Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 09/04/2020

Thursday, April 9, 2020 7:25:00 PM // ,

s

Tin khắp nơi – 09/04/2020

Tỷ lệ ủng hộ chính sách kinh tế của Tổng thống Trump

cao nhất từ ​​trước đến nay

Hương Thảo
Tổng thống Trump ký Đạo luật Family First Coronavirus Response Act (ảnh: White House/Flick).
Theo cuộc khảo sát của CNBC, tỷ lệ ủng hộ chính sách của Tổng thống Trump trong việc xử lý đại dịch tăng vọt, dù Covid-19 đang khiến nền kinh tế Mỹ chao đảo và số người thất nghiệp nhiều hơn.
CNBC đã khảo sát 800 người Mỹ, từ 3-6/4. Kết quả được công bố hôm 8/4 cho biết, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump trong việc xử lý nền kinh tế đã tăng từ 49% trong tháng 12/2019 lên 52%, mức cao nhất từ trước đến nay trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump cũng tăng vọt, từ 40% trong tháng 12/2019 lên 46%. Đây cũng là mức ủng hộ cao nhất mà Ông chủ Nhà Trắng có được. Tỷ lệ không ủng hộ giảm 6%, xuống còn 43%.
Tổng thống Trump thậm chí còn nhận được sự ủng hộ cao hơn từ những thành viên đảng Dân chủ. Tỷ lệ ủng hộ công việc của ông đã tăng kỷ lục lên 20%, từ mức 8% trong tháng 12/2019.
Cuộc khảo sát cũng cho biết, 10% người Mỹ nói họ mất việc vì dịch bệnh, 16% bị cắt giảm lương.
45% người Mỹ đánh giá nền kinh tế là “kém”, 22% đánh giá là “trung bình”, kết hợp thành 77% người Mỹ không mấy hài lòng về nền kinh tế, tăng 20% từ tháng 12/2019. Tuy nhiên, theo Breitbart, tình hình thiếu lạc quan như vậy là phổ biến trong nhiệm kỳ của cựu tổng thống Barack Obama.
Các kết quả khảo sát cho thấy dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid-19, nhưng nhìn chung người Mỹ vẫn lạc quan. 51% cho rằng nền kinh tế sẽ cải thiện trong năm tới.
Đa số người được khảo sát cũng cho rằng việc đóng cửa nền kinh tế sẽ diễn ra trong thời gian ngắn. 49% cho rằng nền kinh tế sẽ trở lại bình thường trong vài tháng tới, 26% cho rằng nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại trong năm tới. Chỉ 6% cho rằng việc đóng cửa nền kinh tế sẽ kéo dài hơn một năm.
8% số người được khảo sát lo ngại sẽ bị cắt giảm lương trong vài tuần tới, và chỉ 1% lo ngại sẽ mất việc. Điều này cho thấy ảnh hưởng lớn nhất từ việc đóng cửa nền kinh tế đối với thị trường lao động đã qua.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ty-le-ung-ho-chinh-sach-kinh-te-cua-tong-thong-trump-cao-nhat-den-nay.html

Virus corona: Nhận đồ bảo hộ,

Donald Trump ‘cảm ơn những người bạn ở Việt Nam’

Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam đã rời Hà Nội vào ngày 7/4.
‘Ngoại giao coronavirus’ và tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?
Virus corona: Thế giới nên tin hay nghi ngờ ‘thành công của Trung Quốc’?
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói “chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các chuyên gia y tế làm việc trên tuyến đầu chống lại Covid-19 tại Hoa Kỳ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam.”
Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: “Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã đến Dallas, Texas. Điều này đã trở thành hiện thực nhờ sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp tuyệt vời của Mỹ – DuPont và FedEx – cùng những người bạn ở Việt Nam của chúng ta. Xin cảm ơn!”
Các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội nói Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã làm việc cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết để đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Hoa Kỳ.
Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Hoa Kỳ đã ký hợp đồng với FedEx để nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia Hoa Kỳ để giải quyết nhu cầu khẩn cấp đối với trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tuyến đầu ứng phó với đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ.
Từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác rộng rãi.
Sứ quán Mỹ ca ngợi từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hợp tác với các quan chức Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình diễn tiến của dịch bệnh COVID-19.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tuyên bố “trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 706 triệu đô la hỗ trợ y tế cho Việt Nam, và trong thập kỷ qua đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính đáng kể để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và mới nổi.”
“Các khoản đầu tư của hai nước chúng ta đang mang lại kết quả vào thời điểm quan trọng này.”
Được biết hỗ trợ y tế bổ sung 2,9 triệu đô la được USAID công bố gần đây sẽ giúp chính phủ Việt Nam tăng tốc các hệ thống phòng thí nghiệm; tăng cường phát hiện trường hợp mắc bệnh; hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật ứng phó nhanh chóng, truyền thông rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52225975

Los Angeles yêu cầu những nhân viên thiết yếu

đeo khẩu trang và cho phép công ty

từ chối những khách hàng không che mặt

Tin từ Los Angeles, California – Bắt đầu từ thứ sáu (ngày 10 tháng 4), Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti đã ra lệnh cho nhân viên tại các công ty thiết yếu phải đeo khẩu trang, và họ sẽ được phép từ chối phục vụ những khách hàng không che mặt.
Cho đến nay, thành phố đã khuyến cáo – nhưng không bắt buộc – người dân che mặt khi ra đường để ngăn chặn sự lây lan của virus. Chủ lao động sẽ được yêu cầu cung cấp khẩu trang cho nhân viên thiết yếu hoặc hoàn trả cho họ chi phí mua khẩu trang. Lệnh này sẽ được áp dụng cho nhân viên tại các cửa hàng tạp hóa, tiệm thuốc tây, khách sạn và nhà hàng, cũng như tài xế taxi và Uber hay những ứng dụng tương tự. Những người không tuân thủ sẽ phải nộp phạt hoặc chịu án tù.
L.A. Protects, một sáng kiến của thành phố yêu cầu các nhà sản xuất hàng may mặc làm khẩu trang vải những người lao động thiết yếu, dự kiến sẽ giúp cung cấp cho một số công ty. Thị trưởng cho biết 800 công ty đã ghi danh tham gia dự án này và đến nay 384 công ty đã được phê duyệt để tiến hành sản xuất khẩu trang. L.A cũng sẽ khuyến khích các công ty bán lẻ lắp đặt plexiglass tại quầy thanh toán, nhưng do sự thiếu hụt plexiglas trong thời gian này, nên hiện tại việc này không bắt buộc.
Gene Seroka, giám đốc điều hành Port of L.A., cho biết các viên chức cũng đang làm việc để xây dựng một kho dự trữ vật tư y tế để sử dụng tại địa phương. Dự án này tìm cách tạo ra một cơ sở để nhân viên y tế chỉ định chính xác những gì họ cần, và cho các nhà sản xuất và những công ty khác đáp ứng yêu
cầu đó. Tuyên bố của ông Garcetti được đưa ra sau khi các viên chức y tế công cộng xác nhận 3,130 ca nhiễm ở thành phố Los Angeles, với 6,910 ca nhiễm và 169 trường hợp tử vong do coronavirus trên toàn quận. (BBT)
https://www.sbtn.tv/los-angeles-yeu-cau-nhung-nhan-vien-thiet-yeu-deo-khau-trang-va-cho-phep-cong-ty-tu-choi-nhung-khach-hang-khong-che-mat/

Dự báo tới đầu tháng 8

Mỹ có khoảng 82 ngàn người chết vì corona

Tòa Bạch Ốc dùng mô hình máy tính ước lượng từ đây tới ngày 4/8 Mỹ sẽ có gần 82.000 người chết vì COVID-19, với giả thiết là cách ly xã hôi hoàn toàn được áp dụng cho đến cuối tháng 5.
Số ca tử vong ước đoán ở mức 81.766 này ít hơn một chút so với con số 93.531 ca mà chính quyền ông Trump ước tính trước đây.
Mô hình tính toán này cũng cho thấy nước Mỹ có thể cần ít hơn so với ước tính trước đây về số giường bệnh, máy thở và những trang bị khác, và rằng tại một số tiểu bang có thể lên đến đỉnh điểm về số tử vong do COVID-19 sớm hơn dự trù.
Thông điệp của Tổng thống Trump về đại dịch từ tín hiệu lạc quan rằng nước Mỹ sẽ “mở cửa sớm hơn” cho đến “chúng ta đang trả tiền để mọi người không đi làm,” đã cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho tình huống tệ nhất.
Ngày 5/4 ông Trump nói “Đây sẽ là tuần lễ khó khăn nhất, giữa tuần này và tuần tới. Và tiếc thay sẽ có nhiều người chết, nhưng chết ít hơn nếu không làm việc này, nhưng sẽ có nhiều người chết.”
Không phải tiểu bang nào cũng sử dụng mẫu phỏng đoán này của chính phủ liên bang.
Trong khi Toà Bạch Ốc dự đoán là những ca bệnh tại thủ đô sẽ lên đến cao điểm cuối tháng này, thì chính quyền địa phương Washington D.C dựa vào một mẫu máy vi tính khác nói rằng đỉnh điểm sẽ vào khoảng cuối tháng 6 hay đầu tháng 7.
Trong bất cứ trường hợp nào, các chuyên gia y tế đều cảnh báo chớ vội lạc quan và nói rằng tốt hơn hết là chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.
Những con số giúp cảnh giác, nhưng thảo luận về chuyện này giúp người dân và giới chức chuyên môn y tế suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về vấn đề này, ông William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Trường Y Đại học Vanderbilt, nói. Ông nói thêm “Việc này giúp chúng ta chuẩn bị tâm lý cho những gì xảy ra trước mắt.”
Mẫu ứng dụng của Tòa bạch Ốc dựa trên ước tính của Viện Y tế và Đánh giá của Đại học Washington ở Seattle. Tòa Bạch Ốc cũng tiếp xúc với một số trường đại học kể cả trường đại học Texas ở Austin.
Nhà dịch tễ toán học và là người đứng đầu toán nghiên cứu của trường đại học Lauren Meyers nhấn mạnh rằng mẫu tính toán về đại dịch hầu như không bao giờ chính xác. Bà nói: “Có nhiều điều không chắc chắn trong ước đoán chúng ta gặp phải vì thiếu tiếp cận dữ liệu tốt, vì chúng ta chưa hiểu về virus corona, và đặc biệt vì không chắc chắn về người dân sẽ có thái độ như thế nào đối với những chính sách sẽ được ban hành để thay đổi cách tiếp cận trong những tuần và những tháng trước mắt.”
Bà Meyers nhấn mạnh là ước đoán trong trường hợp này không giống tiên đoán thời tiết.
“Khi bạn tiên đoán một trận bão nhiệt đới, bạn không thể làm gì được để thay đổi đường đi của bão, nhưng khi bạn dự đoán là dịch bệnh bùng phát sẽ giết rất nhiều người, thì có những biện pháp bạn có thể áp dụng, những việc bạn có thể làm, đặc biệt là nếu bạn hành động đủ sớm, thì việc này có thể thay đổi sự tiến triển của virus bùng phát.
Bà nói thêm “Phạm vi chúng ta ước đoán thực sự tùy thuộc vào những gì chúng ta đưa vào mẫu ứng dụng liên hệ đến việc có bao nhiêu người tuân thủ cách ly xã hội.”
Trong khi virus corona lây lan hầu như trên toàn cầu, không phải tất cả các nước đều có khả năng theo dõi, cũng như không có ý chí chính trị để ghi nhận các trường hợp một cách chính xác. Việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi đến việc ước đoán đại dịch và làm sao chuẩn bị đối phó.
Ông Daniel Runde, một nhà phân tách phát triển quốc tế tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, thúc đẩy các nước phải minh bạch với dữ liệu của họ và trong những tin tức về đại dịch.
Hàn Quốc là một trong nước bị virus corona tác hại nặng nề trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng được khen ngợi vì sự đáp ứng hữu hiệu và tích cực, trong đó có việc áp dụng nhanh chóng việc xét nghiệm rộng rãi trong dân chúng, và những tin tức thường xuyên, minh bạch gởi cho công chúng suốt cuộc khủng hoảng.
Ông Kunde nói: “Nói dối về con số, đàn áp khoa học, đàn áp bác sĩ, kiểm duyệt truyền thông—đây là thời điểm tuyệt đối sai lầm để làm việc này.”
(BTV Patsy Widakuswasa)
https://www.voatiengviet.com/a/d%E1%BB%B1-b%C3%A1o-t%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BA%A7u-th%C3%A1ng-8-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-kho%E1%BA%A3ng-82-ng%C3%A0n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-corona-/5365457.html

Covid-19 : Mỹ tiếp tục ghi nhận

gần 2.000 người chết trong một ngày

Thanh Hà
Hôm 08/04/2020 là ngày thứ nhì liên tiếp có thêm gần 2.000 người tử vong tại Mỹ vì Covid-19. Theo tổng kết của hãng tin Reuters, trên toàn nước Mỹ đã có gần 430.000 người dương tính với virus corona và đại dịch đã cướp đi mạng sống của 14.695 người.
Với số tử vong này, Mỹ bị thiệt hại nặng thứ nhì, sau Ý. New York vẫn là tâm dịch, thêm 779 người chết trong 24 giờ qua và đã có gần 15.000 ca nhiễm tại bang này, theo thông báo của thống đốc Andrew Cuomo. Điểm son duy nhất theo chính quyền New York là số « ca lây nhiễm mới có khuynh hướng giảm đi trong ngày » hôm qua.
Trong tình hình nói trên bộ trưởng Y Tế Hoa Kỳ, Alex Azar, ngày 08/04/2020 thông báo cho phép các hiệu thuốc thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh nhân dương tính với virus corona.
Chính phủ Mỹ dự phóng có nguy cơ từ 100.000 đến 240.000 người thiệt mạng vì Covid-19. Tuy nhiên trong một báo cáo gần đây, đại học Y Khoa Johns Hopkins lạc quan hơn một chút khi cho rằng, nếu các biện pháp phòng ngừa đà lây lan được tuân thủ, số tử vong có thể thấp hơn nhiều so với các dự phóng ban đầu.
Nghi ngờ liên hệ Trump và Sanofi
Tranh cãi dùng thuốc chloroquine trị virus corona vẫn tiếp diễn, báo New York Times hôm 07/04/2020 nêu lên khả năng tổng thống Donald Trump xem chloroquine như « thần dược » bởi dường như ông có liên hệ trực tiếp với tập đoàn dược phẩm Sanofi chế biến loại thuốc này.
Tờ báo khẳng định : « Donald Trump có một chút lợi ích tài chính với Sanofi », « nhiều người thân cận và cũng là những điểm tựa tài chính của Trump » có tên trong danh sách các cổ đông chính của hãng Sanofi.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200409-covid-19-m%E1%BB%B9-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-ghi-nh%E1%BA%ADn-g%E1%BA%A7n-2-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-trong-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y

Thủ đô Mỹ tăng cường thực thi lệnh cách ly xã hội

Thời tiết ấm làm cho nhiều người vi phạm lệnh cách ly xã hội tại thủ đô nước Mỹ, ngay cả khi các giới chức y tế tiên đoán thành phố có thể trở nên điểm nóng kế tiếp của đại dịch virus corona.
Hơn 1.200 người xét nghiệm dương tính với virus và 22 người thiệt mạng tại thủ đô Washington. Tuy nhiên các giới chức quốc gia và địa phương tiên đoán là những điều tệ nhất chưa đến.
Tuần trước, Đô trưởng Muriel Bowser loan báo là một ứng dụng máy vi tính tiên đoán virus sẽ lên đến đỉnh điểm tại thủ đô Washington D.C vào tháng 5 hay tháng 6 với kết quả là trước cuối năm, cứ 7 cư dân thủ đô sẽ có 1 người bị nhiễm virus corona và con số tử vong là trên 1.000 người.
Bác sĩ Deborah Birx, điều phối viên của lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Tòa Bạch Ốc, nhiều lần nhắc đến thủ đô như là một điểm nóng trong những ngày tới, cùng với Chicago, Detroit, Colorado và Pennsylvania.
Bà Birx nói các giới chức y tế quốc gia đã có “những quan ngại” về thủ đô và rằng Washington dường như đang ở trong giai đoạn đầu của một mẫu quen thuộc: là gia tăng hàng ngày đều đặn những ca lây nhiễm, trước khi có sự gia tăng mạnh mẽ làm hệ thống y tế địa phương quá tải.
Tháng trước, nhà chức tránh buộc phải đóng cửa khu vực Tidal Basin chung quanh Đài Tưởng niệm Jefferson để đám đông khỏi tụ tập tham quan hoa anh đào, một biểu tượng của thủ đô.
Những ngày cuối tuần qua, thời tiết ấm đã thu hút nhiều gia đình ra ngoài và thủ đô đã ngay lâp tức đóng cửa chợ cá ngoài trời khi hình ảnh trên truyền thông xã hội cho thấy có đám đông tụ tập tại đây.
Những người vi phạm lệnh ‘ở nhà’ có thể bị phạt 90 ngày tù hay 5.000 đô la.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-m%E1%BB%B9-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%E1%BB%B1c-thi-l%E1%BB%87nh-c%C3%A1ch-ly-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/5365386.html

Một số người sẽ được nhận thêm 600 Mỹ kim

 trợ cấp thất nghiệp sớm nhất là trong tuần này

Một số người sẽ bắt đầu nhận thêm tiền trợ cấp thất nghiệp, sớm nhất là trong tuần này, tùy thuộc vào nơi họ cư ngụ. Các tiểu bang đang bắt đầu phân phát số tiền trợ cấp thất nghiệp cao nhất lịch sử trong gói viện trợ kích thích kinh tế 2.2 ngàn tỷ Mỹ kim của Quốc hội. Gói viện trợ bao gồm tăng tiền trợ cấp thất nghiệp thêm 600 Mỹ kim/tuần trong tối đa 4 tháng.
Trong số nhóm người được ưu tiên có người thất nghiệp ở New York, tâm đại dịch ở Hoa Kỳ, nhưng dần dần những người thất nghiệp ở hầu hết các tiểu bang sẽ nhận tiền đúng hạn. Các tiểu bang đã phải đợi cho đến khi Bộ Lao động liên bang ban hành hướng dẫn về các khoản trợ cấp bổ sung được chính phủ liên bang chi trả hoàn toàn. Hướng dẫn đó đã được đưa ra vào cuối tuần qua, một tuần sau khi dự luật được thông qua.
Chương trình trợ cấp thất nghiệp được mở rộng thêm cho người ký hợp đồng độc lập, lao động tự do và tự làm chủ, những người thường không đủ điều kiện ở nhiều tiểu bang. Mặc dù được mô phỏng theo chương trình hỗ trợ thất nghiệp thảm họa thiên tai hiện có, nhưng đây vẫn là một bước tiến lớn đối với nhiều tiểu bang vì họ thường không trả tiền trợ cấp thất nghiệp cho người có hợp đồng độc lập và tự làm chủ, nay đã được liên bang hỗ trợ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mot-so-nguoi-se-duoc-nhan-them-600-my-kim-tro-cap-that-nghiep-som-nhat-la-trong-tuan-nay/

Cử tri Wisconsin chờ đợi hàng tiếng đồng hồ

để bỏ phiếu bầu cử sơ bộ trong đại dịch coronavirus

Tin từ Milwaukee – Vào hôm thứ ba (ngày 7 tháng 4), bất chấp lệnh cách ly xã hội, hàng nghìn cử tri Wisconsin đã phải chờ hàng tiếng đồng hồ để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang trong bối cảnh đại dịch coronavirus hoành hành khắp Hoa Kỳ.
Một số người dân tiểu bang đã yêu cầu được bỏ phiếu tại nhà, nhưng vì không nhận được thư trả lời, họ buộc phải mạo hiểm sức khỏe của cá nhân và bỏ phiếu trực tiếp hoặc từ bỏ quyền bỏ phiếu hoàn toàn.
Sự bối rối và thất vọng giữa các cư dân của tiểu bang này – cũng như cuộc tranh luận pháp lý kéo dài 11 tiếng về việc có nên tổ chức cuộc bầu cử trong đại dịch hay không – là một dự đoán về tương lai cho các tiểu bang khác,  thậm chí toàn quốc, nếu đại dịch kéo dài.
Tại Wisconsin, hơn một nửa thành phố đã báo cáo tình trạng thiếu nhân viên phòng phiếu, khiến tiểu bang phải kêu gọi 2,400 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ. Bên ngoài trường Riverside High School ở Milwaukee – nơi chỉ còn 5 trong 180 địa điểm bỏ phiếu còn mở cửa do thiếu nhân lực – những cử tri đeo khẩu trang phải đứng thành hàng kéo dài nhiều khối nhà, mỗi người đứng cách nhau 6 feet.
Ở Green Bay, các nhân viên phòng phiếu phải ngồi sau hàng rào Plexiglas. Tại Madison, các viên chức bầu cử kêu gọi cử tri mang theo bút bi đen hoặc xanh của riêng của họ, vì các màu hoặc loại mực khác có thể làm hỏng máy đếm phiếu. Trong khi đó, hơn một chục tiểu bang khác đã hoãn các cuộc bầu cử do đại dịch COVID-19. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cu-tri-wisconsin-cho-doi-hang-tieng-dong-ho-de-bo-phieu-bau-cu-so-bo-trong-dai-dich-coronavirus/

Gần 200 tù nhân ở bang Washington nổi loạn vì Covid-19

Gần 200 tù nhân nổi loạn tại Trại cải huấn Monroe của bang Washington vào tối ngày 8/4, đài CNN dẫn nguồn tin từ Đội Tuần tra bang Washington cho biết.
CNN dẫn lời bà Heather Axtman, nhân viên của Đội Tuần tra, cho biết các tù nhân thuộc nhiều bộ phận khác nhau trong trại tù đã tham gia cuộc nổi loạn, bao gồm cả tù nhân ở phân khu có mức giám sát an ninh tối thiểu, nơi có ít nhất 3 tù nhân đã bị nhiễm Covid-19.
Trước đó, vào sáng sớm ngày 8/4, Cơ quan Giám sát trại tù bang Washington cho biết 6 tù nhân tại trại tù Monroe đã bị nhiễm Covid-19.
“Tất cả 6 người được cách ly khỏi các tù nhân khác và được một nhóm chăm sóc y tế theo dõi lâm sàng và chăm sóc hỗ trợ,” Cơ quan Giám sát trại tù bang Washington cho biết trong một tuyên bố.
Đài Fox News loan tin rằng cơ quan chức năng ở bang Washington vào tối ngày 8/4 đã có mặt tại hiện trường sau khi có báo cáo rằng hàng trăm tù nhân tại cơ sở cải huấn Monroe dọa sẽ đốt nhà tù và bắt các giám thị làm con tin.
“Các nhân viên trại tù và các tù nhân đều không bị thương tích gì… Tình hình đã được kiểm soát,” đài Fox News dẫn tuyên bố cho biết
Trang Seattle Times loan tin rằng các tù nhân và gia đình của họ đã nêu quan ngại về điều kiện sinh hoạt trong trại tù sau khi 6 tù nhân tại bị dương tính Covid-19.
https://www.voatiengviet.com/a/gan-200-tu-nhan-o-bang-washington-noi-loan-vi-covid19/5366018.html

Bầu cử 2020: Bernie rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống, dọn đường cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ.
Ông Sanders, 78 tuổi, nói với những người ủng hộ hôm thứ Tư rằng ông không thấy con đường khả thi nào để có đủ phiếu bầu để giành được đề cử.
Là ứng cử dẫn đầu rất sớm, thượng nghị sĩ bang Vermont được sự ủng hộ của các cử tri trẻ tuổi, nhưng đã tụt lại phía sau ông Biden trong những tuần gần đây.
Ông đã giúp vấn đề bất bình đẳng về thu nhập và chăm sóc sức khỏe trở thành chính sách quan trọng trong cuộc vận động tranh cử.
Thuộc số các ứng cử viên thiên tả nhất trong chu kỳ bầu cử năm nay, người tự mô tả mình theo chủ nghĩa “xã hội dân chủ” đã cổ súy cho các chính sách chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, đại học công miễn phí, tăng thuế nhà giàu và nâng cao với mức lương tối thiểu.
Ông Sanders, một người độc lập, từng chạy đua dành sự đề cử của đảng Dân chủ trước đó, thua Hillary Clinton năm 2016.
Trong cả hai cuộc bầu cử, ông đã dành được sự ưu ái của các cử tri trẻ, những người chấp nhận lời kêu gọi một “cuộc cách mạng” chính trị của ông.
Ông đã giành được tuyên bố ủng hộ từ một số người nổi tiếng, bao gồm Cardi B, Ariana Grande, Miley Cyrus, Mark Ruffalo và Dick Van Dyke.
Ông Sanders củng cố vị thế ứng cử viên của mình vào đầu mùa bầu cử sơ bộ Dân chủ với những chiến thắng ở New Hampshire và Nevada, nhưng động lực của ông bị chậm lại sau đó.
Ông Biden dẫn đầu cuộc đua bằng cách giành được một số tiểu bang lớn, bao gồm Texas và Bắc Carolina, vào đầu tháng Ba, và sau đó thắng ở Florida, Arizona và Illinois.Ông Sanders thất bại trong việc giành được khối cử tri quan trọng người Mỹ gốc Phi trên khắp các tiểu bang miền nam, những người chủ yếu ủng hộ ông Biden.
Trong những tuần gần đây, ông Sanders đã tổ chức các cuộc vận động tranh cử trực tuyến do những lo ngại về sức khỏe từ đại dịch Covid-19.
Đây có phải là bắt đầu của kết thúc cho Sanders?Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?
Ông Biden, 77 tuổi, đang kỳ vọng sẽ dành được đề cử là ứng cử viên của đảng Dân chủ tại đại hội của đảng vào tháng 8. Sau đó, ông sẽ đối đầu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11.
Bernie Sanders nói gì?
Ông Sanders nói với người ủng hộ trong một buổi phát hình trực tuyến rằng quyết định kết thúc chiến dịch của ông “rất khó khăn và đau đớn”, và thừa nhận một số người sẽ muốn ông chiến đấu cho đến cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang cuối cùng.
“Nếu tôi tin rằng chúng ta có một con đường khả thi để được đề cử, tôi chắc chắn sẽ tiếp tục,” ông nói.
Ông Sanders nói thêm rằng chiến dịch tranh cử của ông đã “biến đổi ý thức của người Mỹ về loại quốc gia nào chúng ta có thể trở thành và đưa đất nước này tiến một bước lớn trong cuộc đấu tranh không hồi kết cho công lý kinh tế, công bằng xã hội, công lý chủng tộc và công lý môi trường”.
“Xin cũng đánh giá cao việc chúng ta không chỉ chiến thắng trong cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng, mà chúng tôi còn chiến thắng về mặt trận thế hệ.”
Ông Sanders lưu ý rằng trên toàn quốc, chiến dịch của ông đã nhận được “phần lớn số phiếu đáng kể … từ những người không chỉ từ 30 tuổi trở xuống, mà còn từ 50 tuổi trở xuống”.
“Tương lai của đất nước này chia sẻ những ý tưởng của chúng ta.”
Ông Sanders cũng chúc mừng ông Biden và nói rằng sẽ hợp tác với ông để “đưa những ý tưởng cấp tiến của chúng ta về phía trước”.
Thượng nghị sĩ nói thêm rằng tên ông vẫn sẽ nằm trên lá phiếu tại các tiểu bang chưa có cuộc bầu cử sơ bộ, để thu nhặt phiếu đại biểu và có thể ảnh hưởng đến nền tảng bầu cử chung của đảng tại đại hội.
“Cùng nhau, cùng đoàn kết, chúng ta sẽ tiến lên đánh bại Donald Trump, tổng thống nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.”
Một thành quả đáng kể
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Sẽ không có sự lặp lại của chiến dịch tranh cử năm 2016 cho Bernie Sanders. Ông sẽ không có cuộc tranh cử kéo dài qua tất cả bầu cử sơ bộ của mỗi tiểu bang, cho đến trước thềm hội nghị quốc gia.
Thay vào đó, cuộc tranh cử tổng thống thứ hai của ông kết thúc vào đầu tháng 4, với một thông báo khiêm tốn từ tư gia ở Vermont, một phản ánh về một cuộc tranh cử bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch coronavirus. Mọi hy vọng về sự trở lại kỳ diệu đã được kết thúc bởi các cuộc bầu cử sơ bộ bị trì hoãn và tất cả các sự kiện công cộng bị hủy bỏ.
Lần này Sanders đã tiến gần được đến đích. Sau chiến thắng lớn đáng ngạc nhiên trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada, ông đã dường như có sẵn tổ chức, tiền bạc và động lực để vượt hẳn lên vị trí dẫn đầu. Việc cuối cùng ông không đạt được điều đó sẽ trở thành chủ đề của những bình luận và trong nhiều năm tới.
Các tín đồ của Sanders có thể tự an ủi với thực tế rằng hai chiến dịch tranh cử tổng thống của ông đã thành công trong việc đẩy đảng sang phía tả về các vấn đề như y tế toàn cầu, môi trường và giáo dục đại học miễn phí.
Mặc dù ở tuổi 78, thời gian làm người của công chúng của ông có thể sắp kết thúc, phong trào mà Sanders tạo ra – của những người tiến bộ không ngại đón nhận các chương trình chính phủ đầy tham vọng ngay cả với nhãn hiệu “xã hội chủ nghĩa” – sẽ tiếp tục.
“Phong trào của chúng ta đã giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh tư tưởng,” ông nói hôm thứ Tư.
Đó không phải là nhiệm kỳ tổng thống, nhưng nó vẫn là một thành tựu quan trọng.
What’s the reaction?
Mr Biden tweeted shortly after Mr Sanders’ live stream concluded: “I know Bernie well. He’s a good man, a great leader and one of the most powerful voices for change in our country.”
Đã có phản ứng gì?
Ông Biden đã tweet ngay sau công bố trực tiếp của ông Sanders: “Tôi biết rõ Bernie. Ông ấy là một người đàn ông tốt, một nhà lãnh đạo tuyệt vời và là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất cho sự thay đổi ở đất nước chúng ta.”
Cựu phó tổng thống nói thêm trong một tuyên bố rằng ông “biết ơn” ông Sanders vì đã đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên tất cả và nói rằng ông sẽ tiếp cận.
“Bạn sẽ được tôi lắng nghe. Như bạn nói: Không phải là tôi, mà là chúng ta”, ông Biden nói.
“Đối với những người ủng hộ bạn, tôi cũng cam kết như vậy: Tôi thấy bạn, tôi nghe thấy bạn và tôi hiểu sự cấp bách của những gì chúng ta phải làm trong đất nước này. Tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi. Chúng tôi cần bạn.”Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren, một đảng viên Dân chủ thiên tả và là cựu ứng cử viên tổng thống, cũng cảm ơn ông Sanders “vì đã chiến đấu không ngừng nghỉ cho các gia đình lao động Mỹ trong chiến dịch tranh cử này”.
Tại cuộc họp báo về coronavirus của Nhà Trắng hôm thứ Tư, Tổng thống Donald Trump đã đặt câu hỏi tại sao ông Biden không được xác nhận bởi tổng thống mà ông phục vụ.
“It amazes me that President Obama hasn’t supported Sleepy Joe,” said Mr Trump. “It just hasn’t happened.
“When’s it going to happen? Why is it – he knows something that you don’t know. I think I know, but you don’t know.”
Mr Obama has stayed on the sidelines of the Democratic primary.
“Điều làm tôi ngạc nhiên là Tổng thống Obama đã không lên tiếng ủng hộ Sleepy Joe”, ông Trump nói. ”Điều đó chưa xảy ra.”
“Khi nào nó sẽ xảy ra? Tại sao vậy – hay ông ấy biết điều gì đó mà bạn không biết. Tôi nghĩ tôi biết, nhưng bạn không biết.”
Ông Obama đứng bên lề cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.Nhưng theo truyền thông Hoa Kỳ, ông hiện rất muốn chứng thực ông Biden và giúp ông vận động tranh cử.
Tuy nhiên, cựu tổng thống không muốn đánh lạc hướng khỏi cuộc khủng hoảng virus corona hiện đang thống trị chu kỳ tin tức, theo các nguồn tin thân cận với ông Obama.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52225853

Zoom bị cổ đông kiện vì che giấu lỗ hổng bảo mật

Hải Lam
Hãng tin Reuters cho biết, Zoom Video Communications tuần này đã bị các cổ đông kiện vì che giấu các lỗ hổng bảo mật và không đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng.
Một trong những cổ đông của Zoom, ông Michael Drieu, cho biết trong đơn kiện gửi lên Tòa án liên bang San Francisco (Mỹ) rằng, một loạt các báo cáo tiết lộ các lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng Zoom khiến cổ phiếu công ty giảm mạnh. Hôm 7/4, giá cổ phiếu của Zoom Video Communications ở phiên đóng cửa đã giảm khoảng 7,5% xuống mức 113,75 USD.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ông Drieu cáo buộc Zoom đã che giấu sự thật về những thiếu sót trong mã hóa phần mềm của ứng dụng, bao gồm cả lỗ hổng cho phép tin tặc tấn công cũng như tiết lộ trái phép thông tin cá nhân cho bên thứ ba, bao gồm cả Facebook.
Tờ Breitbart gần đây cho biết, trong một bài đăng trên blog, ông Eric Yuan, giám đốc điều hành của Zoom đã xin lỗi vì những thiếu sót liên quan đến vấn đề bảo mật mà 200 triệu người dùng hàng ngày đang phải đối mặt. Ông cũng tuyên bố, công ty đang thực hiện các biện pháp để khắc phục sự cố, giúp ứng dụng an toàn hơn.
Việc sử dụng ứng dụng Zoom gia tăng đột biến vào tháng 1 sau khi dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người trên thế giới phải học tập và làm việc tại nhà. Trong một bài đăng trên blog, ông Yuan cho biết số người dùng Zoom tăng 1.900% với 200 triệu người dùng cả miễn phí và có trả phí vào tháng 3, tăng từ 10 triệu vào cuối tháng 12.
Tuy nhiên, việc gia tăng số lượng người dùng cũng thu hút các tin tặc. Zoom bị chỉ trích vì các cuộc gọi video không được mã hóa đầu cuối (end-to-end) và hiện tượng “zoombombing”, trong đó các khách lạ mặt có thể truy cập vào cuộc họp của bất cứ ai.
Hiện nhiều khu vực trên thế giới đã cấm sử dụng Zoom, trong đó có Sở Giáo dục New York. Cơ quan này gợi ý các giáo viên chuyển sang sử dụng Microsoft Teams với những tính năng tương tự nhưng mức độ bảo mật cao hơn. Đài Loan cũng đã cấm Zoom. Gần đây, có nguồn tin cho rằng một số cuộc gọi trên Zoom được chuyển về Trung Quốc khiến chính phủ Đài Loan lo ngại. Theo Reuters, hai nguồn tin chính phủ Đức cho biết, Bộ Ngoại giao nước này quyết định hạn chế việc sử dụng Zoom.
https://www.dkn.tv/the-gioi/zoom-bi-co-dong-kien-vi-che-giau-lo-hong-bao-mat.html

Làm sao để bắt Trung Cộng

chịu trách nhiệm cho dịch COVID-19?

Tin Washington DC – Một trong các câu hỏi lớn mà cộng đồng quốc tế đang thắc mắc hiện nay là làm thế nào để buộc Trung Cộng phải chịu trách nhiệm pháp lý và chính trị cho các thiệt hại của thế giới hiện nay vì dịch Covid-19.
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ gần đây đã xác nhận với Tòa Bạch Ốc rằng Trung Cộng đã cố tình giảm bớt số lượng người nhiễm bệnh và người chết trong dịch coronavirus. Sự lừa dối của Bắc Kinh đã cản trở quá trình nghiên cứu Covid-19 và khiến hàng ngàn người có cơ hội rời khỏi vùng dịch, làm virus lây lan toàn thế giới.
Tính đến sáng thứ Tư, 8 tháng 4, số người nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới vượt trên 1.4 triệu người, với hơn 85,000 người thiệt mạng. Các thể chế quốc tế hiện nay không có cách nào để buộc Trung Cộng phải bồi thường cho các thiệt hại mà nước này gây ra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của viện nghiên cứu American Enterprise có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ có thể trừng phạt Trung Cộng bằng các lệnh cấm vận kinh tế, đồng thời thuyết phục các nước khác tẩy chay các sinh viên và học giả Trung Cộng, để tạo áp lực buộc Bắc Kinh minh bạch hơn trong chính sách y tế công cộng. Chính phủ Trump cũng có thể ngăn không cho Trung Cộng mua bán các công nghệ hiện đại như microchip, trí tuệ nhân tạo, hay công nghệ sinh học.
Ngoài ra, Hoa Kỳ nên ban hành các lệnh trừng phạt trực tiếp nhắm vào các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Cộng, như đóng băng tài sản nước ngoài và cấm nhập cảnh.
Hoa Kỳ có thể cân nhắc ngừng hợp tác thương mại sâu hơn với Bắc Kinh, và tịch thu tài sản của các công ty quốc doanh Trung Cộng, để buộc nước này bồi thường cho các thiệt hại liên quan đến coronavirus. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/lam-sao-de-bat-trung-cong-chiu-trach-nhiem-cho-dich-covid-19/

Căn cứ không quân Mỹ ở Afghanistan bị IS tấn công

Hôm 8/4, một căn cứ không quân lớn của Mỹ ở Afghanistan đã bị năm tên lửa đã bắn trúng nhưng không có thương vong, Reuter dẫn lời lực lượng của Afghanistan do NATO lãnh đạo cho biết hôm 9/4. Cùng lúc, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố đã thực hiện vụ tấn công.
Cuộc tấn công xảy ra vài tuần sau khi phe Taliban và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận về việc rút quân đội nước ngoài do Mỹ lãnh đạo ra khỏi Afghanistan. Thỏa thuận này không bao gồm phiến quân IS.
“Năm quả tên lửa đã bắn vào sân bay Bagram vào sáng sớm hôm nay,” lực lượng của Afghanistan do NATO lãnh đạo, còn gọi là lực lượng Resolute Support, cho biết trên Twitter. Đây là căn cứ không quân chính của Hoa Kỳ ở Afghanistan, nằm về phía bắc thủ đô Kabul.
IS tuyên bố trên mạng xã hội rằng các chiến binh của họ đã nhắm mục tiêu tấn công vào một bãi đáp trực thăng tại Bagram.
Một phát ngôn viên của Taliban nói trên Twitter rằng phe Taliban không có liên hệ đến vụ tấn công.
Phiến quân IS, vừa chống lực lượng nước ngoài, vừa chống chính phủ Afghanistan lẫn chống phe Taliban, đã thực hiện một số vụ tấn công nguy hiểm nhất ở các trung tâm đô thị Afghanistan trong những năm gần đây.
Trong thỏa thuận với Mỹ, phe Taliban hứa sẽ mở các cuộc hòa đàm với chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Chính phủ Afghanistan đã bắt đầu thả tù nhân Taliban tại nhà tù gần căn cứ Bagram, như một động thái để xây dựng niềm tin cho các cuộc đàm phán với phe Taliban.
https://www.voatiengviet.com/a/can-cu-khong-quan-my-o-afghanistan-bi-is-tan-cong/5365745.html

Trump nhắm tới Trung Quốc

khi đả kích WHO về dịch Covid-19

Thanh Phương
Ai cũng biết Donald Trump không ưa gì các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các định chế đa phương nói chung, nhưng không ai ngờ là ngay giữa lúc dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, tổng thống Mỹ lại nã đại pháo vào chính tổ chức đang điều phối cuộc chiến toàn cầu chống virus corona. Nhưng thật ra khi đả kích kịch liệt Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ông Trump muốn nhắm tới Trung Quốc.
Trên mạng Twitter ngày 07/04/2020, tổng thống Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc WHO có những lập trường « rất có lợi cho Trung Quốc », thậm chí ông còn dọa là Mỹ sẽ ngưng đóng góp tài chính cho tổ chức này. Nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa đó thì hậu quả sẽ rất nặng nề, vì Hoa Kỳ là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, hơn 400 triệu đôla năm ngoái, « gấp mười lần đóng góp của Trung Quốc », như ngoại trưởng Mike Pompeo đã cố tình nhấn mạnh.
Theo hãng tin AFP, từ nhiều ngày qua, những nhân vật diều hâu trong đảng Cộng Hòa vẫn tố cáo WHO đã giúp Bắc Kinh « che giấu » mức độ trầm trọng của dịch Covid-19, khi dịch bệnh này bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019. Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đã lên án WHO đồng lõa với Trung Quốc trong chiến dịch che dấu thông tin về dịch Covid-19.
Đối với chính quyền Trump, chính sự thiếu minh bạch này đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng vì virus corona. Một số nhân vật như thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio thậm chí còn đòi cách chức tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Giới thân cận với tổng thống Trump còn nhắc lại ông Tedros từng là đảng viên đảng Cộng Sản Ethiopia, như thế đích thị ông là đồng minh của Bắc Kinh !
Riêng tổng thống Trump vẫn còn cay cú về chuyện WHO đã chỉ trích quyết định mà ông đưa ra vào cuối tháng 1 cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với toàn bộ những người đến từ Trung Quốc. Cho đến nay, ông Donald Trump vẫn tự hào rằng chính nhờ biện pháp đó mà dịch Covid -19 không du nhập nước Mỹ sớm. Nhưng những lý do nói trên có đáng để Washington mở mặt trận chống WHO vào lúc mà thế giới hãy còn lâu mới khống chế được đại dịch toàn cầu này ?
Phản ứng lại những đòn tấn công của tổng thống Trump, hôm qua, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi đừng nên « chính trị hóa » con virus corona. Về phần tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, ông cho rằng bây giờ « không phải là lúc » để chỉ trích một tổ chức đóng vai trò « thiết yếu » trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Theo hãng tin AFP, ngay cả trong phe bảo thủ, nhiều người cho rằng không nên cắt đứt nguồn tài chính cho WHO ngay giữa cơn khủng hoảng này. Nhưng đối với dân biểu Cộng Hòa Chris Smith, tổng thống Trump dọa ngưng đóng góp tài chính là đúng, vì như thế sẽ gây áp lực buộc WHO phải chấp nhận cho điều tra giai đoạn đầu của dịch Covid-19 tại Trung Quốc.
Bên phía những người chống tổng thống Trump, họ nghi là chủ nhân Nhà Trắng đả kích WHO để mọi người quên đi những sai lầm của bản thân ông, bởi vì ban đầu chính ông Trump đã cố giảm nhẹ tầm mức của dịch bệnh, coi thường virus corona, thậm chí xem đây là những « tin giả » do đảng Dân Chủ tung ra để phá ông.
Nhưng nhiều nhà quan sát được AFP trích dẫn nhìn nhận đúng là WHO đã không tỏ ra xứng đáng với vai trò của tổ chức này. Chuyên gia J. Stephen Morrison, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, ghi nhận WHO đã hoan nghênh « một cách quá đáng » phản ứng của Trung Quốc và nhất là đã chậm trễ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Suy cho cùng thì tấn công WHO là một cách để chính quyền Trump tiếp tục cuộc chiến chống Trung Quốc, vào lúc mà hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang tạm ngưng cuộc khẩu chiến.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200409-trump-nh%E1%BA%AFm-t%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c-khi-%C4%91%E1%BA%A3-k%C3%ADch-who-v%E1%BB%81-d%E1%BB%8Bch-covid-19

LHQ: Virus corona có thể đẩy

thêm nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo

Kinh tế suy sụp do virus corona có thể làm tăng số người rơi vào tình trạng đói nghèo lên tới nửa tỷ người.
Lời cảnh báo đáng sợ này được đưa ra từ một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về cái giá về tài chính và nhân mạng trong đại dịch này.
Pháp suy thoái kinh tế, Đức sụt giảm ‘nghiêm trọng’
Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?
TS Phạm Đỗ Chí: Virus corona đánh vào kinh tế Mỹ và VN
Đây sẽ là lần đầu tiên tình trạng đói nghèo tăng trên toàn cầu kể từ 30 năm qua, theo nội dung bản phúc trình.
Các kết luận được đưa ra trước khi Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các bộ trưởng tài chính khối G20 họp vào tuần tới.
Nội dung nghiên cứu được soạn thảo bởi các chuyên gia từ Đại học King’s College London và Đại học Quốc gia Australia (ANU).
“Cuộc khủng hoảng kinh tế có khả năng sẽ còn nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng y tế,” Christopher Hoy từ ANU nói.
Bản phúc trình, theo đó ước tính sẽ có thêm từ 400 đến 600 triệu người lâm vào cảnh đói nghèo trên toàn cầu, nói rằng tác động có thể có của virus này đang là một thách thức thực sự đối với Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ, muốn xóa bỏ tình trạng đói nghèo chậm nhất là vào năm 2030.
Tới lúc đại dịch qua đi, khoảng một nửa trong tổng 7,8 tỷ dân trên thế giới có thể sẽ phải sống trong cảnh đói nghèo.
Chừng 40% trong tổng số các trường hợp mới sẽ tập trung ở vùng Đông Á và Thái Bình Dương, với khoảng một phần ba ở vùng Hạ Sahara của châu Phi và Nam Á.
Trước đó, hồi đầu tuần, hơn 100 tổ chức toàn cầu đã kêu gọi xóa trách nhiệm trả nợ trong năm nay của các nước đang phát triển, điều sẽ giúp giải phóng được tới 25 tỷ đô la để hỗ trợ cho nền kinh tế của các nước đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52215769

Điểm tin COVID-19

Tử vong cao kỷ lục tại New York, New Jersey
Tâm điểm của đại dịch corona tại Mỹ, New York, cùng bang lân cận là New Jersey tiếp tục báo cáo số tử vong cao kỷ lục trong một ngày.
New York có thêm 779 người chết vì virus corona, số cao kỷ lục trong ngày thứ nhì, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết.
Số người nhiễm virus corona tại bang New York đã lên gần 150.000 hôm 8/4.
Tại New Jersey, giới hữu trách xác nhận thêm 275 ca tử vong hôm 8/4, mức tăng cao nhất trong một ngày tại đây, nâng tổng số người chết lên hơn 1.500 ca.
New Jersey đứng thứ hai trên toàn nước Mỹ về tổng số tử vong vì virus corona, chỉ sau New York.
Hoa Kỳ hiện có gần 420.000 người bị nhiễm và hơn 14.300 người tử vong vì virus corona.
Các giới chức New York nói số người chết tại nhà tăng vọt gần đây cho thấy con số thống kê tử vong vì virus corona có thể còn thiếu nhưng có một tín hiệu khả quan là số ca bệnh mới nhập viện có chiều hướng giảm.
Nhà chức trách dự báo số ca thiệt mạng sẽ tiếp tục ở mức hiện nay hoặc tăng lên trong vài ngày tới khi các bệnh nhân nguy kịch đã nhập viện cách đây 2 tuần và đang thoi thóp nhờ máy thở không còn cầm cự được nữa.
Bang Louisiana trong ngày qua loan báo 70 ca tử vong, duy trì số tăng kỷ lục trong 24 giờ của một ngày trước đó.
Khoảng 94% dân số Mỹ đã được lệnh ‘ở nhà’.
Kế hoạch vực dậy
Giới chức y tế Mỹ đang lên các phương án để quốc gia trở lại các hoạt động bình thường nếu biện pháp giãn cách xã hội và các phương pháp khống chế COVID-19 trong tháng này chứng tỏ thành công, bác sĩ Anthony Fauci, lãnh đạo Viện Dị ứng và các Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết ngày 8/4.
Tuy nhiên, ngay lúc này, giới hữu trách nhấn mạnh người dân Mỹ phải tiếp tục các biện pháp cách ly nếu không Mỹ có nguy cơ tiếp tục lên đỉnh điểm dịch cho dù thời tiết mùa xuân có ấm lên.
Chi trên tỷ đô sản xuất máy thở
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) ngày 8/4 ký hai hợp đồng trị giá hơn 1 tỷ đô la để sản xuất máy thở cho các bệnh nhân COVID-19 và dự định trong tuần này sẽ ký tiếp 5 hợp đồng nữa.
Công ty General Motors GM nhận hợp đồng 489 triệu đô để sản xuất 30.000 máy thở và công ty công nghệ y tế Hà Lan Philips nhận hợp đồng trên 646 triệu đô để làm ra 43.000 máy thở trước cuối năm nay.
GM sẽ giao hết số hàng trước cuối tháng 8 và lô hàng đầu tiên gồm trên 6.000 máy thở sẽ có trước ngày 1/6.
Còn Philips cho hay trước cuối tháng 5 sẽ có lô hàng đầu tiên gồm 2.500 máy thở.
Tháng rồi, công ty nói tới quý III sẽ tăng cường sản lượng máy thở lên 4.000 cái/tuần sau khi tăng đôi năng suất lên thành 1.000 sản phẩm/tuần trong tháng Ba.
Brazil mua đồ y tế không được, tự sản xuất
Bộ trưởng Y tế Brazil, Luis Henrique Mandetta, ngày 8/4 loan báo nỗ lực mua trang cụ y tế từ Trung Quốc để chống virus corona bất thành, nên chính phủ đang quay sang các công ty nội địa để nhờ sản xuất máy thở.
Số người nhiễm virus tại Brazil tính tới 8/4 là 15.927 người. Số tử vong trong 24 giờ qua tăng thêm 133 ca, lên thành 800.
Pháp gia hạn phong toả, tử vong gần 11.000
Số người chết vì virus corona trong các bệnh viện Pháp hiện là 10.869 ca. Lệnh phong toả có hiệu lực từ 17/3 đã được gia hạn một lần và nay sẽ kéo dài qua ngày 15/4.
Sức khỏe Thủ tướng Anh ‘cải thiện’
Tình trạng sức khoẻ của Thủ tướng Anh Boris Johnson đang cải thiện và ông có thể tự ngồi dậy trên giường bệnh, giao tiếp với nhân viên bệnh viện. Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak loan báo tin này ngày 8/4 trong lúc ông Johnson vẫn còn trong khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện vì COVID-19.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid-19/5365381.html

Virus corona: Giám đốc WHO kêu gọi

chấm dứt ‘chính trị hóa’ virus

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi đoàn kết, khi tổ chức này tiếp tục bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích.
Phát biểu hôm thứ Tư, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus bảo vệ công việc của WHO và kêu gọi chấm dứt chính trị hóa Covid-19.
‘Ngoại giao coronavirus’ và tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc
Vũ Hán choáng váng trỗi dậy từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất
Virus corona: Thế giới nên tin hay nghi ngờ ‘thành công của Trung Quốc’?
Ông Trump đã cho hay sẽ xem xét chấm dứt tài trợ của Mỹ cho WHO.
Tổng thống cáo buộc WHO là “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và nói rằng họ “thực sự đã làm thất bại” các nỗ lực chống dịch của mình.
Tiến sĩ Tedros hiện đã bác bỏ các cáo buộc trên, và nhấn mạnh: “Chúng tôi gần gũi với mọi quốc gia, chúng tôi trung lập”.
Sau lần tấn công đầu tiên vào WHO hôm thứ Ba, Tổng thống Trump tiếp tục đưa ra chỉ trích trong cuộc cuộc họp báo vào thứ Tư, nói rằng tổ chức này phải “đặt ưu tiên của mình một cách đúng đắn”. Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét để quyết định có tiếp tục tài trợ WHO hay không,
Cũng trả lời các câu hỏi tại cuộc họp họp tối thứ Tư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng chính phủ đang “đánh giá lại việc có tiếp tục tài trợ cho WHO hay không.”
“Các tổ chức phải làm việc. Họ phải đưa ra kết quả mà họ dự định”, ông Pompeo nói.
Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi vừa kết thúc lệnh phong tỏa kéo dài 11 tuần.
Một cố vấn của ông Tedros trước đó nói rằng họ làm việc gần gũi với Trung Quốc “hoàn toàn cần thiết”để tìm hiểu căn bệnh này ở giai đoạn đầu.
Các cuộc tấn công của ông Trump vào WHO diễn ra trong bối cảnh chính quyền của ông bị chỉ trích về cách đối phó với đại dịch.
Tổng Giám đốc WHO nói gì?
“Xin vui lòng, đoàn kết ở cấp quốc gia, không sử dụng Covid hoặc các quan điểm chính trị,” Tiến sĩ Tedros nói hôm thứ Tư. “Thứ hai, đoàn kết trung thực ở cấp độ toàn cầu. Và lãnh đạo trung thực từ Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
“Các lãnh đạo quyền lực nhất cần phải tiên phong và làm ơn cách ly chính trị Covid,” ông viết, trong các bình luận được xem là phản ứng lại bình luận của ông Trump.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Trump đã nói rằng WHO dường như “rất thiên vị đối với Trung Quốc”.
” Chúng tôi sẽ giữ lại một khoản tiền định dành cho WHO. Và chúng tôi sẽ xem thế nào,” ông Trump nói.
Hoa Kỳ là một trong những nhà tài trợ tự nguyện lớn nhất của WHO. Dữ liệu của WHO cho thấy Mỹ đóng góp 15% vào ngân sách chung của tổ chức này.
Hôm thứ Tư, Tiến sĩ Tedros đã bác bỏ mối đe dọa tài chính đó, nói rằng ông tin rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tài trợ.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres trước đó đã góp tiếng nói bảo vệ tổ chức này.
Ông mô tả sự bùng phát dịch corona là “chưa từng có” và cho biết bất kỳ đánh giá nào về cách xử lý nó sẽ là việc của tương lai.
“Bây giờ là lúc để đoàn kết, để cộng đồng quốc tế cùng nhau đoàn kết ngăn chặn virus này và hậu quả của nó,” ông nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thể hiện sự ủng hộ cho WHO trong một cuộc gọi cho ông Tedros hôm thứ Tư.
“Ông ấy đã tái khẳng định lòng tin của mình, sự ủng hộ của ông ấy đối với tổ chức này và không chấp nhận việc nhìn nó bị mắc kẹt trong một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”, một quan chức của văn phòng tổng thống Pháp nói với hãng tin Reuters.
Diễn biến dịch bệnh hôm thứ Tư
Dữ liệu mới nhất do Đại học Johns Hopkins tổng hợp cho thấy hiện có gần 1,5 triệu ca coronavirus và 90.000 ca tử vong liên quan trên toàn thế giới.
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, vẫn ở trong phòng chăm sóc đặc biệt ở London nhưng tình trạng của ông được cho là đang được cải thiện.
Tổng số người thiệt mạng ở Anh đã vượt quá 7.000 – sau kỷ lục 938 ca tử vong hôm thứ Tư/
Số ca tử vong ở Tây Ban Nha tăng trong ngày thứ hai liên tiếp, sau khi có hy vọng vào đầu tuần rằng số người chết hàng ngày tại nước này đang giảm
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52225964

Covid-19:

WHO mất uy tín lâu dài vì “theo đuôi” Trung Quốc

Mai Vân
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc cho đến ngày nay, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS không hề lên tiếng chỉ trích bất kỳ tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Theo nhật báo Pháp Les Echos ngày 08/04/2020, sự thiếu vắng phản ứng nói trên của WHO giải thích phần lớn sự chậm trễ trong việc xử lý đại dịch Covid-19.
Trả lời phỏng vấn của Les Echos, ông François Godement, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Viện Montaigne (Pháp) cho rằng thái độ phục tùng Bắc Kinh của lãnh đạo WHO đã làm cho hình ảnh của định chế này sứt mẻ lâu dài.
Tổng thống Mỹ (ngày 07/04/2020) đã chỉ trích WHO về cách xử lý kém cỏi hồ sơ virus corona. Những chỉ trích này có cơ sở hay không?
François Godement: Từ nhiều tuần lễ nay, cách xử lý của WHO quả là đã bị chỉ trích nhiều lời chỉ trích, chứ không đợi đến lượt ông Donald Trump.
Ngày nay, khi người ta nhìn lại diễn tiến tình hình từ tháng 11/2019, nhiều điểm then chốt đã cho thấy rõ là WHO đã phản ứng chậm trễ ở chỗ nào.
Đài Loan đã hoài công cảnh báo WHO vào cuối tháng 12 về một dạng mới của virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, nhiều ngày trước khi chính quyền Bắc Kinh gợi lên chuyện này.
Thế nhưng WHO vẫn không hề có phản ứng, mà phải đợi đến ngày 12/02/2020 mới cử một phái bộ đến xem xét tại chỗ. Trong lúc đó thì ngay ngày 24/01, vị tổng giám đốc đã công nhận, sau Trung Quốc, là virus corona có thể lây từ người sang người. Tất cả những điều này đã làm chậm trễ việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Và cuối cùng thì WHO phải đợi đến ngày 11/03 mới tuyên bố việc virus lây lan là đại dịch toàn cầu. Có lẽ đây là điểm WHO có thể ít bị chỉ trích, vì theo nguyên tắc của mình, định chế này chỉ có thể thông báo một sự kiện khi sự kiện đó thật sự xẩy ra: trước đó thì WHO đã gợi lên nguy cơ cao về đại dịch.
WHO như vậy đã bị mất tư cách?
François Godemen: Phải nhớ là về mặt kỹ thuật, WHO là một cỗ máy hùng mạnh, với một chính sách phòng ngừa và hoạt động trên hiện trường nhờ việc phân cấp quyền hành cho các văn phòng khu vực.
Nhưng về mặt chính trị, và người ta đã thấy rõ điều này với dịch Covid-19, hình ảnh của tổ chức ngày nay đã bị sứt mẻ lâu dài.
WHO chủ yếu bị phê phán về những lập luận quá thiên về  Trung Quốc. Vì sao có tình trạng đó?
François Godemen: Đúng vậy. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã và cũng đang không phản bác bất kỳ phát biểu chính thức nào của Trung Quốc. Ngay cả khi có những lời chứng bác bỏ các tuyên bố đó. WHO không hề có thông báo gì về nguồn gốc thật sự của dịch bệnh, tất cả đều chỉ tập trung trên việc xử lý khủng hoảng.
Tình trạng đó cũng có thể xuất phát từ việc Trung Quốc đã không hoàn toàn mở cửa cho chuyên gia của WHO vào xem xét.
Về phần mình thì tổ chức có trụ sở ở Genève này luôn luôn tránh công khai chỉ trích những quốc gia thành viên mà họ tùy thuộc. Đối bác sĩ Tedros, được bầu lên nhờ Trung Quốc vào năm 2017, việc không chỉ trích Bắc Kinh cho phép ông hy vọng được Trung Quốc hợp tác trên nhiều hồ sơ khác.
Vấn đề Đài Loan, mà Trung Quốc đã làm cho bị loại ra khỏi WHO, phải chăng đó là thêm một bằng chứng cho thấy vấn đề cũng mang tính chất chính trị?
François Godemen: Một phần lớn mối quan tâm của Trung Quốc đối với các định chế của Liên Hiệp Quốc bắt nguồn từ động cơ muốn cản đường Đài Loan, mà Trung Quốc xem là một tỉnh của họ.
Gần đây thì Bắc Kinh đã thành công trong việc cấm những người mang hộ chiếu Đài Loan vào các trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York và Genève. Điều này đủ để cho thấy là giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể đi đến đâu. Đó chính là chính sách ngoại giao tẩy chay mà Bắc Kinh thực hiện trong một chiến dịch trường kỳ.
(Nguồn: Les Echos)
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200409-covid-19-who-m%C3%A2%CC%81t-uy-ti%CC%81n-l%C3%A2u-da%CC%80i-vi%CC%80-theo-%C4%91u%C3%B4i-trung-qu%C3%B4%CC%81c

Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO

Thụy My
Chuyên gia : « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »
Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.
Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã « hỏng bét và thỏa hiệp ».
WHO đã lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.
Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019, còn Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những gì đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa.
Trong khi Washington chi tiền, thì Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lãnh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.
Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh cãi, do bị cáo buộc đã che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này : « Tất cả chúng ta đều học được điều gì đó từ Trung Quốc ».
Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đã nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là « không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người ».
Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi « tính minh bạch » của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đã đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại còn tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đình tham dự.
Cùng lúc ấy đã có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.
Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đã xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.
Tuy vậy ông Tedros lại chỉ trích tổng thống Donald Trump vì đã hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ, và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ. Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là « tối thiểu và rất chậm ».
Mãi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đã lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán!
Ảnh hưởng của Trung Quốc còn thấy rất rõ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí còn không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những gì Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.
Tháng trước, một phóng viên truyền hình Hồng Kông đã đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lãnh đạo phái bộ chung WHO-Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được gì trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc « Hello ? ». Aylward rốt cuộc trả lời :
Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.
Để tôi hỏi lại.
Không, như vậy được rồi. Hãy chuyển sang câu khác.
Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác : « Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể bình luận một chút về việc Đài Loan đã làm thế nào để ngăn chận được con virus ».
Ông Aylward trả lời : « Chúng ta đã nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nhìn vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc ».
Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đã đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đã đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ WHO điều tra kỹ lưỡng về những gì Bắc Kinh tuyên bố về con virus, hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.
Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.
Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.
Tác giả  Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lý giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất.
Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, thì sẽ là một tổ chức khác.
* Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương trình chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ). Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xã hội.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200409-th%E1%BA%A5t-l%E1%BA%A1c-%E1%BB%9F-b%E1%BA%AFc-kinh-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-who

Virus corona: Dịch bệnh có chấm dứt vào mùa hè?

Rachel SchraerPhóng viên Y tế
Những ý nghĩ cho rằng thời tiết ấm hơn có thể ngăn chặn sự lây lan của virus corona đã dần lu mờ khi dịch bệnh hoành hành trên toàn cầu. Nhưng liệu nghiên cứu mới có đem tới tia hy vọng?
Vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu virus corona có thay đổi theo mùa hay không. Để thực sự biết được, chúng ta phải theo dõi sự thay đổi thời tiết ở một nơi trong suốt một năm.
Nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào sự lây lan của virus ở các vùng khí hậu khác nhau trên khắp thế giới để tìm manh mối.
Có bằng chứng gì?
Có một số bằng chứng cho thấy virus corona đặc biệt tập trung quanh các khu vực thời tiết mát và khô hanh.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt bởi virus – những quốc gia có sự lây lan mà không thông qua lây nhiễm cộng đồng – vào ngày 10/3 có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với những quốc gia có ít ca nhiễm hơn.
Một nghiên cứu đã xem xét 100 thành phố của Trung Quốc với hơn 40 ca nhiễm Covid-19 và cho rằng nhiệt độ và độ ẩm càng cao thì tốc độ lây truyền càng thấp.
Và một nghiên cứu khác, chưa được bình duyệt, cho thấy mặc dù các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới có thể được tìm thấy trên toàn cầu nhưng các ổ dịch đặc biệt tập trung ở “khu vực tương đối mát và khô” – ít nhất là cho đến ngày 23/3.
Nhưng theo một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, loại virus này đã lan rộng đến mọi khu vực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, “lan rộng một cách hiệu quả ở tất cả các vùng khí hậu, từ vùng lạnh và khô đến nóng và ẩm”.
Có sự phân chia Nam – Bắc?
Với nhiều loại virus khác, bao gồm cả cúm mùa, một mô hình theo mùa được nhận thấy ở bán cầu nam và bắc. Nhưng các vùng nhiệt đới gần xích đạo không trải nghiệm mô hình tương tự.
Và một số vùng có khí hậu nóng và ẩm cho thấy các trường hợp lây truyền Covid-19 tại địa phương, như Malaysia và Cộng hòa Dân chủ Congo, gần xích đạo nên có thể cung cấp được bằng chứng tốt nhất về những gì có thể sẽ xảy ra ở nơi khác.
Nhưng nhìn về phía nam bán cầu, Úc và New Zealand – những ca nhiễm đầu tiên vào cuối mùa hè – cho thấy rằng khu vực này có ít trường hợp nhiễm virus hơn nhiều so với các quốc gia ở bán cầu bắc.
Có rất nhiều yếu tố khác cũng tạo ảnh hưởng, chẳng hạn lượng người lưu chuyển toàn cầu và mật độ dân số.
Và vì virus đã dần lan ra khắp thế giới – ban đầu thông qua việc du lịch toàn cầu – cùng lúc với các mùa thay đổi, thật khó để xác định cụ thể sự ảnh hưởng của khí hậu.
Các virus corona khác có theo mùa?
Có một số bằng chứng khác về việc virus corona chủ yếu phát triển trong những tháng mùa đông, theo một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học College London (UCL) và Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn.
Họ đã khảo sát gần 2.000 người cho một báo cáo hàng tuần về việc bất cứ ai trong gia đình có các triệu chứng của bệnh hô hấp. Và bất cứ ai có triệu chứng được yêu cầu gửi mẫu để xét nghiệm một loạt virus.
Virus corona có thể sống trên các bề mặt bao lâu?
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Vũ Hán choáng váng trỗi dậy từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy đỉnh của các ca nhiễm virus corona thường vào mùa đông, cùng thời điểm với mùa cúm. Có một số ít trường hợp vào mùa hè.
Một trong những tác giả của nghiên cứu trên, Ellen Fragaszy, tại UCL cho biết “có thể chúng ta sẽ thấy một chút nhẹ nhõm đối với những ca nhiễm khi mùa hè”. Nhưng chúng tôi không thể chắc chắn đây là cách thức virus corona mới hoạt động.
Và số lượng lớn các ca nhiễm và sự lây lan của vius trên khắp thế giới cho thấy chúng ta không nên quá kỳ vọng vào thời điểm mùa hè.
Sars-Cov-2 có như virus corona khác?
Các coronavirus mới, được gọi là Sars-Cov-2, gây ra Covid-19, dường như lây lan về cơ bản giống như các virus corona khác.
Nhưng điều khiến loại virus mới này khác biệt là mức độ nhiễm bệnh và số ca tử vong mà nó gây ra.
Tiến sĩ Michael Head, tại Đại học Southampton, cho biết sự phát triển và tác động của virus corona mới này “rõ ràng rất khác với các loại virus corona” gây cảm lạnh thông thường vốn có.
“Vẫn cần phải chờ để xem liệu các trường hợp Covid-19 có giảm khi có những thay đổi về môi trường như nhiệt độ và độ ẩm hay không”, ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52147084

Lãnh đạo Hội đồng Nghiên cứu EU từ chức

giữa những tranh cãi về corona

Chủ tịch cơ quan khoa học chính của Liên hiệp Châu Âu đã từ giã chức vụ ông giữ từ tháng 1 năm nay, Ủy ban Châu Âu nói, giữa những tranh cãi về sự đáp ứng của EU đối với đại dịch virus corona.
Ông Mauro Ferrari, người đứng đầu Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu ERC trong nhiệm kỳ 4 năm đã đệ đơn từ chức ngày 7/4 mà Ủy ban nói có hiệu lực tức thì.
“Ủy ban rất tiếc về sự từ chức của Giáo sư Ferrari trong giai đoạn đầu của chức vụ Chủ tịch ERC,” môt phát ngôn viên nói.
Trong tuyên bố với tờ Financial Times, báo đầu tiên loan tin này, ông Ferrari nói: “Tôi rất thất vọng về sự đáp ứng của Châu Âu” đối với đại dịch.
Ông đề cập đến phản ứng của cơ quan và những tranh chấp quan liêu trong nội bộ gồm những cơ cấu phức tạp của EU đối với đề nghị của ông về một chương trình khoa học to lớn chống virus corona.
“Tôi đến ERC như một người ủng hộ nhiệt thành EU… Cuộc khủng hoảng COVID-19 thay đổi hoàn toàn quan điểm của tôi.”
Trong một thông cáo ERC nói rằng cơ quan này rất tiếc về những nhận xét của ông Ferrari trong đơn từ chức.
ERC cho biết đã yêu cầu ông Ferrari từ chức vào ngày 27/3 vì cho rằng ông thiếu hiểu biết về vai trò của ERC, cũng như đã có những hành động cá nhân và bên ngoài thay vì hoàn toàn dự phần vào công việc của cơ quan EU.
Tuy nhiên cơ quan này đã bác bỏ một đề nghị của ông Ferrari tài trợ một sáng kiến đặc biệt về COVID-19 vì cho rằng ra ngoài thẩm quyền của ERC.
ERC được thành lập vào năm 2007 để tài trợ cho các khoa học gia hàng đầu của Châu Âu với ngân sách 1,86 tỉ euro (2,02 tỉ đô la) vào năm 2018.
ERC tài trợ cho những dự án được các chuyên gia đề nghị, hơn là theo những chỉ thị chính trị, theo trang mạng của cơ quan.
Các chính phủ Châu Âu và các định chế của khối cáo buộc cách đáp ứng không có kế hoạch đối với đại dịch vì thất bại trong việc phản ứng đủ nhanh hay làm việc với nhau.
Các bộ trưởng tài chánh của khối không đạt được thỏa thuận về một gói cứu nguy tài chánh trong những tuần lễ gần đây để làm dịu cơn sốc kinh tế do đại dịch gây ra.
https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-eu-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-gi%E1%BB%AFa-nh%E1%BB%AFng-tranh-c%C3%A3i-v%E1%BB%81-corona-/5365419.html

Thủ tướng Anh Boris Johnson

‘đã khỏe hơn, tiếp tục điều trị’

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khỏe hơn, ngồi dậy được trên giường sau hai đêm nằm trong phòng cấp cứu.
Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘được đưa vào khoa cấp cứu’
Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak tiết lộ cho công chúng tại buổi họp báo hôm 8/4.
Ông Sunak nói ông Johnson đã “giao tiếp tích cực” với nhóm bác sĩ tại bệnh viện St Thomas ở London.
Tuy vậy, ông Johnson vẫn đang ở lại trong phòng hồi sức cấp cứu.
Trong diễn tiến mới nhất, thêm 938 người chết vì virus corona trong một ngày ở Anh.
Tổng số người chết ở Vương quốc Anh hiện là 7.097 người, theo Bộ y tế.
Ông Boris Johnson đang nằm trong bệnh viện St Thomas ở London từ hôm Chủ nhật 5/4.
Ông được chuyển vào khoa hồi sức cấp cứu khoảng lúc 7h tối ngày 6/4.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hiện là người tạm thời thay Thủ tướng.
Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ nói ông Raab không có quyền hạn “tuyển mộ và đuổi việc” nhân viên trong lúc tạm quyền.
Nếu ngoại trưởng Anh ốm, bộ trưởng tài chính Rishi Sunak sẽ tiếp quản.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52224698

Chuyên gia Nicolas Regaud:

Pháp chú trọng an ninh hàng hải ở Thái Bình Dương

Theo chuyên gia Nicolas Regaud tại Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Pháp (IRSEM), cùng với năng lực và các hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Pháp đang có nhiều đóng góp cho an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Chuyên gia Nicolas Regaud cho rằng cam kết về an ninh hàng hải của Pháp trong khu vực này xoay quanh 3 trục chính: đóng góp về cấu trúc cho nhận thức khu vực trên biển (MDA), tham gia các diễn đàn hợp tác và thiết lập đối thoại toàn cầu với các nước mạnh về hàng hải và thúc đẩy xây dựng năng lực và môi trường an ninh.
Bên cạnh đó, dự kiến vào tháng 7, Pháp sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội nghị Hải quân Ấn Độ Dương nhiệm kỳ 2020 – 2022. Cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên, được tổ chức tại La Réunion, đã bị hoãn lại từ cuối tháng 6 đến tháng 11. Việc Pháp đảm nhiệm Chủ tịch là một biểu tượng quan trọng của sự hội nhập khu vực ngày càng tăng của Pháp và cac vùng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việc Pháp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh hàng hải ở Ấn Độ-Thái Bình Dương là do:
Đầu tiên, với gần 2 triệu người sống trong khu vực và vùng đặc quyền kinh tế 9 triệu km2, việc bảo vệ không gian hàng hải quốc gia và tài nguyên của Pháp tạo thành một nhiệm vụ quan trọng đối với 7.000 binh sĩ Pháp được triển khai trên năm căn cứ La Réunion, Djibouti, Abu Emirates, Nouméa, Papeete. Thứ hai, đảm bao an ninh hàng hải, thông tin liên lạc trên biển (SLOC) thông qua một phần ba giao dịch ngoại thương (không bao gồm các sàn giao dịch nội khối EU), Pháp đã có sáng kiến ​​của hoạt động châu Âu Atalanta để chống vi phạm bản quyền Vịnh Aden và vùng ngoại vi của nó, đã góp phần rất lớn vào việc giảm mối đe dọa về an ninh. Dựa trên kinh nghiệm này và rút ra từ cam kết của mình trong cuộc chiến chống cướp biển ở Vịnh Guinea, Pháp đã bắt tay vào một quy trình pháp lý ngoại giao nhằm cho phép nước này sớm tham gia thỏa thuận ReCAAP. Thứ ba, tái khẳng định các cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tại Đối thoại Shangri-La, Pháp dự định bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trong không phận quốc tế nơi nó bị phá hoại hoặc bị đe dọa, đặc biệt là bởi sự hiện diện thường xuyên của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông hay ở Eo biển Hormuz.
Cam kết của Pháp đối với an ninh hàng hải ở Ấn Độ-Thái Bình Dương xoay quanh ba trục chính: đóng góp về cấu trúc cho nhận thức khu vực trên biển (MDA), tham gia các diễn đàn hợp tác và thiết lập đối thoại toàn cầu với các nước mạnh về hàng hải và thúc đẩy xây dựng năng lực và môi trường an ninh. Tuy nhiên, do tính phức tạp và những rủi ro đe dọa an ninh hàng hải (cuộc chiến chống lại các hoạt động bất hợp pháp, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn), khiến Pháp thúc đẩy hợp tác MDA. Đây là lý do tại sao Pháp đã triển khai các sĩ quan liên lạc đến các trung tâm hợp nhất thông tin hàng hải (IFC) trong khu vực (IFC ở Singapore và IFC-IOR gần New Delhi), đã giúp thành lập IFC Hàng hải khu vực ở Madagascar – do EU tài trợ – và được đưa vào phụ trách Trung tâm An ninh Hàng hải của EU – Sừng châu Phi (MSC-HoA) để hỗ trợ Chiến dịch Atalanta sau Brexit. Do đó, sự tham gia của Hải quân Pháp tại các trung tâm hàng hải chính của thế giới và trong các IFC khu vực này đã dẫn đến việc công bố báo cáo đầu tiên của Trung tâm Nhận thức & Thông tin Hàng hải (Trung tâm MICA) về các hành vi cướp biển và cướp trên toàn thế giới, cung cấp một công cụ thống kê và phân tích hữu ích cho tất cả các bên liên quan an ninh hàng hải.
Không những vậy, Pháp cũng tham gia vào Kiến trúc an ninh hàng hải khu vực. Một thành viên đầy đủ của Hội nghị chuyên đề hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) và IONS cho biết, Pháp cũng tham gia với các đối tác Australia, Mỹ và New Zealand trong cơ cấu hợp tác quân sự tập trung vào an ninh hàng hải, nhằm phối hợp các nỗ lực hỗ trợ các quốc đảo Thái Bình Dương. Vào năm 2019, Pháp cũng đã tham gia HACGAM (Người đứng đầu Hội nghị các Cơ quan Bảo vệ Bờ biển châu Á) với tư cách là người quan sát và nộp đơn xin tham gia vào hai Nhóm làm việc của Chuyên gia ADMM-Plus, bao gồm một nhóm dành cho an ninh hàng hải. Ở Ấn Độ Dương, Pháp là thành viên sáng lập của Ủy ban Ấn Độ Dương, cùng với Comoros, Madagascar, Mauritius và Seychelles, những hoạt động an ninh hàng hải đã
tăng cường trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, là một đối tác đối thoại của Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA), Pháp cũng hy vọng có thể sớm tham gia với tư cách là thành viên đầy đủ của tổ chức này, điều này sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực an ninh hàng hải trong khu vực.
Cuối cùng, Pháp cũng đã thiết lập các cơ chế đối thoại hàng hải với các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia, cho phép các nước tham vấn, thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực hàng hải và thúc đẩy sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực mới.
Ngoài ra, Pháp cũng thúc đẩy xây dựng năng lực và môi trường an ninh. Trong bối Mỹ – Trung tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng dẫn đến sự phân cực đang gia tăng, hầu hết các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương đều phản đối, Pháp thường được xem là đưa ra một cách để thoát khỏi tình trạng khó xử này, kể cả trong thị trường vũ khí nhạy cảm về chính trị. Trong lĩnh vực hàng hải, các sản phẩm công nghệ cao của Pháp và kinh nghiệm lâu năm về chuyển giao công nghệ được công nhận rộng rãi, như minh họa khi Ấn Độ, Malaysia và gần đây là Australia đã chuyển sang tàu ngầm do Pháp thiết kế. Trong lĩnh vực giám sát hàng hải, năng lực không gian được phát triển bởi một số công ty Pháp đáng được chú ý vì chúng là duy nhất, đặc biệt là liên quan đến phân tích hình ảnh vệ tinh quang học và radar độ phân giải cao (CLS, Airbus Defense & Space) hoặc thu thập và xử lý dữ liệu điện từ (UnseenLabs.space ) cho phép khắc phục việc tự nguyện tắt hệ thống nhận dạng loại AIS của các tàu tham gia các hoạt động bất hợp pháp. Pháp cũng đổi mới trong lĩnh vực an ninh khí hậu, nơi họ khởi xướng và phối hợp nghiên cứu chung về hậu quả của biến đổi khí hậu đối với quốc phòng và an ninh ở Nam Thái Bình Dương (đặc biệt là về an ninh hàng hải, hoạt động của HADR và ​​cơ sở hạ tầng quan trọng ven biển). Báo cáo và khuyến nghị đã được Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nam Thái Bình Dương thông qua vào tháng 5 năm 2019. Một sáng kiến ​​tương tựg đã được đưa ra giữa Pháp và Australia dành cho Ấn Độ Dương, nhằm mục đích dự đoán tác động an ninh biến đổi khí hậu và xác định các biện pháp hành động tập thể trong điều khoản phòng ngừa hoặc thích ứng. Do đó, sẽ rất hợp lý khi Pháp giới thiệu an ninh khí hậu trong công việc sẽ được IONS thực hiện sớm, đây sẽ là lần đầu tiên trong khu vực.
Được biết, không gian Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với Pháp hiện hữu như một thực tế địa chính trị. Nước Pháp hiện diện tại khu vực này với các lãnh thổ hải ngoại của mình và 93% khu vực đặc quyền kinh tế của Pháp nằm tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, 5 lãnh thổ là New Caledonia, Polynesia, Wallis và Futuna, Đảo Reunion và Mayotte của Pháp cũng nằm hoàn toàn trong khu vực này. Đáng chú ý là hơn 1,5 triệu công dân Pháp sống trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Không gian hàng hải của các vùng lãnh thổ vào khoảng 11 triệu km2 – chiếm hơn 2/3 vùng đặc quyền kinh tế của Pháp, lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Đó là một không gian mà trong đó Pháp duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, góp phần đảm bảo an ninh khu vực. Khoảng 8.000 nhân viên quốc phòng đang đóng quân trên khắp khu vực, khiến Pháp trở thành cường quốc châu u duy nhất tích cực có mặt không chỉ ở Thái Bình Dương mà còn ở Ấn Độ Dương. Pháp cũng có các liên kết kinh tế quan trọng với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một khu vực chiếm hơn 35% tài sản của thế giới. Năm 2018, 9,3% hàng nhập khẩu của Pháp đến từ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và 10,6% hàng xuất khẩu của Pháp được dành cho khu vực này.
http://biendong.net/bien-dong/34005-chuyen-gia-nicolas-regaud-phap-chu-trong-an-ninh-hang-hai-o-thai-binh-duong.html

Pháp trở thành quốc gia thứ tư

vượt mốc 10,000 ca tử vong vì coronavirus

Tin từ PARIS, Pháp – Pháp chính thức ghi nhận hơn 10,000 trường hợp tử vong do nhiễm coronavirus, khiến nước này trở thành quốc gia thứ tư vượt qua ngưỡng đó sau Ý, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Dữ kiện chính thức cho thấy vào hôm thứ ba (7/4), tỷ lệ gia tăng số người tử vong cũng tăng trong ngày thứ hai liên tiếp. Ông Jerome Salomon, người đứng đầu cơ quan y tế công cộng, thông báo với một cuộc họp báo rằng đại dịch vẫn đang lan rộng ở Pháp, hiện đang trong tuần thứ tư của một cuộc phong tỏa toàn quốc để cố gắng kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng ông cho biết số ca coronavirus nghiêm trọng đang được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt chỉ tăng 0.8% trong 24 giờ trước. Tỉ lệ này giảm trong ngày thứ tám liên tiếp.
Trước đó vào hôm thứ ba (7/4), Ý, quốc gia có số người chết vì coronavirus cao nhất ở mức 17,127, báo cáo ngày suy giảm thứ tư liên tiếp về số lượng người được chăm sóc đặc biệt. Pháp giám sát chặt chẽ nước láng giềng của họ, nơi áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 9 tháng 3, để đánh giá hiệu quả của các biện pháp của chính họ.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố rằng việc hủy lệnh phong tỏa, trong giai đoạn này được dự kiến sẽ diễn ra cho đến ngày 15 tháng 4. Các nhà chức trách thắt chặt các biện pháp phong tỏa ở Paris, cấm hoạt động thể thao ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-tro-thanh-quoc-gia-thu-tu-vuot-moc-10000-ca-tu-vong-vi-coronavirus/

Covid-19: Trùng biển,

liệu pháp chống suy thoái hô hấp vì Corona

Tú Anh
Bệnh viên Châu Âu Georges Pompidou sử dụng liệu pháp mới để cấp cứu các bệnh nhân nhiễm siêu vi Corona đến giai đoạn nghiêm trọng. Trong tình trạng thập tử nhất sinh, huyết sắc tố của loài giun cát trên bãi biển (Arenicola marina) có thể là toa thuốc hiệu nghiệm nhất và không gây phản ứng phụ. Khám phá của nhà sinh học Pháp Franck Zal đã được quân y Hoa Kỳ cùng nhiều bệnh viên Pháp  áp dụng ghép tế bào từ năm 2014.
Vào lúc dịch Corona chủng mới từ Trung Quốc lây lan khắp địa cầu như một cơn đại họa, một phân tử có sức mạnh nhiệm mầu ” chuyển tải dưỡng khí (oxygène) đến tận những phế nang đang bị siêu vi Corona triệt tiêu khả năng hô hấp bắt đầu được sử dụng, với tên gọi “dự án Monaco”, để cấp cứu hồi sức cho bệnh nhân. “Dự án Monaco” được đèn xanh của Cơ quan Quốc gia An toàn Dược phẩm và Ủy ban bảo vệ con người, sau hai tuần xem xét yếu tố trị liệu và đạo lý y học .
Phân tử mầu nhiệm trong máu con giun biển
Trong bối cảnh những liệu pháp khác như dùng thuốc trị sốt rét Chloroquine, huyết tương người khỏi bệnh… vẫn còn gây tranh cãi một phần vì Trung Quốc không cung cấp thông tin một phần vì trong giới  bác sĩ Pháp có hai xu hướng chống nhau kịch liệt, máu của loài giun biển được xem là “ứng dụng số một thế giới”, theo tuyên bố phẩn khởi của người khám phá và sáng chế thành thuốc: nhà sinh học biển Franck Zal, 54 tuổi.
Hemoglobin hay huyết sắc tố còn gọi là protéin màu của con giun mà ngư dân dùng làm mồi câu cá .
Tuần trước, hơn một trăm liều huyết sắc thể đông lạnh chứa trong ống nghiệm được cảnh sát hộ tống từ Morlaix, một thành phố vùng biển Bretagne, nơi đặt trụ sở của công ty bào chế Hémarina về bệnh viện Châu Âu Georges Pompidou, Paris. Morlaix còn là một trong những chiếc nôi danh tiếng của Chocolat Pháp.
Ba đặc tính : chở Oxy 40 lần hơn hồng cầu con  người …..
Khác với máu người và các loài sinh vật khác, máu của Arenicola marina không có hồng cầu. Con giun cát này là anh em bà con với con trùng đất mà trẻ con Việt Nam biết rõ, màu nâu, dài chừng 10 đến 15 cm, sống trong cát. Mỗi khi thủy triều xuống, nước biển rút đi, hiện ra những lọn cát, thì bên dưới có anh chàng giun đang trốn.
Phân tử hemoglobin, huyết sắc thể của giun biển, với nguyên tử sắt Fe cũng như mọi hemoglobin, có chức năng trao đổi O2/CO2 với tế bào, nhưng lưu thông trong mạch máu không cần hồng cầu.
Hemoglobin  giun biển còn có ba đặc tính tuyệt vời: Một là có thể “vận chuyển” Oxy nhiều 40 lần hơn hemoglobin của con người. Hai là nhỏ hơn hồng cầu của chúng ta, chỉ bằng 1/ 250 lần, do vậy nó có thể đem Oxy đến những phế nang nằm xa tận cùng của phế quản. Hemoglobin của giun biển còn  đặc tính thứ ba nữa là chất “chống Oxy hóa” (anti-oxdant) góp phần làm giảm tình trạng viêm tế bào phổi.
Vì phế nang bị viêm, thiếu Oxy, cho nên 50% bệnh nhân siêu vi Corona tử vong trong giai đoạn trợ thở bằng máy hô hấp nhân tạo. Hồng cầu con người, đường kính 7,2 micro mét, không đem hemoglobin đến được các nang phổi bị viêm, phản ứng trao đổi Oxy và CO2 không thực hiện được. Hemoglobin của  giun biển, nhỏ hơn 250 lần, giải tỏa chướng ngại vật lý, sinh học này.
Cứu mạng bệnh nhân Covid-19 với liệu pháp “Monaco” chắc chắn sẽ có nhiều hứa hẹn , bỡi lẽ, thử nghiệm trên các động vật như heo, chuột lắt, chuột cống, huyết sắc thể  của giun biển đã chứng tỏ làm tròn chức năng vận chuyển Oxy đến và là lấy CO2 đi ở  phổi và các cơ khác.
Theo cha đẻ của “liệu pháp giun biển” Franck Zal, hemoglobin của Arenicola marina cũng đã được các trung tâm nghiên cứu của quân đội Hoa Kỳ  thử nghiệm trên con người và mang lại kết quả tốt . Khoa giải phẩu chỉnh hình và thẩm mỹ của giáo sư Laurent Lantieri , bệnh viện Georges Pompidou cũng đã dùng để bảo dưỡng tế bào của người cho trong khi chờ đợi ngày giải phẫu ghép cho người nhận.
Nhà sinh học biển Franck Zal nhấn mạnh : phân tử vận hành Oxy phổ quát này có tiềm năng làm liệu pháp điều trị triệu chứng suy hô hấp cấp tính đưa đến tử vong vì Covid-19. Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 05/04/2020, Franck Zal cho biết là trong giai đoạn đầu dùng hemoglobin trùng biển trị Covid-19, tức là trong tuần này, các bác sĩ ở bệnh viện Georges Pompidou cân đo liều lượng hiệu quả, tức là vừa ”hiệu nghiệm” vừa không tác hại cho tim và gan.
Hemoglobin trùng biển đem Oxy cho phổi  và lấy đi CO2 sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhân nằm yên để thở và tránh cho tình trạng miệng, mũi bị xuyên ống ngang, ống dọc vô cùng khó chịu. Nghiêm trọng hơn nữa là phải đưa vào tình trạng hôn mê nhân tạo rất nguy cho tính mạng, nhất là đối với những người đã lớn tuổi. Đối với nhân viên cấp cứu, công việc sẽ bớt phần nặng nhọc, tiết kiệm nhân sự, sức lực, giường bệnh và  máy móc, tránh bị quá tải.
Công khai kết quả, không giấu thông tin
Theo số liệu ngày 07/04/2020, tại Pháp có hơn 7000 bệnh nhân Corona đang được trợ thở như thủ tướng Anh Boris Johnson ở bệnh viện Saint Thomas ở Luân Đôn. Theo thống kê, những người bị lây nhiễm siêu vi Corona nếu sức khỏe suy nhược đến mức độ này, thì chỉ có một trên hai người tai qua nạn khỏi.Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 05/04/2020, cha đẻ phương pháp trị liệu mới vừa vui mừng vừa khiêm tốn: Là một nhà sinh học, không phải là bác sĩ, không tiếp cận với bệnh nhân, tin này làm khích lệ tôi về tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái và hy vọng.
Franck Zal hy vọng công trình nghiên cứu để cải tiến trị liệu pháp hemoglobin giun biển sẽ được mở rộng trong tinh thần khoa học, công bố kết quả cho toàn thể cộng đồng khoa học gia quốc tế và các bác sĩ ngành hồi sức cấp cứu và gây mê.
Trước khi áp dụng trị liệu các triệu chứng suy hô hấp trong trận đại dịch Covid-19 này, như đã nói ở trên, hemoglobin trùng biển đã được dùng để bảo quản mô và bộ phận ghép. Ở vùng Vendée, đảo Noirmoutier, có một trại chăn nuôi giun biển Arenicola marina, độc nhất tại Pháp, chuyên về Công nghệ Sinh học biển, một ngành tương đối mới. Tại đây, người ta đã khám phá chức năng độc đáo hemoglobin của con trùng cát sống đầy trên các bãi biển, có thể làm nên một cuộc ”cách mạng” trong lĩnh vực cấy ngành ghép bộ phận cơ thể và nội tạng.
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được thực hiện vào năm 2014 với khoảng 60 bệnh nhân tại sáu bệnh viện đại học Y khoa: Brest, Paris Pitié-Salpêtrière, Tours, Limoges,Poitiers và Lyon.
Đến năm 2018, một cuộc khảo sát kiểm chứng 60 vụ ghép thận, dùng hemoglobin trùng biển, tất cả đều tốt và hiệu nghiệm, kéo dài thời gian “sống” của nội tạng ghép. Tháng 02 năm 2019, một người đàn ông 42 tuổi bị bỏng mặt được chỉnh hình thành công cũng với chức năng “phổ quát” của hemoglobin trùng biển.
Chưa có thể nói với cơn đại dịch từ Vũ Hán, thế giới làm cách nào để thoát ra trận “thập diện mai phục” và sẽ ra sao ? Nhưng từ nay, mỗi lần có dịp ra biển gặp những lọn cát trên bãi, chúng ta sẽ có một cái nhìn khác đối với sinh vật nhỏ nhoi này. Bị đạp lên mình, giun biển Arenicola marina vẫn bình thản cứu người, hành động không cần tuyên ngôn, quân tử và khiêm tốn như nhà sinh học khám phá ra chức năng trời cho của nó.
(Nguồn: La-Croix)
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200409-covid-19-tr%C3%B9ng-bi%E1%BB%83n-li%E1%BB%87u-ph%C3%A1p-ch%E1%BB%91ng-suy-tho%C3%A1i-h%C3%B4-h%E1%BA%A5p-v%C3%AC-corona

Ý: Sập cầu giữa lệnh phong tỏa

Triệu Hằng
Một cây cầu ở Ý sập sáng 8/4 khi người dân nước này đang chịu lệnh phong tỏa.
Theo Daily Mail, cây cầu dài gần 260 m sập vào lúc 10h25 sáng (giờ địa phương), chỉ 2 tài xế bị thương.
Cầu nằm trên đường SS220 gần làng Aulla, ở khu vực giữa Genoa và Florence, bắc qua sông Magra ở vùng Tuscany.
Cây cầu thường có rất nhiều xe lưu thông song khi xảy ra sự cố lại có ít phương tiện qua lại bởi lệnh hạn chế di chuyển nhằm ngăn virus Vũ Hán lây lan.
Cầu sập gãy thành nhiều khúc và rơi xuống lòng sông và bờ sông.
Một vụ sập cầu tương tự đã xảy ra vào năm 2018 ở thành phố cảng Genoa, nằm cách Albiano Magra 100 km, khiến 43 người thiệt mạng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/y-sap-cau-giua-lenh-phong-toa.html

Covid-19: Andrea Bocelli biểu diễn miễn phí

nhân lễ Phục Sinh

Tuấn Thảo
Tối Chủ nhật 12/04/2020, những bài thánh ca sẽ vang vọng trong không khí thiêng liêng của nhà thờ chính tòa Duomo tại trung tâm Milano, miền Bắc nước Ý. Danh ca tenor Andrea Bocelli sẽ trình diễn miễn phí nhân thánh lễ Phục sinh nhằm cầu mong sự an lành cho dân Ý và thế giới trong mùa dịch Covid-19.
Cũng như tu viện Santa Maria, nơi cất giữ bức bích họa nổi tiếng ‘‘Bữa ăn tối cuối cùng’’ của Leonardo da Vinci, Nhà thờ lớn Duomo là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất thành phố Milano. Chính tại thánh đường của nhà thờ lớn, nam danh ca người Ý Andrea Bocelli sẽ trình diễn vào lúc 19 giờ, giờ địa phương (17 giờ, giờ quốc tế).
Buổi hoà nhạc cổ điển này sẽ được phát trực tuyến trên kênh YouTube chính thức của nam danh ca mà không có hạn chế địa lý. Giới hâm mộ trên toàn cầu ngồi ở nhà vẫn có thể truy cập mạng để được dịp xem Andrea Bocelli hát live trực tiếp, ít nhất là trong một tiếng đồng hồ.
Với chủ đề ‘‘Music for Hope’’ (Âm nhạc cho hy vọng), buổi biểu diễn miễn phí của Andrea Bocelli sẽ được phát sóng trực tiếp, nhưng Andrea Bocelli sẽ đứng trên ‘‘sân khấu’’ một mình, xung quanh nam ca sĩ tuyệt đối không có khán thính giả. Phần hòa nhạc do Emanuele Vianelli, nhạc sĩ đàn organ của nhà thờ chính toà đảm nhận, nhưng cả hai nghệ sĩ vẫn phải tôn trọng khoảng cách cần thiết do các biện pháp cách ly.
Với phần đệm đàn của nhạc sĩ Emanuele Vianelli, danh ca tenor người Ý Andrea Bocelli sẽ mang tới cho giới yêu nhạc những tuyệt tác cổ điển của dòng nhạc ‘‘tôn giáo’’. Do buổi hòa nhạc được tổ chức trong một không gian thờ phụng linh thiêng và nhất là diễn ra trong thánh lễ ban chiều, cho nên các giai điệu ở đây toàn là những khúc thánh ca, chứ không thể là dòng nhạc trữ tình mà Andrea Bocelli thường hay hát.
Bản thân nam ca sĩ đã tự chọn những giai điệu mà theo anh là những thông điệp về tình thương cũng như lòng bác ái, một niềm hy vọng cho tất cả các gia đình trong thời gian khó khăn cũng như lời cầu nguyện cho thế giới chóng lành, sớm tai qua nạn khỏi.
Chương trình biễu diễn bao gồm các tác phẩm nổi tiếng như  ‘‘Ave Maria’’ của Bach cũng như của Gounod, giai điệu ‘‘Santa Maria’’ trích từ vở kịch opera ‘‘Cavalleria Rusticana’’ của Pietro Mascagni, cũng như một phiên bản mới phóng tác cho đàn organ của khúc nhạc “Amazing Grace” của John Newton
Sáng kiến tổ chức buổi biểu diễn “Âm nhạc cho hy vọng” (Music for Hope) là do Hội đồng thành phố Milano. Chính ông thị trưởng Milano Giuseppe Sala, đã đích thân liên lạc với Andrea Bocelli để mời nam danh ca biểu diễn nhân lễ Phục sinh. Danh ca tenor đã đồng ý ngay lập tức và cho biết sẵn sàng biểu diễn miễn phí.
Một cách khá nhanh chóng, đêm hòa nhạc đã được lên chương trình, sau khi tất cả các đối tác như Quỹ Veneranda Fabbrica del Duomo, hãng đĩa Sugar Music và tập đoàn Universal Group và mạng YouTube cùng chấp nhận hợp tác với Hội đồng thành phố Milano.
Cũng như nam danh ca người Ý Adrea Bocelli, giới nghệ sĩ Âu Mỹ đã nhiệt tình tham gia vào việc vận động gây quỹ chống dịch Covid-19. Elton John đã cùng với Billie Eilish, Alicia Keys, Camilia Cabelo, Sam Smith hay Dave Grohl đã từng tham gia buổi biểu diễn trực tuyến ‘‘iHeart living room concert for America’’ hôm 29/03 và quyên góp được hơn 8 triệu đô la. Về phía Pháp, nhóm ca sĩ Marc Lavoine, Florent Pagny và Pascal Obispo đã ghi âm và phát hành hôm 07/04 ca khúc ‘‘Les gens de secours’’ hầu gây qũy giúp đỡ giới nhân viên y tế và lực lượng giữ gìn an ninh trật tự.
Mùa lễ Phục Sinh là một trong những dịp lễ lớn nhất của người Công giáo. Đối với những người theo đạo, đây còn là dịp để cho các thành viên trong cùng một gia đình quây quần lại với nhau. Thế nhưng, năm nay hàng trăm triệu tín đồ công giáo chuẩn bị đón lễ Phục Sinh không phải tại nhà thờ, mà chủ yếu là ở trong nhà, do có lệnh phong tỏa.
Người mộ đạo theo dõi các buổi thánh lễ từ xa,  qua màn hình hay trên máy tính bảng và ngay cả khi họ được cho phép tại một số quốc gia, các tín đồ buộc phải đứng ở ngoài cửa nhà thờ, cho dù thánh lễ vẫn đang diễn ra ở bên trong. Riêng tại Ý ,  lệnh phong tỏa không cho phép người dân tụ tập, tuyệt đối cấm tổ chức các buổi lễ lớn và mọi người buộc phải ‘‘tự cách ly’’ ở trong nhà.
Có lẽ cũng vì thế mà theo nam danh ca tenor người Ý Andrea Bocelli, buổi trình diễn “Âm nhạc cho hy vọng” (Music for Hope) không đơn thuần là một đêm hòa nhạc, mà còn là một cơ hội để cùng nhau cầu nguyện cho nước Ý nói riêng, vốn là quốc gia hiện có số nạn nhân cao nhất thế giới, cũng như nguyện cầu sự bình an cho toàn nhân loại nói chung, trước đại dịch Covid-19.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200409-covid-19-andrea-bocelli-bi%E1%BB%83u-di%E1%BB%85n-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-nh%C3%A2n-l%E1%BB%85-ph%E1%BB%A5c-sinh

Superjet do Nga sản xuất

giành được hợp đồng của Liên Hiệp Quốc

Tin từ MOSCOW, Nga – Rosaviatsiya, cơ quan vận tải hàng không liên bang của Nga, cho biết máy bay chở hành khách được sản xuất trong nước của Nga, chiếc máy bay siêu tốc Sukhoi Superjet 100, sẽ được Liên Hiệp Quốc sử dụng cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình sau khi một hợp đồng được ký kết vào tháng trước.
Máy bay nàynđược đưa vào sử dụng năm 2011 và là máy bay chở khách đầu tiên được chế tạo ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, có một lịch sử đầy rắc rối bất chấp việc nhà nước rót hàng tỷ mỹ kim để phát triển máy bay.
Hồi năm ngoái, một chiếc Superjet bị rơi tại Moscow, khiến 41 người thiệt mạng. Hồi đầu năm nay, hai nguồn tin thông báo với Reuters rằng không có đơn đặt hàng nào được xác nhận cho Sukhoi Superjet 100 ngoài một thỏa thuận lâu dài với hãng hàng không nhà nước Aeroflot.
Một đại diện của Rosaviatsiya thông báo với Reuters rằng thỏa thuận này được ký kết bởi hãng hàng không Yakutia Airlines của Nga.
Yakutia Airlines, có trụ sở tại thành phố Yakutsk của Siberia, cách khoảng 4,880 km (3,030 dặm) về phía đông Moscow, không trả lời yêu cầu bình luận tức thời của hãng tin Reuters. Các máy bay trực thăng của Nga, do UTair cung cấp, được Liên Hiệp Quốc sử dụng trong thời gian qua.
Khi được hỏi về hợp đồng Superjet, một phát ngôn của Liên Hiệp Quốc cho biết họ sử dụng một số nhà cung cấp khác nhau cho nhu cầu hàng không của họ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/superjet-do-nga-san-xuat-gianh-duoc-hop-dong-cua-lien-hiep-quoc/

Dịch Covid-19: Tổng thống Nga ban bố

nhiều biện pháp hỗ trợ giới y tế và nền kinh tế

Trọng Thành
Trong vòng 24 giờ, tại Nga đã có thêm 1000 ca nhiễm virus gây bệnh Covid-19. Hôm qua, 08/04/2020, tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo một loạt biện pháp trợ giúp tài chính cho các y bác sĩ, các doanh nghiệp, cũng như giới làm công ăn lương.
Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Matxcơva :
Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát đến nay, tổng thống Nga dành những câu đầu tiên để nói với các y bác sĩ. Ông Putin tuyên bố chính họ là những người trên tuyến đầu, như vậy cần phải hỗ trợ giới y bác sĩ về tài chính, với các khoản phụ cấp tương đương với từ 300 đến 1000 euro hiện nay.
Tổng thống Nga cho biết : Số tiền phụ cấp này sẽ dành cho những ai đang trực tiếp làm việc với bệnh nhân, và họ có nguy cơ mắc bệnh bất cứ lúc nào. Các bác sĩ sẽ được hưởng thêm phụ cấp 80 nghìn rúp mỗi tháng, các nhân viên y tế từ 25 nghìn đến 50 nghìn rúp. 
Tổng thống Putin cũng nói về cuộc chiến trên mặt trận kinh tế, với các biện pháp mới hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như những người lao động bị mất việc làm, mất lương. Theo ông Putin, những tuần lễ tới sẽ có ý nghĩa quyết định.
Ông nói : ‘‘Chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh là nước Nga đã có tất cả các cơ sở cần thiết : nợ công rất thấp, những khoản dự trữ đáng kể được tích lũy trong những năm gần đây. Và cuối cùng là kinh nghiệm với các cuộc khủng hoảng mà nước Nga đã vượt qua trong quá khứ’’. 
Kể từ đầu dịch đến giờ, tổng thống Nga có phần ít xuất hiện. Giờ đây rõ ràng ông Putin đã quyết định thể hiện rõ vai trò, ông chọn một cách nói nghiêm trọng hơn nhiều. Nguyên thủ Nga kết luận : ‘‘Tôi hiểu được nỗi mệt nhọc của các vị, hiểu những khó khăn về tài chính của mỗi người trong chúng ta, nhưng từ giờ trở đi chúng ta không có lựa chọn nào khác’’. 
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200409-d%E1%BB%8Bch-covid-19-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-nga-ban-b%E1%BB%91-nhi%E1%BB%81u-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-gi%E1%BB%9Bi-y-t%E1%BA%BF-v%C3%A0-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF

Đài Loan và Đan Mạch hợp tác sản xuất

bộ xét nghiệm nhanh virus Vũ Hán trong 12 phút

Thiện Lan
Các nhà khoa học cùng kỹ sư từ Đài Loan và Đan Mạch đã hợp tác với nhau để tạo một bộ xét nghiệm nhanh virus Vũ Hán có thể cho kết quả chính xác cao chỉ trong 12 phút.
BluSense Diagnostics, một công ty liên doanh giữa Đài Loan và Đan Mạch hôm 8/4 tuyên bố rằng, họ đã tạo ra bộ xét nghiệm nhanh chỉ trong vòng 12 phút đã phát hiện ra sự hiện diện của Covid-19 ở những người không có triệu chứng chỉ với một giọt máu. Công ty cho biết thử nghiệm này có tỷ lệ chính xác 90% và dự kiến ​​sẽ được sử dụng cho Liên minh châu Âu vào tháng 5 và cho Đài Loan vào tháng 6.
Vào tuần trước, công ty đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng sơ bộ tại bệnh viện Hvidovre, bệnh viện lớn thứ hai ở Đan Mạch và kết quả cho thấy độ chính xác lên tới 90% trong 15 trường hợp được kiểm tra.
Ưu điểm của bộ xét nghiệm này là có thể được thực hiện nhanh chóng, giảm rất nhiều gánh nặng cho các phòng thí nghiệm. Một lợi thế khác là chỉ cần một giọt máu, không yêu cầu tiền xử lý ly tâm.
Filippo Bosco, Giám đốc điều hành và người sáng lập công ty BluSense giải thích rằng, xét nghiệm có thể phát hiện đồng thời cả kháng thể Immunoglobulin M (IgM) và Immunoglobulin G (IgG) để xác định giai đoạn nhiễm bệnh. IgM là kháng thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, rất hiệu quả cho sàng lọc sớm các trường hợp nghi ngờ. Còn IgG xuất hiện ở giai đoạn giữa và cuối của quá trình nhiễm bệnh, nó có thể được sử dụng để xác định xem bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi hay họ có bị nhiễm bệnh hay không.
Theo Taiwan News
Thiện Lan dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-va-dan-mach-hop-tac-san-xuat-bo-xet-nghiem-nhanh-virus-vu-han-trong-12-phut.html

Lệnh cấm mua bán động vật hoang dã của TQ

có tác dụng?

Navin Singh KhadkaPhóng viên môi trường, BBC World Service
Nhiều tổ chức nói lệnh cấm mua bán, tiêu thụ thịt động vật hoang dã của Trung Quốc không đủ mạnh vì nước này vẫn cho phép mua bán các sản phẩm từ động vật hoang dã được dùng trong thuốc cổ truyền, may mặc và đồ trưng bày.
Các tổ chức bảo vệ cho rằng đây là những lỗ hổng chính sách, khiến việc mua bán thịt động vật hoang dã vẫn có thể diễn ra.
Lệnh cấm nói trên được đưa ra sau khi có nghi vấn động vật hoang dã được bán tại một chợ ở Vũ Hán là nơi bắt nguồn của virus corona chủng mới.
Hiện có lo ngại rằng thịt các loài động vật quý hiếm vẫn được bán ở chợ đen.
Virus corona: Mối nguy từ tiêu thụ tê tê?
Tòa quốc tế và Biển Đông: Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’
Niềm tin vào các loại thuốc cổ truyền
Dù có lệnh cấm, một số loài loài động vật được bảo tồn như tê tê và báo vẫn được phép buôn bán để dùng cho các bài thuốc cổ truyền Trung Quốc.
“Mặc dù lợi ích về y học của các sản phẩm từ động vật hoang dã chưa được chứng minh một cách khoa học, người dân vẫn rất tin vào y học cổ truyền,” Terry Townshend, một cố vấn về bảo vệ động vật hoang dã sống ở Trung Quốc cho biết.
“Chẳng hạn, tôi biết một gia đình có học thức, có hai con. Một người bị hiếm muộn và người kia làm việc trong lĩnh vực bảo tồn động vật.”
“Mặc dù biết rằng không có bằng chứng khoa học, người bị hiếm muộn vẫn dùng vẩy tê tê như “phương thuốc cuối cùng” vì họ đã thử tất cả các biện pháp khác.”
Tê tê hiện nay gần như đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và là loài động vật được buôn lậu nhiều nhất trên thế giới.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature cho thấy tê tê mang một chủng virus gần giống với chủng gây ra dịch Covid-19.
Thân phận gấu tại Việt Nam
Anh Quốc tịch thu thuốc ‘cổ truyền’ làm từ cao hổ cốt
Nuôi động động vật hoang dã lấy lông
Gần 75% ngành nuôi động vật hoang dã ở Trung Quốc là để lấy lông thú, từ những con vật như chồn và cáo, theo một nghiên cứu của Học viện Cơ khí Trung Quốc năm 2017.
“Năm 2018, 50 triệu con thú được nuôi và giết để lấy lông ở Trung Quốc,” ông Pei F Su, CEO và nhà đồng sáng lập ActAsia, một tổ chức vận động chống nuôi thú lấy lông ở Trung Quốc, cho biết.
Các học giả Trung Quốc cũng đồng tình.
“Vì sản xuất lông thú chiếm trên ba phần tư hoạt động buôn bán động vật hoang dã, nếu các sản phẩm không bị cấm hoàn toàn, chúng ta mới chỉ thấy phần nổi của việc sử dụng thú hoang dã cho mục đích thương mại,” TS Jiang Jin Song, phó giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.
“Và tất cả nỗ lực của chúng ta để bảo tồn động vật hoang dã sẽ là vô ích.”
Lệnh cấm mua bán động vật hoang dã của Trung Quốc cũng có ngoại lệ nữa là các mặt hàng cho mục đích trưng bày, trang trí. Như vậy, mua bán thịt tê tê là trái phép, nhưng mua bán móng tê tê để dùng làm vật trưng bày, hay vảy tê tê để làm thuốc cổ truyền thì lại được phép hợp pháp.
Các trại nuôi gấu lấy mật
Các nhà bảo tồn nói có gần 30.000 con gấu đang bị giữ trong các trại nuôi gấu ở Trung Quốc.
Chúng bị nhốt trong các chuồng nhỏ, và mật gấu được hút qua một đường ống kim loại nhỏ, gây đau đớn và nhiễm trùng cho gấu.
Các chuyên gia nói những người nuôi gấu nhét ống kim loại nhiều lần qua cùng một vết thương trong mỗi mùa lấy mật, làm gấu chết vì nhiễm trùng hay các bệnh khác.
Theo lệnh mới, việc nuôi gấu để lấy mật làm thuốc vẫn được cho phép ở Trung Quốc, và các nhà vận động chống buôn bán động vật hoang dã nói rằng những kẻ buôn lậu vẫn bán các bộ phận khác của gấu làm đồ ăn.
Chân gấu hầm được coi là đặc sản ở một số vùng tại Trung Quốc.
Ngành chăn nuôi động vật hoang dã ước tính tạo công ăn việc làm cho hơn 14 triệu người và có trị giá hơn 56 tỷ bảng Anh, theo nghiên cứu của Học viện Cơ khí Trung Quốc.
Nhưng dịch virus corona có thể làm thay đổi nhu cầu ăn thịt động vật hoang dã ở Trung Quốc.
Ăn thịt động vật hoang dã
Một khảo sát gần đây ở Trung Quốc cho thấy đa số người Trung Quốc giờ đây phản đối chuyện ăn thịt động vật hoang dã.
Trong số 101 ngàn người được hỏi, 97% nói họ phản đối việc tiêu thụ các sản phẩm từ những loài này, và đa số ủng hộ chính sách cấm buôn bán động vật hoang dã của chính phủ.
Khảo sát này, do Đại học Bắc Kinh và bảy tổ chức nữa thực hiện, có thể không phản ánh quan điểm của toàn bộ dân Trung Quốc.
Khảo sát được thực hiện quan mạng và mạng xã hội, nên những người trả lời đa số là người trẻ, với một phần ba ở độ tuổi từ 19 đến 30.
Lệnh cấm liệu có tác dụng?
Chính phủ Trung Quốc từng cấm buôn bán động vật hoang dã năm 2003 sau khi dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc, nhưng sau đó lại bỏ lệnh cấm.
Lần này, một số động thái có vẻ hứa hẹn hơn, các nhà vận động nói.
“Từ khi có dịch Covid-19, chính phủ Trung Quốc đã điều tra hơn 600 vụ buôn bán động vật hoang dã, và hy vọng, sự tập trung lớn hơn vào thực thi luật sẽ trở thành điều phổ biến,” Yuhan Li, một nhà nghiên
cứu tại Đại học Oxford, người đã nghiên cứu chính sách về động vật hoang dã của chính phủ Trung Quốc sau dịch virus corona nói.
Nhưng, các tổ chức bảo tồn cho rằng các ngoại lệ về thuốc cổ truyền, lông thú và vật trưng bày sẽ khuyến khích việc mua bán trái phép thịt động vật hoang dã.
Giờ đây tất cả đang chú ý tới luật bảo vệ động vật hoang dã, dự tính được sửa đổi sớm sau khi có lệnh cấm buôn bán thịt động vật hoang dã.
“Nếu luật không sửa đổi để giải quyết các lỗ hổng này, đây sẽ là một cơ hội bị bỏ lỡ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52215694

Đại dịch Covid-19:

TQ là kẻ “chiến thắng” trên mọi phương diện

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, Trung Quốc đang là người giành được nhiều lợi nhất, kể cả về kinh tế, ảnh hưởng chính trị lẫn danh tiếng. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do Trung Quốc gây ra.
Dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát
COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, 209 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.
Theo số liệu thống kê, trên thế giới đã có 1.273.720 người mắc; 69.459 người tử vong, trong đó: Hoa Kỳ: 336.830 người mắc; 9.618 tử vong; Tây Ban Nha: 131.646 người mắc; 12.641 người tử vong; Italy: 128.948 người mắc; 15.887 người tử vong; Đức: 100.123 người mắc; 1.584 người tử vong; Trung Quốc: 81.669 người mắc; 3.329 người tử vong.
Tại khu vực Đông Nam Á: Malaysia có 3.662 người mắc và 61 ca tử vong; Philippines có 3.246 người mắc và 152 ca tử vong; Indonesia có 2.273 người mắc và 198 ca tử vong; Thái Lan có 2.220 người mắc và 26 ca tử vong; Singapore có 1.309 người mắc và 6 ca tử vong; Việt Nam có 241 trường hợp mắc COVID-19.
Dịch bệnh từ đâu ra
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 chủng mới có nguồn gốc từ đâu và sẽ chỉ có thể chứng minh nguồn gốc của nó nếu họ phân lập được virus sống trong một loài bị nghi ngờ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Nature Medicine cho thấy virus COVID-19 xuất hiện từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là một sản phẩm của tiến hóa tự nhiên. Việc phân tích dữ liệu trình tự bộ gien SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được công khai và các virus có liên quan không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy virus Corona mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc được “thiết kế chỉnh sửa gien”. Theo các chuyên gia, virus Corona là một họ virus lớn có thể gây bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh nặng đầu tiên được biết đến do virus Corona gây ra là dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 ở Trung Quốc. Một đợt bùng phát bệnh nặng thứ hai do virus Corona gây ra bắt đầu vào năm 2012 tại Ả Rập Xê Út với Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Các nhà khoa học đã phân tích khuôn mẫu di truyền cho protein tăng đột biến, vũ khí ở bên ngoài virus Corona mà nó sử dụng để bám lấy và xâm nhập vào các bức tường bên ngoài của tế bào người và động vật. Cụ thể hơn, họ tập trung vào hai tính năng quan trọng của protein tăng đột biến gồm: miền liên kết với thụ thể (RBD) – một loại móc bám vào tế bào chủ, và vị trí phân cắt – dụng cụ mở hộp phân tử cho phép virus Corona bẻ khóa xâm nhập vào các tế bào chủ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng phần RBD của protein tăng đột biến trong SARS-CoV-2 đã tiến hóa để tấn công hiệu quả một đặc điểm phân tử ở bên ngoài tế bào người gọi là ACE2 – một thụ thể liên quan đến điều hòa huyết áp. Protein tăng đột biến SARS-CoV-2 rất hiệu quả trong việc liên kết các tế bào người. Trên thực tế, các nhà khoa học kết luận rằng đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên chứ không phải sản phẩm của “chế tạo hoặc chỉnh sửa gien”. Bằng chứng về sự tiến hóa tự nhiên này được hỗ trợ bởi dữ liệu về xương sống của SARS-CoV-2 – cấu trúc phân tử tổng thể của nó. Nếu ai đó đang tìm cách chế tạo một loại virus Corona mới như một mầm bệnh, họ sẽ tạo ra nó từ xương sống của một loại virus đã chứng tỏ khả năng gây bệnh. Nhưng các nhà khoa học phát hiện ra rằng xương sống SARS-CoV-2 khác biệt đáng kể so với các loại virus Corona đã biết và hầu hết giống với các virus liên quan được tìm thấy ở dơi và tê tê.
Dựa trên phân tích giải trình tự bộ gien được công bố, giới chuyên gia nhận định, nguồn gốc khả dĩ nhất của SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 theo một trong hai tình huống có thể xảy ra như sau. Trong một kịch bản, SARS-CoV-2 đã tiến hóa đến trạng thái gây bệnh hiện tại thông qua chọn lọc tự nhiên trong vật chủ không phải là người và sau đó nhảy sang người. Đây là cách mà các đợt bùng phát virus Corona trước đây đã xuất hiện, với việc con người nhiễm virus sau khi tiếp xúc trực tiếp với cầy hương (SARS) và lạc đà (MERS). Các nhà nghiên cứu xem dơi có khả năng cao nhất là ổ chứa SARS-CoV-2 vì nó rất giống với virus Corona ở dơi. Tuy nhiên, không có trường hợp nào được ghi nhận là truyền bệnh trực tiếp từ dơi sang người. Điều này cho thấy rằng vật chủ trung gian có khả năng liên quan giữa dơi và người.
Trong kịch bản đang được đề cập, cả hai tính năng đặc biệt của protein tăng đột biến của SARS-CoV-2 – phần RBD liên kết với các tế bào và vị trí phân cắt mở virus sẽ tiến hóa đến trạng thái hiện tại của chúng trước khi xâm nhập vào người. Trong trường hợp này, dịch bệnh COVID-19 hiện tại có thể bùng phát nhanh chóng ngay khi con người bị nhiễm bệnh, vì virus đã phát triển các tính năng khiến nó gây bệnh và có khả năng lây lan giữa người và người. Trong kịch bản khác, một phiên bản virus không gây bệnh đã nhảy từ vật chủ là động vật sang người và sau đó tiến hóa đến trạng thái gây bệnh hiện tại ở con người. Chẳng hạn, một số virus Corona từ tê tê có cấu trúc RBD rất giống với RBD của SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19. Một virus Corona từ tê tê có thể đã được truyền sang người, trực tiếp hoặc thông qua một vật chủ trung gian như cầy hương hoặc chồn sương. Sau đó, đặc tính protein tăng đột biến khác của SARS-CoV-2, vị trí phân cắt, có thể đã tiến hóa trong vật chủ con người rồi lây lan.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vị trí phân cắt SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 có vẻ giống với vị trí phân cắt của các chủng cúm gia cầm đã được chứng minh là dễ dàng lây truyền giữa người với người. SARS-CoV-2 có thể đã phát triển một vị trí phân cắt độc hại như vậy trong tế bào người và sớm khởi phát dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, vì virus Corona này ngày càng có thể lây lan giữa người với người nhiều hơn.
Nếu SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào người ở dạng gây bệnh hiện tại từ nguồn động vật, nó sẽ làm tăng khả năng bùng phát trong tương lai, vì chủng virus Corona gây bệnh vẫn có thể lưu hành trong quần thể động vật và một lần nữa có thể nhảy sang con người.
Khả năng thấp hơn là một loại virus Corona không gây bệnh xâm nhập vào quần thể người và sau đó tiến hóa các đặc tính tương tự như SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19.
Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh để giành lợi thế
Đầu tiên, Trung Quốc hiện đang trở thành nước thu lợi lớn nhất về xuất khẩu khẩu trang và thiết bị y tế. Hãng AFP (5/4) cho biết, Trung Quốc xuất khẩu gần 4 tỉ khẩu trang kể từ tháng 3 đến nay. Dù số ca nhiễm Covid-19 giảm, Trung Quốc vẫn tiếp tục kêu gọi các nhà máy gia tăng sản xuất trang thiết bị y tế trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan toàn cầu và nhiều nơi thiếu hụt trang thiết bị. Một quan chức hải quan Trung Quốc cho biết nước này xuất khẩu 3,86 tỉ khẩu trang, 37,5 triệu bộ trang phục bảo hộ, 16.000 máy thở và 2,84 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 đến tổng cộng hơn 50 nước kể từ ngày 1/3. Doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng trong thời gian qua đạt 10,2 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,45 tỉ USD hay 33.895 tỉ đồng). Trung Quốc cũng tăng công suất sản xuất các bộ xét nghiệm Covid-19 lên 4 triệu bộ/ngày.
Tuy nhiên, nhiều nước như Hà Lan, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha từng phàn nàn về tình trạng sản phẩm chất lượng kém hoặc bị lỗi. Tuần trước, Hà Lan thu hồi 600.000 khẩu trang Trung Quốc không đạt chất lượng. Bộ Thương mại Trung Quốc sau đó khẳng định “nhà sản xuất đã nói rõ đó không phải là khẩu trang phẫu thuật”. Theo một quan chức Bộ Thương mại, việc báo chí đưa tin về trang thiết bị y tế Trung Quốc bị lỗi là “không phản ánh hoàn toàn về sự việc”; đồng thời cho rằng “có nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như Trung Quốc có các tiêu chuẩn hay thói quen sử dụng khác với các nước. Thậm chí việc sử dụng sai cũng dẫn đến nghi ngờ về chất lượng”. Theo South China Morning Post, sau khi nhiều khách hàng phàn nàn về các sản phẩm kém chất lượng, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty tại nước này phải được Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia chứng nhận mới được xuất khẩu.
Thứ hai, xây dựng hình tượng “nước lớn có trách nhiệm”. Chính quyền Trung Quốc dùng truyền thông bằng tiếng Anh để nhấn mạnh thất bại của phương Tây trước Covid-19, nhằm nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Những bức ảnh chụp số hàng viện trợ của Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay Heathrow (Anh) cuối tuần qua, với những chiếc thùng được dán nhãn “Hãy bình tĩnh và điều trị nCoV”, được hãng thông tấn Xinhua đăng tải và quảng bá đến khán giả Anh như “chính sách ngoại giao khẩu trang”. Trên Twitter, mạng xã hội bị cấm tại Trung Quốc, một số nhà ngoại giao trẻ chia sẻ nghi ngờ rằng phương Tây đã tạo ra nCoV để gây mất uy tín cho chính quyền Trung Quốc. Giáo sư Kerry Brown, trợ lý chương trình châu
Á – Thái Bình Dương tại tổ chức nghiên cứu Chatham House, cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực biến thảm hoạ quốc gia thành một chiến thắng toàn cầu. Họ đang nỗ lực phản công một số quan điểm chính trị hoá vấn đề này tại Mỹ và cố gắng kiểm soát vấn đề trước khi vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu an ninh mạng Record Future cho hay họ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về giọng điệu trên các tài khoản mạng xã hội của Trung Quốc từ giữa tháng 2, trong đó nước này tìm cách biến Trung Quốc từ “nguồn gốc của đại dịch sang vai trò lãnh đạo toàn cầu trong ứng phó Covid-19”. Theo cách tiếp cận này, hàng chục bài báo của tờ People’s Daily đã xuất hiện trên báo Anh Daily Telegraph theo một thoả thuận tài trợ sinh lợi với những tiêu đề như “Tại sao một số người xem nỗ lực ngăn chặn nCoV đầy anh hùng của Trung Quốc là phi nhân đạo?”. Có một điều chưa rõ là liệu khán giả phương Tây có bị tác động trước các thông tin từ Trung Quốc hay không. Lượng người xem của CGTN không được công bố, trong khi trang Facebook tại Anh của Xinhua rất ít tương tác. Tuy nhiên, giáo sư Brown cho rằng cách tuyên truyền của Trung Quốc quá bảo thủ và lộ liễu so với cách tuyên truyền hiệu quả và kín kẽ hơn ở những nước như Nga. Pháp cũng trở nên cảnh giác trước những nỗ lực của Trung Quốc lợi dụng đại dịch để ca ngợi sự ưu việt của hệ thống chính trị. Trong một lưu ý nội bộ, CAPS, tổ chức nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Pháp, cảnh báo Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn cầu hoá và lãnh đạo toàn cầu trong tương lai sau Covid-19, nếu các chính quyền dân chủ không đưa ra được những giải pháp tốt hơn khi cuộc khủng hoảng qua đi.
Thứ ba, Trung Quốc trở thành người “viện trợ cho Mỹ” – điều chưa từng có trước đây. Trong lúc Nhà Trắng và chính quyền các tiểu bang không ngừng chỉ trích nhau vì tình trạng thiếu vật tư y tế và sự trợ giúp của chính phủ liên bang, Trung Quốc đã chớp thời cơ nhảy vào viện trợ. Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo, đã không tiếc lời ca ngợi Trung Quốc sau khi nhận được lô hàng viện trợ 1.000 máy thở từ nước này trong lúc chê trách sự chậm chạp và keo kiệt của chính quyền Donald Trump.
Trong khi đó, Nhà Trắng đang đối mặt với sự giận dữ và chỉ trích từ các thống đốc tiểu bang về sự hỗ trợ liên bang trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Sự thất vọng càng tăng lên khi hàng viện trợ đến nơi nhưng không sử dụng được. Hồi tuần trước, thống đốc bang California, ông Gavin Newsom, đã lên mạng xã hội Twitter nói thẳng bang của ông cần 10.000 máy thở nhưng chính quyền liên bang chỉ cấp cho 170 máy. Sẽ chẳng có gì để nói nếu cả thảy 170 máy lấy từ kho dự trữ quốc gia này đều bị hư hỏng, phải sửa lại mới sử dụng được. Tại Alabama, chính quyền bang cho biết họ “cạn lời” khi nhận được 6.000 khẩu trang y tế chuyên dụng từ kho dự trữ quốc gia nhưng tất cả đều đã hết hạn sử dụng cách đây…10 năm. Oregon thì đỡ hơn một chút, các khẩu trang vẫn còn hạn sử dụng nhưng dây đeo và nẹp mũi thì không biết bung ra lúc nào. Một nhóm nghị sĩ của bang New Hampshire cũng viết thư phàn nàn về chất lượng của 16.000 găng tay cao su được phân phát và cho biết nhận xong chỉ để đó chứ không dùng được vì gây ra dị ứng. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hồi tuần trước thừa nhận một số vật tư y tế lấy từ kho dự trữ quốc gia có thể đã hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, do tình hình cấp bách và diễn biến nhanh của dịch bệnh, các mặt hàng này vẫn được gởi đến các bệnh viện.
http://biendong.net/bien-dong/34008-dai-dich-covid-19-tq-la-ke-chien-thang-tren-moi-phuong-dien.html

Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm:

TQ vượt Nga

trở thành nhà sản xuất vũ khí số 2 của thế giới

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPPRI), Trung Quốc đã qua mặt nước Nga trở thành nhà sản xuất vũ khí số 2 của thế giới và đứng hàng thứ 5 trong số các nhà xuất khẩu vũ khí.
Theo báo cáo của SIPPI, cách nay 10 năm, Trung Quốc là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Nga và Ucraina, nhưng hiện Bắc Kinh không còn “phải trông cậy vào vũ khí của các nước khác”. Hiện các tập đoàn sản xuất vũ khí của Trung Quốc đã trỗi dậy, từng bước vượt Nga trở thành nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai trên thế giới. Theo dự kiến, hàng năm khối lượng sản xuất của các tập đoàn Trung Quốc ước tính lên tới khoảng từ 70 đến 80 tỷ đôla để phục vụ quân đội nước này. Ngoài ra, SIPRI còn ước tính rằng ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã phát triển đến mức ngày càng có nhiều đơn hàng từ nước ngoài. Theo ước tính, Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu vũ khí, trong đó đáng chú ý là các loại thiết bị bay không người lái.
Tuy nhiên, giới chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm cũng lưu ý rằng các tập đoàn Trung Quốc giữ bí mật về doanh thu nên báo cáo không cho phép phân tích thấu đáo về hồ sơ này. Dù vậy, trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2017, SIPRI đã chú ý đến các tập đoàn lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo vũ khí và nhận thấy rằng ba trong số này đã có tên trong danh sách 10 tập đoàn hàng đầu của thế giới.
Các chuyên gia đã giải thích rằng, các nhà sản xuất Trung Quốc trước đó không được đưa vào tốp 100, vì không có dữ liệu cần thiết cho các ước tính chính xác. Nhưng giờ đây, các chuyên gia của SIPRI lần đầu tiên nhận được thông tin về doanh số bán hàng của Trung Quốc, vì vậy họ có thể có được bức tranh đầy đủ nhất về tiềm năng của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc và các công ty thành viên. Các chuyên gia lưu ý rằng, nền tảng của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc là 10 công ty mẹ và một viện nghiên cứu. 7 công ty lớn nhất của họ, gồm: AVIC (Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc) là nhà sản xuất máy bay và điện tử hàng không, CASIC (Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc) chuyên về sản xuất tên lửa và công nghệ vũ trụ, CETC (Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc) chuyên về điện tử và linh kiện cho thiết bị quân sự, đặc biệt là radar và phần mềm, NORINCO và CSGC (Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Nam Trung Quốc) là những nhà sản xuất thiết bị mặt đất, CSIC và CSSC (Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc và Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc) là những công ty đóng tàu lớn nhất nước.
Khi các chuyên gia của SIPRI có được tài liệu về hoạt động sản xuất của 4 công ty AVIC, CETC, NORINCO và CSGC. Các công ty này đại diện cho ba lĩnh vực sản xuất vũ khí thông thường: hàng không vũ trụ, điện tử và thiết bị mặt đất. Công ty lớn nhất trong số các công ty Trung Quốc là AVIC, chiếm 20,1 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ sáu trong tốp 100 công ty buôn bán vũ khí. Thứ hai là công ty NORINCO – nhà sản xuất thiết bị mặt đất lớn nhất thế giới với doanh số đạt 17,2 tỷ USD. SIPRI lưu ý rằng, các nhà sản xuất Trung Quốc thường chuyên sâu hơn vào một lĩnh vực vũ khí cụ thể, trong khi ở các nước khác, hầu hết các công ty thường có nhiều sản phẩm hơn, bao gồm hàng không, hệ thống mặt đất và đóng tàu.
Theo báo cáo SIPRI, ba vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của 100 công ty công nghiệp quân sự lớn nhất thế giới đều thuộc về Mỹ. Lockheed Martin đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách này về bán vũ khí, Boeing ở vị trí thứ hai và Raytheon ở vị trí thứ ba. Trong khi đó, Tập đoàn chế tạo máy bay của Nga chiếm vị trí thứ 13, Tập đoàn đóng tàu Nga đứng ở vị trí 19, công ty Almaz-Antey ở vị trí 24 và công ty Trực thăng Nga đứng ở vị trí 29.
Bên cạnh đó, SIPPI cho biết, các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc đã phát triển từ cấp độ tầm trung lên cấp độ dẫn đầu thế giới trong một thập kỷ qua, và được cho là dẫn đầu thế giới về chất lượng ở một số khía cạnh. Các loại vũ khí nổi bật mà Trung Quốc để lại dấu ấn là tiêm kích tàng hình J-20, drone trinh sát siêu thanh WZ-8, tên lửa hành trình YJ-18 và tàu khu trục Type- 055, đều được xem là thuộc top đầu trong lĩnh vực của chúng. Ngoài ra, SIPRI cho rằng các công ty Trung Quốc đặc biệt hoạt động trong ba lĩnh vực hàng không không gian, điện tử và các loại trang thiết bị quân sự sử dụng trên bộ. Trong ba lĩnh vực vừa nêu, các công ty của Trung Quốc đạt đến trình độ cao để có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Dẫn báo cáo của SIPRI, tờ South China Morning Post (SCMP) nhận định, doanh thu của AVIC trong năm 2017 tương đương với các tập đoàn hàng không hàng đầu thế giới của Mỹ và châu Âu như Boeing, Northrop Grumman và Raytheon, cũng như nhà sản xuất BAE Systems của Anh. SCMP còn cho biết, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng, Trung Quốc đang dần ít phụ thuộc hơn vào việc nhập khẩu vũ khí và công nghệ quân sự từ nước ngoài. Bắc Kinh đã có những bước tiến lớn trong hai năm qua sau tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) giai đoạn 2017 – 2035 và biến PLA thành một lực lượng quân sự đẳng cấp thế giới vào năm 2050.
http://biendong.net/bi-n-nong/33993-vien-nghien-cuu-hoa-binh-quoc-te-stockholm-tq-vuot-nga-tro-thanh-nha-san-xuat-vu-khi-so-2-cua-the-gioi.html

3 vụ chống ông Tập Cận Bình “khác thường”

nhằm “dụ rắn ra khỏi hang”?

Những nguồn tin từ Trung Quốc cho thấy gần đây nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xảy ra 3 sự kiện liên quan đến động thái thế hệ Đỏ thứ hai và thứ ba lên án lãnh đạo đương nhiệm, thậm chí còn kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức. Tuy nhiên, có nhận định cho rằng động thái này là âm mưu “dụ rắn ra khỏi hang”. Cũng có chuyên gia cho rằng chừng nào còn ĐCSTQ thì các vấn đề của Trung Quốc không thể được giải quyết.
Sự kiện thứ nhất là là vào giữa tháng trước chuyên gia bất động sản Nhậm Chí Cường bị bắt giữ vì nghi ngờ liên quan đến bài viết đăng tải trên mạng internet vào ngày 6/3 chỉ trích ông Tập Cận Bình. Nội dung bài viết chỉ trích cách nhà cầm quyền xử lý dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (virus Trung Cộng), theo đó ban đầu đã chậm trễ thông báo tình hình cho người dân, sau này lại muốn dùng các thành tựu ‘vĩ đại’ để che đậy sự thật, giống như thể virus gây dịch bệnh chỉ bắt đầu vào ngày 7/1…
Sự kiện thứ hai là cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc lại chia sẻ nóng một bức thư kiến nghị được WeChat Chủ tịch Trần Bình (Chen Ping) của Tập đoàn truyền hình Dương Quang (SUNTV) chuyển tiếp. Thư kiến nghị ẩn danh này đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc trong ứng phó dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng như các vấn đề đối nội và đối ngoại, qua đó đề xuất mở Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về việc liệu ông Tập Cận Bình có phù hợp để tiếp tục làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Mỹ (VOA) vào ngày 23/3, người chuyển tải bức thư là ông Trần Bình cho biết, ông đã nhận được bức thư này trong nhóm WeChat, vì cảm thấy lá thư ở mức độ vừa phải và hợp lý nên ông đã chuyển tiếp, ông không biết danh tính của người đề xuất. Sở dĩ lá thư này được đông đảo người quan tâm vì Trung Quốc đang trong thời điểm phức tạp nên có thể lá thư nói lên được tiếng nói của nhiều người, đặc biệt là những người trong bộ máy chính trị ĐCSTQ.
Hôm 1/4, ông Trần lại trả lời Đài VOA rằng dư luận chú ý đến việc ông chuyển tiếp bức thư này chủ yếu là vì bức thư có thể là tiếng nói của một nhóm lợi ích trong ĐCSTQ.
Sự kiện thứ ba xuất phát từ ngày 10/3, khi tạp chí People tại Đại Lục đăng một bài phỏng vấn bác sĩ Ngải Phân – Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán. Theo đó, bác sĩ Ngải Phần tiết lộ rằng sau khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền đã yêu cầu các bác sĩ trong Bệnh viện Trung tâm phải giữ kín tình hình dịch bệnh. Không lâu sau khi bài viết công bố thì đã bị chính quyền gỡ bỏ, nhưng sau đó đã dấy lên làn sóng dư luận bất bình. Đạo diễn Diệp Đại Ưng (Ye Daying), cháu trai của một trong những người sáng lập quân đội ĐCSTQ là nguyên  lão Diệp Đình (Ye Ting), trên Weibo vào ngày 11/3 đã công khai thể hiện sự tức giận: “Xóa bài viết là hành động phát xít, là khủng bố trắng.” “Những người trong bộ phận quản lý mạng internet không thể tưởng tượng được rằng, liệu một xã hội mà chỉ thích ca ngợi giả tạo, một xã hội mà bác sĩ nói lên sự thật bị gây nguy hiểm đến tính mạng, thì có gì tin cậy về chỉ số hạnh phúc?” Ngày 12/3, một lần nữa ông Diệp Đại Ưng lại lên tiếng trên Weibo: “Tôi tin rằng chắc chắn trong Đảng có gian thần, đã sử dụng quyền lực để áp chế dư luận với ý định xấu xa.”
Có quan điểm chỉ ra rằng tuyên bố của ông Diệp chĩa mũi dùi vào Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh. Điều này cho thấy dịch bệnh này đã gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng giữa các hậu duệ Đỏ trong ĐCSTQ.
Về vấn đề này, Vision Times (tiếng Trung) đã phỏng vấn ông Tang Phổ (Samp) là tiến sĩ luật và nhà bình luận chính trị, ông bày tỏ quan điểm của mình về 3 sự kiện nêu trên.
Ông Tang Phổ cho biết bài viết của ông Nhậm Chí Cường không phải công bố công khai đại chúng mà chỉ lưu hành trong nhóm WeChat 11 người. Về ông Diệp Đại Ưng thì Tang Phổ cho rằng không có gì, vì ông ta không chống ông Tập Cận Bình. Vấn đề đáng chú ý nằm ở thư kiến nghị mà ông Trần Bình chia sẻ, thậm chí chỉ đích danh ba người gồm Lý Khắc Cường, Uông Dương và Vương Kỳ Sơn muốn tổ chức Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng. Vì trong lá thư kiến nghị có những vấn đề nhạy cảm đối với ĐCSTQ khiến ông Tang Phổ rất ngạc nhiên, tiêu biểu như vấn đề Đảng trị hay Pháp trị, liệu có cho phép Hồng Kông bầu cử dân chủ hay không, liệu đối với Đài Loan thì hòa bình hay thống nhất quan trọng hơn.
Ông Tang Phổ cho biết trong Điều lệ của ĐCSTQ ghi rất rõ ràng là chỉ có duy nhất Tổng Bí thư mới được phép triệu tập Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị, cho nên nếu ông Tập Cận Bình không đồng ý thì không thể triệu tập được. Về việc liên quan đến ý đồ có thế lực muốn đảo chính, ông Tang Phổ bác bỏ rằng nếu đảo chính thì phải ra tay hành động chứ không thể dùng ngôn từ tuyên bố mà thành công được, không thể viết bài viết tuyên bố tôi đảo chính mà gọi là đảo chính.
Ông Tang Phổ suy luận rằng nhiều khả năng cả 3 sự kiện xuất phát từ một mục tiêu “dụ rắn ra khỏi hang”. Có nghĩa là giương ngọn cờ chống Tập Cận Bình để xem ai đi theo để xử lý. Ông Tang Phổ cho biết đây là thủ đoạn mà hồi năm 1957 khi chống cánh hữu, ông Mao Trạch Đông đã từng thực hiện. Ông cũng cho biết chắc chắn có chia rẽ nội bộ ĐCSTQ sâu sắc giữa phe chống đối và ủng hộ ông Tập, nhưng phe chống đối bây giờ không ra mặt mà ngấm ngầm, bề ngoài vẫn ca ngợi nhưng trong lòng đầy oán hận.
Theo ông Tang Phổ, vì ĐCSTQ là một tổ chức tà ác nên dù bất kể thuộc phe phái nào trong Đảng cũng có bản chất như nhau, hy vọng duy nhất là phương Tây làm suy yếu cơ sở kinh tế của Trung Quốc khiến ĐCSTQ ngày càng rệu rã, và hy vọng thúc đẩy sự thức tỉnh của xã hội dân sự Trung Quốc. Chỉ có hai liều thuốc này mới có thể lật đổ chế độ toàn trị này.
Trước đó, liên quan đến thư kiến nghị bàn về vấn đề quyền lực của ông Tập Cận Bình, ông Tân Hạo Niên (Xin Haonian), một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia (Mỹ), đã chuyển tải lại bức thư ngỏ trên Twitter và cho biết tán thành việc ông Tập Cận Bình thoái vị, nhưng vấn đề vai trò lịch sử của ĐCSTQ không phải chuyện cá nhân ông Tập làm được!
Vision Times (tiếng Trung) dẫn ý kiến của chuyên gia về lịch sử Trung Quốc Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), người từng là phó giáo sư tại Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, nhận định không thể còn bất kỳ hy vọng nào đối với chế độ này, lối thoát duy nhất là giải tán nó, chỉ có vậy thì Trung Quốc mới trở lại bình thường như các xã hội khác. Nhìn chung bộ máy chính trị các nước đều tương đối hoàn thiện, có dân chủ, pháp trị, đi theo các giá trị phổ quát… Nhưng chừng nào Trung Quốc còn trong cai trị của ĐCSTQ thì không thể có khả năng như vậy. Chừng nào vẫn còn ĐCSTQ thì cho dù thay lãnh đạo khác cũng chỉ giống như thay thang không thay thuốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33986-3-vu-chong-ong-tap-can-binh-khac-thuong-nham-du-ran-ra-khoi-hang.html

Trung Cộng điều tra đảng viên chỉ trích

ông Tập Cận Bình về sự bùng phát coronavirus

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo một cơ quan giám sát chung của đảng, một đảng viên Cộng sản nổi tiếng từng chỉ trích cách giải quyết trận dịch coronavirus của nhà lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình đang bị điều tra vì bị tình nghi “vi phạm nghiêm trọng kỷ cương và luật pháp”.
Theo tin từ AP, ông Ren Zhiqiang là cựu lãnh đạo của công ty bất động sản nhà nước Huayuan Group và là một đảng viên nổi tiếng vì sự thẳng thắn của ông về các chủ đề nhạy cảm như kiểm duyệt báo chí. Ông mất tích vào giữa tháng 3 sau khi xuất bản một bài tiểu luận trực tuyến chỉ trích cách giải quyết của lãnh đạo trong vụ bùng phát virus bắt nguồn từ tháng 12 ở miền trung Trung Cộng.
Trong khi dữ kiện của chính phủ cho thấy COVID-19 dường như đang lắng xuống ở Trung Cộng, hơn 1.4 triệu người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Một thông báo vỏn vẹn chỉ có một câu được đưa ra vào hôm thứ Ba bởi cơ quan giám sát kỷ luật chung của đảng ở quận phía tây của Bắc Kinh cho biết ông Ren đang trải qua một “cuộc xem xét và giám sát điều tra”, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết và không đề cập đến bài báo hay các tuyên bố trước đây của ông Ren. Bài báo đã bị xóa bởi hệ thống kiểm duyệt của Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-dieu-tra-dang-vien-chi-trich-ong-tap-can-binh-ve-su-bung-phat-coronavirus/

Trung Quốc bắt giam

người gọi Tập Cận Bình là một ‘‘tên hề’’

Trọng Thành
Ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), nổi tiếng về những phát biểu không kiêng dè nhắm vào lãnh đạo tối cao Trung Quốc, mất tích từ ngày 12/03/2020. Thứ Ba, 07/04/2020, một cơ quan của đảng Cộng Sản Trung Quốc thông báo người từng lên án chủ tịch Trung Quốc đang bị giam giữ.
Theo Uỷ Ban Kiểm Tra và Kỷ Luật của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Nhậm Chí Cường, 69 tuổi, đang bị điều tra ‘’vì vi phạm nghiêm trọng’’ kỷ luật Đảng và luật pháp. Ông Nhậm Chí Cường, vốn là một doanh nhân giàu có ngành bất động sản, nổi tiếng vì các phát biểu mạnh mẽ trên mạng. Trang blog của Nhậm Chí Cường từng được 37 triệu người theo dõi. Dân mạng Trung Quốc ngưỡng mộ ông, gọi ông là ‘‘Nhậm đại bác’’.
Trong một bài viết đưa lên mạng hồi tháng 2/2020, đúng vào lúc chính quyền Trung Quốc đang lún sâu trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, ông Nhậm Chí Cường đã gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là ‘‘tay hề loã thể, cương quyết muốn tỏ ra mình là hoàng đế’’. Ông Nhậm đã lên án chính quyền Trung Quốc chậm trễ trong việc đối phó với dịch do virus corona mới. Ông tố cáo tình trạng truyền thông Nhà nước – bị bịt miệng – đã không đưa ra báo động với công chúng, và những người đơn độc đưa ra cảnh báo, như bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), đã bị buộc phải im lặng.
Theo các nhà quan sát, việc bắt giữ ông Nhậm Chí Cường là một nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm dập tắt mọi tiếng nói chỉ trích trong nội bộ, trong bối cảnh tính chính đáng của ban lãnh đạo bị thách thức, do để đại dịch Covid-19 bùng phát. Bà Yaqiu Wang, thành viên của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch, nhận định: ‘‘Ông Nhậm là một doanh nhân giàu có, cũng như thành viên của giới tinh hoa trong Đảng, không phải là một ‘nhà hoạt động’, hay một ‘nhà ly khai’. Ông ta phê phán chính quyền, nhưng không thực sự phản đối sự lãnh đạo của Đảng. Việc bắt một người như ông ta cho thấy chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây đã không còn chấp nhận bất cứ hình thức bất đồng chính kiến nào trong nội bộ’’ (Libération, ngày 08/04).
Ông Nhậm Chí Cường, từng phục vụ trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, từ năm 1969 đến năm 1981. Cũng như Tập Cận Bình, Nhậm Chí Cường được coi là thuộc nhóm ‘‘Hoàng tử Đỏ’’, tức con cái của các lãnh đạo cao cấp.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200409-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%AFt-giam-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-g%E1%BB%8Di-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-t%C3%AAn-h%E1%BB%81

TQ đang “nhồi nhét” lịch sử bịa đặt cho học sinh:

Dã tâm độc chiếm Biển Đông

Việc Trung Quốc đưa những tư liệu lịch sử bịa đặt về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ để giảng dạy cho học sinh là một trong những biện pháp nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc. Nó không chỉ tác động, ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của thế hệ người dân Trung Quốc mà còn tạo ra sự ngộ nhận cho một bộ phận cộng đồng quốc tế về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc thường xuyên “nhồn nhét”, lồng ghép các thông tin vu cáo, bịa đặt về chủ quyền biên giới, lãnh thổ, nhất là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vào trong sách giáo khoa giảng dạy các cấp học. Các nội dung xuyên tạc của Trung Quốc thường cho rằng Bắc Kinh đã thực hiện các hoạt động ở Biển Đông bắt đầu từ 2.000 năm trước; Trung Quốc là “quốc gia đầu tiên khám phá, đặt tên và tìm ra các nguồn tài nguyên ở Biển Đông”; cho rằng đây là căn cứ lịch sử của Trung Quốc để đòi “chủ quyền” ở Biển Đông.
Tẩy não học sinh trong nước
Từ tháng 9/2019, Trung Quốc sẽ chính thức đưa vào sử dụng bộ sách giáo khoa lịch sử cấp trung học phổ thông mới với nhiều nội dung được bổ sung, sửa đổi bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, nhất là vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trong bộ sách giáo khoa lịch sử mới này, sẽ có thêm những nội dung mới được đưa vào như “Triều Hán mở rộng lãnh thổ”, “Vai trò quan trọng của các dân tộc thiểu số phía Bắc trong sự nghiệp thống nhất quốc gia đa dân tộc Trung Quốc trong thời kỳ nhà Liêu, Tây Hạ, Kim và Nguyên”, “Các biện pháp liên quan để thống nhất đất nước và mưu tính biên cương thời kỳ Minh Thanh”, “Các quần đảo ở Nam Hải (Biển Đông), Đài Loan và các đảo phụ cận bao gồm quần đảo Điếu Ngư /Senkaku là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”…
Phiên bản sách giáo khoa lịch sử mới tuyên truyền, xuyên tạc nhấn mạnh việc lãnh thổ đến từ 4 phía trong thời kỳ Trung Quốc cường thịnh; chú trọng chứng minh chủ quyền lãnh thổ trong lịch sử của Trung Quốc đối với Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và các đảo phụ cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ví dụ, trong phiên bản mới của sách giáo khoa lịch sử lớp Bảy (lớp đầu của cấp trung học cơ sở), do Bộ
Giáo dục Trung Quốc biên soạn, đã tăng thêm bản đồ nhà Đường thời kỳ cực thịnh để thể hiện khi đó Trung Quốc đã quản lý An Tây Đô hộ phủ và Bắc Đình Đô hộ phủ ở Tây Vực. Khi giới thiệu lãnh thổ của nhà Nguyên, sách giáo khoa mới đã tăng thêm lãnh thổ mở rộng của nhà Nguyên và các tỉnh cụ thể thời nhà Nguyên và mô tả “Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam, vùng đông bắc rộng lớn, Đài Loan và các quần đảo Biển Đông ngày nay đều nằm trong phạm vi thống trị của triều Nguyên”. Đồng thời, còn bổ sung thêm một đoạn dài về lịch sử quần đảo Điếu Ng/Senkaku; trên bản đồ của nhà Thanh còn đánh dấu rõ đường biên giới hiện tại của Trung Quốc.
Không bỏ qua du học sinh nước ngoài
Luận điệu của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông không những được hệ thống hóa trong chương trình giáo dục trung học, mà còn được lồng ghép trong giáo trình dành cho sinh viên nước ngoài. Theo phản ảnh của nhiều lưu học sinh, giáo trình của Trung Quốc không chỉ gây ra sự ngộ nhận cho chính học sinh trong nước mà còn khiến nhiều sinh viên nước ngoài hiểu sai lệch hoàn toàn về Biển Đông. Theo đó, phần lớn lưu học sinh học tập tại Trung Quốc đều được học môn cơ bản “Khái quát Trung Quốc” (môn học bao gồm địa lý, lịch sử, văn hóa). Đây có thể là môn tự chọn hoặc môn bắt buộc tùy chuyên ngành mà lưu học sinh theo học. Giáo trình dạy cho sinh viên nước ngoài cho thấy vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa không được bố trí thành một mục trong sách, nhưng bản đồ và các tài liệu trong giáo trình luôn nhất quán với những gì học sinh trong nước được học.
Để tuyên truyền “đường lưỡi bò” và giáo dục thế hệ trẻ về “chủ quyền” biển Đông, Trung Quốc không ngần ngại đưa những tuyên bố vô lý vào chương trình sách giáo khoa. Cụ thể, trang 2 và trang 3 cuốn Khái quát Trung Quốc đương đại dành cho sinh viên cao học Trung Quốc và nước ngoài của nhà xuất bản Đại Học Ký Nam (tái bản năm 2008) đưa ra luận điệu cực nam Trung Quốc nằm ở bãi đá ngầm Tăng Mẫu (có tên tiếng Anh là bãi ngầm James). Các bản đồ minh họa trong giáo trình này còn ngang nhiên chú thích rằng cả một khu vực Biển Đông rộng lớn đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tương tự, trang 1 và 2 giáo trình “Khái quát Trung Quốc” dành cho sinh viên nước ngoài (nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, tái bản năm 2007) còn trắng trợn tuyên bố Biển Đông cùng với hàng ngàn đảo lớn nhỏ là một trong bốn vùng biển lớn nhất mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. Cuốn “Văn hóa Trung Quốc” – giáo trình Hán ngữ đối ngoại (Nhà xuất bản Đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh, tái bản năm 2006) cũng khẳng định cực Nam của Trung Quốc nằm ở bãi ngầm James. Các giáo trình trên tuy khác nhau về hình thức trình bày, nhưng đều khẳng định luận điệu dối trá của Trung Quốc về cực Nam và về “đường lưỡi bò”.
Nhìn chung, việc Trung Quốc cố tình lồng ghép, xuyên tạc lịch sử về vấn đề Biển Đông là nhằm nhồi nhét nhận thức sai lệch cho thế hệ trẻ và “tẩy não” dư luận thế giới về cái gọi là “chủ quyền trên Biển Đông” được nước này dùng đi dùng lại đến nhàm chán. Trung Quốc cần hiểu rằng, những yêu sách phi pháp trên Biển Đông của nước này không nhận được sự đồng tình, ủng hộ và thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cần tôn trọng và thực thi nghiêm luật pháp quốc, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, chấm dứt ngay những hành động xuyên tạc, bịa đặt lịch sử.
http://biendong.net/bien-dong/33998-tq-dang-nhoi-nhet-lich-su-bia-dat-cho-hoc-sinh-da-tam-doc-chiem-bien-dong.html

Nhiều nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc

 không đủ tiêu chuẩn vệ sinh

Hương Thảo
Một nhà môi giới Trung Quốc đã tiết lộ rằng, các công nhân tại nhiều nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc không đeo đồ bảo hộ hoặc găng tay trong khi xử lý các sản phẩm, đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng sản xuất vật tư y tế ở Trung Quốc.
Ông Trần Quốc Hoa (Chen Guohua – không phải tên thật), một nhà môi giới xuất khẩu khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc nói với hãng tin Tech World của Trung Quốc rằng, 60% các nhà máy ở nước này không có môi trường làm việc vô trùng.
Ông cho biết, ông từng đến thăm một nhà máy đầy bụi, nơi các công nhân đang xử lý khẩu trang từ dây chuyền nhà máy bằng tay không và không đeo đồ bảo hộ.
“Ai là người dám sử dụng khẩu trang được sản xuất như thế này? Ai dám đeo nó lên mặt?”, ông đặt câu hỏi.
Ông Trần cho biết, ông từng buôn bán thương mại điện tử và mới đây đã chuyển sang xuất khẩu khẩu trang do nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng nước ngoài của mình. Ông nói rằng hầu hết các nhà máy sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc ban đầu là các nhà máy dệt hoặc điện tử đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao, vì vậy thiết bị và công nghệ của họ thường không đáp ứng các tiêu chuẩn.
Theo trang Sanyan Blockchain, trang tin tài chính Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ 23/1 đến 11/3, gần 5.500 nhà sản xuất khẩu trang đã được mở ra tại Trung Quốc. Theo ông Trần, một số nhà máy đã mua giấy phép sản xuất khẩu trang.
Những tiết lộ được đưa ra trong bối cảnh có nhiều báo cáo về các thiết bị y tế kém chất lượng được sản xuất từ Trung Quốc. Jin Hai, một quan chức hải quan Trung Quốc nói với hãng tin AFP vào ngày 4/4 rằng, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,86 tỷ khẩu trang; 37,5 triệu thiết bị bảo hộ cá nhân; 16.000 máy thở và 2,84 triệu bộ kit xét nghiệm kể từ ngày 1/3. Tuy nhiên, một số quốc gia như Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha… đã phàn nàn về chất lượng các thiết bị y tế do Trung Quốc cung cấp.
Cụ thể, Hà Lan vào ngày 28/3 cho biết họ đã phải thu hồi khoảng 600.000 khẩu trang được Trung Quốc cung cấp. Các quan chức y tế Hà Lan cho biết số khẩu trang này không phù hợp và có bộ lọc bị lỗi.
Tương tự, theo The Telegraph, Vương quốc Anh cho biết họ sẽ yêu cầu Trung Quốc hoàn lại tiền cho hàng triệu bộ kit xét nghiệm kháng thể virus được đặt hàng từ nước này sau khi phát hiện ra các bộ kit xét nghiệm này cho kết quả không chính xác.
Gần đây, có một số video với nội dung nói về tình trạng sản xuất khẩu trang không vệ sinh ở Trung Quốc được lưu hành trên mạng xã hội. Ví như, hôm 30/3, tài khoản Twitter Harry Chen PhD đăng tải một video cho thấy một nam công nhân Trung Quốc trong nhà máy cố tình cầm những chiếc khẩu trang y tế dùng để xuất khẩu chà lên giày của anh ta và nói rằng: “Thế này đã đủ tốt chưa? Những chiếc khẩu trang này dùng để xuất khẩu phải không?”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-nha-may-san-xuat-khau-trang-o-trung-quoc-khong-du-tieu-chuan-ve-sinh.html

Dân Vũ Hán khen Mỹ xử lý dịch bệnh nhân đạo hơn

Quý Khải
Một đọc giả tờ Epoch Times bản tiếng Trung sinh sống ở Vũ Hán đã so sánh sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau khi so sánh cách hai chính phủ xử lý dịch bệnh, cô tin rằng sự che đậy của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra một thảm họa lớn hơn rất nhiều.
“Là một cư dân Vũ Hán phổ thông, tôi không nhận được bất kỳ cảnh báo nào trước khi rời đi”, cô Kathy nói với tờ Epoch Times.
Cô cho biết năm ngoái cô đã lên kế hoạch ăn Tết tại Mỹ vào tháng 1. Trước chuyến đi, cô đã đặt chỗ ăn tối trước cùng gia đình tại một nhà hàng. Bây giờ khi nghĩ lại về điều đó, cô cảm thấy khá đáng sợ.
“Chính quyền Trung Quốc không nói cho chúng tôi bất cứ điều gì … thực ra mà nói, họ có nói. Họ chỉ nói về việc ngừng lan truyền tin đồn, rằng dịch bệnh có thể phòng ngừa và đang trong tầm kiểm soát, và đây là lý do tại sao người dân Trung Quốc rất bất mãn trước cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng”.
Kathy cho biết không chỉ đường xá, mà Vũ Hán còn phong tỏa tất cả các luồng thông tin, không ai có thể tiếp cận bất kỳ tin tức nào về dịch bệnh. Vì thiếu thông tin, một trong những người họ hàng xa của cô, toàn bộ gia đình cô đã qua đời trong một tháng.
Mặc dù dịch bệnh cũng lan sang Mỹ, kéo đến Thung lũng Silicon nơi cô đang ở hiện nay, nhưng đối mặt với dịch bệnh, cô cảm thấy rất khác so với khi ở Trung Quốc. Kathy chia sẻ:
“Tại đây, ở Mỹ, tin tức rất minh bạch. Người dân ở đây không sốt sắng mà thay vào đó họ lý trí hơn. Tại đây tôi có thể xem từng cuộc họp báo của ông Trump cập nhập tình hình dịch bệnh. Mọi người ở Trung Quốc sẽ được bồi thường cho những tổn thất của họ như thế nào? Không ai đề cập đến vấn đề này hoặc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh từ dịch bệnh. Về cơ bản, thông tin ở Trung Quốc không minh bạch. Sau khi ĐCSTQ tuyên bố dịch bệnh được khống chế, họ đã tiến hành báo cáo không có ca mới nào tại nội địa. Tôi không buồn nhìn vào dữ liệu của họ nữa. Dữ liệu họ đưa ra là vô dụng”.
Mặc dù dịch bệnh đã phá vỡ kế hoạch du lịch ban đầu của Kathy, cô và gia đình không thể quay về Trung Quốc, cô đã xoay xở và tìm được cách lưu trú tạm thời ở đây với một chút hỗ trợ. Kathy tâm sự:
“Ngay cả khi chúng tôi đối mặt với sự thay đổi chóng mặt của thế giới hay chúng tôi cảm nhận được tình yêu nhân loại phổ quát ở đây, thì chúng tôi đều đang học được điều gì đó mới mỗi ngày”.
“Đôi khi tôi không cảm thấy mình là một vị khách du lịch nữa, khi tôi kéo dài thời gian ở đây. Tôi có một cảm giác thân thuộc, và tôi cảm thấy rằng đây là cuộc sống mà một con người có quyền được hưởng”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dan-vu-han-khen-my-xu-ly-dich-benh-nhan-dao.html

Vũ Hán dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong bối cảnh

phát hiện thêm nhiều ca nhiễm Covid-19

Quý Khải
Khi Vũ Hán, nơi khởi nguồn đại dịch ở Trung Quốc dỡ bỏ tất cả lệnh phong tỏa bắt đầu từ ngày hôm qua (8/4), người dân địa phương tiết lộ rất nhiều người dân vẫn bị nhiễm virus corona chủng mới, thường được gọi là Covid-19, theo The Epoch Times.
Nhiều ca nhiễm không triệu chứng được phát hiện; cùng lúc, các bệnh viện Vũ Hán đang trả về các bệnh nhân Covid-19 trước khi họ bình phục hoàn toàn. Một số nhà phân tích Trung Quốc lo ngại một vụ dịch lớn hơn là có thể không tránh khỏi sau khi các biện pháp cách ly được nới lỏng, đặc biệt khi chính quyền Vũ Hán khuyến khích người dân trở lại làm việc.
Suốt từ ngày 23/1 cho đến nay, các doanh nghiệp tại đây đã ngừng hoạt động khi thành phố áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn virus Vũ Hán tiếp tục lây lan.
Các khu dân cư
Chính phủ Vũ Hán đã đưa ra một thông báo ngày 7/3, tuyên bố các khu vực không có ca nhiễm mới trong 14 ngày qua sẽ được chỉ định là các khu vực “không có virus”.
Cư dân tại các khu dân cư “không có virus” có thể rời nhà để mua nhu yếu phẩm. Mỗi hộ sẽ được phép cử một thành viên ra ngoài khu dân cư trong vòng 2 giờ mỗi ngày.
Những người sống trong các khu dân cư không được xác nhận “không có virus” sẽ không được phép ra ngoài.
Truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã trích lời chính quyền tỉnh Hồ Bắc vào ngày 6/4 rằng 70 khu dân cư đã mất trạng thái “không có virus” sau khi nhà chức trách phát hiện những ca bệnh không triệu chứng ở đây vào cuối ngày. Bên cạnh đó, 87 khu phố, 2 ngôi làng và 11 thị trấn ở Vũ Hán cũng mất trạng thái “không có virus” của họ. Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Ngày 5/4, ít nhất năm khu dân cư ở Vũ Hán thông báo xuất hiện các ca bệnh không triệu chứng. Ví dụ, hai cư dân từ các tòa nhà khác nhau tại khu dân cư Huanong Xiyuan ở quận Hồng Sơn đã được chẩn đoán là hai ca bệnh không triệu chứng vào ngày 2 và 4 tháng Tư sau khi họ đi viện khám bệnh, nhưng không phải khám Covid-19.
Trong vài tuần, chính quyền trung ương đã báo cáo từ 0 đến vài ca bệnh mới trên toàn quốc. Ví dụ, vào ngày 6/4, báo cáo chính thức ghi nhận trong nước không có ca bệnh mới có triệu chứng nào, bên cạnh 21 ca bệnh mới không có triệu chứng.
Nhưng các cuộc phỏng vấn với người dân Trung Quốc và các thông tin nội bộ được thu thập bởi The Epoch Times tiết lộ chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo giảm các ca bệnh mới. Một bộ dữ liệu từ các cơ quan y tế Vũ Hán cho thấy thành phố đã xét nghiệm 16.000 mẫu bệnh phẩm vào ngày 14/3, và 373 mẫu cho kết quả dương tính. Nhưng nhà chức trách chỉ ghi nhận chính thức bốn ca nhiễm mới trong ngày.
Một cư dân mạng Vũ Hán có mẹ làm tại một bệnh viện địa phương chia sẻ tình hình hiện tại trong một video trực tuyến: “Mẹ nói với tôi rằng hiện tại, bệnh viện của bà chỉ tiếp nhận một vài bệnh nhân Covid-19 mới mỗi ngày. Nhưng chính phủ không cho phép bệnh viện báo cáo ca mới. … Rất nhiều người đã nới lỏng cảnh giác [về nguyên tắc giãn cách xã hội], và việc không ca nhiễm mới nào được báo cáo đang cho phép virus lây lan nhanh hơn”.
Một vài cơ quan chính quyền cũng cảnh báo người dân thành phố không nên xem nhẹ tình hình dịch bệnh. Tờ Yangtze Daily của truyền thông nhà nước dẫn lời cảnh sát giao thông Vũ Hán hôm 7/4 rằng: “Việc chấm dứt lệnh phong tỏa giao thông không có nghĩa dịch bệnh đã kết thúc. Người dân Vũ Hán nên gắng ở nhà nếu họ không cần rời Vũ Hán hoặc trở lại làm việc”.
Trong khi đó, nhà bình luận về Trung Quốc Tang Jingyuan nói với tờ The Epoch Times rằng việc tiếp tục hoạt động sản xuất cũng là một phần trong nhiệm vụ chính trị quan trọng của Bắc Kinh.
“Mô hình đóng cửa toàn thành phố của Vũ Hán … đã làm kiệt quệ nền kinh tế. Nó làm tổn thương hệ thống tài chính đất nước, kèm theo sự mất mát lớn về quyền lực nhà nước”, ông Tang nói. “Chính quyền Trung Quốc mong muốn khôi phục hệ thống kinh tế và tạo ra giả tướng [mọi thứ đang trở lại bình thường]”.
Nhưng khi mọi người trở lại làm việc, ông Tang lo ngại về khả năng xảy ra một đợt bùng phát dịch tiếp theo. “Với việc nhiều người di chuyển quanh thành phố và thậm chí trên khắp đất nước, không thể tránh khỏi một đợt bùng phát quy mô lớn hơn xảy ra tiếp theo”.
Thúc ép xuất viện
Ông Gu Xiangpeng, 69 tuổi, là một giáo viên và nghệ sĩ piano đã nghỉ hưu. Ông xuất hiện các triệu chứng của Covid-19 vào ngày 24/1, nên được gửi đến Bệnh viện Vũ Hán Tongji để điều trị.
Sau khi ông Gu có kết quả âm tính trong xét nghiệm axit nucleic, vào ngày 6/4, ông đã được xuất viện và gửi đến Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em, vốn đã được chuyển đổi thành một trung tâm cách ly.
Ngày hôm sau, con gái ông Gu, đã đăng trên Weibo, một mạng xã hội giống Twitter ở Trung Quốc, cho biết ông đã được phẫu thuật mở khí quản sau khi bị virus làm tổn thương. Ông cần được hút đờm mỗi giờ. Một phần não ông xuất hiện mô chết do không có đủ máu bơm đến khu vực này. Một bên cơ thể ông mất cảm giác và không thể cử động. Ông cũng không ăn được, cô viết trên Weibo.
Sau khi ông Gu được chuyển đến trung tâm cách ly, các y tá ở đó cho biết họ không có kinh nghiệm điều trị trường hợp như của ông Gu, do đó không thể tiến hành việc rút đờm.
Không lâu sau Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em “đã ban hành thông báo tình trạng khẩn cấp y tế đối với cha tôi, có thể vì họ không biết chữa trị cho cha tôi thế nào”, con gái ông Gu viết. Loại thông báo này thường là để cho các thành viên gia đình bệnh nhân biết về khả năng tử vong tiềm tàng.
Con gái ông Gu đã cố gắng đưa ông đi viện, nhưng không bệnh viện nào muốn nhận. “Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 từ chối ông vì kết quả xét nghiệm âm tính. Một bệnh viện không chuyên trách điều trị Covid-19 đã từ chối điều trị cho ông khi biết ông vừa được trả về từ một bệnh viện chuyên trách điều trị Covid-19”, con gái ông nói.
Ngày 7/4, vợ ông Gu, bà Xie, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng sau khi bài đăng trên mạng xã hội của con gái ông bà thu hút sự chú ý dư luận, ông Gu đã được phép vào nằm tại bệnh viện Tongji.
Đài RFA trích lời nhân chứng trong cuộc cho biết các bệnh viện hiện đang được yêu cầu trả về các bệnh nhân Covid-19 để chính quyền có thể tuyên bố dịch bệnh đã được kiềm chế thành công.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-han-do-bo-lenh-phong-toa-trong-boi-canh-phat-hien-them-nhieu-ca-nhiem-covid-19.html

Những nhân vật chủ chốt trong cuộc tuyên truyền

về virus Vũ Hán của Bắc Kinh

Tuệ Minh
Chính quyền Trung Quốc được cho là thường sử dụng các phương tiện truyền thông để thao túng tin tức và ‘tô vẽ’ cho hình ảnh của mình.
Trong khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên thế giới, Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc tấn công ba mũi nhọn bằng cách sử dụng các mạng lưới của họ gồm báo chí, đài truyền hình và đài phát thanh nhằm thay đổi sự thật về việc, chính quyền Trung Quốc đã che giấu tình hình dịch bệnh khi chúng lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, mà theo các chuyên gia, hành động này đã gây ra một đại dịch cho toàn cầu.
Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.
Mãi đến ngày 31/12/2019, Bắc Kinh mới chính thức công bố sự bùng phát của virus corona chủng mới và đến ngày 23/1/2020 mới bắt đầu phong tỏa thành phố Vũ Hán. Trước khi có lệnh phong tỏa, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán, khiến dịch bệnh lây lan khắp Trung Quốc và ra toàn thế giới.
Để tung tin giả xung quanh dịch Covid-19, Bắc Kinh đã sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ của mình. Sau đây là một số cá nhân và truyền thông tham gia chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh.
Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian),
một nhà ngoại giao Trung Quốc và trở nên “nổi tiếng” với giọng điệu khiêu chiến trên mạng xã hội. Triệu đại diện cho một thế hệ diều hâu mới ở Trung Quốc – sẵn sàng đối đầu với các đối thủ nước ngoài làm “tổn hại” đến Bắc Kinh.
“Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, ‘những con diều hâu mới’ có quyền định hình lại chính sách ngoại giao của Trung Quốc”, Qin Xiaoying, cựu giám đốc bộ phận tuyên truyền quốc tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói với Reuters.
Trước đó, vào đầu tháng 3, Triệu đã tuyên truyền cho 535.700 người theo dõi trên Twitter của mình rằng, quân đội Hoa Kỳ đã mang virus corona vào Vũ Hán. Lời tuyên bố của Triệu đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu kịch liệt giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên mạng internet.
Cảnh Sảng (Geng Shuang)
Cảnh Sảng (Geng Shuang) là phó vụ trưởng vụ thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Cảnh được biết đến là người luôn bảo vệ Bắc Kinh một cách mạnh mẽ. Gần đây nhất, ông là trung tâm của cuộc chiến báo chí giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo ngày 23/3, khi được hỏi liệu Trung Quốc có trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ vì bài báo của họ chỉ trích Trung Quốc hay không?, Cảnh phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc này.
Cảnh cũng đả kích Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) vì đã xuất bản “một bài báo xúc phạm” khi tờ báo này trong một bài bình luận liên quan đến virus Vũ Hán đã gọi Trung Quốc là “bệnh nhân thực sự của châu Á” (real sick man of Asia).
Tân Hoa Xã
Tân Hoa Xã, được thành lập vào ngày 7/11/1931, là công cụ đắc lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc “tô vẽ” cho chính mình. Với trụ sở chính ở Bắc Kinh, hãng truyền thông này hiện có hơn 30 văn phòng ở Đại Lục, Hồng Kông, Macao và Đài Loan và hàng ngàn phóng viên với khoảng 180 văn phòng trên toàn thế giới.
Trước đó, vào đầu tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ giới hạn số công dân Trung Quốc làm việc tại 5 tổ chức tin tức thuộc ĐCSTQ tại Mỹ từ khoảng 160 xuống còn 100, trong đó Tân Hoa Xã đứng đầu danh sách.
Ông Markos Kounalakis, nhà báo Mỹ cho biết các phóng viên của Trung Quốc chính là các gián điệp khi thu thập và phân tích thông tin quan trọng về Hoa Kỳ cùng các quốc gia khác sau đó chuyển về Trung Quốc Đại Lục.
Nhân Dân nhật báo
Nhân Dân nhật báo, một trong những tờ báo lớn nhất ở Trung Quốc với hơn 3 triệu đọc giả và có khoảng 7,1 triệu người theo dõi trên Twitter. Tất cả nội dung trên tờ báo này phải được ĐCSTQ chấp thuận.
Trong cuộc họp giao ban ngày 18/3 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một quan chức cấp cao cho biết Nhân Dân nhật báo giống như một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ và “ngày càng trở nên kỳ quái và hoang đường hơn”.
China Daily
China Daily là một tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ với quan điểm chống Mỹ khá rõ ràng. Trước đó, vào năm 2019, khi truyền thông trên khắp thế giới đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, China Daily quyết định đi một con đường khác khi tập trung vào một cuộc tuần hành 30 người ở lãnh sự quán Hoa Kỳ và viết bài báo mang tiêu đề: “Cha mẹ Hồng Kông tuần hành chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ”.
Gần đây, tờ báo này thường xuất bản những câu chuyện về ông Tập Cận Bình như một anh hùng chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Quang Minh nhật báo (Guangming Daily)
Quang Minh nhật báo được xuất bản lần đầu vào ngày 16/6/1949 và có số lượng đọc giả khoảng 490.000. Tờ báo ban đầu là tờ báo chính thức của Liên minh Dân chủ Trung Quốc nhưng sau đó đã chuyển thành tờ báo dành cho giới thượng lưu của ĐCSTQ.
Tờ báo này thường xuất bản một lượng tin tức chứa nội dung “tốt đẹp” về chính quyền Trung Quốc. Ví như, vào ngày 1/3/2016, giữa một loạt các chỉ số kinh tế báo hiệu tình hình sản xuất của Trung Quốc đang chậm lại, Quang Minh nhật báo lại xuất bản một bài viết với tiêu đề: “Triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn tươi sáng”.
Giải Phóng nhật báo
Giải Phóng nhật báo (Liberation Daily hay còn gọi là Jiefang Daily), là tờ báo chính thức của Ủy ban Thượng Hải thuộc ĐCSTQ và có số lượng phát hành hàng ngày là 700.000. Giống như các ấn phẩm khác do ĐCSTQ kiểm soát, tờ báo này thường có các bài viết ca ngợi chính quyền Trung Quốc, như gần đây, tờ báo thường viết về những thành tựu của ông Tập trong việc chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (China Radio International – CRI)
CRI là một đài truyền hình của ĐCSTQ nhằm đưa các tin tức tích cực về Trung Quốc đi khắp thế giới. Một cuộc điều tra toàn diện của hãng tin Reuters vào năm 2015 cho thấy, Bắc Kinh đã mua lại các đài phát thanh xung quanh khu vực D.C., Mỹ nhằm tuyên truyền cho ĐCSTQ.
Ví dụ, khi những người đứng đầu của 10 quốc gia đả kích Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, các đài liên kết với Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc nói rằng căng thẳng trong khu vực là do “các thế lực bên ngoài” giấu tên đang cố gắng “chèn ép” Trung Quốc.
Theo Fox News
Tuệ Minh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhung-nhan-vat-chu-chot-trong-cuoc-tuyen-truyen-ve-virus-vu-han-cua-bac-kinh.html

Trung Quốc tìm cách chặn virus corona mới

 ‘người mang mầm bệnh thầm lặng’

Từ hôm 8/4, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp mới để cố gắng ngăn chặn những “người mang mầm bệnh thầm lặng” bị nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng, để phòng tránh làn sóng lây nhiễm thứ hai, theo Reuters hôm 9/4.
Biện pháp này cho thấy Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về các trường hợp nhiễm Covid-19 không có triệu chứng. Chính quyền yêu cầu giám sát và báo cáo chặt chẽ hơn những ca bệnh như vậy, theo The Guardian.
Theo một bản tin trên tờ Nhân dân Nhật báo, một ủy ban của Hội đồng Nhà nước đã đưa ra các hướng dẫn đẩy mạnh hơn nữa công tác sàng lọc cho những trường hợp được chẩn đoán mắc Covid-19 và bị nhiễm bệnh mặc dù không có triệu chứng.
Hôm 8/4, Trung Quốc báo cáo có 56 trường hợp không có triệu chứng mới, nâng tổng số trường hợp như vậy lên 657 ca kể từ khi dữ liệu về bệnh dịch này được công bố hàng ngày từ ngày 01/04, theo Reuters.
Theo quy định mới, các tổ chức y tế phải báo cáo các trường hợp không có triệu chứng trong vòng hai giờ sau khi phát hiện. Chính quyền địa phương sau đó phải truy tìm tất cả các mối liên hệ gần với các bệnh nhân đó trong vòng 24 giờ.
Bệnh nhân không có triệu chứng sẽ được cách ly tập trung trong 14 ngày và sẽ được tính là có nhiễm bệnh nếu họ bắt đầu có triệu chứng. Những người đã tiếp xúc gần gũi với họ cũng phải cách ly trong hai tuần.
Cũng hôm 8/4, Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết Trung Quốc đại lục có 63 ca nhiễm mới, tăng 1 ca so với 62 ca ngày trước đó. Trong đó, 61 người nhập cảnh từ nước ngoài, nâng tổng số trường hợp nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc lên 81.865 ca.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-tim-cach-chan-virus-corona-moi-nguoi-mang-mam-benh-tham-lang/5365839.html

Philippines ‘quở trách’ Trung Quốc

khi ủng hộ Việt Nam trong vụ tàu cá bị đâm

Minh Hòa
Trong một động thái hiếm hoi, chính phủ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đưa ra lời “quở trách” đối với Bắc Kinh và bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Tư (8/4) đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa hôm 2/4. Tuyên bố viết: “Trong bối cảnh các bên đang tích cực thảo luận nhằm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, điều quan trọng là phải tránh các sự cố như vậy, những điểm khác biệt cần được giải quyết theo hướng tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau”.
Tuyên bố của chính phủ Philippines đề cập đến vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines vào tháng 6 năm ngoái và bỏ mặc 22 ngư dân Philippines lênh đênh trên biển. Những ngư dân này sau đó đã được một tàu cá Việt Nam cứu sống.
Trong tuyên bố hôm thứ Tư, Manila bày tỏ lòng biết ơn đối với Việt Nam trong vụ việc nêu trên: “Trải nghiệm tương tự của chúng tôi cho thấy vụ việc đó đã làm hao tổn niềm tin như thế nào đối với một tình hữu nghị, và hành động nhân đạo của Việt Nam đã tạo dựng được niềm tin như thế nào khi cứu mạng của các ngư dân Philippines của chúng tôi.”
Các hãng tin nước ngoài nhận định tuyên bố của Manila là một động thái “khác thường” trong bối cảnh Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhiều lần thể hiện rõ quan điểm thân Bắc Kinh và thậm chí coi nhẹ vấn đề Biển Đông để đổi lấy mối quan hệ ấm cúng với Trung Quốc.
Hãng tin Al Jazeera cho rằng tuyên bố ủng hộ Việt Nam là cử chỉ “khác thường” của chính phủ Duterte. Tờ Nikkei của Nhật Bản nhận định đó là động thái “quở trách công khai hiếm hoi về Bắc Kinh” của Manila.
Nikkei cho biết “tuyên bố về tình đoàn kết” của Manila được đưa ra khi Philippines đang phải dựa vào Trung Quốc để đối phó với dịch cúm Vũ Hán.
Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, cùng với các bên khác gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia. Biển Đông có chứa nguồn tài nguyên năng lượng giàu có, trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ USD, theo ước tính của Hoa Kỳ mà Nikkei trích dẫn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/philippines-quo-trach-trung-quoc-khi-ung-ho-viet-nam-trong-vu-tau-ca-bi-dam.html

Sau 30 năm, dân Ấn Độ nhìn rõ dãy Hy Mã Lạp Sơn

 từ khoảng cách xa 200 km

Triệu Hằng
Lần đầu tiên sau 30 năm, người dân bang Punjab, miền bắc Ấn Độ có thể nhìn thấy các đỉnh núi cao vút của dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) từ khoảng cách xa 200 km.
Trước sự hoành hành của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lệnh phong tỏa đất nước hơn 1,3 tỉ dân, đóng cửa doanh nghiệp không thiết yếu, trường học, cấm tụ tập nơi công cộng cũng như ngừng hoạt động các phương tiện giao thông.
Cư dân nói rằng bầu không khí sạch sẽ trong bối cảnh đất nước phong tỏa 21 ngày giúp họ nhìn thấy dãy núi hùng vĩ quanh năm phủ tuyết trắng phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.
Nhiều người dân địa phương Jalandhar, Punjab, đã phấn khích chia sẻ những hình ảnh của dãy Hy Mã Lạp Sơn mà họ thấy rõ trên mạng xã hội Twitter.
https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-30-nam-dan-an-do-nhin-ro-day-hy-ma-lap-son-tu-khoang-cach-xa-200-km.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.