việc Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, bị Mỹ đóng cửa, Reuters đưa tin.
Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đóng cửa vào lúc 10 giờ sáng hôm 27/7 và chính quyền Trung Quốc đã vào tòa nhà từ cửa trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Hôm 24/7, Bắc Kinh tuyên bố rằng đã yêu cầu Hoa Kỳ đóng cơ sở ngoại giao ở Thành Đô và ra lệnh cho người Mỹ rời cơ sở này trong vòng 72 giờ, cùng khoảng thời gian phía Trung Quốc bị yêu cầu rời khỏi lãnh sự ở Houston vào ngày 24/7.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho Reuters biết trong một email: “Chúng tôi thất vọng vì quyết định này của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sẽ cố gắng tiếp tục tiếp cận với người dân ở khu vực quan trọng này thông qua các cơ sở ngoại giao khác của chúng tôi tại Trung Quốc.”
Vào trưa ngày 27/7, cảnh sát gỡ bỏ một bục chắn an ninh tại lối vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô. Tên bảng hiệu “Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ” đã bị che lại ở lối vào.
Quốc kỳ của Hoa Kỳ tại lãnh sự quán được hạ xuống lúc 6 giờ 18 sáng, theo một video do một nhà báo quay được và video này được đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đăng trên mạng Weibo.
Vào tối 26/7, một xe cẩu đã được nhìn thấy đi vào khu vực lãnh sự quán và nâng ít nhất một container lên một chiếc xe tải lớn.
Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô mở cửa từ năm 1985 và có gần 200 nhân viên, trong đó có khoảng 150 nhân viên địa phương, theo trang web của Tổng Lãnh sự quán. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người đang làm việc ở đó tại thời điểm bị đóng cửa, sau khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ được sơ tán khỏi Trung Quốc vì đại dịch COVID-19.
Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua với hàng loạt các tranh chấp, từ thương mại và công nghệ đến đại dịch COVID-19, các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông, và cũng như sự đàn áp của Bắc Kinh đối với Hong Kong.

Người đốt pháo trước cửa Lãnh sự quán Mỹ

tại Thành Đô là cảnh sát thường phục của ĐCSTQ

Bình luậnĐông Phương
Để trả thù cho việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuyên bố vào ngày 24/7 rằng họ sẽ đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Chính quyền thành phố đã điều một lượng lớn cảnh sát đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ, CCTV liên tục phát sóng trực tiếp tình hình tại đây. Cảnh sát đã bắt một người đàn ông đốt pháo dây ngay tại hiện trường, tuy nhiên sau đó sự việc bị phát giác, người đàn ông đốt pháo chính là cảnh sát Trung Quốc mặc thường phục.
Hôm 25/7, một tài khoản Weibo đã đăng một bức ảnh chụp màn hình của cuộc trò chuyện, tiết lộ rằng người đàn ông đã đốt pháo tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô hôm 24/7 là cảnh sát mặc thường phục. Người này bị cảnh sát bắt giữ vào buổi chiều nhưng đến tối hôm đó, anh ta bị chụp ảnh đang ăn thịt nướng với cảnh sát gần đồn cảnh sát.
Cư dân mạng chỉ trích ĐCSTQ đã biểu diễn vở kịch này, chẳng qua là muốn cho mọi người thấy: Người dân Trung Quốc rất ủng hộ ĐCSTQ, và ĐCSTQ đã rất kiềm chế. Nhưng diễn xuất hỏng rồi!
Cư dân mạng Twitter đã bình luận rất sôi nổi:
“ĐCSTQ từ trên xuống dưới đều là diễn viên, toàn diễn viên không biết xấu hổ!”.
“Pháo nổ là để cho người Trung Quốc xem… bắt người là để cho người Mỹ xem…”.
“Đúng là kỳ lạ, rõ ràng là quần chúng không thể mua được pháo, làm sao anh ta có được chúng? Quả nhiên lại là giả rồi!”.
“Không cần đoán cũng biết đây là diễn kịch, khu vực nội thành Thành Đô đã bị cấm đốt pháo từ lâu, muốn mua cũng không thể mua được. Vào giờ phút quan trọng này lại đột nhiên có pháo nổ không phải rất kỳ lạ sao?”.
“Tôi nhìn một cái đã biết đây là tự biên tự diễn rồi, cường đạo ĐCSTQ không từ thủ đoạn để đạt được mục đích”.
“Tôi nói từ lâu rồi mà, chút chiêu trò này của ĐCSTQ cũng chỉ có thể đánh lừa các ‘tiểu phấn hồng’ thôi”.
Các hình ảnh và video tại hiện trường cho thấy vào sáng sớm hôm 24/7, ĐCSTQ đã điều động một lượng lớn công an, cảnh sát vũ trang và cảnh sát mặc thường phục để bao vây Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Cảnh sát đã căng dây phong tỏa bên ngoài Lãnh sự quán để cấm xe hơi hoặc người dân đến gần. Có rất nhiều cảnh sát chìm bố trí gần lãnh sự quán, và thậm chí có người còn ẩn thân trong các cửa hàng tiện lợi để quan sát xung quanh.
Một người dân địa phương tò mò đã đi ra ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ để chụp ảnh hiện trường, kết quả là bị 3,4 cảnh sát mặc thường phục bao vây, không được phép ở lại hiện trường và chụp ảnh.
Mặc dù chính quyền không cho phép người dân quay phim, nhưng từ trưa, kênh tin tức của CCTV đã bắt đầu phát sóng truyền hình trực tiếp tình hình ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Phần tiêu đề phía dưới của video còn được viết bằng song ngữ cả tiếng Trung và tiếng Anh, với cỡ chữ to là “Trung Quốc đã thông báo cho Hoa Kỳ đóng cửa Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô”.
CCTV nói trong chương trình phát sóng: Những người bên trong đang rất bận rộn. Được biết, hơn 20 triệu người đã xem truyền hình trực tiếp.
Theo các nguồn tin khác, chính quyền cũng đã cử xe cứu hỏa đến chờ bên ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, nhưng trong suốt buổi phát sóng trực tiếp của CCTV, không thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc nhân viên Mỹ đốt đồ đạc trong lãnh sự quán.
Lúc sập tối, khói trắng đột nhiên xuất hiện bên ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ, thu hút nhiều người đến xem. Hóa ra đó là một người đàn ông mặc áo trắng đốt pháo dây ở cổng lãnh sự quán. Cảnh sát nhanh chóng đưa người đốt pháo đi khi họ phát hiện ra.
Vào thời điểm đó, một số cư dân mạng cho rằng, đốt pháo là một màn tự biên tự diễn. Bởi vì Thành Đô không cho phép đốt pháo, nên người bình thường không thể mua pháo.
Liên quan đến sự trả đũa của ĐCSTQ, hôm 24/7, Nhà Trắng đã cảnh cáo ĐCSTQ rằng không được chơi trò “ăn miếng trả miếng”.
Người phát ngôn của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ John Ullyot cho biết: “Nguyên nhân chúng tôi ra lệnh cho Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đóng cửa là để bảo vệ tài sản trí tuệ cho nước Mỹ và thông tin cá nhân của các công dân Mỹ. Chúng tôi kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt những hành động ác ý này, không được chơi trò ăn miếng trả miếng”.
Đông Phương
Theo NTDTV

ĐCSTQ gặp phải đối thủ, ông Trump

là Tổng thống đầu tiên không sợ đối đầu

Bình luậnMinh Thanh
Hoa Kỳ đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc là sự việc chưa từng có trong lịch sử 41 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Sự việc cũng khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ ‘trở tay không kịp’. Các học giả chỉ ra rằng ĐCSTQ từ trước tới nay luôn có thái độ “ta là lưu manh, ta sợ gì” để giao thiệp với các chính khách phương Tây, chiếm hết phần lợi về mình. Nhưng Donald Trump là vị tổng thống Mỹ đầu tiên không sợ đối đầu với ĐCSTQ. ĐCSTQ cuối cùng đã gặp phải đối thủ.
Bà Thụy Lôi (Helen Raleigh) là một học giả lớn lên dưới sự cai trị của ĐCSTQ và hiện đang là nhà nghiên cứu chính sách nhập cư tại Viện nghiên cứu Colorado. Bà nói với Fox News rằng hành động
Nhà Trắng đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đã khiến chính quyền Bắc Kinh giật mình tỉnh mộng. Đây là điều mà họ chưa bao giờ từng gặp phải.
“ĐCSTQ tin vào luật rừng. Đó là, ‘dùng sức mạnh để đối thoại’”, bà Helen nói. Do đó, chính quyền Tổng thống Trump là chính phủ nước ngoài đầu tiên không sợ đối đầu với ĐCSTQ mà ĐCSTQ gặp phải. Những người trong chính quyền ông Trump sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho việc này.
Bà Helen nói: “Chúng tôi có thể thấy điều này từ việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc. Họ biết rằng ĐCSTQ sẽ trả đũa, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm làm việc mà không ai trên thế giới dám. Do đó, ĐCSTQ cuối cùng đã gặp phải đối thủ”.
Ngay sau khi các quan chức ĐCSTQ tuân theo lệnh của chính phủ Hoa Kỳ rút khỏi lãnh sự quán ở Houston, các quan chức Hoa Kỳ đã mở cổng lãnh sự quán và tiếp quản tòa nhà vào ngày 24/7.
Trong tuần qua, chính quyền Tổng thống Trump đã gây áp lực mạnh mẽ đối với ĐCSTQ. Vào ngày 16/7, những người biết tin đã tiết lộ rằng chính quyền ông Trump đang xem xét lệnh cấm toàn diện các đảng viên ĐCSTQ và người nhà họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí có thể thu hồi thị thực của các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ hiện đang ở Hoa Kỳ và trục xuất họ.
Vào ngày 21/7, chính phủ Hoa Kỳ bất ngờ yêu cầu ĐCSTQ đóng cửa Lãnh sự quán tại Houston. Vào ngày 24/7, các quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiết lộ rằng bà Đường Quyên (Tang Juan), một nhà nghiên cứu đang ẩn náu trong Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, đã bị Mỹ bắt giữ. Người này cùng ba công dân Trung Quốc khác bị buộc tội gian lận visa vì nghi ngờ che giấu danh tính quân nhân ĐCSTQ.
Vào ngày 23/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã có bài phát biểu về chính sách Trung Quốc. Ông kêu gọi tất cả các nước trên thế giới và người dân Trung Quốc “thay đổi hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Bà Helen nói rằng ông Pompeo đã tìm ra vấn đề giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đây cũng là vấn đề giữa các quốc gia khác trên thế giới và ĐCSTQ. “Trung Quốc có một hệ thống chính trị và ý thức hệ rất khác biệt, đặc biệt là so với các nước tự do như Hoa Kỳ. Trong vài thập kỷ qua, các nước tự do đã lầm tưởng rằng chừng nào họ còn không ngừng tiếp xúc với Trung Quốc và ĐCSTQ, cuối cùng thuận theo tự do hóa kinh tế, ĐCSTQ sẽ thay đổi; hệ thống Trung Quốc sẽ trở thành một xã hội tự do và cởi mở hơn, giống như của chúng ta. Ngoại trưởng Pompeo nhận ra trong bài phát biểu của mình rằng giả định này là sai, và nó đã sai trong nhiều thập kỷ”.
Bà Helen nói: “Chiến lược đối với Trung Quốc trong quá khứ đã thất bại. Ông Pompeo đã tóm tắt chính sách Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump bằng hai từ, đó là “hướng dẫn thay đổi”. Họ hy vọng sẽ hướng dẫn ĐCSTQ thay đổi hành vi”.
Bà Helen cho biết chính quyền Tổng thống Trump hy vọng sẽ đối đầu với ĐCSTQ thông qua các cuộc đàm phán thương mại, tố cáo gián điệp, thay đổi chính sách thị thực và đóng cửa lãnh sự quán, v.v., và sau đó buộc ĐCSTQ quay trở lại bàn đàm phán về các vấn đề lớn. Những hành động này rất quyết liệt.
Chính phủ Hoa Kỳ trước đây luôn đối xử lịch sự với ĐCSTQ và không muốn dùng các biện pháp đối đầu mạnh mẽ, bởi vì họ không sẵn sàng phải gánh chịu cái giá phải trả.
“Trong bốn thập kỷ qua, ĐCSTQ đã ngày càng lấn lướt… Họ hy vọng sẽ trở thành cường quốc thế giới duy nhất, thay đổi trật tự thế giới tuân theo hình thái ý thức của ĐCSTQ. Các chính quyền trước đây, từ thời Tổng thống Bush đến Obama, đều lo lắng về cái giá phải trả khi đối đầu với ĐCSTQ trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực quân sự. Bởi vì cái giá phải trả cho cuộc đối đầu quá lớn, đến nỗi chính phủ Hoa Kỳ trước đó và các quốc gia khác không dám đối mặt. Chỉ cho đến khi chính quyền Tổng thống Trump xuất hiện, đã xảy ra thay đổi”.
Bà Helen thừa nhận rằng: “Cái giá phải trả là không thể tránh khỏi. Chỉ là chúng ta nguyện ý chấp nhận chịu được bao nhiêu”.
Tuy nhiên, việc không đối đầu với ĐCSTQ lại phải trả giá bằng việc để cho ĐCSTQ tự ý bành trướng. Ông Pompeo nói trong một bài phát biểu vào ngày 23/7 rằng: “Nếu thế giới tự do không thay đổi ĐCSTQ, ĐCSTQ chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta… Việc đảm bảo tự do của chúng ta thoát khỏi [sự phá hủy của] ĐCSTQ là sứ mệnh thời đại của chúng ta”.
Minh Thanh
Theo Epoch  Times

Trung Quốc mua mỏ vàng ở Bắc Cực

 khiến Canada tăng cường cảnh giác

Bình luậnĐông Phương
Một công ty nhà nước Trung Quốc đã mua một mỏ vàng ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada, sự việc này đã khiến Canada phải tăng cường cảnh giác. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh tại khu vực nhạy cảm này có thể gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Canada, vì khu vực này mang ý nghĩa rất quan trọng đối với các tuyến vận chuyển và tài nguyên trong chiến lược của Canada.
The Wall Street Journal đưa tin, các đảng đối lập và các cựu quan chức chính phủ Canada kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngăn chặn Tập đoàn khai thác vàng Sơn Đông (Shandong Gold Group) – một trong những công ty khai thác vàng lớn nhất Trung Quốc, mua lại TMAC Resources Inc. – một công ty khai thác khoáng sản có trụ sở tại Toronto. Địa điểm khai thác của công ty này cách vòng Bắc Cực (Arctic Circle) 120 dặm (khoảng 193 km) về phía bắc (trong khu vực vùng Bắc Cực).
Nội các của Thủ tướng Trudeau có quyền quyết định cuối cùng về giao dịch này, nhưng các thành viên của chính phủ Đảng Tự do vẫn im lặng, và sự việc vẫn đang được xem xét.
Những người phản đối nói rằng Canada nên ngăn chặn vụ giao dịch này để làm chậm mức độ kiểm soát các mỏ khoáng sản chiến lược ngày một tăng của ĐCSTQ. Họ cũng muốn ngăn chặn ĐCSTQ mua thêm tài sản ở Bắc Cực. Các quan chức chính sách đối ngoại và quân sự Hoa Kỳ cảnh báo rằng, ĐCSTQ có khả năng muốn khẳng định vị thế của mình trong khu vực nhạy cảm này như đã làm ở Biển Đông.
Ông Richard Fadden, Cố vấn An ninh Quốc gia của Thủ tướng đương nhiệm Trudeau và của cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper, nói rằng: “Giao dịch này không nên được tiếp tục tiến hành. Họ (ĐCSTQ) rõ ràng là đối thủ, tôi cho rằng chúng ta phải cân nhắc điều này mỗi khi họ tìm cách mua thứ gì đó”.
Mặc dù các cổ đông của công ty TMAC và cơ quan quản lý phía Trung Quốc đã phê duyệt giao dịch, nhưng nó vẫn cần được các cơ quan chức năng Canada xem xét. Theo luật Canada, chính phủ phải xem xét bất kỳ vụ thu mua nào của các doanh nghiệp nhà nước nước ngoài và có thể chặn các vụ thu mua đó để bảo vệ an ninh quốc gia.
Người phát ngôn chịu trách nhiệm về luật đầu tư nước ngoài của Bộ trưởng Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp Canada, cho biết Bộ sẽ xem xét giao dịch trước khi phê duyệt và cân nhắc lợi ích của giao dịch đối với nền kinh tế Canada. Ông từ chối bình luận về bất kỳ khía cạnh nào khác.
Người phát ngôn của Thủ tướng Trudeau cũng từ chối bình luận.
Các công ty Trung Quốc đã mua một số tài sản ở miền bắc Canada. MMG Ltd. là công ty bị khống chế cổ phần bởi một công ty nhà nước Trung Quốc, sở hữu mỏ kẽm và đồng ở Bắc Cực. Công ty MMG Limited cũng đang vận động hành lang chính phủ liên bang và chính quyền địa phương để được cung cấp tiền vốn của nhà nước cho việc xây dựng 200 dặm đường và cảng nước sâu ở khu vực Tây Bắc Canada. Công ty Jilin Jien Nickel Industry Co., Ltd. thuộc sở hữu của ĐCSTQ cũng sở hữu một mỏ đồng niken (đồng trắng) ở mũi phía bắc của Quebec, Canada.
Khi băng cực tan chảy, các cường quốc toàn cầu bao gồm Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều hy vọng rằng Bắc Băng Dương sẽ trở thành tuyến giao thông then chốt rút ngắn hành trình giữa châu Á và châu Âu.
Mặc dù điểm cực bắc của Trung Quốc cách vòng Bắc Cực hơn 900 dặm (hơn 1448,41 km), Trung Quốc đã tự tuyên bố bản thân là một trong những “quốc gia phụ cận Bắc Cực” và đã giành được vị trí quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực. Thành viên của Hội đồng này bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy Và Thụy Điển – các quốc gia này đều có lãnh thổ trong khu vực Bắc Cực.
Năm 2018, ĐCSTQ đã ban hành Sách trắng về chiến lược Bắc Cực. Sách trắng đề xuất thành lập “Con đường tơ lụa địa cực” và chính thức đưa nó vào sáng kiến ​​”một vành đai, một con đường”. Sách trắng chiến lược Bắc Cực đã chia sẻ chi tiết và mô tả nó là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong sáng kiến “một vành đai, một con đường”.
Đông Phương
Theo The Epoch Times

TQ cố gắng lấy lòng Philippines

trong vụ Biển Đông mới đây

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mở cuộc “tấn công quyến rũ” để lấy lòng Philippines trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông. Sau một cuộc chiến ngôn từ chưa từng có tiền lệ do căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Bắc Kinh đang cố gắng giành giật tình cảm của những người bạn mới ở Manila.
Lập tức trao đổi với Philippines
Chỉ một số ngày sau khi Philippines lần đầu tiên công khai kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 về Biển Đông (trong vụ Philippines kiện Trung Quốc), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tổ chức nhiều cuộc trao đổi mở rộng với người đồng cấp Philippines.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Huang Xilian cam kết sẽ ưu tiên Philippines trong việc phân phối vaccine ngừa Covid-19, trong khi cảnh báo Mỹ đừng can thiệp vào các tranh chấp trong khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7/2020 đã có thông cáo về tranh chấp ở Biển Đông, trong đó ông Pompeo không chỉ bác bỏ các yêu sách rất rộng của Bắc Kinh trên biển và khẳng định yêu sách của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Điều này đã khuyến khích các đồng minh của Mỹ trong khu vực có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Với tình cảm bài Hoa gia tăng ở Philippines và việc Bắc Kinh không hoàn thành cam kết đầu tư quy mô lớn vào Philippines, quân đội quốc gia Đông Nam Á này đang tăng cường chỉ trích hành vi gây hấn của Trung Quốc.
Những món quà mà Trung Quốc hứa hẹn
Trong cuộc họp trực tuyến gần đây với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: “Chúng ta cần nuôi dưỡng tình hình hữu nghị mà khó khăn mới có được hiện nay”.
Kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Trung Quốc và Philippines, Ngoại trưởng Trung Quốc háo hức tái hứa hẹn với chính quyền Philippines và hạ thấp các sự khác biệt.
Một số ngày sau đó, Đại sứ Trung Quốc ở Philippines Huang Xilian hứa hẹn rằng Manila sẽ là một ưu tiên hàng đầu để nhận bất cứ “hàng hóa công cộng toàn cầu” nào, đặc biệt là việc phát triển các vaccine Covid-19.
Ông Đại sứ này bổ sung: “Khi vaccine Covid-19 được phát triển và đưa vào sử dụng, Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp sản phẩm đó cho Philippines”.
Ngoài các nỗ lực “đẩy nhanh” hoạt động đi lại giữa 2 nước và thiết lập một “kênh xanh” để cung cấp nhanh chóng các thiết bị và hàng hóa thiết yếu, Trung Quốc còn hứa hẹn trợ giúp chương trình phục hồi kinh tế của Philippines.
Đại sứ Trung Quốc nói thêm: “Khi việc làm và hoạt động sản xuất được khôi phục một cách có trật tự, sẽ có thêm các dự án do Trung Quốc cấp vốn ở Philippines, tạo thêm động lực mạnh mẽ cho việc hồi phục kinh tế và cải thiện kế sinh nhai của người dân”.
Tuy nhiên nhà ngoại giao Trung Quốc này cũng không quên đổ lỗi cho Mỹ về việc “phô diễn sức mạnh, kích động căng thẳng, và xúi giục đối đầu trong khu vực”.
Về thông cáo của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đối với Biển Đông , Đại sứ Huang khuyên các nước trong vùng “cảnh giác cao độ” giữa lúc “Mỹ tăng cường can thiệp”.
Nhà ngoại giao Trung Quốc này còn tiếp tục tung lời chỉ trích Mỹ, như “bóp méo sự thật” và “gieo rắc bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ven biển khác”.
Niềm tin của Philippines với Trung Quốc đã không còn như xưa
Thế nhưng có dấu hiệu ngày càng nhiều cho thấy chiến dịch “tấn công quyến rũ” này của Trung Quốc đang héo mòn dần.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã coi việc xây dựng quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Nhưng do trên thực địa thiếu vắng các đầu tư quy mô lớn từ Philippines cũng như do các hoạt động hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, thời kỳ mật ngọt này giữa 2 nước dường như đã mất đi.
Các cuộc khảo sát mới đây nhất cho thấy đại dịch Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã củng cố mạnh mẽ thái độ nghi ngờ của ngày càng nhiều người Philippines đối với Trung Quốc.
Theo cuộc khảo sát của Social Weather Stations mới đây (thực hiện từ ngày 3-6/7), chỉ khoảng 1/5 số người được hỏi (22%) cho hay họ có “nhiều tin tưởng” vào Trung Quốc. Có tới 6 trong 10 người Philippines (58%) bày tỏ “ít tin tưởng” vào đại cường châu Á này.
Trong tháng qua, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsis đã cảnh báo Trung Quốc về “phản ứng nghiêm khắc nhất” nếu các hoạt động quân sự của nước này lan sang vùng biển của Philippines và khẳng định phán quyết của tòa trọng tài quốc tế năm 2016 là “không thể thương lượng được”.
Ngoại trưởng Philippines không phải là người duy nhất theo đuổi quan điểm ngày càng cứng rắn với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, người đã giám sát việc hiện đại hóa lực lượng hải quân Philippines, cũng đã cổ xúy cho quan điểm “chủ động hơn” trong vấn đề Biển Đông.
Người đứng đầu ngành quốc phòng Philippines đã công khai ủng hộ lời cảnh báo của Mỹ đối với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tháng trước, Bộ trưởng Lorenzana đã nhắc lại lời của viên Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ Charles Brown Jr cảnh báo việc Trung Quốc lập vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông là vi phạm “trật tự quốc tế dựa trên luật pháp” và là một sự đe dọa trực tiếp đối với “không phận quốc tế”.
Bộ trưởng Lorenzana nhắc nhở Bắc Kinh rằng “nhiều nước sẽ coi ADIZ này là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế”.
Trên thực tế, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng nằm trong số các lãnh đạo khu vực đầu tiên công khai hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về Biển Đông.
Ông Lorenzana nói: “Chúng tôi nhiệt liệt ủng hộ quan điểm của cộng đồng quốc tế về việc phải có một trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông”. Ông kêu gọi Trung Quốc “lắng nghe lời kêu gọi của cộng đồng các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng các thỏa thỏa quốc tế đang tồn tại”.

Trung Quốc-Pakistan

bí mật ký kết thỏa thuận sinh học

Bảo Thư
Mới đây, truyền thông Ấn Độ đưa tin nói rằng, Viện Virus Vũ Hán và quân đội Pakistan đã có thỏa thuận bí mật với khả năng nhằm mở rộng chiến tranh sinh học.
Theo truyền thông Ấn Độ, phóng viên điều tra người Úc Anthony Klan mới đây đã công bố báo cáo điều tra nói rằng, Viện virus học Vũ Hán Trung Quốc với Tổ chức Khoa học & Công nghệ Quốc phòng quân đội Pakistan (Defence Science & Technology Organization) có thể đã bí mật ký kết thỏa thuận 3 năm với tên gọi “Nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm mới”, nhằm triển khai dự án nghiên cứu những căn bệnh chết người như bệnh than (anthrax) và vi khuẩn Bacillus thuringiensis với cam kết “kiểm soát sự lây lan của các bệnh sinh học”.
Anthony Klan trích dẫn nguồn tin tiết lộ rằng, dự án hợp tác được đặt tên là “Hợp tác nghiên cứu về kiểm soát sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm mới và các bệnh lây qua đường trung gian”, được Trung Quốc tài trợ hoàn toàn.
Theo đó, Viện Virus học Vũ Hán cung cấp tài chính, đào tạo cho các nhà khoa học Pakistan cùng hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu virus.
Trung Quốc và Pakistan đã tiến hành các thí nghiệm về virus “sốt xuất huyết Congo” (CCHF), độ nguy hiểm của loại virus này tương đương với virus Ebola, với tỷ lệ gây tử vong là 25%. Tuy nhiên, theo phóng viên Anthony Klan, mức độ an toàn sinh học của các phòng thí nghiệm liên quan vẫn chưa đạt đến mức P4.
Anthony Klan cho biết thêm, các chuyên gia chỉ ra rằng, quỹ tài trợ của chính quyền Trung Quốc ở Pakistan có tên gọi là “Chống Ấn Độ”, đồng thời, Bắc Kinh cũng muốn những nghiên cứu nguy hiểm được thực hiện ở những nơi xa xôi, để không ảnh hưởng đến Trung Quốc.Ngoài ra, theo các tin tức công khai, Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cũng đã từng giúp một trường đại học ở Kazakhstan thành lập phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp cao.
Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân cũng có phòng thí nghiệm sinh học P4 giống Viện nghiên cứu virus Vũ Hán.
Các chuyên gia của Viện đã cho lai tạo virus cúm gia cầm gây tử vong cao với virus cúm ở người khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có phải họ đang phát triển vũ khí sinh học hay không.

Chính quyền Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức

để sản xuất khẩu trang cho dịch COVID-19

Thái Học
Một cuộc điều tra của The New York Times (NYT) phát hiện ra rằng, một số công ty Trung Quốc đang sử dụng nguồn nhân lực bị nghi ngờ là “lao động cưỡng bức” từ dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương để sản xuất các khẩu trang và các vật dụng y tế khác trong đại dịch COVID-19. Các nhà quan sát chỉ ra rằng chương trình cưỡng bức lao động là do chính quyền Trung Quốc bảo trợ, trong khi đó Bắc Kinh gọi đây là hình thức “xóa đói giảm nghèo”.
Theo công bố của chính quyền Trung Quốc, chỉ có 4 công ty ở Tân Cương sản xuất thiết bị bảo vệ y tế trước khi xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, theo cuộc điều tra của NYT, tính đến 30/6, có tới 51 công ty ở khu vực này sản xuất các thiết bị y tế. Sau khi xem xét các bản tin của giới truyền thông nhà nước và hồ sơ công khai của Trung Quốc, NYT nhận thấy rằng ít nhất 17 trong số các công ty đó có hoạt động vận chuyển lao động, trong đó có những người Duy Ngô Nhĩ bị đưa tới để làm việc tại các nhà máy.
Các công ty này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trong nước, nhưng NYT đã xác định được một số công ty khác ngoài Tân Cương sử dụng lao động người Duy Ngô Nhĩ để xuất khẩu hàng hoá ra toàn cầu. Phóng viên của tờ báo đã theo dõi một lô hàng khẩu trang cho một công ty cung ứng y tế ở bang Georgia của Hoa Kỳ. Lô hàng này đến từ một nhà máy ở tỉnh Hồ Bắc, tại đó có hơn 100 công nhân Duy Ngô Nhĩ được gửi đến. Các công nhân được yêu cầu học tiếng Quan Thoại và phải cam kết trung thành với chính quyền Trung Quốc tại các buổi lễ chào cờ hàng tuần.
Chính sách này của ĐCSTQ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước như một hình thức “xóa đói giảm nghèo”. Phòng điều tra nhân quyền tại Đại học California và tổ chức Dự án nhân quyền Duy Ngô Nhĩ đã thu thập được hàng chục video và báo cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội ghi lại những vụ vận chuyển lao động gần đây.
NYT đã liên hệ Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ để đề nghị bình luận. Người phát ngôn của Đại sứ quán nói rằng chương trình này giúp cư dân địa phương có việc làm, thoát khỏi nghèo đói và tiến tới cuộc sống no đủ.
Tuy nhiên, bà Amy K. Lehr, giám đốc của Sáng kiến ​​Nhân quyền tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết đó là hành vi cưỡng ép lao động. Bà nói với NYT rằng chương trình của Trung Quốc thực chất là buộc người dân phải vào làm việc tại các nhà máy. “Và đó có thể được coi là lao động cưỡng bức theo luật pháp quốc tế”, bà Amy nói.

Trung – Mỹ: Trận chiến cuối cùng

Bình luậnMộc Trà
Các sai lầm chiến lược của Trung Quốc với Hồng Kông gần đây khiến chúng ta liên tưởng tới sai lầm chiến lược của Liên Xô tại Afghanistan trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20: sai lầm khiến cả hệ thống chủ nghĩa xã hội Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã… Phải chăng chúng ta cũng đang chứng kiến cuộc chiến cuối cùng giữa hai hệ tư tưởng sau 100 năm tranh cãi và đồng tồn…
Sai lầm chiến lược của Liên Xô tại Afghanistan khiến hệ thống XHCN của Đông Âu sụp đổ – Trung Quốc đang lặp lại sai lầm tương tự với Hong Kong
Thời Soviet, một nhóm chuyên gia tài chính của Mỹ đã thiết kế chương trình vắt kiệt tiền của Soviet sau hàng thập kỷ chiến tranh lạnh và đúng thời điểm họ cảm nhận thiên thời – địa lợi – nhân hòa đã tới. Thời đó, Liên Xô phải mua lương thực rất nhiều, khi giá dầu cao thì việc này không quá khó vì nguồn cung dầu của khối này lớn, dù lương thực khó khăn nhưng chưa đến mức chết đói. Thập kỷ 80, giọt nước tràn ly là khi Liên Xô nhúng tay vào Afghanistan – một quyết định chiến lược sai lầm giống quyết định của ông Tập Cận Bình với Hong Kong hiện nay.
Afghanistan dường như là một cái bẫy do Mỹ dựng lên để làm Liên Xô hoàn toàn khô kiệt dòng tài chính khi đó. Sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Afghanistan kéo dài tới tháng 2/1989. Theo các nguồn tin chính thức, cuộc chiến này đã khiến 15.000 quân Liên Xô và ít nhất 640.000 người Afghanistan thiệt mạng. Liên Xô đã không đạt được các mục tiêu đề ra: Chính quyền thân Liên Xô đã sụp đổ chỉ vài tháng sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan. Việc đưa quân Liên Xô vào đây trở thành một thảm họa “PR” quốc tế, làm tổn hại thế cân bằng hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. Việc Liên Xô can thiệp vào Afghanistan cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tan rã của Liên
Xô. Trong cuốn sách “Lịch sử Quan hệ Quốc tế, 1945-2008”, nhà chính trị học Alexei Bogaturov viết: “Cuộc chiến Afghanistan làm xấu đi vị thế kinh tế của Liên Xô và phá hỏng sự thống nhất trong xã hội Liên Xô”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ báo Pháp Le Nouvel Observateur, ông Zbigniew Brzezinski – Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Mỹ Jimmy Carter giai đoạn 1977-1991, đã nói như thế này: “Chúng tôi không đẩy Nga tới chỗ can thiệp nhưng chúng tôi có ý thức làm tăng xác suất điều đó xảy ra”. Brzezinski nói: “Cái ngày Liên Xô chính thức đưa quân qua biên giới, tôi có viết cho Tổng thống Carter như thế này: “Chúng ta giờ có cơ hội làm cho Liên Xô sa lầy như Mỹ ở Việt Nam”.”
Cái ngày Liên Xô chính thức đưa quân qua biên giới, tôi có viết cho Tổng thống Carter như thế này: “Chúng ta giờ có cơ hội làm cho Liên Xô sa lầy như Mỹ ở Việt Nam”.”
Cái ngày Liên Xô chính thức đưa quân qua biên giới, tôi có viết cho Tổng thống Carter như thế này: “Chúng ta giờ có cơ hội làm cho Liên Xô sa lầy như Mỹ ở Việt Nam”.” (Getty)
Lúc này Mỹ có thêm đồng minh là Ả Rập. Mỹ đơn giản là phối hợp với Ả Rập tăng mạnh cung dầu khiến giá dầu rớt thảm. Liên Xô hết tiền phải vay các ngân hàng phương Tây. Để được vay tiền từ ngân hàng phương Tây, và cũng là vì cạn tiền, Liên Xô không thể đủ tiền để củng cố an ninh, quân đội dẹp loạn biểu tình khắp nơi trên toàn Đông Âu lúc đó… Kết quả là, Liên Xô chấp nhận bị đảo chính và sụp đổ trong thời gian ngắn [1].
Lịch sử cho thấy Liên Xô chưa thể sụp đổ nếu cả ba điều kiện sau không diễn ra và các điều kiện này đang được Trung Quốc mạnh mẽ thúc đẩy do sai lầm chiến lược liên tiếp trên chính trường, Hong Kong chỉ là sai lầm khiến giọt nước tràn ly mà thôi.
Các mâu thuẫn và sự phản đối trong lòng xã hội quá lớn;
Liên Xô vấp phải sai lầm chiến lược là quá hung hăng và tham lam đến mức Mỹ có thêm được đồng minh, người nắm được tử huyệt kinh tế Liên Xô đó là nền kinh tế dựa vào giá dầu… Liên Xô tự tạo thêm nhiều “kẻ thù” cho mình, còn Mỹ triệt để tận dụng cơ hội thuyết khách “kẻ thù của kẻ thù là bạn”…
Mỹ tận dụng được tử huyệt nền kinh tế của Liên Xô đó là phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Chỉ cần làm cho nguồn xuất khẩu này trở nên rẻ mạt thì Liên Xô sẽ không còn đủ tiền để chống đỡ với khủng hoảng xã hội, đàn áp biểu tình, trả nợ…
Trung Quốc khác Liên Xô rất nhiều ở năng lực tài chính, sự thành thục giảo hoạt trong chính sách ngoại giao và che giấu các tội ác chống lại loài người do chính phủ tổ chức, năng lực dùng tiền bạc và lợi ích để thao túng phần còn lại của thế giới. Nhưng với hàng tá các sai lầm chiến lược liên tiếp, Trung Quốc đang tự đào hố chôn mình và họ dường như chẳng học được gì từ các sai lầm chiến lược của Liên Xô.
Steven W. Mosher, trong một bài đăng trên New York Post đã phải thốt lên: “Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ông lãnh đạo đã chơi quá tay đến nỗi, chỉ trong sáu tháng, đã hoàn thành những gì mà Tổng thống Donald Trump không thể làm trong gần bốn năm: cả thế giới thống nhất chống lại Trung Quốc.” [2]
Hong Kong quá ‘béo bở’ với nền kinh tế phi thị trường của Trung Quốc – tất cả đã là quá khứ
Hong Kong từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng trong lĩnh vực tài chính, Hong Kong vẫn đóng vai trò không thể thiếu đối với Trung Quốc. Và trong nhiều phương diện vị trí của nó đã thực sự được củng cố, chứ không phải bị xói mòn trong những năm gần đây.
Hong Kong đã được chứng minh là đáng tin cậy hơn đại lục trong vai trò một nguồn huy động vốn cổ phần. Từ năm 2012, các công ty Trung Quốc đã thu được 43 tỷ USD từ các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường Hong Kong, so với chỉ 25 tỷ USD trên các thị trường chứng khoán đại lục, theo Dealogic. Hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, Hong Kong cũng đã mang đến cho các công ty Trung Quốc khả năng tiếp cận các thị trường vốn toàn cầu về trái phiếu và vốn vay. Ngoài ra, Hong Kong là một trung tâm quan trọng cho đầu tư vào và ra ngoài Trung Quốc. Nó chiếm hai phần ba đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong những năm gần đây, tăng từ mức 30% của năm 2005.
Hong Kong từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều.
Hong Kong từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. (Getty)
Mặc dù phần lớn số tiền này chỉ đơn giản là đi qua Hong Kong, nhưng các công ty nước ngoài cũng sử dụng thành phố này như giai đoạn chuẩn bị để đầu tư vào Trung Quốc vì nó cung cấp cho họ một điều mà không thành phố đại lục nào làm được: một môi trường đầu tư ổn định, được bảo vệ bởi các tòa án công bằng, minh bạch thực thi nền pháp quyền đã hình thành từ lâu đời.
Và không chỉ có các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư hướng về Hong Kong. Trong năm năm qua, chính phủ Trung Quốc đã biến thành phố này trở thành một nơi thử nghiệm cho một loạt các cải cách tài chính: con đường để khiến đồng nhân dân tệ được chấp nhận như một đồng tiền toàn cầu bắt đầu tại Hong Kong vào năm 2009 với một thử nghiệm trong thanh toán thương mại; Hong Kong cũng là thị trường trái phiếu “dimsum” [tức trái phiếu nhân dân tệ được phát hành trên thị trường nước ngoài] lớn nhất; và một chương trình sẽ sớm được công bố để lần đầu tiên cho phép bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có thể mua cổ phiếu được niêm yết của Trung Quốc thông qua thị trường chứng khoán Hong Kong. Hong Kong đã vô cùng sẵn sàng để tiếp nhận những thử nghiệm này với niềm tin đúng đắn rằng chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại của thành phố này trong vai trò một trung tâm tài chính phát triển.
Tóm lại, Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ vị thế độc đáo của Hong Kong. Đó là một thành phố bị tách biệt khỏi đại lục nhưng lại kết nối chặt chẽ với nó; một lãnh thổ hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại thuộc quyền kiểm soát cuối cùng của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh.
Nhưng bằng cách cương quyết tước bỏ hết “đặc quyền” tự do, dân chủ mà Trung Quốc cam kết với Hong Kong, thậm chí còn tiến tới đàn áp thành phố này, Trung Quốc đã đào sâu thêm vào cái hố – bẫy chiến lược – mà mình đang rơi vào. Nếu như trước đây sự kiện ở Thiên An Môn khiến cho những người có lương tri trên thế giới phải bàng hoàng, thì nay cuộc trấn áp tương tự đối với Hong Kong dường nhưng đã lấy đi chút hy vọng cuối cùng của những người yêu chuộng hòa bình về một Trung Quốc có dân chủ. Trong khi cả thế giới đang lên án Trung Quốc về việc che giấu dịch virus Corona đã khiến bệnh dịch bùng phát cướp đi sinh mệnh của hàng trăm nghìn người thì Trung Quốc lại quá vội vã biến Hong Kong thành một tỉnh thành của đại lục. Sai lầm này không chỉ khiến Trung Quốc mất đi một đặc quyền tài chính là câu thông nền tài chính kế hoạch của Trung Quốc với dòng vốn tự do, phì nhiêu và dồi dào của cả thế giới, mà còn khiến cả thế giới tức giận đến mức sẵn sàng quên đi lợi ích trước mắt mà Trung Quốc “đưa cho” để phá hủy hoàn toàn sự tồn tại của một thể chế “không phù hợp” với phần còn lại của thế giới này.
Các dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứng kiến trận chiến cuối cùng trong 100 năm đồng tồn của hai hệ tư tưởng
Dấu hiệu thứ nhất: Chiến tranh tiền tệ leo thang từ thương chiến nhằm vắt kiệt nguồn tài chính chảy vào nền kinh tế của đối phương.
1.Thương chiến Mỹ – Trung và vô hiệu toàn cầu hóa, đầu tiên là Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.
Thương chiến khiến cho dòng vốn đầu tư FDI không còn trực tiếp chảy vào Trung Quốc, có xu hướng co hẹp lại thậm chỉ chạy khỏi Trung Quốc, khiến nguồn thu từ xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh. Dữ liệu hải quan công bố ngày 8/9/2019 cho thấy xuất khẩu tháng 8 của Trung Quốc giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức dự báo tăng 2% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 3,3% trong tháng 7 và giảm 1,3% trong tháng 6.
“Xuất khẩu yếu cho dù Nhân dân tệ giảm giá mạnh, cho thấy nhu cầu bên ngoài suy yếu sẽ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc năm nay”, chuyên gia kinh tế Zhang Yi thuộc Zhong Hai Sheng Rong Capital Management nhận xét.
Tổng thống Trump cũng đổ lỗi cho WTO về việc đã để Trung Quốc lạm dụng nhằm hưởng các ưu đãi bất công bằng về thuế, tiếp cận thị trường và cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, bản thân Trung Quốc cũng vi phạm các cam kết với mọi tổ chức quốc tế khác mà nó tham gia về vấn đề bảo vệ môi trường, nền kinh tế thị trường đầy đủ, thể chế dân chủ và minh bạch. Các vi phạm này trở thành cơ hội để Trung Quốc tăng trưởng phi giới hạn, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn thế giới bằng giá rẻ. Sau đó Trung Quốc lại mang chính năng lực sản xuất hàng hóa giá rẻ này lên bàn đàm phán với các tổ chức quốc tế, với các nền kinh tế khác để đổi lấy sự im lặng trong lợi ích kinh tế, chính trị của họ.
Bởi vậy, Trump đã sử dụng việc loại bỏ WTO để ngăn sự trỗi dậy của Trung Quốc về công nghệ. Đây cũng là chiến lược trừng phạt được lưỡng viện Mỹ thông qua từ năm 1986 nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo chuyên gia thương mại quốc tế Edward Alden thuộc viện tư vấn Mỹ Council on Foreign Relations, thì ngày nào Mỹ đơn phương đánh thuế thép, nhôm, ngày đó là ngày báo tử của WTO, bởi thế giới sẽ bước vào một vòng xoáy trả đũa không dứt, và cho dù WTO không biến mất, thì
định chế này ắt hẳn cũng chỉ còn là một chiếc vỏ không hồn (theo RFI). Điều đó đã thực sự xảy ra. Thương chiến leo thang ngày một khốc liệt, chưa nhìn thấy hồi kết trước sự bất lực của WTO – một tổ chức thực tế từ lâu đã bó tay trước Trung Quốc. Thực tế, từ năm 2017, Trump đã liên tiếp từ chối bổ nhiệm mới và tái bổ nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm của WTO, “não bộ” WTO chính thức bị vô hiệu hóa ngày 11/12/2019.
Rút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Các tập đoàn quốc tế lớn như Samsung và Sony bắt đầu thu hẹp hoạt động của họ ở Trung Quốc. Apple cũng đang lên kế hoạch chuyển 20% chuỗi cung ứng tại Trung Quốc sang Ấn Độ. Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng di động sau vụ đụng độ biên giới.
Theo Politico đưa tin, tháng 4 vừa qua, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu Phil Hogan nói khối này sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” sau đại dịch.
Trước đó, Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng việc chuyển đến Đông Nam Á.
Động thái này diễn ra sau khi Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Mỹ Larry Kudlow nói Washington nên trả chi phí để các công ty Mỹ đưa sản xuất rời khỏi Trung Quốc về Mỹ. “Tôi muốn trợ cấp ngay cho các ngành như xí nghiệp, thiết bị, tài sản trí tuệ, đổi mới sáng tạo, hạ tầng”, ông Kudlow nói với Fox News.
Như vậy, với việc các công ty sản xuất dần bị rút ra khỏi Trung Quốc, dù chưa nhiều và cần thời gian, nhưng riêng việc đánh vào tâm lý và niềm tin kinh doanh này khiến Trung Quốc mất đi rất nhiều việc làm và nguồn tiền rót vào đầu tư dài hạn từ nước ngoài co hẹp lại, khô kiệt dần.
Cắt đứt dòng vốn đầu tư gián tiếp FII: Cắt vòi bạch tuộc của các doanh nghiệp Trung Quốc hút tiền huy động trên thị trường vốn quốc tế  thông qua việc nâng cao chuẩn mực niêm yết bắt buộc với doanh nghiệp Trung Quốc tại các sàn giao dịch Mỹ, xóa bỏ đặc quyền của Hong Kong (2/3 vốn ngoại vào Trung Quốc được hút qua thị trường Hong Kong).
2. Diệt thế lực thân Trung Quốc tại Trung Đông để bóp chặt và kiểm soát được thị trường buôn bán vũ khí của Trung Quốc tại đây. (5)
Thứ Sáu ngày 3/1/2020, thiếu tướng Iran Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ và chỉ huy dân quân Iraq, Abu Mahdi al-Muhandis đã bị giết sớm, trong một cuộc không kích của Mỹ vào đoàn xe của họ tại sân bay Baghdad.
Sự kiện này khiến cộng đồng thế giới choáng váng vì mức độ đảm bảo sự bình ổn các dòng chảy dầu lửa một thời là yếu tố quyết định các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Tuy nhiên, vào tháng 9/2019, Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng dầu mỏ lần đầu tiên kể từ ít nhất thập niên 1940. Các đợt tăng giá dầu toàn cầu là một chỉ dấu tích cực cho kinh tế Mỹ. Sự thay đổi vị thế này đã vô hiệu hóa khả năng Iran dùng các cú sốc giá dầu để gây tổn hại cho Mỹ: Lần đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Hồi giáo, phá vỡ dòng chảy dầu lửa bên ngoài Trung Đông không hề có tác động nào tới các điều kiện kinh tế vĩ mô bên trong nước Mỹ.
Như vậy, Donald Trump đã trở thành Tổng thống Mỹ hiện đại đầu tiên có cơ hội xây dựng chính sách đối ngoại ở Trung Đông mà không sợ “thanh gươm Damocles” treo lơ lửng trên nền kinh tế Mỹ. Tháng 9/2019, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở dầu lửa của Ả Rập Xê Út mà giới chức Mỹ quy trách nhiệm cho Iran đã đẩy giá dầu lên mức cao kỷ lục. Tổng thống Trump sau đó viết trên Twitter: “Bởi vì chúng ta đã làm tốt với năng lượng trong vài năm qua… nên chúng ta là một nhà xuất khẩu năng lượng ròng… Chúng ta không cần dầu mỏ Trung Đông nữa”.
Mùa hè năm 2018, chính quyền Trump thông báo tái áp đặt cấm vận lên Iran từ tháng 11, góp phần làm cho tỷ giá ngoại hối của nước này lao dốc mạnh. Cấm vận còn làm giảm tính khả dụng của ngoại tệ ở Iran bằng cách cấm hoặc không khuyến khích thương mại nước ngoài.
Trung Quốc chưa bao giờ công bố các số liệu về xuất khẩu vũ khí của nước này. Nhưng theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển), trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ 5 thế giới. Trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc đã bán vũ khí cho 53 nước, nhiều nhất là Pakistan, sau đó là Bangladesh.
Với việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ ở Trung Đông, tiêu diệt thế lực thân Trung Quốc ở Iran, Tổng thống Trump đã tiến một bước rất dài trong việc kiểm soát thị trường Trung Đông và thị trường buôn bán vũ khí của Trung Quốc tại khu vực này.
Có thể hướng tới loại bỏ hoàn toàn các doanh nghiệp và và ngân hàng Trung Quốc trong hệ thống thanh toán swift quốc tế. Giới chuyên gia tài chính Trung Quốc cho biết đây là “lựa chọn hạt nhân ” của Trump với thị trường tiền tệ của Trung Quốc. Nếu như vậy, thì tất cả các chương trình quốc tế hóa đồng nhân
dân tệ, số hóa đồng nhân dân tệ, dự trữ ngoại hối của ông Tập sẽ trở lên vô giá trị trong một sớm một chiều.
Cho dù ông Trump chưa làm vậy (mới chỉ làm trên quy mô nhỏ một số doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng của Trung Quốc ), nhưng khi đã có đủ Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa (rất nhiều đồng minh) thì với tinh thần bài Trung hừng hực như sóng vỡ bờ hiện nay thì liệu ông nương tay không? Chắc chắn là không bởi các nguyên nhân tiếp theo đây…
Dấu hiệu thứ hai: Không tiếp tục thương lượng hay thỏa hiệp để ngăn chặn cơ hội “lật kèo” của đối phương.
Tổng thống Trump phát đi thông điệp rất rõ ràng : Không có đàm phán thương chiến giai đoạn 2 với Trung Quốc (!). Các đồng minh của Mỹ cũng phát đi thông điệp ngày càng mạnh mẽ, dứt khoát về việc không đàm phán, không thương lượng với Trung Quốc.
Cảnh tượng 7,3 triệu người Hong Kong tự do bị nghiền nát dưới gót giày của Trung Quốc là một điều mà thế giới sẽ không dễ quên. Nó đã khiến Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đề nghị trao quyền công dân Anh cho 3 triệu người Hong Kong, chưa kể ông có một đường lối cứng rắn hơn đối với chính Trung Quốc. Huawei, ví dụ, có thể hôn tạm biệt doanh nghiệp 5G của mình ở Anh.
Người Úc cũng chán ngấy với những nỗ lực trần trụi của Bắc Kinh trong việc do thám và phá rối chính phủ, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp của đất nước họ. Để chống lại sự gia tăng gần đây trong các cuộc tấn công mạng, Canberra đã hứa sẽ tuyển dụng ít nhất 500 chiến binh không gian mạng, củng cố hệ thống phòng thủ trực tuyến của đất nước. Trong khi đó, một con số đáng kinh ngạc 94% người Úc nói rằng họ muốn nền kinh tế của họ bắt đầu “thoát Trung”.
Câu chuyện tương tự đang được lặp lại trên toàn cầu. Từ Thụy Điển đến Nhật Bản đến Cộng hòa Séc, ngày càng có nhiều quốc gia hiểu được mối đe dọa tồn vong từ Trung Quốc đối với trật tự thế giới dân chủ, tư bản tự do sau chiến tranh.
Cái gì mà không thể đàm phán thì chỉ có 2 kết cục: một trong 2 kẻ tồn tại mà thôi.
Dấu hiệu thứ ba: Đồng minh đủ lớn và kiên định dồn toàn lực đánh đến cùng: MỘT MỤC TIÊU – MỘT KẺ THÙ.
Nếu 4 -6 tháng trước đây, đồng minh lớn của Mỹ như Anh, Úc, Canada còn vì các lợi ích kinh tế với Trung Quốc mà e dè thì sau dịch virus Vũ Hán và đặc biệt là Hong Kong (giống hệt như sai lầm của Liên Xô với Afghanistan), các sai lầm trên Biển Đông, Anh cương quyết, kiên định đứng về cùng chiến tuyến với Mỹ. Anh, Úc, Ý và gần đây cả Ấn Độ, Iran (khi thủ tướng của họ tuyên bố con số thật về 25 triệu người nhiễm virus Vũ Hán), cả Philippine cũng phải quay lưng với Trung Quốc, cùng thống nhất 1 chiến tuyến chống Trung.
Dấu hiệu thứ tư : Truyền thông và giáng đòn trừng phạt chính trị vào giá trị cốt tủy – căn cứ tồn tại của chính quyền Trung Quốc
Sự thật về sự phát triển nóng bỏng và điên rồ của Trung Quốc được mạnh mẽ vạch trần. Chẳng phải tăng trưởng là căn cứ tồn tại hợp pháp của chính quyền đương nhiệm Trung Quốc hay sao? Giờ thì bản chất của tăng trưởng bẩn, bất cân đối, tham lam và khoảng cách giàu nghèo, nợ nần và công cụ nợ khống chế thế giới của Trung Quốc đều hàng ngày bị đưa ra ánh sáng.
Quan trọng hơn và kích đúng tử huyệt hơn ấy là trục xuất điệp viên, đảng viên Trung Quốc khỏi Mỹ, cấm nhập cảnh 92 triệu người Trung Quốc. Việc Mỹ và đồng minh không thừa nhận họ và tuyên bố mạnh mẽ rằng ĐCSTQ không phải đại diện cho 1,4 tỷ dân Trung Quốc (4) là một quân bài chính trị quá mạnh, công khai rằng chúng tôi không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của tổ chức này!
Dấu hiệu thứ năm: Thiên thời ủng hộ Trump khi động đất, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra tràn lan trong nền kinh tế đang kiệt quệ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc của Trung Quốc:
Hệ lụy của việc triết lý hoang đường “đấu người, đấu trời, đấu đất” và các mâu thuẫn trong lòng xã hội Trung Quốc đã quá lớn, quá rõ và không cần thiết phải liệt kê thêm nữa trong bài viết này.
Tổng thống Trump dường như đang nắm trong tay tất cả: Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa để thắng Trung Quốc trong trận chiến sống mái!
Một Trung Quốc với 5000 năm lịch sử, nền văn minh trải dài suốt thời gian đó mà không bị ngắt quãng. Rất nhiều người dân tiến bộ trên thế giới đều tin rằng chỉ cần thay đổi, dám thay đổi, Trung Quốc sẽ giàu mạnh, hùng cường và tốt đẹp hơn bao giờ hết. Dường như ông trời vẫn luôn cho Trung Quốc cơ hội, chỉ cần nhìn thẳng vào sự thật, chỉ cần thay đổi đủ dũng cảm và mạnh mẽ, người dân Trung Quốc thiện lương một ngày không xa sẽ tự hào khi ngoái đầu nhìn lại…
Mộc Trà
Nguồn tham khảo:
[1] https://www.sjsu.edu/faculty/watkins/sovietcollapse.htm
[2] https://nypost.com/2020/07/04/the-world-is-finally-uniting-against-chinas-bully-tactics/
[3] https://www.economist.com/blogs/economist-explains/2014/09/economist-explains-22
[4] https://www.ntdvn.com/the-gioi/ngoai-truong-my-loi-noi-doi-lon-nhat-cua-dcstq-la-tuyen-bo-dai-dien-cho-14-ty-nguoi-trung-quoc-55929.html
[5] https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-khong-kich-tieu-diet-thieu-tuong-iran-va-chi-huy-khung-bo-tai-iraq-6867.html

Tái bùng phát dịch Covid-19 ở đông bắc Trung Quốc

đang lan ra các vùng lân cận

Bình luậnNguyễn Minh
Một đợt tái bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán tại thành phố Đại Liên thuộc phía đông bắc Trung Quốc, đã lây lan ra ít nhất 6 quận và thành phố tại 3 tỉnh lân cận kể từ khi chính quyền địa phương xác nhận một loạt các ca nhiễm mới vào cuối tuần trước.
Hiện rất khó để đánh giá quy mô thực sự của đợt dịch lần này ở 3 tỉnh bao gồm: tỉnh Liêu Ninh với Đại Liên là thủ phủ, tỉnh Hắc Long Giang; và tỉnh Cát Lâm, vì giới chức Trung Quốc luôn báo cáo giảm số lượng ca nhiễm thực tế và che giấu thông tin.
Cuối ngày 25/7, trên website của thành phố Đại Liên, giới chức thông báo có 13 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới được xác nhận tại Liêu Ninh. Trong số đó, có 12 người nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng ở Đại Liên và 1 người ở  thành phố Thiết Lĩnh, cách Đại Liên khoảng 418 km về phía đông bắc. Chính quyền Trung Quốc luôn tính riêng số ca nhiễm có triệu chứng với số ca nhiễm không biểu hiện triệu chứng.
Việc giới chức nhanh chóng ban hành các biện pháp cách ly nghiêm ngặt làm dấy lên sự nghi ngờ trong dân chúng rằng, đợt dịch bùng phát lần này trên thực tế nghiêm trọng hơn số liệu báo cáo chính thức nhiều.
Chính quyền thành phố lần đầu tiên công bố 1 trường hợp nhiễm mới trong đợt bùng phát mới nhất này vào sáng ngày 23/7, đồng thời thông báo thêm 15 ca nhiễm mới không có triệu chứng được chẩn đoán vào cuối ngày 23/7.
Các quan chức Đại Liên cũng tuyên bố rằng thành phố với khoảng 6,9 triệu dân này sẽ ở trong tình trạng “thời chiến” để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán.
Tất cả các hành khách sử dụng tàu điện ngầm ở Đại Liên đều được yêu cầu xét nghiệm virus trước khi lên tàu tại một trong 3 tuyến.
Bất chấp các biện pháp cứng rắn mà chính quyền áp dụng, đợt bùng phát viêm phổi Vũ Hán ở Đại Liên đã lây lan sang các nơi khác. Ngày 24/7, tại thành phố An Sơn – cách Đại Liên khoảng 273 km về phía đông bắc, giới chức thông báo 1 nữ bệnh nhân họ Gao mới nhiễm viêm phối Vũ Hán.
Theo thông tin từ trang web của chính quyền thành phố An Sơn, bệnh nhân Gao đã tiếp xúc với những người nhiễm viêm phổi Vũ Hán ở Đại Liên và trở về An Sơn vào ngày 17/7, sau đó được xác nhận là dương tính với virus Corona Vũ Hán vào ngày 24/7.
Ngày 26/7, chính quyền thành phố Thiết Lĩnh thông báo, 1 phụ nữ 55 tuổi tên Wang, làm việc tại một công ty chế biến thực phẩm ở Đại Liên, bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán và đang bị cách ly để điều trị tại một bệnh viện địa phương.
Cô Wang đã tiếp xúc với 1 đồng nghiệp bị nhiễm bệnh và trở về nhà ở Thiết Lĩnh vào ngày 21/7. Cô được xác nhận nhiễm bệnh vào ngày 25/7.
Dịch viêm phổi Vũ Hán ở Đại Liên cũng đã lan sang tỉnh Cát Lâm gần đó và tỉnh Hắc Long Giang.
Hôm 24/7, Ủy ban Y tế tỉnh Hắc Long Giang đã công bố, 2 người mang mầm bệnh không triệu chứng tại địa phương đã tiếp xúc với những người nhiễm bệnh ở Đại Liên, đó là: 1 người đàn ông 48 tuổi họ Cai, cư trú tại thành phố Hạc Cương (Hegang), tỉnh Hắc Long Giang, rời Đại Liên vào ngày 18/7 và trở về Hạc Cương vào ngày 21/7; và 1 phụ nữ 51 tuổi họ Ding, rời Đại Liên vào ngày 16/7 và trở về thành phố Hải Luân, tỉnh Hắc Long Giang vào cùng ngày.
Giới chức y tế ở tỉnh Cát Lâm đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại địa phương có liên quan đến ổ dịch ở Đại Liên. Một người đàn ông bị nhiễm tên là Zhong gần đây đã từ Đại Liên trở về nhà ở Yitong, một quận thuộc phía tây tỉnh Cát Lâm, và một phụ nữ giấu tên làm việc tại công ty thủy sản Kaiyang Seafood có trụ sở tại Đại Liên đã trở về nhà ở Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, vào ngày 19/7. Người phụ nữ này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus vào ngày 24/7.
Chính quyền thành phố Đại Liên đã tuyên bố rằng công ty thủy sản Kaiyang Seafood là nguồn gốc của đợt bùng phát mới nhất ở Đại Liên, khẳng định đã tìm thấy virus Corona Vũ Hán trên bao bì chứa hải sản đông lạnh trong kho lạnh. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy virus Corona Vũ Hán có thể lây lan qua thực phẩm bị nhiễm virus.
Một số người dân địa phương ở Đại Liên gần đây thông tin về những hạn chế mới tại chỗ kể từ khi đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất được công bố.
Một nhân viên nhà hàng ở Đại Liên cho biết, một bệnh nhân tại Bệnh viện số 2 Đại Liên chỉ có thể nhập viện nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính với virus; nhiều cửa hàng gần vịnh Đại Liên, nơi có công ty thủy sản Kaiyang Seafood, đã đóng cửa. Nhân viên nhà hàng không biết khi nào nhà hàng mà anh làm việc sẽ mở cửa trở lại.
Jiang Wen (bí danh) là chủ một khách sạn gần sân vận động Trung tâm Thể thao Đại Liên cho biết, một số trung tâm kiểm dịch địa phương, nơi thường tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán, hiện đang có rất nhiều bệnh nhân.
Sân vận động trên là một trong những địa điểm diễn ra giải bóng đá Trung Quốc Super League (CSL). Mùa giải khởi động lại vào ngày 25/7; các trận đấu CSL hiện không cho công chúng vào xem.
Người chủ khách sạn cho biết, một trong những khách sạn có các cầu thủ tham gia mùa giải CSL đến ở đã hạn chế nhân viên ra vào khách sạn một tháng trước khi các trận đấu được bắt đầu lại, để đảm bảo rằng khách sạn sẽ không bị nhiễm virus trước khi các cầu thủ chuyển đến.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Đành phải phá đê xả lũ, An Huy một lần nữa bị bỏ hoang

Bình luậnMinh Thanh
Ngày 26/7, để giảm áp lực mực nước cao vẫn kéo dài ở Sào Hồ, huyện Hợp Tây, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã bắt đầu mở khu lưu trữ nước Tưởng Khẩu Hà. Chính quyền đã thi công đào một cửa xã lũ khoảng 100 m trên bờ kè sông Tưởng Khẩu Hà, xả lũ tới khu vực lưu trữ nước Liên Vu (Lianwei) Tưởng Khẩu Hà. Hàng ngàn dân làng đã sơ tán nhưng chính quyền không tiết lộ có bao nhiêu người dân chịu ảnh hưởng.
Trong mùa lũ năm nay, An Huy liên tiếp có những hành động bất lực từ bỏ: mở cửa Sào Hồ dẫn nước ngược từ sông Trường Giang đổ vào Sào Hồ; mở cửa đập Vương Gia Bá, Hoài Hà để xả lũ vào khu trữ nước lũ Mông Gia Hành; còn lần này lại xả lũ vào khu trữ nước lũ Tưởng Khẩu Hà; thành phố Minh Quang sẽ mở 2 khu trữ nước.
Theo báo cáo của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào ngày 26/7, huyện Hợp Tây, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy bắt đầu sử dụng đê trữ nước Liên Vu Tưởng Khẩu Hà để xẻ nước lũ. Sau nhiều giờ đào thi công, một cửa xả lũ khoảng 100 m ở bờ kè sông Tưởng Khẩu Hà đã được đào, nước ở Tưởng Khẩu Hà đổ vào khu trữ nước Liên Vu càng mạnh hơn. Ở khu vực lân cận bờ kè Tưởng Khẩu Hà, hàng ngàn dân làng từ thị trấn Nghiêm Điếm và Tam Hà đã được di tản đi.
Chính quyền chức trách đã sử dụng máy xúc để đào cửa xẻ lũ khoảng 100 m trong lưu vực đê nối với Tưởng Khẩu Hà.
Vỡ đê làm lũ tràn ra và làm ngập khu vực đất nông nghiệp rộng lớn và  các làng mạc, thị trấn.
Theo truyền thông ĐCSTQ, Cục Thủy văn An Huy tiếp tục đưa ra cảnh báo lũ đỏ vào ngày 26/7: toàn tuyến sông chính Hoài Hà và Trường Giang đã vượt quá mức báo động. Mực nước Sào Hồ vẫn cao hơn mực nước cao nhất trong lịch sử.
Cư dân mạng địa phương đã chia sẻ tin tức trên Weibo, nói rằng vào ngày 18/7 cửa chặn lũ Sào Hồ đã mở để dẫn nước từ Dụ Khê Hà (nối với sông Trường Giang) đổ ngược lại vào Sào Hồ để giảm áp lực của trận lụt Nam Kinh, khiến mực nước hồ Sào Hồ tăng vọt, phá vỡ mức kỷ lục.
Theo truyền thông địa phương đưa tin, vào ngày 18/7, Ban chỉ huy phòng chống lụt tỉnh An Huy đã đưa ra một thông báo về việc mở ngay cổng Sào Hồ để hạ thấp mực nước của sông Dụ Khê. Theo thông tin, mực nước tại cổng chặn lũ trên sông Dụ Khê là 12,46 m, cao hơn 0,46 mét so với mực nước bảo đảm, và áp lực kiểm soát lũ trên sông Dụ Khê là rất lớn.
Vào thời điểm đó, mực nước của sông Trường Giang ở Đại Thông, An Huy là 16,01 m, vượt xa mực nước của sông Dụ Khê tại cổng chặn lũ Dụ Khê, và vượt xa mực nước đổ vào Sào Hồ. Một khi cổng chặn lũ được mở, nước sông Trường Giang sẽ được chuyển hướng đến Sào Hồ.
Các cơ quan chức năng đã nhận thức đầy đủ về hậu quả của việc mở cổng chặn lũ. Vào ngày 18/7, truyền thông nhà nước đưa tin: “Tổ chức tăng cường kiểm tra và bảo vệ bờ kè quanh Sào Hồ, giám sát đơn vị quản lý cổng chặn lũ để vận hành theo quy trình, tăng cường giám sát hoạt động và đóng cửa kịp thời nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp”.
Hiện tại, mực nước sông Trường Giang ở Đại Thông, tỉnh An Huy cao hơn mực nước Sào Hồ hơn 2 m. Hồ Sào Hồ và các sông hồ xung quanh không có nơi nào để chảy đi. Các thành phố và thị trấn xung quanh Sào Hồ, bao gồm các khu vực của Hợp Phì, sẽ bị ngập trong nước trong một thời gian dài.
Một cư dân mạng với nick “Juebian Shifang” (觉遍十方) đã đăng tải một video cho thấy tình hình lũ lụt hiện tại xung quanh Sào Hồ.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Phan Thôn Oa (Pancunwa) thuộc thị trấn Phan Thôn (Pancun), thành phố Minh Quang (Mingguang) là một ngôi làng trũng thấp nơi khu vực lưu trữ nước lũ Hoài Hà. Để giảm bớt áp lực to lớn của lũ sông Hoài Hà, đê làng Phan luôn sẵn sàng sập để xẻ lũ, 2,7 triệu người đành phải sơ tán khỏi nhà.
An Huy lại một lần nữa bị bỏ hoang! Bởi vì trận lũ số 3 của sông Trường Giang sẽ sớm tới. Để giảm bớt áp lực lũ lụt ở hạ lưu sông Trường Giang,  một lượng lớn nước sông Hoài được đưa vào khu vực lưu trữ lũ.
Sau đây là video của cư dân mạng “Juebian Shifang” cho thấy cuộc sơ tán khẩn cấp của dân làng ở thành phố Minh Quang.
Sau đây là hiện trường  xả lũ tại đập Vương Gia, Hợp Phì, tỉnh An Huy .
Minh Thanh
Theo SOH

Lượng mưa kỷ lục tại Hợp Phì,

video mở miệng cống cầu Thanh Sơn, Vũ Hán

Bình luậnMinh Thanh
Tính đến 16h ngày 26/7, trong mùa lũ năm nay ở Trung Quốc, lượng mưa ở Hợp Phì đạt 829 mm, đã phá vỡ mức kỷ lục trong lịch sử. Ngoài ra, có một đoạn video cho thấy miệng cống cầu Thanh Sơn, Vũ Hán đã được mở, và người dân cảnh báo: mau chạy đi.
Vào ngày 26/7, Đài quan sát khí tượng thành phố Hợp Phì thuộc tỉnh An Huy báo cáo rằng kể từ khi ngày 10/6 khi bước vào mùa mưa, lượng mưa trung bình ở Hợp Phì đạt 829 mm vào lúc 16h ngày 26/7, vượt mức 826 mm trong năm 1991. Nó đã phá vỡ kỷ lục cao nhất trong lịch sử và cao hơn các mùa mưa hàng năm 236%, gấp 3,36 lần so với lượng mưa trung bình năm.
Cụ thể, trong mùa mưa năm nay ở Hợp Phì có lượng mưa phân bố tại các nơi không đều. Tính đến 16h ngày 26/7, lượng mưa tại khu vực đô thị là 811 mm, Phì Đông là 762 mm, Phì Tây là 768 mm, Trường Phong là 715 mm, Sào Hồ là 812 mm, Lư Giang 1.011 mm và cầu Lư Giang lớn nhất là 1.377 mm.
Ngoài ra, trong ngày 26/7 có một đoạn video được đăng trên Internet cho biết miệng cống cầu Thanh Sơn, Vũ Hán đã được mở. Người dân đã lên tiếng cảnh báo: Nếu đến lúc phải chạy, hãy chạy thật nhanh. Trong video cho thấy trận lũ đã gần như nhấn chìm nóc nhà.
Minh Thanh
Theo Epoch Times

Đỉnh lũ đợt thứ 3 trong năm nay

đã đến sông Trường Giang, Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 26/7, chính quyền Trung Quốc thông báo, đỉnh lũ đợt thứ 3 của mùa lũ năm nay đã đến khu vực thượng nguồn của sông Trường Giang, trong khi đỉnh lũ thứ 2 đang ở khu vực trung lưu.
Tính đến cuối năm 2017, có khoảng 459 triệu người sinh sống trong lưu vực xả lũ của sông Trường Giang, với 51% số dân sống ở khu vực nông thôn, theo Bộ Thủy lợi Trung Quốc.
Kể từ đầu tháng Sáu, mưa lớn đã tấn công các khu vực dọc sông Trường Giang và khắp các khu vực ở miền nam và miền trung Trung Quốc. Lũ lụt và lở đất đã được báo cáo tại hơn 27 tỉnh và khu vực tại Trung Quốc.
Để bảo vệ các thành phố, chính quyền Trung Quốc đã cho phá đê và mở đập để xả nước lũ từ các sông hồ vào các vùng nông thôn, khiến hàng chục triệu người mất nhà cửa.
Đến tối 27/7, đỉnh lũ sẽ chạm tới đập Tam Hiệp, đập lớn nhất Trung Quốc.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cũng cho biết, do mực nước dâng cao ở sông Trường Giang – sông dài nhất ở Trung Quốc, các khu vực dọc theo sông này và các nhánh của sông bao gồm sông Chu và sông Jing, cũng như các khu vực quanh 2 hồ lớn nhất Trung Quốc là Bà Dương và Động Đình đối mặt với nguy cơ tiếp tục ngập lụt nghiêm trọng.
Sông Hoài, chảy qua miền trung Trung Quốc, cũng đang bị ngập lụt nghiêm trọng.
Ngày 26/7, Ủy ban chịu trách nhiệm về sông Hoài công bố, mực nước sông Hoài đã vượt qua mức cảnh báo. Sông này trải dài trên khoảng 998 km.
Vào ngày 20/7, chính quyền địa phương đã mở đập Wangjiaba để xả lũ từ sông Hoài trong hơn 76 giờ, khiến khu vực Mengwa ở tỉnh An Huy, nơi sinh sống của 195.000 cư dân, chìm trong biển nước lũ.
Hai ngày sau, giới chức cho xả nước lũ từ sông Hoài vào khu vực Jingshanhu, nơi sinh sống của 855 cư dân. Đây là khu vực thứ 8 dọc theo sông Hoài bị chìm trong biển nước do giới chức cố ý cho xả nước lũ.
Chính quyền Trung Quốc đã xác định 28 khu vực dọc theo sông Hoài phải chịu bị xả lũ vào do mưa lớn liên tiếp khiến mực nước các con sông dâng cao, theo truyền thông nhà nước tỉnh An Huy. Tổng diện tích bị xả lũ là khoảng 1.700 km2, trong đó bao gồm hơn 1.420 km2 diện tích đất nông nghiệp.
Giới chức cũng đã cho xả nước từ sông Trường Giang vào các vùng nông thôn. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về các vùng cụ thể bị ảnh hưởng không được cung cấp.
Lũ lụt và lở đất
Chủ nhật (26/7), thành phố Nghi Tân ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên đã báo cáo một trận lở đất, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, các nhà máy và nhà ở tại thành phố này bị chôn vùi trong bùn đất. Nghi Tân nằm ở thượng nguồn sông Trường Giang.
Ngày 25/7, huyện Mao, cách thành phố Nghi Tân khoảng 644 km về phía bắc, báo cáo hai vụ lở đất xảy ra tại nơi này. Các vụ lở đất làm hư hại nhà cửa, trạm xăng, và đường sá.
Kể từ ngày 22/7, thành phố Trùng Khánh đã báo cáo lở bùn đất xảy ra ở quận Wulong. Ngày 26/7, một trận lở bùn đã chặn dòng chảy tại một sông địa phương và đe dọa sự an toàn của hơn 520 cư dân ở hạ lưu sông này. Trùng Khánh cũng ở khu vực thượng nguồn của sông Trường Giang.
Mặc dù truyền thông nhà nước và chính quyền không thông tin chi tiết về trận lụt kể từ đầu tháng Sáu, nhiều người dân trên khắp Trung Quốc đã chia sẻ các video về lũ lụt trên mạng xã hội. Từ các video được chia sẻ có thể thấy mức độ nghiêm trọng của thảm họa.
Ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, nước mưa khiến các thành phố bị ngập lụt. Đặc biệt là ở quận Jianshi, thành phố Oblhi, nước lũ đã ngập vào các khu dân cư.
Ở khu vực nông thôn, nhà cửa và trang trại chìm trong biển nước lũ. Tại trung tâm thành phố Jianshi, lũ lụt cuốn trôi xe ô tô và các tài sản giá trị khác của người dân. Ít nhất 2 người chết và 3 người mất tích ở Jianshi.
Nhà chức trách cho biết, lũ lụt ở Hồ Bắc là nghiêm trọng nhất trong hơn 100 năm qua.
Khi lũ gây ngập lụt ở thành phố Nam Kinh tại tỉnh Giang Tô ở phía đông Trung Quốc, chính quyền địa phương gần đây đã thừa nhận rằng một công ty xây dựng nhà nước, Jiangning Urban Construction, đã đào một con đập nằm trên nhánh sông Qinhuai của sông Trường Giang, để xây dựng khoảng 10 nhà hàng và quán bar. Công trình xây dựng cao bằng 1/2 chiều cao của đập, do đó đã làm hỏng cấu trúc và có thể gây ra vỡ đê nếu đập bị vỡ.
Thành phố Nam Kinh ở hạ lưu sông Trường Giang, có khoảng 10,31 triệu dân. Kể từ đầu tháng Bảy, nhiều khu vực của thành phố ngập chìm trong nước lũ. Vào ngày 18/7, thành phố báo cáo rằng lũ lụt ở mức cao nhất kể từ năm 1954.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc:

Lũ chồng lũ, sông Dương Tử lại đón mưa lớn

Thu Hằng
Trung Quốc đón đợt lũ thứ ba trên sông Dương Tử trong năm 2020. Ngày 26/07/2020, bộ trưởng Thủy Lợi Trung Quốc kêu gọi tăng cường nỗ lực để kiểm soát tình hình lũ lụt, vì mưa lớn sẽ tiếp tục trong ba ngày tới ở phía tây bắc đất nước cũng như tại lưu vực sông Dương Tử và sông Hoài. Đập Tam Hiệp có thể sẽ phải đón lưu lượng 60.000 mét khối mỗi giây vào thứ Ba 28/07, theo Hoàn Cầu Thời Báo.
Thông tín viên RFI Simon Leplâtre tổng kết tình hình lũ lụt tại Trung Quốc:
« Nhiều tuần đã trôi qua nhưng mực nước vẫn chưa xuống ở Trung Quốc. Các trận lũ lụt bắt đầu từ tháng Sáu ở phía tây đất nước, sau đó lan sang phía đông, dọc lưu vực sông Dương Tử (Yangzi). Đây là mùa mưa dữ dội nhất kể từ năm 1961.
Chính quyền đã huy động hơn 100.000 quân nhân và người dân để gia cố đê điều với các bao cát, cũng như sơ tán dân cư, nhưng nhiều khi lại quá ít và quá trễ.
Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như khu vực xung quanh hồ Bà Dương (Poyang) ở tỉnh Giang Tây (Jiangxi), từ nhiều tuần nay, nước đã dâng lên đến tầng thứ hai của nhiều ngôi nhà.
Khoảng 40 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở 12 tỉnh và thiệt hại ước tính lên đến 10 tỉ euro. Khoảng 28.000 ngôi nhà đã bị nước cuốn và ít nhất 141 người thiệt mạng vì nước lũ.
Tuần trước, chính quyền đã thừa nhận là đập Tam Hiệp khổng lồ đã bị biến dạng một chút do sức nước, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường. Tuần này lại có những đợt lũ mới trước khi nước thoát dần khỏi những vùng bị ngập lụt. Tiến trình này có thể mất đến vài tháng ».

TT Philippines: Không thể đối đầu quân sự

 với Trung Quốc về Biển Đông

Hôm 27/7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc dùng các nỗ lực ngoại giao trong tranh chấp ở Biển Đông vì các giải pháp thay thế sẽ dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc, theo Reuters.
Ông Duterte lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ của ông về việc không thúc ép thực thi quyết định năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế trong vụ Philippines thắng kiện Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Trong bài phát biểu hàng năm trước quốc dân, ông Duterte nói rằng Trung Quốc đang chiếm lãnh hải mà đất nước ông không có khả năng thách thức về mặt quân sự, ông nói thêm “chúng ta không thể gây chiến.”

Biểu tình ở Manila phản đối tổng thống Duterte

Thụy My
Hàng trăm người hôm nay 07/07/2020 xuống đường tại Manila phản đối đạo luật mới về chống khủng bố  và nhiều vấn đề khác, bất chấp đe dọa của cảnh sát, trước khi tổng thống Rodrigo Duterte đọc bài diễn văn thường niên trước quốc dân.
Các cuộc tụ họp trên 10 người bị cấm vì dịch virus corona, nhưng người biểu tình tố cáo chính quyền dùng cớ này để dập tắt mọi phản đối. Người dân bất bình trước việc ông Duterte ký ban hành đạo luật mới về chống khủng bố vào đầu tháng, bị nghi ngờ nhằm đàn áp đối lập và các nhà đấu tranh nhân quyền. Hơn một chục kiến nghị đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao yêu cầu tuyên bố luật này là vi hiến.
Người biểu tình cũng lên án việc đóng cửa kênh truyền hình lớn nhất Philippines là ABS-CBN, sau khi một ủy ban Hạ Viện do các đồng minh của ông Duterte kiểm soát bỏ phiếu không tiếp tục cấp phép hoạt động. Ông Duterte đã nhiều lần đe dọa đài này vì cho rằng ABS-CBN ủng hộ ứng cử viên đối lập.
Người dân đặc biệt chỉ trích việc quản lý kém cỏi của chính quyền trước đại dịch virus corona, trong khi bài diễn văn thường niên của tổng thống hôm nay dự kiến tập trung vào vấn đề này. Tổng thống Duterte muốn kêu gọi Quốc Hội trao cho ông quyền hạn khẩn cấp và ngân sách khổng lồ để đối phó với đại dịch – vốn được chính quyền cho là xử lý tương đối thành công, nhưng các nhà quan sát đánh giá là hỗn loạn và đáng báo động.

Chiến lược hạt nhân của Ấn Độ

chuyển hướng sang ĐCSTQ,

Bắc Kinh nằm trong tầm bắn của tên lửa

Bình luậnĐông Phương
Tháng trước, sau cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc, Ấn Độ đã bắt đầu thực hiện các biện pháp dự phòng bổ sung. Báo cáo nghiên cứu mới nhất cho thấy, chiến lược hạt nhân của Ấn Độ đã chuyển trọng tâm từ Pakistan sang Trung Quốc, và Bắc Kinh hiện nằm trong phạm vi tên lửa của New Delhi.
Hôm 22/7, kênh truyền thông Ấn Độ WION đưa tin, một bài phân tích gần đây có tiêu đề “Bản tin của các nhà khoa học Nguyên tử” (Bulletin of the Atomic Scientists) chỉ ra rằng, Ấn Độ gần đây đã định vị lại chiến lược hạt nhân của mình và tập trung vào Trung Quốc, mục tiêu mới và cũng là mục tiêu chính của tên lửa dẫn đường là Trung Quốc.
Tác giả của bài báo nghiên cứu đã chỉ ra: “Chiến lược hạt nhân của Ấn Độ từ trước tới giờ luôn tập trung vào Pakistan, nhưng hiện giờ họ dường như chú trọng vào Trung Quốc hơn, và Bắc Kinh hiện nằm trong tầm bắn tên lửa của Ấn Độ. Bây giờ, mục tiêu chính của tên lửa Agni (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) là Trung Quốc”.
Theo phân tích, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ được xây dựng là để chống lại lực lượng phòng ngự phát triển “cấp tiến” của ĐCSTQ. Tháng trước, Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng nhất trong ít nhất 45 năm trở lại đây, dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ, còn Bắc Kinh từ chối xác nhận con số thương vong.
Sau cuộc xung đột biên giới, Ấn Độ bắt đầu thực hiện các biện pháp tăng cường kho vũ khí phòng thủ.
Trong một thời gian dài, Ấn Độ vẫn luôn ủng hộ chính sách “Không sử dụng đầu tiên” (No First Use: chính sách quy định các cường quốc hạt nhân không sử dụng vũ khí hạt nhân làm phương tiện chiến tranh trừ khi bị kẻ thù sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công trước), điều này có thể đã hạn chế quy mô và chiến lược của Ấn Độ trong 20 năm đầu của thời kỳ hạt nhân.
Tuy nhiên, khi Ấn Độ phát triển lực lượng hạt nhân với ‘chiến lược ba trong một’ tại các căn cứ trên biển, khả năng chiến đấu chiến tranh hạt nhân của nước này có thể được tăng cường đáng kể.
Bài viết cho biết: “Ấn Độ sẽ tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình và hiện đang phát triển ít nhất ba hệ thống vũ khí mới để bổ sung hoặc thay thế cho các máy bay có khả năng mang tên lửa hạt nhân hiện có, hệ thống phân phối trên mặt đất và hệ thống trên biển”. Một số hệ thống đã gần hoàn thành và sẽ sớm được đưa vào chiến đấu.
Ấn Độ và Trung Quốc đang trong tình trạng báo động cao độ do tranh chấp ở khu vực gần biên giới Bhutan. Việc này buộc Ấn Độ phải áp dụng chiến lược chủ động hơn.
Đông Phương
Theo NTDTV

Chuyện về khu rừng thiêng cô độc

của New Zealand

Jacqui Gibson
Một mảng sương mù trắng xóa lơ lửng trên bụi cây nằm dọc theo con đường duy nhất vào Te Urewera, một trong những khu rừng mưa nhiệt đới cô lập nhất ở New Zealand.
Đó là dấu hiệu cho thấy tôi đã ở vùng Tūhoe, khu vực sinh sống của bộ tộc mà sắc dân ở đây được nhà dân tộc học Elsdon Best hồi thập niên 1890 đặt tên là ‘Những đứa con của sương mù’, bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian truyền miệng, kê về mối liên hệ giữa Tūhoe với Hine-pūkohu-rangi, tức trinh nữ sương mù.
Rừng của người Tūhoe
Bên ngoài cửa sổ, khung cảnh đồng cỏ và những ngôi nhà trang trại tồi tàn nhường chỗ cho rừng rậm xanh mướt và những thác nước tuôn ra từ những vách đá bao phủ trong mây và bóng tối.
Quẹo qua một khúc quanh trên đường, hai con ngựa thuộc giống ngựa lùn chắc nịch với bờm trước bù xù hiện ra bên bờ vực bụi bặm trước mặt tôi.
Bước chậm lại, tôi nhìn lướt qua bụi cây để tìm kererū, loài bồ câu gỗ bản địa từ lâu đã gắn liền với vùng đất trù phú này, nhưng thay vào đó mắt chạm mắt một con ngựa palomino (giống ngựa màu hung nhạt với bộ bờm màu trắng) đơn độc đang nhai dương xỉ ở nơi đường nhựa trở thành đường đất.
Te Urewera, một trong những khu rừng nhiệt đới cô độc nhất ở New Zealand, hiện được công nhận là một pháp nhân, được pháp luật bảo hộ
Te Urewera là rừng nhiệt đới lớn nhất trên Đảo Bắc của New Zealand, trải rộng trên diện tích 2.127 km2 vùng đồi núi gồ ghề, với những hồ nước xanh biếc rộng lớn và những dòng sông xuôi hướng bắc chảy xiết.
Vào năm 2014, một đạo luật đầu tiên trên thế giới đã chấm dứt sở hữu của chính phủ đối với Rừng Quốc gia Te Urewera và công nhận khu rừng này là một thực thể riêng rẽ, và người Tūhoe là những người bảo vệ rừng hợp pháp.
Ngày nay, người Tūhoe – với số dân xấp xỉ 40.000 người, trong đó khoảng 7.000 người sống ở các thung lũng sông và các khu phát quang bụi rậm ở Te Urewera – chịu trách nhiệm chăm sóc khu rừng về mặt pháp lý.
Họ bảo vệ địa điểm quý giá này thông qua một phương cách Maori cổ xưa được gọi là kaitiakitanga, có thể dịch thoáng ra là ‘bảo hộ’ và là một cách quản lý môi trường dựa trên thế giới quan của người Maori.
Kaitiakitanga tức là hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, xem con người là một phần của thế giới tự nhiên và bảo vệ mauri, tức sức sống của các khu rừng, sông, hồ mà họ coi sóc.
Ở cấp độ hàng ngày, nó bao gồm theo dõi sức khỏe của rừng, hồ và sông thông qua quan sát và thu thập dữ liệu, trồng cây bản địa, kiểm soát các loài gây hại như thú có túi, hươu, và duy trì sức khỏe của các loài cá quan trọng như lươn.
Du khách làm hại rừng?
Thủ lĩnh bộ lạc Tamati Kruger nói với tôi rằng ngày càng có nhiều người đến Te Urewera để săn bắn, câu cá và đi bộ xung quanh hồ nước nổi tiếng nhất của nó, hồ Waikaremoana.
Mặc dù tộc Tūhoe chào đón du khách, nhưng theo ông thì họ phải đương đầu với thách thức trong việc quản lý lượng khách và tác động của du lịch đối với môi trường, trong khi đảm nhận việc coi sóc vườn quốc gia trước đây sau gần 70 năm nơi này đã chịu sự quản lý của chính phủ.
“Đối với nhiều du khách đến Te Urewera, tất cả những gì họ biết là hệ thống vườn quốc gia,” Kruger cho biết.
“Họ có ý nghĩ là tiết kiệm tiền bạc để đi chơi ở một nơi tuyệt đẹp của thế giới, đến đó, trả tiền mua dịch vụ như ở một đêm trong một túp lều khô ráo, sạch sẽ, và sau đó trở về nhà và lên kế hoạch cho chuyến đi đến địa điểm kế tiếp. Đối với nhiều người, đó là mức độ trải nghiệm của họ về du lịch thiên nhiên.”
“Chúng tôi đang yêu cầu mọi người thay đổi hoàn toàn cách làm đó. Thay vì xem tự nhiên là một tập hợp các tài nguyên riêng rẽ được quản lý và sử dụng, chúng tôi yêu cầu mọi người xem rừng Te Urewera như một hệ sinh thái mà người khác phụ thuộc vào để sống còn, xây dựng văn hóa, giải trí và truyền cảm hứng. Đó là cách tìm đến Te Urewera như bản sắc riêng của nó theo nghĩa vật chất, môi trường, văn hóa và tinh thần.”
Là những kaitiaki (tức người bảo hộ), đây là cách mà tộc người Tūhoe luôn trải nghiệm rừng Te Urewera, Kruger nói, và du khách cần chuẩn bị cho những điều rất khác biệt đây.
“Có lẽ đó không phải là chụp được bức ảnh đẹp nhất gần thác nước hay trả một mức phí để thực hiện chuyến đi săn. Có lẽ đó là để gặp người dân bản địa, ở lại với chúng tôi, tìm hiểu một chút về lịch sử của chúng tôi và nghe một số câu chuyện và các giá trị làm nên cách sống của chúng tôi.”
Rừng Te Urewera hiện đã mở cửa trở lại cho du khách trong nước sau đợt phong tỏa, vad các hướng dẫn viên du lịch trên khắp khu rừng đang đem đến cho du khách cơ hội để làm những điều được Kruger nhắc tới.
Ở Tāneatua, tại đầu não bộ lạc của tộc Tūhoe nằm ở lối vào phía bắc Te Urewera, du khách có thể làm một tour tự đi tham quan một vòng để biết tổng quan về lịch sử, văn hóa của bộ lạc và hiểu biết qua về cách tiếp cận môi trường của họ.
Vào thế giới tâm linh của rừng
Bên trong chính khu rừng, ở tại marae (nơi gặp gỡ truyền thống của người Maori) và trải nghiệm nghi lễ định cư truyền thống, hoặc đi dạo qua các bụi cây với hướng dẫn viên Tūhoe, những người am hiểu rằng tikanga (nghi thức) bản địa là những cách khác mà người ngoài có thể đắm mình vào văn hóa Tūhoe và học cách liên hệ đến Te Urewera theo một cách khác.
Các lựa chọn khác bao gồm nếm mật ong, trải nghiệm ẩm thực nấu tại nhà, phiêu lưu săn bắn và cưỡi ngựa.
Và trong khi New Zealand tuyên bố họ đã hết virus corona, các công ty du lịch đang hy vọng đất nước này sẽ mở cửa cho khách du lịch quốc tế từ các quốc gia thuộc ‘khu vực đi lại an toàn’ như Úc ngay trong tháng Chín.
Tôi đã có trải nghiệm một chút về Tūhoetanga (văn hóa) trước khi phong tỏa. Ở Ngāputahi, một ngôi làng nhỏ cách Tāneatua khoảng một giờ lái xe, tôi được giới thiệu một nghi thức chào đón truyền thống với hướng dẫn viên người Tūhoe có tên là Hinewai McManus, vốn thực hiện mihi whakatau, một nghi thức được định ra để chuyển tiếp những người mới từ thế giới hàng ngày vào thế giới tâm linh của khu rừng.
Kia ora (Xin chào) và chào mừng đến Te Urewera,” cô nói khi tôi đánh xe vào bãi đỗ. Hôm nay, McManus giải thích, hai cái cây sẽ có vai trò trong buổi lễ: một cây thông California do bà của cô trồng sẽ đại diện cho tôi là manuhiri (khách), trong khi một cây kanuka bản địa (có trên khắp rừng Te Urewera) sẽ là hiện thân cho tổ tiên của Hinewai, tức là tangata whenua (người dân trên mảnh đất).
Khi nghi thức diễn ra, tôi bước chậm rãi đi từ cây này sang cây khác và được McManus hướng dẫn khi cô nói và hát thầm bằng ngôn ngữ te reo Māori, tiếng mẹ đẻ của cô (và là một trong ba ngôn ngữ chính thức của New Zealand, những ngôn ngữ khác là tiếng Anh và ngôn ngữ kí hiệu New Zealand).
[Mihi] whakatau là nghi thức chào đón ít trang trọng hơn của người Māori,” cô nói với tôi. “Đó là cách giới thiệu bạn với mảnh đất này – tất cả con người bạn, thể xác, tâm linh và tinh thần của bạn.”
Trải nghiệm trồng cây
McManus nói với tôi rằng tôi là một trong số ít người New Zealand đến Te Urewera để hiểu văn hóa của bộ tộc và mối quan hệ của họ với thiên nhiên.
Phổ biến hơn là du khách đến từ Châu Âu (đặc biệt là Đức và Hà Lan), Trung Quốc và Hoa Kỳ – những du khách háo hức muốn khai thác kiến thức bản địa để truyền cảm hứng về cách sống trong một thế giới kéo căng dưới áp lực môi trường ngày càng dâng cao.
Để dạy cho tôi biết thêm về vai trò của những người bảo hộ này, McManus đã dẫn dắt trải nghiệm trồng cây theo hướng dẫn và kaitiakitanga gọi là Tāne Mahuta – Thần Rừng, trong đó cô kể lại câu chuyện sáng thế của người Maori vốn làm nền cho trải nghiệm này. Cô giải thích rằng Tāne Mahuta, con trai của Ranginui (Thiên phụ) và Papatūanuku (Địa mẫu), là cha của tất cả các loài chim và loài cây trong rừng.
Trong lời cầu nguyện trồng cây, chúng tôi đã cầu xin Tāne Mahuta chỉ dẫn trồng cây nào ở đâu. Cuối cùng, chúng tôi chuyển hai cây non hohoeka từ một lùm bụi ken đặc, rối rắm sang một khu vực mở đầy nắng bên bờ sông.
McManus nói rằng hai cây con của chúng tôi đã bổ sung vào tổng số hơn 12.000 cây được trồng hoặc cấy kể từ khi Dự án phục hồi rừng nhiệt đới Te Urewera bắt đầu vào năm 2008.
“Đó là việc tăng nguồn cung cấp oxy toàn cầu, cân bằng lượng carbon, củng cố môi trường sống và thức ăn có sẵn cho các loài chim bản địa. Nhưng mọi người cũng bị cuốn hút vào khía cạnh tinh thần. Họ muốn biết tại sao bộ lạc chúng tôi tôn trọng môi trường đến vậy. Có phải chỉ vì chúng tôi sống ở đây hay còn gì nữa không?”
Brenda Tahi, hướng dẫn viên Tūhoe và chủ công ty du lịch Manawa Honey Tours, biết chắc rằng còn lý do khác nữa.
“Chúng tôi tôn trọng môi trường vì tīpuna (tổ tiên) của chúng tôi và kiến thức về sự bền vững, biết sống cùng với thiên nhiên được truyền lại cho chúng tôi,” cô nói với tôi tại tư gia của cô ở Ruātahuna nằm ở rìa phía tây rừng Te Urewera.
“Nhưng chúng tôi cũng tôn trọng thiên nhiên vì chúng tôi muốn sống giữa thiên nhiên và thiên nhiên cần sự giúp đỡ của chúng ta ngay bây giờ.”
Xem rừng như bạn
Cô giải thích việc kinh doanh của gia đình là một trường hợp ví dụ. Công ty này sản xuất mật ong cây bản địa từ 1.000 tổ ong trên khắp Te Urewera, vận dụng truyền thống lấy mật ong hoang dã có gần 200 năm của bộ lạc, gọi là te nanao miere.
“Mật ong trở thành thực phẩm được tôn sùng đối với người dân chúng tôi khi ong mật được đưa đến New Zealand vào những năm 1830. Tuy nhiên ông cha chúng tôi đã lấy mật theo cách hoàn toàn khác, trèo cao lên cây, dùng xô. Duy trì đàn ong là một phần không thể thiếu trong cam kết duy trì hệ sinh thái bản địa của chúng tôi ở Te Urewera,” cô nói.
“Chúng giúp thụ phấn cho rất nhiều loài cỏ cây của chúng tôi ở đây. Nhưng nghề nuôi ong lấy mật cũng là để tự chủ về kinh tế và tạo cho người dân chúng tôi một lý do để ở lại hoặc quay trở về Te Urewera.”
Cưỡi ngựa men theo những khe núi dốc của Te Urewera với con trai của Tahi, hướng dẫn viên Maaka Tamaki và người nuôi ong Nick Mitai, tôi được mời mặc vào bộ đồ bảo vệ và đi xem tận mắt tổ ong Manawa. Sau đó, chúng tôi dã ngoại bên bờ sông, thăm một marae lịch sử và đêm đó dựng trại bên bờ sông dưới những vì sao.
Đưa cho tôi một ly trà chanh mật ong nóng sau bữa tối, Tahi giải thích rằng cô tạo dựng Manawa Honey Tours để giúp du khách gắn kết với nơi này giống như cách họ gắn kết với một người bạn mới.
Cô muốn làm cho du khách phải sửng sốt trước vẻ đẹp của rừng nhiệt đới. Cô muốn họ thích thú khi nghe tiếng nước trên dòng sông chảy mạnh và hít thở không khí trong lành, tinh khiết của rừng nhiệt đới.
“Không có gì như cảm giác nước sông mướt rượt trên da thịt sau một ngày dài đi bộ hay hương vị thức ăn rừng rậm của chúng tôi – cho dù là thịt lợn chỉ đơn giản luộc lên hoặc một cốc mận vườn với mật ong rừng,” cô nói với tôi. “Đối với tôi, những điều này đều là lý do để yêu nơi này. Đó là những điều khiến tôi quay trở lại nhiều hơn nữa.”
Kruger đồng ý, tin rằng cách làm này đem đến thêm lợi ích là tăng cường trải nghiệm của mọi người ở rừng Te Urewera: “Nó sẽ đưa bạn vượt ra khỏi lối suy nghĩ rằng, ‘Tôi đã trả tiền, tôi muốn được phục vụ’ thành tâm lý: ‘Tôi yêu nơi này, tôi cảm thấy có mối liên hệ với nó. Bây giờ, tôi có thể làm gì để chăm sóc cho nó?’.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Báo Úc: Các nền dân chủ toàn cầu

phải đoàn kết chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc

Quý Khải
Tờ The Australian của Úc hôm thứ Hai (27/7) đã đăng một bài xã luận có tựa đề “Các nền dân chủ [toàn cầu] phải đoàn kết chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc”. Dưới đây là toàn văn bài xã luận:
Lời cảnh báo của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, rằng “nếu thế giới tự do không thay đổi, không chịu thay đổi, Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta”, đã cung cấp một bối cảnh sắc nét cho cuộc tham vấn ngoại giao-quốc phòng giữa Mỹ và Australia (AUSMIN) 2020 trong tuần này tại Washington.
Đây sẽ là cuộc họp thứ 30 liên tiếp kể từ khi AUSMIN được thành lập vào năm 1985. Sức mạnh của liên minh Mỹ-Úc đã trở nên minh bạch hơn vào thứ Bảy (25/7) khi Úc ủng hộ Washington chính thức bác bỏ yêu sách trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không tương thích với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1984.
Động thái này đã gây ra một phản ứng kích động có thể lường trước được từ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tờ báo này đã cảnh báo “những hành động khiêu khích liều lĩnh” của Úc và hăm dọa áp lệnh trừng phạt đối với thịt bò và rượu vang Úc xuất khẩu đến Trung Quốc.
Khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sắp tới có buổi gặp gỡ với Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynold, sẽ không có gì có thể che
giấu những thách thức đang đè nặng lên hai quốc gia và các nền dân chủ khác, đặc biệt là trong khu vực của chúng ta.
Phát biểu tại Thư viện Richard Nixon ở California hồi tuần trước, ông Pompeo tuyên bố “Nếu chịu khuất phục, con cháu chúng ta có thể phải hứng chịu những hậu quả từ Trung Quốc”.Hồi tưởng lại chuyến thăm Bắc Kinh lịch sử hồi năm 1972 của cựu tổng thống Nixon, vốn đã mở cửa Trung Quốc ra thế giới và cho phép Bắc Kinh trở thành một lực lượng kinh tế lớn mạnh trên toàn cầu, ông Pompeo than thở:
“Hình thức hợp tác mà chúng ta theo đuổi đã không mang tới những thay đổi trong nội bộ Trung Quốc mà Tổng thống Nixon hy vọng sẽ tạo ra. Sự thật là những chính sách của chúng ta và những quốc gia tự do đã hồi sinh nền kinh tế kiệt quệ của Trung Quốc, để rồi Bắc Kinh quay lại lấy oán trả ân”.
Trung Quốc, theo ông Pompeo, đã lợi dụng sự mở cửa “để nói dối, lừa đảo và đi tắt đón đầu đến đỉnh cao quyền lực và thịnh vượng”. Ông đã kêu gọi các quốc gia tự do liên hợp lại để buộc Bắc Kinh thay đổi đường hướng của nó hoặc đối mặt với sự cô lập. Ông nói: “Chính sách hợp tác giữa phương Tây với Trung Quốc không thể tiếp tục như hiện tại”.
Với việc tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang sụt giảm trong các cuộc thăm dò dư luận, các nhà phê bình coi những ngôn luận thẳng thắn của ông Pompeo như một nỗ lực nhằm vực dậy khối cử tri dân túy của vị Tổng thống Mỹ. Bất kể đó có phải là ý định của Tổng thống Trump hay không, ông Pompeo đã đi đúng hướng khi đối diện với sự hiếu chiến của giới cầm quyền Bắc Kinh.
Kể từ khi công nhận Trung Quốc [trên trường quốc tế], chưa từng có tiền lệ một vị tổng thống Mỹ ra quyết định đóng cửa một cơ sở ngoại giao của Bắc Kinh. Nhưng ông Trump đã làm chính điều đó vào tuần trước khi ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, trong bối cảnh xuất hiện các cáo buộc quan chức Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu y tế và gián điệp công nghệ cùng bí mật thương mại của Hoa Kỳ. Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ tiết lộ rằng FBI đang điều tra 2000 vụ phản gián mở có liên quan đến gián điệp Trung Quốc.
Có rất nhiều bằng chứng về các hành vi gây hấn của Trung Quốc: các mối đe dọa trả đũa đối với quyết định của Anh trong việc đưa Huawei ra khỏi mạng lưới 5G của nước này và cung cấp chỗ trú ẩn cho công dân Hồng Kông chạy trốn khỏi sự áp bức của Trung Quốc; ở dãy Himalaya, quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội Ấn Độ; và khi 5 tàu ​​chiến của Úc do tàu đổ bộ HMAS Canberra dẫn đầu đến Biển Đông vào tuần trước để tham gia tập trận chung với Mỹ và Nhật, hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã triển khai chiến đấu cơ đến các đảo tranh chấp ở Biển Đông mà nó có tuyên bố chủ quyền.
Một vấn đề then chốt đối với Úc, như giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc Peter Jennings cho biết vào hôm 20/7, là liệu các tàu chiến của Úc có nên tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải trong bán kính 20km từ khu vực đất liền tranh chấp mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền hay không.
Tuần trước, ông Pompeo quy hiện trạng toàn cầu do đại dịch COVID-19 cho người đứng đầu WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, khi nói rằng ông này đã bị “Bắc Kinh mua chuộc”. Tuy nhiên, mối bận tâm nhất của ĐCSTQ lại không phải là với tai họa toàn cầu do con vi-rút gây ra, mà là với lời kêu gọi thấu tình đạt lý và đã nhận được sự ủng hộ toàn cầu của Úc cho một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19.
Trên tờ The Weekend Australian, nhà phân tích chính sách, chiến lược gia Alan Dupont đã chỉ ra rằng các nền dân chủ không phải là đối tượng duy nhất phải đối diện với sự hiếu chiến của Trung Quốc. Ngay cả “Việt Nam anh em và Philippines chư hầu” cũng không thoát khỏi tình trạng bị Bắc Kinh bắt nạt và đe dọa.
Những rủi ro trong việc đối đầu với sự xâm lược của Bắc Kinh là rất lớn. Các nỗ lực cần phải được đẩy mạnh để thuyết phục Bắc Kinh rằng các chính sách đang được Tập Cận Bình theo đuổi cuối cùng sẽ gây thiệt hại to lớn cho chính nó. Không ai muốn một màn leo thang quân sự. Nhưng Bắc Kinh không thể được cho phép tiếp tục lũng đoạn những quy tắc hội nhập với một hệ thống toàn cầu mà nó đang tìm cách phá hủy.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.