Tin khắp nơi – 08/03/2020
Sunday, March 8, 2020
6:28:00 PM
//
- Slider
,
- TinThế giới
Mỹ: Virginia ghi nhận ca thứ hai nhiễm COVID-19
Các quan chức y tế tiểu bang Virginia hôm 8/3 thông báo có thêm một trường hợp nhiễm COVID-19, theo kênh NBC.Tin cho hay, bệnh nhân thứ hai ở tầm tuổi 80 và sinh sống tại thành phố Fairfax.
Ca nhiễm đầu tiên ở Virginia là một binh sĩ Mỹ trú đóng tại căn cứ Fort Belvoir.
NBC cho biết rằng cũng giống với ba người nhiễm COVID-19 ở tiểu bang láng giềng Maryland, người bệnh thứ hai này cũng từng đi trên một du thuyền trên sông Nile ở Ai Cập.
XEM THÊM:
Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’ người Việt
Kênh truyền hình này cho biết rằng bệnh nhân có triệu chứng về đường hô hấp hôm 28/2 và đã nhập viện hôm 5/3. Ca bệnh mới này hiện trong tình trạng ổn định.
Theo NBC, đây là ca nhiễm COVID-19 thứ 7 ở khu vực thủ đô Washington DC và vùng phụ cận.
Virginia nói chung và Fairfax nói riêng là nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống và làm việc.
Theo CDC, trên toàn nước Mỹ, tính tới ngày 8/3, đã có tổng cộng 164 ca nhiễm COVID-19. 19 người đã tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-virginia-ghi-nh%E1%BA%ADn-ca-th%E1%BB%A9-hai-nhi%E1%BB%85m-covid-19/5320187.html
Mỹ: Bang New York
ban hành tình trạng khẩn cấp vì virus corona
Thanh HàSau bang California ở miền tây, đến lượt bang New York ở miền đông nước Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế. Tính đến sáng nay 08/03/2020, tại bang này đã có 89 người bị nhiễm virus corona. Thống đốc bang, Andrew Cuomo, đưa ra quyết định này vào hôm 07/03 trong bối cảnh có những ca tử vong đầu tiên ở bờ đông Hoa Kỳ.
Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York:
Đối với thống đốc bang New York, bắt buộc phải có phương tiện để chống dịch một cách hiệu quả, ngăn chận đà lây lan. Do vậy, ông Andrew Cuomo đã ban hành tình trạng khẩn cấp để giải ngân và tuyển dụng thêm nhân viên y tế.
Trong cuộc họp báo hôm qua, ông cảnh cáo những ai muốn lợi dụng thời cơ để làm giàu. Thống đốc Cuomo nói: “Tôi muốn các cửa hàng ý thức được một điều: họ sẽ mất giấy phép hành nghề nếu tăng giá. Đây là điều hết sức nghiêm trọng bởi vì chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp, không thể bóc lột công chúng”.
Ngoài ra, thống đốc bang New York đã kêu gọi tránh rơi vào tình trạng hoảng loạn, trong bối cảnh từ nhiều ngày qua đã tràn ngập hình ảnh dân chúng tại bang California ồ ạt đi mua hàng ở các siêu thị.
California là nơi có số ca lây nhiễm cao nhất trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Du thuyền Grand Princess, với 21 trong số 3533 hành khách bị xét nghiệm dương tính với virus corona, đã bị giữ lại ngoài khơi San Francisco và chỉ mới vừa được phép cập cảng Oakland.
Cho đến nay trên toàn nước Mỹ đã có hơn 430 người nhiễm bệnh, 19 trường hợp tử vong.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200308-m%E1%BB%B9-bang-new-york-ban-h%C3%A0nh-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-v%C3%AC-virus-corona
Tổng thống Trump nói nếu tái đắc cử, ông sẽ
cắt giảm an sinh xã hội và bảo hiểm y tế
Medicare để giảm nợ hàng ngàn tỷ Mỹ kim
Trong một diễn đàn của Fox News diễn ra vào hôm thứ Năm (05 tháng 03), tổng thống Trump thông báo dự định cắt giảm các chương trình như An sinh xã hội (social security) và Bảo hiểm y tế Medicare. Tại đây, tổng thống Trump cũng được đặt câu hỏi về khoản nợ 23 ngàn tỷ Mỹ kim của quốc gia, vốn đang tiếp tục tăng lên dưới thời của ông. Hồi năm 2016, trong lúc vận động tranh cử, tổng thống Trump từng cam kết sẽ xóa bỏ khoản nợ đó.Nhưng sau khi đắc cử, tổng thống Trump cắt giãm thuế vào năm 2017, làm cho khoảng nợ quốc gia tăng thêm. Nếu tổng thống Trump cắt giảm các chương trình kể trên, điều này sẽ trái với lời hứa trước kia, rằng ông sẽ không động đến hai chương trình lớn nhất của chính phủ liên bang. Trong thời gian gần đây, tổng thống Trump đôi lần bày tỏ việc sẵn sàng cắt giảm tài trợ ngân sách cho cả hai chương trình, bao gồm lần phỏng vấn với hãng CNBC hồi đầu năm nay. Vào sáng thứ Sáu (6 tháng 3), Tổng thống Trump lại đăng tweet nói rằng tổng thống sẽ bảo vệ chương trình An sinh xã hội và bảo hiểm y tế Medicare, giống như những gì ông đã làm trong 3 năm qua, chứ không giống ông Joe Biden, người mà theo tổng thống Trump là sẽ phá hủy cả hai chương trình trên trong khoảng thời gian rất ngắn và thậm chí ông Biden còn không biết mình đang làm điều đó.
Theo Business Insider, chương trình An sinh xã hội và Medicare chiếm một phần lớn chi tiêu của chính phủ, với gần 40% ngân sách liên bang vào năm 2018. Chỉ riêng chương trình An sinh xã hội đã chiếm gần một phần tư tổng ngân sách liên bang.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-noi-neu-tai-dac-cu-ong-se-cat-giam-an-sinh-xa-hoi-va-bao-hiem-y-te-medicare-de-giam-no-hang-ngan-ty-my-kim/
Trận động đất 5.6 độ
làm rung chuyển Baja California
Vào hôm thứ sáu (6 tháng 3), nột trận động đất mạnh 5.6 độ richter đã làm rung chuyển khu vực biên giới Hoa Kỳ-Mexico tại Baja California. Theo Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ, những cơn rung chấn bắt đầu vào khoảng 7 giờ 52 phút tối thứ sáu ở phía đông bắc của tiểu bang cách Mexicali 30 dặm về phía Nam và ngay phía bắc của thị trấn Alberto Oviedo Mota. Người dân cho biết họ cảm thấy sự rung chuyển của trận động đất đến tận San Diego, Long Beach, Phoenix và Blythe. Đến nay vẫn chưa có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại đối với các tòa nhà trong khu vực. Theo dữ kiện của tờ Los Angeles Times, trung bình mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 6 trận động đất với cường độ từ 5.0 đến 6.0 richter.BTT
https://www.sbtn.tv/tran-dong-dat-5-6-do-lam-rung-chuyen-baja-california/
Amazon làm việc với Bộ Trưởng Tư Pháp Washington
nhằm giải quyết nạn bán phá giá vì coronavirus
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (6/3), công ty Amazon cho biết họ đang làm việc với bộ trưởng tư pháp tiểu bang Washington để xác định và truy tố những người bán bên thứ ba khi lợi dụng sự lo sợ về coronavirus để bán phá giá trên trang trang web Amazon.Trong một lá thư gửi Thượng nghị sĩ Edward Markey, công ty cho biết họ loại bỏ hơn 530,000 đề nghị bán sản phẩm vì các mối lo về giá cả cũng như “hàng triệu” sản phẩm tuyên bố vô căn cứ về khả năng chống lại coronavirus.
Vào đầu tuần này, thượn nghị sĩ Markey gửi thư cho Amazon để yêu cầu công ty ngăn chặn người bán bên thứ ba tăng giá cho các mặt hàng như thuốc khử trùng tay Purell khi người dân tìm cách tự bảo vệ khỏi coronavirus. Ông Markey cho biết ông viết bức thư này sau khi phát hiện ra rằng một gói gồm
24 chai Purell 2 ounce, trị giá 10 mỹ kim, đang được bán với giá 400 mỹ kim trên trang web của công ty.
Các nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ chứng kiến đợt gia tăng “mua hàng hoảng loạn” từ những người mua sắm đua nhau dự trữ các mặt hàng thiết yếu. Số người nhiễm coronavirus vượt qua 100,000 trên toàn thế giới vào hôm thứ Sáu, khi dịch bệnh bùng phát đến nhiều quốc gia và thiệt hại kinh tế gia tăng, với các quận kinh doanh bắt đầu vắng người và thị trường chứng khoán sụt giảm.
Trận dịch này giết chết hơn 3,400 người và lan rộng trên hơn 90 quốc gia, với bảy quốc gia báo cáo các trường hợp đầu tiên vào hôm thứ Sáu (6/3). (BBT)
https://www.sbtn.tv/amazon-lam-viec-voi-bo-truong-tu-phap-washington-nham-giai-quyet-nan-ban-pha-gia-vi-coronavirus/
21 hành khách trên du thuyền ngoài khơi San Francisco
được xét nghiệm dương tính với coronavirus
Vào hôm thứ sáu (6 tháng 3), 21 hành khách trên một du thuyền đang đậu ngoài khơi San Francisco có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus. Trước đó, du thuyền này đã không được cập bến sau khi một số hành khách và thủy thủ đoàn có các triệu chứng giống như cúm trên tàu.Phó Tổng thống Mike Pence, gần đây được bổ nhiệm làm người phụ trách về dịch coronavirus của chính phủ Hoa Kỳ, cho biết du thuyền Grand Princess sẽ được đưa đến một cảng phi thương mại, nơi tất cả 2,400 hành khách và 1,100 thủy thủ đoàn sẽ trải qua một đợt xét nghiệm virus khác.
Ông Pence cho biết thêm tất cả các thành viên thủy thủ đoàn vẫn sẽ được cách ly trên tàu, cho dù họ có kiểm tra dương tính hay không, nhưng không rõ chính xác chính phủ Hoa Kỳ sẽ giải quyết những người không có dấu hiệu bệnh như thế nào. Hành khách đã bày tỏ thái độ sốc và thất vọng sau khi họ không được thông báo về kết quả xét nghiệm trước khi ông Pence công bố.
Trong chuyến thăm trụ sở của Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tại Atlanta, trước khi kết quả xét nghiệm tàu Grand Princess được công bố, Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn các hành khách vẫn ở nguyên trên tàu trong thời gian cách ly vì, nếu cho phép họ trở về Hoa Kỳ có khả năng sẽ tăng số ca nhiễm bệnh trong nước. (BBT)
https://www.sbtn.tv/21-hanh-khach-tren-du-thuyen-ngoai-khoi-san-francisco-duoc-xet-nghiem-duong-tinh-voi-coronavirus/
Facebook đóng cửa văn phòng ở Singapore và London
sau khi nhân viên của họ bị phát hiện dương tính
với coronavirus
Hôm thứ Sáu (06/03/2020), Facebook thông báo sẽ đóng cửa văn phòng ở London và một phần của cơ sở tại Singapore để dọn dẹp vệ sinh, sau khi một nhân viên ở đây được chẩn đoán nhiễm coronavirus. Một phát ngôn viên cho biết, hôm thứ Sáu (06/03/2020) một nhân viên làm việc tại văn phòng Marina One của Facebook ở Singapore được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19. Người nhân viên bị bệnh đó cũng đã ghé thăm các văn phòng của Facebook ở London từ ngày 24 đến 26/02/2020.Công ty cho biết họ đã liên lạc với những người tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh và yêu cầu họ tự cách ly và theo dõi mọi triệu chứng tiềm ẩn. Facebook đã đóng cửa văn phòng ở Thượng Hải cho đến khi có thông báo mới, trong khi nhân viên ở Ý và Nam Hàn được khuyến khích làm việc tại nhà. Ngoài ra, các nhân viên trong khu vực San Francisco Bay cũng được khuyến khích làm việc tại nhà, bắt đầu từ thứ Sáu (06/03/2020). Coronavirus đã lây nhiễm hơn 100,000 người trên toàn cầu, trong khi hơn 3,400 người đã chết. Vào thứ Sáu (06/03/2020) Singapore đã báo cáo thêm 13 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số ca mắc bệnh ở Singapore lên tới 130 người.
Trong số đó, 82 người đã bình phục hoàn toàn trong khi 9 người bị bệnh nặng trong phòng chăm sóc đặc biệt. Trong khi đó ở Anh Quốc đã xác nhận ca tử vong thứ hai liên quan đến coronavirus vào thứ Sáu (06/03/2020. Hiện ở Anh Quốc có tổng cộng 163 người được xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/facebook-dong-cua-van-phong-o-singapore-va-london-sau-khi-nhan-vien-cua-ho-bi-phat-hien-duong-tinh-voi-coronavirus/
Các ông lớn công nghệ Mỹ
đang tìm cách rút khỏi Trung Quốc
Thái HọcĐứng trước tác động của dịch Covid-19 bùng phát mạnh vào đầu năm nay và thương chiến Mỹ – Trung căng thẳng suốt năm ngoái, 3 công ty công nghệ lớn của Mỹ gồm Apple, Google, Microsoft đang tìm cách dời các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo CNBC ngày 4/3.
Theo CNBC, các ông lớn công nghệ này đang nhắm đến Việt Nam và Thái Lan.
Google và Microsoft đang nỗ lực chuyển sản phẩm phần cứng từ Trung Quốc sang các khu vực khác của châu Á trong đó có Việt Nam, theo Nikkei Asian Review.
Nikkei dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Google đã chuẩn bị sản xuất một điện thoại thông minh giá rẻ sắp tới có tên gọi là Pixel 4a tại Việt Nam ngay trong tháng Tư.
Trong khi đó, Microsoft hy vọng sẽ bắt đầu sản xuất tại Việt Nam trong quý II cho dòng máy tính xách tay và máy tính để bàn Surface của hãng. Riêng Apple từ năm ngoái, được cho là đang muốn bắt đầu thử nghiệm sản xuất AirPods tại Việt Nam và yêu cầu các nhà cung cấp xem xét chuyển 15% – 30% sản lượng từ Trung Quốc sang các khu vực khác ở Đông Nam Á.
Những trở ngại mà các hãng này phải đối mặt là không thể di chuyển chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng vì Trung Quốc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi.
P.S. Subramaniam, đối tác chiến lược của Kearney, cho rằng Trung Quốc hiện là thị trường trọng điểm “vì khoảng 60% linh kiện mô-đun được sản xuất tại Trung Quốc”.
“Đây là một điểm nghẽn đáng lo ngại vì các linh kiện là nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất mô-đun và lắp ráp thành phẩm. Do đó, sẽ rất khó di dời vì nó đòi hỏi toàn bộ hệ sinh thái phải dời theo”, ông Subramaniam nói với CNBC.
Đồng thời, những dây chuyền sản xuất này cần thời gian để thiết lập.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-ong-lon-cong-nghe-my-dang-tim-cach-rut-khoi-trung-quoc.html
Nữ giới phẫn nộ trước phản ứng bất định
của tổng thống Mexico đối với tình trạng bạo lực
Tin từ MEXICO CITY, Mexico – Tổng thống Mexico tự tuyên bố ông là người trọn đời ủng hộ quyền của phụ nữ, những người mà ông cho là “trung thực hơn” so với nam giới. Để nhấn mạnh quan điểm này, ông làm nên lịch sử khi nhậm chức vào tháng 12 năm 2018 bằng cách đưa phụ nữ vào một nửa các vị trí trong nội các của ông. Nhưng phản ứng gay gắt của tổng thống Obrador trước những lời chỉ trích chính phủ về những vụ sát hại phụ nữ dã man trong những tuần gần đây khiến các nhà nữ quyền phẫn nộ và làm suy yếu sự ủng hộ mà các cử tri nữ dành cho ông.Qua đó họ thúc đẩy các cuộc biểu tình và những lời kêu gọi đình công tập thể vào tuần tới. Sự ủng hộ dành cho một cuộc “biểu tình” của phụ nữ gia tăng ở mức kỷ lục vào hôm thứ hai, kể cả khi tổng thống Lopez Obrador cố gắng tô vẽ cho sự kiện này là một nỗ lực ích kỷ của các đối thủ chính trị nhằm hủy hoại danh tiếng của ông và thu lợi từ vấn đề do chính họ tạo ra. Những bình luận này bị hiều người xem là mù mờ và thiếu đồng cảm, phơi bày một điểm yếu của một chính phủ vốn đang nỗ lực để giải quyết nạn bạo lực băng đảng, và một nền kinh tế trì trệ. Các đồng minh của tổng thống bác bỏ những lời chỉ trích. Bà Irma Sandoval, người đứng đầu Bộ Hành chính, chuyên giám sát các nhân viên liên bang, mô tả tổng thống Lopez Obrador là “tổng thống nữ quyền nhất trong lịch sử hiện đại”.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nu-gioi-phan-no-truoc-phan-ung-bat-dinh-cua-tong-thong-mexico-doi-voi-tinh-trang-bao-luc/
Lãnh đạo IMF: COVID-19 xóa đi hy vọng
tăng trưởng kinh tế thế giới 2020
Thái HọcBùng phát dịch virus corona (COVID-19) đã xóa đi hy vọng tăng trưởng mạnh kinh tế trong năm nay và kéo sản lượng toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho biết hôm 5/3.
IMF hiện dự kiến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 sẽ dưới mức 2,9% của năm 2019, và những dự báo sửa đổi sẽ được ban hành trong vài tuần tới, Reuters dẫn lời bà Georgieva cho biết ngắn gọn. Chiến tranh thương mại đã hạ tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ khi giảm 0.7% trong năm 2009.
Bà Georgieva cho biết, IMF sẽ cấp khoảng 50 tỷ đô la tài trợ khẩn để giúp các nước nghèo và thu nhập trung bình có hệ thống y tế yếu đối phó với dịch bệnh.
Khoảng 10 tỷ đô la trong số đó dành cho các nước nghèo nhất với lãi suất 0% trong vòng 10 năm, 40 tỷ đô la còn lại dành cho các quốc gia có thu nhập trung bình với lãi suất thấp trong 5 năm.
Trong khi đó, Worldbank ngày 4/3 ra thông cáo báo chí, nhóm Ngân hàng Thế giới đã công bố gói hỗ trợ khẩn cấp lên tới 12 tỷ đô la nhằm hỗ trợ các quốc gia đối phó với các tác động về y tế và kinh tế của dịch bệnh toàn cầu COVID-19. Gói hỗ trợ này giúp các quốc gia thành viên triển khai các biện pháp hiệu quả để đối phó và giảm nhẹ tác động của dịch bệnh. Gói tài chính với nguồn lực tổng hợp từ IDA, IBRD và IFC sẽ được triển khai trên phạm vi toàn cầu nhằm hỗ trợ các chương trình thích ứng phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lanh-dao-imf-covid-19-xoa-di-hy-vong-tang-truong-kinh-te-the-gioi-2020.html
Covid-19: Du thuyền, hang ổ của virus corona?
Thanh HàVào lúc Covid-19 đang hoành hành, du thuyền dường như đang trở thành cơn ác mộng đối với các giới chức y tế. Diamond Princess, Westerdam rồi Grand Princess hay Costa Fortuna, không cảng nào muốn đón nhận.
Sau nhiều ngày lênh đênh ngoài khơi thành phố San Francisco, tàu Grand Princess mới được phép cập bến cảng Oalkand. Trên tàu có 21 ca trong số hơn 3.500 hành khánh dương tính với virus corona. Trên nguyên tắc, đến sáng 09/03/2020 các bệnh nhân “cần được chăm sóc” mới được đưa lên bờ, số còn lại sẽ phải ở nguyên trên thuyền để tự cách ly.
Tại Châu Á, tháng trước, du thuyền Diamond Princess đã bị cách ly trong nhiều tuần lễ ở cảng Yokohama và mọi người còn nhớ là 700 ca bệnh đã được phát hiện trong số hơn 4.000 hành khách và thủy thủ đoàn cùng nhân viên phục vụ. Chính chiếc tàu này là ổ dịch lớn nhất trên xứ hoa anh đào
Lần này, Costa Fortuna tuy không có bệnh nhân nào trong số trên dưới 2.000 hành khách, trong đó có 64 người Ý, nhưng đã bị cả Thái Lan lẫn Malaysia xua đuổi. Sau bài học từ khi mở cảng Sihanoukville đón tàu Westerdam, không hiểu lần này thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen có đủ can đảm cho phép chiếc Costa Fortuna cập bến xứ Chùa Tháp hay không ?
Tại xứ Kim Tự Tháp, chính quyền Ai Cập vừa cho phép du thuyền A Sara cập bến Louxor ở miền nam. Trên thuyền có 45 ca nhiễm virus corona, trong số này có 33 du khách và 12 nhân viên phục vụ trên tàu. Những người này được đưa vào bệnh viện điều trị.
Du thuyền dường như là địa điểm lý tưởng để virus corona hoành hành. Rất có thể với dịch viêm phổi cấp tính lần này, những ai mơ ước đi du ngoạn dài ngày trên thuyền sẽ cân nhắc kỹ trước khi mua vé !
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200308-covid-19-du-thuy%E1%BB%81n-%C4%91%E1%BB%8Ba-b%C3%A0n-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-virus-corona-nh%E1%BB%AFng-%E1%BB%95-d%E1%BB%8Bch
Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?
By James GallagherNhà báo mảng sức khỏe và khoa họcPhụ nữ dường như ít có khả năng tử vong vì virus corona hơn nam giới; và trẻ em dường như ít có khả năng tử vong hơn các nhóm tuổi khác.
Hầu hết phụ nữ và trẻ em sẽ bị nhiễm trùng nhẹ, và sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính và độ tuổi trở nên rõ ràng hơn ở những trường hợp nghiêm trọng nhất. Vậy chuyện gì đang xảy ra vậy?
Tất cả thông tin chúng tôi có được đến từ một nghiên cứu lớn của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc.
Nghiên cứu này dựa trên 44.000 người và cho thấy 2,8% đàn ông bị nhiễm bệnh đã chết so với 1,7% phụ nữ.
Và chỉ 0,2% trẻ em và thanh thiếu niên chết so với gần 15% số người trên 80 tuổi.
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
‘Ghen Cô Vy’ và ‘Vũ điệu rửa tay’ – khi nhạc và múa tham gia chống dịch
Có phải phụ nữ và trẻ em ít lây Covid-19 hơn?
Có hai cách giải thích.
Một là những nhóm này ít có khả năng bị lây nhiễm ngay từ đầu, hai là cơ thể của họ có khả năng đối phó với virus này.
“Thông thường với các virus mới, tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm, đó là điểm quan trọng,” Tiến sĩ Bharat Pankhania, từ Đại học Exeter nói.
Điều này là vì không ai có khả năng miễn dịch với virus vì trước đây chưa từng có ai tiếp xúc với nó.
Nhưng dù vậy, thường trong giai đoạn đầu của một đợt dịch, trẻ em có thể ít bị nhiễm virus hơn.
“Một lý do chúng ta chưa thấy nhiều trường hợp bị lây nhiễm ở trẻ em là chúng luôn được bảo vệ khi dịch bắt đầu bùng phát, cha mẹ luôn tìm cách giữ cho trẻ tránh xa bệnh tật,” Tiến sĩ Nathalie MacDermott, từ King College London, nói.
Điều gì đang cứu mạng sống phụ nữ?
Bạn có thể ngạc nhiên về sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong của nam giới và nữ giới do virus corona, nhưng các nhà khoa học thì không.
Chúng tôi có thể sự khác biệt này ở nhiều loại bệnh nhiễm trùng bao gồm cả bệnh cúm.
Một phần của câu trả lời là đàn ông thường có sức khỏe kém hơn phụ nữ do có lối sống không lành mạnh như hút thuốc.
“Hút thuốc làm hỏng phổi của bạn, bạn sẽ không thể nào là kẻ chiến thắng,” tiến sĩ MacDermott nói.
Đây có thể là một vấn đề đặc biệt ở Trung Quốc, nơi ước tính 52% nam giới hút thuốc trong khi chỉ 3% phụ nữ hút thuốc.
Nhưng cũng có những khác biệt trong cách hệ thống miễn dịch của đàn ông và phụ nữ phản ứng khi bị nhiễm trùng.
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia cho biết: “Nữ giới có các phản ứng miễn dịch thực chất khác nhau đối với nam giới, phụ nữ dễ mắc các bệnh tự miễn dịch và có bằng chứng cho thấy phụ nữ sản xuất kháng thể tốt hơn với vaccine chống cúm”.
Phụ nữ có thai thì sao?
Câu trả lời chính thức là phụ nữ không có nguy cơ lây nhiễm khi mang thai nhưng các chuyên gia vẫn nghi ngờ.
Mang thai tác động nhiều đến cơ thể, bao gồm làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Điều đó sẽ giúp ngăn cơ thể họ từ chối thai nhi trong bụng mẹ, nhưng nó cũng khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng tử vong vì cúm hơn so với phụ nữ không mang thai cùng tuổi.
Chính phủ Anh cho biết “không có dấu hiệu rõ ràng” rằng phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus corona.
“Tôi không tự tin lắm,” Giáo sư Hunter nói.
“Nó dựa trên dữ liệu từ chín phụ nữ mang thai, vì vậy tôi không nghĩ bạn có thể nói mọi thứ đều ổn.
“Nếu đó là vợ tôi, tôi sẽ khuyến khích cô ấy đề phòng, rửa tay và cứ thế và cẩn thận gấp đôi.”
Trẻ em có bị virus Covid-19 không và triệu chứng thế nào?
Có, trẻ có thể nhiễm virus corona. Có những trường hợp trẻ nhất mới được vài ngày tuổi.
Có rất ít thông tin về các triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ em, nhưng chúng có vẻ nhẹ, sốt, sổ mũi và ho.
Bạn có thể sẽ nghĩ trẻ em sẽ bị khá nặng. Đó là trường hợp bị cúm khi trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, có nguy cơ biến chứng cao hơn.
“Mọi người có xu hướng bị bệnh nhiều hơn ở các thái cực của tuổi tác vì họ có khả năng phục hồi thấp hơn,” tiến sĩ Pankhania nói.
Đã có một số trường hợp có biến chứng nặng hơn và những người có vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch yếu hoặc hen suyễn nghiêm trọng, sẽ có nguy cơ cao hơn. Nhưng nhìn chung, virus có vẻ nhẹ hơn ở trẻ em.
Vậy tức hệ miễn dịch của trẻ có thể kháng lại Covid-19?
Có sự khác biệt quan trọng giữa hệ thống miễn dịch của trẻ và người lớn.
Ở thời thơ ấu, hệ thống miễn dịch của chúng ta còn non nớt và có xu hướng phản ứng thái quá, đó là lý do tại sao sốt cao rất phổ biến.
Một hệ thống miễn dịch đi vào trạng thái quá tải luôn là một điều tồi tệ bởi vì nó có thể làm hỏng phần còn lại của cơ thể và là một trong những lý do virus corona có thể gây tử vong.
Virus corona: Đại dịch là gì?
“Bạn nghĩ nó sẽ trở nên quá tải nhưng điều đó đã không xảy ra,” tiến sĩ MacDermott nói.
“Hẳn là có thứ gì trong virus khiến nó không dễ dàng kích thích hệ thống miễn dịch ở trẻ em, nhưng thứ đó là gì thì vẫn chưa rõ.
“Chúng dường như không gây ra một phản ứng miễn dịch quá mức và một số trường hợp dường như còn không có triệu chứng.”
Có một số bệnh mà chúng ta tốt hơn nên bị khi còn nhỏ, như thủy đậu là một ví dụ bởi vì cách cơ thể phản ứng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống.
Tuy nhiên cũng nên nhớ là chúng ta có khá ít thông tin về trẻ em.
“Mối quan tâm của tôi là chúng ta chưa có đủ trường hợp bị lây nhiễm ở trẻ em để thực sự biết tỷ lệ tử vong là gì, đặc biệt là ở trẻ dưới một tuổi và trẻ sơ sinh,” bác sĩ MacDermott nói.
Tại sao virus corona lại gây chết người?
Triệu chứng nhiễm Covid-19 bắt đầu bằng sốt và ho, đây là những triệu chứng mà nhiều người trong chúng ta hay gặp phải vào mùa đông.
Nhưng virus corona mới này có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn là hội chứng suy hô hấp cấp tính do viêm lan rộng trong phổi.
Viêm là cách cơ thể báo hiệu đã đến lúc chống lại nhiễm trùng và sửa chữa cơ thể. Ở mức độ đơn giản nhất là một vết cắt sẽ khiến ta cảm thấy đau, nhưng nó thực sự là cả một quá trình phức tạp trên khắp cơ thể.
“Viêm là một cơ chế hoạt động đòi sự cân bằng tốt, nếu nó đi sai, bạn sẽ chết,” Tiến sĩ Pankhania nói.
“Virus gây ra tình trạng viêm đa cơ quan và các cơ quan bị viêm nặng và không thể tiếp tục hoạt động như bình thường.”
Nó khiến phổi không thể lấy đủ O2 và CO2 ra khỏi máu. Nó có thể ngăn thận làm sạch máu và làm hỏng niêm mạc ruột của bạn.
Tiến sĩ Pankhania cho biết thêm: “Virus tạo ra một mức độ viêm khổng lồ đến mức bạn không chịu nổi … nó trở thành suy đa tạng.”
Và nếu hệ thống miễn dịch không thể vượt qua được virus thì cuối cùng nó sẽ lan đến mọi ngóc ngách của cơ thể, và gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các cơ quan bị viêm.
Tại sao người lớn tuổi dễ tử vong?
Đây là sự kết hợp của hai thứ – một hệ thống miễn dịch yếu hơn và một cơ thể có khả năng đối phó kém.
Chúng ta đều biết hệ thống miễn dịch của chúng ta trở nên yếu hơn theo tuổi tác.
“Chất lượng của các kháng thể bạn tạo ra khi bạn 70 tuổi kém hơn rất nhiều so với kháng thể của bạn khi 20 tuổi,” giáo sư Hunter nói.
Và có một số đề xuất cho rằng đàn ông lớn tuổi có thể dễ bị viêm mức độ cao, có thể trở nên chết người.
Ngoài ra, những va chạm bệnh tật cả cuộc đời ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể và khiến cơ thể ít có khả năng sống sót khi bị nhiễm trùng.
“Nếu bạn 95 tuổi và chức năng thận của bạn ở mức 60% so với trước đây và sau đó nó bị tấn công bởi một thứ gì khác thì thận có thể không còn có thể hoạt động ở mức cần thiết để duy trì sự sống,” bác sĩ MacDermott nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51788995
TQ phát hiện đáng lo ngại về virus corona
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện virus corona đã tiến hóa thành hai chủng lớn với tốc độ lan truyền và phân bố địa lý khác nhau.Báo South China Morning Post trích dẫn một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí khoa học National Science Review hôm 3/3 cho biết, kết luận được rút ra sau khi một nhóm nhà khoa học Trung Quốc tiến hành phân tích 103 đoạn gen virus corona và nhận diện các đột biến ở 149 vị trí khác nhau.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, một chủng được đặt tên là L phổ biến hơn chủng S còn lại. Điều này đồng nghĩa, virus corona chủng L dễ lây lây lan hơn chủng S. Các chuyên gia cũng nhận thấy, chủng L đã tiến hóa từ chủng S và chủng L đã lây lan diện rộng hơn trước ngày 7/1 và tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi được tin khởi phát dịch Covid-19.
Nhóm nghiên cứu nhận định, các động thái của con người sau khi phát hiện dịch bùng phát hồi tháng 12 năm ngoái, chẳng hạn như những biện pháp phong tỏa các thành phố để chống dịch của Trung Quốc, có thể đã thay đổi số lượng truyền nhiễm của các chủng virus corona nói trên cũng như có khả năng đã ngăn chặn được sự phát tán của chủng L.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh, giới khoa học cần có các nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về sự tiến hóa cũng như lây lan của virus corona.
Trong một diễn biến riêng rẽ, nhà chức trách y tế Hong Kong (Trung Quốc) ngày 4/3 xác nhận, chó cưng của một bệnh nhân Covid-19 cũng nhiễm virus corona chủng mới. Con vật được phát hiện “dương tính yếu” với mầm bệnh lần đầu tiên vào ngày 28/2.
Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, lãnh đạo cơ quan y tế đặc khu hành chính cho biết đã tham vấn các chuyên gia đến từ Đại học Hong Kong, Đại học Thành phố cũng như Tổ chức thế giới về sức khỏe động vật và tất cả “đều đồng thuận rằng các kết quả kiểm tra cho thấy chú chó đã bị nhiễm virus ở liều lượng thấp”. Các chuyên gia tin đây có thể là ca lây truyền Covid-19 từ người sang động vật đầu tiên.
Nhà chức trách Hong Kong sẽ tiếp tục cách ly vật nuôi nói trên để thực hiện thêm các xét nghiệm. Họ dự định sẽ không phóng thích chú chó cho đến khi kết quả kiểm tra cho âm tính với Covid-19.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33391-tq-phat-hien-dang-lo-ngai-ve-virus-corona.html
Nhà khoa học Trung Quốc nói
virus corona đã tiến hóa thành 2 biến thể
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa khám phá có thể có tới hai chủng loại COVID-19 khác nhau hiện đang gây ra dịch bệnh trên toàn cầu.Các nhà khoa học tại phân khoa Khoa Học Đời Sống thuộc Đại Học Bắc Kinh và Viện Pasteur Thượng Hải tìm thấy loại virus COVID-19 mới hung hăng hơn chiếm khoảng 70% các chủng được phân tích, trong khi 30% còn lại là loại ít hung hăng hơn.
Loại hung hăng hơn chiếm nhiều ở các người bệnh trong giai đoạn đầu bùng phát dịch tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Nhưng tần số của chủng này đã giảm kể từ đầu tháng 1/2020.
Các nhà nghiên cứu nhận xét kết quả trên cho thấy một sự phát triển của các biến thể mới gia tăng đột biến trên loại virus COVID-19 có thể đến từ sự đột biến gien và chọn lọc tự nhiên bên cạnh sự tái hợp.
“Những phát hiện này củng cố mạnh mẽ một nhu cầu cấp thiết đối với các nghiên cứu toàn diện, ngay lập tức, kết hợp dữ liệu gen, dữ liệu dịch tễ học, và hồ sơ biểu đồ về các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus corona (COVID-19), các nhà khoa học Trung Quốc viết trong một nghiên cứu công bố hôm 3/3 trên Tạp chí Đánh giá Khoa học Quốc gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, nghiên cứu của họ mới chỉ nhìn vào một lượng dữ liệu giới hạn, và rằng cần thiết có những nghiên cứu tiếp theo về các bộ dữ liệu lớn hơn để hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của virus.
Các chuyên gia không trực tiếp tham gia nghiên cứu cho biết, những phát hiện đó rất thú vị, nhưng cần thận trọng trước việc rút ra kết luận chắc chắn từ nghiên cứu sơ bộ như vậy.
“Thật khó để xác nhận những nghiên cứu như thế này nếu không có một sự so sánh trực tiếp giữa khả năng gây bệnh và lây lan, lý tưởng là trên một mô hình động vật, hoặc ít nhất là một nghiên cứu dịch tễ học mở rộng rất lớn”, Stephen Griffin, một giáo sư và chuyên gia về nhiễm trùng và miễn dịch tại Đại học Leeds của Anh cho biết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33384-nha-khoa-hoc-trung-quoc-noi-virus-corona-da-tien-hoa-thanh-2-bien-the.html
Thêm nhiều nước phát hiện người nhiễm COVID-19
Hải LamReuters đưa tin, Moldova, Maldives, Bangladesh và Bulgaria đã xác nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19.
Bộ Y tế Moldova vào cuối ngày thứ Bảy (7/3) xác nhận ca nhiễm nCov đầu tiên tại nước này. Bệnh nhân là một phụ nữ 48 tuổi, được đưa tới viện vào ngày 7/3 sau chuyến bay từ Ý.
Giới chức Maldives cho biết hai nhân viên tại khu nghỉ dưỡng Đảo Kuredu đã cho kết quả dương tính với nCov vào cuối ngày 7/3, đánh dấu các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại nước này. Hai nhân viên được cho là lây bệnh từ một du khách người Ý.
Viện nghiên cứu dịch tễ học, kiểm soát dịch bệnh và nghiên cứu (IEDCR) Bangladesh hôm 8/3 xác nhận 3 trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên. Các bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 đến 35 và hai trong số ba người trở về từ Ý gần đây.
Cũng trong hôm 8/3, giới chức Bulgaria thông báo 4 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Ông Todor Kantardzhiev, người đứng đầu Trung tâm bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng quốc gia cho biết, hai người đàn ông từ thành phố thành phố Pleven và hai người phụ nữ ở thành phố Gabrovo đã có kết quả xét nghiệm dương tính với nCov. Chính phủ Bulgaria sau đó đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các biện pháp tăng cường để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo thống kê của worldometer lúc 20h19 (giờ Việt Nam) ngày 8/3, 103 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới xuất hiện dịch COVID-19, với tổng số ca nhiễm lên tới 107.643 và 3.660 đã tử vong.
https://www.dkn.tv/the-gioi/them-nhieu-nuoc-phat-hien-nguoi-nhiem-covid-19.htmla
Người nhiễm Corona ở Anh tăng lên 273 ca
Số người được xác nhận nhiễm COVID-19 ở Anh đã tăng từ 209 lên 273 ca, Reuters đưa tin, dẫn nguồn từ cơ quan y tế của nước này.Tin cho hay, đây là số ca tăng nhiều nhất trong một ngày.
Cho tới nay, gần 24 nghìn người ở Anh đã được xét nghiệm. Tới nay, mới chỉ có hai người tử vong vì COVID-19 ở Anh.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nói rằng nếu cần, chính phủ sẽ đầu tư bằng bất cứ giá nào để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, trong đó có việc chi thêm tiền cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
XEM THÊM:
Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’ người Việt
Sau khi xuất hiện tin có tình trạng mua và tích trữ các mặt hàng như nước rửa tay diệt khuẩn và giấy vệ sinh, chính phủ Anh cuối tuần trước nói rằng các siêu thị đã có kế hoạch ứng phó để nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt hàng hóa.
Đại sứ quán Anh ở Việt Nam hôm 8/3 đã kêu gọi công dân Anh đi cùng chuyến bay tới Việt Nam với một nữ hành khách người Việt nhiễm COVID-19 “hợp tác với chính quyền Việt Nam”.
Bộ Y tế Việt Nam cùng ngày cho biết rằng tới ngày 8/3, có 7 người Anh đi cùng chuyến bay của Vietnam Airlines có “bệnh nhân 17” đã được xét nghiệm dương tính với COVID-19.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nhi%E1%BB%85m-corona-%E1%BB%9F-anh-t%C4%83ng-l%C3%AAn-273-ca/5320163.html
COVID-19: Anh khuyến cáo
công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’
Anh hôm 7/3 kêu gọi công dân nước này đi cùng chuyến bay tới Việt Nam với một nữ hành khách người Việt nhiễm chủng virus Corona mới (COVID-19) “hợp tác với chính quyền Việt Nam”.Chúng tôi kêu gọi bất kỳ hành khách Anh nào đi trên chuyến bay đó hợp tác với chính quyền địa phương nếu được yêu cầu.
Đại sứ quán Anh kêu gọi hôm 7/3.
Lời khuyến cáo này được đưa ra một ngày trước khi Việt Nam thông báo có 9 người nước ngoài, trong đó có 7 người Anh, đi cùng chuyến bay với người được gọi là “bệnh nhân thứ 17” đã bị nhiễm COVID-19.
“Chính quyền Việt Nam thông báo rằng một công dân Việt Nam đã được xét nghiệm dương tính đối với virus Corona sau khi từ London bay về Việt Nam ngày 1/3 trên một chuyến bay của Vietnam Airlines”, Đại sứ quán Anh ra thông báo hôm 7/3.
“Chúng tôi kêu gọi bất kỳ hành khách Anh nào đi trên chuyến bay đó hợp tác với chính quyền địa phương nếu được yêu cầu”.
XEM THÊM:
Hàn Quốc đưa ‘nhóm phản ứng nhanh’ tới giúp công dân bị Việt Nam cách ly
Việt Nam tối 6/3 thông cáo một ca thứ 17 nhiễm COVID-19 mà Bộ Y tế hôm 8/3 gọi là “bệnh nhân 17”, nhưng trước đó thông tin chi tiết tên tuổi và địa chỉ của cô gái này đã được công khai trên mạng, khiến cô gái này vấp phải nhiều chỉ trích.
Vụ phát hiện bệnh nhân mới nhiễm virus gây chết người này ở Hà Nội, sau nhiều ngày Việt Nam thông báo không có ca nhiễm mới, gây ra tình trạng người dân ở thủ đô Việt Nam đổ xô tới các siêu thị mua thực phẩm để tích trữ.
Khuyến cáo của Đại sứ quán Anh được đưa ra cùng ngày cơ quan ngoại giao này thông báo dời sự kiện liên quan tới việc hỗ trợ nạn nhân mua bán người, dự kiến diễn ra vào ngày 9/3, sang “một ngày phù hợp hơn trong thời gian tới” vì “một số lý do khách quan”.
Bộ Y tế Việt Nam tối ngày 8/3 cho biết đã phát hiện thêm một ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam là một nữ công dân Anh 66 tuổi đi cùng chuyến bay với “bệnh nhân 17”, nâng tổng số ca nhiễm virus xuất xứ từ Vũ Hán, Trung Quốc, lên 30 người.
XEM THÊM:
Bác sĩ Việt chia sẻ với thế giới thông tin chữa trị người Trung Quốc nhiễm Corona
Ít lâu trước đó, Bộ này xác nhận 8 người nước ngoài trên chuyến bay có “bệnh nhân 17”, gồm 6 người Anh, một người Mexico và một công dân Iceland, đã nhiễm COVID-19.
Trong một diễn biến liên quan, cổng thông tin chính phủ Việt Nam hôm 8/3 xác nhận lại rằng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng, người đi trên chuyến bay từ London về Việt Nam có “bệnh nhân 17”, đã được xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Với việc phát hiện “bệnh nhân 17”, cổng thông tin của chính phủ nói rằng Việt Nam “đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19” và thông báo rằng “chậm nhất từ sáng 10/3 sẽ khai báo sức khỏe toàn dân”.
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-anh-khuy%E1%BA%BFn-c%C3%A1o-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-bay-c%C3%B9ng-chuy%E1%BA%BFn-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-17-/5320016.html
Virus corona lây lan trong nghị viện của Pháp
Một thành viên thứ hai của Nghị hội Quốc dân Pháp được đưa vào bệnh viện sau khi nhiễm virus corona và năm nhà lập pháp khác đang được xét nghiệm bệnh này, văn phòng chủ tịch hạ viện cho biết trong một thông cáo ngày thứ Bảy.Nghị hội không nêu tên hai nhà lập pháp nhiễm bệnh nhưng truyền thông địa phương ở vùng Alsace phía đông đưa tin người đầu tiên trong số hai nhà lập pháp là Jean-Luc Reitzer, người đại diện một trong các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất vì dịch bệnh và hiện đang được chăm sóc đặc biệt.
Nhà lập pháp thứ hai là một người phụ nữ, theo thông cáo của nghị hội. Nghị hội hôm thứ Sáu nói rằng một nhân viên quầy bán thức ăn vặt cũng nhiễm virus.
Các phiên nghị họp ở hạ viện sẽ bị gián đoạn trong hai tuần kể từ ngày 9 tới ngày 22 tháng 3 do các cuộc bầu cử thành phố đang diễn ra trên khắp nước Pháp, làm giảm hoạt động và số lượng người có mặt trong tòa nhà, nghị hội cho biết.
Bộ Y tế Pháp trước đó thông báo hai người nữa tử vong vì virus corona, nâng tổng số người chết lên 11 người.
Pháp hiện có 716 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona, tăng 103 trường hợp so với một ngày trước đó.
https://www.voatiengviet.com/a/virus-corona-lay-lan-trong-nghi-vien-cua-phap/5319524.html
Covid-19 ở Pháp: Ca nhiễm sắp vượt mức 1000,
Hội Đồng Quốc Phòng họp lại
Dịch Covid-19 ngày càng tăng tốc tung hoành ở Pháp. Tính đến hết ngày hôm qua, 07/03/2020, cả nước Pháp đã ghi nhận thêm 336 ca nhiễm mới, nâng tổng số người bị nhiễm virus corona lên 949 trường hợp. Con số tử vong cũng tăng lên thành 16 nạn nhân. Trước diễn biến đáng ngại kể trên, tổng thống Pháp quyết định triệu tập lại một Hội Đồng Quốc Phòng vào chiều nay, 08/03 để bàn phương án chống khủng hoảng.Theo các chuyên gia y tế, căn cứ vào tốc độ lây lan nhanh chóng của con virus corona tại Pháp trong những ngày gần đây, trong ngày hôm nay, số trường hợp lây nhiễm chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 1000 ca. Khả năng có thêm trường hợp tử vong cũng rất cao với 45 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch tính đến hôm qua.
Dù chính phủ vẫn cho rằng bệnh dịch còn ở giai đoạn 2 và mục tiêu của hệ thống y tế vẫn là kiềm chế sự lây lan, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng theo tốc độ nhanh chóng như hiện nay, Pháp có thể sẽ phải sớm công bố giai đoạn 3.
Trước mắt, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã quyết định chủ trì một cuộc của Hội Đồng Quốc Phòng ngay vào hôm nay với hai trọng tâm: Trấn an công luận và bảo vệ dân chúng.
Tình hình Covid-19 những nơi khác
Về dịch bệnh virus corona, trên toàn thế giới hôm nay, theo Reuters, có tổng cộng hơn 106.000 người nhiễm virus, 3.600 người chết. Sơ kết nói trên dựa trên các số liệu chính thức. Thêm 933 người nhiễm virus mới, và 39 trường hợp tử vong.
Tại Trung Quốc, số lượng chính thức người nhiễm virus mới thấp hơn nhiều so với một số quốc gia, khác, nhưng số lượng tử vong rất cao, 27 người chết, kể từ cuối giờ chiều qua đến sáng hôm nay.
Liên quan đến dịch Covid-19 tại Trung Quốc, theo AFP, một tai nạn đã xảy ra, khi một khách sạn, được dùng làm nơi cách ly những người nghi nhiễm Covid-19 sụp đổ, ít nhất 10 người chết. Khách sạn sụp đổ vào tối hôm qua. Cơ sở nói trên nằm tại tỉnh Phúc Kiến. Lý do hiện không rõ vì sao. Khoảng 700 nhân viên cứu nạn đã được triển khai để tìm kiếm 23 người đang bị kẹt trong các đống đổ nát. Theo thông tin chính thức, có khoảng 70 người trong khách sạn nói trên trước khi xảy ra tai nạn.
Tại Hàn Quốc, được coi là một tâm dịch Covid-19 của thế giới hiện nay, hôm nay, hàng trăm nhà thờ tiếp tục đóng cửa để ngăn dịch. Theo Seoul, trong vòng 24 giờ qua, có thêm 272 ca nhiễm mới (tổng cộng hơn 7.300 người), với hai trường hợp tử vong. Như vậy, số người nhiễm virus tại Hàn Quốc hôm nay giảm mạnh. Tổng cộng tại Hàn Quốc, có 5 người chết vì virus corona mới. Kể từ thứ hai, ngày mai, để đối phó với tình trạng thiếu khẩu trang, chính quyền Hàn Quốc sẽ quy định khống chế số lượng khẩu trang bán ra, với giới hạn khẩu trang được mua tính theo đầu người, theo tuần. Ưu tiên trước hết là khẩu trang dành cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Tổng thống Hàn Quốc thông báo bơm thêm 22,5 tỉ đô la cho nền kinh tế.
Iran có thể là nơi có nhiều bệnh nhân tử vong vì Covid-19 nhất trong 24 giờ qua, với 49 người chết. Đây cũng là con số người chết cao nhất, kể từ khi chính quyền công bố các trường hợp tử vong đầu tiên ngày 19/02. Tính cho đến nay, Iran có hơn 6.500 ca nhiễm bệnh, và 194 người chết.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200308-covid-19-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-ca-nhi%E1%BB%85m-s%E1%BA%AFp-v%C6%B0%E1%BB%A3t-m%E1%BB%A9c-1000-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-h%E1%BB%8Dp-l%E1%BA%A1i
Pháp: Hàng chục ngàn phụ nữ xuống đường
nhân ngày 8/3 bất chấp Covid-19
Trọng NghĩaNhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ hôm nay, 08/03/2020, hàng chục ngàn phụ nữ Pháp đã quyết định xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris cũng như ở khoảng một chục thành phố khác trên toàn quốc như Lyon, Nice, Toulouse, Bordeaux, Strasbourg hay Nancy. Giới hoạt động đã muốn chọn ngày này làm điểm “hội tụ” của các “động lực đấu tranh vì nữ quyền”.
Một số diễn biến chính trị, xã hội tại Pháp gần đây đã thôi thúc phong trào đấu tranh, trong đó có kế hoạch cải tổ hưu bổng bị cho là sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ, hay là nạn bạo hành tình dục nhắm vào phụ nữ, đặc biệt là nạn giết hại phụ nữ…
Theo kế hoạch, tại Paris, đoàn biểu tình xuất phát từ Quảng Trường Place d’Italie ở quận 13 để tuần hành về phía Quảng Trường Cộng Hòa Place de la République, với nhiều chặng ngừng mang tính biểu tượng: Trước một trung tâm thương mại để phản đối chế độ cho phép làm việc ngày Chủ Nhật thường được giới chủ áp đặt trên nữ nhân viên; trước một bệnh viện để tôn cao giá trị những công việc thường do phụ nữ đảm trách; trước một khách sạn để ủng hộ cuộc đấu tranh của các phụ nữ giúp việc chống lại tình trạng công việc bấp bênh…
Ngay từ sáng sớm hôm nay, tại Paris, khoảng 40 thành viên của nhóm đấu tranh vì nữ quyền Femen đã tiến hành một chiến dịch gây sốc chớp nhoáng tại Quảng Trường Concorde để “tẩy sạch virus gia trưởng phụ hệ trên đường phố Paris”.
Điều được ghi nhận là các cuộc biểu tình đánh dấu ngày Quốc Tế Phụ Nữ ở Pháp vẫn diễn ra bất chấp khuyến cáo của chính phủ Pháp là nên tránh các cuộc tụ tập quá đông người để ngăn chặn đà lây lan nhanh chóng của virus corona trên lãnh thổ Pháp.
Theo ghi nhận của hãng tin AFP, trên thế giới, phụ nữ nhiều nơi cũng xuống đường biểu tình, từ Philippines nơi có một tổng thống nổi tiếng là coi thường phụ nữ, hay tại Pakistan, đất nước Hồi Giáo, nơi phụ nữ cũng thường xuyên bị chèn ép.
Tuy nhiên, tại nhiều nước như Trung Quốc hay Hàn Quốc, do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều cuộc biểu tình đã bị hủy bỏ.
Trong tình hình đó, một số tổ chức đấu tranh cho nữ quyền đã phát huy các cuộc gặp gỡ trực tuyến trên mạng, thay vì tụ tập cụ thể trên đường phố. Các hashtag như #FemaleStrike, #PowerUp hay #38InternationalWomensDay đã nở rộ từ nhiều ngày nay trên internet, nhằm nâng cao nhận thức nơi phụ nữ về quyền lợi của họ.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200308-ph%C3%A1p-h%C3%A0ng-ch%E1%BB%A5c-ng%C3%A0n-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-xu%E1%BB%91ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-nh%C3%A2n-ng%C3%A0y-83-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-covid-19
Tướng Ý nhiễm Covid-19,
TBN có hàng chục ca nhiễm vì đi đám ma
Chính phủ Ý có lệnh phong tỏa vùng Lombardy và 14 tỉnh ở bắc và trung Ý, với số dân khoảng 16 triệu người, trong cuộc chiến nhằm kiểm soát sự lây lan của virus corona.Đây là vùng giàu có và trung tâm phát triển kinh tế của Ý.
Tất cả người dân trong các khu vực này, nơi có hai thành phố Milan và Venice. sẽ phải xin phép đặc biệt nếu muốn ra khỏi nơi mình sống.
Trong một diễn biến khác, Tổng tư lệnh quân đội Ý, Tướng Salvatore Farina, có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Tướng Farina nói ông khỏe và đang cách ly tại nhà.
Ông nói: “Tôi gửi lời chào thân ái và lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người nữ và nam quân nhân làm việc để đối phó với tình trạng khẩn cấp này.”
Virus corona: Khu cách ly của TQ sập, hàng chục bị mắc kẹt
Trung Quốc: Khi Covid-19 không nghe lời Đảng Cộng sản
Phương Phương ở Vũ Hán: ‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’
Ý có số ca virus corona cao nhất ở châu Âu, với nhiều ca mới phát hiện nhất hôm thứ Bảy.
Tới nay Ý đã có hơn 230 ca tử vong, và chỉ riêng trong 24 giờ qua có hơn 36 ca. Số ca dương tính tăng vọt hơn 1200 người hôm thứ Bảy, đưa tổng số lên 5.883 ca.
Thủ tướng Giuseppe Conte thông báo sẽ đóng cửa các trường học, phòng gym, bảo tàng, hộp đêm và nhiều địa điểm khác trên toàn quốc.
Các biện pháp này sẽ kéo dài tới ngày 3 tháng Tư.
“Chúng tôi muốn đảm bảo sức khỏe cho người dân. Chúng tôi hiểu rằng các biện pháp này sẽ khiến mọi người phải hy sinh, đôi khi hy sinh nhỏ và đôi khi rất lớn,” ông Conte nói sáng Chủ Nhật.
Theo lệnh phong tỏa mới, người dân không được phép ra vào vùng Lombardy trừ trường hợp khẩn cấp.
“Sẽ không có di chuyển ra vào những khu vực này, và trong khu vực, trừ những trường hợp liên quan đến công việc được chứng tỏ là cần thiết, hay vì lý do y tế,” ông Conte nói với báo giới.
“Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp, tình trạng khẩn cấp quốc gia. Chúng ta phải giới hạn sự lây lan của virus và ngăn tình trạng quá tải ở các bệnh viện.”
Cho tới giờ, mới khoảng 50.000 người ở vùng bắc Ý bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly.
Tuần trước, chính phủ thông báo đóng cửa các trường học và trường đại học trên toàn quốc trong 10 ngày.
Những điều cần biết về virus corona
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Covid-19: Tự cách ly khi nào, thế nào cho đúng?
Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?
Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?
Tây Ban Nha phong tỏa thị trấn sau khi có 60 ca nhiễm do đi đám ma
Cảnh sát Tây Ban Nha phong tỏa một khu phố ở thị trấn Haro, miền Bắc Tây Ban Nha, nơi có hàng chục người bị nhiễm virus corona sau khi đi đám ma cách đây hai tuần.
Tới nay Tây Ban Nha xác định có 516 ca nhiễm – trong đó có 60 người đi dự một đám tang ở thành phố Vitoria-Gasteiz, theo Trung tâm Vi sinh Quốc gia Tây Ban Nha.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Bảy, bộ trưởng y tế của vùng bắc Tây Ban Nha và đại diện của chính phủ trung ương ở La Rioja kêu gọi “các biện pháp đặc biệt và hành động mạnh mẽ” để ngưng sự lây lan của virus.
Có 6 bệnh nhân đang được điều trị ở bệnh viện, nhà chức trách nói cảnh sát sẽ “thực thi kiểm soát cách ly tại nhà” ở thị trấn Haro và hạn chế ra vào trung tâm y tế thị trấn này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51790505
Dịch coronavirus bùng phát, Đức Giáo Hoàng hủy bỏ
các sự kiện công cộng để ngăn chặn đám đông tụ tập
Tin từ Vatican City — Vì sự bùng phát của coronavirus ở Ý, Đức giáo hoàng Francis quyết định ngưng sự xuất hiện thường xuyên ở nơi công cộng để ngăn chặn đám đông tụ tập, và sẽ phát trực tuyến trên internet từ bên trong Vatican. Vào Chủ nhật tuần trước, Vatican cho biết Đức giáo hoàng sẽ không thực hiện buổi lễ từ một cửa sổ nhìn ra Quảng trường Thánh Peter, và cũng sẽ không tổ chức cuộc gặp chung tại đó vào thứ Tư (11/3), bởi vì cả 2 sự kiện này đều thu hút hàng chục ngàn người.Đây sẽ là một trong số ít lần trong 66 năm qua, một Đức giáo hoàng sẽ không xuất hiện ở cửa sổ, bởi vì việc này là một nghi thức khắc sâu trong truyền thống La Mã với một số gia đình tham dự mỗi tuần. Theo Reuters đưa tin, vào thứ Bảy (7/3), Vatican tuyên bố, dù vậy cả buổi lễ và cuộc hẹn chung vẫn sẽ được tổ chức bên trong thư viện giáo hoàng chính thức của Cung điện Tông đồ Vatican, và sẽ có thể xem được trên internet hoặc truyền hình. Vào năm 1954, các Đức giáo hoàng bắt đầu ban phước lành vào gần như mọi Chủ nhật từ chiếc cửa sổ nhìn ra Quảng trường Thánh Peter, ngoại trừ khi Đức giáo hoàng bị ốm hoặc ra khỏi Rome.
Vatican cũng cho biết, các tín hữu cũng sẽ không tham gia Thánh lễ buổi sáng tại nơi cư trú của Đức Francis cho đến ít nhất là ngày 15 tháng 3. Đức giáo hoàng 83 tuổi đã hủy bỏ khóa tu Mùa Chay lần đầu tiên trong chức giáo hoàng của ngài, nhưng Vatican khẳng định ngài chỉ bị cảm lạnh mà là không có triệu chứng liên quan đến các bệnh lý khác.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/dich-coronavirus-bung-phat-duc-giao-hoang-huy-bo-cac-su-kien-cong-cong-de-ngan-chan-dam-dong-tu-tap/
Thống đốc vùng Piedmont, Ý nhiễm COVID-19
Hải LamReuters dẫn tin từ đài truyền hình Ý RAI hôm nay (8/3) cho biết, người đứng đầu Piedmont, ông Alberto Cirio, đã dương tính với nCov, trở thành thống đốc vùng thứ hai nhiễm COVID-19 chỉ trong 24 giờ.
Vùng Piedmont, phía Tây Bắc nước Ý, là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ tư vì dịch COVID-19 ở Ý.
Trước đó, vào hôm 7/3, thống đốc khu vực Lazio ở miền Trung nước Ý, ông Nicola Zingaretti cho biết ông đã nhiễm virus.
Theo thống kê của worldometer lúc 18h15 (giờ Việt Nam) ngày 8/3, Ý ghi nhận tổng cộng 5.883 ca nhiễm COVID-19, trong đó 233 người đã tử vong. Nước này hiện là ổ dịch lớn nhất ở châu Âu và thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran.
Chính phủ Ý đã áp lệnh cấm đến và đi từ vùng Lombardy và 14 tỉnh khắp đất nước từ hôm nay nhằm kiểm soát dịch bệnh. Lệnh phong tỏa này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 16 triệu người và có hiệu lực cho đến ngày 3/4. Ngoài ra, tất cả các trường học, câu lạc bộ thể hình, khu nghỉ dưỡng ở các khu vực này sẽ phải đóng cửa, tất cả các sự kiện ở các địa điểm công cộng hay riêng tư cũng tạm hoãn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thong-doc-vung-piedmont-y-nhiem-covid-19.html
Ý chuẩn bị ‘phong thành’ Lombardy
khi ca nhiễm nCoV tăng vọt
Triệu HằngChính phủ Ý chuẩn bị áp đặt lệnh phong tỏa đối với Lombardy, khu vực giàu có và đông dân nhất nước này, nhằm ngăn chặn bùng phát dịch COVID-19.
Reuters thông tin, theo như bản dự thảo của lệnh phong tỏa, trong đó yêu cầu mọi người không được vào hoặc rời khỏi Lombardy, miền bắc nước Ý, nơi sinh sống của khoảng 10 triệu người. Đây là vùng giàu có và đông dân nhất trong nước Ý, bao gồm 11 tỉnh.
Theo lệnh phong tỏa này, tất cả các bảo tàng, phòng gym, trung tâm văn hóa, khu nghỉ mát trượt tuyết và bể bơi sẽ đóng cửa ở Lombardy, dự kiến sẽ có hiệu lực từ Chủ nhật (8/3), nhưng đã trì hoãn sau khi các chính trị gia địa phương đề nghị chính phủ cho thêm thời gian để xem xét những quy định hạn chế trong lệnh này.
Người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự cho biết hôm thứ Bảy, quy định sẽ được đưa ra vào cuối ngày, sau khi dữ liệu cho thấy số ca nhiễm virus corona đã tăng vọt hơn 1.200 trong 24 giờ qua. Tuy nhiên, tới lúc nửa đêm, Thủ tướng Giuseppe Conte vẫn chưa ký vào quy định đó, sau khi bản dự thảo đã thúc đẩy sự phản kháng từ các thống đốc của các vùng Lombardy và Emilia-Romagna.
Cho đến nay, chỉ có một vài khu vực bị hạn chế ở miền Bắc nước Ý, được gọi là “vùng đỏ”, đã bị cách ly.
Nếu dự thảo được phê duyệt, các nhân viên y tế, đám cưới, đám tang sẽ bị hoãn hủy ngày phép, các sự kiện thể thao bị đình chỉ, và sớm thông qua làm việc tại nhà.
Tất cả các trường học và trường đại học ở Lombardy sẽ đóng cửa cho đến ít nhất ngày 3/4.
Chính phủ Ý đã tuyên bố trong tuần, các trường học trên cả nước sẽ đóng cửa cho đến ngày 15/3.
Quán cà phê và nhà hàng ở Lombardy sẽ được phép mở cửa miễn là đảm bảo khách hàng cách nhau khoảng 1 mét.
Theo AFP, dịch COVID-19 do chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đã lan sang tất cả 22 vùng của Ý, lây nhiễm gần 5.900 người và làm chết 233 người.
https://www.dkn.tv/the-gioi/y-chuan-bi-phong-thanh-lombardy-khi-ca-nhiem-ncov-tang-vot.html
Cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới
Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ bước vào tuần thứ hai
Tin từ KASTANIES, Hy Lạp / PAZARKULE, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm thứ Sáu (6/3), Liên minh châu Âu kêu gọi những di dân ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ngừng cố gắng xâm nhập vào Hy Lạp, nhưng không đề cập đến triển vọng hỗ trợ thêm cho Ankara, khi cuộc đối đầu giữa cảnh sát chống bạo động Hy Lạp và người tị nạn bước vào tuần thứ hai.Hàng chục ngàn di dân cố gắng tiến vào Hy Lạp, một quốc gia thành viên EU, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố vào ngày 28 tháng 2 rằng họ sẽ không còn giữ những người di dân trên lãnh thổ quốc gia theo thỏa thuận vào năm 2016 với EU để đổi lấy hàng tỷ euro viện trợ.
Nhiều nhân chứng cho biết các lực lượng an ninh Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa sử dụng hơi cay vào hôm thứ Sáu, khiến nhiều đám khói bay lên phía trên cửa nhập cảnh biên giới Kastanies-Pazarkule. Một số di dân dùng nước để rửa mắt. Những người khác đi qua khu vực để tìm kiếm các khe hở tại biên giới được bảo vệ chặt chẽ.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, ông Josep Borrell, cho biết EU có thể cung cấp nhiều tiền hơn 6 tỷ euro đã cam kết trong năm 2016 để giúp đỡ người tị nạn, nhưng trước tiên Thổ Nhĩ Kỳ phải ngừng sử dụng họ như một “quân cờ đàm phán”.
Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tiếp đón gần 4 triệu người tị nạn chiến tranh Syria, tuyên bố rằng EU không tôn trọng những lời hứa trước đó. Họ cũng muốn có thêm sự hỗ trợ của châu Âu tại Syria, nơi quân đội của họ đang đối đầu với các lực lượng chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuoc-khung-hoang-di-dan-o-bien-gioi-hy-lap-tho-nhi-ky-buoc-vao-tuan-thu-hai/
Ukraine nghĩ cách khiến Nord Stream-2 chỉ là “dĩ vãng”
Nga đang chờ tàu lắp đặt Nord Stream-2 đến Baltic, Ukraine đã tích cực bàn với Mỹ tăng trừng phạt.RIA Novosti hôm 4/3 thông tin, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Naftogaz của Ukraine Andrei Kobolev nói rằng, Ukraine đang thảo luận với Mỹ để ngăn chặn Nga khôi phục việc lắp đặt đường ống dẫn khí “Nord Stream-2″ chạy dưới biển Baltic.
Nga đang nỗ lực để tự lắp đặt dự án Nord Stream-2 nhưng Ukraine và Mỹ sẽ không để điều đó xảy ra.
“Trò chơi chưa kết thúc. Người Nga đang cố gắng thiết lập cuộc chơi với những khả năng riêng của mình để hoàn thành đường ống Nord Stream-2. Chúng tôi (Ukraine và Mỹ) hiện đang thảo luận các biện pháp để dự án này mãi mãi bị chôn vùi” – ông Kobolev cho hay.
Ngoài ra, ông Kobolev nói thêm rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt đã trở thành một trong những bước quan trọng nhất để hỗ trợ cho an ninh năng lượng của Ukraine.
“Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục những nỗ lực theo hướng này” – ông Kobolev nói.
Hồi tháng 2/2020, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Bruyette đã tuyên bố rằng, Nga sẽ không thể có cánh nào “né” được các lệnh trừng phạt của Mỹ và không thể tự mình hoàn thành dự án lắp đường ống dẫn khí đốt nói trên
Ông Bruyette khẳng định: “Họ (người Nga) phải đối mặt với nguy cơ dự án chậm tiến độ rất lâu, bởi vì Nga không có các công nghệ tương ứng. Nếu họ tự mình phát triển được công nghệ cần thiết, thì đến lúc đó chúng ta (Mỹ) sẽ xem xem chúng ta nên làm gì tiếp theo”.
Các biện pháp trừng phạt dự án Nord Stream-2 đã được công bố chính thức vào ngày 20/12/2019 khi ông Donald Trump ký luật về ngân sách quốc phòng cho năm 2020, trong đó có điều khoản về các biện pháp trừng phạt chống lại dự án Nord Stream-2.
Đối với các công ty liên quan đến dự án này, dự kiến sẽ bị thu giữ tài sản ở Mỹ, đóng băng tài khoản trong các ngân hàng Mỹ và hủy thị thực.
Trong khi đó, một nhóm các Nghị sĩ ủng hộ dự luật còn đã gửi thư yêu cầu công ty lắp đặt đường ống ngay lập tức dừng hoạt động và rời khỏi vùng biển Baltic. Nhà thầu thi công chính của dự án – Allseas – đã rút khỏi khu vực công trường này.
Nga đã tuyên bố sẽ tự xây dựng Nord Stream-2 bằng các con tàu của chính họ chứ không phải công ty châu Âu nào khác để đảm bảo khả năng hoàn thiện dự án ở mức cao nhất. Điện Kremlin dự kiến sẽ nhanh chóng hoàn tất công việc, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trước đó cũng nói dự án sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm 2020.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích Mỹ rằng, biện pháp trừng phạt của Mỹ cho thấy tư tưởng kìm hãm các nước khác vì không thể cạnh tranh. Bà Zakharova cho rằng, Mỹ là một quốc gia ôm số nợ công 22.000 tỷ không có sức cạnh tranh và luôn ngăn cản các nước khác phát triển nền kinh tế của họ bằng trừng phạt kinh tế.
Con tàu lắp đặt đường ống thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom – tàu Viện sĩ Chersky (Akademik Chersky) – hôm 11/2 đang được nhìn thấy trên hải trình đến Singapore. Dự kiến sau 2 tháng, nó sẽ tới Baltic để thực hiện nốt dự án Nord Stream-2 mà Allseas bỏ dở. Theo lịch trình, tàu này sẽ tới Baltic vào tháng 5/2020 và hoàn thành phần dự án còn lại trong vài tháng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33389-ukraine-nghi-cach-khien-nord-stream-2-chi-la-di-vang.html
Ukraine nhắc trừng phạt Nga vì đường sắt nối Crimea
Nga đã hoàn thành và chạy trên tuyến đường sắt nối đến bán đảo Crimea, Ukraine lại hối thúc châu Âu trừng phạt.Đại diện thường trực của Ukraine tại Liên minh Châu Âu (EU) Nikolai Tochitsky đã tuyên bố sẽ mong chờ EU áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Nga vì xây dựng và khai trương tuyến đường sắt nối đến bán đảo Crimea.
“Chúng tôi hy vọng EU cũng sẽ có những bước đi thực tế để đáp trả việc khởi động tuyến đường sắt từ Nga tới vùng Crimea đang bị chiếm đóng của Ukraine” – Sputnik dẫn lời ông Tochitsky.
Hồi cuối năm ngoái, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có mặt trên chuyến tàu đầu tiên để kết nối giao thông đường sắt từ Nga đến bán đảo Crimea.
Chuyến tàu hỏa chở khách đầu tiên khởi hành từ St. Petersburg qua cây cầu Crimea đến Sevastopol vào ngày 25/12/2019, ngày hôm sau chuyến tàu khách đầu tiên khời hành từ Moscow cũng đã đến Simferopol.
Sau sự kiện, hôm 29/1/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt 8 cá nhân và một công ty y đường sắt Nga liên quan vấn đề ở bán đảo Crimea.
Danh sách bị trừng phạt bao gồm Thủ hiến Yuri Gotsanyuk của Crimea do chính quyền Moscow bổ nhiệm, Tổng giám đốc Alexander Ganov của công ty đường sắt Grand Service Express và sáu cá nhân khác. Công ty Grand Service Express cũng bị liệt vào danh sách đen vì đang vận hành tuyến đường sắt đến bán đảo Crimea thông qua cây cầu Kerch.
Mỹ phong tỏa tài sản của các cá nhân và thực thể này, cũng như cấm công dân và doanh nghiệp Mỹ thực hiện giao dịch thương mại với các đối tượng chịu trừng phạt.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/1 cũng đã công bố lệnh trừng phạt 7 cá nhân nằm trong danh sách trừng phạt của Washington. Ngày 29/1, Canada cũng đưa ra danh sách trừng phạt gồm 8 cá nhân giống như danh sách của Mỹ.
Hôm 4/3, nhà báo Rikard Jozwiak tại Brussels cho biết, các đại sứ tại Liên minh châu Âu đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì hành động sáp nhập Crimea. Các biện pháp trừng phạt gồm cấm visa và đóng băng tài sản đối với 175 người Nga và phe ly khai, 44 thực thể trong 6 tháng vì vi phạm toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Quyết định gia hạn này sẽ được công bố xác nhận vào ngày 12/3/2020.
Dường như quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt liên quan đến Crimea đã không đề cập đến lệnh trừng phạt vì thiết lập tuyến đường sắt nên Đại sứ Ukraine đã thể hiện sự bức xúc.
Trong đợt gia hạn trừng phạt này, các Đại sứ của EU đã quyết định loại bỏ việc trừng phạt đối với cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov và Bộ trưởng Năng lượng Eduard Stirltskiy.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33388-ukraine-nhac-trung-phat-nga-vi-duong-sat-noi-crimea.html
Nga: Người không tự cách ly
vì COVID-19 có thể bị tống giam
Chính quyền thành phố Moscow hôm 8/3 đe dọa sẽ tống giam lên tới 5 năm đối với những người phớt lờ yêu cầu tự cách ly hai tuần tại nhà sau khi tới các nước bị tác động mạnh bởi dịch COVID-19, theo Reuters.Tin cho hay, chính quyền thủ đô của Nga đã công bố tình trạng “cảnh giác cao” vì COVID-19 cũng như áp đặt thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus này.
Theo chính quyền Moscow, những ai có triệu chứng của COVID-19 sau khi trở về từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha thì phải tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày.
XEM THÊM:
Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’ người Việt
Cơ quan phụ trách y tế của Moscow, theo Reuters, hôm 8/3 nói rằng những ai phớt lờ quy định trên sẽ đối mặt với hình phạt nghiêm khắc, trong đó có việc có thể bị tống giam lên tới 5 năm.
Cơ quan này nói rằng chính quyền sẽ kiểm tra việc tự cách ly bằng cách sử dụng hệ thống camera an ninh.
Reuters dẫn lời cơ quan này nói rằng các cư dân tự cách ly có thể đưa chó đi dạo, nhưng chỉ khi có ít người nhất trên đường phố và họ phải đeo khẩu trang.
Tin cho hay, tới nay, có 15 ca nhiễm COVID-19 ở Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%B4ng-t%E1%BB%B1-c%C3%A1ch-ly-v%C3%AC-covid-19-c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BB%8B-t%E1%BB%91ng-giam/5320050.html
Xung đột Thổ – Syria làm lộ ‘gót Asin’ của EU
Xung đột Thổ Nhĩ Kỳ – Syria leo thang đã khiến Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt với cơn ác mộng cũ cũng như bộc lộ một điểm yếu cố hữu của tổ chức này.Những cuộc đụng độ trực tiếp giữa các lực lượng của hai nước láng giềng Trung Đông ở tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của quân nổi dậy ở Syria trong vài tuần qua đã trầm trọng hóa vấn đề người tị nạn, nỗi ám ảnh của các quốc gia châu Âu trong nhiều năm trở lại đây.
Lo sợ giao tranh đẫm máu và mong ước có được cuộc sống an toàn, tốt đẹp hơn, hàng triệu người trong vùng chiến sự đã mạo hiểm rời bỏ đất nước để tìm đường tới châu Âu.
Cách đây gần 4 năm, vào tháng 3/2016, các lãnh đạo EU đã ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tị nạn. Cụ thể, họ nhất trí trả cho Ankara 6 tỷ Euro và thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập liên minh để đổi lấy việc nước này ra tay ngăn chặn dòng người di cư tràn vào châu Âu như một năm trước đó.
Theo báo Guardian, thỏa thuận thực sự phát huy hiệu quả. Suốt 3 năm sau đó, số lượng người tị nạn đến các các đảo của Hy Lạp từ điểm trung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống đáng kể, từ mức đỉnh điểm 7.000 người/ngày xuống còn vài trăm người/ngày. Song, các con số này lại có xu hướng tăng trở lại vào năm 2019.
Khi bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng ở Idlib mà không được phương Tây ứng cứu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố sẽ mở các cánh cửa chốt chặn đường đến châu Âu. Ngay sau quyết định bật đèn xanh của Ankara hôm 28/2, nhiều người tị nạn từ Syria đã hối hả vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tiến về phía các vùng duyên hải và khu vực biên giới giáp Hy Lạp, Bulgaria.
Các động thái của Thổ Nhĩ Kỳ được tin sẽ làm lộ “gót Asin” của EU khi liên minh không thể thống nhất về một chính sách nhập cư chung suốt thời gian qua.
Các quan chức ở Brussels quả quyết, EU hiện ở vị thế mạnh hơn nhiều so với năm 2015, khi một triệu người nước ngoài bất chấp nguy hiểm đi thuyền lênh đênh trên biển hoặc chui qua các hàng rào thép gai để có thể đặt chân sang đất châu Âu. Một báo cáo của Ủy ban châu Âu hồi thang 10/2019 viết, EU hiện có “các hệ thống mạnh mẽ hơn để kiểm soát biên giới và có thể nhanh chóng mang tới sự hỗ trợ về tài chính và hoạt động cần thiết cho những nước thành viên chịu áp lực”. EU đang thiết lập một lực lượng bảo vệ bờ biển và biên giới châu Âu, với mục tiêu là 10.000 nhân sự tham gia vào năm 2027.
Các quan chức EU cho rằng, họ đã thực hiện đúng những mặc cả với Tổng thống Erdogan. EU đã giải ngân gần như toàn bộ 6 tỷ Euro đã hứa dành cho những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù chỉ có 3,2 tỷ Euro trong số này được chi cho các dự án, bao gồm cả xây dựng các trường học và trung tâm y tế.
Song, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói số tiền đó không đủ. Ankara tuyên bố đã phải chi số tiền tương đương gần 27 tỷ Euro để giúp 3,6 triệu người tị nạn Syria đang cư trú trong lãnh thổ của họ. Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng đang là nơi trú chân cho 360.000 người nước ngoài khác chạy trốn sự đàn áp và chiến tranh, chủ yếu đến từ Afghanistan, Iraq và Iran.
EU thậm chí đạt ít tiến bộ hơn nhiều trong việc trao đổi người. Trọng tâm của thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ là đề nghị “một đổi một”: một người tị nạn Syria trên các đảo Hy Lạp sẽ được trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi một người tị nạn Syria khác ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được cấp nơi trú ẩn ở châu Âu. Chính quyền Hy Lạp, vốn đang oằn mình chống đỡ sau nhiều năm cắt giảm các chi tiêu công, đã tìm cách đưa 1.908 người xin tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, một chính sách bị chỉ trích rộng rãi do nhiều ý kiến cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ không hẳn là quốc gia an toàn.
EU đồng ý tiếp nhận khoảng 25.000 người Syria đã tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng số lượng này quá thấp so với mức tối đa 72.000 người trong thỏa thuận ban đầu và mức 108.000 người mà các tổ chức cứu trợ quốc tế cho là đóng góp công bằng của một số quốc gia giàu nhất thế giới. (EU thống kê rằng, liên minh đã giúp bố trí nơi ăn, chốn ở cho tổng cộng 63.000 người tị nạn đến từ Trung Đông và châu Phi kể từ năm 2015).
Khi EU tuyên bố cuộc khủng hoảng nhập cư đã chấm dứt, các đảo của Hy Lạp trở thành nơi chứa những người di cư trong các trại tị nạn có điều kiện vệ sinh tồi tệ như Moria trên đảo Lesbos hay Vathy trên đảo Samos. Tháng 10 năm ngoái, cơ sở Vathy phải tiếp nhận số người tị nạn cao gấp 8 lần so với thiết kế. Họ phải sống trong các lán trại có bồn vệ sinh và vòi hoa sen bị gãy hỏng, nước uống không đủ và chuột thì chạy thành đàn trên các đống rác.
Khi vấn đề nhập cư lại nổi lên trên các mặt báo, trò chơi đổ lỗi bắt đầu. Các quan chức ở Brussels phàn nàn rằng, nhà chức trách Hy Lạp dường như không có khả năng chi tiền để cải thiện điều kiện sống cho những người tị nạn. Ngược lại, chính phủ Hy Lạp cáo buộc phần còn lại của EU đã phớt lờ tình trạng khẩn cấp nhân đạo hàng ngày của họ.
Bị phân tâm vì việc Anh rời EU (Brexit), quá trình gấp rút lựa chọn các nhà quản lý mới của liên minh cũng như phê chuẩn ngân sách hoạt động dài hạn, các lãnh đạo EU không dừng lại để giải quyết xong xuôi vấn đề khủng hoảng nhập cư. Các chính phủ đã không thể nhất trí về một hệ thống tị nạn mới giúp giảm bớt gánh nặng cho những quốc gia chịu sức ép lớn nhất như Hy Lạp, Italia hay Tây Ban Nha.
Trước cuộc bầu cử châu Âu năm 2019, một loạt các quy định về tị nạn của châu Âu – tổng cộng 7 đạo luật – đã bị hoãn triển khai do sự chia rẽ sâu sắc về một hệ thống thường trực nhằm chia sẻ gánh nặng hỗ trợ người tị nạn.
Chủ tịch mới của Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vẫn chưa công bố bà dự tính giải quyết vấn đề trên như thế nào. 4 năm kể từ sau khi ký kết thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, lỗ hổng của EU về hệ thống tị nạn vẫn chưa thể lấp đầy và tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cuộc khủng hoảng ở Syria leo thang ngoài tầm kiểm soát.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33390-xung-dot-tho-syria-lam-lo-got-asin-cua-eu.html
“Bạn” với Mỹ, “thân” với Nga,
vì sao Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đơn độc ở Syria?
Sau khi cố gắng “làm vừa lòng tất cả các bên”, Tổng thống Erdogan không nghĩ rằng ông sẽ phải đứng một mình trong cuộc chiến ở Syria.Đồng minh “ngoảnh mặt làm ngơ”
Trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu ở Syria và ngăn cản chiến dịch tấn công của lực lượng Tổng thống Assad, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hầu như có rất ít người bạn để tìm kiếm sự ủng hộ, bất chấp việc nước này là đồng minh của Mỹ và NATO cũng như là đối tác quan trọng của Nga trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng đến quân sự.
Ở phía bắc Syria trong những tuần qua, giao tranh liên tiếp nổ ra giữa lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ và quân đội chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn. Ông Erdogan mặc dù cố gắng nhưng đã thất bại trong việc kích hoạt Điều 5 Hiến chương NATO với hy vọng sẽ đưa các đồng minh châu Âu và Mỹ đứng cùng 1 chiến tuyến với mình.
Trong khi đó, sau khi nhiều binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thương vong trong các cuộc xung đột với quân đội Syria, ông Erdogan đã mở cửa biên giới với Hy Lạp, tuyên bố nước này sẽ không giữ những người di cư và người tị nạn muốn đến châu Âu nữa. Một số nhà lãnh đạo châu Âu đã cáo buộc ông Erdogan sử dụng người tị nạn để “tống tiền” phương Tây nhằm buộc các nước này ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.
“Nếu các nước châu Âu muốn giải quyết vấn đề này, họ phải ủng hộ các giải pháp chính trị và nhân đạo mà Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực đạt được ở Syria”, ông Erdogan nhận định.
Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang nhen nhóm ở biên giới phía tây Thổ Nhĩ Kỳ khi lực lượng biên giới Hy Lạp đẩy hàng nghìn người di cư quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn cản họ vào châu Âu tuần trước.
Từ cuối tuần trước, gần 136.000 người di cư đã đến Hy Lạp, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong khi Hy Lạp thông báo nước này đã ngăn cản 27.832 người nỗ lực vượt biên và bắt giữ 220 người đã vượt biên thành công.
Các nhà phân tích cho rằng động thái trên đã cho thấy sự tuyệt vọng của Tổng thống Erdogan, đặc biệt khi ông không nhận được sự hỗ trợ như mong muốn từ phía NATO.
Mỹ trước đó đã từ chối yểm trợ trên không cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến ở Syria nhưng sau đó đã đề nghị hỗ trợ Ankara về đạn dược và cứu trợ nhân đạo. Dù vậy, động thái trên của Mỹ cho thấy nước này không muốn tiếp tục lún sâu và cuộc chiến ở Syria cùng với Thổ Nhĩ Kỳ
Sai lầm từ chiến lược “làm vừa lòng tất cả các bên”
Tổng thống Erdogan và Tổng thống Nga Putin từng 2 lần đạt được thỏa thuận ở Idlib tại các Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 10/2019 và tháng 9/2018.
Vào thời điểm đó, “Tổng thống Putin có lẽ phải thuyết phục Tổng thống Assad đưa ra nhượng bộ bởi ông không muốn có thêm bất kỳ thương vong nào từ phía Nga hoặc quân đội Syria”.
Tuy nhiên, khi mà Tổng thống Erdogan đang đối mặt với sức ép trong nước ngày càng gia tăng và sau khi quân đội Syria giành lại được thị trấn chiến lược nối các tuyến đường quốc lộ quan trọng giữa thủ đô Damascus với các thành phố Aleppo và Latakia, mọi chuyện đã khác. “Nga dường như không sẵn sàng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ”, Nihat Ali Ozcan, một nhà chiến lược tại Quỹ Nghiên cứu Chính sách kinh tế tại Ankara nhận định. Thay vào đó Moscow muốn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rút về phía biên giới.
Tổng thống Putin đã từ chối đề nghị gặp mặt của Tổng thống Erdogan, đầu tiên là tại Istanbul và sau đó là với các nhà lãnh đạo Pháp và Đức. Tổng thống Erdogan sau đó đã đích thân tới Moscow để gặp riêng nhà lãnh đạo Nga.
Tom Luongo – một nhà phân tích chính trị độc lập nhận định với Sputnik rằng: “Tôi nghĩ ông ấy ấy phải rất khéo léo trong cách ứng xử với cả Mỹ và Nga nhằm tránh để 2 nước này đạt được điều ông ấy muốn, nhất là khi “chơi” với cả 2 bên mà vào những thời điểm chiến lược, 2 bên đó lại đối đầu với nhau. Ông ấy phải thay đổi liên tục. Một tuần ông ấy “thủ thỉ” yêu cầu ông Putin ngăn cản chiến dịch của chính phủ Syria, đến tuần sau, ông ấy lại yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai hệ thống tên lửa Patriot tới biên giới phía nam nước này”, chuyên gia Luongo cho biết.
Theo nhà phân tích này, khi Tổng thống Erdogan thành công trong việc thiết lập khu vực phi quân sự vào tháng 9/2018 sau khi tấn công Idlib hồi đầu năm đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng ông có thể thiết lập 1 biên giới phía nam mới của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách này.
“Tôi nghĩ ông Erdogan đã quá mạnh tay và giờ thì ông ấy đang tuyệt vọng. Hãy nhớ rằng cách đây 2, 3 năm, vào thời điểm sau cuộc đảo chính năm 2016, tỷ lệ ủng hộ của ông ấy vẫn rất mạnh. Tuy nhiên, ông ấy đã thua ở 2 khu vực quan trọng trong cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 12 tháng qua – một ở Istanbul và một ở Ankara. Cuộc bỏ phiếu gần đây nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ của ông ấy ở mức thấp, chỉ khoảng trên dưới 40%”.
Bên cạnh chiến trường Syria rối ren, Tổng thống Erdogan đang đối mặt với nhiều vấn đề trong nước từ tài chính, thất nghiệp gia tăng đến lạm phát…
“Giờ thì ông ấy tới Moscow để nỗ lực có 1 thỏa thuận với Tổng thống Putin nhằm đạt được điều gì đó ở Syria nhằm cứu vãn thể diện và duy trì quyền lực. Nhưng tôi không nghĩ ông Putin sẽ cho ông ấy bất cứ thứ gì bởi suy cho cùng, ông Putin không cần ông Erdogan. Ông ấy cần Thổ Nhĩ Kỳ. Theo quan điểm của tôi, mọi người đều mệt mỏi với một người muốn làm vừa lòng tất cả các bên cho dù các bên đó đối đầu với nhau, và rồi bản thân ông ấy cũng sẽ thấy mình bị mắc kẹt giữa 2 nước lớn, vốn đều mệt mỏi bởi trò chơi này”, chuyên gia Luongo cho biết.
Mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ và thái độ của Nga
Đối diện với việc số binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thương vong ngày càng tăng ở tỉnh Idlib và một làn sóng người tị nạn mới, Tổng thống Erdogan không mong gì hơn trong thời điểm này ngoài một lệnh ngừng bắn.
Trong tháng qua, quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ giao tranh liên tục cả trên bộ lẫn trên không, gây ra thương vong lớn cho cả 2 bên. Với Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi cử hàng nghìn binh lính Syria trong một vài tuần, Tổng thống Erdogan đã sớm thấy “cái giá” của chiến tranh: 58 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong tháng qua với 33 quân nhân chết trong 1 cuộc không kích tuần trước.
Mục tiêu hàng đầu của ông Erdogan hiện nay còn là ngăn cản làn sóng nhập cư mới vào Thổ Nhĩ Kỳ. Quân bài chính để ông đàm phán với Tổng thống Putin là việc Thổ Nhĩ Kỳ hiểu được mong muốn của Moscow trong việc thắt chặt quan hệ với Ankara nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Thực tế là sau cuộc không kích của quân đội Syria khiến Thổ Nhĩ Kỳ thương vong nặng nề hồi tuần trước, Nga đã “đứng sang một bên” ngầm “bật đèn xanh” để máy bay không người lái và chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria tạm thời như một cơ hội để Ankara giữ thể diện. Tuy nhiên, ngày 2/3, Nga đã hỗ trợ Syria giành lại thị trấn chiến lược Saraqeb. Quân cảnh Nga cũng đã nhanh chóng tiến vào thị trấn này – một dấu hiệu rõ ràng nhằm ngăn cản mọi nỗ lực giành lại khu vực này của Thổ Nhĩ Kỳ.
Soner Cagaptay – Giám đốc Viện Chính sách Cận Đông Washington nhận định Nga sẽ đưa ra một thỏa thuận dựa trên tình hình thực địa, phản ánh qua những thành quả quan trọng mà chính quyền Tổng thống Assad giành được mặc dù điều đó đi ngược với mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan muốn quay lại các điều khoản của thỏa thuận năm 2018 và yêu cầu Tổng thống Assad dừng tấn công. Tuy nhiên, thật khó để Nga đồng ý tất cả những yêu cầu này, chuyên gia này bình luận.
Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều nói rằng họ hy vọng sẽ tránh xung đột quân sự trực tiếp nhưng sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng Syria do Nga ủng hộ và quân cảnh Nga hậu thuẫn chính phủ Syria giành lại thị trấn chiến lược từ những kẻ nổi dậy mà Ankara hỗ trợ, cả 2 đều thừa nhận nguy cơ này.
“Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định xung đột với Nga và Nga cũng không muốn điều này. Những trên chiến trường, đó lại là chuyện khác. Vấn đề này rất phức tạp khi mà chỉ 1 tai nạn cũng có thể là nguy cơ lớn nhất dẫn đến chiến tranh”, 1 quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhận định.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên có quân đội lớn thứ 2 NATO trong khi Nga là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, có 1 căn cứ không quân lớn ở Syria và đã triển khai nhiều tàu chiến đến Địa Trung Hải tuần trước.
“Nga đang có lập trường rất cứng rắn và thể hiện rằng nước này sẵn sàng cho 1 cuộc xung đột. Một cuộc tấn công vào Saraqeb sẽ là một cuộc tấn công vào Nga”, cựu nghị sĩ Nga Sergey Markov khẳng định
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33374-ban-voi-my-than-voi-nga-vi-sao-tho-nhi-ky-van-don-doc-o-syria.html
Tin nói thêm một nghị sĩ Iran nữa chết vì virus corona
Một nhà lập pháp Iran đã chết vì virus corona, hãng tin bán chính thức Tasnim đưa tin ngày thứ Bảy, trong một dấu hiệu nữa cho thấy căn bệnh này đang lan rộng trong các cơ quan nhà nước.Iran là một trong những quốc gia ngoài Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh. Tính đến ngày thứ Sáu, cả nước đã báo cáo 4.747 ca nhiễm.
Nghị sĩ qua đời ngày thứ Sáu là Fatemeh Rahbar, một nhà lập pháp bảo thủ từ Tehran, Tasnim cho biết. Hãng tin này không nói liệu bà có nằm trong con số tử vong chính thức 124 người vì virus này của Iran, được công bố vào ngày thứ Sáu, hay không.
Ngày 2 tháng 3, Tasnim đưa tin về cái chết của Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của một hội đồng đặc trách giải quyết các tranh chấp giữa nghị viện và Hội đồng Giám hộ, một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ thẩm xét các ứng cử viên bầu cử.
Thứ trưởng Y tế Iran, Margarj Harirchi, và một thành viên khác của nghị viện, Mahmoud Sadeghi, cũng cho biết họ đã nhiễm virus.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-them-mot-nghi-si-iran-nua-chet-vi-virus-corona/5319424.html
COVID-19: Vùng vịnh, bão táp sa mạc ngày 7/3
Đạo NhấtBiên tập viên Đại Kỷ Nguyên thường trú tại Trung Đông cập nhật tình hình nóng vùng sa mạc.
Ngày 7/3 Tổ chức Y tế Thế giới công bố số người nhiễm COVID-19 toàn cầu đã vượt qua con số 100.000. COVID-19 đã giết chết hơn 3.400 người và có mặt ở trên 90 nước.
Iran có thêm 1000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, số tử vong giới chức nước này công bố là 124.
Kuwait có thêm 3 ca mắc mới nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 61.
104 người Kuwait đã được di tản khỏi Najaf, I-rắc trở về Cô oét. Đây là chuyến bay thứ 9 trong nỗ lực “giải cứu” công dân kẹt tại các vùng dịch bệnh. Trước đó hơn 800 công dân Cô oét đã được di tản về nước từ I-ran, Thái Lan, Ý… Sau khi hạ cánh tại sân bay Sheikh Saad, Kuwait, hành khách được kiểm tra y tế và đưa tới El Joun, cách ly ít nhất 14 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe bởi các chuyên gia y
tế. Các thành viên tổ tiếp viên sau khi được “khử trùng” cũng bị cách ly “tại gia” 14 ngày để đảm bảo an toàn.
Khác với SARS và MERS vốn đã có thuốc chữa và vắc-xin, Corona-2019 vẫn còn hàm chứa nhiều ẩn số. Hàng trăm viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới đang khẩn trương thử nghiệm, nhưng ít có hy vọng sẽ tìm được vắc-xin hoặc thuốc chữa trong vòng vài tháng tới. Với những phương thuốc có sẵn, kinh nghiệm chữa trị và sự săn sóc cẩn thận của bác sĩ cũng chỉ làm suy yếu virus chứ không tiêu diệt được chúng. Điều hy vọng lớn nhất là, sức đề kháng của những cơ thể khỏe mạnh có thể tiêu diệt virus khi chúng đã bắt đầu suy yếu, sau khi được chữa trị bằng thuốc hoặc nhờ những yếu tố khác.
Điều khó khăn cho việc phòng chống là, thời gian ủ bệnh có thể từ 1-14 ngày. Đó là thời gian người bệnh đã lây nhiễm virus, nhưng chưa có triệu chứng gì đáng ngờ xuất hiện ra bên ngoài, cho nên việc lây lan càng dễ xảy ra hơn vì không ai chú ý đề phòng.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, trong một số ít trường hợp, thời gian ủ bệnh có thể lên đến 24 ngày. Trung bình ủ bệnh là 3 ngày.
Với tốc độ lây nhiễm rất nhanh, tỉ lệ tử vong cao, Corona-2019 là loại virus đáng sợ. Tuy nhiên, cũng không nên rơi vào tâm lý hoảng loạn, bởi việc giữ cho thể chất, tinh thần và tâm lý ổn định là phương thuốc hay nhất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Và xin lưu ý đừng sử dụng thuốc kháng sinh khi nghi ngờ bị nhiễm Corona thuộc mọi chủng loại. Kháng sinh chỉ có tác dụng đến vi khuẩn chứ không có uy lực với virus, thậm chí đôi khi còn có hại, vì kháng sinh thường gây ra phản ứng phụ đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Sức đề kháng của cơ thể là yếu tố rất quan trọng để trợ giúp việc chữa trị, giúp tiêu diệt virus khi chúng bắt đầu suy yếu. Trong thời gian việc nghiên cứu bào chế thuốc và vắc-xin chưa có kết quả, khi nhiễm bệnh, cần khẩn trương liên hệ với cơ quan y tế sở tại để được chữa trị, cách ly bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Ngoài những lời khuyên cụ thể từ các chuyên gia y tế, sau đây là vài biện pháp để tự tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên:
Hãy sống một cuộc sống chân thành, thiện lương và nhẫn nại để có hạnh phúc nội tại. Không hút thuốc, không uống rượu, ăn thức ăn nấu chín, thức ăn dễ tiêu, thêm rau quả để tăng cường vitamin tự nhiên, uống nhiều nước, vận động nhiều, ngủ đủ, bớt lo âu, giữ tâm lý ổn định, không làm việc quá sức gây căng thẳng… Tựu chung, ta có thể tự tăng cường sức đề kháng bằng những phương cách rất tự nhiên, như thế khả năng lành bệnh sẽ rất lớn, và cơ thể cũng sẽ tự nâng cao tính miễn dịch với vi-rút.
DKN.TV sẽ liên tục cập nhật những thông tin về Covid 19 đến với quý vị khán thính giả trên website dkn.tv, facebook của Đại Kỷ Nguyên và kênh youtube Đại Kỷ Nguyên News. Xin cảm ơn sự theo dõi của quý vị khán thính giả.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-vung-vinh-bao-tap-sa-mac-ngay-7-3.html
Báo cáo của Freedom House:
Đài Loan là quốc gia tự do thứ 2 của Châu Á
Băng ThanhVào ngày 4/3, trong bản đánh giá về tình hình tự do của các nước trên thế giới được công bố bởi tổ chức mang tên Ngôi Nhà Tự do (Freedom House), tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, cho biết, Đài Loan là quốc gia tự do thứ hai châu Á sau Nhật Bản, với số điểm 93 trên 100.
Bản báo cáo cho biết, Đài Loan giữ vị trí thứ 29 trong bảng xếp hạng toàn cầu về tình hình tự do của 195 quốc gia, 15 vùng lãnh thổ trên thế giới, và đứng thứ 2 châu Á, sau Nhật Bản.
Sau khi báo cáo được công bố, vào hôm 5/3, bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan cho biết trên Facebook rằng, Đài Loan sẽ tiếp tục đóng góp “kinh nghiệm dân chủ” cho cộng đồng quốc tế.
Trong báo cáo, Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 55 trên thế giới và được cho là xã hội tự do một phần. Báo cáo nhấn mạnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào năm 2019 nhằm chống lại sự can thiệp của Bắc Kinh.
Báo cáo cũng lưu ý việc thiếu nỗ lực tập thể từ các chính phủ của các nước dân chủ trên thế giới trong việc gây áp lực buộc Trung Quốc chấm dứt hành động tàn bạo ở Tân Cương, nơi một lượng lớn những người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đang phải đối mặt với sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.
Băng Thanh
Tham khảo Taiwan News
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-cua-freedom-house-dai-loan-la-quoc-gia-tu-do-thu-2-cua-chau-a.html
10 người chết trong vụ sập khách sạn
cách ly COVID-19 ở Trung Quốc
Lực lượng cứu hộ giải cứu nạn nhân trong vụ sập khách sạn Xinjia Express, Phúc Kiến, Trung Quốc (ảnh chụp màn hình https://youtu.be/I9nJ2C0FKzI).Giới chức Trung Quốc hôm nay (8/3) cho biết 10 người đã chết sau vụ sập khách sạn Xinjia Express cách ly người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 ở tỉnh Phúc Kiến hôm qua.
Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, tính đến 15h ngày 8/3 (giờ Hà Nội), lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 48 cá nhân khỏi nơi đổ nát, 38 người trong số đó đã được đưa tới bệnh viện và 23 người khác vẫn bị mắc kẹt.
Hình ảnh từ trang web cho thấy các nhân viên cứu hộ đội mũ bảo hộ lao động, đeo kính và khẩu trang chuyển người bị thương cho các y bác sĩ trong trang phục màu trắng đã đợi sẵn.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo hôm nay rằng, lực lượng cứu hộ gồm khoảng 1.000 người bao gồm lính cứu hỏa, lực lượng cảnh sát và một nhóm người ứng cứu khẩn cấp khác đã có mặt tại hiện trường vào tối ngày 7/3. Có 71 người trong khách sạn vào lúc tòa nhà đổ sập, trong đó 58 người ở trong diện cách ly vì dịch bệnh.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, cảnh sát đã triệu tập chủ sở hữu tòa khách sạn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/10-nguoi-chet-trong-vu-sap-khach-san-cach-ly-covid-19-o-trung-quoc.html
Chuyên gia bóc mẽ truyền thông TQ
chê phòng không Syria
Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga quen thuộc Ilia Polonski. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngàyGiới truyền thông Trung Quốc đang dè bỉu hệ thống phòng không Syria được trang bị các phương tiện (vũ khí) phòng không do Liên Xô và sau là Nga sản xuất. Liên quan đến vấn đề này, trong đầu xuất hiện một câu hỏi hết sức tự nhiên: vậy chính bản thân Trung Quốc đang sử dụng những vũ khí phòng không của ai?
Chương trình hiện đại hóa Các Lực lượng Vũ trang Trung Quốc quả là đã đem lại một số kết quả. Hiện giờ, Trung Quốc đang sở hữu một trong những hệ thống phòng không và phòng chống tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới.
Tất nhiên, hệ thống phòng không Trung Quốc thua kém xa hệ thống phòng không Nga và Mỹ, nhưng nó có ưu thế hơn hẳn so với hệ thống phòng không của đại đa số các quốc gia khác trên thế giới.
Thành phần chủ yếu tạo nên sức mạnh chiến đấu của Lực lượng (Bộ đội) tên lửa phòng không trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc là các tổ hợp tên lửa phòng không do Liên Xô, Nga và Trung Quốc sản xuất.
Thứ nhất- đó là các tổ hợp S-300PMU-1 và S-300PMU-2 được Nga bán cho Trung Quốc trong những năm 1990 – 2000. Thứ hai, đó là những tổ hợp S-400 cũng của Nga mới được bàn giao cách đây không lâu.
Nhưng số lượng S-400 bán cho Trung Quốc ít hơn nhiều so với các tổ hợp S-300PMU bán cho nước này trước đó. Và thứ ba, mới là những tổ hợp tên lửa phòng không “made in China”.
Hiện nay Trung Quốc đang dần thay các tổ hợp S-300PMU bằng những tổ hợp tên lửa phòng không do chính nước này sản xuất. Cụ thể, ở ngoại ô Thượng Hải, một tiểu đoàn được trang bị tên lửa phòng không S-300PMU đã được thế chỗ bằng tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-9A.
Theo Cơ quan tình báo Mỹ thì đến năm 2018, trong biên chế của Bộ đội Phòng không PLA có 16 tiểu đoàn được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 và HQ-9A.
Cự ly bắn tối đa của tổ hợp tên lửa phòng không Trung Quốc sản xuất nói trên là 200 km, độ cao đánh chặn- từ 500 mét đến 30 km, cự ly đánh chặn tên lửa đạn đạo – 30 km. Một hệ thống tên lửa phòng không như vậy được triển khai xong trong 6 phút.
Có một chi tiết khá thú vị là mặc dù tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc “sao chép” gần như nguyên bản tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU Nga, nhưng nó lại không phải là một biến thể của S-300PMU.
Cụ thể, các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần nhấn mạnh rằng radar đa năng HT-233 của HQ-9 có một số điểm “rất đồng “ với radar AN / MPQ-53 sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” của Mỹ.
Rõ ràng, căn cứ vào những gì đã biết, người Trung Quốc, theo đúng tinh thần các phương pháp truyền thống của mình, đã thực sự “tiếp thu” những gì tốt nhất cả từ các tổ hợp Liên Xô và Nga, và cả từ các loại vũ khí tên lửa phòng không của Mỹ.
Các đại diện của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) luôn khẳng định rằng biến thể tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9C / B không hề thua kém tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2 của Nga về những tính năng cơ bản.
Nhưng dù vậy, giới truyền thông Trung Quốc cũng phải đánh giá rất tích cực tổ hợp tên lửa phòng không mới S-500 của Nga. Cụ thể, Tạp chí Sina Trung Quốc mới cho đăng tải một bài viết bày tỏ sự thán phục tổ hợp tên lửa phòng không S-500 của Nga với nhận định như sau:
“Hiệu quả tác chiến đấu của toàn bộ tổ hợp (S-500) sẽ cao hơn gấp nhiều lần hiệu quả tác chiến của bất kỳ một tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nào khác trên thế giới. Nếu so sánh, tất cả các tổ hợp tên lửa phòng không trước đây cũng đều kém S-500”.
Ngoài tổ hợp HQ-9, trong trang bị của PLA còn có các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16A, và như thường lệ, HQ-16A cũng ứng dụng nhiều “kinh nghiệm” từ thiết kế- chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không trang bị cho Lục quân “Buk” của Nga.
Tổng cộng, trong biên chế của PLA có ít nhất 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không như vậy. Còn kiểu tổ hợp phòng không tương tự như “Pantsir” Nga nhưng phiên bản Trung Quốc – đó chính là FK-1000.
Không thể hình dung một hệ thống phòng không mà lại không có các trạm radar: Tại Trung Quốc, Bộ đội Kỹ thuật Vô tuyến cũng nằm trong thành phần của quân chủng Không quân và được trang bị các radar YLC-2 và YLC-18.
Những radar YLC-2- thành phần chủ chốt của Bộ đội Vô tuyến Kỹ thuật PLA, đã được hiện đại hóa vào đầu những năm 2000 và được lắp bộ xử lý tín hiệu số mới nên có thể phát hiện các mục tiêu trên không của đối phương, kể cả các vật thể tàng hình, ở cự ly đến 200 km.
Ngoài các trạm radar, PLA còn có khoảng 20 máy bay AWACS (Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không).
Nhiệm vụ trọng tâm của Hệ thống phòng không Trung Quốc là bảo vệ các thành phố lớn nhất của đất nước – Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân, các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở tỉnh Hà Bắc và ở lư vực đồng bằng các sông Dương Tử và Châu Giang.
Trước đây, trong những năm 50-70, vì chỉ có một hệ thống phòng không yếu kém nên Trung Quốc cực kỳ dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công từ phía Bắc. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc đó là đảm bảo đánh trả được các đòn tấn công có thể có từ hướng Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ và cục diện chính trị toàn cầu thay đổi, Mỹ trở thành đối thủ tiềm năng số một của Trung Quốc, thành thử, các hướng phòng thủ chính cũng thay đổi – từ giờ thì các cuộc tấn công có thể sẽ xuất phát từ các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và từ các tàu chiến trên Thái Bình Dương.
Một khu vực nữa được xác định là có tầm quan trọng chiến lược- đó là các khu vực gần eo biển Đài Loan.
Điểm mạnh không thể nghi ngờ của Hệ thống phòng không Trung Quốc- đó là nó liên tục được hiện đại hóa.
Trung Quốc đầu tư nhiều tiền của vào việc hoàn thiện các phương tiện phòng không mới hiện có và thiết kế- chế tạo các tổ hợp phòng không mới vì hiểu quá rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của chúng trong các điều kiện hiện đại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33387-chuyen-gia-boc-me-truyen-thong-tq-che-phong-khong-syria.html
Chính quyền Trung Quốc che giấusố liệu
dịch COVID-19 giống cách làm với dịch tả lợ n châu Phi
Ngọc MaiBáo cáo đặc biệt của Reuters cho thấy cách chính quyền Trung Quốc kiểm soát thông tin về dịch COVID-19 rất giống với cách họ che giấu số liệu dịch tả lợn châu Phi diễn ra năm 2018-2019.
Khi dịch COVID-19 mới bắt đầu, các quan chức Trung Quốc đã phản ứng chậm, chặn tin tức, đàn áp những người nói ra sự thật và thất bại trong việc cảnh báo công chúng, dẫn đến dịch bệnh lan nhanh. Sự lan rộng của dịch bệnh trong khu vực đã mang lại tổn thất lớn về cuộc sống và kinh tế cho người dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra do Reuters thực hiện cho thấy, trên thực tế, tất cả những điều này chỉ là sự lặp lại cách xử lý của chính quyền Trung Quốc trong đợt dịch tả lợn châu Phi diễn ra từ năm 2018 đến 2019. Cách tiếp cận của chính quyền trong hai đợt bùng phát dịch bệnh là tương tự.
Bệnh dịch lan khắp Trung Quốc đến các quốc gia khác
Sau khi virus corona được phát hiện vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, các quan chức địa phương và trung ương đã phản ứng chậm trong việc đưa ra cảnh báo và biện pháp cần thiết ngăn dịch bệnh bùng nổ. Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát các tin tức tiêu cực và những bài đăng trên mạng về dịch bệnh và các chỉ trích chính quyền.
Chính quyền Vũ Hán đã khiển trách 8 người vì tội lan truyền thông tin “bất hợp pháp và sai trái” về bệnh dịch. Một trong số họ chính là bác sĩ Lý Văn Lượng, người sau đó đã chết vì virus corona.
Theo các yêu cầu kiểm duyệt gửi cho các hãng thông tin, Cục Quản lý mạng Trung Quốc (Cyberspace Administration of China – CAC) đã gỡ bỏ những bài đăng về bác sĩ Lý và những thông tin mà chính quyền cho là tiêu cực. Một trong những thông báo yêu cầu các hãng tin phải canh chừng những “thông tin độc hại”. Một yêu cầu khác là không được “đẩy mạnh các bài viết tiêu cực”.
Kết quả là hiện tại dịch bệnh đã lan rộng không chỉ ở Trung Quốc mà còn sang các nước khác, nhưng nhiều người vẫn không nhận thức được nguy cơ và chuẩn bị các bước đề phòng.
Chúng ta có thể thấy kịch bản lặp lại trong đợt dịch tả lợn châu Phi bùng phát, ngành công nghiệp thịt lợn của Trung Quốc đã phải chịu những tổn thất lớn: đàn lợn 440 triệu con ở Trung Quốc bị giảm hơn một nửa. Thị trường cung cấp thịt lợn toàn cầu giảm 1/4, dẫn đến giá thịt lợn toàn cầu tăng mạnh. Lạm phát thực phẩm đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm. Nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh này.
Trường hợp đầu tiên của tả lợn châu Phi được phát hiện vào ngày 1/8/2018 tại một trang trại gần Thẩm Dương, Liêu Ninh. 2 tuần sau, một trường hợp khác xảy ra ở Hắc Long Giang, cách đó hơn 1.000 km.
Theo Johson và các chuyên gia trong ngành khác, Bắc Kinh mất thêm 2 tuần nữa mới đóng cửa xuất khẩu thịt lợn trong toàn khu vực này, các biện pháp ngăn chặn vận chuyển thịt lợn được thực thi hời hợt. Những lỗ hổng trong việc kiểm soát khiến dịch tả lợn xuất hiện khắp Trung Quốc.
Giống như dịch COVID-19, virus xuất hiện ở Trung Quốc và lan ra nhiều quốc gia khác; dịch tả lợn châu Phi cũng đã lan rộng ra 10 nước ở châu Á.
Reuters dẫn lời chuyên gia thú y Wayne Johnson làm việc tại Bắc Kinh, thiếu thông tin đáng tin cậy khiến nông dân, ngành công nghiệp và chính phủ không biết cách thức dịch bệnh lan truyền và lý do lây lan nhanh chóng, và không thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả.
Những lỗ hổng trong báo cáo
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc trong một tuyên bố với Reuters cho biết, họ đã liên tục truyền đạt tới các khu vực về tầm quan trọng của các báo cáo kịp thời và chính xác các vụ dịch tả lợn châu Phi và không khoan nhượng trong việc che giấu và trì hoãn báo cáo.
Trong khi đó, Reuters đã phỏng vấn hơn 10 nông dân, họ nói mình đã báo cáo tình hình dịch bệnh cho chính quyền địa phương nhưng thông tin đó không hề được đưa vào thống kê chính thức của Bắc Kinh.
Các nông dân và giám đốc công ty kinh doanh thịt lợn nói, các quan chức địa phương tránh báo cáo dịch bệnh vì sợ hậu quả chính trị. Họ thường từ chối kiểm tra lợn khi người dân báo cáo về những đàn lợn chết hàng loạt.
Một nông dân tên Zhao ở Hà Nam trả lời phỏng vấn với Reuters cho biết, đàn lợn của ông bị chết vì dịch bệnh nhưng cán bộ địa phương đã không báo cáo lên trên. Vị cán bộ nói: “Chúng ta chưa từng ghi nhận một trường hợp nhiễm tả lợn nào. Nếu tôi báo cáo (trường hợp của anh), tỉnh chúng ta sẽ có một ca”.
Wang Shuxi, một nông dân ở quận Gushi của Hà Nam, mất hơn 400 con lợn vào tháng 3/2019. Wang nói lợn của ông có các triệu chứng bệnh nhưng chính quyền đã không kiểm tra, ông cũng không thể tự kiểm tra vì Bắc Kinh không cho phép bán bộ dụng cụ xét nghiệm vào thời điểm đó.
Số liệu chính thức mâu thuẫn với những cuộc phỏng vấn với người dân
Reuter cũng phát hiện điều bất thường khi tại những khu vực sản xuất thịt lợn lớn nhất hầu như không có báo cáo về dịch bệnh. Ví dụ, các tỉnh nuôi lợn lớn ở Hà Bắc, Sơn Đông và Hà Nam (nơi này cung cấp khoảng 20% trong số 700 triệu con lợn bị giết mổ năm 2017) mỗi tỉnh này chỉ báo cáo một trường hợp nhiễm bệnh. Cả chính quyền Sơn Đông và Hà Nam đều không đưa ra câu trả lời khi được Reuter yêu cầu bình luận.
Thống kê của chính phủ đầy rẫy mâu thuẫn. Bộ đã báo cáo 163 vụ dịch tả lợn châu Phi bùng phát kể từ tháng 8/2018 và cho biết đã tiêu hủy 1,19 triệu (chỉ khoảng 1% tổng đàn lợn của Trung Quốc). Nhưng dữ liệu độc lập của bộ theo dõi lợn hàng tháng lại cho thấy, đến tháng 9/2019, đàn lợn đã giảm 41% so với năm trước.
Theo kế hoạch dự phòng dịch tả lợn ở châu Phi soạn thảo năm 2015, Bắc Kinh ra lệnh tiêu hủy tất cả lợn trong các trang trại phát hiện ổ dịch và các trang trại xung quanh bán kính 3km. Năm 2018, chính phủ trung ương tăng mức bồi thường từ 800 Nhân Dân Tệ lên 1200 Nhân Dân Tệ với mỗi con lợn bị tiêu hủy. Tháng 4/2019, Bộ Nông nghiệp quốc gia cho biết chính phủ trung ương đã phân bổ 630 triệu Nhân Dân Tệ để tiêu hủy 1,01 triệu con lợn, ngăn chặn dịch bệnh.
Nhưng các nông dân nói họ không nhận đủ số tiền, hoặc tiền không được thanh toán thường xuyên. Trong số hơn 10 nông dân được Reuters phỏng vấn, không ai nhận đủ số tiền 1200 Nhân Dân Tệ như chính phủ đã hứa. Rất nhiều người còn không nhận được một xu.
Nhiều nông dân, mong muốn cứu vãn giá trị từ những con lợn, đã mang lợn đi giết mổ ngay khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên, từ đó đẩy virus vào nguồn thức ăn của con người. Mặc dù virus này không lây sang con người nhưng nó có thể tồn tại trong thịt nhiều tuần, nhiều nông dân khác lại cho lợn ăn cám (trong đó có cả thịt lợn nhiễm bệnh) tạo ra một chu kỳ lây nhiễm cho những con lợn khác.
Một số nông dân nói với Reuters, căn bệnh hoành hành suốt mùa xuân và đầu mùa hè năm 2019 tại tỉnh Quảng Tây, quận Bobai bị ảnh hưởng nặng nề.
Một nông dân Bobai tên là Huang cho biết cô đã mất gần 500 con lợn trong tháng Tư và Năm. Cô nói đã cố gắng báo cáo lợn nhà mình bị bệnh cho chính quyền địa phương nhưng bị phớt lờ. Vị quan chức đã nói với Huang những con lợn của cô không thể cứu chữa, nhưng chúng không bị mắc tả châu Phi. Lời khuyên của anh ta là hãy bán nhanh những con lợn khi có thể bán được.
Cô đã bán 30 con lợn, lúc đó trông chúng vẫn khỏe mạnh. Còn một số lợn khác được chôn trên mảnh đất gia đình. Cô nói những người nông dân khác chỉ đơn giản vứt lợn chết bên lề đường hoặc trên núi, chính phủ không trợ giúp họ điều gì.
Cuối cùng, thống kê chính thức cho thấy cuối tháng 5, quận Bobai đã báo cáo một con lợn chết vì căn bệnh này. Các nhà chức trách ở Quảng Tây và các quan chức trong văn phòng nông nghiệp của hạt Bobai đã từ chối trả lời yêu cầu bình luận.
“Trò chơi” về con số
Ở một số khu vực, bệnh dịch đã trở lại lần thứ hai, Hà Nam là một trong số đó, theo chia sẻ của các nông dân. Theo ghi chú nội bộ của các nhà phân tích tại Guotai Junan Securities, năm ngoái, khoảng 60% đàn gia súc của Hà Nam đã bị xóa sổ, chủ yếu ở các khu vực nông nghiệp đông đúc ở phía nam và tây.
Nhưng theo văn phòng nông nghiệp tỉnh trích dẫn lời của Phó thống đốc tỉnh Hà Nam, vào tháng 12/2019, Hà Nam đã hết dịch 14 tháng, trường hợp duy nhất được báo cáo là vào tháng 8/2018.
Zhao là một nông dân ở tỉnh Hà Nam. Trong tháng 10, virus tả lợn tấn công khiến đàn lợn nhà ông sốt cao, chảy máu trong, nôn mửa, tiêu chảy. Trong số đàn lợn 196 con chỉ có 2 con sống sót.
Ông Zhao kể, khi báo cáo tình hình dịch bệnh cho quan chức địa phương, ông nhận được lời khuyên của cán bộ: “Nếu phát hiện tả lợn, những người xung quanh sẽ không được nuôi lợn nữa” (Theo chính sách, nếu phát hiện dịch, sẽ phải tiêu hủy toàn bộ số lợn trong vòng bán kính 3km, điều này sẽ gây ra thảm họa cho hàng xóm nhà ông). Vì vậy để bảo vệ hàng xóm, ông đành giữ phải im lặng.
Tháng 1, các cán bộ địa phương đến trang trại của ông và ghi nhận ông vẫn còn 180 con lợn. Trên thực tế, ông chỉ còn 2 con sống sót sau đợt dịch tháng 10, Zhao cho biết.
“Trò chơi” thông tin không minh bạch tiếp tục. “Đất nước đang bị giam cầm trong bóng tối”, Zhao nói.
Ngọc Mai (biên tập)
Theo Dominique Patton/ Reuters
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-che-giau-so-lieu-dich-covid-19-giong-cach-lam-voi-dich-ta-lon-chau-phi.html
Vì sao chính phủ Malaysia sụp đổ trong hai năm
Sự kiện đó được coi như một bước ngoặt lịch sử – kỳ bầu cử lật đổ một đảng đã cầm quyền hơn 60 năm.Nhưng chưa đầy hai năm sau đó, tân chính phủ ra đi, và đảng từng cầm quyền trước đó quay trở lại nắm quyền.
Tại sao liên minh giành chiến thắng vốn đã đánh bùng lên những hy vọng thay đổi tại Malaysia lại sụp đổ nhanh chóng đến vậy?
Đảng Umno trở lại nắm quyền từ một cuộc ‘đào tẩu’
Malaysia có tân thủ tướng sau một tuần biến động, bất định chưa từng thấy trong đời sống chính trị nước này.
Ông Muhyiddin Yassin là một chính trị gia có sự nghiệp khiêm tốn, từng bị đảng cầm quyền trước đây, Umno, chối bỏ hồi 2016.
Ông gia nhập lực lượng chính trị nặng ký của các ông Mahathir Mohammad và Anwar Ibrahim để thành lập một đảng đa phái, một liên minh đa sắc tộc có tên là Pakatan Harapan (PH).
Cùng nhau, họ vượt qua cơn sóng gió giận dữ của công chúng về tình trạng tham nhũng để giáng cho liên minh Barisan Nasional (BN) do Umno dẫn đầu cú thất bại đầu tiên.
Nhưng các sự kiện hồi cuối tuần trước – qua đó ông Muhyiddin hạ đổ chính phủ bằng cú đào tẩu cùng với hơn 30 dân biểu khác để thành lập một liên minh với đảng cũ của mình – đã trở thành một cú đánh dữ dội vào những ai coi kỳ bầu cử 2018 như một khởi đầu mới cho đất nước.
“Tôi xin lỗi là đã làm quý vị thất vọng. Tôi đã cố gắng. Tôi đã thực sự cố gắng chặn họ,” Syed Saddiq, một chính trị gia trẻ trung người Malay viết trên Twitter. Ông này đã giành chiến thắng ngoạn mục với ghế dân biển ở Johor hồi 2018, được coi như biểu tượng của khát khao thay đổi.
Là thành viên của đảng của ông Muhyiddin, Syed Saddig khước từ việc cùng ông hợp tác với Umno.
Đã có những cuộc biểu tình nổ ra nhằm phản đối cái được gọi là một “chính phủ cửa hậu”.
“Đây là một sự phản bội hoàn toàn,” luật sư đồng thời là nhà hoạt động Fadya Nadwa Fikri nói. “Nhân dân không bỏ phiếu cho thứ đó.”
Pakatan, liên minh chính trị của ông Mahathir
Pakatan là một liên minh tập hợp đảng cải cách Keadilan của ông Anwar Ibrahim, đảng DAP chủ yếu gồm người Hoa, và hai đảng bài trừ Umno Malay là Amanah và Bersatu.
Đảng phái cuối cùng do cựu thủ tướng kỳ cựu Mahathir Mohamad dẫn dắt, và sự hậu thuẫn của ông đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo với người sắc tộc Malay rằng việc từ bỏ đảng cầm quyền là điều an toàn.
Pakatan cũng được hậu thuẫn bởi một mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự vốn đã vận động nhiều năm chống lại nạn tham nhũng và lạm quyền.
Ngay trước ngày bầu cử 9/5/2018, họ vẫn không chắc liệu mình có thắng trước Barisan hay không. Nhưng đã có tâm trạng phấn khích về việc có thể chiến thắng.
Ông Mahathir đã tiến hành vận động tranh cử đầy dí dỏm với việc nêu thủ tướng khi đó, ông Najib Razak và phu nhân, bà Rosmah, như một cặp trộm cắp.
Sinh hoạt phí tăng, nhất là khoản thuế bán hàng rất không được lòng dân, đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho phe đối lập.
Và lá phiếu của người Malay, thường là ủng hộ chính phủ, đã bị chia làm ba, giữa Pakatan, Baristan và đảng PAS Hồi giáo.
Khi tôi gặp mặt, những người ở các phòng phiếu cho tôi xem các thẻ Umno kỳ cựu của họ, nhưng nói họ sẽ bỏ cho phe đối lập.
Ông Najib thất bại vào ngày hôm sau. Mọi người hân hoan. Ông là thủ tướng đầu tiên của đảng thua cử.
Những gập ghềnh của chính quyền Pakatan
Vậy đã có điều gì không ổn đối với chính phủ Pakatan?
Đó luôn là một liên minh không dễ dàng gì.
Ông Mahathir và ông Anwar Ibrahim có cả một quá trình lịch sử gập ghềnh suốt 30 năm.
Ông Anwar, từng là đệ tử và được trông đợi sẽ kế nhiệm ông Mahathir, đã đổ lỗi cho ông Mahathir về thời gian năm năm đầu tiên ngồi tù của mình.
Hai người cuối cùng hòa giải và đồng ý rằng ông Mahathir Mohamad, người dẫn dắt chiến dịch vận động tranh cử, sẽ trở thành thủ tướng nếu họ giành chiến thắng, nhưng rồi sẽ trao quyền lại cho ông Anwar sau hai năm. Thế nhưng cụ thể là trao thế nào, vào thời điểm nào thì lại không được nêu cụ thể.
Đã có những va chạm về tính cách, và những khác biệt trong việc liên minh nên xử lý thế nào trước tình hình kinh tế ngày càng khắc nghiệt.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Mối quan hệ giữa ông Anwar và ông Mahathir có từ nhiều thập niên trước
Nền chính trị sắc tộc ở Malaysia
Malaysia đã được định hình bằng chính trị sắc tộc kể từ khi độc lập, 1957, và từ việc tạo ra một liên bang vào năm 1963.
Người Malay chiếm trên nửa dân số, được gọi là “bumiputera”, gồm các nhóm bản xứ trên bán đảo Malay và trên đảo Borneo, chiếm chừng 68%.
Nhóm thiểu số lớn nhất và thành công nhất là người Hoa, vốn di cư sang Malaysia trong thời nơi này còn là thuộc địa Anh.
Các cuộc bạo loạn sắc tộc hồi 1969 khiến chính phủ thấy việc có các chính sách ưu đãi cho nhóm người bumiputera, nhất là người Malay, là điều thiết yếu.
Umno tự định hình mình thành đảng phái vì quyền lợi của người Malay, vốn ít thành công về mặt làm ăn kinh tế hơn so với người Hoa.
Thời gian 22 năm cầm quyền của ông Mahathir Mohamad trong thập niên 1980 và 1990 được đánh dấu với các dự án hào phóng phục vụ người Malay, với ngân khoản tài trợ lấy từ mức tăng trưởng đầy ấn tượng có được nhờ hoạt động xuất khẩu.
Mặt tiêu cực là nạn con ông cháu cha và tham nhũng tăng mạnh. Nhưng người Malay vẫn trông đợi chính phủ vào sự hào phóng của chính phủ.
Một phần có sự lo sợ là chính phủ Pakatan, với thành phần người Hoa chiếm đông, có thể cắt giảm mức hào phóng và do đó sẽ giảm bớt mức hỗ trợ cho người Malay.
Tuy uy tín của Umno đã bị tổn hại nặng nề sau vụ thất thoát các khoản tiền bạc khổng lồ khỏi bê bối tài chính 1MDB, mà có một số khoản rơi vào tài khoản ngân hàng của cá nhân ông Najib, nhưng đảng này đã nhanh chóng khai thác tâm trạng bất mãn của dân chúng trước tình trạng kinh tế.
Cho nên không mấy ngạc nhiên khi Pakatan đã thua năm trong sáu kỳ bầu cử bổ sung giữa kỳ.
Trong một lần như thế, tại bang Johor chiến lược, PH đã mất tới hơn nửa số phiếu.
Cuộc khủng hoảng nổ ra quanh việc chọn người kế nhiệm.
Ông Anwar Ibrahim và các ủng hộ viên của ông ép ông Mahathir nêu ra ngày chuyển giao, với việc đề cập đến thời điểm tròn hai năm sau kỳ thắng cử sẽ là tháng Năm tới đây. Ông thủ tướng từ chối.
Nhóm của ông Anwar lui bước, để việc ra quyết định cho bác sỹ Mahathir.
Nhưng căng thẳng gia thăng trong nội bộ liên minh khiến cho ông Muhyiddin ly khai và phối hợp với phe đối lập.
Cũng giống như mọi cuộc khủng hoảng từng xảy ra trong 40 năm qua, đã có giả thuyết ở trong và cả ngoài Malaysia rằng bất kể điều gì xảy ra thì ông Mahathir Mohamad, bậc thầy lũng đoạn tình thế, sẽ rút dây để khai thác mọi cơ hội trong bối cảnh mọi thứ diễn ra đầy kịch tính, nhằm đảm bảo rằng ông thoát ra ở thế thượng phong.
Khi ông khiến cả nước ngạc nhiên bằng quyết định đệ đơn từ chức, nhiều phe phái chính trị đã vội vã ngỏ ý ủng hộ việc ông ở lại nắm quyền.
Thậm chí ông Anwar cũng đảm bảo với các ủng hộ viên của mình, khác với những đồn đoán, rằng ông Mahathir không đứng sau cái mà ông gọi là cuộc đảo chính chống lại liên minh.
Nhưng đến cuối tuần rồi, mọi sự đã rõ ràng – chính trị gia lão luyện 94 tuổi đã tính toán sai lầm.
Vị vua theo hiến pháp của Malaysia hiện nay, Quốc vương Abdullah, người có vai trò mời một ứng viên đứng ra thành lập chính phủ, đã tuyên bố rằng ông Muhyiddin sẽ tuyên thệ trở thành thủ tướng thứ tám của đất nước.
Ông Mahathir thách thức quyết định này và có thể sẽ cố tìm cách lật đổ tân chính phủ một khi quốc hội nhóm họp trở lại. Nhưng việc được trao quyền và được nhà vua tôn kính chấp nhận là những tài sản đầy sức mạnh đối với ông Muhyiddin, và tất nhiên nó cũng sẽ kéo theo những người ủng hộ tập hợp quanh ông.
“Quốc vương không thể ra các quyết định chính trị,” Mustafa Izzuddin từ Đại học Quốc gia Singapore nói.
“Nhưng ông ấy có thể đóng vai trò trung gian trung thực, đưa các bên lại với nhau, Ngay cả khi đó là điều vô tiền khoáng hậu ở Malaysia.”
“Quốc vương có thể đã nhìn nhận rằng ông Muhyiddin là ứng viên trung thực nhất, ổn định nhất.”
Cũng nên nhắc lại rằng ông Mahathir có lịch sử xung đột với các sultan Malaysia, và điều đó có thể cũng là một nhân tố tác động tới lựa chọn của Quốc vương.
Nay, sau chưa đầy hai năm để quyền lực trong tay phe đối lập, Umno đang quay trở lại. Có những lo sợ có thể hiểu được, rằng các cuộc điều tra và các phiên tòa xét xử ông Najib, người vẫn là một gương mặt quan trọng của đảng, có thể sẽ bị gác lại.
Ông Anwar, người tin rằng ông được số phận định đoạt để trở thành thủ tướng từ thời thập nên 1990 và tin rằng ông đã được hứa hẹn sẽ trao chức trong năm nay, một lần nữa lại thất vọng.
Và ông Mahathir, một trong những chính trị gia đáng chú ý nhất trong thời hiện đại, có vẻ như đã đi đến cuối con đường.
Trước khi tròn 95 tuổi, ông có lẽ cũng đến lúc thực sự nghỉ hưu.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33380-vi-sao-chinh-phu-malaysia-sup-do-trong-hai-nam.html
Cảnh sát Úc truy tố hai người ẩu đả vì giấy vệ sinh
Cảnh sát tiểu bang New South Wales của Úc hôm 8/3 truy tố hai người phụ nữ liên quan tới vụ ẩu đả ở Sydney vì tranh giành giấy vệ sinh giữa lúc dịch COVID-19 lây lan, theo Reuters.Tin cho hay, việc truy tố này được công bố trong bối cảnh các siêu thị lớn ở Úc hạn chế mỗi người chỉ được mua một bịch giấy vệ sinh sau khi có tình trạng mua để tích lũy.
Cảnh sát New South Wales nói trong một thông cáo rằng hai người phụ nữ, một 23 tuổi và một 60 tuổi, sẽ phải ra tòa án địa phương ngày 28/4.
XEM THÊM:
Nga: Người không tự cách ly vì COVID-19 có thể bị tống giam
Theo Reuters, giấy vệ sinh đã bất ngờ trở thành mặt hàng được người dân “vơ vét” để tích trữ trong bối cảnh có lo ngại rằng sự lây lan của COVID-19 sẽ dẫn tới việc khan hiếm mặt hàng này.
Tin cho hay, con số ca nhiễm COVID-19 ở Úc đã tăng lên 70, trong khi một người đàn ông ở tuổi 80 trở thành nạn nhân thứ ba tử vong vì virus gây quan ngại toàn cầu.
Đoạn video những người phụ nữ tranh giành giấy vệ sinh đã được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-%C3%BAc-truy-t%E1%BB%91-hai-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%E1%BA%A9u-%C4%91%E1%BA%A3-v%C3%AC-gi%E1%BA%A5y-v%E1%BB%87-sinh/5320076.html
0 comments