Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 03/07/2020

Friday, July 3, 2020 6:37:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 03/07/2020

Ai ngồi ở Nhà Trắng đều sẽ ‘rắn tay’ với TQ

Giới quan sát cho rằng dù ông Donald Trump của đảng Cộng hòa hay ông Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ thắng cử vào tháng 11 tới, Trung Quốc đều sẽ “mệt mỏi” hơn với Mỹ.
Tờ Hindustan Times đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phát biểu được đánh giá là sắc bén nhất cho đến nay về cuộc đối đầu tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, ông Joe Biden đưa ra tuyên bố mạnh mẽ nhằm vào Bắc Kinh liên quan đến luật an ninh quốc gia dành cho Hong Kong.
Từ phát biểu “tăng đô” của ông Trump về đụng độ Trung-Ấn
Theo ghi chép của Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany, Tổng thống Trump đã sử dụng từ “gây hấn” trong phát biểu lên án động thái của Trung Quốc tại khu vực Ladakh của Ấn Độ mà ông đưa ra vào ngày 1-7.
Chủ nhân Nhà Trắng nói rằng lập trường hung hăng của Trung Quốc, dọc theo biên giới Ấn Độ – Trung Quốc “phù hợp với mô hình gây hấn lớn hơn của Trung Quốc ở các nơi khác trên thế giới”, và rằng những hành động này “chỉ khẳng định bản chất thực sự” của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Phát biểu này sắc bén hơn nhiều so với giọng điệu trung lập “có nghiên cứu” mà Nhà Trắng đã duy trì cho đến nay về cuộc tranh chấp Trung Quốc-Ấn Độ, theo các nhà quan sát chặt chẽ về quan hệ Ấn Độ – Mỹ tại Washington.
Trước đó, trong phản ứng đưa ra hôm 15-6, Nhà Trắng của ông Trump cho biết Mỹ đang “giám sát chặt chẽ” tình hình tại khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Và Thư ký báo chí Nhà Trắng khi đó đã “ghi nhận” và “chia buồn” với cái chết của 20 binh lính Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng về một “giải pháp hòa bình” cho tình hình.
Phát biểu ngày 1-7 của Nhà Trắng phản ánh một quan điểm sắc bén hơn đang phát triển trong Nhà Trăng và cả bên ngoài, như đã được làm rõ bằng phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Chính phủ Mỹ đặt vấn đề biên giới Trung Quốc – Ấn Độ trong bối cảnh lớn hơn về hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và các nơi khác trên thế giới, việc đối xử người Duy Ngô Nhĩ và thay đổi quan hệ với Hong Kong theo cách vi phạm các cam kết quốc tế.
Ngày 29-6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố chấm dứt thỏa thuận cho phép xuất khẩu thiết bị quốc phòng “nhạy cảm” sang Hong Kong và bỏ quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho đặc khu này theo chỉ thị của Tổng thống Trump.
Hôm 30-6, Tổng thống Trump cho hay ông ngày càng tức giận với Trung Quốc vì đại dịch COVID-19, theo báo The Hill. Chủ nhân Nhà Trắng nhiều lần cho hay ông tin rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc bùng phát COVID-19. Washington cáo buộc Bắc Kinh che giấu thông tin về nguồn gốc COVID-19 và mức độ lây nhiễm.
Đến lời đe dọa trừng phạt kinh tế Trung Quốc của ông Biden
Trong khi đó, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Joe Biden hôm 1-7 đã đưa ra những chỉ trích chưa từng có nhằm vào Trung Quốc. Ông đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế chống Bắc Kinh nếu được bầu làm tổng thống Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, ông Biden – cựu phó tổng thống dưới thời ông Barack Obama – gọi luật an ninh mới mà Trung Quốc vừa áp đặt lên Hong Kong là một “đòn trí mạng” cho sự tự do và quyền tự trị của đặc khu hành chính này.
“Luật quốc gia mới (cho Hong Kong) của Bắc Kinh – thứ được ban hành trong bí mật và có phạm vi áp dụng bao trùm – đã giáng một đòn trí mạng vào các quyền tự do, tự trị của Hong Kong – vốn là những điều đã khiến thành phố này khác biệt với phần còn lại của Trung Quốc” – ông Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố gởi cho Reuters.
Ứng viên Biden cho biết ông “ngăn các công ty Mỹ dính vào các hoạt động giám sát và đàn áp của Trung Quốc”. Ông khẳng định sẽ “áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhanh chóng” nếu Bắc Kinh “cố gắng bịt miệng công dân, các công ty và các tổ chức Mỹ làm những gì được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Mỹ”.
Chỉ trích Tổng thống Trump “yếu ớt” khi hành xử với Trung Quốc, ứng viên Biden cho biết ông sẽ “mạnh mẽ, rõ ràng và nhất quán” khi “đứng lên bảo vệ cho những giá trị của  chúng ta (Mỹ)”, theo tờ The Hindu.
Ông Biden đang là ứng viên tổng thống duy nhất của Đảng Dân chủ Mỹ với tỉ lệ ủng hộ hiện tạm thời cao hơn đối thủ chính – đương kim Tổng thống Trump – trong các cuộc thăm dò gần đây.
Tháng trước, một cuộc thăm dò của Reuters với chín quan chức đương nhiệm và về hưu của Trung Quốc cho thấy tất cả những người được hỏi đều cho rằng quan hệ giữa Bắc Kinh Washington sẽ tiếp tục căng thẳng bất chấp ai là người cai quản Nhà Trắng vào năm tới.
“Nếu ông Joe Biden được bầu, tôi nghĩ điều này có thể nguy hiểm hơn đối với Trung Quốc, bởi ông ấy sẽ bắt tay với các đồng minh để nhắm vào Trung Quốc, trong khi ông Donald Trump đang phá hủy các liên minh của người Mỹ” – nhà đàm phán kỳ cựu Zhou Xiaoming của Trung Quốc khi đó lập luận, với sự đồng tình của bốn quan chức đương nhiệm.
http://biendong.net/bi-n-nong/35596-ai-ngoi-o-nha-trang-deu-se-ran-tay-voi-tq.html

Nhà Trắng trích lời ông Trump nói: Hung hăng là bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Minh Hòa
Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng ông “ngày càng tức giận” Trung Quốc, một phóng viên đã đề cập đến bình luận của ông chủ Nhà Trắng, đồng thời hỏi quan điểm của ông về cuộc xung đột gần đây tại khu vực biên giới Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hôm 2/7 với thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany, một phóng viên nói: “Tổng thống hôm qua đã viết trên Twitter rằng ông ấy tức giận Trung Quốc. Ở Ấn Độ cũng có nỗi thống hận Trung Quốc. Vì vậy, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng từ Trung Quốc, trong đó có TikTok. Tổng thống có biết việc này không? Và quan điểm của ông ấy về việc này là gì?”
Trả lời câu hỏi của phóng viên, bà McEnany cho biết Tổng thống Trump đang theo dõi sát sao tình hình biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Bà đề cập đến quan điểm của Tổng thống Trump: “Ông ấy nói rằng lập trường hung hăng của Trung Quốc dọc theo biên giới Ấn – Trung là tương đồng với thái độ gây hấn của Trung Quốc ở các khu vực khác trên thế giới. Và những hành động này chỉ có tác dụng xác nhận bản chất thật sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tối hôm 15/6, một cuộc đụng độ đã xảy ra tại biên giới Ấn – Trung, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, trong khi Bắc Kinh không tiết lộ con số thương của Trung Quốc. Quân đội Ấn Độ nói rằng lính Trung Quốc đã dùng những cây gậy gắn đinh để tấn công các binh sỹ đối phương. Vụ việc đã khiến công chúng Ấn Độ phẫn nộ và dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.
Cũng hôm 2/7, Tổng thống Trump một lần nữa thể hiện sự bất bình của ông về việc chính quyền Trung Quốc đã mặc virus corona lây lan khắp thế giới.
“Sự xuất hiện của dịch bệnh từ Trung Quốc, chính xác là như vậy, đó là một loại dịch bệnh và lẽ ra không nên xảy ra”, ông Trump phát biểu tại sự kiện “Spirit of America Showcase” hôm 2/7. “Trung
Quốc lẽ ra không bao giờ được để điều đó xảy ra, nhưng Trung Quốc đã cho phép nó xảy ra. Chúng tôi vừa ký một thỏa thuận thương mại hoàn toàn mới, mực còn chưa ráo thì dịch bệnh đã tới.”
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng thuộc chính quyền Trump đưa ra một bản tuyên bố lên án cuộc tập trận 5 ngày của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bắt đầu từ hôm 1/7. “Các hành động của Trung Quốc sẽ làm mất ổn định hơn nữa tình hình ở Biển Đông”, tuyên bố nhấn mạnh.
Chính quyền Tổng thống Trump thể hiện rõ quyết tâm đảo ngược chính sách mềm mỏng của người tiền nhiệm Barrack Obama trong nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng chính sách của Tổng thống Obama và cấp phó Joe Biden đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh thâu tóm Biển Đông, thiết lập tiền đồn và trang bị vũ khí, nhằm biến vùng biển chiến lược này thành “ao nhà” của Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-trang-trich-loi-ong-trump-noi-hung-hang-la-ban-chat-cua-dang-cong-san-trung-quoc.html

Hạ viện Mỹ thông qua luật trừng phạt các ngân hàng TQ

Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép trừng phạt các ngân hàng hợp tác với các quan chức Trung Quốc liên quan tới đạo luật an ninh Hong Kong.
Reuters đưa tin, Hạ viện Mỹ ngày 1/7 đã đồng thuận với một dự luật trừng phạt các ngân hàng làm ăn với các quan chức Trung Quốc, những người đã ban hành luật an ninh quốc gia với Hong Kong.
Dự luật được thông qua với số phiếu thuận lớn tại Hạ viện dường như phản ánh mối quan ngại tại chính trường Mỹ liên quan tới việc Trung Quốc bắt đầu áp dụng luật an ninh quốc gia với Hong Kong. Nhiều chính trị gia Mỹ quan ngại rằng động thái của Bắc Kinh có thể làm xói mòn đi cơ chế tự trị đã giúp cho Hong Kong trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật có nội dung tương tự. Tuy nhiên, theo quy tắc của cơ quan lập pháp, dự luật Hạ viện mới thông qua sẽ cần phải trình lên Thượng viện. Nếu Thượng viện thông qua, văn bản này sẽ được trình lên Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump sẽ ký thành luật hoặc phủ quyết.
Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã xuất hiện ở một phiên điều trần về tình hình Hong Kong tại một ủy ban của Hạ viện. Bà bày tỏ quan ngại rằng luật mới có thể sẽ đánh dấu cho sự chấm hết của nguyên tắc: “Một quốc gia, hai chế độ” của đặc khu.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng Washington sẽ tiếp tục quá trình hủy trạng thái đặc biệt của Hong Kong.
Luật an ninh Hong Kong được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 30/6. Bắc Kinh nói rằng, luật này nhằm đối phó với các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Những người vi phạm có thể bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục để xét xử và mức án cao nhất là tù chung thân.
Hong Kong bắt giữ hơn 370 người
Ngày 1/7, cảnh sát Hong Kong đã bắt ít nhất 10 người bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia mới, trong bối cảnh, hàng nghìn người xuống đường biểu tình.
Theo Straits Times, cảnh sát Hong Kong đã dùng các biện pháp để giải tán đám đông ở khu vịnh Causeway và Wanchai. Chính quyền đã phong tỏa khu vực, chặn các tuyến đường chính để điều khiển giao thông.
Tổng cộng, cảnh sát Hong Kong đã bắt 370 người với các cáo buộc như tụ tập bất hợp pháp, gây rối trật tự nơi công cộng, cản trở cảnh sát và sở hữu vũ khí.
Ít nhất 10 người gồm 6 nam giới và 4 phụ nữ – bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia mới.
Có 7 cảnh sát đã bị thương trong ngày hôm qua, trong đó có người bị đâm, gẫy ngón tay và chấn thương đầu.
Vài giờ trước khi cuộc biểu tình bắt đầu, lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố luật an ninh quốc gia mới sẽ là một bước đi lịch sử trong quan hệ giữa đặc khu và Trung Quốc.
Bà Lâm cho biết luật mới chỉ nhằm vào một số lượng người rất nhỏ gây đe dọa tới an ninh quốc gia và sự tự do, quyền cơ bản của hầu hết người dân sẽ được đảm bảo.
http://biendong.net/bi-n-nong/35589-ha-vien-my-thong-qua-luat-trung-phat-cac-ngan-hang-tq.html

Ủy ban Hạ viện Mỹ thông qua dự luật quốc phòng với nhiều khoản nhắm vào Trung Quốc

Minh Hòa
Tàu sân bay USS Nimitz của Hải quân Hoa Kỳ diễn tập cùng tàu khu trục HMNZS Te Kaha của Hải quân Hoàng gia New Zealand trên Biển Philippines vào ngày 2/7/2017 (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ).
Một ủy ban quyền lực của Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 741 tỷ USD vào cuối ngày thứ Tư (1/7), trong đó có nhiều điều khoản nhắm vào Trung Quốc.
Reuters đưa tin, Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện đã phê chuẩn dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm (NDAA) vào trước nửa đêm thứ Tư, với toàn bộ 56 phiếu ủng hộ và không có phiếu phản đối.
Reuters cho biết, dự luật đặt ra chính sách cho Bộ Quốc phòng Mỹ về mọi thứ, từ việc đóng bao nhiêu con tàu để mang lại lợi ích cho quân đội, cho đến cách thức Hoa Kỳ chống lại các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.
Theo SCMP, dự luật này vẫn còn những điều cần làm rõ trước khi trở thành luật, nhưng nó cho thấy sự đồng thuận của hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ về Trung Quốc.
SCMP trích lời ông Paul Mitchell, một nghị sỹ Cộng hòa từ Michigan, phát biểu trong cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện: “Có ai trong căn phòng này không tin rằng Trung Quốc là một kẻ thù của Hoa Kỳ và họ đưa ra mọi kế hoạch có thể để trở thành một cường quốc thế giới dựa trên sự bất lợi của chúng ta?”
SCMP cho biết, dự luật bao gồm một loạt các đề xuất lập pháp nhằm thách thức Bắc Kinh về công nghệ, nghiên cứu khoa học và quốc phòng.
Trong số hàng trăm trang của dự luật, có một chương trình tìm cách bảo vệ chuỗi cung ứng kim loại đất hiếm của Hoa Kỳ mà hiện Trung Quốc là nước xuất khẩu chủ yếu. Theo BBC, đất hiếm được coi là “con bài chủ” của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại với Washington.
Theo SCMP, một đề xuất khác yêu cầu phải có báo cáo tình báo về việc hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh. Ngoài ra còn có một chương trình dự kiến sẽ dùng đến hàng tỷ USD, đó là Sáng kiến ​​Tái bảo đảm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm củng cố các liên minh quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.
Dự luật dự kiến sẽ được toàn Hạ viện tranh luận trong tháng này. Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện cũng đã thông qua một dự thảo tương tự vào ngày 11/6 và đang được toàn Thượng viện xem xét. Hạ viện và Thượng viện sẽ kết hợp hai bản dự thảo để đưa ra một dự luật thống nhất về ngân sách quốc phòng, sau đó chuyển tới Tổng thống Donald Trump để ông ký ban hành hoặc phủ quyết.
Vào tối thứ Ba (30/6) giờ địa phương, Tổng thống Trump cảnh báo ông có thể sẽ phủ quyết dự luật quốc phòng năm nay, nếu nó yêu cầu đổi tên các căn cứ quân sự được đặt tên theo các sỹ quan thuộc khối Liên minh trong cuộc Nội chiến tại Mỹ vào thế kỷ 19.
Hàng loạt công trình và đường phố của Mỹ đã được đổi tên do ảnh hưởng của phong trào biểu tình Black Lives Matter (Tạm dịch: Tính mạng người da đen quan trọng). Phong trào này nổi lên sau cái chết của ông George Floyd, một nghi phạm da đen ngạt thở khi bị cảnh sát ghì cổ xuống đường. Một số cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, trong khi một số khác ngày càng xuất hiện các tình huống cực đoan như phá phách, hôi của, bạo lực.
Những người biểu tình yêu cầu đổi tên hàng loạt công trình mang tên những người mà họ coi là biểu tượng của việc phân biệt chủng tộc. Những người cực đoan thậm chí còn kêu gọi tấn công các bức tượng của Chúa Jesus và cố Tổng thống Abraham Lincoln, người có công chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/uy-ban-ha-vien-my-thong-qua-du-luat-quoc-phong-voi-nhieu-khoan-nham-vao-trung-quoc.html

Ông Biden sẽ trừng phạt TQ

Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cảnh báo có thể sẽ áp các lệnh trừng phạt kinh tế lên Trung Quốc nếu ông trở thành “ông chủ” Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Trong một thông báo gửi tới Reuters ngày 1/7, ông Biden đã chỉ trích Trung Quốc khi thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong.
Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh Hong Kong hôm 30/6 nhằm đối phó với hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài.
Ông Biden cho rằng động thái mới nhất của Trung Quốc làm ảnh hưởng tới sự tự do và cơ chế tự trị của đặc khu. Ông cam kết sẽ “ban hành lệnh trừng phạt kinh tế” nếu Bắc Kinh ngăn cản “các công dân, công ty và tổ chức Mỹ thực thi quyền lợi quy định trong Tu chính án số 1 của Hiến pháp Mỹ”.
Trước đó, chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong nhiều lần tuyên bố rằng luật an ninh quốc gia mới nhằm vào một nhóm người “gây rối” và không ảnh hưởng tới quyền lợi, sự tự do và lợi ích của các nhà đầu tư ở Hong Kong.
Tuyên bố cảnh báo của ông Biden được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Mỹ quan ngại luật an ninh quốc gia có thể bị áp dụng để chống lại người Mỹ. Đạo luật này có điều khoản có thể cho phép việc khởi tố công dân nước ngoài bị cáo buộc chống đối lại chính sách của Trung Quốc.
Ông Biden cũng chỉ trích đối thủ, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì đã để sự việc này xảy ra trong nhiệm kỳ lãnh đạo nước Mỹ.
Cuộc đua tới ghế tổng thống Mỹ đang nóng dần lên trong bối cảnh cuộc bầu cử chỉ còn khoảng 4 tháng nữa sẽ diễn ra. Trong các khảo sát gần đây, ông Biden nhìn chung đang nhận được nhiều sự ủng hộ hơn ông Trump ở một số mảng. Tuy nhiên, xét về việc điều hành kinh tế – một lĩnh vực quan trọng, một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Mỹ dường như có xu hướng tín nhiệm ông Trump hơn ông Biden.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35594-ong-biden-se-trung-phat-tq.html

Hoa Kỳ trì hoãn chuyến bay đến Trung Cộng của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ do lo sợ về việc kiểm tra và cách ly coronavirus

Tin từ WASHINGTON, Hoa Kỳ – Hoa Kỳ hoãn các chuyến bay cho hàng chục nhà ngoại giao Mỹ có kế hoạch trở lại Trung Cộng vào cuối tháng này, sau khi không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về các vấn đề bao gồm xét nghiệm và cách ly COVID-19.
Theo hơn 10 email nội bộ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được hãng tin Reuters xem qua, năm tháng sau khi đại dịch coronavirus buộc khoảng 1,300 nhà ngoại giao của Hoa Kỳ và các thành viên gia đình phải di tản khỏi Trung Cộng, Washington và Bắc Kinh vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán về các điều kiện cho sự trở lại của họ.
Tình trạng bế tắc này xảy ra khi đại dịch gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, với tổng số toàn cầu trong tuần này vượt mức 10 triệu ca bệnh và nửa triệu người tử vong. Sự việc này cũng diễn ra khi mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái đến mức thấp nhất trong nhiều thập niên vì các vấn đề bao gồm cách Trung Cộng giải cách đại dịch, thương mại song phương và luật an ninh mới đối với Hồng Kông.
Trong một email không được đưa tin trước đó vào ngày 30 tháng 6, ông Terry Branstad, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng, thông báo với nhân viên trong phái đoàn rằng hai chuyến bay thuê bao cho các nhà ngoại giao trở về Thượng Hải và Thiên Tân vào ngày 8 tháng 7 và 10 tháng 7 bị hủy bỏ và sẽ được dời lại. Bộ Ngoại giao không trả lời các câu hỏi tức thời về việc hủy chuyến bay. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tri-hoan-chuyen-bay-den-trung-cong/

Tổng Thống Trump dự kiến tung ra gói cứu trợ coronavirus “lớn hơn đảng Dân Chủ”

Vào thứ tư (ngày 1 tháng 7), Tổng thống Trump cho biết ông sẽ ủng hộ một gói cứu trợ trực tiếp khác cho người dân Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố rằng gói cứu trợ này sẽ “lớn hơn những gì Đảng Dân chủ” đưa ra.
Trong một buổi phỏng vấn với Fox Business Network tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump khẳng định sẽ ủng hộ một đợt ngân phiếu khác cho người dân để giảm bớt tác động của đại dịch coronavirus, nhưng tỏ vẻ không thích ý tưởng tiếp tục tăng cường trợ cấp thất nghiệp.
Vào tháng trước, Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ tung ra một gói cứu trợ “rất hào phóng,” nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc này. Vào tháng 5, Đảng Dân chủ đã tung ra một dự thảo về
Đạo Luật HEROES Act, gồm một đợt thanh toán trực tiếp trị giá 1,200 mỹ kim cho các cá nhân, lên đến 6,000 mỹ kim cho mỗi gia đình. Bên cạnh đó, đạo luật này sẽ gia hạn khoản tiền 600 mỹ kim mỗi tuần mà những người có bảo hiểm thất nghiệp liên bang được hưởng cho đến tháng 1.
Cũng trong thứ tư, các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng Viện, đứng đầu là Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer và thành viên của Ủy ban Tài chính Ron Wyden, đã vạch ra một kế hoạch để duy trì các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng cường cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp của các tiểu bang giảm. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đã phản đối quyết định này, cho rằng nó sẽ ngăn cản nhân viên trở lại làm việc.
Tổng thống Trump nhận định rằng kế hoạch của Đảng Dân chủ sẽ khuyến khích mọi người không đi làm, trong khi gói cứu trợ của ông sẽ tạo ra “một nguồn động lực lớn” để người dân trở lại làm việc. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-du-kien-tung-ra-goi-cuu-tro-coronavirus-lon-hon-dang-dan-chu/

TT Trump: Khả năng xét nghiệm COVID-19 của Mỹ ‘quá lớn và quá tốt’

Tổng thống Trump hôm 2/7 lại ca ngợi khả năng xét nghiệm COVID-19 của Mỹ, trong bối cảnh Hoa Kỳ ghi nhận kỷ lục hơn 55 nghìn ca nhiễm trong một ngày, theo Reuters.
“Có sự gia tăng các ca nhiễm virus Corona vì việc xét nghiệm của chúng ta quá lớn và quá tốt, lớn hơn và tốt hơn rất nhiều so với bất kỳ nước nào khác”, ông Trump viết trên Twitter cuối ngày 2/7.
“Đây là tin tuyệt vời, nhưng tin còn hay hơn là việc tử vong, tỷ lệ tử vong, giảm”.
Hãng tin Anh đưa tin, tới cuối ngày 2/7, số người nhiễm virus Corona ở Hoa Kỳ là 55.274, vượt kỷ lục 54.771 ca ghi nhận ở Brazil hôm 19/6.
Làn sóng các ca lây nhiễm mới đã khiến một số thống đốc ngưng hoặc lùi thời gian tái mở cửa cũng như đóng cửa các bãi biển và hủy việc bắn pháo hoa nhân Ngày lễ Độc lập.
Theo Reuters, tới nay đã có gần 129 nghìn người tử vong ở Mỹ, chiếm gần một phần tư con số trên toàn thế giới.
Tin cho hay, trên toàn cầu, có gần 11 triệu người nhiễm virus Corona và 520 nghìn người đã tử vong tại hơn 210 nước và vùng lãnh thổ.
Riêng Mỹ đã ghi nhận khoảng 2,76 triệu ca nhiễm virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-covid-19-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-qu%C3%A1-l%E1%BB%9Bn-v%C3%A0-qu%C3%A1-t%E1%BB%91t-/5487665.html

Mỹ ghi nhận kỷ lục hơn 55 nghìn ca nhiễm một ngày

Hoa Kỳ hôm 2/7 ghi nhận kỷ lục hơn 55 nghìn ca nhiễm COVID-19 mới trong một ngày, theo Reuters.
Hãng tin Anh đưa tin, tới cuối ngày, số người nhiễm virus Corona là 55.274, vượt kỷ lục 54.771 ca ghi nhận ở Brazil hôm 19/6.
Các trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng tại 37 trong số 50 tiểu bang của Mỹ, trong đó có Florida, nơi có hơn 10 nghìn ca nhiễm mới hôm 2/7.
Đây là số người mắc virus Corona hàng ngày nhiều nhất ở bang này, và theo Reuters, cao hơn con số ghi nhận một ngày ở bất kỳ quốc gia châu Âu nào vào lúc cao điểm dịch bệnh.
XEM THÊM:
COVID-19: Mỹ đào tạo ‘thám tử dịch bệnh’ cho Việt Nam
California, một tâm điểm COVID-19 khác, chứng kiến các ca dương tính tăng 37% với việc nhập viện tăng 57% trong vòng hai tuần qua.
Tại Texas, có gần 8 nghìn ca nhiễm mới, buộc Thống đốc Greg Abbott phải ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các địa hạt với hơn 20 trường hợp nhiễm COVID-19.
Theo Reuters, tới nay đã có gần 129 nghìn người tử vong ở Mỹ, chiếm gần một phần tư con số trên toàn thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ghi-nh%E1%BA%ADn-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-h%C6%A1n-55-ngh%C3%ACn-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y/5487528.html

Harvard: Chủng COVID tái phát tại Bắc Kinh

 có thể đến từ Đông Nam Á

Chủng COVID-19 lây nhiễm hơn 300 người tại Bắc Kinh kể từ đầu tháng 6 có thể có nguồn gốc từ Nam Á hay Đông Nam Á, theo một cuộc nghiên cứu của Trường Đại học Harvard.
Đợt bùng phát tại Bắc Kinh nêu lên những quan ngại về việc Trung Quốc có thể bị tái phát COVID đợt hai. Virus trong những ca bệnh vừa qua tại Bắc Kinh là một chủng COVID ngoại nhập, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc.
Cuộc nghiên cứu của Harvard, công bố trên trang mạng medRxiv.org hôm 30/6 còn chờ các khoa học gia đồng nghiệp xem xét, lấy ba chu kỳ gen của SARS-CoV-2 thu được tại Bắc Kinh tháng trước và so sánh với 7.653 mẫu trên toàn thế giới.
Ba mẫu gen cho thấy có sự giống nhau rất lớn với các ca nhiễm tại Châu Âu từ tháng 2 đến tháng 5, và các ca tại Nam Á và Đông Nam Á từ tháng 5 đến tháng 6.
Những mẫu gen này cũng tương tự như một số các ca nhiễm thấy tại Trung Quốc vào tháng 3, nghĩa là chủng này có thể xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc và tái xuất hiện sau 3 tháng, các tác giả cuộc nghiên cứu nói.
“Các ca gần đây nhất trong những nhánh này hầu như độc nhất từ Nam Á và Đông Nam Á, việc này có thể cho thấy những ca mới tại Bắc Kinh được đưa trở lại bởi sự lây truyền từ Đông Nam Á,” các tác giả viết.
Đợt bùng phát khởi sự từ chợ bán sỉ Xinfardi ở Bắc Kinh hôm 11/6 đã lây nhiễm cho 329 người tính tới cuối ngày 1/7.
Ngay sau khi ca đầu tiên được phát hiện, công tác hạn chế-cách ly và xét nghiệm cư dân lập tức khởi sự và Trung Quốc cũng yêu cầu các chuyến tàu chở thịt phải xét nghiệm tìm COVID-19 trước khi có thể rời cảng.
Virus SARS-CoV-2 được biết là xuất phát từ một khu chợ tại thành phố Vũ Hán miền trung Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái và hiện lây nhiễm hơn 10 triệu người và giết chết hơn 500.000 người trên toàn cầu.
Tuy nhiên, một số cuộc nghiên cứu cho rằng virus corona có thể đã luân chuyển sớm hơn nhiều, sau khi nhảy từ loài dơi móng ngựa sang người. Loài dơi này có nguồn gốc không những từ tây nam Trung Quốc mà còn có tại Lào và Myannmar nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/havard-ch%E1%BB%A7ng-covid-t%C3%A1i-ph%C3%A1t-t%E1%BA%A1i-b%E1%BA%AFc-kinh-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1-/5486727.html

Kinh tế Mỹ có thêm 4,8 triệu việc làm trong tháng 6

Hương Thảo
Nhà Trắng hôm 2/7 cho biết kinh tế Mỹ đang khởi sắc sau khi các doanh nghiệp dần mở cửa trở lại, với 4,8 triệu việc làm mới trong tháng 6.
Trong buổi họp báo ngày 2/7, Tổng thống Trump cho biết có hơn 2 triệu việc làm mới trong lĩnh vực giải trí và khách sạn. Đây là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh đóng cửa nhằm hạn chế dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan. Ngoài ra, ngành bán lẻ có thêm 740.000 việc làm, ngành giáo dục có thêm 568.000 việc làm, ngành sản xuất có thêm 356.000 việc làm.
“80% các doanh nghiệp nhỏ hiện đang mở cửa trở lại và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có những con số rất khả quan trong những tháng tới, bởi vì những doanh nghiệp khác cũng khác đang mở cửa trở lại”, Tổng thống Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo ngày 2/7 tại Nhà Trắng.
Tổng thống Trump cũng lạc quan với sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng, doanh số bán lẻ và số lượng công nhân tái gia nhập lực lượng lao động.
Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 11,1% từ mức 13,3% của tháng trước. Các nhà kinh tế được hãng Refinitiv khảo sát dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm từ 13,3% trong tháng 5 xuống còn 12,3% trong tháng 6, tuy nhiên thực tế kết quả này cũng tốt hơn kỳ vọng.
“Chúng tôi rất hài lòng với kết quả hiện tại. Từ tháng trước tới tháng này, khoảng 8 triệu người được trở lại làm việc”, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết trong buổi họp báo ngày 2/7. Ông nói rằng chính quyền sẽ tiếp tục nỗ lực cho đến khi tất cả những người mất việc do dịch Covid-19 được quay lại làm việc.
Thị trường chứng khoán tăng điểm với những dữ liệu mới. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/kinh-te-my-co-them-48-trieu-viec-lam-trong-thang-6.html

Los Angeles cắt giảm 150 triệu Mỹ kim

ngân sách của sở cảnh sát thành phố,

đồng thời giảm số lượng cảnh sát

Vào thứ tư (ngày 1 tháng 7), các nhà lãnh đạo thành phố Los Angeles đã cắt giảm 150 triệu mỹ kim khỏi ngân sách của Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD), giảm số lượng cảnh sát của sở xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên.
Hành động này được đưa ra trong bối cảnh người dân trên toàn Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền sử dụng tiền tài trợ cho các cơ quan hành pháp vào những vấn đề khác và những cuộc biểu tình phản đối nạn bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc tiếp tục lan rộng. Quyết định này sẽ giảm khoản ngân sách gần 2 tỷ của LAPD.
Trước đó vào tháng 4, Thị trưởng Eric Garcetti đã đề nghị tăng ngân sách của Sở để giúp duy trì mục tiêu 10,000 cảnh sát mà các nhà lãnh đạo chính trị cam kết nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị hủy sau cái chết của ông George Floyd dưới tay của một cảnh sát da trắng. Hội đồng thành phố cho biết khoảng 2/3 trong số tiền nói trên sẽ được dùng để trả lương cho những cảnh sát làm thêm giờ và để cung cấp các dịch vụ và chương trình cho cộng đồng da màu, bao gồm các chương trình việc làm cho thanh niên vào mùa hè.
Các thành phố khác trên toàn quốc cũng đã cắt giảm ngân sách của sở cảnh sát hoặc đang chuẩn bị làm điều này, trong đó Minneapolis đang nỗ lực để giải tán lực lượng cảnh sát của thành phố. Cũng trong thứ tư, các nhà lập pháp thành phố New York đã phê duyệt một ngân sách dự kiến mới cho sở cảnh sát thành phố, qua đó chuyển 1 tỷ mỹ kim dành cho trị an sang giáo dục và các dịch vụ xã hội trong năm tới.
Tại California, thành phố Berkeley đã thông qua một ngân sách để cắt giảm 9.2 triệu mỹ kim khỏi sở cảnh sát, trong khi các nhà lãnh đạo của Oakland tuần trước đã cắt giảm 14.6 triệu mỹ kim từ cơ quan hành pháp và đang xem xét cắt giảm mạnh hơn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/los-angeles-cat-giam-150-trieu-my-kim-ngan-sach-cua-so-canh-sat-thanh-pho-dong-thoi-giam-so-luong-canh-sat/

Các tay súng sát hại 24 người

tại trung tâm cai nghiện ma túy Mexico

Tin từ MEXICO CITY, MEXICO – Vào hôm thứ Tư (1/7), cảnh sát cho biết các tay súng giết chết 24 người tại một cơ sở cai nghiện ma túy ở thành phố Irapuato của Mexico, thể hiện rõ thách thức của chính phủ trong việc thực hiện cam kết ngăn chặn bạo lực băng đảng.
Cảnh sát tại thành phố ở tiểu bang Guanajuato cho biết những kẻ tấn công không xác định cũng bắn và làm 7 người bị thương trong vụ tấn công thứ hai tại một trung tâm cai nghiện Irapuato trong tháng qua. Hình ảnh từ hiện trường được cảnh sát chia sẻ với các phóng viên cho thấy ít nhất 11 thi thể đẫm máu trong một căn phòng. Cảnh sát tuyên bố rằng ba trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch, và cơ sở này không được ghi danhchính thức.
Các video truyền thông xã hội sau sự việc cho thấy xe cứu thương tại hiện trường và vài chục người được mô tả là người thân của các nạn nhân tụ tập trên đường phố. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Carlos Zamarripa của Guanajuato tuyên bố rằng ông chỉ định một đội chuyên môn để điều tra vụ giết người mà
ông gọi là một “hành vi tội phạm hèn hạ”, trong khi Thống đốc Diego Sinhue kêu gọi nỗ lực chung từ chính quyền liên bang và nhà nước để giải quyết tình trạng bạo lực.
Vụ tấn công này là một trong những vụ giết người hàng loạt nghiêm trọng nhất kể từ khi Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador nhậm chức 19 tháng trước, cam kết làm giảm mức bạo lực kỷ lục. Nhưng các vụ giết người đạt kỷ lục mới vào năm ngoái và đang có xu hướng tăng cao hơn vào năm 2020. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-tay-sung-sat-hai-24-nguoi-tai-trung-tam-cai-nghien-ma-tuy-mexico/

Có thật sự dân chủ tự do mất ưu thế so với độc tài ?

Tú Anh
Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí phương Tây, hôm 29/06/2020, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà cảm thấy mô hình dân chủ tự do dường như yếu thế so với sức mạnh của các chế độ độc tài.
Vì sao một nhà lãnh đạo chính trị có tầm cỡ, đã kinh qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản có vẻ mất niềm tin như vậy ? Có thật sự chế độ độc tài là giải pháp tối ưu khi đất nước bị khủng hoảng? Cây bút bình luận của báo Le Monde, nhà báo Sylvie Kauffman chứng minh thực tế không như lầm tưởng.
Một ngày trước khi đến phiên Berlin làm chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng Đức Angela Merkel chia sẻ tâm trạng hoài nghi tính ưu việt của mô hình Dân Chủ Tự Do : « Cho đến hôm nay, chúng ta chưa biết chứng tỏ được 100% là mô hình tự do dân chủ chiếm ưu thế. Điều này làm tôi lo lắng ». Thủ tướng Đức vừa tổng kết các cuộc đấu tranh ý thức hệ trong 30 năm qua từ biến cố lịch sử năm 1989, năm mà các nền dân chủ phương Tây hạ gục chủ nghĩa cộng sản.
Hiện diện trong cuộc tiếp xúc, nhà báo Pháp Sylvie Kauffman cũng chia sẻ : Kết luận của thủ tướng Đức Angela Merkel, như một lời tâm tình, có ý nghĩa sâu xa hơn một bài phỏng vấn dài.
1989 : Chiến thắng của nền dân chủ tự do chỉ là « một phần của sự thật »
Vào thời điểm đó, một số người xác quyết đây là chiến thắng vĩnh viễn, không thể đảo ngược. Trong số những người này, chắc phải có Angela Merkel ở tuổi 30, chính trị gia sinh ra và trưởng thành trong chế độ cộng sản Đông Đức. Nhưng 30 năm sau, cộng với 15 năm lãnh đạo nước Đức thống nhất, nhận định của bà trung dung hơn. Bị quét sạch, chủ nghĩa cộng sản không ngẩng đầu dậy được. Nhưng chiến thắng của nền dân chủ tự do chỉ là « một phần của sự thật ».
Angela Merkel muốn nói đến trường hợp Viktor Orban, người sinh viên tranh đấu vì tự do dân chủ làm sụp đổ chế độ độc tài cộng sản 30 năm trước, ngày nay khi trở thành thủ tướng Hungary, ông lại ca tụng chế độ « dân chủ phi tự do ».
Từ 1989 đến nay, trong 30 năm, đã xảy ra nhiều biến cố khác : Chiến tranh giữa các dân tộc vùng Balkan, thánh chiến khủng bố, thất bại của phong trào Mùa Xuân Ả Rập và nhất là thách thức của chế độ độc tài Trung Quốc. Bắc Kinh chứng minh là một chế độ toàn trị có thể đi đến thành công về kinh tế.
Dân chủ mong manh
Tâm trạng hoài nghi của nhà lãnh đạo một trong những nước ổn định nhất, phồn vinh nhất trong một cuộc phỏng vấn nhằm nâng cao tinh thần các thành viên khác trong Liên Hiệp Châu Âu đang nhọc nhằn chống đỡ với đại dịch Covid, phản ảnh tâm trạng chung, nỗi lo âu của các nền dân chủ phương Tây.
Châu Âu mất niềm tin một phần vì nước Mỹ của Donald Trump, đồng minh của châu Âu, trôi dạt như con thuyền không tay lái. Khủng hoảng nghiêm trọng thêm vì đại dịch siêu vi corona được quản lý tùy hứng. Cách nay bốn năm, ai có thể dự báo một vị tổng thống Hoa Kỳ có thể tung ra thông điệp hận thù, kỳ thị đến nỗi bị các mạng thông tin xã hội như Twitter bất đắc dĩ phải kiểm duyệt.
Nhưng Donald Trump không phải là cội  nguồn duy nhất là các nền dân chủ Tây phương mất sức hấp dẫn. Châu Âu, tự bản thân cũng bị khủng hoảng. Các chính đảng truyền thống suy yếu, mất uy tín, các tổ chức cực đoan lên điểm, làn sóng chống di dân nhập cư xuất hiện không kể những phong trào phản kháng mang tính bạo lực nổi dậy (như Áo Vàng) tại Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử Đệ Ngũ Cộng Hòa, hiện tượng cử tri tẩy chay bầu cử, tức lãnh đạm với sinh hoạt dân chủ lên cực điểm. Trong cuộc bầu cử thành phố ngày 28/06, tỷ lệ vắng mặt lên đến 60%.
Mô hình dân chủ phương Tây không thiếu sáng kiến linh hoạt : Bằng chứng
Sụ kiện hi hữu là một ngày trước khi lên đường sang Đức hội kiến với thủ tướng Đức, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tìm cách rút tỉa bài học thực thi dân chủ theo kiểu mới. Qua Hội Nghị Công Dân, một nhóm  150 đại biểu, không qua bầu cử, mà qua rút thăm, soạn thảo 150 biện pháp bảo vệ môi trường. Tổng thống ghi nhận hầu hết các đề nghị này và đưa qua Quốc Hội biểu quyết. Một số yêu sách sẽ được đưa ra tham khảo ý kiến toàn dân qua trưng cầu dân ý.
Theo nhà báo Sylvie Kauffman, rõ ràng là châu Âu đang hết sức canh tân hệ thống chính trị dân chủ mất sinh lực của mình. Trên thực tế, chính đại dịch Covid, chính cuộc khủng hoảng y tế làm rung chuyển các nền dân chủ phương Tây lại là bằng chứng cụ thể cho thấy các chế độ dân chủ đề kháng mãnh liệt, vượt qua mọi thử thách.
Trong khi đó, Trung Quốc của Tập Cận Bình tự khen là nhờ Đảng quản lý hiệu quả chận đứng đại dịch, phục hồi kinh tế. Chúng ta được nghe như thế. Nhưng, quản lý chống dịch kiểu Trung Quốc là quản lý không minh bạch, chính quyền Hoa lục trừng trị cả những bác sĩ, nhà báo công dân, những người báo động siêu vi lây nhiễm.
Còn nước Mỹ của Donald Trump, nơi mà quyền tự do phát biểu không có giới hạn, nhưng cách quản lý dịch tễ thiếu phương pháp cho nên siêu vi chưa dẹp yên đã bùng dậy với nguy cơ vượt tầm kiểm soát. Hàng chục triệu người lao động mất việc rơi vào thảm kịch không tiền, không trợ cấp thất nghiệp, không bảo hiểm xã hội.
Giữa hai thái cực này, châu Âu rõ ràng là giải pháp thứ ba, có tự do, có dân chủ và an toàn xã hội không bỏ rơi một công dân nào. Giới lãnh đạo chính trị có thể đáng bị chỉ trích : Bị đo ván lúc đầu đại dịch, ba tháng sau, tình thế vãn hồi, không ít nguyên thủ, thủ tướng vỗ ngực tự khen thành công lèo lái con thuyền quốc gia qua cơn bão y tế. Nhưng sự thật không khác mấy.
Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn
Cơn sợ đã trôi qua, con tàu châu Âu chuẩn bị cuộc hành trình, qua một ngõ quanh lịch sử, đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế đang chờ trước mặt trong tinh thần tương thân tương trợ giữa các thành viên. Covid-19 vẫn còn đó nhưng châu Âu biết cách xét nghiệm truy tìm siêu vi, cách ly và điều trị bệnh nhân.
Hơn thế nũa, với ngân sách hàng chục tỷ euro liên đới, Bruxelles có thể dùng cây gậy chế tài để đưa các thành viên có xu hướng xé lẻ như Ba Lan và Hungary  trở lại hàng ngũ những chế độ thượng tôn pháp luật.
Đại diện ngoại giao cấp cao của Liên Âu, Joseph Borrel, hôm 29/06/2020, tuyên bố như sau trước hội nghị hàng năm của Hội Đồng Tư Vấn Chiến Lược Châu Âu ( European Council on Foreign Relation) : Nhờ vào hệ thống y tế của chúng ta, nhờ vào xã hội có kỷ luật và cơ cấu an sinh xã hội, châu Âu đã quản lý tốt cuộc khủng hoảng dịch tễ.
Theo nhà báo Sylvie Kauffman, một dấu hiệu không thể nhầm lẫn được cho phép tin tưởng vào nền tảng vững chắc của chế độ dân chủ tự do là những xu hướng cực đoan tả, hữu rất khí thế trước khi xảy ra đại dịch, nay hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Dấu hiệu này có thể làm Angela Merkel yên tâm là nền dân chủ tự do luôn hấp dẫn, nhà báo Pháp kết luận bài phân tích (L’Europ face au doute démocratique).
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200703-dan-chu-doc-tai-tu-do-xa-hoi

Trung Quốc cảnh báo Anh

về ‘hậu quả’ nếu nhận công dân Hồng Kông

Xuân Lan
Hôm 2/7, Trung Quốc đã cảnh báo Vương quốc Anh rằng họ sẽ có thể trả đũa bằng “các biện pháp tương ứng” trước quyết định của Anh dự kiến cho phép 3 triệu người Hồng Kông có thể tới quốc gia này định cư sau khi Trung Quốc ban hành Luật an ninh quốc gia cho đặc khu.
Đại sứ quán Trung Quốc tại London đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng “tất cả đồng bào Trung Quốc sống ở Hồng Kông đều là công dân Trung Quốc, dù họ có hộ chiếu công dân Lãnh thổ thuộc Anh hoặc hộ chiếu hải ngoại Anh hay không”.
Bắc Kinh kêu gọi London cân nhắc lại quyết định và “ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ Hồng Kông”.
“Nếu phía Anh thực hiện những thay đổi đơn phương đối với tình hình hiện tại, Anh Quốc sẽ vi phạm vai trò và cam kết của chính mình theo luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế”, tuyên bố tiếp tục. “Chúng tôi kiên quyết phản đối điều này và bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp đối kháng tương ứng.”
Trong cuộc họp báo, một phát ngôn viên của Bắc Kinh đã “lên án” quyết định của Vương quốc Anh và nói rằng họ không giữ lời hứa với Hồng Kông. Người phát ngôn cũng cảnh báo về các “hậu quả”, theo AFP.
Trước đó, hôm 1/7, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói rằng Anh sẽ công bố kế hoạch cho phép gần 3 triệu người Hồng Kông đủ điều kiện được cấp hộ chiếu hải ngoại của Anh. Người có hộ chiếu này được phép vào Anh 6 tháng miễn thị thực và một khi đã có mặt ở Anh, họ có thể đăng ký để có được quyền định cư vĩnh viễn.
Bộ Ngoại giao Anh cũng đã triệu tập một nhà ngoại giao đại diện cho Trung Quốc tới để bày tỏ mối quan ngại về luật an ninh Hồng Kông.
Ngoài ra, một số nhà lập pháp Anh được cho đang thúc giục Ngoại trưởng Raab ban hành lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông bị cáo buộc làm ảnh hưởng tới nhân quyền ở hòn đảo.
“Chúng tôi sát cánh với người dân Hồng Kông”, Quốc vụ khanh Simon Clarke nói với đài truyền hình Sky News hôm 2/7. “Ngọn lửa tự do là rất quý giá và chúng tôi đã đảm bảo điều đó với người dân Hồng Kông khi chúng tôi rời đi, vì vậy chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết trong khả năng để đảm bảo rằng điều này được tiếp tục duy trì.”
Quốc hội thông qua dự luật tự trị Hồng Kông, chờ TT Trump ký thành luật
Từ hôm 1/7, sau khi Luật an ninh quốc gia được thông qua, cảnh sát Hồng Kông đã thực hiện hàng trăm vụ bắt giữ những người được cho là vi phạm luật mới. Một số người đã bị bắt chỉ vì vẫy cờ. Cảnh sát còn sử dụng xe tải vòi rồng phun nước và bắn hơi cay vào đám đông người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Nathan Law (La Quán Thông), nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hồng Kông, ngày hôm qua 2/7 tuyên bố rằng anh đã rời thành phố sau khi Bắc Kinh thông qua Luật an ninh và chính quyền đặc khu tuyên bố rằng khẩu hiệu phản kháng phổ biến “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” là bất hợp pháp theo luật an ninh mới.
“Tôi đã rời Hồng Kông và tiếp tục công việc vận động ở cấp độ quốc tế”, anh nói trên Facebook. “Vì các lý do an ninh, tôi sẽ không tiết lộ quá nhiều về nơi ở mới và tình hình cá nhân của tôi trong thời điểm hiện tại.”
Là một trong những thành viên sáng lập của đảng Demosisto, La Quán Thông cùng các sáng lập viên khác gồm Hoàng Chi Phong, Chu Đình đã tuyên bố từ chức hôm 1/7. Demosisto hiện đã tan rã nhưng vẫn kêu gọi các thành viên tiếp tục đấu tranh cho dân chủ theo các cách riêng của mỗi người.
Cả La Quán Thông và Hoàng Chi Phong đều nằm trong sổ đen của chính quyền Bắc Kinh về “âm mưu phá hoại Trung Quốc”. Cả hai nhà hoạt động trước đó đã bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ trở thành mục tiêu của luật mới.
https://trithucvn.net/the-gioi/trung-quoc-canh-bao-anh-ve-hau-qua-neu-nhan-cong-dan-hong-kong.html

Anh Quốc cần có biện pháp đáp trả

chính sách ‘Ngoại giao bắt nạt’ của Bắc Kinh

Bình luậnDu Miên
Một báo cáo mới từ Viện Chính sách tại Đại học King của London nhận định, phủ Anh cần khẩn trương xây dựng một chiến lược rõ ràng cho mối quan hệ với Trung Quốc.
Tác giả của bản báo cáo này là Charles Parton OBE – một nhà ngoại giao kỳ cựu đã dành 22 năm làm việc ở và tìm hiểu về Trung Quốc. Ông Parton lập luận rằng các chính sách mà chính phủ Anh Quốc áp dụng với Trung Quốc đã lỗi thời từ lâu.
Cụ thể, bản báo cáo cho biết, cách tiếp cận do cựu Thủ tướng David Cameron và cựu Bộ trưởng Tài chính George Osborne thông qua, họ là những người luôn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Nhưng giờ đây cách tiếp cận này đã bị mất uy tín.
Nhà ngoại giao kỳ cựu Parton đã viết, chính sách “ngoại giao bắt nạt” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng trong khi giải quyết các vấn đề liên quan đến virus Corona Vũ Hán càng khiến việc cải cách chính sách của chính phủ Anh càng trở nên cấp thiết.
Báo cáo nêu rõ: “Các hành vi của [ĐCSTQ] ở trong nước dường như không khác với hành vi của họ ở nước ngoài, một bài học rõ ràng từ chính sách ngoại giao bắt nạt gần đây liên quan đến COVID-19. ĐCSTQ coi sự không đồng tình là thái độ thù địch, chứ không phải là lời tuyên bố về quyền thực hiện sự việc theo một cách khác”.
Chính phủ Anh nhận được lời kêu gọi “ưu tiên nhiều hơn cho các giá trị, lợi ích và an ninh quốc gia của Vương quốc Anh; và không cho phép những điều này bị ảnh hưởng ​​bởi sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc”.
Tác giả nhấn mạnh các hoạt động của ĐCSTQ mang tính ảnh hưởng ở Anh thông qua chính sách “Mặt trận thống nhất” của họ. Chính quyền Bắc Kinh tìm cách “thâu tóm” các chính trị gia của Vương quốc Anh ở bất kỳ đâu, và thường cố gắng “làm việc thông qua những người có thể ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ, gồm các cựu chính trị gia (đặc biệt là những người thuộc Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), cựu công chức, doanh nhân, học giả cao cấp, hoặc các học giả trong các viện nghiên cứu.
Để chống lại các hoạt động như vậy, ông Parton gợi ý rằng, chính phủ Anh nên xem xét ban hành một Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài tương tự như của Hoa Kỳ, và noi theo ví dụ của chính phủ Úc để thiết lập vị trí Điều phối viên Can thiệp Đối ngoại Quốc gia.
Ông cũng khuyến khích chính phủ “nghiên cứu một cách cẩn thận” các biện pháp mà các quốc gia có cùng chí hướng áp dụng, đặc biệt là Đài Loan. Quốc đảo châu Á này là tuyến đầu, nơi liên tục phải đối phó với các hoạt động can thiệp của ĐCSTQ.
Bản báo cáo khuyến nghị rằng, chính phủ Anh cần đưa ra chính sách về sự tham gia của Trung Quốc vào các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của Vương quốc Anh và xem xét lại quyết định để Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh “trễ nhất là vào cuối năm 2020”.
Về vấn đề Hong Kong, báo giới đã có lời khen ngợi khi chính phủ Anh thông báo cho phép người mang hộ chiếu hải ngoại Anh BNO được ở lại Anh, với cơ hội có thể trở thành công dân của Anh Quốc. Tuy nhiên, các báo này cũng chỉ ra rằng Anh Quốc chưa có nhiều biện pháp ngăn chặn ĐCSTQ.
Do đó, bản báo cáo khuyến nghị, Vương quốc Anh nên làm nhiều hơn để thúc đẩy việc công khai các vấn đề liên quan đến Hong Kong bằng cách kêu gọi các quốc gia khác lên tiếng, đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của G7, G20 và các cuộc họp quốc tế khác, và thậm chí đưa Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế .
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất giữa các quốc gia có cùng chí hướng, gồm cả liên minh các nước thuộc nhóm Ngũ Nhãn “Five Eyes” cùng các nền dân chủ tự do khác ở Liên minh châu Âu và Châu Á. Cùng với các quốc gia này, Vương quốc Anh cần “thiết lập các cơ chế tiếp theo để tham vấn và hợp tác, nhằm đối phó với các thách thức đề ra trước sự trỗi dậy toàn cầu của ĐCSTQ”.
Một số đồng minh của Anh đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác.
Đầu tháng 6, sau khi Bắc Kinh đe dọa trừng phạt ngân hàng HSBC của Anh và phá vỡ các cam kết xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Anh trừ khi London cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã đưa ra tuyên bố: “Hoa Kỳ luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng minh của chúng tôi ở Anh với bất kỳ nhu cầu nào, từ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân an toàn và đáng tin cậy đến phát triển các giải pháp 5G đáng tin cậy để bảo vệ quyền riêng tư của công dân mình. Các quốc gia tự do hợp tác dựa trên tình bạn chân chính và mong muốn sự thịnh vượng chung, chứ không phải là quỳ gối chính trị và và khấu đầu doanh nghiệp”.
Một đồng minh khác của “Five Eyes” là Úc cũng có chia sẻ tương tự.
Phát biểu tại Bài giảng tưởng niệm Gallipoli hàng năm ở London vào ngày 25/6, ông George Brandis, nhà ngoại giao hàng đầu của Úc tại Anh, đã nhấn mạnh việc ĐCSTQ gia tăng lợi dụng mạng xã hội phương Tây để tham gia vào một chiến dịch bóp méo thông tin về hệ thống y tế, chính trị và kinh tế. Việc này đã làm phức tạp hóa các biện pháp ứng phó y tế toàn cầu và những nỗ lực phục hồi kinh tế ở các nền dân chủ trên toàn thế giới.
Ông Brandis nhấn mạnh, Úc và Vương quốc Anh cần “sát cánh cùng nhau với tư cách là những nền dân chủ tự do để bảo vệ các thể chế và lối sống của chúng ta”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/anh-quoc-can-co-bien-phap-dap-tra-chinh-sach-ngoai-giao-bat-nat-cua-bac-kinh-50254.html

Pháp : Chính phủ từ chức,

tổng thống bổ nhiệm thủ tướng mới

Anh Vũ
Hôm nay, 03/07/2020, thủ tướng Edouard Philippe đã trình đơn từ chức  của chính phủ và đã được tổng thống Emmanuel Macron chấp thuận. Chỉ ít giờ sau khi chính phủ Philippe từ chức, điện Elysée thông báo tổng thống Macron đã bổ nhiệm thủ tướng mới, ông Jean Castex.
Trước khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, ông Jean Castex là điều phối viên quốc gia phụ trách chiến lược giải tỏa trong cuộc khủng hoảng y tế Covid-19.
Sinh năm 1965, tốt nghiệp Trường Hành chính Quốc gia Pháp, ông Castex đã từng đảm nhiệm chức phó tổng thư ký phủ tổng thống dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy.
Từ năm 2017, ông là đại diện liên bộ phụ trách dự án Thế Vận Hội Olympic 2024 và từ tháng Giêng 2018, đại diện liên bộ phụ trách các sự kiện thể thao lớn.
Tân thủ tướng Castex cũng là thị trưởng thành phố Prades, tỉnh Pyrénées-Orientales, miền nam nước Pháp, từ năm 2008.
Việc cải tổ nội các lần này đã được tổng thống Emmanuel Macron thông báo cách nay nhiều ngày khi nói rằng ông mong muốn có một « ê kíp mới » để theo tiếp tục hành trình cuối nhiệm kỳ từ nay đến 2022 theo một « đường hướng chính trị mới ».
Thông cáo ngắn của văn phòng tổng thống Pháp viết : « Ông Edouard Philippe hôm nay đã đệ đơn từ chức của chính phủ lên tổng thống và đã được chấp thuận. Cùng với các thành viên chính phủ, ông Philippe đảm trách xử lý các công việc hàng ngày cho đến khi chính phủ mới được chỉ định ».
Chính phủ của thủ tướng Edouard Philippe từ đầu nhiệm kỳ đã tiến hành nhiều cuộc cải cách, vẫn được coi là gai góc ở Pháp, như cải cách bảo hiểm – thất nghiệp ; cải cách hưu bổng, đang còn dở dang. Chính phủ Philippe cũng phải đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn, hết khủng Áo Vàng đến khủng hoảng dịch Covid-19.
Ông Edouard Philippe xuất thân từ cánh hữu, làm lãnh đạo chính phủ nhưng vẫn không gia nhập đảng cầm quyền Nền Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống. Trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, ông tái đắc cử thị trưởng thành phố Havre, miền bắc nước Pháp.
Theo các cuộc thăm dò dư luận, ông Philippe còn đạt tỷ lệ ủng hộ của dân chúng cao hơn tổng thống Macron, luôn giữ được lòng tin của tổng thống, mặc dù từ đầu nhiệm kỳ tới nay, đã có 17 bộ trưởng rời chính phủ, trong đó có 13 người từ chức.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200703-phap-chinh-phu-chinh-tri-thu-tuong

Căng thẳng Paris – Ankara :

Thêm một dấu hiệu NATO trong tình trạng « chết não » ?

Thanh Hà
« Địa Trung Hải đang trở thành một điểm nóng, nguy cơ đụng độ trên biển giữa các thành viên của trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ngày càng lớn, NATO kín đáo ngoảnh mặt nhìn đi nơi khác». Một nhà ngoại giao châu Âu chỉ trích NATO bất lực trước áp lực và tham vọng của Ankara.
NATO đang đau đầu vì một thành viên chủ chốt nhưng đầy tham vọng là Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cố gần đây nhất đã xảy ra hôm 10/06/2020 khi hộ tống hạm của Pháp bị chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ chiếu ra-đa kiểm soát hỏa lực trong lúc tham gia chiến dịch Sea Guardian ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Libya. Paris xem đây là một sự cố « vô cùng nghiêm trọng ». Tàu Pháp có nhiệm vụ giám sát lệnh cấm bán vũ khí cho Libya, Thổ Nhĩ Kỳ bị tình nghi là nguồn cung cấp vũ khí cho chính quyền Tripoli. Hậu quả kèm theo Paris quyết định tạm ngừng tham gia vào chiến dịch giám sát biển nói trên cho tới khi nào NATO làm sáng tỏ lập trường của Ankara về Libya.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt bí NATO
Pháp không là thành viên duy nhất hục hặc với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà báo Christian Chesnot của tờ Le Figaro thậm chí còn nói đến tình trạng « gần như đối đầu » giữa Ankara với Athens. Với Roma căng thẳng tăng thêm một cấp kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Libya với những dụng ý khai thác tài nguyên của vùng lãnh thổ này, mà tới nay Ý vẫn xem là sân sau của các tập đoàn dầu khí quốc ENI.
Một trong những động lực thúc đẩy Ankara can thiệp vào Libya là các nguồn tài nguyên phong phú và nhất là những mỏ khí đốt còn trinh nguyên tại quốc gia này. Bên cạnh đó là tham vọng mở rộng ảnh hưởng chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực như thời đế chế Ottoman hồi thế kỷ 19.
Có ít nhất ba cái gai trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phần còn lại của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Đó là quyết định can thiệp vào Syria cũng như Libya ; là việc Ankara mua tên lửa S400 của Nga, một
thành viên mà NATO xem là một « kẻ thù ». Sau cùng, với nhiều nước châu Âu trong Liên Minh thì điểm nhạy cảm nhất hiện tại là vấn đề người nhập cư. Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ cho các làn sóng di dân từ Trung Đông hay châu Phi vào Liên Âu.
Tính toán của Ankara
Câu hỏi đặt ra là tại sao NATO vẫn nương nhẹ Ankara ? Câu trả lời đơn giản nhất là liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương chưa tìm được một đối tác nào khác để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ. Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Paris, Ismail Hakki Musa trong buổi điều trần trước Thượng Viện Pháp đã quả quyết « Không có Thổ Nhĩ Kỳ thì sẽ không còn NATO : Liên Minh sẽ không biết phải giải quyết ra sao các hồ sơ Iran, Irak, Syria, vùng nam Địa Trung Hải, Kavkaz, Lybia và Ai Cập ».
Yếu tố thứ nhì khiến NATO lúng túng trước một thành viên bướng bỉnh như Ankara là 29 trong số 30 thành viên khối này đang chờ đợi xem thái độ của Mỹ, « ông anh cả » của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Hiện thời, chính quyền Washington đang bị chi phối vì bầu cử tổng thống tháng 11/2020 và đại dịch Covid-19 vẫn dồn dập tấn công nước Mỹ. Về mặt chiến lược, Mỹ ý thức được vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên bàn cờ quốc tế.
Sự chia rẽ trong nội bộ NATO được thể hiện rõ qua tình trạng thân cô thế độc của Pháp trong cuộc đọ sức với Thổ Nhĩ Kỳ lần này. Vào lúc Paris lên án Ankara có hành vi « vô cùng nguy hiểm » chiếu ra-đa kiểm soát hỏa lực nhắm vào tàu của đồng minh, thì chỉ có 8 thành viên trong NATO đứng về phía Pháp.
Michel Duclos, cựu đại sứ Pháp, cộng tác cho Viện nghiên cứu Montaigne Paris cho rằng thái độ rụt rè đó thể hiện sự thụ động của NATO đồng thời khả năng thuyết phục khá thấp của Pháp. Chính quyền Berlin chẳng hạn khó có thể cứng giọng với Ankara khi có tới 3 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ đang sinh sống trên lãnh thổ Đức. Các nước Đông Âu thì do quá sợ Nga nên vẫn phải « bám víu » vào NATO bằng mọi giá, chẳng mấy mạnh dạn đứng về phía Paris.
Điện Elysée yêu cầu các đối tác trong Liên Âu, mà nhiều thành viên là những cột trụ của NATO có cùng một tiếng nói đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tránh để bị Ankara « thọc gậy bánh xe ». Không chắc tổng thống Macron gặt hái được những kết quả mong muốn. Nhưng ít ra việc Paris gia tăng sức ép với NATO và Liên Âu bắt buộc Liên Minh phải tự hỏi những nước cờ của  Thổ Nhĩ Kỳ có làm phương hại đến an ninh của toàn khối hay không ? NATO có thể giải quyết được những xung đột mà không cần đến Ankara hay không ? Đó là hai câu hỏi mang tính sống còn cho khối liên minh quân sự này.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200703-paris-ankara-nato-cang-thang-ngoai-giao

Hunspach,

ngôi làng được người Pháp yêu thích nhất năm 2020

Tuấn Thảo
Sau thị trấn Saint-Vaast la Hougue ở vùng Normandie năm ngoái, năm nay đến phiên Hunspach được khán giả trao tặng danh hiệu Ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp 2020. Đây là lần thứ ba một địa danh vùng Alsace về đầu cuộc thi, kể từ khi đài truyền hình France 3 cho phát sóng chương trình chuyên giới thiệu các danh lam thắng cảnh nước Pháp.
Được thành lập từ năm 2012, chương trình truyền hình ‘‘Le Village préféré des Français’’ hàng năm thu hút từ 2 triệu rưỡi đến 3 triệu khán giả. Cuộc thi năm nay quy tụ 14 ngôi làng được xếp vào hàng đẹp nhất nước Pháp, trong đó có các địa danh nên thơ hữu tình như làng Giverny (nơi cư trú của danh họa ấn tượng Claude Monet), làng Chablis (trên con đường rượu vang vùng Bourgogne), ngôi làng ven biển Les Anses-d’Arlet (trên hải đảo Martinique), Ménerbes ngôi làng sơn cước miền Provence, làng Troo nổi tiếng với những căn nhà xây trong hang đá ở vùng thung lũng sông Loire, làng Pont-Aven quen thuộc với loại bách bích quy cùng tên tiêu biểu cho vùng Bretagne. Tuy cuộc thi năm 2020 có khá nhiều đối thủ nặng ký, nhưng rốt cuộc ngôi làng Hunspach, chỉ với khoảng 700 dân lại đoạt giải quán quân.
Nằm ở phía Bắc vùng Alsace (miền Grand Est), cách thành phố Strasbourg khoảng 60 cây số, ngôi làng Hunspach được bao bọc bởi những cánh đồng lúa mì, những đồi thông và bạch tùng. Ngôi làng nhỏ với những lối đi bộ lát đá, những con hẻm yên tĩnh, giữ được nét thơ mộng thanh bình, đẹp một cách hiền hòa kín đáo chứ không lộng lẫy kiêu sa. Hầu hết các căn nhà ở đây đều được xây vào hai thế kỷ 18 và 19, bốn vách tường quét vôi trắng làm nổi bật khung sườn bằng gỗ nâu. Tiêu biểu cho lối kiến trúc miền Bắc vùng Alsace, các ngôi nhà hầu như không có ban công, nhưng khung cửa sổ lúc nào cũng lợp đầy hoa. Các vách tường vôi trắng tinh càng làm nổi bật những cụm hoa phong lữ màu huyết dụ, dường như loài hoa này đã trở thành biểu tượng của một ngôi làng miền quê bình dị duyên dáng, mộc mạc chân phương.
Theo cô Béatrice Kehrli, hướng dẫn viên du lịch, đa số dân làng theo đạo Tin Lành từ nhiều đời nay. Thời xưa, có một cộng đồng người Thụy Sĩ đã đến đây định cư, lập nghiệp. Do không có tiền, cho nên các gia đình chọn xây nhà một cách đơn giản nhất. Họ giữ nguyên màu trắng bởi vì màu vôi tự nhiên vẫn ít tốn kém hơn nếu như phải sơn phết các tòa nhà với nhiều màu khác nhau. Nhưng chính cũng vì vậy mà quần thể kiến trúc này giữ được nét thuần nhất hài hòa. Khác hay chăng là màu của các mái nhà lợp ngói hay đá phiến, nhìn từ xa, màu vôi trắng được tô điểm chấm phá khi thì với mái đỏ gạch nung, lúc thì màu xám diệp thạch.
Một đặc điểm khác nữa làm nên nét độc đáo của ngôi làng Hunspach là hầu hết các khung cửa sổ đều có gắn một lớp kính đặc biệt, mặt kính thủy tinh bằng phẳng ở phía trong, nhưng lại tròn cong ở phía ngoài. Điều đó cho phép dân làng có thể nhìn thấy mọi cảnh vật bên ngoài một cách dễ dàng, nhưng ngược lại người đứng ở bên ngoài vẫn không thấy gì khi họ nhìn vào bên trong căn nhà.
Trong vòng nhiều tháng trời, ngôi làng nhỏ bé này tuy chỉ có 652 cư dân nhưng lại rất năng động trên các mạng xã hội. Hầu như ngày nào cũng có hình ảnh xinh đẹp về ngôi làng Hunspach trên hai mạng Facebook và Instagram, do dân làng luân phiên nhau đăng tải ảnh chụp để tạo thêm sự chú ý và thu hút sự bình chọn của khán giả. Theo lời bà Sylvie Heiby, phó xã trưởng Hunspach, đại đa số dân làng đã tham gia vào đợt vận động này, cho nên trong tuần này mọi người đều rất tự hào khi kết quả chung cuộc đã được công bố.
Nối bước Eguisheim vào năm 2013 và Kaysersberg vào năm 2017, Hunspach dĩ nhiên rất vui mừng khi được bình chọn làm ngôi làng được người Pháp yêu thích nhất. Khi được trao tận tay tấm bảng khắc chữ vàng, xã trưởng Bertrand Wahl cho biết mọi dân làng đều sung sướng bất ngờ, tuy nhiên niềm vui ban đầu vẫn xen lẫn với một chút lo âu, vì cuộc hành trình phiêu lưu chỉ mới thật sự bắt đầu. Kể từ nay, làng Hunspach sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc tiếp đón, phục vụ du khách sao cho thật chu đáo để xứng đáng với danh hiệu vừa được trao tặng.
Thực tế cho thấy, các địa danh đoạt giải thưởng của chương trình ‘‘Le Village préféré des Français’’ thu hút được thêm từ 25% đến 40% khách tham quan trong vòng một năm, chủ yếu là vào mùa hè. Vào năm 2017, Kaysersberg, một thị trấn gồm 2.700 dân, lại nhận được thêm 300.000 du khách sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố. Kaysersberg đạt mức kỷ lục với hơn một triệu lượt du khách, trong khi doanh thu của ngành du lịch ở địa phương này đã tăng thêm 30%.
Sự kiện làng Hunspach đoạt giải nhất cũng có thêm một ý nghĩa khác. Vùng Alsace (Grand Est) là một trong những miền từng bị dịch Covid-19 tác hại nặng nề nhất. Giới chuyên ngành tỏ ra khá bi quan về tương lai của các cơ sở du lịch trong vùng. Có lẽ cũng vì thế mà đa số dân làng Hunspach đều có cùng một cảm nhận, họ hy vọng nhìn thấy đông đảo du khách ở Pháp hay đến từ nước ngoài thật sự trở lại viếng thăm các danh lam thắng cảnh vùng Alsace. Đó mới chính là phần thưởng cao quý nhất.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200703-hunspach-ng%C3%B4i-l%C3%A0ng-%C4%91%C6%B0%C6%A1%CC%A3c-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ph%C3%A1p-y%C3%AAu-th%C3%ADch-nh%E1%BA%A5t-n%C4%83m-2020

Thủ tướng Đức nói quyền tị nạn dành cho tất cả,

kể cả người Hong Kong

Thủ tướng Đức nhận thấy không cần phải có biện pháp bổ sung nào để giúp người Hong Kong tị nạn trong bối cảnh lo ngại về luật an ninh mới được Bắc Kinh thông qua
Bà Angela Merkel nói rằng châu Âu phải tiếp tục đối thoại với Trung Quốc vì tầm quan trọng của nước này trên thế giới, theo SCMP.
Đức có kế hoạch không đặt ra biện pháp cụ thể nào để cho phép công dân Hong Kong bị ảnh hưởng bởi luật an ninh quốc gia được tị nạn, thủ tướng Đức nói và cho biết rằng quyền tị nạn ở Đức đã có sẵn cho bất kỳ ai trên thế giới.
Hong Kong: Nhà hoạt động Nathan Law chạy ra nước ngoài ‘vì nguy hiểm’
Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Simon Cheng: Anh cấp quy chế tỵ nạn cho cựu nhân viên lãnh sự quán ‘bị tra tấn ở TQ’
Tại một cuộc họp báo để khai mạc nhiệm kỳ chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu của Đức vào thứ Năm, bà Angela Merkel nói rằng châu Âu phải tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, vì tầm quan trọng của nước này trên thế giới và đặc biệt với châu Âu.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi đối thoại với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực: về quyền con người, về các vấn đề xã hội, bảo vệ nhà đầu tư, quan hệ thương mại và bảo vệ khí hậu, bởi vì không có Trung Quốc, chúng tôi sẽ không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu.” bà nói.
Chuyển sang kêu gọi các quốc gia cung cấp một lối thoát cho công dân Hong kong, bà nói thêm: Quyền tị nạn ở Đức có sẵn cho mọi người ở khắp mọi nơi, vì vậy tôi không thấy cần phải có hành động gì thêm nữa.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi Anh và Úc “khắc phục sai lầm” của họ sau khi có thông báo về việc hai nước này có kế hoạch giúp công dân Hong Kong tị nạn.
Anh đã công bố vào hôm thứ Tư rằng người Hong Kong đủ điều kiện làm hộ chiếu quốc Anh (ở nước ngoài), vợ hoặc chồng và con chưa đủ tuổi của họ sẽ được phép tái định cư ở Anh và được cấp quốc tịch Anh.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết tình hình tại Hong Kong rất “đáng quan ngại” và chính phủ của ông đang tích cực xem xét các kế hoạch để chào đón người dân Hong Kong.
Các nhà hoạt động dân chủ từ chức và chạy ra nước ngoài
Một nhà đấu tranh nổi tiếng của Hong Kong, Nathan Law, đã chạy khỏi nơi này sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh gây tranh cãi.
Nathan Law, từng ngồi tù sau Biểu tình Dù năm 2014, nay nói rằng anh sẽ tiếp tục hoạt động ở hải ngoại.
Anh tiết lộ mình đã trốn đi, hai ngày sau khi Trung Quốc đưa vào luật an ninh mới.
Law, sinh năm 1993, viết trên mạng rằng anh đã ở một nơi không tiết lộ vì đối mặt “hiểm nguy chưa biết rõ”.
Trước đó, Nathan Law, Joshua Wong, Acness Chow cùng một số nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng của Hong Kong đã tuyên bố rời khỏi đảng Demosisto do lo ngại bị trả thù lập tức sau khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ hơn 350 người biểu tình kỷ niệm ngày truyền thống 1/7 – ngày Hong Kong được Anh trao trả về cho Trung Quốc năm 1997.
Luật an ninh quốc gia quy định gì?
Chi tiết đầy đủ của luật an ninh quốc gia chỉ xuất hiện sau khi nó có hiệu lực vào khoảng 23:00 giờ địa phương hôm thứ Ba (16:00 BST).
Luật này áp dụng cho cả dân Hong Kong thường trú và tạm trú. Một số các chi tiết được đưa ra trong luật:
Tội ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài bị trừng phạt bằng án tù tối thiểu ba năm, mức tối đa là chung thân
Kích động hận thù đối với chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền đặc khu Hong Kong là vi phạm Điều 29
Làm hư hại các công trình giao thông công cộng có thể được coi là khủng bố – người biểu tình thường nhắm vào cơ sở hạ tầng của Hong Kong trong các cuộc biểu tình kéo dài
Những người bị kết tội sẽ không được phép ứng cử vào các vị trí trong hội đồng thành phố
Bắc Kinh sẽ thành lập một văn phòng an ninh mới ở Hong Kong, với các nhân viên thực thi pháp luật của riêng mình – không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương
Đặc khu trưởng Hong Kong có thể bổ nhiệm thẩm phán trong các vụ án an ninh quốc gia, và bộ trưởng tư pháp có thể quyết định liệu có bồi thẩm đoàn hay không
Các quyết định của ủy ban an ninh quốc gia, được thiết lập bởi chính quyền địa phương, không thể bị thách thức về mặt pháp lý
Trung Quốc cũng nói rằng họ sẽ tiến hành truy tố các trường hợp được coi là “rất nghiêm trọng”, trong khi một số phiên tòa sẽ được xử kín
Tăng cường kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan tin tức
Luật này cũng có thể được cho là bị vi phạm từ nước ngoài bởi những người không phải là thường trú nhân, theo Điều 38
Luật an ninh quốc gia sẽ không áp dụng cho các hành vi xảy ra trước khi nó có hiệu lực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53274468

Thổ Nhĩ Kỳxử vụ ám sát

nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi

Thu Hằng
Ngày 03/07/2020, tư pháp Thổ Nhĩ kỳ bắt đầu xét xử vắng mặt 20 công dân Ả Rập Xê Út liên quan đến vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi vào tháng 10/2018 ở Istanbul.
Trong số bị cáo có hai người thân cận của hoàng thái tử Mohammed Ben Salman, người bị chính quyền Ankara nghi là chủ mưu. Vụ ám sát đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị giữa hai nước.
Thông tín viên RFI Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :
« Một năm 9 tháng sau vụ ám sát Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul – nơi ông đến để hoàn tất thủ tục trước khi kết hôn với vợ sắp cưới người Thổ Nhĩ Kỳ – những người bạn của nhà báo cuối cùng đã có thể dự phiên tòa xét xử những kẻ bị tình nghi sát nhân.
Có tổng cộng 20 người, tất cả đều là công dân Ả Rập Xê Út, nhưng không một ai sẽ phải đối mặt với các vị thẩm phán vì chính quyền Ryiad từ chối dẫn độ họ sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc 18 người trong số trên đã trực tiếp tham gia vào vụ ám sát, hai người còn lại đã ra lệnh và lên kế hoạch sát nhân. Cả hai nhân vật này đều là người thân cận của hoàng thái tử Mohammed Ben Salman : Saoud Al Qahtani là cựu cố vấn và tướng Ahmed Al Assiri, từng là nhân vật số hai của tình báo Ả Rập Xê Út. Cả hai cựu quan chức này đều được tư pháp Ả Rập Xê Út xử trắng án.
Viện công tố Istanbul kêu án chung thân đối với hai nhân vật chủ chốt này cũng như đối với tất cả các bị cáo vì họ đã « tự nguyện » tham gia vào vụ sát nhân « kinh hoàng » và « được lên kế hoạch từ trước ».
Bà Hatice Cengiz, người đính hôn của cố nhà báo Jamal Khashoggi, và bà Agnès Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết ngoài pháp luật, tham dự buổi khai mạc phiên tòa.
Tuy nhiên, vụ xử có lẽ sẽ không giúp giải đáp được bí ẩn trong vụ án gây chấn động thế giới này : Phần thi thể còn lại của Jamal Khashoggi ở đâu ? »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200703-tho-nhi-ky-a-rap-xe-ut-khashoggi-am-sat

Vụ máy bay bị bắn hạ : Iran chấp nhận

bồi thường cho gia đình các nạn nhân

Minh Anh
Chính quyền Teheran đưa ra một cử chỉ có thiện ý, chấp nhận bồi thường cho gia đình các nạn nhân nước ngoài trong vụ chiếc Boeing của Ukraina bị bắn nhầm tại Iran hồi tháng Giêng năm nay. Ngoại trưởng Thụy Điển hôm thứ Năm 02/07/2020 thông báo như trên.
Từ thủ đô Iran, thông tín viên RFI, Siavosh Ghazi cho biết cụ thể :
« Chính quyền Teheran vẫn chưa xác nhận thông tin này. Nhưng theo nữ ngoại trưởng Thụy Điển, một thỏa thuận sơ bộ đã được ký kết để bồi thường cho các nạn nhân nước ngoài trong vụ tai nạn đó.
Đầu tháng Giêng năm 2020, Iran đã bắn hạ nhầm một chiếc máy bay của Ukraina không xa thủ đô Teheran. Theo chính quyền Iran, nhiều quân nhân đã nhầm lẫn máy bay với một tên lửa của Mỹ.
Quả thật, Iran trước đó đã tấn công một căn cứ quân sự Mỹ tại Irak nhằm đáp trả vụ ám sát có chủ định của Mỹ nhắm vào tướng Qassem Soleimani, cựu lãnh đạo Qods, Vệ binh Cách mạng, chuyên trách các chiến dịch ngoài lãnh thổ nhất là tại Irak và Syria.
Tai nạn máy bay xảy ra đã làm cho 176 người chết, chủ yếu là người Canada gốc Iran, nhưng còn có người Afghanistan, Anh Quốc và Thụy Điển cũng như là phi hành đoàn người Ukraina.
Số tiền bồi thường rất có thể gây tranh cãi. Trên thực tế, Iran không công nhận song tịch và Teheran rất có thể quyết định chỉ bồi thường cho người Canada gốc Iran theo như luật của nước này. Trong trường hợp này, số tiền chi trả có lẽ sẽ thấp hơn mức quy định của quốc tế. Điều đó có thể sẽ bị gia đình các nạn nhân phản đối.
Sau nhiều tháng dùng dằng, Iran cuối cùng đã chấp nhận gởi đến Pháp các chiếc hộp đen của máy bay để các chuyên gia phân tích. Thời gian đầu, Teheran khẳng định muốn phân tích các dữ liệu trong chiếc hộp đen, khi từ chối gởi chúng ra nước ngoài. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200703-iran-tai-nan-hang-khong-bo-thuong-nan-nhan

Virus corona ở Bắc Hàn:

Kim Jong-un tuyên bố ‘thành công rực rỡ’

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã ca ngợi “thành công rực rỡ” của đất nước ông trong việc đối phó với Covid-19, theo hãng thông tấn KCNA.
Phát biểu tại một cuộc họp của bộ chính trị, ông Kim cho biết nước này đã “ngăn chặn sự xâm nhập của virus ác tính và duy trì tình hình ổn định”.
‘Tôi hoàn toàn ủng hộ khẩu trang,’ Trump giờ đây đổi giọng
Bệnh nhân 91: ‘Từng có phương án đưa tôi về bằng quan tài’
Sáu chủng virus corona được tìm thấy trên động vật hoang dã ở VN
Bắc Hàn đã đóng cửa biên giới khiến hàng ngàn người bị cô lập cách đây sáu tháng khi virus này lan rộng trên toàn cầu.
Nước này tuyên bố rằng họ không có ca nhiễm virus nào, mặc dù các nhà phân tích nói rằng điều này là không thể.
Ông Kim được cho là đã “phân tích chi tiết về công tác chống dịch quốc gia khẩn cấp kéo dài sáu tháng” tại một cuộc họp của bộ chính trị hôm thứ Năm. Ông nói rằng sự thành công trong việc xử lý virus “đạt được bởi sự lãnh đạo có tầm nhìn xa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.
Nhưng ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì “cảnh giác tối đa mà không … xao nhãng trên mặt trận chống dịch”, đồng thời nói thêm rằng virus vẫn còn tồn tại ở các nước láng giềng.
“Ông ấy đã nhiều lần cảnh báo rằng việc nới lỏng các biện pháp chống dịch bệnh sẽ dẫn đến khủng hoảng không thể tưởng tượng và không thể khắc phục được”, báo cáo của KCNA hôm thứ Sáu cho biết.
Khẩu trang là bắt buộc ở Bắc Hàn
Vào cuối tháng Giêng, Bắc Hàn Tiên đã nhanh chóng có các biện pháp ngăn chặn virus – đóng cửa biên giới và sau đó là cách ly hàng trăm người nước ngoài ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Nước này cũng cô lập hàng chục ngàn công dân của mình và đóng cửa các trường học.
Bắc Hàn hiện đã mở lại các trường học, nhưng duy trì lệnh cấm các cuộc tụ họp công cộng và bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, theo tường thuật của Reuters ngày 1/7 dẫn lời một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
WHO cũng báo cáo rằng Bắc Hàn hiện đã xét nghiệm virus corona cho chỉ 922 người – tất cả những người này được báo có là âm tính.
Bắc Hàn, nơi có chung đường biên giới dài với Trung Quốc, từ lâu đã khẳng định rằng họ không có ca nhiễm virus nào.
Tuy nhiên, Oliver Hotham, quản lý trang tin tức chuyên gia NK News, nói với BBC hồi đầu năm nay rằng điều này có lẽ không đúng sự thật.
“Rất khó có thể không có ca nhiễm virus nào vì Bắc Hàn giáp Trung Quốc và Hàn Quốc. [Đặc biệt là với Trung Quốc], với số lượng giao dịch xuyên biên giới … Tôi thực sự không hiểu làm sao họ có thể ngăn chặn được,” ông nói.
“[Nhưng] họ thực sự đã đề phòng sớm [vì vậy] tôi nghĩ có thể họ đã ngăn chặn được sự bùng phát hoàn toàn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53274472

Trịnh Nhạn Hùng nắm an ninh Hong Kong,

 giới đấu tranh mở ‘Nghị viện lưu vong’

Trong động thái mới nhất để trực tiếp kiểm soát vấn đề an ninh ở Hong Kong, chính quyền Trung Quốc cử cựu Bí thư Quảng Đông, ông Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) phụ trách Văn phòng An ninh ở Hong Kong.
Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?
Bất đồng chính kiến VN: Góc nhìn qua các thế hệ
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Thế nhưng ông Trịnh nổi tiếng hơn vào thời gian làm bí thư Sán Vĩ, và xử lý cuộc đấu tranh của nông dân Ô Khảm.
Hồi cuối 2011, ông từng lên án người dân Ô Khảm “liên lạc, phát biểu với các tổ chức truyền thông nước ngoài thối nát” mà không nói chuyện với chính quyền.
Cùng lúc, Bắc Kinh bổ nhiệm ông Lạc Huệ Ninh làm cố vấn an ninh cho bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chủ tịch Hành Chính Hong Kong.
Hiện ông Lạc Huệ Ninh là chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hong Kong, còn quan chức Hong Kong Eric Chan sẽ chuyển sang làm chủ tịch ủy ban an ninh của Hong Kong.
Trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng, ông Simon Cheng, cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hong Kong tuyên bố các nhà đấu tranh “sẽ lập ra Nghị viện lưu vong” để lên tiếng với thế giới về tình hình Hong Kong, theo tờ The Guardian ở Anh hôm 03/07.
Ông Cheng từng bị công an Trung Quốc bắt và sau khi được thả, ông báo buộc họ “tra tấn” và ép cung ông.
Simon Cheng nay đã được Anh Quốc đồng ý cho tỵ nạn chính trị.
Chính phủ Anh mới đây tuyên bố để cho cả ba triệu người sinh trước năm 1997 ở Hong Kong được quyền xin hộ chiếu quốc gia Anh hải ngoại British National Overseas (BNO).
Hiện 300 nghìn người Hong Kong đã có hộ chiếu BNO cho phép họ sang Anh và xin định cư nếu muốn.
Tuy nhiên, chính phủ Anh thừa nhận rằng nếu Trung Quốc “không cho người mang hộ chiếu BNO xuất cảnh” thì Anh khó có thể làm gì được.
Hiện Hong Kong có 7,4 triệu dân, trong đó người từ CHND Trung Hoa sang sinh sống làm ăn có thể lên tới 1 triệu rồi.
Vụ Ô Khảm bùng lên hai lần
Dân làng Ô Khảm, thuộc Sán Vĩ, Quảng Đông biểu tình tuần hành tập thể từ 12/12/2011 vì một người đại diện, ông Tiết Cẩm Ba đã chết trong tay công an Trung Quốc.
Chính quyền đã bao vây hàng nghìn dân trong làng và dùng công an phong tỏa cả làng, ngăn việc đem thức ăn từ ngoài vào.
Dân Ô Khảm cáo buộc quan chức chính quyền địa phương chiếm đất của họ rồi bán kiếm lời mà không bồi thường đúng mức.
Họ cũng tin rằng ông Tiết bị công an giết còn nhà chức trách cho là ông “chết bệnh”.
Sang năm 2012, chính quyền cho dân bầu ông Lâm Tố Tuyến làm xã trưởng nhằm chấm dứt hàng tháng biểu tình phản đối việc bị thu hồi đất bất hợp pháp.
Nhưng đến năm 2016 tình hình Ô Khảm lại nóng lên sau khi chính quyền bắt ông Lâm vì các cáo buộc mà người dân cho là ngụy tạo.
Người dân lại rào làng chặn công an và nhà chức trách cho bắt hàng loạt nhân vật đấu tranh là nông dân.
Vào ngày 8/9/2016, ông bị bỏ tù với án trên ba năm và với mức phạt 400 ngàn nhân dân tệ (khoảng 60 ngàn đô la Mỹ).
Hoàn cầu Thời báo khi đó thừa nhận vẫn còn đang có tranh chấp đất đai nhưng lên án các “phần tử gây rối”.
Chính quyền sau ̣đó treo giải thưởng 100 nghìn tệ để bắt những người bỏ trốn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53278277

Nathan Law: Thế giới cần đứng lên

chống lại chính quyền Trung Quốc

Minh Hòa
Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nathan Law nói với hãng tin Reuters rằng số phận của Hồng Kông là hồi chuông báo động thế giới cần đứng lên chống lại chính quyền Trung Quốc và đặt ưu tiên cho nhân quyền hơn lợi ích tài chính.
Trong một cuộc phỏng vấn qua video được công bố hôm 3/7, ông Law nói với Reuters: “Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là một cửa sổ để thế giới nhận ra rằng Trung Quốc đang ngày càng trở nên độc tài hơn”.
Ông Law kêu gọi cộng đồng quốc tế cần ưu tiên đặt quyền con người lên trên lợi ích tài chính khi giao dịch với Trung Quốc, đồng thời cần quyết đoán hơn trong các vấn đề đa phương có liên quan tới nền kinh tế thứ hai thế giới.
Nhà hoạt động 26 tuổi nói: “Điều quan trọng là chúng ta phải ưu tiên các vấn đề nhân quyền hơn thương mại khi chúng ta giao dịch với Trung Quốc”.
Ông Law bình luận: “Luật an ninh quốc gia về cơ bản là việc chấm dứt ‘một quốc gia, hai chế độ’, vì nó không còn hai chế độ nữa, không còn bức tường lửa nào giữa Hồng Kông và Trung Quốc nữa, về cơ bản nó đã bị hợp nhất”.
Chính sách “một quốc gia, hai chế độ” là lời hứa hẹn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra nhằm tiếp quản Hồng Kông từ Anh Quốc vào năm 1997. Theo cam kết này, Hồng Kông sẽ được hưởng các quyền tự do theo chế độ tư bản chủ nghĩa, ít nhất trong vòng 50 năm kể từ ngày bàn giao, tức là cho đến năm 1947.
Phương Tây hy vọng rằng, trong thời gian này, Trung Quốc đại lục sẽ ảnh hưởng tích cực từ Hồng Kông, từ đó ĐCSTQ sẽ buộc phải tự do hóa chính trị và mở rộng dân chủ cho người dân trên cả nước. Tuy nhiên, quan điểm này đã được chứng tỏ là sai lầm, vì Bắc Kinh không những không mở rộng dân chủ, mà thậm chí còn thâu tóm Hồng Kông vào tầm kiểm soát của ĐCSTQ.
Ông Law nói với Reuters: “Cộng đồng quốc tế nên nhận ra điều đó và đặt ra các cơ chế có liên quan để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”.
Ông cũng nói: “Phong trào dân chủ sẽ vẫn sôi động, mặc dù nó sẽ thể hiện ở hình thức khác hoặc theo những cách thể hiện khác, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy rằng phong trào kháng cự vẫn còn tồn tại”.
Trong một thông điệp công khai gửi tới Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình, ông Law nói: “Tốt hơn hết là ông hãy từ chức”.
Ông Law giải thích: “Đã đến lúc phải có một nhà lãnh đạo đất nước biết cách đối xử tử tế với người dân và lãnh đạo đất nước theo hướng tích cực, lành mạnh hơn, thay vì chỉ làm rối tung cả nước”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nathan-law-the-gioi-can-dung-len-chong-lai-chinh-quyen-trung-quoc.html

Hong Kong: Nhà hoạt động Nathan Law

chạy ra nước ngoài ‘vì nguy hiểm’

Một nhà đấu tranh nổi tiếng của Hong Kong, Nathan Law, đã chạy khỏi nơi này sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh gây tranh cãi.
Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong
Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực
Nathan Law, từng ngồi tù sau Biểu tình Dù năm 2014, nay nói rằng anh sẽ tiếp tục hoạt động ở hải ngoại.
Anh tiết lộ mình đã trốn đi, hai ngày sau khi Trung Quốc đưa vào luật an ninh mới.
Law, sinh năm 1993, viết trên mạng rằng anh đã ở một nơi không tiết lộ vì đối mặt “hiểm nguy chưa biết rõ”.
Nhà hoạt động khác, Joshua Wong, nói trên Facebook: “Cảm ơn Nathan. Đây là quyết định không dễ dàng.”
Vào tối thứ Ba tuần này, sau khi luật mới có hiệu lực, Nathan Law xuất hiện qua video trong một buổi điều trần của một ủy ban quốc hội Mỹ.
Hôm 1/7, người phát ngôn tại Bắc Kinh Triệu Lập Kiên tuyên bố luật an ninh quốc gia Hong Kong “không phải là vấn đề nhân quyền, càng không nên bị chính trị hoá”.
Cùng ngày, tại Bắc Kinh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc về công việc Hong Kong và Ma Cao Trương Hiểu Minh nói Trung Quốc xây dựng Luật An ninh quốc gia tại Hong Kong là nhằm “trừng trị một số ít tội phạm gây nguy hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, tuyệt đối không coi phe đối lập hoặc phe dân chủ mở rộng ở Hong Kong là kẻ địch giả định”.
Tại Anh, tuần này, Thủ tướng Anh nói khoảng 3 triệu người Hong Kong sẽ có cơ hội định cư và sau đó xin quốc tịch Anh.
Ông Boris Johnson nói tự do của Hong Kong đã bị xâm phạm vì luật an ninh mới.
Hong Kong có 350.000 người đã có hộ chiếu hải ngoại Anh và khoảng 2,6 triệu có thể đủ điều kiện nộp đơn.
Những người này sẽ được phép định cư tại Anh trong 5 năm. Qua năm thứ sáu, họ sẽ được phép xin quốc tịch Anh.
Anh cho biết họ sẵn sàng giúp công dân Hong Kong có Hộ chiếu Hải ngoại Anh vào Anh Quốc.
Trung Quốc bác bỏ những chỉ trích về hành động của họ, và nói đó là việc nội bộ.
Luật an ninh quốc gia quy định gì?
Chi tiết đầy đủ của luật an ninh quốc gia chỉ xuất hiện sau khi nó có hiệu lực vào khoảng 23:00 giờ địa phương hôm thứ Ba (16:00 BST).
Luật này áp dụng cho cả dân Hong Kong thường trú và tạm trú. Một số các chi tiết được đưa ra trong luật:
Tội ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài bị trừng phạt bằng án tù tối thiểu ba năm, mức tối đa là chung thân
Kích động hận thù đối với chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền đặc khu Hong Kong là vi phạm Điều 29
Làm hư hại các công trình giao thông công cộng có thể được coi là khủng bố – người biểu tình thường nhắm vào cơ sở hạ tầng của Hong Kong trong các cuộc biểu tình kéo dài
Những người bị kết tội sẽ không được phép ứng cử vào các vị trí trong hội đồng thành phố
Bắc Kinh sẽ thành lập một văn phòng an ninh mới ở Hong Kong, với các nhân viên thực thi pháp luật của riêng mình – không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương
Đặc khu trưởng Hong Kong có thể bổ nhiệm thẩm phán trong các vụ án an ninh quốc gia, và bộ trưởng tư pháp có thể quyết định liệu có bồi thẩm đoàn hay không
Các quyết định của ủy ban an ninh quốc gia, được thiết lập bởi chính quyền địa phương, không thể bị thách thức về mặt pháp lý
Trung Quốc cũng nói rằng họ sẽ tiến hành truy tố các trường hợp được coi là “rất nghiêm trọng”, trong khi một số phiên tòa sẽ được xử kín
Tăng cường kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan tin tức
Luật này cũng có thể được cho là bị vi phạm từ nước ngoài bởi những người không phải là thường trú nhân, theo Điều 38
Luật an ninh quốc gia sẽ không áp dụng cho các hành vi xảy ra trước khi nó có hiệu lực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53273271

Giới hoạt động Hồng Kông tính lập ‘Quốc hội lưu vong’

Hương Thảo
Simon Cheng, cựu nhân viên lãnh sự quán Anh, hôm 2/7 nói với Reuters rằng, các nhà hoạt động dân chủ của thành phố đang thảo luận về việc thành lập một quốc hội lưu vong không chính thức để duy trì tinh thần dân chủ, đồng thời gửi thông điệp tới Bắc Kinh rằng sự tự do của Hồng Kông không thể bị bóp nghẹt.
Simon Cheng là một công dân Hồng Kông, từng làm việc cho tòa lãnh sự Anh tại lãnh thổ này. Anh từng bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ, tra tấn, vu cáo anh là gián điệp, tham gia kích động tình trạng bất ổn ở Hồng Kông. Hôm 2/7, tờ RTHK đưa tin Cheng thông báo anh đã được chính phủ nước Anh cho tị nạn chính trị. Cheng coi mình là một người vận động cho nền dân chủ Hồng Kông.
“Một quốc hội lưu vong có thể gửi thông điệp rất rõ ràng tới Bắc Kinh và giới cầm quyền Hồng Kông rằng dân chủ không cần phải chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh”, Cheng nói với hãng tin Reuters tại London. “Chúng tôi muốn thành lập một tổ chức dân sự không chính thức để phản ánh chính xác quan điểm của người dân Hồng Kông”.
Nhà hoạt động Cheng nói rằng, dù ý tưởng này vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, nhưng một quốc hội lưu vong như vậy sẽ hỗ trợ cho người dân Hồng Kông và phong trào đấu tranh cho dân chủ tại đây. Tuy nhiên, Cheng không đề cập đến việc khi nào quốc hội sẽ được lập ra.
“Chúng tôi đang phát triển một con đường khác để tranh đấu cho dân chủ”, anh Cheng nói. “Chúng tôi cần phải sáng suốt để đối phó với một chế độ toàn trị đang bành trướng: Họ đang phô diễn sức mạnh để đàn áp, nên chúng tôi cần tinh tế và lanh lợi hơn”.
Anh bày tỏ ngày càng có nhiều người “mất hy vọng rằng xuống đường hay tranh cử sẽ có tác dụng”. “Chúng ta nên sát cánh với người Hồng Kông và ủng hộ những người ở lại Hồng Kông”, Cheng nói thêm.
Bình luận về động thái của chính phủ Anh cho phép 3 triệu người Hồng Kông đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh cùng những người phụ thuộc được định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch, Chen nói: “Anh quốc đã đưa ra tín hiệu rất tốt. Ít nhất hàng trăm ngàn người sẽ đến đây”.
Về việc ngân hàng HSBC ủng hộ luật an ninh quốc gia, anh Cheng cho rằng chính phủ Anh nên nói chuyện với các nhà tư bản lớn của Anh để họ hiểu được tầm quan trọng của dân chủ.
Hôm 30/6, Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia Hồng Kông, có hiệu lực ngay trong đêm. Luật hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người vi phạm có thể đối mặt với án tù chung thân.
Động thái của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hồng Kông cũng như nhiều nước trên thế giới. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/7 nói rằng luật an ninh Hồng Kông là sự sỉ nhục đối với tất cả các quốc gia và Washington sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị của Tổng thống Trump về việc chấm dứt chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho thành phố này. Nối tiếp động thái của chính phủ Anh, Thủ tướng Scott Morrison hôm 2/7 cho biết Úc đang tích cực xem xét việc cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho cư dân Hồng Kông vì đạo luật hà khắc của Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/gioi-hoat-dong-hong-kong-tinh-lap-quoc-hoi-luu-vong.html

Đập Tam Hiệp – tham vọng hơn trăm năm của TQ

Bất chấp việc bị nhiều thành viên Quốc hội Trung Quốc phản đối và các chuyên gia cảnh báo không khả thi, Bắc Kinh vẫn cho xây dựng đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới nằm trên sông Dương Tử.
Dự án đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, tiếp tục gây bối rối cho các nhà hoạch định chính sách khi họ giải quyết tác động xã hội và môi trường của nó.
Dưới đây là những cột mốc đáng chú ý liên quan đến dự án đầy tham vọng nói trên.
Năm 1918: Nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn đề xuất xây dựng một con đập tại Tam Hiệp.
Năm 1944: Chuyên gia thủy điện Mỹ John Savage do Tưởng Giới Thạch mời đến để đánh giá Tam Hiệp đã đề xuất xây dựng một cơ sở có hồ chứa sâu 200 m và sản lượng điện sản xuất đạt mức 10,65 GW.
Tháng 6-1946: Các phần đầu tiên của đập Tam Hiệp do chuyên gia Savage đề xuất bắt đầu được xây dựng nhưng dự án bị tạm ngưng vào ngày 3-8-1947 vì chiến tranh.
Tháng 2-1953: Trong một chuyến thăm sông Dương Tử, Chủ tịch Mao Trạch Đông phàn nàn rằng các dự án kiểm soát lũ trên các nhánh sông Dương Tử không hiệu quả. Vì vậy, Trung Quốc cần xây đập Tam Hiệp.
Từ tháng 6 đến tháng 9-1954: 1/3 TP Vũ Hán bị nhấn chìm trong trận lụt tàn khốc ảnh hưởng đến 18,8 triệu người.
Tháng 1-1958: Báo cáo mới về việc xây dựng đập Tam Hiệp được trình bày tại một cuộc họp của ủy ban trung ương ở Nam Ninh. Nội dung báo cáo cho rằng trước tiên nên bắt đầu trên các nhánh sông vì một dự án trên sông chính sẽ quá lớn và tốn kém.
Năm 1979: Bộ Thủy lợi Trung Quốc trình đề xuất xây dựng đập Tam Hiệp lên Quốc vụ viện.
Năm 1982: Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình cam kết xây dựng đập Tam Hiệp.
Tháng 6-1986: Bộ Thủy điện Trung Quốc thành lập một nhóm gồm 412 chuyên gia để biên soạn các nghiên cứu khả thi mới.
Năm 1987: Phái đoàn Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đến thăm khu vực Tam Hiệp và cảnh báo dự án là không khả thi.
Tháng 8-1990: Quốc vụ viện mời 163 chuyên gia tham gia một ủy ban đặc biệt để đánh giá thêm về tính khả thi của dự án.
Tháng 4-1992: Quốc hội Trung Quốc chính thức phê duyệt dự án nhưng 1/3 số đại biểu bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng.
Tháng 12-1994: Trung Quốc tổ chức buổi lễ khởi công xây dựng đập Tam Hiệp. Thủ tướng Lý Bằng có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này.
Tháng 11-1997: Sông Dương Tử bị chặn và chuyển dòng để mở đường cho công nhân xây dựng đập.
Tháng 5-2006: Quá trình xây dựng con đập cao 185 m hoàn tất. Trung Quốc không công bố kinh phí xây dựng song các nguồn bên ngoài ước tính vào khoảng 28-88 tỉ USD.
Tháng 1-2007: Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc chỉ ra việc “thụt két” dự án trong giai đoạn 2004-2005.
Tháng 9-2007: Một cuộc họp được tổ chức ở TP Vũ Hán để thảo luận về những thách thức đối với dự án đập Tam Hiệp, trong đó thừa nhận những mối nguy hiểm tiềm ẩn như hệ sinh thái mỏng manh của khu vực hồ chứa, sự gia tăng thiên tai và nguy cơ bùn lầy, lở đất.
Tháng 7-2011: Quốc vụ viện công bố bản “Kế hoạch hoạt động tiếp theo của đập Tam Hiệp”, hứa hẹn sẽ chi 1,24 ngàn tỉ nhân dân tệ (hơn 175 tỉ USD) để khắc phục các vấn đề xã hội và môi trường do con đập khổng lồ gây ra.
Tháng 5-2012: Tất cả 26 tua bin được đưa vào hoạt động, đánh dấu sự hoàn thành chính thức của dự án thủy điện Tam Hiệp, nâng tổng công suất điện lên 22,5 GW.
Tháng 4-2018: Chủ tịch Tập Cận Bình thăm đập Tam Hiệp. Ông nhắc lại cam kết chấm dứt hoạt động phát triển quy mô lớn trên sông Dương Tử.
Tháng 7-2019: Ông Lý Bằng, người chịu trách nhiệm chính về đập Tam Hiệp, qua đời ở tuổi 90.
http://biendong.net/bien-dong/35599-dap-tam-hiep-tham-vong-hon-tram-nam-cua-tq.html

Thảm họa vỡ đập khủng khiếp ở TQ

từng khiến 171.000 người chết

Thảm họa vỡ đập Bản Kiều tại Trung Quốc năm 1975, là một trong những thảm hỏa vỡ đập kinh hoàng trên thế giới.
Trời sập, đất nứt vỡ
Năm 1975, sau một thời gian phát triển đập nhanh chóng, một cơn bão cùng với các yếu tố khác khiến đập Bản Kiều, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bị vỡ, cướp đi sinh mạng của khoảng 171.000 người, International Rivers thông tin.
Đêm 8.8.1975, dòng người vội vã chồng các bao cát lên đỉnh đập Bản Kiều, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh cơn bão tồi tệ nhất từng được ghi nhận tới thời điểm đó xảy ra trong khu vực. Họ đang chạy đua với nước dâng nhanh ở sông Nhữ để cứu đập Bản Kiều và hàng triệu người đang ngủ ở dưới hạ lưu. Đó là cuộc chạy đua mà họ sắp thua cuộc.
Khoảng 1h sáng, bầu trời quang đãng, những ngôi sao ló ra sau những đám mây bão. Có một sự tĩnh tại kỳ lạ khi ai đó hét lên: “Mực nước đang giảm! Lũ đang rút”.
Nhưng có rất ít cơ hội để tận hưởng sự tĩnh tại đó. Một nhân chứng sống sót sau thảm họa vỡ đập Bản Kiều kể lại, chỉ vài giây sau là những âm thanh “nghe như trời sập và đất nứt vỡ”. Nước ở hồ chứa tương đương với 280.000 bể bơi tiêu chuẩn Olympic tràn qua con đập vỡ, nhấn chìm toàn bộ các thị trấn ở dưới con đập.
Năm 2005, 30 năm sau vụ vỡ đập Bản Kiều, các ghi chép lịch sử bắt đầu được mở lại và các học giả tìm cách xác định lại sự kiện này.
Đập Bản Kiều hoàn thành năm 1952, là một phần trong chiến dịch khai thác thủy điện trên sông Hoài – con sông lớn thứ ba ở Trung Quốc sau sông Dương Tử và Hoàng Hà – cùng các nhánh sông của sông Hoài sau những trận lũ lụt nghiêm trọng của các năm trước đó.
Hành động quá muộn
Ngay sau khi đập Bản Kiều hoàn thành năm 1952, theo International Rivers, đã xuất hiện các vết nứt vỡ. Do đó, giai đoạn 1955-56, cấu trúc này đã được cải tạo lại, đưa Bản Kiều thành “Con đập thép” bất khả chiến bại.
Tuy nhiên, ngày 5.8.1975, một cơn bão va với một frông lạnh (rìa phía trước của khối khí lạnh và khô hơn, đang chuyển động và thay thế dần cho khối khí nóng hơn phía trước nó) ở Hà Nam và gây mưa lớn ở khu vực trong vòng chưa đầy 24h sau. Lượng mưa lên tới 106cm vào ngày hôm đó đã vượt quá giới hạn 30cm hàng ngày mà các nhà thiết kế đập Bản Kiều dự tính. Các nhân chứng kể lại rằng, lượng mưa lớn tới nỗi, xác những con chim bị mưa lớn tạt chết rải rác trong khu vực.
Trong nỗ lực giảm thiểu lũ lụt ở hạ lưu vốn đã rất nghiêm trọng, đập Bản Kiều được lệnh không mở hết các cửa xả lũ ngay từ khi cơn bão bắt đầu. Đường dây liên lạc bị ngắt khiến các nhà điều hành cũng không biết được tình hình bên ngoài khu vực đang diễn tiến ra sao.
Vào lúc các cửa xả lũ được mở hoàn toàn thì đã quá muộn. Nước lên nhanh hơn mực nước có thể xả ra. Các chuyên gia khuyến nghị nên đặt 12 cửa xả lũ ở đập Bản Kiều khi thiết kế. Tuy nhiên, chỉ có 5 cửa xả lũ được xây dựng và những cửa xả lũ này đã bị chặn một phần bởi phù sa tích tụ khi bão ập tới.
Cũng theo International Rivers, khi đập Bản Kiều vỡ, con nước với vận tốc lên tới 50km/h ào về phía thung lũng bên dưới, cuốn đi 62 đập khác như hiệu ứng domino. Trong vài phút, toàn bộ các làng mạc với hàng nghìn cư dân bị nhấn chìm.
Trong bộ phim tài liệu năm 2010 của đài truyền hình Trung Quốc CCTV, một người sống sót nhớ lại khoảnh khắc bàng hoàng này: “Tôi không biết mình đang ở đâu – chỉ trôi nổi trong nước, những tiếng la hét và tiếng khóc văng vẳng bên tai. Đột nhiên, tất cả những âm thanh đó ngắt lặng, tôi chìm trong sự im lặng chết chóc”.
Chỉ trong vòng 6 giờ sau khi vỡ đập Bản Kiều, ước tính 26.000 người đã thiệt mạng, nhiều người trong số đó đang ngủ. Các đường dây liên lạc không thông suốt khiến không có cơ hội cho bất kỳ cuộc di tản quy mô lớn nào.
http://biendong.net/bien-dong/35592-tham-hoa-vo-dap-khung-khiep-o-tq-tung-khien-171000-nguoi-chet.html

Đập Tam Hiệp, kiệt tác hay thảm họa lơ lửng trên đầu?

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện được cả thế giới biết đến, sừng sững chắn ngang dòng sông Dương Tử dài thứ 3 trên hành tinh. Nhưng thảm họa mà nó gây ra nếu bị vỡ sẽ vô cùng tàn khốc.
Đập Tam Hiệp đã hứng chịu với nhiều chỉ trích ngay từ ban đầu
Được khởi công từ năm 1994 và vận hành toàn phần từ tháng 7/2012, đập Tam Hiệp hiện vẫn giữ ngôi vị con đập thủy điện lớn nhất thế giới với chiều dài 2,3km và chiều cao 185m. Hồ chứa mà con đập tạo ra có diện tích bề mặt hơn 1.000km2.
Để hoàn thành công trình, 40.000 công nhân đã làm việc không ngơi nghỉ trong 12 năm, với chi phí hàng chục tỷ đôla.
Chính phủ và nhiều người dân Trung Quốc rất tự hào về công trình bê tông khổng lồ này. Họ ca ngợi đó là một kiệt tác về kỹ thuật dân dụng, một biểu tượng về năng lượng tái tạo. Với 34 máy phát điện, mỗi máy nặng 6.000 tấn, đập sản xuất tổng lượng điện 22.500MW, đủ đảm bảo năng lượng cho hàng chục triệu dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, công trình khổng lồ này hứng chịu với nhiều chỉ trích ngay từ đầu. Để xây dựng đập Tam Hiệp, các nhà chức trách Trung Quốc phải di dời 1,3 triệu người và phá hủy nhiều khu vực khảo cổ lịch sử. Khoảng 100 công nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây đập.
Đập Tam Hiệp còn gây họa cho môi trường. Không ai có thể dám chắc về tác động lâu dài của siêu công trình này, nhưng số lượng cá các loại bị suy giảm và ô nhiễm gia tăng vì bản chất tự làm sạch của dòng sông đã bị con đập vô hiệu hóa.
Áp lực dồn lên khu vực nơi hồ chứa tạo ra có thể gây nhiều trận lở đất. Thực tế cho thấy một đập thủy điện khác trong khu vực đã bị vỡ vì lở đất. Chưa kể, hồ chứa nước lại nằm trên hai đường đứt gẫy khác nhau nên bị cho là làm gia tăng các hoạt động địa chấn.
Ngoài ra, các lớp lắng cặn đang tích tụ phía sau con đập chứ không được chảy xuôi theo dòng để nuôi dưỡng cây trồng và động vật hoang dã. Tuy các kỹ sư thiết kế đã nghĩ ra cách để một số lớp cặn này chảy qua đập nhưng ước tính 30-60% số lượng vẫn bị giữ lại phía sau đập. Thực trạng này chính là thủ phạm đang gây ra tất cả các vấn đề trong hệ sinh thái.
Nhưng có lẽ nguy cơ tàn khốc nhất tiềm tàng ở khả năng đập bị vỡ ở một thời điểm nào đó do hoạt động địa chấn hoặc sự suy yếu của bản thân con đập. Trường hợp này nếu xảy ra sẽ gây lụt ở mức độ chưa từng được ghi nhận.
Hiện tình trạng mưa lớn, với 5 đợt từ đầu tháng 6, đã gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng tới ít nhất 13 triệu người ở 26 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc. Một lần nữa, sự an toàn của đập Tam Hệp lại trở thành đề tài tranh luận nóng bỏng, với nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ đập nứt vỡ khi mực nước trong hồ chứa vượt mức báo động.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc dẫn lời một số chuyên gia khẳng định con đập khổng lồ được thiết kế để đủ sức trụ vững trước nhiều áp lực hơn như thế. Trong tuần này, Chính phủ Trung Quốc thông báo đã xả nước từ đập tràn lần đầu tiên trong năm nay.
Những tuyên bố trấn an dư luận như trên không xua tan được những lo lắng của thế giới bên ngoài về cuộc sống và tính mạng của khoảng 600 triệu người sống dọc hai bờ Dương Tử nếu đập bị vỡ.
Viễn cảnh thảm khốc này nếu xảy ra sẽ tạo nên một trận sóng thần khủng khiếp, xóa sổ toàn bộ vùng hạ lưu Dương Tử, bởi năng lượng nước từ áp lực dòng chảy là khủng khiếp. Nó cũng khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng thiếu điện, kinh tế suy sụp và dịch bệnh bùng phát.
http://biendong.net/bi-n-nong/35579-dap-tam-hiep-kiet-tac-hay-tham-hoa-lo-lung-tren-dau.html

Trung Quốc cấp báo ‘Hồng thủy Số 1’

ở thượng nguồn đập Tam Hiệp

Triệu Hằng
Trung Quốc hôm 2/7 chính thức công bố Hồng thủy Số 1 tức “lũ số 1” trên sông Dương Tử năm 2020. Khối lượng nước lũ đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 50.000 m3/s, tương tự tốc độ trong trận lụt lịch sử ở Trung Quốc năm 1998, theo Taiwan News.
Khi những cơn mưa lớn đổ xuống thành những dòng nước cuồn cuộn chảy xiết tàn phá miền Nam Trung Quốc trong tháng thứ hai liên tiếp, chính phủ Bắc Kinh đã ban hành một số cảnh báo lũ lụt lớn ở lưu vực sông Dương Tử, cho thấy có nguy cơ đập Tam Hiệp quá tải.
Hôm thứ Năm (2/7), Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đưa ra cảnh báo mưa lớn trên khắp Trung Quốc ngày thứ 31 liên tiếp, khiến cư dân mạng tiếp tục suy đoán về tính toàn vẹn của đập Tam Hiệp khi nó phải đối mặt với thử nghiệm lớn nhất kể từ khi nó được hoàn thành vào năm 2003. Mặc dù các quan chức Trung Quốc nhiều lần dán nhãn cho những lo ngại rằng con đập có thể bị sụp đổ thảm khốc là điều “vô nghĩa” thì khu vực này tiếp tục bị vùi dập bởi lũ lụt nặng nề, lở đất và cùng ngày 2/7 ở đó xảy ra trận động đất.
Vào lúc 4:07 sáng ngày 2/7, trận động đất mạnh 3.2 độ có độ sâu chấn tiêu khoảng 8km đã làm rung chuyển quận Zoige ở tỉnh Tứ Xuyên, theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, đặt ra mối lo ngại rằng lở đất có thể đe dọa đến sự an toàn của con đập. Vào lúc 10 giờ sáng cùng ngày, CWRC báo cáo rằng dòng nước đổ vào Hồ chứa đập Tam Hiệp dự đoán đạt 50.000 mét khối mỗi giây (m3/s), tương tự tốc độ trong trận lụt lịch sử ở Trung Quốc năm 1998.
Trưa ngày 2/7, Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang (CWRC) đã phát cảnh báo khẩn cấp thượng nguồn sông Dương Tử có thể trải qua “Hồng thủy Số 1 của sông Dương Tử năm 2020”.
Do mưa không ngớt, mực nước ở thượng nguồn sông Dương Tử, Ngô Giang (một nhánh của sông Dương Tử), đập Tam Hiệp và hệ thống hồ Động Đình điều hòa của sông Dương Tử – sẽ “tăng đáng kể”, và mực nước của mỗi trạm thủy văn ở giữa các con sông sẽ tiếp tục tăng.
Hôm 1/7, Tân Hoa Xã dẫn lời quan chức của Bộ Tài nguyên Nước (MWR) Wang Zhangli nói rằng kể từ tháng 6 ở 250 con sông trên khắp Trung Quốc đã trải qua lũ lụt trên mức cảnh báo, chủ yếu ở các khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và An Huy.
CWRC đã đưa ra một “cảnh báo màu xanh da trời” cho Ngô Giang, Vùng hồ chứa Tam Hiệp và thượng nguồn của sông Dương Tử.
Tính đến 7 giờ sáng ngày 2/7, nước lũ chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp đạt 47.000 m3/s và dự kiến lên mức 50.000 m3/s vào lúc 2 giờ chiều, mực nước tại trạm Ngô Long trên Ngô Giang tăng lên tới 191.7 m và mực nước ở trung lưu Lianhuatang tăng đến 31.68 m.
Theo Quy định mã số hồng thủy tại các sông chính trên toàn quốc của Trung Quốc, khi dòng chảy của nước hồ chứa nước đập Tam Hiệp đạt 50.000 m3/s và mực nước ở vùng trung lưu của Lianhuatang tăng tới mức cảnh báo, lúc đó sẽ chỉ định lũ bằng một con số.
Với việc Trung Quốc công bố “Hồng thủy số 1” cho thấy khối lượng dòng nước chảy hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 50.000 m3/s.
Kể từ đầu năm nay, tai ương liên tiếp giáng xuống Trung Quốc, virus corona khởi phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, khiến cả nước điêu đứng. Chưa thoát dịch bệnh, Trung Quốc giao tranh chết người với Ấn Độ ở biên giới trên dãy núi Himalaya.
Nay mưa lớn liên tiếp trút xuống miền Nam, đập Tam Hiệp nằm chặn sông Dương Tử tại Nghi Xương cũng thuộc tỉnh Hồ Bắc, là nơi trữ nguồn nước canh tác tưới tiêu thủy lợi, cũng là một công cụ Trung Quốc dùng để thao túng nguồn nước sinh kế cho các quốc gia vùng Mê Kông đã phải xả nước phòng lũ, đối mặt với các nguy cơ lở đất, sụt lún và sập.
Nguồn ảnh minh họa cho bài viết: newtalk.tw và Flickr
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-cap-bao-hong-thuy-so-1-o-thuong-nguon-dap-tam-hiep.html

Tiết lộ kết quả thử nghiệm

mô phỏng đập Tam Hiệp gây sốc:

Hồ Bắc chỉ có 1 chỗ lánh nạn

Bình luậnMinh Thanh
Mưa lớn vẫn tiếp diễn ở miền nam Trung Quốc, thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi. Đập Tam Hiệp bắt đầu toàn lực xả lũ suốt 24h để giải cứu con đập, dẫn đến ở Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy và các nơi khác tình hình thảm họa trở nên tồi tệ hơn. Một số người biết tin đã tiết lộ với kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài rằng các chuyên gia thủy lợi của Đại lục đã từng tiến hành các thử nghiệm mô phỏng việc vỡ đập Tam Hiệp, kết quả gây kinh hãi. Vì vậy các chuyên gia đã cố ý xây dựng một nơi lánh nạn ở khu Thần Nông Giá, tỉnh Hồ Bắc.
Vài ngày trước, một người trong cuộc tiết lộ với báo Epoch Times rằng các chuyên gia thủy lợi thuộc thế hệ trước đã tiến hành các thử nghiệm mô phỏng về tình trạng vỡ đập Tam Hiệp, và kết luận đưa ra rất đáng báo động. Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, thì thành phố ở thượng nguồn sẽ bị chìm đầu tiên, mà không phải Nghi Xương và các thành phố ở hạ lưu. Tới lúc đó, Tứ Xuyên sẽ biến thành biển nước mênh mông.
Người đưa tin cho biết, kết quả thực nghiệm của chuyên gia cho thấy sau khi đập Tam Hiệp vỡ, lũ không ập tới ngay, mà sẽ xuất hiện bùn, đất đá trên núi chảy xuống, tạo ra những trận lở đất khổng lồ, khiến mực nước thượng nguồn dâng cao và lưu vực Tứ Xuyên sẽ ‘hứng mũi chịu sào đầu tiên’.
Sau khi lũ đạt đến đỉnh điểm, nó sẽ đổ xuống hạ lưu, lúc này sẽ mất một quãng thời gian, nhưng không quá lâu. Các chuyên gia chỉ ra rằng lũ lụt chỉ lao xuống vào lúc cuối cùng và nó có sức tàn phá mạnh hơn so với lúc chuẩn bị ập đến. Ngoài ra, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất không phải là Nghi Xương, mà là các thành phố ở giữa của hạ lưu.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nếu có một trận lũ lụt trong tương lai, phía nam sẽ thành một vùng đầm lầy. Nếu người dân chạy về phía bắc, cần phải đi qua sông Hoàng Hà. Hồ Bắc chỉ có một nơi có thể lánh nạn, chính là Thần Nông Giá vì có đủ độ cao đảm bảo so với mực nước biển.
Người đưa tin cho biết, dựa trên kết quả của thí nghiệm này, Ban bảo tồn nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xây dựng một trung tâm an dưỡng và phục hồi ở Thần Nông Giá. Trên thực tế, mục đích là để sau này nếu trước khi lũ lụt đến, có thể lấy đây làm chỗ lánh nạn.
Người đưa tin này cũng chỉ ra rằng ngoại giới luôn dựa vào việc kết hợp nhiều dữ liệu để phân tích xem liệu Tam Hiệp có bị vỡ hay không, nhưng nhiều dữ liệu do ĐCSTQ công bố là giả. Vì vậy, việc sử dụng dữ liệu giả phân tích đưa ra kết luận có thể không còn chính xác.
Những mối nguy hiểm tiềm ẩn của đập Tam Hiệp đã thu hút nhiều sự chú ý trên thế giới. Trong những năm gần đây, tin tức về sự biến dạng và rò rỉ của đập Tam Hiệp đã gây ra các cuộc thảo luận rộng rãi trong và ngoài nước Trung Quốc.
Vào tháng 7/2018, ‘Lãnh sơn thời bình’ – một tài khoản Twitter khác của nhà bình luận ‘Tài kinh lãnh nhãn’ đã chia sẻ 2 bức ảnh về đập Tam Hiệp bị nghi là ảnh vệ tinh của Google chụp. Từ hai bức ảnh có thể thấy, thân đập trong bức ảnh bên phải rõ ràng đã bị biến dạng.
Tờ Tin tức Bắc Kinh và Chinanews cũng từng trích dẫn tin tức của các chuyên gia, thừa nhận rằng đập Tam Hiệp thực sự bị biến dạng và đập Tam Hiệp có độ dịch chuyển ngang khoảng 3 cm. Các chuyên gia giải thích rằng đó là “biến dạng đàn hồi” và là bình thường.
Vào thời điểm đó, Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp, nói rằng cấu trúc của đập Tam Hiệp khẳng định rằng nó sẽ biến dạng.
Lúc đó, ông cảnh báo rằng biến dạng hiện tại của đập Tam Hiệp là biến dạng đàn hồi, nhưng biến dạng tổng thể của đập Tam Hiệp không phải là biến dạng đàn hồi, và nguy cơ vỡ đập là rõ ràng.
Ông Vương cũng tiết lộ rằng: Nhìn bề mặt thì đập Tam Hiệp trông rất kiên cố, nhưng hình dạng giống như pho mát, bên trong đều trống rỗng. Chất lượng xây dựng của công trình Tam Hiệp rất kém, kể từ khi hoạt động thử nghiệm vào năm 2003 đến nay, không ai nghiệm thu, không ai dám đảm bảo chất lượng của nó. Nếu đập Tam Hiệp vỡ, 700.000 người dân ở thành phố Nghi Xương sẽ biết mất.
Một số chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo trước đó rằng nguy cơ lớn nhất của đập Tam Hiệp là một trận động đất và lở đất từ trên núi ở thượng nguồn. Hiện tại, điều mà các chuyên gia lo lắng nhất đã xảy ra.
Vào lúc 4h07 sáng ngày 2/7, Trạm địa chấn Trung Quốc xác định rằng một trận động đất mạnh 3,2 độ richter sâu 8 km đã xảy ra ở huyện Nhược Nhĩ Cái (Zoige), châu tự trị A Bá (Ngawa), tỉnh Tứ Xuyên (ở 34,10 độ vĩ Bắc, 102,68 độ kinh Đông).
Trận động đất mạnh 3,2 độ richter ở Trung Quốc chỉ có thể được coi là một trận động đất nhẹ. Tuy nhiên, Ngawa nằm ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp, và ĐCSTQ đã đưa ra cảnh báo mưa bão trong 31 ngày, hơn nữa hồ chứa nước và đập Tam Hiệp cũng đã xả lũ để tự bảo vệ. Ngoại giới lo lắng rằng trận động đất có thể gây ra những nguy hiểm địa chất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự an toàn của đập Tam Hiệp.
Kể từ tháng 6, do lượng mưa liên tục, độ ẩm của đất bị bão hòa và các thảm họa địa chất như lũ quét, sạt lở đất đá xảy ra thường xuyên. Ở vùng thượng lưu của Tam Hiệp, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và những nơi khác đã trải qua thảm họa đất đá trôi.
Ở lưu vực sông Dương Tử, tỉnh Hồ Bắc, nơi có đập Tam Hiệp, từ ngày 27/6 đến ngày 1/7, các trận mưa lớn liên tục đã khiến 198.200 người bị ảnh hưởng, 22.800 người phải sơ tán khẩn cấp, 11.600 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại kinh tế trực tiếp là 2,885 tỷ nhân dân tệ.
Theo Bộ Thủy lợi Trung Quốc, kể từ ngày 2/7, 304 con sông ở Trung Quốc đã bị ngập trên mức báo động. Thảm họa lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra ở 26 tỉnh, lượng mưa ở một số khu vực như Giang Tô, An Huy và Hồ Bắc nhiều hơn gấp đôi so với cùng kỳ.
Để đối phó với sự hình thành của ‘trận hồng thủy số 1′ trên sông Dương Tử, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đưa ra biện pháp ứng phó khẩn cấp cấp 4 đối với phòng chống thiên tai và hạn hán vào lúc 11h sáng ngày 2/7.
Theo Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc, từ ngày 4-6/7, từ phía tây nam Trung Quốc đến giữa và hạ lưu sông Dương Tử, mưa sẽ tăng cường đáng kể và phạm vi mưa lớn gối chồng với khu vực mưa trước đó. Dự báo rằng mực nước vùng trung lưu của sông Dương Tử có thể vượt quá mức cảnh báo, có khả năng xảy ra lũ quét ở những vùng mưa lớn, lũ dâng ở các con sông vừa và nhỏ khiến các thành phố có nguy cơ cao bị ngập lụt.
Minh Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tiet-lo-ket-qua-thu-nghiem-mo-phong-dap-tam-hiep-gay-soc-ho-bac-chi-co-1-cho-lanh-nan-50298.html

Nước sông Bạch Thủy tại Vân Nam Trung Quốc

dâng cao hơn 8 mét chỉ sau 1 đêm,

gây ra lũ lụt nghiêm trọng

Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 29 và 30 tháng 6, mưa lớn diễn ra liên tiếp tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, khiến mực nước sông Bạch Thủy (Baishui) tại đây dâng cao 8,24 mét chỉ trong 1 đêm, gây ra lũ lụt và lở đất nghiêm trọng.
Người dân địa phương đã quay lại cảnh tượng tiêu điều do mưa lũ gây ra, trong đó ghi lại cảnh một ngôi nhà bị sập, nửa ngôi nhà bị rơi xuống sông, và xe cộ  bị nước lũ cuốn trôi.
Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 30/6, ông Du cư trú tại làng Zhongchang, quận Yiliang, Vân Nam, đã tỉnh giấc khi nghe thấy một tiếng động lớn. Khi ông ra ngoài để kiểm tra thì thấy bùn đất bị lở cách nhà ông chừng 20 mét và đang tràn về phía nhà ông.
Ông Du kể: “Tôi đã đánh thức vợ và 4 đứa cháu trai, rồi chúng tôi chạy ra khỏi nhà ngay lập tức. Ngay sau đó bùn tràn vào khắp nhà tôi, chôn vùi tất cả đồ đạc, thiết bị và đồ dùng cá nhân khác trong nhà”.
Ông Du không biết liệu có ai có thể giúp đỡ gia đình mình hay không. Ông nói: “Đến cuối đời, tôi cũng không thể có đủ tiền để xây một ngôi nhà khác. Bây giờ tôi chỉ đang tìm cách để sống sót”.
Lũ lụt nghiêm trọng tại các địa phương
Ngày 30/6, tờ Nhật báo Nhân dân đưa tin rằng mưa lớn tiếp tục diễn ra tại các quận trong thành phố Zhaotong, bao gồm: Zhenxiong, Yiliang, Weixin và các quận khác. Từ 11 giờ đêm ngày 29/6 đến sáng ngày 30/6, lượng mưa đạt hơn 200 mm. Bản tin cũng cảnh báo người dân địa phương rằng: trong khoảng 12 giờ tới, sẽ có mưa lớn hơn tại các quận thuộc thành phố Zhaotong, bao gồm: Zhaoyang, Ludian, Qiaojia, Zhenxiong, Yiliang, Weixin, Daguan, Yanjin và Yongshan; mưa lớn có thể gây ra việc bùn lở nhiều hơn.
Ngày 1/7, CCTV, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng, mưa lớn làm mực nước sông Bạch Thủy dâng cao đột ngột và các tòa nhà gần sông bị ngập trong nước.
Theo CCTV, trong một đêm, nước mưa tăng 8,24 mét.
Ngày 1/7, ông Liu cư trú tại thị trấn Niujie ở quận Yiliang cho biết: “Đây là trận lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua. Tầng 1 của hầu hết các tòa nhà [trong thị trấn] bị ngập nước”.
Ông Liu cho biết rằng ông và những người dân trong làng đang giúp nhau bảo vệ đồ đạc cá nhân, bao gồm quần áo và các thiết bị, dụng cụ thường dùng.
Ông Zhou cư trú tại thị trấn Luowang, cho biết rằng nước lũ trong thị trấn của ông sâu khoảng 1 mét .
Ông Zhou cho biết: “Nơi [bị lụt] tồi tệ nhất trong thị trấn của tôi là khu phố ở đường Luowang. Nước lũ ngập khoảng 2/3 đường. Các cửa hàng bị thiệt hại lớn. Khoảng 20 chiếc xe ô tô đã bị cuốn trôi. Máy đào đất và xe tải đã bị cuốn đi hơn 10 mét do dòng nước lũ đổ về mạnh và bùn bị lở”.
Ông Zhou cũng cho biết thêm rằng điện và điện thoại đã bị cắt vào ngày 30/6 do trận lụt. Vào ngày 1/7, dịch vụ điện thoại di động đã hoạt động trở lại, nhưng vẫn chưa có điện.
Ông Chen cư trú tại quận Weixin, thành phố Zhaotong cho biết rằng: “Nước sông [ở Weixin] chảy xiết. Một cây cầu đã bị sập [do hậu quả của trận lụt]”.
Ông Chen cho biết ông và những người dân trong làng đều bị mất mùa màng, lợn và gia súc khác.
Ông Chen nói: “Zhaotong là một thành phố nghèo. Nhiều người không có điều kiện sống tốt. Giờ đây, người dân bị thiệt hại [nặng nề] do trận lụt. Chính quyền yêu cầu chúng tôi tự cứu lấy mình. Nhưng bằng cách nào? Tôi không có cách nào”.
Đây là trận lũ lụt nghiêm trọng thứ 2 xảy ra tại thành phố Zhaotong trong năm nay. Vào giữa tháng 6, quận Yanjin bị ngập lụt nặng. Theo các bài đăng trên mạng xã hội, một số người từ thị trấn Pu’er chỉ có thể bất lực đứng nhìn ​​những người thân của mình bị nước lũ cuốn trôi.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc không thông tin bất kỳ trường hợp tử vong nào.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/nuoc-song-bach-thuy-tai-van-nam-trung-quoc-dang-cao-hon-8-met-chi-sau-1-dem-gay-ra-lu-lut-nghiem-trong-50196.html

TQ lũ lụt nghiêm trọng, sông Mê Kông vẫn thiếu nước

Mực nước sông Mê Kông vẫn ở mức thấp trầm trọng, trong khi Việt Nam, Campuchia và Thái Lan kêu gọi xem xét lại dự án xây đập thủy điện Sanakham ở Lào.
Một đoạn sông Mê Kông khô hạn vào tháng 10.2019, cách đập Xayaburi của Lào khoảng 300 km về phía hạ nguồn
Theo tờ Pattaya Mail, Cục quản lý tài nguyên nước Thái Lan (NWA) vừa cho hay tình trạng lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc vẫn chưa khiến mực nước sông Mê Kông dâng cao.
Do mưa lớn kéo dài, cơ quan chức năng Trung Quốc đã khẩn cấp xả lũ từ nhiều hồ và đập nên NWA theo dõi sát sao mực nước ở Thái Lan. Kết quả cho thấy sông Mê Kông chưa bị ảnh hưởng vì lũ lụt tại những khu vực ở Trung Quốc không liên quan đến thượng nguồn dòng sông này.
Theo thỏa thuận Hợp tác Mê Kông – Lan Thương, Trung Quốc sẽ thông báo đến các nước thành viên trước khi xả thêm nước ở đập Cảnh Hồng vào sông Mê Kông.
NWA cho hay các trạm thủy văn ở Chiang Rai và Ubon Ratchathani (Thái Lan), Luang Prabang và Pakse (Lào) và Cảnh Hồng (Trung Quốc) ghi nhận mực nước trong ngày 29.6 vẫn dưới mức thấp nghiêm trọng.
Nguồn nước chính của sông Mê Kông chảy từ tuyết tan trên cao nguyên Tây Tạng, bên cạnh lượng mưa dọc theo lưu vực. Nước từ Tây Tạng còn đổ vào sông Thanlwin (chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan) và sông Dương Tử ở Trung Quốc.
Trong khi đó, sông Mê Kông đoạn chảy qua Trung Quốc được nước này gọi là Lan Thương, với đoạn hạ nguồn chảy qua Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.
Liên quan đến dự án đập thủy điện Sanakham ở Lào, Ủy hội sông Mê Kông (MRC) ngày 1.7 cho hay tổ chức này vừa hoàn tất quy trình tham vấn trước kéo dài 6 tháng.
Theo đó, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đề nghị Lào tiến hành nghiên cứu chặt chẽ về đánh giá tác động xuyên biên giới và tăng cường các biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu tác động từ dự án này với công suất 1.460 MW.
Tại cuộc họp vào ngày 30.6, Ủy ban hỗn hợp MRC thông quan kế hoạch nhằm áp dụng tuyên bố chung và đưa ra cơ chế, nền tảng cho việc tiếp tục báo cáo về tiến triển và vận hành của dự án này của Lào trên sông Mê Kông.
http://biendong.net/bien-dong/35590-tq-lu-lut-nghiem-trong-song-me-kong-van-thieu-nuoc.html

Trung Quốc:

Dịch châu chấu tấn công Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây

Thiên Bình
Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây đang gặp lũ lụt, giờ lại thêm thông tin huyện nông nghiệp lớn Tuyền Châu lại bị châu chấu xâm chiếm. Hiện tại vẫn chưa có thông báo liên quan từ truyền thông Chính phủ Trung Quốc, nhưng trên mạng Weibo và Twitter đã có khá nhiều “tiếng còi” của các cư dân mạng. Nông dân địa phương lo lắng rằng đây là “khúc dạo đầu cho một đợt bùng phát dịch châu chấu quy mô lớn”.
Ngày 30/6, có nhiều cư dân mạng đã đăng tải các video về châu chấu. Thông tin cho biết huyện nông nghiệp lớn Tuyền Châu, ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây chỉ trong một đêm đã bị “đội quân châu chấu xâm chiếm”. Từ video có thể thấy bầy châu chấu bò đầy lên quần áo của nông dân. Người quay video cũng phải thốt lên “Thật kinh khủng”, “đúng là tai họa”, “quá đáng sợ!”
Theo các nguồn tin khác trên Weibo, nạn châu chấu đã lan rộng, đội quân châu chấu xuất hiện ở các thị trấn An Hòa, Thạch Đường, Miếu Đầu, thuộc huyện Tuyền Châu. Thị trấn Thiệu Thủy chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. Văn phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tuyền Châu ước tính, chỉ riêng khu vực trồng liễu dọc theo sông Thiệu Thủy bị ảnh hưởng phải vượt quá 100 mẫu. “Từ kinh nghiệm trong lịch sử cho thấy, đây là khúc dạo đầu cho một thảm họa châu chấu bùng phát trên diện rộng. Nếu không được kiểm soát kịp thời, hậu quả sẽ rất đáng lo ngại.”
Châu chấu phá hoại ở huyện nông nghiệp Tuyền Châu, thuộc Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. (Ảnh: Weibo)
Hiện tại, các tin tức này dường như đã nhận được sự quan tâm từ phía Chính phủ Trung Quốc, nhưng thông báo liên quan vẫn chưa được chính thức công bố.
Loại châu chấu này còn được gọi là “châu chấu đất”, sinh sản một đợt mỗi năm, hầu hết trứng châu chấu đẻ chồng lên nhau ở trong đất. Trứng nở liên tục vào khoảng giữa tháng Năm đến cuối tháng Sáu. Từ cuối tháng Sáu đến giữa tháng Bảy là giai đoạn châu chấu non. Khoảng đầu và giữa tháng Bảy là thời kỳ châu chấu trưởng thành và là thời kỳ gây hại cao điểm. Ngoài việc gây hại cho cây lương thực, nó cũng có thể gây hại cho cây ăn quả và rau. Khi tuổi của côn trùng tăng lên, lực lượng di cư cũng tăng lên và dần dần lan sang đất nông nghiệp. Nếu không được kiểm soát kịp thời, nó có thể ăn hết những cây trồng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Một cư dân mạng đã xúc động để lại một bình luận: “Dịch bệnh ở Trung Quốc (Bệnh viêm phổi Vũ Hán), dịch châu chấu, thảm họa lũ lụt, mưa đá, tuyết vào tháng Sáu. Rồi còn gì nữa, bạn có biết rằng đang có một dịch sốt lợn mới ở Trung Quốc, lần này nó sẽ lây nhiễm sang người… 
Một cư dân mạng khác chia sẻ: “Dịch viêm phổi, sốt lợn, bệnh dịch hạch, cúm gia cầm, dịch châu chấu, động đất, lũ lụt, mưa bão, mưa đá, hạn hán, chiến tranh, tuyết tháng Sáu, gió đen, vòi rồng, cầu vồng đôi và những lời tiên tri khác đều đang ứng nghiệm.”
Thiên Bình
https://trithucvn.net/trung-quoc/trung-quoc-dich-chau-chau-tan-cong-que-lam-tinh-quang-tay.html

TQ gặp khó khi đối đầu cùng lúc Mỹ, Ấn

Trung Quốc không đủ tiềm lực kinh tế để duy trì cùng lúc nhiều mặt trận quân sự. Đây là điểm yếu sẽ bị đối thủ tận dụng triệt để.
Mới đây, Hoàn Cầu Thời Báo cho đăng tải một bài viết với tựa đề “Ấn Độ mơ tưởng trong lúc Trung Quốc (TQ) sẵn sàng trên mọi mặt trận”. Bài viết dẫn ý kiến của một số chuyên gia TQ tuyên bố Ấn Độ cũng như Mỹ không đủ khả năng kìm hãm nước này do Bắc Kinh đã tăng cường lực lượng gần như trên mọi điểm nóng xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc quá tự tin vào năng lực quân sự?
Cụ thể, trả lời Hoàn Cầu Thời Báo, chuyên gia quân sự Wei Dongxu tuyên bố Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam TQ đã điều một nhóm khu trục hạm và khinh hạm ra tuần tra ở Biển Đông từ hôm 16-6. Sắp tới, hải quân TQ cũng bắt đầu tập trận năm ngày từ hôm 1-7 gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam. Cùng thời điểm này, chiến đấu cơ TQ liên tục áp sát và đi vào không phận của đảo Đài Loan. Các máy bay TQ còn nhiều lần cố tình chặn đường và xua đuổi chiến đấu cơ Mỹ di chuyển ngang qua.
Tình trạng căng thẳng cũng diễn ra ở các khu vực tranh chấp lãnh thổ ở biên giới Ấn – Trung khi Tập đoàn quân số 74 của TQ được điều ra đây để diễn tập pháo kích. Tập đoàn quân này thông thường chỉ tham gia các đợt tập trận đổ bộ đánh chiếm Đài Loan.
Với các động thái trên, ông Wei tuyên bố TQ đã chứng minh được “sức mạnh quân sự vượt trội”, làm chùn bước “ý đồ phát động chiến tranh” của Mỹ và Ấn Độ. “New Delhi quả thật đã quá mơ tưởng khi nghĩ có thể nhờ Washington hỗ trợ cầm chân TQ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan” – chuyên gia này khẳng định.
Sai lầm lớn của Bắc Kinh
Theo TS Brahma Chellaney thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách (Ấn Độ), việc mở nhiều mặt trận đối đầu với các cường quốc khác là cách để TQ tranh thủ giành phần kiến tạo trật tự mới sau đại dịch COVID-19, tờ The Nikkei cho hay. Cả Mỹ và Ấn Độ đến nay vẫn nằm trong nhóm năm nước có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông Chellaney chỉ ra rằng để duy trì sự hiện diện trên nhiều mặt trận như hiện tại, Bắc Kinh bắt buộc phải bỏ ra một khối lượng lớn nguồn lực đi kèm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này đã chững lại ngay trước cả khi đại dịch bùng phát cùng với tình trạng già hóa dân số tước đi lợi thế nguồn nhân công giá rẻ, câu hỏi ở đây không phải là TQ sẽ còn mở rộng đến mức nào mà là Bắc Kinh sẽ còn trụ được bao lâu nữa với viễn cảnh ảm đạm như trên.
Ngoài ra, nếu quá tập trung vào mở rộng năng lực quân sự, giới chức TQ nhiều khả năng phải hy sinh hoặc không đủ ngân sách để hỗ trợ dự án kinh tế toàn cầu cùng tham vọng không kém là Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI). Nhiều nước thành viên dự án này thời gian tới chắc chắc kỳ vọng Bắc Kinh có động thái giảm lãi suất cho vay và thêm thời hạn trả nợ vì thiệt hại do COVID-19. Kinh tế toàn cầu suy giảm cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn và tiến độ thi hành các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mà BRI hứa hẹn. Càng kéo dài TQ càng lỗ nặng.
Mỹ nắm điểm yếu của Trung Quốc
Giám đốc Chương trình Nghiên cứu châu Á thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) Daniel Blumenthal nhận định hiện Mỹ đang tận dụng hiệu quả điểm yếu này của Bắc Kinh để kiểm soát đà mở rộng của TQ. Đơn cử, việc Mỹ trong năm 2020 tăng cường tuần tra trên Biển Đông và gửi cùng lúc ba nhóm tác chiến tàu sân bay đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã biến khu vực này thành “vùng không an toàn” với quân đội TQ, buộc nước này phải vắt thêm ngân sách củng cố năng lực phòng thủ trên các thực thể nhân tạo bồi đắp trái phép.
Trong khi đó, Ấn Độ sắp tới có thể tận dụng thế mạnh giao thương với TQ để gián tiếp kìm hãm tham vọng quân sự của Bắc Kinh. The Nikkei chỉ ra thương mại song phương hằng năm đạt gần 90 tỉ USD mỗi năm. Mất đi nguồn lợi lớn này là mất đi một nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động quân sự. Điều này cho thấy lao vào cuộc xung đột với New Delhi như vụ ẩu đả hôm 15-6 là một bước đi loạng choạng của Bắc Kinh khi chỉ đẩy Ấn Độ lại gần hơn với Mỹ và các nước phương Tây khác.
“Dĩ nhiên, việc Ấn Độ có xét lại quan hệ kinh tế với TQ hay không phụ thuộc vào thành ý của Bắc Kinh trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, những bài viết như của Hoàn Cầu Thời Báo trên cho thấy TQ có vẻ tự tin đến mức không thấy được các nguy cơ chực chờ xung quanh” – ông Blumenthal bình luận.
Ấn Độ cân nhắc cấm công ty Trung Quốc phát triển 5G
Theo tờ Times of India ngày 1-7, chính phủ Ấn Độ thời gian qua đang do dự về việc có nên cho doanh nghiệp TQ tham gia phát triển công nghệ 5G ở nước này hay không. Tuy nhiên, quan điểm chung đang dần chuyển sang quyết định cấm cửa hoàn toàn. Đáng chú ý, New Delhi hôm 29-6 cũng vừa ban lệnh cấm 59 ứng dụng điện thoại thông minh của TQ với cáo buộc chứa mã độc và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Thông tin trên nếu trở thành sự thật sẽ là động thái đảo ngược quan điểm của Ấn Độ với Huawei. Hồi cuối năm ngoái, New Delhi từng bật đèn xanh cho tập đoàn viễn thông lớn nhất TQ tham gia thị trường 5G. Khi đó, chính phủ Ấn Độ thông báo mọi nhà sản xuất thiết bị viễn thông trên thế giới đều có thể tham gia vào dự án thử nghiệm xây dựng mạng 5G ở đây. Dù vậy, Bắc Kinh cũng từng cảnh báo sẵn sàng đáp trả các công ty Ấn Độ đang hoạt động ở TQ nếu New Delhi cấm Huawei làm ăn tại thị trường nước này.
Lịch sử đã dạy chúng ta rằng các cường quốc rồi cũng có lúc suy thoái vì bành trướng quá khả năng có thể duy trì. Tuy nhiên, trường hợp của TQ cho thấy nước này có thể mắc sai lầm tương tự, thậm chí trước khi phát triển thành một cường quốc toàn diện.
NITIN PAI, Giám đốc Viện Chính sách công Takshashila (Ấn Độ)
http://biendong.net/bien-dong/35598-tq-gap-kho-khi-doi-dau-cung-luc-my-an.html

7 lần vào ADIZ Đài Loan: Động thái của Trung Quốc

 hé lộ căng thẳng có thể bùng phát với Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung đang gia tăng ở nhiều lĩnh vực, dài hạn, vấn đề trọng tâm có thể chuyến hướng thành một cuộc đối đầu quân sự vẫn tiếp tục xoay quanh Đài Loan.
Căng thẳng bất thường
Hồi cuối tháng 6, chiến đấu cơ của Trung Quốc đã 7 lần tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, không quân Đài Loan sau đó đã điều các máy bay ra để ngăn chặn.
Trong khi số lần xâm nhập của Trung Quốc vào Đài Loan trong năm nay vẫn tương đương so với các năm trước đó, những căng thẳng diễn ra trong vài tuần qua lại khá là bất thường và có nguy cơ leo thang nếu còn tiếp diễn.
Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ một lần nữa phủ bóng đen nguy cơ chiến tranh đối với Đài Loan khi Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm cứng rắn về việc có thể sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền nếu cần thiết.
Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và phải quay trở lại dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Đã một thời gian Trung Quốc sử dụng các ưu đãi về kinh tế như “củ cà rốt” nhằm đạt được mục tiêu trên, nhưng sau đó đã xóa bỏ mọi quan hệ với Đài Loan sau cuộc bầu cử vào năm 2016 với chiến thắng của bà Thái Anh Văn.
Việc bà Thái Anh Văn tái đắc cử với thế áp đảo vào tháng 1 vừ aqua cho thấy thực tế 2 bên sẽ khó có thể xích lại gần nhau trong tương lai. Cùng với đó, Đài Loan đang tương cường hợp tác kinh tế với Mỹ.
“Việc bà Thái Anh Văn tiếp tục nắm quyền có thể sẽ củng cố quan điểm của Bắc Kinh rằng việc đưa hòn đảo này trở lại với Trung Quốc bằng các biện pháp hoà bình đã không còn thực tế”, Michael Mazza, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ có trụ sở ở Washington, nói. “Có thể một cuộc khủng hoảng mới trên eo biển Đài Loan sẽ xảy ra trước khi thập kỉ này kết thúc”.
Một trong những lần xâm nhập của phía Trung Quốc diễn ra chỉ vài giờ sau khi một máy bay quân sự của Mỹ bay qua hòn đảo vào ngày 9/6. Đến nay, đã có 17 tàu chiến của Trung Quốc hoạt động quanh hoặc di chuyển gần Đài Loan, trong khi con số này vào năm 2019 là 29.
“Chúng ta sẽ tuân thủ những nguyên tắc và chính sách chính liên quan đến Đài Loan, cũng như kiên quyết phản đối bất cứ hành vi nào muốn thúc đẩy một Đài Loan độc lập”, Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại cuộc họp Lưỡng viện Trung Quốc vào tháng trước.
Đài Loan: yếu tố cốt lõi trong quan hệ Mỹ – Trung
Vào lúc này, tuy nhiên, rủi ro đó là rất thấp. Qiao Liang, một chiến lược gia quân sự theo quan điểm cứng rắn, nói với tờ South China Morning Post vào tháng trước việc tấn công Đài Loan sẽ là thảm hoạ đối với Trung Quốc: Kể cả khi Mỹ không can thiệp, điều này sẽ dẫn tới các lệnh trừng phạt, qua đó gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế, cũng như các kế hoạch phát triển lâu dài của Trung Quốc.
“Vấn đề Đài Loan thực chất là một yếu tố cốt lõi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, kể cả khi chúng ta luôn coi đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, Qiao Liang nói. “Nói cách khác, vấn đề này không thể được giải quyết triệt để trừ khi sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington được xoá bỏ”.
Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo vào thứ tư về hoạt động của Mỹ quanh Đài Loan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gọi Đài Loan là “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Đồng thời cho biết quân đội Trung Quốc có đủ năng lực và lòng tin để đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và duy trì hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan.
Trong khi Mỹ vẫn công nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với Đài Loan, nước này vẫn phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực của Trung Quốc đối với Đài Loan. Dẫu cho việc Mỹ đã hủy Hiệp ước phòng thủ chung với Đài Loan khi công nhận chính quyền Bắc Kinh, vẫn có khả năng cao quân đội Mỹ sẽ can thiệt khi xung đột xảy ra.
Tổng thống Donald Trump đã có động thái đẩy mạnh quan hệ với Đài Loan bằng việc sau hơn 3 thập kỉ đã phê chuẩn bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan, đồng thời thúc đẩy việc đưa Đài Loan tham dự Hội đồng Y tế thế giới trong năm nay sau thành công của hòn đảo trong việc kiểm soát Covid-19, dù sau đó nỗ lực này đã không thành công.
Tuy nhiên, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã đặt dấu hỏi về những cam kết của ông Trump trong cuốn hồi ký gần đây. Những áp lực từ giới đầu tư tại Phố Wall và từ lãnh đạo Trung Quốc đang khiến ông Trump khó có thể toàn tâm ủng hộ Đài Loan, trong đó có sự lưỡng lự về việc liệu Mỹ có nên bán các hệ thống vũ khí nâng cấp cho Đài Loan hay không.
“Khi Trump từ bỏ người Kurds ở Syria, đã có những đồn đoán rằng ai sẽ là đối tượng bị bỏ lại tiếp theo”, Bolton viết. “Đài Loan đã ở ngay gần đầu danh sách này, và có thể sẽ tiếp tục ở vị đó cho đến khi nào ông Trump còn tại vị, một triển vọng không mấy vui vẻ”.
Ngành công nghệ Đài Loan, đặc biệt là công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC), là yếu tố quan trọng để Mỹ có thể tìm nguồn cung thay thế cho các công ty Trung Quốc, ví như Huawei, trong lĩnh vực 5G và ô tô tự lái.
Mỹ đã yêu cầu TSMC, gần đây công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, cắt quan hệ đối tác với Huawei với cáo buộc công ty này có mối quan hệ không minh bạch với chính quyền Trung Quốc, Kung Ming-hsin, Bộ trưởng Hội đồng Phát triển quốc gia Đài Loan, nói.
Đài Loan dưới thời bà Thái Anh Văn đã thúc đẩy các nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào kinh tế đối với Trung Quốc, xu hướng sẽ càng được đẩy mạnh sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc và Hong Kong chiếm 41,5% xuất khẩu của Đài Loan so với chỉ 14,5% tới Mỹ.
“Khi các cấu phần của chuỗi sản xuất quay trở về Đài Loan, điều này có thể sẽ giúp tạo dựng chuỗi cung ứng mà không dính dáng tới Trung Quốc”, Kung nói. “Trong giai đoạn này chúng tôi đang xem xét đưa việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao cũng như những sản phẩm có nguy cơ an ninh mạng cao quay trở lại Đài Loan”.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, một vấn đề quan trọng khác đối với an ninh của Đài Loan là năng lực của quân đội Mỹ, Mazza từ Viện Doanh nghiệp Mỹ nói.
“Việc bảo vệ Đài Loan sẽ ngày càng trở thành một thách thức khi quân đội Trung Quốc đang ngày càng đẩy mạnh việc hiện đại hoá và nâng cao năng lực. Nhưng dù không đưa ra một cam kết rõ ràng về bảo vệ Đài Loan, Mỹ có thể đưa ra những hành động cụ thể hóa cam kết đó bằng việc thực thi những hành động cần thiết để đảm bảo Mỹ có thể bảo vệ thành công Đài Loan”.
Bà Thái Anh Văn thăm một căn cứ quân sự ở Đài Nam, tháng 4/2020. Ảnh: Bloomberg.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35578-7-lan-vao-adiz-dai-loan-dong-thai-cua-trung-quoc-he-lo-cang-thang-co-the-bung-phat-voi-my.html

Lính TQ viết chữ, vẽ bản đồ bên hồ tranh chấp

Binh sĩ Trung Quốc tìm cách củng cố yêu sách lãnh thổ bằng cách viết tên nước, vẽ bản đồ lên dải đất tranh chấp với Ấn Độ.
Hồ Pangong Tso trên cao nguyên Tây Tạng, nơi Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) cắt qua, với các nhánh núi vươn ra được đánh số 1-8 từ phía Ấn Độ. New Delhi tuyên bố LAC đi qua gần nhánh núi số 8, trong khi Bắc Kinh khẳng định đường này đi qua trước nhánh núi số 4.
Hai nước thường xuyên triển khai binh sĩ tuần tra trong khu vực nhánh núi 4-8. Tuy nhiên, các cuộc tuần tra chấm dứt sau khi căng thẳng biên giới bùng phát từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.
“Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc rõ ràng không có ý định sớm rời khỏi khu vực này. Chúng tôi cũng đã huy động viện binh từ lục quân và lực lượng cảnh sát biên phòng Ấn Độ-Tây Tạng tới khu vực hồi tháng 5 để ứng phó với bất cứ tình huống nào. Chúng tôi muốn khôi phục tình trạng như trước và lính PLA phải lùi về vị trí ban đầu”, một quan chức Ấn Độ cho biết.
Lính Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần đụng độ ở khu vực phía tây dãy Himalaya trong những tháng qua, đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có một đại tá. Trung Quốc xác nhận có thương vong song chưa công bố chi tiết số thương vong cùng danh tính của họ.
Bất chấp các đại diện ngoại giao và quân sự cam kết hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực biên giới sau vụ ẩu đả, Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục điều thêm binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho lực lượng tại chỗ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ trong thông cáo ngày 26/5 cho biết đã điều “lượng lớn quân” và “tương đương Trung Quốc” đến biên giới. Một số nguồn tin cho biết lực lượng này gồm khoảng 36.000 binh sĩ cùng tăng chủ lực và lựu pháo.
Lục quân và không quân Ấn Độ đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không phản ứng nhanh tới khu vực Ladakh “để ngăn chặn bất cứ chuyến bay liều lĩnh nào của tiêm kích hay trực thăng PLA”. Động thái diễn ra sau khi Trung Quốc bị nghi xây bãi đáp trực thăng mới ở khu vực nhánh núi số 4 bên Pangong Tso, gần một tiền đồn quân sự Ấn Độ.
http://biendong.net/bien-dong/35593-linh-tq-viet-chu-ve-ban-do-ben-ho-tranh-chap.html

Một tháng sau ‘Lưỡng hội’ ĐCSTQ: Thân Kỷ Lan

 bệnh nặng qua đời, Triệu Lạc Tế hoàn toàn biến mất

Vũ Dương
Hành tung bí ẩn của những lãnh đạo cấp cao và thời điểm bùng nổ dịch tại Bắc Kinh gần ngày diễn ra Lưỡng hội đang làm giới quan sát thêm hoài nghi.
Tại thời điểm Bắc Kinh tái bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, 7 Ủy ban Thường vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn có hành tung khác lạ, trong đó Triệu Lạc Tế gần như biến mất trong hơn một tháng, dấy lên đồn đoán rằng rất có thể ông đã bị lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Còn “người máy giơ tay” Thân Kỷ Lan sau khi tham dự “Lưỡng hội” trở về, đột nhiên đổ bệnh qua đời, nguyên nhân cái chết cũng bị nghi ngờ rằng rất có thể đã bị lây nhiễm trong khoảng thời gian tại Bắc Kinh.
Thân Kỷ Lan, sau khi trở thành Ủy viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là “Nhân Đại”) từ năm 1954, đã tái đắc cử 13 nhiệm kỳ liên tiếp, chưa bao giờ rớt tuyển, vậy nên được ngoại giới gọi là “hóa thạch sống” của Nhân Đại. Mới đây có tin rằng Thân Kỷ Lan đang trong bệnh tình nguy kịch, sáng ngày 28/6 được xác nhận bà đã qua đời. Bên phía chính quyền tuyên bố rằng Thân Kỷ Lan bị ung thư dạ dày.
Trang Tin tức Bắc Kinh dẫn lời bà Quách Phụng Liên – Bí thư Chi bộ đảng của thị trấn Đại Trại, huyện Tích Dương, thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây, và là bạn thân của Thân Kỷ Lan, nói rằng: “Một tuần trước tôi mới đi thăm chị Thân. Lúc đó, chị ấy đã bệnh rất nặng, không thể chữa được nữa”.
Trước đó, có tin đồn rằng Thân Kỷ Lan, 91 tuổi, sau khi được đưa vào bệnh viện cuối tháng 5, bệnh tình trở nên nguy kịch. Trên mạng còn lan truyền một bức ảnh, trong bức ảnh đó, bà Thân đang nằm trên giường bệnh, khoang mũi cắm ống thở, nằm lệch trên một chiếc gối, giống như đang hôn mê hoặc bệnh tình đang trong nguy kịch, đầu giường còn treo cả khẩu trang.
Trang tin nước ngoài khi đó đưa tin rằng bà Thân Kỷ Lan bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, và được đưa vào Bệnh viện Số 1 của thành phố Trường Trị. Do tuổi cao sức yếu, các bác sĩ không kiến nghị làm phẫu thuật, mà chỉ có thể điều trị.
Thông tấn xã trung ương CNA đã trích dẫn lời đồn từ nhóm bạn thân trên WeChat, nói rằng các nhân viên công tác bên cạnh bà Thân tiết lộ rằng bà Thân vì thấy khó chịu trong người nên được Bệnh viện Đa khoa Hải quân hộ tống từ Bắc Kinh về đến thành phố An Dương, Hà Nam vào cuối tháng 5, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Số 1 thành phố Trường Trị, Sơn Tây để điều trị.
Bởi Thân Kỷ Lan vừa mới tham dự xong Hội nghị Nhân Đại Toàn quốc vào ngày 28/5, có cư dân mạng nghi ngờ rằng liệu có phải bà đến Bắc Kinh tham dự “Lưỡng hội” chẳng may bị dính virus Vũ Hán, nhưng chính quyền đã lấy bệnh khác để che đậy đi? Nếu bà thật sự bị ung thư dạ dày thời kỳ cuối, cớ sao còn phải liều mạng mang tấm thân bệnh tật đến Bắc Kinh tham dự hội họp làm gì?
Có nguồn tin nói rằng, đoàn đại biểu của “Lưỡng hội” đã mang theo virus từ ngoài nghìn dặm tiến vào Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Cao Phúc, nhà nghiên cứu miễn dịch kiêm giám đốc của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, tiết lộ rằng thời điểm Bắc Kinh xuất hiện dịch bệnh có thể là từ một tháng trước đó, tức là tháng 5. Tuyên bố này ăn khớp với phân tích liên quan đến các đại biểu của “Lưỡng hội” đã mạo hiểm vượt nghìn dặm đường đến Bắc Kinh tham dự hội họp.
Ngoài ra, “Lưỡng hội” ĐCSTQ vừa mới kết thúc chưa được bao lâu, thì Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh trở lại, toàn bộ thành phố tiến nhập vào trạng thái thời chiến. Trung Nam Hải nằm trong trung tâm của ổ dịch. Trước đó đã có tin đồn rằng giới chức cao tầng của ĐCSTQ đã chuyển đến núi Ngọc Tuyền để tránh dịch, đặc biệt khoảng hơn một tháng trở lại đây, hành tung của 7 Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ rất khác lạ. Trên mạng có bài phân tích chỉ ra rằng 7 Ủy ban Thường vụ rất có thể đều đã rời khỏi Bắc Kinh, tản nhau ra để tránh dịch.
Trong đó, hành tung của Triệu Lạc Tế, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, được xem là kỳ lạ nhất. Trong suốt tháng Sáu ông đều không có bất kỳ hoạt động báo cáo nào.
Gần đây còn có truyền thông công bố rằng, trong bản “Tóm tắt Hội nghị” về việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh tại một quận nào đó của Bắc Kinh đã đưa ra yêu cầu “những người lãnh đạo phải học cách tự bảo vệ mình”, dường như ám chỉ rằng có lãnh đạo đã bị dính bệnh.
Điều đáng chú ý là bệnh viện 301 nằm ở quận Hải Điến, Bắc Kinh, nơi chuyên phục vụ cho giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, trước đó cũng có tin đồn rằng nơi đây có ổ dịch, dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ phía chính quyền ĐCSTQ. Sáng sớm ngày 24/6, chính quyền quận Hải Điến đã khẩn cấp công bố bản “Thông báo bác bỏ tin đồn”, phủ nhận thông tin Bệnh viện 301 xuất hiện dịch bệnh, và kêu gọi cộng đồng mạng sẽ không nghe, không tin, đặc biệt là không lan truyền tin đồn. Động thái này càng khiến cư dân mạng nghi ngờ, chẳng khác chi “Lạy ông tôi ở bụi này”.
Liên quan Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh lần này, có nguồn tin nói rằng, dịch bệnh ở Bắc Kinh được phát hiện vào tháng 5, trước khi các đại biểu bắt đầu phiên họp vào ngày 21/5, tất cả đều đã tự cách ly tại Bắc Kinh ít nhất 14 ngày theo quy định. Tuy nhiên, vì không để ông Tập Cận Bình, người đã quyết định mở phiên họp “Lưỡng hội” gánh trách nhiệm, vậy nên chính quyền vẫn luôn che giấu. Cuối cùng vì không thể che giấu thêm được nữa, nếu không Bắc Kinh rất có thể sẽ trở thành Vũ Hán thứ hai, vậy nên giới chức mới công bố tình trạng ở một vài khu vực nhằm đánh lạc hướng chú ý của dư luận.
Dịch bệnh ở thủ đô Bắc Kinh lần này, liệu có phải là do đoàn đại biểu từ những nơi khác đến Bắc Kinh tham dự “Lưỡng hội” mang đến hay không? Từ khi Vũ Hán bùng phát dịch bệnh đến nay, nhiều chuyên gia của chính phủ đã không phủ nhận rằng có lượng lớn người trên thân mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng. Tại “Lưỡng hội” lần này, phải chăng vẫn có đại biểu, ủy viên mang theo mầm bệnh tiến vào Bắc Kinh, để rồi lặng lẽ lây nhiễm virus cho những người cùng đến tham dự “Lưỡng hội”? Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận, cũng không thể nào xác nhận điều này. Các chuyên gia của ĐCSTQ cũng sẽ không truy tìm căn nguyên theo cách này, họ coi ổn định chính trị lớn hơn hết thảy, bởi một khi điều tra, chính là tỏ thái độ hoài nghi quyết định của lãnh đạo ĐCSTQ về việc tổ chức “Lưỡng hội” vào thời điểm đó.
“Lưỡng hội” Toàn quốc ĐCSTQ kết thúc vào ngày 28/5, bây giờ nhìn lại, không chỉ hàng nghìn đại biểu phải bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để đến Bắc Kinh tham dự hội họp, mà giới lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ cũng là đang mạo hiểm tính mạng để tổ chức hội nghị.
Vào ngày đầu tiên của “Lưỡng hội” (ngày 21/5), Bắc Kinh liên tiếp xuất hiện dị tượng: trời đang giữa ban ngày đột nhiên tối mịt, cộng thêm sấm sét vang dội, mưa lớn có kèm theo mưa đá. Thiên tượng biến hóa, nhiều chuyên gia cho rằng đây dường như dự báo đại nạn diệt vong của ĐCSTQ.
Vũ Dương tổng hợp
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-van-dich-benh-lan-toi-gioi-chuc-cao-tang-bac-kinh.html

‘Kế hoạch đắm tàu’ chuẩn bị chạy trốn

của quan chức Trung Quốc đang lâm nguy

Phụng Minh
Một nhà bình luận nói rằng: “Các quan lớn đã phí công một hồi… Ngày tốt lành của họ sắp chấm dứt rồi!”
Việc gấp rút ra Luật an ninh phiên bản Hồng Kông của Trung Quốc đã gây ra một phản ứng dữ dội trên thế giới. Hoa Kỳ đã bắt đầu các biện pháp trừng phạt, trong đó đáng chú ý nhất là nhắm tới việc đóng băng tài sản các quan chức Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Một số học giả đại lục từng tiết lộ rằng các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu một “kế hoạch đắm tàu”, chuẩn bị sẵn con đường trốn chạy khi ĐCSTQ lụi tàn. Một số nhà phân tích nói rằng một khi dùi cui tài chính của Hoa Kỳ vung lên, tất cả các quỹ chuẩn bị cho vụ đắm tàu của ĐCSTQ ở nước ngoài đều sẽ bị đóng băng hoặc thậm chí bị tịch thu bởi Hoa Kỳ. Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang bận rộn!
Truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua “Đạo luật tự trị Hồng Kông” (còn được gọi là “Đạo luật trách nhiệm Hồng Kông”) vào ngày 2/7. Dự luật sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng tiến hành kinh doanh với các quan chức chịu trách nhiệm đối với việc phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông.
Vào ngày đầu tiên ban hành Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông (1/7), Tòa Bạch Ốc đã ban hành một tuyên bố lên án nghiêm khắc hành vi vi phạm các cam kết quốc tế của ĐCSTQ và tuyên bố sẽ hành động mạnh mẽ, “đả kích việc bóp chết tự do và tự trị của Hồng Kông”.
Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tuyên bố vào ngày 29/6 rằng họ sẽ thu hồi tình trạng đặc biệt của Hồng Kông và đình chỉ thực hiện các quy định ưu đãi đối với Hồng Kông, bao gồm cả việc miễn giấy phép xuất khẩu.
Ngày 26/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các quan chức ĐCSTQ trước đây và hiện tại đã vi phạm quyền tự trị của Hồng Kông.
Ngày 10/6, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành một báo cáo chiến lược an ninh quốc gia, bàn tới các lệnh trừng phạt của các quan chức Bắc Kinh, bao gồm các quan chức chịu trách nhiệm về các vấn đề của “Mặt trận Thống nhất” Hồng Kông, nhắm thẳng vào tầng lớp cao nhất của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ như Hàn Chính và Uông Dương. Ngoài ra, một số quan chức cấp cao cũng đã được nêu tên.
Đây là lệnh trừng phạt cứng rắn và đầy đủ nhất do Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất để đối phó ĐCSTQ. Báo cáo khuyến nghị rằng các biện pháp trừng phạt có thể được dựa trên Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky. Đạo luật này cho phép chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng, bao gồm cấm nhập cảnh, đóng băng và cấm giao dịch tài sản tại Hoa Kỳ.
Và vào thời điểm nhạy cảm khi Hoa Kỳ có ý định trừng phạt cấp cao nhất của ĐCSTQ, Hàn Chính, thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đã bị phơi bày về việc sở hữu hàng tỷ đô la tài sản.
Chính trị gia Đài Loan Trần Chiêu Nam ngày 15/6 đã công bố một bài báo có chữ ký cho biết rằng Hàn Chính đang giấu khối tài sản lên tới 3,1 tỷ đô la ở Hoa Kỳ. Đồng thời, Hạ Bảo Long, Lạc Huệ Ninh, Trần Quốc Toàn, Ngô Anh Kiệt, Triệu Khắc Chí và những người khác đều được liệt kê trong danh sách thành viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ.
Bài báo nói rằng một danh sách nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ và người thân của họ ở Hoa Kỳ và danh sách tài sản đang được lưu hành trên Internet. Theo tin đồn, tổng tài sản của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã lên tới 500 tỷ đô la Mỹ, Secretchina cho hay.
Đây cũng không phải một thông tin đáng kinh ngạc, theo “Tài liệu Panama” 2016, những gia đình có ảnh hưởng kinh tế và chính trị của ĐCSTQ đều sở hữu các công ty nước ngoài, họ bao gồm cả các thành viên cũ và còn đang đương nhiệm của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Trước đó vào năm 2012, truyền thông Hồng Kông đã trích dẫn dữ liệu thống kê từ các cơ quan chính thức của ĐCSTQ cho thấy 90% người thân của các thành viên Ủy ban Trung ương đã di cư ra nước ngoài.
Tân Tử Lăng, một học giả đại lục cũng tiết lộ rằng trước Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 18, một cuộc khảo sát đã được tiến hành trong nội bộ đảng cho thấy, hơn 85% trong số họ đã chuẩn bị cho việc “đắm tàu” của ĐCSTQ như định cư nước ngoài, mua nhà.
Liên quan đến việc ĐCSTQ thúc đẩy phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia, học giả tài chính có tên “Lãnh nhãn tài kinh” gần đây đã đăng trên tài khoản mạng xã hội của mình rằng, dùi cui tài chính của Hoa Kỳ đã vung lên, tất cả các quỹ của “kế hoạch đắm tàu” của ĐCSTQ ở nước ngoài sẽ bị đóng băng hoặc thậm chí bị Hoa Kỳ tịch thu. “Các quan lớn đã phí công một hồi, ngoan cố chống cự, cực kỳ hiếu chiến, chính là nói các quan chức tham lam và quan liệu ĐCSTQ! Ngày tốt lành của họ sắp chấm dứt rồi!”
Giới phân tích tin rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ tăng lên. Tình trạng thương mại đặc biệt của Hồng Kông về cơ bản đã biến mất bằng cách loại bỏ việc miễn giấy phép xuất khẩu cho Hồng Kông và hạn chế xuất khẩu công nghệ quân sự dân dụng. Bước tiếp theo là xử phạt tài chính và đóng băng tài sản chính thức.
“Lãnh nhãn tài kinh” nói rằng gần nhất là việc Hoàng Kỳ Phàm và Phương Tinh Hải, Phó chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, đã nói về việc thoát khỏi sự phong tỏa tài chính của Mỹ và tách rời khỏi hệ thống SWIFT. Họ sợ đóng băng tài sản và đang tìm lối thoát cho số lượng lớn tài sản ở nước ngoài của các gia tộc ĐCSTQ. Cho dù đó là quốc tế hóa nhân dân tệ, nắm giữ vàng, hoán đổi tiền tệ hoặc tiền kỹ thuật số, tất cả các nỗ lực này là nhằm thoát khỏi sự kiểm soát đồng đô la, nhưng đều thất bại! “Kế hoạch đắm tàu” trị giá 10 nghìn tỷ đô la của ĐCSTQ sẽ được Hoa Kỳ đưa lên bờ.
Trên thực tế, từ năm 2018, ông Trump đã bắt đầu xử lý các quan chức cấp cao của Trung Quốc và gây ra sự hoảng loạn trong cao tầng chính trị Trung Quốc. Vào ngày 20/9 năm đó, chính phủ Hoa Kỳ bất ngờ tuyên bố trừng phạt Trung tướng Lý Thượng Phúc, Giám đốc Cục Phát triển Thiết bị CMC, đóng băng tài sản quân bị và tài sản của Lý Thượng Phúc trong khu vực tài phán của Hoa Kỳ, đồng thời hạn chế quyền truy cập vào thị trường tài chính toàn cầu thông qua hệ thống tài chính Hoa Kỳ và cấm cấp thị thực Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, phản ứng của Bắc Kinh chống lại động thái của Hoa Kỳ mạnh mẽ đến mức đáng kinh ngạc. Họ đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và đưa ra cái gọi là “nghiêm chính giao thiệp”, họ cũng triệu tập tùy viên quân sự của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc, và thậm chí ngay lập tức triệu hồi tư lệnh hải quân Thẩm Kim Long, hoãn cuộc họp về cơ chế đối thoại giữa Bộ tham mưu Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một số người nói nỗi lo lắng của Bắc Kinh và biện pháp mạnh của ông Trump giống như “Hạng Trang múa kiếm, ý tại Bái Công”. “Bái Công” ở đây là gia đình quyền lực của các cấp cao trong ĐCSTQ. Nếu cuộc chiến thương mại này tiếp tục xấu đi, ông Trump có thể sẽ công khai tên và tài sản của họ. Không ai trong ĐCSTQ dám đảm bảo rằng, một khi Mỹ tuyên bố tài sản của các quan chức Trung Quốc ở Mỹ, sẽ không kích hoạt cơn sóng thần long trời lở đất ở Trung Quốc.
Về “kế hoạch đắm tàu” của ĐCSTQ, học giả chính trị Trung Quốc Trần Vĩnh Miêu đã tiết lộ nó từ năm 2016.
Tháng 11/2016, một bái báo của Trần Vĩnh Miêu được xuất bản trên tạp chí “Năng động” có tiêu đề “Các quan chức cấp cao che giấu các chính sách độc hại”. Theo đó, tiết lộ rằng có một “kế hoạch đắm tàu” được ẩn giấu giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ. Đối nội tăng cường phá hủy, cướp bóc, đối ngoại rải tiền lấy lòng, cải thiện ngoại giao, chuẩn bị các điều kiện sống tốt ở nước ngoài cho các chức sắc. Hóa ra tiền của nhân dân đã được sử dụng để mở đường cho các quan chức.
Tuy nhiên, “ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ trong thời gian gần đây đã khiến thế giới thức tỉnh, đặc biệt là việc thúc đẩy cưỡng chế luật pháp tàn ác đối với Hồng Kông, giới quan sát tin rằng kế hoạch đắm tàu của ĐCSTQ đã bị lung lay.
Theo Lý Văn Long, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/ke-hoach-dam-tau-chuan-bi-chay-tron-cua-quan-chuc-trung-quoc-dang-lam-nguy.html

Cựu kiểm soát mạng Weibo:

Kiểm duyệt nghiêm trọng chưa từng có,

‘đội quân 5 xu’ ngày càng đáng sợ


Anh Lưu cho biết, chính quyền Trung Quốc thuê các công ty tư nhân làm kiểm duyệt mạng để tiết kiệm chi phí, không phải trả lương hưu, chính sách kiểm duyệt ngày càng gắt gao, có thể nhuộm đỏ cả ngôn luận nước ngoài.
Lưu Lực Bằng từng làm công việc kiểm duyệt mạng cho Sina Weibo (một trang mạng xã hội dạng blog của Trung Quốc, cũng tương tự như Twitter hay Facebook) và Le.com (một trong những công ty video trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc), gần đây đã có bài phỏng vấn độc quyền với Epoch Times và NTD tại Mỹ. Anh tiết lộ chính quyền Trung Quốc ngày càng kiểm duyệt nghiêm ngặt ngôn luận, định hướng dư luận, kiểm soát thông tin ra nước ngoài, uy hiếp tự do ngôn luận ở các nước tự do.
Hệ thống kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phức tạp và khổng lồ. Lưu Lực Bằng từng tham gia kiểm duyệt mạng cho doanh nghiệp tư nhân gần 10 năm, sau đó đảm nhiệm công việc biên tập viên kiểm duyệt cho Sina Weibo và giám sát chất lượng cho phòng biên tập video LeTV. Anh ước tính, số kiểm duyệt viên làm việc dưới hình thức trong các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc có khoảng 1 triệu đến 2 triệu người, tương đương với số lượng đội ngũ bình luận viên trực tuyến.
Lưu Lực Bằng giải thích, kiểm duyệt viên khác với bình luận viên mà ai cũng biết (thường được gọi là “đội quân 5 xu”). Kiểm soát viên hay quản trị viên được công ty hoặc nền tảng thuê để thực hiện các quy tắc cộng đồng; còn bình luận viên bao gồm viên chức mà Trung Cộng lợi dụng, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, thậm chí cả tù nhân. Bình luận viên trực tuyến chấp hành chỉ lệnh chính trị quản lý dư luận của ĐCSTQ.
Lưu cho biết, “kiểm duyệt viên, hàng ngày, ngoài việc kiểm duyệt các ngôn luận chính trị, công việc chủ yếu là ngăn chặn lạm dụng, chống quấy rối. Do đó công việc của anh ta nhìn ngoài có vẻ bình thường, nhưng bản chất là kiểm soát dư luận”. Bộ phận kết nối với kiểm duyệt viên là Văn phòng Thông tin mạng và Cảnh sát mạng, cơ quan chính phủ, thậm chí Bộ Nông nghiệp đều có quyền ra lệnh xóa các
bài viết. Anh nói, Văn phòng Thông tin mạng thực ra là không tin tưởng kiểm duyệt viên nên điều nhân viên liên lạc đóng đô luôn tại công ty.
Trọng tâm kiểm duyệt ngôn luận của Trung Quốc là ở Bắc Kinh. Các vị trí kiểm duyệt cấp cao trong ngành đều nằm ở Bắc Kinh, còn nhà máy kiểm duyệt được đặt ở nơi khác. Ví như, vài năm trước, Thiên Tân là trung tâm kiểm duyệt chủ yếu, bây giờ nó đang lan rộng sang Tây An và Trùng Khánh.
Anh nói, “Hệ thống có nhận diện các từ nhạy cảm tính rủi ro cao. Nếu bạn dùng phải từ đó, nó sẽ trực tiếp chuyển sang trạng thái bị xóa, nhân viên sau đó mới vào kiểm duyệt. Còn các từ nhạy cảm có tính rủi ro thấp, khi dùng, nó sẽ ở trạng thái mặc định cho qua. Có 2 chính sách là ‘duyệt trước đăng sau’ và ‘duyệt sau đăng trước’”.
Thông thường việc kiểm duyệt đều là doanh nghiệp tư nhân đảm nhận, kiểm duyệt viên được đãi ngộ tương đối tốt. Lưu Lực Bằng bày tỏ: “ĐCSTQ không muốn chịu chi phí này. Năng suất công ty tư nhân khá cao. Nếu bạn thuê 2 triệu cảnh sát mạng và ai cũng được biên chế, thì lương hưu sẽ cao, mỗi người vẫn sẽ tiếp tục tham nhũng. Như thế sẽ trực tiếp khiến ĐCSTQ Quốc phá sản. Loại công việc này cũng giống như Foxconn (Foxconn là một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, và chủ yếu chế tạo theo hợp đồng với các đơn vị khác), đòi hỏi lao động rẻ”.
Kiểm soát chặt chẽ chưa từng thấy đối với bình luận mạng
Anh Lưu tin rằng kiểm soát của ĐCSTQ đối với bình luận và môi trường ngôn luận ở Trung Quốc đại lục ngày càng nghiêm ngặt.
Anh cảm thấy trọng điểm kiểm soát thời Hồ Cẩm Đào có thể là sự việc có tính quần thể, ví như cuộc cách mạng Hoa Nhài (gồm những cuộc biểu tình đã diễn ra ở Tunisia, trong đó người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền Tunisia), đã ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ĐCSTQ. Hoặc như sự kiện bãi công của các tài xế xe tải Thượng Hải. Hình thái ý thức vẫn như cũ. Nhưng đến nay, hình thái ý thức thuần tuý có thể nói bị áp mạnh chưa từng thấy.
Việc đàn áp ngôn luận và duy hộ các quan điểm của Đảng trở thành xu hướng chính. “Thậm chí nó còn kiểm soát các lĩnh vực tư hữu con người ta, thò tay vào hết thảy mọi chỗ. Ví như, quan niệm hôn nhân, tình yêu được đưa lên truyền hình, luật bảo vệ anh hùng liệt sỹ năm 2018…”, Anh Lưu cho biết. Anh cũng nói rằng ĐCSTQ càng áp đặt ý thức hệ, người dân Trung Quốc phản đối càng mạnh mẽ. “Các lực lượng đối lập trước đây mà ai cũng biết, phái cải lương giờ họ gọi Trung Cộng là Shina (được người Nhật sử dụng và bị nhiều người Trung Quốc coi là cách nói xúc phạm đất nước Trung Quốc)”.
Kiểm soát mạng càng ngày càng nghiêm trọng
Đối với tình hình đội tiểu phấn hồng phiến diện một chiều mà mọi người thường thấy trên mạng (hay gọi là đội quân 5 xu), Lưu Lực Bằng tiết lộ, đó đều là đội quân truyền thông và kiểm duyệt mạng của ĐCSTQ, kiểm soát nghiêm ngặt và lọc tin, “tất cả được sàng lọc nhiều lần”. Cùng với với việc ĐCSTQ tăng cường kiểm soát ngôn luận, thì kiểm soát mạng cũng càng ngày càng ác liệt.
“Mười năm trước khi tôi mới vào ngành, tuyển dụng không yêu cầu đảng viên, vì vậy lúc đó còn có không gian sống nhất định, 10 năm nay thay đổi vô cùng lớn rồi”, anh Lưu nói.
Ngay từ đầu, việc tuyển dụng kiểm soát viên cũng không còn phải dấu diếm, tuyển dụng một cách trắng trợn. Trang web tuyển dụng còn viết yêu cầu có bản lĩnh chính trị và giác ngộ chính trị. Hơn nữa, nội dung kiểm soát ngôn luận cũng thay đổi, làm thành cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước”, “giá trị quan”, “đạo đức” xã hội chủ nghĩa…
Đáng sợ hơn nữa, Lưu nói, “ngành này chỉ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, và sinh viên đại học đã được ĐCSTQ đào tạo trong hơn mười năm. Đầu óc đã bị ĐCSTQ thấm nhuần và tẩy não rất đáng sợ. Nó giống như Đức quốc xã”. “Vì vậy, chúng tôi lại phải đào tạo họ làm thế nào để không xóa nhầm. Những người trẻ này thực sự rất đáng sợ”.
“Bây giờ chỉ tuyển những người đã bị Đảng tẩy não và có ý thức tư tưởng rõ ràng”. Liu Lipeng nhận định, 10 năm nay, đội ngũ kiểm soát mạng của Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, và càng ngày càng hư hỏng”.
Một lần, bộ phận giám sát thông báo xóa bài viết của một luật sư, luật sư hoạt động nhân quyền này đã bị bắt và con của anh không được đến trường. Người vợ đã nhắn tin xin được giúp đỡ trên Weibo. “Cô ấy không biểu đạt gì, chỉ là muốn con được đi học”. Đồng nghiệp Lưu lúc đó châm chọc: “đáng đời, ai bảo anh ta làm điều này”, Lưu đã lớn tiếng mắng người này.
Anh chia sẻ: “Không ai đứng về phía tôi, tôi cảm thấy buồn lòng. Đó thực sự là một đám rác rưởi, dần dần đã trở thành như thế này”. “Công việc này ác tâm quá, thậm chí cảnh sát trực ban luôn cầm súng đứng sau lưng, phải làm công việc bẩn thỉu nhất”.
‘4/ 6’ và ‘Pháp Luân Công’ là những từ nhạy cảm nhất
Anh Lưu tiết lộ ĐCSTQ sợ nhất những từ nhạy cảm như: “4/6” và “Pháp Luân Công”. Ví dụ, ngày 4/6 hàng năm, bộ phận kiểm soát viên sẽ làm việc 24/24 giờ. Trước mấy tuần phải làm việc liên tục luân phiên, không được phép nghỉ vào những ngày nhạy cảm này.
“Khi tôi mới vào nghề, cứ vào dịp 4/6, chúng tôi phải kiểm soát cả các từ ẩn dụ, các từ nói bóng, từ lóng, nhưng bây giờ thì không còn nữa, ngày càng ít rồi. Năm nay lại thêm dịch viêm phổi Vũ Hán, người ta đã sớm hình thành thói quen tự kiểm soát bản thân”.
Anh nói, “31 năm rồi, phong trào dân chủ 4/6 vẫn không bị lãng quên, nhưng ở Trung Quốc, mọi người không chỉ quên, mà họ không quan tâm đến nữa”.
Lưu nói, mặc dù Pháp Luân Công hoàn toàn khác với ngày 4/6 về bản chất, nhưng mức độ kiểm duyệt là như nhau. “ĐCSTQ luôn gắn ngày 4/6 với Pháp Luân Công khi xem xét”. “Cứ như thế đến bây giờ, không có ai tận mắt thấy được các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp, mọi người đã trở nên hoàn toàn thờ ơ”.
“Các đồng nghiệp Trung Quốc: hãy ngừng kiểm duyệt và bảo vệ quyền tự do ngôn luận”
Năm 2012 và 2013, ở cảng Victoria, Hồng Kông bắt đầu có nhiều kháng nghị. Anh Lưu tin rằng người Hồng Kông là người của thế giới tự do, anh lặng lẽ quan sát một loạt các tài khoản.
Năm 2016, Lưu ẩn danh, nhận một cuộc phỏng vấn với CPJ (Ủy ban bảo vệ các nhà báo), cung cấp hàng trăm trang nhật ký kiểm soát của Weibo, đồng thời tiết lộ cơ chế kiểm soát của Weibo.
Đến Mỹ, anh Lưu có cơ hội đứng lên công khai. Sau khi hệ thống hội nghị truyền hình Zoom gần đây chặn tài khoản liên quan đến ngày 4/6, Lưu Lực Bằng nói anh tin rằng ĐCSTQ đang xâm nhập vào Hoa Kỳ thông qua kiểm duyệt mạng, vì vậy anh muốn đứng lên.
“Tôi đã chịu đựng qua việc không được tự do ngôn luận rồi”. Anh hy vọng có thể kể ra sự tình. “Ít nhất là những nhân viên kiểm duyệt kia họ biết rằng khi có ai đó đứng về phía họ, họ sẽ không còn đơn độc, và có thể đứng lên. Theo cách này. Nếu nhiều người đứng lên và có nhiều bằng chứng ủng hộ, Như vậy ĐCSTQ sẽ bị loại bỏ”.
Anh nói mình cảm nhận sâu sắc sự xấu xa của ĐCSTQ trong khoa học kỹ thuật. “Hiện nay ngày càng có nhiều người đứng lên chống lại ĐCSTQ, Nó sẽ có hiệu ứng làm mẫu. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng những người đang quản trị kỹ thuật số và kiểm soát ngôn luận kia có thể đứng lên cung cấp bằng chứng, thì sẽ có thể đánh đổ ĐCSTQ”.
Anh nhấn mạnh, cần nhiều người đứng lên mới có hiệu ứng này.
Lưu nói: “Tôi muốn nói với các đồng nghiệp đang soi chằm chằm Epoch Times rằng, xin dừng công việc đồng lõa với cộng sản, đứng về phía thế giới tự do với chúng tôi, bạn chỉ mất đi sự bảo hộ của ĐCSTQ, nhưng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới “.
Kiểm soát mạng của ĐCSTQ thực hiện ở hải ngoại như thê nào?
Ở Thung lũng Silicon, kiểm soát cơ bản thông qua trí tuệ nhân tạo, sử dụng AI để kiểm soát, chỉ cần đưa bản mẫu đó vào, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm soát. Lưu nói, từ góc độ của nghề kiểm soát, ngoài nền tảng của Li Feife (từng là nhà khoa học chính về trí tuệ AI của Google), anh quan tâm nhiều hơn đến việc có bao nhiêu người Trung Quốc làm việc cho Twitter.
“Không có bằng chứng nào cho thấy Twitter là một công ty đỏ (thuộc Trung Cộng), nhưng khẳng định họ có kiểm soát và kết quả bày ngay ở đó”. Anh nói, “Những người ưu tú do ĐCSTQ tuyển dụng đào tạo, họ rất yêu Trung Quốc (ĐCSTQ). Nếu trong công ty có quá nhiều nhân viên đỏ như vậy, công ty cũng sẽ bị nhuộm đỏ và trở thành công ty đỏ”.
Lưu Lực Bằng tin rằng nếu bình luận viên trực tuyến (đội quân 5 xu) của ĐCSTQ dốc toàn lực, thì thế giới tự do gần như bị tàn phá. “Nếu bạn nhỏ một giọt mực vào một cái xô, nó sẽ bị pha loãng; nếu bạn đổ cả thùng mực, nó sẽ hoàn toàn đen và bạn hoàn toàn mất khả năng nhìn”.
Trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ tiếp tục nói dối để đánh lừa thế giới. Lưu Lực Bừng nói, thật là một lời nói dối vô lý khi đổ cho lây nhiễm virus là từ cá hồi, nhưng ĐCSTQ lại biến nó thành sự thực thông qua khoa học kỹ thuật, thông qua việc kiểm soát ngôn luận, kiểm soát thông tin (biến lời nói dối này thành “sự thật”). Ngay cả Ở Mỹ, những lời dối trá như vậy vẫn chưa được nhận ra. Nếu một ngày nào đó, kiểm soát mạng của ĐCSTQ ứng dụng vào Mỹ, thì Mỹ sẽ bị nhuộm đỏ, tự do của Mỹ sẽ chấm dứt.
Theo Lý Tân An, Epochtimes
An Hòa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-kiem-soat-mang-weibo-kiem-duyet-nghiem-trong-chua-tung-co-doi-quan-5-xu-ngay-cang-dang-so.html

TikTok phiên bản Trung Quốc chặn tài khoản

ca sĩ opera vì quá giống ông Tập Cận Bình

Một trong những cách kiểm duyệt internet của Trung Quốc là kiểm soát chặt chẽ cách thức lãnh đạo chính trị của đất nước được miêu tả và đề cập trực tuyến nếu có…
Thông thường người dùng phương tiện truyền thông xã hội phải có một số hành động cụ thể nào đó thì hệ thống kiểm duyệt xem như vi phạm, nhưng trường hợp của ca sĩ opera Liu Keqing có lẽ là một ngoại lệ.
Các báo cáo nói rằng lý do rõ ràng duy nhất khiến sự hiện diện trực tuyến của ông Liu bị hạn chế “nhiều lần” là ông rất giống với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Liu sống và làm việc tại châu Âu. Để tiếp cận khán giả quan tâm đến những hướng dẫn hát “lệch tâm” của mình, ông đã sử dụng Douyin, một ứng dụng giống như TikTok cũng của ByteDance cho thị trường Trung Quốc.
Và gần đây ông Liu đã chia sẻ với trên 40.000 người theo dõi của mình trên Douyin rằng tài khoản của ông đã bị gắn cờ và bị chặn lần thứ ba vì “vi phạm hình ảnh”. Hiện ông đã gửi chi tiết ID của mình cho người kiểm duyệt và đang chờ tài khoản được khôi phục.
Ông Liu nói trong một cuộc phỏng vấn với New York Times: “Tôi không hiểu. Có lẽ đất nước này có những lo ngại về an ninh”.
Ông Liu, 63 tuổi, thường nhận được ánh mắt trầm trồ từ mọi người do giống ông Tập, người 67 tuổi. Hai người cũng có cùng chiều cao (1.8 m) và đều nói giọng trầm. Cả hai đều đến từ Bắc Kinh.
Khi bị quy là một “vi phạm hình ảnh”, ông Liu không được nói rằng đây là về bản quyền của những bức ảnh hoặc bất cứ thứ gì thuộc loại đó – thực tế, đó là về việc làm suy yếu hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình. Và với ByteDance, công ty này có thể loại bỏ bất cứ thứ gì nó thấy cần theo các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc.
Sự tương đồng của ông Liu với ông Tập là không cố ý, và các hoạt động của ông cũng không liên quan gì đến chính trị. Ông được cho là tham gia vào “các buổi biểu diễn opera say sưa” trong các bài hướng dẫn trực tuyến.
Trước đó, một người bán thức ăn của Trung Quốc cũng trông quá giống Chủ tịch Tập Cận Bình và gây được sự chú ý lớn trên mạng.
Vào năm 2017, bộ phim hoạt hình Winnie the Pooh đã bị cấm ngay lập tức vì quá nhiều người dùng Internet đã vui vẻ so sánh ngoại hình của ông Tập với hình dáng của chú gấu trong phim.
Văn Thiện
Theo reclaimthenet
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/tiktok-phien-ban-trung-quoc-chan-tai-khoan-ca-si-opera-vi-qua-giong-ong-tap-can-binh-50319.html

Điều 38 của Luật an ninh Hong Kong chấn động

thế giới: Muốn kiểm soát người dân toàn cầu

Bình luậnMinh Thanh
Vào ngày 30/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua Luật an ninh Quốc gia Hong Kong tai tiếng. Trong đó, điều luật 38 đã cho phép quyền hạn kiểm soát của ĐCSTQ bành trướng tới mọi ngóc ngách trên thế giới. Điều này hiện đang khiến mọi tầng lớp kinh ngạc và phẫn nộ, gọi điều 38 là “kẻ thù của thế giới”.
Điều 38 của Luật An ninh Quốc gia Hong Kong này quy định rằng: “Những người không có tư cách thường trú tại Đặc khu hành chính Hong Kong, những người nằm ngoài Đặc khu hành chính Hong Kong nếu phạm tội theo Luật này đối với Đặc khu hành chính Hong Kong, sẽ áp dụng Luật này”.
Nói cách khác, điều khoản mở rộng quyền tài phán của Luật an ninh Quốc gia Hong Kong ra ngoài lãnh thổ và áp dụng cho mọi người dân trên thế giới. Luật này không chỉ giới hạn ở người thường trú hoặc cư dân vĩnh viễn của Hong Kong, mà còn mở rộng ra cả cư dân ở nước ngoài và không thuộc Hong
Kong. Chừng nào ĐCSTQ cho rằng vi phạm pháp luật, là nó có thể bị định tội. Việc này có tính uy hiếp đối với toàn thế giới.
Ông Andrew Nathan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Columbia, chỉ ra rằng những người ủng hộ nền dân chủ của Hong Kong ở nước ngoài có thể cần đề cao cảnh giác, tránh các quốc gia có điều ước dẫn độ với ĐCSTQ.
Nhà phê bình nổi tiếng Gordon Chang đã tweet rằng: “Điều 38 hình sự hóa các hoạt động nước ngoài của người nước ngoài”.
Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Anh Benedict Rogers nói: “Tôi kêu gọi áp đặt chế tài (đối với ĐCSTQ), cử đặc phái viên Liên Hợp Quốc (tới Hong Kong), thuyền cứu hộ viện trợ (cứu người Hong Kong). Tôi nghĩ rằng tôi đã vi phạm điều 38?”
Bà Bethany Allen-Ebrahimian, một nhà văn và phóng viên của Axios về vấn đề Trung Quốc, đã viết: “Chúa ơi, tôi có nhìn nhầm không???? Bắc Kinh vừa mới trao quyền bất khả xâm phạm cho mọi người trên toàn thế giới?”
Ông Luke de Pulford, ủy viên Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, đã viết: “Luật này thật là hoang đường. Điều 38 này nói rằng nếu những người dù không phải công dân Hong Kong và ngay cả khi họ không ở Hong Kong mà xâm phạm luật này thì cũng bị coi là đã vi phạm luật. Tôi đoán người đó chính là tôi”.
Nhà bình luận của NTDTV, ông Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) nói rằng: các quy định tại Điều 38 của Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đã gây sốc cho thế giới. Bởi vì theo quy định này, ĐCSTQ có thể kiểm soát tất cả mọi người trên thế giới… Những điều khoản không thể tưởng tượng được như vậy lại có thể đưa ra, chỉ có thể giải thích rằng băng đảng những người chế định ra Luật an ninh này của Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc, hoặc là một nhóm những kẻ ngu ngốc, ngụy chuyên gia hoặc ‘mù luật’, hoặc họ cố tình làm trò cười cho thiên hạ, lừa ông ta [Tập Cận Bình] đọc không hiểu  – vì dự luật phải được ông ta ký mới  được ban bố và thực hiện.
Tiêu Nhược Viên (Xiao Ruoyuan), một nhà biên kịch và dẫn chương trình nổi tiếng ở Hong Kong nói rằng ĐCSTQ sẽ vì Điều luật 38 mà tự giết chết mình. “Bây giờ tất cả các nước sẽ cảnh báo công dân của họ vì họ có khả năng đã vi phạm luật pháp ở nước ngoài, cấu thành hành vi ‘phạm pháp’ tại Hong Kong và bị bắt. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hong Kong”.
Tại buổi lễ khánh thành “Văn phòng trao đổi dịch vụ Đài Loan – Hong Kong” do Ủy ban các vấn đề Đại lục Đài Loan tổ chức vào ngày 1/7, ông Trần Minh Thông (Chen Mingtong), Chủ tịch Ủy ban các vấn đề Đại lục, nói: “Đây là sắc lệnh do đế quốc Thiên triều ban hành cho người dân trên thế giới”. Cả thế giới phải chú ý đến Luật này, và đối diện với nó một cách nghiêm túc.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dieu-38-cua-luat-an-ninh-hong-kong-chan-dong-the-gioi-muon-kiem-soat-nguoi-dan-toan-cau-49999.html

Quy định mới của ĐCSTQ về thu hoạch tạng

gây tranh cãi

Ban Mai
Hôm 2/7, Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia Trung Quốc đã tiến hành hiệu đính “Quy định Cấy ghép nội tạng người”, và đã công bố “Dự thảo Quy định Cấy ghép nội tạng người”. Dự thảo quy định dùng cơ quan nội tạng sống của công dân chưa đủ 18 tuổi để phẫu thuật cấy ghép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hôm 2/7, Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia Trung Quốc đã tiến hành hiệu định “Quy định Cấy ghép nội tạng người”, khiến dư luận chú ý. (Ảnh: Sina / Weibo)
Thông tin vừa được công bố đã khiến dư luận tranh cãi về lịch sử cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc.
Tranh luận quanh tiêu đề “Cấm lấy nội tạng từ cơ thể sống của người chưa đủ 18 tuổi”
Nhiều kênh truyền thông của Trung Quốc Đại Lục hôm 2/7 liên tiếp đăng tải bài báo có tiêu đề “Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia: Lấy cơ quan tạng sống của công dân chưa đủ 18 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự” của tờ Nhật báo Bắc Kinh. Bản tin cho biết, Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc tiến hành hiệu đính “Quy định Cấy ghép nội tạng người”, quy định này ghi: Hành vi lấy cơ quan tạng chưa được bản thân công dân đồng ý, công dân khi còn sống không đồng ý hiến tặng cơ quan tạng nhưng vẫn
bị lấy cơ quan tạng trong thi thể của họ, lấy cơ quan tạng trong cơ thể sống của công dân chưa đủ 18 tuổi, đều sẽ cấu thành tội phạm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, thông tin này sau khi được lan truyền ra, đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận, chủ yếu xoay quanh cách đặt tiêu đề của bài báo.
Ông Hồ Bình, Tổng biên tập danh dự của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh, viết trên Twitter rằng, “Tiêu đề này phải chăng là nói: (1) Trước đây lấy nội tạng của cơ thể sống của công dân chưa đủ 18 tuổi là không truy cứu trách nhiệm hình sự; (2) Lấy nội tạng của cơ thể sống của công dân trên 18 tuổi trong quá khứ và từ nay về sau đều sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Nhà bình luận tài chính kinh tế nổi tiếng “Mắt lạnh Tài chính Kinh tế” cũng viết trên Twitter rằng, “Điều này coi như thừa nhận rồi, lấy [nội tạng] của người 18 tuổi trở lên có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự!”.
Không ít cư dân mạng cũng cho biết: “Người trên 18 tuổi có thể tùy ý lấy nội tạng?”, “Đây không phải là giết người ta sao? Cần phải xử với hình phạt nặng nhất!”.
Thực chất về nội dung quy định thì không có vấn đề gì. Người dưới 18 tuổi có thể chưa đủ điều kiện để tự nguyện quyết định hiến tạng, nên quy định này mới có thêm phần sau dành riêng cho việc lấy tạng của người dưới 18 tuổi: “lấy cơ quan tạng trong cơ thể sống của công dân chưa đủ 18 tuổi“. Mặt khác, người trên 18 tuổi đã đủ điều kiện tự nguyện hiến tạng, nên được nói đến ở phần trước rồi: “Hành vi lấy cơ quan tạng chưa được bản thân công dân đồng ý, công dân khi còn sống không đồng ý hiến tặng cơ quan tạng nhưng vẫn bị lấy cơ quan tạng trong thi thể của họ“. Chỉ là cách viết quy định không được rõ ràng.
Điều đáng nói ở đây là cách tờ Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, cùng tội ác thu hoạch tạng là “bí mật công khai” tại Trung Quốc đã làm dấy lên cuộc tranh luận này.
Xem thêm: Video bí mật phơi bày tội ác thu hoạch tạng tại Trung Quốc
Tội ác thu hoạch tạng vẫn đang xảy ra tại Trung Quốc
Thực tế, tại Trung Quốc Đại Lục, hành vi mổ sống lấy nội tạng để tiến hành phẫu thuật cấy ghép lâu nay đã được quốc tế chú ý.
Theo tài liệu của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2005, Trung Quốc có 41.500 ca phẫu thuật thuật cấy ghép nội tạng, nguồn gốc tạng của các ca cấy ghép này không cách nào giải thích được.
Năm 2006, lần đầu tiên có nhân chứng lộ diện tiết lộ, ĐCSTQ đang cưỡng bức thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công. Trong 10 năm sau đó, ngày càng nhiều chứng cứ chứng minh ĐCSTQ thu hoạch tạng sống đã phạm phải tội ác phản nhân loại.
Sau đó, ông David Mantas – Luật sư Nhân quyền người Canada, và ông David Kilgour – Cựu Quốc vụ khanh của chính phủ Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, công tố viên Hoàng gia Canada, đã nhận lời thỉnh cầu của tổ chức nhân quyền độc lập, tiến hành điều tra nhiều phương diện về vấn đề thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục; tháng 7/2006, họ đã công bố “Báo cáo cáo buộc Trung Quốc thu hoạch nội tạng sống của người tập Pháp Luân Công”, báo cáo chỉ ra, thông qua 52 chứng cứ khác nhau chứng minh hành vi mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công của ĐCSTQ xác thực là có tồn tại.
Đối với cáo buộc thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công, ĐCSTQ im lặng phủ nhận, nhưng đồng thời lại từ chối yêu cầu của liên Hiệp Quốc về việc công bố dữ liệu để làm phản chứng, và từ chối để tổ chức nước ngoài vào Trung Quốc điều tra độc lập.
Tháng 6 năm 2019, Tòa án nhân dân độc lập tại London (Anh Quốc) tuyên án, cáo buộc hành vi thu hoạch nội tạng sống của tù nhân lương tâm của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tồn tại nhiều năm, hành vi này đến nay vẫn còn tồn tại, và người tập Pháp Luân Công lại là nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu nhất.
Sau khi Tòa án nhân dân độc lập đưa ra phán quyết này, nhiều kênh truyền thông chủ lưu như Reuters, Daily Telegraph, Fox News, v.v, cũng liên tiếp đưa tin về việc này.
Ban Mai
https://trithucvn.net/trung-quoc/quy-dinh-moi-cua-dcstq-thua-nhan-co-thu-hoach-tang.html

Lào tiếp tục xây dựng dự án đập thứ 3 ở sông Mekong

 cho dù lo ngại môi trường của các quốc gia lân cận

Tin từ Reuters: Theo Uỷ hội Sông Mekong (MRC), chính phủ Lào vẫn tiếp tục kế hoạch xây dựng thêm dự án thuỷ điện thứ 3 trên sông Mekong mặc cho các quốc gia lân cận lo ngại về các hậu quả xấu gây ra cho nghề đánh bắt cá và trồng trọt ở vùng hạ lưu của sông này.
Chính phủ Lào sẽ xây dự án thuỷ điện Luang Prabang với công suất thiết kế là 1,400 megawat.  Dự án này đã được lên kế hoạch khởi công từ đầu năm nay.  Campuchia, Thái Lan và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bày tỏ mối lo ngại của họ về dự án này và kêu gọi Lào cần đánh giá kỹ hơn nữa tác động của đập sau khi uỷ hội kết thúc quá trình cố vấn kéo dài 6 tháng về dự án này vào ngày 30/6.
Uỷ hội nói rằng trong khi tôn trọng chủ quyền và quyền của Lào, 3 quốc gia trên đề nghị Vientiane lưu ý đến đề nghị của họ. Tuy nhiên, hiệp định về sông Mekong năm 1995 không cho các quốc gia quyền phủ quyết mọi dự án trong đất Lào.
Nghiên cứu của Uỷ hội cho thấy các dự án đập trên thượng nguồn sông Mekong có thể gây hại cho nông nghiệp ở vùng hạ nguồn vì giữ lại phù sa và ngăn cản sự di chuyển của cá.  Lào có kế hoạch phát triển nhiều dự án thuỷ điện để xuất cảng khoảng 20,000 MW điện cho các quốc gia lân cận cho đến năm 2030.
Trước đó, Vientiane đã hoàn thành 2 dự án Xayaburi có công suất là 1,285MW và Don Sahong- 260 MW cho dù có sự phản đối của nhiều nhóm môi trường.  Trớ trêu thay, dự án Luang Prabang lại có sự tham dự của Tổng Công ty Điên lực Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam Power Cooperation) và nhà xây dựng khổng lồ Ch Karnchang PCL của Thái Lan.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/lao-tiep-tuc-xay-dung-du-an-dap-thu-3-o-song-mekong-cho-du-lo-ngai-moi-truong-cua-cac-quoc-gia-lan-can/

Ấn Độ “đanh giọng”: Không để một công ty TQ nào

được đấu thầu dự án đường cao tốc

Hiện chỉ có một vài dự án đường bộ đang tiến hành từ trước ở Ấn Độ có liên quan đến những đối tác Trung Quốc.
Bộ trưởng giao thông vận tải Ấn Độ Nitin Gadkari ngày thứ Tư, 1/7, tuyên bố nước này không cho phép các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu vào các dự án đường cao tốc, bao gồm tham gia bằng hình thức liên doanh.
Ông Gadakri nói chính phủ Ấn Độ sẽ bảo đảm rằng các nhà đầu tư Trung Quốc không được hưởng lợi ở nhiều lĩnh vực như doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME).
Thông điệp của ông Gadakri được cho là phản ánh rõ rệt thái độ của New Delhi sau vụ đụng độ đẫm máu ở Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ, làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn thiệt mạng cùng 76 người khác bị thương.
Trong một động thái khác, Ấn Độ ngày 29/6 cũng ban hành lệnh cấm 59 ứng dụng, hầu hết có liên hệ với Trung Quốc, với cáo buộc có những đe dọa đến an ninh quốc gia của Ấn Độ.
“Chúng ta sẽ không cấp phép cho các liên doanh có đối tác Trung Quốc để tham gia xây dựng đường sá. Chúng ta có lập trường kiên định rằng nếu họ (các công ty Trung Quốc) muốn đầu tư vào nước ta thông qua liên doanh thì chúng ta sẽ không chấp nhận,” Bộ trưởng Gadakri trả lời hãng PTI.
“Sự tập trung của chúng tôi nhằm vào việc khích lệ các công ty của Ấn Độ gánh vác nhiều công việc hơn. Các công ty nước ngoài cũng có thể tham gia trong các hạng mục liên quan đến cố vấn hoặc công nghệ. Dù vậy, chúng ta không chào đón trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ ‘người chơi’ nào từ Trung Quốc.”
Ông Gadakri cho hay chính sách mới sẽ sớm có hiệu lực để cấm các doanh nghiệp Trung Quốc đấu thầu làm đường ở Ấn, cũng như nới lỏng tiêu chuẩn cho các công ty Ấn Độ để mở rộng khả năng tham gia của họ vào các dự án đường cao tốc.
Đề cập những gói thầu đã hoàn thành và trong tương lai, Bộ trưởng giao thông vận tải Ấn Độ cho biết sẽ tổ chức đấu thầu lại nếu phát hiện bất kỳ liên doanh nào có yếu tố Trung Quốc.
“Chúng tôi đã có quyết định nới lỏng các quy chuẩn đối với các công ty của chúng ta để bảo đảm họ đủ điều kiện đấu thầu những dự án lớn.”
Liên quan đến thông tin nhiều lô hàng từ Trung Quốc bị mắc kẹt ở các cảng của Ấn Độ, ông Gadakri khẳng định “không có việc chặn hàng hóa tùy tiện” ở các cảng, và chính phủ đang kích hoạt cải cách đột phá để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, nhằm giúp đất nước trở nên tự lực.
Trong bối cảnh căng thẳng tăng cao ở biên giới Trung-Ấn, các nhân viên hải quan Ấn Độ thời gian qua bắt đầu tiến hành kiểm tra chặt chẽ đối với toàn bộ hàng hóa cập cảng từ Trung Quốc, đặc biệt tại các cảng Chennai và Vishakhapatnam.
http://biendong.net/bien-dong/35595-an-do-danh-giong-khong-de-mot-cong-ty-tq-nao-duoc-dau-thau-du-an-duong-cao-toc.html

Thủ tướng Ấn Độ

thăm binh sĩ trên biên giới với Trung Quốc

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 3/7 tới khu vực biên giới phía bắc, nơi binh sĩ nước này và Trung Quốc vẫn ở trong thế đối đầu nhau, và tuyên bố rằng quân đội sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Phát biểu của ông Modi đã buộc Bắc Kinh phải lên tiếng kêu gọi kiềm chế tại Ladakh, khu vực biên giới phía bắc đầy căng thẳng, theo Reuters.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Modi tới Ladakh kể từ khi 20 binh sĩ quân đội Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lính Trung Quốc tháng trước.
Ông Modi nói rằng cam kết vì hòa bình của Ấn Độ không nên được coi là dấu hiệu của sự yếu kém.
Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đổ lỗi cho nhau vì vụ đụng độ hôm 15/6, theo Reuters.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/7 nói rằng hai nước vẫn đang đàm phán để giảm căng thẳng.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%C4%83m-binh-s%C4%A9-tr%C3%AAn-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5487840.html

Australia mua tên lửa đối phó TQ

Chính phủ Australia sẽ chi 186 tỷ USD cho quốc phòng trong 10 năm tới và sẽ mua các tên lửa tầm xa, cũng như đẩy mạnh khả năng phòng thủ, để đối phó Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực.
Theo kế hoạch Cập nhật chiến lược quốc phòng 2020 được công bố ngày 1/7, Australia sẽ tăng gần 40% chi tiêu quốc phòng trong 10 năm tới, với ngân sách khoảng 270 tỷ đôla Australia (tương đương 186 tỷ USD). Ngân sách này sẽ giúp tăng khả năng của Australia nhằm phòng thủ ở sân sau thông qua các lực lượng hải quân và không quân được trang bị tốt hơn, tăng cường kho vũ khí và khả năng dự trữ nhiên liệu.
Ước tính, khoảng 800 triệu sẽ được dùng để mua các tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C của hải quân Mỹ, vốn có thể bay xa tới 370km.
Chính phủ Australia cũng xem xét khả năng lập một mạng lưới vệ tinh do nước này vận hành nhằm giảm phụ thuộc hiện thời vào hệ thống của Mỹ và mở rộng hệ thống radar nhằm giám sát các khu vực ở phía đông Australia.
Phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Canberra hôm qua, Thủ tướng Scott Morrison cho hay Australia đang đối mặt với tình hình quốc tế khó khăn nhất kể từ Thế chiến II.
“Chúng ta cần chuẩn bị cho một thế giới hậu Covid-19 khó khăn hơn, nguy hiểm hơn và xáo trộn hơn”, ông nói.
Mặc dù ông Morrison tránh liên hệ ngân sách quốc phòng của Australia với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, ông đã nêu tên vài khu vực nơi Bắc Kinh có các tranh chấp lãnh thổ: ở biên giới Himalaya với Ấn Độ, tại Biển Đông và Hoa Đông.
Ông Morrison cho rằng “nguy cơ tính toán sai lầm và thậm chí xung đột” đang gia tăng và gọi khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là “tâm điểm của cuộc đấu quyền lực toàn cầu trong thời đại chúng ta”.
Rory Medcalf, người đứng đầu Trường an ninh quốc gia thuộc Đại học quốc gia Australia, cho rằng chiến lược mới cho thấy Australia đang chuẩn bị cho một tương lai trong đó Trung Quốc ngày càng hung hăng còn trở thành một đối tác ít tin cậy hơn.
“Tất cả là do Trung Quốc bành trướng quyền lực và theo cách lợi dụng cánh cửa Covid-19 để tăng cường sự bành trướng.
Điều đó chứng tỏ chính phủ Australia tin rằng sẽ phải đề phòng sự hiện diện ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc ngoài khơi bờ biển phía đông ở Nam Thái Bình Dương”, ông Medcalf nhận định.
Hồi tháng 6, Australia đã ký 2 thỏa thuận quân sự song phương với Ấn Độ trong “bước đi đầu tiên nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng” giữa hai nước lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có cách tiếp cận ngày càng hung hăng trong khu vực, theo các tuyên bố chung từ cả hai nước.
Từng có các tin đồn vào năm 2018 rằng Bắc Kinh đã thảo luận với quốc đảo Thái Bình Dương Vanuatu để xây dựng một căn cứ trong khu vực và Trung Quốc vẫn hung hăng trong khu vực ngay cả trong đại dịch Covid-19.
http://biendong.net/bi-n-nong/35585-australia-mua-ten-lua-doi-pho-tq.html

Úc xem xét đề nghị cấp nơi “trú ẩn an toàn”

 cho người dân Hồng Kông

Tin từ SYDNEY, Úc – Theo tuyên bố vào hôm thứ Năm (2/7), Úc đang tích cực xem xét việc cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho cư dân Hồng Kông để đáp trả luật an ninh mới của Trung Cộng, một hành động có khả năng gây thêm căng thẳng với Bắc Kinh.
Theo tin từ AFP, thủ tướng Scott Morrison tuyên bố rằng tình hình ở Hồng Kông là “rất đáng lo” và chính phủ của ông đang “tích cực” xem xét các đề nghị về việc chào đón cư dân từ lãnh thổ cũ của Anh Quốc. Khi được một phóng viên hỏi liệu Úc có thể đưa ra lời đề nghị về nơi trú ẩn an toàn hay không, thủ tướng Morrison trả lời “có”.
Ông tuyên bố rằng các biện pháp sẽ sớm được Nội các của ông xem xét, đồng thời ám chỉ mạnh rằng họ sẽ phê duyệt. Sự việc này diễn ra một ngày sau khi Anh Quốc công bố một lộ trình mới để những người có giấy thông hành BNO của Anh ở ngoại quốc và gia đình của họ có thể nộp đơn xin quyền công dân.
Hồng Kông thuộc thẩm quyền của Anh Quốc cho đến khi được Anh Quốc trao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997 với cam kết rằng Bắc Kinh sẽ bảo vệ quyền tự trị tư pháp và lập pháp của thành phố trong 50 năm. Nhưng các nhà phê bình cho rằng luật mới – được Quốc hội Bắc Kinh thông qua trong tuần này mà không có văn bản nào được công bố – vi phạm nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” chính thức được đưa vào luật quốc tế vào năm 1984.
Vào hôm thứ Năm (2/7), tòa đại sứ Trung Cộng tại Canberra bác bỏ những chỉ trích về luật mới, đồng thời đưa ra tuyên bố yêu cầu Úc “ngừng can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông và các vấn đề nội bộ của Trung Cộng”. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/uc-xem-xet-de-nghi-cap-noi-tru-an-an-toan-cho-nguoi-dan-hong-kong/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.