Hậu Đại Dịch Corona Virus ảnh hưởng VN như thế nào?
Đại Dịch Corona Virus (Covid-19)-còn gọi là Virus Vũ Hán được xác định đầu tiên vào ngày 31 tháng 1 năm 2019 ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng có thể xảy ra vài tuần trước ngày này khiến cho đến ngày hôm nay (16 tháng 4 năm 2020) ở Mỹ đã có 639,664 ca nhiễm bịnh, 30,985 người tử vong và 52,738 đã bình phục (theo Global update).
Theo BS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 4 năm 2020 cho biết: “Chánh quyền Trung cộng đã cố tình đánh lừa thế giới từ nhiều tháng trước ngày 31 tháng 1 năm 2019 khi họ nói rằng Virus này chỉ lây truyền từ động vật sang người, nhưng thực sự đây là loại Virus rất nguy hiểm, không những chỉ lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng mà còn lây lan trên diện tích rộng.”
Chánh quyền Trung cộng đã có tham vọng lãnh đạo thế giới nhân cơ hội đại dịch Corona Virus chuyển từ Vũ Hán ra khắp thế giới, chính quyền Trung cộng đã thay đổi chiến lược.
Từ những mưu mô bưng bít thông tin, giờ đây Bắc Kinh rảnh tay với ít ca nhiễm mới, nên tranh thủ thời điểm toàn thế giới bận rộn chống dịch Covid-19 để thực hiện âm mưu xâm chiếm Biển Đông. Hành động mới nhất là Trung cộng vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá SuBi (Subi Reef) thuộc quần đảo Trường Sa.
Và tiếp theo ngày 2 tháng 4 năm 2020, tàu hải cảnh Trung cộng đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó Trung cộng còn ngược ngạo tuyên bố tàu ngư dân Việt Nam cố tình tấn công tàu hải cảnh Trung cộng!
Hoa kỳ đã lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung cộng và rất quan ngại vấn đề này.
Ngay cả lần này Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte có khuynh hướng thân Bắc Kinh cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam và còn nhắc lại ngư dân Việt Nam đã cứu vớt ngư dân Phi Luật Tân trong vụ đắm tàu tương tự hồi năm ngoái.
Tiếp theo Phi Luật Tân đã gởi hai công hàm đến Liên Hiệp Quốc, mà trong công hàm số 1 lần đầu tiên quốc gia này sử dụng phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế trong vụ kiện Biển Đông giữa quốc gia này và Trung cộng vào năm 2016 làm cơ sở pháp lý để phản đối lại Trung cộng.
Nhớ lại trước đó vào tháng 12 năm 2019, Malaysia đã gởi đơn yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf-CLCS) xem xét về thềm lục địa mở rộng của Malaysia tại biển Đông nhưng lập tức bị chánh quyền Trung cộng cực lực phản bác và lập lại các yêu sách ngoan cố của mình, yêu cầu CLCS không tiến hành cứu xét đơn của Malaysia.
Tiếp theo phái đoàn Việt Nam đã gởi công hàm lên Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 30 tháng 3 năm 2020 nhằm bác bỏ yêu sách của Trung cộng ở Biển Đông.
Trong công hàm Việt Nam lập lại chủ quyền của mình ở Biển Đông, còn khẳng định cơ sở pháp lý duy nhất là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, trực tiếp loại bỏ quyền lịch sử sở hữu của Trung cộng tại khu vực này.
Những sự kiện trên cho thấy một diễn biến tích cực trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Nhờ đó ba nước ASEAN gồm Malaysia, Phi Luật Tân và Việt Nam đồng lòng chống lại Trung cộng.
Điều này còn nói lên sự đoàn kết của các nước ASEAN đối với Trung cộng.
Hy vọng một vụ kiện trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế chống lại Trung cộng tương tự như vụ kiện Phi Luật Tân chống Trung cộng trước đây sẽ diễn ra nay mai.
Chúng ta hãy xem ý kiến của các nhà nhận định thời cuộc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị VN khẳng định Trung cộng đã “chiến thắng” về Corona Virus, không chỉ đã ngăn chặn thành công Covid-19 mà còn có khả năng yểm trợ về mặt lãnh đạo và cung cấp thiết bị y tế cho nhiều quốc gia kể các nước Âu châu và Hoa Kỳ. Đây là chánh sách “Ngoại giao Corona Virus”, một chánh sách tham vọng lãnh đạo thế giới của Tập Cận Bình.
Chánh sách này nói lên vai trò lãnh đạo toàn cầu và chính họ là quốc gia đầu tiên ngăn chặn được Covid-19 được thế giới công nhận.
Còn ảnh hưởng của đại dịch Corona Virus có làm cho Viêt Nam xích lại gần hơn với Mỹ?- Theo nhận định của GS Carl Thayer:
“ Khi nào Hoa Kỳ còn bận tâm ngăn chặn Corona Virus lây lan thì quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ không thay đổi.”
“ Khi nào Hoa Kỳ còn bận tâm ngăn chặn Corona Virus lây lan thì quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ không thay đổi.”
Hiện giờ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang ủng hộ và cũng quan ngại về tàu hải cảnh Trung cộng đâm tàu đánh cá ngư dân Việt Nam.
Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là đối tác với Hoa Kỳ và vuốt ve để Việt Nam ngả về phía HK.
Bấy lâu nay Việt Nam được hưởng lợi đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, được bảo đảm tự do hàng hải và có cơ hội phát triển kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Một số lãnh đạo VN cũng muốn chống lại Trung cộng, nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng Hoa Kỳ, và hơn nữa không đủ khả năng đối đầu trực diện với Trung cộng:
1) Về Quân sự: Tương quan lực lượng nghiêng hẳn về Trung cộng, ví dụ Việt Nam có khoảng 482,000 quân nhân, trong khi Trung cộng có 2 hay 3 triệu quân…
2) Về Kinh tế: Việt Nam cũng phải tính đến Trung cộng là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hiện Trung cộng là nước đầu tư lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền 2.5 tỉ đô la trong năm 2018.
3) Về Pháp lý: Chỉ có vấn đề Pháp lý có thể thực hiện, nhưng Việt Nam không thể làm được vì những lý do sau đây:
- a) Chế độ cộng sản tạo ra ý thức hệ giữa đàn anh và đàn em.
- b) Căn cứ vào pháp lý thì Việt Nam thất lợi với công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng vc Phạm văn Đồng gởi cho Thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai.
- a) Chế độ cộng sản tạo ra ý thức hệ giữa đàn anh và đàn em.
- b) Căn cứ vào pháp lý thì Việt Nam thất lợi với công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng vc Phạm văn Đồng gởi cho Thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai.
Như vậy Việt Nam không thể trực diện đối đầu với Trung cộng thì Việt Nam có thể làm gì để Trung cộng bớt thao túng?
- Theo nhà nghiên cứu chiến lược người Pháp Laurent Gedeon, giảng viên trường Sư phạm Lyon tại Pháp: “Việt Nam phải thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo để bảo vệ chủ quyền.
Viêt Nam phải vận động hành lang, phát triển quan hệ về mặt quân sự với Đối tác Chiến lược như Nhật, Úc…với Đối tác Toàn diện như Hoa Kỳ…
Ngoài ra Viêt Nam cũng nên xét lại chính sách ”BỐN KHÔNG”(Họ mới thêm cái KHÔNG thứ tư năm rồi):
- Không tham gia các Liên Minh Quân sự.
- Không là đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào.
- Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Không là đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào.
- Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chánh sách này không bắt buộc cứng nhắc, phải tùy theo “xu hướng biến cải” mà uyển chuyển, ví dụ tùy theo góc độ “đối tác”… mà liên minh quân sự…
Nhân nói về Dịch Corona Virus, đến một lúc nào cũng phải chấm dứt.
Sau khi tình hình thế giới đã ổn định thì sự sắp xếp toàn cầu cũng thay đổi theo.
Lúc bấy giờ thế giới sẽ nhìn rõ chân tướng của Trung cộng.
Mong rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong tương lai đừng quá chủ quan và
“Đừng quá tin vào những gì cs nói mà hãy nhìn những gì cs làm”.
“Đừng quá tin vào những gì cs nói mà hãy nhìn những gì cs làm”.
Những bài học rút ra từ các nhân vật trong “Thủy Hử”, “Tây Du Ký”,“Tam Quốc Chí’, “Đông Châu Liệt Quốc”… là những bài học quý giá và nhiều kinh nghiệm,
mong “Quý Vị” đừng bỏ qua.
mong “Quý Vị” đừng bỏ qua.
Riêng về tình hình nội bộ Việt Nam, do đại dịch Corona Virus nên việc tổ chức Đại hội 13 của Đảng csvn đang gặp trở ngại và sẽ đình trệ.
Hồi nào đến giờ Đại hội của Đảng csvn đều bị đảng cs Trung cộng khống chế và đại dịch Corona Virus đã làm xáo trộn các văn kiện của Đại hội, nhưng Viêt Nam không muốn sửa vì các văn kiện đã soạn theo chỉ thị cùa Trung cộng, nhất là về kinh tế và nhân sự.
Đại dịch đã làm lộ chân tướng các lãnh đạo cao cấp của csvn: ai thân Trung cộng, ai tham nhũng, ai giỏi, ai dở, ai chia ghế đều lộ rõ.
Đặc biệt Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân không thấy xuất hiện và trong nội bộ đang có nhiều tranh chấp, đấu đá nhau …
Trong Đảng đang có khuynh hướng muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ, từ quan hệ toàn diện lên quan hệ chiến lược. Trung cộng biết điều này nên đã răn đe và cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Viêt Nam…
Trần Quốc Vượng đang dẫn đầu trong chức vụ Tổng Bí Thư với sự hậu thuẫn của Nguyễn Phú Trọng, nhưng sức khỏe của Nguyễn Phú Trong rất yếu, có thể chết nay mai.
Nếu Nguyễn Phú Trọng chết thì Nguyễn Xuân Phúc sẽ là Tổng Bí Thư và Trần Quốc Vượng bị loại. Phạm Minh Chính đã bị loại từ lâu.
Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ không có vai trò gì trong Đại hội 13.
Nguyễn Thiện Nhân đang dẫn đầu chức Chủ Tịch nước
Trương Thị Mai đang dẫn đầu chức Chủ Tịch Quốc hội.
Cũng có tiên đoán bất ổn xã hội có cơ hội xảy ra.
Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho Dân Tộc Việt Nam.
Hoàng Kim
Ngày 16 tháng 4 năm 2020
Ngày 16 tháng 4 năm 2020
0 comments