Tin khắp nơi – 26/04/2020
Sunday, April 26, 2020
4:46:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Nhà Trắng ‘cân nhắc’ thay thế quan chức y tế
Chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc thay thế Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar vì những sai lầm ban đầu khi xử lý đại dịch COVID-19, tờ Wall Street Journal và Politico đưa tin hôm 25/4.Một phát ngôn viên Nhà Trắng, Judd Deere, đã bác bỏ thông tin này và nói rằng HHS dưới sự quản lý của ông Azar tiếp tục đi đầu về một số ưu tiên của Tổng thống Trump.
“Bất kỳ đồn đoán nào về nhân sự đều thiếu trách nhiệm và gây mất tập trung đối với phản ứng của toàn chính phủ trước COVID-19”, ông Deere nói.
XEM THÊM:
Mỹ hỗ trợ Việt Nam hơn 4,5 triệu đôla đối phó với virus Corona
Tờ Wall Street Journal dẫn lời sáu người nắm thông tin về các cuộc thảo luận nói rằng sự thất vọng đối vói ông Azar đang gia tăng, nhưng chính quyền lưỡng lự không muốn thực hiện một sự thay đổi lớn trong khi đất nước đang tìm cách ngăn chặn virus đã làm hơn 53 nghìn người chết ở Mỹ.
Tờ Politico nói rằng danh sách rút gọn các ứng viên có thể được cân nhắc thay thế ông Azar gồm cả bà Deborah Birx, điều phối viên về virus Corona của Nhà Trắng.
Khi được hỏi phản ứng, phát ngôn viên của HHS Caitlin Oakley nói rằng “Bộ trưởng Azar đang bận xử lý cuộc khủng hoảng y tế công cộng toàn cầu và không có thời giờ để tâm đến chuyện đấu đá nội bộ”.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-thay-th%E1%BA%BF-quan-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF/5392599.html
Vài bang mở cửa lại trong khi số người chết
vì COVID-19 ở Mỹ vượt quá 51.000
Với số người chết vì virus corona ở Mỹ vượt quá 51.000 người và hàng chục triệu người thất nghiệp, Georgia, Oklahoma và một số bang khác đã cho các cơ sở kinh doanh mở cửa lại vào ngày thứ Sáu, dù Tổng thống Donald Trump và các chuyên gia y tế không tán đồng quyết định này.Các câu lạc bộ thể hình, tiệm làm tóc, tiệm xăm và một số nơi cơ sở kinh doanh khác đã được Thống đốc Georgia Brian Kemp cho phép mở cửa, phớt lờ các cảnh báo từ các quan chức y tế công cộng rằng nới lỏng các hạn chế quá sớm có thể dẫn đến nhiều ca nhiễm và tử vong hơn.
Georgia là một trong một số bang ở miền Nam đã đợi đến đầu tháng 4 mới ban hành các hạn chế vốn đã được áp đặt mấy tuần trước ở khắp phần còn lại của Mỹ để ngăn chặn dịch bệnh. Bang này đã trở thành một điểm nóng trong cuộc tranh luận về việc nên để cho người dân quay lại làm việc vào lúc nào và như thế nào.
Trong khi căn bệnh COVID-19 đang làm hàng ngàn người Mỹ tử vong mỗi ngày, các lệnh ở nhà và việc các cơ sở kinh doanh đóng cửa đã khiến hơn 26 triệu người mất việc, một con số chưa từng thấy kể từ cuộc Đại Suy trầm trong những năm 1930.
Dù doanh thu bị mất, không phải tất cả các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện ở Georgia đều mở cửa trở lại vào ngày thứ Sáu vì dè dặt về tình hình dịch bệnh.
Số người chết ở Mỹ vì COVID-19 đã vượt qua 51.000 vào ngày thứ Sáu, đứng đầu thế giới. Số người Mỹ được biết đã bị nhiễm bệnh vượt quá 900.000 người.
Georgia không phải là bang duy nhất cho phép mở cửa trở lại.
Oklahoma cho phép một số cửa hàng bán lẻ tiếp tục kinh doanh vào ngày thứ Sáu trong khi Florida bắt đầu mở lại các bãi biển của mình một tuần trước. South Carolina bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào ngày thứ Hai và các bang khác sẽ theo bước vào tuần sau.
Ông Trump đã đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về thời điểm và cách thức đất nước bắt đầu hoạt động trở lại.
Thứ Sáu tuần trước, một ngày sau khi Nhà Trắng ban hành các chỉ dẫn liên bang kêu gọi một phương sách tiệm tiến và thận trọng được các chuyên gia y tế ủng hộ, Tổng thống Donald Trump kêu gọi một số thống đốc Đảng Dân chủ “giải phóng” bang của họ khỏi những hạn chế kinh tế. Nhưng ông quay
ngoắt trong tuần này khi ông công khai chỉ trích các bước đi của thống đốc Đảng Cộng hòa ở Georgia cho phép mở cửa lại.
Cuối ngày thứ Năm, ông Trump lại gây khó hiểu về triển vọng điều trị COVID-19 khi ông gợi ý rằng các nhà khoa học nên nghiên cứu xem bệnh nhân có thể được chữa khỏi bằng cách tiêm hóa chất khử trùng hoặc chiếu tia cực tím hay không.
Những phát biểu này đã khiến các bác sĩ, chuyên gia y tế và nhà sản xuất thuốc tẩy cảnh báo công chúng không nên uống hoặc tiêm hóa chất khử trùng. Ngày thứ Sáu, ông Trump nói rằng những phát biểu của ông có ý châm biếm.
https://www.voatiengviet.com/a/vai-bang-mo-cua-lai-trong-khi-so-nguoi-chet-vi-covid-19-o-my-vuot-qua-51000/5391830.html
Covid-19: Số tử vong ở Mỹ tăng cao trở lại
với gần 2.500 ca trong 24 giờ
Thu HằngChỉ một hôm sau ngày có số ca tử vong thấp nhất trong suốt ba tuần, vào hôm qua, 25/04/2020, số người chết vì virus corona tại Mỹ lại tăng trở lại, với thêm 2.494 ca tử vong trong vòng 24 giờ, theo số liệu của đại học Johns Hopkins. Hoa Kỳ hiện chiếm hơn 1/4 số ca tử vong toàn cầu, với 53.511 người chết tính từ đầu mùa dịch.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ cũng đã lên đến gần một triệu người, cụ thể là 936.293 ca, theo thống kê của đại học Baltimore (Mỹ), được AFP trích dẫn.
Giải thích về số liệu này, trong buổi họp báo ngày 24/04, phó tổng thống Mike Pence cho biết đó là do vào việc chính quyền mở rộng xét nghiệm, từ “80.000 người được xét nghiệm cách đây một tháng… đã lên đến 5,1 triệu người” tính tới ngày 24/04.
Sau khi bị truyền thông và công luận chỉ trích gay gắt vì “gợi ý” tiêm nước khử trùng và đưa tia UV vào cơ thể để trị Covid-19 trong buổi họp báo ngày 23/04, tổng thống Donal Trump hôm qua đã loan báo trên Twitter rằng các buổi họp báo hàng ngày về đại dịch Covid-19 không đáng để ông mất thời gian.
Trong khi một số bang đã cho hàng quán, rạp chiếu phim mở cửa trở lại, bang New York cũng tính dỡ bỏ một số biện pháp phong tỏa.
Để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ bị dịch Covid-19 tác động nặng nề, Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) sẽ họp trực tuyến trong hai ngày, 28 và 29/04, để đưa ra những dự báo và kế hoạch chấn hưng kinh tế cho nhiều năm tới.
Riêng ngành hàng không Mỹ sẽ nhận được 12,4 tỉ đô la, theo thông báo của chính quyền, để hỗ trợ 93 hãng duy trì việc làm của nhân viên.
WHO cảnh báo về nguy cơ tái nhiễm Covid-19
Trong khi dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành, với tốc độ không đồng đều trên thế giới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo khả năng tái nhiễm của người đã nhiễm virus corona, trong đó có nhiều trường hợp được ghi nhận ở Hàn Quốc và Việt Nam. Cụ thể, thông cáo ngày 25/04 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nêu rõ “hiện không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những người đã được chữa khỏi Covid-19 và có kháng thể, lại được miễn nhiễm”.
Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận khỏi bệnh, được một số nước thực hiện (trong đó có Việt Nam), có thể khiến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thêm lan rộng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200426-covid-19-s%C3%B4%CC%81-t%E1%BB%AD-vong-%C6%A1%CC%89-my%CC%83-t%C4%83ng-cao-tr%C6%A1%CC%89-la%CC%A3i-v%C6%A1%CC%81i-g%E1%BA%A7n-2-500-ca-trong-24-gi%C6%A1%CC%80
Ổ dịch coronavirus mới bùng phát
trên khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương,
với 18 thủy thủ nhiễm bệnh
Hải quân Hoa Kỳ cho biết, 18 thủy thủ trên khu trục hạm USS Kidd của Hải quân Hoa Kỳ, hoạt động ở Thái Bình Dương, đã xét nghiệm dương tính với coronavirus, và một trong số họ đã được cơ quan y tế đưa về Hoa Kỳ.Đây là đợt bùng phát coronavirus thứ hai trên tàu Hải quân Hoa Kỳ; Trước đó, một ổ dịch lớn khác trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt vẫn còn ở đảo Guam với phần lớn thủy thủ đoàn vẫn còn đang cách ly.
Hôm thứ Sáu (24/04/2020) Hải quân cho hay 18 thủy thủ đã xét nghiệm dương tính với coronavirus khi khu trục hạm này đang hoạt động ở phía đông biển Thái Bình Dương trong chiến dịch chống buôn lậu ma túy. 17 thủy thủ khác đã xét nghiệm dương tính trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, và Hải quân đã bố trí một nhóm y tế chuyên biệt trên tàu để tiến hành truy tìm dấu vết tiếp xúc và xét nghiệm bổ sung tại chỗ.
Hải quân dự đoán sẽ có thêm thủy thủ trong tổng số 350 thủy thủ trên khu trục hạm sẽ dương tính với virus. Khu trục hạm hiện đang tiến về một cảng của Hoa Kỳ, để vệ sinh và khử trùng. Khu trục hạm Kidd đã hoạt động trong nhiều tuần qua ở phía đông biển Thái Bình Dương, ngoài khơi Mexico (BBT)
https://www.sbtn.tv/o-dich-coronavirus-moi-bung-phat-tren-khu-truc-ham-hai-quan-hoa-ky-o-thai-binh-duong-voi-18-thuy-thu-nhiem-benh/
Chính quyền Quận Cam dự đoán khả năng
bắt đầu nới lỏng các hạn chế COVID-19
trong tháng 05/2020
Chính quyền quận Cam đang lạc quan về khả năng bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến dịch coronavirus trong tháng 05/2020, song vẫn tỏ ra thận trọng.Cơ quan y tế công cộng quận Cam tiếp tục báo cáo tin tốt về số ca nhiễm COVID-19 ổn định, trong khi tập trung đáp ứng lộ trình sáu điểm của thống đốc Gavin Newsom, gồm các thông số và công cụ cần thiết trước khi California có thể thực hiện các thay đổi lệnh buộc ở nhà của tiểu bang và các can thiệp khác cho COVID-19.
Mặc dù chính quyền dự kiến sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào tháng sau, một hạn chế khác bắt đầu có hiệu lực vào nửa đêm thứ Sáu (24 tháng 04), yêu cầu bất kỳ nhân viên ngành thiết yếu nào trong quận phải che mặt khi làm việc nếu có tiếp xúc với công cộng. Quy định này không áp dụng cho khách hàng, mặc dù nhân viên y tế quận khuyến khích mọi người đều thực hiện biện pháp này khi rời khỏi nhà.
Trong khi đó, các bãi biển, công viên và đường mòn ở quận Cam vẫn mở, tuy bãi đậu xe vẫn đóng cửa. Một ủy ban phục hồi kinh tế đã được thành lập để thảo luận về cách giúp cho các doanh nghiệp mở cửa trở lại và nhân viên trở lại làm việc, một khi tiểu bang cho phép. Các viên chức cho hay họ sẽ dựa trên cơ sở khoa học và dữ kiện để ra quyết định. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-quan-cam-du-doan-kha-nang-bat-dau-noi-long-cac-han-che-covid-19-trong-thang-05-2020/
Đô đốc Hải quân Mỹ đề nghị
phục chức cho hạm trưởng bị đình chỉ công tác
Viên chức hàng đầu của Hải quân Mỹ đã đề nghị phục chức cho hạm trưởng hàng không mẫu hạm bị bãi chức vì gửi email thống thiết kêu gọi các chỉ huy hành động nhanh hơn để bảo vệ các nhân viên của ông trước một đợt bùng phát virus corona, AP dẫn lời các quan chức nắm rõ cuộc điều tra cho biết vào ngày thứ Sáu.Đô đốc Mike Gilday đã đề nghị cho Đại tá Hải quân Brett Crozier trở lại tàu của ông, theo lời các quan chức phát biểu với AP trong điều kiện giấu tên vì kết quả cuộc điều tra vẫn chưa được công khai.
Nếu được chấp thuận, đề nghị này sẽ chấm dứt một vụ lùm xùm gây chấn động giới lãnh đạo Hải quân và đã khiến hàng ngàn thành viên trong đội ngũ nhân viên trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt phải lên bờ ở đảo Guam để cách li.
Ông Gilday đã họp với Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, vào ngày thứ Ba và với Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper vào sáng ngày thứ Sáu để đưa ra đề nghị của mình, theo AP. Một quan chức cho biết ông Esper đã yêu cầu trì hoãn bất cứ thông báo công khai nào trong khi ông xem xét đề nghị.
Hạm trưởng Crozier đột ngột bị bãi chức trước đó trong tháng này bởi quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly, người mà vài ngày sau đó cũng đệ đơn từ chức, sau khi ông gửi email cho một số viên chức hải quân cảnh báo về vụ bùng phát virus corona đang lan rộng và xin phép cách li phần lớn các nhân viên của ông ở trên bờ.
Tính đến ngày thứ Sáu, 856 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt đã xét nghiệm dương tính với virus và bốn người phải nhập viện. Một thủy thủ, đến từ bang Arkansas, đã chết và hơn 4.200 người trong số gần 5.000 thuyền viên đã được đưa lên đảo để cách li.
Ông Modly phàn nàn rằng ông Crozier đã “thể hiện sự suy xét cực kì kém cỏi” giữa cuộc khủng hoảng, nói rằng hạm trưởng đã gửi email tới quá nhiều người. Ông Modly cũng nói rằng ông Crozier đã cho phép thông tin nhạy cảm về tình trạng của con tàu được công khai.
Vài ngày sau đó, ông Modly bay ra tận con tàu và lên án ông Crozier qua loa phóng thanh phát tới thủy thủ đoàn. Ông Crozier, theo ông, có thể đã “quá ngây thơ hoặc quá ngu ngốc” để làm sĩ quan chỉ huy của con tàu.
Chỉ vài giờ sau khi phát biểu được truyền đi rộng rãi, ông Modly lên tiếng xin lỗi. Nhưng ngày hôm sau, đối diện với chỉ trích đổ về từ khắp nơi, ông này đệ đơn từ chức.
https://www.voatiengviet.com/a/do-doc-hai-quan-my-de-nghi-phuc-chuc-cho-ham-truong-bi-dinh-chi-cong-tac/5392081.html
Mỹ và đồng minh tập trận răn đe
các hoạt động phi pháp của TQ trên Biển Đông
Tàu hải quân Australia và Mỹ vừa tập trận tại Biển Đông để thể hiện sự “sự ủng hộ đối với hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” và lên án các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc gần đây.Bộ quốc phòng Australia cho biết, tàu khu trục lớp ANZAC vừa có cuộc tập trận với 3 tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông và đi qua vùng biển đang có tranh chấp trong khu vực. Theo đó, trong giai đoạn tàu tuần dương HMAS Parramatta triển khai tại khu vực Nam và Đông Nam Á nhằm củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực, các lực lượng Australia và Mỹ đã tiến hành tập trận nâng cao năng lực tương tác giữa hải quân hai nước, bao gồm cả việc bổ sung nhiên liệu trên biển, phối hợp các hoạt động trên không, diễn tập hàng hải và diễn tập liên lạc. Bộ quốc phòng Australia cũng khẳng định “Australia đã duy trì một chương trình can dự quốc tế mạnh mẽ với các nước trong và xung quanh khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ”.
Tàu tuần dương HMAS Parramatta là một trong số ba chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Leander cải tiến được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia. Lớp phụ Leander cải tiến đôi khi còn được gọi là lớp “lớp Perth” hoặc “lớp Amphion”, theo cái tên ban đầu của con tàu, HMS Amphion. Nó có trọng lượng choán nước 6.830 tấn, với chiều dài chung 562 foot 3.875 inch (269,72 m), chiều rộng mạn thuyền 56 foot 8 inch (17,27 m) và mớn nước 19 foot 7 inch (5,97 m). Khác biệt chủ yếu so với năm chiếc Leander ban đầu là những chiếc sau này có hệ thống động lực được tách thành hai ngăn kín nước riêng biệt trước và sau (hai turbine hộp số Parsons và hai nồi hơi ống nước Admiralty trong mỗi ngăn động lực), cho phép con tàu vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu một trong hai ngăn bị hư hại. Hệ thống động lực này tạo ra công suất 72.000 mã lực càng (54.000 kW) cho bốn chân vịt, có thể đẩy con tàu lên đến tốc độ tối đa 31,7 hải lý một giờ (58,7 km/h; 36,5 mph). Ở tốc độ tối đa, chiếc tàu tuần dương có thể đi được 1.780 hải lý (3.300 km; 2.050 mi), trong khi ở một vận tốc hiệu quả hơn 22,7 hải lý một giờ (42,0 km/h; 26,1 mph). Vũ khí chính trang bị cho lớp Leander là tám khẩu hải pháo BL 152 mm (6 inch) Mk XXIII bố trí trên bốn tháp pháo nòng đôi. Để phòng thủ ở tầm gần, con tàu được trang bị mười hai súng máy
Vickers.50 trên ba bệ bốn nòng cùng mười khẩu súng máy.303 inch Lewis và Vickers. Tám ống phóng ngư lôi 21-inch Mark VII được bố trí trên hai bệ bốn nòng.
Mặc dù chuyên gia quốc phòng cho rằng cuộc tập trận chung với Mỹ có thể đã được lên kế hoạch từ trước đó song việc thể hiện sức mạnh quyền lực được diễn ra đúng thời điểm có quốc gia bày tỏ mối lo ngại trước sự mở rộng của Trung Quốc trong khu vực. Cuộc tập trận ở Biển Đông giữa Australia và Mỹ được công bố vài ngày sau khi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện bằng cách thiết lập trái phép hai cơ quan hành chính trên các quần đảo ở Biển Đông; đồng thời khẳng định, bất chấp sự bùng phát của dịch Covid-19, Australia vẫn theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vùng biển chiến lược quan trọng đối với nước này.
Theo Reuters, các tàu của Mỹ và Australia đã hoạt động ở gần tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc và một tàu của Malaysia. Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc hồi cuối tuần qua bị phát hiện đang khảo sát ở gần một tàu của Công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas hoạt động tại Biển Đông. Các chuyên gia về quốc phòng tin rằng sự tham gia của Australia trong cuộc diễn tập này với Mỹ dường như đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra sự kiện vào lúc nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên đưa ra các tuyên bố chỉ trích Australia vì tăng cường hiện diện và can dự vào tranh chấp ở Biển Đông; cho rằng hành động của Australia chỉ khiến căng thẳng gia tăng và không hỗ trợ giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trên thực tế, Australia không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song khu vực này có ý nghĩa sống còn đối với Australia, nhất là việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa thương mại qua Biển Đông. Hiện hầu hết các tuyến đường thương mại của Australia đến khu vực Đông Bắc Á, Đông Á đều đi qua Biển Đông. Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott (10/2013) từng nhấn mạnh gần 60% thương mại của Australia đều thông qua Biển Đông. Chính vì vậy, việc hàng hóa, tàu thuyền tự do lưu thông không bị cản trở, kiểm soát ở Biển Đông là một trong những vấn đề được Australia đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, Australia đã đóng vai trò tích cực nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và giao lưu kinh tế cho các tuyến đường thương mại của Australia qua vùng biển này.
Không những vậy, việc Trung Quốc chiếm đóng, cải tạo phi pháp và trên khai vũ khí trên các thực thể nhân tạo ở Trường Sa, nhất là một số loại tên lửa có khả năng vươn tới một bộ phận lãnh thổ Australia đã đe dọa trực tiếp môi trường hòa bình và ổn định của Australia. Tình hình an ninh khu vực Biển Đông cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động giao thông hàng hải và vận chuyển hàng hóa, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thương mại của Australia. Ngoài ra, khi tình hình an ninh khu vực trở nên căng thẳng sẽ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Khi đó, Australia là nước có lợi ích thiết thực ở Biển Đông sẽ bị kéo theo và ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng, nhất là hoạt động của hải quân Australia.
Xuất phát từ lợi ích thiết thực của mình, Australia đang ngày càng tăng cường hiện diện và can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Về quan điểm chính thức, Australia tuyên bố sẽ không ủng hộ hoặc liên minh, liên kết với bất kỳ nước nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, khẳng định Australia giữ vai trò trung lập, nhưng kêu gọi các nước liên quan giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực không bị ảnh hưởng, lên án các hành động quân sự hóa trong khu vưc. Về mặt công khai, Australia bày tỏ thái độ trung lập trong vấn đề Biển Đông nhằm tránh gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng trên thực tế Australia vần ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Một mặt thông qua các kênh ngoại giao cùng các diễn đàn quốc tế để tạo áp lực yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành động phi pháp ở Biển Đông; mặt khác Australia tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, tích cực tham gia các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/34339-my-va-dong-minh-tap-tran-ran-de-cac-hoat-dong-phi-phap-cua-tq-tren-bien-dong.html
Giữa lúc đại dịch Covid-19,
Mỹ tăng cường hiện diện ở eo biển Đài Loan
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, giới cầm quyền Trung Quốc cho rằng Mỹ và cả thế giới phải tập trung đối phó với dịch bênh viêm đường hô hấp virus corona (dịch Covid-19) nên đã tranh thủ gia tăng áp lực đối với Đài Loan nhằm buộc chính quyền của bà Thái Anh Văn phải khuất phục.Tuy nhiên, có thể những người lãnh đạo Bắc Kinh đã tính toán nhầm bởi trên thực tế, hải quân và không quân Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện ở eo biển Đài Loan để hỗ trợ chính quyền của bà Thái Anh Văn chống lại sức ép từ Bắc Kinh.
Ngày 10/4/2020, đúng vào ngày dàn chiến đấu cơ của Trung Quốc tiến hành tập trận trên eo biển Đài Loan để hù dọa Đài Loan, hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường di chuyển qua eo biển Đài Loan. Một thông cáo hôm 11/4 của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết “con tàu đi qua eo biển Đài Loan là tàu USS Barry lớp Arleigh Burke, được triển khai tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 để hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Không chỉ điều tàu chiến đến khu vực eo biển Đài Loan, Mỹ còn điều máy bay đến khu vực này để đáp trả các hoạt động diễn tập của không quân Trung Quốc trên vùng biển phía Tây Đài Loan. Ngay sau khi dàn máy bay quân sự Trung Quốc (bao gồm oanh tạc cơ H-6, máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và chiến đấu cơ J-11) xuất hiện gần đảo Đài Loan hôm 10/4/2020, máy bay trinh sát Boeing RC-135U của không quân Mỹ đã bay qua eo biển Ba Sĩ. Các nhà quan sát cho rằng việc Mỹ điều động máy bay trinh sát Boeing RC-135U được xem là lời cảnh báo gửi tới Trung Quốc.
Sau khi bà Thái Anh Văn và Dân Tiến đảng tiếp tục giành thắng lợi vang dội trước Quốc Dân đảng (được Trung Quốc hậu thuẫn) trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan đầu năm 2020, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gia tăng sức ép quân sự lên chính quyền của bà Thái Anh Văn bất chấp dịch Covid-19.
Trước tình hình đó, hải quân Mỹ đã cho tăng cường hoạt động tuần tra qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện sự ủng hộ của Washington đối với Đài Loan trong việc tăng cường an ninh. Dù không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng Mỹ lại là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với Đài Loan trên trường quốc tế, cũng như trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan.
Hồi tháng 01/2020, chưa đầy một tuần sau khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử, Mỹ đã cho tàu chiến tiến hành tuần tra ở eo biển Đài Loan nhằm thể hiện sự ủng hộ kết quả bầu cử ở Đài Loan. Ngày 17/01/2020, một tàu khu trục tên lửa hành trình USS Shiloh (CG-67) đã đi qua eo biển Đài Loan.
Ngày 15/02/2020, tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) mang tên lửa dẫn đường băng qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông. Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 Mỹ điều tàu chiến đến eo biển Đài Loan. Sự việc diễn ra tiếp theo sau việc Mỹ triển khai 2 máy bay ném bom B-52 đến bờ Đông của Đài Loan và một chiến đấu cơ đa nhiệm vụ MJ-130J Commando II qua eo biển Đài Loan hôm 12/02 và triển khai một máy bay quân sự chống ngầm và do thám của Mỹ P-3 Orion ở mũi phía Nam của Đài Loan hôm 13/2.
Hoạt động của máy bay và tàu chiến Mỹ ở khu vực eo biển Đài Loan trong tháng 2 diễn ra sau khi các máy bay quân sự của Trung Quốc, gồm tiêm kích J-11, máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay ném bom H-6, bay qua eo biển Bashi ở miền Nam Đài Loan để tiến vào Tây Thái Bình Dương, trước khi trở về căn cứ thông qua eo biển Miyako.
Ngày 25/3/2020, tàu khu trục USS McCampbell có trang bị tên lửa dẫn đường (DDG-86) đi qua eo biển Đài Loan thực hiện tuần tra tự do hàng hải. Chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan vào thời điểm Bắc Kinh và Washington đang đổ lỗi cho nhau về đại dịch Covid-19. Các quan chức cao cấp Trung Quốc truyền bá thuyết âm mưu, đổ lỗi cho quân đội Mỹ đã bí mật đem virus corona đến Vũ Hán và làm dịch bệnh bùng phát; còn các quan chức Mỹ, kể cả Tổng thống Donald Trump luôn sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc” để mô tả về đại dịch đang tấn công nước Mỹ và khắp thế giới.
Ông Anthony Junco, người phát ngôn của Hạm đội 7 của Mỹ cho biết: “Việc chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Việc tàu chiến của hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan hôm 10/4 vừa qua là lần thứ tư trong năm nay. Như vậy, liên tục trong 4 tháng liền tàu chiến Mỹ đều đi qua eo biển Đài Loan. Các nhà quan sát nhận định hoạt động của tàu chiến Mỹ ở khu vực eo biển Đài Loan đã tăng dần lên. Nếu như trong năm 2018,
Mỹ 3 lần điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan thì năm 2019 đã tăng lên 9 lần và nếu tiếp tục với tần suất như từ đầu năm đến nay thì số lần chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay sẽ cao hơn các năm trước.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù đang phải tập trung mọi nỗ lực chống dịch Covid-19, kể cả trên tàu sân bay Mỹ, nhưng Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện cả hải quân lẫn không quân ở eo biển Đài Loan vì mấy lý do sau:
Một là, gửi thông điệp mạnh mẽ đến Bắc Kinh rằng bất cứ trong trường hợp nào Mỹ vẫn theo dõi sát sao những động thái gây hấn của Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Đài Loan; cảnh báo giới lãnh đạo Bắc Kinh chớ có lợi dụng tình hình dịch bệnh để hù dọa, gây hấn với các nước láng giềng, vượt mặt Mỹ ở khu vực.
Hai là, khẳng định Mỹ kiên trì triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và Đài Loan là một mắt xích quan trọng trong chiến lược này; eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế, Mỹ và các nước đều có quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế ở khu vực này.
Ba là, trong lúc các đồng minh của Mỹ phải tập trung đối phó với dịch Covid-19, không có điều kiện quan tâm nhiều tới khu vực, Mỹ cần thể hiện vai trò của siêu cường, tăng cường sự hiện diện ở đây để thay thế các đồng minh nhằm không tạo “khoảng trống quyền lực” tránh để Trung Quốc có thể lợi dụng để trục lợi.
Bốn là, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính quyền của bà Thái Anh Văn ở Đài Loan; Washington sẽ kiên trì thực hiện trách nhiệm bảo vệ Đài Loan theo Luật quan hệ với Đài Loan và Bắc Kinh đừng có gây ra quá nhiều áp lực” đối với Đài Loan.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump luôn hết sức coi trọng Đài Loan trong chính sách khu vực của Mỹ. Ông Donald Trump đã điện đàm với bà Thái Anh Văn ngay sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ khiến Bắc Kinh hết sức tức giận. Trong hơn 3 năm qua, kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan được nâng lên một mức mới cả trong việc tiếp xúc giữa quan chức hai bên lẫn trong quan hệ quốc phòng, an ninh.
Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, chính quyền của Tổng thống Donald Trump bán cho Đài Loan lượng lớn vũ khí, trang thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ đô la giúp Đài Loan nâng cao khả năng tự vệ trước sự đe dọa của Bắc Kinh. Mỹ cũng đã đón nhiều quan chức cấp cao của Đài Loan, mới đây nhất Mỹ đã đón ông Lại Thanh Đức, nhân vật số 2 trong chính quyền Đài Bắc và cũng là người có quan điểm công khai ủng hộ “Đài Loan độc lập”. Ông Lại Thanh Đức đã từng là Thủ tướng Đài Loan khi bà Thái Anh Văn là Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên và trong cuộc bầu cử đầu năm ông đã được bầu làm Phó Tổng thống Đài Loan nhiệm ký tới.
Sau khi bà Thái Anh Văn cùng ông Lại Thanh Đức và Dân tiến đảng giành thắng lợi vang dội trước Quốc dân đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan hồi đầu tháng 01/2020, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động quân sự xung quanh đảo Đài Loan, bất chấp đại dịch Covid-19 đang càn quét. Hành động đe dọa bắt nạt Đài Loan và các nước láng giềng của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải tăng cường hiện diện ở khu vực để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn ký ban hành Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường đồng minh quốc tế Đài Loan (TAIPEI) nhằm thể hiện sự ủng hộ của Washington đối với Đài Loan trong việc tăng cường mối quan hệ với các nước trên thế giới. Theo Đạo luật, Mỹ sẽ xem xét giảm cam kết kinh tế, an ninh và ngoại giao với các quốc gia có hành động quan trọng nhằm làm suy yếu Đài Loan.
Đạo luật này yêu cầu chính phủ gia tăng ủng hộ Đài Loan và sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ tới các quốc gia rằng sẽ có hậu quả cho việc ủng hộ những hành động của Trung Quốc gây tổn hại cho Đài Loan. Các chuyên gia cho rằng do vị trí quan trọng của Đài Loan trong triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và chính sách kiềm chế Trung Quốc, Mỹ cần sử dụng mọi công cụ để hỗ trợ Đài Loan trong việc chống lại sức ép từ Bắc Kinh. Sự tăng cường hiện diện của hải quân và không quân Mỹ ở eo biển Đài Loan, kể cả khi đang phải bận chống dịch Covid-19 là nằm trong mục tiêu này của Washington.
http://biendong.net/bien-dong/34338-giua-luc-dai-dich-covid-19-my-tang-cuong-hien-dien-o-eo-bien-dai-loan.html
Virus corona:
Tử vong toàn thế giới vượt quá 200.000
Hơn 200.000 người trên toàn thế giới đã chết vì virus corona, số liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy.Có hơn 2,8 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác nhận, theo kiểm đếm.
Việc này xảy ra sau khi số người thiệt mạng ở Mỹ đã vượt qua 50.000, trong bối cảnh nước này đang chịu đựng sự bùng phát nguy hiểm nhất thế giới.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc báo cáo cái chết đầu tiên liên quan đến virus corona vào ngày 11/1. Hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong.
Năm quốc gia đã báo cáo số người chết trên 20.000 mặc dù cách tính tử vong được tính rất khác nhau.
Hoa Kỳ, Ý và Tây Ban Nha có số ca tử vong được báo cáo cao nhất. Bộ Y tế Vương quốc Anh công bố hôm thứ Bảy rằng hơn 20.000 người đã chết vì virus corona tại các bệnh viện ở Anh.
Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel mô tả con số này là một “cột mốc bi thảm và khủng khiếp,” nói rằng “cả nước đang đau buồn”.
Vì dữ liệu hàng ngày của Vương quốc Anh không bao gồm những người chết tại nhà hoặc tại các viện dưỡng lão, nên con số thực sự chắc chắn sẽ cao hơn.
Pháp, quốc gia bao gồm các trường hợp tử vong tại các nhà chăm sóc trong thống kê của mình, cho biết số người chết đã tăng thêm 369 hôm thứ Bảy.
Đã có 22.614 tử vong vì virus ở Pháp kể từ đầu tháng 3, nhưng các quan chức y tế cho biết tỷ lệ tử vong ở bệnh viện đang giảm và số người được chăm sóc đặc biệt đã giảm trong mười bảy ngày liên tiếp.
Những diễn biến mới nhất
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những bệnh nhân đã khỏi sau khi nhiễm virus có thể vẫn sẽ bị nhiễm lại
Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo nói ông sẽ ủy quyền cho các nhà thuốc độc lập thực hiện các xét nghiệm cho Covid-19. Ông cho biết cũng sẽ mở rộng việc sàng lọc các kháng thể tại bốn bệnh viện, bắt đầu với những công nhân thiết yếu. Tiểu bang New York đã ghi nhận hơn 16.000 ca tử vong
Một trại trẻ mồ côi ở Bêlarut đã kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ sau khi 13 trẻ em khuyết tật và 10 nhân viên bị nhiễm virus
Sự tái phát ở một số vùng
Đầu tuần này, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh xu hướng tăng lên trong các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Châu Phi, Đông Âu, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng trong khi hầu hết dịch bệnh ở Tây Âu có vẻ ổn định hoặc đang suy giảm, đối với nhiều quốc gia, căn bệnh này mới chỉ bắt đầu.
“Và một số (quốc gia) bị ảnh hưởng sớm trong đại dịch hiện đang bắt đầu thấy nhiều trường hợp tái phát,” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52429590
Virus Vũ Hán ngày 26/4:
Gần 3 triệu người nhiễm bệnh, hơn 200.000 ca tử vong
Hải LamTheo cập nhật của Worldometers lúc 7h21 ngày 26/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.919.336 ca nhiễm, trong đó 203.154 người đã tử vong và 836.612 người khỏi bệnh.
Số ca tử vong thực tế trên thế giới còn cao hơn so với con số được công bố vì nhiều quốc gia không báo cáo các trường hợp tử vong được ghi nhận tại các viện dưỡng lão và ngoài bệnh viện. Hơn 1/2 số ca tử vong trên thế giới đến từ Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.
Châu Á và châu Mỹ Latinh báo cáo hơn 7.000 ca tử vong, trong khi khu vực Trung Đông báo cáo lên tới 8.800 ca và châu Phi là hơn 1.300 ca.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Khu vực châu Âu
Một phát ngôn viên của Phố Downing hôm 25/4 xác nhận, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ trở lại làm việc vào thứ Hai tới (27/4), sau một thời gian vắng mặt vì nhiễm Covid-19. Chính phủ Anh đang phải
đối mặt với áp lực về nền kinh tế khủng hoảng do lệnh phong tỏa, trong khi số người chết vì Covid-19 vượt quá 20.000.
8 đơn vị xét nghiệm nCov đi động đã băt đầu đi khắp nước Anh, để giúp chính phủ đạt mục tiêu xét nghiệm 100.000 ca mỗi ngày. Hơn 96 đơn vị di động sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng 5.
Văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết trong một thông cáo, ông Edouard Philippe sẽ thảo luận với Nghị viện về kế hoạch nới phong tỏa đất nước vào ngày 28/4. Sau đó, các Nghị sĩ sẽ bỏ phiếu. Tổng thống Emmanuel Macron ra lệnh phong tỏa đất nước vào ngày 17/3 – 10/5. Ông Macron đang có dự định nới phong tỏa và mở lại các trường học, mặc dù chính phủ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm 25/4 thông báo nới lệnh phong tỏa, cho phép người dân được tập thể dục một mình từ ngày 2/5 nếu số ca nhiễm nCov tiếp tục giảm. Người trong một nhà sẽ được phép đi dạo ngắn cùng nhau. Từ 26/4, trẻ em dưới 14 tuổi được phép ra ngoài chơi trong vòng 1 giờ, từ 9h – 21h, bán kính 1km tính từ nhà. Người lớn có thể đi cùng với tối đa 3 trẻ em và phải tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. Ông Sanchez cũng thông báo kế hoạch nới hạn chế với tốc độ khác nhau ở từng khu vực, tùy thuộc vào việc người dân có đáp ứng các tiêu chí do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập hay không.
Serbia đã gửi bốn máy bay chở thiết bị y tế bao gồm găng tay, khẩu trang và bộ đồ bảo hộ đến Ý vào hôm 25/4 để hỗ trợ nước này chống dịch Covid-19. Tổng thống Serbia cho biết bốn máy khác chở đồ quyên tặng sẽ tiếp tục tới Ý trong hai ngày tới.
Khu vực châu Mỹ
Tính đến 7h21 ngày 26/4, Mỹ ghi nhận 960.525 ca nhiễm, trong đó 54.248 người đã tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới. Phát biểu tại họp báo hôm 25/4, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho hay bang này ghi nhận khoảng 1.100 ca nhiễm mới, gọi đây là “tin tương đối tốt” vì mức tăng hàng ngày đã giảm so với trước đó. Tổng số ca nhiễm hiện tại ở tâm dịch nước Mỹ hiện là hơn 282.000, trong đó 21.283 người chết.
Tàu bệnh viện Hải quân Mỹ USNS Comfort có nhiệm vụ giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện ở New York trong đại dịch Covid-19, sắp rời đi. Tính đến ngày 25/4, con tàu bệnh viện 1.000 giường đã điều trị cho 182 bệnh nhân. Chỉ còn một bệnh nhân trên tàu vào tối 25/4.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Ấn Độ cho phép các cửa hàng trong khu dân cư mở cửa trở lại từ hôm 25/4, hơn một tháng sau khi nước này bị phong tỏa. Việc bán rượu và các mặt hàng không thiết yếu khác tiếp tục bị cấm và không có cửa hàng nào ở các khu chợ lớn hoặc trung tâm mại được phép mở lại cho đến ngày 3/5.
Pakistan nới hạn chế từ 25/4, cho phép một số ngành công nghiệp và thương mại làm việc trở lại nhưng cần tuân theo theo hướng dẫn an toàn của chính phủ. Chính phủ cũng cho phép các buổi cầu nguyện trong tháng Ramadan, ngoại trừ tỉnh Sindh. Sri Lanka gia hạn đình chỉ hoạt động của hãng hàng không SriLankan đến ngày 15/5.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận gần 38.000 ca nhiễm, hơn 1.300 ca tử vong. 3 vùng dịch lớn nhất khu vực là Singapore, Indonesia và Philippines.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Tổng thống Hassan Rouhani hôm 25/4 nói rằng Iran nên lập kế hoạch kinh tế trong trường hợp tình huống xấu nhất xảy ra là đất nước bị gián đoạn gần 1 năm vì dịch Covid-19. Iran là một trong những quốc gia Trung Đông bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh và là một trong những quốc gia có số người chết cao nhất thế giới.
Theo một bức thư mà Reuters biết được hôm 25/4, các thống đốc bang của Nigeria đã đề nghị Tổng thống Muhammadu Buhari phê chuẩn việc bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Văn phòng Tổng thống từ chối bình luận về việc ông Buhari đã nhận được bức thư hay chưa. Hai nguồn tin từ văn phòng tổng thống cho biết yêu cầu này đã được đưa ra dưới hình thức gợi ý cho lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19. Nguồn tin cho biết thêm lực lượng đặc nhiệm sẽ chuyển đề nghị của các thống đốc cho Tổng thống vào hôm 26/4.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-coron
Theo Reuters, AP
Hải Lam tổng hợp
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-ngay-26-4-gan-3-trieu-nguoi-nhiem-benh-hon-200-000-ca-tu-vong.html
Thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo WHO từ chức
đạt mốc một triệu chữ ký
Đã có hơn một triệu người, trong đó có nhiều người Việt, ký vào thỉnh nguyện thư, yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì cách thức ông xử lý đại dịch virus Corona.Tính tới sáng ngày 26/4 (giờ Washington), có 1.015.405 người đã ký vào lời kêu gọi người đứng đầu của cơ quan y tế thuộc Liên Hợp Quốc từ nhiệm, vượt quá con số một triệu ban đầu mà những người tổ chức đặt ra.
Thỉnh nguyện thư viết rằng ông Tedros “không phù hợp với vị trí Tổng giám đốc WHO” cũng như cáo buộc ông “tin vào con số người chết và nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp cho mình mà không điều tra”.
Với sự ủng hộ gia tăng, mục tiêu tiếp theo của những người vận động là có 1,5 triệu người ký vào thỉnh nguyện thư mà cho tới nay WHO hay cá nhân ông Tedros chưa có phản hồi trực tiếp.
Trên Twitter hôm 25/4, Văn phòng Đại diện Liên Hợp Quốc ở Geneva dẫn lời ông Tedros nói rằng “tập trung đánh bại đại dịch và cứu mạng người là điều tôi quan tâm nhất lúc này”.
XEM THÊM:
Người Việt cùng gần triệu cư dân mạng kêu gọi lãnh đạo WHO từ chức
Hôm 16/4, 17 nhà lập pháp Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã viết thư tới Tổng thống Trump, bày tỏ hậu thuẫn quyết định ngưng cung cấp ngân quỹ cho WHO, đồng thời cho rằng Hoa Kỳ chỉ nên tiếp tục cấp tiền với điều kiện ông Tedros từ chức.
Trả lời VOA Việt Ngữ từ Sydney, Australia, ký giả Nguyễn Vy Túy, vốn ủng hộ thỉnh nguyện thư, nói rằng ông Tedros “chịu trách nhiệm rất lớn trong việc đưa toàn cầu đến thảm nạn”.
Ông cũng cho rằng việc nhiều người Việt tham gia ký vào lời kêu gọi ông Tedros từ chức còn vì yếu tố Trung Quốc.
Tính tới ngày 26/4, theo Đại học Johns Hopkins, có gần 3 triệu người nhiễm virus Corona trên toàn thế giới và số người tử vong vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã lên tới 203 nghìn người.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%89nh-nguy%E1%BB%87n-th%C6%B0-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-who-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BA%A1t-m%E1%BB%91c-m%E1%BB%99t-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%AF-k%C3%BD/5392650.html
Liên Minh Châu Âu sửa đổi báo cáo về COVID-19
vì áp lực của Trung Cộng
Tin từ BRUSSELS. Vì phải chịu đựng áp lực nặng nề từ Bắc Kinh, trong tuần này, các viên chức Liên minh châu Âu đã giảm bớt những chỉ trích của họ đối với Trung Cộng trong một báo cáo về cách các chính phủ thúc đẩy sự sai lệch thông tin về đại dịch coronavirus.Trước tiên, các viên chức châu Âu trì hoãn và sau đó viết lại tài liệu trên theo cách làm giảm sự tập trung vào Trung Cộng. EU thực hiện cách tiếp cận Trung Cộng hoàn toàn khác so với lập trường đối đầu mà chính quyền tổng thống Trump áp dụng.
Theo thông tin mà tờ New York Times thu thập được, báo cáo ban đầu của EU cũng không có gì căng thẳng mà chỉ báo cáo những thông tin đã được công khai và những tin tức mới. Báo cáo ban đầu trích dẫn những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế đề cập đến nguồn gốc của coronavirus ở Trung Cộng, đồng thời đề cập đến việc đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã truyền bệnh ra quốc tế.
Báo cáo trên cũng lưu ý rằng Bắc Kinh đã chỉ trích Pháp là phản ứng chậm với đại dịch, và đưa ra những cáo buộc sai lầm rằng các chính trị gia Pháp sử dụng những lời lẽ kỳ thị chủng tộc đối với người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới. Báo cáo còn nhấn mạnh những nỗ lực của Nga nhằm thúc đẩy thông tin y tế sai lệch và gây mất lòng tin vào các tổ chức phương Tây. Tuy nhiên, Trung Cộng đã nhanh chóng ngăn chặn việc phát hành tài liệu này.
Báo cáo đã chuẩn bị để xuất bản nhưng các viên chức cao cấp lại ra lệnh sửa đổi để làm dịu bớt lời lẽ trong báo cáo này. Đoạn nói về việc Trung Cộng đánh lạc hướng thông tin toàn cầu về đại dịch COVID
19 đã bị xóa khỏi báo cáo trên, đồng thời mọi đề cập đến tranh chấp giữa Trung Cộng và Pháp cũng bị xóa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/lien-minh-chau-au-sua-doi-bao-cao-ve-covid-19-vi-ap-luc-cua-trung-cong/
Nhóm nghị sĩ Bảo thủ Anh
‘muốn soi tham vọng Trung Quốc’
Một nhóm nghị sĩ trong đảng Bảo thủ ở Anh kêu gọi cần hiểu rõ hơn tham vọng kinh tế và vai trò toàn cầu của Trung Quốc sau khi khủng hoảng virus corona kết thúc.Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Virus corona: Bệnh nhân đầu tiên ở Anh được tiêm thử nghiệm vaccine
TQ ‘non tay’ khi chọc giận báo chí Đức?
Nhóm này do nghị sĩ Tom Tugendhat, một người chỉ trích Trung Quốc trong vụ Covid-19, dẫn đầu.
Ông nói nhóm có tên China Research Group không phải là nhằm chống Trung Quốc.
Ông bảo nhóm này sẽ “khảo sát cơ hội để giao thiệp” với Trung Quốc và tìm hiểu mục tiêu kinh tế của họ.
Ông nói: “Việc che giấu thông tin lâu dài của Bắc Kinh đóng góp vào khủng hoảng đang diễn ra.”
“Đảng Cộng sản đang dùng tình hình khẩn cấp hiện thời để xây dựng ảnh hưởng toàn thế giới.”
Ông Tugendhat hiện đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh.
Ông cáo buộc Trung Quốc “làm giả số liệu” trong khủng hoảng Covid-19.
Ông nói với BBC: “Điều đáng quan tâm về Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là họ thiếu số liệu mà họ cố tình làm giả số liệu.”
Phản ứng lại, Chen Wen, từ Sứ quán Trung Quốc ở London, nói việc phong tỏa Vũ Hán đã giúp giảm “77%” sự lây lan ra thế giới.
“Nhân dân Trung Quốc trả giá cao cho việc đó,” bà Chen nói.
Bà Chen Wen nói “đoàn kết và hợp tác” là cách duy nhất thắng virus.
Còn nghị sĩ Anh Tugendhat cho hay nhóm mới của ông gồm thêm 8 nghị sĩ Bảo thủ khác, như Damian Green.
Nhóm này cũng sẽ tìm hiểu hậu quả của công nghệ mới 5G, nhân tranh cãi về Huawei.
Họ cũng sẽ khảo sát chính sách ngoại giao của Trung Quốc với các vùng nghèo hơn trên thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52427681
Hiệu ứng domino – thêm một thành phố của Thụy Điển
cắt đứt quan hệ hữu nghị với địa phương TQ
Sau khi hai thành phố Linkoping và Orebro của Thụy Điển gần đây tuyên bố hủy bỏ quan hệ hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc, ngày 22 tháng 4 thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển là Gothenburg cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ hữu nghị với Thượng Hải.Nhật báo “Dagens Nyheter” của Thụy Điển cho hay, Gothenburg – thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển, vào ngày 22 tháng 4 đã tuyên bố chấm dứt mối quan hệ hữu nghị kéo dài 34 năm với Thượng Hải.
Ông Axel Josefson, Chủ tịch Hội đồng thành phố Gothenburg, nói: “Về cơ bản chúng tôi không có giao lưu nhiều với Thượng Hải, do vậy chúng tôi quyết định không tiếp tục duy trì quan hệ thành phố thân thiện với Thượng Hải nữa”.
Những tháng gần đây, vì ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và đàn áp những “người thổi còi” trong nước, khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng trên thế giới, làm hơn 2,2 triệu người nhiễm bệnh, 170.000 người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế khó mà ước tính được. Giới lãnh đạo Trung Quốc bị cả xã hội quốc tế lên án.
Bài báo nói rằng ngày càng nhiều người Thụy Điển trong thời gian này đã nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ và họ rất phẫn nộ với những tuyên bố sai lệch của truyền thông ĐCSTQ, với người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Gần đây, rất nhiều thành phố của Thụy Điển, bao gồm thành phố Linkoping và Orebro đã lần lượt đã tuyên bố hủy bỏ hợp tác hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc.
Trước đây, Thụy Điển từng có 116 thành phố thiết lập quan hệ hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc và hiện có gần 100 thành phố đã ngừng mối quan hệ hợp tác này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34335-hieu-ung-domino-them-mot-thanh-pho-cua-thuy-dien-cat-dut-quan-he-huu-nghi-voi-dia-phuong-tq.html
Covid-19: Bất đồng giữa chính phủ Pháp
và Hội Đồng Khoa Học về ngày mở lại trường học
Minh AnhVào lúc tình hình dịch bệnh tại Pháp tiếp tục có những dấu hiệu tích cực, chính quyền ráo riết chuẩn bị kế hoạch dỡ dần lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, ngày nhập học trở lại được quyết định vào ngày 11/05/2020, vào hôm qua 25/04 đã bị Hội Đồng Khoa Học chỉ trích là một “quyết định chính trị”.
Tính đến ngày 25/04/2020, Pháp đã có 22.614 ca tử vong, trong đó có 369 ca mới trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên tổng số bệnh nhân phải nằm viện và những trường hợp nguy kịch nằm trong các khoa hồi sức vẫn tiếp tục giảm nhẹ.
Vào lúc thủ tướng Edouard Philippe chuẩn bị công bố “chiến lược dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc” ngày thứ Ba 28/04, bao gồm cả việc mở lại trường học dự kiến bắt đầu từ ngày 11/05, Hội Đồng Khoa Học đã có phản ứng cho đấy là một “quyết định chính trị” và cho công bố một bản ghi nhớ tối thứ Bảy 25/4.
AFP cho biết trong bản đề nghị gởi đến chính phủ ghi ngày 20/04, định chế này khuyến nghị chính phủ “tiếp tục đóng cửa nhà trẻ, các trường học từ mầm non cho đến bậc trung học và đại học cho đến tận tháng Chín“.
Hội Đồng cho rằng “nguy cơ lây nhiễm tại những điểm tụ tập đông người như các trường học và đại học là rất cao, trong khi các biện pháp cách giãn cách an toàn là khó thực hiện ở trẻ nhỏ“.
Trước quyết định được cho “mang tính chính trị ” của chính phủ, Hội Đồng Khoa Học khuyến nghị việc đeo khẩu trang ở cấp hai và cấp ba. Hội đồng cũng nhìn nhận thách thức xã hội là khá lớn, “đặc biệt là đối với những trẻ thuộc diện được lưu ý theo dõi và gia đình của những trẻ này. Việc không được đến trường có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng các em bị ngược đãi”.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200426-covid-19-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-gi%E1%BB%AFa-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-ph%C3%A1p-v%C3%A0-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-khoa-h%E1%BB%8Dc-v%E1%BB%81-ng%C3%A0y-m%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%8Dc
Thụy Điển đóng cửa toàn bộ Học viện Khổng Tử
Hải LamTờ The Times ngày 21/4 đưa tin, Thụy Điển đã đóng cửa lớp học cuối cùng của Viện Khổng Tử, trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu chấm dứt các chương trình giáo dục văn hóa do nhà nước Trung Quốc tài trợ.
Năm 2005, Trung Quốc đã đặt Viện Khổng Tử đầu tiên tại Đại học Stockholm ở Thụy Điển và là Viện Khổng Tử đầu tiên ở châu Âu. Học viện này đã đóng cửa vào năm 2015.
Vào tháng 12 năm ngoái, Thụy Điển đã đóng cửa toàn bộ 4 Viện Khổng Tử ở nước này, chỉ giữ lại lớp học của một Viện Khổng Tử ở thành phố phía Nam Falkenberg. Tuy nhiên, lớp học cuối cùng này đã bị đóng cửa từ tuần trước. Theo The Times, chính phủ Thụy Điển lo ngại về những nỗ lực tẩy não của Bắc Kinh đối với học sinh địa phương.
Ông Bjorn Jerden, người phụ trách các dự án châu Á của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thụy Điển bình luận rằng điều này cho thấy sự thay đổi trong thái độ của Thụy Điển đối với Trung Quốc.
Từ năm 2004, chính phủ Trung Quốc đã thành lập nhiều Viện Khổng Tử ở nhiều trường đại học ở nước ngoài. Tờ Breitbar cho biết, Học viện Khổng Tử là tổ chức do nhà nước Trung Quốc tài trợ được thành lập tại các trường học trên khắp thế giới. Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng các học viện giúp quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thì các nhà phê bình nói rằng Bắc Kinh sử dụng chương trình này để thao túng các trường đại học, thực hiện tuyên truyền và đe dọa các nhà tư tưởng không ủng hộ ĐCSTQ.
Theo The Economist, cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ Lý Trường Xuân (Li Changchun) đã mô tả các Viện Khổng Tử là một phần quan trọng của việc thiết lập tuyên truyền của Trung Quốc ở nước ngoài.
Nhiều nước trên thế giới đã đóng cửa các Viện Khổng Tử của Trung Quốc, trong đó có Hoa Kỳ, Úc và Canada.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuy-dien-dong-cua-toan-bo-hoc-vien-khong-tu.html
Vì Covid-19,
Thổ Nhĩ Kỳ hoãn nhận tên lửa S-400 của Nga
Minh AnhĐợt giao tên lửa S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến cho ngày 30/04/2020 tới đây sẽ không diễn ra. Số tên lửa này cũng sẽ không biết ngày nào có thể được giao trong vòng nhiều tháng.
Lý do chính thức được đưa ra là do tình hình dịch bệnh. Thế nhưng, trong tuần này, ngày 22/04/2020, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã cho hạ lãi suất chỉ đạo lần thứ 8. Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Cùng với việc kinh tế toàn cầu bị suy thoái đe dọa, đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bao nước khác, đây không phải là lúc để Ankara mạo hiểm với các trừng phạt kinh tế để trang bị tên lửa S-400.
Lý do thứ hai là chính quyền tổng thống Recep Tayyip Erdogan không muốn « chọc giận » Mỹ. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đang cần chút dưỡng khí, và Ankara nghĩ đến cú hích kín đáo của Ngân hàng Trung ương Mỹ thông qua tỷ giá hối đoái.
Hồ sơ Syria cũng là một vấn đề quan trọng đối với Ankara. Bị sa lầy trong cuộc xung đột, thiệt hại nhiều binh sĩ, cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ không còn được người dân ủng hộ.
Đây cũng là cơ hội để phe đối lập gia tăng áp lực đòi triển khai số tên lửa này ở biên giới với Syria nhằm hỗ trợ cho các lực lượng quân đội. Điều này có thể gây khó khăn cho phía Nga.
Khi thông báo tạm hoãn trang bị số tên lửa này, Erdogan có thể kéo dài thêm thời gian để không làm phật lòng cả Nga và Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200426-vi%CC%80-covid-19-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-ho%C3%A3n-nh%E1%BA%ADn-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-s-400-c%E1%BB%A7a-nga
Vì sao virus Vũ Hán
lan rộng đến Hoàng gia Ả Rập Saudi?
Thiện LanVirus Vũ Hán đã lan rộng đến Hoàng gia Ả Rập Saudi với 150 thành viên hoàng gia được cho là đã nhiễm Covid-19.
Theo tờ The New York Times ngày 8/4, cháu trai vua Salman, Hoàng tử Faisal bin Bandar bin Abdulaziz Al Saud, được xác nhận đang được chăm sóc đặc biệt do các biến chứng của Covid-19.
Tờ The Epoch Times từng nhận định trong một bài viết rằng, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc bởi virus Vũ Hán đều có chung một điểm: quan hệ gần gũi hoặc hưởng lợi từ Bắc Kinh. Hãy xem nhận định này đúng không đối với Ả Rập Saudi.
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Ả Rập Saudi và chính quyền Trung Quốc được cho là có mối quan hệ vững chắc về kinh tế. Ả Rập Saudi là nhà sản xuất dầu và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, khi nhập khẩu 70% lượng dầu thô mà Ả Rập Saudi tinh chế, đồng thời cũng là nước có mức tiêu thụ chiếm gần một nửa mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của nước này.
Vào tháng 1/2016, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Ả Rập Saudi. Trong chuyến công du của ông Tập, Trung Quốc và Ả Rập Saudi đã thỏa thuận tăng cường quan hệ song phương và nâng tầm thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trong chuyến công du này, một loạt các thỏa thuận đã được ký kết bao gồm các lĩnh vực như năng lượng, truyền thông, môi trường, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Tiếp theo, vào tháng 3/2017, Quốc vương Salman trong một chuyến công du tới Trung Quốc đã chứng kiến việc ký kết các thỏa thuận giữa hai nước trị giá tới 65 tỷ USD.
Ngoài ra, vào tháng 11/2019, cả hai nước đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đỏ. Theo báo chí của Ả Rập Saudi, cuộc tập trận nhằm mục đích “xây dựng niềm tin, tăng cường hợp tác giữa Hải quân Hoàng gia Ả Rập và Hải quân Nhân dân Trung Quốc, trao đổi và phát triển kinh nghiệm trong lĩnh vực chống khủng bố hàng hải và cướp biển”.
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Theo Tập đoàn Oxford Business Group (OBG), một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Ả Rập Saudi là quốc gia có số lượng dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) cao thứ tư theo khối lượng (106) và cao thứ hai theo giá trị (195,7 tỷ USD).
Cụ thể, vào ngày 14/2/2019, Powerchina, nhà thầu EPC lớn nhất của Trung Quốc tại Ả Rập Saudi đã thắng thầu dự án xây dựng giám sát đường bộ của Ả Rập Saudi.
Tiếp theo, vào ngày 22/2/2019, Saudi Aramco thuộc sở hữu của chính phủ Ả Rập Saudi đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh với tập đoàn Trung Quốc Norinco để phát triển một khu phức hợp lọc hóa dầu tại thành phố Panjin, một dự án trị giá hơn 10 tỷ USD.
Tương tự, vào ngày 24/2/2019, Công ty Nhà ở Quốc gia Ả Rập Saudi (NHC) và Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC) đã ký một thỏa thuận trị giá 666,7 triệu USD để xây dựng hơn 5.000 đơn vị nhà ở tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Saudi.
Theo cơ quan Đầu tư Tổng hợp Ả Rập Saudi (Sagia), vào ngày 27/2/2019, Ả Rập Saudi và Trung Quốc đã ký 35 biên bản ghi nhớ (MoU) trị giá hơn 28 tỷ USD. Các thỏa thuận đã được thống nhất tại Diễn đàn Đầu tư Ả Rập – Trung Quốc tại Bắc Kinh, nơi có sự tham dự của Hoàng tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud và một số Bộ trưởng cao cấp khác bao gồm Khalid al-Falih, Bộ trưởng năng lượng của vương quốc.
Chào đón Huawei
Năm 2018, Công ty Viễn thông Saudi (STC) đã đồng ý triển khai mạng 5G với Tập đoàn Huawei. Và đến tháng 1/2019, Huawei Ả Rập Saudi chính thức khai trương phòng trưng bày đầu tiên tại thủ đô Riyadh, được cho là tiền đồn lớn nhất của tập đoàn Huawei ở Trung Đông.
Tháng 2/2019, Công ty Viễn thông Ả Rập Saudi đã ký hợp đồng “Dự án Khát vọng” với Huawei, trong đó sẽ hiện đại hóa mạng không dây E2E và xây dựng mạng 5G.
Zain KSA, một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu ở khu vực Trung Đông và là một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực viễn thông Ả Rập Saudi, đã ra mắt dịch vụ 5G trên toàn quốc thông qua mạng 5G do Huawei cung cấp vào tháng 10/2019.
Mở Viện Khổng Tử
Vào ngày 10/6/2019, Đại học danh tiếng King Saud (KSU) của Ả Rập Saudi đã đồng ý xây dựng Học viện Khổng Tử trong khuôn viên trường.
Quyết định này của trường Đại học King Saud được cho là đi ngược lại xu thế chung khi vào thời điểm đó, nhiều quốc gia và trường đại học trên thế giới đã đóng cửa Viện Khổng Tử của Trung Quốc. Tính
đến tháng 7/2019, ít nhất 13 trường đại học ở Mỹ đã bỏ Học viện Khổng Tử. Các trường đại học ở Đức, Pháp, Thụy Điển và Canada cũng liên tục cắt đứt hợp tác với viện này.
Các viện Khổng Tử được biết đến như một công cụ của Bắc Kinh để phát triển sức mạnh mềm của họ ở nước ngoài và tiến hành các hoạt động gián điệp.
Ông Tom Tugendhat, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Anh đã viết trong một bài báo đăng trên tờ Daily Mail rằng: “Sự thật là đại dịch virus corona đã tiết lộ những gì mà nhiều người trong chúng ta đã biết trong nhiều năm rằng, sự phụ thuộc kinh tế của chúng ta vào Trung Quốc làm giảm sự tự chủ và phải trả giá rất cao”.
Theo The Epoch Times
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-virus-vu-han-lan-rong-den-hoang-gia-a-rap-saudi.html
Nhật Bản quan ngại về những hành vi phi pháp
của TQ ở Biển Đông và Hoa Đông
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu (21/4) phản đối Trung Quốc gia tăng các hoạt động trong khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời cho rằng những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.Trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, hai bên đã đề cập đến diễn biến tình hình Biển Đông và Hoa Đông. Ông Motegi Toshimitsu đã đề cập tới việc gần đây Trung Quốc thông qua quyết định thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” – mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời truyền đạt lập trường lo ngại của Nhật Bản trong vấn đề này, và cho rằng hành động nêu trên sẽ làm dấy lên bất ổn trong khu vực. Liên quan đến hành vi mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Bộ trưởng Ngoại giao Motegi cũng đã kháng nghị trực tiếp lên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấp dứt các hành động tương tự.
Được biết, thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục cho tàu chiến đi vào vùng biển của Nhật Bản. Theo số liệu thống kế, các tàu Trung Quốc đã 7 lần xâm phạm vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong năm nay. Lần gần đây nhất xảy ra hôm 17/4, khi 4 tàu hải cảnh đi qua khu vực này khoảng 90 phút trước khi rời đi. Không những vậy, Trung Quốc còn thường xuyên điều máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát tuần tra, hoạt động trái phép trong không phận của Nhật Bản. Trong năm tài khóa 2019 kéo dài từ ngày 1/4/2019 – 31/3/2020, lực lượng phòng không Nhật Bản (JASDF) đã 675 lần điều động tiêm kích lên đường đánh chặn các máy bay của lực lượng không quân (PLAAF) và không hải quân (PLANAF) của Trung Quốc. Theo đó, với 675 lần JASDF điều động tiêm kích đánh chặn các máy bay quân sự của PLAAF /PLANAF cho thấy so với năm trước, con số này đã tăng 5,8%.
Được biết, Trung Quốc và Nhật Bản tồn tại tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, khu vực này là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp hòa bình, mà trong đó trực tiếp là đàm phán song phương giữa hai bên để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận gác lại tranh chấp, để giải quyết khi có điều kiện chín mùi và đưa ra cam kết không có các hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc đã có nhiều hành động đơn phương nhằm củng cố chứng cứ pháp lý, tuyên truyền chủ quyền, áp đặt các biện pháp quản lý… tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku khiến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước gia tăng và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đi vào bế tắc.
Để đáp trả và bảo vệ chủ quyền, Chính phủ Nhật Bản nhiều lần tái khẳng định Điếu Ngư/Senkakunthuộc chủ quyền của Nhật Bản và trên thực tế, khu vực này đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản; quần đảo Điếu Ngư/Senkaku không tồn tại tranh chấp; Nhật Bản sẵn sàng giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Hiến chương Liên hợp quốc. Thời gian gần đây, để đối phó với các hành động cứng rắn của Trung Quốc ở Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh chính sách quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đảm bảo an toàn cho ngư dân khi đánh bắt cá trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự,
Nhật Bản sẽ tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của nước này trước các tuyên bố và hành động cứng rắn đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku; tích cực ủng hộ và tăng cường ngoại giao với một số nước ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông để tạo ra một thế trận thống nhất, đối phó với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Không những vậy, Nhật Bản còn đang tiếp tục cung cố chứng cứ và hồ sơ pháp lý, sẵn sàng đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài liên quan. Đồng thời, Lực lượng tuần duyên của Nhật Bản sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản trong khu vực chủ quyền của mình ở Hoa Đông.
Bên cạnh đó, Biển Đông là vùng biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản về cả chính trị – an ninh và thương mại. Việc nước này tăng cường hiện diện và triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, hòa bình ổn định ở Biển Đông là nhằm đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, phân tán sự chú ý và nguồn lực trong tranh chấp Hoa Đông với Nhật Bản bởi nếu thành công ở Biển Đông. Từ năm 2010 đến nay, chính sách quốc phòng của Nhật Bản có một thay đổi lớn, trong đó nhấn mạnh nhu cầu thay đổi chính sách tiếp cận từ bị động sang chủ động, linh hoạt và mang tính tấn công. Vì vậy chính sách của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông hiện nay được thể hiện qua việc chủ động, tích cực tăng cường các mối quan hệ song phương và đa phương trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao, kinh tế với ASEAN, các quốc gia tranh chấp Biển Đông (đặc biệt là Philippines, Việt Nam) và Mỹ.
Để đạt được các mục tiêu trên, Nhật Bản là tích cực tham gia vào các cơ chế đối thoại đa phương của ASEAN. Đối với phương thức này, Nhật Bản luôn tích cực, chủ động tham gia vào các cơ chế an ninh do ASEAN làm chủ đạo, như ARF, ADMM, EAS; đồng thời chủ động lên tiếng ủng hộ các tuyên bố của ASEAN, các quốc gia tranh chấp trong khu vực về vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng chủ động đưa ra các sáng kiến thành lập các cơ chế thảo luận ở mức độ rộng lớn về vấn đề hàng hải. Ngoài ra, Nhật Bản tập trung nhiều hơn vào các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trong lĩnh vực an ninh biển tại các cơ chế hợp tác ASEAN, đặc biệt là các vấn đề có mối quan hệ với tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông.
Tuy nhiên, dù tích cực, chủ động và được các quốc gia khu vực cũng như đồng minh Mỹ ủng hộ, nhưng sự can dự của Nhật Bảo vào vấn đề Biển Đông còn có những cản trở ảnh hưởng nhất định đến tiến trình thực hiện. Theo đó, so với Mỹ và Trung Quốc, vai trò và tầm ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao của Nhật Bản còn hạn chế, do vậy Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực về các vấn đề an ninh cũng như vấn đề Biển Đông; do những hạn chế về hiến pháp, nội bộ, việc tăng cường hợp tác quân sự (bên ngoài lãnh thổ) sẽ gặp những khó khăn nhất định. Điều đó cũng phần nào giải thích vì sao nhiều quốc gia khu vực vẫn nhìn nhận Nhật Bản là quốc gia, đối tác kinh tế hơn là quân sự, chính trị. Ngoài ra, Nhật Bản không phải là bên tranh chấp, cùng với đó là quá khứ quân phiệt, đây sẽ là những nhân tố mà Trung Quốc khai thác để gây áp lực và cản trở sự điều chỉnh chính sách về chính trị, quân sự của Nhật Bản, gián tiếp ảnh hưởng lên chính sách của Nhật Bản ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/34340-nhat-ban-quan-ngai-ve-nhung-hanh-vi-phi-phap-cua-tq-o-bien-dong-va-hoa-dong.html
Báo Nhật: Tập Cận Bình chuyển trọng tâm
từ Covid-19 sang thanh trừng các đối thủ
Tuệ MinhBáo Nikkei của Nhật Bản hôm 23/4 đăng một bài phân tích nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuyển trọng tâm từ cuộc chiến chống Covid-19 sang cuộc chiến chống lại những “kẻ thù chính trị” mà ông cho rằng nó nguy hiểm không kém.
Tờ báo đề cập đến vụ điều tra Thứ trưởng Bộ Công An Tôn Lập Quân (Sun Lijun), người phụ trách các vấn đề Hồng Kông, Ma Cao, một lĩnh vực rất nhạy cảm trong lực lượng cảnh sát. Thông báo cho biết ông Tôn bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc kỷ luật và pháp luật”, cụm từ thường được dùng với ám chỉ tham nhũng. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy sự xáo trộn trong bộ máy an ninh của Trung Quốc.
“Hai thứ trưởng Bộ Công an đã mất quyền lực trong một năm rưỡi”, một đảng viên kỳ cựu bình luận với Nikkei. Người này nói rằng việc Bắc Kinh điều tra vị thứ trưởng trong khi đang đối phó với dịch
viêm phổi Vũ Hán, cho thấy “mối quan tâm của các nhà lãnh đạo hàng đầu không chỉ giới hạn trong việc phòng chống dịch bệnh và nền kinh tế”.
Tôn Lập Quân cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực y tế công cộng. Khoảng 20 năm trước, Tôn đã nhận được học bổng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lấy bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng tại Đại học New South Wales của Úc, trường đại học lớn thứ hai ở Sydney. Là một chuyên gia y tế công cộng, Tôn là một phần của nhóm điều tra về virus corona được chính quyền trung ương phái đến Vũ Hán. Tại đó, vào ngày 5/3, Tôn đã tham dự một buổi lễ kết nạp đảng của các nữ cảnh sát.
Vào thời điểm đó, Tôn không biết gì về vận mệnh chính trị của mình. Mọi thứ dường như tốt đẹp, Tôn đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình một cách trơn tru. Nhưng thực tế là một cuộc điều tra bí mật về các hành vi sai trái của Tôn đã được tiến hành từ năm ngoái.
Cuộc thanh trừng 2 thứ trưởng công an
Đêm 17/4, Bộ Chính trị gồm 25 thành viên đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức một cuộc họp. Chương trình nghị sự của những nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc không chỉ là việc dịch bệnh Covid-19, hay các biện pháp kích thích chi tiêu của người tiêu dùng, mà nội dung quan trọng hơn của Bộ Chính trị là đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với Thứ trưởng Bộ công An Tôn Lập Quân, theo Nikkei.
Vào tối 19/4, khi cuộc thanh trừng Tôn đã hoàn tất, Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Trí đã tập hợp các nhà lãnh đạo cao nhất của Bộ để giải thích những gì đã xảy ra. Tại đó, ông Triệu chỉ trích thuộc cấp của mình bằng những lời lẽ “thấu tim gan”, tờ báo của Nhật Bản bình luận.
Trước đó là vụ thanh trừng Mạnh Hồng Vĩ vào năm 2018, khi ông Mạnh còn là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, kiêm Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) có trụ sở tại Lyon- Pháp. Ông Mạnh bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ trong chuyến trở về đại lục, ông chỉ kịp nhắn tin cho vợ một biểu tượng con dao qua điện thoại, ám chỉ rằng ông đang gặp nguy hiểm.
Tháng 10/2019, Mạnh Hồng Vĩ đã bị kết án 13 năm 6 tháng tù giam. “Trong quá trình Mạnh Hồng Vĩ bị thanh trừng, một cuộc điều tra bí mật về Tôn Lập Quân cũng có thể đã bắt đầu”, một nguồn tin nói với Nikkei.
Mạnh Hồng Vĩ và Tôn Lập Quân thân thiết với Chu Vĩnh Khang, “cựu hoàng trong ngành an ninh” của Trung Quốc, từng là ủy viên Ủy ban Thường vụ – Bộ Chính trị. Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.
Mạnh Hồng Vĩ và Tôn Lập Quân trở thành nạn nhân đầu tiên và thứ hai của một cuộc tranh trừng mà ông Tập nhắm vào tay sai của Chu Vĩnh Khang trong các tổ chức cảnh sát.
Phép thử quyền lực
Số phận của một nhân vật nữa vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp, đó là Mạnh Kiến Trụ, người kế vị của Chu Vĩnh Khang. Từng là thành viên Bộ Chính trị, ông Mạnh Kiến Trụ đã nghỉ hưu, nhưng được Tôn Lập Quân gần gũi và phục vụ như một thư ký cá nhân. Mạnh Kiến Trụ thuộc “phe Thượng Hải”, một nhóm thân cận với cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Số phận của Mạnh Kiến Trụ được coi là một phép thử trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa phe ông Tập và phe ông Giang, theo Nikkei.
Phép thử này còn phụ thuộc vào một đồng minh của ông Tập, hiện đang tiếp tục nắm giữ quyền lực trong lực lượng cảnh sát. Đó là Vương Tiểu Hồng, thứ trưởng cao cấp nhất về an ninh công cộng, một nhân vật chủ chốt trong phe của ông Tập, đồng thời cũng là một người bạn cũ của ông Tập khi ông Tập còn làm Bí thư ở Phúc Kiến. Mối quan hệ giữa Vương Tiểu Hồng và ông Tập đã mang lại cho Vương một địa vị đặc biệt, theo Nikkei.
Nhiều chuyên gia nghĩ rằng những người đã nghỉ hưu như Mạnh Kiến Trụ có thể sẽ không bị buộc tội về bất kỳ hành vi sai trái nào nếu Vương quản lý và giữ quyền kiểm soát các cơ quan cảnh sát và an ninh công cộng. Nikkei nhận định, nếu ảnh hưởng của Vương yếu đi, Mạnh Kiến Trụ có thể sẽ bị kỷ luật để củng cố vị thế của ông Tập.
Cuộc đấu tranh quyền lực của ông Tập vẫn còn kéo dài. Ông Tập hiện còn hai năm tại vị trước khi có những thay đổi về nhân sự trong Đại hội Đảng vào năm 2022. Theo Nikkei, từ giờ đến lúc đó, ông Tập sẽ phải tiếp tục thực hiện chiến dịch “chống tham nhũng” của mình để loại bỏ các đối thủ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-nhat-tap-can-binh-chuyen-trong-tam-tu-covid-19-sang-thanh-trung-cac-doi-thu.html
Đoàn tàu Kim Jong-un ở đâu,
Kim Pyong-il là ai và Kim Yo-jong đang làm gì?
Một đoàn tàu đặc biệt, có thể là tàu của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, trong tuần này được nhìn thấy ở một thị trấn nghỉ dưỡng, theo các hình ảnh thu được từ vệ tinh và được một dự án từ Washington chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn, phân tích.Dự án 38North trong một báo cáo ra hôm thứ Bảy nói rằng đoàn tàu đỗ tại “ga lãnh tụ” ở Wonsan vào ngày 21/4 và 23/4, và nói đây là ga được dành riêng cho gia đình họ Kim.
Ông vua Bình Nhưỡng
Đồn đoán gia tăng về sức khỏe ông Kim Jong-un
Dư luận chú ý đến bà Kim Yo-jong sau tin đồn anh trai Kim Jong-un ‘không khoẻ’
38North nói rằng có thể đây là đoàn tàu của ông Kim Jong-un, tuy nhiên, tin đó có đúng không, hay ông Kim liệu có đang có mặt ở Wonsan không thì hiện vẫn chưa thể kiểm chứng độc lập.
“Sự hiện diện của đoàn tàu không chứng minh được là nhà lãnh đạo Bắc Hàn đang ở đâu, hay cho thấy bất kỳ chỉ dấu nào về sức khoẻ của ông, nhưng nó làm nặng ký thêm cho các tường thuật nói ông Kim hiện đang ở một khu vực cao cấp nằm trên bờ biển phía đông đất nước,” bản báo cáo của 38North nói.
Tàu hỏa với các lãnh đạo họ Kim của Bắc Hàn
Các đồn đoán về sức khoẻ của ông Kim lần đầu tiên rộ lên khi ông vắng mặt khỏi lễ kỷ niệm sinh nhật người cha lập quốc của Bắc Hàn, cũng là ông nội của ông Kim Jong-un là ông Kim Nhật Thành, hôm 15/4.
Trung Quốc đã gửi một nhóm nhân viên tới Bắc Hàn, trong đó có các chuyên gia y tế, để tư vấn, theo ba người thạo tin.
Việc tường thuật tin tức từ Bắc Hàn ra ngoài là vô cùng khó khăn, do nước này kiểm soát cực kỳ chặt chẽ thông tin.
Là thế hệ thứ ba lên nắm quyền sau khi cha là ông Kim Chính Nhất (Kim Jong-il) qua đời hồi cuối 2011, ông Kim Jong-un chưa có người kế vị rõ ràng cho quốc gia có vũ khí hạt nhân, và điều này có thể tạo ra những rủi ro quốc tế to lớn.
Daily NK, một trang web đặt tại Seoul chuyên tường thuật về Bắc Hàn, dẫn một nguồn giấu tên từ Bắc Hàn hôm thứ Hai, nói rằng ông Kim đã được điều trị y tế tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan ở phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng.
Daily NK tường thuật rằng ông Kim cần được điều trị khẩn cấp liên quan tới việc ông nghiện thuốc lá nặng, béo phì và làm việc mệt nhọc.
Lần cuối ông Kim xuất hiện công khai là khi ông chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên, hôm 11/4, và thị sát cuộc diễn tập của chiến đấu cơ thuộc một đơn vị phòng không. Không rõ việc thị sát diễn ra khi nào, nhưng tin tức được tường thuật trên truyền thông nhà nước hôm 12/4.
Hãng tin CNN dẫn nguồn một viên chức Hoa Kỳ ẩn danh, nói Washington đang “theo dõi tin tình báo” theo đó nói ông Kim đang trong tình trạng nguy hiểm về sức khỏe sau khi trải qua cuộc phẫu thuật.
Không mấy thông tin về đời tư của ông Kim được biết đến cho tới khi có một đoạn video trên truyền hình cho thấy có một phụ nữ không rõ là ai tham dự các sự kiện bên cạnh ông. Vào tháng 7/2012, truyền hình nhà nước công bố tin ông Kim kết hôn với “đồng chí Ri Sol-ju”.
Tin tình báo Nam Hàn nói hai người đã có ba người con.
Trong tình hình ông Kim Jong-un có vẻ như “gặp vấn đề sức khoẻ”, sự chú ý của giới quan sát nay dồn vào hai nhân vật, Kim Pyong-il, và Kim Yo-jong.
Đại sứ Kim Pyong-il nay ở đâu?
Theo các nguồn tin từ Hàn Quốc cho BBC biết, giới chức nước này đã chú ý đến ông Kim Pyong-il từ lâu, vì ông là chú cùng ông nội, khác bà của Kim Jong-un.
Là đại sứ CHDCND Triều Tiên ở Ba Lan và CH Czech, có nguồn tin nói ông đã về nước năm 2019.
Vai trò của ông Kim Pyong-il nếu có được trong bộ máy chính trị của gia tộc Kim, đến từ quan hệ dòng máu.
Là em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il, chủ tịch Triều Tiên, ông Pyong-il được đào tạo bài bản và biết ngoại ngữ Anh và Ba Lan.
Theo một tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Wilson Center mà BBC News Tiếng Việt vừa tìm hiểu, ông làm đại sứ tại Ba Lan 17 năm liền.
Một số hình ảnh ông Kim Pyong-il cùng con gái Eun Song và con trai In Kang chụp ở Warsaw năm 2007 đã xuất hiện trên mạng Internet.
Các chuyên trang tại Hoa Kỳ theo dõi tình hình Bắc Hàn nói cả hai con ông Pyong-il đều học đại học ở Warsaw và thạo tiếng Ba Lan.
Nhưng nhiệm kỳ quá dài này gây ra đồn đoán rằng trong khi anh cùng cha khác mẹ làm lãnh tụ tối cao ở Bình Nhưỡng, ông “bị đi đày ở sứ quán” một nước châu Âu không phải quan trọng nhất trong quan hệ của Bắc Hàn.
Cùng lúc, có cách giải thích khác, rằng Bắc Hàn rất e ngại chuyển đổi chế độ kiểu Ba Lan năm 1989, nên phải để một người thân thuộc của lãnh đạo cao nhất làm đại sứ.
Tài liệu tại Wilson Center cũng ghi nhận bình luận của giới chức Ba Lan rằng sau chuyến thăm của Đại tướng Wojciech Jaruzelski sang Bình Nhưỡng trước khi Ba Lan chuyển đổi thể chế, hai nước đồng ý hợp tác về an ninh, tình báo.
Những liên hệ này xem ra khó có thể tiến triển sau khi Ba Lan vào khối NATO, nhưng là chỉ dấu Bình Nhưỡng từng rất muốn có quan hệ nhiều hơn với Warsaw để không chỉ phải dựa hoàn toàn vào Moscow hoặc Bắc Kinh.
Sau khi làm đại sứ ở Ba Lan từ 1998 đến 2015, ông Kim Pyong-il sang làm đại sứ ở CH Czech.
Các nguồn tin không được kiểm chứng nói ông bị gọi về Bình Nhưỡng.
Vai trò gì cho Kim Yo-jong?
Sinh năm 1987, từng cùng anh trai Kim Jong-un học ở Thuỵ Sĩ, người phụ nữ này xuất hiện lần đầu trong cuộc bầu cử vào Quốc hội Bắc Hàn năm 2014.
Sau đó, bà trở thành cánh tay phải của Kim Jong-un trong các sứ vụ ngoại giao quan trọng, với Nam Hàn, và có mặt tại Hà Nội tháng 2/2019, cùng anh dự thượng đỉnh Mỹ – Triều.
Leif-Eric Easley, phó giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Ewha, Seoul được báo Anh trích lời nói:
“Chế độ Bắc Hàn là công việc của một gia tộc (family business), nên Kim Yo-jong đã chứng tỏ năng lực hiện đại hóa ‘thương hiệu’ của chế độ, và có vẻ như nắm ngành tuyên giáo. Vai trò quan trọng nhất của bà ta là người được anh trai tin tưởng.”
Cũng một nhà quan sát khác, Leonid Petrov, từ Sydney, được trang The Guardian ở Anh trích thuật, nói rằng vì được anh trai tin tưởng, bà Kim Yo-jong “giúp Kim Jong-un xây dựng hình ảnh tích cực khi giải quyết các vấn đề quốc tế.
Nhưng việc bà Kim Yo-jong có thể lên thay khi ông Kim Jong-un “có mệnh hệ nào” hay không là câu hỏi khó trả lời.
Các ý kiến từ Hàn Quốc tin rằng Bắc Hàn là một xã hội trọng nam, bà Kim Yong-jo cùng lắm chỉ có thể làm lãnh đạo tạm quyền chứ không thể lên nắm chức vụ cao nhất nước một khi Kim Jong-un không đủ sức khoẻ hoặc qua đời.
Suk Ho-shin, viết trong bài ‘Can Kim Yo Jong become successor of Kim Jong Un?’ trên báo Donga-Ilbo ở Seoul (17/04/2020) cho rằng em gái Kim Jong-un đã đảm nhận các trọng trách như là đặc sứ với miền Năm từ 2018, và gần đây là chỉ đạo chống dịch Covid-19.
Bà không chỉ là em gái Kim Jong-un, và có thể đã xây dựng được phe cánh quyền lực trong hệ thống.
Nhưng để một phụ nữ trẻ lên nắm quyền trong cơ chế quyền lực Khổng giáo, trọng nam khinh nữ, xem ra không đơn giản, và mọi việc cũng phải được giới cầm quyền nhiều tướng lĩnh ở Bắc Hàn đồng ý.
Kim Jong-chol cũng ‘bệnh tật rồi’?
Một người nữa thuộc dòng máu ‘Núi Bạch Đầu’ (Paektu) của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) là Kim Jong-chol, anh trai Kim Jong-un.
Người này vốn thích âm nhạc, từng lên kế hoạch mời Eric Clapton tới biểu diễn ở Bình Nhưỡng và ít quan tâm đến chính trị.
Chưa kể, theo Barbara Demick viết trên The New Yorker gần đây, Kim Jong-chol “có vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng”, và từng bị cha chê là “giống con gái” (girly). Khả năng một người như vậy lên thống lĩnh quân đội Bắc Triều Tiên có thể khó được các nguyên soái, tướng tá nước này chấp nhận.
Những nhân vật ngoài gia tộc Kim?
Nếu tình hình sức khoẻ của ông Kim Jong-un xấu đi và việc chọn ra người kế vị trong dòng họ Kim không đạt, nguy cơ tranh giành quyền lực nổ ra, theo giới quan sát.
Các vụ thanh trừng kinh khủng đã xảy ra trước khi Kim Jong-un lên nắm toàn quyền năm 2012, sau khi cha ông, Kim Chính Nhất qua đời năm 2011.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52431693
Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đang sống
trong tình trạng thực vật sau ca phẩu thuật tim
Tờ New York Post trích lại một bản tin của tạp chí Nhật Bản cho biết chủ tịch Bắc Hàn, Kim Jong Un đang sống trong tình trạng thực vậy sau khi trải qua ca phẫu thuật tim hồi đầu tháng này.Tờ Shukan Gendai đưa tin hôm thứ Sáu rằng một bác sĩ Trung Cộng được gửi đến Bắc Triều Tiên trong phái đoàn để điều trị cho Kim Jong Un tin rằng sự chậm trễ trong một thủ tục phẩu thuật đã khiến nhà lãnh đạo bị bệnh nặng.
Một Chuyên gia Trung Cộng nói với tạp chí Shukan Gendai rằng ông Kim ôm ngực và ngã xuống đất trong chuyến thăm nông thôn hồi đầu tháng này. Một bác sĩ đi cùng ông Kim đã thực hiện hô hấp nhân tạo và đưa ông đến bệnh viện gần đó.
Chủ tịch Kim, 36 tuổi, cần phải phẩu thuật để đặt một ống vào mạch máu bị tắc nghẽn để cho phép máu tiếp tục chảy vào tim.
Đầu tuần này, trang web Daily NK có trụ sở tại Seoul đã báo cáo rằng Chủ Tịch Kim đã hồi phục sau khi trải qua thủ thuật tim mạch vào ngày 12 tháng 4. Daily NK đã trích dẫn một nguồn tin giấu tên ở Triều Tiên (BBT)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-bac-han-kim-jong-un-dang-song-trong-tinh-trang-thuc-vat-sau-ca-phau-thuat-tim/
Nếu Kim Jung-un qua đời, ai sẽ là người kế nhiệm?
Vũ DươngSau tin tức về tình trạng nguy kịch của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, giới quan sát đã suy đoán rằng Kim Yo-jong – em gái ruột của Kim Jong-un có thể là người thay thế anh trai tiếp quản đất nước. Tuy nhiên, một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho rằng Kim Yo-jung trong mắt các cán bộ kỳ cựu của chính quyền Bình Nhưỡng chỉ là một đứa trẻ, ứng cử viên nên được chú ý nhất chính là Kim Pyong-il, anh em cùng cha khác mẹ của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, là chú ruột của Kim Jong-un.
Nhiều hãng truyền thông đã dẫn lời của tình báo Hoa Kỳ rằng tính mạng của Kim Jong-un gặp nguy hiểm sau khi trải qua phẫu thuật tim gần đây. Một số quan chức tình báo Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn CNBC News rằng ngay cả khi Kim Jong-un có thể sống sót sau phẫu thuật thì cũng trở thành người tàn phế, cơ thể mất khả năng hoạt động.
Thời báo Gendai Business của Nhật Bản hôm 24/4 có bài viết cho biết khả năng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang phải “sống thực vật” sau một cơn đau tim. Mặc dù đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gửi gần 50 chuyên gia y tế đến Bình Nhưỡng, nhưng đã quá muộn.
Cùng ngày (24/4), Tần Phong (Qin Feng), phó giám đốc đài truyền hình Hồng Kông cho biết bà có “nguồn tin rất chắc chắn” cho biết ông Kim Jong Un đã tử vong. Tần Phong là cháu gái của cựu Bộ trưởng ngoại giao ĐCSTQ Lý Triệu Tinh.
Nguồn tin từ mạng truyền hình “Bloomberg Television” cho hay trong hơn 8 năm nắm quyền, sức khỏe của Kim Jong-un luôn là một điều bí ẩn với mọi người. Gia tộc họ Kim trong 70 năm đã “truyền ngôi” được ba thế hệ theo mô thức cha truyền con nối giống như các triều đại đế vương trong lịch sử. Kim Jong-un năm nay 36 tuổi, nhưng lại không công khai tuyên bố người kế vị, vậy nên những “hoàng thân quốc thích” trong dòng tộc này có khả năng sẽ trở thành người kế vị.
Nhiều nguồn tin cho rằng Kim Yo-jong, em gái của Kim Jong-un có thể trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo ở Triều Tiên. Kim Yo-jong là một trong những trợ lý thân cận nhất của Kim Jong-un, lại mang trong mình dòng máu gia tộc họ Kim. Trước đây, bà nhiều lần đi cùng Kim Jong-un trong các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vào đầu tháng 4, Kim Yo-jong đã được phục hồi chức vị ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Lao động, hiện là ứng cử viên phù hợp nhất trong gia tộc họ Kim. Tuy nhiên, không rõ liệu Triều Tiên có chấp nhận một người phụ nữ kế nhiệm và trở thành lãnh đạo cao nhất của đất nước hay không.
Chuyên gia về Triều Tiên Leonid Petrov nhận định, nếu sức khỏe của Kim Jong-un không thể tiếp tục điều hành đất nước thì đã đến lúc đại quyền của Triều Tiên rơi vào tay Kim Yo-jong.
Bong Young-shik, một nhà phân tích tại Đại học Yonsei Hàn Quốc, cũng cùng chung nhận định. Vào tháng 3, Kim Yo-jong từng dùng lời lẽ có phần thô lỗ để chỉ trích việc Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên chấm dứt các cuộc tập trận bắn đạn thật. Rõ ràng cô phải được Kim Jong-un cho phép mới dám nói những lời này, điều này cho thấy Kim Jong-un đã đưa em gái mình trở thành “cánh tay đắc lực thứ hai”.
Tuy nhiên, ông Thae Yong Ho – cựu Đại sứ của Triều Tiên tại Vương quốc Anh lại cho rằng, trong mắt các quan chức kỳ cựu của Triều Tiên, Kim Jo-yong chỉ giống như một đứa trẻ. Ông cho rằng ứng cử viên đáng được quan tâm nhất phải là Kim Pyong-il, người anh em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il và là chú ruột của Kim Jong-un.
Dù vậy, ông cũng nói rằng người dân Triều Tiên đã bị uốn nắn hình thành thói quen tuân thủ các chỉ thị từ cấp trên. Vậy nên, ngay cả khi Kim Yo-jong trở thành lãnh đạo mới, người dân Triều Tiên cũng sẽ nghe theo. Nếu Kim Yo-jong nắm quyền, câu hỏi lớn nhất chính là chính quyền đó có thể kéo dài được bao lâu. “Theo tôi, thời gian chuyển tiếp sau khi cô ta nắm quyền sẽ không dài như Kim Jong-un”.
Theo NTD, Kim Pyong-il là Đại sứ của Triều Tiên trong 40 năm kể từ năm 1979, ở các nước Ba Lan và CH Czech. Sau khi tranh đoạt chính quyền với Kim Jong Un thất bại, vào cuối tháng 11/2019, ông đã được triệu hồi về Bình Nhưỡng.
Theo Fan Ming/NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/neu-kim-jung-un-qua-doi-ai-se-la-nguoi-ke-nhiem.html
Một nhà đấu tranh Hồng Kông
mở hiệu sách chống Bắc Kinh ở Đài Loan
Trọng NghĩaChỉ cách nay hơn một năm, nhà đấu tranh Hồng Kông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing Kee) đã phải trốn khỏi Hồng Kông vì sợ bị dẫn độ qua Trung Quốc. Vào năm 2015, ông đã mất tích một cách bí ẩn cùng với 4 nhân viên của nhà sách Đồng La Loan Thư Điểm – Causeway Bay Books tại Hồng Kông, nổi tiếng về việc phổ biến những quyển sách có nội dung chính trị phê phán đối với Bắc Kinh.
Vào sáng hôm qua, 25/04/2020, nhà sách này đã mở cửa trở lại, nhưng lần này là ở Đài Loan, hòn đảo dân chủ mà Trung Quốc muốn sát nhập.
Thông tín viên RFI tại Đài Loan Adrien Simorre đã có mặt nhân buổi khai trương hiệu sách:
“Cũng như tại Hồng Kông, ông Lâm Vinh Cơ đã đặt hiệu sách nổi tiếng của mình ở tầng trên một tòa nhà tại Đài Bắc. Trên tường, có hai lá cờ được trương lên, bên trên ghi các hàng chữ “Hồng Kông tự do” và “Ủng hộ nền độc lập của Đài Loan”, hai cuộc đấu tranh mà ông Lâm cho là hiện đang đi song song với nhau.
Ông giải thích: “Ở Đài Loan, vẫn còn có dân chủ và quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, hiệu sách này không chỉ mang mục đích thương mại. Tôi hy vọng rằng nó sẽ cho phép chúng tôi truyền bá ý tưởng chính trị của mình đến công chúng Đài Loan, và tạo ra được một tình đoàn kết có thể góp phần bảo vệ Đài Loan”.
Giữa các kệ sách, một vài khách hàng đang lật trang xem qua một số quyển biên khảo chính trị hoặc lịch sử vốn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Trong số này có Sĩ Huân (Shi Xun) một thiếu niên 16 tuổi, đến từ vùng ngoại ô phía nam Đài Bắc.
Cậu thiếu niên cho biết rất muốn cảm ơn ông Lâm Vinh Cơ vì nhờ có ông mà giới trẻ Đài Loan có thể nhận thức được rằng họ rất may mắn vì có được quyền tự do ngôn luận, một điều không dễ gì có được”.
Vào thứ ba tuần trước, ông Lâm Vinh Cơ đã bị hai kẻ lạ mặt đội mũ trùm đầu phun sơn đỏ lên người. Đối với người chủ hiệu sách, rõ ràng là chính quyền Bắc Kinh vẫn tìm cách hù dọa ông, nhưng ông không hề sợ hãi vì không làm gì phạm pháp.
Tương tự như trường hợp của ông Lâm Vinh Cơ, nhiều người Hồng Kông khác cũng đã qua lánh nạn tại Đài Loan, một xu hướng có thể sẽ được tiếp tục với việc tái lập các cuộc biểu tình ở Hồng Kông sau khi không còn dịch Covid-19.”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200426-m%C3%B4%CC%A3t-nha%CC%80-%C4%91%C3%A2%CC%81u-tranh-h%C3%B4%CC%80ng-k%C3%B4ng-m%C6%A1%CC%89-hi%C3%AA%CC%A3u-sa%CC%81ch-ch%C3%B4%CC%81ng-b%C4%83%CC%81c-kinh-%C6%A1%CC%89-%C4%91a%CC%80i-loan
TQ ngang nhiên đe dọa Việt Nam:
Hành vi cần lên án mạnh mẽ
Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình, nhưng sẵn sàng làm triển khai tất cả các biện pháp để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trung Quốc – nước đã xâm chiếm trái phép biển đảo của Việt Nam cần nhìn nhận thực tế lịch sử và chấm dứt ngay những hành vi trên.Những lời đe dọa hống hách của Trung Quốc
Trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố mang tính khiêu khích, đe dọa Việt Nam cũng như một số nước tồn tại tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong Công hàm (17/4) của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc, nước này ngang nhiên cho rằng: Trung Quốc có “chủ quyền” đối với Quần đảo Xisha (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận, Quần đảo Nansha (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận, và có “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các vùng biển và đáy biển có liên quan. Trung Quốc có “chủ quyền lịch sử” và “quyền và lợi ích hàng hải” tại các đảo Biển Đông và các vùng biển liên quan được hình thành trong “thực tiễn lịch sử lâu dài”, được chính phủ Trung Quốc thiết lập duy trì Luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Chính phủ Trung Quốc khẳng định “chủ quyền” của Quần đảo Xisha và Quần đảo Nam Sa đã được cộng đồng quốc tế “công nhận” rộng rãi. Chính phủ Việt Nam cũng đã “công nhận” rõ ràng điều này. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Tuyên bố về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đông “thừa nhận”. Trong tuyên bố gửi Thủ tướng Chu Ân Lai khẳng định “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định chiều rộng lãnh hải”. Sau năm 1975, Việt Nam “vi phạm lệnh cấm estoppel”, và đã đệ trình các yêu sách lãnh thổ “bất hợp pháp” đối với quần đảo Xisha và quần đảo Nansha, hành vi này “vi phạm” các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, Việt Nam còn cử quân đội “xâm chiếm” một số đảo và rạn san hô của Quần đảo Nansha của Trung Quốc. Trung Quốc luôn phản đối việc “chiếm đóng bất hợp pháp” của Việt Nam đối với một số đảo và rạn san hô ở quần đảo Nansha và “xâm phạm” quyền tài phán của Trung Quốc.
Đáng chú ý, trong công hàm trên, Trung Quốc ngang nhiên đe dọa “kiên quyết yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ nhân sự vận hành và các cơ sở trên các đảo và bãi đá mà nước này xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp”. Đây là một câu văn đầy hàm ý đe dọa, cho thấy Trung Quốc có thể gia tăng cưỡng ép hoặc viện đến vũ lực trên thực địa chống lại các quốc gia có yêu sách khác.
Trong tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (20/4), ông này ngang ngược cho rằng “Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối những lời nói và hành động của Việt Nam làm suy yếu chủ quyền và quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”; đồng thời tuyên truyền “Trung Quốc có chủ quyền đối với Xisha, quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận của họ, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và đáy biển có liên quan”, ngụy biện cho rằng “Chính phủ Trung Quốc lựa chọn và công bố tên của một số đảo và rạn san hô Xisha và Nansha và các địa danh dưới đáy biển thuộc thẩm quyền của mình theo luật pháp và quy định trong nước”. Dựa trên tuyên bố của Cảnh Sảng cho thấy nước này đang lên giọng rằng “bất kể quốc gia nào, dưới bất kỳ hình thức nào, mưu toan phủ nhận chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc tại Nam Hải, đẩy mạnh các yêu sách phi pháp, đều vô hiệu và tất sẽ thất bại”; đặc biệt, Cảnh Sảng còn đe dọa: “Phía Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi tại Nam Hải”. Cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” là lời đe dọa đáng chú ý, thường gợi ý về việc không loại trừ biện pháp quân sự.
Việt Nam sẽ triển khai mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Việt Nam là một trong các bên liên quan trực tiếp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy là nước duy nhất có đầy đủ chứng cứ pháp lý, căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền hợp pháp ở vùng biển này, nhưng Việt Nam đang bị một số nước xâm chiếm nhiều đảo, đá ở Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết tranh chấp, Việt Nam đang thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền và tìm kiếm các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp với các nước liên quan.
Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là thông qua các kênh ngoại giao và chính trị để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan. Đây có thể được coi là biện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, song biện pháp này đang rơi vào thế bế tắc do các bên liên quan tranh chấp đều khẳng định vấn đề chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm và không thể nhượng bộ. Vì vậy, tất cả các nước có tranh chấp cần có ý trí chính trị, tinh thần thượng tôn pháp luật và nhìn nhận một cách khách quan về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông để tiến hành đàm phán (song phương hoặc đa phương nếu liên quan các vấn đề đa phương) giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng biện pháp đàm phán sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, Việt Nam đã, đang triển khai hiệu quả tuyên truyền vấn đề chủ quyền, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất tranh chấp ở Biển Đông và đưa ra các biện pháp hỗ trợ về tinh thần, pháp lý cho Việt Nam khi tìm cách giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Lãnh đạo nhiều nước, các tổ chức quốc tế, khu vực cũng như chuyên gia, học giả quốc tế đã lên tiếng bảo vệ Việt Nam, cho rằng Việt Nam có ưu thế về mặt pháp lý, chứng cứ lịch sử và quản lý liên tục một cách hòa bình ở Biển Đông. Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp tuyên truyền chủ quyền biển đảo, giúp nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách cũng như quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam một cách hòa bình, thượng tôn pháp luật.
Thứ ba, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật biển, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; triển khai chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo; ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhân dân định cư sinh sống ổn định lâu dài trên đảo và làm ăn trên biển dài ngày. Các địa phương có biển, đảo cần có chủ trương, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhân dân trong quản lý bảo vệ, khai thác các lợi ích từ biển.Trên cơ sở các văn bản pháp lý công bố rộng rãi trong nước và quốc tế, cần kiên trì đấu tranh ngoại giao, đàm phán với các nước láng giềng, các nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch sử và đảo; xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.
Thứ tư, nếu các biện pháp chính trị, ngoại giao không giải quyết được tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Trung Quốc tiếp tục có các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, Việt Nam cũng không loại trừ khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp với các bên liên quan. Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ pháp lý để có thể vận dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tài phán, nhất là thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Tuy Trung Quốc đã bảo lưu Điều 298 của UNCLOS, song vẫn có những cửa rất hẹp để Việt Nam có thể vận dụng để kiện Trung Quốc. Đặc biệt, việc Tòa trọng tài đang giải quyết vụ Philipines kiện Trung Quốc khẳng định có thẩm quyền giải quyết vụ kiện và dự kiến sẽ ra một phán quyết công bằng, khách quan có lợi cho Philipines, bác bỏ các yêu sách vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, thì Việt Nam có thể sử dụng thủ tục này trong trường hợp cần thiết. Với các tranh chấp liên quan giải thích và áp dụng UNCLOS hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc như: tranh chấp liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc về “đường chữ 9 đoạn”; tranh chấp liên quan đến sự kiện Trung Quốc sử dụng các tàu cá giả dạng để cắt cáp tàu Bình Minh – 02, tàu Viking 2; hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; tranh chấp liên quan đến hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trên Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian gần đây; Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, xây dựng phi pháp với quy mô rất lớn trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Gaven, Tư Nghĩa, Xu Bi, Vành Khăn) mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988 đến nay (bãi Vành Khăn Trung Quốc chiếm từ năm 1995), Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài quốc tế về luật biển, vì: (i) Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm phi pháp các đảo, đá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, hành động này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Ngoài ra, tuy Trung Quốc đang cố tình né tránh, không thừa nhận có tranh chấp và luôn cho rằng, họ đang thực hiện các “quyền đương nhiên”, “lợi ích cốt lõi” của họ trên Biển Đông thì thực tế hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp liên quan đến việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS. (ii) Việt Nam đã tích cực sử dụng các biện pháp chính trị – ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc nhưng Trung Quốc không hợp tác, tranh chấp không được giải quyết. Theo quy định về giải quyết tranh chấp trong UNCLOS, đặc biệt vận dụng Điều 281, từ khi phát sinh các tranh chấp, Việt Nam đã tiến hành đàm phán, trao đổi quan điểm với Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn không thiện chí để giải quyết và cũng không có bất kỳ thoả thuận nào với Việt Nam, khiến tranh chấp không được giải quyết và ngày càng căng thẳng, phức tạp. Đây chính là căn cứ quan trọng để Việt Nam sử dụng biện pháp tài phán theo quy định tại Điều 287 của UNCLOS. (iii) Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết bất cứ Hiệp định, Điều ước, Tuyên bố song phương hoặc đa phương nào về nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình (bao gồm cả song phương và đa phương), không được sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam và Trung Quốc không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ giải quyết tranh chấp cụ thể nào từ các hiệp định chung, hiệp định khu vực hay hai bên nào theo Điều 282 của UNCLOS. Việt Nam và Trung Quốc chỉ tham gia ký kết, là một bên liên quan trong một số Hiệp định, Thỏa thuận có quy định về việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế như DOC, TAC, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1993 và Thỏa thuận về nguyên tắc 6 điểm giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011. (iv) Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố nào về lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS theo quy định tại khoản 1 Điều 287. Do vậy, chiếu theo khoản 3 Điều 287 thì Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên đã chọn Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để giải quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS. (v) Giống như Philippines kiện Trung Quốc, các nội dụng và phạm vi khởi kiện của Việt Nam chỉ mang tính chất giải thích và áp dụng UNCLOS về thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, về nghiên cứu khoa học biển và đánh bắt hải sản, không nằm trong phạm vi quy định của Điều 298 UNCLOS mà Trung Quốc đã tuyên bố bảo lưu.
Thứ năm, nếu các biện pháp hòa bình trên không đạt được kết quả, Việt Nam cũng không thể khoanh tay đứng nhìn nước nào đó chiếm chọn Biển Đông, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Tuy đây là biện pháp cuối cùng và nó cũng là cách mà không người Việt Nam nào mong muốn, song để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam cũng không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp vũ trang để tự vệ, chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền đã được luật pháp quốc tế và đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận và ủng hộ. Hành động của Việt Nam chỉ mang tính chất tự vệ, không nhằm mục đích sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác. Điều này đã được khẳng định và thể hiện rõ nét trong chính sách quốc phòng của Việt Nam thời gian qua. Theo đó, tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phòng hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động phát triển kinh tế biển trong thời bình, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các phương án tác chiến, xây dựng các công trình phòng thủ; kết hợp chặt chẽ thế trận của các đảo, cụm đảo với thế trận của lực lượng cơ động trên biển, thế trận ven biển, thế trận phòng không-không quân… góp phần răn đe, ngăn ngừa xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh. Khi xảy ra xung đột, cần bình tĩnh kiềm chế, kiên trì đấu tranh; đồng thời, triển khai lực lượng và các hoạt động trên biển, tạo thế hỗ trợ, phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý…, không để đối phương lợi dụng tạo cớ, gây xung đột vũ trang và chiến tranh đánh chiếm biển, đảo của Việt Nam. Trường hợp buộc phải đấu tranh vũ trang, cần hành động kiên quyết, nhanh, mạnh, gọn, kết hợp với các mặt đấu tranh khác không để xung đột lan rộng, kéo dài, mở rộng thành chiến tranh.
http://biendong.net/bien-dong/34344-tq-ngang-nhien-de-doa-viet-nam-hanh-vi-can-len-an-manh-me.html
Trung Quốc cần từ bỏ việc tuyên truyền,
xuyên tạc về cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông
Kể từ khi sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc liên tục rêu rao về việc nước này có “chủ quyền”ở Biển Đông. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh luật quốc tế, Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để khẳng định vấn đê trên.Luận điểm tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc
Thứ nhất, luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ thừa nhận hình thức thụ đắc sơ khởi đầu tiên thông qua việc phát hiện và chiếm hữu tượng trưng. Vì thế, Trung Quốc đã đưa những tư liệu lịch sử của mình vào việc chứng minh chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, với rất nhiều tên gọi không thống nhất và không hề giống với tên gọi được sử dụng hiện nay cho hai quần đảo này, với các lập luận rất khó kiểm chứng, tính chân thực trong các tài liệu lịch sử này của Trung Quốc rất khó thuyết phục được cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, trong luật quốc tế, mọi hành động mang danh nghĩa cá nhân đều không tạo ra
cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và cũng không làm thay đổi bản chất của chủ quyền, ngay cả khi các cá nhân đó hợp thành một tập thể hoặc công ty, trừ trường hợp cá nhân, tập thể hoặc công ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ thay mặt cho Nhà nước. Vì vậy, việc Trung Quốc viện dẫn ngư dân phát hiện sớm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một cơ sở pháp lý về chủ quyền là không phù hợp với luật quốc tế.
Thứ hai, việc Trung Quốc viện dẫn Hiệp ước Pháp – Thanh (26/6/1887) về phân định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc kỳ để tuyên bố chủ quyền là không có giá trị áp dụng cho phân chia đảo tại khu vực Biển Đông, vì: Hiệp ước Pháp – Thanh chỉ được ký kết để phân định biên giới trên bộ. Nội dung điều khoản về phân chia đảo chỉ được áp dụng cho khu vực gần biên giới, và cùng lắm thì cho Bắc kỳ. Trong khi đó, Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp sáp nhập vào Nam kỳ. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc lại viện dẫn Điều 2(f) của Hiệp định Sanfransisco để khẳng định việc từ bỏ chủ quyền của Nhật tại Hoàng Sa và Trường Sa là nhằm trao lại chủ quyền cho Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, Điều 2(f) chỉ đề cập đến việc Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, chủ quyền và yêu sách đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không nói rõ ràng chủ quyền này thuộc về nước nào. Đặc biệt, với tư cách là một nước thuộc phe phát xít, đã sử dụng vũ lực một cách bất hợp pháp để chiếm đóng các vùng lãnh thổ, thì sự chiếm đóng của Nhật Bản không thể xác lập được bất kỳ chủ quyền hợp pháp nào và càng không thể chuyển giao cho nước nào thứ chủ quyền mà Nhật Bản không có.
Thứ ba, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đóng tại Hoàng Sa vào năm 1974 và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Lập luận cho các cuộc tấn công chiếm đóng này, Trung Quốc cho rằng mình đã dựa trên cơ sở của luật quốc tế, bởi Việt Nam đã sử dụng vũ lực trước, Trung Quốc chỉ tự vệ và do Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc mà Việt Nam đã xâm chiếm, nên Trung Quốc cần thu hồi lại. Thực chất vào thời điểm năm 1974 và 1988, luật quốc tế đã cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việc sử dụng vũ lực chỉ được cho phép trong trường hợp ngoại lệ khi có sự cho phép của Liên hiệp quốc theo Điều 42 hoặc tự vệ khi bị xâm lược theo Điều 51 của Hiến chương. Trên thực tế, do thiếu vắng sự cho phép của Liên hiệp quốc và cơ sở pháp lý hợp pháp cho hành vi tự vệ, hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc vào năm 1974 và 1988 là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy phạm bắt buộc jus cogen của luật quốc tế.
Thứ tư, về yêu sách vùng biển theo “đường 9 đoạn”, Trung Quốc cho rằng vùng biển có thể là vùng nước lịch sử hoặc vùng nước mà Trung Quốc có quyền lịch sử. Cho dù hiểu theo cách giải thích nào thì “đường 9 đoạn” đã ra đời từ trước khi các luật lệ quốc tế về biển ra đời, nên Trung Quốc cho rằng yêu sách “đường 9 đoạn” không bị ràng buộc hoặc điều chỉnh bởi các điều khoản của những luật lệ đó. Giá trị pháp lý của “đường 9 đoạn” phải được xem xét dưới góc độ của luật pháp quốc tế đương đại (tức là luật pháp quốc tế vào thời điểm mà đường này được vẽ ra), chứ không thể áp dụng Công ước Luật biển 1982. Nhưng trên thực tế, vào thời điểm công bố bản đồ, Trung Quốc chưa từng đưa ra sự giải thích chính thức nào về ý nghĩa pháp lý hay yêu sách của đường này, các bản đồ này chỉ có nguồn gốc từ công trình của một cá nhân, do một cá nhân vẽ ra, không có sự ủy quyền từ Nhà nước, không có sự giải thích chính thức từ Nhà nước, thì quá trình sử dụng đó chẳng thể tạo ra một danh nghĩa lịch sử hay pháp lý nào cho yêu sách sau này của Trung Quốc. Bên cạnh đó, phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) đã bác bỏ toàn bộ yêu sách “chủ quyền lịch sử” và chủ quyền theo cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thứ năm, về Công hàm của cố Thủ tướng phạm Văn Đồng (14/9/1958) liên quan việc Trung Quốc tuyên bố nới rộng vùng lãnh hải ra 12 hải lý (04/9/1958). Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không đúng, vì: Trước hết, cần đặt tuyên bố trên của đại diện chính phủ Việt Nam trong bối cảnh thực tế tình hình những năm 1950-1960 để hiểu đúng ý nghĩa và giá trị của chúng. Cụ thể là vào thời điểm những năm đó, Việt Nam đang phải chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ xâm lược. Trung Quốc đang đoàn kết và ủng hộ tích cực nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc đó là quan hệ đồng minh giữa hai nước xã hội chủ nghĩa. Trước sự biểu dương lực lượng của Hạm đội 7 Mỹ trên eo biển Đài Loan lúc đó, Công hàm của Thủ tướng phạm Văn Đồng là một cử chỉ của Chính phủ Việt Nam ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị chống lại sự khiêu khích của Mỹ, bởi vì việc nới rộng lãnh hải từ 3 hải lý ra 12 hải lý sẽ đẩy tàu chiến Mỹ ra xa ngoài biên giới Trung Quốc hơn và làm giảm bớt khả năng đe dọa của chúng đối với lãnh thồ Trung Quốc. Không những vậy, vì tập trung tất cả cho cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, nên Việt Nam chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề biền, đảo và biên giới lãnh thổ, đã quá tin cậy những người đồng chí anh em Trung Quốc và có phần thiếu cảnh giác trước mưu đồ lâu dài của họ. Cuối cùng, xét về mặt pháp lý, thì những tuyên bố nói trên của Việt Nam không phải là các cam
kết quốc tế có tính ràng buộc. Theo Hiệp Định Giơ-ne-vơ 1954, Việt Nam bị chia làm hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 17. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở Nam vĩ tuyến đó nên thuộc sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và các hành vi xác lập và thực thi chủ quyền ở hai quần đảo này thuộc thẩm quyền của chính quyển Sài Gòn. Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa lúc đó không có thẩm quyền và không hề thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Tuyên bố của Thủ tướng phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ là ủng hộ việc Trung Quốc tuyên bố có vùng lãnh hải 12 hải lý và không thể bị giải thích là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông của Việt Nam
Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết không nhân nhượng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta đã được công ước quốc tế thừa nhận; mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng và thực hiện luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển năm 1982, Tuyên bố 6 điểm của các nước ASEAN và tôn trọng Tuyên bố của các bên liên quan tại Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); chuẩn bị sẵn sàng đối phó chủ động trong mọi tình huống bất ngờ về xung dột vũ trang có thể xảy ra. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở trên khu vực Biển Đông, cũng như đảm bảo môi trường cho người dân được đánh cá trong vùng biển của các nước, đảm bảo an toàn trong phạm vi vùng biển của từng nước, và khi có tình huống xảy ra thì cứu hộ, cứu nạn và phối hợp với nhau thật tốt.
Thời gian tới, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo cho đồng bào ở trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài hiểu được chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Thông qua các kênh thông tin bằng tiếng nước ngoài và bằng con đường ngoại giao, chúng ta cần chuyển đến chính phủ và nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, kể cả Liên hiệp quốc những thông tin sớm nhất và chính xác nhất để bạn bề quốc tế và nhân dân các nước hiểu đúng tình hình Biển Đông mà chia sẻ và ủng hộ Việt Nam. Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu toàn diện về Biển Đông, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học đảm bảo đủ sức nghiên cứu tham mưu về chính sách, phổ biến kiến thức về biển và Luật biển, tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
Thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030 cần tiếp tục được hoạch định mang tính tổng thể, hệ thống; cần tăng cường sức mạnh quân sự theo hướng tự vệ, đủ sức “ răn đe”, can thiệp khi đụng độ và hỗ trợ cho mặt trận chính trị, ngoại giao; đủ mạnh để làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh bao vệ chủ quyền và lợi ích củ đất nước. Đồng thời, cần ưu tiên đầu tư tăng cường nhân lực, hiện đại hóa các phương tiện, binh khí kỹ thuật, nâng cao năng lực cho lực lượng thực hiện chấp pháp (cảnh sát biển, quân ngư, kiểm ngư …) của Việt Nam. Lực lượng này phải có đủ khả năng phát hiện, ngăn chặn từ xa những tàu, thuyền xâm phạm chủ quyền, có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế; can thiệp kịp thời bắt giữ những tàu, thuyền, cố tình gây hấn – lập hồ sơ khởi tố; tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân có đủ điều kiện ra khơi bám biển dài ngày, có ngư cụ hành nghề hiệu quả, có phương tiện tác nghiệp tại chỗ, ghi lại đầy đủ những hình ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, uy hiếp xua đuổi ngư dân đánh cá; ngăn cản, phá hoại tàu Việt Nam đang thăm dò khai thác dầu trong thềm lục địa của mình; đe dọa các nhà đầu tư vào Việt Nam. Lấy hình ảnh làm bằng chứng lập hồ sơ tố cáo hành động gây hấn của Trung Quốc với công luận quốc tế…
Một số biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông
Tranh chấp Biển Đông hết sức phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng, xung đột, làm nguy hại đến hòa bình, an ninh, sự ổn định của khu vực và thế giới. Để giải quyết được tranh chấp chủ quyền giữa các nước ở Biển Đông, các bên liên quan cần:
Thứ nhất, thống nhất được cách giải thích và vận dụng các tiêu chuẩn để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển ở xung quanh Biển Đông, như: việc xác định hệ thống đường cơ sở ven bờ lục địa, ven bờ các hải đảo xa bờ,
hệ thống đường cơ sở quốc gia quần đảo, thống nhất các tiêu chuẩn để tính hiệu lực của các đảo trong việc hoạch định ranh giới biển, thềm lục địa…
Thứ hai, thống nhất được phạm vi biển, thềm lục địa chồng lấn được hình thành từ các yêu sách của các quốc gia ven biển theo đúng các tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.
Thứ ba, thống nhất các tiêu chuẩn xác định phạm vi biển và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với tư cách là những quần đảo xa bờ, không phải quốc gia quần đảo; các đảo ở đây có diện tích rất nhỏ, không thích hợp với đời sống con người, không có đời sống kinh tế riêng…
Thứ tư, thống nhất nguyên tắc pháp lý và thực tiễn quốc tế áp dụng cho việc xác định quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với hai quần đảo này.
Thứ năm, nếu yêu sách nào đã đưa ra không phù hợp với những tiêu chuẩn đã được thống nhất thì phải bị coi là vô giá trị, quốc gia nào đã đưa ra yêu sách đó phải từ bỏ với một tinh thần thực sự cầu thị, tôn trọng luật pháp và thực tiễn quốc tế, vì lợi ích, hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, ta cần áp dụng phương châm dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau. Vì vậy, trước mắt chúng ta hãy tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các bên tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; mỗi đảo có người cho phép có phạm vi biển rộng 12 hải lý bao quanh, các bãi cạnh nửa nổi, nửa chìm nên có công trình nhân tạo trên đó thì chỉ có vùng an toàn 500m bao quanh để thực hiện quản lý, bảo vệ theo quy chế của nội thủy, lãnh hải của bên đang chiếm đóng.
Ngoài phạm vi biển của các đảo, bãi cạn đó, các bên sẽ thống nhất ranh giới biển và thềm lục địa theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Luật biển 1982 để xác định các khu vực chồng lấn nhằm tiến tới xác định ranh giới biển, thềm lục địa. Trong khi các bên chưa thống nhất được ranh giới cuối cùng, có thể tính đến một giai pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” (joint development) trong các vùng chồng lấn được hình thành từ những yêu sách mà các bên liên quan đã vận dụng nghiêm túc các quy định của Công ước.
http://biendong.net/bien-dong/34342-trung-quoc-can-tu-bo-viec-tuyen-truyen-xuyen-tac-ve-cai-goi-la-chu-quyen-o-bien-dong.html
TQ mưu đồ gì khi ngang nhiên
thành lập cái gọi là “Tây Sa, Nam Sa“?
Mưu đồ của Trung Quốc là biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp, rồi biến thứ tranh chấp thành của riêng mình.Không tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, bất chấp các phản ứng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục có những hành động ngang ngược ở Biển Đông.
Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam các năm 1956, 1974 và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các hoạt động sai trái, gây mất ổn định ở Biển Đông và khu vực, làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và khó lường hơn.
Những năm gần đây, Trung Quốc gia tăng các hoạt động cả dân sự và quân sự ở khu vực này. Có thể kể ra một số vụ việc điển hình gần đây nhất. Đó là năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương địa chất 08 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày.
Trong khi nhóm tàu Hải dương 08 của Trung Quốc đang được các nước trong khu vực và quốc tế theo dõi sát khi tiến hành khảo sát khu vực gần vùng biển của Malaysia thì ngày 18/4, nước này lại có hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam khi Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là “Quận Tây Sa” và “Quận Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Theo PGS, TS. Vũ Thanh Ca, Nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đây là điều không thể chấp nhận được.
PGS, TS. Vũ Thanh Ca cho rằng đây là một trong những bước đi của Trung Quốc để mà hiện thực hoá chiến lược chiếm trọn Biển Đông. Như ta biết, trước đây Trung Quốc tuyên bố cái gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông – thứ đã bị vô hiệu hoá bằng Phán quyết của Toà trọng tài vào năm 2016.
Sau đó Trung Quốc giao cho các học giả nghiên cứu để tìm ra những chiến thuật mới. Vào năm 2017, Trung Quốc bắt đầu hé lộ cái gọi là Tứ Sa, trong đó Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư Đảo bao gồm 4 hệ thống đảo. Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Trung Quốc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc công bố
yêu sách Tứ Sa, bằng quyết định hành chính là thành lập hai đơn vị đơn vị quản lý trên biển Đông, Trung Quốc thể chế hóa chiến lược Tứ Sa của mình.
“Đây là bước đi bài bản trong chiến lược để Trung Quốc dần độc chiếm Biển Đông”, PGS, TS. Vũ Thanh Ca phân tích.
Vậy đằng sau quyết định hành chính mà Trung Quốc tuyên bố cho thấy điều gì? Tiến sỹ Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ – người có rất nhiều năm nghiên cứu về Biển Đông cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng chính sách gây căng thẳng bằng một cuộc “xâm lược mềm”, với mưu tính thâm sâu, được thực hiện theo từng bước để thăm dò và đánh giá mức độ phản ứng của các quốc gia xung quanh Biển Đông.
Cụ thể, tàu hải cảnh của họ tiến hành đâm va tàu cá Việt Nam để tạo tâm lý hoang mang cho những ngư dân đang làm ăn hòa bình trên biển. Ngay sau đó, nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 được hộ tống bằng tàu hải cảnh tiến vào Biển Đông, di chuyển theo tàu khai thác dầu của Malaysia, tiến vào vùng biển của nước này. Sự việc tiếp tục được Trung Quốc đẩy lên với quyết định thành lập 2 đơn vị hành chính và đặt tên hàng chục các thực thể nhằm quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam có chủ quyền.
“Đây là sự tính toán những mũi tiến công mà tôi nghĩ đây là những mũi tiến công của một cuộc “xâm lược mềm”, họ dùng các biện pháp này để từng bước từng bước hiện thực hoá yêu sách, đặc biệt trong phạm vi đường biển, đường biên giới mà họ mong muốn. Đấy là những âm mưu trên thực địa và họ đang lợi dụng tình hình để thực hiện điều sai trái. Và tôi nghĩ rằng với việc làm đó thì rõ ràng là vi phạm đến chủ quyền Việt Nam. Như vậy, chứng tỏ Trung Quốc bất chấp tất cả những quy định của luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế để họ triển khai bất kỳ hoạt động nào, miễn làm sao thực hiện được cái âm mưu độc chiếm biển Đông theo yêu sách đường lưỡi bò mà đã công bố, mặc dù đã bị quốc tế, khu vực và Tòa Trọng tài bác bỏ”, Tiến sĩ Trần Công Trục nêu rõ.
Cùng chung quan điểm với Tiễn sĩ Trần Công Trục, Nhà nghiên cứu Hoàng Việt khẳng định, việc chính quyền Trung Quốc phê chuẩn lập hai khu hành chính, gồm Tây Sa (đặt chính quyền ở Phú Lâm) và Nam Sa (đặt chính quyền ở đá Chữ Thập), nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam là một việc làm sai trái, làm căng thẳng tình hình, ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
“Mới đây nhất, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập chính quyền cấp khu Tây Sa và Nam Sa thì điều này cho thấy âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc càng ngày càng lộ rõ và Trung Quốc không từ bất cứ một thủ đoạn nào, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường hòa bình an ninh ổn định ở Biển Đông. Đặc biệt là khi ASEAN và Trung Quốc đang có giai đoạn tìm kiếm sự đối thoại cho việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để giảm thiểu bớt căng thẳng trên khu vực này. Với hành động này của Trung Quốc đã khiến cho môi trường hòa bình trên Biển Đông ngày càng có nguy cơ căng thẳng cao hơn”, Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhấn mạnh.
Trung Quốc đã cùng các nước ASEAN ký vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Trong đó, Tuyên bố này yêu cầu các nước không được thay đổi hiện trạng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Với hoạt động xây dựng một cách mạnh mẽ ở các bãi cạn, biến những đảo chìm thành những căn cứ quân sự quy mô lớn, biến đảo chìm thành đảo nổi, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC. Bất chấp Luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận và mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc đang tiếp tục những bước đi sai trái để độc chiếm Biển Đông.
Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn, Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn, Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các bước đi dù đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng, song nó cũng mang đầy tính phiêu lưu, mạo hiểm bởi tham vọng của nước này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích của rất nhiều nước chứ không chỉ riêng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
“Bằng tất cả các hành vi mà Trung Quốc đã thực hiện từ trước đến nay, chúng ta có thể nhận diện rằng Trung Quốc ngày một xâm lấn mở rộng theo chiến lược của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc càng ngày càng lấn tới thì vùng biển của cộng đồng quốc tế – nơi để dành cho hoạt động hàng hải, hàng không sẽ bị thu hẹp lại và đương nhiên điều đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại quốc tế. Và dĩ nhiên Trung Quốc với hành vi ngày càng lấn tới, ngày càng ngang ngược, sẽ đặt các quốc gia trong khu vực vào một tâm thế cần phải phòng thủ, cần có những tuyên bố để chống lại hành vi bành trướng của Trung Quốc. Do vậy các yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông chắc chắn ngày một thêm căng thẳng và phức tạp hơn”, Tiến sĩ Ngô Hữu Phước nhận định.
Bước đi sai trái mới của Trung Quốc vẫn nhằm mưu đồ “nuốt trọn” Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình đã quá rõ ràng. Việc Trung Quốc liên tiếp hết lần này đến lần khác xâm phạm trái phép các đảo và vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi sai trái nghiêm trọng, vi phạm công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Những việc làm ấy của Trung Quốc là vô giá trị và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines. Chưa hết, cuối năm 2019 đầu năm 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.
http://biendong.net/dam-luan/34336-tq-muu-do-gi-khi-ngang-nhien-thanh-lap-cai-goi-la-tay-sa-nam-sa.html
Đại dịch – triệu chứng
‘văn hóa tham nhũng và tội phạm’ của Bắc Kinh!
Bình luậnNguyên HươngTheo cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler, ĐCSTQ tiếp tục “đàn áp sự thật”. Đây là phần cơ bản của cuộc đàn áp trên diện rộng ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, và cũng là nguyên nhân của đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang gây họa loạn trên toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Cotler nói: “Đại dịch [viêm phổi Vũ Hán] thực sự được tạo ra bởi sự đàn áp sự thật của ĐCSTQ, bằng cách bắt giữ và “diệt khẩu” những người tìm cách nói lên sự thật – họ là những bác sĩ y khoa hoặc nhà bất đồng chính kiến, và bằng một chiến dịch tuyên truyền thông tin lừa đảo trên toàn thế giới để che giấu sự thật và đổ lỗi cho quốc gia khác về những gì đã xảy ra”.
Đại dịch toàn cầu là triệu chứng mới nhất của “văn hóa tham nhũng và tội phạm” của ĐCSTQ, ông Cotler nói về các hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc, như việc bắt giữ tù nhân lương tâm Pháp Luân Công, đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, cũng như việc đàn áp các nhà báo và nhà hoạt động dân chủ.
Bắc Kinh đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng do sự vô trách nhiệm của họ trong giai đoạn bùng phát ban đầu của dịch bệnh, không có sự minh bạch và chính xác đối với con số chính thức lây nhiễm và tử vong, cũng như đã cung cấp thiết bị và vật dụng y tế chất lượng kém hoặc “hét giá” cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do họ gây ra. Một số quốc gia Tây phương, bao gồm Hoa Kỳ và Úc, đã yêu cầu thế giới tiến hành điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán và con đường lây truyền của chủng virus mới này.
Nhưng dù sao, một trong những nguyên nhân khiến virus Corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu là do cộng đồng quốc tế chưa đồng lòng đứng lên phản đối và bắt buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những hành động lạm dụng y tế có hệ thống trong nhiều năm qua, ông David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng của Canada cho biết.
Ông Matas nói: “Nếu hệ thống toàn cầu đồng lòng yêu cầu ĐCSTQ minh bạch và chịu trách nhiệm đối với hành động lạm dụng cấy ghép nội tạng; theo đó, Trung Quốc [ĐCSTQ] phải chịu áp lực toàn cầu về những vấn đề này, thì giờ đây [thế giới] chúng ta sẽ không có đại dịch virus Corona này”.
“Chúng ta đang phải trả giá cho việc nhắm mắt làm ngơ [trước tội ác của ĐCSTQ]”.
Luật sư David Matas là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về vấn đề mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Năm 2006, The Epoch Times bắt đầu đưa tin về nạn lạm dụng cấy ghép tạng và tội ác mổ cướp nội tạng trên cơ thể sống của tù nhân lương tâm Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Hoa Kỳ gần đây tuyên bố sẽ dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO và tiến hành điều tra về việc xử lý sai lầm của WHO trong đại dịch. WHO có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, liên tục hạ thấp nguy cơ lây lan của virus Corona Vũ Hán, mù quáng sử dụng dữ liệu sai lệch về dịch bệnh của ĐCSTQ để liên lạc với thế giới, kể cả khi đã xuất hiện nhiều bằng chứng về sự che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ.
Theo ông Matas, trong những nỗ lực không ngừng giải quyết vấn đề về đại dịch, thế giới cần dừng tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng của ĐCSTQ, cũng như cần tăng cường các hệ thống pháp lý để truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ.
Ông Matas nói.“Chúng ta phải cảnh giác với hệ thống y tế của Trung Quốc, cũng như phải thận trọng với thông tin từ chính phủ Trung Quốc; chúng ta không thể dựa vào dữ liệu của họ, không thể tin vào những công bố của họ”.
“ĐCSTQ đang cố gắng gây ảnh hưởng trên thế giới với chiến dịch tuyên truyền, gây áp lực, đe dọa sử dụng đòn bẩy kinh tế và chính trị để che đậy, phủ nhận, che giấu thông tin và viết lại lịch sử của đại dịch ngược với thực tế”. Và có quá nhiều người trên thế giới đã lựa chọn “tặc lưỡi” chấp nhận để không ảnh hưởng về mặt chính trị và kinh tế.
Ngày 17/4, Trung Quốc báo cáo bổ sung 50% con số tử vong ở Vũ Hán, tâm chấn của đại dịch, nâng con số này lên 3.869 ca. Lý do họ đưa ra là do thiếu nguồn lực ý tế nên đã bỏ sót các trường hợp này. Tuy nhiên, giống như tất cả các dữ liệu mà ĐCSTQ cung cấp, con số cập nhật này cũng đang bị hoài nghi.
Khác với một số quốc gia phương Tây công khai chỉ trích việc xử lý đại dịch của ĐCSTQ, giới chức Canada đã giữ im lặng.
Tại một cuộc họp báo ngày 17/4, các phóng viên đã hỏi Thủ tướng Justin Trudeau liệu ông có nhìn nhận việc Trung Quốc sửa đổi con số tử vong là một bằng chứng của việc Bắc Kinh che đậy về dịch bệnh. Ông Trudeau đã không trả lời trực tiếp mà nói rằng bây giờ “không phải là thời điểm” để đàm luận về cách quản lý dịch bệnh của “các quốc gia khác”.
Cựu thượng nghị sĩ Consiglio Di Nino cho rằng Canada cần có lập trường cứng rắn hơn về sự thiếu minh bạch và giả dối thông tin xung quanh sự bùng phát dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, cũng như Canada cần tiến hành điều tra độc lập đối với các dữ liệu của ĐCSTQ.
Ông nói: “[ĐCSTQ] thậm chí ra sức không cho phép thế giới hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra. Nếu chúng ta hợp tác cùng nhau như một gia đình nhân loại và có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của mình… thì Trung Quốc sẽ không thể coi chúng ta là đối tác ngang hàng trong gia đình này”.
Ông Di Nino phát biểu rằng ông mong muốn Ủy ban nghị viện Canada-Trung Quốc mới thành lập sẽ tiến hành điều tra về sự ứng phó của Trung Quốc trong giai đoạn đầu bùng phát của dịch bệnh.
Ông nói: “Theo tôi, chính phủ Canada nên hoàn toàn tán thành và ủng hộ Ủy ban này, cung cấp điều kiện thuận lợi để họ tiến hành nghiên cứu, khai thác nhân chứng ở bất cứ nơi nào cần thiết trên thế giới. Điều này có thể giúp chúng ta có được kết luận chính xác hơn về những gì đang diễn ra”.
Ông Cotler cho biết, Canada tối thiểu có thể sử dụng Đạo luật Magnitsky để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền như che giấu dịch bệnh có chủ ý và đàn áp những người tố giác.
Ông nói: “Những cá nhân này phải chịu trách nhiệm cho việc gây rađại dịch toàn cầu bi thảm như bây giờ”.
Ông Cotler cũng cho rằng có thể áp dụng những sáng kiến mang tính pháp lý khác để truy cứu trách nhiệm của Bắc Kinh, giống như một số nhà lập pháp Mỹ đang làm. Ví dụ, một nhà lập pháp của Hoa Kỳ đang yêu cầu Bộ Ngoại giao kiện Trung Quốc trước Tòa án Công lý Quốc tế, và trong một trường hợp khác, một nghị sĩ đã đưa ra dự luật để người Mỹ có thể dễ dàng khởi kiện ĐCSTQ về đại dịch. Ngày 20/4, tiểu bang Missouri đã khởi kiện ĐCSTQ vì những sai lầm trong cách xử lý gây ra đại dịch toàn cầu.
Theo ông Cotler, việc truy cứu trách nhiệm này là sự phân biệt rõ ràng giữa ĐCSTQ – thủ phạm gây ra đại dịch và người dân Trung Quốc – cũng là nạn nhân của đại dịch. Ông nói: “Điều quan trọng là chúng ta ủng hộ người dân Trung Quốc”.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dai-dich-trieu-chung-van-hoa-tham-nhung-va-toi-pham-cua-bac-kinh-33223.html
Trung Quốc đã ‘đánh mất’ châu Âu
vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán?
Bình luậnNguyên HươngSau hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh cấp cao của Chủ tịch Tập Cận Bình với các quốc gia châu Âu trong chuyến công du tới Đức vào tháng 3/2019, năm 2020 được dự kiến là năm ngoại giao của châu Âu và Trung Quốc. Vậy mà, tình thế này đã và đang thay đổi…
Châu Âu đã vô cùng tức giận với hành vi của Trung Quốc trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán; từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu thông tin về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán khiến virus lây lan, tạo thành đại dịch toàn cầu, gây họa loạn đặc biệt cho châu Âu và Hoa Kỳ; đến cái giá “cắt cổ” mà Châu Âu phải trả cho các thiết bị y tế của Trung Quốc, cũng như sự mù quáng của WHO đối với hành động và tuyên truyền của Bắc Kinh. Cách xử lý của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng đã lấy đi lòng tin của châu Âu.
Reinhard Buetikofer, một nhà lập pháp đảng Xanh của Đức, và là chủ tịch phái đoàn quan hệ với Trung Quốc thuộc Nghị viện Châu Âu, cho biết: “Trong những tháng qua, Trung Quốc đã ‘đánh mất’ châu Âu”. Ông trích dẫn những quan ngại về sự dối trá của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, về lập trường “cực kỳ hung hăng” của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, và “chiến dịch tuyên truyền đanh thép” về sự ưu việt của chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ đối với nền dân chủ của phương Tây.
Ông nói: “Họ [ĐCSTQ] đã vô trách nhiệm để dịch bệnh bùng phát trên thế giới, mà lại thể hiện thái độ trịch thượng, không có thiện chí hợp tác”.
Trong khi chính quyền Tổng thống Trump công khai chỉ trích Trung Quốc, giới chức châu Âu có truyền thống kín tiếng hơn, và cũng một phần vì họ e ngại bị Bắc Kinh “trả đũa”. Trên thực tế, các chính trị gia ở Berlin, Paris, London và Brussels đang bày tỏ mối quan ngại và sự không hài lòng đối với những thông tin của Bắc Kinh về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, và thể hiện sự phẫn nộ sâu sắc với những hậu quả sâu rộng của nó. Một số thành viên EU đang theo đuổi các chính sách giảm phụ thuộc kinh tế vào ĐCSTQ, và kiểm tra các khoản đầu tư mang tính thâu tóm từ chính quyền này. Điều này có thể gây rủi ro cho quan hệ thương mại Trung Quốc-EU trị giá gần 750 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2019.
Cách đây vài tuần, Trung Quốc tổ chức các buổi hội thảo trên mạng để chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với đại dịch virus ở Vũ Hán – nơi khởi phát dịch bệnh. ĐCSTQ cũng viện trợ các vật tư y tế bao gồm thiết bị bảo hộ, các bộ kit xét nghiệm và máy thở cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nhất ở châu Âu.
Đại dịch dường như đem lại cơ hội gắn kết song phương giữa Trung Quốc và châu Âu. Tuy nhiên, điều này không tồn tại được bao lâu…
Nhân viên đeo khẩu trang bảo vệ làm việc tại nhà máy của Siemens, nơi lắp ráp thiết bị y tế tại Thượng Hải vào ngày 24/2/2020. (Ảnh của NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)
Nhân viên đeo khẩu trang bảo vệ làm việc tại nhà máy của Siemens, nơi lắp ráp thiết bị y tế tại Thượng Hải vào ngày 24/2/2020. (Ảnh của NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)
Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết: “Bây giờ, mỗi khi nhắc đến Trung Quốc là bầu không khí ở châu Âu trở nên rất tiêu cực”.
Thái độ châu Âu đối với ĐCSTQ đã thay đổi!?
Ngày 25/3/2020, các Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm G-7 đã họp qua điện thoại và thể hiện những quan ngại về cách thức Trung Quốc tiến hành trong và sau cuộc khủng hoảng. Các chính khách được thông báo rằng châu Âu và G-7 phải cảnh giác vì Bắc Kinh đang hoạt động “tự tin hơn, mạnh mẽ hơn”, cũng như đang tận dụng bối cảnh các quốc gia khác phải đóng cửa biên giới, theo một nguồn tin từ châu Âu.
Trên truyền thông, các quan chức Trung Quốc “ra rả” bài “tâm lý chiến”, rằng: “Khi sinh mệnh bị đe dọa, việc cứu người là tối quan trọng. Tranh luận ai hơn ai kém trong hai hệ thống xã hội khác nhau chẳng có ích gì”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 17/4/2020 rằng Trung Quốc đã sẵn sàng làm việc với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các nước châu Âu để “cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân loại”.
Tuy nhiên, thái độ của châu Âu đã thay đổi.
‘Vành đai và con đường’ khiến các công ty châu Âu bị thất thế trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Hai năm gần đây, các chính phủ châu Âu đã cẩn trọng hơn với Trung Quốc khi “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình bành trướng về thương mại và cơ sở hạ tầng trên khắp lục địa, chiếm đoạt các tài sản chiến lược bao gồm các cảng biển, công ty điện lực và các công ty robot từ Địa Trung Hải đến Biển Baltic. Nhiều quốc gia ở châu Âu đang quan ngại về một sự đe dọa khác của chương trình được gọi là “Made in China 2025” của Bắc Kinh, với tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ chủ chốt của ĐCSTQ.
Trong bối cảnh khủng hoảng của đại dịch, giá cổ phiếu sụt giảm đã khiến nhiều quốc gia, trong đó có Đức, thắt chặt quy định sàng lọc đầu tư do quan ngại rằng Trung Quốc có thể lợi dụng thời cơ này để kiểm soát cổ phiếu trong các công ty bị thất thế. Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Tài chính, Ủy viên EU phụ trách lĩnh vực cạnh tranh Margrethe Vestager đã đề nghị các chính phủ châu Âu mua cổ phiếu của những công ty bị thất thế để ngăn chặn sự thâu tóm của chính quyền Trung Quốc.
Ủy viên EU phụ trách Thương mại Phil Hogan đề nghị tổ chức cuộc họp để thảo luận về vấn đề “làm thế nào để xây dựng chiến lược tự chủ”, thực hiện đa dạng hóa để đảm bảo chuỗi cung ứng. Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ đô-la Mỹ từ gói kích cầu trị giá 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ để di dời các công ty sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.
Trong một cuộc gọi ngày 16/4/2020, các bộ trưởng thương mại EU đã thống nhất về tầm quan trọng của sự phát triển đa dạng hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, không chỉ về vật tư y tế và công nghệ pin cho xe chạy điện, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Bước đầu tiên, Berlin lên kế hoạch sử dụng ngân sách quốc gia để bắt đầu dây chuyền sản xuất hàng triệu khẩu trang các loại vào cuối mùa hè năm nay. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu 25% khẩu trang trên toàn thế giới.
Ông Joerg Wuttke cho biết cuộc thảo luận về chuỗi cung ứng bắt đầu khi Bắc Kinh đóng cửa cảng biển vào đầu năm 2020, làm dấy lên lo ngại rằng dược liệu sản xuất tại Trung Quốc sẽ không đến được châu Âu, và điều này cũng khiến các nhà hoạch định chính sách nhận thấy rằng cần phải đảm bảo nguồn cung đối với các sản phẩm chiến lược. Một quan chức châu Âu khác cho biết, thậm chí có nhà cung cấp chính thức từ Trung Quốc (không nêu tên) đã phá vỡ hợp đồng cung cấp máy thở, lừa đảo người dân, và phá hoại quan hệ đối tác. “Không nên để ‘toàn bộ trứng vào một giỏ’, người dân cần nhiều sự lựa chọn hơn nữa”, ông Wuttke nói.
‘Đốt cháy những cây cầu nối’ giữa Euro và Trung Quốc
Đương nhiên, kể từ thời điểm đó, nội dung của cuộc tranh luận chính trị ở châu Âu đã thay đổi. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói với tờ Bild rằng việc Trung Quốc báo cáo bổ sung con số tử vong vào tuần giữa tháng 4/2020 là việc đáng “báo động”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Kinh tế rằng “rõ ràng là phải có gì đó xảy ra mà chúng tôi không biết”. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết sau khi đại dịch kết thúc, Anh sẽ không thể “tiếp tục quan hệ thương mại như thường lệ” với Trung Quốc nữa.
Tờ El Pais của Tây Ban Nha cho biết, sau khi gửi trả lại lô hàng kém chất lượng, Bộ Y tế nước này đã hủy đơn đặt hàng mua bộ kit xét nghiệm kháng nguyên từ công ty Bioeasy của Trung Quốc. Các nhà chức trách y tế phát hiện ra rằng cả hai bộ dụng cụ này đều bị lỗi.
Cuộc khủng hoảng virus Corona Vũ Hán đã khiến nước Anh đảo ngược quyết định cho phép tập đoàn công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc tham gia một phần vào mạng di động 5G của họ. Pháp có thể sẽ không ký hợp đồng với Huawei nữa. Đức sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này vào khoảng giữa năm 2020.
Cô Janka Oertel, giám đốc chương trình châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu ở Berlin cho biết rằng Đức đóng vai trò chủ chốt trong diễn biến này. Dẫn đầu về kinh tế ở Châu Âu, Đức có lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2019 cao hơn tổng hàng hóa xuất khẩu của Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan cộng lại.
Cô Janka Oertel nhận định rằng Trung Quốc vẫn có thể lấy lại sự ủng hộ và giành được vai trò lớn hơn trên thế giới, bằng cách chấp nhận yêu cầu mở cửa thị trường và kiến tạo một “sân chơi” bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp quốc tế. “Đó là điều mà người dân châu Âu sẽ đánh giá rất cao”, cô nói. Tuy nhiên, như mọi lần, cô lưu ý: “Tôi không nghĩ rằng điều này có thể xảy ra”.
Nguyên Hương
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/cach-xu-ly-te-hai-ve-dich-viem-phoi-vu-han-da-khien-trung-quoc-danh-mat-chau-au-33055.html
Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc bị điều tra
Vanessa ĐỗÔng Tôn Lực Quân (Sun Lijun), 51 tuổi, thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đang bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng và luật pháp,” theo một thông báo trực tuyến ngày 19/4.
The Epoch Times ngày 20/4 cho hay, ông Tôn Lực Quân hiện đang bị điều tra bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) và Ủy ban Giám sát Quốc gia, Cơ quan giám sát chống tham nhũng nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Cả hai cơ quan đã không cung cấp thêm thông tin chi tiết về các cáo buộc vi phạm của Tôn Lực Quân, nhưng những miêu tả trong thông báo thường ám chỉ cáo buộc tham nhũng.
Lần cuối cùng Tôn Lực Quân được nhìn thấy xuất hiện trước công chúng là vào ngày 9/3, trên Xianwen Lianbo, một chương trình tin tức hàng ngày trên đài truyền hình CCTV.
Bức hại tín ngưỡng
Tôn Lực Quân là người gốc Thanh Đảo, một thành phố ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc. Ông đã trở thành thứ trưởng công an vào tháng 3/2018.
Trước khi giữ chức vụ này, Tôn Lực Quân là phó giám đốc Văn phòng Đối ngoại của chính quyền thành phố Thượng Hải; giám đốc văn phòng Bộ Công an tại văn phòng công tác xử lý các vấn đề Macao, Hồng Kông và Đài Loan; đồng thời là phó giám đốc Phòng 610.
Phòng 610 là một lực lượng cảnh sát bí mật giống Gestapo của Đức Quốc Xã, được lập ra để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Dù đã bị bãi bỏ trên danh nghĩa vào năm 2019, nhưng tổ chức này vẫn tiếp tục được vận hành ngầm bởi chính quyền.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Kể từ tháng 7/1999, cầm quyền Trung Quốc đã phát động cuộc đàn áp nghiêm trọng môn tập, bắt giam hàng trăm nghìn người tập vào các nhà tù, trại lao động và trung tâm tẩy não. Tại đây, họ thường xuyên bị tra tấn. Hàng nghìn người đã chết, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, tuy vậy con số thực tế có khả năng lớn hơn rất nhiều.
Tuy vậy, trong đại dịch, cuộc đàn áp vẫn không hề hạ nhiệt. Theo Minh Huệ, một trang web chuyên giám sát diễn biến cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, cho biết chỉ trong tháng 3 đã có 384 người tập Pháp Luân Công bị bắt giữ, 363 người bị sách nhiễu, trong số đó có 313 người bị lục soát nhà.
Tỉnh Hà Bắc chứng kiến số ca bắt giữ lớn nhất với 48 người, tiếp theo là tỉnh Liêu Ninh với 45 người và tỉnh Sơn Đông 44 người.
Trong cùng tháng, 15 người tu luyện đã bị kết án vì đức tin của họ. 3 người đã bị bức hại đến chết, theo trang Minh Huệ.
Thanh trừng chính trị
Theo một nguồn tin bên trong ĐCSTQ, thì việc Tôn Lực Quân bị bắt là do đấu đá trong Đảng, vì Tôn Lực Quân là một phần của phe trung thành với cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã dùng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng các quan chức của phe Giang.
Theo nguồn tin này, ông Tôn là một quan chức cấp cao trong phe Giang. Đồng thời ông Tôn là cựu giám đốc của cơ quan thứ nhất và thứ 26 của bộ công an, nắm vai trò bảo vệ an ninh cho thành viên gia đình các quan chức hàng đầu của Đảng.
Gần đây đã có những tin đồn về một cuộc đảo chính chống lại Tập Cận Bình, do đó ông Tập đã quyết định loại bỏ Tôn – một mối đe dọa nguy cơ cao, nguồn tin nói thêm. Sự sụp đổ của Tôn Lực Quân đồng nghĩa Tập Cân Bình hiện đang nắm thực quyền nhiều hơn trước.
Trước đó, Tập Cận Bình từng thanh trừng các quan chức cấp cao của phe Giang như Mạnh Hồng Vĩ, cựu chủ tịch tổ chức cảnh sát Quốc Tế Interpol, Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, người đã thăng tiến nhanh chóng bằng cách tham gia đàn áp Pháp Luân Công.
Trước khi bị kết án tù chung thân năm 2015, Chu thông đồng với Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai – cũng là một người thuộc phe Giang – hòng đảo chính Tập.
Theo The Epoch Times
Vanessa Đỗ dịch & biên tập
(Nguồn ảnh: ảnh chụp màn hình Youtube/Đại Kỷ Nguyên News).
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-truong-bo-cong-an-trung-quoc-bi-dieu-tra.html
Trong rối ren Tập Cận Bình tới ‘long mạch quốc gia’
tiết lộ niềm tin phong thủy
Phụng MinhGần đây, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm bất ngờ tới núi Tần Lĩnh ở tỉnh Thiểm Tây.
Ông nói trong bài phát biểu trước các quan chức rằng Tần Lĩnh có con sông chảy theo hướng bắc nam, là tháp nước trung tâm của Trung Quốc, là “tổ mạch” của dân tộc Trung Hoa và là biểu tượng quan trọng của văn hóa Trung Quốc.
Một số phân tích chỉ ra rằng ông Tập thực sự đang nói về phong thủy của Tần Lĩnh, và Tần Lĩnh được coi là có “long mạch”, điều này cũng dẫn đến suy đoán rằng ông Tập thực sự có niềm tin vào tâm linh.
Secret China dẫn thông tin từ phương tiện truyền thông của Trung Quốc chiều ngày 20/4 cho biết, Tập Cận Bình đã đến huyện Tạc Thủy, thành phố Trương Lạc, tỉnh Thiểm Tây. Ông Tập và nhóm của ông lần đầu tiên đến Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngưu Bối Lương ở khu vực phía đông dãy núi Tần Lĩnh. Tại đỉnh núi có độ cao 1.700 mét so với mực nước biển, ông Tập cho biết dãy núi Tần Lĩnh và dòng sông chảy theo hướng bắc nam là tháp nước trung tâm của Trung Quốc, là “tổ mạch” của dân tộc và là biểu tượng văn hóa của đất nước. Ông cũng nhấn mạnh cần phải bảo vệ hệ sinh thái của Tần Lĩnh, và việc xây dựng bất hợp pháp ở Tần Lĩnh không được phép lặp lại.
Tần Lĩnh vốn được các đời đế vương Trung Hoa tôn vinh là long mạch, và việc xây dựng công trình “đè lên” long mạch là điều đại kỵ. Trước đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình từng 6 lần phê chỉ thị dẹp bỏ các biệt thự quy mô lớn được xây trái phép trên núi Tần Lĩnh – dự án lén lút của các quan chức địa phương. Nhưng các công trình vẫn không bị dẹp bỏ do sự chống cự âm thầm của các quan chức này. Mãi đến tháng 7/2018, Trung Kỷ Ủy, Phó thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã hai lần đến Thiểm Tây thị sát, và chỉ đến lúc đó chính quyền địa phương mới dỡ bỏ các biệt phủ này. Rất nhiều quan chức vì việc này mà bị ngã ngựa.
Về động thái ghé thăm Tần Lĩnh của Tập Cận Bình và nội dung bài phát biểu nói trên, Thạch Tàng Sơn, một chuyên gia về Trung Quốc ở Washington nhìn nhận rằng:
“Tập Cận Bình trên bề mặt thì nói về việc phải kiên định đi theo con đường chủ nghĩa cộng sản, nhưng trên thực tế ông ta có niềm tin vào phong thủy, khí công, tu hành, những việc như vậy… Vì lẽ đó, ông ta không ngại “đem trảm” một loạt quan chức ở Thiểm Tây, Tây An, cũng không ngại việc đắc tội với Triệu Lạc Tế – Ủy viên Thường vụ Chính trị hiện thời, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây – nhất định phải phá hủy tất cả các biệt phủ này. Điểm mấu chốt chính là liên quan đến phong thủy của dãy Tần Lĩnh”.
Trong số các quan chức bất mãn với Tập, nhiều người từng là bộ hạ cũ của Triệu.
Mặt khác, nhà bình luận Hạ Tiểu Cường cho rằng, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố đi theo chủ nghĩa vô thần, không tin cái gọi là “mê tín phong kiến”, nhưng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đều “mê tín” cả. Mao Trạch Đông đã từng đi tìm hòa thượng để đoán mệnh, Giang Trạch Dân vì hãm hại, đàn áp Pháp Luân Công, hoảng sợ trong tâm, mà từng ở nhà chép “Địa Tạng Kinh”, Tập Cận Bình cũng không phải là ngoại lệ.
Tập Cận Bình lần này tới Tần Lĩnh đúng thời điểm cục diện chính trị nội bộ bất ổn và tiếng nói chống Tập liên tục xuất hiện. Ông Hạ Tiểu Cường cho rằng, Tập đã đề cập đến “Tây thiên tinh thần” ở Thiểm Tây, khả năng chuẩn bị một khi cục diện chính trị phát sinh kịch biến, Bắc Kinh xuất hiện chuyện ngoài ý muốn, ông ta có thể sử dụng Thiểm Tây làm nơi rút lui an toàn. Ông Tập chuyến này lên Tần Lĩnh, có thể là thị sát hoặc kiểm tra công tác chuẩn bị cuối cùng.
Ý định thực sự của Tập Cận Bình khi đến Thiểm Tây vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà quan sát nói trên đều đề cập đến niềm tin vào phong thủy của Tập Cận Bình. Đây là điều đáng chú ý.
Theo tác giả Lý Uyển Quân từ Secret China, hai năm trước ĐCSTQ chưa bỏ giới hạn nhiệm kỳ và Tập Cận Bình chưa trở thành chủ tịch trọn đời. Theo thông tin trên trang WikiLeaks, vào ngày 30/8/2011 Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã gửi về Washington DC một công điện mật đề ngày 16/11/2009.
Bức điện tín có tên mã 09BEIJING3128, cho biết người cung cấp những tài liệu này là “bạn thân của Tập Cận Bình”, một vị giáo sư, người đã liên lạc với đại sứ quán Mỹ từ lâu. Ông này chia sẻ thông tin về nền tảng gia đình, sự phát triển, giai đoạn tuổi mới lớn và sự nghiệp chính trị của Tập Cận Bình, cũng như ấn tượng và đánh giá của ông về tính cách của ông Tập.
Bức điện tín này là tài liệu được các quan chức Mỹ soạn thảo sau nhiều lần trao đổi với vị giáo sư kể trên trong giai đoạn năm 2007 – 2009. WikiLeaks đã che đi phần tên của vị giáo sư cung cấp thông tin trong bức điện.
Theo đó, ông Tập Cận Bình trong những năm đầu sự nghiệp rất tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên của Phật gia. Qua những buổi nói chuyện của vị giáo sư này với ông Tập, tại thời điểm ông Tập nhậm chức ở Hạ Môn, ông này có tới Hạ Môn để gặp Tập Cận Bình. Ông Tập đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với võ thuật Phật gia, khí công, những năng lực bí ẩn khác giúp ích cho sức khỏe, cũng như Thánh địa Phật giáo Ngũ Đài Sơn.
Vị giáo sư này nói rằng ông không biết liệu Tập Cận Bình thực sự có niềm tin nơi tâm linh hay không, hay ông chỉ đang muốn tìm cách cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Nhưng ông nói rằng trong bất kể trường hợp nào, những hiểu biết của ông Tập đối với các vấn đề này đều khiến ông vô cùng kinh ngạc. Tập Cận Bình dường như có niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên.
Sở thích bí mật trước đây của Tập Cận Bình dường như được củng cố một phần trong bài phát biểu mới nhất của ông về dãy núi Tần Lĩnh.
Một bài báo đăng trên Secret China ngày 24/4 cũng chỉ ra rằng Tập Cận Bình đã nhiều lần chỉ thị nghiêm cấm xây dựng bất hợp pháp trên núi Tần Lĩnh. Nguyên nhân có thể là vì ông lo lắng “long mạch” nơi đây có thể bị phá hủy.
“Long mạch” là khái niệm xuất phát từ văn hóa truyền thống Trung Hoa và từ niềm tin vào Thần. Văn hóa tín Thần đã tồn tại và đồng hành cùng dân tộc Trung Hoa xuyên suốt năm ngàn năm. Trên vùng đất linh khí ở Tần Lĩnh, Viêm hoàng và hậu duệ sinh sôi liên tục, xã tắc giang sơn đều do Thần gia trì và bảo hộ, vậy nên vua mới được gọi là Thiên tử (con trời), được Trời giao trọng trách giúp nước giúp dân. Nhưng là một nhà lãnh đạo của một thể chế chính trị lấy chủ nghĩa vô thần làm nền tảng, tất nhiên ông Tập không dám trực tiếp sử dụng từ “long mạch” trong văn hóa Thần truyền, mà thay vào đó gọi là “tổ mạch”.
Bài báo bình luận rằng trên thực tế, giống như Mao Trạch Đông, người đã phát động cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc, nhưng trước khi chết không lâu lại đăm chiêu đối với những ngôi sao băng rơi trên bầu trời dường như có liên quan nào đó đến mình. Được biết Mao năm đó đã tỏ ra rất sợ hãi. Vậy Tập Cận Bình, trong rối ren lại quan tâm tới “long mạch”, chẳng phải cũng là vì lo sợ hay sao?
Theo Lâm Vũ, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trong-roi-ren-tap-can-binh-toi-long-mach-quoc-gia-tiet-lo-niem-tin-phong-thuy.html
Tin nói phái đoàn Trung Quốc sang Triều Tiên
để cố vấn về Kim Jong Un
Trung Quốc đã cử một đội ngũ tới Triều Tiên bao gồm các chuyên gia y tế để cố vấn về lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, Reuters loan tin, dẫn lời theo ba người biết rõ về sự việc này.Chuyến đi của các bác sĩ và quan chức Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có các tin tức mâu thuẫn về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Reuters nói họ không thể xác định được ngay liệu chuyến đi của toán quan chức Trung Quốc báo hiệu điều gì về sức khỏe của ông Kim.
Một phái đoàn dẫn đầu bởi một thành viên cao cấp của Ban Liên lạc Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc rời Bắc Kinh đến Triều Tiên hôm thứ Năm, hai người nói với Reuters. Ban này là cơ quan chính của Trung Quốc đặc trách việc giao tiếp với nước láng giềng Triều Tiên.
Các nguồn tin từ chối công khai danh tính vì tính chất nhạy cảm của sự việc.
Reuters nói không thể liên lạc được với ban này để xin bình luận vào cuối ngày thứ Sáu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận vào cuối ngày thứ Sáu.
Daily NK, một website đặt trụ sở tại Seoul, đầu tuần này đưa tin rằng ông Kim đang hồi phục sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật tim mạch vào ngày 12 tháng 4. Trang tin này dẫn một nguồn tin giấu tên ở Triều Tiên.
Các quan chức chính phủ Hàn Quốc và một quan chức Trung Quốc trong Ban Liên lạc Đối ngoại bác bỏ các bản tin sau đó nói rằng ông Kim đang gặp nguy kịch sau cuộc phẫu thuật. Các quan chức Hàn Quốc nói họ không phát hiện thấy dấu hiệu của hoạt động bất thường nào ở Triều Tiên.
Ngày thứ Sáu, một nguồn tin ở Hàn Quốc nói với Reuters rằng tình báo của họ cho biết ông Kim còn sống và có thể sẽ sớm xuất hiện. Người này nói ông ta không có bất cứ bình luận nào về tình trạng hiện thời của ông Kim hay bất kì sự liên quan nào của Trung Quốc.
Một quan chức nắm thông tin tình báo Mỹ nói rằng ông Kim được biết là có vấn đề về sức khỏe nhưng họ không có lí do gì để kết luận ông ta bị bệnh nặng hoặc cuối cùng không thể tái xuất hiện trước công chúng, theo Reuters.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận gì. Ngoại giao trưởng Mỹ Mike Pompeo, khi được hỏi về sức khỏe của ông Kim trên đài Fox News hôm thứ Năm, nói, “Tôi không có bất cứ điều
có thể chia sẻ với bạn tối nay, nhưng người dân Mỹ nên biết rằng chúng tôi đang theo dõi rất sát tình hình.”
Triều Tiên là một trong những quốc gia biệt lập và bí mật nhất thế giới, và sức khỏe của các nhà lãnh đạo nước này được coi là vấn đề an ninh quốc gia.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin lần cuối về ông Kim khi ông chủ trì một cuộc họp vào ngày 11 tháng 4. Truyền thông nhà nước không đưa tin ông tham dự một sự kiện để đánh dấu sinh nhật ông nội ông, Kim Il Sung, vào ngày 15 tháng 4, một dịp kỉ niệm quan trọng tại Triều Tiên.
Ông Kim, được cho là 36 tuổi, trước đây đã từng biến mất khỏi các bản tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên. Vào năm 2014, ông biến mất trong hơn một tháng và truyền hình nhà nước Triều Tiên sau đó chiếu hình ảnh cho thấy ông đi khập khiễng. Những đồn đoán về sức khỏe của ông được thổi bùng lên bởi việc ông hút thuốc lá nhiều, tăng cân rõ rệt kể từ khi nắm quyền lực và bệnh sử tim mạch trong gia đình.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-phai-doan-trung-quoc-sang-trieu-tien-de-co-van-ve-kim-jong-un/5392094.html
Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
Ngoại trưởng Datuk Seri Hishammuddin bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của tàu chiến trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.“Trong khi luật pháp quốc tế đảm bảo quyền tự do hàng hải, sự hiện diện của tàu chiến ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng. Những tính toán sai lầm có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định khu vực”, Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin cho biết hôm 23/4.
Ông Datuk Seri Hishammuddin cũng cam kết bảo vệ lợi ích của nước này ở khu vực, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ tranh chấp nào cũng cần được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình.
Ngoại trưởng Malaysia đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã bám theo tàu khai thác dầu West Capella của công ty dầu khí Petronas (Malaysia) trên Biển Đông hôm 17/4.
Dữ liệu của Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi tàu thuyền cho thấy, hôm 16/4 tàu Hải Dương 8 ở vị trí cách bờ biển Malaysia khoảng 324 km. Sau đó, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đã tiếp cận tàu West Capella.
Hôm 21/4, hai chiến hạm Mỹ là USS America và USS Bunker Hill hiện diện ở Biển Đông, gần khu vực tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 22/4 cho biết, nước này vừa gửi 2 công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, nhằm phản đối các hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines lên tiếng phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và cho rằng hành động của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước thông tin tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 cùng một số tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam, hôm 14/4, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, “các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông”.
“Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông”, bà Hằng cho biết thêm.
http://biendong.net/bi-n-nong/34334-malaysia-keu-goi-giai-quyet-tranh-chap-tren-bien-dong-bang-bien-phap-hoa-binh.html
Covid-19: Singapore
bị thêm gần 1.000 ca nhiễm trong một ngày
Thu HằngSingapore tiếp tục là nước có số ca nhiễm virus corona nhiều nhất Đông Nam Á, với 13.624 ca tính đến ngày 26/04/2020, trong đó có thêm 931 ca trong vòng 24 giờ.
Theo số liệu của bộ Y Tế Singapore, được trang mạng báo The Strait Times trích dẫn, phần lớn các trường hợp nhiễm mới đều là người lao động nước ngoài sống trong các khu nhà tập thể. Chỉ có 15 trường hợp là người Singapore và thường trú nhân.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trong cộng đồng (9 ca vào ngày 25/04) đã khiến giới chuyên gia Singapore quan ngại vì số liệu này cần phải tiếp tục giảm, ít nhất cho đến tuần đầu tháng Năm, để có thể nói Singapore thoát khỏi giai đoạn khó khăn.
Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ tại Indonesia và Philippines đều vượt ngưỡng 270 người tính đến ngày 26/04. Cụ thể có thêm 275 ca tại Indonesia, nâng tổng số người bị nhiễm Covid-19 là 8.882 người và 743 người chết. Philippines có 285 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm là 7.579 ca và 501 ca tử vong.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200426-covid-19-singapore-bi%CC%A3-th%C3%AAm-g%E1%BA%A7n-1-000-ca-nhi%C3%AA%CC%83m-trong-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y
Lord Howe, hòn đảo ‘khó tính’ nhất nước Úc
Margo PfeiffBBC TravelNhững con cá bảy màu bơi quanh chân tôi trong làn nước trong suốt như pha lê ở vùng Nam Thái Bình Dương.
Trong một chuyến đi dạo trong khu rừng nửa như rừng mưa, tôi vỗ tay và những chú chim ríu rít không biết bay chạy về phía tôi, chúng thật hiền lành trên một hòn đảo không có nhiều kẻ săn mồi.
Câu chuyện kỳ lạ về lạc đà hoang tại Úc
Xây nhà vào lớp băng vĩnh cửu ở cực Bắc thế giới
Cuộc chiến đường biên Mỹ-Canada ít ai biết
Mọi người đạp xe đạp trên con đường hẹp dài 13km, qua những đường hầm đầy bóng râm với cây cọ lơ lửng ngược trên cao và trẻ con đi bộ chân đất tới trường.
Không có bảng hiệu quảng cáo, không có chìa khóa nhà, không khóa xe đạp hay sóng điện thoại tồn tại nơi đây.
Thảy vài đồng xu vào một hòm tiền, tôi lấy vài quả bơ ở một quầy trái cây ven đường, nhặt lấy mặt nạ và kiếng lặn trong căn lều bỏ hoang bên bờ biển, lấy xe và gậy đánh golf tại một sân golf chín lỗ.
Hiếm khi nào có hai người cùng tắm nắng trên một trong 11 bãi biển cát trắng của hòn đảo, và đám đông nhộn nhịp nhất mà tôi gặp là tại một chỗ chiên cá bán hàng tuần.
Đảo Lord Howe chỉ dài 11km và rộng 2km, một mảnh đất thôn dã có hình dạng như chiếc boomerang nằm cách Sydney 780km về hướng đông bắc.
Hòn đảo ôm lấy một hồ nước xanh màu ngọc bích bao quanh bởi rạn san hô nằm ở nơi xa nhất thế giới về hướng nam. Nơi đây được vinh danh là Di sản Thế Giới Unesco vào năm 1982 vì địa hình núi lửa hùng vĩ, cùng với các loài động vật đặc hữu và các giống cây bản địa không tồn tại ở nơi nào khác trên Trái Đất.
Lễ Quốc khánh của một quốc gia không tồn tại
New York thừa hưởng gì từ di dân Hà Lan
Nơi phải dựa vào đoàn la thồ hàng giữa lòng nước Mỹ
Sau một chuyến đến thăm nơi này năm 1997, nhà lịch sử tự nhiên người Anh, Sir David Attenborough mô tả nơi đây là “quá kỳ vĩ đến mức không thể tin nổi… thuộc số ít các hòn đảo quá dễ tiếp cận, quá phi thường, nhưng vẫn chưa bị phá hoại.”
Tuy nhiên, mảnh đất thiên đường này nổi tiếng là nơi quá đắt đỏ khiến hầu hết dân du lịch không đủ tiền để đến trải nghiệm.
Dù chỉ cách Sydney hay Brisbane chỉ hai giờ bay, nhưng vé máy bay đến Los Angeles còn rẻ hơn đến hòn đảo này.
Nhà hàng rất đắt đỏ, vì hòn đảo là nơi có dịch vụ lưu trú cao cấp, có để đã đặt kín chỗ từ một năm trước. Nơi đây không có phòng nghỉ giá rẻ, cũng không có khu lều cắm trại, còn du thuyền hoàn toàn bị cấm.
Liệu có phải đảo Lord Howe là hòn đảo cao cấp nhất ở Úc, cho nên chốn nghỉ ngơi cho giới siêu giàu này coi thường những du khách bình dân?
Hoàn toàn không. Trong thực tế, mọi thứ hoàn toàn ngược lại.
Mọi thứ ở Đảo Lord Howe cực kỳ thư thái, ngoại trừ sự nhiệt thành của dân địa phương mong muốn bảo vệ hòn đảo của họ.
Hòn đảo không có người sinh sống này chỉ vừa được phát hiện vào năm 1788, và rất nhiều cư dân sống nơi đây là con cháu của những người Châu u định cư đầu tiên vào năm 1833.
Với họ, môi trường trong lành từ lâu đã là miếng cơm manh áo trong gần một thế kỷ, từ khi du khách lần đầu tiên đặt chân đến khu hồ trên những chiếc tàu Sandringham Flying Boats vào cuối thập niên 1940.
Vào năm 1981, từ rất lâu trước khi khái niệm “du lịch sinh thái” trở thành từ ngữ thông dụng và khái niệm “quá tải du khách” trở thành điều gây khó chịu, thì khoảng 350 cư dân địa phương tỏ ý quan ngại về tình trạng hủy hoại sinh cảnh, sự xuất hiện của những loài xâm lấn, tình trạng ô nhiễm và phát triển.
Kết quả là, Ủy ban Đảo Lord Howe được bầu, gồm bốn thành viên là dân địa phương và ba thành viên từ chính quyền bang New South Wales, đã giới hạn số du khách trên đảo tại bất kỳ thời điểm nào cũng không được quá 400 người. Và từ đó đến nay, quy định này vẫn tiếp tục được áp dụng.
Hòn đảo có luật và chính sách môi trường nghiêm ngặt. Xe hơi chỉ được dùng cho cư dân thực sự cần đến. Ở đây không có máy lạnh. Ủy ban phải được tham vấn trước khi đốn hạ một nhánh cây hay chọn màu sơn cho nhà cửa.
“Chúng tôi hay đùa rằng bạn cần giấy phép mới được đào trong vườn nhà!” một cư dân lâu năm và hướng dẫn viên du lịch ở đảo tên là Clive Wilson nói. “Chúng tôi bị cáo buộc là quan liêu đến phát khùng, nhưng mục đích của chúng tôi là bảo vệ môi trường độc đáo và mỏng manh nơi đây.”
Libby Grant, giám đốc khu nhà nghỉ Capella Lodge, giới thiệu cho tôi về đời sống trên đảo trong chuyến xe ngắn từ sân bay đến một khu nghỉ dưỡng chín phòng bằng một chiếc xe điện thường dùng cho sân golf.
Như mọi cư dân khác, khu nhà nghỉ thu thập nước mưa dùng để uống, và sử dụng nước giếng khoan để rửa dọn và làm vườn.
“Một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi có thể là đợi chuyến phà hai tuần một lần đến đảo, mang theo thực phẩm và nhu yếu phẩm từ đất liền,” bà cho biết.
May mắn thay, vườn tược trên đảo có trồng trái cây và rau củ. “Đầu bếp của chúng tôi cũng tìm kiếm rong biển từ khu đất bồi ra biển của hòn đảo, và ngư dân cung cấp cho chúng tôi cá kingfish đánh bắt tươi sống hàng ngày.”
Tái chế là phần quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Chất thải hữu cơ từ nhà, nhà hàng và các thùng rác công cộng và bùn cống, giấy và hộp carton xé ra được đưa thẳng đến nhà máy ủ phân thẳng đứng, một cơ sở tầm cỡ thế giới, chuyển hóa 86% rác trên đảo thành phân hữu cơ cho cộng đồng.
Nhựa tái chế, nhôm và thủy tinh được chuyển về đất liền và bán cho để bù lại cho phí tàu vận tải. Những loại rác không tái chế được sẽ được nén lại và đưa về bãi rác trên đất liền vì trên đảo không còn bãi rác nào nữa.
Hệ thống người dùng trả tiền làm giảm thiểu tình trạng rác thải từ hộ gia đình, nghĩa là nếu bạn mua một bộ ghế nệm mới, bạn có thể tốn đến 1.200 đô la Mỹ để chuyển bộ ghế cũ khỏi hòn đảo.
Điện cũng đắt – hệ thống pin điện mặt trời để giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu diesel đắt tiền và gây ô nhiễm đã được lên kế hoạch hoàn tất vào năm 2020.
“Chi phí cao dành cho dân đảo và doanh nghiệp là kết quả của đời sống trên đảo xa xôi ngày càng trở nên hiện đại và thân thiện với môi trường,” Grant cho biết, đặc biệt khi họ đón những nhóm khách du lịch kỳ vọng có đủ tiện nghi như ở nhà trong quy mô sinh thái nghiêm ngặt của đảo Lord Howe.
Tôi vớ lấy một chiếc xe đạp miễn phí từ chỗ để xe và đạp đến thị trấn nhỏ xíu trên đảo lấp ló núp bóng trong những tàng cây nhiệt đới.
Có một nhà hát/trung tâm cộng đồng, một tiệm bánh, một hàng thịt và một cửa hàng tạp hóa; một bưu điện, vài cửa tiệmbán đồ lôm nhôm, và một Nhà Khách Chính phủ, nơi mỗi em bé trên đảo ra đời sẽ được công bố bằng một chiếc “tã” màu hồng hoặc xanh treo trên cột cờ.
Lợi nhuận từ cửa hàng bia rượu, do Ủy ban hòn quản lý và điều hành, được đưa lại để phát triển các dự án địa phương trên đảo, nghĩa là “mở một chai bia” đúng nghĩa đen là phục vụ cộng đồng.
Quang cảnh trên hòn đảo nhỏ cực kỳ đa dạng, từ rừng mưa dày đặc và núi dốc đứng, vì vậy có hàng chục hoạt động ngoài trời mà bạn có thể thưởng thức, như chơi lướt sóng, đạp xe địa hình và chơi lăn bóng trên cỏ.
Tại khu đầm dài 6km, tôi thuê một chiếc thuyền kayak và đạp xe ra Đảo Thỏ, nơi tôi sẽ ăn trưa với đồ ăn mang theo.
ẢNH: Trung tâm hòn đảo nhỏ xíu ẩn mình trong tàng lá rừng nhiệt đới (Ảnh: Margo Pfeiff)
Quay trở lại bờ biển, tôi bỏ vài món đồ lặn biển trên một chiếc tàu lặn và đi vào đầm lầy đầy những loài vật nhiệt đới dòng chảy từ rạn san hô Great Barrier Reef giao thoa với vùng nước lạnh hơn ở Đảo Lord Howe.
Sự pha trộn này tạo ra một hệ sinh thái những loài sinh vật và san hô cực kỳ phong phú và khác lạ mà thông thường ta không thể nào thấy chúng sống gần nhau, chẳng hạn như cá ngừ và cá hồi ôn đới bên cạnh cá nhám dẹt nhiệt đới và 86 loài san hô cứng các loại.
Chiều muộn, tôi đạp xe ra bãi biển Ned’s để cho thực hiện nghi thức cho cá ăn trong vịnh nông.
Sáng hôm sau, tôi theo một nhóm nhỏ cùng đi bộ cả ngày lên đỉnh núi Gower cao 875m lờ mờ hiện ra ở phần mũi phía nam của đảo bên cạnh ngọn núi nhiệt đới song sinh tên là Lidgbird cũng trên đảo.
Hướng dẫn viên của nhóm, Jack Shick, là dân đảo đời thứ năm và là thế hệ thứ ba làm nghề hướng dẫn leo núi. “Khoảng 170 loài chim biển và đất liền sống trên đảo hoặc đến hòn đảo nơi không có loài săn mồi nào ăn thịt chúng,” anh giải thích về thiên đường cho người ngắm chim trên đảo. “Giờ tôi muốn tất cả các bạn thét lên thật to.” Chúng tôi làm theo lời anh, và lập tức những chú hải âu Providence chao liệng trên đầu đột ngột đáp xuống mặt đất vì tò mò, lạch bạch đi bộ về phía chúng tôi với sải cánh mở rộng.
Cuộc đi bộ càng lúc càng trở nên siêu thực khi chúng tôi đến gần đỉnh núi mù sương mây phủ trong rừng, một thế giới như trong truyện của Tolkein với những thân cây cằn cỗi và xương xẩu, với hoa phong lan và những cây dương xỉ treo lơ lửng.
Nhưng càng mê say vẻ đẹp tự nhiên của Đảo Lord Howe bao nhiêu, thì tôi càng thấy xứng đáng khi trải nghiệm niềm đam mê và sự kiên định của một cộng đồng khăng khít, những người tập trung bảo vệ hòn đảo đẹp như cổ tích này.
Tại văn phòng Ủy ban Đảo Lord Howe, tôi gặp một thành viên ủy ban và là dân đảo sáu đời, Darcelle Matassoni, người từng rời đảo để đi học và theo đuổi sự nghiệp vào năm 1998.
“Sau khi sinh con gái vào năm 2014, tôi nhận ra mình sẽ thật tắc trách nếu không để cho con được lớn lên trong môi trường này,” bà chia sẻ, giải thích lý do bà quyết định quay trở lại đảo vào năm sau đó, và nhận làm bảy việc bán thời gian để mưu sinh.
“Tôi yêu thích khái niệm của chúng tôi với ‘thiết bị’ trên đảo là mặt nạ lặn, ống thở và xe đạp, rằng chúng tôi đổi rau và trái cây để lấy trứng hay cá; rằng chúng tôi sống ‘theo mùa’,” bà giải thích. “Và chúng tôi đã lớn lên với niềm tin cốt lõi rằng trách nhiệm của chúng tôi là bảo vệ môi trường và lối sống của mình.”
Ngay dưới đường, tại Bảo tàng Đảo Lord Howe hấp dẫn với các chủ đề di sản địa phương, lịch sử, xác tàu đắm và thiên nhiên, tôi tìm gặp giám tuyển Ian Hutton, nhà tự nhiên học sống ở đây và là tác giả 10 quyển sách về đảo, trong đó có quyển ‘Hướng dẫn về Di sản Thế giới – Đảo Lord Howe’.
“Mọi người nói về quần đảo Galápagos vì nơi đó có mối liên hệ với Darwin, nhưng sự đa dạng ở đảo Lord Howe thì phong phú hơn và nó rất nguyên vẹn. Hòn đảo ở trong tình trạng gần như nguyên thủy so với thời nó được con người tìm ra,” Hutton, người sống tại đảo này từ năm 1980, giải thích. “Và tất cả chúng tôi đều hành động để đưa hòn đảo về nguyên trạng ban đầu tốt nhất như có thể.”
Mèo hoang, dê, heo và vào năm 2019 là chuột, đều đã bị diệt trừ tận gốc – những loài này đã hủy diệt các loài cây và động vật đặc hữu trên đảo.
Động vật bản địa xuất hiện trở lại sau thời gần như bị tuyệt chủng, như loại gà rừng Lord Howe không biết bay (chỉ còn chừng 30 cá thể còn lại) và một trong những loài côn trùng hiếm nhất thế giới, bọ que Đảo Lord Howe.
Đảo Lord Howe cũng dẫn đầu thế giới trong thành tích diệt trừ các loại cỏ độc hại, giảm thiểu sự tàn phá đến 90%, nhờ một trong những dự án diệt cỏ tham vọng nhất trên đảo có người sinh sống.
Từ năm 2001, lòng nhiệt thành của Hutton bắt đầu dành cho dự án Những người bạn của Đảo Lord Howe, làm việc với tình nguyện viên đến thăm đảo và dành nửa thời gian mỗi ngày giúp nhổ cỏ hoặc giúp tái tạo các khu vực cây bụi.
“Đây là cách tiết kiệm hơn để đến thăm đảo, hơn nữa họ lại cảm thấy họ đang đóng góp cho tương lai hòn đảo,” ông chia sẻ. “Chúng tôi đã ghi nhận 26.622 giờ làm việc tình nguyện và một số người đã quay trở lại nơi này cả chục lần hoặc hơn nữa.”
Người địa phương và du khách cũng có thể làm việc cùng nhau với vai trò là nhà khoa học công dân, bên cạnh các nhà bảo tồn trong Dự án Tình nguyện Bảo tồn LHI, để bảo vệ sự đa dạng sinh học trên đảo, trải dài từ khu vực đỉnh núi đến Công viên Đại dương đảo Lord Howe rộng 460km2 dưới đáy biển được thành lập năm 1999.
“Chúng tôi bảo tồn Đảo Lord Howe khỏi ảnh hưởng từ du lịch mà một số nơi khác gặp phải bằng cách thực hiện chương trình bảo tồn mà cả cư dân và du khách đều có thể tham gia,” quan chức điều hành du lịch trên đảo Lord Howe, Trina Shepherd, cho biết.
Trong năm 2018, với lịch sử dài cùng các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững, Ủy ban Đảo Lord Howe được nhận giải thưởng cao nhất về sinh thái của Australia, giải thưởng Gold Banksia.
đó, vào mùa thu 2019, sự chú ý của cộng đồng du lịch quốc tế lần đầu tiên hướng về hòn đảo xa xôi khi nơi này được Lonely Planet xếp hạng trong nhóm 10 vùng hàng đầu phải ghé thăm vào năm 2020.
Tôi tự hỏi liệu điều đó sẽ tác động ra sao đến môi trường mong manh của hòn đảo này?
“Mặc dù chúng tôi tự hào với sự chỉ định của Lonely Planet,” Shepherd cho biết, “nhưng chúng tôi không trông đợi bất cứ thay đổi hay tác động gì đáng kể, vì số lượng du khách của chúng tôi từ lâu đã được giới hạn.”
Tuy nhiên, số lượng đặt chỗ có thể phải đặt sớm từ lâu hơn nhiều vì nơi này được thế giới biết đến. “Dĩ nhiên là chúng tôi đang nhận được nhiều đề nghị hơn,” bà chia sẻ.
Đây là lần thứ ba tôi đến thăm Đảo Lord Howe kể từ năm 1983, và đến khi chuyến đi kết thúc tôi sửng sốt xác nhận một sự thật đáng kinh ngạc và đáng buồn là cực hiếm xảy ra trong thế giới ngày nay: đó là nơi yêu thích nhất của tôi trên Trái Đất này vẫn còn xưa cũ đáng yêu, vắng lặng, không phát triển, cuộc sống hướng về cộng đồng và thậm chí môi trường còn trong lành hơn 36 năm về trước.
Đây là điều có thể trở thành hiện thực.
“Những hòn đảo trong trí tưởng tượng” là tuyến bài của BBC Travel kể về hành trình đến một trong những vùng đất tuyệt đẹp, cực đoan và độc đáo nhất vì sự cô độc địa lý của chúng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52377028
0 comments