Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 23/06/2020

Tuesday, June 23, 2020 5:09:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 23/06/2020

Trump nói hoãn trừng phạt TQ vụ người Uighur  vì ”thỏa thuận thương mại”

Tổng thống Donald Trump nói ông đã không trừng phạt thêm các quan chức Trung Quốc về vụ giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương, vì đang ở “giữa một thỏa thuận thương mại”.
Ông Trump nói với trang tin Axios rằng đạt được thỏa thuận “tuyệt vời” có nghĩa là ông không thể áp đặt “thêm các biện pháp trừng phạt”.
Trung Quốc giam giữ khoảng một triệu người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và các nhóm sắc tộc khác trong các trại ở Tân Cương để cải tạo tư tưởng và trừng phạt nhưng phủ nhận việc ngược đãi họ.
Vấn đề trên nảy sinh sau những cáo buộc trong cuốn sách của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump.
Cựu cố vấn Bolton: Trump nhờ Tập giúp để tái đắc cử
Liệu John Bolton có là người làm thay đổi cục diện luận tội?
Ông Bolton cáo buộc rằng tại một hội nghị thượng đỉnh năm ngoái, ông Trump đã bật đèn xanh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xây các trại giam người Uighur ở khu vực phía Tây, nói rằng đó “chính xác là điều nên làm”.
Ông Trump phủ nhận cáo buộc này.
Ông Trump nói gì với Axios?
Bình luận của tổng thống được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu tuần trước, sau đó được trang tin Axios của Mỹ công bố hôm Chủ nhật.
Axios nói rằng khi được hỏi tại sao lại trì hoãn việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trump nói: “Chà, chúng tôi đang ở giữa một thỏa thuận thương mại lớn.”
“Và khi bạn đang ở giữa một cuộc đàm phán rồi đột nhiên bạn bắt đầu đưa thêm các biện pháp trừng phạt – chúng tôi đã phạt họ rất nhiều. Tôi áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, điều tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ hình phạt nào bạn có thể nghĩ tới. “
Trong diễn tiến của cuộc chiến thương mại cay đắng, Mỹ đã áp thuế lên hơn 360 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đánh thuế lên hơn 110 tỷ đôla sản phẩm Hoa Kỳ trước khi thỏa thuận “giai đoạn một” được ký kết vào tháng Giêng.
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Khi được hỏi tại sao ông không sử dụng Đạo luật Magnitsky toàn cầu – được Quốc hội thông qua năm 2016, để chống lại các vi phạm nhân quyền – ông Trump nói “không ai đề cập cụ thể với tôi về Trung Quốc”.
Axios cũng gạn hỏi về những cáo buộc của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, nói rằng ông đã nhờ Chủ tịch Tập Cận Bình giúp giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử, bằng cách mua nông sản từ nông dân Mỹ.
“Không, hoàn toàn không. Những gì tôi nói với mọi người mà chúng tôi thương thảo với, không chỉ là với Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi muốn họ kinh doanh với đất nước này. Những gì tốt cho đất nước thì tốt cho tôi.”
“Nhưng tôi không đi quanh nói, ‘Ồ, giúp tôi trong việc tái tranh cử.’ Tại sao tôi lại nói thế? “
Trung Quốc bị cáo buộc gì về vụ Tân Cương?
Các nhà hoạt động nói rằng Trung Quốc đang tìm cách đồng hóa các nhóm sắc tộc Hồi giáo bằng vũ lực, bằng cách phá hủy văn hóa của họ và cấm các hoạt động của họ.
Tìm kiếm sự thật trong các trại ‘cải tạo’ người Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc nói rằng các trại trong lãnh thổ tự trị là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp nhắm vào người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Một báo cáo vào tháng Ba cho biết hàng chục ngàn người Uighur đã được chuyển ra khỏi Tân Cương để làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết bất kỳ di chuyển nào của người lao động nào cũng là tự nguyện.
Thay đổi bài toán về Trung Quốc
Phân tích của Barbara Plett-Usher
Tổng thống Trump tuyên bố công khai và thẳng thừng một sự thật khiến Quốc hội và ngay cả một số người trong chính quyền ông bực bội trong hai năm qua.
Mùa thu năm 2018, Mỹ đang trên bờ vực áp đặt các biện pháp trừng phạt với quan chức và thực thể hàng đầu của Trung Quốc, liên quan đến các trại giam hàng loạt người Uighur. Được thúc đẩy bởi một yêu cầu lưỡng đảng hiếm hoi từ các nhà lập pháp, các quan chức từ bộ ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia đã lên tiếng ủng hộ. Nhưng như ông Trump nói, ý tưởng này đã được gác lại để không gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Tháng Năm năm nay, vài tháng sau khi giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại cuối cùng đã đạt được, Quốc hội đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ Dự luật Bảo vệ Nhân quyền của người Uighur. Mặc dù cuối cùng ông Trump đã ký nó thành luật, nhưng vẫn chưa rõ liệu ông sẽ có thi hành luật này hay không.
Một hiệp ước kinh tế lịch sử với Trung Quốc đóng vai trò trụ cột trong chiến dịch tái tranh cử của ông, nhưng căng thẳng về đại dịch có thể thay đổi tính toán đó.
Chính quyền đã báo hiệu rằng họ có thể trừng phạt Bắc Kinh vì che đậy sự bùng phát của virus corona lúc đầu, và đã lên án luật an ninh mới của nước này với Hong Kong. Sự giận dữ với Trung Quốc hiện là một đề tài bầu cử lớn và điều đó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hành động nào liên quan đến sự đàn áp người Uighur.
Hoa Kỳ đã thực hiện những bước nào?
Chính quyền Trump đã bị chỉ trích vì không nhắm vào mục tiêu Trung Quốc rõ ràng hơn về quyền con người.
Tuy nhiên, một số thành phần của chính phủ đã công khai chỉ trích cách đối xử với người Uighur của Trung Quốc.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra các cáo buộc về tra tấn và lạm dụng. Đồng thời bộ thương mại đã áp đặt một số lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc về việc Tân Cương.
Nhập khẩu hàng của một số công ty Trung Quốc đã bị hạn chế , một số quan chức Trung Quốc không được cấp Visa, và đã có lệnh cấm đối với hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức – nhưng không phải là lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn từ Bộ Ngân khố.
Thứ Tư tuần trước, tổng thống đã phê chuẩn các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc về vấn đề Tân Cương, nhưng nói rằng ông sẽ là người quyết định việc sử dụng chúng.
‘Tuyên truyền’ của Trung Quốc
Hôm thứ Hai, Mỹ chỉ định bốn cơ quan truyền thông Trung Quốc là cơ quan ngoại giao nước ngoài.
Những cơ quan này, China Central Television, China News Service, People’s Daily và Global Times, thực sự là những “cơ quan tuyên truyền” chứ không phải là cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
Họ sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ cho chính phủ Mỹ và liệt kê các giao dịch bất động sản. Họ sẽ không bị hạn chế trong công việc truyền thông.
Đầu năm nay, Mỹ đã có hành động tương tự với năm cơ quan truyền thông khác của Trung Quốc, bao gồm Tân Hoa Xã.
Những công ty truyền thông này được lệnh cắt giảm một số công dân Trung Quốc làm việc tại Hoa Kỳ.
Trung Quốc phản ứng bằng cách trục xuất các nhà báo từ ba tờ báo của Mỹ, bao gồm Wall Street Journal, New York Times và Washington Post.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53146460

Trump tiếp tục cáo buộc TQ làm bùng phát dịch

Trump tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự lây lan toàn cầu của nCoV, gọi virus này là “Kung Flu”, gần giống “Kung Fu”, chỉ võ thuật Trung Quốc.
“Tôi có thế đặt tên nó là Kung flu. Tôi có thể đặt 19 phiên bản tên gọi khác nhau của nó. Nhiều người gọi đây là virus, nhưng cũng có nhiều người gọi là cúm. Thật khác biệt. Tôi nghĩ chúng ta có tới 19-20 phiên bản tên gọi”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi mít tinh cuối tuần qua ở Tulsa, bang Oklahoma.
Ông chủ Nhà Trắng được cho là đang chơi chữ với cụm từ “Kung Fu”, chỉ chung việc luyện tập võ thuật của Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, Trump cũng nhắc tới những từ như “virus Trung Quốc” để nói về Covid-19.
Nguồn gốc nCoV vẫn là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh. Liên minh châu Âu và Australia cũng kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc và quá trình lây lan của nCoV.
Chính quyền Trump từng sử dụng những cụm từ gây tranh cãi như “virus Vũ Hán”, “virus Trung Quốc” để nhắc về nCoV. Trong khi Bắc Kinh cũng đưa ra giả thuyết có thể “quân đội Mỹ đã mang nCoV đến Vũ Hán”.
Trung Quốc đã nhiều lần bác cáo buộc giấu dịch, khẳng định chính phủ nước này luôn minh bạch thông tin về Covid-19. Trước những hoài nghi về nguồn gốc nCoV, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng “mượn lời” WHO để bác giả thuyết virus này xuất phát từ một phòng thí nghiệm.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 người chết do nCoV. Trung Quốc ghi nhận hơn 83.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong. Nước này được cho là đã kiểm soát được dịch, song gần đây lại xuất hiện ổ dịch mới tại Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái bùng phát dịch.
http://biendong.net/bien-dong/35426-trump-tiep-tuc-cao-buoc-tq-lam-bung-phat-dich.html

Nhà Trắng tái chỉ trích

Trung Quốc gây đại dịch virus corona

Quý Khải
Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của dịch virus corona gây nên cái chết của hơn 470.000 người trên toàn cầu và hơn 120.000 cái chết tại Mỹ, phát ngôn viên Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (22/6).
“Tổng thống không bao giờ hối hận về việc quy trách nhiệm cho Trung Quốc – khi chỉ ra rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc này và trong quá trình đó, đứng lên bảo vệ [thanh danh cho] quân đội Mỹ hiện đang bị Trung Quốc đổ tội [lan truyền dịch bệnh] thông qua chiến dịch phát tán thông tin sai lệch của họ”, bà Kayleigh McEnany nói.
Hồi tháng 3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên từng đặt nghi vấn quân đội Mỹ đưa Covid-19 vào Vũ Hán trên dòng trạng thái Twitter của mình, một phần trong chiến dịch phát tán tin giả của Trung Quốc xoay quanh dịch bệnh.
Bà cũng phản hồi trước một loạt câu hỏi về việc ông Trump sử dụng thuật ngữ “Kung Flu” để chỉ nCoV – một cách nói chơi chữ ghép từ “Kung Fu” và “Flu (cúm)” – trong cuộc vân động tranh cử ở Tulsa của ông vào tuần trước, vốn bị nhiều người cho là một bình luận phân biệt chủng tộc.
Khi được hỏi tại sao ông Trump sử dụng thuật ngữ này, bà nói:
“Tổng thống không (sử dụng cụm từ phân biệt chủng tộc). Những gì tổng thống làm là chỉ ra thực tế rằng nguồn gốc của virus là Trung Quốc”.
“Rất công bằng khi chỉ ra điều này khi Trung Quốc đang cố gắng viết lại lịch sử một cách lố bịch, đổ lỗi cho quân đội Mỹ reo rắc dịch Covid-19 tại Vũ Hán. Đây là những gì Trung Quốc đang cố gắng làm. Và Tổng thống Trump hiện đang nói rằng, ‘Không, Trung Quốc, tôi sẽ gọi con virus này đúng theo nơi bắt nguồn của nó”.
Sử dụng một cụm từ như vậy, bà khẳng định cách nói này không phải muốn ám chỉ người Mỹ gốc Á mà là Tổng thống Trump muốn “liên kết con virus này với nguồn gốc khởi phát của nó”, bà McEnany trích lời ông Trump.
“Một điều quan trọng là chúng tôi cần toàn diện bảo vệ cộng đồng người gốc Mỹ gốc Á của chúng ta ở Mỹ và trên toàn cầu. Họ là những con người tuyệt vời và sự lây lan của virus không phải là lỗi của họ dưới bất kỳ hình thức nào. Họ đang hợp tác chặt chẽ với chúng tôi để đánh bại con virus này. Chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng. Điều này rất quan trọng”, bà McEnany nói.
“Vì vậy, đây không phải là một cuộc thảo luận về người Mỹ gốc Á, người mà tổng thống trân trọng như công dân của đất nước vĩ đại này; đó là một bản cáo trạng đối với Trung Quốc khi đã để con virus này xổng đến đây”, bà nói. Bà McEnany cũng chỉ ra một điểm rằng các phương tiện truyền thông đã đổ lỗi cho ông Trump khi sử dụng thuật ngữ “virus Trung Quốc” và “virus Vũ Hán”, trong khi chính họ sử dụng những thuật ngữ này.
“Thời báo New York gọi nó là ‘coronavirus Trung Quốc’, Reuters thì gọi nó là ‘virus Trung Quốc’, CNN thì gọi là ‘coronavirus Trung Quốc’ vào ngày 20/1, Washington Post hôm 21/1 gọi nó là ‘coronavirus Trung Quốc’ và tôi có hơn một chục những ví dụ khác như vậy”, bà nói.
Bà McEnany cáo buộc rằng các kênh truyền thông đang cố gắng chơi đùa với các thuật ngữ về con virus này, trong khi họ nên đặt trọng tâm vào thực tế là Trung Quốc đã để con virus này xổng ra khỏi đại lục.
“Một cụm từ đã bị giới truyền thông hiện nay lên án mạnh mẽ [khi được sử dụng bởi Tổng thống Trump], nhưng hiện chính cụm từ đó lại được giới truyền thông sử dụng. Tôi có thể đưa ra thêm nhiều ví dụ … và chúng ta có thể tiếp tục mãi như vậy. Vì vậy, trong khi các phương tiện truyền thông muốn tập trung vào phần danh pháp, tổng thống Trump sẽ tập trung vào việc hành động”, bà nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-trang-tai-chi-trich-trung-quoc-gay-dai-dich-virus-corona.html

Mỹ sẵn sàng chống Trung Quốc

trên mặt trận thông tin

Hương Thảo
Đầu tháng này, hai ông Steve Bannon và Michael Pack được bổ nhiệm và tiếp quản các vị trí quan trọng trong làng báo chí và truyền thông Mỹ.
Ông Steven Bannon, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, người theo chủ nghĩa “conservative” (hiểu đúng nghĩa là những người bảo lưu những giá trị truyền thống như tín ngưỡng…) được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm tiếp quản mạng lưới các cơ quan tin tức toàn cầu do chính phủ Mỹ cấp ngân sách và vận hành. Ông Bannon vốn là một nhà báo, nhà làm phim chính trị, từng học Đại học Georgetown, lấy bằng thạc sĩ về Nghiên cứu An ninh Quốc gia, ông là người có lập trường cứng rắn với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hồi tháng 4, trong chương trình truyền hình “Watters’ World” trên đài Fox News, ông Bannon cho rằng, dựa trên những gì ĐCSTQ đã làm trong đại dịch virus corona, nó phải đối mặt với hậu quả. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ hiện đang tham gia vào “cuộc chiến thông tin và kinh tế” với ĐCSTQ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Asia Times, ông Bannon đưa ra quan điểm “trọng tâm trong bầu cử Mỹ 2020 là Trung Quốc”.
Cùng tháng 6, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bổ nhiệm ứng cử viên của Tổng thống Trump là ông Michael Pack sẽ điều hành Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM), cơ quan giám sát của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và các đài truyền hình quốc tế do chính phủ Mỹ tài trợ, bao gồm Phát thanh Trung Đông (Middle East Broadcasting), Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia), Đài Âu Châu Tự do / Phát thanh Tự do (Radio Free Europe/Radio Liberty), và Open Technology Fund (Quỹ Công nghệ Mở).
Trong nhiều năm, một trong những ưu tiên của ĐCSTQ là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nhằm nhào nặn và phát tán những luồng tin tức sai lệch, thông qua đó kiểm soát và khống chế ý thức hệ, tẩy não người dân đại lục. ĐCSTQ đã xâm nhập thế giới phương Tây bằng các hình thức như xây dựng các kênh tin tức, mua lại các kênh truyền thanh, thậm chí định hình truyền thông của ĐCSTQ ở châu Phi để truyền bá tư tưởng của nó …, những hành vi đó đã góp phần biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có nền báo chí bị kìm kẹp nhất thế giới.
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) xếp hạng Trung Quốc đứng thứ 177, gần cuối trong bảng xếp hạng 180 quốc gia được đánh giá về chỉ số tự do báo chí năm 2020.
Động thái bổ nhiệm người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc từ phía chính quyền Trump cho thấy, Mỹ đã sẵn sàng cho một nỗ lực chống Trung Quốc trên mặt trận thông tin.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-san-sang-chong-trung-quoc-tren-mat-tran-thong-tin.html

Chính quyền Trump chế tài thêm

4 hãng tin Trung Quốc bị xác định

là ‘tuyên truyền’ cho Bắc Kinh

Minh HòaChính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (22/6) đã bổ sung 4 hãng thông tấn của Trung Quốc vào danh sách các thực thể của chính phủ nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu các quy định giám sát, thay vì có được những quyền tự do hoạt động mà báo chí được hưởng.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo danh sách 4 hãng thông tấn bị chế tài là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (CNS), Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu (Global Times).
Động thái này được đưa ra khi chính phủ Mỹ xác định các tổ chức trên “không phải báo chí”, mà thực chất là các cơ quan tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Họ không phải các nhà báo. Họ là các thành viên của bộ máy tuyên truyền tại Trung Quốc”, ông David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo qua điện thoại, theo hãng tin AP.
Ông Stilwell nói với Fox News: “ĐCSTQ không chỉ kiểm soát hoạt động của các đơn vị tuyên truyền này, mà còn có toàn quyền kiểm soát việc biên tập nội dung của họ”.
Ông Stilwell cũng nói: “Việc chỉ định các tổ chức này thành cơ quan nước ngoài là một bước rõ ràng trong việc làm tăng tính minh bạch của các vấn đề đó, cũng như các hoạt động tuyên truyền khác của chính phủ Trung Quốc tại Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao cho biết 4 cơ quan của Trung Quốc sẽ phải nộp danh sách tất cả những người làm việc cho họ ở Mỹ và danh sách tất cả các bất động sản mà họ nắm giữ, tương tự như quy định đối với các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài.
Theo AP, quyết sách này có thể dẫn đến việc các cơ quan trên của Trung Quốc sẽ buộc phải cắt giảm nhân sự ở Mỹ, và khả năng sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai nước.
NPR cho biết, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã buộc các cơ quan thông tấn của đất nước phải trung thành với Đảng, khiến không gian báo chí độc lập ở Trung Quốc vốn đã hạn chế lại càng bị thu hẹp hơn nữa.
Hãng Fox News trích tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, cho biết: “Trong một thập kỷ qua, đặc biệt là dưới quyền của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã tổ chức lại các cơ quan tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, cải trang thành các cơ quan báo chí và khẳng định quyền kiểm soát trực tiếp hơn nữa đối với họ”.
Hồi tháng 2, chính quyền Trump đã chỉ định 5 hãng thông tấn khác của Trung Quốc là cơ quan tuyên truyền, gồm Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), China Daily Distribution Corp và Hai Tian Development USA.
Chính quyền Trung Quốc đã có động thái trả đũa vào tháng 3, khi quyết định trục xuất hơn chục nhà báo người Mỹ làm cho các tờ The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post, đồng thời yêu cầu họ và hai hãng tin khác là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và tạp chí Time phải cung cấp cho chính phủ thông tin về hoạt động của họ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trump-che-tai-them-4-hang-tin-trung-quoc-bi-xac-dinh-la-tuyen-truyen-cho-bac-kinh.html

Ngoại trưởng Mỹ

kêu gọi Trung Quốc thả công dân Canada

Hải Lam
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 22/6 bày tỏ quan ngại việc chính quyền Trung Quốc truy tố hai công dân Canada bị cáo buộc làm gián điệp, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho họ ngay lập tức.
Trong thông cáo được ban hành hôm 22/6, ông Pompeo cho biết Mỹ “vô cùng quan ngại” trước động thái của Bắc Kinh đối với hai công dân Canada là ông Michael Kovrig và ông Michael Spavor.
“Những cáo buộc này mang động cơ chính trị và hoàn toàn vô lý. Mỹ ủng hộ Canada trong việc kêu gọi Trung Quốc lập tức trả tự do cho hai công dân, đồng thời phản đối hành động bắt người phi lý nhằm ép buộc Canada”.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Bắc Kinh cho phép lãnh sự quán Canada được tiếp xúc với hai công dân này ngay lập tức.
Tuyên bố của Ngoại trưởng được đưa ra vài ngày sau hôm 19/6 khi cơ quan công tố của Trung Quốc thông báo sẽ truy tố hai công dân Canada về cáo buộc “làm gián điệp”.
Các nhà quan sát cho rằng việc bắt giữ và truy tố hai người đàn ông này là hành động trả đũa của Trung Quốc đối với Canada. Cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị Trung Quốc tống giam vào năm 2018, ngay sau khi chính quyền Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei, theo yêu cầu của Mỹ.
Theo AFP, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 19/6 cho biết ông “rất thất vọng” về việc Trung Quốc quyết định truy tố ông Kovrig và ông Spavor. Thủ tướng Trudeau cũng cam kết sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh để “chấm dứt việc giam giữ tùy tiện hai công dân Canada”.
Reuters cho biết, trong buổi họp báo ngày 22/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phủ nhận việc bắt giữ hai công dân Canada liên quan đến vụ bà Mạnh Vãn Châu và tuyên bố không có cái gọi là “giam giữ tùy tiện” ở Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-keu-goi-trung-quoc-tha-cong-dan-canada.html

Cạnh tranh Mỹ – Trung đã diễn ra như thế nào ?

Thùy Dương
Trong những ngày qua, báo chí Pháp nói nhiều đến mối đe dọa của Trung Quốc đối với thế giới. Vậy quá trình vươn mình của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là cuộc đọ sức với Mỹ diễn ra như thế nào trong những thập kỷ qua ?
RFI Việt ngữ lược dịch bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nadège Rolland, chuyên gia về chính trị và an ninh châu Á, thuộc Văn phòng quốc gia về nghiên cứu châu Á, trụ sở tại Seattle và Washington. Bài viết được đăng trên báo Pháp Libération ngày 26/05/2020.
Sự cạnh tranh giữa chế độ Cộng Sản Trung Quốc và Hoa Kỳ có từ khi nào?
Vào năm 1949, khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, Mỹ cạnh tranh với Nga nhiều hơn là với Bắc Kinh. Đối với Washington, sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã đánh dấu chiến thắng của chủ nghĩa tự do. Sau ba mươi năm theo chủ nghĩa Mao, Trung Quốc là một « chú lùn » về kinh tế, nên thực sự không nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Trái lại, Bắc Kinh coi Hoa Kỳ là đối thủ, vì Mỹ là đại diện của tự do hóa và dân chủ hóa trên toàn thế giới. Trung Quốc quyết định kín đáo củng cố sức mạnh để chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai. Cải cách được đưa ra, với các yếu tố tư bản, nhưng chế độ vẫn giữ quyền kiểm soát.
Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) năm 2001 là một đòn bẩy cho Bắc Kinh trên trường quốc tế. Các công ty nước ngoài, bị mê hoặc bởi thị trường Trung Quốc khổng lồ, đã đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Phương Tây tưởng rằng khi họ giúp Trung Quốc hội nhập quốc tế, Bắc Kinh sẽ tự do hóa chính trị và tầng lớp trung lưu mới sẽ đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn. Bắc Kinh cũng đưa ra một số đảm bảo, cho các địa phương nhiều quyền tự do dân chủ hơn. Đã có nhiều căng thẳng song phương giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sau vụ 11/09/2001, Hoa Kỳ bị cuốn vào cuộc chiến chống khủng bố và không còn chú ý đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Khi nào Trung Quốc cảm thấy đã đến thời?
Vào năm 2008, Thế Vận Hội Bắc Kinh là một dấu ấn quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã giáng một đòn mạnh vào các nền kinh tế phương Tây. Đối với Trung Quốc, Mỹ đã bắt đầu suy tàn, kéo theo cả hệ thống tư bản và tự do. Bắc Kinh đàn áp Tân Cương và Tây Tạng, đi những nước cờ ở Biển Đông, thấy rằng Hoa Kỳ và Châu Âu không có bất kỳ phản ứng nào. Đó là chính sách tiến từng bước nhỏ. Vào năm 2012, Tập Cận Bình lên nắm quyền. Nhiệm vụ của ông ta là tăng tốc mọi thứ. Ông Tập đã đề xuất kế hoạch Con đường tơ lụa mới và Made in China 2025, nhằm đưa Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tất cả các lĩnh vực công nghệ.
Hoa Kỳ đã phản ứng ra sao ?
Mỹ đã không tính đến sự phát triển của hệ thống chính trị Trung Quốc và tiếp tục coi họ là đối tác thương mại. Thời Obama là thời Mỹ do dự, chần chừ. Mục tiêu của chính quyền Obama không phải là gây ra
những cơn sóng, mà là nối lại quan hệ. Vào năm 2015, Tập Cận Bình đã đến California trấn an Mỹ, bảo  đảm không có gián điệp mạng. Hai năm sau, chiếc mặt nạ rơi xuống. Năm 2017, ông tuyên bố sự ra đời của một “kỷ nguyên mới”, sự tái sinh của cường quốc Trung Hoa vĩ đại nhất trong lịch sử. Lãnh đạo họ Tập đề xuất với các nước đang phát triển chọn mô hình chuyên quyền Trung Quốc thay cho mô hình dân chủ tự do. Nhiệm kỳ lãnh đạo của ông trở nên không giới hạn.
Liệu có khả năng xảy ra xung đột quân sự Mỹ – Trung ?
Kể từ năm 1949, Đài Loan luôn là một vấn đề lớn đối với chế độ Cộng Sản Trung Quốc. Năm 1996, Bắc Kinh đã hướng hàng ngàn tên lửa đến hòn đảo này, còn tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton đã gửi một tàu sân bay tới eo biển Đài Loan. Ưu thế quân sự của Mỹ là hoàn toàn áp đảo, và ngay cả khi hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực, Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ. Nhưng châu Á-Thái Bình Dương là sân nhà của quân đội Trung Quốc, và các chiến lược gia của Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách cản trở Hải Quân Mỹ đến khu vực này.
Hoa Kỳ có nhiều căn cứ quân sự trong vùng, nhưng chỉ với vài chục ngàn quân. Trong trường hợp xảy ra xung đột, quân Mỹ sẽ phải vượt qua cả Thái Bình Dương mới đến nơi. Bắc Kinh đang chơi một trò chơi cực kỳ nguy hiểm, nhưng có thể phạm sai lầm khi tính toán. Bởi vì theo Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979, Washington vẫn cam kết để bảo vệ hòn đảo. Thực tế là mô hình dân chủ Đài Loan đã nổi bật trở lại trong giai đoạn dịch bệnh, và điều này rất quan trọng đối với công luận Mỹ. Nếu can thiệp vào xung đột, Washington sẽ phải làm rất nhiều công tác chuẩn bị hậu cần, nhưng không phải là không thể.
Khủng hoảng Covid-19 đóng vai trò thúc đẩy ?
Mỹ đã bắt đầu thảo luận về « phân ly kinh tế ». Nhưng Covid-19 đã cho thấy Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, kể cả dược phẩm. Hoa Kỳ sẽ không thể tự sản xuất mọi thứ, họ tìm cách xích lại gần các quốc gia mà họ tin tưởng. Nhưng không thể tái lập dây chuyền sản xuất hàng hóa trong ngày một ngày hai. Về phía Bắc Kinh, sự phân ly kinh tế đã bắt đầu. Trong tất cả các lĩnh vực, Trung Quốc đã dần dần hạn chế sự xâm nhập của nước ngoài vào lãnh thổ của mình, trong khi vẫn mở rộng hoạt động trên lãnh thổ các nước khác.
Trung Quốc bao bọc mạng internet bằng bức tường lửa không thể bị xuyên thủng, nhưng lại sử dụng mạng thông tin toàn cầu vì lợi ích của chế độ. Bắc Kinh hạn chế các công ty phương Tây xâm nhập thị trường Trung Quốc, nhưng lại yêu cầu các nước khác phải mở thị trường cho Trung Quốc. Bắc Kinh làm chậm sự lan tỏa của các tư tưởng phương Tây, nhưng ồ ạt truyền bá ý thức hệ của họ để làm suy yếu các giá trị phổ quát. Đã đến lúc phương Tây ngưng mù quáng.
Hậu quả cuộc đấu tay đôi này đối với châu Âu?
Trong thâm tâm, châu Âu hy vọng sẽ được hưởng lợi kinh tế từ Trung Quốc và sự bảo vệ chiến lược và quân sự của Mỹ. Áp lực từ cả hai phía đều rất lớn. Châu Âu sẽ có những lựa chọn khó khăn. Châu Âu từng nghĩ rằng cuộc đấu đang diễn không liên quan trực tiếp đến mình, nhưng dịch bệnh lại cho thấy số phận châu Âu nằm trong tâm cuộc đấu tay đôi của hai người khổng lồ. Châu Âu có liên minh quân sự với Hoa Kỳ, những lợi ích kinh tế và công nghệ cần được bảo vệ và châu Âu cần các đối tác là những chế độ dân chủ và không độc đoán, ít tham nhũng, minh bạch hơn, những quốc gia mà châu Âu chia sẻ hy vọng hòa bình, ổn định và giao thương cân đối.
Toàn cầu hóa đã thu hẹp phạm vi địa lý, và mối đe dọa Trung Quốc hiện đang rất gần. Giờ không còn là lúc ngồi xỗm trên các giá trị căn bản của để tiếp cận thị trường Trung Quốc và nhập khẩu các sản phẩm giá rẻ. Các nền dân chủ phải hợp tác với nhau để tái liên kết các nền kinh tế, đẩy lùi những bước tiến của Trung Quốc trong xã hội của họ và ở các nước thứ ba. Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian, và điều đó đòi hỏi chúng ta phải có ý chí chính trị mạnh mẽ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200623-c%E1%BA%A1nh-tranh-m%E1%BB%B9-trung-%C4%91%C3%A3-di%E1%BB%85n-ra-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o

Roger Kimball: ‘Số đông im lặng’

cần lên tiếng để bảo vệ nước Mỹ

Hương Thảo
Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình ở Tulsa vào ngày 20/6 bằng cách nói rằng: “Số đông im lặng đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết”. Tôi nghĩ là ông ấy đúng. Nhưng phản ứng của thế lực nhà nước ngầm đối với buổi gặp gỡ cử tri của tổng thống ở Tulsa nhắc nhở chúng ta rằng, số đông im lặng sẽ phải học cách lên tiếng, và sẽ sớm thôi.
Trước thềm cuộc vận động ở Tulsa, người ta nói rằng gần một triệu người đã cố gắng đăng ký tham gia chương trình. Nhưng khán phòng với sức chứa khoảng 20.000 chỉ đầy một nửa. Thời báo New York, The Washington Post, CNN và các hãng truyền thông cánh tả lớn ngây ngất đưa tin: “Tổng thống Trump đưa ra bài phát biểu trong tâm trạng đầy bất bình khi mà sân vận động chưa được lấp đầy”. Phần còn lại của báo chí chống Trump hùa theo sau.
Chuyện gì đã xảy ra? Có phải nỗi sợ virus Trung Cộng đã khiến mọi người ở nhà? Có phải Trump đã mất bùa hộ mệnh của mình? Không phải.
Có hai điều gây ảnh hưởng lớn tới số người tham dự trực tiếp. Đầu tiên là việc, hàng trăm kẻ côn đồ đã đến gây rối trước sân vận động để phá vỡ sự kiện này, khiến buổi vận động ngoài trời phải hủy bỏ. Thứ hai là, hàng ngàn người chống Trump đã đặt chỗ để tham dự nhưng không xuất hiện.
Tuy nhiên, tiêu đề của tờ Times: “Thiếu niên TikTok nói rằng họ đã đánh chìm chiến dịch của Trump”, là không đúng sự thật. Cuộc vận động của ông Trump ở Tulsa không bị đánh chìm. Trái lại đó là một thành công lớn. Hãy xem lại các clip: rõ ràng là người hâm mộ của ông Trump rất thích nó. Và rõ ràng là Tổng thống Trump cũng rất thích nó.
Các hãng tin giả nói rằng số người tham dự thưa thớt. Họ đang so sánh với cái gì? Chính quyền địa phương ước tính có khoảng 7.000 người tham dự. Trong khi đó, đối thủ Joe Biden, khi đọc diễn văn về những gì được coi là một bài phát biểu kinh tế chủ chốt, được tổ chức ngoài trời ở Philadelphia vài ngày trước, ông ta chỉ thu hút 20 người tham dự.
Vậy kết quả là: 2 – 0.
Bài phát biểu của Biden quá tẻ nhạt: một văn bản mẫu soạn sẵn từ đầu đến cuối được học thuộc lòng, như thể ai đó có thể biết những từ đó nghe như thế nào nhưng không thể hiểu nó có ý nghĩa gì.
Bài phát biểu của Tổng thống Trump hoàn toàn khác biệt. Nó phóng tỏa năng lượng, tràn đầy những thách thức và những khía cạnh thú vị. Sau bài phát biểu bắt đầu của ông tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ tuần trước, giới truyền thông cánh tả đưa đầy những câu chuyện về việc Trump đã yếu như thế nào, rằng ông phải bước từ từ xuống sân khấu thế nào, phải dùng hai tay để uống nước thế nào. Tổng thống Trump đã lật ngược các cáo buộc này bằng một tiểu phẩm nhỏ vừa chọc cười vừa đả phá các phương tiện truyền thông đã đưa tin méo mó trong một nỗ lực nhằm gây thiệt hại cho tổng thống.
Phá hoại lịch sử
Nhưng bài phát biểu của ông không chỉ có tiếng cười. Tổng thống Trump cũng đưa ra một số điểm nghiêm trọng. Trên tất cả, ông đã nêu ra sự tương phản rõ rệt giữa những gì ông đại diện – quyền tự do được bảo hộ bởi luật pháp – và những gì đảng Dân chủ ủng hộ: làm ô uế cảnh sát, phá hủy di sản của nước Mỹ, và sự lấn tới của thứ chính trị bản sắc (xu hướng những người cùng tôn giáo, chủng tộc hình thành các liên minh chính trị độc lập) cùng sự bần cùng về kinh tế.
“Đám cánh tả rối trí đang cố gắng phá hoại lịch sử của chúng ta”, Tổng thống Trump nói.
“[Họ đã] mạo phạm di tích lịch sử của chúng ta,… phá bỏ các bức tượng [danh nhân] của chúng ta và trừng phạt, hủy bỏ và bức hại bất cứ ai không tuân thủ các yêu cầu của họ nhằm đòi kiểm soát tuyệt đối và toàn diện. Chúng ta không tuân theo họ, đó là lý do tại sao chúng ta lại ở đây. Chiến dịch kiểm duyệt và loại trừ tàn khốc này đã vi phạm tất cả những gì chúng ta trân trọng như [những giá trị] của người Mỹ. Họ muốn phá hủy di sản của chúng ta để họ có thể áp đặt chế độ áp bức mới của họ thay vào vị trí của nó. Họ muốn làm ô uế và giải tán các sở cảnh sát của chúng ta – hãy nghĩ về điều đó”.
Vâng, hãy nghĩ về điều đó, tại Minneapolis vào cuối tuần này, nơi sở cảnh sát (bị thị trưởng đảng Dân chủ giải tán) đang trong tình trạng bán tê liệt, ít nhất 12 người đã bị bắn và ít nhất 1 người chết.
Ông lại nói: “Joe Biden và đảng Dân chủ muốn truy tố người Mỹ vì đi nhà thờ, nhưng không truy tố những kẻ đã đốt nhà thờ. Họ tin rằng bạn có thể nổi loạn, phá hoại và phá hủy [nước Mỹ], nhưng bạn không thể tham dự một cuộc biểu tình hòa bình ủng hộ nước Mỹ. Họ muốn trừng phạt suy nghĩ của bạn, nhưng không trừng phạt tội ác bạo lực của họ”. Đó là cách dối trá điên rồ.
Hãy đứng bên Tổng thống Trump
Năm 2016, báo chí và bộ máy nhà nước ngầm gần như thống nhất chống Trump. Nhưng họ đã đánh giá thấp ông. Họ cho rằng Trump chỉ là một trò đùa, rằng ông không có kinh nghiệm chính trường, và ông không thể chiến thắng được. Vì vậy, không đáng để họ tiêu tốn quá nhiều năng lượng nhằm xé nát ông. Ngay từ đầu, chiến dịch Hillary cho biết rằng họ đã thúc đẩy Trump vì họ nghĩ ông sẽ là đối thủ ít thách thức nhất.
Nhưng lần này thì khác. Họ biết một ứng cử viên đáng gờm như Trump có thể làm những gì. Hơn nữa, không giống như lần trước, ông Trump có lợi thế về sự đương nhiệm. Năm 2016, ông chỉ là một tân binh chính trị. Bây giờ, ông đã biết cách sử dụng các đòn bẩy quyền lực.
Ông cũng có một kỷ lục đáng kinh ngạc: gần 300 thẩm phán liên bang được đề cử và xác nhận, sự chuyển mình của ngành năng lượng của Mỹ, cắt giảm thuế, sự quay trở lại của nhà nước pháp quyền, một thị trường chứng khoán phi thường, sự phục hưng của quân đội Mỹ, phục hưng sản xuất của Mỹ và một nỗ lực nghiêm túc để làm gì đó cho biên giới của Mỹ. Tất cả điều này bất chấp tình trạng đóng cửa quốc gia vì virus Trung Cộng.
Ngoài ra còn có điều này: Hoàn toàn trái ngược với Joe Biden, Trump càng có thể kết nối với cử tri, ông càng làm tốt hơn. Các cuộc vận động của ông đã thu hút thêm những phiếu bầu, đó là lý do tại sao cánh tả quyết tâm phá hoại chúng.
Chiến dịch năm 2016 đã thật khó khăn. Chiến dịch năm 2020 sẽ trở nên điên rồ: mọi cơ quan ngôn luận của giới tinh hoa, mọi cái loa [truyền thông cánh tả] của nhà nước ngầm, các học viện, Hollywood, các phòng nhân sự của các tập đoàn lớn toàn cầu đều sẽ làm việc ngoài giờ để tiêu diệt “yếu tố ngoại lai” Donald Trump và tất cả những gì ông đứng lên ủng hộ: tất cả chúng ta là những người nắm giữ một nước Mỹ được định nghĩa bởi những người cha lập quốc, một quốc gia nơi quyền lực của chính phủ có giới hạn, còn quyền tự do và cơ hội kinh tế của người dân là tối quan trọng.
Cánh tả coi Trump là mối đe dọa hiện hữu. Cuộc tấn công của họ chống lại ông sẽ là chưa từng có tiền lệ về sự hung dữ và ngấm ngầm. Không có sự nhẫn tâm nào mà họ sẽ không tận dụng, không có mánh khóe bẩn thỉu nào mà họ sẽ từ bỏ.
Đó là lý do tại sao “số đông im lặng” mà Tổng thống đề cập trong cuộc vận động ở Tulsa của ông, không thể cứ giữ im lặng. Nó giống như, nếu Tổng thống Trump là một mối đe dọa hiện hữu đối với thế lực nhà nước ngầm và văn hóa tham nhũng của nó, thì thế lực nhà nước ngầm đó cũng là một mối đe dọa hiện hữu đối với một nước Mỹ tự do, nước Mỹ mà vị cha lập quốc như Tổng thống Lincoln, cùng Tổng thống Reagan và Tổng thống Trump đã vạch ra.
Đến cuối cuốn tiểu thuyết vĩ đại “The Leopard”của Lampedusa, một trong những nhân vật chính đã đúc rút rằng: “Nếu chúng ta muốn mọi giá trị được giữ nguyên, rất nhiều thứ sẽ phải thay đổi”.
Nghịch lý chỉ là bề ngoài. “Lựa chọn năm 2020” như Tổng thống đã nói hôm qua, “Rất đơn giản. Bạn muốn khom lưng trước đám đông cánh tả? Hay bạn muốn đứng thẳng và kiêu hãnh như một người Mỹ”?
Tác giả Roger Kimball là biên tập viên và nhà xuất bản The New Criterion và nhà xuất bản Encounter Books. Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn The Fortunes of Permanence: Culture and Anarchy in a Age of Amnesia (Những điều may mắn thường trực: Văn hóa và tình trạng hỗn loạn trong kỷ nguyên mất trí nhớ).
Bài ý kiến cá nhân của ông Kimball được đăng trên The Epoch Times ngày 21/6/2020.
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/roger-kimball-so-dong-im-lang-can-len-tieng-de-bao-ve-nuoc-my.html

Tổng thống Trump đình chỉ cấp visa

cho một số nhóm người nước ngoài làm việc tại Mỹ

Minh Hòa
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai (22/6) đã ký một sắc lệnh hành pháp để tạm đình chỉ một số thị thực cho phép người nước ngoài tới Mỹ làm việc, một động thái nhằm cải thiện tình hình việc làm của người Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Sắc lệnh sẽ ngừng cấp visa làm việc cho các công nhân nước ngoài ít nhất cho tới ngày 31/12. Các chương trình thị thực bị đình chỉ bao gồm:
Thị thực H-1B, đối với người đảm nhận công việc lao động trí óc tại Mỹ
Thị thực H-4, đối với vợ / chồng của người có visa H-1B
Thị thực H-2B, đối với người đảm nhận công việc tay chân trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở Mỹ
Thị thực L, dành cho công ty nước ngoài thuyên chuyển nội bộ giám đốc, quản lý cấp cao
Thị thực J-1 đối với người đảm nhận nhiều công việc khác nhau ở Hoa Kỳ, cả lao động trí óc lẫn lao động tay chân
Việc phát hành thẻ xanh mới (tức thẻ xác nhận thường trú nhân của một công dân nước ngoài tại Hoa Kỳ) cũng sẽ bị tạm dừng cho đến cuối năm nay.
Việc đình chỉ thị thực là bước đi mới nhất của Tổng thống Trump để hạn chế nhập cư nhằm đối phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế.
Theo Breitbart, sắc lệnh này dự kiến sẽ giải phóng khoảng 600.000 việc làm cho người Mỹ. Trang tin này cũng cho biết hiện có hơn 30.000.000 người Mỹ thất nghiệp, chủ yếu là do cuộc khủng hoảng virus corona bắt nguồn từ Trung Quốc.
Theo Cuccinelli, có khoảng 287.000 việc làm sẽ được dành cho người Mỹ nếu không có người nước ngoài được cấp visa H-1B, H-2B và L-1. Việc tạm dừng chương trình thị thực J-1 cho đến cuối năm dự kiến cũng sẽ cung cấp khoảng 97.000 việc làm cho người Mỹ.
Sắc lệnh này có bao gồm một số trường hợp được miễn trừ, chẳng hạn như những người nước ngoài làm giúp việc hoặc bảo mẫu tại Mỹ theo thị thực J-1.
Sắc lệnh cũng miễn trừ cho đối tượng visa H-2B để nhận việc ở Mỹ trong ngành thực phẩm, nhân viên visa J-1 trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc điều trị y tế liên quan đến virus corona, và chương trình visa Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), trong đó cho phép những người nước ngoài tốt nghiệp có thể đến các công ty đa quốc gia với mức lương chiết khấu.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chad Chad Wolf và Ngoại trưởng Mike Pompeo được trao quyền miễn trừ cho các đối tượng mà họ nhận thấy là “cần thiết để tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế ngay lập tức và liên tục của Hoa Kỳ”.
Theo CBS News, một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump cho biết dự kiến sẽ có khoảng 525.000 người nước ngoài không được phép vào Mỹ theo sắc lệnh này.
Đây là lần thứ hai chính quyền Trump đưa ra hạn chế thị thực nhằm ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán. Vào tháng Tư, Tổng thống Trump đã ký một bản tuyên bố đình chỉ một số thị thực cho người nước ngoài muốn chuyển đến Hoa Kỳ vĩnh viễn thông qua các đơn đề nghị từ các thành viên gia đình hoặc chủ lao động tương lai.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-dinh-chi-cap-visa-cho-mot-so-nhom-nguoi-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-my.html

Cố vấn Nhà Trắng: Không có đợt COVID thứ nhì

Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow ngày 22/6 khẳng định không có đợt bùng phát đại dịch virus corona thứ nhì, cho dù các ca bệnh gia tăng tại một số tiểu bang như Florida, và rằng sẽ không có chuyện đóng cửa rộng lớn trên toàn quốc.
“Có một số điểm nóng. Chúng tôi đang theo dõi,” ông Kudlow thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.
“Chúng ta biết phải đối phó với vấn đề này như thế nào. Dịch kéo dài từ mùa đông vừa rồi và không có đợt dịch thứ hai.”
Các thành phố và tiểu bang trên toàn quốc từ mùa xuân đã ban hành lệnh làm việc ở nhà và giãn cách xã hội nghiêm ngặt để làm chậm lại sự lây lan COVID, khiến hàng quán ế ẩm và nạn sa thải nhân công tăng vọt. Sau đó, giữa lúc các ca lây nhiễm và tử vong ổn định hay giảm bớt tại một số nơi, một số tiểu bang nới lỏng hạn chế bắt đầu chứng kiến các ca lây nhiễm gia tăng, trong đó có Arizona và Florida với số ca mới cao kỷ lục. Người ta bắt đầu lo ngại về một đợt đóng băng kinh tế tiếp theo.
Quốc hội Mỹ đã thông qua ba dự luật chi tiêu khổng lồ để hỗ trợ cho nền kinh tế và chống virus corona. Hiện Quốc hội đang làm việc với Tòa Bạch Ốc về một thỏa thuận mới mà ông Kudlow nói có thể đạt được trong mùa hè này.
Kích cỡ của gói hỗ trợ mới này, thường được gọi là “Giai đoạn 4” chưa được quyết định và có thể bao gồm trợ giúp cho tiểu bang và địa phương, ông Kudlow nói.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%A3t-covid-th%E1%BB%A9-nh%C3%AC/5473536.html

Cảnh sát cản người biểu tình giật sập

tượng TT Andrew Jackson gần Tòa Bạch Ốc

Những người biểu tình hôm thứ Hai đã cố kéo sập một bức tượng của Andrew Jackson, vị tổng thống thứ bảy của Hoa Kỳ, đặt trong công viên La Fayette gần Tòa Bạch Ốc.
Họ viết “tên sát nhân cặn bã” trên bệ bức tượng và toan dùng dây thừng kéo đổ tượng đài trước khi cảnh sát can thiệp.
Cuộc đối đầu diễn ra tại quảng trường Lafayette, nơi mà cách đây ba tuần lễ một đám đông biểu tình ôn hòa sau cái chết của George Floyd dưới đầu gối của một viên cảnh sát, đã bị giải tán trong bạo lực để dọn đường cho Tổng thống Trump đi bộ tới nhà thờ Saint John chụp bức ảnh cầm cuốn kinh thánh.
Nỗ lực bất thành nhằm kéo sập bức tượng nổi tiếng của TT Jackson trên lưng ngựa là cố gắng mới nhất để phá hủy các tượng đài vinh danh các nhân vật lịch sử bị coi là phân biệt chủng tộc hoặc gây chia rẽ xã hội.
Phản ứng trên Twitter, Tổng thống Trump nói nhiều người đã bị bắt về “tội phá hoại đáng xấu hổ” tại Công viên Lafayette và bôi bẩn bức tường bên ngoài Nhà thờ St. John.
Tổng Thống Mỹ cảnh báo:
“10 năm tù theo luật Bảo tồn Tưọng đài Cựu chiến binh. Hãy coi chừng!“
Vụ việc xảy ra hôm thứ Hai vào lúc hoàng hôn khi hàng chục người biểu tình, hầu hết đều mang khẩu trang, phá vỡ một hàng rào cao 1m8 dựng lên trong những ngày gần đây xung quanh bức tượng đặt giữa công viên.
Một số người trèo lên tượng đài, buộc dây thừng quanh đầu bức tượng tạc ông Jackson và đầu con ngựa, họ đổ sơn màu vàng lên bệ đá cẩm thạch trước khi một đám đông tìm cách kéo sập bức tượng khỏi bệ của tượng đài.
Hàng chục nhân viên công lực do Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ dẫn đầu, đã xông vào quảng trường, vung dùi cui và xịt hơi cay để giải tán người biểu tình. Trước khi trời tối, cảnh sát đã kéo đến và kiểm soát được đám đông người biểu tình trong khu vực chung quanh.
Ông Jackson, một cựu tướng lãnh Mỹ có biệt danh là Old Hickory, phục vụ hai nhiệm kỳ tại Tòa Bạch Ốc, từ năm 1829 đến 1837, với một phong cách chính trị dân túy đôi khi được so sánh với Tổng Thống Trump bây giờ.
Các nhà hoạt động người bản địa từ lâu đã chỉ trích Tổng Thống Jackson vì ông là người ký Đạo luật năm 1830, buộc người bản địa da đỏ phải rời các vùng đất của họ, khi hàng ngàn người bản địa bị chính phủ Hoa Kỳ đuổi ra khỏi các vùng đất của họ và buộc phải đi bộ về miền tây, theo cái gọi là “Đường mòn của những giọt nước mắt”. Nhiều người đã chết trước khi đến nơi định cư mới.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-can-nguoi-bieu-tinh-giat-sap-tuong-tt-jackson/5473834.html

Canada chỉ trích TQ truy tố công dân

Thủ tướng Trudeau nói việc Trung Quốc bắt và truy tố hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp là tùy tiện và vì mục đích chính trị.
“Động thái giam công dân Canada tùy tiện này là không thể chấp nhận được và gây quan ngại sâu sắc, không chỉ với người Canada mà với mọi người trên thế giới, những người coi biện pháp này của Trung Quốc là nhằm phục vụ mục đích chính trị”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu trong cuộc họp báo ở Ottawa hôm 22/6.
Bình luận của Thủ tướng Canada được đưa ra sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuần trước thông báo truy tố hai công dân Canada gồm cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor với cáo buộc “hoạt động gián điệp cho nước ngoài” và “cung cấp trái phép bí mật nhà nước”.
Hai công dân Canada này bị Trung Quốc bắt năm 2018, ngay sau khi chính quyền Canada bắt giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc được cho là “chạm đáy” sau các vụ bắt người này.
Trung Quốc tới nay đã chặn hàng tỷ USD nông sản xuất khẩu của Canada, được coi như động thái trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu. Trudeau cho biết ông lấy làm tiếc về “quyết định chính trị của chính phủ Trung Quốc” tiếp tục gây áp lực với Canada.
Trudeau tuần trước nói rằng ông “thất vọng” khi công dân Canada bị truy tố tội danh gián điệp và Phó thủ tướng Canada Chrystia Freeland cũng bày tỏ “nỗi đau và phẫn nộ” với hành động của Bắc Kinh.
Cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc Guy Saint-Jacques đã thúc giục Ottawa đưa ra lập trường cứng rắn hơn, “không chỉ là nói chuyện ngoại giao mềm mỏng nữa”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay cáo buộc gián điệp chống lại hai công dân Canada không liên quan đến việc Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, đồng thời tuyên bố không có cái gọi là “giam giữ tùy tiện” ở Trung Quốc.
Hành động bắt Mạnh Vãn Chu của Canada đã gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có với Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần tố Ottawa là “kẻ đồng lõa với Mỹ” nhằm nỗ lực hạ bệ tập đoàn công nghệ Huawei khi ra phán quyết bất lợi cho bà Mạnh.
http://biendong.net/bien-dong/35425-canada-chi-trich-tq-truy-to-cong-dan.html

Các phi hành gia nghĩ gì trước khi bay vào vũ trụ?

Richard HollinghamBBC Future
Đó là ngày 26/6/1987. Chuyên gia Mike Mullane của Sứ mệnh không gian nằm trên ghế trong khoang lái của Tàu Vũ trụ Con Thoi Discovery.
Đây là chuyến bay thứ 12 trong chương trình Tàu Con Thoi, nhưng là chuyến đầu tiên của Mullane và tàu Discovery. Phi thuyền vừa được nâng cấp còn rất mới – bề mặt phi thuyền sáng loáng, không vết trầy xước, màn hình bóng loáng và bảng điều khiển chưa ai chạm vào.
SpaceX: Rồng của Mỹ bay vào vũ trụ, tầm nhìn và ý nghĩa
Vũ trụ tồn tại vĩnh viễn hay sẽ diệt vong?
Có phải vật chất tối tạo ra vũ trụ?
Người ngoài hành tinh nào đang đợi chúng ta?
Mullane là cựu chiến binh Không Lực Hoa Kỳ, tham chiến tại chiến trường Việt Nam, và là thành viên trong nhóm đầu tiên được tuyển chọn cho Tàu Con Thoi.
Ông đã được huấn luyện sáu năm cho sứ mệnh này. Nhưng ông ngủ rất ít và dường như không ăn chút đồ ăn sáng nào. Ông cũng cẩn thận mua hẳn ba chương trình bảo hiểm nhân mạng riêng rẽ.
Đợt phóng ngày hôm trước đã bị hủy trong khoảng 20 phút cuối khi đếm ngược vì lỗi trên máy tính, toàn bộ phi hành gia trong trạng thái bực dọc khi từng giây phút trôi qua.
Chỉ có một trong sáu phi hành gia, chỉ huy Hank Hartsfield là người từng bay trước đây. Toàn bộ phi hành đoàn – trong đó có Judy Resnik, chuẩn bị trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ thứ hai bay vào không gian – vẫn chưa có được huy hiệu phi hành gia vàng.
“Hai cảm giác dấy lên trong tôi khi ở trong khoang tàu,” Mullane chia sẻ với tôi. “Một là nỗi sợ – bạn thực sự lo sợ cho sinh mạng – nhưng cảm giác còn lại là niềm vui không bờ bến vì đó là cuộc chinh phục một lần trong đời khi phi hành gia bay vào không gian.”
Trong quyển hồi ký đầy gợi mở và đôi chỗ thành thật đến hài hước, Mullane viết rằng nếu Tàu Con Thoi nổ tung, ông muốn nó nổ khi họ đã bay đến độ cao hơn 50 dặm để ông có thể chính thức chết như một phi hành gia.
Tim Mullane đập mạnh khi cuộc đếm ngược tiến đến 10 giây cuối cùng và hàng ngàn cân Anh chất nổ đẩy tràn vào buồng khí đốt hỏa tiễn mỗi giây đồng hồ. Ở con số sáu giây cuối cùng, động cơ tàu gầm lên; Tàu Con Thoi căng mình ở bệ phóng.
Tất cả những gì còn lại là hai bộ đẩy tên lửa vững chắc – những khối pháo hoa khổng lồ gắn ở bên hông hỏa tiễn. Khi chúng nổ, sẽ không còn đường quay trở lại nữa.
Các phi hành gia biết rõ nếu lúc này có gì đó sai sót xảy ra – Tàu Con Thoi không hề có ghế bung cứu hộ hay bất cứ phương tiện thoát hiểm nào giúp phi hành đoàn thoát khỏi hỏa ngục.
“Bạn có nỗi sợ thực sự khi ngồi trên một quả tên lửa mà không có hệ thống thoát hiểm vững chãi nào, nhưng bạn cũng có sự tin tưởng rằng có rất nhiều người đã làm mọi thứ tâm huyết để đảm bảo máy móc được an toàn.”
Sau đó, thì còi báo động chính vang lên.
Gia đình các phi hành gia quan sát trong lo lắng từ vị trí trên trần trung tâm kiểm soát phóng tàu cách đó chừng 5km. Một ánh sáng chói lòa xuất hiện khi bệ phóng có vẻ như chìm trong lửa đỏ.
Trên khoang tàu, cơn rung chấn ngừng hẳn khi động cơ chìm vào im lặng. Nhưng còn tên lửa đẩy? Nếu chúng khởi động bây giờ, tàu vũ trụ sẽ bị nổ tan thành từng mảnh.
“Tôi không biết bao nhiêu giây đồng hồ đã trôi qua khi đó, nhưng bạn có thể nghe [qua mạng lưới truyền tin], rằng lửa bắt cháy ở đế con tàu,” Mullane kể lại. “Điều đó làm chúng tôi chú ý – chúng tôi đang ngồi trên một quả tên lửa chứa bốn triệu cân Anh nguyên liệu cho tên lửa đẩy.”
Do trung tâm kiểm soát phóng tàu lo lắng là có thể xảy ra tình trạng bắt cháy hydro bên hông tàu mà mắt thường không nhìn thấy được, phi hành đoàn nhận lệnh ngồi yên và đợi hướng dẫn.
Tàu Con Thoi được nhấn chìm xuống nước. Cuối cùng phi hành đoàn cũng có thể rời tàu, trở về mặt đất. Ướt sũng, cáu kỉnh, nhưng họ cẩn trọng không thể hiện điều đó trước ống kính máy quay phim – và chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến bay vào ngày khác.
Mullane đã chờ đợi sáu năm cho hành trình, ông đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ lâu thêm chút nữa. Mãi đến khi lần phóng thứ tư ba tháng sau đó, Tàu Discovery cuối cùng mới rời Trái Đất và bay một chuyến tám phút vào quỹ đạo.
“Khi những chốt neo tàu nổ và tên lửa đẩy bốc cháy, tiếng ồn và rung chấn dữ dội xảy ra,” Mullane kể lại. “Và khi lực G mạnh hơn, mọi thứ trở nên dữ dội hơn và áp suất không khí hình thành khi bạn bị đẩy vào không gian. Sau đó phần tên lửa phóng tách khỏi tàu, từ đó không còn âm thanh và mọi thứ hoàn toàn trơn tru.”
Nhưng dù vậy, cuối cùng thì chuyến hành trình đầu tiên của Tàu Discover là cực kỳ suýt soát.
Phi hành đoàn không biết rằng khi hai tên lửa đẩy cháy thì đó cũng là lúc chúng bắt đầu hư hỏng.
Khí ga nóng bắt đầu lan đến phần đấu nối giữa các phần của tên lửa, đốt cháy các mối bít bằng cao su.
Chỉ cần thêm vài phút nữa là tên lửa đẩy có thể đã nổ tung và phá hủy cả tàu vũ trụ.
Chỉ 18 tháng sau, lỗi tương tự đã khiến bảy phi hành gia thiệt mạng, trong đó có Judy Resnik, trong thảm họa tàu Challenger.
Một sự cố trong sứ mệnh không gian thứ hai mà Mullane tham gia vào năm 1988 tiết lộ một lỗi thiết kế khác của Tàu Con Thoi.
Ngay sau khi phóng, đỉnh mũi hình nón từ một trong các tên lửa đẩy rơi ra, va vào thân tàu vũ trụ.
Khi còn đang quỹ đạo, cơ quan điều khiển sứ mệnh trấn an phi hành đoàn rằng đó chỉ là sơ suất nhỏ. Tuy nhiên, khi trở về mặt đất sau khi hoàn thành sứ mệnh, các kỹ sư rất sốc khi chứng kiến thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng.
Nếu mũ hình nón va chạm ở vị trí khác nơi một chút, phi hành đoàn của Mullane có thể đã hi sinh.
Vào năm 2003, bảy phi hành gia thiệt mạng khi Tàu Con Thoi Columbia bốc cháy khi quay trở về Trái Đất sau hư hại tương tự xảy ra với lớp lót chịu nhiệt của tàu.
Tàu Con Thoi đã được sử dụng để phóng tàu vài tháng một lần, thực hiện các chuyến bay thường xuyên vào quỹ đạo.
Thảm họa xảy ra với sứ mệnh Challenger và Columbia cho thấy không có gì trở thành lệ thường khi bay vào vũ trụ, và mỗi đợt phóng đều tương đương với một chuyến bay thử nghiệm.
Thảm kịch cũng tiết lộ nhiều vấn đề trong quy trình quản lý và an toàn của Nasa, dựa trên giả định sai lệch rằng hệ thống Tàu Con Thoi cơ bản là ổn.
Một khi đã bay vào quỹ đạo, từ sứ mệnh này qua sứ mệnh khác, Tàu Con Thoi đã vận hành gần như hoàn hảo – một phương tiện vận chuyển vào không gian tuyệt vời, linh hoạt, và thành thật mà nói là tuyệt đẹp.
Con tàu đã giúp phóng và vận hành kính viễn vọng Hubble, lắp ráp Trạm Không Gian Vũ Trụ, và vô số những điều đầu tiên khác trong không gian.
Nhưng sự kết hợp của Tàu Thoi, gắn trên hai buồng nguyên liệu khổng lồ và hai tên lửa đẩy mà không có phương tiện thoát hiểm nếu có điều bất trắc xảy ra, là một lỗi thiết kế nguy hiểm chết người, khiến cho mỗi lần phóng tàu đều đầy hiểm nguy.
Giờ đây, chín năm sau đợt phóng cuối cùng của Tàu Con Thoi, các phi hành gia Mỹ một lần nữa lại trải qua sự bối rối khi chuyến bay bị trì hoãn, khi họ đang chuẩn bị phóng tàu vũ trụ của Mỹ từ Hoa Kỳ.
Nhưng tàu vũ trụ Crew Dragon của hãng SpaceX là một cỗ máy rất khác so với Tàu Con Thoi.
Nhìn qua màn hình chạm cảm ứng kiểu dáng tương lai và những chất liệu cấu tạo tàu đầy sáng tạo và thiết kế cơ bản quay lại thuở ban đầu xa xưa nhất của tàu vũ trụ, một hình khối dạng thoi được gắn trên một tên lửa kích cỡ lớn nhiều tầng, sử dụng nhiên liệu đốt là chất lỏng.
Không giống Tàu Con Thoi, thử nghiệm với tàu Crew Dragon và bệ phóng Falcon đã diễn ra khắt khe hơn nhiều.
Hệ thống thoát hiểm là trung tâm của thiết kế, với tên lửa phóng khoang lái có phi hành đoàn rời khỏi vị trí bị hư hỏng hoặc xảy ra vụ nổ.
Tuy vậy, đợt phóng tàu Crew Dragon vẫn là một chuyến bay thử nghiệm.
Dày dạn kinh nghiệm từ thời Tàu Con Thoi và trước đây từng là phi công bay thử nghiệm, phi hành đoàn – gồm có các phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley – sẽ chỉ cực kỳ quan tâm tới rủi ro khi phóng tàu và cảm giác rối bời khi phải hoãn chuyến bay.
Hurley là người đã tham gia bay trong sứ mệnh Tàu Con Thoi cuối cùng, và họ sẵn sàng chờ đón những cảm xúc vừa hoảng sợ vừa mừng vui khi phóng một chiếc tàu mới tinh bay vào vũ trụ.
“Tôi biết tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi ngồi trong khoang tàu Crew Dragon trên đỉnh tên lửa Falcon,” Mullane chia sẻ.
“Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng chúng vẫn đem lại cảm giác phấn khích hệ như bất cứ nhà phi hành gia nào trong bất cứ thời điểm lịch sử nào của chương trình không gian từng trải qua – mọi người có cảm xúc gần giống nhau, dù có phóng tên lửa nào.”
Mullane bay với sứ mệnh không gian cuối cùng vào năm 1990 và nghỉ hưu, rời khỏi Nasa một thời gian ngắn sau đó.
Nhưng ông ao ước được trở lại buồng lái và một lần nữa có thể trải nghiệm cảm giác hoảng sợ và “niềm vui bất tận” khi phóng tàu. “Tôi ghen tị với tất cả những người sẽ bay trong hành trình đó!”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53097149

WHO: Thiếu lãnh đạo toàn cầu

là ‘đe dọa lớn nhất’ trong cuộc chiến COVID

Thiếu sự lãnh đạo và đoàn kết toàn cầu để chống virus corona là mối đe dọa lớn hơn so với mối đe doạ của đại dịch, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố hôm 22/6 và nói thêm rằng chính trị hóa đại dịch đã làm cho dịch bệnh càng tệ hại.
Ông không nêu chi tiết nhưng WHO đã bị một số nước thành viên chỉ trích, đặc biệt là Mỹ, cho rằng tổ chức này quá yếu, quá chậm và “quá nghiêng về Trung Quốc” trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Các nước thành viên khác kêu gọi điều tra đại dịch. Úc thúc đẩy WHO có nhiều quyền lực hơn để tổ chức này có thể đáp ứng nhanh chóng hơn với cuộc khủng hoảng về sức khỏe.
“Thế giới đang khẩn thiết cần sự thống nhất và đoàn kết toàn cầu. Chính trị hóa đại dịch đã làm tình hình tồi tệ hơn,” Tổng giám đốc WHO Tedros Abhanom Ghebreyesus nói tại một diễn đàn y tế trên mạng do Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới tổ chức.
“…Đe dọa lớn nhất chúng ta phải đối diện hiện nay không phải là virus, nhưng là thiếu đoàn kết trên thế giới và thiếu lãnh đạo toàn cầu.”
Ông nói một số phần của qui định y tế thế giới cần phải được củng cố để “thích ứng hơn với mục đích.”
Ông không nói phần nào, chỉ nói rằng cần sự tài trợ phối hợp, minh bạch, rộng rãi và linh hoạt để thực thi hoàn toàn.
Ông cũng kêu gọi tất cả các nước phải ưu tiên cho bảo hiểm y tế toàn dân và lưu ý rằng thế giới đã học được một bài học lớn là hệ thống y tế vững mạnh là “nền tảng của an ninh y tế toàn cầu và của phát triển kinh tế xã hội”.
Hôm 19/6, WHO cảnh báo đại dịch đang gia tăng, vào lúc các ca lậy nhiễm toàn cầu tăng trên 8,3 triệu người, với 453.834 ca tử vong.
Bộ trưởng Y tế Na Uy, Bent Hoeie, khuyến cáo dịch bệnh COVID “còn lâu mới hết”.
https://www.voatiengviet.com/a/who-thi%E1%BA%BFu-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-l%C3%A0-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-trong-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-covid/5473101.html

Đại dịch Covid-19:

Thêm một triệu ca nhiễm mới ‘‘chỉ trong 8 ngày”

Trọng Thành
Đại dịch virus corona chủng mới tiếp tục trên đà lan mạnh. Theo số liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chỉ trong một tuần qua, số ca nhiễm mới đã là một triệu người. Ít nhất 469.060 người chết vì Covid-19 từ đầu mùa dịch, trên tổng số 9 triệu người nhiễm virus. Châu Mỹ Latinh tiếp tục là tâm dịch.
Trong một cuộc họp qua cầu truyền hình, được Các Tiếu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tổ chức, hôm qua 22/06/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn
mạnh : trong thời gian đầu, phải hơn ba tháng, mới có một triệu người đầu tiên được ghi nhận dương tính với virus, thế mà giờ đây, con số một triệu được ghi nhận chỉ trong vòng hơn một tuần lễ. Điều này cho thấy « tốc độ lan truyền của dịch bệnh tiếp tục tăng lên ».
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng lưu ý là số lượng người dương tính với virus rất có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, số người nhiễm thực sự có thể cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, số ca nhiễm tại từng nước cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tiến hành xét nghiệm của quốc gia sở tại.
Tại Achentina, hôm qua có hơn 2.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ (con số kỷ lục từ đầu mùa dịch), và 32 người thiệt mạng. Quốc gia láng giềng Brazil tiếp tục là nước bị thiệt hại thứ hai vì Covid-19, với 51.271 người chết, và hơn 1,1 triệu người nhiễm, sau Hoa Kỳ.
Theo số thống kê hôm qua, tại Mỹ, có 2,31 triệu người nhiễm virus corona chủng mới và hơn 120.000 người chết.
Tại châu Á, Hàn Quốc hôm qua ghi nhận đang phải đối mặt với đợt dịch thứ hai, kéo dài từ giữa tháng 5 đến nay, với khoảng từ 35 đến 50 ca nhiễm mới mỗi ngày, chủ yếu tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận.
Tại Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, tình hình dường như nằm trong vòng kiểm soát, căn cứ theo thông báo của chính quyền, cho dù có thêm 9 ca nhiễm mới ghi nhận hôm Chủ Nhật 21/06.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200623-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19-th%C3%AAm-m%E1%BB%99t-tri%E1%BB%87u-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%89-trong-8-ng%C3%A0y

Thượng đỉnh EU-TQ không đạt được tuyên bố chung

Thượng đỉnh đầu tiên giữa một lớp lãnh đạo châu Âu mới với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình mang lại rất ít kết quả, thậm chí không ra được một tuyên bố chung, theo New York Times.
Tại một cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ Hai (22/6), Liên minh châu Âu (EU) đã khẩn thiết đề nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực nhiều hơn trong các cuộc đàm phán đang bế tắc để đạt được một thỏa thuận đầu tư và thương mại, một vấn đề ngày càng làm phiền lòng 27 thành viên EU.
Mỹ và châu Âu bất đồng ngôn ngữ về Trung Quốc?
EU lên kế hoạch đối thoại với Mỹ ‘để đối phó với Trung Quốc’
EVFTA: ‘VN chưa thể qua mặt được TQ’
Nhưng lời đề nghị này dường như không được Trung Quốc đáp lại, khi nước này thắt chặt kiểm soát nền kinh tế trong nước và trở nên hiếu chiến hơn trong quan hệ với các cường quốc phương Tây.
Sự nhạy cảm của Trung Quốc về nguồn gốc của virus corona, các động thái của họ với Hong Kong và chính sách ngoại giao hiếu chiến là các chủ đề chính của cuộc họp thượng đỉnh. Việc họp qua video cũng làm giảm khả năng đàm phán hoặc truyền tải các thông điệp thầm lặng.
Do đó, cuộc họp thượng định, vốn đã bị hoãn lại từ cuối tháng Ba, không có khả năng tạo ra một bước đột phá để đưa ra được một hiệp ước đầu tư. Lớp lãnh đạo mới của châu Âu, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Charles Michel, dù không kỳ vọng nhiều vào cuộc họp nhưng vẫn thất vọng.
EU ban đầu thảo luận với Thủ tướng Trung Quốc L‎ý Khắc Cường, sau đó với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bà Ursula von der Leyen kêu gọi sự ‘tập trung cao độ’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nói rằng:
“Chúng ta tiếp tục có một mối quan hệ thương mại và đầu tư không cân bằng, với rất ít tiến triển trong thực hiện các cam kết năm ngoái của Bắc Kinh về tiếp cận thị trường. Chúng ta cần khẩn cấp thực hiện các cam kết này và chúng ta cũng cần phía Trung Quốc quyết tâm hơn để kết thúc các cuộc đàm phán bằng một thỏa thuận đầu tư.”
Giới chức châu Âu cho biết, các cuộc đàm phán ít nhất có thể tạo ra một số động lực để phá vỡ sự bế tắc trong các vấn đề từ trợ cấp chính phủ và chuyển giao công nghệ tới biến đổi khí hậu và cơ hội bình đẳng cho các công ty châu Âu. Nhưng triển vọng đã trở nên khó khăn hơn khi Chủ tịch Tập Cận Bình thắt chặt kiểm soát xã hội và nền kinh tế.
Các cuộc đàm phán hôm thứ Hai không đưa ra được một tuyên bố chung, chính phủ Trung Quốc cũng không đồng ý tổ chức cuộc họp báo chung nào.
Hai nhà lãnh đạo châu Âu nói rằng họ đã bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc đàn áp người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong. Bà von der Leyen đe dọa rằng Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với những hậu quả “rất tiêu cực nhưng” nhưng không nói rõ hậu quả gì.
Không có bất kỳ gợi ý nào về các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Kinh, nên điều không thể tránh được là sẽ chẳng có hậu quả nào. Trong số các thành viên của EU, chỉ có Thụy Điển đề xuất các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Trung Quốc nếu họ tiến hành luật an ninh ở Hong Kong.
Trong vài năm qua, người châu Âu đã trở nên ít lý tưởng hơn về Trung Quốc, ủng hộ quá trình sàng lọc đầu tư cho các quốc gia thành viên là tự nguyện nhưng điều này cũng đưa ra một thông điệp. Châu Âu đã cảnh báo về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng quan trọng và việc các công ty tiềm năng của Trung Quốc tiếp quản các công ty quan trọng chiến lược, đặc biệt khi hiện nay một số công ty gặp khó khăn do đại dịch virus corona.
Đồng thời, châu Âu cũng cẩn thận để không bị coi là ủng hộ Tổng thống Trump trong quan điểm đối đầu với Trung Quốc, mà cố gắng tìm cách giữ vị trí trung gian, ngay cả khi châu Âu chia sẻ những quan ngại tương tự.
Bà Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga, Châu Á, Châu Âu, một viện nghiên cứu ở Brussels cho biết, châu Âu luôn nói những điều tương tự và mong đợi mọi thứ sẽ khác đi. Người Trung Quốc “kéo lê thỏa thuận đầu tư này trong bảy năm và họ sẽ không cho ra một bản thỏa thuận. Bắc Kinh đang tập trung vào sự phân rẽ của châu Âu, tán tỉnh Đức. Đó là một thế giới thương mại được kiểm soát hơn là EU tưởng tượng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53146512

EU cảnh báo Trung Quốc sẽ gánh chịu

 ‘hậu quả tiêu cực’ vì luật an ninh Hồng Kông

Hải Lam
Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Hai (22/6) cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với “hậu quả rất tiêu cực” nếu nước này áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông, theo AFP.
“Luật an ninh quốc gia có nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng nguyên tắc ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ và mức độ tự chủ cao của Hồng Kông”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 22/6 tại buổi họp báo ở Brussels, Bỉ, sau hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng ngày.
Bà von der Leyen cho biết thêm, bà đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Hồng Kông có được thành công kinh tế là nhờ quyền tự trị.
“Vì vậy, chúng tôi cũng muốn truyền đạt rằng Trung Quốc có nguy cơ gánh chịu hậu quả rất tiêu cực nếu họ xúc tiến ban hành luật này”, bà von der Leyen nói.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói thêm: “EU đã trao đổi với các đối tác trong nhóm G7 về vấn đề này, chúng tôi đã bày tỏ rõ quan điểm với giới chức Trung Quốc hôm nay và hối thúc họ cân nhắc lại. Tất nhiên, họ có quan điểm khác, nhưng đây là quan điểm rất rõ ràng mà chúng tôi muốn gửi đến giới chức Trung Quốc”.
Tuy nhiên, bà von der Leyen từ chối nêu cụ thể các biện pháp mà EU sẽ thực hiện.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với ông Lý Khắc Cường rằng: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về luật an ninh quốc gia được đề xuất cho Hồng Kông”.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thực hiện lời hứa với người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế về mức độ tự chủ cao và quyền tự do của Hồng Kông”.
Hôm 19/6, Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu EU đưa chính quyền Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Hãng tin Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, hôm 20/6 tiết lộ một số điều khoản trong dự thảo luật an ninh Hồng Kông. Ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu nhân quyền nói với tờ Hong Kong Free Press rằng: “Các điều khoản cho thấy, đây không chỉ là dấu chấm hết của mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’, mà còn thực sự kết thúc quyền tự trị và độc lập tư pháp của Hồng Kông”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/eu-canh-bao-trung-quoc-se-ganh-chiu-hau-qua-tieu-cuc-vi-luat-an-ninh-hong-kong.html

EU gọi Trung Quốc là đối tác thương mại

xâm phạm sở hữu trí tuệ hàng đầu

Quý Khải
Liên minh Châu Âu coi Trung Quốc là một trong những nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu, theo một báo cáo mới.
Báo cáo hai năm một lần, do Ủy ban châu Âu ban hành vào tháng 1, liệt kê các đối tác thương mại của khối và mức độ hiệu quả của từng đối tác trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) của họ, theo The Epoch Times.
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề lớn, khi các ngành công nghiệp phụ thuộc lớn vào quyền sở hữu trí tuệ chiếm gần một phần ba số việc làm của EU và 80% lượng hàng xuất khẩu của nó, tờ Financial Times trích dẫn báo cáo.
Nhưng hiện nay các nhà sản xuất của EU đang mất gần 10% lượng hàng bán ra, tương đương hàng tỷ euro doanh thu do vấn nạn sở hữu trí tuệ, đánh trực tiếp vào công ăn việc làm của người dân cũng như nguồn thu thuế của chính phủ.
Theo Ủy ban Châu Âu, nơi điều phối chính sách thương mại của 28 quốc gia thành viên, Trung Quốc hiện đang được EU xếp vào nhóm vi phạm ở mức độ “ưu tiên số 1” của Châu Âu do việc xâm phạm sở hữu trí tuệ trên quy mô lớn và trong thời gian dài. Trung Quốc là quốc gia duy nhất được liệt vào nhóm “ưu tiên của 1”, một chỉ định đã được gán từ ít nhất năm 2016 cho đến nay.
Financial Times cho hay, báo cáo này của EU, được ban hành từ năm 2006, không chỉ xác định rõ các nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tồi tệ nhất trên thế giới, mà còn nêu bật tiến triển chậm chạp trong việc cải thiện tình hình, và Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt.
Trung Quốc cũng phê duyệt các bằng sáng chế đáng ngờ, cho phép tòa án nước này miễn công nhận các bằng sáng chế của các công ty nước ngoài, đồng thời khuyến khích hành vi “bụi bằng sáng chế”, tức việc cấp gộp bằng sáng chế trong các lĩnh vực nhất định, từ đó cản trở quá trình cấp bằng sáng chế chính quy.
“Trung Quốc là nguồn gốc của một lượng lớn hàng giả và hàng lậu xuất sang EU, về cả giá trị và khối lượng”, báo cáo có nêu.
Báo cáo cũng lưu ý rằng hơn 80% hàng giả và hàng lậu bị thu giữ bởi các cơ quan hải quan EU bắt nguồn từ Trung Quốc và Hồng Kông, theo Epoch Times. Các nhóm hàng này bao gồm thuốc và đồ chơi giả, những thứ “tiềm ẩn nguy hiểm cho người tiêu dùng”.
Theo báo cáo, trong môi trường này, các công ty Trung Quốc “sử dụng các công nghệ nước ngoài được cấp bằng sáng chế nhưng không trả đầy đủ phí bản quyền”.
“Cưỡng chế chuyển giao công nghệ là một tác nhân cản trở thương mại ngày càng quan trọng”, báo cáo cho hay, đồng thời lưu ý rằng hành vi này cản trở việc đầu tư vào Trung Quốc. Các đối tác thương mại của Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn rằng các doanh nghiệp của họ thường bị buộc phải bàn giao công nghệ chất lượng để đổi lấy quyền tiếp cận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Trung Quốc đã buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải cấp phép sử dụng công nghệ, với một mức giá thường thấp hơn thị trường, như một điều kiện tiên quyết để tiếp cận và hoạt động tại một số lĩnh vực nhất định [ở Trung Quốc đại lục]”, báo cáo cho hay.
Báo cáo cho biết thêm, mặc dù trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có một số cải tiến trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng “vẫn còn các lo ngại nghiêm trọng về chất lượng của các bằng sáng chế được cấp” tại Trung Quốc, khi số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế đang “tăng theo cấp số nhân”.
Các phát hiện của Ủy ban một phần phản ánh kết luận tương tự của các cơ quan giám sát khác như Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ, Financial Time dẫn quan điểm của các luật sư sở hữu trí tuệ.
Tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Rob Portman đã giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Phát minh của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo The Epoch Times.
(Nguồn thumbnail: US CPSC/Flickr)
https://www.dkn.tv/the-gioi/eu-goi-trung-quoc-la-doi-tac-thuong-mai-hang-dau-xam-pham-so-huu-tri-tue.html

Bruxelles để ngỏ khả năng trả đũa

nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh Hồng Kông

Trọng Thành
Thượng đỉnh giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc lần thứ 22 diễn ra ngày 22/06/2020 qua cầu truyền hình. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đối thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trong cuộc đối thoại, Bruxelles và Bắc Kinh khẳng định mong muốn thu hẹp bất đồng. Tuy nhiên, sau cuộc họp hôm qua, hai bên vẫn tiếp tục đối đầu trong hàng loạt chủ đề lớn, từ các vấn đề kinh tế như quy chế bảo đảm cho hai bên tham gia vào thị trường đối tác, chống trợ giá, cho đến vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, tình hình Hồng Kông nổi bật lên như điểm đối đầu gay gắt nhất.
Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles:
« Trung Quốc đối với Liên Hiệp Châu Âu là một đối tác, là một thế lực cạnh tranh kinh tế và cũng vừa là một đối thủ mang tính hệ thống. Theo chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, quan hệ trên ba phương diện giữa Liên Âu với Trung Quốc, kể từ nay đã trở thành nguyên tắc bất di bất dịch.
Bắc Kinh là đối thủ mang tính hệ thống đối với Bruxelles, Trung Quốc tham gia vào các hoạt động bóp méo thông tin trên mạng internet chống lại Liên Hiệp Châu Âu, Bắc Kinh cũng bị cáo buộc đã để cho đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất. Nếu như Trung Quốc nhắc lại rằng việc chính quyền trung ương can thiệp vào Hồng Kông là để bảo đảm an ninh quốc gia, thì Liên Âu để ngỏ khả năng các hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh với Hồng Kông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã bày tỏ hy vọng rằng, với Bắc Kinh, quan hệ đối tác với Liên Hiệp Châu Âu là quan trọng nhất. Tuy nhiên, về phần mình, Liên Hiệp Châu Âu cho rằng Trung Quốc đang quá chậm trễ trong việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường. 
Thương lượng về bảo hộ đầu tư song phương giữa Bắc Kinh và Bruxelles cũng đang dậm chân tại chỗ. Để chống lại các hoạt động trợ giá của nước ngoài (đặc biệt là của Trung Quốc), Liên Hiệp Châu Âu đã chuẩn bị một loạt các biện pháp để bảo vệ các công ty châu Âu, trong hoạt động cạnh tranh, trong các dự án đấu thầu công, trong việc mua lại các doanh nghiệp. Các nước châu Âu cũng muốn Trung Quốc thực thi các cam kết về khí hậu ».
Sau phiên họp thượng đỉnh Âu – Trung lần thứ 22, hôm nay 23/06, người phụ trách châu Âu của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Lỗ Đồng (Wang Lutong), tuyên bố : « Luật an ninh quốc gia liên quan đến Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc. Chúng tôi phản đối mọi can thiệp của nước ngoài vào chuyện này ».
Về phần mình, theo Reuters, lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, khẳng định sẽ chỉ bổ nhiệm các thẩm phán, phụ trách xét xử các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia trong tương lai, dựa trên đề nghị của cơ quan tư pháp. Lãnh đạo Hồng Kông cho biết cũng không loại trừ bổ nhiệm các thẩm phán người nước ngoài. Theo giới quan sát, lãnh đạo Hồng Kông đưa ra tuyên bố nói trên nhằm trấn an công luận, đang lo ngại trước việc đặc khu hành chính mất quyền độc lập về tư pháp, sau khi Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200623-bruxelles-%C4%91%E1%BB%83-ng%E1%BB%8F-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-n%E1%BA%BFu-b%E1%BA%AFc-kinh-%C3%A1p-%C4%91%C4%83%CC%A3t-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng

Tổng thống Pháp tố cáo

 “trò chơi nguy hiểm” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya

Trọng Nghĩa
Nhân cuộc họp báo với đồng nhiêm Tunisia, Kaïs Saïed, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 22/06/2020 đã tố cáo “trò chơi nguy hiểm” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya, xem đấy là một mối đe dọa trực tiếp đối với khu vực Trung Cận Đông và Châu Âu.
Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Tunisia, ông Macron đã lên tiếng kêu gọi “chấm dứt tình trạng can thiệp của nước ngoài và các hành động đơn phương của những ai muốn giành những vị trí mới nhân cuộc chiến” ở Libya.
Đối với tổng thống Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ đang vi phạm “tất cả các cam kết đưa ra nhân hội nghị Berlin”. Ông Macron còn cho biết đã trao đổi vấn đề này qua điện thoại cũng vào ngày 22/06 với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Pháp nhấn mạnh: “Đây là vấn đề lợi ích của Libya, của các láng giềng của nước này và của Châu Âu”.
Quan hệ giữa Paris và Ankara đang ngày càng căng thẳng. Pháp tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho chính phủ ở Tripoli, vi phạm cấm vận của Liên Hiệp Quốc và có thái độ “rất hung hãn”. Còn Thổ Nhĩ Kỳ thì lên án ngược lại là Pháp ủng hộ đối thủ của chính phủ Libya là thống chế Haftar, đồng thời “làm kẻ gia công cho một số quốc gia khu vực” trong cuộc chiến ở Libya, ám chỉ Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Ý, Đức và Hoa Kỳ kêu gọi nối lại đàm phán chính trị
Trong bối cảnh nêu trên ba nước Ý, Đức và Hoa Kỳ ngày 22/06 cũng đã khuyến khích hai phe nội chiến ở Libya ngừng bắn và giảm căng thẳng sau lời cảnh báo của Ai Cập rằng Cairo sẽ can thiệp quân sự nếu các lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tấn công thành phố chiến lược Sirte.
Sau một cuộc hội đàm tại Roma, ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio và đồng nhiệm Đức, Heiko Maas, cho rằng lệnh ngừng bắn là điều khẩn cấp trong bối cảnh có mối đe dọa đến từ Ai Cập. Ông Di Maio cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc nhanh chóng cử ra một phái viên mới về Libya và yêu cầu thực thi nghiêm túc lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Libya.
Trong một tin nhắn Twitter vào hôm qua, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cũng kêu gọi các bên Libya nối lại các cuộc đàm phán chính trị đã bị trì hoãn
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200623-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-tr%C3%B2-ch%C6%A1i-nguy-hi%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-%E1%BB%9F-libya

Thượng Viện Pháp thông qua dự luật

 ra khỏi tình trạng khẩn cấp y tế

Mai Vân
Thượng Viện Pháp vào hôm qua, 22/06/2020 đã thông qua dự luật về việc ra khỏi tình trạng khẩn cấp y tế dự kiến vào ngày 10/07 tới đây. Tuy nhiên, Thượng Viện cũng giảm bớt quy mô các giới hạn mà chính phủ Pháp có thể đưa ra cho đến mùa thu. Theo các thượng nghị sĩ, dự luật được đệ trình đã trao cho thủ tướng những quyền hành không khác gì thời có tình trạng khẩn cấp.
Dự luật được thông qua sơ bộ dưới hình thức giơ tay bầu với hậu thuẫn của các thượng nghị sĩ đảng cánh hữu LR, trong khi các thượng nghị sĩ cánh tả phản đối một văn kiện mà họ cho rằng thực chất chỉ nhằm “kéo dài tình trạng khẩn cấp”.
Tình trạng khẩn cấp y tế – có hiệu lực từ ngày 24/03 để đối phó với dịch Covid-19 – vào tháng 5 đã được kéo dài cho đến 10 tháng 7. Chính phủ Pháp muốn bãi bỏ tình trạng này trên toàn lãnh thổ Pháp sau thời điểm đó, ngoại trừ ở hai vùng hải ngoại Guyane và Mayotte, sẽ phải chịu cho đến 30 tháng 10, do việc virus vẫn lan truyền mạnh.
Đối với phần còn lại của đất nước, dự luật cho phép chính phủ giới hạn quyền tự do di chuyển của dân chúng, việc đón tiếp công chúng tại một số cơ sở hay nơi tụ tập, nếu thấy cần thiết do tình hình dịch bệnh.
Các thượng nghị sĩ chỉ trích điểm này, cho là chính phủ đã lấy lại “y nguyên các biện pháp thời tình trạng khẩn cấp”. Do đó Thượng Viện đã sửa đổi văn bản cho phép chính phủ đưa ra quy định nhưng không được phép cấm đoán.
Dự luật được Thượng Viện thông qua còn phải chờ được một ủy ban lưỡng viện xem xét vào thứ Năm tới đây để nhất trí được giữa hai viện Quốc Hội. Nếu thất bại, dự luật sẽ được đệ trình trước hai viện lần thứ hai, và lần này thì Quốc Hội Pháp (tức là Hạ Viện) sẽ có tiếng nói quyết định.
Hoạt chất hydroxychloroquine chỉ có hiệu quả giới hạn
Theo một công trình nghiên cứu Pháp, những bệnh nhân được chữa trị bằng hydroxychloroquine có nhiều khả năng được xuất viện cao hơn sau một tháng bắt đầu điều trị, nhưng thuốc này không hiệu quả trong việc giảm tử vong.
Theo công trình nghiên cứu đưa lên mạng hôm thứ Bảy, 20/06, nhưng chưa công bố, tỷ lệ người được trở về nhà sau 28 ngày chữa trị cao hơn 11 điểm so với những người không được chữa trị bằng chất trị sốt rét hydroxychloroquine, tức cao hơn đến 25%.
Tuy nhiên về ca tử vong, công trình kết luận là “không có khác biệt bao nhiêu về số liệu sau 28 ngày chữa trị giữa hai nhóm bệnh nhân sử dụng và không sử dụng hydroxychloroquine.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200623-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-th%C3%B4ng-qua-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-ra-kh%E1%BB%8Fi-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-y-t%E1%BA%BF

Covid-19 : châu Âu, mùa vắng khách hành hương

Tuấn Thảo
Thông thường tại Pháp, cuối tháng 6 là thời điểm khởi đầu các cuộc hành hương. Đó cũng là mùa cao điểm của giới chuyên ngành ‘‘du lịch tôn giáo’’, chủ yếu phục vụ khách thập phương theo đạo Chúa. Năm nay, dịch Covid -19 khiến cho hai địa điểm nổi tiếng là Saint Jacques de Compostelle và thánh địa Lourdes (Lộ Đức) đều vắng khách hành hương.
Anh, Ý, Bỉ, Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Sĩ, hầu hết các quốc gia châu Âu đều có lộ trình dành cho khách bộ hành đến thăm nhà thờ chính tòa Saint Jacques de Compostelle (tiếng Tây Ban Nha là Santiago de Compostela) thu hút hàng năm hơn 200.000 khách hành hương, trong đó có khoảng 30.000 khách bộ hành đến từ Pháp. Lộ trình hành hương bắt đầu tại thị trấn Puy en Velay (ở vùng Haute Loire), nằm cách Saint Jacques de Compostelle hơn 1.000 cây số.
Khách bộ hành mất khoảng 3 tuần lễ nếu phải đi từ đầu đến cuối đường. Lộ trình vì thế có thể được chia thành nhiều chặng và tùy theo sức của mỗi người, từng chặng đường được đóng dấu trên ‘‘sổ thông hành’’. Con đường hành hương có thể được hoàn tất trong hai hay ba mùa hè khác nhau. Tại Pháp, khách hành hương dù là đi theo đoàn hay đi chung với bạn bè, gia đình thường hẹn gặp nhau tại quảng trường trung tâm thị trấn Puy en Velay, nơi có gắn bức tượng bằng đồng ‘‘Thiếu nữ hành hương’’ (La Jeune Pèlerine). Từ chỗ này, họ đến Nhà thờ Đức Bà du Puy nằm trên đỉnh đồi để xin sổ thông hành. Lộ trình này (với ký hiệu GR65) khá nổi tiếng với khách bộ hành và khách đi xe đạp. Trên hàng trăm cây số, người qua đường vẫn thường gặp các đoàn khách hành hương, túi đeo lưng, một tay cầm gậy và tay kia cầm bản đồ hướng dẫn ‘‘topoguide’’.
Thế nhưng, so với mùa hè năm trước, trung tâm thị trấn Puy en Velay năm nay lại vắng hẳn khách hành hương. Nhà thờ Đức Bà du Puy vẫn thưa thớt người đi dự lễ buổi sáng. Thường thì khách mộ đạo không ngại dậy sớm để đi lễ nhà thờ, nơi mà mỗi ngày cha xứ vẫn ban chúc phước lành cho khách hành hương và đóng con dấu đầu tiên trên sổ ‘‘thông hành’’, mở đầu cho cuộc hành trình đến Saint Jacques de Compostelle. Những con dấu kế tiếp sẽ được đóng ở mỗi chặng dừng.
Vào cuối tháng 06/2020, số khách đi dự lễ buổi sáng chỉ khoảng 30 người, tức chỉ bằng một phần năm so với cùng thời kỳ năm trước. Tuy nhiên, số khách hành hương bị giảm mạnh không phải là vì họ sợ bị lây nhiễm virus, mà chủ yếu cũng vì, trong thời hậu phong tỏa, các dịch vụ hướng dẫn tiếp đón vẫn còn bị hạn chế. Do lộ trình đến Saint Jacques de Compostelle dài hơn cả ngàn cây số, cho nên khách bộ hành phải tính nhiều chặng dừng, ngủ lại qua đêm trước khi khởi hành lại vào mỗi buổi sáng. Về điểm này, có khá nhiều nhà trọ dành cho khách hành hương vẫn còn đóng cửa. Còn các nhà trọ đã được mở lại, thì các chủ nhà buộc phải thích ứng với các quy định mới về giãn cách xã hội, các phòng trọ  tập thể trước đây tiếp đón tới 8 khách mỗi phòng nay chỉ có thể là phòng với giường đơn hay giường đôi, tức là mỗi phòng chỉ tiếp đón tối đa hai khách.
Theo Sở du lịch Puy en Velay, số phòng trọ năm nay đã giảm đi rất nhiều, vì vậy, khách hành hương buộc phải tính đến chuyện đặt phòng trước hoặc là phải tự lo chuyện ăn ở cho mỗi chặng đường. Theo ông Brice Arnaud, nhà quản lý cửa hàng ‘‘La Croisée des Chemins’’ chuyên cung cấp sổ thông hành và các bản đồ hướng dẫn khách hành hương, các quy định ràng buộc thời hậu Covid-19 lại càng khiến cho việc tiếp đón khách đi theo đoàn càng thêm khó khăn, phức tạp. Dịch Covid-19 cũng sẽ tác động rất mạnh đến khách bộ hành đến từ các nước châu Âu không giáp ranh với Tây Ban Nha, cho dù nước này đã khởi động lại ngành du lịch và mở cửa biên giới tiếp đón du khách đến từ 27 nước châu Âu.
Tình hình tại thánh địa Lộ Đức (Lourdes) ở Pháp cũng chẳng sáng sủa gì hơn so với Saint Jacques de Compostelle, vì nhìn chung vẫn còn rất nhiều hạn chế trong thời hậu Covid-19. Hang đá Massabielle, nơi có đặt tượng thờ Đức Mẹ Lộ Đức, tòa vương cung thánh đường nguy nga cũng như các bảo tàng về lịch sử và tôn giáo vùng Pyrénées đều đã mở lại để đón khách sau hơn hai tháng bị phong tỏa. Tuy nhiên, khá nhiều hàng quán, cửa hàng lưu niệm vẫn còn đóng cửa hay hoạt động ở mức tối thiểu, do lượng khách nước ngoài vẫn chưa trở lại. Đa phần khách hành hương là dân sống ở các vùng lân cận và họ không có nhu cầu phải ngủ lại qua đêm, chuyến hành hương có thể được thực hiện trong ngày.
Các quy định về giãn cách xã hội khiến cho số người cầu nguyện xung quanh vùng thánh địa, bị hạn chế ở mức 500 người trong khi vào mùa cao điểm số khách hành hương có thể lên tới hơn 10.000. Nếu như các cơ sở phục vụ tiếp đón chủ yếu là khách sạn và nhà hàng đều bắt đầu mở lại vào ngày 15/06, nhưng đại đa số vẫn vắng khách. Giới chuyên ngành hy vọng là số du khách sẽ tăng thêm từ đây cho tới ngày 15/08/2020 thời điểm của cuộc hành hương quan trọng nhất trong năm tại Pháp, khi mà người mộ đạo từ khắp nơi đổ về Lộ Đức, nhân ngày Lễ Đức Mẹ lên trời.
Cũng cần biết rằng, thành phố Lourdes tuy chỉ có 14.000 cư dân nhưng lại tiếp đón tới 6 triệu lượt khách hàng năm. Điều đó giải thích vì sao một thành phố nhỏ như vậy lại có tới 12 ngàn phòng khách sạn (có thể tiếp đón cùng lúc 22.000 khách). Lourdes đứng hạng nhì nước Pháp về số phòng, chỉ sau thủ đô Paris. Tuy vậy giới chuyên ngành du lịch tôn giáo không đặt quá nhiều kỳ vọng trong năm 2020, ngoại trừ khi thánh địa vào mùa hạ bỗng dưng có ‘‘phép lạ’’.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200623-covid-19-ch%C3%A2u-%C3%A2u-m%C3%B9a-v%C4%83%CC%81ng-kha%CC%81ch-ha%CC%80nh-h%C6%B0%C6%A1ng

Covid-19: Đức áp lệnh phong tỏa cục bộ

để chống tái bùng phát dịch

Giới chức Đức đang áp dụng trở lại các biện pháp phong tỏa sau khi có một vụ bùng phát dịch bệnh, liên quan tới một nhà máy đóng gói thịt.
Hơn 1500 nhân viên của nhà máy Tönnies hiện có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
Hàn Quốc ‘đang bị làn sóng virus corona thứ hai’
Số người nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng cao nhất trong ngày
Virus corona: Người Việt ở Berlin đang sợ dịch như sợ ma?
Thủ hiến bang Bắc Rhine-Westphalia nói rằng các lệnh hạn chế sẽ được thiết lập lại ở quận Gütersloh có 360 ngàn dân.
Ông Armen Laschet nói việc phong tỏa sẽ kéo dài cho tới 30/6, và miêu tả việc này như một “biện pháp phòng ngừa”.
Đây là lần đầu tiên các biện pháp khống chế được áp dụng trở lại kể từ khi Đức gỡ bỏ lệnh phong tỏa, hồi tháng Năm.
Nước này đã được khen ngợi rộng khắp về cách thức phản ứng trước đại dịch, nhưng có những quan ngại rằng việc lây nhiễm sẽ gia tăng trở lại.
Điều gì xảy ra ở Gütersloh?
Ông Laschet miêu tả đợt bùng phát liên quan tới nhà máy đóng gói thịt Tönnies là “vụ việc lây nhiễm lớn nhất” trên toàn quốc.
“Chúng tôi đã quyết định là cần phải có thêm các biện pháp,” ông nói với các phóng viên.
Các quán bar, bảo tàng, rạp chiếu phim và phòng tập thể hình đều phải đóng cửa. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trở lại.
Việc cách ly kiểm dịch bắt buộc cũng sẽ được triển khai đối với toàn bộ nhân viên của nhà máy có dịch bùng phát.
Sẽ có thêm cảnh sát được triển khai để đảm bảo thực thi các biện pháp trên, và có phiên dịch tới hỗ trợ cho các công nhân nhập cư.
Giới chức đã lập rào chắn và phân phối thực phẩm cho hơn 7.000 nhân viên.
Toàn bộ các hoạt động tại địa điểm nhà máy đã tạm ngưng kể từ thứ Tư tuần trước.
Phát ngôn viên của Tập đoàn Tönnies đã xin lỗi về vụ bùng phát.
Đây không phải là vụ bùng phát cục bộ duy nhất ở Đức.
Một tòa nhà cao tầng đã bị đặt trong tình trạng cách ly kiểm dịch ở thành phố Göttingen miền trung nước Đức, và cảnh sát đã được gửi tới để duy trì trật tự vào hôm thứ Bảy, sau khi một số cư dân tìm cách ra ngoài.
Các viên chức nói những người bên trong đã tấn công cảnh sát bằng pháo bông, vỏ chai và gậy sắt. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều tuân thủ yêu cầu cách ly kiểm dịch.
Tình hình tại Đức
Lothar Wieler, giám đốc Robert Koch Institute (RKI), cơ quan y tế công của Đức, hôm thứ Ba nói với các phóng viên rằng đất nước đang có nguy cơ đối diện với làn sóng dịch bệnh thứ hai, nhưng nói ông lạc quan là Đức sẽ ngăn chặn được làn sóng đó.
Ở Đức, hiện tỷ lệ lây nhiễm, gọi tắt là số R, đang được ước tính là 2.76.
Tuy nhiên, giới chức nói các vụ bùng phát hiện đều chỉ mang tính cục bộ.
Số R phải thấp hơn 1 thì tỷ lệ lây nhiễm mới giảm đi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53151349

Đức chấn động

khi hàng trăm người bạo loạn ở Stuttgart

Vào hôm Chủ nhật (21/6), chính quyền Đức bày tỏ sự bàng hoàng trước một cơn thịnh nộ với “quy mô chưa từng có” trong một đêm ở trung tâm thành phố Stuttgart, nơi hàng trăm người tham gia tiệc tùng bạo loạn, tấn công cảnh sát và cướp phá các cửa hàng sau khi đập vỡ các cửa sổ.
Khoảng hai chục người, một nửa trong số họ là công dân Đức, bị tạm giam, khi cảnh sát báo cáo rằng 19 đồng nghiệp bị thương.
Phó cảnh sát trưởng Thomas Berger của thành phố Stuttgart cho biết căng thẳng gia tăng ngay sau nửa đêm khi các cảnh sát tiến hành kiểm tra một người thanh niên 17 tuổi người Đức bị tình nghi sử dụng ma túy. Những đám đông đang lảng vảng xung quanh quảng trường lớn nhất của thành phố, Schlossplatz, ngay lập tức tập hợp xung quanh chàng trai trẻ và bắt đầu ném đá và chai lọ vào cảnh sát. Các nhóm đa phần là thanh niên cũng sử dụng gậy hoặc cột đập vỡ cửa sổ của xe cảnh sát đậu trong khu vực.
Ở đỉnh điểm của các cuộc đụng độ, khoảng 400 đến 500 người tham gia vào trận chiến chống lại các cảnh sát và nhân viên cấp cứu. Khi các cảnh sát đẩy lùi đám đông, họ chia thành các nhóm nhỏ, tiếp tục tung hoành quanh trung tâm thành phố, đập vỡ cửa sổ và cướp bóc các cửa hàng dọc theo Koenigstrasse, một con phố mua sắm lớn.
Các video được đăng trên Twitter cho thấy người dân đập phá cửa sổ cửa hàng, để lại hàng hóa vương vãi trên đường phố. Đài truyền hình SWR của khu vực cho biết một cửa hàng trang sức bị cướp sạch và một cửa hàng điện thoại di động bị phá hủy. (BBT)
https://www.sbtn.tv/duc-chan-dong-khi-hang-tram-nguoi-bao-loan-o-stuttgart/

Tổng Thống Nga tuyên bố ông có thể tranh cử

cho một nhiệm kỳ tiếp theo

nếu những thay đổi hiến pháp được thông qua

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm Chủ nhật (21/6), các hãng thông tấn Nga trích lời tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc phỏng vấn, và cho biết ông đang xem xét việc tranh cử nhiệm kỳ kế tiếp với tư cách là tổng thống Nga, nếu các cử tri chấp thuận những thay đổi hiến pháp sẽ cho phép ông thực hiện hành động này.
Nga sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu toàn quốc từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 về các thay đổi được đề nghị trong hiến pháp, bao gồm cả một sửa đổi sẽ cho phép ông Putin tranh cử thêm hai nhiệm kỳ sáu năm nữa khi nhiệm vụ hiện tại của ông kết thúc vào năm 2024. Các đối thủ của ông tuyên bố rằng những cải cách này được thiết lập để cho phép ông Putin nắm quyền cho đến năm 2036 và cấu thành một cuộc đảo chính hiến pháp.
Điện Kremlin tuyên bố rằng vai trò của họ là cần thiết trong việc tăng cường vai trò của quốc hội và cải thiện chính sách xã hội và hành chính công. Những thay đổi mà người dân Nga sẽ bỏ phiếu, được nghị viện và Tòa án Hiến pháp phê chuẩn, sẽ đặt lại tổng số nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin về con số 0. Ông sẽ không thể tranh cử cho một nhiệm kỳ mới theo giới hạn của hiến pháp hiện hành. Nhiều người cho rằng những thay đổi này sẽ được phê duyệt trong cuộc bỏ phiếu.
Ông Putin, người nắm quyền trong hai thập niên và hiện 67 tuổi, cho rằng việc săn lùng một ứng cử viên để kế nhiệm ông có thể trở thành một sự xao lãng nếu ông không tái tranh cử. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-tuyen-bo-ong-co-the-tranh-cu-cho-mot-nhiem-ky-tiep-theo-neu-nhung-thay-doi-hien-phap-duoc-thong-qua/

Vấn đề Biển Đông sẽ được bàn

tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chủ quyền biển đảo, các vấn đề an ninh phi truyền thống và âm mưu làm tan rã Đảng, chế độ đang là những khó khăn, thách thức hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như trên tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 10 do Bộ Quốc phòng tổ chức vào ngày 23 tháng 6 và được truyền thông trong nước loan tin.
Qua đó, ông Phúc cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan quân đội đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục giương cao lá cờ quyết chiến, quyết thắng cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cũng trong ngày 23/6, cuộc họp báo nhằm giới thiệu chương trình Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 dự kiến diễn ra ngày 26/6 cũng được tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết các lãnh đạo ASEAN sẽ không “lẩn tránh” trao đổi về tình hình diễn biến hiện nay trên Biển Đông. Tấ cả các vấn đề diễn ra trong thực tế đều sẽ được đặt lên bàn nghị sự của ASEAN.
Tuy nhiên ông Dũng cho rằng nội dung về khả năng nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sẽ không được đặt ra tại hội nghị lần này.
Ông giải thích thêm với báo giới quốc nội rằng đến thời điểm này, đáng tiếc là do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, từ đầu năm 2020 đến nay chưa có cuộc họp nào về COC được tổ chức. Cuộc họp gần nhất là tháng 10 năm ngoái tại Đà Lạt, khi đó, các nước tham gia đã sẵn sàng bước vào vòng đàm phán văn bản dự thảo về COC.
Dự kiến, ngày 1/7 tới đây sẽ có cuộc họp cấp quan chức cấp cao ASEAN giữa ASEAN và Trung Quốc. Cuộc họp này tuy nội dung không phải về COC hay DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông) nhưng cũng cho là cơ hội để nhắc đến vấn đề cũng như tính toán việc đến việc khởi động lại các hoạt động đàm phán về COC.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/issues-relating-to-south-china-sea-tobe-discussed-at-som-36-06232020084355.html

Bóng bay và loa phóng thanh

tiếp tục ‘đốt’ quan hệ liên Triều

Các nhà hoạt động Nam Hàn nói họ vừa thả bóng bay mang các nội dung tuyên truyền sang bên kia biên giới với Bắc Hàn, hoạt động khiêu khích mới nhất trong cuộc leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng.
Bắc Hàn rất giận dữ về việc thả bóng bay, và Nam Hàn đã nỗ lực ngăn chặn các nhà hoạt động.
Bắc Hàn: Vì sao Kim Yo-jong giận Hàn Quốc và VN giúp được gì?
Bắc Hàn dọa điều quân, Nam Hàn nói sẽ không nín nhịn thêm
Kể từ khi quan hệ hai bên tan băng, vào 2018, hai nước vốn đối đầu từ lâu đã có những nỗ lực cải thiện quan hệ và duy trì đối thoại.
Tuy nhiên, mối quan hệ đã xấu đi nhanh chóng trong mấy tuần qua.
Miền Bắc hôm thứ Sáu đã cho nổ tung Văn phòng Liên lạc Liên Triều đặt trên lãnh thổ Bắc Hàn, ở khu vực sát biên. Văn phòng này được thiết lập hồi hai năm trước nhằm đảm bảo duy trì việc đối thoại thường xuyên, đều đặn giữa hai bên.
Hôm thứ Tư sẽ là ngày kỷ niệm sự kiện khởi đầu Cuộc chiến Triều Tiên.
Các nhà phân tích tin rằng Bình Nhưỡng cố tình gây căng thẳng để nâng cơ hội mặc cả của mình, và để buộc có các cuộc đàm phán mới.
Thả bóng bay sang biên giới
Chiến dịch thả bóng bay đã diễn ra trong nhiều năm qua.
Các nhà hoạt động thường gắn kèm tờ rơi tuyên truyền, thẻ nhớ USB hoặc đĩa DVD chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng, cùng các bài báo tường thuật của Nam Hàn hay thậm chí cả các chương trình kịch, văn nghệ Triều Tiên.
Họ muốn phá vỡ sự kiểm soát thông tin của miền Bắc với hy vọng người dân Bắc Hàn rốt cuộc sẽ từ bên trong đứng lên lật đổ chế độ.
Chính quyền Nam Hàn luôn không cảm thấy thoải mái với việc thả bóng bay, cho rằng cách làm đó chỉ gây thêm tình trạng căng thẳng, phản tác dụng.
Hồi đêm qua, bất chấp những cảnh báo từ cả hai miền Triều Tiên, các nhà hoạt động nói họ đã thả một số bóng bay.
“Người dân Bắc Hàn đã bị đàn áp nhân quyền, phải làm nô lệ cho một kẻ độc tài thời hiện đại, họ không có quyền được biết sự thật à?” nhóm đứng sau việc thả bóng bay nói.
“Các tờ rơi thì không phải là thuốc độc, và bóng bay cũng chả mang theo bom.”
Chính quyền Nam Hàn hôm thứ Ba lặp lại rằng họ lên án hành vi thả bóng bay, và nói việc đó cần phải “ngay lập tức dừng lại để cải thiện mối quan hệ liên Triều và để thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.”
Phản ứng của Bắc Hàn
Bình Nhưỡng từng gọi việc thả bóng bay là “sự sỉ nhục không thể tha thứ được” và gọi những người thả bóng – thường là những người đào tẩu từ miền Bắc – là “những kẻ cặn bã”.
Nước này nói họ đang chuẩn bị các tài liệu tuyên truyền của chính họ để gửi sang miền Nam.
Theo truyền thông nhà nước, có khoảng 12 triệu tờ rơi với nội dung tuyên truyền cho người Nam Hàn về sự vinh quang của Bình Nhưỡng hiện đã được chuẩn bị sẵn.
Bắc Hàn cũng đã bắt đầu đưa trở lại các loa phóng thanh tới khu vực sát biên với Nam Hàn.
Loa phóng thanh từng được dùng để phát tin tức tuyên truyền sang miền Nam, và được dỡ đi như một phần trong Tuyên bố Panmunjom được lãnh đạo hai nước ký vào 2018.
Theo tuyên bố này, hai bên đồng ý dỡ bỏ các loa phóng thanh và chấm dứt các hình thức tuyên truyền khác sang bên kia biên giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53151353

Triều Tiên lại lắp đặt loa tuyên truyền ở biên giới

Triều Tiên lắp đặt lại hệ thống loa phóng thanh để tuyên truyền qua biên giới trong bước hành động mới nhất từ bỏ các thỏa thuận hòa bình liên Triều, khiến quân đội miền Nam cân nhắc các động thái tương tự, Reuters dẫn một nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc cho biết hôm thứ Ba.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã leo thang trong những tuần gần đây sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc liên Triều ở biên giới, và đồng thời tuyên bố chấm dứt đối thoại, và đe dọa hành động quân sự.
Tin Reuters cho biết quân đội Triều Tiên được quan sát đặt loa phóng thanh gần khu phi quân sự (DMZ). Hệ thống loa tuyên truyền đã được tháo gỡ sau khi hai miền Triều Tiên ký thỏa thuận vào năm 2018 để chấm dứt tất cả các hành vi thù địch.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn quốc không xác nhận các động thái của Triều Tiên, nhưng nhắc lại tại một cuộc họp báo thường kỳ rằng Bình Nhưỡng sẽ phải trả giá cho những hậu quả của các hành động của họ nếu cứ tiếp tục thách thức các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hòa bình.
Trong nhiều thập niên qua, 2 miền của bán đảo Triều Tiên đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng hệ thống loa phóng thanh lớn như một hình thức chiến tranh tâm lý.
Miền Nam phát sóng một chương trình gồm tin tức, ca nhạc thịnh hành và chỉ trích chế độ miền bắc, trong khi miền Bắc mạnh mẽ đả kích miền Nam và ca ngợi hệ thống xã hội chủ nghĩa của mình.
Ảnh vệ tinh thương mại tại địa điểm tọa lạc văn phòng liên lạc hôm thứ Hai cho thấy tòa nhà không bị sập nhưng bị hư hại nặng.
Một số tổ chức do người đào tị từ Triều Tiên cầm đầu thường xuyên gửi sang miền Bắc những tờ rơi tuyên truyền, thực phẩm, tiền giấy 1 đô la, radio bỏ túi và USB thâu các bộ phim truyền hình và tin tức của Hàn Quốc. Họ thường dùng khinh khí cầu hoặc bỏ vào chai thủy tinh thả trôi trên sông.
Một tổ chức do ông Park Sang-hak, một người đào tị từ Triều Tiên năm 2000, lãnh đạo, hôm thứ Ba cho biết tổ chức của họ đã gửi ra miền Bắc 20 quả khinh khí cầu mang theo 500.000 tờ rơi, 500 tập sách về Hàn Quốc và 2.000 đô la tiền giấy 1 đôla.
Bộ Thống nhất của Hàn quốc, cơ quan chuyên giải quyết các vấn đề liên Triều, ra thông báo cam kết sẽ có hành đông nghiêm khắc đối với các hoạt động phát tán tờ rơi của tổ chức của ông Park.
Truyền thông nhà nước Bình Nhưỡng hôm thứ Hai cho biết những người dân Triều Tiên tức giận cũng chuẩn bị khoảng 12 triệu tờ rơi để gửi sang miền Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-lai-lap-dat-loa-tuyen-truyen-o-bien-gioi/5473978.html

‘Đại bàng dũng cảm’ của Đài Loan cất cánh,

TQ đưa máy bay tiếp cận

Brave Eagle, máy bay phản lực huấn luyện nội địa đầu tiên do Đài Loan chế tạo, đã cất cánh ngày 22-6. Chỉ vài tiếng sau đó, máy bay ném bom H-6 và tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan.
Đích thân nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã tới dự lễ ra mắt T-5 Brave Eagle – Đại bàng dũng cảm – tại căn cứ không quân Ching Chuan Kang ở thành phố Đài Trung sáng 22-6.
Theo trang Focus Taiwan, T-5 Brave Eagle sẽ thay thế các máy bay huấn luyện AT-3 và F-5 có tuổi đời hàng chục năm trong không quân Đài Loan. Chi phí cho việc phát triển máy bay huấn luyện mới lên tới 2,23 tỉ USD và diễn ra trong vòng 3 năm, với 80% thiết kế hoàn toàn mới.
Su Tzu-yun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Đài Loan, khẳng định T-5 Brave Eagle là một trong những máy bay huấn luyện thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất thế giới.
Các phi công được huấn luyện trên T-5 Brave Eagle sẽ có thể chuyển thẳng sang lái các tiêm kích F-16V mua từ Mỹ mà không cần phải học chuyển loại. Đài Loan sẽ nhận các tiêm kích hiện đại từ Mỹ trong vòng 3 năm tới.
Chỉ vài tiếng sau lễ ra mắt, Cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết máy bay ném bom H-6 và tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan.
Thông báo nhấn mạnh đây là lần thứ 8 máy bay quân sự Trung Quốc bay vào ADIZ của Đài Loan nhưng không nói rõ số lượng. Các máy bay Trung Quốc đã rời đi sau khi bị không quân Đài Loan cảnh báo.
Mặc dù được gọi là máy bay huấn luyện nhưng theo các chuyên gia quân sự, T-5 Brave Eagle có thể đảm nhiệm vai trò như một cường kích hạng nhẹ.
Máy bay có thể hỗ trợ các lực lượng trên biển và mặt đất nhờ vào các giá gắn bom và tên lửa dưới cánh. Tính năng này tương tự một số loại máy bay huấn luyện khác như T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc hay Yak-130 do Nga chế tạo đã được nhiều nước tin dùng.
Dự kiến việc sản xuất hàng loạt T-5 Brave Eagle sẽ bắt đầu vào năm 2022 để cung cấp khoảng 66 chiếc cho lực lượng không quân Đài Loan.
Phát biểu trong lễ ra mắt, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh việc chế tạo thành công máy bay huấn luyện T-5 là một minh chứng điển hình cho chính sách tăng cường năng lực phòng thủ bằng các loại vũ khí nội địa của Đài Loan.
Theo Focus Taiwan, bà Thái đưa ra chính sách trên khi mới nhậm chức năm 2016. Mặc dù vấp phải sự nghi ngờ trong giai đoạn đầu, chương trình T-5 Brave Eagle cuối cùng đã đem về “quả ngọt” cho Đài Loan và giúp tạo ra khoảng 2.000 việc làm trong 3 năm.
Máy bay chiến đấu đầu tiên do Đài Loan tự chế tạo là chiếc F-CK-1 Ching-kuo (Kinh Quốc). Không quân Đài Loan hiện có 131 tiêm kích loại này trong biên chế tính đến đầu năm 2020.
http://biendong.net/bien-dong/35424-dai-bang-dung-cam-cua-dai-loan-cat-canh-tq-dua-may-bay-tiep-can.html

Cách thức để làm suy yếu

các yêu sách phi lý của Trung Quốc

Vũ Tất Đạt
Sau những diễn biến gần đây, Biển Đông tiếp tục trở thành “điểm nóng” thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Đợt “sóng trào” lần này bắt đầu từ việc Malaysia đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của nước này ra ngoài khu vực 200 hải lý lên Uỷ ban Ranh Giới Thềm Lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) năm 2019 và kể từ đó, các công hàm khác của các bên liên quan cũng được đưa ra.
Thực tế thì phần lớn các công hàm đó vẫn nhắc lại các quan điểm trước đây, nhưng cũng có một số điều chỉnh sau Phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS năm 2016 về tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Điều đặc biệt ở đây đó là các lập luận không được đưa ra trong các cuộc họp báo hay tuyên bố chính thức như trước, mà giờ đây nó được chính thức đệ trình lên LHQ và được cơ quan này ghi nhận.
Trung Quốc muốn đàm phán song phương
Phản ứng trước đệ trình của Malaysia, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm về cái gọi là “quyền lịch sử” của họ trên Biển Đông. Trung Quốc cũng coi phán quyết của Tòa là không công bằng và bất hợp pháp. Hơn nữa, họ khẳng định rằng Trung Quốc không chấp nhận cũng như không tham gia vào vụ phân xử của Tòa và như vậy họ sẽ không chấp nhận hay công nhận phán quyết đó.
Công hàm của Bắc Kinh gửi Tổng thư ký LHQ ngày 2/6/2020 nhằm đáp lại công hàm ngoại giao đầu tiên mà Indonesia gửi Tổng thư ký LHQ ngày 26/5, trong đó Jakarta bác bỏ cái gọi là bản đồ “Đường 9 đoạn” hay tuyên bố về các quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Trong Công hàm của mình, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại LHQ khẳng định: “Không có tranh chấp lãnh thổ nào giữa Trung Quốc và Indonesia tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc và Indonesia có những tuyên bố chồng lấn về quyền và lợi ích biển ở một số khu vực của Biển Đông”. Trung Quốc cũng cho rằng: “Trung Quốc sẵn sàng giải quyết những tuyên bố chồng lấn này thông qua đàm phán và tham vấn với Indonesia, và hợp tác cùng Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Thái độ cứng rắn của Indonesia
Trong khi đó, Indonesia một lần nữa thể hiện sự phản đối cứng rắn của quốc gia này. Các lập luận của Indonesia không chỉ được đưa ra dựa trên và phù hợp với công hàm đã đệ trình lên LHQ vào năm 2010, mà còn đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài. Họ lặp lại quan điểm từ lâu của Jakarta rằng Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Họ cũng nhấn mạnh rằng quan điểm của Indonesia về các quy chế pháp lý của các thực thể trên Biển Đông đã được phán quyết của Tòa xác nhận. Hơn nữa, họ cũng lập luận rằng cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đã được xác nhận trong phán quyết của Tòa.
Ngoài Indonesia, một số nước khác cũng đưa ra phản đối pháp lý chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên LHQ.
Một đề xuất được Trung Quốc nêu ra và truyền đạt tới Indonesia, đó là đề xuất đàm phán song phương về “các quyền và lợi ích biển chồng lấn”. Một số chuyên gia đánh giá rằng, đây cũng có thể được coi là Trung Quốc đang thực thi Điều 283 của UNCLOS về “nghĩa vụ trao đổi ý kiến”.
Điều 283 (1) của UNCLOS quy định rõ rằng “khi bất đồng nảy sinh giữa các quốc gia về việc diễn giải hoặc áp dụng Công ước này, các bên tranh chấp nên nhanh chóng tiến tới trao đổi ý kiến liên quan đến việc giải quyết thông qua đàm phán hoặc các công cụ hòa bình khác”.
Và với việc thực hiện các tiến trình “trao đổi ý kiến” thì sau đó, một trong hai bên có thể tiến tới việc lựa chọn sử dụng một cơ quan tài phán theo quy định tại Điều 297 UNCLOS để giải quyết các bất đồng.
Tuy nhiên, Indonesia đã thẳng thừng bác bỏ khả năng đàm phán song phương với Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo ở Jakarta, Ngoại trưởng Retno Marsudi nói: “Quan điểm của Indonesia rất rõ ràng rằng, căn cứ theo UNCLOS 1982 (Công ước Liên hợp quốc về Luật biển), Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nào với Trung Quốc. Do đó, không có lý do gì để đàm phán”.
Trung Quốc đã từ lâu luôn đề nghị giải quyết tranh chấp song phương. Tuy nhiên, đề xuất về việc tổ chức đàm phán song phương như vậy sẽ luôn bị Indonesia bác bỏ. Liệu Trung Quốc sẽ giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc đàm phán như vậy, là nó dựa trên Điều 76 và Điều 83 về thềm lục địa, hay Điều 56 liên quan đến khai thác EEZ hay cơ sở pháp lý nào khác chăng?
Cách để làm suy yếu yêu sách của Trung Quốc
Sự phản đối của các quốc gia khác nhau đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt khi nhắc tới phán quyết của Tòa Trọng tài có thể làm suy yếu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hồi đầu tháng 6, Hoa Kỳ cũng đã chính thức gửi Công hàm để phản đối các luận điệu trái với UNCLOS và luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Với các phản đối chính thức gần đây của các quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam về yêu sách của Trung Quốc, các phản đối này đều viện dẫn phán quyết của Toà Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS, khiến cho Trung Quốc giờ đây phải chứng minh rằng các tuyên bố của họ dựa trên luật quốc tế, hoặc họ phải tiến tới tìm ra các lập luận pháp lý mới để phù hợp với các cấu trúc pháp lý quốc tế hiện hành liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm phán quyết của Tòa Trọng tài.
Điều quan trọng là các quốc gia ASEAN cần phải liên tục nhắc đi nhắc lại phán quyết của Toà Trọng tài cũng như các lập luận yêu sách dựa trên UNCLOS và luật pháp quốc tế. Trong trường hợp Indonesia, Andi Arsana, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Gadjah Mada, nói rằng điều quan trọng đối với Indonesia là kiên trì phản đối các tuyên bố của Trung Quốc. Ông ta khẳng định rằng: “Indonesia phải liên tục làm như vậy bởi vì đó cũng chính là điều Trung Quốc đang làm với những tuyên bố chủ quyền của họ”. Ông nói thêm: “Những lời nói dối được lặp đi lặp lại đủ nhiều mà không bị phản đối có thể sẽ dần trở thành sự thật”. Chính vì vậy, không chỉ Indonesia mà tất cả các quốc gia ASEAN khác cần phải kiên trì nhắc lại phán quyết của Toà Trọng tài, điều đó sẽ khiến vị thế pháp lý của Trung Quốc bị lung lay.
Thời gian sắp tới, trong tiến trình tìm kiếm dự thảo cho Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), nếu các quốc gia ASEAN đưa được nội dung của phán quyết vào COC thì điều đó sẽ góp phần tạo thế mạnh cho các quốc gia ASEAN đối trọng trước Trung Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-to-weaken-china-s-claims-in-the-scs-06222020122610.html

TQ gánh thêm hậu quả bất ngờ từ đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 làm hàng triệu người Trung Quốc phải ở trong nhà và điều đó dẫn tới tình trạng số rác xả ra tăng gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, với Xu Yuanhong, 35 tuổi, điều hành một công ty phân loại rác thải ở Bắc Kinh thì công việc của anh ta chưa bao giờ tốt tới vậy. “Khi mọi người ở nhà, họ có nhiều thời gian hơn để tạo ra hàng đống rác thải”. Theo Xu, công ty xử lý rác Ai Fenlei của anh mỗi ngày xử lý khoảng 800 tấn rác.
Theo SCMP, kể từ tháng 2, khi thủ đô Trung Quốc bước vào tình trạng phong tỏa một phần, lượng rác mà Ai Fenlei xử lý mỗi ngày đã tăng thêm 20%, phần lớn xuất phát từ việc đóng gói giao hàng.
Do các cửa hàng tạm thời đóng cửa và người tiêu dùng phải chôn chân trong nhà, đại dịch Covid-19 đã giúp khẳng định vị thế của dịch vụ giao hàng như một phần không thể thiếu của đời sống đô thị. Tuy nhiên, nó cũng bổ sung thêm rác thải vào biển hộp bìa, hộp đựng bằng nhựa và ni lông gói mà ngành giao nhận trị giá hơn 100 tỷ USD của Trung Quốc đã tạo ra.
Sự dựa dẫm vào đóng gói có thể gây tác động hơn nữa tới môi trường và xã hội.
Ngành chuyển phát hàng hóa ở Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trong hai thập niên qua. Năm 2019, các bưu tá đã chuyển 60 tỷ gói hàng, tăng 1/4 so với một năm trước, thống kê của Cục Bưu chính quốc gia Trung Quốc cho thấy. Theo một phân tích của Greenpeace, nhựa chiếm khoảng 1/10 vật liệu đóng gói được sử dụng. Đa số rác thải không thể phân hủy – khoảng 850.000 tấn được vứt ra bãi rác hoặc lò thiêu mỗi năm.
Ông Tang Damin, một nhà vận động của Greenpeace ở Đông Á nhận xét, sự bùng nổ của rác thải từ các vật liệu đóng gói bằng nhựa ở Trung Quốc chính là lời cảnh tỉnh với các quốc gia khác.
Với 639 triệu người mua sắm qua mạng ở Trung Quốc, đặt hàng qua mạng là bản năng thứ hai của họ, trước khi cả đại dịch xảy ra. “Tôi đặt rất nhiều món đồ qua mạng, rau củ hàng tuần, các gói hàng mỗi ngày”, Zhang Yujian, một nhân viên tài chính ở Thượng Hải cho hay. Cô phải làm việc ở nhà trong tháng 2 và tháng 3 để hạn chế virus corona lây lan. Đại dịch Covid-19 đã bổ sung thêm những món hàng mới vào danh sách mua của Zhang, đó là các chai khử trùng và nhiều hộp khẩu trang. Chỉ với vài lần chạm trên điện thoại, các món hàng trên được đưa tới ba địa chỉ khác nhau, nhà của Zhang, của bố mẹ cô và bố mẹ chồng.
Những người tiêu dùng như Zhang là lý do tại sao ngành kinh doanh chuyển phát ở Trung Quốc nổi lên như những nhân tố thắng lợi hiếm có từ đại dịch. Doanh thu của ngành này tăng 3% dù chi tiêu tiêu dùng giảm 8%.
http://biendong.net/bien-dong/35428-tq-ganh-them-hau-qua-bat-ngo-tu-dai-dich-covid-19.html

Xung đột biên giới: TQ đã để mất ‘một thế hệ’ Ấn Độ

Giới chuyên gia nhận định, căng thẳng tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể khiến nền kinh tế thứ hai thế giới để mất một thế hệ tại Ấn Độ – những người từng xem Trung Quốc là cơ hội và khiến quan hệ của hai cường quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng về dài hạn
“Thùng thuốc súng” chờ phát nổ
Chiến tranh biên giới Ấn-Trung bùng phát vào năm 1962. Đụng độ tái diễn vào năm 1967, song cả hai bên dường như đều cố tránh để phát sinh những vụ việc có thể kích động đối phương quá mức.
Tuy nhiên, xung đột lại bùng lên vào ngày 15/6, khiến cả hai nhà lãnh đạo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa là Narendra Modi và Tập Cận Bình phải đối mặt với thách thức mới khi lực lượng cả hai bên đều ghi nhận thương vong.
Bối cảnh hiện nay được ví như một “thùng thuốc súng” có thể phát nổ bất kỳ lúc nào. Phong cách chính trị của hai nhà cầm quyền cứng rắn tại hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này trên thực tế khiến họ khó có thể tỏ ra nhân nhượng trong những vấn đề liên quan tới chủ quyền quốc gia và quyền kiểm soát lãnh thổ.
Xung đột ở vùng biên giới diễn ra sau khi Trung Quốc tăng cường lực lượng và triển khai xây dựng trong khu vực, và đặc biệt là tăng mật độ các cuộc tuần tra dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC), biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia và là nơi giới cầm quyền quân sự luôn nhận thức được nguy cơ leo thang căng thẳng.
Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Marshall Đức, bình luận: “Đây có vẻ như là một bước đi có chủ đích của Trung Quốc nhằm tiến tới mục tiêu là  thay đổi hiện trạng khu vực”.
Dù những thông tin về khu vực biên giới khá rời rạc và chủ yếu là do các nguồn tin từ Ấn Độ cũng như các ảnh chụp vệ tinh, song cũng đủ để người ta hình dung rõ hơn về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Small nói: “Trung Quốc đang củng cố vị thế của mình ở nhiều nơi, không chỉ đơn thuần là tiến hành các cuộc tuần tra dọc LAC mà còn xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và duy trì sự hiện diện thường trực”.
Ảnh hưởng nghiêm trọng về dài hạn
Giới quan sát cho rằng, đây không phải là thời điểm phù hợp để Bắc Kinh khuấy động căng thẳng với New Delhi. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp Covid-19, mối quan hệ với Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai bên tái thiết các kết nối ngoại giao vào những năm 1970.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã phát động chiến tranh thương mại với Australia để trả đũa việc nước này đi đầu trong nỗ lực kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19, và bên cạnh đó là bế tắc trong quan hệ với Canada sau khi Ottawa bắt giữ một lãnh đạo cấp cao của Huawei.
Một số nhà phân tích nhận định, vụ việc vừa diễn ra tại vùng biên giới với Ấn Độ là cách nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – người đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ nền kinh tế cũng như từ mối quan hệ với đối tác thương mại hàng đầu – phản ứng trước áp lực trong nước.
Taylor Fravel, Giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) bình luận: “Dịch Covid-19, làn sóng chỉ trích Trung Quốc trên quy mô quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và sự xói mòn trong mối quan hệ Mỹ-Trung đã khiến Bắc Kinh có lập trường cứng rắn trong hàng loạt vấn đề chủ quyền để thể hiện rằng họ không hề nao núng”.
Buộc phải lựa chọn giữa việc chấp nhận hoặc leo thang căng thẳng, không quốc gia nào muốn đối đầu Trung Quốc. Những bình luận mà Thủ tướng Modi đưa ra hôm 19/6 cho thấy ông sẵn sàng đánh đổi những thiệt hại về chính trị để tránh làm căng thẳng leo thang.
Giáo sư chính trị June Dreyer tại Đại học Miami (Mỹ), bình luận: “Từ góc độ Trung Quốc, họ chẳng có lý do gì để không lấn tới”. Nếu kinh tế Trung Quốc hiện lớn gấp 5 lần nền kinh tế Ấn Độ, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng được báo cáo là ở khoảng 100 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với Ấn Độ và thực tế còn có thể lớn hơn.
Giới chuyên gia nhận định, dù các cuộc biểu tình trên đường phố Ấn Độ và đe dọa tẩy chay hàng hóa Trung Quốc khó có khả năng tác động trên phương diện kinh tế và Ấn Độ không tỏ ý cứng rắn về mặt quân sự, song rất có thể Bắc Kinh đã đánh giá thấp những thiệt hại từ vụ việc này.
Những người thiệt mạng và sự đổ vỡ của các thỏa thuận ngầm tránh thương vong, nhiều khả năng sẽ càng khiến dư luận nói chung và cả giới chính trị gia gay gắt hơn với Trung Quốc.
Điều này chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong dài hạn cả về khía cạnh kinh tế và ngoại giao của hai cường quốc.
Giám đốc dự án Ấn Độ tại Viện Brookings (Washington, Mỹ) Tanvi Madan bình luận: “Tôi cho rằng Trung Quốc đã để mất một thế hệ tại Ấn Độ – những người từng xem Trung Quốc là cơ hội… Đã có những cuộc tranh luận trong nội bộ (về mối quan hệ với Trung Quốc), và những gì diễn ra gần đây càng củng cố hơn nữa lập trường của những người kêu gọi xét lại (mối quan hệ này)”.
Ông Madam cho rằng “điều này sẽ đặt dấu chấm hết cho quan điểm cho rằng sự phụ thuộc về kinh tế có thể xoa dịu các căng thẳng chính trị”.
http://biendong.net/bien-dong/35427-xung-dot-bien-gioi-tq-da-de-mat-mot-the-he-an-do.html

Phía Nam sông lũ lụt, phía Bắc núi lửa tỉnh giấc,

giang san Trung Quốc đầy nguy cơ

Quỳnh Chi
Ngọn núi lửa đã nằm im 500.000 năm, tưởng chừng không còn khả năng tạo dung nham đã thức tỉnh dưới lòng đất Trung Nguyên.
Trong tình hình đại dịch Covid – 19 không ngừng lây lan, thiên tai đại họa, lũ quét ngập lụt liên tục xảy ra tại các nơi trên khắp Trung Quốc, thì một ngọn núi lửa đã ngủ 500.000 năm ở tỉnh Hắc Long Giang bỗng hồi sinh trở lại. Dung nham magma trong lòng núi lửa đã được “sản xuất” trở lại. Điều này đã được phát hiện bởi một nghiên cứu chính thức của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trạng thái “nạp” này đạt 40% nó sẽ phun trào.
Ngày 18/6, Daily Mail của Anh đưa tin, các giáo sư từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh từ tính để phát hiện ra núi lửa Vĩ Sơn của khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, vẫn đang hoạt động, mặc dù nó chưa tới mức phun trào nhưng cần phải theo dõi sát.
Núi lửa Vĩ Sơn là một trong những ngọn núi thuộc khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì, lần phun trào cuối cùng của nó xảy ra cách đây khoảng 500.000 năm.
Được biết, ngọn núi Vĩ Sơn này từ lâu đã được biết tới là ngọn núi lửa đã dừng phun trào, nó dường như không thể phun trào hay có các hoạt động địa chất liên quan. Các nhà khoa học Trung Quốc gần đây đã phát hiện có hai hồ chứa magma khổng lồ dưới bề mặt núi.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh từ tính để phát hiện ra một cấu trúc điện trở có độ phân giải cao ba chiều, sâu 20km bên dưới núi lửa Vĩ Sơn trong khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì. Đồng thời, nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, núi lửa Vĩ Sơn ở khu vực Ngũ Đại Liên Trì hiện đang ở trạng thái hoạt động nhất định.
Nhóm nghiên cứu đã thu được hình ảnh ba chiều bên dưới núi lửa Vĩ Sơn, hình ảnh cho thấy có magma ở giữa lớp vỏ ngoài và bên trong của trái đất. Số liệu hiển thị rằng lớp magma này đã bị nóng chảy ít nhất 15%.
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố trên trang web chính thức rằng, nếu núi lửa Vĩ Sơn là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động thì bên trong nó phải ở trạng thái nguội, và sẽ không xuất hiện magma nóng chảy. Nhưng, ở đây, hai hồ chứa magma được kết nối với nhau thông qua các kênh dọc và magma ở lớp giữa liên tục được chuyển đến tầng trên của lớp vỏ trái đất.
Theo thống kê chính thức từ Trung Quốc, mức độ nóng chảy của hai hồ chứa magma của núi lửa Vĩ Sơn đã đạt ít nhất 15% và ở trạng thái hoạt động “nạp”. Nếu mức độ tan chảy của hồ chứa magma đạt tới khoảng 40%, nó sẽ đạt đến ngưỡng phun trào. Nghiên cứu cho rằng cần phải tiếp tục theo dõi hoạt động của núi lửa trong khu vực để dự đoán khả năng phun trào.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đông Bắc Trung Quốc là khu vực có nhiều ngọn núi lửa mới nhất ở Trung Quốc, bao gồm núi lửa núi Trường Bạch nổi tiếng và khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì với 14 ngọn núi lửa.
Bài viết này đã được đăng trên tạp chí Địa chất hàng tháng tại Hoa Kỳ. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Với mức độ tan chảy hiện tại của magma tại đây và những hiện tượng địa chấn, vi chấn khu vực xung quanh ta thấy, núi lửa Vĩ Sơn rất có thể đang ở trạng thái có magma đang hoạt động”.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự hình thành của núi lửa Trường Bạch và núi lửa Ngũ Đại Liên Trì có mối tương quan nhất định. Núi lửa Trường Bạch phun trào vào năm 946 sau Công nguyên (nghĩa là cũng gần với thời điểm Vĩ Sơn hoạt động), và được coi là vụ phun trào mạnh nhất từng được ghi nhận. Trong thời gian 2002-2005, núi lửa núi Trường Bạch cũng có những dấu hiệu hoạt động trở lại, thu hút sự chú ý của công chúng và cộng đồng khoa học. Vậy thì vào năm 2020, Vĩ Sơn của Ngũ Đại Liên Trì hoạt động trở lại cũng là điều có thể.
Theo NTDTV
Quỳnh Chi biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-phia-nam-song-lu-lut-phia-bac-nui-lua-tinh-giac-giang-san-day-nguy-co.html

Video: Lũ lịch sử quét bay nhà cửa,

Quý Châu Trung Quốc liên tiếp chịu thủy tai

Vũ Dương
Tỉnh Quý Châu, Trung Quốc gần đây phải hứng chịu những cơn mưa lớn liên tục, dòng lũ dẫn đến sạt lở núi, đường sá hư hại, mất điện mất nước, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Kể từ ngày 21/6 đến nay, hầu hết địa phận tỉnh Quý Châu lần nữa phải hứng chịu thêm trận mưa lớn tấn công. Buổi sáng ngày hôm qua (22/6), mưa lớn đã xảy ra tại 6 thị trấn và thôn làng ở huyện Đồng Tử, thành phố Tuân Nghĩa. Trong đó, lượng mưa ở thị trấn Mộc Qua lên tới 160,2 mm, lượng nước tù đọng trên đường cao hơn 4 mét. Sông Mộc Qua của địa phương đã xuất hiện trận lũ mấy chục năm mới gặp một lần.
Mưa lớn liên tục đã gây sạt lở núi, cầu đường hư hại, mất nước mất điện, đường sá tê liệt. Theo số liệu chính thức được công bố, tính đến 16h00 ngày 22/6, 3 người đã chết do sập nhà bởi lũ quét.
Ngoài ra, huyện Duyên Hà, thành phố Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu cũng gặp phải mưa lớn. Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày gây ra lũ quét khiến nhiều nhà cửa và công trình xây dựng bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Trong số đó, đường cao tốc từ huyện Duyên Hà đến thị trấn Quan Châu đã bị gián đoạn do sạt lở núi.
Có video cho thấy cơn mưa lớn ở huyện Duyên Hà, thành phố Đồng Nhân khiến nhiều thị trấn của huyện bị ngập nặng, dưới cây cầu của một thị trấn còn xuất hiện cảnh tượng “thác lũ”, nhiều nhà ở và cửa hàng của người dân trong thị trấn bị ngập trong nước.
Theo báo cáo của truyền thông địa phương, dòng lũ tại thị trấn Duyên Hà đã cuốn trôi lượng lớn xe cộ. Thảm họa này khiến 2 người chết và 4 người mất tích.
Dữ liệu mới nhất từ ​​Cục Khí tượng tỉnh Quý Châu cho thấy, mưa lớn liên tục dự kiến ​​sẽ kéo dài đến hết ngày 24. Huyện Vụ Xuyên, huyện Chính An, huyện Duyên Hà, huyện Đồng Tử đã đưa ra báo động lũ màu đỏ. 13 huyện trực thuộc của thành phố Tuân Nghĩa và thành phố Đồng Nhân đã đưa ra cảnh báo lũ màu vàng.
Trước đó, từ trưa ngày 20 đến sáng ngày 21/6, nhiều nơi trong địa phận huyện Chính An và huyện Đạo Chân trực thuộc thành phố Tuân Nghĩa cũng đã xuất hiện mưa lớn với lượng mưa vượt quá 100 mm, khiến nhiều đoạn đường sá bị hư hại nặng.
Hơn một tuần trước đó, từ 12 giờ sáng đến 7 giờ sáng ngày 12/6, thị trấn Bích Phong, huyện Chính An, thành phố Tuân Nghĩa gặp phải trận mưa rất to, mưa lớn kéo dài liên tục 5 giờ đồng hồ, có thời điểm lượng mưa trong một giờ lên tới 163,3 mm. Đây là trận mưa có lượng mưa lớn nhất kể từ khi tỉnh Quý Châu có ghi chép khí tượng đến nay, mưa bão này đã gây ra thảm họa lũ lụt quy mô lớn khiến ít nhất 13 người thiệt mạng.
Theo Lin Shiyuan, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/video-lu-lich-su-quet-bay-nha-cua-quy-chau-trung-quoc-lien-tiep-chiu-thuy-tai.html

Trùng Khánh, thượng nguồn đập Tam Hiệp

sắp có siêu lũ lịch sử 80 năm

Vũ Dương
Cảnh báo ứng phó lũ khẩn cấp lần đầu tiên được đưa ra kể từ khi thành lập Tổng trạm giám sát thủy văn Trùng Khánh năm 1940 đến nay.
Hôm qua (ngày 22/6), thành phố Trùng Khánh xuất hiện mưa lớn, gây ngập lụt trên diện rộng. Chính quyền Trùng Khánh đã đưa ra thông báo khẩn, mực nước sông Kỳ Giang ở Trùng Khánh đã vượt quá
giới hạn phòng lũ 4 mét. Trong 8 giờ tới, toàn bộ địa phận Trùng Khánh trên lưu vực sông Kỳ Giang sẽ chứng kiến “trận siêu lũ lịch sử”. Đây sẽ là trận lụt lớn nhất tính từ năm 1940 đến nay.
Theo báo cáo của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV và trang Tin tức Bắc Kinh, Trạm giám sát thủy văn thành phố Trùng Khánh đã đưa ra cảnh báo khí tượng (cảnh báo màu đỏ) vào lúc 11h50 ngày 22/6, rằng do chịu ảnh hưởng của những đợt mưa lớn và nước sông thượng nguồn dâng cao, toàn bộ khu vực Trùng Khánh nằm trên lưu vực sông Kỳ Giang sẽ xuất hiện “trận siêu lũ lịch sử” trong 8 giờ tới.
Hiện tại, mực nước tiếp tục dâng cao, mực nước lũ cao nhất đã vượt qua giới hạn đầu tiên vào khoảng 3 giờ chiều ngày 22/6. Hiện tại, sông Kỳ Giang đã vượt ngưỡng an toàn hơn 4 mét, đường cao tốc dọc theo bờ sông Kỳ Giang đều đã bị ngập. Nước sông tràn khỏi bờ kè, một số nơi xuất hiện lũ quét từ trên núi đổ về.
Theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, từ 8 giờ sáng ngày 21/6 đến 8 giờ sáng ngày 22/6, thành phố Trùng Khánh nhiều nơi xuất hiện mưa to đến rất to. Chín quận gồm Dậu Dương, Tú Sơn, Bành Thủy, Vũ Long… phải hứng chịu những cơn mưa lớn, với lượng mưa lớn nhất trong ngày có thể đạt đến 143 mm.
Đoạn sông Ô Giang (nhánh sông quan trọng của sông Dương Tử) chảy qua nhà ga Vũ Long, lúc 2h55 chiều ngày 21/6 xuất hiện mực nước cao nhất là 191,12 mét, với lưu lượng tương đương 12.600 m3/s. Hiện tại, Ban chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quận Kỳ Giang, Trùng Khánh đã đưa ra cảnh báo ứng phó lũ khẩn cấp.
Đây là lần đầu tiên thành phố Trùng Khánh đưa ra cảnh báo đỏ kể từ khi thành lập Tổng trạm giám sát thủy văn Trùng Khánh năm 1940 đến nay. Dự kiến ​​mực nước cao nhất tại ga Ngũ Xá, quận Giang Tân sẽ vượt quá mực nước giới hạn kiểm soát lũ khoảng 5,7 đến 6,3 mét, biên độ tăng có thể đạt đến khoảng 10 đến 11 mét. Chính quyền địa phương cho biết 40.000 người đã được sơ tán.
Do mưa lũ nghiêm trọng, một phần của đường cao tốc Nam Vạn, tỉnh Trùng Khánh đã bị xói lở, đường xe chạy bị hư hại nặng. Ngoài ra, ở thị trấn Đồng Nhân, Quý Châu cũng có mưa lớn. Đường hầm cao tốc huyện Duyên Hà thuộc trị trấn Đồng Nhân bị gián đoạn do sạt lở núi.
Video lan truyền trên mạng cho thấy đường phố bị ngập thành sông, nước sông đổ vào trong nhà, xe ô tô bị ngập và bãi đậu xe ngâm trong nước.
Theo thông tin từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc, tính đến nay, có 198 con sông ở 16 tỉnh thành trên cả nước phát sinh lũ lụt trên mức báo động, nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 8 con sông đã vượt quá ngưỡng an toàn và 8 con sông đã phát sinh trận lũ lịch sử. Trong 20 ngày kể từ khi cả nước bước vào chu kỳ lũ định kỳ vào tháng 6, tổng cộng có 171 con sông ở 16 tỉnh thành đã xảy ra lũ lụt trên mức siêu báo động. Sông Tây Giang, sông Bắc Giang ở phía nam và sông Hoàng Hà ở phía bắc đều đã lần lượt xuất hiện trận lũ số 1 trong năm nay.
Theo Gao Jing, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-khanh-thuong-nguon-dap-tam-hiep-sap-co-sieu-lu-lich-su-80-nam.html

Tình báo Mỹ: Tướng Trung Quốc đã ra lệnh

tấn công lính Ấn Độ để ‘dạy một bài học’

Hải Lam
Tờ US News dẫn tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, một tướng Trung Quốc đã ra lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ tại thung lũng Galwan hôm 15/6, dẫn đến một cuộc đụng độ dữ dội khiến hàng chục người thiệt mạng.
Nguồn tin cho biết, tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến khu miền Tây thuộc quân đội Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch tấn công tại khu vực tranh chấp trên Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở phía bắc Ấn Độ và tây nam Trung Quốc.
Theo nguồn tin này, ông Triệu có quan điểm rằng Trung Quốc không được tỏ ra yếu đuối để tránh bị chèn ép từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ, trong đó có Ấn Độ. Ông Triệu coi cuộc đụng độ vào tuần trước là cách Trung Quốc “dạy cho Ấn Độ một bài học”. Nguồn tin cho biết ông Triệu cũng là người phụ trách trong các cuộc đụng độ trước đó với Ấn Độ.
Thông tin tình báo Mỹ trái ngược hẳn với những tuyên bố của chính quyền Trung Quốc về vụ việc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19/6 đổ lỗi rằng Ấn Độ đã khiêu khích và xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc. Trong khi đó, tình báo Mỹ cho rằng vụ xung đột ác liệt hôm 15/6 không phải là sự cố vượt khỏi tầm kiểm soát như các vụ đụng độ trước đây, mà dường như là một kế hoạch của Bắc Kinh nhằm gửi một thông điệp răn đe đến Ấn Độ.
Tuy nhiên, kế hoạch đó dường như phản tác dụng, vì vụ việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên toàn Ấn Độ suốt 1 tuần sau đó. Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khiến Ấn Độ “biết điều” hơn trong các cuộc đàm phán tương lai không chỉ vô ích, mà còn đẩy Ấn Độ đến gần hơn với Mỹ.
Trong nhiều tháng qua, Mỹ đã gây áp lực cho Ấn Độ hủy bỏ kế hoạch hợp tác với tập đoàn Huawei, gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc, trong việc xây dựng mạng 5G. Sau sự cố đầu tuần trước, nhiều người dân Ấn Độ đã xóa ứng dụng mạng xã hội TikTok và phá hủy các điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc.
“Những điều này trái ngược với những gì Trung Quốc muốn”, nguồn tin nói. “Đây không phải là một chiến thắng cho quân đội Trung Quốc”.
Các quan chức quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc gặp gỡ nhiều giờ vào hôm 22/6 để đàm phán về vụ việc. Hiện vẫn chưa rõ vai trò của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vụ xung đột dữ dội tuần trước, mặc dù giới phân tích am hiểu cách Trung Quốc ra quyết định nói rằng ông Tập gần như chắc chắn biết về kế hoạch trên.
Những tháng gần đây, quân đội hai nước tập trung lực lượng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế tại khu vực Ladakh do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát, gây ra mối lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa hai bên. Công ty tình báo địa lý tư nhân Hawkeye 360 tuần trước công bố hình ảnh vệ tinh hồi cuối tháng 5 cho thấy Trung Quốc điều xe thiết giáp chở quân và pháo tự hành lên biên giới.
Các nhà phân tích bình luận rõ ràng vụ việc đã không xảy ra như Trung Quốc mong muốn. Hoa Kỳ cho rằng ông Triệu Tông Kỳ đã tổ chức lễ truy điệu cho những binh lính đã thiệt mạng trong vụ đụng độ, nhưng truyền thông nhà nước không đưa tin. Thay vào đó, các kênh truyền thông đã xóa các bài đăng đề cập đến “thất bại” và “sỉ nhục” khi mô tả những binh lính Trung Quốc đã chết hoặc bị thương.
Hoa Kỳ vẫn giữ im lặng về vụ xung đột, có khả chính quyền Trump tin rằng Ấn Độ và các nguồn lực kinh tế lớn của nước này đang ngày càng chuyển hướng về Mỹ.
Ngoại trưởng Mike Pompeo tối 18/5 đăng trên Twitter: “Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới người dân Ấn Độ vì những người đã ngã xuống trong vụ xung đột gần đây với Trung Quốc”.
Các phóng viên đã hỏi Tổng thống Donald Trump về vụ việc ngay trước khi ông rời Washington vào chiều thứ Bảy (20/6) để tổ chức một cuộc mít tinh ở Tulsa, Oklahoma.
“Đó là một tình huống rất căng thẳng. Chúng tôi đang thảo luận với Ấn Độ. Chúng tôi đang thảo luận với Trung Quốc. Họ gặp vấn đề lớn ở đó”, ông Trump đáp. “Họ xung đột với nhau, và chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp họ”.
Theo US News
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-bao-my-tuong-trung-quoc-da-ra-lenh-tan-cong-linh-an-do-de-day-mot-bai-hoc.html

Đại học Trung Quốc lọt danh sách đen,

cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung sang giai đoạn mới

Quý Khải
Cuộc chiến của Mỹ đối với nạn trộm cắp công nghệ của Bắc Kinh đã bước sang một giai đoạn mới, khi các trường đại học ở Trung Quốc được bổ sung vào danh sách đen của Washington.
Trong khi những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Huawei, Hikvision và SenseTime từ lâu đã bị hạn chế quyền truy cập vào các công nghệ Mỹ, thì danh sách thực thể – một danh sách các công ty bị nghi ngờ ăn cắp sở hữu trí tuệ và gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia Mỹ – đã được mở rộng sang các cơ sở giáo dục Trung Quốc. Nói cách khác, những “Viện Công nghệ Massachusetts MIT của Trung Quốc” – cách nói ví von những tổ chức giáo dục công nghệ hàng đầu nước này – sẽ chịu ảnh hưởng.
Một khi lọt vào danh sách thực thể, các tổ chức giáo dục này sẽ cần đến sự phê duyệt của chính phủ Mỹ trước khi công nghệ Mỹ có thể được bán hoặc chuyển giao cho họ.
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang phía Đông Bắc Trung Quốc là một cơ sở giáo dục có tuổi đời hơn trăm năm. Trường đại học này vừa bị cắt quyền truy cập và sử dụng một phần mềm kỹ thuật quan trọng, đồng thời kế hoạch liên doanh giáo dục với Đại học Arizona của Mỹ hiện đang bị gác lại, và các chương trình trao đổi học thuật với Đại học California ở Berkeley hiện không còn khả thi, theo thông tin thu được của tờ Nikkei Asian Review.
Vấn đề này nổi lên hai tuần trước khi một bức ảnh chụp các email trao đổi giữa Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và nhà phát triển phần mềm toán học MathWorks có trụ sở tại bang Massachusetts (Mỹ) được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Đáp lại khiếu nại không thể truy cập phần mềm của một người dùng từ Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, MathWorks nói với trường đại học này rằng họ không thể tiếp tục cung cấp sản phẩm do sự thay đổi chính sách của chính phủ Mỹ.
Phần mềm bị phong tỏa truy cập, gọi là MATLAB, được các sinh viên kỹ thuật Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân sử dụng trong các nghiên cứu hàng ngày và trong công việc phòng thí nghiệm.
Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, nằm cách đó không xa, cũng đã bị đưa vào danh sách thực thể của Washington hồi tháng trước.
Hai trường đại học này không còn có thể nhập khẩu thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ mà chưa được sự chấp thuận của Washington. Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm các nhà cung cấp khác bên cạnh Mỹ và thử nghiệm các giải pháp phần mềm mã nguồn mở trong những năm gần đây, các chuyên gia cho biết việc không thể truy cập các công cụ nghiên cứu và phát triển của Mỹ sẽ cản trở công việc của họ.
Căng thẳng chính trị đã phủ bóng lên các cuộc trao đổi học thuật, khi một trường đại học hàng đầu của Mỹ đình chỉ hoạt động trao đổi với các trường đại học Trung Quốc.
“Đối với các tổ chức hiện nằm trong danh sách thực thể, các tổ chức học thuật ở Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xem xét hợp tác”, Paul Triolo, người đứng đầu ban nghiên cứu công nghệ địa chất tại Tập đoàn tư vấn rủi ro Eurasia có trụ sở tại New York, nhận định. “Các tổ chức giáo dục của Mỹ sẽ càng ngày càng phải cân nhắc đến khả năng tổn thất uy tín khi hợp tác với các tổ chức Trung Quốc có dính líu đến các chương trình quân sự của Trung Quốc hoặc các hoạt động gây tranh cãi khác”.
Trong một tuyên bố kèm danh sách thực thể mới nhất được công bố hồi tháng trước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hai trường đại học Trung Quốc và 22 thực thể khác đã bị trừng phạt vì “tham gia vào các hoạt động gây tổn hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Đây là động thái tranh chấp mới nhất trong trận chiến giữa Washington và Bắc Kinh trên nhiều mặt trận, từ phát triển công nghệ cho đến thị trường tài chính và truyền thông.
Chính phủ Mỹ đã bổ sung thêm 11 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen hồi năm 2018, và 42 (không kể Huawei và tổ chức liên kết với nó) vào năm ngoái, theo Bộ Thương mại Mỹ. 35 thực thể khác đã được bổ sung thêm từ  tháng 1 đến tháng 5 năm nay.
Các trường đại học Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tham vọng lãnh đạo của Bắc Kinh trên toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh việc bồi dưỡng các nhà khoa học, kỹ sư và lập trình viên lành nghề cho các doanh nghiệp nội địa, họ cũng trực tiếp cung cấp các công nghệ tiên tiến, tối tân.
Dù hầu như không được biết đến bên ngoài đại lục, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân là trường đại học đầu tiên ở Trung Quốc chế tạo được một cỗ máy biết chơi cờ và robot hàn hồ quang. Năm 2015, Viện đã công bố kết quả nghiên cứu về cấu trúc protein trong virus HIV. Nó thậm chí còn đánh bại Viện Công nghệ Massachusetts MIT và Đại học Stanford của Mỹ để giành vị trí dẫn đầu về hai ngành kỹ thuật điện và điện tử, theo danh sách “Các trường Đại học Toàn cầu Tốt nhất” được công bố gần đây của trang US News & World Report.
Câu hỏi đặt ra là liệu những cơ sở giáo dục Trung Quốc mới nổi có thể đi tiên phong mà không cần đến các phần mềm và phần cứng của Hoa Kỳ hay không.
Một nhà nghiên cứu từng làm việc cho Trường Phi hành gia thuộc Viện Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân đã chia sẻ với Nikkei rằng phòng thí nghiệm của ông phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của Mỹ và việc tìm kiếm một giải pháp thay thế là điều gần như không thể.
“Hầu hết các phần mềm [mô phỏng] là của Mỹ, và không có quốc gia nào khác cung cấp phần mềm tương tự”, nhà nghiên cứu này cho biết. Giống như nhiều người từ trường đại học, nhà nghiên cứu này yêu cầu được giấu tên để có thể chia sẻ cởi mở. Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân là xương sống của ngành
công nghiệp du hành vũ trụ Trung Quốc. Trường này đã thiết kế, chế tạo và phóng các vệ tinh của mình và tham gia sâu vào các sứ mệnh không gian chủ chốt của nước này.
Thật khó để nói được bao nhiêu phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân bị gián đoạn công việc bởi lệnh cấm của Mỹ. Nhưng các cuộc phỏng vấn với các học giả và sinh viên từ một số khoa cho thấy các tác động là khá phổ biến.
Một sinh viên ngành kỹ thuật dân dụng nói rằng chỉ riêng trong lĩnh vực của anh, ít nhất hai công cụ quan trọng dùng trong các thiết kế kết nối máy tính và mô phỏng kỹ thuật được cung cấp bởi các hãng phần mềm Hoa Kỳ và việc mất quyền truy cập vào chúng có thể “ngăn cách [sinh viên] khỏi những gì đang diễn ra ngoài kia, và làm chậm quá trình nghiên cứu và phát triển khoa học”.
Không chỉ vậy, khả năng chế tạo các thiết bị y tế tiên tiến của Viện, một ngành công nghiệp ưu tiên trong khuôn khổ chiến lược “Made in China 2025” của Bắc Kinh, cũng đối diện với rủi ro lớn.
Một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật y sinh tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân nói với tờ Nikkei rằng phòng thí nghiệm của anh phải dựa vào các bộ chip cao cấp của Mỹ để xử lý các bức ảnh y tế và khó có thể tìm được bộ chip thay thế nào có chất lượng cao tương đương.
“Các công ty Trung Quốc như Huawei cũng đã phát triển bộ chip trí tuệ nhân tạo, nhưng không phải tất cả các sản phẩm của họ đều có chất lượng tương đương, hoặc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu, như các con chip được thiết kế bởi hãng Nvidia của Mỹ”, ông nói thêm. “Đó là thách thức khi phải xây dựng các giải pháp tiên tiến dựa trên phần cứng sản xuất ở nội địa”.
Các sinh viên và học giả từ các trường đại học trong danh sách đen cũng phải đối mặt với sự cô lập ngày càng gia tăng từ cộng đồng khoa học quốc tế. Trên lý thuyết, danh sách thực thể không hạn chế dòng chảy chất xám hai chiều. Nhưng trên thực tế, ít trường đại học Mỹ cảm thấy thoải mái với việc hợp tác với những cá nhân có mối liên kết với các trường đại học đang chịu lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ”.
“Tất cả các chương trình trao đổi học thuật của chúng tôi [với Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và HUE] đã bị hoãn lại”, Đại học California ở Berkeley, cho biết trong một trao đổi bằng email với Nikkei.
Đại học Arizona, vốn có một trường đại học trực thuộc có liên kết với Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nói với Nikkei rằng họ đang “tìm kiếm giải pháp cho mối quan hệ giữa họ với Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và các thực thể [trong danh sách đen] khác”.
Các cơ sở học thuật hàng đầu khác của Mỹ có các chương trình trao đổi và hợp tác với Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân bao gồm Đại học Illinois ở Urbana-Champaign và Đại học Carnegie Mellon, theo thông tin trên website của các trường.
Mỹ liệt ĐH Trung Quốc vào danh sách đen khi cuộc chiến công nghệ bước vào giai đoạn mới
Biểu đồ biểu thị số lượng các thực thể Trung Quốc trong danh sách đen của Mỹ qua các năm của Bộ Thương Mại Mỹ. Số liệu không bao hàm Huawei và các công ty liên kết của họ.
Kevin Wolf, một luật sư thương mại quốc tế tại hãng luật Akin Gump cho biết hoạt động trao đổi học thuật của các đại học Trung Quốc cũng sẽ gặp trở ngại.
Timothy Heath, một nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao tại Viện Chính sách Quân sự Rand Corp, cũng đồng tình: “Việc mở rộng các danh sách thực thể sẽ phủ bóng những nỗ lực hợp tác của Mỹ với các công ty và cơ sở giáo dục Trung Quốc”.
Các nhà khoa học Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những trở ngại để có thể đến Mỹ nghiên cứu. Hồi cuối tháng 5, trong một cuộc họp báo “nhanh chóng và giận dữ”, tổng thống Trump đã đưa ra một loạt quyết sách chưa từng có để đối phó với Trung Quốc, bao gồm trục xuất các sinh viên cao học và các nhà nghiên cứu Trung Quốc có mối liên hệ trực tiếp đến các trường đại học liên kết với Quân đội Trung Quốc, nhằm giảm thiểu tình trạng ăn cắp sở hữu trí tuệ. Dự tính có ít nhất 3.000 sinh viên ​​sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách này.
Tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, sinh viên Trung Quốc cho biết cơ hội học tập tại Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên mong manh.
Một sinh viên cao học nghiên cứu kỹ thuật y sinh cho biết một nghiên cứu sinh trong khoa của anh đã lên kế hoạch tham dự một chương trình trao đổi học thuật ở Mỹ vào năm ngoái, nhưng đã không xin được visa sau sáu tháng trao đổi với Đại sứ quán Mỹ.
“Năm nay, không có sinh viên sau đại học nào nhận được đề nghị [cho chương trình trao đổi] từ các trường đại học Mỹ vì những trường đại học đó đang chịu áp lực từ chính phủ”, nghiên cứu sinh này cho hay. “Mặc dù chúng tôi có thể tham dự các chương trình trao đổi ở châu Âu hoặc ở nơi khác, nhưng hầu như tất cả các sinh viên đều có nguyện vọng trao đổi học thuật ở Mỹ, vì các trường đại học ở đây thực sự nằm ở tốp đầu”.
“Các học giả Mỹ cũng không muốn đến đây (Trung Quốc)”, sinh viên này nói, viện dẫn chính sách xét duyệt ngày càng thắt chặt của Washington là lý do căn bản.
Nghiên cứu sinh này cho biết danh sách thực thể của Mỹ chắc chắn sẽ làm chậm lại công việc của họ, nhưng “danh sách đen vẫn chỉ là bước đầu tiên”.
(Nguồn thumbnail: Sparktour/Wikimedia)
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-hoc-trung-quoc-lot-danh-sach-den-cuoc-chien-cong-nghe-my-trung-sang-giai-doan-moi.html

Một nhà thơ Trung Quốc bị bắt

vì yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức

Băng Thanh
Ông Zhang Guiqi, một nhà thơ ở Trung Quốc đã chính thức bị bắt với tội danh “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” sau khi ông đăng một video kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức.
Ông Zhang sinh năm 1971 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và từng giảng dạy tại Trường ngoại ngữ Liêu Thành của tỉnh Sơn Đông trong vài năm. Ông là nhà thơ và là thành viên của Hiệp hội Bút độc lập Trung Quốc.
Theo vợ của Zhang, ông đã bị chính quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc bắt giữ vào ngày 13/5 và chính thức bị buộc tội vào ngày 19/6.
Vợ của Zhang cho biết, bà tin rằng lý do bắt giữ chồng bà là một video ông đưa lên mạng xã hội Trung Quốc Weibo vào tháng trước. Trong video, Zhang nhấn mạnh rằng “ông Tập phải từ chức và sự cai trị của chính quyền Trung Quốc phải chấm dứt” và cho biết thêm “một chế độ chuyên chế độc ác” không có công lý, dân chủ và tự do như chính quyền Trung Quốc thì nên bị lật đổ.
Nói về video của Zhang, nhà báo tự do Trung Quốc Yang Zili nói với VOA tiếng Trung rằng, Zhang chắc đã biết hậu quả của việc công bố một video như vậy và video đã phản ánh phần nào tâm trạng của một trí thức Trung Quốc.
Theo Taiwan News
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-nha-tho-trung-quoc-bi-bat-vi-yeu-cau-ong-tap-can-binh-tu-chuc.html

Mỹ ra lệnh cấm mới

khiến ‘sống sót là chủ đề hiện tại của Huawei’

An Hòa
Hoa Kỳ đã lấp lại lỗ hổng cuối cùng có thể khiến Huawei tiếp tục sản xuất chip bán dẫn, như vậy hiện tại, khả năng sản xuất chip công nghệ cao đối với Huawei dường như là không thể.
Công ty nghiên cứu EJL Wireless Research đã thực hiện việc tháo dỡ các trạm cơ sở 5G của Huawei. Kết quả này có thể cho thấy, lệnh cấm mới nhất của Mỹ sẽ ngăn cản Huawei có được hàng chục mô-đun chính cho trạm cơ sở 5G, trong khi các trạm cơ sở 5G lại là thiết bị cốt lõi của mạng lưới 5G.
Bộ Thương mại Mỹ, tháng trước, đã sửa đổi “Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài” (Foreign Direct Product Rule), yêu cầu các nhà sản xuất sử dụng công nghệ và phần mềm của Mỹ không được bán chip cho Huawei.
Tạp chí Phố Wall ngày 21/6 cho hay, lệnh cấm này trên thực tế đã bao hàm hầu hết các nhà sản xuất chip trên toàn cầu. Theo đó, nhiều nhà phân tích tin rằng, lệnh cấm mới nhất này của Mỹ sẽ gây trở ngại cho việc Huawei thống trị cạnh tranh toàn cầu 5G. Huawei cũng thừa nhận rằng, lệnh cấm này sẽ làm hỏng kế hoạch lắp đặt, bảo trì và vận hành mạng viễn thông trên toàn thế giới. Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu chính sách của Mỹ sẽ có thay đổi trong tương lai hay không? Hoặc liệu Huawei có thể tìm ra giải pháp mới hay không?
Chủ tịch luân phiên của Huawei, Quách Bình (Guo Ping), tại Hội nghị phân tích toàn cầu hàng năm của Huawei, đã tuyên bố rằng, “Sống sót là chủ đề hiện tại của Huawei”.
Lệnh cấm mới nhất này của Hoa Kỳ có thể mang tới cho Huawei một thất bại nghiêm trọng, bởi dù cho Huawei có thể thiết kế chip cao cấp thông qua công ty HiSilicon (một công ty bán dẫn của Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông và hoàn toàn thuộc sở hữu của Huawei), nhưng lại không có khả năng sản xuất những con chip này.
Khi Hoa Kỳ tuyên bố lệnh cấm mới nhất đối với Huawei vào tháng 5 năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach nói: “Huawei đã lợi dụng một lỗ hổng, lỗ hổng này giúp công ty này có thể sử dụng phần mềm thiết kế điện tử và thiết bị sản xuất của Hoa Kỳ để tiếp tục sản xuất chip bán dẫn cho chính nó”.
Ông Keith Krach nói: “Hoa Kỳ sẽ lấp lỗ hổng này lại”
Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này, ông Keith cho hay, Hoa Kỳ đã tận dụng ưu thế của các công ty thiết bị chất bán dẫn và công ty điện tử thiết kế phần mềm, thành công chặn đứng Huawei có được các con chip tiên tiến cần thiết trong việc xây dựng hệ thống mạng 5G và điện thoại thông minh tiên tiến nhất.
Earl Lum, chủ tịch của EJL cho biết, ông không tin rằng các nhà máy của Trung Quốc có thể sản xuất được các bộ phận lắp ráp này. Điều này có nghĩa là Huawei sẽ không thể xây dựng các trạm cơ sở 5G.
Hồi đầu tháng, hãng tin Bloomberg dẫn lời của người nắm rõ tình hình tiết lộ rằng, kho dự trữ chip tự nghiên cứu đặc biệt quan trọng được dùng cho thiết bị viễn thông của Huawei sẽ bị cạn kiệt trong đầu năm tới. Cấm vận mới nhất của Mỹ khiến Huawei luôn rơi vào tình trạng cấp bách. Mặc dù các quan chức cấp cao Huawei không ngừng tập trung thảo luận với nhau, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra phương án.
Được biết, nếu Huawei có ý định xây dựng một nhà máy sản xuất chip trong nước mà không cần đến thiết bị và công nghệ của Mỹ, thì đó chỉ là nằm mộng ban ngày, vì nó đòi hỏi thiết bị in khắc bằng tia cực tím do công ty ASML Holding N.V. của Hà Lan sản xuất. Đây là điều kiện tiên quyết trong bước tiếp theo để sản xuất chip. Tuy nhiên, máy móc của công ty ASML cũng sử dụng công nghệ của Mỹ.
Giới chuyên gia cho rằng sản phẩm thay thế tốt nhất của Trung Quốc hiện này chỉ có thể là sản phẩm do công ty TNHH Thiết bị vi điện tử Thượng Hải sản xuất, tuy nhiên kỹ thuật in khắc bằng tia cực tím (EUV) của nó lạc hậu hơn của công ty ASML đến cả mấy đời.
Nếu các tập đoàn Applied Materials và tập đoàn Lam Research của Mỹ không cung cấp các thiết bị của Mỹ, thì Huawei về căn bản sẽ không thể sản xuất nổi những con chip hiện đại với trình độ bậc nhất.
Theo Lin Yan Epochtimes
An Hoà biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-ra-lenh-cam-moi-khien-song-sot-duoc-la-chu-de-hien-tai-cua-huawei.html

Trung Quốc tuyên bố tham gia

Hiệp ước Buôn bán Vũ khí vì ‘hòa bình thế giới’

Hải Lam
Chính quyền Trung Quốc hôm 22/6 tuyên bố nước này sẽ tham gia Hiệp ước Buôn bán Vũ khí (ATT) của Liên Hợp Quốc, như một động thái nhằm ủng hộ chủ nghĩa đa phương và vì hòa bình thế giới.
Theo hãng tin AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra tuyên bố này trong một cuộc họp báo hôm 22/6. Ông Triệu nói rằng việc tham gia Hiệp ước là “động thái quan trọng của Trung Quốc nhằm ủng hộ chủ nghĩa đa phương”, và Bắc Kinh sẽ “liên tục nỗ lực để duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 20/6 đã bỏ phiếu phê chuẩn việc tham gia Hiệp ước buôn bán Vũ khí (ATT). Hiệp ước yêu cầu quốc gia thành viên phải lưu trữ hồ sơ về giao dịch mua bán vũ khí, đồng thời không được phép vận chuyển vũ khí xuyên biên giới nếu chúng có nguy cơ được dùng trong các cuộc tấn công dân thường hoặc hành động vi phạm nhân quyền.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, theo một cuộc nghiên cứu hồi tháng 1 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI).
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng ủng hộ việc tham gia Hiệp ước buôn bán Vũ khí. Tuy nhiên, quyết định này đã thu hút sự phản đối từ Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ và các nhóm khác theo trường phái ủng hộ các giá trị truyền thống. Hiệp hội Súng trường cho rằng Hiệp ước này là mối đe dọa đối với quyền được sở hữu súng theo Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hiệp ước cũng không được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tuyen-bo-tham-gia-hiep-uoc-buon-ban-vu-khi-vi-hoa-binh-the-gioi.html

Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc gọi EU là đối tác

Trung Quốc và Liên hiệp Châu Âu là đối tác hơn là đối thủ cạnh tranh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 22/6 tuyên bố, vào lúc hai bên thảo luận chính thức lần đầu tiên kể từ khi các mối quan hệ xấu đi vì những cáo buộc là Bắc Kinh đã loan truyền tin tức sai lạc cố ý về virus corona.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel-giám đốc điều hành và chủ tịch EU-tổ chức mội hội nghị video với ông Lý, theo sau là một cuộc họp khác với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ông Lý bày tỏ lạc quan, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Liên hiệp Châu Âu, gọi Bắc Kinh là một đối thủ hệ thống, đã thương thuyết về một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc kể từ năm 2014. Hai bên vào năm ngoái đều bày tỏ mong muốn kết thúc các cuộc đàm phán vào năm 2020.
Các giới chức EU nói họ muốn thấy có biến chuyển trong những lãnh vực như ô-tô, công nghệ sinh học và siêu điện tử và giải quyết những vấn đề của Trung Quốc từ việc trợ cấp của nhà nước đến việc bắt buộc chuyển giao công nghệ. Brussels nói thị trường Châu Âu đang mở rộng, nên Trung Quốc cũng phải mở rộng nhiều hơn nữa.
“Điều cần thiết để phá vỡ các bế tắc là giao dịch ở mức chính trị cấp cao và đó là điều hội nghị thượng đỉnh ngày hôm nay hy vọng đạt được,” một giới chức Ủy ban Châu Âu nói.
Các hội nghị thượng đỉnh thường đưa ra thông cáo chung nhưng cuộc họp ngày 22/6 không hy vọng có thông cáo chung.
Ông Lý nói Trung Quốc muốn hợp tác sâu rộng hơn với EU để chế tạo vaccine ngừa và thuốc chữa trị COVID-19.
Hoãn hội nghị tháng 9
Các giới chức EU tố cáo Trung Quốc tìm cách gây áp lực các nước EU nào chỉ trích cách thức Trung Quốc đối phó với virus corona, dùng truyền thông xã hội loan truyền tin giả về việc EU không ngó ngàng gì đến bệnh nhân COVID-19. Bắc Kinh tuyên bố không làm gì sai.
Trước đại dịch, hai đối tác thương mại Trung Quốc- EU đã có những khác biệt, trong đó có vấn đề Hong Kong và hiệp ước đầu tư.
EU cũng đối mặt với áp lực của Mỹ về việc phải có lập trường mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc. Khối này bị kẹt giữa hai cường quốc-cần cả hai và không muốn thay thế bên nào cả.
Các chính phủ Châu Âu bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong mà các nhà hoạt động vì dân chủ và một số nhà ngoại giao và các doanh nhân nói sẽ làm hại đến vai trò bán tự trị của trung tâm tài chánh toàn cầu này.
Ngày 20/6, Quốc hội Trung Quốc phản ứng giận dữ đối với một nghị quyết của Quốc hội EU phản đối luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong.
Đức hoãn một hội nghị thưởng đỉnh các nhà lãnh đạo EU với ông Tập vào tháng 9, nêu lý do trở ngại vì virus corona dù các nhà ngoại giao nói một phần là vì những bế tắc trong những cuộc đàm phán về đầu tư.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-trung-qu%E1%BB%91c-g%E1%BB%8Di-eu-l%C3%A0-%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c/5473163.html

Xung đột biên giới đẫm máu:

Ấn – Trung thực sự muốn gì?

Những cuộc gặp ngoại giao cấp cao không giúp Ấn-Trung hài lòng về hiện trạng ở biên giới, và xung đột có thể là giải pháp cuối cùng.
Cuộc đụng độ “gây sốc và bất ngờ”
Cuộc đụng độ biên giới Trung Quốc – Ấn Độ là sự kiện nghiêm trọng và gây thương vong lớn nhất cho 2 nước trong hơn 40 năm qua. Xung đột Ấn – Trung xảy ra ở Thung lũng sông Galwan nằm ở vùng núi xa xôi Ladakh trong khu vực dãy Himalaya.
Ít nhất 20 binh lính Ấn Độ đã tử vong và nhiều người khác bị thương. Con số thương vong của 2 bên có thể cao hơn bởi chỉ New Delhi công bố số liệu chính thức còn Bắc Kinh hiện vẫn từ chối cung cấp thông tin về số người chết và số người bị thương.
Cuộc đụng độ chết chóc trong tháng này giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc chứa đựng cả yếu tố gây sốc và yếu tố bất ngờ. Sự kiện trên gây sốc là bởi mức độ bạo lực nghiêm trọng và tổng số thương vong
đáng kể bất chấp việc 2 bên không dùng súng ống hay đạn dược. Trong khi đó, việc binh lính 2 nước xảy ra xung đột như vậy cũng gây không ít bất ngờ bởi quan hệ Trung – Ấn vốn tương đối ổn định.
Trong những năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với nhau, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ song phương, cũng như nỗ lực hợp tác để giải quyết khác biệt, trong đó bao gồm những tranh cãi phức tạp về lãnh thổ trong một thời gian dài.
Hai nhà lãnh đạo dường như còn đạt được sự hiểu biết chung về việc làm thế nào để củng cố mối quan hệ song phương sau khi Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Modi được tổ chức ở Vũ Hán hồi tháng 5/2018 và theo sau là một cuộc gặp không chính thức vào 17 tháng sau đó khi ông Modi tiếp đón ông Tập tại Mamallapuram.
Dù vậy, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thiếu các cuộc đàm phán thực sự nhằm giải quyết tranh chấp về lãnh thổ cũng như không tạo ra bất kỳ tiến triển nào về việc phân chia rõ ràng hơn ranh giới về cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Bên cạnh đó, nhiều vòng đàm phán được tổ chức từ những năm 1980 vẫn chưa tạo được bước ngoặt hay đột phá đáng kể.
Trong khi đó, cả hai nước đều không hài lòng về tình trạng hiện tại và muốn chủ động tăng cường nắm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp mà mỗi bên kiểm soát. Trung Quốc và Ấn Độ đã tích cực tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng và nâng cấp các con đường ở khu vực biên giới của mỗi bên nhằm cải thiện khả năng tiếp cận quân sự.
Động cơ phía sau của Ấn – Trung
Theo Gareth Price, học giả cấp cao tại Chatham House – một tổ chức nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở London nhận định, ông Narendra Modi muốn một Ấn Độ dưới thời ông là Thủ tướng phải được công nhận về sức mạnh và bình đẳng về mối quan hệ.
“Ấn Độ muốn được nhìn nhận bình đẳng với Trung Quốc và muốn thảo luận về một châu Á đa cực nhưng sau đó nước này đã nhận thấy Trung Quốc muốn chiếm ưu thế hoàn toàn ở châu Á”, ông Gareth Price nói.
Một cao điểm biên giới giữa 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc.
Dù vậy, Price không cho rằng Ấn Độ muốn khiêu khích Trung Quốc để dẫn tới một cuộc chiến tranh, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch hoành hành như hiện nay.
Về phía Trung Quốc, chuyên gia này nhận định Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán hơn. Các nhà phân tích cho rằng tình trạng hiện nay trong quan hệ Trung – Ấn là hệ quả của việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới những năm gần đây.
“Tôi tin là Trung Quốc lo ngại con đường Ấn Độ xây dựng dọc theo LAC, đặc biệt là con đường được hoàn thành vào năm ngoái, vốn có vai trò quan trọng trong việc kết nối Leh – thủ phủ Ladakh với Karakoram”, Michael Kugelman – Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson nhận định.
Con đường Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldie (DSDBO) dài 255 km được Ấn Độ khánh thành vào năm ngoái, chạy gần như song song với khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời kết nối với Daulat Beg Oldie – một căn cứ quân sự của Ấn Độ và là nơi hạ cánh của các máy bay thuộc Lực lượng Không quân nước này.
Trong khi đó, hành lang kinh tế của Trung Quốc tới Pakistan và Trung Á đi qua Karakoram, gần với Thung lũng Galwan. Khu vực tranh chấp này còn gần với cao nguyên Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát nhưng Ấn Độ cũng khẳng định chủ quyền.
“Ladakh và Đông Ladakh là những khu vực quan trọng để Trung Quốc tiếp cận Trung Á và dự án CPEC với Pakistan mà nước này đã đầu tư hàng tỷ USD. Trung Quốc lo ngại về cơ sở hạ tầng quân sự biên giới của Ấn Độ bởi việc này đe dọa đến nhiều lợi ích của Trung Quốc ở khu vực đó”, Happymon Jacob, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi nhận định.
Chuyên gia Kugelman cho rằng các nhân tố địa chính trị đóng vai trò nhất định trong những leo thang gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó phải kể đến tam giác Mỹ – Ấn – Trung.
“Trong khi quan hệ Mỹ – Trung đang lao dốc thì quan hệ Mỹ – Ấn lại phát triển nhanh chóng. Tôi nghĩ Trung Quốc hiểu điều đó. Thông điệp của nước này với Ấn Độ là: “Nếu bạn muốn thân thiết hơn với kẻ thù của tôi thì hãy nhìn xem chúng tôi có thể đáp lại với bạn như thế nào”, Kugelman giải thích, đồng thời đánh giá sự ủng hộ của Mỹ với Ấn Độ “ngày càng công khai và mạnh mẽ” trong thời gian này.
Quan hệ Trung – Ấn sẽ đi về đâu?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không muốn quan hệ 2 nước lao dốc bởi cả hai bên một mặt tìm cách duy trì tình hình biên giới ổn định, một mặt tiếp tục hưởng lợi qua quan hệ về kinh tế giữ hai nước với nhau.
Sau sự việc vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng các vấn đề Đối ngoại Ấn Độ  S. Jaishankar đã có các cuộc điện đàm với nhau trong 48h hai bên giao tranh. Mặc dù cả hai đều kêu gọi bình tĩnh nhưng mỗi bên vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau.
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar điện đàm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về xung đột biên giới hôm 15/6.
Ông  S. Jaishankar cáo buộc hành động của Trung Quốc là “có dự tính và lên kế hoạch từ trước” trong khi Bắc Kinh ban hành một tuyên bố cáo buộc Ấn Độ làm leo thang căng thẳng “một cách có chủ đích”.
Mối quan hệ Trung – Ấn dường như vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai nhưng cả hai sẽ hợp tác với nhau để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Trên thực tế, cả ông Tập và ông Modi đều phải đối mặt với những thách thức khó khăn khác ở trong nước, trong đó có cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và việc giải quyết các vấn đề lớn về kinh tế.
Tuy nhiên, những cuộc ẩu đả ở khu vực dãy Himalaya là không thể tránh khỏi bởi mỗi bên sẽ tiếp tục thúc đẩy các lợi ích lãnh thổ của mình trong khi từ chối đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào với phía đối phương. Việc những chỉ huy và quân đội ở địa phương tự giải quyết như thế nào sẽ quyết định mức độ và quy mô các cuộc xung đột trên tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng vẫn nằm ở các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh và New Delhi.
Ngoài ra, việc chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng trở thành câu hỏi cấp bách của Ấn Độ. Rõ ràng, bất chấp những cuộc gặp nồng ấm giữa ông Modi và Tổng thống Trump, quan hệ 2 nước vẫn còn rất nhiều trắc trở. Tuy nhiên, giữa bối cảnh Trung Quốc ngày càng cứng rắn và quyết đoán hơn về các tranh chấp lãnh thổ, một số quan chức Ấn Độ lo ngại nước này hầu như có rất ít lựa chọn ngoại trừ ngả về phương Tây.
Trong một bài bình luận đầu tuần này, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Gokhale đã nhận định rằng các quốc gia không thể phớt lờ hành động của Trung Quốc, cũng như phải đưa ra chọn lựa đứng về phía Washington hay Bắc Kinh.
“Trong kỷ nguyên hậu COVID-19, việc tận dụng những lợi thế từ mối quan hệ với cả 2 nước này sẽ không còn là một sự lựa chọn nữa”, ông Gokhale khẳng định.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35404-xung-dot-bien-gioi-dam-mau-an-trung-thuc-su-muon-gi.html

Căng thẳng biên giới Ấn – Trung,

Nga âm thầm hòa giải ra sao?

Các nguồn tin ngoại giao Nga cho biết, Matxcơva đang tích cực vận động để Ấn Độ và Trung Quốc sớm tìm được giải pháp cho tranh chấp biên giới hiện tại.
Nga hiện là đối tác thân thiết của cả Ấn Độ và Trung Quốc, đang nỗ lực đứng sau hậu trường nhằm làm dịu căng thẳng quân sự tại biên giới hai nước hơn 1 tháng qua, đặc biệt sau vụ đụng độ của binh lính hôm 15/6.
Theo đó, dự kiến ngày thứ Ba (23/6), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến 3 bên với Ngoại trưởng Ấn Độ Subramanyam Jaishankar và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Các động thái ngoại giao của Nga bắt đầu hôm 17/6, khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov có cuộc thảo luận với đại sứ Ấn Độ tại Nga Bala Venkatesh Varma về tình hình an ninh khu vực.
Trong đó, 2 bên đề cập tới “những diễn biến tại đường Kiểm soát Thực tế” (LAC) nằm trên biên giới Ấn- Trung tại dãy Himalaya. Cuộc gặp diễn ra ngay sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan, khiến cả hai bên đều thiệt hại nhiều sinh mạng.
Bộ Ngoại giao Nga không công bố chi tiết về cuộc gặp này nhưng các nguồn tin ngoại giao nước này khẳng định với tờ The Hindu thông tin rằng Matxcơva muốn “đặt cược” vào một nghị quyết giúp hạ nhiệt tình hình hiện tại giữa hai quốc gia có chung lãnh thổ trên dãy Himalaya này.
Một nhà ngoại giao Nga cho biết, động lực để Nga giúp cải thiện quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc là bởi “mối quan hệ giữa 2 cường quốc châu Á này là trung tâm của sự trỗi dậy của khu vực Á – Âu; cũng như sự nổi lên của trật tự thế giới đa cực, nơi không quốc gia nào có thể thống trị”.
Nga cũng muốn đề cao vai trò trung tâm của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mà Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Nga cùng hầu hết các nước Trung Á là thành viên; coi đây là nền tảng cho hệ thống toàn cầu “hậu phương Tây”.
Nga cũng lo ngại, căng thẳng kéo dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ có tác dụng tiêu cực với SCO mà còn cả với nhóm các cường quốc mới nổi BRICS mà 3 nước này cùng tham gia.
Tuy nhiên, theo thông tin mà phía Nga hé lộ, nước này sẽ chỉ đóng vai trò “xây dựng sau hậu trường” bởi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có thể tự giàn xếp được các khác biệt.
Ngoài chủ đề tranh chấp biên giới Ấn- Trung, cuộc họp Nộ trưởng Ngoại giao 3 bên Nga – Ấn – Trung tuần tới còn bàn về các xu hướng chính trị và tài chính toàn cầu hậu đại dịch COVID-19 cũng như các cơ hội để vượt qua khủng hoảng hiện tại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35406-cang-thang-bien-gioi-an-trung-nga-am-tham-hoa-giai-ra-sao.html

Ấn Độ thay đổi quy định

tại vùng biên giới tranh chấp với Trung Cộng

Tin New Delhi, Ấn Độ – Theo bản tin của tờ Straits Times, chính phủ Ấn Độ được cho là đã điều chỉnh các quy định về quận sự, đối với lực lượng đang đóng quân tại biên giới tranh chấp với Trung Cộng tại Himalaya, vào 1 tuần sau khi 2 nước xảy ra ẩu đả chết người, cũng là vụ xung đột bạo lực đầu tiên giữa 2 phía tính từ cuộc chiến biên giới 1962.
New Delhi nói đã cho phép các binh sĩ nước này được quyền nổ súng, nếu cần thiết, trong tình huống nguy cấp. Trước đó, quân đội hai bên đã tuân thủ thỏa thuận năm 1996, vốn quy định rằng không bên nào được phép nổ súng trong vòng 2 cây số xung quanh đường kiểm soát LAC, tức đường biên giới trên thực tế tại khu vực tranh chấp.
Nguồn tin của tờ Straits Times cho rằng, quy định mới là nhằm giảm ràng buộc cho giới chỉ huy tại vùng biên giới, sau khi vụ đụng độ ngày 15 tháng 6 tại thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Cộng thiệt mạng.
Vào thứ Hai, 22 tháng 6, Ấn Độ và Trung Cộng vẫn đang tiếp tục thảo luận để giải quyết tranh chấp tại Thung lũng Galwan và những nơi khác dọc theo đường LAC. Theo giới phân tích, việc New Delhi đơn phương thay đổi thỏa thuận năm 1996 là nhằm xoa dịu mối lo ngại của dư luận trong nước về sự an toàn của các binh sĩ Ấn Độ, và nhằm kiểm soát biên giới tốt hơn. Ngoài ra, đây có thể là một tín hiệu mang tính chiến lược của New Delhi gởi tới Bắc Kinh, rằng Ấn Độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu tình hình biên giới trở nên xấu đi. (BBT)
https://www.sbtn.tv/an-do-thay-doi-quy-dinh-tai-vung-bien-gioi-tranh-chap-voi-trung-cong/

Úc lo sợ đợt dịch thứ hai bùng phát,

tiểu bang Victoria siết chặt kiểm soát dịch COVID-19

Tin từ Canberra, Úc – Victoria, tiểu bang đông dân thứ hai của Úc đã thắt chặt kiểm soát coronavirus, vì số ca nhiễm tăng đột biến gây ra lo lắng rằng quốc gia này có thể bị tấn công bởi làn sóng dịch bệnh thứ hai. Tiểu bang này đã kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 4 tuần nữa đến ngày 20/7, giảm một nửa số lượng người được phép ở trong một ngôi nhà xuống còn 5 người, và trì hoãn kế hoạch tăng quy mô tụ họp tại các quán cà phê, nhà hàng và quán rượu.
Theo tờ Bloomberg đưa tin, Úc đã kiểm soát được tổng số ca nhiễm coronavirus xuống còn khoảng 7,460 ca, bằng cách đóng cửa biên giới quốc tế và quốc gia, cách ly cư dân trở về nước tại khách sạn, thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, và có chế độ kiểm tra, truy tìm rộng rãi. Tuy nhiên, hiện những lo lắng về việc lây nhiễm cộng đồng ở tiểu bang Victoria đang gia tăng, với 116 ca nhiễm mới trong tuần qua, tính đến chủ nhật (21/6).
Trong số đó, 87 ca mắc bệnh có liên quan đến lây nhiễm trong cộng đồng. Hôm thứ hai (22/6), cơ quan y tế tiểu bang Victoria tuyên bố họ đã phát hiện thêm 16 ca nhiễm trong vòng 24 giờ qua. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra khuyến cáo mọi người tránh đi đến 6 khu vực ở thủ đô Melbourne.
Sự tăng đột biến các ca nhiễm coronavirus có thể khiến các tiểu bang và vùng lãnh thổ như Queensland, Tây Úc và Tasmania phải đóng cửa biên giới cho đến sau tháng 7/2020, bất chấp áp lực từ ông thủ tướng Scott Morrison trong việc cho phép đi lại giữa các tiểu bang để tăng cường du lịch và thúc đẩy nền kinh tế suy thoái. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uc-lo-so-dot-dich-thu-hai-bung-phat-tieu-bang-victoria-siet-chat-kiem-soat-dich-covid-19/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.