Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/05/2020

Friday, May 22, 2020 7:19:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 22/05/2020

Không lực của Hoa Kỳ tập trung tại căn cứ Nhật Bản nhằm chứng tỏ lực lượng không quân không bị ảnh hưởng bởi đại dich coronavirus

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm thứ Năm (21/5), máy bay vận tải của Không quân Hoa Kỳ tập trung tại căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản, để cho những đối thủ và các đồng minh tiềm năng thấy rằng lực lượng Hoa Kỳ sẵn sàng hoạt động bất chấp đại dich coronavirus.
Các lực lượng Hoa Kỳ đóng quân tại Nhật Bản để bảo vệ đồng minh châu Á chủ chốt của Washington khỏi cuộc tấn công từ Bắc Hàn, nhưng cũng để kiểm soát tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng tại khu vực rộng lớn hơn, bao gồm Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.
Khi Washington cố gắng giải quyết đại dịch coronavirus, một số viên chức lo sợ các đợt bùng phát trong quân đội có thể sẽ tạo sơ hở để Bắc Kinh đặt câu hỏi về sức mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Vào tháng Tư, hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ bị buộc phải cập cảng ở đảo Guam sau khi một đợt bùng phát coronavirus lây nhiễm hàng trăm thủy thủ. Các hàng không mẫu hạm như chiếc Ronald Reagan được bố trí ở Nhật Bản và các tàu khác thường xuyên đi qua vùng biển châu Á là một trong những biểu tượng rõ rệt nhất của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ.
Không đoàn ở Yokota, bao gồm máy bay vận tải và máy bay trực thăng C-130, di chuyển binh sĩ và thiết bị quanh châu Á Thái Bình Dương. Giống như các căn cứ khác ở Nhật Bản, nơi tập trung nhiều nhân viên quân sự Hoa Kỳ nhất bên ngoài Hoa Kỳ, Yokota đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/khong-luc-cua-hoa-ky-tap-trung-tai-can-cu-nhat-ban-nham-chung-to-luc-luong-khong-quan-khong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-coronavirus/

Chuyên gia Hoa Kỳ cho rằng các nước cần có chung

hành động để ngăn chặn Trung Cộng ở biển Đông

Tin Vietnam.- Đài VOV của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày 21 tháng 5 năm 2020 loan tin, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch hàng hải Hoa Kỳ cho rằng, các quốc gia trong khu vực ở Biển Đông cần thống nhất quan điểm về những việc cần phải làm để chống lại tham vọng sai trái của Trung Cộng ở Biển Đông.
Ông Greg Poling khẳng định, những hành động riêng rẽ của các nước trong khu vực như Việt Nam, Malaysia, Philippines hay các quốc gia ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia gần như không có nhiều tác động đến Trung Cộng, và khó thuyết phục được Bắc Kinh từ bỏ hành vi sai trái ở Biển Đông.
Theo chuyên gia này, các nước ở khu vực Biển Đông không nên quá mong chờ vào hành động tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải và hàng không của Hoa Kỳ. Vì dù đây là hoạt động mang tính chiến lược và hợp pháp của Hoa Kỳ, nhưng thực tế thì nó không gây nhiều tác động đến Trung Cộng, không chỉ vậy đối với các quốc gia trong khu vực còn có nhiều phản ứng trái chiều.
Ông Greg Poling lấy thí dụ về Philippines, một trong những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ. Trong nhiều năm qua, phía Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều đợt tuần tra bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại vùng biển của Phillipines nhưng cũng không ngăn được Trung Cộng hành động phong toả, chiếm đóng bãi cạn Scarborough.
Điều này cũng được các nước nhận thấy rõ, thậm chí, nhiều quốc gia còn đánh giá hành động của phía Hoa Kỳ chỉ thể hiện được quan điểm độc lập, và không bị tác động từ Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông của Hoa Kỳ. Nên đây là điều cần thiết, vì Trung Cộng vẫn tiếp tục gây căng thẳng, tăng cường leo thang ở Biển Đông.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/chuyen-gia-hoa-ky-cho-rang-cac-nuoc-can-co-chung-hanh-dong-de-ngan-chan-trung-cong-o-bien-dong/

Hải quân Mỹ chuẩn bị bàn giao

tàu tuần duyên John Midgett cho Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục chuẩn bị tàu tuần duyên USCGC John Midgett để chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Trang Defense-studies.blogspot cho biết phù hiệu của tàu USCGC John Midgett vừa được sơn trắng và thay vào đó sẽ là phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo trang DVIDS của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tàu John Midgett sẽ dự kiến được loại biên và bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào cuối năm 2020.
Tàu John Midgett dự kiến được loại biên vào tháng 3/2020, nhưng do dịch Covid-19 nên lễ loại biên đã bị hoãn, theo một thông cáo của đại tá Michael Cribbs, chỉ huy tàu.
Cũng theo trang DVIDS, chuyên cung cấp các thông tin bằng hình ảnh cho báo chí, vào tháng 1/2020, các thành viên của đoàn công tác trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có chuyến thăm tàu tuần tra USCGC John Midgett tại cảng Seattle, bang Washington.
Đây sẽ là chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai phía Mỹ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, theo tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội. Chiếc thứ nhất là tàu Cảnh sát biển 8020, trước đây là tàu tuần tra USCGC Morgenthau, được bàn giao cho phía Việt Nam cuối năm 2017.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper công bố sẽ sớm bàn giao tàu tuần duyên thứ hai cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Hôm 20/5, khi dẫn báo Thanh Niên loan tin tàu John Midgett sắp được bàn giao cho Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ viết trên Facebook: “Hoa Kỳ cam kết hợp tác cùng Việt Nam nhằm tăng cường năng lực an ninh biển để hỗ trợ cho lợi ích chung của chúng ta trong việc thúc đẩy tự do hàng hải, thịnh vượng kinh tế cũng như an ninh năng lượng, hoà bình và ổn định trong khu vực”.
Truyền thông Việt Nam cho biết việc bổ sung một tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton được đánh giá là sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam trong việc thực thi pháp luật trên các vùng biển chủ quyền.
https://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-chuan-bi-ban-giao-tau-tuan-duyen-medgett-cho-viet-nam/5431464.html

Viễn cảnh Chiến tranh Lạnh Mỹ – Trung thế kỷ 21

Trung Quốc, theo Trump, là bên phải chịu trách nhiệm khiến Covid-19 bùng phát toàn cầu. Để trừng phạt, ông đang tính đến việc rút lại lời hứa không tăng thuế.
“Việc Tổng thống rút khỏi thỏa thuận mà không cho Trung Quốc cơ hội thực hiện các cam kết của họ sẽ tạo ra bất ổn vô cùng lớn”, Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, tổ chức đại diện cho lợi ích của các công ty đa quốc gia lớn đang hoạt động ở Trung Quốc, nhận xét.
Hôm 15/5, Trump công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành các kế hoạch nhằm ngăn chặn Huawei có được chất bán dẫn sản xuất ở nước ngoài nhưng dựa trên công nghệ Mỹ.
“Có một lỗ hổng kỹ thuật rất lớn mà qua đó Huawei có thể sử dụng công nghệ Mỹ nhờ dựa vào những nhà sản xuất nước ngoài. Chúng ta sẽ không bao giờ để lỗ hổng đó tồn tại”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuần trước tuyên bố. Ông đồng thời thêm rằng chính phủ đã chi một tỷ USD để giúp các tháp viễn thông vùng nông thôn loại bỏ thiết bị Huawei.
“Ngày càng nhiều công ty nhận ra đại dịch đang làm tê liệt hoạt động kinh doanh của họ và suy tính đến chuyện đa dạng hóa chuỗi cung ứng”, John Scannapieco, một luật sư doanh nghiệp ở Nashville, nhận định. “Họ muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng vì lo sợ một cuộc khủng hoảng tương tự sẽ xảy ra và hẳn nhiên là nó sẽ xảy ra… Họ đang tìm đến các nước khác ở châu Á và Mexico. Họ giảm hiện diện ở Trung Quốc và phân bổ nguồn lực ra những nơi khác nhằm tránh bị mắc kẹt khi một đại dịch khác bùng phát hoặc vì lý do chính trị nào đó”.
Rời khỏi Trung Quốc đầu tiên sẽ là những ngành nghề có liên quan tới an ninh quốc gia. Trong quá khứ, đó là thép, còn trong tương lai gần có thể là bất cứ thứ gì liên quan tới y tế, giới chuyên gia nhận định.
Trong những giai đoạn căng thẳng địa chính trị hoặc thế giới phải đối mặt với đại dịch toàn cầu như hiện nay, sự phụ thuộc vào các nguồn cung từ nước ngoài có thể trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, theo một nghiên cứu dài 52 trang của Hiệp hội Henry Jackson ở London công bố hồi tháng trước.
Điều này đặc biệt đúng với Mỹ nếu nhà cung cấp quan trọng lại chính là một đối thủ địa chính trị như Trung Quốc. Sự phụ thuộc thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi đối thủ lại là nước dẫn đầu về công nghệ liên quan đến một ngành công nghiệp cụ thể nào đó bởi việc mua hàng ở nơi khác dường như là không thể, báo cáo nhấn mạnh.
Mỹ hiện phụ thuộc vào Trung Quốc ở 16 mặt hàng dàn trải trên 5 lĩnh vực, từ những thứ người ta ít nghĩ đến như nguyên liệu đất hiếm cho tới những thứ phổ biến hơn như các viên thuốc vitamin C, vitamin D sử dụng trong gia đình hay phòng y tế trường học.
Với Mỹ, câu chuyện được lưu truyền thịnh hành là Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một cường quốc công nghệ nhờ ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ.
Với Trung Quốc, câu chuyện của họ là họ có những nhân công thông minh và chăm chỉ nên không cần ăn trộm bất kỳ đoạn mã máy tính nào từ Mỹ.
Nhưng như hầu hết phần còn lại của thế giới, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, từ chất bán dẫn tới hệ điều hành cho điện thoại di động.
Theo Apjit Walia, giám đốc điều hành Deutsche Bank, hậu Covid-19, kịch bản mà nhiều người dễ dàng nghĩ tới là một cuộc Chiến tranh Lạnh công nghệ toàn cầu.
“Cuộc Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21 này tiềm ẩn nguy cơ dựng lên một ‘bức tường công nghệ’ chia cắt thế giới thành hai nửa, hai nền công nghệ song song, một trụ cột ở Mỹ và một trụ cột ở Trung Quốc với rất ít hoặc hầu như không có tương tác”, ông nói. Khi đó, các đối tác buộc phải chọn phe, giống như chọn giữa Apple và Microsoft. Thiết bị Apple không thể chạy phần mềm Word và thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows không thể download phần mềm từ hệ thống Mac.
Tác động của cuộc Chiến tranh Lạnh công nghệ lên mọi mặt đời sống toàn cầu có thể kéo dài hàng thập kỷ, thậm chí qua nhiều thế hệ. Đó là thứ mà mọi nhà lập pháp, tổ chức hay tập đoàn đều phải ghi nhớ khi họ lên kế hoạch cho hoạt động hậu Covid-19, Walia nhận định trong một bài viết gần đây với tiêu đề “The Coming Tech Wall”.
Theo dbDig, một nền tảng dữ liệu lớn của Deutsche Bank, Trung Quốc có khả năng tiếp cận dễ dàng tới thị trường vốn toàn cầu và thực sự nắm giữ nhiều bộ óc tài năng, vì thế họ được dự đoán đạt tới điểm cân bằng về công nghệ với Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2030.
Tuy nhiên, chiến lược của Trump nhằm làm chậm chân Trung Quốc dường như đang phát huy tác dụng. “Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người lâu nay tin rằng chiến lược với Trung Quốc mà Tổng thống Trump theo đuổi là sai lầm”, Walia nói. Chúng không sai nhưng không thể duy trì mãi mãi, ông lưu ý.
Trump có thể phải rời Nhà Trắng trong 8 tháng nữa. Đảng Dân chủ có thể sẽ tìm cách quay trở lại chiến lược thời Obama là đấu tranh với Trung Quốc thông qua các hiệp định về lao động và thương mại công nghệ, như Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Đối đầu với Trung Quốc mà không có đồng minh không phải là cách làm đúng đắn và tôi tin rằng (Joe) Biden sẽ quay trở lại cách tiếp cận ngoại giao cũ (thời Obama)”, Nicole Lamb-Hale, giám đốc điều hành tại Kroll, chi nhánh của công ty tư vấn tài chính Duff & Phelps, trụ sở ở Washington, nhận định, đề cập tới ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ. “Nếu làm một mình, chúng ta sẽ không có bất kỳ đòn bẩy nào. Đây chính là điều mà TPP thực sự hướng tới. Họ có thể kiềm chế Trung Quốc khi tất cả các nước Đông Nam Á cùng nhau thiết lập một tiêu chuẩn mới. Điều đó có thể buộc Trung Quốc phải thay đổi. Chúng ta đã từ bỏ cách tiếp cận này khi Trump lên nắm quyền và tôi tin phe Dân chủ sẽ quay lại hướng đi đó”.
Trong lúc đó, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh năng lực phát triển công nghệ nội địa. Khu vực Vịnh Lớn (Greater Bay Area), dự án kết nối Hong Kong, Macau và 9 thành phố phía nam Trung Quốc, được đánh giá sẽ là một đối thủ thực thụ của Thung lũng Silicon, Mỹ.
Những người ủng hộ tách rời khỏi Trung Quốc cho rằng cách duy nhất khiến họ “tuân thủ luật chơi” là trừng phạt về kinh tế. Song nhiều người lo ngại các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào những ngân hàng nhà nước Trung Quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ Mỹ – Trung.
Ngay cả Adam Smith, “cha đẻ của thương mại tự do”, cũng đã nêu rõ rằng việc một quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung những sản phẩm thiết yếu từ nước khác là điều không mong muốn bởi nếu khủng hoảng nổ ra, họ không thể tự bảo vệ mình. Tình trạng thiếu máy thở và khẩu trang ở phương Tây giữa Covid-19 là một ví dụ điển hình.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Henry Jackson, quá trình rời xa Trung Quốc có thể được thực hiện theo hai cách tích cực và tiêu cực. Hệ quả tiêu cực sẽ xuất hiện khi Mỹ và các đồng minh quyết định thực hiện những động thái như thông qua các cơ chế, điều luật ngăn các thực thể Trung Quốc kiểm soát những ngành công nghiệp chiến lược; cùng hợp sức trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc có hành vi giao dịch không công bằng hay ban hành những điều luật ở cấp quốc gia nhằm giảm thiểu phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trái lại, các tác giả của báo cáo nhấn mạnh những kết quả tích cực sẽ xuất hiện nếu Mỹ và đồng minh không tìm cách “trù dập” Trung Quốc mà thay vào đó sử dụng những bước đi căn bản hơn như áp dụng một chiến lược kinh tế quốc gia nhằm đảm bảo quyền tiếp cận an toàn với những hàng hóa cần thiết đáp ứng các nhu cầu công nghiệp quan trọng, trong đó nội địa hóa những hàng hóa này là ưu tiên. Mặt khác, Mỹ cũng cần tăng cường tài trợ cho nghiên cứu và phát triển nhằm giữ vững và khôi phục vị thế lãnh đạo công nghệ trước Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34807-vien-canh-chien-tranh-lanh-my-trung-the-ky-21.html

Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước mở không phận Open Skies

Tin Washington DC – Theo bản tin từ Reuters, chính phủ Trump vào thứ Năm, 21 tháng 5, công bố ý định rút lui khỏi hiệp ước Open Skies vốn có 35 quốc gia tham gia. Hiệp ước này cho phép các máy bay do thám không vũ trang được bay qua không phận của các quốc gia thành viên. Một số viên chức chính phủ cho biết, Nga đã liên tục vi phạm các điều khoản của hiệp ước, và việc rút lui chính thức của Hoa Kỳ sẽ diễn ra sau 6 tháng nữa, dựa trên điều lệ rút lui của thỏa thuận.
NATO và nhiều nước khác như Ukraine đã cố gắng thuyết phục Washington ở lại với Open Skies, và quyết định của chính phủ Trump có thể làm tăng mâu thuẫn trong nội bộ liên minh này.
Theo lời các viên chức ẩn danh, quyết định của chính phủ được đưa ra sau 6 tháng đánh giá, và đã phát hiện nhiều trường hợp Nga không tuân thủ các quy định trong hiệp ước Open Skies. Quá trình đánh giá kết luận rằng, việc tiếp tục tham gia Open Skies không còn phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, và các hành động vi phạm của Nga có thể gây ra mối đe dọa quân sự cho Hoa Kỳ và các đồng minh.
Hiệp ước Open Skies được đề nghị đầu tiên bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower vào năm 1955, sau đó được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực năm 2002. Hiệp ước cho phép các nước thành viên được thực hiện các chuyến bay quan sát trong không phận lẫn nhau để xây dựng lòng tin.
Hoa Kỳ cáo buộc Nga đã vi phạm hiệp ước trong nhiều năm qua, như không cho máy bay do thám Hoa Kỳ bay qua nước láng giềng Georgia của Nga và các căn cứ quân sự của nước này tại Kaliningrad. Ngoài ra, Nga cũng cho máy bay bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ và châu Âu, để xác định các cơ sở hạ tầng chiến lược nhằm chọn mục tiêu tấn công tiềm năng trong tình huống chiến tranh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-rut-khoi-hiep-uoc-mo-khong-phan-open-skies/

Mỹ: Vì cách đối xử với giới hoạt động,

Hong Kong khó được coi là ‘tự trị cao’

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói hôm 20/5 rằng căn cứ vào cách Hong Kong đối xử với các nhà hoạt động dân chủ ở xứ này gần đây, càng khó khăn hơn để đánh giá rằng lãnh thổ này có tính tự trị cao đối với Trung Quốc.
Reuters dẫn lời ông Pompeo cho biết hiện Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn bỏ lửng việc đưa ra đánh giá xem liệu cựu thuộc địa của Anh có duy trì mức độ tự trị hay không. Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa ra đánh giá theo quy định của Quốc hội Mỹ.
“Chúng tôi đang theo dõi sát sao những gì đang diễn ra ở đó”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói tại một cuộc họp báo.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Hong Kong đã bị “trấn áp” trong tuần này khi họ cố gắng ngăn chặn “một quy trình lập pháp bất thường” mà các nhà lập pháp thân Bắc Kinh đưa ra. Ông Pompeo nói thêm rằng: “Các nhà hoạt động hàng đầu Hong Kong như Martin Lee và Jimmy Lai đã bị lôi ra tòa. Căn cứ vào những hành động như thế, càng khó có thể đánh giá là Hong Kong vẫn có tính tự trị cao đối với Trung Quốc đại lục”.
Văn phòng đại diện của Bộ ngoại giao Trung Quốc ở Hong Kong nói trong một tuyên bố hôm 21/5 rằng ông Pompeo đã “tống tiền” chính phủ Hong Kong và “can thiệp một cách trắng trợn vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh”.
Hôm 6/5, ông Pompeo tuyên bố hoãn đưa ra báo cáo đánh giá liệu Hong Kong có thực sự tự trị hay không. Đây là tiêu chí để đảm bảo Hong Kong được ưu đãi đặc biệt về kinh tế, một yếu tố giúp cho đặc khu này vẫn duy trì là một trung tâm tài chính thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ nói việc trì hoãn giúp có thêm thời gian để xem xét bất kỳ hành động nào mà Bắc Kinh có thể dự tính trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc.
Hôm 17/5, ông Pompeo nói ông tin rằng Trung Quốc đã đe dọa can thiệp vào công việc của các nhà báo Mỹ ở Hong Kong và cảnh báo Bắc Kinh rằng bất kỳ quyết định nào về quyền tự trị của Hong Kong đều có thể ảnh hưởng đến đánh giá của Mỹ.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng đột biến trong những tuần gần đây, với việc ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump mạnh mẽ đả kích Bắc Kinh về dịch virus corona, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-v%C3%AC-c%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%91i-x%E1%BB%AD-v%E1%BB%9Bi-gi%E1%BB%9Bi-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-hong-kong-kh%C3%B3-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-coi-l%C3%A0-t%E1%BB%B1-tr%E1%BB%8B-cao-/5430347.html

Covid-19 : Donald Trump

muốn đẩy nhanh việc mở lại kinh tế Mỹ

Thanh Phương
Bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia, tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục đẩy nhanh việc mở lại các cơ sở kinh doanh và nhà hàng sau nhiều tuần đóng cửa vì dịch Covid-19.
Trong chuyến đi đến bang Michigan hôm qua, 21/05/2020, ông Trump tuyên bố : “Chúng tôi đã làm những gì cần làm, nhưng bây giờ chúng tôi muốn đi nhanh hơn. Quý vị sẽ làm đất nước tan nát, nếu quý vị từ chối điều đó ».
Hiện đang vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Donald Trump xem sự khởi sắc của nền kinh tế là một trong những lập luận chính để thuyết phục cử tri Mỹ. Nhưng dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế Hoa Kỳ gần như bị tê liệt.
Theo hãng tin AFP, nhiều bang ở Mỹ, như Texas hay Goergia, đã bắt đầu cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại một cách hạn chế và các số liệu cho thấy là việc tái khởi động kinh tế đã có những tác động đầu tiên. Nhưng chắc là phải cần hỗ trợ tài chính thêm cho các doanh nghiệp, để họ có thể sống sót sau khủng hoảng virus corona.
Từ tháng 3 đến nay, chính quyền Trump và Quốc Hội đã tháo khoán tổng cộng 2.900 tỷ đôla hỗ trợ nền kinh tế. Ngày 15/05 vừa qua, Hạ Viện Mỹ, mà đảng Dân Chủ chiếm đa số, đã thông qua một kế hoạch 3.000 tỷ đôla để khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19. Nhưng kế hoạch này chắc chắc sẽ bị bác ở Thượng Viện, nơi mà phe Cộng Hòa chiếm đa số, hoặc nếu có được thông qua thì cũng sẽ không được tổng thống Trump ký phê chuẩn.
Về tình hình dịch bệnh tại Mỹ, theo các số liệu của đại học Jonhs Hopkins, được công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ đã có thêm 1.255 người chết vì dịch Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 94.661 người. Tổng số ca nhiễm tại Hoa Kỳ hiện đã lên đến gần 1,6 triệu.
Hôm qua, tổng thống Trump thông báo toàn bộ các công thự của liên bang sẽ treo cờ rủ trong 3 ngày, từ hôm nay đến Chủ Nhật, để tưởng niệm những người chết vì dịch Covid-19.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-covid-19-donald-trump-mu%E1%BB%91n-%C4%91%E1%BA%A9y-nhanh-vi%E1%BB%87c-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-kinh-t%E1%BA%BF-m%E1%BB%B9

Nghiên cứu: Mỹ phản ứng sớm hơn

thì số tử vong COVID đã thấp hơn

Một cuộc nghiên cứu mới của Trường đại học Columbia được công bố trong tuần này cho thấy việc Mỹ trì hoãn trong phản ứng chống lại đại dịch COVID-19 làm cho nước Mỹ thiệt hại hàng chục ngàn sinh mạng.
Cuộc nghiên cứu do 3 nhà nghiên cứu Trường đại học Columbia thực hiện và được Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ cho thấy nếu các biện pháp kiểm soát được thiết kế nhằm kiểm soát sự lây lan của virus corona được bắt đầu vào ngày 1/3, tức sớm hơn hai tuần trước khi hầu hết các biện pháp bắt đầu, thì ngăn ngừa được 83% các trường hợp tử vong tại Mỹ.
Cuộc nghiên cứu cho biết ngay cả sớm hơn một tuần cũng cứu được 36.000 mạng người.
Các nhà nghiên cứu nói nếu có những biện pháp căn bản nhất như giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc cá nhân trong những giai đoạn đầu tiên của đại dịch tại Mỹ thì cũng đã ngăn ngừa được dịch bệnh lây lan tại những điểm nóng như New York, New Orleans và những thành phố lớn khác.
Trưởng toán nghiên cứu, chuyên gia dịch tễ học Jeffrey Sharman nói với tờ New York Times là sớm bắt kịp virus trong giai đoạn “tăng trưởng” là hết sức quan trọng trong vụ lây lan theo cấp số nhân của dịch bệnh và trong việc giảm thiểu số tử vong.
Ước lượng của các nhà nghiên cứu được căn cứ vào việc những biện pháp hạn chế bắt đầu có hiệu quả như thế nào để làm chậm lại sự lây lan của virus một khi các biện pháp này được thi hành rộng rãi vào giữa tháng 3. Họ đưa ra các mẫu để thấy được những hạn chế có thể ảnh hưởng như thế nào đối với sự lây lan của virus nếu được áp dụng sớm hơn.
Cuộc nghiên cứu cho thấy là vào lúc các tiểu bang sắp mở cửa lại, các giới chức phải theo dõi chặt chẽ những ca được xác nhận, nếu không bùng phát sẽ lại xảy ra và vượt quá tầm kiểm soát.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-m%E1%BB%B9-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-s%E1%BB%9Bm-h%C6%A1n-th%C3%AC-s%E1%BB%91-t%E1%BB%AD-vong-covid-%C4%91%C3%A3-th%E1%BA%A5p-h%C6%A1n-/5431202.html

Tối Cao Pháp Viện ngăn chặn hạ viện

lấy hồ sơ từ đại bổi thẩm đoàn trong cuộc điều tra

của cố vấn viên đặc biệt Robert Mueller

Vào thứ tư (ngày 20 tháng 5), Tối Cao Pháp Viện đã tạm thời ngăn chặn Hạ viện tiếp cận những lời khai bí mật từ đại bồi thẩm đoàn trong cuộc điều tra về Nga của cố vấn viên đặc biệt Robert Mueller.
Phán quyết trên đã cho phép chính quyền Tổng Thống Trump giữ bí mật về các chi tiết chưa được tiết lộ trước đó từ cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 khỏi các nhà lập pháp Dân chủ.
Sau đó, Tối Cao Pháp Viện sẽ quyết định có nên gia hạn phán quyết trên và lên kế hoạch để tiếp tục mang sự việc này ra tòa vào mùa thu. Điều này sẽ cho phép chính quyền Tổng Thống Trump tạm hoãn việc công bố các tài liệu liên quan về cuộc điều tra của ông Mueller cho đến sau cuộc tổng tuyển cử tháng 11.
Đối với các thẩm phán không muốn đưa ra phán quyết dứt khoát, việc tạm hoãn đồng nghĩa với việc họ sẽ không phải đưa ra bất kỳ phán quyết nào liên quan đến vụ kiện này nếu Tổng Thống Trump thất bại trong cuộc tái tranh cử hay Đảng Cộng hòa giành lại sự kiểm soát Hạ viện vào năm tới.
Trong một tuyên bố vào tối thứ tư, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã phản đối phán quyết của Tối cao Pháp Viện. Theo bà, “Hạ viện từ lâu đã luôn có quyền tiếp cận những thông tin từ đại bồi thẩm đoàn, và các tòa án cấp thấp hơn đã thông qua yêu cầu này của Hạ Viện hai lần, vì vậy đáng lẽ Tối Cao Pháp Viện cũng nên cho phép họ.”
Trước đó vào tháng 3, Tòa liên bang ở Washington đã ra phán quyết rằng các tài liệu nên được gửi cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện vì cơ quan này cần thêm thông tin cho cuộc điều tra về Tổng Thống Trump. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-ngan-chan-ha-vien-lay-ho-so-tu-dai-boi-tham-doan-trong-cuoc-dieu-tra-cua-co-van-vien-dac-biet-robert-mueller/

Tổng Thống Trump chỉ trích Michigan và Nevada

vì mở rộng bỏ phiếu bằng thư

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ tư (ngày 20 tháng 5), Tổng Thống Trump đã chỉ trích kế hoạch mở rộng bầu cử bằng thư của Michigan và Nevada, sau đó đe dọa sẽ rút tiền tài trợ liên bang của 2 tiểu bang này. Tuy nhiên, thống thống đã rút lại lời đe dọa sau khi nhận hàng loạt chỉ trích từ Đảng Dân chủ.
Tổng Thống Trump, người đã nhiều lần bày tỏ sự phản đối của ông đối với bầu cử bằng thư, nói rằng việc mở rộng quá trình này ở Michigan và Nevada – hai tiểu bang có thể là mấu chốt trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3 tháng 11 – có thể dẫn đến gian lận phiếu.
Reuters cho biết nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rất ít bằng chứng về mối liên hệ giữa gian lận cử tri và bỏ phiếu qua thư, đồng thời các tiểu bang có thẩm quyền để xác định cách thức bầu cử của riêng họ. Nhiều tiểu bang đã đẩy mạnh mở rộng các lựa chọn bỏ phiếu bằng thư như một sự thay thế an toàn hơn bỏ phiếu trực tiếp trong bối cảnh đại dịch coronavirus vẫn tiếp diễn, gây ra một cuộc chiến đảng phái ngày càng leo thang giữa Tổng Thống Trump cùng các đồng minh Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Trong khi đó, Đảng Dân chủ cho rằng bỏ phiếu qua thư là cần thiết để giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ coronavirus bằng cách ngăn chặn đám đông tụ tập tại các địa điểm bỏ phiếu. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa nói rằng quá trình này dễ bị lừa đảo hơn vì các cử tri không phải xuất hiện trực tiếp tại một địa điểm bỏ phiếu.
Tại Michigan, Ngoại Trưởng Tiểu Bang Jocelyn Benson cho biết tất cả 7.7 triệu cử tri của tiểu bang sẽ nhận được đơn xin bỏ phiếu tại nhà trước ngày bầu cử sơ bộ ngày 4 tháng 8 và cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 để “không ai phải lựa chọn giữa sức khỏe và quyền bỏ phiếu của họ.” (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-chi-trich-michigan-va-nevada-vi-mo-rong-bo-phieu-bang-thu/

Tại sao số ca nhiễm virus Vũ Hán của bang New Jersey

 lại cao đến vậy?

Vanessa Đỗ
Khi dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ, New Jersey đã sớm bị ảnh hưởng nặng nề, và hiện đứng thứ 2 trên toàn nước Mỹ về số ca nhiễm và các trường hợp tử vong, chỉ sau New York. Tính đến ngày 22/5, New Jersey có hơn 153.000 ca nhiễm được xác nhận và hơn 10.800 trường hợp tử vong.
Trên khắp thế giới, các khu vực có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi virus. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc đã che đậy sự bùng phát ở Trung Quốc trong nhiều tuần, khiến khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.
Ca nhiễm đầu tiên của virus Vũ Hán được phát hiện ở New Jersey vào ngày 4/3. Và ngày càng có nhiều ca nhiễm được xác nhận. Vào ngày 9/3, Thống đốc Phil Murphy đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cho New Jersey. Đến ngày 18/4, ông cũng lệnh cho đóng cửa các trường học, thư viện và doanh nghiệp và ban bố lệnh giới nghiêm. Tuy nhiên, các biện pháp không hiệu quả và vẫn có tới 3.000 đến 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày sau đó.
Tại sao và như thế nào
Mọi người bắt đầu tự hỏi tại sao New Jersey lại bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch? Làm thế nào có thể giải quyết tình hình này?
Bài xã luận trên tờ The Epoch Times, có tựa đề “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc (Where Ties With Communist China Are Close, the Coronavirus Follows)”, gợi ý rằng “các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: đều có mối quan hệ gần gũi hoặc có lợi ích kinh tế mật thiết với chính quyền Bắc Kinh”. Nếu loại bỏ ảnh hưởng nguy hại của nhà cầm quyền Trung Quốc thì liệu đại dịch hiện tại có được ngăn chặn và ngăn ngừa tổn thất trong tương lai?
Vũ điệu với chính quyền Trung Quốc
New Jersey có một lịch sử gần gũi với chính quyền Bắc Kinh về kinh tế, công nghệ và trong kinh doanh. Có lẽ đây là một lý do sâu xa hơn mà New Jersey đã bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch này?
New Jersey có nhiều doanh nghiệp công nghệ cao và là nơi có trụ sở của 20 công ty trong Fortune 500 (500 công ty lớn nhất toàn cầu theo doanh thu). Trong số các công ty lớn, vừa và nhỏ, nhiều công ty có quan hệ kinh doanh chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.
Honeywell bơm dòng vốn lớn
Honeywell được xếp hạng 77 trong số 500 công ty Fortune năm 2018. Doanh thu hàng năm của nó là 41,8 tỷ USD. Trụ sở chính ở NJ từ năm 1958 và chuyển đến Bắc Carolina vào năm 2019, nhưng giữ một số cơ sở R & D ở New Jersey.
Các sản phẩm của Honeywell, bao gồm từ mặt nạ, máy điều hòa không khí, máy lọc không khí và máy lọc nước, đến hóa dầu và vật liệu ô tô, và các sản phẩm khác.
Honeywell cũng là nhà tích hợp hàng đầu thế giới của các hệ thống điện tử hàng không.
Chính quyền Trung Quốc gần đây tuyên bố Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đã tự sản xuất thành công chiếc máy bay hàng thương mại C919. Nhưng sự thành công này nhờ hỗ trợ của Honeywell. Honeywell đã cung cấp nhiều thành phần cho C919. Honeywell là nhà cung cấp nhiều phụ tùng cho C919 như hệ thống điều khiển bay, hệ thống bánh xe và phanh, bộ phận phụ trợ và các thiết bị khác thông qua 4 liên doanh với các công ty Trung Quốc.
“Liên doanh” là một chiến thuật phổ biến được nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng để buộc chuyển giao công nghệ. Với điều kiện như vậy, liệu Honeywell có thể duy trì lợi thế của mình trong bao lâu trong lĩnh vực điều khiển tự động và công nghệ hàng không vũ trụ?
Honeywell là một trong những công ty Mỹ đầu tiên vào Trung Quốc. Sau chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972, UOP, một công ty con của Honeywell, đã vào Trung Quốc và lắp đặt hệ thống chuyển đổi đầu tiên của Trung Quốc tại Gansu Yumen Oilfield, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp lọc dầu Trung Quốc.
Honeywell đã chuyển trụ sở châu Á-Thái Bình Dương của tất cả các đơn vị kinh doanh sang Trung Quốc. Năm 2016, Honeywell đã đầu tư 100 triệu USD vào khu công nghệ cao Trạm Giang ở Thượng Hải để mở rộng trụ sở ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung tâm R & D ở Trung Quốc. Tổng vốn đầu tư của Honeywell vào Trung Quốc đã vượt quá 10 tỷ USD và sở hữu hơn 50 doanh nghiệp, liên doanh
hoặc sở hữu toàn bộ, bao gồm hơn 20 nhà máy. Honeywell đã thành lập các trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu và Xi Muffan.
Tuy nhiên, trong con mắt của chính quyền Trung Quốc, Honeywell không là gì ngoài một con tốt có thể dễ dàng bị hy sinh trong các trò chơi chính trị của họ. Năm 2019, Mỹ đã phê duyệt việc bán vũ khí và thiết bị trị giá khoảng 2,2 tỷ USD cho Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) cho biết vào ngày 12/7 rằng Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Mỹ liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Một bài báo từ Nhân dân Nhật báo, tờ báo phát ngôn của ĐCSTQ, vào ngày 14/7 đề cập trực tiếp đến Honeywell vì nằm trong danh sách bán vũ khí cho Đài Loan, Honeywell đã cung cấp các thành phần chính, bao gồm tua-bin khí, cho xe tăng chiến đấu chủ lực 108AA Abrams.
Lập trường “thân Trung Quốc” từ khối dược phẩm của New Jersey
New Jersey được biết đến là trái tim của ngành công nghiệp dược phẩm tại Mỹ và thế giới. 12 trong số 20 công ty dược phẩm hàng đầu của nước Mỹ có trụ sở chính hoặc văn phòng khu vực tại New Jersey, bao gồm Merck (được gọi là Merck East bên ngoài Mỹ và Canada), Johnson & Johnson và Celgene.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các công ty dược phẩm rơi vào tình trạng khó khăn. Để duy trì thị phần và giá cổ phiếu, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí R & D, các đại gia dược phẩm quốc tế bắt đầu chuyển trung tâm R & D của họ sang các khu vực giá rẻ hoặc áp dụng mô hình CRO (một công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp dược phẩm và chế phẩm sinh học), gia công cho các nước khác.
Trong số các “quốc gia BRIC” (Các nền kinh tế lớn mới nổi), bao gồm (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) được các tờ báo cánh tả của Mỹ ủng hộ vào thời điểm đó, Trung Quốc không có yêu cầu khắt khe về bảo vệ nên trở thành một nơi gia công lớn cho các công ty dược phẩm lớn. Hàng loạt các công ty đa quốc gia đã rót vốn vào Trung Quốc, mang những nghiên cứu dược phẩm tiên tiến và phát triển thuốc vào Trung Quốc. Từ năm 2009 đến 2019 được gọi là “thập kỷ vàng” của sự phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp dược phẩm của Trung Quốc.
Sự đóng góp của Merck
Merck có doanh thu 42,3 tỷ USD trong năm 2018. Về doanh thu, Merck là công ty dược phẩm lớn thứ 4 trên thế giới.
Merck gia nhập thị trường Trung Quốc ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. Vào tháng 9/1989, dưới thời chủ tịch Roy Vagelos lúc đó, Merck đã quyết định chuyển giao công nghệ vắc-xin viêm gan B biến đổi gen mới nhất cho Trung Quốc chỉ với 7 triệu USD. Mức giá đó không đủ để trả cho chi phí cử nhân viên hỗ trợ Trung Quốc lắp đặt thiết bị và đào tạo nhân viên địa phương, với chi phí hơn 7 triệu USD.
Năm 1993, Trung Quốc đã sản xuất thành công lô vắc-xin viêm gan B biến đổi gen đầu tiên. Dữ liệu từ năm 1994 đến 2015 cho thấy vắc-xin viêm gan B của Merck, đã giúp gần 200 triệu trẻ em Trung Quốc tránh được mối đe dọa viêm gan B. Tuy nhiên, sự hào phóng và vai trò của Merck đã bị chính quyền che giấu một cách có chủ ý. Hầu hết người dân Trung Quốc không biết gì về điều này.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Merck đã tăng đầu tư vào Trung Quốc. Năm 2011, Merck East đã đầu tư 1,5 tỷ USD để thành lập một trung tâm R & D Trung Quốc tại Bắc Kinh. Vào tháng 4/2013, nhà máy Merck East Hàng Châu rộng 75.000 m2 (với 120 triệu USD đầu tư) đã chính thức được đưa vào sản xuất. Đây là một trong những nhà máy sản xuất và đóng gói dược phẩm tiên tiến nhất và lớn nhất tại Trung Quốc và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Đầu tư lớn của Johnson & Johnson vào Trung Quốc
Johnson & Johnson, nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế và thuốc, cũng là công ty lớn nhất có trụ sở tại New Jersey.
Janssen, một công ty con của Johnson & Johnson, đã vào Trung Quốc vào năm 1979 và thành lập một hội thảo hóa chất và dược phẩm tại Trung Quốc, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế GMP (hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất). Năm 1985, một công ty dược phẩm liên doanh, Tây An Janssen, được thành lập tại Xi Muffan, trở thành mô hình cho các nhà máy dược phẩm hiện đại của Trung Quốc.
Công ty Johnson & Johnson (Trung Quốc) được thành lập tại Khu phát triển kinh tế và công nghệ Thượng Hải Minhang vào tháng 1/1992, với vốn đăng ký hơn 100 triệu USD.
Trong thập kỷ qua, Johnson & Johnson đã được biết đến với các vụ mua lại và đầu tư lớn ở Trung Quốc.
Chẳng hạn, năm 2008, Công ty mỹ phẩm Dabao Bắc Kinh được mua lại với giá 2,3 tỷ Nhân dân tệ.
Vào tháng 5/2012, Johnson & Johnson đã mua lại Công ty Công nghệ sinh học Quảng Châu Beixiu với giá 360 triệu Nhân dân tệ.
Vào tháng 1/2013, Shanghai Johnson & Johnson đã mua 100% cổ phần của Công ty Thương mại Quốc tế Sản phẩm dành cho Bà mẹ và Sản phẩm Trẻ em Thượng Hải với giá 650 triệu Nhân dân tệ.
Năm 2019, Johnson & Johnson tuyên bố rằng công ty con dược phẩm của mình, Janssen Enterprises, sẽ đầu tư 397 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất quy mô lớn mới cho chuỗi cung ứng sáng tạo ở Xi Muffan. Ngoài ra, Johnson & Johnson Medical sẽ đầu tư 180 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới tại Khu công nghiệp Tô Châu.
Trung Quốc là nhà máy hóa chất cho thế giới
Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc nhận được tiền và công nghệ từ các công ty đa quốc gia, chính quyền Trung Quốc cũng hỗ trợ phát triển ngành dược phẩm của mình. Trung Quốc đã trở thành nhà máy hóa chất thế giới với các phòng thí nghiệm quy mô nhỏ và các dự án hóa học quy mô lớn có thể sản xuất hàng loạt polyetylen, polyester, polypropylen và PX Hoạt chất dược phẩm (API).
Các công ty dược phẩm Trung Quốc dựa vào việc bán phá giá hàng hóa ở mức giá thấp ở thị trường nước ngoài, với hỗ trợ xuất khẩu của chính quyền.
Khoảng 80% API của Mỹ được nhập từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều nguyên liệu hóa học thô ở Ấn Độ cũng được mua từ Trung Quốc. Trung Quốc là nhà cung cấp API lớn nhất thế giới cũng như các nguyên liệu hóa học cơ bản cần thiết để sản xuất nhiều loại thuốc không kê đơn và vitamin.
Tại phiên điều trần do Ủy ban Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ (USCC) tổ chức tại Thượng viện vào ngày 31/7/2019, Rosemary Gibson, chuyên gia tư vấn cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu của Hastings, cho biết, “sự phụ thuộc của hàng nghìn thành phần dược phẩm và API đặt ra một mối đe dọa đối với sức khỏe và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”
New Jersey đã có quan hệ kinh doanh mật thiết với Trung Quốc
Ngoài các công ty được đề cập ở trên, chính quyền New Jersey cũng có mối quan hệ kinh doanh và kinh tế chặt chẽ với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Năm 2017, giá trị hàng hóa mà New Jersey nhập khẩu từ Trung Quốc là khoảng 18,17 tỷ USD, và năm 2016 là gần 17,7 tỷ USD. Các sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc bao gồm xăng dầu, nhiên liệu hóa thạch, dược phẩm và phụ tùng ô tô. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thương mại Quốc tế, tính đến năm 2016, khoảng 131.900 việc làm ở New Jersey phụ thuộc vào thương mại với các đối tác nước ngoài, trong đó 15% (khoảng 19.000 việc làm) có nguồn gốc từ thương mại với Trung Quốc. Trong đại dịch, virus Vũ Hán đã gây thiệt hại nặng nề cho các công ty mà bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Theo báo cáo do Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung công bố năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của New Jersey năm 2017, với xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD, tăng 62% so với năm 2008. Hàng hóa xuất khẩu từ New Jersey bao gồm: hóa chất cơ bản ( 159 triệu USD), thiết bị máy tính (144 triệu USD), các sản phẩm kim loại màu (122 triệu USD), các vật phẩm thải (138 triệu USD) và xà phòng, chất tẩy rửa và đồ vệ sinh (93 triệu USD).
Trung Quốc cũng là đối tác dịch vụ xuất khẩu lớn thứ năm của New Jersey trong năm 2016, với giá trị dịch vụ xuất khẩu là 1,4 tỷ USD, tăng 179% so với năm 2007. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm: du lịch (352 triệu USD), giáo dục (252 triệu USD), chi phí hành khách (120 triệu USD), nhượng bộ quy trình công nghiệp và phí sử dụng (165 triệu USD) và dịch vụ hàng không và cảng (59 triệu USD).
New Jersey là một trong những cầu nối cho các công ty Trung Quốc
Trong 20 năm qua, nhờ giao thông thuận tiện, với khí hậu tương tự như Thượng Hải, những học khu tuyệt vời và giá nhà đất rẻ hơn Manhattan, New Jersey đã trở thành cầu nối cho các công ty Trung Quốc vào Mỹ.
China UnionPay US có trụ sở tại thành phố Jersey, New Jersey. Lần đầu tiên vào năm 2015, thẻ China UnionPay đã vượt qua Visa, Inc. về khối lượng giao dịch và khối lượng phát hành thẻ, trở thành tổ chức thanh toán bù trừ thẻ ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngày 9/4/2020, China UnionPay International và Huawei đã ra mắt Thanh toán Huawei tại Hồng Kông và Ma Cao.
Đầu năm 2011, Huawei đã thành lập trụ sở chính ở phía đông bắc Mỹ tại Bridgewater, New Jersey. Huawei đã được xem xét kỹ lưỡng vì mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Huawei hiện đang bị chính phủ Mỹ truy tố vì các hoạt động kinh doanh phi đạo đức cũng như ăn cắp bí mật thương mại.
China Construction America, một công ty con của Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc (China Construction), được thành lập vào năm 1985. Năm 2013, China Construction America đã chi hơn 70 triệu USD để mua lại một tòa nhà văn phòng tại thị trấn Morris, New Jersey.
Ngoài ra, New Jersey thiết lập mối quan hệ với tỉnh Chiết Giang vào đầu năm 1981. Năm 2008, New Jersey cũng đã thiết lập mối quan hệ với tỉnh Sơn Đông.
Hai học viện Khổng Tử ở New Jersey, một tại Đại học Rutgers và một tại Đại học Thành phố New Jersey. Các viện Khổng Tử được chính quyền Trung Quốc tài trợ với mục đích là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhưng bị Mỹ lên án và cho đóng cửa vì thiếu minh bạch, vi phạm tự do học thuật và nghi ngờ gián điệp.
Đại học Kean ở New Jersey và Đại học Ôn Châu đã ký một thỏa thuận để đồng sáng lập Đại học Ôn Châu Kean vào năm 2006, khi ông Tập Cận Bình là Bí thư của Đảng Cộng sản tỉnh Chiết Giang. Tuy nhiên, kể từ khi ra mắt vào năm 2012, đã liên tục có những tin tức về Đại học Ôn Châu Kean. Ví dụ, việc ghi danh ưu tiên cho các đảng viên Cộng sản đã được nêu rõ trong các quảng cáo. Các sinh viên cũng phàn nàn về việc trường học mua một chiếc bàn hội nghị giá cao từ Thượng Hải với giá $ 219,000.
Kết luận
Lịch sử và bài học rút ra từ kinh nghiệm trong quá khứ cho chúng ta biết rằng dịch bệnh không phải là ngẫu nhiên.
Những khu vực bị virus tấn công và bị ảnh hưởng nghiêm trọng thường có mối quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc hoặc truyền vốn cho ĐCSTQ.
Có lẽ đại dịch đóng vai trò như là lời cảnh báo hãy tránh xa chính quyền Trung Quốc.
Theo The Epoch Times,
Vanessa Đỗ dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-so-ca-nhiem-virus-vu-han-cua-bang-new-jersey-lai-cao-den-vay.html

Ông Trump: ‘Phe cánh tả cực đoan’ đang toàn diện

thao túng Facebook, Google, Instagram

Quý Khải
Trên Twitter, Tổng thống Donald Trump gần đây đã chỉ trích các trang mạng xã hội phổ biến, tuyên bố chúng bị kiểm soát bởi ‘phe cực đoan cánh tả’.
‘Thế lực Cánh tả Cực đoan đang nắm toàn quyền chỉ huy và kiểm soát các mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter và Google,’ ông Trump chia sẻ dòng trạng thái Twitter hôm 16/5. ‘Chính quyền Trump đang nỗ lực để khắc phục tình trạng bất hợp pháp này …”.
Năm ngoái, chính quyền Trump cũng đã cho mở một cuộc khảo sát đề nghị người dân chia sẻ kinh nghiệm của họ về trải nghiệm bị kiểm duyệt trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Khi đó ông cũng đã cáo buộc Twitter, Facebook và Google thiên vị chống lại những người ủng hộ quan điểm truyền thống hay conservative.
Trong tiếng Việt, từ conservative thường được dịch là “bảo thủ”, nhưng có thể gây hiểu sai. Conservatives trên thực tế dùng để chỉ những người duy trì những giá trị truyền thống như tín ngưỡng, không nạo phá thai, không đồng tính luyến ái, v.v.
Google
Dòng tweet của ông Trump xuất hiện không lâu sau khi lộ ra luồng thông tin cho biết các cơ quan quản lý nhà nước và liên bang ở Mỹ đang chuẩn bị đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Google, cáo buộc gã khổng lồ công nghệ này lạm dụng sự thống trị của nó trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến để chèn ép các đối thủ cạnh tranh để tăng lợi nhuận.
Theo một báo cáo được công bố trên The Wall Street Journal trước đó một hôm, một đơn kiện Google đang được sửa soạn bởi Bộ Tư pháp Mỹ và công tố viên một số bang.
Bộ Tư pháp có thể nộp hồ sơ sớm nhất vào mùa hè trong khi Công tố viên bang Texas ông Ken Paxton có thể hành động vào mùa thu, cùng các đồng nghiệp của ông ở các tiểu bang khác, theo tờ báo này.
Tổng chưởng lý Mỹ (Bộ trưởng Tư pháp) William Barr trước đây từng nói ông đang quyết định liệu có nên theo đuổi một vụ kiện chống độc quyền vào mùa hè tới hay không. Tháng 9 năm ngoái, Texas và các tiểu bang khác tuyên bố họ đang xem xét các hoạt động kinh doanh của Google.
Trong một diễn biến liên quan, tháng 8 năm ngoái, một cựu nhân viên Google tên Zach Vohries đã công khai những tài liệu tiết lộ hoạt động kiểm duyệt thông tin và thiên vị chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như những trang tin ủng hộ quan điểm truyền thống hay conservative.
Là một người thuộc phái conservative, Tổng thống Trump là một trong những mục tiêu hàng đầu bị kiểm duyệt mà Google không muốn ông tiếp tục nắm giữ quyền tổng thống thêm một nhiệm kỳ tiếp theo.
Facebook & Instagram
Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin nào về việc liệu Facebook có thể bị kiện về vấn đề chống độc quyền.
Một số nhà phê bình đã chỉ ra các thương vụ thu mua Instagram và WhatsApp của Facebook cần được đặt dấu hỏi.
Các nền tảng nhắn tin phổ biến này nằm trong số 70 doanh nghiệp được Facebook mua lại và sáp nhập trong 15 năm vận hành, mang lại cho gã khổng lồ công nghệ này điều được các nhà phê bình cho là một thế mạnh thị trường khổng lồ cho phép nó dập tắt sự cạnh tranh từ bất kỳ đối thủ nào khác.
Hôm 14/5 có thông tin nổi lên cho biết Facebook đã tạo ra một “ủy ban quyền riêng tư” gồm các thành viên ban giám đốc – một phần trong thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD của hãng với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ theo sau bê bối dữ liệu Cambridge Analytica.
Các thành viên ủy ban sẽ chịu trách nhiệm giám sát các rủi ro liên quan đến quyền riêng tư và sử dụng dữ liệu, trang Business Insider báo cáo.
Dưới thỏa thuận lịch sử trị giá 5 tỷ USD được công bố vào tháng 7 năm ngoái, Facebook sẽ phải tăng cường bảo vệ quyền riêng tư người dùng sau vụ bê bối Cambridge Analytica, trong đó dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng mạng xã hội này đã bị đánh cắp trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Giờ họ phải cung cấp các báo cáo chi tiết hàng quý về việc tuân thủ thỏa thuận và thiết lập một ban giám sát độc lập.
Tuần trước, Facebook công bố 20 thành viên đầu tiên của Hội đồng Giám sát mới – một cơ quan độc lập sẽ có tiếng nói cuối cùng về các nội dung được phép lưu hành trên hai nền tảng Facebook và Instagram.
Được công bố lần đầu vào năm ngoái, hội đồng này sẽ có khả năng bác bỏ các quyết định của Facebook trong kiểm duyệt nội dung, và những cá nhân không đồng ý với quyết định nội dung của Facebook cũng sẽ có quyền kháng cáo lên hội đồng này.
Twitter
Tháng 7 năm ngoái, ông Trump đã kêu gọi Nghị viện thông qua luật kiểm soát các mạng xã hội. Đặc biệt ông chỉ đích danh Twitter, bảo rằng trang mạng xã hội này nên bị phạt vì tham gia hoạt động ‘bất hợp pháp tiềm năng’ khi ngăn tài khoản Twitter của ông thu thập những người theo dõi (follower) mới.
“Hãy quan sát Twitter, tôi có hàng triệu người theo dõi trên Twitter và đây là – bạn biết đấy, một cánh tay phải rất đắc lực của tôi. Đây là một trang mạng xã hội tuyệt vời. Nhưng họ đối xử với tôi không công bằng”, ông Trump nói. “Và tôi biết một sự thật rằng, ý tôi là, rất nhiều người cố gắng theo dõi (follow) tôi và điều đó rất khó khăn. Tôi được rất nhiều người tiếp cận và chia sẻ rằng, ‘Thưa ông, điều này rất khó. Thật rất khó theo dõi Ngài.’ Những gì họ đang làm là sai, thậm chí bất hợp pháp. Do đó rất nhiều điều về họ hiện đang được xem xét”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/ong-trump-phe-canh-ta-cuc-doan-dang-toan-dien-thao-tung-facebook-google-instagram.html

Sóng thủy triều

đang quật lại các Viện Khổng Tử tại Mỹ

Hương Thảo
Ngày càng có nhiều Viện Khổng Tử trên khắp các trường đại học của Mỹ đã bị đóng cửa bởi những lo ngại rằng chúng đe dọa tự do học thuật.
Mặc dù được che đậy dưới vỏ bọc trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ đã bị chỉ trích ở Hoa Kỳ và các nước khác về vai trò thực sự của nó trong việc kìm hãm tiếng nói tự do, thúc đẩy tuyên truyền và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức học thuật.
Từ năm 2004, đã có hơn 100 Viện Khổng Tử mở tại các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Con số này đã giảm dần trong những năm gần đây, như kết quả của một biện pháp trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2018, không cho phép các trường đại học mở Viện Khổng Tử, được nhận tài trợ từ Lầu Năm Góc.
Tính đến tháng 5, 38 trường đại học Hoa Kỳ đã đóng cửa hoặc đang trong quá trình đóng cửa các Viện Khổng Tử của họ, theo Hiệp hội học giả quốc gia (NAS), một nhóm vận động giáo dục. Đến cuối mùa hè, sẽ chỉ còn 80 Viện còn tồn tại.
“Viện Khổng Tử đã nhập khẩu chế độ kiểm duyệt của nó vào giáo dục đại học Mỹ”, Rachelelle Peterson, giám đốc chính sách tại NAS nói với Epoch Times trong một email. “Chúng vốn dĩ mâu thuẫn với tự do trí tuệ mà một trường cao đẳng hay đại học yêu cầu”.
Nhập khẩu kiểm duyệt
Peterson mô tả các Viện Khổng Tử là một “gói lớp học” của chế độ Trung Quốc, cung cấp cho các trường đại học nước chủ nhà tài liệu giảng dạy, giáo viên và tiền lương, cũng như các khoản tài trợ để điều hành các Viện.
Một báo cáo NAS năm 2017 do Peterson viết, đề nghị đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, khi nhấn mạnh đến vai trò của chúng trong việc tuyên truyền một chiều hình ảnh không trung thực về chế độ cộng sản.
“Họ tránh đề cập đến lịch sử lạm dụng nhân quyền và chính trị của Trung Quốc, miêu tả Đài Loan và Tây Tạng là những lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc, và giáo dục một thế hệ sinh viên Mỹ không biết gì về Trung Quốc ngoài những gì chế độ này vẽ ra”, báo cáo nêu rõ.
Các viện này được tài trợ và điều hành bởi Hanban – Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc, thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Kể từ năm 2006, Hanban đã rót hơn 158 triệu đô la cho khoảng 100 viện Khổng Tử tại các trường đại học Hoa Kỳ, theo một báo cáo điều tra năm 2014 của tiểu ban Thượng viện Hoa Kỳ. Từ năm 2008 đến 2016, Hanban đã chi hơn 2 tỷ đô la để thành lập các viện như vậy trong các trường đại học trên khắp thế giới. Ngoài giáo dục đại học, còn có 512 lớp học Khổng Tử hoạt động trong các trung học ở Hoa Kỳ, báo cáo cho biết.
Bản thân các quan chức Trung Quốc cũng đã nhận xét rằng các Viện Khổng Tử là một ván bài quan trọng trong chiến dịch của ĐCSTQ nhằm mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Trưởng Ban tuyên huấn lúc đó của ĐCSTQ Lý Trường Xuân năm 2009 đã mô tả các Viện Khổng Tử là một phần quan trọng trong việc thiết lập tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu năm 2011, ông ta đã quảng cáo đó là một “thương hiệu hấp dẫn để mở rộng văn hóa của chúng tôi ở nước ngoài”. “Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức mạnh mềm của chúng tôi. Thương hiệu ‘Khổng Tử’ có sức hấp dẫn tự nhiên. Với lý do dạy tiếng Trung, mọi thứ có vẻ hợp lý và logic”, Lý nói vào lúc đó.
Các thòng lọng đi kèm
Báo cáo của Tiểu ban Thượng viện cho thấy một số hợp đồng giữa Hanban và các trường đại học Hoa Kỳ có các điều khoản quy định rằng họ áp dụng cả luật pháp Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thỏa thuận.
Do đó, các giáo viên Trung Quốc phải ký hợp đồng với Hanban, trong đó tuyên bố rằng hợp đồng của họ sẽ bị chấm dứt nếu họ “vi phạm luật pháp Trung Quốc”, hoặc “tham gia vào các hoạt động gây bất lợi cho lợi ích quốc gia”, hoặc “tham gia vào các tổ chức bất hợp pháp”, báo cáo cho biết. Các điều khoản này cũng yêu cầu những hướng dẫn viên phải “bảo vệ quyền lợi quốc gia một cách tận tâm” và báo cáo với Đại sứ quán Trung Quốc trong vòng một tháng sau khi đến Hoa Kỳ.
Sonia Zhao, cựu giáo viên Trung Quốc tại viện Khổng Tử tại Đại học McMaster của Canada, đã bỏ trốn sang nước này vào năm 2011. Theo báo cáo của The Epoch Times vào thời điểm đó, trước khi đến Canada, Zhao đã phải ký hợp đồng với cam kết rằng nhân viên không được phép tu luyện Pháp Luân Công, một môn tập bị chế độ Trung Quốc đàn áp. Zhao, bản thân là một học viên Pháp Luân Công, đã ký thỏa thuận vì sợ rằng nếu từ chối có thể bị chế độ phát hiện và bắt giữ.
Năm 2013, Đại học McMaster trở thành trường đại học đầu tiên ở Bắc Mỹ đóng cửa Viện Khổng Tử sau khi Zhao nộp đơn khiếu nại lên Toà án Nhân quyền Ontario về các hoạt động tuyển dụng phân biệt đối xử. Người phát ngôn của trường đại học nói rằng quyết định này được đưa ra bởi “các quyết định tuyển dụng ở Trung Quốc không được thực hiện theo cách chúng tôi muốn”.
Zhao tiết lộ, vào thời điểm đó, trong quá trình đào tạo tại Bắc Kinh, họ được khuyên tránh đề cập đến những chủ đề nhạy cảm như thảm sát Thiên An Môn, Tây Tạng, Đài Loan và Pháp Luân Công trong lớp học. Tuy nhiên, nếu một học sinh khăng khăng đặt câu hỏi, các giáo viên phải trích dẫn tuyên truyền của ĐCSTQ về vấn đề này, chẳng hạn như: Đài Loan là một phần của Trung Quốc, và Tây Tạng đã được chính quyền giải phóng.
Doris Liu, đạo diễn một bộ phim tài liệu năm 2017 mang tên Khổng Tử, đã làm nổi bật câu chuyện của Zhao, nói với Epoch Times rằng tiền chảy từ chế độ Trung Quốc đến các trường đại học phương Tây đi kèm theo “thòng lọng”.
Liu kể lại rằng cô đã gặp ba đại diện của Viện Khổng Tử ở Đức vào năm ngoái, người nói với cô rằng một điều kiện bất thành văn để mở các viện Khổng Tử, là những vấn đề mà ĐCSTQ coi là nhạy cảm sẽ không được thảo luận trong lớp học.
Trong một cuộc điều tra ở Vương quốc Anh năm 2019, cô nói rằng Yin Xiuli, giám đốc của Viện Khổng Tử thuộc Đại học New Jersey, đã nói với cô vào năm 2016: “chúng tôi không đụng” vào các vấn đề như Đài Loan, Tây Tạng và Pháp Luân Công.
Sự can thiệp của Trung Quốc
Ngoài ra còn có các trường hợp đáng chú ý về việc các Viện Khổng Tử can thiệp vào các hoạt động bên ngoài lớp học.
Năm 2004, một vụ bê bối học thuật nổ ra sau khi nhân viên của Viện Khổng Tử đã đánh cắp và xé các trang tài liệu từ chương trình của một Hội nghị nghiên cứu Trung Quốc ở Bồ Đào Nha. Họ đã làm như vậy theo lệnh từ tổng giám đốc Hanban Xu Lin, bởi vì nó bao gồm các tài liệu từ một nhà tài trợ hội nghị khác, một tổ chức của Đài Loan. Nhà tổ chức hội nghị đã tuyên bố hành động đó là sự can thiệp đến một cơ quan học thuật độc lập, hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Năm 2018, nhà báo Bethany Allen-Ebrahimian phát hiện ra rằng báo cáo kinh nghiệm của cô ở Đài Loan đã bị xóa khỏi tiểu sử của cô khi cô có bài phát biểu tại Khoa Báo chí và Truyền thông Đại chúng của Đại học bang Savannah. Sau đó, cô phát hiện ra rằng giám đốc Trung Quốc của Viện Khổng Tử đứng đằng sau việc này.
Một buổi chiếu công khai tài liệu của Liu tại Đại học Victoria ở Úc đã bị hủy bỏ vào năm 2018 sau khi những người đứng đầu Viện Khổng Tử của trường này chỉ ra rằng các buổi chiếu sẽ là một “vấn đề đối với chúng tôi”, rằng đó là vấn đề lãnh sự quán Trung Quốc quan ngại, theo các email mà tờ The Australian nhận được.
Những lo ngại về các hoạt động gây ảnh hưởng của viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ đã được cảnh báo bởi giám đốc FBI Christopher Wray, người tại một phiên điều trần tại Thượng viện năm 2018 đã xác nhận rằng, cơ quan này đang thận trọng theo dõi các Viện này, và “trong một số trường hợp nhất định, đã phải tăng cường các bước điều tra thích hợp.”
Hành động của chính phủ Hoa Kỳ
Kể từ tháng 7 năm ngoái, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã đưa ra một loạt các cuộc điều tra về tài trợ nước ngoài tại các trường đại học Hoa Kỳ như là một phần của một sáng kiến ​​rộng lớn hơn nhắm vào ảnh hưởng của nước ngoài trong các cơ sở.
Các trường đại học được yêu cầu tuân theo luật liên bang, báo cáo quà tặng và hợp đồng với bất kỳ nguồn tài trợ nước ngoài nào vượt quá 250.000 đô la trong một năm. Tuy nhiên, báo cáo của Tiểu ban Thượng viện cho thấy gần 70% các trường đại học không báo cáo đúng tài trợ mà họ nhận được từ các Viện Khổng Tử.
Hành động thực thi của bộ phận điều tra đã dẫn đến việc các trường đại học báo cáo khoảng 6,5 tỷ đô la tiền nước ngoài chưa được tiết lộ trước đó, bao gồm từ Trung Quốc, Qatar và Nga.
Trong một báo cáo tháng 11/2019 cho Tiểu ban Thượng viện, bộ phận điều tra nói rằng các nhà tài trợ nước ngoài có thể đang tìm cách tạo ra sức mạnh mềm, đánh cắp các nghiên cứu nhạy cảm và mở rộng tuyên truyền tại các trường học ở Hoa Kỳ.
Các cuộc điều tra, theo báo cáo, cũng tiết lộ có một trường đại học đã có nhiều hợp đồng với Ủy ban trung ương ĐCSTQ, một trường khác nhận được quà tặng từ một cơ sở bị nghi ngờ đóng vai trò là một Mặt trận của chế độ Trung Quốc, và một trường nhận được tài trợ nghiên cứu từ một Công ty đa quốc gia Trung Quốc phát triển công nghệ giám sát.
Trong khi đó, một nhóm các nhà lập pháp đảng Cộng hòa gần đây đã yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos cung cấp thông tin về các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào các trường đại học Mỹ dành cho các mục tiêu tuyên truyền và chiến lược. Lá thư của họ lưu ý rằng các Viện Khổng Tử phục vụ như một phương tiện để thúc đẩy tuyên truyền của Bắc Kinh đối với sinh viên Mỹ, cũng như là một nơi tập trung các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Nỗ lực từ cơ sở
Kết nối với những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ là một phong trào do sinh viên lãnh đạo đang lên tiếng chống lại chế độ Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học.
Tuần trước, hàng chục lãnh đạo của Ủy ban các trường đại học Cộng hòa và Dân chủ Quốc gia, đại diện cho các trường đại học ở hơn 45 tiểu bang, cùng với các nhóm quyền đại diện cho các cộng đồng Tây Tạng, Hồng Kông và Đài Loan, đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi đóng cửa vĩnh viễn của tất cả các Học viện Khổng Tử trong các cơ sở của Mỹ.
“Những hành động của ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa to lớn đối với tự do học thuật và nhân phẩm. Điều bắt buộc là chúng ta phải phân biệt chế độ toàn trị này với người dân Trung Quốc, những người mà chúng ta phải kiên quyết bảo vệ khỏi những hành vi ghê tởm của chủ nghĩa bài ngoại, phân biệt chủng tộc và thù hận”, bức thư viết.
Bức thư được soạn bởi Viện Athenai phi lợi nhuận mới thành lập. Giám đốc và đồng sáng lập tờ Rory O’Connor nói với Epoch Times rằng tổ chức này được thành lập sau khi một nhóm sinh viên đại học muốn bảo vệ chống lại “cuộc tấn công chưa từng có” của ĐCSTQ đối với quyền lợi và tự do học thuật của sinh viên.
O’Connor cho biết nhóm đã chứng kiến một làn sóng quan tâm kể từ khi phát hành thư ngỏ và có kế hoạch ra mắt 25 chương Athenai trong vài tuần tới.
“Thế hệ của chúng ta đã chứng kiến những người nắm quyền lực mà không hành động – dù là vô nguyên tắc hay bởi tất cả [các nguyên nhân khác] – chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những hoàn cảnh đang phải chịu đựng đàn áp bởi ĐCSTQ độc tài và phát xít”.
Bởi Cathy He, The Epoch Times ngày 20/5
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/song-thuy-trieu-dang-quat-lai-cac-vien-khong-tu-tai-my.html

Ông Trump: Trung Quốc ‘khao khát’

 Joe Biden trúng cử tổng thống Mỹ

Minh Hòa
Tổng thống Donald Trump cho rằng Trung Quốc rất mong muốn ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Mỹ sắp tới, để Bắc Kinh có thể “tiếp tục cướp bóc nước Mỹ” như họ đã từng làm trước khi ông Trump nhậm chức.
Ông Trump viết trên Twitter vào hôm 21/5: “Trung Quốc đang triển khai một chiến dịch đồ sộ về bóp méo thông tin, vì họ khao khát Joe Biden ngái ngủ giành chiến thắng trong cuộc đua làm tổng thống, để họ có thể tiếp tục cướp bóc nước Mỹ, như họ đã làm trong nhiều thập niên qua, cho đến khi tôi xuất hiện!”
Trong một bình luận khác, Tổng thống Trump chỉ trích người phát ngôn của chính quyền Trung Quốc, ông viết: “Phát ngôn viên thay mặt Trung Quốc phát biểu một cách ngu ngốc, cố gắng trong vô vọng nhằm làm chệch hướng nỗi đau và cuộc tàn sát mà đất nước họ đang lây lan khắp thế giới. Cuộc tấn công bóp méo thông tin và tuyên truyền của họ nhắm vào Hoa Kỳ và Châu Âu là một sự ô nhục ….”
Ông tiếp tục bày tỏ sự bất bình đối với Bắc Kinh: “…. Tất cả đều [là chỉ đạo] từ trên xuống. Lẽ ra họ đã có thể dễ dàng ngăn chặn dịch bệnh, nhưng họ đã không làm như vậy!”
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump thể hiện sự tức giận đối với chính quyền Trung Quốc về dịch COVID-19, căn bệnh hiện lây lan tới hơn 1,6 triệu người Mỹ, trong đó có hơn 96.000 người tử vong. Hôm 13/5, ông Trump bình luận rằng 100 thỏa thuận thương mại cũng không thấm vào đâu so với tổn thất vì “dịch bệnh từ Trung Quốc” – “tất cả những sinh mạng vô tội đó đã bị đánh mất!”
Những bình luận của ông Trump hôm 21/5 cũng trực tiếp nhắm vào đối thủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020: Joe Biden, ứng viên của đảng Dân chủ, người từng là cấp phó của Tổng thống Barrack Obama trong suốt hai nhiệm kỳ từ năm 2009 đến 2017.
Ông Biden được cho là người đã ngăn chặn Hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông suốt 4 năm, và chính điều đó đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo và gia tăng những yêu sách phi pháp trong khu vực.
Ông Biden cũng từng thu hút sự chỉ trích từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa khi bác bỏ mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ. “Trung Quốc sẽ cướp miếng ăn của chúng ta? Thôi nào, làm gì có chuyện đó”, ông Biden phát biểu hôm 1/5/2019 tại thành phố Iowa. “Ý tôi là, bạn biết đó, họ không phải người xấu”.
Ông Biden đã giành được đề cử của đảng Dân chủ ngày 8/4 và đang cạnh tranh trực tiếp với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào ngày 3/11/2020.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-trung-quoc-khao-khat-joe-biden-trung-cu-tong-thong-my.html

Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc

về vấn đề Hồng Kông

Quý Khải
Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông
Thượng nghị sĩ Pat Toomey từ bang Pennsylvania phát biểu tại hội nghị hàng năm của phe bảo thủ trong đảng Cộng Hòa- Conservative Political Action Conference (CPAC) năm 2013 ở ngoại ô Washington (ảnh: Gage Skidmore/Flickr).
Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ cho biết hôm thứ Năm (21/5) rằng họ sẽ đề xuất dự luật áp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc xâm phạm nền độc lập ở Hồng Kông, sau khi Bắc Kinh có động thái áp một luật an ninh mới đối với thuộc địa cũ của Anh này.
Dự luật, được Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Pat Toomey và đảng Dân chủ Chris Van Hollen giới thiệu, cũng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng làm ăn với các thực thể bị phát hiện làm suy yếu bộ luật bảo đảm quyền tự trị Hồng Kông, theo Reuters.
Một quan chức Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm rằng nước này chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông sau tình trạng bất ổn dân chủ vào năm ngoái, động thái khiến Tổng thống Donald Trump phản hồi rằng Washington sẽ phản ứng “rất mạnh mẽ”.
“Đạo luật lưỡng đảng này sẽ áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm trọng đối với những cá nhân tước đoạt quyền tự trị của Hồng Kông”, ông van Hollen nói trong một tuyên bố.
Các thành viên Nghị viện từ cả hai đảng đã có thái độ quyết liệt hơn đối với Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump tăng cường khẩu chiến với Bắc Kinh về trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch toàn cầu.
Theo Reuters
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-de-xuat-du-luat-trung-phat-trung-quoc-ve-van-de-hong-kong.html

Thủ tướng Canada: Trung Quốc dường như

không hiểu nước ta có một nền tư pháp độc lập

Băng Thanh
Trung Quốc dường như chưa nhận thức được rằng, nền tư pháp của Canada là một nền tư pháp độc lập mà các chính trị gia không thể can thiệp hay thao túng, Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau nói hôm 21/5.
Trung Quốc từng nhiều lần yêu cầu Canada phải trả tự do cho bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Huawei, người đang chống lại việc dẫn độ sang Mỹ. Bà Mạnh trước đó đã bị bắt tại sân bay Quốc tế Vancouver theo yêu cầu của Hoa Kỳ về tội lừa dối ngân hàng HSBC về giao dịch của một công ty thuộc sở hữu của Huawei với Iran.
Tuy nhiên, các quan chức Canada đã nhiều lần trả lời Trung Quốc rằng, họ không thể can thiệp vào vụ việc.
“Canada có một hệ thống tư pháp độc lập đang hoạt động mà các chính trị gia không thể can thiệp hay thao túng”, Thủ tướng Trudeau nói tại một cuộc họp. “Trung Quốc không hoạt động giống như chúng ta và dường như không hiểu rằng chúng ta có một nền tư pháp độc lập”.
Việc Canada bắt giữ bà Mạnh đã làm mối quan hệ giữa nước này và Trung Quốc trở nên tồi tệ. Ngay sau khi bà Mạnh bị bắt, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hai người đàn ông Canada ở Trung Quốc và chặn nhập khẩu hạt cải dầu Canada.
Vào hôm 21/5, Tòa án Tối cao British Columbia của Canada cho biết, quyết định việc liệu bà Mạnh có thể bị dẫn độ sang Mỹ hay không sẽ được công bố vào ngày 27/5.
Theo Reuters
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-canada-trung-quoc-duong-nhu-khong-hieu-nuoc-ta-co-mot-nen-tu-phap-doc-lap.html

Virus corona cho thấy sự coi thường nhân quyền

của Trung Quốc đe dọa thế giới như thế nào

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, mục sư Ấn Độ Joseph D’Souza nhận định chính việc Trung Quốc không đếm xỉa đến quyền con người, là nguyên nhân dẫn đến đại dịch đe dọa toàn thế giới.
Là nhà hoạt động nhân quyền và là chủ tịch của Hội đồng Kitô giáo Toàn Ấn Độ, ông Joseph cho rằng gần 50 năm trước, ông Richard Nixon đã làm nên ‘lịch sử’ khi trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc.
“Chuyến thăm của Nixon vào tháng 2/1972 được biết đến là “Tuần lễ thay đổi thế giới”, vì nó cho phép sự xuất hiện của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới, khi Trung Quốc lúc đó bị coi là ‘kẻ hạ đẳng’, sống ngoài lệ xã hội trong 1/4 thế kỷ”, ông Joseph nhận xét.
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh, Tổng thống Nixon lạc quan nói: “Vấn đề là liệu chúng ta, với những triết lý khác nhau, nhưng vừa thực tế vừa thực dụng, có thể tạo ra một bước đột phá, sẽ phục vụ không chỉ Trung Quốc và Mỹ, mà cho cả thế giới trong những năm tới”.
Ông Nixon tin rằng khi Mỹ mở cửa, Trung Quốc không chỉ sẽ thịnh vượng về kinh tế, mà hệ tư tưởng và cấu trúc toàn trị của Trung Quốc, sẽ được cải cách khi tiếp xúc với nền dân chủ phương Tây.
“Thực tế cho thấy những gì đã xảy ra về khía cạnh kinh tế. Trong một vài thập kỷ, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là một cường quốc quân sự”, ông Joseph nhận xét.
Tuy nhiên, theo ông Joseph, sự thịnh vượng, vốn khiến Trung Quốc trở thành một siêu cường kinh tế theo một cách nào đó, có tác động ngược lại đối với quyền con người và cải cách dân chủ, vì nó giúp các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thắt chặt sự kìm kẹp đối với người dân Trung Quốc. “Việc thế giới sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, để thu lợi từ các doanh nghiệp và đầu tư của Trung Quốc, chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn”.
Ông Joseph cho rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, người trong năm 2018 về cơ bản đã biến mình trở thành kẻ cai trị [Trung Quốc] vô thời hạn, “Trung Quốc hiện có một trong những chế độ đàn áp, hà khắc nhất trên thế giới”. Bắc Kinh đã đối xử hung bạo đối với người dân và dân tộc thiểu số của mình, kìm hãm các quyền dân sự, như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, khiến Trung Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia, gần như có thể cắt đứt toàn bộ dân số của mình ra khỏi thế giới vào thời điểm mà người dân thế giới chưa bao giờ được kết nối nhiều hơn thế.
“Ngay cả khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ vẫn tiếp tục bị cầm tù trong “các trại cải tạo”, ông Joseph nhấn mạnh.
Hiện thế giới đang phải trả giá đắt khi để cho Trung Quốc vi phạm nhân quyền mà không bị trừng phạt. Chính vì sự coi thường tự do ngôn luận của Trung Quốc mà hàng trăm triệu người sẽ phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ do đại dịch COVID-19. Virus corona có thể có nguồn gốc từ một trong những khu chợ ‘ẩm ướt’ của Trung Quốc – hoặc thậm chí là từ phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán như một số báo cáo cho thấy – nhưng nó đã trở thành đại dịch toàn cầu vì sự can thiệp của ĐCSTQ.
Theo ông Joseph, tự do ngôn luận không chỉ đơn giản là quyền bày tỏ quan điểm hay cư xử đúng theo lương tâm. Nó bao gồm quyền thể hiện bất đồng quan điểm và công khai thông tin quan trọng cho người dân biết. “Một chế độ toàn trị, trong đó kiểm soát vệ thông tin hoặc phổ biến thông tin sai lệch, có thể gây ra tác hại không thể kể xiết cho hàng triệu người”.
Ông Joseph lập luận: “Nếu Trung Quốc coi trọng tự do báo chí, và tự do thông tin, thì đây là điều có thể đã xảy ra: Ngay khi nhận biết ban đầu về sự bùng phát của virus – có thể là vào đầu tháng 11/2019 – Trung Quốc cần đưa ra cảnh báo toàn cầu, dựa trên các báo cáo ban đầu của các nhân viên y tế ở Vũ Hán, thay vì cố gắng che giấu sự xuất hiện của virus. Trung Quốc cũng cần có những bước đi chủ động sớm, để ngăn chặn việc di chuyển qua Vũ Hán và di chuyển trong và ngoài Trung Quốc đại lục”.
Hơn nữa, ông Joseph nói tiếp: “Trung Quốc cần hoan nghênh sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ để điều tra cơ chế hoạt động của virus,
thiết lập quy trình tìm vắc-xin, để người dân trên toàn thế giới có thể được bảo vệ trước khi cuối cùng nó đến được bờ biển của nước họ”.
Thay vào đó, có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc tham gia vào một chiến dịch thông tin sai lệch và che đậy – phỉ báng những người tổ giác, khiến các chính phủ hiểu sai lệch và chờ đợi để hành động cho đến khi quá muộn. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng khiến một ông trùm kinh doanh [bất động sản] Trung Quốc mất tích vì đã dám chỉ trích chính phủ, và các chuyên gia y tế và các nhà khoa học khác, những người mà lời tuyên thệ của họ yêu cầu phải lên tiếng chống lại sự che giấu.
Cho rằng mình là một công dân của nền dân chủ lớn nhất thế giới – Ấn Độ, nơi hàng trăm triệu người sẽ phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế và thể chất vì COVID-19, ông Joseph nhận thức rõ tự do thông tin và ngôn luận không những cần thiết cho một xã hội thịnh vượng, tự do mà còn cho an ninh quốc gia và sức khỏe của thế giới.
“Là một nước láng giềng dân chủ của Trung Quốc ở phía Nam, chúng tôi theo dõi với sự quan ngại khi mà hệ thống quốc tế đã tiếp tục cho phép Trung Quốc thực hiện những điều họ muốn, để lừa dối, lừa đảo và đánh cắp công nghệ”, ông Joseph chỉ trích.
Cho rằng đã quá sức chịu đựng, ông Joseph kêu gọi Mỹ và các đồng minh dân chủ của mình, cần “đảo ngược thử nghiệm to lớn của Nixon, và yêu cầu Trung Quốc thay đổi hoặc để cho nó tự xoay sở sụp đổ”.
Cuối cùng, ông Joseph khẳng định: “Trong tương lai, không có nền kinh tế toàn cầu lớn nào được phép hòa nhập với phần còn lại của thế giới, trong khi nó tiếp tục vi phạm các quyền cơ bản của công dân mình. Nếu không, nó [gây ra] cái chết không những đối với các nền dân chủ phương Tây, mà còn đối với cuộc sống của hàng triệu người dân trên khắp thế giới”.
Theo Fox News,
Duy Nghĩa dịch và biên soạn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-corona-cho-thay-su-coi-thuong-nhan-quyen-cua-trung-quoc-de-doa-the-gioi-nhu-the-nao.html

Brazil: Đối lập yêu cầu tổng thống từ nhiệm

vào lúc Covid-19 lan mạnh

Mai Vân
Dịch Covid-19 tại Brazil đang lây lan với tốc độ rất nhanh những ngày gần đây. Hôm qua, 21/05/2020, nước này đã vượt ngưỡng 20.000 người chết vì virus corona (20.047 người), trong lúc số ca nhiễm đã tăng lên thành 310.087 trường hợp.
Trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Bolsonaro vẫn chưa triển khai những biện pháp nghiêm ngặt nhằm phòng chống dịch bệnh, đảng Những Người Lao Động của cựu tổng thống Lula và nhiều phong trào cánh tả đã đệ đơn yêu cầu tổng thống cánh hữu Bolsonaro từ chức. Đòi hỏi này tuy nhiên khó có kết quả.
Thông tín viên RFI, Martin Bernard, tường thuật từ Sao Paulo :
« Tổng thống cánh cực hữu bị tố cáo về tội thiếu trách nhiệm, và khủng bố vào nền y tế công cộng, đặt đời sống người dân vào vòng nguy hiểm do cách hành xử “thiếu trách nhiệm” trong việc chống Covid-19.
Cầm quyền gần một năm rưỡi nay, Jair Bolsonaro, đã áp dụng một chính sách bảo thủ pha lẫn với việc siết chặt kiểm soát an ninh. Tuy nhiên, từ khi virus corona xuất hiện, phong cách lãnh đạo gây tranh cãi của ông đã làm cho nhiều người dân Brazil bất bình, nhất là khi ông giảm nhẹ mối nguy hiểm của dịch bệnh.
Sự hiện diện của ông trong các cuộc biểu tình chống dân chủ, đòi hỏi đóng cửa Quốc Hội và đưa quân đội trở lại chính quyền, cũng đã bị những người yêu cầu ông từ chức chỉ trích.
Chủ tịch Quốc Hội Rodrigo Maia sẽ là người quyết định về yêu cầu trên, nhưng ít có khả năng ông Bolsonaro từ chức. Cựu tổng thống cánh tả, Dilma Rousseff, bị cách chức năm 2016, giải thích: “Tôi không nghĩ là sẽ có đủ số nghị sĩ bỏ phiếu cho việc truất phế tổng thống.”
Phải nói là ông Jair Bolsonaro đã bảo đảm được cho mình hậu thuẫn của những đảng cánh hữu nhỏ tại Quốc Hội trong những tuần lễ qua, để có một thiểu số đủ để ngăn chặn việc truất phế. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-brazil-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-t%E1%BB%AB-nhi%E1%BB%87m-va%CC%80o-lu%CC%81c-covid-19-lan-ma%CC%A3nh

Cuba : « Trump tái đắc cử sẽ là một kịch bản tai hại »

Minh Anh
Vụ trưởng vụ Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao Cuba, ông Carlos Fernandez de Cossio trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho hãng tin Pháp AFP khẳng định : Nếu ông Trump tái đắc cử vào tháng 11, đây có lẽ sẽ làm một kịch bản tai hại nhất cho mối quan hệ với Cuba.
Theo giải thích của vị quan chức cao cấp Cuba này « Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chính sách hung hăng hiện nay chống lại Cuba ». Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục dựa vào cộng đồng người Cuba ở Mỹ để bổ nhiệm vào những vị trí quyết định trong chính quyền để chống chính quyền La Habana.
Quan hệ song phương đã ở mức xấu nhất kể từ khi ông Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, nhưng Carlos Fernandez de Cossio nhìn nhận rằng « Cuba chẳng được lợi gì khi đoạn tuyệt bang giao với Mỹ ». Ông cũng khẳng định rằng « đây cũng không phải là ý định của chính quyền La Habana, nhưng nếu điều đó xảy ra, Cuba cũng sẵn sàng ».
Theo AFP, chính quyền Washington chỉ trích Cuba xung quanh hai vấn đề : Nhân quyền và sự ủng hộ của Cuba đối với chính phủ Nicolas Maduro tại Venezuela.
Donald Trump ngay khi đắc cử tổng thống Mỹ đã phá vỡ chính sách bình thường hóa quan hệ bắt đầu dưới thời người tiền nhiệm, ông Barack Obama được thực hiện năm 2015. Năm 2019, chính quyền Donald Trump gia tăng lệnh cấm vận, có hiệu lực từ năm 1962, thông qua 80 biện pháp, trong đó hơn phân nửa có liên quan đến kinh tế, gây trở ngại cho việc giao dầu khí từ Venezuela đến Cuba.
Washington tiếp tục gây áp lực nhắm vào những ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài có hợp tác với đảo quốc. Đại dịch Covid-19 xảy ra cũng không làm cho Mỹ nới lỏng các trừng phạt.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-cuba-trump-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-s%E1%BA%BD-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-k%E1%BB%8Bch-b%E1%BA%A3n-tai-h%E1%BA%A1i

Covid-19 : Dịch bệnh ngày càng trầm trọng

tại châu Mỹ Latinh

Minh Anh
Nghĩa trang tại các thành phố lớn ở Brazil bị quá tải ; bệnh viện ở thủ đô Peru bên bờ sụp đổ… tình hình tại châu Mỹ Latinh mỗi lúc thêm trầm trọng, trong khi thế giới đã có hơn năm triệu người nhiễm virus corona chủng mới xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi cuối năm 2019.
Dịch Covid-19 như « cơn sóng thần » đang tràn xuống Nam Mỹ và các vùng biển Caribe. Chiếm khoảng 57% số ca tử vong của châu lục, Brazil, với 210 triệu dân, là quốc gia bị tác động nặng nề nhất, có tổng cộng hơn 20.000 người chết và gần 1.200 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ theo số liệu thống kê do bộ Y tế đưa ra ngày 21/05/2020.
Theo AFP, Brazil đang trả giá đắt cho chủ trương không phong tỏa, vẫn mở cửa làm việc và tái khởi động kinh tế mà tổng thống Jair Bolsonaro đưa ra ngay từ đầu mùa dịch. Số người chết đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 11 ngày. Tại Sao Paolo cũng như ở nhiều thành phố lớn khác, nghĩa trang cũng đã bị quá tải. Tuy số người trên 60 tuổi chiếm có 13,6% dân số, nhưng 69% trong số này đã qua đời vì dịch Covid-19. Tỷ lệ tử vong ở những người dưới 60 tuổi đã tăng vọt từ 19% (đầu tháng Tư) đã tăng lên thành 31% trong tuần này và số người chết hàng ngày cũng đã vượt ngưỡng trên 1.000 người kể từ hôm thứ Ba 19/5.
Sau Brazil là Peru, ổ dịch lớn thứ hai của khu vực Nam Mỹ. Tuy chỉ có 32 triệu dân, nước này ghi nhận có tổng cộng gần 109 ngàn ca nhiễm bệnh và 3.150 người chết. Lời thuật của một giám đốc bệnh viện với AFP cho thấy một quang cảnh hãi hùng chẳng khác gì trong phim « kinh dị » khi bệnh viện cũng là nghĩa trang, người chết như rạ trên những chiếc xe lăn.
Tình hình cho thấy phần lớn các bệnh viện ở Lima đã bị quá tải, bên bờ bị « tan vỡ ». Văn phòng giám sát nhân quyền tại Peru ngày 21/05/2020 lên tiếng báo động các cơ sở y tế tại Lima không còn khả năng chăm sóc người bệnh do « thiếu các trang thiết bị bảo hộ, giường hồi sức tăng cường, máy trợ thở, các bộ xét nghiệm cũng như nhiều công cụ – dụng cụ y khoa khác ».
Trước sự tăng tốc của đà lây nhiễm tại Nam Mỹ, tổng thống các nước Peru, Colombia, Chili và Uruguay đã có một cuộc họp qua video nhằm tìm kiếm các giải pháp để đối phó với dịch bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-covid-19-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-m%E1%BB%B9-latinh

Làn sóng tẩy chay yếu tố TQ trong Tổ chức Y tế

thế giới lan rộng và phản ứng của các bên

Tiếp sau những cáo buộc, chỉ trích trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để lây lan bệnh dịch Covid-19 trên thế giới, hiện đang có thêm làn sóng yêu cầu điều tra Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và mối quan hệ của tổ chức này với Bắc Kinh, thu hút sự chú ý của dư luận.
Toàn bộ các nước thành viên WHO nhất trí điều tra
Ngày 19/5, các nước thành viên WHO đã nhất trí tổ chức một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với Covid-19, trong bối cảnh Mỹ ngày càng chỉ trích cơ quan Liên hợp quốc này về cách xử lý đại dịch. Cụ thể, tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) và cũng là cuộc họp trực tuyến đầu tiên như vậy, các quốc gia đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi tiến hành một “cuộc đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện” về phản ứng toàn cầu với Covid-19, bao gồm một cuộc điều tra về các hành động của WHO và “các tiến độ của họ gắn với đại dịch Covid-19”.
Không quốc gia nào trong số 194 nước thành viên của WHO gồm Mỹ – phản đối dự thảo nghị quyết này. Bản dự thảo nghị quyết được Liên minh châu Âu đưa ra, đại diện cho hơn 100 quốc gia, trong đó có Australia, Nhật Bản, Trung Quốc. Bà Keva Bain, Đại sứ Bahamas và hiện là Chủ tịch của WHA, tuyên bố “Liệu Đại hội đồng Y tế thế giới có sẵn sàng thông qua dự thảo nghị quyết như đã đề xuất hay không? Vì tôi không nhận được yêu cầu phát biểu ý kiến nào, tôi chấp nhận rằng không có sự phản đối và vì vậy dự thảo nghị quyết được thông qua”. Nghị quyết được thông qua sau khi Tổng thống Donald Trump cuối ngày 18/5 dọa sẽ rút Mỹ khỏi WHO. Ông cáo buộc WHO đã làm hỏng phản ứng toàn cầu với Covid-19 và nói rằng WHO là “con rối của Trung Quốc’.
Mối liên quan đến những cáo buộc TQ gây ra đại dịch
Các ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sau đó nhiều ca nhiễm được ghi nhận bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, rồi xuất hiện khắp các châu lục như châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tính đến chiều tối 19/5, trên toàn cầu đã có 4,9 triệu ca nhiễm, hơn 320.600 ca tử vong và hơn 1,9 triệu ca hồi phục. Đến nay, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất. Thời gian qua Mỹ và Trung Quốc đã lời qua tiếng lại liên quan tới nguồn gốc của Covid-19, khiến căng thẳng hai nước tăng cao. Tuy nhiên, nghị quyết điều tra về đại dịch trên không đề cập cụ thể tới Trung Quốc hay thành phố Vũ Hán.
Phản ứng của Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18/5 cho biết nước này ủng hộ “đánh giá toàn diện” về phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh sau khi đã kiểm soát được dịch. Theo ông Tập Cận Bình, cuộc điều tra nên chú trọng vào việc rút kết kinh nghiệm và cải thiện những thiếu sót. Theo Hãng tin Reuters, trong cuộc họp báo trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói phần lớn các nước trên thế giới cho rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, do đó sẽ là quá sớm để ngay lập tức mở cuộc điều tra lúc này. Bắc Kinh đã nhiều lần nêu quan điểm các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được nguồn gốc của virus corona và thậm chí còn đề cập khả năng chủng virus này có thể bắt nguồn từ một nơi khác, không phải ở Vũ Hán.
Trung Quốc cũng đang chịu sức ép từ việc một liên minh do Mỹ dẫn đầu đang ra sức vận động giúp Đài Loan có được một ghế quan sát viên tại WHA. Trong suốt thời gian chuẩn bị hướng tới hội nghị, Trung Quốc đã nhiều lần quy kết các nước thành viên đã chính trị hóa cuộc họp của WHA khi vận động hành lang cho tư cách quan sát viên của Đài Loan bất chấp phản đối của Trung Quốc. Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 17/5 phát đi bản tin nói “Mỹ và các nước khác” cứ nhất định thảo luận về những đề xuất liên quan tới Đài Loan chỉ vì mục đích duy nhất: chính trị hóa các vấn đề y tế và đạt được lợi ích của họ dẫn tới việc “bắt cóc” WHA và gây tổn hại cho sự hợp tác toàn cầu. Những tháng qua, trong khi dư luận chỉ trích Trung Quốc ngày càng tăng trên thế giới thì sự ủng hộ quốc tế với Đài Loan, vùng lãnh thổ được khen ngợi vì khả năng xử lý dịch thành công, cũng tăng lên. Bà Jessica Drun, học giả tại
tổ chức nghiên cứu Project 2049 chuyên về vấn đề an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cắt nghĩa vì sao lúc này Đài Loan đang được ủng hộ nhiều hơn hẳn so với những lần trước: “Tôi nghĩ chủ yếu là vì Đài Loan đã trở thành một kiểu mẫu không chỉ trong việc họ đã phòng chống dịch bệnh hiệu quả như thế nào trên mặt trận trong lãnh thổ, mà còn trong việc chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất thông qua các kênh không chính thức với cộng đồng quốc tế”. Dù vậy, trong ngày khai mạc hội nghị trực tuyến tuần này của WHA (18/5), Cơ quan Ngoại giao Đài Loan thông báo họ vẫn chưa nhận được thư mời tham gia của WHA, cũng nói họ đồng ý tạm hoãn vấn đề này lại cho tới nửa sau năm nay.
http://biendong.net/bien-dong/34824-lan-song-tay-chay-yeu-to-tq-trong-to-chuc-y-te-the-gioi-lan-rong-va-phan-ung-cua-cac-ben.html

CIO: Thế vận hội Tokyo

sẽ mở ra năm 2021 hoặc hủy hẳn

Anh Vũ
Thế vận hội Tokyo 2020, đã phải dời sang 2021 vì đại dịch Covid-19, có thể bị hủy hẳn nếu dịch bệnh từ nay đến sang năm không được khống chế. Trên đây là khẳng định của ông Thomas Bach, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO). Thế vận hội Tokyo bị hủy hẳn không chỉ là đòn nặng nề đối với nước chủ nhà Nhật Bản mà còn là tín hiệu rất xấu cho Olympic Paris 2024.
Thế vận hội Tokyo sẽ thế nào nếu đại dịch virus corona từ nay đến sang năm không được khống chế ? Trả lời câu hỏi trên BBC ngày 20/05 chủ tịch CIO nhất trí với quan điểm của nước chủ nhà Nhật Bản rằng không thể lùi thêm một lần nữa thời hạn tổ chức Olympic Tokyo mà chỉ có thể hủy luôn sự kiện.
Theo lãnh đạo CIO, “Không thể thuê mãi 3000 đến 5000 người trong ủy ban tổ chức. Cũng không thể để các vận động viên trong tình trạng bất ổn. Cũng không thể mỗi năm lại thay đổi lịch thi đấu của các liên đoàn bộ môn lớn trên thế giới và cũng không thể để chồng chéo lên các kỳ Thế vận hội trong tương lai.”
Thế vận hội Tokyo, ban đầu dự kiến khai mạc ngày 24/07/2020, nhưng đã phải lùi lại một năm. Đây là quyết định khó khăn của CIO đáp lại những lo lắng về sức khỏe của vận động viên và sức ép rất mạnh của các liên đoàn thế thao quốc tế trước trận dịch toàn cầu.
“Các kịch bản khác nhau đang được nghiên cứu. Từ giờ đến sang năm nếu dịch chưa được thanh toán thì chỉ có cách hủy hẳn kỷ Thế vận hội này. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì có rất nhiều khả năng mà bây giờ không dễ để lựa chọn. Khi chúng tôi có cái nhìn rõ ràng về thế giới sẽ ra sao ngày 23/07/2021, khi đó chúng tôi sẽ có những quyết định thích hợp”, ông Thomas Bach nhấn mạnh trước khi bác bỏ ý tưởng tổ chức Thế vận hội không khán giả.
Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế khẳng định, các cuộc thi tài ở Thế vận hội không khán giả, « đó không phải điều chúng ta muốn. Vì tinh thần Olympic chính là đoàn kết người yêu thể thao, đó cũng là điều làm các Thế vận hội trở nên độc đáo. Tất cả người hâm mộ trên toàn thế giới phải cùng bên nhau ».
Ngày 28/04, trả lời phỏng vấn nhật báo thể thao Nhật Nokka, ông Yoshiro Mori, chủ tịch Ủy Ban Tổ Chức Olympic Tokyo đã cho biết quan điểm của người Nhật là nếu dịch Covid-19 không chấm dứt vào năm tới thì chỉ có cách là hủy luôn kỳ Thế vận hội này.  Sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh không thể giải quyết trong khâu tổ chức nếu tiếp tục hoãn thêm một lần nữa sự kiện.
Ông Thomas Bach nhắc lại nguyên tắc: Tổ chức kỳ Thế vận hội này trong môi trường an toàn cho tất cả những người tham dự. Không ai có thể nói trước điều gì về tình hình dịch bệnh trong một năm nữa. Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế sẽ có quyết định thích hợp dựa trên khuyến cáo của các chuyên gia y tế.
Hủy Olympic Tokyo, hệ quả kinh tế cho Paris 2024
Khả năng Tokyo phải hủy sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh sẽ là một tổn thất lớn về hình ảnh và tài chính đối với nước chủ nhà Nhật Bản, đã đổ ra hơn 12 tỷ đô la và mong đợi ngày hội lớn từ 7 năm nay. Đây sẽ là một tín hiệu rất xấu cho Paris 2024 về mặt tài chính, theo chuyên gia kinh tế thể thao Christophe Lepetit.
Dù không thể đưa ra con số về thiệt hại tài chính trong trường hợp Olympic Tokyo bị hủy, nhưng nhà nghiên cứu kinh tế, thuộc Trung tâm Luật và Kinh tế Thể thao ( CDES) của Pháp tại Limoges, khẳng định, chắc chắn sẽ là không nhỏ đối với ban tổ chức Paris 2024. Theo chuyên gia Christophe Lepetit, riêng việc lùi từ 2020 sang 2021 đã rất tốn kém cho Nhật. Người ta đã lên được con số khoảng 3 tỷ đô la. Để lùi thời hạn, người ta phải kéo dài chi phí thêm một năm cho cả một cơ cấu tổ chức Thế vận hội, bồi thường cho các nhà thầu do chậm trao trả lại các công trình hậu Olympic.
Trong trường hợp hủy hẳn sự kiện. Các nhà tổ chức phải hoàn trả tiền cho rất nhiều các bên tham gia như các nhà sản xuất truyền hình, các đối tác đã mua bản quyền hình ảnh, quảng cáo trong thời gian diễn ra sự kiện, hay hoàn lại tiền vé … Như thế thì gần như toàn bộ mô hình kinh tế của Ủy Ban Olympic Quốc Tế bị ảnh hưởng một khi sự kiện bị hủy.
Nhờ có thu nhập từ các Thế vận hội mà CIO có thể cung cấp tài chính cho nhiều ủy ban Olympic Quốc Gia trên khắp thế giới. Không ít các định chế thể thao sống chủ yếu nhờ vào nguồn tiền tài trợ từ CIO. Trong khoảng từ năm 2017-2020, hơn 500 triệu đô la đã được CIO dành hỗ trợ cho các liên đoàn thể thao, ủy ban quốc gia và cả các vận động viên.
Có những vận động viên vẫn được hưởng trợ cấp của CIO để chuẩn bị tham dự Thế vận hội sẽ có thể gặp khó khăn. Trong nhiều môn thể thao, Thế vận hội là thời điểm quan trọng đối với sự nghiệp, cuộc sống của các vận động viên. Không được thi đấu có nghĩa là họ sẽ mất hợp đồng, tài trợ, quảng cáo tức là thu nhập của họ bị mất, cuộc sống trở nên bấp bênh.
Nếu Olympic Tokyo bị hủy, tác động dây chuyền còn lan sang kỳ thế vận hội tiếp theo là Paris 2024. Trước hết trên góc độ tài chính. Một phần kinh phí cho Paris tổ chức sự kiện lớn bắt nguồn từ kỳ thế vận trước. Khi mà kỳ thế vận hội trước không có thu nhập thì khoản tiền hỗ trợ được CIO phân bổ dĩ nhiên sẽ bị cắt giảm. Hệ quả tiếp theo là các chí phí tổ chức bị đội giá.
Theo chuyên gia Christophe Lepetit, các nhà thầu các dự án Paris 2024 chắc chắn sẽ phải phân tích lại khả năng đội giá thành trong trường hợp  kỳ Thế vận trước bị hủy. Có thể  người ta sẽ phải khẩn cấp rà soát lại các dự án để thấy đâu là những tác động tiêu cực, tích cực của cuộc khủng hoảng đối với việc tổ chức Paris 2024. Nhìn chung thì sẽ phải có hiện tượng giá thành bị đội lên vì sẽ xuất hiện những chuẩn mực mới, những hạng mục tổ chức mới sau đợt khủng hoảng y tế này.
Việc lùi thời hạn tổ chức Olympic Tokyo có thể gây hậu quả tiêu cực nhưng nếu sự kiện bị hủy hẳn thì sẽ là một tai họa đối với thể thao, giờ đã trở thành một lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng không nhỏ ở nhiều quốc gia. Thể thao giờ không chỉ có các vận động viên, các câu lạc bộ, các môn mà còn là toàn bộ các tác nhân tổ chức thực hiện hoạt động thi đấu và kinh doanh.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-cio-th%E1%BA%BF-v%E1%BA%ADn-h%E1%BB%99i-tokyo-se%CC%83-m%C6%A1%CC%89-ra-n%C4%83m-2021-ho%E1%BA%B7c-h%E1%BB%A7y-h%E1%BA%B3n

Thủ tướng Anh chỉ thị lập kế hoạch

ngừng phụ thuộc hàng nhập khẩu Trung Quốc

Triệu Hằng
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ thị giới chức Anh lập kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc đối với các nguồn cung cấp y tế quan trọng từ Trung Quốc cũng như các hoạt động nhập khẩu chiến lược, hãng Reuters trích tờ The Times báo cáo hôm 22/5.
Kế hoạch đã được đặt tên mã ‘Project Defend’ (Tạm dịch: Dự án Phòng thủ), bao gồm từ việc xác định các lỗ hổng chính trong nền kinh tế Anh cho đến các chính phủ nước ngoài tiềm ẩn thù địch. Kế hoạch này được xem như một phần của hướng tiếp cận mới rộng lớn hơn đối với an ninh quốc gia, tờ The Times cho biết. Người dẫn đầu kế hoạch này là Ngoại trưởng Dominic Raab.
Theo đó, hai nhóm làm việc đã được thành lập, Reuters dẫn báo cáo của The Times.
Một nguồn tin tiết lộ với The Times, kế hoạch nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp để nước Anh không còn phụ thuộc vào các quốc gia riêng lẻ về nhu yếu phẩm phi-thực phẩm.
Ông Johnson khẳng định với các nhà lập pháp rằng ông sẽ thực hiện các bước để bảo vệ nền tảng công nghệ nước Anh và chính phủ cũng dự kiến đánh giá lại vật tư y tế, từ thiết bị bảo hộ cá nhân cho tới thuốc men, báo cáo cho biết.
Tiến triển này đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối phó với những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về cách họ xử lý sự bùng phát dịch virus corona bắt đầu ở Trung Quốc và sau đó lan ra phần còn lại của thế giới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-anh-chi-thi-lap-ke-hoach-ngung-phu-thuoc-hang-nhap-khau-trung-quoc.html

Đại học Oxford

thử nghiệm thuốc sốt rét trị COVID

Các nhân viên y tế tại những bệnh viện Anh sẽ là những người đầu tiên tham gia cuộc nghiên cứu toàn cầu thử nghiệm thuốc chống sốt rét hydroxychloquine và chloroquine để xem hai loại thuốc này có thể dùng để trị hay ngừa COVID-19 hay không.
Cuộc nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu khởi sự hôm 21/5, sẽ thử nghiệm trên 40.000 nhân viên y tế tuyến đầu tại Chậu Âu, Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Riêng tại Anh có 25 địa điểm thử nghiệm, theo Reuters. Tất cả nhân viên y tế chưa bị nhiễm COVID-19 đủ tiêu chuẩn tham gia vào cuộc nghiên cứu “COPCOV”.
Nhân viên y tế tại Anh sẽ được cho uống hydroxychloroquine hay giả dược trong 3 tháng, trong khi tại Châu Á, những người tham gia sẽ được cho uống chloroquine hoặc giả dược.
Sự chú ý đối với thuốc chống sốt rét gia tăng sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu ca ngợi công dụng của thuốc trong một cuộc họp báo hồi tháng 4. Trước đây trong tuần, ông Trump cũng loan báo đã uống hydroxychloroquine như một loại thuốc chống lại COVID-19.
Dù Cơ quan Quản trị Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ FDA đã chấp thuận cho thuốc này được sử dụng hạn chế trong bệnh viện để chữa trị bệnh nhân COVID-19, nhưng không chấp thuận cho dùng thuốc này ngoài bệnh viện “do những nguy cơ liên hệ đến nhịp đập của tim,” một thông báo của FDA cho biết.
Trong khi những bằng chứng trong phòng thí nghiệm chứng tỏ thuốc có nhiều hy vọng, nhưng kết quả không nhất quán, khiến phải thành lập cuộc nghiên cứu quốc tế.
“Chúng tôi thực sự không biết chloroquine hay hydroxychloroquine có lợi hay có hại trong việc chữa trị COVID-19,” ông Nicolas White, giáo sư Đại học Oxford và là một thanh tra của cuộc nghiên cứu, nói.
Quan tâm về các chữa trị-phòng ngừa COVID-19 ngày càng tăng giữa lúc cuộc săn đuổi vaccine tiếp diễn.
Ông Martin Llewelyn, giáo sư Trường Y Brighton-Sussex, là người cùng dẫn đầu cuộc nghiên cứu với ông White.
“Vaccine có thể sử dụng rộng rãi, an toàn và hiệu nghiệm có thể còn lâu mới có,” “nếu các loại thuốc ít bị phản ứng như chloroquine và hydroxychloroquine có thể giảm bớt nguy cơ mắc COVID-19 thì sẽ có giá trị đáng kể,” ông Llewelyn nói.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-oxford-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-thu%E1%BB%91c-s%E1%BB%91t-r%C3%A9t-tr%E1%BB%8B-covid/5430788.html

Paris muốn châu Âu

tạm ngưng các quy định ràng buộc ngân sách

Minh Anh
Pháp mong muốn các quy định ràng buộc về ngân sách đối với các nước thành viên khu vực đồng euro được tạm ngưng áp dụng trong hai năm 2020 và 2021. Đây là phát biểu của bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire trên báo Le Figaro số đăng ngày 22/05/2020.
Trong cuộc phỏng vấn này, bộ trưởng Kinh Tế Pháp giải thích rằng « không có gì tệ hại bằng việc tái khởi động cỗ máy kinh tế nhưng vẫn hãm phanh chi tiêu công. Đây chính là một sai lầm đã từng phạm phải năm 2009 và chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm đó lần nữa ».
Vẫn theo ông Le Maire, « Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch tỏ ra dè dặt. Thế nhưng, nền kinh tế của những nước này cũng hưởng lợi từ thị trường chung : Do vậy, việc kinh tế tại các nước đối tác của họ ở châu Âu được khởi động lại chỉ có lợi cho họ. »
Hiệp định ổn định và tăng trưởng buộc các nước trong khu vực đồng eu không được để thâm hụt ngân sách vượt quá 3% tổng sản phẩm nội địa.
Tuyên bố này của ông Le Maire đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh tại Pháp diễn tiến tích cực. Trong vòng 24 giờ, có 83 ca tử vong, nâng tổng số nạn nhân lên thành 28.215. Số bệnh nhân phải hồi sức tiếp tục giảm với 1.745 ca nhiễm nặng, ít hơn 49 người trong vòng 24 giờ.
Liên quan đến cuộc bầu cử địa phương, thủ tướng Pháp, Edouard Philippe ngày 22/05/2020 thông báo vòng hai cuộc bỏ phiếu bầu chọn xã trưởng, thị trưởng, bị đình lại từ tháng Ba do dịch bệnh, sẽ được tiến hành ngày 28/6. Tuy nhiên, ông cảnh báo quyết định này có thể « bị thay đổi » nếu tình hình dịch bệnh có những biến đổi theo chiều hướng xấu.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200522-paris-mu%E1%BB%91n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-t%E1%BA%A1m-ng%C6%B0ng-c%C3%A1c-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-r%C3%A0ng-bu%E1%BB%99c-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch

Hậu Covid-19: “Cứu vãn” nền du lịch hàng đầu

thế giới là ưu tiên quốc gia của Pháp

Thùy Dương
Đại dịch Covid-19, kéo theo đó là các biện pháp đóng cửa biên giới, phong tỏa kéo dài … đang đẩy ngành du lịch Pháp vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Với « một nỗ lực chưa từng có », chính phủ Pháp hôm 14/05/2020 đã quyết định huy động 18 tỉ euro từ ngân sách Nhà nước để giúp « ngành công nghiệp xanh » thoát hiểm.
Thủ tướng Philippe cũng thông báo dân chúng có thể đi du lịch vào tháng 07-08. Người dân Pháp được kêu gọi ưu tiên du lịch trong nước vào mùa hè để chung tay cứu ngành du lịch vốn đóng góp 170 tỉ euro/năm cho GDP đất nước và tạo ra khoảng 2 triệu việc làm.
« Những gì tốt cho ngành du lịch thường tốt cho nước Pháp »
Nước Pháp là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, mỗi năm thu hút tới 90 triệu du khách tới từ khắp nơi trên toàn cầu. Phát biểu từ phủ thủ tướng ngày 14/05, thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh đến vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế Pháp : « Chúng ta hãy nghĩ đến các con số trong đầu. Ngành du lịch, với các sự kiện thể thao, văn hóa mang lại gần 2 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp tại Pháp, gần 8% DGP đất nước. Du lịch Pháp có vị trí đứng đầu thế giới là điều không cần phải tranh cãi. Tôi đã nói với các vị đó (các quan chức Pháp có mặt trong buổi họp với thủ tướng) là với 90 triệu du khách nước ngoài đến thăm Pháp trong năm ngoái, những gì tốt cho du lịch thường là cũng tốt cho nước Pháp ».
Cứu ngành du lịch là một ưu tiên quốc gia. Đó chính là lý do chính phủ Pháp quyết định đầu tư số tiền cao chưa từng có, 18 tỉ euro, để vực dậy ngành du lịch, vốn « bị tê liệt hoàn toàn » kể từ 17/03 khi nước Pháp bị đặt trong tình trạng phong tỏa chống dịch Covid-19. Nhưng thực ra, trước đó, từ đầu năm, khi dịch bùng phát ở Trung Quốc và Bắc Kinh ra lệnh cấm người dân du lịch theo đoàn ra nước ngoài, du lịch Pháp, nhất là Paris và vùng phụ cận, đã điêu đứng vì khách Trung Quốc hủy phòng hàng loạt.
Những tháng hè là mùa du lịch cao điểm thường niên, nhưng nếu cứ theo đà này, theo ông Didier Arino, giám đốc của Pro Tourisme, văn phòng nghiên cứu về du lịch, thì chỉ tính riêng tháng 07-08 tới đây, ngành du lịch Pháp sẽ thất thu khoảng 50 tỉ euro. Cho dù trước khi có lệnh phong tỏa, số chuyến đi du khách đăng ký trước cho hai tháng 07-08 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng từ khi có lệnh phong tỏa đến trước ngày 10/04, theo giám đốc cua Pro Tourisme, số người đăng ký du lịch mùa hè chỉ đạt 5% mức trung bình cùng kỳ.
Không chỉ thất thu do vắng khách, các nhà làm du lịch còn một mối lo khác là chi phí phát sinh để bảo đảm an toàn vệ sinh, sức khỏe cho du khách và nhân viên các khu du lịch, khách sạn sẽ tăng, chẳng hạn chi phí mua dung dịch sát trùng tay, nhiệt kế đo thân nhiệt, khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, giấy ướt diệt khuẩn, chi phí thuê thêm nhân viên dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc sức khỏe …
Nước Pháp là điểm đến ưu tiên của dân Pháp trong mùa hè ?
Trong bối cảnh những tháng tới đây dịch bệnh vẫn còn nhiều bất trắc khó đoán định, thủ tướng Pháp khuyên người dân nên thận trọng khi chọn đi nghỉ hè tại nước ngoài. Thông thường, có khoảng 9 triệu dân Pháp đi nghỉ hè ở nước ngoài. Ngày 19/04, thủ tướng cho rằng việc người dân hình dung sẽ sớm được đi du lịch xa ở nước ngoài là không hợp lý lắm, nhất là trong bối cảnh giao thông hàng không sẽ chưa sớm hoạt động lại trong những điều kiện tốt, các điều kiện nhập cảnh đến các nước khác cũng như trở lại nước Pháp sau kỳ nghỉ ở nước ngoài sẽ có thể rất chặt chẽ.
Ngoài ra, theo các nhà hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chắc chắn lượng du khách ngoại quốc đến Pháp trong mùa hè sẽ giảm, nên người dân Pháp được khuyến khích đi nghỉ hè trong nước để chung tay cứu ngành du lịch nước nhà. Ý thức được về tầm quan trọng của du khách trong nước, ngay từ ngày 14/04, quốc vụ khanh Du Lịch đã kêu gọi người dân Pháp nên coi « nước Pháp là điểm đến ưu tiên ».
Chính quyền và các nhà làm du lịch đang hy vọng du khách Pháp « sẽ ở lại với nước Pháp » vào mùa hè để bù đắp doanh thu thiếu hụt do vắng khách ngoại quốc, cho dù chỉ được phần nào, vì thông thường có tới 17 triệu du khách ngoại quốc đến Pháp trong tháng 07-08 so với con số 9 triệu người Pháp đi du lịch nước ngoài trong cùng kỳ. Nhưng dẫu sao, « ít vẫn còn hơn không » ! Và điều này không phải không có cơ sở, bởi trên thực tế, có tới 22 triệu dân Pháp, gần 1/3 dân số, chỉ đi du lịch vào kỳ nghỉ hè.
Sau khi thủ tướng thông báo người dân có thể đăng ký đi nghỉ vào tháng 07-08, số người vào trang AirBNB tìm hiểu đặt phòng trong nước Pháp đã tăng đột biến, nhưng dường như khách Pháp vẫn rất thận trọng, họ mới tìm hiểu thông tin chứ chưa đặt phòng ngay. Để « chắc ăn », có lẽ nhiều người sẽ chọn giải pháp « đợi đến phút chót » mới quyết định đi nghỉ hè, cho dù chi phí đi lại, đặt phòng có thể sẽ tăng. « Đăng ký du lịch bùng nổ vào phút chót » cũng là điều các nhà du lịch trông chờ, với hy vọng « vớt vát được chút nào hay chút đó ».
Nước Pháp hướng tới nền du lịch bền vững, số hóa sau khủng hoảng
Trong vài năm gần đây, ngành du lịch Pháp đã trải qua nhiều cơn địa chấn do nạn khủng bố, phong trào đấu tranh Áo Vàng và gần đây nhất là đợt đình công kéo dài chống dự án cải tổ chế độ hưu trí của chính quyền Macron.
Trong giai đoạn hậu Covid-19, liệu ngành du lịch Pháp cần có những thay đổi gì mới để thích nghi với thời cuộc ? Trả lời phỏng vấn của đài France Info ngày 11/05, ông Olivier Sichel, phó tổng giám đốc CDC, cơ quan quản lý các quỹ đầu tư và phát triển, cũng là cơ quan đầu mối được chính phủ Pháp giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đầu tư tái thiết ngành du lịch, giải thích :
« Tôi tin rằng chúng ta cần một nền du lịch mới sau khi ra khỏi cuộc khủng hoảng. Một lĩnh vực du lịch bền vững hơn, với sự tham gia đóng góp của nhiều tác nhân hơn, mang tính công nghệ số hơn. Tôi nói « bền vững hơn » là bởi vì người dân Pháp muốn có một dự án tôn trọng môi trường hơn. Chẳng hạn, với dự án phát triển công viên giải trí Futuroscope, chúng tôi muốn đó là một dự án tạo ra nhiều năng lượng hơn mức tiêu hao năng lượng, mức thải khí các-bon bằng 0. Và chúng tôi sẽ có những yêu cầu rất cao về chất lượng môi trường của các dự án.
Còn về kỹ thuật số, đây cũng là một điều kiện để mọi người dân Pháp dễ được tiếp cận dịch vụ hơn, và cũng là để tăng giá trị dịch vụ. Quý vị biết đấy, ngành du lịch tại Pháp đã biết đến rất nhiều thay đổi tiến bộ về kỹ thuật số. Chúng ta nghĩ đến những trang mạng của Mỹ như Trip Advisor, AirBNB, Booking.com. Những trang này đều không được tạo ra ở nước Pháp. Tôi nghĩ rằng bây giờ là dịp để ngành du lịch Pháp số hóa nhiều hơn để tạo ra nhiều giá trị hơn cho toàn nước Pháp và cho toàn bộ lĩnh vực du lịch. »
Nước Pháp cũng cần thay đổi quan điểm về khai thác du lịch, tránh tập trung chỉ theo mùa vụ. Ông Sichel giải thích thêm : « Trước tiên, đó là ý tưởng về nền du lịch bền vững hơn, tránh sự tập trung và nên dàn trải dịch vụ cung cấp trên khắp lãnh thổ. Tôi lấy ví dụ về lĩnh vực trượt tuyết. Quý vị biết đấy, chúng tôi là cổ đông của Compagnie des Alpes, một công ty rất tuyệt, nhưng chúng tôi nói với nhau là từ nay trở đi cần mang lại giá trị cho vùng núi quanh năm và tránh chỉ tập trung vào một giai đoạn, tức là tránh việc mọi người đến chỉ trong thời gian vài tuần để trượt tuyết.
Cần để họ khám phá vùng núi dưới những góc độ khác, điều này không nhất thiết là cần có những khoản đầu tư lớn với những hệ thống cáp treo lớn. Tốt hơn là nên khai thác giá trị của vùng núi với những hoạt động đạp xe đạp địa hình, đi bộ thăm thú thám hiểm, các sự hiện văn hóa. Tôi nghĩ đến những hoạt động lễ hội liên hoan vùng núi để núi non có người đến thăm thú quanh năm, có thể là ít người đến hơn nhưng tránh được việc tập trung quá nhiều chỉ vào một giai đoạn như chúng ta đã biết, gây nhiều cảnh tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường ».
Cuộc khủng hoảng Covid-19 như một « cơn sóng thần » chưa từng có làm điêu đứng ngành du lịch Pháp. Nhưng ngược lại, đại dịch cũng là một khoảng lặng để các nhà làm du lịch suy ngẫm về tương lai của ngành du lịch, trước những thách thức về môi trường sinh thái và sự thay đổi chóng mặt của công nghệ số.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200522-h%E1%BA%ADu-covid-19-c%E1%BB%A9u-va%CC%83n-n%E1%BB%81n-du-l%E1%BB%8Bch-h%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-la%CC%80-%C6%B0u-ti%C3%AAn-qu%E1%BB%91c-gia-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p

Covid-19: Số ca tử vong thực thụ tại Ý

 cao hơn rất nhiều so với thống kê chính thức

Mai Vân
Theo số liệu chính thức tính đến tối 21/05/2020, nước Ý có tổng cộng 32.330 người thiệt mạng. Tuy nhiên, các số liệu được cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội ghi nhận trong hai tháng Ba và Tư cho thấy là đã có thêm gần 20.000 ca tử vong so với số liệu chính thức trong hai tháng vừa kể. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều ca tử vong vì Covid-19 không được ghi nhận.
Thông tín viên RFI, Anne Tréca, tường thuật từ Roma:
“Vào tháng Ba và Tư, tỷ lệ tử vong tại Ý đã đạt kỷ lục, cao hơn nhiều so với mức trung bình được thống kê từ 5 năm qua. So với số liệu chính thức mà cơ quan Bảo Vệ Dân Sự đưa ra, cần phải cộng thêm gần 20.000 người chết, mà mọi dấu hiệu cho thấy là đây là những ca tử vong tại nhà và không được xét nghiệm. Chưa rõ đây là những người chết vì virus corona, hay vì những bệnh khác nhưng không được chữa trị vì bệnh viện nghẹt cứng.
Hiện tượng này được thấy rõ ở miền bắc nước Ý, nơi bị Covid-19 rất nặng nề, và bệnh viện đã bão hòa. 84% số nạn nhân nói trên được ghi nhận ở đây, và không hề được đến bệnh viện.
Để đánh giá được số tổn thất nhân mạng của dịch bệnh, ngành Bảo Hiểm Xã Hội đã ghi nhận tổng số ca tử vong đã vượt qua tỷ lệ trung bình thường trong giai đoạn trên. Đây là một cách tính toán mới, khó thể so sánh với những dữ liệu đã được ghi nhận cho đến nay.
Chính quyền cũng đã tương đối hóa các ước tính của mình: Để thực sự đo lường hậu quả thực thụ của Covid-19, cần phải đợi đến khi có vac-xin hoặc là khi dịch bệnh bị triệt tiêu.”
Anh Quốc xét nghiệm huyết thanh nhân viên y tế
Nhân viên chăm sóc bệnh nhân ở Anh Quốc sẽ được xét nghiệm huyết thanh kể từ tuần tới đây, theo thông báo của chính phủ vào hôm qua, 21/05/2020. Anh Quốc đã ký hợp đồng với hai tập đoàn dược phẩm, Roche của Thụy Sĩ và Abbott của Mỹ.
Nếu xét nghiệm vi khuẩn cho phép phát hiện sự hiện diện của virus Corona, thì xét nghiệm huyết thanh cho phép phát hiện kháng thể trong máu và từ đó có thể kết luận là một người đã từng nhiễm bệnh hay không.
Bộ trưởng Y Tế Anh, Matt Hancock, trong cuộc họp báo cho biết là đã ký hợp đồng để được Roche và Abbott cung cấp 10 triệu xét nghiệm trong những tháng sắp tới, và sẽ dần dần cung cấp vào tuần tới đây,  trước tiên là cho các nhân viên y tế, các bệnh nhân và những người ở các nhà dưỡng lão.
Vẫn theo bộ trưởng Y Tế, một giấy chứng nhận sẽ được cấp cho những người có kháng thể, nhưng ông cũng cảnh báo là việc có kháng thể không có nghĩa là miễn dịch với virus.
Hiện nay, xét số ca tử vong, Anh là nước bị virus tác động nặng nề nhất sau Mỹ với hơn 41.000 người chết (hoặc là hơn 36.000 ca nếu chỉ tính những trường hợp được xét nghiệm).
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-covid-19-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-th%C6%B0%CC%A3c-thu%CC%A3-ta%CC%A3i-y%CC%81-cao-h%C6%A1n-r%C3%A2%CC%81t-nhi%C3%AA%CC%80u-so-v%C6%A1%CC%81i-th%C3%B4%CC%81ng-k%C3%AA-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c

Nga cho biết sẽ không có cuộc đàm phán nào

diễn ra giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ

cho đến sau cuộc bầu cử 2020

Hôm thứ tư (20/5), đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng cho biết, Bắc Hàn đã tạm dừng các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ cho đến khi có kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2020.
Tổng thống Trump đã gặp chủ tịch Kim Jong-un ba lần và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông, tuy nhiên hy vọng đạt được thỏa thuận toàn diện giữa hai bên đã giảm dần. Ông Alexander Matsegora, đại sứ Nga tại Bắc Hàn trả lời phỏng vấn tờ Interfax rằng, các cuộc đối thoại với Washington hiện đang khá vô nghĩa vào thời điểm hiện tại, và có vẻ đã bị hoãn lại ít nhất cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Theo AFP đưa tin, Bắc Hàn đã bắn một loạt hỏa tiễn trong bối cảnh nước này yêu cầu sự nhượng bộ từ chính quyền tổng thống Trump. Điều này đưa đến việc các lệnh trừng phạt quốc tế nên duy trì cho đến khi nước này tiến hành phi nguyên tử hóa hoàn toàn.
Ông Matsegora cho biết, ông hy vọng cuộc đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng cuối cùng sẽ được nối lại. Bên cạnh đó, Nga tỏ ra không hài lòng với việc đình chỉ các cuộc đàm phán vì chúng có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực giáp biên giới quốc gia này.
Ngoài ra, đại sứ Nga cũng lên tiếng phê bình các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn, vì chúng cản trở việc cung cấp thuốc men và thiết bị y tế quan trọng cho Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, ông Matsegora cho biết thêm rằng, Washington đang để mắt đến bất cứ ai có giao dịch với Bắc Hàn, ngay cả khi những hàng hóa được cung cấp hoàn toàn vô hại. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nga-cho-biet-se-khong-co-cuoc-dam-phan-nao-dien-ra-giua-bac-han-va-hoa-ky-cho-den-sau-cuoc-bau-cu-2020/

Covid-19: Nga triển khai quân đội

chống dịch tại mỏ vàng lớn nhất nước ở Siberi

Trọng Nghĩa
Tình hình dịch Covid-19 tại Nga vẫn nghiêm trọng. Tính đến sáng hôm nay, 22/05/2020, Nga đã ghi nhận tổng cộng 317.554 ca nhiễm, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, trong lúc số tử vong được thống kê đã vượt mức 3.000 trường hợp.
Thủ đô Matxcơva vẫn là nơi bị nặng nhất, chiểm khoảng 50% người mắc bệnh, nhưng tình hình tại một số địa phương cũng rất đáng lo ngại. Một ví dụ cụ thể: Mỏ vàng lớn nhất của Nga đã trỏ thành một trong những tâm dịch chính ở Siberi, với hơn 800 ca nhiễm trong không đầy 2 tuần lễ.
Hậu quả là mỏ vàng đã được đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội Nga, đã triển khai quân lính và thiết bị để ngăn chặn đà lây lan trong số công nhân khai thác.
Thông tín viên RFI tại Nga, Daniel Vallot, cho biết thêm chi tiết :
“Vào ngày 06 tháng 5, ca nhiễm đầu tiên đã được ghi nhận trong số các nhân viên. Và trong không đầy 2 tuần lễ, virus đã lây lan với tốc độ kinh khủng. Theo số liệu mới nhất, đã có hơn 800 người bị nhiễm, và vào tối hôm qua, thứ Năm, giám đốc mỏ đã thông báo ca nhân viên tử vong đầu tiên.
Nằm ở vùng Krasnoïarsk, Siberi, mỏ Olimpiada là mỏ vàng lớn và giàu nhất của Nga. Tập đoàn Polyrus khai thác mỏ là nhà sản xuất vàng hàng đầu của Nga, với 20% tổng sản lượng vàng sản xuất của đất nước này.
Cho dù dịch bệnh lây lan, ban giám đốc mỏ vàng khẳng định là công việc vẫn tiếp tục tại mỏ. Những công nhân bị nhiễm virus bị cách ly trong một trại được quân đội giám sát. Bộ Quốc Phòng thông báo đã lập một bệnh viện dã chiến tại địa điểm này cho bệnh nhân. Theo báo chí Nga, hơn 140 công nhân đã được đưa vào bệnh viện dã chiến này.
Với đà lây nhiễm hiện nay, Krasnoiarsk đã trở thành vùng bị nhiễm lớn thứ 3 tại Nga sau Matxcơva và Saint-Pétersbourg.”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200522-covid-19-nga-tri%E1%BB%83n-khai-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-ch%C3%B4%CC%81ng-di%CC%A3ch-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%8F-v%C3%A0ng-l%C6%A1%CC%81n-nh%C3%A2%CC%81t-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-%E1%BB%9F-siberi

Iran tuyên bố sẽ hỗ trợ bất kỳ quốc gia

hoặc nhóm nào chiến đấu với Israel

Vào hôm thứ Tư (20/5), lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei cho biết Iran sẽ hỗ trợ bất kỳ quốc gia hay nhóm nào chiến đấu với Israel, trước ngày Quds (Jerusalem) Day hàng năm để bày tỏ sự ủng hộ đối với người Palestine trong tuần này.
Iran, kẻ thù truyền kiếp của Israel ở Trung Đông, là một bên ủng hộ chủ chốt của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria, chuyên gửi các cố vấn quân sự cũng như vật liệu và các dân quân Shi Shiite trong khu vực.
Israel, quốc gia theo dõi Syria một cách kỹ càng, thực hiện hàng trăm cuộc không kích ở Syria nhằm vào các phong trào vũ tran và quân đội bị tình nghi của Iran và quân du kích Hezbollah của Lebanon được Tehran tài trợ.
Vào hôm thứ Tư (20/5), giáo chủ Khamenei tuyên bố rằng sự thù hằn của Iran đối với Israel không giống như sự thù địch đối với người Do Thái. Theo dự kiến, giáo chủ Khamenei sẽ phát biểu vào hôm thứ Sáu để kỷ niệm Quds Day. (BBT)
https://www.sbtn.tv/iran-tuyen-bo-se-ho-tro-bat-ky-quoc-gia-hoac-nhom-nao-chien-dau-voi-israel/

Diễn đàn trực tuyến ASEAN-Australia lần thứ 32:

Các nước tăng cường hợp tác, thúc đẩy quan hệ

Ngày đăng 22-05-2020
Hội nghị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao trong khuôn khổ quan hệ ASEAN-Australia, lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến hôm 18/5, sau khi hai bên phải hoãn Diễn đàn dự kiến trước đây vào tháng 3/2020 tại Australia, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Hội nghị nhằm kiểm điểm tiến trình hợp tác và thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN-Australia, bao gồm ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Trao đổi về tình hình dịch bệnh, các nước ASEAN và Australia đã chia sẻ quan ngại trước việc Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng, thông tin cập nhật cho nhau về các biện pháp và kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh. Trên cơ sở đó, các nước nhất trí đẩy mạnh chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực y tế và khả năng ứng phó với tình huống bùng phát dịch bệnh trong tương lai, cam kết hỗ trợ công dân của nhau bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nỗ lực giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh, phối hợp chính sách chuẩn bị các kế hoạch phục hồi hậu dịch bệnh.
Australia khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, hoan nghênh Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, nhấn mạnh ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm điều phối các nỗ lực ứng phó với dịch bệnh Covid-19 tại khu vực. Đồng thời, Australia cho biết đã hướng các chương trình hợp tác phát triển với ASEAN và khu vực vào ưu tiên hỗ trợ ứng phó Covid-19 và xử lý các tác động kinh tế-xã hội. Trưởng đoàn Australia cũng khẳng định Chính phủ Australia cam kết sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và sinh viên các nước ASEAN đang làm việc và học tập tại Australia trong giai đoạn khó khăn này.
ASEAN đánh giá cao việc Australia sẵn sàng hỗ trợ nâng cao năng lực y tế dự phòng đối phó với dịch bệnh và đề xuất cấp học bổng y tế cho các nước trong khu vực; đồng thời đề nghị Australia tích cực ủng hộ và đóng góp cho Quỹ Ứng phó dịch Covid-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khu vực của ASEAN.
Cả ASEAN và Australia đều khẳng định coi trọng và cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai bên, nhất là trong thời điểm khó khăn này, nhằm sớm vượt qua những thách thức, khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy quan hệ hợp tác tiếp tục phát triển. Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN-Australia 2020-2024; nhấn mạnh ủng hộ hệ thống thương mại đa phương quốc tế rộng mở, công bằng, dựa trên luật lệ; sớm nâng cấp Hiệp định AANZFTA và ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020.
Hội nghị đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm, đồng thời nhấn mạnh trong bối cảnh các nước đang tập trung nỗ lực và nguồn lực vào cuộc chiến chống dịch bệnh, cần duy trì trật tự khu vực dựa trên luật lệ, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và thượng tôn pháp luật ở khu vực, tránh mọi hoạt động làm phức tạp thêm tình hình.
Phát biểu tại Diễn đàn, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh các nỗ lực chủ động, kịp thời của ASEAN trên tinh thần một “Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, phối hợp chặt chẽ với các Đối tác trong ứng phó với Covid-19 đồng thời giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội do dịch bệnh gây ra. Thứ trưởng khẳng định cùng với việc nỗ lực đối phó dịch bệnh Covid-19, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và các Đối tác, trong đó có Australia, nỗ lực duy trì các hoạt động bình thường của ASEAN thông qua các hình thức trực tuyến, tiếp tục tích cực thúc đẩy những định hướng và ưu tiên hợp tác đã đề ra trong năm 2020, đẩy mạnh thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng 2025, củng cố và tăng cường các cơ chế của ASEAN, phát triển
tiểu vùng Mekong, mở rộng quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và hướng tầm nhìn ASEAN sau 2025.
Việt Nam đề xuất các định hướng hợp tác giữa ASEAN và Australia trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm hỗ trợ cho công dân của nhau bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội và chuẩn bị kế hoạch phục hồi và phát triển hậu dịch bệnh, nhấn mạnh cần tận dụng hiệu quả các chương trình hợp tác phát triển hiện có trong khuôn khổ ASEAN-Australia vào các nỗ lực này. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh, trong thời điểm khó khăn này, các nước càng cần phải nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng lòng tin và thượng tôn pháp luật, bảo đảm một môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, tạo thuận lợi cho thúc đẩy hợp tác giữa các nước.
http://biendong.net/bien-dong/34822-dien-dan-truc-tuyen-asean-australia-lan-thu-32-cac-nuoc-tang-cuong-hop-tac-thuc-day-quan-he.html

Nhật thành lập Lực lượng tác chiến vũ trụ:

Các nước thúc đẩy bảo vệ lợi ích trong không gian vũ trụ

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 18/5 đã chính thức công bố thành lập Lực lượng tác chiến vũ trụ, cho thấy cuộc đua không gian đang ngày càng nóng khi các nước chạy đua giành thế chủ động, các quốc gia như Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh trên các vệ tinh cũ của mình.
Nhiệm vụ của Lực lượng tác chiến vũ trụ Nhật Bản
Tại lễ thành lập, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nhấn mạnh việc bảo đảm ưu thế của Nhật Bản trong không gian vũ trụ là vô cùng quan trọng, do đó việc thành lập Lực lượng tác chiến vũ trụ đầu tiên rất có ý nghĩa và cũng nhận được sự kỳ vọng lớn của người dân. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là thiết lập hệ thống giám sát vũ trụ nhằm bảo vệ các vệ tinh nhân tạo của Nhật Bản khỏi sự tấn công hoặc gây hại từ vệ tinh của các nước khác cũng như từ các loại rác vũ trụ. Ngoài ra, lực lượng mới được thành lập cũng tham gia giám sát quỹ đạo bay của các loại vệ tinh nhân tạo khả nghi và rác trên vũ trụ.
Bộ trưởng Kono đánh giá lực lượng này sẽ gặp nhiều thách thức trong thực hiện nhiệm vụ, cần nhanh chóng xây dựng biên chế và đào tạo nhân lực để có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong môi trường an ninh mới. Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản phân tích, việc bảo vệ và giám sát các vệ tinh nhân tạo là rất quan trọng bởi đây là kênh thu thập và truyền tải thông tin quân sự không thể thiếu trong môi trường an ninh hiện nay.
Thành phần trong Lực lượng tác chiến vũ trụ Nhật Bản
Lực lượng tác chiến vũ trụ có biên chế ban đầu 20 người và sẽ tăng lên thành 100 người từ năm 2023, có trụ sở đặt tại căn cứ Fuchu của Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF). Nhiệm vụ chính của lực lượng này là thiết lập hệ thống giám sát vũ trụ nhằm bảo vệ các vệ tinh nhân tạo của Nhật Bản khỏi sự tấn công hoặc gây hại từ vệ tinh của các nước khác cũng như từ các loại rác vũ trụ. Ngoài ra, lực lượng mới được thành lập cũng tham gia giám sát quỹ đạo bay của các loại vệ tinh nhân tạo khả nghi và rác trên vũ trụ. Để đáp ứng nhiệm vụ trên, Chỉ huy Lực lượng tác chiến vũ trụ Toshihide Ajiki cho biết, Lực lượng này sẽ nhanh chóng tiến hành huấn luyện trên các thiết bị mô phỏng để phục vụ công tác đào tạo, đồng thời thảo luận về việc chia sẻ thông tin với quân đội Mỹ. Tới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng lên kế hoạch triển khai hệ thống radar giám sát vũ trụ đặt tại tỉnh Yamaguchi, liên kết với Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và quân đội Mỹ để chuẩn bị xây dựng hệ thống giám sát vũ trụ và đưa hệ thống này vào hoạt động từ tài khóa 2023. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tham gia các cuộc diễn tập mô phỏng tác chiến vũ trụ với Mỹ từ năm 2016 và đang lên kế hoạch đưa binh sĩ tới Trung tâm điều hành không gian hỗn hợp tại căn cứ Vandenberg ở California (Mỹ).
Trước đó, nhiều quốc gia cũng đã thành lập lực lượng không gian
Tháng 12/2019, Tổng thống Donald Trump ký phê chuẩn dự luật ngân sách quân sự – quốc phòng năm 2020 với trị giá lên đến 738 tỷ USD, trong đó chính thức thành lập lực lượng không gian nhằm bảo đảm ngôi vị đứng đầu của Mỹ trên chiến trường mới này. Lực lượng này có nhiệm vụ tấn công từ không gian các mục tiêu mặt đất và đánh chặn các tên lửa đạn đạo của đối phương, kiểm soát toàn bộ không gian gần Trái đất, tuyệt đối bá chủ không gian vũ trụ. Từ tháng 12/2018, Tổng thống Trump ra lệnh thành lập Bộ chỉ huy không gian (SpaceCom). Cuối tháng 8/2019, SpaceCom chính thức ra mắt, chịu trách nhiệm về các hoạt động quốc phòng trong không gian, bao gồm cả cảnh báo tên lửa và vệ tinh. Đây là
Bộ chỉ huy chiến đấu thứ 11 của Bộ Quốc phòng Mỹ, cùng với Bộ chỉ huy chiến lược, Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt và các đơn vị khác phục vụ ở những khu vực địa lý cụ thể. Sự ra đời của lực lượng không gian là binh chủng mới kể từ khi không quân Mỹ được thành lập năm 1947; tạo ra lực lượng thứ 6 của Bộ Quốc phòng, tương đương với 5 lực lượng hiện có: Quân đội, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển. Theo kế hoạch, lực lượng không gian bao gồm 16.000 nhân sự, cả quân sự lẫn dân sự, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh không gian – Tướng Jay Raymond, người chỉ huy SpaceCom. Theo Tướng Raymond, Mỹ hiện được coi là quốc gia có thế mạnh về lực lượng không gian trên thế giới với công nghệ và trang thiết bị tối tân. Tổng thống Emmanuel Macron cũng đã phê chuẩn thành lập lực lượng không gian hồi tháng 7/2019 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ. Kế hoạch ngân sách quốc phòng giai đoạn 2019-2025 của Pháp dành 4,06 tỷ USD để đầu tư thêm và trang bị mới các vệ tinh. Còn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã công nhận không gian vũ trụ là một phần của chiến trường hiện đại để đầu tư và hình thành lực lượng tác chiến.
http://biendong.net/bien-dong/34825-nhat-thanh-lap-luc-luong-tac-chien-vu-tru-cac-nuoc-thuc-day-bao-ve-loi-ich-trong-khong-gian-vu-tru.html

Kim Jong-un ‘biến mất 3 tuần’,

Hàn Quốc theo dõi tình hình

Hàn Quốc đang theo dõi sát tình hình Bắc Hàn và nơi ở của lãnh đạo Kim Jong-un, theo lời Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm 22/5.
Kim Jong-un xuất hiện trở lại, dân ‘hò reo như sấm dậy’
Bắc Hàn: Thân tộc Kim Jong-un có yếu thế nếu lãnh tụ qua đời?
Ông Kim Jong-un hôm 1/5 đã xuất hiện tại một buổi lễ sau khi biến mất khỏi các sự kiện trong 20 ngày.
Nhưng từ hôm đó, ông lại không xuất hiện tại Bắc Hàn, đến nay được ba tuần.
Yoh Sang-key, phát ngôn viên cho Bộ Thống nhất Hàn Quốc, nói: “Giới chức đang theo dõi kỹ.”
“Hồi tháng Giêng ông ta cũng không xuất hiện trong 21 ngày, nên chúng tôi đang theo dõi tình hình về sự vắng mặt.”
Sau khi có mặt ở buổi hòa nhạc tại Bình Nhưỡng ngày 25/1, ông Kim đã biến mất trong ba tuần cho đến khi truyền thông nhà nước nói ông đi thăm một lăng mộ ngày 16/2.
Lần vắng mặt lâu nhất của ông Kim Jong-un là tháng Chín 2014, khi ông biến mất suốt 40 ngày. Ông xuất hiện trở lại vào giữa tháng Mười, chống gậy.
Truyền thông nhà nước không bao giờ giải thích ông đã ở đâu. Nhưng cơ quan tình báo của Hàn Quốc cho biết ông có thể đã phẫu thuật mắt cá chân trái do có một u nang.
Suy đoán về sức khỏe của ông Kim bắt đầu sau khi ông bỏ lỡ lễ kỷ niệm sinh nhật của ông nội, người sáng lập nhà nước Kim Nhật Thành vào ngày 15/4.
Lễ kỷ niệm này là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch Bắc Hàn và ông Kim thường đánh dấu nó bằng cách đến thăm lăng mộ nơi ông nội ông nằm. Ông Kim chưa bao giờ bỏ lỡ sự kiện này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52769991

Đài Loan thầm lặng

và công khai nhận ủng hộ từ Hoa Kỳ và quốc tế

Sự kiện bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo công khai chúc mừng nữ tổng thống Đài Loan nhậm chức nhiệm kỳ hai đã làm Bắc Kinh bực bội.
TQ đe dọa và đòi Mỹ ‘sửa sai’ trong việc chúc mừng bà Thái Anh Văn
Trung Quốc muốn thông qua luật an ninh Hong Kong
Úc chuyển hướng sang ‘thoát Trung’ thời hậu Covid-19
Lầu Năm Góc: TQ ‘quấy rối’ và ‘thách thức’ Mỹ trên Biển Đông trong đại dịch
Nhưng đây chỉ là một trong nhiều hoạt động ngoại giao trên thế giới ngày càng theo hướng ủng hộ Đài Loan và không thích bị Trung Quốc bắt tuân phục.
Trước sự kiện bà Thái Anh Văn nhậm chức ở Đài Bắc, tối 19/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo viết:
“Khi chúng ta nhìn về tương lai, tôi tin tưởng rằng, với Tổng thống Thái Anh Văn tại vị lãnh đạo, quan hệ đối tác của chúng tôi với Đài Loan sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.”
Nhưng bà Thái Anh Văn không chỉ nhận lời chúc từ các lãnh đạo đương chức của Hoa Kỳ.
Trong động thái được cho là sự ủng hộ từ đảng Dân chủ Mỹ với Đài Loan, cựu Phó tổng thống Joe Biden cũng đã chúc mừng bà Thái Anh Văn.
Ứng viên tổng thống Joe Biden, người năm 1979 đã bỏ phiếu ủng hộ Luật về Đài Loan của Hoa Kỳ, còn ca ngợi “nền dân chủ mạnh mẽ của Đài Loan và nỗ lực chống Covid-19 tiêu biểu” của chính phủ Thái Anh Văn.
Điều này cho thấy không chỉ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ tiến gần đến chính sách ủng hộ Đài Bắc thực chất hơn trước, mà còn là dấu hiệu đảng Dân chủ xa dần đường lối ưu tiên quan hệ với Trung Quốc thời Barack Obama.
Ông Biden, phó tổng thống thời Obama đã xác nhận việc thay đổi, từ học thuyết “ưu tiên liên kết Trung Quốc” sang ủng hộ một Đài Loan mạnh mẽ.
Giới trẻ Đài Loan nói gì về chiến thắng của bà Thái Anh Văn?
Theo các báo khu vực, điều này không nằm ngoài sự xoay chuyển thái độ ở Hoa Kỳ đối với Trung Quốc như hậu quả của đại dịch virus corona.
Ứng xử của TQ về Covid-19
Trước dịch Covid-19 lan ra từ Vũ Hán, quan hệ Mỹ -Trung đã xấu đi nhiều vì căng thẳng do thương chiến chưa ngã ngũ.
Nhưng đại dịch lại làm nổi bật nghi ngờ từ chính giới Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về giai đoạn đầu của đại dịch.
Ở thời kỳ đầu, câu chuyện bị cho là có liên quan đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lãnh đạo tổ chức này “quá tin vào số liệu Trung Quốc”.
Sang giai đoạn sau, Đài Loan nổi lên nhưng một ví dụ ngăn chặn Covid-19 hiệu quả nhưng bị Trung Quốc ngăn chặn không cho dự họp WHO.
Câu chuyện khiến nhiều nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ và đồng minh bất bình và đẩy mạnh thêm suy luận của họ rằng Trung Quốc “chơi không đẹp”.
Bản sắc Đài Loan và ảnh hưởng tới cuộc bầu cử 11/1
Hoạt động trên mạng công khai đả phá Phương Tây của nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc, nhóm chiến lang (wolf warrior) gần đây chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
Cùng lúc, có vẻ như sức ép từ Trung Quốc không còn có tác dụng như trước với thế giới về vấn đề Đài Loan, cụ thể là việc gọi tên hòn đảo này.
Theo lãnh đạo Dân Tiến Đảng của Đài Loan thì Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận với họ rằng có ít nhất 22 hãng hàng không quốc tế đã quay trở lại gọi Đài Loan là Đài Loan.
Năm ngoái và trước nữa, chừng trên 50 hãng hàng không trên thế giới bị Trung Quốc buộc phải đặt điểm đến của đường bay là “Đài Bắc, Trung Quốc’, hoặc Đài Loan, vùng thuộc Trung Quốc”.
Nay thì nhiều hãng đã âm thầm quay lại dùng tên ‘Đài Loan’ mà không công bố để tránh làm Trung Quốc bực bội.
Một số hãng, chẳng hạn như British Airways của Anh, đánh dấu điểm đến trên trang web của họ là “Đài Loan”, và đi kèm lá cờ Trung Hoa Dân Quốc.
Trong một diễn biến khiến chiến lược tạo ảnh hưởng của Trung Quốc qua “Vành đai và Con đường” ở Đông ÂU bị sứt mẻ, hàng chục dân biểu và chính khách EU lên tiếng ủng hộ Đài Loan có ghế trong Đại Hội đồng Y tế Thế giới – WHA.
Nhóm 67 nghị sĩ EU ủng hộ sáng kiến này trong tháng 4 vừa qua có các dân biểu từ Ba Lan, CH Czech, Slovakia, Estonia…
Thư ngỏ của nữ dân biểu Ba Lan, bà Anna Fotyga (cựu bộ trưởng ngoại giao) phê phán Trung Quốc và yêu cầu để Đài Loan được tham gia các hoạt động tại WHA và WHO.
Cũng liên quan đến WHO và Đài Loan, ba cựu lãnh đạo châu Âu là Anders Fogh Rasmussen (cựu tổng thư ký Nato, cựu thủ tướng Đan Mạch), Aleksander Kwaśniewski (cựu tổng thống Ba Lan) và Carl Bildt (cựu thủ tướng Thụy Điển) đã công khai một thư ngỏ yêu cầu EU vận động để Đài Loan tham gia WHO.
Kiến nghị tương tự đã được Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc, New Zealand nêu ra.
Mới nhất, Thượng viện Cộng hòa Czech bỏ phiếu ủng hộ Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil đi thăm Đài Loan.
Nghị quyết thông qua hôm 20/5 với tỉ lệ phiếu 54/1, nói chuyến thăm “đồng nhất với lợi ích ngoại giao lâu dài của Cộng hòa Czech”.
Thượng viện Czech phản ứng sau khi Sứ quán Trung Quốc ở Prague gửi thư đe dọa cho văn phòng Tổng thống Czech hồi tháng Giêng.
Đặc biệt, Úc dưới thời thủ tướng Scott Morrison trở nên tích cực hơn hẳn trong kiến nghị điều tra vụ Covid-19 ở Trung Quốc , trong chiến lược ‘thoát Trung’, theo một số ý kiến.
Báo Trung Quốc gọi Úc là ‘chó con của Hoa Kỳ’ để đáp trả việc chính phủ Úc và một phần dư luận đổ lỗi cho Bắc Kinh để dịch virus corona lan ra.
Không còn tuân phục chính sách của Trung Quốc?
Các diễn biến này, đang đem lại hiệu ứng mà một số nhà quan sát gọi là “thế giới điều chỉnh lại quan hệ (recalibrating) với Trung Quốc” xảy ra cùng đại dịch virus corona.
Theo một học giả về Trung Quốc, cựu lãnh đạo một quốc gia vùng Thái Bình Dương nói tại một hội nghị gần đây ở Anh, thì hiện có tâm lý ở nhiều nơi rằng “chúng ta không việc gì cứ phải chịu theo các chuẩn (norms) vừa ý Bắc Kinh”.
Chính sách gọi là “luôn phải xin lỗi Trung Quốc” vì sợ làm mất lòng lãnh đạo nước này, khiến chính giới ở nhiều quốc gia thấy mệt mỏi.
Nay họ cho rằng không việc gì cứ phải lo Trung Quốc bị mất lòng mà cứ làm theo đúng các chuẩn mực quốc tế, vị học giả thạo Trung văn giải thích.
Ông cũng tin rằng lãnh đạo nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc đã “vượt qua lằn ranh” là phải giả vờ như Đài Loan không tồn tại.
Cùng thời gian, tiếng nói đòi cho quy chế riêng cho Đài Loan, không phụ thuộc vào Trung Quốc nay đến cả từ nội bộ ở Đài Loan.
Sự thất vọng với WHO trong đại dịch virus corona chỉ là lý do trực tiếp, còn sâu xa hơn thì bản sắc riêng của các thế hệ sau này ở Đài Loan tạo nhận thức về rõ hơn về sự khác biệt hẳn với Trung Quốc.
Một số báo Đài Loan nói thì quan chức TQ “lấy số liệu về Covid-19 của Đài Loan” từ mạng Internet và bắt WHO phải coi đó là số liệu y tế về Đài Loan.
Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Thái Anh Văn, có các tuyên bố trong chính giới và học giả Đài Loan nói bà Thái cần cải tổ hiến pháp, đi tới chỗ bỏ cái tên Trung Hoa Dân Quốc và gọi tên chính thức của quốc gia là Đài Loan.
Được biết bà Thái Anh Văn vẫn giữ quan điểm bảo thủ trong vấn đề này, muốn duy trình tình trạng độc lập thực tế nhưng trên danh nghĩa thì vẫn coi Đài Loan là Trung Hoa Dân quốc.
Tuy thế, với giới trẻ Đài Loan có tiếng nói của cử tri trong tương lai – độ tuổi bầu cử sẽ giảm xuống 18, xu thế ủng hộ bản sắc Đài, xa hẳn với bản sắc Trung Hoa, chỉ ngày càng tăng và sẽ tạo sức ép lên chính quyền Thái Anh Văn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52768455

Chính sách đối với Bắc Kinh và Biển Đông

trong nhiệm kỳ thứ 2

của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Ngày 20/5, Nhà Lãnh đạo Thái Anh Văn đã nhậm chức Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ thứ hai và cũng sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà. Với những quan điểm, lập trường được cho là không đổi, Đài Bắc sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc và theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Trong quan hệ với TQ
Ngay sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố muốn đối thoại với Bắc Kinh nhưng không theo nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Bà cho biết “Quan hệ xuyên eo biển đã đạt đến một bước ngoặt lịch sử. Cả hai bên có nhiệm vụ tìm cách cùng tồn tại trong thời gian dài và ngăn chặn gia tăng đối kháng và khác biệt. Tôi cũng hy vọng lãnh đạo bên kia eo biển sẽ đảm nhận cùng trách nhiệm và hợp tác với chúng tôi để sự phát triển lâu dài của mối quan hệ xuyên eo biển được ổn định”. “Tôi muốn nhắc lại các cụm từ hòa bình, ngang hàng, dân chủ và đối thoại. Chúng tôi sẽ không chấp nhận giới chức Bắc Kinh sử dụng một quốc gia, hai chế độ để hạ cấp Đài Loan và làm suy yếu tình trạng qua eo biển. Chúng tôi kiên định theo nguyên tắc này”, bà Thái Anh Văn nói thêm.
Trung Quốc sử dụng mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” để đảm bảo quyền tự trị cao cho Hong Kong sau khi thành phố được Anh trao trả năm 1997. Tuy nhiên, tất cả chính đảng ở Đài Loan từ chối công nhận mô hình này. Từ khi bà Thái đắc cử, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng. Trong nhiệm kỳ đầu của bà, Trung Quốc thuyết phục 7 đồng minh của Đài Loan cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Đài Loan hiện được 15 nước công nhận, chủ yếu là các nước nhỏ ở Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Trong nhiệm kỳ đầu, bà Thái thực hiện cuộc điện đàm chưa
từng có tiền lệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 12/2016, khi ông chưa nhậm chức, và đạt thỏa thuận mua chiến đấu cơ Mỹ lần đầu tiên trong ba thập kỷ. Việc ủng hộ biểu tình Hong Kong cũng giúp bà củng cố quan điểm hoài nghi Trung Quốc và tái đắc cử. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 19/5 ra tuyên bố chúc mừng bà Thái nhậm chức nhiệm kỳ hai, nói rằng Mỹ “từ lâu đã coi Đài Loan là một lực lượng tốt cho thế giới và là một đối tác đáng tin cậy” và hai bên “có tầm nhìn chung cho khu vực, bao gồm luật pháp, minh bạch, thịnh vượng và an ninh cho tất cả mọi người”.
Trong vấn đề Biển Đông
Giới phân tích nhận định về cơ bản, Chính quyền Đài Loan sẽ tích cực theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó tiếp tục củng cố đảo Ba Bình, tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, tăng cường tiềm lực quốc phòng, một mặt để phòng thủ đối với các đảo chiếm đóng, mặt khác nhằm đối phó với chính sách gây sức ép của Trung Quốc. Ngoài ra, Đài Loan cũng sẽ có những ủng hộ nhất định đối với yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của chính quyền trung ương Trung Quốc. Là một bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Hải quân Đài Loan đã chiếm đóng trái phép và hiện kiểm soát đảo Ba Bình của Việt Nam. Đây là đảo có diện tích tự nhiên gần 0,5 km2 lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam và nằm cách xa Đài Loan khoảng 1.600 km. Ngoài ra, Đài Loan cũng có các yêu sách chủ quyền riêng biệt so với Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Thái Anh Văn, Đài Loan đã có nhiều hoạt động theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông như:
1) Tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Chính quyền hòn đảo này tổ chức 3 cuộc tập trận bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa để nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, huấn luyện thực chiến của hải quân, xúc tiến việc thiết lập hệ thống theo dõi hình ảnh bằng tia hồng ngoại tại 7 hệ thống tại 3 địa điểm gồm đảo Mã Tổ, Pratas và đảo Ba Bình, hoạt động 24/24, có thể phát hiện các mục tiêu vào ban đêm và thời tiết xấu. Năm 2019, quân đoàn 10 thuộc lực lượng vũ trang Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại khu vực Fanzailiao ở miền Trung để mô phỏng tình huống thành phố Đài Trung bị tấn công. Đây là hoạt động đầu tiên trong loạt cuộc tập trận với chiến thuật mới nhằm đề phòng một cuộc tấn công từ Trung Quốc đại lục.
2) Ủng hộ việc Anh thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đài Bắc ủng hộ việc Anh thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đây một ý đinh đã được bộ trưởng Quốc Phòng Anh Quốc tiết lộ với tờ The Sunday Telegraph ngày 30/12/2018, theo đó có khả năng là Anh sẽ đặt căn cứ quân sự đó ở Singapore hay Brunei.Tổng thống Đài Loan còn hy vọng rằng tất cả các quốc gia có thể hợp tác hoàn toàn với nhau ở Biển Đông trong tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và tự do đi lại, trong tinh thần tôn trọng lập trường của mỗi bên.
3) Chào đón tàu Mỹ đi quan eo biển Đài Loan. Hồi tháng 3/2019, hai tàu khu trục hải quân Mỹ là Curtis Wilbur và tàu tuần duyên Bertholf qua eo biển Đài Loan. Bộ Quốc phòng Đài Loan nói các tàu của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan từ phía tây nam và tiếp tục đi theo hướng bắc. Các lực lượng có vũ trang của Đài Loan theo dõi diễn biến của các tàu này để “đảm bảo ổn định trong khu vực và an ninh của khu vực biên giới duyên hải,” bộ này cho biết và nói thêm rằng họ không thấy có gì bất thường và không có lý do gì phải hốt hoảng cả.
4) Xúc tiến việc đàm phán mua F-16 của Mỹ. Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngầm chấp thuận yêu cầu của Đài Bắc về việc muốn mua hơn 60 chiếc tiêm kích F-16 do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nếu được thực hiện, đây sẽ là thỏa thuận mua máy bay chiến đấu đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan kể từ năm 1992.
5) Tuyên bố có thể bắn chìm tàu sân bay của TQ. Cơ quan phòng vệ Đài Loan xếp thứ 13 trong chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, đứng trên cả Đức, Israel hay Canada và Australia. “Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 là loại tên lửa chống hạm mạnh nhất thế giới, có thể tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc trong vài giây”, quan chức Đài Loan nhấn mạnh. “Chỉ cần có thể bổ sung số lượng tàu ngầm đang thiếu thì Đài Loan có thể vượt mặt 10 khu vực và cường quốc quân sự toàn cầu”, ông Vương nói. Ông này nói thêm, eo biển Đài Loan là nơi có mật độ tên lửa nhiều nhất toàn cầu, bởi chỉ tính riêng cơ quan phòng vệ Đài Loan đã có tới hơn 7.7000 quả tên lửa.
6) Tăng cường tiếp lực quân sự tại đải Ba Bình. Năm 2018, Đài Loan thông qua kế hoạch bố trí 6 khẩu pháo 115 mm tại đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Đài Loan chiếm đóng) và kế hoạch để đóng 141 tàu thuyền các loại bổ sung cho đội tàu của Cục Tuần duyên Đài Loan trong 10 năm tới, với tổng kinh phí lên tới 13,86 tỷ USD. Đài Loan còn đưa tàu nghiên cứu Hải Nghiên 1 đến hoạt động tại các đảo Gạc Ma, Tiên Nữ và Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa.
http://biendong.net/bien-dong/34821-chinh-sach-doi-voi-bac-kinh-va-bien-dong-trong-nhiem-ky-thu-2-cua-tong-thong-dai-loan-thai-anh-van.html

Kỷ niệm Thiên An Môn, Ban tổ chức kêu gọi

nến thắp sáng khắp Hồng Kông

Hương Thảo
Theo Reuters, người dân Hồng Kông, vì không thể tụ tập đông người do covid-19, sẽ thắp nến để tưởng niệm những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị sát hại tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào 31 năm trước, một nhà tổ chức cho biết vào ngày 20/5.
Kỷ niệm 4/6 năm nay có lẽ sẽ đặc biệt sâu sắc, sau nhiều tháng biểu tình và bất ổn tại thành phố bị bàn giao cho chế độ Trung Quốc.
Trong những năm trước, hàng chục ngàn người Hồng Kông đã tham gia các buổi cầu nguyện dưới ánh nến thiêng liêng và yên bình trong công viên trung tâm. Hồng Kông là nơi tổ chức những lễ kỷ niệm lớn nhất thế giới về cuộc đàn áp năm 1989 ở Bắc Kinh, khi quân đội Trung Quốc nổ súng vào những người biểu tình do sinh viên lãnh đạo.
Hôm thứ ba, chính quyền Hồng Kông đã kéo dài lệnh giới hạn tụ tập không quá tám người ít nhất cho đến ngày 4/6.
Lee Cheuk-yan, Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc, người tổ chức các buổi cầu nguyện hàng năm, nói với Reuters hôm thứ Tư rằng, ông tin rằng động cơ của việc mở rộng lệnh giới hạn tụ tập là nhằm “đàn áp chính trị”, mặc dù nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam cho biết hôm thứ ba rằng các biện pháp giới hạn không dựa trên những cân nhắc chính trị.
Cảnh sát vẫn chưa trả lời đơn xin tổ chức sự kiện tại Công viên Victoria, Lee nói và cho biết ông không lạc quan rằng chính quyền sẽ phê chuẩn.
“Chúng tôi phải có một kế hoạch B”, Lee nói. “Thay vì tổ chức tại một địa điểm, chúng tôi sẽ làm điều đó ở khắp mọi nơi, vẫn với những ánh nến đầy sức mạnh để lên án vụ thảm sát và tiếc thương những người đã hy sinh vào năm 1989”.
Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp một số liệu đầy đủ về bạo lực, nhưng các nhóm nhân quyền và nhân chứng nói rằng con số này có thể lên tới hàng ngàn người. Chủ đề về thảm sát Thiên An Môn bị cấm kỵ ở Trung Quốc.
Lee cho biết lễ kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn là “cuộc thử nghiệm cho ‘một quốc gia, hai chế độ’”, một thỏa thuận quyết định việc Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997, với cam kết của chính quyền Trung Quốc cho phép Hồng Kông giữ quyền tự do dân chủ không tồn tại ở đại lục nơi bị cai trị bởi chế độ cộng sản, một cam kết mà chế độ này đã chối bỏ.
Thống đốc cuối cùng của Anh, Chris Patten, kêu gọi người Hồng Kông không để mình bị rơi vào áp lực ngày càng tăng từ Bắc Kinh, và tiếp tục tuần hành và tránh bạo lực. “Điều rất quan trọng là mọi người cứ đứng lên vì những gì họ tin tưởng và bỏ phiếu cho những gì họ tin tưởng”, ông nói.
“Ngày 4/6 có thể không [tổ chức được] vì lệnh hạn chế tụ tập do virus corona, nhưng luôn có ngày 5, 6 và 7 tháng 6 và cả ngày 1 tháng 7”, ông Patten nói, đề cập đến các cuộc diễu hành lớn theo truyền thống đánh dấu kỷ niệm ngày bàn giao vào tháng bảy.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ky-niem-thien-an-mon-ban-to-chuc-keu-goi-nen-thap-sang-khap-hong-kong.html

Luật an ninh mới của Trung Quốc

‘có thể kết liễu Hong Kong’

Các nhà hoạt động dân chủ đã bày tỏ quan ngại về “sự cáo chung của Hong Kong” sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng luật an ninh mới.
Phía Hoa Kỳ thì nói rằng động thái này có thể “gây bất ổn cao” và làm xói mòn các cam kết từ Trung Quốc đối với quyền tự trị của Hong Kong.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc (Quốc hội, NPC) đang tranh luận về luật này vào thứ Sáu, nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động dấy loạn và lật đổ.
Người ủng hộ cho rằng cần phải chặn đứng bạo lực trong các cuộc biểu tình chính trị nổ ra vào năm ngoái. Những người phản đối lo ngại luật mới sẽ được sử dụng để loại bỏ các quyền tự do cơ bản.
Tại sao tranh cãi?
Hong Kong đã thực hành chính sách “một quốc gia, hai chế độ” và “một nền tự trị mức độ cao” kể từ khi Anh trả lại chủ quyền vùng đất này cho Trung Quốc vào năm 1997.
Nhưng các nhà hoạt động và phong trào dân chủ cảm thấy rằng Bắc Kinh đang hủy hoại điều đó.
Trung Quốc muốn thông qua luật an ninh Hong Kong
Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ
Năm ngoái, hàng triệu người đã xuống đường trong suốt bảy tháng để phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục. Nhiều cuộc biểu tình đã trở nên bạo lực. Cuối cùng, người ta đã phải đình chỉ và sau đó rút lại dự luật dẫn độ.
Luật an ninh đang được đề xuất còn gây tranh cãi nhiều hơn. Theo Luật cơ bản, gọi là tiểu hiến pháp của vùng lãnh thổ, chính quyền Hong Kong phải thông qua luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 2003, nỗ lực ban hành luật đã thất bại sau khi có 500.000 người xuống đường phản đối.
Đó là lý do tại sao nỗ lực hiện tại nhằm ban hành luật an ninh quốc gia lại gây ra sự phẫn nộ như vậy. Hôm thứ Năm, một nhà lập pháp đã gọi đây là “vấn đề gây tranh cãi nhất ở Hong Kong kể từ khi chuyển giao”.
Phóng viên BBC đặc trách Trung Quốc, Robin Brant, nói rằng điều làm cho tình hình trở nên tồi tệ là Bắc Kinh có thể dửng dưng qua mặt các vị dân cử ở Hong Kong và áp đặt thay đổi.
Trung Quốc có thể đặt các quy định này vào Phụ lục III của Luật cơ bản, bao gồm các luật quốc gia mà Hong Kong phải thực thi – dưới hình thức luật hoặc sắc lệnh.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ lo ngại luật pháp sẽ được sử dụng để dẹp các hoạt động phản đối bất chấp quyền tự do đã được ghi trong Luật cơ bản, như cách mà các luật tương tự ở Trung Quốc được sử dụng để dập tắt sự phản đối nhằm vào đảng Cộng sản.
Người phản đối nói gì?
Một số nhân vật ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, bao gồm nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Wu Chi-wai, cho biết việc ban hành luật là sự cáo chung của “một quốc gia, hai chế độ”.
Nhà lập pháp thuộc đảng Công dân (Civic Party) Dennis Kwok nói rằng “một khi chuyện này được thực hiện, thì ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ chính thức bị xóa sổ. Đây là sự cáo chung của Hong Kong.”
Đồng nghiệp của ông là bà Tanya Chan nói thêm rằng đây là “ngày buồn thảm nhất trong lịch sử Hong Kong”.
Trên trang Twitter của mình, nhà hoạt động sinh viên và chính trị gia Joshua Wong viết rằng với hành động này, Bắc Kinh muốn “dùng vũ lực và sự sợ hãi để trấn áp tiếng nói phê phán của người Hong Kong”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo “mọi nỗ lực áp đặt luật an ninh quốc gia không phản ánh ý chí của người dân Hong Kong sẽ gây bất ổn cao, và có thể bị lên án mạnh mẽ”.
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ phản ứng mạnh nếu Trung Quốc một mực triển khai dự luật này, nhưng ông không đi vào chi tiết.
Hoa Kỳ hiện đang xem xét liệu có tiếp tục gia hạn các đặc quyền đầu tư và giao dịch ưu đãi của Hong Kong hay không. Quyết định này phải được chốt vào cuối tháng.
Thống đốc cuối cùng của Anh tại Hong Kong, ông Chris Patten, gọi động thái của Trung Quốc là “cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự trị của thành phố”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết Anh kỳ vọng Trung Quốc “tôn trọng các quyền và tự do của Hong Kong và mức độ tự trị cao”.
Lập trường của Trung Quốc là gì?
Các nguồn từ Quốc hội từng cho biết Bắc Kinh không muốn tiếp tục chờ Hong Kong thông qua luật riêng của mình, và cũng không muốn tiếp tục đứng nhìn sự phát triển của phong trào bạo lực chống lại chính phủ.
Một nguồn tin nói với báo South China Morning Post: “Chúng tôi không tiếp tục cho phép các hành vi như xúc phạm quốc kỳ hoặc biểu tượng quốc gia xảy ra ở Hong Kong.”
Bắc Kinh cũng có thể đang lo ngại cuộc bầu cử tháng Chín của cơ quan lập pháp Hong Kong. Nếu các đảng ủng hộ dân chủ thành công như họ đã từng trong các cuộc bầu cử cấp quận hồi năm ngoái, các dự luật của chính quyền có khả năng bị chặn đứng.
Thông báo về động thái của Trung Quốc vào hôm thứ Năm, phát ngôn viên Zhang Yesui không đưa nhiều chi tiết, chỉ nói rằng biện pháp mới là sự “cải thiện” trên nền tảng một quốc gia, hai chế độ.
Ông Zhang nói: “An ninh quốc gia là nền tảng cho sự ổn định của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia phục vụ lợi ích cơ bản của tất cả người dân Trung Quốc, đồng bào Hong Kong của chúng tôi”.
Sau khi thảo luận, Quốc hội – vốn là cơ quan được sử dụng để hợp thức hóa các quyết định đã được thống nhất trước đó – sẽ bỏ phiếu vào tuần tới. Vấn đề sẽ được chốt lại vào tháng Sáu, khi dự luật được trình lên Ủy ban Thường vụ.
Một bài xã luận trên tờ China Daily của nhà nước khẳng định với luật mới, “những ai thách thức an ninh quốc gia nhất thiết phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình”.
Tại Hong Kong, Liên minh Dân kiến (DAB) thân Bắc Kinh cho biết “hoàn toàn ủng hộ” các đề xuất sắp được ban hành “để đáp lại tình hình chính trị đang xấu đi nhanh chóng trong những năm gần đây tại Hong Kong”.
Nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh Christopher Cheung nói với Reuters: “Ban hành luật này là cần thiết và nên có càng sớm càng tốt”.
Tình trạng pháp lý của Hong Kong
Hong Kong là thuộc địa nằm dưới quyền cai trị của Anh trong hơn 150 năm cho đến năm 1997.
Chính phủ Anh và Trung Quốc đã ký một hiệp ước, Tuyên bố chung Trung – Anh, trong đó hai bên đồng ý Hong Kong sẽ duy trì “mức độ tự trị cao, ngoại trừ trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng”, trong 50 năm.
Điều này được quy định trong Luật cơ bản, có hiệu lực đến năm 2047.
Do đó, hệ thống pháp lý, biên giới và quyền của Hong Kong – bao gồm quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận – được bảo vệ.
Biểu tình Hong Kong: Cơ quan giám sát ‘giải tội’ cho cảnh sát
Nghị viện Hong Kong xô xát, các nhà lập pháp dân chủ bị khiêng ra ngoài
Nhưng Bắc Kinh có quyền phủ quyết bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống chính trị và, chẳng hạn, đã loại trừ việc bầu trực tiếp chức danh đặc khu trưởng.
Năm 2019, hàng loạt cuộc biểu tình chính trị đã nổ ra và lan rộng tại Hong Kong nhưng đại dịch virus corona đã khiến các cuộc biểu tình này phải thu hẹp quy mô.
Tuy nhiên, hỗn loạn đã xảy ra tại viện lập pháp Hong Kong vào hôm thứ Hai, khi một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bị khiêng ra ngoài trong cuộc tranh cãi về một dự luật cấm coi thường quốc ca.
Hôm thứ Hai, 15 nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng cũng đã phải trình diện tại tòa với tội danh tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp hồi năm ngoái.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52750644

Hồng Kông:

Nhiều nơi biểu tình phản đối Luật an ninh quốc gia

Hải Lam
Biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông hồi tháng 9/2019 (ảnh: Joseph Chan/Unsplash).
Vào tối ngày 21/5, người dân Hồng Kông đã tổ chức các cuộc biểu tình và hoạt động kháng nghị ở khu trung tâm thương mại, bày tỏ sự bất mãn đối với chính quyền, sau khi giới truyền thông đưa tin Quốc hội Trung Quốc có thể ban hành luật an ninh riêng cho đặc khu.
Theo nguồn tin mới đây từ truyền thông Trung Quốc, tại phiên họp thứ ba của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 13, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ đưa ra “Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông”. Truyền thông Hồng Kông HK01 tiết lộ rằng, “Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông” sẽ cấm mọi hoạt động “lật đổ quyền lực nhà nước, chia rẽ đất nước, hoạt động khủng bố và can thiệp của các thế lực bên ngoài”.
Truyền thông Hồng Kông đưa tin, vào tối ngày 21/5, hàng trăm người ngay lập tức hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng, tập trung biểu tình tại trung tâm mua sắm Yuen Long. Mọi người hát vang ca khúc trong phong trào phản đối Luật dẫn độ, hô to khẩu hiệu, dán áp phích và khẩu hiệu lên tường rào.
Một số nhà hoạt động kêu gọi người dân tham gia cuộc diễu hành tại Vịnh Causeway vào ngày 24/5 và tham gia đình công vào ngày 27/5. Ngoài ra, những người biểu tình còn tập trung tại Quảng trường Thời đại và Trung tâm thành phố ở Vịnh Causeway.
Tối hôm 21/5, một lượng lớn cảnh sát Hồng Kông cũng tiến vào trung tâm mua sắm Yuen Long, dựng các rào chắn để giải tán đám đông. Một số lối thoát tàu điện ngầm cũng bị đóng lại.
Về vấn đề Bắc Kinh đưa ra Luật An ninh quốc gia cho Hồng Kông, truyền thông đặc khu nhận định rằng điều này sẽ dẫn đến cục diện rối ren và tình trạng bất ổn ở Hồng Kông, và chính quyền Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho việc này.
Bà Trần Thục Trang (Chen Shu Zhuang), một thành viên Hội đồng Lập pháp của Đảng Công dân Hồng Kông, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng “Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông” do chính quyền Bắc Kinh đưa ra tương đương với việc thực thi “một quốc gia, một chế độ” ở Hồng Kông.
Bà Trần cho rằng, trong thời gian vừa qua, Bắc Kinh đã đàn áp các quyền tự do dân chủ và nhân quyền của Hồng Kông. Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao cùng Văn phòng Liên lạc Trung ương Bắc Kinh tại Hồng Kông đã ban hành các tuyên bố về vấn đề liên quan đến đặc khu. Nhưng Bắc Kinh vẫn chưa rút ra bài học. Thay vào đó, họ lại lấn lướt tiến thêm và xây dựng “Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông”. Điều này cho thấy Bắc Kinh không tôn trọng nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Một nhà bình luận nói rằng việc thực thi “Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông” chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến đặc khu. Đây là hành động tiếp tục chà đạp Hồng Kông và chắc chắn sẽ khiến đặc khu rơi vào tình trạng bất ổn trong tương lai. Ví dụ, từ phong trào “Chiếm lĩnh Trung Hoàn với Tình yêu và Hoà bình” vài năm trước cho tới phong trào “Phản đối dự luật dẫn độ” kéo dài nửa năm của toàn thể người dân Hồng Kông, cuối cùng có thể sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh lâm vào tình cảnh “cái được chẳng bõ cho cái mất”.
Theo NTD
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-kong-nhieu-noi-bieu-tinh-phan-doi-luat-an-ninh-quoc-gia.html

Bắc Kinh chuẩn bị ban hành

luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong

sau làn sóng chống Trung Cộng

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Một viên chức Trung Cộng vào thứ Năm, 21 tháng 5, cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị ban hành một đạo luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong, sau khi các cuộc biểu tình bạo lực vào năm ngoái khiến thành phố rơi vào tình trạng bất ổn trầm trọng.
Thông báo này nhiều khả năng sẽ tái khởi động làn sóng chống Trung Cộng tại cựu thuộc địa của Anh Quốc, nơi đang được hưởng nhiều quyền tự do vốn không được cho phép tại đại lục. Những người ủng hộ dân chủ tại Hong Kong trong nhiều năm qua đã phản đối ý tưởng về đạo luật an ninh quốc gia, vì cho rằng các đạo luật kiểu này sẽ phá hoại quyền tự trị của đặc khu.
Trong cuộc họp báo vào tối thứ Năm, ngay trước khi Trung Cộng bắt đầu phiên họp quốc hội thường niên, ông Zhang Yesui, phát ngôn viên Quốc Hội, nói rằng trước tình hình hiện nay, Quốc Hội sẽ thiết lập một khuôn khổ pháp lý mới để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hong Kong, và các chi tiết về đạo luật sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Nhiều hãng truyền thông Hong Kong đưa tin rằng đạo luật mới sẽ cấm việc đòi ly khai, sự can thiệp của nước ngoài, chủ nghĩa khủng bố, và mọi hoạt động chống đối chính quyền trung ương. Đạo luật mới sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể đối với Hong Kong và nhiều khả năng dẫn đến biểu tình.
Phe ủng hộ dân chủ tại Hong Kong nói đạo luật mới nếu được ban hành sẽ xóa bỏ hoàn toàn chính sách Một quốc gia, hai chế độ, và phá hoại danh tiếng của Hong Kong, nơi được coi là trung tâm tài chính lớn toàn cầu và có quyền tự trị cao. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bac-kinh-chuan-bi-ban-hanh-luat-an-ninh-quoc-gia-moi-tai-hong-kong-sau-lan-song-chong-trung-cong/

‘Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông’:

Tập Cận Bình không thể chờ thêm 27 năm nữa

Vũ Dương
Chính quyền Bắc Kinh đưa ra “Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông”, người sáng lập cửa hàng sách Causeway Bay ông Lâm Vinh Cơ cho rằng người dân Hồng Kông cần sớm đưa ra quyết định có
nên rời khỏi Hồng Kông hay không?. “Bởi vì người Hồng Kông không có thời gian, cũng có nghĩa là Tập Cận Bình cũng không có thời gian nữa”.
Đối với dự thảo “Luật An ninh Quốc gia Phiên bản Hồng Kông” do lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra, ông Lâm Vinh Cơ, người sáng lập Nhà sách Causeway Bay, một cửa hàng sách ở Hồng Kông nổi tiếng với việc cung cấp các ấn phẩm liên quan đến chính trị, hôm nay (ngày 22/5) cho biết điều này có nghĩa là Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã “không có thời gian” để chờ thêm 27 năm nữa, ông ta cần phải hoàn thành giấc mộng”thống nhất Trung Quốc” ngay khi ông ta còn nắm quyền lực trong tay.
Ông Lâm đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) vào sáng nay.
Sau khi chủ quyền của Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, nhà lãnh đạo quá cố của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Đặng Tiểu Bình đã hứa hẹn với người dân Hồng Kông rằng “50 năm vẫn không thay đổi”, trước năm 2047, Hồng Kông vẫn có thể duy trì thể chế tự trị như ban đầu.
Ông Lâm cho rằng những gì Tập Cận Bình đang làm bây giờ cũng giống như nhà lãnh đạo quá cố ĐCSTQ Mao Trạch Đông đã làm, “coi thường mọi luật lệ và phép tắc”, người dân Hồng Kông cần phải mau chóng đưa ra quyết định “có nên rời khỏi Hồng Kông hay không?”, “Bởi người dân Hồng Kông đã không có thời gian, điều đó có nghĩa là Tập Cận Bình cũng không có thời gian”.
Ông Lâm Vinh Cơ  đã bị bắt khi ông qua biên giới vào Trung Quốc đại lục ở Thâm Quyến, Quảng Đông năm 2015, khiến dư luận chấn động. Mãi đến tháng 6/2016, ông mới được thả về Hồng Kông dưới điều kiện trao đổi của nhân viên giám sát. Ông đến Đài Loan định cư vào tháng 4/2019, và khởi động lại nhà sách Causeway Bay ở Đài Bắc vào tháng 4 năm nay.
Ông Lâm nói rằng trong quá khứ, không có nhà lãnh đạo nào của ĐCSTQ có thể hoàn thành việc “thống nhất Trung Quốc”. Nếu Tập Cận Bình làm được thế, “thì địa vị của ông ta có thể vượt qua Mao Trạch Đông”. Tập nếu muốn hoàn thành “giấc mơ thống nhất Trung Quốc”, thì ông ta không thể đợi thêm 27 năm nữa vì đến lúc đó ông ta đã là ông lão ngoài 90 tuổi, quyền lực nắm giữ khi đó nhất định sẽ không được như bây giờ.
Ông Lâm đề cập rằng người dân Hồng Kông bây giờ phải quyết định nên ở lại để tiếp tục chiến đấu hay là rời đi. Ông tin rằng trước đây người dân Hồng Kông trong suốt quá trình đối kháng lại ĐCSTQ đã tạo nên sức ảnh hưởng nhất định, “rời khỏi cũng có thể tiếp tục chiến đấu”.
Phiên họp thứ ba của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 13 đã tổ chức một cuộc họp báo vào tối qua, tuyên bố rằng phiên họp năm nay sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 28/5, chương trình nghị sự sẽ bao gồm việc xem xét “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đang được dư luận quan tâm.
Theo Miao Zonghan, CNA.tw
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-an-ninh-quoc-gia-phien-ban-hong-kong-tap-can-binh-khong-the-cho-them-27-nam-nua.html

Tài liệu mật: Ở Trung Quốc, tất cả thông tin

về Covid-19 đều là ‘bí mật quốc gia’

Quý Khải
Các tài liệu tuyệt mật của chính quyền Trung Quốc gần đây được The Epoch Times thu thập cho thấy giới chức Trung Quốc đang xếp tất cả các thông tin liên quan đến Covid-19 vào dạng “bí mật nhà nước”, đồng thời nghiêm cấm các quan chức tiết lộ chúng ra cộng đồng.
Đáng mỉa may ở chỗ, hãng thông tấn của chính quyền Trung Quốc Tân Hoa Xã, bình luận hôm 8/2 rằng:
“Vô số kinh nghiệm lịch sử về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đã cho chúng ta thấy rằng việc chia sẻ thông tin dịch bệnh cho công chúng cũng giống như việc soi ánh nắng mặt trời để tiêu diệt virus gây bệnh. Vì vậy, loại thuốc hiệu quả nhất là công khai minh bạch tất cả thông tin”.
Tài liệu mật
Nam Ninh là thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Thành phố này có bảy quận và năm huyện, với dân số khoảng 7,25 triệu người.
Tờ The Epoch Times đã thu thập được bản sao một tài liệu của chính quyền thành phố Nam Ninh đề ngày 13/2 được phân loại là “tài liệu mật”. Tài liệu này đặt ra các yêu cầu cho tất cả các nhóm chính quyền địa phương trong chính quyền các quận và huyện ở Nam Ninh, được thiết lập để đối phó với Covid-19.
Một tài liệu khác từ tỉnh Hắc Long Giang ở miền bắc Trung Quốc cũng nói rằng các tài liệu liên quan đến đại dịch sẽ được coi là bí mật hàng đầu – có nghĩa là các cấp chính quyền địa phương khác ở Trung Quốc nhiều khả năng nhận được thông báo tương tự.
“Trong suốt thời gian chống dịch, tất cả các loại tài liệu khẩn cấp, thông báo khẩn cấp, sự kiện khẩn cấp …  các thông tin nhạy cảm được chia sẻ nội bộ và bất kỳ thông tin nào mà các nhà lãnh đạo [chính phủ] chưa cho phép tiết lộ cho công chúng” sẽ được xếp vào loại bí mật nhà nước hay bí mật quốc gia, tài liệu cho biết.
Các “bí mật nhà nước” liên quan đến đại dịch này được bảo vệ bởi “bộ luật bảo vệ bí mật nhà nước” được công bố ngày 29/4/2010, chính quyền thành phố cho biết.
Theo luật, bảy loại thông tin được coi là bí mật nhà nước, chẳng hạn như những thông tin liên quan đến các quyết định chính sách lớn về các vấn đề nhà nước, quốc phòng, hoạt động ngoại giao, phát triển kinh tế quốc gia, khoa học và công nghệ, an ninh nhà nước, …
Tuy nhiên, tài liệu này không giải thích làm thế nào thông tin về đại dịch lại được coi là “bí mật nhà nước”, nhưng nó đi sâu vào chi tiết cách thức giữ bí mật thông tin này.
Biện pháp
Tài liệu cho biết tất cả các quan chức nên chuẩn bị, chỉnh sửa và lưu giữ các “bí mật nhà nước” liên quan đến virus chỉ trên máy tính hoặc điện thoại di động không được kết nối internet.
Tất cả các tài liệu liên quan đến virus chỉ có thể được chuyển bằng cách gửi thư tay thông thường. Tất cả nhân viên đều bị cấm chụp ảnh các tài liệu này và chia sẻ chúng.
Tất cả các quan chức không được phép đề cập đến thông tin này trong các cuộc gọi điện thoại, thông qua tin nhắn văn bản hoặc bất kỳ kênh liên lạc dựa trên internet nào khác. Họ cũng bị cấm đề cập đến thông tin ở nhà.
Các quan chức không thể mang các tài liệu liên quan đến vi-rút, các máy tính, ổ cứng ngoài và phương tiện lưu trữ di động khác có liên quan về nhà hoặc nơi công cộng.
Tất cả các tài liệu này phải được xử lý tại văn phòng trong các tòa nhà chính phủ, sau khi đã đóng tất cả cửa sổ. Khi cần mở cửa sổ, các nhân viên phải chú ý đến tính an toàn, thông báo cho biết.
Khi mỗi cấp chính quyền tổ chức các cuộc họp liên quan đến đại dịch, nhân viên cũng nên đóng tất cả cửa sổ. Nếu cuộc họp diễn ra rất lâu và những người tham dự cần hít thở không khí mới, nhân viên có thể mở cửa sổ nhưng phải đảm bảo các bí mật không bị rò rỉ, tài liệu lưu ý.
Nếu không có giấy phép từ chính quyền thành phố, tất cả quan chức và nhân viên chính phủ, nhân viên y tế tại bệnh viện và các nhân viên liên quan không được nhận lời phỏng vấn.
Bất kỳ thông tin nào được phê duyệt phát hành công khai phải được công bố theo yêu cầu của chính quyền thành phố.
Báo cáo trước đây của tờ Epoch Times, đã ghi nhận tính thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc xoay quanh Covid-19 tại đại lục. Trong giai đoạn đầu bùng phát dịch, chính quyền Trung Quốc đã hạ thấp nguy cơ lây truyền từ người sang người ở nơi công cộng, khiến dịch bệnh cục bộ lan ra thành đại dịch toàn cầu.
Chính quyền địa phương cũng liên tục báo cáo hạ giảm số ca nhiễm virus, khiến số ca chẩn đoán nội bộ khác xa dữ liệu công bố chính thức.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-lieu-mat-o-trung-quoc-tat-ca-thong-tin-ve-covid-19-deu-la-bi-mat-quoc-gia.html

Tuyên bố kiểm soát tốt dịch, họp Lưỡng hội

quan chức Trung Quốc vẫn đeo khẩu trang

Hải Lam
Mặc dù Bắc Kinh đã tuyên bố kiểm soát được dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng trong phiên họp Lưỡng hội hai ngày 21/5 và 22/5, ngoại trừ những hàng ghế đầu, tất cả các quan chức tới dự đều đeo khẩu trang.
Bill Birtles, phóng viên đài ABC (Úc) ở Trung Quốc, đã chụp lễ khai mạc bằng điện thoại khi phiên họp được phát trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CTTV) chiều 21/5. Sau đó, ông đã đăng nó lên Twitter, nhấn mạnh “một cảnh tượng khác thường” khi chứng kiến ​​hàng ngàn nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước đeo khẩu trang.
Trong video phát trực tiếp phiên họp ngày 22/5 của hãng tin Bloomberg, có thể thấy hàng ngàn quan chức đeo khẩu trang khi họp. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình không đeo khẩu trang.
Theo Taiwan News, mặc dù giới chức Trung Quốc đã nhanh chóng tuyên bố chiến thắng dịch bệnh, và không ca lây nhiễm nội địa nào vào ngày 18/3, nhưng gần đây đã xuất hiện một số ổ dịch ở Quảng Châu, Thâm Quyến, Hắc Long Giang, Cát Lâm và cả thành phố Vũ Hán. Ngay cả quận Triều Dương của thủ đô Bắc Kinh cũng được liệt vào khu vực có nguy cơ lây lan cao do bùng phát ổ dịch vào cuối tháng 4.
Taiwan News bình luận, “Lưỡng hội” là một bài kiểm tra để biết được rốt cục chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát dịch bệnh đến mức độ nào. Việc tổ chức kỳ họp Lưỡng hội là một dấu hiệu cho thấy, ít nhất trên bề mặt Trung Quốc đã kiểm soát được đại dịch Covid-19 đến mức họ cảm thấy đủ an toàn để tập hợp tất cả các nhà lãnh đạo đất nước cho sự kiện lớn này.
Tuy nhiên, cảnh tượng hàng ngàn quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều đeo khẩu trang cho thấy khả năng lây nhiễm nCov vẫn rất lớn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tuyen-bo-kiem-soat-tot-dich-hop-luong-hoi-hang-ngan-quan-chuc-trung-quoc-van-deo-khau-trang.html

Trung Quốc ‘bày kế hiểm’ đối với Đài Loan

Triệu Hằng
Trung Quốc sẽ khuyến khích người dân Đài Loan tham gia cùng Trung Quốc chống lại sự độc lập Đài Loan và thúc đẩy “thống nhất” Trung Quốc, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm thứ Sáu (22/5).
Trung Quốc mô tả Đài Loan là vấn đề lãnh thổ nhạy cảm và quan trọng nhất, và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để mang hòn đảo mà họ coi là một tỉnh bướng bỉnh của Trung Quốc trở về dưới sự kiểm soát của mình.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ lần 2 của bà ở Đài Bắc vào ngày 20/5 đã nói rằng, Đài Loan không thể chấp nhận trở thành một phần của Trung Quốc dưới công thức “Một quốc gia, Hai chế độ” của Trung Quốc và bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Cũng theo Reuters, ông Lý Khắc Cường trong phần báo cáo công việc khi bắt đầu cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, tuyên bố rằng nước ông “kiên quyết phản đối và ngăn chặn mọi hoạt động ly khai mưu cầu độc lập của Đài Loan”.
“Chúng tôi sẽ khuyến khích họ tham gia cùng chúng tôi phản đối Đài Loan độc lập và thúc đẩy thống nhất Trung Quốc. Với những nỗ lực này, chúng tôi chắc chắn có thể tạo ra một tương lai tươi đẹp cho sự trẻ hóa đất nước Trung Quốc”, hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-bay-ke-hiem-doi-voi-dai-loan.html

5 điều dối trá lớn nhất

trong sách giáo khoa Trung Quốc (P2)

Hương Thảo & Quý Khải
Kể từ khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thường được biết đến là Covid-19, thế giới đã tỏ ra hoài nghi về số ca lây nhiễm và tử vong theo báo cáo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trên thực tế, đây không phải là lần đầu chính quyền toàn trị này đối mặt với sự ngờ vực của thế giới vì tuyên truyền thông tin sai lệch trong các vấn đề liên quan đến tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu: Năm 2003, chính quyền này cũng đã che đậy thông tin về dịch SARS.
Nhưng liệu có bao nhiêu người nhận thức được rằng, ngay cả sách giáo khoa Trung Quốc cũng chứa đựng những thông tin sai lệch có chủ đích về lịch sử Trung Quốc và thế giới?
Trong phần 1, chúng ta đã bàn đến đoạn lịch sử cải biên trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, Nạn Đói Lớn và cuộc thảm sát các sinh viên ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ở phần này, chúng ta đề cập đến 2 điều dối trá tiếp theo.
5 điều dối trá lớn nhất trong sách giáo khoa Trung Quốc (P1)
Điều dối trá thứ 4:  Tẩy chay tín ngưỡng
ĐCSTQ, nổi tiếng với việc thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, tuyên bố rằng tôn giáo là một loại “thuốc phiện tinh thần” có thể làm mê muội trí óc người ta. Kể từ khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã ra lệnh đàn áp các tôn giáo và các nhóm tín ngưỡng. Cho đến nay, các cuộc đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc. Các đảng viên, bao gồm các quan chức nghỉ hưu, ai cũng bị tẩy não vô số lần rằng họ không nên tin vào các tôn giáo.
Theo báo cáo của BBC, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã dẫn lời một quan chức, nói: “Có những quy định rõ ràng nói rằng các cán bộ và đảng viên đã nghỉ hưu không được tin vào tôn giáo, không được tham gia các hoạt động tôn giáo, và phải kiên quyết chống lại các giáo phái.”
Giáo viên Trung Quốc thường xuyên được yêu cầu tra xét các học sinh của mình về các thành viên trong gia đình các em liệu có tham gia các hoạt động tôn giáo nào hay không, theo báo cáo tháng 3/2019 của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tín ngưỡng và nhân quyền ở Trung Quốc. Tạp chí này viết rằng một số sĩ quan cảnh sát thậm chí đã đến một trường tiểu học ở Bắc Kinh để thẩm vấn các học sinh lớp sáu, hỏi các em rằng các thành viên trong gia đình có ai có tín ngưỡng không. Họ thậm chí đã chi tiền mua chuộc các em để thu thập các thông tin này.
Tại thành phố Shangqiu, tỉnh Hà Nam, một vài học sinh cấp hai đã được yêu cầu ký tên lên một biểu ngữ, cam kết không tin vào thần linh. Họ cũng bị đe dọa đuổi học nếu bị phát hiện theo tôn giáo.
Những chính sách như vậy đã tạo nên bầu không khí căng thẳng ở một số gia đình. Một phụ nữ Trung Quốc theo Kitô giáo đã nói với tạp chí Bitter Winter rằng con trai bà đã bị giáo viên của mình tuyên truyền đến mức tin rằng bà [đại diện cho những người theo Ki tô giáo] sẽ bỏ rơi cậu và thậm chí có thể tự thiêu.
“Trước khi khai giảng, tôi đã nói với con về việc Chúa sáng tạo ra loài người, và con tôi khá tin vào điều đó,” người phụ nữ nói. “Nhưng sau khi được dạy ở trường, con tôi như biến thành một người khác. Ở xã hội Trung Quốc vô thần, những đứa trẻ ngây thơ và trong trắng này đã được dạy để thù hận Chúa.”
Một học sinh tiểu học khác ở tỉnh Hà Bắc đã cố gắng thuyết phục người cha theo Kitô giáo của mình không tin vào Chúa. “Nó [lòng tin vào Chúa] sẽ chỉ dẫn đến kết cục tối tăm. Nếu bố tham dự các buổi Thánh lễ, bố sẽ bị bắt,” cậu bé nói với cha, theo Bitter Winter.
Điều dối trá thứ 5: Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn
Ngày 23/1/2001, một ngày trước Tết Nguyên đán, truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt đưa tin một số học viên Pháp Luân Công, bao gồm một bé gái 12 tuổi, đã tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Vụ việc này sau đó đã được đưa vào sách giáo khoa tiểu học Trung Quốc để kích động các em thù hận môn tập.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần bao gồm 5 bài tập khí công và các bài giảng đạo đức xoay quanh nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chỉ trong vòng năm năm sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, đã có tới 70 triệu người tại Trung Quốc theo tập. Lo sợ sự phổ biến ngày càng rộng khắp và những lời giảng về đạo đức của Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo môn tập vào tháng 7/1999; cuộc bức hại đã khiến hàng triệu học viên bị bắt giữ, giam cầm và tra tấn.
Khi cuộc đàn áp mới bắt đầu, nhiều người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông đối với tình cảnh các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, quần chúng đã quay ngoắt thái độ, đột ngột trở nên giận dữ sau nỗ lực tuyên truyền vụ tự thiêu của nhóm người tự nhận là học viên Pháp Luân Công nhằm mục đích “lên thiên đường” được phát sóng rộng rãi ở Trung Quốc thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước.
Một tuần sau khi được báo cáo, tin tức về việc vụ tự thiêu được dàn dựng đã bắt đầu xuất hiện trên mạng – số lượng người tự thiêu đột nhiên tăng từ 5 người ban đầu lên 7 người khi video về sự kiện được phát trên CCTV. Ngoài ra, tờ The Washington Post đưa tin hôm 4/2/2001 rằng hàng xóm của hai người được cho là tự thiêu – Lưu Xuân Linh, 36 tuổi và cô con gái 12 tuổi, Lưu Tư Ảnh – cho biết họ chưa từng nhìn thấy hai người tập Pháp Luân Công bao giờ.
Người hàng xóm kể cho phóng viên nghe về một sự cố trong đó cô Lưu đánh người mẹ nuôi 78 tuổi của mình.
“Có một cái gì đó không bình thường [ở Lưu Xuân Linh]”, người hàng xóm nói. “Cô ấy đánh mẹ mình, mẹ cô ấy đã khóc và la hét. Cô ta cũng đánh con gái nữa”.
Hành vi của cô ta mâu thuẫn với những gì được Pháp Luân Công dạy, tức các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Báo cáo của Washington Post cũng cho biết chỉ có truyền thông nhà nước Trung Quốc mới được phép phỏng vấn những người sống sót và tương tác với người thân của họ.
Có nhiều bằng chứng cho thấy vụ tự thiêu đã được dàn dựng. Các phóng viên nước ngoài đã quen thuộc với Quảng trường Thiên An Môn cho biết cảnh sát thường không mang theo bình chữa cháy khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, đoạn phim sự kiện lại cho thấy cảnh sát đã có thể nhanh chóng dập lửa bằng bình chữa cháy. Vụ việc sau đó đã được mổ xẻ và làm thành một bộ phim tài liệu có tên “Lửa Giả”. Bộ phim này đã giành được một giải thưởng danh dự tại Liên hoan phim quốc tế Columbia lần thứ 51 vì đã phơi bày được sự kiện bi thảm vào tháng 11/2003.
Phim ngắn “Lửa Giả”:
Tuy nhiên, bất chấp tất cả các bằng chứng, nhiều người dân Trung Quốc vẫn không biết được sự thật do “Vạn lý Tường lửa”, một công cụ kiểm duyệt internet ở Trung Quốc.
Theo Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/5-dieu-doi-tra-lon-nhat-trong-sach-giao-khoa-trung-quoc-p2.html

Ngày đầu tiên ‘Lưỡng hội’ khai mạc,

Bắc Kinh mưa to gió lớn, sấm vang chớp giật

Vũ Dương
Hôm qua (ngày 21/5), ngày đầu tiên khai mạc Lưỡng hội của ĐCSTQ, Bắc Kinh bất ngờ xuất hiện sấm chớp. Cư dân mạng ở Bắc Kinh nói rằng thật quá đáng sợ, cứ tưởng là ngày tận thế. Bắc Kinh ngoài sấm sét và mưa rào ra, còn kèm theo gió mạnh. Hôm trước (20/5), Bắc Kinh cũng xuất hiện sấm chớp ầm ầm, sau đó trời mưa rất to.
Hôm qua, các từ ngữ như “Sấm sét kinh hoàng ở Bắc Kinh”, “Bắc Kinh sét đánh” hiển thị trên Weibo cho thấy Bắc Kinh lúc đó đang trong thời điểm “sấm vang chớp giật”.
Cư dân mạng ở Bắc Kinh đã để lại lời bình rằng: “Tiếng sấm này thật sự quá lớn, khiến mấy con chó nhà tôi đều bị dọa sợ bỏ chạy mất”, “Tiếng động quá lớn, tôi cứ ngỡ đã đến ngày tận thế rồi”.
“Tôi còn tưởng ở đâu xảy ra vụ nổ, tiếng nổ quá lớn mà”, “Tiếng sấm quá lớn, tòa nhà bị rung chuyển, không chỉ mình tôi nghe thấy thôi đâu”.
“Tiếng sấm đó suýt chút khiến tôi mất cả hồn vía”.
“Tôi chưa từng thấy sấm sét nào lớn như vậy trong đời. Các cánh cửa bị rung, thật khiến người ta sợ muốn chết”. “Vừa nãy một tiếng sấm vang lên, thêm tia sét nữa, tôi còn tưởng rằng ở đâu phát nổ, sợ đến bây giờ vẫn chưa hoàn hồn lại nữa”.
Trước đó, Đài quan sát khí tượng khu Đại Hưng đã đưa ra tín hiệu cảnh báo trước về sấm sét màu xanh lam vào lúc 9:30 sáng ngày 21/5, dự kiến ​​cho đến 21 giờ cùng ngày sẽ có giông bão ở khu Đại Hưng kèm theo gió mạnh trong thời gian ngắn.
Trung tâm Khí tượng Cục quản lý hàng không Hoa Bắc cũng dự đoán, bắt đầu từ trưa ngày 21 đến 19:00, sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh và sân bay quốc tế Đại Hưng sẽ liên tục có sấm chớp mưa bão kèm theo gió lớn.
Theo thời tiết thực tế của Đài quan sát Khí tượng Bắc Kinh chiều 21/5 cho thấy, Bắc Kinh đang trong mưa bão kèm theo sấm chớp.
Một ngày trước khi ĐCSTQ tổ chức phiên họp “Lưỡng hội” (ngày 20/5), Bắc Kinh cũng xuất hiện mưa to kèm theo sấm sét. Các cư dân mạng ở Bắc Kinh đã quay lại video sấm chớp vào thời điểm đó.
Cư dân mạng cho biết: “Trên đường đi làm về quay được cảnh sấm sét. Trận mưa rất lớn. Cảm giác thấy không giống như đang ở Bắc Kinh, thế các bạn có nghe thấy tiếng sấm không?”, “Thật kinh khủng, cửa sổ nhà tôi đều rung lên”, “Hôm nay có quá nhiều lời dối trá khiến ông trời không thể nhẫn chịu thêm nữa”.Ngoài ra, Cục Quản lý giao thông thành phố Bắc Kinh ngày 21 cũng đã đưa ra dự báo giao thông, trong đó nêu rõ rằng đường Trường An và các tuyến đường mở rộng của nó, đại lộ Tiền Tam Môn, đoạn đường vành đai Đông – Tây… sẽ áp dụng các biện pháp quản lý giao thông tạm thời theo thời gian được phân chia.
Theo hk.epochtimes.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngay-dau-tien-luong-hoi-khai-mac-bac-kinh-mua-to-gio-lon-sam-vang-chop-giat.html

Trung Quốc cam kết tiến tới

thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ

Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục làm việc để thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Hoa Kỳ, vào lúc căng thẳng bùng lên giữa hai cường quốc kinh tế.
Trong báo cáo về hoạt động của chính phủ đọc trước quốc hội hôm thứ Sáu 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực vì tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu.
“Chúng tôi sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để thực hiện thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ giai đoạn 1”, ông Lý phát biểu.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với các nước khác để mang lại lợi ích chung”, vẫn theo lời ông Lý.
Ông cũng phát biểu rằng Trung Quốc sẽ “tích cực tham gia cải cách WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)” và làm việc để đi đến ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đồng thời thúc đẩy đàm phán thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các phát biểu của thủ tướng Trung Quốc được đưa ra giữa lúc quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục xấu đi vì những lời đổ lỗi về đại dịch virus corona, tranh cãi về vấn đề tiếp cận thị trường tài chính, và luật an ninh quốc gia mới có thể áp dụng với Hong Kong sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, gây lo ngại về việc Trung Quốc ra tay kiểm soát thành phố này.
Thỏa thuận giai đoạn 1 được chờ đợi từ lâu đã được ký kết vào tháng 1 năm nay, sau các cuộc đàm phán kéo dài làm thị trường thấp thỏm trong phần lớn năm 2019. Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây lại nói rằng đó không còn là ưu tiên của Washington, và đưa ra một vài lời đe dọa về các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc do nước này có vai trò trong giai đoạn đầu bùng phát dịch virus corona.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm 21/5, Zhang Yesui, người phát ngôn của phiên họp thứ ba, quốc hội Trung Quốc khóa 13, nói rằng “mối quan hệ ổn định và phát triển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ phục vụ lợi ích cao nhất của nhân dân Trung Quốc và Hoa Kỳ”.
Zhang nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là “cùng nhau hợp tác để chống lại Covid-19”, và đảm bảo sự ổn định kinh tế toàn cầu, nhưng quan chức này cũng cảnh báo rằng nếu Mỹ cứ giữ não trạng chiến tranh lạnh, Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng.
(CNBC, Bloomberg)
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-cam-ket-tien-toi-thuc-thi-thoa-thuan-thuong-mai-giai-doan-1-voi-my/5431444.html

Trung Quốc bơm hàng tỷ đô la

vào nền kinh tế hậu Covid-19

Thanh Phương
Hôm nay, 22/05/2020, trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc, chính phủ Bắc Kinh đã loan báo một loạt biện pháp để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhưng không đề ra mục tiêu tăng trưởng.
Là nơi xuất phát dịch virus corona chủng mới, Trung Quốc đã gần như khống chế được dịch bệnh, nhưng những hậu quả đối với kinh tế sẽ còn kéo dài và rất khó dự báo. Cho nên, lần đầu tiên trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc, năm nay, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không đề ra một mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trái với truyền thống lâu đời của chế độ Cộng sản Bắc Kinh.
Theo hãng tin AFP, trong bài phát biểu hôm nay, ông Lý Khắc Cường cảnh báo : « Đất nước chúng ta đang phải đối đầu với những thách thức chưa từng có đối với sự phát triển và những thách thức này sẽ còn kéo dài ». Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc, nền kinh tế nước này trong quý 1/2020 đã sụt giảm 6,8% do dịch bệnh đã khiến mọi hoạt động gần như bị ngưng trệ.
Ngoài khủng hoảng Covid-19 đang làm tê liệt toàn thế giới, Trung Quốc còn đang đối đầu với đe dọa của tổng thống Mỹ Donald Trump áp các thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt Bắc
Kinh, mà ông tố cáo là đã che giấu dịch bệnh, khiến cho hiện nay đã có hơn 300 ngàn người chết trên thế giới vì virus corona.
Theo lời thủ tướng Lý Khắc Cường, để hỗ trợ nền kinh tế, Nhà nước Trung Quốc sẽ để cho thâm thủng ngân sách năm nay tăng lên thành 3,6% GDP (so với mức 2,8% năm ngoái), tức là sẽ tăng thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ (128 tỷ euro). Ông Lý Khắc Cường cũng loan báo việc phát thành trái phiếu « Coronabonds », huy động 1.000 tỷ nhân dân tệ để khắc phục hậu quả kinh tế của dịch Covid-19.
Tổng cộng 2.000 tỷ nhân dân tệ sẽ được dùng để hỗ trợ việc làm và toàn bộ sẽ được chuyển cho các chính quyền địa phương, được yêu cầu phải thắt lưng buộc bụng và giành ưu tiên cho chính sách tạo công ăn việc làm, vào lúc mà tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 6%.
Ngân sách quốc phòng tăng chậm hơn
Theo báo cáo của bộ Tài Chính Trung Quốc được công bố hôm nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay tăng chậm hơn, nhưng vẫn ở mức khá cao, đó là 6,6%(so với mức tăng 7,7% của năm ngoái). Chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm nay sẽ lên tới 1.268 tỷ nhân dân tệ (178 tỷ đôla).
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200522-trung-qu%E1%BB%91c-b%C6%A1m-h%C3%A0ng-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4-la-v%C3%A0o-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF-h%E1%BA%ADu-covid-19

Cao ủy Australia tại Ấn Độ bày tỏ quan ngại

trước hành vi dùng tàu hải cảnh và dân binh

ngăn cản các nước khai thác dầu khí ở Biển Đông

Tiếp sau hàng loạt chính trị gia lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, Cao ủy Australia tại Ấn Độ Barry O’Farrell đã bày tỏ lo ngại về hành vi quân sự hóa các thực thể tranh chấp ở Biển Đông, trong đó lên án mạnh mẽ thái độ và cách hành xử của Bắc Kinh.
Trả lời phỏng vấn tờ Economic Times của Ấn Độ hôm 18/5, Cao ủy Barry O’Farrell cho rằng “Tàu chiến và máy bay Australia sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông và ủng hộ các nước khác có hành động tương tự”. Ông lo ngại về hành vi quân sự hóa các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.
Ông O’Farrell cho rằng có nhiều quan ngại về những hành động “cản trở hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia khác”, cùng việc sử dụng tàu hải cảnh và tàu dân binh phục vụ cho các hoạt động “nguy hiểm và mang tính bắt nạt”. Ông hối thúc các bên có những động thái ý nghĩa để hạ nhiệt căng thẳng, xây dựng lòng tin thông qua đối thoại.
Theo ông, các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế, bởi bất cứ hành động mang tính bắt nạt hay cưỡng ép nào cũng có thể dẫn tới leo thang tình hình. Bình luận được quan chức Australia đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19.
Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh, tàu dân binh hộ tống đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan West Capella của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Việt Nam và các nước kiên quyết phản đối các hành động phi pháp này của Trung Quốc, đồng thời đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông. Hải quân Mỹ trong tháng 4 đã triển khai nhiều tàu chiến duy trì hiện diện và tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Tàu chiến Mỹ và Australia cũng đã tiến hành cuộc diễn tập chung ở khu vực gần tàu khoan West Capella.
Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, khẳng định Mỹ “cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông”, kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt kiểu bắt nạt các nước Đông Nam Á trong hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt và đánh bắt hải sản. Sinh kế của hàng triệu người dân trong khu vực này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đó”.
Giới chuyên gia Đông Nam Á nhận định các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang từng bước hướng tới một lập trường chung và nhất quán hơn để phản đối Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là cùng là tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực
hồi tháng 7/2016. Điều này cho thấy sự cần thiết phải thống nhất lập trường chung giữa các thành viên ASEAN để tạo thành một nền tảng trong xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trong tương lai.
Việc ngày càng nhiều các quan chức, lãnh đạo các nước thể hiện quan điểm bất bình trước chính sách và hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều đó cho thấy dư luận đang đứng về luật pháp và các chuẩn mực trong ứng xử quốc tế và trách nhiệm của các quốc gia nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực và thế giới. Nếu các nước để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ áp dụng cách hành xử như vậy với tất cả các nước khác trên thế giới. Bởi vậy, các nước cần đề cao trật tự dựa trên luật lệ, điều mang lại lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/34820-cao-uy-australia-tai-an-do-bay-to-quan-ngai-truoc-hanh-vi-dung-tau-hai-canh-va-dan-binh-ngan-can-cac-nuoc-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.