Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN LẦN THỨ XIII. AI SẼ TIẾP TỤC ĐỐT LÒ?

Tuesday, June 23, 2020 5:05:00 PM // ,


ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN LẦN THỨ XIII. AI SẼ TIẾP TỤC ĐỐT LÒ?
Sáng 11/5/2020 Hội nghị Trung ương 12 ( Đại hội XII) của Ban chấp hành Trung ương  ĐCSVN chính thức khai mạc với Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc.
Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn và quyết định các vấn đề: phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tiêu chuẩn, số lượng và việc phân phối đại biểu tham dự Đại hội XIII của Đảng.
Trong phần khai mạc, Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trong phát biểu:
“Trong công tác chuẩn bị nhân sự, phải chăng cần nhấn mạnh phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, thật sự công tâm, gương mẫu chấp hành các nguyên tắc tổ chức, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái lợi ích nhóm,
chạy chức, chạy quyền …”C:\Users\Khue\Desktop\hoi-nghi-truong-uong.jpg
                                    Hội nghị Trung Ương 12 (Khóa XII)
Thay đổi nhân sự tại Đại Hội XIII – Cấu trúc quyền lực cấp cao “Tam trụ” hay “Tứ trụ”.
Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSVN sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2021 và sau đó vài tháng chánh phủ mới sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước đến năm 2026.
Mọi dự đoán về thay đổi lãnh đạo cấp cao của Việt Nam phải xét đến cấu trúc lãnh đạo hàng đầu.
Trước tháng 10 năm 2018, ban lãnh đạo cao nhất của Việt Nam được cấu trúc theo mô hình truyền thống thường được gọi là “Tứ trụ”. Theo đó bốn vị trí hàng đầu (Tổng bí thư- Chủ tịch Nước – Thủ tướng – Chủ tịch Quốc hội) được nắm giữ bởi bốn nhân vật khác nhau. Tuy nhiên sau khi Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào tháng 9 năm 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội bầu nắm luôn chức vụ Chủ tịch Nước, và cơ cấu lãnh đạo cấp cao chuyển sang cấu trúc “Tam trụ”. Do đó câu hỏi được đặt ra liệu ĐCSVN sẽ duy trì cấu  trúc quyền lực này hay trở về cấu trúc “Tứ trụ” tại Đại hội XIII?
Khi ông Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức vụ Chủ tịch Nước, vấn đề cấu trúc lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vẫn còn gây tranh cãi.
Một số nhà phân tích và các viên chức cấp cao về hưu tán thành mô hình “Tam trụ”. Còn những người khác thì nghi ngờ đó là biện pháp tạm thời để giải quyết tình thế chính trị. Các diễn biến cho thấy ông Trọng chỉ giữ chức Chủ tịch Nước tạm thời và rất có thể ĐCSVN sẽ trở lại mô hình”Tứ trụ” truyền thống tại Đại hội tiếp theo.
Thật ra bản thân ông Trọng đã bác bỏ việc “nhất thể hóa” hai vị trí và tuyên bố ông chỉ nắm giữ hai chức vụ tạm thời do tình thế.
Thứ hai chưa có thay đổi nào trong Hiến pháp  hoặc điều lệ Đảng về thể chế cấu trúc mới này.
Thứ ba về mặt kỹ thuật, văn phòng Chủ tịch Nước và văn phòng Trung ương Đảng chưa sáp nhập vào nhau và vẫn hoạt động riêng rẽ.
Xét cho kỹ , việc bầu ông Trong vào chức vụ Chủ tịch Nước thay vì tìm một người khác hình như là một giải pháp tiện lợi chính trị cho ĐCSVN. Việc thăng chức cho một đảng viên khác vào  chức vụ Chủ tịch Nước sẽ gây khó khăn và xáo trộn trong tổ chức. Những thay đổi như vậy thường phải lên kế hoạch trước và mất rất nhiều thời gian để  hoàn thành.
Hơn nữa ông Trọng sẽ nghỉ hưu trong Đại hội tiếp theo, những ứng viên hàng đầu đang vận động để thay thế ông Trọng sẽ không muốn sự xuất hiện của một ứng viên mới trong nhóm “Tứ trụ”.
Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới.
Để xác định được các ứng cử viên cho bốn chức vụ hàng đầu, cần có cái nhìn tổng quát về danh sách các ủy viên Bộ Chính trị vì chỉ có các ủy viên Bộ Chính trị  mới được cứu xét cho các chức vụ này.
Theo chỉ thị só 35-CT/TW của Bộ Chính trị, thời điểm tính số tuổi tham gia chánh quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị là tháng 9/2020. Như vậy các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại đã đủ 65 tuổi trước thời điểm tháng 9/2020 sẽ phải nghỉ hưu, ngoại trừ người được chọn để giữ chức vụ Tổng bí thư trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Xem Bảng 1 liệt kê danh sách 16 thành viên trong Bộ Chính trị hiện tại và điều kiện về số tuổi:
Bảng 1: Danh sách ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 đang hoạt động.
(Độ tuổi tính đến tháng 9 năm 2020)
                 Họ Tên                         Ngày sanh                  Chức vụ hiện tại                Đủ điều kiên
1     Nguyễn Phú Trọng       14/4/1944 (76)         Tông bí thư/CT Nước                 Không
2     Nguyễn Xuân Phúc       20/7/1954 (66)         Thủ tướng                                    Không
3     Nguyễn T. Kim Ngân    12/4/1954 (66)         Chủ tịch Quốc Hội                       Không
4     Trần Quốc Vượng         05/2/1953 (67)         Thường trực Ban Bí thư            Không
5     Ngô Xuân Lịch                20/4/1954 (66)        Bộ trưởng Quốc Phòng              Không
6     Nguyễn Thiện Nhân      12/6/1953 (67)        Bí thư Thành ủy TP/HCM            Không
7     Tòng Thị Phóng             10/2/1954 (66)        Phó CT Thường vụ QH                Không
8     Trương Hòa Bình          13/4/1955 (65)         Phó Thủ tướng Thường trực    Không
9     Phạm Bình Minh           26/3/1959 (61)         Phó TT-BT Ngoại giao                 Có
10   Tô Lâm                           10/7/1957 (63)         Bộ trưởng Công An                     Có
11   Võ Văn Thưởng            13/12/1970(49)       Trưởng ban Tuyên giáo               Có
12   Phạm Minh Chính        10/12/1958(61)       Trương ban Tổ chức TW             Có
13   Vương Đình Huệ          15/3/1957 (63)         Phó TT- BT Thành ủy HN            Có
14   Trương Thị Mai            23/1/1958 (62)         Trưởng ban Dân Vận TW           Có
15   Nguyễn Văn Bình         04/3/1961 (59)         Trưởng ban Kinh tế TW              Có
16   Hoàng Trung Hải          27/9/1959 (61)         Trưởng ban Văn kiện ĐH13       Có
Trong số 16 ủy viên, 8 người sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng kế tiếp. Tuy nhiên có thể một ứng cử viên được chọn làm TBT và người này sẽ được miễn số tuổi. Còn  8 thành viên còn lại đủ điều kiện về số tuổi có thể ở lại trong nhiệm kỳ tới, ngoại trừ ông Hoàng Trung Hải vừa bị kỷ luật vì những khuyết điểm trong việc điều hành thời ông còn làm Phó Thủ tướng. Mặc dù ông không bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị nhưng việc ông bị cách chức Bí thư Hà Nội cho thấy cơ hội ông được bầu lại vào Bộ Chính trị khó thực hiện.
Số lượng ủy viên Bộ Chính trị cho Đại hội kế tiếp vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên con số này có thể được chọn từ 15 đến 19 người giống như các Đại hội trước. Do đó ngoài 8 ủy viên Bộ Chính trị đã đủ điều kiện tái cử, Đảng sẽ bổ sung ít nhất 7 thành viên nữa vào Bộ Chính trị khóa mới. Các ứng cử viên hàng đầu cho các chức vụ này sẽ là Bí thư Trung ương Đảng đương nhiệm của Đại hội này.
Xem Bảng 2 là danh sách Bí thư Trung ương Đảng chưa vào Bộ Chính trị:
Bảng 2: Danh sách Bí thư Trung ương Đảng chưa vào Bộ Chính trị
                Họ Tên                  Ngày sanh           Tuổi đến 9/2020                  Chức vụ hiện tại
1     Lương Cường               15/08/1957                  63                  Chủ nhiệm TC Chính trị QĐNDVN
2     Nguyễn Văn Niên         14/07/1957                  63                 Chánh VP Trung ương Đảng
3     Nguyễn Hòa Bình        24/05/1958                   62                 Chánh án Tòa án Tối cao
4     Phan Đình Trạc            25/08/1958                   62                 Trưởng ban Nội chính TW
5     Nguyễn Xuân Thắng   18/02/1957                   63                 Giám đốc Học viện Chính trị HCM
6     Trần Thanh Mẫn          12/08/1962                   58                 CT Mặt Trận Tổ quốc VN
7     Trần Cẩm Tú                 25/08/1961                   61                  Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW
Ứng cử viên cho các chức vụ “Tứ trụ”
  • Tổng Bí Thư: Theo truyền thống, ứng viên cho chức vụ Tổng bí thư thường được chọn trong bốn người hàng đầu của nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên chức vụ Thường Trực Ban Bí thư (Trần Quốc Vượng đang giữ) cũng có thể là một ứng viên Tổng bí thư. Như vậy ông Trần Quốc Vượng cũng sẽ là môt ứng viên cho chức vụ Tổng bí thư trong khóa mới.
    Do giới hạn nhiệm kỳ cũng như tuổi cao và sức khỏe yếu, ông Trọng sẽ nghỉ hưu tại Đại hội kế tiếp. Do đó còn lại ba ứng viên thay thế cho ông sẽ là Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Quốc Vượng. Vì cả ba đã quá 65 tuổi vào tháng 9 năm 2020, người được chọn nắm ghế Tổng bí thư sẽ được miễn giới hạn tuổi tác, còn hai người kia sẽ phải nghỉ hưu.
    Trong số ba người, bà Nguyễn Thị Kim Ngân ở vị thế bất lợi nhất.
    Trong tổ chức Đảng kể từ khi thống nhất đất nước, chức vụ Tổng bí thư luôn được nắm giữ bởi một người miền Bắc,nhưng Bà Ngân lại xuất thân từ tỉnh Bến Tre miền Nam. Hơn nữa chính trị cao cấp trong ĐCSVN vẫn còn trọng nam khinh nữ, nên cơ hội cho một nữ chính trị gia như bà Ngân lên làm Tổng bí thư rất khó.
    Do đó ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc là hai ứng viên hàng đầu.
 - Nếu Đảng giữ cấu trúc “Tam trụ” thì ông Phúc có cơ hội cao hơn vì có nhiều kinh nghiệm ở địa phương lẫn trung ương, cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đảng viên địa phương qua hệ thống hành pháp.
C:\Users\Khue\Desktop\218ea6e1c3a22afc73b3.jpg
                          Bế mạc Hội nghị Trung Ương 12 ( Khóa XII)
    - Tuy nhiên nếu Đảng trở lại mô hình “Tứ trụ” thì ông Vượng có thể lợi thế hơn.
Việc thiếu kinh nghiệm hành pháp hay địa phương của ông sẽ không còn bị coi là điểm yếu, mà ông lại gốc miền Bắc và thâm niên hoạt động trong guồng máy Đảng từ lâu.
-  Thủ tướng: Chức vụ Thủ tướng đòi hỏi kinh nghiệm đặc biệt là quản lý kinh tế. Từ năm 1986 đến nay chức vụ này luôn được trao cho Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế.
Ông Hoàng Trung Hải là người từng giữ chức Phó Thủ tướng từ năm 2007 đến năm 2016 đã bị kỷ luật và coi như không còn hy vọng với chiếc ghế này. Trong số sáu ủy viên Bộ chính trị còn lại, chỉ có Phạm Bình Minh và Vương Đình Huệ là đương nhiệm Phó Thủ tướng.
Ông Phạm Bình Minh phụ trách vấn đề đối ngoại.
Ông Vương Đình Huệ giám sát các vấn đề kinh tế, tài chánh và từng giữ chức Bộ trưởng Tài chánh nhiệm kỳ 2011-2016 có thể trở thành ứng viên mạnh nhất trong chức vụ này.
- Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội: Còn lại sáu ủy viên Bộ Chính trị sẽ được lựa chọn cho hai chức vụ này vẫn chưa rõ ràng.
Với chức vụ Chủ tịch Nước, các ứng cử viên bao gồm Phạm Bình Minh, Tô Lâm và Phạm Minh Chính. Tuy nhiên ông Phạm Bình Minh một nhà ngoại giao kỳ cựu có trình độ tiếng Anh giỏi có thể là ứng viên nổi bật nhất.
Còn với chức vụ Chủ tịch Quốc hội, ngoại trừ Võ Văn Thưởng trẻ tuổi nhất là điều bất lợi. Còn các ủy viên Bộ Chính trị khác như Phạm Bình Minh, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Nguyễn Văn Bình đều có cơ hội khá ngang nhau cho chức vụ Chủ tịch Quốc hội.
Tuy nhiên các yếu tố khác liên quan đến nghề nghiệp, sự quan hệ trước đây với cấp lãnh đạo cũ cùng một vài khả năng cho các chức vụ khác có thể ảnh hưởng đến tương lai của họ.
Một vấn đề cũng cần được lưu ý các đảng viên gốc miền Nam trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng rất khiêm nhường. Nếu Võ Văn Thưởng  phải chờ tham chánh trong năm 2026 thì sẽ không có đảng viên gốc miền Nam nào trong nhóm “Tứ trụ” của nhiệm kỳ kế tiếp.
Tương tự nếu không có gì xảy ra trong thời gian tới thì chỉ có ba ủy viên cao cấp  gốc miền Nam trong Bộ Chính trị khóa kế tiếp.
Sau khi nhận xét và phân tích diễn tiến các Hội nghị trung ương cũng như các Đại hội thuộc các khóa trước cùng với những kinh nghiệm và sinh hoạt chính trị truyền thống của ĐCSVN, chúng ta cũng khó đoán thành phần nhân sự là ai nhất là nhân vật Tổng bí thư.
Từ giờ cho tới tháng 1 năm 2021 còn nhiều thay đổi và tùy thuộc vào biến cố Covid-19 cũng như diễn biến trên Biển Đông và trên thế giới. …
Tuy nhiên chúng ta cũng xem qua những lời tuyên bố của các nhà nghiên cứu thuộc các Viện nghiên cứu quốc tế  với những nhận định về Hội nghị Trung ương 12 và Đại hội XIII sắp diễn ra vào tháng 1 năm 2021 như sau:
-  Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thành viên nghiên cứu Viện IISS, think tank về nghiên cứu chiến lược quốc tế bình luận với BBC về Hội nghị Trung ương 12 ( Đại hội XII):
“Đây là Hội nghị quan trọng nhất về nhân sự, nó đưa ra cụ thể số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, số lượng ủy viên Bộ Chính trị, danh sách cụ thể các Bí thư Tỉnh ủy, các Trưởng ban Đảng, Quốc hội, Nhà nước …”
- Về nhân sự cho Đại hội Đảng, ông Hà Hoàng Hợp nói:
“Theo tôi không có gì mới vì nhiều người đã nói rồi. Tôi từng nói cấu trúc sẽ là “Tứ trụ” chứ không phải “Tam trụ” ngay từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng tạm nhận chức Chủ tịch Nước.
Riêng ông Phạm Bình Minh đủ tiêu chuẩn theo Quyết định 214 để ứng cử các chức vụ Thủ tướng,Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội. Ông ấy chỉ chưa đủ tiêu chuẩn ứng cử Tổng bí thư mà thôi. Tuy nhiên chức vụ Chủ tịch Nước khá thích hợp với ông Minh nhiều hơn, bởi vì ông Minh đã từng làm Bộ trưởng Ngoại giao hai khóa thì không thể tiếp tục làm Bộ trưởng nữa. Tuy nhiên ông Minh lại có các mối quan hệ nội bộ có thể không thuận lợi cho ông. Mối quan hệ nội bộ ở đây tức là về hành vi với cấp lãnh đạo cũ và có nhiều người không muốn. Do đó có thể có chức vụ mới “Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại” sẽ dành cho ông giống như chức vụ của ông Dương Khiết Trì bên Trung cộng.
Tôi cho rằng chức vụ Tổng bí thư là khó khăn nhất. Ông Trọng đã giới thiệu ông Trần Quốc Vượng  hai  lần nhưng đều bị Bộ Chính trị từ chối. Kỳ Đại hội này hy vọng Bộ Chính trị sẽ xét lại.
Đúng ra lúc này các ứng viên như Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính phải ra mặt, nhưng một số đông vẫn muốn ủng hộ Nguyễn Xuân Phúc nhiều hơn.
Điều này cho thấy Nguyễn Phú Trọng không còn phát biểu như trước đây là ứng cử viên ở chức vụ Tổng bí thư phải là người miền Bắc”
 - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên Trung tâm tương lai Khoa học Nhân văn  Xã hội học Đại học Queesland, Úc đã trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt:
“Hiện nay có ba ứng cử viên nổi lên cho chức vụ Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất liệu ĐCSVN có tiếp tục việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước như hiện nay hay trở lại với mô hình “Tứ trụ” truyền thống. Nên nhớ điều lệ ĐCSVN và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch Nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Nếu trở lại mô hình “Tứ trụ”, nghĩa là do bốn ủy viên Bộ Chính trị khác nhau đảm nhận thì ông Trần Quốc Vượng có lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện đang ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng cho trường hợp ngoại lệ.
Trong khi đó nếu tiếp tục mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước như hiện nay, đương kiêm Thủ tướng Nguyện Xuân Phúc có nhiều lợi thế hơn.
Nếu như trở lại mô hình “Tứ trụ” sẽ có thêm một ủy viên Bộ Chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này, có thể là Phạm Minh Chính, Trương ban Tổ chức Trung ương, bà Tô Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.”
Khi được hỏi về đự đoán của một số nhà quan sát về khả năng  ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hải cho rằng điều này rất khó.
Ông nói: “Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nguyễn Thiện Nhân làm Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hay khi ông đảm nhận Bí thư Thành ủy TP/HCM thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
Còn với danh sách ứng cử viên tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa 13 mới hiện cũng đang ổn định. Những ứng viên thuộc các Bộ, Ngành Trung ương đủ điều kiện để tái cử khá rõ ràng; những người dự định sẽ tham gia khóa mới đã được luân chuyển về địa phương.
Đồng thời nhân sự chủ chốt ở địa phương cũng là những người sẽ tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa mới, cũng đã được chuẩn bị cho Đại hội ở cấp địa phương”.
Lò vẫn nóng-Ai sẽ tiếp tục đốt lò?
Khi được hỏi Ban lãnh đạo mới có ảnh hưởng đến chiến dịch “đốt lò” hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng hay không? Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng chiến địch này sẽ được tiếp tục.
“ ĐCSVN sẽ quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng, duy trì niềm tin vào chế độ. Bất cứ sự thay đổi nào, nếu tốt hơn thì không sao, nhưng nếu kém đi sẽ đe dọa sự tồn tại và tính chính danh của chế độ.
Nếu một cá nhân nào lên nắm chính quyền mà không tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng thì người đó đi ngược lại với mong ước của người dân và điều đó sẽ đe dọa đến chế độ.”
Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng mô hình chống tham nhũng nhiệm kỳ kế tiếp sẽ khác đi.
“Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đang tập trung vào các đại án và đó là di sản của nhiệm kỳ trước. Danh sách các đại án sẽ tiếp tục bị điều tra, truy tố và xét xử trong năm 2020 đã được ấn định trong phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng vào ngày 15 tháng 1 vừa rồi.
Như vậy bên cạnh việc giải quyết các đại án đã xác định trong nhiệm kỳ này nhưng chưa công khai thì nay tiếp tục xử lý. Cuộc chiến chống tham nhũng ở nhiệm kỳ tới sẽ có hướng đi khác, chủ yếu sẽ tập trung vào những tham nhũng ở qui mô nhỏ hơn, tham nhũng vặt hay nhận hối lộ chứ không mở ra các đại án lớn.
Việc xử lý các vụ án tham nhũng nhỏ sẽ làm trong sạch bộ máy chính quyền cơ sở và củng cố niềm tin của người dân, mặt khác sẽ tránh sự chú ý đến hệ thống quyền lực ở câp cao hơn.”
Nhưng dự đoán vẫn là dự đoán vì còn nhiều thay đổi từ giờ cho đến ngày Đại hội vào tháng 1 năm 2021.
Hoàng Đình Khuê
Ngày 22/06/2020

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.