Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 04/03/2020

Wednesday, March 4, 2020 3:34:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 04/03/2020

Cháy rừng Núi Cấm

thiêu rụi nhiều hecta rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh An Giang vào ngày 4/3 thông báo cho biết, vụ cháy rừng tại khu vực huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang do lửa bùng phát dữ dội và lan rộng nên gây khó khăn cho việc chữa cháy.
Theo ông Thái Văn Nhân giám đốc ban quản lý rừng Phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho biết, lửa bùng phát từ ngày 3/3 tại tiểu khu 10 khu vực Tà Lọt, Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, uớc tính tổng diện tích rừng bị cháy là khoảng 6 hecta, trong đó có 1 hecta rừng keo tràm, 2 hecta xoài và nhiều hecta trồng các loại cây khác.
Sau khi nhận được tin báo, ban quản lý rừng Phòng hộ đã huy động gần 600 người lính thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh này cùng với kiểm lâm, công an và các lực lượng địa phương tham gia chữa cháy.
Theo ông Nhân, do lửa bùng vào thời điểm trưa nắng, thêm thảm thực bì dày nên ngọn lửa đã cháy dữ dội và lan rộng khắp khu vực. Ngoài ra, khu vực cháy nằm ở khu vực trên cao, vách núi thẳng đứng nên các ống cứu hỏa không thể tiếp cận, lực lượng chữa cháy phải sử dụng bình chữa cháy di động, can nhựa chứa nước để chữa cháy.
Sau hai ngày bùng cháy đến nay về cơ bản lửa đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn nhưng cơ quan chức năng vẫn triển khai lực lượng để túc trực kiểm tra để phòng cháy lửa bùng phát trở lại. Đồng thời, phối hợp với tổ bảo vệ rừng tuần tra và nhắc nhở người dân khu vực tuân thủ quy định về phòng chống cháy rừng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/forest-fire-in-cam-mountain-03042020073037.html

Khởi tố hình sự cho hành vi đốt pháo ở Việt Nam

Ngày 4-3, Công an huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội tiến hành khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ đốt pháo trong một đám cưới ở địa phương này hôm ngày 2 tháng 3. Người trực tiếp đốt pháo có tên Trần Văn Khang.
Theo tin từ truyền thông trong nước, chiều ngày 4-3, Chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, đã ra văn bản chỉ đạo làm rõ vụ việc 1 gia đình tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, đốt bánh pháo dài 50 m trong một đám cưới, sau khi một tài khoản trên Facebook đăng tải hình ảnh video cho thấy một người đàn ông sử dụng pháo nổ trong một đám cưới ở huyện này ngày 2-3.
Căn cứ theo các tài liệu chứng cứ, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ Trần Văn Khang, người trực tiếp đốt pháo trong đám cưới này. Ngoài ra, Công an huyện Sóc Sơn đang phối hợp với các đơn vị tiếp tục điều tra, bắt giữ các đối tượng khác trong vụ việc.
Cũng tin liên quan, vào ngày 4-3 ở Nghệ An, ông Nguyễn Khác Hồng (SN 1974, trú tại khối 5, TT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ), đã bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng khi đốt pháo trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán ngày 25/1/2020.
Lệnh cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo, thuốc pháo nổ tại Việt Nam (trừ pháo hoa và thuốc làm pháo hoa) được ban hành từ năm 1994.
Điều 10 Nghị định 167/2013 quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng với hành vi tàng trữ, sử dụng các loại pháo mà không được phép. Hành vi nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/criminally-prosecuted-for-using-firecrackers-in-vietnam-03042020072059.html

Tù chính trị Vương Văn Thả

và việc dính líu tổ chức nước ngoài

Sức khỏe bị suy kiệt
“Cách đây trong vòng một tháng có một chú ở tù chung với tía em. Chú mới vừa về được hai tháng mấy. Chú báo tình trạng sức khỏe của tía em trong tù bị yếu lắm. Tía em bây giờ xanh xao, ốm yếu lắm chứ không phải như lời của trại giam nói.”
Con gái tù chính trị Vương Văn Thả, cô Vương Ngọc Thảo chia sẻ như thế với RFA sau khi nghe được tin báo từ một người ở chung trại giam An Phước, Bình Dương nơi ông Thả đang thụ án 12 năm tù giam, dưới tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Ông Vương Văn Thả là một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Hồi năm 2012, ông Thả bị kết án 3 năm tù với cáo buộc “Lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, công dân”, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam, và mãn án vào hồi đầu tháng 10 năm 2015.
Vào dịp Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu, ông Thả bắt đầu lên tiếng trên mạng xã hội về hoàn cảnh và chính kiến của ông đối với chế độ do Đảng Cộng sản lãnh đạo tại Việt Nam. Cả gia đình ông gồm 9 người bị lực lượng công an, cảnh sát cơ động…bao vây cô lập trong thời gian gần 2 tháng, cho đến ngày 18 tháng 5 năm 2017, ông Vương Văn Thả cùng người con trai và hai người cháu song sinh bị bắt. Vào sáng ngày 23/1/2018, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang tuyên án ông Vương Văn Thả 12 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Kể từ khi bị bắt hồi trung tuần tháng 5/2017 cho đến nay, gia đình ông Vương Văn Thả không được gặp mặt và gửi đồ ăn cho ông với lý do mà phía trại giam đưa ra là:
“Có đi thăm nhưng trại giam nói ông Thả lúc nào cũng khỏe. Trại giam cứ nói ông Thả từ chối thăm nuôi. Ông Thả không chịu gửi đồ ăn, không chịu nhận tiền. Họ đổ thừa cho tía em, nhưng gia đình em không nhận được một biên bản, một chữ ký hay một bằng chứng gì cho thấy tía em từ chối hết.”
Gia đình của ông Vương Văn Thả từng nhận được tin báo rằng do ông không chịu ký tên nhận tội và không mặc áo tù nên trại giam không cho ông được thăm gặp thân nhân và nhận đồ ăn. Người bạn tù ở cùng trại giam với ông Thả, vừa được trả tự do xác nhận với cô Thảo rằng thông tin này là chính xác và không một ai có thể khuyên can ông Thả được. Cô Thảo kể lại với RFA:
Chú nói tía em chỉ thỉnh thoảng ăn mì gói và rau cải của anh em trong tù san sẻ. Người ta cho cái gì thì tía em ăn cái đó và một số rau do tía em tự trồng. Chú này nói ráng kêu gọi, vận động các tổ chức giúp đỡ cho tía em, chứ tía em trong tình trạng như thế này thì không thể nào sống được
-Cô Vương Ngọc Thảo

“Chú nói tía em chỉ thỉnh thoảng ăn mì gói và rau cải của anh em trong tù san sẻ. Người ta cho cái gì thì tía em ăn cái đó và một số rau do tía em tự trồng. Chú này nói ráng kêu gọi, vận động các tổ chức giúp đỡ cho tía em, chứ tía em trong tình trạng như thế này thì không thể nào sống được.”
Tù nhân lương tâm-Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, người từng có thời gian ở cùng trại giam với ông Vương Văn Thả 3,5 tháng, lên tiếng với RFA:
“Anh Thả là một người chất phác, nói sao thì hiểu vậy nên đôi lúc rơi vào hoàn cảnh tù tội thì anh bị khủng hỏang tinh thần. Tôi đã thấy được cảnh anh Thả đọc kinh tối ngày, om sòm cả khu khi ba của anh Thả mất hồi đầu năm 2015. Tôi biết anh Thả bị rơi vào khủng hoảng nên chính vì lẽ đó mà cái án này của anh thì anh lại càng khủng hỏang hơn và anh cương quyết để mà anh tự tuyệt thực. Đó là như vậy!”
Cô Thảo từng tâm tình với chúng tôi rằng cô không rõ thực hư bản án của cha mình như thế nào, nhưng với mức án 12 năm tù nặng nề không biết có phải do liên can đến tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do ông Đào Minh Quân lãnh đạo hay không? Cô Thảo nhấn mạnh nếu như cha của cô, ông Thả không ký nhận tội cho việc này là chính đáng.
Liên can tổ chức phản động nước ngoài
Cô Vương Ngọc Thảo cho biết ông Thả từng được thành viên tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” liên lạc sau khi ông Thả bày tỏ trên mạng xã hội về việc ông ủng hộ quan điểm của tổ chức này là “lấy lại đất tổ, không làm khổ dân và người Việt không giết hại người Việt”.
“Trước đây có cô Kelly Triệu và Bác sĩ Quách Thái Hùng liên lạc với tía em. Họ nói ủng hộ tổ chức của ông Đào Minh Quân là kêu gọi trưng cầu dân ý, nếu đủ một triệu phiếu thì tổ chức của ông sẽ về, đồng hành cùng 28 nước Châu Âu để giải tán Đảng Cộng sản.”
Cô Thảo cho biết thêm trong lúc gia đình xảy ra biến cố bị bao vây, cô lập trong thời gian gần 2 tháng hồi năm 2017, ông Thả đã kịp nhận ra tổ chức của ông Đào Minh Quân không giống như những gì họ đã nói trước đó:
“Em báo với họ là gia đình em đang bị đàn áp, khủng bố quá thì tổ chức của ông nói rằng hãy yên tâm vì người của chính phủ đang dày đặc và họ không dám bắt tía em và không dám làm gì hết, chỉ là hụ dọa như vậy thôi. Họ nói chờ vài ngày rồi người của tổ chức sẽ về tới. Đến khi gia đình em thấy càng ngày càng phức tạp thì tía em mới biết được sự thật là ông giả dối nên tía em mới công bố kêu gọi đồng bào đừng tin lời ông nữa.”
Đài RFA ghi nhận trong những năm gần đây, tòa án Việt Nam tuyên các bản án tù đối với những người bị cáo buộc tham gia tổ chức nước ngoài nhằm mục tiêu “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, như tổ chức của ông Đào Minh Quân hay tổ chức Việt Tân mà Chính quyền Việt Nam liệt vào danh sách là tổ chức khủng bố…
Các vụ án bị ngụy tạo?
Vào tối ngày 3/3, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, từng tham gia bào chữa cho các vụ án liên can tổ chức nước ngoài như vừa nêu, cho RFA biết ghi nhận của ông qua các vụ án đó:
“Nói về những vụ án tôi từng tham gia thì cũng có những vụ án người ta đã thu thập được những chứng cứ cho rằng là người đó có sử dụng bạo lực, chẳng hạn như đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất thì họ có thu được tang vật. Tuy nhiên đối với những vụ án gọi là ‘vụ án lương tâm’, tức là người ta không có một hành động vũ lực nào, chẳng hạn như vụ án của ông Châu Văn Khảm. Phiên tòa phúc thẩm mới diễn ra vào sáng hôm qua, ngày 2/3. Tất cả đều nói rằng tổ chức của họ tham gia không có chủ trương về bạo lực. Và ông Châu Văn Khảm, nói nôm na là người đứng đầu nhóm Việt Tân ở Úc, nói rằng từ năm 2010 tất cả các buổi sinh hoạt không có nội dung bạo lựcmà chỉ là tuyên truyền về vấn đề chính trị và dân chủ theo mong muốn cho Việt Nam tiến bộ hơn. Những người khác trong nhóm cũng như vậy.”
Đơn cử một vụ án khác liên quan nhóm 16 người vào tháng 12/2017, đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tổng cộng hơn 100 năm tù giam, với cáo buộc đã cấu kết với tổ chức phản động của ông Đào Minh Quân và bà Lisa Phạm ở nước ngoài để tiến hành hoạt động bị cho là khủng bố tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 4 cùng năm.
Nói về vụ án này, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết có người trong nhóm nói trước tòa rằng không biết ông Đào Minh Quân là ai. Đồng thời chủ trương của nhóm không phải là bạo động, nhưng một vài thành viên đề xuất việc làm cho nổ bom xăng với mục đích nhằm “gây tiếng vang”.
“Nhóm bom xăng ở Biên Hòa và nhóm bom xăng ở Tân Sơn Nhất đã xử hồi năm 2017. Họ bị xử về tội ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’, vì họ có sử dụng bạo lực là bom xăng. Nhưng mà chủ trương của những người đó, họ nói rằng thật ra chỉ muốn gây tiếng vang, chứ còn theo điều tra trong cáo trạng thì nhóm này lên kế hoạch ám sát cán bộ, đặt bom nơi công cộng…Tuy nhiên họ bị kêu án rất nặng về hành vi đó.”
Vào thời điểm tòa án thành phố Hồ Chí Minh tuyên án đối với nhóm 16 người, Đài RFA đã liên lạc với bà Lisa Phạm để tìm hiểu thêm thông tin. Bà Lisa Phạm nói với RFA rằng bà phủ nhận mọi cáo buộc từ phía cơ quan chức năng Việt Nam và nói rằng sẽ kiện Việt Nam ra tòa án quốc tế vì tội vu khống.
Trong khi đó, qua cuộc phỏng vấn với kênh Youtube “PhoBolsaTV”, phổ biến hồi tháng 9/2018, ông Đào Minh Quân cho biết tổ chức của ông không đưa người làm những điều như Chính quyền Việt Nam cáo buộc mà đó chỉ là sự ngụy tạo. Trả lời câu hỏi của “PhoBolsaTV” vì sao không tổ chức họp báo về những trường liên quan việc Chính quyền Việt Nam bắt bớ và cầm tù những người bị cáo buộc liên can tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, ông Đào Minh Quân nhấn mạnh rằng tổ chức có sách lược cất lên tiếng nói đúng lúc mà thôi.
Có rất nhiều nguời bị bắt liên quan đến (tổ chức) Đào Minh Quân nhưng thật ra cụ thể như thế nào thì chúng ta không được biết, tại vì liên lạc với họ không được do họ đã bị bắt, liên lạc với chính quyền thì họ đưa ra những thông tin rất ngụy tạo nên cũng không thể tin được, còn liên lạc với gia đình của họ thì thường là gia đình họ không biết, không có thông tin gì về hoạt động của họ hoặc có thông tin nhưng không nói
-Ông Vũ Quốc Ngữ
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), qua trang Facebook cá nhân đăng tải thông tin vào ngày 18/2/20 có 7 người ở thôn Hưng Lập, xã Phước Tín, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước bị hàng trăm công an bắt đi, vì bị cho là tham gia tổ chức ông Đào Minh Quân.
Ông Vũ Quốc Ngữ xác nhận với RFA rằng ông nhận được tin báo và đăng trên mạng xã hội nhằm tìm kiếm thêm thông tin, chứ bản thân ông cũng chưa thể kiểm chứng được tính xác thực của thông tin này:
“Có rất nhiều nguời bị bắt liên quan đến (tổ chức) Đào Minh Quân nhưng thật ra cụ thể như thế nào thì chúng ta không được biết, tại vì liên lạc với họ không được do họ đã bị bắt, liên lạc với chính quyền thì họ đưa ra những thông tin rất ngụy tạo nên cũng không thể tin được, còn liên lạc với gia đình của họ thì thường là gia đình họ không biết, không có thông tin gì về hoạt động của họ hoặc có thông tin nhưng không nói.”
Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) cho rằng những tổ chức đấu tranh thực sự cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tức là những tổ chức chính danh thì “nên có những phát biểu về việc bắt bớ của những người được cho là ủng hộ hay là thành viên của tổ chức”.
Ông Vũ Quốc Ngữ còn cho RFA biết thêm rằng tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền hiện không thể tiếp cận được những trường hợp đã bị bắt giữ hay bị ở tù do liên can các tổ chức bạo động nước ngoài. Do đó: “Chúng tôi không dám đưa những trườn hợp này vào danh sách tù nhân lương tâm và không thể vận động hay làm gì đó để trả tự do cho họ.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/political-prisoner-vuong-van-tha-is-suffering-exhausted-health-03032020134623.html

Một người dân Đồng Tâm bị bắt trong vụ cụ kình

vẫn còn nằm bệnh viện

Tin Vietnam.- Ngày 3 tháng 3 năm 2020, trên trang facebook của luật sư Hà Huy Sơn thông báo, vào sáng cùng ngày 3 tháng 3, ông đã vào dự cung với điều tra viên trong buổi lấy cung các nghi can là
người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngay sau đó, ông Sơn lên facebook đưa thông tin về ông Bùi Viết Hiểu, nông dân ở Đồng Tâm bị nhà cầm quyền Cộng sản khai hoả tấn công vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 như sau: Ông Hiểu bị bắt vào sáng ngày 9 tháng 1, và nhập viện 103 cũng trong ngày 9 tháng 1.
Đến ngày 17 tháng 1 thì công an Cộng sản đưa ông về bệnh xã Trại tạm giam 02 CA Hà Nội cho đến nay. Ông Hiểu đang bị bó bột bàn chân vì bị vỡ xương sau cuộc đánh úp; và ông phải mổ hành tá tràng, thủng 3 lỗ, đứt 2 đoạn đại tràng phải mổ banh ra để mang xông. Hiện ông đang phải đeo túi hậu môn nhân tạo.  Ông Hiểu có nhờ ông Sơn nhắn với gia đình là lần sau gửi cho ông 2 triệu đồng, và 2 chiếc áo lót. Theo người dân Đồng Tâm, ông Hiểu cùng với ông Lê Đình Kình là có uy tín với người dân trong vùng, và luôn quyết tâm phải giữ đất đến hơi thở cuối cùng. Vì vậy, trong cuộc khai hoả vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, ngoài gia đình ông Kình thì còn có gia đình ông Hiểu bị tay sai của nhà cầm quyền Cộng sản mang vũ khí vào đánh úp, giết và bắt cóc mang đi.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-dan-dong-tam-bi-bat-trong-vu-cu-kinh-van-con-nam-benh-vien/

Sách nhiễu sau vụ Đồng Tâm:

“Chúng tôi chuẩn bị tâm lý và không sợ’

Giữa khi chính quyền gia tăng sách nhiễu, những người lên tiếng về Đồng Tâm, thì bản thân người trong cuộc nói rằng, họ không sợ hãi và đã chuẩn bị về tâm lý.
Gần đây, Facebooker Trịnh Bá Phương, người đã đưa tin tức và hình ảnh trực tiếp khi Đồng Tâm bị lực lượng vũ trang của chính quyền tấn công, liên tục bị chính quyền ‘mời lên phường’.
Việt Nam: Những tiếng nói vì Đồng Tâm vẫn bị ngăn chặn?
Quốc tế lên án vụ Đồng Tâm, gây sức ép lên EU trước đối thoại nhân quyền VN
Đồng Tâm: ‘Một thách thức’ cho Tân bí thư Thành ủy Hà Nội?
Ông Phương cho BBC News Tiếng Việt biết hôm 3/3 rằng, trong hai ngày 2 và 3/3, phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội gửi giấy mời ông lúc 15 giờ ngày 2/3 lên làm việc nhà họp tổ dân phố Trung Bình, phường Dương Nội, Hà Đông để “làm việc liên quan đến tài khoản Facebook” của ông; mà thành phần tham gia họp gồm hầu hết các ban bệ của phường Dương Nội.
“Tuy nhiên, tôi đã từ chối không lên làm việc; bởi tôi rút kinh nghiệm từ một lần trước đây, tôi cũng từng bị mời lên đồn Công an. Ở đó, có rất đông, từ chủ tịch phường và công an viên, họ đứng xung quanh đấu tố tôi. Họ đã dùng những ngôn từ xúc phạm, lăng mạ, lôi cả bố mẹ, gia đình tôi ra sỉ nhục… Nói chung, họ gây áp lực tinh thần rất lớn lên tôi. Bởi vậy, tôi lo rằng, họ sẽ áp dụng điều này thêm lần nữa và cũng có thể quay phim rồi cắt xén video, sau đó đưa lên truyền hình để vu cáo tôi”.
Sau đó, cũng theo lời ông Phương, bốn nhân viên an ninh đã trực tiếp đến mời ông lên làm việc. Ông Phương trả lời rằng, ông không có thời gian và nếu chính quyền thấy ông có vi phạm gì, thì hãy đưa giấy triệu tập, trong đó nói rõ là ông vi phạm điều gì cũng như căn cứ pháp lý nào để triệu tập ông.
“Cũng liên quan đến tài khoản Facebook cá nhân thì năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội từng triệu tập tôi mấy lần, nhưng tôi không lên. Lần này, sau vụ việc ở Đồng Tâm ngày 9/1, phía Công an liên tục gia tăng sự đe dọa, sách nhiễu, vu khống và quy chụp cho tôi. Công an còn sử dụng các kênh truyền thông để vu khống cho tôi, cũng như chuyển lời đe dọa đến tôi thông qua cô Nguyễn Thúy Hạnh”, ông Phương nói.
Không những vậy, theo ông Phương, sau sự kiện Đồng Tâm, chính quyền còn cử người đến ‘canh nhà’ ông; điều này ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của cả gia đình ông, cũng như cản trở công việc của ông.
Ông Phương khẳng định với BBC News Tiếng Việt rằng ông không làm gì sai, nhất là với những thông tin mà ông đưa lên Facebook cá nhân, liên quan đến vụ Đồng Tâm.
“Từ trước nay, tôi đều đưa tin trung thực, khách quan về những bất công, cũng như tình hình nhân quyền trong nước. Facebook của tôi có tới gần 50 nghìn lượt theo dõi, trong đó có các nhà báo và viên chức các đại sứ quán… Tôi chưa thấy ai nói là tôi đưa tin sai sự thật, kích động, hay chống phá chính quyền; hầu hết họ ủng hộ tôi”, ông Phương nói.
Đồng Tâm: Vì sao Quốc hội VN cần “vào cuộc điều tra”?
Trong khi đó, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội khác, là người điều hành Quỹ 50K chuyên giúp đỡ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ tại Việt Nam, cũng bị nêu tên trên truyền thông, sau khi tài khoản ngân hàng của bà quyên tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình bị phong tỏa.
Ngày 19/2/2020, kênh ANTV (tức kênh Truyền hình Công an nhân dân mà cơ quan chủ quản chính là Cục Truyền thông, Bộ Công an Việt Nam) cũng đưa lên trang web của kênh này video mang tựa đề ”Bản chất của “quỹ 50K”.
Quỹ 50K được bà Hạnh thành lập vào ngày 30/4/2018, với mục đích ban đầu kêu gọi mọi người trong cộng đồng đóng góp, dù chỉ 50 ngàn đồng, vào quỹ để chi trả lệ phí luật sư cho các nhà hoạt động xã hội.
Sau đó, quỹ này được tiếp tục duy trì để giúp đỡ tù nhân lương tâm và thân nhân họ.
Tuy nhiên, trong bài viết nêu trên, ANTV cáo buộc rằng, “‘Quỹ 50k’ do Nguyễn Thúy Hạnh điều hành, một trong những kẻ tự phong là “nhà đấu tranh dân chủ” phát động với mục đích tài trợ cho các đối tượng hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước đã bị bắt, xử lý”.
Tiếp đó, ngày 21/2, ANTV lại đăng video “Thủ đoạn quyên tiền, kích động gây rối tại Đồng Tâm“, trong đó khẳng định, “sau khi xảy ra vụ việc phức tạp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, các đối tượng phản động đã triệt để lợi dụng tuyên truyền, kích động, gây quỹ kêu gọi ủng hộ Lê Đình Kình dưới danh nghĩa tiền phúng điếu… 528 triệu đồng, là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài 1 số tài khoản ghi nội dung: phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm, như: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại, Cụ là anh hùng của nhân dân, Nhóm tù nhân lương tâm kính viếng”.
Bài viết kèm theo video trên nhấn mạnh: “Nguyễn Thúy Hạnh là đối tượng chống đối chính trị”.
Trao đối với BBC News Tiếng Việt hôm 3/3, bà Hạnh nói rằng, từ khi đưa Quỹ 50K vào hoạt động, bà đã bị nhiều sách nhiễu, thậm chí uy hiếp từ chính quyền, bởi chính quyền chỉ muốn đánh sập quỹ này.
Tuy nhiên, gần đây, sau sự kiện Đồng Tâm, sau khi bị mời lên đồn Công an, bà liên tục bị bêu tên trên truyền thông nhà nước và công an cũng đến canh nhà bà.
“Họ cho một nhóm công an, hôm 4 người, có hôm 5,6 người, gần như giam lỏng tôi ở trong nhà suốt một thời gian và không cho tôi đi đâu. Rồi họ dưa tôi lên truyền hình, xuyên tạc về tôi. Nhưng tôi không ngạc nhiên bởi tôi nghĩ là họ đang rất cay cú với tôi”, bà Hạnh kể.
Đồng Tâm: ‘Đại diện sứ quán Mỹ đã trao đồi gì với tôi?’
Nói về những quy kết trên báo chí cũng như ANTV về việc huy động tiền phúng điếu cụ Kình, cũng như quỹ 50k, bà Hạnh nhấn mạnh:
“Tôi chỉ đi quyên góp những đồng tiền lẻ, từ những người lao động bình thường, những người lao động chân chính để giúp những người tù. Mà những người này đã đi tù rồi thì còn khủng bố được ai. Tôi kê khai minh bạch từng đồng, tên người gửi, tên người nhận, và tất cả đều công khai, minh bạch. Nên tôi không biết tài trợ khủng bố hay kích động ở chỗ nào”.
“Chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý”
Ông Phương nói với BBC News Tiếng Việt rằng, bất chấp những đe dọa hay sách nhiễu, ông không sợ:
“Từ trước đến nay, tôi đã bị đưa vào đồn công an khoảng 20 lần. Hầu hết những lần đó, công an đều đe dọa tôi, thậm chí nhiều lần còn đánh đập tôi. Lần này, khi nhận được giấy triệu tập hay những đe dọa, tôi không thấy sợ. Tôi biết rằng, việc đưa tin vụ việc tại Đồng Tâm, hay trước đó ở Dương Nội, có thể sẽ khiến chính quyền không hài lòng và xem những việc làm đó như những hành vi đe dọa đến an nguy của chế độ”.
“Trong tâm lý của tôi, tôi đã chuẩn bị tất cả mọi tình huống, kể cả bị bắt. Khi họ bắt tôi, điều đó có nghĩa là chính quyền đang lo sợ với tiếng nói của người dân. Và tôi sẽ hành động đến cùng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và lên tiếng về những bất công, tội ác với dư luận trong nước, quốc tế”, ông Phương nói.
Đồng Tâm: Chúng tôi đến thăm và nghe nhìn thấy gì?
Vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành
VN: “Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác”
Còn bà Nguyễn Thúy Hạnh thì nhớ lại bước chuyển, từ một người trước đây mà bà tự nhận là “yêu đảng”, trở thành một nhà hoạt động xã hội và thành cái gai trong con mắt chính quyền:
“Năm 2007, tôi là một trong những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Hồi đấy, tôi vẫn còn ‘yêu đảng’ lắm, có thể nói là tôn thờ đảng. Đến năm 2011, tôi cũng xuống đường và tham gia hầu hết các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Những ngày đấy, tôi xác định xuống đường là để chống Trung Quốc chứ không phải chống đảng. Nhưng khi tôi bị bắt, tôi đã rất ngạc nhiên, rằng tại sao mình phản đối Trung Quốc mà bị bắt. Vậy là tôi lên mạng tìm hiểu dần. Mới đầu, tôi cũng choáng, cũng bị mất thăng bằng lắm. Nhưng khi biết rồi thì tôi không thể không tham gia”.
“Từ khi bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, đến khi lập quỹ 50k và cho đến giờ, tôi luôn tự xác định là sẽ có ngày tôi bị bắt, sẽ giống như những người tù mà hiện nay tôi đang cố gắng để giúp đỡ. Bởi vậy, cho dù họ dồn dập khủng bố tinh thần tôi, nhưng tôi vẫn thấy bình thường, vì mình đã xác định trước rồi”.
“Giả như nếu phải làm lại, tôi vẫn theo con đường mà tôi đang đi”, bà Hạnh nhấn mạnh.
Ấm lòng trong sự đồng cảm
Bà Nguyễn Thúy Hạnh nói rằng, động lực để bà duy trì quỹ 50k là niềm vui từ những cựu tù nhân lương tâm và thân nhân khi được đi thăm nuôi hay những khoản hỗ trợ khi nằm viện, đau ốm.
Đến nay, quỹ 50k đã hỗ trợ khoảng gần 200 gia đình. Đáng chú ý là quỹ này chú ý giúp đỡ nhiều hơn đến các tù nhân lương tâm “không nổi tiếng”, hay những cựu tù nhân ở các vùng sâu, vùng xa, bởi đơn giản là họ thường chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Còn ông Trịnh Bá Phương thì chia sẻ:
“Tất nhiên, cũng có những người họ tin theo những thông tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nên họ nghĩ tôi là đối tượng phản động, chống phá chính quyền, gây bất ổn chính trị. Nhưng phần nhiều hơn vẫn là những người hiểu công việc của tôi, lên tiếng ủng hộ tôi.”
“Tôi đi nhiều nơi, cả ở Hà Nội hay Sài Gòn, và có rất nhiều người nhận ra tôi, khi đó, họ thậm chí còn miễn phí taxi cho tôi. Có lần ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, dù đã cố ngồi trong góc khuất, nhưng cũng có nhiều người tới bắt tay. Họ nhận ra tôi và có những chia sẻ, đồng cảm. Hay mới đây, khi đi bán cua, tôi đeo khẩu trang mà có người vẫn nhận ra, khiến tôi bất ngờ và thấy rất ấm áp trong lòng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51716524

Toà án CSVN bác kháng cáo

của công dân Úc Châu Văn Khảm

Tin từ Việt Nam: Trong phiên phúc thẩm ngày 02/3, toà án cộng sản cấp cao tại Sài Gòn đã bác kháng cáo của công dân Úc Châu Văn Khảm và 2 công dân Việt Nam là ông Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền.
Trước đó, trong phiên sơ thẩm ngày 11/11/2019, toà án cộng sản ở thành phố Sài Gòn đã kết án ông Khảm 12 năm tù giam, ông Viễn- 11 năm tù giam và ông Quyền- 10 năm tù giam về tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 của Bộ luật hình sự chỉ vì họ là thành viên của tổ chức Việt Tân, một đảng chính trị đấu tranh đòi đa nguyên và tôn trọng nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Ông Khảm, 70 tuổi, bị kết tội “tài trợ khủng bố” và “kết nạp thành viên mới” cho Việt Tân. Ông phát biểu trong phiên kháng cáo rằng ông yêu nước Việt Nam và đấu tranh ôn hoà đòi dân chủ và nhân quyền cho người dân trong nước. Ông nói rằng ông không bao giờ tham gia tổ chức khủng bố và không có ý định gây hại cho ai. ‘
Ông cho biết ông tham gia Việt Tân từ năm 2010 và tổ chức này không phải là tổ chức khủng bố, có ghi danh hợp pháp ở Hoa Kỳ và Úc.  Ông thừa nhận sai khi sử dụng căn cước giả để nhập cảnh vào Việt Nam từ Campuchia, nhưng phủ nhận tham gia hành động khủng bố.
Bà Elaine Pearson, giám đốc Theo dõi Nhân quyền Úc cho rằng các ông Khảm, ông Viễn và ông Quyền là nạn nhân của chiến dịch bịt miệng người bất đồng chính kiến của chế độ cộng sản Việt Nam.  Bà nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không khoan dung đối với những ai kêu gọi dân chủ hay chỉ trích chế độ.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/toa-an-csvn-bac-khang-cao-cua-cong-dan-uc-chau-van-kham/

Thanh tra Chính phủ đề nghị

kiểm điểm những lãnh đạo không tiếp dân

Theo Kết luận Thanh tra mới được Thanh tra chính phủ công bố, công tác tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh và nhiều lãnh đạo sở, ngành đạt dưới mức 30%. Cơ quan này kiến nghị kiểm điểm những lãnh đạo vi phạm.
Mạng báo VietnamNet loan tin ngày 4 tháng 3 và nêu cụ thể trường hợp tỉnh Lạng Sơn. Theo Kết luận thanh tra, nhiều lãnh đạo sở, ngành của tỉnh này không thực hiện đầy đủ việc tiếp công dân. Đặc biệt Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường không thực hiện tiếp công dân định kỳ tại 22 kỳ trong giai đoạn 1/1/2010 đến 31/12/2017.
Cũng trong tỉnh Lạng Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì thực hiện tiếp 12/96 kỳ; Chủ tịch UBND huyện Bình Gia 16/59 kỳ; Chủ tịch UBND huyện Tràng Định 41/146 kỳ. Ngoài ra, một số Chủ tịch UBND huyện, giám đốc sở không thực hiện việc tiếp công dân định kỳ mà giao cho cán bộ tiếp công dân cũng không đúng theo quy định của pháp luật.
Tại kỳ họp nghe Chính phủ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 11/9/2019, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị xử lý các trường hợp không tiếp dân  theo quy định.
Trước đó, vào ngày 8/8/2019, đoàn nhân sĩ trí thức Hà Nội mang bản Tuyên bố Biển Đông đến trước Văn phòng Quốc hội với mong muốn trao tận tay bản Tuyên bố cho đại diện văn phòng, nhưng đoàn không được vào. Bản tuyên bố phải được gửi đến Văn phòng Quốc hội qua đường bưu điện.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/province-chiefs-service-heads-in-duty-to-be-criticized-if-not-receive-people-03042020080012.html

Việt Nam sẽ công bố hết dịch Covid-19 sau một tuần nữa

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới ở Vĩnh Phúc thì theo quy định của pháp luật  Việt Nam, Hà Nội sẽ công bố hết dịch Covid-19.
Ông Vũ Đức Đam phát biểu như trên tại cuộc diễn tập toàn quân phòng, chống dịch Covid-19 được diễn ra vào ngày 4 tháng 3 và được truyền thông trong nước loan tin.
Theo ông Đam, đến thời điểm này nghĩa là sang ngày thứ 21, Việt Nam không có ca nhiễm mới ngoài 16 ca nhiễm đều đã được chữa khỏi và xuất viện.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định “Nếu ngắt dịch sớm thì có thể tận dụng được thời cơ, lợi thế đầu tư, điểm đến an toàn, bù lại những tổn thất mà chúng ta phải gánh vừa qua đưa ra để chống dịch”.
Tại cuộc họp, ông Đam nhắc lại trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc cách ly những người có nguy cơ nhiễm bệnh, tránh lây lan là “vô cùng quan trọng”. Đặc biệt ông đưa ra ví dụ thành công trong việc cách ly tại Sơn Lôi khi VN đã lập 5 vòng cách ly khác nhau và thực hiện trên thực tế tại xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Cụ thể, sau 20 ngày cách ly phòng dịch Covid-19 lây lan đến 0 giờ ngày 4/3 tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức gỡ bỏ lệnh cách ly xã Sơn Lôi huyện Bình Xuyên.
Theo đó, ông Vũ Đức Đam kết luận, tới nay, VN đã đạt được cả 5 yêu cầu đề ra từ đầu là không để dịch lây lan rộng; không để xảy ra lây nhiễm chéo; không có người chết vì dịch bệnh; không để tâm lý xã hội hoảng loạn hay chủ quan; không để ảnh hưởng xấu tới kinh tế – xã hội, hợp tác quốc tế.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-to-declare-end-covid-19-after-one-more-week-03042020072056.html

Quân đội VN diễn tập 5 cấp độ phòng, chống COVID-19

Quân đội Việt Nam vào ngày 4 tháng 3 tiến hành cuộc diễn tập cấp độ 5 chống dịch corona virus mới (COVID- 19). Hoạt động này được cho là cuộc diễn tập phòng, chống dịch bệnh quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong toàn quân của Việt Nam. Mục đích cuộc diễn tập nhằm thống nhất trình tự nội dung, phương pháp chỉ huy, điều hành phòng chống dịch COVID-19 ở 5 cấp độ.
Thượng tướng Phạm Văn Giang, Tổng Tham mưu Trưởng, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, được truyền thông trong nước dẫn lời rằng toàn quân diễn tập vận hành cơ chế và huấn luyện thực binh theo 5 vấn đề, tương ứng với các cấp độ dịch.
Theo đó, dịch ở cấp độ 1 được quy định là khi COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam; cấp độ 2 là khi dịch bệnh lây nhiễm thứ phát trong nước; cấp độ 3 là khi dịch lây lan từ trên 20 người đến 1 ngàn người mắc phải; cấp độ 4 là khi dịch lây lan trong cộng đồng với trên 1 ngàn đến 3 ngàn nước mắc; cấp độ 5 là trên 3 ngàn đến 30 ngàn người mắc bệnh, đã lây lan vào một số đơn vị quân đội.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc Phòng, và phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19,  cùng chỉ đạo cuộc diễn tập.
Trong quá trình diễn tập, đại diện chính phủ Hà Nội và lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Việt Nam nghe đại diện một số đơn vị báo cáo, theo dõi triển khai xử lý tình huống ở 224 điểm cầu truyền hình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-mili-drill-covid-03042020074928.html

Covid-19: Chuyến bay VN841

với khách Nhật ‘dương tính’ có 50 người về Anh

Truyền thông Việt Nam đang đăng tải nhiều thông tin liên quan đến việc một hành khách Nhật Bản quá cảnh qua Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN841 từ Campuchia đã xét nghiệm ‘dương tính’ với virus corona.
Được biết tin tức về việc này chỉ có sau khi vị khách Nhật Bản đáp xuống sân bay Nagoya và được xét nghiệm virus.
Về các hành khách khác, đã có 5 người vào VN, 50 bay tiếp về Anh và một số nhỏ đã quá cảnh qua Tân Sơn Nhất để tới Busan và Manila.
Virus corona: Tuổi nào, giới tính nào thì dễ chết?
Muôn mặt mùa chống Covid-19 ở VN và trên thế giới
Các thành phố lớn ứng phó với virus corona thế nào?
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM công bố tối 4/03 về chuyến bay VN814 từ Siem Reap (Campuchia) về TP. HCM nói:
“Có 61 hành khách quá cảnh đã tiếp tục di chuyển về các nước khác ngay trong đêm 3/3 bao gồm: 50 người về London (Anh), 8 người về Nhật, 2 người về Busan (Hàn Quốc) và một người về Manila (Philippines).
“Chỉ có 6 hành khách nhập cảnh vào TP.HCM bao gồm 1 người Việt Nam, 3 người Pháp, 1 người Úc và 1 người Philippines.”
Khách Philippines đã xuất cảnh về nước ngay trong ngày 4/3, theo thông báo.
Truyền thông VN cũng cho hay danh tính 5 người đã nhập cảnh vào TP.HCM “đang được chuyển các đơn vị chức năng để xác định nơi lưu trú”.
Tổ bay của chuyến bay này cũng được yêu cầu cách ly đúng quy định của nhà chức trách Việt Nam.
Vào Anh sẽ thế nào?
Hiện chưa có thông tin gì về đường bay, giờ đến của 50 hành khách trên chuyến bay kia trong chặng tiếp tới Anh.
Tại Anh Quốc, cho đến chiều 04/03, chính phủ vẫn cho các hành khách từ châu Á, ngoại trừ Vũ Hán, Trung Quốc, nhập cảnh bình thường vào Anh.
Thông tin của chính phủ Anh nói:
“Bạn chỉ cần phải xét nghiệm tìm virus corona nếu bạn đã có mặt trong khu vực lây nhiễm trong thời gian nhất định hoặc sau khi bạn đã tiếp xúc gần (close contact) với người được xác định có virus corona.”
“Nếu chuyên gia y tế nghĩ bạn có virus corona, bạn sẽ được yêu cầu liên lạc với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đến điểm xét nghiệm gần đó.”
Cho tới nay, Anh có 85 ca lây nhiễm virus corona, và chỉ trong ngày 04/03 đã tăng thêm 32 ca.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51743004

Kiểm điểm thầy giáo bán khẩu trang

vì muốn chứng tỏ quyền lực?

Diễm Thi, RFA
Vụ việc một thầy giáo ở Cà Mau do mua khẩu trang y tế về bán lại cho học sinh với giá cao hơn một chút bị lãnh đạo các cấp chỉ trích, họp kiểm điểm gây xôn xao công luận trong những ngày gần đây. Câu hỏi mà những người quan tâm nêu ra là vì sao lãnh đạo lại chăm chăm xử lý chuyện được xem là ‘quá nhỏ’ như thế?
Cụ thể đó là việc một thầy giáo Trường THCS Nguyễn Huân, tỉnh Cà Mau, trong lúc dịch Covid-19 đang bùng phát khắp nơi như hiện nay, đã bán lại cho học sinh 20 cái khẩu trang cao hơn giá mua 8 ngàn đồng. Một loạt cơ quan chức năng gồm Hiệu trưởng, Quản lý thị trường tỉnh, Phòng Giáo dục huyện cùng tham gia lập biên bản, báo cáo, kiểm điểm… khiến thầy phải nhận ‘bản thân sai, trường đúng’ trên báo chí.
Ông Đinh Kim Phúc, một nhà giáo có hơn 30 năm giảng dạy tại Việt Nam nhận định lý do tại sao thầy giáo trong vụ việc vừa nêu bị kiểm điểm:
Vì sao các vị lãnh đạo không mạnh dạn kêu Bộ trưởng Bộ giáo dục công khai lý lịch khoa học mà lại đi ‘ghè’ một ông thầy giáo quèn bán 20 cái khẩu trang lời 8000 đồng, trong khi đường đi từ thành phố Cà Mau về hết cả lít xăng 20 ngàn đồng? – Ông Đinh Kim Phúc
“Họ chứng tỏ quyền lực của họ. Trong khi đối với cấp trên thì xu nịnh, chạy chọt…Đây là một căn bệnh nan y hiện nay mà không thể một sớm một chiều giải quyết được vì sự mất dân chủ. Hiện tượng mất dân chủ trong nội bộ các trường học trong ngành giáo dục. Mất dân chủ từ trên xuống dưới.
Tôi lấy một cái ví dụ cụ thể. Vì sao các vị lãnh đạo không mạnh dạn kêu Bộ trưởng Bộ giáo dục công khai lý lịch khoa học mà lại đi ‘ghè’ một ông thầy giáo quèn bán 20 cái khẩu trang lời 8000 đồng, trong khi đường đi từ thành phố Cà Mau về hết cả lít xăng 20 ngàn đồng?”
Sau khi sự việc xảy ra, ông Trịnh Quốc Khánh – hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huân – nói với báo chí trong nước là việc kiểm điểm thầy giáo không phải áp đặt hay trù dập gì mà chỉ là yêu cầu thầy nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Ông Khánh giải thích thêm thầy có những cái sai như mua khẩu trang với giá cao trong thời gian phòng chống dịch là tiếp tay cho tình trạng đầu cơ; mua khẩu trang người bán dạo thì không rõ nguồn gốc và không biết khẩu trang có đảm bảo chất lượng hay không.
Theo ông Đinh Kim Phúc, việc Quản lý thị trường tham gia lập biên bản trong trường hợp này là một chuyện bi hài. Lý do bởi chuyện khẩu trang chất lượng không đạt yêu cầu chống dịch là trách nhiệm của Quản lý thị trường, không phải việc của ông thầy giáo dạy học.
Luật sư Trần Đình Dũng thuộc Đoàn LS TP Hồ Chí Minh phân tích với truyền thông trong nước rằng, “Về mặt pháp luật thì hiện luật không qui định một chiếc khẩu trang y tế bán lẻ giá bao nhiêu đồng. Vậy nếu cho rằng ông thầy giáo này bán khẩu trang y tế giá cao, thế nào là cao?”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một giáo viên được biết đến vì không sợ bị trù dập khi lên tiếng tố cáo những tiêu cực tại một trường trung học ở Hà Nội nhiều năm trước đây, cho rằng bản chất của tất cả những sự việc trên là do sự lộng hành về quyền lực. Ông nói:
“Theo quan điểm của tôi, đó là sự lộng hành về quyền lực. Có rất nhiều hiệu trưởng coi mình là vua ở một trường. Các cấp lãnh đạo như ở phòng giáo dục, quận, huyện, tỉnh…vẫn coi mình là vua một cõi. Họ lộng hành một cách tùy tiện, vận dụng luật tùy tiện để đàn áp những người thấp cổ bé họng bên dưới. Ngược lại, những sai phạm về chính sách, về chỉ đạo họ không bao giờ lên tiếng. Người dân thấp cổ bé họng chỉ góp ý một vài vụ việc thì quy tội phản động, quy tội làm mất uy tín, danh dự của ngành…”
Ông Đinh Kim Phúc nêu ra thực trạng trong hệ thống giáo dục hiện nay: ngay tại TP.HCM hay Hà Nội – hai trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất nước – hầu hết các giáo viên vẫn còn sợ hiệu trưởng; do vậy một ông thầy giáo ở vùng xa như Cà Mau ắt hẳn không nằm ngoài số đông đó.
Theo truyền thông trong nước vừa qua có nhiều quan chức cấp cao phải ra tòa vì số tiền tham nhũng, hối lộ lên đến hàng triệu đô la. Như vụ hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhận tổng cộng là 3,2 triệu đôla hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ. Vụ nhiều cơ quan chức năng cùng nhau ra văn bản, báo cáo cũng như kiểm điểm một ông thầy ‘kiếm lời’ từ việc bán vài chục cái khẩu trang khiến nhiều người dân khó chấp nhận.
Trong khi đó, Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp Hội đồng Giáo sư Nhà nước đang được xem xét lại yêu cầu không công khai lý lịch khoa học của lãnh đạo hội đồng này, thì không thấy các lãnh đạo ngành giáo dục lên tiếng mạnh mẽ. Vì sao lại có chuyện bị coi là ‘tréo ngoe’ này?
Chính quyền Việt Nam từ xưa đến nay vẫn thường như thế. Vẫn đè bẹp mọi sự phản kháng của người dân để họ được lộng hành, tác oai tác quái theo quyền lực mà họ có. – Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận xét:
“Những việc nhỏ đó không đáng để lôi ra phê bình, thậm chí còn phải được khen, nhưng họ lại bẻ quặt theo kiểu của họ. Đó là cách họ muốn ra oai, muốn trấn áp người khác, trấn áp những người bên dưới, để đè bẹp sự phản kháng, sự thể hiện quan điểm các nhân của từng người. Chính quyền Việt Nam từ xưa đến nay vẫn thường như thế. Vẫn đè bẹp mọi sự phản kháng của người dân để họ được lộng hành, tác oai tác quái theo quyền lực mà họ có.”
Ông Đinh Kim Phúc nhận định rằng, một số quan chức không được đào tạo, không được học hành đến nơi đến chốn, nên ứng xử giữa con người với con người không như người dân mong đợi. Theo ông Phúc việc thầy giáo bán khẩu trang chỉ nên vỗ vai nói nhẹ rút kinh nghiệm là xong. Tuy nhiên do sợ mất thành tích với cấp trên, sợ mất thành tích với các tỉnh khác nên bằng mọi cách họ phải dùng quyền lực để chặn tất cả mọi chuyện mà họ cho rằng không được phép xảy ra trên địa bàn. Ông kết luận:
“Những cái lớn không làm được thì bắt đầu bươi móc những cái nhỏ để chứng tỏ ta có quyền lực. Đây là căn bệnh trầm kha, thâm căn cố đế của các quan chức Việt Nam hiện nay.”
Trong một lần trao đổi với RFA về nền giáo dục Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét phần lớn những giáo chức ở VN không được đào tạo bài bản. Nếu được đào tạo bài bản thì chỉ bài bản về chuyên môn mà thôi, chứ cái triết lý giáo dục, cái nhân văn của giáo dục, cái tinh thần giáo dục họ không thấu triệt, cho nên họ không thực thi được những gì cần thiết cho nền giáo dục nước nhà.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discipline-the-teacher-selling-masks-wants-to-prove-the-power-dt-03032020132114.html

Tin tổng hợp 4/3: Hà Nội có trận mưa tháng 3 lớn nhất

 trong 50 năm; Cáp quang biển đã sửa xong

Trúc Bạch
Kính chào quý vị đến với bản tin trong nước tổng hợp ngày 4/3 của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay sẽ có những nội dung sau.
12 chốt kiểm dịch ở xã Sơn Lôi chấm dứt hoạt động
Tối 3/3, tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định chấm dứt hoạt động của 12 chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 từ 0h ngày 4/3.
Theo Zing, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tính đến ngày 2/3, địa phương không xuất hiện bệnh nhân dương tính với nCoV. Trên địa bàn xã Sơn Lôi nói riêng và toàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung không còn nguồn lây bệnh ra cộng đồng.
Lúc 23h ngày 3/3, UBND huyện Bình Xuyên tổ chức hội nghị công bố dỡ bỏ cách ly xã Sơn Lôi. Hàng trăm người dân địa phương đã có mặt ở hội trường xã từ 21h.
Tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân Sơn Lôi trước mắt hạn chế đi lại, không tổ chức những hoạt động đông người, tránh nguy cơ dịch viêm phổi Vũ Hán tái bùng phát.
Trước đó từ 13/2, Vĩnh Phúc lập 8 chốt trực 24/24 tại xã Sơn Lôi để phong tỏa vùng dịch. Một ngày sau, số chốt được tăng lên 12. Mọi sinh hoạt của 10.600 người dân của sáu thôn trong xã gói gọn bên trong các barie.
Hai tuyến cáp quang biển đã sửa xong, Internet mạnh trở lại
Trong hai ngày 2 và 3/3, việc sửa chữa, khắc phục sự cố trên hai tuyến cáp quang biển quốc tế AAG và IA đã lần lượt được hoàn tất, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên các tuyến cáp biển này.
Theo ICTnews, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam vừa cho biết, sau nhiều lần phải lùi lịch sửa do điều kiện thời tiết bất lợi, thì tới hôm qua (3/3), nhánh S2 của tuyến cáp quang biển này đã được sửa xong, khôi phục 100% kênh truyền trên tuyến.
Theo thông tin từ VNPT, sự cố xảy ra vào sáng 22/12/2019 trên tuyến cáp biển Asia America Gateway – AAG đã được đối tác quốc tế xử lý xong vào 6 giờ 30 phút sáng ngày 2/3/2020. Toàn bộ lưu lượng trên tuyến cáp AAG đã được khôi phục hoàn toàn.
TP.HCM chi gần 1.500 tỷ đồng để người dân dễ dàng tiếp cận metro 2
Báo VnExpress cho biết, quanh 10 nhà ga tuyến Metro Bến Thành – Tham Lương sẽ được đầu tư hạ tầng, bến bãi, cải tạo vỉa hè, cây xanh… với kinh phí 1.489 tỷ đồng để người dân dễ tiếp cận.
Các hạng mục này thuộc dự án Giao thông đô thị bền vững cho Metro Số 2 (Bến Thành – Tham Lương) vừa được UBND TP.HCM gửi các bộ ngành trung ương ngày 2/3, xin điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 1.350 tỷ lên 1.489 tỷ đồng, do các yếu tố trượt giá, tỷ giá thay đổi và quy định về quản lý chi phí đầu tư.
Dự án cũng nâng cấp các điểm dừng xe bus và bến trung chuyển, trồng cây xanh cải tạo kiến trúc và cảnh quan xung quanh; xây dựng 3 hầm dẫn gồm: lối đi bộ từ sân khấu Trống Đồng đến ga Tao Đàn (quận 3), hầm đi bộ Trường Chinh (quận Tân Bình), hầm đi bộ Bà Quẹo và cầu vượt đi bộ Tây Thạnh (quận Tân Phú); đồng thời đầu tư camera tín hiệu, đèn đường chiếu sáng và các thiết bị thông tin liên lạc bằng giọng nói.
Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư chỉ tăng vốn đối ứng từ 126 tỷ đồng lên 151,9 tỷ đồng, tổng giá trị khoản vay ODA của dự án đã ký với Ngân hàng Phát triển châu Á sẽ giữ nguyên 58,95 triệu USD. Tổng mức đầu tư điều chỉnh dự kiến đủ đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện cho các gói thầu của dự án dự kiến kết thúc vào tháng 12/2026.
Hà Nội có trận mưa tháng 3 lớn nhất trong vòng 50 năm
Thông tin trên Dân Trí, từ tối ngày 2/3 đến ngày 3/3, tại 7 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc (Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Sơn La) đã xảy ra giông, lốc, sét và mưa đá.
Đặc biệt, tại Hà Nội chiều qua 3/3 đã xảy ra trận mưa rất lớn với lượng mưa từ 40-60mm/1 giờ. Đây là lượng mưa lớn nhất vào tháng 3 tại Hà Nội trong khoảng 50 năm qua, kể từ năm 1971 đến nay.
Cập nhật tình hình thiệt hại do giông, lốc, sét và mưa đá từ tối ngày 2/3 đến 5h ngày 4/3: Có 1 người tử vong (anh L.M.S., SN 1994, trú xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, chết do bị điện giật); 16 người bị thương (Yên Bái: 6 người; Hà Giang 10 người).
Mưa giông làm 351 nhà bị sập; 5.218 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 22 điểm trường và 7 công trình văn hóa, 3 nhà xưởng bị tốc mái, hư hỏng, 1 cầu giao thông bị cuốn trôi, 34 cột điện bị gãy đổ;
412,3 ha lúa, 390 ha hoa màu, 92 ha cây trồng lâu năm, 27,8 ha cây trồng hàng năm, 352 ha cây ăn quả, 18 ha rừng thông, keo bị thiệt hại; 106 con gia súc và 77 con gia cầm bị lũ cuốn trôi…
9 địa điểm cấm uống rượu bia
Theo thông tin trên VnExpress, Nghị định 24/2020, Nghị định 167/2013 của Chính Phủ quy định 9 địa điểm cấm uống rượu bia từ cuối tháng 2.
Đó là: Công viên; Nhà chờ xe buýt; Rạp chiếu phim, nhà hát; Cơ sở y tế; Trường học; Cơ sở vui chơi cho người chưa đủ 18 tuổi; Cơ sở cai nghiện, trường giáo dưỡng; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ quan nhà nước.
Về mức phạt uống rượu bia: Đối với hành vi gây mất trật tự công cộng phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng; Gây ồn ào từ 22h đêm – 6h sáng bị phạt 100.000 – 300.000 đồng.
Ôtô vào sân bay sẽ được miễn phí trong 10 phút
Sáng 3/3, đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho VnExpress biết, đơn vị này đang triển khai dự án kiểm soát thời gian tại một số sân bay, dự kiến hoàn tất lắp đặt vào cuối quý 2.
Ba sân bay lớn là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng sẽ được lắp đặt thiết bị. Ngoài ra, đã có 2 cảng khác hoàn thành xây dựng hạ tầng, đang lắp đặt hệ thống; 16 cảng còn lại đã lập dự án đầu tư và nộp hồ sơ xin cấp phép thi công lên Cục Hàng không.
Sau khi các thiết bị kiểm soát thời gian được lắp đặt, ôtô ra vào sân bay sẽ được chụp biển số xe tại đường dẫn vào nhà ga. Tại điểm thu phí khi ra sân bay, nếu xe dừng đỗ đón trả khách trong khoảng thời gian miễn phí (10 phút), barie sẽ tự mở, còn quá thời gian thì tài xế phải trả phí.
https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-tong-hop-4-3-son-loi-het-cach-ly-cap-quang-bien-da-sua-xong.html

Đất nước tôi… Ôi thôi trái khoáy!

Nhân Hòa
Dù giàu hay nghèo, xưa nay các địa phương vẫn thi nhau “xài tiền chùa”, bởi đằng sau các dự án “ngon ăn” ấy không loại trừ các khoản “lại quả” hậu hĩnh. Hải Phòng vừa duyệt 269 tỷ mua ấm chén làm quà, Nghệ An xây tượng đài Lê Nin 8 tỷ. Trong khi nông dân Nam Bộ đang “cạp đất” sống qua ngày. Ôi… những tính toán “đỉnh cao trí  tuệ”!
Ngày 3/3/2020, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sẽ trao đổi lại với Hải Phòng về đề xuất chi 269 tỷ VND để mua ấm chén tặng nhau nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố. Tại buổi họp báo thường kỳ, nhiều câu hỏi được đặt ra về quan điểm của Chính phủ khi Hải Phòng vừa thông qua đề xuất chi 269 tỷ đồng mua ấm chén và cờ (quốc kỳ) để tặng cho người dân.
“Sáng kiến” của lãnh đạo Hải Phòng đang trở thành câu chuyện đàm tiếu. Theo khảo sát thị trường thì bộ ấm chén đẹp của Bát Tràng, chất liệu sứ cao cấp, hoa văn kẻ chỉ vàng có giá 150.000 VND/bộ và 1 lá cờ đỏ sao vàng có giá 19.000 VNĐ/cờ. Tổng cộng 150k + 19k = 169.000 VND. 169.000 đồng mà chính quyền Hải Phòng quy tròn thế nào thành… 500.000 đồng/ bộ. Từ 169.000 lên 500.000 đồng, số tiền lẽ ra chỉ là 100 tỷ, vậy con số hơn 160 tỷ nữa sẽ đi đâu? Về đâu? Đến nước này, xin “cúi đầu” trước các quan chức Hải Phòng về “tài” tính cộng.
Chả thế mà Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết vấn đề này được dư luận rất quan tâm. “Có ý kiến thì rất là đồng tình, nhưng có có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, phải tính toán sao chi tiêu hiệu quả”, ông Dũng nói. Theo luật, thẩm quyền chi khoản tiền này thuộc UBND Hải Phòng. Tuy nhiên, ông Dũng nói nên rà soát khoản chi này. “Cũng nên rà soát lại những khoản chi, từ tiền thuế, tiền của dân. Chi đúng luật nhưng phải tiết kiệm, hiệu quả”, Bộ trưởng-Chủ nhiệm VPCP cho hay.
Qua các trang mạng xã hội, một số người dân phàn nàn, việc tặng cờ và ấm chén là không phù hợp. Trong thời điểm này, Hải Phòng có thể dùng số tiền ấy để mua khẩu trang, nước sát khuẩn… phát miễn phí chống dịch Covid-19. Hoặc dùng để trang bị thêm cơ sở vật chất cho các trường học hoặc các công trình phúc lợi khác dành cho dân. Các trang mạng tiếp tục dậy sóng, được chính báo chí “lề phải” trích dẫn. Có comment cho rằng, tặng cho mỗi gia đình 500.000 VND mới thiết thực và có ý nghĩa.
Thật không may cho lãnh đạo Hải Phòng, việc duyệt chi 269 tỷ lại rơi đúng vào thời điểm Nghệ An, một tỉnh nghèo ở miền Bắc, cũng đang rầm rộ quyết tâm xây khu tượng đài Lê Nin ở giữa thành phố Vinh. Cái tréo dò và nghịch lý của các quyết định “xài tiền chùa” càng lộ rõ khi chúng đứng cạnh các con số. Thu chi năm 2018 của tỉnh: Chỉ thu được 12.691 tỉ trong khi chi tới 23.780 tỉ. Như vậy mỗi ngày, Nghệ An “ngửa tay” nhận 30 tỉ đồng của các tỉnh, thành phố khác để duy trì hệ thống công quyền của mình.
Trong bối cảnh như vậy mà vẫn “xài” hơn 8 tỉ xây công viên, dựng tượng đài Lê Nin, bất kể thiên hạ, đặc biệt là dân chúng các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, các quốc gia thuộc khối cộng sản ở Đông Âu, đang thi nhau dẹp bỏ tượng Lê Nin, một nhân vật mà theo các tài liệu đã được bạch hóa là phạm nhiều tội ác chống nhân loại, thì rõ ràng là một sự trái khoáy!
Cái phi lý còn nằm ở sự “xăng xái” bày tỏ “tình cảm thủy chung” với lý tưởng cộng sản đã bị ngay xứ sở sinh ra nó vứt vào sọt rác lịch sử. Trân trọng hữu nghị với Nga, với tỉnh Ulyanovsk (quê hương Lê Nin) mà lại không đoái hoài đến trách nhiệm với 17 triệu đồng bào ở ĐBSCL đã, đang và sẽ còn ngắc ngoải do tác động của biến đổi khí hậu, của thượng nguồn sông Mekong bị chặn lại để khai thác thủy điện mãi ở bên đất Tàu?
Tương tự, cách đây hơn 3 năm, kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/2017), Vĩnh Phúc cũng tặng mỗi hộ gia đình có hộ khẩu tại tỉnh một bộ ấm chén. HĐND tỉnh đứng ra chủ trì tổ chức đấu thầu mua sắm. Hai Công ty TNHH Bảo Quang và Công ty TNHH Sản xuất & Dịch vụ thương mại Bảo Long, Bát Tràng trúng gần như hầu hết 9 gói thầu. Tổng các gói thầu mua ấm chén trị giá 65 tỉ VND.
Sau lễ kỷ niệm, tỉnh Vĩnh Phúc bị phê phán lãng phí và có nhiều tiêu cực trong quá trình đấu thầu mua sắm. Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/4/2017, về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm ấy, Vĩnh Phúc đã bị phê bình. Sau đó trên đã có chỉ đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư thanh tra lại toàn bộ sự vụ, nhưng rồi mọi việc lại bị “chìm xuồng”. Từ Vĩnh Phúc đến Hải Phòng, bài ca “Có chén thì mới có ấm” (hiểu là kiếm được ăn mới cho quà) đang được ngân nga.
Và như một bệnh dịch khó chữa, dù giàu hay nghèo, các địa phương vẫn thi nhau “xài tiền chùa”, bởi đằng sau các dự án “ngon ăn” ấy, tính sơ sơ như vụ ấm chén Hải Phòng, sẽ là những khoản “lại quả” hậu hĩnh. Đó cũng là lời giải thích cho việc tại sao ở Việt Nam xưa nay, kỷ niệm năm thành lập, ngày giải phóng luôn được gắn liền với việc xây dựng công trình, tượng đài, nhạc nước… Cách đây 5 năm, nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng, Hải Phòng cũng từng mạnh tay chi cho dự án nhạc nước 200 tỷ. Công trình này sau đó buộc phải tháo bỏ vì bị dân phản đối.
Tại sao lại có thể làm ngơ trước những khó khăn vì thiếu trước, hụt sau, phải vay mượn cả ngoài lẫn trong, mà cả địa phương lẫn trung ương vẫn “nhất trí cao” trong việc chi hết chục tỉ này đến chục tỉ khác cho các công trình kỷ niệm? Thậm chí gật đầu với cả những dự án vô bổ, kể cả những dự án dựng tượng đài trị giá cả trăm tỉ, ngàn tỉ mà lại không đầu tư thỏa đáng cho ĐBSCL, dù các vấn nạn ở khu vực này không còn là nguy cơ mà đã trở thành nhãn tiền suốt từ giữa thập niên 2010 đến nay?
Trong khi nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, không thể trồng cấy, không kế sinh nhai, nông dân các huyện Ba Tri, Giồng Trôm… ở Bến Tre đang thi nhau bán lớp đất trên bề mặt các thửa ruộng mà họ đành phải bỏ hoang để có tiền trang trải những chi phí cho việc sống còn của họ. Giá bán lớp đất trên bề mặt các thửa ruộng ấy rất rẻ – chỉ từ 100.000 đồng/khối đến 150.000 đồng/khối. Đã vậy không dễ bán nếu ruộng nằm ở những vị trí không tiện cho vận chuyển.
Bao giờ câu chuyện giúp ĐBSCL “phát triển bền vững, thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu” bước ra khỏi vòng… nghị quyết, để có thể đi vào cuộc sống người dân? Bao giờ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thật sự “tri ân”, thật sự biết đau xót cho mồ hôi, nước mắt của đồng bào mình nói chung? Với thể chế hiện nay, những câu hỏi này chưa thấy có câu trả lời…
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Những trích dẫn trên lấy từ các trang:
https://baotiengdan.com/2020/03/04/co-chen-moi-co-am/
https://news.zing.vn/chinh-phu-noi-gi-viec-hai-phong-duyet-chi-269-ty-mua-am-chen-post1054657.html
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vinh-phuc-chi-65-ty-dong-mua-am-chen-tinh-noi-huyen-sai-huyen-bao-lam-theo-tinh-20170925090853546.htm
https://baotiengdan.com/2020/03/02/nong-dan-cap-dat-de-chinh-quyen-tri-an-lenin/
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/my-country-with-many-unacceptable-things-03042020110803.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.