Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/03/2020

Wednesday, March 4, 2020 3:21:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/03/2020

Mỹ: Ứng viên Joe Biden trỗi dậy trong ngày ‘Siêu Thứ Ba’

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden hôm 3/3 giành chiến thắng tại 9 trong số 14 tiểu bang tổ chức bỏ phiếu chọn ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, theo Reuters.
Trong khi đó, theo hãng tin Anh, ông Bernie Sanders dẫn đầu ở California trong cuộc tranh cử được coi là lớn nhất trong ngày “Siêu Thứ Ba”.
Reuters cho rằng ông Biden đã gây bất ngờ lớn trong ngày khi giành thắng lợi ở Texas, cuộc tranh cử lớn hàng thứ hai sau California, nơi ông Sanders dốc nhiều sức lực để vận động tranh cử.
Tin cho hay, ông Sanders giành chiến thắng ở các tiểu bang Colorado, Utah và tiểu bang nhà là Vermont.
Theo Reuters, Fox News và AP dự đoán ông Sanders chiến thắng ở California vốn có 415 đại biểu và là con số lớn nhất trong cuộc tranh cử. Tuy nhiên, hãng tin Anh nói thêm rằng công ty nghiên cứu Edison Research và một số kênh truyền hình khác chưa tuyên bố người giành chiến thắng ở California, trong khi kết quả vẫn tiếp tục được cập nhật.
Theo Reuters, với sự hậu thuẫn của các cử tri Mỹ gốc Phi, cùng những người cao tuổi và có quan điểm ôn hòa, ông Biden còn giành thắng lợi ở Alabama, Arkansas, Massachusetts, Minnesota, North Carolina, Oklahoma, Tennessee và Virginia.
https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-joe-biden-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%9Bn-trong-ng%C3%A0y-si%C3%AAu-th%E1%BB%A9-ba-/5314560.html

Bloomberg bỏ cuộc,

ủng hộ Biden trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc

Cựu Thị trưởng New York, tỉ phú Michael Bloomberg đã kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống sáng thứ Tư 4/3, và tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden tranh đề cử của Đảng Dân chủ để ra tranh cử chức tổng thống với ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.
“Một tiềm năng khả thi tiến đến đề cử không còn tồn tại nữa,” ông Bloomberg nói trong một tuyên bố, sau khi ông không giành được những chiến thắng thuyết phục trong lần ra mắt tại các cuộc bầu cử ngày Siêu thứ ba mặc dù ông đã chi rất nhiều tiền để quảng cáo cho chiến dịch tranh cử của ông trên khắp nước Mỹ.
Trong tuyên bố ủng hộ ông Biden, ông Bloomberg nói: “Tôi sẽ nỗ lực để đưa ông Biden trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.”
Tỉ phú Bloomberg, 78 tuổi, đã ra tranh cử trễ nhiều tháng so với các đối thủ trong Ðảng Dân chủ. Ông không tranh cử tại bốn tiểu bang bầu cử sơ bộ đầu tiên hồi tháng 2, mà thay vào đó tập trung vào các cuộc bầu cử tại 14 bang và lãnh thổ trong ngày Siêu thứ ba 3/3.
Ông Bloomberg chỉ giành được một chiến thắng duy nhất ở lãnh thổ hải ngoại Samoa của Hoa Kỳ trong ngày Siêu thứ ba.
Cựu Phó Tổng thống Biden, 77 tuổi, đã hoàn thành mục tiêu Siêu thứ ba sau khi gạt được ông Bloomberg sang một bên và củng cố sự ủng hộ của những người ôn hòa để biến cuộc đua thành cuộc thi một chọi một với nhà xã hội dân chủ, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bernie Sanders.
Ông Bloomberg đã giành được hơn 15% phiếu bầu, đủ để chọn một số đại biểu, tại các bang Tennessee, Texas, Colorado, Utah, California và Arkansas.
Kể từ khi tham gia cuộc đua vào ngày 24 tháng 11, ông Bloomberg đã chi hơn 500 triệu đô la tiền túi của ông cho một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, và thuê hàng ngàn nhân viên cho cuộc vận động tranh cử của ông.
Nhưng chiến dịch tranh cử của ông Bloomberg đã bị chặn lại bởi những chỉ trích về các chính sách trong quá khứ của ông khi ông làm thị trưởng New York, bị những người chỉ trích gọi là phân biệt chủng tộc, cùng với những nhận xét về giới tính trong quá khứ.
https://www.voatiengviet.com/a/bloomberg-bo-cuoc-ung-ho-biden-trong-cuoc-dua-vao-toa-bach-oc/5314851.html

Siêu Thứ Ba: Joe Biden và Bernie Sanders

bứt phá trong đảng Dân chủ

Kết quả bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở 14 bang của Mỹ trong ngày “Siêu Thứ Ba” cho thấy Joe Biden và Bernie Sanders là hai người thắng lớn nhất.
Joe Biden
Sự ủng hộ của cử tri da đen cho Joe Biden, đã thấy ở bang South Carolina, lại tiếp tục ở miền Nam như North Carolina, Virginia và Alabama.
Biden cũng thắng ở Texas, là nơi Sanders nhận ủng hộ của cử tri người Mỹ Latin.
Theo thăm dò sơ bộ, những cử tri vào giờ chót mới quyết định đã phần đông bỏ phiếu cho Biden.
Điều này giúp Biden thắng ở Arkansas và Tennesse, là những nơi ông thậm chí không đi vận động.
Sắp tới, Biden sẽ gặp thách thức cao hơn khi phải tranh giành với Sanders ở từng bang. Cuộc đua có thể kéo dài cho tới Đại hội đảng Dân chủ tháng Bảy.
Bernie Sanders
Thượng nghị sĩ bang Vermont tiếp tục thắng lợi, tuy nay, sẽ là cuộc đua song mã với Biden.
Sự ủng hộ của cử tri Latin vẫn dành cho Sanders.
Cử tri trẻ dưới 29 tuổi cũng thích Sanders hơn Biden. Nhưng gay go là chưa thấy cử tri trẻ đi bỏ phiếu nhiều hơn.
Sanders đã thua ở Minnesota và Massachusetts, là nơi ông nghĩ có thể thắng.
Tại bang nhà Vermont, ông chỉ giành được 50% phiếu so với 85,7% năm 2016.
So với Biden, Sanders đang có lợi thế về quyên góp chính trị. Chỉ riêng trong tháng Hai, ông nhận 46,5 triệu đôla.
THUA ĐAU
Mike Bloomberg
Bloomberg bỏ ra 34 triệu đôla cho quảng cáo radio và tivi ở Alabama, North Carolina và Virginia. Nhưng Biden thắng hết tại đây.
Chiến dịch của Bloomberg đã mất đà và ông sẽ phải cân nhắc nên làm gì.
Ông sẽ phải suy nghĩ liệu mình có còn khả năng tiếp tục hay không.
Elizabeth Warren
Sau khi đã thua ở Iowa, New Hampshire, Nevada va South Carolina, các nhà quan sát chờ xem Siêu Thứ Ba có giúp gì cho Elizabeth Warren.
Nhưng không. Ngay cả bang nhà Massachusetts cũng quay lưng với bà mà bầu cho Joe Biden.
Joe Biden thậm chí còn không một lần đến thăm Massachusetts.
Nay phe của Bernie Sanders chắc sẽ ép bà Warren công khai nói lời ủng hộ Sanders rồi giã từ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51738506

Bầu cử 2020: Siêu Thứ Ba là gì và tại sao nó quan trọng?

Roland HughesBBC News
Cử tri trên khắp nước Mỹ đang tham gia vào ngày lớn nhất của cuộc bầu cử năm 2020 cho đến nay.
Hơn một năm sau khi các ứng cử viên Dân chủ đầu tiên tham gia cuộc đua để được đại diện đảng đối đầu với Donald Trump, giờ đây Thứ Ba Siêu đã đến.
Mười bốn tiểu bang sẽ bỏ phiếu chọn ứng cử viên đảng Dân chủ nào họ muốn đối đầu tổng thống đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Bernie Sanders hiện đang dẫn đầu sau các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên.
Chúng ta sẽ sớm có một bức tranh rõ ràng hơn về người được đề cử.
Tình hình trước Siêu Thứ Ba ra sao?
Thành viên đảng Dân chủ ở những tiểu bang đầu tiên đã tham gia vào một loạt các cuộc họp kín (cơ bản là các cuộc họp của đảng, nơi cử tri bỏ phiếu công khai vào cuối buổi họp) hoặc các cuộc bầu cử sơ bộ (bỏ phiếu kín) để chọn ứng cử viên họ ưa thích.
Thành công của Bernie Sanders đến với chút bất ngờ. Thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont thua Hillary Clinton trong cuộc đua năm 2016, nhưng ông không phải là một thành viên đảng Dân chủ điển hình. (Trên thực tế, ông là thượng nghị sĩ độc lập tại Thượng viện).
Sanders là một ứng cử viên cánh tả kiên định, vì vậy ông có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục giới ôn hòa của đảng, nếu được đề cử. Sanders cũng đã 78 tuổi lại bị một cơn đau tim vào mùa thu. Nhưng bằng chứng cho thấy ông cực kỳ được ưa chuộng trong các cuộc bầu cử sơ bộ cho đến nay, thu hút cử tri thuộc nhiều nhóm tuổi và sắc tộc, và là người đang có đà mạnh nhất trong tất cả các ứng cử viên.
Các ứng cử viên Dân chủ ôn hòa đang chia phiếu, do đó, thật khó để bất kỳ ai trong số họ có thể vượt xa đối thủ (và điều này đã giúp Sanders có được vị trí dẫn đầu).
Một trong số họ, cựu phó tổng thống Joe Biden - ứng cử viên được yêu chuộng rất sớm, đã bị áp đảo trước khi giành chiến thắng thuyết phục ở South Carolina hôm thứ Bảy.
Pete Buttigieg, cựu thị trưởng South Bend, Indiana, không tận dụng được sự ủng hộ sớm có đã bỏ cuộc hôm Chủ nhật. Các cử tri của ông giờ đây có thể chuyển phiếu cho Biden, người mà cơ hội trở thành ứng cử viên dường như đã được cải thiện rất nhiều trong những ngày gần đây.
Sanders cũng không không phải là ứng cử viên cánh tả duy nhất - Elizabeth Warren, thượng nghị sĩ giàu kinh nghiệm ở Massachusetts, chia sẻ một số chính sách của Sanders nhưng cuộc tranh cử của bà không đạt được kết quả kỳ vọng.
Vậy thì, có ứng cử viên nào trong số này có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11? Thành thật mà nói, còn quá sớm để đoán, và có rất nhiều yếu tố chưa biết.
Tại sao Siêu Thứ Ba quan trọng?
Câu trả lời là vì số phiếu đại biểu.
Giả sử ứng cử viên A được hỗ trợ nhiều nhất ở một tiểu bang. Ứng cử viên không được hỗ trợ nhiều bằng A. Ứng cử viên A sẽ được trao nhiều đại biểu nhất. Mỗi tiểu bang có số đại biểu khác nhau.
Cuối mùa hè, tại đại hội đảng, những đại biểu này sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên thắng ở tiểu bang họ trở thành ứng cử viên đảng Dân chủ. Mục tiêu của mọi ứng cử viên là phải đạt được số 1.990 đại biểu không thể đánh bại.
Đó là lý do tại sao Thứ Ba Siêu quan trọng.
Cho đến nay, chỉ có 155 đại biểu được trao ở bốn tiểu bang. Hôm Siêu Thứ Ba, 1.357 đại biểu, một con số khổng lồ, sẽ được phân phát sau khi cử tri của 14 tiểu bang bỏ phiếu. Hai tiểu bang đông dân nhất là California và Texas cũng sẽ tham gia bầu cử sơ bộ vào dịp này.
Dưới đây là tầm quan trọng của mỗi tiểu bang tính theo số đại biểu – từ ít nhất đến nhiều nhất.
Ai nhiều triển vọng nhất? Đương nhiên là Bernie Sanders. Dù gì ông cũng là một thượng nghị sĩ của tiểu bang.
Ai nữa có triển vọng? Thành thật mà nói, có thể sẽ không ai ngoại trừ Sanders sẽ vượt qua ngưỡng đạt được 15% phiếu và nhận được bất kỳ đại biểu nào. Ông Sanders được cực kỳ yêu chuộng ở tiểu bang nhà. Ông thắng bầu cử sơ bộ năm 2016 tại đây với 86% số phiếu (mặc dù cuối cùng đã mất đề cử cho Hillary Clinton). Chúng ta có thể thấy kết quả đầu tiên ở đây vào khoảng 19:00 giờ địa phương.
Chi tiết liên quan: Trong một cuộc thăm dò của Đài phát thanh Công cộng Vermont vào tháng 2, gần một phần ba cử tri cho biết kinh tế, công việc và chi phí sinh hoạt là một trong những vấn đề chính trong tâm trí họ – mặc dù Vermont có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong cả nước, chỉ 2,3%.
Ai nhiều triển vọng nhất? Câu trả lời nghe có vẻ được lặp lại, nhưng các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Bernie Sanders có nhiều triển vọng nhất. Năm 2016, ông đã giành được hơn gấp đôi số lượng đại biểu mà Hillary Clinton đạt được tại đây.
Ai nữa có triển vọng? Kỳ này nhiều ứng cử viên hơn năm 2016, điều đó có nghĩa là khả năng dẫn đầu của Sanders không lớn. Nhưng tỷ phú Michael Bloomberg và Joe Biden đang bị bỏ rất xa ở phía sau.
Chi tiết liên quan: Đây không phải là điều duy nhất trên lá phiếu Siêu Thứ Ba ở Maine. Còn có một cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên bác một đạo luật ngăn chặn sự phản đối tôn giáo và triết học với việc chủng ngừa hay không.
Ai nhiều triển vọng nhất? Còn ai trồng khoai đất này? Sanders đã chiến thắng ở đây một cách thuyết phục vào năm 2016.
Ai nữa có triển vọng? Không ai có thể thách thức Sanders. Cuộc thăm dò gần đây nhất đưa Bloomberg vào vị trí thứ hai cách khá xa và cựu thị trưởng Indiana, Pete Buttigieg, đứng thứ ba, trước khi ông bỏ cuộc. Câu hỏi được đạt ra là Bloomberg có thể giành được những phiếu bầu của giới ủng hộ Buttigieg và thu hẹp khoảng cách với Sanders không?
Chi tiết liên quan: Không có ứng cử viên nào thắng ở tiểu bang Utah sau đó đã trở thành ứng cử viên Dân chủ kể từ Lyndon B Johnson năm 1964, vì vậy nếu Sanders giành chiến thắng và trở thành ứng cử viên, ông có thể làm nên lịch sử.
Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ
Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?
Ứng cử viên Dân chủ Michael Bloomberg là ai?
Ai nhiều triển vọng nhất? Một cuộc thăm dò gần đây của Đại học Hendrix ở Arkansas cho thấy kế hoạch tập trung nỗ lực vào ngày Thứ Ba Siêu của Bloomberg có thể sẽ tạo được kết quả ở đây.
Ai nữa có triển vọng? Có thể Biden và Sanders, nhưng sẽ rất ngang ngửa. Trang web dự báo FiveThentyEight cho rằng cơ hội của Biden đang tốt lên – vì thế phiếu đại biểu có thể sẽ được chia đều.
Chi tiết liên quan: Việc ai được đảng Dân chủ đề cử có thể sẽ không quan trọng: Tiểu bang Arkansas chỉ bầu ra ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hai lần trong suốt 40 năm (và thậm chí, trong cả hai lần này, ứng cử viên được bầu chính là Bill Clinton, người Arkansas).
Ai nhiều triển vọng nhất? Cũng khó nói. Có thể là Biden.
Ai nữa có triển vọng?Bloomberg và Sanders, theo kết quả từ nhóm thăm dò Sooner tại Oklahoma tuần trước.
Chi tiết liên quan: Khai thác dầu là một vấn đề lớn ở đây, và Sanders và Warren (sinh ra ở Thành phố Oklahoma) đều đề xuất các biện pháp cấm nó. Việc xử lý nước thải dưới lòng đất được sử dụng trong việc khai thác dầu đã dẫn đến sự gia tăng các trận động đất ở khu vực này của Hoa Kỳ.
Ai nhiều triển vọng nhất? Chúng ta đang ở trong lãnh thổ an toàn của Biden. Ông được sự hỗ trợ của nhiều đảng viên Dân chủ cao cấp ở Alabama và được nhiều người Mỹ gốc Phi ở đó ưa thích.
Ai nữa có triển vọng? Sự dẫn đầu của Biden trong các cuộc thăm dò có vẻ khá thoải mái, nhưng Bloomberg và Sanders chắc chắn là sẽ thách thức Biden.
Chi tiết liên quan: Đảng Cộng hòa cũng đang quyết định ai sẽ tham gia cuộc đua vào Thượng viện trong tháng 11, nơi họ rất hy vọng lật đổ Thượng Nghị Sĩ đảng Dân chủ Doug Jones (và khiến đảng Dân chủ khó giành được đa số tại Thượng viện vào cuối năm nay). Người được yêu thích ngay bây giờ là Jeff Sessions, cựu bộ trưởng tư pháp của Donald Trump.
Ai nhiều triển vọng nhất?Khá khó đoán. Trang FiveThirtyEight cho là cơ hội của Biden đã được cải thiện rất nhiều trong những ngày vừa qua.
Ai nữa có triển vọng? Có rất ít thăm dò ý kiến ở tiểu bang này, nhưng có thể Sanders, người đứng thứ hai sau Hillary Clinton ở đây vào năm 2016, sẽ thắng.
Chi tiết liên quan: Ở Tennessee, ai là cử tri bỏ phiếu là yếu tố quan trọng cho kết quả bầu cử – tiểu bang này có tỉ lệ đi bầu tệ hại nhất nước Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, chỉ hơn một nửa số cử tri đã ghi danh đi bầu thực sự bỏ phiếu, thấp hơn 10 điểm so với mức trung bình quốc gia.
Ai nhiều triển vọng nhất? Trang FiveThirtyEight dự đoán xác suất thắng của Sanders ở đây gần 90%. Dự đoán này đang bắt đầu hình thành.
Ai nữa có triển vọng? Biden được trang này dự đoán là sẽ thua xa Sanders. Elizabeth Warren còn đứng sau Biden.
Chi tiết liên quan: Từng là thành trì của đảng Cộng hòa, di dân đến từ ngoài tiểu bang và gia tăng dân số đã biến Colorado thành một tiểu bang ngày càng “xanh”. Trong dự đoán mới nhất, Sabato thuộc tổ chức tiên đoán kết quả bầu cử Crystal Ball, đã đổi thứ hạng của cuộc đua Thượng viện Hoa Kỳ tại đây từ “ngang ngửa” thành “nghiêng Dân chủ”.
Chiến thắng ở Nevada củng cố vị trí dẫn đầu của Sanders
Ai nhiều triển vọng nhất? Mọi triển vọng đều được dồn cho thượng nghị sĩ tiểu bang Amy Klobuchar cho đến khi bà rút khỏi cuộc đua hôm thứ Hai. Giờ đây Klobuchar đã lên tiếng ủng hộ Biden, vậy thì … có lẽ là Biden?
Ai nữa có triển vọng? Sanders theo sát Klobuchar ở vị trí thứ hai, và có thể sẽ đạt được một số đại biểu khá ở đây.
Chi tiết liên quan: Phần đất này của Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề vì cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc – nhóm vận động chính sách ”Tariffs Hurt The Heartland” nói rằng các doanh nghiệp ở Minnesota phải trả thêm 797 triệu đôla tiền thuế. Liệu điều đó có khiến cử tri nghiêng về đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử này?
Ai nhiều triển vọng nhất? Có thể là Sanders? Hơi khó đoán.
Ai nữa có triển vọng? Elizabeth Warren, nhưng nếu không thắng được ở đây có lẽ bà sẽ hơi xấu hổ, vì bà là thượng nghị sĩ cao cấp của tiểu bang này. Việc rút lui của Buttigieg có thể giúp Warren.
Ai nhiều triển vọng nhất? Đây sẽ là một trong những tiểu bang thú vị để theo dõi. Việc bỏ phiếu có thể được phân chia khá đồng đều giữa Sanders, Bloomberg và Biden.
Ai nữa có triển vọng? Xem phần giải thích trên.
Chi tiết liên quan: Kết quả bỏ phiếu vùng ngoại ô của Washington DC sẽ rất quan trọng cho cuộc bầu cử vào tháng 11 (như trong bầu cử giữa kỳ 2018). Người đang được yêu thích Bernie Sanders sẽ gặt hái được kết quả như thế nào? Liệu người ôn hòa ở vùng ngoại ô có sẽ ủng hộ ông?
Ai nhiều triển vọng nhất? Đây là một bức tranh khá giống với tiểu bang láng giềng Virginia, và cũng đáng để theo dõi – cuộc đấu ở đây đang bất phân thắng bại giữa Sanders và Biden.
Ai nữa có triển vọng? Theo một số thăm dò Bloomberg từng được tỷ lệ ủng hộ tốt ở đây, nhưng ông bây giờ đang lui lại phía sau một chút.
Chi tiết liên quan: Đây cũng sẽ là một tiểu bang căng thẳng vào tháng 11. Như với Virginia, các vùng ngoại ô của các thành phố như Charlotte và Raleigh rất quan trọng. Nhưng hãy xem họ bầu cho ai, và liệu người đó cuối cùng có trở thành người được đề cử hay không. Cách thức cử tri bỏ phiếu ở đây vào tháng 11 có thể giúp quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống.
Ai nhiều triển vọng nhất? Chúng ta giờ đây đang tiến vào địa danh quan trọng. Tại tiểu bang này Sanders và Biden ngang ngửa. Dù kết quả ra sao, có vẻ như Sanders sẽ đoạt được một lượng lớn đại biểu và vào thời điểm kết quả đến từ Texas, vị trí dẫn đầu của anh ta có thể rất mạnh.
Ai nữa có triển vọng? Đây có thể là một đêm tốt cho Biden. Elizabeth Warren đứng thứ ba hoặc thứ tư trong hầu hết các cuộc thăm dò.
Chi tiết liên quan: Có lý do để nghĩ rằng khối cử tri gốc Tây Ban Nha ở Texas, được mệnh danh là ”người khổng lồ đang ngủ” – hiện lên đến gần hai triệu – đang sắp thức dậy. Trong giai đoạn giữa năm 2018, 46,9% cử tri gốc Tây Ban Nha ghi danh đi bầu đã đi bỏ phiếu, một bước nhảy vọt từ 24,4% trong năm 2014.
Ai nhiều triển vọng nhất? Nếu xác xuất thắng của Sanders tại đây thực sự là 89% như FiveThirtyEight dự đoán, thì chúng ta có thể xem ông là người được đề cử. California là nơi mà sự hấp dẫn của Sanders đối với “liên minh đa chủng tộc” của ông được đền đáp – có vẻ Sanders thu hút được người Mỹ gốc Phi, người Latin và người Mỹ gốc Á ở đây.
Ai nữa có triển vọng? Ngay lúc này, Biden có vẻ đang đứng hạng nhì, nhưng cách sau khá xa.
Chi tiết liên quan: Đây sẽ là Siêu Thứ Ba đầu tay của California. Các nhà lập pháp đã chuyển ngày bầu cử sơ bộ của tiểu bang từ vị trí truyền thống vào tháng 6 sớm lên, trong nỗ lực tăng tác động của tiểu bang California. Sự thay đổi này có thể quan trọng: tiểu bang đông dân nhất của Hoa Kỳ sẽ trao 30% số đại biểu cần có để thắng trong Siêu Thứ Ba.
Lãnh thổ Samoa của Mỹ (sáu đại biểu) và Thành viên Dân chủ ở Nước ngoài (13 đại biểu) cũng đang bỏ phiếu vào Siêu Thứ Ba.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51717996

Tổng thống Trump quyên tặng tiền lương quý IV/2019

để chống dịch COVID-19

Hải Lam
Tổng thống Donald Trump đã quyên tặng toàn bộ 100.000 USD tiền lương quý IV/2019 của ông cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ để chống lại dịch COVID-19.
“Tổng thống Donald Trump từng cam kết không nhận lương khi nắm quyền. Nhằm thực hiện lời hứa và tăng cường bảo vệ người dân Mỹ, tổng thống quyết định quyên góp toàn bộ tiền lương quý IV năm ngoái cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nhằm hỗ trợ nỗ lực phòng chống, kiểm soát và chiến đấu chống lại virus corona”, thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham viết trên Twitter hôm 4/3.
Bà Stephanie Grisham cho biết, tiền lương quý IV/2019 của Tổng thống Trump đã được chuyển tới Văn phòng Trợ tá Bộ trưởng đặc trách Y tế.
Ông Trump từng hứa với các cử tri vào tháng 9/2015 rằng, ông sẽ không nhận khoản lương 400.000 USD/năm nếu được bầu làm tổng thống. Trong 3 năm đầu cầm quyền, ông đã quyên tặng tiền lương của mình cho nhiều tổ chức và cơ quan khác nhau.
Tổng thống Trump đã tặng tiền lương quý III/2019 để giúp chống đại dịch opioid và tặng tiền lương quý II/2019 để tài trợ cho chương trình nâng cao sự nhận thức về mối nguy hiểm của cần sa.
Trong nỗ lực chống lại dịch COVID-19, chính quyền Tông thống Trump hôm 25/2 gửi yêu cầu cho Nghị viện Mỹ thông qua ngân sách 2,5 tỷ USD để đối phó với dịch COVID-19, trong đó 1 tỷ USD dành cho việc phát triển vắc-xin.
Theo Dan Knight, The BL
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-quyen-tang-tien-luong-quy-iv-2019-de-chong-dich-covid-19.html

Mỹ: Bộ An ninh Nội địa và nhiều trường học

 tạm thời đóng cửa vì COVID-19

Hải Lam
Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm 3/3 thông báo đóng cửa văn phòng tại tiểu bang Washington do một nhân viên bị nghi nhiễm COVID-19. Tại thành phố Seattle, nhiều trường học có thể chuyển sang dạy trực tuyến vì lo ngại dịch bệnh.
Theo AFP, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf hôm 3/3 cho biết, nhân viên nghi nhiễm cảm thấy không khỏe sau khi tới thăm một người họ hàng tại trung tâm dưỡng lão Life Care ở thành phố Kirkland, nơi ghi nhận 4 bệnh nhân tử vong vì COVID-19.
Dù chưa có kết quả xét nghiệm nhân viên này, nhưng ông Wolf cho biết văn phòng Bộ An ninh Nội địa tại tiểu bang Washington vẫn sẽ bị đóng cửa trong 14 ngày.
Hãng tin AP cho biết, tại thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, nhiều trường học đóng cửa và có thể giảng dạy trực tuyến.
Trường tư thục Eastside ở Kirkland cho biết họ sẽ cho gần 500 học sinh từ lớp 5 tới lớp 12 ở nhà và tham gia các lớp học trực tuyến. Nhà trường thông báo trên trang web rằng chưa có học sinh nào nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, nhưng cho rằng “không nên chờ cho đến khi có trường hợp nhiễm bệnh rồi mới hành động”. Trường cho biết sẽ mở các lớp học trực tuyến đến hết ngày 27/3.
Trong khi đó, khu học chánh Northshore, nơi có khoảng 22.000 học sinh ở phía Bắc Seattle, đã đóng cửa hôm 3/3 và giáo viên có thể dạy từ xa nếu cần thiết. Giám thị Michelle Reid cho biết trong một lá thư gửi các gia đình của học sinh rằng khu học chánh đang lên kế hoạch giúp đỡ những học sinh không có máy tính hoặc không có kết nối Internet tại nhà.
Các trường công lập Seattle đến nay vẫn chưa đóng cửa, nhưng họ đang theo dõi tình hình.
Các quan chức y tế địa phương và tiểu bang không khuyến nghị đóng cửa trường học hay hủy các hoạt động nhưng họ tôn trọng quyết định của lãnh đạo trường học địa phương.
Theo cập nhật lúc 15h10 (giờ Việt Nam) ngày 4/3 của worldometer, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ là 128, trong đó 9 người đã tử vong và tất cả đều ở tiểu bang Washington.
Video: Mỹ phản đối Bắc Kinh loại Đài Loan ra khỏi WHO
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-bo-an-ninh-noi-dia-va-nhieu-truong-hoc-tam-thoi-dong-cua-vi-covid-19.html

Cảnh sát cho biết nhân viên UPS lên kế hoạch

nổ súng hàng loạt tàng trữ đến 20,000 viên đạn

và nhiều vũ khí dự trữ

Tin từ California – Hôm thứ Hai (02 tháng 03), cảnh sát thông báo họ đã khám xét ngôi nhà ở California của một nhân viên UPS đe dọa nổ súng hàng loạt, và phát hiện ra áo giáp, nhiểu khẩu súng trường tự động và 20,000 viên đạn. Cảnh sát Sunnyvale đã bắt giữ Thomas Andrew, 32 tuổi vì tội trốn tránh cảnh sát, lái xe khi sử dụng chất kích thích cùng một số vi phạm luật vũ khí.
Chính quyền cho biết vào tối Chủ nhật (01/03/2020) họ đã nhận được một thông báo rằng anh Andrew đang lên kế hoạch cho một vụ nổ súng hàng loạt tại một cơ sở của UPS ở thành phố Sunnyvale, gần San Jose. Khi cảnh sát cố gắng dừng xe của anh ta lúc ba tiếng sau đó, khoảng sau 11 giờ đêm. Một cuộc truy đuổi trên xa lộ Highway 101 đã diễn ra sau đó. Sau khi cảnh sát chặn được Andrew, họ đã khám xét căn nhà ở Sunnyvale của anh ta và tìm thấy hàng nghìn viên đạn, nhiều băng đạn, năm khẩu súng trường tự động, một khẩu shotgun, ba khẩu súng lục, áo giáp và ba lô chiến thuật chứa đạn dược.
Những chiếc ba lô đã được dựng trên sàn cửa trước căn nhà trong chung cư. Theo hồ sơ nhà tù, Andrew đang bị giam giữ tại nhà tù quận Santa Clara với tiền thế chân tại ngoại 500,000 Mỹ kim. Hiện chưa rõ nghi can đã có luật sư hay chưa.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canh-sat-cho-biet-nhan-vien-ups-len-ke-hoach-no-sung-hang-loat-tang-tru-den-20000-vien-dan-va-nhieu-vu-khi-du-tru/

Tối Cao Pháp Viện cho phép các tiểu bang

xét xử di dân lậu tội ăn cắp danh tính

Tin Washington DC – Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào thứ Ba, 3 tháng 3, đã cho phép tiểu bang sử dụng luật hình sự chống lại các di dân lậu và những người không có giấy phép làm việc tại Hoa Kỳ, trong phán quyết liên quan đến một vụ án ăn cắp danh tính tại tiểu bang Kansas. Các thẩm phán đã duy trì quyền hạn của tiểu bang trong việc xét xử các di dân lậu tội ăn cắp danh tính khi họ đi xin việc làm.
Tối Cao Pháp Viện phán quyết rằng Kansas không lấn lướt quyền hạn của chính quyền liên bang trong chính sách di trú, khi truy tố 3 người đàn ông bị cáo buộc sử dụng số An Sinh Xã Hội của người khác. Kansas là một trong các tiểu bang bảo thủ tại Hoa Kỳ, và luôn cố gắng tìm cách kiểm soát nạn nhập cư lậu. Vào năm 2017, Tòa thượng thẩm Kansas đã tuyên bố không thể kết tội 3 di dân lậu, khi đó đang là các nhân viên nhà hàng, vì đây là vấn đề thuộc quyền hạn của liên bang. Tuy nhiên, Tối Cao Pháp Viện đã đảo ngược quyết định này, với lý do rằng đạo luật Cải tổ và kiểm soát di trú 1986 không cấm các tiểu bang xét xử di dân lậu. Tuy các vấn đề gian lận việc làm liên quan đến di dân lậu được coi là thuộc quyền hạn của liên bang, nhưng Kansas nói rằng vụ xét xử ăn cắp danh tính tại tiểu bang này không liên quan đến vấn đề nhập cư, do đó không xung đột với luật di trú liên bang.
Kansas lý luận rằng một phán quyết có lợi cho di dân lậu sẽ phá hoại các nỗ lực của tiểu bang này trong việc đối phó nạn ăn cắp danh tính. Trong khi đó, các nhóm bênh vực di dân cho rằng, việc cho Kansas được quyền xét xử di dân lậu sẽ mở đường cho các tiểu bang tự điều khiển chính sách di trú.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-cho-phep-cac-tieu-bang-xet-xu-di-dan-lau-toi-an-cap-danh-tinh/

Chính phủ Trump cân nhắc trả tiền bệnh viện

cho các bệnh nhân coronavirus không có bảo hiểm

Tin Washington DC – Theo bản tin từ tờ Wall Street Journal, chính phủ Trump đang cân nhắc sử dụng ngân sách của một chương trình đối phó thiên tai của Hoa Kỳ để trả tiền chi phí y tế cho các bệnh nhân không có bảo hiểm bị nhiễm coronavirus. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều viên chức lo ngại về chi phí y tế, do dịch Covid-19 đã lây lan ra 16 tiểu bang Hoa Kỳ, trong lúc nước Mỹ đang có khoảng 27 triệu người không có bảo hiểm sức khỏe.
Thông thường, trong tình huống thiên tai như giông bão hoặc động đất, các bệnh viện và cơ sở y tế sẽ được trả lại tiền thông qua một chương trình liên bang, trả cho họ khoảng 110% mức tỷ lệ của Medicare, để chữa trị cho các bệnh nhân, bao gồm cả những người được di tản từ những vùng bị ảnh hưởng. Cơ quan Medicare và Medicaid hiện đang thảo luận về việc sử dụng chương trình này để trả tiền cho các bệnh viện đang chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm coronavirus không có bảo hiểm y tế. Tiến Sĩ Robert Kadlec, phụ tá Bộ Trưởng Y Tế về hậu cần và đối phó khủng hoảng, vào thứ Ba, 3 tháng 3, cho biết trong phiên điều trần tại quốc hội rằng các cơ quan chính phủ đang thảo luận về việc sử dụng chương trình hoàn trả tiền thuộc Hệ thống y tế thiên tai quốc gia.
Vào thứ Ba, tiểu bang North Carolina đã phát hiện ca nhiễm coronavirus đầu tiên, trong khi tiểu bang Washington báo cáo ca tử vong thứ 9. Tuy nhiên, Tổng Thống Trump cho biết ông không có ý định ra lệnh cấm di chuyển trong nội địa Hoa Kỳ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chinh-phu-trump-can-nhac-tra-tien-benh-vien-cho-cac-benh-nhan-coronavirus-khong-co-bao-hiem/

Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất giữa dịch Covid-19

Cục Dự trữ Liên bang (FED), tức Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. cắt giảm lãi suất hôm 3/3 trong một nỗ lực nhằm bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới chống lại tác động của dịch Covid-19, mặc dù Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cảnh báo rằng mối đe dọa đối với nền kinh tế sẽ không giảm trong tức thời.
Phát biểu tại một cuộc họp báo không lâu sau khi FED loan báo sẽ cắt lãi suất chính xuống 0,5% còn khoảng từ 1% tới 1.25%, ông Powell nói:
“Virus Covid-19 và các biện pháp đang được áp dụng để kiềm chế dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, cả ở trong và ngoài nước, trong một thời gian nữa.
Quyết định cắt lãi suất đã được các nhà hoạch định chính sách đồng thanh ủng hộ. Đây là lần cắt giảm lãi suất khẩn cấp đầu tiên kể từ năm 2008 – đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nêu bật tính chất nghiệm trọng của đánh giá của ngân hàng trung ương về tác động của dịch Covid-19.
Động thái này không lập tức trấn an các thị trường tài chính vốn hết sức lo ngại về tác động của virus Covid-19 đối với đà tăng trưởng kinh tế. Thua lỗ trên phố Wall ngày càng sâu sắc. Suất thu lợi của trái phiếu chính phủ thoạt tiên giảm, nhưng sau đó tăng nhẹ.
Chủ tịch FED nói rằng hành động của ngân hàng trung ương sẽ đẩy mạnh nền kinh tế một cách có ý nghĩa bằng cách nới lỏng các điều kiện tài chính và tăng cường sự tự tin của các doanh nghiệp và các hộ gia đình.
“Chúng tôi thấy được những sự rủi ro đối với triển vọng của nền kinh tế và đã chọn giải pháp hành động”, ông Powell nói. Tuy vậy, ông thừa nhận với triển vọng kinh tế trong các điều kiện bất định hiện nay, tình hình hãy còn bấp bênh, dễ xoay chiều.
Không chỉ có ngân hàng trung ương Mỹ ra tay hành động, trước đó trong ngày 3/3, các ngân hàng trung ương Úc và Malaysia cũng cắt giảm lãi suất và ngày hôm trước, thứ Hai 2/3, Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện các bước để cung cấp thanh khoản nhằm ổn định thị trường tài chính trong nước.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã hoan nghênh quyết định của Cục Dự trữ Liên bang, nói rằng cắt lãi suất sẽ giúp ích cho nền kinh tế Mỹ. Trên trang Twitter của ông, Tổng thống Trump kêu gọi ngân hàng trung ương hãy cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/cuc-du-tru-lien-bang-cat-lai-suat-giua-dich-covid19/5313561.html

Hillary Clinton có thể phải hầu tòa

về bê bối máy chủ email

Hương Thảo
Cựu đệ nhất phu nhân và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có thể phải hầu tòa vì một vụ kiện về việc bà sử dụng máy chủ email riêng khi còn tại nhiệm, một thẩm phán liên bang cho biết trong một phán quyết hôm thứ Hai.
Thẩm phán Tòa án quận Royce Lamberth đã đưa ra yêu cầu cho Tổ chức Giám sát bảo thủ Judicial Watch, ủy quyền cho nhóm này thẩm vấn bà Clinton và những người liên quan khác về việc bà có thực hiện những giao dịch của Bộ Ngoại giao trên một máy chủ email riêng hay không. Tổ chức này trong nhiều năm đã tìm kiếm các email liên quan đến vụ tấn công chết người năm 2012 ở Benghazi, Libya.
“Bất kỳ phát hiện nào thêm nên tập trung vào việc bà ấy có sử dụng máy chủ riêng để trốn tránh [Đạo luật Tự do Thông tin] hay không, và như một hệ quả tất yếu, những gì bà ấy hiểu về các nghĩa vụ quản lý hồ sơ Nhà nước,” thẩm phán Lamberth viết trên Lệnh của ông.
Lamberth nói rằng việc lưu trữ hồ sơ “không đủ để giải thích trạng thái tâm lý của cựu Ngoại trưởng Clinton, khi bà quyết định coi việc thiết lập và sử dụng một máy chủ email riêng để thực hiện công việc của Bộ Ngoại giao là có thể chấp nhận được.”
Vị thẩm phán, người được bổ nhiệm bởi cựu Tổng thống Ronald Reagan, lưu ý rằng bà Clinton, người đã ra tranh cử tổng thống không thành công vào năm 2008 và 2016, đã trả lời các câu hỏi bằng văn bản trong một trường hợp khác. Nhưng Lamberth nói rằng những câu trả lời của bà ấy là “không đầy đủ, không có gì hữu ích, hay thậm chí qua loa,” trong khi “nó để lại cho nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời”.
Cuối cùng, FBI đã điều tra và phản đối lại cáo buộc hình sự đối với bà Clinton chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, cơ quan này đã tìm thấy hàng tá tin nhắn trong tài khoản của Clinton mà các quan chức cho biết có những thông tin được phân loại “bảo mật cao”. Nhưng “ngay cả nhiều năm sau cuộc điều tra của FBI, một vài những phát hiện mới vẫn chưa được lý giải thỏa đáng,” thẩm phán Lamth viết.
Lamberth cho biết bà Clinton vẫn cần trả lời một số câu hỏi liên quan đến vụ email của mình: “Làm thế nào để bà ấy tin rằng các email qua máy chủ riêng của mình sẽ được bảo quản bởi các quy trình thông thường của Bộ Ngoại giao để lưu giữ email? Ai đã nói với bà ấy điều đó – nếu có ai đó – thì khi nào? Bà ấy có biết rằng Bang đã đưa ra câu trả lời là ‘không có hồ sơ” tại FOIA [Đạo luật Tự do Thông tin] đối với các email của bà ấy không? Nếu vậy, bà ấy có nghi ngờ rằng mình có nghĩa vụ phải tiết lộ sự tồn tại của máy chủ riêng của mình cho những công vụ ở Bang xử lý các yêu cầu của FOIA không? Tại sao bà ấy lại cho rằng việc sử dụng một máy chủ tư nhân để tiến hành các giao dịch của Bộ Ngoại giao là được luật pháp cho phép?
Cựu trợ lý của bà Clinton, Cheryl Mills, một cựu chánh văn phòng, giờ đây có thể bị phế truất theo lệnh của Lamberth. Ông cũng chấp thuận trát đòi hầu tòa lên Google đối với bất kỳ email nào mà bà Clinton có thể có trên các máy chủ của mình. Lamberth đặt thời gian biểu 75 ngày để sưu tập các lời khai và bằng chứng liên quan đến vụ án.
Hôm thứ Hai, trưởng ban Giám sát tư pháp Tim Fitton đã đăng lại một video trên Twitter từ năm ngoái về vụ án: “Tôi muốn biết nếu có thể tìm thấy các email của Clinton”. Fitton đã giải thích rằng các luật sư của Watch Justice có thể phát hiện thêm thông tin về máy chủ email của bà Clinton sau khi FBI và Quốc hội không thể làm như vậy.
Clinton và Mills đã không công khai hồi đáp về phán quyết mới nhất của tòa.
Theo Jack Phillips /  Epoch Times, 2/3/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hillary-clinton-co-the-phai-hau-toa-ve-be-boi-may-chu-email.html

Số người chết do coronavirus tại Seattle tăng lên 6 người

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ hai (2 tháng 3), các viên chức y tế cho biết tổng số người chết do coronavirus tại khu vực Seattle đã tăng lên 6 người.
Bác sĩ Jeff Duchin, viên chức y tế của cơ quan Y tế Công cộng Seattle và Quận King, cho biết số người tử vong đã tăng lên từ 2 người trước đó tại tiểu bang Washington. Trong một buổi họp báo, ông Duchin cho biết 8 trong số 14 trường hợp nhiễm bệnh ông đang theo dõi có liên quan đến một vụ bùng phát dịch ở cơ sở điều dưỡng ở ngoại ô Kirkland.
Ít nhất 4 trong số 6 người thiệt mạng là người cao niên hoặc có bệnh tiềm ẩn. Dù vậy, Phó Tổng thống Mike Pence vẫn khẳng định nguy cơ lây lan của coronavirus đối với người dân Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp.
Trước đó cùng ngày, hai viên chức cao cấp cho biết chính quyền Tổng Thống Trump đang cân nhắc xem liệu Tổng Thống có nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp để giúp trang trải chi phí của tiểu bang và địa phương trong việc ứng phó với coronavirus hay không.
Trong một cuộc họp với các giám đốc điều hành của công ty dược phẩm, Tổng Thống Trump cho biết thêm rằng việc thắt chặt hơn nữa các hạn chế đi lại đối với các quốc gia bị virus tấn công mạnh cũng đang được xem xét.
Ông Stephen Hahn, Ủy viên Cơ Quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm CDC bày tỏ hy vọng rằng đến cuối tuần này, gần 1 triệu các kit xét nghiệm coronavirus sẽ được hoàn thành. Hiện nay, tổng số trường hợp nhiễm virus được phát hiện bởi hệ thống y tế công cộng ở tiểu bang Washington đang ở mức 18, nhiều nhất trong số các tiểu bang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/so-nguoi-chet-do-coronavirus-tai-seattle-tang-len-6-nguoi/

Lốc xoáy cuốn qua Nashville

làm ít nhất 22 người thiệt mạng

Sáng sớm thứ Ba (03/03/2020) ít nhất 22 người đã thiệt mạng bởi một cơn lốc xoáy mạnh tấn công thành phố Nashville, tiểu bang Tennessee, lốc xoáy san phẳng các tòa nhà, làm hư hỏng một phi trường và khiến hàng chục ngàn người bị mất điện. Theo Cơ quan quản trị khẩn cấp Tennessee, những người thiệt mạng bao gồm bốn người ở quận Putnam, hai người ở Nashville, hai người ở quận Wilson và một người ở quận Benton.
Sở cứu hỏa Nashville cho hay các đội tìm kiếm và giải cứu đã tìm kiếm những người bị mắc kẹt và bị thương ở các công trình bị hư hại. Sở cảnh sát ở Mt. Juliet ở phía đông của Nashville báo cáo có nhiều ngôi nhà bị hư hại và người dân bị thương. Các trường học, văn phòng quận và tòa án sẽ đóng cửa vào thứ Ba (03/03/2020) vì thiệt hại do lốc xoáy trên khắp Nashville, nhưng các địa điểm bỏ phiếu bầu cử tại các trường học và các nơi khác vẫn sẽ được mở trừ khi có chỉ thị khác. Một số địa điểm bỏ phiếu cũng sẽ được di dời. Công ty điện lực Nashville Electric của thành phố cho biết có hơn 44,000 khách hàng bị mất điện vào sáng sớm. Phi trường John C. Tune cách trung tâm thành phố Nashville 8 dặm cũng chịu thiệt hại đáng kể do thời tiết khắc nghiệt, một số nhà chứa phi cơ đã bị phá hủy. Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Nashville, đây không phải lần đầu Tennessee có lốc xoáy diễn ra vào ngày Siêu thứ Ba.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/loc-xoay-cuon-qua-nashville-lam-it-nhat-22-nguoi-thiet-mang/

Công ty Apple phải bồi thường 500 triệu Mỹ kim

sau khi thừa nhận đã làm chậm các iphone đời cũ

Theo đài KTLA, những khách hàng đang sử dụng iPhones có thể nhận được 25 mỹ kim từ Apple sau khi công ty này đồng ý trả tới 500 triệu mỹ kim để giải quyết khiếu nại về việc cố tình làm chậm điện thoại đời cũ để bảo quản pin cũ.
Phía Apple và các luật sư đại diện cho người tiêu dùng iPhone đã đồng ý với một thỏa thuận bồi thường xuất phát vào năm 2017, khi Apple thừa nhận họ đang làm chậm tốc độ của các iPhone đời cũ để tránh hiện tượng tắt máy đột ngột liên quan đến pin.
Sau khi thừa nhận điều này, Apple cũng cung cấp giảm giá cho dịch vụ thay pin của khách hàng với giá 29 mỹ kim, nhưng nhiều người tuyên bố họ đã chi hàng trăm mỹ kim để mua điện thoại mới vì Apple không tiết lộ nguyên nhân của vấn đề. Nếu khách hàng biết rằng họ có thể mua pin mới, nhiều người có thể có thể đã không mua điện thoại mới.
Là một phần của thỏa thuận bồi thường, công ty sẽ trả 310 triệu đến 500 triệu mỹ kim bao gồm khoảng 93 triệu mỹ kim cho các luật sư đại diện cho người tiêu dùng. Người dùng iPhone được nêu tên trong đơn kiện sẽ nhận được 3,500 mỹ kim mỗi người. Số tiền bồi thường còn lại sẽ được đưa cho chủ sở hữu các mẫu iPhone 6, 6S, 7 và SE đủ điều kiện.
Những khách hàng muốn nhận số tiền bồi thường sẽ phải nộp đơn yêu  cầu, và công ty cho biết nếu có quá nhiều đơn yêu cầu thì số tiền 25 mỹ kim sẽ giảm xuống. Một thẩm phán liên bang ở San Jose, California, vẫn cần phê duyệt thỏa thuận bồi thường. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cong-ty-apple-phai-boi-thuong-500-trieu-my-kim-sau-khi-thua-nhan-da-lam-cham-cac-iphone-doi-cu/

Mỹ không kích Taliban,

yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công

Hoa Kỳ hôm 4/3 tiến hành một vụ không kích đầu tiên nhắm vào các chiến binh Taliban ở Afghanistan kể từ khi đôi bên ký một thỏa thuận rút quân hôm 29/2, theo Reuters.
Một phát ngôn viên của quân lực Mỹ xác nhận vụ không kích xảy ra ở tỉnh Helmand nằm ở miền nam, vài giờ sau khi Tổng thống Trump có cuộc điện đàm với nhà đàm phán chính của Taliban, ông Mullah Baradar Akhund, hôm 3/3.
XEM THÊM:
Mỹ, Taliban kí thỏa thuận rút quân, thách thức chờ đón phía trước
Theo Reuters, đây là cuộc trao đổi đầu tiên giữa một nguyên thủ Mỹ và một quan chức hàng đầu của Taliban.
Người phát ngôn của quân lực Mỹ được trích lời nói rằng các chiến binh Taliban “tăng cường tấn công một chốt kiểm soát [của Các lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan]” và rằng vụ không kích nhằm phá vỡ “cuộc tấn công đó”.
Phát ngôn viên này nói thêm rằng Washington cam kết vì hòa bình, nhưng sẽ bảo vệ các lực lượng Afghanistan nếu thấy cần thiết.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-k%C3%ADch-taliban-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-c%C3%A1c-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng/5314764.html

Ông Trump không có phản ứng

sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Ông Trump sử dụng những từ ngắn gọn khác thường của Tổng thống đối với vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia khi chỉ cho rằng đó là “tên lửa tầm ngắn”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/3 cho biết, ông “không có phản ứng” nào với các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên tiến hành hôm 2/3 vừa qua.
Trả lời báo giới, ông Trump đã sử dụng những từ ngắn gọn khác thường của Tổng thống đối với một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia khi chỉ cho rằng đó là “tên lửa tầm ngắn”.
Triều Tiên cũng đã phóng tên lửa tương tự vào năm 2019 và Tổng thống Mỹ đã nhận định vụ thử là không quan trọng vì liên quan đến tên lửa đạn đạo tầm ngắn, mặc dù chúng bị cấm theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau 3 lần trong nỗ lực đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên để đổi lấy việc miễn giảm các lệnh trừng phạt và các nhượng bộ khác nhưng hiện vẫn chưa có tiến triển thực chất nào
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33335-ong-trump-khong-co-phan-ung-sau-vu-phong-ten-lua-cua-trieu-tien.html

Mỹ – Trung tranh đua ảnh hưởng ở LHQ

Mỹ và Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt về cuộc bầu cử Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) của LHQ vào tuần tới.
Ứng cử viên hàng đầu do Trung Quốc đề cử là bà Vương Bân Dĩnh, đương kim Phó tổng giám đốc WIPO. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây áp lực buộc các quốc gia thành viên LHQ không bỏ phiếu cho bà Vương.
Trong khi đó, Mỹ ủng hộ ứng viên Daren Tang, Giám đốc Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Bộ Tư pháp Singapore.
Ngoài ra, còn có các ứng cử viên khác từ Kazakhstan, Ghana, Colombia và Peru. Giới chuyên gia nhận định đây là cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tăng cường sức ảnh hưởng tại LHQ. Hiện Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất, đóng góp cho ngân sách LHQ gần 680 triệu USD năm 2020 (chiếm 22%), trong khi Trung Quốc góp 370 triệu USD (chiếm 12%).
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33334-my-trung-tranh-dua-anh-huong-o-lhq.html

WHO yêu cầu mọi người

chớ tích trữ khẩu trang, đồ bảo hộ

Ngày 3/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus yêu cầu mọi người trên toàn thế giới ngưng tích trữ khẩu trang và các trang bị bảo hộ khác, nói rằng những thứ này cần cho các nhân viên y tế đang chống lại virus corona.
Một ngày sau khi tuyên bố thế giới đang đối mặt với những tình huống mới và việc lây lan virus tăng mạnh tại Hàn Quốc, Ý, Iran và Nhật Bản là mối đe dọa lớn nhất của thế giới, ông Tedros nói “tình trạng thiếu hụt khiến các bác sĩ, y tá và những nhân viên y tế ở tuyến đầu không được trang bị đầy đủ để chăm sóc cho các bệnh nhân COVID-19.”
Ông Tedros giải thích là virus corona và bệnh cúm theo mùa bình thường đều gây ra những vấn đề về hô hấp và lây lan theo cùng một kiểu, nhưng virus corona không lây lan hiệu quả bằng virus cúm mùa thông thường.
Ông Tedros cũng nói COVID-19 gây nên những ca trầm trọng hơn là cúm và việc chế ngự virus corona có thể làm được, không như cúm mùa.
Giũa lúc virus tiếp tục lây lan trên toàn thế giới, có sự lạc quan ngày càng tăng tại Trung Quốc, nơi số những ca lây nhiễm mới giảm sút ở mức thấp nhất trong vài tuần lễ và hàng ngàn bệnh nhân hồi phục bắt đầu xuất viện.
Sáng ngày 3/3, Bộ trưởng Tài chánh khối 7 nước có nền kinh tế hàng đầu nói sẽ dùng chính sách để hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy yếu vì virus corona, hiện đã lây lan sang ít nhất 70 nước.
Các Bộ trưởng nói trong một tuyên bố sau khi hội thoại là họ đang “theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của virus đối với thị trường và những điều kiện kinh tế” và họ đã cam kết “sử dụng tất cả các công cụ chính sách thích hợp” để yểm trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên các Bộ trưởng không tiết lộ các biện pháp rõ rệt nào để chống virus giữa những kỳ vọng là khối này sẽ làm như vậy.
https://www.voatiengviet.com/a/who-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-m%E1%BB%8Di-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%9B-t%C3%ADch-tr%E1%BB%AF-kh%E1%BA%A9u-trang-%C4%91%E1%BB%93-b%E1%BA%A3o-h%E1%BB%99-/5314290.html

Vaccine ngừa Covid-19: Nhiều cam go

Steve Baragona
Vaccine đầu tiên chống virus Covid-19 đang được thử nghiệm trên người.
Khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố trình tự lây lan của virus corona và khi công ty công nghệ sinh học Moderna gởi vaccine đến Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm của Mỹ để bắt đầu thử nghiệm chỉ cách có 6 tuần.
Đây là một khoảng thời gian kỷ lục đối với việc chế tạo vaccine. Một vài công ty khác cũng đang làm việc để vaccine của họ được thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên thử nghiệm một vaccine về độ an toàn và hiệu quả sẽ mất từ 12 đến 18 tháng hay hơn nữa, các giới chức nói. Dù sản phẩm qua được thử nghiệm nhưng sẽ phải đối mặt với rào cản khác nữa: chế tạo và phân phối đủ vaccine để đáp ứng như cầu của một cơn đại dịch toàn cầu.
Công nghệ chưa được thử nghiệm
Vaccine của công ty Moderna là một trong vài ứng cử viên dùng một công nghệ mới chưa bao giờ được sử dụng trên người.
Cho tới nay tất cả các vaccine đều chứa đựng những phần của virus. Chúng báo động hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân để tìm ra virus.
Vaccine gần đây nhất của Moderna chỉ chứa đựng những chỉ dẫn về gen đối với những phần này. Cơ thể của bệnh nhân chuyển những chỉ dẫn vào các phần của virus báo động hệ thống miễn nhiễm.
Loại vaccine dùng gen này được sản xuất nhanh chóng hơn là vaccine truyền thống. Điều tất cả các khoa học gia cần biết là mã số gen của virus, đã có đối với virus corona trong vòng vài tuần lễ khi được phát hiện.
Đó là lý do tại sao Moderna có thể có được vaccine để thử nghiệm lâm sàng trong một thời gian kỷ lục.
Tuy nhiên công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts, chỉ mới thành lập cách đây 10 năm, trước đây chưa bao giờ đưa một vaccine ra thị trường. Nếu vaccine của công ty chứng tỏ an toàn và hiệu nghiệm, mức cầu trên toàn thế giới có thể lên đến hàng trăm triệu ngay cả nhiều tỉ liều. Công ty không trả lời câu hỏi về khả năng sản xuất của công ty.
“Một số những kỹ thuật rất tân tiến này được các công ty rất nhỏ thực hiện, những công ty này không có kinh ngiệm sản xuất vaccine ở mức độ rộng lớn cần thiết để miễn nhiễm thế giới,” ông Amesh Adalja, một học giả kỳ cựu của Trung tâm Johns Hopkins về An ninh Y tế nói. Ông nói tiếp “sẽ phải có một số cuộc thảo luận về việc làm thế nào chúng ta phát triển khả năng sản xuất.”
Hai công ty công nghệ sinh học nhỏ khác là Inovio, có trụ sở tại Mỹ và CureVac, có trụ sở tại Đức cũng đang làm việc về vaccine căn cứ vào gen.
Các nhà tài trợ đang “làm việc để nhận ra được một số lớn các nhà sản xuất tiềm năng để liên kết với những nhà phát triển vaccine của chúng tôi,” theo Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), một đối tác công-tư quốc tế, được thành lập vào năm 2017 để thúc đẩy phát triển vaccine cho các bệnh khẩn cấp. Tất cả 3 công ty công nghệ sinh học đều nhận tài trợ từ CEPI.
Kinh doanh rủi ro
Đối với những công ty có kinh nghiệm sản xuất rộng lớn, sản xuất vaccine khẩn cấp là một rủi ro về kinh doanh không được hoan nghênh, các chuyên gia nói.
Các công ty “phải ngưng làm việc đối với những gì họ đang làm,” ông Adalja nói. “Chúng ta không biết thị trường to lớn như thế nào. Chúng ta không biết nếu (dịch bệnh) tàn lụi dần (vào lúc vaccine sẵn sàng) như là với bệnh SARS. Chúng ta không biết ai sẽ mua vaccine này.”
Chính phủ và các đối tác công-tư đã mua vaccine trong một số lần bùng phát trước, nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau và không phải kịch bản nào cũng kết thúc tốt đẹp.
Một vài công ty thiệt hại về tài chánh khi làm việc để phát triển vaccine chống Ebola trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát vào những năm 2013 và 2016 tại Tây Phi.
Công ty sản xuất vaccine Sanofi cũng quay lưng với việc phát triển vaccine Zika.
Giá cả phải chăng và việc kiểm soát giá cả
Vấn đề ai cũng có thể mua được đã được đưa ra đối với vaccine cho Covid-19.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói với Quốc hội tuần trước: “Chúng tôi muốn đảm bảo là chúng tôi làm việc để vaccine có thể tiếp cận với mọi người, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát giá cả vì chúng tôi cần đầu tư của lãnh vực tư.”
“Ưu tiên là có được vaccine và cách chữa trị,” ông nói thêm. Kiểm soát giá cả sẽ không đưa chúng ta đến đó.”
Ngày kế tiếp ông Azar tự mâu thuẫn khi nói rằng: “Tôi đã chỉ thị cho toán của tôi là nếu chúng tôi liên doanh với một công ty tư, đó là cùng tài trợ cuộc nghiên cứu và chương trình phát triển, chúng tôi phải đảm bảo là tiếp cận được kết quả này.”
Ngay cả khi các công ty và chính phủ Mỹ đồng ý về giá cả, câu hỏi kế tiếp là khi nào và liệu thế giới có tiếp cận được không.
Trong số những công ty sản xuất vaccine lớn trên thế giới, chỉ có Sanofi và Johnson & Johnson có trụ sở tại Mỹ là theo đuổi vaccine virus corona. Công ty dược GSK của Anh đang đóng góp một chất tăng cường miễn nhiễm cho một công ty vaccine Trung Quốc.
Hiện còn quá sớm để nói làm thế nào để đưa vaccine đến cho những người cần. Cuộc chạy đua để vaccine được thử nghiệm lâm sàng chỉ mới bắt đầu, và việc chế tạo phải mất một năm nữa.
Và lúc đó dịch bệnh xảy ra ở đâu là điều mọi người còn đang phỏng đoán.
https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-ng%E1%BB%ABa-covid-19-nhi%E1%BB%81u-cam-go/5314274.html

Virus corona :

Thêm nhiều nước có ca nhiễm bệnh và tử vong

Thùy Dương
Trong khi số người tử vong và số ca nhiễm vì virus corona vẫn không ngừng tăng ở những ổ dịch lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran, Nhật, Pháp, Đức …, một số quốc gia khác hôm qua 03/03/2020 ghi nhận những ca nhiễm và chết người đầu tiên.
Tại Tây Ban Nha, nhà chức trách vùng Valence tối hôm qua khẳng định một người đàn ông chết hôm 13/02 là do virus corona. Xét nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân dương tính với virus.
Nhìn sang châu Mỹ Latinh, Achentina hôm qua ghi nhận ca đầu tiên nhiễm virus. Nạn nhân là một người đàn ông 43 tuổi mới về nước hôm 01/03 từ chuyến du lịch ở châu Âu về và đang được cách ly tại một bệnh viện tư ở Buenos Aires. Người đàn ông này đã đi qua nhiều nước châu Âu nhưng lưu lại chủ yếu ở Ý, ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Về Hoa Kỳ, Washington là bang bị ảnh hưởng nặng nhất, tối hôm qua chính quyền xác nhận có 27 ca dương tính với corona và 9 người chết. Đây là bang duy nhất của Mỹ có người qua đời vì dịch Covid-19.
Tại Ý, ổ dịch lớn nhất châu Âu, trong 24 giờ qua, chính quyền ghi nhận có thêm 27 người chết và hơn 500 người nhiễm virus, nâng tổng số ca tử vong lên thành 79 người và hơn 2.500 ca nhiễm. Theo Reuters, 160 người đầu tiên nhiễm virus corona đã được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, virus đã lây lan ra 19/20 vùng. Để tránh nguy cơ lây nhiễm, trận bán kết lượt về Giải vô địch bóng đá Ý giữa đội Juventus Turin và AC Milan dự kiến diễn ra vào hôm nay 04/03 bị hoãn vô thời hạn.
Còn chính phủ Iran hôm qua thông báo có thêm 11 người chết và 835 ca nhiễm mới. Theo AFP, đây là mức lây lan trong ngày nhanh nhất, tính theo số liệu chính thức của chính quyền Teheran kể từ ngày 19/02.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200304-virus-corona-th%C3%AAm-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%C3%B3-ca-nhi%E1%BB%85m-b%E1%BB%87nh-v%C3%A0-t%E1%BB%AD-vong

Covid-19: Tự cách ly thế nào?

Dùng chung ly khi đi lễ nhà thờ có an toàn?

Đã có trên 90.000 trường hợp nhiễm virus corona tại hơn 60 quốc gia trên toàn cầu.
Nhóm phóng viên chuyên về tin thời sự y tế của BBC trả lời các câu hỏi mà độc giả gửi về liên quan tới bệnh dịch này, BBC News Tiếng Việt trích giới thiệu dưới đây:
Hỏi: Các công ty có nên thay đổi chính sách dùng chung bàn làm việc (hot-desking policy) không? – Philip Cloke
Nguy cơ mất vệ sinh do dùng chung bàn làm việc – một chỗ ngồi có nhiều người sử dụng – có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn và virus lây lan.
Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?
Virus corona: Số ca tăng toàn cầu, ‘tái nhiễm’ có thật không?
Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?
Virus corona mới này được cho là lây nhiễm qua hạt nước bọt bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hay hắt hơi, xỉ mũi, và qua các bề mặt có dính virus.
Các chuyên gia tin rằng virus corona có thể sống trên các bề mặt vài giờ, thậm chí có thể là vài ngày.
Bạn cần rửa tay thường xuyên để giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.
Nếu có thể thì bạn hãy giữ mặt bàn, bàn phím máy tính và điện thoại sạch sẽ bằng cách dùng khăn diệt khuẩn lau chùi cẩn thận.
Trên truyền thông có những tường thuật nói một số công ty đang dừng chính sách sử dụng bàn làm việc chung do có những quan ngại về virus corona.
Tuy nhiên, vẫn chưa có tư vấn chính thức nào từ các chuyên gia y tế hay chính phủ theo đó khuyên bước đi đó là cần thiết hoặc nên làm.
Hỏi: Nếu áp dụng biện pháp tự cách ly thì cần làm những gì? – Alan Gell – Stockport, Cheshire
Bạn có thể cần phải tự cách ly nếu như bạn:
Đang chờ kết quả xét nghiệm virus corona
Có tiếp xúc gần gũi với người được xác nhận là đã nhiễm virus corona
Vừa trở về từ những nơi nhiễm virus
Tự cách ly có nghĩa là bạn ở nhà trong 14 ngày, không đi làm, đi học, hay tới các địa điểm công cộng khác, và tránh dùng giao thông công cộng hoặc xe taxi. Bạn cũng phải ở riêng, tách khỏi các thành viên khác trong gia đình.
Hãy nhờ trợ giúp nếu bạn cần thực phẩm, các đồ dùng khác hoặc thuốc men – bạn có thể yêu cầu người khác đem các món đồ đến cửa nhà, nhưng bạn không được tiếp khách.
Thậm chí bạn cần tránh tiếp xúc với các thú cưng, vật nuôi của mình, nếu có thể, và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào chúng.
Hỏi: Mẹ tôi, nay đã 80 tuổi, thường đi lễ nhà thờ. Nên thế nào trong việc dùng ly thông công chung với mọi người? – Joanna Gordon, Walton-on-Thames
Một số nhà thờ đã ra lời khuyên liên quan tới virus corona.
Nhà thờ Anh giáo nói rằng không có khuyến cáo từ phía chính phủ về việc ngưng dùng chung các ly thông công. Tuy nhiên, giáo hội nói phép nhận bánh thánh – khi miếng bánh thông công được nhúng vào rượu – là việc không khuyến khích thực hiện bởi nó có thể khiến cho tình trạng lây nhiễm lan ra, và có thể nguy hiểm đối với những người bị dị ứng với một số loại chất nhất định.
Giáo hội Anh giáo cũng nói thêm rằng các nhà thờ cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm vệ sinh tốt nhất, bao gồm cả việc tư vấn cho các tu sỹ và những người làm việc trong nhà thờ để đảm bảo họ giữ tay sạch sẽ.
Cho tới khi virus corona bùng phát thì việc dùng chung ly thông công cũng không nguy hiểm gì hơn so với khi dùng ly vào mùa đông thông thường, lúc dịch cúm lan tràn.
Hỏi: Vấn đề bảo hiểm sẽ thế nào nếu như bạn bị cách ly kiểm dịch trong thời gian đi nghỉ ở nước ngoài? – Bà Dal, Manchester
Hiệp hội Bảo hiểm Anh Quốc (ABI) nói rằng điều này tùy thuộc vào kiểu đi nghỉ mà bạn đặt mua.
Nếu bạn bị cách ly để kiểm dịch trong khi đi nghỉ thì bạn trước tiên nên liên hệ với công ty mà bạn đặt mua gói kỳ nghỉ để hỏi họ xem bạn nên làm gì.
Chính phủ hoặc giới chức nơi áp lệnh cách ly kiểm dịch được trông đợi sẽ chi trả các chi phí ăn, ở.
Nếu thời gian kiểm dịch kéo dài hơn thời gian lẽ ra là kỳ nghỉ của bạn thì bạn cần liên hệ với công ty bảo hiểm du lịch của mình.
Tùy thuộc vào gói bảo hiểm bạn mua, bạn có thể yêu cầu được chi trả toàn bộ các khoản bạn phải bỏ ra trong những ngày vượt quá đó.
Nếu bạn mua gói kỳ nghỉ với một hãng có tham gia chương trình bảo hiểm du lịch hàng không (Air Travel Organisers’ Licensing scheme), bạn sẽ phải được chi trả cho khoản tiền mua vé quay về.
Những điều trên thường áp dụng với dịch vụ du lịch trọn gói. Nếu bạn chỉ mua vé máy bay, ABI nói, thì việc chi trả phụ thuộc vào việc bạn mua gói bảo hiểm du lịch nào.
Nếu bạn từ sắp xếp việc đi lại, ăn ở, thì bạn cần kiểm tra thông tin áp dụng cho gói bảo hiểm của bạn.
Hỏi: Liệu những người từng bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn khi nhiễm virus corona? – Marje, Montreal, Canada
Virus corona chủng mới, trong một số ít các trường hợp có thể dẫn tới viêm phổi, mà đáng chú ý nhất là với những ai có tiền sử bệnh phổi.
Tuy nhiên, do đây là một biến thể mới của virus corona, cho nên không ai miễn nhiễm hết. Việc từng bị viêm phổi hay bị nhiễm virus corona ở các dạng khác, như Sars, sẽ không giúp cho một người miễn dịch khỏi chủng virus corona mới này và các chứng bệnh về phổi mà Covid-19 có thể gây ra.
Tổ chức Y tế Thế giới nói có thể mất 18 tháng loại vaccine mới chống lại virus corona này mới có thể áp dụng rộng rãi
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51740258

Chủng virus corona mới nguy hiểm đến mức nào?

Băng Thanh
Chủng mới của virus corona bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đến nay đã gây ra cái chết của hàng ngàn người trên thế giới. Tuy nhiên, khi chúng ta có hiểu biết cơ bản về chủng virus này, thì có thể tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
Các đường lây lan của virus
Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể phát tán qua hầu hết các đường truyền nhiễm mà con người biết đến, bao gồm:
1) Tiếp xúc cơ thể trực tiếp giữa người với người hoặc tiếp xúc với bề mặt hoặc vật thể bị nhiễm virus. Có báo cáo cho thấy loại virus này có thể tồn tại trên bề mặt các vật thể từ vài giờ cho đến vài ngày.
2) Đường phân-miệng, thường xảy ra khi người nhiễm virus không rửa tay đúng cách sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Bệnh viêm gan và bệnh lao phổi thường lây lan theo cách này.
3) Có thể nhiễm bệnh do hít phải những giọt nước bọt li ti văng ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cúm theo mùa thường lây lan qua các giọt hô hấp này.
4) Bị nhiễm trùng “khí dung” xảy ra khi hít phải các hạt nhỏ chứa virus lơ lửng trong không khí.
5) Có thể lây qua đường máu, chẳng hạn như lây truyền trong tử cung từ mẹ sang con.
Thời gian ủ bệnh
So với thời gian ủ bệnh 2-7 ngày của virus SARS, thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới thường vào khoảng 10-14 ngày. Những trường hợp có thời gian ủ bệnh dài hơn, lên đến 24 ngày, cũng được ghi nhận.
Các trường hợp nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng
Một khía cạnh nguy hiểm khác của COVID-19 là bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng và kiểm tra nhiệt độ không thể phát hiện có bị nhiễm bệnh hay không. Nếu nồng độ của chủng virus này thấp, họ cũng có thể cho kết quả âm tính khi làm xét nghiệm axit nucleic.
Những bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng, không được cách ly, có thể lần lượt lây nhiễm cho những người khác.
Suy giảm chức năng đa tạng
Trong khi virus SARS thường tấn công phổi và hệ hô hấp của bệnh nhân, COVID-19 cũng gây ra phản ứng miễn dịch đe dọa tính mạng, gọi là “cơn bão cytokine”, gây ảnh hưởng đến tim, thận và các cơ quan nội tạng khác. Điều này có thể giải thích tại sao một số bệnh nhân đột nhiên lâm bệnh và qua đời, bởi “cơn bão cytokine” có thể gây suy tim cấp tính.
Cho đến nay, chủng virus corona mới được xác nhận là rất dễ lây lan, và các nhà khoa học vẫn đang chạy đua để phát triển các loại vắc-xin và thuốc điều trị hiệu quả. Nhưng ngay cả khi có sự can thiệp y tế, thì vẫn phụ thuộc vào việc hệ miễn dịch của bệnh nhân có đủ sức chống lại virus này hay không.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bệnh tật là do sự thiếu cân bằng trong cơ thể và sự xâm lấn của năng lượng tiêu cực. Do đó, điều quan trọng là phải giữ một tâm thái tích cực, bình tĩnh và không để sự lo lắng hay hoảng loạn rút cạn năng lượng của mình.
Theo Minghui.org
Băng Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chung-virus-corona-moi-nguy-hiem-den-muc-nao.html

Bầy châu chấu

‘phủ mây đen’ lên an ninh lương thực Nam Á

Triệu Hằng
Sự xâm nhập của những con châu chấu đang gây thiệt hại lớn cho cây trồng nông nghiệp ở Đông Phi, Ấn Độ và Pakistan, khiến Liên Hợp Quốc ra cảnh báo về một “cuộc khủng hoảng nhân đạo” do thiếu hụt lương thực.
Khoảng 12 triệu người ở Ethiopia, Somalia và Kenya đang đối phó với một cuộc khủng hoảng lương thực, Nikkei ngày 4/3 dẫn báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết.
Chính phủ Somalia đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia” vào tháng trước, còn thủ tướng Imran Khan của Pakistan cũng ra một tuyên bố tương tự để bảo vệ mùa màng và người nông dân trước dịch châu chấu.
Cả bầy châu chấu đã đến các vùng sa mạc giáp biên giới Ấn Độ và Pakistan kể từ tháng 8/2019, theo FAO. Hiện tại, bầy châu chấu này có khoảng 10 tỷ con, đủ để phủ đen bầu trời các ngôi làng.
Tại Pakistan, những con châu chấu đang phá hủy cà chua, lúa mì và những cánh đồng trồng cây bông khiến giá thực phẩm tăng vọt.
Bang Gujarat ở phía tây Ấn Độ bị châu chấu phá hủy khoảng 10.700 ha vào tháng 12/2019, chủ yếu là các cánh đồng gieo hạt thì là.
Bắc Kinh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo vào hôm 2/3, thúc giục giới chức địa phương gần đường biên giới với Ấn Độ và Pakistan cảnh giác với các loài gây hại trong những tháng tới.
Cục Quản lý Lâm nghiệp và Đồng cỏ Nhà nước Trung Quốc cho biết, mặc dù rủi ro hiện tại thấp, nhưng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi châu chấu vì thiếu kỹ thuật giám sát và ít kiến thức về mô hình di cư, cơ quan này cho biết.
Việc kiểm tra gia tăng đang diễn ra tại các trạm kiểm soát hải quan, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin. Tại Khunjerab, một cung đường đèo giữa Trung Quốc và Pakistan ở phía tây nam Tân Cương, giới chức đã bắt đầu giám sát các khu vực trong phạm vi 2 km để phát hiện châu chấu.
Các phương tiện qua lại đang được khử trùng và đang kiểm tra hàng hóa thông thương biên giới, kiểm tra đất và cây cối để tìm châu chấu và trứng của chúng.
Kenya là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất, ở đây có khoảng 200 tỷ con châu chấu đang phá hủy đồng cỏ và đất nông nghiệp trong khu vực 2.400 km2. Dịch châu chấu có khả năng quét sạch lượng lương thực đủ nuôi 84 triệu người.
Theo Nikkei Asian Reviews
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bay-chau-chau-phu-may-den-len-an-ninh-luong-thuc-nam-a.html

Di dân : Hội đồng bộ trưởng Nội Vụ Liên Âu họp khẩn

Thùy Dương
Một cuộc họp khẩn của Hội đồng bộ trưởng Nội Vụ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu về tình hình di dân ở biên giới Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong ngày hôm nay 04/03/2020.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi cuối tuần trước đã mở cửa biên giới với Liên Hiệp Châu Âu để di dân Syria dồn sang Liên Âu qua ngả Hy Lạp
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer giải thích thêm về kế hoạch gây sức ép của nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ :
« Trong suốt nhiều năm, chính quyền Ankara đòi hỏi Liên Hiệp Châu Âu đẩy nhanh tiến độ rót khoản tiền 6 tỉ euro mà Liên Âu đã hứa và được ghi trong thỏa thuận nhập cư ký hồi tháng 03/2016. Ankara cũng muốn Liên Hiệp Châu Âu giải ngân các khoản bổ sung và chuyển tiền trực tiếp vào các tài khoản của Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải thông qua dự án của các định chế và tổ chức nhân đạo quốc tế. Tất cả là để giúp Thổ Nhĩ Kỳ đón tiếp hơn 3,7 triệu di dân Syria. Và tất cả những đòi hỏi trên đều được Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra bằng cách thường xuyên dọa mở cửa biên giới với Liên Âu.
Từ ngày 28/02, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp để ngỏ, nhưng chỉ bên phía Thổ và về mặt chính thức, Ankara không muốn tiền nữa. Đầu tuần này, tổng thống Recep Tayyip Erdogan thậm chí còn tuyên bố đã từ chối một khoản viện trợ 1 tỉ euro của Liên Hiệp Châu Âu để tiếp nhận di dân. Từ năm 2016, các mối ưu tiên đã thay đổi : Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhận viện trợ không phải để đón tiếp người Syria, mà là để đưa họ hồi hương và ngăn cản những di dân khác đến được Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến dịch tấn công của chế độ Syria và đồng minh Nga tại tỉnh Idleb đã đẩy gần 1 triệu thường dân dồn về khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ và gây đảo lộn kế hoạch của Ankara. Cho đến giờ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không thuyết phục được Nga ngưng chiến dịch tấn công ở Syria nên gây sức ép đối với Châu Âu để Liên Hiệp ủng hộ Ankara trong dự án thiết lập khu vực an toàn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200304-di-d%C3%A2n-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-n%E1%BB%99i-v%E1%BB%A5-li%C3%AAn-%C3%A2u-h%E1%BB%8Dp-kh%E1%BA%A9n

Vụ 39 tử thi xe tải đông lạnh: Thêm một nghi can bị khởi tố

Thêm một người đàn ông bị khởi tố liên quan tới cái chết của 39 di dân người Việt trong vụ xe tải đông lạnh ở Essex, Anh Quốc.
Tổng số 31 đàn ông và tám phụ nữ được tìm thấy trong thùng xe đông lạnh tại Grays hôm 23/10/2019.
Vụ 39 tử thi xe tải: Điều tra viên Anh tới VN
Công an Việt Nam khởi tố 7 bị can vụ 39 tử thi trên xe tải
Người Việt bị lừa, bắt cóc hay tự nguyện vào Anh?
Alexandru-Ovidiu Hanga, 27 tuổi, trú tại đường Hobart Road, Tilbury, bị cho là đã phạm tội trong thời gian từ 5/2018 đến 10/2019.
Ông ta sẽ ra tòa tại vùng Basildon.
Hồi tháng trước, nguyên nhân sơ bộ về cái chết của các nạn nhân được giới chức đưa ra, theo đó họ tử vong do ngạt thở và quá nóng trong một khoảng không gian chật hẹp.
Một số người đã bị bắt liên quan tới những cái chết trên và tới một đường dây được cho là buôn lậu người, trong đó có tài xế xe tải Maurice Robinson, người vùng Craigavon, County Armagh, Bắc Ireland.
Tại Tòa Thượng thẩm Old Bailey hồi tháng Mười Một, ông này thừa nhận đã âm mưu hỗ trợ nhập cư trái phép và nắm giữ tài sản do phạm tội mà có.
Ba người khác cũng bị cáo buộc liên quan tới những cái chết.
Trang tin Belfast Telegraph tường thuật rằng cảnh sát Essex tin rằng có một số lượng công dân Việt Nam đã vào Anh bất hợp pháp qua ngả Purfleet, Essex trong cùng tháng với các nạn nhân, và kêu gọi họ hợp tác giúp đỡ điều tra.
Hồi tháng trước, bảy người bị bắt giữ tại Việt Nam về tội “tổ chức hoặc môi giới đưa người khác đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài bất hợp pháp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51740257

Virus corona :

TT Pháp ký sắc lệnh trưng dụng khẩu trang y tế

Thùy Dương
Tính đến tối hôm qua 03/03/2020, Pháp ghi nhận thêm 1 ca tử vong và hơn 20 người nhiễm virus corona, nâng tổng số người chết lên thành 4 và 212 ca nhiễm bệnh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tuyến đầu chống dịch. Hôm nay, 04/03/2020, nguyên thủ Pháp ban hành sắc lệnh trưng dụng toàn bộ khẩu trang y tế FFP2 của các công ty, tổ chức nhà nước và tư nhân, cũng như kho hàng khẩu trang của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối khẩu trang, để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Việc trưng dụng sẽ có hiệu lực đến hết ngày 31/05/2020. Biện pháp này được tổng thống Macron thông báo ngày hôm qua trên mạng xã hội Twitter, nhằm trấn an giới y bác sĩ về nguy cơ không có đủ khẩu trang y tế tại Pháp.
Hôm qua chính phủ đã phân phát 15 triệu khẩu trang cho các cơ quan y tế cấp vùng, cơ sở y tế và hiệu thuốc để cung cấp cho y bác sĩ và bệnh nhân. Hiện giờ, trong kho dự trữ quốc gia còn khoảng 145 triệu khẩu trang y tế. Nỗi lo thiếu khẩu trang dẫn đến tình trạng khẩu trang trong một số cơ sở y tế bị đánh cắp với số lượng lớn, điển hình là vụ trộm 8300 khẩu trang tại các cơ sở của Cơ quan quản lý các bệnh viện công của Paris AP-HP, còn tại bệnh viện Conception ở thành phố Marseille, miền nam nước Pháp, 2000 khẩu trang cũng bị đánh cắp.
Liên quan đến nước rửa tay diệt khuẩn, khử trùng, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire hôm nay thông báo kể từ ngày 04/03, chính phủ quản lý giá mặt hàng này để tránh tình trạng các hiệu thuốc, siêu thị lợi dụng tình hình dịch bệnh đẩy giá lên quá cao.
Chính phủ chuẩn bị giai đoạn 3 – giai đoạn dịch bệnh
Từ hôm thứ Bảy 29/02, khi số ca nhiễm virus bắt đầu tăng mạnh, nước Pháp bước vào giai đoạn 2, giai đoạn kìm hãm đà lây lan của virus corona. Trong giai đoạn 2, nhiều hoạt động có trên 5000 người tụ tập bị hủy, hệ thống chăm sóc y tế đã có một số điều chỉnh. Tuy nhiên, đến hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu virus giảm lây lan, chính quyền đang chuẩn bị khả năng sẽ bước sang giai đoạn 3 – giai đoạn dịch bệnh.
Phát biểu trên đài BFMTV, bộ trưởng Y Tế Pháp giải thích đây sẽ là giai đoạn virus có thể lây lan trên phạm vi toàn quốc. Nếu Pháp bước sang giai đoạn 3, chính phủ sẽ phải áp dụng nhiều biện pháp có thể sẽ gây nhiều tác động mạnh đến cuộc sống của người dân, chẳng hạn đình chỉ nhiều tuyến giao thông công cộng, hạn chế tụ tập đông người, đóng cửa nhà trẻ, trường học các cấp trên quy mô vùng, thậm chí quy mô quốc gia.
Hôm thứ Hai 02/03, bộ trưởng Môi Trường Elisabeth Borne trấn an dân chúng là bước sang giai đoạn 3 không có nghĩa là mọi hoạt động của đất nước bị đình trệ. Và để đảm bảo điều này, chính phủ đang dự kiến nhiều kịch bản cho giai đoạn 3, các biện pháp có thể sẽ được triển khai dần dần, tùy tình hình cụ thể. Thậm chí, trong giai đoạn 3, một số biện pháp hạn chế tụ tập đông người có thể lại được nới lỏng vì khi virus đã lây lan khắp nơi thì biện pháp đó sẽ là vô ích.
Bảo tàng Louvre mở cửa trở lại
Hôm nay, tại bảo tàng Louvre, Paris, bảo tàng lớn nhất và đông khách nhất thế giới, sau buổi họp lúc 9h sáng với nhân viên, ban lãnh đạo quyết định mở cửa trở lại đón khách tham quan theo đề nghị của cơ quan chức năng. Bảo tàng Louvre đã đóng cửa 2 ngày 01-02/03 vì nhân viên đồng loạt dùng quyền tạm ngưng công việc với lý do dịch bệnh Covid-19 là mối nguy đe dọa an toàn sức khỏe và tính mạng của họ. Còn hôm qua thứ Ba là bảo tàng đóng cửa định kỳ hàng tuần.
Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Y Tế – thuộc bộ Y Tế, ông Jérome Salomon, hôm thứ Hai nhận định tình hình chưa nghiêm trọng đến mức nhân viên bảo tàng Louvre được quyền tạm ngưng công việc.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200304-virus-corona-tt-ph%C3%A1p-k%C3%BD-s%E1%BA%AFc-l%E1%BB%87nh-tr%C6%B0ng-d%E1%BB%A5ng-kh%E1%BA%A9u-trang-y-t%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%83-c%E1%BA%A5p-cho-y-b%C3%A1c-s%C4%A9-v%C3%A0-b%E1%BB%87n

700 cảnh sát Đức phá đường dây buôn người từ Việt Nam

Hơn 700 nhân viên cảnh sát tại Đức vào ngày 3 tháng 3 tiến hành khám xét 30 nhà và cơ sở kinh doanh khắp nước này nhằm phá vỡ một đường dây buôn người từ Việt Nam. Hãng AP loan tin, dẫn phát biểu của giới chức Đức như vừa nêu.
Theo AP, đợt truy lùng tập trung vào 13 nghi phạm. Tất cả đều là người Việt Nam và bị cáo buộc tham gia trong đường dây đưa lậu ít nhất 155 đồng hương vào nước Đức.
Phát ngôn nhân Cảnh sát Liên bang Đức, Axel Bernhardt nói với AP rằng có 6 nghi phạm bị bắt trong những cuộc truy quét tại Saxony, Berlin và ở 4 bang khác của Đức.
Giới chức điều tra cho rằng những kẻ buôn người lấy phí từ 5 ngàn đến 20 ngàn đô la để đưa lậu người vào Đức. Những cư dân nhập cư lậu như thế cuối cùng làm việc tại những tiệm làm móng tay/móng chân, nhà hàng hay những cửa hàng lao nhọc khác để kiếm tiền trả nợ.
Cũng tin liên quan, vào ngày 3 tháng 3, AP trích thông tin từ Cảnh sát Anh cho biết đã phát hiện một số người trong một container tàu biển tại cầu cảng King George Dock, thành phố Hull thuộc mạn bắc Anh Quốc. Trong số này có một số cần chăm sóc y tế dù không phải trong tình trạng thập tử nhất sinh.
Cho đến lúc này chưa có thông tin chính thức về quốc tịch của những người được phát hiện trong container.
Vào tháng 10 năm ngoái, Cảnh sát Essex, Anh cũng phát hiện 39 người Việt chết ngạt trong thùng kín của một xe tải chở hàng vào Anh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/700-police-bust-vietnamese-trafficking-ring-in-germany-03032020121658.html

Virus corona :

Thêm nhiều nước có ca nhiễm bệnh và tử vong

Thùy Dương
Trong khi số người tử vong và số ca nhiễm vì virus corona vẫn không ngừng tăng ở những ổ dịch lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran, Nhật, Pháp, Đức …, một số quốc gia khác hôm qua 03/03/2020 ghi nhận những ca nhiễm và chết người đầu tiên.
Tại Tây Ban Nha, nhà chức trách vùng Valence tối hôm qua khẳng định một người đàn ông chết hôm 13/02 là do virus corona. Xét nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân dương tính với virus.
Nhìn sang châu Mỹ Latinh, Achentina hôm qua ghi nhận ca đầu tiên nhiễm virus. Nạn nhân là một người đàn ông 43 tuổi mới về nước hôm 01/03 từ chuyến du lịch ở châu Âu về và đang được cách ly tại một bệnh viện tư ở Buenos Aires. Người đàn ông này đã đi qua nhiều nước châu Âu nhưng lưu lại chủ yếu ở Ý, ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Về Hoa Kỳ, Washington là bang bị ảnh hưởng nặng nhất, tối hôm qua chính quyền xác nhận có 27 ca dương tính với corona và 9 người chết. Đây là bang duy nhất của Mỹ có người qua đời vì dịch Covid-19.
Tại Ý, ổ dịch lớn nhất châu Âu, trong 24 giờ qua, chính quyền ghi nhận có thêm 27 người chết và hơn 500 người nhiễm virus, nâng tổng số ca tử vong lên thành 79 người và hơn 2.500 ca nhiễm. Theo Reuters, 160 người đầu tiên nhiễm virus corona đã được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, virus đã lây lan ra
19/20 vùng. Để tránh nguy cơ lây nhiễm, trận bán kết lượt về Giải vô địch bóng đá Ý giữa đội Juventus Turin và AC Milan dự kiến diễn ra vào hôm nay 04/03 bị hoãn vô thời hạn.
Còn chính phủ Iran hôm qua thông báo có thêm 11 người chết và 835 ca nhiễm mới. Theo AFP, đây là mức lây lan trong ngày nhanh nhất, tính theo số liệu chính thức của chính quyền Teheran kể từ ngày 19/02.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200304-virus-corona-th%C3%AAm-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%C3%B3-ca-nhi%E1%BB%85m-b%E1%BB%87nh-v%C3%A0-t%E1%BB%AD-vong

U.A.E khuyến nghị người Hồi giáo

 ‘nếu không khỏe’ nên ở nhà cầu nguyện

Triệu Hằng
Người Hồi giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (U.A.E) được khuyên rằng không nên đến nhà thờ tham dự các buổi cầu nguyện nếu như họ cảm thấy không được khỏe, hoặc có khả năng làm tổn thương cộng đồng.
Theo một sắc lệnh tôn giáo (fatwa) được Hội đồng Fatwa của đất nước ban hành hôm thứ Ba (3/3), bất kỳ ai có nguy cơ mắc virus corona, bao gồm người già và những ai mắc bệnh hô hấp cũng như những người có hệ miễn dịch yếu, hãy ở nhà cầu nguyện, tránh đi đến nhà thờ.
Sắc lệnh fatwa nói rằng, mọi người nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh nhiễm virus.
“Bất cứ ai mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh này đều bị cấm theo luật Sharia không được đến những nơi công cộng, hoặc đến các nhà thờ để tham dự những buổi cầu nguyện của hội chúng, thứ Sáu, hoặc lễ Eid”, sắc lệnh nói. “Họ phải tuân thủ điều trị theo quyết định của các cơ quan y tế trong nước. Điều này nhằm tránh góp phần truyền bệnh cho người khác”.
Liên quan đến các lễ hành hương Hajj và Umrah, sắc lệnh fatwa nói rằng mọi người phải tuân thủ các hướng dẫn do chính phủ Ả-rập Xê-út ban hành.
Theo The National
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/u-a-e-khuyen-nghi-nguoi-hoi-giao-neu-khong-khoe-nen-o-nha-cau-nguyen.html

Giám đốc cơ quan y tếkhẩn cấp

và 23 nghị sĩ Iran nhiễm COVID-19

Hải Lam
The Independent dẫn tin từ kênh truyền thông Iran ILNA hôm 3/3 cho biết, giám đốc cơ quan y tế khẩn cấp Iran Pirhossein Kolivand đã dương tính với COVID-19. Ngoài ra, 23 nghị sĩ nước này cũng đã nhiễm bệnh.
Theo thông báo của văn phòng ông Kolivand, sức khỏe của quan chức này “vẫn ổn và không cần thiết phải lo lắng”.
Trong khi đó, nhà lập pháp Abdolreza Mesri hôm 3/3 nói với truyền hình nhà nước Iran rằng, 23 nghị sĩ quốc hội đã dương tính với nCov, đồng thời khuyến nghị các nhà lập pháp tránh tiếp xúc với công chúng.
Những thông tin trên được đưa ra một ngày sau cái chết của ông Mohammad Mirmohammadi – cố vấn của Lãnh tụ Tối cao Iran. Tính đến nay, đây là quan chức cấp cao nhất của Iran thiệt mạng vì dịch COVID-19. Trước đó, nghị sĩ Mohammad Ali Ramazani Dastak, người gần đây được bầu làm đại diện cho thành phố Astana Ashrafieh, đã qua đời hôm 29/2. Hadi Khosroshahi, cựu đại sứ Iran tại Vatican tử vong hôm 27/2 cũng vì nCov.
Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran Mojtaba Zolnour, Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi cũng đã nhiễm COVID-19.
Theo cập nhật của worldometer lúc 12h33 (giờ Việt Nam) ngày 4/3, Iran đã ghi nhận 2.336 ca nhiễm COVID-19, 77 người trong số đó đã tử vong, trở thành nước có số ca tử vong cao thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ý.
Video: Iran sẽ đối phó với dịch COVID-19 như thế nào?
https://www.dkn.tv/the-gioi/giam-doc-co-quan-y-te-khan-cap-va-23-nghi-si-iran-nhiem-covid-19.html

Tổng thống Iran: Covid-19 lây lan trên khắp cả nước

Tổng thống Hassan Rouhani hôm thứ Tư 4/3 nói dịch Covid-19 lây lan trên hầu hết các tỉnh thành của cả nước, nhưng Iran sẽ vượt qua dịch bệnh với con số tử vong “tối thiểu”.
Trang web của văn phòng tổng thống loan tin ông Rouhani phát biểu trong cuộc họp nội các rằng: “Đây là một dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng. Nó đã lây lan đến hầu như tất cả các tỉnh thành của chúng ta và theo một nghĩa nào đó, nó là một dịch bệnh toàn cầu.”
Bộ Y tế Iran vào hôm thứ Ba 3/3 cho biết có 92 ca tử vong, và 2.922 người đã bị nhiễm virus corona.
Iran trở thành nơi có số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất bên ngoài Hoa lục, nơi xuất phát dịch bệnh
Trang tin tức IranWire đưa tin rằng trong số những người bị nhiễm có Phó Tổng thống thứ nhất Eshaq Jahangiri. Chưa có xác nhận chính thức từ phía chính phủ về tin tức này.
Một số quan chức khác của Iran đã bị nhiễm virus corona và một quan chức cấp cao đã chết hôm thứ Hai.
Rouhani cho biết hôm thứ Tư rằng Iran sẽ vượt qua dịch bệnh với số ca tử vong tối thiểu và trong khoảng thời gian ngắn nhất nhờ vào kỹ năng của các bác sĩ và y tá.
Rouhani cũng nhắc đến một đề nghị trợ giúp chống dịch từ Mỹ, nhưng ông không đề cập trực tiếp đến Hoa Kỳ.
Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đã đề nghị giúp Iran chống dịch bệnh.
Ông Rouhani nói: “Họ ra vẻ cảm thông giả tạo với đề nghị muốn giúp đỡ người dân Iran. Nếu có lòng tốt thực sự, thì hãy giỡ bỏ lệnh cấm vận về y tế.”
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-iran-covid-19-lay-lan-tren-khap-ca-nuoc/5314720.html

Virus corona: Quy mô ổ dịch Iran to lớn mức nào ?

Mai Vân
Ngày 03/03/2020, chính quyền Iran chính thức xác nhận nước này có thêm 835 ca nhiễm virus corona (Covid-19), nâng tổng số trường hợp bị nhiễm bệnh lên thành 2.336 người. Song song với số ca nhiễm mới, các trường hợp tử vong cũng tăng mạnh, từ 66 lên 77 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Tính đến hôm qua, Iran như vậy đã bám chắc vị trí không ai mong muốn là ổ dịch lớn thứ tư của thế giới, chỉ thua ba nước: Trung Quốc, ổ phát tán dịch bệnh ra toàn thế giới, đứng đầu danh sách đen của các nước bị dịch nặng nhất, kế đến là Hàn Quốc, đứng thứ hai và Ý thứ ba.
Chức sắc cao cấp bị nhiễm bệnh, thậm chí tử vong !
Mức tăng của các ca lây nhiễm hơn 800 người trong vòng một ngày ghi nhận vào hôm 03/03 phải nói là rất lớn, trong lúc số 11 trường hợp tử vong cũng rất cao. Cho dù vậy, câu hỏi mà giới quan sát vẫn đặt ra là quy mô thực thụ của dịch Covid-19 tại Iran ra sao, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tử vong, tức là số người chết so với số người nhiễm virus corona cao bất thường.
Giống như tại Trung Quốc, khi có thông tin về việc dịch Covid-19 xuất hiện tại Iran, giới lãnh đạo tối cao của nước này đã vội khẳng định đó chỉ là một “âm mưu của kẻ thù” nhằm phá hoại lễ kỷ niệm cuộc Cách Mạng Hồi Giáo 1979, rơi vào ngày 11/02, cũng như làm người dân sợ không dám tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 21/02.
Thế nhưng thực tế đã buộc giới lãnh đạo Iran phải công nhận là dịch bệnh đang lây lan, nhất là khi nhiều chức sắc cao cấp hay nhân vật quyền thế trong chế độ lần lượt mắc bệnh, trong đó có cả phó tổng thống Iran, thứ trưởng bộ Y Tế, người phụ trách chống dịch, và gần đây nhất là người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp Iran! Bên cạnh đó, theo đài CNN, Quốc Hội nước này cũng xác nhận là có đến 23 dân biểu bị nhiễm bệnh, con số này chắc chắn sẽ còn lên cao.
Trong số chức sắc bị nhiễm virus corona, thậm chí có người đã chết như ông Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của Hội đồng cố vấn cho lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, hay Hadi Khosrowshahi, một cựu đại sứ, hoặc là nghị sĩ Mohammad Ali Ramazani Dastak.
Trong những ngày gần đây, chính quyền Iran đã thay đổi thái độ, thông tin thường xuyên hơn và nhiều hơn về diễn biến của dịch Covid-19 tại nước này. Tuy nhiên, chế độ vẫn bị tố cáo là cố gắng giảm thiểu quy mô dịch bệnh.
Hơn chục ngàn người đã bị nhiễm virus ?
Hãng tin Pháp AFP ngày 29/02 vừa qua, đã nêu bật sự chênh lệch to lớn giữa số liệu do chính quyền Iran cung cấp với những con số do các nguồn không phải là chính phủ đưa ra.
Theo chính quyền Teheran, thì tính đến hôm đó, theo số liệu chính thức thì Iran có 43 ca tử vong được xác nhận và 593 người lây nhiễm. Tuy nhiên, theo ban tiếng Iran của đài BBC Anh Quốc, trong thực tế, số trường hợp tử vong vì dịch Covid-19 tính đến cuối tuần qua lên đến hơn 200 ca, một con số mà bộ trưởng Y Tế Iran đã phản bác ngay vào hôm thứ Bảy 29/02
Một nguồn tin khác là tổ chức đối lập lưu vong Những người Moudjahidin của Nhân Dân, bị chính quyền Iran liệt vào diện tổ chức khủng bố, cũng cho rằng đã có hơn 300 người chết tại Iran vì dịch Covid-19, trong lúc số trường hợp bị nhiễm lên đến 15 000 người.
Những tuyên bố về tính chất nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại Iran như đã được giới khoa học công nhận.
Theo AFP, trong một bản nghiên cứu công bố hôm 25/02 trên trang tin về y học MedRxiv, 6 nhà dịch tễ học tại Canada đã dựa trên một mô hình toán học để cho rằng có thể đã có hơn 18.000 người bị lây nhiễm virus trên lãnh thổ Iran.
Tính toán của họ, chưa được các đồng nghiệp khác xác nhận, đã đưa ra số liệu trên dựa trên các ca được Iran loan báo, cũng như các ca lây nhiễm ở những người ngoại quốc đã từng đến Iran trong thời gian có dịch.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Isaac Bogoch, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại đại học Toronto, đồng tác giả bài nghiên cứu đã được công bố, giải thích: “Khi một quốc gia bắt đầu xuất khẩu các ca nhiễm sang những nơi khác, rất có khả năng là tình trạng lây nhiễm trong nước đó rất quan trọng”.
Chủ trương che giấu thông tin
Báo Le Monde trong số ghi ngày hôm nay, 04/03/2020, đã tiếp tục tìm hiểu thực hư trong các số liệu về dịch Covid-19 mà chính quyền Iran loan báo, và đã nêu bật lời chứng của giới chuyên môn ngay tại Iran cho rằng chính quyền đã nói dối.
Theo Le Monde, bộ Y Tế Iran hôm thứ Hai 02/03 đã xác nhận 523 trường hợp lây nhiễm và 12 trường hợp tử vong mới, đưa tổng số người chết kể từ khi dịch bắt đầu lên thành 66. Một bác sĩ làm việc ở miền bắc Iran đã không ngần ngại phản bác: “Số liệu của họ là sai. Tôi không một chút nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi hiện có những bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong bệnh viện của chúng tôi, những người này không hề được thống kê trong các số liệu chính thức”.
Ông Gholam-Ali Jafarzadeh Imenabadi, dân biểu thành phố Rasht, thủ phủ tỉnh Gilan, ở miền bắc Iran sát biển Caspi, đã khẳng định rằng tình hình tại đấy đặc biệt nghiêm trọng. Đối với ông, số liệu chính quyền đưa ra là “một trò đùa”, vì ở tỉnh ông, các bệnh viện và trạm xá đều “đầy những bệnh nhân khả nghi”.
Một bác sĩ ở miền nam Iran cũng cho biết là toàn bộ đất nước Iran đã bị dịch bệnh. Tại bệnh viện của ông, tất cả các ca phẫu thuật bị cho là không khẩn cấp đều đã bị hủy bỏ.
Giải thích về nguyên nhân khiến cho dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Iran, giới y khoa nước này đã nêu lên trước tiên chủ trương che giấu thông tin của chính quyền vào lúc đầu, không cho làm bất kỳ cái gì để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Phát biểu với Le Monde, một sinh viên y khoa nội trú ở thủ đô Teheran đã tố cáo: “Khi phủ nhận trong hơn mười ngày rằng dịch Covid-19 đã xuất hiện, chính quyền đã biến nhân viên y tế thành phương tiện truyền bệnh… Chúng tôi bị bệnh nhân lây bệnh, sau đó chúng tôi trở về với gia đình, với bạn bè và như vậy đã có thể lây nhiễm cho hàng chục người khác”.
Các bác sĩ Iran cũng cho rằng tình hình nghiêm trọng hiện nay còn là hậu quả của việc chính quyền từ chối cách ly thánh địa Qom, tâm chấn của dịch Covid-19 tại Iran. Chính ở thành phố thánh này mà các trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đã xuất hiện. Qom lại là một địa điểm hành hương, luôn thu hút đông đảo tín đồ thuộc hệ phái Hồi Giáo Shia ở Iran và nước ngoài.
Các giáo sĩ và các thành phần bảo thủ rất có thế lực đã thành công trong việc không cho đóng cửa các lăng mộ ở Qom và cách ly thành phố này.
Trước sự hoành hành càng lúc càng dữ dội của dịch Covid-19, chính quyền Iran đã bắt đầu đưa ra biện pháp ngăn ngừa đà lây lan của dịch bệnh : Hủy bỏ buổi cầu nguyện lớn ngày thứ Sáu tại nhiều thành phố, đóng cửa trường học, đóng cửa Quốc Hội cho đến khi có lệnh mới, hạn chế đi lại.
Thế nhưng câu hỏi được nêu lên là phải chăng đã quá muộn ?
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200304-covid-19-quy-m%C3%B4-%C3%B4%CC%89-di%CC%A3ch-iran-to-l%C6%A1%CC%81n-m%C6%B0%CC%81c-na%CC%80o-ch%C6%B0a-c%C3%B3-%E1%BA%A3nh

Nhật Bản và Việt Nam mở rộng

hợp tác quốc phòng song phương, tăng cường

các chuyến thăm của  hải quân và không quân

Trong chuyến thăm Việt Nam hôm 2/3 của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Nhật Bản do Đại tướng Yamazaki Koji, Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản dẫn đầu, hai bên đã nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng song phương, trong đó đề xuất chuyển giao các công nghệ ngành đóng tàu quân sự.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Yamazaki Koji, Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản đã tiếp xúc, hội đàm. Hai bên đề xuất nhiều nội dung hợp tác trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực đóng tàu, chuyển giao các công nghệ ngành đóng tàu quân sự; hợp tác sản xuất các mặt hàng kinh tế. Hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác thực chất giữa quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Phòng vệ Nhật Bản; các đoàn tàu, máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiếp tục sang thăm Việt Nam.
Hai bên cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn về y học dưới nước, y học tàu ngầm, cứu hộ, cứu nạn; hỗ trợ trang thiết bị y tế, trang bị cứu hộ nạn nhân trên biển cho hải quân Việt Nam. Việt Nam đề nghị Nhật Bản hỗ trợ đào tạo chuyên gia kỹ thuật lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tiếp nhận công nhân tay nghề cao sang làm việc; chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng trong kinh tế thị trường; tăng cường hợp tác xây dựng chiến lược phát triển các lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam.
Hồi tháng 12/2019, nhằm triển khai các thoả thuận hợp tác giữa Lực lượng cảnh sát biển hai nước, tàu cảnh sát biển CSB-8002 của Việt Nam đã cập cảng Yokosuka, thăm chính thức Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh “chuyến thăm cảng Yokohama của Tàu CSB 8002 lần này là một trong những hoạt động tiếp nối, khẳng định việc giao lưu, hợp tác giữa hai bên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, là minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 2 quốc gia ngày càng phát triển bền chặt”.
Là nước điều phối quan hệ ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2021, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đang phát huy vai trò để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa ASEAN và khu vực sông Mê Công với Nhật Bản, bao gồm cả khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS). Hai nước nhất trí tiếp tục cùng nhau và cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy hợp tác trên biển bằng nhiều hình thức, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nhằm bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải hàng không, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống tội phạm trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển…Hai bên đều nhất trí tích cực thúc đẩy và trao đổi quốc phòng trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như luật pháp, quy định và chính sách quốc gia của mỗi nước.
http://biendong.net/bien-dong/33326-nhat-ban-va-viet-nam-mo-rong-hop-tac-quoc-phong-song-phuong-tang-cuong-cac-chuyen-tham-cua-hai-quan-va-khong-quan.html

Nhật Bản đưa ra giải pháp

về tàu bệnh viện hoạt động ngoài khơi

Thiện Lan
Sự bùng phát của coronavirus mới ở Nhật Bản đã làm thay đổi suy nghĩ trong  giới chính trị để cho phép các tàu bệnh viện hoạt động ngoài khơi trong trường hợp khẩn cấp.
Hai tàu như vậy được cho là đủ để giải quyết rắc rối ở Nhật Bản trong vòng 24 giờ. Nhưng Lực lượng Phòng vệ không có tàu bệnh viện chuyên dụng nào.
Với hy vọng giải quyết vấn đề trên, một cuộc họp kín của khoảng 40 nhà lập pháp đã tìm giải pháp để các con tàu có thể đáp đủ ứng yêu cầu.
Seishiro Eto, giám đốc bệnh viện địa phương, người đã kêu gọi gây quỹ cho việc nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đề nghị chính phủ cung cấp ngân sách để hoàn thành thiết kế tàu mới trong năm tài khóa 2020 để họ có thể bắt đầu phục vụ trong năm 2023”
Một nhóm các nhà lập pháp khác được thành lập vào hôm thứ 5 thậm chí còn đi xa hơn và ủng hộ việc tái sử dụng các tàu của khu vực tư nhân để làm tàu bệnh viện bên cạnh việc đóng mới.
Khái niệm này đã được đưa ra thảo luận trong thời kỳ thảm họa, chẳng hạn như trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011. Một báo cáo năm 2013 của chính phủ lưu ý rằng tàu bệnh viện phục vụ các chức năng chính trong những thời điểm như vậy.
Tàu bệnh viện một lần nữa cần thiết khi hàng trăm hành khách trên tàu du lịch Diamond Princess nhiễm COVID-19. Các tàu sẽ là lựa chọn hữu ích để điều trị bệnh nhân trong khi họ được cách ly.
Nhưng chi phí là một vấn đề lớn. Văn phòng Nội các ước tính rằng một con tàu bệnh viện duy nhất tốn 35 tỷ yên (tương đương $ 324 triệu) để đóng và 2,5 tỷ yên mỗi năm để vận hành và bảo trì. Và trong thời gian bình thường, các tàu chỉ thấy hạn chế sử dụng.
Công ước Geneva định nghĩa tàu bệnh viện quân sự chuyên dụng là một con tàu được chế tạo hoặc trang bị “chỉ nhằm mục đích hỗ trợ những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu, để điều trị và vận chuyển họ”. Các tàu bệnh viện dã chiến của hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga được bảo vệ bởi các công ước này.
Ở Nhật Bản, không có tàu bệnh viện chuyên dụng. Tàu khu trục Izumo và tàu tiếp tế Mashu được trang bị các đơn vị chăm sóc đặc biệt và giường bệnh. Được huấn luyện để cung cấp thiết bị vật tư y tế lên các tàu chiến Nhật Bản.
Bên trong liên minh cầm quyền có những lời kêu gọi trang bị cho tàu chiến những chức năng chuyển đổi nhanh chóng để chúng có thể được sử dụng làm tàu ​​bệnh viện trong trường hợp ứng phó với thảm họa quy mô lớn.
Yusuke Takeuchi / Nikkei
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ban-dua-ra-giai-phap-ve-tau-benh-vien-hoat-dong-ngoai-khoi.html

Số ca nhiễm COVID-19 ở Nhật tăng lên hơn 1.000 người

Số các ca nhiễm COVID-19 ở Nhật hôm 4/3 đã tăng lên hơn một nghìn ca, phần lớn trong số đó bị nhiễm trên một du thuyền bị cách ly, theo Reuters.
Trong khi đó, ban tổ chức Thế vận hội của Nhật bác bỏ các đồn đoán nói rằng Olympics Tokyo có thể bị hủy.
Tin cho hay, 23 ca nhiễm mới đã được ghi nhận ở nhiều vùng tại Nhật, cho thấy virus đã lây lan khắp nước Nhật, cũng như đặt ra câu hỏi về việc liệu Olympics 2020 có thể khai mạc vào cuối tháng Bảy tới hay không.
XEM THÊM:
Nhật Bản có thể dời Olympic đến cuối năm
COVID-19 đã lây lan khắp thế giới. Hàn Quốc, châu Âu và Iran là những nơi ghi nhận nhiều ca nhất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Reuters đưa tin, theo tính toán của hãng này, các ca mới đã nâng tổng số các ca nhiễm ở Nhật lên hơn 1 nghìn người, trong đó 706 là từ du thuyền Diamond Princess, vốn bị cách ly nhiều tuần ở ngoài khơi Yokohama.
Tin cho hay, 12 người đã tử vong ở Nhật, trong đó có sáu người trên du thuyền vừa kể.
https://www.voatiengviet.com/a/s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-19-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt-t%C4%83ng-l%C3%AAn-h%C6%A1n-1-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/5314881.html

Virus corona:

Hàn Quốc có thêm hơn 500 người nhiễm, 4 ca tử vong

Trọng Thành
Tại Hàn Quốc, trong vòng 24 giờ qua, theo Reuters, có thêm hơn 500 người nhiễm mới, 4 người chết vì Covid-19. Đưa tổng số ca nhiễm lên 5.621 người, tổng số tử vong 32. Tuy nhiên, số lượng người dương tính với virus được ghi nhận hôm nay, 04/03/2020, thấp hơn so với hôm qua (851 trường hợp).
Nguyên nhân số lượng người nhiễm virus tại Hàn Quốc gia tăng mạnh trong những ngày gần đây là do chủ trương của Seoul xét nghiệm toàn bộ các thành viên của cộng đồng giáo phái Tân Thiên Địa, với khoảng 200 000 người, được coi là một kênh phát tán dịch bệnh chính tại Hàn Quốc. Con số người dương tính với virus chắc chắn sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.
Thành phố Daegu là tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc. Hiện có khoảng 2300 người dương tính với virus đang chờ được tiếp nhận tại các bệnh viện và cơ sở điều trị tại thành phố này. Thị trưởng Daegu cho biết sẽ có thêm 3000 giường bệnh bổ sung đang được chuẩn bị, để sẵn sàng tiếp nhận số bệnh nhân đang gia tăng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định khủng hoảng dịch bệnh tại Daegu và tỉnh Gyeongbuk là nghiêm trọng nhất. Nguyên thủ Hàn Quốc cũng gửi lời xin lỗi đến toàn dân là chính quyền đã không cung ứng đủ khẩu trang một cách kịp thời.
Trong cuộc chiến chống Covid-19, chính quyền Hàn Quốc vừa triển khai một biện pháp mới để giúp cho việc chẩn đoán virus được dễ dàng : Lập nhiều ”trạm xét nghiệm di động”, với đối tượng trước hết là các tài xế.
Anh Trần Công từ Seoul cho biết cụ thể về hoạt động của trạm xét nghiệm, và những lợi thế của phương thức xét nghiệm mới này :
Anh Trần Công tại Seoul
Hôm nay các phòng lấy mẫu lưu động (drive-through) được đặt khắp tại Seoul. Những phòng lấy mẫu lưu động này được đặt trong các contener, có một cửa sổ, để người lấy mẫu giao tiếp với các tài xế. Các tài xế chỉ cần đi qua contener này, mở cửa sổ xe. Người lấy mẫu sẽ yêu cầu tên tuổi, điện thoại và email. Sau đó nhân viên y tế sẽ lấy mẫu bằng dịch họng của tài xế. Sau đó, mẫu này sẽ được gửi về các trung tâm xét nghiệm, danh tính của tài xế hoàn toàn được giữ bí mật…
Anh Trần Công cũng cho biết thêm về việc một tỉnh giáp ranh với thủ đô Seoul, hôm nay, đã công bố ”lộ trình” của hai bệnh nhân số 11 và số 12 :
Cho đến hôm nay, ít nhất 92 quốc gia đã không cho phép nhập cảnh, hoặc siết chặt điều kiện nhập cảnh đối với các công dân Hàn Quốc. Về phần Nhật Bản, số người nhiễm virus hôm nay vượt quá con số 1000. Theo bộ Y Tế Nhật, có 12 người tử vong vì virus corona.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200304-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-th%C3%AAm-h%C6%A1n-500-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nhi%E1%BB%85m-4-ca-t%E1%BB%AD-vong

Số ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc vượt quá 5.600,

 hàng nghìn người chờ giường bệnh

Hải Lam
Hàn Quốc chiều nay (4/3) ghi nhận thêm 293 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm mới trên toàn quốc lên 5.621.
Yonhap cho biết, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) chiều nay thông báo cả nước có thêm 293 người dương tính nCoV, sau khi ghi nhận 142 ca nhiễm mới vào sáng nay. Như vậy, trong 16 giờ qua, Hàn Quốc có thêm 516 người nhiễm COVID-19.
Trong số các ca nhiễm mới, có 405 ca ở thành phố Daegu và 89 ca ở tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận, đưa tổng số ca nhiễm ở hai ổ dịch trên lên lần lượt là 4.000 và 774.
Các tỉnh và thành phố lớn khác cũng công bố ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại thủ đô Seoul lên 99 và Busan, thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, lên 93.
Giới chức Hàn Quốc cũng thông báo đã có 33 trường hợp tử vong vì dịch bệnh, chủ yếu là người cao tuổi mắc bệnh tiềm ẩn. Tuy nhiên, ca tử vong thứ 33 là một cụ bà 66 tuổi ở thành phố Daegu không có bệnh tiềm ẩn. Tổng giám đốc KCDC Jeong Eun-kyeong cho biết bệnh nhân qua đời tại bệnh viện sau khi chứng viêm phổi do dịch bệnh gây ra ngày càng nặng hơn.
Reuters cho biết, bệnh viện ở những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch bệnh đang chật vật để sắp xếp giường cho số bệnh nhân mới ngày càng tăng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết, tại tâm dịch Daegu, khoảng 2.300 người vẫn đang chờ giường bệnh ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế tạm thời. Ông Kim cho biết thêm, một bệnh viện quân y tại đây sẽ được bổ sung thêm 200 giường bệnh trước ngày 5/3 để tăng năng lực tiếp nhận bệnh nhân.
Video: Bắc Kinh làm người dân Trung Quốc và cả thế giới phát ốm
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-ca-nhiem-covid-19-tai-han-quoc-vuot-qua-5-600-hang-nghin-nguoi-cho-giuong-benh.html

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

hủy chuyến công du tới 3 nước vì COVID-19

Hải Lam
Bản tin ngày 4/3 của Reuters cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hủy kế hoạch tới Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 3 vì dịch COVID-19.
“Trước sự lây lan của COVID-19 trên toàn quốc gần đây, chúng tôi quyết định không tiếp tục các chuyến công du”, phát ngôn viên Nhà Xanh Kang Min-seok hôm nay cho biết trong một tuyên bố.
Theo Yonhap, hôm 3/3, Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố Hàn Quốc chính thức bước vào cuộc chiến chống COVID-19, yêu cầu các cơ quan chính phủ “trực chiến 24/24”. Ông cho biết chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch bổ sung 25 tỷ USD nhằm đối phó dịch bệnh.
Theo cập nhật của worldometer lúc 14h15 (giờ Việt Nam), Hàn Quốc ghi nhận 5.328 ca nhiễm, trong đó 33 người đã tử vong. Hiện đất nước này là ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Video: Người sáng lập Tân Thiên Địa có thể bị điều tra
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-han-quoc-moon-jae-in-huy-chuyen-cong-du-toi-3-nuoc-vi-covid-19.html

Những động thái quân sự mới của Triều Tiên

thu hút sự chú ý của dư luận

trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Sau thời gian im lắng, tình hình Bán đảo Triều Tiên đang trở nên nóng bỏng hơn do sự bùng phạt của dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc và những dấu hiệu về các động thái quân sự mới của Triều Tiên.
Tiến hành tập trận quân sự với sự tham gia giám sát, chỉ đạo trực tiếp của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un
Từ ngày 28/2, Quân đội Triều Tiên đã tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô với sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đây là một hoạt động công khai hiếm hoi của Chủ tịch Triều Tiên trong bối cảnh nước này đang nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát. Theo Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA), cuộc tập trận diễn ra vào ngày 28/2 nhằm đánh giá sự cơ động và khả năng tấn công bằng hỏa lực của lực lượng tuyến đầu cùng các đơn vị ở phía Đông. KCNA khẳng định, cuộc tập trận đã kết thúc tốt đẹp. Lần tập trận gần nhất của Triều Tiên diễn ra hôm 25/11,khi Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ thị diễn tập bắn pháo khi thị sát một đơn vị quân đội trên đảo Changrin, phía Bắc ranh giới trên biển giữa hai Miền Triều Tiên. Theo KCNA, trong chuyến thị sát, ông Kim Jong-un đã chỉ thị diễn tập khai hỏa một khẩu pháo ở bờ biển, nhấn mạnh các binh sĩ phải “thiết lập một hệ thống vững chắc” để đảm bảo “sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tác chiến bất cứ lúc nào”. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo, hoạt động diễn tập bắn pháo mà Triều Tiên đề cập vi phạm thỏa thuận quân sự được quan chức quân đội hai bên đã nhất trí hôm 19/9/2018 và đã được triển khai đầy đủ trong thời gian qua. Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên lập tức chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở các
khu vực biên giới có thể khiến căng thẳng quân sự gia tăng cũng như tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận giữa hai bên.
Phóng thử hai vật thể không xác định có thể là tên lửa tầm ngắn hoặc loại vũ khí mới
Theo Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC), Triều Tiên đã phóng tên lửa vào sáng ngày 2/3, đã phóng hai vật thể bay không xác định mà có thể là loại vũ khí mới hay tên lửa đạn đạo. Theo JCS, đây là vụ phóng đầu tiên kể từ khi nước này đưa ra cảnh báo vũ khí chiến lược mới đầu năm nay. Tên lửa được phóng từ các khu vực gần với thành phố Wonsan ra vùng biển phía Đông, bay được khoảng 240 km, ở độ cao tối đa 35 km. Năm 2019, Triều Tiên đã thực hiện 13 vụ phóng tên lửa, trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị đình trệ. Trong thông điệp chào mừng năm mới 2020, Bình Nhưỡng đã cảnh báo về “vũ khí chiến lược mới” trong tương lai gần và một “hành động thực tế gây sốc”. Các chuyên gia cho biết vũ khí chiến lược này có thể là một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Động thái của Triều Tiên gây chú ý vì năm 2019, Triều Tiên đã đưa ra “thời hạn chót” đối với Mỹ để nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân bị gián đoạn, hoặc đối mặt với “món quà Giáng sinh”. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, khả năng nối lại đàm phán ở thời điểm hiện tại là rất thấp. Tờ Yonhap đưa khả năng không biết Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có giám sát vụ thử tên lửa trong ngày hôm nay (3/2) hay không nhưng quan chức này đưa ra khả năng có thể ông Kim chỉ đạo giám sát vụ thử bởi nhà lãnh đạo Triều Tiên đang ở Wonsan từ hôm 28/2.
Phản ứng của Mỹ và Hàn Quốc
Ngày 2/3, Hàn Quốc bày tỏ “đặc biệt lo ngại” về “các cuộc diễn tập tấn công hỗn hợp” liên tục mà các lực lượng vũ trang Triều Tiên đang tiến hành. Trong một thông cáo báo chí sau cuộc họp khẩn do Chánh Văn phòng an ninh quốc gia Chung Eui-yong chủ trì, Nhà Xanh (Phủ Tổng thống) cho biết các bộ trưởng của Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành động tương tự, vốn “không hữu ích cho các nỗ lực giảm căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên”. Cuộc họp trên có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Jeong Kyeong-doo và Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Suh Hoon. Các quan chức Hàn Quốc đã phân tích bối cảnh và ý định của cuộc diễn tập tấn công hỗn hợp mà Triều Tiên tiến hành, cùng lúc với vụ phóng các vật thể bay tầm ngắn. Nhà Xanh cho biết thêm các bộ trưởng đã “bày tỏ lo ngại đặc biệt” về việc Triều Tiên leo thang căng thẳng với các cuộc diễn tập “liên tục” ở gần thành phố Wonsan và nối lại việc phóng các vật thể bay tầm ngắn sau gần 3 tháng. Tuy nhiên, Hàn Quốc không coi vụ phóng mới là một hành động khiêu khích. Mỹ hiện chưa đưa ra phản ứng nào
http://biendong.net/bien-dong/33325-nhung-dong-thai-quan-su-moi-cua-trieu-tien-thu-hut-su-chu-y-cua-du-luan-trong-boi-canh-dich-covid-19-dien-bien-phuc-tap.html

Không chấp nhận “cô đơn”,

Triều Tiên thử tên lửa sau 3 tháng im lặng

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS, 02/3) cho biết Triều Tiên đã phóng 02 “vật thể bay” chưa xác định tại Wonsan, thuộc bờ biển phía Đông, hướng về phía biển Nhật Bản.
Tham mưu trưởng JSC cho biết, Triều Tiên đã phóng 02 tên lửa chưa xác định vào ngày 02/3. Hai tên lửa trên đã bay khoảng 240km, đạt độ cao 35km trước khi rơi xuống biển; cho rằng nhiều khả năng đây là tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên. Vụ việc trên diễn ra tại địa điểm gần thành phố ven biển Wonsan ở phía Đông Triều Tiên. Hiện quân đội Hàn Quốc đang theo dõi tình hình trong trường hợp Triều Tiên phóng thêm và duy trì tư thế sẵn sàng.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết vụ thử tên lửa diễn ra sau vài ngày Triều Tiên tổ chức cuộc tập trận đầu tiên trong năm 2020 ở bờ biển phía Đông. Đây cũng là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên kể từ ngày 28/11/2019. Động thái này cũng đánh dấu lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa từ Wonsan kể từ khi thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) vào ngày 3/10/2019. Trước đó, trong thông điệp chào mừng năm mới, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cảnh báo về “vũ khí chiến lược mới” trong tương lai gần và một “hành động thực tế gây sốc”. Đáng chú ý, trong một phiên họp của đảng cầm quyền hồi cuối tháng 12/2019, Chủ tịch Kim Jong-un đã tuyên bố Bình Nhưỡng không còn coi là bị ràng buộc bởi các lệnh cấm thử tên lửa đạn đạo hạt nhân và xuyên lục địa, đồng thời đe dọa sẽ sớm trình diễn “vũ khí chiến lược mới”. Các chuyên gia cho biết vũ khí chiến lược này có thể là một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Giới phân tích thuộc Nknews cho biết, vụ phóng này diễn ra trong bối cảnh các hoạt động ngoại giao giữa Mỹ-Triều ngưng trệ nhiều tháng nay, khi các cuộc đàm phán đã đóng băng từ lúc cuộc đàm phán về tình hình bán đảo Triều Tiên diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái đã đổ vỡ khi không có thỏa thuận nào đạt được; đồng thời cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, khả năng nối lại đàm phán ở thời điểm hiện tại là rất thấp.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia, học giả, truyền thông khu vực và quốc tế cho rằng Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo trong bối cảnh hiện nay là nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới Mỹ và Hàn Quốc. Theo đó, vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên lần này như một lời nhắc về khả năng quân sự ngày càng được nâng tầm của Bình Nhưỡng, đồng thời ẩn chứa một thông điệp cho các cuộc đàm phán sắp tới. Thông điệp ngầm mà Triều Tiên muốn gửi đến Mỹ trước các cuộc đàm phán là rất rõ ràng. Bình Nhưỡng muốn có được sự nhượng bộ, hay nói cách khác là việc dỡ bỏ ít nhất một phần lệnh trừng phạt kinh tế từ phía Mỹ. Nếu không đạt được bất kỳ kết quả nào, việc đẩy căng thẳng giữa hai bên leo thang chỉ là điều sớm muộn. Không những vậy, có ý kiến cho rằng thông qua cuộc thử tên lửa, Triều Tiên muốn làm rõ về vị thế đàm phán của mình trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Bình Nhưỡng dường như muốn hối thúc Washington từ bỏ các yêu cầu (rằng Triều Tiên phải) phi hạt nhân hóa hoàn toàn vốn luôn được nêu ra trong quá khứ, chỉ để đổi lấy lời hứa nới lỏng các lệnh trừng phạt. Theo các nhà phân tích, Bình Nhưỡng thường kết hợp các cuộc giám sát ngoại giao bằng các động thái quân sự, như một cách để duy trì áp lực đối với các đối tác đàm phán, và có thể Bình Nhưỡng tin rằng hệ thống vũ khí này mang lại cho họ thêm đòn bẩy.
http://biendong.net/bien-dong/33324-khong-chap-nhan-co-don-trieu-tien-thu-ten-lua-sau-3-thang-im-lang.html

Triều Tiên:

‘Tập trận quân sự gần đây không có ý đe dọa ai’

Trong một tuyên bố được KCNA, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên phổ biến hôm thứ ba, em gái của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã lên tiếng bênh vực các cuộc tập trận quân sự gần đây, nói rằng Pyongyang ‘không có ý đe dọa ai’.
Hôm thứ Hai, quân đội Bắc Triều Tiên đã diễn tập một cuộc tấn công vào hai hệ thống phóng tên lửa, dưới sự giám sát của cá nhân lãnh tụ Kim Jong Un.
Trong tuyên bố thứ ba, bà Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un và cũng là một quan chức chính phủ cấp cao, mô tả những lời chỉ trích của Hàn Quốc về vụ phóng tên lửa này là ‘giả đạo đức’.
Bà Kim Yo Jong nói quyết định của Washington và Seoul hồi gần đây, hoãn lại cuộc diễn tập quân sự chung đã được đưa ra vì những lo ngại về dịch viêm phổi cấp chủng mới Covid-19 đang lây lan, chứ không phải vì mong muốn hòa bình.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-tap-tran-quan-su-gan-day-khong-co-y-%C4%91-/5313650.html

Virus corona:Trung Quốc

yêu cầu khách du lịch cách ly giữa bão dịch

Du khách từ các nước đang có dịch do virus corona (Covid-19) đi tới một số vùng của Trung Quốc sẽ phải thực hiện cách ly trong 14 ngày – truyền thông nước này cho hay.
Du khách đến từ các nước đang là điểm nóng của dịch bệnh do virus Covid-19 chủng mới như Nam Hàn, Nhật Bản, Iran và Ý khi tới Bắc Kinh sẽ phải bị cách ly, một quan chức Bắc Kinh nói.
Thượng Hải và Quảng Đông cũng thông báo các quy định tương tự trước đó.
Chính quyền Trung Quốc lo ngại rằng virus Covid-19 có thể bị nhiễm ngược trở lại vào nước này.
Dù hầu hết các ca tử vong do Covid-19 là ở Trung Quốc, hôm thứ Hai, số ca nhiễm mới ở các nước khác cao hơn chín lần ở Trung Quốc.
Thượng Hải cho hay sẽ yêu cầu những người đến từ các nước “mà tình hình dịch virus corona tương đối nghiêm trọng” cách ly, nhưng không nói tên đó là những nước nào.
Những điều cần biết về virus corona?
Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?
Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Giới chức Trung Quốc cũng yêu cầu công dân ở nước ngoài cân nhắc kế hoạch đi lại.
“Vì sức khỏe và sự an toàn của gia đình bạn, hãy tăng cường các biện pháp phòng ngừa, cân nhắc kế hoạch đi lại và giảm thiểu di chuyển,” giới chức ở một tỉnh ở phía nam Trung Quốc nói.
Trung Quốc công bố 125 ca mắc mới hôm thứ Ba – số lượng mắc mới trong ngày thấp nhất trong vòng sáu tuần qua. Ngoài ra, nước này đã có thêm 31 ca tử vong – tất cả đều ở tỉnh Hồ Bắc, nơi virus khởi phát.
Các diễn biến khác:
Iran tạm thời thả 54.000 tù nhân trong nỗ lực kiềm chế dịch lan rộng trong các nhà giam chật chội
Bộ trưởng tài chính các nước G7 cho hay, họ “sẵn sàng hành động”, bao cồm các biện pháp tài chính để hỗ trợ các nỗ lực chống dịch và hỗ trợ kinh tế toàn cầu
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang thực hiện một động thái khẩn cấp hiếm hoi để giảm lãi suất xuống 0.5%
Đức Giáo hoàng, người đã hủy Lễ Men lần đầu tiên kể từ khi ông ngồi ở vị trí này, do bị nhiễm lạnh. Sau đó xét nghiệm cho thấy ông âm tính với virus, theo truyền thông Ý
Người phụ nữ Anh – Iran Nazanin Zaghari-Ratcliffe bị bỏ tù hiện sức khỏe tốt, Bộ Tư pháp Iran cho biết. Bà này được khám sau khi chồng bà nói bà có triệu chứng nhiễm Covid-19
Bộ trưởng Olympic Nhật Bản nói Thế vận hội Tokyo 2000 có thể bị hoãn cho tới cuối năm nay. BBC Sport đang theo dõi những sự kiện nào có thể bị ảnh hưởng
Các nước khác bị ảnh hưởng thế nào?
Có khoảng hơn 92.000 ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới, tại khoảng 70 nước, mặc dù chủ yếu – khoảng 87% – là ở Trung Quốc. Hầu hết các ca này ở tỉnh Hồ Bắc – nơi virus khởi phát vào cuối năm ngoái.
Khoảng 12.000 ca nhiễm bên ngoài Hoa lục, 81% ở bốn nước – Iran, Nam Hàn, Ý, và Nhật Bản.
Một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 là Ý. Ý cho hay hôm thứ Hai rằng số người chết đã tăng thêm 18 người, lên thành 52. Có 2.036 ca nhiễm, hầu hết đều ở Lombardy và Veneto. Khoảng 150 ca được nói là đã khỏi.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở Ý cũng đang tăng chậm lại. Hôm thứ Hai, giới chức nói có 258 ca mới – tăng 16% so với ngày hôm trước – sau khi tăng ở mức kỷ lục là 50% hôm Chủ nhật.
Hôm thứ Ba, Iran nói có 77 ca tử vong mới, nhưng con số thực tế được cho là cao hơn nhiều. Hơn 2.300 người được cho là đã bị nhiễm bệnh, gồm các quan chức cao cấp. Người đứng đầu các dịch vụ y tế khẩn cấp của Iran, Pirhossein Kolivand, là một trong số họ – thông tấn xã Ilna của Iran đưa tin hôm thứ Ba.
Khoảng 23 nghị sỹ Iran được khẳng định dương tính với virus, và một quan chức gần gũi với Lãnh đạo Tối cao, Ayatollah Ali Khamenei, được thông báo là đã qua đời do Covid-19 hôm thứ Hai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51731763

Các thương hiệu lớn

bị tố cáo sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương

Vanessa Đỗ
Người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đang được chuyển từ nhà và các trại giam tập thể vào các nhà máy để làm việc cho các nhà cung cấp của các công ty đa quốc gia bao gồm cả Apple và Huawei.
Theo báo cáo được công bố vào ngày 1/3 của Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ và cựu tù nhân từ vùng Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc đã phải làm việc cho các nhà cung cấp của các công ty đa quốc gia sản xuất thiết bị điện tử, dệt may, và tự động hóa.
“Ít nhất 83 công ty đa quốc gia Trung Quốc và nước ngoài được biết là đã hưởng lợi từ cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ theo chương trình chuyển giao lao động do nhà nước bảo trợ”, ASPI cho biết.
Báo cáo cũng nêu tên 27 nhà máy ở 9 tỉnh của Trung Quốc được hưởng lợi kể từ khi cuộc đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bắt đầu vào đầu năm 2017.
Kể từ năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã giam giữ khoảng 1,8 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Trong khi Bắc Kinh nói rằng một số đã được tự do, thì thực tế nhiều người đã bị đưa đến làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc như một phần của các chương trình chuyển giao lao động do chính phủ tổ chức. Các chương trình cũng bao gồm các cá nhân trước đây chưa bị giam giữ.
Theo báo cáo của viện ASPI, những người lao động Duy Ngô Nhĩ bị chuyển đến các nhà máy đều phải chịu “đào tạo ý thức hệ ngoài giờ làm việc, bị giám sát liên tục và bị cấm tham gia vào các hoạt động tôn giáo”.
Cơ quan nghiên cứu đã đưa ra kết luận bằng cách tham khảo chéo các phương tiện truyền thông nhà nước và các báo cáo của chính quyền Trung Quốc về các dự án chuyển giao lao động Tân Cương cho các thương hiệu quốc tế, cũng như các tập đoàn lớn của nước này.
Các nhà máy liên quan đến chuyển giao lao động Tân Cương trải dài đến tận Nam Xương, một thành phố ở miền nam Trung Quốc, nơi có nhà cung cấp công nghệ O-Film của Apple. O-Film cũng cho biết họ cung cấp cho Huawei và các công ty đa quốc gia khác các thành phần máy ảnh và màn hình cảm ứng.
Truyền thông địa phương ở miền nam Tân Cương cho biết, trong năm 2017, 700 công nhân đã được chuyển đến nhà máy Giang Tây của O-Film. Mặc dù các phương tiện truyền thông địa phương không đề cập đến họ là những người bị giam giữ, nhưng lại mô tả chương trình chuyển giao công việc nhằm mục đích “dần dần thay đổi ý tưởng của họ, để họ trở thành … những người sẽ được hiểu lòng tốt và cảm thấy biết ơn đối với chính quyền”. Cụm từ này gợi nhớ đến phát biểu chính thức của Bắc Kinh rằng mục đích của các trại giam tập thể ở Tân Cương là “cải tạo” hoặc thay đổi ý thức hệ.
Được yêu cầu bình luận về những phát hiện này, người phát ngôn của Apple đã nhắc lại một tuyên bố trước đây được đưa ra cho tờ Washington Post: “Apple luôn đảm bảo rằng tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng của chúng tôi được đối xử với nhân phẩm và sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Chúng tôi chưa thấy báo cáo này nhưng chúng tôi hợp tác chặt chẽ với tất cả các nhà cung cấp để đảm bảo các tiêu chuẩn cao của chúng tôi được duy trì”.
Trong khi đó, tập đoàn Huawei từ chối bình luận.
Theo Nikkei Asian Reviews
Vanessa Đỗ dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-thuong-hieu-lon-bi-to-cao-su-dung-lao-dong-cuong-buc-o-tan-cuong.html

Đồng nghiệp của bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời

vì nhiễm COVID-19

Thiện Lan
Bác sĩ nhãn khoa Mei Zhongming, 57 tuổi, là bác sĩ thứ ba của bệnh viện Trung ương Vũ Hán qua đời vì nhiễm COVID-19.
Ông Mei, đồng nghiệp của ‌bác‌ ‌sĩ‌ Lý‌ ‌Văn‌ ‌Lượng‌, đã qua đời hôm 3/3 do nhiễm COVID-19. Trước đó, vào ngày 1/3, ông Jiang Xueqing, trưởng khoa phẫu thuật tuyến giáp và vú, cũng chết vì căn bệnh này ở tuổi 55.
Người qua đời đầu tiên do nhiễm COVID-19 ở bệnh viện Trung ương Vũ Hán là bác‌ ‌sĩ‌ Lý‌ ‌Văn‌ ‌Lượng‌, 34 tuổi, người bị cảnh sát bắt im lặng vì đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chủng virus mới.
Ai, trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện Trung ương Vũ Hán cho biết, nhân viên ở tuyến đầu của bệnh viện đã bắt đầu đeo khẩu trang hô hấp N95 và các thiết bị bảo vệ khác vào tháng 1 khi số ca nhiễm virus tăng vọt –  trước khi nhà chức trách xác nhận virus này lây lan từ người qua người vào ngày 20/1.
Tuy nhiên, trưởng khoa Ai nói với China News Weekly rằng, bất chấp các biện pháp phòng ngừa, nhân viên y tế đầu tiên tại bệnh viện đã bị nhiễm virus vào ngày 10/1 và hơn 30 người khác thuộc khoa cấp cứu của ông có kết quả dương tính với COVID-19 kể từ đó.
Theo con số chính thức, 13 bác sĩ và y tá đã chết vì COVID-19 và hơn 3.000 người đã bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bắt đầu tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12.
Các bệnh viện ở Vũ Hán và trên toàn tỉnh Hồ Bắc đã có hàng chục ngàn bệnh nhân và các nhân viên y tế điều trị cho họ cũng phải đối phó với tình trạng thiếu đồ bảo hộ và vật tư y tế.
Thiện Lan Tham khảo South China Morning Post
https://www.dkn.tv/the-gioi/dong-nghiep-cua-bac-si-ly-van-luong-qua-doi-vi-nhiem-covid-19.html

Chính quyền Trung Quốc lan truyền tin đồn nhảm

 liên quan đến virus corona

Hương Thảo
Chính quyền Trung Quốc lan truyền tin đồn nhảm liên quan đến virus corona nhằm phá hoại các buổi biểu diễn của Shen Yun.
Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun (Thần Vận) có trụ sở tại New York đã trở thành mục tiêu lan truyền tin đồn nhảm liên quan đến virus corona, trong một nỗ lực rõ ràng của Bắc Kinh để ngăn cản các khán giả Mỹ tham dự buổi biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc. Tin đồn lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội nói rằng, một số diễn viên của đoàn nghệ thuật Shen Yun đã bị nhiễm virus corona, khuyên mọi người không nên tham dự các chương trình biểu diễn của họ ở Hoa Kỳ.
Những tin đồn đó đã khiến các cơ quan y tế tại một thành phố của Hoa Kỳ nơi Shen Yun đang biểu diễn, Salt Lake City, Utah, phải công khai lên tiếng xua tan tin giả.
“Chúng tôi đã điều tra họ và không có lý do gì để tin rằng bất kỳ thành viên nào trong đoàn múa Shen Yun bị nhiễm COVID-19”, Sở Y tế Utah đã đăng trên Twitter vào ngày 24/2. “Những buổi biểu diễn này hoàn toàn không gây rủi ro cho cư dân Utah”.
“Shen Yun có trụ sở tại thành phố New York, không phải Trung Quốc”, Sở Y tế Hạt Salt Lake đăng trên Facebook vào ngày 24/2. “Có rất nhiều tin đồn không chính xác về COVID-19 đang lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Các thông tin sai lệch và không chính xác trên mạng xã hội có thể gây hại”.
Shen Yun là một công ty nghệ thuật biểu diễn có trụ sở tại New York được thành lập năm 2006 với nhiệm vụ, theo trang web của họ, là làm sống lại văn hóa truyền thống Trung Quốc thông qua biểu diễn nghệ thuật. Mùa lưu diễn này 7 công ty (thuộc Shen Yun) sẽ đi đến 160 thành phố trên khắp thế giới để biểu diễn các chương trình nghệ thuật của họ. Buổi biểu diễn đã khiến chính quyền Trung Quốc tức giận khi lột tả chân thực cuộc đàn áp khốc liệt đang tiếp diễn ở Trung Quốc đối với những người tập Pháp Luân Công trên sân khấu. Kết quả là, kể từ khi thành lập, đoàn nghệ thuật Shen Yun đã luôn phải đối mặt với những nỗ lực phá hoại không ngừng và bằng mọi cách của chính quyền Trung Quốc nhằm cản trở các buổi biểu diễn của họ.
“Những tin đồn trực tuyến này chỉ đơn thuần là những thứ mới nhất trong một danh sách dài những chiêu trò của chính quyền Trung Quốc nhằm phá hoại Shen Yun”, Leeshai Lemish, một MC, người dẫn chương trình của đoàn nghệ thuật Shen Yun, nói với The Epoch Times vào ngày 27/2.
Chính quyền Trung Quốc đang “dùng thảm họa và cái chết của người dân Trung Quốc để dựng tin đồn ngăn chặn Shen Yun biểu diễn”, Lemish nói.
MC này nói hồi đầu tháng 2, văn phòng bán vé Shen Yun ở Salt Lake City đã nhận được điện thoại từ những người có giọng Trung Quốc. Họ bịa rằng Shen Yun đến từ Trung Quốc, hoặc công ty vừa trở về từ Hàn Quốc (quốc gia nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục) và yêu cầu chương trình bị hủy bỏ. Một số người gọi điện thậm chí trở nên hung dữ và bắt đầu chửi thề, Lemish nói.
Bộ Y tế Utah nói với The Epoch Times rằng, các cơ quan y tế trong khu vực cũng nhận được các cuộc gọi điện thoại tương tự xuất phát từ những tin đồn.
“Thông qua email và điện thoại từ Sở Y tế Hạt Salt Lake, cơ quan của chúng tôi, cùng với Sở Y tế Hạt Salt Lake, nhận ra những tin đồn sai lệch đang lan truyền trong cộng đồng về buổi biểu diễn sắp tới của Shen Yun”, ông Char Haley, giám đốc thông tin liên lạc tại Sở Y tế Utah, cho biết trong một email vào ngày 27/2. “Chúng tôi đã quyết định cách tốt nhất để trấn an những người có vé tham dự buổi biểu diễn là thông qua phương tiện truyền thông xã hội, nhắn tin nói rõ sự thật về Shen Yun và những người tham gia đoàn múa”.
Shen Yun đã kết thúc hai buổi biểu diễn tại thành phố Salt Lake vào ngày 26/2 và sẽ trở lại vào ngày 21/3 cho 4 buổi diễn khác.
Những cuộc gọi đáng ngờ
Lemish cho biết vào ngày 27/2, các phòng bán vé của công ty tại thành phố Salt Lake và Las Vegas đã nhận được ba cuộc gọi điện thoại tương tự từ những người có giọng Trung Quốc hỏi một số câu về lịch trình biểu diễn của công ty.
Trong một cuộc gọi đến văn phòng bán vé Utah đã được ghi lại, một người phụ nữ có giọng Trung Quốc đã đặt câu hỏi, cố gắng tìm hiểu xem các đoàn diễn sẽ đi đâu và thành phố nào họ sẽ đến biểu diễn, anh nói. Một người phụ nữ khác sau đó đã gọi đến phòng vé từ một số khác, hỏi những câu hỏi tương tự. Nhân viên bán hàng yêu cầu người phụ nữ cho một số điện thoại để gọi lại vì anh ta sẽ yêu cầu người dẫn chương trình địa phương trả lời. Người phụ nữ này đã cho số điện thoại giống như người gọi đầu tiên, Lemish nói. Vì vậy, hai người đó có liên quan với nhau. Họ có thể là bạn bè, người thân hoặc bất kỳ mối quan hệ nào khác khiến họ sử dụng cùng một số điện thoại. Cùng ngày, một cuộc gọi điện thoại
thứ ba đến văn phòng bán vé Shen Yun Las Vegas, một người phụ nữ có giọng Trung Quốc đã hỏi những câu hỏi tương tự. Shen Yun đã biểu diễn 6 chương trình tại Las Vegas trong khoảng thời gian từ 26/2 đến 1/3.
Lemish nói thêm rằng anh cũng nhận được email viết bằng tiếng Trung Quốc cùng ngày, từ một người giả làm quen, hỏi Lemish ở đâu, nơi anh biểu diễn và thành phố nào anh sẽ đi tour. Người dẫn chương trình tin rằng những cuộc gọi điện thoại đó có thể là một phần của cùng một chiến dịch phá hoại khiến các chương trình của họ ở Hoa Kỳ bị hủy bỏ ở nhiều địa điểm khác nhau.
Bóp méo thông tin
Ở Hàn Quốc, chính quyền Trung Quốc cũng khởi xướng những tin đồn sai lệch về nguồn gốc của công ty trong một nỗ lực ngăn chặn các buổi biểu diễn ở đó, Lemish nói. Tại thành phố Ulsan, nơi Shen Yun biểu diễn hai chương trình ngày 11 và 12/2, người quản lý nhà hát nhận được một cuộc điện thoại từ một phóng viên truyền hình. Phóng viên truyền hình nói rằng Lãnh sự quán Trung Quốc nói với phóng viên này rằng đoàn biểu diễn Shen Yun đến từ Vũ Hán, Lemish nói, đề cập đến tâm chấn virus corona ở miền trung Trung Quốc.
“Người quản lý nhà hát đã trả lời rằng đoàn Shen Yun đến từ Hoa Kỳ và hầu hết các thành viên là mang hộ chiếu Hoa Kỳ. Chương trình Shen Yun bị cấm ở Trung Quốc, và các thành viên của họ không được phép đến thăm Trung Quốc”, anh nói thêm.
Công ty đã biểu diễn tại Hàn Quốc, lưu diễn ba thành phố từ ngày 7/2 đến ngày 16/2. Dịch ở Hàn Quốc đã buộc Shen Yun phải hủy 2 buổi biểu diễn tại thành phố Chuncheon dự kiến ​​vào ngày 22/2 và quay trở lại Hoa Kỳ. Lemish cho biết tất cả các nghệ sĩ Shen Yun đều khỏe mạnh và các buổi biểu diễn vẫn đang tiếp tục như dự kiến ​​tại Hoa Kỳ.
Kể từ tháng 1, nhiều người Trung Quốc đã chia sẻ thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và WeChat, rằng Shen Yun đến từ Trung Quốc, nơi bắt nguồn của dịch COVID-19.
Để xua tan những tin đồn, Shen Yun đã đưa ra một tuyên bố trên trang web chính thức của mình vào ngày 1/2. Họ tuyên bố: “Shen Yun có trụ sở tại New York, không phải Trung Quốc. Những người biểu diễn đã không đến Trung Quốc trong nhiều năm, không có liên hệ trực tiếp với những người từ Trung Quốc và trên thực tế Shen Yun thậm chí không được phép biểu diễn ở Trung Quốc”.
Tuy nhiên kể từ khi phát hành, công ty đã tìm thấy một phiên bản của tuyên bố đang được mọi người chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, Lemish nói.
“Một người nào đó ở Trung Quốc đã lấy nội dung [bản tuyên bố] và tạo ảnh giả. Họ đã loại bỏ các nội dung thông cáo báo chí của chúng tôi. Và thay vào đó, họ đã đặt một đoạn bằng tiếng Trung Quốc và sau đó dịch nó sang tiếng Anh nói rằng những người biểu diễn Shen Yun đã bị nhiễm virus corona”, anh nói.
Chiến dịch của Bắc Kinh chống lại Shen Yun
Trong 14 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã triển khai một loạt các chiến thuật, bao gồm sử dụng các đại sứ quán, lãnh sự quán, hiệp hội Trung Quốc thân Bắc Kinh và sinh viên để bôi nhọ và gây khó khăn cho các buổi biểu diễn của Shen Yun trên khắp thế giới.
“Chúng tôi có một màn trình diễn văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Bắc Kinh muốn trấn áp”, Lemish nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 8/1 với The Epoch Times trong chương trình “American Thought Leaders”. “[Shen Yun] đang hồi sinh văn hóa truyền thống Trung Hoa bên ngoài Trung Quốc”.
Sự tấn công của chính quyền Trung Quốc đối với Shen Yun xuất phát từ việc công ty tìm kiếm khôi phục lại nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, bắt nguồn từ các giá trị cốt lõi như lễ, nghĩa, trí, tín và tín ngưỡng thần linh, mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố gắng phá hủy, anh cho biết.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã tìm cách đàn áp Shen Yun do họ đã khơi bày sự thật về cuộc khủng bố tàn bạo đối với những người tập Pháp Luân Công. Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.
Bộ môn đã trở nên phổ biến rộng rãi vào những năm 1990 với 70 triệu đến 100 triệu người theo học. Tuy nhiên, lo sợ và đố kị bởi sự phổ biến này, chính quyền Trung Quốc năm 1999 đã phát động một chiến dịch đàn áp và phỉ báng chống lại Pháp Luân Công. Kể từ đó, hàng trăm ngàn người tập Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các trại lao động, trại giam hoặc nhà tù, nơi nhiều người bị tra tấn đến chết. Ngoài ra, một số lượng lớn những người tập đã bị thu hoạch nội tạng sống. Cuộc đàn áp vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.
Nicole Hao / The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-lan-truyen-tin-don-nham-lien-quan-den-coronavirus.html

Sinh viên Trung Quốc dương tính với COVID-19

sau khi qua Dubai tới Úc

Triệu Hằng
Một sinh viên Trung Quốc đã xét nghiệm dương tính với virus corona khi anh này trở về Úc sau hai tuần ở Dubai.
Sinh viên Đại học Queensland, 20 tuổi, đã ngã bệnh ngay sau khi về tới Úc vào ngày 23/2 nhưng mãi đến ngày 1/3 thì mới đến bệnh viện, tờ The National ngày 3/3 dẫn lời Bộ trưởng y tế Steven Miles.
Nam sinh viên đã dành 14 ngày ở Dubai nhằm vượt qua lệnh cấm vào Úc trực tiếp từ Trung Quốc, truyền thông Úc báo cáo.
Nhiều sinh viên Trung Quốc đang vượt qua lệnh cấm du lịch bằng cách tự cách ly ở quốc gia khác trước khi quay trở lại Úc.
Theo thống kê của Worldometers, tính đến 3h45′ chiều nay (giờ Việt Nam), ngày 4/3, thế giới có 93.524 người nhiễm, 3.204 người chết vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Trong đó, Trung Quốc ghi nhận 80.282 ca nhiễm, 2.981 ca tử vong, số ca nhiễm mới 38.
Úc có 42 ca nhiễm, 1 ca tử vong. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có 27 ca nhiễm.
Dịch Covid-19 đã lan tới 81 quốc gia và vùng lãnh thổ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/sinh-vien-trung-quoc-duong-tinh-voi-covid-19-sau-khi-qua-dubai-toi-uc.html

Một năm ‘theo lời nguyền’ đối với Tập Cận Bình?

Triệu Hằng
Với cái tên COVID-19, dịch bệnh đang hoành hành khắp thế giới hiện nay bắt đầu từ năm 2019.
Ở Trung Quốc, cư dân mạng đã đồn đại nỗi sợ hãi của họ về năm 2019 là một năm “theo lời nguyền” vì cái năm này có số cuối là “9”.
Lịch sử đã nói với họ rằng, những sự kiện lớn đã xảy ra vào những năm như vậy, bao gồm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, chiến tranh nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979, và trên tất cả, cuộc đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Những môn đồ của thuyết “phùng cửu tất loạn” này bị thuyết phục hơn bao giờ hết rằng điềm gở là có thật.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã cảnh báo các cán bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc vào cuối tháng 1/2019 rằng, hãy chuẩn bị cho những sự cố không lường trước và có hậu quả tồi tệ được ví như “thiên nga đen”; hay rất hung hăng và khó kiểm soát như “tê giác xám” về những mối nguy hiểm khá rõ ràng nhưng lại thường bị ngó lơ xảy đến trong năm tới.
Ban đầu, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông được cho là trở thành các sự kiện lớn của năm “9” này.
Nhưng sự tồi tệ lớn nhất đã không xuất hiện cho tới tận tháng 12.
COVID-19 là một con thiên nga đen đã đến Vũ Hán, nhân bản và sau đó bay tới khắp các vùng ở Trung Quốc. Cuối cùng, nó biến thành một con tê giác xám nặng nề dậm chân bước qua biên giới quốc gia đến các nơi khác trên thế giới.
Mãi đến đầu năm mới, Tập Cận Bình mới nhận thức được mức độ nghiêm trọng thực sự của nguy cơ do COVID-19 gây ra. Đến ngày 20/1, ông mới chỉ đạo chính phủ thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan. Vào ngày 23/1, Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân đã bị phong tỏa.
Nhưng tới lúc đó thì đã quá muộn. Có tới 5 triệu cư dân Vũ Hán đã rời khỏi thành phố để nghỉ Tết Nguyên đán. Phản ứng ban đầu nhằm khống chế thiên nga đen đã thất bại.
Công chúng đã nhận thức được căn bệnh bí ẩn từ rất sớm. Nhưng khi các báo cáo trong dân đang tìm đường để đến tay chính quyền trung ương, thì nó bị chính quyền nhắm mắt làm ngơ.
Tính đến đầu tuần này, Trung Quốc chính thức ghi nhận hơn 2.700 ca tử vong do virus corona mới. Phản ứng ban đầu bị trì hoãn, chỉ trong vài tuần, đã gây tai họa.
Tổ chức Y tế Thế giới đã tránh nêu rõ về vấn đề lớn này mà thay vào đó lại chọn cách ca ngợi các biện pháp sau đó của Bắc Kinh, như việc phong tỏa Vũ Hán.
Nhưng chính từ sự thất bại của Trung Quốc trong những bước đầu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác cần phải rút kinh nghiệm.
Con virus hung hăng đã bắt đầu phá vỡ lịch trình chính trị. Phiên họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc hội Trung Quốc, hiện đã chính thức bị hoãn lại.
“Đây là một sự kiện có 5.000 người đến từ khắp đất nước tập trung tại Bắc Kinh”, một nguồn tin nói. “Để sự kiện diễn ra, số ca nhiễm mới, ít nhất tại Bắc Kinh, phải xuống không”, để tránh các kịch bản ác mộng rằng các lãnh đạo địa phương sẽ nhiễm bệnh ở Bắc Kinh và sau đó mang bệnh trở về.
Một quan chức khác đã nói về sự chậm trễ trong xử lý dịch bệnh đang làm chuyến công du nước ngoài của ông Tập đổ bể. “Điều đó thực sự đau đầu”, vị quan chức nói.
Các quan chức Trung Quốc và Nhật Bản đã đồng ý với nhau rằng ông Tập sẽ thăm Nhật Bản vào thời điểm “mùa hoa anh đào nở rộ”. Ông Tập cũng quan tâm đến việc tới thăm Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay.
Vào ngày 2/3, ngày mà cuộc họp Quốc hội bị hoãn, Vũ Hán lại bị xáo trộn bởi một sự nhầm lẫn chưa từng thấy.
Vào khoảng 11 giờ 30 sáng, chính quyền Vũ Hán đã ban bố một thông báo cho người dân rằng lệnh phong tỏa thành phố có thể được dỡ bỏ một phần. Thông báo được cho là đã khôi phục lại các liên kết giao thông của Vũ Hán và cho phép những du khách có nguy cơ phơi nhiễm cuối cùng có thể đi về nhà. Mọi người rất vui mừng và chuẩn bị rời đi.
Nhưng khoảng 3 giờ chiều, nhà chức trách Vũ Hán rút lại thông báo, với lý do thông báo đó không có hiệu lực.
Người dân địa phương chẳng làm được gì nhiều ngoài việc trút sự thất vọng lên mạng xã hội, họ so sánh quyết định của chính quyền với một câu nói người xưa nhằm chế giễu các quan rằng “việc ban hành lệnh vào buổi sáng chỉ để thay đổi nó vào buổi tối”. Quyết định của chính quyền Vũ Hán ngày nay thậm chí còn chóng vánh hơn.
Những cư dân mạng cũng tự hỏi có chuyện gì xảy ra trong đảng. Tuy nhiên, những nghi ngờ của họ đã bị các cơ quan giám sát Internet xóa ngay lập tức.
Chính quyền Vũ Hán đã đưa ra một lý do kỳ quái cho việc “lật kèo”. Họ nói rằng cái thông báo đó được đưa ra bởi một “nhóm kiểm soát vận tải” của một cơ quan thành phố được thành lập để chống dịch và nhóm này chưa được “một-cấp trên-giấu tên” cho phép.
Liệu rằng một tổ chức bên lề như vậy ở Vũ Hán có khả năng “mở khóa” một thành phố đã “bị khóa” theo lệnh của ông Tập hay không?.
Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp như ngày nay, kịch bản này cũng rất khó xảy ra, xét theo các quy tắc cứng rắn của đảng.
Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa đã được rút lại vì nguy cơ lây lan vẫn còn.
Nếu mọi người bắt đầu vào và ra khỏi Vũ Hán, một số người chắc chắn sẽ tìm đường đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Điều quan trọng đặc biệt là công tác ngăn ngừa lây nhiễm được tăng cường ở Bắc Kinh, nơi Quốc hội được tổ chức hàng năm.
Bên cạnh đó, virus corona cũng gây ra các vấn đề ngoại giao cho Trung Quốc.
Hiện tại, các quốc gia có nhiều ca nhiễm được thống kê nhất, thậm chí một số nước có các ca tử vong – là những quốc gia gần đây có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý và Iran. Những nước này đã đón nhận những làn sóng khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Nhưng nỗi sợ virus corona đang có tác động đáng kể đến cách các nhà lãnh đạo của những quốc gia này trong điều hành chính phủ của họ. Dư luận tại các nước này đang trở nên khắc nghiệt với Trung Quốc và các chính phủ của họ.
Điều này đã khiến cơn đau đầu của Trung Quốc trở thành một căn bệnh đau nửa đầu đáng báo động.
Mùa đông ấm áp của Tokyo dường như cũng đang có âm mưu chống Trung Quốc. Những cây hoa anh đào ở thủ đô Tokyo dự báo chúng sẽ nở rộ toàn bộ các tán hoa vào ngày 20/3, sớm khoảng 10 ngày so với bình thường.
Bắc Kinh và Tokyo trước đó đã tính chuyện đầu tháng Tư ông Tập sẽ thăm Nhật Bản, nhưng tới lúc đó thì những cánh hoa anh đào đã rụng ngập đường phố.
Cũng như trường hợp Quốc hội Trung Quốc, chỉ khi không có virus ở Nhật Bản, hoặc ít nhất ở các ga tàu điện ngầm Tokyo, trong một thời gian nhất định – là điều kiện tiên quyết để Nhật Bản hoan nghênh ông Tập đến thăm.
Thời gian không còn nhiều.
Theo Katsuji Nakazawa / Nikkei Asian Reviews
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-nam-theo-loi-nguyen-doi-voi-tap-can-binh.html

Virus corona: Ca nhiễm tại Trung Quốc vẫn giảm,

nỗi lo tái nhiễm lại gia tăng

Trọng Nghĩa
Hôm nay, 04/03/2020 là ngày thứ ba liên tiếp số ca lây nhiễm virus corona mới tại Trung Quốc tiếp tục sụt giảm.
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ tính đến cuối ngày hôm qua, 03/03, nước này chỉ ghi nhận 119 ca lây nhiễm mới, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê các trường hợp vào hạ tuần tháng Giêng. Số trường hợp tử vong mới cũng ở mức thấp, 38 ca trong một ngày qua.
Theo các số liệu được Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc loan báo, kể từ hôm 01/03, sau khi giảm mạnh xuống chỉ còn 202 ca so với 573 ca một hôm trước đó, số trường hợp lây nhiễm mới tại Trung Quốc đã đi theo chiều hướng sụt giảm với lần lượt 125 ca hôm 02/03 và 119 ca hôm qua 03/03.
Trong bối cảnh dịch bệnh trong nước giảm hẳn cường độ, chính quyền Trung Quốc lại càng lúc càng lo ngại trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại vì bị lây nhiễm từ những người đến từ các ổ dịch ngoài nước.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong những ngày qua, đã có ít nhất 13 trường hợp người Trung Quốc từ nước ngoài trở về bị nhiễm virus corona, trong đó có 8 người trở về từ Ý, nước bị dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất ở ngoài châu Á.
Nỗi lo ngại đến lượt mình bị hại đã thúc đẩy chính quyền Trung Quốc siết chặt nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia dịch bệnh nặng nề. Cụ thể là du khách đến từ Hàn Quốc, Ý, Iran và Nhật Bản đều phải cách ly trong 14 ngày.
Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Simon Leplâtre nhận định :
“Tình thế quả là đã đảo ngược theo chiều hướng mà guồng máy tuyên truyền Trung Quốc rất thích : Theo số liệu chính thức, bên ngoài khu vực tỉnh Hồ Bắc, hiện chỉ có 11 trường hợp nhiễm virus corona mới trên toàn quốc, trong đó có đến 7 ca liên quan đến những người đến từ Ý và Đức. Trước đây vài ngày, cũng đã có một số ca “nhập khẩu” từ Iran.
Thế là chính quyền Trung Quốc đã khuyến cáo công dân của họ giảm bớt các chuyến đi ra nước ngoài, đồng thời kêu gọi Hoa Kiều trên thế giới tránh về thăm Trung Quốc.
Động thái kể trên của Bắc Kinh thật là mỉa mai vì trước đây Trung Quốc luôn phàn nàn về việc bị cộng đồng quốc tế tẩy chay. Thế nhưng đối với guồng máy tuyên truyền thì tình thế hiện nay là một món bở, cho phép họ khoe rằng mọi thứ đều ổn tại Trung Quốc, trong lúc ở bên ngoại thì tình hình rất tệ.
Dẫu sao thì nghi vấn vẫn tồn tại trên tính xác thực của số liệu chính thức của Trung Quốc. Ưu tiên hiện nay là thúc đẩy trở lại các hoạt động kinh tế, do vậy các chính quyền địa phương có thể tìm cách giảm thiểu số lượng các ca lây nhiễm virus để trấn an dân chúng.”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200304-trung-qu%E1%BB%91c-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-19-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BA%ABn-gi%E1%BA%A3m-n%E1%BB%97i-lo-t%C3%A1i-nhi%E1%BB%85m-gia-t%C4%83ng

Bộ Chỉ huy miền Tây quân đội Philippines:

TQ đưa 136 tàu đến khu vực đảo Thị Tứ

trong hai tháng đầu năm 2020

Tờ “Philippines Daily Inquirer” hôm 2/3 dẫn lời Tư lệnh Bộ Chỉ huy miền Tây của Quân đội Philippines, Phó đô đốc Rene Medina cho biết 136 tàu TQ đã xuất hiện gần đảo Thị Tứ kể từ 1/1 đến 25/2, trong đó hôm 7/2 có tới 76 tàu cá TQ (đông nhất từ trước đến nay) tập trung ở doi cát rìa Tây của đảo này.
Hơn 100 tàu Trung Quốc đã được phát hiện gần đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng ở Biển Tây Philippines kể từ đầu năm 2020, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã bỏ qua ngoại giao của Manila và các cuộc đàm phán tham vấn song phương để tiếp tục xâm lược khu vực này.
Phó Đô đốc Rene Medina, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Phương Tây của Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP), cho biết họ đã theo dõi 136 tàu cá Trung Quốc gần Pag-asa từ ngày 1/01 đến ngày 25/2. Với số lượng 136 chiếc thuyền không phải là số lần nhìn thấy tích lũy trong giai đoạn nói trên mà là tổng số tàu độc nhất được xác định thông qua số hiệu của chúng. Vì vậy, nếu tính số lần xuất hiện của tàu Trung Quốc còn lớn hơn nhiều.
Số lượng tàu đánh cá Trung Quốc cao nhất được theo dõi trong một ngày là vào ngày 17/2 với 76 tàu được nhìn thấy ở dải cát phía Tây.Hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cũng được phát hiện trong cùng thời gian trong khu vực, trong khi một tàu hải quân)đã được phát hiện vào tháng 2.Tính đến ngày 28/2, có hai đến ba tàu cá Trung Quốc lảng vảng gần đảo trong 5 ngày qua.
Có ba bãi cát giữa Thị Tứ và Sub) do Philippines tuyên bố nhưng do Trung Quốc kiểm soát, mà Trung Quốc đã phát triển thành một tiền đồn quân sự khổng lồ được trang bị nhà chứa máy bay chiến đấu, kho chứa tên lửa và các cơ sở radar.Thị Tứ là tiền đồn lớn nhất bị Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa và là nơi duy nhất có cộng đồng dân cư.
Trung Quốc dường như có ý định giữ các tàu của họ ở đó, vì sự hiện diện của họ vẫn không đổi trong khu vực mặc dù có một số cuộc biểu tình ngoại giao được đệ trình bởi chính phủ Philippines vào năm 2019. Sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần đảo là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Philippines, Bộ Ngoại giao cho biết vào năm 2019.
Bộ Quốc phòng Philippines (DND), trong một báo cáo trước Quốc hội năm 2019, đã thừa nhận rằng các tàu này có thể là một phần của lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, nơi đặt lực lượng hải quân của Trung Quốc ngụy trang ở Biển Tây Philippines mà không gây ra phản ứng quân sự thông thường. Trung Quốc đã sử dụng các tàu đánh cá để kín đáo tiến hành các hoạt động giám sát, tìm kiếm và cứu hộ, cũng như cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật, hồi báo DND viết. Họ dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng các tàu này, có thể được sử dụng cho chiến tranh không đối xứng của kiểm soát biển và từ chối biển, như chiến thuật tràn lan và đâm vào các tàu của các bên yêu sách khác trong khu vực, cho phép họ tiến bộ trong khu vực hàng hải mà không gây căng thẳng trong khu vực.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng các tàu này đang đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc khẳng định các yêu sách hàng hải của Trung Quốc mà không chịu trách nhiệm trực tiếp về nó. Bản chất dân sự của nó khiến cho bất kỳ bên nào chủ quyền Biển Đông gặp khó khăn khi đưa Trung Quốc trực tiếp làm nhiệm vụ. Các nhà phân tích đã mô tả các lớp triển khai của Bắc Kinh là chiến lược cải bắp của Hồi giáo, nơi mà các khu vực tranh chấp được bao quanh bởi các tàu đánh cá, nhưng được hỗ trợ bởi Cảnh sát biển Trung Quốc và Hải quân PLA, giống như lá bắp cải.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một báo cáo trước Quốc hội năm 2019 rằng lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc đóng vai trò chính trong các hoạt động cưỡng chế nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của họ mà không cần chiến đấu. Họ đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đình công tại bãi cạn Scarborough năm 2012; Giàn khoan dầu Hải dương-981 năm 2014 và các cuộc xâm nhập lớn ở vùng biển gần Senkakus năm 2016. Các tàu này huấn luyện và hỗ trợ Cảnh sát biển Trung Quốc và Hải quân PLA trong các nhiệm vụ bao gồm bảo vệ thủy sản, giám sát và trinh sát và bảo vệ các yêu sách hàng hải.
http://biendong.net/bien-dong/33323-bo-chi-huy-mien-tay-quan-doi-philippines-tq-dua-136-tau-den-khu-vuc-dao-thi-tu-trong-hai-thang-dau-nam-2020.html

Chân dung tân Thủ tướng Muhyiddin Yassin

và bước đường phát triển

phức tạp, khó đoán định phía trước của Malaysia

Ngày 1/3, Cựu Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Muhyiddin Yassin, 73 tuổi, đã chính thức nhậm chức Thủ tướng Malaysia, sau khi được Quốc vương Abdullah Sultan Ahmad Shah bổ nhiệm thay thế ông Mahathir Mohamad từ chức. Mặc dù những diễn biến hiện nay cho thấy chính trị Malaysia sẽ không thể ổn định một sớm một chiều, song việc Malaysia có tân Thủ tướng mới cũng là một sự kiện quan trọng đối với người dân nước này.
Tân Thủ tướng Muhyiddin Yassin là ai?
Muhyiddin bin Haji Muhammad Yassin sinh 15/5/1947, trước khi được bổ nhiệm là Thủ tướng thứ 8 của Malaysia, ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ nội vụ. Ông là thành viên của Nghị viện ở Pagoh, thành viên của Hội đồng Lập pháp bang Johor, cựu Phó Chủ tịch của Pakatan Harapan và quyền Chủ tịch của Parti Pribumi Bersatu Malaysia. Ông là Phó Thủ tướng Malaysia từ năm 2009 đến 2015, Phó Chủ tịch của Barisan Nasional và Phó Chủ tịch Tổ chức Quốc gia Mã Lai (UMNO), đảng thành phần chính của Liên minh Barisan Nasional (BN) từ năm 2009 đến 2016.
Muhyiddin lớn lên ở bang Johor và tham gia dịch vụ công của bang sau khi tốt nghiệp Đại học Malaya. Ông đảm nhận vị trí quản lý tại các công ty nhà nước khác nhau. Năm 1978, ông được bầu làm Thành viên Nghị viện cho Pagoh. Trong nhiệm kỳ làm Thành viên Nghị viện, ông được bổ nhiệm làm Thư ký Nghị viện cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Lãnh thổ Liên bang và sau đó là Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp. Là người đứng đầu Johor UMNO, ông đãMenteri Besar của Johor từ năm 1986 đến 1995. Ông trở lại chính trị liên bang vào năm 1995 và được bổ nhiệm vào Nội các với tư cách là Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1999, ông được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội thương và trở thành Phó Chủ tịch UMNO vào năm 2000. Theo Thủ tướng của Abdullah Ahmad Badawi, Muhyiddin từng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và nông nghiệp dựa (2004-2008) và sau đó là Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (2008-2009).
Năm 2008, ông đã tranh cử và giành chức Phó chủ tịch UMNO và được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Thủ tướng Malaysia Najib Razak vào năm 2009. Là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Muhyiddin đã chấm dứt việc sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy cho khoa học và toán học ở trường công. Ông cũng thu hút tranh cãi sau khi tự mô tả mình là “người Malay đầu tiên” khi bị phe đối lập thách thức tự phát âm là “người Malaysia đầu tiên”. Trong cuộc cải tổ Nội các giữa kỳ của Thủ tướng Najib vào tháng 7/2015, ông đã bị loại khỏi vị trí của mình và đến tháng 6/2016 thì bị sa thải khỏi UMNO. Vào tháng 8/2016, ông Muhyiddin đăng ký một đảng chính trị mới, được gọi là Parti Pribumi Bersatu Malaysia (gọi tắt là PPBM hoặc Bersatu) cùng với cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Muhyiddin trở thành Chủ tịch của đảng trong khi Mahathir và con trai của ông Mukhriz trở thành Chủ tịch và Phó Chủ tịch đại diện Liên minh.
Tình thế chính trị hiện nay tại Malaysia
Việc ông Muhyiddin Yassin được Quốc vương Abdullah Sultan Ahmad Shah chỉ định là Thủ tướng Malaysia thay thế ông Mahathir Mohamad xin từ chức cũng có thể đánh dấu việc chính trường quốc gia này rơi vào khủng hoảng. Trong bối cảnh Liên minh Hy vọng (PH) cầm quyền của ông Mahathir sụp đổ vì đấu đá nội bộ. Ông Mahathir đã lựa chọn từ chức với mục đích củng cố quyền lực để quay lại sau đó. Thế nhưng, quyết định bổ nhiệm ông Muhyiddin đã bất ngờ đảo ngược cục diện, đồng thời với việc ông Muhyiddin Yassin được Quốc vương Abdullah Sultan Ahmad Shah chỉ định là Thủ tướng Malaysia ngoài dự tính của ông Mahathir. Vì vậy, cựu Thủ tướng Malaysia hôm 1/3 tuyên bố sẽ vận động cuộc bỏ phiếu tại quốc hội nhằm thách thức sự ủng hộ đối với tân thủ tướng. Vị cựu Thủ tướng 95 tuổi cho rằng ông Muhyiddin không phải là Thủ tướng hợp pháp vì không có đủ sự ủng hộ cần thiết từ các nghị sĩ. Ông Mahathir khẳng định mình nhận được sự ủng hộ của 114/222 nghị sĩ và sẽ gửi thư cho quốc vương để thông báo.
Malaysia sẽ phát triển theo xu hướng nào?
Về chính trị, giới chuyên gia cho rằng rất khó đoán định, song về kinh tế chính sách của Malaysia sẽ dễ định hình hơn. Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các khuyến nghị của Hội đồng xuất khẩu quốc gia, trong đó có hỗ trợ các nhà xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giành được khách hàng mới tại các thị trường mới; tăng cường chương trình xúc tiến xuất khẩu tại 46 nước ở châu Á, châu Âu, Trung Đông và Mỹ; thúc đẩy phát triển du lịch, đồng thời tăng cường tiêu dùng cá nhân và đẩy mạnh đầu tư tư nhân. Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục cải cách và củng cố tài chính, thực hiện các biện pháp tăng doanh thu bằng cách mở rộng cơ sở thuế. Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng sẽ thực hiện các biện pháp hợp lý hóa chi tiêu bằng cách tối ưu hóa các khoản chi về vật tư và dịch vụ, đặc biệt là các chuyến công du nước ngoài, các sự kiện và dịch vụ chuyên nghiệp; sắp xếp lại việc mua tài sản không quan trọng, đặc biệt là thiết bị văn phòng, phần mềm và các phương tiện xe cộ, để tiết kiệm chi tiêu. Cuối cùng để bình ổn dư luận, chính phủ Malaysia sẽ hỗ trợ người dân nâng cao mức sống, thu nhập, việc làm.
http://biendong.net/bien-dong/33327-chan-dung-tan-thu-tuong-muhyiddin-yassin-va-buoc-duong-phat-trien-phuc-tap-kho-doan-dinh-phia-truoc-cua-malaysia.html

Đề cập Sách trắng Quốc phòng: Động thái nhằm

khẳng định vai trò, tiếng nói của giới quân sự

Malaysia trong bối cảnh Chính phủ biến động?

Ngay trong thời điểm Chính phủ có những biến động lớn với việc Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đột ngột từ chức, Bộ Quốc phòng nước này đã gây sự chú ý của dư luận tái khẳng định gia trị trong Sách Trắng Quốc phòng 2019 (DWP), nhằm định hướng chiến lược cho quốc phòng trong thời gian 10 năm tới. Đây đồng thời cũng được xem là động thái cho thấy vai trò, tiếng nói và tính ổn định của giới quân sự Malaysia.
Tại Đối thoại Perwira 2020 với chủ đề “Sách Trắng Quốc phòng (DWP) đầu tiên của Malaysia: Ý tưởng và Vận dụng”, do Viện Nghiên cứu Quốc phòng – An ninh Malaysia tổ chức hôm 24/2, Tổng Tư lệnh Quân đội Malaysia, tướng Haji Affendi Buang nhấn mạnh đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước này, Malaysia công bố DWP. Văn bản này nhấn mạnh phương châm chia sẻ thịnh vượng chung của khu vực và các nước láng giềng, phù hợp với các nguyên tắc của Khu vực Hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN); nhận định một trong những điểm nhấn có giá trị nhất của DWP là khẳng định Malaysia là quốc gia biển và cam kết của chính phủ nước này trong việc theo đuổi ba trụ cột của chiến lược quốc phòng, gồm răn đe tập trung, an ninh toàn diện và quan hệ đối tác tin cậy trên cơ sở quan điểm của Malaysia là một quốc gia an toàn, có chủ quyền và thịnh vượng.
Quân đội Malaysia tập trung đối phó với với các vấn đề an ninh phi truyền thống, đảm bảo an ninh quốc gia
Đáng chú ý, giới quân sự Malaysia cho rằng nước này cần tập trung đối phó với với các vấn đề an ninh phi truyền thống như hoạt động khủng bố, vấn nạn cướp biển và an ninh hàng hải, tội phạm mạng và an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, cũng như cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực quốc phòng. DWP nhận định các mối đe dọa khủng bố và cực đoan đang gia tăng cả về mức độ lẫn hình thức, trong đó có việc các phiến quân của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) đã đến Đông Nam Á, củng cố mối quan hệ với những phần tử khủng bố địa phương, phát triển lực lượng và chuẩn bị cho các âm mưu khủng bố mới. Bên cạnh tội phạm xuyên quốc gia, vấn nạn cướp biển và an ninh hàng hải, Bộ Quốc phòng Malaysia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh mạng khi có mối đe dọa an ninh quốc gia. Cùng với đó, DWP cũng đề cập tới những mối đe dọa tới sự tiến bộ của công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).
Quân đội Malaysia là lực lượng vũ trang của tương lai, đảm bảo sự hợp nhất giữa các lực lượng và giữa con người
Để đảm bảo khả năng ứng phó trước các mối đe dọa và thách thức, Tổng Tư lệnh Quân đội Malaysia nhấn mạnh quân đội Malaysia cần là lực lượng vũ trang của tương lai, đảm bảo sự hợp nhất giữa các lực lượng và giữa con người, công nghệ, phương tiện cũng như sự cơ động và phạm vi hoạt động cả hai bờ bán đảo và có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện như trên bộ, biển, không chiến hay chiến tranh mạng; yếu tố nhanh nhẹn và sự tập trung; sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Malaysia cũng như sự tham gia của mọi người dân vào quá trình đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời, theo ông, hợp tác quốc phòng an ninh song phương và khu vực đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi nước.
Bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
DWP 2019, dài 90 trang, gồm 8 chương, giới thiệu cụ thể về quan điểm chiến lược, chiến lược quốc phòng, lực lượng vũ trang tương lai, quan hệ quốc tế quốc phòng, khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng; cải cách, quản trị và phân bổ quốc phòng. Sách Trắng cũng phác thảo chiến lược quốc phòng của nước này từ năm 2021 đến 2030. DWP của Malaysia tập trung vào việc kết hợp khoa học và công nghệ như tối ưu hóa máy tính, công nghệ không gian mạng và các hệ thống tiên tiến để đảm bảo một quốc gia an toàn, có chủ quyền và thịnh vượng. Trong đó, chủ yếu nêu chi tiết về vai trò bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khỏi mọi mối đe dọa thông qua việc thực hiện các hoạt động hàng hải, trên không, trên bộ và trên không; thực hiện các hoạt động quân sự khác ngoài các hoạt động quân sự hoặc quân sự khác so với chiến tranh (MOOTW), hỗ trợ các cơ quan công quyền trong việc thực thi và hỗ trợ các nỗ lực hòa bình toàn cầu thông qua cờ Liên hợp quốc.
Quan điểm của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Malaysia
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu cho rằng các mối đe doạ nghiêm trọng khác mà nước này phải đối mặt trong thập kỷ tới bao gồm sự hồi hương của các chiến binh Hồi giáo cực đoan, căng thẳng xung quanh những tranh chấp ở Biển Đông và khủng bố mạng; nhấn mạnh các sáng kiến quốc phòng theo sách trắng sẽ cần ngân sách phân bổ hàng năm ít nhất 1% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Theo ông Mohamad Sabu, mặc dù Malaysia không liên quan đến xung đột vũ trang với các quốc gia khác, nhưng nước này phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ và các mối đe dọa phi truyền thống qua biên giới, do đó yêu cầu nước này phải có biện pháp phủ đầu cho quốc phòng; đồng thời nhấn mạnh, “vai trò chính của Lực lượng Vũ trang Malaysia là duy trì hòa bình mà chúng ta có và luôn sẵn sàng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của quốc gia”. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết, mục đích công bố DWP là nhằm khuyến khích công dân nước này tham gia thảo luận tích cực về chính sách quốc phòng, đồng thời cho thấy tham vọng chiến lược của Malaysia trong việc trở thành một cầu nối giữa khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
http://biendong.net/bien-dong/33322-de-cap-sach-trang-quoc-phong-dong-thai-nham-khang-dinh-vai-tro-tieng-noi-cua-gioi-quan-su-malaysia-trong-boi-canh-chinh-phu-bien-dong.html

Một núi lửa ở Indonesia vẫn còn hoạt động,

phun tro bụi phủ kín đầy trời

Tin từ Yogyakarta, Indonesia – Hôm thứ Ba (03/03/2020) một núi lửa vẫn còn hoạt động ở Indonesia đã phun trào, phun cát và mạt vụn, và tạo một cột khói và tro bụi cao tới 6,000 mét lên bầu trời. Cơ quan Nghiên cứu núi lửa Địa chất Indonesia cho biết trên website của cơ quan rằng, đợt phun trào của núi lửa Merapi trên đảo chính của Java đã tạo đám mây khí trải dài 2 km (1.2 dặm) trên sườn dốc của nó.
Họ cũng cho hay dân làng sống trên sườn núi màu mỡ Merapi nên tránh miệng núi lửa 3 km (1.8 dặm). Cơ quan này đã không nâng cao mức độ báo động ở Merapi, vốn đã ở mức cao thứ ba do vụ phun trào đang diễn ra. Ngọn núi cao 2,968 mét là núi lửa hoạt động mạnh nhất trong số 500 ngọn núi lửa của Indonesia. Nó đã phát ra nhiều tiếng ầm ầm và tạo ra những đám mây đen nhiệt độ cao từ năm ngoái. Đợt phun trào lớn hồi năm 2010 của núi lửa này đã giết chết 353 người. Indonesia là một quốc gia quần đảo có 240 triệu dân, thưởng xảy ra động đất và núi lửa phun trào vì nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-nui-lua-o-indonesia-van-con-hoat-dong-phun-tro-bui-phu-kin-day-troi/

Australia có thể dùng luật

bắt buộc cách ly người nghi nhiễm Covid-19

Phil Mercer
Australia đang chuẩn bị sử dụng luật an ninh sinh học nghiêm khắc để buộc những người bị nghi có virus corona phải vào bệnh viện hay bị cách ly. Những người có nhiều nguy cơ lây lan virus corona có thể bị cảnh sát cầm giữ theo luật mới dự kiến đưa ra Quốc hội tiểu bang Nam Australia ngày 3/3.
Các bệnh nhân Covid-19 có thể bị giam giữ bắt buộc tại Australia. Theo luật an ninh sinh học được thông qua vào năm 2015, nhà cầm quyền có quyền giam giữ và khử trùng những người có virus corona và không cho họ tham dự các sinh hoạt thể thao, trường học và đi vào các thương xá.
Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Christian Porter nói với Đài Phát Thanh Australia là cầm giữ những bệnh nhân là chuyện bất đắc dĩ.
Australia có hơn 30 ca được xác nhận nhiễm Covid-19, nhưng các chuyên gia tin rằng một vụ bùng phát rộng rãi vẫn còn có thể tránh được. Lần đầu tiên việc lây từ người sang người được xác nhận với hai bệnh nhân ở Sydney.
Ca tử vong đầu tiên tại Australia được ghi nhận vào cuối tuần qua. Một người đàn ông 78 tuổi chết hơn một tuần sau khi được cách ly tại bệnh viện thành phố Perth. Ông được cách ly kể từ khi được di tản từ tàu du lịch Diamond Princess neo ở cảng Yokohama của Nhật Bản. Vợ ông cũng thử nghiệm dương tính với Covid-19 và đang trong tình trạng ổn định.
Australia đã áp đặt lệnh cấm những người nước ngoài từ Iran đến vì dịch bệnh bùng phát tại nước này. Các hạn chế tương tự cũng được áp dụng đối với Hoa lục cách đây hơn một tháng.
https://www.voatiengviet.com/a/australia-c%C3%B3-th%E1%BB%83-d%C3%B9ng-lu%E1%BA%ADt-b%E1%BA%AFt-bu%E1%BB%99c-c%C3%A1ch-ly-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nghi-nhi%E1%BB%85m-covid-19-/5314301.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.