Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 02/03/2020

Monday, March 2, 2020 2:40:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 02/03/2020

Bầu cử 2020: Sự trỗi dậy của Bloomberg,

người giàu thứ chín trên thế giới

Ngay khi còn là một đứa trẻ lớn lên ở Medford, Massachusetts, một thị trấn ngoại ô gần Boston, ngoài rìa nơi phồn hoa đô hội, Michael Bloomberg đã có khuynh hướng muốn trở thành một người điều hành.
“Michael muốn điều hành bất cứ điều gì chúng tôi đang làm”, người mẹ quá cố của ông, Charlotte, kể lại với một người viết tiểu sử vào năm 2009. “Michael muốn chỉ huy mọi việc”.
Ở tuổi 78, ông Bloomberg từng là ông xếp của nhiều thứ – giám đốc điều hành của một công ty dữ liệu tài chính, thị trưởng thành phố đông dân nhất nước Mỹ, người đứng đầu một nhóm kiểm soát súng quốc gia, sáng lập viên một cơ quan truyền thông mang tên ông.
Ai là những cử tri ủng hộ Michael Bloomberg?
Chiến thắng ở Nevada củng cố vị trí dẫn đầu của Sanders
Vũ khí bí mật chống Trump của các ứng cử viên Dân chủ
Suy đoán về việc liệu tỷ phú công nghệ ngày nào đó sẽ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ đã râm ran kể từ khi Michael Bloomberg tham gia chính trường năm 2001, khi ông giành chiến thắng trong cuộc đua vào chức thị trưởng New York với tư cách thành viên đảng Cộng hòa.
Giờ đây, là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, Michael Bloomberg đang tính làm xếp của văn phòng chính trị cao nhất của Mỹ – lần này là một người thuộc đảng Dân chủ.
Từ trung lưu đến vô cùng giàu có
Ông Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình trung lưu – con trai của một người làm nghề kế toán.
Sau khi học ngành kỹ thuật tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Michael Bloomberg vào làm việc ở Phố Wall sau khi lấy được bằng MBA tại Đại học Harvard vào năm 1966.
Michael Bloomberg làm việc với Salomon Brothers, và đến năm 1972, đã trở thành một đối tác của ông ty này. Nhưng mối quan hệ của ông với Salomon Brothers chấm dứt đột ngột 9 năm sau đó khi Salomon Brothers bị bán đi và ông bị cách chức.
Ông đã dùng vốn có từ việc bán cổ phần Salomon để thành lập doanh nghiệp của riêng mình – hiện là một đế chế truyền thông và dữ liệu tài chính toàn cầu mang tên ông, Bloomberg LP.
Ngày nay Bloomberg LP có văn phòng trên khắp thế giới. Đây là công ty cung cấp dữ liệu tài chính toàn cầu hàng đầu và đã biến ông Bloomberg trở thành một người đàn ông rất giàu có.
Với giá trị tài sản ròng ước tính là 64 tỷ đôla (49 tỷ bảng Anh), ông là người giàu thứ chín trên thế giới vào năm 2019, theo Forbes – và là người giàu thứ sáu ở Mỹ.
Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ
Ứng cử viên tỷ phú Bloomberg sẽ được tham gia tranh luận
“Được ca ngợi là điều tuyệt vời,” ông từng được dẫn lời nói.
Bước sang chính trị
Mặc dù chưa bao giờ được xem là một ứng cử viên lôi cuốn, ông Bloomberg chưa bao giờ thất cử.
Trong cuộc đua đầu tiên trở thành thị trưởng năm 2001, Michael Bloomberg chuyển từ đảng Dân chủ sang Cộng hòa, để đảm bảo sự ủng hộ của Rudy Giuliani, người tiền nhiệm hiện là luật sư của Tổng thống Trump, và đã chi hàng chục triệu đôla để giành chiến thắng.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Michael Bloomberg cấm hút thuốc tại các quán rượu, chiến đấu với các công đoàn vận tải và phát động một phong trào bắt những người bán hàng rong vào khuôn khổ. Báo lá cải từ bắt đầu gọi ông thị trưởng là “Gloomberg”.
Nhưng nền kinh tế được cải thiện, kết quả giáo dục tốt và tỷ lệ tội phạm giảm đã giúp ông dành được nhiệm kỳ thứ hai cho chức vụ thị trưởng vào năm 2005 với số phiếu cao hơn đối thủ 20% – cao nhất so với bất kỳ thành viên đảng Cộng hòa nào ở New York.
Ông rời đảng Cộng hòa vào giữa nhiệm kỳ thứ hai, tái ứng cử giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách một ứng cử viên độc lập. “Trong Chúa, chúng ta tin tưởng. Mọi người khác, mang theo dữ liệu”, là một phương châm yêu thích của Bloomberg – chủ nghĩa trung dung, kinh nghiệm thực tiễn, và thực dụng là thương hiệu chính trị của ông, bất kể ông là thành viên của đảng nào.
Lại là thành viên đảng Dân chủ?
Là thị trưởng, cử tri mô tả ông là người “lạnh lùng” và “là dân kinh doanh”, nhưng hiệu quả. Khi ông rời nhiệm sở năm 2013, thời gian 12 năm tại tòa thị chính của ông được dân cư New York xem là một thành công, và các hoạt động từ thiện sau đó của ông – bao gồm dự án lớn nhất, ủng hộ luật kiểm soát súng trên khắp Hoa Kỳ – một lần nữa đưa ông vào vùng của đảng Dân chủ.
Năm 2018, Michael Bloombert chi 41 triệu đôla để ủng hộ các ứng cử viên Dân chủ đang tranh cử vào Hạ viện Hoa Kỳ. Hai mươi mốt trong số 24 người ông ủng hộ đã đắc cử, 15 trong số đó là phụ nữ. Năm 2019, ông đóng góp 3,9 tỷ đôla cho các tổ chức từ thiện hỗ trợ các vấn đề hàng đầu của phe tả, từ năng lượng xanh đến quyền phá thai.
Nhưng nỗ lực trở thành người đối đầu với ông Trump vào năm 2020 của ông đã gây ra sự bất hòa với một đảng đưa ra yêu cầu về bình đẳng chủng tộc, giới tính và thu nhập, như một phần chíh trong việc chẩn đoán căn bệnh của nước Mỹ.
Phát biểu trong quá khứ, đặc biệt là về chủng tộc của ông hiện đang phải đối mặt với sự soi sét quyết liệt. Chiến thuật kiểm soát chặt chẽ có tên ”chặn bắt và khám người”, được Michael Bloomberg mở rộng trong suốt thời gian ông làm thị trưởng bị chỉ trích là phân biệt chủng tộc mà không tạo được hiệu quả.
Những bình luận mà cựu thị trưởng từng đưa ra về phụ nữ và người da màu cũng bị lôi ra lại và ám ảnh ông, với những nhận xét đáng xấu hổ hơn vừa được luân lưu trong tuần. Một video cho thấy cảnh ông Bloomberg chế giễu ý tưởng vận động cho quyền của người chuyển giới. “Nếu cuộc trò chuyện của bạn trong cuộc bầu cử tổng thống là về một người nào đó mặc váy”, ông được nghe nói, “đó không phải là một công thức chiến thắng cho hầu hết mọi người.”
Về việc sự giàu có của ông có thể được sử dụng để lập luận (như trường hợp ông Trump, một người New York giàu có khác) rằng ông là người không thể mua được, thì hiện giờ, lời buộc tội của các đối thủ là ông Bloomberg đang tìm cách mua cuộc bầu cử. Micheal Bloomberg đã chi vài trăm triệu đôla, và nói rằng sẵn sàng bỏ ra một tỷ đồng để tranh cử.
Ông Bloomberg có thể đến đích được tham dự hội đảng Dân chủ vào tháng 7 với tư cách là người đảng đề cử không? Ông có tài nguyên, nhưng còn phải cố gắng nhiều về mặt thuyết phục quần chúng.
Vào tháng Hai, chiến dịch tranh cử của ông đã phát động một chiến dịch tiếp cận các cử tri da đen, thừa nhận rằng ông đã sai về chính sách ”chặn bắt và khám người”,và cam kết đầu tư 70 tỷ đôla để đấu tranh cho bình đẳng kinh tế nếu được bầu.
“Trong suốt sự nghiệp của tôi,” tỷ phú nói, “Tôi đã cố gắng làm điều đúng đắn.”
“Không phải những điều được ưa chuộng những điều chính trị, mà là những điều đúng đắn”. Ông nhấn mạnh.
Nhưng muốn được bầu, ông cần được ưa chuộng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51657651

Bầu cử 2020:

Pete Buttigieg rời khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Pete Buttigieg, cựu thị trưởng Indiana, người thực hiện một cuộc tranh cử tổng thống đầy tham vọng, tuyên bố ông sẽ chấm dứt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng.
Người đàn ông 38 tuổi này trở thành ứng cử viên tổng thống đồng tính công khai đầu tiên của một đảng lớn khi ông tuyên bố sẽ gia nhập cuộc đua giành đề cử của đảng Dân chủ.
Nhưng mặc dù có một khởi đầu thành công, chiến dịch tranh cử của Pete Bittigieg đã mất đà trong những tuần gần đây.
Quyết định bỏ cuộc của ông được đưa ra trước ngày thứ Ba quan trọng trong cuộc đua của đảng Dân chủ để đối đầu Trump.
Buttigieg và Sanders dẫn đầu sau hỗn loạn bầu phiếu ở Iowa
Các ứng viên Dân chủ ‘thiên tả’ đến đâu?
Ai là những cử tri ủng hộ Michael Bloomberg?
Ngày 3/3 tới sẽ là ngày Siêu Thứ Ba, khi 14 tiểu bang sẽ đồng loạt có cuộc bầu cử sơ bộ. Ứng cử viên cánh tả kỳ cựu Bernie Sanders đang có một vị trí dẫn đầu không thể đánh bại và có thể đang đến gần hơn đích được đề cử.
Sau khi Pete Buttigieg rời cuộc đua, đảng Dân chủ vẫn còn sáu ứng cử viên.
Nói chuyện với người ủng hộ ở South Bend, tiểu bang nhà Indiana, ông Buttigieg nhấn mạnh những giá trị mà ông nói rằng chiến dịch tranh cử của ông hy vọng sẽ phát huy.
“Chúng ta phải nhận ra rằng tại thời điểm này trong cuộc đua, cách tốt nhất để giữ niềm tin vào những mục tiêu và lý tưởng đó là bước sang một bên, và giúp đưa đảng và quốc gia của chúng ta kết nối lại với nhau”, ông nói. “Vì vậy, tối nay tôi đang đưa ra quyết định khó khăn trong việc đình chỉ chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.”
Pete Buttigieg cam kết sẽ làm “mọi thứ trong khả năng mình” để đảm bảo chiến thắng cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Ứng cử viên đồng tính gây ngạc nhiên, khi giành được chiến thắng, trong gang tấc, trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng ở Iowa vào ngày 3/2. Nhưng ông ấy đã không lặp lại được thành công đó và giành được các đại biểu cần thiết để trở thành ứng viên dẫn đầu để được đề cử. Trong cuộc bầu cử sơ bộ ở South Carolina hôm thứ Bảy, ông đứng thư, và cách người về thứ ba khá xa.
Con đường đến Nhà Trắng của Buttigieg
Đó là một trong những cuộc tranh cử tổng thống được ít người dự đoán có thể xảy ra trong nhiều năm: Kinh nghiệm chính trị duy nhất của Pete Buttigieg là một vị thị trưởng ôn hòa của South Bend, Indiana, thành phố lớn thứ 306 của Mỹ, từ năm 2012 đến tháng 1, 2020.
Trước đó, ông từng là sĩ quan tình báo của Hải quân Hoa Kỳ và trong cuộc chiến Afghanistan.
Ông là người trong thế hệ thiên niên kỷ (millennial) đầu tiên ứng cử vào Nhà Trắng, và đã có thể là tổng thống trẻ nhất của Hoa Kỳ nếu giành được chiến thắng.
Là con trai của một người di dân từ Malta, từ lâu Pete Buttigieg đã được đồn đoán rằng ông có thể sẽ trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử năm 2020. Nhưng sau khi tuyên bố ứng cử vào tháng 4 năm ngoái, ông đã vượt qua một nhóm ứng viên Dân chủ đông đúc để trở thành một trong những gương mặt nổi bật nhất trong chiến dịch tranh cử.
Theo Ủy ban bầu cử liên bang, Pete Buttigieg đã gây quỹ tranh cử được hơn 82 triệu đôla, một trong những tổng số gây quỹ cao nhất trong số tất cả các ứng cử viên.
Trong những tuần gần đây, khuynh hướng tình dục của ông bị giới chỉ trích nhấn mạnh, như người dẫn chương trình phe bảo thủ Rush Limbaugh đặt vấn đề liệu cử tri có bầu cho một người đàn ông “hôn chồng trên sân khấu” không.
Mr Buttigieg – phát âm là Boot-Edge-Edge – công bố mình đồng tính nam lúc 33 tuổi và kết hôn với Chasten vào tháng 6/2018.
Ông cũng gặp khó khăn trong việc đạt được sự ủng hộ của các cử tri người Mỹ gốc Phi, một điểm được thấy rõ trong kết quả tệ hại tại cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang South Carolina.
Thành tích chính trường là thị trưởng đã bị các cử tri thiểu số soi sét khi ông đã sa thải cảnh sát trưởng người Mỹ gốc Phi đầu tiên của South Bend và bị chỉ trích về cách ông xử lý vụ một cảnh sát da trắng bắn chết một người đàn ông da đen vào năm ngoái.
Việc Buttigieg bỏ cuộc có lợi cho Biden ra sao
Phân tích của Anthony Zurcher
Chỉ hơn một tuần trước, Pete Buttigieg đạt được số phiếu đại biểu hàng đầu của đảng Dân chủ. Bây giờ cựu thị trưởng South Bend đã rút ra khỏi cuộc đua.
Vận may có thể thay đổi nhanh chóng trong cuộc đua tới Nhà Trắng.
Cuối cùng thì, Buttigieg đơn giản là không thể biến thành công ban đầu của mình thành một làn sóng ủng hộ trên toàn quốc. Trong khi ông vươn lên mạnh mẽ trong những tháng vận động lặt vặt ở hai tiểu bang đầu tiên những nơi toàn cử tri da trắng, thì kết quả bầu cử sơ bộ của Nevada và South Carolina chứng minh rằng ông sẽ không bao giờ thu hút được các thành phần cử tri Dân chủ đa dạng hơn trên toàn nước Mỹ.
Nhiều người vẫn còn hơi sốc khi Buttigieg bỏ cuộc thay vì tiếp tục tranh cử vào Siêu Thứ Ba. Tuy nhiên, bằng cách này, ông tránh được nguy cơ bị thất bại nặng hơn và giúp được Joe Biden, người chắc chắn sẽ đánh giá cao động thái của thị trưởng Buttigieg trong việc giúp ông rảnh tay một mình thách thức Bernie Sanders.
Ai cũng phải công nhận rằng Buttigieg đã có một nỗ lực đáng kinh ngạc, từ vị trí không ai biết đến thành một ứng cử viên đáng kể, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của Iowa và gây được một số quỹ tranh cử khổng lồ. Đó là một thành tích đáng nể đối với ứng cử viên tổng thống đồng tính công khai đầu tiên, với một cái tên khó phát âm, bằng một nửa tuổi của các đối thủ tổng thống khác.
Chiến dịch tranh cử của Buttigieg sẽ được đi vào sử sách.
Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp?
Siêu Thứ Ba là ngày quan trọng nhất trong cuộc đua chọn người được đề cử của đảng Dân chủ.
Cử tri của đảng ở 14 bang sẽ bỏ phiếu sơ bộ (cùng với các ứng cử viên Dân chủ đang sống ở nước ngoài) như Samoa và nhóm Đảng viên Dân chủ Hoa Kỳ ở nước ngoài). Họ sẽ quyết định 1.357 phiếu đại biểu, 1/3 tổng số đại biểu trong cuộc bầu cử sơ bộ sẽ giành cho ai. Hai tiểu bang đông dân nhất là California và Texas nằm trong số 14 bang tham gia bỏ phiếu vào Siêu Thứ Ba.
Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ
Tình thế có thể hoàn toàn thay đổi trong một ngày. Hoặc chúng ta có thể thấy Bernie Sanders củng cố vị trí dẫn đầu của mình và thậm chí dẫn xa hơn để thành một người dẫn đầu gần như không thể đánh bại.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên ứng cử viên tỷ phú New York Michael Bloomberg xuất hiện trên lá phiếu. Tỷ lệ thắng cuộc của những ứng cử viên ôn hòa như ông Biden vào Siêu Thứ Ba sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi ông Bloomberg.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51701519

Tỷ phú Tom Steyer rút khỏi cuộc tranh cử Tổng Thống

Theo đài KTLA5, ông Tom Steyer sẽ từ bỏ cuộc đua để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Nhà hoạt động tỷ phú này đã đưa ra thông báo vào tối thứ Bảy (29 tháng 2), sau khi nhận được kết quả thất vọng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở South Carolina.
Tại đây, cựu phó tổng thống Joe Biden đã giành được chiến thắng đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ ở các tiểu bang, trong khi ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ Bernie Sanders giành vị trí thứ hai. Ông Steyer thành thật cho biết, vào thời điểm này, ông không thể nhìn thấy con đường mà ông có thể giành được chức tổng thống.
Ông Steyer cho hay ông tham gia vào cuộc đua bởi vì theo ông, vấn đề bất công chủng tộc chưa được giải quyết ở Hoa Kỳ. Dù từ bỏ cuộc tranh cử, nhưng ông sẽ tiếp tục làm việc để giải quyết vấn đề đó. Ông Steyer cũng cảm ơn những người ủng hộ và cam kết sẽ không bao giờ quên tiểu bang South Carolina, nơi ông tập trung hầu hết các nỗ lực tranh cử. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ty-phu-tom-steyer-rut-khoi-cuoc-tranh-cu-tong-thong/

Mỹ điều tra lỗi sản xuất

của bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ hôm 1/3 xác nhận đang điều tra một lỗi sản xuất trong một số bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona khiến một số bang tìm cách xin chuẩn thuận khẩn cấp cho việc sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm riêng của họ, theo Reuters.
Vào thứ Bảy, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết tiểu bang của ông sẽ ngay lập tức bắt đầu sử dụng bộ xét nghiệm của riêng bang này sau khi yêu cầu đưa ra hôm thứ Sáu được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chuẩn thuận.
FDA cho biết hôm thứ Bảy rằng họ sẽ cho phép một số phòng thí nghiệm sử dụng ngay các xét nghiệm mà họ đã phát triển và xác nhận để đạt được khả năng xét nghiệm nhanh hơn đối với virus corona.
Vào ngày Chủ nhật, New York xác nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên trong bang.
Trong một thông báo hôm Chủ nhật, Ủy viên FDA, Stephen Hahn, cho biết “trong khi tìm hiểu về vấn đề xét nghiệm từ CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), FDA đã làm việc với CDC để xác định các vấn đề đối với một số thành phần xét nghiệm là do vấn đề về sản xuất. Chúng tôi đã hợp tác với CDC để giải quyết các vấn đề về sản xuất này”.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói với ABC hôm Chủ nhật rằng Hoa Kỳ hiện có 75.000 bộ dụng cụ xét nghiệm và trong tuần tới sẽ tăng lên rất nhiều. Ông cho biết đến này đã có hơn 3.600 người ở Mỹ được xét nghiệm.
Ông Hahn cho biết thêm rằng “FDA có niềm tin vào thiết kế và sản xuất các bộ xét nghiệm hiện tại đã và đang tiếp tục được phân phối. Các bộ xét nghiệm này đã được thông qua quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ”.
Reuters hôm thứ Sáu đưa tin rằng các quan chức y tế New York đang tìm cách sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona của riêng họ sau khi bị mắc kẹt với các xét nghiệm sai từ chính phủ liên bang mà bang này nói rằng không thể chẩn đoán nhanh chóng cho người dân tại thành phố đông dân nhất nước Mỹ này.
HHS hôm Chủ nhật xác nhận rằng họ đã “mở một cuộc điều tra và tập hợp một nhóm các nhà khoa học không phải từ CDC để hiểu rõ hơn về bản chất và nguồn gốc của lỗi sản xuất trong lô dụng cụ xét nghiệm COVID-19 đầu tiên được phân phối cho các sở y tế nhà nước và những nơi khác”.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-l%E1%BB%97i-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%99-d%E1%BB%A5ng-c%E1%BB%A5-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-virus-corona/5311679.html

Covid-19: Mỹ có ca tử vong thứ 2,

New York báo cáo ca nhiễm đầu tiên

Các giới chức y tế bang Washington vào tối 1/3 cho biết một người ở viện dưỡng lão đã chết sau khi nhiễm virus corona. Trong khi đó, thống đốc bang New York xác nhận trường hợp dương tính đầu tiên với loại virus này, cho thấy virus đã rời khỏi bờ Tây nước Mỹ, theo Reuters.
Loại virus corona mới xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã làm suy giảm thị trường toàn cầu khi nó nhanh chóng di chuyển trên khắp thế giới.
Các ca nhiễm có vẻ tăng lên đột biến ở Mỹ, một phần do có nhiều thử nghiệm để xác nhận các ca lây nhiễm hơn.
Bang Florida vào cuối ngày 1/3 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng sau khi có hai trường hợp đầu tiên được xác nhận tại bang này.
Các giới chức chính quyền Trump ngày 1/3 đã tìm cách trấn an người dân và làm giảm nhẹ nỗi lo rằng về suy thoái kinh tế toàn cầu đang xuất hiện, viện dẫn lý do công chúng và truyền thông đã phản ứng thái quá, và nói rằng chứng khoán sẽ phục hồi vì nền kinh tế Mỹ về cơ bản là rất mạnh.
Hiện nay, tổng số ca nhiễm được xác nhận tại Hoa Kỳ là hơn 75 người, với 2 trường hợp tử vong được ghi nhận, và cả hai đều ở bang Washington.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện trên toàn cầu đã có hơn 87.000 ca nhiễm và gần 3.000 người chết trên 60 quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, một nhóm các trường hợp nhiễm bệnh tập trung tại một viện dưỡng lão gần Seattle.
Sở y tế công cộng Seattle và Quận hạt King tối Chủ nhật xác nhận một người đàn ông ở độ tuổi 70 là cư dân của viện dưỡng lão LifeCare ở Kirkland đã bị nhiễm virus corona và đã chết một ngày trước đó.
Hôm 29/2, ca tử vong đầu tiên vì nhiễm virus corona ở Hoa Kỳ được xác nhận. Đó là một người đàn ông ở độ tuổi 50, cũng đang sống ở Kirkland, trong thành phố nơi có viện dưỡng lão trên. Sáu trong số 10 trường hợp nhiễm virus corona được xác nhận tại tiểu bang Washington đều là cư dân hoặc nhân viên tại LifeCare.
Giới hữu trách cho biết thêm 27 cư dân của viện dưỡng lão và 25 nhân viên tại đây báo cáo có các triệu chứng nhiễm virus, vốn tương tự như bệnh cúm thông thường.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cũng xác nhận trên Twitter về ca nhiễm virus corona đầu tiên tại bang này. Đó là một phụ nữ ở độ tuổi 30 bị nhiễm virus trong chuyến đi gần đây tới Iran và hiện đang được cách ly tại nhà.
Ông Cuomo không cho biết người phụ nữ này sống ở đâu, nhưng tờ New York Times dẫn lời các giới chức cho biết người phụ nữ này đang ở quận Manhattan của thành phố New York.
“Bệnh nhân có các triệu chứng về hô hấp, nhưng không nghiêm trọng và đã ở trong tình trạng được kiểm soát kể từ khi đến New York”, Reuters dẫn lời ông Cuomo nói.
Thị trường chứng khoán đã chao đảo trong tuần qua, với một chỉ số chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm ở mức lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và hơn 5.000 tỷ đô la đã biến mất trên thị trường chứng khoán toàn thế giới.
Một hội nghị năng lượng quan trọng ở thành phố Houston, với sự có mặt của các bộ trưởng dầu mỏ và các công ty năng lượng, đã bị hủy bỏ vào Chủ nhật khi nhà tổ chức CERAWeek cho biết việc kiểm tra sức khỏe ở biên giới đang ngày càng hạn chế hơn và các công ty bắt đầu cấm việc đi lại không cần thiết để bảo vệ người lao động.
Một hội nghị kinh tế thế giới với sự có mặt của Giáo hoàng Phanxicô dự kiến diễn ra tại Ý vào cuối tháng này cũng đã bị hủy bỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-ca-t%E1%BB%AD-vong-th%E1%BB%A9-2-new-york-b%C3%A1o-c%C3%A1o-ca-nhi%E1%BB%85m-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn/5311293.html

Mỹ chưa rõ nguồn gốc nhiễm bệnh

của ca đầu tiên tử vong vì Corona

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar hôm 1/3 nói rằng Hoa Kỳ vẫn chưa rõ bệnh nhân đầu tiên tử vong vì chủng virus Corona mới (COVID-19) bị nhiễm virus gây chết người này như thế nào, theo Reuters.
Ông Azar được trích lời nói trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS rằng không có bằng chứng nào cho thấy người đàn ông ở độ tuổi 50 có tiếp xúc với người đã tới vùng dịch trước đó.
XEM THÊM:
Mỹ đặt công ty 3M sản xuất 35 triệu khẩu trang mỗi tháng
Theo Reuters, các quan chức liên bang và tiểu bang Washington, nơi người đàn ông tử vong, vẫn đang điều tra lý do vì sao bệnh nhân có các chứng bệnh khác này lại nhiễm COVID-19.
Ông Azar nói rằng nguy cơ đối với người dân Mỹ vẫn thấp và các biện pháp khống chế dịch bệnh đã được tiến hành.
Tuy nhiên, quan chức này nói rằng thêm các ca bệnh mới nhiều khả năng sẽ xuất hiện và hiện chưa rõ là dịch bệnh rốt cuộc sẽ lan rộng tới mức nào ở Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ch%C6%B0a-r%C3%B5-ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-nhi%E1%BB%85m-b%E1%BB%87nh-c%E1%BB%A7a-ca-t%E1%BB%AD-vong-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-v%C3%AC-corona/5310625.html

Mỹ vẫn vây chặt TQ

Tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến công du Ấn Độ và hai bên đạt không ít thỏa thuận quan trọng. Trong đó, nổi bật là việc Washington cung cấp hợp đồng quân sự trị giá 3 tỉ USD cho New Delhi.
Vài năm qua, từ nền tảng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Mỹ cùng với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ hình thành nên “tứ giác an ninh” ở khu vực nhằm kiềm chế các hành động đáng lo từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu như cả Nhật Bản và Úc đều là đồng minh lâu năm của Mỹ, thì Ấn Độ lại chỉ mới ở chừng mực “đồng minh thăm dò” của Mỹ. Chính vì thế, thỏa thuận cung cấp khí tài trị giá 3 tỉ USD là bước ngoặt quan trọng để Washington thể hiện cam kết lâu dài với New Delhi, giúp cho “tứ giác an ninh” thêm thắt chặt. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ phải gặp đối trọng lớn hơn nữa.
Bên cạnh đó, cũng trong tuần qua, Thượng viện Mỹ thông qua đạo luật mới, trong đó có nội dung cung cấp ngân sách 1 tỉ USD bồi thường cho các công ty viễn thông nhỏ ở vùng nông thôn để thay thế thiết bị của công ty bị cấm – mà cụ thể là Huawei và ZTE vào tầm ngắm.
Đây là động thái mới nhất mà Mỹ hướng đến siết chặt “vòng kim cô” nhằm vào 2 “đại gia” công nghệ viễn thông Trung Quốc.
Từ hai diễn biến trên, có thể thấy Washington đang đẩy mạnh các biện pháp tăng cường vòng vây cả về an ninh lẫn kinh tế nhằm vào Bắc Kinh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33278-my-van-vay-chat-tq.html

Thế trận Mỹ – Ấn kiềm chế TQ

Hợp đồng quốc phòng trị giá 3 tỉ USD mà Ấn Độ vừa thỏa thuận mua từ Mỹ sẽ tạo ra bước ngoặt mới nhằm kiềm chế Trung Quốc cả trên đất liền lẫn trên biển.
Sau chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 24 – 25.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter rằng “Ấn Độ vĩ đại”. Thực tế, chuyến thăm đã kết thúc với những thỏa thuận mà hai bên đạt được sẽ tạo ra các trụ cột quan trọng.
Nổi bật trong các thỏa thuận là việc Mỹ sẽ cung cấp gói vũ khí và những khí tài đi kèm với tổng giá trị lên đến 3 tỉ USD. Tâm điểm của gói vũ khí này chính là việc Washington sẽ bán các loại trực thăng chiến đấu Apache và Sikorsky MH-60R cho New Delhi.
Trấn thủ trên đất liền
Với loại trực thăng chiến đấu đa nhiệm Apache, Ấn Độ có thể bổ sung năng lực tác chiến cho lục quân nước này ở khu vực biên giới với Trung Quốc mà hai bên vốn thường xuyên “cơm không lành – canh không ngọt”, thậm chí còn đụng độ. Khu vực vừa nói có đặc điểm địa hình khá cao, nên các dòng trực thăng chiến đấu mà Ấn Độ đã mua từ Nga hay Liên Xô cũ sẽ không hoạt động hiệu quả như Apache.
Khi Ấn Độ tăng cường thực lực quân sự ở vùng biên giới trên bộ, Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ phải tốn thêm tiền của để chi viện cho khu vực này, nhất là khi hai bên vẫn tranh chấp căng thẳng tại đây. Chính vì thế, việc New Delhi bổ sung thêm máy bay trực thăng chiến đấu Apache còn khiến cho Bắc Kinh sẽ phải chia sẻ ngân sách quốc phòng từ các khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông cho tranh chấp trên bộ.
 Kiềm chế vùng đại dương
Bên cạnh đó, Trung Quốc gần đây đã triển khai tàu ngầm hạt nhân tiến về khu vực Ấn Độ Dương. Đây là động thái có tính răn đe khiến New Delhi cần có biện pháp phòng ngừa.
Apache và Sikorsky MH-60R
Apache có tốc độ tối đa khoảng 290 km/giờ và tầm bay lên đến 470 km.
Ngoài khẩu pháo 30 mm cùng các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại, Apache còn có thể mang theo nhiều loại tên lửa chuyên dụng để tấn công mục tiêu trên mặt đất, bắn phá xe tăng và cả tên lửa đối không. Nhờ đó, đây là loại trực thăng chiến đấu có năng lực tác chiến toàn diện trên đất liền.
Còn Sikorsky MH-60R lại là phiên bản tập trung nhiều khả năng săn tàu ngầm và tác chiến đa nhiệm trên biển. Dòng máy bay này được tích hợp nhiều loại tên lửa chống tàu chiến cũng như pháo cận chiến.
Hoàng Đình
Trong bối cảnh như vậy, trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky MH-60R, nằm trong gói vũ khí mà Mỹ cung cấp, sẽ giúp Ấn Độ tăng cường khả năng kiểm soát vùng biển Ấn Độ Dương. Cụ thể hơn, Sikorsky MH-60R là phiên bản tối tân, tích hợp nhiều công nghệ được nâng cấp nhằm đáp ứng khả năng chống tàu ngầm và tác chiến trên biển. Chính vì thế, việc cung cấp máy bay trực thăng tác chiến đa nhiệm Sikorsky MH-60R vừa giúp tăng cường thực lực đối hải cho New Delhi, đồng thời tạo điều kiện để Washington chia sẻ việc kiểm soát vùng biển Ấn Độ Dương trước các hoạt động đáng lo ngại từ Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/33274-the-tran-my-an-kiem-che-tq.html

Tuyên bố của Tổng thống Trump

khiến cả Nga và TQ lo sợ

“Không có các hiệp ước kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc, Mỹ sẽ thiết lập lực lượng hạt nhân mạnh nhất thế giới”, Tổng thống Donald Trump mới đây đã tuyên bố như vậy trước các thống đốc của Mỹ tại Nhà Trắng.
“Hiện tại, cùng lúc cả Nga và Trung Quốc đều muốn đàm phán với chúng ta để ngăn chặn tình trạng điên cuồng đầu tư hàng tỉ, hàng tỉ USD vào vũ khí hạt nhân”, ông Trump cho biết. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, cho đến khi một thỏa thuận như thế đạt được thì điều duy nhất ông này có thể làm là “tạo ra một lực lượng hạt nhân mạnh nhất thế giới”.
Theo Tổng thống Trump, Mỹ có số lượng cực lớn “các tên lửa siêu nhanh” và nước này cần chúng bởi cả Moscow và Bắc Kinh đều sở hữu trong tay những vũ khí tương tự. “Chúng ta có những tên lửa siêu nhanh – số lượng cực lớn những tên lửa như vậy. Chúng ta gọi chúng là siêu nhanh bởi chúng nhanh gấp 4, 5, 6 lần và thậm chí là 7 lần so với các tên lửa thông thường”, ông Trump nhấn mạnh.
“Chúng ta cần chúng bởi vì Nga cũng có những tên lửa như vậy. Tôi sẽ không nói với các bạn về việc làm thế nào họ có loại vũ khí đó. Tôi cho rằng, họ có nó nhờ vào kế hoạch từ chính quyền Obama – khi chúng ta chẳng làm gì. Và điều đó thật tồi tệ. Điều đó không tốt.  Nhưng đó là cách nó diễn ra. Và Trung Quốc, như các bạn biết, cũng đang làm điều đó “.
Những phát biểu trên được Tổng thống Trump đưa ra đúng một năm sau khi ông này bất ngờ đưa ra thông báo về quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Kiềm chế Nga và Trung Quốc là mục đích thực sự đằng sau quyết định của Mỹ trong việc rút ra khỏi INF. Hiệp ước INF không còn đáp ứng các lợi ích của Mỹ trong bối cảnh sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang gia tăng đồng thời Nga đang khôi phục lại năng lực quân sự trong khi mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa hai nước Nga-Trung đang được mở rộng.
Nga và Trung Quốc đang thực sự lo ngại sau khi Mỹ quyết định phá bỏ hiệp ước INF và bắt đầu tiến hành các vụ thử tên lửa tầm trung cũng như thông báo về một loạt kế hoạch triển khai tên lửa ở Châu Âu, Châu Á. Hành động của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt, tốn kém và chứa đựng nhiều nguy cơ.
INF được ký kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan ký năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ngòi” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ phòng thủ mà còn tấn công được và có thể nhằm vào Nga.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Mỹ đã đơn phương rút ra khỏi hiệp ước INF. Với việc hiệp ước INF bị hủy bỏ, hiện tại, chỉ còn Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33284-tuyen-bo-cua-tong-thong-trump-khien-ca-nga-va-tq-lo-so.html

Mỹ phản đối Bắc Kinh loại Đài Loan ra khỏi WHO

Thái Học
Trong khi dịch COVID-19 hoành hành trên toàn cầu, Mỹ đã tái khẳng định việc ủng hộ Đài Loan tham dự diễn đàn Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).
Trong nhiều năm, Đài Loan đã bị cấm trở thành quan sát viên tại WHO vì sự phản đối của chính quyền Trung Quốc. Kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, hòn đảo này vẫn luôn phản đối việc bị loại khỏi WHO, cho rằng điều này đang cản trở các nỗ lực chung trên toàn cầu trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
“Sự bùng phát dịch COVID-19 chỉ nhấn mạnh thêm việc Đài Loan không được chấp thuận hay bị loại khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Hội Đồng Y Tế Thế Giới bởi Trung Quốc ngăn chặn mọi nỗ lực này”, ông Jonathan Fritz, phó trợ lý thư ký tại Văn Phòng các vấn đề về khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói trong một phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Mỹ vào ngày 27/2.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục phản đối mạnh mẽ điều đó cùng với nhiều người…. và tôi nghĩ là vấn đề này ngay bây giờ đang được củng cố thêm do dịch bệnh bùng phát”, ông Fritz nói thêm .
Ông Fritz cho rằng, việc Trung Quốc cô lập Đài loan đã ảnh hưởng tới việc quốc tế ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
“Đài Loan thậm chí còn chẳng thể nhận được thông tin kịp thời từ tổ chức WHO, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng người Đài Loan”, ông nói.
“Mặt khác, Đài Loan có rất nhiều nghiên cứu và hồ sơ theo dõi dịch tễ của riêng mình để đối phó với COVID-19, đáng chú ý là những điều đó đang không được chia sẻ một cách hoàn chỉnh và kịp thời với các thành viên WHO khác, rõ ràng, sự việc đó không giúp được bất cứ điều gì cho cộng đồng y tế quốc tế”, ông Fritz nói thêm.
Cũng trong phiên điều trần, dân biểu Steve Chabot đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc “hãy làm điều đúng đắn” và cho phép Đài Loan trở thành thành viên chính thức của WHO.
“Thật đáng tiếc khi mà chính quyền Trung Quốc… không khoan nhượng trong vấn đề này, khiến cho không chỉ người Đài Loan mà còn người dân của họ và phần còn lại của thế giới đối mặt với nhiều rủi ro hơn”.
Trước đó, vào ngày 6/2, ông Andrew Bremberg, Đại sứ Mỹ tại Hội đồng Liên hợp quốc ở Geneva Thụy Sĩ, đã thúc giục ban điều hành WHO tại Geneva cho phép Đài Loan tham gia các cuộc họp liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh.
“Do sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, đáng lẽ ra WHO nên phải trình bày các dữ liệu sức khỏe cộng đồng ở Đài Loan như một khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời cần làm việc trực tiếp với các cơ quan y tế của Đài Loan”, ông Bremberg cho biết.
Chính quyền Trung Quốc coi Đài Loan như một phần lãnh thổ của mình và luôn cố gắng ngăn hòn đảo trở thành thành viên của bất kỳ cơ quan hay tổ chức quốc tế nào. Tuy nhiên, Đài Loan cho rằng hòn đảo này tách biệt hẳn với Trung Quốc và do đó cũng nên có đại diện riêng trên các diễn đàn quốc tế.
Bên cạnh đó, WHO cũng gộp ca nhiễm virus của Đài Loan cùng với Trung Quốc, vậy nên hòn đảo cũng được xếp vào khu vực có rủi ro lây nhiễm cao, dẫn đến việc một số quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế du lịch tới Đài Loan.
Theo The Epoch Times
Thái Học dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-phan-doi-bac-kinh-loai-dai-loan-ra-khoi-who.html

Tổng thống Trump

nói về thỏa thuận Hoa Kỳ ký với Taliban

Hương Thảo
Vào ngày 29/2, trong một bài phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hàng năm, Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến thỏa thuận hòa bình mà Hoa Kỳ vừa ký với Taliban, thỏa thuận kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ.
“Hôm nay, Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận với Taliban để chúng ta có thể bắt đầu quá trình ngay lập tức đưa quân đội của chúng ta trở về nhà”, ông nói tại hội nghị. “Các vị có biết chúng ta phải cảm ơn ai không? Chính là các gia đình có những thành viên phi thường đã mất mạng”.
Ông Trump nói rằng chính quyền của ông đã “chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu những cuộc rút quân” và thêm rằng Hoa Kỳ “cuối cùng có thể bắt đầu xây dựng lại đất nước”.
Là một phần của thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ rút 4.400 trong số 13.000 quân trong 3-4 tháng tới, phần còn lại sẽ rút trong 14 tháng. Đổi lại, Taliban cam kết ngăn chặn những kẻ khủng bố sử dụng Afghanistan làm nơi dàn dựng các cuộc tấn công.
Ngoài ra, tại hội nghị, ông Trump cũng nói về các biện pháp mới nhất nhằm bảo vệ người Mỹ chống lại sự bùng phát của dịch COVID-19.
“Chính quyền của tôi đã thực hiện hành động quyết liệt nhất trong lịch sử hiện đại để kiểm soát biên giới của chúng ta và bảo vệ người Mỹ khỏi virus corona”, ông nói.
“Tôi đã ra lệnh thực hiện các hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan không kiểm soát được từ căn bệnh này và mất rất nhiều công sức vì tôi đã làm điều đó từ rất sớm”, ông nói, và thêm rằng ông thậm chí đã bị gọi là phân biệt chủng tộc vì đã áp dụng các biện pháp.
“Và quyết định đó bây giờ đã được cho điểm tốt, giống như điểm A cộng”.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Trump tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng về tình trạng của nền kinh tế Mỹ, mặc dù hiện tại dịch COVID-19 đang làm náo loạn các nhà đầu tư. Ông ca ngợi sự tăng trưởng của việc làm, mức thất nghiệp thấp kỷ lục và mức lương tăng của người dân Mỹ.
Ông cũng bảo vệ cuộc chiến thương mại mà ông đã thực hiện với Trung Quốc, nói rằng nó nên được thực hiện từ lâu.
“Sự phản bội vĩ đại đó đối với nước Mỹ đã kết thúc”, ông nói.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-noi-ve-thoa-thuan-hoa-ky-ky-voi-taliban.html

Một người kiên quyết ủng hộ xã hội chủ nghĩa

chĩa súng vào ông Juan Guaido

Tin từ Caracas, Venezuela – Vào hôm thứ Bảy (29 tháng 2), những người kiên quyết ủng hộ xã hội chủ nghĩa ở Venezuela đã nổ súng trong một cuộc tuần hành do ông Juan Guaidó lãnh đạo, khiến một người biểu tình 16 tuổi bị thương. Hành động này góp phần làm gia tăng thêm căng thẳng ở nước này, trong bối cảnh lãnh đạo phe đối lập tìm cách hồi sinh chiến dịch của ông để lật đổ tổng thống Nicolas Maduro.
Một bức ảnh về cuộc đối đầu cho thấy rằng, một người đàn ông đeo mặt nạ đã chĩa súng về phía một nhóm các nhà hoạt động đối lập, bao gồm cả ông Guaidó. Sự việc xảy ra hôm thứ bảy tại trung tâm thành phố Barquisimeto  được cho là lần đầu tiên các thành viên của tổ chức thân chính phủ dùng vũ khí nhắm vào ông Guaidó. Hãng thông tấn AP dẫn lời ông Alfredo Ramos, cựu thị trưởng thành phố kiêm nhà hoạt động đối lập cho biết, những người tuần hành do ông Guaidó lãnh đạo đã bị phục kích bởi khoảng 200 thành viên của lực lượng thân chính phủ, và lực lượng an ninh chính phủ trung thành với ông Maduro. Tuy nhiên, sự thương vong đã không xảy ra bởi người đàn ông đeo mặt nạ không nổ súng.
Sau đó, đoàn diễn hành quay về Caracas. Ông Guaidó một lần nữa kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình vào ngày 10/3 tới. Ông tuyên bố rằng, đây là thời điểm mọi người phải tăng những hành động và gây áp lực một cách dứt khoát đối với sự chuyên chế do tổng thống Maduro đứng đầu.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-kien-quyet-ung-ho-xa-hoi-chu-nghia-chia-sung-vao-ong-juan-guaido/

Virus corona: Số người chết toàn thế giới vượt quá 3.000,

Mỹ có tử vong thứ hai

Số người thiệt mạng trên toàn thế giới vì nhiễm virus corona đã vượt quá con số 3.000, Trung Quốc vừa thông báo thêm 42 người chết.
Hơn 90% tổng số ca tử vong là ở Hồ Bắc, Trung Quốc nơi virus này xuất hiện vào cuối năm ngoái.
Nhưng cũng đã có nhiều trường hợp tử vong ở 10 quốc gia khác, gồm hơn 50 ở Iran và hơn 30 ở Ý. Giới chức tiểu bang Washington cho biết tối Chủ nhật rằng thêm một cư dân của Quận King đã chết, và đây là người thứ hai ở Hoa Kỳ chết vì COVID-19.
Virus corona: Tuổi nào, giới tính nào thì dễ chết?
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Virus corona: Mỹ, Úc, Thái xác nhận ca tử vong đầu tiên
Các thành phố lớn ứng phó với virus corona thế nào?
Trên toàn thế giới, đã có gần 90.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh, với số lượng bên ngoài Trung Quốc hiện đang tăng nhanh hơn bên trong Trung Quốc.
Nhưng hầu hết bệnh nhân chỉ có các triệu chứng nhẹ, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm Chủ nhật, và tỷ lệ tử vong dường như là từ 2% đến 5%.
Để so sánh, cúm theo mùa có tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 0,1% nhưng có khả năng lây nhiễm cao – có tới 400.000 người tử vong vì bệnh này mỗi năm. Các chủng virus corona khác, như Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với Covid-19.
Tình hình toàn cầu hiện giờ
Trong khi tốc độ tăng ca nhiễm ở Trung Quốc đã giảm, phần còn lại của thế giới đang gia tăng mạnh những trường hợp mới bị nhiễm trùng.
Tại Ý, điểm nóng của châu Âu, số ca nhiễm bệnh tăng gấp đôi sau 48 giờ, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự của nước này cho biết hôm Chủ nhật.
Đã có ít nhất 34 trường hợp tử vong và 1.694 trường hợp được xác nhận. Amazon cho biết hai nhân viên của họ ở Ý bị nhiễm virus và đang được cách ly.
Tại Anh, nơi có 40 ca nhiễm được xác nhận, Thủ tướng Boris Johnson đã gọi một cuộc họp khẩn cấp hôm thứ Hai.
Hôm thứ Hai, Hàn Quốc – điểm nóng lớn nhất bên ngoài Trung Quốc – báo cáo đã có 476 trường hợp mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.212.
Vừa có tin thêm 2 người tử vong ở Daegu, đưa tổng số ca tử vong ở Hàn Quốc lên 28.
Trong số các trường hợp được xác nhận, 3.081 trường hợp là từ Daegu – và 73% các trường hợp này đều liên quan đến Nhà thờ Shincheonji.
Các thành viên của nhóm Cơ đốc giáo bên lề được cho là đã lây bệnh cho nhau và sau đó đã lan ra toàn quốc mà dường như không bị phát hiện.
Nhóm này đã bị cáo buộc giữ bí mật tên các thành viên của mình, khiến việc theo dõi ổ dịch trở nên khó khăn hơn.
Nhưng ông Kim Shin-chang, từ Nhà thờ Shincheonji, nói với BBC rằng họ đã cung cấp một danh sách các thành viên, sinh viên và các tòa nhà cho chính quyền.
“Chúng tôi lo lắng về việc tiết lộ thông tin này vì sự an toàn của các thành viên của chúng tôi”, ông Kim nói và thêm rằng nhóm của ông đang bị ”đàn áp” tại Hàn Quốc.
Tại thủ đô Seoul, thị trưởng kêu gọi 10 triệu cư dân của thành phố làm việc tại nhà và tránh đến những nơi đông người.
Iran, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cho biết hôm Chủ nhật rằng họ đã có 980 ca nhiễm trùng và 54 trường hợp tử vong.
Các quốc gia Qatar, Ecuador, Luxembourg và Ireland đều xác nhận những trường hợp bị nhiễm đầu tiên vào cuối tuần qua.
Tiểu bang New York của Mỹ cũng xác nhận trường hợp đầu tiên. Bệnh nhân là một phụ nữ ở độ tuổi 30 đã nhiễm virut trong chuyến đi gần đây tới Iran.
Hai người đã chết tại Mỹ, tính đến khuya ngày 1/3. Nạn nhân thứ nhất là một người đàn ông ở độ tuổi 50 ở Quận King, tiểu bang Washington, vốn tiềm ẩn vấn đề sức khỏe trước khi nhiễm virut. Nạn nhân thứ hai cũng là cư dân của Quận King, nhưng chưa rõ thêm chi tiết.
Tình hình ở Trung Quốc thì sao?
Trung Quốc hôm thứ Hai cho biết có thêm 42 người chết, tất cả đều ở Hồ Bắc. Ngoài ra còn có 202 ca nhiễm mới được xác nhận – chỉ sáu trong số này nằm bên ngoài Hồ Bắc.
Tổng cộng 2.912 người đã chết bên trong Trung Quốc, với hơn 80.000 trường hợp nhiễm virut được xác nhận.
Người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết điểm dừng kế tiếp sẽ là “tập trung vào các rủi ro do việc cho người dân đi làm lại”.
Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng – với hoạt động của các nhà máy giảm ở mức kỷ lục.
Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ Nasa tìm thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm trong năm nay, đó là “ít nhất là một phần” do sự suy giảm kinh tế do virus gây ra.
WHO nói gì?
Hôm Chủ nhật, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết loại virus này dường như đặc biệt ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi và những người có sẵn bệnh.
Tổ chức này kêu gọi các nước dự trữ máy trợ thở, nói rằng “liệu pháp oxy là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị Covid-19 nặng”.
Phân tích quy mô đầu tiên của hơn 44.000 trường hợp từ Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn gấp mười lần ở người cao tuổi so với người trung niên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51701524

Cập nhật dịch COVID-19 sáng 2/3:

Số người tử vong trên thế giới tăng lên hơn 3.000

Hải Lam
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay (2/3) thông báo có thêm 42 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 1/3, nâng tổng số người chết vì virus corona trên thế giới lên 3.051.
Tất cả 42 ca tử vong trong ngày 1/3 đều tại tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch COVID-19.
Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 202 ca nhiễm mới, trong đó có 196 người ở Hồ Bắc, giảm mạnh so với 573 trường hợp được báo cáo hôm qua. Tổng số người nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc đã tăng lên 80.026.
COVID-19 bên ngoài Trung Quốc
Theo số liệu từ worldometer, tính đến 8h15 (giờ Việt Nam), có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc xuất hiện dịch COVID-19 Thế giới hiện ghi nhận 88.591 ca nhiễm bệnh, 3.051 ca tử vong và 45.114 ca phục hồi.
Quốc gia/Vùng lãnh thổ: Số ca nhiễm / Số ca tử vong
Hàn Quốc: 3.736 / 21
Italy: 1.701 / 41
Iran: 978 / 54
Tàu Dimond Princess: 705 / 7 (neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản)
Nhật Bản: 256 / 6
Pháp: 130 / 2
Đức: 130/ 0
Singapore: 106 / 0
Hồng Kông: 100 / 2
Tây Ban Nha: 84
Mỹ: 76 / 1
Bahrain: 47 / 0
Kuwait: 46 / 0
Thái Lan: 42 / 0
Đài Loan: 40 / 1
Anh Quốc: 36 / 0
Úc: 29 / 0
Malaysia: 29 / 0
Canada: 24 / 0
Thụy Sĩ: 24 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 21 / 0
Iraq: 19 / 0
Na Uy: 19 / 0
Việt Nam: 16 / 0
Áo: 14 / 0
Thụy Điển: 14 / 0
Ma Cao: 10 / 0
Israel: 10 / 0
Lebanon: 10 / 0
Hà Lan: 10/ 0
San Marino: 8 / 1
Croatia: 7 / 0
Hy Lạp: 7 / 0
Ecuador: 6 / 0
Phần Lan: 6 / 0
Oman: 6 / 0
Mexico: 5 / 0
Đan Mạch: 4 / 0
Pakistan: 4 / 0
Philippines: 3 / 1
Algeria: 3/ 0
Azerbaijan: 3 / 0
Cộng hòa Séc: 3 / 0
Georgia: 3 / 0
Iceland: 3 / 0
Ấn Độ: 3 / 0
Qatar: 3 / 0
Romania: 3/ 0
Bỉ: 2 / 0
Brazil: 2 / 0
Ai Cập: 2 / 0
Nga: 2/0
Afghanistan: 1 / 0
Armenia: 1 / 0
Belarus: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Cộng hòa Dominica: 1 / 0
Estonia: 1 / 0
Ireland: 1 / 0
Lithuania: 1 / 0
Luxembourg: 1 / 0
North Macedonia: 1 / 0
Monaco: 1 / 0
Nepal: 1/ 0
New Zealand: 1 / 0
Nigeria: 1/ 0
Sri Lanka: 1 / 0
https://www.dkn.tv/the-gioi/cap-nhat-dich-covid-19-sang-2-3-so-nguoi-tu-vong-tren-the-gioi-tang-len-hon-3-000.html

Từ ‘lây nhiễm cộng đồng’ đến ‘đại dịch toàn cầu’

Nam Sơn
WHO cảnh báo, thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng khi dịch COVID-19 từ trạng thái lây nhiễm cộng đồng (Epidemic) có thể trở thành đại dịch toàn cầu (Pandemic).
Số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng từng ngày. Đến nay dịch đã lan ra 66 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nếu như ở thời kỳ đầu của dịch COVID-19, Trung Quốc là điểm nóng nhất thế giới, tình hình hiện nay đã có chút thay đổi, thêm nhiều tâm dịch mới trên thế giới xuất hiện. Ổ dịch COVID-19 lớn nhất (ngoài Trung Quốc) tại châu Á là Hàn Quốc với số ca nhiễm virus SARS CoV-2 đã gần 4.000 người. Iran là quốc gia có số người thiệt mạng vì COVID-19 chỉ sau Trung Quốc với 54 trường hợp. Ý trở thành tâm dịch của châu Âu với tổng số ca tử vong do COVID-19 lên đến 29 ca.
Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc (màu hồng) và trên thế giới (màu xanh). Nguồn:
https://twitter.com/jodigraphics15.
Virus corona có thể đã lây ở bang Washington trong nhiều tuần qua
Bang Washington ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tháng trước, là một bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 19/1.
Nhưng một ca nhiễm khác được ghi nhận trong tuần này [cuối tháng 2], được xác định là bắt nguồn từ bệnh nhân đầu tiên kia, theo phân tích về trình tự di truyền của virus bởi các nhà khoa học.
Các phát hiện gợi ý rằng virus đã lây lan ở cộng đồng trong vòng gần 6 tuần qua, theo phó giáo sư Trevor Bedford đến từ Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson thuộc Đại học Washington, người đã so sánh trình tự gen virus từ hai bệnh nhân.
Nếu điều này là sự thật, có thể đã có từ 150 đến 1.500 người nhiễm bệnh, theo ông Mike Famulare, nhà nghiên cứu chính của Viện Mô hình hóa Bệnh tật ở Bellevue, Washington, người thực hiện phân tích. Và điều đáng lo ngại là những trường hợp này có thể vẫn chưa bị phát hiện.
Bệnh nhân COVID-19 đã tử vong ở Mỹ bị lây nhiễm qua cộng đồng
Các quan chức của bang Washington hôm 29/2 phát đi một bản tin ngắn gọn thông báo về ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 là một người đàn ông ở độ tuổi 50. Theo AP, bệnh nhân qua đời tại Trung tâm Y tế Evergreen Health ở vùng ngoại ô Kirkland của thành phố Seattle. Thống đốc bang Washington tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 29/2.
“Bệnh nhân tử vong vì COVID-19 dường như bị nhiễm bệnh do lây lan trong cộng đồng” – CNN dẫn lời bác sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.
“Cuộc điều tra tại thời điểm này cho thấy không có bằng chứng nào về việc bệnh nhân này có lịch sử đi lại tới vùng dịch hoặc tiếp xúc với người đã được xác nhận bị nhiễm virus COVID-19” – ông Redfield nói.
Các quan chức y tế ở các bang California, Oregon và Washington đang lo lắng về COVID-19 lây lan trong các cộng đồng ở Bờ Tây nước Mỹ sau khi xác nhận ít nhất 3 bệnh nhân bị nhiễm virus không rõ nguồn gốc. Họ không đến khu vực có dịch bệnh và dường như không tiếp xúc với bất cứ ai có bệnh.
Những trường hợp như vậy đang xảy ra rải rác ở Mỹ, khi người nhiễm được phát hiện nhưng không thể truy tìm nguồn gốc nhiễm, cho thấy là trong cộng đồng “đang” có một số người nhiễm bệnh nhưng không được phát hiện. Do không phải tất cả những người nhiễm virus này đều bị bệnh nặng, nhiều người vẫn khỏe, chỉ bị bệnh nhẹ và qua nhanh nên họ thậm chí không biết mình đã nhiễm virus này. Những người này sẽ dễ dàng lây cho người khác trong cộng đồng của mình.
Hiện tượng lây nhiễm cộng đồng có thể sẽ làm khó khăn hơn việc ngăn chặn virus phát tán. Một tình huống giống Hàn Quốc hoặc Ý có thể sẽ xảy ra ở Mỹ. Đây là lý do mà gần đây Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết đây không phải là câu hỏi “nếu” mà là câu hỏi “khi nào” dịch virus nCoV lan rộng ở Hoa Kỳ. Các quan chức CDC kêu gọi mọi người “chuẩn bị tinh thần cho điều xấu này xảy ra”.
Tiến sĩ David Agus, cố vấn về y tế của CBS News cho biết nên chuẩn bị cho sự lây lan của virus tương tự như cách chuẩn bị cho một cơn bão lớn đang tới. Ông khuyến nghị mọi người dự trữ những nhu yếu phẩm như lương thực, nước uống, thuốc men đủ để có thể sử dụng trong 2 tuần trong trường hợp xấu như tình trạng lây nhiễm tăng cao và phải hạn chế ra đường trong một thời gian. CDC cũng đã kêu gọi mọi người lập kế hoạch trước cho việc chăm sóc trẻ em và làm việc tại nhà nếu trong trường hợp các trường học và doanh nghiệp cần phải đóng cửa vì dịch bệnh.
TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư ở California khuyên: “các bạn nên giữ gìn vệ sinh thật kỹ trong thời gian này, ráng giữ cho mình một sức khỏe tốt để chống chọi lại với virus. Do đặc tính của virus nCoV lây nhiễm dễ dàng, thời gian ủ bệnh lâu, nhiều người mắc virus chỉ bị bệnh nhẹ hoặc không biểu hiện bệnh nên ngày càng khó khăn trong việc cô lập và phòng tránh lây nhiễm. Vì thế, một khả năng bùng phát dịch bất ngờ là điều rất có thể xảy ra ở bất cứ nước nào. Mong mọi người luôn cẩn trọng, đề phòng và chuẩn bị sẵn sàng cho mình như sắp đón một cơn bão!”
Nam Sơn tổng hợp
https://www.dkn.tv/suc-khoe/tu-lay-nhiem-cong-dong-den-dai-dich-toan-cau.html

Virus corona:

Tỷ lệ tử vong theo giới tính, tuổi tác, và tình trạng sức khỏe

Robert CuffePhụ trách Thống kê
Các nhà nghiên cứu hiện cho rằng trong 1.000 người bị nhiễm virus corona thì sẽ có khoảng 5 đến 40 trường hợp dẫn đến tử vong, cụ thể là rơi vào khoảng 9 trên 1.000 người, tức 1%.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Y tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết theo “đánh giá rất tốt nhất” của chính phủ Anh thì tỷ lệ tử vong là “2% hoặc, có khả năng, thấp hơn”.
Nhưng nó phụ thuộc vào một loạt các yếu tố: tuổi tác, giới tính và sức khỏe nói chung và hệ thống y tế ở nơi bạn đang sống.
Làm thế nào để tìm ra tỷ lệ tử vong?
Đó là mức khó cấp độ tiến sĩ. Ngay cả việc đếm từng trường hợp đã rất khó khăn.
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus sẽ không đếm được vì mọi người có xu hướng không đến bác sĩ với các triệu chứng nhẹ.
Tỷ lệ tử vong khác nhau mà chúng ta đang thấy trên thế giới dường như không phải là do các phiên bản khác nhau của virus.
Theo nghiên cứu của Imperial College, nguyên nhân là vì mỗi quốc gia có cách phát hiện các ca nhẹ với mức hiệu quả khác nhau.
Vì vậy với các trường hợp nhẹ không được thông kê sẽ khiến tỷ lệ tử vong bị đẩy lên qua cao so với thực tế. Đồng thời bạn cũng có thể xác định sai tỷ lệ tử vong vì những lý do khác.
Nó thường mất nhiều thời gian trước khi nhiễm trùng dẫn đến phục hồi hoặc tử vong.
Nếu bạn bao gồm tất cả các trường hợp chưa bộc phát thành bệnh, thì bạn sẽ đánh giá thấp tỷ lệ tử vong vì sẽ bỏ qua các trường hợp sẽ dẫn đến tử vong sau đó.
Các nhà khoa học đã kết hợp các mẩu dữ liệu riêng lẻ để xây dựng một bức tranh tổng thể về tỷ lệ tử vong.
Ví dụ, họ ước tính tỷ lệ các trường hợp có triệu chứng nhẹ từ các nhóm nhỏ cụ thể, những người được theo dõi rất chặt chẽ, như những người trở về từ các chuyến bay hồi hương.
Và nếu chỉ sử dụng dữ liệu từ Hồ Bắc, nơi tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với các nơi khác ở Trung Quốc, thì tỷ lệ tử vong chung sẽ trông tệ hơn nhiều.
Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra một phạm vi cũng như ước tính tốt nhất hiện tại.
Nhưng ngay cả điều đó cũng không nói lên toàn bộ câu chuyện vì không có một tỷ lệ tử vong nào thống nhất.
Người giống tôi có nguy cơ thế nào?
Một số người có khả năng tử vong cao hơn nếu mắc phải virus corona, đó là: người già, người không khỏe và có thể là nam giới.
Trong bản phân tích số liệu quy mô đầu tiên của hơn 44.000 trường hợp tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong cao gấp mười lần ở người cao tuổi so với người trung niên.
Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm có độ tuổi dưới 30, khi chỉ có tám trường hợp tử vong trên 4.500 trường hợp.
Và tử vong cũng cao hơn ít nhất gấp 5 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim hoặc hô hấp.
Số ca tử vong ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
Tất cả các yếu tố này liên quan với nhau và chúng tôi chưa có một bức tranh hoàn chỉnh về rủi ro cho tất cả mọi người ở mọi địa điểm.
Nơi tôi sống có nguy cơ thế nào?
Một nhóm người đàn ông 80 tuổi ở Trung Quốc có thể có những rủi ro rất khác so với nhóm người đàn ông cùng tuổi ở châu Âu hoặc châu Phi.
Tiên lượng của bạn cũng phụ thuộc vào cách thức bạn được điều trị.
Đổi lại, điều đó phụ thuộc vào những gì đã có sẵn và giai đoạn phát triển của dịch.
Nếu dịch bệnh bùng phát, thì các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể bị quá tải, với số lượng đơn vị chăm sóc đặc biệt hoặc máy thở có hạn, tùy từng khu vực.
Nó có nguy hiểm hơn cúm không?
Chúng tôi không thể so sánh tỷ lệ tử vong của cúm với Covid-19 vì nhiều người có triệu chứng cúm nhẹ thường không bao giờ đến bác sĩ.
Vì vậy, chúng tôi không biết có bao nhiêu trường hợp bị cúm, hay virus nào mới mỗi năm.
Nhưng cúm vẫn tiếp tục giết chết người ở Anh vào mọi mùa đông.
Khi dữ liệu mở rộng, các nhà khoa học sẽ tìm ra một bức tranh rõ ràng hơn về những người có nguy cơ cao nhất nếu một đợt bùng phát virus corona xảy ra ở Vương quốc Anh.
Lời khuyên cơ bản từ WHO là bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi tất cả các loại virus đường hô hấp bằng cách rửa tay, tránh những người bị ho và hắt hơi và cố gắng không chạm vào mắt, mũi và miệng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51694984

Trong bối cảnh có nhiều ca nhiễm coronavirus

trên khắp thế giới, các chính phủ

cấm việc tụ tập đông người, hạn chế việc đi lại

Tin từ Washington, DC – Các nhà lãnh đạo ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Mỹ đã ban hành lệnh cấm các sự kiện tụ họp đông người, và hạn chế việc đi lại một cách nghiêm ngặt hơn, khi nhiều trường hợp nhiễm coronavirus mới xuất hiện trên khắp thế giới.
Hôm thứ bảy (29/2), Hoa Kỳ báo cáo trường hợp đầu tiên tử vong căn bệnh này là một người đàn ông ngoài 50 tuổi ở tiểu bang Washington. Các viên chức cho biết, hai trong số ba trường hợp nhiễm bệnh của tiểu bang có liên quan đến một viện dưỡng lão với hàng chục người có triệu chứng bệnh. CNN trích lời Phó tổng thống Mike Pence rằng, mặc dù hầu hết người dân Hoa Kỳ phải đối mặt với nguy cơ thấp nhiễm coronavirus nhưng nhiều trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ có thể sắp xảy ra sau trường hợp đầu tiên này. Tổng thống Trump và các viên chức hàng đầu cho biết, khách du lịch từ Ý và Nam Hàn sẽ phải đối mặt với việc sàng lọc bổ sung. Bên cạnh đó, họ cũng khuyến cáo người dân Hoa Kỳ không đi du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi coronavirus ở cả hai nước kể trên.
Ông Pence cho biết, lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ Iran sẽ được mở rộng để áp dụng đối với bất kỳ công dân ngoại quốc nào đã đến thăm Iran trong 14 ngày qua. Tuy nhiên, các viên chức Hoa Kỳ khuyến khích người dân đi du lịch khắp đất nước, bao gồm cả những tiểu bang đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm bệnh.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/trong-boi-canh-co-nhieu-ca-nhiem-coronavirus-tren-khap-the-gioi-cac-chinh-phu-cam-viec-tu-tap-dong-nguoi-han-che-viec-di-lai/

Virus corona – Covid-19 :

Hơn 3000 người chết trên toàn cầu

Tú Anh
Dịch siêu vi corona chủng mới đã gây tử vong cho hơn 3000 người trên thế giới trong đó có 2.192 người Trung Quốc và tác hại cho kinh tế toàn cầu. Đức và Ý đứng trước nguy cơ suy thoái, tăng trưởng thế giới được dự báo ở dưới mức 2,4% và có thể tệ hơn, theo OCDE.
Tại Trung Quốc, tâm dịch số một, 50 triệu dân Hồ Bắc tiếp tục bi cách ly. Theo báo cáo chính thức, trong 24 giờ qua có thêm 42 bệnh nhân qua đời, 202 ca lây nhiễm mới, con số thấp nhất kể từ hai tháng nay.
Trái lại, Covid-19 tấn công mạnh khắp các nước khác, điển hình là Hàn Quốc với gần 500 trường hợp mới và thêm 4 người chết.
Ở Đông Nam Á, lần đầu tiên có một người Thái Lan qua đời vì Covd-19. Nạn nhân là một thanh niên 35 tuổi có tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc. Indonesia thông báo có trường hợp đầu tiên.
Ở nam Thái Bình Dương, Úc cho biết có một phụ nữ và một bác sĩ bị lây siêu vi.
Hoa Kỳ thông báo có thêm nạn nhân thứ hai, 72 tuổi, ở Seattle từ trần.
Ở Châu Âu, ba nước, Pháp (130), Đức (150) và Ý (500), trở thành những ổ dịch lớn. Trường hợp lây nhiễm đầu tiên cũng vừa được báo cáo tại Bồ Đào Nha
Tại vùng Vịnh, Iran thông báo có thêm 12 nạn nhân tử vong , trong số này có một cố vấn 71 tuổi của giáo chủ Ali Khamenei. Bộ Y tế Iran chính thức xác nhận có 1501 ca lây nhiễm 66 người chết, gián tiếp phủ nhận con số của BBC đưa ra hồi tuần trước là 210 bệnh nhân qua đời.
Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, siêu vi Covd-19 đã lan đến 69 nước và vùng lãnh thổ.
Tác động kinh tế
Theo Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE, nếu dịch kéo dài, tình hình kinh tế thế giới sẽ rất u ám. OCDE hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 2,9% xuống 2,4%.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200302-virus-corona-covid-19-h%C6%A1n-3000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-tr%C3%AAn-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-bu%E1%BB%93n-th%E1%BA%A3m

EU lo lắng với lượng người di dân

từ Thỗ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp và Bulgaria gia tăng

Hôm thứ Bảy (29/02/2020), chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen cho biết EU đang lo lắng theo dõi lượng người di dân tăng đột biến từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp và Bulgaria, và sẵn sàng bố trí cơ quan biên phòng Frontex để ứng phó tình trạng này.
Kể từ thứ Sáu (28/02/2020), hàng nghìn người di dân và tầm trú tập trung ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, để cố gắng vào Hy Lạp sau khi tổng thống Thỗ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói ông sẽ không ngăn cản họ nữa. Cảnh sát Hy Lạp đã nhiều lần đụng độ người di dân để ngăn họ lại. Bà Von der Leyen cho hay bà và chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đang thường xuyên giữ liên lạc với các nhà lãnh đạo của Hy Lạp và Bulgaria. Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nói với hãng AFP rằng không có quốc gia thành viên nào gửi thông báo về ý định đóng cửa biên giới trong khối Schengen ở EU. Ủy ban đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự để củng cố Frontex, nhưng mục tiêu có một lực lượng lớn mạnh 10,000 người để có thể đáp ứng với những trường hợp khẩn cấp như vậy vẫn còn mất nhiều năm nữa.
EU cũng đang hỗ trợ Hy Lạp trong việc phát triển các trại di dân trên các hòn đảo gần Thổ Nhĩ Kỳ, được xây dựng để hoạt động như các trung tâm sàng lọc nhưng đã trở nên quá đông đúc.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/eu-lo-lang-voi-luong-nguoi-di-dan-tu-tho-nhi-ky-sang-hy-lap-va-bulgaria-gia-tang/

Nhập cư : Châu Âu

tăng cường lực lượng ở biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ

Mai Vân
Hy Lạp ngày 01/03 /2020 đã tăng cường an ninh lên mức tối đa ở vùng biên giới, trước làn sóng hàng mấy ngàn người di dân đổ về đây sau khi Thổ Nhĩ Kỳ loan báo không ngăn chặn dòng người di dân đến Châu Âu. Tại Bruxelles, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cho biết  Liên Hiệp Châu Âu đang theo dõi với « đầy quan ngại » tình hình ở biên giới hai quốc gia này.
Ưu tiên hàng đầu là giúp đỡ các nước ở tuyến đầu của Châu Âu : Hy Lạp, Bulgari, Chypre. Lực lượng tuần duyên Châu Âu Frontex được đặt trong tình trang báo động. Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Joana Hostein cho biết thêm chi tiết :
Trong khuôn khổ chiến dịch Poséidon, khoảng 400 người thuộc lực lượng tuần duyên của Frontex hiện được triển khai ở biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm soát dòng người di dân. Frontex thông báo sẽ tăng cường thêm nhân sự cũng như thiết bị gởi đến Hy Lạp. Frontex cũng theo dõi kỹ vùng biên giới của đảo Chypre.
Những thông báo trên được đưa ra sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ mở cửa biên giới cho những người muốn sang Châu Âu được tự do đi, ngược lại với cam kết trước đây của Ankara.
Năm 2016, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý đón những người tỵ nạn Syria đổi lấy khoản tài trợ của Châu Âu là 6 tỷ euro. Nhưng Ankarra luôn than phiền về việc chuyển ngân chậm trễ. Đến giờ thì mới chỉ có hơn một nửa ngân sách này được tháo khoán.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn muốn gây sức ép lên lãnh đạo Châu Âu, ép buộc họ hỗ trợ Ankara trong các chiến dịch quân sự ở Syria.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200302-bi%C3%AAn-ph%C3%B2ng-ch%C3%A2u-%C3%A2u-frontex-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%CC%A3c-l%C6%B0%C6%A1%CC%A3ng-%E1%BB%9F-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-hy-l%E1%BA%A1p-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3

Vatican mở kho tài liệu lưu trữ

thời chiến về Đức Giáo Hoàng Pius XII

Vào ngày 2 tháng 3, Tòa thánh Vatican sẽ mở tài liệu lưu trữ về triều đại của giáo hoàng Pius XII trong thời đệ nhị thế chiến, để cho phép các học giả kiểm tra các cáo buộc rằng Đức giáo hoàng này nhắm mắt làm ngơ trước vụ thảm sát người Do Thái (holocaust), nhưng các viên chức Tòa Thánh khẳng định rằng các học giả sẽ thấy Đức giáo hoàng Pius XII đã giúp người Do Thái ở đằng sau hậu trường.
Lệnh từ Đức Giáo hoàng Francis về việc mở tài liệu lưu trữ sẽ cho phép các nhà sử học và các học giả khác xem xét chúng trong vài năm tới. Trong suốt nhiều năm, người Do Thái luôn tìm kiếm sự minh bạch từ Vatican về các hành động của tòa thánh trong vụ thảm sát Holocaust. Một số người Do Thái buộc tội Đức giáo hoàng Pius, người trị vì từ năm 1939 đến 1958, từng làm rất ít việc để giúp đỡ những người phải đối mặt với cuộc đàn áp của Đức Quốc xã và không lên tiếng mạnh mẽ chống lại Holocaust, khiến khoảng sáu triệu người Do Thái bị giết. Vatican nói rằng vào lúc bấy giờ, Đức giáo hoàng Pius đã làm việc lặng lẽ để cứu người Do Thái và giúp tình hình không trở nên tồi tệ thêm cho nhiều người khác có nguy cơ, bao gồm cả người Công giáo ở các khu vực thuộc Châu Âu bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Khi Đức Giáo hoàng Francis tuyên bố mở tài liệu lưu trữ vào năm ngoái, ngài tuyên bố rằng Giáo hội “không sợ lịch sử”. Giám mục Sergio Pagano, trưởng phòng Lưu trữ Tông đồ của Vatican, cho biết các tài liệu từ Thế chiến thứ hai có hàng triệu trang được chia thành 121 phần và được chia theo các chủ đề.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/vantican-mo-kho-tai-lieu-luu-tru-thoi-chien-ve-duc-giao-hoang-pius-xii/

Virus corona:

‘Khả năng cao’ sẽ lây lan diện rộng ở Anh Quốc

Khả năng virus corona lây lan trên diện rộng ở Anh Quốc là ‘rất cao’, Cơ quan Y tế công xứ Anh (Public Health England) tuyên bố.
Giám đốc Y khoa của cơ quan này, Giáo sư Paul Cosford nói nước Anh phải sẵn sàng đối phó với khả năng này.
Thủ tướng Anh hôm thứ Hai 2/3 chủ trì cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Cobra, trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona trên toàn quốc lên tới 40.
Covid-19: Bản đồ cập nhật số bị nhiễm, tử vong toàn thế giới
Số người chết vì Covid-19 quá 3.000, Mỹ có ca tử vong thứ hai
Virus corona và tác động khủng hoảng toàn cầu
Việc virus corona lan rộng ở Anh Quốc là ‘nhiều khả năng’, ông Boris Johnson nói, nhưng chính phủ Anh đã đồng thuận về một kế hoạch để đối phó với dịch bệnh.
Ông nói hiện tại người dân vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt bình thường, và cho biết thêm Anh Quốc đã “chuẩn bị tốt” và kế hoạch chi tiết sẽ được công bố trong những ngày tới.
Ông khuyên rằng “điều hữu ích nhất” mà mọi người có thể làm là rửa tay kỹ “bằng thời gian hát bài Happy Birthday hai lần và dùng nước ấm”.
Chính phủ Anh cho biết trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh, các bác sỹ và y tá mới nghỉ hưu trong thời gian gần đây có thể được yêu cầu quay lại làm việc.
Người dân có thể sẽ được kêu gọi làm việc từ nhà – và khả năng đóng cửa trường học và hủy các sự kiện công chúng lớn cũng không bị loại trừ.
13 bệnh nhân mới được xác nhận đã nhiễm virus corona vào Chủ Nhật ngày 1/3.
Trong số đó có 12 ca ở xứ Anh và một bệnh nhân đầu tiên ở Scotland, có nghĩa tất cả bốn xứ của Vương quốc Anh giờ đã có các ca nhiễm.
Một nhân viên y tế tại một trung tâm ung thư ở hạt Middlesex nằm trong số những người mới nhiễm bệnh.
Ba ca mới ở xứ Anh là dính đến một người đàn ông ở hạt Surrey, người đầu tiên không đi nước ngoài trong thời gian gần đây và bị lây nhiễm trong nước Anh.
Tôi cần biết điều gì về virus corona?
TRIỆU CHỨNG LÀ GÌ? Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
TỶ LỆ TỬ VONG CÓ CAO KHÔNG? Tỷ lệ tử vong theo giới tính, tuổi tác, và tình trạng sức khỏe
CÓ NÊN ĐEO KHẨU TRANG? Có nên đeo khẩu trang và hạn chế đi lại?
Tuần trước, lo ngại về dịch virus corona làm thị trường chứng khoán thế giới mất hơn 5 ngàn tỷ USD. Nhưng giá chứng khoán ở châu Á bắt đầu tăng vào thứ Hai sau khi ngân hàng trung ương Nhật Bản hứa hẹn sẽ hành động để hỗ trợ thị trường.
Cho đến 9 giờ sáng giờ GMT hôm Chủ Nhật, Bộ Y tế Anh cho biết họ đã xét nghiệm 11.750 người trên toàn quốc.
Trên thế giới, hơn 90.000 người đã bị nhiễm ở gần 70 nước và vùng lãnh thổ. Hơn 3000 người đã chết – phần lớn là ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 12/2019.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51707519

Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Anh và EU

chính thức đàm phán về thoả thuận hậu Brexit

Ngày 2/3, các nhà đàm phán Anh và EU sẽ bước vào phiên đàm phán đầu tiên về một thoả thuận quy định mối quan hệ tương lai giữa 2 bên thời hậu Brexit.
Đoàn đàm phán của EU do ông Michel Barnier dẫn đầu và đoàn đàm phán phía Anh do cố vấn cấp cao của Thủ tướng Anh, ông David Frost dẫn đầu ngày hôm nay, 2/3, chính thức gặp nhau tại Brussels để bắt đầu đàm phán về một thoả thuận mới cho mối quan hệ giữa EU và Vương quốc Anh thời hậu Brexit.
Theo lịch trình, hai bên sẽ đàm phán trong vòng 3 ngày và sẽ đưa ra kết luận trong ngày 5/3. Phiên đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 tại Thủ đô London của Anh và các phiên sau đó sẽ luân phiên diễn ra trên lãnh thổ của mỗi bên, với mục tiêu mà phía Chính phủ Anh đặt ra là phải đạt được thoả thuận trước ngày 31/12/2020, tức thời điểm kết thúc thời hạn quá độ Brexit.
Tuy nhiên, ngay trước khi bước vào đàm phán, Trưởng đoàn phía EU, ông Michel Barnier cho rằng, thời gian đặt ra là một thách thức lớn cho cả hai bên:“Với thời gian đàm phán quá ngắn như thế, chúng ta không thể làm tất cả mọi thứ. Chúng tôi sẽ làm hết sức những gì có thể nhưng sức ép thời gian đàm phán này không phải do chúng tôi mà là do Chính phủ Anh đặt ra. Vì thế, cuộc đàm phán này sẽ rất phức tạp, có rất nhiều đòi hỏi, thậm chí rất khó khăn và chỉ có thể hoàn tất nếu các bên có lòng tin với nhau”.
Trước khi bước vào đàm phán, giữa Anh và EU hầu như chưa đạt được nhận thức chung trong bất cứ vấn đề quan trọng nào. Các cuộc đàm phán sắp tới sẽ bàn tất cả các khía cạnh trong quan hệ giữa Anh và EU, từ kinh tế, thương mại, cho đến pháp lý, hợp tác nghiên cứu khoa học hay an ninh quốc phòng. Trong số này, hai chủ đề được đánh giá gai góc nhất là về “sân chơi thương mại công bằng” và nghề cá.
Cụ thể, trong vấn đề thương mại, EU trước sau yêu cầu Vương quốc Anh duy trì một sân chơi công bằng với EU bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn ngang với EU trong lĩnh vực trợ cấp nhà nước, tiêu chuẩn môi trường và xã hội. Tuy nhiên, phía Chính phủ Anh tuyên bố, sau khi đã thực thi Brexit, nước Anh có chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và không có lí do gì phải tuân thủ các quy định như phía EU.
Thách thức lớn thứ 2 là các đàm phán trong lĩnh vực nghề cá. Phía EU muốn giữ nguyên trạng các quy định hiện nay trong lĩnh vực này, theo đó ngư dân của ít nhất 8 quốc gia EU có quyền tiếp tục đánh bắt cá trong vùng biển của nước Anh và xem đây như là một phần của môt thoả thuận thương mại mở rộng.
Tuy nhiên, phía Anh phản đối và đòi hỏi áp dụng mô hình hợp tác giữa EU và Na Uy hiện nay, tức là hai bên sẽ thảo luận từng năm một để đưa ra phạm vi và hạn mức đánh bắt cá cho từng bên. Anh cũng muốn tách vấn đề nghề cá ra khỏi thoả thuận thương mại.
Áp lực đàm phán của phía EU trong chủ đề này rất lớn khi trước khi các cuộc đàm phán diễn ra, nhiều nguyên thủ châu Âu như Tổng thống Pháp hay Thủ tướng Tây Ban Nha đều tuyên bố sẽ bảo vệ đến cùng các ngư dân của mình.
Về tổng thể, đa số giới phân tích tại châu Âu nhận định, thời gian đàm phán trong 10 tháng là quá ít và hai bên cần gia hạn ít nhất thêm 6 tháng đàm phán mới có thể đạt kết quả.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33279-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-anh-va-eu-chinh-thuc-dam-phan-ve-thoa-thuan-hau-brexit.html

Virus corona : Pháp hủy nhiều sự kiện văn hóa,

đóng cửa một số trường

Minh Anh
Pháp là ổ dịch thứ hai tại châu Âu, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng, cho tới nay có tổng cộng 130 ca nhiễm bệnh và 2 trường hợp tử vong. Nhiều sự kiện văn hóa bị hủy hoặc bị hoãn. Trường học tại 12 xã vùng dịch tiếp tục đóng cửa cho đến hết ngày 14/3/2020.
Trước những nguy cơ lây lan dịch bệnh, các nhà tổ chức Hội chợ Sách Paris, hôm Chủ Nhật, 01/3/2020, thông báo hủy chương trình. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng rất được mong đợi. Năm nay, Hội chợ Sách dự kiến diễn ra từ ngày 20-23/3, quy tụ khoảng 340 tác giả đến từ hơn 50 quốc gia với hy vọng thu hút khoảng 160.000 khách tham quan. Khách mời danh dự năm nay là Ấn Độ, quốc gia hiện ghi nhận có ba ca nhiễm virus corona.
Trước mối lo dịch bệnh, các nhân viên bảo tàng Louvre, đã sử dụng quyền tạm ngưng việc vì lý do an toàn, cho nên viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, mỗi năm đón tiếp đến hàng triệu lượt khách, đã phải đóng cửa hôm qua. Quyết định ngưng việc này có thể sẽ được kéo dài cho đến ngày thứ Hai 02/3.
Theo nghiệp đoàn CGT, các nhân viên không hiểu lý do vì sao biện pháp cấm các điểm tụ tập có trên 5.000 người nhằm ngăn chận dịch bệnh do chính phủ ban hành hôm thứ Bảy 29/2 lại không được áp dụng cho bảo tàng.
Tại những vùng được cho là ổ dịch, trường học tiếp tục bị đóng cửa cho đến hết ngày 14/3. Lệnh cấm được áp dụng tại 9 xã ở tỉnh Oise, phía bắc Paris và 3 xã ở tỉnh Morbihan, tây bắc nước Pháp.
Thể thao cũng không là ngoại lệ. Cuối tuần qua, các sự kiện lớn như cuộc chạy đua bán việt dã (semi – marathon) Paris và trận đấu giữa hai đội Villeurbanne và Monaco trong khuôn khổ giải Vô địch Bóng rổ đã bị hoãn. Hiện tại, chỉ có các trận bóng đá giải L1 là vẫn chưa bị tác động.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200302-virus-corona-ph%C3%A1p-h%E1%BB%A7y-nhi%E1%BB%81u-s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n-v%C4%83n-h%C3%B3a-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%8Dpc

Cộng hòa Séc và Cộng hoà Dominica

phát hiện người nhiễm COVID-19

Hải Lam
Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Séc Adam Vojtech hôm 1/3 cho biết nước này ghi nhận 3 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, tất cả đều trở về từ những khu vực ở phía Bắc Italy. Trong khi đó, Cộng hòa Dominica cũng có ca nhiễm đầu tiên, người bệnh là một du khách đến từ Italy.
Giới chức Y tế Cộng hòa Séc thông tin 3 bệnh nhân, gồm 2 người Séc và một sinh viên Mỹ từng học ở Milan, Italy, xuất hiện các triệu chứng bệnh nhẹ. Hai người ở thủ đô Prague và người còn lại ở thành phố Usti nad Labem, cách Prague 90 km về phía Bắc.
Ông Adam Vojtech khuyến cáo người dân không tới các khu vực ở phía Bắc Italy, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất châu Âu.
Tại Cộng hòa Dominica, Bộ trưởng Y tế Rafael Sanchez cho biết bệnh nhân là một người đàn ông 62 tuổi. Người này được chuyển tới phòng cách ly trong một bệnh viện quân đội gần thủ đô Santo Domingo hôm 1/3 và đang trong tình trạng ổn định.
Một khách du lịch khác, một người đàn ông 56 tuổi đến từ Pháp, đang được theo dõi trong bệnh viện và chờ kết quả xét nghiệm.
Hôm 28/2, chính quyền Dominca ra lệnh hủy tất cả các chuyến bay từ Milan, Ý trong 30 ngày. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 4.000 hành khách đã đặt chỗ với một hãng hàng không giá rẻ từ Milan đến La Romana, một khu vực du lịch ven biển của Dominca.
Theo thống kê từ wordometer cập nhật lúc 7h50 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ với 88.590 ca nhiễm bệnh, trong đó 3.050 người đã tử vong.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-hoa-sec-va-cong-hoa-dominica-phat-hien-nguoi-nhiem-covid-19.html

Người di cư đụng độ với cảnh sát Hy Lạp

sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thả lỏng biên giới

Triệu Hằng
Cảnh sát Hy Lạp đã bắn hơi cay để đẩy lùi hàng trăm người di cư ném đá khi họ cố gắng vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm Chủ nhật (1/3), phía sau họ là hàng ngàn người khác.
Dòng người tị nạn đã hướng về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu Âu, khi Ankara bỏ mặc không còn ngăn chặn tuyến đường di cư.
Chính phủ Hy Lạp đã gọi cuộc đổ dồn này là một mối đe dọa an ninh quốc gia.
“Không được phép vào Hy Lạp bất hợp pháp – bạn sẽ phải quay lại”, Thủ tướng chính phủ Kyriakos Mitsotakis cho biết trên Twitter sau một cuộc họp an ninh.
Đã sang ngày thứ hai liên tiếp xảy ra đụng độ tại cửa khẩu biên giới gần thị trấn Kastanies phía đông bắc Hy Lạp.
“Tình hình hiện tại là một mối đe dọa hiện hữu, nghiêm trọng, gay go và đe dọa tới an ninh quốc gia”, phát ngôn viên của chính phủ Hy Lạp Stelios Petsas nói với các phóng viên.
“Những người này … đang được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng như những con tốt để gây áp lực ngoại giao”, ông Petsas bổ sung.
Trước đó, vào hôm 27/2, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẽ cho phép người di cư vượt biên sang châu Âu, bất chấp cam kết giữ họ trên lãnh thổ theo thỏa thuận năm 2016 với Liên minh châu Âu.
Sự thay đổi lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau một cuộc không kích làm chết 33 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ ở nước láng giềng Syria, và dường như đây là một nỗ lực gây sức ép để có thêm sự hỗ trợ của EU trong việc giải quyết khủng hoảng tị nạn từ cuộc nội chiến Syria.
Ankara đã bác bỏ những chỉ trích của Hy Lạp về quyết định mở cửa biên giới và lên án phản ứng của Hy Lạp đối với người di cư.
Cảnh sát cho biết, chỉ trong vài giờ vào sáng Chủ nhật, đã có ít nhất 600 người đến bằng đường biển tới các đảo Lesbos, Chios và Samos của Hy Lạp gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-di-cu-dung-do-voi-canh-sat-hy-lap-sau-khi-tho-nhi-ky-tha-long-bien-gioi.html

Thổ Nhĩ Kỳ ‘giết 19 lính Syria’,

Nga điều hai chiến hạm, dòng tị nạn lại tới EU

Drone vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ ‘bắn chết 19 lính Syria’ sau vụ 33 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ bị giết trong cuộc oanh kích hôm 27/02 mà Ankara cho là có bàn tay của Nga đằng sau.
Cuối tuần qua, Nga cử hai chiến hạm lớp Kalibr mang hỏa tiễn sang Trung Đông khi chiến sự tại Idlib vẫn tiếp diễn, với Ankara và Moscow ủng hộ hai lực lượng Syria đối đầu nhau.
Tổ chức nhân quyền chuyên về Syria (Syrian Observatory for Human Rights -SOHR) nói drone của Thổ Nhĩ Kỳ bắn vào một đoàn công xa, và căn cứ quân sự của Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói bắn hạ hai chiến đấu cơ của Syria hôm Chủ Nhật sau vụ các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ bị giết.
Nga, đồng minh chủ chốt của chính phủ Assad ở Syria, nói sẽ không đảm bảo an toàn cho phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria.
Căng thẳng tiếp tục lên cao sau vụ ít nhất 33 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ bị giết trong đợt oanh kích tuần trước.
Dù tin tức nói lực lượng của chính phủ Syria gây ra vụ doanh kích nhưng trong các tuần qua, người ta chỉ thấy không quân Nga thực hiện các vụ dội bom giúp Syria.
Nato mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên đã họp khẩn cấp vì lo ngại xung đột với Nga.
Quân Nga đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ quân Syria, và dùng không quân để kiểm soát bầu trời giúp chính quyền Syria.
Trung Đông: Quân Nga vượt sông Euphrates
Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria để chặn người Kurd
Đại sứ Nga bị bắn chết ở Thổ Nhĩ Kỳ Đánh bom ở Azaz, Syria
Mỹ rút quân khỏi Syria: Trump cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ
Vì thế, ngay thứ Sáu tuần trước có nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình trước cơ quan lãnh sự Nga ở Istanbul đòi “trả nợ máu” cho các quân nhân bị giết.
Họ hô khẩu hiệu: “Bọn Nga giết người! Putin là kẻ sát nhân!”
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thì muốn làm giảm đi căng thẳng với Nga và tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gặp người tương nhiệm của Nga, Vladimir Putin để bàn thảo về Syria.
Ankara đã tuyên bố “mở cuộc tấn công toàn diện” nhằm vào quân chính phủ Syria, nhưng nói là “không muốn va chạm với quân Nga”.
Hiện nay không chỉ ở Syria mà tại Libya, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng có mặt để ủng hộ hai lực lượng địa phương đối nghịch nhau trong cuộc tranh giành quyền lực.
Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu
Cùng với chiến dịch ở Iblid, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói họ nay mở cửa cho người tỵ nạn Syria sang châu Âu.
Chừng 3,7 triệu người tỵ nạn đang tá túc trên đất Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara nói “họ không thể nhận thêm”.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu Liên hiệp châu Âu “giữ cam kết hỗ trợ tài chính” trong vấn đề người tị nạn, theo một thỏa thuận năm 2016.
Nhóm chừng 10 nghìn người tị nạn cuối tuần qua đã tới Hy Lạp và bị chính quyền nước này chặn lại.
Một số người cho hay họ không chỉ “được Thổ Nhĩ Kỳ khuyến khích ra đi”, mà còn “bị đuổi đi”.
Tin hôm 02/03 lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan nói trên truyền hình rằng “hàng triệu người tị nạn” có thể sẽ lên đường đi sang châu Âu.
Ngoài người Syria, hiện đã có người Afghanistan và châu Phi có mặt ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và EU.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51710227

Tại Idleb, Syria : Erdogan bị « sập bẫy » Putin ?

Minh Anh
Bỏ « đồng minh cũ » để kết « bạn mới », tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan đang trả giá đắt cho những tính toán chiến lược sai lầm để bị rơi vào chính chiếc bẫy do người « bạn mới » Putin giăng ra ? Idleb, vùng tây bắc Syria, đang có nguy cơ trở thành một vũng lầy cho Erdogan.
Tháng 12/2019, bên lề thượng đỉnh đánh dấu 70 năm ngày thành lập khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO tại Luân Đôn, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã hùng hồn tuyên bố « Thổ Nhĩ Kỳ nay đã có thể mở một chiến dịch quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia, mà không cần phải xin phép bất kể một ai ».
Chính sách này của nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị một quả bom Nga có dẫn đường bằng tia laser (loại KAB-1500L, được trang bị cho chiếc Sukhoi SU-35), bắn tan thành mảnh vụn. Vụ oanh kích hôm thứ Tư 26/2 của không quân Nga nhắm vào một vị trí được cho là của phiến quân đã làm cho 33 binh sĩ Thổ đồn trú tại Idleb thiệt mạng tại chỗ.
Đây là đợt thiệt hại nhân mạng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi chế độ Damas, dưới sự yểm trợ của không quân Nga, mở các chiến dịch quân sự để tái chiếm Idleb, ổ kháng cự cuối cùng của phe nổi dậy và thánh chiến Hồi giáo ở tây bắc Syria, làm cho hơn 55 binh sĩ thiệt mạng.
Vụ việc cũng cho thấy rõ thỏa thuận Sotchi ký kết năm 2018 giữa Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan nhằm lập những vùng « phi quân sự », trong đó có Idleb, xem như « tan thành mây khói » Đây là hậu quả của chính sách đối ngoại và an ninh không rõ ràng và thế yếu của Thổ Nhĩ Kỳ trước « người bạn » Nga.
Nhìn lại những gì đã diễn ra từ năm 2016, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đơn phương đưa quân can thiệp vào Syria, bất chấp các lợi ích về an ninh của các nước đồng minh NATO, người ta không khỏi thắc mắc : Phải chăng trong bàn cờ Syria này, Ankara đã bị biến thành một quân cờ của Nga ?
Báo Le Monde nhắc lại, việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể thắng tại một vùng lãnh thổ của Syria đều là có sự đồng thuận của điện Kremlin. Đổi lại, Ankara phải « nhắm mắt làm ngơ » trước đà tiến của quân đội Syria. Nhờ có Thổ Nhĩ Kỳ nên Mỹ rút khỏi Kurdistan, mở rộng đường cho quân đội Damas.
Thế giới có cảm giác, Nga – Thổ phối hợp nhịp nhàng để cho Damas thu hồi dần các vùng lãnh thổ. Mỗi một lần như thế Damas dồn dần quân thánh chiến và thân nhân của họ về một điểm, để sau này có thể
tiến hành trận đánh sau cùng : Đó chính là mặt trận Idleb, « mồ chôn cho các phiến quân », như tổng thống Syria Bachar al-Assad từng tuyên bố.
Đây có lẽ cũng chính là sai lầm chết người của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Việc ông dồn quân bảo vệ quân thánh chiến chống chế độ Bachar al-Assad tại đây mà không có sự yểm trợ của không quân, vô hình chung đã đẩy số binh sĩ được triển khai ở đây rơi vào vòng vây hãm của Damas. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quên một yếu tố quan trọng, đó là trên chiến trường, « ai làm chủ không phận thì thống trị mặt trận », theo như phân tích của bà Agnès Levallois, chuyên gia về Trung Đông, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược.
Sau sự cố ngày thứ Sáu 28/2 và cuộc trao đổi với phía Nga, tổng thống Putin rất rõ ràng : binh sĩ Thổ hiện đang có mặt tại 12 chốt quan sát trên khắp tỉnh Idleb kể từ giờ phải ở yên trong các chốt của mình. Nói cách khác, « số binh sĩ này chẳng giúp được gì cả, phần lớn đã bị quân đội Damas bao vây » theo như quan sát của một nhà hoạt động nhân đạo với báo Le Figaro.
Với chính sách « chơi trò hai mặt », nghĩa là « chân trong, chân ngoài » đối với NATO, nguyên thủ Thổ bị cô lập hơn bao giờ hết. Sai lầm chiến lược cũng đến từ chính tham vọng cá nhân. Giấc mơ khôi phục đế chế Ottoman và tham vọng bá quyền đã làm ông lóa mắt. Gần 18 năm nắm độc quyền lãnh đạo, việc thanh trừng các sĩ quan quân đội sau cú đảo chính hụt, việc thiếu vắng những cố vấn hay việc không tham vấn bất kỳ ai đã hạn chế tầm nhìn của ông.
Bài học trận chiến « Barbarossa » trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Nga thời Stalin vẫn còn nguyên đó. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ quên rằng, chỉ vì các cuộc thanh trừng nội bộ, mà nhà độc tài Stalin đã giết chết không biết bao sĩ quan quân đội ,để rồi phải hứng lấy thảm bại thê thảm đầu tiên : Hơn 2.000 chiến đấu cơ bị tiêu hủy và Hồng Quân Liên Xô bất lực trước đà tiến như vũ bão của Đức Quốc Xã.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200302-t%E1%BA%A1i-idleb-syria-erdogan-b%E1%BB%8B-%C2%AB-s%E1%BA%ADp-b%E1%BA%ABy-%C2%BB-putin-okkk

Afghanistan:

Taliban sẽ làm gì sau khi ký thỏa thuận với Mỹ?

Các quan chức Mỹ, Afghanistan và Taliban đã thận trọng, tránh gọi thỏa thuận hôm thứ Bảy ở Doha là “thỏa thuận hòa bình”.
Thỏa thuận Mỹ – Taliban: Mỹ có thể rút dần quân khỏi Afghanistan
Thủ lĩnh phiến quân bị tiêu diệt khi Mỹ và Taliban tìm kiếm thỏa thuận chung
Nhưng ở Afghanistan, cảm giác lạc quan thận trọng đã tăng lên.
Cuộc chiến Afghanistan đã bế tắc nhưng đẫm máu suốt nhiều năm.
Taliban ngày càng kiểm soát hoặc tranh đấu nhiều lãnh thổ, nhưng không đủ sức chiếm các trung tâm đô thị.
Dường như cả Mỹ và Taliban ngày càng đồng ý rằng hai bên không thể chiến thắng quân sự.
Tổng thống Donald Trump đã nói rõ mong muốn rút quân ra khỏi nước này.
Một nhượng bộ của Mỹ, giúp đàm phán diễn ra, là quyết định năm 2018 thay đổi chính sách, lâu nay yêu cầu Taliban phải nói chuyện trước tiên với chính phủ Afghanistan.
Nay Mỹ đồng ý trực tiếp đàm phán với Taliban để giải quyết câu hỏi về sự hiện diện của quân nước ngoài.
Thỏa thuận đạt được nay mở cửa cho các cuộc họp riêng rẽ giữa dân quân và các lãnh đạo chính trị ở Afghanistan.
Các thảo luận đó sẽ khó khăn hơn. Sẽ phải có nhượng bộ giữa khao khát về “vương quốc Hồi giáo” của Taliban và một Afghanistan hiện đại tạo ra từ 2001.
Cho tới nay, Taliban, có lẽ cố tình, tỏ ra mơ hồ.
Và còn những khó khăn ngay trước mặt. Taliban muốn 5.000 tù nhân được thả trước khi nói chuyện.
Lại còn tranh cãi về kết quả bầu cử tổng thống. Abdullah Abdullah cáo buộc Tổng thống Ashraf Ghani gian lận.
Bất ổn chính trị có thể khiến khó tạo ra một nhóm thương thuyết “tổng hợp” để nói chuyện với Taliban.
Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu muốn rút quân trong vòng 14 tháng nếu Taliban hoàn thành cam kết của họ.
Không rõ nếu Taliban chưa hoàn thành trong khoảng thời gian đó, Mỹ có ở lại không.
Có lo ngại nếu Mỹ rút quân và Taliban gia tăng chiến đấu, quân chính phủ sẽ nguy hiểm.
Các nhà phân tích khác lại cảnh báo Taliban chưa chắc sẽ nhượng bộ thêm.
Tuy vậy, Taliban có vẻ muốn được quốc tế thừa nhận.
Buổi lễ ở Doha đã cho họ điều đó, và họ có thể cảm thấy thương thuyết là con đường tốt nhất.
Trước mắt, ưu tiên cho nhiều người dân Afghanistan là bạo lực giảm bớt.
Trong mấy tuần tới, chúng ta sẽ biết liệu mùa xuân ấm lên có bắt đầu mùa đánh nhau hay không.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51707129

Thành viên hội đồng tư vấn

của lãnh đạo tối cao Iran qua đời vì virus corona

Một thành viên của hội đồng tư vấn cho nhà lãnh đạo tối cao Iran đã qua đời hôm 2/3 sau khi bị bệnh do chủng virus corona mới gây ra, AP dẫn lại nguồn tin từ đài phát thanh nhà nước Iran cho hay. Ông này trở thành quan chức hàng đầu đầu tiên chết vì dịch bệnh đang tấn công cả người dân lẫn lãnh đạo của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo.
Cái chết của thành viên Hội đồng Phân xử Khẩn cấp, Mohammad Mirmohammadi, 71 tuổi, xảy ra giữa lúc Iran thông báo chủng virus mới này đã giết chết 66 người, trong số 1.501 ca nhiễm được xác nhận tại nước này. Trong hai ngày, số ca nhiễm được xác nhận đã tăng hơn gấp đôi, cho thấy cuộc khủng hoảng bùng phát dịch khi Iran cho biết họ đang chuẩn bị huy động 300.000 binh sĩ và tình nguyện viên để đối phó với virus.
Iran có số người chết cao nhất thế giới sau Trung Quốc, trung tâm dịch loại virus gây ra căn bệnh được đặt tên là COVID-19.
Trên khắp khu vực Trung Đông rộng hơn, có hơn 1.680 trường hợp nhiễm virus corona mới, bao gồm cả Iran. Phần lớn các trường hợp lây nhiễm trong khu vực đều liên quan đến Iran.
Các chuyên gia lo ngại về tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh tại Iran, hiện vào khoảng 4,4%, cao hơn nhiều so với các quốc gia khác, cho thấy số ca nhiễm bệnh ở Iran có thể cao hơn nhiều so với số liệu hiện tại.
Ông Mirmohammadi đã chết tại một bệnh viện phía bắc Teheran, theo tin từ đài phát thanh nhà nước Iran.
Trước đây, ông từng là người đứng đầu của tổng thống dưới thời các cựu Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani và Ali Khamenei, hiện là lãnh đạo tối cao của Iran. Mẹ của ông Mirmohammadi cũng đã chết vì virus corona trong những ngày gần đây, truyền thông Iran đưa tin.
Cái chết của ônh Mirmohammadi xảy ra giữa lúc có nhiều quan chức hàng đầu khác của Iran cũng bị nhiễm virus.
Những người bị nhiễm bệnh bao gồm Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar, Iraj Harirchi-người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm của chính phủ Iran về virus corona. Ông này đã cố gắng giảm nhẹ về dịch bệnh trước khi ngã bệnh.
Người phát ngôn của chính phủ Iran Ali Rabiei đã thừa nhận về những thách thức mà quốc gia Cộng hòa Hồi giáo phải đối mặt.
Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Y tế Ali Reza Raisi, người đưa ra số liệu mới về nhiễm virus hôm thứ Hai, nói rằng lực lượng vũ trang Iran và đội quân tình nguyện của Lực lượng Bảo vệ Cách mạng bán quân sự – Basij – đã sẵn sàng huy động 300.000 binh sĩ để giúp chống virus.
Việc phun thuốc khử trùng đã được thực hiện trên đường phố ở các thành phố lớn.
Tại cuộc họp báo trực tuyến, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi đã bác bỏ lời đề nghị giúp đỡ cho Iran của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Trong những tháng gần đây, Iran và Hoa Kỳ đã rơi vào tình trạng căng thẳng tồi tệ nhất kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Đỉnh điểm là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ giết chết viên tướng Iran hàng đầu của Iran ở Baghdad và một cuộc phản công bằng tên lửa đạn đạo của Iran sau đó nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ.
“Chúng tôi không tin tưởng vào sự giúp đỡ như vậy và chúng tôi cũng không sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ bằng miệng”, AP dẫn lời người phát ngôn này nói thêm rằng Iran luôn “nghi ngờ” về ý định của người Mỹ và cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng làm suy yếu tinh thần của người Iran về dịch bệnh này.
Chánh án tư pháp Ebrahim Raisi thừa nhận một số người đã bắt đầu dự trữ vật tư y tế để kiếm lợi nhuận trong nước. Ông kêu gọi các công tố viên không nhân nhượng đối với kẻ tích trữ.
Trong khi đó, Đại sứ quán đã bắt đầu sơ tán nhân viên vì dịch bệnh.
Trong khi Iran đã đóng cửa các trường học và trường đại học để ngăn chặn sự lây lan của virus, các đền thờ Shiite lớn vẫn mở cửa bất chấp việc chính quyền dân sự kêu gọi họ đóng cửa. Các thánh địa ở Mashhad và Qom nói riêng, đều đã bị virus tấn công mạnh.
https://www.voatiengviet.com/a/th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C6%B0-v%E1%BA%A5n-c%E1%BB%A7a-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-t%E1%BB%91i-cao-iran-qua-%C4%91%E1%BB%9Di-v%C3%AC-virus-corona/5311570.html

Hơn 4.200 người ở Hàn Quốc nhiễm COVID-19

Hải Lam
Giới chức Hàn Quốc sáng nay (2/3) ghi nhận thêm 467 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số người dương tính với nCov tại nước này lên 4.212.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết, trong số 476 ca nhiễm mới có 377 ca tại thành phố Daegu, 68 ca ở tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận, nâng tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 tại Daegu và Bắc Gyeongsang lên lần lượt là 3.081 và 624. Khoảng 60% số ca liên quan tới tổ chức tôn giáo Tân Thiên Địa tại Daegu. Số ca tử vong tại Hàn Quốc hiện tăng lên 22, chủ yếu có bệnh tiềm ẩn.
Các tỉnh thành khác cũng ghi nhận một số ca nhiễm mới, trong đó Seoul tăng thêm 4 ca lên thành 91. Các trường hợp nhiễm virus ở Busan tăng thêm 5 lên thành 88, và tỉnh Gyeonggi tăng thêm 3 lên thành 92. Tổng số ca mắc ở tỉnh Nam Chungcheong tăng thêm 10 lên thành 78.
Số liệu sáng nay được công bố dựa trên số bệnh nhân tính đến nửa đêm qua, thay vì tính đến 9h sáng hàng ngày như trước đây. Giới chức y tế Hàn Quốc đã thay đổi cách tính nhằm giúp các y bác sĩ tuyến đầu có nhiều thời gian hơn để đối phó với dịch bệnh.
Số liệu sẽ được cập nhật lần thứ hai vào buổi chiều, dựa trên số bệnh nhân tính từ nửa đêm qua đến 16h chiều nay (giờ địa phương).
Thứ trưởng Bộ Y tế Kim Gang-lip hôm nay cho biết, chính phủ đã mở một cơ sở cách ly ở Daegu, có thể tiếp nhận 160 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Ông Kim nói thêm 2 cơ sở như vậy sẽ được thiết lập trong tuần này. Những người bệnh trong tình trạng nghiêm trọng sẽ được điều trị trong phòng cách ly áp lực âm tại bệnh viện để ngăn chặn virus lây lan.
Tổng thống Moon Jae-in hôm 1/3 tuyên bố, chính phủ Hàn Quốc đang dốc toàn lực ứng phó với dịch COVID-19 sau khi nâng cảnh báo lên mức cao nhất hôm 23/2. Tại Daegu và tỉnh Gyeongsang, các cơ sở điều trị dã chiến sẽ được mở rộng để xử lý các ca nghi nhiễm và được chẩn đoán nhiễm nCoV.
“Tôi tin rằng ngày càng có nhiều người tham gia vào những nỗ lực này và chúng ta sẽ thành công trong việc đánh bại virus”, ông Moon nói.
Theo Yonhap
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-4-200-nguoi-o-han-quoc-nhiem-covid-19.html

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản

 cùng nhau chống dịch virus corona

Thiện Lan
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm Chủ nhật (1/3) kêu gọi Nhật Bản hợp tác với đất nước của ông để ngăn chặn “khủng hoảng”, đề cập đến sự bùng phát ngày càng tăng của dịch virus corona chủng mới trong bài phát biểu kỷ niệm ngày kháng chiến chống Nhật Bản cách đây hơn một thế kỷ.
Trong khi tổng thống kêu gọi Nhật Bản “thẳng thắn đối mặt với quá khứ”, ông không đề cập đến những vấn đề khác có liên quan tới quan hệ song phương sau này, chẳng hạn như các vụ kiện đòi bồi thường cho công dân Hàn Quốc bị buộc phải làm việc cho nhiều công ty Nhật Bản trong Thế chiến II.
“Chúng tôi sẽ không quên quá khứ, chúng tôi cũng sẽ không đắm chìm trong đó. Tôi hy vọng rằng Nhật Bản cũng có thái độ tương tự”, ông Moon nói trong một sự kiện đánh dấu kỷ niệm 101 năm của phong trào Tam Nhật Tiết (1/3).
“Chúng ta hãy cùng nhau vượt qua khủng hoảng và cùng nỗ lực cho các mối quan hệ hợp tác hướng tới tương lai”, ông nói trong một thông điệp gửi tới Nhật Bản.
“Liệt sĩ yêu nước Ahn Jung-geun đã đứng lên chống lại sự xâm lược của Nhật Bản bằng vũ lực, nhưng ông nói rõ mục đích thực sự của ông là đạt được hòa bình ở phương Đông, không phải thái độ thù địch với Nhật Bản”, ông Moon nói về nhà hoạt động độc lập đã ám sát thống đốc thuộc địa đầu tiên của Nhật Bản tại Triều Tiên, Hirobumi Ito.
“Nhật Bản luôn là hàng xóm gần nhất của chúng tôi”, Tổng thống Moon nói.
Liên quan đến những nỗ lực chống lại dịch bệnh, ông Moon nói: “Chúng tôi một lần nữa nhận ra việc cần thiết của hợp tác xuyên biên giới vào thời điểm này do sự lan rộng toàn cầu của COVID-19.”
Tính đến Chủ nhật, Hàn Quốc đã có 3.736 trường hợp nhiễm virus, tăng 586 so với ngày hôm trước. Với việc lây lan nhanh chóng của virus làm cho công chúng lo ngại sâu sắc, ông Moon đã giảm bớt từ ngữ chống Nhật và thay vào đó nhấn mạnh việc hợp tác để ngăn chặn dịch bệnh.
Theo Nikkei Asian Reviews
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-han-quoc-keu-goi-nhat-ban-cung-nhau-chong-dich-virus-corona.html

Người Việt ‘hỗn loạn’ giữa tâm dịch Covid-19 ở Daegu

An Hải
Trong khi hàng ngàn người Việt ‘hỗn loạn’ và ‘tháo chạy’ khỏi tâm dịch Daegu ở Hàn Quốc thì vẫn có người quyết định ‘bám trụ’ ở đây với hy vọng sẽ vượt qua mọi khó khăn do virus corona (Covid-19) đang hoành hành.
Anh Nguyễn Đăng Cự, 28 tuổi, sinh viên theo học thạc sĩ ngành mậu dịch thương mại trường Keimyung University ở thành phố Daegu, nói với VOA Tiếng Việt về tâm trạng lo sợ của người Việt:
Người Việt Nam mình đang rất hỗn loạn, hầu như ai cũng tìm cách về Việt Nam.
Sinh viên Nguyễn Đăng Cự
Thành phố Daegu hiện là tâm dịch và hiện tại tôi đang sinh sống và học tập tại thành phố này. Người Việt Nam mình đang rất hỗn loạn, hầu như ai cũng tìm cách về Việt Nam. Đa phần những người không thể về vì họ đang ở đây bất hợp pháp. Còn lại những học sinh, sinh viên, anh chị đi làm hợp pháp thì hầu như đều quay về Việt Nam.”
Dù cha mẹ ở quê nhà Hà Tĩnh khuyên con trai nên quay về nước để tránh dịch, nhưng anh Nguyễn Đăng Cự, vẫn quyết định ở lại. Anh nêu lý do:
Bây giờ mình về Việt Nam chưa chắc là một phương án tốt vì tôi đang ở tâm dịch thì có thể gây nên hệ lụy cho gia đình và xã hội.
Sắp tới tôi cũng không có ý định quay về Việt Nam để tránh dịch, vì không phải về Việt Nam là giải quyết được vấn đề…nên thôi. Tôi sẽ tự cách ly ở trong phòng và tự bảo vệ bản thân.
“Hiện tại ở Daegu cũng vắng bóng người. Chỉ mỗi khi cần thiết mua đồ ăn đồ uống thì mới ra đường. Hầu hết người dân cũng như tôi đều ở trong phòng.”
XEM THÊM:
Hàn Quốc xác nhận một người Việt Nam nhiễm virus corona
Anh Cự cho VOA biết hiện tại là thời điểm các sinh viên và học sinh đang trong kỳ nghỉ đông, và trường anh ra thông báo có thể nhập trở lại vào ngày 17/03 nhưng cũng có thể bị lùi xa hơn vì dịch bệnh Covid-19.
Hôm 29/02, theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc một trường hợp người Việt Nam tại thành phố Daegu bị nhiễm Covid-19.
Sinh sống ở Daegu 9 năm qua, chị Thái Thị Ngọc Bích, một phụ nữ quê ở Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc và có con gái đang học tiểu học, cho VOA biết dịch bệnh Covid-19 làm xáo trộn sinh hoạt thường nhật của gia đình chị:
Hiện tại các trường học và nhà trẻ đều đóng cửa và chưa biết khi nào đi học lại. Đi ra ngoài đều mang khẩu trang.
Chị Thái Thị Ngọc Bích
“Hiện tại các trường học và nhà trẻ đều đóng cửa và chưa biết khi nào đi học lại. Đi ra ngoài đều mang khẩu trang.
“Tôi đang làm việc ở Trung tâm Đa văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc và hiện đang xin nghỉ nửa ngày vào buổi sáng để lo cho con ăn sáng, ăn trưa và để con ở nhà một mình vào buổi chiều.”
Chị Bích cho VOA biết nơi chị ở chỉ cách nhà thờ thuộc giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu 25 phút lái xe, nơi chiếm 60% trong số hơn 4.300 ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc. Chị dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tăng thêm ở địa phương:
“Tình hình người nhiễm bệnh chắn sẽ tăng cao thêm do giáo hội Tân Thiên Địa có nhiều người đi nhà thờ.
Ông Lee Man-hee, sáng lập giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji), xin lỗi trước công chúng.
Tuy nhiên, chị Bích quyết định không về Việt Nam lánh dịch mà sẽ ở lại Daegu:
“Mẹ và các anh chị gọi điện thường xuyên kêu tôi về, nhưng tôi nói rằng ở đây vẫn không sao, vẫn ổn và chưa có ý định về Việt Nam.
“Hiện tại thấy mọi người về nhiều quá! Ở Việt Nam cũng khó khăn trong cách ly.
“Ở đây tránh dịch vẫn tốt. Chính phủ Hàn Quốc cũng hỗ trợ mỗi nhà được phát hai cái khẩu trang dù tình hình khẩu trang cũng rất khan hiếm.”
XEM THÊM:
COVID-19: Hàn Quốc xét nghiệm giáo chủ Tân Thiên Địa
Cho đến hôm 2/3/2020, Hàn Quốc có 3.335 người bị nhiễm Covid-19, và 22 người tử vong.
Trang Thông tin Hàn Quốc, một diễn đàn chia sẻ thông tin của người Việt tại Hàn Quốc, hôm 1/3 khuyên nên cân nhắc trước khi về nước: “Với số lượng người Việt ở Hàn Quốc quá đông, việc ồ ạt đổ về nước sẽ gây quá tải cho các cơ sở cách ly, dẫn tới khả năng lây nhiễm diện rộng… tại Việt Nam.”
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Gyeongsangbuk là 18.502 người.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-hon-loan-giua-tam-dich-covid-19-o-daegu/5311535.html

Bắc Triều Tiên phóng tên lửa ra biển Nhật Bản

Tú Anh
Trong khi Seoul nỗ lực chống dịch Covid-19 lây lan tại Hàn Quốc, thì Bắc Triều Tiên phô trương vũ khí. Hai tên lửa được cho là thuộc loại « đạn đạo tầm ngắn » đã được phóng đi từ Wonsan ra biển Nhật Bản, vào trưa nay 02/03/2019. Theo hãng Yonhap, đây là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên kể từ khi chế độ Bình Nhưỡng hù dọa là « đã có vũ khí chiến lược ».
Tình báo Mỹ và Hàn Quốc đang phân tích hình ảnh để xác nhận thông tin. Một cuộc họp về an ninh, quốc phòng được triệu tập khẩn cấp tại phủ tổng thống Hàn Quốc.
Từ Seoul , thông tín viên Louis Palligiano cho biết thêm chi tiết :
“Trong thông điệp đầu năm 2020, lãnh đạo Bắc Triều Tiên khẳng định đã có trong tay « vũ khí chiến lược » và đe dọa là sẽ có hành động tấn công làm nước Mỹ « sững sờ ». Từ đó, Bắc Triều Tiên giữ thái độ kín đáo về các hoạt động quân sự cho đến trưa Thứ Hai. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Hàn Quốc vừa loan báo Bình Nhưỡng đã phóng hai tên lửa tầm ngắn không rõ loại gì, từ vùng duyên hải Tây-Nam ra biển Nhật Bản. Seoul cho biết thêm đang theo dõi sát sao tình hình và sẵn sàn ứng phó nếu Bắc Triều Tiên lại thử vũ khí.
Đây là thái độ khiêu khích của Bình Nhưỡng, cho dù Mỹ và Hàn Quốc đã thông báo đình hoãn một cuộc tập trận chung sắp tới để bảo đảm an toàn cho binh sĩ hai nước trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan.
Vài giờ sau khi Bắc Triều Tiên phóng hai tên lửa, Seoul bày tỏ « quan ngại nghiêm trọng » và kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động có thể « làm tan vỡ các nỗ lực làm giảm căng thẳng quân sự tại bán đảo Triều Tiên».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200302-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-ph%C3%B3ng-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-ra-bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n

Chính quyền Trung Quốc ưu tiên ‘ổn định xã hội’,

 ‘còn cuộc sống của người dân không quá quan trọng’

Ngọc Mai
Trong báo cáo với cấp trên, các quan chức ở Vũ Hán và các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch COVID-19 ở Trung Quốc cho biết: Người dân ở đây không được đảm bảo điều trị, các nguồn cung cấp nhu yếu phẩm cạn kiệt trong hoàn cảnh phong tỏa thành phố, nỗi sợ hãi và lo lắng về dịch bệnh lan rộng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy, theo các báo cáo nội bộ được tờ The Epoch Times thu thập, các nhà chức trách vẫn ưu tiên “kiểm soát xã hội” và “điều khiển dư luận”, để mọi người nhìn nhận tích cực về nỗ lực chống virus của chính quyền Trung Quốc.
Ví dụ, các quan chức ở thành phố Thập Yển thuộc tỉnh Hồ Bắc đã liệt kê các mục tiêu hoạt động của họ như: “Giám sát chặt chẽ những người khiếu kiện và những người có lợi ích bị tổn hại nghiêm trọng” – nói cách khác, đây chính là những người có khả năng bất đồng ý kiến với chính quyền; “Ngăn chặn nghiêm ngặt những người và nhóm chủ chốt tụ họp và gây rối” và “phạt nặng những người truyền bá tin tức sai lệch hoặc tin đồn liên quan đến dịch bệnh”.
Bất mãn xã hội gia tăng
Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) là một cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên giám sát bộ máy an ninh của đất nước, bao gồm cảnh sát, tòa án và nhà tù. Trước sự bùng phát của dịch bệnh, gần đây, các chi nhánh địa phương của PLAC tại Hiếu Cảm, Thập Yển, Tiên Đào và các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc đã soạn thảo “các báo cáo hoạt động kiểm soát xã hội”.
Trong báo cáo, các PLAC này đã mô tả điều kiện sống trở nên khó khăn sau khi chính quyền đình chỉ giao thông, tụ tập công cộng và các hoạt động kinh tế để ngăn chặn virus lây lan.
PLAC thành phố Thập Yển viết trong báo cáo gửi đến Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hồ Bắc ngày 16/2: “Vì dịch bệnh ngày càng tồi tệ, các biện pháp ngăn chặn gia tăng. Người dân đã gặp phải nhiều khó khăn do sự đình chỉ toàn diện của các hoạt động kinh doanh, giao thông, trường học, v.v”.
“Sau khi thành phố đóng cửa, hầu hết cư dân mất đi nguồn thu nhập”, PLAC Thập Yển viết. “Nhìn chung, mọi người đều có những cảm xúc tiêu cực dâng cao, như đau buồn, hoảng loạn, lo lắng và nghi ngờ. Bất mãn xã hội gia tăng”.
Trong khi đó, một cơ quan “kiểm soát dịch bệnh” mới đã được thành lập tại chính quyền Hồ Bắc để chống lại sự bùng phát của dịch bệnh. Cơ quan này đã biên soạn các “báo cáo kiểm tra hàng ngày” để trình báo cho những quan chức cao cấp của đảng như chủ tịch tỉnh Ying Yong, thống đốc Wang Xiaodong và phó thống đốc Huang Chuping.
Các báo cáo trình bày chi tiết về hoàn cảnh của người dân.
Vào ngày 19/2, cơ quan này cho biết trong báo cáo: “Cư dân của làng Hongmiao ở thành phố An Lục (thành phố cấp quận trong thành phố Hiếu Cảm, Hồ Bắc) phàn nàn chính phủ đã sử dụng dây thép gai để phong tỏa ngôi làng. Đã 6 ngày mà không có người đến đây [để cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản]”.
Cục An ninh công cộng Hồ Bắc (Hubei Public Security Bureau), phụ trách toàn bộ lực lượng cảnh sát của tỉnh, cũng soạn thảo “báo cáo công việc” cho chính quyền tỉnh về cách cảnh sát giúp đỡ để “ngăn chặn và kiểm soát virus corona mới”.
Ngày 21/2, Cục An ninh công cộng Hồ Bắc đã mô tả cuộc sống tại Hồ Bắc: “Nhìn chung, cư dân thiếu các nhu yếu phẩm thiết yếu. Ví dụ, một số gia đình đã dùng hết gas nấu ăn, một vài gia đình cần sữa bột và tã trẻ em… Nhiều cư dân muốn rời khỏi thành phố và ra ngoài để kiếm sống. Hành vi của họ trở nên cực đoan”.
Kiểm soát chặt chẽ
Mặc dù trong tình huống như vậy, Cục đã không đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề thiếu hụt. Cơ quan này giải thích một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nó là “duy trì trật tự tại các bệnh viện tạm thời”, các cơ sở được xây dựng trong các sân vận động, trung tâm triển lãm và phòng gym của trường học để cách ly những người có triệu chứng mắc virus ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Theo báo cáo của Cục, 970 cảnh sát và 882 nhân viên bảo vệ đã được phái đến 20 cơ sở như vậy trên toàn tỉnh. “Nhiệm vụ chính của họ là kiểm soát những bệnh nhân gây rắc rối, những bệnh nhân không muốn ở lại đó và những người từ chối điều trị”, báo cáo cho biết.
Cục liệt kê những mục tiêu trong tương lai, như thắt chặt an ninh tại các văn phòng chính phủ, bệnh viện và trung tâm kiểm dịch; chuẩn bị cho các hoạt động có thể “phá hủy sự ổn định xã hội”; và phong tỏa “tất cả các nguồn nguy cơ lây nhiễm”.
Tuyên truyền
Các nhà chức trách cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền tích cực về các nỗ lực ứng phó với virus.
Cơ quan “kiểm soát dịch bệnh” của tỉnh liệt kê những “thành tựu” của họ trong “báo cáo tuyên truyền” vào ngày 20/2: Có 215 câu chuyện tích cực trên ứng dụng của Hubei Daily, một tờ báo do chính phủ điều hành; 25 câu chuyện tích cực trên WeChat, một nền tảng truyền thông xã hội giống như Facebook; 39 video tích cực trên ứng dụng Tiktok; 72 câu chuyện tích cực trên ứng dụng tin tức Toutiao; và 42 bài đăng trên Weibo, một nền tảng giống như Twitter. “Tổng số lượt xem trang đạt 50 triệu”, theo báo cáo.
Một ưu tiên khác là kiểm duyệt các bài đăng miêu tả tiêu cực về chính quyền trên mạng xã hội.
Trong một tài liệu ngày 7/2, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã ra lệnh cho cơ quan “kiểm soát dịch bệnh” tỉnh: “Tổ chức đội quản lý Internet 24 giờ để giám sát các bài đăng trên mạng từ tất cả các website… Xóa tất cả thông tin tiêu cực và gây hại”.
Tài liệu này cũng lưu ý rằng các nhà chức trách đã xóa “4.431 bài đăng gây thiệt hại nặng nề cho dư luận công chúng và kiểm duyệt 3.066 loại bình luận tiêu cực từ ngày 1 đến ngày 8/2”.
Thậm chí hầu hết các quan chức cấp cao trong nhóm hàng đầu chống dịch bệnh của chính phủ trung ương đều đến từ Cục Tuyên truyền và Bộ Công an. Không có thành viên đến từ Ủy ban Y tế Quốc gia.
Tang Jingyuan, nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Mỹ, trong cuộc phỏng vấn với The Epoch Times ngày 27/2 cho biết, những tài liệu này thể hiện tâm thái quan liêu của Trung Quốc, điều này đã tồn tại từ khi đảng này thành lập chính quyền năm 1949.
“Các quan chức các cấp khác nhau muốn giữ chiếc ghế của họ. Để đạt mục đích ấy, các đảng viên cố gắng hết sức duy trì sự ổn định xã hội, điều được xem là một thành tựu. Trong mắt các quan chức, cuộc sống của người dân không quá quan trọng”, ông Tang cho biết.
Theo Nicole Hao / The Epoch Times
Ngọc Mai biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trung-quoc-uu-tien-on-dinh-xa-hoi-con-cuoc-song-cua-nguoi-dan-khong-qua-quan-trong.html

Ông Tập Cận Bình hoãn chuyến thăm Nhật Bản

vì dịch COVID-19

Thiện Lan
Nhật Bản và Trung Quốc đang thảo luận về việc hoãn chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 4, ít nhất cho đến mùa thu, vì cả hai nước đều ưu tiên chống lại sự bùng phát của dịch COVID-19, các nguồn tin cho biết.
Các quan chức Bắc Kinh và Tokyo nhận thấy việc chuẩn bị cho một chuyến thăm thành công gần như là không thể trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng. Hai bên sẽ đàm phán lại thời gian dựa trên lịch trình ngoại giao.
Ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, đã đến thăm Tokyo từ ngày 28-29/2 để thảo luận về tình hình. Ông Dương đã hội đàm với người đồng cấp Shigeru Kitamura, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản. Ông cũng đã gặp Thủ tướng Shinzo Abe và Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi.
Chuyến thăm của ông Tập “sẽ là lần đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc sau 10 năm và chúng tôi cần đảm bảo chuyến thăm sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”, Thủ tướng Shinzo Abe nói trong cuộc họp báo hôm 29/2.
Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở Nhật Bản, cùng với việc chính phủ đang cố gắng hết sức để tiến tới Thế vận hội Olympic và Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) ở Tokyo, thì việc chuẩn bị cho một phái đoàn ngoại giao lớn đến từ Trung Quốc đã khiến các quan chức đặt câu hỏi liệu điều này có khôn ngoan hay không.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn còn căng thẳng về các vấn đề an ninh bao gồm Biển Hoa Đông, vì vậy chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc được mong đợi từ cả hai bên. Ông Tập đã nói rằng Trung Quốc sẽ “tích cực xây dựng quan hệ an ninh mang tính xây dựng” với Nhật Bản.
Chuyến thăm của ông Tập nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ Trung – Nhật, cho thế giới thấy “kỷ nguyên mới” trong quan hệ song phương. Giới lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là ông Tập Cận Bình,
coi việc cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản trở thành ưu tiên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ về thương mại và các vấn đề khác.
Ngay cả sau khi dịch COVID-19 bùng phát, Bắc Kinh vẫn cố gắng sắp xếp chuyến thăm vào tháng 4. Nhưng trong bối cảnh các ca lây nhiễm và số ca tử vong tiếp tục tăng vọt, và dịch bệnh dự kiến ​​sẽ làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh lo ngại việc thực hiện chuyến thăm này sẽ bị cho là ông Tập đang bỏ bê các công việc trong nước.
Trước đó, vào năm 2012, quan hệ giữa Trung Quốc – Nhật Bản trở nên xấu đi sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku. Đây là một nhóm các đảo nhỏ không có người ở trên Biển Hoa Đông được quản lý bởi Nhật Bản, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này và đặt tên là Điếu Ngư.
Nhưng trong vài năm qua, các chuyến thăm ngoại giao đã được nối lại với tốc độ chóng mặt. Vào tháng 5/2018, ông Lý Khắc Cường đã trở thành thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc tới thăm Nhật Bản trong 7 năm. Và vào tháng 10 năm đó, ông  Abe cũng có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc, đây là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản trong 7 năm, ngoại trừ những chuyến đi tới các hội nghị quốc tế.
Vào tháng 6/2019, ông Tập ủng hộ bằng cách đến Osaka dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20, trong khi ông Abe một lần nữa đi du lịch đến Trung Quốc vào tháng 12.
Đây sẽ không phải là lần đầu tiên chuyến thăm của một chủ tịch Trung Quốc tới Nhật Bản bị hoãn lại. Vào tháng 9/1998, Chủ tịch lúc đó là Giang Trạch Dân đã lên kế hoạch đến Nhật Bản, nhưng bị trì hoãn cho đến tháng 11 do lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc.
Theo Nikkei Asian Review
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-tap-can-binh-hoan-chuyen-tham-nhat-ban-vi-dich-covid-19.html

Chuyên gia nói Trung Quốc sẽ không gửi vịt đến Pakistan

 để giải quyết dịch châu chấu

Triệu Hằng
Trung Quốc sẽ không gửi vịt tới Pakistan để “ăn gọn” bầy châu chấu, một chuyên gia trong nhóm xử lý sự cố đến từ Bắc Kinh cho biết, khiến những cư dân mạng thất vọng vì trước đó tin tức này được lan truyền trên mạng.
The National ngày 27/2 đăng tin, một phương tiện truyền thông Trung Quốc đã báo cáo rằng 10.000 con vịt sẽ được gửi từ tỉnh Chiết Giang tới Pakistan để đối phó với cuộc “xâm lăng” châu chấu tồi tệ nhất của Pakistan trong hai thập niên, bản tin này đã tạo ra 520 triệu lượt view trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào hôm 27/2 với hàng ngàn bình luận.
Trước đó, Trung Quốc đã sử dụng vịt để diệt dịch châu chấu.
“Vịt, tiến lên!, tôi hy vọng bạn sống sót quay về”, một người dùng Weibo viết.
Tuy nhiên, bất chấp sự ủng hộ cho ý tưởng này, ông Zhang Long, một giáo sư từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc nói với với các phóng viên ở Pakistan rằng vịt không phù hợp với điều kiện môi trường ở đó.
“Vịt sống nhờ vào nước, nhưng ở các vùng sa mạc của Pakistan, nhiệt độ rất cao”, ông Zhang nói.
Zhang là một thành viên trong nhóm các chuyên gia Trung Quốc được cử đến giúp quốc gia Nam Á chống lại dịch châu chấu, ông khuyên nên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc sinh học thay thế.
Dịch châu chấu đã gây thiệt hại lớn ở phía Đông châu Phi và Ấn Độ. Những bầy châu chấu có thể bay lên tới 150km một ngày theo luồng gió, và chúng ngày càng phàm ăn với sức ăn một ngày tương đương với khoảng 35.000 người.
Theo The National
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-noi-trung-quoc-se-khong-gui-vit-den-pakistan-de-giai-quyet-dich-chau-chau.html

Tập Cận Bình: TQ sẽ thành lập các trung tâm

nghiên cứu để diệt virus corona

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết một loạt các trung tâm nghiên cứu lâm sàng quốc gia sẽ được thành lập để giúp ngăn chặn sự bùng phát của virus corona, Reuters dẫn lại nguồn tin từ truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết hôm 2/3.
Phát biểu trong chuyến thăm một số viện y học ở Bắc Kinh, ông Tập nói rằng cần phải có những nỗ lực lớn để có thể chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh, và Trung Quốc phải cung cấp hỗ trợ công nghệ cho chiến dịch đó.
Ông Tập nói thêm rằng an ninh sinh học là một phần quan trọng của an ninh quốc gia, và Trung Quốc nên thiết lập nguồn dự trữ quốc gia về vắc-xin để chuẩn bị cho công tác phòng ngừa.
ÔngTập nhấn mạnh rằng việc làm mọi điều có thể để cứu sống nhiều bệnh nhân hơn vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Chủ tịch Trung Quốc nói thêm rằng việc nghiên cứu và phát triển thiết bị y tế, dược phẩm và điều trị lâm sàng phải được tăng cường để cải thiện hiệu quả về tỷ lệ chữa khỏi bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.
Chủng virus corona mới xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái. Từ đó đến nay, virus đã lây nhiễm hơn 86.500 người, phần lớn là ở Trung Quốc và chủ yếu là ở Hồ Bắc. Tổng số ca nhiễm xác nhận trên toàn Trng Quốc là hơn 80.000 người, với số người chết là gần 3.000.
Ông Tập cho biết thêm rằng Trung Quốc sẽ phát triển vắc-xin, thuốc và thuốc xét nghiệm để chống lại virus corona càng sớm càng tốt.
“Trung Quốc cần phải nỗ lực để vượt qua các nút thắt cổ chai của việc phát triển bộ máy kỹ thuật và phát triển độc lập các thiết bị y tế cao cấp”, Reuters dẫn lời ông Tập nói.
“Đất nước sẽ kết hợp việc sử dụng các loại thuốc của phương Tây và dược phẩm truyền thống của Trung Quốc trong trận chiến này”, ông Tập nói thêm.
Theo ông Tập, Trung Quốc sẽ có được công nghệ cốt lõi với quyền sở hữu trí tuệ độc lập trong việc đưa ra các sản phẩm và ứng dụng để bảo vệ sức khỏe và mạng sống của con người trong cuộc chiến chống virus corona.
Ông Tập nói ông rất coi trọng sức khỏe tâm thần, đối với những bệnh nhân đã hồi phục, những người đã mất người thân và những người phải xa cách gia đình trong một thời gian dài.
Virus được cho là có nguồn gốc từ một khu chợ bán động vật hoang dã ở Vũ Hán đã khiến Trung Quốc phải ra lệnh cấm buôn bán trái phép và săn trộm động vật hoang dã.
“Chúng ta phải quyết tâm chấm dứt thói quen xấu là ăn động vật hoang dã và cổ xúy lối sống văn minh, lành mạnh, xanh và thân thiện với môi trường”, Reuters dẫn lời ông Tập nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-tq-s%E1%BA%BD-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-c%C3%A1c-trung-t%C3%A2m-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-%C4%91%E1%BB%83-di%E1%BB%87t-virus-corona/5311785.html

Các thương hiệu lớn bị tố cáo

dùng lao động khổ sai Duy Ngô Nhĩ

Mai Vân
Trung Quốc đã chuyển hàng chục ngàn người thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại lao cải đến lao động tại các nhà máy phục vụ cho ít nhất 80 thương hiệu lớn nhất thế giới. Trong một báo cáo chi tiết được công bố hôm nay, 02/03/2020, một trung tâm tham vấn Úc đã tố cáo sự kiện nói trên.
Theo Viện Chiến Lược Chính Trị Úc ASPI, từ năm 2017 đến 2019, hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ, bị giam giữ ở vùng Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc, đã bị đưa đến các nhà máy “thuộc chuỗi cung ứng của 83 thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới về công nghệ, dệt may và xe hơi”.
Bản báo cáo 56 trang nêu rõ các thương hiệu trong ngành điện tử như Apple, Sony, Samsung, Microsoft, Nokia…, ngành dệt may như Adidas, Lacoste, Gap, Nike, Puma, Uniqlo, H&M…, hoặc các hãng xe hơi như BMW, Volkswagen, Mercedes-Benz, Land Rover, Jaguar…
Danh sách cũng bao gồm các tập đoàn lớn của Trung Quốc. Ngoài các hãng xe hơi, còn có các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Haier, chuyên sản xuất các thiết bị gia dụng, Hoa Vi hay Oppo trong ngành điện thoại thông minh.
Theo hãng tin Pháp AFP, chính quyền Trung Quốc đang thi hành một chính sách an ninh tối đa ở Tân Cương để đối phó với tình trạng bạo lực thường được quy cho các thành phần ly khai Duy Ngô Nhĩ.
Một số tổ chức nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh đã giam giữ ít nhất một triệu người Hồi Giáo ở Tân Cương trong “các trại lao cải”. Trung Quốc phủ nhận con số này và khẳng định các trại này chỉ là những “trung tâm huấn nghệ” nhằm tạo công ăn việc làm và chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện ASPI, những người lao động Duy Ngô Nhĩ bị chuyển đến các nhà máy ở nơi khác tại Trung Quốc đều bị tước quyền tự do và bị buộc phải làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ.
Viện ASPI tố cáo : “Các doanh nghiệp được hưởng lợi từ những người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động trong chuỗi sản xuất của họ, và như vậy là đang vi phạm luật cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức”.
Báo cáo kêu gọi các tập đoàn có liên can mở ngay các cuộc điều tra về sự tôn trọng quyền con người trong các nhà máy cung ứng cho họ ở Trung Quốc, bao gồm cả các cuộc thanh tra và kiểm toán độc lập và chặt chẽ.
Chính quyền Trung Quốc từng chính thức thừa nhận đã chuyển “lực lượng lao động dư thừa” từ Tân Cương sang các vùng khác nhân danh cuộc chiến chống đói nghèo.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200302-ca%CC%81c-th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u-l%E1%BB%9Bn-bi%CC%A3-t%C3%B4%CC%81-ca%CC%81o-du%CC%80ng-lao-%C4%91%C3%B4%CC%A3ng-kh%C3%B4%CC%89-sai-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-duy-ng%C3%B4-nh%C4%A9

Philippines không tìm kiếm

thỏa thuận quân sự mới với Mỹ

Ngày 1/3, người phát ngôn Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho biết, Tổng thống Rodrigo Duterte không cho phép tiến hành bất cứ cuộc đàm pháp mới nào nhằm ký kết một thỏa thuận quân sự mới để thay thế Hiệp định Các lực lượng Viếng thăm (VFA) với Mỹ.
Người phát ngôn trên nhắc lại rằng, Tổng thống Duterte không muốn một thỏa thuận quân sự mới với Mỹ, đồng thời khẳng định nhà lãnh đạo Philippines đã quyết tâm chấm dứt VFA.
Bên cạnh đó, ông Panelo cũng bác bỏ các báo cáo trích dẫn phát biểu của Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho biết Manila và Washington đang tìm kiếm các cách thức để tiến tới một thỏa thuận tương tự VFA.
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh, ông Panelo nói: “Thực sự là tôi đã nói chuyện với Đại sứ Romualdez. Ông ấy đã bác bỏ điều đó. Giống như là ông ấy nói rằng họ đang nghiên cứu về các thỏa thuận khác, dù chúng bất lợi hay có lợi cho đất nước”.
http://biendong.net/bi-n-nong/33285-philippines-khong-tim-kiem-thoa-thuan-quan-su-moi-voi-my.html

Cựu thủ tướng Mahathir của Malaysia cảm thấy

“bị phản bội” bởi tân thủ tướng mới được bổ nhiệm

Hôm Chủ nhật (1 tháng 3), Cựu thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết ông cảm thấy bị phản bội bởi thủ tướng mới được bổ nhiệm Muhyiddin Yassin. Ông Muhyiddin là một chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Malay, được hậu thuẫn bởi đảng cầm quyền tham nhũng cũ.
Ông Muhyiddin tuyên thệ nhậm chức thủ tướng sau khi nhà vua chọn ông để thay thế ông Mahathir 94 tuổi.  Ông Mahathir đã từ chức trong bối cảnh ông nỗ lực củng cố quyền lực nhưng lại kết thúc với việc ông phải ngồi ngoài và phàn nàn về sự phản bội sau nhiều thập niên thống trị chính trị Malaysia. Ông Mahathir đã hứa sẽ tham gia một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để thách thức sự ủng hộ đối với ông Muhyiddin, nhưng vị cựu thủ tướng này cũng thừa nhận ông có thể không giành được chiến thắng. Ông nói rằng ông có sự ủng hộ của 114 trong số 222 thành viên của quốc hội, nhưng không bảo đảm rằng tất cả họ sẽ ủng hộ ông trong cuộc bỏ phiếu ở một đất nước có lợi ích chính trị mâu thuẫn lẩn nhau như Malaysia. Sự thay đổi vị trí lãnh đạo diễn ra chưa đầy hai năm sau khi ông Mahathir phối hợp với đối
thủ cũ Anwar Ibrahim, 72 tuổi, để đánh bại đảng cầm quyền đã tồn tại sáu thập niên là Tổ chức Quốc gia Malays (UMNO.
Ông Mahathir đặt câu hỏi rằng liệu một chính phủ liên quan đến đảng cầm quyền trước đây có sẵn sàng theo đuổi các vụ kiện chống lại các chính trị gia của đảng đó hay không, trong số đó bao gồm cựu thủ tướng Najib Razak, người hiện đang bị xét xử vì tội tham nhũng.
https://www.sbtn.tv/cuu-thu-tuong-mahathir-cua-malaysia-cam-thay-bi-phan-boi-boi-tan-thu-tuong-moi-duoc-bo-nhiem/

Tổng thống Indonesia xác nhận

2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên

Hải Lam
Tổng thống Joko Widodo hôm nay (2/3) xác nhận 2 người Indonesia đã dương tính với nCov sau khi tiếp xúc với một công dân Nhật Bản nhiễm bệnh.
Ông Joko nói với các phóng viên rằng một phụ nữ 64 tuổi và con gái 31 tuổi của bà đã dương tính với nCov sau khi tiếp xúc với một công dân Nhật Bản sống ở Malaysia và đã nhiễm virus sau khi trở về từ chuyến đi đến Indonesia. Hiện 2 người này đang được điều trị tại bệnh viện truyền nhiễm Sulianti Saroso ở Jakarta.
Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto nói với các phóng viên rằng vị khách người Nhật là bạn của hai mẹ con và đã đến thăm nhà của họ. Ông cho biết các nhà chức trách đang theo dõi những người mà du khách Nhật Bản trên có thể đã tiếp xúc.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-indonesia-xac-nhan-2-ca-nhiem-covid-19-dau-tien.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.