Tin Việt Nam – 21/04/2020
Tuesday, April 21, 2020
5:32:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Câu nói “con điên” với dân và bệnh lạm quyền của quan VN
Đoàn Huyên – Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài GònGần chục người đàn ông bắt giữ, khóa tay, lôi kéo, vật ra, đè sấp một người phụ nữ chạy xe máy đi bán rau như bắt một tội phạm nguy hiểm.
Một giọng nữ (đã được xác định là Phó chủ tịch phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vừa chỉ đạo nhân viên làm các việc trên, vừa quát mắng chụp mũ đặt tội cho người phụ nữ bán rau, vừa chửi “Con này mày bị điên à, mày có bị điên không?”
Video vừa được fanpage Quảng Ninh 24/7 chia sẻ vào tối 18/4 ngay lập tức làm dậy sóng dư luận.
Ngay hôm sau 19/4, Thành ủy TP Hạ Long ban hành công văn yêu cầu Đảng ủy phường Bãi Cháy, cơ quan kiểm tra Đảng và Thanh tra kiểm tra xử lý, đến nhà xin lỗi công dân và xử lý vi phạm về phát ngôn thiếu chuẩn mực của đội trật tự phường Bãi Cháy.
Suốt mùa dịch này, những vụ việc như kể trên, với nhiều quy mô khác nhau, đã xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi, đặc biệt ở phía Bắc.
Việt Nam: Chợ động vật hoang dã trên mạng ‘âm thầm’ nhưng ‘nhộn nhịp’
Người Chăm và mùa Covid-19 ở Việt Nam
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị xử y án 11 năm tù
Địa phương hiểu sai chỉ thị 16?
Ngay ngày đầu có lệnh cách ly (từ 01/4 đến 15/4), TP Hà Nội đặt 30 chốt kiểm soát giao thông ra vào thành phố do trái chỉ thị 16 (khuyến khích giãn cách xã hội, không phong tỏa địa phương).
Ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Quảng Nam, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ… nhiều nơi dựng rào, đặt dân quân ngồi canh gác, thậm chí đào đất đắp cao thành chướng ngại vật để cấm người đi từ thôn này sang thôn khác, hay cấm hoàn toàn các chuyến phà đưa khách qua sông.
Dân mạng đua nhau khoe những tấm “giấy thông hành” bằng bìa nhỏ do thôn xã phát hành, chỉ ai có mới được phép ra đường.
Virus corona: Hộp cơm miễn phí Sài Gòn ‘lo cho người dưới đáy’
Cứu đói giữa đại dịch, khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền
Ở Hà Nội, cảnh sát giao thông đi phạt một người đang ngồi hút thuốc ở vỉa hè, vì lý do anh ta không ở trong nhà, mặc dù ngoài đường không có ai cả (và vì vậy không lo nguy cơ lây nhiễm bệnh).
Một người phụ nữ khác tay xách túi đi chợ đang đứng nấp mưa dưới hàng hiên cũng bị chặn lại hỏi vì sao ra đường.
Riêng TP Hạ Long (lại Hạ Long!) còn ra quy định bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày.
Những câu chuyện trên cho thấy một điều hết sức đáng lo ngại trong bộ máy chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cho dù đã hô hào “chính phủ kiến tạo” từ cách đây 3 năm, hay “cách mạng công nghiệp 4.0″ cách đây hai năm, thực tế trên cho thấy: trình độ đọc – hiểu và xử lý công việc của khá đông công chức – bất kể cấp xã hay “cấp thủ đô” hầu như đang vẫn đang ở thời “0.0″. Thậm chí tệ hơn thế nữa.
Tuy chỉ thị 16 của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có những điểm mơ hồ, không hoàn toàn rõ ràng, nhưng cũng không thể gây hiểu sai hàng dặm đến mức hàng loạt địa phương ngăn sông cấm chợ, cấm đoán đời sống, phong tỏa xã hội và lạm quyền hàng loạt đến mức ấy.
Lộng hành vì đâu?
Đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm quyền này?
Ở nông thôn hẻo lánh hoặc miền núi, nơi người dân vẫn còn đói nghèo và thất học, nguyên nhân có thể tạm thông cảm. Các ‘quan’ ở đây thiếu hiểu biết, thiếu chữ một cách hồn nhiên.
Nhưng, việc lạm quyền ở những thành phố giàu có sát nách trung tâm đầu não chính trị như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… thì lý do “thiếu chữ” không đủ để lý giải.
Cái gốc của những hành xử càn rỡ hống hách nằm sâu hơn thế. Nó là tâm lý “làm quan”, “dưới một người trên trăm người”, “khạc ra tro-ho ra lửa”. Khi có chức trong tay, phải tỏ rõ cái oai quyền mà người khác không có.
Sự lộng hành ngang ngược bắt nguồn từ việc các “quan anh” không giành lấy chức vụ bằng khả năng chuyên môn, mà bằng quan hệ đồng tiền và thân thích.
Họ tìm mọi cách nhét người của phe cánh mình vào các vị trí ngon ăn trong bộ máy nhà nước, hòng tạo ra một hệ thống tinh vi và chặt chẽ dùng quyền lực để mưu lợi và trục lợi.
Trước kia, người dân đồn nhau câu “vườn trẻ trung ương”. Có nghĩa “đồng chí này là con đồng chí nào”. Các vị trí lãnh đạo các tỉnh thành thường được phân chia theo kiểu cha truyền con nối.
Nhưng “vườn trẻ” không chỉ có ở Trung ương, mà là đặc thù mặc nhiên ở mọi cấp chính quyền Việt Nam. Và đặc điểm chính trị của hệ thống nhà nước Việt Nam là bà mẹ đẻ của nó.
Do xuất thân bằng con đường này, lớp “vườn trẻ” có một đặc trưng là vơ vét điên cuồng, lạm quyền và hống hách. Vơ vét để lấy lại vốn và cúng tế cấp trên. Lạm quyền để kiếm tiền nhanh và nhiều hơn. Hống hách, dốt nát và càn rỡ vì đã được bảo kê bằng cả một hệ thống ô dù dày đặc mà sự phụ thuộc lẫn nhau có thể ví như “trạng chết Chúa cũng băng hà”.
Tình cờ, trận dịch COVID-19 đã như một thứ thuốc kích thích phun vào ruộng bắp cải của căn bệnh cố hữu của thể chế này, khiến nó bung nở đều khắp hệt một bông xúp lơ viên mãn.
* Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của Đoàn Huyên, cây bút tự do đang sống ở TP Hồ Chí Minh.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52354401
Bao giờ hết cảnh dân bán vỉa hè
van xin cán bộ cho họ kiếm sống trên đường!
Mạng xã hội trong nước vào cuối tuần qua liên tục loan truyền đoạn video dài hơn 3 phút ghi lại hình ảnh lực lượng chức năng phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh thu giữ xe chở rau của một người phụ nữ khi bà này đang bán dạo.Đáng chú ý, trong video có đoạn người bán rau kêu khóc xin bỏ qua thì một nữ cán bộ nói “Con này, mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường… không nói nhiều”.
Được biết, người nữ cán bộ xuất hiện trong đoạn video là Phó Chủ tịch phường Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh.
Truyền thông trong nước cho hay Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy đã trực tiếp đến nhà riêng gặp gỡ, xin lỗi người phụ nữ bán rau về phát ngôn thiếu chuẩn mực của đội ngũ thực thi công vụ. Đồng thời cũng tuyên truyền vận động công dân chấp hành chủ trương của địa phương trong quản lý trật tự đô thị trong việc buôn bán ở vỉa hè.
Bên cạnh đó, sẽ kiểm tra xử lý vi phạm theo đúng quy định của Đảng đối với Đảng viên và đề xuất hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trao đổi với RFA tối 20/4, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng hành động của nữ cán bộ Phó Chủ tịch phường Bãi Cháy là không nên. Bà lý giải:
“Điều này cho thấy chị cán bộ này chưa có kinh nghiệm vì nếu có kinh nghiệm sẽ không làm những việc như thế. Ta phải hiểu xã hội có rất nhiều mặt và nhiều cung bậc khác nhau, ở những tầng lớp suốt ngày va chạm ở ngoài đường phố sẽ khác với văn phòng hoặc các tầng lớp trên thì văn phong lịch sự, nho nhã sẽ rất khác nhau. Nên mang cách ứng xử và ngôn từ của không gian này sang không gian khác chắc chắn sẽ không phù hợp.”
Bên cạnh việc phê phán hành động của cán bộ có chức vụ trong bộ máy nhà nước, nhiều người còn bày tỏ sự thông cảm với những người buôn gánh bán bưng tại các vỉa hè hiện nay.
Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, việc người dân buôn bán vỉa hè khá phổ biến chẳng phải riêng Việt Nam mà các nước Đông Nam Á nói chung đều có kinh tế vỉa hè khá phát triển. Bà cho hay:
“Người dân sống dựa trên vỉa hè là lực lượng khá đông, chính quyền Việt Nam cũng như các nước cố dẹp vỉa hè nhưng không thể dẹp được vì nếu dẹp như thế thì người ta không biết sống bằng gì vì đó là sinh kế của họ. Nếu mọi người nhớ truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ngày xưa có ông cảnh sát đi dọc đường bắt những người bán hàng rong. Nó bắt đầu từ thời Tây đã thế, suốt quá trình bao năm bây giờ vẫn thế.”
Do đó, dưới góc độ kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cũng cho rằng cần phải có một kế hoạch chi tiết và cụ thể mới có thể giúp người dân không bám vào vỉa hè kiếm sống nữa. Ông nhận định:
“Ở Việt Nam hiện nay có đến 19 triệu người làm việc ở khu vực phi hình thức tức không có hợp đồng cố định, không có bảo hiểm, một trong những hình thức đó là bán hàng vỉa hè. Việc bán hàng vỉa hè một mặt tạo cho người ta một số thu nhập nhất định qua ngày, mặt khác đáp ứng nhu cầu người dân Việt Nam: người đi chợ mua mớ rau, người ngồi xuống ăn bát bún ốc thành thói quen.
Bây giờ muốn giải quyết việc đó đã có những nỗ lực ở các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh trước đây ở quận 1 có một ông Phó chủ tịch đi nhắc nhở, dọn dẹp nhưng sau một thời gian vẫn hồi phục lại vì công ăn việc làm cho số người đó chưa giải quyết được và chưa đào tạo nghề cho họ. Nếu muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi một khoảng thời gian và đầu tư, cơ bản giảm bớt số người kiếm ăn ở khu vực phi hình thức, tạo điều kiện cho người ta có trình độ, chuyên môn, và đặc biệt là có số vốn nhất định để người ta có thể kinh doanh, có cửa hàng hoặc chỗ cố định để sản xuất hoặc dịch vụ.”
Xác nhận thực tế mà Tiến sĩ Lê đăng Doanh vừa đưa ra, Facebooker Sang Nguyễn đang sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn kể về trường hợp gia đình bạn:
“Hồi đó mẹ em bán xe bánh mì đầu hẻm cũng bị dân phòng dẹp, có lần chạy thoát, có lần bị đưa cả người và xe về phường, không cần biết bán được hay chưa, cứ đóng tiền thoát thân trước rồi hôm sau lên lấy xe bánh mì, em phải đi theo mẹ đẩy xe về. Bán đâu hai năm chị em học hết lớp 12 nên đi làm lễ tân khách sạn rồi kêu mẹ em nghỉ luôn vì tiền bán không bao nhiêu mà tiền đóng phạt cũng vậy. Mấy người đó không nghĩ nếu có việc thì không ai đi bán lề đường để bị dí chạy mệt vậy đâu. Trông chờ nhà nước kiếm phương án thì mình tự lo cho mình chắc ăn hơn, như bây giờ kêu hỗ trợ dịch bệnh đến giờ chỉ thấy trên tivi, tới giờ mà không có tiền để dành lấy ra xài chắc đói chết trước khi chết vì bệnh rồi.”
Trước đó, từ tháng 1/2017, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra quá trình triển khai lập lại trật tự vỉa hè tại quận 1 do Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải đứng đầu với tuyên bố nổi tiếng “Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo từ quan”.
Lúc bấy giờ, ông Đoàn Ngọc Hải huy động các lực lượng chức năng, ra quân dọn dẹp vỉa hè trên địa bàn Quận 1, mạnh tay đập phá tất cả những gì mà ông Hải và đoàn công tác liên ngành do ông chỉ huy cho là lấn chiếm vìa hè, lòng lề đường, mà không cần xem xét đến những yếu tố khác.
Tuy nhiên, đến ngày 19/5, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết Quận ủy Quận 1 cũng như Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đều ra văn bản yêu cầu ông phải ngưng ngay việc xuống đường dẹp dọn trật tự lòng lề đường. Vì thế, việc xử lý lấn chiếm vỉa hè đã không còn mạnh tay như trước nữa.
Đến nay, việc người dân buôn bán trên các vỉa hè đã trở lại tình trạng sầm uất như trước.
Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng việc dẹp bỏ hành vi buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường tại Việt Nam hiện nay không phải “ngày một, ngày hai” là có thể hoàn thành. Bà giải thích:
“Những người thu nhập thấp đô thị khá đông và họ vẫn phải sống dựa vào nguồn sinh kế như thế thì không thể nào dẹp được. Cách đây 2 năm hay sao ở Bangkok tôi thấy có phong trào cũng dẹp vỉa hè, người dân lao đao, phản đối. Sau đó cũng không giả quyết được gì, người dân vẫn bán hàng như cũ.”
Biện pháp của chính quyền địa phương xua đuổi, tịch thu hàng hóa, phạt tiền đối với những người buôn bán trên lòng- lề đường với mục tiêu ‘lập lại trật tự’ đến nay hoàn toàn không đạt được hiệu quả. Cách làm đó vấp phải nhiều chỉ trích và bị cho là làm theo phong trào. Nếu không giải quyết căn cơ kế mưu sinh cho người dân, thì thực trạng vừa diễn ra vào ngày 18 tháng 4 ở Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-sell-on-sidewalk-begging-officers-04202020150647.html
Nông dân cắt cây lúa chưa trổ đòng để bán
Tin Vietnam.- Ngày 15 tháng 4 năm 2020, trang Facebook có tên Trai Nga Son đã phát trực tiếp cảnh những người nông dân đang cắt ruộng lúa xanh tốt, chưa trổ bông để bán với giá 1.8 triệu đồng một sào. Sự việc này xảy ra ở quê của chủ Facebook, là huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.Theo chủ Facebook Trai Ngason thì người thu mua cây lúa non nói mục đích mua cây lúa về để làm đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, nhiều người không tin vì chưa thấy ai dùng cây lúa non để làm đồ mỹ nghệ, và đây cũng là sự việc xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam.
Hình ảnh trên đoạn video cho thấy, đã có nhiều diện tích cây lúa non bị cắt sát gốc để bán, bên cạnh đó là những người nông dân đang tiếp tục cắt cây lúa. Một người đàn ông trong clip nói rằng, ông đã cắt bán một số ruộng lúa của mình, còn lại một đám thì để cho gia đình làm lương thực ăn.
Đoạn video đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhiều người cho rằng đây là âm mưu của Trung Cộng giống như những lần mua rễ tiêu, lá điều và những mặt hàng khác một cách khó hiểu nhằm hại người nông dân Việt Nam.
Một số ý kiến thì bày tỏ sự lo lắng, khi dịch bệnh đang hoành hành, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước đang gặp hạn nặng, hàng trăm ngàn diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại nên việc cắt cây lúa non để bán của người nông dân dễ dẫn đến hậu quả bị đói.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nong-dan-cat-cay-lua-chua-tro-dong-de-ban/
Động vật hoang dã:
Chợ trên mạng ‘âm thầm’ nhưng ‘nhộn nhịp’
Mỹ HằngBBC News Tiếng ViệtTrong khi chính phủ Việt Nam vẫn chưa ra chỉ thị cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã thì các mặt hàng này vẫn được bán nhộn nhịp trên mạng.
Dạo một vòng quanh các trang mạng để tìm cao hổ cốt, có thể thấy loại đông dược này không hiếm trên thị trường Việt Nam.
Chợ cao hổ cốt ‘âm thầm nhưng nhộn nhịp’
BBC News Tiếng Việt thử gọi đến số điện thoại đăng trên website thaoduochoabinh, người bán tên Minh (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết hiện nhà còn hai lạng do được biếu, và ra giá 22 triệu/lạng.
“Hiện không có để mua đâu. Phải gần Tết, khi người ta đi mua để biếu nhiều, thì mới có,” người này nói.
“Đó là do khi đó nhu cầu tăng lên nên người ta mới nấu cao hổ nhiều hơn,” vị này giải thích.
Người bán cũng cho hay đây là cao hổ rừng xịn từ Lào, với 80% xương hổ và 20% xương ngựa, sơn dương…
Trên webiste, người này cũng quảng cáo chi tiết các công dụng như thần dược của cao hổ cốt, cách nấu cao ‘xịn’, cách phân biệt với hàng giả, và cách dùng.
Trên một wesite khác có tên caythuoc.org, một ‘chợ’ bán cao hổ cốt dường như đang rất tấp nập tại đây. Sau câu hỏi của một người về việc mua cao hổ cốt ở đâu uy tín, chất lượng, đã có hơn 30 hồi đáp.
Đa phần các trả lời đều cho hay có cao hổ cốt, nhưng chỉ có 1 – 2 lạng ‘được biếu’, ‘nhà dùng không hết’.
Virus corona: Bao giờ VN cấm hẳn tiêu thụ động vật hoang dã?
‘Bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon’
Nhân viên thương vụ VN ‘mua vây cá mập cho gia đình’
‘VN cần trình giấy phép mua vây cá mập Chile’
Tuy nhiên cũng có người nói nhà tự nấu. Ngoài ra còn có người quảng cáo được ‘trả nợ’ bằng cao hổ Nam Phi nên muốn bán.
BBC gọi điện đến một số điện thoại trong danh sách này, người bán ra giá 30 triệu đồng/lạng.
Ông Minh, người bán ‘hai lạng cao hổ’ ở Hòa Bình, nói rằng do được cho mới có để bán, còn nếu không cao hổ xịn không đến lượt người mua lẻ mua, mà chỉ các đại gia thân quen mới mua được.
Vào các website khác như thuocdantoc.org, tudomuaban.com và nhiều website mua bán khác đều có thể tìm thấy cao hổ cốt.
Tuy không đăng tải, quảng cáo rầm rộ, nhưng các dòng quảng cáo mặt hàng này vẫn diễn ra âm thầm dưới dạng các bình luận dưới các bài viết về cao hổ, thuốc dân tộc, kèm theo số điện thoại liên hệ.
Với giá rao bán trên dưới 30 triệu đồng một lạng, những người bán dường như đang ngầm quảng cáo đây là cao hổ hoang dã.
Vậy còn cao hổ nuôi?
Bởi lẽ cao nấu từ xương hổ nuôi giá rẻ hơn nhiều.
BBC gọi đến một số điện thoại trên một website quảng cáo hàng hóa Thái Lan để hỏi về cao hổ cốt thì được cho hay đây là cao hổ nuôi tại Thái Lan. Hiện sản phẩm này đang được bán tại một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.
Sau đó, một người Thái gốc Việt từ Pattaya cho BBC hay đây là hổ nuôi trong trang trại của Hoàng gia Thái Lan.
Thân phận gấu tại Việt Nam
VN: Dùng mạng xã hội buôn bán động vật hoang dã
Cáp treo vào hang Én đe dọa Sơn Đoòng?
Giá bán sản phẩm cao hổ nuôi chỉ vào khoảng 3 triệu đồng cho một cục cao 3 lạng, và 5,8 triệu đồng cho một cục cao 6 lạng.
Đến nay Việt Nam mới chỉ cho nuôi hổ thí điểm với mục đích bảo tồn tại một cơ sở ở Bình Dương.
Nhưng chính cơ sở này đã bị các tổ chức bảo tồn tố giác tới cơ quan chức năng, kiến nghị thu hồi giấy phép nuôi hổ, do chủ cơ sở này đã buôn bán hổ trái phép.
Sau khi buôn bán trót lọt bốn hổ chết, chủ cơ sở đã bị bắt khi đang bán con hổ thứ năm. Đây đều là những hổ quý hiếm từ tự nhiên chứ không do sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
Các chuyên gia bảo tồn quốc tế nhận định rằng việc nuôi nhốt hổ với mục đích thương mại tại châu Á hiện đang đe doạ tương lai sống còn của những cá thể hổ còn lại ngoài tự nhiên.
Việt Nam cũng chưa hề có văn bản pháp luật nào cho phép nuôi nhốt hổ sinh sản vì mục đích thương mại hay bất cứ mục đích gì khác.
Có cấm tiêu thụ ĐVHD triệt để tại VN được không?
“Các tổ chức bảo tồn tại Việt Nam như chúng tôi rất kỳ vọng là lệnh cấm sắp tới của thủ tướng sẽ thật sự triệt để,” bà Hoàng Minh Hồng, Giám đốc Tổ chức CHANGE, nói với BBC News Tiếng Việt về Chỉ thị nghiêm cấm việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã mà thủ tướng đang giao bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn soạn thảo.
Các nhà hàng vẫn công khai bán thịt thú rừng, nhưng ai cũng tặc lưỡi bảo ôi giời chính cán bộ đi ăn chứ ai!Hoàng Minh Hồng,, Giám đốc Tổ chức CHANGE
Mục đích của chỉ thị này là nhằm chặn đứng sự lây lan của Covid-19 từ động vật, do có giả thuyết rằng các chợ ĐVHD ở Trung Quốc là nguồn gốc gây bệnh này và lây sang người.
Trước câu hỏi Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ Trung Quốc, khi lệnh cấm tiêu thụ ĐVHD mà chính phủ nước này mới đưa ra, nhưng được cho là không hiệu quả, vì chỉ cấm ăn thịt, nhưng không cấm trong các lĩnh vực khác như làm đẹp, trang trí, làm thuốc…, bà Hồng nói:
“Ngay từ ban đầu, khi dịch Covid-19 lan rộng, chính các tổ chức này để viết thư ngỏ gửi Thủ tướng để kêu gọi đưa ra lệnh cấm.”
“Các tổ chức CHANGE, PanNature, HSI và một số tổ chức phi chính phủ khác đã đóng góp nhiều ý kiến đề xuất cho bản dự thảo chỉ thị, như cấm hoàn toàn các chợ, nhà hàng bán ĐVHD; cấm cán bộ nhà
nước ăn thịt rừng, xây nhà bằng gỗ quý; đề xuất luật phải xử phạt cả người sử dụng, sở hữu các sản phẩm từ ĐVHD, chứ không phải chỉ những người buôn bán vận chuyển.”
“Nghiêm cấm quảng cáo bán ĐVHD và các nội dung cổ súy việc bắt bẫy và tiêu thụ ĐVHD trên mạng; siết chặt quản lý các trang trại gây nuôi; quy trách nhiệm cho UBND các địa phương có diễn ra vi phạm; đề xuất tiêu huỷ ĐVHD bị thu giữ thay vì bán đấu giá; hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật, v.v..”
Về lỗ hổng thực thi luật pháp tại Việt Nam, bà Hồng thừa nhận đây vẫn luôn là “nỗi đau khổ” của một người làm trong lĩnh vực môi trường như bà.
“Tôi có cảm giác như chính phủ, và cả người dân, vẫn coi việc bảo vệ ĐVHD không phải là vấn đề cấp bách, không phải chuyện sống còn. Do đó, việc thực thi pháp luật không được quan tâm và đầu tư đúng mức.”
“Việt Nam mình cũng có đủ các luật. Bộ luật Hình sự sửa đổi đã tăng nặng các mức phạt về ĐVHD. Luật Bảo vệ Rừng của Việt Nam cũng có nhiều điều khoản cụ thể để bảo vệ các loài hoang dã, nhưng nếu cơ quan thực thi không nghiêm, thì chẳng ai thực hiện.”
Bà Hồng lấy ví dụ, người dân gọi điện tới đường dây nóng để thông báo trường hợp vi phạm, thì cơ quan chuyên trách lại nói không đủ xe chuyên dụng, không đủ cán bộ để đi, không đủ ngân sách để bắt giữ. Lâu dần người dân cũng không muốn tố giác vi phạm nữa.
“Hoặc, các nhà hàng vẫn công khai bán thịt thú rừng, nhưng ai cũng tặc lưỡi bảo ôi giời chính cán bộ đi ăn chứ ai, hoặc là toàn các đai gia đầy mối quan hệ, hy vọng gì!”
“Nếu bây giờ trong lĩnh vực buôn bán tiêu thụ ĐVHD mà có một thứ như Nghị định 100 xử lý hành vi uống rượu bia khi lái xe, có lực lượng cảnh sát đi bắt tận nơi, phạt thật nặng cả chủ hàng lẫn người ăn, không nể nang né tránh gì …. thì chắc chắn tình trạng sẽ khá hơn nhiều!” bà Hồng nhận định.
Theo bà Hồng, để cải thiện điều này, cần có sự quyết tâm của cả thệ thống chính trị để hỗ trợ nhiều hơn cho cơ quan thực thi pháp luật và thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức.
“Chỉ khi chính người tiêu thụ và những người xung quanh họ nhận thức được mình cũng cần tham gia hành động, thì luật mới có hiệu quả. Nếu không, lệnh cấm hay luật cũng chỉ trên giấy tờ.”
“Tôi tin Covid-19 là cơ hội hiếm có để làm cho cả chính phủ và dân Việt Nam thật sự đồng lòng trong việc dừng tiêu thụ ĐVHD,” bà Minh Hồng nói với BBC.
VN cần tập trung vào hoạt động bất hợp pháp trên mạng
Nghiên cứu của tổ chức quốc tế TRAFFIC chỉ ra rằng nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này tại Việt Nam nên tập trung vào các trang web có tiên miền .com và mạng xã hội, thay vì trên các website .vn như trước đây.
Báo cáo có tên “Việt Nam online: Đánh giá nhanh tình hình buôn bán trực tuyến động vật hoang dã tại Việt Nam năm 2017,” đề xuất chính phủ Việt Nam cần có những điều chỉnh để đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả trên các kênh trực tuyến, chẳng hạn nên xây dựng một nhóm chuyên ngành giám sát buôn bán trực tuyến động vật hoang dã.
Thương mại điện tử tại Việt Nam được quy định bởi pháp luật. Người vi phạm bị xử lý tương đương như vi phạm pháp luật trong kinh doanh thông thường.
Tuy nhiên thu thập bằng chứng và truy tố tội phạm trực tuyến có thể khó khăn hơn, theo tổ chức TRAFFIC.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52364217
Việt Nam kết án 11 năm tù một người về tội khủng bố,
bắt thêm người có liên quan đến Đào Minh Quân
Toà án Nhân dân tỉnh Bình Dương hôm 21/4 vừa kết án 11 năm tù một người với cáo buộc tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo điều 113, Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo còn bị phạt bồi thường số tiền hơn 800 triệu đồng do gây hư hại cho tài sản của nhà nước.Người bị kết án có tên là Trương Dương, tài xế cho một công ty. Theo truyền thông trong nước, Dương đã tìm cách liên hệ với Lisa Phạm (thành viên của tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời dẫn đầu bởi ông Đào Minh Quân tại Mỹ. Đây là tổ chức bị chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Cũng theo truyền thông trong nước, ngày 29/9/2019, Lisa Phạm đã yêu cầu Dương đến cửa hàng tạp hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để nhận trái nổ.
Vào 8 giờ 40 phút ngày 30/9/2019, Dương đã đem trái nổ vào nhà vệ sinh nam ở tầng 1 toà nhà Cục Thuế tỉnh Bình Dương và bấm nút kích hoạt nổ theo hướng dẫn của Lisa Phạm.
Vụ nổ đã làm sập tường, hư hổng nhiều thiết bị tài sản nhưng không gây thương vong về người, theo truyền thông trong nước.
Những năm gần đây, các toà án tại Việt Nam liên tục xử những vụ án có liên quan đến tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời và kết án tù nặng nề những người bị cáo buộc có liên quan với tổ chức này.
Hôm 8/4 vừa qua, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với bà Lương Thị Thu Hiền (52 tuổi) với cáo buộc tham gia tổ chức của ông Đào Minh Quân. Bà Hiền bị cáo buộc đã liên hệ với tổ chức này qua mạng Facebook từ đầu năm 2018, thường xuyên đăng tải, chia sẻ những bài viết xuyên tạc lịch sử. Bà Hiền cũng bị cáo buộc nhận tiền của tổ chức này để cổ suý cho việc ông Đào Minh Quân trở về Việt Nam gây dựng nền đệ tam Việt Nam cộng hoà.
Đài Á Châu Tự Do đã nhiều lần liên hệ với tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời để xin phản ứng về những cáo buộc gần đây từ phía chính phủ Việt Nam nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được phản hồi. Chỉ có duy nhất một lần vào năm 2017, bà Lisa Phạm lên tiếng phủ nhận qua điện thoại với phóng viên của Đài Á Châu Tự Do về việc bà xúi giục những người trong nước đặt bom khủng bố.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-sentenced-to-11-years-in-prison-for-terrorism-04212020080236.html
Danh sách 12 cựu quan chức nhà nước
chưa trả nhà công vụ
12 cựu quan chức nhà nước nhận nhà công vụ của Chính phủ tại chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội vừa bị Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh gửi thông báo yêu cầu trả nhà.Báo trong nước loan tin ngày 20/4, cho biết thêm đây là lần thứ 2, thứ ba phía chính phủ Hà Nội yêu cầu các cựu quan chức trả nhà công vụ nhưng họ vẫn chưa làm.
Danh sách 12 người vừa nêu gồm 3 nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là ông T.V.L., Ông N.V.N. và bà N.T.TH.H.; ngoài ra còn có ông Đ. V. C. nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông P.V.V. nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông L.V.Đ. nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bà B.T.TH. nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Đ.Q.H. nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông H. V. A. nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông H.S.TH. nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; và ông Đ.N.D. nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản.
Những cán bộ cấp cao vừa nêu được Chính phủ giao nhà ở công vụ khi đang đương chức. Theo luật, họ phải trả lại nhà khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên đến này dù đã nhiều lần nhận giấy báo nhưng các cưu lãnh đạo vẫn làm ngơ, như lời ông Đ. V. C. nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói với truyền thông trong nước rằng mọi người đều giữ nhà công vụ chứ không chỉ riêng gia đình ông. Hiện ông đang trao đổi với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản để làm các thủ tục trả lại nhà công vụ cho nhà nước theo quy định.
Trong khi đó, bà Nguyễn Hồng Lý, nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hiện đã vào nam sinh sống và để lại nhà cho cháu họ sử dung, lại cho biết bà đang chờ hóa giá của nhà nước để được mua lại căn nhà. Tuy nhiên, bà sẽ trả lại nhà lần tới khi về lại Hà Nội.
Đối với bà B.T.TH. cựu phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì đã mua được nhà mới do được Ủy ban Nhân dân Hà Nội tạo điều kiện, nhưng do dịch COVID-19 nên chưa thể dọn sang nhà mới. Bà sẽ bàn giao lại nhà công vụ chậm nhất vào tháng 6 tới đây.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/list-of-12-former-gov-officials-who-have-not-yet-returned-public-houses-04212020111906.html
Hơn 56 ngàn tấn gạo trong hạn ngạch tháng 4
đã được thông quan
Đã có hơn 56 ngàn tấn gạo được thông quan xuất khẩu trong tổng số 400 ngàn tấn gạo xuất khẩu theo hạn ngạch trong tháng 4.Thông tin vừa nêu được công bố trên website của Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 21 tháng 4 năm 2020.
Cũng theo Tổng cục Hải quan cho biết tính đến tối ngày 12/4/2020, các doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại 13 chi cục hải quan với tổng số lượng gạo đã đăng ký xuất khẩu 399.999,73 tấn.
Liên quan đến thông tin mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo lúc nửa đêm ngày 12/4, Văn phòng Chính phủ hôm 20/4 có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương yêu cầu thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua, đồng thời làm rõ thông tin về việc công khai, minh bạch liên quan đến việc đăng ký mở tờ khai hải quan khi xuất khẩu gạo.
Cũng tin liên quan, hôm 21/4, Bộ Công Thương đã nêu lý do ‘không tiếp thu’ góp ý của Bộ Tài chính về phân loại gạo xuất khẩu và đấu thầu hạn ngạch là “không hợp lý” trong bối cảnh này.
Trước đó Bộ Tài Chính đề xuất chỉ cho phép xuất khẩu gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm và tiếp tục dừng xuất khẩu gạo tẻ (tức gạo cấp thấp) đến hết 15/6 để “bảo đảm mua gạo dự trữ quốc gia”. Sau khi dự trữ quốc gia đã mua đủ số lượng gạo theo kế hoạch, sẽ tiếp tục điều hành xuất khẩu “linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp thực tế”.
Theo Bộ Công Thương, rất khó phân biệt gạo tẻ không được xuất khẩu và gạo thơm được xuất khẩu, do đó có thể sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức và là mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm và tham nhũng phát triển bởi bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa hai loại gạo này.
Bộ Công Thương cho rằng, cách giải quyết phù hợp nhất, là tiếp tục cho xuất khẩu gạo, bao gồm cả gạo tẻ, nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ, minh bạch về số lượng để bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/56000-tons-of-rice-in-were-cleared-04212020075718.html
Hà Nội: Thủ tướng và Hà Nội ‘không quên vụ Đồng Tâm’
Ngay trong lúc Việt Nam và Hà Nội đang lo chống đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên tiếng về vấn đề Đồng Tâm trong một phiên họp với lãnh đạo đảng và chính quyền Hà Nội.Một số ý kiến từ giới quan sát, phân tích thời sự Việt Nam ghi nhận động thái có tính chất mới này, nhưng cho rằng phát biểu của người lãnh đạo chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng nhiều câu hỏi mà công luận đặt ra sau khi xảy ra vụ bao vây Đồng Tâm hôm 09/01/2020 gây đổ máu và chết người.
Hôm 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được kênh truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV1) tường thuật phát biểu:
“Chính phủ cùng với Hà Nội, các bộ ngành cần phải phối hợp tháo gỡ mọi ách tắc để Hà Nội phát triển. Cùng với những vấn đề chung như vậy tôi đề nghị Hà Nội tập trung giải quyết:
“Một là ở Đồng Tâm cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới ở đây.”
Bình luận về động thái và phát biểu này của Thủ tướng Phúc, một số ý kiến từ giới quan sát thời sự và vụ việc Đồng Tâm từ Việt Nam nói với BBC:
Blogger Nguyễn Hữu Vinh (nguyên Thiếu tá An ninh): Tôi cho đó là tín hiệu rất đáng chú ý khi lần đầu tiên một người đứng đầu chính phủ đề cập tới Đồng Tâm từ sau biến cố 9/1/2020.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (nhà hoạt động xã hội dân sự): Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng, người đứng đầu Chính phủ phát biểu về Đồng Tâm, và chỉ đạo Hà Nội ưu tiên giải quyết vấn đề ở Đồng Tâm. Điều này nói lên là vấn đề Đồng Tâm không thể bị bỏ qua và né tránh.
Tiến sỹNguyễn Quang A: Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhắc chính quyền Hà Nội phải xử lý 10 điểm trong có có Đồng Tâm.
Về mặt tích cực là ông và có lẽ Ban Lãnh đạo của ĐCSVN đã nhận ra Đồng Tâm có thể là vấn đề rắc rối trong nền chính trị Việt Nam và cần phải giải quyết.
Vấn đề là giải quyết thế nào? Chúng ta phải đợi mới hiểu rõ ý của ông ấy muốn giải quyết thế nào.
Nhưng ông ấy nói “thành phố cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới” thì có thể sơ bộ suy ra vẫn theo lối cũ, có lẽ không giải quyết nổi theo kiểu ấy.
Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ (nhà phân tích chính sách công, Bộ Kế hoạch & Đầu tư): Thủ tướng phát biểu trong buổi làm việc với chính quyền Thành phố Hà Nội về ‘tái khởi động kinh tế’ và được phát trên chương trình Thời sự của VTV, được đông đảo người dân quan tâm theo dõi, chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề.
Thủ tướng mong muốn Hà Nội phát triển vai trò của trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của cả nước, không chỉ ‘chiến thắng đại dịch COVID-19′ mà cần đẩy mạnh phát triển toàn diện, trong đó có kinh tế. Muốn vậy phải tháo gỡ những ‘ách tắc’, trong đó vụ việc Đồng Tâm được Thủ tướng nêu ngay từ đầu bài phát biểu.
Đã thỏa mãn chưa?
BBC: Phát biểu này của Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã thỏa mãn, đáp ứng những câu hỏi mà công luận đặt ra về giải quyết vấn đề Đồng Tâm hay chưa?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Phát biểu này chỉ đặt ra nhiệm vụ chung chung cho Hà Nội để gọi là ổn định tình hình thôi, không thể hiện sự đánh giá gì về vụ án, đương nhiên không thể đáp ứng những câu hỏi của công luận.
Nhưng, như vậy còn hơn là một phát biểu mang tính chất như tất cả những gì mà hệ thống này làm từ ngày 9/1 đến nay, từ trao huân chương, thăng cấp, đến báo đài đưa thông tin kiểu buộc tội các nghi can, bôi nhọ những ý kiến phản biện tích cực.
TS. Nguyễn Xuân Diện: Ba vấn đề được ông Thủ tướng chỉ rõ: “cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới” thực sự chưa “trúng” với quan tâm của công luận cả nước cũng như các chính phủ, tổ chức quốc tế có quan tâm.
Vì vấn đề Đồng Tâm cần được giải quyết trước hết bằng việc sáng tỏ công lý, khách quan và tôn trọng sự thật, trong đó có hai vấn đề phải giải quyết làm rõ đầu tiên: thực sự đất Đồng Sênh có phải đất quốc phòng và cái chết của người Đảng viên lão thành Lê Đình Kình.
TS. Nguyễn Quang A: Tôi cho là chưa. Chưa là bởi vì nó chưa đáp ứng mong mỏi của người dân muốn làm rõ ai đúng ai sai trong vụ 9/1 nó thực sự diễn ra thế nào, ai là kẻ tội phạm,… mà việc củng cố hệ thống chính trị ở Đồng Tâm làm sao có thể giải quyết nổi trừ việc họ muốn bóp nghẹt các đòi hỏi của người dân. Tôi không biết ông Phúc có ý nói thế không? Nếu thế thì rất nguy hiểm vì không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho nó trầm trọng thêm (có thể bịt miệng được trong vài năm, song không thể trong 50 năm chẳng hạn).
PGS. Phạm Quý Thọ: ’Đồng Tâm’ là vụ việc nổi cộm, bức xúc, tồn đọng từ nhiều năm trước, liên quan đến tranh chấp đất đai giữa chính quyền, đất quốc phòng và người dân địa phương, đất canh tác, nhưng đã không giải quyết dứt điểm.
Chính quyền đã có những động thái nhưng không nhất quán, đã từng đối thoại, nhưng chưa có kết luận cuối cùng ‘thoả đáng’ với người dân. Vụ tập kích của cảnh sát cơ động vào thôn Hoành, xã đồng tâm sáng 9/1 đã để lại hậu quả nặng nề: 4 người đã tử vong, trong đó có 3 chiến sĩ và cựu đảng viên Lê Đình Kình, hàng chục người dân bị bắt và đang bị giam giữ… tạo nên một đại án hình sự nghiêm trọng.
Bức tường ngăn cách đất canh tác của địa phương với sân bay Miếu Môn được xây dựng, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ cho đến khi vụ án được xét xử nghiêm minh, bình đẳng theo đúng pháp luật. Dư luận đòi hỏi điều đó.
Có lợi, bất lợi?
BBC:Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam có thể đưa đến những cách hiểu và hành động chính sách như thế nào, theo hướng nào, có lợi cho ai và có thể bất lợi cho ai?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Tôi cho phát biểu này như một bài toán rất khó, thậm chí không thể giải cho Hà Nội. Bởi vì muốn “củng cố lòng dân” mà không xử lý triệt để, đúng pháp luật vụ án, làm rõ ai đúng, ai sai, ai có tội (công việc trong tay công an), thì dân không thể yên. Mà vụ án, tuy công an Hà Nội thụ lý, nhưng chắc chắn được chỉ đạo sát sao từ Bộ Công an.
TS. Nguyễn Xuân Diện: Phát biểu của Thủ tướng chắc chắn sẽ được diễn giải theo hướng mà công luận không mong đợi. Và có thể gia tăng thêm bức xúc trong nhân dân Đồng Tâm – những người đã đấu tranh chống tham nhũng và lợi ích nhóm từ nhiều năm nay.
TS. Nguyễn Quang A: Như trong câu trả lời đầu tiên đã nêu, cần đợi thêm thông tin từ ông Phúc để biết kỹ hơn về hướng ông ấy hay Hà Nội muốn giải quyết ra sao. Tôi e rằng vẫn theo kiểu cũ tức là củng cố “hệ thống chính trị” ở Đồng Tâm: Đảng, thanh niên, phụ nữ, mặt trận, chính quyền, cảnh sát v.v… thì làm sao mà GIẢI QUYẾT được vấn đề đồng Tâm? Còn xây dựng nông thôn mới ư? Chưa hiểu được.
PGS. Phạm Quý Thọ: Ổn định xã hội là phương châm để phát triển kinh tế. Chính quyền cơ sở là nơi thực thi, đưa chính sách của đảng và nhà nước đến từng người dân, nên đó cũng chính là nơi cần ổn định trước hết, theo nghĩa, ổn định trong lòng dân, được người dân tin tưởng và ủng hộ.
Vụ việc vừa qua đã tạo nên hiệu ứng ngược, tiêu cực, gây hoang mang, ‘sợ hãi’ trong mỗi người dân, gia đình, cộng đồng thôn xã và dư luận xã hội. Liệu có ai đứng ra giải thích hay chịu trách nhiệm? Chính quyền sẽ ổn định tình hình, củng cố tổ chức chính quyền như thế nào từ cơ sở, quận huyện và thành phố? Để ổn định chính quyền liệu nhân sự lãnh đạo sẽ thay đổi thế nào trong dịp đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội 13?
Hai chuyện tách bạch?
BBC: Lãnh đạo đảng bộ và chính quyền Hà Nội đang tập trung chống dịch Covid-19, nhưng những nỗ lực và chính công việc này có thể thay thế, khỏa lấp cho những vấn đề, vụ việc Đồng Tâm hay không?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Việc chống đại dịch chỉ làm công luận tạm bớt bàn luận, phản ứng về vấn đề Đồng Tâm mà thôi. Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tất cả đang ở phía trước, từ nay tới Đại hội 13; nếu không xử lý tạm ổn thỏa hợp lòng dân thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đại hội, thậm chí cả đại hội các cấp ở địa phương.
TS. Nguyễn Xuân Diện: Thách thức đối với một chính quyền là giải quyết tốt các vấn đề đang đặt ra, cho dù là các vấn đề rất khác nhau. Và như vậy, vụ thảm sát ở Đồng Tâm không thể bỏ qua hay né tránh.
TS. Nguyễn Quang A: Cả dịch Covid-19 lẫn Đồng Tâm là các vấn đề dài, có lẽ Đồng Tâm còn dài hơn Covid-19 rất nhiều. Dù dịch có khoả lấp tin Đồng Tâm nhưng không giải quyết rốt ráo, trúng tận gốc vấn đề thì nó vẫn còn đấy, còn tiếp tục đe doạ ĐCSVN. Không giải quyết không được! Hay họ đợi cho chính quyền sau Cộng sản giải quyết. Bất luận chính quyền nào sẽ phải giải quyết.
Không chỉ ở phạm vi Hà Nội đâu! Khắp cả nước, đó là vấn đề đất đai. Hà Nội hay cần thì chính quyền trung ương phải giải quyết ngay vấn đề nhức nhối trước tiên: vụ tấn công vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020, mà cụ thể là phải làm rõ bốn cái chết (cụ Kình và ba sỹ quan công an); hiện Công an đã khởi tố vụ án cho rằng dân Đồng Tâm đã giết ba công an; phải khởi tố vụ án hình sự giết người (cụ Kình) và làm rõ ai đã lên kế hoạch tấn công Đồng Tâm, làm rõ ai đã giết cụ Kình, làm rõ ai đã gây ra cái chết của ba sỹ quan cảnh sát, v.v… rất kỹ, rất khách quan và trừng trị những kẻ chủ mưu một cách nghiêm minh.
Đấy là việc đầu tiên để có thể giải quyết tận gốc vấn đề Đồng Tâm hiện nay. Vấn đề cốt lõi là vấn đề đất đai (cũng có hai mức độ giải quyết: giải quyết hiện tượng tức là làm rõ đất tranh chấp có là đất quốc phòng không và phân rõ đúng sai hay đi đến một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả dân và chính quyền. Nhưng chỉ thế chưa giải quyết tận gốc vấn đề Đồng Tâm, vì còn có bao nhiêu Đồng Tâm khác ở Thủ Thiêm, ở vườn rau Lộc Hưng, ở Hà Nội và mọi nơi trên toàn quốc, vấn đề này từng được đề cập nhưng theo tôi cần được bàn thêm nữa ở các dịp khác.
PGS. Phạm Quý Thọ: Chống dịch là một phép thử với chính quyền và người dân Hà Nội. Ổn định xã hội để phát triển bền vững. Những ‘ách tắc’ cần giải quyết để tạo ra môi trường phát triển lành mạnh… Mọi việc đều có liên quan với nhau. Giải quyết vụ việc ‘Đồng tâm’ sẽ là một thử thách nặng nề hơn cho chính quyền Hà Nội, trước hết cho Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân và cá nhân các đồng chí Bí thư và Chủ tịch.
Theo tôi, Thủ tướng mong chính quyền Hà Nội giải quyết thoả đáng vụ việc theo phương châm ‘ý đảng lòng dân’ trong thực chất. ‘Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân’ – câu trích trong ‘Bình Ngô Đại cáo’ của danh nhân Nguyễn Trãi đời nhà hậu Lê còn nguyên giá trị trong những tình huống tương tự!
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52371828
Củng cố lòng dân Đồng Tâm bằng cách nào?
Tuần vừa qua, nhân dịp giỗ 100 ngày mất của cụ Lê Đình Kình trong vụ đông đảo cảnh sát cơ động, công an tấn công vào làng rạng sáng ngày 9 tháng 1, người dân Đồng Tâm và các nhà hoạt động tiếp tục là đối tượng của biện pháp kiểm soát và khống chế của cơ quan chức năng Nhà nước.Vào tối ngày 19 tháng 4, một người dân Đồng Tâm phải trốn chạy vào tận Sài Gòn cũng bị bắt, đánh đập tàn nhẫn. Đó là anh Chung, con trai người bị bắt qua vụ ngày 9 tháng 1 chỉ vì kiên quyết giữ đất nông nghiệp của làng.
Sang ngày 20 tháng 4, lại có chỉ thị của ông thủ tướng yêu cầu củng cố lòng dân Đồng Tâm.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu độc lập IDS và cũng là một nhà hoạt động cao niên, kỳ cựu tại Việt Nam, cho rằng đó là một điều tốt khi ông thủ tướng quan tâm và nói được như vậy. Tuy nhiên, theo ông A, cách giải quyết vấn đề có phần không đúng. Ông lý giải:
“Như ông ấy nói trong cuộc gặp với lãnh đạo thành phố Hà Nội, ông ấy nhận ra vấn đề phải giải quyết cho nó yên thắm, nhưng cách giải quyết là để củng cố hệ thống chính trị của ông ấy thì tôi nghĩ sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả.”
Còn theo ý kiến của nhà báo Phạm Thành tại Hà Nội, để thực hiện một chủ trương củng cố lòng dân như tại Đồng Tâm, chủ trương này phải vận hành trên cả một cơ chế, tức cả bộ máy của chính phủ Việt Nam:
“Ông đó (Nguyễn Xuân Phúc) có ý tưởng tốt, nhưng thực hiện được điều đó là cả một vấn đề. Chính sách, chủ trương vận hành phải như thế nào? Về vấn đề Đồng Tâm 100 ngày, ông ấy vẫn để quân lên bao vây và chặn hết. Các nhà đấu trnah dân chủ mà muốn đến tham dự giỗ 100 ngày ông Lê Đình Kình, họ đã chặn hết, đâu có cho ai vào. Ở xã Đồng Tâm, họ sử dụng đủ mọi lực lượng để bao vây và chặn hết, không cho ai đến. Cho nên nếu ông này nói như thế thì ý tưởng là tốt, nhưng mà cũng chị là mị dân, lừa dân, chứ không thể thực hiện được.”
Đồng quan điểm, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho rằng chỉ thị của thủ tướng về ổn định tình hình địa phương, phát triển nông thôn mới chỉ là hình thức tuyên truyền, mị dân của chính phủ Việt Nam:
“Thực tế, sau vụ việc Đồng Tâm hôm 9/1 xảy ra, tội ác đó là ‘trời không dung, đất không tha’. Thế mà sau đó chính quyền Cộng sản vẫn chưa có động thái gì là nhận sai trong việc mà họ gây ra trong tội ác ở Đồng Tâm, là giết người, cướp của. Từ đó đến nay, họ liên tục khủng bố gia đình nhà cụ Kình, mặc nhà cụ Lê Đình Kình hiện nay chỉ còn một vài người phụ nữ thôi, thế nhưng vẫn liên tục khủng bố, đàn áp gia đình, sách nhiễu gia đình cụ Kình.”
Anh Trịnh Bá Phương chất vấn chế độ sau khi có thông tin anh Nguyễn Văn Chung, con trai bà Bùi Thị Đục hiện đang bị giam giữ, bị công an bắt bớ và đánh đập vào tối hôm trước khi đang làm phụ xe trong Sài Gòn:
“Tôi đã hiểu được sự tàn bạo sau khi những người đó báo về cho gia đình và dân Đồng Tâm biết. Tôi thấy rằng chỉ thị của Nguyễn Xuân Phúc như là cái hình thức để mị dân; họ chưa hề có động thái gọi là hối cải trong tội ác họ gây ra ở Đồng Tâm.
Đã có nhiều lời khuyên chân thành cho chế độ Cộng sản dành cho chính phủ của ông Nguyên Xuân Phúc, người đứng đầu như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, muốn giải được cái nghiệp này, phải chấm dứt đau thương từ hai phía, phía chính quyền và phía người dân. Thế nhưng đáng tiếc là cho đến nay, họ vẫn chưa có một thiện chí nào.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, để giải quyết vấn đề ổn thỏa cho cả hai bên là chính quyền và người dân, cần phải tìm và đưa ra những thành phần đứng sau việc tổ chức cuộc đàn áp ở Đồng Tâm:
“Về vụ án giết cụ Kình, phải tìm cho ra những kẻ nào đã tổ chức cuộc đàn áp ở Đồng Tâm; cái đó là cái trước mắt—trừng trị chúng một cách nghiêm túc, giải oan cho những người dân Đồng Tâm đang bị bắt bớ. Đấy là cách gọi là để làm yên lòng dân nhất. Cách giải quyết phải thật công khai, minh bạch, làm thật rõ những kẻ nào có tội trong việc giết người Đồng Tâm, kể cả cụ Kình và 3 người công an đấy nữa và chuyện đất đai, chừng nào chuyện đấy không giải quyết minh bạch, thì ông ấy có củng cố trong chi bộ, hay củng cố công an, hay củng cố mặt trận thì vẫn không giải quyết được gì cả.”
Ngoài việc giải quyết những vấn đề trước mắt trực tiếp liên quan đến vụ giết cụ Lê Đình Kình, ông A còn đề cập đến vấn đề lâu dài, đó là luật sở hữu đất đai ở Việt Nam, cũng là cơ sở cho vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm:
“Trừng trị những kẻ đã lợi dụng quan niệm rất sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam là đất nào thuộc sở hữu toàn dân, đất nào là của nhà nước. Mà cái đấy là chúng tôi đã kiến nghị từ lâu rồi. Chừng nào không giải quyết được vấn đề đấy? Một vấn đề lâu dài để giải quyết tất cả chuyện ở cả nước này về vấn đề đất đai, những cái mà làm náo loạn ở Đồng Tâm vừa qua. Nhưng trước mắt, phải khởi tố vụ án giết cụ Lê Đình Kình và khởi tố vụ án là kẻ nào đã tổ chức cuộc trấn áp vào ban đêm đó ở Đồng Tâm.”
Luật sư Nguyễn Xuân Hậu cho biết, việc tranh chấp đất đai trong lịch sử Việt Nam rất phức tạp, vì điều này liên quan đến nguồn gốc lâu đời và việc người dân phải chứng minh quyền sở hữu của mình qua nguồn gốc của đất tranh chấp:
“Ví dụ như vụ Đồng Tâm là vụ còn phức tạp, tức là nguồn gốc đất đó, ai là người có quyền sử dụng đất. Đất để đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ cho phát triển kinh tế và phục vụ cho quốc phòng, thì nhà nước sẽ thu hồi và bồi thường cho người có đất. Một nguyên tắc trong đất đai, điều đầu tiên là giải quyết tranh chấp, giúp đỡ hòa giải ở xã, phường, thị trấn.
Trong trường hợp hòa giải thành, họ sẽ đưa cho Ủy ban Nhân dân cấp Quận, Huyện đó, họ sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu mà hòa giải được. Còn nếu họ hòa giải không thành, thì tòa án sẽ giải quyết ai là người có quyền sử dụng đất; tòa án là người giải quyết việc tranh chấp đất đai đó.”
Về chỉ thị củng cố lòng dân ở Đồng Tâm, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định để có thể thực hiện được hay không hoàn toàn tùy thuộc vào sự quyết tâm và ý chí chính trị của người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Theo TS Nguyễn Quang A, bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc nếu không làm được thì phải bàn với ông Nguyễn Phú Trọng, hay bàn với bộ chính trị đảng cộng sản. Nếu cần thì phải tìm một vài tướng để làm yên lòng dân. Chứ vụ này không thể chìm xuống được. Đến lúc tình hình sẽ âm ỉ thêm, lúc đấy tình hình ở Việt Nam sẽ càng trở nên bất ổn. Không ai muốn điều ấy xảy ra cả; điều cần thiết là một sự đồng lòng của tòan xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam nên theo.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-to-strengthen-the-hearts-of-dong-tam-people-04202020161408.html
Chỉ số tự do báo chí 2020 của Việt Nam
vẫn gần cuối bảng
Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia toàn thế giới về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2020. Đây là xếp hạng do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới –RSF- công bố vào ngày 21 tháng 4. So với chỉ số năm ngoái, Việt Nam có tăng một bậc. Tuy vậy RSF cho rằng không phải do Hà Nội có cải thiện mà chỉ là trở lại hạng cũ so với mức bị tụt năm trước đó vì thực tế đàn áp trong năm 2018. Hiện Việt Nam chỉ đứng trên hai nước cộng sản khác là Trung Quốc và Bắc Hàn; nhưng xếp dưới Lào.RSF đánh giá Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có số tù nhân là nhà báo và bloggers cao nhất tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Tại khu vực này số những ‘kẻ thù của tự do báo chí’ cũng nhiều nhất thế giới. Đó là nơi bị điều hành bởi chế độ độc tài và những ‘lỗ đen’ thông tin như Bắc Hàn và Lào. Khu vực này có 34 quốc gia với dân số chiếm hơn phân nửa số dân thế giới.
Theo phúc trình của RSF, do truyền thông Việt Nam bị chỉ đạo bởi Đảng Cộng Sản, các nguồn thông tin độc lập duy nhất được loan đi là từ các bloggers, các nhà báo độc lập. Những người này là đối tượng của bao hình thức đàn áp khắc nghiệt, trong đó có nạn bạo hành bởi công an mặc thường phục.
Đảng cộng sản Việt Nam biện giải cho việc bỏ tù những bloggers, nhà báo độc lập như thế bằng cách căn cứ ngày càng nhiều hơn vào các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Theo đó thì ‘những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, ‘tuyên truyền chống nhà nước’, ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước’ bị trừng trị bởi những bản án dài năm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/2020-world-press-freedom-index-04212020081124.html
Lào Cai gấp rút mở khu cách ly cho lao động Việt
từ Trung Quốc về
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký công văn hoả tốc gửi đến các sở, ngành trong tỉnh yêu cầu mở khu cách ly tập trung tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh này để đón những lao động Việt Nam luồn rừng về nước từ Trung Quốc.Truyền thông trong nước loan tin ngày 21/4 trích thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lào Cai như vừa nêu.
Theo đó, động thái của tỉnh Lào Cai được xem để ứng phó với tình huống có hàng nghìn lao động Việt Nam hiện đang làm thuê ở Trung Quốc về nước trong những ngày tới.
Báo trong nước cho biết hiện nay tại những đường mòn ở biên giới huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều tốp lao động người Việt băng rừng về nước. Toàn bộ 160 công nhân Việt bị phát hiện đã được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung 14 ngày theo quy định của Việt Nam.
Theo thống kê chính thức của các huyện biên giới, hiện đang có gần 2900 người đi làm thuê ở Trung Quốc.
Cũng liên quan, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho biết tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến khó dự đoán, còn kéo dài và nguy cơ dịch tại Việt Nam vẫn hiện hữu.
Theo ông này, có thể có nhiều trường hợp bệnh không có triệu chứng ngoài xã hội hoặc rất nhẹ khiến ngành Y tế không thể kiểm soát được. Do đó, vẫn có thể tồn tại nguy cơ lây lan thành ổ dịch.
Trong buổi họp báo sáng 21/4, Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cũng cho rằng Việt Nam cần luôn sẵn sàng cho làn sóng thứ 2 của dịch có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Giới chức của WHO cho rằng Việt Nam nên thận trọng trong việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và phải thực hiện từng bước một.
Theo WHO, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 so với tổng số dân thấp thứ hai của khu vực Tây Thái Bình Dương (tỷ lệ 3 bệnh nhân/1 triệu dân).
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lao-cai-hurriedly-opens-a-quarantine-area-to-gather-vietnamese-workers-from-china-04212020082903.html
Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia
được gọi tên khác do COVID-19
Tên gọi kỳ thi “Trung học Phổ thông Quốc gia” sẽ được đổi thành kỳ thi “Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2020″, nếu dịch bệnh được kiểm soát và học sinh đi học trở lại trước ngày 15 tháng 6.Đó là phương án do Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng ngày 21 tháng 4, được truyền thông trong nước trích dẫn. Kỳ thi vẫn được tổ chức vào giữa tháng 8. Học sinh hiện vẫn học online.
Một nội dung nữa được thống nhất trong cuộc họp là năm nay, các trường đại học, cao đẳng sẽ tự chủ về tuyển sinh. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông có mục tiêu chính là công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Cũng tin liên quan, tính đến ngày 21 tháng 4, đã có ba tỉnh trên cả nước cho học sinh quay trở lại trường, đó là Cà Mau, Thái Bình và Thanh Hóa.
Riêng học sinh tiểu học và mầm non vẫn tiếp tục được nghỉ cho đến khi có thông báo mới. Các trường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế như: khử khuẩn phòng học, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
Tại Hà Nội, hôm 20 tháng 4, Chủ tịch thành phố, ông Nguyễn Đức Chung đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện, phường, xã của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19. Lãnh đạo Hà Nội cho biết dự kiến sau ngày 22 tháng 4 sẽ nới lỏng dần các biện pháp chống dịch nếu tình hình được kiểm soát. Vào đầu tháng 5, khoảng 2 triệu học sinh thủ đô có thể đi học lại.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-national-high-school-exam-to-be-called-in-another-way-by-covid19-04212020081647.html
Nikkei: Samsung ‘vận động hành lang’
để Việt Nam bỏ qua cách ly
Samsung đã “vận động hành lang” để Việt Nam cho phép hàng trăm kỹ sư của hãng điện tử lớn nhất Hàn Quốc nhập cảnh mà không phải cách ly vào quốc gia Đông Nam Á, nơi đang thực hiện các hạn chế đi lại một cách quyết liệt đối với người nước ngoài đến Việt Nam, theo Nikkei Asian Review.Từ đầu tháng 2, Việt Nam đã đưa ra lệnh cấm nhập cảnh đối với người đến từ Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Cuối tháng đó, Việt Nam đưa ra lệnh cách ly bắt buộc 14 ngày đối với những người nhập cảnh từ Hàn Quốc. Tất cả khách nước ngoài bị cấp nhập cảnh vào Việt Nam từ giữa tháng 3, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như những công nhân có kỹ thuật cao, và việc di chuyển trong nước cũng bị hạn chế nghiêm ngặt.
Nhưng Samsung, hiện đặt nhà máy lớn nhất của họ tại Việt Nam, đã “vận động hành lang rất mạnh” ở đây để cho các kỹ sư của họ vào nhằm tăng cường năng lực sản xuất màn hình OLED, theo Nikkei. Tờ báo của Nhật cho rằng chính phủ Việt Nam cuối cùng đã quyết định cho 200 nhân viên của Samsung vào hồi cuối tháng trước mà không bị yêu cầu phải cách ly. Tuy nhiên, Nikkei không nêu rõ Samsung đã “vận động hành lang” bằng cách nào.
“Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với bất kỳ công ty (nước ngoài) nào khác,” người đứng đầu một nhà máy sản xuất lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam nói với Nikkei nhưng không nêu danh tính.
Samsung nằm trong số các công ty nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam khi chiếm tới 1/4 kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á.
Trong khi đó, truyền thông trong nước ghi nhận rằng 308 kỹ sư của Samsung từ Hàn Quốc đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn ở Quảng Ninh hôm 17/4 trong một “chuyến bay đặc biệt chở các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc theo thoả thuận của Chính phủ hai nước.”
Tấc cả các chuyên gia Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đều đã được cấp giấy xác nhận không dương tính với virus SARS-CoV-2 do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp và giấy này được Việt Nam chấp nhận, theo Dân Trí. Những người này sau đó đã được Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đưa về các điểm cách ly, theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày theo quy định.
Trước đó vài ngày, một công nhân của Samsung ở Bắc Ninh xét nghiệm dương tính với virus corona và được cho là đã tiếp xúc với hơn 1.000 người.
Tháng trước, VnExpress cho biết rằng 700 kỹ sư Samsung từ Hàn Quốc tới Việt Nam đã được miễn cách ly tập trung sau khi bay tới Vân Đồn rồi về Bắc Ninh làm việc trong một toà nhà riêng biệt với khu sản xuất hiện tại.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc mạnh trong năm nay xuống mức 4,8% do bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo ADB. Và Nikkei nhận định rằng, việc “ưu tiên” các kỹ sư Samsung vào Việt Nam mà không phải cách ly cho thấy Hà Nội đang “vật lộn để cân bằng giữa sức khoẻ cộng đồng và sức khoẻ của nền kinh tế.”
https://www.voatiengviet.com/a/nikkei-samsung-van-dong-hanh-lang-de-viet-nam-bo-qua-cach-ly/5383779.html
0 comments