Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/05/2020

Monday, May 4, 2020 5:46:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/05/2020

TT Trump: Có khả năng Trung Quốc chủ đích để dịch Covid-19 lan ra toàn cầu  -  Hải Lam

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm Chủ nhật (3/5), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bình luận về khả năng Trung Quốc cho phép Covid-19 lan rộng ra thế giới để giáng đòn kinh tế đối với các nước khác trên toàn cầu, tờ Breitbart cho hay.
“Họ biết họ đang có một vấn đề. Tôi nghĩ họ nên cảm thấy xấu hổ vì việc này. Rất xấu hổ là đằng khác”, ông Trump nói với Fox News. “Tôi nghĩ rằng họ có thể đã nghĩ thế này, và đây là một trường hợp rất khả thi, ‘hãy xem xem, dịch bệnh sẽ có tác động rất lớn đến Trung Quốc chúng ta, vậy tại sao chúng ta không để phần còn lại của thế giới cũng phải hứng chịu ảnh hưởng tương đồng”.
Ông Trump cũng lưu ý rằng, Trung Quốc đã cấm người dân đi từ Vũ Hán đến các khu vực khác ở Trung Quốc, nhưng lại cho phép họ đi từ Vũ Hán đến khắp nơi trên toàn cầu.
“Và họ đã thực sự đối xử rất tệ với thế giới, khi họ ngăn cản người dân bên ngoài vào Trung Quốc, nhưng họ lại không ngăn chặn người dân Trung Quốc đi đến Mỹ và khắp mọi nơi”, ông Trump nói.
“Tôi nghĩ rằng họ đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp nhưng họ không muốn thừa nhận điều này”, ông Trump nói.
Đây có thể là những chỉ trích sắc bén nhất của ông Trump từ khi ông lên làm tổng thống, theo nhận định của tờ Breibart.
“Quan điểm của tôi là họ đã phạm sai lầm, họ đã cố gắng che đậy nó. Họ đã cố gắng dập tắt nó. Nhưng việc đó giống như dập lửa vậy”, ông Trump nói.
Giọng điệu của ông Trump càng leo thang khi ông dùng thì quá khứ để đề cập đến mối quan hệ giữa ông với Chủ tịch Tập Cân Bình.
“Tôi đã từng có một mối quan hệ rất tốt đẹp (với chủ tịch Tập). Ông ấy là một người mạnh mẽ. Ông ấy là một người cứng rắn… nhưng điều này lẽ ra không bao giờ nên xảy ra. Con virus này đáng lẽ ra không nên có cơ hội lan rộng ra toàn cầu. Họ đáng nhẽ đã có thể dập tắt nó ngay tại nội địa”.
Theo Breitbart
Hải Lam dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-co-kha-nang-trung-quoc-chu-dich-de-dich-covid-19-lan-ra-toan-cau.html

Ông Trump cảnh báo hủy thỏa thuận thương mại

nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/5 cảnh báo chấm dứt thỏa thuận thương mại giai đoạn một nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.
Phát biểu tại Đài tưởng niệm Lincoln Memorial ở thủ đô Washington DC ngày 3/5, ông Trump cho biết sở dĩ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý thỏa thuận giai đoạn một vì Mỹ đã áp mức thuế ở mức tối thiểu với hàng hóa Trung Quốc.
“Chúng ta sẽ xem xét điều gì đang xảy ra (đối với những cam kết mua) sau những chuyện vừa qua. Họ đã lợi dụng đất nước của chúng ta. Giờ đây, họ phải mua, và nếu họ không mua, chúng ta sẽ hủy bỏ thỏa thuận. Rất đơn giản”, Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Trump.
Theo thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một, Washington hoãn kế hoạch áp thuế lên 155 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, đồng thời giảm thuế quan còn 7,5% đối với 120 tỷ USD hàng hóa. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục giữ mức thuế quan 25% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh cam kết tăng lượng nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Mỹ thêm ít nhất 200 tỷ USD trong vòng 2 năm so với năm 2017, trong đó phải bao gồm 40 tỷ USD nông sản.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại Trung Quốc có khả năng không thực hiện được cam kết mua hàng hóa và dịch vụ Mỹ vì kinh tế chịu tổn hại nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Cũng trong buổi phỏng vấn ngày 3/5, Tổng thống Trump nói rằng Bắc Kinh có thể đã cố ý để virus corona lan ra thế giới khiến các nước phải chịu thiệt hại về kinh tế. Hôm 1/5, Tổng thống Trump cảnh báo, ông chắc chắn sẽ xem xét phương án tăng thuế với Trung Quốc nhằm trừng phạt nước này vì phản ứng ban đầu với dịch Covid-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-canh-bao-huy-thoa-thuan-thuong-mai-neu-trung-quoc-khong-thuc-hien-cam-ket.html

TT Mỹ Donald Trump :

Đã đến lúc khôi phục lại nền kinh tế

Thùy Dương
Theo số liệu của đại học Johns Hopkins, ngày 03/05/2020 nước Mỹ có thêm 1.450 ca tử vong vì virus corona, nâng tổng số người qua đời lên thành 67.600. Mặc dù số ca tử vong hàng vẫn cao, nhưng đã có hơn 35 trong tổng số 50 bang của nước Mỹ bắt đầu dỡ bỏ hoặc chuẩn bị dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa để tái khởi động nền kinh tế.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Fox News từ National Mall, Washington, nơi đặt tượng đài tổng thống Abraham Lincoln, chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump tối qua 03/05 tỏ ra lạc quan, khen ngợi phản ứng của chính quyền trong công tác chống dịch Covid-19 và nhấn mạnh đã đến lúc khôi phục hoạt động kinh tế.
Từ New York, thông tín viên đài RFI Loubna Anaki cho biết chi tiết :
« Không có gì đáng ngạc nhiên, Donald Trump, ngồi phía dưới bức tượng nổi tiếng khắc họa tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, khen ngợi phản ứng nhanh chóng và hiệu quả của chính quyền của ông, mà theo ông là đã cứu sống hàng trăm ngàn người.
Và theo như thường lệ, Donald Trump cáo buộc giới truyền thông không công bằng với ông. Ông Trump đã lợi dụng khoảnh khắc này để so sánh mình với tổng thống Abraham Lincoln : « Chưa có chủ nhân Nhà Trắng nào bị báo chí thù địch như tôi. Tôi nghĩ rằng người từng trải qua tình huống tương tự như tôi chính là ngài ấy (Abraham Lincoln). Tất cả mọi người nói ngài ấy đã bị (truyền thông) đối xử không tốt. Tôi còn bị đối xử tệ hơn thế ». 
Trong hai giờ nói chuyện, cuối cùng thì tổng thống vẫn có những tuyên bố giống như trong các cuộc họp báo hàng ngày trong những tuần qua : Dịch bệnh đang được kiểm soát, các bang có được mọi sự trợ giúp và trang thiết bị cần thiết, các xét nghiệm sẽ được triển khai trên quy mô lớn, sẽ có vắc-xin vào cuối năm nay …
Nhưng trên hết, Donald Trump nhấn mạnh việc phục hồi nền kinh tế là điều khẩn cấp. Ông nói : « Rất nhiều người muốn quay trở lại làm việc. Chúng tôi thấy rõ điều này mỗi ngày. Chúng tôi thấy các cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi trên cả nước. Và những cuộc biểu tình này có ý nghĩa … Nếu quý vị sợ, quý vị sẽ dành nhiều thời gian hơn và thận trọng ».
Và trong khi đất nước đang lún sâu vào khủng hoảng, tổng thống tỏ ra lạc quan, khẳng định nền kinh tế sẽ phát triển bùng nổ ngay trong năm tới, thậm chí là còn tốt hơn cả trước đây. »
Bộ trưởng Y Tế Đức : Phải mất nhiều năm mới có vac-xin phòng virus corona
Khác với tổng thống Mỹ Donald Trump, bộ trưởng Y Tế Đức nhận định sẽ phải mất nhiều năm mới có thể điều chế được vác-xin phòng virus corona chủng mới. Theo AFP, trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Đức ARD tối hôm qua, bộ trưởng Y Tế Jens Spahn tuyên bố : « Tôi rất vui nếu có thể có vac-xin chỉ trong vài tháng tới, nhưng tôi thấy là chúng ta cần tỏ ra thực tế, sẽ có thể mất tới nhiều năm, bởi vì có thể sẽ có những điều khiến chúng ta thất vọng : Chúng ta biết là điều này đã xảy ra với nhiều loại vac-xin khác ». Bộ trưởng Y Tế Đức nhấn mạnh : « Việc phát triển vac-xin là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của ngành y tế ».
Ngoại trưởng Mỹ : Có nhiều bằng chứng cho thấy virus corona xuất phát từ Vũ Hán
Reuters hôm 03/05/2020 cho biết trả lời phỏng vấn của đài ABC, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố « có rất nhiều bằng chứng » cho thấy virus corona chủng mới gây dịch bệnh Covid-19 lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không cho biết thêm chi tiết. Pompeo nhấn mạnh đây không phải lần đầu tiên dịch bệnh hay virus xuất phát từ các phòng thí nghiệm của Trung Quốc.
Về việc virus corona có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, ngoại trưởng Mỹ phát biểu : « Các chuyên gia giỏi nhất cho đến nay dường như nghĩ rằng virus corona do con người tạo ra. Tôi không có lý do gì để không tin vào điều đó ». Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ như vậy đi ngược lại phát biểu trong tuần qua của Cơ quan tình báo Hoa Kỳ, theo đó dường như virus corona không có nguồn gốc nhân tạo hay bị biến đổi gien. Thế nhưng, khi được phóng viên ABC hỏi lại, ông Pompeo trả lời : « Tôi đã thấy những gì các cơ quan tình báo nói. Tôi không có lý do gì để nghĩ rằng họ nhầm lẫn ». Bộ Ngoại Giao Mỹ chưa bình luận về phát biểu của ngoại trưởng Pompeo.
Về phản ứng của Bắc Kinh, Hoàn Cầu Thời Báo hôm 04/05/2020 cho rằng ngoại trưởng Mỹ không có bất cứ chứng cớ gì để có thể khẳng định virus corona lọt ra ngoài từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Theo tờ báo này, « chính quyền Mỹ đang tiếp tục một cuộc chiến tranh tuyên truyền chưa từng có và tìm cách cản trở những nỗ lực của thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200504-tt-m%E1%BB%B9-donald-trump-%C4%91%C3%A3-%C4%91%E1%BA%BFn-l%C3%BAc-kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-l%E1%BA%A1i-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF

Bộ An ninh Nội địa Mỹ: Trung Quốc giấu dịch

để có thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu

Quý Khải
Chính quyền Trung Quốc nhiều khả năng đã giữ kín thông tin về mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch virus corona chủng mới để có thêm thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu, theo một báo cáo tình báo từ Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Trang tin POLITICO đã xem báo cáo này. Tuy nhiên, báo cáo kết luận rằng mức độ tin cậy của nó là ở mức vừa phải.
“Chúng tôi đi đến kết luận rằng chính quyền Trung Quốc đã cố gắng che giấu hành vi của mình bằng cách phủ nhận việc có những hạn chế xuất khẩu, đồng thời làm xáo trộn và trì hoãn việc cung cấp dữ liệu thương mại của mình”, báo cáo cho biết thêm.
Báo cáo cho biết rằng vào tháng 1 năm nay, trước khi chia sẻ đầy đủ thông tin về vụ bùng phát dịch virus corona chủng mới với Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Bắc Kinh đã tăng mạnh việc nhập khẩu, đồng thời giảm xuất khẩu vật tư y tế.
Vào tháng 1, theo báo cáo, Trung Quốc đã tăng lượng khẩu trang phẫu thuật nhập về thêm 278%, áo phẫu thuật lên 72% và găng tay phẫu thuật thêm 32%. Trong khi đó, nó đã cắt giảm việc xuất khẩu toàn cầu một loạt các sản phẩm y tế: găng tay phẫu thuật bằng 48%, áo choàng phẫu thuật bằng 71%, khẩu trang 48%, máy thở 45%, và bộ dụng cụ đặt ống nội khí quản bằng 56%, nhiệt kế 53%, bông gòn và gạc ở mức 58%.
Chính quyền Trung Quốc đã che giấu mức độ và quy mô của những nỗ lực này bằng cách hợp nhất các số liệu thương mại của mình trong tháng 1 và tháng 2, báo cáo cho biết, cùng lúc trì hoãn việc công bố dữ liệu thương mại.
Chính quyền Trump đang gia tăng chỉ trích chính quyền Trung Quốc trong việc xử lý dịch Covid-19 tại đại lục vào giai đoạn đầu khiến bùng phát thành đại dịch toàn cầu, đổ lỗi cho Bắc Kinh về những gì mà các quan chức Mỹ nói là sự thiếu minh bạch về các thông tin chủ chốt của sự bùng phát dịch tại nội địa.
WHO đã tuyên bố dịch bệnh là “một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và là mối quan ngại của cộng đồng quốc tế” vào ngày 30/1, và ngay ngày hôm sau Mỹ đã cấm một số người nhập cảnh từ Trung Quốc.
Theo các mốc thời gian của WHO, Trung Quốc lần đầu tiên thông báo cho tổ chức y tế toàn cầu này về một căn bệnh giống viêm phổi không rõ nguyên nhân vào ngày 31/12/2019, đồng thời cung cấp các dữ liệu cập nhật bổ sung về sự bùng phát dịch bí ẩn trong suốt tháng 1/2020.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dường như đã xác nhận nội dung báo cáo này trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News hôm Chủ nhật (3/5), khi trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình Martha Raddatz.
Raddatz đã ám chỉ đến các “quan chức tình báo” nhưng không chỉ đích danh … từng tuyên bố rằng chính quyền Trung Quốc đã cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 trước mắt cộng đồng quốc tế vào đầu tháng 1, cùng lúc tiến hành thu gom ồ ạt vật tư y tế toàn cầu.
“Tôi cho rằng họ đã cố tình làm vậy để giữ càng nhiều mặt nạ cho mình càng tốt”, bà nói.
“Martha, điều bà nói rất đúng đắn”, ông Pompeo trả lời. “Chúng tôi có thể xác nhận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng thế giới không cập nhật được thông tin kịp thời về những gì đang diễn ra. Có rất nhiều bằng chứng cho điều đó. Chúng ta đã có thể thấy một số bằng chứng công khai như vậy, đúng không? Chúng ta đã nhìn thấy những tuyên bố kiểu này. Chúng ta đã nhìn thấy thực tế là họ đã đuổi các nhà báo ra ngoài. Chúng tôi đã thấy thực tế là những người đang cố gắng cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bênh – các chuyên gia y tế bên trong Trung Quốc – đã bị bịt miệng. Tất cả những hành vi mà các chính quyền độc tài vẫn thường làm”.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ hôm thứ Sáu (1/5) cho biết, giới tình báo đang điều tra khả năng virus bằng cách nào đó đã trốn thoát từ một cơ sở nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi lần đầu tiên căn bệnh này được xác định.
Ông Pompeo nói rằng có “một lượng lớn bằng chứng đáng kể cho thấy điều này bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”, mặc dù ông có vẻ hơi do dự về việc liệu ông tin rằng virus này có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên.
Trong tuyên bố hôm thứ Sáu, các quan chức tình báo đã loại trừ khả năng virus này được thiết kế dưới dạng một vũ khí sinh học.
Theo Betsy Swan, Politico
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-an-ninh-noi-dia-my-trung-quoc-giau-dich-de-co-thoi-gian-thu-gom-vat-tu-y-te-toan-cau.html

Ngoại trưởng Mỹ:

‘Trung Quốc có lịch sử lây bệnh cho thế giới’

Minh Hòa
Nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump, ông Mike Pompeo hôm Chủ nhật (3/5) bình luận rằng việc Bắc Kinh che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là “thủ đoạn bóp méo thông tin kinh điển của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Theo hãng tin AFP, ông Pompeo nói rằng có “nhiều bằng chứng” cho thấy virus corona gây ra bệnh COVID-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Tuyên bố này của Ngoại trưởng Mỹ lặp lại cáo buộc của Tổng thống Trump trước đó và làm sâu sắc thêm mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. AFP cho rằng ông Pompeo thậm chí còn “tiến xa hơn” ông Trump khi nói rằng có “nhiều bằng chứng” cho thấy virus corona xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Dù đưa ra tuyên bố này, ông Pompeo cũng không chất vấn một thông tin tình báo trước đó của Mỹ cho rằng virus corona dường như không phải do con người tạo ra hay biến đổi gen.
Thay vào đó, ông Pompeo nhấn mạnh vào tình trạng che giấu dịch bệnh của Bắc Kinh và lịch sử phát tán bệnh ra thế giới của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng hiện giờ cả thế giới đều thấy và nhớ rằng Trung Quốc có lịch sử lây bệnh cho thế giới và vận hành các phòng thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn”, ông Pompeo phát biểu trong chương trình “This Week” của ABC.
Vị ngoại trưởng nói rằng việc Bắc Kinh tìm cách bưng bít và coi nhẹ virus corona là “thủ đoạn bóp méo thông tin kinh điển của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều đó đã tạo ra rủi ro khủng khiếp”.
Ông Pompeo cho biết: “Tổng thống Trump rất rõ ràng: Chúng tôi sẽ buộc những kẻ gây ra phải chịu trách nhiệm”.
Năm 2003, dịch bệnh SARS xuất phát từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã khiến hơn 8.000 người bị nhiễm và ít nhất 774 người tử vong trên toàn thế giới, theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-trung-quoc-co-lich-su-lay-benh-cho-the-gioi.html

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tố cáo Trung Quốc,

Nga lợi dụng sự khẩn cấp của đại dịch để trục lợi

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 4/5 nói rằng Nga và Trung Quốc đang tận dụng tình trạng khẩn cấp của đại dịch virus corona để thúc đẩy lợi ích của họ ở châu Âu, và mô tả các nỗ lực của Trung Quốc nhằm quảng bá thiết bị mạng điện thoại di động Huawei là thâm hiểm.
“(Mỹ) biết rằng một số (quốc gia) sẽ tìm cách sử dụng đại dịch như một cơ hội để đầu tư vào ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng trọng yếu, với ảnh hưởng lâu dài về an ninh,” ông Esper nói với tờ La Stampa, khi được hỏi liệu Trung Quốc và Nga có đang tìm cách gây ảnh hưởng ở Ý bằng cách gửi viện trợ đến đó hay không.
“Các đối thủ tiềm năng gần như chắc chắn sẽ tìm cách trục lợi để thúc đẩy lợi ích của họ và tạo ra sự chia rẽ trong NATO và châu Âu,” ông Esper nói. “Huawei và 5G là một ví dụ quan trọng cho hành động thâm hiểm này của Trung Quốc.”
Các bình luận của ông Esper được đưa ra vào thời điểm một số quan chức Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bùng phát của đại dịch virus corona. Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 3/5 cho biết Washington có bằng chứng cho thấy dịch bệnh phát sinh từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh cực lực phủ nhận.
Cả Trung Quốc và Nga đều đề nghị hỗ trợ Ý, khi gửi các bác sĩ, thiết bị y tế và khẩu trang đến quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát dịch.
Mỹ từ lâu đã khuyên các nước tẩy chay Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, trong việc thiết lập mạng điện thoại di động 5G mới và cũng khuyên xem xét kỹ lưỡng thiết bị từ một công ty khác của Trung Quốc, có tên ZTE.
Washington nói rằng thiết bị này có thể được Trung Quốc sử dụng để do thám truyền thông. Huawei và ZTE đều phủ nhận thiết bị của họ gây ra mối đe dọa an ninh.
“Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc có thể khiến các hệ thống quan trọng dễ bị gián đoạn, thao túng và gián điệp. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho khả năng giao tiếp và chia sẻ thông tin tình báo của chúng ta,” ông Esper nói.
Sự hỗ trợ của Nga, bao gồm các nhân viên y tế quân đội, đã thu hút sự chú ý đến việc Ý nhận được sự hỗ trợ hạn chế từ Liên minh châu Âu, trong khi các nhà ngoại giao và quan chức của EU và NATO xem động thái của Nga mang tính địa chính trị.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-my-to-cao-trung-quoc-nga-loi-dung-su-khan-truong-cua-dai-dich-de-truc-loi/5404477.html

Tỷ phú Quách Văn Quý: Rò rỉ tài liệu mật

 về Viện Virus học Vũ Hán,

hai nguyên thủ quốc gia châu Âu đều bất ngờ

Bình luậnMinh Thanh
Mới đây Phó Giám đốc Viện Virus học Vũ Hán, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) vừa lên tiếng phủ nhận việc mang theo các tài liệu bí mật cùng cả gia đình chạy trốn. Ngày 2/5, tỷ phú người Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ, ông Quách Văn Quý đã tiết lộ thông tin rằng người bỏ trốn khỏi Viện Virus học Vũ Hán, thực ra là một nhân vật cao cấp hơn, hiện tại, các nguyên thủ quốc gia châu Âu đã đọc những tài liệu bị rò rỉ, và tất cả đều sững sờ.
Vào ngày 2/5, trong một video phát sóng trực tiếp, ông Quách Văn Quý nói rằng người bỏ trốn sang châu ÂU và sau đó trốn sang Mỹ không phải là bà Thạch Chính Lệ. Ông nói rằng, đây là một “nhân vật cấp cao” và quan trọng hơn bà Thạch Chính Lệ, đã đến Hoa Kỳ với các tài liệu bí mật. Ông Quách cũng cho biết, người này đã có một cuộc họp video với một nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và một nguyên thủ miễn nhiệm ở châu Âu. “Hai vị nguyên thủ quốc gia sau khi xem các tài liệu đã rất choáng váng”.
Ông Quách nói rằng ông Stephen Bannon, cựu giám đốc chiến lược của Nhà Trắng và là cố vấn của Tổng thống Donald Trump, đã gặp người này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận được thông tin và biết rằng nhân vật cấp cao từ Viện Virus học Vũ Hán đã đến Hoa Kỳ với các tài liệu. Vì thế, ông Bannon mới tiếp nhận phỏng vấn của giới truyền thông và kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấp nhận điều tra nguồn gốc của virus, nhưng hiện giờ không mấy người tin.
Ông Quách Văn Quý nói rằng phòng thí nghiệm P3 Hồng Kông là phòng thí nghiệm virus Vũ Hán nổi tiếng thế giới với cơ quan lãnh đạo là WHO. Sau khi xảy ra sự việc về phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, họ đã thông báo cho phòng thí nghiệm Vũ Hán không được phép lộ thông tin ra ngoài và đe dọa các nhân viên làm thí nghiệm không được nói.
Quách Văn Quý cho biết ông nắm được thông tin tình báo nói rằng “Virus viêm phổi Vũ Hán là sự kết hợp giữa AIDS, Mers (Virus hội chứng hô hấp Trung Đông) và nhiều loại virus khác. Thế giới chỉ có thể yêu cầu ĐCSTQ giao ra tất cả sự thật, vaccine mà mọi người mong tưởng là điều không thể”.
Chính quyền Bắc Kinh che giấu thông tin về dịch viêm phổi Vũ Hán đã dẫn đến đại dịch toàn cầu, trở thành thảm họa lớn nhất thế giới kể từ Thế chiến II. Nhiều chuyên gia nước ngoài nghi ngờ rằng virus viêm phổi Vũ Hán có thể đến từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán .
Vào ngày 24/4, cựu chiến lược gia Nhà Trắng, ông Bannon tiết lộ rằng một nhà khoa học cao cấp ở Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đã trốn thoát thành công khỏi Trung Quốc, và người này sẽ phơi bày một số bí ẩn bên trong Phòng thí nghiệm Vũ Hán trước ống kính.
Gần đây có thông tin rằng sau khi dịch bệnh bùng phát, một chuyên gia nghiên cứu virus corona ở dơi 15 năm của Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, bà Thạch Chính Lệ đã cùng gia đình bỏ trốn ra nước ngoài. Nhưng vào ngày 2/5, bà Thạch đã đăng một bài lên WeChat để phủ nhận tin đồn này. Trang web chính thức của ĐCSTQ tuyên bố rằng tin nhắn trên WeChat của Thạch Chính Lệ là do chính bà đưa ra.
Bà Thạch Chính Lệ sinh năm 1964, hiện là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới của Viện Virus học Vũ Hán, đồng thời là giám đốc của Phòng thí nghiệm chính về sinh học và an toàn sinh học, động vật học của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Bà đã nghiên cứu những con dơi mang virus Corona trong thời gian dài. Năm 2017, bà phát hiện nguồn gốc virus liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là từ dơi, vì vậy bà được gọi là “người phụ nữ dơi”.
Vào ngày 25/4, tờ Le Monde đã công bố một cuộc điều tra về Phòng thí nghiệm Virus Vũ Hán của hai tác giả là Raphaelle Bacque và Brice Pedrolett. Căn cứ vào cuộc điều tra này, khi bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào tháng 12 năm ngoái, bà Thạch Chính Lệ, người phụ trách Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới của Viện Virus học Vũ Hán, đã rơi vào lo lắng và sợ hãi. Bà nói rằng bản thân nhiều đêm không chợp mắt được, nhiều lần hồi tưởng về các nghiên cứu trước đây, và không ngừng tự hỏi liệu virus có phải bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của mình hay không?
Truyền thông Anh, tờ Daily Telegraph gần đây đưa tin rằng Liên minh tình báo Five Eyes gồm Hoa Kỳ, Úc và năm quốc gia khác đang điều tra xem nguồn gốc của virus Corona chủng mới là từ Viện Virus học Vũ Hán hay chợ bán buôn hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong đó, bà Thạch
Chính Lê và ông Chu Bằng (Zhou Peng) – hai nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán, từng tham gia vào nghiên cứu về dơi do chính phủ Úc và Trung Quốc tài trợ, là các đối tượng điều tra chính.
Minh Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/the-gioi/ty-phu-quach-van-quy-ro-ri-tai-lieu-mat-ve-vien-virus-hoc-vu-han-cac-nguyen-thu-quoc-gia-chau-au-doc-xong-sung-sot-35140.html

Chính quyền Trump thúc đẩy

đưa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc

Chính quyền Trump đang “tăng tốc thúc đẩy” một sáng kiến nhằm đưa chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu ra khỏi Trung Quốc trong lúc xem xét áp dụng thuế quan mới để trừng phạt Bắc Kinh về việc xử lý đại dịch virus corona, theo thông tin từ các quan chức biết về kế hoạch này của chính phủ Mỹ.
Tổng thống Donald Trump, người gần đây đã đẩy mạnh các cuộc tấn công nhắm vào Trung Quốc trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11, từ lâu đã cam kết sẽ đưa ngành sản xuất từ nước ngoài trở về Mỹ.
Giờ đây, sự thiệt hại về kinh tế và số lượng lớn người chết vì virus corona ở Mỹ đang là nguyên nhân cho sự thúc đẩy trong toàn chính phủ nhằm đưa việc sản xuất của Hoa Kỳ và sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc, ngay cả khi phải đưa nó đến các quốc gia thân thiện hơn, theo các quan chức cấp cao hiện đang tại chức và từng làm trong chính quyền cho biết.
“Chúng tôi đã và đang tìm cách [giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng của chúng ta ở Trung Quốc] trong vài năm qua nhưng hiện tại chúng tôi đang tăng tốc thúc đẩy sáng kiến đó,” Keith Krach, thứ trưởng phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường tại Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters.
Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ cùng các cơ quan khác đang tìm cách thúc đẩy các công ty chuyển cả nguồn cung ứng và dây chuyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc. Các ưu đãi thuế và trợ cấp tái chuyển dịch sản xuất tiềm năng là một trong những biện pháp được xem xét để thúc đẩy sự thay đổi, theo các quan chức hiện tại và trước đây nói với Reuters.
“Có một sự thúc đẩy từ toàn bộ chính phủ đối với việc này,” một quan chức cho biết. Các cơ quan đang nghiên cứu xem việc sản xuất nào nên được coi là “trọng yếu” và làm thế nào để sản xuất những hàng hóa này bên ngoài Trung Quốc.
Chính sách về Trung Quốc của ông Trump được hình thành bởi những cuộc đấu tranh hậu trường giữa những cố vấn ủng hộ thương mại và những người có quan điểm diều hâu về Trung Quốc; và giờ đây những người chống Trung Quốc nói thời điểm của họ đã tới.
“Thời khắc này là một cơn bão hoàn hảo; đại dịch đã làm sáng tỏ những lo lắng mà mọi người gặp phải khi làm ăn với Trung Quốc,” một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho biết.
“Trước đây, tất cả số tiền mà mọi người nghĩ rằng họ đã kiếm được từ các thương vụ làm ăn với Trung Quốc, thì giờ đây đã bị thua lỗ nhiều lần vì thiệt hại kinh tế do virus corona gây ra,” quan chức này nói.
Ông Trump đã nhiều lần nói rằng ông có thể áp thêm mức thuế mới lên mức thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 370 tỷ USD của Trung Quốc hiện đang được áp dụng.
Các công ty Mỹ hiện đang trả thuế, đã rên rỉ vì những thuế suất đang được áp dụng, đặc biệt là khi doanh số giảm mạnh trong thời bế quan toả cảng vì virus corona.
Chính phủ Mỹ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để “thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên,” Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết hôm 29/4.
Những cuộc thảo luận này bao gồm “cách mà chúng ta tái cấu trúc … các chuỗi cung ứng để ngăn chặn điều tương tự xảy ra lần nữa,” ông Pompeo nói.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới năm 2010 và chiếm 28% sản lượng toàn cầu trong năm 2018.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-trump-thuc-day-dua-chuoi-cung-ung-toan-cau-ra-khoi-trung-quoc/5404377.html

Mỹ điều 4 máy bay ném bom hạng nặng B-1B

đến đảo Guam

Quân đội Mỹ vừa điều động 4 máy bay ném bom hạng nặng B-1B và hàng trăm quân nhân đến đảo Guam để thực hiện nhiệm vụ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cho biết các máy bay chiến đấu và nhân viên đã đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam hôm 1/5. 3 máy bay B-1B Lancer bay thẳng đến căn cứ, còn 1 chiếc chuyển hướng đến vùng biển gần Nhật Bản để huấn luyện với Hải quân Mỹ.
“Bốn máy bay ném bom và khoảng 200 phi công thuộc Phi đội ném bom 9, Phi đội ném bom 7 đã được triển khai hỗ trợ các nỗ lực huấn luyện của Không quân Thái Bình Dương của Mỹ với các đồng minh, đối tác”,  Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cho hay.
Theo  Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, các máy bay ném bom hạng nặng B-1B cũng sẽ tham gia vào “các nhiệm vụ răn đe chiến lược nhằm củng cố trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Việc điều 4 máy bay ném bom B-1B diễn ra chỉ một ngày sau khi Không quân Mỹ đưa hai máy bay ném bom B-1B Lancer đến Biển Đông. Hai máy bay ném bom B-1B Lancer thuộc Phi đội máy bay ném bom 28 tại căn cứ không quân Ellsworth ở bang South Dakota (Mỹ) đã bay 32 tiếng nhằm thực hiện chiến dịch trên biển.
Trước khi Không quân Mỹ triển khai hai máy bay ném bom B-1B Lancer đến biển Đông, hải quân Mỹ đã đưa một số tàu chiến đến tuần tra và tập trận ở vùng biển này.
Mỹ điều 4 máy bay ném bom hạng nặng B-1B đến đảo Guam – 2
2 máy bay ném bom B-1B Lancer có nhiều giờ thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông hôm 29/4. (Ảnh: Không quân Mỹ)
Hôm 29/4, tàu khu trục USS Bunker Hill trang bị tên lửa dẫn đường di chuyển gần vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) như một phần chiến dịch tuần tra tự do hàng hải.
Hôm 28/4, tàu khu trục USS Barry trang bị tên lửa dẫn đường di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
http://biendong.net/bi-n-nong/34475-my-dieu-4-may-bay-nem-bom-hang-nang-b-1b-den-dao-guam.html

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ được yêu cầu giải thích

cách xử lý các  nhà khoa học Mỹ

làm gián điệp cho Trung Quốc

Hương Thảo
Hai nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu một lời giải thích từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc tại các tổ chức nghiên cứu y tế do Mỹ tài trợ.
Theo Washington Free Beacon, trong một bức thư gửi tới Giám đốc của NIH, ông Francis Collins vào ngày 30/4, hai nghị sĩ đã yêu cầu ông Collins giải thích các thủ tục để kỷ luật các nhà nghiên cứu có thể đã nhận được tài trợ của Hoa Kỳ nhưng không tiết lộ mối quan hệ của họ với một chính phủ nước ngoài.
Theo bức thư, vào tháng 8/2018: “NIH đã mở cuộc điều tra đối với 250 nhà nghiên cứu của cơ quan này do có mối quan hệ đáng ngờ với nước ngoài”.
Cuộc điều tra của NIH đã phát hiện ra 5 trường hợp các nhà nghiên cứu gửi thông tin bí mật đến Trung Quốc từ Trung tâm Ung thư Anderson của Đại học Texas.
Bức thư cho biết, một nhà khoa học đã gửi dữ liệu nghiên cứu bí mật đến Trung Quốc để đổi lấy 75.000 USD và một năm phục vụ cho chương trình Ngàn Nhân tài của nước này. Một nhà khoa học khác từ cùng một tổ chức đã đề nghị chuyển lậu tài liệu nghiên cứu cho Bắc Kinh.
Cả hai nghị sĩ đều nói rằng cách tốt nhất để chống lại gián điệp của Bắc Kinh là loại bỏ những kẻ sai trái, và tuyên dương NIH vì các cuộc điều tra.
Trước đó, Giám đốc chương trình nghiên cứu ngoại khóa của NIH, ông Michael Lauer tiết lộ với Science Magazine rằng, Bắc Kinh đã thâm nhập vào chương trình tài trợ của NIH để có được thông tin về các khoản tài trợ của Hoa Kỳ. Dựa trên thông tin này, các tổ chức Trung Quốc đã thành lập các “phòng thí nghiệm bí mật” bắt chước các phòng thí nghiệm của Mỹ để sao chép “nghiên cứu do NIH tài trợ mà họ đánh cắp được”. Ông Lauer không cung cấp thêm chi tiết về các hoạt động này, nhưng đã đề cập đến Chương trình Ngàn Nhân tài (TTP) trong việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Bắc Kinh.
Ngoài ra, Ủy ban Thượng viện về An ninh Tổ Quốc và Chính phủ đã mở một cuộc điều tra lưỡng đảng về kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc và nhận thấy rằng từ cuối những năm 1990, “Bắc Kinh đã bắt đầu tuyển dụng các nhà khoa học và nhà nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ và khuyến khích họ chuyển giao tài sản trí tuệ được tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ sang Trung Quốc để đổi lấy lợi ích kinh tế và quân sự của Bắc Kinh… trong khi các cơ quan liên bang đã làm rất ít để ngăn chặn việc này”.
Theo một công bố, Ủy ban đã đưa ra một báo cáo về các mối đe dọa đối với các doanh nghiệp nghiên cứu Hoa Kỳ do Kế hoạch Ngàn Nhân tài đặt ra. Báo cáo nói rằng phản ứng của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và các cơ quan liên bang khác đối với mối đe dọa này là “chậm” và FBI chỉ bắt đầu có phản ứng từ giữa năm 2018.
Báo cáo cũng cung cấp những điều tra về các cá nhân không tiết lộ mối quan hệ với các tổ chức thuộc chính quyền Trung Quốc. Trong số đó có 2 nhà khoa học, một người làm việc cho một trường y ở Hoa Kỳ, người thứ hai cho một tổ chức nghiên cứu y khoa của Hoa Kỳ, cả 2 đều nhận được tài trợ của NIH. Nhưng họ không tiết lộ rằng họ cũng là giáo sư tại các trường đại học Trung Quốc và cả hai đều nhận được tài trợ từ Quỹ khoa học quốc gia của nước này.
Theo bức thư của hai nghị sĩ gửi NIH, báo cáo gồm 7 trường hợp như vậy và “tất cả đều liên quan đến một nhà nghiên cứu không tiết lộ mối quan hệ tài chính hoặc hợp đồng với chính phủ Trung Quốc. Nhưng không có trường hợp điều tra nào dẫn đến các hành động kỷ luật ngay lập tức của NIH”.
Theo bức thư, NIH đã xác định hơn 130 cá nhân bị nghi ngờ không tiết lộ rằng họ đã nhận “tài trợ nước ngoài” và xác định rằng hành động xử phạt hành chính là cần thiết cho 66 người trong số họ.
“Nhưng trong hầu hết các trường hợp, NIH không có hành động nào”, bức thư cho biết.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/vien-y-te-quoc-gia-hoa-ky-duoc-yeu-cau-giai-thich-cach-xu-ly-cac-nha-khoa-hoc-my-lam-gian-diep-cho-trung-quoc.html

TT Trump:

100.000 người Mỹ có thể chết vì virus corona

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/5 cho biết ông tin rằng có thể có tới 100.000 người Mỹ sẽ tử vong trong đại dịch virus corona, sau khi số người chết vượt qua ước tính trước đó của ông, nhưng ông tin chắc rằng một loại vắc-xin sẽ được phát triển vào cuối năm nay.
Trong buổi nói chuyện kéo dài 2 giờ và được kênh FOX News phát sóng, ông Trump nói về dự báo sự phục hồi nhanh chóng cho nền kinh tế Mỹ trong khi đổ lỗi cho Trung Quốc, nơi được cho là khởi nguồn của virus, vì làm lây lan đại dịch.
COVID-19, do virus corona chủng mới gây ra, đã làm hơn 1,1 triệu người bị nhiễm bệnh và giết chết hơn 67.000 người ở Mỹ, làm đóng cửa nhiều lĩnh vực của xã hội, bao gồm hầu hết các trường học và nhiều doanh nghiệp.
“Chúng ta sẽ mất đi khoảng 75.000, 80.000 cho đến 100.000 người. Đó là một điều kinh khủng,” ông Trump nói. Trước đó hôm 1/5, vị tổng thống đương nhiệm nói rằng ông hy vọng số người Mỹ chết sẽ ít hơn 100.000 và trước đó trong tuần ông đề cập đến khoảng 60.000 đến 70.000 người có thể sẽ tử vong.
Khoảng một nửa số các bang hiện đã dỡ bỏ một phần các hạn chế đóng cửa vì số ca mắc mới của COVID-19 đã bắt đầu giảm hoặc chững lại trong lúc người dân cũng muốn được giảm bớt những hạn chế đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
Trong một đánh giá mâu thuẫn với một số chuyên gia y tế công cộng, ông Trump nói ông tin rằng một loại vắc-xin chống COVID-19 sẽ có vào cuối năm nay.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một loại vắc-xin vào cuối năm nay. Các bác sĩ sẽ cho biết, chứ không phải các bạn là người sẽ nói,” ông nói. “Tôi sẽ nói những gì tôi nghĩ … Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm có vắc-xin.”
Nhiều chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của quốc gia, đã thận trọng cho rằng một loại vắc-xin có thể có trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi nữa.
Ông Trump, người đã bị chỉ trích vì không hành động sớm hơn hồi đầu năm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tìm cách làm giảm bớt sự chỉ trích bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc.
Ông Trump nói Trung Quốc đã phạm phải một “sai lầm khủng khiếp” nhưng không nói chính xác đó là sai lầm gì hay cung cấp bằng chứng cụ thể cho khẳng định của ông.
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo cho biết có “một số lượng bằng chứng đáng kể” cho thấy COVID-19 lọt ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, nhưng không bác bỏ kết luận của cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho rằng rirus này không phải là do con người tạo ra.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-100000-nguoi-my-co-the-chet-vi-virus-corona/5404192.html

Phó Tổng thống Mỹ:

‘Đáng lẽ tôi nên đeo khẩu trang tới Trung tâm Y tế Mayo’

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 3/5 nói rằng ông đã sai lầm khi không đeo khẩu trang khi tới thăm các bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Mayo tháng trước.
Quyết định không đeo khẩu trang của ông Pence đã bị chỉ trích là làm suy yếu nỗ lực giảm bớt sự lây lan của virus Corona mà nay đã khiến hơn 67 nghìn người tử vong ở Mỹ.
Ông Pence là người lãnh đạo nỗ lực chống COVID-19 của chính quyền Trump.
Xuất hiện cùng với Tổng thống Trump trên kênh truyền hình Fox News, ông Pence nói rằng dù ông không nghĩ mình gây ra bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào cho người khác, ông đáng lẽ vẫn nên đeo khẩu trang như theo yêu cầu của cơ sở chăm sóc y tế tại Minnesota đối với các bệnh nhân và người tới thăm.
“Tôi không nghĩ nó cần thiết, nhưng tôi đáng lẽ nên đeo khẩu trang khi tới Trung tâm Y tế Mayo”, ông Pence nói.
XEM THÊM:
Ngoại trưởng Mỹ: Có bằng chứng Corona xuất phát từ phòng thí nghiệm TQ
Ông Pence là người duy nhất không đeo khẩu trang khi đứng giữa các bệnh nhân và các nhân viên y tế cũng như những người khác trong chuyến thăm.
Ông từng bảo vệ quyết định này, dẫn lại hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ rằng khẩu trang chỉ dùng để ngăn người đeo không gây lây nhiễm, chứ không bảo vệ người đeo khỏi bị nhiễm virus Corona.
Ông Pence nói rằng ông và Tổng thống Trump được xét nghiệm COVID-19 thường xuyên và ông tin rằng mình gây ra bất kỳ nguy cơ nào.
Hôm 3/5, ông Pence nói thêm rằng ngoài mục đích về sức khỏe, việc đeo khẩu trang còn có ý nghĩa tượng trưng.
“Nó thực sự là một tuyên ngôn về người Mỹ, cách họ sẵn lòng tiến lên phía trước, thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang trong các trường hợp không thể làm vậy”, ông Pence nói.
https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%B3-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A1ng-l%E1%BA%BD-t%C3%B4i-n%C3%AAn-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang-t%E1%BB%9Bi-trung-t%C3%A2m-y-t%E1%BA%BF-mayo/5404020.html

Giám đốc điều hành Gilead cho biết

thuốc Remdesivir có thể được đưa đến bệnh nhân

mắc bệnh COVID-19 trong vài ngày

Sau khi được Cơ Quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA phê chuẫn remdesivir được xử dụng trong trường hợp khẩn cấp để điều trị coronavirus, giám đốc điều hành Gilead Science, Daniel O’Day, trong buổi nói chuyện trên Face The Nation hôm Chủ nhật cho biết ông hy vọng thuốc sẽ được chuyển cho bệnh nhân COVID-19 trong những ngày tới.
Một nghiên cứu gần đây đã hoàn thành do Viện Y tế Quốc gia (NIH) dẫn đầu cho thấy thuốc remdesivir rút ngắn thời gian phục hồi cho một số bệnh nhân coronavirus trong bốn ngày. Thuốc được đưa vào bệnh nhân bằng đường tiêm nước biển, và liệu trình điều trị năm ngày hoặc liệu trình điều trị 10 ngày tùy thuộc vào bệnh nhân.
Ông O’Day cho biết các nhà khoa học Gilead đang làm việc để xác định liệu có những cách khác mà thuốc có thể được phân phối hay không. Gilead đã tặng toàn bộ nguồn cung cấp remdesivir, vào khoảng 1.5 triệu lọ thuốc, hoặc 100,000 đến 200,000 liệu trình điều trị tùy thuộc vào thời gian điều trị.
Thuốc Remdesivir không chỉ có sẵn cho bệnh nhân COVID-19 ở Hoa Kỳ, thuốc cũng sẽ được xuất cảng qua các quốc gia khác sau khi các quốc gia đó đưa ra quyết định theo quy định. Ông O’Day nói rằng
Gilead hy vọng sẽ có thêm nguồn cung remdesivir trong nửa cuối năm 2020 “để phục vụ bệnh nhân” (BBT)
https://www.sbtn.tv/giam-doc-dieu-hanh-gilead-cho-biet-thuoc-remdesivir-co-the-duoc-dua-den-benh-nhan-mac-benh-covid-19-trong-vai-ngay/

FDA chấp thuận xét nghiệm kháng thể COVID-19

 của hãng thuốc Roche

cho trường hợp sử dụng khẩn cấp

Hôm Chủ nhật (03/05/2020), hãng thuốc Roche Holding AG thông báo đã được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua xét nghiệm kháng thể để xác định xem một người đã từng bị nhiễm coronavirus hay chưa.
Các chính phủ, công ty và cá nhân đang tìm kiếm loại thiết bị xét nghiệm máu như vậy, để giúp họ tìm hiểu thêm về những người có thể đã mắc bệnh, những người có thể có một số khả năng miễn dịch để lên chiến lược chấm dứt lệnh phong tỏa khiến kinh tế toàn cầu gián đoạn.
Trước đó, Roche đã cam kết sẽ cung cấp bộ xét nghiệm kháng thể vào đầu tháng 05/2020, và đến tháng 06/2020 sẽ gia tăng sản lượng tới hàng chục triệu bộ xét nghiệm mỗi tháng. Công ty cho hay bộ xét nghiệm kháng thể của họ, có tên Elecsys Anti-SARS-CoV-2, có độ chính xác khoảng 99.8% và độ nhạy 100%. Những tỉ lệ này sẽ giúp xác định xem một bệnh nhân đã bị phơi nhiễm với COVID-19 hay chưa và liệu bệnh nhân có tạo ra kháng thể chống lại nó hay không.
Các quốc gia có nhiều kế hoạch sử dụng các bộ xét nghiệm như vậy để hiểu rõ hơn về COVID-19, đồng thời xác định những người đã bị nhiễm bệnh nhưng chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sai lệch có thể dẫn đến kết luận sai lầm rằng người được xét nghiệm có khả năng miễn dịch.
Roche cho biết xét nghiệm kháng thể của họ yêu cầu phải lấy máu tĩnh mạch để xác định sự hiện diện của các kháng thể bao gồm immunoglobulin G (IgG), loại kháng thể tồn tại trong cơ thể người lâu hơn để cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể. (BBT)
https://www.sbtn.tv/fda-chap-thuan-xet-nghiem-khang-the-covid-19-cua-hang-thuoc-roche-cho-truong-hop-su-dung-khan-cap/

Tòa án Hoa Kỳ bác bỏ vụ kiện của y tá New York

 đối với bệnh viện Montefiore

Tin từ Manhattan – Vào hôm thứ Sáu (1 tháng 5), một thẩm phán liên bang tại Manhattan đã bác bỏ vụ kiện của hiệp hội y tá chống lại một bệnh viện ở thành phố New York. Nhóm y tá cáo buộc bệnh viện này không cung cấp thiết bị an toàn và áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Hiệp hội Y tá tiểu bang New York (NYSNA) đã kiện Trung tâm y tế Montefiore ở Bronx, với lý do rằng bệnh viện Montefiore phớt lờ các yêu cầu từ nhân viên y tế, rằng họ cần cung cấp khẩu trang phòng độc N95 vào mỗi ngày. Vào hôm thứ Sáu, thẩm phán Jesse Furman đã trao cho bệnh viện Montefiore cơ hội để bác bỏ vụ kiện, lập luận rằng ông thiếu thẩm quyền để giải quyết các mối lo ngại của các y tá. Tuy nhiên ông cũng kêu gọi cả hai bên nên tiếp tục nỗ lực để đạt được một giải pháp hòa giải cho các tranh chấp của họ.
Thẩm phán Furman cho rằng cả hai bên nên chia sẻ mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa các biện pháp bảo vệ cho nhân viên y tế trên tiền tuyến chiến đấu chống đại dịch mà không làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân.
Theo luật sư Susan Davis, người đại diện cho Hiệp hội Y tá tiểu bang New York, kể từ khi vụ kiện được đệ trình, phía Montefiore đã thực hiện một số thay đổi quan trọng, kể cả việc cung cấp cho các y tá một khẩu trang N95 vào mỗi ngày, đồng thời khôi phục lại những ngày nghỉ bệnh và mở rộng việc xét nghiệm. Ngoài bệnh viện Montefiore, Hiệp hội y tá New York cũng kiện Sở Y tế New York và Trung tâm Y tế Westchester. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toa-an-hoa-ky-bac-bo-vu-kien-cua-y-ta-new-york-doi-voi-benh-vien-montefiore/

Nhân viên cấp cứu và cảnh sát California

điều động lực lượng đến các bãi biển

để giữ trật tự trong đại dịch corona

Một tuần sau khi người dân California tụ tập tại các bãi biển bất chấp lệnh cách ly xã hội, Thống Đốc California, Gavin Newsom đã ban hành lệnh yêu cầu đóng cửa các bãi biển tại Quận Cam.
Tại Huntington Beach, cảnh sát cho biết họ đã bắt đầu khuyến cáo người dân rời khỏi bãi biển, và sẽ “tiến hành bắt giữ nếu người dân không tuân thủ.” Tại thành phố Newport Beach lân cận, các viên chức đã chặn lối vào cũng như nhắc nhở những người lướt sóng về việc đóng cửa. Các viên chức thành phố này cho biết mọi người đã nhanh chóng tuân thủ yêu cầu của lực lượng cảnh sát.
Trong khi đó, các thành phố bãi biển của Quận Cam lập luận rằng hầu hết những người đến các bãi biển vào tuần trước đều thực hiện các biên pháp giữ an toàn trước coronavirus, và cho rằng việc thống đốc Newsom chỉ đóng cửa các bãi biển ở Quận Cam là bất công.
Trước đó vào hôm thứ sáu (1 tháng 5), một thẩm phán của Quận Cam đã từ chối yêu cầu của Huntington Beach và những thành phố khác để ngăn chặn lệnh của thống đốc Newsom. Thẩm phán Nathan Scott cho biết ông đã cân nhắc tác hại của việc đóng cửa gây ra cho thành phố và những người khác, nhưng mối đe dọa của đại dịch cho sự an toàn công cộng nên được ưu tiên.
Thẩm phán cho biết ông sẽ xem xét vấn đề một lần nữa vào ngày 11 tháng 5 sau khi thành phố, tiểu bang và các viên chức cung cấp thêm thông tin cho tòa án. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhan-vien-cap-cuu-va-canh-sat-california-dieu-dong-luc-luong-den-cac-bai-bien-de-giu-trat-tu-trong-dai-dich-corona/

Texas mở cửa trở lại;

chủ cửa hàng và nhà hàng ở Houston vui mừng

Vào hôm thứ sáu (1 tháng 5), Thống Đốc Greg Abbott đã ban hành lệnh nhằm nới lỏng các hạn chế đối với thương mại trên toàn tiểu bang Texas bất chấp mối đe dọa từ coronavirus vẫn còn tiếp diễn. Trước tình hình các cuộc tranh luận vẫn còn diễn ra về việc liệu thống đốc Abbott có quyết định mở cửa nền kinh tế tiểu bang quá sớm hay không, nhưng những chủ cửa hàng và nhà hàng tại Houston lại rất vui mừng vì điều này. Tuy nhiên, họ cũng rất thận trong.
Cô Michele Granit, chủ nhân của Village Frame Gallery ở West University, cho biết cô phải đặt nước rửa tay khắp cửa hàng, cũng như khẩu trang y tế dùng một lần dành cho những khách hàng không mang theo khẩu trang của riêng họ. Tuy nhiên, các huyên gia y tế công cộng lại chỉ trích về quyết định của thống đốc Abbott trước tình hình đối phó với đại dịch của tiểu bang.
Texas vẫn chưa có đủ khả năng xét nghiệm trên bình quân đầu người, và tỷ lệ nhiễm COVID-19 mới, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tỷ lệ tử vong do bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm trong hai tuần qua. Trên thực tế, chỉ một ngày trước khi lệnh mới của thống đốc có hiệu lực, Texas đã có đến 50 trường hợp tử vong vì COVID-19. Do đó, các nhà lãnh đạo địa phương ở Quận Harris, cũng như các trung tâm đô thị lớn khác của tiểu bang, đang thúc giục người dân tiếp tục nâng cao cảnh giác khi ra ngoài.
Cụ thể, các viên chức khuyến cáo người dân hãy hạn chế các hoạt động ngoài trời cũng như luôn phải đeo khẩu trang hoặc che mặt. So với các cửa hàng, những nhà hàng phải đối mặt với nhiều thử thách hơn vì họ chỉ có thể nhận 25% lượng khách hàng tối đa (BBT)
https://www.sbtn.tv/texas-mo-cua-tro-lai-chu-cua-hang-va-nha-hang-o-houston-vui-mung/

Các nhóm nhân quyền kêu gọi điều tra cuộc bạo loạn

 ở nhà tù Venezuela khiến 46 người chết

Tin từ Caracas – Hôm thứ Bảy (02/05/2020), các nhóm nhân quyền đã kêu gọi mở cuộc điều tra vụ bạo loạn trong nhà tù ở phía tây Venezuela khiến 46 người chết và 75 người bị thương, đồng thời đặt câu hỏi về lời giải thích của chính quyền rằng sự việc lần này là một cuộc đào tẩu thất bại.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNOHCR) nói trên Twitter rằng họ rất quan tâm về sự việc diễn ra hôm thứ Sáu (01/05/2020) tại nhà tù Los Llanos ở tiểu bang Portuguesa. Các nhà tù của các nước Nam Mỹ nổi tiếng bạo lực và điều kiện sống tồi tệ.
Iris Varela, bộ trưởng nhà tù của Venezuela cho hay sự việc khiến 17 tù nhân tử vong và khiến quản đốc nhà tù bị thương, người đã cố gắng thương lượng với các tù nhân đang cố gắng trốn thoát. Beatriz Giron, chủ tịch của hội Giám sát Nhà tù Venezuela, cho rằng lời giải thích về một nỗ lực trốn thoát thất bại là điều bất hợp lý.
Bà nói thêm rằng cho đến nay đã có 46 thi thể được xác định, thống kê giống với UNOHCR thông báo. Cả bà Giron và A Window Toward Freedom, một nhóm nhân quyền khác, cho biết cuộc bạo loạn xảy ra ngay sau khi các viên chức nhà tù cấm các thành viên gia đình của tù nhân mang thức ăn cho họ để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus trong các nhà tù.
Những hạn chế như vậy đã gây bạo loạn trong các nhà tù ở một số quốc gia, trong đó có cả Ý. Ở Argentina hồi tháng trước, các tù nhân đã gây náo loạn yêu cầu phóng thích một số tù nhân do lo lắng về khả năng bị lây nhiễm coronavirus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-nhom-nhan-quyen-keu-goi-dieu-tra-cuoc-bao-loan-o-nha-tu-venezuela-khien-46-nguoi-chet/

Chính quyền Maduro

cáo buộc Colombia xâm lược Venezuela

Minh Hòa | ĐKN 12 giờ trước 338 lượt xem
Chính quyền Nicolas Maduro cáo buộc Colombia đã tiến hành một cuộc xâm lược trên biển mang tính chất khủng bố đối với Venezuela.
Theo Fox News, Phó Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela, ông Diosdado Cabello nói với các phóng viên địa phương rằng lực lượng của ông đã giết chết 8 người cố gắng xâm nhập vào thành phố cảng La Guaira, và bắt giữ thêm 2 người khác, trong đó có 1 người là nhân viên lực lượng phòng chống ma túy của Mỹ (DEA). Fox News cho biết hãng tin này chưa xác minh được tính chính xác của tuyên bố từ Venezuela.
Bộ trưởng Nội vụ Venezuela Nestor Reverol mô tả trên Twitter rằng những kẻ tấn công là “những kẻ khủng bố đánh thuê” cố gắng gây bất ổn cho thể chế Venezuela và tạo ra “sự hỗn loạn”.
Theo BBC, chính quyền Maduro thường cáo buộc rằng có những kẻ thù cố gắng lật đổ ông với sự hậu thuẫn của Mỹ. Cả Colombia và Hoa Kỳ trước đây đều bác bỏ những cáo buộc của chính quyền Maduro về việc ủng hộ các âm mưu quân sự chống lại chính phủ Venezuela.
BBC cho biết Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido, người được hơn 50 quốc gia công nhận là Tổng thống hợp pháp của Venezuela, cáo buộc chính quyền Maduro đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người khỏi những vụ bạo lực bùng phát gần đây. Một số vụ việc mà BBC đề cập là cuộc bạo loạn chết người xảy ra vào thứ Sáu (1/5), và một trận chiến giữa các băng đảng ở thủ đô Caracas vào tối thứ Bảy.
Ông Maduro nắm quyền Tổng thống từ năm 2013 và đối mặt với làn sóng biểu tình quy mô lớn sau nhiệm kỳ đầu tiên đưa đất nước chìm trong khủng hoảng, siêu lạm phát và thiếu thốn lương thực.
Quốc hội Venezuela do ông Guaido đứng đầu đã phế bỏ tính hợp pháp của ông Maduro trong nhiệm kỳ thứ hai (2019-2025), tuy nhiên ông này vẫn tiếp tục giữ ghế bất chấp chấp các cuộc biểu tình.
Từng là quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ, Venezuela đã trở nên nghèo đói nhanh chóng dưới những chính sách cánh tả của ông Maduro trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2013.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-maduro-cao-buoc-colombia-xam-luoc-venezuela.html

Virus corona:

Các nước trở lại cuộc sống bình thường thế nào?

Khắp nơi trên thế giới, một số quốc gia đang bắt đầu triển khai các cuộc thực nghiệm khổng lồ để chấm dứt phong tỏa – trong khi nhiều nước khác quan sát một cách đầy lo âu và tự hỏi đâu là cách tốt nhất để trở lại cuộc sống bình thường.
Không có một sự thống nhất toàn cầu về việc đâu là phương cách tốt nhất – nhưng chúng ta có thể quan sát các xu hướng chính đang diễn ra.
Làm sao để đánh giá hiệu quả?
Xu hướng lớn trên toàn cầu là nới lỏng dần lệnh phong tỏa. Nhiều người sẽ quan sát kỹ những gì diễn ra ở Ý, nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Chính quyền Rome đang thực hiện phương pháp tiếp cận từng bước trong quyết định mở cửa trở lại mọi thứ, từ cửa hiệu cho đến viện bảo tàng.
Tất cả người Ý – đặc biệt là người sống trong các khu vực bị lây nhiễm cao nhất – hiểu rõ họ sẽ không thể trở lại cuộc sống bình thường trước tháng Chín được.
Tiến sĩ Michael Tildesley, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Warwick, nói rằng thế giới không thể biết trước được sự lây nhiễm virus corona sẽ như thế nào một khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.
“Thật khó để đánh giá được hiệu quả của tất cả các biện pháp phong tỏa để từ đó chỉ ra một phương pháp có hiệu quả như thế nào,” ông nói với BBC Radio Four.
“Có thể cách duy nhất để chúng ta làm được điều đó – và có thể hiểu thực sự – là lúc ta bắt đầu nới lỏng phong tỏa. Chúng ta có thể dỡ bỏ một số biện pháp và theo dõi xem nó có ảnh hưởng gì tới đại dịch.”
Công nghệ theo dõi, truy vết và xét nghiệm
Bước thứ hai quan trọng hơn là việc phát triển ứng dụng điện thoại để theo dõi tình trạng lây nhiễm. Ngày càng có thêm nhiều quốc gia – ít nhất là những nước có điều kiện để triển khai – phát triển ứng dụng cho cư dân.
Một số nước – như Úc đã bắt đầu dùng ứng dụng này, Ý, Pháp và Anh Quốc đang đề xuất giải pháp – áp dụng các công nghệ có thể phát hiện được một số điện thoại từng xuất hiện ở cự ly gần với những số điện thoại khác theo hình thức thu thập dữ liệu nặc danh. Nếu một người phát triển triệu chứng, tất cả các số điện thoại được lưu dấu trong danh sách tiếp xúc gần sẽ nhận được tin cảnh báo.
Tại Israel, chính phủ đã chỉ đạo một trong các cơ quan mật vụ thực hiện việc truy dấu các số điện thoại để từ đó phát hiện nguy cơ lây nhiễm.
Hàn Quốc ngay từ đầu đã sử dụng điện thoại để liên lạc với tất cả những người ở gần người bị dương tính. Chính phủ tập trung chủ yếu vào chiến lược xét nghiệm và cảnh báo rộng khắp để tránh việc phải phong tỏa hoàn toàn.
Theo dõi thân nhiệt
Camera theo dõi thân nhiệt có thể đóng vai trò then chốt, đặc biệt là ở các đầu mối vận tải hành khách. Trong trận dịch SARS năm 2003, bất cứ ai đi qua sân bay Hong Kong đều phải xếp hàng để nhân viên dùng thiết bị đo thân nhiệt chiếu vào trán xem có dấu hiệu nóng sốt hay không.
Một camera cảm ứng nhiệt thông minh và hiện đại hơn hiện đang được thử nghiệm tại sân bay Bournemouth của Anh quốc để xem nó có thể giúp phát hiện nhanh những người mang virus corona hay không.
Không gian an toàn cá nhân
Một vài quốc gia đang sử dụng vòng đeo tay để kiểm soát việc thực thi lệnh phong tỏa – nhưng thành phố cảng Antwerp của Bỉ đang thử nghiệm xem liệu công nghệ này có giúp con người đi lại và làm việc hay không.
Công nhân ở đây đeo vòng tay để giúp giảm nguy cơ tai nạn. Vòng tay sẽ rung khi có xe cộ tới gần và nổi chuông báo động khi người đeo ngã xuống nước. Romware, công ty phát triển hệ thống an toàn trên, đã cải tiến để vòng đeo tay có hình dạng như đồng hồ thể thao có thể báo động các công nhân mỗi khi họ ở vào cự ly quá gần với người khác, một hình thức nhằm duy trì giãn cách xã hội.
‘Bong bóng xã hội”
New Zealand được biết đến lên như là một trong những quốc gia thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt nhất và thành công nhất thế giới với một chương trình quốc gia mang tên “bong bóng xã hội”.
Mỗi nhà sẽ là một quả bong bóng. Các công dân có thể mở rộng bong bóng của mình bằng cách mời tới thêm hai người cụ thể tham gia, lý tưởng nhất là những người ở gần. Có nghĩa là, hai bong bóng sẽ nhập lại thành một. Các tiếp xúc xã hội gia tăng dưới hình thức được kiểm soát: ông bà có thể gặp gỡ cháu con, người độc thân có thể gặp nhau thay vì ở nhà một mình.
Nếu ai đó cần uống cà phê, người New Zealand sẽ có ngay cách phục vụ không tiếp xúc:
Máy bán hàng và virus
Khi phong tỏa được nới lỏng, một trong những tình trạng đáng ngại nhất là việc xếp hàng rồng rắn trước các hiệu thuốc để mua khẩu trang, làm tăng nguy cơ lây nhiễm giữa những người đang xếp hàng. Đức, Đài Loan và Ba Lan nằm trong số các quốc gia sử dụng máy bán khẩu trang tự động để nhằm giảm áp lực.
Cà phê ngoài trời
Tại Lithuania, quán cà phê và quán bar đã mở cửa trở lại với điều kiện phải đảm bảo giãn cách xã hội và khách hàng ngồi ngoài trời.
Điều này gây ra vấn đề lớn tại thủ đô Vilnius, nơi các đường phố cổ nhỏ hẹp không đảm bảo được giãn cách xã hội.
Do đó thị trưởng thành phố đã bàn giao 18 không gian ở các khu phố cổ cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất. Thế là một phần lớn thành phố hình thành không gian cà phê, ăn uống ngoài trời.
Người ta còn kêu gọi khách hàng giúp đỡ các địa điểm kinh doanh có đủ bàn ghế để vừa đảm bảo giãn cách xã hội vừa đảm bảo mọi người có thể giao tiếp.
“Mua, mượn, nhờ các khách hàng lâu năm giúp,” văn phòng thị trưởng ra hướng dẫn. “Chính quyền chỉ yêu cầu một việc duy nhất – duy trì không gian đẹp đẽ, không sử dụng đồ nhựa rẻ tiền.”
Học lệch giờ
Nhiều giáo viên nói rằng giãn cách xã hội trong trường là điều không thể thực hiện. Nhưng Na Uy đang thử nghiệm một cách. Học sinh hiện đang đến trường theo các giờ khác nhau để tránh tập trung đông người ở cổng. Phụ huynh cũng không được vào trường hoặc đi loanh quanh tán gẫu với bạn bè.
Giáo viên sẽ đón học sinh và chia thành nhóm nhỏ. Các nhóm sẽ duy trì trong suốt thời gian học và chơi, không có sự hoán đổi.
“Tô màu” dân cư
Iran đang áp dụng một phương pháp linh hoạt nhằm đảo bảo người dân thoải mái hơn trong những khu vực ít bị ảnh hưởng. Các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước được đánh dấu trắng, vàng và đỏ, mỗi màu tương ứng với một mức độ lây nhiễm và số người chết mỗi nơi, qua đó cũng cho thấy mức độ nới lỏng của những nơi này.
Càng nhiều khu vực được đánh màu trắng dựa trên dữ liệu về y tế của địa phương, cư dân trong đó càng được tự do hơn.
Nước Ý không sử dụng hệ thống màu sắc như vậy, nên cư dân tại các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng ở miền bắc sẽ phải chịu lệnh phong tỏa dài hơn các khu vực khác.
Hộ chiếu miễn dịch?
Ngược lại, Trung Quốc đã chọn cách “tô màu” người dân chứ không phải các địa điểm – đây là quốc gia đầu tiên thực hiện việc cấp phép thông hành cho người dân được tự do đi lại.
Cách đây một tháng, nước này tung ra ứng dụng điện thoại ghi nhận tình trạng sức khỏe. Tại tâm dịch Vũ Hán, cư dân phải cung cấp tình trạng sức khỏe mới được sử dụng phương tiện công cộng. Nếu tình trạng màu xanh, người đó được xác định khỏe mạnh và có thể đi. Nếu là màu đó, người đó sẽ bị cách ly để kiểm tra Covid-19.
Tình hình du lịch sẽ ra sao trong khi chờ có vaccine?
Hậu Covid-19: Việt Nam có thể làm thế giới ‘kinh ngạc’?
Hành khách bị yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay
Bên cạnh tranh cãi về vấn đề bảo vệ bí mật cá nhân vốn là chuyện nghiêm trọng ở châu Âu, những người chỉ trích phương pháp này nói rằng không có gì đảm bảo ứng dụng nhận biết tình trạng sức khỏe cho kết quả đúng tại thời điểm được kiểm tra.
Những quan ngại trên đã được WHO tiếp nhận và đề nghị các chính phủ không phát hành “hộ chiếu miễn dịch”.
Tuy nhiên, Chile cho biết nước này sẽ ban hành một chứng chỉ. Theo giới chức chính phủ, chứng chỉ sẽ cho biết một người có từng bị bệnh hay không sau thời gian cách ly.
Bức tranh toàn cảnh
Các phương cách mới, và nhiều biện pháp khác, có thể giúp xã hội dần trở lại bình thường. Nhưng bà Ngaire Woods, Giáo sư Quản lý Kinh tế Toàn cầu tại Đại học Oxford, nói rằng việc nới lỏng phong tỏa đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại về cuộc sống.
“Chúng ta được theo dõi, truy vết, cách ly và mọi thứ vận hành tốt,” bà nói với BBC Radio Four.
“Chúng ta phải bắt đầu nghĩ về các biện pháp phòng ngừa ở nơi công cộng, trong trường học. Chúng ta phải kiểm soát các ca nhập khẩu – do đó cần nghĩ tới các biện pháp giới hạn đi lại. Đó là một danh sách phải thực hiện để có thể bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa một cách an toàn.”
Giáo sư Woods nói rằng nên nghĩ xa hơn việc mở cửa trở lại các doanh nghiệp. Có thể tách các nhóm lao động ra theo độ tuổi – ví dụ giáo viên lớn tuổi có thể dạy qua video.
“Đó là những vấn đề chúng ta cần suy xét – chúng không phải là vấn đề không thể vượt qua,” bà nói.
“Nếu không thì chúng ta buộc phải sống trong cảnh phong tỏa hoàn toàn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52497353

Điện thoại và cuộc gọi video lên ngôi

trong thời Covid-19

Tiffanie WenBBC Worklife
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra, tôi đã ngạc nhiên trước số lượng cuộc gọi điện và cuộc gọi truyền hình mà tôi đã gọi và nhận được.
Tuần trước, tôi đã lên lịch cho các cuộc hẹn hò, hội nghị truyền hình qua FaceTime và nhận các cuộc gọi tự phát kéo dài từ một tiếng đồng hồ trở lên, điều tôi chưa bao giờ làm kể từ hồi còn ở tuổi teen đến nay.
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Mà đâu chỉ có mình tôi. Với hàng trăm triệu người đang bị phong tỏa trên toàn thế giới, liên lạc bằng viễn thông đang gia tăng.
Những người mà tôi đã trò chuyện đã kết nối với nhau theo những cách giao lưu mới, tổ chức những bữa tiệc ảo, những giờ vui vẻ và họp mặt với những người bạn mà họ đã không liên lạc trong nhiều thập niên.
Mọi người đi chơi với nhau trên FaceTime trong khi làm các dự án riêng rẽ (như thể họ đang trong cùng một quán cà phê vậy), hoặc thậm chí tập hợp lại để cầu nguyện cùng nhau trong video về đêm Novena.
Nhưng điều gì gây nên sự gia tăng các cuộc gọi này và tác động của nó là gì, nhất là đối với những người không thoải mái để nói chuyện trên điện thoại hoặc qua video?
Nếu bạn không phải là tuýp ‘người thích điện thoại’ thì bạn nên đối phó cơn sốt kết nối hiện tại như thế nào?
Nhờ màn hình cứu
Trong hoàn cảnh bình thường, chúng ta thường tìm đến bạn bè và gia đình khi có cảm giác khẩn cấp hoặc khủng hoảng, Ami Rokach, nhà tâm lý học và chuyên gia về sự cô đơn ở ngoại ô Toronto, cho biết.
Và do nhiều người trong số chúng ta đang bị cắt đứt các tương tác xã hội thông thường, chúng ta tìm đến các cuộc điện thoại và cuộc gọi video như là lựa chọn tốt nhất khi không thể gặp được người khác.
Đại dịch, ông nói, có nghĩa là tất cả chúng ta đều có điểm chung gì đó để trao đổi, và điều này dẫn đến sự tái kết nối.
“Ngay cả khi bạn lơ là với ai đó trong nhiều năm, gần như chắc chắn mọi người sẽ nói chuyện với bạn ngay bây giờ nếu bạn nhấc điện thoại lên và gọi. Và do chúng ta có những cuộc trò chuyện sâu sắc, ý nghĩa hơn, chúng ta sẽ cảm thấy kết nối nhiều hơn với người mà chúng ta nói chuyện với.”
Tuy nhiên, trong khi một số người sẽ có được sự thoải mái từ số lượng các cuộc gọi tăng lên, thì điều này lại có thể gây phiền hà cho những người khác.
Cũng như những người thích nhắn tin liên tục khác, tôi chắc chắn cảm thấy lo lắng về việc phải chuyển sang nói chuyện trên điện thoại. Tôi buộc mình phải thực hiện các cuộc gọi cho công việc nhưng sẽ tránh làm như vậy nếu có thể. Bây giờ tôi thấy mình phải thực hiện vài cuộc gọi xã hội một tuần, đôi khi nhiều cuộc gọi trong cùng một ngày.
“Nỗi lo lắng phải dùng điện thoại là hậu quả của chứng rối loạn lo âu xã hội, vốn là một trong chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất,” Jean Kim, phó giáo sư lâm sàng về tâm thần học tại Đại học George Washington, người đã viết về nỗi ghét điện thoại, nói.
Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Covid-19: Làm việc ở nhà trong thời chống dịch thế nào
“Điều đặc trưng của nó là những người mắc chứng này cảm thấy sợ hãi trong các tình huống xã hội; họ có vô số những suy nghĩ tiêu cực tự động và tự chỉ trích.”
Một số người bị khớp trước các tín hiệu xã hội khác nhau trên điện thoại, bà nói, trong khi đối với những người khác thì việc giờ đây ta có thể dễ dàng nhắn tin và gửi email khiến họ dần bỏ thói quen gọi điện thoại, và điều đó cũng dẫn đến tâm trạng lo lắng khi sử dụng một hình thức giao tiếp ít quen thuộc hơn.
Tara Nurin, một nhà báo tự do ở New Jersey, trước kia rất hay trò chuyện qua điện thoại, nhưng về sau trở nên lo lắng trước các cuộc gọi điện sau khi email và tin nhắn chiếm ưu thế.
“Nó bắt nguồn từ việc tôi sợ nói chuyện vụn vặt. Tôi sợ những cuộc trò chuyện kiểu như: ‘Cô dạo này thế nào?’ Nỗi sợ đó ngày càng lớn và cuối cùng mở rộng ra thành nỗi ghê tởm đối với chiếc điện thoại.”
Việc cô miễn cưỡng gọi lại khiến gia đình và bạn bè bực mình, cô cho biết, và cô sẽ cảm thấy bất bình nếu có ai đó bất ngờ gọi đến.
Tuy nhiên, giờ đây, cô đã chấp nhận trò chuyện qua cuộc gọi video, một phần vì nó tái tạo trải nghiệm tiếp xúc trực tiếp và nó tạo cảm giác như ta dành một khoảng thời gian cụ thể nào đó cho việc giao tiếp xã hội.
“Đó là thời gian mà tôi và bạn bè gác lại mọi thứ khác để giao lưu với nhau. Giờ đây chúng ta không thể đi đâu, tôi đã hết sức thoải mái với nó.”
Liệu điều này có thể giúp ích cho cô trong mối quan hệ với các cuộc điện thoại trong tương lai? Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, cô nói.
Kim nói rằng chúng ta có thể đang trải qua dạng trị liệu tiếp xúc vô thức. “Khi mọi người kiểm nghiệm trên thực tế những gì họ sợ, họ có thể nhận ra rằng bạn bè thích nói chuyện với họ, và điều đó cũng không khác gì so với khi họ từ nhà nói chuyện với các đồng nghiệp, và đây có thể một dạng trị liệu.”
Việc chúng ta giao tiếp với nhau nhiều hơn bình thường cũng có thể giúp ích những người trước đây vốn né tránh điện thoại hoặc gọi điện video.
Mikaela Levy, một nữ hộ sinh hiện đang ở nhà với chồng và ba đứa con, nói rằng đứa con trai 13 tuổi của cô không thích nói chuyện với ông bà qua điện thoại vì nó không biết phải nói gì. Giờ đây khi nó đang học từ xa và trò chuyện video với bạn bè, nó đã nói chuyện với gia đình thoải mái hơn.
Không phải ai cũng muốn bắt máy
Nhưng có những người bắt đầu có ác cảm với tất cả các cuộc gọi – hoặc ít nhất là họ mong muốn cách giao tiếp mới này diễn ra với các giới hạn được xác định.
Teresa Lynn Hasan-Kerr, một giáo viên tiếng Anh ở Morocco, tự coi mình là người hướng nội và ghét nói chuyện trên điện thoại hoặc qua video.
Cô không thích những cuộc nói chuyện lúng túng vụng về, những màn tạm biệt dài lê thê, và những lúc đứng hình khi wi-fi bị chậm.
Giờ đây, hình thức làm việc từ xa đang buộc cô phải nhận cuộc gọi ở nhà, và cô cảm thấy điều đó xâm phạm đời tư.
“Có một Teresa của công việc, và có một Teresa khác nói chuyện với bạn trai và Teresa nói chuyện với bạn thân. Có thể đúng lúc tôi đang nói chuyện với bạn mình thì sếp gọi đến với những câu hỏi cần trả lời ngay lập tức, và điều đó không hoàn toàn cho phép chuyển đổi trạng thái tâm lý.”
Video không làm mọi việc tốt hơn. “Tôi thường làm điều gì đó ngớ ngẩn như chơi với con mèo trong khi nói chuyện, và tôi không muốn bị người khác thấy.” Và việc mọi người đều biết bạn đang ở nhà càng tạo thêm áp lực, bởi “không có cớ gì để không bắt máy cả”.
Mặc dù có thể trân trọng việc bạn bè muốn hỏi thăm, nhưng một số người đang vật lộn để cân bằng số lượng cuộc gọi tìm đến họ.
Denise Naughton, nhà sản xuất và nhà tư vấn video, cho biết cô đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số cuộc giao tiếp qua điện thoại và video, cả trong công việc cũng như từ bạn bè và gia đình.
“Bạn bè tôi đã tôn trọng ranh giới, nhưng bây giờ tôi thấy các cuộc điện thoại và gọi video thêm nữa sau giờ làm việc đang làm cho tôi mòn mỏi,” cô cho biết.
Cô quyết định giữ đúng giờ làm việc và dành các cuộc gọi cá nhân vào buổi tối. “Tôi vẫn cần phải tìm kiếm ranh giới cho cá nhân, để tôi có thể có thời gian cho riêng mình để tiếp năng lượng, điều tôi cần có trong suốt thời gian một mình.”
Học cách thích nghi
Giáo sư tâm thần Kim gợi ý một chiến lược cho những người có vấn đề với nhiều cuộc gọi là dành ra thời gian nào đó cho các hoạt động như nói chuyện điện thoại và qua video.
Bà cũng nói rằng việc thảo luận ngắn gọn với gia đình và bạn bè về khi nào bạn có thể nói chuyện trong thời gian tới có thể giúp cho mọi người không cảm thấy bị lơ là hoặc bực bội.
“Thỉnh thoảng không nhấc máy nếu bạn cảm thấy quá bận rộn thì cũng không sao,” bà nói. “Quản lý thời gian là một kỹ năng rắc rối đối với nhiều người. Chìa khóa ở đây là phải tập trung và có tính tổ chức càng nhiều càng tốt; bạn cần phải biết và nói cho mọi người biết về giới hạn của bạn.”
Ngay cả Hasan-Kerr cũng cho rằng mối quan hệ của cô với các cuộc gọi điện có thể trở nên tốt hơn khi cô bắt nhịp và quy tắc về cuộc gọi được thiết lập. “Mọi người có thể học được rằng đối với một số người họ cần gửi tin nhắn cảnh báo trước.”
Rokach, trong khi đó, hy vọng rằng một khi tình hình trở lại bình thường, chúng ta sẽ nhớ cách chúng ta ưu tiên kết nối với nhau.
“Trước khi virus corona bùng phát, chúng ta có thể đã xem tương tác xã hội của mình là điều hiển nhiên và là kiểu người nói rằng: ‘Tôi rất dở trong việc giữ liên lạc’. Đột nhiên, mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc với nhau. Dù là liên lạc qua điện thoại hay gặp trực tiếp, tôi hy vọng điều này sẽ vẫn còn ở lại với chúng ta sau khi chúng ta thoát khỏi đại dịch.”
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52522594

Virus corona: Hành khách

bị yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay

Justin Harper, Peter HoskinsBBC News
Một số hãng hàng không hiện đang yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay để hạn chế sự lây lan của virus.
Nhiều hãng hàng không lớn của Mỹ đã đưa ra các chính sách an toàn và sức khỏe mới cho cả hành khách và phi hành đoàn trong tuần này.
Các hãng khác trên thế giới cũng đang có chính sách phải đeo khẩu trang khi họ khởi động lại các chuyến bay.
Các hãng hàng không, bị ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ suy thoái virus corona, cho biết họ có kế hoạch chỉ thực thi biện pháp này trong một thời gian tạm thời.
Từ thứ Hai, hãng hàng không Delta của Mỹ cho biết họ yêu cầu hành khách đeo khẩu trang hoặc dùng những thiết bị che mặt khác che trong khu vực làm thủ tục, phòng chờ cao cấp, cổng lên máy bay và trên máy bay cho toàn bộ chuyến bay.
American Airlines và United cũng đã nói rằng họ sẽ bắt đầu yêu cầu hành khách đeo khẩu trang, cùng với phi hành đoàn khi họ tiếp tục có các chuyến bay.
Tình hình du lịch sẽ ra sao trong khi chờ có vaccine?
Mỹ cho phép sử dụng thuốc điều trị Ebola để điều trị Covid-19
Virus corona: Trump nói ông ‘tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ’
Kurt Stache, phát ngôn viên của American Airlines cho nói ”Chúng tôi đang bảo vệ hành khách. Chúng tôi sẽ nhanh chóng cải thiện những chính sách này và tiếp tục cải thiện trải nghiệm du lịch cho hành khách và nhân viên khi chúng ta cùng nhau vượt qua thời đại dịch.”
Maddie King, phát ngôn viên của United Airlines cho biết, ”đeo khẩu trang sẽ là điều bắt buộc đối với tất cả hành khách và (chúng tôi) sẽ cung cấp khẩu trang miễn phí cho họ.”
Nhưng không phải tất cả các hãng hàng không đều bắt hành khách đeo khẩu trang. Qantas cho biết, ”ở Úc không có yêu cầu phải đeo mặt nạ. Không có quyết định nào đã được Chính phủ hoặc các hãng hàng không đưa ra về các biện pháp sẽ áp dụng cho việc đi lại sau khi các hạn chế được dỡ bỏ.”
Hãng hàng không Qantas cho biết trên trang web của mình: ”Trong khi nguy cơ nhiễm virus corona trên máy bay được coi là thấp, thì sự giãn cách xã hội đã được đặt ra trên tất cả các chuyến bay.” Công ty này hiện đang theo hướng dẫn từ giám đốc y tế của Úc.
Khi nói đến một chính sách toàn cầu để các hãng hàng không tuân theo, một số cơ quan có thể đưa ra hướng dẫn, như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Người phát ngôn của IATA cho biết: “Việc sử dụng khẩu trang khi ngồi trên máy bay là một trong những biện pháp được đề xuất trong lộ trình khởi động lại các chuyến bay mà chúng tôi đang thảo luận với các bên liên quan trong ngành và chính phủ”.
Những biện pháp khác
Các hãng hàng không đang đưa ra một loạt các biện pháp an toàn trên máy bay để giúp ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Các biện pháp làm sạch trước khi máy bay cất cánh để khử trùng các khu vực được sử dụng nhiều đang được áp dụng rộng rãi cùng với việc giảm số lượng người trên mỗi chuyến bay.
Hành khách cũng được khuyến khích tự mang thức ăn và đồ uống của riêng họ để giảm sự tiếp xúc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52519394

Virus Vũ Hán 4/5: Hơn 3,5 triệu người nhiễm bệnh;

ông Trump tin Mỹ sẽ có vắc-xin vào cuối năm nay

Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h27 ngày 4/5 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 212 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 3.563.065 ca nhiễm, trong đó 248.129 người đã tử vong và 1.153.847 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật:
Khu vực châu Âu
Theo Reuters, Nga hôm 3/5 ghi nhận thêm 10.633 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số người nhiễm lên 134.687, vượt Thổ Nhĩ Kỳ và trở thành vùng dịch lớn thứ bảy trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Các vấn đề kỹ thuật số của Pháp, ông Cedric O hôm 3/5 cho biết ứng dụng di động giúp nhà nước theo dõi những người nhiễm virus corona trong thời kỳ hậu phong tỏa có tên gọi là StopCOVID nên được thử nghiệm vào tuần tới.
Đại sứ quán Pháp tại Anh hôm 3/5 thông báo trên Twitter, những người nhập cảnh vào Pháp từ các nước EU, khối Schengen và vương quốc Anh sẽ không phải cách ly bắt buộc trong 14 ngày.
Tây Ban Nha hôm 3/5 ghi nhận thêm 164 người chết do nCoV, mức thấp nhất từ 18/3, nâng tổng số người thiệt mạng lên 25.264 trong số 217.466 người nhiễm bệnh.
Tổng thống Serbia hôm 3/5 thông báo sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp vào tuần tới, vì tốc độ lây nhiễm đã chậm lại. Tuần tới, Serbia sẽ khởi động lại dịch vụ xe buýt cũng như đường sắt, và cho phép các chuyến bay thương mại vào cuối tháng 5.Các trung tâm mua sắm, quán cà phê và nhà hàng cũng sẽ mở cửa trở lại với điều kiện đảm bảo dãn cách xã hội.
Khu vực châu Mỹ
Hiện Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với 1.187.510 ca nhiễm và 68.581 ca tử vong. Tờ AFP đưa tin, Tổng thống Trump hôm 3/5 trong một cuộc phỏng vấn với Fox News cho biết, ông rất tự tin Mỹ sẽ có vắc-xin ngừa Covid-19 vào cuối năm nay.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Theo AFP, các quan chức ở Gujarat, Ấn Độ cho biết hơn 2.000 công nhân nhập cư từ nông thôn bị chặn trở về nhà hôm 2/5 đã ném đá vào cảnh sát. Vụ việc xảy ra khi các quan chức Gujarat không cho phép các công nhân, những người đã thuê phương tiện để đi qua các bang Madhaya Pradesh, Rajasthan và Uttar Pradesh lân cận, vì họ không có đủ giấy tờ để nhập cảnh, các quan chức nói với AFP.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun hôm 3/5 cho biết bắt đầu từ 6/5, nước này sẽ triển khai kế hoạch kiểm dịch trong cuộc sống hàng ngày. Các hoạt động tụ tập đông người và sự kiện sẽ được phép diễn ra với điều kiện ban tổ chức và người tham gia phải thực hiện những biện pháp chống lây nhiễm.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 48.600 ca nhiễm và hơn 1.600 ca tử vong. Vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Singapore.
Theo VnExpress, 6h ngày 4/5, Bộ Y tế Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19. Tổng số ca nhiễm là 271, trong đó 217 người khỏi bệnh.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-4-5-hon-3-5-trieu-nguoi-nhiem-benh-ong-trump-tin-my-se-co-vac-xin-vao-cuoi-nam-nay.html

Covid-19: Tình báo Five Eyes lộ nhiều thông tin,

nhưng không kết luận virus ‘’sổng chuồng”

Trọng Thành
Về lý do khiến bệnh dịch Covid-19 bùng lên tại Vũ Hán, Trung Quốc, trước khi lan ra toàn thế giới, các cơ quan tình báo phương Tây, hôm 02/05/2020, vừa tung ra một tài liệu hiếm, với « nhiều bằng chứng » cho thấy chính quyền Trung Quốc « che giấu thông tin », « phá hủy chứng cứ ». Khả năng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là một trong các hướng điều tra. Tuy nhiên, còn rất ít căn cứ để khẳng định giả thiết này.
Tài liệu điều tra của liên minh tình báo Five Eyes (gồm 5 nước Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand) được công bố vào lúc các lãnh đạo chóp bu Mỹ, từ tổng thống Donald Trump đến ngoại trưởng Mike Pompoe, liên tục nhấn mạnh là có nhiều chứng cứ cho thấy virus gây bệnh Covid-19 lọt ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ở Vũ Hán. Một số kết quả sơ bộ điều tra tình báo phương Tây được đưa ra công luận có thể tạo áp lực buộc Bắc Kinh minh bạch thông tin, hợp tác điều tra, nhưng mặt khác cũng cho thấy bản thân chính quyền một số nước, trước hết là Mỹ, đang phải chịu các áp lực xã hội rất lớn, buộc phải đẩy nhanh cuộc điều tra không hề dễ dàng này, nhằm tìm ra nguồn gốc đại dịch gây khủng hoảng toàn cầu. Cuộc điều tra càng thêm khó khăn do nhiều quan hệ phức tạp giữa các chuyên gia virus corona Trung Quốc với nhiều nước phương Tây, trước hết là Mỹ và Úc. Mục « Theo dòng thời sự » của RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.
***
Trung Quốc « hủy bỏ bằng cớ », « bịt miệng nhân chứng »
Hôm thứ Bảy, 02/05, trang mạng Úc Daily Telegraph công bố nhiều thông tin từ một điều tra của liên minh tình báo Five Eyes, về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19. Thông tin được truyền thông khắp nơi đăng tải. Trang mạng Mỹ Daily Wire tóm lược các nội dung chính của tài liệu này.
Tinh thần chính của tập tài liệu 15 trang, mà Daily Telegraph có được, khẳng định « chính quyền Trung Quốc đã cố tình xóa bỏ hay phá hủy các bằng chứng về bệnh dịch ». Bắc Kinh bị cáo buộc đã che giấu thông tin, bịt miệng, và đưa đi mất tích nhiều bác sĩ muốn nói lên sự thực, phá hủy các bằng chứng trong phòng thí nghiệm, từ chối cung cấp « các mẫu virus sống » mà các nhà khoa học quốc tế đang cần để nghiên cứu chế tạo vác-xin. Các hành động như trên của Trung Quốc bị tố cáo đã khiến rất nhiều quốc gia lâm vào tình trạng nguy hiểm, và dẫn đến hàng chục nghìn người chết.
Đọc thêm : Không để cho Bắc Kinh viết lại lịch sử của nạn dịch virus Vũ Hán
Hồ sơ của nhóm Five Eyes tập trung vào nhóm nghiên cứu thuộc Viện Virus Học Vũ Hán, do nhà nghiên cứu nổi tiếng về virus corona ở loài dơi, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đứng đầu. Theo Daily Telegraph, kết quả nghiên cứu về một số loại virus corona ở loài dơi tại một hang động tỉnh Vân Nam cho thấy sự tương đồng về bộ mã di truyền hết sức lớn với virus corona gây bệnh Covid-19. Theo Daily Telegraph có ít nhất một trong số 50 mẫu virus corona được tiến sĩ Thạch Chính Lệ nghiên cứu về mặt di truyền giống đến 96% với virus gây bệnh Covid-19.
Vẫn theo tài liệu nói trên, bà Thạch Chính Lệ thoạt tiên đã rất bàng hoàng khi biết đến virus mới gây viêm phổi cấp có thể thuộc nhóm virus corona. Bà Thạch từng cho biết đã trải qua nhiều đêm trắng, bởi ám ảnh virus có thể thoát từ phòng thí nghiệm của bà. Tuy nhiên, sau đó, nhà nghiên cứu này đã thay đổi quan điểm do áp lực của chính quyền Trung Quốc.
Daiy Telegraph cũng đặc biệt nhấn mạnh đến trường hợp « đáng lo ngại nhất » của nhà nghiên cứu Hoàng Yến Linh (Huang Yan Ling), thành viên Viện Virus Vũ Hán, bị Bắc Kinh buộc phải im lặng. Daily Telegraph dẫn lại thông tin từ báo mạng Hồng Kông, theo đó có nhiều tin đồn về việc khoa học gia Hoàng Yến Linh là người đầu tiên được chẩn đoán mắc Covid-19, và đây có thể là « bệnh nhân số không ». Tuy nhiên, ngày 16/02, Viện Vũ Hán phủ nhận điều này. Tiểu sử cũng như hình ảnh của nhà khoa học trên trang nhà của viện nghiên cứu bị xoá bỏ. Theo Viện Virus Học Vũ Hán, bà Hoàng vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, nữ khoa học gia biệt tích.
Tài liệu điều tra của nhóm Five Eyes cũng mô tả việc chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin trên các mạng Internet, liên quan đến dịch bệnh, ngay từ cuối tháng 12/2019. Ngày 02/01/2020, Ủy Ban Y Tế của tỉnh Hồ Bắc ra lệnh cho các phòng xét nghiệm ngừng các hoạt động phân tích về loại virus mới, và yêu cầu tiêu hủy các bệnh phẩm. Ngày 03/01, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia ra lệnh cấm xuất bản các thông tin liên quan đến căn bệnh mới xuất hiện.
Vẫn theo Daily Telegraph, Trung Quốc đã có bằng chứng là virus corona mới có thể lây từ người sang người từ ngày 06/12/2019, nhưng không chỉ chấp nhận sự thật này từ ngày 20/01/2020, trước khi ra quyết định phong tỏa Vũ Hán từ ngày 23/01.
Úc tài trợ nghiên cứu can thiệp gien của nhóm Thạch Chính Lệ 
Daily Telegraph cũng chú đến nghiên cứu được nhóm khoa học gia, do bà Thạch Chính Lệ đứng đầu, công bố hồi tháng 3/2019, theo đó, « rất có khả năng các bệnh dịch giống như SARS hay MERS đến từ các virus corona sống ký sinh ở loài dơi. Và nhiều khả năng dịch bệnh sẽ xuất hiện tại Trung Quốc ».
Trong lúc không có thông tin rõ ràng về khả năng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, thì liên minh tình báo Five Eyes đặc biệt chú ý đến việc chính phủ Úc tài trợ cho một nghiên cứu của nhóm khoa học gia Vũ Hán, trong đó có tiến sĩ Thạch Chính Lệ, trong các nghiên cứu can thiệp vào hệ mã di truyền của virus corona ở loài dơi, để xem xét khả năng các virus nói trên lây truyền sang các động vật có vú khác như thế nào.
Đọc thêm : Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 do Pháp tài trợ tại Vũ Hán, bài học lọc lừa
Các nghiên cứu thuộc nhóm công trình khoa học mang tên GOF (tên viết tắt của Gain-of-Function research) được giới khoa học đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, bởi các virus biến đổi gien, trở nên nguy hiểm hơn, có thể là nguồn gốc của các đại dịch đáng sợ mới, mà con người khó lòng chống đỡ. Cuối năm 2015, nghiên cứu về chủ đề này của bà Thạch Chính Lệ và chuyên gia  virus học nổi tiếng Đại học North Carolina, giáo sư Ralph Baric, đã được công bố trên một tạp chí khoa học.
Cuối năm 2014, các nghiên cứu thuộc nhóm GOF bị cấm tại Mỹ, sau khi xảy ra một số tai nạn về an toàn sinh học.  Tuy nhiên, cơ quan khoa học Úc CSIRO vẫn tiếp tục tài trợ cho các nghiên cứu này của Viện Virus Học Vũ Hán. Cơ quan CSIRO của Úc từ chối trả lời các câu hỏi của báo Saturday Telegraph về các hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu phối hợp với phía Trung Quốc.
Virus « sổng chuồng »: Mỹ bảo có, Canada – Úc nói rất thiếu bằng chứng
Theo Daily Telegraph, trong lúc chính phủ Úc đánh giá là có rất ít khả năng (với xác xuất chỉ khoảng 5%) virus thoát ra từ phòng thí nghiệm (mà giả thiết chính vẫn là virus phát xuất từ chợ bán động vật hoang dã tại Vũ Hán), thì những tuyên bố gần đây cho thấy lãnh đạo Mỹ nghiêng nhiều về khả năng virus sổng chuồng.
New York Times cho hay, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua, 03/05, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh ABC, một lần nữa nhấn mạnh là « có rất nhiều bằng chứng » là virus đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, cho dù ông bác bỏ khả năng virus gây bệnh Covid-19 là do con người tạo ra, là một virus do biến đổi gien. Cho dù không khẳng định virus đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, ngoại trưởng Mỹ thậm chí để ngỏ giả thiết các nhà khoa học Trung Quốc đã có thể cố tình để lọt virus.
Về khả năng virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán, hôm qua, 03/05, trả lời báo giới, thủ tướng Canada Justin Trudeau  tuyên bố Canara chưa có đủ bằng chứng để đưa ra « các kết luận chắc chắn », và hiện tại đưa ra kết luận về vấn đề này là quá sớm. Tuy nhiên, lãnh đạo Canada khẳng định sẽ phối hợp với các đồng minh trong nhóm Five Eyes, và các đồng minh khác trên toàn thế giới, để tìm thấy câu trả lời cho nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc bệnh dịch Covid-19.
Cộng đồng tình báo Mỹ phân vân, chính quyền Trump bị tố « gây áp lực »
Trong nội bộ tình báo Hoa Kỳ dường như chưa có sự thống nhất về chủ đề này. Theo một quan chức cao cấp tình báo Mỹ, được báo mạng Washington Examiner thân chính quyền, hôm qua 03/05, dẫn lại, thì đa số trong 17 cơ quan tình báo Mỹ cho rằng có nhiều khả năng virus vô tình lọt khỏi một phòng thí nghiệm Vũ Hán. Tuy nhiên, Washington Examiner thừa nhận các cơ quan tình báo như CIA hay NSC không có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Ngược lại, về chủ đề này, hồi giữa tuần trước, báo New York Times, cho hay nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền Trump đã « gây áp lực » để các cơ quan tình báo điều tra ưu tiên thẩm định giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm, trong lúc nhiều cơ quan tình báo Mỹ lại không tin tưởng vào khả năng này. Một số chuyên gia tình báo Mỹ thậm chí còn bày tỏ lo ngại là áp lực của chính quyền có thể khiến cuộc điều tra « bị lệch hướng », và các kết luận sai lạc « có thể được sử dụng như vũ khí chính trị » để chống lại Trung Quốc.
Đọc thêm : Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán: Mỹ có trách nhiệm gì?
Hôm thứ Năm, 30/04, trong bối cảnh quan điểm các cơ quan tình báo Hoa Kỳ rất khác biệt về vấn đề này, ông Richard Grenell, lãnh đạo cơ quan Tình Báo Quốc Gia Mỹ (DNI), phụ trách toàn bộ 17 cơ quan tình báo, cho biết « cộng đồng tình báo Hoa Kỳ » đang tìm kiếm một tiếp cận chung về cuộc điều tra truy tầm nguồn gốc Covid-19. Khẳng định trước hết của lãnh đạo DNI là cộng đồng tình báo Mỹ chia sẻ « đồng thuận lớn của cộng đồng khoa học thế giới. Đó là virus gây bệnh Covid-19 không phải do con người tạo ra, không phải do biến đổi gien ». Về nguồn gốc của virus tại Vũ Hán, cơ quan Tình Báo Quốc Gia Mỹ để ngỏ bốn khả năng.
Khả năng thứ nhất là virus đến từ chợ bán động vật. Khả năng thứ hai là do lây lan « ngẫu nhiên » theo con đường khác. Hai khả năng còn lại là từ phòng thí nghiệm: một từ Viện Virus Học Vũ Hán (cơ sở an toàn sinh học cấp 4), hai là từ một viện nghiên cứu virus (cơ sở an toàn sinh học cấp 2) kề sát chợ buôn bán động vật hoang dã ở thành phố này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200504-covid-19-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-five-eyes-l%E1%BB%99-nhi%E1%BB%81u-th%C3%B4ng-tin-nh%C6%B0ng-kh%C3%B4ng-k%E1%BA%BFt-lu%E1%BA%ADn-virus-s%E1%BB%95ng-chu%E1%BB%93ng-1

Hậu trường chính trị:

Nhân tố TQ tại nghị trường EU

Nghị viện Châu Âu lần đầu tiên xác nhận Trung Quốc đã cố tác động tới EU trong việc công bố báo cáo những chiến thuật đưa thông tin sai lệch về đại dịch Covid-19 của Bắc Kinh.
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 30.4 của Nghị viện Châu Âu, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell lần đầu tiên xác nhận Trung Quốc đã cố tác động tới EU trong việc công bố báo cáo những chiến thuật đưa thông tin sai lệch về đại dịch Covid-19 của Bắc Kinh, theo tờ South China Morning Post.
Ông Borrell nói rõ rằng Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại qua nhiều kênh ngoại giao khác nhau sau khi tài liệu trên bị rò rỉ nhưng không thành công.
Ông Borrell đưa ra khẳng định này sau khi tờ The New York Times đưa tin do sức ép lớn từ Trung Quốc, giới chức EU đã dịu giọng khi chỉ trích Trung Quốc trong báo cáo nói trên bằng cách sửa đổi chi tiết để giảm mức độ nghiêm trọng.
Ông Borrell lập luận việc sửa đổi là một phần của quá trình biên tập bình thường và bác bỏ cáo buộc EU khuất phục trước sức ép của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều thành viên của Nghị viện Châu Âu tiếp tục chất vấn và cho rằng lập luận từ ông Borrell không giải quyết được những quan ngại của họ. Các nghị sĩ còn nhấn mạnh thông tin trên đã khiến uy danh của EU bị tổn hại.
Thời gian qua, EU đã vấp phải nhiều nghi hoặc về khả năng lãnh đạo chung để ứng phó đại dịch trong khối, khi hàng loạt nước thành viên đưa ra biện pháp riêng mà không tham vấn khối. Việc tranh cãi nội bộ liên quan đến Trung Quốc lần này tiếp tục khắc sâu thêm nghi hoặc ấy.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34473-hau-truong-chinh-tri-nhan-to-tq-tai-nghi-truong-eu.html

Covid-19 : Châu Âu tích cực chuẩn bị dỡ phong tỏa

Thùy Dương
Các nước châu Âu đang tích cực đẩy nhanh công tác chuẩn bị dỡ bỏ lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19. Ý, nước bị thiệt hại nặng nề nhất về nhân mạng ở châu Âu, hôm nay 04/05/2020, bước sang một giai đoạn mới, sau gần hai tháng hạn chế sinh hoạt.
Kể từ hôm nay, nước Ý áp dụng dần dần các biện pháp dở bỏ phong tỏa, trong bối cảnh chính quyền ngày 03/05/2020 thông báo 174 người chết vì virus corona. Đây số ca tử vong hàng ngày thấp nhất kể từ khi đất nước bị phong tỏa hôm 09/03/2020.
Tuy số người nhiễm virus và chết trong những ngày qua có xu hướng giảm dần, nhưng chính quyền vẫn rất thận trọng, đề phòng đợt dịch thứ hai bùng phát trở lại. Hôm nay, các công viên được mở lại, với điều kiện người dân phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn. Các doanh nghiệp chế biến và xây dựng cũng được hoạt động trở lại. Nhà hàng và quán bar trước đây chỉ được giao hàng đến nhà cho khách nay được bán hàng cho khách mang đi, nhưng khách chỉ được ngồi ăn ở quán từ đầu tháng Sáu trở đi. Còn các cửa hàng bán lẻ phải đợi đến ngày 18/05 mới có thể mở cửa trở lại.
Nhìn sang Tây Ban Nha, nước bị phong tỏa từ giữa tháng 03, nơi Covid-19 đã gây ra cái chết cho hơn 25.000 người, từ hai ngày qua người dân đã được phép đi tập thể thao và đi dạo. Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa sẽ được thực hiện từng bước cho đến cuối tháng Sáu.
Tại Bồ Đào Nha, vốn bị ảnh hưởng nhẹ hơn rất nhiều so với Tây Ban Nha (với tổng cộng 1.043 ca tử vong), cũng bắt đầu cho mở cửa trở lại các cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc, đại lý xe hơi, nhưng người dân phải tôn trọng các quy định chặt chẽ về giãn cách xã hội.
Tại Đức, các trường học sẽ được mở cửa dần dần ở nhiều vùng. Bộ trưởng Nội Vụ và Thể Thao Đức hôm 03/05/2020 thông báo tái khởi động giải vô địch bóng đá. Như vậy, Đức sẽ là nước châu Âu đầu tiên mà giải vô địch bóng đá được tổ chức trở lại. Tại Anh Quốc, thủ tướng Boris Johnson hứa sẽ công bố một kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa vào tuần tới.
Còn nước Áo, ngay từ hôm 02/05/2020, các cửa hàng ở các khu phố thương mại sầm uất ở thủ đô Vienna đã mở cửa trở lại, tương tự như ở các nước khác tại Bắc Âu. Ở Đông Âu, các quán cà phê và nhà hàng được mở lại từ hôm nay tại Slovenia và Hungary, trừ thủ đô Budapest. Còn tại Ba Lan, các khách sạn, trung tâm thương mại, thư viện và một số bảo tàng cũng bắt đầu hoạt động trở lại.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200504-covid-19-ch%C3%A2u-%C3%A2u-t%C3%ADch-c%E1%BB%B1c-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-d%E1%BB%A1-phong-t%E1%BB%8Fa

Covid-19: Liên Âu quyên góp

 tài trợ toàn cầu cho việc chế tạo vac-xin

Trọng Nghĩa
Một hội nghị quốc tế trực tuyến của các nhà tài trợ cho việc tìm thuốc chủng chống Covid-19 mở ra hôm nay 04/05/2020 tại Bruxelles dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Châu Âu, Đức, Na Uy, Anh, Pháp và Ả Rập Xê Út. Tương tự như các đợt quyên góp thông qua phương tiện truyền hình “téléthon”, Ủy Ban Châu Âu đã lập một trang internet để cư dân mạng có thể theo dõi từng giờ, từng phút các khoản tiền mà các chính phủ, hội đoàn từ thiện và các tư nhân hứa đóng góp.
Mục tiêu quyên góp là tìm nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu vac-xin, với hy vọng là sẽ có kết quả trong vòng 12 đến 18 tháng và để tất cả các nước có thể tiếp cận công bằng những gì mà các nhà nghiên cứu tìm ra được.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet, tường thuật :
Hội nghị qua video là phần thấy rõ nhất của sáng kiến mệnh danh là ACT, tên tiếng Anh cho việc tiếp cận các công cụ chống Covid-19 (Access to Covid-19 Tools), một cương lĩnh mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hay những hiệp hội như Bill & Melinda Gates đã đề ra. 
Hợp tác quốc tế và tình đoàn kết là khẩu hiệu chính của ngày 04/05 này, với việc tất cả mọi người được mời đóng góp tài chánh để đạt chỉ tiêu là 7,5 tỷ euro. Các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu và tìm kiếm vac-xin như thế sẽ được tài trợ qua đóng góp quốc tế, và có thể được sản xuất với số lượng chưa từng thấy với giá phải chăng. 
Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã bị mất đi một phần năm ngân sách sau khi Mỹ đình chỉ phần đóng góp vào ngày 14/04. Một hôm sau, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã từ chối gắn liền hai sự kiện với nhau khi thông báo việc tổ chức hội nghị trực tuyến của các nhà tài trợ. 
Dù sao Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đang cần hỗ trợ ngoại giao mà Liên Âu và các quốc gia có nhiều ảnh hưởng có thể cung ứng để vận động các nhà tài trợ quốc tế và biến ngày hôm nay thành một thành công tài chính.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200504-covid-19-li%C3%AAn-%C3%A2u-quy%C3%AAn-go%CC%81p-ta%CC%80i-tr%C6%A1%CC%A3-toa%CC%80n-c%C3%A2%CC%80u-cho-vi%C3%AA%CC%A3c-ch%C3%AA%CC%81-ta%CC%A3o-vac-xin

Virus corona: Anh cân nhắc

các biện pháp áp dụng sau khi bỏ phong tỏa

Giảm bớt các chỗ ngồi chung nơi làm việc và áp dụng các cách phòng ngừa khác khi việc giãn cách xã hội là bất khả thi – đó là một số những biện pháp đang được nước Anh cân nhắc để các cơ quan, công sở có thể làm việc trở lại.
Một trong bảy dự thảo kế hoạch giảm bớt các hạn chế phòng chống virus corona mà BBC được xem cũng thúc giục các chủ lao động phải giảm thiểu số người sử dụng đồ dùng, thiết bị, điều chỉnh giờ làm việc thành các ca khác nhau và tăng tới mức tối đa mô hình làm việc từ nhà.
Thủ tướng Anh từng tính đến ‘nếu tôi chết vì Covid-19…’
Boris Johnson kể lại trải nghiệm ‘vật lộn với Covid-19′
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Thủ tướng Boris Johnson sẽ công bố “lộ trình” gỡ bỏ tình trạng phong toả ở nước Anh vào Chủ Nhật tới.
Tuy nhiên, Anh Quốc không thể nới lỏng các hạn chế một cách quá sớm, ông nói trong một video.
Trong đoạn video đăng tải trên Twitter, ông Johnson nói: “Điều tồi tệ nhất mà chúng ta có thể làm vào lúc này là nới lỏng các hạn chế quá sớm, khiến cho làn sóng dịch bệnh virus corona thứ nhì xảy ra.”
Áp dụng các biện pháp bổ sung
Ông Johnson nói nước Anh chỉ có thể chuyển sang “giai đoạn hai của cuộc xung đột này” khi năm phép thử của chính phủ đã đạt được kết quả chấp nhận được, trong đó có việc số người tử vong hàng ngày giảm xuống liên tục, kéo dài, và nước Anh thấy rằng bất kỳ điều chỉnh nào cũng sẽ không dẫn tới nguy cơ gây ra làn sóng bùng phát bệnh dịch thứ hai, điều có thể khiến cho ngành y tế bị quá tải.
Một trong bảy bản dự thảo mà BBC xem được nói rằng các trình tự bổ sung nhằm bảo đảm vệ sinh, việc gắn tấm kính chắn bảo hộ và dùng các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cần phải được cân nhắc ở những nơi việc duy trì khoảng cách 2m giữa các nhân viên nhau là bất khả thi.
Các nghiệp đoàn thì quan ngại về khả năng của các công ty trong việc tìm mua và cung cấp PPE cho nhân viên.
“Không doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh với ngành y tế hay với các ngành khác, như lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ chẳng hạn, trong việc mua và cung ứng PPE,” tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh Adam Marshall nói trên chương trình Today của đài phát thanh BBC4.
Chiến lược mua, cung ứng PPE trên toàn nước Anh sẽ là “vô cùng quan trọng”, ông nói thêm.
Nhiều công ty đã phải đóng cửa kể từ khi các hạn chế để phòng chống Covid-19 được áp dụng vào hôm 23/3.
Chính phủ sẽ phải rà soát lại các biện pháp hạn chế này chậm nhất là vào thứ Năm tới.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon nói “rất nhiều khả năng” là chính quyền Scotland sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phong toả sau thời điểm rà soát, thứ Năm tới.
Phát biểu tại buổi họp thường nhật, bà Sturgeon nói rằng tỷ lệ lây nhiễm vẫn quá cao để có thể đưa ra “bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào”.
Mở trở lại như thế nào để vẫn tuân thủ yêu cầu giãn cách xã hội?
Finnebrogue Artisan, hãng sản xuất xúc-xích tại Downpatrick, Bắc Ireland, vẫn duy trì hoạt động kể từ đầu đại dịch đến giờ.
Giám đốc công ty, Declan Ferguson nói trong chương trình Today của BBC4 rằng điều này “hoàn toàn làm được” để các công ty có thể mở cửa hoạt động trở lại.
Ông nói công ty ông đã đánh dấu rõ để giữ khoảng cách 2m giữa các nhân viên, đo nhiệt độ khi mọi người tới làm, và phát khẩu trang cùng kính bảo hộ cho những người làm trong nhà máy.
Các cánh cửa được giữ mở nếu điều đó không gây trở ngại gì, nhằm giảm bớt việc nhân viên phải chạm tay mỗi khi ra vào, và có nhân viên theo dõi để đảm bảo mọi người tuân thủ các quy định.
Công nhân được trả thêm mỗi giờ làm việc 1 bảng Anh, là phần thưởng cho việc họ tuân thủ quy định, và công ty đã thuê thêm nhân viên, điều chỉnh các ca làm việc và giờ nghỉ giải lao. Tất nhiên, những biện pháp này làm tăng chi phí cho công ty.
Hiện chưa rõ khi nào trường học mở cửa trở lại để các phụ huynh có thể đi làm.
Tuy nhiên, tờ The Guardian tường thuật rằng các cố vấn khoa học của chính phủ đang cân nhắc tác động của việc để học sinh năm cuối trường tiểu học (lớp 6) đi học trở lại từ 1/6, theo kế hoạch mở cửa trường học theo từng giai đoạn.
Bệnh viện dã chiến ở London có thể sẽ đóng
Số ca tử vong có liên quan tới virus corona tại Anh hiện là 28.446, tăng 315 ca so với số liệu hôm Chủ Nhật. Hiện có 14.248 người đang được điều trị trong bệnh viện.
Tuy nhiên, số người phải nhập viện đã giảm, và số người cần chăm sóc đặc biệt cũng giảm.
Nghiệp đoàn hoả xa Anh đã viết thư cho Thủ tướng Boris Johnson bày tỏ quan ngại về kế hoạch các hãng hoả xa phải tăng lượng tàu chạy, vì lo rằng điều này sẽ khiến sức khoẻ của nhân viên xe lửa cũng như của hành khách đi tàu bị đe doạ.
Các nước trở lại cuộc sống bình thường thế nào?
Tình hình du lịch sẽ ra sao trong khi chờ có vaccine?
Hậu Covid-19: Việt Nam có thể làm thế giới ‘kinh ngạc’?
Hôm Chủ Nhật, Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps nói với BBC rằng xe buýt và tàu hoả sẽ được tăng chuyến, nhưng yêu cầu các công ty phải điều chỉnh giờ làm việc của nhân viên thành các khung giờ khác nhau để giảm bớt độ đông đúc trên các phương tiện giao thông công cộng.
Bệnh viện dã chiến NHS Nightingale ở London được trông đợi sẽ chuyển sang tình trạng dự phòng trong những ngày tới.
Trung tâm ExCel Centre đã được biến thành cơ sở đặt 4.000 giường bệnh để tăng năng lực tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 cho ngành y tế Anh.
Giám đốc bệnh viện trong buổi họp vắn tắt với nhân viên nói rằng “nhiều khả năng” bệnh viện sẽ không nhận thêm bệnh nhân trong những ngày tới, do tình hình ở London vẫn đang trong mức kiểm soát được.
BBC được biết nơi này hiện có chưa tới 20 người đang được điều trị và một khi số này được cho xuất viện, trung tâm này sẽ chuyển sang chế độ dự phòng, nhân viên và các thiết bị PPE sẽ được triển khai tới các trung tâm y tế khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52534487

Thủ tướng Anh chia sẻ trải nghiệm chữa Covid-19:

Các bác sĩ có kế hoạch nếu ông qua đời

Vũ Dương
Thủ tướng Anh đã chia sẻ về trải nghiệm điều trị Covid-19 của ông.
Ngày 3/5, trả lời phỏng vấn tờ “The Sun”, ông Johnson lần đầu tiên tiết lộ chi tiết quá trình điều trị tại bệnh viện của mình. Ông nói, các bác sĩ đã có kế hoạch trong tình huống ông qua đời.
Cuối tháng 3, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiễm Covid-19 (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán) khiến tình trạng sức khỏe suy kiệt mau chóng. Ông đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (55 tuổi) tuyên bố ông nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán vào ngày 27/3 nhưng chỉ bị các triệu chứng nhẹ và ông đã tự cách ly tại nhà. Đến ngày 5/4, ông nhập viện và tiến hành điều trị tại bệnh viện St Thomas’s Hospital. Ngày hôm sau (ngày 6/4) ông được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt và ở đó trong 3 ngày, phải dùng đến liệu pháp thở oxy. Cuối cùng ông xuất viện vào ngày 12/4 và trở lại làm việc vào đầu tuần trước.
Ngày 3/5, ông Johnson khi trả lời phỏng vấn tờ “The Sun” đã nói:
“Đó là thời điểm thực sự khó khăn. Tôi không phủ nhận chuyện đó”, đồng thời cho biết các y bác sĩ đã có kế hoạch dự phòng trong tình huống ông qua đời.
Ông chia sẻ thêm rằng, trong suốt quá trình điều trị, ông đã phải hít thở từng lít từng lít oxy một. May thay cuối cùng ông đã hồi phục. Ông Johnson thừa nhận ban đầu bản thân ông đã quá chủ quan về tính nghiêm trọng của căn bệnh và cố gắng tiếp tục làm việc tại nhà dù cảm thấy đứng không vững. “Lúc đầu, tôi không muốn nhập viện nhưng các bác sĩ rất kiên quyết. Nhìn lại, họ đã đúng khi buộc tôi phải đến bệnh viện”, ông Johnson nói.
“Tôi đã ở tình trạng thực sự không tốt và tôi biết đã có những kế hoạch ứng phó tình thế bất ngờ. Các bác sĩ đã thu xếp mọi thứ để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất”, ông tiếp tục nói.
Ông Johnson nói rằng khi đó ông quá tin vào dữ liệu do phía chính phủ Trung Quốc cung cấp. Đến khi ông biết được mức độ khủng khiếp của dịch bệnh thì mới nhận ra sức khỏe của ông đã chuyển biến xấu. Trong cuộc chiến sinh tử tại Bệnh viện St. Thomas hồi tháng trước, ông không ngừng tự hỏi rằng:
“Mình phải làm gì để thoát khỏi tình cảnh nguy khốn này?”.
Ông nhớ lại:
“Thật khó để tin rằng, chỉ mấy ngày sau sức khỏe của tôi đã xấu đến mức độ như vậy. Tôi cảm thấy hụt hẫng. Tôi không hiểu vì sao tôi không khá hơn được”.
Ông Johnson nhiều lần bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với đội ngũ y bác sĩ đã làm hết sức mình để cứu sống ông.
Ông Johnson cho biết kinh nghiệm chống chọi Covid-19 giúp ông trở nên quyết tâm hơn để chiến đấu chống lại đại dịch và đưa đất nước trở lại nhịp sống bình thường.
Cuối tháng 4 (ngày 29/4), vị hôn thê của Thủ tướng Johnson, cô Carrie Symonds, đã hạ sinh cho ông một bé trai. Hai người quyết định đặt tên cho con trai mình là Wilfred Lawrie Nicholas Johnson. Trong đó, “Nicholas” được đặt theo tên của hai bác sĩ tên “Nick”:  Nick Price và Nick Hart, người đã tận tình chăm sóc ông sau khi ông bị chẩn đoán mắc viêm phổi Vũ Hán.
Theo Gao Jing, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-anh-chia-se-trai-nghiem-chua-covid-19-cac-bac-si-co-ke-hoach-neu-ong-qua-doi.html

Pháp sẽ ban hành yêu cầu cách ly 14 ngày

đối với những người du lịch đến Pháp

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Bảy (3 tháng 5), Bộ Y tế Pháp cho biết những người khi du lịch đến Pháp, kể cả những công dân Pháp trở về nước, đều sẽ phải đối mặt với lệnh cách ly bắt buộc kéo dài 2 tuần, và có thể bị cô lập khi họ đến Pháp. Biện pháp này được Bộ Y Tế đưa ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.
Pháp là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ năm trên thế giới, với 24,594 người thiệt mạng vì COVID-19. Nước này đang chuẩn bị dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa vào ngày 11 tháng 5 tới đây. Tuy nhiên, các quy tắc cách ly mới sẽ được đưa vào một nghị định xác định cụ thể những biện pháp từng được nêu ra trong một dự luật kéo dài tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 24 tháng 7. Hành động này sẽ cho phép chính phủ Pháp hạn chế quyền tự do đi lại của người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Olivier Veran cho biết thời gian áp dụng và điều kiện áp dụng của cả hai lệnh cách ly (đối với người không có triệu chứng và những người có triệu chứng COVID-19) sẽ được xác định rõ trong một nghị định sắp được công bố. Ông Veran tuyên bố, quyết định cách ly này sẽ được các thẩm phán xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm tính hợp lý và công bằng.
Hiện vẫn chưa rõ các biện pháp cách ly sẽ kéo dài trong bao lâu, và liệu việc này chỉ áp dụng cho những người đến từ bên ngoài khu vực Schengen, hay họ có cần tự cách ly tại nhà, hoặc trong khách sạn hay không. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-se-ban-hanh-yeu-cau-cach-ly-14-ngay-doi-voi-nhung-nguoi-du-lich-den-phap/

Covid-19: Các thị trưởng vùng Paris

yêu cầu  dời ngày mở lại trường

Thanh Phương
Chính phủ Pháp đã dự trù kể từ ngày 11/05/2020, tức là ngày dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, các trường mẫu giáo và tiểu học sẽ được mở lại. Thế nhưng, trong một bức thư ngỏ gởi tổng thống Emmanuel Macron hôm 03/05, các thị trưởng vùng Ile-de-France, trong đó có đô trưởng Anne Hidalgo, đã yêu cầu dời ngày mở lại trường cho đến sau ngày 11/05 trong bối cảnh dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại sau ngày này.
Bức thư ngỏ có chữ ký của 329 thị trưởng, được đăng trên trang web của tờ báo La Tribune, nhấn mạnh là việc chuẩn bị dỡ bỏ phong tỏa diễn ra quá gấp gáp khiến họ không có đầy đủ thông tin để chuẩn bị tốt cho người dân, trong khi đó các chỉ thị thì thay đổi liên tục. Cho nên, các thị trưởng này « long trọng » yêu cầu dời ngày mở lại các trường tại những tỉnh được xếp màu « đỏ » (những nơi mà virus corona còn lây lan nhiều), và đặc biệt là tại vùng Paris, để họ có thể thực hiện một cách chặt chẽ các quy định về an toàn dịch tễ tại các trường.
Trong những ngày qua, nhiều nghiệp đoàn giáo viên cũng đã chỉ trích chính phủ về việc áp đặt một cách độc đoán ngày mở lại các trường mà không có ý kiến của cơ quan y tế. Riêng nghiệp đoàn Sud cho rằng không thể dung hòa các đòi hỏi gắt gao về an toàn dịch tễ với các mục tiêu sư phạm, cho nên họ yêu cầu chính phủ là đợi đến tháng 9 mới mở lại các trường.
Hôm qua, bộ Giáo Dục Pháp đã công bố văn bản hướng dẫn cụ thể về việc mở lại các trường. Các lớp học phải bảo đảm khoảng cách giữa các bàn ít nhất là 1 mét, tức là phải có một khoảng không gian 4 mét vuông chung quanh mỗi học sinh. Các trường phải được tẩy rửa mỗi ngày, đặt biệt là tẩy trùng các bàn, ghế, thiết bị, học cụ…
Hôm nay, dự luật về triển hạn tình trạng khẩn cấp y tế đến 24/07 được đưa lên Thượng Viện để xem xét, trước khi chuyển sang Hạ Viện ngày mai.Thứ Sáu vừa qua, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran cho biết là trong dự luật về triển hạn tình trạng khẩn cấp y tế đến 24/07, sẽ có các biện pháp cách ly tất cả những người nào đặt chân lên lãnh thổ nước Pháp. Nhưng hôm qua, điện Elysée nói rõ là biện pháp cách ly đó sẽ không áp dụng đối với những người đến từ bất cứ quốc gia nào của Liên Hiệp Châu Âu, của không gian Schengen và từ Anh Quốc.
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục được cải thiện nhưng với tốc độ chậm hơn những ngày trước. Theo các số liệu được công bố hôm qua, trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thêm 135 người chết vì bị nhiễm virus corona, mức thấp nhất kể từ ngày 22/03, nâng tổng số ca tử vong lên 24.895 người. Áp lực đối với khoa hồi sức của các bệnh viện cũng giảm đi chút ít, với số bệnh nhân nằm tại khoa này bớt đi 8 người, nhưng các khoa này vẫn còn bị quá tải.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200504-covid-19-c%C3%A1c-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-v%C3%B9ng-paris-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-d%E1%BB%9Di-ng%C3%A0y-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

Covid-19 :

Du lịch Tây Ban Nha có nguy cơ mất 92 tỷ euro

Tuấn Thảo
Tây Ban Nha là điểm đến du lịch thứ hai trên thế giới, với hơn 83 triệu lượt du khách trong năm qua. Do hậu quả của dịch Covid-19, giới chuyên ngành du lịch nước này đang đi tìm một số giải pháp thay thế, hy vọng bù đắp phần nào các khoản thất thu khổng lồ, được ước tính gần 92 tỷ euro.
Tác động của virus corona nặng hay nhẹ là còn tùy theo mô hình phát triển du lịch. Nói cách khác, các thành phố lớn như Barcelona và Madrid cũng bị ảnh hưởng, nhưng không nghiêm trọng bằng trạm nghỉ mát Benidorm. Nằm trên bờ cát trắng Costa Blanca, giữa hai thành phố miền Nam Tây Ban Nha là Alicante và Valencia, thành phố Benidorm kể từ cuối những năm 1960 đã chọn mô hình du lịch đại trà, nhờ vậy mà giảm giá các tour du lịch, nhất là ngoài mùa cao điểm, giá khách sạn theo luật cung cầu trở nên cực kỳ hấp dẫn. Còn về mặt quy hoạch đô thị, thành phố có lối kiến trúc theo chiều dọc. Tất cả các tòa nhà cao tầng được xây san sát nhau, khai thác được nhiều phòng trọ hay khách sạn mà vẫn không tốn nhiều diện tích đất xây cất.
Một lối kiến trúc với nhiều bê tông thích hợp với nhu cầu du lịch những năm 1970, nhưng thời nay có thể không còn đúng với tiêu chuẩn ‘‘thân thiện’’ với môi trường. Dù gì đi nữa, mô hình phát triển này giúp Benidorm trở thành điểm đến thứ ba của Tây Ban Nha, sau Barcelona và Madrid. Thành phố cỡ trung bình này chỉ có 70.000 dân nhưng lại tiếp đón hàng năm đến 14 triệu lượt khách, một nửa là dân Tây Ban Nha, nửa còn lại là du khách nước ngoài. Người Anh đặc biệt thích đi nghỉ mát tại Benidorm với hình thức tour du lịch trọn gói (all inclusive). 80% du khách ngoại quốc là người Anh, cho nên có người nói đùa rằng  Benidorm là một ‘‘quận hạt’’ của Luân Đôn.
Tuy nhiên, lợi thế này cũng là nhược điểm của Benidorm, do thành phố này lệ thuộc 100% vào doanh thu ngành du lịch, từ nhân viên quầy thu tiền trong siêu thị cho đến tài xế taxi, tất cả đều làm việc và sống nhờ vào du khách. Thế nhưng, toàn bộ ngành du lịch Tây Ban Nha đã ngưng hoạt động từ trung tuần tháng 03/2020. Tại Benidorm hai bãi biển chính là Playa del Levante (bãi Bình Minh) và Playa del Ponient (bãi Hoàng Hôn) đều vắng tanh trên nhiều cây số.
Theo bà Leire Bilbao, giám đốc của ‘‘Visit Benidorm’’, một cơ quan tập hợp hội đồng thành phố và đại diện của ngành du lịch khách sạn, kể từ khi làm việc tại chỗ, bà chưa bao giờ thấy Benidorm vắng khách đến như thế, vì thành phố này quanh năm sống nhờ du lịch, cho nên ngay cả những thời điểm ngoài mùa cũng đều có du khách. Do vậy, tìm kiếm những  giải pháp thay thế lại càng trở nên cấp bách. Theo cơ quan ‘‘Visit Benidorm’’, chính quyền thành phố đang tiến hành xét nghiệm ở quy mô lớn để bảo đảm an toàn y tế cho du khách, và như vậy hy vọng thu hút du khách trở lại bằng cách trấn an tâm lý của họ.
Một cách cụ thể hơn, toàn bộ thành phố này đang bị cô lập, hầu như các lối ra vào Benidorm đều có chốt kiểm soát. Chính quyền địa phương đã tiến hành các đợt kiểm tra sức khỏe và thử máu để đảm bảo giới cảnh sát, nhân viên an ninh cũng như chuyên viên tiếp đón đều không có nhiễm virus corona. Sau đó chính quyền Benidorm sẽ kiểm tra sức khỏe của 70.000 cư dân địa phương. Thành phố này đang nghiên cứu việc áp dụng tất cả các quy tắc ‘‘giãn cách xã hội’’.
Làm thế nào để tránh cho du khách quá gần nhau, giữ khoảng cách trên bãi biển cũng như trong hồ tắm của khách sạn, các buffet ăn sáng hay ăn tối đều được thay thế bằng những mâm thức ăn cá nhân làm sẵn. Theo bà Leire Bilbao, Benidorm ráo riết chuẩn bị để sẵn sàng tiếp đón khách vào mùa hè năm nay trong điều kiện an toàn tối đa, dù họ có đến từ những vùng lân cận như Alicante, Valencia, các tỉnh khác ở Tây Ban Nha hoặc là du khách đến từ nước ngoài.
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp nêu trên vẫn nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro, chứ chưa thể bảo đảm an toàn 100%. Vấn đề ở đây là làm thế nào để kiểm soát và cách ly kịp thời các trường hợp lây nhiễm đến từ bên ngoài. Liệu các biện pháp xét nghiệm như vậy có làm ‘‘nản lòng’’ du khách hay chăng, nhất là khi chính quyền càng trấn an, người dân càng có tâm lý thà ở nhà cho chắc ăn.
Một cách tương tự, các đảo Fuerteventura hay Ibiza cũng hy vọng rằng tình hình sẽ không xấu quá đỗi vào mùa hè năm nay. Cho tới giờ này, các hải đảo Tây Ban Nha tương đối ít bị dịch Covid-19 tác động, nhưng lại lệ thuộc khá nhiều vào lượng du khách nước ngoài đặc biệt là khách đến từ Đức, Hà Lan và Anh. Fuerteventura cũng khai thác mô hình du lịch và công viên giải trí, chủ yếu nhắm vào các gia đình có con nhỏ. Theo thăm dò, các đối tượng này muốn đi chơi ở gần nhà chứ không đi quá xa, không còn thích xuất ngoại như những năm trước.
Ngành du lịch tương đương với 12% GDP của Tây Ban Nha. Theo dự  phóng thì ngành này sẽ mất ít nhất là 60% doanh thu, cao nhất là 85%. Cũng như hai nước châu Âu khác là Ý và Pháp, Tây Ban Nha đang xem xét kế hoạch giúp duy trì ngành du lịch để tránh tình trạng bị mất việc hàng loạt. Nhưng làm thế nào đây để gỡ gạc 92 tỷ euro thất thu. Càng suy nghĩ về đáp án, bài toán tương lai lại càng làm cho giới chuyên ngành thêm nhức óc, đau đầu.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200504-covid-19-du-l%E1%BB%8Bch-t%C3%A2y-ban-nha-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-m%E1%BA%A5t-92-t%E1%BB%B7-euro

Covid-19 : Tình hình tại Nga đang xấu đi

Thanh Hà
Chính quyền Nga ngày 03/05/2020 thông báo ghi nhận thêm hơn 10.600 ca nhiễm nội trong một ngày, nâng tổng số người bị nhiễm lên 134.687. Lệnh phong tỏa trong sáu tuần được duy trì đến ngày 11/05/2020.
Thông tín viên Etienne Bouche từ Matxcơva cho biết :
“Có lúc số người bị lây nhiễm mới tưởng chừng đã ổn định, nhưng từ một vài ngày qua, dịch bệnh có khuynh hướng tăng lên một cách rõ rệt. Trong ngày Chủ Nhật, thêm 10.633 bệnh nhân được phát hiện và đây là mức cao chưa từng thấy.
Cũng cần nói thêm là Nga đã tăng cường chiến dịch xét nghiệm. Theo thông tín chính thức, tới nay Nga đã tiến hành gần 4,2 triệu cuộc xét nghiệm. Matxcơva và khu vực phụ cận vẫn là nơi có tới 50 % ca lây nhiễm trên toàn quốc. Đô trưởng Sergueï Sobianine, cách nay hai ngày trên trang blog cá nhân viết : khoảng 2 % dân cư Matxcơva bị nhiễm. Như vậy số này đã cao hơn hẳn thống kê được công bố trên toàn quốc.
Chính quyền thành phố cho biết, trong hai ngày cuối tuần, một bệnh viện tạm thời đang được dựng lên tại khu triển lãm VDNkh. Khu triển lãm này rất lớn đã được xây từ thời Liên Xô cũ. Về mặt chính thức, các biện pháp phong tỏa sẽ được duy trì cho đến ngày 11/05/2020. Tổng thống Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu vào ngày 09/05, ngày chiến thắng phát xít Đức và nguyên thủ Nga sẽ thông báo những biện pháp mới tác động đến đời sống của người dân Nga trong những tuần lễ sắp tới”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200504-covid-19-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-t%E1%BA%A1i-nga-%C4%91ang-x%E1%BA%A5u-%C4%91i

Xây dựng động lực để ASEAN ứng phó TQ

Gần đây, Trung Quốc liên tục có nhiều hành động gây quan ngại trên Biển Đông. Và quả thực đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh có thể hành động như vậy ngay cả khi chính Trung Quốc cũng đang phải đối phó với bệnh dịch Covid-19.
Thực tế này phản ánh tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược của Bắc Kinh, và đó chính là một thách thức lâu dài mà rất khó kiểm soát.
Suốt thời gian qua, Bắc Kinh dường như không hề thay đổi chính sách, cách tiếp cận vấn đề Biển Đông. Tất cả nằm trong một chương trình dài hạn mà Trung Quốc tìm cách hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền
do nước này tuyên bố trên Biển Đông. Và Bắc Kinh sẵn sàng làm điều đó khi cả thế giới đang tập trung chống dịch bệnh Covid-19.
Trong bối cảnh như vậy, các nước ASEAN cần phải làm việc với nhau để gây áp lực, phản ứng ngược lại các hành vi của Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình làm việc cần hình thành một động lực hiệu quả để các thành viên ASEAN phối hợp cùng nhau nhằm tạo ra sức mạnh chung. Trong quá trình đó, bước quan trọng nhất trước mắt phải là tạo sự đoàn kết trong nội bộ khối về các hành vi của Trung Quốc. Từ sự đoàn kết, ASEAN phải cùng nhau xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh nhằm kiểm soát các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34484-xay-dung-dong-luc-de-asean-ung-pho-tq.html

Tướng Pháp: Nên cân nhắc dừng đàm phán COC

nếu TQ không từ bỏ ‘đường lưỡi bò’

Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, tướng hai sao Pháp Daniel Schaeffer đưa ra nhận định về âm mưu và động cơ của Trung Quốc khi liên tiếp có những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong những tháng gần đây.
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc Trung Quốc đơn phương thành lập hai quận trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa, và tự ý đặt tên cho các thực thể trên Biển Đông?
Trung Quốc đơn giản lợi dụng tình trạng [cộng đồng quốc tế] gần như tê liệt do cuộc khủng hoảng virus Corona (đại dịch Covid-19) gây ra, buộc các nước phải tập trung trước hết cho việc tổ chức đối phó với dịch bệnh. Họ khai thác việc Mỹ tạm thời suy yếu do lực lượng hải quân tại Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi virus Corona, khả năng tác chiến bị cắt giảm. Về khía cạnh này, có thể nói rằng, dù khủng hoảng không phải được tạo ra một cách cố ý, nó có đầy đủ dáng dấp của một cuộc chiến tranh sinh học. Thực tế, ngoài Mỹ thường xuyên lên tiếng, hiện nay các nhân tố khác, do thiếu khả năng hoặc gần như vậy, đã không thể quan tâm đúng mức tới chiến lược có tính chất tấn công của Trung Quốc hiện nay.
Ngày 20.3, Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu trên các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trên đá Chữ thập và đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 18.3, Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính cấp quận trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc cũng đơn phương thông báo đặt tên cho các thực thể trong khu vực. Trước đó, một tàu hải giám Trung Quốc đã dâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, một sự kiện bị nhiều nước, trong đó có Philippines và Mỹ, lên án quyết liệt.
Các hành động của Trung Quốc được thúc đẩy một cách có chủ ý và có phối hợp từ các cấp cao nhất thu hút sự chú ý của giới phân tích quốc tế. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành và Bắc Kinh hứng chịu sự chỉ trích từ nhiều nước về cách thức quản lý khủng hoảng trong giai đoạn đầu, cũng như nhiều vấn đề khác liên quan, cách hành xử của họ tại Biển Đông gây khó hiểu.
Với việc tổ chức lại “thành phố Tam Sa”, thành lập các cấp hành chính trực thuộc, Trung Quốc trao bớt quyền kiểm soát cho địa phương, giao cho các cấp thấp hơn một số thẩm quyền hành chính và có thể cả về quân sự và bán quân sự. Bắc Kinh hy vọng sẽ cải thiện đáng kể sự kiểm soát thực tế Biển Đông thông qua việc tăng thêm các cấp chịu trách nhiệm và trao thêm phương tiện cho lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân biển, đặt dưới sự quản lý của hai quận mới. Với một dây chuyền chỉ huy cắt ngắn, các lực lượng Trung Quốc sẽ có khả năng hành động nhanh hơn.
Xét trên bình diện luật pháp quốc tế, những bước đi này có hợp pháp hay không?
Không, không thể coi là hợp pháp được khi các tranh chấp lãnh thổ trên biển chưa được giải quyết trước Toà án Công lý quốc tế, cũng không được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan.
Việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đối với toàn bộ Biển Đông cũng bất hợp pháp. Điều này chính Toà trọng tài thường trực đã quyết định trong phán quyết ngày 12.7.2016 do Philippines khởi xướng kiện Trung Quốc.
Việt Nam và ASEAN cần phải làm gì để buộc Trung Quốc hành xử hợp pháp trong các tranh chấp trên Biển Đông? Liệu có hình thức hợp tác nào giữa các nước là nạn nhân của hành vi bạo lực của Trung Quốc, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, để đối phó với sự quấy rối của Trung Quốc ?
Không có cách nào buộc Trung Quốc hành động một cách hợp pháp, vì Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ lập trường của mình. Trong ASEAN, Bắc Kinh đã chia rẽ các nước có tham gia tranh chấp Biển Đông và các nước không liên quan như Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Philippines đã gác phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực sang một bên và tiếp tục làm suy yếu sự thống nhất trong ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Tương tự Brunei cũng vậy, vì Brunei đã ký thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc thăm dò dầu khí; hành động này, mặc dù không nói ra, nhưng một cách gián tiếp chẳng khác gì Brunei đã ngầm thừa nhận một phần Vùng đặc quyền kinh tế của mình chồng lấn với vùng lưỡi bò thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Do vậy, Brunei cũng làm suy yếu sự phản đối chung của các nước xung quanh đường lưỡi bò.
Tướng Pháp: Nên cân nhắc dừng đàm phán COC nếu Trung Quốc không từ bỏ ‘đường lưỡi bò’ – ảnh 1
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam
Mai Thanh Hải
Để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, cần phải liên tục tố cáo các hành động bất hợp pháp của họ, tạm ngừng các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông chừng nào Trung Quốc còn chưa chịu từ bỏ đường chín đoạn. Phải đưa Trung Quốc ra Tòa án Công lý quốc tế, có phương thức quyết định mới để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố của các hội nghị cấp cao ASEAN dựa theo đa số thay cho nguyên tắc đồng thuận. Nguyên tắc đồng thuận cho phép một số nước ngăn cản ASEAN tuyên bố những gì muốn nói.
Giàn khoan Hải Dương 8 của Trung Quốc gần đây kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Giàn khoan này có thể sẽ hoạt động giống như năm ngoái, khi nó được đưa tới vùng biển xung quanh bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng lần này là quấy rối các hoạt động dầu khí của Malaysia. Ông có thể đưa ra dự báo tiếp theo hoạt động của giàn khoan này ?
Rất có thể tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 sẽ trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia. Theo tôi, Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia để “trừng phạt” nước này ngày 12.12.2019 đã đệ trình lên Liên hợp quốc công hàm yêu cầu quyền chủ quyền với khu vực thềm lục địa kéo dài ngoài khơi bang Sabah. Bắc Kinh muốn thể hiện sự phản đối và cảnh báo rằng các vỉa dầu khí mà tàu Hải Dương 8 hoạt động trên đó  thuộc về Trung Quốc, căn cứ vào đường lưỡi bò.
5Mỹ đã phản ứng rất gay gắt mỗi khi Trung Quốc có thái độ bắt nạt các nước láng giềng trên Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. Liệu việc Mỹ nhanh chóng lên tiếng có báo hiệu một sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, hay đó chỉ là cách để khuyến khích các nước láng giềng có liên quan theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn hơn với Bắc Kinh ?
Có thể một trong hai hoặc cả hai khả năng nói trên. Tôi nghĩ có thể có khả năng thứ ba; hải quân Mỹ bị chôn chân trong các cảng và buộc phải cắt giảm sự hiện diện trên Biển Đông, Mỹ cố gắng bù đắp lại bằng cách lên tiếng mạnh mẽ và dùng các tuyên bố để buộc Trung Quốc phải chú ý.
Tướng Pháp: Nên cân nhắc dừng đàm phán COC nếu Trung Quốc không từ bỏ ‘đường lưỡi bò’ – ảnh 2
Tướng hai sao Daniel Schaeffer tốt nghiệp Trường võ bị Saint-Cyr của Pháp năm 1965. Ông trải qua nhiều cương vị liên quan đến hợp tác quân sự của Pháp trước khi được bổ nhiệm làm tuỳ viên quân sự Pháp tại Thái Lan năm 1986-1989. Năm 1991, ông sang Việt Nam khai trương phòng tuỳ viên quân sự đầu tiên của Pháp tại Việt Nam và công tác trong thời gian 4 năm, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc phòng hai nước. Sau đó, tướng Schaeffer tiếp tục làm tuỳ viên quân sự Pháp tại Trung Quốc nhiệm kỳ 1997 – 2000. Về nước rồi giải ngũ, tướng Schaeffer thành lập một văn phòng tư vấn chiến lược quốc tế dành cho doanh nghiệp và hoạt động trong hơn 10 năm (2001-2012). Ông tham gia nhóm nghiên cứu chiến lược Asie 21, một tổ chức tập hợp nhiều nhà nghiên cứu Pháp về châu Á, với tư cách chuyên gia cộng tác. Chủ đề của ông tập trung vào ba trục chính : tình hình châu Á-Thái Bình Dương dưới tham vọng của Trung Quốc, tác động từ cách thức giải thích luật biển quốc tế, sự phát triển của chính sách quân sự và dân sự của Trung Quốc ; những rủi ro đối với mối quan hệ đối tác Liên minh châu Âu-Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/34483-tuong-phap-nen-can-nhac-dung-dam-phan-coc-neu-tq-khong-tu-bo-duong-luoi-bo.html

Covid-19 : Nhật Bản kéo dài tình trạng khẩn cấp

Trọng Nghĩa
Thủ tướng Nhật Bản loan báo quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 31/05/2020. Tokyo cho rằng hiện còn quá sớm để bãi bỏ biện pháp này trước diễn tiến của dịch bệnh Covid-19.
Phát biểu ngày 04/05/2020 nhân một cuộc họp của nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ, ông Shinzo Abe xác nhận rằng tình trạng khẩn cấp ban bố ngày 07/04, trên nguyên tắc sẽ kết thúc vào ngày 06/05. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp sẽ tiếp tục có hiệu lực đến ngày 31/05 ở tất cả các vùng trên lãnh thổ Nhật Bản.
Thủ tướng Abe để ngỏ khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước cuối tháng Năm, sau buổi xem xét tình hình dự kiến ​​vào khoảng ngày 14/05 ở tất cả các vùng lãnh thổ.
Bộ trưởng đặc trách chống dịch Yasutoshi Nishimura trước đó đã cho biết còn quá sớm để bãi bỏ tình trạng khẩn cấp. Theo ông: “Số lượng các ca nhiễm mới đã giảm, nhưng quá chậm so với mức dự kiến”.
Theo hãng tin Pháp AFP, tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản không chặt chẽ bằng một số quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ. Chính quyền không có quyền áp đặt các hạn chế đối với quyền tự do di chuyển của công dân và cũng không có biện pháp trừng phạt nào được dự kiến.
Với dân số khoảng 126 triệu người, Nhật Bản đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào giữa tháng Giêng. Từ đó đến nay, nước này đã bị hơn 15.000 ca nhiễm và 510 trường hợp tử vong, ít hơn nhiều so với số liệu được công bố tại các quốc gia khác.
Tuy vậy, các hiệp hội y tế Nhật Bản cảnh báo rằng các bệnh viện tại nước này đã rơi vào tình trạng căng thẳng và có thể nhanh chóng bị quá tải do sự tiến triển của dịch bệnh.
Số lượng giường chăm sóc đặc biệt ở Nhật Bản được ước tính khoảng 6.500, tức là 5 trên 100.000 dân, ít hơn một nửa so với tỷ lệ tại Ý.
Để giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế, một số biện pháp đã được thực hiện chẳng hạn như đưa bệnh nhân có triệu chứng nhẹ vào khách sạn thay vì giữ họ trong bệnh viện quá đông. Chính phủ cũng đã loan báo gia tăng biện pháp xét nghiệm, nhưng vẫn bị chỉ trích vì số lượng xét nghiệm tương đối thấp được thực hiện.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200504-covid-19-nh%C3%A2%CC%A3t-ba%CC%89n-ke%CC%81o-da%CC%80i-ti%CC%80nh-tra%CC%A3ng-kh%C3%A2%CC%89n-c%C3%A2%CC%81p

Hàn Quốc và Triều Tiên đấu súng:

Bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt trở lại

Diễn biến căng thẳng này đang khiến dư luận lo ngại Bán đảo Triều Tiên có thể tăng nhiệt trở lại sau một thời gian dài im ắng.
Sau sự xuất hiện của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trước công chúng kể từ ngày 11/4 vừa qua, Triều Tiên hôm nay (3/5) lại một lần nữa thu hút đặc biệt dư luận thế giới khi Hàn Quốc thông báo xảy ra nổ súng tại khu phi quân sự liên Triều. Những diễn biến này đang khiến dư luận lo ngại Bán đảo Triều  Tiên có thể tăng nhiệt trở lại sau một thời gian dài im ắng.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thông báo đã xảy ra nổ súng tại Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Vụ nổ súng xảy ra tại khu vực thuộc thị trấn biên giới trung tâm Cheorwon vào khoảng 7h41 sáng 3/5. Nhiều phát súng được bắn từ phía Triều Tiên đã trúng một trạm gác của Hàn Quốc tại Khu phi quân sự, khiến lực lượng Hàn Quốc phải đưa ra cảnh báo trên sóng phát thanh và bắn trả hai lần.
Vụ nổ súng không gây thiệt hại hay thương vong gì và quân đội Hàn Quốc cho biết đang tiến hành các hoạt động thông qua đường liên lạc liên Triều để nắm bắt chi tiết vụ việc, đồng thời ngăn chặn mọi sự cố tương tự xảy ra. Hàn Quốc cũng khẳng định duy trì tâm thế sẵn sàng ứng phó khi cần thiết. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo tuần trước cũng cảnh báo có sự gia tăng bất thường về tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng pháo binh và không quân của Triều Tiên thời gian gần đây.
Hiện chưa có bình luận nào từ phía Triều Tiên về vụ việc mới nhất nhưng làm gia tăng lo ngại về sự căng thẳng trở lại giữa hai quốc gia láng giềng này. Tuy vậy, hiện có nhiều ý kiến cho rằng cả Hàn Quốc và Triều Tiên không có lý do gì khuấy động căng thẳng trên bán đảo triều Tiên vào thời điểm này.
Về phía Hàn Quốc,  trong thông điệp đưa ra nhân dịp kỷ niệm 2 năm ngày diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 vừa qua, Tổng thống Moon Jae-in đã khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác thực tiễn và thiết thực với Triều Tiên. Để thực hiện hóa mong muốn này, ngay trong ngày lễ kỷ niệm, Hàn Quốc
đã tổ chức một buổi lễ tái khẳng định cam kết đối với việc kết nối lại đường sắt liên Triều- một trong những trọng điểm trong Thỏa thuận chung đã ký giữa hai nước.
Theo Giáo sư Go Myong Hyun-Viện nghiên cứu chính sách châu Á, với nỗ lực tái khởi động dự án đường sắt liên Triều, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hi vọng sự kết nối này có thể trở thành nền tảng cho hòa bình giữa hai miền:
“Thực tế dự án chỉ là một phần trong kế hoạch hợp tác chung liên Triều. Tuy nhiên đây là nỗ lực của Hàn Quốc nhằm thúc đẩy các dự án đã bị đình trệ, với hi vọng làm nền tảng cho những hợp tác tiếp theo, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho Hàn Quốc mà còn cả Triều Tiên. Đây là một dự án tham vọng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm kết nối hai miền Triều Tiên, là bước đệm hướng đến hợp tác kinh tế lớn hơn nữa giữa hai miền Triều Tiên”, ông Go Myong Hyun nói.
Trong khi đó, đối với Triều Tiên, mặc dù ưu tiên các cuộc đàm phán với Mỹ hơn là Hàn Quốc. Tuy nhiên, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra trong năm nay, dù ông Donald Trump có tái đắc cử hay không, Mỹ cũng phải mất 1 năm hoặc lâu hơn để thiết lập chính sách mới với Triều Tiên.
Trong thời gian này Triều Tiên rất cần sự hợp tác với Hàn Quốc, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể gây khó khăn cho nền kinh tế nước này. Việc Đảng cầm quyền Hàn Quốc giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử vừa qua cũng làm gia tăng kỳ vọng vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022. Xây dựng mối quan hệ với Hàn Quốc cũng tạo tiền đề thuận lợi cho các cuộc đối thoại Mỹ- Triều
http://biendong.net/bi-n-nong/34487-han-quoc-va-trieu-tien-dau-sung-ban-dao-trieu-tien-tang-nhiet-tro-lai.html

Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho rằng

Kim Jong Un không bị phẫu thuật

Triệu Hằng
Phủ tổng thống Hàn Quốc nghiêng về giả thuyết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dường như không trải qua phẫu thuật, và bác bỏ tin tức cho rằng nhà máy phân bón mới của Triều Tiên là cơ sở chiết xuất uranium cho hoạt động hạt nhân.
Hãng tin Yonhap ngày 3/4 dẫn lời một quan chức Nhà Xanh bác bỏ những đồn đại về sức khỏe của ông Kim Jong Un.
“Các phương tiện truyền thông đã suy đoán về cuộc phẫu thuật của Chủ tịch Kim, đề cập tới dáng đi của ông ấy có sự thay đổi”, vị quan chức cho biết với các phóng viên.
Và ông cho biết thêm, Phủ tổng thống đánh giá các suy đoán đó là không đúng.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm thứ Bảy (2/5) đưa tin rằng ông Kim Jong Un đã cắt băng tại một buổi lễ đánh dấu hoàn thành Nhà máy Phân bón phốt phát Sunchon ở Sunchon, phía bắc Bình Nhưỡng vào thứ Sáu (1/5).
Sự xuất hiện công khai sau 20 ngày vắng mặt trước công chúng của ông Kim Jong Un kể từ ngày 11/4 khi ông chủ trì một cuộc họp của Bộ chính trị đảng Lao động, đã xua tan những đồn đoán rằng ông bị bệnh nặng.
Cũng theo Yonhap, khi được hỏi liệu có đúng nhà lãnh đạo Triều Tiên thậm chí không trải qua một cuộc tiểu phẫu y tế, quan chức trên đã đồng ý với điều này, song từ chối đưa ra căn cứ cho đánh giá này.
Đồng thời, quan chức Phủ tổng thống cũng hạ tầm quan trọng của các bản tin cho rằng nhà máy phân bón của Triều Tiên có thể được huy động để chiết xuất uranium cho các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên, nói rằng những báo cáo đó không đáng tin, theo Yonhap.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phu-tong-thong-han-quoc-cho-rang-kim-jong-un-khong-bi-phau-thuat.html

4 điểm nghi ngờ

Kim Jong Un lộ diện ngày 1/5 là thế thân

Vũ Dương
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện tại nhà máy sản xuất phân bón Sunchon vào ngày 1/5/2020 đã phần nào bác bỏ những tin đồn trước đó rằng ông Kim đang trong tình trạng “nguy kịch” về sức khỏe hoặc “đã chết”. Tuy nhiên, những bức ảnh và video hiện trường được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) chính thức công bố mới đây vẫn không hoàn toàn dẹp tan được mọi đồn đoán
của giới quan sát bên ngoài, đặc biệt có nhiều cư dân mạng cho rằng người xuất hiện ở hiện trường có thể là người thay thế, và đưa ra ít nhất 4 điểm nghi ngờ.
Thứ nhất, răng cửa khác nhau
Người sử dụng mạng đã so sánh những bức ảnh về sự xuất hiện của Kim Jong Un tại nhà máy sản xuất phân bón Sunchon vào ngày 1/5 với những bức ảnh truyền thông chính thức trước đó và thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về răng cửa của hai Kim Jong Un này.
Bức ảnh cho thấy các cạnh dưới của hai răng cửa của Kim Jong Un trong những lần xuất hiện trước đây rất phẳng và về cơ bản không có khe hở giữa hai răng cửa với nhau, trong khi Kim Jong Un xuất hiện ngày 1/5 có hai đầu bên dưới của răng cửa khá sắc nhọn, hơn nữa còn xuất hiện khe hở rất lớn. Ngoài ra, khuôn mặt của Kim Jong un xuất hiện ngày 1/5 trông có nhiều nếp nhăn hơn.
Thứ hai, hình dạng của tai khác nhau
Có cư dân mạng chỉ ra khi quan sát những bức ảnh chụp của Kim Jong Un trước đây, có thể thấy rằng tai của ông Kim có vành tai rất mỏng, không có đường cong nhô ra. Trong khi hai vành tai của Kim Jong Un xuất hiện ngày 1/5 khá dày và tròn trịa.
Thứ ba, thần thái rất khác nhau
Một số cư dân mạng cho rằng Kim Jong Un xuất hiện vào ngày 1/5 dường như đã mất đi sự cao ngạo và sát khí đằng đằng trước đó, ánh mắt của ông ta trông quá “bình hòa”, và ngay cả khi nghe báo cáo trong nhà, đôi mắt ông lộ vẻ đờ đẫn trong một thời gian dài.
Thứ tư, kiểu tóc dường như có chút thay đổi
Một số cư dân mạng chỉ ra rằng khi Kim Jong Un xuất hiện ngày 1/5, kiểu tóc đặc thù của ông ấy dường như có sự khác biệt, khuôn mặt cũng có chút đổi khác.
Theo NDTV, các nhà lãnh đạo trong gia tộc họ Kim có nhiều thế thân, điều này từ sớm đã không còn là bí mật nữa.
Ngoài Kim Jong Un, em gái ông là Kim Yo Jong đi cùng càng có sự khác biệt. So với những bức ảnh trước đó, Kim Yo Jong ngày 1/5 không chỉ thay đổi cả về ngoại hình và biểu cảm, mà dường như còn trẻ hơn đến tận chục tuổi. Có người cho rằng đó là do trang điểm, cũng có người cho rằng trang điểm không thể thay đổi hình dạng khuôn mặt được, người ta nghi ngờ rằng đó là thế thân của Kim Yo Jong.
Theo báo cáo từ phương tiện truyền thông chính thức của Triều Tiên, Kim Yo Jong cùng một vài quan chức cấp cao đã cùng Kim Jong Un tham dự buổi lễ khánh thành nhà máy phân bón Sunchon ở thành phố Sunchon. Có phương tiện truyền thông đã phân tích những bức ảnh của Kim Yo Jong nơi hiện trường và chỉ ra rằng có vẻ đây là lần đầu tiên Kim Yo Jong trang điểm đậm đến vậy, dường như đang cố gắng che đậy điều gì đó.
Nhiều cư dân mạng tin rằng Kim Jong Un và Kim Yo Jong xuất hiện ngày 1/5 đều là thế thân. Hiện tại, đó chỉ là một phỏng đoán mà không có bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, dư luận cũng suy đoán rằng nếu họ thực sự là thế thân, điều đó chứng minh Kim Jong Un đã thật sự có vấn đề về sức khỏe hoặc đã chết, còn Kim Yo Jong rất có thể đang bị giam lỏng.
Theo Minh Xuan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/4-diem-nghi-ngo-kim-jong-un-lo-dien-ngay-1-5-la-the-than.html

Đài Loan ‘nổi lên’ vị thế mạnh hơn từ đại dịch:

Điều bất lợi đối với chính quyền Trung Quốc

Bình luậnTuệ Minh
Một vài quốc gia trên thế giới dường như đã “nổi lên” từ đại dịch với vị thế mạnh hơn trước. Đài Loan là một trong số đó, và điều này được xem là sự bất lợi đối với chính quyền Trung Quốc.
Đài Loan buộc phải đơn độc chống đỡ với sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, mà không nhận được sự giúp đỡ chính thức nào từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay các tổ chức quốc tế khác.
Đây là hậu quả của việc áp lực lâu dài từ phía Trung Quốc lên quốc tế, nhằm cô lập quốc đảo dân chủ vốn luôn bị chính quyền đại lục tuyên bố là thuộc lãnh thổ của mình.
Trong nhiều tuần lễ, giới lãnh đạo Đài Loan phải vật lộn để sơ tán cư dân của họ ra khỏi tâm dịch Vũ Hán, bởi lẽ Bắc Kinh không chấp nhận những đề nghị cơ bản như cho phép nhân viên y tế Đài Loan được bay tới Vũ Hán để hỗ trợ công dân nước mình.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã điều máy bay ném bom và máy bay chiến đấu bay vòng quanh quốc đảo, khiến Tổng thống Thái Văn Anh phải sử dụng đến các máy bay chiến đấu của mình.
Đài Loan buộc phải đơn độc chống đỡ với sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, mà không nhận được sự giúp đỡ chính thức nào từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay các tổ chức quốc tế khác.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như vậy,  Đài Loan vẫn dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán. Cả nước này có tổng cộng khoảng 400 ca nhiễm bệnh và 6 người tử vong trên tổng số 23 triệu dân. Trong khi đó, New York – tiểu bang có số dân ít hơn Đài Loan một chút – có tới gần 300.000 người nhiễm bệnh và hơn 22.000 người chết.
Thành công của Đài Loan cho thấy các thể chế dân chủ có thể ngăn chặn dịch virus mà không phải dùng đến các biện pháp độc tài. Điều này được xem là chống lại đường lối tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc, vốn thể hiện sức mạnh của hệ thống chính quyền đi ngược lại với các nước phương Tây.
Sự cởi mở của Đài Loan tương phản hẳn với sự thiếu minh bạch khi dịch bệnh mới bùng phát, và các sách lược ngoại giao sau đó của Bắc Kinh. Điều này cho thấy rằng thiện chí sẽ đem lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Không cần phải sử dụng đến các biện pháp hà khắc, Đài Loan vẫn thành công trong việc chặn đà lây lan của dịch bệnh. Điều này chứng tỏ các thể chế dân chủ có thể ngăn chặn dịch virus mà không phải dùng đến các biện pháp độc tài.
Sự nhất trí ‘hiếm thấy’ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan
Mới đây, Hoa Kỳ đã thể hiện sự “nhất trí hiếm thấy” qua cuộc điện đàm thảo luận với Đài Loan về vấn đề virus Corona Vũ Hán. “Có lẽ kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn cho đến nay, khó có vấn đề nào có thể khiến thế giới đồng lòng ủng hộ Đài Loan và phản đối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (‘PRC’) như vấn đề này”, ông Kharis Templeman – cố vấn Dự án về Đài Loan trong khu vực Ấn Độ Dương tại học viện Hoover, thuộc trường Đại học Stanford, cho biết.
“Mặc dù vị thế địa chính trị [của chính quyền Trung Quốc] về mặt tổng thể khó có sự thay đổi lớn (vì Trung Quốc là cường quốc kinh tế đang phát triển), vị thế của Đài Loan đã được nâng lên nhờ vào thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh”, ông Templeman nhận xét. “Đài Loan đã phải đối phó với các chiến dịch tuyên truyền và sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Vì thế, chắc chắn thiện cảm của các nước đối với Đài Loan đã tăng lên”.
Căng thẳng Trung – Mỹ
Một cuộc điện đàm trong tuần này giữa Bộ trưởng Y tế Đài Loan và quan chức y tế hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc đảo này đối với cộng đồng quốc tế, nhưng điều này cũng cho thấy điểm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Vào năm 2016, Washington đã gia tăng ủng hộ Đài Loan sau khi Tổng thống Donald Trump có cuộc điện đàm “chưa từng có tiền lệ” với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, từ đó phát động một cuộc thương chiến chống lại chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời Hoa Kỳ đã bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16 mà Đài Loan vốn từ lâu đã mong muốn mua được.
Dưới thời của tổng thống Donald Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối cuộc điện đàm Mỹ – Đài mới đây, yêu cầu Hoa Kỳ “ngay lập tức sửa lỗi, ngừng lợi dụng bối cảnh đại dịch để thao túng vấn đề Đài Loan và dừng liên lạc chính thức với Đài Loan”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thúc giục “phía Hoa Kỳ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc”, trong khi dẫn chiếu chính sách ‘một Trung Quốc’ đã được Hoa Kỳ thực hiện từ nhiều thập kỷ.
Năm ngoái, ông Tập tái khẳng định quyết tâm thống nhất Đài Loan và kêu gọi ủng hộ giải pháp “một đất nước, hai chế độ” như đối với Hong Kong – thuộc địa cũ của Anh. Vị thế đó được cho là “rất kỳ quặc” ở Đài Loan, nơi bà Thái Anh Văn đã tái đắc cử với chiến thắng vang dội vào tháng 1/2020. Quan điểm của Đảng Dân tiến của bà Thái là “Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền”.
Hiện tại, Đài Loan đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, không chỉ nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh mà còn vì nước này đã cam kết vận chuyển hàng triệu khẩu trang y tế tới Châu Âu, Hoa Kỳ và một vài đồng minh ngoại giao khác trên thế giới [mà Trung Quốc chưa kịp tác động đến]. Đài Loan cũng tổ chức hội thảo trực tuyến với các nước như Ấn Độ, Phi-lip-pin, theo ông Wang Ting-yu, một nhà lập pháp trong Đảng của bà Thái và là thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quân sự quốc gia Đài Loan, cho biết.
Đài Loan đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, không chỉ nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh mà còn vì nước này đã cam kết vận chuyển hàng triệu khẩu trang y tế tới các khu vực có dịch bệnh.
“Năm nay sẽ là thời điểm thuận lợi nhất để Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế”, ông Wang cho biết, và nhấn mạnh rằng: “Đài Loan không chỉ có năng lực kiểm soát sự lây lan của virus, mà còn có khả năng dùng các biện pháp dân chủ để chặn đứng virus. Chính phủ và người dân đều được minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh và trên cùng một chiến tuyến trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Thông điệp này có thể gửi tới các nước trên thế giới để tham khảo”.
‘Vị thế cao chưa từng có trong lịch sử’
“Cách tiếp cận chống virus thành công của Đài Loan” – do Trung tâm Theo dõi Sức khỏe Quốc gia thành lập, sau khi Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng, hay còn gọi là SARS, bùng phát vào năm 2003. Biện pháp này bao gồm sự kết hợp giữa việc chủ động xét nghiệm, với việc sử dụng các công nghệ xử lý dữ liệu mới. Cụ thể là: sàng lọc sớm các chuyến bay, xác định và ngăn chặn nhanh các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm; tích hợp cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế quốc gia với dữ liệu nhập cư, trong khi đảm bảo tuân thủ các quy định về cách ly bằng cách theo dõi qua điện thoại di động. Chính phủ đã nhanh chóng áp dụng hơn 120 biện pháp y tế cộng đồng khác nhau.
Ở một chừng mực nào đó, “nghịch cảnh” của Đài Loan đã giúp họ củng cố cách thức phản ứng trước đại dịch. Đài Bắc có ít cơ hội để “mắc lỗi”, bởi lẽ họ không thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức đa quốc gia, và Bắc Kinh sẽ chớp lấy bất cứ sai lầm nào của họ, theo ông Rupert Hammond – Chammbers, Giám đốc Điều hành của Công ty Tư vấn Bower Group Asia, cho biết.
“Ngày nay, Đài Loan đang đứng ở vị thế cao chưa từng có trong lịch sử”, ông Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Đài Loan, cho biết.
“Ngày nay, Đài Loan đang đứng ở vị thế cao chưa từng có trong lịch sử”, ông Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Đài Loan, cho biết.
“Ngày nay, Đài Loan đang đứng ở vị thế cao chưa từng có trong lịch sử”, ông Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Đài Loan, cho biết. Dẫu vậy, ông cho biết thêm rằng về lâu dài, “rõ ràng là sức mạnh tài chính và các chiến lược chính trị mạnh tay của PRC sẽ làm giảm thiểu phần lớn nguồn vốn/ảnh hưởng tích cực Đài Loan đã gây dựng được với các quốc gia khác”.
‘Sự ngớ ngẩn’ của WHO khi ‘loại bỏ’ Đài Loan
Đại dịch đóng vai trò là “bàn đạp lý tưởng” trong chiến dịch lâu dài của Đài Loan nhằm đạt được sự công nhận về mặt ngoại giao. Ông Graeme Smith, học giả tại Đại học Quốc gia Úc, người đang nghiên cứu về ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á, cho biết rằng có một cuộc họp báo “đã làm nổi bật quyết định ‘xuẩn ngốc’ [của WHO] khi loại bỏ một quốc gia 23 triệu dân ra khỏi danh sách thành viên của các tổ chức quốc tế quan trọng”. Và đó là một cuộc trao đổi cấp cao giữa một nhà báo và một quan chức của WHO, ông Bruce Aylward, người đã nhiều lần né tránh đề cập đến Đài Loan. Bà Shelley Rigger, Giáo sư Khoa học chính trị tại trường Davidson, cũng là tác giả cuốn sách “Why Taiwan Matters: Small Island, Global Powerhouse” (tạm dịch là “Tại sao Đài Loan lại là vấn đề: Một quốc đảo nhỏ nhưng có ảnh hưởng toàn cầu”) nhận định rằng: “Quyền phủ quyết của Trung Quốc trong nhiều tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục khiến cho Đài Loan phải đứng ngoài quan sát”. Dẫu vậy, bà cho biết dư luận tích cực mà Đài Loan đạt được sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định.
“Điều đó thực sự có ý nghĩa, bởi vì nếu mọi thứ trở nên tồi tệ thì Đài Loan sẽ vẫn được hưởng lợi từ vị thế và hình ảnh tích cực của mình. Và nếu việc kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới từ phía Bắc Kinh đối với Đài Loan được nới lỏng, thì thế giới nên nhanh chóng ‘tận dụng Đài Loan”, bà nói thêm.
Tuệ Minh
Theo Bloomberg
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dai-loan-noi-len-vi-the-cao-chua-tung-thay-tu-dai-dich-34947.html

TQ cảnh báo Hồng Kông

không có tương lai nếu tiếp tục biểu tình

Chính quyền Trung Quốc cảnh báo Hồng Kông sẽ “không có tương lai” nếu để người biểu tình chống chính quyền gây bất ổn và bạo lực giữa đại dịch Covid-19.
Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hồng Kông ngày 2.5 lên án mạnh mẽ những người biểu tình tại khu Vượng Giác trong ngày Quốc tế lao động (1.5).
Nhiều người đã tụ tập biểu tình và ném bom xăng tại Hồng Kông vào ngày 1.5. Đến tối, lực lượng chức năng phát hiện 3 vật thể nghi là bom tự chế tại một trường học bỏ trống trong thành phố.
Văn phòng Liên lạc Trung Quốc lên án “những kẻ vô cùng cực đoan” đã tụ tập trái phép gây rối các cửa hiệu và ném bom xăng, theo tờ South China Morning Post.
“Người dân thế giới đã gác lại những khác biệt để chống đại dịch Covid-19. Chỉ có ở Hồng Kông là những kẻ vô cùng cực đoan tiếp tục kích động người dân tham gia hoạt động bạo lực và đe dọa đặt bom giữa nơi công cộng. Nếu chúng ta nhân nhượng thì liệu Hồng Kông có thể có tương lai?”, Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tuyên bố.
Cơ quan này cáo buộc các chính trị gia đối lập Hồng Kông đang xúi giục người trẻ tại đặc khu thực hiện hành vi phạm tội nhân danh chiến đấu vì dân chủ.
Các nghị viên thân Bắc Kinh nói rằng tuyên bố của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc cho thấy chính quyền trung ương sẽ cương quyết với những hành động trái phép và kêu gọi chấm dứt những hành động gây rối, phá hoại. Trong khi đó, các nghị viên đối lập nói Văn phòng Liên lạc không lắng nghe yêu cầu của người dân Hồng Kông về việc tôn trọng quyền tự trị.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34485-tq-canh-bao-hong-kong-khong-co-tuong-lai-neu-tiep-tuc-bieu-tinh.html

Mối nguy tàu ngầm hạt nhân TQ trên Biển Đông

Những ngày qua, liên tục có nhiều thông tin liên quan tàu ngầm Trung Quốc – vốn là lực lượng có nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông.
Số lượng tăng nhanh
Ngày 24.4, cơ quan khảo cứu quốc hội Mỹ tiếp tục cập nhật báo cáo mới về sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra Trung Quốc đang cấp tập tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Cụ thể, theo báo cáo thì Bắc Kinh đang có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Trong đó, số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã có hơn 10 chiếc.
Chưa đầy 1 tuần sau khi báo cáo trên được công bố, ngày 29.4, truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động thêm 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang theo tên lửa đạn đạo tích hợp đầu đạn hạt nhân. Hai tàu này được cho là bản nâng cấp mới của tàu ngầm Type-094 (lớp Tấn) có độ choán nước khoảng 11.000 tấn.
Nguy cơ đe dọa Biển Đông
Ngày 30.4, chuyên san The National Interest đăng tải bài phân tích cho rằng tàu ngầm hạt nhân Type-094 vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định, điển hình là quá “ồn ào”. Cụ thể, một báo cáo đã chỉ ra rằng tàu ngầm lớp Tấn có một lỗ hổng thiết kế ở phía sau thân tàu. Vị trí này gần các hầm tên lửa nên có thể tạo tín hiệu sóng âm khiến đối phương phát hiện ra. Vì thế, bài phân tích cho rằng tàu ngầm Type-094 chưa đủ sức trở thành phương tiện răn đe hạt nhân ở cấp độ toàn cầu, nhưng vẫn đủ sức để trở thành một sức mạnh đáng gờm ở cấp khu vực mà ví dụ là tại Biển Đông.
Thực tế, mối lo về tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông đã được đề cập gần đây. Cụ thể, Ấn Độ từng lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.
Hồi tháng 9.2019, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Trả lời Thanh Niên xung quanh diễn biến này khi đó, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) lo ngại UAV có thể giúp Trung Quốc thu thập các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy…
“Đó là những cơ sở quan trọng để Bắc Kinh triển khai các phương tiện, thiết bị dưới mặt nước để kiểm soát khu vực. Qua đó, Trung Quốc có thể triển khai và đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm”, ông Nagy đặt vấn đề.
Liên quan nội dung này, trả lời Thanh Niên ngày 30.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành một vành đai phòng thủ được triển khai cùng với vũ khí hạt nhân dựa trên chiến lược phong tỏa chống tiếp cận nhằm vào Mỹ. Và để đạt mục tiêu như thế thì khả năng là Bắc Kinh tìm cách điều động tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân đến Biển Đông.
Và thực tế thì Bắc Kinh đang cố tìm cách kiểm soát Biển Đông, nhằm hạn chế sự hiện diện của tàu chiến, máy bay Mỹ để loại bỏ rủi ro tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị phát hiện khi hoạt động tại vùng biển này. TS Nagao cho rằng để giải quyết mối nguy này thì Washington cũng nên điều động tàu ngầm đến Biển Đông. Tất nhiên là sự điều động đó phải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Khi hiện diện tại Biển Đông, tàu ngầm Mỹ có thể kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại của tàu ngầm Trung Quốc. Kèm theo đó, Washington có thể tăng cường điều động máy bay săn ngầm lẫn tàu chiến nổi.
Không chỉ Mỹ mà các nước ngoài khu vực như Anh, Pháp, Canada… hay các thành viên trong tứ giác an ninh (Mỹ – Nhật Bản – Úc và Ấn Độ) ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng cần đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông để phòng ngừa tàu ngầm Trung Quốc. Thực tế, theo TS Nagao, cuộc tập trận của hải quân Mỹ – Úc gần đây trên Biển Đông có lẽ cũng bao hàm cả mục đích vừa nêu ra. Nếu cộng đồng quốc tế không cùng phối hợp, thì khi tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn có thể đe dọa an ninh thế giới.
Tên lửa đạn đạo JL-12 đã được trang bị trên tàu ngầm lớp Tấn. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn lên đến 7.200 km nên từ vùng duyên hải của Trung Quốc có thể đe dọa nhiều quyền lợi của Mỹ. Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có thể mang theo 12 tên lửa JL-12.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã trang bị tên lửa đạn đạo JL-1, có thể mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn khoảng 1.700 km, trên tàu ngầm hạt nhân
http://biendong.net/bi-n-nong/34471-moi-nguy-tau-ngam-hat-nhan-tq-tren-bien-dong.html

Giám đốc Trung Quốc mất chức

sau ước tính 70 triệu người thất nghiệp

Hương Thảo
Bài báo cáo phân tích về tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc sau đó càng trở nên thu hút sự quan tâm của độc giả hơn.
Nhà kinh tế học người Trung Quốc Lý Tấn Lôi gần đây đã đột ngột ngừng đảm nhiệm chức giám đốc công ty môi giới chứng khoán Trung Quốc Zhongtai sau khi ông đăng lên phương tiện truyền thông xã hội một phân tích, ước tính tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc là 20,5%, gấp ba lần con số chính thức được chính quyền công bố.
Vào ngày 30/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng đó là quyết định từ chức của ông Lý Tấn Lôi. Tuy nhiên, bài phân tích sau đó đã thu hút rất nhiều cuộc thảo luận và tranh luận trực tuyến.
Tỷ lệ thất nghiệp “thực sự” của Trung Quốc?
Vào ngày 26/4, một bài viết có tiêu đề “Đâu là tỷ lệ thất nghiệp thực sự ở Trung Quốc?” đã được xuất bản trên tài khoản Weibo của Lý Tấn Lôi. Các tác giả báo cáo là Liang Zhonghua, Zhang Chen và Su Yi, ba nhà phân tích chứng khoán tại Viện Nghiên cứu Chứng khoán Zhongtai. Zhongtai là một công ty nhà nước được thành lập vào năm 2001. Ông Lý là chuyên gia kinh tế tại Zhongtai và trở thành giám đốc vào đầu năm 2017.
Báo cáo cho biết chính quyền Trung Quốc có hai hệ thống tính tỷ lệ thất nghiệp, nhưng cả hai hệ thống này “không tương quan cao với chu kỳ kinh tế”.
Báo cáo đưa ra các biểu đồ so sánh xu hướng tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng điện tiêu thụ của Trung Quốc trong 30 năm qua, cho thấy chúng không tương quan với nhau. Ở các nước khác, tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng điện tiêu thụ thường đi theo cùng một xu hướng. Sau đó, bài báo chỉ ra rằng các nhà chức trách đã không tính nông dân và lao động nhập cư khi tính toán tỷ lệ thất nghiệp, mà chỉ tính công nhân từ các khu vực thành thị.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2018, Trung Quốc có 288,36 triệu lao động di cư và 434,19 triệu lao động ở khu vực thành thị. Trong số những người lao động di cư, 135 triệu người trong số họ làm việc tại các thành phố, trong khi những người khác làm việc tại các nhà máy ở khu vực nông thôn. Công nhân ở khu vực nông thôn sẽ không được tính là thất nghiệp vì chính quyền cho rằng họ có thể trở lại làm nông dân sau khi mất việc. Trung Quốc có 565,88 triệu người đăng ký hộ khẩu ở nông thôn năm 2018, bao gồm những người lao động di cư và khoảng 200 triệu nông dân, theo Tân Hoa Xã.
Báo cáo sau đó đã tính tỷ lệ thất nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh, như nhà hàng, cơ sở sản xuất ô tô, sản xuất quần áo, lĩnh vực giải trí… và đưa ra kết luận: “Hiện tại, hơn 70 triệu người đã mất việc. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự của Trung Quốc là khoảng 20,5%”. Con số này cao hơn nhiều so với con số chính thức của chính quyền. Vào ngày 17/4, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Trung Quốc đã thông báo rằng tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 chỉ là 5,9%.
Giám đốc đột ngột “từ chức”
Ngày 30/4, cổng thông tin Sina của Trung Quốc đã đăng một tài liệu nội bộ từ Zhongtai, phát hành ngày 16/4, nói rằng ông Lý đã từ bỏ vị trí giám đốc của mình trong ngày hôm đó. Sina dẫn lời một người tại Zhongtai, nói rằng Lý đã từ chức vì muốn tập trung vào nghiên cứu. Zhongtai sau đó đã bổ nhiệm phó giám đốc Dai Zhifeng trở thành giám đốc mới vì công ty muốn thúc đẩy những người trẻ tuổi năng động. Sau đó, Sina cho đăng một tuyên bố của ông Lý, nói rằng báo cáo là do những người khác viết với mục đích “thảo luận về học thuật”. Tuyên bố cũng phản bác các phân tích, nói rằng tỷ lệ thất nghiệp chính thức do chính quyền đưa ra là “chuẩn”.
Cùng ngày, tờ báo nhà nước Tin tức Bắc Kinh đã đưa tin tương tự, và dư luận bắt đầu tranh luận về tỷ lệ thất nghiệp thực sự là gì?
Ngày 1/5, Đài Á Châu Tự Do (RFA) dẫn lời Fan Jun, một nhà báo ở tỉnh Hà Bắc, nói ông tin rằng “tỷ lệ thất nghiệp 20% cũng không phản ánh tất cả tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc”, mà trên thực tế có khi còn cao hơn 20%.
Theo Nicole Hao, The Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/giam-doc-trung-quoc-mat-chuc-sau-uoc-tinh-70-trieu-nguoi-that-nghiep.html

Virus corona:

Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ Trung Quốc liên tục?

Hôm Chủ Nhật 03/05/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo nói rằng “hiện có bằng chứng rõ ràng” là dịch virus corona “xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán” của Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên một chính trị gia Phương Tây nêu ra các buộc về “nguồn gốc” của Covid-19.
Covid-19: Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ
WHO: Đã âm tính với Covid-19, vẫn có thể bị lần nữa
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Tổng thống Donald Trump không chỉ dùng từ “virus Trung Quốc” mà còn nói ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Điều này trái với những gìcơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho rằng họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus corona.
Ông Pompeo cũng không đưa ra số liệu gì để chứng minh cho ý kiến về “nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Trung Quốc” của virus corona.
Nhưng đáng chú ý hơn là lời cáo buộc của ông Pompeo trên kênh ABC rằng “chính phủ Trung Quốc cản trở tuyệt đối các điều tra” về nguồn gốc virus, và “không chịu hợp tác với các chuyên gia”.
Điều này có vẻ cũng là những thứ Pháp, quốc gia có hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong những dự án sinh học tại Vũ Hán, nêu ra gần đây.
Và có vẻ như chính những gì người Pháp biết và nêu ra công khai ở cấp cao nhất mới khiến quan chức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ.
Vì nếu cáo buộc đến từ Hoa Kỳ, phía Trung Quốc thường dễ dàng cho rằng Washington có thái độ “không thiện chí” từ khi nổ ra thương chiến Mỹ – Trung.
Theo nhà báo Laura Marlowe viết trên trang The Irish Times (02/05) thì các nhà ngoại giao Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các phát biểu của lãnh đạo Pháp.
Trong bài về quan hệ ngày càng xấu đi giữa Phương Tây và Trung Quốc qua dịch Covid-19, phóng viên Laura Marlowe cho hay trong tháng 4, Pháp đã triệu Đại sứ TQ, Lô Sa Dã (Lu Shaye) đến Bộ Ngoại giao ở Paris để phản ứng về cách ông này dùng Twiteer liên tục công kích Pháp.
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Hồi tháng trước, Tổng thống Emmanuel Macron đột nhiên nói rằng con số người chết tại Vũ Hán vì virus corona “không thực tế” và ngay ngày hôm sau, Trung Quốc công bố con số “điều chỉnh lại”, cao hơn tới vài chục phần trăm.
Ông Macron còn nói với báo Anh, Financial Times, rằng “có những điều ở Trung Quốc mà chúng ta không biết hết”.
Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc này và cho hay thời gian này cần tập trung chống dịch virus corona, thay vì cáo buộc lẫn nhau.
Pháp̉ lo ngại về dự án từng giúp Trung Quốc xây dựng phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán, mà sau, theo như một số nhà khoa học Pháp, thì họ bị Trung Quốc mời ra.
Cùng lúc, cuộc “chiến tranh giành ảnh hưởng” qua dịch virus của Trung Quốc khiến Pháp bất bình.
Trả lời tờ Le Monde, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng một thế giới hậu Covid-19 “sẽ không tốt hơn trước, có khi còn tệ đi”.
Virus corona và hợp tác Pháp, Mỹ, Trung Quốc tại Vũ Hán
Ngay từ khi xảy ra dịch Covid-19 đã có các thuyết nói rằng virus này hoặc có nguồn gốc nhân tạo hoặc bị thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, chính thức mà nói, cho đến giờ tất cả chỉ là những cáo buộc, đồn đoán chưa được xác nhận một cách khoa học, theo biên tập viên khoa học của BBC News, Paul Rincon trong bài ‘Coronavirus: Is there any evidence for lab release theory?’ (Có hay không bằng chứng cho thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm?) hôm 01/05.
Mặc dù vậy, việc Hoa Kỳ cáo buộc “Trung Quốc ngăn không cho chuyên gia tiếp cận” các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán làm nổi trở lại thông tin về sự hợp tác mà một số báo Pháp nói đã “bị đứt quãng” với TQ trong lĩnh vực này.
Hai phòng thí nghiệm và một số chuyên gia
Theo trang South China Morning Post (22/04/2020) Viện Virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology) được thành lập năm 1956, nhưng chỉ “nổi danh” gần đây.
Năm 2004, Trung Quốc mời Pháp tham gia hợp tác đầu từ nghiên cứu tại đây, mở rộng viện và xây phòng thí nghiệm P4.
Công trình trị giá 42,4 triệu USD khi đó dựa trên bản mẫu là phòng thí nghiệm P4 Jean Mérieux-Inserm Laboratory ở Lyon, nơi các nhà khoa học Pháp sau này đã xác định virus Ebola năm 2014.
Thỏa thuận xây phòng thí nghiệm P4 có chữ ký của ông Michel Barnier, khi đó là ngoại trưởng Pháp, và hiện nay là nhà đàm phán chính của EU với Anh về Brexit.
Sang năm 2017, Trung Quốc mời thêm Hoa Kỳ tham gia nghiên cứu, nhưng có vẻ như người Pháp không còn có mặt trong công trình chung ở Vũ Hán.
Các chuyên gia từ Galveston National Laboratory, ĐH Texas đã tới đây giúp huấn luyện cho nhân viên của TQ.
Được biết ông James Le Duc có mặt lần cuối tại TQ năm 2018 để tổ chức huấn luyện cho nhân viên phòng thí nghiệm mới hơn, BSL-4 tại Viện Virus học Vũ Hán.
Phòng thí nghiệm này được tin tưởng là có tiêu chuẩn bảo mật và an toàn sinh học cao hơn phòng P4.
Cái tên phòng thí nghiệm P4 mà Pháp từng giúp thiết kết được nêu lại giữa tháng 4/2020 khi chính Tổng thống Macron lên tiếng bác bỏ “thuyết âm mưu ở Hoa Kỳ rằng virus corona có liên quan đến phòng thí nghiệm P4”.
Gần đây nhất, nhà khoa học Mỹ James Le Duc từ phòng thí nghiệm Galveston lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp nữ người Trung Quốc, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán.
Bà bị một số tờ báo Phương Tây gọi là “người đàn bà dơi – bat woman’ vì nghiên cứu và giải mã gene loài dơi mang virus corona ở vùng hang động Tây Nam Trung Quốc.
Gần đây nhất có các tin đồn bà Thạch “đã rời khỏi Trung Quốc, chạy sang Phương Tây với nhiều tài liệu mật” nhưng đến hôm cuối tuần qua, chính tờ Global Times của TQ bản tiếng Anh đăng tin bà Thạch bác bỏ tin đó.
Trong một động thái khác đặc biệt, trang web này của Đảng CS TQ chia sẻ dòng trạng thái từ tài khoản WeChat cá nhân của bà Thạch với dòng chữ tiếng Trung cho hay “bà và gia đình mạnh khoẻ, bình thường” và nhiều ảnh phong cảnh mới nhất.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52530576

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.