Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 09/02/2020

Sunday, February 9, 2020 3:33:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 09/02/2020

Các ứng viên Dân chủ tranh cử mạnh

trước bầu cử sơ bộ bang New Hampshire

Các ứng viên Đảng Dân chủ Mỹ đang đẩy mạnh vận động tranh cử trong những ngày cuối tuần trước cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire sau cuộc bầu chọn thứ nhất ở bang Iowa, với mục tiêu vượt lên dẫn đầu trong cuộc đua chọn đại diện của đảng ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và ông Pete Buttigieg, cựu thị trưởng South Bend ở bang Indiana, giành được kết quả cao nhất hầu như ngang nhau trong cuộc họp bầu tại bang Iowa hôm thứ Hai 3/2. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren giành được vị trí thứ ba, còn cựu Phó Tổng thống Joe Biden đứng ở vị trí thứ tư.
Các trục trặc về kiểm phiếu bầu ở bang Iowa làm lu mờ chiến thắng của các ứng cử viên trước khi họ bước vào cuộc đua ở bang New Hampshire vào thứ ba 11/2 trong tiến trình của Đảng Dân chủ chọn một ứng cử viên ra tranh với đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump vào tháng 11.
Ông Buttigieg, 38 tuổi, ứng cử viên trẻ nhất trong Ðảng Dân chủ, đã vượt qua Thượng nghị sĩ Sanders của bang Vermont, 78 tuổi, trong một cuộc khảo sát của Đại học Suffolk thăm dò ý kiến các cử tri Dân chủ bang New Hampshire.
Các kết quả cuộc thăm dò hôm Thứ Sáu cho thấy ông Buttigieg giành được 25% sự ủng hộ, và Sanders được 24%.
Thượng nghị sĩ Warren của bang Massachusetts được 14% ủng hộ, ông Biden đứng thứ tư với 11%, theo kết quả cuộc thăm dò. Các ứng cử viên khác giành được 7% ủng hộ từ những cử tri còn do dự.
Cuộc khảo sát trong hai ngày thăm gò ý kiến 500 cử tri Dân chủ có biên sai số 4,4 điểm phần trăm cho thấy ứng cử viên Buttigieg tăng được 14 điểm kể từ cuộc thăm dò đầu tiên được công bố vào ngày 3 tháng 2.
Cựu phó Tổng thống Biden, về thứ tư trong cuộc thăm dò, sáng thứ Bảy đã xuất hiện ở thành phố Manchester ở miền bắc New England cùng với các tình nguyện viên trong trời giá lạnh phát chẩn thực phẩm cho người nghèo.
Trong cuộc tranh luận tổng thống vào tối thứ Sáu, ông Biden thừa nhận rằng ông có thể sẽ không giành chiến thắng tại bang New Hampshire. Truyền thông địa phương hỏi có phải ông không đặt ưu tiên tranh cử ở bang New Hampshire. Nhóm tranh cử của ông khẳng định rằng ông Biden vẫn tiếp tục vận động tại bang này trước cuộc bỏ phiếu sơ bộ và hy vọng đạt được kết quả cao.
https://www.voatiengviet.com/a/ung-vien-dan-chu-tranh-cu-manh-truoc-bau-cu-so-bo-bang-new-hampshire/5279534.html

Bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ Mỹ:

Các ứng viên tấn công Pete Buttigieg

Thùy Dương
Tại Mỹ, cuộc chạy đua của các ứng viên đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tranh cử tổng thống vẫn tiếp diễn tại bang New Hampshire. Người chiến thắng  ở bang Iowa, Pete Buttigieg, trở thành mục tiêu chỉ trích của các đối thủ trong đảng Dân Chủ. Cựu thị trưởng thành phố South Bend, cũng là ứng viên trẻ nhất của đảng Dân Chủ, bị các đối thủ từ mọi phía chỉ trích, đặc biệt về việc thiếu kinh nghiệm chính trị.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết:
“Tôi biết Barack Obama. Nhưng ông ấy (Pete Buttigieg) không phải Barack Obama”. Joe Biden phát biểu như trên. Đối với ông, giờ không còn có thể kìm chế, để yên được nữa, bởi vì Pete Buttigieg là người cần bị đánh bại. Mọi người trong phe của cựu tổng thống Mỹ đã hiểu đâu là điểm yếu của ứng viên trẻ nhất của đảng Dân Chủ.
Hôm qua, nhóm vận động tranh cử của Joe Biden đã cho phát một đoạn video nhạo báng kinh nghiệm chính trị của cựu thị trưởng South Bend, trong đó có đoạn mỉa mai nhấn mạnh : “Khi Joe Biden thương lượng với Iran về thỏa thuận hạt nhân, thì thị trưởng Buttigieg đang cho triển khai các biện pháp bảo vệ vật nuôi trong thành phố của ông ấy ….”
Ê-kíp của Pete Buttigieg ngay lập tức đáp trả như sau: Các kết quả tốt đẹp của cựu thị trưởng tự nói lên tất cả và đó cũng là lý do chứng tỏ ông ấy sẽ là một tổng thống tốt.
Bernie Sanders, hiện đang đứng thứ hai sau Pete Buttigieg, cũng công kích đối thủ, nhất là liên quan đến những nhà tài trợ cho Buttigieg. Thượng nghị sĩ bang Vermont tuyên bố: “Nếu chúng ta hy vọng có một sự thay đổi thực sự trong đất nước, thì không thể có chuyện một người nhận nhiều triệu đô la từ ngành công nghiệp dược phẩm sẽ là người tạo ra sự thay đổi”.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến ngày bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire, chắc chắn là Pete Buttigieg, người tạm thời đang dẫn đầu các cuộc thăm dò ý kiến về ý định bỏ phiếu, sẽ phải tìm cách làm lu mờ những lời chỉ trích từ các đối thủ”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200209-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-s%C6%A1-b%E1%BB%99-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-c%C3%A1c-%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-pete-buttigieg

Donald Trump biện minh

về việc sa thải nhân chứng vụ phế truất

Thụy My
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 08/02/2020 lên tiếng biện minh về việc sa thải một cộng sự ở Nhà Trắng đã ra làm chứng trong phiên tòa truất phế ông, cho rằng đây không phải là trả thù nhân chứng.
Trung tá Alexander Vindman, cố vấn về các vấn đề châu Âu trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, từng ra điều trần tại Ủy ban Tình báo Hạ Viện trong khuôn khổ tiến trình truất phế, hôm thứ Sáu 7/2 đã bị cách chức. Tổng thống Trump khẳng định trên Twitter là không biết ông Vindman, và « chưa bao giờ nói chuyện » với ông này.
Theo Donald Trump, trung tá Vindman, sinh tại Ukraina và theo gia đình đến Mỹ lúc 3 tuổi, đã bị thượng cấp cáo buộc là « không tuân lệnh trên », « có vấn đề về nhận thức » và « làm rò rỉ thông tin ». Ông Trump chỉ trích quân nhân này đã « báo cáo một cách sai lạc » nội dung « cuộc điện đàm hoàn hảo » giữa ông với tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky hồi tháng 7/2019.
Trong cuộc nói chuyện, Donald Trump đề nghị Kiev mở điều tra về các vụ làm ăn của con trai ông Joe Biden, ứng cử viên tổng thống phe Dân Chủ. Alexander Vindman sau khi nghe trực tiếp cuộc điện đàm đã cảnh báo với các luật gia của Nhà Trắng.
Luật sư của ông Vindman hôm qua tố cáo « những tuyên bố tỏ ra không chính xác » của tổng thống Mỹ về thân chủ mình, cho rằng đây là « chiến dịch đe dọa của nhân vật quyền lực nhất thế giới ».
Theo báo chí Mỹ, người anh em sinh đôi của Alexander Vindman, cũng là một sĩ quan làm việc với tư cách luật gia tại Hội đồng An ninh quốc gia cũng bị cho nghỉ việc cùng ngày. Ngoài Vindman, một nhân chứng chủ chốt khác trong phiên tòa truất phế là Gordon Sondland, đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu cũng đã bị cách chức.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200209-donald-trump-bi%E1%BB%87n-minh-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-sa-th%E1%BA%A3i-nh%C3%A2n-ch%E1%BB%A9ng-v%E1%BB%A5-ph%E1%BA%BF-tru%E1%BA%A5t

Twitter xác nhận

các tài khoản của Facebook bị tấn công

Vào hôm thứ Sáu (07 tháng 02), Twitter xác nhận rằng các tài khoản Twitter chính thức của Facebook cùng Messenger của họ đã bị hack. Phát ngôn viên của Twitter cho biết các tài khoản đã bị hack. Cùng ngày, Facebook cũng xác nhận rằng một số tài khoản mạng xã hội chính thức của họ đã bị tấn công.
Sau khi bị tấn công, tài khoản Twitter của @Facebook và ứng dụng nhắn tin của họ @Messenger đã xuất hiện các tin nhắn mật mã ghi: “Xin chào, chúng tôi là O u r M i n e. Chà, ngay cả Facebook cũng có thể bị hack nhưng ít ra bảo mật của họ vẫn tốt hơn Twitter”. Sự việc này giống như các vụ hack tương
tự các tài khoản Twitter của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia và đài truyền hình thể thao ESPN vào tháng 01/2020. Trong trường hợp đó, hacker OurMine cũng đã nhận trách nhiệm. OurMine cũng liên quan đến vụ hack tài khoản Twitter của tờ báo The New York Times.
Tài khoản của giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey cũng từng bị hack vào tháng 08/2019, cho phép một người không có ủy quyền gửi các tweet công khai chứa những lời lẽ phân biệt chủng tộc, chửi rủa tới 4 triệu người theo dõi tài khoản của ông ấy, trước khi Twitter thực hiện bảo mật tài khoản.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/twitter-xac-nhan-cac-tai-khoan-cua-facebook-bi-tan-cong/

Một cơn bão mới

sẽ đổ bộ vào Hoa Kỳ trong những ngày tới

Vào thứ sáu (ngày 7 tháng 2), cơn bão nguy hiểm hoành hành khắp Hoa Kỳ trong tuần qua, mang đến gió mạnh, mưa to và tuyết lớn cho vùng Đông Bắc, đã đi qua. Tuy nhiên, một cơn bão mới lại đang trên đường đến Hoa Kỳ, dự kiến sẽ mang tuyết lớn, mưa lớn và nguy cơ gây lũ lụt cho miền Nam vào đầu tuần sau.
Vào hôm thứ sáu, cơn bão đầu tiên đã yếu đi một cách nhanh chóng trên đường di chuyển qua New England, gây ra áp suất thấp tại khu vực. Theo sau cơn bão này là những đợt mưa tuyết kéo dài tại khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ. Một trong số những cơn mưa tuyết sẽ mạnh hơn do hiệu ứng hồ khi đến gần tiểu bang New York. Vào sáng cùng ngày, tuyết sẽ rơi nhẹ tại Indiana, Kentucky và Ohio, khiến tầm nhìn trên các xa lộ xuyên bang bị hạn chế trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, ở Đông Nam Hoa Kỳ cũng sẽ có tuyết rơi nhẹ, mưa và mưa đóng băng ho các vùng thuộc Đông Nam Tennessee, miền bắc Georgia, đông bắc Alabama và các khu vực phía tây của North và South Carolina. Tuyết có thể rơi đến 4 inch tại các khu vực đồi núi và 1 inch tại các thảm cỏ ở khu vực trung tâm thành phố Atlanta.
Điều này có thể dẫn đến những tuyến đường trơn trượt trên khắp khu vực. Ở phía Tây, tuyết sẽ rơi dày hơn 1 foot tại dãy núi Rocky Mountains ở Colorado. Trong hôm nay, điều kiện thời tiết sẽ gây khó khăn cho việc lái xe tại Xa Lộ Xuyên Bang I-25, và tài xế được khuyến cáo tránh khỏi những vùng núi.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-con-bao-moi-se-do-bo-vao-hoa-ky-trong-nhung-ngay-toi/

Mỹ “đổ thêm dầu vào lửa”

 cho bất đồng Nga-Thổ về vấn đề Syria

Giữa bối cảnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nhiều khác biệt về vấn đề Syria, Mỹ đã có những tuyên bố được xem là “đổ thêm dầu vào lửa” cho những bất đồng này.
Tình hình Tây Bắc Syria tiếp tục diễn biến phức tạp khi quân đội chính phủ Syria hôm qua vẫn tiến hành các chiến dịch quân sự ở Idlib, bất chấp những lời cảnh báo “cứng rắn” từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Dù Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đã đối thoại ở các cấp khác nhau, song khác biệt giữa 2 bên về Syria dường như vẫn chưa được giải quyết. Trong bối cảnh như vậy, phía Mỹ cũng đã có những tuyên bố được xem là “đổ thêm dầu vào lửa” cho những bất đồng này.
Căng thẳng tại Idlib đã diễn ra hơn 2 tháng, song đỉnh điểm của căng thẳng chính là sự va chạm, đối đầu quân sự trực tiếp giữa quân chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại đây hồi đầu tuần.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra nhiều lời cảnh báo tới Syria và cả với Nga – đồng minh của chính phủ Syria, rằng Ankara sẽ “mạnh tay” nếu quân đội Syria tiếp tục các chiến dịch quân sự, vi phạm thỏa thuận giảm leo thang căng thẳng mà Nga – Thổ đã ký. Tuy nhiên, lời cảnh báo đó dường như là vô nghĩa khi chính phủ Syria từ lâu vẫn khẳng định các chiến dịch chống khủng bố của nước này là đúng đắn và sẽ được tiếp tục cho đến khi giành chiến thắng. Trong khi, phía Nga cũng cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phải chống các nhóm khủng bố, cực đoan tại Idlib.
Theo hãng thông tấn Nhà nước Syria (SANA) và các tổ chức nhân đạo, trong ngày hôm qua (5/2), các lực lượng của chính phủ Syria vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tấn công ở khu vực Tây Bắc nước này – nơi họ đã giành lại được  hơn 20 thị trấn và làng mạc từ lực lượng nổi dậy và thánh chiến trong 24 giờ
qua. Trên đà tấn công và giành nhiều chiến thắng, quân đội Syria hiện cũng đã đưa ra lời kêu gọi các nhóm phiến quân tại đây hạ vũ khí đầu hàng, nhằm tránh thương vong “không cần thiết”.
Trước những diễn biến như vậy, hôm qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan buộc phải ra tối hậu thư cho Nga và chính phủ Syria. Theo đó, quân đội Syria phải ngừng tấn công và rút quân khỏi các trạm quan sát quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Tây Bắc Syria. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Syria hiện đang hiện diện tại 2 trong số 12 trạm quan sát được Ankara xây dựng tại Idlib theo khuôn khổ thỏa thuận Sochi năm 2018 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Ông Erdogan hối thúc lực lượng Syria phải rút khỏi các trạm quan sát này trước cuối tháng 2, nếu không Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động quân sự: “Bất kỳ cuộc tấn công trên bộ hoặc trên không nào nhằm vào binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib hoặc nhằm vào các khu vực hoạt động của chúng tôi sẽ bị đáp trả thích đáng bất kể nguồn gốc là từ đâu. Nếu sự an toàn của các binh lính Thổ Nhĩ Kỳ không thể được đảm bảo, thì không ai có thể phản đối việc chúng tôi thực hiện các quyền chính đáng của mình”.
Dù Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận với Nga, ở cả 2 cấp độ Ngoại trưởng và Tổng thống, song những diễn biến ở Tây Bắc Syria vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Trong bối cảnh như vậy, giới chức Mỹ hôm qua đã có những tuyên bố chỉ trích Nga và Syria, đồng thời ủng hộ quyền đáp trả tự vệ của Thổ Nhĩ Kỳ – một đồng minh NATO.
Theo Đặc phái viên Mỹ về Syria James Jeffrey,  Nga đang giúp leo thang tình hình ở Tây Bắc Syria. Không những vậy, Moscow còn thách thức sự hiện diện của Mỹ tại Đông Bắc Syria, khi vi phạm các thỏa thuận giảm leo thang căng thẳng. Vị quan chức Mỹ cho rằng, những gì diễn ra tại Idlib là 1 cuộc chiến nguy hiểm, cần phải chấm dứt ngay lập tức và Nga cần phải thay đổi chính sách của mình trong vấn đề Syria.
Dự kiến, trong ngày hôm nay (6/2), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp về tình hình Tây Bắc Syria theo đề xuất của Mỹ, Anh và Pháp
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32845-my-do-them-dau-vao-lua-cho-bat-dong-nga-tho-ve-van-de-syria.html

Hai quân nhân Hoa Kỳ tử thương

trong cuộc tấn công ở Afghanistan

Một toán quân chính phủ Afghanistan đi hành quân. (Hình: Noorullah Shirzada/AFP/Getty Images)
SHERZAD, Afghanistan (NV) – Hai quân nhân Hoa Kỳ thiệt mạng và sáu người khác bị thương vào chiều tối ngày Thứ Bảy, 8 Tháng Hai, sau khi một quân nhân Afghanistan võ trang bằng súng liên thanh nhắm bắn vào họ, theo tin từ giới chức quân sự Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật.
Vụ này xảy ra vào thời điểm có các cuộc thương thảo giữa Washington và Taliban nhằm tiến tới cuộc ngưng bắn, để Hoa Kỳ có thể rút quân, chấm dứt sự tham dự vào cuộc chiến kéo dài đã 18 năm nay, lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Theo bản tin của hãng thông tấn AFP, vụ nổ súng xảy ra vào chiều tối Thứ Bảy ở tỉnh Nangarhar, trong vùng Đông Afghanistan, khi  các cấp chỉ huy đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ và biệt kích Afghanistan đang có cuộc họp với nhau tại căn cứ.
Phát ngôn viên lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan, ông Sonny Leggett cho biết trong bản thông cáo phổ biến hôm Chủ Nhật rằng: “Các báo cáo hiện có cho thấy một cá nhân mặc quân phục quân đội chính phủ Afghanistan đã nổ súng bắn vào các quân nhân Hoa Kỳ và Afghanistan.”
Tỉnh Trưởng Nangarhar, ông Shah Mahmood Meyakhil, nói rằng có ba lính biệt kích Afghanistan cũng bị thương.
Ông Meyakhil nói hiện chưa rõ đây là hành động vì nóng giận cá nhân hay do một kẻ nội tuyến thực hiện.
“Đây không phải là cuộc đụng độ giữa hai lực lượng. Chúng tôi đang có cuộc điều tra,” theo lời ông Meyakhil.
Phát ngôn viên Leggett cũng nhấn mạnh rằng nguyên do xảy ra vụ nổ súng hiện chưa được biết rõ ràng.
Trong bản tweet gửi ra, Liên Đoàn 7 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ nói rằng “một số” quân nhân của đơn vị này đã thiệt mạng hay bị thương trong khi hành quân ở Afghanistan.
Năm ngoái là năm có số tử vong cao nhất cho quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan kể từ khi các hoạt động hành quân chính thức được chấm dứt vào cuối năm 2014, với khoảng 20 người thiệt mạng.
Kể từ khi tiến vào Afghanistan hồi Tháng Mười năm 2001, có khoảng 2,400 quân nhân Hoa Kỳ đã chết trên chiến trường nơi này. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/hai-quan-nhan-hoa-ky-tu-thuong-trong-cuoc-tan-cong-o-afghanistan/

Gián điệp mạng, 5G và Iran là những vụ việc

 khiến Mỹ có thể bóp vụn Huawei? (Phần 1)

Marrian Zhou | Triệu Hằng biên tập
Giám đốc điều hành của Huawei đang chống lại sự dẫn độ từ Canada sang Mỹ, nhưng vấn đề của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc không dừng ở đó mà còn liên quan đến những vụ việc gai góc hơn.
Vào một tối Chủ nhật giữa tháng 1/2020, cô Julia Hackstaff, diễn viên người Canada được một người quen giới thiệu đóng vai phụ trong một bộ phim. Vai diễn chỉ trong hai giờ và sẽ được trả 100 đô la. Sáng hôm sau, Hackstaff đã cùng hơn chục người khác đứng dưới cơn mưa bên ngoài Tòa án Tối cao British Columbia ở Vancouver (Canada).
Bên trong, Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của công ty Huawei (Trung Quốc) đang chiến đấu chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ, nơi bà sẽ phải đối mặt với các cáo buộc lừa đảo các ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran. Ngoài đường, có những nhóm biểu tình kêu gọi Huawei rời khỏi Canada, các nhóm ủng hộ quyền cho người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc, các nhóm yêu cầu trả lại hai công dân Canada hiện bị giam giữ tại Bắc Kinh.
Tấm biển mà Hackstaff cầm có nội dung “Trả tự do cho bà Mạnh. Công lý bình đẳng”, sau đó Hackstaff nói rằng cô đã bị lừa tham gia vào cuộc biểu tình.
Nữ diễn viên cho biết cô được thuê 100 đô để diễn vai này (ảnh chụp màn hình CBC Vancouver/ YouTube).
“Khi tham gia quay một bộ phim hoặc truyền hình, thường phải chờ đợi quanh đó … nên tôi nghĩ kịch bản là như vậy”, Hackstaff trao đổi với Nikkei Asian Review qua điện thoại. “Tôi đã diễn trả lời một hai câu hỏi từ các phóng viên, tôi chỉ nghĩ đây là một phần của kịch bản … nhưng sau hai hoặc ba câu hỏi, tôi nhận ra rằng người phụ nữ đó hỏi tôi rất chi tiết và các câu hỏi rất thật, sau đó mớm lời cho tôi. Tôi đã nhận ra: “Ôi trời ơi, đây thật là…”. Hackstaff đã sớm rời cuộc biểu tình. Cô không lấy 100 đô la đó.
Huawei chối rằng họ không trả tiền cho những người biểu tình.
Mạnh Vãn Châu bị bắt vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ khiến Canada bị kéo vào cuộc chiến thương mại càng ngày càng trầm trọng giữa Nhà Trắng với Bắc Kinh. Kể từ đó, các công dân Canada đã bị bắt ở Trung Quốc, các thỏa thuận thương mại giữa Canada và Trung Quốc chịu áp lực. Vụ xét xử bà Mạnh đã tác động khắp lĩnh vực công nghệ quốc tế và dính dáng đến những căng thẳng thương mại và ngoại giao toàn cầu xoay quanh Huawei.
Không phải ngẫu nhiên
Bà Mạnh Vãn Châu, con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đã bị cảnh sát Hoàng gia Canada bắt giữ vào ngày 1/12/2018 khi bà đang quá cảnh ở Vancouver trên hành trình tới Mexico.
Nhiều tháng trước đó, Huawei không hay biết, Tòa án Quận Hoa Kỳ ở New York đã ban hành lệnh bắt giữ đối với CFO của công ty. Chính quyền Hoa Kỳ cáo buộc bà Mạnh và Huawei đã sử dụng một công ty con không chính thức, Skycom Tech, để làm ăn với Iran bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này, và công ty đã chuyển số tiền thu được thông qua hệ thống ngân hàng toàn cầu. Bà Mạnh bị buộc tội lừa gạt các tổ chức tài chính nhằm rửa tiền. Nếu bị kết án, bà có thể phải đối mặt với nhiều thập niên trong tù.
Các cáo buộc chống lại bà Mạnh khá giới hạn, nhưng đưa ra trong bối cảnh của một cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi tranh chấp gia tăng, Hoa Kỳ bắt đầu tập trung vào các công ty công nghệ lớn và có ảnh hưởng của Trung Quốc, trong đó Huawei là công ty nổi bật nhất.
Phe mang thái độ “diều hâu” với Trung Quốc ở Mỹ và Úc từ lâu đã cáo buộc rằng Huawei có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và quân đội Trung Quốc, có nghĩa là nó gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Trong năm qua, chính phủ Mỹ đã thêm công ty này vào “danh sách thực thể” – danh sách các tổ chức có rủi ro an ninh, nhằm giới hạn quyền tiếp cận các thành phần công nghệ cao từ các nhà cung cấp Mỹ, và cấm Huawei tham gia đấu thầu một số hợp đồng của chính phủ Hoa Kỳ.
Sau khi bà Mạnh bị bắt, Canada bắt đầu bị trút giận. Chín ngày sau khi bà Mạnh bị giam giữ, hai người Canada, cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor đều bị bắt tại Trung Quốc với buộc tội “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Trung Quốc phủ nhận các vụ bắt giữ có lên quan đến vụ án bà Mạnh, nhưng nhiều người Canada nghĩ khác.
Ông Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc và là một người bạn của Kovrig nói rằng: “Không có sự ngẫu nhiên ở Trung Quốc”.
Ông Saint-Jacques đã lấy dẫn chứng việc Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada là Kevin và Julia Garratt vào năm 2014. Cặp đôi này bị bắt giam vì tội gián điệp sau khi Mỹ yêu cầu dẫn độ Su Bin, một công dân Trung Quốc sống tại Vancouver bị buộc tội ăn cắp dữ liệu nhạy cảm từ các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ. Su Bin nhận tội vào tháng 3/2016. Hai tháng sau, bà Julia Garratt được phép trở về Canada, chồng bà được thả sau đó 4 tháng.
“Tôi rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe tin Kovrig bị giam giữ bởi tôi biết những chịu đựng mà ông ấy sẽ phải trải qua”, Saint-Jacques nói. “Tôi biết rằng ông ấy sẽ phải chịu các phiên thẩm vấn dài. Ông ấy sẽ bị nhốt trong phòng có đèn bật suốt cả ngày và ông ấy sẽ không có quyền tiếp cận luật sư … Ông ấy sẽ phải trải qua một thử thách rất khó khăn”.
Việc hai người đều tên là Michael tiếp tục bị giam giữ đã dấy lên sự tức giận của công chúng Canada đối với Trung Quốc. Paul Evans, Giáo sư chính sách công và toàn cầu tại Đại học British Columbia nói rằng: “Cả năm ngoái, sự tức giận của công chúng Canada đã ngày càng lớn hơn về vấn đề này”.
Vào tháng 10/2019, giáo sư Evans đã dẫn đầu một cuộc khảo sát ý kiến mang tầm quốc gia Canada. Kết quả cho thấy, Trung Quốc vốn được người Canada xem là “có thiện chí” nay giảm còn 29% so với mức 36% trong năm 2017.
(Bài viết của Marrian Zhou đăng trên Nikkei Asian Review  ngày 5/2, do Triệu Hằng dịch và biên tập – Hết phần 1. Nguồn ảnh chính: Global News).
https://www.dkn.tv/the-gioi/gian-diep-mang-5g-va-iran-la-nhung-vu-viec-khien-my-co-the-bop-vun-huawei-phan-1.html

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo

‘phải thận trọng’ khi hợp tác với Trung Quốc

Hải Lam
Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 8/2 kêu gọi thống đốc các bang và vùng lãnh thổ Mỹ thận trọng khi hợp tác kinh doanh với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh đang tìm cách lợi dụng sự cởi mở của người Mỹ để phá hoại nước Mỹ.
“Về vấn đề kinh doanh, tôi yêu cầu mọi người thận trọng. Theo lời cố Tổng thống Reagan, khi mọi người được kết nối hoặc tiếp cận với một thỏa thuận, thì hãy ‘tin tưởng nhưng phải xác minh’”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại Washington trước các thống đốc đại diện cho 55 bang và vùng lãnh thổ Mỹ.
Ông Pompeo nhấn mạnh rằng cạnh tranh với Trung Quốc không chỉ là vấn đề cấp liên bang.
“Một số vấn đề xảy ra ở các bang riêng lẻ, nhưng lại ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại chung của chúng ta và người dân tại các bang khác… và ảnh hưởng đến năng lực đảm bảo an ninh quốc gia chung của Mỹ”.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết chính quyền Trung Quốc tiếp cận theo cách có tổ chức và có phương pháp, và ông sẽ “rất ngạc nhiên nếu có người ở đây không được đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp vận động”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết thêm nhiều tổ chức hữu nghị của ĐCSTQ đã được thành lập để mở rộng ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh tại các thành phố Richmond, Minneapolis, Portland, Florida và nhiều thành phố khác. Không chỉ vậy, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách tác động đến các quan chức địa phương, ví dụ như ở Đài Loan, nơi Bắc Kinh muốn thống nhất với đại lục.
Ông cũng đề cập đến những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tuyển dụng các nhà khoa học và giáo sư tại các trường đại học trên cả nước Mỹ để có được bí quyết công nghệ. Tháng trước, Giáo sư Charles Lieber, chủ nhiệm khoa Hóa học và Hóa sinh học của Đại học Harvard, đã bị truy tố vì nhận hàng triệu USD của Trung Quốc để đánh cắp công nghệ Mỹ.
AP cho biết, đây không phải lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nhà lãnh đạo cảnh giác với đầu tư và ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh. Ông từng đưa ra các cảnh báo tương tự trong chuyến công
du 5 quốc gia ở khu vực châu Âu và Trung Á gần đây. Trong một lần dừng chân tại London, ông đã tuyên bố “ĐCSTQ là mối đe dọa chính của thời đại”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-canh-bao-phai-than-trong-khi-hop-tac-voi-trung-quoc.html

Thủ tướng Justin Trudeau đến thăm Phi Châu

trong nỗ lực giành ghế cho Canada

trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

Tin từ Addis Ababa, Ethiopia – Theo tờ Toronto Sun, Thủ tướng Canada Justin Trudeau quyết định sử dụng sức mạnh từ các ngôi sao trong làng thể thao vào kế hoạch ở Phi Châu trong tuần này. Chuyến đi đến Phi Châu lần này của ông nhằm mục đích tìm kiếm một vị trí cho Canada trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tối thứ Sáu (7/2), ông Trudeau đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Ông sẽ tham dự một phiên họp cuối tuần của Liên minh Phi Châu. Đây là cơ hội để ông Trudeau gặp gỡ trực tiếp với một vài người trong số 54 nhà lãnh đạo Phi Châu, đây là những người sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu, rất quan trọng đối với thành công của Canada. Ông mời Chủ tịch Masai Ujiri của Toronto Raptors tham gia phái đoàn. Đây là một giám đốc điều hành bóng rổ chuyên nghiệp người Nigeria gốc Anh và là cựu cầu thủ, là chủ tịch bóng rổ của Toronto Raptors trong Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia. Hôm thứ Sáu (7/2), ngôi sao Ujiri là một trong số những người có mặt với ông Trudeau trong cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.
Đây là chuyến đi thứ ba của ông Trudeau đến Phi Châu với tư cách thủ tướng, nhưng đây là lần đầu tiên của ông ở Ethiopia. Ông Trudeau có một cuộc gặp chính thức với Abiy vào thứ Bảy (8/2). Theo tờ Toronto Sun đưa tin, Canada đang trong cuộc chạy đua với Na Uy và Ireland cho hai vị trí trong Hội đồng bảo an.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-justin-trudeau-den-tham-phi-chau-trong-no-luc-gianh-ghe-cho-canada-trong-hoi-dong-bao-an-lien-hiep-quoc/

Dân Canada gặp rắc rối khi di tản khỏi Vũ Hán

February 9, 2020
VŨ HÁN, Trung Quốc (NV) – Công dân Canada bị kẹt ở Vũ Hán gặp nhiều thủ tục rắc rối trên đường lên chuyến bay di tản về nước.
Nhiều công dân nước ngoài đang được chính phủ của mình đến đưa ra khỏi Vũ Hán, trung tâm của dịch virus Corona. Nhưng chuyến đi không hề dễ dàng.
Theo Reuters, hôm Thứ Năm, 6 Tháng Hai, nhiều công dân Canada phải chờ dài cổ ở phi trường Vũ Hán, với hy vọng tìm được một chỗ trên chuyến bay di tản đầu tiên do chính quyền Canada thu xếp. Họ không biết khi nào máy bay mới cất cánh.
Đến tối Thứ Năm, chuyến bay vẫn phải chờ phía Trung Quốc chấp thuận.
Anh Christopher Lan, người Canada gốc Trung Quốc, cho biết đến được phi trường thậm chí cũng đã khó khăn, chứ chưa nói đến lên máy bay.
Anh Lan đang về thăm quê là thành phố Nghi Đô, tỉnh Hồ Bắc, cách Vũ Hán khoảng 300 cây số, tức khoảng 180 dặm, thì xảy ra dịch virus Corona. Anh ghi danh di tản thông qua Trung Tâm Giải Quyết Tình Trạng Khẩn Trương ở Ottawa.
Anh được cho một chỗ trên chuyến bay di tản đầu tiên dự trù khởi hành Thứ Tư, 5 Tháng Hai. Người ta dặn anh phải đến phi trường trước 11 giờ đêm.
Sau khi lái xe một đoạn đường dài, anh Lan bị chặn ở một chốt kiểm soát cách phi trường bảy cây số. Cảnh sát thông báo chuyến bay của anh bị hoãn lại.
Anh Christopher Lan nói: “Chỗ này là chốt kiểm soát. Cách phi trường Thiên Hà Vũ Hán bảy cây số. Tuy nhiên, sau khi lái bốn tiếng rưỡi đồng hồ từ quê tôi là thành phố Nghi Đô, tỉnh Hồ Bắc, đến đây thì chúng tôi bị chặn lại. Lẽ ra chúng tôi phải làm xong thủ tục, khám sức khỏe và mọi thứ, rồi được cho vô
phi trường. Nhưng cảnh sát chặn chúng tôi lại và cho biết lẽ ra chúng tôi phải nhận được cái gì đó thông báo là kế hoạch đã thay đổi.”
Anh phải vô xe ngồi chờ qua đêm giữa thời tiết lạnh giá. Anh mua đồ ăn từ một trạm xăng gần đó.
“Rõ ràng là mọi người cảm thấy bực bội, bối rối. Mọi thứ lộn xộn. Người ta không biết phải làm gì. Sau một lúc thì dân địa phương ở Vũ Hán quyết định đi về rồi chờ tin tức ngày mai. Nhưng chúng tôi thì không biết phải tính sao. Rồi. Kế hoạch là ngủ trên xe suốt đêm. Nhân tiện, nhiệt độ cũng không đến nỗi nào. Chắc là khoảng một độ C. Tôi nghĩ nhiệt độ sẽ giảm xuống gần zero hoặc dưới zero. Phiêu lưu dễ sợ,” anh cho hay.
Một công dân Canada gốc Trung Quốc khác là chị Annie Wang và chồng cũng gặp chuyện tương tự. Họ phải ngồi trong xe chờ suốt đêm, vì không muốn lái năm tiếng đồng hồ về nhà người thân.
“Thiệt không may, chúng tôi bị kẹt ở đây vì con virus. Đêm qua, cả nhà tôi không thể quay lại nhà chồng vì phải mất hơn năm tiếng lái xe. Cho nên chúng tôi phải ngủ trên xe. Thiệt tình mà nói chẳng dễ chịu chút nào, nhất là với mấy đứa nhỏ. Con gái tôi 10 tuổi, con trai 8 tuổi. Mấy cháu than dữ lắm. Hy vọng, tối nay chúng tôi lên được máy bay và về đến Canada an toàn,” chị cho biết.
Ngoại Trưởng Canada Francois-Philippe Champagne hôm Thứ Hai qua cho biết có tổng cộng 304 người Canada đang muốn rời khỏi thành phố này. (Th.Long)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/dan-canada-gap-rac-roi-khi-di-tan-khoi-vu-han/

Virus corona: có nên đeo khẩu trang và hạn chế đi lại?

Cho đến nay đã có hơn 37 ngàn trường hợp nhiễm virus corona, và đợt bùng phát này đã được tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Bệnh dịch đã lan ra nhiều nước, trong đó có Anh.
Độc giả khắp nơi trên thế giới gửi cho BBC News các câu hỏi liên quan đến virus corona và cách phòng chống. BBC News Tiếng Việt trích giới thiệu một số nội dung:
Hỏi: Việc đến và ra khỏi các nước vẫn chưa dừng các chuyến bay thì có an toàn không? (Jason Riches, Colchester, Anh Quốc)
Đáp: Nên nhớ rằng đây hầu như là một cuộc bùng phát bệnh dịch ở duy nhất Trung Quốc. Vào lúc này, 99% các ca nhiễm bệnh là ở Trung Quốc và hầu hết các trường hợp là ở trong cùng một tỉnh (tỉnh Hồ Bắc).
Người chết vì virus corona đã nhiều hơn người chết vì Sars
Virus corona: Năm người Anh ở Pháp xét nghiệm dương tính
Virus corona: Lời cảnh tỉnh từ nạn săn động vật hoang dã
Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo tuyệt đối không tới tỉnh Hồ Bắc và chỉ tới các vùng còn lại của Trung Quốc trong các trường hợp rất cần thiết.
Tuy nhiên, hiện giới chức không đưa ra hạn chế đi lại đối với các nước khác.
Hỏi: Đeo khẩu trang có tác dụng cho việc chống virus không, và cần thay khẩu trang thường xuyên tới mức nào? (Tom Lim, Bali, Indonesia)
Đáp: Không có mấy bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang sẽ tạo ra sự khác biệt. Các chuyên gia nói rằng giữ gìn vệ sinh tốt – như rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi đưa tay lên gần miệng – thì có tác dụng hơn nhiều.
Hỏi: Virus corona có thể lây lan thông qua các món đồ mua từ Vũ Hán và gửi qua đường bưu điện tới Anh không? (Stefan)
Đáp: Không có bằng chứng nào cho thấy có nguy cơ này. Một số bệnh dịch, trong đó có cả virus corona gây ra bệnh Sars, có thể lây lan qua các bề mặt do người mang virus ho hoặc hắt hơi vào.
Hiện không có bằng chứng cho thấy loại virus mới này có thể lây lan theo cách đó. Thậm chí ngay cả khi nó có thể, thì vẫn có những câu hỏi về việc việc vận chuyển quốc tế có thể tạo ra vấn đề nghiêm trọng hay không.
Virus gây cảm cúm thường sống chưa tới 24 giờ bên ngoài cơ thể người, tuy norovirus (virus gây viêm dạ dày, ruột nghiêm trọng) có thể tồn tại hàng tháng bên ngoài cơ thể người.
Cho tới nay, các vụ nhiễm bệnh có vẻ như đều do có sự tiếp xúc gần với người khác – chẳng hạn như với người thân trong gia đình hoặc nhân viên chăm sóc y tế thì mới bị lây bệnh.
Hỏi: Có lý do gì khiến những loại virus như thế sẽ xuất hiện thêm ở Trung Quốc không? (Gautam)
Đáp: Có – phần đông dân số nước này sống gần với động vật.
Virus corona lần này gần như chắc chắn là xuất phát từ một nguồn động vật, mà có người cho rằng đó có thể là rắn. Sars, một loại virus corona khác cũng xuất hiện từ Trung Quốc, có nguồn gốc từ dơi và cầy hương.
Các vụ nhiễm bệnh đầu tiên trong lần bùng phát này được truy ra là từ Chợ Bán sỉ Hải sản Nam Trung Hoa. Các động vật hoang dã còn sống cũng được bán ở đây, như gà, dơi và rắn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51435674

Virus corona – cơn ‘ác mộng’ của ngành du lịch?

Băng Thanh
Trong thập niên qua, nhiều quốc gia đã thu được lợi nhuận lớn từ sự tăng trưởng ấn tượng của khách du lịch đến từ Trung Quốc, nhưng hiện nay, với sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của virus corona, ngành du lịch của các nước trên thế giới đang thực sự gặp cơn ác mộng.
Vào năm 2018, khoảng 150 triệu người Trung Quốc đã đi du lịch nước ngoài, gấp hơn 10 lần so với 10,5 triệu công dân nước này đi du lịch quốc tế trong năm 2000.
Du lịch được cho là một nguồn thu chính của nhiều quốc gia và mới gần đây du khách Trung Quốc thường đứng đầu các bảng xếp hạng về số lượng và chi tiêu.
“Có thể hiểu được tại sao ngành du lịch đang hoảng loạn vì tác động to lớn đột ngột này”, Pipat Ratchakitprakan, Bộ trưởng du lịch và thể thao Thái Lan cho biết.
Bộ trưởng Pipat cho biết, chính phủ Thái Lan ước tính rằng từ cuối tháng 1 đến tháng 6/2020, Thái Lan sẽ mất 300 tỷ baht (9,7 tỷ USD) thu nhập từ du khách Trung Quốc.
Theo một báo cáo được công bố vào năm 2019 của Ngân hàng Bangkok, ngành công nghiệp du lịch ở Thái Lan chiếm 15,5% tổng số việc làm tương đương với 5.834.000 việc làm trong năm 2017.
Thái Lan, một thị trường du lịch lâu đời, được cho là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc, với 11 triệu người, chiếm 27% trong tổng số 40 triệu khách du lịch đến thăm đất nước này vào năm 2019. Là một cường quốc về du lịch trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, như dịch SARS, cúm gia cầm, vụ chìm du thuyền ngoài khơi hòn đảo Phuket khiến 47 khách du lịch Trung Quốc thiệt mạng vào năm 2018.
“Ngành du lịch là nguồn thu nhập duy nhất của tỉnh Phuket”, Bhummikitti Ruktaengam, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Phuket cho biết, và nói thêm rằng ngành du lịch ở Phuket đã đóng góp 400 tỷ baht (12,9 tỷ USD) hàng năm cho nền kinh tế Thái Lan.
“Do đó, khi có vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các loại hình kinh doanh như hàng không, khách sạn, nhà hàng…”, Bhummikitti cho biết.
Gần đây, các tuyến đường vào cung điện Hoàng Gia Thái Lan (Grand Palace) ở Bangkok, một điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Thái Lan, đã thưa thớt du khách.
“Ngày chúng tôi nghe tin (về virus), khách du lịch đã biến mất”, Arisara Chamsue, người điều hành một cửa hàng gần đó cho biết. “Số lượng khách đã giảm. Và tôi chỉ có thể bán một phần mười hoặc hai phần mười những gì tôi thường bán trước đây”.
Tại Hàn Quốc, đã có khoảng 6 triệu người Trung Quốc đến thăm nước này vào năm 2019, trở thành nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất, theo Tổ chức du lịch Hàn Quốc. Nhưng những ngày gần đây, các khu mua sắm lớn và các điểm đến nổi tiếng khác ở thủ đô Seoul lại tương đối yên tĩnh. Các cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng quần áo và nhà hàng ở những khu vực này đang phàn nàn về doanh số bị giảm mạnh, vì nhiều người Hàn Quốc cũng đang tránh đám đông và ở nhà.
Tại Úc, với 43 triệu du khách Trung Quốc trong năm 2018, đã đóng góp 20 tỷ đô la Úc (13,4 tỷ USD) cho ngành công nghiệp du lịch của nước này. Việc dừng các tour du lịch theo nhóm từ Trung Quốc sẽ khiến ngành du lịch Úc thiệt hại ít nhất 1 tỷ đô la Úc (671 triệu USD) trong hai tháng, ngân hàng đầu tư UBS Australia cảnh báo vào tuần trước.
“Chúng tôi đang có một nền kinh tế bị tổn thương vì hạn hán, cháy rừng và bây giờ là con virus này. Nó là tin xấu đứng đầu các tin xấu”, Jeremy Thorpe, nhà kinh tế trưởng của PricewaterhouseCoopers, công ty kiểm toán hàng đầu thế giới nói với tờ Sydney Morning Herald.
Du lịch chiếm khoảng 10% nền kinh tế của New Zealand, và hơn 400.000 khách du lịch Trung Quốc ghé thăm nước này mỗi năm, chỉ đứng sau số người đến từ Úc. New Zealand tuần này tạm thời không cho du khách Trung Quốc nhập cảnh vào nước này.
“Vẫn còn quá sớm để biết tác động kinh tế lâu dài của virus corona có thể là gì và phải mất một thời gian nữa chúng ta mới biết hết mức độ. Chính phủ đang thực hiện việc này rất nghiêm túc và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, Kelvin Davis, Bộ trưởng Du lịch New Zealand cho biết.
(Bài viết đăng trên AP ngày 7/2, do Băng Thanh dịch và biên tập)
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-corona-con-ac-mong-cua-nganh-du-lich.html

Cựu Thống đốc Hồng Kông

yêu cầu Anh không được để Trung Quốc bắt nạt

Lục Du | Theo Breitbart
Chris Patten, Thống đốc Hồng Kông cuối cùng của Anh, nói rằng Vương quốc Anh không được để chính quyền Trung Quốc bắt nạt trong vấn đề Hồng Kông. Ông cũng đề nghị một số biện pháp giúp Vương quốc Anh lấy lại công bằng cho người dân Hồng Kông.
Tại buổi diễn thuyết, tổ chức tại London, tưởng niệm ông Paddy Ashdown, cố chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, hôm 3/2, ông Chris Patten nói với tờ Breitbart rằng ông tin Anh sẽ có thể không sử dụng thương mại để gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Hồng Kông vì Anh giao thương không nhiều với họ, nhưng lưu ý rằng “điều có thể mang lại hiệu quả là nếu chúng ta nói rõ với Trung Quốc là chúng ta sẽ không bị bắt nạt trong vấn đề Hồng Kông hoặc những vấn đề khác và [vạch trần] vấn đề là đã có quá nhiều quốc gia sắp sửa bị họ bắt nạt”.
“Những gì Vương quốc Anh có thể làm phải chăng là sử dụng diễn đàn của Liên Hợp Quốc, phải chăng là diễn đàn quốc tế hay có thể là một diễn đàn khu vực khác để lên tiếng cho Hồng Kông và những giá trị quan trọng đối với chúng ta và Hồng Kông”, ông Chris Patten đề nghị.
Chris Patten là Thống đốc Hồng Kông cuối cùng của Vương quốc Anh, ông đã giữ vai trò này trong 5 năm trước khi quyền kiểm soát hòn đảo được trao cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997. Trong bài phát biểu của mình, tại lễ tưởng niệm Paddy Ashdown, ông đã mạnh mẽ lên án những kẻ ủng hộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạn chế các quyền tự do dân chủ và nhân quyền đã được Bắc Kinh hứa hẹn trao cho người dân Hồng Kông trong Tuyên bố chung Trung-Anh.
Người Hồng Kông bắt đầu xuống đường biểu tình yêu cầu dân chủ kể từ tháng 3/2019 khi Hội đồng Lập pháp của hòn đảo đề xuất áp dụng dự luật dẫn độ, cho phép Bắc Kinh dẫn độ người ở Hồng Kông về Trung Quốc đại lục để xét xử.
Dự luật được coi như một đòn dáng trực tiếp vào các quyền tự do mà nhà cầm quyền Trung Quốc hứa hẹn với người Hồng Kông thông qua một chính sách mà họ vẫn luôn tuyên truyền: “Một nhà nước, Hai chế độ”. Trái ngược với hệ thống tư pháp Hồng Kông trước 1997, vốn dựa trên hệ thống pháp luật của Anh, Trung Quốc có tỷ lệ kết án 99% với nhiều tù nhân bị cưỡng hiếp, tra tấn, mổ cướp nội tạng và hành quyết.
Vào ngày đầu năm mới 2020 (dương lịch), khoảng một triệu người Hồng Kông đã tuần hành để yêu cầu chính quyền đặc khu phải thực hiện “5 yêu cầu” của họ, bao gồm, yêu cầu nhà chức trách bỏ việc gắn nhãn các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ là “bạo loạn”, phóng thích các tù nhân chính trị vô điều kiện, mở một cuộc điều tra độc lập và nghiêm túc về cáo buộc cảnh sát đối xử tàn bạo với người biểu tình, và trao quyền lựa chọn lãnh đạo thành phố cho người dân.
Trong sự kiện Hong Kong Watch hôm 4/2, ông Chris Patten cũng đã tham dự và có bài phát biểu, khi kết thúc bài diễn thuyết của mình, Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông đã khóc khi đọc lời bài hát “Vinh quang Hồng Kông”, một bài hát của những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở hòn đảo mà ông có thời gian dài gắn bó và xem như quê hương thứ hai của mình. Người biểu tình Hồng Kông coi bài hát “Vinh quang Hồng Kông” như quốc ca của họ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-thong-doc-hong-kong-yeu-cau-anh-khong-duoc-de-trung-quoc-bat-nat.html

Pháp, Singapore điều tra quốc tế

 liên quan 5 người Anh nhiễm virus corona

Thụy My
Cơ quan y tế Pháp và Singapore hôm 08/02/2020 mở một cuộc điều tra rộng rãi để truy tìm nguồn lây nhiễm từ một hội nghị ở Singapore, sau khi xác nhận thêm 5 trường hợp dương tính mới tại một khu trượt tuyết ở Haute-Savoie, tất cả đều là người Anh có tiếp xúc với một người từ Singapore về. Chính phủ Pháp khuyến cáo công dân không nên sang Trung Quốc, trừ trường hợp bất khả kháng.
Năm ca mới này nâng tổng số người bị nhiễm virus corona tại Pháp lên 11 người. Bốn người lớn và một trẻ em quốc tịch Anh ở cùng một nhà nghỉ tại Contamines-Montjoie với một đồng hương từng dự hội nghị ở Singapore. Người này đã trở về Anh nên không tính vào số ca dương tính ở Pháp.
Hai trường học ở vùng này, nơi bé trai 9 tuổi người Anh nói trên theo học tiếng Pháp, bị đóng cửa trong tuần tới. Chính quyền cũng đang tìm kiếm những ai tiếp xúc với nhóm người Anh bị nhiễm, đồng thời kêu gọi không nên tránh né khu nghỉ mát này vì các ca nhiễm vẫn ổn định, tuy nhiên đã có những khách bỏ dở kỳ nghỉ tại đây.
Cơ quan y tế Pháp cũng như Singapore hiện đang cố gắng tìm xem lây nhiễm từ đâu, và có những ai khác bị lây hay không. Cuộc điều tra tập trung vào một cuộc hội thảo của doanh nghiệp tại khách sạn Grand Hyatt ở Singapore từ ngày 20 đến 22/1, với sự tham gia của 109 người, trong đó có một số người từ Hồ Bắc.
Từ đó đến nay, đã có những « cluster », tức những nhóm bị lây từ một ca ban đầu, được phát hiện trong số những người tham gia tại Malaysia, Hàn Quốc. Theo chính quyền Singapore, tất cả 94 người ngoại quốc dự hội thảo đều đã về nước, và cơ quan y tế các quốc gia liên quan đều đã được thông báo tình hình.
Bộ Ngoại Giao Pháp hôm qua nâng mức báo động lên màu cam, khuyến cáo công dân không nên đến Trung Quốc trừ trường hợp cấp thiết. Trước đó Hoa Kỳ và Anh đã đưa ra lời khuyên tương tự với công dân nước mình, và bị Bắc Kinh đả kích.
Các thương hiệu hàng xa xỉ Pháp bị thiệt hại nặng nề : du khách Trung Quốc đã chi 265 triệu euro trong năm 2018 để mua quần áo, túi xách, nước hoa…tại Paris và vùng phụ cận. Ba thương xá sang trọng nhất Paris (Lafayettes, Printemps, Bon Marché) chiếm gần 60% lượng tiêu thụ hàng miễn thuế của khách Trung Quốc.
Các nhà hàng, siêu thị người Hoa ở khu Bellville, khu châu Á lớn thứ hai tại Paris sau quận 13, vắng hẳn phân nửa lượng khách, kể cả khách người châu Á.
Tại châu Âu, hôm nay 09/02/2020 thêm bốn người bị nhiễm virus corona ở Anh, những người này có tiếp xúc với một bệnh nhân người Anh tại Pháp. Chuyến bay thứ hai và cuối cùng di tản công dân Anh từ Vũ Hán hạ cánh xuống Luân Đôn hôm nay với 200 người gồm cả nhân viên y tế. Ở Tây Ban Nha, thêm một ca dương tính thứ hai, là một trong bốn thành viên một gia đình người Anh đang được theo dõi ở Mallorca.
Tại Hungary, cảnh sát phát hiện một mạng lưới gồm các trang web tung tin có những người Hung đã chết vì virus corona, với mục đích « câu view » kiếm tiền. Một cặp vợ chồng bị nghi ngờ quản lý mấy chục trang mạng và Facebook chuyên đưa tin vịt về nạn dịch này, trong khi ở Hungary chưa có trường hợp dương tính nào.
Ở Brazil hôm qua, một phụ nữ bị bắt vì khẳng định nhiễm virus corona để hy vọng được chữa bệnh miễn phí, khiến toàn hệ thống y tế Rio de Janeiro bị đặt trong tình trạng báo động.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200209-ph%C3%A1p-singapore-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-li%C3%AAn-quan-5-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-anh-nhi%E1%BB%85m-virus-corona

Đức cho biết Châu Âu và Mỹ sẽ không

hợp tác phát triển mạng 5G,

nếu chiến tranh thương mại xãy ra

Tin từ Washington – Tối thứ Sáu (07/02/2020), một nhà lập pháp cao cấp đảng bảo thủ Đức cho biết Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu có thể hợp tác để chống sự thống trị kỹ thuật viễn thông 5G của công ty kỹ thuật Huawei Trung Cộng, nhưng sẽ không xãy ra nếu Washington tiếp tục đe dọa áp thuế nhập cảng với Brussels.
Norbert Roettgen, đảng viên Dân chủ Thiên chúa giáo, cho biết ông đã nói với các viên chức Hoa Kỳ trong chuyến thăm Washington rằng ông thấy cơ hội hợp tác phát triển 5G xuyên Đại Tây Dương sẽ có lợi cho cả hai bên. Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ áp 25% thuế nhập cảng đối với xe hơi nhập từ châu Âu, và Brussels cho biết sẽ áp lại thuế xe của Mỹ để trả đũa. Ông nói rằng những lời tuyên bố của tổng thống Trump đã trở nên ngày càng phân cực, nhưng đồng minh lâu đời cùng chia sẻ lo lắng an ninh trước Trung Cộng, và có thể hợp tác để mở rộng các lựa chọn của Châu Âu thay cho sự thống trị của Huawei trên thị trường 5G. Hôm thứ Năm (06/02/2020) bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, William Barr đề nghị Hoa Kỳ xem xét việc nắm giữ cổ phần kiểm soát chặt chẽ với hai đối thủ lớn của Huawei là Nokia từ Phần Lan và Ericsson từ Thụy Điển, nhưng Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ đề nghị đó vào thứ Sáu (07/02/2020).
Tuần trước, EU cho biết các thành viên nên tự quyết định cho phép Huawei tham gia ở vị trí nào trong mạng lưới 5G của họ, phản kháng trước áp lực lệnh cấm hoàn toàn của Washington.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/duc-cho-biet-chau-au-va-my-se-khong-hop-tac-phat-trien-mang-5g-neu-chien-tranh-thuong-mai-xay-ra/

Nước Mekong thấp kỷ lục: Cùng TQ tìm nguyên nhân

Ủy hội sông Mekong đang hợp tác cùng Trung Quốc nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân khiến mực nước Mekong thấp kỷ lục trong năm 2019.
Thông tin trên được TS An Pich Hatda, CEO Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết bên lề Diễn đàn khu vực của các bên liên quan lần thứ 9 diễn ra trong hai ngày 5/2 và 6/2 tại Luang Prabang (Lào), VnExpress thông tin.
Nhắc đến Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa MRC và Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong – Lan Thương (LMC) của Trung Quốc ký vào tháng 12/2019, ông Hatda cho rằng cơ chế này sẽ giúp hai bên tăng cường hành động, thay vì tập trung vào thảo luận.
Ông Kol Vathana, Phó Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia sông Mekong Campuchia, cho rằng vào mùa khô, khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, việc các đập thuỷ điện trên thượng nguồn trữ nước làm tăng hạn hán ở hạ lưu. Các đập thuỷ điện ở Mekong còn làm giảm lượng cá và phù sa dành cho nông nghiệp của Campuchia.
Ông Vathana cho biết Campuchia rất quan ngại về các tác động này với nền kinh tế nên đang nỗ lực thực hiện tham vấn với các nước trong khu vực về tình trạng hạn hán, từ đó tìm cách giảm thiểu tác hại.
Campuchia cũng nỗ lực cùng các nước thành viên khác của MRC là Việt Nam, Thái Lan, Lào tăng hợp tác về chia sẻ thông tin với Trung Quốc, nhất là về việc xả nước từ các đập thuỷ điện ở thượng nguồn Mekong. “Chúng tôi hợp tác trong MRC để đưa ra một thông điệp chung, không phải là một nước riêng lẻ”, ông Vathana nói.
Báo cáo của MRC vào giữa tháng 7/2019 cho thấy mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong lịch sử. Tại Chiang Saen, phía bắc Thái Lan, mực nước sông thấp hơn mức trung bình cùng kỳ trong suốt gần 6 thập kỷ qua. Tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, người dân phải đối diện với đợt hạn hán nghiêm trọng vào tháng 6/2019. Đến tháng 12/2019, MRC nhận định một số đoạn sông Mekong chuyển màu xanh lục lam do mực nước xuống quá thấp.
Các nhà nghiên cứu của MRC cho rằng có ba nguyên nhân chính khiến nước sông giảm là lượng mưa thấp trong khu vực, tình trạng thời tiết khô nóng hơn bình thường và do dòng chảy yếu từ thượng nguồn phía Trung Quốc.
Cuối tháng 12/2019, Trung Quốc thông báo đập thủy điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam giảm lưu lượng xả nước trong đầu tháng 1/2020 để “bảo trì lưới điện”. Khi đó, Văn phòng Tài nguyên Nước Thái Lan (ONWR) cảnh báo mực nước sông Mekong qua một số tỉnh của nước này giảm.
Đối với Việt Nam, theo các chuyên gia, việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu sông Mekong. Điều này sẽ khiến tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong năm 2020 – được dự báo là rất nghiêm trọng sẽ càng gay gắt hơn.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khi đó đã đưa ra dự báo nguồn nước cho 3 khu vực của ĐBSCL như sau: đối với vùng thượng của ĐBSCL bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ, thì đầu nước thấp, khó khăn cho bơm tát ở các vị trí xa kênh trục.
Vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, thì đề phòng mặn xâm nhập sâu như đợt tháng 12/2019 vừa qua; các địa phương cần chủ động các biện pháp chống hạn, mặn và tích trữ nước.
Đối với vùng ven biển, bao gồm ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang mặn lịch sử có thể xảy ra nên cần chủ động các biện pháp chống hạn, mặn và cấp nước sinh hoạt; chủ động các biện pháp trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng, từ ngày 22 đến 28/1/2020.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32856-nuoc-mekong-thap-ky-luc-cung-tq-tim-nguyen-nhan.html

Báo Nhật: Khủng hoảng virus corona cho thấy

góc tối trong những thành công của Trung Quốc

Duy Nghĩa
Ông Jame Kynge, biên tập viên tờ Financial Times, cho rằng có rất nhiều thay đổi kể từ dịch SARS 2003 ở Trung Quốc, nhưng rất ít thay đổi về cách Trung Quốc che giấu thông tin, theo Nikkei (Nhật) hôm 6/2.
Là tác giả của cuốn sách nổi tiếng ““China shakes the world” [Tạm dịch: ‘Trung Quốc làm lay chuyển Thế giới’], ông Kynge cho hay với tư cách là người đã theo dõi đưa tin về dịch SARS tấn công Trung Quốc trong năm 2003, sự bùng phát virus corona trong đầu năm nay, đã mang lại cho ông cảm giác ‘trở về quá khứ’ với dịch SARS.
Tất nhiên, theo ông Kynge, rất nhiều điều đã thay đổi trong 17 năm qua về sức mạnh kinh tế và vị thế của Trung Quốc trên thế giới. Tuy nhiên, dường như có rất ít tiến triển theo cách mà chính quyền độc đoán Bắc Kinh đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn, xảy ra trong nước.
“Khi đó cũng như bây giờ, phản ứng chủ yếu là để che đậy mức độ của các tin xấu. Khi đó cũng như bây giờ, Trung Quốc đang trả giá cho tính toán sai lầm của mình về mạng sống của người dân, về danh tiếng quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế”, ông Kynge nhận xét.
Theo ông Kynge, lý do cho hậu quả này là rõ ràng qua thời gian, là vì các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, có một khả năng độc nhất, tiết lộ ‘góc tối’ của những thành công của Trung Quốc. Các yếu tố, vốn góp phần gây ra hàng trăm ca tử vong do virus corona, chẳng khác gì là một sản phẩm của hệ thống độc đoán của Trung Quốc, cũng như những tiến bộ kinh tế bất thường của đất nước. Yếu tố này đã được thể hiện trong tuần này tại Vũ Hán, một thành phố với 11 triệu dân, là trung tâm của đại dịch.
Về mặt tích cực, chính quyền Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng một bệnh viện chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xây dựng. Cơ sở, được gọi là Bệnh viện Hỏa Thần Sơn (Huoshenshan), có 2 tầng, trải rộng trên dịch tích 60.000 m2, và có 1.400 nhân viên y tế của Quân đội Trung Quốc.
Nhưng ở khía cạnh ngược lại, thành tích ngoạn mục đó có thể không cần thiết nếu các nhà chức trách quyết định làm sạch virus trong khoảng thời gian 3 tuần quan trọng, từ cuối tháng 12/2019. Mặc dù bệnh lây nhiễm đang lan nhanh, các nhà chức trách Vũ Hán vẫn khẳng định trong các thông báo lặp lại nhiều lần, rằng số ca nhiễm bệnh là không tăng lên từ ngày 3/1/2020 đến 16/1/2020.
Ông Kynge cho rằng “lời khai của một số bác sĩ, những người chứng kiến các bệnh viện đông kín với các ca nhiễm bệnh mới trong khoảng thời gian đó, giờ đây cho thấy những tuyên bố như vậy là dối trá. Khi báo cáo trung thực hơn được đưa ra, số lượng các ca nhiễm bệnh đã tăng lên, ví dụ như tăng đến 95% vào ngày 18/1/2020”.
Theo một cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc, những lý do chính cho sự che đậy này xuất phát chủ yếu từ cơ cấu quyền lực phân cấp mạnh mẽ của nhà nước Trung Quốc. Các quan chức địa phương ở Vũ Hán không dám báo cáo tin xấu và trong mọi trường hợp, họ cần đảm bảo sự ổn định xã hội trước thềm lễ hội năm mới quan trọng của Trung Quốc.
“Trong bầu không khí chính trị hiện nay, vốn coi trọng sự vâng lời hơn là năng lực, các quan chức địa phương có động cơ để tránh bị chịu trách nhiệm”, vị quan chức này cho biết, nhưng từ chối nêu tên.
Theo ông Kynge, hậu quả nặng nề nhất của việc che đậy thông tin là khoảng 5 triệu cư dân Vũ Hán đã rời khỏi thành phố trong những tuần trước Tết Nguyên đán, giúp lan truyền virus xa hơn và ra nước ngoài – trên khắp châu Á, và lan sang Mỹ và Châu Âu.
Việc che đậy này cũng giống như đối với dịch SARS năm 2003. Vào thời điểm đó, một bác sĩ, tên là Tưởng Ngạn Vĩnh (Jiang Yanyong) , đã nghi ngờ số liệu chính thức rằng chỉ có 19 người ở Bắc Kinh bị nhiễm SARS. Báo cáo của ông cho thấy có ít nhất 170 trường hợp bị nhiễm SARSs. Cuối cùng, hành động của ông Tưởng đã buộc Bộ Y tế Trung Quốc phải thú nhận sự thật.
Bác sĩ Tưởng trở thành anh hùng trong một thời gian. Nhưng đó không phải là bản chất của hệ thống của Trung Quốc để tha thứ cho những người tố giác, một cách lâu dài.
“Với sự phục tùng và tuân thủ như là giáo lý chủ yếu của chính quyền, những người lên tiếng – ngay cả vì lý do yêu nước – chỉ được khen gợi trong một thời gian ngắn”, ông Kynge lưu ý.
Năm 2004, bác sĩ Tưởng đã viết một lá thư cá nhân gửi lên Quốc hội và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, kể chi tiết những gì ông đã chứng kiến trong vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Trong thư, ông nói rằng Trung Quốc phải “mô tả chính xác phong trào yêu nước của sinh viên hôm 4/6/1989”.
Kết quả là “bác sĩ Tưởng đã nhanh chóng bị bắt giữ”, ông Kynge chỉ trích.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-nhat-khung-hoang-virus-corona-cho-thay-goc-toi-trong-nhung-thanh-cong-cua-trung-quoc.html

Đài Loan chặn chiến đấu cơ TQ và được dự họp với WHO

Không quân Đài Loan hôm Chủ Nhật đã chặn các phi cơ Trung Quốc bay quanh hòn đảo mà Bắc Kinh nhận là của mình, hãng tin Reuters tường thuật.
Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hành động của Trung Quốc đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hơn 60 nước ‘chúc mừng lãnh đạo Đài Loan tái đắc cử’
Đại tướng Đài Loan thiệt mạng trong tai nạn trực thăng
Đài Loan diễn tập ‘chống quân xâm lược’
Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động diễn tập “bay quanh hòn đảo” kể từ 2016, khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lần đầu nhậm chức.
Bắc Kinh tin rằng bà Thái, người vừa tái đắc cử hồi tháng trước, muốn thúc đẩy việc Đài Loan chính thức độc lập.
Bộ Quốc phòng Đài Loan trong một tuyên bố nói rằng các chiến đấu cơ J-11 và máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay vào Eo biển Ba Sĩ (Bashi Channel) ở phía nam Đài Loan rồi bay vào Thái Bình Dương trước khi quay trở về căn cứ ở Eo biển Miyako nằm giữa các đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, ở phía đông bắc Đài Loan.
“Trong suốt quá trình này, quân đội quốc gia đã sử dụng phi cơ không thám và các lực lượng phòng không một cách thích hợp, theo đúng quy định sẵn sàng tác chiến,” Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.
Bộ này cung cấp một bức ảnh chiếc F-16 của không quân Đài Loan bay kèm một trong các máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
“Các hoạt động tầm xa ở ngoài biển của Cộng sản Trung Quốc đã tác động tới an ninh và ổn định, đe dọa tới hòa bình của các bên trong khu vực,” Bộ nói.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa ra bình luận gì. Trước đây, Bắc Kinh luôn coi các hoạt động diễn tập đó là chuyện bình thường.
Đài Loan bất bình với TQ về vụ virus corona
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã càng trở nên xấu đi trong mấy tuần qua, sau vụ bùng phát virus corona tại Trung Quốc.
Đài Loan cáo buộc Bắc Kinh đã ngăn chặn, không cho hòn đảo này tiếp cận thông tin đầy đủ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng không cho họ tham dự các cuộc họp của tổ chức này.
Người chết vì virus corona đã nhiều hơn người chết vì Sars
Bệnh dịch và chính trị – hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó
Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời
Đài Loan không phải thành viên của WHO do bị Trung Quốc, vốn luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai của mình, phản đối.
Bắc Kinh nói Đài Bắc đang được Bắc Kinh đại diện đầy đủ tại WHO.
Trong một cú đột phá ngoại giao nho nhỏ cho Đài Loan, WHO nói các chuyên gia Đài Loan trong tuần này sẽ tham dự hội nghị của WHO về virus corona, diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, Đài Loan chỉ dự họp dưới hình thức online.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm Chủ Nhật ra tuyên bố theo đó nói đây là một “khởi đầu tốt đẹp” và họ sẽ đấu tranh để được tham gia thêm vào các sự kiện của WHO.
Tính đến ngày 9/2, Đài Loan có 18 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51372979

Cảnh sát Đài Loan đột kích

đường dây lừa đảo qua mạng nhắm vào Việt Nam

Cảnh sát thành phố Tân Bắc vừa bắt giữ 11 công dân Việt Nam và ba người Đài Loan vì tội lừa đảo. Nhóm người này điều hành một vụ lừa đảo liên quan đến đầu tư qua điện thoại nhắm vào người Việt Nam. Hôm thứ Hai (3/2), cảnh sát đột kích một nhà kho kim loại lớn bên cạnh một chợ đêm sầm uất ở quận Shulin.
Cảnh sát Cục điều tra hình sự Hsu Yi-hsiang cho biết tại đây, họ bắt giữ 7 người đàn ông và 4 phụ nữ Việt Nam, tịch thu máy tính, điện thoại di động và các thiết bị khác được sử dụng trong hoạt động. Ông Hsu cho hay rằng nhiều người Việt Nam tham gia vào đường dây này đều nhập cư bất hợp pháp. Theo tờ Taipei Times đưa tin, các nhà điều tra tin rằng một người đàn ông Đài Loan, 26 tuổi, là chủ mưu trong việc thuê người Việt làm việc cho tổ chức lừa đảo này. Ông Hsu cho biết thêm, nhóm này bị cáo buộc đã thu về khoảng 20 triệu Đài tệ (hơn $663,878 Mỹ kim) trong ba tháng từ các vụ lừa đảo. Ông cũng cho biết rằng có 14 nghi can đang phải đối mặt với các cáo buộc về tội rửa tiền, lừa đảo và đánh bạc bất hợp pháp, cùng với các hành vi vi phạm Đạo luật Ngân hàng. Các nhà điều tra đang cố gắng xác minh tiền được chuyển vào tài khoản do nhóm này kiểm soát.
Nhóm này sử dụng Zalo, Facebook và các mạng truyền thông xã hội khác nhắm vào người Việt. Họ lừa đảo thông qua hướng dẫn cách kiếm tiền bằng giao dịch tiền điện tử, chơi đánh bạc và sử dụng các kỹ thuật lừa đảo khác để chuyển tiền vào các tài khoản do nhóm này kiểm soát.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canh-sat-dai-loan-dot-kich-duong-day-lua-dao-qua-mang-nham-vao-viet-nam/

Số người chết vì virus corona

đã vượt quá số người chết vì Sars

Số người chết vì virus corona đã vượt qua số người chết vì dịch Sars năm 2003.
Chỉ riêng ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, tâm chấn của đợt bùng phát virus, số người chết đã lên đến 780, theo các quan chức y tế khu vực.
Chỉ có hai người duy nhất trong tổng số 803 người chết cho đến nay là ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Năm 2003, 774 người đã tử vong vì Sars (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) ở hơn hai chục quốc gia.
Nhưng hiện nay đã có hơn 34.800 người đã bị nhiễm coronavirus mới trên toàn thế giới, đại đa số ở Trung Quốc.
Virus corona: Tác động đến cơ thể như thế nào?
Tất cả 63 tỉnh thành VN cho học sinh nghỉ học vì virus corona
Bác sĩ Trung Quốc đầu tiên cảnh báo về virus corona qua đời
Bệnh dịch và chính trị – hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó
Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu đối với dịch virus corona.
Diễn biến mới nhất
Trong thông báo mới nhất, các quan chức y tế ở Hồ Bắc đã báo cáo 81 trường hợp tử vong mới vào thứ Bảy, đưa số người chết trong khu vực lên 780.
Hiện tại đã có 801 người chết ở Trung Quốc, với một người ở Hong Kong và một ở Philippines.
Virus corona chủng mới này, còn được gọi là 2019-nCov, lần đầu tiên được phát hiện tại thủ phủ Vũ Hán của Hồ Bắc, và thành phố này đã bị phong tỏa trong nhiều tuần qua.
Trong khi đó, Hong Kong đã thực hiện việc cách ly hai tuần bắt buộc đối với bất kỳ ai đến từ Trung Quốc đại lục. Du khách đang được yêu cầu tự cô lập trong phòng khách sạn hoặc trung tâm do chính phủ điều hành, trong khi người dân được yêu cầu ở trong nhà.
Bỏ qua các quy tắc mới sẽ bị phạt tiền và có thể là án tù. Hiện đã có 26 trường hợp bị xác nhận nhiễm virus ở Hong Kong.
Kiến nghị Tổng giám đốc WHO từ chức
Trong khi đó, trên mạng xã hội xuất hiện một bản kiến nghị lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu Tedro Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO phải từ chức.
Đơn kiến nghị của một người tên Osuka Yip hiện đã có hơn 300.000 người ký, viết rằng hôm 23/1, “ông Ghebreyesus đã từ chối tuyên bố dịch virus corona ở Trung Quốc là trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu”.
Từ đó đến nay, số lượng người bị lây nhiễm tăng mạnh và “một phần lý do liên quan đến việc Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá thấp virus corona.”
“Chúng tôi mạnh mẽ nghĩ rằng Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp để làm Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi một sự từ chức ngay lập tức của Tedros Adhanom Ghebreyesus.”
Tờ kiến nghị còn cho rằng ông Ghebreyesus đã hoàn toàn tin tưởng vào số ca tử vong và nhiễm bệnh do chính quyền Trung Quốc cung cấp.
Hôm thứ Năm, một công dân Hoa Kỳ 60 tuổi là nạn nhân đầu tiên không phải là người Trung Quốc bị bệnh và đã qua đời tại Bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán.
Hôm thứ Bảy, Pháp đã xác nhận năm trường hợp mới ở khu vực Haute-Savoie, bao gồm một cậu bé 9 tuổi, đưa tổng số người nhiễm bệnh ở nước này lên 11.
Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn cho biết tất cả năm trường hợp mới là công dân Anh ở cùng nhà, nơi cũng có một người Anh đã từng ở Singapore. Tình trạng của họ không nghiêm trọng. Thêm sáu người ở cùng nhà cũng đang bị theo dõi.
Hiện cũng có một làn sóng tức giận và đau buồn lan rộng khắp Trung Quốc sau cái chết của Lý Văn Lượng, một bác sĩ đã cố gắng cảnh báo sớm về virus mới, nhưng gặp phải sự đe dọa của chính quyền địa phương vào đầu tháng Một. Sau đó, chính vị bác sĩ này cũng bị nhiễm virus corona khi đang điều trị cho bệnh nhân ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và đã được thông báo qua đời vào 7/2.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51432228

TQ: Đề nghị đến thăm Vũ Hán

của Thủ tướng Hun Sen không phù hợp

Trung Quốc cho biết việc Thủ tướng Hun Sen muốn đến tâm dịch nCoV Vũ Hán thăm sinh viên Campuchia là không phù hợp và đề nghị tiếp đón ông ở Bắc Kinh.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhvà Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh vào ngày hôm nay (5.2).
Ông Hun Sen trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn virus Corona lây lan nhanh chóng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác nhận chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen đến Bắc Kinh.
Hôm 4.2, Thủ tướng Hun Sen cho biết ông muốn đến thăm 27 sinh viên Campuchia bị mắc kẹt ở Vũ Hán, nhưng Trung Quốc cho biết việc đi Vũ Hán sẽ không phù hợp và đề nghị tiếp đón ông ở Bắc Kinh.
“Chúng tôi hoàn toàn hiểu những lo lắng của Thủ tướng Hun Sen về các sinh viên Campuchia. Tuy nhiên, trong lúc những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát nCoV đang được thực hiện triệt để ở Vũ Hán, và trong một khoảng thời gian ngắn như vậy sẽ không thuận tiện để thu xếp cho Thủ tướng đến Vũ Hán. Trung Quốc chú trọng đảm bảo an toàn và sức khỏe của sinh viên Campuchia” – tờ SCMP dẫn lời người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói.
Tính đến ngày 5.2, Campuchia có 1 trường hợp nhiễm nCoV được xác nhận.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32855-tq-de-nghi-den-tham-vu-han-cua-thu-tuong-hun-sen-khong-phu-hop.html

Ngành đường sắt TQ giảm 80% khách vì dịch do nCoV

Một số thành phố của Trung Quốc đang trong tình trạng nội bất xuất ngoại bất nhập, các doanh nghiệp đóng cửa và cư dân ở nhà để tránh virus Corona, việc đi lại trong nước đã giảm đáng kể.
Ông Huang Xin, giám đốc của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc thông tin trong cuộc họp báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vào ngày 6.2, số lượng hành khách trung bình hàng ngày giảm 80% so với thời điểm này hàng năm. Nguyên nhân do mọi người ở nhà để tránh sự lây lan của virus Corona.
CNN dẫn lời ông Huang, theo như mọi năm, dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc luôn chật cứng khách du lịch về nhà để ăn Tết. Sau đó họ trở về thành phố cư trú để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, trong 16 ngày nghỉ lễ, đường sắt Trung Quốc chỉ bán được trung bình 1,2 triệu vé mỗi ngày – khoảng một phần mười của số liệu ước tính ban đầu.
Ông Huang cho biết, để đối phó với sự bùng phát của virus Corona, các đoàn tàu chỉ bán 50% vé có sẵn để đảm bảo hành có một khoảng trống giữa các hành khách.
Tàu và nhà ga cũng được vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Ngoài ra, hành khách phải kiểm tra nhiệt độ trước khi lên máy bay.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32854-nganh-duong-sat-tq-giam-80-khach-vi-dich-do-ncov.html

TQ giảm thuế với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ

bất chấp dịch nCoV

Thực hiện cam kết nhằm giảm căng thẳng thương mại, Trung Quốc hôm nay 6/2 thông báo sẽ giảm một nửa mức thuế suất đối với 75 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc, mức thuế quan mà Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ từ ngày 1/9 năm ngoái sẽ giảm từ 10% xuống còn 5%, các thuế còn lại cũng giảm từ 5% xuống 2,5%. Mức thuế áp lên dầu thô giảm từ 5% xuống 2,5%, thuế đậu nành giảm từ 30% xuống 27,5%, thịt lợn, bò, gà từ 35% xuống 30%.
Chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2.
“Trung Quốc hy vọng hai bên có thể tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận đã đạt được và nỗ lực thực hiện cam kết của mỗi bên nhằm thúc đẩy niềm tin thị trường, thúc đẩy quan hệ song phương và kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, thông cáo của Bộ Tài chính Trung Quốc nêu rõ.
Thông báo trên được đưa ra giữa lúc có những hoài nghi về việc liệu Trung Quốc có thể thực thi các điều khoản trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ký kết với Mỹ hôm 15/1, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch viêm phổi do virus corona mới (nCoV).
Hu Xijin, tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, bình luận trên Twitter: “Chính phủ Mỹ nên linh hoạt về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 để thể hiện thiện chí với người dân Trung Quốc đang ra sức đối phó dịch bệnh. Tôi tin rằng làm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến hình ảnh của Tổng thống Donald Trump trong lòng người dân Mỹ”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32853-tq-giam-thue-voi-75-ty-usd-hang-hoa-my-bat-chap-dich-ncov.html

Dân mạng Trung Quốc “dậy sóng”

sau cái chết của bác sĩ phát hiện nCoV

Cộng đồng mạng ở Trung Quốc bày tỏ tiếc thương sau tin tức bác sĩ Li Wenliang qua đời do nhiễm virus corona mới (nCoV), song họ cũng bày tỏ phẫn nộ vì sự chậm trễ đối phó dịch của chính quyền Vũ Hán.
Bệnh viện trung ương thành phố Vũ Hán sáng nay 7/2 xác nhận, bác sĩ Li Wenliang đã tử vong sau một thời gian chống chọi với bệnh viêm phổi do nhiễm nCoV.
“Bác sĩ Li Wenliang của bệnh viện chúng tôi đã không may nhiễm virus corona trong quá trình làm việc ngăn chặn dịch bệnh. Anh ấy qua đời lúc 2h58 ngày 7/2 sau những nỗ lực cấp cứu bất thành”, thông cáo của bệnh viện cho biết.
Tin tức bác sĩ Li qua đời được truyền thông quốc gia Trung Quốc đăng tải từ đêm qua. Bệnh viện trung ương Vũ Hán khi đó đã bác tin và nói rằng vị bác sĩ trẻ này vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Chỉ đến rạng sáng nay, bệnh viện mới chính thức xác nhận bác sĩ Li qua đời.
Thông tin này đã nhanh chóng khiến cộng đồng mạng ở Trung Quốc “dậy sóng”. Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương đối với bác sĩ Li, mặt khác họ chỉ trích sự ứng phó chậm trễ của chính quyền thành phố Vũ Hán khi bác sĩ Li đưa ra những cảnh báo ban đầu về dịch bệnh nguy hiểm.
Những chủ đề như “Chính quyền Vũ Hán nợ bác sĩ Li một lời xin lỗi” bắt đầu trở thành xu hướng phổ biến trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo. Mỗi bài đăng tải thu hút hàng nghìn lượt xem.
Trên Twitter, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng bày tỏ chia buồn với sự ra đi của bác sĩ Li: “Chúng tôi rất đau buồn vì sự ra đi của bác sĩ Li Wenliang. Chúng ta cần trân trọng những cống hiến của bác sĩ trong đợt bùng phát dịch corona”.
Nhiều cư dân mạng đã vào bình luận dưới bài viết của WHO, một số người đã gọi bác sĩ Li là “anh hùng”.
“Khi một người hy sinh mạng sống của mình để cứu người khác, họ sẽ trở thành anh hùng. Mỗi năm có rất nhiều nhân viên y tế chết vì rủi ro khi cứu chữa người bệnh. Bác sĩ Li là một người hùng. RIP”, một cư dân mạng viết.
Bác sĩ Li được coi là người đầu tiên phát hiện ra dịch bệnh liên quan đến virus corona mới. Anh đã nói lên những nghi ngờ của mình với đồng nghiệp để cảnh báo họ và người thân sau khi có 7 ca nhập viện ở bệnh viện trung ương Vũ Hán có triệu chứng giống như mắc SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào cuối tháng 12/2019.
Tuy nhiên, cảnh báo đó khiến anh vướng vào rắc rối pháp lý. Anh nhiều lần bị cảnh sát triệu tập và bị nhắc nhở vì “phát tán tin đồn thất thiệt”. Trong thời gian làm việc tại bệnh viện sau đó, anh đã không may nhiễm bệnh viêm phổi do nCoV. Giới chức y tế Vũ Hán sau đó xác định được mối đe dọa từ loại virus mới mà bác sĩ Li đã cảnh báo. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh, từ vài ca nhiễm bệnh đến nay Trung Quốc đã có 636 người chết, hơn 31.000 người nhiễm nCoV. Chính quyền Trung Quốc phải tiến hành phong tỏa các thành phố với hàng chục triệu dân nhằm ngăn dịch lây lan.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32852-dan-mang-trung-quoc-day-song-sau-cai-chet-cua-bac-si-phat-hien-ncov.html

Dịch viêm phổi Vũ Hán

khiến nền kinh tế TQ đang rơi vào bế tắc

Ảnh hưởng từ dịch viêm phổi đến nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên, theo CNN, một số nhà kinh tế dự đoán tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm hai điểm phần trăm trong quý này, khiến phần lớn nền kinh tế đất nước rơi vào bế tắc. Sự sụt giảm này có nghĩa là Trung Quốc có thể mất tới 62 tỷ USD.
Trung Quốc hiện không đủ khả năng chống lại sự sụt giảm này. Mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm ngoái ở mức thấp nhất trong gần ba thập niên, trong khi Trung Quốc đang phải đối mặt với nợ gia tăng và sự ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Hiện tại, Bắc Kinh đang giành nhiều nguồn lực để ngăn chặn dịch virus corona tàn phá nền kinh tế. Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện một số biện pháp để giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch viêm phổi.
Chính quyền trung ương và địa phương đã phân bổ 12,6 tỷ USD cho đến nay để chi cho điều trị y tế và mua sắm các thiết bị.
Các ngân hàng lớn đã cắt giảm lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh. Ngoài ra, ngân hàng Trung Quốc cho biết họ sẽ cho phép người dân ở Vũ Hán và các thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc được hoãn trả các khoản vay trong vài tháng nếu nguồn thu nhập của họ bị gián đoạn.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ngân hàng trung ương của đất nước, cho biết sẽ đảm bảo có đủ thanh khoản trên thị trường tài chính khi họ mở cửa trở lại vào hôm 3/2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 10 ngày. Ngân hàng này đã quyết định bơm 1.200 tỷ NDT (174 tỷ USD) vào hệ thống tài chính.
Dự đoán của giới chuyên gia
Theo nhà kinh tế học Trung Quốc Zhang Ming, chính phủ Trung Quốc sẽ phải có những động thái mạnh mẽ hơn nữa để ngăn nền kinh tế sụt giảm hơn nữa. Ông dự đoán, mức tăng trưởng kinh tế của đất nước sẽ giảm xuống 5% trong quý I, với giả định dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng 3. Ông mô tả rằng đó là kịch bản lạc quan nhất và ông không đưa ra thêm bất kỳ dự báo nào khác trong trường hợp dịch bệnh kéo dài hơn nữa.
Chuyên gia Zhang cho biết, chính phủ có thể cắt giảm thuế và tăng chi tiêu cho ngành y tế và đào tạo việc làm. Ông cũng hy vọng chính quyền địa phương sẽ chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng. Bằng cách thúc đẩy hoạt động kinh tế và tạo việc làm, các thành phố có thể bù đắp được các điểm yếu trong đầu tư tư nhân vào bất động sản và sản xuất.
Ông Zhang nói thêm, ngân hàng trung ương cũng cần cắt giảm lãi suất để ổn định nền kinh tế. Theo ông, các biện pháp như vậy có thể giúp mức tăng trưởng phục hồi trong quý tới và đẩy tăng trưởng GDP của năm lên khoảng 5,7%. Mặc dù thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái, nhưng đây là con số mà nhiều nhà phân tích dự đoán.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác có cái nhìn không mấy lạc quan. Các nhà phân tích tại Nomura tin rằng mức tăng trưởng có thể giảm ít nhất hai điểm phần trăm trong quý đầu tiên. Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh hôm 31/1 trích dẫn thông tin từ những người trong ngành nói rằng dịch viêm phổi có thể khiến GDP giảm hai điểm phần trăm trong quý này. Những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn virus corona lây lan bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và yêu cầu các nhà máy phải đóng cửa có thể “ảnh hưởng nghiêm trọng ngành sản xuất của quốc gia và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu”.
 Virus corona ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc hơn cả dịch SARS
Ông Zhang và các nhà phân tích khác cho rằng dịch virus corona ảnh hưởng đến kinh tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả dịch SARS gần hai thập niên trước.
Có thể thấy ngành du lịch Trung Quốc bị ảnh hưởng ngay lập tức vì dịch bệnh. Ngành công nghiệp du lịch trị giá hàng chục tỷ USD đã lao đao khi chính quyền trung ương ra lệnh phong tỏa các thành phố lớn như một nỗ lực ngăn dịch bệnh tiếp tục lây lan. Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn phải hoàn tiền cho khách, trong khi một số hãng hàng không đã tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Các nhà sản xuất phim Tết cùng nhiều hệ thống rạp chiếu ở Trung Quốc cũng thất thu khi một loạt phim bom tấn không được chiếu.
Sự lây lan của virus corona có nguy cơ tăng tỷ lệ thất nghiệp. Chuyên gia Zhang cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới. Thị trường việc làm Trung Quốc vốn đã bất ổn. Ngành công nghiệp có truyền thống tạo nhiều công ăn việc làm như công nghệ đã tổn thương nghiêm trọng vì thương chiến.
290 triệu công nhân nhập cư là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất. Nhiều người trong số họ đến từ nông thôn, lên thành phố để làm thuê như xây dựng, phục vụ bàn, giao hàng, bảo vệ… Nhưng vì nhiều nhà máy và doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động trở lại, nên hàng triệu công nhân khó có thể tìm được việc làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hơn 10 triệu công nhân nhập cư từ tỉnh Hồ Bắc có thể còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử vì mọi người xung quanh lo sợ những công nhân này sẽ lan truyền virus.
Chuyên gia Zhang nói thêm dịch viêm phổi cũng có thể khiến hàng tiêu dùng đắt hơn. Ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ gia tăng, và một cuộc khủng hoảng thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi bùng phát vào năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt. Ngoài ra, Tân Hoa Xã cho biết, giá rau đã tăng lên khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm cơ bản trong đợt bùng phát virus corona.
Những thách thức khác
Đối phó với dịch viêm phổi sẽ khiến một số vấn đề khác của Trung Quốc trở nên khó giải quyết hơn, trong đó có cuộc thương chiến với Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận giai đoạn một được ký vào đầu tháng 1, Bắc Kinh đã đồng ý mua 200 tỷ USD hàng hóa của Hoa Kỳ trong hai năm tới. Các nhà phân tích nói rằng việc giảm nhu cầu tiêu dùng nội địa ở Trung Quốc sẽ khiến nước này gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đó. Nếu dịch bệnh làm suy yếu sức mua của người dân nhiều hơn nữa, mục tiêu đó sẽ nằm ngoài khả năng hơn nữa.
Ngoài ra, Washington vẫn đang áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ không leo thang nếu Bắc Kinh “tạm thời” không thể thực hiện được cam kết mua hàng của Mỹ như đã thỏa thuận vì dịch viêm phổi.
Ông Ken Cheung, chiến lược gia về thị trường ngoại hối châu Á tại ngân hàng Mizuho Bank cho biết, năm 2020, ông Donald Trump sẽ bước vào cuộc đua tổng thống nhiệm kỳ 2 và việc leo thang căng thẳng thương mại trong tình trạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ông.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32847-dich-viem-phoi-vu-han-khien-nen-kinh-te-tq-dang-roi-vao-be-tac.html

Dịch virus corona: Chuyên gia quan ngại

về điều kiện vệ sinh tại các bệnh viện tạm thời

ở Trung Quốc

Quý Khải | theo The Epoch Times
Thành phố Vũ Hán – một trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc vừa xây xong 11 bệnh viện tạm thời vào ngày 5/2 để đáp ứng số lượng bệnh nhân khổng lồ nhiễm chủng virus corona mới, theo The Epoch Times.
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Theo tờ Hồ Bắc Nhật Báo (Hubei Daily) của chính quyền tỉnh, 11 cơ sở mới có tổng sức chứa 10.100 giường.
Chúng chủ yếu được thiết lập trong các sân vận động, trung tâm triển lãm và phòng tập thể dục tại các trường học trong thành phố.
Trung tâm chỉ huy chống dịch virus corona thành phố Vũ Hán đã đưa ra các quy định vào ngày 5/2, trong đó giải thích rằng bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình sẽ được gửi đến các bệnh viện tạm thời.
Bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng hoặc người trên 65 tuổi sẽ ở lại 14 bệnh viện chính quy và hai bệnh viện dã chiến mới xây được chỉ định cho việc điều trị virus corona. Bệnh nhân nghi ngờ mắc virus corona và một số bệnh nhân đã được xác nhận mắc virus nhưng có triệu chứng nhẹ sẽ được cách ly tại các trung tâm kiểm dịch cộng đồng, chủ yếu là các khách sạn được chuyển đổi thành bệnh viện tạm thời để đáp ứng số lượng bệnh nhân khổng lồ trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin đã có các kế hoạch xây thêm 12 bệnh viện tạm thời như vậy ở Vũ Hán.
Được gọi là bệnh viện dã chiến, các cơ sở này thường được sử dụng vào thời chiến hoặc thiên tai để đáp ứng hiệu quả nhu cầu chăm sóc y tế cho những người bị thương hoặc mắc bệnh. Giường bệnh được sắp xếp thành từng hàng trong một không gian mở.
Truyền thông nhà nước đã ghi hình cảnh tượng bên trong các cơ sở này, trong đó có thể nhận thấy các giường bệnh không có bất kỳ rào chắn nào ngăn cách giữa chúng, mà chỉ có một vài tấm ván rào quanh một nhóm khoảng một chục giường.
Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ lo ngại tình trạng lây nhiễm chéo có thể xảy ra.
Ngày 4/2, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bác bỏ những tuyên bố này, khi tuyên bố các bác sĩ sẽ đảm bảo việc này không xảy ra.
Nhưng Sean Lin, một chuyên gia về vi sinh học và là nhà nghiên cứu virus cho quân đội Mỹ, đã giải thích rằng các cơ sở y tế tạm thời như vậy nên nên được thiết lập sớm hơn để đối phó với dịch.
Ông Lin nói rằng trong tình huống hàng ngàn người bị nhiễm bệnh và nhiều người dân không được điều trị do bệnh viện quá tải, những nơi như vậy có thể cho phép nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân hiệu quả hơn.
Lấy ví dụ, một y tá có thể phân phối thuốc dễ dàng hơn bằng cách sử dụng xe đẩy, cung cấp cho hàng chục bệnh nhân trong vòng vài phút.
“Nhưng chính phủ Vũ Hán đã quá chậm trễ. Lẽ ra, nên thành lập các bệnh viện này trước khi phong tỏa thành phố”, vốn là một động thái cho thấy dịch bệnh đã lan rộng và ngoài tầm kiểm soát, ông Lin nói.
Thông qua việc quan sát hình ảnh và video bên trong các cơ sở này, ông Lin nhận thấy khoảng cách giữa các giường bệnh quá gần, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. “Khoảng cách giữa hai giường ít nhất nên là 0,9 m”, ông Lin nói.
Dịch virus corona: Chuyên gia quan ngại về điều kiện vệ sinh tại các bệnh viện tạm thời ở Trung Quốc
Ông cũng nói thêm rằng các nhân viên y tế nên cảnh giác đối với những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe kém hơn, vì họ có khả năng lây nhiễm nhiều hơn do virus đang hoạt động trong cơ thể, vốn có thể lây qua dịch cơ thể, các hạt bụi trong không khí hoặc phân.
“Một khi tình trạng của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng, nhân viên y tế phải đưa bệnh nhân này đến bệnh viện được chỉ định để đối phó với dịch càng sớm càng tốt”, ông Lin nói.
Chính phủ Vũ Hán đưa tin về dịch bệnh lần đầu tiên vào ngày 31/12 năm ngoái, tuy rằng dữ liệu chính thức cho thấy nhà chức trách đã biết đến khả năng lây nhiễm từ người sang người trước thời điểm đó. Kể từ đó virus đã lan rộng khắp Trung Quốc và đến hơn 20 quốc gia khác.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-virus-corona-chuyen-gia-quan-ngai-ve-dieu-kien-ve-sinh-tai-cac-benh-vien-tam-thoi-o-trung-quoc.html

Những câu chuyện từ tỉnh Hồ Bắc,

Trung Quốc về dịch virus corona

The Epoch Times | Hải Lam biên dịch
Phóng viên của tờ The Epoch Times đã phỏng vấn nhiều người dân sống tại Vũ Hán và các khu lân cận thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc để tìm hiểu thêm về cuộc sống của họ trong những tuần gần đây. Dưới đây là một số câu chuyện được đăng tải trên The Epoch Times ngày 5/2.
Phải chờ rất lâu để nhập viện
Anh Yang Yang là một cư dân của quận Hán Dương thuộc thành phố Vũ Hán.
Cha anh cảm thấy khó thở. Vì bệnh viện địa phương rất đông, nên bố anh không thể nhập viện và không được xét nghiệm xem có bị nhiễm virus corona hay không. Khi bố anh qua đời vì suy hô hấp vào ngày 29/1, ca tử vong này không được coi là trường hợp chết vì dịch bệnh.
Anh Yang và người mẹ 61 tuổi của mình gần đây đã có các triệu chứng tương tự như bị nhiễm virus corona, bao gồm sốt, ho và đau ngực.
Dù mong muốn mẹ mình có thể được nhập viện điều trị, nhưng anh Yang lại lo lắng có thể sẽ phải chờ đợi rất lâu.
“Không còn giường viện nào trống”
Anh Xu, một nam sinh bậc cao học tại thành phố Hiểu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, cho biết cha anh, một giáo viên trung học, bắt đầu sốt vào ngày 13/1.
Nhưng các nhân viên y tế đã trì hoãn xét nghiệm chẩn đoán cho đến khi các triệu chứng của ông trở nên nghiêm trọng. Vào ngày 17/1, cha của anh Xu được chuyển đến bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, một trong những cơ sở được chỉ định để điều trị virus corona.
Cha anh đã qua đời vào ngày 31/1, trước khi có kết quả xét nghiệm cho thấy ông dương tính với virus corona.
Anh Xu cho biết anh và mẹ anh đã có những triệu chứng nhiễm virus corona.
“Không còn giường bệnh nào trống (trong bệnh viện Tongji). Ở đó, chỉ còn một phòng cho người bệnh. Các bệnh nhân khác đều được sắp xếp nằm cùng phòng và bệnh có thể dễ dàng lây chéo cho những người khác”, anh Xu nói.
Che giấu các trường hợp nhiễm bệnh
Một cư dân Vũ Hán tên là Wang nói rằng các quan chức trong thành phố của anh đang che giấu các trường hợp nhiễm virus corona.
Cha của anh qua đời sau khi có các biểu hiện nhiễm virus corona. Anh và mẹ anh giờ cũng có triệu chứng của bệnh viêm phổi Vũ Hán, ví dụ như ho liên tục.
Anh Wang nói rằng các nhà chức trách trong quận của anh chỉ cho phép một ngày có tối đa ba trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh được báo cáo. Bất kỳ trường hợp bổ sung nào đều không được ghi nhận.
Anh Wang cho biết thêm mọi người không được phép nhắc đến virus corona trên nền tảng truyền thông xã hội WeChat, nếu không tài khoản của họ có thể bị xóa. Anh nói các nhân viên y tế ở Vũ Hán phải tuân theo lệnh không được tiết lộ với bất kỳ ai về tình hình tại nơi làm việc của họ.
“Vũ Hán như địa ngục trần gian”
Anh Sun, một người dân ở quận Vũ Xương thuộc thành phố Vũ Hán, cho biết anh muốn gửi đứa con 9 tuổi của mình, vì anh lo lắng về những gì có thể xảy ra với con nếu anh bị nhiễm bệnh và phải cách ly.
Anh cũng lo lắng cho bố mẹ anh. Nếu họ bị ốm trong lúc anh không ở cùng họ, thì bố mẹ anh sẽ không thể tự mình đến bệnh viện, vì không có phương tiện giao thông công cộng nào cả.
“Thật đúng khi coi Vũ Hán như một địa ngục trần gian”, anh Sun nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhung-cau-chuyen-tu-tinh-ho-bac-trung-quoc-ve-dich-virus-corona.html

Virus khiến Trung Quốc có thêm nhiều ‘thành phố ma’

Triệu Hằng
Sau khi chắc chắn rằng mọi thành viên trong gia đình đều đeo khẩu trang và rửa sạch tay, anh Qiao mới cùng với gia đình hướng đến công viên Cảnh Sơn, nằm bên cạnh Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tuyết đã rơi sang ngày thứ hai, một sự kiện hiếm hoi ở thành phố 21,5 triệu dân và thường hàng trăm ngàn người sẽ đổ ra đường để chụp ảnh và vui chơi. Nhưng nay các con phố vắng tanh và các công viên rất yên tĩnh, với âm thanh duy nhất là tiếng chim hót líu lo.
Cảnh tượng hoang vắng như vậy không chỉ diễn ra ở Bắc Kinh. Ở trung tâm tài chính Thượng Hải và các thành phố khác của quốc gia đông dân nhất thế giới giờ đây đã biến thành các “thành phố ma” sau khi chính phủ nước này kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và yêu cầu người dân không được ra ngoài vì virus corona.
Nhưng cũng có những người đã tranh thủ thời gian này để tận hưởng không khí vắng người.
Anh Qiao, người có cô con gái 11 tuổi cho biết: “Chúng tôi biết tình hình virus corona rất nghiêm trọng. Nhưng tâm chấn ở xa, vì thế chúng tôi nghĩ rằng ở đây vẫn ổn … Ông Trời ban cho cơ hội để chúng tôi tận hưởng khoảnh khắc gia đình với tuyết trong khi không có việc gì làm”.
Tính đến ngày 8/2, ở Trung Quốc, bệnh dịch đã giết chết 722 người và khiến 32.000 người bị lây nhiễm. Hơn 3/4 trong số đó thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi bắt nguồn virus, cách Bắc Kinh 1.000 km.
Chỉ có một vài người đủ can đảm để đi ra ngoài. Một nhân viên bảo vệ tại công viên Cảnh Sơn cho biết từ khi dịch bệnh, lượng khách đến đây ít hơn 1/3 so với thông thường.
Một người tầm 30 tuổi tên là Yang cho biết: “Năm ngoái khi tuyết rơi, tôi đã nghỉ làm vài giờ để xuống đây chụp ảnh và hàng lớp người chen nhau phía sau. Nhưng năm nay tôi không phải lo việc tìm một chỗ để chụp ảnh. Virus đang giữ chân mọi người trong nhà”.
Nhân viên bảo vệ dọc theo con phố Vương Phủ Tỉnh, khu mua sắm dành cho người đi bộ nổi tiếng ở trung tâm thành phố Bắc Kinh nói rằng, trước đây thường vào ngày lễ con phố rất đông đúc khó mà di chuyển.
“Nhưng bây giờ nhìn xem, nhân viên bảo vệ và người dọn dẹp đường phố nhiều hơn du khách”, một người bảo vệ nói.
Các doanh nghiệp bao gồm các cửa hàng, quán bar và nhà hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh vì chính phủ Trung Quốc cấm tụ họp đông người thậm chí cấm cả các nhóm đi ăn với nhau trong nỗ lực ngăn chặn dịch lây lan.
Chỉ một số ít trong số hơn 100 nhà hàng dọc theo phố ẩm thực nổi tiếng Bắc Kinh là phố Quỷ (Guijie) vẫn mở cửa, còn các cửa hàng còn lại lo rằng không biết họ có thể cầm cự được bao lâu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-khien-trung-quoc-them-nhieu-thanh-pho-ma.html

Đại dịch virus corona:

Người dân Trung Quốc sẽ ra sao?

Đại Nghĩa
Người dân Trung Quốc đang đối diện với sống chết từng ngày vì đại dịch. Nhưng còn có những khó khăn khác mà người bên ngoài Trung Quốc không thể tưởng tượng nổi.
Người Trung Quốc đang chịu đựng dịch bệnh
Ngay từ đầu hệ thống chính quyền Trung Quốc đã che giấu dịch bệnh, đến khi tình trạng đã ở mức trầm trọng mới buộc phải thông tin. Chỉ 3 ngày sau khi tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ý kiến về dịch thì chính quyền đã phong toả Vũ Hán, rồi sau đó là nhiều khu vực khác. Đa số người dân không kịp phòng ngừa, dẫn đến rất nhiều người đã nhiễm bệnh và tiếp tục lây cho người khác mà không hề biết. Số người tử vong do dịch được báo cáo tăng liên tục từng ngày, nhưng con số thực chất có thể đã lên tới hàng ngàn người.
Hệ thống truyền thông chính thức vẫn hoàn toàn do chính quyền chi phối. Ngay cả đến hiện tại, thông tin trên truyền thông của chính quyền Trung Quốc vẫn chủ yếu đưa các thông tin tích cực: như các trường hợp đã được điều trị xuất viện, tốc độ xây dựng bệnh viện dã chiến, đội ngũ nhân viên y tế hùng hậu tới Vũ Hán chống dịch và các “phát biểu quan trọng của các lãnh đạo về tinh thần quyết tâm chiến thắng dịch bệnh”. Hoặc các thông tin đối ngoại như phản đối nước Mỹ “gây hoảng loạn và lan truyền nỗi sợ”, thông tin về việc các chính quyền như Lào, Pakistan, Iran… cổ vũ, khen ngợi chính quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch.
Người ta cũng ngạc nhiên về khả năng tác động tới dân chúng của hệ thống truyền thông độc quyền của chính quyền Trung Quốc trong lúc này. Nhiều người dân trong các chung cư vẫn được tuyên truyền để cùng nhau mở cửa sổ hô khẩu hiệu hay hát quốc ca, để truyền thông lan tỏa đi khắp nơi, cho thấy nhân dân vẫn “lạc quan và tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCSTQ”. Họ không biết rằng hành động đó có thể vô tình lan truyền virus ra không khí.
Trong khi đó, dù có một số người đã cố gắng đưa thông tin ra ngoài thế giới qua internet, nhưng đa số người dân tại Trung Quốc khó có thể tiếp cận thông tin chân thực vì kiểm duyệt của chính quyền. Đa số dân chúng Trung Quốc đều bị động trong việc ứng phó với dịch bệnh.
Điều đáng buồn cho người Trung Quốc còn là những hành động thiếu ý thức của chính họ, thói xấu dưỡng thành trong văn hoá biến dị của ĐCSTQ. Nhiều nơi người dân tự ý lập rào chắn không cho lưu thông, tranh thủ nâng giá hàng hoá kiếm lời, thậm chí lấy khẩu trang đã dùng giặt lại để bán,… Những người đến từ Trung Quốc, đặc biệt là từ Vũ Hán bị phân biệt đối xử trên khắp thế giới, nhưng nơi đối xử tệ nhất với những người đến từ Vũ Hán lại chính là ngay tại Trung Quốc. Có người bị chặn nhốt trong nhà, có người bị lăng mạ. Một số nơi, chính quyền còn dán thông báo “ai ra khỏi nhà (mà không được phép) sẽ bị đánh gãy chân và gãy răng”.
Mặt khác, một số người lại không chủ động thông tin cho cộng đồng về việc mình trở về từ Vũ Hán. Tại thị xã Tấn Giang – Phúc Kiến, một người trở về từ Vũ Hán đã nói rằng mình trở về từ Philipine, người này trước khi được xác định bị nhiễm virus corona mới, đã tham gia tiệc tùng với 4000 người.
Mức độ căng thẳng vì dịch đã làm cho dân chúng Trung Quốc mệt mỏi, nhưng mâu thuẫn trong quan hệ xã hội khi đối diện với khó khăn còn làm cho cuộc sống của họ đáng buồn hơn. So sánh với cách người Nhật khi đối diện với sóng thần, khiến người ta phải cảm thán. Trung Quốc từng là cái nôi của văn hoá Đông Á, nhưng chỉ sau mấy chục năm dưới chế độ của ĐCSTQ, ý thức đạo đức của người Trung Quốc hôm nay đã làm cho người ta không thể nhận ra một nơi từng được mệnh danh là “Quốc gia của lễ nghĩa” (tức “lễ nghi chi bang”)
Tình hình dịch bệnh sẽ đi đến đâu?
Thực tế là chính quyền Trung Quốc đang rất căng thẳng và cố gắng chống dịch. Tuy nhiên do những nguyên nhân cố hữu mà họ đã tạo ra trong mấy chục năm cầm quyền, việc ngăn chặn dịch khó có thể hiệu quả. Thứ nhất là hệ thống bầu chọn quan chức không dân chủ, không lựa chọn được người có đức có tài. Ưu tiên cao nhất của hệ thống chính trị của ĐCSTQ là đảm bảo quyền lực tuyệt đối của nó, thay vì ưu tiên các vấn đề thiết thực với cuộc sống dân chúng. Vấn đề thứ hai là ý thức và đạo đức của dân chúng dưỡng thành trong hệ thống xã hội của ĐCSTQ đã suy thoái xuống mức rất thấp, làm cho tình hình trở nên luẩn quẩn, đại dịch càng khó kiểm soát.
Đại dịch lần này có những đặc điểm phức tạp với hệ số lây lan cao. Tình trạng dịch bùng phát do chính quyền Trung Quốc che giấu thông tin, bỏ lỡ mất giai đoạn có thể kiểm soát sớm. Người ta chỉ có thể hy vọng vào hai tình huống: một là đại dịch này cũng giống như một số dịch bệnh trước đây, sau một thời gian phát tác rồi tự biến mất; hai là các quốc gia tiên tiến có thể tìm ra giải pháp điều trị.
Ngày 03/02/2020, Trung tâm Y tế Dự phòng Khu vực tại Snohomish, Washington thông báo, bệnh nhân nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) đầu tiên tại Hoa Kỳ đã được điều trị thành công bằng thuốc Remdesivir của công ty Gilead Sciences của Mỹ. Theo kênh Bloomberg, loại thuốc này cũng đã bắt đầu được thử nghiệm điều trị tại Bắc Kinh và công ty Gilead Sciences đã chuyển đủ số thuốc để điều trị cho 500 bệnh nhân.
Ngày 5/2, trang Epoch Times dẫn tin từ một nhân vật “Hồng nhị đại” (Thái tử đỏ – nhân vật đời thứ hai của các công thần của ĐCSTQ) cư trú tại Bắc Kinh chứng thực rằng: Hiện dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã tiến nhập vào các cơ quan, đại viện tại Bắc Kinh. Những người thuộc thành phần “Hồng nhị đại” và gia quyến bị nhiễm bệnh đều được tập trung tại Bệnh viện Hữu Nghị Trung Nhật và được điều trị bằng loại thuốc mới phát triển của Mỹ.
Giám đốc y khoa của Gilead Merdad Parsey cho biết mặc dù việc sản xuất thuốc Remdesivir đang là thách thức lớn, nhưng công ty sẽ nỗ lực làm việc nhanh nhất có thể để sản xuất loại thuốc này nhiều hơn. Hy vọng rằng nó có công hiệu thực sự và sẽ sớm tới được với nhiều người dân Trung Quốc trước khi quá muộn.
Người dân Trung Quốc vẫn đang sống trong những giai đoạn khó khăn, từ việc đối diện với dịch bệnh, đến bối cảnh chính quyền phong tỏa thông tin. Một số người vẫn có thể tiếp tục mở cửa sổ chung cư hô khẩu hiệu và hát “quốc ca”, cũng giống như nhiều sinh viên tại Thiên An Môn năm xưa, khi bị xe tăng dồn vào chân tường, trước khi bị nghiền nát đã chỉ biết dừng lại đồng thanh hát bài “quốc tế ca”.
Nhưng hy vọng nhiều người khác có thể bình tĩnh, tự mình tìm ra con đường thoát khỏi tình thế gian nan này.
Một số người Trung Quốc hẳn còn lưu giữ triết lý truyền thống, tin vào nhân quả. Kinh Dịch có câu: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương” (Nghĩa là: “Nhà mà tích thiện, phú quý ắt có thừa, nhà mà không tích thiện, tai ương ắt có thừa”).
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-dich-virus-corona-nguoi-dan-trung-quoc-se-ra-sao.html

Dịch virus corona đã gây tử vong nhiều hơn SARS

Thụy My
Đến hôm nay 09/02/2020 đã có 811 người chết vì virus corona tại Trung Quốc, cao hơn cả số người tử vong vì dịch SARS trên toàn thế giới trong năm 2002-2003.
Virus 2019-nCoV, xuất hiện từ tháng 12/2019 tại một chợ thịt rừng ở Vũ Hán, trong ngày hôm qua đã lập thêm một kỷ lục mới : 89 người thiệt mạng tại Hoa lục. Chỉ riêng tại tâm dịch Hồ Bắc, số tử vong hôm qua là 81, nâng tổng số người chết tại tỉnh này lên 780 người.
Dịch bệnh corona lan đến toàn bộ các tỉnh thành Trung Quốc, dù một số địa phương đã bị cô lập, đã làm tất cả 813 người tử vong (tính cả hai trường hợp ở Hồng Kông và Philippines) và 37.200 người bị lây nhiễm, trong khi dịch SARS trước đây làm 774 người chết trên toàn cầu. Bên ngoài Trung Quốc, có 332 ca bị lây nhiễm được ghi nhận tại 27 nước và vùng lãnh thổ.
Nhiều công ty tiếp tục đóng cửa trong tuần tới, dù hàng triệu người Trung Quốc phải quay về các đô thị lớn sau kỳ nghỉ Tết. Hồng Kông từ hôm qua bắt đầu buộc cách ly 161 người từ Hoa lục sang.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loan báo gởi một ê-kíp chuyên gia đến Trung Quốc điều tra kể từ thứ Hai hoặc thứ Ba tới. Tổ chức này vẫn lạc quan cho rằng từ bốn ngày qua, số lượng người mới bị lây nhiễm hàng ngày tại Hoa lục không cao hơn hôm trước, có nghĩa là đã tương đối ổn định, tuy hãy còn quá sớm để kết luận nạn dịch đã vượt qua đỉnh điểm.
Cái chết của bác sĩ trẻ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) – người đã cảnh báo về dịch bệnh từ cuối tháng 12 và bị công an câu lưu, sau đó bị lây nhiễm từ bệnh nhân – tiếp tục gây tranh cãi, tại một đất nước mà thông tin bị kiểm duyệt chặt chẽ.
Có ít nhất hai lá thư ngỏ của giới trí thức được lan truyền trên mạng xã hội. Một thư của 10 giáo sư ở Vũ Hán đòi hỏi « chấm dứt hạn chế tự do ngôn luận » ; lá thư thứ hai của các cựu sinh viên trường đại học Thanh Hoa danh tiếng, kêu gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc « không nên coi an toàn về chính trị là ưu tiên duy nhất ».
Tại châu Á, Malaysia hôm nay mở rộng biện pháp phòng ngừa : du khách bất kỳ quốc tịch nào nếu đã thăm Hồ Bắc, Chiết Giang và Giang Tô đều bị cấm nhập cảnh. Malaysia hiện có 17 ca dương tính với virus corona, trước đây chỉ cấm người từ Hồ Bắc đến.
Một chuyến bay di tản thứ hai đã đưa 174 công dân Singapore từ Vũ Hán về nước sáng nay, sau khi 92 người đã được hồi hương hôm 30/1. Singapore hiện có 40 ca dương tính với virus 2019-nCoV. Trên 70 công ty, trong đó có những tên tuổi lớn như Lockheed Martin, đã hủy tham dự Hội chợ Hàng không Singapore, một sự kiện quan trọng sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 16/2. Dù vậy quân đội Trung Quốc cho biết lần đầu tiên sẽ tham gia biểu diễn, còn Không quân Hàn Quốc đã từ chối vì dịch corona.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200209-d%E1%BB%8Bch-virus-corona-%C4%91%C3%A3-g%C3%A2y-t%E1%BB%AD-vong-nhi%E1%BB%81u-h%C6%A1n-sars

Virus corona làm Thượng Hải chìm vào hôn mê

Thụy My
Từ hơn một chục ngày qua, những người dân Thượng Hải dám thò mặt ra đường phải chứng kiến một cảnh tượng siêu thực : một thành phố lặng như tờ và vắng như hoang mạc.
Bệnh dịch virus corona chết người đã làm tê liệt một phần lớn Trung Quốc, nhưng những thay đổi chưa bao giờ ấn tượng như thế tại đô thị đông dân nhất và cũng thành phố cảng lớn nhất nước, đó là Thượng Hải (27 triệu dân).
Chấm dứt nạn kẹt xe và những vỉa hè đầy doanh nhân vội vã đến văn phòng. Các đường phố bây giờ vắng tanh, buồn thảm, cửa sắt những quán bar được kéo xuống và các tiệm buôn đóng cửa. Vài khách bộ hành hiếm hoi lướt qua như những cái bóng, giấu mặt sau chiếc khẩu trang.
Có vẻ như một quả bom hạch tâm đã rơi xuống thành phố trước đây đen kịt người, làm cho sự sống biến mất.
Đại lộ Bund (« Ngoại Than » trong tiếng Hoa) sang trọng chạy dọc theo bờ biển, hồi trước thường đặc nghẹt người thưởng lãm các công trình kiến trúc tân cổ điển kiểu châu Âu. Nay những chiếc tàu chở đầy người trên dòng sông Hoàng Phố (Huangpu) đã mất tích, các tòa nhà chọc trời sừng sững hầu như trống rỗng.
Sự im lặng đôi khi bị phá vỡ bởi tiếng chuông của chiềc đồng hồ trên đỉnh tòa nhà gần trăm tuổi cao 90 mét của hải quan cũ.
Ông Zhao Feng, khoảng bốn mươi tuổi, là một trong những người hiếm hoi đi dạo tại đây, nói với AFP : « Ai cũng biết là không nên ra đường, nhưng mọi người đều mang khẩu trang cho yên tâm ». Theo ông, thành phố « yên tĩnh vì người dân ý thức cao về phòng vệ ».
Kỳ nghỉ Tết đến thứ Hai 10/02/2020 là kết thúc, nhưng nhiều tiệm buôn và cơ quan hành chính dự kiến để nhân viên làm việc từ xa.
Khác với nhiều nơi, Thượng Hải tránh được việc bị cô lập một phần hay toàn bộ. Nhưng cư dân chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của chính quyền, được thông báo bằng tin nhắn hay qua những chiếc loa phóng thanh được lắp đặt khắp thành phố, yêu cầu không nên ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết.
Khi họ làm gan ra đường, mỗi khi thấy ai trước mặt là người đi bộ vội vàng băng sang bên kia đường. Trong hệ thống tàu điện ngầm, vốn là một trong số những métro lớn nhất thế giới, việc mang khẩu trang là bắt buộc, cũng như trong những cửa tiệm hiếm hoi còn mở cửa. Ở lối vào các công sở, người dân phải chịu kiểm tra thân nhiệt với một dụng cụ bằng nhựa được nhân viên bảo vệ chĩa một cách thô bạo vào trán.
Đối với những ai cố thủ trong nhà, chính quyền đưa ra một loạt lời khuyên như tập thể dục, và những phương cách để tránh lo âu trước viễn cảnh tử thần gọi tên vì dịch viêm phổi. Một tờ truyền đơn khuyến cáo : « Hãy giảm bớt việc đọc báo, nghe đài vốn chỉ làm người ta thêm lo sợ, bạn sẽ bớt khủng hoảng ».
Tuy vậy không ít người vẫn cảm thấy nỗi buồn chán đè nặng. Một cư dân mạng bình luận dưới một quảng cáo của chính quyền về giảm stress : « Điều duy nhất có thể nói là tôi đã quá chán phải bó gối trong nhà suốt ngày ».
Khi mặt trời vừa trở lại với thành phố đã nhiều ngày qua chìm đắm trong nỗi sợ con virus corona, một số người dân đã ra đường. Ngay lập tức chính quyền cho đăng mẩu quảng cáo mới trên các mạng xã hội : « Bạn không thể khử trùng bằng cách ra nắng ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200209-virus-corona-l%C3%A0m-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-h%E1%BA%A3i-ch%C3%ACm-v%C3%A0o-h%C3%B4n-m%C3%AA

Thái Lan: Tay súng quân nhân

giết chết 20 người đã bị an ninh bắn chết

Tay súng quân nhân giết chết 20 người trong vụ xả súng ở thành phố Nakhon Ratchasima của Thái Lan đã bị lực lượng an ninh bắn chết, cảnh sát Thái Lan cho biết.
Jakraphanth Thomma, 32 tuổi, vào chiều thứ Bảy đã giết chết sĩ quan chỉ huy của mình trước khi đánh cắp vũ khí từ một doanh trại quân đội.
Nghi phạm tiếp tục tấn công trên đường phố và trong một trung tâm mua sắm Terminal 21.
Sau đó Thomma liên tục cập nhật thông tin trên tài khoản mạng xã hội của anh ta trước khi bị bắn chết sau khi lẩn trốn cả đêm trong tòa nhà.
Hiện vẫn chưa rõ động cơ của anh ta.
Thái Lan: Một binh sỹ nổ súng làm chết ít nhất 20 người
Vua Thái Lan Vajiralongkorn cưới nữ tướng
50 triệu cử tri Thái Lan bỏ phiếu lần đầu sau đảo chính
“Chúng tôi không biết tại sao anh ta làm điều này. Có vẻ như anh ta phát điên,” phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kongcheep Tantrawanit nói với hãng tin Reuters.
Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul đã đăng trên trang Facebook của mình vào sáng Chủ nhật: “Cảm ơn cảnh sát và quân đội đã chấm dứt tình hình. Tay súng đã bị bắn chết !!!”
Các quan chức cũng đính chính lại con số 21 người chết trước đó.
Narinrat Phitchayakhamin, người đứng đầu Văn phòng Y tế Công cộng tỉnh, cho biết: “Số người chết chính thức hiện tại là 20 và 42 người bị thương. Trong số đó, 21 người vẫn đang ở bệnh viện và 21 người đã về nhà”.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng số người tử vong có thể tăng lên.
Chuyện gì xảy ra ở trung tâm mua sắm?
Vào tầm chiều thứ Bảy, tiếng súng đã vang lên ở một trung tâm mua sắm tại thành phố Korat, phía đông bắc Bangkok trong khi lực lượng an ninh tìm cách đột kích tòa nhà, cố gắng khống chế tay súng.
Một số người đã được đưa ra khỏi trung tâm, nhưng có những lo ngại rằng nhiều người khác vẫn đang bị bắt làm con tin.
Vào lúc 9:30 giờ sáng Chủ Nhật, cảnh sát xác nhận rằng tay súng đã bị bắn chết, nhưng cho đến nay không có thêm thông tin chi tiết vụ việc đã kết thúc như thế nào.
Các báo cáo trước đó cho biết tay súng, 32 tuổi, đã thử trốn thoát từ phía sau tòa nhà.
Mẹ của nghi phạm cũng được đưa đến trung tâm mua sắm để cố gắng thuyết phục anh ta đầu hàng.
Một trong những người được giải cứu cho BBC biết rằng cô và những người khác trốn trong phòng tắm trên tầng bốn, trước khi chạy trốn xuống tầng hai và nấp dưới bàn ăn nhà hàng trong ba giờ đồng hồ và nghe thấy ít nhất bốn tiếng súng trước khi cô nhìn thấy một số binh sĩ và được đưa đến nơi an toàn.
Charlie Crowson, một giáo viên tiếng Anh sống ở Nakhon Ratchasima, nói với BBC rằng anh trông thấy “thi thể nằm trên đường phố” của thị trấn bình yên này.
Crowson nói rằng một trong những học sinh cũ của bạn gái anh nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ tấn công kéo dài nhiều giờ.
Cuộc tấn công diễn ra như thế nào?
Vụ việc bắt đầu vào khoảng 3:30 giờ chiều giờ địa phương vào Thứ Bảy tại doanh trại quân đội Suatham Phithak, nơi sĩ quan chỉ huy, được Bangkok Post cho biết danh tính là Đại tá Anantharot Krasnae, đã bị sát hại.
Tờ Bangkok Post cho biết một phụ nữ 63 tuổi, mẹ vợ của Đại tá Anantharot và một người lính khác cũng bị giết ở đó.
Nghi phạm đã lấy vũ khí và đạn dược từ doanh trại trước khi rời đi bằng một chiếc Humvee.
Sau đó, anh ta đã nổ súng tại một số địa điểm trước khi đến trung tâm thương mại Terminal 21 vào khoảng 18:00 giờ địa phương.
Truyền thông địa phương cho thấy nghi phạm rời khỏi phương tiện của mình và nổ súng khi mọi người tìm cách bỏ trốn.
Cảnh quay CCTV cho thấy anh ta hay dương một khẩu súng trường ở trong trung tâm thương mại.
Nghi phạm đã đăng gì trên mạng xã hội?
Anh ta vẫn liên tục cập nhật mạng xã hội của mình trong suốt cuộc tấn công, thậm chí còn hỏi liệu anh ta có nên đầu hàng hay không.
Trước đó, ông đã đăng một hình ảnh một khẩu súng lục với ba băng đạn, cùng với dòng chữ “đã đến lúc phải phấn khích” và “không ai có thể tránh khỏi cái chết”.
Facebook hiện đã gỡ trang này xuống.
Họ nói: “Trái tim của chúng tôi hướng về các nạn nhân, gia đình của họ và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này ở Thái Lan. Facebook sẽ không chấp thuận những người thực hiện hành vi tàn bạo này, chúng tôi cũng không cho phép mọi người ca ngợi hoặc ủng hộ cuộc tấn công này. “
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51432220

Người đàn ông Úc phạm tội

sử dụng điện thoại di động khi cưỡi ngựa

Một người đàn ông ở Úc vừa nhận tội về hành vi nói chuyện trên điện thoại di động trong khi cưỡi ngựa. Theo các bài báo, vụ án này liên quan đến một người đàn ông 30 tuổi ở New South Wales. Theo tờ Tenterfield Star đưa tin, anh ta và con ngựa bị cảnh sát chặn lại sau khi có người nhìn thấy người đàn
ông này đang cầm và nghe điện thoại di động khi cưỡi ngựa trên một con đường nông thôn vào tháng 10.
Thẩm phán của Tòa án địa phương Mudgee cho biết, “theo các luật đường bộ, ngựa là một phương tiện đi lại và người đàn ông này không có một thiết bị không dây trang bị cho con ngựa”. Luật sư bào chữa Tim Cain cho biết thân chủ của ông nhận tội vì đã thừa nhận rằng con ngựa đang di chuyển. Người đàn ông này được thông báo rằng cáo buộc trên sẽ bị xóa khỏi hồ sơ của anh ta nếu anh ta không tái phạm trong vòng ba tháng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ong-uc-pham-toi-su-dung-dien-thoai-di-dong-khi-cuoi-ngua/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.