Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 13/04/2000

Monday, April 13, 2020 6:40:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 13/04/2000

Phiên xử phúc thẩm vụ

MobiFone mua AVG sẽ diễn ra vào ngày 23/4

Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 4 năm 2020.
Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cho báo chí biết thông tin vừa nói hôm 13/4 và nói rõ phiên tòa dự kiến diễn ra trong 4 ngày và Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn sẽ là chủ tọa.
Trước đó, phiên tòa liên quan thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG, dự kiến sẽ diễn ra trong bốn ngày, từ ngày 13 đến 16/4. Nhưng do công tác phòng, chống dịch Covid-19, phiên tòa đã không được mở như dự kiến.
Có 17 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo, tính đến ngày 13/4. Trong đó, ông cựu bộ trưởng Thông tin- Truyền thông Nguyễn Bắc Son có 1 luật sư bào chữa.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Bắc Son đã nhận được tiền biếu, tặng trị giá lên đến 3 triệu đô la Mỹ từ ông Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch AVG và 700.000 đô la từ ông Lê Nam Trà – Chủ tịch MobiFone cùng với 200.000 đô từ ông Cao Duy Hải – Tổng Giám đốc MobiFone.
Trong phiên sơ thẩm được tuyên vào cuối tháng 12/2019, ông Nguyễn Bắc Son bị phạt tù chung thân cho 2 tội danh ‘Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘Nhận hối lộ’.
Sau phiên sơ thẩm, ông Nguyễn Bắc Son cùng 10 bị cáo khác đã nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ba người gồm cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng và ông Phạm Nhật Vũ không kháng án.
Sau đó có 2 thêm người rút đơn kháng cáo là ông Cao Duy Hải – cựu Tổng Giám đốc MobiFone và Võ Văn Mạnh – cựu Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX.
Thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG thành công với mức giá cao hơn thực tế trong khi AVG lúc đó đang lỗ 300 tỉ, có khoản nợ cần trả hơn 1.300 tỷ và có giá trị ròng khoảng gần 2.000 tỷ đồng, đã khiến Nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-appellate-hearing-of-mobiFone-to-buy-avg-will-take-place-on-april-23-04132020082743.html

Đối tượng trốn lệnh truy nã Nguyễn Xuân Đường

đã bị bắt

Thượng tá Nguyễn Thanh giám đốc Công an tỉnh Thái Bình xác nhận với truyền thông rằng, cơ quan điều tra tỉnh Thái Bình đã bắt được Nguyễn Xuân Đường vào ngày 10/4 khi ông này đang lẩn trốn tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Theo truyền thông trong nước loan tin, ông Nguyễn Xuân Đường cùng vợ là Nguyễn Thị Dương bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 134 Bộ luật hình sự. Cơ quan điều tra xác nhận hai người này liên quan tới vụ hành hung, đánh đập gây thương tích một nhân viên vận chuyển của một nhà xe ở tỉnh Thái Bình khiến người này bị vỡ xương hàm và dập mũi, xảy ra vào chiều 31/3.
Vào ngày 7/4, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình quyết định khởi tố bắt giữ và phong tỏa, khám xét nơi ở của hai vợ chồng Đường và Dương để điều tra vụ án. Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Đường đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, do đó công an tỉnh Thái Bình đã phát lệnh truy nã toàn quốc đối tượng này.
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Được biết, bà Nguyễn Thị Dương (là Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương) nổi tiếng tại Thái Bình trong việc kinh doanh bất động sản, bà Dương thường cùng với chồng là Nguyễn Xuân Đường đưa lên mạng xã hội hình ảnh đi làm từ thiện với số tiền hàng tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thai-binh-mogul-nguyen-xuan-duong-arrested-04132020081754.html

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước sẽ bị xử lý nghiêm

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước khẳng định sẽ xử lý nghiêm ông Lưu Văn Thanh – phó chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, người có hành động chống đối tại một chốt kiểm dịch COVID-19.
Theo truyền thông trong nước, ông Lưu Văn Thanh là cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Ông Thanh giữ vai trò là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện.
Một video clip được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Lưu Văn Thanh cự cãi với cán bộ kiểm sát quân sự tại chốt kiểm dịch, đập bàn, la lối rằng “tại sao kiểm tra xe tôi mà không kiểm tra các xe khác?”
Ông này còn dùng điện thoại chụp hình lại các cán bộ làm việc tại chốt kiểm dịch.
Sự việc xảy ra ngày 3 tháng 4 nhưng đến ngày 12 tháng 4 ông Thanh mới lên tiếng nhận sai và gửi lời xin lỗi tới các cán bộ của chốt kiểm dịch sau khi video clip lan tràn trên mạng xã hội và Ban Thường vụ Huyện ủy Hớn Quản có cuộc họp, xem xét vụ việc và yêu cầu ông Thanh báo cáo.
Hiện cơ quan chức năng đã quyết định tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm khi ông này không chấp hành kiểm dịch, đồng thời khẳng định sẽ xử lý nghiêm, không bao che.
Báo trong nước dẫn lời ông Hà Anh Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước rằng, “Hành vi, phát ngôn của đồng chí Lưu Văn Thanh cho thấy cá nhân đồng chí Thanh thiếu tinh thần hợp tác, thiếu trách nhiệm nêu gương, đã làm xấu đi hình ảnh của cán bộ, công chức. Gây ảnh hưởng đến tổ chức và uy tín cá nhân”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vice-chairman-of-binhphuoc-people-council-will-be-punished-04132020111051.html

Có phải Việt Nam đang học sách

“Ngoại giao Khẩu trang” của Trung Quốc?

GS. Carl Thayer
Vào tháng 3 vừa qua, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm thành phố Vũ Hán để kiểm tra việc phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra, Bắc Kinh đã bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu để tô vẽ cho thành công của Trung Quốc. Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc nhằm đáp trả những chỉ trích từ nước ngoài rằng Trung Quốc đã chậm chạp trong việc có phản ứng đối phó với dịch bệnh và không minh bạch trong việc báo cáo về con số tử vong do COVID-19.
Điểm nhấn trong phản ứng của Trung Quốc là việc nước này tặng khẩu trang, thiết bị bảo vệ cá nhân, kit thử, máy thở, nước rửa tay cho gần 90 quốc gia. Việc này đã dẫn đến khái niệm “ngoại giao khẩu trang”.
Việt Nam lúc đầu đã đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh corona bằng cách nhanh chóng cách ly người bệnh và truy tìm những người có tiếp xúc với người bị bệnh, hoãn lại việc mở lại trường học (sau Tết nguyên đán), áp đặt việc kiểm soát trong xã hội, bỏ các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc và các điểm nóng khác, cùng một số những biện pháp khác.
Khi Việt Nam đã bắt đầu kiểm soát được sự lây lan của COVID-19 trong nội địa, nước này đã nhìn ra bên ngoài và bắt đầu một dạng ngoại giao “khẩu trang” của riêng mình.
Vào tháng 2, Việt Nam đã tặng các vật dụng y tế cho Biên phòng Trung Quốc và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ví dụ, vào ngày 8/2, Biên phòng tỉnh Hà Giang đã tặng 1.000 khẩu trang và 20 container nước rửa tay cho các đối tác của mình ở Vân Nam. Hai tuần sau đó, trong một buổi lễ trang trọng hơn, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Quân y đã bàn giao một số lượng không xác định các thiết bị y tế cho Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Sau đó, vào ngày 8/3, Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tặng 10.000 khẩu trang cho các đối tác Trung Quốc.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện ngoại giao “khẩu trang” với Lào, Campuchia và Nga.
Trong một cuộc họp qua điện thoại với các đối tác Lào và Campuchia vào ngày 26/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị cung cấp cho mỗi nước các thiết bị y tế trị giá 100.000 đô la và cử các chuyên gia y tế sang giúp các nước chống dịch COVID-19.
Vào ngày 3/4, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã gặp các Đại sứ Lào và Campuchia tại Hà Nội và thông báo là Việt Nam sẽ bàn giao các thiết bị y tế trị giá 300.000 đô la cho các nước này để giúp họ chống lại dịch bệnh COVID-19, tặng 390.000 khẩu trang cho Campuchia và 340.000 khẩu trang cho Lào.
Vào ngày 27/3, Người đứng đầu Quân y Việt Nam đã tăng thuốc men với số lượng chưa xác định cho Tham tán Đại sứ quán Nga tại Việt Nam.
Song song với những quà tặng y tế cho Trung Quốc, Biên phòng Việt Nam cũng tặng đối tác Lào những quà tặng biểu tượng. Ví dụ, vào ngày 30/3, Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tặng 1.000 khẩu trang và một số nước rửa tay cùng 300 kg gạo, 36 thùng mì ăn liền và 36 container sữa cho đối tác Lào. Vào ngày 2/4, Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh trao một số lượng chưa xác định các vật dụng y tế cho Bộ tư lệnh Quân khu Khammuane.
Trong một hành động mới nhất của ngoại giao “khẩu trang”, Việt Nam đã tặng 550.000 khẩu trang chống khuẩn cho các đại sứ một số nước Châu Âu bao gồm Ý, Tây Ban Nha, Đức, và Anh. Việt Nam cũng đẩy nhanh tiến độ việc chuyển 450.000 bộ quần áo bảo hộ do hãng Dupont sản xuất ở Việt Nam cho Mỹ. Vào ngày 9/4, Tổng thống Donald Trump đã cảm ơn “những người bạn ở Việt Nam của chúng ta đã có đáp ứng nhanh chóng”.
Tại sao Việt Nam bắt đầu ngoại giao “khẩu trang”?
Thứ nhất, việc làm này của Việt Nam nhất quán với những hành động trong quá khứ đối với nước ngoài khi các nước gặp thảm hoạ thiên nhiên. Sự trợ giúp của Việt Nam chủ yếu mang tính biểu tượng và cho thấy sự đoàn kết. Nói theo cách khác, Việt Nam muốn được nhìn nhận là một công dân quốc tế có trách nhiệm.
Thứ hai, “ngoại giao khẩu trang” của Việt Nam lúc đầu hướng tới một số nước được ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Việt Nam. Kể từ sau Đại hội 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1991, Việt Nam đã có ưu tiên trong quan hệ ngoại giao với Liên Xô cũ (giờ là Liên bang Nga), Lào, Campuchia, Trung Quốc…. Việt Nam có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đối tác chiến
lược toàn diện với Nga. Việt Nam sử dụng từ “quan hệ đoàn kết đặc biệt” để mô tả mối quan hệ với Lào và Campuchia. Việt Nam duy trì quan hệ gần gũi với các lực lượng vũ trang của hai quốc gia này.
Thứ ba, Việt Nam có thể đang học từ sách của Trung Quốc. Vào tháng 2 và tháng 3, Trung Quốc đã tặng thiết bị, vật dụng y tế và đề nghị cung cấp các chuyên gia y tế cho 8 nước thuộc khối ASEAN. Singapore và Việt Nam không phải là những nước nhận được trợ giúp từ Trung Quốc có lẽ vì họ đã có thể kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là vào ngày 2/4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã hứa với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng Trung Quốc sẽ cung cấp các thiết bị và vật dụng y tế cho Việt Nam trong khả năng của mình.
Việt Nam không thể hy vọng là mình sẽ ngang bằng với Trung Quốc trong số lượng hàng tặng tính theo trị giá đô la nhưng Việt Nam có thể thể cung cấp các trợ giúp khi cần. Ví dụ, Việt Nam đã đàm phán với các đối tác chiến lược là Ý, Tây Ban Nha, Pháp Đức và Anh. Các nước này có vị trí đặc biệt trong chính sách đa dạng hoá đa phương hoá về quan hệ ngoại giao của Việt Nam và vì vậy họ nhận được những hàng tặng khẩu trang của Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam dường như đã đạt được sự tự tin trong việc đối phó thành công với virus corona. Việt Nam đã chính thức công bố khoảng hơn 250 ca nhiễm bệnh nhưng chưa có ca tử vong nào tính đến nay (ngày 12/4). Trong khi Việt Nam đang tự mình đối phó với làn sóng dịch bệnh thứ hai, nước này cũng bắt đầu nhìn lên phía trước cho sự phục hồi của hoạt động kinh tế. Đạt được sự chấp thuận của EU đối với hiệp định tự do thương mại là điều quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai.
Thứ năm, Việt Nam có thể nhìn thấy cơ hội cung cấp khẩu trang chất lượng cao cho thị trường thế giới trong khi đang có một loạt khẩu trang cùng thiết bị y tế của Trung Quốc bị trả về. Ước tính có đến 40 công ty đang sản xuất khoảng 5,7 triệu khẩu trang mỗi ngày ở Việt Nam. Vingroup, công ty lớn nhất được ghi danh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hồi tuần trước cũng thông báo công ty này sẽ bắt đầu sản xuất tối đa 55.000 máy thở một tháng cho cả thị trường nước ngoài.
*Carl Thayer là giáo sư thuộc trường Đại học New South Wales, Canberra, Australia. Ông là người đóng góp cho RFA các bài phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/is-vn-taking-a-leaf-out-of-china-s-face-mask-diplomacy-playbook-04122020131006.html

Đại hội đảng cấp cơ sở

rất quan trọng để duy trì chế độ

TS. Phạm Quý Thọ
Đúng như vậy, nhưng chưa đáp ứng thực tế chuyển đổi kinh tế sang thị trường. Việc chậm cải cách thể chế đang gây cản trở cho sự phát triển, thịnh vượng và dân chủ. Cải cách chính quyền cơ sở thực sự là vấn đề cấp thiết và thách thức.
Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được ban hành từ giữa năm 2019, theo đó kế hoạch thời gian tiến hành đại hội chi bộ hoặc Đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở sẽ bắt đầu từ tháng 4/2020 và dự kiến hoàn thành trước ngày 30-6. Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng trên thế giới và Việt Nam đang thực thi chỉ thị 16 về giãn cách xã hội nhằm để đối phó sự lây lan ra cộng đồng, ngày 7/4 Ban bí thư đã chỉ đạo về việc tạm hoãn.
Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng đại hội đảng cấp cơ sở trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở địa phương, một mạng lưới rộng khắp đất nước cấu thành bộ máy đảng toàn trị. Một bộ máy hành chính tập quyền theo hệ tư tưởng cộng sản đòi hỏi tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh từ cấp trên và kiểm soát chặt chẽ dân chúng tới từng hộ gia đình. Ngoài ra, vị trí và vai trò của chính quyền cơ sở là rất quan trọng, bởi vì, diễn tả theo ngôn từ chính trị, đó là nơi thực hiện mọi chủ chương chính sách của đảng trong thực tế cuộc sống.
Trong suốt quá trình đổi mới một số nội dung, quy chế hoạt động chính quyền cơ sở được chỉnh sửa, chẳng hạn như quy chế dân chủ cơ sở, nhưng đại hội đảng cấp cơ sở, nơi thể hiện bản chất của chế độ, vẫn là quy trình để hình thành bộ máy cai trị của đảng ở địa phương.
Tuy nhiên, việc chuyển sang kinh tế thị trường đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi sự thay đổi phù hợp từ cơ chế tập trung sang thị trường như thế nào để phát triển? Đảng đưa ra khái niệm ‘thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ để kiềm chế ‘sự bất kham’ của thị trường hay duy trì chế độ với hệ tư tưởng XHCN? Những chính sách được cụ thể hoá như thế nào ở cấp cơ sở?
Nền tảng kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ ở địa phương, đặc biệt ở nông thôn Việt Nam với gần 70% dân số sinh sống.
Kinh tế hợp tác xã kiểu cũ được thành lập duy ý chí đã hoàn toàn sụp đổ trong khi ‘kiểu mới’ chưa hoặc không thể định hình tự nhiên, tự nguyện. Kinh tế hộ gia đình và trang trại tư nhân được mở rộng khiến tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống và phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, mà đã vươn tới một số thị trường quốc tế kể cả các thị trường đòi hỏi nông sản với chất lượng cao hơn.
Nhu cầu dịch vụ cho kinh tế hàng hoá nông thôn, như phản ứng dây chuyền, đang nhanh chóng đáp ứng. Từ phân bón, thuốc trừ sâu, con giống đến máy móc nông cụ… và cơ sở chế biến tự phát hình thành, tiêu thụ điện năng tăng lên… đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu để tăng sản lượng và chất lượng. Khi có thu nhập dư dả cuộc sống, sinh hoạt của người dân được cải thiện đã kích thích nhu cầu tiêu dùng…
Các quan hệ xã hội, như kết quả của quá trình chuyển đổi cũng đang thay đổi nhanh theo hướng ‘thị trường’ thay vì ‘xã hội chủ nghĩa’ như đảng muốn. Tiêu chuẩn giá trị ngày càng được nhìn nhận có ý nghĩa hơn trong quan hệ làng xã, dòng họ. Thậm chí, quan hệ dòng họ, huyết thống được ‘phát huy’ để củng cố quyền lực trong chính quyền cơ sở, từ đó lợi ích nhóm, cục bộ được hình thành ngay từ cơ sở làng, xã… Tình trạng tham nhũng của đội ngũ cán bộ đảng viên, phân hoá giàu nghèo, bất công, tệ nạn xã hội và những bất ổn khác nảy sinh và ngày càng gay gắt…
Nền tảng chính trị ở cơ sở đã thay đổi và chính quyền địa phương đã không theo kịp với thực tế chuyển đổi kinh tế sang thị trường. Đảng cấp cơ cở lãnh đạo toàn diện hành chính, kinh tế, xã hội ở địa phương ở nông thôn, như thế nào? Giải pháp hiệu quả và bền vững nào kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng của quan chức địa phương? Và nhiều câu hỏi khác nữa được đặt ra cho đại hội đảng cấp cơ sở.
Xin nêu hai tình huống điển hình liên quan đến xung đột đến đỉnh điểm liên quan đất đai để soi xét và bàn luận.
Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng nhiều năm trước. Từ việc khai phá đất lấn biển, hộ gia đình người nông dân nghèo phát triển thành cơ sở nông trại tư nhân. Như bản năng họ quyết giữ mảnh đất ‘thiêng’ được gây dựng bằng mồ hôi và tài sản của gia đình. Quan niệm về sở hữu đất đai không rõ ràng về nguồn gốc tạo ra cách ứng xử chính quyền bằng bạo lực. Bản án tù luôn là công cụ của chính quyền đối với người dân yếu thế.
Vụ ‘Đồng Tâm’ liệu sẽ là một đại án hình sự? Xuất phát từ tranh chấp gần đây về đất đai, đất của làng Xênh hay đất quốc phòng, sân bay Miếu Môn đã bị đẩy lên đỉnh điểm bạo lực, dẫn đến án mạng nghiêm trọng, gây kinh hoàng trong dư luận và thu hút sự chú ý của cả một số tổ chức quốc tế, với cái chết thương tâm của cụ Lê Đình Kình, người đảng viên có thâm niên hơn 50 năm và ba cán bộ công an viên thi hành công vụ trong cuộc tập kích rạng sáng ngày 9/1/2020 vừa qua vào thôn Hoành xã Đồng Tâm, Hoài Đức, Hà Nội.
Cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND thành phố với dân làng tưởng như một lối thoát ‘dân chủ’ cho tranh chấp đất đai đã không phản ánh đúng bản chất của chế độ, chính quyền địa phương. Phía sau của vụ việc có thể được chính quyền nhìn nhận là ‘mầm mống’ phản kháng từ dân chúng, ‘manh nha’ nhưng dần ‘rõ nét’ mang tính có tổ chức, có thủ lĩnh tinh thần và tổ đồng thuận chống tham nhũng, chống quan tham ở địa phương. Đây có thể là ‘ung nhọt’ trong mắt chính quyền, và nếu không ‘cắt bỏ’ liệu có thể tổ chức thành công theo ý đảng cấp cơ sở tại đây?
Liệu chính quyền có thể duy trì bền vững, dân chủ khi còn đấy ‘những vườn rau Lộc Hưng và khiếu kiện ‘Thủ Thiêm’ đang tồn tại nhiều địa phương đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ thể chế từ cấp cơ sở đến trung ương. Không chấp nhận một cơ chế đối thoại trong các tình huống xung đột như trên vậy ‘Quy chế dân chủ cơ sở’ liệu cần phải tiếp tục hoàn thiện như thế nào?
Phạm Quý Thọ, gửi từ Hà Nội ngày 12/4/2020
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/lower-level-party-congress-important-to-maintain-the-communist-regime-04122020120957.html

VN sắp qua 15 ngày cách ly,

nhân viên Samsung bị dương tính virus corona

Ổ dịch virus corona ở thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà Nội, trong hôm thứ Hai có thêm bốn ca nhiễm mới trong lúc lệnh ‘cách ly toàn xã hội’ ở Việt Nam đang tiến gần đến ngày hết hiệu lực.
Với thêm một trường hợp dương tính với virus corona từ Thái Lan về, tổng số các ca nhiễm tại Việt Nam đến cuối ngày 13/4 là 265 ca, trong đó ở Hạ Lôi có 12 trường hợp, khiến nơi này trở thành ổ dịch mới, lớn nhất.
EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD
Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19
Virus corona: Nhận đồ bảo hộ, Donald Trump ‘cảm ơn những người bạn ở Việt Nam’
Một trong các trường hợp nhiễm bệnh ở Hạ Lôi đã khiến cho 44 công nhân của nhà máy Samsung Display phải được đưa đi cách ly tập trung.
Một công nhân 25 tuổi, làm việc tại phân xưởng nhà máy ở Bắc Ninh, đã hàng ngày đi trên chiếc xe buýt của công ty để đi làm cho tới khi nghỉ làm để tự cách ly tại nhà, 7/4.
Công ty mẹ, Samsung Electronics Co Ltd cho biết dây chuyền sản xuất của Samsung Display tại Việt Nam không bị ảnh hưởng gì.
Cách ly xã hội hiệu quả đến đâu?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 31/3 ra chỉ thị yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp ‘cách ly toàn xã hội’ trong thời gian 1-15/4.
Chỉ ít hôm sau đó, Bộ Y tế đã có đề nghị xem xét hiệu quả của các biện pháp này và có thể kéo dài thời hạn thực hiện đến ngày 30/4.
Hôm 13/4, Chủ tịch UBND TP HCM tiếp tục đề nghị Chính phủ cho kéo dài cách ly đến 30/4.
Các đề nghị trên chưa nhận được phản hồi từ Chính phủ.
Trong vài ngày qua, dường như người dân ở các thành phố lớn ra đường nhiều hơn trong lúc số ca nhiễm mới được công bố tiếp tục ở mức rất thấp, và có nhiều người đã bình phục.
Các hãng hàng không Việt Nam nay đang có kế hoạch tăng các chuyến bay nội địa từ ngày 16/4.
Tại phiên họp tuần trước của Thường trực Chính phủ, đại diện Bộ Y tế đã đề nghị tiếp tục xem xét hiệu quả của cách ly xã hội, tùy tình hình thực tế đề nghị kéo dài đến ngày 30/4.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói với báo giới hôm 6/4 ông hy vọng “cùng với các biện pháp khác, đến hết thời hạn thực hiện cách ly xã hội chúng ta có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh,” tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Tuyên.
Nhưng những ca lây nhiễm trong cộng đồng ở thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh vẫn gây lo ngại về khả năng lan rộng của dịch Covid-19.
Chính quyền Hà Nội quyết định khoanh vùng cách ly thôn Hạ Lôi, với số dân khoảng 11 ngàn người, hôm 8/4 sau khi xuất hiện một số ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Dự kiến các hộ dân ở Hạ Lôi sẽ được cách ly đến hết ngày 28/4.
Hồi giữa tháng Hai, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với số dân chừng 10 ngàn người cũng bị khoanh vùng cách ly trong 20 ngày.
Các hãng hàng không lên kế hoạch tăng bay nội địa từ 16/4
Cùng với biện pháp ‘cách ly toàn xã hội’ là sự cắt giảm tối đa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong xã hội.
Các tuyến giao thông quan trọng, như đường bay đi và đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đường xe lửa Bắc – Nam hay tuyến hỏa xa Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến xe đò liên tỉnh đến và đi từ Sài Gòn, và dịch vụ xe bus nội đô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã bị giảm xuống mức tối thiểu hoặc tạm dừng hẳn.
Chỉ những ngành nghề thiết yếu trong danh sách do Chính phủ và các địa phương công bố là được phép duy trì hoạt động bình thường.
Nay, với thời hạn 15 ngày ‘cách ly toàn xã hội’ gần kết thúc, Vietjet Air, Bamboo Airways lên kế hoạch tăng các chuyến bay nội địa từ ngày 16/4.
Vietjet Air nói sẽ nối lại nhiều tuyến bay nội địa bị tạm ngừng trước đó, theo VnExpress.
Tương tự, Bamboo Airways cũng dự định sẽ tăng cường tần suất bay tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh lên 7 chuyến/ngày từ 16/4 và khai thác bình thường trở lại nhiều tuyến bay nội địa khác.
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines được cho là đang xem xét nối lại các tuyến bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52262482

Hà Nội muốn mở thêm cửa nhập cảnh phụ

trong khi Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát biên giới

với Việt Nam

Tin từ Việt Nam: Trong khi Trung Cộng tăng cường kiểm soát toàn tuyến biên giới với Việt Nam và thắt chặt việc xuất nhập cảnh thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại muốn mở thêm nhiều cửa nhập cảnh phụ nhằm tăng cường giao thương giữa hai quốc gia.
Tại cuộc họp chính phủ trực tuyến vào ngày 10/4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cộng sản đề nghị Bộ Công thương phối hợp Bộ Y tế hướng dẫn nhiều địa phương mở lại các cửa nhập cảnh phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Trung Cộng với mục tiêu di chuyển hàng hoá trong thương mại hai chiều Việt-Trung.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư  cũng đề nghị Bộ công an chủ trì, phối hợp với Bộ quốc phòng và Bộ Y tế áp dụng thủ tục nhập cảnh đặc biệt cho các chuyên gia trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các tập đoàn lớn được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo một số nguồn tin, hiện có khoảng 1,700 xe hàng xuất cảng, chủ yếu là trái cây tươi của Việt Nam, đang chờ được Bắc Kinh cho phép để sang đất Trung Cộng. Trong khi đó, Trung Cộng có kế hoạch tăng cường kiểm soát, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa Việt Nam-Trung Cộng trong thời gian tới để phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch hàng xuất và nhập cảnh lên tới gần 70 tỷ Mỹ kim năm 2019. Việc đóng cửa nhập cảnh hay hạn chế giao thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/ha-noi-muon-mo-them-cua-nhap-canh-phu-trong-khi-bac-kinh-that-chat-kiem-soat-bien-gioi-voi-viet-nam/

Công nhân Samsung nhiễm COVID-19,

44 người cách ly tập trung

COVID-19 vào ngày 12/4 sau khi có tiếp xúc với một bệnh nhân tại ổ dịch thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà Nội. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh loan tin này hôm 13/4.
Đây là ca bệnh số 262 của Việt Nam và đã khiến tỉnh Bắc Ninh phải gấp rút rà soát những người có tiếp xúc với bệnh nhân và đưa đi cách ly tập trung 44 người trong số 106 người có tiếp xúc với bệnh nhân.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, bệnh nhân 262 sinh năm 1994 có địa chỉ tại xóm Chợ, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ngày 27/3, bệnh nhân này có tiếp xúc với bệnh nhân 254 tại xóm Chợ. Từ ngày 31/3, đến 6/4, bệnh nhân có triệu chứng ho khan, cảm giác sốt nhưng không điều trị.
Công ty Samsung cho biết bệnh nhân này đi làm bình thường đến ngày 7/4 thì nghỉ làm tạ công ty để cách ly tại nhà. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 11/4 và được xác định dương tính vào ngày 12/4.
Giới chức y tế tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành rà soát và phát hiện 106 trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân 262 từ ngày ngày 27/3 đến nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hương Giang, cho báo chí trong nước biết, tỏng đêm ngày 12/4, lực lượng chức năng đã phun khử khuẩn khu vực bệnh nhân 262 làm việc ở Samsung.
Khu vực làm việc của bệnh nhân 262 ở Samsung được cho biết có 20 người làm việc trên máy tính, mỗi người 1 bàn riêng, ăn trưa ở khu vực riêng. Bệnh nhân thường đi làm bằng xe buýt đưa đón của công ty, mỗi ngày một xe khác nhau.
Tính đến tối ngày 13 tháng 4, Việt Nam báo cáo có tổng cộng 265 ca nhiễm COVID-19. Trong số 3 ca nhiễm mới, có hai người là dân thôn Hạ Lôi và một người Hà Tĩnh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/samsung-worker-infected-with-coronavirus-44-others-quarantined-04132020073208.html

Công ty Pouyuen Việt Nam ngừng hoạt động 2 ngày

để hạn chế dịch COVID-19

Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam với hơn 62.000 công nhân sẽ tạm ngừng hoạt động trong 2 ngày 14-15/4. Mục đích nhằm bảo đảm công tác chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Báo trong nước loan tin ngày 13/4, trích lời ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pouyuen cho biết sẽ thông báo nghỉ việc đến các công nhân chiều cùng ngày theo yêu cầu lãnh đạo thành phố.
Trước đó, vào ngày 11/4, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ “về thống nhất quan điểm việc tạm ngưng sản xuất ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam trong 3 ngày, từ 13 đến 15/4”.
Sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 giao UBND TP.HCM quyết định theo thẩm quyền và quy định hiện hành nên quyết định cuối cùng được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký duyệt.
Vào ngày 9/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đưa ra kết quả thẩm định cho thấy tỉ lệ rủi ro lây nhiễm ở Công ty Pouyuen Việt Nam là 81%, thuộc nhóm phải dừng hoạt động.
TP.HCM lo ngại nếu dịch bệnh xảy ra tại doanh nghiệp, hậu quả sẽ vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân công ty mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lân cận và 5 tỉnh khác, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và Tây Ninh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pouyuen-vietnam-company-stopped-operating-for-2-days-to-limit-covid-19-epidemic-04132020081125.html

Muốn đi qua chốt kiểm dịch coronavirus 19,

tài xế phải nộp 100,000 đồng

Tin Vietnam.- Báo VTC ngày 11 tháng 4 năm 2020 loan tin, một người dân đã phản ánh lên mạng xã hội Facebook về việc chốt kiểm dịch, đo thân nhiệt tại xóm Núi, thôn Tiên Hùng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội đã thu lệ phí 100,000 đồng đối với các tài xế lái xe hơi, và xe vận tải đi qua chốt này.
Theo người dân, thì sau chốt kiểm dịch tại xóm Núi có một kho hàng cung cấp các thực phẩm như mì tôm, sữa, nước ngọt và một số loại khác. Khoảng một tuần nay, bất kỳ xe hơi, xe tải nào muốn vào kho lấy hàng thì phải nộp 100,000 đồng cho những người đang làm việc tại chốt kiểm dịch. Còn những xe hơi chỉ lưu thông qua chốt thì không bị thu tiền.
Và để tránh việc bị nhà cầm quyền vu khống, chụp mũ để gán tội phạt tiền thì Facebook trên đã đưa cả giấy tờ, và video liên quan đến hành động thu tiền của lực lượng làm việc tại chốt kiểm dịch. Facebooker này cho biết, dịch coronavirus 19 khiến cho những người làm kinh doanh khó khăn, khách hàng giảm sút, mà bị nhà cầm quyền hành xử như vậy nên họ càng thêm khó khăn, hàng hoá dễ bị đổ đi vì hết hạn.
Trước sự việc trên, ông Nguyễn Khắc Tuấn, Chủ tịch Uỷ ban xã Nguyên Khê giải thích rằng, đang trong thời gian cách ly xã hội nên người dân không muốn cho xe của chủ công ty vào. Vì vậy, chủ công ty đã bàn với người dân, và chốt kiểm dịch về việc phun thuốc khử xe mỗi lần vào lấy hàng nên người dân đã đồng ý.
Sau khi sự việc trên bị phanh phui, ông Tuấn nói rằng, từ mai sẽ không thu tiền các xe hơi vào lấy hàng nữa, và công ty muốn “hỗ trợ” địa phương bao nhiêu tiền thì là tuỳ tâm.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/muon-di-qua-chot-kiem-dich-coronavirus-19-tai-xe-phai-nop-100000-dong/

Ổ dịch Hạ Lôi ở Hà Nội tiếp tục bị phong toả

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh ở thủ đô đang duy trì biện pháp phong toả chứ không phải cách ly vì dịch COVID-19.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 14/3 trích lời các cán bộ nói tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành Phố Hà Nội sáng cùng ngày rằng Hà Nội đang cho thi hành những biện pháp nghiêm khắc để phòng ngừa lây lan tại thôn Hạ Lôi.
Ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương – Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ Hà Nội dập ổ dịch thôn Hạ Lôi, cho rằng hiện nay tất cả các gia đình ở địa bàn được cấp thẻ thông hành, mỗi gia đình chỉ được 1 thẻ để đi ra ngoài 2 ngày 1 lần.
Ông Dương cho rằng việc khoanh vùng khu vực thôn Hạ Lôi không đơn thuần là không cho người vào mà là phải là cách ly từng hộ dân và từng người trong gia đình vì ông này cho rằng hiện nay dịch đang lây lan trong cộng đồng.
Báo cáo tại buổi họp, Bí thư Đảng uỷ xã Mê Linh Quách Sĩ Dũng cho biết tính đến tối ngày 12/4, thôn Hạ Lôi có 10 trường hợp nhiễm COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới cơ sở 2 tại Đông Anh. Sức khoẻ các bệnh nhân được ông này nói là ổn định.
Qua rà soát, cán bộ xã Mê Linh cho hay có 396 trường hợp F1 đã được chuyển đi cách ly tập trung theo quy định. Hiện có khoảng 1000 trường hợp F2.
Chủ tịch UBND xã Mê Linh Đoàn Văn Trọng cho biết thôn Liễu Trì giáp thôn Hạ Lôi cũng đã có trường hợp dương tính với COVID-19 và sắp tới huyện sẽ tính tới phương án phong toả.
Liên quan đến việc phòng chống dịch COVID-19 trên cả nước, 32 địa phương trên cả nước vừa có trả lời về việc kéo dài thời gian cách ly xã hội do Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 lấy ý kiến.
Theo đó, 8 địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị kéo dài đến hết tháng 4, 2 địa phương đề nghị kéo dài đến hết tháng 5. Các địa phương còn lại đề nghị kéo dài đến hết ngày 15/4.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ha-loi-outbreak-in-hanoi-continues-to-be-blocked-04132020081746.html

Hai Facebookers bị khởi tố

về những bài viết liên quan COVID-19

Hai Facebookers tại Việt Nam vào tuần qua bị khởi tố và bị bắt tạm giam về những bài viết liên quan đến dịch COVID-19.
Cụ thể, vào ngày 10 tháng 4, Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam cô Mã Phùng Ngọc Phú, 28 tuổi, với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích, quyền hợp pháp của tổ chức, công dân’.
Đội Điều Tra của Công an Quận Ninh Kiều cho rằng vào ngày 25 tháng 2, cô Mã Phùng Ngọc Phú sử dụng tài khoản Facebook có tên James Ng đăng dòng trạng thái: ‘Mới nhận được tin hôm nay có người chết vì virus corona tại Việt Nam, sao không thấy tờ báo nào viết hết vậy ta?’
Theo phía điều tra của Công an Quận Ninh Kiều thì tài khoản James Ng còn đăng 14 bài viết mà theo công an là không đúng về tình hình dịch bệnh COVID-19, cũng như nói xấu chế độ và Nhà nước Việt Nam.
Facebooker Mã Phùng Ngọc Phú sẽ phải đối diện mức án tối đa 7 năm tù nếu bị kết tội như vừa nêu theo điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam.
Cũng vào ngày 10 tháng 4, Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với anh Đinh Vĩnh Sơn, 27 tuổi, với cáo buộc ‘đưa tin tại Đà Lạt có người chết vì COVID-19’.
Công an cho biết vào ngày 1 tháng 4, công an phát hiện tài khoản Facebook có tên Hồ Hoàng Duy viết ‘Đà Lạt có thêm 3 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1 ca tử vong lúc 4 giờ sáng nay, 2 ca còn lại được mang đi cách ly…’
Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết tính đến nay có hơn 600 Facebookers bị triệu tập để thẩm vấn về những dòng trạng thái (status) viết về COVID-19. Nhiều người trong số đó đã bị phạt tiền.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-facebookers-detained-for-posts-about-covid-19-04132020073940.html

Chuyên gia kinh tế nhận định

Việt Nam đừng nên sai lầm như Trung Quốc

Hương Thảo
Theo VOA ngày 10/4, lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất nhanh từ Việt Nam sang Mỹ đang trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng đây là bước khởi đầu của cơ hội “ngàn năm có một” để quốc gia Đông Nam Á này thoát khỏi chiếc bóng của người láng giềng khổng lồ.
Lô hàng thiết bị bảo hộ đầu tiên do công ty Dupont của Mỹ tại Việt Nam sản xuất, và được dịch vụ FedEx chuyển nhanh về Mỹ hôm 8/4, dưới sự hỗ trợ cấp phép thủ tục của Việt Nam, đã trở thành sự kiện gây chú ý khi Tổng thống Hoa Kỳ trực tiếp đề cập đến và cảm ơn các bên liên quan.
‘Việt Nam sáng suốt hơn’
Từ California, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam đã “sáng suốt” hơn Trung Quốc khi hai bên đứng trước tình huống tương tự như nhau, trong bối cảnh các công ty của Mỹ tại hai quốc gia châu Á đều đang nỗ lực hết sức để sản xuất và cung cấp khẩn cấp các vật tư, thiết bị y tế vốn đang khan hiếm ở Mỹ, nơi mà số lượng người nhiễm bệnh và tử vong vì dịch viêm phổi Vũ Hán tăng lên hàng ngày.
Thế nhưng các công ty sản xuất trang thiết bị bảo hộ hàng đầu của Mỹ như 3M, Honeywell nói rằng Bắc Kinh đã cấm họ không được xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tại Trung Quốc ra bên ngoài, dẫn đến việc Nhà Trắng đang xem xét khởi kiện Trung Quốc về hành động tích trữ đồ bảo hộ giữa lúc cả thế giới, trong đó có nước Mỹ, đang có nhu cầu khẩn cấp để cứu người giữa đại dịch.
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thông tin từ Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Hoa Kỳ, thì lô hàng đầu tiên với 450.000 bộ đồ bảo hộ dành cho các nhân viên y tế tuyến đầu đã đến được bang Texas của Mỹ rất nhanh vào ngày 8/4 với sự hợp tác của hai công ty Hoa Kỳ cũng như sự hỗ trợ của “những người bạn tại Việt Nam”.
“Tức là có hai cách giải quyết khác nhau: cách của Trung Quốc và cách của Việt Nam. Và tôi cho rằng cách của Việt Nam là sáng suốt”, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định với VOA. Ông giải thích: “Nó phù hợp với quy luật kinh doanh và làm ăn, buôn bán với nhau”.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế này, cách làm “vô nhân đạo” của Trung Quốc đang khiến cho cả thế giới “chấn động”, nhất là hành động thu gom tích trữ vật liệu y tế trên toàn cầu, rồi sản xuất và bán lại các thiết bị không đạt chuẩn cho các quốc gia đang điêu đứng vì dịch bệnh, đã khiến cho thế giới phải xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh.
“Tôi nghĩ đây là một cơ hội”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói. “Nếu lãnh đạo ở Hà Nội phân tích những sai lầm của Bắc Kinh để không phạm vào những sai lầm đó thì tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải công khai hóa mọi dữ kiện để cho thấy thống kê và cách nhận định tình hình là khả tín”.
Cùng chung nhận định với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên thành viên Ban nghiên cứu của chính phủ Việt Nam – cho rằng thời điểm cả thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 lại là “cơ hội ngàn năm có một” cho Việt Nam để xem xét, đánh giá và cấu trúc lại mối quan hệ thương mại, kinh tế với các nước, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. “Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần phải nắm bắt. Vì nếu không nắm bắt được cơ hội lần này mà để nó tuột đi thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể thay đổi được tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc của mình”, nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam nói với VOA.
Theo bà Phạm Chi Lan, “trước đây dù Việt Nam có muốn nhưng các đối tác khác mà Việt Nam muốn quan hệ chưa sẵn sàng thì chưa được. Nhưng lần này qua dịch cúm thì hầu hết các nước trên thế giới đều nhìn rõ ra vấn đề của họ trong quan hệ với Trung Quốc”, bà Phạm Chi Lan nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng, tình hình nhiều nước trên thế giới đang xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc để điều chỉnh lại chính sách đầu tư là một thực tế diễn ra không chỉ trong một thời gian ngắn, mà sẽ kéo dài trong khoảng vài năm. Theo ông, quãng thời gian đó đủ để Việt Nam chuẩn bị để trở thành một trong những lựa chọn của các nước trong việc tìm nguồn thay thế Trung Quốc.
‘Hy sinh tăng trưởng, xây dựng nội lực’
Trong khi đó, bà Phạm Chi Lan cho biết trong đề xuất mới đối với chính phủ Việt Nam, bà nói rằng Hà Nội nên chấp nhận giảm tăng trưởng trong ngắn hạn hoặc trung hạn để có thể phát triển bền vững hơn, trong đó có việc tập trung để “phát triển nội lực”.
Lấy thí dụ ngành dệt may của Việt Nam, bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam đã “mải miết làm gia công cho Trung Quốc trong suốt 30 năm qua” mà không phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, để cho quốc gia láng giềng hưởng lợi phần lớn. “Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam nghe thì to, gần 20 tỷ đô la, nhưng trên thực tế Việt Nam có được hưởng bao nhiêu đâu, chỉ mươi mười lăm phần trăm giá trị của gia công ở khâu may thôi, còn tất cả các khâu nguyên phụ liệu đầu vào phụ thuộc tất cả vào Trung Quốc”, bà Phạm Chi Lan giải thích thêm.
Cựu cố vấn kinh tế của chính phủ Việt Nam cho biết bà đã kiến nghị với chính phủ đương nhiệm tại Việt Nam về việc tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế với các quốc gia trong các hiệp ước thương mại tự do (FTA) quan trọng như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam) để có thể cùng các nước thành viên thực hiện mục tiêu chung là giảm bớt sự lệ vào Trung Quốc.
“Tất nhiên, không thể kỳ vọng Việt Nam thay thế hoàn toàn được Trung Quốc. Không một nền kinh tế nào đủ sức thay thế hoàn toàn Trung Quốc. Nhưng các nước ASEAN có thể cùng nhau xây dựng một số phần mới của chuỗi cung ứng, thay thế một phần nguồn cung của Trung Quốc để cung cấp sang các đối tác khác”.
Ngoài ra, theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam cần phải xem xét, đánh giá lại những tác động từ dịch Covid-19 để tái cơ cấu tất cả các ngành kinh tế. Chuyên gia này đưa ra ví dụ là ngành du lịch. Bà nói Việt Nam đã để cho du lịch phụ thuộc quá nhiều vào khách Trung Quốc, nên khi Trung Quốc bị dịch bệnh là ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam, kéo theo tổn thất của ngành hàng không và tất cả các ngành dịch vụ khác. “Việc đa dạng hóa các đối tác, không để tất cả trứng vào một giỏ thì phải áp dụng với tất cả các ngành của Việt Nam, bởi vì vừa qua nhìn lại thì thấy hầu như ngành nào cũng bị vấn đề lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và từ đó gặp khó khăn”.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng từ sự kiện 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất đi nhanh chóng sang Mỹ cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề thủ tục trong vòng 48 tiếng, đồng nghĩa với chấm dứt tình trạng “bôi trơn”, vốn là một trong những yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. “Muốn hay không thì Việt Nam cũng sẽ phải làm trong vòng vài năm nữa. Trong tình huống như bây giờ thì rất nên phát huy những cách như Việt Nam đã làm với Dupont và FedEx để cho các lô hàng đi được nhanh chóng, đến được nhanh nguyên liệu đầu vào và đi được nhanh sản phẩm đầu ra”, chuyên gia kinh tế của Việt Nam đề nghị thêm.
Theo VOA,
Hương Thảo biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-kinh-te-nhan-dinh-viet-nam-dung-nen-sai-lam-nhu-trung-quoc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.