Lý do người Mỹ có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất thế giới
Wednesday, April 1, 2020
4:26:00 PM
//
- Slider
,
Tin Hoa Kỳ
Thứ Tư, 01/04/2020 13:48
Những tình trạng sức khoẻ mãn tính như béo phì, tiểu đường và huyết áp cao là những lý do làm tăng nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 ở người Mỹ. Thậm chí, những người béo phì mắc COVID-19 không chỉ có nguy cơ biến chứng nặng hơn mà còn có khả năng lây truyền lâu hơn.
Theo trang Daily Mail (Anh), hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Mỹ đang phải đối mặt với gánh nặng lớn bởi tỷ lệ người nhiễm virus SARS-CoV-2 mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và các căn bệnh mãn tính khác là rất cao.
Ông Tom Frieden, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cho biết hơn 60% người trưởng thành ở Mỹ có ít nhất một tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn. Tất cả các vấn đề sức khoẻ này làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 – căn bệnh do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra và tệ hơn là khiến người bệnh tử vong.
Tính đến ngày 1/4, Mỹ đã ghi nhận trên 185.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 với trên 4.000 ca tử vong, các chuyên gia y tế lo ngại rằng cả hai con số này sẽ tăng theo cấp số nhân vì số người ít có nguy cơ mắc bệnh là rất thấp.
Các chuyên gia cảnh báo Mỹ cũng có nguy cơ xảy ra “đại dịch béo phì” bởi quốc gia đông dân thứ 3 thế giới có đến 42,4% người trưởng thành mắc bệnh béo phì và 18,5% trẻ em cũng rơi vào tình trạng này.
Béo phì được coi là một yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến một số căn bệnh mãn tính khác, bao gồm tiểu đường loại 2, đột quỵ, đau tim và thậm chí một số loại ung thư.
Tỷ lệ người trưởng thành béo phì cũng tăng nhanh như thế hệ trẻ. Tỷ lệ béo phì gia tăng không chỉ làm tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ mà còn thúc đẩy sự lây lan của đại dịch COVID-19 và các đại dịch khác trong tương lai.
Một nghiên cứu về dịch cúm H1N1 năm 2009 cho thấy những người béo phì có khả năng nhập viện cao gấp đôi so với những người dân khác ở khắp các bang của Mỹ. Điều này có nghĩa là những người béo phì được chẩn đoán mắc COVID-19 có thể gây áp lực lớn đối với các bệnh viện đã quá tải.
Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Michigan cho thấy những người trưởng thành bị béo phì nhiễm virus không chỉ có nguy cơ biến chứng nặng hơn mà còn có thể truyền nhiễm lâu hơn.
Điều này có nghĩa là béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Các nhà khoa học cho rằng có thể là béo phì làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến viêm mãn tính khiến người trưởng thành bị béo phì dễ lây bệnh hơn.
Dự đoán đến năm 2030, sẽ có tới 75% người trưởng thành trong số những người dân Mỹ mắc bệnh thừa cân hoặc béo phì, điều này có thể khiến thêm hàng nghìn người thiệt mạng vì bệnh cúm hoặc virus SARS-CoV-2.
Hơn nữa, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra rằng bệnh nhân mắc COVID-19 với các tình trạng tiềm ẩn có tỷ lệ tử vong cao hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những người mắc bệnh tim mạch là 10,5%, 7,3% đối với bệnh tiểu đường, 6,3% đối với các bệnh hô hấp mãn tính, 6% đối với bệnh cao huyết áp và 5,6% đối với bệnh ung thư.
Một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina thuộc thị trấn Chapel Hill cũng chỉ ra chỉ có 12% người Mỹ trên 20 tuổi được coi là “khỏe mạnh về mặt trao đổi chất”. Những người này có số đo vòng eo, mức Glucose, huyết áp và cholesterol đạt mức tối thiểu mà không phải dùng thuốc.
Trong khi đó, cứ 1 trong 3 người Mỹ (khoảng 80 triệu người) mắc bệnh huyết áp cao, 100 triệu người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường và 102 triệu người có mức Cholesterol cao, thậm chí có nhiều người mắc cả 3 loại bệnh này. Điều này cho thấy rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số Mỹ có nguy cơ nhiễm bệnh thấp.
0 comments