Đọc báo Pháp – 02/03/2020
Kinh tế thế giới “ốm yếu” vì virus corona
Thùy DươngTình hình dịch bệnh Covid-19 thu hút sự quan tâm của tất cả các báo Paris, nhất là trong bối cảnh cho đến chiều tối ngày 01/03, Pháp ghi nhận 130 ca nhiễm virus và trở thành ổ dịch lớn thứ hai tại châu Âu, sau nước láng giềng Ý.
Ra sớm từ chiều Thứ Bảy, báo Le Monde chạy tựa trang nhất « Virus corora, các bệnh viện căng thẳng ». Các bệnh viện công lo ngại không thểđối phó trong trường hợp số ca tăng đột ngột vì dịch bệnh. Hệ thống bệnh viện Pháp, vốn đã suy yếu do nhiều năm phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm kinh phí, nay đã quá tải do số người đến làm xét nghiệm virus ngày càng tăng. Trong khi hơn 200 nhân viên y tế bệnh viện Creil và Compiègne, vùng Oise, ổ dịch chính tại Pháp, bị cách ly, Cơ Quan Y Tế Vùng Ile-de-France thừa nhận nguy cơ lây nhiễm tại các bệnh viện là vấn đề khiến họ lo ngại nhất.
Cũng quan tâm đến virus corona, báo Le Figaro chạy tựa « Virus corona : Dịch bệnh đến Pháp, chính phủ hạn chế các hoạt động tụ tập đông người ». Còn trong lĩnh vực kinh tế, báo Les Echos thể hiện sự lo ngại qua hàng tựa « Virus corona : Báo động kinh tế ». Mối lo kinh tế lớn dần, không chỉở châu Âu và
còn trên toàn thế giới, với « một kịch bản đen tối » về vận chuyển và hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiều câu hỏi được đặt ra khi các thị trường tài chính đột ngột suy yếu.
Báo Công Giáo La Croix trong bài viết « Kinh tế thế giới ốm yếu vì virus corona », dự báo mức tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ giảm ½ trong quý 1/2020. Toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động. Virus corona đang gây ra cú sốc kinh tế mà hiện giờcòn rất khó để thống kê các con số. Khởi phát từ Trung Quốc, dịch bệnh lan rộng tại châu Á và châu Âu, khiến nhiều tuyến hàng không ngưng trệ, các chuyến du lịch bị hủy, nhiều nhà máy phải đóng cửa, các sự kiện lớn và các trận thi đấu thể thao cũng bị hủy.
Dù chưa thể thống kê hết, nhưng theo La Croix, cuộc khủng hoảng mang tên virus corona đã cho phép đo lường tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới. Theo công ty phân tích dữ liệu IDC, Trung Quốc là nước sản xuất đến 70% sốđiện thoại smartphone bán ra trên toàn cầu. Việc nhiều nhà máy ở nước này phải ngưng hoạt động đã khiến ngành sản xuất điện thoại thông minh chỉđảm bảo được 2/3 sản lượng trong quý 01/2020.
Trung Quốc cũng sản xuất đến 90% penicilline, lần lượt 60% và 50% các hoạt chất giảm đau, hạ sốt paracétamol và ibuprofène. Tất cả các hãng dược phẩm lớn trên thế giới đều sử dụng nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Còn bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire hồi cuối tháng 02 cho biết Trung Quốc bào chếđến 80% hoạt chất phục vụ ngành dược phẩm. Theo công ty nghiên cứu Dun & Bradstreet, ít nhất 51.000 doanh nghiệp trên thế giới có một hoặc nhiều nhà cung cấp trực tiếp tại Vũ Hán, trung tâm ổ dịch virus corona tại Trung Quốc. Việc thiếu nguyên vật liệu đến từ Trung Quốc đã khiến dây chuyền sản xuất trên thế giới bịảnh hưởng. Nhà máy sản xuất của hãng xe hơi Fiat Chrysler tại Kragujevac, Serbia đã phải ngưng hoạt động.
Trong khi đó, ngay tại Trung Quốc, tiêu dùng nội địa cũng bịđình trệ. Điều này cũng khiến các tập đoàn lớn của châu Âu bị thiệt hại. Từđầu năm tới nay, lượng hàng Adidas bán được tại nước này giảm 85%. Trong khi Trung Quốc chiếm ¼ thị trường xe hơi toàn cầu, lượng xe bán được tại đây trong nửa đầu tháng 2 đã giảm 92%.
50% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là nhờ vào tiêu thụ trong nước, vì thế chính nước này sẽ phải gánh chịu cú sốc kinh tế lớn nhất. Theo nghiên cứu của ngân hàng Nhật Nomura, dịch bệnh sẽ khiến Trung Quốc mất 3 điểm GDP trong quý 1. Các nước láng giềng như Nhật Bản và Singapore đều có thể rơi vào suy thoái.
Pháp thất thu về du lịch
Vẫn liên quan đến tác động của virus corona, nhưng trong lĩnh vực du lịch, báo La Croix nhấn mạnh “Du lịch Pháp trong tình trạng báo động”. Các chuyên gia về du lịch lo ngại là vắng khách Trung Quốc, Pháp sẽ thất thu 2 tỉ euro trong năm 2020, tương đương 0,1% GDP cả nước. Một số người am hiểu về du lịch còn cho rằng lượng khách doanh nhân đến từ mọi nước trên thế giới cũng sẽ giảm, do các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế bị hủy hoặc dời sang các nước khác ngoài Pháp.
Về số du khách Pháp sang Trung Quốc du lịch, thường thì giai đoạn đầu năm là mùa thấp điểm, nhưng theo một nghiêp đoàn du lịch, năm nay sẽ không còn nhiều du khách Pháp sang Trung Quốc, một phần cũng là do các điều kiện cấp visa nhập cảnh vào Trung Quốc đã bị chính quyền Bắc Kinh thắt chặt từ năm ngoái.
Liên quan đến láng giềng Ý, Atout France, cơ quan phụ trách phát triển du lịch Pháp, cho biết Pháp là điểm đến du lịch ngoại quốc đầu tiên của người Ý và Ý là điểm đến du lịch nước ngoài thứ hai của du khách Pháp. Tình hình dịch bệnh tại ổ dịch lớn nhất và nhì châu Âu như hiện nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng khách từ nước này sang nước kia.
Các phong trào biểu tình có chịu lùi bước trước virus corona?
Nước Pháp vốn nổi tiếng về các hoạt động tuần hành, biểu tình. Trong bối cảnh chính phủ đã ra lệnh cấm các buổi tụ tập trên 5000 người ngoài trời, Le Figaro vẫn dự báo sẽ rất khó ngăn cản người dân tham gia phong trào đấu tranh đường phố. Ngay trong ngày hôm qua, khi chính quyền ra lệnh hủy giải chạy bán việt dã ở Paris với 44.000 người tham gia, nhiều thành viên đã bất chấp lệnh cấm rủ nhau chạy. Còn những người Áo Vàng phát biểu là không ai có thể ngăn cản họ biểu tình đòi quyền lợi.
Từ phía lực lượng an ninh, liệu cảnh sát Pháp đã sẵn sàng trước nỗi lo dịch bệnh hay chưa? Nghiệp đoàn Liên minh cảnh sát quốc gia Alliance-police nationale dọa sẽ dùng quyền tạm ngưng làm việc để cảnh sát, nhân viên lực lượng an ninh phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona. Tuy nhiên, một sĩ quan cảnh sát trấn an Le Figaro: “Chúng tôi sẽ không ngưng làm việc chỉ vì nguy cơ bị nhiễm bệnh, nếu không thì tình hình sẽ trở nên hỗn loạn”.
Chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
thất bại tại Syria
Nhìn ra quốc tế, Le Monde nhận định « Chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thất bại tại Syria ». Lạnh nhạt với Tây phương, bất đồng với nước Nga … chưa bao giờ Erdogan lại bị cô lập trên trường quốc tế như khi quân đội Thổ phải đối phó với các cuộc tấn công từ chế độ Damas, dưới sự yểm trợ của không quân Nga.Gần 10.000 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đã được triển khai tại Idleb mà không có sự yểm trợ của không quân, trong khi Nga là lực lượng duy nhất làm chủ bầu trời. Theo Le Monde, chỉ riêng điều này cũng cho thấy chính sách đối ngoại và an ninh của tổng thống Erdogan là không hợp lý. Ankara vốn muốn hướng tới quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Matxcơva.
Chính sách này cũng bộc lộ sự yếu ớt của Ankara khi « chân trong, nhân ngoài » NATO. Khi cuộc khủng hoảng ngoại giao với Mỹ tăng cao, hồi năm 2018, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gián tiếp dọa rời NATO, khẳng định Ankara đang tìm kiếm những người bạn mới, ý nhắc tới nước Nga.
Thế nhưng, khi phải đối phó với sự tấn công của Nga, lãnh đạo Thổ lại đề nghị sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh cũ, đe dọa Châu Âu về một cuộc khủng hoảng di dân mới, kêu gọi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương trợ giúp và đề nghị Mỹ lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa Patriot mà ông Erdogan từng từ chối để chọn hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, do dù S-400 không tương thích với hệ thống phòng vệ của NATO.
Nhờ có thỏa thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nhắm mắt làm ngơ khi chế độ Syria, với trợ giúp của không quân Nga, tung chiến dịch tấn công vào miền nam Idleb, hồi cuối tháng 12 năm 2019. Về phía Thổ, chính quyền Ankara nghĩ rằng cuộc phản công của Damas nhắm vào hang ổ cuối cùng của phe nổi dậy sẽ kéo dài, cho phép Thổ có những nhượng bộ mới từ phía Nga. Erdogan trông chờ vào một chiến dịch dài hơi, mà chưa bao giờ tính đến chuyện binh lính Thổ được triển khai tại tỉnh Idleb nhờ thỏa thuận Sotchi mà ông ký với đồng nhiệm Nga, Vladimir Poutin, hồi năm 2018, có thể bị lực lượng của chế độ Syria bao vây. Rõ ràng là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể tính đến điều đó.
Nhìn từ trong nước, đối với những người không ưa Erdogan, việc tổng thống không có khả năng dự báo tình hình là do ông ta quá sự tin vào bản thân sau 18 năm một mình nắm quyền. Theo một nhà ngoại giao được Le Monde trích dẫn, Erdogan đã trở thành nhà hoạch định chính sách duy nhất trong nước. Không nhà cố vấn nào có thể gây ảnh hưởng đến Erdogan. Dường như các quyết định đều do một mình Erdogan đưa ra mà không tham khảo ai hết, nếu có thì cũng chỉ rất qua loa.
Năm 2019,
dịch sốt xuất huyết đánh bại mọi kỷ lục
Trong khi toàn thế giới đang tập trung vào dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra, báo Le Figaro không quên nhắc nhởđộc giả về một mối nguy hiểm đang không ngừng tăng do Trái đất nóng dần lên : « Năm 2019, dịch bệnh sốt xuất huyết trên thế giới đã đánh bại mọi kỷ lục ».Trung bình hàng năm có 390 triệu người sốt xuất huyết, chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới như châu Á – Thái Bình Dương, Nam Mỹ … Con số người bị bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng 30 lần so với cách nay 50 năm. Với hơn 20.000 người thiệt mạng hồi năm ngoái, sốt xuất huyết đã bị tổ chức Y Tế Thế Giới xếp vào danh sách 10 mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Các chuyên gia y tế cảnh báo tình hình năm nay cũng sẽ rất đáng lo ngại.
Riêng châu Á – Thái Bình Dương tập trung 70% ca nhiễm trên toàn thế giới. Dịch bệnh lây lan rất mạnh ở Malaysia, Philippines và Sri Lanka. Còn tại Nam Mỹ, năm ngoái số người chết cũng tăng đến mức chưa từng có : 3 triệu người.
Trang nhất các báo Pháp
Trong khi báo Le Monde, Le Figaro và Les Echos đều chạy tựa trang nhất về virus corana, Libération đăng bức ảnh tổng thống Emmanuel Macron đậm nét, phía sau là hình thủ tướng Edouard Philippe mờ nhạt. Trên nền bức ảnh, Libération chơi chữ qua hàng tít : « Cải cách hưu trí, Manu Militari ». Tờ báo cánh tả nhận định khi áp đặt điều 49 – khoản 3 Hiến pháp để rút ngắn thời gian tranh luận về dự án cải cách lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống, vốn đang gây rất nhiều tranh cãi, nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron lại trở lại tính độc đoán mà ông từng tìm cách rũ bỏ.Trong khi đó, báo công giáo La Croix loan báo « Kho tài liệu lưu trữ về Giáo hoàng Pio XII cuối cùng cũng được mở ra ». Kể từ hôm nay 02/03/2020, các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận các tài liệu của tòa thành Vatican trong nhiệm kỳ của giáo hoàng Pio XII (1939-1958), nhất là về về vai trò và trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo trong việc người Do Thái bị Đức Quốc Xã sát hại trong Đệ Nhị Thế Chiến.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200302-kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-%E1%BB%91m-y%E1%BA%BFu-v%C3%AC-virus-corona
Tin tổng hợp
(Reuters) – Visa cấp cho nhà báo nước ngoài, vũ khí của Trung Quốc ?
Ngày 02/03/2020, Câu Lạc Bộ Phóng Viên Nước Ngoài tại Trung Quốc FCCC cáo buộc chính quyền Bắc Kinh là xem việc cấp thị thực cho báo giới ngoại quốc như một loại “vũ khí ” nhằm tăng cường áp lực trên các nhà báo nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc. FCCC lo ngại rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị trục xuất thêm nhiều nhà báo.
(Reuters) – Syria : Thổ Nhĩ Kỳ loan báo bắn hạ 2 chiến đấu cơ của quân đội Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 01/03/2020, khẳng định là hơn 100 xe tăng, 72 súng cối, 6 hệ thống phòng không, 8 trực thăng và 2 chiến đấu cơ của quân đội Syria đã bị phá hủy trong chiến dịch trả đũa cái chết của 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến dịch trả đũa này diễn ra từ hôm 27/02.
(AFP) – Pháp chính thức khởi động chiến dịch vận động bầu cử địa phương từ ngày 02/03/2020.
Đợt vận động này sẽ kết thúc vào tối 14/03, một ngày trước cuộc bầu cử vòng một, 15/03. Vòng hai của cuộc bầu cử địa phương diễn ra vào ngày 22/03. Các địa phương sẽ phải tôn trọng rất nhiều điều cấm hoặc bắt buộc về dán danh sách các ứng cử viên, về tài chính, truyền thông…
(Mac4ever) – Apple gửi quà cho nhân viên bị cách ly ở tỉnh Ôn Châu và Hồ Bắc.
Tim Cook, người đứng đầu tập đoàn Mỹ, đã có ý tưởng gửi một gói quà gồm một iPad, khẩu trang, bánh quy, cà phê/trà và một số sản phẩm khử trùng đến nhà các nhân viên Trung Quốc hiện bị cách ly do dịch Covid-19. Kèm theo gói quà là bức thư động viên tinh thần nhân viên và hy vọng chiếc iPad sẽ giúp họ giải trí hoặc giúp con cái của họ theo học trực tuyến do trường lớp đóng cửa.
(AFP) -Trung Quốc : Án tử hình vì giết cán bộ kiểm dịch.
Vụ việc xảy ra ngày 06/02/2020, thủ phạm là một thanh niên 23 tuổi, lái xe van, tìm cách vượt rào kiểm dịch virus corona mới tại làng Hồng Hà, thuộc tỉnh Vân Nam, gần biên giới Việt Nam. Theo cáo trạng, thanh niên họ Mã dùng dao đâm chết cán bộ quay phim và sau đó giết luôn người lao đến can thiệp.
(AFP) – Mỹ- Bầu cử Sơ bộ : Pete Buttigieg bỏ cuộc.
Một ngày sau khi cựu phó tổng thống Joe Biden thắng lớn tại Nam Carolina (29/02/2020), ứng cử viên trẻ tuổi Pete Buttigieg tuyên bố bỏ cuộc « vì không thấy cơ may chiến thắng ». Ông giải thích thêm là « để tạo cơ hội cho đảng Dân Chủ tập trung tìm một người xứng đáng đánh bại Donald Trump”. Pete Buttigieg rút lui bất ngờ, trong số các ứng cử viên còn lại, Joe Biden sẽ là người hưởng lợi, theo giới quan sát Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200302-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
Điểm tin thế giới sáng 2/3:
Virus nCoV có thể đã lưu chuyển
nhiều tuần ở bang Washington, Mỹ
Lục DuSáng nay, thứ Hai (2/3), Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin thế giới nổi bật đêm qua:
Virus nCoV có thể đã lưu chuyển nhiều tuần ở bang Washington, Mỹ
Virus nCoV có thể đã lưu chuyển hàng tuần mà không bị phát hiện ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, vì điều này mà có thể có hàng trăm trường hợp nhiễm bệnh chưa được phát hiện ở tiểu bang ghi nhận ca nhiễm bệnh đầu tiên và cũng có người đầu tiên tử vong vì loại virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, một nghiên cứu cho biết sau khi các mẫu gen của mầm bệnh được phân tích, theo bản tin ngày Chủ nhật (1/3) của AP.
Các quan chức tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm nCoV trong bối cảnh số người dương tính với loại virus này đang gia tăng trên nhiều nơi ở nước Mỹ. Một số ca nhiễm mới COVID-19 đã được ghi nhận ở bang Illinois, Rhode Island và bang Washington.
Theo cập nhật của Worldometers, tính tới hết ngày 1/3, Hoa Kỳ có 73 ca nhiễm nCoV, 1 trường hợp đã tử vong, 9 người hồi phục và 4 người đang ở tình trạng nguy kịch.
Scotland ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm nCoV
Chính phủ Scotland hôm Chủ nhật (1/3) thông báo, một công dân của nước này đã cho kết quả dương tính với nCoV, ghi nhận trường hợp đầu tiên ở nước láng giềng của Anh nhiễm loại virus chết người đang lan rộng trên thế giới, với gần 70 nước báo cáo có người nhiễm bệnh, theo Reuters.
Bệnh nhân Scotland dương tính với nCoV là một người sống ở khu vực Tayside, gần đây đã tới miền bắc Italy – quốc gia được coi là tâm dịch nCoV ở châu Âu với 34 trường hợp tử vong và 1694 người nhiễm bệnh, theo cập nhật tới hết ngày 1/3.
Theo Fox News, Bắc Kinh sẽ sớm kiểm soát Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Fox News hôm 1/3 cho hay, chính quyền Trung Quốc có thể sẽ sớm giành quyền kiểm soát Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), một cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ) thực hiện việc giám sát, đăng ký và bảo vệ các bằng sáng chế cũng như quyền sở hữu trí tuệ.
Trước nguy cơ này, các thành viên cao cấp của chính quyền Trump gần đây đã bày tỏ sự quan ngại đối với thách thức mới nhất mà Bắc Kinh tạo ra tại LHQ.
“Hoa Kỳ tin rằng việc trao quyền kiểm soát WIPO cho đại diện của Trung Quốc sẽ là một sai lầm khủng khiếp”, ông Peter Navarro, trợ lý của Tổng thống Trump về Chính sách Thương mại và Sản xuất, viết trên tờ Financial Times tuần trước.
Ông Navarro nói thêm rằng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ từ 225 tỷ đến 600 tỷ đô la mỗi năm, và cũng lấy đi của châu Âu hàng tỷ đô la.
Người Nga biểu tình phản đối Putin
Hàng ngàn người biểu tình đã diễu hành ở thủ đô Moscow vào ngày thứ Bảy (29/2) để phản đối đề xuất thay đổi hiến pháp của Tổng thống Putin, một bước đi được cho là một nỗ lực của ông Putin nhằm tiếp tục duy trì quyền lực của mình sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024, Fox News đưa tin hôm 1/3.
Cảnh sát nói rằng có khoảng 10.000 người đã tham gia cuộc tuần hành, trong khi đó, một tổ chức phi chính phủ ước tính khoảng 22.000 người đã tham gia cuộc biểu tình này.
Trong cuộc tuần hành, nhiều người biểu tình Nga mang theo những tấm biểu ngữ viết những câu như “Không có Putin vĩnh cửu” và “Không cho chiếm đoạt quyền lực”.
Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu của quân đội Syria trên vùng trời thuộc tỉnh Idlib vào ngày Chủ nhật (1/3) và tấn công một sân bay quân sự thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Bashar al-Assad. Đây được xem là hành động trả đũa quân đội Syria sau cái chết của hàng chục binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước, theo Reuters.
Ankara đã đẩy mạnh các cuộc tấn công của mình về phía lực lượng quân đội chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn, bao gồm các cuộc không kích bằng máy bay không người lái, kể từ thứ Năm tuần trước, sau khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong một cuộc không kích của Damascus.
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng ngàn binh sĩ và xe quân sự ở phía Tây bắc tỉnh Idlib vào tháng trước để ngăn chặn những bước tiến của lực lượng quân đội ủng hộ chính phủ Bashar al-Assad trước lực lượng nổi dậy ở đây.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-2-3-virus-ncov-co-the-da-luu-chuyen-nhieu-tuan-o-bang-washington-my.html
Điểm tin thế giới chiều 2/3:
Lo ngại dịch COVID-19,
Pháp đóng cửa bảo tàng Louvre
Triệu HằngMục Điểm tin thế giới chiều thứ Hai (2/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Lo ngại dịch COVID-19, Pháp đóng cửa bảo tàng Louvre
Sau khi các ca nhiễm virus corona tăng mạnh ở Ý, Pháp đã đóng cửa bảo tàng Louvre nổi tiếng thế giới khi dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc đã lan rộng khắp Tây Âu, đe dọa ngành công nghiệp du lịch khu vực này.
Virus đã lây lan sang hơn 60 quốc gia và hơn 3.000 người đã chết vì dịch COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra. Hiện có hơn 88.000 người nhiễm bệnh ở các châu lục, trừ Nam Cực, theo AP (2/2).
Vũ Hán đóng cửa bệnh viện dã chiến đầu tiên
Thành phố miền trung Trung Quốc, nơi tâm dịch nCov, đã đóng cửa bệnh viện dã chiến đầu tiên, một trong 16 bệnh viện được dựng lên vội vàng để xử lý dịch bệnh, sau khi cơ sở này cho xuất viện những bệnh nhân hồi phục cuối cùng, Reuters dẫn truyền hình Trung Quốc CCTV cho biết hôm thứ Hai (2/3).
Tin tức về việc đóng cửa trùng hợp với sự sụt giảm mạnh các ca nhiễm mới ở tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán.
Tính đến 28/2, Vũ Hán đã dựng lên 16 bệnh viện tạm thời, thêm 13.000 giường bệnh với 12.000 người được điều trị cho đến nay. Nhìn chung, số giường bệnh ở Vũ Hán đã tăng từ 5.000 lên 23.000.
Mỹ: ca tử vong thứ hai vì nCov
Thời báo Los Angeles hôm 1/3 dẫn lời các quan chức y tế Mỹ cho biết, đã có ca tử vong thứ hai vì nCoV ở tiểu bang Washington, khi số người mắc bệnh tiếp tục gia tăng tại đất nước, bao gồm cả tiểu bang California.
Người đàn ông tử vong trong độ tuổi 70 và đã mắc các vấn đề sức khỏe từ trước, đã qua đời hôm thứ Bảy (29/2) tại Trung tâm Y tế Evergreen Health ở Kirkland, ngoại ô Seattle, các quan chức y tế tiểu bang cho biết. Quận King đã ghi nhận thêm 4 trường hợp lây nhiễm khác, tất cả các bệnh nhân đều là người cao tuổi – nâng tổng số ca mắc nCov ở đây lên 10.
Nam Phi hồi hương công dân mắc kẹt ở Vũ Hán
Nam Phi chuẩn bị sơ tán 151 công dân khỏi thành phố Vũ Hán, Trung Quốc khi virus chủng mới tiếp tục lan rộng khắp toàn cầu, hãng AP dẫn tin giới chức Nam Phi cho biết hôm 1/3.
Người Nam Phi sẽ được sơ tán trong một hoạt động quân sự và họ sẽ bị cách ly y tế 21 ngày sau khi về tới đất nước, Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize cho biết.
Tất cả người Nam Phi trở về đều khỏe mạnh và đã xét nghiệm âm tính với virus, nhưng để phòng ngừa an toàn họ sẽ được kiểm dịch khi về tới Nam Phi, ông Mkhize. Chuyến không vận sẽ diễn ra trong khoảng 10 ngày.
Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị giải tán quốc hội
Tân tổng thống Sri Lanka chuẩn bị giải tán quốc hội trong thời gian ngắn và kêu gọi một cuộc bầu cử lập pháp sớm 6 tháng so với kế hoạch, tờ Politicopathy ngày 1/3 dẫn nguồn một tờ báo nhà nước cho biết hôm Chủ nhật (1/3).
Ông Gotabaya Rajapaksa dự kiến sẽ thực thi quyền lực hiến pháp của mình để sa thải quốc hội khi cơ quan này đã hoàn thành 4 năm rưỡi trong nhiệm kỳ 5 năm vào tối Chủ nhật, tờ Sunday Observer nói.
Ông Rajapaksa, 70 tuổi, đã giành được chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 và sau đó ông đã bổ nhiệm cựu tổng thống Mahinda, cũng là anh trai của ông vào vị trí thủ tướng.
Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa
Triều Tiên đã bắn hai tên lửa tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía đông vào hôm thứ Hai, tiếp tục thử nghiệm sau 3 tháng tạm dừng, Reuters (2/3) dẫn tin quân đội Hàn Quốc cho biết.
Các tên lửa được phóng đi từ thành phố ven biển phía đông Wonsan, bay 240 km và đạt 35 km độ cao, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết. Trước đây Triều Tiên từng phóng một loạt tên lửa từ khu vực này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-chieu-2-3-lo-ngai-dich-covid-19-phap-dong-cua-bao-tang-louvre.html
Tạp chí Việt Nam
Covid-19: Thị trường ASEAN
giúp Việt Nam bớt lệ thuộc Trung Quốc
Thu HằngDịch virus corona – Covid-19 cho thấy thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong số 10 nước Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước bị ảnh hưởng trực tiếp, do mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc trong
nhiều lĩnh vực, từ hàng không, du lịch-dịch vụ, đến cung cấp nguyên vật liệu, giao thương… với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt khoảng 117 tỉ đô la, xấp xỉ 19% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019.
Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 cũng là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu để tránh bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, trong đó phải kể đến Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ năm 2020. Tuy nhiên, thị trường Đông Nam Á, ngay sát sườn, vẫn chưa được Việt Nam khai thác hết tiềm năng, trong khi đây là một thị trường trẻ và năng động.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng các nước ASEAN đã không biết tận dụng hết tiềm năng dân số và đã đến lúc « có thể làm điều này ». Tại Hội nghị Cấp cao Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) ngày 02/11/2019, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok-Nonthaburi, thủ tướng Malaysia lấy ví dụ của Trung Quốc, « trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã vượt xa mọi nền kinh tế khác và trở thành cường quốc kinh tế thế giới »,nhờ tận dụng triệt để quy mô dân số lớn.
Tận dụng thị trường lớn thứ ba thế giới
Với 650 triệu dân, ASEAN trở thành khu vực đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là hơn một nửa số dân trong độ tuổi trẻ. ASEAN cũng là nền kinh tế thế giới năng động thứ ba tại châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản, và đứng thứ bẩy trên thế giới. Theo trang Statista.com, ước tính tổng GDP của ASEAN năm 2018 lên tới xấp xỉ 2,95 nghìn tỷ đô la, tăng đáng kể so với mức 2,2 nghìn tỷ đô la năm 2017. Kết quả này phản ánh nền kinh tế thịnh vượng của khu vực.
ASEAN là một đối tác thương mại rất quan trọng, « là cánh cửa hướng ra thế giới » của Việt Nam, theo phát biểu của bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, được trang Le Courrier du Vietnam trích đăng ngày 28/01/2020. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện để có sức cạnh tranh hơn, đặc biệt kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập năm 2015.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, được chọn tham gia triển lãm bên lề Hội nghị Cấp cao Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) tại Bangkok-Nonthaburi, là một ví dụ cho việc doanh nghiệp Việt Nam đổi mới để thích nghi với thị trường quốc tế.
Anh Nguyễn Hoàng Hân, phụ trách xuất khẩu chung của công ty Điện Quang, giải thích với RFI Tiếng Việt về những ưu điểm giúp Điện Quang được chọn tham gia triển lãm bên lề Hội nghị ABIS-2019 :
« Được chọn là một trong hai thương hiệu quốc gia được trưng bày ở sản phẩm, được giới thiệu về thương hiệu đến cộng đồng quốc tế, đây quả là một vinh dự của thương hiệu Điện Quang. Theo xu hướng của hiện đại, ngoài sản phẩm truyền thống, Điện Quang còn triển lãm những sản phẩm thông minh Smart Lighting và những công nghệ, cũng như giải pháp dành cho những căn hộ, nhà xưởng, thậm chí là thành phố thông minh. Với chiến lược đó, Điện Quang được thành phố cũng như chính phủ hỗ trợ để phát triển những công nghệ mới.
Đồng thời, Điện Quang luôn giữ tiêu chí của mình, đó là an toàn, chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm, không ngừng đáp ứng về mẫu mã, cũng như về công nghệ. Đây cũng là một trong những đặc trưng độc đáo nhằm phát lên một thông điệp dành cho bạn bè quốc tế, đó là Việt Nam cũng có những doanh nghiệp bền vững, phát triển theo công nghệ 4.0 của thế giới. Chúng tôi có một thương hiệu lâu đời, nhưng cũng bắt được những xu hướng phát triển của thời đại ».
ASEAN, thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh
So với các doanh nghiệp trong vùng, doanh nghiệp Việt Nam có một số khó khăn, như yếu hơn về vốn, về khả năng quản lý, kỹ năng ngôn ngữ… Trong một bài viết ngày 25/07/2019, Tạp chí Tài chính trích một số nhận định của một số doanh nhân, chuyên gia về thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trước hết là mù mờ về thị trường. Vì vậy, ông Nguyễn Thanh Hải, tổng giám đốc công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Quy Phúc, cho rằng « các doanh nghiệp Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tham dự các hội chợ chuyên ngành tại nước sở tại để đưa ra những chiến lược phù hợp với đơn vị mình ». Thứ hai, cần phải sáng tạo, « doanh nghiệp nào nắm được công nghệ, sản phẩm độc đáo thì sẽ bán được vào thị trường ASEAN ». Thứ ba, các doanh nghiệp Việt chưa biết tận dụng cơ hội để tiếp cận thị trường ASEAN.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sản phẩm mang tính cạnh tranh của các nước thành viên khác cũng có cơ hội chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nước, cũng như đối với Điện Quang, theo nhận định của anh Nguyễn Hoàng Hân :
« ASEAN là một thị trường rất tiềm năng, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thử thách và khó khăn trước mắt. Cạnh tranh cũng rất khốc liệt. ASEAN có 11 nước thành viên, nhưng trong đó có khoảng 4 đến 5 nước có ngành công nghệ chiếu sáng rất phát triển, ngoài Việt Nam, còn có Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Những quốc gia này có những nhà máy, những thương hiệu đèn, cũng như công nghệ chiếu sáng rất phát triển. Đây quả thực là một khó khăn đối với Điện Quang khi cạnh tranh, cũng như thâm nhập vào những thị trường này.
Bên cạnh đó cũng có những mặt tiềm năng, như những thị trường đang phát triển, ví dụ Miến Điện, Cam Bốt, những thị trường này có cơ sở hạ tầng cũng đang phát triển. Đây cũng là những dự án mà Điện Quang đang hướng tới để cung cấp những thiết bị đèn, cũng như là các giải pháp thông minh cho những đất nước đang phát triển như này.
Quả thực, để thâm nhập vào những thị trường này, chiến lược của Điện Quang, thứ nhất, chất lượng luôn phải đảm bảo. Thứ hai, giá thành lúc nào cũng phải cạnh tranh. Thứ ba, luôn tiếp nhận phản hồi từ thị trường để kịp thời cải tiến và phát triển mẫu mã sản phẩm luôn đáp ứng được những yêu cầu thay đổi mỗi ngày của thị trường cũng như người tiêu dùng ».
Phải chấp nhận tư duy ra « biển lớn »
Ông Nguyễn Công Danh, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt An Khang, được Tạp chí Tài chính (25/07/2019) trích dẫn, nhận định : « Ở thị trường ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp bản địa mà từ các đối thủ toàn cầu, đặc biệt là các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa về chất lượng, phải chấp nhận tư duy ra « biển lớn » chứ không phải sản xuất nhỏ ».
Đây cũng là chiến lược được công ty cổ phần Điện Quang triển khai từ lâu. Anh Nguyễn Hoàng Hân cho biết công ty đã cố gắng từ nhiều thập niên để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước, qua đó đạt được danh hiệu « Hàng tiêu dùng chất lượng cao » của Thương Hiệu Việt.
« Để đưa những sản phẩm của mình vào thị trường, nói chung là cao cấp ngang hoặc cao hơn Việt Nam, như Thái Lan chẳng hạn, thì đó quả là một bài toán khó đối với không chỉ Điện Quang mà còn với các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chúng tôi luôn tìm ra những đặc trưng của sản phẩm. Đối với những tiêu chuẩn cơ bản, chắc chắn là phải đáp ứng được. Ngoài ra, chúng tôi còn phải đưa ra những điểm khác biệt, những đặc trưng sản phẩm của chúng tôi. Ví dụ, chúng tôi giới thiệu những loại đèn giải pháp thông minh, có thể điều chỉnh từ xa bằng các công nghệ như wifi, bluetooth, hoặc là những công nghệ thông minh hơn, rồi có những sản phẩm cảm biến, cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng…
Đó là những sản phẩm mà chúng tôi mang đến, nhưng giá trị của sản phẩm thì luôn được đặt lên hàng đầu : Đó là làm sao phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, làm sao đánh đúng nhu cầu sử dụng của các nhà đầu tư chẳng hạn. Đó là điểm mà chúng tôi luôn hướng đến khi tiếp xúc với các nhà phân phối ở Thái Lan, hoặc khi thâm nhập vào thị trường Thái Lan, chúng tôi có thể nói mẫu mã của Điện Quang đặc sắc, mà giá thành thì hợp với túi tiền người tiêu dùng ».
Theo thống kê được trang Le Courrier du Vietnam đăng ngày 28/01/2020, trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam và các thành viên khác trong khu vực đạt khoảng 60 tỉ đô la năm 2019, so với khoảng 45,23 tỉ năm 2017. Ngoài những lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh như nông phẩm, thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng mặt hàng xuất khẩu, tận dụng những ưu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN, vị trí thuận lợi trong hành lang Đông-Tây di chuyển hàng hóa…
Một số chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cải thiện ngay chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cũng như cách trưng bày, giới thiệu mặt hàng vì « một khi sản phẩm Việt Nam bị định hình là hàng rẻ tiền, việc thay đổi nhận diện sản phẩm là rất khó », theo khyến cáo của ông Nguyễn Đương Kiên, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (bộ Công Thương).
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200302-thi-truong-asean-giup-viet-nam-bot-phu-thuoc-vao-trung-quoc
0 comments