Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 09/02/2020

Sunday, February 9, 2020 4:59:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 09/02/2020
Tin trong nước

Hàng trăm cảnh sát cơ động trấn áp

biểu tình chống Formosa Hà Tĩnh

HÀ TĨNH, Việt Nam (NV) – Hôm 8 Tháng Hai, trang fanpage Truyền Thông Tây Yên phát video trực tiếp về cuộc biểu tình của người dân Tây Yên, Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Những người xuống đường cáo buộc công ty Năng Lượng An Việt Phát và công ty Tâm Viết Hải “dùng hàng chục ngàn tấn chất thải độc hại của công ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh” để san lấp mặt bằng nơi khu vực đông dân cư. Họ giương cao các biểu ngữ kêu gọi bảo vệ môi trường.
Clip nêu trên cho thấy hàng trăm cảnh sát cơ động, công an, nhân viên an ninh được điều động, trang bị tấm khiên và dùi cui nhằm trấn áp và giải tán cuộc biểu tình.
Trang Truyền Thông Tây Yên cho hay, cuộc biểu tình diễn ra sau khi nhà chức trách “làm ngơ trước lời kêu cứu của người dân Tây Yên suốt hai tháng qua.”
Hầu hết người xuống đường được ghi nhận là giáo dân giáo xứ Dũ Yên.
“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi người, nếu ai có tinh thần hướng lòng về quê hương thì đây là cơ hội để người dân Tây Yên thể hiện điều đó,” theo fanpage Truyền Thông Tây Yên.
Liên quan đến vụ này, báo Thanh Niên hôm 10 Tháng Mười Hai, 2019, cho hay, ông Bùi Đức Hiếu, 29 tuổi, ngụ tại xã Đức Bồng, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, bị Sở Thông Tin Truyền Thông Hà Tĩnh phạt hành chính 5 triệu đồng ($215) với cáo buộc “Chia sẻ thông tin sai sự thật về chất thải Formosa” và “Cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định pháp luật, gây hoang mang dư luận.”
Báo Thanh Niên viết: “Thực tế là công ty An Việt Phát và một số doanh nghiệp liên quan sử dụng xỉ thép của công ty Formosa để san lấp mặt bằng. Xỉ thép này đã được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy làm vật liệu san lấp, đường giao thông, nguyên liệu cho sản xuất xi măng…”
Cũng theo tờ báo, việc xử phạt ông Bùi Đức Hiếu được thực hiện theo yêu cầu của “doanh nghiệp sử dụng xỉ thép của công ty Formosa.”
Dường như bài báo giải thích và trấn an về xỉ thép Formosa của báo Thanh Niên không hiệu quả với công luận.
Trang Truyền Thông Tây Yên tiếp tục đưa cáo buộc: “Công ty Tâm Viết Hải là một trong những công ty sản xuất bê tông tươi thành phẩm, nó hoạt động ngay gần khu dân sinh. Công ty này thường xả thải theo bờ kênh xuống sông Quyền, nhiều người dân nơi đây đã từng phản ánh. Nay lại tiếp tục tiếp tay cho công ty khác để phá hàng rào, tập kết trong bãi sau đó đổ chất thải độc hại từ Formosa để san lấp mặt bằng. Việc này là khẩn cấp vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Thế nhưng có chăng là chính quyền vẫn đang quyết tâm bảo vệ cho những thế lực đen tối để đưa dân đi đến chỗ chết?”
Trang này cảnh báo thêm rằng chính quyền Hà Tĩnh “không nên thử thách lòng dân” trong việc bao che cho hành vi của công ty Năng Lượng An Việt Phát, công ty Tâm Viết Hải cùng Formosa. (N.H.K)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hang-tram-canh-sat-co-dong-tran-ap-bieu-tinh-chong-formosa-ha-tinh/

Liệu Đồng Tâm

có là ‘một thách thức’ cho Tân bí thư Hà Nội?

Thành phố Hà Nội vừa có tân Bí thư Thành ủy, khi ông Vương Đình Huệ, đang là Phó Thủ tướng, nhận quyết định của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, về thành ủy Hà Nội, thay thế cho ông Hoàng Trung Hải.
Quyết định thay đổi nhân sự cao cấp ở thủ đô của Việt Nam diễn ra trung với mốc thời gian tròn một tháng xảy ra vụ bố ráp, tập kích đầy bạo lực, gây đổ máu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội làm cho nhiều người, trong đó ngoài ba sỹ quan Công an, một công dân 84 tuổi, ông Lê Đình Kình, thiệt mạng.
Nhân dịp này, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam nêu bình luận của mình trước câu hỏi, liệu giải quyết hậu quả vụ tập kích ở Đồng Tâm hôm 01/09/2020 có phải là một thách thức đối với ông Vương Đình Huệ.
Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xửTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
Con đường chính trị của ông Vương Đình Huệ
Đồng Tâm sau tròn một tháng: Vì sao đã, đang và sẽ còn nóng?
Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại nhờ điều gì?
Đồng Tâm: Đại diện sứ quán Mỹ tại Hà Nội gặp nhà hoạt động
“Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xử,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/02 từ Hà Nội.
“Thế nhưng nhiệm vụ của ông Huệ lại không nằm ở một chỗ cụ thể như thế.
“Nhiệm vụ của ông Vương Đình Huệ là ông phải tiếp tục thực hiện được Nghị quyết của Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Hà Nội và thực hiện các vấn đề thuộc về Nghị quyết của Đại hội đảng (toàn quốc) lần thứ 12.
Vì sao ông Huệ thay ông Hải làm Bí thư Hà Nội?
“Có khoảng 16 nhiệm vụ thể mà vừa rồi trong vòng bốn năm vừa rồi, khi mà người ta tổng kết, người ta thấy rằng là cả 16 nhiệm vụ ấy, thì ông Hoàng Trung Hải thực hiện một cách là tốt.”
Theo nhà nghiên cứu này, từ nay đến Đại hội lần thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ phải ‘làm tốt’ tất cả những việc đó.
‘Đồng Tâm - chắc chắn sẽ phải đụng’
Liên quan vụ việc Đồng Tâm hôm 09/01 và hậu sự kiện này từ đó về sau, trong bối cảnh Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp:
Đồng Tâm: Chúng tôi đến thăm và nghe nhìn thấy gì?
Vợ ông Lê Đình Kình và lời chứng về vụ tập kích Đồng Tâm 09/01
An ninh công an VN: “Thanh bảo kiếm liệu có bị mẻ cùn”?
Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nóTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt
“Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nó.
“Bởi vì bây giờ ông ấy thay ông Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Nội.
“Cho nên việc Đồng Tâm thì thế nào người ta cũng phải nêu ra ở Quốc hội.
“Không sớm thì muộn sẽ phải nêu ra. Cho nên, sẽ đến lúc người ta sẽ phải đụng đến nó.”
Nhân nhắc đến Quốc hội Việt Nam liên quan vụ tập kích ‘đẫm máu’ ở Đồng Tâm xảy ra tròn một tháng trước, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình về việc cơ quan lập pháp này cần phải làm gì và vì sao.
Đồng Tâm: Vì sao Quốc hội VN cần “vào cuộc điều tra”?
“Xét về mặt Quốc hội, thì Quốc hội có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, nên phải có những hành động. Trước hết là những cuộc họp để mà giám sát lại vụ việc Đồng Tâm, vì sao nó xảy ra như thế? Và vì sao lại xảy ra việc giết ông Lê Đình Kình như thế?
“Tôi cũng nhắc lại là người ta đã khởi tố vụ án giết người, tức là giết ba người sỹ quan cảnh sát đấy, thì cũng rất nên, Quốc hội cũng rất cần thiết là phải điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình.
“Quay lại Quốc hội, thì vai trò giám sát việc thực thi pháp luật là một việc.
“Vai trò thứ hai là vai trò giám sát thực hiện Hiến pháp, hành vi, hành động nào của chính quyền có thể dính đến việc vi hiến, thì Quốc hội cũng có vai trò như thế.
“Ở đây, Quốc hội, theo luật của Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội, giao cho Ban thường vụ Quốc hội giải thích việc hợp hiến hay là vi hiến trong hành động cụ thể như là việc xảy ra ở Đồng Tâm, xem nó có hợp hiến hay không.
“Trên cơ sở hai việc này, cũng phải dẫn đến việc điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình,” ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm với BBC hôm thứ Sáu.
Trở lại với việc Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, tin cho hay hôm 7/2, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Trước đó, hồi tháng 01/2020, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì được cho là có những “vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng” trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51427924

Về làm bí thư Hà Nội,

Vương Đình Huệ chuẩn bị cho vị trí thủ tướng?

Tin từ Hà Nội: Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam điều động uỷ viên bộ chính trị Vương Đình Huệ về làm bí thư thành uỷ Hà Nội thay thế cho Hoàng Trung Hải, người bị điều chuyển về làm phó ban soạn thảo văn kiện đại hội đảng lần thứ 13. Ông Huệ, hiện đang là phó thủ tướng, là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ thủ tướng trong nhiệm kỳ tới 2021-2016. Việc điều chuyển này có lẽ nằm trong kế hoạch chuẩn bị thay thế vị trí thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc, người rất có thể sẽ làm tổng bí thư đảng hoặc chủ tịch nước.
Ông Huệ, người Nghệ An, từng làm phó hiệu trưởng trường đại học tài chính kế toán và tổng kiểm toán nhà nước trước khi được bổ nhiệm vào ghế bộ trưởng tài chính rồi phó thủ tướng. Tuy nhiên, trong thời gian làm tổng kiểm toán nhà nước, ông không báo cáo hay có biện pháp gì để ngăn chặn các tổng công ty nhà nước như Vinashin và Vinalines khỏi tình trạng đầu tư tràn lan và tham nhũng dẫn đến thua lỗ nặng nề khiến ngân sách nhà nước cạn kiệt.  Trong khi đó, uỷ viên bộ chính trị Hoàng Trung Hải thôi giữ chức bí thư thành uỷ Hà Nội để giữ vị trí phó trưởng tiểu ban văn kiện đại hội 13 của đảng cộng sản- một dạng “ngồi chơi xơi nước” sau khi bị kỷ luật vì những mệnh lệnh sai lầm trong dự án mở rộng Thép Thái Nguyên. Dư luận trong nước cho rằng dù cán bộ nào làm thủ tưởng, chủ tịch hay tổng bí thư thì tình hình Việt Nam vẫn không thay đổi – vẫn là chư hầu của Trung Cộng.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/ve-lam-bi-thu-ha-noi-vuong-dinh-hue-chuan-bi-cho-vi-tri-thu-tuong/

Netflix và Spotify ngừng cung cấp

bản dùng thử miễn phí tại Việt Nam

Netflix vừa quyết định ngừng cung cấp bản dùng thử miễn phí 30 ngày tại Việt Nam. Vào hôm thứ Sáu (7 tháng 2), quyết định này được đăng trên trang web chính thức của dịch vụ phát trực tuyến có trụ sở tại Hoa Kỳ này. Kể từ khi đến Việt Nam vào năm 2016, Netflix đã cho phép người dùng ở Việt Nam dùng thử miễn phí các dịch vụ của họ trong vòng 30 ngày, sau đó người dùng sẽ trả mức giá 180,000 đồng (7.8 mỹ kim) một tháng cho một gói mua căn bản.
Theo tờ VnExpress đưa tin, Netflix ra mắt trang web tiếng Việt vào tháng 10 năm ngoái. Một phát ngôn viên của Netflix cho biết họ đang xem xét các chương trình giãm giá tiếp thị khác nhau ở Việt Nam để thu hút thành viên mới. Ngoài ra, Spotify, dịch vụ phát nhạc trực tuyến có trụ sở tại Thụy Điển, cũng thông báo trên trang web của họ rằng kể từ ngày 17 tháng 2, họ sẽ ngừng cung cấp Premium ba tháng miễn phí tại Việt Nam. Tuy nhiên Spotify không đưa ra lời giải thích cho quyết định này. Spotify được ra mắt tại Việt Nam vào năm 2018. Netflix có mặt ở hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ vào tam cá nguyện thứ 4 năm 2019, trong khi đó, theo báo cáo tài chính quý 4 năm 2019 Spotify hiện có mặt ở 79 thị trường trên thế giới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/netflix-va-spotify-ngung-cung-cap-ban-dung-thu-mien-phi-tai-viet-nam/

Virus Corona Vũ Hán

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam

đưa tiền mới vào sử dụng và cách ly tiền cũ

để phòng dịch coronavirus

Tin Vietnam.- Đài VOV ngày 8 tháng 2 năm 2020 loan tin, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Cộng sản Việt Nam cho biết, để giảm rủi do lây nhiễm dịch coronavirus, ngân hàng nhà nước đã ra lệnh các ngân hàng các tỉnh, thành phố tính toán đưa tiền mới vào lưu thông.
Nguyên nhân được ông Tú giải thích rằng, nhiều người lo ngại dịch coronavirus có thể lây lan qua hành vi giao dịch tiền mặt, trong khi đó thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam. Trước tình hình này, ngân hàng nhà nước Cộng sản chưa có đủ phương tiện để khử trùng tiền mặt, và nếu có thì việc này sẽ gây chậm trễ, gián đoạn giao dịch. Vì vậy, ngân hàng nhà nước sẽ tìm cách “cách ly” tiền cũ và tung ra thị trường một lượng tiền mặt mới để “chống” dịch coronavirus. Biện pháp cách ly này của nhà cầm quyền khiến nhiều người dân nghi ngờ về hiệu quả, cũng như mục đích ẩn nấp sau hành động này.
Bởi nếu tiền mới được đưa ra thị trường thì phương thức giao dịch của người dân không thay đổi, nên tiền mới hay tiền cũ cũng không khác gì nhau. Vậy thì mục đích của hành động này là gì có lẽ phải chờ thời gian trả lời.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-cong-san-viet-nam-dua-tien-moi-vao-su-dung-va-cach-ly-tien-cu-de-phong-dich-coronavirus/

Khẩu trang trong nước khan hiếm,

tiểu thương vận chuyển lậu khẩu trang sang Trung Quốc

Truyền thông trong nước hôm 9/2 cho biết tại nhiều địa phương, tình trạng khẩu trang vẫn khan hiếm khi nhiều cửa hàng thuốc thông báo hết hàng, trong khi đó Bộ đội Biên phòng liên tục phát hiện tình trạng chuyển lậu khẩu trang sang Trung Quốc.
Theo Thanh Niên, trong hai ngày 8 và 9 tháng 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 2 vụ xuất lậu khẩu trang y tế sang Trung Quốc, thu giữ hàng vạn chiếc.
Ngày 9/2, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt quả tang một người đang tập kết 40.000 khẩu trang y tế tại bờ sông biên giới để vận chuyển sang Trung Quốc.
Vào tối ngày 8/2, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh cũng bắt giữ một người khác đang vận chuyển 7.500 khẩu trang y tế sang Trung Quốc.
Bộ Công thương cho biết từ ngày 31/1 đến ngày 9/2, bộ này đã xử lý hơn 3.500 vụ vi phạm tại các nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế trên cả nước.
Trước tình trạng dịch bệnh viêm phổi cấp đang lan rộng, nhiều người mua khẩu trang và thuốc sát trùng, giá các mặt hàng này đã lên cao nhiều lần. Giới chức Việt Nam xác định việc găm hàng và đội giá hàng là phạm pháp và áp dụng các biện pháp xử lý các cửa hàng bán giá quá cao hoặc găm hàng không bán phục vụ nhu cầu phòng dịch.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-border-guards-seize-thousands-mask-smuggled-to-china-02092020093221.html

Việt Nam xác nhận có thêm ca nhiễm virus corona mới

Thùy Dương
Ngày 09/02/2020, Việt Nam có thêm ca thứ 14 nhiễm virus corona. Trang thông tin của bộ Y Tế về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (nCoV), cập nhật đến 12h ngày hôm nay cho biết, nạn nhân là một phụ nữ 55 tuổi (N.T.Y), trú tại thôn Ái Vân, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ca mới được xác nhận nhiễm nCoV là hàng xóm của nữ công nhân trẻ 23 tuổi trở về từ Vũ Hán, tâm ổ dịch bệnh tại Trung Quốc. Công nhân này cũng đã được xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 30/01. Trước đó, hôm 28/01, bà Y. đã đến chúc Tết nhà nữ công nhân nói trên và ở chơi khoảng 1 giờ rồi về. Đến ngày 04/02, bà bị sốt, đau đầu, sổ mũi và được đưa vào cách ly, khám và điều trị tại một Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tính đến trưa 09/02, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều trường hợp bị lây nhiễm virus corona nhất. 9/14 người dương tính với virus corona ở tỉnh này. Trên tổng số 759 mẫu xét nghiệm tại Việt Nam, bộ Y Tế ghi nhận 14 ca dương tính và 745 ca âm tính.
Trong khi đó, bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho biết, tính đến cuối ngày 08/02, đã có 63/63 tỉnh, thành phố báo cáo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng tránh dịch bệnh. 57 tỉnh cho học sinh nghỉ thêm một tuần, đến hết ngày 16/02, 1 tỉnh chỉ kéo dài thời gian nghỉ thêm đến ngày 11/02, 5 tỉnh còn lại chưa xác định ngày cụ thể.
Du thuyền Diamant Princess nhiễm virus corona đã ghé Việt Nam trước khi về Nhật
Theo trang Thế giới và Việt Nam chiều ngày 09/02, siêu du thuyền hạng sang Diamant Princess, với 64 người được xét nghiệm dương tính với virus corona mới, đã từng ghé hai cảng của Việt Nam: cảng Chân Mây (Huế), ngày 27/01 và cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) ngày 28/01. Có 21 hướng dẫn viên Việt Nam chia theo nhóm đã dẫn khách đi tour theo lịch trình. Trở về nhà sau khi dẫn đoàn, các hướng dẫn viên, do chưa biết trên tàu có khách nhiễm virus, nên vẫn tiếp xúc bình thường với người thân, không dùng khẩu trang, không thực hiện biện pháp cách ly phòng bệnh, một số hướng dẫn viên còn tiếp tục dẫn khách đi tour.
Hiện nay, du thuyền Diamond Princess đang neo đậu ngoài khơi thành phố Yokohama, gần Tokyo (Nhật Bản). Theo đặc phái viên Angélique Forget của đài RFI tại Yokohama, hơn 3.000 du khách và thành viên du hành đoàn hiện vẫn đang được theo dõi, cách ly nghiêm ngặt trên tàu. Hành khách được yêu cầu ở trong cabine. Chỉ những khách ở các phòng không có cửa sổ mới được lên cầu tàu mỗi ngày tối đa một giờ, nhưng phải đeo khẩu trang và không được tụ tập đông người.
Với 64 người dương tính với virus corona, du thuyền hạng sang Diamant Princess nay trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Chuyến du thuyền trong mơ đã biến thành một cơn ác mộng!
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200209-vi%E1%BB%87t-nam-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-c%C3%B3-th%C3%AAm-ca-nhi%E1%BB%85m-virus-corona-m%E1%BB%9Bi

Coronavirus làm “lộ”

nhiều tỉnh việt nam có công nhân Trung Cộng

Tin Vietnam.- Truyền thông nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam những ngày qua liên tục loan tin về việc các công nhân, chuyên gia, nhà cai quản, giám đốc người Trung Cộng quay lại các tỉnh, thành ở Việt Nam làm việc trong khi dịch coronavirus đang lan rộng mà chưa có vaccine.
Như vậy, khắp các tỉnh từ Bắc, Trung, Nam của Việt Nam đều có người Trung Cộng đang sinh sống, và làm việc. Số lượng thực tế là bao nhiêu người vẫn còn là một ẩn số mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không công khai.
Theo đó, ông Lê Minh Tấn, giám đốc sở Lao động- Thương binh và Xã hội Cộng sản tại Sài Gòn cho biết, sở này đã cấp phép cho hơn 3,571 người Trung Cộng làm việc trên địa bàn tỉnh này. Tuy nhiên, sau Tết nguyên đán thì mới có 1,079 người quay lại Sài Gòn làm việc.
Tại tỉnh Đồng Nai thì đã có gần 1,000 lao động người Trung Cộng, Đài Loan trở lại tỉnh này làm việc tại hơn 200 công ty trên địa bàn tỉnh.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho biết, dự án Formosa tỉnh này có hơn 700 công nhân người Trung Cộng. Vừa qua, hơn 400 công nhân về nước, nên hiện tại tỉnh Hà Tĩnh tạm thời không tiếp nhận các công nhân quay lại làm việc để phòng dịch coronavirus.
Ngoài các tỉnh trên, nhiều tỉnh khác cũng tuyên bố tạm thời ngừng tiếp nhận công nhân Trung Cộng quay lại Việt Nam làm việc, nếu tỉnh nào tiếp nhận thì sẽ cách ly 14 ngày. Cũng liên quan đến coronavirus bùng phát, thì qua đây người dân Việt Nam mới biết nhà cầm quyền Việt Nam không được tự do đóng cửa biên giới nước mình với Trung Cộng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/coronavirus-lam-lo-nhieu-tinh-viet-nam-co-cong-nhan-trung-cong/

Nha Trang còn 1,000 du khách Trung Quốc,

vẫn có chuyến bay qua Trung Quốc

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Hôm 9 Tháng Hai, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Đắc Tài, phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa cho hay 1,046 du khách Trung Quốc qua Việt Nam du lịch theo tour, hiện đang bị kẹt lại tỉnh này do lệnh ngừng bay giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ông Tài nói thêm rằng các công ty lữ hành “đang liên hệ với các hãng hàng không để xin cấp phép chuyến bay đưa số du khách này về lại Trung Quốc”.
Con số nêu trên khiến công luận ngờ vực vì chỉ mới mấy ngày trước, hôm 2 Tháng Hai, theo thống kê của công an xuất nhập cảnh, lượng người Trung Quốc còn ở Khánh Hòa được ghi nhận lên đến 5,361 người, gồm 520 người là nhà đầu tư, lao động người làm việc tại tỉnh Khánh Hòa, 4,841 người còn lại là du khách tự do hoặc đi theo tour trọn gói.
Thời điểm đó, các báo nhà nước loan báo lệnh ngưng các chuyến bay giữa Trung Quốc và Việt Nam của Cục Hàng Không Việt Nam “đã có hiệu lực từ hôm 1 Tháng Hai”.
Nay theo tiết lộ của ông Tài được báo Tuổi Trẻ dẫn lại thì lệnh cấm bay này trên thực tế là “không triệt để”, vì một số chuyến bay chở du khách Trung Quốc từ Khánh Hòa về nước sau hôm 1 Tháng Hai “vẫn được cấp phép bay”.
“Những chuyến bay này chỉ chở khách Trung Quốc về, còn khi bay về lại Việt Nam thì bay rỗng, phi cơ được tiêu độc khử trùng theo quy định, phi hành đoàn được kiểm tra và giám sát y tế,” ông Nguyễn Đắc Tài nói.
Không rõ các hãng hàng không nào được hưởng “ngoại lệ” khi thực hiện các chuyến bay này, nhưng chắc chắn đó là hãng hàng không của Việt Nam. Vì cũng theo lời ông Tài, Bộ Ngoại Giao CSVN đã có công hàm thỏa thuận với phía Trung Quốc rằng nếu địa phương nào có lượng người Trung Quốc bị “kẹt lại” lớn do dịch Corona thì Bắc Kinh sẽ điều phi cơ đến đưa về nước nhưng đến nay chuyện này chưa diễn ra tại Khánh Hòa.
Theo báo Zing, Hãng Hàng Không Vietnam Airlines mới đây đã gửi công văn hỏa tốc để cảnh báo Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa về hai vị du khách đến từ Trịnh Châu, Trung Quốc từng du lịch ở Nha Trang được xác nhận nhiễm virus Corona khi về nước vào cuối Tháng Giêng. Trong vụ này, có đến 268 người ở thành phố biển được ghi nhận “có tiếp xúc gần” với hai người Trung Quốc, gồm nhân viên hai khách
sạn, khách lưu trú, thông dịch viên, hướng dẫn viên, tài xế… Hiện 165 người trong số đó đã bị nhà chức trách tiến hành cách ly ở nhà họ và lập hồ sơ theo dõi tình trạng sức khỏe.
Theo báo Thanh Niên, trước khi bệnh dịch virus Corona lan sang Việt Nam, ước tính mỗi ngày Nha Trang tiếp đón khoảng 6,500 du khách Trung Quốc, mỗi vị khách lưu lại thành phố này trong khoảng 3 – 4 ngày nên người ta có thể bắt gặp “hai vạn người nói tiếng Trung” trên các đường phố Nha Trang. (N.H.K)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nha-trang-con-1000-du-khach-trung-quoc-va-van-co-chuyen-bay-qua-trung-quoc/

Suối nguồn dân chủ

Đông Phong
Những ngày vừa qua, đại dịch viêm đường hô hấp xuất phát từ Vũ Hán do virus Corona gây ra đã làm cho người dân Việt Nam lo lắng và hoang mang đến tột độ. Thế nhưng, nhà cầm quyền Việt Nam lại đang loay hoay và gần như không thể tự đóng được cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn đại dịch, vì cần phải có sự chấp thuận từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc.
Điều đó vô tình giống lên một hồi chuông cảnh tỉnh, rằng Việt Nam liệu hoàn toàn độc lập sau ngần ấy năm chiến tranh, mồ hôi, nước mắt và xương máu của cả dân tộc đã đổ xuống.
Con số người nhiễm bệnh tại Việt Nam ngày một tăng, và có thể trở thành một ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Vậy nếu khi để xảy ra hậu quả như thế thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Hay sau đó cũng chỉ là một vài cá nhân đăng đàn với những lời tự phê bình và rút kinh nghiệm đầy sáo rỗng, mà người dân dường như đã quá chán ngán đến khinh miệt.
Bất công xã hội vẫn đang lan rộng, và không còn là vấn đề giữa người dân với đảng viên, cán bộ nhà nước, mà nay còn là của những viên chức với nhau. Khi người không năng lực được dọn đường để thăng quan tiến chức một cách dể dàng, thần tốc, còn người có năng lực, có tài thì cho dù suốt đời phấn đấu cũng không thể lột xác để thoát ra khỏi một anh viên chức quèn, mạt hạng. Trong cùng một hệ thống giữa những đồng chí với nhau, khi “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”. Đó là một bất công lớn đã và đang tồn tại.
Vấn nạn môi trường đang dần đẩy dân tộc đến chỗ suy kiệt và diệt vong, khi đâu đâu cũng xả thải, đâu đâu cũng ô nhiễm, thức ăn, nước uống đầy độc, bụi mịn bao trùm… Sức khỏe và mạng sống của người dân ngày một bị đe doạ nghiêm trọng, nhưng những cơ quan chức năng thì luôn tỏ ra vô can.
Tham nhũng do bà mẹ cơ chế độc đảng sinh ra đã trở thành một quốc nạn, mà ngày nay chỉ có đốt hết cả cánh rừng mới mong dọn sạch được lượng củi cần đốt ấy. Đó là một quốc nạn mà lịch sử Việt Nam chưa có triều đại nào để xảy ra nhiều với mức độ thiệt hại nghiêm trọng và rộng khắp đến vậy.
Và hàng nghìn loại ung nhọt khác đang phát tán trên khắp “cơ thể” của guồng máy, một guồng máy đã hoàn toàn mất đi khả năng đề kháng để tự bảo vệ mình, một “cơ thể” đang rệu rã chỉ chờ đến ngày cáo chung.
Lên tiếng và bắt bớ
Nhìn lại nhiều năm trước, khi những vụ án mang tính chính trị một thời từng gây chấn động dư luận, như vào năm 2007 vụ của luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân; Năm 2009 vụ án của những người yêu nước gồm: Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, hay vụ “2 bao cao su” vào năm 2010 của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ…
Chấn động không phải vì mức độ quy mô, sự nguy hiểm hay hậu quả của nó để lại, mà chấn động ở đây đơn giản chỉ vì tại thời điểm đó không có mấy ai dám tiếng hoặc dám hành động.
Thế rồi liên tiếp những vụ án tương tự trong ngần ấy năm, từ đó cho mãi đến hôm nay, đã có hàng loạt người đấu tranh bị bắt bớ tù tội, người này ra người kia vào, dần dần làm cho độ hot của những vụ án chính trị ấy cũng không còn nữa, bởi có quá nhiều người bị bắt, bị tù đày.
Điều đó đã lặp đi lặp lại một cách liên tục và ngày càng trẻ hoá dần những con người bị tù đày đến độ không thể không cảm thấy bình thường nhất có thể.
Những nhà tranh đấu – mà mười mấy năm về trước bị bỏ tù còn là một hiện tượng kinh động xã hội, khiến mọi người sợ sệt xa lánh – nhưng nay họ là lớp lớp những người yêu nước dũng cảm. Xung quanh họ giờ đã có cả trăm, cả nghìn người dự bị và luôn dám cất lên tiếng nói của chính mình và sẵn sàng chịu cảnh tù tội.
Trước đây việc ngồi chém gió vỉa hè, hay lên các trang mạng bàn về chính trị hay phê phán chính phủ được xem là một hành vi “ghê gớm” và động trời lắm, nhưng giờ gần như ai ai cũng có thể dám “xổ toạc” nơi đông người. Chính tôi, đôi khi còn bụm miệng không kịp cho những cậu đảng viên ngồi cạnh đang mắng đảng không một câu thương tiếc.
Điều đó đánh dấu một sự thay đổi rất lớn trong nhận thức và tâm tư của nhiều người dân, trong dòng chảy chung của sự thay đổi tất yếu và điều này đang diễn ra âm thầm từng ngày từng giờ trong lòng xã hội mà không một ai có thể ngăn cản được.
Dòng người xuống đường
Tôi nhớ vào năm 2011, khi sự kiện tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị các tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò, những người bất bình đã xuống đường, khi ấy đa số họ đều mặt áo đỏ, một số người trên tay cầm lá cờ đỏ sao vàng, và số lượng của dòng người ấy không quá 200.
Rồi sau đó khi hàng loạt sự kiện xuống đường khác của người dân như: Phản đối vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào năm 2014; Phản đối Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam vào năm 2015; Bảo vệ cây xanh tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, thì hình ảnh chiếc áo và lá cờ đỏ ấy cũng thưa dần theo năm tháng, tỷ lệ thuận với mức độ đàn áp của nhà cầm quyền, nhưng lại tỷ lệ nghịch với số lượng người tham gia ngày một tăng lên, mà đỉnh điểm của nó là sự kiện xuống đường phản đối Formosa (sự kiện cá chết) từ Bắc chí Nam vào năm 2016. Người ta đã không còn trông thấy bóng dáng của những chiếc áo và lá cờ đỏ ấy trong dòng người khổng lồ xuống đường.
Đến năm 2018, một dấu mốc đã được tô lên, khi dòng người ấy lại bước xuống đường để lần đầu tiên phản đối một chính sách của nhà cầm quyền, cụ thể là dự Luật đặc khu. Khi ấy quy mô, số người tham gia và sự đồng nhất từ Bắc đến Nam đáng để cho nhà cầm quyền phải lạnh gáy, và chắc chắn tại những thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội, người ta đã hoàn toàn không nhìn thấy hình ảnh của lá cờ đỏ hay chiếc áo in hình cờ đỏ len lỏi vào dòng người kia.
Suối nguồn bất tận
Lịch sử của nhân loại luôn được vận hành theo đúng quy luật nhất định của nó, với từng giai đoạn lịch sử mà loài người phải trải qua: Thời kỳ nguyên thuỷ; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Tư bản… Mà Việt Nam trong giai đoạn nửa phong kiến nửa tư bản ấy chắc chắn cũng không thể có một ngoại lệ.
Nếu quan sát xã hội Việt Nam ở góc độ vĩ mô thì những người có kiến thức thông thường cũng có thể dể dàng nhận thấy rất rõ trong lòng xã hội đang có một sự chuyển dịch, một dòng chảy âm thầm, như một quy luật tất yếu của lịch sử, đó là dòng chảy của dân chủ.
Và khi nhìn lại những sự kiện đấu tranh liên tiếp của người dân trong mười mấy năm qua có thể nhận định, dù vui hay buồn, muốn hay không muốn thì tiến trình tự dân chủ hóa ấy vẫn đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Bởi nó là sự vận động của lịch sử, của toàn xã hội mà không một thế lực nào có thể ngăn cản hay thay đổi được, đó là sự vận động của dòng chảy dân chủ tất yếu, một suối nguồn bất tận.
Tác giả Đông Phong (Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP HCM)
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/streamline-of-democracy-dp-

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.