Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 02/05/2020

Saturday, May 2, 2020 4:52:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 02/05/2020

Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden bác tố cáo sách nhiễu tình dục

Ông Joe Biden, người coi như sẽ được chọn làm ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay, hôm thứ Sáu bác lời tố cáo nói rằng ông đã tấn công tình dục một cô phụ tá tại Thượng viện Hoa Kỳ vào năm 1993.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden đã bác bỏ lời cáo buộc nhưng đây là lần đầu tiên ông Biden lên tiếng về vụ việc này, theo Reuters.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hinh MSNBC, khi được hỏi về những cáo buộc của bà Reade, ông Joe Biden nói:
“Không, điều đó không đúng. Tôi xin nói dứt khoát rằng điều đó không hề xảy ra, không bao giờ xảy ra.”
“Đây là một cuốn sách mở. Tôi không có gì phải dấu giếm,” ông Biden nói trong cuộc phỏng vấn từ nhà riêng của ông ở Delaware, nơi ông đang tự cách ly vì vụ bột phát dịch Covid-19.
Trong một tuyên bố trước cuộc phỏng vấn, ông Biden kêu gọi Thượng viện yêu cầu Cơ quan Quản lý Thư khố và Hồ sơ Quốc gia của Hoa Kỳ công bố bất cứ hồ sơ cá nhân nào xem Tara Reade có đệ đơn khiếu nại về ông Biden hay không.
Một phụ nữ ở California tên Tara Reade làm trợ lý trong văn phòng của Thượng nghị sĩ Biden từ tháng 12 năm 1992 đến tháng 8 năm 1993. Lên tiếng trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Tara Reade tố ông Biden là vào năm 1993, đã ép bà sát vào một vách tường, “thò tay dưới váy bà rồi đẩy ngón tay vào bên trong”.
Ông Biden, 77 tuổi, có nhiều triển vọng được chọn làm ứng cử viên của đảng Dân chủ để đối mặt với Tổng thống Cộng hòa Donald Trump, 73 tuổi, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ ngày 3 tháng 11 tại Hoa Kỳ,
Ông nói ông không hề hay biết bà Reade có khiều nại gì về ông, và ông chưa hề yêu cầu bất cứ ai ký một thỏa thuận để giữ kín thông tin.
Hãng tin Reuters nói họ không thể xác nhận một cách độc lập lới tố cáo của bà Reade và cũng không liên lạc được với bà hoặc một người đại diện nào để hỏi thêm chi tiết.
Reuters nói TT Trump trong những năm gần đây cũng bị hơn một chục phụ nữ tố là sách nhiễu tình dục nhiều năm trước khi ông tham chính. Ông Trump bác bỏ những lời cáo buộc, và tố lại các đối thủ của ông bên Đảng Dân Chủ và giới truyền thông, là đã phát động một chiến dịch để bôi nhọ ông.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-ptt-joe-biden-bac-to-cao-sach-nhieu-tinh-duc/5402099.html

Nhà Trắng ngăn quan chức y tế hàng đầu ra khai chứng về việc ứng phó dịch

Quan chức y tế hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci sẽ không ra khai chứng vào tuần sau trước một ủy ban Quốc hội xem xét sự ứng phó của chính quyền Trump đối với đại dịch virus corona, Nhà Trắng cho biết ngày thứ Sáu, nói rằng việc gọi những cá nhân tham gia trong sự ứng phó ra điều trần là “phản tác dụng.”
Nhà Trắng gửi đi một thông cáo qua email sau khi một phát ngôn viên của ủy ban Hạ viện tổ chức phiên điều trần cho biết ủy ban đã được các quan chức chính quyền Trump thông báo rằng ông Fauci đã bị ngăn ra khai chứng.
“Trong khi chính quyền Trump tiếp tục sự ứng phó của toàn thể chính phủ đối với COVID-19, bao gồm cả việc mở cửa lại nước Mỹ một cách an toàn và đẩy nhanh quá trình phát triển vắc-xin, việc để cho các cá nhân tham gia trực tiếp trong các nỗ lực này xuất hiện tại các cuộc điều trần của Quốc hội là phản tác dụng,” người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi cam kết hợp tác với Quốc hội để đưa ra lời khai chứng vào thời điểm thích hợp.”
Ông Fauci, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, là một trong những chuyên gia y tế hàng đầu giúp hướng dẫn nỗ lực ứng phó của Mỹ đối với virus corona chủng mới dễ lây lan vốn đã quét qua khắp nước Mỹ.
Vị bác sĩ 79 tuổi được nhiều người nể trọng này đôi lúc đã phải sửa lại hoặc nói ngược những phát biểu của tổng thống tại các cuộc họp báo tại Nhà Trắng hoặc trong các cuộc phỏng vấn báo chí về các vấn đề như thời gian cần thiết để phát triển vắc-xin và khả năng virus corona sẽ quay trở lại vào mùa thu.
Ông Trump thỉnh thoảng tỏ ra bực tức với ông Fauci nhưng cuối cùng cũng thuận theo phần lớn những lời khuyên mà ông Fauci và bác sĩ Deborah Birx, điều phối viên tổ đặc nhiệm virus corona của Nhà Trắng, đã đưa ra để đối phó với đại dịch.
https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-ngan-quan-chuc-y-te-hang-dau-ra-khai-chung-ve-viec-ung-pho-dich/5402300.html

Bác sĩ Fauci cảnh báo về việc mở cửa kinh tế quá vội

Ken Bredemeier
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ, ngày 30/4 cảnh báo chống lại việc mở cửa lại quá sớm vì e rằng việc này sẽ khiến dịch tái bùng phát.
Giữa lúc một số thống đốc tiểu bang xúc tiến mở cửa thương mại, ông Fauci khuyến khích họ “tiến hành việc này rất chậm” nếu họ không có khả năng theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19.
“Bạn không thể nào nhảy vọt qua tất cả và rồi đùng một cái bật lên đứng dậy trở lại.” ông Fauci nói trong chương trình TODAY của NBC. “Đó là điều tôi quan ngại. Tôi hy vọng họ không làm chuyện đó.”
Một vài thống đốc tiểu bang trong những ngày gần đây đã nói các nhà hàng, tiệm bán lẻ, tiệm làm tóc và móng tay, nơi chơi bowling và những chỗ khác có thể tái mở cửa nếu họ muốn.
Bước sang tháng 5, Tổng thống Donald Trump nói ông chấm dứt yêu cầu của liên bang là người Mỹ phải giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội ít nhất là 2 mét.
“Các quy định này dần tháo dỡ vì hiện nay mọi chuyện đang do các thống đốc phụ trách,” ông Trump nói với các phóng viên ngày 29/4.
Dù số người chết vì virus corona tại Mỹ lên đến 61.000, Tổng thống Trump nói ông đã làm tốt khi đối phó với đại dịch.
“Không có người nào cần máy thở mà lại không có,” ông Trump nói tại cuộc hop báo Toà Bạch Ốc hôm 30/4.
Tất cả có 9 tiểu bang dự trù cho phép một số hoạt động doanh thương mở cửa trở lại.
16 tiểu bang khác đang gỡ bỏ lệnh cấm hay dự trù cho phép việc làm ăn, buôn bán sớm mở cửa trở lại, trong khi 25 tiểu bang còn lại vẫn còn đóng cửa hay hạn chế hoạt động kinh doanh bình thường.
Ông Fauci nói các tiểu bang phải có thể xác nhận, cách ly và theo dõi những người tiếp xúc với những người xét nghiệm dương tính với virus vì “sẽ có dịch bệnh trở lại—đó là điều không nghi ngờ gì cả.”
Ông nói ông đang làm việc với dự án “Operation Warp Speed” của chính quyền Trump nhằm tìm ra vaccine ngừa virus corona càng sớm càng tốt.
Ông Fauci đồng ý là “có thể xảy ra” việc hàng trăm triệu liều vaccine ngừa virus corona sẵn sàng vào tháng 1 sang năm.
“Chúng tôi muốn tiến tới nhanh chóng, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo là vaccine an toàn và hữu hiệu,” ông nói. “Tôi nghĩ là điều này có thể làm được nếu mọi việc suông sẻ.”
Ông nói thêm “Chúng tôi bắt đầu xúc tiến sản xuất với các công ty liên hệ, và làm việc này trong may rủi. Nói cách khác, bạn không đợi cho đến khi có câu trả lời trước khi bắt đầu sản xuất—cho rằng thuốc thành công, Và nếu thuốc thành công bạn có thể gia tăng và hy vọng sản xuầt đại trà đúng thời điểm là đầu năm 2021.”
https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A1c-s%C4%A9-fauci-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-kinh-t%E1%BA%BF-qu%C3%A1-v%E1%BB%99i/5401725.html

Điểm tin Covid-19

FDA cho dùng Remdesivir làm thuốc điều trị khẩn cấp COVID-19
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Trong cuộc họp tại Phòng Bầu Dục Toà Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump, tổng giám đốc công ty Gilead, Daniel O’Day, gọi động thái này là bước đầu quan trọng và cho biết công ty hiến tặng 1 triệu lọ thuốc giúp cứu chữa bệnh nhân.
Gilead cho biết thuốc này giúp cải thiện kết quả bình phục cho bệnh nhân COVID-19 và cung cấp dữ liệu cho thấy thuốc có tác dụng tốt hơn khi được dùng trong giai đoạn sớm khi mới nhiễm bệnh.
Phó Tổng thống Mike Pence cho hay 1 triệu lọ thuốc sẽ bắt đầu được phân phối cho các bệnh viện vào thứ Hai đầu tuần sau.
Nga: Số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt, Thủ tướng bị dính COVID
Nga ngày 1/5 báo cáo số ca nhiễm virus corona trong một ngày tăng kỷ lục, một ngày sau khi Thủ tướng Mikhail Mishustin loan báo ông bị nhiễm COVID-19 và tạm ngưng làm việc để hồi phục.
Số ca nhiễm toàn quốc tăng thêm 7.933 và hiện ở mức 114.431, trung tâm đáp ứng virus corona Nga cho biết.
Trong 24 giờ qua Nga có thêm 96 nạn nhân chết vì COVID-19, nâng tổng số tử vong tại nước này vì virus corona lên thành 1.169.
Cũng trong ngày 1/5, một thành viên khác trong nội các Nga, Bộ trưởng Xây dựng Vladimir Yakushev, cũng loan báo nhiễm virus corona và sẽ nhập viện điều trị. Một thứ trưởng trong Bộ này cũng bị nhiễm bệnh COVID-19.
Dịch corona bùng phát ở Nga trễ hơn các nước khác nhưng số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh từ tháng trước, hiện đã vượt quá 100 ngàn người.
Anh đạt mục tiêu xét nghiệm
Anh đạt mục tiêu đề ra là thực hiện 100.000 xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock loan báo ngày 1/5, nhấn mạnh chương trình này thiết yếu để giúp xoa dịu tình trạng phong toả toàn quốc.
Ông Hancock cũng cho biết số tử vong ở Anh tăng thêm 739 người, lên thành 27.510 ca, chỉ sau Ý là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Châu Âu.
Thủ tướng Boris Johnson nói Anh đã qua đỉnh dịch và hứa tuần tới sẽ đề ra kế hoạch bắt đầu trở lại sinh hoạt đời thường.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid-19/5401627.html

Ông Trump: Có bằng chứng tin cậy Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc

Quý Khải
Ông Trump: Có bằng chứng tin cậy Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ Năm (30/4), Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông có bằng chứng đáng tin cậy rằng virus Vũ Hán, hay còn gọi là COVID-19, đến từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, theo the BL.
“Ông có thấy bất cứ điều gì vào thời điểm này khiến ông cảm thấy tự tin rằng [phòng thí nghiệm Vũ Hán] là nguồn gốc của Covid-19 không?” một phóng viên hỏi.
“Có, tôi có … tôi có thấy, và tôi nghĩ rằng WHO nên cảm thấy xấu hổ vì bản thân vì họ chẳng khác nào cục quan hệ công chúng của Trung Quốc”, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, “Họ không nên bào chữa khi có người phạm sai lầm khủng khiếp, đặc biệt là những sai lầm đang gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người trên thế giới”.
Tuy nhiên, khi được một phóng viên hỏi điều gì khiến ông tin rằng Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, vị tổng thống trả lời ông không được phép cung cấp thông tin này, theo CNN.
Tổng thống Trump cũng đề cập đến những nỗ lực mà chính quyền của ông đã làm để kiểm chứng giả thuyết virus này bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đồng thời chỉ ra rằng nếu có bằng chứng đúng là vậy thì ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hậu quả.
Virus bắt đầu từ đâu?
Ngay cả trước khi WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào hồi đầu tháng 3, các báo cáo xuất hiện vào thời điểm đó chỉ ra khả năng nCov lây lan từ phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán.
Kể từ đó, nhiều bằng chứng đã được đưa ra ánh sáng, bao gồm ý kiến ​​chuyên gia cho rằng virus này thực sự là do con người tạo ra và bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm, đồng thời đã có báo cáo về việc ĐCSTQ sử dụng “nắm đấm sắt” để che giấu thông tin quan trọng về nguồn gốc nCov.
Về cuộc họp hôm 30/4, ông Trump đã đề cập đến trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc, nhấn mạnh bằng một giọng điệu không hài lòng rằng “ít nhất họ dường như đang cố tỏ ra minh bạch với chúng tôi”.
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tìm hiểu. Mọi người sẽ được biết trong tương lai không xa. Nhưng những gì đã xảy ra là một điều khủng khiếp – cho dù họ phạm sai lầm hay việc này khởi xướng là do sai lầm và sau đó họ phạm thêm một sai lầm khác. Hay ai đó đã làm điều này một cách có chủ đích?” Tổng thống Trump trả lời câu hỏi của một nhà báo có mặt, theo Reuters.
Tổng thống đã bày tỏ sự không hài lòng với ĐCSTQ về cách xử lý dịch bệnh tại đại lục, khi nói rằng dịch bệnh đã có thể được chặn đứng tại đại lục và không bùng nổ thành đại dịch ngày hôm nay, khiến 239,602 người tử vong trên toàn cầu, theo số liệu từ Worldometer.
Theo the BL
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-co-bang-chung-tin-cay-covid-19-bat-nguon-tu-mot-phong-thi-nghiem-trung-quoc.html

FDA cấp giấy phép xử dụng thuốc Remdesivir cho một số bệnh nhân COVID-19 trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA, ngày hôm nay, thứ Sáu 1 tháng 05, 2020, đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc Remdesivir để điều trị những bệnh nhân nhập viện vì Covid-19.
Giám đốc điều hành hãng thuốc Gilead, ông Daniel O’Day cho biết nhà sản xuất remdesivir đang quyên tặng 1.5 triệu lọ thuốc và sẽ làm việc với chính phủ liên bang để phân phối cho bệnh nhân có nhu cầu. Tin tức xuất hiện vài ngày sau khi kết quả sơ bộ từ một nghiên cứu về thuốc cho thấy remdesivir có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, đã ca ngợi những phát hiện vào đầu tuần này là “tin tốt.” (BBT)
https://www.sbtn.tv/fda-cap-giay-phep-xu-dung-thuoc-remdesivir-cho-mot-so-benh-nhan-covid-19-trong-truong-hop-khan-cap/

Gói cứu trợ thứ 2 của Mỹ: ‘Tiểu thương nên gấp rút vay tiền’

Các tiểu thương người Việt ở Mỹ nên gấp rút làm hồ sơ xin vay trước khi gói cứu trợ thứ hai cạn tiền và nên liên hệ các ngân hàng nhỏ ở địa phương thì sẽ có cơ hội được vay cao hơn là thông qua các ngân hàng lớn, một kinh tế gia nói với VOA.
Quốc hội Mỹ trong tuần trước vừa thông qua gói cứu trợ thứ hai trong mùa dịch Covid-19 trị giá 480 tỷ đô la mà chủ yếu là để cứu trợ các doanh nghiệp nhỏ. Trong đó, 320 tỷ đô la thuộc gói Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) để cho tiểu thương vay trả lương cho nhân viên mà số tiền vay này có thể được cho luôn nếu đáp ứng một số điều kiện.
Điều kiện được miễn nợ
Trước đó, gói cứu trợ trị giá 2.200 tỷ đô la mà Mỹ thông qua trong tháng trước cũng dành riêng 350 tỷ cho chương trình PPP này nhưng số tiền đó nhanh chóng cạn kiệt trong khi nhu cầu được vay của các tiểu thương quá lớn.
Tiểu thương (small businesses) ở đây được quy định là những doanh nghiệp thuê mướn ít hơn 500 nhân công. Rất nhiều người gốc Việt hiện đang sở hữu các nhà hàng, siêu thị, tiệm tóc, tiệm móng, công ty sửa chữa nhà… thuộc nhóm được hưởng lợi từ gói cho vay này.
Theo đó, các tiểu thương được vay đến hai năm với lãi suất 1% tổng số tiền là gấp 2,5 lần chi phí tiền lương họ phải chi trả trong 1 tháng, tính trung bình cho 12 tháng gần nhất, hoặc trung bình 2 tháng đối với doanh nghiệp mới mở (chỉ tính lương cho nhân viên chính thức, không tính nhân công hợp đồng).
Sau hai tháng, nếu tiểu thương chứng minh được là ít nhất 75% số tiền vay này họ đã dùng để trả lương cho nhân viên, kể cả nhân viên chính thức lẫn nhân viên hợp đồng, và họ không sa thải nhân công nào thì họ sẽ được miễn nợ hoàn toàn đối với số tiền đã trả lương đó và chính phủ sẽ đứng ra lãnh số nợ đó cho họ.
Trong khi đó, số tiền vay còn lại (25%), họ sẽ vẫn phải trả cho ngân hàng. Số tiền này có thể được dùng để trang trải chi phí thuê mướn mặt bằng, tiền điện nước…
Trong đợt 1, có một số tiểu thương gốc Việt đã vay được số tiền cứu trợ này nhưng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các tiểu thương nhỏ lẻ với rất ít nhân công, vẫn loay hoay làm thủ tục và vẫn chưa vay được.
Doanh nghiệp nhỏ yếu bị bất lợi
Trao đổi với VOA từ Dallas, Texas, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, người đang giảng dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management và có trên 20 năm làm giám đốc tài chính cho các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, phân tích rằng để tiếp cận được gói cứu trợ này, cùng là tiểu thương nhưng các doanh nghiệp có quy mô lớn có lợi thế hơn nhiều.
“Họ nắm vững các đòi hỏi, họ có giám đốc tài chính, có ban kế toán, có luật sư sẵn sàng hoàn tất các giấy tờ và làm thủ tục rất nhanh chóng. Đòi hỏi cái gì thì họ cũng nộp đúng, nộp đủ một cái vèo nên thành ra hồ sơ của họ được xử lý trước,” ông Lộc nói.
Ngoài ra, những doanh nghiệp này, thường là có từ 400 nhân viên trở lên cho đến 500 người, sẽ nộp đơn xin vay qua những ngân lớn, mà những ngân hàng này ‘không xử lý hồ sơ của những công ty bé li ti chỉ với 20-30 người mà ưu tiên những công ty trước nay đã có làm ăn với họ’, ông giải thích.
Trong khi đó, các tiểu thương quá nhỏ ‘không nắm thủ tục nên nộp thiếu cái này, cái kia hay trả lời không đúng trong khi thủ tục có nhiều cái lắt nhắt, rối rắm’, ông Lộc nói thêm. Không những thế, các ngân hàng lớn không có nhân viên để liên lạc người xin vay để thông báo là hồ sơ cần chỉnh sửa như thế nào nên nhiều hồ sơ của tiểu thương nộp vào bị ngâm để đấy, cũng theo lời vị giáo sư này.
Ngay cả khi các tiểu thương cò con ‘nộp đúng, nộp đủ hết’ thì vẫn có khả năng không vay được trong trường hợp các ngân hàng lớn bị quá tải. Khi đó, họ sẽ ưu tiên cho những khách hàng mà họ đã quen biết, làm ăn từ trước.
Một số tiểu thương của người Việt không biết nộp hồ sơ làm sao nên ‘cũng chẳng nộp’ trong đợt cứu trợ thứ nhất, ông Lộc nói. Trong khi những tiểu thương dạng này lại là thành phần khốn khó nhất cần được hỗ trợ nhất còn những tiểu thương lớn dù sao họ cũng có tài chính mạnh hơn rất nhiều, ông Lộc phân tích.
‘Đánh giá thấp’ nhu cầu
Về lý do chính quyền Mỹ phải bổ sung thêm một số tiền lớn như vậy để cứu trợ tiểu thương sau khi đã tung ra 350 tỷ trong đợt một, ông Lộc cho rằng chính quyền ‘đã đánh giá thấp nhu cầu’.
“Chính quyền cho rằng nhiều tiểu thương lớn mạnh, rất có tiền sẽ không xin vay. Nhưng đó là suy nghĩ ngây thơ,” ông nói.
Theo lời ông giải thích thì do đây là ‘gói vay được miễn nợ dành để trả lương nhân viên’ nên mặc dù nhiều tiểu thương lớn có đủ tiền trả lương nhân viên nhưng họ vẫn muốn vay để lấy tiền đó trả lương nhân viên rồi sau đó được miễn nợ, còn tiền của họ họ sẽ ‘dùng vào chuyện khác’.
“Nếu vay bình thường (không được miễn nợ) thì họ sẽ không vay đâu,” ông nói thêm và cho biết những công ty có quy mô trên 400 người thì số tiền họ cần vay để trả lương rất lớn nên chẳng mấy chốc con số 350 tỷ của gói cứu trợ thứ nhất ‘sẽ đi vèo’.
Ngoài ra, có những tiểu thương rất nhỏ, ít giao dịch với ngân hàng hoặc thậm chí chỉ làm bằng tiền mặt và không có tài khoản với ngân hàng luôn thì ‘không có ngân hàng nào chấp nhận cho vay cả’. Những đối tượng này không được hưởng gì từ gói cứu trợ thứ nhất cho nên mới cần đến gói thứ hai.
‘Nên tìm đến ngân hàng nhỏ’
Ông cho biết trong đợt 1 vừa qua, có một số tiểu thương người Việt như chủ xưởng may, chủ siêu thị ‘đã vay được mấy trăm ngàn đô vì nhân công họ nhiều’. Tuy nhiên, ông biết có ‘rất nhiều tiểu thương người Việt nộp đơn xong rồi không ai trả lời gì hết mà cũng không nộp lại được trong khi liên lạc thì cũng không ai biết gì hết’.
“Cộng đồng người Việt phải gấp rút làm hồ sơ vì theo tiên đoán thì số tiền này có thể hết vèo sớm,” ông khuyến cáo.
Điều quan trọng nhất, ông Lộc khuyên, là không nên xin qua các ngân hàng lớn như Bank of America, JP Morgan Chase hay Wells Fargo mà tìm các ngân hàng địa phương nhỏ để xin vay.
“Những ngân hàng nhỏ họ cần có khách hàng vay gói PPP này, cho nên nếu mình nộp hồ sơ có thiếu giấy tờ gì họ sẽ báo cho mình biết để mình bổ sung,” ông giải thích. “Nếu nộp đúng, nộp đủ thì họ xử lý nhanh lắm. Trong khi nếu nộp hồ sơ qua ngân hàng lớn, nộp thiếu thì không ai thèm quan tâm, còn nộp đủ lại có nguy cơ bị kẹt do quá tải.”
“Nếu quý vị có tài khoản với 2, 3 ngân hàng thì nên chọn ngân hàng nhỏ có kiểm chứng là được SBA (tức Cục Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ) chuẩn thuận để nộp đơn qua hệ thống của họ thì sẽ đi nhanh hơn,” ông khuyên. (21:00)
Đối với những tiểu thương đã nộp đơn qua ngân hàng lớn trong đợt đầu mà không thấy phản hồi gì hết thì ông Lộc cho là ‘kể như tiêu tan rồi’và nên tìm kiếm những người có làm ăn hay quen biết với ngân hàng nhỏ giới thiệu để xin vay.
Sẽ rót thêm tiền cho dân?
Về gói cứu trợ phát tiền trực tiếp cho người dân, sau đợt đầu phát 1.200 đô la một lần duy nhất cho những ai có thu nhập thấp, ông Lộc cho rằng sẽ có 50% khả năng chính phủ sẽ phát tiền cho dân vì ‘1.200 đô la chẳng thấm vào đâu’.
Nguyên nhân mà ông chỉ ra là do nạn thất nghiệp Mỹ tăng cao chưa từng thấy cộng với kinh tế suy thoái nên Chính phủ phải cho thêm tiền dân để kích thích chi tiêu và kéo kinh tế khỏi nạn suy thoái.
Theo ông, có thể lần này chính phủ sẽ chi ít hơn với thời gian lâu hơn, chẳng hạn như 600 đô la một tháng trả trong vòng 2-3 tháng, hoặc ‘trả 50-60 đô la mỗi tuần cho những ai phải ở nhà để đảm bảo an toàn’.
Trên thực tế, số tiền 1.200 đô la cộng với trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang dao động 200-500 đô la mỗi tuần tùy bang cộng với 600 đô la mỗi tuần tiền trợ cấp thất nghiệp của liên bang, nhiều người thất nghiệp có thu nhập còn cao hơn khi họ đi làm.
Về khả năng số tiền trợ cấp này sẽ khiến nhiều người có động lực không quay trở lại làm việc, ông Lộc thừa nhận rằng trong số 28 triệu người thất nghiệp hiện nay ở Mỹ ‘sẽ có người muốn bị sa thải để lãnh tiền trợ cấp nhiều hơn’.
“Việc bơm tiền rất nhanh một mặt giúp người dân có niềm tin để giảm bớt khủng hoảng nhưng hệ lụy rõ ràng là sẽ khuyến khích những người lương ít ở nhà và không đi làm trong thời gian ngắn,” ông giải thích.
Nhưng những người có tầm nhìn sẽ không ở nhà, ông nói thêm. “Nếu có cơ hội làm việc mà họ không đi làm thì sau này thất nghiệp tăng lên thì tương lai họ sẽ ra sao.”
Ông Lộc nói với gói cứu trợ 480 tỷ này cộng với gói 2.200 tỷ đô la trước đó thì ‘chắc chắn Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách’.
“Hiện tại Mỹ đã thiếu nợ 24.000 tỷ đô, đã nhiều hơn GDP. Có nợ thêm 2-3 ngàn tỷ nữa thì cũng vẫn là nhiều hơn GDP.”
Do đó, giải pháp của chính phủ Mỹ, ông dự đoán, là bán trái phiếu để vay mượn thêm – việc này khiến Mỹ phải trả thêm tiền lãi. Hoặc ‘có thể in thêm tiền’ nhưng việc này ‘có thể giảm bớt giá trị đồng tiền, đẩy lạm phát lên cao.
https://www.voatiengviet.com/a/g%C3%B3i-c%E1%BB%A9u-tr%E1%BB%A3-th%E1%BB%A9-2-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-ti%E1%BB%83u-th%C6%B0%C6%A1ng-n%C3%AAn-g%E1%BA%A5p-r%C3%BAt-vay-ti%E1%BB%81n-/5402018.html

Hàng trăm người biểu tình phản đối lệnh khẩn cấp của Thống đốc Michigan

Tin từ Detroit/Lansing, Michigan – Vào hôm thứ Năm (30 tháng 4), hàng trăm người biểu tình, trong đó có một số người mang súng, đã tập trung trước tòa nhà quốc hội tiểu bang Michigan để phản đối yêu cầu kéo dài lệnh khẩn cấp chống dịch COVID-19 của thống đốc Gretchen Whitmer.
Đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở tiểu bang này kể từ ngày 15/04/2020, khi những người ủng hộ tổng thống Trump tổ chức cuộc biểu tình mang tên “Chiến dịch Gridlock” thu hút hàng ngàn người, khiến đường phố Lansing bị kẹt cứng. Họ cho rằng lệnh cách ly nghiêm ngặt của bà Whitmer đã bị đẩy đi quá xa.
Theo Reuters, sự mở cửa kinh tế chậm chạp của các tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ đã tạo ra những ảnh hưởng chính trị, khi các chính khách đảng Cộng hòa và những cá nhân ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Trump thúc đẩy các cuộc biểu tình ở các tiểu bang mang tính quyết định, chẳng hạn như Michigan.
Nhiều người tại buổi biểu tình “American Patriot Rally” hôm thứ Năm (30 tháng 04) đã phớt lờ các hướng dẫn cách ly xã hội khi tụ tập đông đúc trong khoảng 6 feet. Cảnh sát cho phép hơn một trăm người biểu tình ôn hòa vào trong tòa nhà Quốc hội vào khoảng 1 giờ chiều, nơi họ tìm cách tiến vào các phòng lập pháp; một số mang theo súng trường, và rất ít người đeo khẩu trang. Nhóm biểu tình lấy lại bình tĩnh khi họ được cảnh sát cho phép vào bên trong tòa nhà quốc hội tiểu bang, họ hát quốc ca và hô vang yêu cầu cho họ làm việc trở lại.
Một số diễn giả khác trong sự kiện đã đặt câu hỏi về mức độ nguy hiểm chết người của COVID-19, đồng thời lập luận rằng lệnh yêu cầu ở nhà của bà Whitmer đã vi phạm hiến pháp. Họ kêu gọi mọi người làm việc trở lại vào ngày 01/05/2020, bất chấp lệnh của thống đốc. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-tram-nguoi-bieu-tinh-phan-doi-lenh-khan-cap-cua-thong-doc-michigan/

Covid-19: Biểu tình chống phong tỏa tại thủ phủ bang California

Trọng Thành
Từ nhiều tuần nay, nhiều nơi trên đất Mỹ diễn ra biểu tình đòi dỡ bỏ phong tỏa. Các cuộc biểu tình thường thu hút không đông người. Đa số người tham gia thường có tư tưởng rất bảo thủ. Giống như tổng thống Mỹ, người biểu tình lo ngại việc phong tỏa kéo dài còn gây tổn hại cho xã hội, ít nhất là đối với nền kinh tế Mỹ, hơn cả đại dịch Covid-19.
Hôm 01/05/2020, tại thủ phủ bang California, hàng nghìn người xuống đường chống phong tỏa. Phóng sự do đặc phái viên Eric de Salve gửi về từ Sacramento:
« Trước cửa trụ sở của chính quyền bang California ở Sacramento, hàng nghìn người tập hợp để đòi chấm dứt phong tỏa. Rất đông người chen chúc đúng vào đỉnh điểm của đại dịch, và gần như không có người biểu tình nào mang khẩu trang cả. Một người biểu tình, bà Suzanne, cho dù là một bác sĩ nghỉ hưu, cho rằng mang khẩu trang là không cần thiết. Suzanne thích tự bảo vệ mình với lá quốc kỳ quấn quanh người.
Người biểu tình này lên án truyền thông dối trá: Các phương tiện truyền thông chủ mưu bịa đặt đủ mọi chuyện, họ gieo rắc nỗi sợ. Tôi không thấy bất cứ môn khoa học nào khẳng định là giãn cách xã hội cho phép bảo vệ chúng ta, và tránh được tử vong, như là họ tuyên truyền. Đối với tôi, điều này chẳng có nghĩa lý gì. Tôi bảo vệ tự do!
Trong đám đông dầy đặc cờ và mũ thể hiện sự ủng hộ ông Donald Trump, những người không ủng hộ tổng thống Mỹ thường nói rằng họ còn có tư tưởng cộng hòa hơn cả ông Trump, hoặc theo chủ thuyết tự do vô chính phủ. Emily, chủ một phòng tập thể thao, thì cho rằng việc cơ sở của bà phải đóng cửa, do phong tỏa, là hoàn toàn không thể biện minh được.
Emily nói: Tôi đã đầu tư hơn một triệu đô la vào việc kinh doanh này, và giờ đây thế là hỏng hết. Làm thế nào đã khôi phục lại được. Tôi không biết nữa. Tôi đã mất hai phần ba khách hàng rồi, bởi vì chính họ cũng bị mất việc làm. Phong tỏa là như thế đấy!
California là bang đầu tiên của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với hơn 2.000 người chết. Ngày 19 tháng Ba, thống đốc California là lãnh đạo bang đầu tiên của nước Mỹ ra quyết định phong tỏa. Lệnh phong tỏa dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng Năm. »
Tại Hoa Kỳ, kể từ giữa tháng 3, hơn 30 triệu người đăng ký thất nghiệp. Đây là một kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ. Ở California, ngoài thủ phủ tiểu bang, biểu tình chống phong tỏa cũng diễn ra tại Los Angeles, San Francisco hay San Diego.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200502-covid-19-h%C3%A0ng-ngh%C3%ACn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-phong-t%E1%BB%8Fa-t%E1%BA%A1i-th%E1%BB%A7-ph%E1%BB%A7-bang-california

Các hãng hàng không Delta, American, United yêu cầu hành khách phải đeo khẩu trang

Vào hôm thứ Năm (30 tháng 04), các hãng hàng không Hoa Kỳ Delta, American, United và Frontier nối gót JetBlue khi thông báo yêu cầu hành khách phải che mặt khi bay. Mặc dù yêu cầu này tùy thuộc vào các hãng hàng không, nhưng các nhà lập pháp đảng Dân chủ đang kêu gọi ban hành luật liên bang để buộc mọi hành khách phải đeo khẩu trang khi bay.
Vào hôm thứ Tư (29 tháng 04), thượng nghị sĩ Ed Markey và Richard Blumenthal đã gửi thư cho bộ trưởng Giao thông Vận tải (DOT) Elaine Chao và Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã Hội Hoa Kỳ (HHS) Alex Azar, nhằm kêu gọi họ lập tức ban hành quy định bắt buộc mọi cá nhân sử dụng đường hàng không phải đeo khẩu trang.
Trước đó vào hôm thứ Hai, Cơ quan Hàng Không Liên bang (FAA) tuyên bố mặc dù họ không phải là cơ quan y tế công cộng, nhưng họ đang huấn luyện chuyên môn an toàn hàng không cho các cơ quan y tế công cộng liên bang.
Chủ tịch Ủy ban Hạ tầng và Giao thông vận tải Hạ viện Peter DeFazio tin rằng việc ban hành lệnh đeo khẩu trang nằm trong quyền hạn của FAA. Hôm thứ Ba (28 tháng 4), khi được hỏi về việc có nên yêu cầu hành khách phải đeo khẩu trang trên mọi chuyến bay hay không, tổng thống Trump nhận xét rằng đó là một ý tưởng hay.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến nghị mọi người nên che mặt bằng loại vải có thể che mũi và miệng khi ở gần xung quanh người khác, kể cả trong khi đi du lịch. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-hang-hang-khong-delta-american-united-yeu-cau-hanh-khach-phai-deo-khau-trang/

Nhiều học sinh bỏ học online vì các vấn đề gia đình

Tin New York City – Trong bối cảnh nhiều trường học tại Hoa Kỳ tiếp tục đóng cửa vì Covid-19, nhiều gia đình đã bắt đầu bỏ các lớp học online vì nhiều trở ngại và không hiệu quả. Một số phụ huynh nói họ không thể dạy con học trong lúc vẫn phải tiếp tục làm việc tại nhà.
Một số phụ huynh khác lại muốn thử phương pháp dạy học khác với giáo trình của trường. Tuy nhiên, nhìn chung, phần lớn phụ huynh đều bận rộn với việc làm, việc nhà, nên việc trông giữ và giáo dục con cái khiến họ càng thêm mệt mỏi.
Nhiều phụ huynh nói rằng họ biết ơn các giáo viên vì đã cố gắng để chuyển sang dạy học online. Tuy nhiên, việc học qua mạng không hiệu quả đối với trẻ em, do các em học tập chủ yếu dựa vào việc thảo luận trực tiếp với thầy cô và động lực đến từ các bạn bè xung quanh.
Một người mẹ tại New York nói rằng cô đã phải la hét để buộc con gái 6 tuổi chú tâm vào việc học, và một bài luận văn dự trù viết trong 1 giờ đã kéo dài đến 6 tiếng đồng hồ. Một số gia đình đã quyết định giảm bớt các giờ học online và bài tập về nhà của con em, nói rằng điều quan trọng đối với họ hiện nay là sự bình yên trong gia đình hơn là việc học.
Trong khi đó, các nhà giáo dục lại lo ngại rằng, việc giảm nhẹ quá mức việc học hành sẽ ảnh hưởng đến học lực của trẻ em sau này. Một tổ chức giáo dục ước tính rằng, một học sinh đến trường vào mùa thu năm nay sẽ chỉ thu được kiến thức môn đọc hiểu và môn toán bằng khoảng 70% so với khi đi học tại trường như thông thường.   (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhieu-hoc-sinh-bo-hoc-online-vi-cac-van-de-gia-dinh/

Ông Trump không bình luận về tin tức của Triều Tiên nói Kim Jong Un xuất hiện công khai

Triệu Hằng
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một buổi họp báo cập nhật tình hình virus corona hôm thứ Hai, ngày 27/4/2020 trong Vườn Hồng, Nhà Trắng (ảnh: Andrea Hanks/White House/Flickr).
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã từ chối bình luận về bản tin do cơ quan thông tấn Triều Tiên phát hành nói rằng lãnh đạo Kim Jong Un đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng kể từ ngày 11/4.
“Tôi không có ý kiến gì về vấn đề này”, hãng tin Reuters trong một bài báo ngày 2/5 dẫn lời Tổng thống Trump nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng. “Chúng tôi sẽ có vài điều để nói về việc này vào một thời điểm thích hợp”.
Đã có những suy đoán về sức khỏe của Kim Jong Un sau khi ông bỏ lỡ dịp kỷ niệm ngày sinh của người sáng lập nhà nước Kim Il Sung vào ngày 15/4.
Khi được Reuters hỏi trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư (29/4), rằng ông biết thông tin gì về ông Kim, ông Trump trả lời, “Tôi biết tất cả mọi điều” nhưng không đưa ra bất kỳ chi tiết nào.
Tờ Yonhap dẫn tin từ KCNA báo cáo rằng ông Kim Jong Un đã cắt băng trong buổi lễ đánh dấu việc hoàn thành Nhà máy phân đạm phốt phát Sunchon ở Sunchon, phía bắc Bình Nhưỡng, vào thứ Sáu (1/5). Đây là báo cáo đầu tiên về sự hiện diện của ông Kim trước công chúng kể từ ngày 11/4.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-khong-binh-luan-ve-tin-tuc-cua-trieu-tien-noi-kim-jong-un-xuat-hien-cong-khai.html

Mỹ áp các quy tắc mới về xuất khẩu sang TQ

Vào hôm 27/4, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp các hạn chế mới đối với hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc để đảm bảo rằng, quân đội Bắc Kinh không thể tiếp cận được các mặt hàng liên quan đến chất bán dẫn và công nghệ khác.
Theo đó, các công ty Hoa Kỳ sẽ phải có giấy phép để bán một số mặt hàng cho các cơ quan quân sự ở Trung Quốc ngay cả khi chúng được sử dụng cho mục đích dân sự. Mỹ cũng loại bỏ một ngoại lệ dân sự cho phép công nghệ nhất định của Mỹ được xuất khẩu mà không cần giấy phép. Các động thái này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên xấu do dịch Covid-19.
Các quy tắc, sẽ được đăng công khai và công bố trong Đăng ký liên bang vào hôm nay – 28/4, có thể gây tổn hại cho ngành công nghiệp bán dẫn và bán thiết bị hàng không dân dụng cho Trung Quốc. Những thay đổi, mở rộng toàn bộ các mặt hàng cần giấy phép cũng ảnh hưởng đến Nga và Venezuela, nhưng tác động lớn nhất sẽ là thương mại với Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết: “Điều quan trọng là phải xem xét sự phân nhánh của việc kinh doanh với các quốc gia có lịch sử chuyển hướng hàng hóa được mua từ các công ty của Hoa Kỳ cho các nhu cầu quân sự”.
Còn Luật sư thương mại của Washington, Kevin Wolf cho biết những thay đổi quy tắc đối với Trung Quốc là để đáp lại chính sách hợp nhất quân sự – dân sự của nước này, tức là tìm kiếm các ứng dụng quân sự cho các mặt hàng dân sự. Ví dụ, nếu một công ty xe hơi ở Trung Quốc sửa chữa một chiếc xe quân sự, thì công ty xe hơi đó giờ đây có thể là người dùng cuối cùng cho mục đích quân đội, ngay cả khi mặt hàng được xuất khẩu là một phần khác của doanh nghiệp.
Sự thay đổi quy tắc cũng yêu cầu các công ty Hoa Kỳ nộp tờ khai cho tất cả hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga và Venezuela bất kể trị giá bao nhiêu.
“Rõ ràng điều này nhằm mục đích cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ một cái nhìn rõ hơn về các loại hàng hóa mà các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ gửi đến các quốc gia này và khách hàng của họ”, Doug Jacobson, luật sư thương mại của Washington cho biết.
Một thay đổi khác liên quan tới việc xóa bỏ các ngoại lệ về việc cấp phép cho các nhà nhập khẩu và người quốc tịch Trung Quốc, cũng như các nước khác bao gồm Ukraine và Nga. Những ngoại lệ này đã áp dụng cho một số mạch tích hợp, thiết bị viễn thông, radar, máy tính cao cấp và các mặt hàng khác.
Chính quyền Mỹ cũng đưa ra đề xuất thay đổi có thể buộc các công ty nước ngoài chuyển một số mặt hàng nhất định của Mỹ sang Trung Quốc phải xin phép không chỉ chính quyền của họ mà còn cả chính quyền Mỹ.
Những giới hạn thắt chặt trên được xem xét từ ít nhất vào năm ngoái và các quan chức cao cấp Mỹ đã nhất trí thúc đẩy nó vào tháng 3.
John Neuffer, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ cho biết ngành công nghiệp lo ngại các quy tắc rộng rãi sẽ mở rộng kiểm soát xuất khẩu không cần thiết đối với chất bán dẫn và tạo ra sự không chắc chắn cho ngành công nghiệp trong thời kỳ bất ổn kinh tế toàn cầu này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34446-my-ap-cac-quy-tac-moi-ve-xuat-khau-sang-tq.html

Mỹ bực mình với tên lửa TQ

Nếu Trung Quốc tấn công từ một căn cứ lục địa, tàu chiến Mỹ chỉ có thể đánh chặn tên lửa trong vài giây cuối trước khi nó tiếp cận mục tiêu.
Ưu thế áp đảo…gần nhà
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump lâu nay đã muốn cùng Trung Quốc và Nga tìm kiếm các thỏa thuận mới nhằm hạn chế các tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM) và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không ít lần thẳng thừng từ chối tham gia các cuộc đàm phán giới hạn các loại tên lửa này.
Theo giới phân tích, lý do là Trung Quốc đang có lợi thế áp đảo về các hệ thống năng lực và TBM mang đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực cho các hệ thống ICBM mang đầu đạn hạt nhân mới và hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược mới.
Trung Quốc thường phủ nhận rằng họ đang theo đuổi việc thành lập một lực lượng hạt nhân chiến lược quy mô lớn. Tờ The Diplomat bình luận rằng những tuyên bố như vậy, kết hợp với sự thiếu minh bạch về hạt nhân của Trung Quốc, đang phản ánh lịch sử “dối trá chiến lược”. Cũng theo The Diplomat, chính thành tựu vượt trội của Trung Quốc trong các hệ thống TMB mang đầu đạn nhân, khoảng 1.800- 2.000 hệ thống, đã trở thành động lực khiến Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga năm 1987.
Lực lượng tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) hiện sở hữu tên lửa đối đất và đối hạm Đông Phong 26 (DF-26) có khả năng tấn công chính xác với tầm bắn 4.000 km, tên lửa Đông Phong 17 (DF-17) với tầm bắn 2.000 km – hệ thống tên lửa tầm trung đầu tiên trên thế giới được gắn thiết bị siêu thanh (HGV), qua đó có thể chọc thủng các hệ thống radar cũng như tên lửa đánh chặn của đối phương với khả năng di chuyển tốc độ cao.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Robert P. Ashley hồi tháng 5/2019 từng đánh giá thấp việc Trung Quốc có thể “tăng gấp đôi quy mô kho dự trữ hạt nhân”, qua đó có thể đạt tới khoảng 600 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, khi xét đến sự đa dạng của các ICBM mới đã được Trung Quốc phát triển hoặc đang phát triển, đây là khả năng hoàn toàn có thể.
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc
PLARF được cho là đang có 3 lữ đoàn được trang bị 6 hệ thống ICBM DF-5 sử dụng nhiên liệu lỏng đặt dưới hầm phóng, trong đó có 2 lữ đoàn được trang bị hệ thống DF-5B mang 3 đầu đạn. Trong khi đó, DF-5C mang 10 đầu đạn đang trong quá trình phát triển nhưng có thể thành công dựa trên phiên bản DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang 10 đầu đạn. Một phiên bản di động của DF-41 có thể đã được trang bị cho nhiều lữ đoàn và một phiên bản chạy trên đường ray cũng đang được phát triển.
Hải quân PLA (PLAN) được cho là đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-3 mới và có khả năng mang nhiều đầu đạn. Hiện có dự đoán cho rằng vào giữa năm 2020, máy bay ném bom chiến lược Xian H-20 sẽ hoàn thành “bộ ba chiến lược” của PLA.
Người Mỹ hoang mang
Theo giới phân tích, trong khi Trung Quốc tăng cường năng lực tên lửa đạn đạo và hạt nhân thì Mỹ gặp một số vấn đề về chương trình phòng thủ, gây ra một khoảng cách năng lực chiến lược. The Diplomat cho rằng Mỹ cần phải đầu tư ngay vào các năng lực tên lửa để đối phó các mối đe dọa hiện hữu từ Trung Quốc.
Năm 2019, Chương trình phát triển Phương tiện đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo mới (RKV), thay thế cho Chương trình Phương tiện đánh chặn ngoài khí quyển (EKV), đã bị hủy bỏ do ngân sách bị cắt giảm, ít cơ hội thử nghiệm và phát triển. Thay vào đó, Lầu Năm Góc đã cam kết phát triển Chương trình
Thiết bị đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI) để đối phó các mối đe dọa ICBM, nhưng phải tới ít nhất vào năm 2026, hệ thống phòng thủ tên lửa này mới được phiên chế, và một số chuyên gia cho rằng có thể khoảng 12 năm nữa mới được đưa vào vận hành.
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc
Theo đánh giá, các tên lửa tầm trung và xuyên lục địa mới đang được phát triển cho Lục quân đội và Hải quân Mỹ, các tên lửa siêu thanh được phóng từ trên không, các tên lửa hành trình hạt nhân chiến thuật, và Dự án Pháo tầm xa chiến lược 1.000 dặm (LRSC) là cần thiết để giành được sự cân bằng trên chiến trường với Trung Quốc.
Tháng 1/2019, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm tới vùng cao nguyên Tây Bắc để phòng vệ trước mối đe dọa từ hệ thống tên lửa của Mỹ. Theo phân tích ảnh chụp vệ tinh của DigitalGlobe đầu năm 2019, tạp chí quốc phòng Jane’s cho biết lực lượng tên lửa của PLARF cũng triển khai hơn 10 bệ phóng cho tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 tại vùng Nội Mông. Loại tên lửa này về lý thuyết có thể tấn công tàu chiến của Hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, DF-26 cũng dễ là đối tượng của hệ thống phòng thủ tân tiến nhất mà Mỹ phát triển. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Hải quân Mỹ SM-6 về cơ bản đủ sức nhắm trúng DF-26 trong 2 giai đoạn, cụ thể là ngay sau khi tên lửa này vừa được bắn- thời gian tên lửa tăng độ cao và tốc độ, hoặc khi DF-26 ở giai đoạn cuối gần hướng đến mục tiêu.
Hiện có nhiều tranh cãi về mối đe dọa thực sự của tên lửa Trung Quốc đối với tàu sân bay Mỹ
SM-6 có tầm bắn vài trăm dặm. Do đó, nếu Trung Quốc tấn công tàu chiến Mỹ từ một căn cứ tại lục địa, tàu chiến Mỹ chỉ có thể đánh chặn tên lửa này trong vài giây cuối trước khi nó tiếp cận mục tiêu. Nhưng việc đánh chặn trong giai đoạn cuối khó hơn nhiều so với việc can thiệp ở những giây đầu tiên khi tên lửa khai hỏa.
Cho tới nay, hy vọng của Mỹ vẫn đặt vào phân tích cho rằng khả năng của DF-26 bị “thổi phồng”. Trang National Interest từng bày tỏ hoài nghi loại tên lửa này có thể không đạt được tầm bắn 3.200 km. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng: “Độ chính xác của DF-26 vẫn là điều chưa ai dám chắc, và nhiều người cho rằng tên lửa này có độ sai lệch khoảng 150-450m”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34449-my-buc-minh-voi-ten-lua-tq.html

66% người Mỹ được khảo sát có thái độ ‘thù địch’ với Trung Quốc

Băng Thanh
Một cuộc thăm dò trên toàn Hoa Kỳ được công bố hôm 21/4 cho biết, người Mỹ ngày càng có thái độ “thù địch” với Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu.
Theo AP, cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 3 bởi Trung tâm nghiên cứu Pew, cho thấy 2/3 trong số những người được khảo sát, tương đương 66%, có cái nhìn không thiện chí về Trung Quốc. Con số này tăng hơn so với 47% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc trong khảo sát cách đây 2 năm. Đây được coi là một con số tồi tệ nhất được ghi nhận về quan điểm của người Mỹ đối với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới với những kế hoạch chiến lược như “Một vành đai, Một con đường” hay chiêu bài “ngoại giao khẩu trang” trong đại dịch Covid-19.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 1.000 người Mỹ cho thấy, cái nhìn không thiện chí đối với Trung Quốc được đồng thuận ở lưỡng đảng, với 72% số người theo đảng Cộng hoà lo ngại về Trung Quốc và 62% số người theo đảng Dân chủ có tâm lý tương tự.
Ngoài ra, cuộc thăm dò cho thấy khoảng 90% những người được khảo sát coi sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc là mối đe dọa; 91% tin rằng thế giới tốt hơn với sự lãnh đạo của Mỹ thay vì Trung Quốc.
Theo các khảo sát trước đó của Pew, người dân Mỹ đã có xu hướng nhìn Trung Quốc không mấy thiện cảm kể từ năm 2013. Nhưng tâm lý này tăng mạnh trong hai năm qua khi chính quyền của Tổng thống Trump thương chiến với Trung Quốc và gần đây nhất là sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong hai năm đó, số lượng người Mỹ rất thiếu thiện cảm với Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 15% lên 33%.
Trước đó, vào hôm 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông có thể yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại vì dịch Covid-19.
“Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc”, ông Trump phát biểu trong buổi họp báo hôm 27/4 tại Nhà Trắng. “Chúng tôi không hài lòng với tình hình chung bởi chúng tôi tin rằng nó (Covid-19) đáng lẽ đã có thể ngăn chặn ngay tại nơi khởi phát”.
Tổng thống Trump phát biểu thêm: “Có rất nhiều cách để buộc họ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi đang điều tra rất nghiêm túc”.
Trong cuộc họp báo, một phóng viên đã đề cập đến việc một tờ báo của Đức gần đây yêu cầu Trung Quốc bồi thường 149 tỷ Euro cho nước này vì những thiệt hại kinh tế mà Covid-19 gây ra và hỏi Mỹ có hành động tương tự hay không. Tổng thống Trump trả lời: “Chúng tôi có thể làm những thứ dễ dàng hơn nhiều. Đức đang xem xét, chúng tôi cũng đang xem xét. Chúng tôi bàn đến khoản tiền (bồi thường) lớn hơn nhiều khoản tiền mà Đức đang cân nhắc. Chúng tôi vẫn chưa quyết định bao nhiêu, nhưng sẽ là rất lớn”.
Ông chủ Nhà Trắng nói thêm: “Đây là thiệt hại với cả thế giới. Đây là thiệt hại với Mỹ, nhưng cũng là thiệt hại với cả thế giới”.
Covid-19 khởi phát ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, đến nay dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện Mỹ là ổ dịch lớn nhất thế giới nhưng các quan chức Mỹ nghi ngờ số liệu mà giới chức Trung Quốc công bố.
Hàng ngàn người Mỹ và nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ yêu cầu buộc tội chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh, bưng bít thông tin, khiến virus Vũ Hán lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nước.
Tại châu Âu, một báo cáo của tổ chức Henry Jackson Society – một cơ quan nghiên cứu của Anh Quốc – lập luận rằng các quốc gia G7 có thể khởi kiện Trung Quốc và yêu cầu bồi thường hàng ngàn tỷ USD. Báo cáo còn tuyên bố nước Úc có thể đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hơn 58 tỷ USD.
https://www.dkn.tv/the-gioi/66-nguoi-my-duoc-khao-sat-co-thai-do-thu-dich-voi-trung-quoc.html

Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh nổi đóa

Trọng Thành
Washington và Bắc Kinh không thiếu lĩnh vực để đối đầu nhau: Đài Loan là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ song phương. Hôm qua, 01/05/2020, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định ủng hộ Đài Bắc tham gia các hoạt động tại Liên Hiệp Quốc, và ca ngợi Đài Loan chống dịch thành công. Ngay lập tức, người phát ngôn của phái bộ Bắc Kinh tại New York phản đối dữ dội.
Hãng tin AP cho hay, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đưa lên mạng dòng Tweet, nhấn mạnh: « Cản trở Đài Loan đặt chân đến Liên Hiệp Quốc là không chỉ chống lại nhân dân Đài Loan, mà còn chống lại chính các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc ». Theo phái bộ Mỹ, đối với định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng « phục vụ cho mọi tiếng nói », đón nhận « các quan điểm đa dạng » và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
Phát ngôn viên phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đáp trả với khẳng định: dòng Tweet của phía Mỹ « can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, xúc phạm sâu sắc đến tình cảm của 1,4 tỉ người dân Trung Quốc », cũng như « xâm phạm nghiêm trọng đến nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc », thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã chấp nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa, và Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Tấm gương Đài Loan và thực trạng Trung Quốc
Cũng ngày hôm qua, phái bộ Mỹ lại đưa lên Twitter nhiều thông điệp nhấn mạnh đến sự thành công của Đài Loan trong chiến lược ngăn chặn đại dịch, cần phải coi đây là « một hình mẫu cho thế giới », và hòn đảo này hoàn toàn xứng đáng có một vị trí tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Trước đó, năm 2016, Đài Loan đã bị loại khỏi tư cách quan sát viên tại WHO. Năm 2016 là năm bà Thái Anh Văn, người từ chối thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa », trở thành tổng thống Đài Loan.
Đài Loan phải rời khỏi vị trí thành viên Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, để Trung Quốc thế chỗ. Kể từ đó, Bắc Kinh tìm mọi cách gạt Đài Loan ra khỏi các định chế quốc tế, trong đó có Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, mà Đài Bắc từng được chấp nhận là quan sát viên.
Các thông điệp ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan của đại diện Mỹ tại Liên Hiệp Quốc hôm qua ắt hẳn không phải là ngẫu nhiên. Trong những tuần gần đây, chính quyền Mỹ liên tục cáo buộc Bắc Kinh che giấu thông tin, khiến đại dịch gây tổn hại vô cùng lớn cho phần còn lại của thế giới. Theo các nhà quan sát, một hình mẫu thành công trong việc chống dịch của Đài Loan càng được công luận quốc tế biết đến thì tình trạng bưng bít thông tin, lối cai trị độc tài, toàn trị của Trung Quốc càng lộ rõ.
http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p/20200502-who-trung-quoc-dai-loan-hoa-ky-virus-corona

Nhà cung cấp chỉ số toàn cầu hàng đầu MSCI không muốn ‘rời xa’ Bắc Kinh?

Hương Thảo
Morgan Stanley Capital International (MSCI), một trong những nhà cung cấp chỉ số chứng khoán lớn nhất trên thế giới, hiện không có kế hoạch điều chỉnh các chỉ số toàn cầu của mình để loại trừ các công ty nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, bất chấp những lo ngại đang gia tăng về vấn đề an ninh và tình trạng nhân quyền.
Trong cuộc họp cổ đông thường niên vào ngày 28/4, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của MSCI, ông Henry Fernandez cho biết, MSCI không có kế hoạch xem xét loại bỏ các công ty nhà nước Trung Quốc khỏi các chỉ số của họ.
Trả lời câu hỏi của Trung tâm nghiên cứu chính sách công quốc gia, ông Fernandez nói rằng các nhà quản lý quỹ có thể tự do chọn bất kỳ chỉ số nào làm chuẩn. Ông tránh trả lời trực tiếp câu hỏi về những lo ngại đang gia tăng liên quan đến việc đầu tư lương hưu liên bang của Mỹ vào chứng khoán Trung Quốc.
Ông Fernandez cho biết: “Nói chung, tôi sẽ nói rằng tất cả các khách hàng của MSCI trên toàn thế giới có quyền lựa chọn bất kỳ chỉ số chuẩn nào họ muốn sử dụng theo mục tiêu đầu tư của mình. Một số người trong số họ có thể sử dụng các chỉ số chuẩn của chúng tôi, bao gồm tất cả các công ty được niêm yết công khai, dù thuộc sở hữu nhà nước hay không thuộc sở hữu nhà nước, cho dù họ ở Trung Quốc hay Pháp hay Mỹ, và đó là các chỉ số chuẩn mà chúng tôi cung cấp”.
Có trụ sở tại New York, công ty MSCI cung cấp dữ liệu đầu tư và dịch vụ phân tích cho các tổ chức đầu tư. Công ty được biết đến với các chỉ số chuẩn như Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI, có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các quỹ.
Vào năm 2019, công ty đã tăng gấp 4 lần tỷ trọng của Trung Quốc trong chỉ số thị trường mới nổi. Công ty đã công bố vào tháng 12/2019 rằng chỉ số bao gồm 472 công ty Trung Quốc có cổ phiếu A và tỷ trọng của Trung Quốc trong chỉ số đã tăng lên thành 33% từ mức 28% trong năm 2017.
Vào tháng 2/2019, Tạp chí Phố Wall đã đưa tin rằng MSCI “đã chịu áp lực nặng nề từ phía chính phủ Trung Quốc, khi chính phủ cố gắng kiềm chế công việc kinh doanh của công ty tại nước này”.
Do đó, nhà cung cấp chỉ số đã phải tăng tỷ trọng của cổ phiếu Trung Quốc trong các điểm chuẩn toàn cầu của mình, dẫn đến hàng tỷ USD chảy vào các cổ phiếu Trung Quốc, báo cáo cho biết.
Kế hoạch tiết kiệm (Thrift Savings Plan – TSP)
Vào tháng 10, một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ do Marco Rubio và Jeanne Shaheen đứng đầu đã kêu gọi quỹ hưu trí của nhân viên liên bang (Kế hoạch Tiết kiệm – TSP) ngừng kế hoạch sử dụng chỉ số MSCI làm chuẩn cho các khoản đầu tư của mình.
Trong một lá thư, các thượng nghị sĩ đã cảnh báo rằng, các công ty bao gồm trong chỉ số này “đang hỗ trợ cho các hoạt động quân sự, gián điệp và vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc, cũng như đang trợ giúp nhiều công ty Trung Quốc khác thiếu minh bạch tài chính cơ bản”.
Trong số các công ty Trung Quốc nằm trong chỉ số có Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc và China Unicom, là các nhà thầu cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đang hỗ trợ cho hoạt động quân sự hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Các công ty khác bao gồm Hàng Châu Hikvision (bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách đen) và ZTE Corp (đã bị phạt vào năm 2019 vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ).
Theo Reuters ngày 21/4, một số nhà lập pháp Cộng hòa và cựu quan chức Mỹ đã kêu gọi chính quyền Trump chấm dứt kế hoạch đầu tư lương hưu liên bang vào các công ty Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia hoặc vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, một quan chức chính quyền cấp cao nói với tờ The Epoch Times rằng Nhà Trắng “chưa đưa ra quyết định nào” để ngăn chặn TSP đầu tư vào các công ty do Trung Quốc nắm giữ.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-cung-cap-chi-so-toan-cau-hang-dau-msci-khong-muon-roi-xa-bac-kinh.html

Máy bay trực thăng quân sự Canada gặp nạn trên biển ngoài khơi Hy Lạp

Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Năm (30/4), Thủ tướng Justin Trudeau cho biết một thi thể được thu hồi và năm người vẫn con mất tích sau khi một chiếc trực thăng quân sự của Canada bị rơi ở biển Địa Trung Hải ngoài khơi Hy Lạp vào hôm thứ Tư.
Trực thăng CH-148 Cyclone đã mất liên lạc với tàu HMCS Fredericton khi đang tham gia vào cuộc tập trận Operation Reassurance của NATO nhằm tăng cường an ninh ở Trung và Đông Âu.
Tướng Jonathan Vance, Tham mưu trưởng Quốc phòng, cho biết tại khu vực biển Ionia nơi trực thăng rơi có “một đổng đổ nát lớn”. Ông Vance cho biết thi thể được thu hồi là của bà Abbigail Cowbrough. Bộ Quốc phòng cho biết tên của những người mất tích là Matthew Cousins, Kevin Hagen, Ian MacDonald, Maxime Miron-Morin và Matthew Pyke. Đây là thảm kịch quân sự chết người nhiều nhất ở Canada trong 13 năm qua nếu các nỗ lực tìm kiếm không tìm thấy bất kỳ người sống sót nào.
Vào tháng 7 năm 2007, sáu người lính bị tử vong bởi một quả bom bên đường ở Afghanistan. Ông Vance cho biết quân đội Canada tạm dừng các hoạt động của máy bay trực thăng Cyclone của họ sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Cyclone được sản xuất bởi đơn vị Sikorsky của Lockheed Martin. Khoảng 2,100 binh sĩ của Lực lượng quân sự Canada được bố trí trên khắp thế giới và khoảng 915 binh sĩ là một phần trong Operation Assurance của Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương. (BBT)
https://www.sbtn.tv/may-bay-truc-thang-quan-su-canada-gap-nan-tren-bien-ngoai-khoi-hy-lap-1-nguoi-chet-5-nguoi-mat-tich/

Truyền thông Canada tiết lộ cách chính quyền Trung Quốc sử dụng Hoa Kiều thu mua khẩu trang trên toàn thế giới

Bảo Thư
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, trước khi chính quyền Trung quốc phong toả Vũ Hán, đã thâu tóm mua các vật phẩm bảo hộ cá nhân trên khắp thế giới, kết quả đến khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, khiến người dân các nước không đủ trang thiết bị phòng chống dịch.
Truyền thông Canada tiết lộ, đây là hành động có chủ đích và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng người Hoa ở nước ngoài để thực hiện kế hoạch này.
Tờ Global News Canada vào ngày 30/4 đã công bố một khảo sát cho biết, vào giữa tháng Một năm nay, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada và trên toàn thế giới đã ban hành thông báo nội bộ khẩn cấp: nhập khẩu số lượng lớn các vật phẩm bảo hộ cá nhân.
Trong khi chính quyền ĐCSTQ đã liên tục tuyên bố virus corona không “lây lan từ người sang người” thì mãi cho đến ngày 20/1 họ mới thừa nhận có sự lây nhiễm từ người sang người.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 1, ĐCSTQ đã lặng lẽ mua các sản phẩm bảo vệ cá nhân trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 7/3, từ ngày 24/1 đến ngày 29/2, hải quan đã kiểm tra và phát hành 2,46 tỷ kiện vật liệu phòng chống dịch bệnh, bao gồm 2,02 tỷ cái khẩu trang và 25,38 triệu quần áo bảo hộ.
Global Times cho biết, ĐCSTQ không chỉ lặng lẽ tiến hành thu mua cấp quốc gia, mà họ còn sử dụng Hoa kiều đang chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh trên thế giới, đi thâu mua số lượng lớn đồ phòng hộ cá nhân.
Tại Vancouver, Toronto, Montreal và các lãnh sự quán trên toàn thế giới, ĐCSTQ kêu gọi hàng triệu “người Hoa ở nước ngoài” mua khẩu trang N95 với số lượng lớn và gửi về Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ cũng báo cáo, có ít nhất 100 tấn đồ dùng bảo vệ cá nhân được vận chuyển từ Canada đến Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay.
Một vài truyền thông nhà nước Trung Quốc, Lãnh sự quán Trung Quốc Montreal đã hỗ trợ hàng chục tổ chức người Hoa cung cấp hơn 30 tấn mặt nạ và quần áo bảo hộ cho Trung Quốc.
Theo báo cáo vào ngày 31/1, website Hiệp hội xã đoàn Người Hoa Canada (CACA) cho biết, các nhà lãnh đạo của hiệp hội đã hợp tác với Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver thông qua một nhóm kêu gọi gây quỹ trên WeChat, tổ chức thu mua thiết bị bảo vệ cá nhân ở Canada và các nơi khác trên thế giới.
Báo cáo cho biết: “Đã mua quần áo bảo hộ, chất khử trùng, mặt nạ và các sản phẩm bảo vệ khác, và gấp rút vận chuyển chúng đến Vũ Hán”.
Cụ thể, Hội trưởng Hiệp Hội Kinh Doanh Canada Toronto sau khi trở về từ Trung Quốc, đã ra lệnh cho khoảng 100 hội viên: “Phân khu vực mua. Lập tức hành động”.
Hhai Airlines (HNA) tại Toronto đã xác nhận đến giữa tháng 2, hãng này đã vận chuyển 56 tấn thiết bị bảo vệ cá nhân từ Toronto đến Trung Quốc.
Theo AP, một tài liệu bị rò rỉ cho thấy chính quyền Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị bí mật vào ngày 14/1 yêu cầu nước này chuẩn bị cho một đại dịch, nhân viên bệnh viện được lệnh mặc thiết bị bảo hộ cá nhân.
Theo The Epoch Times
Bảo Thư dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-canada-tiet-lo-cach-chinh-quyen-trung-quoc-su-dung-hoa-kieu-thu-mua-khau-trang-tren-toan-the-gioi.html

WHO: Trung Quốc vẫn chưa mời chúng tôi tham dự cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19

Quý Khải
WHO: Trung Quốc vẫn chưa mời chúng tôi tham dự cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19
Trung Quốc vẫn chưa cho phép các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tham gia cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19, đại diện của WHO tại Trung Quốc cho hay.
“Chúng tôi biết rằng một số cuộc điều tra cấp quốc gia đang diễn ra nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi chưa được mời tham dự”, Tiến sĩ Gauden Galea – đại diện WHO tại Trung Quốc – trao đổi với Sky News.
“WHO đang đưa ra yêu cầu đối với ủy ban y tế và chính quyền TQ về vấn đề này. Nguồn gốc của virus rất quan trọng, tương tác giữa động vật – con người [trong việc lây truyền virus] là vô cùng quan trọng và cần được nghiên cứu”, ông Galea nói.
Ông Galea nói với Sky rằng các chuyên gia y tế thế giới “cần biết càng nhiều càng tốt để ngăn chặn sự tái diễn” của một dịch bệnh tương tự, theo The Epoch Times.
Khi được hỏi liệu có lý do chính đáng để loại trừ WHO khỏi cuộc điều tra hay không, ông Galea chỉ trả lời: “Từ quan điểm của chúng tôi, không”.
Trung Quốc đã liên tục ngăn cản các chuyên gia Mỹ vào nước này để hỗ trợ nghiên cứu bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới vào tháng 1 và tháng 2. Trung Quốc vẫn chưa cho phép các chuyên gia Mỹ hoặc các quan chức y tế từ các nước phương Tây khác đến Viện Virus học Vũ Hán, một phòng thí nghiệm gần nơi dịch bệnh bùng phát, theo các quan chức Mỹ.
WHO đã gửi một nhóm điều tra đến Trung Quốc vào tháng 2 để phân tích virus và phản ứng của Trung Quốc trước sự bùng phát dịch bệnh. Báo cáo sau đó phần lớn là các lời khen tích cực của WHO dành cho Trung Quốc.
Mỹ đã tạm dừng tài trợ cho WHO sau khi chất vấn mối quan hệ thân mật của tổ chức này với ĐCSTQ và việc liệu có phải nó đã giúp Trung Quốc che đậy mức độ bùng phát dịch vào đầu năm nay hay không.
Tháng trước Úc cho biết tất cả các thành viên của WHO nên ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus.
Đáp trả, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói người dân Trung Quốc có thể ngừng mua sản phẩm từ Úc và tránh học tại các trường đại học ở nước này.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/who-trung-quoc-van-chua-moi-chung-toi-tham-du-cuoc-dieu-tra-nguon-goc-covid-19.html

Cố vấn WHO yêu cầu Mỹ cân nhắc lại việc cắt tài trợ

Cố vấn trưởng cho Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới nói quyết định mới đây của Mỹ ngưng tài trợ cho WHO là “tai hại” và Hoa Kỳ nên nghĩ lại việc này.
Bác sĩ Senait Fisseha nói việc ngưng tài trợ sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng của tổ chức Liên hiệp quốc này chống lại dịch bệnh toàn cầu.
“Chỗ chúng ta cảm thấy ảnh hưởng nhiều nhất là chung quanh những dịch vụ thông thường như chích ngừa, những can thiệp để cứu sinh mạng mà WHO cung cấp với sự cộng tác của các chính phủ,” bà Senait nói với VOA qua Skype. “Do đó, đây không phải là một tin tốt. Dĩ nhiên đây không phải là quyết định cuối cùng.”
Năm ngoái, tài trợ của Mỹ là 450 triệu đô la trong số ngân sách 6 tỉ đô la của WHO.
Tổng thống Donald Trump đã tỏ ra giận giữ vì những tuyên bố của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus dường như bênh vực Trung Quốc trong việc nước này bị cho là nguồn gốc của virus corona và ca ngợi những nỗ lực chế ngự virus của Bắc Kinh.
Vào ngày 14/4, ông Trump ra lệnh ngưng tài trợ cho WHO trong 90 ngày vì “quản lý không tốt và che giấu việc lây lan của virus.”
Quyền quản lý Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ John Barsa nói trong thời gian ngưng tài trợ, Hoa Kỳ sẽ nỗ lực xây dựng quan hệ với các cơ quan y tế quốc tế khác.
Ông nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các chương trình hiện có ngoài Tổ chức Y tế Thế giới, và chúng tôi đang tìm các đối tác khác.”
Tuy nhiên bà Senait nói thời điểm của một hành động như thế thật là tai họa. WHO cung cấp việc theo dõi toàn cầu sự lây lan của bệnh, điều phối đáp ứng quốc tế và cố vấn và huấn luyện nhân viên y tế.
“Lúc này là lúc lãnh đạo của Hoa Kỳ cực kỳ cần thiết cho thế giới,” bà Senait nói. “Và không phải chúng ta chỉ mong muốn và chúng ta hy vọng là việc tài trợ sẽ được thiết lập trở lại, nhưng chúng tôi cũng muốn thấy tài trợ gia tăng để chống đại dịch này. Chúng ta sánh vai với nhau trong việc này.”
WHO bị chỉ trích vì những bước không đúng đường từ sớm trong việc đáp ứng với đại dịch. Vào ngày 14/1, tổ chức viết trên Twitter là nhà cầm quyền Trung Quốc không tìm thấy bằng chứng là virus lây lan từ người sang người. Điều này chứng tỏ là sai lầm.
Tuy nhiên, bà Senait nói WHO tìm cách đứng ra ngoài chính trị và giữ quan hệ với tất cả các nước để tiếp cận thông tin. Bà chỉ rõ là trước đó WHO đã phái một toán các nhà khoa học quốc tế đến Trung Quốc để điều tra vụ bùng phát. Trong vòng hai tuần từ khi công bố báo cáo đầu tiên về virus, WHO đã có thể chia sẻ gen của virus được dùng để chế tạo dụng cụ chẩn đoán và nghiên cứu vaccine.
Bà Senait nói “Thẳng thắn mà nói thế giới chỉ có thể làm được việc này vì WHO phối hợp đối phó. Nhiều nước có quan hệ song phương, Mỹ có quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên những quan hệ này đầy tính cách chính trị. Và điều WHO nỗ lực làm là tránh xa chính trị và chú trọng vào y tế công cộng toàn cầu.”
Tổng giám đốc WHO Tedros cũng bị chỉ trích vì ca ngợi “sự minh bạch” của Trung Quốc trong báo cáo về virus vào lúc nhiều người tin là các giới chức Trung Quốc không phúc trình đầy đủ phạm vi bùng phát của dịch bệnh.
Các dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã viết một bức thư cáo buộc ông Tedros ủng hộ “chiến dịch tuyên truyền” của Trung Quốc và đòi ông Tedros công bố tất cả thư từ giữa WHO và các giới chức Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Senait, người gốc Ethiopia và đã làm việc với ông Tedros về các vấn đề y tế công cộng trong 20 năm, nói ông Tedros là nhà lãnh đạo có tính trung thực cao. Bà nói rằng trong thời gian ông làm Bộ trưởng Y tế Ethiopia, ông làm việc không mệt mỏi để giảm tỉ lệ tử vong nơi sản phụ, tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi, và tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
“Ông chú tâm cao, chính xác cao. Ông quyết tâm trong việc tìm đối tác, hợp tác và ủng hộ,” bà nói.
Tuy nhiên ông Tedros từng bị chỉ trích vì vai trò của ông trong việc đối phó với dịch tả bùng phát tại Ethiopia trong khi ông làm Bộ trưởng Y tế. Trong nhiều năm, các giới chức Ethiopia báo cáo vụ bùng phát như là “tiêu chảy cấp tính” trong một nỗ lực rõ ràng nhằm giảm tính cách nghiêm trọng của dịch bệnh.
Một số nhà chỉ trích thấy có sự tương đồng giữa đáp ứng tại Ethiopia và đáp ứng hiện nay.
“Giai đoạn đó giống hệt lạ lùng với cách WHO đáp ứng với việc virus corona xuất hiện tại Trung Quốc,” ông Jilian Yang, chủ tịch Sáng kiến Quyền lực Công dân đối với Trung Quốc, và ông Aaron Rhodes, chủ tịch diễn đàn Tự do Tôn giáo Châu Âu, viết trong một bài xã luận đăng trên National Review.
Bà Senait tin rằng ông Tedros sẽ làm dịu cơn bão và là người đúng để lãnh đạo WHO.
“Sẽ có những chỉ trích. Không có nghĩa là Tiến sĩ Tedros là một người hoàn hảo. Điều tốt là ông là một người tự tin, tự chế. Ông luôn luôn muốn học hỏi, tăng tiến và cải thiện. Nhưng sự thật là một số tấn công nhằm vào ông trong lúc này không có căn cứ. Nhưng rất chính trị,” bà Senait nói.
(Nguồn BTV Salem Solomon)
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-who-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-m%E1%BB%B9-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-l%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87c-c%E1%BA%AFt-t%C3%A0i-tr%E1%BB%A3-/5402032.html

WHO yêu cầu Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan ra toàn thế giới, khiến hơn 230.000 người chết, hơn một nửa dân cư địa cầu bị phong tỏa. Nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ, cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bao che cho Trung Quốc, khiến thế giới lâm vào thế bị động trước nguy cơ đại dịch virus corona mới. Ngày 01/05/2020, WHO kêu gọi Trung Quốc cho tham gia điều tra nguồn gốc dịch bệnh.
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại thông báo của phát ngôn viên Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tarik Jasarevic, theo đó « WHO mong muốn phối hợp với các đối tác quốc tế và theo lời mời của chính phủ Trung Quốc, để tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc » của đại dịch Covid-19. WHO cho biết thêm là cho dù « hiện tại đã có một số nghiên cứu đang diễn ra nhằm hiểu rõ hơn về nguồn gốc bệnh dịch tại Trung Quốc, bao gồm các trường hợp đầu tiên có triệu chứng nhiễm virus tại Vũ Hán, và vùng phụ cận, trong giai đoạn cuối năm 2019 », nhưng Tổ chức Y Tế Thế Giới này đã không hề được tham gia vào các nghiên cứu nào tại Trung Quốc.
Trong điện thư trả lời VOA, người phát ngôn WHO cũng nhấn mạnh rằng các điều tra là rất quan trọng, cho phép đối phó tốt hơn với các bệnh dịch mới trong tương lai. Phát ngôn viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng nhắc lại khả năng virus corona mới xuất phát từ loài dơi, có thể được truyền đến người thông qua một động vật trung gian khác, có nhiều tiếp xúc hơn với con người.
Trước đó, hôm 30/04, đại diện của WHO tại Trung Quốc, bác sĩ Gauden Galea đã đưa ra một phát biểu được một số nhà quan sát đánh giá là hiếm có trong quan hệ giữa WHO và Trung Quốc, khi khẳng định WHO đã « không được Bắc Kinh mời » tham gia vào các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch.
PUBLICITÉ
Promote health. Save lives. Serve the vulnerable. Visit who.int

Điều tra Bắc Kinh xóa bỏ «bằng chứng trong phòng thí nghiệm»

Trong thời gian gần đây, lãnh đạo một số quốc gia tỏ ý nghi ngờ, thậm chí tố cáo Trung Quốc không minh bạch về nguồn gốc của dịch Covid-19. Ngày 30/04, tổng thống Mỹ Donald Trump  lần đầu tiên nói  có bằng chứng về virus gây bệnh Covid-19 thoát ra từ một cơ sở thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, nhưng không đưa ra chi tiết. Khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm là điều mà chính quyền Bắc Kinh thường xuyên cực lực bác bỏ.
Hiện tại, nguồn gốc trực tiếp của virus khiến dịch bùng lên tại Vũ Hán vẫn hoàn toàn bí ẩn. Báo mạng Anh The Daily Telegraph hôm nay, 02/05, cho biết hiện có trong tay tài liệu dài 15 trang, do một số quốc gia phương Tây soạn thảo, tố cáo chính quyền Bắc Kinh « đã xóa bỏ hay phá hủy các bằng chứng » về nguồn gốc và diễn biến của bệnh dịch, bao gồm « các bằng chứng trong phòng thí nghiệm ».
Về phía Trung Quốc, báo South China Morning Post hôm nay dẫn lại thông tin từ báo chí chính thức Trung Quốc, yêu cầu Washington minh bạch một số nghiên cứu bí mật về virus trong phòng thí nghiệm, cũng như công khai các phản ứng đầu tiên của chính quyền Mỹ trước dịch bệnh Covid-19.
Nhóm Five Eyes điều tra về chuyên gia virus corona Trung Quốc
Vẫn liên quan đến mối nghi ngờ xung quanh khả năng virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, từ hai ba hôm nay, trên các mạng xã hội lan truyền tin đồn về việc nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona ở loài dơi, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đã đào thoát khỏi Trung Quốc, và hiện xin tị nạn tại đại sứ quán Mỹ ở Paris, cùng với hàng ngàn trang tài liệu.
Hiện các bên liên quan chưa đưa ra phát biểu chính thức về tin đồn này. Các cơ quan tình báo trong nhóm Five Eyes (Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand) đang tập trung hướng điều tra vào vai trò của các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc về virus corona, trong đó có bà Thạch Chính Lệ, người thường được mệnh danh là « bà dơi » (batwoman).
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200502-who-trung-quoc-dieu-tra-covid-19

WHO: Các nước phải mở cửa dần, sẵn sàng khi virus trở lại

Các nước phải mở cửa dần dần, cảnh giác trước COVID-19 và sẵn sàng áp đặt lại các hạn chế khi virus trở lại, Tổ chức Y tế Thế giới ngày 1/5 khuyến cáo.
Những người dễ bị ảnh hưởng trong các cơ sở y tế, trong đó có những người trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe lâu dài, các trại giam và những nhà di dân tạm trú, phải được bảo vệ, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO, bác sĩ Mike Ryan, nói.
Ngay cả khi virus được kiểm soát, các cộng đồng phải vẫn giữ cách ly xã hội và các biện pháp vệ sinh, và việc xét nghiệm những ca nghi ngờ vẫn được tiếp tục, ông nhấn mạnh.
Virus đã lây lan tại các cơ sở dành cho người lớn tuổi tại Châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi tại Singapore, virus lây nhiễm các công nhân nhập cư tại các nhà trọ, ông lưu ý và nói thêm rằng “Vì một tia lửa trong một tình hình như vậy sẽ trở thành một đám cháy rất nhanh chóng.”
WHO công nhận là các chính phủ khó giữ đóng cửa trong đại dịch, “vì những lý do xã hội, tâm lý và kinh tế”, ông Ryan nói.
Trong khi các nước phương Tây đang bắt đầu nới lỏng việc đóng cửa, có khuynh hướng lo ngại virus lây lan tại các nước từ Haiti đến Somali, ông Ryan nói.
Ông cũng nhắc đến Sudan, Nam Sudan, Syria, Yemen, Afghanistan, Sierre Leone, nước Cộng hòa Trung Phi và một ổ dịch lây nhiễm nghiêm trọng tại Kano, bắc Nigeria.
Đối với virus corona xuất hiện đầu tiên cuối năm ngoái tại Vũ Hán, ông nhắc lại là các nhà khoa học khi xem xét chuỗi gen của virus đã đảm bảo với WHO là “virus này có nguồn gốc tự nhiên.”
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bênh vực mạnh mẽ là ông và WHO đã hành động kịp thời trong việc công bố virus corona chủng mới là tình trạng khẩn cấp quốc tế vào cuối tháng 1.
Ông Tedros nói WHO, trong lúc tìm cách lãnh đạo đáp ứng quốc tế đối với đại dịch COVID-19, đã tận dụng những ngày trước khi công bố khẩn cấp toàn cầu để sang Trung Quốc tìm hiểu thêm về virus.
Trong chuyến đi thăm đó họ cũng đạt được thỏa thuận cột mốc với Trung Quốc phái các nhà điều tra đến nước này, ông Tedros nói.
Được hỏi về quan hệ với Mỹ, nhà tài trợ lớn nhất hiện đã ngưng tài trợ sau khi chỉ trích cách WHO đối phó với đại dịch, ông nói: “Chúng tôi tiếp xúc với nhau thường xuyên và chúng tôi làm việc với nhau.” Ông không cho biết chi tiết nào khác.
https://www.voatiengviet.com/a/who-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%E1%BA%A3i-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-d%E1%BA%A7n-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-khi-virus-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i/5402053.html

Nói “không” với ĐCS Trung Quốc – Phương thuốc trị liệu và miễn nhiễm bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán

Nguyên Hương
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp tục hoành hành, gây thiệt hại khôn lường cho toàn thế giới. Nhiều trường hợp sau khi hồi phục lại tái nhiễm khiến nhân loại không khỏi lo lắng sợ hãi. Tuy vậy, có một phương thuốc có thể trị liệu và miễn nhiễm loại virus nguy hiểm này.
Năm 2020, virus ĐCSTQ (còn được gọi là virus Corona Vũ Hán hay virus Corona chủng mới) đã nhanh chóng lây lan thành đại dịch toàn cầu trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tình hình thực tế ở Trung Quốc, gây thiệt hại khôn lường cho thế giới.
NTD Việt Nam gọi virus corona mới là virus ĐCSTQ do sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.
Dịch bệnh dường như không thể lường trước, nhưng theo cách nó lây lan có thể phán đoán được mục đích và mục tiêu của nó: nó đang nhắm vào ĐCSTQ để đào thải các phần tử Đảng và các nhân tố liên quan.
Cho đến ngày 29/4, virus ĐCSTQ đã lan rộng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, với hơn 3,134 triệu ca nhiễm và hơn 217 ngàn ca tử vong. Con số này được tổng hợp dựa trên giả định con số báo cáo của ĐCSTQ là đúng (82.836 ca nhiễm và 4.633 ca tử vong). Tuy nhiên, có nhiều người Trung Quốc cho rằng con số trên thực tế phải nhiều gấp ít nhất 10 lần con số công bố chính thức này.
Dựa theo cách dịch bệnh lây lan có thể phán đoán được mục đích và mục tiêu của nó: nó đang nhắm vào ĐCSTQ để đào thải các phần tử Đảng và các nhân tố liên quan.
Với những tổn thất lớn về người và nền kinh tế bị tàn phá, các chính phủ, các quốc gia cần khẩn trương xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ giữa dịch bệnh và ĐCSTQ, cân nhắc những gì cá nhân và quốc gia cần làm để tránh dịch bệnh và tự cứu mình trong tương lai.
Lịch sử đen tối của ĐCSTQ đan xen với chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch và cái chết.
Trong 70 năm nắm quyền, chế độ chuyên chế toàn trị của ĐCSTQ đã giết chết 80 triệu người dân Trung Hoa, phá hủy nền văn hóa và giá trị đạo đức truyền thống của Trung Hoa. Từ vụ thảm sát Thiên An Môn 30 năm về trước [năm 1989], đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay và sự đàn áp tôn giáo, ức hiếp người dân Trung Quốc nói lên sự thật và đòi quyền dân chủ ở quy mô lớn hơn, chúng ta đã nhìn thấy rõ rằng bạo lực và sự dối trá của ĐCSTQ đã đem lại thảm họa cho đất nước Trung Quốc và toàn thế giới.
ĐCSTQ đã và đang dùng “mồi nhử” kinh tế để xâm nhập và mua chuộc các quốc gia khác. Trong gần 40 năm qua, dưới vỏ bọc của toàn cầu hóa, Viện Khổng Tử, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), và thông qua các kênh tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ… ĐCSTQ đã cố gắng truyền bá tư tưởng cộng sản, lôi kéo con người lệch khỏi con đường được Thần an bài khiến họ trở nên phản bội Thần. Bằng cách đó, ĐCSTQ tiến tới mục tiêu cuối cùng là hủy diệt nhân loại.
Vì lợi ích kinh tế, nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã ủng hộ và tăng cường tham gia vào các dự án của ĐCSTQ. Khi đó họ không biết rằng họ đã bị “gắn thẻ đen [xấu số]”. Con đường dẫn virus ĐCSTQ
lây lan ra thế giới là dọc theo các quốc gia, vùng miền, thành phố có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Virus ĐCSTQ cũng theo sau các tổ chức và cá nhân “thân” ĐCSTQ.
Thành phố New York – điểm nóng của đại dịch
Tính đến ngày 29/4, theo dữ liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ có hơn 1 triệu ca nhiễm và hơn 59 ngàn ca tử vong. Số ca nhiễm và tử vong tại bang New York chiếm 1/3 và gần 1/2 tổng số ca nhiễm và tử vong của Hoa Kỳ.
Kể từ chuyến công du của Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Hoa Kỳ đã hỗ trợ rất nhiều cho ĐCSTQ dưới nhiều hình thức khác nhau trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tài chính, giáo dục và khoa học công nghệ. Hoa Kỳ giúp Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đem đến cho ĐCSTQ cơ hội tiếp cận với cộng đồng quốc tế. Theo đó, một lượng lớn tài sản phương Tây đã đổ về Trung Quốc, biến Trung Quốc thành “trung tâm sản xuất và cung ứng” của thế giới.
Giới chính trị và lập pháp Hoa Kỳ cho rằng Hoa Kỳ đã xây dựng nên đất nước Trung Quốc hiện đại và làm giàu cho ĐCSTQ. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, Hoa Kỳ đã phải đánh giá lại lập trường và thay đổi chính sách đối với ĐCSTQ.
Từ một chế độ đang trên bờ vực sụp đổ kinh tế, nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, ĐCSTQ đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc bá chủ và có khả năng thách thức Mỹ.
Từ một chế độ đang trên bờ vực sụp đổ kinh tế, nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cũng như của rất nhiều công ty đa quốc gia, công ty công nghệ cao và tập đoàn tài chính lớn, ĐCSTQ đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc bá chủ và có khả năng thách thức với Hoa Kỳ.
Là đô thị số 1 của thế giới, Thành phố New York là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và truyền thông của toàn cầu. Đây cũng là nơi Liên Hợp Quốc đặt trụ sở và có ảnh hưởng lớn đến chính trị, giáo dục, giải trí trên toàn thế giới. Bởi vì có vị thế và ảnh hưởng đặc biệt, thành phố New York đã đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ và giúp nó đạt được các chương trình nghị sự của mình.
Trong nhiều năm, Phố Wall, trung tâm tài chính của Hoa Kỳ, đã “truyền máu” cho ĐCSTQ và trở thành nhà hậu thuẫn tài chính cho chế độ Cộng sản Trung Quốc để nó duy trì sự sống còn của mình.
Bằng cách thâm nhập vào nền kinh tế, tài chính, thương mại, truyền thông, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác của Hoa Kỳ, cũng như thâm nhập vào cộng đồng người Mỹ gốc Hoa, ĐCSTQ đã chuyển hướng dòng tiền và công nghệ về Trung Quốc, đồng thời xuất khẩu hệ tư tưởng và hành vi lạm dụng nhân quyền ra thế giới. ĐCSTQ đã và đang cố gắng giành giật quyền lãnh đạo thế giới và thách thức Hoa Kỳ.
Tất cả những điều này khiến New York trở thành mục tiêu tấn công quan trọng của virus ĐCSTQ.
Tình hình dịch bệnh tàn phá ở Iran
ĐCSTQ coi Iran là “người đồng chí” thân thiết. Trong khi dữ liệu về dịch bệnh được công bố chính thức của Iran không cao như của một số quốc gia khác, các nhà phân tích cho rằng Iran đã báo cáo giảm nhẹ số ca nhiễm và tử vong. Theo gót ĐCSTQ, vì mục đích duy trì trật tự xã hội, chế độ độc tài Iran có thể đã che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh.
Nhiều quan chức cấp cao của Iran đã bị nhiễm bệnh, và nhiều trong số họ đã chết, bao gồm Phó Tổng thống thứ nhất và Thứ trưởng Y tế.
Trong nhiều năm qua, ĐCSTQ đã hỗ trợ Iran, cung cấp viện trợ kinh tế và vũ khí, thậm chí còn cung cấp công nghệ vũ khí hạt nhân chủ đạo cho Iran để đe dọa và áp đảo các nước dân chủ.
Trong 10 năm qua, ĐCSTQ đầu tư rất lớn vào Iran và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Bất chấp lệnh trừng phạt đối với Iran, ĐCSTQ vẫn công khai vi phạm và nhập khẩu một lượng lớn dầu lửa từ nước này.
Năm 2013, ĐCSTQ bắt đầu ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)’ để bành trướng “quyền bá chủ cộng sản” ra thế giới. Iran là một trung tâm chiến lược và địa lý quan trọng đối với BRI mà từ đó ĐCSTQ có thể thâm nhập vào Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Ngoài Trung Quốc và Iran, trong số các quốc gia có số ca mắc bệnh cao (trên 5.000), Tây Ban Nha có tỷ lệ cao nhất 0,466% (466 trên 100.000 người), với hơn 225.000 ca nhiễm và 23.000 ca tử vong. Phó thủ tướng và ba người thân của Thủ tướng Pedro Sánchez bị nhiễm bệnh.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh ở Tây ban Nha đã gửi đến chính phủ nước này một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ rằng chính sách ủng hộ ĐCSTQ của họ đã mang lại bất hạnh lớn lao cho đất nước và con người Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha là quốc gia EU đầu tiên có cử chỉ thân thiện đối với ĐCSTQ sau thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.
Sau khi nhậm chức vào năm 2018, Thủ tướng Sánchez đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với ĐCSTQ. Ông không những xác nhận lại mối quan hệ đối tác chiến lược Tây Ban Nha – Trung Quốc, mà còn ca ngợi Sáng kiến BRI. Khi nhiều quốc gia công khai chỉ trích ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh, ông Sánchez vẫn liên tục bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với ĐCSTQ.
Ý là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu. Nguyên nhân sâu xa của việc quốc gia này bị virus ĐCSTQ tấn công mạnh là do mối quan hệ mật thiết giữa chính phủ Ý và ĐCSTQ.
Ý là thành viên khối G-7, là quốc gia phát triển và dân chủ. Tháng 3/2019, bất chấp sự phản đối của các đồng minh, Ý thành lập liên minh với ĐCSTQ để “củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Ý cũng là quốc gia EU đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác với Vành đai và Con đường BRI.
Ngoài ra, Ý có 74 thành phố kết nghĩa với các thành phố của Trung Quốc, trong đó bao gồm vùng Lombardy, nơi có số ca nhiễm và tử vong cao nhất, và các thành phố khác như Milan, Venice và Bergamo.
Các nước lớn ở châu Âu như Vương quốc Anh, Pháp và Đức hiện cũng đang bị đại dịch virus ĐCSTQ hoành hành. Người dân các quốc gia này đang phải chịu tổn thất lớn, cả thủ tướng Anh cũng bị nhiễm bệnh.
Có một đặc điểm tương đồng giữa các quốc gia này là họ có quan hệ gần gũi với ĐCSTQ trong những năm gần đây. Chẳng hạn, ĐCSTQ muốn sử dụng công nghệ 5G Huawei để xâm nhập thế giới. Bất chấp lời cảnh báo của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức đã bật đèn xanh cho Huawei.
Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở các quốc gia này là thủ đô London của Vương quốc Anh, vùng Oise ở phía Bắc thủ đô Paris của Pháp và bang Nordrhein-Westfalen ở miền Tây nước Đức. Những địa danh này đều đã và đang thúc đẩy mối quan hệ thân thiết với ĐCSTQ.
Khi đại dịch gây họa loạn trên toàn cầu, những tổn thất mà các nước châu Âu phải gánh chịu đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới.
Mức độ nghiêm trọng ở các nước láng giềng của Trung Quốc
So với các nước châu Âu và châu Mỹ, tình hình ở các khu vực lân cận Trung Quốc Đại lục là sự minh họa rõ hơn về mối quan hệ giữa dịch bệnh và ĐCSTQ.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều là các quốc gia láng giềng gần gũi của Trung Quốc Đại lục. Số người nhiễm bệnh ở Hồng Kông và Đài Loan thấp hơn nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia này là thái độ của họ đối với ĐCSTQ.
Hiện tại, Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi quốc gia có hơn 10.000 ca nhiễm được xác nhận. Hồng Kông và Đài Loan đều có quan hệ thương mại và kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, số ca nhiễm được xác nhận lần lượt chỉ là 1.037 và 429. Trong số này, những ca nhiễm đầu tiên ở Hồng Kông là những ca nhập cảnh từ Trung Quốc Đại lục, và những ca nhiễm sau đó là cảnh sát chống bạo động và các nhân viên chính phủ. Còn ở Đài Loan, phần lớn các ca nhiễm đều là các ca nhập cảnh từ nước ngoài.
Kể từ năm 1992, khi thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Trung Quốc, Hàn Quốc luôn củng cố quan hệ kinh tế và thương mại với ĐCSTQ. Sau khi nắm quyền, chính phủ hiện tại của Hàn Quốc ngày càng thân thiết với ĐCSTQ và đẩy mạnh hoạt động đầu tư song phương.
Khác với Hàn Quốc, chính phủ Nhật Bản không có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, nhưng có rất nhiều công ty Nhật Bản đang đầu tư vào Trung Quốc. Theo đó, họ đã đặt niềm tin và các nguồn lực quan trọng vào ĐCSTQ. Có 256 tỉnh thành kết nghĩa giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong số đó, tỉnh Hokkaido, Tokyo, Aichi, Kochi và các khu vực khác đang gánh chịu sự bùng phát nghiêm trọng của virus ĐCSTQ.
Tuy có quan hệ kinh tế và thương mại cực kỳ chặt chẽ với Trung Quốc Đại lục, nhưng người dân Hồng Kông và Đài Loan không mù quáng trước lợi ích về tài chính. Năm 2019, người dân Hồng Kông đã phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn để chống lại sự kiểm soát của ĐCSTQ. Thậm chí họ còn bất chấp mạng sống của mình, sẵn sàng hy sinh cho quyền tự do dân chủ.
Năm 2019, người dân Hồng Kông đã phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn để chống lại sự kiểm soát của ĐCSTQ.
Sự đàn áp tàn bạo trước các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã lột tả bản chất của ĐCSTQ và thức tỉnh người dân Đài Loan. Tháng 1/2020, người dân Đài Loan đã tiến hành bầu cử và lựa chọn vị tổng thống
ủng hộ cho tự do và dân chủ. Điều này cho thấy ý chí của Đài Loan trong việc giữ khoảng cách với ĐCSTQ. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã cứu quốc đảo này.
Ở thời điểm hiện tại, Đài Loan không áp dụng chính sách giãn cách xã hội. Người dân vẫn đi làm và trẻ em vẫn đến trường học. Tuy nhiên, số ca nhiễm và tử vong tại quốc đảo này thuộc hàng thấp nhất thế giới. Đài Loan đã làm gì để có được thành tựu như vậy trong đại dịch toàn cầu? Chìa khóa thành công mà Đài Loan đang nắm giữ chính là thái độ không tin tưởng vào ĐCSTQ và sự sáng suốt không làm theo chỉ dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang bị ĐCSTQ thao túng.
Tình hình dịch bệnh ở Hồng Kông và Đài Loan đã tiết lộ chìa khóa thành công trong chiến dịch ngăn ngừa virus ĐCSTQ và tự bảo vệ người dân của họ trong đại dịch này. Đó chính là: Từ chối và tránh xa ĐCSTQ.
‘Diệu dược’ đặc trị Virus ĐCSTQ
Các bệnh dịch luôn xảy ra đột ngột và sau đó, tại một thời điểm nhất định, biến mất hoàn toàn, không để lại dấu vết. Những ghi chép trong lịch sử đều cho thấy mọi bệnh dịch đều có mục tiêu nhắm vào.
Dịch hạch vào thời kỳ cuối của triều đại nhà Minh là một ví dụ điển hình. Sự chuyển đổi từ triều đại nhà Minh sang triều đại nhà Thanh, còn được gọi là cuộc chinh phục Mãn Châu, là một cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ giữa quân đội nhà Minh, quân đội nhà Thanh (được thành lập bởi bộ tộc Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc) và quân khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành cầm đầu.
Thông báo về tình hình dịch bệnh và tiết lộ rằng ở Nội Mông có tổng cộng 12 đơn vị cấp địa khu, một phần ba trong số đó đã xuất hiện bệnh dịch hạch…”
Virus viêm phổi Vũ Hán và dịch hạch tổng tấn công Nội Mông Cổ
Bệnh dịch hạch trong thời gian này chỉ nhắm vào quân Minh, còn quân Thanh và quân khởi nghĩa Lý Tự Thành đều được bình an vô sự.
Có thể thấy rằng bệnh dịch không xuất hiện ngẫu nhiên. Đại dịch virus ĐCSTQ bùng phát trên nền tảng tội ác của ĐCSTQ và sự che giấu của ĐCSTQ đã đẩy nó lan rộng ra toàn cầu. Sự lây lan của virus cho thấy một mô hình rõ ràng: nó nhắm mục tiêu có chọn lọc vào ĐCSTQ, nó đến để đào thải ĐCSTQ và những nhân tố đứng cùng phía hoặc có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.
Tất cả các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bên ngoài Trung Quốc đều có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, hỗ trợ ĐCSTQ về thương mại, đầu tư hoặc giúp ĐCSTQ cải thiện hình ảnh quốc tế. Tương tự, các cá nhân bị nhiễm hoặc có thân nhân bị nhiễm thường là những người đã và đang ủng hộ ĐCSTQ.
Trên thực tế, mô hình lây truyền này giúp chỉ ra một con đường đắc cứu cho tất cả các quốc gia và người dân trên toàn thế giới. Đó là con đường trực tiếp kết nối với cuộc sống tâm linh của toàn thể nhân loại.
Gần đây, có một số trường hợp người dân khỏi bệnh viêm phổi Vũ Hán của ĐCSTQ một cách kỳ diệu sau khi họ lên án ĐCSTQ. Một số trường hợp có thể tìm thấy trên các báo cáo truyền thông.
Tháng 3/2020, có ba chính trị gia chủ chốt của đảng Vox, đảng lớn thứ ba của Tây Ban Nha, bị nhiễm virus. Họ là Santiago Abascal, chủ tịch Đảng Vox; Javier Ortega Smith, tổng thư ký và là nhân vật thứ hai trong Đảng; và Macarena Olona, ​​thành viên của đại hội đại biểu của Vox.
Thật đáng ngạc nhiên, cả ba đã hồi phục sau khi họ mạnh mẽ lên án ĐCSTQ.
Tại một cuộc họp ở EU, Đảng Vox đã đề xuất một nghị quyết chống lại ĐCSTQ và WHO. Tại một phiên họp quốc hội của Tây Ban Nha, Vox đề nghị tiến hành một cuộc điều tra cấp quốc tế về hành động tội phạm của ĐCSTQ.
“Vài ngày trước, ông Maurizio Gasparri, nghị sĩ của Thượng viện Ý và là cựu Bộ trưởng truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền dối trá về việc Trung Quốc giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác…”
Nghị sĩ Quốc hội Ý chỉ trích: Đảng cộng sản Trung Quốc là virus trên toàn cầu
Vào tháng 2, Connie Brix, một phụ nữ Đan Mạch, đã bị nhiễm virus ĐCSTQ khi đi du lịch ở Tây Ban Nha. Vào tháng 3, bà Brix có biểu hiện triệu chứng viêm phổi và tình trạng sức khỏe của bà trở nên tồi tệ. Sau khi biết về sự che giấu của ĐCSTQ về sự bùng phát của dịch bệnh, bà Brix đã gay gắt chỉ trích ĐCSTQ tàn phá thế giới. Hai ngày sau, các triệu chứng của bà biến mất và bà hồi phục một cách kỳ diệu.
Ở Trung Quốc Đại lục, sau khi một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus ĐCSTQ, anh ấy đã tố cáo ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và những điều xấu xa khác. Sau đó, anh này đã hồi phục và các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
Tuy nhiên, anh ấy bị tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ lừa dối và nghĩ rằng bệnh viện của ĐCSTQ đã cứu sống mình. Lúc đó, anh thậm chí còn cảm thấy biết ơn ĐCSTQ. Rốt cuộc, virus ĐCSTQ đã quay trở lại với anh, triệu chứng bệnh lại tái phát và xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.
Những câu chuyện có thật này cho chúng ta thấy rằng sự minh bạch và thái độ của một người về ĐCSTQ sẽ quyết định liệu người này có thể miễn nhiễm với virus hay không. Từ chối và lên án ĐCSTQ chính là linh đan diệu dược.
Ngược lại, thái độ ủng hộ ĐCSTQ, hoặc quan hệ đối tác chặt chẽ với ĐCSTQ có thể chiêu mời virus. Một số người đứng cùng phe với ĐCSTQ thì thậm chí sau khi khỏi bệnh lại bị tái nhiễm.
Trong bối cảnh phải vật lộn với đại dịch toàn cầu, ai ai cũng đều khao khát hòa bình và an toàn sức khỏe. Thảm họa bất ngờ này đã khiến chúng ta nhìn thấy rõ ràng về những hạn chế của công nghệ hiện đại và biện pháp quản lý. Xin hãy nhớ rằng từ thuở khai thiên tịch địa đến nay, các vị Thần luôn luôn chăm sóc cho nhân loại.
Hãy ngẩng mặt nhìn lên trời, đề cao sự thiện lương của bản thân, suy ngẫm về hành động của bản thân và từ chối ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ là đại biểu của tà linh xấu tệ nhất. Làm như vậy, chúng ta sẽ được Thần che chở. Chỉ có Thần Phật mới có thể bảo hộ, giúp nhân loại vượt qua kiếp nạn.
Nếu không may bị nhiễm virus ĐCSTQ, chúng ta nên thành tâm nói “cần phải phế truất ĐCSTQ”. Điều kỳ diệu sẽ triển hiện.
Việc tránh xa và lên án ĐCSTQ có thể giúp bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia nào giảm bớt nguy cơ hoặc thậm chí tránh được sự tấn công của virus ĐCSTQ. Làm như vậy có thể đem đến cho họ một tương lai tốt đẹp.
ĐCSTQ là nguyên nhân gây ra đại dịch. Sự cải biến thái độ đối với ĐCSTQ sẽ khiến tình hình cải biến theo. Có thể vì lý do nào đó, một số người còn miễn cưỡng chưa chấp nhận hoặc chưa tin vào điều này. Vì vậy, họ cũng đang miễn cưỡng đối mặt với vấn đề nghiêm trọng của đại dịch.
Vì ý thức trách nhiệm và những quan ngại đối với sức khỏe của nhân loại, hy vọng tất cả mọi người có thể nhận ra sự thật này để có nhiều người được hưởng lợi, từ đó có nhiều người hơn được miễn nhiễm với virus. Hy vọng rằng không bao lâu nữa, tất cả những người thiện lương đều sẽ vượt qua thảm họa này.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/phuong-thuoc-tri-cho-benh-dich-virus-vu-han-34138.html

Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19, đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?

Bình luậnÁnh Dương
Các chuyên gia về đánh giá các mối nguy hiểm đe dọa toàn cầu đã biết trước về đại dịch xảy ra, nhưng hiện nay họ đang có những lo lắng về những thảm họa tồi tệ hơn có thể sắp xảy đến cho nhân loại.
Cuối cùng khi cuộc khủng hoảng coronavirus bắt đầu giảm đi và chúng ta đang dần dần trở lại với cuộc sống bình thường – mặc dù vẫn phải giữ mức độ nào đó về giãn cách xã hội và duy trì rửa tay nhiều lần. Chúng ta vẫn đang mong đợi một loại sáng kiến quốc tế nào đó ngăn chặn, hoặc ít nhất là hạn chế sự lây lan của virus trong tương lai.
Chúng ta luôn biết học hỏi từ kinh nghiệm. Có những điều mà chúng ta có khả năng tìm ra giải pháp qua kinh nghiệm, đó là xu hướng dự kiến một sự kiện xảy ra dựa trên khả năng nhớ lại các sự kiện đã xảy ra với chúng ta.
Hai mối đe dọa trong danh sách của chính phủ Hoa Kỳ
Một nhà triết học về đạo đức Toby Ord lập luận trong cuốn sách mới của ông, The Precipice (Giới hạn), chúng ta cũng có ít kinh nghiệm hơn trong việc dự đoán những thảm họa tiềm tàng chưa có tiền lệ trong ký ức của chúng ta. “Ngay cả khi các chuyên gia đưa ra một xác suất đáng kể cho một sự kiện thảm họa chưa từng có’’, ông ấy viết, “chúng ta rất khó tin vào điều đó cho đến khi chúng ta thực sự nhìn thấy nó’’.
Đây chính xác đã là vấn đề với coronavirus. Nhiều nhà khoa học đã thông báo dự đoán rằng một dịch bệnh toàn cầu gần như chắc chắn sẽ bùng phát vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Bên cạnh những cảnh báo của rất nhiều các nhà virus học và dịch tễ học, người sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã đưa ra trong một TED Talks được phổ biến rộng rãi vào năm 2015, trong đó ông mô tả chi tiết về mối đe dọa của một loại virus giết người.
Mối đe dọa về đại dịch do virus gây ra đã được Bill Gates nói tại TED talks 2015.
Trong lúc này, đại dịch do virus gây ra là một trong hai mối đe dọa thảm khốc lớn nhất trong sổ cảnh báo thảm họa của chính phủ Hoa Kỳ (mối đe dọa thứ hai là một cuộc tấn công mạng lớn).
Thảm họa sinh tồn của nhân loại
Nhưng nếu điều gì đó chưa xảy ra, thì có một sự cám dỗ sâu sắc như thể là nó sẽ không xảy ra. Nếu một sự kiện thực sự xảy ra, như đại dịch này, nó sẽ chỉ giết chết một phần rất nhỏ dân số thế giới, thì nó còn chưa được gọi là mối đe dọa sinh tồn của nhân loại.
Có hai định nghĩa về mối đe dọa sinh tồn, mặc dù chúng thường có cùng một ý nghĩa. Một là nó sẽ mang lại sự kết thúc hoàn toàn cho nhân loại, loại bỏ chúng ta khỏi hành tinh này như loại bỏ một loài động vật nào đó hoặc bất cứ thứ gì khác. Cái thứ hai, chỉ giảm hơn một chút, là dẫn đến sự sụp đổ không thể chối bỏ của nền văn minh, làm giảm nhân loại còn sống sót đến trạng thái tồn tại như thời tiền sử.
Là một người Úc làm việc tại Học viện Tương lai của Nhân loại Oxford, triết gia Ord là một trong số ít các học giả làm việc trong lĩnh vực đánh giá rủi ro về sự sinh tồn của nhân loại. Học viện nghiên cứu tất cả mọi lĩnh vực có thể gây thảm họa cho nhân loại, từ các vụ nổ của các ngôi sao cho đến các loại vi khuẩn nguy hiểm, từ các vụ siêu núi lửa cho đến siêu trí tuệ nhân tạo.
Triết gia Ord nghiên cứu từng mối đe dọa tiềm tàng và xem xét khả năng nó xảy ra trong thế kỷ này. Chẳng hạn, xác suất siêu hành tinh gây ra thảm họa trên Trái đất mà ông ước tính là ít hơn một phần 50 triệu. Ngay cả khi cộng tất cả các rủi ro xảy ra tự nhiên lại với nhau (bao gồm cả virus xảy ra tự nhiên), Ord cho rằng chúng không thể so sánh với rủi ro sinh tồn do chiến tranh hạt nhân hoặc sự nóng lên toàn cầu gây ra.
Trong phần lớn thời gian, công chúng, chính phủ và các học giả khác đều bỏ qua hầu hết các rủi ro này. Ít ai trong chúng ta, sau tất cả, thích chiêm ngưỡng ngày tận thế.
Trong mọi trường hợp, các chính phủ, như cựu Bộ trưởng Bảo thủ Oliver Letwin nhắc nhở chúng ta trong cuốn sách gần đây Apocalypse How? (Tận thế như thế nào?), thường bận tâm với những vấn đề cấp bách hàng ngày hơn là sự sụp đổ của nhân loại. Các vấn đề hàng ngày như thỏa thuận thương mại đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp, trong khi những vấn đề giả định trong tương lai như máy móc sẽ thống trị nhân loại luôn có thể để lại cho ngày mai.
Nhưng chúng ta hiện đang sống qua đại dịch toàn cầu, có lẽ bây giờ là thời điểm thích hợp để suy nghĩ về những gì có thể làm để tránh thảm họa trong tương lai. Theo Ord, thời kỳ chúng ta sinh sống là thời khắc quan trọng trong lịch sử nhân loại. Không chỉ có những tác động tiềm tàng của việc nóng lên toàn cầu mà trong thời đại hạt nhân, chúng ta còn sở hữu sức mạnh hủy diệt bản thân trong nháy mắt – hoặc ít nhất là đặt cân bằng trở lại cho câu hỏi về sự sống còn của cộng đồng dân cư.
Mối đe dọa thứ hai là một cuộc tấn công mạng lớn
Mối đe dọa thứ hai là một cuộc tấn công mạng lớn đang trong danh sách của chính phủ Hoa Kỳ. (Ảnh: tweetyspíc/Pixabay)
Do đó Ord tin rằng thế kỷ chúng ta đang sống là thời gian mà thế giới đối diện với sự bấp bênh nguy hiểm. Nếu chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn, ông thấy trước một tương lai hưng thịnh không thể tưởng tượng được. Nếu chúng ta làm sai, ông khẳng định rằng chúng ta có thể đi theo con đường của loài chim cưu và khủng long, rời khỏi hành tinh mãi mãi.
Khi được hỏi về xác suất đáng lo ngại hiện nay của nhân loại trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa sức mạnh và trí tuệ của chúng ta. “Với tất cả những gì tôi biết hiện nay’’, ông viết, “tôi nghĩ rằng rủi ro sinh tồn của nhân loại trong thế kỷ này vào khoảng 1/6’’.
Nói cách khác, thế kỷ 21 thực sự là một trò chơi Rulet khổng lồ kiểu cò quay của Nga. Nhiều người sẽ giật mình trước một dự đoán nghiệt ngã như vậy, trong khi đối với những người khác, nó sẽ thúc đẩy thêm vào những sự lo lắng vốn đã đầy rẫy trong xã hội.
Ông đồng ý là có quá nhiều mối lo trong xã hội và nói rằng ông đã cố gắng trình bày mô hình của mình một cách bình tĩnh và hợp lý nhất có thể, đảm bảo tính đến tất cả các bằng chứng cho thấy rủi ro là chưa thực sự lớn. Tỷ lệ một trong sáu là giả thuyết tốt nhất của ông, là việc chúng ta tạo ra một ‘cú đánh đàng hoàng’ để đối phó với mối đe dọa hủy diệt chúng ta.
Nếu chúng ta thực sự đặt tâm trí vào nó và đưa ra một phản ứng tương đương với mối đe dọa, tỷ lệ rủi ro, ông nói, sẽ đi xuống một cái gì đó giống như 1/100 cho sự tuyệt chủng của chúng ta. Nhưng, cũng như vậy, nếu chúng ta tiếp tục phớt lờ mối đe dọa được thể hiện bằng những tiến bộ trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo, thì tỷ lệ nguy cơ, ông nói, sẽ giống như 1/3.
Thảm họa là vấn đề chung của thế giới
Martin Rees là một nhà vũ trụ học và cựu chủ tịch của Hiệp hội Hoàng gia, đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Thảm họa Sinh tồn thuộc Đại học Cambridge. Từ lâu ông đã tham gia vào việc nâng cao nhận thức về những thảm họa đang hiện hữu và ông có đồng quan điểm với Ord.
Ông nói, “Tôi lo lắng, chỉ đơn giản là vì thế giới của chúng ta quá liên kết với nhau, rằng mức độ của những thảm họa tiềm tàng tồi tệ nhất đã tăng lên chưa từng thấy và quá nhiều người đã phủ nhận về chúng.
Bộ trưởng Letwin cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào hệ thống internet và vệ tinh, kết hợp với sự hạn chế lưu kho hàng hóa và chuỗi cung ứng hùng hậu. Đây là những điều kiện lý tưởng cho sự phá hoại và phá vỡ toàn cầu. Như ông viết, một cách đáng ngại: “Đã đến lúc cần phải nhận ra rằng ngày càng nhiều phần của cuộc sống chúng ta – của chính xã hội – phụ thuộc ngày càng chặt chẽ và chi tiết vào các hệ thống mạng internet tích hợp’’.
Các mạng lưới toàn cầu phức tạp chắc chắn làm tăng tính dễ bị tổn thương của chúng ta đối với các đại dịch virus và các cuộc tấn công mạng, nhưng cả hai mối đe dọa này đều chưa phải là rủi ro sinh tồn nghiêm trọng mà cuốn sách của Ord nhấn mạnh đến. Các đại dịch mà ông quan tâm không phải là loại bùng phát ở các khu chợ ẩm ướt của Vũ Hán, mà là những virus được thiết kế trong các phòng thí nghiệm sinh học, một loại vũ khí sinh học.
Mặc dù Ord có đề cập đến sự khác biệt giữa rủi ro tự nhiên và nhân tạo (do con người tạo ra), ông cho rằng sự khác biệt này sẽ khá mờ đi khi nói về mầm bệnh, bởi vì sự sinh sôi nảy nở của chúng đã tăng lên đáng kể do các hoạt động của con người như trồng trọt, vận chuyển, liên kết thương mại phức tạp và sự tụ tập dày đặc của chúng ta trong các thành phố.
Sự đầu tư đề phòng thảm họa của nhân loại
Tuy nhiên, giống như rất nhiều khía cạnh của mối đe dọa sinh tồn của nhân loại, ý tưởng về mầm bệnh được thiết kế có vẻ quá khoa học, quá xa vời, để thu hút sự chú ý lâu dài của chúng ta. Cơ quan quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát vũ khí sinh học là Công ước Vũ khí Sinh học. Ngân sách hàng năm của nó chỉ là 1,4 triệu euro (1,2 triệu bảng). Như Ord chỉ ra với sự dè bỉu, số tiền đó ít hơn doanh thu của nhà hàng McDonald trung bình.
Nếu cho rằng đó là món ăn, thì Ord lại có một so sánh ẩm thực khác còn khó nuốt hơn. Trong khi ông không chắc chắn chính xác thế giới đầu tư bao nhiêu vào việc đánh giá rủi ro sinh tồn của nhân loại, ông tự tin, rằng hàng năm chúng ta đang đầu tư cho món kem nhiều hơn là đầu tư để đảm bảo cho các công nghệ mà chúng ta phát triển sẽ không phá hủy chúng ta.
Đầu tư đạo đức cùng với phát triển xã hội
Ord khẳng định rằng ông không phải là một người bi quan. Có các biện pháp mang tính xây dựng đang được thực hiện. Nhân loại, ông nói, đang ở tuổi thiếu niên, và giống như một thiếu niên có sức mạnh thể chất của một người trưởng thành nhưng thiếu tầm nhìn xa và sự kiên nhẫn, chúng ta là mối nguy hiểm cho chính mình cho đến khi chúng ta trưởng thành. Ông khuyến nghị rằng, trong thời gian này, chúng ta nên làm chậm tốc độ phát triển công nghệ để cho phép có thêm sự hiểu biết về ý nghĩa cuộc sống để bắt kịp, xây dựng và đánh giá cao hơn về mặt đạo đức đối với hoàn cảnh của chúng ta.
Rốt cuộc, ông là một triết gia đạo đức. Đây là lý do tại sao ông lập luận rằng nó rất quan trọng rằng, nếu loài người muốn sống sót, chúng ta cần một khung tham chiếu lớn hơn nhiều cho những gì đúng và tốt. Hiện tại, chúng ta đánh giá cực kỳ thấp tương lai và có quá ít hiểu biết về mặt đạo đức để hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn thế hệ sau này – hoặc thay vào đó, có thể chỉ là một thế hệ sau chúng ta mà thôi.
Đạo đức cần được nâng cao
Đạo đức cần được nâng cao để hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn thế hệ sau này. (Ảnh: Geralt/Pixbay)
Con cháu của chúng ta, ông nói, đang ở vị trí của các dân tộc thuộc địa: họ bị tước quyền chính trị, không có ý kiến nào trong các quyết định được đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ hoặc ngăn chặn họ tồn tại.
“Chỉ vì họ không thể bỏ phiếu, thì không có nghĩa là họ không thể được đại diện’’.
Tất nhiên, cũng có những vấn đề cụ thể để giải quyết như hiện tượng nóng lên toàn cầu và hủy hoại môi trường. Ord thừa nhận rằng biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tai họa toàn cầu với quy mô lớn chưa từng thấy, nhưng ông không tin rằng nó thể hiện là nguy cơ sinh tồn thực sự đối với nhân loại (hay nền văn minh). Điều đó không thể nói rằng đó không phải là một mối quan tâm cấp bách: chỉ có điều sự tồn tại của chúng ta vẫn chưa bị đe dọa trực tiếp.
Có lẽ mối đe dọa trước mắt lớn nhất là sự đa dạng hóa liên tục của vũ khí hạt nhân. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua vũ trang đã bị đảo ngược và số lượng đầu đạn đang hoạt động đã cắt giảm từ hơn 70.000 trong những năm 1980 xuống còn khoảng 3.750 ngày nay. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) là công cụ mang lại sự suy giảm vũ khí chiến lược, sẽ hết hiệu lực vào năm tới.
“Từ những gì tôi nghe được lúc này’’, Ord nói, “người Nga và người Mỹ không có kế hoạch gia hạn hoặc điều chỉnh Hiệp ước này, điều đó thật điên rồ’’.
Tất cả chúng ta đều đang trên một con thuyền
Sớm hay muộn tất cả các câu hỏi về rủi ro sinh tồn của nhân loại đều phải đi đến sự hiểu biết và thỏa thuận toàn cầu. Đó là vấn đề khó khăn, bởi vì trong khi các hệ thống kinh tế của chúng ta là toàn cầu hóa, thì các hệ thống chính trị của chúng ta chỉ là ở mức độ quốc gia hoặc liên bang. Do đó, không có chủ thể chính nào chịu trách nhiệm về các vấn đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên toàn cầu. Nếu loài người biết dừng bước trước các giới hạn sụp đổ, họ sẽ phải nhận ra rằng các liên kết vì lợi ích chung sẽ cần thiết hơn và lớn hơn sự khác biệt giữa các quốc gia.
Có nhiều dự đoán hiện đang được đưa ra về cách thế giới sẽ thay đổi như thế nào sau đại dịch gây ra bởi coronavirus. Nhà triết học John Gray gần đây đã tuyên bố rằng đại dịch coronavirus đã đánh dấu cho sự kết thúc của quá trình siêu toàn cầu hóa và sự tái khẳng định tầm quan trọng của nhà nước quốc gia.
“Trái ngược với câu thần chú tiến bộ’’, Giáo sư Gray viết trong một bài tiểu luận, “các vấn đề toàn cầu không phải lúc nào cũng có giải pháp toàn cầu, niềm tin rằng cuộc khủng hoảng này có thể được giải quyết bằng một sự bùng nổ chưa từng có của hợp tác quốc tế là tư duy kỳ diệu ở dạng thuần khiết nhất’’.
Nhưng các quốc gia riêng lẻ cũng không thể đủ khả năng để quay lưng lại với thế giới. Đại dịch có thể không gây ra sự hợp tác quốc tế sâu sắc hơn và sự đánh giá sâu sắc hơn về thực tế rằng tất cả chúng ta đều đang trên cùng một con thuyền mà thôi. Cuối cùng, chúng ta sẽ phải đi đến sự thống nhất đó để có thể tránh những phiền não lớn hơn nhiều trong tương lai.
Ánh Dương
Theo Theguardian
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/moi-de-doa-cua-nhan-loai-khong-phai-la-covid-19-do-la-bao-hieu-gi-34654.html

Tây Âu nới lỏng phong tỏa virus corona, số ca nhiễm ở Nga tăng đột biến

Người dân Tây Ban Nha tràn ra đường vào ngày thứ Bảy để tập thể dục ngoài trời giữa thời tiết mùa xuân đẹp đẽ lần đầu tiên sau bảy tuần, trong khi trẻ em Đức đổ xô đến các sân chơi vào lúc các quốc gia ở Tây Âu xúc tiến nới lỏng dần dần các hạn chế phong tỏa vì virus corona.
Tuy nhiên, Nga báo cáo đợt tăng vọt lớn nhất số ca nhiễm mới trong một ngày, trong một chỉ dấu cho thấy đại dịch còn lâu mới kết thúc.
Lo ngại đang gia tăng ở Moscow rằng các bệnh viện có thể trở nên quá tải sau khi Nga ghi nhận mức tăng cao mới trong một ngày với 9.633 ca nhiễm, tăng 20% so với con số trong ngày thứ Sáu vốn đã là kỉ lục.
Nga giờ báo cáo tổng cộng 124.054 trường hợp, với 15.013 người đã hồi phục và 1.222 ca tử vong. Con số thật được cho là cao hơn vì không phải ai cũng được xét nghiệm và các xét nghiệm của Nga được báo cáo là chỉ chính xác 70% đến 80%.
Thị trưởng Moscow cho biết trong tuần này rằng các quan chức đang xem xét thành lập các bệnh viện tạm thời tại các khu liên hợp thể thao và trung tâm mua sắm để ứng phó với số lượng bệnh nhân ồ ạt. Các trường hợp nhiễm bệnh đã lan đến cấp cao nhất của chính phủ, với cả thủ tướng và bộ trưởng xây dựng đều nhiễm virus.
Trong khi đó, Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị tác động nặng nề nhất thế giới với 25.100 người chết và hơn 216.500 trường hợp COVID-19, đang nới lỏng một số biện pháp khẩn cấp mà đã giúp kiểm soát sự bùng phát và cứu các bệnh viện khỏi bị sụp đổ. Một bệnh viện dã chiến khổng lồ tại một trung tâm hội nghị ở Madrid đóng cửa ngày thứ Sáu, và thủ đô đã đóng cửa một nhà xác tạm thời tại một sân trượt băng trong một khu trung tâm mua sắm.
Kể từ khi Tây Ban Nha ban hành lệnh phong tỏa bắt đầu vào ngày 14 tháng 3, chỉ người lớn mới có thể rời khỏi nhà đi mua sắm thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác, và dắt chó đi dạo gần nhà. Lệnh phong tỏa được ghi nhận là thành công trong việc hạ giảm mức tăng ca nhiễm hàng ngày từ hơn 20% xuống dưới 1%.
Khi những hạn chế được nới lỏng vào ngày thứ Bảy, mọi người chạy bộ, đi bộ hoặc đạp xe dưới bầu trời đầy nắng rực rỡ ở Barcelona, nơi nhiều người đổ đến lối đi dạo sát biển để đến gần bãi biển nhất có thể mà giờ vẫn chưa được mở lại, AP tường trình.
Virus này đã giết chết hơn 238.000 người trên toàn thế giới, bao gồm hơn 65.000 người ở Mỹ và hơn 20.000 người ở Ý, Anh và Pháp, theo số liệu được kiểm đếm bởi Đại học Johns Hopkins. Các chuyên gia y tế cảnh báo một làn sóng nhiễm bệnh thứ hai có thể xảy ra trừ phi xét nghiệm được mở rộng đáng kể.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Sáu nói ông hi vọng tổng số người chết ở Mỹ sẽ dưới 100.000 người, một con số mà ông thừa nhận là “khủng khiếp.”
https://www.voatiengviet.com/a/tay-au-noi-long-phong-toa-virus-corona-so-ca-nhiem-o-nga-tang-dot-bien/5402371.html

Thống đốc Hồng Kông Chris Patten yêu cầu Anh Quốc đề phòng sự can thiệp của Bắc Kinh vào các vấn đề của thành phố

Thống đốc thuộc địa cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten, yêu cầu chính phủ Anh Quốc cảnh giác với những nỗ lực của Trung Cộng nhằm can thiệp vào các vấn đề của thành phố trong khi thế giới đối đầu với đại dịch coronavirus.
Ông đưa ra lời kêu gọi này cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dominic Raab khi Đảng Bảo thủ cầm quyền củng cố các chính sách Trung Cộng, khi nhiều đảng viên chứng kiến sự cố tình thiếu minh bạch của Bắc Kinh về các đợt bùng nổ Covid-19 ban đầu. Lời kêu gọi này cũng xuất hiện trong bối cảnh các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông ngày càng lo sợ, khi cảnh sát bắt giam những người bất đồng chính kiến và chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh việc hùng biện về an ninh quốc gia.
Ông Patten, một người thẳng thắng phê bình cách Trung Cộng giải quyết các vấn đề Hồng Kông, cho biết ông hy vọng chính phủ Anh Quốc tố cáo Trung Cộng vi phạm Tuyên bố chung Trung-Anh và theo
dõi chặt chẽ trong tương lai những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hủy hoại pháp quyền và làm hỏng quá trình bầu cử trong những tháng tới.
Cảnh sát Hồng Kông đã bao vây và bắt ít nhất 15 nhà hoạt động của phe đối lập hồi đầu tháng này, bao gồm cả ông trùm truyền thông Jimmy Lai Chee-ying và luật sư nổi tiếng Martin Lee Chu-ming, được biết đến như “cha đẻ của nền dân chủ”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-hong-kong-chris-patten-yeu-cau-anh-quoc-de-phong-su-can-thiep-cua-bac-kinh-vao-cac-van-de-cua-thanh-pho/

Covid-19: Chính phủ Anh tuyên bố đạt mục tiêu về xét nghiệm

Thanh Phương
Ngày 01/05/2020, chính phủ Anh thông báo đã đạt được mục tiêu về xét nghiệm virus corona chủng mới. Đây được coi là một bước quan trọng để tiến tới dỡ bỏ phong tỏa tại Anh Quốc, quốc gia có số tử vong vì Covid-19 nhiều thứ hai tại châu Âu, chỉ sau nước Ý.
Bị chỉ trích vì đã phản ứng chậm trễ trước đại dịch Covid-19, chính phủ Luân Đôn vào đầu tháng 4 đã đề ra mục tiêu tiến hành 100 ngàn xét nghiệm mỗi ngày. Cho đến những ngày gần đây, họ vẫn chưa đạt được mục tiêu đó. Thế nhưng, hôm qua, bộ trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock thông báo là trong ngày cuối cùng của tháng 4, số xét nghiệm virus corona đã là 122.347, vượt chỉ tiêu đề ra.
Hiện giờ tại Anh Quốc, lệnh phong tỏa toàn quốc, có hiệu lực từ ngày 23/03, đã được triển hạn cho đến 07/05. Mặc dù số người nhập viện vì Covid-19 đang giảm, nhất là tại thủ đô Luân Đôn, nhưng chính phủ Anh sợ rằng nới lỏng quá sớm các biện pháp hạn chế sẽ dẫn đến một đợt dịch thứ hai.
Hôm qua, nước Anh đã ghi nhận thêm 739 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người chết lên 27.510 người. Tổng số ca nhiễm chính thức được ghi nhận tính đến hôm qua là 177.454 ca.
Còn tại Ý, hôm qua, số người chết đã tăng thêm 269, thấp hơn một chút so với hôm trước, nâng tổng số ca tử vong lên 28.236 người. Áp lực lên hệ thống bệnh viện của Ý cũng tiếp tục giảm, với số bệnh nhân trong phòng hồi sức ít hơn so với hôm trước.
Bên Tây Ban Nha, theo các số liệu do bộ Y Tế công bố hôm nay, với thêm 276 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tổng số ca tử vong vì dịch Covid-19 đã vượt ngưỡng 25.000 người.
Trong khi đó, tại Đức, theo các số liệu do Viện Robert Koch công bố hôm nay, tổng số ca nhiễm đã vượt qua ngưỡng 160.000, số ca tử vong đã hơn 6.500 người.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200502-anh-dich-benh-xet-nghiem-virus-corona

Tổng Thống Pháp thông báo với cả nước rằng cuộc sống sẽ không trở lại bình thường sau ngày 11 tháng 5

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (1/5), Tổng thống Emmanuel Macron khuyến cáo rằng việc chấm dứt phong tỏa quốc gia vào ngày 11 tháng 5 sẽ chỉ là bước đầu tiên, khi Pháp tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng do đại dịch coronavirus gây ra.
Các cuộc biểu tình Ngày Lao động 1 tháng 05 thường có hàng ngàn người biểu tình trên đường phố bị hủy bỏ trong năm nay do sự bùng phát virus giết chết 24,000 người trên khắp nước Pháp. Các đoàn thể tổ chức các hoạt động trực tuyến cho ngày lễ lao động, yêu cầu mọi người đập chảo và giăng biểu ngữ trên ban công của họ để đánh dấu ngày này. Cảnh sát giải tán một cuộc biểu tình nhỏ ở trung tâm Paris.
Tình hình này hoàn toàn trái ngược với thời điểm này năm ngoái, khi hàng chục ngàn công đoàn lao động và những người biểu tình “áo vest vàng” trên đường phố trên khắp nước Pháp biểu tình chống lại các chính sách của tổng thống Macron. Các cuộc biểu tình được tổ chức sau khi hàng chục người theo chủ nghĩa vô chính phủ đeo mặt nạ và trùm đầu đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Trong một thông điệp trên tài khoản Twitter cá nhân, tổng thống Macron ca ngợi các cuộc diễn hành và công nhân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết và thống nhất trong thời điểm khó khăn này. Nhưng khi bàn về con đường chông gai phía trước, các viên chức công đoàn và lãnh đạo phe đối lập cánh hữu cực đoan Marine Le Pen nhanh chóng nhấn mạnh mối quan tâm của họ trong bối cảnh khủng hoảng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-thong-bao-voi-ca-nuoc-rang-cuoc-song-se-khong-tro-lai-binh-thuong-sau-ngay-11-thang-5/

Covid-19: Chính phủ Pháp

Minh Anh
Ngày 02/05/2020, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Veran cho biết Hội đồng Bộ trưởng, sau cuộc họp ngày hôm qua, quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp y tế đến ngày 24/7 để chống dịch Covid-19.
Được áp dụng từ ngày 24/3, Hội đồng Bộ trưởng cho biết chuẩn bị một dự thảo luật kéo dài thêm tình trạng khẩn cấp y tế thêm hai tháng kể từ ngày 24/5. Văn bản dự kiến sẽ được đưa cho Thượng Viện xem xét ngay từ thứ Hai 04/5 trước khi đưa ra Quốc Hội biểu quyết chính thức ngay trong tuần.
Cụ thể, văn bản này sẽ cho phép áp dụng các biện pháp cách ly và cô lập người nước ngoài vào Pháp ngay khi đặt chân lên lãnh thổ quốc gia, nhằm hạn chế đà lây nhiễm của virus corona.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron trong buổi họp Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 01/5, nhắc lại ngày 11/5, ngày bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa, sẽ là « một bước quan trọng » nhưng chưa phải là bước trở lại « một cuộc sống bình thường ».
Theo AFP, áp lực đối với chính phủ ngày càng lớn trong việc dỡ bỏ phong tỏa. Mối bận tâm lớn nhất hiện nay là việc mở cửa lại các trường học. Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer trên Le Figaro khẳng định « phần lớn » các trường mẫu giáo và tiểu học sẽ mở cửa ngay từ ngày 11/5 và mỗi lớp sẽ chỉ có 15 học sinh. Tuy nhiên nhiều lãnh đạo vùng vẫn do dự và chưa muốn áp dụng.
Một trong những điều kiện để dỡ bỏ phong tỏa là việc cung cấp khẩu trang cho người dân. Chính phủ Pháp ngày 01/5 cũng đã áp đặt mức giá bán khẩu trang y tế 95 xu/chiếc. Việc quy định mức giá không áp dụng cho các loại khẩu trang « thay thế » bằng vải, vì lý do mặt hàng này đa dạng về mẫu mã và nguồn cung cấp.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra, bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã cướp đi 24.594 mạng người tại Pháp, trong đó có 218 ca mới trong vòng 24 giờ, theo như thông báo của Tổng cục trưởng Tổng cục Y Tế, Jérôme Salomon ngày 01/5. Áp lực lên các khoa hồi sức cũng tiếp tục giảm nhẹ, với số bệnh nhân trong phòng hồi sức ít hơn 141 người so với hôm trước, nay chỉ còn 3.878.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200502-phap-phong-toa-xa-hoi-trien-han-covid-19

Đức nới lỏng lệnh phong tỏa, nhưng Thủ tướng Merkel khuyến cáo nguy cơ bùng phát mới

Tin từ BERLIN, Đức – Từ hôm thứ Hai (4/5), Đức sẽ mở lại các sân chơi, viện bảo tàng và nhà thờ cùng các cửa hàng nhỏ, và sẽ đưa ra quyết định trong vài ngày tới về các trường học và các sự kiện thể thao khi nước này nới lỏng các lệnh phong tỏa. Nhưng Thủ tướng Angela Merkel khuyến cáo rằng coronavirus có nguy cơ hồi sinh nếu mọi người mất cảnh giác và quên đi việc cách ly xã hội.
Đức chống lại đại dịch tốt hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Anh Quốc và Ý, một phần nhờ vào việc kiểm tra virus trên diện rộng, một hệ thống y tế  tốt và các biện pháp phong tỏa chặt chẽ được đưa ra vào giữa tháng Ba. Những thành viên đảng bảo thủ của bà Merkel và các đối tác liên minh Dân chủ Xã hội (SPD) của họ cũng thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro (820 tỷ mỹ kim) để giảm thiểu tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng.
Khả năng lãnh đạo tỉnh táo, chiến lược giao tiếp rõ ràng và bình tĩnh, nắm bắt các minh chứng khoa học và kêu gọi sự thống nhất trong việc chống lại virus của bà nâng mức ủng hộ dành cho đảng bảo thủ của bà lên mức cao nhất trong ba năm qua, tức gần 40%.
Chánh văn phòng của bà, ông Helge Braun, cho biết các biện pháp cách ly xã hội – bao gồm đeo khẩu trang trong khi mua sắm và lưu thông trên xe công cộng, đồng thời giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét – sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 10 tháng Năm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/duc-noi-long-lenh-phong-toa-nhung-thu-tuong-merkel-khuyen-cao-nguy-co-bung-phat-moi/

COVID-19 ở Nga: Số ca nhiễm tăng lên từng ngày

Nga hôm thứ Sáu báo cáo số ca nhiễm virus COVID-19 được xác nhận đã tăng cao kỷ lục, một ngày sau khi Thủ tướng Mikhail Mishustin loan báo ông được chẩn đoán là nhiễm virus corona chủng mới và tạm thời rời bỏ chức vụ để tập trung hồi phục sức khỏe.
Trên toàn quốc, các ca nhiễm virus corona đã tăng 7.933 ca lên tổng cộng 114.431 ca, theo Trung tâm Ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga.
Theo nguồn tin này, 96 người được chẩn đoán là mắc COVID-19, đã qua đời trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong chính thức lên tới 1.169 người.
Hôm thứ Năm 30/4, Thủ tướng Mishustin báo tin cho Tổng thống Vladimir Putin biết ông đã nhiễm virus và sẽ tự cách ly.
Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov sẽ thay thế ông Mishustin trong vai trò thủ tướng trong thời gian ông vắng mặt.
Ông Mishustin, một trong các điều phối viên chính của Nga dẫn đầu nỗ lực chống virus corona, là quan chức cấp cao đầu tiên của Nga công khai tuyên bố ông bi nhiễm virus COVID-19.
Dịch bệnh corona bùng phát ở Nga trễ hơn so với nhiều nước khác. Nhưng các ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh hồi tháng trước, và hôm thứ Năm con số này đã vượt mốc 100.000 ca.
Mặc dù Nga đang vươn lên trên bảng các quốc gia có số lượng ca nhiễm được xác nhận cao nhất, nhưng cho đến nay, số ca tử vong được ghi nhận thấp hơn so với nhiều quốc gia bị tác động nặng nề nhất.
TT Putin cảnh báo vụ bột phát vẫn chưa lên tới đỉnh điểm của nó, và chính quyền Nga khuyến cáo một đợt lây nhiễm mới có thể xảy ra nếu dân chúng không tuân thủ các biện pháp cách ly trong các kỳ nghỉ lễ dài vào đầu tháng Năm.
Là quốc gia lớn nhất thế giới về mặt lãnh thổ, Nga đã bị phong tỏa từ khi TT Putin tuyên bố đóng cửa hầu hết các không gian công cộng từ cuối tháng 3 để kiềm hãm đà lây lan của virus.
https://www.voatiengviet.com/a/covid19-o-nga-so-ca-nhiem-tang-len-tung-ngay/5401412.html

Truyền thông Bắc Hàn đưa tin Kim Jong-un xuất hiện trở lại

Ông Kim Jong-un xuất hiện trở lại trước công chúng lần đầu tiên sau 20 ngày vắng bóng, truyền thông Bắc Hàn cho hay.
Hãng thông tấn KCNA cho biết nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã cắt băng khánh thành một nhà máy phân bón.
Hãng này nói thêm rằng những người có mặt ở nhà máy “đã reo hò như sấm” khi ông Kim Jong-un xuất hiện vào thứ Sáu.
Bắc Hàn: Thân tộc Kim Jong-un có yếu thế nếu lãnh tụ qua đời?
Đồn đoán gia tăng về sức khỏe ông Kim Jong-un
Đoàn tàu Kim Jong-un ở đâu, Kim Pyong-il là ai và Kim Yo-jong đang làm gì?
Sự xuất hiện trở lại lần đầu tiên của ông Kim – kể từ lần xuất hiện cuối trong một sự kiện được truyền thông nước này đưa tin vào 12/4 – diễn ra trong bối cảnh có những nghi ngờ trên khắp thế giới về sức khỏe của ông Kim.
Các thông tin mới nhất từ truyền thông Bắc Hàn không thể được xác nhận độc lập.
Truyền thông Bắc Hàn sau đó đã công bố những hình ảnh cho thấy ông Kim đang cắt băng khánh thành bên ngoài một nhà máy.
Khi được hỏi về sự tái xuất hiện này của ông Kim, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên rằng ông chưa muốn bình luận gì.
Truyền thông Bắc Hàn nói gì?
Theo Thông tấn xã Bắc Hàn (KCNA), ông Kim đi cùng với một số quan chức cấp cao, trong đó có em gái Kim Yo Jong.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn cắt băng khánh thành tại nhà máy, ở khu vực phía bắc Bình Nhưỡng, và những người tham dự sự kiện này đã “vỡ òa trong tiếng hò reo như sấm dậy”, KCNA nói.
Ông Kim cho biết ông hài lòng với hệ thống sản xuất của nhà máy và ca ngợi nó đã đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất thực phẩm của đất nước, KCNA cho hay.
Hoài nghi về sức khỏe của ông Kim bắt đầu từ đâu?
Suy đoán về sức khỏe của ông Kim bắt đầu sau khi ông bỏ lỡ lễ kỷ niệm sinh nhật của ông nội, người sáng lập nhà nước Kim Nhật Thành vào ngày 15/4.
Lễ kỷ niệm này là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch Bắc Hàn và ông Kim thường đánh dấu nó bằng cách đến thăm lăng mộ nơi ông nội ông nằm. Ông Kim chưa bao giờ bỏ lỡ sự kiện này.
Các thông tin về tình hình sức khỏe của ông Kim sau đó xuất hiện trong một tường thuật trên một website do những người đào thoát Bắc Hàn điều hành.
Một nguồn tin nặc danh nói với Daily NK rằng họ biết ông Kim đã phải vật lộn với các vấn đề về tim mạch kể từ tháng Tám năm ngoái “nhưng nó trở nên tồi tệ hơn sau nhiều lần ghé thăm Núi Paektu”.
Điều này dẫn đến một chuỗi các tin tức trên truyền thông quốc tế về một câu chuyện chỉ có một nguồn tin duy nhất.
Các hãng tin bắt đầu chạy theo khẳng định nói trên, và đó là tất cả những gì họ có cho đến khi một số báo cáo cho hay các cơ quan tình báo ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang theo dõi các tin tức này.
Nhưng sau đó đã xuất hiện một tiêu đề giật gân hơn trên truyền thông Hoa Kỳ rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn đang trong tình trạng nguy kịch sau ca phẫu thuật tim.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã xuất hiện để dập tắt những tin đồn vào ngày 29/4, bằng cách nói rằng các quan chức Hoa Kỳ “đã không nhìn thấy” ông Kim gần đây.
Tuy nhiên, một tuyên bố từ chính phủ Hàn Quốc và các nguồn tin từ tình báo Trung Quốc – nói với hãng tin Reuters – cho biết điều này không đúng.
Kim Jong-un từng biến mất trước đây?
Đúng. Ông Kim đã mất tích 40 ngày vào tháng 9/2014, sau khi tham dự một buổi hòa nhạc. Ông xuất hiện trở lại vào giữa tháng Mười, chống gậy.
Truyền thông nhà nước không bao giờ giải thích ông đã ở đâu. Nhưng cơ quan tình báo của Hàn Quốc cho biết ông có thể đã phẫu thuật mắt cá chân trái do có một u nang.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52511913

Ngại mua sắm – ‘virus’ mới đe dọa kinh tế TQ

Trung Quốc là bài học cho các nước về việc chính phủ muốn mở lại nền kinh tế nhưng người dân thì không chịu “mở hầu bao” vì vẫn tổn thương với Covid-19.
Chloe Cao là một phiên dịch viên tiếng Pháp. Trước khi có dịch, mỗi tháng cô chi hơn 200 USD để ăn ngoài, 70 USD để đi cà phê và 170 USD cho một tuýp kem thoa mặt nhập khẩu. Do giờ đang thất nghiệp, cô tự nấu ăn, tự pha cà phê và mua kem thoa mặt nội địa giá 28 USD.
“Khả năng chi tiêu của tôi lao dốc thẳng đứng. Khi nào tìm được việc làm, tôi sẽ bắt đầu tiết kiệm và không sống lãng phí như trước nữa”, cô Cao nói.
Ngay cả khi các công ty mở cửa trở lại, thách thức với Chính phủ Trung Quốc nằm ở việc thuyết phục người tiêu dùng vốn đã bị ảnh hưởng vì đại dịch như Chloe Cao chịu tiêu tiền trở lại.
Nhưng việc này không dễ. Nhiều người đã bị mất việc hoặc giảm lương. Số liệu thống kê của Trung Quốc cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,9% trong tháng 3. Nhưng thống kê chính thức này thường không được nhiều chuyên gia tin cậy. Larry Hu, một nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Macquarie Securities (Australia) ước tính tỷ lệ thất nghiệp đô thị của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong năm nay. Thất nghiệp thực sự có thể lên tới 20%, nếu bao gồm lao động nhập cư từ khu vực nông thôn, theo ước tính từ Zhongtai Securities.
Một số khác bị ảnh hưởng bởi nhiều tuần nhàn rỗi, quanh quẩn trong nhà và trông chờ vào khoản tiền tiết kiệm. Thế hệ thanh niên Trung Quốc nổi tiếng vì những cuộc mua sắm phóng khoáng kiểu Mỹ giờ đây phải quen với việc, tiết kiệm trở thành trào lưu mới.
Vấn đề niềm tin người tiêu dùng Trung Quốc cung cấp bài học kinh nghiệm cho Mỹ và châu Âu – những nơi mới chỉ bắt đầu lên kế hoạch khôi phục sản xuất.
Bằng một số biện pháp, nền kinh tế Trung Quốc đang trở lại đúng hướng. Đến cuối tháng 2, hầu hết nhà máy và mỏ khai khoáng đã mở cửa trở lại. Sản xuất mọi thứ hồi phục nhanh chóng, từ sắt thép cho đến điện thoại di động trong tháng ba. Sản lượng công nghiệp tăng trở lại mức gần kỷ lục.
Tuy nhiên, nền kinh tế này vẫn còn khập khiễng. Ở phía tiêu thụ, doanh số bán lẻ đã giảm gần một phần sáu trong tháng ba so với một năm trước đó, trong khi vẫn duy trì mạnh mẽ trong các cuộc khủng hoảng trước. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các khu vực công nghiệp Trung Quốc phát ra ánh sáng ít hơn đáng kể vào mùa xuân này so với một năm trước. Điều này có nghĩa ít nhà máy hoạt động suốt ngày đêm.
Ngay cả khi nhà máy hoạt động lại thì vấn đề là khách hàng ở Mỹ và châu Âu cũng không mua hàng do Trung Quốc sản xuất như trước. Các cửa hàng bách hóa ở Mỹ một số đã hủy bỏ và hoãn đơn đặt hàng.
Tổng doanh số của đồ nội thất, quần áo, đồ gia dụng và đồ trang sức giảm một phần tư đến một phần ba vào tháng 3/2020 so với một năm trước đó. Trên đường phố và trong trung tâm thương mại, nhiều cửa hàng có rất đông nhân viên nhưng ít người mua. Vài vị khách chỉ đứng ngắm hàng hóa bên ngoài rồi bỏ đi.
Một cửa hàng đầy nhưng viên đeo khẩu trang nhưng không có khách ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Một cửa hàng đầy nhân viên nhưng không có khách ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Liang Tonghui, 40 tuổi đến từ Hà Nam, chuyên bán đào và táo ở Bắc Kinh cho biết, hầu như tất cả người nhập cư khác mà ông quen đều đang vật lộn để tìm việc làm. Cuối ngày nào ông cũng phải giảm 40% giá táo vì không thể tìm được người mua giá ban đầu.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc cần khởi động lĩnh vực tiêu dùng, vì những cách thức cũ để thúc đẩy nền kinh tế của họ không hiệu quả như trước. Sau khi chạy nước rút để tìm cách chi trả các khoản nợ khổng lồ của đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc và cơ sở hạ tầng khác sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc đã cố gắng trông cậy nhiều hơn vào người tiêu dùng. Trong một nền kinh tế đã tăng trưởng liên tục trong gần nửa thế kỷ mà không ghi nhận một cuộc suy thoái nào, những người trẻ đặc biệt trở nên sẵn sàng vay và chi tiêu gần giống như người Mỹ.
Một số nhà kinh tế kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ người tiêu dùng nhiều hơn. Trong khi Mỹ và các quốc gia khác đã tung ra các chương trình chi tiêu lớn, bao gồm phát tiền trực tiếp cho các hộ gia đình, thì Trung Quốc phần lớn vẫn kiềm chế hướng tiếp cận này, một phần vì lo ngại về nợ nần.
Không có người mua sắm đồng nghĩa ngành bán lẻ – một trong những ngành tuyển dụng lớn nhất ở Trung Quốc sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Peng Fei mất việc làm bán thời gian tại một cửa hàng quần áo ở miền trung nam Trung Quốc trong đại dịch. Vì thế, anh dừng gia hạn thẻ thành viên phòng gym và cắt giảm đi ăn uống cùng bạn bè. Anh cũng hủy kế hoạch ra ở riêng và tiếp tục sống với bố mẹ. Cú sốc Covid-19 và việc đình trệ hoạt động một thời gian ở Trung Quốc khiến nhiều người suy nghĩ lại về các ưu tiên trong chi tiêu.
Harry Guo, một nhân viên pha chế ở Thượng Hải, 22 tuổi, nói rằng anh thường tiêu bất kỳ khoản nào có thêm cho các chuyến đi chơi đến các thành phố khác ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đại dịch diễn ra, anh cảm thấy choáng lúc chứng kiến nhiều người chật vật tiền bạc để đi chợ mua đồ ăn. Giờ đây, anh không còn quá để tâm đến việc trau chuốt vẻ ngoài khi ra đường và mua giày thể thao mới hay chi tiêu cho các đam mê khác.
“Ngay khi tiền còn trong ví thì bạn sẽ có một cảm giác an toàn rất lớn. Chỉ cần tiền nằm đó, bạn không cần phải chi tiêu nhưng sẽ thấy thoải mái khi mở ví và nhìn thấy nó”, Guo nói.
Để đủ điều kiện vay thêm từ ngân hàng hoặc miễn trừ tiền thuê mặt bằng, các doanh nghiệp thường được yêu cầu tránh sa thải. Vì vậy, nhiều công ty chọn cách giảm giờ làm và lương của lao động.
Chen Ke làm việc cho một nhà hoạch định sự kiện thể thao Thượng Hải. Lương của anh bị giảm bốn phần năm vào tháng trước, khi các sự kiện bị hủy bỏ. Anh kiếm thêm bằng cách làm tài xế giao thức ăn và từ bỏ các buổi ăn ngoài, thay bằng mỳ ăn liền và mỳ ống tại nhà. Anh cũng tự pha cà phê hòa tan để uống thay vì ghé cửa hàng tiện lợi để mua như trước.
“Lương từng chạy vào tài khoản ngân hàng của tôi mỗi ngày. Tôi xem nó đơn giản chỉ là những con số”, Chen kể lại. Nhưng khi giao đồ ăn, mỗi chuyến anh kiếm được ít hơn một USD. “Tôi giờ thật sự hiểu được kiếm tiền khó cỡ nào”, anh nói.
Rủi ro đối với Trung Quốc là người tiêu dùng đang quá thận trọng trong chi tiêu. Đất nước này đã dành nhiều năm để mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và các dịch vụ khác nhằm khuyến khích người dân tiêu tiền thay vì tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp.
Chloe Cao năm nay 29 tuổi. Cô từng không bao giờ lo lắng về việc thu nhập của mình. Do vậy, cô đã tích lũy một tủ đầy túi xách đắt tiền. Giữa dịch bệnh, một ngày nọ, cô lấy ra tất cả túi xách, trải chúng trên giường và cảm thấy không hài lòng. “Tôi đã chi rất nhiều tiền để mua túi xách. Giờ chúng giúp thế nào cho tôi bây giờ?”, cô tự hỏi.
Hiện vẫn chưa rõ liệu sự tiết kiệm của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ kéo dài lâu hay sớm thay đổi về cuộc sống bình thường như trước. Nhưng bây giờ, nhiều người đang nói rằng thái độ của họ đã thay đổi tốt.
“Chuyện gì nếu tôi bệnh nặng hay mất việc lần nữa trong tương lai? Tôi nghĩ mình phải có một số tiền nhất định trong ngân hàng để an tâm”, cô Cao nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34450-ngai-mua-sam-virus-moi-de-doa-kinh-te-tq.html

Trung Cộng lấy Nhã nhạc cung đình Huế dựng phim cổ trang

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 1 tháng 5 năm 2020 loan tin, bộ phim cổ trang của Trung Cộng có tên Thịnh Đường Huyễn Dạ đang được đài truyền hình VTV8 của Cộng sản Việt Nam trình chiếu khiến cho nhiều khán giả bất mãn, vì một cảnh trong phim đã sử dụng Nhã nhạc cung đình Huế.
Theo đó, cảnh các vũ công với dàn nhạc biểu diễn dâng lên cho hoàng đế Trung Hoa trong buổi dạ yến không phải là văn hoá nhạc vũ của Trung Cộng, mà là Nhã nhạc cung Đình Huế. Ông Bùi Trọng Hiền, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam nhận xét, chuyện dùng nhạc phim này là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nên ông Hiền thấy là chuyện không nên, và không hay chút nào.
Ông Nguyễn Quang Long, cũng một nhà nghiên cứu âm nhạc cho biết, đoạn nhạc xuất hiện trong bộ phim trên là bản có tên Lưu Thuỷ Kim Tiền của Nhã nhạc cung đình Huế. Đây là bản tấu quen thuộc của người Việt trong các sinh hoạt, nghi lễ mang tính cộng đồng, hay lễ hội truyền thống của người Việt và được dùng trong sinh hoạt chính thống của triều Nguyễn. Ông Long nhận xét, việc nhà làm phim Trung Cộng vô tình hay cố ý sử dụng âm nhạc nước khác đưa vào bộ phim, rồi lấy bối cảnh thời kỳ của nước mình là khó chấp nhận.
Còn ông Châu Quang Phước, chuyên gia truyền thông thì nói rằng, nếu cứ để tình hình như trên thì đừng trách giới trẻ Việt thiếu ý thức bảo vệ văn hoá nguồn cội, và không còn thiết tha giữ gìn văn hoá Việt.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên một đài truyền hình của Cộng sản Việt Nam tiếp tay cho Trung Cộng “xâm lược” văn hoá Việt. Nguyên nhân của tình trạng này được dư luận cho rằng, những năm lại đây, phía Trung Cộng thường xuyên bỏ tiền cho các phóng viên, nhân viên của các đài truyền hình và truyền thông Cộng sản sang Trung Cộng “thăm viếng, “học tập”. Vì vậy, nhiều đài TV đã tìm cách lấy lòng Trung Cộng bằng cách chiếu các bộ phim như trên.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-lay-nha-nhac-cung-dinh-hue-dung-phim-co-trang/

Nhà sản xuất camera lớn nhất thế giới Hikvision đứng sau hệ thống giám sát hàng loạt của Bắc Kinh

Hương Thảo
Hikvision, nhà sản xuất camera lớn nhất thế giới, đang bị xem xét kỹ lưỡng về vai trò của mình trong các vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.
Theo IPVM, một công ty nghiên cứu giám sát, công ty Kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision, công ty đứng sau hệ thống giám sát hàng loạt của chính quyền Trung Quốc, vẫn tiếp tục làm việc trong các dự án quy mô lớn tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của mình tại khu vực Tân Cương nằm ở phía tây Trung Quốc.
“Hikvision đã xóa một cách có hệ thống các bằng chứng chỉ ra cơ sở và hoạt động R&D của họ ở Tân Cương, che giấu chúng, trong bối cảnh Mỹ tăng cường giám sát và ban hành các lệnh trừng phạt lạm dụng nhân quyền”, báo cáo của IPVM cho biết.
IPVM phát hiện ra rằng Hikvision đã xóa một bản đồ trên trang web của mình. Bản đồ này cho thấy vị trí của các cơ sở nghiên cứu của Hikvision, bao gồm cả cơ sở ở Tân Cương. Khi IPVM hỏi tại sao bản đồ bị xóa, công ty này đã trả lời rằng “Hikvision không có viện nghiên cứu ở Tân Cương”, và đã sửa tất cả thông tin trái ngược trên trang web của mình.
Công ty nghiên cứu IPVM cũng phát hiện ra rằng, Hikvision đã xóa tất cả các quảng cáo việc làm được đăng trên các trang web khác nhau ngay sau khi IPVM yêu cầu Hikvision đưa ra lời bình luận. Hàng chục bài đăng tìm việc đã bị xóa, theo IPVM.
Một trong những quảng cáo nói rằng công ty đang tìm kiếm một “kỹ sư cao cấp thiết kế tích hợp hệ thống” cho các dự án quy mô lớn ở văn phòng chi nhánh của họ tại Urumqi, thủ đô Tân Cương.
The Epoch Times đã liên lạc với văn phòng báo chí của Hikvision để hỏi về báo cáo của IPVM nhưng không nhận được phản hồi.
Hikvision cung cấp “việc giám sát toàn diện và hồ sơ chủng tộc do công ty này lập nên đang gây ra một nỗi kinh hoàng cùng cực cho người Duy Ngô Nhĩ. Công ty đang tạo ra một nguyên mẫu để giám sát toàn diện ở những nơi khác tại Trung Quốc và có khả năng giám sát trên toàn thế giới”, ông Louisa Greve, giám đốc biện hộ toàn cầu tại Dự án Nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington chia sẻ với The Epoch Times.
Trước đó, vào năm 2019, Hikvision đã bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại vì liên quan đến vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, bao gồm giam giữ và giám sát hàng loạt. Công ty này đã bị chỉ trích nặng nề vì đã cung cấp công nghệ của mình cho chính quyền Trung Quốc để đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Người Mỹ vô tình rót tiền vào Hikvision
Hikvision được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến và là một trong những công ty Trung Quốc mà nhà cung cấp chỉ số Morgan Stanley Capital International (MSCI) đưa vào trong các chỉ số thị trường mới nổi của mình.
Bên cạnh đó, nhiều quỹ đầu tư của Mỹ cũng nắm giữ cổ phần của Hikvision và do đó, những người nghỉ hưu ở Mỹ không hề biết rằng họ đang trợ vốn cho công ty này.
Ví như, hai trong số các quỹ hưu trí công lớn nhất của Mỹ là Hệ thống Hưu trí của Giáo viên Tiểu bang California (CalSTRS) và Hệ thống Hưu trí của Giáo viên Tiểu bang New York (NYSTRS) đã nắm giữ một lượng lớn cổ phần của Hikvision Hàng Châu.
Cụ thể, CalSTRS, quỹ hưu trí công lớn thứ hai của Mỹ, nắm giữ 4,1 triệu cổ phiếu trị giá 16,5 triệu USD tính đến ngày 30/6/2019. NYSTRS cũng đã nắm giữ 81.802 cổ phiếu của Hikvision tính đến tháng 6/2019.
Trong một cuộc phỏng vấn cho chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times hồi tháng 3, dân biểu Jim Banks cho biết hầu hết các quỹ hưu trí nhà nước đều có tội khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc vì các công ty này giúp quân đội Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn.
“Vì vậy, đây là thời điểm chín muồi để các thống đốc quốc gia của chúng ta rút các quỹ hưu trí nhà nước ra khỏi các khoản đầu tư nguy hiểm của Trung Quốc. Tôi hy vọng rằng các thống đốc của chúng ta sẽ chú ý đến lời kêu gọi đó. California là tội đồ lớn nhất trong vụ việc này”, ông nói.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-san-xuat-camera-lon-nhat-the-gioi-hikvision-dung-sau-he-thong-giam-sat-hang-loat-cua-bac-kinh.html

Trung Quốc làm hỏng mối quan hệ với Thụy Điển vì ‘thói bắt nạt’

Minh Hòa
Một loạt các sự cố ngoại giao gần đây đã làm lung lay mối quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Trung Quốc. Theo bình luận của báo Axios, điều này là hậu quả của “hành vi bắt nạt” mà Bắc Kinh áp dụng đối với quốc gia Bắc Âu này.
Trong bài báo ngày 29/4, Axios viết: “Hành vi bắt nạt của Bắc Kinh là một ví dụ cho thấy cách Trung Quốc đối xử với các quốc gia kém quyền lực hơn khi những nước này từ chối tuân theo yêu cầu của họ”.
Tờ báo cho biết: “Tình trạng mất lòng tin đã khiến Thụy Điển đóng cửa các hoạt động trao đổi văn hóa và các thỏa thuận lâu dài khác” với Trung Quốc.
Gothenburg, thành phố lớn thứ hai ở Thụy Điển, đã hủy bỏ mối quan hệ “thành phố hữu nghị” với Thượng Hải, một thỏa thuận được ký kết 34 năm trước. Một số thành phố khác, bao gồm Västerås, Luleå và Linköping, cũng đã chấm dứt mối quan hệ với các thành phố Trung Quốc.
Thụy Điển cũng đã đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử, một chương trình do chính phủ Trung Quốc tài trợ với vẻ bề ngoài là dạy tiếng Hoa và giao lưu văn hóa, nhưng bị nghi ngờ là công cụ gián điệp của Bắc Kinh và kiểm duyệt các chủ đề mà Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là nhạy cảm.
Mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu sứt mẻ vào năm 2015, khi chính quyền Trung Quốc bắt cóc ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), một công dân Thụy Điển nổi tiếng với việc xuất bản những cuốn sách về các chủ đề chính trị nhạy cảm của Trung Quốc. Sau khi bị bắt ở Thái Lan, ông Quế Dân Hải xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc đại lục, “thú nhận” mình đã gây ra một vụ tai nạn chết người và từ chối sự giúp đỡ của chính phủ Thụy Điển. Sau đó, ông được thả ra, và bị bắt trở lại vào đầu năm 2018, trước sự chứng kiến của hai nhà ngoại giao Thụy Điển, khi ông đang đi tàu từ Thượng Hải đến Bắc Kinh để chữa bệnh.
Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển Quế Tòng Hữu (Gui Congyou) là một minh chứng rõ ràng về “thái độ bắt nạt” của Bắc Kinh đối với Stockholm. Hồi đầu năm nay, ông Quế mỉa mai giới truyền thông Thụy Điển đưa tin về Trung Quốc tựa như một võ sĩ hạng nhẹ khiêu khích một đối thủ nặng ký – Bắc Kinh.
Ông đại sứ nói với hãng tin SVT: “(Truyền thông Thụy Điển) tựa như một võ sĩ hạng nhẹ 48 kg gây hấn với một võ sĩ hạng nặng 86 kg, người hết lòng và thiện chí khuyên anh ta (võ sĩ hạng nhẹ) hãy tự lo cho bản thân”. Bộ Ngoại giao Thụy Điển lập tức triệu tập Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự bất bình về việc ông này cố gắng đe dọa giới truyền thông Thụy Điển.
Trước đó, ông Quế không ít lần đưa ra những phát ngôn mang tính chất hăm dọa ở Thụy Điển. Theo Axios, ông ta từng tuyên bố trên một đài phát thanh của Thụy Điển vào tháng 11/2019 rằng: “Chúng tôi thiết đãi bạn bè bằng rượu ngon, còn với kẻ thù thì chúng tôi có súng ống”.
Axios bình luận: “Đảng Cộng sản Trung Quốc tung hô sự trỗi dậy của Trung Quốc như thể một cường quốc hiền lành, tử tế, tôn trọng các nước. Nhưng cho đến nay, cách đối xử của họ đối với các quốc gia nhỏ hơn không có gì đáng thuyết phục”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-lam-hong-moi-quan-he-voi-thuy-dien-vi-thoi-bat-nat.html

TT Philippines và Covid-19: Từ đối phó chậm vì sợ Bắc Kinh đến đòi bắn bỏ dân chống phong tỏa

Mai Vân
Tính đến hết tháng Tư 2020, Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về số ca tử vong vì Covid-19, với 568 người chết, trong lúc vẫn đứng thứ ba về số lây nhiễm, xấp xỉ mức 8.500 trường hợp.
Đặc điểm của quốc gia có gần 110 triệu dân này là việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chậm trễ hơn các láng giềng trong việc chống Covid-19 để không làm phật ý đồng minh Trung Quốc, để rồi khi bắt tay vào chống dịch thì lại vô cùng cứng rắn, đe dọa bắn bỏ những ai không tuân lệnh phong tỏa mà ông đã ban hành.
Trong một phóng sự đăng ngày 27/04/2020, Marianne Dardard, thông tín viên tạp chí Pháp L’Express tại Philippines đã không ngần ngại mỉa mai, gọi tổng thống Philippines là một chàng “Cao bồi chống virus corona”.
Phóng viên L’Express nhắc lại là một người nổi tiếng với những biện pháp không nương tay, tổng thống Philippines đã ra lệnh cho cảnh sát “bắn bỏ” những kẻ “gây loạn” không tôn trọng phong tỏa. Với cách nói thô bạo, ông đã gởi đến những thành phần này lời đe dọa “nếu gây phiền phức thì tao sẽ đưa bọn mày xuống mồ”.
Cách phát biểu không khác gì lúc ông khởi động “cuộc chiến chống ma túy”, đã làm ít nhất 27.000 người chết theo các tổ chức phi chính phủ, lần này cũng gây lo ngại về những biện pháp trấn áp thô bạo hơn “trong lúc mà người dân các khu phố nghèo lại mất thu nhập vì phải ở nhà”. Ông Duterte đe dọa sử dụng những biện pháp của thiết quân luật với việc  triển khai quân đội.
Tuy nhiên, nhiều người cũng lưu ý là trước khi có giọng điệu “oai hùng” như thế, trong những tuần lễ đầu năm 2020, ông Duterte đã làm tất cả để khỏi làm phật lòng Trung Quốc, vào thời điểm Bắc Kinh còn cố tìm cách che giấu quy mô dịch bệnh.
Tổng thống Philippines đã xích lại gần Trung Quốc để có được đầu tư, nên đã đi theo đúng quan điểm của Bắc Kinh. Ngày nay, ông đang bị chỉ trích là chỉ chăm lo chiều ý Trung Quốc hơn là bảo vệ người dân. Theo Marianne Dardard, những lời chỉ trích này không sai !
Duterte: Hãy chấm dứt những lời lẽ bài Trung Quốc
Vào cuối tháng Giêng, bộ trưởng y tế Philippines Francisco Duque vẫn từ chối cấm người Trung Quốc vào Philippines vi e ngại “tác động chính trị và ngoại giao”.
Qua ngày 01/02, ca tử vong đầu tiên vì virus corona ngoài Trung Quốc được chính thức ghi nhận tại Philippines: Một du khách Trung Quốc, người ở Vũ Hán, trước đó đã đi khắp nơi trên lãnh thổ Philippines.
Lẽ ra chính quyền Philippines phải đi tìm những người đã có liên hệ, tiếp xúc với “bệnh nhân số 0” này để ngăn chặn việc lây lan trong dân chúng, nhưng họ lại không làm vì điều tra quá kỹ về một người Trung Quốc sẽ làm Bắc Kinh tức giận.
Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Pháp François Xavier Bonnet ở Manila, thuộc Viện Nghiên Cứu về Đông Nam Á Đương Đại, để không bị dư luận chỉ trích quá nhiều, bộ trưởng Y Tế Philippines đã giải thích là các hãng hàng không đã từ chối cung cấp cho ông tên các hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 0 đó.
Và cùng một lúc, chính quyền Philippines cũng đi tìm số 500 du khách Trung Quốc đến từ Vũ Hán đến mừng Tết Nguyên Đán trên các bãi biển nổi tiếng, đầy ắp người của đảo Boracay. Việc tìm kiếm rất miễn cưỡng vì phải mất 4 ngày để tìm ra!
Để đối phó với những lời chỉ trích, tổng thống Duterte đã lên tiếng kêu gọi “Hãy chấm dứt những lời lẽ bài Trung Quốc”.
Duterte: Trung Quốc không có lỗi gì về việc virus xuất hiện
Vào trung tuần tháng 3, tổng thống Philippines đã ban hành lệnh phong tỏa trên một phần lớn lãnh thổ, cùng một lệnh giới nghiêm rất nghiêm ngặt ở thủ đô Manila. Trong mọi phát biểu, ông không quên cám ơn nồng nhiệt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự trợ giúp của Trung Quốc trong lúc mà nhiều nước chỉ trích sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về nạn dịch.
Gần đây tổng thống Philippines có cố bào chữa cho đồng minh: “Không phải lỗi của Trung Quốc nếu virus xuất hiện trên đất họ”.
Tuy nhiên, giới quan sát đã ghi nhận là chiến lược thân thiện của Manila đã không mấy có kết quả. Bệnh dịch tại Philippines dự trù sẽ tiếp tục lan rộng, trái với những lời khẳng định là dịch bệnh đang lùi bước của chính quyền.
Bắc Kinh chẳng trợ giúp bao nhiêu cho Philippines để chống dịch
Duterte đã được Bắc Kinh thưởng công như thế nào? Theo nhà báo của L’Express thì chẳng bao nhiêu: Chỉ có 400.000 khẩu trang giải phẫu, và 40.000 chiếc loại FFP2, theo số liệu của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.
Ngoài ra, lãnh đạo ngành y tế Philippines còn than phiền là chỉ 40% xét nghiệm mà Bắc Kinh gởi qua là cho kết quả chính xác. Sau đó Y Tế Philippines đã phải đổi ý kiến và xin lỗi về tuyên bố này.
Vấn đề là Philippines hiện thiếu phương tiện chống dịch một cách nghiêm trọng. Các số liệu chính thức, theo giới quan sát, không đúng với thực tế tại quần đảo hơn 100 triệu dân. Bác sĩ Karl Henson, nhà nhiễm trùng học tại một bệnh viện tư ở Manila, rất lo ngại trước nguy cơ “một kịch bản như tại Ý với ca tử vong tăng vọt trên một đất nước mà hệ thống y tế vô cùng tự do theo kiểu Mỹ”.
Bác sĩ giải phẫu Kitchie Guanzon-Ridon tại một bệnh viện công lớn ở Manbila không giấu bực tức: “Tại sao các lãnh đạo của chúng tôi có thể khẳng định là dịch đã chậm lại khi mà chỉ có không đầy 1% dân chúng là được xét nghiệm?”
Trong một chuyến thăm Philippines gần đây, các chuyên gia y tế Trung Quốc cũng kết luận là “có một nguy cơ đáng kể là Philippines không thể diệt trừ được nguồn gốc lây nhiễm”.
Phóng viên L’Express kết luận dí dỏm: “Liệu chàng cao bồi Manila có dám nói ngược lại các chuyên gia Trung Quốc hay không?”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200502-philippines-duterte-trung-quoc-virus-corona

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.