Tin khắp nơi – 13/04/2000
Monday, April 13, 2020
6:29:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Ông Donald Trump
muốn sa thải bác sĩ Fauci vì chê tổng thống?
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây ra đồn đoán về mối quan hệ công việc với chuyên gia cao cấp nhất về dịch bệnh, bác sĩ Anthony Fauci.Fauci: Mỹ ‘đã có thể cứu nhiều mạng người’ nếu hành động sớm hơn
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Ông Trump đăng lại một tweet của người kêu gọi sa thải bác sĩ.
Ông Fauci là giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) trực thuộc Viện Sức khỏe quốc gia. Ông đã trở thành “gương mặt” của nước Mỹ trong đợt chống dịch Covid-19.
Trả lời CNN, ông có vẻ xác nhận một bài báo của New York Times cáo buộc chính phủ Donald Trump đã bỏ qua lời khuyên trong gần một tháng.
Bài báo của New York Times nói ông Trump giảm nhẹ đe dọa của virus trong tháng Giêng.
Theo bài báo của Times, ông Fauci và các viên chức y tế đã kêu gọi giãn cách xã hội trong tháng Hai nhưng tổng thống bỏ qua.
Phát biểu trên CNN, ông Fauci nói: “Chúng tôi ra khuyến nghị. Thông thường khuyến nghị được làm theo. Thỉnh thoảng thì không.”
Ông Fauci nói nếu Mỹ đã đóng cửa sớm hơn, nhiều mạng sống đã được cứu.
Mỹ hiện có hơn 555.000 ca và 22.000 người đã chết vì virus corona.
DeAnna Lorraine, một cựu ứng viên dân biểu đảng Cộng hòa, đã đăng tin trên Twitter kêu gọi sa thải ông Fauci.
Trên Twitter, bà Lorraine nói chính ông Fauci vào tháng Hai bảo rằng “không có gì phải lo”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng lại dòng nhận xét của bà Lorraine trên Twitter cá nhân.
“Xin lỗi Tin Giả, tất cả có trong băng hết. Tôi đã cấm cửa Trung Quốc từ lâu, trước khi người ta nói,” ông Trump viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52268257
BS Fauci nói Mỹ ‘đã có thể cứu nhiều mạng người’
nếu hành động sớm hơn
Hoa Kỳ ‘đã có thể cứu nhiều mạng người’ nếu đưa ra các biện pháp ngăn chặn Covid-19 sớm hơn, một quan chức y tế hàng đầu của nước này nói.“Nếu chúng ta, ngay từ đầu, đóng cửa mọi thứ, nó có thể tình thế đã khác,” Bác sĩ Anthony Fauci nói với CNN. Nhưng ông nói rằng đó là một quyết định phức tạp.
Hoa Kỳ có hơn 555.000 người bị nhiễm virus corona, và hơn 22.000 trường hợp tử vong, đa số ở tiểu bang New York.
Bác sĩ Fauci cũng cho rằng một số nơi của Hoa Kỳ có thể bắt đầu sinh hoạt lại bình thường ngay từ tháng Năm.
Hôm 16/3, chính quyền Trump ban hành hướng dẫn giãn cách xã hội, một chính sách sau đó đã được kéo dài đến tháng Tư.
Bác sĩ Fauci nói gì?
Khi được hỏi về một bài tường trình của New York Times là Bác sĩ Fauci và các quan chức khác đã đề nghị phải có những biện pháp đối phó mạnh mẽ để ngăn chặn virus corona vào cuối tháng Hai, Tiến sĩ Fauci nói các quan chức y tế chỉ có thể đưa ra khuyến nghị từ “quan điểm sức khỏe thuần túy”.
“Thường thì đề xuất [của giới y tế] được thực hiện. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nhưng tình huống nó là như thế, và chúng ta đang ở tình trạng hiện tại.”
Virus corona: Mỹ có số tử vong cao nhất thế giới
Giáo hoàng Francis thúc giục mọi người đừng để ‘sợ hãi lấn át’
Bác sĩ Fauci, người lãnh đạo những biện pháp đối phó với virus corona của Hoa Kỳ, nói thêm rằng “không ai phủ nhận” rằng về mặt logic, sớm đưa ra những biện pháp có thể đã cứu sống nhiều người.
Nhưng ông nói “những gì đi vào những loại quyết định như vậy rất là phức tạp”.
“Lúc đó có rất nhiều phản đối việc đóng cửa mọi thứ.”
Vị bác sĩ hàng đầu cũng thừa nhận rằng có nhiều yếu tố liên quan đến tình hình hiện giờ ở Mỹ, chẳng hạn tầm vóc lớn và không đồng nhất của quốc gia, không chỉ là sự khởi đầu trễ trong việc có biện pháp đối phó.
Nhưng ông cũng cho biết nhiều phần của nước Mỹ có thể có thể bắt đầu sinh hoạt bình thường trở lại một cách chậm chạp “ít nhất là ở một số phương diện, có thể vào tháng tới”.
“Bạn không muốn làm điều gì đó một cách vội vàng”, Tiến sĩ Fauci nhấn mạnh, lưu ý rằng việc chấm dứt các nỗ lực ngăn chặn virus quá vội vàng có thể dẫn đến việc lây lan của bệnh dịch bị phục hồi.
“Điều đó sẽ phụ thuộc vào bạn ở nơi nào trong nước Mỹ, bản chất của vụ bùng phát bạn đã trải qua và mối đe dọa của dịch bệnh mà bạn có thể chưa trải qua.”
Bác sĩ Fauci cũng hy vọng rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào ngày 3/11, vẫn sẽ xảy ra – nếu Mỹ giảm bớt các hạn chế về giao tiếp xã hội một cách có chừng mực.
Tình hình New York ra sao?
Trong cuộc họp ngắn sau đó hôm Chủ nhật, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết ông muốn tiểu bang của mình, nơi từng là trung tâm của vụ dịch ở Mỹ, mở cửa “càng sớm càng tốt”.
Nhưng thống đốc rất thận trọng, nói rằng phải có một cách tiếp cận phối hợp giữa các tiểu bang láng giềng, cũng như phải có thêm nhiều xét nghiệm, và thêm tài trợ của liên bang.
Ông Cuomo cũng hoài nghi về bất kỳ dự báo nào, nói rằng: “Mọi dự đoán được thông báo bởi các chuyên gia, tiện đây tôi cũng nói luôn, đã không chính xác.”
Đó là tin tốt, ông lưu ý, vì điều này nó có nghĩa là các chính sách giản cách xã hội và sự tuân thủ đã tạo ra sự khác biệt trong những tuần qua.
“Tôi đã nói từ ngày đầu tiên – tất cả những dự đoán này, chúng ta sẽ mở doanh nghiệp vào tháng 5, thực hiện điều này vào tháng 5, thực hiện điều này vào tháng 6 – Tôi nghĩ còn quá sớm để nói tất cả những điều đó. Tôi không nghĩ ai có thể đưa ra quyết định sáng suốt hiện nay.”
New York đã xác nhận hơn 174.000 trường hợp nhiễm Covid-19 và 9.385 tử vong.
Ông Cuomo cho biết số người chết đang ổn định, mặc dù ở mức “cực kỳ cao” – 758 người đã mất mạng trong 24 giờ qua. Số người chết vẫn còn trong tầm 700 trong vài ngày qua.
Liệu Hoa Kỳ có nới lỏng hạn chế?
Nhà Trắng vẫn muốn giảm bớt các hướng dẫn xa cách xã hội, và ngày 1/5 là ngày đang được nhắm đến, theo ủy viên cơ quan thực phẩm và dược phẩm, Bác sĩ Stephen Hahn nói.
Bác sĩ Hahn nói với ABC News hôm Chủ nhật, “Chúng tôi thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”.
Quyết định thay đổi các hạn chế cuối cùng sẽ được thúc đẩy bởi các cân nhắc về an toàn và phúc lợi, ông nói thêm.
Các chuyên gia, bao gồm cả Bác sĩ Hahn, nói rằng việc tăng cường xét nghiệm sẽ là chìa khóa để cho đất nước sinh hoạt trở lại, mặc dù ông Trump đã giảm thiểu nhu cầu thử nghiệm rộng rãi.
Ông Cuomo và Thống đốc tiểu bang New Jersey Phil Murphy đều kêu gọi phải có thêm xét nghiệm để vượt lên trước virus.
Vào Chủ nhật, ông Cuomo đã công bố một lệnh điều hành kêu gọi thử nghiệm kháng thể nhiều hơn để xác định ai có thể có miễn dịch Covid-19 và có thể trở lại làm việc.
Các câu hỏi về việc Mỹ có thể nới lỏng các nỗ lực ngăn chặn bệnh dịch được đưa ra khi các tiểu bang tiếp tục vật lộn với sự lây lan của virus.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere tuyên bố Tổng thống Donald Trump đã ban hành tuyên bố thảm họa lớn đối với bang Utah hôm thứ Bảy, có nghĩa là tất cả 50 tiểu bang đều đã tuyên bố tình trạng thảm họa, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52260160
Thành viên Lực lượng chống Covid-19 Nhà Trắng:
ĐCSTQ phát tán thông tin sai lệch ngay từ đầu
Hương ThảoGiám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, thành viên Lực lượng Đặc nhiệm chống dịch Covid-19 của Nhà Trắng, bác sĩ Anthony Fauci trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 6/4 (ảnh: Nhà Trắng).
Bác sĩ TS Anthony Fauci, thành viên của Lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Nhà Trắng cho biết, chính quyền Trung Quốc đã cố tình đánh lừa thế giới từ nhiều tháng trước, khi họ nói rằng virus này chỉ lây truyền từ động vật sang người, mặc dù có rất nhiều trường hợp lây truyền từ người sang người, theo The Epoch Times ngày 12/4.
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Hoa Kỳ, cho biết sau khi đại dịch giảm, Mỹ sẽ điều tra những tuyên bố ban đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Khi Covid-19 rốt cục đã thâm nhập vào nước Mỹ, sự việc càng trở nên rõ ràng khi chúng ta bắt đầu xem xét [những gì] đã diễn ra. Thông tin sai lệch đã được phát tán ngay từ đầu”, ông Fauci trao đổi với Fox News hôm thứ Bảy (11/4). “Vậy đây là lỗi của ai, bạn biết đấy, chúng tôi sẽ dành thời gian điều tra việc này khi dịch bệnh kết thúc”.
BS Fauci nói thêm rằng ĐCSTQ “rõ ràng đã không cung cấp thông tin chính xác cho chúng tôi ngay từ đầu”.
“Kết quả là, chúng ta đã không nhận được thông tin chính xác, mà thay vào đó những thông tin sai lệch đã được họ lan truyền ngay từ đầu, bởi vì, bạn biết đấy, khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác định, tôi nghĩ vào ngày 31/12 tại Trung Quốc, thì chúng tôi đã chú ý đến căn bệnh này. Họ nói nó chỉ là lây truyền từ động vật sang người. Bây giờ, suy nghĩ lại, chúng tôi cho rằng đã có sự lây truyền liên tục từ người sang người ở Trung Quốc, có lẽ ít nhất vài tuần trước 31/12”, bác sĩ Fauci nhận định.
Virus Vũ Hán trên thực tế là một căn bệnh rất dễ lây lan, tiềm ẩn trong các du khách Trung Quốc và được mang tới châu Âu và Mỹ vào giữa tháng 1.
“Khi chúng ta biết rằng bệnh này không chỉ lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng mà còn rất, rất dễ lây lan trên diện rộng, và nó cũng có mức độ nguy hiểm và tử vong cao. Khi đó, chúng biết rõ chúng ta đang gặp phải một vấn đề không nhỏ bởi vì chúng ta đang tiếp nhận rất nhiều khách du lịch từ Trung Quốc”, ông Fauci nói thêm. “Mặc dù chúng ta đã cấm nhập cảnh đối với du khách từ Trung Quốc khá nhanh chóng, nhưng một khi virus đã được gieo mầm ở đất nước này, thì nó sẽ làm được điều mà bất kỳ loại virus truyền nhiễm nào sẽ làm, như có thể thấy”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thanh-vien-luc-luong-chong-covid-19-nha-trang-dcstq-phat-tan-thong-tin-sai-lech-ngay-tu-dau-%ef%bb%bf.html
Mỹ : Ngày thứ hai liên tiếp
số ca tử vong vì virus corona giảm
Thùy DươngTrong 24 giờ, tính đến tối Chủ Nhật 12/04/2020, nước Mỹ ghi nhận thêm 1.514 ca tử vong vì Covid-19. Theo số liệu thường nhật của đại học Y Johns Hopkins, đây là ngày thứ hai liên tiếp số người qua đời vì virus corona tại Mỹ giảm.
Hồi cuối tháng 03, tổng thống Trum hy vọng một phần nước Mỹ sẽ thoát khỏi biện pháp phong tỏa vào dịp lễ Phục Sinh, nhưng cho đến nay, Hoa Kỳ đang là nước bị dịch bệnh nặng nhất, với hơn 22.000 người chết và 555.000 ca nhiễm bệnh. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại bang New York, tâm dịch của cả nước, với hơn 9.000 ca tử vong và gần 7.000 người chết chỉ tính riêng ở thành phố New York. Trong một đoạn video trên mạng xã hội Twitter nhân dịp lễ Phục Sinh, tổng thống Donald Trump nhấn mạnh đây là dịch bệnh mà nước Mỹ chưa bao giờ chứng kiến nhưng nguyên thủ Mỹ cũng khẳng định Hoa Kỳ sẽ chiến thắng cuộc chiến dịch bệnh này.
Về kinh tế, hoạt động của nước Mỹ đang tê liệt vì dịch bệnh. 17 triệu người lao động Mỹ đã mất việc và phải đăng ký trợ cấp thất nghiệp. Tổng thống Mỹ rất nóng lòng khởi động lại hoạt động kinh tế nhanh nhất có thể. Theo AFP, trong những ngày tới, nguyên thủ Mỹ sẽ triệu mời một nhóm chuyên gia để bàn về cách thức khởi động lại nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc chấm dứt lệnh phong tỏa thuộc quyền của các thống đốc bang và chính quyền địa phương.
Chuyên gia trưởng của Nhà Trắng về dịch bệnh Covid-19, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, hôm qua 12/04 phát biểu trên đài CNN và nhận định nước Mỹ có thể sẽ dần dần được tái khởi động tại một số vùng « một cách thận trọng và an toàn » vào đầu tháng Năm. Tuy nhiên, ông Fauci cũng thận trọng cảnh báo tái khởi động bộ máy sau khi một phần nền kinh tế đất nước đột ngột bị tê liệt sẽ không đơn giản như « bật lại một bóng đèn ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200413-m%E1%BB%B9-ng%C3%A0y-th%E1%BB%A9-hai-li%C3%AAn-ti%E1%BA%BFp-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-virus-corona-gi%E1%BA%A3m
Khắp các tiểu bang Hoa Kỳ đều tuyên bố
thảm họa đối với đại dịch coronavirus
Cả toàn nước Mỹ đều tuyên bố thảm họa vì đại dịch coronavirus, sau khi số người chết ở nước này đạt mức cao nhất trên thế giới vào thứ Bảy (12/4).Theo CNBC đưa tin, vào cùng ngày, Tổng thống Trump phê chuẩn tuyên bố thảm họa cho tiểu bang Utah. Trước đó 22 ngày, tuyên bố thảm họa đầu tiên được phê chuẩn cho New York, nơi được xem là tâm chấn của đại dịch. Tất cả 50 tiểu bang cũng như các đảo U.S. Virgin, Quần đảo Northern Mariana, Washington, D.C., đảo Guam và Puerto Rico đã nhận được tuyên bố thảm họa liên bang. American Samoalà lãnh thổ duy nhất của Hoa Kỳ không có tuyên bố thảm họa.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang cho phép các tiểu bang và vùng lãnh thổ sử dụng các quỹ liên bang để giúp chống lại sự lây lan của coronavirus. Các viên chức chính phủ và bác sĩ phải đối diện với sự thiếu hụt các vật tư y tế quan trọng như máy thở và thiết bị bảo vệ cá nhân.
Theo dữ kiện từ Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ này đã vượt qua Ý vào hôm thứ Bảy vừa qua, trở thành quốc gia có nhiều ca tử vong liên quan đến coronavirus nhất trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, tính đến tối hôm thứ Sáu (10/4), có ít nhất hơn 20,000 người tử vong vì COVID-19 và hơn 500,000 người bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Ý xác nhận có hơn 19,000 ca tử vong, Tây Ban Nha ghi nhận ít nhất 16,000 người chết và Pháp xác nhận gần 14,000 ca tử vong. Tính đến thứ Sáu vừa qua, virus này đã lây lan đến hơn 1.5 triệu người ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và hơn 107,000 người đã chết. (BBT)
https://www.sbtn.tv/khap-cac-tieu-bang-hoa-ky-deu-tuyen-bo-tham-hoa-doi-voi-dai-dich-coronavirus/
Thống Đốc Gavin Newsom cung cấp
100 triệu Mỹ kim hỗ trợ dịch vụ chăm sóc
con cái của nhân viên thuộc lĩnh vực thiết yếu
Vào hôm thứ Sáu (10 tháng 04), thống đốc California, Gavin Newsom đã ra lệnh tháo khoán 100 triệu Mỹ kim để hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc trẻ em cho những người lao động thuộc lĩnh vực thiết yếu ở California và trẻ em gặp rủi ro, do đại dịch coronavirus khiến các trường học phải đóng cửa đến hết năm học.Một nửa số tiền sẽ được sử dụng để trả chi phí cho 20,000 chổ chăm sóc trẻ em. Nửa còn lại dùng để bảo đảm các trung tâm chăm sóc trẻ em an toàn và sạch sẽ, hoàn lại tiền mua bao tay, khẩu trang, dụng cụ vệ sinh và các vật dụng khác theo yêu cầu trong hướng dẫn an toàn của tiểu bang.
Tuần trước, thống đốc đã ký một lệnh mở rộng quyền ghi danh chăm sóc trẻ em đối với con em những người lao động thiết yếu; miễn các điều kiện khắt khe để các trung tâm chăm sóc trẻ em ưu tiên cho con em của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, lực lượng phản ứng khẩn cấp, hành pháp, nhân viên tạp hóa và những người khác.
Các cơ quan chính quyền đã ban hành một hướng dẫn cho các trung tâm chăm sóc trẻ em. Các trung tâm sẽ chăm sóc con cái của những người lao động thiết yếu, trẻ em bị ngược đãi, bị bỏ rơi hoặc là con của những người sống sót sau bạo lực gia đình, trẻ em vô gia cư hoặc thuộc diện Chương trình Cầu nối Chăm sóc Trẻ em Khẩn cấp. Các trung tâm chăm sóc trẻ em gia đình và các trung tâm học tập không được xếp nhiều hơn 10 trẻ em vào một nhóm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-gavin-newsom-cung-cap-100-trieu-my-kim-ho-tro-dich-vu-cham-soc-con-cai-cua-nhan-vien-thuoc-linh-vuc-thiet-yeu/
Thống Đốc New York và Thị Trưởng thành phố
mâu thuẫn với nhau trong vấn đề
tiếp tục đóng cửa các trường công lập
Tin từ New York – Vào hôm thứ Bảy (11 tháng 4), thị trưởng thành phố New York, Bill de Blasio cho biết các trường công lập vẫn sẽ đóng cửa cho đến tháng 9, khi thành phố đang chống lại sự bùng phát của coronavirus.Trước đó, thị trưởng de Blasio đã ra lệnh đóng cửa các trường công lập kể từ ngày 16 tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan virus, nhưng dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào ngày 20 tháng 4 tới đây. Tuy nhiên thị trưởng cho biết ông sớm thấy rõ mục tiêu này là không thực tế khi thành phố New York nổi lên như một ổ dịch lớn của Hoa Kỳ.
Vài giờ sau thông báo mới nhất của thị trưởng de Blasio, Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo đã gạt bỏ thông báo của thị trưởng de Blaiso và khẳng định chưa có quyết định nào về việc tiếp tục đóng cửa trường học.
Thống đốc Cuomo cho biết thị trưởng de Blasio không thể đơn phương đóng cửa các trường học ở thành phố New York mà không phối hợp với những khu vực còn lại của tiểu bang. Ông Cuomo cũng nhấn mạnh thẩm quyền ra quyết định mở cửa lại các trường học ở New York thuộc về ông. Các thông điệp tương phản, không nhất quán này của hai vị lãnh đạo đã tạo ra sự khó hiểu cho một số nhà giáo dục.
Một giáo viên tại NYC viết post lên Twitter rằng “Vậy là chuyện gì đang xảy ra? Các giáo viên tại NYC đã được thông báo bởi Liên đoàn Giáo viên (UFT) rằng trường học sẽ đóng cửa suốt phần còn lại của năm học. Giáo viên này cho rằng chuyện đôi co giữa hai nhà lãnh đạo thật khó chịu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-new-york-va-thi-truong-thanh-pho-mau-thuan-voi-nhau-trong-van-de-tiep-tuc-dong-cua-cac-truong-cong-lap/
Bộ Ngân Khố đã gửi các đợt ngân phiếu kích thích
kinh tế đầu tiên đến người dân Hoa Kỳ
thông qua tài khoản ngân hàng
Thông qua ký gửi trực tiếp, người dân Hoa Kỳ đã bắt đầu nhận được đợt ngân phiếu kích thích kinh tế đầu tiên từ Bộ Ngân Khố để giúp giảm bớt suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.Một viên chức cao cấp của Bộ Ngân Khố xác nhận các khoản thanh toán đã được gửi đến người dân, đồng thời cho biết Bộ Ngân Khố và Sở Thuế Vụ đã làm việc ngày đêm để bảo đảm người dân nhận được Hỗ trợ kinh tế nhanh chóng và trực tiếp. Viên chức này cho biết thêm rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, chính phủ phải mất vài tháng để thực hiện các khoản thanh toán kích thích kinh tế đầu tiên, trong khi chính quyền Tổng Thống Trump chỉ mất 2 tuần.
Bộ Ngân Khố hiện đang nỗ lực để tự động giải quyết các khoản thanh toán cho những người thuộc chương trình An Sinh Xã Hội (social security) và giúp đỡ những người đã nghỉ hưu không khai thuế vào năm 2018 hoặc 2019. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-ngan-kho-da-gui-cac-dot-ngan-phieu-kich-thich-kinh-te-dau-tien-den-nguoi-dan-hoa-ky-thong-qua-tai-khoan-ngan-hang/
Từ chối xóa thông tin sai lệch về Covid-19,
Twitter tiếp tay cho ĐCSTQ dối gạt thế giới
Vũ DươngTrong khi người dân Trung Quốc không được tiếp cận Facebook, Youtube và Twitter do chính sách kiểm duyệt hà khắc của nước này, nhưng ĐCSTQ lại có thể dùng Twitter để phát tán tin tức giả mạo, gần đây nhất là những thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Và trong khi Twitter thi hành kiểm duyệt đối với các nội dung truyền thống, chân thực mà nó không thích, nó lại cho phép tin tức giả lan tràn trên nền tảng của mình, theo the BL
Ngày 14 tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức quốc tế hàng đầu đóng vai trò điều phối giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người, đã đăng tải đoạn tweet trên Twitter rằng: “Theo điều tra sơ bộ được thực hiện bởi chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ), không có bằng chứng rõ ràng nào về việc virus corona chủng mới (CCV) có thể lây từ người sang người”.
Vào ngày 12 tháng 3, Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã cáo buộc quân đội Hoa Kỳ đưa virus ĐCSTQ vào Vũ Hán và yêu cầu Mỹ “công khai số liệu”. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch này đến nay vẫn được lưu trữ trên Twitter mà không bị xóa.
Ông Dan Gainor, phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông (Media Research Center), nói với Fox News rằng Twitter “không muốn … làm phiền lòng ĐCSTQ vốn đang dối gạt người dân thế giới về số ca tử vong thực sự tại nước này”.
Ông Dan Gainor nói tiếp: “Twitter có một khẩu vị rất kỳ lạ đối với “sự thật”. Nó kiểm duyệt nội dung bài viết của các nhân sĩ phe bảo thủ (còn gọi là phái truyền thống) đồng thời nhắm vào các tổ chức “bảo vệ quyền được sống (pro-life, chống phá thai). Nhưng một chính quyền lố bịch hiện đang tống giam 1 triệu người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi vì đức tin của họ và đổ lỗi cho Hoa Kỳ gây ra đại dịch Covid-19, lại có thể nghiễm nhiên phát tán tin tức giả trên nền tảng mạng xã hội này”.
NBC News, và nhiều hãng tin chủ lưu (dòng chính) khác ở Mỹ, mà đa phần là các kênh truyền thông cánh tả, đã bị cáo buộc giúp ĐCSTQ tuyên truyền, lan truyền thông điệp của chính quyền này ở xã hội tự do, và đây có thể là một cái cớ để Twitter không xóa những thông tin sai lệch của Trung Quốc.
“Tôi cho rằng, theo cách này, Twitter đang bắt chước và tự coi mình như một kênh truyền thông chủ lưu ở Mỹ. Truyền thông Mỹ đã đăng tải rất nhiều những lời dối trá của ĐCSTQ về dịch bệnh lần này”.
Trong một thời gian dài, Twitter đã khóa lượng lớn tài khoản người dùng với lý do nội dung của họ vi phạm các quy tắc của nó. Nạn nhân gồm có Rose McGowan – người ủng hộ phong trào chống lạm dụng tình dục MeToo, và diễn viên bảo thủ phe James Woods…
Gần đây, đoạn tweet của cựu luật sư Tổng thống Trump – Rudy Giuliani và người sáng lập Turn Point USA – Charlie Kirk, đề cập đến việc sử dụng Hydroxychloroquine (thuốc chữa sốt rét) như 1 biện pháp điều trị Covid-19 đều đã bị xóa khỏi nền tảng này.
CNN cho biết các tweet của Giuliani và Kirk đã bị xóa và tài khoản của họ “bị khóa tạm thời vì bài đăng của họ vi phạm các quy tắc của Twitter về những thông tin sai lệch có liên quan đến Covid-19”.
Khi bị chất vấn nguyên nhân những lời dối trá của ĐCSTQ không vi phạm các quy tắc của Twitter, một phát ngôn viên của mạng xã hội này khi trả lời Fox News đã biện giải rằng đây là một điều khoản đặc biệt dành cho “những công chức chính phủ và lãnh đạo thế giới”, áp dụng cho đại diện của tất cả các nước.
Người phát ngôn này nói nếu tweet của một nhà lãnh đạo thế giới vi phạm các quy tắc của Twitter, thì nó chỉ được lưu trên máy chủ khi có giá trị lợi ích cộng đồng rõ ràng, và Twitter có thể giữ nó trên Timeline, nhưng sẽ cung cấp một thông báo đi kèm cảnh báo người đọc về bối cảnh vi phạm nguyên tắc Twitter của bài viết, để người đọc tự quyết định có nên nhấp vào đọc nội dung vi phạm hay không.
Nhưng về việc các tweet của WHO và Triệu Lập Kiên có cảnh báo kết nối như vậy hay không, và liệu người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có được xếp vào danh mục những “nhà lãnh đạo thế giới” hay không, người phát ngôn của Twitter chưa đưa ra câu trả lời.
Theo Bu Qing, BL daily
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/tu-choi-xoa-thong-tin-sai-lech-ve-covid-19-twitter-tiep-tay-cho-dcstq-doi-gat-the-gioi.html
Nhân viên sân bay Mỹ khen đồ bảo hộ nhập từ Việt Nam
Ông Nhân Nguyễn, một nhân viên gốc Việt ở sân bay San Diego, Mỹ, hài lòng với chất lượng của quần áo bảo hộ DuPont sản xuất ở Việt Nam.Ông Nhân Nguyễn, nhân viên vận chuyển hàng hoá tại sân bay San Diego, bang California, cho hay sáng 10/4, trước khi vào khu vực làm việc, ông được người quản lý thông báo nhận đồng phục mới. Đó là bộ đồ bảo hộ bằng chất liệu nilon của công ty DuPont được sản xuất tại Việt Nam.
“Bộ đồ liền có cả mũ trùm đầu và bao chân, tôi chỉ đeo thêm khẩu trang để làm việc”, ông nói. “Mác áo có dòng chữ Made in Vietnam “.
Trước khi Covid-19 bùng phát, các nhân viên phụ trách khâu vận chuyển hàng hóa ở sân bay như ông Nhân mặc đồng phục là chiếc áo màu xanh phản quang. Sau khi xảy ra dịch bệnh, họ chuyển sang mặc đồ bảo hộ bằng vải.
“Đồ bảo hộ mới rất tốt, trùm kín từ đầu đến chân, rất an toàn. Chất liệu rất ổn, đường may kỹ càng”, ông Nhân nói thêm. “Thay mặt mọi người trong công ty, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các công nhân ở Việt Nam”.
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 9/4 cho biết Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ dự kiến mua các bộ quần áo bảo hộ do công ty DuPont sản xuất tại Việt Nam với tổng đơn hàng lên đến 4,5 triệu bộ. Trong hơn một tháng tới, 2,25 triệu bộ sẽ được xuất sang Mỹ.
Tổng thống Donald Trump hôm 8/4 xác nhận lô hàng thứ nhất với 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont đã đến thành phố Dallas, bang Texas và sẽ được chuyển đến Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ, nhằm giải quyết nhu cầu khẩn cấp của nhân viên y tế nước này trong cuộc chiến chống Covid-19. Tổng thống Trump cũng gửi lời cảm ơn hai công ty Mỹ là DuPont và hãng chuyển phát nhanh FedEx cùng “những người bạn ở Việt Nam” về lô hàng này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, lô hàng quần áo bảo hộ thứ hai sản xuất tại Việt Nam được chuyển đến Mỹ vào ngày 10/4. Mỹ cũng đang quan tâm đến việc hợp tác với các đối tác ở Việt Nam sản xuất khẩu trang N95.
“Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp để đẩy nhanh việc hợp tác, chuyển giao, sản xuất và xuất khẩu trang thiết bị, vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam cho các quốc gia có nhu cầu, trong đó có Mỹ”, bà Hằng nói.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 500.000 ca nhiễm nCoV, gần 18.800 người chết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34064-nhan-vien-san-bay-my-khen-do-bao-ho-nhap-tu-viet-nam.html
Người đàn ông không đeo khẩu trang
bị lôi ra khỏi xe buýt ở Philadelphia
Vào ngày 10 tháng 4, một người đàn ông không đeo khẩu trang bị cảnh sát đưa ra khỏi xe buýt ở Philadelphia.Theo đoạn video được ghi lại bởi một người dân ở Philadelphia, bốn cảnh sát phải kéo người đàn ông trên ra khỏi xe buýt, và có ít nhất 5 nhân viên khác hỗ trợ họ. Sở cảnh sát Philadelphia nói rằng cảnh sát được gọi đến để hỗ trợ tài xế xe buýt, vì người đàn ông từ chối rời khỏi xe khi tài xế yêu cầu. Sau đó, cảnh sát đến hiện trường và yêu cầu người đàn ông xuống xe nhưng người này từ chối một lần nữa, cuối cùng cảnh sát phải sử dụng vũ lực mới có thể đưa người này ra khỏi xe buýt. Sở cảnh sát Philadelphia cho biết thêm rằng sự việc vẫn đang được điều tra.
Theo Storyful đưa tin, vào ngày 7 tháng 4, Cơ quan Giao thông vận tải Southeastern Pennsylvania (SEPTA) đã ban hành chính sách kêu gọi tất cả hành khách đeo khẩu trang theo hướng dẫn của CDC.
Sau sự việc này, SEPTA tuyên bố họ sẽ cấm những người không đeo khẩu trang bước lên các loại xe công cộng. Thị trưởng Philadelphia Jim Kenney nói rằng ông không đổ lỗi cho tài xế xe buýt, và khẳng định các tài xế xe buýt của SEPTA là những anh hùng tiền tuyến. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ong-khong-deo-khau-trang-bi-loi-ra-khoi-xe-buyt-o-philadelphia/
Mỹ và Anh hướng dẫn
công dân rời Việt Nam vì virus Corona
Hoa Kỳ và Anh mới ra thông báo, kêu gọi các công dân nước này ở Việt Nam, nhất là khách du lịch, nếu cần thì tận dụng ngay các chuyến bay thương mại còn cất cánh từ Việt Nam để trở về nước.Đăng kèm danh sách các hãng hàng không nước ngoài còn thực hiện các chuyến bay từ Việt Nam, đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam khuyến cáo công dân nước này “lập tức” đặt vé nếu muốn quay về Mỹ.
Cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ viết trên trang web hôm 1/4 rằng “trong hầu hết các trường hợp, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tổ chức các chuyến bay sơ tán hoặc chuyến bay thuê nguyên chuyến nếu vẫn còn có các chuyến bay thương mại thông thường”.
“Trong trường hợp không còn chuyến bay thương mại nào, chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ sắp xếp các chuyến bay thuê nguyên chuyến để sơ tán, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ”, đại sứ quán Mỹ cho biết, nói thêm rằng “kể cả trong trường hợp có chuyến bay sơ tán thì các chuyến bay này cũng không miễn phí và công dân Hoa Kỳ phải trả tiền vé” với giá vé có thể “sẽ cao hơn giá vé chuyến bay thương mại thông thường”.
Theo quan sát của VOA Việt Ngữ, các hãng hàng không mà đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội liệt kê đều quá cảnh ở một nước thứ ba như Nhật, Hàn Quốc và Qatar nên cơ quan ngoại giao này khuyên các công dân nước mình “chỉ nên quá cảnh, không nên nhập cảnh vào nước sở tại và rời khỏi sân bay, ở lại sân bay qua đêm, hoặc thay đổi sân bay” vì “những hành động này sẽ có thể dẫn đến việc bị cách ly hoặc làm chậm trễ hành trình”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho biết “không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ quyết định nào của chính phủ Việt Nam, chính phủ của các nước quá cảnh hoặc các hãng hàng không về việc thay đổi hoặc hủy lịch trình bay”.
Các công dân Mỹ ở Việt Nam cũng được yêu cầu “theo dõi sát” tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam và thực hiện theo các hướng dẫn của chính quyền Việt Nam.
Tin cho hay, theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam “thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc” và người dân được yêu cầu “ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết”.
Trước đó, Việt Nam cũng đã thông báo tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài và kể cả người gốc Việt được cấp giấy miễn thị thực.
Cùng với Mỹ, đại sứ quán Anh hôm 6/4 cập nhật một khuyến cáo, kêu gọi công dân nước này đang du lịch ở Việt Nam tận dụng những chuyến bay thương mại còn thực hiện các chuyến bay về Anh.
“Đừng để bị kẹt lại”, cơ quan đại diện ngoại giao Anh ở Hà Nội viết trên Facebook, nói thêm rằng các chuyến bay thuê bao để sơ tán công dân Anh “chỉ dành cho các nước ưu tiên nơi không có các chuyến bay thương mại”.
Theo quan sát của phóng viên VOA Việt Ngữ, trong một đoạn trao đổi với công dân Anh trên Facebook, đại sứ quán Anh hôm 6/4 cho biết rằng “hơn 5 nghìn người Anh đã có thể rời Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi trong tháng trước”.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘nếm đòn’ vì virus Corona
Hôm 2/4, đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward đăng trên Twitter hình ảnh ông có mặt tại sân bay Nội Bài và “trao đổi với các công dân Anh bay về nước trên chuyến bay của Qatar Airways”. “Còn nhiều ghế trên tuyến này. Chúng tôi khuyên các du khách Anh nên rời đi ngay. Đừng trì hoãn”, ông Ward tweet.
Lời kêu gọi này sau đó đã thu hút được nhiều bình luận trên mạng xã hội, trong đó có người nói rằng Anh đang “sơ tán công dân khỏi Việt Nam” vì virus Corona, khiến Đại sứ quán Anh phải ra thông cáo, trong đó “nhấn mạnh rằng khuyến cáo trên không hướng tới những công dân Anh đang định cư ở Việt Nam”.
Cơ quan ngoại giao này cũng trích dẫn khuyến cáo đi lại của Bộ Ngoại giao Anh, trong đó nói rằng “nếu bạn định cư ở Anh và đang đi du lịch ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, Bộ ngoại giao Anh khuyên bạn trở về nước khi vẫn còn những đường bay thương mại”.
Đại sứ quán Anh cho biết “đã và đang tích cực chia sẻ và cập nhật thông tin cho du khách Anh ở Việt Nam về những đường bay thương mại còn mở”.
Trong một diễn biến mới nhất, hôm 12/4, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã kêu gọi công dân Hoa Kỳ gửi email đăng ký với Đại sứ quán Anh ở Hà Nội nếu muốn mua vé “chuyến bay đặc biệt” của Vietnam Airlines tới London, vào ngày 14/4, dành cho công dân mọi quốc tịch muốn khởi hành từ Việt Nam và Cambodia, nhưng các công dân Anh và Ireland “sẽ được ưu tiên”.
Tính tới ngày 12/4, Việt Nam ghi nhận 259 trường hợp nhiễm virus Corona, trong đó chưa có ca tử vong nào.
Trong khi đó, số người mắc ở Hoa Kỳ là hơn 500 nghìn trường hợp và hơn 20 nghìn người chết, và tại Anh là gần 80 nghìn người nhiễm và gần 10 nghìn người tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-v%C3%A0-anh-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-r%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%AC-virus-corona/5369003.html
Công ty chế biến thịt heo lớn nhất thế giới
đóng cửa nhà máy ở Mỹ vì Corona
Smithfield Foods, công ty chế biến thịt heo lớn nhất thế giới, hôm 12/4, tuyên bố đóng cửa vô thời hạn một nhà máy ở Mỹ vì nhiều nhân viên nhiễm virus Corona, theo Reuters, đồng thời cảnh báo về tình trạng thiếu thịt trong thời kỳ xảy ra dịch COVID-19.Tin cho hay, việc các lò mổ đóng cửa đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm ở Mỹ, giảm số lượng thịt bán tại các cửa hàng bán lẻ cũng như khiến các nông dân không có đầu ra cho gia súc của họ.
Theo Reuters, nhà máy ở Sioux Falls, South Dakota, mà Smithfield Foods ban đầu tuyên bố đóng cửa để dọn dẹp và khử trùng, là một trong các nơi chế biến thịt heo lớn nhất nước Mỹ, chiếm tới 4 – 5% sản lượng thịt heo của Mỹ.
Thống đốc South Dakota Kristi Noem hôm 11/4 nói rằng 238 nhân viên của Smithfield nhiễm COVID-19, chiếm khoảng 55% tổng các ca nhiễm tại tiểu bang này.
XEM THÊM:
Quan chức Mỹ hy vọng khôi phục hoạt động đất nước vào ngày 1/5
Ông Noem và thị trưởng của Sioux Falls đã yêu cầu công ty đóng cửa nhà máy với khoảng 3.700 công nhân, trong ít nhất 2 tuần.
“Khó có thể cung cấp hàng cho các cửa hàng nếu các nhà máy của chúng tôi không hoạt động”, giám đốc điều hành của Smithfield, Ken Sullivan, nói trong một tuyên bố ra ngày 12/4.
“Việc đóng cửa các cơ sở này cũng sẽ có các hệ quả nặng nề, có lẽ là thảm họa, đối với nhiều người trong chuỗi cung ứng, đầu tiên là các nông dân chăn nuôi gia súc của đất nước chúng ta”.
Smithfield nói sẽ tiếp tục hoạt động tại cơ sở ở Sioux Falls sau khi nhận được chỉ thị của các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.
Theo Reuters, một số nhà chế biến thịt và gia súc lớn của Mỹ như Tyson Foods, Cargill và JBS USA cũng đã đóng cửa các nhà máy ở một số tiêu bang khác.
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4ng-ty-ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-th%E1%BB%8Bt-heo-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-nh%C3%A0-m%C3%A1y-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-v%C3%AC-corona/5369254.html
Chuyên gia Mỹ: Tư tưởng sai lầm của giới lãnh đạo Mỹ
trước đây đã tạo ra ‘vấn nạn Trung Quốc’
Duy NghĩaTheo phóng viên chính trị Ryan J. Girdusky, giới lãnh đạo Mỹ [trước đây] với hệ tư tưởng sai lầm đã gây ra ‘vấn nạn Trung Quốc’ mà thế giới hiện đang phải đối mặt.
Là một phóng viên và nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm được đăng các Tạp chí ‘The American Conservative’, The Week, và ‘The Daily Caller’, ông Ryan cho rằng Trung Quốc là một quốc gia tồi tệ trên chính trường thế giới.
“Người Mỹ đã biết đến điều này từ lâu trước khi Trung Quốc nói dối về virus corona, đại dịch đã giết chết hơn 80.000 người và gây ra tổn thất hàng nghìn tỷ đô la cho hoạt động kinh tế”, ông Ryan nhận xét.
Theo ông Ryan, tai tiếng của chính quyền Trung Quốc về lạm dụng nhân quyền, thao túng tiền tệ và trộm cắp tài sản trí tuệ, đã nói lên điều đó. Trung Quốc đã gây hấn ở Biển Đông, biểu hiện rằng họ có kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp Âu, Á, Châu Phi và Nam Mỹ, với hy vọng thay thế Mỹ trở thành siêu cường vượt trội của thế giới.
“Bất chấp những hành động này, hầu hết giới lãnh đạo [trước đây] ở Washington đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trong mục tiêu bá quyền vượt Mỹ. Không nhất thiết là vì chúng ta có những nhà lãnh đạo tồi, mà là vì chúng ta đã có một hệ tư tưởng sai lầm”, ông Ryan nhận định.
Ông Ryan cho rằng trong hơn 2 thập kỷ, “nhóm những người phụ trách chính sách đối ngoại của lưỡng đảng [ở Mỹ] đã tin rằng họ có thể làm lại thế giới bằng hình ảnh của mình”.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, giới tinh hoa nghĩ rằng chủ nghĩa nhân văn Phương Tây sẽ là trạng thái cuối cùng của quá trình phát triển của con người.
“Họ cho rằng các quốc gia không muốn tiến tới hệ tư tưởng đó một cách tự nhiên, có thể bị áp đặt bằng vũ lực (ví dụ như trường hợp của Iraq), hoặc thông qua thị trường tự do, như trường hợp của Trung Quốc”, ông Ryan giải thích.
Theo ông Ryan, cách suy nghĩ này đã bắt nguồn từ tinh thần chung của [giới lãnh đạo ở] Washington. Bất cứ ai thách thức tính chính thống đó, đều bị coi là một kẻ hạ đẳng xã hội, cản trở con đường phát triển.
“Chính sách đối ngoại và giới tinh hoa kinh tế của chúng ta đã tin rằng một khi Trung Quốc mở cửa ra thế giới và tự do hóa nền kinh tế, cuối cùng họ sẽ thay đổi chính phủ của mình, và áp dụng các giá trị phương Tây”, ông Ryan nhận xét.
Tuy nhiên ông Ryan cho rằng “điều hoàn toàn ngược lại đã xảy ra. Chính Mỹ đã tự thay đổi để đáp ứng yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Ông Ryan nhận thấy “các phương tiện truyền thông của Mỹ đã lặp lại tuyên truyền của Bắc Kinh. Các vận động viên hàng đầu của Mỹ chỉ trích những người lên án chính quyền Trung Quốc. Các công ty công nghệ Mỹ hợp tác với các công ty có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, và ngành điện ảnh Mỹ tự kiểm duyệt để tuân theo chính quyền độc tài Trung Quốc”.
Theo ông Ryan, Trung Quốc luôn nhận thức được các mục tiêu của phương Tây đối với chế độ của họ. Do đó, ĐCSTQ đã tận dụng mưu mẹo hàng ngàn năm của mình để phá hoại những mục tiêu này và tích lũy khối tài sản và quyền lực khổng lồ với tổn thất của Mỹ và các nước đồng minh.
Ông Ryan cho hay, chiến lược gia Tôn Tử (Sun Tzu) [một danh tướng vĩ đại của Trung Quốc thời nhà Ngô], từng nói rằng, “nghệ thuật chiến tranh tối cao là đánh bại kẻ thù mà không cần chiến đấu.
“Và đây chính xác là những gì Trung Quốc đã làm”, ông Ryan khẳng định.
Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường trên tất cả mọi mặt, từ khoáng chất đất hiếm mà Mỹ sử dụng trong lĩnh vực điện thoại di động và chế tạo ô tô, cho đến các thành phần dược phẩm để sản xuất thuốc chữa bệnh.
“Trong hàng thập kỷ, họ đã thao túng tiền tệ, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ với giá trị không thể đếm được, và làm tràn ngập nước Mỹ bằng thuốc giảm đau gây nghiện fentanyl, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng opioid, khiến cho hàng trăm ngàn người bị thiệt mạng”, ông Ryan chỉ trích.
Theo ông Ryan, Trung Quốc đang dần biến đổi nước Mỹ, chứ không phải là ngược lại. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi một quốc gia có nhiều vụ ngược đãi tràn lan như Trung Quốc, không lo lắng về hậu quả nghiêm trọng khi nói đến virus corona. Trung Quốc trở thành chủ nợ, người bán dược phẩm, nhà sản xuất và kẻ lừa đảo lâu năm, đối với nước Mỹ.
“Sự nghiện ngập của chúng ta đối với hàng tiêu dùng giá rẻ, và việc tuân thủ chủ nghĩa toàn cầu hóa, đã tạo ra sự phụ thuộc vào một quốc gia, có chính phủ cực kỳ vô trách nhiệm”, ông Ryan lưu ý.
Ông Ryan cho rằng nhiều điều có thể được thực hiện ngay sau hậu quả của đại dịch virus corona để bảo vệ người Mỹ khỏi sự bùng phát trong tương lai. Có khả năng dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Trump, [cố vấn Nhà Trắng] Peter Navarro sẽ giúp chuyển chuỗi cung ứng [ở Trung Quốc] về Mỹ.
Cuối cùng theo ông Ryan, “Mỹ sẽ luôn dễ bị Trung Quốc làm hại” chừng nào các nhà lãnh đạo Mỹ còn cam kết với các hệ tư tưởng của chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa tự do mới.
“Điều này tùy thuộc vào việc các nhà lãnh đạo Mỹ ở Washington quyết định đổi mới chính mình hoặc các cử tri quyết định lựa chọn các nhà lãnh đạo mới ở cả 2 đảng, những người khước từ hệ tư tưởng sai lầm trong quá khứ”, ông Ryan kết luận.
Theo Washington Examiner,
Duy Nghĩa dịch và biên soạn
https://www.dkn.tv/khac/chuyen-gia-my-tu-tuong-sai-lam-cua-gioi-lanh-dao-my-truoc-day-da-tao-ra-van-nan-trung-quoc.html
Trừng phạt tổ chức Y tế Thế giới ‘thân TQ’ vô lối
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét các biện pháp trừng phạt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì sự yếu kém và quỵ lụy của cơ quan này đối với Trung Quốc, một yếu tố được nhận định là góp phần gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19.Politico đưa tin hôm 10/4, hai trong số các động thái mà Nhà Trắng đang xem xét bao gồm việc cắt đứt nguồn tài trợ của Hoa Kỳ dành cho WHO và kế hoạch tạo ra một tổ chức thay thế.
Politico trích dẫn nguồn tin cho biết các trợ lý của Tổng thống Trump đang soạn thảo một bản tuyên bố đình chỉ tài trợ của Mỹ cho WHO và một cơ quan có liên quan gọi là Tổ chức Y tế Pan American. Dự thảo này cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và các cơ quan khác điều chuyển số tiền tài trợ cho WHO sang các tổ chức khác hiện có.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết năm 2019 nước này đóng góp gần 400 triệu USD cho WHO, gấp 2 lần quốc gia đóng góp nhiều thứ hai, và gấp gần 10 lần khoản đóng góp từ Trung Quốc.
Tổng thống Trump hôm 10/4 báo hiệu rằng ông sẽ công bố quyết định về WHO vào tuần tới. “Các bạn biết đó, chúng tôi tài trợ cho WHO khoảng 500 triệu USD mỗi năm”, Tổng thống Trump phát biểu. “Chúng tôi sẽ nói về chủ đề này vào tuần tới. Chúng tôi sẽ có rất nhiều điều để nói về chủ đề đó”.
Tổng thống Trump chỉ trích WHO quá “thiên về Trung Quốc”, trong khi nhiều nhà lập pháp Mỹ yêu cầu người đứng đầu WHO phải từ chức.
Hiện chưa rõ chính quyền Trump sẽ cắt bỏ bao nhiêu lượng tiền dành cho WHO. Theo Politico, Hoa Kỳ có thể sẽ quyết định đình chỉ những khoản tiền dành cho một số chức năng nhất định của WHO, trong khi vẫn tài trợ cho các hoạt động khác. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có thể sẽ đưa ra quyết định tài trợ cho từng trường hợp cụ thể, nếu đó là tình huống khẩn cấp và chỉ có WHO mới thực hiện được công việc đó.
Tới nay, chính quyền Trump đã ra lệnh cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phải xin phép cấp cao hơn trong trường hợp chi tiền cho WHO.
Tổng giám đốc WHO và Trung Quốc
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus được bầu vào chức vụ Tổng giám đốc WHO vào năm 2017 với sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Quê hương ông, Ethiopia, “tình cờ” lại là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ Bắc Kinh do các khoản đầu tư và vay vốn khổng lồ từ Trung Quốc. Vì vậy, ông Tedros được đánh giá là có những mối quan hệ khó nói với Bắc Kinh.
Chuyến “thị sát” tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc của ông Tedros vào cuối tháng 1 bị chỉ trích là màn diễn chiếu lệ. Ban đầu WHO thậm chí đã tin theo lời nói dối của Bắc Kinh rằng virus này không lây lan từ người sang người và có thể dễ dàng được kiểm soát ở Vũ Hán. Ngày 23/1, ông Tedros từ chối công nhận rằng dịch cúm Vũ Hán là một trường hợp khẩn cấp gây nguy hại cho sức khỏe người dân thế giới. Mãi đến ngày 11/3, WHO mới tuyên bố virus corona bắt nguồn từ Trung Quốc là “đại dịch toàn cầu”.
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: chụp màn hình video của CGTN).
Trong suốt quá trình từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc đến nay, ông Tedros đã đưa ra nhiều lời “nói đỡ” cho Bắc Kinh trước những chỉ trích của cộng đồng quốc tế, thậm chí bình luận rằng Trung Quốc đã “câu giờ” giúp thế giới có thêm thời gian chuẩn bị ứng phó cho dịch bệnh.
Ông Tedros đang đối mặt với làn sóng yêu cầu ông từ chức. Hơn 800.000 người đã ký tên vào một đơn thỉnh nguyện tại trang web Change để yêu cầu ông từ bỏ chức vụ tại WHO.
Đơn thỉnh nguyện được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó bản tiếng Việt có ghi: “Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng về WHO. Dẫu muốn tin WHO đứng trung lập về chính trị, nhưng xét thấy tổ chức này không mở bất kỳ cuộc điều tra nào. Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ biết tin vào số lượng người chết và người bị nhiễm bệnh do chính phủ Trung Quốc cung cấp”.
http://biendong.net/dam-luan/34069-trung-phat-to-chuc-y-te-the-gioi-than-tq-vo-loi.html
Các nhà lập pháp Canada phê duyệt trợ cấp tiền lương
khi dịch coronavirus diễn biến phức tạp
Tin từ Winnipeg, Manitoba – Hôm thứ Bảy (11/04/2020), trong buổi họp khẩn cấp ở Hạ viện Canada, chính phủ Canada và các nhà lập pháp thuộc đảng đối lập đã phê duyệt khoản trợ cấp lương trị giá 52 tỉ Mỹ kim, để hỗ trợ nền kinh tế bị tàn phá vì dịch coronavirus.Các đảng đối lập đã đồng ý trước khi họp thông qua dự luật. Dự luật dự kiến kiến cũng nhận được sự chấp thuận của Thượng viện và Toàn quyền Canada, thường chỉ là một hình thức. Thủ tướng Justin Trudeau đã có buổi trao đổi lần đầu tiên sau nhiều tuần tự cách ly ở nhà với gia đình vì vợ ông nhiễm coronavirus.
Đảng Tự do của thủ tướng chỉ chiếm thiểu số trong Hạ viện và cần có sự hỗ trợ từ các đảng khác để thực hiện các chính sách. Khoản trợ cấp sẽ chiếm 75% tiền lương của công nhân. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bill Morneau cho biết chính phủ có thể gửi các khoản trợ cấp trong vòng hai đến năm tuần. Vào tháng trước, nền kinh tế Canada đã mất kỷ lục 1 triệu việc làm.
Tính đến thứ Sáu (10/04/2020), hơn 5.85 triệu người Canada đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp liên bang kể từ ngày 15/03/2020.
Theo các viên chức y tế, số ca tử vong ở Canada đã tăng 13% trong ngày hôm qua, tổng cộng 600 ca tử vong, tổng số ca nhiễm tăng 6%, tổng cộng có 22,559 ca nhiễm. Theo dự đoán của chính phú, số ca tử vong có thể tăng vọt lên đến 22,000 ca vào thời gian cuối đại dịch.
Nhiều ca tử vong ở Canada chủ yếu là những người cao niên, chính phủ đảng Tự do đã đưa ra các hướng dẫn mới cho các viện dưỡng lão, bao gồm cả việc giám sát để bảo đảm rằng tất cả nhân viên và người thăm đều phải đeo khẩu trang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-canada-phe-duyet-tro-cap-tien-luong-khi-dich-coronavirus-dien-bien-phuc-tap/
Tổng thư ký LHQ cảnh báo nguy cơ khủng bố sinh học
từ lỗ hổng chống Covid-19
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo các lỗ hổng trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 của thế giới hiện nay hé lộ cách kẻ xấu có thể dùng các virus nguy hiểm chết người để khủng bố sinh học ra sao.Theo Sputnik, phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 9/4, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh: “Những điểm yếu và sự thiếu chuẩn bị (của thế giới) bị phơi bày trong đại dịch này đã cho thấy cách một cuộc tấn công khủng bố sinh học có thể xảy ra như thế nào cũng khả năng gia tăng các nguy cơ như thế. Các nhóm phi nhà nước có thể tiếp cận với những chủng virus độc hại có thể gây ra sự tàn phá tương tự cho các xã hội khắp toàn cầu”.
Ông Guterres cũng bày tỏ lo ngại, một số đối tượng xấu có thể lợi dụng cuộc khủng hoảng toàn cầu vì dịch bệnh hiện nay, thúc đẩy hơn nữa sự chia rẽ, dẫn đến leo thang bạo lực và có thể cả “những tính toán sai lầm” tàn phá các khu vực vốn đã liệt quệ vì xung đột.
Ngoài ra, theo lãnh đạo LHQ, đại dịch Covid-19 có thể làm xói mòn hơn nữa niềm tin của công chúng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức cộng đồng nếu người dân cảm thấy chính phủ phản ứng sai hoặc thiếu minh bạch liên quan đến quy mô khủng hoảng.
Ông Guterres kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ thể hiện sự thống nhất trong việc giảm thiểu các thách thức về hòa bình và an ninh do đại dịch gây ra.
Tình hình đại dịch Covid-19 hiện vẫn diễn biến rất phức tạp. Trang Worldometers thống kê, tính đến 10h sáng ngày 10/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận hơn 1,6 triệu người dương tính với virus corona chủng mới với ít nhất 95.732 trường hợp trong số đó đã tử vong.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34070-tong-thu-ky-lhq-canh-bao-nguy-co-khung-bo-sinh-hoc-tu-lo-hong-chong-covid-19.html
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Martha HenriquesBBC FutureTại Ý, một trong những tâm dịch của đợt bùng phát virus corona mới, tỷ lệ tử vong vào cuối tháng Ba là 11%.
Trong khi đó ở nước láng giềng Đức, tỷ lệ tử vong cũng do chủng viurus này gây ra lại chỉ có 1%.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 4%, trong khi Israel có tỷ lệ thấp nhất trên toàn thế giới, chỉ 0,35%.
Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Covid-19: ‘Bệnh nhân số 0′ là ai?
Thoạt nhìn thấy có vẻ đáng ngạc nhiên sao cùng con virus đó – dường như không có đột biến đáng kể về cung cách lây nhiễm – lại có thể dẫn đến nhiều tỷ lệ tử vong được báo cáo khác nhau đến vậy.
Và ngay cả trong một quốc gia, tỷ lệ này cũng thay đổi theo thời gian. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Một số yếu tố chính gây nên phần lớn sự khác biệt mà chúng ta thấy – và có lẽ điều quan trọng nhất chỉ đơn giản là cách chúng ta ghi nhận số lượng ca tử vong, cũng như tính toán số lượng ca nhiễm.
Những tỷ lệ tử vong hoàn toàn khác biệt
Đầu tiên là sự không rõ ràng về khái niệm “tỷ lệ tử vong”. Sự nhập nhằng này khiến cho con số các quốc gia đưa ra trông hoàn toàn khác biệt, ngay cả khi tỷ lệ người chết của các nước là như nhau.
Trên thực tế, có hai loại tỷ lệ tử vong.
Loại thứ nhất là tỷ lệ người chết tính trên số người đã được xét nghiệm và được xác định dương tính với virus corona. Đây được gọi là “tỷ lệ tử vong trên số ca bệnh”.
Loại thứ hai là tỷ lệ người chết sau khi nhiễm virus tính trên số bị lây nhiễm nói chung; vì có rất nhiều người trong số này sẽ không bao giờ được phát hiện (qua xét nghiệm), cho nên con số này chỉ có thể ước tính. Đây được gọi là “tỷ lệ tử vong trên số ca lây nhiễm”.
Nói cách khác, tỷ lệ tử vong trên số ca bệnh nhằm nói tới tỷ lệ bệnh nhân mà bác sĩ biết chắc chắn rằng họ chết vì dịch bệnh, chứ không phải là toàn bộ số người được cho là tử vong vì virus, Carl Heneghan, nhà dịch tễ học và giám đốc của Trung tâm xét nghiệm y tế của Đại học Oxford nói; ông cũng là một bác sĩ gia đình đang bình phục sau khi bị nghi nhiễm Covid-19.
Để hiểu rõ sự khác biệt của hai khái niệm này, hãy xem xét trường hợp giả định là có 100 người bị nhiễm Covid-19.
Mười người trong số họ bị bệnh nặng đến mức nhập viện, nơi họ được xét nghiệm có kết quả dương tính với Covid-19. 90 người khác không được xét nghiệm gì cả. Một trong những bệnh nhân nhập viện sau đó chết vì virus. 99 người còn lại sống sót.
Điều đó sẽ cho “tỷ lệ tử vong trên số ca bệnh” là một trên 10, hay 10%. Nhưng “tỷ lệ tử vong trên số ca lây nhiễm” sẽ chỉ là một trên 100, tức 1%.
Vì vậy, nếu một số quốc gia chỉ xét nghiệm những bệnh nhân nặng nhập viện – và không xét nghiệm bệnh nhân Covid-19 nhẹ (hoặc thậm chí có những bệnh nhân không hề có triệu chứng) không đến bệnh viện (ví dụ như cách Vương quốc Anh hiện đang áp dụng), thì tỷ lệ tử vong có vẻ như cao hơn so với các quốc gia nơi xét nghiệm phổ biến trên diện rộng (như Đức hoặc Hàn Quốc).
Xét nghiệm diện rộng
Ngay cả khi cẩn thận so sánh cùng một loại tỷ lệ tử vong giữa các quốc gia, thì ta cũng dễ dàng thấy việc xét nghiệm nhiều hoặc ít sẽ làm thay đổi kết quả.
Trên thực tế, việc thiếu xét nghiệm có hệ thống trên diện rộng ở hầu hết các quốc gia chính là nguồn gốc dẫn đến sự khác biệt căn bản về tỷ lệ tử vong tại các khu vực trên thế giới, Dietrich Rothenbacher, giám đốc Viện Dịch tễ học và Sinh trắc học Y khoa tại Đại học Ulm, Đức, cho biết.
Kết quả là việc so sánh trực tiếp số liệu hiện tại của các quốc gia với nhau là hoàn toàn khập khiễng, ông nói.
Điều này là do để có được một con số chính xác trong toàn dân thì cần phải xét nghiệm không chỉ các trường hợp có triệu chứng mà cả những người không có triệu chứng. Có dữ liệu đó thì mới đưa ra được một bức tranh chính xác về cách thức đại dịch ảnh hưởng đến toàn bộ dân số chứ không chỉ với những ca nhiễm bệnh đã được xét nghiệm.
“Hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với các số liệu cực kỳ thiếu khách quan từ các quốc gia – do đó không thể so sánh trực tiếp những số liệu này với nhau được,” ông nói.
“Những gì chúng ta thực sự cần là có những con số chính xác và có thể so sánh với nhau được, là những con số được thu thập theo cùng cách thức và có hệ thống, qua đó thể hiện chính xác mức độ bệnh dịch ở từng nước.
Làng Vò, một vùng quê ở miền bắc nước Ý là một ví dụ về lý do tại sao xét nghiệm không chỉ quan trọng để có được dữ liệu chính xác mà còn giúp khống chế dịch Covid-19.
Khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở đây được xác nhận, toàn bộ cư dân gồm 3.300 người đã được làm xét nghiệm. Kết quả cho thấy tại thời điểm xảy ra ca nhiễm đầu tiên này, có 3% dân số tại đây đã bị nhiễm virus nhưng lại không hề có triệu chứng bệnh hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ.
Tỷ lệ tử vong trên các ca bệnh Covid-19 ở Ý cao hơn rõ rệt so với các nơi khác trên thế giới, phần lớn là do biện pháp xét nghiệm để phát hiện ra các ca nhiễm
Một chương trình xét nghiệm diện rộng triển khai ở Iceland cho thấy bức tranh tương tự.
Iceland đã xét nghiệm hơn 3% trong tổng dân số khoảng 365.000 người của nước này, gồm cả những người có triệu chứng bệnh và những người không có triệu chứng gì.
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Cúm Tây Ban Nha 1918 giết hàng triệu người bất kể giàu nghèo
Bằng cách ngoại suy kết quả, chương trình xét nghiệm ước tính rằng 0,5% dân số Iceland có khả năng đã nhiễm Covid-19.
Nhưng ngay cả con số này có thể vẫn hơi thấp hơn thực tế bởi vì những người không có triệu chứng thường ít có khả năng được làm xét nghiệm, Heneghan lưu ý.
Người ta cho rằng con số thực tế có thể gần hơn với 1% dân số Iceland, điều đó có nghĩa là khoảng 3.650 ca nhiễm virus.
Một khó khăn khác là dữ liệu này không phải là được lấy từ một nghiên cứu đã được các khoa học gia khác xem xét, bình duyệt, mà là dữ liệu y tế lâm sàng tức thời – vốn có thể có nhiều lộn xộn trùng lặp và gồm cả những dữ liệu không phù hợp với nhau.
Tuy vậy, những số liệu như vậy nhấn mạnh tầm quan trọng của xét nghiệm diện rộng, qua đó giúp hỗ trợ cảnh báo các biện pháp y tế cộng đồng, theo Sheila Bird từ bộ phân phân tích thống kê sinh học MRC Biostatistic thuộc Đại học Cambridge.
Xét nghiệm kháng thể
“Nếu bạn đã từng nhiễm virus nhưng lại chưa bao giờ phát sinh các triệu chứng bệnh thì có nghĩa bạn là một ca lây nhiễm nhưng thuộc loại ‘không được tính’ – ca nhiễm này sẽ không được tính cho đến khi chúng ta có xét nghiệm kháng thể với virus,” Bird nói.
Các xét nghiệm kháng thể giúp lần ra dấu vết của phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus và cho biết những ai đã bị lây nhiễm.
Các xét nghiệm này có thể làm thay đổi tình thế trong việc tìm ra cá nhân nào đã phát triển được khả năng miễn nhiễm đối với virus này và có thể trở lại với cuộc sống thường ngày một cách an toàn mà không có nguy cơ tái nhiễm hoặc làm lây lan virus cho người khác.
“Điều này cho thấy tại sao cần triển khai xét nghiệm và việc thực hiện xét nghiệm là vô cùng quan trọng,” Bird cho biết.
Ở làng Vò, sự lây lan của Covid-19 đã được ngăn chặn sau hai tuần, vì cả hai yếu tố xét nghiệm diện rộng và các biện pháp theo dõi nghiêm ngặt đều cho phép ngăn chặn lây nhiễm có mục tiêu rõ ràng và đạt hiệu quả.
Cho đến ngày 12/4, Iceland chỉ có tám ca tử vong do Covid-19.
Khi nào thì tính là tử vong do Covid-19?
Ngoài ra còn có những yếu tố khác nữa làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.
Một trong yếu tố đó là việc bác sỹ coi các trường hợp nào là tử vong là do Covid-19.
Thoạt tiên, điều đó có vẻ cực đơn giản: nếu một bệnh nhân chết khi đã bị nhiễm Covid-19 thì mặc nhiên họ được tính là chết vì Covid-19.
Nhưng sẽ thế nào nếu họ đã có sẵn bệnh nền trước khi nhiễm Covid-19, chẳng hạn như hen suyễn, rồi bị nhiễm Covid-19 khiến cho bệnh tình trầm trọng thêm?
Hoặc sẽ tính như thế nào nếu bệnh nhân chết vì bệnh gì đó dường như ít liên quan đến Covid-19 (là virus gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính) như chứng phình động mạch não? Những trường hợp cụ thể nào thì được coi là chết do Covid-19?
Ngay cả trong cùng một quốc gia, số liệu thống kê chính thức có thể thay đổi tùy thuộc vào việc tính dựa trên cái gì.
Ví dụ, ở Anh, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội phát hành thông tin cập nhật hàng ngày về việc có bao nhiêu người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã tử vong vào ngày hôm đó.
Như vậy, số liệu của Anh bao gồm tất cả các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 cho dù họ có thể tử vong vì bệnh khác (ví dụ, ung thư giai đoạn cuối).
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) thì lại tính toàn bộ các ca tử vong mà trong giấy chứng tử có nhắc đến Covid-19 là các ca chết vì Covid-19, bất kể là các ca đó đã được xét nghiệm chưa hay mới chỉ đơn thuần là nghi nhiễm Covid-19.
Vấn đề càng thêm phức tạp ở chỗ hai cách tính tỷ lệ tử vong lại không được thục hiện đồng bộ với nhau, bởi ONS thì tính dựa trên giấy chứng tử, tức là sẽ mất nhiều thời gian hơn mới có kết quả thống kê.
“Vấn đề không phải là đúng hay sai, mà là mỗi nguồn dữ liệu đều có những ưu, khuyết riêng,” Sarah Caul, người đứng đầu bộ phận phân tích số liệu tử vong tại ONS, viết trên blog cá nhân về các cách khác nhau để tính số người chết vì Covid-19.
Tuy nhiên, đây không nhất thiết là lý do dẫn đến sự khác biệt giữa hầu hết các quốc gia, vì nhiều nước cũng đang tính số người chết theo cùng cách này.
Ý tính các ca tử vong do Covid-19 là bao gồm mọi bệnh nhân có nhiễm Covid-19 lúc qua đời; Đức và Hong Kong cũng vậy.
Ở Mỹ, các bác sĩ có nhiều quyền hơn: họ được yêu cầu ghi lại xem liệu bệnh nhân có chết vì Covid-19 hay không và báo cáo về tình hình dịch bệnh cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Có thể dễ nhận thấy là một bác sỹ sẽ coi việc một bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng tử vong do một bệnh nào đó, như do đau tim hoặc do bị phình động mạch não, là người tử vong không phải do Covid-19, và do vậy họ sẽ không đưa ca đó vào số liệu tường trình về diễn biến Covid-19.
Tuy nhiên, điều quan trọng là tuy điều này có thể sẽ tạo ra sự khác biệt khi dữ liệu được phân tích trong vài tháng hay vài năm nữa, nhưng nó không giải thích được những khác biệt trong các số liệu thống kê vào thời điểm hiện tại.
Vào lúc này, ở Mỹ bất kỳ bệnh nhân nào nhiễm Covid-19 khi tử vong sẽ đều được tính trong báo cáo công khai là chết vì Covid-19, bất kể bác sĩ có tin rằng Covid-19 là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong hay không.
Cécile Viboud, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Quốc tế Fogarty thuộc Viện Y tế Quốc gia, nói: “Tôi hy vọng rằng giấy chứng tử cuối cùng sẽ ghi Covid cùng với các bệnh nền khác, nếu như bệnh nhân có các bệnh đó.”
“Nhưng vào lúc này, bất kỳ bệnh nhân nào dương tính với Covid-19 mà chết thì đều được tính vào số liệu tử vong do Covid-19 của Hoa Kỳ.”
Như vậy, cách tính các ca tử vong như thế nào sẽ ảnh hưởng tới cách ta hiểu về mức độ chết người nghiêm trọng tới đâu của căn bệnh này, nhưng điều này không phải là yếu tố khác biệt ghê gớm giữa các nước.
Các nguyên nhân phức tạp
Tình hình càng thêm mù mờ khi có các trường hợp chưa được xét nghiệm Covid-19 nhưng đã bị nghi nhiễm.
Bởi có nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 tử vong là những người đã có sẵn bệnh nền, các bác sĩ vẫn phải tìm hiểu về nguyên nhân thực sự gây ra tử vong.
Trong thời gian có dịch bệnh, các bác sĩ nhiều khả năng sẽ coi các trường hợp tử vong do nhiều nguyên nhân phức tạp là các ca tử vong do dịch bệnh đó – điều được biết đến như một thành kiến định sẵn.
“Chúng ta biết rằng trong thời gian có dịch bệnh, mọi người sẽ mặc nhiên coi mọi cái chết đều liên quan đến Covid-19. Nhưng mà không phải lúc nào cũng đúng vậy,” Heneghan nói.
“Khi nhìn lại các ghi chú bệnh án và chẩn đoán nguyên nhân, họ nhận ra rằng họ sẽ đánh giá quá mức số các ca tử vong liên quan đến dịch bệnh.”
Lý do dẫn đến thành kiến này là vì “có xu hướng muốn tập trung vào kịch bản xấu nhất”, Heneghan nói. “Đó là thông điệp duy nhất được đưa ra từ đó.”
Một ví dụ là đại dịch cúm heo H1N1 năm 2009.
Ước tính tỷ lệ tử vong trong thời gian đầu đã bị phóng đại lên đến con số hơn 10 lần.
Thậm chí ngay cả sau 10 tuần xảy ra dịch bệnh, các ước tính giữa các nước khác nhau là rất khác nhau, nằm trong khoảng từ 0,1% đến 5,1%.
Sau này, khi các chuyên viên y tế có cơ hội xem xét các bệnh án và đánh giá lại các ca bệnh, kết quả tỷ lệ tử vong do mắc bệnh cúm H1N1 thực tế thấp hơn rất nhiều, chỉ ở mức 0,02%.
Đây không phải là lý do để chúng ta chủ quan, Heneghan nói. Nhưng điều này có thể là một phép hoá giải lời báo động về tỷ lệ tử vong rất cao được báo cáo ở một số quốc gia.
Những cái chết âm thầm
Trong khi số lượng tử vong bị tính vống lên khiến tỷ lệ tử vong trong số các ca bệnh Covid-19 được ghi nhận ở mức quá cao, thì đồng thời lại có một yếu tố khác (thêm phần rối rắm) khiến cho tỷ lệ này bị giảm bớt.
Đó là chuyện có những ca tử vong không được tính đến là có liên quan tới Covid-19: những người chết vì căn bệnh này nhưng lại chưa từng được xét nghiệm.
Điều này xảy ra khi dịch vụ y tế bị quá tải, tới mức ngay cả những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng của bệnh dịch cũng không được đưa vào bệnh viện để được xét nghiệm và điều trị, bởi đơn giản là vì ngành y tế không còn khả năng nữa.
Tại thị trấn nhỏ Nembro ở Lombardy, Ý chỉ có 31 người được xác nhận chính thức chết vì Covid-19.
Nhưng một nghiên cứu sơ bộ đã phát hiện ra rằng nơi đó có khả năng nhiều người hơn đã chết vì Covid-19.
Đó là vì mức tử vong chung – không chỉ từ Covid-19 mà tính gộp tất cả các trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân thì số người chết đầu năm nay cao gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông thường, khoảng 35 người chết trong những tháng đầu năm ở Nembro. Năm nay, 158 người đã được xác nhận đã qua đời.
Mức tăng vọt bất thường này được tính là các trường hợp tử vong do Covid-19 nhưng không được chẩn đoán và xét nghiệm.
Số lượng giường bệnh có sẵn cũng có thể đóng một vai trò, vì các quốc gia có năng lực dịch vụ y tế kém hơn có thể phải bắt đầu đưa ra quyết định sớm hơn về ca bệnh Covid-19 nào sẽ được ưu tiên điều trị.
Điều này có thể dẫn đến nhiều cái chết do Covid-19 trong cộng đồng nhưng chưa được xác nhận (và sẽ không được thống kê), bởi có những người có triệu chứng nhưng không được đưa vào viện điều trị.
Mặc dù điều này có thể dẫn đến nhiều cái chết không được thống kê, nhưng nó không nhất thiết cần được diễn giải thành số lượng tử vong lớn hơn.
“Không thể nói rằng được đưa vào khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) là sẽ có kết quả hồi phục tốt hơn so với chăm sóc trong cộng đồng,” Heneghan nói.
Điều quan trọng hơn số lượng giường có sẵn trong bệnh viện, theo ông, là cách thức tổ chức giường bệnh.
Nếu các bệnh nhân Covid-19 ở gần các bệnh nhân khác – hoặc nếu các bác sĩ di chuyển giữa khoa điều trị bệnh Covid-19 và các khoa điều trị bệnh khác – thì điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
“Đó là lý do tại sao bạn cần các bệnh viện riêng biệt cho các nhóm lây nhiễm riêng biệt,” ông nói.
Độ tuổi đóng vai trò gì?
Bên cạnh những khác biệt trong cách định nghĩa lâm sàng để tính số lượng tử vong do Covid-19 và số người chưa được xét nghiệm, có những yếu tố khác khiến cho virus có vẻ như tấn công một số quốc gia dữ dội hơn so với các quốc gia khác.
Một trong các lý do đó đã được các bác sỹ Ý đưa ra, đó là độ tuổi của dân số mỗi quốc gia.
Năm 2019, gần một phần tư dân số Ý có độ tuổi từ 65 trở lên, trong lúc con số này ở Trung Quốc chỉ là 11%.
Tỷ lệ tử vong trên ca bệnh ở Ý tính đến giữa tháng Ba là 7,2% – cao hơn nhiều so với tỷ lệ 2,3% ở Trung Quốc trong giai đoạn tương đương của dịch bệnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở nhóm dân số từ độ tuổi từ 0 đến 69 ở hai nước là tương đương nhau, theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu từ trung tâm dịch tễ trung ương Istituto Superiore de Sanità ở Rome.
Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân lớn tuổi nhất, Ý và Trung Quốc lại được chia thành các nhóm.
Nhóm tuổi 70-79 ở Ý có tỷ lệ tử vong trên ca bệnh là 12,8%, trong khi Trung Quốc là 8%.
Đối với nhóm người trên 80 tuổi, sự khác biệt còn rõ rệt hơn: Ý là 20,2% và Trung Quốc 14,8%.
Lý do cho sự khác biệt này vẫn còn chưa có lời giải đáp, các nhà nghiên cứu ghi nhận.
Heneghan nghi ngờ rằng có một yếu tố đặc thù đang diễn ra ở Ý, những con số tử vong cao có thể không liên quan đến virus, mà là với vi khuẩn.
Đất nước này có số người chết do kháng kháng sinh cao nhất châu u – trên thực tế, một phần ba số trường hợp tử vong do kháng kháng sinh ở châu u là xảy ra ở Ý.
Mặc dù kháng sinh không diệt được virus, song nhiễm virus thường mở đường cho nhiễm trùng thứ cấp hoặc biến chứng như viêm phổi do vi khuẩn. Nếu vi khuẩn không bị tiêu diệt khi áp dụng đúng phác đồ điều trị vì bệnh nhân đã kháng thuốc, thì đây có thể mới là nguyên nhân giết chết bệnh nhân chứ không phải virus.
“Đây là một phần cực kỳ quan trọng trong toàn bộ câu chuyện này,” Heneghan nói. “Và nó đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi.”
Cùng với vấn đề tuổi tác, sức khỏe tổng quát của dân chúng được nhấn mạnh là một yếu tố liên quan – đặc biệt là với những người có sẵn bệnh nền dễ bị tổn thương.
Mặc dù điều đó có thể đóng một vai trò quan trọng, nhưng điều này không giải thích được tại sao một số quốc gia báo cáo số ca tử vong do Covid-19 cao hơn các nước khác: chẳng hạn, Ý luôn được xếp hạng là một trong những quốc gia lành mạnh nhất thế giới và có tuổi thọ cao hơn Trung Quốc .
Việc cố gắng đánh giá chính xác mức độ gây chết người của bệnh dịch Covid-19 là điều khó khăn và cần có đủ thời gian.
Có thể chúng ta không bao giờ tính được số người chết do Covid-19 một cách xác thực, đáng tin cậy nữa, vì công tác xét nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới đã được triển khai quá chậm trễ.
Thời gian trôi qua, ước tính tỷ lệ tử vong Covid-19 có thể sẽ được cải thiện, vì các bác sĩ cuối cùng đã có thể thông qua ghi chú bệnh án và phân tách ra các yếu tố rối rắm góp phần gây ra từng cái chết của các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Vào lúc này, trong lúc các bệnh viện đều đang tràn ngập các bệnh nhân ốm nặng còn các bác sỹ, y tá đang phải làm việc suốt đêm ngày để chăm sóc họ, thì công tác phân tích kỹ lưỡng đó sẽ phải tạm thời xếp lại.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52266114
Covid-19
tấn công hệ miễn dịch người bệnh tương tự HIV
Vũ Dương | ĐKN 4 giờ trước 238 lượt xemMột bài viết trên tờ South China Morning Post hôm qua (12/4) cho biết, các nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc phát hiện ra rằng Covid-19 tấn công hệ miễn dịch ở người tương tự chủng virus HIV. Kết quả này được xác nhận dựa trên việc quan sát hệ miễn dịch gần như bị phá hủy hoàn toàn của 20 nạn nhân đã chết vì viêm phổi Vũ Hán trong quá trình khám nghiệm tử thi.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Huyết dịch New York, Hoa Kỳ và trường đại học Phục Đán ở Thượng Hải đã nuôi cấy kết hợp virus viêm phổi Vũ Hán và các tế bào T trong phòng thí nghiệm để đi đến kết luận này. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí “Miễn dịch học tế bào và phân tử” vào tuần trước
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã có được xác nhận sơ bộ trong báo cáo giải phẫu 20 người tử vong vì viêm phổi Vũ Hán. Qua phân tích, hệ miễn dịch của những người đã chết này gần như bị phá hủy hoàn toàn, và các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị phá hủy tương tự như của người mắc Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) kết hợp với HIV-AIDS.
Báo cáo chỉ ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào T, vốn là các tế bào miễn dịch nền tảng ở người chống lại các tác nhân ngoại lai, đã trở thành mục tiêu tấn công của virus viêm phổi Vũ Hán. Khi gen của virus xâm nhập tế bào T, chúng kiểm soát các tế bào T và phá hủy chức năng bảo vệ của tế bào đó.
Nhưng nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt giữa Covid-19 và virus HIV, ở chỗ HIV có thể tự sao chép trong các tế bào T, biến chúng thành các nhà máy để tạo ra thêm nhiều virus HIV mới; tuy vậy sau khi virus viêm phổi Vũ Hán tiến nhập vào các tế bào T lại không thấy hiện tượng sản sinh thêm Covid-19, bởi rất có thể là nó đã “cùng hy sinh” với các tế bào T rồi.
Theo Lý Minh, Sound of Hope
Vũ Dương dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-tan-cong-he-mien-dich-nguoi-benh-tuong-tu-hiv.html
Chống Covid-19:
Vác-xin phòng lao có thể là trợ thủ hàng đầu
Trọng ThànhĐại dịch Covid-19 làm hơn 100.000 người chết, khiến hơn một nửa nhân loại sống trong tình trạng bị phong toả hoặc giãn cách xã hội, đe dọa đẩy nền kinh tế toàn cầu vào đại suy thoái. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 không giống nhau giữa các quốc gia. Gần đây xuất hiện một số điều tra sơ bộ đáng chú ý, cho thấy các quốc gia có truyền thống tiêm phòng lao ít bị tác động bởi dịch Covid-19.
Nhân tố này có thể giải thích một phần đáng kể cho tỉ lệ tử vong rất thấp tại nhiều quốc gia châu Á, vì Covid-19. RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.
Tương phản kỳ lạ giữa Nhật và Ý
Trang mạng Asia Times, hôm 10/04/2020, trong một bài sơ kết về chủ đề này, dẫn điều tra của ông Gonzalo Otazu, giáo sư chuyên ngành y sinh học tại New York Institut of Technology, trong thời gian làm việc tại Nhật Bản mới đây, đã hết sức ngạc nhiên trước số lượng tử vong rất thấp, vì bệnh dịch này. Kết quả nghiên cứu sơ bộ được công bố ngày 25/03 trên mạng medRxiv, chuyên công bố các nghiên cứu đã hoàn thiện, đang chờ các đồng nghiệp phản biện. Giáo sư Otazu và các cộng sự đã nhận ra một tương phản kỳ lạ giữa các quốc gia, nơi người dân được tiêm chủng phòng lao, và các nơi không có.
Tại Ý và Hoa Kỳ, nơi không có chính sách tiêm chủng lao đại trà, tỉ lệ tử vong do Covid-19 rất cao. Ngược lại, tại Nhật Bản, tỉ lệ này là rất thấp, cho dù Nhật đã ‘‘không thực thi chính sách phong toả xã hội nghiêm ngặt’’.
Tương phản rõ nét ngay tại châu Âu
Về nội bộ các nước châu Âu, sự tương phản cũng rõ nét. Tại Ý, nơi không có chương trình vác-xin phòng lao, tỉ lệ người chết là 292 trên một triệu dân. Trong khi tại Đức, số lượng người chết chỉ bằng một phần mười, 28 trên một triệu dân. Nhóm nghiên cứu ghi nhận việc vác-xin phòng lao đã được sử dụng rộng rãi tại miền đông nước Đức, tỉ lệ tử vong tại khu vực này thấp hơn phần còn lại của đất nước.
Các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao khác, như Hàn Quốc, New Zealand cũng có tỉ lệ tử vong do Covid-19 thấp. Việt Nam là quốc gia, theo số liệu chính thức, được coi là có số lượng người nhiễm virus rất thấp. Ngay từ những năm 1985-1990, Việt Nam đã triển khai tiêm phòng lao đến toàn bộ các tỉnh, thành phố, ngoại trừ một số điểm vùng sâu, vùng xa.
Đọc thêm - Virus corona : Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?
Ê kíp nghiên cứu của giáo sư Otazu cũng đi sâu so sánh hai nhóm quốc gia. Một bên là các nước thực hiện chương trình tiêm chủng từ sớm, và những người cao tuổi, nhờ được tiêm chủng khi còn nhỏ, dường như đã ít bị tổn thương do dịch bệnh Covid-19. Bên kia là những nước bắt đầu chương trình tiêm chủng muộn hơn, như Iran, nơi nguy cơ tử vong cao hơn, có thể do những người cao tuổi không được tiêm chủng phòng lao.
Nhật Bản tiêm chủng sớm, Iran tiêm chủng muộn
Nhật Bản bắt đầu tiêm chủng kể từ năm 1947, trong khi Iran chỉ mới tiêm chủng từ năm 1984. Tỉ lệ tử vong do Covid-19 của Nhật thấp hơn Iran đến 100 lần.
Nghiên cứu của giáo sư Đại học New York không phải là duy nhất. Ngày 27/03, một điều tra khác đã được công bố trên mạng. Nghiên cứu do nhà niệu học Paul Hegarty, bệnh viện Mater, Dublin (Ailen) tiến hành liên quan đến 178 quốc gia. Tương tự như nghiên cứu của giáo sư Otazu, điều tra của bệnh viện Ailen cho thấy các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao có tỉ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia không có. Tỉ lệ bị nhiễm virus cũng tương tự.
Nghiên cứu nhóm khoa học Ailen ghi nhận các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Hồng Kông đã có chương trình vác-xin phòng lao ngay từ khi sinh. Tính trung bình các quốc gia này có tỉ lệ tử vong do Covid-19 là 0,7 người trên một triệu dân.
Bệnh viện Ailen khuyến cáo sử dụng
Riêng Đài Loan, tỉ lệ tử vong chỉ là 0,2 trên một triệu dân. Điểm đáng chú ý là Đài Loan có chương trình tiêm phòng lao từ những năm 1950, nhưng đã bắt đầu tiêm phòng ngay từ những năm 1940. Một điểm khác tạo nên sự khác biệt của Đài Loan là do chính sách cách ly hiệu quả, dựa trên xét nghiệm.
Nghiên cứu của bệnh viện Ailen kết luận là: ‘‘Vác-xin phòng lao đã được sử dụng từ gần một thế kỷ. Ba tỉ liều vác-xin đã được tiêm kể từ khi vác-xin chính thức được sử dụng. Tính chất an toàn của loại vác-xin này đã được kiểm nghiệm… Trong khi chờ đợi có vác-xin đặc hiệu cho virus, việc sử dụng vác-xin phòng lao đã có, và đã chứng tỏ độ an toàn, để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, là một công cụ quan trọng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19’’.
Lý do nào khiến người được tiêm phòng lao ít bị tử vong hơn?
Vác-xin phòng lao, do hai nhà khoa học Pháp - bác sĩ, nhà vi trùng học Albert Calmette (1863 – 1933) và nhà thú y, nhà sinh học Camille Guérin (1872- 1961) – chế tạo, đã được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1921. Vác-xin phòng lao thường gọi là vác-xin BCG, tên viết tắt của “Bacille Calmette-Guerin” (vi trùng lao mang tên hai nhà khoa học Pháp).
Trong suốt quá trình sử dụng, loại vác-xin này đã chứng tỏ nhiều lợi ích, không chỉ trong việc phòng lao. Vác-xin làm tăng cường hệ miễn dịch, cho phép bảo vệ người được tiêm khỏi nhiều căn bệnh và nhiều loại virus. Những người cao tuổi được tiêm phòng lao ít bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hơn. Đối với các bệnh nhân bị ung thư bàng quang, vác-xin phòng lao giảm kính thước của khối u và giảm tỉ lệ tử vong. Tiêm phòng lao cũng được chứng minh giảm nguy cơ tiểu đường loại 1.
Ông Mihai Netea, chuyên gia về bệnh lây nhiễm của Radboud University Medical Center, Hà Lan, phát hiện ra là loại vác-xin này có tác dụng đánh thức ‘‘một thứ ký ức của tế bào’’, ký ức của hệ thống miễn dịch bệnh sinh, cho phép cơ thể biết cách kháng cự lại các nhân tố gây bệnh mới. Đây là điều mà các nhà khoa học gọi là ‘‘miễn dịch được huấn luyện’’.
Trang mạng Science et Avenir, trong bài ‘‘Vác-xin phòng lao có hiệu quả để chống Covid-19 hay không?’’ giải thích thêm là, vác-xin này cho phép tránh cho hệ thống miễn dịch, phụ trách bảo vệ cơ thể, trong cuộc chiến chống lại virus, rơi vào tình trạng hoạt động quá tải, và chống lại chính cơ thể người bệnh. Hiện tượng – được gọi là ‘‘cơn cuồng phong cytokin’’, tức việc hệ miễn dịch sản xuất ồ ạt chất cytokin, các phân tử kích thích các phản ứng viêm – xuất hiện vào khoảng sau một tuần, kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên ở người bệnh. Khi phân tử này được sản xuất với khối lượng quá lớn, tình trạng viêm diễn ra quá mức nghiêm trọng, làm tổn thương các cơ quan nội tạng, như phổi.
Pháp: Vác-xin phòng lao giúp đề kháng với Covid-19 được nhìn nhận ra sao ?
Cũng như nhiều nơi khác, Pháp đã ngay lập tức chú ý đến tiềm năng lớn của vác-xin phòng lao. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành song song. Trước hết là nghiên cứu điều tra về tiềm năng đã có có loại vác-xin này, bởi tại Pháp, tiêm phòng lao đã từng là bắt buộc cho đến năm 2007.
Inserm (Viện Quốc Gia về Y Tế và Nghiên Cứu Y Khoa) tiến hành một nghiên cứu lâm sàng với các hộ lý. Bà Camille Locht, giám đốc nghiên cứu của Inserm tại Viện Pasteur Lille, đang điều hành nghiên cứu này. Giám đốc nghiên cứu Viện Pasteur Lille cho biết đã tiến hành vác-xin lần thứ hai cho các hộ lý, tham gia nghiên cứu này, để theo dõi xem liều tiêm nhắc lại này có tác dụng như thế nào. Inserm sẽ so sánh kết quả này với các kết quả được tiến hành tại Hà Lan và Úc, nơi những người tham gia thử nghiệm lần đầu tiên được tiêm phòng lao (hai quốc gia này không có chính sách tiêm phòng lao đại trà trong quá khứ).
Cùng nhóm nghiên cứu này chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn khác, phối hợp với Tây Ban Nha, cho phép đối chiếu kết quả tác động của vác-xin dựa trên sự so sánh hai nhóm, một được tiêm phòng, và một không. Inserm cho biết kết quả sẽ chỉ có được sau từ 2 đến 3 tháng, kể từ khi nghiên cứu khởi sự.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu Pháp vẫn khá thận trọng, khi khẳng định khả năng tiêm phòng lao giúp cơ thể kháng cự tốt hơn với virus gây bệnh Covid-19 là hướng rất đáng chú ý, nhưng cần phải được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng nghiêm ngặt. Về mặt chính thức, Inserm cho rằng chưa đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị tiêm phòng lao nhằm tự vệ trước Covid-19.
Thử nghiệm vác-xin phòng lao: Ưu tiên các nhân viên y tế trên tuyến đầu
Dù sao, nhóm nghiên cứu của Inserm nhấn mạnh, nỗ lực của Pháp trước hết nhắm vào các nhân viên y tế, họ là những người trên tuyến đầu, gánh chịu nhiều rủi ro nhất, cần được bảo vệ trước tiên, nếu phương pháp này tỏ ra thực sự hiệu quả. Ông Mihai Netea, chuyên gia về bệnh lây nhiễm của Radboud University Medical Center, Hà Lan, cũng khẳng định, đây cũng chính là mục tiêu của thực nghiệm lâm sàng, được khởi sự từ giữa tháng 3. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 nhân viên y tế (chia làm hai nhóm đối chứng, 500 được tiêm, 500 không).
Theo bà Camille Locht, giám đốc nghiên cứu của Inserm, cũng cần hỗ trợ khẩn cấp nhằm triển khai nghiên cứu này tại các quốc gia ”có tiềm lực giới hạn’’. Cuối tháng 3/2020, Inserm thông báo đang xem xét tiến hành nghiên cứu tại châu Phi.
Một vấn đề khác cũng được đặt ra là, cần nhanh chóng tăng cưởng sản xuất vác-xin phòng lao tại châu Âu, bởi với nhu cầu sử dụng vác-xin tăng vọt cho các bệnh nhân Covid-19 hiện nay, rất có nguy cơ thiếu vác-xin cho trẻ em tại nhiều quốc gia, nơi lao vẫn còn là một bệnh dịch đáng sợ.
Hiện tại, nhiều phương pháp hứa hẹn có triển vọng đang được triển khai. Tuy nhiên, trước tốc độ lan truyền nhanh chóng của virus gây bệnh Covid-19, nhiều người cho rằng tốc độ nghiên cứu và phát triển các phương pháp vác-xin hay trị liệu như hiện nay là không đủ. Hôm qua, 12/02/2020, tỉ phú Bill Gates – người sáng lập Quỹ Bill và Melinda Gates, chuyên hỗ trợ tiến trình nghiệm vác-xin và các phương pháp mới cho phép chóng có được miễn dịch – đã kêu gọi các cường quốc chung tay đầu tư mạnh, để khẩn trương cho ra đời một vác-xin mới chống Covid-19.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200413-ch%E1%BB%91ng-covid-19-v%C3%A1c-xin-ph%C3%B2ng-lao-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0-tr%E1%BB%A3-th%E1%BB%A7-h%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A7u
Liên tiếp các nước phàn nàn
về thiết bị y tế kém chất lượng của TQ
Gần đây, liên tiếp các quốc gia phản hồi về các thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn. Phần Lan, Anh và Ireland là những nước mới nhất phàn nàn về điều này, theo The Epoch Times.Muốn thể hiện là “anh hùng” trong đại dịch, chính quyền Bắc Kinh đã gửi các thiết bị y tế đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 trên thế giới. Kể từ ngày 1/3, nước này đã xuất đi khoảng bốn tỷ khẩu trang, 37,5 triệu bộ quần áo bảo hộ và 2,8 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm, theo tuyên bố ngày 5/4 của cơ quan hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng loạt lô khẩu trang và bộ dụng cụ xét nghiệm virus bị lỗi của Trung Quốc đặt ra vấn đề liệu nỗ lực của Bắc Kinh trong chiến lược “ngoại giao khẩu trang” có bị đổ xuống sông xuống bể hay không.
Hôm 7/4, Bộ trưởng Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen đã đăng lên Twitter một bức ảnh chụp lô hàng gồm 2 triệu khẩu trang y tế và 230.000 mặt nạ phòng độc được bốc dỡ tại sân bay Helsinki sau chuyến bay của hãng hàng không Finnair từ Quảng Châu, Trung Quốc. Bộ trưởng Pekonen cho biết lô hàng này sẽ được “kiểm tra và thử nghiệm” trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, tới ngày 8/4, giới chức Phần Lan phát hiện ra rằng lô hàng trên không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ chống lại nCov để sử dụng trong môi trường y tế.
“Tất nhiên chuyện này khiến chúng tôi hơi thất vọng”, AFP dẫn lời quan chức Bộ Y tế Phần Lan Kirsi Varhila phát biểu trong cuộc họp báo.
Ông Tomi Lounema, giám đốc điều hành Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Phần Lan cho biết lô khẩu trang Trung Quốc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong các bệnh viện tại châu Âu. Ông nói thêm rằng, các nước châu Âu cũng đang gặp vấn đề tương tự Phần Lan khi đặt mua vật tư y tế từ Trung Quốc.
“Thị trường Trung Quốc rất hỗn loạn… Giá cả liên tục tăng, các giao dịch phải thực hiện nhanh chóng và người mua trả tiền trước. Rủi ro thương mại rất cao”, ông Lounema nói.
Trong khi đó, Toronto, Canada đang thu hồi hơn 62.000 khẩu trang phẫu thuật bị lỗi nhập từ Trung Quốc, trị giá khoảng 200.000 USD, đã được phân phối cho các cơ sở y tế, theo thông cáo báo chí ngày 7/4. Thành phố hiện đang theo dõi xem có ai đeo khẩu trang mà vẫn bị nhiễm virus hay không.
Truyền thông Ireland đưa tin, trong lô hàng đồ bảo hộ cá nhân đầu tiên mà Ireland nhập từ Trung Quốc, 20% bị lỗi, phần bị lỗi này trị giá khoảng 4 triệu euro (4,37 triệu USD). The Irish Times cho hay, đại sứ quán Trung Quốc tại Dublin hứa sẽ đổi các sản phẩm bị lỗi. Ngoài ra, 15% lô hàng, bao gồm bộ bảo hộ màu trắng, “tạm dùng được trong trường hợp không có sẵn sản phẩm tốt hơn”, ông Paul Paul Reid, giám đốc điều hành dịch vụ y tế, nói với truyền thông vào ngày 5/4.
Tờ The Times hôm 6/4 cho biết, Giáo sư John Newton, giám đốc Cải thiện Sức khỏe thuộc Cơ quan Y tế Công cộng nước Anh (PHE), cho biết hàng triệu bộ kit xét nghiệm kháng thể do Anh đặt hàng từ Trung Quốc là “không đủ tốt để sử dụng”, vì chúng chỉ phát hiện kháng thể ở những bệnh nhân có “lượng virus rất lớn”.
Trước đó, Hà Lan vào ngày 28/3 đã thu hồi khoảng 600.000 khẩu trang từ Trung Quốc, trong khi Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng thu hồi 58.000 bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất khi phát hiện rằng tỷ lệ chính xác của chúng chỉ ở khoảng 30%.
Nghi vấn về tiêu chuẩn các nhà máy sản xuất thiết bị y tế ở Trung Quốc
Khi nhu cầu về đồ bảo hộ tăng vọt trên toàn cầu, hàng ngàn công ty Trung Quốc đã đổ xô vào ngành sản xuất thiết bị y tế, gây lo ngại về việc liệu các cở sở có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe hay không.
Do vấp phải nhiều chỉ trích về chất lượng thiết bị y tế, chính quyền Bắc Kinh hôm 31/3 tuyên bố rằng chỉ những công ty được phép cung cấp sản phẩm y tế ở Trung Quốc mới đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu bộ dụng cụ xét nghiệm, mặt nạ, khẩu trang phẫu thuật, áo choàng bảo hộ, máy thở và nhiệt kế hồng ngoại.
Lin Xin (bí danh) là người từng điều hành một doanh nghiệp sản xuất gỗ ở Trung Quốc tại phía Bắc tỉnh Hắc Long Giang, hiện đang đảm nhận việc xuất khẩu mặt nạ sang châu Âu. Ông cho biết bạn bè của ông trong ngành công nghiệp may mặc và đồ chơi đã chuyển đổi sang sản xuất thiết bị y tế.
Ông Lin nói đây là một hiện tượng phổ biến trong tỉnh. Tuy nhiên, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất trước khi có được giấy phép chính thức, và một số gần đây đã bị bắt.
“Để kiếm tiền, mọi người đang đổ xô đi sản xuất khẩu trang”, ông Lin nói với The Epoch Times.
Ông Chen Guohua (bí danh), một nhà môi giới xuất khẩu khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc nói với hãng tin Tech World của Trung Quốc rằng, 60% các nhà máy ở nước này không có môi trường làm việc vô trùng.
Ông cho biết, ông từng đến thăm một nhà máy đầy bụi, nơi các công nhân đang xử lý khẩu trang từ dây chuyền nhà máy bằng tay không và không mặc đồ bảo hộ.
Nhân viên tại một nhà máy sản xuất khẩu trang ở Dương Châu, Trung Quốc không đeo găng tay trong khi làm việc (ảnh chụp màn hình The Epoch Times).
Theo trang tin tài chính Trung Quốc Sanyan Blockchain, gần 5.500 nhà sản xuất khẩu trang đã được thiết lập tại Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 23/1 đến 11/3.
Ông Lu Honghai, người sáng lập trang thương mại điện tử Ennews có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết ông đã phát hiện ruồi chết và những đốm đen khi kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng 350.000 khẩu trang mà ông đặt mua của nhà sản xuất Vật liệu vệ sinh Aokang ở tỉnh Hà Nam để xuất khẩu.
Ông Lu viết trong một bài đăng ngày 3/4 trên mạng xã hội Weibo rằng, nhà sản xuất Aokang đã đồng ý thu hồi 13.000 khẩu trang trong lô hàng ông đã đặt ngày 17/3 nhưng từ chối bồi thường cho phần còn lại của đơn hàng. Ông đã nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát.
Ông Lu cho biết thêm, một phần lớn những chiếc khẩu trang bị thu hồi này đã được bán trực tuyến đến các nơi khác trên thế giới.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34066-lien-tiep-cac-nuoc-phan-nan-ve-thiet-bi-y-te-kem-chat-luong-cua-tq.html
WHO đồng lõa với Trung Quốc
trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán như thế nào?
Vanessa ĐỗÔng Hinnerk Feldwisch-Drentrup, một nhà báo tự do và đồng sáng lập của tạp chí trực tuyến MedWatch, đã có bài bình luận trên trang Foreign Policy ngày 2/4, nói rằng Bắc Kinh đang nỗ lực để trở thành một siêu cường về sức khỏe cộng đồng và đã nhanh chóng tìm được WHO – một đối tác quốc tế.
Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang tác động nghiêm trọng đến toàn thế giới, thì giờ đây Trung Quốc đang cố gắng gây tầm ảnh hưởng quốc tế đáng kể trong một lĩnh vực mới – đó là sức khỏe.
Sau những phủ nhận ban đầu và che giấu, Trung Quốc tuyên bố họ đã ngăn chặn thành công dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng không phải tuyên bố trước khi nó lây lan ra toàn thế giới. Bất chấp những sai lầm ban đầu làm ảnh hưởng đến phản ứng của toàn cầu đối với dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng tô vẽ câu chuyện thành công của mình khi thế giới đang phải gồng mình gánh chịu.
Bắc Kinh đã thành công ngay từ đầu khi thâu tóm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức nhận tài trợ từ Bắc Kinh và được cho là phụ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc. Các chuyên gia quốc tế của WHO đã không được vào Trung Quốc cho đến khi Tổng giám đốc Tedros Adhanom đến thăm Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng 1. Trước đó, WHO đã lặp lại một cách không chính thức thông tin từ chính quyền Trung Quốc, phớt lờ những cảnh báo từ các bác sĩ Đài Loan, do họ không phải là thành viên của WHO, rồi cuối cùng cũng phải tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe y tế toàn cầu” mà đáng lẽ phải công bố từ cuộc họp khẩn cấp trước đó ngày 22/1.
Tuy nhiên, sau chuyến thăm Bắc Kinh, WHO cho biết trong một tuyên bố rằng, họ “đặc biệt đánh giá cao cam kết từ lãnh đạo cao nhất và sự minh bạch mà Trung Quốc đã thể hiện”. Chỉ đến khi số liệu của Trung Quốc báo cáo một vài ca nhiễm mới mỗi ngày, thì WHO mới tuyên bố virus corona là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3, khi mà dịch bệnh đã thực sự lan rộng khắp thế giới vài tuần trước đó.
Trong báo cáo trở về sau chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 2, các chuyên gia của WHO mô tả rằng Bắc Kinh đã thực hiện một nỗ lực khống chế dịch bệnh đầy “tham vọng, nhanh chóng và quyết liệt nhất trong lịch sử”.
Báo cáo của WHO cho biết, “chính sách không khoan nhượng và sử dụng nghiêm ngặt các biện pháp phi dược phẩm” của Trung Quốc đã cung cấp những bài học quan trọng cho phản ứng toàn cầu. Tuy nhiên, trong khi giới thiệu chính sách kiểm soát dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc đối với thế giới, WHO đã bỏ qua các tác động tiêu cực từ bên ngoài – từ thiệt hại kinh tế đến việc không điều trị được cho nhiều bệnh nhân không mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán, tác động đến tâm lý và các giá trị nhân quyền.
Trong khi số ca nhiễm đang gia tăng ở khắp nơi trên thế giới cho thấy Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất thất bại trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, tuy nhiên câu chuyện đầy đủ về những thiệt hại của Trung Quốc có lẽ sẽ không bao giờ được biết đến và chắc chắn không được WHO hoặc các cơ quan khác công nhận.
Một lý do là dữ liệu Trung Quốc công bố thường không đáng tin cậy có thể dẫn đến các chính sách y tế không phù hợp ở các quốc gia khác, vì các nghiên cứu dựa trên thông tin từ Trung Quốc là những thông tin đầu tiên được sử dụng để tìm hiểu về COVID-19. Hàng loạt các trường hợp người chết tại nhà ở Vũ Hán, một số người được mô tả trong các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội có lẽ sẽ không bao giờ được thống kê. Và trong khi một báo cáo của Caixin về tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc
nói rằng, một tỷ lệ đáng kể các ca nhiễm không có triệu chứng đã không được báo cáo, mà theo South China Morning Post thì nó chiếm khoảng 50% so với các ca nhiễm được biết đến ở Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng thành công lớn nhất của chính quyền Trung Quốc là giúp WHO chỉ biết đến mặt tích cực trong phản ứng của Trung Quốc và bỏ qua các mặt tiêu cực”, Steve Tsang, giám đốc viện Trung Quốc tại Đại học SOAS London nói. “Việc WHO đề cập các phản ứng của Trung Quốc theo một khía cạnh tích cực, đã giúp chính quyền Trung Quốc thực hiện chiến dịch tuyên truyền của mình, bỏ qua những sai lầm ban đầu và phớt lờ các giá trị con người, xã hội và kinh tế”.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các chuyên gia của WHO đi đến Trung Quốc có hiểu tình hình thực tế hay không. Ví dụ, dựa trên những con số từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, WHO lập luận rằng các ca không bị phát hiện là rất hiếm. Tuy nhiên, một chương trình sàng lọc Covid-19 ở Trung Quốc được biết đến là chỉ bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sốt. Mặt khác, ở Đức, hầu hết những người có kết quả xét nghiệm dương tính đều không thấy sốt. Ông Richard Neher, nhà virus học tại Đại học Basel, Thụy Sĩ cho biết, rất dễ để có một số lượng đáng kể các ca nhiễm không bị phát hiện, đó là “trường hợp không rõ ràng lớn nhất” trong các tính toán về tỷ lệ tử vong.
Bà Mareike Ohlberg từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc có trụ sở tại Berlin nói rằng các tuyên bố của WHO rõ ràng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà cho biết bà đã rất ngạc nhiên, ngay từ đầu, nhiều chuyên gia đã lặp đi lặp lại một cách không chính thức thông tin từ Bắc Kinh với “sự tin tưởng vào WHO và chính quyền Trung Quốc”.
Ông Osman Dar, chuyên gia sức khỏe toàn cầu tại Viện Y tế Công cộng Anh và Viện các vấn đề Quốc tế Hoàng gia, cho rằng Trung Quốc không khác gì các quốc gia khác đang tìm cách gây ảnh hưởng.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thành lập từ năm 1948, với sự tham gia của 194 quốc gia thành viên, hoạt động nhờ gây quỹ của các quốc gia thành viên nên bị kiểm soát và chịu ảnh hưởng lớn từ lợi ích quốc gia, và gần đây bị thao túng bởi các nước như Trung Quốc.
Bắc Kinh nói rằng nó không chỉ giúp phát triển WHO, mà còn giúp phát triển các chính sách y tế của ngày càng nhiều quốc gia. Đây cũng là một lĩnh vực quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và các hoạt động của nó ở châu Phi. Có nhiều lí do để có thể nghi ngờ rằng liệu Bắc Kinh có luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của các đối tác, các nhà nghiên cứu của Pháp năm ngoái đã nhận định.
Từ góc độ nhân quyền, “chủ nghĩa độc đoán rất có hại cho sức khỏe của bạn”, bà Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chúng tôi có thể không bao giờ có một bức tranh rõ ràng về việc virus lây lan ra sao cùng với ai đã chết, và tại sao và ai bị từ chối tiếp cận các phương pháp điều trị”.
Thế giới hiện đang sống với hậu quả của sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc, bà Richardson nói. “Chúng ta không chỉ gặp phải vấn đề này bây giờ, chúng ta có thể gặp lại nó trong tương lai”.
Theo Hinnerk Feldwisch-Drentrup / Foreign Policy
Vanessa Đỗ dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/who-dong-loa-voi-trung-quoc-trong-dai-dich-viem-phoi-vu-han-nhu-the-nao.html
Gần 1 triệu chữ ký kêu gọi Tổng giám đốc WHO từ chức
Băng ThanhTính đến ngày 12/4, hàng trăm ngàn cư dân mạng đã ký tên trực tuyến yêu cầu người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải từ chức, với tổng số chữ ký sắp cán mốc 1 triệu lần.
“Chúng tôi tin rằng, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò là Tổng giám đốc WHO”, bản kiến nghị đăng trên trang web Change.org tuyên bố.
“Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng về WHO. Dẫu muốn tin WHO đứng trung lập về chính trị, nhưng xét thấy tổ chức này không mở bất kỳ cuộc điều tra nào. Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ biết tin vào số liệu tử vong và những ca bị nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp cho họ”, bản kiến nghị cho biết.
Tại một số quốc gia, cư dân mạng phản ánh rằng đường link của đơn thỉnh nguyện bị chặn và họ phải sử dụng công cụ vượt tường lửa mới có thể truy cập được.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, chính trị gia người Ethiopia, đảm nhận vai trò Tổng giám đốc WHO kể từ tháng 7/2017. Ông đang bị chỉ trích về cách xử lý sự bùng phát của virus Vũ Hán, một đại dịch đã khiến hơn 100.000 người trên thế giới tử vong và hơn 1,7 triệu người mắc bệnh.
Cụ thể, theo Fox News, ông Tedros được cho là đã “tin” Bắc Kinh, nên đã đánh giá thấp tác động của virus bắt nguồn từ Vũ Hán. Những số liệu mà giới chức Trung Quốc công bố được cho là thấp hơn so với thực tế, và điều này đã ảnh hưởng đến sự ứng phó dịch bệnh của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trước đó, vào hôm 9/4, trong một bức thư gửi ông Tedros, một số thành viên của Đảng Cộng hòa từ Ủy ban Giám sát Hạ viện ở Hoa Kỳ đã yêu cầu ông tiết lộ mối quan hệ với các quan chức Trung Quốc.
“Trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO đã tránh đổ lỗi cho chính phủ Trung Quốc, hay còn gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc”, bức thư viết. “Ông, với tư cách là lãnh đạo của WHO, thậm chí đã đi xa đến mức ca ngợi sự ‘minh bạch’ của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng, trong khi, trên thực tế, chính quyền này đã liên tục nói dối với thế giới bằng cách báo cáo thấp số liệu thống kê về số người nhiễm bệnh và tử vong thực sự của họ”.
Bức thư cũng trích dẫn một thông điệp trên Twitter hồi tháng 1 của WHO, trong đó cho biết chính quyền Trung Quốc không tìm thấy “bằng chứng rõ ràng” về việc chủng mới của virus corona có thể lây từ người sang người.
Vào hôm 8/4, trong chương trình câu chuyện với Martha MacCallum của hãng Fox News, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Peter Navarro nói rằng, Tổng giám đốc WHO là một trong những “đại diện” của chính phủ Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ban-kien-nghi-yeu-cau-tong-giam-doc-who-tu-chuc-dat-gan-1-trieu-chu-ky.html
Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng,
Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng
Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus corona, đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong toả vốn đã khiến nền kinh tế nước này rơi vào tình thế đình trệ.Những người làm trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và một số dịch vụ khác sẽ được phép trở lại đi làm, nhưng phải tuân thủ các quy định an toàn nghiêm ngặt.
EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD
Pháp suy thoái kinh tế, Đức sụt giảm ‘nghiêm trọng’
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Còn lại toàn bộ dân chúng sẽ vẫn phải tiếp tục ở nhà.
Có hơn 16.970 người nhiễm virus Covid-19 đã tử vong tại Tây Ban Nha nhưng mức độ nhiễm mới đã giảm.
Italy, nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Âu với hơn 19.900 ca tử vong, sẽ cho phép một số ít các công ty trở lại hoạt động từ thứ Ba.
Tây Ban Nha nới lỏng lệnh phong toả
Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha hôm Chủ nhật nói rằng số ca tử vong hàng ngày tăng nhẹ, với 619 ca được báo cáo trong vòng 24 giờ trước đó, sau khi giảm trong ba ngày liên tục.
Tuy nhiên, số các ca nhiễm mới bằng khoảng một nửa so với số liệu một tuần trước đó, với 4.167 ca được xác nhận, nâng tổng số các ca dương tính ở nước này lên 166.019.
“Chúng ta còn xa mới đi tới chiến thắng để cuộc sống của chúng ta có thể trở lại bình thường,” Thủ tướng Pedro Sánchez cảnh báo.
“Chúng ta ai cũng muốn được ra phố trở lại… nhưng chúng ta muốn chiến thắng cuộc chiến này hơn, và ngăn chặn nguy cơ bệnh dịch quay trở lại,” ông nói thêm.
Hôm thứ Hai, chính phủ dỡ bỏ một số hạn chế vốn được áp dụng từ 27/3, và cho phép các doanh nghiệp không thể vận hành bằng cách cho nhân viên làm việc từ xa được mở cửa trở lại.
Giới chức dự tính sẽ phân phát 10 triệu khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Ông Sánchez nói quyết định được đưa ra sau khi tham vấn với một uỷ ban gồm các chuyên gia.
Ông cũng ghi nhận rằng Tây Ban Nha chưa bước vào “giai đoạn hai” của cuộc chiến chống lại virus corona, là giai đoạn có thể nới lỏng thêm nữa lệnh phong toả. Ông nói cần ít nhất là hai tuần nữa, và việc nới lỏng sẽ cần áp dụng “rất từ từ”.
Ý tiếp tục phong toả nhưng cho một số ít cơ sở kinh doanh tái mở cửa
Italy báo cáo có thêm 431 ca tử vong hôm Chủ nhật, là mức thấp nhất kể từ hơn ba tuần qua.
Tuy nhiên, nước này cho đến nay đã có số tử vong lên tới gần 20 ngàn.
Thủ tướng Giuseppe Conte hồi tuần trước nói việc phong toả sẽ kéo dài cho tới 3/5, nhưng có một số ít các cửa hàng và doanh nghiệp sẽ được phép mở cửa trở lại kể từ thứ Ba.
Trong số các cơ sở được phép hoạt động trở lại gồm có cửa hiệu sách, văn phòng phẩm và các cửa hàng bán quần áo trẻ em, ông nói.
Các nhà máy sẽ không được mở cửa hoạt động, tuy ông Conte nói ông sẽ tiếp tục đánh giá tình hình lây nhiễm mới và sẽ “hành động phù hợp” nếu điều kiện cho phép.
Anh, Đức sẽ rà soát, cân nhắc các biện pháp kiểm soát
Tại Đức, nơi có 3.022 người tử vong do Covid-19, các doanh nghiệp đang gây áp lực, đòi phải có kế hoạch cho việc chấm dứt tình trạng phong toả toàn quốc.
Vào thứ Tư, Thủ tướng Angela Merkel sẽ thảo luận về chiến lược chấm dứt phong toả với các lãnh đạo địa phương.
Tại Anh, người dân đang bước vào tuần phong toả thứ tư; chính phủ vào thứ Năm này sẽ xem xét việc có cần điều chỉnh các biện pháp giãn cách xã hội hay không.
“Ngày đau thương” của Anh khi số người chết vượt 10.000
Ông Boris Johnson xuất viện, Anh ‘bị dịch bệnh nặng’
Các bộ trưởng theo luật sẽ phải đánh giá xem các quy định đang áp dụng có hiệu quả hay không sau ba tuần yêu cầu người dân Anh ở nhà.
Hôm Chủ nhật, số ca tử vong tại các bệnh viện Anh Quốc đã vượt quá mốc 10 ngàn, đạt 10.612.
Con số đáng buồn được công bố vào ngày Thủ tướng Boris Johnson cảm ơn các nhân viên y tế khi ông được xuất viện sau một tuần phải vào điều trị do nhiễm virus corona.
Bộ trưởng y tế xứ Wales hồi tuần trước nói rằng việc phong toả để phòng chống virus corona sẽ được duy trì thêm “ít nhất là vài tuần nữa”.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cảnh báo rằng “không có khả năng hoặc triển vọng” dỡ bỏ các biện pháp này ngay sau kỳ lễ Phục sinh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52269194
Virus corona:
Lệnh phong tỏa làm thay đổi đời sống Anh thế nào
Đời sống ở nước Anh đã thay đổi hoàn toàn trong ba tuần qua, kể từ các hạn chế được đưa ra nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.Hôm 23/3, Thủ tướng Boris Johnson nói toàn bộ việc đi lại không cần thiết và các cuộc tụ tập nơi công cộng cần phải dừng, người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà để tập thể dục, để mua thực phẩm thiết yếu, đi vì lý do chăm sóc y tế, hoặc đi làm trong các trường hợp không thể làm việc tại nhà.
Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng, Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng
Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch
Toàn bộ các cửa hàng bán đồ không thiết yếu đều bị đóng cửa. Các quán rượu, nhà hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, các nơi thực hiện lễ nghi tôn giáo đều bị đóng cửa.
Các biện pháp hạn chế đã ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội.
1) Người dân hầu hết đều giữ khoảng cách xã hội
Việc phong toả là nhằm hạn chế tốc độ lây lan của virus corona trên toàn quốc, qua đó giúp Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) có khả năng đối phó được với tình hình, và rồi giảm bớt số ca tử vong do dịch bệnh.
Kể từ khi áp dụng lệnh phong tỏa, 23/3, số người được xét nghiệm và có kết quả dương tính với Covid-19 tăng từ 6.650 lên hơn 80 ngàn.
Tuy nhiên, các cố vấn chính phủ nói có bằng chứng cho thấy việc dân chúng tuân thủ các biện pháp đã đem lại hiệu quả.
“Ngày đau thương” của Anh khi số người chết vượt 10.000
Ông Boris Johnson xuất viện, Anh ‘bị dịch bệnh nặng’
Người dân cũng bắt đầu thích nghi với cách thức sử dụng dịch vụ y tế.
Trong tháng Ba, số người tới dịch vụ Tai nạn và Cấp cứu (A&E) ở các bệnh viện, cơ sở y tế giảm trong lúc số các cuộc điện thoại gọi tới đường dây nóng 111 của NHS cao kỷ lục.
2) Người dân ít đi lại hơn
Việc sử dụng dịch vụ giao thông công cộng giảm mạnh trong vài tuần qua, tuy xu hướng giảm đi lại đã bắt đầu từ trước khi lệnh phong tỏa được áp dụng, bởi nhiều người trước đó đã bắt đầu làm việc tại nhà.
Việc sử dụng giao thông đường bộ, đường hỏa xa và tàu điện ngầm tại London đã giảm 60% trong thời gian từ đầu tháng Hai đến đầu tháng Tư.
Nhu cầu dùng dịch vụ xe lửa trên toàn quốc cũng giảm đáng kể kể từ khi có lệnh phong tỏa, số liệu từ cơ quan hỏa xa Network Rail cho thấy.
Chẳng hạn như trong tuần trước khi lệnh phong tỏa được công bố, số người tới ga New Street của tỉnh Birmingham là trên nửa triệu, nhưng vào tuần đầu tháng Tư con số này giảm 86%, chỉ còn 71.230.
Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại London và Manchester.
Các chuyến đi tới công viên, bãi biển trong ngày 5/4, là Chủ nhật thứ nhì có lệnh phong tỏa, đã thấp hơn 29% so với các Chủ nhật khác, theo dữ liệu phân tích của Google.
3) Không khí trong lành hơn
Mức độ ô nhiễm không khí tại Anh đã giảm mạnh trong các tuần có lệnh phong tỏa.
Mức nitrogen dioxide (NO2) giảm trên toàn quốc, với mức trung bình hàng ngày giảm tới 40% so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Một số thành phố còn có mức giảm NO2 tới trên 60%, trong đó có Brighton và Portsmouth, theo kết quả phân tích dữ liệu do BBC thực hiện dựa trên thống kê của Defra.
4) Nhu cầu xin trợ cấp tăng lên
Khoảng 723.000 người đã nộp đơn xin trợ cấp dành cho người có thu nhập thấp (universal credit) kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu.
Trong số này, 473.000 người nộp đơn trong tám ngày đầu tiên, nhiều gần như tương đương số người nộp đơn trong cả ba tuần trước đó, và gấp gần 10 lần so với mức nộp đơn trung bình mỗi tuần bình thường.
Thêm 250.000 người nữa đăng ký trong tuần phong tỏa thứ nhì, theo Bộ Lao động và Hưu bổng.
Tuy Anh công bố chính sách hỗ trợ 80% lương cho các trường hợp tạm phải nghỉ việc do dịch bệnh, nhưng chính sách này không áp dụng cho một số nhóm đối tượng như người làm việc tự do, người đang nhảy việc hoặc bị mất việc trước khi chính sách này có hiệu lực. Do vậy, số người xin trợ cấp dành cho người có thu nhập thấp đã tăng vọt.
5) Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm để được lâu tăng cao
Trong tuần trước khi có lệnh phong tỏa, doanh số bán ở các siêu thị tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, bởi nhiều người đổ đi mua tích trữ.
Nhưng doanh số trung bình đã giảm 7,5% trong hai tuần phong tỏa đầu tiên, theo hãng tư vấn Neilsen.
Trong lúc có thêm nhiều người đặt mua online, nhưng 93% tổng hàng hóa được mua vẫn là từ cửa hàng, do các siêu thị khó đáp ứng được các nhu cầu đặt mua online.
6) Các cuộc gọi do bị bạo hành gia đình tăng cao
Đường dây trợ giúp đối với các vụ bạo hành gia đình của tổ chức National Domestic Abuse đã nhận được 25% cao hơn các cuộc gọi trong thời gian phong tỏa, tổ chức thiện nguyện Refuge nói.
Đường dây này nhận được nhiều hơn bình thường hàng trăm cuộc điện thoại mỗi tuần.
Việc phải sống cách ly khiến thái độ bạo hành vốn đã tồn tại từ trước càng trở nên tồi tệ, Refuge nói.
Tình trạng bạo hành gia đình gia tăng tại Anh, và cũng tăng ở các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn như Pháp báo các vụ bạo lực gia đình tăng 32%, Tây Ban Nha nói đường dây nóng về tình trạng bạo lực liên quan tới giới nhận được hơn 12% các cuộc gọi.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung được trình báo cảnh sát tại Anh (England) và xứ Wales đã giảm 20% trong các tuần gần đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52272833
Virus corona: “Ngày đau thương” của Anh
khi số người chết vượt 10.000
Vương quốc Anh ghi nhận thêm 737 bệnh nhân chết liên quan tới virus corona tại các bệnh viện, nâng tổng số người chết lên 10.612.Con số này được cập nhật sau khi một trong những cố vấn khoa học cấp cao của chính phủ nhận định Vương quốc Anh có thể sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu Âu.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói “hôm nay là một ngày đau thương”, đồng thời ca ngợi người dân đã thực hiện nghiêm túc việc ở nhà để phòng dịch bệnh.
Số người chết được báo cáo nói trên không bao gồm các ca tử vong bên ngoài bệnh viện.
Giữa lúc đó, Thủ tướng Boris Johnson, sau khi xuất viện đã bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã cứu sống ông.
Ông Hancock nói trong buổi họp báo hằng ngày:
“Hôm nay là một ngày đau thương khi chúng ta gia nhập nhóm các quốc gia có hơn 10.000 người chết liên quan tới virus corona.
“Việc đến nay có hơn 10.000 người mất đi sinh mạng do sát thủ vô hình này cho thấy virus corona nguy hiểm đến mức nào và tại sao các biện pháp được triển khai trên toàn quốc cần được mọi người hưởng ứng, tham gia.”
Ông Boris Johnson xuất viện, Anh ‘bị dịch bệnh nặng’
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘đã khỏe hơn, tiếp tục điều trị’
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘ổn định, không phải dùng máy thở’
Vương quốc Anh là quốc gia thứ năm có người chết vượt mốc 10.000, theo sau Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Pháp.
Trước đó, ông Jeremy Farrar, thành viên Nhóm cố vấn Khoa học về các Vấn đề Khẩn cấp (Sage), nói rằng Anh quốc có thể sẽ trở thành “một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất, nếu không nói là nước bị nặng nhất ở châu Âu”.
Để so sánh, ông nói, số người xét nghiệm “đáng kể” ở Đức đến nay là một trong những yếu tố chính giúp giữ số người nhập viện do virus corona thấp hơn Vương quốc Anh.
“Rõ ràng có những thứ đáng để học hỏi ở đây,” ông nhận xét.
Phản hồi lại ý kiến của ông Jeremy Farrar, ngài Bộ trưởng Y tế nói: “Tình hình dịch bệnh sắp tới sẽ như thế nào thì chúng ta chưa biết được bởi điều đó phụ thuộc vào hành vi của hàng triệu người và công chúng Anh quốc.”
Ông Hancock khẳng định chính phủ hiện đang tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia “vô cùng nghiêm túc”.
Giám đốc y tế của Cơ quan Y tế Công cộng nước Anh, giáo sư Yvonne Doyle, cho biết số người nhiễm virus corona nhập viện tại London đang ổn định, nhưng lại tăng ở các vùng tây bắc Anh, Yorkshire và đông bắc Anh.
Về những người có thân nhân tử vong, Bộ trưởng Hancock chia sẻ: “Nỗi đau của họ là nỗi đau chung và chúng ta sẽ không bao giờ quên họ.”
‘Con sẽ nhớ mọi thứ về mẹ’
Janice Graham, 58 tuổi, là nhân viên của Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) đầu tiên tại Scotland chết do virus corona. Con trai của bà nói rằng sẽ nhớ “tất cả mọi thứ về mẹ”.
Bộ trưởng Y tế cũng biểu dương dân chúng Anh quốc về việc “đã đối mặt với thách thức” bằng cách ở nhà.
“Việc kiên định thực hiện giãn cách xã hội đã tạo ra khác biệt,” ông nói.
Các bộ trưởng tiếp tục kêu gọi người dân ở nhà trong dịp lễ Phục sinh cuối tuần nhằm hạn chế đà lây lan của virus, dù thời tiết nắng ấm rất đẹp khắp Vương quốc Anh.
Việc số người chết do virus corona giảm trong ngày không mang lại nhiều lạc quan trong bối cảnh tổng số người chết đã vượt mốc 10.000.
Và chúng ta biết rằng số người chết thực sự còn cao hơn nữa do số liệu thống kê chính thức không bao gồm những trường hợp chết do virus corona nhưng chưa được báo cáo với Bộ Y tế.
Nhưng tình hình nhìn chung vẫn đang cải thiện.
Cho tới cuối tuần trước, con số người chết mới thường tăng gấp đôi sau ba ngày rưỡi. Nếu điều đó tiếp diễn, chúng ta đã phải chứng kiến hơn 2.500 người chết trong ngày hôm nay. Nhưng đà tăng đó đã không xảy đến.
Số người chết mới giảm trong ngày hôm nay có thể một phần do việc báo cáo không được đầy đủ trong ngày nghỉ. Nhưng dù chưa xét hết mọi khía cạnh, vẫn có thể thấy số người chết được công bố mỗi ngày đã ổn định dưới 1.000.
Đây vẫn là con số đáng sợ. Nhưng việc các ca nhiễm mới, số lượng người nhập viện và số người chết do virus corona giảm là bằng chứng cho thấy các biện pháp phong tỏa phát huy tác dụng.
Bộ trưởng Y tế cũng công bố kế hoạch triển khai ứng dụng của NHS để cảnh báo người dùng về việc liệu gần đây họ có tiếp xúc gần với người bị nghi nhiễm virus corona.
Ông Hancock còn có ý kiến về các chỉ trích liên quan đến tình trạng thiếu trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho đội ngũ nhân viên NHS.
Ông phủ nhận cáo buộc chính phủ đã chậm trễ trong việc dự trữ PPE và nói rằng nguồn cung là “đáng kể” nhưng đồng thời thừa nhận “còn nhiều việc phải làm”.
Hiện hệ thống y tế đang dùng “một số lượng kỷ lục”, ông nói thêm.
Bộ trưởng Hancock khẳng định hiện chỗ dự phòng cho các trường hợp cấp cứu nghiêm trọng đã nhiều hơn so với lúc virus corona “lần đầu đổ bộ vào đây”.
Tính đến ngày Chủ nhật, có 2.295 trường hợp cấp cứu tích cực tại Anh, tăng 150 so với ngày thứ Bảy, ông cho biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52242257
Virus corona : Tổng thống Pháp có thể
thông báo triển hạn lệnh phong tỏa
Thanh PhươngVào tối nay, 13/04/2020, tổng thống Emmanuel Macron sẽ ngỏ lời với dân Pháp để thông báo quyết định triển hạn lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh là cuộc chiến chống virus corona còn lâu mới chấm dứt, mặc dù các số liệu của những ngày qua cho thấy tình hình dịch bệnh bắt đầu có vẻ khả quan.
Lệnh phong tỏa toàn quốc đã được ban hành ngày 16/03 và đã từng được triển hạn cho đến ngày 15/04. Theo hãng tin AFP, những người thân cận với tổng thống Macron cho biết là ông sẽ thông báo quyết định triển hạn lệnh phong tỏa này đến tháng năm, có thể là đến một thời điểm sau những ngày nghỉ bắc cầu 8-10/05. Ngay từ thứ ba vừa qua, thủ tướng Edouard Philippe đã chuẩn bị tinh thần cho dân Pháp, khi báo trước là thời gian phong tỏa sẽ kéo dài.
Nhưng công luận Pháp cũng đang chờ đợi xem tổng thống Macron có kế hoạch nào để khởi động lại nước Pháp sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy vậy, gần như chắc chắn là nước Pháp sẽ không trở lại hoạt động bình thường ngay sau khi hết phong tỏa, vì các cơ sở kinh doanh và các trường học sẽ không sớm mở cửa trở lại.
Theo AFP, trong bài phát biểu tối nay, tổng thống Macron còn phải thuyết phục mọi người về khả năng của ông xử lý khủng hoảng y tế, vào lúc mà theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, dân Pháp rất bất bình về cách đối phó của chính phủ với dịch Covid-19, nhất là về vấn đề khẩu trang. Chính phủ Pháp đã không nhập về kịp số lượng khẩu trang đã hứa cho các nhân viên y tế, đồng thời cho tới nay vẫn chủ trương không khuyến cáo toàn dân đeo khẩu trang, trong khi một số nước châu Âu đã làm như vậy.
Tuy nhiên, cũng theo AFP, ông Macron sẽ không đưa ra những quyết định rất cụ thể về phòng chống dịch Covid-19 : việc đeo khẩu trang, phương pháp xét nghiệm, định vị các bệnh nhân. Đó là những quyết định mà thường tổng thống Pháp để cho thủ tướng hoặc bộ trưởng Y Tế thông báo.
Theo các số liệu do Tổng Cục Y Tế công bố hôm qua, cho đến nay đã có 14.393 người chết vì dịch Covid-19 tại Pháp, trong đó có hơn 9.000 ca tử vong trong các bệnh viện, số còn lại chủ yếu là trong các viện dưỡng lão. Như vậy trong vòng 24 tiếng đồng hồ chỉ có thêm 310 người chết trong các bệnh viện, thấp hơn nhiều so với con số 603 được thông báo hôm thứ hai tuần trước, số tử vong cao nhất được ghi nhận cho tới nay tại Pháp. Ngoài ra, trong ngày thứ tư liên tiếp, số bệnh nhân phải nằm trong phòng hồi sức đã giảm thêm, tuy là giảm chút ít, tức là bớt đi 35 bệnh nhân, xuống còn 6.845 người.
Tuy nhiên, Tổng cục Y tế nhấn mạnh là dân Pháp « vẫn phải rất cảnh giác, bởi vì các bệnh viện và nhất là các khoa hồi sức đang phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200413-virus-corona-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-s%E1%BA%BD-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-tri%E1%BB%83n-h%E1%BA%A1n-l%E1%BB%87nh-phong-t%E1%BB%8Fa-th%C3%AAm-nhi%E1%BB%81u-tu%E1%BA%A7n
Covid-19: Bắc Kinh đòi Paris ủng hộ Hoa Vi
trong hồ sơ 5G để đổi lấy khẩu trang ?
Mai VânGiữa lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Pháp, khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc phải chăng đã trở thành một phương tiện được Bắc Kinh dùng để bắt bí Paris ? Đây chính là cáo buộc mà dân biểu đảng Cộng Hòa Mỹ Mark Green đã đưa ra hôm 05/04/2020 khi ông trả lời đài truyền hình Mỹ Fox News. Lời khẳng định của dân biểu Mỹ đã bị Pháp phản bác và giới chuyên gia cho là khó tin.
Theo kênh truyền thông Pháp Franceinfo ngày 10/04, ông Mark Green, dân biểu bang Tennessee ở Mỹ đã khẳng định rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron cho tập đoàn viễn thông số một Trung Quốc là Hoa Vi, được hưởng ưu đãi trong việc có được thị trường thiết bị 5G tại Pháp, đánh đổi với cả tỷ khẩu trang mà Paris đặt mua của Trung Quốc.
Kênh phát tán những cáo buộc nặng nề này lại là Fox News, một phương tiện truyền thông rất bảo thủ của Mỹ, thường xuyên bị buộc tội loan truyền các loại thuyết âm mưu và “tin giả fake news”.
Tại Pháp, những cáo buộc này đã được dân biểu đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia RN Jérôme Rivière chuyển tiếp trên mạng Twitter ngay hôm Chủ Nhật 05/04.
Chính phủ Pháp bác bỏ thông tin
Theo Franceinfo, lời khẳng định của ông Mark Green đã nhanh chóng bị Đại Sứ Quán Pháp tại Mỹ bác bỏ trong một tin nhắn Twitter. Sứ quán Pháp viết: “Điểm đó không được nêu ra, cả trong cuộc thảo luận mới nhất giữa tổng thống Macron và chủ tịch Tập Cận Bình, cả trong các cuộc trao đổi khác”.
Được đài Franceinfo chất vấn, Điện Elysée cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Giới chuyên gia Pháp về Trung Quốc cũng hoài nghi
Theo Franceinfo, lập luận về việc Pháp bị Trung Quốc bắt bí cũng bị các chuyên gia về Trung Quốc cho là không đáng tin cậy.
Giáo sư Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS cho rằng: “Hành động bắt bí như vậy sẽ đi ngược lại hoàn toàn với chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc, đang muốn cho thấy họ là một cường quốc vô vị lợi, đang ra tay giải cứu thế giới và có khả năng làm được điều đó nhờ vào chính sách chống dịch ‘đúng đắn’ của họ”.
Nhà nghiên cứu Marc Julienne, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp Ifri cũng nhận định: “Sự kiện đó không khớp với hình ảnh mà Trung Quốc đang cố gắng áp đặt cho thế giới hiện nay… Một cách tiếp cận kiểu đó sẽ hoàn toàn phản tác dụng đối với Bắc Kinh: thay vì thể hiện mình trong tư thế một cường quốc có trách nhiệm và tinh thần liên đới, Trung Quốc lại hiện ra dưới mắt nước Pháp như là một cường quốc đi cưỡng chế.”
Theo ông Marc Julienne, “Về phía Pháp, rất khó có khả năng tổng thống Macron chấp nhận một thỏa thuận như vậy, vì điều đó có nghĩa là đưa ra một quyết định khẩn cấp về một vấn đề chiến lược dài hạn [cơ sở hạ tầng 5G]”… Nhất là khi trong những tháng gần đây, Pháp đang cố tìm cách – ngoại giao nhất - để không cho phép Hoa Vi thâm nhập thị trường Pháp.”
Hoa Kỳ cực lực tố cáo Hoa Vi
Sự phát triển của màng lưới 5G đã trở thành một vấn đề địa chính trị quốc tế, đặc biệt là ở châu Âu. Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn không cho châu Âu tin tưởng vào Hoa Vi, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Nhật báo Mỹ Wall Street Journal đã trích dẫn một số quan chức Mỹ cho rằng Hoa Vi đang bị chính phủ Trung Quốc buộc phải cài đặt các cửa hậu bí mật trong các mạng điện thoại di động của họ để Bắc Kinh có thể nghe trộm.
Các cáo buộc này đã bị Hoa Vi bác bỏ, nhưng Trung Quốc lo ngại rằng nhà sản xuất của họ sẽ bị cấm ở thị trường Pháp và châu Âu.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp thậm chí còn gia tăng áp lực, đe dọa hai tập đoàn Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) bằng các biện pháp trả đũa ở Trung Quốc nếu Hoa Vi bị thiệt thòi.
Dịch Covid-19 trì hoãn việc phát triển mạng 5G ở Pháp
Chính trong bối cảnh đó, Paris đang phải nhanh chóng cấp phép cho các yêu cầu thiết bị từ phía các công ty điện thoại Pháp, vốn có quyền lựa chọn giữa các nhóm Nokia và Ericsson của châu Âu và Hoa Vi của Trung Quốc để triển khai mạng 5G của họ. Quyết định dự kiến đưa ra vào tháng Hai, những đã bị trì hoãn, và dịch Covid-19 bùng lên đã làm tình hình rắc rối thêm.
Về mặt chính thức, chính quyền Pháp không phân biệt đối xử với bất kỳ công ty nào, dù đó là Mỹ hay Trung Quốc. Thế nhưng bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire không che giấu là yếu tố an ninh tối quan trọng trong việc bật đèn xanh cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở của mạng 5G.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200413-covid-19-b%C4%83%CC%81c-kinh-%C4%91o%CC%80i-paris-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-hoa-vi-trong-h%C3%B4%CC%80-s%C6%A1-5g-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%95i-l%E1%BA%A5y-kh%C3%A2%CC%89u-trang
Giới nghiên cứu Pháp
chế tạo khẩu trang có thể dùng 100 lần
Tuấn ThảoTại Pháp, một nhóm chuyên gia nghiên cứu đã hợp tác với giới sản xuất công nghiệp để chế tạo một loại khẩu trang đặc biệt. Ngoài công dụng phòng ngừa về mặt y tế cũng như chống bụi mịn, loại khẩu trang này được bán với 5 bộ lọc gồm nhiều lớp có thể giặt sạch và như vậy khẩu trang có thể được dùng đến 100 lần.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu Pháp làm việc tại Grenoble cho Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (Commissariat à l’Énergie Atomique gọi tắt là CEA), họ đã hợp tác với tập đoàn Pháp Michelin chuyên sản xuất bánh xe hơi (trụ sở đặt tại Clermont-Ferrand) để chế tạo loại khẩu trang có thể tái sử dụng. Khẩu trang này có cấu tạo công phu, cho nên có thể dùng đi dùng lại mà vẫn giữ được độ bền và nhất là công dụng được bảo đảm.
Ý tưởng chế tạo khẩu trang đã được đề xuất cách đây ba tuần. Một đoàn thể ở Grenoble gồm khoảng 40 nhà nghiên cứu đã dùng những kinh nghiệm khoa học của họ trong lãnh vực trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm, để lao vào việc chế tạo khẩu trang y tế. Đoàn thể này có tên là VOC-Cov (Volonté d’organiser contre le Covid-19) nhằm đề ra những sáng kiến chống dịch do virus corona gây ra. Ủy ban Năng lượng Nguyên tử CEA Grenoble cho biết đã cung cấp cơ sở nghiên cứu và các kết quả thử nghiệm của mình, trong khi công ty Michelin bắt tay vào việc chế tạo bản thiết kế nguyên mẫu.
Đợt khẩu trang đầu tiên, theo hãng tin AFP, được tung ra trong tuần này và do công ty Ouvry SAS thực hiện. Đây là một doanh nghiệp sản xuất có trụ sở đặt tại thành phố Lyon, trước đây chuyên sản xuất các trang thiết bị bảo hộ cá nhân dành cho giới chuyên viên. Các loại thiết bị đều gắn nhãn hiệu bảo đảm của các ngành NRBC (chữ viết tắt của hạt nhân, X quang, sinh học và hóa học).
Trước mắt, công ty này sản xuất 130.000 khẩu trang theo đơn đặt hàng của tập đoàn Michelin, số khẩu trang này được dự trù quyên tặng cho các cơ sở y tế địa phương, vốn đang ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Còn mục tiêu trung hạn là đạt tới mức sản xuất ít nhất là 1 triệu chiếc khẩu trang mỗi tuần trong tháng 5/2020 và như vậy tới tháng 6, công ty này có thể cung cấp 5 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng, tương đương với 500 triệu khẩu trang loại chỉ dùng một lần.
Loại khẩu trang đặc biệt này sẽ có gắn nhãn hiệu ‘‘OCOV®’’ và được bảo vệ bởi bằng phát minh. Khẩu trang này được bán với giá ban đầu là 28 euro mỗi chiếc, tức cao gần gấp 5 lần loại khẩu trang FFP2 (Face Filter P2) dành cho giới chuyên viên. Đổi lại, loại khẩu trang mới có thể được sử dụng lâu hơn, người dùng sau khi xài xong 5 bộ lọc, có thể mua thêm các lớp lọc khác để thay thế, mà không cần phải vứt bỏ khẩu trang.
Tỷ lệ ‘‘thất thoát’’ của loại khẩu trang ‘‘OCOV®’’ cũng thấp hơn gấp 5 lần so với khẩu trang có tiêu chuẩn FFP2. Tỷ lệ thất thoát của bộ lọc càng thấp, thì công dụng khẩu trang càng tốt. Điều đó chủ yếu nhờ vào bộ lọc không khí tinh vi được cấu tạo với nhiều lớp lưới dày kín, kể cả các lớp lọc bụi cực mịn, lớp than hoạt tính dùng để lọc hóa chất. Khẩu trang này sau thử nghiệm của giới chuyên gia vẫn tạo cho người đeo cảm thấy dễ thở nhưng vẫn có lưới lọc dày đặc chứ không thưa, ngăn không cho bụi mịn lọt qua dù có đường kính cực nhỏ.
Với giá thành tương đối cao, có thể nói là trong thời gian đầu, loại khẩu trang này chưa chắc gì sẽ được sản xuất một cách đại trà, nhằm phổ biến rộng rãi trên thị trường, dành cho mọi đối tượng. Công dụng của loại khẩu trang này trước hết nhắm vào giới chuyên ngành y tế. Cho dù có đạt tới đỉnh điểm trong
tháng Tư, nhưng thời gian giảm dần các biện pháp phong tỏa sẽ kéo dài và giới chuyên viên ngành y tế sẽ vẫn phải đối phó với các làn sóng bệnh nhân tiếp tục được đưa vào khoa cấp cứu hay hồi sức, dù số bệnh nhân có thể giảm bớt.
Trong tình huống này, các bệnh viện công trong vùng Grenoble và Lyon Alpes, các cơ quan y tế trong các tỉnh Auvergne và Rhône-Alpes (AURA), cũng như Hiệp hội các bác sĩ chuyên về dịch bệnh hay thiên tai SFMC đã đồng ý hợp tác với nhóm chuyên gia nghiên cứu của đoàn thể VOC-Cov, chẳng những để hoàn thiện việc phòng chống dịch Covid-19 qua việc bảo đảm an toàn nhiều hơn nữa cho giới bác sĩ y tá, mà còn để chuẩn bị các biện pháp ứng phó cho thời kỳ hậu phong tỏa.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200413-gi%E1%BB%9Bi-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-ph%C3%A1p-ch%E1%BA%BF-t%E1%BA%A1o-kh%E1%BA%A9u-trang-c%C3%B3-th%E1%BB%83-d%C3%B9ng-100-l%E1%BA%A7n
Gaël Giraud : Khủng hoảng corona
xua tan các huyền thoại về kinh tế
Thụy MyTrả lời phỏng vấn tuần báo L’Obs, nhà kinh tế Gaël Giraud nhận định từ nhiều năm qua người ta đã biết rằng hệ thống hiện nay là dễ tổn thương. Nhưng tại sao lại không hành động gì ? Đó là do những luận thuyết không căn cứ : tư nhân hóa, tự do mậu dịch, kỷ luật ngân sách…
L’Obs : Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể so sánh với những cú sốc kinh tế trước đây không ?
Gaël Giraud : Không, vì nó là duy nhất. Ngược với sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 và khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprimes) năm 2008, nó đánh ngay và trước hết vào trung tâm nền kinh tế thực. Bộ máy sản xuất bị ngưng lại, các chuỗi giá trị toàn cầu chậm đi hoặc khựng lại, lao động bị đình công bất đắc dĩ. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng theo như Keynes là cầu không đủ, mà còn khủng hoảng cả về cung.
Đại dịch đánh dấu việc bước vào một thời kỳ mới, xuyên qua các nguy cơ có liên quan đến hiện tượng hâm nóng khí hậu, và mở rộng thêm bởi một chủ nghĩa tư bản quá thiên về chứng khoán, làm chúng ta trở nên hết sức dễ tổn thương trước sự hữu hạn của thế giới.
Ông muốn nói về tính dễ tổn thương như thế nào ?
Không phải tất cả mọi người đều có thể làm việc ở nhà. Thế nhưng chúng ta đã cùng xây dựng một hệ thống, chẳng hạn trong đó một số thực phẩm đã đi hai vòng thế giới trước khi đến bàn ăn của chúng ta. Để đạt lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn, chúng ta đã dựng lên các chuỗi cung ứng theo nguyên tắc giảm thiểu nguyên vật liệu và thành phẩm tồn trữ nhằm giảm chi phí, giao hàng trong thời gian ngắn nhất.
Luồng cung ứng này rất dễ tổn thương vì chỉ cần một công ty trong chuỗi ngưng làm việc – vì nhân viên bị bệnh hoặc từ chối làm do sợ rủi ro – sẽ làm cả chuỗi bị tắc. Một số thành phố trong những ngày, những tuần lễ tới có thể sẽ có kinh nghiệm cay đắng với việc cung ứng thực phẩm.
Trong hệ thống này, thị trường tài chính rất vô chừng vì bất chấp những cảnh báo từ hơn mười năm qua, vẫn chưa có biện pháp nghiêm túc để kìm lại các bong bóng và tình trạng hoảng loạn chứng khoán. Do theo giáo điều tân tự do mà không có cơ sở khoa học, bệnh viện thiếu phương tiện và một số dịch vụ công bị tư nhân hóa. Chúng ta đã biết những điều ấy từ nhiều năm, và nay thì sự dễ vỡ ấy nổ tung trước mắt chúng ta.
Đại dịch corona xảy ra trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và thiên về tài chính. Tình trạng tài chính hóa này tiết lộ những gì ?
Các thị trường tài chính mà chúng ta cố gắng dựa vào để tạo ra thịnh vượng từ nhiều thập kỷ, không hề dự đoán được đại dịch. Tuy nhiên đó không phải là một sự kiện không thể tiên đoán, một « thiên nga đen » : Tổ chức Y tế Thế giới dự báo các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc là những nguy cơ dịch tễ lớn. Vậy mà chúng ta vẫn tiếp tục duy trì ảo tưởng thị trường tài chính là kim chỉ nam cho xã hội ?
Ngoài ra từ 30 năm qua, toàn cầu hóa dựa vào năng lượng hóa thạch dồi dào, đặc biệt là dầu lửa. Năng lượng này làm cho Trái Đất nóng hẳn lên. Đồng thời giúp mở rộng các chuỗi sản xuất, làm phí vận chuyển trở nên không đáng kể, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất sang những nước có giá lao động rẻ, trước hết là Trung Quốc. Ngày nay nền kinh tế thực bị ngưng đọng khiến giá dầu lao dốc. Sự sụt giá này không chỉ tác động lên các công ty dầu lửa mà cả vào lãnh vực tài chính. Có vô số cổ phiếu dựa vào năng lượng hóa thạch.
Sự kết thúc toàn cầu hóa về hàng hóa có thể gây sụp đổ giá trị những chứng khoán này. Cộng thêm sự hoảng loạn của các định chế tài chính đang nắm hàng núi nợ tư nhân, chỉ có thể hoàn trả khi GDP tiếp tục tăng trưởng. Thế nhưng năm 2020 sẽ là một năm suy thoái cho đa số nước. Nhiều nhà đầu tư đã hiểu ra rằng sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán với các cổ phiếu này.
Như vậy cần phải chờ đợi điều gì ?
Một sự sụp đổ còn kinh khủng hơn cả năm 2008, trừ phi các Nhà nước hành động thật nhanh và mạnh để tránh cho nền kinh tế thực bị suy sụp hàng loạt. Chính quyền Trump đã loan báo hỗ trợ gần 1.000 tỉ đô la cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đưa ra kế hoạch 750 tỉ euro để mua lại nợ.
Đó là những quyết định đúng đắn ở cấp vĩ mô, nhưng tất cả còn tùy thuộc vào các sử dụng những khoản tiền này. Cần hướng về các công ty vừa và nhỏ, các gia đình, giảm lãi suất và tăng lượng tiền lưu thông (quantitative easing). Nếu không, một lần nữa số tiền này sẽ chỉ dùng để cứu các ngân hàng.
Những nước nào dám chi ra hàng loạt để cứu nền kinh tế thực của mình, sẽ sớm ra khỏi khủng hoảng. Chúng ta « đang trong tình trạng chiến tranh » ? Cần phải hiểu về thâm hụt ngân sách phải chịu đựng : đối với Hoa Kỳ là 12% GDP năm 1942, 26% năm 1943, 21% năm 1944 và 20% năm 1945. Những ai gắn bó với chủ thuyết ngân sách khắc khổ (không có căn cứ về kinh tế), sẽ phải chịu đựng suy thoái nặng nề cho đến nỗi cuộc khủng hoảng 2008 chỉ là một cuộc dạo mát.
Bây giờ là Nhà nước phúc lợi, quốc hữu hóa, tái thúc đẩy ngân sách…Phải chăng cuộc khủng hoảng virus corona đã làm sụp đổ các giáo điều kinh tế ?
Đúng vậy. Tôi rất vui khi nghe tổng thống Pháp trong cuộc họp nội các nói rằng từ nay không còn giới hạn nợ công. Hy vọng cuộc khủng hoảng này là dịp để làm xì hơi những huyền thoại kinh tế : trước mắt, Nhà nước cần tài trợ khẩn cấp cho các bệnh viện công và tái điều chỉnh hệ thống giá (ít nhất là tạm thời) để tránh nhu yếu phẩm bị tăng giá, cũng như thái độ trục lợi của một số người vô trách nhiệm.
Cũng mong cuộc khủng hoảng còn là cơ hội để từ bỏ tự do mậu dịch, đưa sản xuất trở về nước, tái kỹ nghệ hóa nước Pháp, bảo hộ sinh thái, xã hội và dịch tễ. Cơ hội để ngưng chạy theo ảo tưởng cạnh tranh đơn thuần và hoàn hảo, mà Ủy Ban Châu Âu đã nhân danh để cấm hỗ trợ cho những ngành công nghiệp và thương mại đặc thù. Nhất là, cơ hội để chấm dứt lệ thuộc vào việc chống lại thâm hụt ngân sách. Còn phải cần bao nhiêu người chết nữa tại khoa cấp cứu các bệnh viện để hiểu được điều ấy ?
Đại dịch này khiến người ta nghĩ đến phi toàn cầu hóa hoặc chủ nghĩa bảo hộ ?
Nó buộc chúng ta phải hiểu rằng chủ nghĩa tư bản không thể sống được nếu không có dịch vụ công mạnh, và phải xem lại tận gốc cung cách sản xuất, tiêu thụ. Đây không phải là đại dịch cuối cùng : nạn phá rừng cũng như chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán khiến chúng ta tiếp xúc với thú vật cùng với các loại virus chưa hề biết đến. Tầng đất đóng băng vĩnh cửu (pergélisol) bị tan băng, có nguy cơ phát tán các dịch bệnh nguy hiểm : cúm « Tây Ban Nha » năm 1918, bệnh than…Chăn nuôi công nghiệp với những con vật cùng loài sống chen chúc, căng thẳng cũng tạo điều kiện cho nạn dịch lan tràn.
Trong ngắn hạn, cần phải quốc hữu hóa các công ty và có thể một số ngân hàng. Nhưng chúng ta cần nhanh chóng rút ra bài học của mùa xuân này : đưa sản xuất trở lại trong nước, điều chỉnh lãnh vực tài chính, xem lại các tiêu chí kế toán để đánh giá khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất, thiết lập hàng rào thuế carbone và dịch tễ, đưa ra kế hoạch tái thúc đẩy nền kinh tế cho Pháp và châu Âu để tái thiết sinh thái…
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản biết được cái giá của mọi thứ, nhưng lại không biết về một giá trị gì. Nguồn gốc thực sự của giá trị là mối tương quan giữa người với người, và giữa con người với môi trường. Khi muốn tư hữu hóa, chúng ta phá hủy mối quan hệ này và khiến xã hội nguy ngập. Ngay đối với giới đặc quyền, tư nhân hóa hệ thống y tế là phi lý : họ không thể tách rời hoàn toàn với những người nghèo nhất, ít ra là cần có người mang thức ăn đến cho mình. Bệnh tật vẫn luôn đuổi theo họ. Y tế là tài sản chung của thế giới và phải được quản lý như thế.
Phải chăng chúng ta đang học cách giảm phát ?
Tôi nghĩ rằng một số người – đang mơ mộng theo chủ thuyết nền văn minh công nghiệp sẽ sụp đổ – họ sẽ nhanh chóng giảm nhiệt khi đối mặt với những gì đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay, với sự chững lại thô bạo của nền kinh tế: thất nghiệp, phá sản, những cuộc đời tan vỡ, những cái chết, những đau đớn hàng ngày đối với những người gánh chịu suốt đời di chứng từ con virus.
Tiếp bước lá thư của Đức giáo hoàng Phanxicô gởi các giám mục « Laudato si’ » (Chúc tụng Chúa, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta), tôi muốn hy vọng rằng đại dịch này sẽ là cơ hội để định hướng lại cuộc sống và các định chế của chúng ta, về phía một mô hình tăng trưởng giản đơn và tôn trọng tính hữu hạn.
http://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20200413-ga%C3%ABl-giraud-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-corona-xua-tan-c%C3%A1c-huy%E1%BB%81n-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-kinh-t%E1%BA%BF
Phần Lan thất vọng về hai triệu khẩu trang TQ
Chính phủ Phần Lan cho biết hai triệu khẩu trang mua từ Trung Quốc nhằm đối phó Covid-19 không phù hợp để sử dụng trong các bệnh viện.Bộ trưởng Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen hôm 7/4 đăng trên Twitter hình ảnh lô hàng gồm hai triệu khẩu trang và 230.000 mặt nạ phòng độc được dỡ xuống tại sân bay Helsinki trên chuyến bay của hãng Finnair từ Quảng Châu, Trung Quốc, cho hay các thiết bị sẽ được “kiểm tra và thử nghiệm” trước khi sử dụng.
Tuy nhiên một ngày sau đó, giới chức Phần Lan phát hiện khẩu trang không đáp ứng các tiêu chuẩn chống lại nCoV trong môi trường y tế.
“Tất nhiên chúng tôi có chút thất vọng”, thư ký thường trực Bộ Y tế Kirsi Varhila nói trong một cuộc họp báo, thêm rằng những khẩu trang này có thể được sử dụng ở các cơ sở chăm sóc sức khoẻ trong khu dân cư hoặc cho những nhân viên chăm sóc y tế tại nhà.
Các nước châu Âu khác cũng gặp vấn đề tương tự sau khi đặt mua thiết bị từ Trung Quốc, do thị trường khẩu trang Trung Quốc “cực kỳ hỗn loạn”, Tomi Lounema, người đứng đầu cơ quan ứng phó khẩn cấp Phần Lan, nói trong một cuộc họp báo. “Giá liên tục tăng, việc mua hàng phải được thực hiện nhanh chóng và trả tiền trước. Rủi ro thương mại rất cao”, Lounema nói.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 9/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng sau khi xem xét vấn đề, chính phủ nước này phát hiện lô khẩu trang trên được phía Phần Lan mua thông qua các kênh thương mại trung gian và công ty này xin phép hải quan Trung Quốc cho xuất khẩu dưới danh mục không phải khẩu trang y tế.
Trong những tuần gần đây, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia đã trả lại khẩu trang mua từ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cho rằng tình trạng này xảy ra bởi các quốc gia không “kiểm tra kỹ” sản phẩm trước khi mua.
Chính phủ Phần Lan không tiết lộ số tiền bỏ ra cho các lô hàng, nhưng tuyên bố sẽ chi thêm 600 triệu euro (656 triệu USD) để mua thiết bị bảo hộ, một phần trong gói cứu trợ 4,1 tỷ euro (gần 4,5 tỷ USD) để chống lại tác động của Covid-19. Chính phủ cũng sẽ thỏa thuận với 3 công ty trong nước để sản xuất 200.000 khẩu trang mỗi ngày, bắt đầu từ cuối tháng này.
Phần Lan hiện ghi nhận hơn 2.900 ca nhiễm nCoV, trong đó 49 trường hợp đã tử vong. Nước này hiện cần khoảng nửa triệu khẩu trang và 50.000 mặt nạ phòng độc mỗi ngày, trong khi nhiều khu vực đối mặt tình trạng thiếu hụt. Thủ tướng Sanna Marin chỉ trích một số chính quyền địa phương vì không dự trữ thiết bị bảo hộ đủ dùng cho 3-6 tháng như quy định trong kế hoạch phòng chống đại dịch của Phần Lan.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34065-phan-lan-that-vong-ve-hai-trieu-khau-trang-tq.html
Covid-19: TT Thổ Nhĩ Kỳ
bác đơn từ chức của bộ trưởng Nội Vụ
Thùy DươngTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua 12/04/2020 đã từ chối đơn từ chức của bộ trưởng Nội Vụ Süleyman Soylu. Lãnh đạo bộ Nội Vụ muốn từ nhiệm vì những thất bại khi đưa ra biện pháp phong tỏa đột xuất để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Tối thứ Sáu tuần trước (10/04), bộ trưởng Nội Vụ Süleyman Soylu phát lệnh phong tỏa 31 thành phố lớn trong vòng 48 giờ đồng hồ trong hai ngày nghỉ cuối tuần, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực chỉ hai giờ sau khi được ban bố. Thông báo đột ngột của bộ trưởng đã khiến đông đảo dân chúng lo ngại và đổ xô đi mua sắm thực phẩm dự phòng.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer giải thích:
« Cuối cùng, thực ra, thông báo từ chức của Süleyman Soylu, người giữ chức bộ trưởng Nội Vụ từ 3 năm rưỡi qua, chỉ là một cú nắn gân mạo hiểm của gương mặt đại diện cho bộ máy hành pháp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một tin nhắn trên mạng xã hội Twitter, bộ trưởng Soylu giải thích ông từ chức là do quản lý không tốt sau khi ra lệnh phong tỏa. Quả thực, tối thứ Sáu tuần trước, hàng chục triệu người Thổ Nhĩ Kỳ đến những giờ phút cuối mới biết họ sẽ phải ở yên trong nhà trong hai ngày nghỉ cuối tuần. Khoảng 300.000 người đồng loạt đổ xô đến các trung tâm thương mại vẫn còn mở cửa để mua thực phẩm, bất chấp dịch bệnh.
Không đồng ý để bộ trưởng Nội Vụ từ chức, tổng thống Recep Tayyip Erdogan như vậy thừa nhận là đã không được thông báo trước về biện pháp phong tỏa. Ít nhất thì cũng có vẻ là như vậy, và đây là một điều lăng nhục đối với tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Còn về bộ trưởng Nội Vụ Süleyman Soylu, không những ông này cứu được chiếc ghế bộ trưởng của mình, mà còn củng cố được vị thế trong chính phủ vì được coi là người cần thiết cho tổng thống. Tuy nhiên, chiến thắng này có thể sẽ chọc tức các đối thủ của ông, đầu tiên phải kể đến bộ trưởng Tài Chính Berat Albayrak, con rể của tổng thống Recep Tayyip Erdogan ».
Về diễn biến của dịch Covid-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ, đà lây lan đã tăng tốc trong những ngày gần đây. Theo số liệu chính thức của bộ Y Tế nước này, công bố tối hôm qua, 12/04, đã có gần 57.000 người bị nhiễm bệnh và khoảng 1.200 người chết.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200413-covid-19-tt-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-b%C3%A1c-%C4%91%C6%A1n-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-n%E1%BB%99i-v%E1%BB%A5
Virus corona tăng tốc lây lan,
Matxcơva dùng thông hành điện tử chống dịch
Thanh PhươngHôm nay, 13/04/2020, thành phố Matxcơva khởi động một hệ thống giấy thông hành điện tử để gia tăng kiểm soát lệnh phong tỏa trong thủ đô Nga, hiện là tâm chấn của dịch Covid-19 tại nước này, với các dịch vụ y tế đang bị quá tải.
Theo hãng tin AFP, giấy thông hành điện tử có thể được tải về từ trang web của tòa đô chính Matxcơva. Người dân thủ đô Nga phải sử dụng giấy thông hành này khi di chuyển bằng xe hơi hoặc các phương tiện giao thông công cộng, để đi làm, đi khám bác sĩ hoặc đến các nhà nghỉ ở miền quê.
Hiện giờ, dân Matxcơva vẫn được tự do đi bộ để đi mua hàng ở siêu thị hoặc dắt chó đi dạo, nhưng tòa đô chính báo trước là nếu cần, họ sẽ áp dụng hệ thống thông hành điện tử đối với cả những người đi bộ.
Ngoài biện pháp nói trên, hôm thứ Sáu 10/04 vừa qua, đô trưởng Matxcơva Sergueï Sobianine còn ra quyết định tạm ngưng hoạt động đối với hầu như toàn bộ các công ty, xí nghiệp không thiết yếu.
Mặc dù chính quyền địa phương đã ban hành các biện pháp phong tỏa, buộc 75% dân số Matxcơva phải ở trong nhà, theo ông Sobianine, tình hình dịch bệnh ở thủ đô Nga đã trở nên trầm trọng hơn vào tuần trước. Đô trưởng Sobianine dự báo tình hình trong những tuần tới sẽ rất “khó khăn”.
Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định trên toàn lãnh thổ nước Nga tháng Tư là tháng nghỉ được trả lương đối với những người không thể làm việc do lệnh phong tỏa.
Hôm nay, nhà chức trách Nga thông báo trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, nước này đã có thêm 2.558 người bị lây nhiễm virus corona chủng mới, cho thấy dịch Covid-19 đang lây lan nhanh hơn. Từ đầu mùa dịch cho tới nay, chưa bao giờ số ca mới trong một ngày ở Nga lại cao như thế. Như vậy, cho tới nay, Nga có tổng cộng 18.328 người bị nhiễm Covid-19 và 148 ca tử vong.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200413-virus-corona-t%C4%83ng-t%C3%B4%CC%81c-l%C3%A2y-lan-matxc%C6%A1va-du%CC%80ng-th%C3%B4ng-h%C3%A0nh-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch
Châu Phi phàn nàn về việc công dân
bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc
Băng ThanhCác Đại sứ của các nước châu Phi tại Trung Quốc đã viết thư cho Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc phàn nàn về việc công dân của họ bị phân biệt đối xử.
Trong những ngày gần đây, người châu Phi tại Quảng Châu, Trung Quốc đã phàn nàn về việc họ bị chủ nhà đuổi khỏi nơi ở, phải xét nghiệm virus Vũ Hán nhiều lần mà không được thông báo kết quả, bị mọi người xa lánh và phân biệt đối xử.
“Nhóm các đại sứ châu Phi tại Bắc Kinh ngay lập tức yêu cầu chấm dứt việc thử nghiệm ép buộc, cách ly và các biện pháp đối xử vô nhân đạo khác nhằm vào người châu Phi”, bức thư cho biết.
Bức thư đã được gửi đến ông Vương Nghị, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và các bản sao được gửi tới Chủ tịch Liên minh châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tất cả các Bộ trưởng ngoại giao châu Phi.
Bức thư cho biết, sự kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ tạo ấn tượng sai lầm rằng, chủng mới của virus corona là được lan truyền bởi người châu Phi.
Các đại sứ nhắc đến một số sự việc đã được báo cáo, trong đó những người châu Phi đã bị đuổi khỏi khách sạn vào giữa đêm, thu giữ hộ chiếu, bị đe dọa thu hồi thị thực, bị bắt hoặc trục xuất.
Vào ngày 11/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ghana, bà Shirley Ayorkor Botchwey cho biết, bà đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự bất bình.
Bộ Ngoại giao Kenya cũng “chính thức bày tỏ mối quan ngại” và cho biết thêm chính phủ Kenya đang làm việc với các quan chức Trung Quốc để giải quyết vấn đề.
Vào ngày 10/4, nhà lập pháp Nigeria, Akinola Alabi đã đăng một đoạn video trên Twitter nói về cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo của Hạ viện Nigeria, Femi Gbajabiamila, và Đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian. Trong video, ông Gbajabiamila yêu cầu Đại sứ Trung Quốc giải thích sau khi ông cho Đại sứ Zhou xem một đoạn video về một người Nigeria phàn nàn về việc bị ngược đãi ở Trung Quốc.
Theo Reuters
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chau-phi-phan-nan-ve-viec-cong-dan-bi-phan-biet-doi-xu-tai-trung-quoc.html
Thủ Tướng Nhật Bản bị chỉ trích
sau khi đăng tải video gây tranh cãi trên Twitter
Tin từ Tokyo, Nhật Bản – Vào hôm chủ nhật (12 tháng 4), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận được nhiều phản ứng giận dữ từ một số người dùng Twitter sau khi chia sẻ video quay lại cảnh ông đang ngồi trên ghế xa lông với chú chó của mình, uống trà và đọc sách cùng lời kêu gọi mọi người hãy ở nhà.Câu nói “Who do you think you are?” (“Ông nghĩ ông là ai”) đã trở thành một xu hướng hàng đầu trên Twitter, và nhiều người xử dụng Twitter cho rằng video của ông Abe đã lờ đi hoàn cảnh của những người đang vật lộn để kiếm sống trong đại dịch coronavirus.
Video của thủ tướng Abe, với sự xuất hiện của chú chó cưng, là sự phản hồi một video khác do nhạc sĩ Gen Hoshino đăng tải trước đó cho thấy nhạc sĩ này nhảy múa trong nhà và kêu gọi mọi người thực hiện cách ly xã hội.
Một người dùng Twitter nói rằng “vào thời điểm mà mọi người đang chiến đấu để sinh tồn, Thủ Tướng một quốc gia lại đăng tải video quay lại sự xa hoa.” Tuy nhiên, những người khác đã bảo vệ ông Abe, cho rằng thủ tướng cũng cần được nghỉ ngơi.
Theo đài NHK, số ca nhiễm coronavirus tại Nhật Bản đã vượt 7,000 người. Đây là đợt cuối tuần đầu tiên kể từ khi Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các trung tâm dân số lớn để chống lại sự lây lan của coronavirus. Tình trạng khẩn cấp bao gồm thành phố Sapporo trên đảo phía bắc Hokkaido từ thứ ba (ngày 7 tháng 4).
NHK cho biết tình trạng khẩn cấp tại Sapporo dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 6 tháng 5 và yêu cầu các cơ sở công cộng khác ngừng hoạt động. Người dân được yêu cầu không ra ngoài trừ khi bắt buộc. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-nhat-ban-bi-chi-trich-sau-khi-dang-tai-video-gay-tranh-cai-tren-twitter/
Bắc Hàn kêu gọi sử dụng biện pháp mạnh hơn
để ngăn chặn virus, nhưng trong ảnh chụp
Chủ tịch Bắc Hàn không đeo khẩu trang
Tin từ Seoul, Nam Hàn – Vào hôm thứ Bảy (11/04/2020), trong cuộc họp do chủ tịch Kim Jong Un chủ trì, Bắc Hàn kêu gọi sử dụng các biện pháp cứng rắn và kỹ lưỡng hơn để bảo vệ người dân khỏi dịch coronavirus.Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới nói với hãng Reuters rằng, Nam Hàn đang tiếp tục xét nghiệm virus, và cách ly hơn 500 người, nhưng chưa có ca xác nhận mắc bệnh. Theo hãng KNCA của Bắc Hàn, coronavirus đã tạo ra những trở ngại trong hoạt động của nền kinh tế, nhưng Bắc Hàn đã thực hiện các biện pháp chống dịch khẩn cấp và nghiêm ngặt và kiên định để kiểm soát tình hình.
Bắc Hàn cũng đang hướng đến việc đẩy mạnh các dịch vụ khẩn cấp trên toàn quốc chống lại sự bùng phát và thúc đẩy xây dựng kinh tế, tăng khả năng quốc phòng và ổn định sinh kế của người dân trong năm nay. Nhưng các ảnh chụp trong buổi họp cho thấy không ai trong số những người tham gia cuộc họp, kể cả chủ tịch Kim, đeo khẩu trang hoặc ngồi cách xa nhau.
Trong một bài báo riêng vào hôm Chủ nhật (12/04/2020), hãng KCNA cho biết chủ tịch Kim Jong Un đã bày tỏ sự hài lòng tại một cuộc tập trận của phi cơ truy kích mà ông đã giám sát, nhưng vẫn đề nghị các nhiệm vụ quan trọng để tăng cường hiệu quả chiến đấu. Hình ảnh của sự kiện cho thấy một số viên chức quân đội đeo khẩu trang tại phi trường, nhưng chủ tịch Kim không đeo. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bac-han-keu-goi-su-dung-bien-phap-manh-hon-de-ngan-chan-virus-nhung-trong-anh-chup-chu-tich-bac-han-khong-deo-khau-trang/
Bắc Triều Tiên:
Kim Jong Un cải tổ cơ quan lãnh đạo tối cao
Minh AnhTruyền thông Bắc Triều Tiên ngày 13/04/2020 loan báo lãnh đạo Kim Jong Un đã có một đợt thay đổi nhân sự quan trọng ngay trong Ủy Ban Quốc Vụ, cơ quan tối cao nắm mọi quyền hành: Hơn 1/3 số thành viên đã được đổi mới.
Theo hãng tin Pháp AFP, người “cháu nội” của nhà sáng lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên không ngừng củng cố quyền lực kể từ khi lên nắm quyền năm 2011. Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA nêu rõ là 5 trong số 13 ủy viên Ban Thường Vụ, do đích thân Kim Jong Un làm chủ tịch, đã được thay mới.
Đợt thay đổi nhân sự này đã được Hội Đồng Nhân Dân Tối Cao (Quốc Hội) thông qua trong phiên họp ngày Chủ Nhật 12/04. Trong số những người mới, có ông Ri Son Gwon, cựu sĩ quan quân đội, đã được bổ nhiệm làm ngoại trưởng hồi đầu năm 2020, thay thế ông Ri Yong Ho, bị cách chức sau thất bại thượng đỉnh Kim–Trump tại Hà Nội hồi tháng 2/2019.
Bà Rachel Lee, từng làm việc cho bộ máy chính quyền Mỹ và chuyên gia về Bắc Triều Tiên nhận định: “Đây là một sự thay đổi nhân sự khá lớn trong ban điều hành của Ủy Ban Quốc Vụ”.
Hãng tin Pháp nhắc lại ủy ban này được thành lập năm 2016, thay thế cho Ủy Ban Quốc Phòng, từng là cơ quan điều hành tối cao có thẩm quyền ra các quyết định chính trị.
Hình ảnh do nhật báo Rodong Sinmun cho thấy hàng trăm thành viên của Hội Đồng Nhân Dân Tối Cao ngồi cạnh nhau nhưng không đeo khẩu trang. KCNA không đề cập đến sự hiện diện của ông Kim Jong Un trong phiên họp. Và người ta cũng không thấy ông xuất hiện trên các ảnh chụp.
Vẫn theo chuyên gia Lee, việc Bắc Triều Tiên cho tổ chức họp Hội Đồng Nhân Dân Tối Cao vào lúc này còn nhằm mục đích chứng tỏ “khả năng đất nước đối phó với cuộc khủng hoảng virus corona”, bởi vì cho đến hiện tại, Bình Nhưỡng luôn khẳng định không có một ca nhiễm mới nào trên lãnh thổ. Nhưng
trong thông cáo ngày hôm qua, chính quyền Bình Nhưỡng kêu gọi “tăng cường chiến dịch chống dịch nhằm ngăn chận đà lây lan của virus corona”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200413-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kim-jong-un-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-c%C6%A1-quan-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-t%E1%BB%91i-cao
Hàn Quốc sẽ gửi các bộ xét nghiệm COVID-19 sang Mỹ
Hàn Quốc có kế hoạch gửi các bộ dụng cụ có thể tiến hành tới 600.000 xét nghiệm virus corona sang Mỹ vào ngày 14/4 theo lời yêu cầu từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, một quan chức của Seoul cho Reuters biết.Ông Trump đã đưa ra yêu cầu này trong một cuộc gọi điện đàm với Tổng thống Moon Jae-in hôm 25/3, trong lúc Mỹ đang vật lộn với sự bùng phát nhanh chóng của dịch bệnh ở nhiều tiểu bang.
Các công ty Hàn Quốc trước đây đã gửi các bộ xét nghiệm tới các thành phố của Mỹ, bao gồm Los Angeles, nhưng đây là đơn đặt hàng đầu tiên với số lượng lớn từ chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Một máy bay chở hàng của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ dự kiến khởi hành lúc 10:30 tối (1330 GMT) ngày 14/4 để vận chuyển những bộ xét nghiệm này, theo tiết lộ của quan chức trên trong điều kiện giấu tên do sự nhạy cảm ngoại giao của vấn đề.
Nguồn tin này cho Reuters biết hôm 13/4 rằng các lô hàng đầu tiên sẽ được bàn giao và thanh toán bởi chính phủ Mỹ.
Một lô hàng khác, gồm các bộ dụng cụng có thể thực hiện tới 150.000 xét nghiệm, sẽ được xuất khẩu sang Mỹ trong tương lai gần và sẽ được phân phối thông qua một nhà bán lẻ địa phương giấu tên, quan chức này cho biết.
Vẫn theo quan chức trên, bộ xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) sẽ được cung cấp bởi ba công ty đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sơ bộ vào cuối tháng trước để xuất khẩu các bộ xét nghiệm sang Mỹ.
Nguồn tin này từ chối đưa ra tên của hai công ty sẽ vận chuyển các lô hàng vào ngày 14/4.
Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên có thông tin trực tiếp về vấn đề này nói với Reuters rằng một trong hai công ty là Osang Healthcare và công ty này sẽ cung cấp bộ dụng cụ có thể tiến hành 300.000 xét nghiệm.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói họ không có thông tin để ngay lập tức đưa ra.
Reuters gọi điện đến Osang Healthcare để yêu cầu bình luận nhưng không được trả lời.
Từng phải vật lộn với đợt bùng phát lớn đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc đã kiểm soát tốt dịch mà không bị gián đoạn lớn nhờ vào một chiến dịch xét nghiệm rộng khắp và truy tìm các tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Hàn Quốc tin rằng một phần thành công của họ là do các quan chức chính phủ và các công ty tư nhân phát triển và có được các phê duyệt về quy định cho các xét nghiệm, cho phép nước này nhanh chóng xét nghiệm được hàng nghìn người.
Mỹ đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong từ COVID-19, bệnh hô hấp do virus corona gây ra, hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với gần 22.000 người chết tính đến ngày 12/4, và 42 tiểu bang đã nghiêm ngặt áp đặt lệnh ở trong nhà.
https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-se-gui-cac-bo-xet-nghiem-covid-19-sang-my/5369690.html
Tàu Trung Quốc, Mỹ tăng cường tuần tra
xung quanh Đài Loan
Hương ThảoTờ Taiwan News ngày 13/4 đưa tin, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được phát hiện đang lảng vảng tại vùng biển phía đông Đài Loan vào hôm thứ Bảy (11/4), cùng lúc một tàu khu trục của Mỹ đang tuần tra tại eo biển Đài Loan, phía Tây hòn đảo này.
Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) hôm Chủ nhật (12/4) tuyên bố họ đã phát hiện tàu Liêu Ninh cùng năm tàu khác đang tiến vào khu vực phía đông Đài Loan một ngày trước đó. Lực lượng tự vệ Nhật Bản lần đầu phát hiện nhóm tàu chiến Trung Quốc gồm sáu tàu đi qua biển Hoa Đông hướng về phía đảo Okinawa hôm thứ Sáu (ngày 10/4).
Hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo họ đã phát hiện tàu Liêu Ninh cùng với hai chiến hạm hạng nhì, hai tàu khu trục và một tàu tiếp tế, đi ngang qua đảo Okinawa thông qua eo biển Miyako vào thứ Bảy (11/4). Bộ Quốc phòng nước này cho biết các tàu chiến sau đó đã hướng về phía nam và di chuyển qua vùng biển phía đông Đài Loan, trên đường đến Biển Đông để “tham gia huấn luyện đường dài trên biển”, Storm Media đưa tin.
Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng quân đội nước này đã sử dụng hệ thống giám sát để theo dõi các động thái của tàu vận chuyển Trung Quốc. Bộ trấn an công chúng rằng các tàu chiến đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và không cần phải lo lắng.
Sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc gần Đài Loan theo sau các động thái tuần tra gần đây quanh hòn đảo này của tàu chiến và máy bay Mỹ. Hôm thứ bảy, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS Barry (DDG 52) đã đi qua eo biển Đài Loan. Cùng ngày, một máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử của Hoa Kỳ EP-3E đã bay tới phía nam Đài Loan. Vào thứ Sáu, một máy bay trinh sát Boeing RC-135 đã bay qua vùng Biển Đông.
Trước đó vào thứ Sáu, một máy bay ném bom Xian H-6 của Trung Quốc, máy bay cảnh báo sớm Shaanxi KJ-500 và máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 được phát hiện đang thực hiện các cuộc tập trận tầm xa ngoài khơi bờ biển phía tây nam Đài Loan.
Theo Taiwan News
Hương Thảo dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tau-trung-quoc-my-tang-cuong-tuan-tra-xung-quanh-dai-loan.html
Bộ Giao thông vận tải Đài Loan sẵn sàng
đổi tên hãng hàng không ‘China Airlines’
để tránh gây nhầm lẫn về xuất xứ
Hương ThảoNgười đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải Đài Loan hôm 11/4 cho biết ông sẵn sàng hỗ trợ đổi tên hãng hàng không quốc gia Đài Loan China Airlines nếu cổ đông và công chúng chấp thuận khi tên gọi của hãng hàng không này khiến cộng đồng quốc tế nhầm lẫn về xuất xứ của hãng.
Trong những tháng gần đây, China Airlines đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế trong việc hồi hương các công dân Đài Loan bị mắc kẹt ở Trung Quốc vì dịch Covid-19, cũng như gửi khẩu trang và các vật tư y tế khác mà chính phủ Đài Loan viện trợ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, vì tên của hãng hàng không này có chữ “Trung Quốc” (China), nên cộng đồng quốc tế thắc mắc liệu Đài Loan hay Trung Quốc đã viện trợ các nước khác.
Vào ngày 3/2, một tổ chức độc lập có tên gọi “Văn phòng Nhà nước Đài Loan” đã kêu gọi đổi tên hãng hàng không thành ” “Formosa Airlines” hoặc “Yushan Airlines”. Vào ngày 20/2, Hiệp hội người Mỹ gốc Đài đã đăng một bản kiến nghị trên trang web Change.org kêu gọi đổi tên “China Airlines” thành “Taiwan Airlines”.
Trong một bài đăng trên Facebook hôm 11/4, Bộ trưởng Giao thông vận tải Lin Chia-lung cho biết ông rất sẵn lòng hỗ trợ việc đổi tên của hãng hàng không China Airlines trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, ông nói rằng đổi tên là một quyết định lớn liên quan đến các quyền lợi và tuyến hàng không. Hơn nữa, vì China Airlines là một công ty niêm yết nên cần sự chấp thuận của cổ đông và người dân Đài Loan. Ông Lin hy vọng công chúng sẽ đồng ý với việc đổi tên này.
Bài đăng trên Facebook của Bộ trưởng Lin Chia-lung nhận được hơn 8.000 lượt thích, hơn 600 bình luận tính đến ngày 13/4.
Ông Lin cho biết thêm, mặc dù số lượng chuyến bay hàng không giảm mạnh, nhưng các phi hành đoàn của China Airlines vẫn ở trên tuyến đầu đảm nhận trách nhiệm đưa người Đài Loan trở về nước, như chuyến bay của China Airlines vào ngày 21/2 đã hồi hương 19 hành khách Đài Loan khỏi tàu du lịch Diamond Princess. Khi Đài Loan viện trợ vật tư y tế cho các nước, China Airlines như một đặc phái viên ngoại giao của hòn đảo khi hãng hàng không này gửi khẩu trang do Đài Loan sản xuất đi khắp thế giới. “Những đóng góp của China Airlines xứng đáng được chúng ta ghi nhận”, ông Lin viết.
Theo Taiwan News
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-giao-thong-van-tai-dai-loan-san-sang-doi-ten-hang-hang-khong-china-airlines-de-tranh-gay-nham-lan-ve-xuat-xu.html
Covid-19 : Tranh cãi tại Đài Loan
về sử dụng dữ liệu cá nhân để chống dịch
Thanh PhươngCác dữ liệu cá nhân, nhất là các dữ liệu định vị, có thể là một công cụ hiệu quả để chống dịch Covid -19 ? Tại Đài Loan, được xem là mô hình về chống virus corona, chính phủ sử dụng tín hiệu điện thoại để theo dõi những người đang bị cách ly.
Nhưng một nhà hoạt động tỏ vẻ quan ngại về biện pháp này, như tường trình của thông tín viên Adrien Simorre từ Đài Bắc :
« Trên máy vi tính của lãnh đạo Cục An ninh mạng của chính phủ Đài Loan, có một bản đồ của Đài Loan trên đó hiện rõ vị trí của 19.000 điểm, đó là 19.000 người đang được theo dõi sau khi từ nước ngoài về, hoặc sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân.
Ông giải thích : Chúng tôi sử dụng tín hiệu điện thoại. Tuy nó không chính xác bằng tín hiệu định vị toàn cầu GPS, nhưng làm như vậy, chúng tôi giữ được sự cân bằng giữa một bên là theo dõi dịch bệnh và bên kia là bảo vệ đời tư.
Theo kết quả các cuộc thăm dò, dân Đài Loan nói chung hài lòng về biện pháp nói trên, nhất là vì biện pháp này chỉ áp dụng đối với một bộ phận dân số rất nhỏ. Tuy vậy, một số người vẫn tỏ vẻ quan ngại, như nhóm tin tặc công dân Đài Loan collectif g0v.
Lisa, một thành viên của nhóm này, nói :Trên thực tế, việc này rất nguy hiểm, vì không phải là do quyết định của một thẩm phán, mà chính phủ tự quyết định chọn theo dõi người này hoặc người kia. Điều này có nghĩa là chính phủ có thể biết bất cứ ai đang ở đâu.
Chính quyền Đài Loan bảo đảm là hệ thống theo dõi sẽ chấm dứt hoạt động ngay sau khi hết dịch bệnh. Nhưng các nhà hoạt động ở Đài Loan sẽ vẫn tiếp tục giám sát, như Tammy, một thành viên của nhóm collectif g0v.
Cô nói : Tôi nghĩ là sau một thời gian nào đó, quyền lực sẽ trở lại vào tay nhân dân. Không phải là tôi tin tưởng chính phủ, nhưng bởi vì tôi tin vào nhân dân Đài Loan để giám sát chính phủ và giành lại quyền này. »
Còn tại Trung Quốc, trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thêm 108 ca lây nhiễm virus coronavirus, theo số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia ( bộ Y Tế ) Trung Quốc hôm nay, 13/04. Con số cao hơn một ít so với 99 ca được thông báo hôm qua. Từ ngày 05/03 đến nay, chưa bao giờ Trung Quốc ghi nhận nhiều ca bệnh mới như thế. Ủy ban Y tế Quốc gia nói rõ là trong số các ca mới, có 108 ca là « nhập » từ bên ngoài. Bắc Kinh hiện lo ngại là các ca bệnh từ bên ngoài vào sẽ tạo ra một đợt dịch bệnh thứ hai tại Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200413-covid-19-tranh-c%C3%A3i-t%E1%BA%A1i-%C4%91%C3%A0i-loan-v%E1%BB%81-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-c%C3%A1-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch
Virus corona: Huawei cảnh báo Anh quốc
đừng đổi ý về 5G sau đại dịch
Gordon CoreraPhóng viên về an ninhCông ty viễn thông Trung Quốc Huawei nói rằng việc phá vỡ sự tham gia của Anh vào quá trình triển khai 5G sẽ là ”điều bất lợi” cho nước này.
Vào tháng Giêng, chính phủ Anh đã phê duyệt một vai trò hạn chế cho Huawei trong việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh.
Nhưng đến tháng Ba, một loạt phản ứng trong đảng Bảo thủ đã báo hiệu những nỗ lực lật đổ động thái này.
Trong một bức thư ngỏ, công ty Huawei cho biết họ tập trung vào việc giữ cho Vương quốc Anh được kết nối trong cơn khủng hoảng Covid-19.
Nhưng đại dịch có thể làm tăng áp lực lên chính phủ là phải có một đường lối cứng rắn hơn đối với Huawei.
‘Làn đường chậm’
Trong lá thư nói trên, Victor Zhang, người đứng đầu Huawei tại Vương quốc Anh, cho biết việc sử dụng dữ liệu tại nhà đã tăng ít nhất 50% kể từ khi virus này tấn công nước này, gây “áp lực đáng kể” cho các hệ thống viễn thông.
Huawei cho biết đã hợp tác với các đối tác như BT, Vodafone và EE để đối phó với nhu cầu tăng cao, và cũng đã thiết lập ba nhà kho mới trên toàn quốc, để đảm bảo việc có thể sẵn sàng cung cấp các phụ tùng thay thế.
Ông Zhang cũng nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho thấy rõ có bao nhiêu người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, “bị kẹt trong làn đường chậm của kỹ thuật số”. Và ông cảnh báo rằng loại Huawei khỏi vai trò tương lai trong 5G của nước Anh sẽ là một sai lầm.
“Có những người chọn tiếp tục tấn công chúng tôi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào”, ông viết.
“Làm gián đoạn sự tham gia của chúng tôi trong việc triển khai 5G sẽ khiến tạo cho Anh nhiều bất lợi.”
Chính phủ Anh đã loại Huawei khỏi các bộ phận nhạy cảm nhất trong các mạng di động của nước này và giới hạn Huawei chỉ được cung cấp ở mức 35% “vùng ngoại biên” của mạng 5G, bao gồm các cột sóng radio.
Nhưng các nhà phê bình cho rằng cho phép công ty Trung Quốc này đóng bất kỳ vai trò nào tại Anh cũng là một rủi ro an ninh vì lo ngại Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám hoặc thậm chí phá hoại truyền thông.
Đầu tháng Ba, 38 nghị sĩ đảng Bảo thủ phản đối quyết định cho Huawei tham dự vào việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh.
Số nghị sĩ tỏ sự bất bình cao hơn dự kiến. Điều đó chỉ ra một kết quả đảo ngược tiềm tàng khi Dự luật cơ sở hạ tầng viễn thông xuất hiện trước Quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Phán quyết về Huawei 5G là một quyết định ‘có ít lựa chọn tốt’
Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ – Trung Quốc’
Nghị sĩ Anh: ‘Đến VN còn không muốn Huawei’
Cuộc khủng hoảng virus corona nhấn mạnh sự căng thẳng giữa các vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia khiến chủ đề này càng trở nên gây tranh cãi.
Một vế của cuộc tranh cãi là nhu cầu kết nối lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phe ủng hộ vai trò của Huawei lập luận rằng việc loại trừ nó sẽ làm chậm đi và tăng chi phí của việc cung cấp các mạng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.
Vế kia là sự tức giận nhắm vào Trung Quốc từ một số thành phần vì đánh già là nước này không xử lý bệnh dịch Covid-19 từ lúc ban đầu, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng đối với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ và công ty của Trung Quốc.
Một số các bộ trưởng và quan chức cấp cao giấu tên gần đây đã được trích dẫn nói rằng sẽ phải có một sự “xét lại” sau khi cuộc khủng hoảng hiện tại đã kết thúc.
Một phần của việc xét lại này có thể liên quan đến việc đảo ngược quyết định của tháng Giêng – một mối quan tâm có thể giải thích cho quyết định viết thư của Huawei.
Vào ngày 4/4, một nhóm gồm 15 nghị sĩ bảo thủ kêu gọi Anh quốc suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc trong lá thư họ gửi Thủ tướng Boris Johnson, viết một ngày trước khi ông được đưa vào bệnh viện.”Theo thời gian, chúng ta đã để cho mình phụ thuộc vào Trung Quốc và đã không thất bại trong việc có một cái nhìn chiến lược về nhu cầu kinh tế, kỹ thuật và an ninh dài hạn của Anh”, nhóm này viết. Trong số những người ký tên có Iain Duncan Smith, David Davis và Bob Seely.
Được biết Huawei đã đợi cho đến khi Thủ tướng ra khỏi bệnh viện trước công bố bức thư.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52268327
TQ tố Đài Loan tấn công WHO “một cách nham hiểm”
nhằm mưu cầu độc lập
Theo Reuters, chính quyền ĐCSTQ mới đây đã tố cáo Đài Loan tấn công Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một cách “nham hiểm” nhằm mưu cầu độc lập, sau khi người đứng đầu WHO nói Đài Loan đã tổ chức các cuộc tấn công trên mạng với nhiều bình luận phân biệt chủng tộc để bôi nhọ ông.Trong thông cáo được phát đi cuối ngày 9/4, Văn phòng quan hệ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã gay gắt chỉ trích lãnh đạo đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) – đảng cầm quyền của bà Thái Anh Văn “lợi dụng vấn đề virus để mưu cầu độc lập một cách vô lương tâm.”
Bắc Kinh đã “mạnh mẽ lên án việc này,” nhấn mạnh rằng “nhà cầm quyền DPP đã tấn tấn công WHO và những người có trách nhiệm của tổ chức này một cách nham hiểm, để mặc cho đội quân xanh trên Internet lan truyền những bình luận phân biệt chủng tộc một cách phi đạo đức.”
“Mục đích của họ là tìm cách độc lập thông qua đại dịch. Chúng tôi kiên quyết phản đối điều này và kế hoạch của họ sẽ không bao giờ thành công”, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Chính quyền Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai sớm muộn sẽ thống nhất. Tuy vậy, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trước đây nói rằng họ đã là một quốc gia độc lập, được gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.
Bộ Tư pháp Đài Loan cho biết hôm 10/4 rằng các bài đăng trên Twitter với nội dung người Đài Loan xin lỗi ông Tedros vì đã phân biệt chủng tộc thực sự được đăng bởi các cá nhân ở Trung Quốc Đại lục.
“Có quan ngại rằng đây là hành động có chủ đích của thế lực nước ngoài”, bộ phận điều tra của cơ quan này nói.
Do áp lực của Trung Quốc, WHO không kết nạp Đài Loan là thành viên, cũng bỏ vai trò quan sát viên của hòn đảo này. Khi dịch COVID-19 bùng phát, Đài Loan nói việc này khiến họ không thể nhận được thông tin kịp thời và tính mạng người dân bị đặt vào nguy hiểm. Đài Loan cũng cáo buộc WHO đã bỏ qua cảnh báo sớm của họ về việc virus có thể lây từ người sang người.
Đài Loan đã phản ứng lại ngay sau khi Tổng giám đốc WHO nói “những lời phỉ báng mang tính phân biệt chủng tộc” nhằm vào ông là xuất phát từ Đài Loan, yêu cầu ông Tedros xin lỗi vì vu khống.
Đài Loan cũng tố cáo Trung Quốc tiếp tục gây áp lực quân sự lên hòn đảo này. Hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc lại thực hiện các cuộc tập trận trên vùng biển phía Tây Nam Đài Loan. Bộ cho biết không quân Đài Loan đang theo dõi sát sao tình hình.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích WHO vì quá chậm trễ trong việc cảnh báo về về dịch Covid-19, quá nhún nhường trước Trung Quốc và chất vấn tại sao tổ chức này không nghe cảnh báo từ Đài Loan từ cuối tháng 12.
“WHO một lần nữa chọn chính trị thay vì sức khỏe cộng đồng”, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói, chỉ trích WHO vì từ chối cho Đài Loan gia nhập tổ chức, dù chỉ với tư cách quan sát viên, từ năm 2016.
Hành động của WHO “làm lãng phí thời gian và gây tổn thất nhân mạng”, theo người phát ngôn Mỹ.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 10/4 đã bác bỏ những cáo buộc này, cho rằng phía Mỹ không tôn trọng sự thật, đổi trắng thay đen.
“Việc này hoàn toàn xuất phát từ động cơ chính trị, là âm mưu đánh lạc hướng cũng như gây thêm mâu thuẫn, không có lợi cho việc xử lý tình hình dịch bệnh tại Mỹ, không có lợi cho hợp tác chống dịch của quốc tế”, ông Triệu nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34072-tq-to-dai-loan-tan-cong-who-mot-cach-nham-hiem-nham-muu-cau-doc-lap.html
TQ trong cuộc chơi chi phối WHO
Thực tế cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO. Và có lẽ Bắc Kinh không chỉ muốn dừng lại ở đó.Tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Sau đó, không đáp trả chủ nhân Nhà Trắng, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lại chỉ trích Đài Loan, cho rằng chính quyền này đã kích động người dùng internet đưa ra những phản ứng mang tính phân biệt chủng tộc nhằm vào lãnh đạo WHO.
Tất nhiên, Đài Loan đã lên tiếng phản ứng lại. Giờ đây, cuộc “to tiếng” đã chia làm hai phe, một bên là Mỹ và Đài Loan – còn bên kia là Trung Quốc đại lục cùng WHO. Bất đồng giữa hai phe cũng căng thẳng hơn.
Thực tế, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ việc WHO có vẻ quá “thân thiện” với Bắc Kinh khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. WHO đã có những nỗ lực có vẻ như nhằm “giúp sức” cho Trung Quốc không bị các nước khác đóng cửa biên giới. Thậm chí, WHO còn đưa ra những thông điệp “mềm hóa” tình hình dịch bệnh. Điều đó đã khiến dư luận ở nhiều nước bức xúc, không chỉ riêng gì Mỹ.
Chẳng những vậy, WHO còn thể hiện sự “gần gũi” với Bắc Kinh đến mức gần như cự tuyệt sự hiện diện của Đài Loan trong tổ chức này. Khó có ai tin rằng sự cự tuyệt đó không bị tác động bởi Bắc Kinh. Chỉ đến khi Mỹ và Nhật Bản can thiệp thì Đài Loan mới có đại diện đóng vai trò quan sát viên ở WHO.
Những thực tế trên cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO. Và có lẽ Bắc Kinh không chỉ muốn dừng lại ở đó, mà đang tìm cách tạo sự chi phối lớn hơn đối với nhiều định chế quốc tế, tương tự WHO. Giữa bối cảnh như vậy, thế giới có lẽ nên tìm cách tái định hình lại các tổ chức quốc tế, nếu không muốn bị ảnh hưởng do sự can thiệp từ Bắc Kinh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34058-tq-trong-cuoc-choi-chi-phoi-who.html
‘Ngoại giao coronavirus’
và tham vọng lãnh đạo thế giới của TQ
Nhân cơ hội cơn bão đại dịch COVID-19 chuyển từ Vũ Hán Trung Quốc ra khắp thế giới, chính quyền Trung Quốc đã thay đổi chiến lược.Từ vị trí bưng bít thông tin và phải tự vệ những ngày đầu, Bắc Kinh giờ đây, với rất ít ca nhiễm mới, đã tập trung sự tấn công toàn diện vào mặt trận truyền thông, hay đúng ra là mặt trận tuyên truyền.
”Nếu không phải là nhờ những lợi thế thể chế độc đáo của hệ thống Trung Quốc, thế giới có thể đang bị khốn đốn với một đại dịch tàn khốc.” Một bài xã luận trên tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc tự hào như thế hôm 20/2 khi phần lớn những ca nhiễm COVID-19 còn nằm bên trong biên giới Trung Hoa đại lục.
Hôm 12/3, khi virus corona đã hoành hành nhiều nơi trên thế giới, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tweeted:
“Bệnh nhân số 0 bắt đầu ở Mỹ khi nào? Có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán.”
Trong một nỗ lực được phối hợp chặt chẽ, báo chí nhà nước TQ ngày càng tràn ngập những thông điệp sửa lại diễn tiến câu chuyện virus corona, ca ngợi sức mạnh và quyết tâm dẹp đại dịch của Trung Quốc, làm lu mờ thực tế virus xuất phát từ nước này, cũng như làm chệch hướng sự soi xét và chỉ trích trước đó về những thất bại mang tính hệ thống, sự che dấu và bất lực ban đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đối phó với COVID-19.
Các nước còn lại của thế giới, trong khi đó, đang phải vật lộn với sự bùng phát, kệ cho Trung Quốc thảnh thơi viết lại lịch sử đại dịch mà không còn thì giờ hay năng lực để phản bác.
David Hutt: ‘VN sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với TQ’
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Điều gì đang ‘đẩy’ VN ra xa Trung Quốc và tới gần Mỹ hơn?
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 7/4, Giáo sư Carl Thayer khẳng định rằng Trung Quốc đã ‘chiến thắng’ trong câu chuyện về virus corona, và đang tuyên bố với thế giới rằng họ không chỉ đã ngăn chặn thành công Covid-19, mà còn có khả năng hỗ trợ về mặt lãnh đạo cũng như vật chất cho nhiều quốc gia, kể cả các nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Gọi những điều Trung Quốc đang làm là chính sách ‘Ngoại giao coronavirus,’ GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận định về tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc qua chính sách ngoại giao ‘chủ động cấp cao’ này của Tập Cận Bình.
GS Carl Thayer: Trung Quốc hiện đang sở hữu và chỉ đạo tường thuật tình hình virus corona quốc tế. Nước này đang cung cấp thiết bị và vật tư y tế cũng như tư vấn của các chuyên gia y tế có kinh nghiệm cho gần chín mươi quốc gia. Trung Quốc là trung tâm sản xuất lớn nhất cho khẩu trang, găng tay và các thiết bị bảo vệ khác. Ngược lại, Hoa Kỳ phải mua máy thở từ Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đảm nhận vai trò của một lãnh đạo thế giới trong việc kêu gọi hợp tác khu vực và toàn cầu để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Trung Quốc cũng đang chơi một trò chơi đa
phương, ví dụ, bằng cách làm việc thông qua ASEAN Plus Three (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và chính ngay tại ASEAN.
Giờ đây, nói một cách khái quát, rất ít quốc gia dám chỉ trích việc Trung Quốc đã xử lý sai vấn nạn virus corona và từng quốc gia một đã lên tiếng khen ngợi Bắc Kinh
BBC: Trung Quốc muốn gì trong việc thực hiện chính sách mà ông đặt cho cái tên là ”Ngoại giao coronavirus”?
GS Carl Thayer: Trung Quốc muốn vai trò lãnh đạo toàn cầu và việc họ là quốc gia đầu tiên ngăn chặn được COVID-19 được thế giới công nhận. Đó là lý do tại sao lãnh đạo Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ khi Tổng thống Trump và các quan chức của ông mô tả COVID -19 là ‘virus Vũ Hán’ hay ‘virus Trung Quốc’. Đặc biệt việc Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, cố gắng chèn ‘virus Vũ Hán’ vào tuyên bố chung của G7, khiến Trung Quốc nổi giận.
Trung Quốc muốn cải thiện hoạt động kinh tế trong nước bằng cách khôi phục chuỗi cung ứng và dỡ bỏ hạn chế du lịch quốc tế càng sớm càng tốt. Trung Quốc cũng tìm cách khắc phục sự xuất huyết của đầu tư nước ngoài ra khỏi đất nước. Cuối cùng, Trung Quốc có một động lực không nói rõ ra, là phô bày sự tương phản lòng vị tha của Trung Quốc với một Hoa Kỳ hiện đang có chủ trương hướng nội.
BBC: Chính sách ‘Ngoại giao coronavirus’, theo cách dùng từ của giáo sư, có phải là điều mà Trung Quốc đã lên kế hoạch từ trước? Hay nó biểu hiện khả năng nhanh chóng biến một tình huống xấu thành cơ hội tốt để phục vụ giấc mơ thống trị thế giới của Bắc Kinh?
GS Carl Thayer: Các quan chức Trung Quốc thoạt đầu cũng mù mờ như các đối tác nước ngoài của họ khi virus corona mới bùng phát ở Vũ Hán. Họ đánh giá thấp bản chất và khả năng sát thương của con virus này. Họ cũng đánh giá thấp mức độ mà virus corona sẽ tác động đến cả Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng vì nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại do cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất thành công trong việc phản bác lại những tường thuật quy lỗi cho Trung Quốc của Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy trước sự kiện này và lên kế hoạch trước cho chiến dịch chiến tranh thông tin mà sau đó họ đã tung ra. Nếu các quốc gia độc tài và các nhà lãnh đạo của họ giỏi một điều, thì đó chính là việc thực hành một chiến dịch tuyên truyền. Trung Quốc từ lâu đã có ”ba vũ khí chiến tranh” trong tay – chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý.
BBC: Nói đến việc Trung Quốc cung cấp thiết bị và vật tư y tế cho gần chín mươi quốc gia thì không thể không nhắc đến việc nhiều lô hàng bị lỗi hay hỏng mà nhiều quốc gia đã gửi trả cho Trung Quốc. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng gì đến uy tín của Trung Quốc và chiến lược ‘Ngoại giao coronavirus’ của họ?
Carl Thayer: Chính sách ‘ngoại giao coronavirus’ chủ động cấp cao của Tập Cận Bình đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi việc bán và xuất khẩu các thiết bị y tế kém chất lượng. Trung Quốc chắc chắn đang quay mòng mòng để nhanh chóng để giải quyết những vấn đề này. Hoa Kỳ đã có thanh tra tại Trung Quốc trên sàn nhà máy của các công ty sản xuất máy thở Trung Quốc và các thiết bị y tế khác để đảm bảo chất lượng của những sản phẩm này.
Việc Mỹ mua hàng từ Trung Quốc có nghĩa là Trung Quốc sẽ cung cấp ít hàng hơn cho các quốc gia khác. Điều này sẽ làm chệch hướng phần nào sự tức giận trước việc cung cấp thiết bị y tế kém chất lượng của Trung Quốc. Hàn Quốc có thể sẽ là nước được hưởng lợi vì hàng hóa có phẩm chất cao của họ.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc sẽ gặt hái nhiều kết quả từ nỗ lực dàn xếp một phản ứng đa phương toàn cầu để đối phó với đại dịch của Tập Cận Bình. Tập Cận Bình còn đã chìa bàn tay hợp tác ra cho Donald Trump nắm lấy. Trung Quốc là đối tác toàn cầu không thể thiếu trong việc ngăn chặn COVID-19, và phục hồi kinh tế cho dù là của riêng họ hay song song với Hoa Kỳ. Hợp tác Trung – Mỹ sẽ có tác dụng nâng Tập Cận Bình thành một người có vị thế ngang hàng với Donald Trump.
BBC: Theo ông thì nhận thức về vai trò lãnh đạo toàn cầu giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thay đổi liên quan đến đại dịch virus corona như thế nào? Cụ thể ông có thể so sánh thái độ của Xi Jin-ping và Donald Trump, cũng như cách mỗi nhà lãnh đạo này đối phó với đại dịch?
GS Carl Thayer: Trước khi dịch virus corona bùng phát, một số khảo sát về những người có ảnh hưởng ở Đông Nam Á đã được thực hiện. Rộng rãi nhất là cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore thực hiện vào cuối năm 2019. Khảo sát này hỏi 1.308 người tham gia trả lời ai là cường quốc chính trị và chiến lược có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á. Hơn một nửa chọn Trung Quốc, trong khi
chỉ có 27 phần trăm đề cử Hoa Kỳ. Trong số những người chọn Trung Quốc, 85% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Khi được hỏi quốc gia nào sẽ thể hiện sự lãnh đạo nhiều hơn trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ và duy trì luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ đứng thứ hai sau Liên minh châu Âu.
Quan trọng nhất, khi được hỏi liệu Trung Quốc hay Hoa Kỳ sẽ có tác động lớn nhất đến tương lai ASEAN, 54% đã chọn Hoa Kỳ trong khi 46% chọ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đánh giá sự tham gia của Hoa Kỳ với khu vực, 77% cho rằng điều này đã giảm hoặc giảm đáng kể.
Cuối cùng, khi được hỏi là Hoa Kỳ có phải là đối tác chiến lược đáng tin cậy, 47% trả lời họ ít hoặc không tin tưởng vào Hoa Kỳ, trong khi 35% nói có hoặc hoàn toàn tin tưởng vào Hoa Kỳ.
Nếu các cuộc khảo sát được thực hiện ngày hôm nay thì có khả năng là hầu hết những người được hỏi sẽ thay đổi đánh giá của họ, họ sẽ tích cực hơn nhiều đối với Trung Quốc và quan điểm của họ về Hoa Kỳ sẽ giảm.
Hoa Kỳ đang chơi trò ”bắt cho kịp” sau nhiều lần không có sự hiện diện của Tổng thống Trump tại các cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN hay liên quan đến ASEAN, trong đó Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Tập Cận Bình áp dụng chính sách ”ngoại giao coronavirus’ chủ động hướng ngoại. Trump thì lại theo đuổi chiến lược ‘nước Mỹ trên hết’ và phải phụ thuộc vào Trung Quốc như một nhà cung cấp lớn về máy thở và các vật tư y tế khác. Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ y tế công cộng giá trị tổng cộng 18,3 triệu đôla Mỹ cho các thành viên ASEAN, nhưng Hoa Kỳ chỉ cam kết cung cấp thiết bị y tế cần thiết một khi nhu cầu của Hoa Kỳ được đáp ứng.
Trung Quốc đã tham dự hai cuộc họp cấp cao để đối phó với COVID-19, một cuộc họp của các bộ trưởng y tế công cộng từ các nước ASEAN Thêm Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN vào tháng Hai. Ngược lại, Hoa Kỳ và ASEAN đã tổ chức Hội nghị Video liên ngành cấp cao để chống lại COVID-19 ở cấp thứ trưởng vào ngày 1 tháng Tư. Hoa Kỳ đề xuất hội nghị video của các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng.
BBC: Ông có nghĩ là những gì xảy ra trong đại dịch virus corona sẽ ảnh hưỏng đến xu hướng quan hệ gần hơn với Mỹ và trở nên ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc của Việt Nam không?
GS Carl Thayer: Chừng nào Hoa Kỳ còn phải bận tâm về việc ngăn chặn virus corona, các sự bực bội về kinh tế trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ nằm ở nguyên trạng. Ngay cả sau khi đã khắc phục được virus corona, sẽ có một giai đoạn phục hồi toàn cầu thu hút sự chú ý của nước Mỹ. Việt Nam, vì cần thiết, sẽ cố gắng rỉ tai Washington để giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại của Việt Nam, và trong quá trình đó, Hoa Kỳ sẽ chỉ định Việt Nam là một ‘nền kinh tế phi thị trường’ và chấm dứt hạn chế thuế quan của nước này lên tôm, cá trê (catfish) và thép.
Việt Nam có thể sẽ làm cho thương thảo này hấp dẫn hơn bằng một sự thay đổi chiến thuật theo hướng tăng cường tham gia quốc phòng. Điều này có thể đã được báo hiệu bởi sự sẵn sàng tham gia vào Quad Plus của Việt Nam. Điều này có thể lần lượt dẫn đến các cuộc thảo luận về việc nâng cao quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng đại dịch virus corona liên quan đến USS Theodore Roosevelt có thể khiến Hoa Kỳ phải thận trọng hơn trong việc thúc đẩy một chuyến thăm cảng Việt Nam của một hàng không mẫu hạm khác.
Sự dính líu gần đây của Trung Quốc trong vụ chìm tàu đánh cá Việt Nam sẽ làm tăng thêm tinh thần bài Trung tại Việt Nam. Đáng chú ý là Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố chỉ trích Trung Quốc. Đây có thể là khởi đầu cho một bước tăng dần trong hợp tác quốc phòng giữa hai bên.
Tuy thế, cả Trung Quốc và Việt Nam đều muốn bình thường hóa quan hệ kinh tế và thương mại qua sự hồi sinh của chuỗi cung ứng. Duy trì mối quan hệ đa dạng và đa phương, giữa các cường quốc là điều kiện thiết yếu với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ có quyền lợi đồng đều trong sự phát triển của nước này. Đổi lại, Việt Nam hứa sẽ không liên kết với bất kỳ quyền lực lớn nào để chống lại bên kia. Việt Nam cần Hoa Kỳ để cân bằng Trung Quốc nhưng Việt Nam không muốn bị mắc kẹt trong quan hệ đối tác với một Hoa Kỳ chống Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng không muốn ở vào vị thế phải quỵ lụy Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34075-ngoai-giao-coronavirus-va-tham-vong-lanh-dao-the-gioi-cua-tq.html
Bị chỉ trích về chất lượng,
TQ hoãn xuất khẩu vật tư y tế
Chính phủ Trung Quốc yêu cầu tạm ngừng xuất khẩu máy thở, khẩu trang, đồ bảo hộ và các vật tư y tế khác để chờ kiểm tra, sau khi nhiều quốc gia phàn nàn về chất lượng hàng hóa của Trung Quốc.New York Times đưa tin, Trung Quốc đã yêu cầu không xuất khẩu các vật y tế cho tới khi giới chức hải quan tiến hành kiểm tra chất lượng đối với từng lô hàng khẩu trang N95, máy thở, bộ đồ bảo hộ và các vật y tế quan trọng khác.
Chính sách mới, được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 10/4, đã gây ra tình trạng đình trệ tạm thời đối với nhiều lô hàng, trong bối cảnh các nhà sản xuất, các hãng vận tải và các thương gia làm rõ cách thức áp dụng chính sách mới.
Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chủ yếu chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng, các vấn đề sở hữu trí tuệ và các giấy tờ. Nhưng kể từ bây giờ, họ cũng kiểm tra chất lượng của các lô hàng.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất một loạt vật tư y tế và vị thế dẫn đầu về sản xuất của nước này đã được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khi Trung Quốc mở cuộc huy động toàn quốc nhằm sản xuất trang thiết bị y tế từ cuối tháng 1.
Chính sách mới cũng diễn ra sau khi nhiều quốc gia phàn nàn về chất lượng vật y tế của Trung Quốc. Một quan các quốc gia châu Âu cho biết khẩu trang y tế của Trung Quốc có vấn đề. Trong khi đó, giới chức Trung Quốc nói rằng nhiều trong số đó là khẩu trang công nghiệp không được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn y tế và không nên kỳ vọng như vậy.
Hồi đầu tháng này, tại Australia, các lực lượng biên giới đã bắt đầu chặn việc phát một số vật tư y tế của Trung Quốc bị lỗi. Còn tại Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan, giới chức cho hay một số trang thiết bị của Trung Quốc mà họ nhận được không đạt chuẩn hoặc bị lỗi.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34062-bi-chi-trich-ve-chat-luong-tq-hoan-xuat-khau-vat-tu-y-te.html
Trò chơi bị cấm ở Trung Quốc vì ‘chế giễu’ chính phủ
Băng ThanhVào ngày 10/4, Bắc Kinh đã cấm phiên bản mới nhất của trò chơi “Animal Crossing” sau khi trò chơi này trở thành một nền tảng cho những người bất đồng chính kiến công khai trút sự bất bình của họ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Animal Crossing là một trò chơi video mô phỏng được phát triển và sản xuất bởi hãng Nintendo, trong đó người chơi sống trong một ngôi làng với các loài động vật biết nói, thực hiện các hoạt động như câu cá, săn bọ, tìm kiếm hóa thạch… Loạt trò chơi nổi bật nhờ lối chơi mở.
Phiên bản mới nhất mang tên – ‘Animal Crossing: New Horizons’ đã được công bố vào ngày 20/3. Trong trò chơi này, người chơi có thể đắm mình trong thế giới của những động vật hình người và cuộc sống nông trại bình thường; lối chơi kết thúc mở của nó cũng cho phép người chơi thể hiện sự sáng tạo và tùy chỉnh nhân vật của mình bằng cách tải lên hình ảnh gốc.
Hoàng Chi Phong, Tổng thư ký của Đảng dân chủ Hồng Kông Demosistō, đã sử dụng trò chơi này để ủng hộ phong trào dân chủ đang diễn ra ở Hồng Kông bằng cách tạo ra những hình ảnh châm biếm, trong đó có cảnh một số người chế giễu Trưởng Đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong khi những người khác diễn tả các cảnh như đám tang cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Trò chơi đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc”, Daniel Ahmad, nhà phân tích cấp cao của Niko Partners viết trên Twitter ngày 10/4. “Ngay cả những nơi như Phòng cứu hỏa Thượng Hải cũng đã sử dụng [‘Animal Crossing’] để tạo một số thông điệp trong trò chơi”.
Theo Taiwan News, khi những hình ảnh tương tự bắt đầu sinh sôi nảy nở trên mạng xã hội, hãng Nintendo bất ngờ công bố sẽ gỡ trò chơi này ở Trung Quốc vào 6 giờ chiều ngày 10/4, được cho là do sức ép từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Một số hãng điện tử ở Trung Quốc, như Jingdong và Taobao, cũng đã gỡ trò chơi khỏi nền tảng của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ nhắm mục tiêu vào các trò chơi video có chứa nội dung “nhạy cảm”. Bắc Kinh trước đây đã cấm trò chơi máy tính “Devotion” của Đài Loan vì các thông điệp ẩn so sánh ông Tập Cận Bình với chú gấu Pooh và bánh bao Trung Quốc.
Vào ngày 10/4, Thủ tướng Đài Loan, bà Thái Anh Văn viết trên Facebook rằng, Đài Loan sẽ không bao giờ cấm trò chơi này, đồng thời bà nhấn mạnh, dân chủ và tự do ngôn luận là những giá trị thiết yếu nhất của Đài Loan và người dân có thể thông qua tất cả các loại kênh mà tha hồ chế giễu chính phủ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tro-choi-bi-cam-o-trung-quoc-vi-che-gieu-chinh-phu.html
Thế giới đang trả giá đắt
cho chính sách đàn áp người dân của Bắc Kinh
Lục DuMột người mẹ Trung Hoa lau nước mắt khi chứng kiến con gái bị bắt đi cách ly trong thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành tại Vũ Hán (ảnh: trích xuất từ video bài hát “Hẹn gặp nhau vào mùa xuân”)
Một cuộc họp của các nhà hoạt động nhân quyền diễn ra mới đây đã đi tới kết luận rằng chính sách quản lý người dân khắc nghiệt tới mức tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến hàng trăm ngàn người dân tộc thiểu số đang phải sống trong các trại cải tạo và không biết bao nhiêu người đã tử vong vì dịch Covid-19 tràn qua.
Hôm thứ Ba (7/4), một nhóm các nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và người Hoa đã cùng nhau tổ chức một cuộc họp trực tuyến thảo luận về các biện pháp giám sát và thắt chặt an ninh mà chính quyền Trung Quốc thực hiện để ngăn chặn người dân chia sẻ thông tin và về cách Bắc Kinh phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Các nhà hoạt động đã thống nhất rằng việc Bắc Kinh quyết định che dấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.
Tiến sĩ Teng Biao, một luật sư hoạt động nhân quyền người Hoa, chỉ ra rằng hàng trăm người ở Trung Quốc đã bị bắt giam hoặc mất tích vì cố gắng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Chúng ta phải nhìn thấy vấn đề rằng chính quyền Trung Quốc đang gia tăng kiểm soát xã hội và internet. Covid-19 đang được ĐCSTQ coi là cơ hội để củng cố chế độ toàn trị của họ thông qua [việc sử dụng] công nghệ cao. Và sự đàn áp của ĐCSTQ đối với tự do bằng việc giám sát thông tin, thực hiện các biện pháp quản lý sai trái, đã gây ra những trở ngại lớn đối với các phản ứng khẩn cấp và làm thiệt hại sinh mạng không chỉ ở Trung Quốc mà trên phạm vi toàn thế giới”, ông Teng nói.
Các nhà hoạt động trong cuộc họp đánh giá rằng chính quyền Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – một thực thể của Liên Hợp Quốc bị cáo buộc chịu sự thao túng của Bắc Kinh, phải chịu trách nhiệm đối với việc cho lan truyền các thông tin sai lệch về đại dịch viểm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc.
Với việc nghe theo hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền Trung quốc, “WHO đang thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người dân trên thế giới”, ông Dorjee Tseten, Giám đốc điều hành của Mạng lưới sinh viên vì tự do Tây Tạng, bày tỏ quan điểm.
Ông Tseten nói thêm: “Đại dịch Covid-19 toàn cầu, khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, và giờ đã lan rộng khắp thế giới, có thể đã bị chặn đứng nếu chính quyền cộng sản Trung Quốc có hành động đúng đắn và kịp thời. Đại dịch này có thể được ngăn chặn nếu chính phủ Trung Quốc không trừng phạt những người tố giác, luật sư, bác sĩ và những người khác, họ đã bị trừng phạt [chỉ] vì họ nói sự thật và cố gắng cứu người. Thật đáng tiếc khi bây giờ cả thế giới đang phải trả giá cho các quy định khắt khe và chính sách đàn áp được thực hiện năm này qua năm khác của chính quyền Trung Quốc”.
Các nhà hoạt động cho hay, các quan chức y tế Trung Quốc đã biết về sự tồn tại của virus Vũ Hán từ khá sớm trước khi nó lây lan trở thành đại dịch. Vào trung tuần tháng 11 năm ngoái họ đã biết về sự xuất hiện của loại virus gây chết người, sau đó thông tin này nhanh chóng được báo cáo lên các cấp lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.
“Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã biết về mức độ nghiêm trọng của nCoV vào đầu tháng 1/2020 hoặc thậm chí vào cuối tháng 12/2019, nhưng họ đã quyết định che giấu thông tin vì mục đích chính trị của riêng”, ông Teng nói thêm.
Chính quyền Trung Quốc “tích chữ vô tội vạ các vật tư dùng cho trường hợp khẩn cấp, tùy tiện giam giữ người trong chiến dịch cách ly hàng loạt, giả mạo con số thống kê và cố ý thao túng WHO để vẽ ra các thuyết âm mưu, xuất khẩu khẩu trang và các bộ xét nghiệm [nCoV] không đủ tiêu chuẩn y tế, lợi dụng việc này làm chỗ dựa cho các chiến dịch tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ”, ông Teng đánh giá.
WHO đã cho thấy sự thiên vị khi họ đẩy mạnh các tuyên truyền sai lệch của Bắc Kinh về virus Vũ Hán, tạo ra các ấn tượng rằng chính phủ Hoa Kỳ bất lực trước đại dịch Covid-19. Các nhà hoạt động thống nhất quan điểm rằng tiền có thể là động lực chính khiến WHO cam tâm làm việc cho chính quyền Trung Quốc.
Các nhà hoạt động cũng lưu ý rằng, trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc bất chấp đại dịch, không ngừng gia tăng các hoạt động áp bức đối với người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, cũng như bất kỳ công dân Trung Quốc nào đưa tin về virus Vũ Hán.
Các nhà hoạt động cũng tiết lộ thông tin rằng chính quyền Trung Quốc đang che giấu số ca nhiễm virus Vũ Hán ở Tây Tạng và Tân Cương.
“Trung Quốc đang đối phó với việc các tù nhân chính trị bị ảnh hưởng bởi virus Vũ Hán, đặc biệt là với những tù nhân người Duy Ngô Nhĩ đang bị cầm tù trong các trại tập trung”, ông Zumretay Arkin, một thành viên của Hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới, cho biết trong hội nghị trực tuyến hôm thứ Ba.
“Chúng tôi đã nghe rất nhiều về những ca nhiễm bệnh ở Đại Lục, nhưng không nhận được thông tin gì về các ca nhiễm ở Tân Cương và Tây Tạng”, ông Arkin nói. “Điều kiện về sinh trong các trại cải tạo dành cho người Duy Ngô Nhĩ là môi trường thuận lợi cho sự lây lan của virus [Vũ Hán]”
“Cho tới nay, có rất ít thông tin về số lượng chính xác những ca nhiễm virus Vũ Hán ở Tây Tạng lọt ra ngoài”, ông Cameron Kyinzom Dhongdue, giám đốc điều hành nhóm nhân quyền người Úc gốc Tây Tạng cho biết. “Chúng tôi không biết những gì thực sự đang diễn ra với người dân Tây Tạng”.
Ví những lý do trên, các nhà hoạt động kết luận, thế giới đang phải trả giá đắt cho các chính sách kiểm soát tư tưởng người dân. Có thể thấy, những nạn nhân không ngừng tăng của virus Vũ Hán là minh chứng sống động nhất cho kết luận này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/the-gioi-dang-tra-gia-dat-cho-chinh-sach-dan-ap-nguoi-dan-cua-bac-kinh.html
Nhiều người đã không mất mạng
nếu Trung Quốc minh bạch hơn
Triệu HằngChính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng họ đang đánh bại virus corona khi số ca lây nhiễm và tử vong vì virus Vũ Hán của nước này hiện thấp hơn nhiều so với một số quốc gia khác. Tuy nhiên, dữ liệu Covid-19 của Bắc Kinh bị nghi ngờ là không đáng tin cậy bởi tình trạng thiếu minh bạch và bóp méo thông tin của chính quyền Trung Quốc.
Theo BBC, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 1/4 phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng, thống kê của Bắc Kinh có vẻ “hơi thấp so với thực tế“.
Theo Bloomberg News, tình báo Mỹ kết luận rằng Trung Quốc đã che giấu dịch virus corona. Ba quan chức tình báo cho rằng dữ liệu về số người chết và nhiễm bệnh trong đại dịch mà Trung Quốc công bố là “giả dối”.
Những con số đáng ngờ
Tính đến 13/4, Bắc Kinh mới công bố có 3.339 ca tử vong, chiếm một phần rất nhỏ so với tổng số 114.053 người đã chết trên toàn thế giới vì Covid-19.
Theo RFA, 7 nhà tang lễ trong thành phố Vũ Hán, mỗi nơi chuyển 500 hũ đựng tro hỏa táng của các bệnh nhân Covid-19 về cho các gia đình mỗi ngày, liên tiếp trong 12 ngày, kể từ ngày 23/3 cho đến tiết thanh minh ngày 5/4. Tổng số hũ phân phát (tương đương với số người tử vong) ước tính lên tới 42.000. Một ước tính khác dựa trên công suất và mức độ bận rộn của các lò hỏa táng thì cho thấy có khoảng 46.800 người đã chết.
Một nghiên cứu chung của 6 nhà khoa học tại Đại học Hồng Kông chỉ ra rằng 232.000 người Trung Quốc có thể đã bị nhiễm bệnh vào ngày 20/2, so với khoảng 75.000 ca nhiễm mà Trung Quốc báo cáo chính thức vào lúc đó.
Tạp chí Time đặt ra nghi ngờ về số người chết vì Covid-19 của Trung Quốc khi dẫn một phân tích của kênh Radio Free Asia (RFA) cho hay, thời điểm chính quyền Vũ Hán công bố số ca tử vong là 2.535 thì số liệu này có thể thấp hơn thực tế 20 lần.
Tạp chí này hôm 1/4 cũng đăng bài phân tích cho thấy các dấu hiệu đáng ngờ về số liệu Covid-19 của Trung Quốc. “Liệu chúng ta có thể tin được những con số mà họ công bố?”, bài báo viết.
Không thống kê hoặc thống kê thiếu
Cũng theo Time, nhiều cư dân Vũ Hán và là người thân của những nạn nhân Covid-19 không được đưa vào danh sách nhiễm bệnh chính thức trong thời kỳ dịch đạt đỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều báo cáo về những người ngã bên vệ đường và các thi thể đặt bên ngoài các tòa nhà chung cư. Những người này không được tính vào số ca tử vong vì Covid-19, mà chỉ những người chết sau lần thống kê đầu tiên chẩn đoán mắc Covid-19 mới được đưa vào danh sách chính thức.
Trong một báo cáo khoa học chưa thẩm định đăng trên medrxiv vào ngày 13/3, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình gọi là SEIR, mô phỏng dịch bệnh trên khắp thành phố ở Trung Quốc dựa trên lưu lượng đi lại và dữ liệu dịch tễ học. Nhóm thâu thập lịch sử di chuyển của người dân từ dịch vụ
định vị Baidu và kết quả cho thấy cường độ đi lại cũng như mức độ liên lạc sụt giảm trên khắp Trung Quốc. Cùng một loạt phân tích, nhóm đưa ra kết quả: Ước tính có 114.325 (chênh lệch trải giữa 76.776 – 164.576) ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đại lục tính đến ngày 29/2/2020.
Time cho biết, một người dân Vũ Hán giấu tên nói rằng mẹ của cô không được nhập viện trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 1, chỉ được kê đơn thuốc và về nhà mà không được xét nghiệm. Theo người này, báo cáo chính thức thời điểm đó chỉ có vài trăm ca tử vong, nhưng cô tin rằng số người chết nhiều gấp hơn 10 lần so với báo cáo đó.
Liên tục thay đổi cách thống kê
Time cho biết, sau nhiều ngày tung hô rằng Trung Quốc chỉ có một vài ca nhiễm mới, Bắc Kinh một lần nữa thay đổi cách thống kê và chỉ khi đó mới bắt đầu tính “những ca nhiễm virus corona không có triệu chứng” vào số liệu thống kê chính thức của họ.
Chính quyền Trung Quốc đưa ra động thái này sau khi bị các chuyên gia y tế thế giới chỉ trích về việc không báo cáo đầy đủ số lượng các ca nhiễm trong nước và điều đó dễ dẫn đến nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc.
Time đề cập đến một nghiên cứu được công bố vào ngày 27/3, trong đó xem xét số lượng những ca nhiễm sẽ lên tới bao nhiêu nếu sử dụng cùng một định nghĩa về nhiễm bệnh. Đó là một bộ tiêu chí nhằm phân loại liệu một người có nhiễm bệnh hay không và nó cần được áp dụng trong suốt đại dịch.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành 7 phiên bản về định nghĩa lây nhiễm Covid-19, chỉ trong khoảng từ tháng 1 đến đầu tháng 3. Việc cộng gộp những ca nhiễm không triệu chứng nêu trên là kiểu thứ 8.
Việc áp dụng 7 phiên bản đầu tiên và chỉ áp dụng phiên bản thứ 8 khi dịch bệnh thoái trào đã khiến dữ liệu lây nhiễm mà Bắc Kinh tuyên bố là không đáng tin cậy và thấp hơn nhiều so với con số thực tế. Đơn cử một ví dụ, nhật báo Hồng Kông Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 22/3 trích các tài liệu mật, cho biết, chính quyền Trung Quốc đã gạt bỏ tổng cộng 42.000 trường hợp nhiễm Covid-19 “không có triệu chứng” ra khỏi dữ liệu chính thức vào cuối tháng 2.
Chiến dịch bóp méo thông tin
Những toan tính chính trị của Bắc Kinh đã lộ ra, khi tổng số ca nhiễm của Mỹ và nhiều quốc gia khác vượt qua con số công bố của Trung Quốc. Bắc Kinh đã lợi dụng điều này để ca ngợi cái gọi là “sự thành công” của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc dập tắt dịch bệnh.
Trong khi đó, mạng lưới tuyên truyền của chính quyền loan tin về những ca nhiễm mới có nguồn gốc từ nước ngoài. Cộng đồng người châu Phi đang đối mặt với tình trạng bị kỳ thị và ruồng bỏ ở Trung Quốc vì những bài tuyên truyền cho rằng họ mang virus vào đại lục.
Phát biểu sau một cuộc họp qua video của G7 vào ngày 25/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ rõ “chính quyền Trung Quốc đã, đang, và sẽ tiếp tục chiến dịch bóp méo thông tin có chủ ý” trong đại dịch Covid-19.
Nhiều người đã không mất mạng nếu Trung Quốc minh bạch hơn
Một nghiên cứu của Đại học Southampton (Anh) cho biết, 95% các ca lây nhiễm có thể tránh được nếu Trung Quốc hành động sớm 3 tuần.
Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng. Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.
Sự lo lắng lẫn nghi ngờ vẫn tiếp tục xoay quanh những con số mà Trung Quốc đưa ra, ngay cả khi họ đang cố gắng đẩy mạnh “ngoại giao khẩu trang” bằng cách gửi đồ tiếp tế tới các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán.
Với nhiều dữ kiện trái với số liệu mà chính quyền Trung Quốc công bố, nhóm giám sát truyền thông đa quốc gia FAIR thẳng thắn nhận định: Mọi người không cần phải tin [về cái gọi là] chiến thắng virus corona của Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-nguoi-da-khong-mat-mang-neu-trung-quoc-minh-bach-hon.html
0 comments