Tin Việt Nam – 26/04/2020
Sunday, April 26, 2020
5:17:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Người dân Hà Tĩnh quỳ lạy nhà cầm quyền ngừng đổ chất thải Formosa
Tin Vietnam.- Vào ngày 24 tháng 4 năm 2020, Facebook mang tên Chim Lợn 24H đã phát trực tiếp hình ảnh những người dân xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tập trung biểu tình phản đối nhà cầm quyền xã cho nhiều xe vận tải chở chất thải Formosa đến địa bàn xã đổ để làm sân bóng.
Trước tình hình này, dù thời tiết đang mưa do, dịch coronavirus hoành hành nhưng nhiều người dân đã kéo ra đường để phản đối. Nhiều người đã phải quỳ xuống hướng vào trụ sở Uỷ ban nhân dân xã vái
lạy, kêu cứu và cho rằng hành động của nhà cầm quyền xã là đang giết dân. Vì chất thải Formosa được xem là chất độc, gây hại cho đất và nguồn nước.
Sau khi gặp phải sự phản đối của người dân, nhà cầm quyền xã Kỳ Nam đã cố thủ ở trong cơ quan không chịu ra tiếp dân. Hình ảnh trên clip cũng cho thấy, trước sân Uỷ ban có khá nhiều xe hơi của những viên chức cấp xã, trong khi đó lương của họ cũng chỉ ở mức trên dưới 10 triệu đồng. Để đối phó lại trước sự kêu cầu khẩn thiết của người dân, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã đưa lực lượng công an, cảnh sát cơ động vào cuộc để đàn áp, đe doạ người dân.
Theo Facebook Lê Nguyễn Hương Trà, dữ kiện từ công an Hà Tĩnh cho biết, mỗi năm Formosa Hà Tĩnh thải ra rất nhiều loại chất thải với khối lượng là 3,360,500 tấn. Và để giải quyết những núi chất thải này, Formosa đã cùng với nhà cầm quyền Hà Tĩnh ở các cấp xã, huyện, tỉnh chở chất thải đi đổ khắp nơi trên địa bàn với các nguyên nhân như san lấp mặt đất để làm các dự án.
An Nhiên
Công ty Trung Cộng xây “lén”
3 toà nhà 5 tầng lớn tại tỉnh Bắc Giang
Tin Vietnam.- Trung Cộng không chỉ chiếm và xây dựng trái phép ở các quần đảo Hoàng Sa, trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông mà ngay trên đất liền tại tỉnh Bắc Giang, một công ty của Trung Cộng đã xây dựng 3 toà nhà không phép với diện tích khoảng 25,000 m2.
Sự kiện này được báo Dân trí loan tin vào ngày 25 tháng 4 năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn Luxshare- ICT do người Trung Cộng làm chủ, đặt tại khu công nghiệp Vân Trung và khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là công ty hoạt động không theo luật pháp cộng sản Việt Nam.
Trước đó, vào năm 2019, công ty Luxshare đã xây dựng 3 toà nhà lớn trên diện tích đất là 5,800 m2 mà không cần xin phép nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang. Đến ngày 26 tháng 12 năm 2019, khi công ty Luxshare đã xây xong phần móng, và đang dựng cột tại 3 công trình, thì sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty này vì không có giấy phép.
Tuy nhiên, công ty Trung Cộng vẫn phớt lờ các quyết định của sở Xây dựng, và tiếp tục thực hiện công trình một cách dễ dàng.
Đến nay, 3 toà nhà xây dựng trái phép đã hoàn thành xong phần thô của công trình với kiến trúc mỗi toà nhà cao 5 tầng, và tổng diện tích sàn xây dựng là 25,000 m2. Không chỉ xây trái phép 3 toà nhà lớn, mà công ty Luxshare còn nuôi và sử dụng 1572 lao động người Trung Cộng bất hợp pháp.
Điều này khiến dư luận Việt Nam đặt câu hỏi, những viên chức Cộng sản nào đã tiếp tay cho công ty Trung Cộng được dẫm đạp lên luật pháp Việt Nam, tự do thực hiện những hành vi luật pháp không cho phép?
An Nhiên
Thầy giáo nghỉ hưu bị phạt 5 triệu đồng
vì phản đối Trung Cộng xâm lược ở biển Đông
Tin từ Hà Tĩnh: Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Hà Tĩnh đã áp dụng mức phạt hành chính 5 triệu đồng (220 Mỹ kim) đối với thầy giáo đã nghỉ hưu Trần Đình Trợ chỉ vì thầy viết trên Facebook để phản đối Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông. Tuy nhiên, Báo Hà Tĩnh không dám viết sự thật về nguyên nhân thầy bị phạt, mà lại nói rằng thầy bị phạt vì đưa tin giả về dịch Covid-19.
Thầy Trợ sống ở thị trấn Phổ Châu, huyện miền núi Hương Sơn. Thầy thường viết bài trên Facebook để bảo vệ chủ quyền đất nước và chống sự xâm lược của Trung Cộng dưới mọi hình thức, khuyến khích dân chúng học tập để nâng cao dân trí, và hỗ trợ dân nghèo, trẻ mồ côi và nạn nhân của thiên tai.
Thầy nhận được sự kính trọng của nhiều người ở nhiều nơi. Thầy sử dụng Facebook và ảnh hưởng cá nhân để vận động giúp đỡ cho những mảnh đời khốn khó, vận động xây dựng tủ sách cho trẻ em nông thôn ở quê.
Thầy cũng có nhiều bài viết nhẹ nhàng về Formosa và một số vấn đề liên quan tới Trung Cộng. Thầy lo tình trạng đạo đức bị suy đồi trong học sinh và giáo viên. Thầy cho biết nhiều giáo viên nữ ở Hà Tĩnh hay bị buộc đi tiếp khách khi có đoàn kiểm tra của cấp trên.
Thầy Trợ không phải là trường hợp duy nhất bị sách nhiễu hoặc đàn áp chỉ vì có tinh thần phản đối sự bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông. Có hàng chục người đã và đang bị cầm tù vì lý do tương tự.
Quốc Tuấn
Thêm người bị bắt vì cáo buộctham gia tổ chức
Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang hôm 25/4 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Ngọc Thành (48 tuổi, ngụ tại TP Long Xuyên) về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.
Ông Thành bị cáo buộc đã tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời của ông Đào Minh Quân tại Mỹ vào khoảng tháng 11 năm 2019. Đây là tổ chức bị chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố. Ông Thành bị cáo buộc là đã tham gia trưng cầu dân ý bầu ông Đào Minh Quân làm tổng thống Đệ tam Việt Nam Cộng Hoà.
Theo truyền thông trong nước, ông Thành đã được nhiều người trong tổ chức của ông Quân gửi nhiều tài liệu liên quan đến tổ chức này. Khi biết một số nhân vật trong tổ chức này bị bắt, ông Thành đã lập một tài khoản Facebook khác để tiếp tục hoạt động.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 4 người vì tham gia tổ chức chính phủ Việt Nam lâm thời, đồng thời kết án 11 năm tù một người khác có liên quan về tội khủng bố.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục bắt giữ và kết án hàng nhiều người bị cáo buộc có liên quan tổ chức chính phủ Việt Nam lâm thời. Đài Á Châu Tự Do đã nhiều lần liên hệ với tổ chức này để xin phản hồi nhưng chưa nhận được trả lời. Duy nhất một lần vào năm 2017, bà Lisa Phạm, người bị phía Việt Nam cáo buộc có liên quan thuộc tổ chức này, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bà không có bất cứ liên quan gì đến những người bị bắt giữ và các cáo buộc xúi giục khủng bố ở Việt Nam.
Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền
của Việt Nam: Nên kiện TQ ra Tòa Trọng tài
thành lập theo phụ lục VII UNCLOS
Sau khi tuyên bố thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa”, “huyện Nam Sa”, Trung Quốc lại tự ý đặt tên cho gần 80 đảo, bãi đá và thực thể địa lý trên Biển Đông. Trong số này có những điểm nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bộ Dân chính Trung Quốc (19/4) công bố cái gọi là “tên chuẩn” và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông; phần lớn nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong số 25 đảo, bãi đá ngầm nói trên có một thực thể nằm ở phía bắc đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Các tọa độ do Bộ Dân chính công bố cho thấy phần lớn các đảo, bãi đá ngầm đó nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc còn công bố tên và tọa độ của 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. Các tọa độ cũng cho thấy phần lớn những thực thể dưới đáy biển này nằm trong và xung quanh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đáng chú ý, trong những thực thể này, có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Động thái ngang ngược mới của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi chính phủ nước này tuyên bố thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa” và “huyện Nam Sa” để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận mang tính “diều hâu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn ngang nhiên dẫn lời một chuyên gia thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng việc đặt tên phản ánh cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với những thực thể trên. Trong khi đó, giới quan sát quốc tế nhận định hành động của chính phủ Trung Quốc một lần nữa cho thấy Bắc
Kinh sẽ không từ bỏ các âm mưu củng cố chủ quyền vô lý tự vẽ ra trên Biển Đông. Bất chấp các phản ứng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục phổ biến các yêu sách chủ quyền vô căn cứ và lập luận như thể mình là nạn nhân của tình trạng không tuân thủ luật quốc tế.
Trước những động thái phi pháp của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (19/4) phát biểu: “Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó, và không có những việc làm tương tự trong tương lai.
Việc Trung Quốc liên tục có các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông đang đi tới giới hạn chịu đựng của Việt Nam. Ngoài đưa ra các tuyên bố phản đối về ngoại giao, có thể phương án khả thi cần tính toán hiện nay là kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế. Có như vậy mới khiến cộng đồng quốc tế hiểu rõ bộ mặt gian xảo của Trung Quốc, cũng như những hành vi phi pháp, trái luật quốc tế của nước này ở Biển Đông. Theo đó, Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Toà án Công lý quốc tế, Toà án quốc tế về Luật biển, Tòa trọng tài thường trực La Haye, Tòa trọng tài và Toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo UNCLOS, Tòa án Hình sự Quốc tế. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi của quốc gia, đặc biệt với chính sách “hai không” của Trung Quốc, đòi hỏi Việt Nam phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng tính khả thi và hiệu quả của thiết chế tài phán quốc tế mà mình sử dụng.
Bên cạnh đó, với Tuyên bố năm 2006 bảo lưu Điều 298 UNCLOS, Trung Quốc đã loại trừ hầu hết các loại tranh chấp trên Biển Đông (trong đó có tranh chấp liên quan đến chủ quyền các đảo) ra khỏi quyền tài phán của một cơ quan tài phán quốc tế. Do vậy, vào thời điểm hiện tại, Việt Nam hay các bên có liên quan sẽ rất khó khăn trong việc đưa yêu sách của Trung Quốc ra ITLOS bởi Trung Quốc đương nhiên từ chối đưa vụ việc ra trước ITLOS, không muốn bất kỳ một bên thứ ba nào can thiệp giải quyết “những vấn đề của Trung Quốc” và các nước liên quan trong tranh chấp Biển Đông cũng chưa có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn ITLOS để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS. Hơn nữa, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách ôm gần trọn diện tích Biển Đông, bao trùm lên các đảo, nhóm đảo mà nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền nên ITLOS sẽ không có thẩm quyền trong trường hợp này (các tranh chấp có liên quan đến chủ quyền đối với các đảo).
Tuy nhiên, Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS (sau đây gọi tắt là Toà trọng tài) sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước (trừ những vụ kiện thuộc thẩm quyền của Toà trọng tài đặc biệt). UNCLOS quy định khi ký hay phê chuẩn hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VI; Toà án quốc tế; Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII. Cụ thể, trong trường hợp các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác; trường hợp một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp không lựa chọn một biện pháp nào (không được một tuyên bố còn hiệu lực bảo vệ) thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII; trường hợp các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, Tòa trọng tài là cơ chế duy nhất mà một bên có thể đơn phương khởi kiện, không cần sự chấp thuận của bên còn lại. Tòa trọng tài được thành lập và tự quy định thủ tục của mình bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền và trình bày căn cứ của mình. Hơn nữa, khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra Toà hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, bên kia có thể yêu cầu Toà tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở đến trình tự tố tụng. Bản án của Toà mang tính tối hậu, không được kháng cáo (trừ khi các bên trong vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trước về một thủ tục kháng cáo) và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp. Những tranh cãi có thể xảy ra giữa các bên liên quan đến việc giải thích hay cách thi hành bản án, đều có thể được một trong các bên đưa ra để Toà trọng tài đã tuyên án quyết định;
hoặc có thể được đệ trình lên một Toà khác theo đúng Điều 287 nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp thoả thuận.
Với những căn cứ trên, Toà trọng tài được xem là thiết chế tài phán quốc tế mang tính khả thi nhất hiện nay mà Việt Nam có thể lựa chọn cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến những yêu sách vô lý và những hành vi trái pháp luật quốc tế của Trung Quốc, phù hợp với tích chất phức tạp của các tranh chấp và phù hợp với lập trường “không giống ai” của Trung Quốc tại khu vực biển này. Trước những yêu sách phi lý và những hành vi ngang ngược của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển của Việt Nam trong thời gian vừa qua, Việt Nam cần có sự thể hiện thích hợp quan điểm pháp lý của mình và nên nghiên cứu tìm kiếm một phán quyết ràng buộc về mặt pháp lý trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài với nội dung kiện tương tự như của Philippines. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể bổ sung thêm một số vấn đề khác như yêu cầu Tòa Trọng tài xem xét việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam có vi phạm UNCLOS hay không; tàu cá Trung Quốc sử dụng phương thức đánh bắt tận diệt hải sản, phá hủy môi trường sinh thái vi phạm quy định nào của UNCLOS; các vụ tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản của ngư dân Việt Nam vi phạm các quy định nào; việc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có vi phạm luật pháp quốc tế không? Trung Quốc tự ý thành lập các đơn vị hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có đúng với quy định của luật pháp quốc tế không? Bắc Kinh tự ý đặt tên các thực thể trên Biển Đông có phù hợp quy định của UNCLOS không….
Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ xác định nội dung khởi kiện Trung Quốc để yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết liên quan đến các vấn đề sau: (1) Tuyên bố Trung Quốc chỉ có thể yêu sách quyền với các vùng biển tính từ lãnh thổ đất liền (bao gồm các đảo), yêu sách từ đường chín đoạn không phù hợp với UNCLOS; (2) Giải thích Điều 121.3 và khả năng áp dụng ở biển Đông. Cụ thể, yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết về việc tất cả các “đảo” do phía Trung Quốc chiếm đóng là “đá” chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lý vì chúng không thể “duy trì đời sống con người hay đời sống kinh tế” theo như quy định tại điều 121.3 UNCLOS. Khẳng định Trung Quốc đã đưa ra yêu sách bất hợp pháp đối với các vùng biển ngoài 12 hải lý từ các thực thể đó; (3) Xác định hành vi của tàu Trung Quốc trong thời gian gần đây (tàu hải giám, hải cảnh, tuần ngư… thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc) phá hỏng, đánh chìm tàu Việt Nam, gây thương tích cho người Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực. Trên sơ sở đó tuyên bố Trung Quốc sử dụng vũ lực vi phạm Điều 2.4 Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 279 UNCLOS. Nội dung kiện này hoàn toàn không nằm trong vùng loại trừ của Trung Quốc; (4) Tuyên bố việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981, nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 cùng tàu hộ tống vào khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và việc Trung Quốc dùng các tàu của mình ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam thực hiện quyền kiểm tra, khám xét giàn khoan HD 981, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Điều 56 và Điều 77 của UNCLOS; (5) Tuyên bố các hành vi của Trung Quốc liên quan đến sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (thiết lập vùng an toàn 3 hải lý, cấm các loại tàu bè đi vào vùng biển có bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD 981, và va đâm các tàu chấp pháp Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công…) là vi phạm quyền tự do hàng hải, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực của Việt Nam và các nước trên thế giới, trái với Điều 58, Điều 60 của UNCLOS; (6) Tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập vùng nước quần đảo hoặc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không phù hợp với các Điều 47, 48, 49 và 121 của UNCLOS; (7) Tuyên bố hành vi bồi đắp, xây dựng với quy mô rất lớn của Trung Quốc (trên các bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Gaven, Tư Nghĩa, Xu Bi, Vành Khăn mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng) trên Biển Đông là trái với quy định về xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo của UNCLOS; (8) Liên quan vụ nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 cùng tàu hộ tống vào thăm dò, khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam có thể lập luận các lô 05, 06, 07, 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156, 157 và một phần của bãi Tư Chính nằm trong EEZ tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam; Phần còn lại của bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam; Các khu vực này nằm dưới mặt nước, do đó không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với chúng. Bất cứ nước nào, tối đa cũng chỉ có các loại quyền chủ quyền và quyền tài phán (khác với chủ quyền) dựa trên nguyên tắc đất thống trị biển và UNCLOS; Các khu vực này không thể nằm trong EEZ hay thềm lục địa của bất cứ đảo nào đang bị tranh chấp (tức là các đảo thuộc quần đảo Trường Sa). (Lý do là theo Điều 121(3) UNCLOS không đảo nào được hưởng quy chế vùng EEZ hay thềm lục địa, như HĐTT 2016 đã khẳng định). Trung Quốc không thể có quyền lịch sử đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam. (Lưu ý HĐTT 2016 đã khẳng định rằngTrung Quốc vừa không hề có quyền lịch sử đối với vùng biển và đáy biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý, vừa không thể bắt cá hai tay, một mặt thì đòi tự do tiền-UNCLOS trong việc họ khai thác bên trong EEZ của các nước khác, một mặt thì không chấp nhận tự do tự do tiền-UNCLOS của các nước khác khai thác bên trong EEZ của họ. Việc phê chuẩn UNCLOS có nghĩa phải bỏ cả hai sự tự do này). Vì vậy các khu vực này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. (Lưu ý đây là những quyền có hạn chế được UNCLOS quy định, khác với chủ quyền mà không nước nào có thể có). Trung Quốc đã vi phạm các quyền này của Việt Nam và phải ngưng vi phạm.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
‘Đức quan trọng hơn Tài’
Bài viết có tựa ‘Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên truyền thông tại Việt Nam hôm 26/04.
“Công tác con người” được nhà lãnh đạo ĐCSVN nhấn mạnh sau ba ngày ông phát biểu tại hội hội nghị cán bộ toàn quốc hôm 23/04 và Ban Bí thư vừa chỉ đạo cho tiến hành trở lại đại hội đảng bộ cơ sở sau hơn ba tuần phải tạm dừng để tập trung kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Trong vài viết, Tổng bí thư Trọng cho rằng “đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi” và “thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực”.
“Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực .. vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, luật pháp, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát lớn vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật.
“Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UB Kiểm tra TƯ đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự,” Tổng bí thư Trọng viết. “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội…làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự”.
Ông Trọng đề cập tới thời điểm chuyển giao thế hệ cũ và mới với lớp mới được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có “thể chế chính trị khác nhau”.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh về điều ông gọi là “những biểu hiện đáng lo ngại” về “tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân” theo đó “tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi”.
‘Có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất’
“Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ), Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt) thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó?, ông Trọng hỏi và để dẫn nhập vào các tiêu chí giới thiệu và lựa chọn nhân sự mà ông nói rõ ràng là “vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn, nặng nề”.
Uỷ viên BCH TƯ khoá 13, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc” và ông mượn câu thơ trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” để nói về điều này.
Trong khi ông Trọng nhấn mạnh về kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn thì ông cũng không muốn để lọt vào BCH TƯ khoá 13 những người “có một trong một loạt khuyết điểm”.
‘Tai hoạ cho Đảng’
Chữ “tham nhũng” và “lợi ích nhóm” được ông đề cập tới nhiều trong bài viết và Tổng bí thư cảnh báo về thành phần “cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt…”.
Ông Trọng mô tả về các đối tượng “kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính” là thành phần không thể để lọt vào BCH TƯ.
Ông Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng “để những người đó [không đủ tiêu chuẩn] lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai hoạ cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn”.
Theo ông, nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân sự lãnh đạo chủ chốt cần làm sau khi làm nhân sự BCH TƯ và ông cảnh báo “chống các biểu hiện tiêu cực chính ngay trong các cán bộ có trách nhiệm, các đại biểu Đại hội và các thành viên của Tiểu ban [Nhân sự Đại hội 13] và Tổ Giúp việc của tiểu ban này.
Tổng bí thư Trọng, cũng nói về nguyên tắc “lãnh đạo tập thể” và “lãnh tụ tập thể”.
“Tránh tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”, tự cao tự đại, coi thường người khác, không phối hợp, hợp tác tốt. Mục đích của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta là phải xây dựng được một BCH TƯ mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao xung quanh người đứng đầu…,” Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kết luận.
Việt Nam cho phép các quán ăn, khách sạn mở cửa,
tiếp tục hạn chế các hoạt động tôn giáo và quán bar
Trong một chỉ thị mới được công bố vào ngày 25/4, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho phép các hoạt động kinh doanh quay lại hoạt động sau thời gian giãn cách xã hội bắt buộc nhưng vẫn tiếp tục cấm các hoạt động tập trung đông người khác như sinh hoạt tôn giáo, các dịch vụ không thiết yếu như hoạt động giải trí, quán bar.
Vào ngày16/4 vừa qua Việt Nam đã kết thúc 14 ngày thực hiện lệnh giãn cách xã hội kéo dài 14 ngày theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ để phòng chống dịch bệnh COVID-19 lây lan. Tuy nhiên, nhiều địa phương sau đó vẫn tiếp tục thực hiện các hạn chế theo lệnh giãn cách xã hội.
Theo chỉ thị mới, các hoạt động bao gồm, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, xổ số, khách sạn, lưu trú, nhà hàng, quầy bán thức ăn được phép hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên các cơ sở này phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch như trang bị đồ bảo hộ cho nhân viên, kiểm tra thân niệt và tránh tiếp xúc gần.
Những địa phương được xác định là có nguy cơ lây nhiễm cao vẫn phải tránh các hoạt động tập trung hơn 20 người trở lên. Người dân vẫn được khuyến khích phải ở trong nhàvaf giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Khoảng cách tối thiểu là 1 mét, giảm 1 mét so với yêu cầu trước đó.
Những địa phương được xác định là có nguy cơ thấp, người dân vẫn được khuyên nên hạn chế ra ngoài và cấm tụ tập từ trên 30 người trở lên.
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Hà Giang là những địa phương được xác định là có nguy cơ. Những tỉnh thành khác được xác định có nguy cơ thấp.
Ngày 25/4, Việt Nam không phát hiện thêm ca bệnh mới nào nhiễm COVID-19. Hiện Việt Nam có 270 được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong số này đã có 225 ca được chữa khỏi, và không có ca tử vong nào.
Việt Nam triển khai ứng dụng
theo dõi người nhiễm Covid-19
Thu Hằng
Bluezone, « khẩu trang điện tử », là ứng dụng do công ty Bkav chủ trì phát triển, dưới sự bảo trợ của bộ Thông Tin và Tuyên Truyền Việt Nam, đã được ra mắt ngày 18/04/2020. Trang báo Nhân Dân điện tử ngày 25/04, kêu gọi người dân cài đặt ứng dụng này để có thể bảo vệ bản thân và cộng đồng trước dịch Covid-19.
Về nguyên tắc, ứng dụng Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp. Các điện thoại thông minh smartphone được cài Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2 mét, ghi nhận tiếp
xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu. Chính phủ Việt Nam hy vọng mạng lưới người dùng Bluezone càng lớn, thì chỉ sau nửa tháng, tất cả người dùng smartpone ở Việt Nam sẽ được bảo vệ.
Ứng dụng theo dõi người nhiễm Covid-19 được một số nước châu Á, trong đó có Hàn Quốc, áp dụng rộng rãi. Một số nước phương Tây do dự vì sợ vi phạm đến quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định ứng dụng Bluezone bảo mật về dữ liệu, ẩn danh, không thu thập dữ liệu về vị trí của người dùng và đảm bảo minh bạch. Hiện Việt Nam có 270 ca nhiễm virus corona và nhiều tỉnh thành đã dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Bắc Kinh nghiêm trị các hành vi « thiếu văn minh »
Trong khi đó, ngày 24/04, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, đã bổ sung thêm một loạt lệnh cấm mới, có hiệu lực từ ngày 01/06, nhằm cải thiện vệ sinh nơi công cộng để phòng chống dịch Covid-19: hắt hơi hoặc ho mà không che mũi hoặc miệng, không đeo khẩu trang khi bị bệnh tại nơi công cộng, phải « ăn mặc sạch sẽ », cấm cởi trần hoặc phạch bụng (chủ yếu là nam giới) ở ngoài đường. Người vi phạm sẽ bị mất « điểm tín dụng xã hội ».
Trước đó, Bắc Kinh đã áp dụng việc đánh dấu giữ khoảng cách trong khuôn khổ giãn cách xã hội tại các điểm công cộng. Khạc nhổ, vất rác bữa bãi, hút thuốc, dắt chó ở nơi công cộng… cũng bị cấm, người vi phạm bị phạt nhưng nhiều người vẫn chưa thay đổi thói quen.
0 comments