Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/06/2020

Sunday, June 14, 2020 3:19:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/06/2020

Tổng Thống Trump ca ngợi các tân sĩ quan Học viện

quân sự West Point trong diễn văn tốt nghiệp 2020

Tổng thống Trump đã đọc một bài diễn văn tốt nghiệp tại Học viện Quân sự West Point vào sáng thứ Bảy, 13 tháng 06. Quyết định của tổng thống Trump xuất hiện tại lễ tốt nghiệp đã gây ra một số tranh cãi, khi các sinh viên phải quay trở lại khuôn viên West Point để làm lễ sau khi học viện bị đóng cửa vì lo ngại về coronavirus.
Học viện nằm cách thành phố New York khoảng một giờ lái xe về phía bắc, nơi từng là tâm điểm của đại dịch. Tất cả sinh viên West Point đã về nhà kể từ kỳ nghỉ xuân vào tháng 3 và chỉ những người tốt nghiệp mới trở lại để làm lễ ra trường.
Bài phát biểu của tổng thống Trump tập trung vào việc chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp và tôn vinh Quân đội Hoa Kỳ, được thành lập cách đây 245 năm. Tổng thống nhắc sơ qua về đại dịch coronavirus, và nói rằng virus “đã đến bờ biển của chúng ta từ một vùng đất xa xôi tên là Trung Cộng”. Tổng thống ca ngợi các học viên đã chọn tham gia quân đội.
Tổng thống nói rằng Hoa Kỳ là quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Và quân đội Hoa Kỳ là lực lượng lớn nhất cho hòa bình và công lý mà thế giới từng biết”. Tổng thống cũng nói rằng quân đội Hoa Kỳ không phải là cảnh sát của thế giới. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ chứ không phải chiến đấu trong những cuộc chiến bất tận ở những vùng đất xa xôi. Tổng thống cũng lưu ý rằng trong nhiệm kỳ của ông, 2 nghìn tỷ Mỹ Kim đã được đầu tư vào quân đội.
Trong lễ tốt nghiệp hôm nay có 7 tân sĩ quan gốc Việt ra trường. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-ca-ngoi-cac-tan-si-quan-hoc-vien-quan-su-west-point-trong-dien-van-tot-nghiep-2020/

TT Mỹ Donald Trump

cố làm dịu căng thẳng với Lầu Năm Góc

Trọng Nghĩa
Bị cáo buộc là muốn chính trị hóa quân đội, tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 13/06/2020, đã tranh thủ cơ hội đến dự lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan tại Học Viện Quân Sự West Point nổi tiếng gần New York , để kêu gọi đoàn kết quốc gia, tôn vinh vai trò Quân Đội, tránh mọi phát biểu gây tranh cãi.
Theo ghi nhận của giới quan sát, diễn văn tại Học Viện West Point của tổng thống Mỹ rất long trọng, rất xa với giọng điệu dữ dội của ông gần đây khi nói về các cuộc biểu tình chống ky thị chủng tộc và
bạo lực cảnh sát, điều đã khiến cho giới lãnh đạo cao nhất tại Lầu Năm Góc công khai tỏ thái độ bất đồng tình với hành động của ông.
Thông tín viên RFI tại Mỹ, Loubna Anaki, tường thuật :
Bài phát biểu của tổng thống Mỹ rất được chờ đợi. Trong những tuần lễ qua, ông Donald Trump đã chứng kiến việc quan hệ của ông với giới lãnh đạo quân đội căng thẳng hẳn lên. Nhiều tướng lãnh cao cấp đã công khai chỉ trích cách ông xử lý các cuộc biểu tình bùng lên sau cái chết của George Floyd, và nhất là ý định của ông muốn triển khai quân đội trong các thành phố.
Nhiều người không che giấu thái độ lo ngại trước khả năng ông có những tuyên bố bất ngờ trong bài diễn văn tại trường West Point.
Cuối cùng thì Donald Trump đã chủ yếu tập trung phát biểu của ông trên lịch sử quân sự của đất nước Mỹ. Hôm nay Chủ Nhật là kỷ niệm 245 năm ngày thành lập Quân Đội Mỹ và tổng thống muốn gởi đi một thông điệp đoàn kết.
Ông nói: “Quý vị đến từ những nông trại, từ các thành phố lớn, nhỏ, là người xuất thân từ mọi chủng tộc, mọi tín ngưỡng. Nhưng khi đến đây, thì quý vị đã trở thành thành viên của một ê kíp duy nhất, của một gia đình, hãnh diện phục vụ một đất nước Mỹ duy nhất.”
Trước gần 1000 sĩ quan vừa tốt nghiệp, đứng cách xa nhau, Donald Trump đã hoan nghênh các quyết định của chính phủ của ông đối với quân đội, nhắc lại quyết định đã đầu tư 3 tỷ đô la cho lực lượng này.
Ông Trump cũng đã nhắc lại chính sách của ông chống lại các “cuộc chiến không nguôi”, nhấn mạnh rằng các “kẻ thù” của nước Mỹ phải cảnh giác vì Hoa Kỳ “sẽ không ngần ngại hành động trong trường hợp bị đe dọa”.
Thế nhưng, tổng thống Mỹ đã không nói gì rõ ràng về tình hình hiện tại ở Mỹ, ngoại trừ vài lời cảm ơn lực lượng Vệ Binh Quốc Gia đã được triển khai tại một số thành phố có những cuộc biểu tình”.
Theo hãng tin Mỹ AP, ngay trước lễ tốt nghiệp, hơn 500 cựu học viên West Point đã ký vào một bức thư gởi đến các đàn em, nhắc nhở về việc đừng sa lầy vào các vấn đề đấu đá đảng phái chính trị.
Bức thư có đoạn: “Thật đáng buồn khi chính phủ đã đe dọa dùng  quân đội mà các em sắp sửa phục vụ để chống lại người dân Mỹ trong những cuộc biểu tình chính đáng. Nguyên tắc dân sự kiểm soát quân sự là điều cốt lõi quan trọng, nhưng nguyên tắc đó không bao hàm thái độ phục tùng tuyệt đối một cách mù quáng”.
Lầu Năm Góc bị tố cáo là đã võ trang quá mức cho cảnh sát
Bức thư ngỏ kể trên được đưa ra trong bối cảnh chính Lầu Năm Góc bị cáo buộc là đã góp phần vào việc quân sự hóa quá mức lực lượng cảnh sát trong những năm gần đây bằng cách bằng cách cung cấp miễn phí một số lượng xe bọc thép và vũ khí chiến tranh, trong khuôn khổ một chương trình gây tranh cãi mà đảng Dân Chủ đang muốn hạn chế.
Hình ảnh cảnh sát mặc đồ chiến đấu và trang bị súng trường tấn công, bên cạnh những chiếc xe bọc thép đầy ấn tượng được triển khai khi các cuộc bạo loạn nổ ra vào cuối tháng 5 sau cái chết của George Floyd, đã làm dấy lên tranh cãi. Dự luật cải cách cảnh sát vừa được gần 200 dân biểu, chủ yếu thuộc đảng Dân Chủ đệ trình, khẳng định rằng đó là những loại vũ khí chiến tranh và đã đến lúc “ngừng quân sự hóa cảnh sát”.
Lãnh đạo cảnh sát thành phố Atlanta từ chức vì một vụ người da đen bị bắn chết
Các cuộc biểu tình nhân vụ George Floyd đã thu hút sự chú ý đến các hành vị bạo lực cảnh sát nhắm vào người da đen tại Mỹ.
Vào hôm qua 13/06, cảnh sát trưởng của thành phố Atlanta, bang Georgia (Hoa Kỳ) đã phải từ chức sau khi thông tin được tiết lô về vụ một người Mỹ da đen ngủ gục trên xe tại một nhà hàng phục vụ xe đi ngang qua bị cảnh sát bắn chết một hôm trước đó.
Sự cố đã lập tức làm dấy lên những cuộc xuống đường đòi công lý cho nạn nhân.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200614-tt-my%CC%83-donald-trump-c%C3%B4%CC%81-la%CC%80m-di%CC%A3u-c%C4%83ng-th%C4%83%CC%89ng-v%C6%A1%CC%81i-l%C3%A2%CC%80u-n%C4%83m-go%CC%81c

Cảnh sát trưởng Atlanta từ chức

vì vụ bắn chết Rayshard Brooks

Cảnh sát trưởng Atlanta từ chức sau vụ một người Mỹ da đen ngủ gục trên xe tại một nhà hàng lái xe qua (drive through) bị cảnh sát bắn chết.
Rayshard Brooks, 27 tuổi, bị bắn một cảnh sát bắn chết trong cuộc xô xát hôm thứ Sáu, nhà chức trách nói.
Thị trưởng Keisha Lance Bottoms cho biết cảnh sát trưởng Erika Shields đã từ chức hôm thứ Bảy.
Người biểu tình ở Atlanta đã xuống đường vào cuối tuần này để đòi giải pháp sau cái chết của ông Brooks.
Tối thứ Bảy, người biểu tình đã đóng cửa một đường cao tốc lớn, Xa lộ Liên tiểu bang 75, tại Atlanta.
Trong ba tuần qua, biểu tình đã bùng nổ trên khắp Hoa Kỳ, người xuống đường phản đối sự tàn bạo của cảnh sát trong cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang bị chết trong tay cảnh sát.
Người Việt, chính trị Mỹ và ‘con quái vật’
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Erika Shields giữ chức cảnh sát trưởng từ tháng 12 năm 2016 và đã làm việc trong sở cảnh sát Atlanta trong hơn 20 năm. Bà sẽ tiếp tục với bộ phận này trong một vai trò khác, Thị trưởng Bottoms nói.
“Vì mong muốn Atlanta là một mô hình của cải cách có ý nghĩa trên khắp đất nước này, cảnh sát trưởng Shields đã ngay lập tức đề nghị mình rời khỏi vị trí Cảnh sát trưởng để thành phố có thể có những bước tiến cấp bách xây dựng lại niềm tin rất cần thiết trong cộng đồng của chúng ta , “Thị trưởng Bottoms nói trong một tuyên bố.
Thị trưởng Bottoms cũng kêu gọi sa thải cảnh sát viên liên quan đến cái chết của Brooks.
Chuyện gì xảy ra tối thứ Sáu?
Cục Điều tra Georgia (GBI) đang điều tra cái chết của Brooks, 27 tuổi và đang xem video từ một camera an ninh bên trong nhà hàng của Wendy cũng như những cảnh quay từ video của nhân chứng.
Cục này nói cảnh sát đã được gọi đến nhà hàng vì ông Brooks đã ngủ trong xe của mình, làm tắc làn đường lái xe qua.
Theo cảnh sát, ông Brooks đã kháng cự khi bị bắt giữ sau khi ông thất bại cuộc kiểm tra hơi thở.
Một báo cáo từ GBI cho biết các cảnh quay được chụp từ bên trong nhà hàng của Wendy cho thấy cảnh sát đuổi theo Brooks trước khi ông ta quay lại và chĩa Taser vào một cảnh sát.
“Cảnh sát sau đó đã dùng súng của mình tấn công Brooks”, báo cáo cho biết.
Trong video nhân chứng, người ta nhìn thấy Brooks nằm sát mặt đất bên ngoài một nhà hàng của Wendy, đang vật lộn với hai nhân viên cảnh sát.
Brooks chộp lấy Taser của một cảnh sát và vùng thoát khỏi rồi bỏ chạy. Cảnh sát kia sau đó đã bắn Taser vào người Brooks và cả hai cảnh sát sau đó chạy ra khỏi khung hình của video.
Sau đó có tiếng súng nổ và Brooks được nhìn thấy trên mặt đất.
Brooks được đưa đến bệnh viện nhưng sau đó đã chết. Một trong những cảnh sát được điều trị vì bị chấn thương từ vụ việc.
Văn phòng Công tố quận Fulton đang thực hiện một cuộc điều tra riêng về sự việc, họ nói trong một tuyên bố.
Đây là viên cảnh sát thứ 48 liên quan đến vụ bắn súng mà Cục Điều tra Georgia phải xem xét trong năm nay, theo ABC News. Trong số này có 15 tử vong.
Một số người biểu tình đã tụ tập bên ngoài của nhà hàng Wendy hôm thứ Sáu, theo New York Times.
Các cuộc biểu tình sau đó bắt đầu bùng lên lại ở trung tâm Atlanta hôm thứ Bảy. Hình ảnh cho thấy những người biểu tình cầm biển hiệu với tên Brooks và Black Lives Matter.
Người dân ở Atlanta trước đó biểu tình đã phản đối sau cái chết của George Floyd. Ông Floydd chết vào ngày 25/5 sau khi một sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis quỳ trên cổ ông trong hơn tám phút. Cảnh sát đã bị sa thải và bị buộc tội giết người cấp độ hai.
Điều gì đã xảy ra ở các thành phố khác của Hoa Kỳ?
Biểu tình bùng lên và kéo dài trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới kể từ cái chết của Floyd. Nhiều người ở Mỹ đang kêu gọi cảnh sát cải tổ.
Tại Minneapolis, nơi ông Floyd qua đời, Hội đồng thành phố đã thông qua nghị quyết hôm thứ Sáu để thay thế sở cảnh sát bằng hệ thống an toàn công cộng do cộng đồng lãnh đạo. Chỉ vài ngày trước khi hội đồng này bỏ phiếu để giải tán sở cảnh sát.
Hội đồng cho biết họ sẽ bắt đầu một quá trình gắn kết kéo dài một năm “với mọi thành viên cộng đồng ở Minneapolis” để đưa ra một mô hình an toàn công cộng mới.
Tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo ra lệnh cho các sở cảnh sát thực hiện cải cách lớn. Ông cũng nói sẽ ngừng tài trợ cho chính quyền địa phương nào thất bại trong việc áp dụng cải cách nhằm giải quyết việc sử dụng vũ lực và thiên vị quá mức trong các sở cảnh sát của họ vào tháng Tư tới.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu cho biết phương pháp chẹt cổ để kiềm chế một số nghi phạm “nói chung” nên chấm dứt.
Ông Trump đã buộc phải hoãn cuộc vận động tranh cử đầu tiên sau phong tỏa vì virus corona đầu tiên của mình ở Tulsa, Oklahoma để không rơi vào một ngày lễ kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ của Hoa Kỳ.
Sau khi bị nhiều chỉ trích ông Trump chuyển cuộc vận động tranh cử từ ngày 19/6 sang một ngày sau đó. Địa điểm này cũng gây tranh cãi khi Tulsa là nơi có những vụ thảm sát người da đen tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ năm 1921.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53004540

Mỹ: Người biểu tình đốt nhà hàng

vì cảnh sát bắn chết người da đen

Người biểu tình hôm 13/6 chặn một đường cao tốc lớn ở Atlanta và đốt nhà hàng bán đồ ăn nhanh có tên gọi Wendy’s, nơi một người đàn ông da đen bị cảnh sát bắn chết khi nghi can tìm cách bỏ chạy để tránh bị bắt giữ.
Hãng tin Reuters cho rằng vụ việc này nhiều khả năng sẽ lại làm bùng lên thêm các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ về vấn đề sắc tộc và hành động của cảnh sát.
Nhà hàng đã bốc cháy hơn 45 phút trước khi lực lượng cứu hỏa có thể tới để dập lửa trong vòng bảo vệ của cảnh sát.
Khi đó, tin cho hay, nhà hàng đã bị thiêu rụi bên cạnh một trạm bán xăng.
XEM THÊM:
Người Việt gốc Phi trong vòng xoáy bạo lực và biểu tình ở Mỹ
Những người biểu tình khác thì tuần hành ra đường cao tốc Interstate-75. Họ chặn giao thông trước khi cảnh sát sử dụng xe tuần tra để khống chế.
Cảnh sát trưởng thành phố, Erika Shields, đã từ chức sớm ngày 13/6 vì vụ bắn chết anh Rayshard Brooks, 27 tuổi, tối ngày 12/6.
Thị trưởng Keisha Lance Bottoms cho biết bà đã chấp nhận đơn xin từ chức chóng vánh của cảnh sát trưởng Shields.
Nhân viên cảnh sát bắn chết anh Brooks đã bị sa thải. Một nhân viên khác bị cho nghỉ tạm thời. Cả hai cảnh sát là người da trắng.
Cái chết của anh Brooks xảy ra sau nhiều tuần biểu tình ở các thành phố lớn khắp nước Mỹ để phản đối việc người Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong sau khi bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên cổ trong vòng gần 9 phút.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%E1%BB%91t-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-v%C3%AC-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%E1%BA%AFn-ch%E1%BA%BFt-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-da-%C4%91en/5462259.html

Tài xế xe tải có thể sẽ từ chối giao hàng

nếu cảnh sát bị ngừng cấp kinh phí

Bình luậnThanh Hương
Các công ty vận tải và các chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại của họ sau phong trào “ngừng cấp kinh phí cho cảnh sát” – một động thái xảy ra sau khi người đàn ông da màu George Floyd bị thiệt mạng trong một cuộc bắt giữ của cảnh sát vào ngày 25/5 vừa qua.
Trong một cuộc thăm dò gần đây của CDLLife – cộng đồng lớn nhất dành cho các tài xế xe tải – 77% người lái xe tải cho biết họ sẽ từ chối giao hàng đến các thành phố mà đã ngừng cấp kinh phí cho các sở cảnh sát của họ.
Nhiều tài xế xe tải đã lo sợ về sự an toàn của họ, cũng như điều gì sẽ có thể xảy ra nếu không có sở cảnh sát trong thành phố. Những người lái xe tải đã ở trên chiến tuyến trong vài tháng qua, trong cả đại dịch virus Corona Vũ Hán (Covid-19) và cả các cuộc biểu tình về sự tàn bạo của cảnh sát.
Vào thứ Sáu, Hội đồng thành phố Minneapolis đã nhất trí thông qua một nghị quyết không có quyền phủ quyết để theo đuổi việc thay thế bộ phận cảnh sát của mình bằng một “hệ thống an toàn công cộng do cộng đồng lãnh đạo”.

Ở những nơi khác trên đất nước, Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti và Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết họ có ý định chuyển hàng trăm triệu đô-la ngân sách vốn dành cho các sở cảnh sát địa phương cho các chương trình xã hội và cộng đồng.
Các bên liên quan trong ngành vận tải đường bộ đang chăm chú quan sát để xem các chính sách này sẽ đi được bao xa, Mạng lưới Giao thông Quốc gia (TNN) đưa tin.
Chuyên gia vận tải Dan Doran chỉ ra rằng “các tài xế xe tải và các công ty vận tải đường bộ sẽ nhanh chóng từ chối phục vụ các khu vực này nếu có vấn đề phát sinh”.
“Các tài xế xe tải đã rất lo lắng về tất cả những cuộc biểu tình này, thậm chí trước cả khi người ta nói về việc ngừng cấp kinh phí cho cảnh sát”, ông Doran nói với TNN.
Ông Doran đã làm việc trong ngành dịch vụ vận tải hơn 40 năm và là chủ tịch Hiệp hội Vận tải Xe tải (TCA) vào năm 2018. Ông nói rằng các công ty ở một số khu vực muốn nhận được hàng của mình một cách an toàn thì sẽ cần phải tìm cách “tăng cường an ninh”.
“Một khách hàng tốt có thể nói với một người vận chuyển tốt rằng họ sẽ cung cấp một số biện pháp an ninh để giúp họ [người vận chuyển] đi vào địa phận của thành phố … giống như một kiểu hộ tống”, ông Doran nói. “Tôi nghĩ rằng bất kỳ hãng vận chuyển uy tín nào cũng sẽ lắng nghe mối quan tâm đó, và thực hiện các bước để giúp người lái xe trở nên thoải mái hơn khi đến đó”, ông nói thêm.
Darren Yancy, một nhà tư vấn bảo hiểm thương mại, nói với TNN rằng việc ngừng cấp kinh phí cho cảnh sát có thể làm tăng rủi ro tiềm ẩn từ tội phạm, như trộm cắp và hỏa hoạn, và các công ty vận tải có thể xem xét tăng chi phí bảo hiểm.
Ông Yancy nói thêm rằng những nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả hàng hóa lẫn tài xế xe tải, và sự gia tăng chi phí liên quan sẽ buộc các công ty phải lựa chọn có giao hàng đến các khu vực đó hay không.
Tài xế xe tải lên tiếng về những lo ngại của họ
Lái xe tải đã được Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ xếp hạng là một trong những công việc nguy hiểm nhất ở Mỹ. Năm 2018, bộ này đã báo cáo rằng đây là công việc nguy hiểm nhất. Hồ sơ cho thấy toàn quốc có tổng cộng 5.250 người bị thương nặng trong năm 2018, tăng 2% so với con số 5.147 người trong năm 2017.
Các tài xế xe tải đã bày tỏ mối lo ngại của họ thông qua các tin nhắn gửi đến cuộc thăm dò gần đây của CDLLife, với một tài xế xe tải đã viết rằng “không có cảnh sát, không có xe tải”.
“Bỏ đi cảnh sát thì tôi có thể sẽ chết, và nếu có con cái hoặc thành viên gia đình đi cùng tôi lúc đó thì họ cũng có thể sẽ chết. Tôi sẽ không mạo hiểm mạng sống của mình, hãy để những cái kệ cứ trống rỗng ở những khu vực mà đã ngừng cấp kinh phí cho cảnh sát”, một tài xế cho biết.
“Tôi sẽ không giao hàng đến một khu vực mà đã giải tán sở cảnh sát của họ. Mạng sống của tôi đáng giá, và tôi làm điều này cũng vì gia đình của mình nữa”, một tài xế xe tải tuyên bố. “Chúng tôi trước nay đã luôn bị lệ thuộc và những thị trấn và thành phố này, nơi có những luật lệ và sự ghét bỏ đối với chúng tôi vì việc đỗ xe, ăn uống, hay thậm chí sử dụng nhà vệ sinh”.
“Nếu có chuyện gì đó xảy ra và bạn phải tự giải quyết vấn đề (do không nhận được sự trợ giúp từ cảnh sát), thì bạn sẽ có nguy cơ bị truy tố vì đã bảo vệ chính mình”, một tài xế xe tải khác đã viết qua ứng dụng di động.
“Vì sự an toàn của bản thân cũng như sự đảm bảo cho hàng hóa của khách hàng, tôi đã thông tri đến người điều phối rằng tôi sẽ từ chối những chuyến đi đến các thành phố mà đã ngừng cấp kinh phí cho sở cảnh sát của họ”, một tin nhắn khác viết.
Thanh Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/kinh-te/tai-xe-xe-tai-co-the-se-tu-choi-giao-hang-neu-canh-sat-bi-ngung-cap-kinh-phi-45330.html

Danh sách đề cử vị trí Phó Tổng Thống

của ứng cử viên Joe Biden thu hẹp lại

còn Warren, Harris, Susan Rice và một vài người khác


Tin từ Washington – Quá trình tìm kiếm ứng cử viên phó tổng thống đồng hành của ông Joe Biden vừa bước vào vòng hai với danh sách các ứng cử viên phó tổng thống tiềm năng, trong đó một vài phụ nữ da màu.
Các thành viên Dân chủ giấu tên có liên quan đến quá trình cho biết ủy ban của ông Biden đã thu hẹp các lựa chọn chỉ còn sáu ứng cử viên tiềm năng nhất sau các cuộc phỏng vấn ban đầu.
Trong đó có: thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts và Kamala Harris ở California, cũng như Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia của cựu tổng thống Barack Obama. Các viên chức từ chối nêu tên các ứng cử viên khác và cho biết quá trình vẫn diễn ra êm đẹp. Các ứng cử viên bổ sung vẫn có thể được yêu cầu nộp hồ sơ bổ sung đang được tiến hành đối với một số ứng cử viên hàng đầu.
Ông Biden từng nói rằng sẽ chọn một người phụ nữ làm người đồng hành, và đang đối mặt những áp lực từ đảng Dân chủ rằng phải chọn một phụ nữ da màu, vì vai trò của các cử tri da màu trong cuộc bầu cử của ông, và vì tình trạng kỳ thị chủng tộc và bất bình đẳng đã làm náo loạn cả quốc gia sau cái chết của George Floyd.
Danh sách ứng cử viên bao gồm một số phụ nữ da đen, bao gồm bà Kamala Harris và Susan Rice. Các cố vấn cũng đã thăm dò dân biểu Florida, Val Demings và thị trưởng thành phố Atlanta, Keisha Lance Bottoms, cả hai đều là người da màu, và thống đốc tiểu bang New Mexico, Michelle Lujan Grisham, người gốc Latinh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/danh-sach-de-cu-vi-tri-pho-tong-thong-cua-ung-cu-vien-joe-biden-thu-hep-lai-con-warren-harris-susan-rice-va-mot-vai-nguoi-khac/

Facebook sa thải nhân viên

vì công khai phản đối sự im lặng của công ty

trước các bài  đăng của Tổng Thống Trump

Tin từ San Francisco — Facebook đã sa thải một nhân viên sau khi người này chỉ trích quyết định của Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg khi không đưa ra bất kỳ hành động nào chống lại các bài viết vi phạm chính sách công ty của Tổng thống Trump.
Nhân viên nói trên là Brandon Dail, một kỹ sư về giao diện app của Facebook tại Seattle. Dail viết lên Twitter rằng ông bị sa thải vì công khai chỉ trích một đồng nghiệp đã từ chối ủng hộ phong trào Black Lives Matter trên các tài liệu mà người này đang xuất bản. Ông Dail đăng tải bài viết trên một ngày sau khi ông cùng một số nhân viên khác của Facebook đình công và biểu tình phản đối cách giám đốc Zuckerberg giải quyết những bài đăng của Tổng thống Trump.
Facebook đã xác nhận việc ông Dail bị sa thải, nhưng không cung cấp thông tin gì thêm. Công ty cho biết các nhân viên tham gia cuộc biểu tình sẽ không bị kỷ luật.
Trong các bài đăng dẫn đến biểu tình của Tổng thống Trump có chứa một đoạn nói rằng “khi các vụ cướp bóc xảy ra, cảnh sát sẽ nổ súng” – nhắc đến các cuộc biểu tình chống kỷ thị chủng tộc và nạn bạo lực cảnh sát bắt nguồn từ cái chết của ông George Floyd vào ngày 25 tháng 5. Twitter đã dán nhãn khuyến cáo bạo lực trên bài đăng tương tự, nhưng Facebook đã không đưa ra bất kỳ hành động nào. (BBT)
https://www.sbtn.tv/facebook-sa-thai-nhan-vien-vi-cong-khai-phan-doi-su-im-lang-cua-cong-ty-truoc-cac-bai-dang-cua-tong-thong-trump/

Đã đến lúc Mỹ cần chấm dứt hoạt động

của Mặt trận Thống nhất Trung Quốc

Lục Du
Theo nhà báo Josh Rogin, đại dịch Covid-19 đã phơi bày bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là âm mưu can thiệp vào xã hội Hoa Kỳ thông qua tổ chức Mặt trận Thống nhất của Bắc Kinh. Cây viết của The Washington Post đề nghị, đã đến lúc phải chấm dứt hành vi phá hoại của tổ chức nguy hiểm này.
Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) gần đây đã công bố một báo cáo chỉ ra việc ĐCSTQ đã xâm nhập và thao túng gần như mọi lĩnh vực ở các nước trên thế giới, bằng cách sử dụng khôn khéo một tổ chức có tên Mặt trận Thống nhất.
Báo cáo của ASPI cho hay Mặt trận Thống nhất có phạm vi hoạt động rất rộng ở nước ngoài, nó áp dụng đủ các chiêu thức để gây ảnh hưởng và thủ lợi cho Bắc Kinh, từ việc cài cắm gián điệp cho đến các hoạt động can thiệp vào các vấn đề của nước sở tại.
Công cụ đắc lực của ĐCSTQ
Vào tháng 7/1944, ĐCSTQ thành lập Ban Công tác Thành thị, sau đó, vào tháng 9/1948 ban này được đổi tên thành Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, chuyên trách nhiệm vụ thống nhất đất nước, tức chủ yếu lo công việc giành lấy phần lãnh thổ còn lại đang được Quốc Dân Đảng quản lý ở thời điểm đó.
Sau khi giành quyền kiểm soát toàn bộ Đại lục vào năm 1949, ĐCSTQ vẫn duy trì hoạt động của Mặt trận Thống nhất. Cơ quan này tiếp tục “phát huy” chức năng nhiệm vụ được ĐCSTQ giao, và theo thời gian nó kiêm thêm vai trò tuyên truyền “chính sách” của lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc ra nước ngoài, đồng thời gây chia rẽ và phá hoại cấu trúc của các xã hội tự do, cũng như làm bất ổn môi trường chính trị tại các nước mà Bắc Kinh coi là kẻ thù.
Báo cáo của ASPI cho thấy, Mặt trận Thống nhất nắm trong tay hệ thống truyền thông hùng hậu và mạng lưới điệp viên dày đặc được cài cắm khắp nơi trên khắp thế giới. Còn theo nhà báo Rogin, Mặt trận Thống nhất hoạt động cả ở trong và ngoài nước với nhiệm vụ, được diễn đạt theo tư tưởng Mao Trạch Đông, là phát triển lực lượng ủng hộ ĐCSTQ và tấn công kẻ thù của Bắc Kinh.
Nhà báo Rogin cho biết thêm, Mao Trạch Đông coi Mặt trận Thống nhất là một trong những “vũ khí ma thuật” của chính quyền Trung Quốc, vì nó có thể sát thương đối thủ trong khi đối thủ còn chưa nhận ra hình hài của nó.
Mao Trạch Đông nói rằng Mặt trận Thống Nhất là “vũ khí ma thuật” của ĐCSTQ (ảnh: Trích xuất video của Criminals and Crime fighters).
Dưới thời Tập Cận Bình, Mặt trận Thống nhất được giao nhiệm vụ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ra nước ngoài nhằm tiếp tục gia tăng ảnh hưởng của ĐCSTQ trên phạm vi toàn thế giới.
Bất chấp thủ đoạn
Báo cáo của ASPI đã chỉ ra sự nguy hiểm của Mặt trận Thống nhất, tổ chức này đánh lừa được cả những chính trị gia kinh nghiệm khi trên bề mặt nó thực hiện các hoạt động ngoại giao và tuyên truyền công khai cho Bắc Kinh, tạo cảm giác như một cơ quan bình thường của ĐCSTQ, tuy nhiên phía sau nó thực hiện các phương thức hoạt động bất chấp thủ đoạn, miễn sao có lợi cho chính quyền Trung Quốc, bao gồm hoạt động gián điệp, thậm chí không ngần ngại sử dụng hành vi của xã hội đen để đạt mục đích.
Nói về phương thức hoạt động của Mặt trận Thống nhất, ông Alex Joske, tác giả báo cáo của ASPI, cho biết, tổ chức này luôn cố gắng can thiệp vào cộng đồng người di cư ở Úc, tìm cách gây ảnh hưởng tới các hệ thống chính trị, đồng thời lén lút tiếp cận để sở hữu những công nghệ có giá trị và nhạy cảm.
Nhà báo Rogin nói rằng các chi nhánh của Mặt trận Thống nhất sẵn sàng dùng các khoản tiền khổng lồ đầu tư vào các học viện để mua chuộc các chuyên gia uy tín của Hoa Kỳ, kiểm duyệt các báo cáo khoa học và phát ngôn bất lợi cho Bắc Kinh, và nó cũng làm điều tương tự để thao túng các tổ chức truyền thông tại Mỹ.
Một báo cáo của Ủy ban đánh giá rủi ro an ninh và hoạt động kinh tế Mỹ-Trung thông tin, hàng chục viện Khổng Tử hoạt động ở Hoa Kỳ có “mối quan hệ mật thiết một cách chính thức và lâu dài” với Mặt trận Thống nhất. Nhưng Mặt trận Thống nhất che đậy được bản chất nguy hiểm của nó khi không để lộ ra các bằng chứng hữu hình cho thấy các cơ sở đào tạo trá hình như viện Khổng Tử, các sinh viên gốc Hoa hay các nhà khoa học Mỹ có móc nối với nó.
Gỡ bỏ mặt nạ
Sau một số sự việc bất thường, người Úc đã bắt đầu cảnh giác với các hoạt động gây ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đất nước họ. Một trong những sự việc có tác dụng cảnh tỉnh người Úc là vụ việc năm 2016, thượng nghị sĩ Sam Dastyari đã tuyên bố ủng hộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi nhận các khoản “tài trợ” từ những tổ chức được cho là có quan hệ mờ ám với Mặt trận Thống nhất.
Những quan chức đào thoát khỏi Trung Quốc cũng đã góp phần giúp người Úc và thế giới thấy rõ hơn bộ mặt thật của Bắc Kinh và Mặt trận Thống nhất. Năm 2019, ông Vương Lập Cường, một cựu đặc vụ Trung Quốc đã tiết lộ với giới truyền thông Úc về các thủ đoạn mà ĐCSTQ áp dụng để gây ảnh hưởng ở nước ngoài.
Tại Mỹ, các chính trị gia cũng đã nhìn thấy bộ mặt thật phía sau chiếc mặt nạ mà Mặt trận Thống nhất của Bắc Kinh đang đeo.
Vào thứ Tư (10/6), Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa (RSC) Mỹ bao gồm 147 nghị sĩ đã công bố một báo cáo chiến lược quốc gia, đồng thời kêu gọi trừng phạt tất cả các quan chức hàng đầu làm việc cho Mặt trận Thống nhất, cho các văn phòng và hoạt động điều phối nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh ở trong và ngoài Trung Quốc.
“Chúng tôi đề nghị trong báo cáo này các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất, từng được Nghị viện đề xuất, đối với ĐCSTQ. Và chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc làm điều này”, Chủ tịch của RSC Mike Johnson nói với nhà báo Rogin. “Chúng tôi đã tập trung vào các mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra trong một thời gian dài, nhưng đại dịch và Covid-19 đã thực sự cảnh tỉnh thế giới về nó [ĐCSTQ]”.
RSC cũng sẽ kêu gọi tất cả các Viện Khổng Tử phải đăng ký hoạt động theo Đạo luật Đăng ký cho tổ chức nước ngoài, bởi vì các tổ chức truyền thông phục vụ chính quyền Trung Quốc hiện đã phải chịu điều chỉnh của đạo luật này. Ngoài ra, các trường đại học Hoa Kỳ được yêu cầu phải báo cáo về việc nhận bất kỳ gói quà tặng từ nước ngoài nào có giá trị trên 50.000 đô la (ngưỡng hiện tại phải báo cáo là trên 250.000 đô).
“Người dân Mỹ cần biết sự thật về Mặt trận Thống nhất, nó được sinh ra từ thời Mao, mục tiêu ban đầu của nó là gây ra chiến tranh chính trị, và sau đó nó đã tạo ra ảnh hưởng khủng khiếp ở Hoa Kỳ”, nghị sĩ Joe Wilson, hiện là lãnh đạo của lực lượng đặc nhiệm an ninh quốc gia trực thuộc RSC, nói.
Nhà báo Josh Rogin cho rằng, đã tới lúc Hoa Kỳ đưa Mặt trận Thống nhất của chính quyền Trung Quốc ra ánh sáng và vô hiệu hóa các chức năng đang hoạt động của nó.
https://www.dkn.tv/the-gioi/da-den-luc-my-can-cham-dut-hoat-dong-cua-mat-tran-thong-nhat-trung-quoc.html

Gần 150 nghị sỹ Cộng hòa đề xuất trừng phạt

 toàn bộ giới chức cấp cao của TQ và gia đình họ

Báo The National Interest hôm 11/6 đưa tin, các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa trong Hạ viện Hoa Kỳ đang đề xuất những biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó một số biện pháp sẽ được áp dụng đối với tất cả các thành viên của cơ quan lập pháp Trung Quốc và gia đình họ.
Bài báo cho biết, Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa, bao gồm 147 thành viên thuộc Nghị viện, đã công bố một bản chiến lược an ninh quốc gia mới vào hôm 10/6 nhằm chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc và hoạt động phá hoại của Bắc Kinh đối với lợi ích của Hoa Kỳ.
Bản chiến lược dài 120 trang, trong đó đề xuất nhiều biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc, trong đó có lệnh cấm học tập tại các trường đại học Hoa Kỳ. Lệnh cấm sẽ được áp dụng đối với tất cả các thành viên của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc, hiện có 2.280 đại biểu). Lệnh cấm này cũng áp dụng đối vợ/chồng, con cái của tất cả các quan chức nêu trên.
Đề xuất của Đảng Cộng hòa cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng.
Một trang tin khác có tên The National Review, cho biết bản chiến lược của các nghị sỹ Cộng hòa cũng đề xuất Nghị viện mở rộng thẩm quyền cho Tổng thống Donald Trump áp dụng Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky để trừng phạt Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bản đề xuất có ghi: “Mặc dù thực tế là Mặt trận Thống nhất không phải là một thực thể có hành vi bạo lực hay tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố, nhưng nó là một cánh của ĐCSTQ có liên quan đến các hoạt động đe dọa Hoa Kỳ”.
The National Review bình luận rằng Ủy ban Nghiên cứu của đảng Cộng hòa thậm chí không cần phải giải thích như vậy để áp dụng các biện pháp trừng phạt theo đạo luật Magnitsky. Bởi vì trước đó Viện Chính sách Chiến lược Australia đã công bố một bản báo cáo, trong đó kết luận Mặt trận Thống nhất là một mạng lưới tinh vi, xâm nhập vào các lĩnh vực khác nhau của các nước dân chủ tự do. Các chi nhánh của nó có tác động đến xã hội dân sự, nó cũng theo dõi và bắt nạt các thành viên của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, kể cả trong các trường đại học.
Bản chiến lược cũng khuyến nghị các biện pháp báo cáo chặt chẽ hơn nữa đối với các thực thể khác tham gia vào Mặt trận Thống nhất, như Viện Khổng Tử, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận và các hãng truyền thông của nhà nước Trung Quốc.
The National Review bình luận: “Những đề xuất này là một cuộc thúc đẩy chưa từng có để chống lại ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đưa ra một bản chiến lược khác dài 16 trang trực tiếp nhắm vào các mối đe dọa từ ĐCSTQ, trong đó chỉ đề cập đến ông Tập Cận Bình với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ, mà không hề nhắc đến chức vụ Chủ tịch nước của ông này. Đây được coi là một thông điệp mạnh mẽ, ngầm ám chỉ rằng Washington coi ĐCSTQ là một thế lực thù địch và không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
http://biendong.net/bien-dong/35250-gan-150-nghi-sy-cong-hoa-de-xuat-trung-phat-toan-bo-gioi-chuc-cap-cao-cua-tq-va-gia-dinh-ho.html

Mỹ cảnh báo TQ không được có thêm

‘trường thành bí mật’ về vũ khí hạt nhân

Phía Mỹ nói rằng Trung Quốc không được có thêm ‘trường thành bí mật’ về vấn đề phát triển hạt nhân và cần tham gia đàm phán với Mỹ, Nga. Nhưng liệu Trung Quốc sẽ nghe theo lời thúc giục của Mỹ?
Kiểm soát vũ khí hạt nhân có thể sẽ trở thành một “chiến trường mới” trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia các cuộc đàm phán với Washington và Matxcơva để gia hạn một hiệp ước quan trọng, báo South China Morning Post (SCMP) ngày 11-6 bình luận.
Đặc phái viên của Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea hôm 10-6 đã thúc giục Bắc Kinh cân nhắc lại về quyết định trên ngay trước cuộc đàm phán cuối tháng này.
Dự kiến ông Marshall Billingslea sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ở Vienna (Áo) vào ngày 22-6 để thảo luận về việc gia hạn New START – một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân được đàm phán dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama và dự kiến hết hạn vào đầu tháng 2-2021.
“Trung Quốc nói rằng họ không có ý định tham gia đàm phán ba bên. Họ nên cân nhắc lại. Việc đạt được vị thế cường quốc đòi hỏi phải hành xử đúng với trách nhiệm của cường quốc. Không được có thêm ‘trường thành bí mật’ về vấn đề phát triển hạt nhân của họ. Đợi Trung Quốc tại Vienna!” – ông Marshall Billingslea cho biết, một ngày sau khi xác nhận đã mời Bắc Kinh tham gia đàm phán.
Khi sự đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh tăng lên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục đưa Trung Quốc vào một thỏa thuận trong tương lai thay thế hiệp ước New START có từ năm 2010 – vốn yêu cầu Mỹ và Nga chỉ được phép triển khai tối đa 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược.
Theo SCMP, Washington cho rằng năng lực hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc – đang được mở rộng và hiện đại hóa – đặt ra mối đe dọa ngày càng lớn với Mỹ và các đồng minh của Washington.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc không muốn tham gia đàm phán hạt nhân. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Mỹ và Nga, với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, có “trách nhiệm đặc biệt và ưu tiên cao trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân”.
Tháng 12 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh còn cáo buộc Mỹ đang tìm cách “làm chệch trách nhiệm sang các bên khác”.
Việc chính quyền ông Trump muốn Trung Quốc đàm phán hạt nhân được xem là một phần trong nỗ lực của Washington để đối phó Bắc Kinh khi căng thẳng giữa hai bên gia tăng trên nhiều mặt trận, từ thương mại và công nghệ cho tới an ninh và hệ tư tưởng.
“Đây là một chiến trường mới trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung, với việc Mỹ tìm cách đưa Trung Quốc vào một trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu về vấn đề vũ khí hạt nhân. Nhưng vì năng lực hạt nhân còn nhỏ nên Trung Quốc cần tăng năng lực” – ông Tống Trung Bình, một nhà phân tích quân sự ở Hong Kong, nhận định và cho rằng Trung Quốc sẽ từ chối tham gia đàm phán.
Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1964, là một trong 5 cường quốc hạt nhân trong Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình hạt nhân của nước này vẫn còn là bí mật.
Theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu về xóa bỏ vũ khí hạt nhân của Đại học Nagasaki (Nhật Bản), kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ước tính có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, con số này của Pháp là 290. Còn Nga có 6.370 và Mỹ có 5.800.
http://biendong.net/bien-dong/35252-my-canh-bao-tq-khong-duoc-co-them-truong-thanh-bi-mat-ve-vu-khi-hat-nhan.html

Các cuộc xuống đường chống kỳ thị chủng tộc

tiếp diễn ở Châu Âu và Canada

Thùy Dương
Phong trào biểu tình đấu tranh chống kỳ thị sắc tộc, chống bạo lực của cảnh sát vẫn tiếp diễn tại nhiều nước châu Âu, nhất là ở Thụy Sĩ, Anh Quốc, và có xu hướng mạnh lên tại Canada.
Tại Thụy Sĩ, ngày hôm qua 13/06/2020, các cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người tham gia đã diễn ra tại nhiều thành phố trong cả nước, như Bern, Zurich, Lausanne…, bất chấp lệnh cấm các cuộc tập hợp trên 300 người – biện pháp nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus corona.
Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại thành phố Zurich, với hơn 10.000 người tham gia. Đa phần người biểu tình mặc trang phục màu đen, giăng biểu ngữ “Black lives matter”, “Kỳ thị sắc tộc cũng là một dịch bệnh”, hay “I Can’t Breath – Tôi không thở được” để liên tưởng đến vụ người da đen George Floyd bị cảnh sát ghì cổ đến ngạt thở.
Theo cảnh sát Zurich, cuộc tuần hành diễn ra ôn hòa, nhưng có vài trăm người thuộc phe cánh tả cực đoan quá khích vào cuối buổi chiều đã ném hơi cay khiến một cảnh sát bị thương.
Theo AFP, tại Thụy Sĩ cũng xảy ra một số trường hợp cảnh sát dùng bạo lực khiến người da đen thiệt mạng, chẳng hạn trong vòng 4 năm qua tại Lausanne và vùng phụ cận, có 3 người da đen chết do sự can thiệp của cảnh sát.
Nhìn sang Anh Quốc, các cuộc biểu tình ở Luân Đôn hôm qua diễn ra trong không khí căng thẳng, nhất là khi một nhóm người thuộc phe cực hữu đụng độ với cảnh sát, ném chai lọ và hơi cay về phía lực lượng an ninh.
Còn tại Canada, phong trào đấu tranh chống bạo lực của cảnh sát có xu hướng gia tăng trong bối cảnh mới đây xảy ra một số vụ thổ dân, người thuộc các nhóm thiểu số, bị chết vì hành động can thiệp thô bạo của cảnh sát.
Những vụ việc này đã khiến công luận Canada phẫn nộ. Thủ tướng Canada đã phải lên tiếng về hiện tượng nhiều thổ dân trẻ tuổi hoặc các thanh niên thuộc các sắc tộc thiểu số rất sợ khi phải gặp cảnh sát.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200614-ca%CC%81c-cu%C3%B4%CC%A3c-xu%C3%B4%CC%81ng-%C4%91%C6%B0%C6%A1%CC%80ng-ch%C3%B4%CC%81ng-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-chu%CC%89ng-t%E1%BB%99c-ti%E1%BA%BFp-di%E1%BB%85n-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A2u-va%CC%80-canada

Covid-19: Chilê lọt vào số quốc gia

có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới

Thùy Dương
Tại châu Mỹ, ngoài Hoa Kỳ, Brazil, thì Chilê cũng là một trong nước bị dịch Covid-19 gây tác hại nghiêm trọng. Chilê hiện giờ nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm virus corona cao nhất thế giới. Theo báo cáo chính thức của bộ Y Tế, số ca tử vong vì Covid-19 ở Chilê đã vượt quá 3.000, trong khi Chilê chỉ có 18 triệu dân.
Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan mạnh như vậy, bộ trưởng Y Tế Jaime Manalichhôm qua 13/06/2020 thông báo từ chức. Từ khi dịch bệnh xảy ra, lãnh đạo Y Tế Chilê đã bị chỉ trích mạnh vì thiếu minh bạch.
Từ Santiago, thông tín viên RFI Justine Fontaine cho biết thêm chi tiết:
Chỉ trong vòng chưa đến 1 tuần, bộ trưởng Y Tế Chilê đã 3 lần thay đổi phương pháp tính số ca tử vong liên quan đến virus corona. Và hôm thứ Sáu vừa qua, một cơ quan truyền thông chuyên về điều tra tiết lộ chính quyền đã khai với Tổ Chức Y Tế Thế Giới là Chilê có gần 5.000 ca tử vong liên quan đến virus corona, so với con số 3.000 ca được thông báo chính thức trong buổi họp báo thường nhật của bộ Y Tế.
Vốn đã bị chỉ trích vì chậm trễ trong việc cho triển khai biện pháp phong tỏa ở vùng Santiago, cuối cùng bộ trưởng Y Tế Jaime Manalich đã từ chức. Ông phát biểu: “Đây là thời điểm của sự đoàn kết, đối thoại và lòng tin. Và nếu tôi cần rút lui để đạt được điều đó, thì tôi rất vui lòng được làm như vậy, bởi vì đó là điều cần thiết để tôn trọng các giá trị của nền cộng hòa và để ra khỏi tình cảnh này”.
Vốn là người rất thân cận với tổng thống cánh hữu Sebastian Pinera, bộ trưởng Y Tế Jaime Manalich đã gây nhiều chia rẽ, và nhất là ít được giới bác sĩ đánh giá cao.
Enrique Paris, người kế nhiệm ông Jaime Manalich, cũng là một người thân cận với tổng thống. Khi nhậm chức, bộ trưởng Enrique Paris hứa sẽ đối thoại tích cực hơn với cộng đồng các nhà khoa học và khẳng định ông sẵn sàng lắng nghe những lời chỉ trích.
Tân bộ trưởng Y Tế nhậm chức vào đúng thời điểm dịch bệnh khó khăn nhất, tỉ lệ giường bệnh đang có bệnh nhân nằm điều trị ở các khoa hồi sức tích cực tại vùng Santiago đã lên đến 100% trong tuần qua.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200614-covid-19-chil%C3%AA-l%E1%BB%8Dt-va%CC%80o-s%C3%B4%CC%81-qu%C3%B4%CC%81c-gia-c%C3%B3-t%E1%BB%89-l%E1%BB%87-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-cao-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

EU bực mình vì ‘EU nói một đằng,

TQ thuật lại một nẻo’

Người phát ngôn EU cho biết thông cáo báo chí của phía Trung Quốc đã tường thuật ‘có chọn lọc và lệch lạc’ về cuộc trao đổi giữa một nhà ngoại giao hàng đầu của EU với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 11-6 đưa tin Liên minh châu Âu (EU) vừa cảnh báo truyền thông Trung Quốc dừng lại việc tường thuật “có chọn lọc” và “không thể chấp nhận được” những bình luận của một nhà ngoại giao hàng đầu EU trong một cuộc gặp qua video với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuần này.
Vụ việc trên liên quan tới một cuộc đối thoại chiến lược giữa ông Vương Nghị và đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell hôm 9-6.
“Thông cáo báo chí của phía Trung Quốc cung cấp một bản tường thuật có chọn lọc và lệch lạc về cuộc trao đổi. Chúng tôi đã báo với các đối tác Trung Quốc rằng vụ việc này là không thể chấp nhận được” – người phát ngôn EU Virginie Battu-Henriksson nói với SCMP.
Cụ thể, trong thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc – được công bố sau cuộc trao đổi 3 tiếng đồng hồ trên, ông Borrell được trích lại lời với nội dung là EU “muốn đối thoại và hợp tác với Trung Quốc trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, không đối đầu”.
Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên của EU cho biết điều này không khớp với lời của ông Borrell trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Vương Nghị, khi nhà ngoại giao hàng đầu EU này giải thích về “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” – lập trường chính thức của EU với Trung Quốc.
Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đã dẫn lời ông Borrell nói rằng EU “đặt kỳ vọng cao vào mối quan hệ với Trung Quốc và sẽ nỗ lực đảm bảo quan hệ thân thiết hơn”, đồng thời EU “hoan nghênh sự tham gia tích cực của Trung Quốc trong hợp tác quốc tế”.
Theo SCMP, phía EU bực mình với chuyện truyền thông Trung Quốc phác họa EU không còn thảo luận về vấn đề “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” với Trung Quốc – một chính sách được vạch ra năm ngoái. Trong cuộc họp báo hôm 9-6 sau cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Vương Nghị, ông Borrell cho biết ông đã xem lại chi tiết ý nghĩa của chính sách “đối thủ cạnh tranh có hệ thống”.
“Từ ‘đối thủ cạnh tranh’ là một từ quan trọng trong ngôn ngữ ngoại giao vì đó không phải là một từ nhẹ nhàng. Tôi có thể nói cho các bạn biết rằng chúng tôi đã nói nhiều lần về ý nghĩa của ‘đối thủ cạnh tranh có hệ thống’” – ông Borrell nói với các phóng viên.
Các quan chức EU cũng không đồng tình khi truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng ông Borrell có cùng quan điểm với Trung Quốc về chủ nghĩa đa phương.
Người phát ngôn EU Virginie Battu-Henriksson nói rằng “chúng tôi hi vọng Trung Quốc trình bày lập trường của riêng họ, trong khi EU trình bày lập trường của riêng EU”.
Đây không phải lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc bị cáo buộc “bóp méo” lời của các quan chức châu Âu.
Tháng trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Emmanuel Bonne – cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – nói với ông Vương Nghị rằng Pháp sẽ không “can thiệp” vào vấn đề Hong Kong. Sau đó, phía Pháp đã lên tiếng nói rằng bản tường thuật là không đúng.
Theo báo SCMP, truyền thông nhà nước Trung Quốc thường sẽ không đề cập tới những nội dung chỉ trích Bắc Kinh khi đưa tin về các cuộc trao đổi giữa quan chức Trung Quốc với quan chức nước ngoài.
Phản ứng của EU được đưa ra trong bối cảnh EU vừa đề xuất các kế hoạch mới nhằm đối phó với các chiến dịch đưa thông tin sai lệch từ các thành phần có nhà nước đứng sau, gồm các nguồn cung cấp thông tin trên mạng của Trung Quốc và Nga
http://biendong.net/bien-dong/35254-eu-buc-minh-vi-eu-noi-mot-dang-tq-thuat-lai-mot-neo.html

Nghị sĩ EU tính đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế

vì dự luật an ninh Hong Kong

Các nghị sĩ châu Âu đang kêu gọi thông qua nghị quyết yêu cầu EU đưa Trung Quốc ra tòa Công lý Quốc tế với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố Trung – Anh khi muốn ra luật an ninh cho Hong Kong.
Theo một tài liệu do SCMP tiếp cận được, các thành viên nghị viện châu Âu đang lên kế hoạch kêu gọi EU kiện Trung Quốc lên tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc liên quan tới động thái tính áp luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong.
“Nghị viện châu Âu kêu gọi EU và các nước thành viên cân nhắc đưa vụ việc lên Tòa Công lý Quốc tế, cáo buộc rằng quyết định áp luật an ninh lên Hong Kong là vi phạm Tuyên bố chung Trung – Anh năm 1984 cũng như Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị”, tài liệu viết.
Theo SCMP, đây là động thái có tính nhạy cảm về chính trị và không dễ thực hiện, và giới quan sát dự đoán Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ ngay lập tức nếu kế hoạch trên xảy ra. Tuy nhiên, văn bản trên được cho thể hiện sự phản đối ở mức cao của EU với động thái của Trung Quốc.
Theo SCMP, dự thảo nghị quyết nói trên cũng nhận được sự ủng hộ của các nhóm lãnh đạo trong nghị viện châu Âu. Ngoài ra, văn bản này cũng có nội dung kêu gọi EU tiếp bước Anh nhằm xây dựng chính sách đón người Hong Kong muốn rời khỏi đặc khu nếu dự luật an ninh được áp dụng.
Dự thảo nghị quyết cũng thúc giục các quan chức nhân quyền Liên Hợp Quốc chỉ định một đặc phái viên đặc biệt phụ trách hòn đảo, đồng thời kêu gọi kích hoạt các lệnh trừng phạt nhằm vào “quan chức bị cáo buộc trấn áp Hong Kong và người dân đặc khu”.
Tuy nhiên, theo SCMP, kể cả dự thảo nghị quyết có được thông qua vào tuần tới, đây là văn bản không có tính ràng buộc với nhánh hành pháp của EU (Ủy ban châu Âu EC) hay các nước thành viên của khối.
Tuy nhiên, nó vẫn được xem sẽ tạo nên áp lực chính trị lên Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong vài tuần tới.
Dự thảo nghị quyết có nội dung kêu gọi các lãnh đạo hành pháp EU “coi dự luật an ninh quốc gia Hong Kong như là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hội nghi EU – Trung Quốc sắp tới”.
Tháng trước, Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh quốc gia với Hong Kong. Ngay sau đó, Mỹ, Anh, Australia, Canada đã bày tỏ quan ngại rằng dự luật an ninh nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng tới cơ chế tự trị của đặc khu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ra lệnh cho chính quyền bắt đầu quá trình tước vị thế đặc biệt của Hong Kong.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước này sẵn sàng để ngỏ hàng triệu thị thực cho người Hong Kong và mở ra con đường trở thành công dân Anh nếu Trung Quốc thông qua luật an ninh mới với đặc khu.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay nước này đang cân nhắc khả năng mở cửa đón người từ Hong Kong nhằm đáp trả lại động thái của Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/35251-nghi-si-eu-tinh-dua-trung-quoc-ra-toa-quoc-te-vi-du-luat-an-ninh-hong-kong.html

Biểu tình bạo lực ở trung tâm London,

hơn 100 người bị bắt

Hơn 100 người bị bắt sau các cuộc biểu tình bạo lực của phe cực hữu tại London hôm thứ Bảy, cảnh sát đô thành Met Police nói.
Cảnh sát đã bị người biểu tình tấn công sau khi hàng ngàn người tụ tập và nói họ tới để bảo vệ các bức tượng trong khu vực.
Người biểu tình thuộc các nhóm khác nhau, gồm các nhóm cực hữu lẫn cả các nhóm cổ động viên bóng đá.
Một người biểu tình nói rằng ông thấy tượng Churchill và lịch sử nước Anh đang bị tấn công.
“Thế này, Churchill có một số quan điểm phân biệt chủng tộc. Nhưng ông đã dẫn dắt chúng ta ra khỏi những giờ khắc tối tăm nhất. Tất cả mọi người ở đây đều hiểu vấn đề Black Lives Matter,” người này nói.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói tình trạng bạo lực ở khu vực Tây London sẽ bị đối phó toàn lực bằng pháp luật. Bà kêu gọi người biểu tình hãy đi về.
Sở cảnh sát Scotland Yard nói họ đã bắt giữ những người phạm tội gây rối bạo lực, tấn công cảnh sát, mang vũ khí tấn công, say rượu, gây mất trật tự và mang ma tuý Nhóm A.
Pháo sáng và bom khói được ném ra ở Quảng trường Trafalgar ở trung tâm London
Cũng trong ngày thứ Bảy, một số cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã diễn ra ôn hoà tại London và trên cả nước.
Nhưng phong trào Black Lives Matter đã đẩy các cuộc biểu tình của họ sớm lên một hôm, vào hôm thứ Sáu, để tránh phiền phức.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-53042040

Thủ Tướng Anh – Boris Johnson lên án những

người biểu tình cực hữu ở London là “những kẻ côn đồ”

Tin từ London, Anh Quốc – Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson đã lên án những “kẻ côn đồ kỳ thị chủng tộc” sau khi người biểu tình cực hữu đụng độ người biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và cảnh sát cố gắng ngăn cách hai bên ở London hôm thứ Bảy (13 tháng 6).
Hai bên đã xảy ra ẩu đả bên ngoài nhà ga Waterloo, có người đã ném pháo bông trước khi cảnh sát phong tỏa khu vực.Trên một cây cầu gần đó, cảnh sát đã bị ném đá. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ tiếp tục diễn ra ở một số khu vực của trung tâm thành phố.
Trước đó một ngày, các nhóm biểu tình nhỏ đã ẩu đả, ném chai và lon ở quảng trường Trafalgar. Các nhóm cực hữu đã buông lời kỳ thị chủng tộc người biểu tình chống kỳ thị chủng tộc. Cảnh sát Metropolitan đã bắt giữ hơn 100 người có hành vi quấy phá trật tự công cộng và tấn công cảnh sát, khiến 6 cảnh sát bị thương nhẹ.
Cơ quan cấp cứu cho biết họ đã điều trị cho 15 người. Cảnh sát đã áp đặt lệnh hạn chế, kêu gọi mọi cuộc biểu tình chấm dứt trước 5 giờ chiều. Cảnh sát cũng tuyên bố sẽ điều tra những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông tiểu tiện trên đài tưởng niệm Keith Palmer, một viên cảnh sát đã bị đâm chết trong một cuộc tấn công bên ngoài Quốc hội Anh vào năm 2017.
Khắp thế giới đã nổ ra các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và cảnh sát lạm dụng bạo lực sau cái chết của người Mỹ gốc Phi Châu, George Floyd ở thành phố Minneapolis vào tháng trước. Tại các thành phố của Anh Quốc, hàng chục nghìn người đã diễn hành ôn hòa trong những ngày biểu tình trước đó. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-boris-johnson-len-an-nhung-nguoi-bieu-tinh-cuc-huu-o-london-la-nhung-ke-con-do/

Covid-19: Pháp và 3 nước LHCÂ đặt mua

400 triệu liều vac-xin của AstraZeneca

Thùy Dương
Sau giai đoạn khủng hoảng y tế vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu muốn đảm bảo họ sẽ không còn bị phụ thuộc vào nguồn vac-xin ngừa virus corona trong tương lai do các nước ngoài Liên Hiệp sản xuất. Vì thế, bốn nước Đức, Pháp, Ý và Hà Lan đã ký một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm AstraZeneca, hiện giờ đang phát triển một loại vac-xin được cho là đầy hứa hẹn để phòng ngừa virus corona.
Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Latxmi Lota cho biết thêm chi tiết :
“Hãng dược phẩm khẳng định là việc thử nghiệm một loại vac-xin ngừa virus corona hiện đang “có một bước tiến …”. Đây là một tập đoàn dược phẩm của Thụy Điển và Anh Quốc. Hợp đồng ký với Pháp, Đức, Ý và Hà Lan liên quan đến việc cung cấp 400 triệu liều vac-xin. Theo nhà chức trách Đức, các nước trông chờ sẽ có vac-xin ngay từ cuối năm nay.
Liên Hiệp Châu Âu muốn đảm bảo có được loại vac-xin tương lai này. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, các nước thành viên Liên Âu đã hiểu ra rằng họ phụ thuộc vào dược phẩm của Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Vì thế, cũng giống như Mỹ từng làm, Liên Hiệp Châu Âu lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp mà họ thấy là đầy hứa hẹn.
Hôm thứ Sáu vừa qua, bộ trưởng Y Tế của các nước thành viên Liên Hiệp cũng đã ủy thác cho Ủy Ban Châu Âu để định chế này có thể thay họ thương lượng về các đơn đặt hàng. Ủy viên phụ trách dự án gọi đây là “một cơ chế được đơn giản hóa, nhanh hơn và rẻ hơn cho tất cả”.
Hoa Kỳ cũng đã đặt mua gần 1/3 số liều loại vac-xin tương lai này của tập đoàn dược phẩm AstraZeneca”
Mặc dù chỉ có 4 nước ký hợp đồng, nhưng vac-xin tương lai sẽ dành cho tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nếu họ muốn tham gia, và tập đoàn AstraZeneca đã hứa sẽ không lấy lãi đối với đơn đặt hàng của Liên Âu.
Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản và Nga cũng quan tâm đến loại vac-xin do đại học Oxford của Anh điều chế và đang được hãng AstraZeneca thử nghiệm.
Theo Reuters, tập đoàn dược phẩm này còn ký nhiều thỏa thuận sản xuất vac-xin ngừa virus corona với các đối tác khác, trong đó có hai quỹ của nhà tỉ phú Bill Gates, cũng như hợp đồng trị giá 1,2 tỉ đô la với chính quyền Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200614-covid-19-pha%CC%81p-va%CC%80-3-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-lhc%C3%A2-%C4%91%E1%BA%B7t-mua-400-tri%E1%BB%87u-li%E1%BB%81u-vac-xin-c%E1%BB%A7a-astrazeneca

Pháp: Phong trào chống kỳ thị và bạo lực cảnh sát

tiếp tục biểu tình

Tú Anh
Hàng chục ngàn người lại xuống đường tại Pháp vào hôm qua, 13/06/2020 để phản đối kỳ thị và bạo lực trong giới cảnh sát, trong bối cảnh nhân viên công lực cung bày tỏ thái độ bất bình vì cảm thấy bị phủ nhận công lao và không được chính phủ tôn trọng.
Theo cảnh sát Paris, vào hôm qua, khoảng 15 ngàn người đã tập họp tại quảng trường Cộng Hoà theo lời kêu gọi của ủy ban đòi công lý cho Adama Traoré, một thanh niên da đen từ trần sau một cuộc truy đuổi của hiến binh cách nay 4 năm.
Trong bối cảnh đại dịch siêu vi corona, các cuộc tập họp quá 10 người không được phép, nhưng cảnh sát vẫn để yên. Hàng quán chung quanh được lệnh đóng cửa để tránh bị đập phá. Cuộc mít-tinh được đảng cánh tả “Nước Pháp Bất Khuất” ủng hộ diễn ra bình thường, cho dù bị một nhóm cực hữu khiêu khích với biểu ngữ “Đả đảo kỳ thị người da trắng”.
Tuy nhiên, vòi rồng và khói cay đã đuọc cảnh sát dã chiến sử dụng khi cuộc mít-tinh biến thành tuần hành. Cuối cùng mọi người đã giải tán trong trật tự tương đối.
Đây là lần thứ hai, phong trào chống kỳ thị tại Pháp biểu dương lực lượng, hưởng ứng phong trào đòi công lý cho George Floyd đang chấn động chính quyền Donald Trump.
Tình hình tại Pháp trở nên phức tạp hơn vì cảnh sát Pháp công khai bày tỏ thái độ phẩn nộ và bất bình vì công lao giữ gìn an ninh, chống khủng bố, đối phó với phong trào Áo Vàng, tham gia bảo vệ an toàn toàn dịch tễ đã không được đền đáp mà còn bị ngay bộ trưởng Nội Vụ tỏ ra thiếu công bằng.
Tối hôm qua, hàng chục nhân viên công lực với xe công vụ để đèn báo động đã tập trung trước Khải Hoàn Môn để bày tỏ bất bình.
Trong bối cảnh này, công luận chờ đợi phản ứng của tổng thống Emmanuel Macron vào tối nay, chủ nhật 14/06.
Theo AFP,trong thông điệp lần thứ tư, kể từ đầu đại dịch Covid-19, tổng thống Pháp sẽ thông báo các biện pháp bình thường hóa sinh hoạt giai đoạn ba để chấn hưng kinh tế, bảo đảm công ăn việc làm. Trong bối cảnh khủng hoảng y tế, kinh tế  và xã hội làm dân chúng bất an, công luận và cảnh sát mong chờ là các tuyên bố của chủ nhân điện Elysée, ngoài các đề xuất chính trị của phần hai nhiệm kỳ, còn có phản ứng về phong trào chống kỳ thị.
Trong chiều hướng tái lập sinh hoạt bình thường, hôm qua, Tham Chính Viện Pháp đã quyết định tái lập quyền tự do biểu tình, bị tạm cấm từ ngày 13/03/2020 để ngăn siêu vi corona lây lan.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200614-ph%C3%A1p-phong-tr%C3%A0o-ch%E1%BB%91ng-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-v%C3%A0-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh

Em gái Kim Jong Un

dọa hành động trả đũa ‘kẻ thù’ Hàn Quốc

Em gái của lãnh tụ Triều Tiên cảnh báo sẽ đưa ra các biện pháp trả đũa nhắm vào Hàn Quốc mà có thể có sự tham gia của quân đội, trong đợt leo thang căng thẳng mới nhất liên quan đến những người đào tị chạy khỏi miền Bắc, những người đã thả truyền đơn và thực phẩm ngược trở về Triều Tiên.
Kim Yo Jong, người giữ vị trí như một trong phụ tá hàng đầu không chính thức của Kim Jong Un, đưa ra cảnh báo trong một tuyên bố được hãng thông tấn nhà nước KCNA loan tải vào ngày thứ Bảy.
“Bằng cách thực thi quyền hành của tôi được Lãnh tụ Tối cao, Đảng của chúng ta và nhà nước ủy quyền, tôi đã đưa ra chỉ thị cho cơ quan đặc trách sự vụ với kẻ thù thực hiện dứt khoát hành động tiếp theo,” bà Kim nói.
Tuyên bố của bà không nói rõ hành động tiếp theo có thể là gì. Nó được đưa ra vài ngày sau khi Hàn Quốc có hành động pháp lí nhắm vào những người đào tị, những người đã gửi những thứ như gạo và truyền đơn chống lại miền Bắc, thường là bằng bong bóng thả bay qua biên giới được phòng thủ nghiêm ngặt hoặc trong những chai thả trôi ngoài biển.
Triều Tiên nói họ phẫn nộ về những người đào tị. Để biểu thị sự bất mãn của mình Triều Tiên trong tuần qua đã cắt đứt đường dây nóng liên Triều và đe dọa đóng cửa văn phòng liên lạc giữa hai chính phủ.
Như một phần trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ với miền Bắc, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tìm cách ngăn cản các chiến dịch phát truyền đơn và gạo, và những người đào tị đã phàn nàn về áp lực buộc họ tránh những chỉ trích Triều Tiên.
Các nhà phân tích nói rằng Triều Tiên dường như đang sử dụng vấn đề truyền đơn để tăng áp lực lên Hàn Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân đang bị đình trệ.
“Truyền đơn là một cái cớ hoặc một sự biện minh để gia tăng đòi hỏi, tạo ra một cuộc khủng hoảng và bắt nạt Seoul để đạt được điều họ muốn,” Duyeon Kim, một cố vấn cao cấp của International Crisis Group, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập có trụ sở tại Bỉ, nói với Reuters.
Bình Nhưỡng cảm thấy bị phản bội và bị lừa gạt bởi tiên đoán của Seoul rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ một số chế tài để đổi lấy việc Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng hạt nhân của họ, và bực tức vì các truyền đơn và các cuộc tập trận quân sự của Mỹ-Hàn vẫn tiếp diễn, bà Kim nói.
“Họ bực tức vì Seoul đã không làm gì để thay đổi môi trường và giờ đang bảo Seoul hãy tránh xa các cuộc đàm phán hạt nhân của họ với Washington,” bà nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/em-gai-kim-jong-un-doa-hanh-dong-tra-dua-ke-thu-han-quoc/5461667.html

Bán đảo Triều Tiên căng thẳng:

Bình Nhưỡng đe dọa, Seoul tuyên bố sẵn sàng

Tú Anh
Trong một phản ứng cứng rắn, Hàn Quốc vào hôm nay, 14/06/2020 yêu cầu Bắc Triều Tiên tôn trọng nghiêm chỉnh thỏa thuận hòa giải liên Triều sau khi em gái chủ tịch Kim Jong Un đe dọa trả đũa Hàn Quốc và đã ra lệnh cho quân đội thi hành.
Hôm thứ Bảy 13/06, Kim Yo Jong, em gái của lãnh đạo Bắc Trrều Tiên tuyên bố là đang tiến tới một “giai đoạn mới” trong cuộc đối đầu với Hàn Quốc và đã ra lệnh cho quân đội, cho tổng tham mưu trưởng chuẩn bị thi hành các biện pháp cần thiết.
Lòi tuyên bố này được KCNA loan báo tiếp theo vụ một tổ chức người tị nạn Bắc Triều Tiên gửi truyền đơn, gạo tiền qua bên kia vĩ tuyến 38 bằng bong bóng bay và chai nhựa.
Không rõ vai trò thật sự của Kim Yo Jong như thế nào, nhưng với chức vụ chính thức là phó chủ nhiệm bộ tuyên truyền Bắc Triều Tiên từ tháng ba năm nay, em gái của Kim Jong Un cho biết là bà đã được anh trao cho “trọng trách mới”
Ngay lập tức, hôm nay, bộ Thống Nhất và bộ Quốc Phòng Hàn Quốc đồng loạt kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các cam kết song phương .
Thông báo nhấn mạnh là Seoul rất cảnh giác về tình hình nóng bỏng hiện nay, hai bên cần phải tôn trọng triệt để lời hứa ghi trong thỏa thuận hoà giải.
Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc thêm lời tuyên bố cảnh báo Bình Nhưỡng: Quân Đội Hàn Quốc được chuẩn bị chu đáo, với tinh thần không gì lay chuyển nổi, luôn theo sát mọi động thái của quân đội miền Bắc để kịp thời đối phó, theo bản tin của Yonhap.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200614-ba%CC%81n-%C4%91a%CC%89o-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-seoul-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng

3 kỹ sư bị kết tội đánh cắp bí mật

của công ty Micron cho Trung Cộng

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Sáu (12 tháng 6), một tòa án Đài Loan đã phán quyết rằng các kỹ sư hiện tại và cựu kỹ sư của United Microelectronics Corp (UMC) đã đánh cắp bí mật thương mại từ nhà sản xuất chip Hoa Kỳ Micron Technology và chia sẻ với một công ty Trung Cộng.
Tòa án quận Taichung đã phạt UMC 100 triệu Đài tệ sau khi phát hiện 3 kỹ sư trộm cắp hoặc hỗ trợ vụ trộm. Cả 3 đã bị tuyên án tù từ 4.5 đến 6.5 năm, và bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu Đài tệ. Trộm cắp tài sản trí tuệ là một trong những khiếu nại chính của chính quyền tổng thống Trump khi họ dẫn đầu chiến dịch kiềm chế Trung Cộng khiến thị trường toàn cầu xáo trộn.
Trung Cộng đang cố gắng trở thành tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán dẫn, và đã nhiều lần phủ nhận các công ty của họ đánh cắp bí mật thương mại. UMC nói sẽ kháng cáo, cho biết họ có các cơ chế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của khách hàng và không vi phạm luật bí mật thương mại. Micron hoan nghênh phán quyết này, nói rằng công lý đã được thực thi.
Micron lần đầu tiên kiện UMC và đối tác Trung Cộng –  công ty mạch tích hợp Fujian Jinhua vào năm 2017 tại Hoa Kỳ với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại. Đến tháng 1 năm sau, UMC kiện ngược lại ở Trung Cộngc và đến tháng 07/2018, một tòa án Trung Cộng đã cấm Micron bán một số dòng chip ở quốc gia này. Tháng 11/2018, UMC và Jinhua, cùng với 3 kỹ sư trên đã bị truy tố ở California với cáo buộc âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ Micron. (BBT)
https://www.sbtn.tv/3-ky-su-bi-ket-toi-danh-cap-bi-mat-cua-cong-ty-micron-cho-trung-cong/

Dấu ấn tuần qua:

Nhìn lại 1 năm biểu tình Hồng Kông

Hải Lam
Ngày 9/6/2019, hơn 1 triệu người Hồng Kông xuống đường phản đối luật dẫn độ. Hơn 1 năm đã trôi qua với biết bao cuộc biểu tình lớn nhỏ, người dân xứ Cảng Thơm vẫn bền bỉ trên con đường đấu tranh cho tự do.
Những dấu mốc quan trọng trong phong trào biểu tình
9/6/2019: Hơn 1 triệu người Hồng Kông biểu tình luật dẫn độ
12/6/2019: Người dân bao vây tòa nhà Hội đồng lập pháp. Cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay trấn áp cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Văn phòng chính phủ đóng cửa
15/6/2019: Trưởng đặc khu Hồng Kông – bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố hoãn vô thời hạn luật dẫn độ
1/7/2019: Người biểu tình xông vào tòa nhà Hội đồng lập pháp nhân kỷ niệm 22 năm ngày Anh Quốc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc
9/7/2019: Carrie Lam tuyên bố rằng dự luật dẫn độ đã chết
30/7/2019: 44 nhà hoạt động bị buộc tội bạo loạn, lần đầu tiên cáo buộc này được sử dụng trong các cuộc biểu tình
14/8/2019: Cảnh sát và người biểu tình đụng độ tại sân bay quốc tế Hồng Kông
4/9/2019: Carrie Lam thông báo sẽ rút dự luật dẫn độ. Người dân nói rằng điều này là “quá ít, quá muộn”.
1/10/2019: Người dân biểu tình nhân dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 70 năm cầm quyền. Cảnh sát bắn đạn thật vào một người biểu tình 18 tuổi.
4/10/2019: Carrie Lam thông báo lệnh cấm che mặt, châm ngòi cho các cuộc biểu tình tiếp theo. Một cảnh sát bắn đạn thật vào một cậu bé 14 tuổi.
23/10/2019: Luật dẫn độ được rút
4/11/2019: Sinh viên đại học Chow Tsz-lok, 22 tuổi, rơi từ tầng ba xuống tầng hai của một bãi đậu xe khi cảnh sát giải tán người biểu tình. Một tuần sau, anh qua đời.
17 – 29/11/2019: Cảnh sát vây hãm, tấn công trường Đại học Bách Khoa Hồng Kông, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo. Hơn 1.100 người biểu tình, chủ yếu là thanh niên, bị bắt.
27/11/2019 (giờ Mỹ): Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông
1/1/2020: Hàng chục ngàn người biểu tình nhân dịp năm mới
18/4/2020: Cảnh sát bắt giữ 15 nhà hoạt động, bao gồm nhà sáng lập Đảng Dân chủ Martin Lee, 81 tuổi, và ông trùm truyền thông Jimmy Lai, 71 tuổi
21/5/2020: Bắc Kinh thông báo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông
24/5/2020: Hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia
27/5/2020: Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay trấn áp người biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia và dự luật quốc ca
28/5/2020: Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết dự luật an ninh quốc gia
29/5/2020 (giờ Mỹ): Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh cho chính quyền của ông bắt đầu quá trình loại bỏ quy chế đặc biệt cho Hồng Kông
Từ biểu tình phản đối luật dẫn độ đến luật an ninh quốc gia
Ngày 9/6/2019, hơn 1 triệu người Hồng Kông tuần hành ôn hòa để phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, bảo vệ các quyền tự do cho thành phố. Kể từ đó, người dân Hồng Kông thường xuyên chứng kiến các vụ đụng độ, bắt giữ và sự tàn bạo của cảnh sát. Một thành phố yên bình ngày nào trong một năm qua thường xuyên tràn ngập trong hơi cay.
Hơn 1 triệu người Hồng Kông tuần hành phản đối luật dẫn độ vào ngày 9/6/2019 (ảnh: Joseph Chan/Unsplash).
Từ phong trào biểu tình phản đối luật dẫn độ đến luật an ninh quốc gia, đều không có người chủ chốt hay đảng cụ thể nào lãnh đạo. Bằng tinh thần đoàn kết và sự khao khát tự do, người dân Hồng Kông đã tổ chức các cuộc biểu tình dưới nhiều hình thức linh hoạt, lúc thì tuần hành, lúc thì tọa kháng, có khi chỉ là ngồi gấp hạc, cầu nguyện… Có không ít sự kiện lên tới cả triệu người, khiến người dân thế giới phải khâm phục. Trước tinh thần đó của người dân Hồng Kông, chính quyền của Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam đã phải nhượng bộ, thông báo rút hoàn toàn luật dẫn độ. Tuy nhiên, người dân Hồng Kông tuyên bố sẽ không bỏ cuộc cho đến khi cả 5 yêu cầu của họ được đáp ứng.
Người biểu tình giơ 5 ngón tay thể hiện khẩu hiệu: “Năm yêu cầu, không thể thiếu một” trong cuộc tuần hành ngày 8/12/2019 (ảnh: doctorho/Flickr).
Cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ có sự góp mặt của những người dân ở đủ các độ tuổi, từ những em nhỏ cho đến học sinh, sinh viên, công nhân viên đến những người đã về hưu.
Zita, một học sinh 16 tuổi tham gia biểu tình chống luật dẫn độ nói với TIME rằng, mặc dù em thấy sợ, nhưng em thấy mình cần phải đứng ở tuyến đầu, để bảo vệ những người biểu tình còn trẻ hơn em ấy.
Tờ SCMP đưa tin, ông Wong, ngoài 80 tuổi, là một thành viên của nhóm Bảo vệ con trẻ. Ông cùng những người cao tuổi khác thành lập nhóm tình nguyện, với mong muốn bảo vệ những người trẻ tuổi yêu dân chủ khỏi bị cảnh sát tấn công. Ông thừa nhận rằng, điều này rất nguy hiểm, vì cảnh sát có bình xịt hơi cay, có những vũ khí khác, nhưng ông cho rằng rất đáng để đánh đổi vì tương lai của con trẻ.
Cứ như thế, phong trào biểu tình Hồng Kông kéo dài cho đến khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào cuối năm ngoái. Các cuộc biểu tình tạm lắng xuống nhưng ý chí dân chủ của người dân xứ Cảng Thơm vẫn luôn còn đó.
Trong kỳ họp Lưỡng hội của chính quyền Trung Quốc hồi tháng 5, các nhà cầm quyền thông báo dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, trong đó cấm toàn bộ hoạt động ly khai, lật đổ chính quyền trung ương, các hoạt động khủng bố ở thành phố và hành vi can thiệp của nước ngoài trong các vấn đề Hồng Kông. Dự luật này châm ngòi cho một làn sóng biểu tình mới.
Người dân Hồng Kông tuần hành phản đối luật an ninh quốc gia ngày 24/5/2020 (ảnh: Studio Incendo/Flickr).
Bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người vì dịch bệnh, ngày 24/5/2020, hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối luật an ninh quốc gia, đánh dấu cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên kể từ khi chính quyền áp lệnh phong tỏa để phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong những cuộc biểu tình gần đây, nhiều người dân hô vang: “Độc lập cho Hồng Kông, lối thoát duy nhất”, khẩu hiệu này hiếm khi được nghe thấy trên đường phố trước đây. Điều này cho thấy, khi Bắc Kinh càng chèn ép, người biểu tình Hồng Kông càng quyết tâm đấu tranh cho tự do.
Những con số đáng lo ngại
Tờ SCMP ngày 11/6 đưa tin, từ ngày 9/6/2019 đến ngày 29/5/2020, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 8.981 người. Trong số đó, có 1.707 người dưới 18 tuổi, bao gồm 1.602 học sinh trung học và 8 học sinh tiểu học. 5.640 người bị bắt khác ở độ tuổi từ 18 đến 30. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, con số thực tế còn cao hơn nhiều so với số liệu mà cảnh sát Hồng Kông tuyên bố.
Tờ hkcnews hồi tháng 4 cho biết, các tài liệu mới nhất của Ủy ban Tài chính tiết lộ rằng có 8.148 thi thể được phát hiện và 713 trường hợp tự tử vào năm 2019. Con số này cao hơn năm 2018. Số thi thể được phát hiện đạt mức cao kỷ lục trong 3 năm qua. Với lòng tin đã bị rạn nứt của công chúng vào cảnh sát, một số người đang truy vấn liệu những người chết mà cảnh sát Hồng Kông tuyên bố là “không có gì đáng nghi ngờ” có thực sự là như vậy hay không. Liệu đây là tự tử hay bị giết hại?
Trong một năm qua, người Hồng Kông đã phải đánh đổi rất nhiều cho tự do. Không ít người bị bắt, bị thương, mất tích, thậm chí là mất đi cả tính mạng. Có những người hoài nghi, liệu cuộc chiến của người Hồng Kông “được chẳng bõ mất” hay không, nhưng nhiều người biểu tình vẫn khẳng định rằng họ đã làm đúng.
Tương lai nào cho Hồng Kông?
Khi hơn 1 triệu người tham gia tuần hành vào ngày 9/6/2019, có lẽ không nhiều người nghĩ rằng, đây mới chỉ là sự khởi đầu của cả chuỗi các cuộc biểu tình trong tương lai mà đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Khi 5 yêu cầu của người biểu tình chưa được đáp ứng toàn bộ, thì Bắc Kinh thông báo áp luật an ninh quốc gia, chính phủ Hồng Kông thông qua luật quốc ca. Có những người dân cảm thấy mơ hồ về tương lai, nghĩ đến việc ra nước ngoài để thoát khỏi sự cai trị độc tài, nhưng cũng không ít người vẫn quyết tâm ở lại đấu tranh cho một tương lai tự do.
“Tôi sẽ tiếp tục làm những điều tôi muốn làm và nói những điều tôi muốn nói”, anh Lawrence, 25 tuổi, nói với The Guardian. “Tôi sẽ không im lặng. Nếu chúng ta không có tự do, sẽ không có gì khác biệt dù có phải ngồi tù hay không”.
“Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể đấu lại với chính quyền Trung Quốc, nhưng giờ đây, chúng tôi đã buộc chính quyền Trung Quốc thể hiện bộ mặt thật với thế giới. Chúng tôi thà làm ngọc vỡ, còn hơn làm ngói lành. Ngay cả khi chúng tôi chết, chúng tôi cũng nên chết một cách đáng kính”, ông Chow, 71 tuổi, nói với The Guardian.
Ông Joseph Cheng, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông đã nghỉ hưu, cho biết, nếu người dân Hồng Kông không muốn từ bỏ lý tưởng của họ, thì họ phải tìm những cách mới để tham gia đấu tranh chính trị trong điều kiện an ninh rất nghiêm khắc.
“Sự bất bình vẫn còn đó, cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục, nhưng chúng ta phải giảm thiểu tổn thất trong khi không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ”, ông Cheng nói. “Cuộc chiến này sẽ giống như tình hình Đông Âu vào cuối những năm 70. Nó sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài”, ông Cheng nhận định.
Chưa biết cuộc chiến vì tự do của người Hồng Kông khi nào sẽ kết thúc, kết quả ra sao, nhưng trong 1 năm qua, hết lần này đến lần khác, người dân xứ Cảng thơm đã cho Bắc Kinh và cả thế giới thấy được sức mạnh tinh thần của họ, bất chấp sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát và chính quyền nhà nước.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-nhin-lai-1-nam-bieu-tinh-hong-kong.html

CSIS: Ảnh hưởng của TQ tại Đông Nam Á gia tăng,

dự đoán sẽ vượt Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đang phải cố bắt kịp ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và khoảng cách này dự kiến sẽ ngày càng lớn hơn trong thập kỷ tới, theo CSIS.
Báo cáo của nhóm chuyên gia cố vấn Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, dựa trên cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái – trước khi virus corona xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc, và lan rộng trên toàn cầu.
Cuộc khảo nói trên nhắm vào các chuyên gia phi chính phủ ở khắp Đông Nam Á và những người có quan hệ quốc tế. Tổng cộng, 188 chuyên gia như vậy từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines đã trả lời khảo sát.
”Kết quả của cuộc khảo sát vẽ ra bức tranh về ảnh hưởng rõ rệt của Trung Quốc ở Đông Nam Á, cũng như quan điểm phức tạp và khác biệt của các nước trong vùng về Trung Quốc, và mối quan ngại sâu sắc về cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, cũng như tác động của nó đối với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),” theo báo cáo của CSIS, công bố hôm thứ Tư.
‘Ngoại giao coronavirus’ và tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc
Trung Quốc có thể thay Mỹ dẫn dắt thế giới?
Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19
Báo cáo được đưa ra khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang leo thang hơn nữa. Hai gã khổng lồ kinh tế đã tranh cãi về một loạt các vấn đề, bao gồm việc Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona và sự siết chặt của Bắc Kinh đối với Hong Kong, một lãnh thổ Trung Quốc bán tự trị, có mối quan hệ thương mại đặc biệt với Hoa Kỳ.
Các tác giả của báo cáo cho biết đại dịch virus corona có thể đã ảnh hưởng sự chuyển đổi ở Đông Nam Á và cách người tham gia cuộc thăm dò ý kiến suy nghĩ về các vấn đề được đề cập trong cuộc khảo sát. Tuy nhiên, báo cáo đưa ra một cơ sở so sánh để đánh giá các xu hướng trong khu vực sau đại dịch, các tác giả cho biết.
Dưới đây là một số điều cuộc khảo sát rút ra:
Về quyền lực chính trị hiện giờ, khoảng 94,5% người tham dự nói Trung Quốc là một trong ba quốc gia có quyền lực và ảnh hưởng chính trị nhất ở Đông Nam Á hiện nay, trong khi 92% chọn Hoa Kỳ là một trong những quốc gia như vậy;
Nhưng khi được hỏi về quyền lực chính trị trong 10 năm tới, 94,5% trả lời rằng Trung Quốc là một trong ba quốc gia sẽ nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng chính trị nhất trong khu vực 10 năm kể từ giờ, so với chỉ 77% chọn Hoa Kỳ;
Về sức mạnh kinh tế ngày nay: 98% số người được hỏi nói Trung Quốc là một trong ba quốc gia nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng kinh tế nhất ở Đông Nam Á hiện nay, trong khi 70,6% nói như thế về Hoa Kỳ.
Trong khi đó, được hỏi về sức mạnh kinh tế trong 10 năm tới: Khoảng 96% xếp Trung Quốc là một trong ba quốc gia có sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế nhất trong khu vực 10 năm kể từ giờ, so với chỉ 56,7% chọn Hoa Kỳ;
Tương lai chính trị của Trung Quốc: Những chuyên gia từ Thái Lan, Malaysia và Indonesia là những người lạc quan nhất về sức mạnh và ảnh hưởng chính trị trong tương lai của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc hơi vượt Hoa Kỳ về ảnh hưởng chính trị và kinh tế ở Đông Nam Á, những người được hỏi có nhận thức khác nhau về Bắc Kinh. Đa số, 53%, cho rằng vai trò của Trung Quốc trong khu vực ”rất có lợi hay hơi có lợi,” cho khu vực so với 46% cho rằng ”hơi bất lợi hoặc rất bất lợi.”
Singapore dẫn đầu với tỷ lệ cao nhất trong số những người được hỏi cho là Trung Quốc có lợi cho khu vực, tiếp theo là Malaysia. Đáng chú ý, những người được hỏi từ Việt Nam và Philippines – hai quốc gia có tranh chấp lãnh thổ hàng hải quan trọng nhất với Trung Quốc – có cái nhìn tiêu cực nhất về vai trò của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, theo báo cáo của CSIS.
Tầm quan trọng chiến lược của Đông Nam Á
Kết quả khảo sát của CSIS lặp lại kết quả của các cuộc điều tra khác gần đây.
Một cuộc khảo sát tương tự được công bố vào đầu năm nay bởi viện ISEAS-Yusof Ishak Institute của Singapore cũng cho thấy Trung Quốc là cường quốc kinh tế và chính trị có ảnh hưởng nhất trong khu vực.
Nhưng phần lớn những người tham gia cuộc khảo sát của Viện ISEAS-Yusof Ishak – những người thuộc cả khu vực công và tư nhân – tỏ ra lo lắng về ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời, hầu hết cũng quan sát rằng sự tham gia của Hoa Kỳ với Đông Nam Á đã giảm xuống dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Đông Nam Á là nơi sinh sống của hơn 650 triệu người và một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Vị trí gần với Biển Đông – một tuyến vận chuyển thương mại quan trọng, nơi hàng nghìn tỷ đôla thương mại của thế giới đi qua – làm tăng thêm tầm quan trọng chiến lược của khu vực.
Hoa Kỳ trong nhiều năm có sự hiện diện quan trọng trong khu vực thông qua nhiều cam kết cả về kinh tế lẫn an ninh. Nhưng kể từ khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017, Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – một hiệp ước thương mại lớn bao gồm một số quốc gia Đông Nam Á – và các quan chức chính phủ hàng đầu của Mỹ đã vắng mặt tại một số hội nghị thượng đỉnh quan trọng trong khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53038848

Sau khi lập hai ‘đơn vị hành chính’ ở biển Đông,

TQ làm gì tiếp theo?

Zachary Williams, sĩ quan Thủy quân Lục chiến Mỹ cho rằng sau thông báo thành lập các đơn vị hành chính ở biển Đông, Trung Quốc có thể phát triển các cơ sở hạ tầng dân sự như khu nghỉ dưỡng, trường học và nhà ở tại đây.
Ông Williams vừa có mặt trên tàu đổ bộ tấn công USS America của hải quân Mỹ hoạt động ở biển Đông.
Thời điểm đó, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã triển khai một tàu sân bay tại khu vực biển Đông ngay khi có tin tức về tàu USS Theodore Roosevelt bị kẹt ở đảo Guam vì phải đối phó với vụ dịch COVID-19, điều này không phải là ngẫu nhiên. Các thông điệp là rõ ràng.
Kể từ tuần này, USS Theodore Roosevelt đã quay trở lại biển để tiếp tục chu kỳ triển khai và hải quân Trung Quốc theo dự đoán, sẽ có phản ứng. Với các tàu sân bay mới của Trung Quốc được đưa vào hoạt động trong thập kỷ tới, các nhóm tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không phải là điều hiếm gặp trong tương lai gần, ông Williams nhận định trên The Diplomat.
Thông báo thành lập các đơn vị hành chính này bị một số người coi là hành động mang tính biểu tượng, không có tác dụng trong thế giới thực.
Theo ông, các hoạt động đánh chặn từ tiêm kích J-15 của Trung Quốc sẽ trở nên thường xuyên. Tàu sân bay giúp mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến của máy bay chiến đấu Trung Quốc. Hiện tại,  các máy bay Trung Quốc thực hiện đánh chặn máy bay phương Tây chủ yếu đến từ đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi hải cảnh Trung Quốc đang cố gắng phô trương hoạt động của mình bằng cách điều tàu tới tận góc đông nam xa nhất của đường chín đoạn, tàu Liêu Ninh đang thực hiện các thử nghiệm ở biển Đông và ngoài khơi phía đông Đài Loan. Tàu sân bay này được hai tàu khu trục và hai khinh hạm tên lửa dẫn đường hộ tống. Tàu Liêu Ninh đã tham gia nhiều cuộc tập trận, mặc dù các hoạt động của nó có vẻ như đang ở giai đoạn sơ khai so với phần còn lại của hải quân Trung Quốc. Điều này không ngăn nhóm tàu Trung Quốc tiếp cận gần nhiều tàu hải quân Mỹ trong khi vẫn đang tiến hành các hoạt động bay.
“Mặc dù không cho thấy ý định thù địch trực tiếp nào đối với lực lượng Mỹ, nhưng họ muốn chắc chắn rằng chúng tôi biết họ đang ở đó và báo hiệu rằng sự hiện diện của chúng tôi sẽ không có nghĩa là họ sẽ dừng việc huấn luyện trong khu vực”, ông Williams viết.
Trở lại Bắc Kinh, Quốc vụ viện Trung Quốc vừa tuyên bố thành lập hai quận trong “thành phố Tam Sa” dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam – một hành động địa chính trị ngang ngược.
Thông báo thành lập các đơn vị hành chính này bị một số người coi là hành động mang tính biểu tượng, không có tác dụng trong thế giới thực. Tuy nhiên, theo ông Zachary Williams, điều này có thể có nghĩa là Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng dân sự như khu nghỉ dưỡng, trường học và nhà ở.
Bằng cách biến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ năm 1971 và một số thực thể thuộc Trường Sa từ 1988) trở thành điểm nóng của du lịch Trung Quốc, Bắc Kinh có khả năng biến nỗ lực của phương Tây trong việc thực thi quyền tự do hàng hải trở nên phức tạp hơn. Cũng có thể nhận định rằng các khu vực chiến lược như bãi Macclesfield  và bãi cạn
Scarborough có thể được phát triển theo cách tương tự như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thập kỷ qua.
Theo ông Williams, trong khi sự chú ý của thế giới đang bị hút vào các nơi khác, Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng kiểm soát biển Đông. Trước mắt, có khả năng cuộc tập trận cuối mùa hè này sẽ có nội dung tàu sân phối hợp hoạt động với Không quân Trung Quốc, liên quan trực tiếp với việc duy trì đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Ít nhất nó thể hiện sự tích hợp ngày càng gia tăng giữa tàu hải quân với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, máy bay ném bom chiến lược từ Trung Quốc đại lục.
Với việc hải quân Mỹ trở lại Thái Bình Dương sau COVID-19, mùa hè này sẽ chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung.
http://biendong.net/bien-dong/35248-sau-khi-lap-hai-don-vi-hanh-chinh-o-bien-dong-tq-lam-gi-tiep-theo.html

Nhân dân tệ rớt giá, giới nhà giàu Trung Quốc

 tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài

Lục Du
Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi tự do vì ảnh hưởng thương chiến với Hoa Kỳ, bên cạnh việc đại dịch Covid khiến đồng Nhân dân tệ ngày càng mất giá. Giới nhà giàu Đại lục đang tìm đủ cách để chuyển tiền ra nước ngoài nhằm cứu vớt tài sản.
“Giờ này thì đừng mặc cả”, một người buôn bán ngoại tệ ở chợ đen trả lời phóng viên Nikkei. Cuộc tiếp xúc diễn ra ở đường Tây Nam Kinh, một con phố thương mại nhộn nhịp ở Thượng Hải vào tuần trước. “Giá là 7,2 nhân dân tệ đổi một đô la”, người đàn ông chốt giá.
Tỷ giá hối đoái chính thức ngày hôm đó là 7,06 nhân dân tệ đổi một đô la, nhưng người đàn ông trạc tuổi không đồng tình. Ông khá chắc chắn về chiều hướng suy giảm của đồng Nhân dân tệ. Cuối tháng trước, có lúc đồng nhân dân tệ đã giảm xuống 7,19 đổi một đô la. Đặt mức giá hối đoái thấp hơn, vì người đàn ông này tự tin rằng giá của đồng nhân dân tệ sẽ còn lao dốc trong thời gian tới.
“Ồ, tôi cũng có thể giúp anh gửi tiền ra nước ngoài. Tôi có một người bạn có thể làm điều đó”, người đàn ông nói, trước khi nhanh chóng rời đi. Thời gian gần đây cảnh sát đã trở nên khắt khe hơn với các giao dịch tiền tệ chợ đen như thế này.
Nhiều dấu hiệu cho thấy giới nhà giàu Trung Quốc đang tìm cách lách các quy định để chuyển tiền ra nước ngoài vì lo ngại đồng nhân dân tệ tiếp tục yếu đi và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng.
Việc lập một tài khoản gửi tiền đô la ở Hồng Kông là cách tốt nhất để người dân Đại lục chuyển tiền ra nước ngoài. Người Trung Quốc cũng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm bảo hiểm và bất động sản ở nước ngoài kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng trong khu vực.
Chính quyền Trung Quốc đặt ra các quy định giao dịch tiền tệ nghiêm ngặt, mỗi người chỉ được gửi ra nước ngoài tối đa 50.000 đô la một năm. Đối với các khoản đầu tư nước ngoài lớn, người Trung Quốc sẽ gộp chỉ tiêu cho phép của các thành viên gia đình hoặc mang theo tiền mặt khi ra nước ngoài.
Nhưng các lệnh cấm đi lại do đại dịch đã khiến hoạt động kinh doanh thời gian qua bị đình trệ. Ngân hàng đầu tư Natixis cho biết, dòng vốn chảy ra từ Trung Quốc chỉ đạt 1 tỷ USD trong quý đầu.
Nhưng một khi biên giới mở lại, dòng chảy tiền tệ sẽ được khơi thông. “Đồng Nhân dân tệ đã suy yếu hơn 10% trong hai năm qua”, một nhà môi giới bảo hiểm tại Hồng Kông cho biết. “Cần đổi sang ngoại tệ để bảo vệ giá trị tài sản của mình”, người này khuyên.
Người môi giới này kiếm hoa hồng sau khi đưa khách đại lục ở Thâm Quyến đến văn phòng của hãng ở Hồng Kông. Người này cho biết lượng khách Đại lục có nhu cầu mua bảo hiểm đã tăng lên trong khoảng tháng 5.
Người giàu Trung Quốc ngày càng lo sợ phương thức chuyển tiền ra nước ngoài kiểu này sẽ sớm bị chính quyền ngăn chặn sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-dan-te-rot-gia-gioi-nha-giau-trung-quoc-tim-cach-chuyen-tien-ra-nuoc-ngoai.html

Truyền thông nhà nước Trung Quốc

phớt lờ không đưa tin về lũ lụt 11 tỉnh phía Nam

An Hòa
Theo Secret China ngày 11/6, miền Nam Trung Quốc từ đầu tháng 6 đến nay đang phải hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng, hiện có khoảng 148 con sông đang ở mức báo động. Người dân 11 tỉnh đang phải chịu đựng mất mát to lớn về người và của, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lại phớt lờ không đưa tin.
Mưa lũ không ngừng, gây thiệt hại cho 2,62 triệu người dân, 230.000 người bị buộc phải sơ tán khẩn cấp, trong đó có các tỉnh khu là: Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quý Châu và Vân Nam. Thành phố ngập nước, nhà cửa đổ sụp, đường xá sụt lún, đồi núi sạt lở, mùa màng mất trắng, đến nay tình hình thiên tai vẫn không ngừng lan rộng.
Người dân dấu tên ở quận Dương Sóc, Quảng Tây nói: “Hầu hết tầng một của nhà dân, cửa hàng đều bị ngập hết cả. Thiệt hại quá to lớn rồi, ví như xe cộ, đồ điện đều bị ngâm trong nước hết cả”.
Người dân giấu tên ở Quế Lâm, Quảng Tây, nói: “Giờ trước mắt hẳn là không có chính sách hỗ trợ nào cả, từ những bức ảnh đăng trên mạng có thể thấy được tình trạng nghiêm trọng như thế nào, nhất là thiệt hại về kinh tế, thiệt hại nhiều lắm”.
Một người dân sống ở Quế Lâm nói với các phóng viên rằng nước ở chỗ anh sống đã rút, nhưng với lượng lớn đất đá, bùn cát như vậy, sau khi làm sạch, thiệt hại kinh tế không phải là nhỏ.
Được biết huyện Dương Sóc, tỉnh Quảng Tây là nơi hứng chịu thảm họa nặng nề nhất trong trận lũ lần này.
Trần Hồng (hóa danh), bà chủ nhà trọ tư nhân ở huyện Dương Sóc, Quảng Tây cho hay: “Năm nay lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng, bởi mưa bão kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Mưa lớn mưa nhiều, mưa xối xả, nước từ trên núi đổ xuống. Đây không phải là vấn đề của một nhà, mà rất nhiều nơi của cả huyện bị nước lũ quét qua, cả huyện đều bị ngập hết cả”.
Bà Trần cho biết thêm: “Có rất nhiều ngôi nhà gần như bị ngập đến tầng hai, chỗ tôi không bị ngập, nhưng địa khu phía trước chỗ tôi bị ngập. Giờ đang dọn dẹp làm vệ sinh, công nhân đang khắc phục sự cố mất điện mất nước, vẫn chưa xử lý được. Mưa to suốt mấy ngày liền, mưa như trút nước vậy. Xả lũ đó là sau này mới xả lũ. Hồ chứa nước xả lũ có thể là nước trên sông Ly Giang. Nước lũ chảy ngược đến đây. Con sông này khá hẹp, địa thế hơi thấp, phàm là những nơi địa thế thấp đều bị ngập hết cả”.
Mưa lớn liên tục khiến mực nước tăng vọt, hồ chứa các cấp đều xả lũ khẩn cấp, khiến mực nước của hạ lưu sông Ly Giang dâng cao đột ngột. Huyện Dương Sóc nằm bên bờ sông Ly Giang phải đứng mũi chịu sào, rất mau đã bị ngập trong nước.
Trần Hồng nói: “Hơn 6 giờ chiều ngày hôm qua, hồ chứa nước phía bên tôi vẫn đang xả lũ. Gần chỗ chúng tôi có một hồ chứa đã bị vỡ. Hồ chứa này cũng khá nhỏ, nó ở huyện Dương Châu”.
Nhiều cư dân mạng nhắc nhở người dân gần đó phải chú ý, đặc biệt là những con đập nhỏ được xây dựng trong 20 năm qua, rất nhiều các công trình đều là “bã đậu phụ”, thời gian dài rất là nguy hiểm.
Từ những video được cư dân mạng đăng tải, chúng ta có thể nhìn thấy lượng lớn người dân sống gần đập chứa nước Quế Lâm ở Quảng Tây đã bắt đầu sơ tán, họ lo lắng con đập có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
Lũ lụt miền nam Trung Quốc nghiêm trọng là thế, rất nhiều cư dân mạng không khỏi thắc mắc tại sao truyền thông nhà nước nhất loạt đều không thấy đưa tin. Trên Weibo hầu như không thấy có bản tin nào về điều này. Thành phố bị ngập, đường xá sụt lún, đồi núi bị sạt lở, nhưng tin tức được đăng trên WeChat, tiktok, chỉ thấy khoe khoang thành tích ưu việt của kinh tế vỉa hè được chính quyền cổ súy trong thời gian qua, nào là một gian hàng có thể kiếm được 5000 Nhân dân tệ trong một ngày, vẽ ra khung cảnh tươi đẹp tẩy não người dân ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện thực trước mắt thì có bao nhiêu người dân vùng lũ giờ đây đã trở thành người vô gia cư, không có nhà để về, có không biết bao nhiêu người già và trẻ em bị nước cuốn trôi.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã cố tình “nhẹ nhàng hoá” lũ lụt nghiêm trọng như vậy. Cư dân mạng cho biết, trong số 50 bản tin hàng đầu được đăng trên Weibo, chỉ thấy có một bản tin đề cập đến lũ lụt ở miền Nam, hơn nữa đưa tin một cách rất hời hợt, trong khi lại có đến 7 bài hot đưa tin về vấn đề bạo loạn ở Mỹ.
Có người đã đăng đăng tải dòng cảm xúc rằng: “Trên điện thoại di động của tôi, trên mục tin tức của các phương tiện truyền thông nhà nước, các trang web có rất ít tin tức về bão lũ ở miền Nam. Nhìn vào thì thấy như trận lũ đã quét qua nhiều tỉnh và thành phố ở phía nam, gây ngập trên diện rộng, làm vô số
thôn trấn và đường phố bị chìm trong nước; khiến đường xá sụt lún, giao thông gián đoạn,… như thể chúng chưa bao giờ xảy ra vậy”.
Có cư dân mạng không khỏi bức xúc: “Sống chết của đồng bào, họ không chút quan tâm, còn sống chết của người Mỹ lại khiến họ đau đớn như chết cha chết mẹ vậy! Đây có phải là ăn cây táo rào cây sung hay không? Tất nhiên là vậy! Tiền họ kiếm là của người dân Trung Quốc, còn điều họ quan tâm lại là chuyện sống chết của người Mỹ! “.
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-nha-nuoc-trung-quoc-phot-lo-khong-dua-tin-ve-lu-lut-11-tinh-phia-nam.html

ĐCSTQ sử dụng Twitter tuyên truyền chiến dịch

 ‘đổi trắng thay đen’ trên mạng xã hội

Một báo cáo mới đã tiết lộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng Twitter để định hình, quản lý và kiểm soát các thông tin liên quan đến việc xử lý đại dịch virus Corona Vũ Hán, các cuộc biểu tình ở Hong Kong, Đài Loan và về tỷ phú Trung Quốc Quách Văn Quý (Guo Wengui).
Báo cáo có tiêu đề “Retweeting through the Great Firewall” (Tweet lại thông qua Vạn Lý Hỏa Thành) của Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) cho thấy, hoạt động này chủ yếu tập trung vào người dùng nói tiếng Trung Quốc bên ngoài Trung Quốc đại lục và tiếp tục chiến lược dài hạn của ĐCSTQ khi tận dụng các nền tảng mạng xã hội phương Tây để phục vụ lợi ích của mình.
Các chiến dịch về cơ bản là “các làn sóng thông tin sai lệch” gắn liền với “các hoạt động có ảnh hưởng” và “các thông điệp ngoại giao”, tất cả được phối hợp nhuần nhuyễn để chống lại sự chú ý của quốc tế đối với chính quyền độc tài này.
Bản báo cáo đã kiểm tra 348.608 bài đăng, được đăng từ tháng 1/2018 cho đến ngày 17/4/2020. Các bài đăng đến từ 23.750 tài khoản Twitter. Báo cáo cho thấy các tài khoản này hoạt động trong giờ làm việc (từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều) theo múi giờ Bắc Kinh. Hầu như không có bài viết nào được đăng tải trong những ngày cuối tuần.
Chính Twitter đã quy kết nhiều tài khoản có liên hệ với ĐCSTQ. Trong một tuyên bố vào tháng 8/2019, Twitter cho biết họ đã có “bằng chứng đáng tin cậy” để có thể suy đoán đây là “một hoạt động do nhà nước phối hợp hỗ trợ”.
“Cụ thể, chúng tôi đã xác định các cụm tài khoản lớn hoạt động theo cách phối hợp để khuếch đại các thông điệp liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hong Kong”, theo thông tin từ báo cáo. Nhiều tài khoản Twitter được truy cập thông qua mạng riêng ảo (VPN).
Twitter, cùng với Facebook và YouTube, đã bị chặn và không thể truy cập ở Trung Quốc.
Gần đây hơn, vào ngày 12/6, Twitter đã xóa 30.000 tài khoản có kết nối với các kênh do nhà nước hậu thuẫn có liên hệ với Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Twitter còn xóa thêm 150.000 tài khoản “khuếch đại” trên các kênh được sử dụng để chuyển tiếp và truyền bá thông tin tới số lượng người dùng lớn.
Báo cáo ASPI đã xác định các ví dụ (pdf) về loại nội dung mà ĐCSTQ quảng bá trên Twitter. Trong số này có nhiều bài viết liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hong Kong, trong đó coi những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã can thiệp vào việc ngăn chặn virus Corona Vũ Hán.
Một bài đăng có hình ảnh của chủ tịch bệnh viện đa khoa Vũ Hán ca ngợi các bác sĩ với nội dung cụ thể như sau: “Vào thời điểm khủng hoảng này, Hong Kong nên đoàn kết, nhưng thời kỳ chống dịch ở Hong Kong quá hỗn loạn, và các yếu tố hỗn loạn vẫn lợi dụng những hành động đáng khinh để đạt được lợi ích chính trị và kinh tế…”
Một bài đăng khác đã cố gắng khẳng định Đài Loan đã không thành công trong việc ngăn chặn virus: “Ứng phó của Trung Quốc đối với đại dịch là tốt nhất trên thế giới… [Trong khi] ứng phó của Đài Loan vốn được học từ Trung Quốc đại lục”.
Trên thực tế, Đài Loan đã được ca ngợi trên toàn cầu vì đã ngăn chặn và xử lý thành công đại dịch này, với tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất trên thế giới. Tính đến ngày 11/6, Đài Loan có 443 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán và 7 ca tử vong. Cho đến nay, Úc có 7.285 ca nhiễm và 102 trường hợp tử vong. Cả hai quốc gia có tổng dân số tương đương.
Các cuộc bạo loạn và tình trạng bất ổn dân sự gần đây bắt nguồn từ cái chết của George Floyd tại Hoa Kỳ cũng đã được tận dụng trong chiến dịch tuyên truyền trên Twitter của ĐCSTQ. Một bài đăng vào ngày 3/6 tuyên bố: “Thế giới đang nghi ngờ mạnh mẽ về ‘nhân quyền’ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã liên tục quảng bá các tin tức liên quan đến cuộc bạo loạn phân biệt chủng tộc trong những tuần gần đây, để chuyển sự chú ý của thế giới khỏi các vấn đề trong nước của họ, cụ thể là tranh cãi xung quanh luật an ninh quốc gia mà ĐCSTQ đơn phương áp đặt đối với Hong Kong. Động thái này về cơ bản sẽ loại bỏ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” vốn cho phép Hong Kong hoạt động như một quốc gia dân chủ.
Vào ngày 30/5, Thời báo Hoàn Cầu trực thuộc ĐCSTQ, một nhà bình luận về các vấn đề liên quan đến chính quyền này, đã có một bài bình luận có tiêu đề, “Cảnh giác! ‘Cảnh tượng đẹp’ ở HK đang lan rộng khắp Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, ASPI nhận thấy rằng, bất chấp những nỗ lực phối hợp trong chiến dịch Twitter của ĐCSTQ, những hoạt động này vẫn thiếu sự tinh tế, hay sự “chắt lọc về ngôn ngữ và văn hóa” để thực sự thu hút khán giả.
Chính quyền Bắc Kinh đã phải dựa vào “các bộ khuếch đại”, tức là thuê những người có ảnh hưởng để có quyền truy cập vào tài khoản Twitter với lượng người theo dõi lớn hơn và nhiều người tham gia hơn để mở rộng ảnh hưởng.
Nó cũng là một cách để gây khó khăn cho việc truy lại dấu vết có liên hệ với ĐCSTQ trên nền tảng này.
Bản thân Twitter gần đây đang bị soi xét kỹ lưỡng do thuê một giám đốc mới có quan hệ với ĐCSTQ.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dcstq-su-dung-twitter-tuyen-truyen-chien-dich-doi-trang-thay-den-tren-mang-xa-hoi-45178.html

Trung Quốc thêm 57 ca nhiễm corona trong một ngày,

cao nhất trong 2 tháng

Bình luậnNguyễn Sơn
Một chuyên gia y tế nói rằng sự gia tăng số ca nhiễm liên quan đến chợ ở Bắc Kinh không khác gì giai đoạn đầu của đại dịch ở thành phố Vũ Hán.
Trung Quốc ghi nhận thêm 57 ca nhiễm virus corona Vũ Hán, mức tăng hàng ngày cao nhất từ tháng 4 và chủ yếu lây nhiễm trong cộng đồng tại thủ đô Bắc Kinh, theo hãng tin AFP.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay (14/6) cho biết nước này ghi nhận thêm 36 trường hợp lây nhiễm tại thủ đô Bắc Kinh. Hai trường hợp khác được ghi nhận ở tỉnh Liêu Ninh, có tiếp xúc gần với những ca nhiễm tại Bắc Kinh.
Người dân tại 11 khu dân cư ở quận Phong Đài, phía nam Bắc Kinh hôm qua được yêu cầu không rời khỏi nhà sau khi phần lớn ca nhiễm mới liên quan đến chợ bán thịt Tân Phát Địa gần đó. Quan chức Phong Đài tuyên bố quận đã thiết lập “cơ chế thời chiến” và “trung tâm chỉ huy thực địa” để đối phó làn sóng lây nhiễm mới.
Chính quyền Bắc Kinh công bố một chiến dịch xét nghiệm hàng loạt đối với bất kỳ ai từng “tiếp xúc gần” với khu chợ từ ngày 30/5.
Ông Feng Zhanchun, một chuyên gia y tế cộng đồng từ Trường Y khoa Tongji của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán, cho biết mối liên hệ giữa bảy ca nhiễm ở chợ nông sản Tân Phát Địa và 45 người có kết quả dương tính khác tại Bắc Kinh nghĩa là virus đang lây lan trong cộng đồng.
Ông Feng cũng nói rằng tình hình ở Bắc Kinh tương tự giai đoạn đầu của đại dịch ở Vũ Hán, nơi các ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở một chợ hải sản và sau đó lan rộng khắp thành phố, theo SCMP.
“Nếu dịch không được kiểm soát ngay bây giờ, virus sẽ ảnh hưởng đến nhiều người trong một thời gian ngắn vì mật độ dân số cao ở các thành phố”, ông Feng cho biết.
Hàng trăm cảnh sát và hàng chục quân cảnh được triển khai đến chợ. 9 trường học và nhà trẻ gần đó bị đóng cửa. Giới chức Bắc Kinh đã hoãn cho học sinh tiểu học trở lại trường trên toàn thành phố và đình chỉ tất cả sự kiện thể thao, ăn uống theo nhóm. Các tour du lịch xuyên tỉnh cũng bị dừng từ hôm 13/6.
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-them-57-ca-nhiem-corona-trong-mot-ngay-cao-nhat-trong-2-thang-45324.html

Bắc Kinh đóng cửa chợ,

phong tỏa khu dân cư vì dịch Covid bộc phát

Chợ thực phẩm bán sỉ lớn nhất ở Bắc Kinh bị đóng cửa và khu phố xung quanh bị phong tỏa vào ngày thứ Bảy sau khi hơn 50 người xét nghiệm dương tính với virus corona ở thủ đô của Trung Quốc.
Vụ bộc phát – xảy ra hơn 50 ngày sau khi ca nhiễm địa phương cuối cùng được ghi nhận ở thành phố 20 triệu người này – cho thấy virus vẫn có thể quay trở lại trong khi các hạn chế được nới lỏng.
Nhà chức trách phong tỏa 11 cộng đồng dân cư gần chợ Tân Phát Địa, khoảng 3 km về phía đông nam địa điểm du lịch Thiên Đàn, AP đưa tin.
Các đảng viên Đảng Cộng sản và tình nguyện viên đang được huy động để mua thức ăn và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác cho cư dân bị ảnh hưởng, Tân Kinh Báo cho biết trong tin tức đăng trên mạng xã hội. Không rõ ngay tức thì có bao nhiêu người sống trong 11 cộng đồng này.
Bên ngoài chợ, cảnh sát bán quân sự mặc đồng phục màu xanh lá cây dựng rào chắn xe và đứng gác tại các lối vào. Một số người được phép vào sau khi xuất trình giấy tờ tại các chốt kiểm soát.
Giới hữu trách Bắc Kinh cho biết 45 nhân viên trong chợ xét nghiệm dương tính với virus corona, mặc dù họ không có triệu chứng. Ngoài ra có bảy trường hợp có triệu chứng được ghi nhận trước đó, bao gồm sáu người đã đến thăm hoặc làm việc trong chợ. Trung Quốc không tính các trường hợp không có triệu chứng trong con số kiểm đếm chính thức của mình.
Sự chú ý tập trung vào chợ này sau khi ba trường hợp đầu tiên được báo cáo vào ngày thứ Năm và thứ Sáu. Hai trong số những người nhiễm virus đã đến chợ và người thứ ba làm việc với một trong hai người này tại một viện nghiên cứu thịt gần đó, theo các bản tin trên truyền thông Trung Quốc.
Các quan chức thành phố sau đó quyết định xét nghiệm virus cho tất cả nhân viên trong chợ. Họ cũng đã ra lệnh thử các mẫu thực phẩm và môi trường từ tất cả các chợ trong thành phố, và kiểm tra an toàn thực phẩm tại các nhà hàng và siêu thị.
Bắc Kinh, nơi vẫn đang dần dần trở lại sinh hoạt bình thường, gần đây đã đảo ngược một số bước nới lỏng các hạn chế virus corona.
Kế hoạch mở lại các trường tiểu học cho các lớp từ một đến ba vào ngày thứ Hai này đã bị hoãn lại, và các sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-dong-cua-cho-phong-toa-khu-dan-cu-vi-dich-covid-boc-phat/5461638.html


Bắc Kinh phong tỏa 11 khu vực, thiết lập ‘cơ chế thời chiến’

Bình luậnNguyễn Sơn
Nhiều khu vực ở thủ đô Trung Quốc bị phong tỏa sau khi xuất hiện 6 nhiễm virus corona, giới chức lo ngại dịch tái bùng phát.
Ngày 13/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh quyết định áp lệnh phong tỏa một số khu vực của thành phố sau khi có tình trạng tái bùng phát virus corona Vũ Hán (Covid-19).
Người dân tại 11 khu dân cư ở quận Phong Đài, phía nam Bắc Kinh được yêu cầu không rời khỏi nhà sau khi phần lớn ca nhiễm mới liên quan đến một chợ bán thịt gần đó, theo tờ China Daily.
Quan chức Phong Đài tuyên bố quận đã thiết lập “cơ chế thời chiến” và “trung tâm chỉ huy thực địa” để đối phó làn sóng lây nhiễm mới.
Giới chức Phong Đài đã tiến hành xét nghiệm lấy dịch cổ họng của 571 người tại khu chợ Tân Phát Địa, trong đó có đến 45 mẫu xét nghiệm dương tính với virus corona. Nhiều bệnh nhân làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu lương thực thực phẩm Trung Quốc có trụ sở tại quận Phong Đài.
Theo tờ Beijing Youth Daily, virus corona được phát hiện trên các tấm thớt làm cá hồi tại khu chợ, buộc ban quản lý phải hủy bỏ toàn bộ số cá hồi tại đây. Hai chuỗi siêu thị lớn trong thành phố cũng loại bỏ số cá hồi ngay trong đêm 12/6.
Nhà chức trách hiện có kế hoạch xét nghiệm axit nucleic với hơn 10.000 người tại chợ Tân Phát Địa. Từ sáng 13/6, các tình nguyện viên cộng đồng ở nhiều quận của Bắc Kinh đã đến gõ cửa nhà người dân để hỏi liệu họ gần đây có tới chợ này hay không.
Theo trang web của chợ Tân Phát Địa, hơn 1.500 tấn hải sản, 18.000 tấn rau củ và 20.000 tấn trái cây được bán tại đây mỗi ngày.
Hơn nửa triệu học sinh phải ngừng đến trường
Trước diễn biến trên, một quan chức cho biết Bắc Kinh sẽ dừng mọi sự kiện thể thao, du lịch liên tỉnh, đóng cửa 6 khu chợ bán buôn thực phẩm chính của thành phố và các quyết định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Bên cạnh đó, giới chức cũng đã quyết định lùi thời điểm cho phép các học sinh tiểu học đi học trở lại do vừa phát hiện thêm 3 ca mắc bệnh COVID-19 ở thành phố này.
9 trường học và nhà trẻ gần đó bị đóng cửa. Quan chức Bắc Kinh hôm qua cũng trì hoãn việc cho học sinh tiểu học trở lại trường trên toàn thành phố và đình chỉ tất cả sự kiện thể thao, ăn uống theo nhóm. Các tour du lịch xuyên tỉnh cũng bị dừng từ hôm nay.
Trong thông báo ngày 12/6, Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh cho biết đã hủy kế hoạch cho phép hơn 520.000 học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 trở lại trường học từ ngày 15/6 tới. Học sinh các lớp lớn hơn đã đi học trở lại trước đó sẽ tiếp tục đến trường, nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn.
Bắc Kinh thông báo phát hiện 3 ca nhiễm mới trong ngày 11-12/6, trong đó có 2 trường hợp làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu thịt của Trung Quốc và trường hợp còn lại từng tới thành phố Thanh Đảo (Qingdao) ở miền Đông Trung Quốc trong hai tuần qua.
Hàng trăm cảnh sát và hàng chục quân cảnh được triển khai đến hai chợ. Các công nhân cũng được nhìn thấy lôi một số thùng hải sản ra khỏi chợ hải sản Jingshen.
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bac-kinh-phong-toa-11-khu-vuc-thiet-lap-co-che-thoi-chien-45192.html

Cựu chiến binh Trung Quốc biểu tình phản đối

vì bị xúc phạm trên truyền hình và bị ngược đãi

Bình luậnNguyễn Minh
Những người lính đã bị xúc phạm trên truyền hình. Điều này đã dẫn đến một cuộc biểu tình của gần 100 cựu chiến binh tại nhà ga xe lửa của Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, vào lúc 4 giờ chiều ngày 11/6 (giờ địa phương).
Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn của các cựu chiến binh sau khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế để ngăn chặn dịch viêm phổi Vũ Hán.
Cuộc tụ họp này là hành động đáp trả đối với bình luận gần đây của nhà kinh tế Wang Fuzhong trong một chương trình, khi ông này cho rằng: “Việc những người lính chiến đấu chống lại kẻ thù trong cơn mưa đạn chỉ là sự phù phiếm”.
Để phản đối những nhận xét này, cựu chiến binh Trường Sa đã quyết định kháng cáo lên Bắc Kinh.
Trong một thông báo được đưa ra bởi Văn phòng Cựu chiến binh Trường Sa vào ngày 10/6, các cựu chiến binh đã được mời đến để tập trung bên ngoài ga tàu và khởi hành đến Bắc Kinh. Các cựu chiến binh này được tư vấn là hãy mặc quân phục.
Trong một ngày, gần 100 cựu chiến binh đã tập trung bên ngoài nhà ga xe lửa Trường Sa. Video cho thấy cảnh sát cũng có mặt.
Cựu chiến binh Lin Yi (một bí danh) nói với tờ The Epoch Times (Mỹ) rằng kế hoạch của họ đã bị gián đoạn vì cảnh sát.
Ông nói rằng hoạt động của họ đã thu được nhiều chữ ký trực tuyến và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cựu chiến binh ở các tỉnh khác của Trung Quốc.
Cựu chiến binh liên tục bất mãn với chính phủ
Mặc dù hành động của họ trên danh nghĩa là để phản đối nhận xét của nhà kinh tế Wang Fuzhong, nhưng lý do sâu xa là vì những cựu chiến binh này không hài lòng với chính phủ về một số vấn đề.
Sau khi xuất ngũ, các khoản trợ cấp khác nhau dành cho cựu chiến binh đã bị đánh cắp hoặc cắt giảm. Cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Trong hai năm qua, các cuộc biểu tình của các cựu chiến binh đã diễn ra hết lần này đến lần khác ở Trung Quốc.
Việc ngược đãi cựu chiến binh là điều thường xuyên thấy ở Trung Quốc. Vào ngày 31/12/2019, một cựu chiến binh ở tỉnh Sơn Tây đã tự sát vì nhiều năm thỉnh nguyện vô ích. Tháng 5/2020, một cuộc xung đột khác nổ ra khi một cựu chiến binh yêu cầu giảm giá một nửa vé tàu xe khi có giấy chứng nhận khuyết tật của quân đội. Người này được bảo là “đừng sống nữa” nếu không có đủ tiền để mà sống.
Cựu chiến binh Lin Yi giải thích rằng những gì các cựu chiến binh quan tâm là sự công nhận. Ông Lin Yi nói: “Chính quyền không có phản ứng là nguyên nhân khiến các cựu chiến binh cùng nhau hành động”.
Sự bất công
Ông Lin Yi chỉ ra rằng đây là thời điểm bất công, và các cựu chiến binh phải thể hiện bản lĩnh của họ.
Ông đề cập rằng cuộc biểu tình của các cựu chiến binh năm 2017 đã buộc Bắc Kinh phải thành lập Bộ Cựu chiến binh. Tuy nhiên, chính quyền đã liên tục đàn áp các cựu chiến binh nếu họ lên tiếng.
“Sự bất công này là do hệ thống gây ra. Nếu không có sự thay đổi và cải cách cơ bản, các vấn đề của cựu chiến binh có thể là giọt nước làm tràn ly”, ông Lin Yi nói thêm.
Ông nói: “ Đây không phải là về vấn đề bảo vệ quyền. Đó là về công lý. Chúng tôi chiến đấu vì danh dự”.
Số lượng nhân viên quân đội nghỉ hưu lên tới 57 triệu người tại Trung Quốc tính đến năm 2018, theo Bộ Nội vụ. Con số này tiếp tục tăng lên thêm hàng trăm ngàn người mỗi năm.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/cuu-chien-binh-trung-quoc-bieu-tinh-phan-doi-vi-bi-xuc-pham-tren-truyen-hinh-va-bi-nguoc-dai-45271.html

Hàng trăm người Trung Quốc làm việc trên tàu du lịch

bị mắc kẹt trên biển

Bình luậnNguyễn Minh
Vào ngày 8/6, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi hành động khẩn cấp và phối hợp để giải phóng 150.000 đến 200.000 người bị mắc kẹt ở các tàu trên khắp thế giới do các biện pháp ngăn chặn COVID-19. Tuy nhiên, những thủy thủ người Trung Quốc đang gặp phải việc “bỏ mặc” từ Bắc Kinh.
Nhiều nhân viên làm việc trên các tàu dân sự và du lịch Trung Quốc đã bị mắc kẹt do hạn chế nhập cảnh trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Sau nhiều tháng chờ đợi trên biển, các thủy thủ của tàu Trung Quốc đã cố gắng gửi tín hiệu thông qua Weibo. Các nhân viên của tàu tiết lộ trên mạng xã hội rằng hơn 1.000 thủy thủ Trung Quốc hiện bị mắc kẹt trên tàu du lịch.
Vào ngày 8/6, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi hành động khẩn cấp và phối hợp để giải phóng 150.000 đến 200.000 người bị mắc kẹt trên các tàu trên khắp thế giới do các biện pháp ngăn chặn COVID-19.
Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết, “việc buộc những người đi biển đã kiệt sức tiếp tục làm việc hơn 4 tháng sau khi hết hợp đồng là điều không thể chấp nhận được. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ và gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải. Cần có những hành động ngay lập tức để đảm bảo công việc cho người đi biển, tránh tai nạn hàng hải và thảm họa môi trường. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ hợp tác để làm cho những thay đổi này diễn ra trong an toàn”.
Tuy nhiên, những thuyền viên người Trung Quốc đang gặp phải sự kháng cự từ Bắc Kinh.
Người dùng Weibo Trung Quốc với tên “LeoooTao” là một thủy thủ trên tàu Majesty of the Sea, đăng rằng 300 thủy thủ Trung Quốc đã bị mắc kẹt trên tàu du lịch này tại cảng Dover ở Anh. Ngoài ra còn có 323 thủy thủ người Trung Quốc mắc kẹt trên tàu du lịch Empress of the Seas ở khu Southampton, Vương quốc Anh.
Bài đăng trên Weibo của anh này chỉ ra rằng 3 chuyến bay đã được lên kế hoạch, nhưng rồi đều bị hủy.
LeoooTao đã viết: “Các đồng nghiệp người Philippines đã được chính phủ của họ cử máy bay đến đón. Các đồng nghiệp Ấn Độ đã đi thuyền để trở về nhà. Người Mỹ, Anh, Ukraina, Rumani, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã quay trở về nhà. Tại sao người Trung Quốc chúng ta không thể trở về quê hương thân yêu?”
Những bài viết này đã bị xóa ngay sau đó.
Một người dùng Weibo khác, với tên tristaYue, đã cầu xin sự giúp đỡ trên mạng xã hội vào ngày 5/6, nói rằng hơn 200 thủy thủ Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong vùng biển Philippines. Họ đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng không có kết quả. Một số thành viên trong đoàn đã tự sát hoặc suy sụp tinh thần, theo bài đăng của tristaYue.
Công ty du lịch Holland America nơi người dùng “tristaYue” làm việc, đã chuyển cô đến tàu Noordam vào ngày 23/5. Vào ngày 4/6, thuyền trưởng đã thông tin hai trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh trên tàu. Sau đó, cô đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines để được giúp đỡ, nhưng không nhận được phản hồi cụ thể nào.
Vào ngày 6/6, cô đã cập nhật trên tài khoản Weibo của mình, nói rằng khoảng 500 người Philippines và Ấn Độ đã được sơ tán một lần nữa, trong khi thủy thủ người Trung Quốc vẫn ở lại. Cô không có khẩu trang để bảo hộ mình khỏi bị nhiễm COVID-19.
Nhiều người đi biển Trung Quốc đã bình luận trong bài đăng của tristaYue.
Người dùng “Họ gọi tôi là biu” đã viết: “Có tổng cộng 730 thuyền viên người Trung Quốc trên 4 tàu Royal Caribbean. Hai tàu ở Anh, một ở Philippines và một ở Hy Lạp. Công ty cam kết có một chuyến bay được điều động vào ngày 28/5, nhưng trụ sở ở Miami vẫn đang chờ giấy phép được hạ cánh của Trung Quốc.
Người dùng “MermaidMermaid” viết: “Tôi cũng là một trong những bị mắc kẹt trên biển. Khi các thủy thủ của các quốc gia khác lần lượt rời khỏi tàu, các thủy thủ người Trung Quốc chỉ có thể ở lại tàu mặc dù nhà của chúng tôi ở ngay cạnh bến tàu. Hãy nghĩ xem buồn làm sao. Chúng tôi đã trôi dạt trên tàu hơn 90 ngày kể từ tháng 3!”
Người dùng có tên “Facing the sea Michael” đã viết: “Đã hơn 3 tháng kể từ khi tôi bị mắc kẹt ở Philippines. Chúng tôi có hơn 200 thủy thủ người Trung Quốc, nhưng không ai chú ý đến chúng tôi. Chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với đại sứ quán nhưng chẳng có tác dụng gì”.
Người dùng có tên “Cai Kexin” viết: “Tàu của chúng tôi cũng bị kẹt trên biển gần 3 tháng. Công ty muốn sắp xếp một chuyến bay đưa chúng tôi trở về Trung Quốc. Nhưng đại sứ quán Trung Quốc không đồng ý!”
Người dùng có tên “XueYa” đã viết: “Chính thức bị cấm túc vào ngày 15/3, tính đến hôm nay, nó vẫn còn trôi nổi trên biển. Sẽ đi thuyền đến Philippines vào khoảng tháng 7, nhưng vẫn không có tin tức gì về việc trở về nước. Không gian đóng đín, bầu không khí hoảng loạn, [chúng tôi] sắp suy sụp”.
The Epoch Times (Mỹ) không thể xác minh độc lập thông tin trong các bài đăng của người dùng Weibo ở trên.
Hơn 80.000 người Trung Quốc đi tàu biển đang bị mắc kẹt trên biển, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 16/3.
Trong đại dịch, người Trung Quốc bị mắc kẹt cũng bao gồm các sinh viên học tập ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ trở nên tuyệt vọng trong tình cảnh đó.
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã công bố chính sách “Five-One” vào ngày 26/3, có nghĩa là ở mỗi quốc gia nước ngoài, bất kỳ hãng hàng không Trung Quốc hiện tại nào cũng chỉ hoạt động được một tuyến và không quá một chuyến bay mỗi tuần. Việc giảm mạnh số lượng chuyến bay đến Trung Quốc và giá vé máy bay tăng vọt đã khiến nhiều sinh viên Trung Quốc tuyệt vọng và mắc kẹt ở nước ngoài.
Ngoài ra, có hơn một triệu công nhân Trung Quốc mắc kẹt ở châu Phi, theo một nhân viên cứu trợ nước ngoài ở châu Phi.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/hang-tram-nguoi-trung-quoc-lam-viec-tren-tau-du-lich-bi-mac-ket-tren-bien-45266.html

Sinh viên 2 trường đại học Trung Quốc không thể

sử dụng MATLAB do tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ

Bình luậnVăn Thiện
Các sinh viên tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân gần đây đã phát hiện ra rằng họ không còn có thể truy cập MATLAB, một ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi cho tính toán kỹ thuật, theo Caixinglobal.
Trong một email gửi cho các sinh viên bị ảnh hưởng, MathWorks, công ty phát triển phần mềm MATLAB, cho biết “do các quy định gần đây của chính phủ Hoa Kỳ”, họ đã “bị cấm cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật hoặc hỗ trợ khách hàng” cho 2 cơ sở đại học này.
Trước đó vào ngày 22/5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) và Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân vào “Danh sách Thực thể” như là các tổ chức có nguy cơ mua sắm vật phẩm của Mỹ cho mục đích sử dụng quân sự ở Trung Quốc.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ viết trong thông báo: “Việc bổ sung Danh sách Thực thể để hạn chế việc xuất khẩu các mặt hàng của Hoa Kỳ theo Quy định Quản lý Xuất khẩu (EAR) cho những người hoặc tổ chức được cho một cách hợp lý là đã tham gia, hoặc gây rủi ro đáng kể khi tham gia vào các hoạt động trái với an ninh quốc gia hoặc các lợi ích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. EAR áp đặt các yêu cầu về giấy phép bổ sung và hạn chế hầu hết các trường hợp không cần giấy phép đối với, xuất khẩu, tái xuất khẩu và chuyển nhượng (trong nước) cho các thực thể được liệt kê”.
Như vậy, chính phủ Hoa Kỳ xem bất kỳ giao dịch nào giữa các công ty nước này và thực thể trong danh sách là vi phạm. Do đó, MathWorks đã đình chỉ dịch vụ của mình cho 2 trường đại học này và hủy kích hoạt tài khoản của sinh viên tại đó.
Sự thay đổi này được cho là ảnh hưởng sâu rộng đối với nghiên cứu khoa học tại 2 trường đại học. Một sinh viên tại HIT cho biết, về nguyên tắc, các sinh viên và nhân viên trực thuộc không còn có thể xuất bản các tài liệu nghiên cứu hoặc thực hiện các dự án thương mại sử dụng MATLAB. Sử dụng phần mềm lậu sẽ có khả năng dẫn đến tranh chấp pháp lý nghiêm trọng.
Nhiều người cảm thấy thất vọng vì chính trị đã bắt đầu tác động đến các học giả và nghiên cứu. Họ tự hỏi các quy định của chính phủ Hoa Kỳ sẽ kéo dài bao lâu và liệu điều tương tự sẽ xảy ra với các phần mềm khác tại nhiều tổ chức Trung Quốc không.
Các sinh viên đã được cung cấp một danh sách các phần mềm nguồn mở có chức năng tương tự MATLAB. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những phần mềm này có thể thay thế các tính năng mạnh mẽ của MATLAB không.
MATLAB là viết tắt từ “MATrix LABoratory”, được ông Cleve Moler phát minh vào cuối thập niên 1970. Phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình. Nó cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
Văn Thiện
Theo caixinglobal
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/sinh-vien-2-truong-dai-hoc-trung-quoc-khong-the-su-dung-matlab-do-tac-dong-tu-lenh-trung-phat-cua-my-45259.html

Trung Quốc tuyên bố

mình là ‘nạn nhân lớn nhất của thông tin sai lệch’,

muốn Twitter xóa tài khoản những kẻ chỉ trích?

Bình luậnVăn Thiện
Chính phủ Trung Quốc nói rằng họ là nạn nhân của các chiến dịch làm sai lệch thông tin trên Twitter và kêu gọi nền tảng phương tiện truyền thông xã hội này xóa các tài khoản chỉ trích Bắc Kinh về virus Corona Vũ Hán.
Động thái này của Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Twitter hôm thứ Năm (11/6) nói rằng công ty đã xóa hơn 170.000 tài khoản (23.750 tài khoản thuộc “mạng lõi” cũng như 150.000 tài khoản “khuếch
tán”) gắn liền với một hoạt động lan truyền thông tin sai lệch có lợi cho chế độ Bắc Kinh về Hồng Kông và virus Corona Vũ Hán.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Sáu (12/5) cho biết: “Nếu Twitter muốn tạo sự khác biệt, họ nên đình chỉ những tài khoản được tổ chức và phối hợp để tấn công và làm mất uy tín của Trung Quốc”. Bà này nói thêm rằng Trung Quốc là “nạn nhân lớn nhất của các thông tin sai lệch”.
Đã có tranh cãi đối với những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) báo cáo về COVID-19 cho Tổ chức Y tế Thế giới và các chính phủ quốc gia khác. Trong khi đó, các bác sĩ ở thành phố Vũ Hán, những người thổi còi, đã bị kết tội gây rối và buộc phải im lặng. 2 người sau đó chết vì căn bệnh này.
Bà Hoa nói: “Nhiều tweet lan truyền tin đồn cho rằng virus Corona là vũ khí sinh học do Trung Quốc sản xuất, và đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ) và một số mạng cánh hữu được cho là những người chịu trách nhiệm về việc bắt đầu những tin đồn này và tạo ra các tài khoản robot giúp tuyên truyền chúng”.
Bà này nói thêm: “Nếu các tin nhắn trên Twitter khen ngợi ứng phó với virus Corona của Trung Quốc là thông tin sai lệch và quyết định loại bỏ chúng, vậy còn những thông tin vu khống, độc hại và thực tế được chứng minh là thông tin giả mạo thì sao?”.
Tuy nhiên, bà Hoa không đưa ra bình luận nào về những cáo buộc rằng Bắc Kinh đã sử dụng Twitter để quảng bá thông điệp của ĐCSTQ về Hong Kong. Trung Quốc đang trong quá trình soạn thảo luật an ninh quốc gia sẽ được đưa vào hiến pháp của đặc khu hành chính này, được gọi là Luật cơ bản. Luật an ninh này sẽ được ban hành mà không cần thông qua tranh luận cho dù nhiều người dân tại đây phản đối.
Bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đang cố gắng lan truyền thông tin sai lệch
Các nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) phát hiện rằng trong khi Twitter bị chặn ở Trung Quốc, những chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch này nhắm vào những người nói tiếng Hoa bên ngoài Trung Quốc với ý định gây ảnh hưởng đến nhận thức về các vấn đề như: biểu tình ở Hồng Kông, tỷ phú Trung Quốc Quách Văn Quý, dịch bệnh COVID-19 và Đài Loan.
Ông Fergus Hanson, giám đốc Trung tâm chính sách mạng quốc tế của ASPI nói với Associated Press: “Trong khi ĐCSTQ không cho phép người dân nước này sử dụng Twitter, phân tích của chúng tôi cho thấy nó rất vui khi sử dụng nền tảng này để gieo rắc tuyên truyền và thông tin sai lệch trên quốc tế”.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 348.608 bài đăng tweet trong khoảng thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2020 và tìm thấy hầu hết các tweet được đăng trong giờ làm việc ở Bắc Kinh từ thứ Hai đến thứ Sáu, và được nghỉ vào cuối tuần.
Phần lớn các tài khoản (78,5%) không có người theo dõi và 95% có ít hơn 8 người theo dõi, nhưng những tài khoản đó có mức độ tương tác cao, mặc dù không phải là “tự nhiên”. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều đó chỉ ra các tài khoản này sử dụng các công cụ tự động. Tổng cộng có 156 tweet từ các tài khoản không có người theo dõi nhưng đã nhận được hơn 50 lượt thích và 26 tweet từ các tài khoản loại này cũng nhận được hơn 10 tweet.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng là các tài khoản cũ hợp pháp đã bị hack hoặc mua và sau đó được sử dụng như một phần của chiến dịch tuyên truyền.
Ví dụ, một tài khoản đã thay đổi ảnh của mình từ một người đàn ông Bangladesh sang một phụ nữ Trung Quốc và đột nhiên chuyển sang đăng bài bằng tiếng Trung Quốc để phản đối các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Văn Thiện
Theo variety
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/trung-quoc-thong-tin-sai-lech-twitter-tai-khoan-45252.html

Lào có nguy cơ bị nhấn chìm trong nợ Trung Quốc

do xây đập thủy điện

Triệu Hằng
Đại dịch Covid-19 đã làm Lào điêu đứng trong lần đầu tiên bán trái phiếu bằng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, gây thêm áp lực cho đất nước vốn đã chi quá nhiều tiền của vào việc xây đập thủy điện và đang phải xoay sở trả nợ, đặc biệt là khoản nợ với Trung Quốc, một chủ nợ hàng đầu của Lào.
Nikkei Asian dẫn nguồn thân cận với hệ thống ngân hàng ở Lào cho biết, chính phủ Lào đã áp dụng lập trường “chờ – xem” trước khi tiến hành bán trái phiếu.
“Ngân hàng Trung ương Lào vẫn phải xác nhận liệu việc bán trái phiếu có được thực hiện trong năm 2020 hay không”, một nguồn tin nói.
Việc Lào, nước nghèo nhất Đông Nam Á, chuyển hướng sang thị trường quốc tế đã được dự báo vào tháng 1/2020, sau khi Lào lần đầu tiên nhận được xếp hạng B3 từ cơ quan xếp hạng tín dụng Moody. Sự đánh giá này đến sau khi Lào bán được 182 triệu USD trái phiếu bằng đồng đô la Mỹ, trong hai đợt phát hành loại chứng khoán nợ tranche cho các nhà đầu tư Thái Lan vào năm 2016.
Lào cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế chính phủ sovereign bond – loại chứng khoán nợ được chính phủ phát hành bằng ngoại tệ, bằng đồng baht của Thái Lan, để lấp đầy kho bạc của mình.
Fitch Rating, một công ty xếp hạng tín dụng, đã chỉ ra quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính tiềm ẩn của Lào. Trong một báo cáo giữa tháng 5, công ty này đã hạ thấp triển vọng về nợ quốc gia của Lào từ “ổn định” xuống “tiêu cực”.
Theo Fitch, tổ chức đã xếp Lào ở hạng “B”, 900 triệu USD thanh toán nợ nước ngoài sẽ đáo hạn trong năm 2020, bao gồm hai đợt trong số 250 triệu USD trên thị trường trái phiếu Thái Lan. Và từ năm 2021 đến 2023, mỗi năm Lào phải đối mặt với 1 tỷ USD thanh toán nợ nước ngoài.
Lào không nhiều lựa chọn trong việc điều động nguồn vốn, với dự trữ ngoại hối ước tính khoảng 1 tỷ USD vào cuối tháng 3.
Fitch tin rằng chính phủ Lào sẽ tìm kiếm các khoản vay từ các ngân hàng thương mại để có tiền trả cho các đối tác nước ngoài của mình.
Theo Ngân hàng Thế giới, “mức dự trữ ngoại hối dự kiến ​​sẽ giảm vào năm 2020 và đủ để bù đắp cho ít hơn một tháng nhập khẩu”. Và trong bản đánh giá kinh tế Lào giữa tháng Năm, Ngân hàng nói một “đại dịch” đối với Lào đó là “dự đoán gia tăng thâm hụt tài khóa trong năm 2020 tăng trong khoảng 7,5% và 8,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 5,1% trong năm 2019”.
Hậu quả là, báo cáo nói “mức nợ dự kiến ​​cũng sẽ tăng lên khoảng 65% đến 68% GDP năm 2020, so với 59% GDP năm 2019”. Giá trị kinh tế của Lào vào thời điểm đầu năm 2020 và đạt 20 tỷ USD, tăng từ gần 18 tỷ USD cùng kỳ năm 2019.
Societe Generale, ngân hàng đầu tư Pháp, cho biết 80% số nợ trong năm 2019 của Lào là ngoại tệ, trong đó và gần một nửa số nợ công của Lào là nợ Trung Quốc. Những khoản nợ khổng lồ mà Lào đang phải gánh chịu xuất phát từ hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Bên cạnh đó, tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế đối với Lào còn nghiêm trọng hơn cả tỷ lệ lây nhiễm virus corona ở quốc gia này. Theo số liệu chính thức, đất nước 7 triệu dân chỉ có 19 ca nhiễm và không ca tử vong. Chiến lược ngăn chặn dịch Covid-19 của chính phủ, bao gồm đóng cửa đất nước đã tác động mạnh tới ngành du lịch và khách sạn, vốn là những lĩnh vực giúp Lào tăng dự trữ ngoại hối.
Ngân hàng Thế giới dự báo, tác động kinh tế do dịch Covid-19 sẽ hạ tăng trưởng của Lào tới “1% trong một kịch bản nền (baseline scenario) và âm 1,8% trong một kịch bản xấu hơn (lower-case scenario)”.
Điều này thể hiện sự suy thoái lớn từ kỷ lục tăng trưởng được xem là xuất sắc của đất nước, trung bình 8% một năm từ năm 2011 đến 2014, và khoảng 7% trong những năm tiếp theo.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, Lào tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6,3% từ năm 2016 đến năm 2036. Nhưng sự tăng trưởng đó đã bị xóa nhòa bởi khoản nợ mà Lào phải gánh chịu để tài trợ cho một loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Cũng theo Societe Generale, tỷ lệ nợ công GDP của Lào ngày càng gia tăng cho thấy quốc gia này đang trong tầm ngắm của “nước láng giềng khổng lồ phương Bắc – Trung Quốc” lớn đến mức nào. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư và cho vay nước ngoài lớn nhất của quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.
Sự thâm nhập vào nền kinh tế của Trung Quốc tại Lào đã định hình bằng các dự án trị giá hàng tỷ USD, bao gồm một tuyến tàu cao tốc trị giá 6 tỷ USD, nhiều đặc khu kinh tế, một tổ hợp các đập thủy điện lớn, đường cao tốc. Trong dự án đường sắt Côn Minh đến Viêng Chăn, tỷ lệ góp vốn của Lào là 30% và quốc gia này phải trả khoản đầu tư 250 triệu USD đầu tiên trong năm 2020 thông qua khoản vay lãi suất thấp từ Trung Quốc.
Lào đã đạt được các thỏa thuận tương tự để xây dựng các dự án thủy điện lớn nhỏ để khai thác nguồn nước phong phú của nó, bao gồm dòng chính và các nhánh của sông Mê Kông, khối nước lớn nhất Đông Nam Á.
Uớc tính có tới 400 dự án thủy điện ở Lào đã hoàn thành và đang xây dựng hoặc được lên kế hoạch trong bối cảnh Lào tìm cách trở thành “bình ắc quy của Đông Nam Á” bằng cách xuất khẩu điện cho các nước láng giềng.
Các nhà phân tích cho rằng Lào đang chìm nghỉm trong nợ nần đằng sau những con đập được cấp vốn bằng ngoại tệ, một số trong đó có giá hàng tỷ USD.
“Các dự án thủy điện là các khoản đầu tư thâm hụt vào vốn, đòi hỏi một lượng lớn tài chính trả trước”, theo Gary Lee, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại International Rivers.
“Sự gia tăng nhanh chóng của thủy điện ở Lào đã xảy ra đồng thời với một gánh nặng nợ nần và căng thẳng ở nước này”, Lee nói.
Các dự án tiềm ẩn có rủi ro, điển hình là vụ sụp đổ của đập phụ gần khu thủy điện Xi Pian-Xe Namnoy trong năm 2018. Khu liên hợp này là một dự án liên doanh giữa Lào và 2 công ty Hàn Quốc, với tỷ lệ
góp vốn của Lào là 30%. Tỷ lệ 30-70 hoặc 25-75 là tỷ lệ mẫu thường được áp dụng cho xây dựng đập và phần lớn được bảo đảm thông qua các khoản vay.
“Nhưng ngay cả trong trường hợp này”, Premrudee Daoroung, điều phối viên của mạng lưới Giám sát đầu tư xây đập Lào (LDIM) nói, “chính phủ Lào đã phải vay một khoản vay ưu đãi từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc để đáp ứng phần vốn của nó. Việc vay nợ này được thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án”.
Những thỏa thuận như vậy đã đẩy Lào đến bờ vực vỡ nợ, theo cảnh báo của David J.H. Blake, một học giả người Anh chuyên về quản trị nước và sinh thái chính trị ở vùng Mekong.
“Lào, theo suy nghĩ của tôi, đã trở thành một “miền Tây hoang dã” do xây đập trong thập niên này, và dường như thực tế đó đã bắt đầu khi các hóa đơn tới kỳ thanh toán. Các chủ nợ như Trung Quốc có thể đòi Lào trả các khoản nợ bằng cách yêu cầu kiểm soát tài sản”, ông Blake nói.
Trung Quốc với dã tâm kiểm soát Biển Đông, bằng việc đầu tư các dự án xây dựng đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông, nạo vét lòng sông để mở đường cho các tàu chở hàng lớn và có thể là cả các tàu quân sự. Mục đích cuối cùng là tạo được một đường dẫn thông suốt từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc xuống hàng ngàn kilomet qua các nước ven sông Mê Kông gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để ra Biển Đông – một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, vốn là vấn đề trọng tâm chiến lược thương mại và an ninh của Bắc Kinh và các nước láng giềng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lao-co-nguy-co-bi-nhan-chim-trong-no-trung-quoc-do-xay-dap-thuy-dien.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.