Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 13-6-2020

Sunday, June 14, 2020 2:07:00 PM // ,

BTV Tiếng Dân
13-6-2020
Tin Biển Đông
Truyền thông trong nước đưa tin, ngày 12/06/2020, ngư dân Nguyễn Lộc ở Quảng Ngãi, chủ tàu cá QNg 96416, đã trình báo với cơ quan chức năng, hôm 10/6, trong khi đánh bắt ở khu vực đảo Linh Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, cùng 15 thủy thủ khác, thì bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 4006, rượt đuổi, đâm hỏng và cướp bóc, tổng thiệt hại về tài sản khoảng 500 triệu đồng.
Ông Lộc kể: “Tôi lái tàu tránh truy đuổi thì tàu Trung Quốc số hiệu 4006 đè ở phía sau tàu khiến tàu cá chìm, anh em vọt nhanh xuống biển. Lúc này tôi ngồi trong cabin tàu cá nước đã tới ngực, anh em la bọn bây giết người, bọn bây giết người. Khi tàu cá ở trạng thái nửa nổi nửa chìm, 13 ngư dân bám được vào thúng, 3 ngư dân được xuồng máy Trung Quốc cứu và đưa về lại tàu cá, người phía Trung Quốc cùng 3 ngư dân Việt Nam lên nổ máy bơm cứu tàu cá. Thấy vậy, 13 ngư dân chèo thúng trở lại tàu“.
Tàu cá QNg 96416 bị hư hỏng sau khi bị tàu Trung Quốc đâm. Ảnh T.M/ TT
Khi lên tàu Trung Quốc, họ yêu cầu ký vào một tờ giấy, không ký là họ đánh. Lúc bị đánh, tôi thấy tàu lớn (tàu 4006) mở hai khẩu súng to. Tôi bị đạp khoảng ba bốn chục cái, bị đánh khoảng 20 cái. Họ biểu tôi kêu đồng đội (tàu cá Việt Nam khác) dắt về chớ họ không liên can. Tôi biểu họ dắt vào gò (khu vực nước cạn) để khắc phục, nhưng họ không chịu và đánh đập tôi một trận tơi bời rồi đi”.
Các ngư thoát chết trở về. Nguồn: Trần Mai/ TT
Trong vòng hai tháng qua, đây là lần thứ hai tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trước đó, hôm 2/4, tàu cá QNg 90617 của ngư dân Quảng Ngãi cũng bị một tàu Trung Quốc đâm chìm khi đánh bắt vùng biển gần đảo Phú Lâm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng, yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ đâm tàu, đánh ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bà Hằng nói: “Về việc này, ngay trong ngày 10-6, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết”.
VTC Now có clip:
Vì sao công an vẫn muốn ‘gắp lựu đạn bỏ tay ông Kình’
Theo kết luận điều tra của công an TP. Hà Nội mô tả vụ tấn công vào thôn Hoành sáng 9/1: Sau khi phá cửa xông vào nhà ông Lê Đình Kình, ‘tổ công tác’ phát hiện ông cầm lựu đạn, đứng quay lưng về phía ‘Tổ công tác’, nên họ đã bắn ông hai phát vào sau lưng, từ khoảng cách 2 – 2,5 mét, rồi chó nghiệp vụ lao vào cắn đầu gối ông và lôi ra phòng khách. Sau đó công an áp sát thì thấy ông Kình chết, trong tư thế nằm ngửa, trên tay vẫn còn ‘cầm 1 trái lựu đạn’.
Trích kết luận điều tra mô tả về việc giết chết ông Lê Đình Kình. Ảnh: Internet
Qua video ghi lại hình ảnh thi thể ông Lê Đình Kình của gia đình cho thấy, ông Kình đã bị bắn vào tim, phần đầu gần như dập nát, đầu gối bị gãy toạc gần như bị đứt lìa… Người chết trong tình trạng này không thể nào trên tay vẫn cầm lựu đạn.
Điều phi logic này đã từng được nhiều người chỉ ra, có thể thấy rõ một sự dàn dựng lố bịch. Nhưng tại sao cơ quan điều tra vẫn sử dụng đến tình tiết ông Kình chết ‘trên tay vẫn còn cầm quả lựu đạn’ đưa vào kết luận điều tra? Phải chăng để ‘hợp thức hóa’ cho việc giết ông?
Rõ ràng, chỉ khi ông Lê Đình Kình trên tay cầm lựu đạn, thì tình tiết này mới tạo ra được cái cớ để biện minh cho hành vi giết hại dã man ông ngay tại phòng ngủ của ông. Rằng, việc bắn ông Kình là cần thiết vì ông ta cầm lựu đạn.
Kết luận điều tra dài 47 trang cũng mô tả, không chỉ có ông Kình cầm lựu đạn, mà còn nhiều người khác cũng cầm lựu đạn ném về phía công an. Nhưng có đặc điểm chung dễ nhận thấy trong kết luận này, là khi lựu đạn được ném về phía công an mà không có quả lựu đạn nào phát nổ, cũng như không quả lựu đạn nào gây thương tích cho phía công an.
“Gắp lựu đạn bỏ tay người” là một thành ngữ được dân mạng sử dụng chế nhạo cho một kịch bản quá tồi tệ mà công an dàn dựng để đánh án Đồng Tâm, nhằm bao biện cho một tội ác trời không dung, đất không tha.
Đánh giá về kết luận điều tra của công an TP. Hà Nội, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương nêu ý kiến với BBC: “Theo tôi, thứ nhất đây không phải là bản kết luận điều tra đến từ cơ quan độc lập có sự giám sát của Quốc hội hay các tổ chức quốc tế. Thứ hai là việc điều tra do cơ quan cảnh sát điều tra công an Thành phố Hà Nội hoàn toàn không khách quan.
Bởi vì cơ quan công an cùng cấp tham gia vào việc tấn công và giết cụ Lê Đình Kình rạng sáng hôm 9/1/2020 mà sau đó lại nắm quyền điều tra truy tố thì khó có sự minh bạch ở vụ án này. Các tình tiết vụ án rất có thể bị sai lệch, bên cạnh đó còn có dấu hiệu bức cung nhục hình đối với những người bị bắt, nhiều người xuất hiện trên VTV1 với nhiều dấu tích của sự tra tấn”.
Vụ “nhảy lầu thức tỉnh nền tư pháp”: Hủy án, điều tra lại
Báo Lao Động đưa tin: Giám đốc thẩm vụ ông Lương Hữu Phước: Hủy 2 bản án để điều tra lại. Thông tin cho biết, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TPHCM chiều 12/6 đã ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vụ án tai nạn giao thông liên quan đến bị cáo Lương Hữu Phước – người nhảy lầu tự tử tại TAND tỉnh Bình Phước ngay sau khi tòa tuyên án 3 năm tù giam vào ngày 29/5.
Báo Sạch cho biết lý do hủy án điều tra lại, TAND hai cấp Bình Phước chưa làm rõ việc ông Lâm Tươi có đi đúng tốc độ, có quan sát đầy đủ khi điều khiển xe để dẫn đến va chạm với ông Phước, qua đó có thể xác định được mức độ lỗi của từng bên.
Blogger Song Chi bình luận: “Bây giờ có hủy án, có điều tra lại thì ông Lương Hữu Phước cũng không sống lại được. Chung quy cũng bởi cái tâm lý cố chấp, nhất định không chịu thừa nhận cái sai, nhất định không chịu thua dân mà ra (khoan nói đến chuyện có yếu tố hối lộ gì ở đây không mà lại cố tình xử lọt tội một người và xử ép người khác).
Nếu những người ngồi ở vị trí điều tra, xét xử qua các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm biết nghĩ một chút thì tay đâu đã vấy máu người, mà nghe đâu ông thẩm phán Lê Viết Hòa – Thẩm phán Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử vụ ông Lưu Hữu Phước cũng từng xử một vụ khác sau đó bị cáo tự tử. Không rõ những ông như Lê Viết Hòa, Nguyễn Hòa Bình…có vẫn ăn ngon ngủ yên?”.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.