Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/02/2020

Thursday, February 13, 2020 4:13:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/02/2020

Bầu cử sơ bộ New Hampshire:

Ứng cử viên Dân chủ nào thắng lớn?

Cuộc chạy đua thứ hai để được đề cử của đảng Dân chủ đã tính sổ xong, và giống bất kỳ cuộc đua nào, ba người đứng đầu luôn là những người có lợi thế.
Bernie Sanders, Pete Buttigieg và Amy Klobuchar đã tách ra khỏi đám đông và nổi lên như những ứng cử viên duy nhất sẽ giành được các phiếu đại biểu quan trọng.
New Hampshire cũng đâm thủng hy vọng của một số ứng cử viên trong năm qua được xem là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ vào những thời điểm khác nhau – Joe Biden và Elizabeth Warren.
Dầu vậy, điều này không kết thúc hy vọng của họ.
Hãy duyệt qua những ứng cử viên thua, thắng, cũng như người đã đạt thành quả vượt mọi mong đợi.
Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ
Những người chiến thắng
Bernie Sanders
Bốn năm trước, Bernie Sanders thắng lớn ở New Hampshire với 60% số phiếu. Ông không đến gần được dấu ấn đó lần này, nhưng với con số đông ứng cử viên hiện có, thành tích này cũng ấn tượng không kém.
Hơn nữa, thứ tự của kết quả cũng giúp Sanders. Biden – ứng cử viên duy nhất mà Sanders đứng sau trong các cuộc thăm dò toàn quốc – bị tổn thất, có lẽ rất nghiêm trọng. Pete Buttigieg đạt kết quả tốt với vị trí thứ hai, nhưng thành công của ông bên ngoài hai tiểu bang đầu tiên vẫn còn là một câu hỏi.
Warren, đối thủ gần nhất của Sanders, cùng dành phiếu của những cử tri cấp tiến, vẫn chưa chứng minh được rằng bà có thể kết thúc gần vị trí của Sanders. Thành công của Amy Klobuchar đảm bảo việc bà sẽ tiếp tục cuộc đua, và sự ủng hộ của các cử tri ôn hòa vẫn sẽ bị chia ra.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, Sanders dành được một loạt phiếu đại biểu sau bầu cử sơ bộ ở New Hampshire. Với rất nhiều tiền, một tổ chức chiến dịch vận động tranh cử toàn quốc có kinh nghiệm và sự phân hóa của phe chống đối, con đường trước mặt Sanders – trong khi không chắc chắn – có vẻ sáng lạn nhất so với bất kỳ ứng cử viên nào lúc đó.
Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?
Pete Buttigieg
Không ứng cử viên nào trong lịch sử chính trị hiện đại ngoại trừ hai người đứng đầu ở bầu cử sơ bộ New Hampshire có thể dành được đề cử của đảng Dân chủ, điều này khiến vị trí thứ hai của Buttigieg trong tiểu bang này cho thấy một thành tựu đáng kể.
Sau khi giành được hầu hết các đại biểu ở Iowa, cựu thị trưởng South Bend đã nổi bật lên ở New Hampshire và kết thúc đủ sát Sanders khiến kết quả cuối cùng bị ngang ngửa trong nhiều giờ. Trên thực tế, cuối cùng Buttigieg có thể sẽ đoạt cùng số đại biểu ở New Hampshire như Sanders.
Buttigieg đã chứng minh ông là một ứng cử viên có hạng ở Iowa và New Hampshire. Bây giờ ông phải chứng minh có thể tiến nhanh trong các tiểu bang chưa dành nhiều thời gian vận động. Ông phải chiếm được sự ủng của các cử tri thiểu số, cạnh tranh trên sân chơi quốc gia, và cùng lúc đó thuyết phục cử tri rằng Amy Klobuchar không phải là người mới có quan điểm ôn hòa xứng đáng với sự ủng hộ của họ.
Trong khi nhiều ứng cử viên nổi tiếng hơn đã chùn bước, Pete Buttigieg đã dành được kết quả đáng để đi tiếp.
Amy Klobuchar
Iowa được cho là điểm khởi đầu cho thượng nghị sĩ đến từ tiểu bang Minnesota gần đó – nếu bà sẽ có được một khởi đầu nào đó. Tuy nhiên, hóa ra, New Hampshire phủ đầy tuyết là tiểu bang đã ấm áp đón chủ trương ôn hòa của bà.
Không giống như những người dẫn đầu khác, Klobuchar ở một vị trí bất lợi trước cuộc bầu cử New Hampshire. Nếu kết quả New Hampshire tiếp tục bết bát như ở Iowa tuần trước thì bà khó có thể sống sót. Thay vào đó, bà có đà để tiếp tục chiến đấu.
Klobuchar rõ ràng được hưởng lợi từ các cử tri quyết định đã ủng hộ mình sau những lập luận lôi cuốn bà đưa ra trong cuộc tranh luận ứng cử viên vào thứ Sáu và những cử tri quyết định thôi không ủng hộ Biden nữa. Tuy nhiên, bà phải kiếm thêm ngay được tiền để đền bù vào phí tổn dành cho New Hampshire, nếu muốn tận dụng cái đà mình đang có ở các tiểu bang sắp tới.
Nếu không, bà có thể bị loại khỏi cuộc đua, giống như ứng cử viên đảng Cộng hòa John Kasich năm 2016.
Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?
Andrew Yang
Ứng cử viên doanh nhân công nghệ này đạt được chỉ khoảng 3% số phiếu và bỏ cuộc ngay sau khi các cuộc thăm dò của New Hampshire kết thúc. Nhưng một doanh nhân công nghệ hầu như không ai biết đến đã kết thúc với 3% số phiếu, gây quỹ được hàng chục triệu đôla cho chiến dịch tranh cử và đủ điều kiện để tham dự hầu hết các cuộc tranh luận của đảng. Đó là một thành tích thật đáng nể.
Yang thu hút một lượng người ủng hộ trung thành, đặc biệt là trong số những cử tri trẻ tuổi, nếu không có ông đã không quan tâm đến chính trị, những người đi khắp đó đây trên toàn quốc để vận động cho ông. Mặc dù những vận động này không được chuyển thành phiếu, các ứng cử viên trong tương lai có thể muốn rút tỉa kinh nghiệm xem nhờ đâu ông lại truyền cảm hứng cho biết bao sự ủng hộ như vậy.
Những người thất bại
Joe Biden
Triển vọng của cựu phó tổng thống ở New Hampshire rất ảm đạm, ông thậm chí không có mặt ở đây để theo dõi kết quả bầu cử.
Trong khi cả Iowa và New Hampshire sẽ không bao giờ trở thành tiểu bang tốt nhất của Bien, người được cho là ứng cử viên hàng đầu – tranh cử với lập luận ông là ứng cử viên sáng giá nhất – cần phải đạt kết quả tốt hơn là đứng vị trí thứ tư và thứ năm.
Bây giờ chiến dịch tranh cửa của ông đang rút về tiểu bang South Carolina để làm chỗ đứng cuối cùng.
Đã có những dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ ông từ các cử tri da đen, thành phần hỗ trợ chính của ông ở đó, có thể bị chìm xuống. Nếu xu hướng đó tiếp tục, thì cơ hội dành cho người đàn ông dẫn đầu các cuộc thăm dò toàn quốc trong hầu hết năm 2019 coi như tiêu tan.
Tại thời điểm này, chiến dịch tranh cử của Warren đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Bà đứng rất xa sau Sanders – đối thủ cấp tiến của mình – hai lần, và không có dấu hiệu nào cho thấy vận may của bà sẽ sớm cải thiện. Ít nhất là Biden vẫn bám lấy hy vọng về sự tái sinh tiểu bang South Carolina. Vùng đất hồi sinh cho Warren chưa ai thấy ở đâu.
New Hampshire cuối cùng có thể được xem là chiến trường quyết định giữa hai người cấp tiến được yêu chuộng. Cả hai ứng cử viên được cử tri từ các tiểu bang láng giềng khen ngợi, và cả hai đều dành các nguồn lực đáng kể cho nỗ lực này. Sanders đã thắng; Warren kết cục đứng ở vị trí thứ tư rất xa, với ít hơn 10% số phiếu.
Bà Warren đã không chỉ thua mà con thua xa.
Cơ hội tốt nhất của Warren vào thời điểm này là hy vọng vào cuộc chiến toàn diện giữa thành phần ôn hòa của đảng Dân chủ và Sanders khiến cả hai bên đều suy sụp. Sau đó, bà có thể định vị mình là ứng cử viên thỏa hiệp xuất hiện từ đống đổ nát.
Tuy nhiên, đây là một sự cầu may, và đảo ngược vận may đáng chú ý đối với đối thủ Biden mà trong suốt năm ngoái dường như bà có thể là ứng cử viên có thể đánh bại.
Những người còn lại
Deval Patrick, Michael Bennet và Tulsi Gabbard đang đã trông mong New Hampshire để thổi sinh khí vào các chiến dịch tranh cử của họ. Thay vào đó, đó là cuối con đường cho Bennet và rèm cửa cho hai người kia.
Giờ chỉ còn lại ít hơn mười ứng cử viên trong cuộc đua, mặc dù kết quả cuối cùng vẫn chưa rõ ràng. Michael Bloomberg và hàng tỷ đôla của ông vẫn còn đang là một ẩn số lớn trong cuộc tranh cử, khi sự chú ý hiện đang chuyển sang Nevada, South Carolina và các tiểu bang sắp tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51484828

Những điều cần chú ý

sau cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire

Jesse Costa/WBUR
Tin Concord, New Hampshire – Cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire vào tối thứ Ba đã kết thúc khá tương tự với sự kiện trước đó tại Iowa, chỉ là lần này Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders Vermont dẫn đầu và người về nhì là ông Pete Buttigieg, cựu thị trưởng South Bend, Indiana.
Các vị trí sau đó đều gây ngạc nhiên, khi Thượng Nghị Sĩ Minnesota Amy Klobuchar đứng thứ 3, dẫn trước Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts và cựu Phó Tổng Thống Joe Biden. Ông Sanders hiện là một trong các ứng cử viên nhiều tiềm năng được đề cử bởi đảng Dân Chủ, khi về nhì tại Iowa và dẫn đầu tại New Hampshire. Tuy nhiên, ông vẫn cần phải thu hút thêm các cử tri dưới 30 tuổi và những người thuộc trường phái tự do. Bà Klobuchar về thứ 3 với 20% phiếu bầu và là ngạc nhiên lớn nhất trong cuộc bỏ phiếu tối thứ Ba. Nguyên nhân của việc này được cho là do bà Klobuchar đã thể hiện tốt trong cuộc tranh luận gần đây. Thách thức lớn của bà Klobuchar là liệu bà có duy trì được sự ủng hộ và thu hút thêm những người có lập trường trung dung hay không. Sau các thành tích tốt tại Iowa và New Hampshire, ứng cử viên Buttigieg đang sắp đối mặt với thử thách thật sự khi cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ở Nevada ngày 22 tháng 2 và South Carolina vào 1 tuần sau đó. Ông Buttigieg được yêu thích trong nhóm cử tri da trắng có trình độ đại học, nhưng gặp khó khăn với các cử tri da màu.
Trong khi đó, ứng cử viên Joe Biden đang mất ưu thế nghiêm trọng khi về thứ 5 tại New Hampshire. Chỉ mới 3 tuần trước, ông Biden vẫn còn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc. Ông Biden hiện chỉ còn 1 cơ hội cuối cùng tại South Carolina. Nếu không có kết quả tốt tại tiểu bang này, cơ hội tranh cử của cựu phó tổng thống coi như chấm dứt.
https://www.sbtn.tv/nhung-dieu-can-chu-y-sau-cuoc-bau-cu-so-bo-o-new-hampshire/

Thương gia Andrew Yang

rút khỏi cuộc chạy đua tranh cử Tổng Thống

Thương gia Andrew Yang, người đã từng thu hút rất nhiều sự ủng hộ từ người dân trong chiến dịch tranh cử, đã rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ sau khi kết quả tại cuộc bầu cử sơ bộ New Hampshire không như mong đợi.
Thương gia Yang, 45 tuổi, người bắt đầu tranh cử tổng thống mặc dù không có kinh nghiệm chính trị, khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên khi ông đủ điều kiện tham gia cuộc tranh luận toàn quốc và ở lại cuộc tranh cử lâu hơn một số chính trị gia kỳ cựu khác. Với mong muốn trở thành tổng thống Hoa Kỳ gốc châu Á đầu tiên, ông Yang đã bắt đầu tranh cử vào năm 2017 với cam kết sẽ mang đến cho mọi người dân Hoa Kỳ mức thu nhập cơ bản gọi là “Freedom Dividend” trị giá 1,000 mỹ kim/tháng.
Vào tối thứ ba, Yang nói với những người ủng hộ ở New Hampshire rằng ông sẽ ủng hộ bất cứ ai giành được đề cử của đảng Dân chủ để đối đầu với Tổng Thống Trump vào tháng 11,  trong khi tiếp tục đưa ra thông điệp của riêng mình.
Trong quá trình tranh cử, ông Yang đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo rằng tự động hóa sẽ gây ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp lớn như bán lẻ, dịch vụ khách hàng và vận chuyển. Ông lưu ý rằng các công ty công nghệ hầu như không phải trả thuế dù thu được lợi nhuận từ dữ kiện cá nhân của người dân và tuyên bố sẽ áp thuế mới đối với các tỷ phú công nghệ để tài trợ cho chính sách “Freedom Dividend”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thuong-gia-andrew-yang-rut-khoi-cuoc-chay-dua-tranh-cu-tong-thong/

Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc đe dọa sự ổn định

ở Thái Bình Dương

Trung Quốc đang đe dọa chủ quyền các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và đang làm suy yếu sự ổn định tại khu vực này.
Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố như vừa nêu trong một bài phát biểu tại Sydney vào hôm thứ Năm, ngày 13/2, nhân chuyến thăm nước đồng minh Australia và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Úc Scott Morrison.
Reuters, trong cùng ngày dẫn lời của Đô đốc Philip Davidson nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ hoàn toàn phản đối chính sách của Trung Quốc ở Thái Bình Dương vì “yêu sách chủ quyền quá mức, ngọai giao bẫy nợ, vi phạm các hiệp định quốc tế, trộm cắp sở hữu trí tuệ quốc tế, đe dọa quân sự và tham nhũng trắng trợn”.
Đô đốc Philip Davidson, trong bài diễn văn còn nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm phương cách để kiểm soát về thương mại, tài chính, truyền thông, chính trị và luôn cả cách sống tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc được cải thiện hồi tháng 1 năm 2020 qua việc ký kết một thỏa thuận thương mại giữa hai nước sau cuộc thương chiến kéo dài 18 tháng gây tác động đến sự tăng trưởng toàn cầu.
Tuyên bố của Đô đốc Philip Davidson hôm thứ Năm ở Sydney được cho là có khả năng gây căng thẳng với Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Australia chưa có phản ứng tức thời nào trước những phát biểu mang tính chỉ trích của giới chức quân sự hàng đầu Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson.
Trước đó, Trung Quốc từng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc về hành vi hung hăng và dụ dỗ các nền kinh tế nhỏ vướng vào “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
Trung Quốc được nói đã tích cực hơn trong việc khai thác khu vực Thái Bình Dương giàu tài nguyên trong những năm gần đây, qua việc tìm cách mở rộng ảnh hưởng bằng viện trợ và khuyến khích các nước tránh xa quan hệ ngoại giao với Đài Loan, mà Trung Quốc gọi là lãnh thổ thuộc Hoa Lục, không phải là một quốc gia.
Đặc biệt, những động thái ngày càng gia tăng khẳng định chủ quyền gần trọn Biển Đông của Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại của Hoa Kỳ ở khu vực biển Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Một số quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông với Trung Quốc bao gồm Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-threatens-stability-in-the-pacific-us-commander-02132020080137.html

Mỹ tố TQ lợi dụng

triển lãm hàng không Singapore để trộm công nghệ

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ R. Clarke Cooper cáo buộc Trung Quốc lợi dụng triển lãm hàng không Singapore để tăng cường sức ảnh hưởng và trộm công nghệ.
“Chúng tôi không muốn Trung Quốc tận dụng triển lãm hàng không Singapore trong tuần này như một cơ hội để thu thập thông tin tình báo và trộm bí mật công nghệ của Mỹ”, ông Cooper nói, theo tờ South China Morning Post.
Ông Cooper cho biết Mỹ đang theo dõi sát sao những động thái của Trung Quốc nhằm tăng cường sức ảnh hưởng trong khu vực, bao gồm lợi dụng triển lãm hàng không Singapore, dụ dỗ khách hàng với các khoản vay để mua vũ khí dẫn đến nợ nần chồng chất.
Trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc gia tăng sức ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Mỹ điều phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay đến triển lãm hàng không Singapore.
Triển lãm hàng không Singapore diễn ra từ ngày 11.2 đến 16.2; và ban tổ chức yêu cầu những người tham gia không bắt tay nhau, thay vào đó hãy vẫy tay hoặc cúi đầu chào.
Lo ngại virus Corona mới (nCoV) lan rộng, Singapore đã cấm nhập cảnh du khách đã đến Trung Quốc gần đây, và nhiều nhà xuất khẩu vũ khí quyết định không tham dự triển lãm hàng không.
Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc vẫn điều phái đoàn hàng chục người cùng phi đội máy bay biểu diễn Bát Nhất đến tham gia sự kiện. Riêng phái đoàn Trung Quốc sẽ bị kiểm tra y tế và thân nhiệt thường xuyên hơn.
Tại triển lãm hàng không Singapore, Mỹ sẽ trình diễn chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, F-35B và máy bay ném bom chiến lược B-52H. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ giới thiệu máy bay chiến đấu đa năng J-10.
Tờ South China Morning Post dẫn lời một nhà cựu ngoại giao từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Singapore tiết lộ: “Trung Quốc chắc chắn xem triển lãm hàng không như một cơ hội chính để thu thập thông tin tình báo. Còn Mỹ xem đây là cơ hội bán hàng và vận động ngoại giao”.
Mỹ tố Trung Quốc lợi dụng triển lãm hàng không Singapore để trộm công nghệ – ảnh 1
Phi đội chiến đấu cơ Trung Quốc J-10 bay biểu diễn ngày 9.2 trước thềm khai mạc triển lãm hàng không Singapore
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) tháng 1.2020, Trung Quốc hiện là nước sản xuất vũ khí lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.
“Mặc dù chất lượng và hiệu suất của các hệ thống vũ khí Trung Quốc vẫn còn có những hạn chế nhưng giá thấp là ưu thế. Máy bay không người lái quân sự hiện là mặt hàng chủ lực của Trung Quốc”, Elsa Kania, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận định.
Ngoài ra, ông Cooper nhấn mạnh Washington sẽ yêu cầu các quốc gia châu Á khác lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề mua vũ khí hoặc quan hệ đối tác chiến lược.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32935-my-to-tq-loi-dung-trien-lam-hang-khong-singapore-de-trom-cong-nghe.html

Nhà phân tích: Dịch COVID-19

sẽ khiến Mỹ và Trung Quốc ‘xa rời’ nhau

Hương Thảo
Theo một nhà phân tích của Viện Milken, sự bùng phát dịch COVID-19 đang đẩy nhanh “sự tách rời” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hơn là cuộc chiến thương mại giữa họ.
“Chúng tôi đã nói về sự tách rời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Virus corona đã đẩy nó đi xa hơn cả cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia, khi các doanh nghiệp nghĩ về chuỗi cung ứng của họ trong lâu dài”, Curtis Chin, một thành viên tại Viện Milken cho biết.
“Không thể tập trung tất cả ở Trung Quốc, chúng tôi đã thấy một số hậu quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào chỉ một thị trường trọng điểm”, ông nói với CNBC tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Đông và Châu Phi của Viện Milken ở Abu Dhabi hôm 11/2.
Ông Chin cho biết: “Cuộc khủng hoảng virus corona đã nhấn mạnh cho Hoa Kỳ và tất cả các đối tác đầu tư và thương mại của Trung Quốc về giá trị của việc đa dạng hóa, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc”.
Trước đó, vào cuối tháng 1, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói rằng sự bùng phát virus chết người ở Trung Quốc có thể sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ xem xét lại chuỗi cung ứng của họ – và trả lại công việc và sản xuất cho Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp thúc đẩy việc làm trở lại Bắc Mỹ”, ông nói.
Trước đó, vào ngày 15/1, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong đó có một cam kết rất lớn về việc Bắc Kinh sẽ mua ít nhất 200 tỷ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ trong hai năm. Trong đó bao gồm hàng hóa sản xuất, thực phẩm, nông nghiệp, sản phẩm năng lượng và dịch vụ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-phan-tich-dich-covid-19-se-khien-my-va-trung-quoc-xa-roi-nhau.html

Giới chức thúc giục TQ

cho chuyên gia Mỹ hỗ trợ trong dịch corona

Giới chức Y tế Mỹ một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấp nhận cho các chuyên gia Mỹ hỗ trợ trong vụ bùng phát virus corona.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC ngày 12/2 cho biết chưa được mời để gửi các chuyên gia sang hỗ trợ điều tra vụ bùng phát virus corona.
Toán chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tới Trung Quốc đầu tuần này và Mỹ đã chờ đợi được chấp thuận để phái các chuyên gia của mình tham gia.
Bác sĩ Anne Schuchaat, Phó Giám đốc CDC nói với các phóng viên ngày 11/2 tại Câu lạc bộ báo chí ở Washington là những nhà dịch tễ học, vi trùng học, các chuyên gia kiểm soát nhiễm trùng, các chuyên
gia cách ly của Mỹ “có nhiều điều để cống hiến,” và việc này có thể giúp ích rất nhiều nếu Trung Quốc có những chuyên gia ở bên ngoài trong lúc dịch bệnh lây lan.
Các chuyên gia Mỹ hy vọng sẽ học được nhiều về căn bệnh này khi tìm cách chống lại nó.
Bà Schuchat nói:
“Hiện nay rất cấp thiết đối với chúng ta để hiểu được tất cả các con đường lây lan, hiểu đầy đủ tính nghiêm trọng của vấn đề, những điều này có thể giúp chúng ta biết được những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu dịch bệnh lan truyền ra nhiều quốc gia khác.”
Kể từ đầu tháng 1 năm nay, Hoa Kỳ đã đề nghị gởi chuyên gia sang Trung Quốc để giúp chống lại virus corona bùng phát.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh lúc đầu vào ngày 6/1 đề nghị phái một toán chuyên gia Mỹ, và vào ngày 27/1 Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar nhắc lại đề nghị với người tương nhiệm Trung Quốc, Ma Xiaowei.
Sau khi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đạt được thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về một toán chuyên gia quốc tế trong cuộc gặp ngày 28/1, các giới chức Hoa Kỳ đã vận động để có chuyên gia Mỹ trong phái bộ của WHO đến Trung Quốc.
Bác sĩ Daniel Chertow, người đứng đầu khoa tác nhân lây nhiễm khẩn cấp tại Viện Y tế Quốc gia cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết gởi các chuyên gia Mỹ đến Trung Quốc tại một hội nghị về virus corona được tổ chức ở Viện Hudson hôm 10/2.
Ông Chertow nói: “Chắc chắn chúng ta muốn các chuyên gia của chúng ta có mặt và tham dự vào những việc diễn ra tại chỗ để đưa ra những câu hỏi cơ bản thực sự quan trọng.”
Ông đề cập đến tỷ lệ tử vong và việc lây lan nhanh chóng là những lãnh vực cần nghiên cứu thêm nữa.
Ông Chertow cũng chỉ ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể phối hợp phát triển vaccine và các phương pháp chữa trị “hơn là có những nỗ lực trùng lắp.” Các chuyên gia y tế Mỹ cũng thúc đẩy Trung Quốc sử dụng kinh nghiệm của Mỹ trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Ông Lawrence Gostin, giáo sư về luật y tế công cộng tại trường đại học Georgetown và Giám đốc trung tâm Hợp tác về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu của WHO, nói với đài VOA là Trung Quốc nên mời các chuyên gia CDC và cho họ được tiếp cận hoàn toàn.
Giáo sư Gostin nói “Tôi sẽ kêu gọi thành lập một phái đoàn đầy đủ bao gồm Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại dịch bệnh. Tôi sẽ giúp họ được tiếp cận tất cả các thông tin, thông tin được kiểm chứng độc lập để có được đối tác thực sự với Trung Quốc làm việc về dịch bệnh bùng phát này.”
(BTV Eunjung Cho)
https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A9c-th%C3%BAc-gi%E1%BB%A5c-tq-cho-chuy%C3%AAn-gia-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-trong-d%E1%BB%8Bch-corona-/5286426.html

Philippines huỷ thoả thuận quân sự

 nhưng lực lượng của Mỹ vẫn tiếp tục có mặt ở Biển Đông

Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhiều nước ở khu vực biển Hoa Nam và Biển Đông ký thoả thuận để Mỹ xây dựng căn cứ quân sự. Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều có căn cứ quân sự của Mỹ, họ đều là đồng minh của Mỹ. Đây là việc mà đôi bên cùng có lợi.
Mỹ nhờ có căn cứ quân sự ở khu vực này mà có thể khống chế được Thái Bình Dương cùng với căn cứ quân sự ở Guam. Đồng thời cũng là lực lượng răn đe, ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đối với các đồng minh của Mỹ như Đài Loan, Hàn Quốc. Nhật Bản trong nhiều năm không đầu tư xây dựng lực lượng quân đội, chỉ có lực lượng phòng vệ vì đã có lực lượng của Mỹ ở căn cứ quân sự trên đất Nhật để ngăn chặn sự đe doạ quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc. Tương tự như vậy Hàn Quốc nhờ có căn cứ quân sự của Mỹ mà có thể ngăn chặn được sự uy hiếp quân sự của Triều Tiên. Đài Loan nhờ có lực lượng của Mỹ ở khu vực, đặc biệt là tàu chiến của Mỹ thường xuyên xuất hiện ở eo
biển Đài Loan – Trung Quốc nên Trung Quốc trong hơn nửa Thế kỷ dù muốn thôn tính Đài Loan nhưng lại e sợ sự can thiệp của Mỹ.
Philippines vốn bị quân Nhật chiếm đóng, nhờ Mỹ mà được giải phóng, đã cho Mỹ xây dựng căn cứ quân sự, vừa được bảo vệ vừa được nhận tiền thuê căn cứ quân sự của Mỹ. Các nước khác cũng tương tự như vậy, vừa được Mỹ bảo vệ, vừa được tiền từ việc cho thuê đất lập căn cứ quân sự.
Tổng thống Trump sau khi nhậm chức đã nhận ra điều bất hợp lý nói trên. Ông đã đề nghị các nước phải trả tiền để Mỹ duy trì căn cứ quân sự bảo vệ họ.
Trong khi đó Trung Quốc cũng muốn Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở các nước nêu trên, tránh được sự đe doạ bằng quân sự từ các căn cứ của Mỹ trong khu vực.
Vì vậy, việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 11/2 quyết định huỷ thoả thuận quân sự giữa hai nước Philippines – Mỹ đã không làm Tổng thống Donald Trump bận tâm. Thậm chí hôm 12/2 ông Trump còn tuyên bố: “Tôi thực sự không quan tâm liệu họ có muốn làm điều đó hay là không, nhưng nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều tiền”.
Từ khi làm Tổng thống, ông Duterte đã có nhiều tuyên bố muốn rời Mỹ để làm thân với Trung Quốc. Trung Quốc cũng rất muốn lực lượng quân sự của Mỹ không có mặt ở Philippines để Trung Quốc có thể thực hiện việc độc chiếm Biển Đông. Nhưng dù vậy lực lượng quân sự của Mỹ hiện nay vẫn ngày càng gia tăng các hoạt động quân sự, bảo vệ tuyến hàng hải Quốc tế trên Biển Đông.
http://biendong.net/dam-luan/32964-philippines-huy-thoa-thuan-quan-su-nhung-luc-luong-cua-my-van-tiep-tuc-co-mat-o-bien-dong.html

Ông Trump: Philippines hủy thỏa thuận

Mỹ còn thích, đỡ tốn mớ tiền

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông không quan tâm tới chuyện Philippines hủy một thỏa thuận quân sự với Mỹ, nhấn mạnh điều này còn có lợi vì giúp Mỹ đỡ tốn hàng đống tiền cho các cuộc tập trận với Philippines.
“Tôi thực sự không quan tâm, nếu Philippines muốn làm điều đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được một mớ tiền”, ông Trump trả lời khi được hỏi về VFA (Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng giữa Mỹ và Philippines) tại Nhà Trắng ngày 12-2.
“Quan điểm của tôi khác với những người khác”, Tổng thống Mỹ nói thẳng.
Chính quyền Philippines hôm 11-2 cho biết đã chính thức gởi thông báo hủy Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng giữa Mỹ và Philippines (VFA) đến Washington. Thỏa thuận này là cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân Mỹ tại Philippines và khoảng 300 hoạt động huấn luyện, tập trận thường niên giữa hai nước.
Kể từ khi lên nhậm chức, ông Trump đã chủ trương rút quân đội Mỹ tại nước ngoài về nước và buộc các nước đồng minh phải trả nhiều tiền hơn để duy trì quân Mỹ tại những nước này.
Tổng thống Mỹ tỏ ra ngoại giao khi khẳng định mối quan hệ của ông với người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte vẫn “rất tốt” và nhắc lại chuyện quân đội Mỹ đã hỗ trợ Philippines chống các tay súng trung thành với khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Marawi năm 2017.
Hãng tin Reuters nhận định quyết định của ông Duterte có thể làm thay đổi cán cân quyền lực tại khu vực và ảnh hưởng đến chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.
Quyết định của ông Duterte cũng không nhận được sự ủng hộ từ chính nội các. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cảnh báo việc hủy VFA đồng nghĩa với việc Manila đã tự bỏ lá chắn bảo vệ trước các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Carlos Isagani Zarate, một hạ nghị sĩ Philippines, thì tỏ ý mỉa mai khi nói rằng nếu ông Duterte muốn Philippines tự đứng trên đôi chân mình thì tốt nhất hãy hủy luôn MDT và Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường với Mỹ.
Một số thượng nghị sĩ Philippines đã nhanh chóng tìm cách ngăn chặn động thái của ông Duterte, cho rằng ông không có quyền đơn phương hủy bỏ các hiệp ước quốc tế mà thượng viện nước này đã phê chuẩn.
Những người ủng hộ duy trì VFA cũng nhấn mạnh thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng với Philippines vì đã ngăn cản Trung Quốc quân sự hóa các thực thể mà nước này ngang nhiên chiếm đóng từ Philippines.
Họ cũng cho rằng số tiền viện trợ quân sự 1,8 tỉ USD mà Mỹ dành cho Philippines kể từ năm 1998 là vô cùng quan trọng trong bối cảnh năng lực quân sự Philippines vẫn còn hạn chế.

Theo Hãng thông tấn AFP, sau thông báo chính thức của Philippines, Washington và Manila sẽ có 180 ngày đàm phán về việc có nên hủy VFA hay không.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32931-ong-trump-philippines-huy-thoa-thuan-my-con-thich-do-ton-mo-tien.html

Hạ nhiệt căng thẳng, Mỹ sẽ đàm phán

về kiểm soát vũ khí và vấn đề hạt nhân với Nga

Phát biểu tại Trung tâm quốc tế Meridian ở Washington, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien (6/2) cho biết, Chính quyền Trump sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán hạt nhân và kiểm soát vũ khí với Nga.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien: “Chúng tôi sẽ đối đầu với người Nga nơi chúng tôi cần, nhưng đồng thời tôi nghĩ chúng tôi sẽ đàm phán, chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán sớm về kiểm soát vũ khí, về vấn đề hạt nhân, mà bạn biết, quan trọng đối với sự an toàn của thế giới, không chỉ Mỹ và Nga”. Ông O’Brien đã đưa ra thông điệp này khi Mỹ và Nga đạt đến thời hạn còn đúng một năm để gia hạn Hiệp ước New START, thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý cuối cùng giới hạn kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo Hiệp ước, hai bên giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân không vượt quá 1.550 đầu đạn với 700 hệ thống phóng, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom. Hiệp ước này cũng cho phép 18 lần kiểm tra tại chỗ mỗi năm cho phép mỗi bên theo dõi sát sao năng lực của những người khác. Hiệp ước sẽ hết hạn vào tháng 2/2021, với sự đồng ý của hai nước, thời hạn hiệu lực có thể được kéo dài thêm 5 năm.
Trước đó, trong một động thái đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hủy bỏ INF ký năm 1987. Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi INF vì cho rằng, tên lửa Novator 9M729 của Nga với tầm bay hơn 5.000km vi phạm thỏa thuận. Đáp lại, Nga đã công khai mẫu tên lửa này, khẳng định tầm bắn của Novator 9M729 chỉ là 480km và không vi phạm INF. Hiệp ước INF được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký vào năm 1987. Các bên đồng ý giải giáp gần 2.700 tên lửa hạt nhân tầm gần và trung, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu. Suốt 10 năm qua, việc duy trì Hiệp ước INF gặp nhiều nguy cơ khi cả 2 Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm điều khoản của hiệp ước. Mỹ cho rằng Nga đã bí mật phát triển loại tên lửa vi phạm INF. Trong khi Nga bác bỏ các cáo buộc này. Nga cũng cáo buộc tương tự, cho rằng Mỹ sử dụng tên lửa tầm trung trong việc phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa, trong đó có hệ thống AEGIS Ashore. Trong khi đó, Mỹ khẳng định các bệ phóng AEGIS Ashore ở Romania và Ba Lan là hoàn toàn mang tính phòng thủ, những Nga lại coi đây là mối đe dọa đối với lãnh thổ Nga.
Giới chuyên gia cho rằng cái giá của việc không gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới sẽ là một “bước lùi” rất lớn. Cựu Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Burt nhận định, Mỹ và Nga sở hữu hơn 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới, nếu Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí chiến lược không được gia hạn, “chúng ta sẽ sống trong một cuộc cạnh tranh hạt nhân Mỹ-Nga mà không có sự minh bạch và không dự đoán được. Thế giới sẽ không còn sự bảo vệ nào trước một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và chúng ta sẽ trở về những năm 1960”. Trong khi đó, chuyên gia Rusten, một cựu quan chức kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí, từng phục vụ tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao cho biết vì Mỹ cũng đang nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, nên cách tiếp cận tốt nhất là gia hạn New START ngay bây giờ và cùng công bố các nguyên tắc chung Nga-Mỹ để định hướng đàm phán về một thỏa thuận trong tương lai, xây dựng trên nền tảng của New START tiếp tục giảm và giải quyết các loại vũ khí hạt nhân bổ sung khác. Một số chuyên gia quân sự của Mỹ cũng cho rằng, ngoại giao hạt nhân cần có thời gian, sự chậm trễ trong việc mở các cuộc đàm phán quan trọng đã làm dấy lên mối lo ngại về mối quan tâm của chính quyền Trump trong việc duy trì hiệp ước hoặc rộng hơn là tuân thủ các giới hạn của các hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ và Nga đang nỗ lực đàm phán và tham gia vào các Hiệp ước kiểm soát, cắt giảm vũ khí hạt nhân thì Trung Quốc lại từ chối không giam gia. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo kiểm soát vũ khí quốc tế Bắc Kinh lần thứ 16 (16/10/2019), Vụ trưởng Phó Thông cho biết, Trung Quốc lấy làm tiếc trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đồng
thời cho rằng động thái của Mỹ sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ổn định và cân bằng chiến lược toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu cũng như đối với hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế; nhấn mạnh Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cảnh báo, Trung Quốc sẽ không ngồi yên và có biện pháp đáp trả thích đáng. Theo ông Phó Thông, chỉ sau hai tuần rút khỏi INF, Mỹ đã thử tên lửa hành trình cho thấy ý đồ “tháo khỏi ràng buộc”, nhằm tìm kiếm ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ. Về đề xuất đàm phán kiểm soát vũ khí ba bên Trung – Mỹ – Nga, ông Phó Thông cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối, đồng thời khẳng định tương quan sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc không cùng cấp độ với Nga và Mỹ, do đó Trung Quốc sẽ không tham gia vào đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai nước Nga – Mỹ.
Thực tế, Trung Quốc được cho là hiện sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Trong số vũ khí hạt nhân Trung Quốc đang sở hữu, có nhiều loại đủ khả năng tấn công tới cả Mỹ và Nga, gây ra mối đe dọa an ninh toàn cầu. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đã tăng số đầu đạn hạt nhân của nước này lên 280, tức nhiều hơn 10 đầu đạn so với năm 2017. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống phóng vũ khí hạt nhân, một phần trong chiến lược cải thiện năng lực tác chiến và khả năng răn đe của lực lượng hạt nhân. Với việc sở hữu 280 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga và Pháp. Mỹ và Nga hiện là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga hiện có 6.850 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.600 thiết bị đã được triển khai. Mỹ có tổng cộng 6.450 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.750 đầu đạn ở trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa. Cả Nga và Mỹ hiện tập trung phát triển các loại vũ khí hạt nhân loại nhỏ với độ chính xác cao. Tuy nhiên, SIPRI cũng cho biết Trung Quốc hiện chưa lắp đặt các đầu đạn hạt nhân của nước này vào tên lửa hoặc triển khai tại các bệ phóng sẵn sàng khai hỏa. Các đầu đạn của Trung Quốc phần lớn được bảo quản tại các cơ sở lưu trữ.
Những năm qua, Trung Quốc liên tục mở rộng ngân sách quốc phòng nhằm cải thiện sức mạnh của lực lượng vũ trang nước này. Trung Quốc chi 228 tỷ USD cho quốc phòng năm 2017, tăng 5,6% so với năm 2016. Các chuyên gia nhận định dù Trung Quốc về tổng thể vẫn ở phía sau so với Mỹ trong nấc thang hạt nhân, Bắc Kinh dường như đã đạt được một số bước tiến đáng kể, đặc biệt về công nghệ vũ khí hạt nhân loại nhỏ. Trung Quốc hiện tập trung phát triển các loại vũ khí chiến thuật tác chiến trong phạm vi gần, có khả năng xóa sổ hoàn toàn một nhóm tàu sân bay. Trong số vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, có thể kể đến một số loại hiện đại bậc nhất thế giới như tên lửa ICBM DF-4 là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn, có tầm bắn lý thuyết khoảng 5.500 – 7.000 km, được trang bị đầu đạn thông thường nặng 2.190 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 3,3MT; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 có tầm bắn lý thuyết khoảng từ 12.000 – 15.000 km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 3 giai đoạn, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 4-5Mt; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 có tầm bắn khoảng 7.000 – 8.000 km, mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 1MT; tên lửa đạn đạo DF-26 có tầm bắn khoảng 3.500 km.
http://biendong.net/bien-dong/32960-ha-nhiet-cang-thang-my-se-dam-phan-ve-kiem-soat-vu-khi-va-van-de-hat-nhan-voi-nga.html

Boeing muốn chào mời

bán máy bay cho thị trường Việt Nam

Tin Singapore City – Hãng Boeing hiện đang muốn chào mời thị trường Việt Nam mua máy bay của hãng, theo một viên chức hàng đầu của Boeing cho biết tại Triển lãm hàng không Singapore, trong bối cảnh hãng máy bay Hoa Kỳ đang phải tìm cách đối phó việc kinh doanh sụt giảm.
Ông Randy Tinseth, phó giám đốc tiếp thị của hãng Boeing, trong bài diễn văn dự báo thị trường vào thứ Hai, 10 tháng 2, cho biết thị trường hàng không Việt Nam đang phát triển rất nhanh, và các hãng hàng không tại đây đang ngày càng quan tâm tới việc lập các chuyến bay đường dài. Hãng Boeing đang tìm cách xâm nhập vào thị trường Việt Nam, và mới tuần trước, hãng này đã giới thiệu mẫu máy bay mới nhất đang phát triển, Boeing 777X, cho hãng hàng không vừa khởi nghiệp tại Việt Nam là Bamboo Airline. Đây là một phần trong chiến lược lớn hơn của Boeing nhắm vào các nền kinh tế Đông Nam Á. Theo Boeing, khả năng vận chuyển hàng không của Việt Nam đã tăng khoảng 15% trong 1 thập niên qua, trong khi Indonesia tăng gần 10%. Nhu cầu di chuyển hàng không tại Đông Nam Á được cho là sẽ tăng khoảng 7.1% trong vòng 2 thập niên tới, cao hơn nhiều so với 2.8% của châu Âu.
Ông Tinseth cũng chú ý rằng Việt Nam, Indonesia, và Thái Lan, là 3 trong số 10 thị trường phát triển nhanh hàng đầu thế giới.  Để đáp ứng nhu cầu di chuyển gia tăng, ông Tinseth nói các hàng hãng không trong khu vực sẽ phải cần 4,500 máy bay mới trong 2 thập niên tới, và các đơn hàng mới từ khu vực này có thể đạt tới 710 tỷ Mỹ kim.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/boeing-muon-chao-moi-ban-may-bay-cho-thi-truong-viet-nam/

Tổng thống Trump gây áp lực

 khiến Bộ Tư Pháp giảm án phạt cho ông Roger Stone

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ ba (ngày 11 tháng 2), dưới áp lực của Tổng thống Trump, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đột ngột chuyển quyết định giảm án tù cho chính khách Đảng Cộng hòa kỳ cựu và người bạn lâu năm của Tổng Thống, ông Roger Stone.
Trước quyết định này của Bộ Tư Pháp, bốn công tố viên liên bang đã quyết định rút khỏi vụ án của ông Stone. Vài giờ sau khi Tổng Thống Trump phàn nàn trên Twitter rằng ông Stone đang bị đối xử bất công, các viên chức cao cấp của Bộ Tư Pháp  đã hủy đề nghị tuyên án từ bảy đến chín năm tù đối với ông Stone do các công tố viên liên bang đưa ra.
Ông Stone đã bị kết tội vào tháng 11 với bảy tội nói dối trước Quốc hội, cản trở các cuộc điều tra của Quốc hội và đe dọa nhân chứng. Vụ án của ông Stone phát sinh từ cuộc điều tra của cựu cố vấn viên đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 nhằm mang lại lợi thế cho Tổng Thống Trump.
Các công tố viên liên bang bao gồm Aaron Zelinsky, Adam Jed, Michael Marando and Jonathan Kravis đã rút khỏi vụ án để phản đối sau khi quyết định giãm án phạt do bộ tư pháp được ông bố. Bên cạnh đó, ông Kravis cho biết ông sẽ từ chức khỏi vị trí công tố viên liên bang.
Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết Tổng Thống Trump cũng đã rút đơn đề cử chức vụ phó Bộ trưởng Tài chính  của bà Jessie Liu, người đứng đầu văn phòng biện lý liên bang tại Washington truy tố ông Stone, vì các cáo buộc khủng bố và phạm tội tài chính. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-gay-ap-luc-khien-bo-tu-phap-giam-an-phat-cho-ong-roger-stone/

Tổng Thống Trump rút đề cử cựu biện lý liên bang

đảm nhận vụ truy tố Stone

khỏi vị trí cao cấp trong Bộ Tài Chính

Hôm thứ Ba (11/02/2020) tổng thống Trump hôm đã đột ngột rút đơn đề cử cựu biện lý liên bang Jessie Liu, người đứng đầu văn phòng giám sát truy tố Roger Stone, cho vị trí cao nhất của Bộ Tài chính. Vào tháng 12/2019 bà Liu đã được đề cử để làm phó Bộ trưởng Tài chính về các vấn đề khủng bố và tội phạm tài chính.
Trước đây, bà đứng đầu văn phòng biện lý liên bang giám sát việc truy tố và kết án cố vấn chính trị lâu năm của tổng thống Trump cho đến khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr thay thế bà vào tháng trước. Bà cũng lãnh đạo nhóm truy tố cựu phó giám đốc chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump, Rick Gates. Hôm thứ Ba (11/02/2020) một nguồn tin cho rằng việc rút đề cử có liên quan đến diễn biến trong vụ truy tố của ông Roger Stone – cố vấn tranh cử của tổng thống Trump năm 2016. Hôm thứ Hai (10/02/2020) các công tố viên từ văn phòng biện lý liên bang tại  DC, đã viết trong hồ truy tố rằng quan tòa nên đưa ra bản án 7 đến 9 năm tù cho ông Stone sau khi ông ta bị kết án bảy tội vào năm ngoái từ cuộc điều tra của Mueller, bao gồm nói dối trước Quốc hội và nhân chứng vụ làm giả.
Vào giữa trưa thứ Ba (11/02/2020), một viên chức cao cấp của Bộ Tư pháp nói rằng đề nghị tuyên án ban đầu của các công tố viên đã không được truyền đạt tới lãnh đạo của Bộ Tư pháp. Trong đề nghị tuyên án sửa đổi được nộp vào chiều thứ Ba (11/02/2020), các công tố viên liên bang vẫn yêu cầu kết án tù cho ông Stone, nhưng nói rằng bản án tù đề nghị đã ít hơn nhiều so yêu cầu một ngày trước đó.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-rut-de-cu-cuu-bien-ly-lien-bang-dam-nhan-vu-truy-to-stone-khoi-vi-tri-cao-cap-trong-bo-tai-chinh/

Thượng viện Mỹ muốn kiểm soát

khả năng khơi mào chiến tranh với Iran

Thượng viện Mỹ ngày 12/2 tiến tới với một biện pháp nhằm giới hạn khả năng của Tổng thống Donald Trump trong việc khuấy động một cuộc chiến với Iran, mở đường cho một cuộc biểu quyết chung cuộc vì 8 nghị sĩ Cộng hòa đã hòa với phe Dân chủ ủng hộ nghị quyết này.
Theo nghị quyết, ông Trump sẽ phải rút các binh sĩ có tham gia trong các hành động chiến tranh chống lại Iran trừ phi Quốc hội Mỹ công bố chiến tranh hoặc thông qua các thẩm quyền nhất định trong việc sử dụng lực lượng quân sự.
Cuộc biểu quyết về việc đưa nghị quyết này tiến tới cuộc bỏ phiếu chung quyết đạt số phiếu là 51-45. Cuộc biểu quyết chung cuộc dự kiến chậm nhất sẽ diễn ra ngày 13/2.
Phe phản đối, trong đó có Tổng thống Trump, nói rằng việc thông qua nghị quyết này sẽ gửi tín hiệu sai lầm đến Tehran.
Hạ viện do phe Dân chủ dẫn đầu tháng trước đã thông qua một nghị quyết tương tự.
Tháng rồi, ông Trump ra lệnh một cuộc không kích giết chết tư lệnh của Iran là Qassem Soleimani tại sân bay ở Baghdad, nhưng không thông báo cho Quốc hội biết trước.
Lo sợ nước Mỹ trên bờ vực chiến tranh với Iran càng thúc đẩy nỗ lực của nghị sĩ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa muốn hạn chế quyền tuyên bố chiến tranh từ Tòa Bạch Ốc.
Hiến pháp Mỹ cho phép Quốc hội, không phải Tổng thống, quyền tuyên bố chiến tranh.
https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-mu%E1%BB%91n-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-kh%C6%A1i-m%C3%A0o-chi%E1%BA%BFn-tranh-v%E1%BB%9Bi-iran-/5286409.html

Một phụ nữ Trung Cộng

được xóa tội xâm nhập resort Mar–A-Lago

Tin Palm Beach, Florida – Vào thứ Tư, 12 tháng 2, bồi thẩm đoàn ở Florida đã phán quyết rằng một phụ nữ Trung Cộng không có tội đối với cáo buộc xâm nhập resort Mar-a-Lago của Tổng Thống Donald Trump, sau khi bà ta bị truy tố hồi tháng 12.
Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn tuyên bố bị cáo có tội đối với cáo buộc kháng cự cảnh sát. Phiên tòa xét xử bà Lu Jing, công dân Trung Cộng, bắt đầu vào thứ Ba tại West Palm Beach và kết thúc vào thứ Tư, khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết sau 1 tiếng rưỡi tranh luận. Phiên tòa tuyên án bị cáo Lu sẽ diễn ra vào sáng thứ Sáu, theo Phòng công tố liên bang địa hạt 15. Bà Lu đối mặt với hình phạt tối đa là 1 năm tù và tiền phạt 1,000 Mỹ kim. Trong sự việc xảy ra hồi tháng 12 năm ngoái, bà Lu đã đi vào resort Mar-a-Lago và bị nhân viên an ninh yêu cầu rời đi. Bà này sau đó quay lại resort và chụp hình, cho tới khi bị cảnh sát Palm Beach bắt giữ. Bà Lu là công dân Trung Cộng thứ 2 bị cáo cuộc xâm nhập Mar-a-Lago trong thời gian gần đây.
Trước đó, một phụ nữ khác là Yujing Zhang đã xâm nhập Mar-a-Lago vào tháng 3, 2019, và bị kết tội vào tháng 11 cùng năm, với các tội xâm nhập khu vực cấm và cung cấp lời khai giả cho nhân viên liên bang. Zhang bị kết án 8 tháng tù, nhưng được phóng thích sớm nhờ được trừ bớt khoảng thời gian cô ta bị giam giữ trước đó.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-phu-nu-trung-cong-duoc-xoa-toi-xam-nhap-resort-mar-a-lago/
Add Media

Công ty bưu điện Hoa Kỳ ngừng giao hàng đến

Trung Cộng và Hồng Kông với lý do di chuyển bị gián đoạn

Công ty bưu điện Hoa Kỳ (USPS) sẽ tạm ngừng bảo đảm thời gian giao các lô hàng đến Trung Cộng và Hồng Kông. Trong thông báo cho các đối tác trên toàn cầu, USPS cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc việc gửi thư, bưu kiện và thư chuyển phát nhanh đến Trung Cộng, bao gồm cả Hồng Kông và Macau, vì hầu hết các hãng hàng không cung cấp dịch vụ chuyển phát đã tạm dừng các chuyến bay đến đó.
Các lô hàng giao đến Macau cũng bị tạm ngừng và USPS sẽ không tiếp tục dịch vụ đến các điểm đến này cho đến khi điều kiện vận chuyển được bảo đảm hiệu quả. Hơn 70 hãng hàng không trên toàn thế giới đã hủy hoặc cắt giảm các chuyến bay đến Trung Cộng trong bối cảnh lo lắng về coronavirus. Hôm thứ Ba (11/02/2020), American Airlines tuyên bố sẽ gia hạn thời gian tạm dừng các chuyến bay đến Trung Cộng và Hồng Kông cho đến 24/04/2020, lâu hơn một tháng so với kế hoạch trước đó, vì nhu cầu đi lại đã sụt giảm. Ngoài USPS, các  ty bưu điện khác của Singapore, Nam Phi, Úc và Thụy Điển cũng gặp khó khăn trong việc giao hàng vì các chuyến bay bị hủy, với các lô hàng không thể được gửi từ hoặc gửi đến Trung Cộng.
Các lô hàng, bưu kiện quá cảnh Trung Cộng đến các quốc gia khác như Bắc Hàn, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ được ty bưu điện Trung Cộng lưu trữ tạm thời và sẽ được chuyển tiếp đến các điểm đến sau khi các chuyến bay được nối lại.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cong-ty-buu-dien-hoa-ky-ngung-giao-hang-den-trung-cong-va-hong-kong-voi-ly-do-di-chuyen-bi-gian-doan/

Kỷ lục 1.370 người chết và hơn 60.000 ca nhiễm

virus corona trên thế giới – Cập nhật

Dương Minh
Số người chết vì COVID-19 ở Trung Quốc đã thêm 245 ca trong ngày 12/2, đưa tổng số người tử vong lên 1.369.
Giới chức tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) công bố con số kỷ lục: 14.840 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 12/2, đồng thời có thêm 242 người chết vì loại virus này. Trong đó, trọng điểm là thành phố Vũ Hán với 13.436 ca nhiễm mới và 216 người chết trong ngày 12/2.
Đây là mức tăng cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Đặc biệt, con số người nhiễm bệnh mới tăng 9 lần so với ngày 11/2 và số người tử vong tăng hơn 2 lần. Tỉnh Hồ Bắc cho biết họ mới thay đổi phương pháp thống kê.
Như vậy, riêng tỉnh Hồ Bắc tính đến nay đã có hơn 48.000 người nhiễm virus COVID-19 và 1.310 trường hợp tử vong.
Đến chiều 13/2, Uỷ ban Y tế Trung Quốc công bố toàn quốc có 15.152 ca nhiễm mới và 254 trường hợp tử vong trong ngày 12/2.
Tính trên toàn thế giới, có 1.369 người chết vì dịch, trong đó hai trường hợp ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines và một người đàn ông ở Hong Kong. Ngoài ra có 60.392 người nhiễm, 8.176 người trong tình trạng nguy kịch.
Trung Quốc cách chức người đứng đầu đảng ủy tỉnh Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương trong bối cảnh COVID-19 bùng phát tại tỉnh này. Người thay thế vị trí của ông Tưởng là thị trưởng Thượng Hải, Ứng Dũng, 61 tuổi.
WHO muốn Trung Quốc làm rõ tiêu chí xác định nhiễm COVID-19
Theo Reuters, ông Tarik Jasarevic, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muốn có “sự rõ ràng hơn nữa” từ phía Trung Quốc trong các cập nhật gần đây về định nghĩa ca nhiễm, và một quy trình báo cáo cho đợt bùng phát này.
“Hiện tại chúng tôi hiểu rằng tiêu chí xác định ca nhiễm mới được nới rộng, và không chỉ bao gồm các trường hợp được xác nhận thông qua xét nghiệm, mà còn cả các trường hợp được chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng và phơi nhiễm”, ông Jasarevic cho biết.
Theo bình luận viên Roni Caryn Rabin của NY Times, những con số tăng nhanh này cho thấy việc nắm bắt quy mô và mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 tại Trung Quốc vẫn vô cùng khó khăn, đặc biệt tại “tâm chấn” Hồ Bắc, nơi hàng nghìn người bệnh chưa được khám.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc ra sao?
Ngày 13/2, Nhật Bản ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên, là một phụ nữ hơn 80 tuổi, sống gần Tokyo. Đồng thời Singapore có thêm 8 ca nhiễm bệnh mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở quốc đảo này lên 58 người.
Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:
Số ca/Quốc gia:
251 Nhật Bản (bao gồm tàu Diamond Pricess)
58 Singapore
53 Hongkong
33 Thailand
28 Hàn Quốc
26 Nhật Bản
18 Đài Loan
19 Malaysia
15 Úc
16 Đức ­
16 Vietnam
15 Mỹ
11 Pháp
10 Macau
7 Canada
8 United Arab Emirates
3 Italy
3 Philippines
5 Ấn Độ
9 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Cambodia
1 Bỉ
2 Tây Ban Nha
1 Phần Lan
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
(Nguồn: Worldometers)
Tổng số có 570 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 13/2. Đặc biệt, du thuyền Diamond Pricess có thêm 44 trường hợp xét nghiệm dương tính với nCoV.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng con số những người bị nhiễm virus corona dù không đến Trung Quốc hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Hôm nay 13/2, Bộ Y tế xác nhận thêm trường hợp thứ 16 dương tính với virus corona. Bệnh nhân này là bố của nữ công nhân 23 tuổi ở Vĩnh Phúc trở về Việt Nam từ Vũ Hán trước đó.
Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Tuy nhiên, ngày 11/2, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi thoáng qua. Sau đó, nhân viên y tế ghi nhận, lấy mẫu và gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm và kết quả là dương tính.
Trước đó, Vĩnh Phúc quyết định cách ly hoàn toàn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên với 11.000 dân do diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do Covid-19. Theo đó, 8 chốt kiểm soát ở huyện Bình Xuyên sẽ bị thu hồi, thay vào đó xã Sơn Lôi thiết lập 8 chốt kiểm soát cách ly hoàn toàn địa phương này. Các chốt này sẽ gồm công an, quân đội, y tế, cán bộ xã… để kiểm tra, kiểm soát cả ngày – đêm.
Vĩnh Phúc là tỉnh ghi nhận số ca nhiễm virus corona mới nhiều nhất cả nước, với 11/16 ca mắc bệnh.
Chiều 12/2, bệnh nhân viêm phổi corona thứ hai Li Ding, 66 tuổi, người Trung Quốc, được tuyên bố hoàn toàn khỏi bệnh với 5 kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp.
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html

Chuyên gia y tế nói bùng phát dịch Covid-19

bên ngoài Trung Quốc ‘chỉ mới bắt đầu’

Hải Lam
Dịch bệnh Covid-19 (virus corona chủng mới) có thể đang đạt đỉnh ở Trung Quốc nhưng chỉ là mới bắt đầu bùng phát ở các nước trên thế giới và có khả năng lây lan hơn nữa, Chủ tịch Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Bùng phát dịch Toàn cầu Dale Fisher cảnh báo hôm 12/2.
Theo Reuters, một cố vấn y tế cấp cao của chính phủ Trung Quốc cho biết dịch bệnh này đang đạt đỉnh ở Trung Quốc kể từ khi khởi phát vào tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Vị chuyên gia này nói thêm, dựa trên mô hình phát triển dịch bệnh, các sự kiện gần đây và hành động của chính phủ, dịch Covid-19 có thể kết thúc vào tháng Tư.
Tuy nhiên, ông Dale Fisher nhận định dự đoán trên có thể chính xác nếu dịch bệnh chỉ xảy ra ở Vũ Hán.
“Công bằng mà nói, với những gì chúng ta đang chứng kiến, dự báo đó có thể đúng. Tuy nhiên, dịch bệnh đã lan sang nhiều nơi khác và đang bắt đầu bùng phát. Tại Singapore, dịch bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch”, ông cho biết trong cuộc phỏng vấn với Reuters.
Theo số liệu từ giới chức Trung Quốc, tính đến hết ngày 12/2, có hơn 48.000 người nhiễm Covid-19 và 1.310 trường hợp tử vong chỉ riêng ở tỉnh Hồ Bắc. Con số của toàn Trung Quốc chưa được công bố.
Trong khi đó, Singapore đã báo cáo 50 ca nhiễm, là một trong những nước có số bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh ở nước này được nhận định là lây lan trong cộng đồng bản địa.
“Tôi khá chắc chắn rằng cuối cùng mọi nước đều xuất hiện ca nhiễm”, ông Fisher dự báo.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-y-te-noi-bung-phat-dich-covid-19-ben-ngoai-trung-quoc-chi-moi-bat-dau.html

Ẩn tình yếu tố Trung Quốc

trong con đường mở rộng quyền lực châu Âu

Một hệ thống mới nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận tư cách thành viên châu Âu của các nước Balkan lúc này sẽ đánh giá các ứng cử viên về khả năng ‘giải quyết ảnh hưởng xấu của nước thứ ba’.
Quá trình thông tin của Ủy ban châu Âu hiếm khi nhận được sự chú ý của truyền thông quốc tế, ngay cả vào những thời điểm họ không phải dành sự chú ý vào đại dịch hay diễn biến kịch tính của cuộc luận tội tổng thống Mỹ. Phải thừa nhận rằng tài liệu 8 trang được công bố vào ngày 5/2, liên quan đến một hệ thống mới đối với các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu, không gây được nhiều sự chú ý.
Con đường gia nhập EU
Ý chính của đề xuất này là nêu ra triển vọng đáng tin cậy cho các nước Tây Balkan gia nhập vào EU. Tài liệu này cũng mang lại một cái nhìn thoáng qua về sự căng thẳng mới về địa chính trị EU.
Nhu cầu ngay lúc này về một động thái như vậy được khởi xướng từ tháng 10 năm ngoái, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phủ quyết việc bắt đầu các cuộc đàm phán thành viên EU với Bắc Macedonia và Albania. Ông Macron nhấn mạnh rằng quá trình mở rộng của EU cần phải xem xét lại và có sự cải tổ sâu sắc, vì cơ chế hiện tại thiếu hiệu quả. Đề xuất mới lần này nhằm làm giảm bớt những lo ngại của Pháp bằng cách đặt ra các tiêu chí thành viên nghiêm ngặt hơn trong khi vẫn giữ được khát vọng của các nước Tây Balkan trong việc tiếp cận tư cách thành viên EU.
Quá trình sửa đổi này duy trì “củ cà rốt” bằng cách tăng cường độ tin cậy và tính đoán trước của quá trình gia nhập, đồng thời thêm cả “cây gậy” – các biện pháp trừng phạt đối với những nước không đáp ứng yêu cầu của Brussels.
Trong lịch sử của quá trình mở rộng EU, mỗi vòng thêm thành viên mới đều dẫn đến những điều kiện mới và nghiêm ngặt hơn. Khi Anh, Đan Mạch và Ireland gia nhập Cộng đồng châu Âu khi đó vào năm 1973, việc gia nhập của họ dựa trên các tiêu chí kinh tế thuần túy. Vòng gia nhập của khu vực Địa Trung Hải tiếp theo vào những năm 1980, đưa Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào EU, lần đầu tiên quy định dân chủ là điều kiện để trở thành thành viên. Tại Hội đồng châu Âu năm 1993 tại Copenhagen, EU
đã phác thảo ra các yếu tố thị trường tự do, quản trị dân chủ và thông qua toàn bộ luật pháp EU là bước đệm để trở thành thành viên.
Theo tiêu chí của Copenhagen, đã có sự mở rộng thành viên EU trên diện rộng từ năm 2004 đến 2007, khi các nước từng thuộc Liên Xô cũ như Ba Lan, Hungary tiến vào cùng Malta và Síp.
Phương pháp mới đi theo truyền thống này. Tuy nhiên, trong khi việc điều chỉnh các tiêu chí chính trị, kinh tế và nhân quyền để gia nhập là không đáng ngạc nhiên thì đề xuất này cũng nêu lên sự hội tụ chiến lược với EU là một tiêu chí quan trọng để trở thành thành viên.
Đáng chú ý, đề xuất nêu rõ rằng các quốc gia ứng cử viên cũng sẽ được đánh giá hàng năm về khả năng “xử lý ảnh hưởng xấu từ các quốc gia thứ ba”. Cụm từ này, không được nêu ra ở bất kỳ nơi nào khác trong tài liệu, có nhiều không gian để có thể xem xét giải thích.
Yếu tố Trung Quốc?
Cụ thể, EU nghĩ tới nước nào khi đề cập đến “quốc gia thứ ba”? Lúc này, danh sách các khả năng không hề ngắn. Nga có lẽ đứng đầu danh sách khi họ có liên quan nhiều đến các vấn đề châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ dường như không bị bỏ lại phía sau, không chỉ vì những lý do rất giống Nga mà còn vì sự thất vọng của họ với tham vọng thành viên EU. Tuy nhiên, 1 số tiếng nói ở Brussels rõ ràng có nghĩ tới Trung Quốc – đặc biệt là khi nói tới vùng Tây Balkan.
Trong những năm qua, EU đã liên tục chỉ trích các quốc gia này vì họ tham gia tích cực vào cơ chế hợp tác của Trung Quốc với các quốc gia Trung và Đông Âu. Hiện được biết đến với tên gọi Sáng kiến 17 + 1, sáng kiến này đã dấy lên sự chỉ trích của Ủy ban Châu Âu và các thành viên chủ chốt của EU như Pháp và Đức. Một số chính trị gia châu Âu đã đề cập đến những nước tham gia vào cơ chế 17 + 1 là những con ngựa thành Troia phá hoại sự thống nhất chiến lược của châu Âu. Sự tham gia của các nước phương Tây Balkan trong sáng kiến này là điều quyết định đối với quyết định của EU trong việc gán cho Trung Quốc là một “đối thủ mang tính hệ thống” vào năm 2019. Chỉ ra ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở châu Âu, ông Macron tuyên bố vào thời điểm đó là thời kỳ ngây thơ của châu Âu về Trung Quốc nên kết thúc.
Có khả năng tiêu chí tuân thủ chiến lược của EU sẽ trở thành một trong những căn cứ gây tranh cãi nhất trong đánh giá hàng năm đối với các quốc gia ứng cử viên, và không chỉ vì định nghĩa mờ nhạt của nó. Sự giải thích về cụm từ “ảnh hưởng xấu” này có thể khác nhau giữa các quốc gia thành viên, bằng chứng là sự khác biệt lập trường của châu Âu về sự tham gia của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G châu Âu. Do đó, đầu tư của Trung Quốc có thể trở thành một yếu tố “được ăn cả, ngã về không” đối với việc các quốc gia Tây Balkan gia nhập EU.
Dưới sự thay đổi “địa chính trị” của Ủy ban châu Âu dưới thời bà Ursula Von der Leyen, EU đã bắt đầu xây dựng các chính sách mới, đề xuất các phạm vi ảnh hưởng của riêng mình. Và trong khi hệ thống mở rộng thành viên mới là “một cây gậy thuận tiện” nhằm vào những quốc gia ứng cử viên được cho là đang tiến gần đến Bắc Kinh, EU dường như hướng đến một lập trường đối đầu hơn với Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32943-an-tinh-yeu-to-trung-quoc-trong-con-duong-mo-rong-quyen-luc-chau-au.html

EU mở cửa thương mại với Cộng Sản Việt Nam,

đóng cửa với Cambodia

Tin từ Strasbourg/ Brussels – Hôm thứ Tư (12/02/2020) Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu quyết định mở cửa thị trường với Việt Nam, đồng thời đóng cửa thương mại với Cambodia. EU đã thưởng cho cộng sản Việt Nam vì những lời hứa bảo đảm quyền lao động, và xử phạt Cambodia vì vi phạm nhân quyền. Các nhà phê bình đã đưa ra vấn đề của cộng sản Việt Nam là vi phạm nhân quyền và quyền của người lao động.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các nhà lập pháp trì hoãn phê duyệt cho đến khi cộng sản Việt Nam thực hiện cam kết cho phép lao động tự do hội họp, và cải cách một bộ luật hình sự bỏ tù các nhà phê bình chính quyền.  Có thể có hiệu lực vào tháng 07/2020, thỏa thuận sẽ loại bỏ 99% rào cản thuế, mặc dù cộng sản Việt Nam sẽ có thời gian chuyển tiếp lên tới 10 năm đối với một số mặt hàng nhập cảng như xe hơi và bia. Nhiều hàng hóa Việt Nam được hưởng lợi từ việc tiếp cận ưu đãi vào thị trường EU theo chương trình dành cho các nước đang phát triển. Thuế nhập cảng vẫn được áp dụng cho hàng may mặc, mặc dù ở mức thấp hơn. Ngược lại, Ủy ban Châu Âu chuẩn bị rút các ưu đãi thương mại đối với Cambodia theo chương trình “Tất cả mặt hàng trừ vũ khí” (EBA).
Hôm thứ Ba (11 tháng 02), giám đốc điều hành EU cho biết chính phủ của thủ tướng Cambodia, Hun Sen đã đàn áp phe đối lập, các nhóm xã hội quyền dân sự và các cơ quan truyền thông trong ba năm qua. Cambodia là nước hưởng lợi cao thứ hai của EBA năm 2018, chỉ sau Bangladesh.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/eu-mo-cua-thuong-mai-voi-cong-san-viet-nam-dong-cua-voi-cambodia/

Airbus lần đầu lỗ sau 10 năm,

vì biến cố trả phạt hối lộ

Airbus lần đầu tiên thông báo lỗ kể từ 2009, sau biến cố trả tiền phạt kỷ lục vì điều tra hối lộ.
Airbus trả phạt 3,6 tỉ euro vì hối lộ nhiều nước, liên quan Việt Nam
Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380
Nhà sản xuất máy bay đặt trụ sở ở Toulouse nói họ lỗ 1,36 tỉ euro trong năm tài chính 2019.
Mới năm 2018, Airbus đã lãi 3 tỉ euro.
Đây là năm thua lỗ đầu tiên của Airbus từ 2009.
Mới đây Airbus đồng ý trả phạt 3,6 tỉ euro vì cuộc điều tra hối lộ của Pháp, Anh và Mỹ về giai đoạn 2004 tới 2016.
Trong thông báo mới nhất, Airbus cũng nói đã phải bỏ thêm 1,2 tỉ euro trong năm 2019 khi tính toán triển vọng bán máy bay vận tải quân sự A400M.
Đây là vì Đức đã cấm bán thiết bị quân sự cho Saudi Arabia.
Điều này nghĩa là suốt nhiều năm qua, tổng chi phí của A400M đã lên tới 10 tỉ euro cho Airbus.
Vào thời điểm hiện nay, Airbus là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn nhất thế giới, vì Boeing đang gặp khủng hoảng trong vụ máy bay Boeing 737 Max.
Airbus thuê mướn 135.000 người, trong đó 13.500 là làm tại Anh.
Thành lập năm 1970, Airbus ban đầu là một tổ hợp châu Âu, trong đó chính phủ Anh là một cổ đông.
Cổ phần của Anh sau này chuyển cho BAE Systems, công ty Anh.
BAE Systems năm 2006, bán 20% cổ phần trong Airbus – khi đó mang tên EADS – với giá chỉ là 2,75 tỉ euro.
Hiện nay, trên sàn chứng khoán, Airbus được định giá khoảng 105 tỉ euro.
Điều tra tham nhũng
Năm 2016, công ty tự khai báo với giới chức về cáo buộc hối lộ, và đề nghị các thanh tra viên xem xét hồ sơ về việc Airbus sử dụng các nhà môi giới nước ngoài.
Thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ nói đây là cuộc dàn xếp lớn nhất lịch sử về hối lộ ở hải ngoại.
Đây là cuộc điều tra của ba quốc gia Anh, Pháp, Mỹ.
Trong thỏa thuận gọi là Deferred Prosecution Agreement (DPA), Airbus sẽ không phải đối diện với truy tố hình sự, và chỉ trả tiền phạt.
Airbus sẽ tiếp tục bị giới chức theo dõi trong thời gian ba năm, và mọi vi phạm trong ba năm tới có thể dẫn tới truy tố.
Cụ thể, Airbus đạt thỏa thuận dàn xếp với các nhà điều tra Anh liên quan hối lộ tại Malaysia, Sri Lanka, Đài Loan, Indonesia và Ghana.
Các khoản hối lộ toàn cầu của Airbus diễn ra ít nhất từ 2008 và kéo dài ít nhất tới 2015.
Phán quyết thông qua thỏa thuận dàn xếp, do Tòa Cao cấp London duyệt hôm 31/1, nhận định:
“Airbus có những chính sách và thủ tục ngăn hối lộ vào thời gian liên quan. Nhưng trước tháng 9/2014, các chính sách và thủ tục này được dễ dàng bỏ qua hay vi phạm, và tồn tại một văn hóa doanh nghiệp cho phép có hối lộ của các đối tác và / hoặc nhân viên Airbus trên thế giới.”
Việt Nam
Tài liệu công bố chính thức của Bộ Tư pháp Mỹ cũng có phần nói về cáo buộc tại Việt Nam.
Đây là liên quan việc Airbus bán máy bay quân sự C-295 cho Ghana, Indonesia và Việt Nam.
Phần về Việt Nam không đề cập có hay không việc Airbus hối lộ quan chức Việt Nam.
Thay vào đó, cáo buộc của Mỹ là Airbus đã sử dụng môi giới để giúp xúc tiến bán máy bay quân sự C-295.
Liên quan vụ mua bán, Airbus sẽ trả “đóng góp chính trị, chi phí, hay tiền hoa hồng” (political contributions, fees, commissions) cho các bên thứ ba.
Mỹ nói rằng từ khoảng 2009 tới 2014, Airbus tìm cách bán máy bay quân sự cho Việt Nam, với kết quả là bán được ba chiếc C-295.
Hợp đồng bán ba chiếc C-295 giữa Airbus và Bộ Quốc phòng Việt Nam ký ngày 17/12/2013.
Trong đơn gửi Bộ Ngoại giao Mỹ để xin duyệt danh sách Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), Airbus khai rằng họ không hề trả đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng (political contributions, fees, commissions) liên quan thương vụ. Lá đơn được ký bởi một nhà quản l‎ý của phân nhánh Quốc phòng – Không gian của Airbus đặt tại Tây Ban Nha.
Nhưng các nhà điều tra Mỹ nói Airbus, hoặc người liên quan Airbus, đã hứa hẹn trả “đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng” (political contributions, fees, commissions) là 6.150.226 Euro.
Hồ sơ của Mỹ mô tả tiếp rằng, một Tổ chức 4 (Organization 4), là một công ty Hong Kong làm ăn ở Việt Nam. Có ba Nhà tư vấn 6, 7, 8, đều là công dân nước ngoài, là đối tác kiểm soát Tổ chức 4.
Nhà tư vấn 7 được Mỹ mô tả là có quan hệ cá nhân lâu dài với các quan chức chính phủ và lãnh đạo hàng không Việt Nam.
Tổ chức 4 bắt đầu làm việc cho Airbus từ khoảng năm 2002.
Từ tháng 10/2002 tới tháng 7/2014, Airbus có nhiều thỏa thuận với Tổ chức 4.
Ngày 20/12/2013, sau khi bán xong C-295 cho Việt Nam, Airbus có thỏa thuận sẽ trả cho Tổ chức 4 khoản phí thành công, là 6.150.226 Euro. Và rốt cuộc, theo phía Mỹ, Airbus đã thực trả ít nhất 2.935.541 Euro, theo thỏa thuận.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-51489172

Virus corona: Người đàn ông Anh

liên quan đến các ca nhiễm bệnh lên tiếng

Người đàn ông người Anh liên quan đến 11 ca nhiễm virus corona đã lên tiếng lần đầu tiên, thông báo rằng ông đã “hoàn toàn bình phục”.
Steve Walsh, người vẫn đang bị cách ly trong bệnh viện, nói rằng ông đồng cảm với những người đang nhiễm loại virus mới này.
Ông cho biết gia đình mình đã được yêu cầu tự cách ly “như một biện pháp phòng ngừa”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cảnh báo rằng sự lây lan của virus corona sẽ còn tệ hơn trước khi tình hình được cải thiện.
“Đối phó với căn bệnh này như cuộc đua marathon, không phải cuộc chạy nước rút”, ông nói với các nghị sĩ tại Nghị viện.
“Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có hiệu quả để giải quyết loại virus này và bảo vệ cho người dân”
242 ca tử vong trong một ngày, số người nhiễm và chết tăng mạnh
Virus corona: Chính phủ Trung Quốc có lỗi hay không?
Virus corona có lây qua tay nắm cửa không?
Ông Walsh đến từ Hove, hiện đang làm việc cho công ty cung cấp thiết bị phân tích khí ga, bị nhiễm virus ở Singapore và được cho là đã làm cho 11 người khác bị nhiễm tại khu nghỉ mát trượt tuyết ở Pháp.
Năm trong số các ca nhiễm liên quan đến ông Walsh là ở Anh, năm ca khác là ở Pháp và một ở Majorca, Tây Ban Nha.
Hai trong số những người nhiễm virus corona tại căn nhà gỗ nơi Steve Walsh sống là Bob Saynor và vợ ông, bà Catriona Greenwood.
Bà là bác sĩ gia đình tại Trung tâm y tế County Oak ở Brighton – đã tạm đóng cửa vào hôm thứ Hai.
Tính đến nay, đã có tám người dương tính với virus corona tại Anh quốc.
Một trong số đó là nhân viên A & E tại Bệnh viện Worthing ở West Sussex, Bộ Y tế cho biết hôm thứ Ba.
Người phát ngôn của bộ cho biết, tất cả các dịch vụ tại bệnh viện vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường,
Y tế công cộng Anh (Public Health England) đang liên lạc với một vài bệnh nhân được nhân viên A & E khám bệnh, được biết họ đã tự cách ly theo chỉ định.
Quyền buộc cách ly ‘thích đáng’
Hiện đã có hơn 60.000 trường hợp nhiễm coronavirus trên toàn thế giới, WHO tuyên bố là một trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu. Số người chết ở Trung Quốc là 1.360.
Hôm thứ Hai, chính phủ Anh đã ban hành các quyền hạn mới để cách ly người dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo các biện pháp của Bộ Y tế, người dân sẽ không được tự do rời khỏi khu vực cách ly và có thể bị buộc phải cách ly nếu họ có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Ông Hancock cho biết những quyền hạn này là “thích đáng” và sẽ “giúp chậm tiến trình lan truyền virus”
Bộ trưởng Y tế cũng tuyên bố rằng “một cơ sở đầu não” đã được triển khai ngay lập tức “để hỗ trợ bất kỳ việc khẩn cấp nào Dịch vụ Y tế quốc gia cần cho việc đối phó với virus corona, chẳng hạn như dựng lên các khu vực cách ly và các cơ sở cần thiết khác”.
Phát biểu trong chuyến thăm tới Birmingham, Thủ tướng Boris Johnson cho biết công chúng có “mọi lý do để tự tin và bình tĩnh” về mối đe dọa của virus: “Chúng tôi đã có một Dịch vụ Y tế quốc giatuyệt vời” – ông nói thêm.
Đồng thời, chính phủ đã yêu cầu các nhà cung cấp y tế thực hiện đánh giá rủi ro về tác động của virus corona cũng như biện pháp hạn chế đi lại do chính phủ Trung Quốc đề xuất.
Các công ty cũng được yêu cầu giữ lại các kho dự trữ vật tư y tế hiện có, được tập hợp như một biện pháp dự phòng trước Breixt, Bộ Y tế cho biết.
Bộ cho biết hiện tại ở Anh không có tình trạng thiếu thuốc khi dịch bùng phát và các biện pháp này đã được dự phòng.
Mark Carney, thống đốc Ngân hàng Anh, mô tả tác động kinh tế của virus ở Anh là “có thể kiểm soát được”.
Các diễn biến khác
Tính đến chiều thứ ba, tổng cộng có 1.353 người đã được xét nghiệm coronavirus, trong đó tám người được xác nhận dương tính
Trong số những người bị cách ly trên Wirral có Jasmine Siddle chín tuổi đến từ Northumberland, cô bé phải đón sinh nhật trong bệnh viện
Viện dưỡng lão Patcham ở Brighton đã “đóng cửa không tiếp khách” để đề phòng sau khi một trong các bác sĩ có người nhà bị nhiễm bệnh đến thăm một bệnh nhân ở đó
Chi nhánh của trung tâm y tế Quận Oak ở Brighton – nằm chưa đầy hai dặm trong Deneway – cũng đã được đóng cửa vào thứ ba, cùng lúc trung tâm Haven Practice ở Brighton
Cả ba phòng khám y tế dự kiến ​​sẽ mở lại vào thứ Tư sau khi khử trùng
Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho loại mới là Covid-19
Ông Walsh nhiễm virus corona tại hội nghị ở Singapore, trước khi đến nghỉ lễ ở khu nghỉ mát trượt tuyết ở Pháp, trên đường trở về Vương quốc Anh.
Phát biểu từ khu vực cách ly tại Bệnh viện Guy ở London, ông Walsh, người nhiễm bệnh đầu tiên, cảm ơn Dịch vụ Y tế quốc gia vì sự chăm sóc của họ.
Ông nói đã liên lạc với bác sĩ của gia đình, Dịch vụ Y tế quốc gia 111 và Y tế công cộng Anh, khi biết ông đã tiếp xúc với một ca nhiễm virus.
Ông nói thêm: “Tôi được khuyên nên vào phòng cách ly tại bệnh viện, mặc dù không có triệu chứng gì, và sau đó tự cách ly tại nhà theo chỉ dẫn.
“Khi các chẩn đoán được xác nhận, tôi đã đưa đến một khu cách ly trong bệnh viện, nơi tôi đang ở. Để đề phòng, gia đình tôi cũng được yêu cầu tự cách ly.”
Ông cảm ơn bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã hỗ trợ và nói thêm: “Tôi yêu cầu giới truyền thông tôn trọng quyền riêng tư của chúng tôi”.
Những triệu chứng của virus corona và biện pháp ngăn ngừa?
Các dấu hiệu chính của nhiễm bệnh là sốt (nhiệt độ cao) và ho cũng như khó thở.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel, tránh tiếp xúc với người bệnh và không dùng tay chạm vào mắt, mũi khi tay không sạch có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Ho và hắt hơi vào khăn giấy, gói lại trước khi vứt đi và rửa tay có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh.
Bất cứ ai gặp phải các triệu chứng, ngay cả biểu hiện nhẹ, nhất là sau khi đi từ Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia hoặc Ma Cao, nên ở nhà và gọi đến Dịch vụ Y tế quốc gia 111.
Servomex, quản lý của ông Walsh cho biết họ tiếp tục “cung cấp hỗ trợ” cho ông và gia đình.
Đồng thời, họ đã tiến hành hạn chế đi lại và tự cách ly đối với các nhân viên tham dự hội nghị Singapore hoặc những người có triệu chứng nhiễm virus.
Tháng trước, hai người khác – cũng có liên quan – được xác nhận là bị nhiễm virus corona sau khi bị ốm tại một khách sạn ở York.
Sau đó, một trong số họ được xác nhận alf sinh viên tại Đại học York.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51485511

Anh rời Liên minh châu Âu:

Khó khăn và thách thức bao trùm

Đúng 23h đêm 31/01 theo giờ London, tức 0 giờ ngày 01/02 giờ Trung Âu, Vương quốc Anh đã chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, vào lúc 19h30 tối 31/01 theo giờ Brussels, quốc kỳ của Vương quốc Anh được hạ xuống tại Hội đồng châu Âu và nửa tiếng sau đó, tại Hạ viện châu Âu, đánh dấu chính thức cho việc Vương quốc Anh rời khỏi EU sau gần nửa thế kỷ làm thành viên của Khối.
Phản ứng trái ngược từ châu Âu
Ngay sau khi Anh rời EU, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố đây là ngày vui nhất trong cuộc đời ông. Trong khi đó, các hoạt động kỷ niệm ngày nước Anh rời EU đã được thực hiện trong cả ngày 31/01 tại Anh, bởi cả hai phe ủng hộ và phản đối Vương quốc Anh rời EU.
Trong khi đó, Thủ hiến Scotland và là lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland (SNP) Nicola Sturgeon tuyên bố đây là một ngày đau buồn và giận dữ với người dân Scotland vì đa số dân Scotland phản đối Brexit. Bà Sturgeon cũng yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho Scotland khỏi Vương quốc Anh càng sớm càng tốt để sau đó Scotland có thể tái gia nhập Liên minh châu Âu. Cùng quan điểm trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh “đây là một cú sốc và là một lời cảnh báo lịch sử cần phải được mọi quốc gia thành viên châu Âu lắng nghe và suy nghĩ bởi lẽ lần đầu tiên trong 70 năm, một quốc gia rời EU. Đây là một ngày buồn, chúng ta không thể phủ nhận điều đó”; đồng thời lên tiếng chỉ trích chiến dịch vận động đưa nước Anh rời khỏi EU đã được “xây dựng trên những lời lẽ dối trá và các lời hứa không bao giờ được thực hiện”. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhận định “đây là bước ngoặt lớn cho EU”, nhưng cảnh báo các cuộc đàm phán sắp tới về quan hệ tương lai giữa Anh và EU sẽ không dễ dàng, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu thống nhất cách tiếp cận trong quan hệ với Vương quốc Anh.
Khó khăn và thách thức
Dù Anh chính thức rời EU, song công việc khó khăn hiện nay là xây dựng một mối quan hệ kinh tế mới giữa khối này với cựu thành viên của mình mới chỉ bắt đầu. Các cuộc đàm phán đầy chồng gai còn nằm ở phía trước, trong bối cảnh Anh sẽ đi con đường riêng song vẫn phải nỗ lực duy trì các mối liên hệ với đối tác thương mại lớn nhất của mình, từ thuế quan và tiêu chuẩn hàng hóa tới khả năng tuyển dụng lao động nước ngoài của ngành công nghiệp Anh và việc EU được tiếp cận các ngư trường của Anh. Hiện có một chương trình nghị sự đồ sộ cần được các bên nhất trí: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, bảo vệ dữ liệu, hợp tác an ninh, hàng không, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đánh bắt cá, và danh sách này là vô tận.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại nhiều thách thức sẽ nhanh chóng bắt đầu, các tổ chức của ngành công nghiệp Anh đã sẵn sàng bảo vệ những lợi ích của họ. Các chủ khách sạn và nhà hàng nói rằng họ cần duy trì nguồn cung cấp người lao động đến từ châu Âu; các công ty sản xuất ô tô muốn các nhà cung cấp của châu Âu duy trì nguồn cung cấp đúng hạn để tránh hoạt động sản xuất bị đình trệ; các công ty bảo hiểm và ngân hàng đang vận động hành lang để duy trì quyền được tiếp cận thị trường châu Âu sinh lời; ngư dân muốn giành lại quyền kiểm soát các ngư trường mà họ cho rằng đã bị các đối thủ từ châu Âu chiếm đoạt trong suốt 4 thập kỷ qua.
Chính phủ Anh cũng rất muốn đàm phán các thỏa thuận thương mại riêng biệt với từng quốc gia riêng lẻ sau khi Anh ra khỏi EU. Mục tiêu lớn nhất của Thủ tướng Anh Boris Johnson ngoài EU là Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, người Mỹ hiện đưa ra những yêu cầu khó. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo về những quan ngại an ninh liên quan tới công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là Huawei, đồng thời thúc ép các quan chức Anh đảo ngược quyết định của họ về việc phép công ty này tham gia vào việc nâng cấp mạng lưới không dây của Anh. Dung hòa tất cả những yêu cầu trên sẽ là điều rất khó khăn, bởi bất kỳ nỗ lực nào nhằm đáp ứng những yêu cầu của phía Mỹ bằng cách hạ thấp những tiêu chuẩn của Anh sẽ khiến Anh không thể tuân thủ các quy định của EU. EU hiện đã tuyên bố rõ ràng rằng cái giá để được tiếp cận thị trường chung châu Âu là tiếp tục tuân thủ theo các quy định của khối.
Trong một diễn biến khác, vòng đàm phán đầu tiên giữa EU và Chính phủ Anh, vấn đề nan giải liên quan tới Bắc Ireland vẫn rất khó giải quyết. Trong một nỗ lực nhằm bảo vệ tiến trình hòa bình ở Bắc Ireland và khiến khu vực này chấp nhận thỏa thuận rút khỏi EU của mình. Thủ tướng Anh đã đồng ý rằng Bắc Ireland sẽ tiếp tục được duy trì các quy định tương tự như của thị trường chung về hàng hóa của EU sau Brexit. Kết quả là sẽ không cần thực hiện kiểm tra hải quan ở khu vực biên giới giữa Bắc Ireland (vốn là một phần của Anh) với Cộng hòa Ireland. Thay vào đó, hàng hóa từ phần còn lại của Anh được chuyển vào Bắc Ireland để tới EU sẽ phải bị kiểm tra.
Bên cạnh đó, khi EU bước vào những tháng then chốt trong năm 2020, có ít nhất hai cuộc thảo luận quan trọng ở trong và ngoài khối về việc tương lai của EU sẽ như thế nào. Cuộc thảo luận thứ nhất liên quan đến việc tái cân bằng nội bộ và cải cách của liên minh. EU sẽ bắt đầu “hội nghị” kéo dài 2 năm để thảo luận về tương lai của châu Âu. Khoảnh khắc then chốt trong tiến trình này sẽ diễn ra ở Dubrovnik (Croatia), nước hiện nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của khối, vào ngày 9/5 tới. Các lĩnh vực cần tập trung tại “hội nghị” mới này bao gồm việc làm thế nào để hiện thực hóa tốt nhất những tham vọng chính sách hàng đầu của EU như sự bình đẳng, biến đổi số và tăng cường các nền tảng dân chủ của EU. Ngoài việc thảo luận về những vấn đề lớn này còn có cải cách thủ tục quan trọng. Với việc một trong những nước thành viên lớn rút khỏi Liên minh, tiến trình thay đổi là hết sức cần thiết, trong đó có việc tái cơ cấu ngân sách của EU.
http://biendong.net/bien-dong/32958-anh-roi-lien-minh-chau-au-kho-khan-va-thach-thuc-bao-trum.html

Cảnh sát Anh Quốc cho biết có thêm hai người bị bắt

trong vụ nhiều người Việt Nam thiệt mạng

 trong xe tải đông lạnh

Tin từ London, Anh Quốc – Hôm thứ Ba (11/02/2020), cảnh sát Anh Quốc cho biết họ đã bắt giữ thêm hai người liên quan đến cái chết của 39 người Việt Nam di dân trong xe vận tải đông lạnh gần London hồi năm ngoái, sau khi các cuộc điều tra kết luận các nạn nhân tử vong do nhiệt độ quá nóng và thiếu oxygen.
Các nạn nhân, bao gồm hai cậu bé 15 tuổi, được tìm thấy tại một khu công nghiệp ở Grays ở Essex, cách London khoảng 32km về phía đông hồi tháng 10/2019. Hầu hết các nạn nhân từ tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam, và cái chết của họ làm sáng tỏ đường dây buôn lậu người. Cảnh sát Essex cho biết một người đàn ông 22 tuổi đã bị bắt ở Bắc Ireland hôm Chủ nhật (09/02/2020) với nghi ngờ ngộ sát và tạo điều kiện cho việc di dân bất hợp pháp. Hiện anh ta bị giam giữ ở Essex. Tuần trước, cảnh sát Anh cùng với chính quyền Đức đã bắt giữ Gheorghe Nica, 43 tuổi, người đang bị truy nã trong Lệnh bắt giữ châu Âu, ở phi trường Frankfurt. Nica, sống gần Grays, đã hầu tòa vào thứ Bảy (08/02/2020) bị 39 cáo buộc tội ngộ sát và một tội âm mưu hỗ trợ di dân bất hợp pháp và sẽ xuất hiện lại tại tòa án Old Bailey của London vào ngày 16/03/2020.
Maurice Robinson, tài xế người Anh Quốc đã lái chiếc xe vận tải từ Bắc Ireland, đã thừa nhận âm mưu hỗ trợ di dân bất hợp pháp vào tháng 11/2019. Chính quyền Anh Quốc cũng đang cố gắng dẫn độ Eamonn Harrison, 23 tuổi, từ Ireland về tội ngộ sát, buôn người và phạm tội di dân. Anh ta sẽ trình diện tại Tối cao Pháp viện Dublin vào thứ Tư (12/02/2020).
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canh-sat-anh-quoc-cho-biet-co-them-hai-nguoi-bi-bat-trong-vu-nhieu-nguoi-viet-nam-thiet-mang-trong-xe-tai-dong-lanh/

Tổng thống Macron

với tham vọng quốc phòng mới của Pháp

Sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), an ninh nổi lên là một trong những vấn đề vừa cấp thiết, vừa lâu dài đối với châu Âu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng ở châu Âu và kêu gọi các quốc gia thành viên còn lại của EU phải ngay lập tức hành động thay vì chỉ khoanh tay đứng nhìn. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp đã chỉ đạo triển khai chương trình hiện đại hóa kho vũ khí nguyên tử của nước này.
Hồi tháng 1/2018, ông Macron từng khẳng định củng cố khả năng phòng thủ là một phần lịch sử cũng như chiến lược quốc phòng của quốc gia này và vẫn sẽ luôn là như vậy. Điều này dấy lên khả năng Pháp muốn khôi phục vị thế cường quốc hạt nhân và xa hơn là khôi phục vị thế nước Pháp.
Khẳng định chính sách răn đe hạt nhân
Cuối tuần vừa qua (7/2), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã có một bài phát biểu quan trọng về chiến lược quốc phòng của Pháp, đặc biệt là về chiến lược răn đe hạt nhân của nước này, nhân dịp hạ thuỷ một tàu ngầm tấn công thế hệ mới của Pháp.
Đây là một bài phát biểu rất được chờ đợi, không chỉ vì nó đánh dấu một nửa nhiệm kỳ Tổng thống của ông Macron mà còn vì nó đến trong một thời điểm hết sức nhạy cảm với châu Âu về mặt an ninh, khi Brexit vừa chính thức diễn ra khiến nước Pháp giờ đây trở thành cường quốc hạt nhân duy nhất của Liên minh châu Âu và bản thân ông Macron cũng vừa thực hiện một chuyến công du đến Ba Lan để trấn an các nước Đông Âu và Baltic về chiến lược ngoại giao-an ninh của Pháp đối với Nga.
Về tổng thể, bài phát biểu của ông Macron có 3 nội dung chính. Đầu tiên, đó là việc khẳng định lại chiến lược quốc phòng và chính sách răn đe hạt nhân mà Pháp vẫn duy trì trong nhiều năm qua, đó là một chính sách răn đe hạt nhân vừa đủ. Pháp công bố hiện sở hữu dưới 300 đầu đạn hạt nhân, đồng thời khẳng định nước này không sử dụng vũ khí hạt nhân trong các xung đột mà chỉ để bảo vệ các lợi ích sống còn của nước Pháp. Để đảm bảo sự răn đe vừa đủ này có sức nặng, ông Macron cho biết Pháp sẽ chi 37 tỷ euro để hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của Pháp từ nay đến năm 2025.
Nội dung quan trọng thứ hai mà ông Macron đề cập, đó là yếu tố “châu Âu” trong chính sách răn đe hạt nhân của Pháp. Pháp cho rằng vì việc Pháp sở hữu vũ khí hạt nhân đã là một sự đảm bảo an ninh cho châu Âu và vì tình đoàn kết của Pháp đối với châu Âu, nên sự răn đe hạt nhân của Pháp có tầm vóc châu Âu chứ không chỉ giới hạn trong các lợi ích sống còn của riêng nước Pháp. Đây chính là điểm tạo ra rất nhiều tranh cãi tại châu Âu vì mặc dù hiện nay nhiều nước châu Âu đang lo lắng về việc Mỹ rút dần “ô hạt nhân” bảo vệ châu lục này thông qua NATO nhưng nhiều nước tại châu Âu không hề mặn mà với việc Pháp thay Mỹ gánh vác trách nhiệm đó.
Nội dung đáng chú ý thứ ba trong bài phát biểu của ông Macron, đó là thông điệp gửi đến 5 quốc gia thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, cũng là 5 cường quốc hạt nhân, về việc duy trì sự ổn định chiến lược, tránh phá vỡ thế cân bằng khi chạy đua vũ trang và phá huỷ các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Pháp đặc biệt lo ngại khi Mỹ và Nga đã huỷ bỏ Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong năm 2019 và gần như chắc chắn sẽ không gia hạn Hiệp ước Start-2 về hạn chế số lượng tên lửa liên lục địa. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã không ngừng gia tăng kho vũ khí hạt nhân của mình, hiện đã sở hữu trên 500 đầu đạn hạt nhân. Pháp lo ngại cuộc đua hạt nhân tay ba Mỹ-Nga-Trung Quốc sẽ phá vỡ toàn bộ các cơ chế kiểm soát vũ khí phải rất khó khăn mới xây dựng trong nhiều thập kỷ qua.
Tham vọng cường quốc hạt nhân?
Bối cảnh địa chính trị hiện nay tại châu Âu đang có những diễn biến có lợi cho việc Pháp gia tăng ảnh hưởng. Đầu tiên, đó là việc Vương quốc Anh đã rời EU nên Pháp hiện là cường quốc hạt nhân duy nhất của Liên minh châu Âu. Thứ hai, quan trọng hơn, đó là trong gần một thập kỷ qua, nước Mỹ đang dần rút bớt sự can dự vào châu Âu, bắt đầu từ chính quyền của Tổng thống Barack Obama và đặc biệt rõ ràng hơn từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền. Vì thế, đã và đang có những lo ngại rất lớn của nhiều nước châu Âu rằng về lâu dài châu Âu, Liên minh quân sự NATO sẽ tan rã và châu Âu sẽ không còn được bảo vệ bởi “cái ô hạt nhân”của Mỹ. Đó là một viễn cảnh rất đáng sợ với nhiều thành viên của EU ở Đông Âu và Baltic.
Trong bối cảnh đó, Pháp từ nhiều năm qua đang thúc đẩy các sáng kiến an ninh và quốc phòng chung của châu Âu, qua đó nắm lấy vai trò là quốc gia dẫn dắt. Pháp cũng luôn duy trì một chính sách đối ngoại tương đối độc lập với Mỹ, đồng thời luôn tự xem mình là một cường quốc quân sự-ngoại giao đầu tàu của châu Âu. Tham vọng thể hiện sức mạnh này càng lớn hơn khi Pháp đánh mất vị thế dẫn dắt kinh tế vào tay Đức trong hơn 2 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng tham vọng của nước Pháp cũng không chỉ giới hạn trong châu Âu mà còn ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Mà để duy trì được tham vọng đó trong hoàn cảnh thua kém về tiềm lực kinh tế và kể cả về lực lượng quân sự thông thường, Pháp buộc phải nâng cấp khả năng răn đe hạt nhân của mình để không bị Mỹ, Nga và Trung Quốc bỏ quá xa. Phương châm này là nhất quán trong giới lãnh đạo chính trị Pháp từ sau thảm bại trong Thế chiến II, khi Pháp cho rằng nếu không có vũ khí hạt nhân thì Pháp sẽ chỉ là quốc gia hạng 2 trên thế giới.
An ninh châu Âu hậu Brexit
Trong một diễn biến đáng chú ý, ngày 12/2 sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO. An ninh khu vực hậu Brexit cũng sẽ là một vấn đề quan trọng.
Vương quốc Anh tuy rời khỏi EU nhưng vẫn là một thành viên tích cực của NATO. Anh vẫn coi NATO là một ưu tiên quan trọng về an ninh và là đối trọng mang tính sống còn của nước này nói riêng và châu Âu nói chung trong quan hệ căng thẳng với Nga. Trong những năm qua, Anh cũng đã triển khai nhiều quân cũng như trang bị vũ khí đến các nước Baltic. Vì thế, về nguyên tắc, Brexit không ảnh hưởng tiêu cực đến những gì diễn ra trong NATO. Ảnh hưởng của Brexit về mặt an ninh là câu chuyện riêng giữa Anh và các nước châu Âu. Tuy nhiên, giữa Anh và Pháp cũng đã có Hiệp định Lancaster rất quan trọng nhằm điều chỉnh các hợp tác quốc phòng chiến lược, trong đó có cả việc răn đe hạt nhân.
Tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO lần này, các chủ đề chính sẽ là việc NATO phản ứng ra sao đối với các động thái quân sự thời gian qua của Nga, quốc gia mà NATO vẫn xem là đối thủ chính. Trước cuộc họp, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg tuyên bố là NATO sẽ không bố trí tên lửa hạt nhân ở châu Âu nhằm trả đũa việc Nga mới đây đã biên chế tên lửa siêu thanh Avangard, được cho là đủ khả năng phá vỡ mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây. Biện pháp mà NATO đưa ra là hiện đại hoá các hệ thống phòng thủ và tăng cường các cơ chế phối hợp.
Ngoài ra, một số chủ đề khác cũng sẽ được Hội nghị NATO bàn thảo, như tình hình căng thẳng leo thang ở Syria hay việc đào tạo quân đội Iraq nhằm tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32938-tong-thong-macron-voi-tham-vong-quoc-phong-moi-cua-phap.html

Lãnh đạo đảng cực hữu Ý sẽ ra tòa

Thụy My
Tại Ý, Thượng Viện hôm 12/02/2020 đã cho phép đưa ông Matteo Salvini, thượng nghị sĩ, lãnh đạo đảng Liên Đoàn ra tòa. Lãnh tụ cực hữu bị cáo buộc lạm quyền và giữ người trái phép qua việc phong tỏa một tàu chở di dân khi còn là bộ trưởng bộ Nội Vụ. Nếu phải hầu tòa, ông Salvini có nguy cơ lãnh án đến 15 năm tù
Hôm 25/07/2019, một chiếc tàu đã bị đắm tàu ở ngoài khơi Libya, làm 110 di dân bị chết. Tàu tuần dương Gregoretti vớt 140 người nhập cư, nhưng ông Salvini không cho phép cập cảng.
Thông tín viên Anne Le Nir tại Roma cho biết thêm về dư luận báo chí Ý :
Vụ Gregoretti đã làm tốn nhiều giấy mực. « Mở phiên tòa xử Salvini, Thượng Viện đã đồng ý với 152 phiếu thuận và 76 phiếu chống » – đó là tựa trang nhất của báo Il Corriere della Sera.
Tờ báo nhắc lại rằng cựu bộ trưởng nội vụ không hề hối tiếc về việc đã ngăn chận một tàu quân sự ngay trong lúc thời tiết vô cùng nóng bức, nhấn mạnh đến một trong những tuyên bố của ông Salvini : « Tôi đã tuyên thệ tôn trọng Hiến Pháp, trong đó ghi rằng bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của mọi công dân ».
Tờ La Republica cho biết phiên tòa không phải sẽ được tự động mở ra. Tất cả tùy thuộc vào quyết định của thẩm phán phụ trách điều tra sơ khởi, sẽ được đưa ra trước mùa hè.
Về phần tờ báo độc lập Il Fatto Quotidiano thì mỉa mai về « Sự tuẫn đạo của Salvini » – người muốn biến phiên tòa có thể diễn ra vì tội lạm  quyền và giữ người trái phép thành một « sô diễn truyền thông ». Tờ La Stampa cũng chế giễu lãnh tụ Liên Đoàn : « Nhân dân sẽ phán xử tôi và tôi sẽ nắm lại quyền lực ».
Cuối cùng, tờ Il Giornale, thiên hữu, khẳng định nữ luật sư Giulia Bongiorno, dân biểu đảng Liên Đoàn « hoàn toàn có đủ những yếu tố để bảo vệ Matteo Salvini ». Luật sư này từng nổi tiếng qua vụ giúp cựu thủ tướng Giulio Andreotti, bị cáo buộc dính líu với mafia, được trắng án.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200213-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%B1c-h%E1%BB%AFu-%C3%BD-s%E1%BA%BD-ra-t%C3%B2a

Quân đội Syria tấn công  Idleb, Nga – Thổ khẩu chiến

Minh Anh
Ngày 12/02/2020, Ankara và Matxcơva đã đấu khẩu gay gắt sau các đợt tấn công của quân đội Syria, dưới sự yểm trợ của không quân Nga, vào tỉnh Idleb, ổ kháng cự cuối cùng của lực lượng chống chế độ Damas.
Trong nhiều ngày qua, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đụng độ nhau dữ dội tại tỉnh Idleb, đông bắc Syria, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là căn cứ cuối cùng của phe nổi dậy và quân thánh chiến chống chế độ Damas nhưng được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
Hơn 700.000 người dân vùng Idleb phải chạy lánh nạn và 14 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong các đợt pháo kích của quân đội Syria trong vòng một tuần qua.
Bất chấp mối quan hệ ngoại giao tương đối « hữu hảo » trong những năm gần đây giữa Matxcơva và Ankara, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/02/2020 không giữ được bình tĩnh, đe dọa « tấn công chế độ Damas khắp nơi » tại Syria « cả trên không lẫn trên bộ, nếu thấy cần thiết » trong trường hợp các vụ tấn công vào lực lượng Thổ ở Idleb tiếp diễn.
Tổng thống Erdogan còn cáo buộc Nga bắt tay với chế độ Damas « thảm sát » thường dân ở Idleb, cũng như tố cáo Nga « không tôn trọng các cam kết ». bộ Ngoại Giao Nga thông qua lời phát ngôn viên Maria Zakharova, ngay sau đó đã bác bỏ những cáo buộc đó, đồng thời cho rằng cả Matxcơva và Ankara đã có những « diễn giải khác biệt » về tình hình Idleb.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov thì tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ không làm gì để « vô hiệu hóa quân khủng bố ở Idleb », dẫn đến tình trạng mà ông cho là « không thể chấp nhận được ». Bộ Quốc Phòng Nga quy trách nhiệm cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc « khủng hoảng ở Idleb », tố cáo Ankara đã « không thực hiện cam kết tách rời lực lượng ôn hòa chống chế độ với các nhóm khủng bố ».
Damas và Matxcơva khẳng định chiến đấu chống « khủng bố » ở Idleb, ngược lại nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga và Syria « chủ yếu nhắm vào thường dân » nhằm mục đích đẩy người dân đi đến vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara sợ các cuộc tấn công của Damas sẽ gây ra một làn sóng tỵ nạn mới, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 3,7 triệu người Syria.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200213-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-syria-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-idleb-nga-th%E1%BB%95-kh%E1%BA%A9u-chi%E1%BA%BFn

Virus corona :

Nếu xảy ra dịch, châu Phi sẽ khó chống đỡ

Minh Anh
Từ Trung Quốc, sang Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan rồi đến cả Pháp, Anh, Đức hay Mỹ…, danh sách các nước có công dân bị nhiễm virus corona mới, giờ có tên gọi chính thức là Covid-19, mỗi ngày thêm dài. Nhưng tại châu Phi, tính đến ngày 12/02/2020, chưa có một ca nhiễm nào được phát hiện.
Trong khi đó, tại những nơi khác, nơi nào có người Trung Quốc đi qua, hay có người từ Trung Quốc về ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tại sao châu Phi cho đến giờ này vẫn tránh được dịch bệnh ? Đó là do may mắn ? Đối với ông John Nkengasong, Trung Tâm Phòng Chống Các Dịch Bệnh (CDC), không có gì là chắc chắn cả : « Có nhiều khả năng đã có một số ca tại châu Phi, nhưng vẫn chưa được phát hiện ».
Do vậy, nỗi lo lắng dịch bệnh bùng nổ tại châu Phi mỗi ngày một lớn, bởi một lẽ đơn giản, có ít nhất là 13 nước châu Phi (Nam Phi, Algéri, Angola, Côte d’Ivoire, Ethiopia, Ghana, Kenya, quần đảo Maurice, Nigeria, Ouganda, Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Tanzania và Zambia) duy trì các mối liên hệ rất chặt chẽ với Trung Quốc.
Cường quốc kinh tế châu Á này là đối tác thương mại hàng đầu của châu lục đen, như nhận xét tóm tắt của giáo sư Jean-Pierre Cabestan, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc học, hiện đang giảng dậy tại trường đại học Baptist Hồng Kông, khi trao đổi qua điện thoại với ban Tiếng Việt RFI :
« Trung Quốc hiện diện đông đảo ở châu Phi, điều đó không có gì là mới cả. Sự có mặt của người Trung Quốc đã được tăng cường kể từ những năm 2000. Ngày nay, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu tại châu Phi, cho dù Liên Hiệp Châu Âu gồm 27 nước có nhiều trao đổi thương mại hơn với châu Phi. Nhưng Trung Quốc rất tích cực trên bình diện thương mại và trong các dự án cơ sở hạ tầng mà nước này thực hiện, thông qua các khoản tín dụng do Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc cung cấp.
Với tư cách là nhà đầu tư, Trung Quốc không bằng châu Âu và Mỹ, nhưng Trung Quốc rất tích cực trên bình diện chính trị và ngoại giao. Ít có quốc gia châu Phi nào phản đối Trung Quốc, nhất là tại các tổ chức quốc tế.
Ngược lại, các quốc gia châu Phi này lại là một nhóm ủng hộ viên mà Trung Quốc có thể trông cậy rất nhiều ở Liên Hiệp Quốc, và trong các tổ chức quốc tế khác. Tiến triển mới nhất gần đây chính là việc
Bắc Kinh mở một căn cứ hải quân cho Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc tại Djibouti cách nay khoảng hơn hai năm.
Điều đó chứng tỏ là Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến an ninh châu Phi. Họ muốn bảo vệ một cách tích cực các lợi ích, an ninh của mình, nghĩa là các dự án đầu tư, các doanh nghiệp của Trung Quốc và cả công dân Trung Quốc đang sinh sống tại châu Phi. »
Không hồi hương kiều dân : Vì tình bạn hay sợ Trung Quốc ?
Theo các số liệu chính thức công bố năm 2018, có khoảng 81.562 sinh viên châu Phi đang theo học tại Trung Quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành tại Trung Quốc, các nước châu Phi lại có hai luồng phản ứng trái ngược: Một số tạm ngưng các chuyến bay nối với Trung Quốc, cấm nhập cảnh du khách Trung Quốc, và tổ chức hồi hương các kiều dân của mình. Số khác thì vẫn tiếp tục các hoạt động hàng không với Trung Quốc, không tổ chức hồi hương bất chấp nỗi lo lắng, sợ hãi của gia đình các kiều dân, thậm chí còn tỏ tình liên đới hay sự tin tưởng vào chính quyền Bắc Kinh, vào lúc ngày càng có nhiều lời chỉ trích nhắm vào giới lãnh đạo Trung Quốc trong cách xử lý khủng hoảng dịch tễ này.
Liệu có nên xem đấy như là một áp lực của Trung Quốc đối với những nước châu Phi đó ? Hay phải chăng đó là một dấu hiệu về tình hữu nghị thật sự giữa Trung Quốc với các những nước châu Phi này ? Giáo sư Jean-Pierre Cabestan giải thích :
« Tôi không nghĩ đây là vấn đề tình hữu nghị. Đây có lẽ là vấn đề khả năng chăm lo cho kiều dân của nhiều nước châu Phi hiện đang học tập và làm việc tại Trung Quốc, nhất là khả năng cách ly, hay phát hiện loại virus viêm phổi mới mà người ta gọi là virus corona.
Vấn đề của các nước châu Phi chính là họ không đủ khả năng y tế như tại nhiều nước phát triển. Chính vì thế mà các nước châu Phi có sinh viên, kiều dân đang sinh sống ở Trung Quốc muốn những người này ở lại đó, bởi vì họ sẽ được phát hiện bệnh và đương nhiên được cách ly tốt hơn nếu để họ trở về châu Phi.
Do người dân châu Phi không có văn hóa cách ly, mà cũng không quen đeo khẩu trang một khi bị lây nhiễm, tôi nghĩ là đối với các kiều dân châu Phi, ở lại Trung Quốc an toàn hơn là trở về nước, vì như vậy có nhiều rủi ro dịch bệnh lan truyền tại những khu vực thiếu thốn hay không có các cơ sở an toàn dịch tễ. »
Trung Quốc ho, thế giới chảy nước mũi, châu Phi cũng cảm gió ?
Trong bối cảnh dịch bệnh không ngừng lan rộng, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc đều bị ngưng trệ, để dồn lực cho cuộc chiến chống virus corona. Chỉ có điều « Trung Quốc ho, cả thế giới cũng chảy nước mũi ». Giới chuyên gia lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái. Một viễn cảnh không mấy gì sáng sủa cho nhiều nước trên thế giới, kể cả phương Tây, đang phải đối mặt với nhiều làn sóng bất bình của người dân trong nước.
Tránh được dịch bệnh, liệu rằng châu Phi có tránh được những hậu quả kinh tế do virus corona mới để lại hay không ? Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Cabestan nhận định :
« Còn quá sớm để đưa ra nhận định. Ethiopia Airlines, hãng hàng không quan trọng nhất của châu Phi, vốn có nhiều chuyến bay đi và đến từ châu Á, vẫn duy trì các chuyến bay nối Trung Quốc và Ethiopie cho đến khi nào có thông báo mới. Rất nhiều người Trung Quốc đi châu Phi đều phải quá cảnh ở Addis-Abebas.
Thế nhưng, quyết định này của Ethiopia đã bị nhiều nước tại châu lục chỉ trích, nhất là từ Kenya, dường như đã cho tạm ngưng các chuyến bay nối với Trung Quốc. Tóm lại, ở châu Phi mỗi nước phản ứng theo một cách. Tôi cho rằng Ethiopia đã có những tính toán : duy trì các chuyến bay vẫn có lợi hơn, dù rằng họ không thể tiến hành kiểm tra sức khỏe, bất kể là ở Trung Quốc hay là tại nơi đến Addis.
Về hậu quả kinh tế, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận. Nhưng hệ quả đầu tiên chính là giá bán nguyên liệu bị sụt giảm, bất kể là dầu hỏa, đồng, hay các loại khoáng sản khác. Đây là những tác động tiêu cực cho các nước châu Phi nào có xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc ».
Vẫn theo nhà nghiên cứu Trung Quốc học, bất chấp dịch bệnh, các hoạt động trao đổi mậu dịch giữa châu Phi và Trung Quốc vẫn được tiếp tục. Trước mắt, cuộc sống thường nhật của người dân châu Phi vẫn diễn ra bình thường, không lo sợ bị khan hiếm hàng hóa.
Năng lực phòng chống của châu Phi đến đâu ?
Tuy nhiên, dịch bệnh chưa được phát hiện cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc châu lục đen này được « miễn dịch ». Ngay khi dịch virus corona được chính thức thông báo, nhiều nước châu Phi, rút kinh nghiệm từ bài học đau đớn dịch « Ebola », đã chuẩn bị những phương án phòng chống sớm. Trái với một số ý kiến lạc quan của nhiều chuyên gia, Jean-Pierre Cabestan không mấy lạc quan về khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng của châu Phi trong trường hợp dịch virus corona lan đến châu lục:
« Nước châu Phi duy nhất có thể đối phó với dịch bệnh một cách hiện đại và hiệu quả chính là Nam Phi. Những nước khác lại không được trang bị tốt. Ngoài ra, có một nước khác hiện đang huy động với sự hỗ trợ của Pháp, nhất là từ Viện Pasteur của Pháp, đó chính là Senegal. Tôi tin là quốc gia Tây Phi này đã được chuẩn bị tốt để đối phó với dịch bệnh. Dù vậy, cũng không nên trông đợi nhiều quá, tôi nghĩ là tình hình sẽ khó khăn hơn nếu dịch bệnh lan rộng ở châu Phi ».
Dịch bệnh virus corona lần này gợi nhắc lại trận dịch Ebola, bắt nguồn từ quốc gia Tây Phi Guinéa vào tháng 12/2013, rồi lan nhanh ra nhiều nước khác làm cho gần 20.000 người chết (theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới) trong tổng số 28.000 ca lây nhiễm. Thế giới cũng phải mất hơn 18 tháng để chiến đấu chống lại virus Ebola. Cuộc chiến này đã để lại một chấn thương tâm thần sâu đậm trong tâm trí người dân châu Phi.
« Phòng bệnh hơn chữa bệnh ». Trong nỗ lực đó, một mô phỏng khoa học đã được thực hiện nhằm đưa ra những dự báo về những ổ dịch mới đề phòng virus corona mới du nhập vào châu lục do những mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Kết quả dự báo cho thấy Ai Cập, Algeri và Nam Phi là những nước dễ bị phơi nhiễm nhất của châu lục.
RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, giáo sư trường đại học Baptist Hồng Kông, đã tham gia vào tạp chí hôm nay.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200213-virus-corona-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-ch%C3%A2u-phi-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%A1

Một số phân tích về 5 mục tiêu chiến lược của Nhật

ở Biển Đông hiện nay từ góc nhìn của các chuyên gia

Hiện nay, Nhật Bản nhìn chungđã thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông. Mặc dù Nhật Bản là quốc gia không liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông, tuy nhiên theo giới chuyên gia, Biển Đông có vai trò quan trọng đối với 5 mục tiêu chiến lược của Nhật Bản hiện nay.
1. Mục tiêu chiến lược đầu tiên của Nhật Bản là thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, trong đó Nhật Bản đã tích cực kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ các nước ASEAN đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, thúc đẩy ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Trong những chuyến thăm đến các nước ASEAN vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều đưa vấn đề tự do hàng hải, hàng không cũng như tình hình an ninh Biển Đông ra thảo luận. Có thể thấy chủ đề về Biển Đông luôn giữ vị trí cao trong quan hệ của Nhật Bản với một số nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Indonesia,Malaysia. Ngoài các nước ASEAN, trong quan hệ với các nước có chung lợi ích trên Biển Đông như Mỹ, Úc, Ấn Độ, Anh, Pháp… Nhật Bản tích cực tìm sự đồng thuận thông qua các công cụ như tự do, dân chủ, pháp chế. Ngoài quan hệ song phương, Nhật Bản cố gắng thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, gần như trong mọi diễn đang quốc tế. Trong hội nghị G7, G20, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), hội nghị giữa Nhật Bản và các nước châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản nêu vấn đề bảo vệ luật quốc tế, bảo vệ tự do hàng hải, hàng không để đưa tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông vào chương trình nghị sự của hội nghị. Đồng thời, Nhật Bản cũng lên tiếng yêu cầu các nước liên quan xác định rõ quyền lợi biển của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc nhanh chóng xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), phê phán hoạt động bồi lấp và xây dựng hạ tầng của Trung Quốc tại một số đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Mục tiêu chiến lược thứ hai của Nhật Bản ở Biển Đông là hỗ trợ các nước ASEAN bảo vệ quyền lợi, nâng cao năng lực phòng thủ trên biển. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản tích cực hỗ trợ trang bị cho các nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines nhằm tăng cường khả năng cảnh báo trên biển và củng cố lực lượng tiền duyên của các nước này để đối phó với Trung Quốc. Nhằm nâng cao khả năng phòng thủ biển của các nước ASEAN, Nhật Bản đã kết hợp các khoản hỗ trợ như viện trợ phát triển chính thức (ODA), đào tạo nâng cao khả năng do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) tổ chức, hợp tác về trang bị phòng thủ, để trợ giúp các nước này. Mặt khác, Nhật Bản cũng thông
qua các hình thức huấn luyện, diễn tập quân sự chung với các nước ASEAN để nâng cao khả năng quân sự của các nước này và giúp cho quân đội Nhật Bản thông thạo tình hình thực tế trong khu vực Biển Đông, nhằm thử nghiệm cho việc tuần tra, giám sát của Nhật Bản tại khu vực biển này.
3. Mục tiêu chiến lược thứ ba của Nhật Bản ở Biển Đông là củng cố mối quan hệ đồng minh với Mỹ: Nhật Bản coi quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ là khuôn khổ cơ chế hợp pháp cho việc can dự vào Biển Đông. Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia của Nhật Bản chỉ rõ là những nước có mạng lưới thương mại toàn cầu phụ thuộc vào đường biển, Mỹ và Nhật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Do đó, đảm bảo an ninh tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông là vấn đề có tính nguyên tắc, không để bất cứ một thế lực nào tuyên bố vùng nhận diện phòng không và đe dọa đến tự do hàng hải quốc tế. Sự phối hợp và hợp tác Tokyo và Washington trong vấn đề Biển Đông còn biểu hiện ở việc hai nước phối hợp giúp đỡ các nước hữu quan xây dựng năng lực phòng thủ.
4. Mục tiêu chiến lược thứ tư của Nhật Bản là giành thế chủ động trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện: Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một liên minh chiến lược biển để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái hang trống, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lực, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới.
5. Mục tiêu cuối cùng, song cũng rất quan trọng của Nhật Bản ở Biển Đông đó là nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Tokyo trong khu vực Đông Nam Á. Một mục tiêu quan trọng của Nhật Bản khi can dự vào vấn đề Biển Đông chính là tăng cường sự ảnh hưởng của nước này tại khu vực Biển Đông, tích cực can dự đối với cục diện an ninh khu vực, xây dựng hình ảnh nước lớn ở khu vực. Những năm qua, cùng với đột phá trong việc sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là sau khi nới lỏng nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã tích cực bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á nhằm một mặt, nâng cao thực lực quân sự của các nước này, đối phó với Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy; đồng thời, không ngừng củng cố, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực này.
Nhìn chung, để thực hiện được 5 mục tiêu chiến lược trên, Nhật Bản cơ bản giữ quan điểm và chính sách tích cực, như không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và vùng biển; chủ trương các tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp; đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Biển Đông được tự do và mở, các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, thương mại biển không bị cản trở ảnh hưởng đến thịnh vượng của Nhật Bản và giúp nâng cao năng lực cho các nước là các bên tranh chấp ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/32963-mot-so-phan-tich-ve-5-muc-tieu-chien-luoc-cua-nhat-o-bien-dong-hien-nay-tu-goc-nhin-cua-cac-chuyen-gia.html

Thêm 44 người nhiễm COVID-19 trên du thuyền

Diamond Princess, nâng tổng số lên 218 ca

Hải Lam
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato hôm 13/2 cho biết, có thêm 44 trường hợp dương tính với COVID-19 (virus corona chủng mới) trên du thuyền Diamond Princess, nâng tổng số ca nhiễm lên 218 người.
44 ca nhiễm này được phát hiện từ 221 xét nghiệm mới trên du thuyền, trong đó 43 trường hợp là khách du lịch, còn 1 người thuộc thủy thủ đoàn.
Ông Kato nói thêm các nhà chức trách hiện muốn đưa người già ra khỏi tàu nếu họ âm tính với virus, và sắp xếp nơi ở cho họ theo chỉ định từ chính phủ. “Chúng tôi muốn bắt đầu hoạt động từ ngày mai hoặc sau đó”, Bộ trưởng Kato nói.
Đến nay, 713 người trên du thuyền đã được xét nghiệm. Hiện tại, Nhật Bản chỉ có thể xét nghiệm tối đa 300 ca một ngày do năng lực có hạn. Ngoài các trường hợp dương tính với COVID-19 được phát hiện trên tàu, Nhật Bản đã xác nhận 28 trường hợp khác nhiễm bệnh, trong đó có những người bay từ Vũ Hán về nước.
Du thuyền Diamond Princess chở hơn 3.700 người khởi hành từ Hồng Kông vào ngày 25/1. Du thuyền đến cảng Yokohama vào ngày 3/2 và được yêu cầu cách ly sau khi một người đàn ông 80 tuổi trên thuyền dương tính với COVID-19. Thuyền dự kiến bị cách ly tới ngày 19/2.
https://www.dkn.tv/the-gioi/them-44-nguoi-nhiem-covid-19-tren-du-thuyen-diamond-princess-nang-tong-so-len-218-ca.html

Virus corona làm dân Hồng Kông hết dám ăn lẩu

Thụy My
Lẩu, món ăn mà người Hồng Kông rất mê, đã mất đi sức hấp dẫn do con virus corona mới (Covid-19), từ sau vụ mười người trong cùng một gia đình bị nhiễm bệnh vì ăn chung một nồi lẩu.
Đây là món ăn không thể thiếu đối với mọi người Hoa, đặc biệt là trong tiết trời lạnh lẽo mùa đông. Và người Hồng Kông thường thích tụ họp xung quanh nồi lẩu sôi sùng sục để giữa bàn, thực khách lần lượt gắp thịt, rau, hải sản nhúng vào nước lèo nóng hổi.
Nhưng sự yêu thích món « hotpot » – tên thường gọi ở Hồng Kông – đã nguội lạnh, khi biết tin cả một gia đình mười người bị lây virus corona khi cùng thưởng thức món lẩu với một người thân bị nhiễm bệnh từ Hoa lục.
Ca thứ mười trong cùng gia đình được công nhận vào đầu tuần, thế là trên thị trường chứng khoán cổ phiếu của các chuỗi nhà hàng chuyên bán lẩu liền xuống dốc. Hạp Bộ Hạp Bộ (Xiabu Xiabu) sụt mất 7,1%, Hải Đề Lao (Haidilao) mất 4,8%, còn Di Hải (Yihai International) chuyên cung ứng nguyên vật liệu cho các nhà hàng bán lẩu sụt giá 2,7%.
Theo AFP, các chuỗi nhà hàng Hồng Kông Fairwood, Cafe de Coral, Yoshinoya và Maxim’s loan báo tạm thời ngưng phục vụ món lẩu trong thực đơn.
Công ty Maxim’s còn cho biết hai trong số người bị lây nhiễm vì ăn chung món lẩu là nhân viên làm việc tại hai nhà hàng của công ty này. Cả hai cơ sở đều bị đóng cửa để khử trùng.
Hải Đề Lao, chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc thì đã đóng toàn bộ các cửa hàng ở Hoa lục, nơi con virus đã lây nhiễm cho hơn 44.000 người và trên 1.100 người tử vong. Các nhà hàng ở Hồng Kông thì vẫn mở cửa, nhưng kiểm tra thân nhiệt thực khách.
« Làm sao biết người ngồi cạnh mình thế nào ? »
Ông Sam Wong, 39 tuổi, chủ của 66 Hotpot, quán lẩu mang tính gia đình than phiền sau khi tin tức về vụ nhiễm virus được loan báo, đã có khoảng 20 nhóm khách đã đặt bàn quyết định hủy. Ông cho rằng : « Không nên chỉ nhắm vào món lẩu, vì người Hoa có thói quen ăn chung một món ». Ông cũng kiểm tra nhiệt độ tất cả những người khách bước vào quán, trải những tấm thảm có tẩm chất khử trùng và thay những đôi đũa thường dùng bằng đũa xài một lần rồi bỏ.
Emily Mok, nữ tiếp viên hàng không đến 66 Hotpot rất sớm trước những người khách khác, để mua lẩu mang về nhà. Cô nói : « Tôi và anh bạn không muốn ăn tại quán vì chẳng thể nào biết được người ngồi gần mình ra sao ».
Trước khi dịch virus corona xảy ra, các nhà hàng ở Hồng Kông cũng đã chịu thiệt hại nặng nề, do các cuộc biểu tình đòi dân chủ thường xuyên diễn ra trên các đường phố của cựu thuộc địa Anh. Trong quý cuối của năm 2019, giai đoạn bạo lực nhất của phong trào, lãnh vực nhà hàng đã bị giảm 14% doanh số so với cùng kỳ 2018, theo số liệu chính thức.
Quán 66 Hotpot trụ được vì ông Wong là người ủng hộ phong trào dân chủ. Những người biểu tình truyền miệng với nhau, kêu gọi tẩy chay những cửa hàng của « địch », nghĩa là thân Bắc Kinh, và ủng hộ các cơ sở của « ta ». Phong trào được hưởng ứng cho đến nỗi hầu như ngày nào khách cũng xếp hàng dài bên ngoài quán.
« Giờ đây, chẳng còn mấy ai để mà xếp hàng » - ông chủ quán thở dài.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200212-virus-corona-l%C3%A0m-d%C3%A2n-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-h%E1%BA%BFt-d%C3%A1m-%C4%83n-l%E1%BA%A9u

Bóng bể tại Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa
Hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc vẫn được Hà Nội coi là mẫu mực  cho tới khi trái bóng của Bắc Kinh bị bể trong năm 2020 này với dịch bệnh xuất phát từ Vũ Hán. Diễn đàn Kinh tế tuần này phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về các nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc. Chương trình chuyên đề sẽ do Nguyên Lam thực hiện sau đây:
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong năm qua, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn khoảng 6%, nhưng dịch bệnh siêu vi xuất phát từ Vũ Hán lại có thể đánh sụt đà tăng trưởng này chừng hai điểm bách phân nữa. Như vậy, Nguyên Lam xin hỏi mô thức kinh tế thị trường với màu sắc Trung Hoa có còn giá trị gì cho Việt Nam không?
Mô thức kinh tế Trung Quốc và Việt Nam
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đầu tiên, nói về tốc độ tăng trưởng, ta phải xét từ gốc là tăng từ đâu đến đâu? Từ một xứ hoang vu chỉ có một nhà máy mà xây thêm nhà máy thứ hai thì coi như đã đạt mức tăng trưởng 100%, nhưng so với các lân bang đã có cả trăm nhà máy, thì có xây thêm 20 cũng chỉ là tăng trưởng 20% mà thực tế là họ hơn ta gấp hai chục lần. Nếu so sánh, một vài xứ châu Phi nghèo nhất như Chad cũng đạt tốc độ tăng trưởng là gần 60% hay Liberia là hơn 20%. Một xứ bị chiến tranh như Iraq cũng có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 20% và bị nội loạn như Georgia cũng có tốc độ gần 10%.
- Tăng trưởng vì vậy chưa là phát triển, và kinh tế Trung Quốc thực ra cũng có nhiều nhược điểm có thể dẫn tới biến động nguy hiểm trong năm nay mà Việt Nam nên để ý. Năm 2020 sẽ là một thử nghiệm gay gắt cho mô thức kinh tế thị trường trong vòng đai xã hội chủ nghĩa.
Năm nay còn có thể thấy sự phá sản của mô thức kinh tế thị trường nửa vời và Trung Quốc mà có loạn thì kinh tế Việt Nam tất bị ảnh hưởng nặng, lãnh đạo Việt Nam sẽ mất luôn chỗ tựa ở Bắc Kinh.
-Nguyễn Xuân Nghĩa 

Nguyên Lam: Chúng ta sẽ khởi sự từ đầu, và xin ông trình bày lý do của sự hoài nghi này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta cứ so sánh Trung Hoa với một con rồng và cho rằng con rồng Trung Quốc đã thức giấc với thành quả kinh tế cho phép xứ này có khả năng quân sự và ngoại giao chưa từng thấy. Nếu nhìn từ thời cách mạng điên rồ của Mao Trạch Đông thì điều đó không sai, nhưng nhìn rộng hơn thì Trung Quốc đang có vấn đề, con rồng đó có cái đầu như bã đậu và lãnh đạo xứ này ý thức được điều đó hơn lãnh đạo Việt Nam.
- Trước khi có dịch bệnh siêu vi, lãnh đao xứ này đã muốn cải cách và tu sửa hiến pháp để ra khỏi ràng buộc chính trị của xã hội chủ nghĩa, nhưng các động lực kinh tế đã bung ra và có thể đưa xứ này vào những sóng gió mới. Động lực kinh tế khiến lãnh đạo hết là trung tâm độc quyền như xưa nhưng nạn tham nhũng đi cùng chế độ độc đảng cũng khiến lãnh đạo bị coi thường, khác hẳn cái thời mà cả nước như lên đồng dưới khẩu hiệu cách mạng của đảng. Năm nay còn có thể thấy sự phá sản của mô thức kinh tế thị trường nửa vời và Trung Quốc mà có loạn thì kinh tế Việt Nam tất bị ảnh hưởng nặng, lãnh đạo Việt Nam sẽ mất luôn chỗ tựa ở Bắc Kinh.
Nguyên Lam: Vì sao ông không có vẻ lạc quan gì với thành quả kinh tế của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì lãnh đạo xứ này là Tổng bí thư Tập Cận Bình đã xây một kiến trúc nguy nga đồ xộ trên nền móng mong manh, loại thành quả mà cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ ngày xưa gọi là “đậu phụ”, là mềm và dễ nát. Khi kiến trúc đó sụp đổ, chẳng những người dân và giới đầu tư bị thiệt hại mà các lân bang trong đó có Việt Nam cũng bị họa lây. Lý do có thể được liệt kê rất nhiều. Xứ này trở thành trung tâm tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, một nước nhập khẩu dầu thô nhiều hơn Hoa Kỳ, dù có trữ lượng thứ năm của địa cầu mà không có khả năng giải quyết nhu cầu đó trong khi lại gây ô nhiễm cho môi sinh. Năm xưa, khi Việt Nam bị dịch cúm gà và cần tiêu hủy hàng vạn gia cầm, người ta dùng vỏ lốp xe để đốt, mọi người tất nhiên để ý đến trình độ tổ chức quá tệ của xã hội ta. Tại Trung Quốc, loại vấn đề như vậy phải nhân gấp trăm.
- Sau vấn đề tổ chức, hãy nhìn vào mặt trái của tốc độ tăng trưởng Trung Quốc đang bị khủng hoảng về nhân dụng, với nạn thất nghiệp toàn thời và bán thời đã cao bằng dân số lao động của cả nước Mỹ, là hơn hai trăm triệu người. Mỗi tháng, xứ này phải tạo thêm một triệu việc làm mới nếu không thì loạn.
- Vì nạn thất nghiệp trá hình, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước bị khựng, mà cũng đủ gây xáo trộn xã hội và rủi ro chính trị cho lãnh đạo. Sau loại tắc nghẽn về năng lượng và khủng hoảng về nhân dụng, Trung Quốc còn gặp nguy cơ cận kề là khủng hoảng tài chính, như trường hợp Việt Nam.
Việt Nam tương tự Trung Quốc
Nguyên Lam: Vâng, ông có nhiều lần trình bày về hồ sơ tài chính ngân hàng này, xin ông giải thích thêm…
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì định hướng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa, lãnh đạo Bắc Kinh muốn được lợi nhờ tự do kinh tế mà đảng vẫn nắm giữ quyền lực. Họ dùng hệ thống ngân hàng như trung tâm thu vét tài sản quốc dân và dồn cho khu vực quốc doanh với hậu quả là hệ thống ngân hàng ngập trong biển nợ làm nhiều doanh nghiệp đã phá sản. Với dịch bệnh lan rộng từ Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc qua các tỉnh và thành phố trên toàn quốc thì số tiền trả nợ đậy sẽ tăng gấp bội mà vẫn chưa thấm vào đâu. Dĩ nhiên, giới đầu tư nước ngoài đang tháo chạy chả dại gì mà bù tiền vào khoản thâm hụt đó như thổi gió vào nhà trống. Việt Nam hiểu chuyện này, vì cũng có vấn đề tương tự. Nhưng, tình hình Hoa Lục còn nguy khốn hơn vì một hiện tượng khác là tẩu tán tư bản.
Nguyên Lam: Ông đang nói về trường hợp của Trung Quốc hay Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa rằng cả hai! Truyền thông quốc tế cứ nói đến các khoản đầu tư nước ngoài được trút vào Hoa Lục mà không để ý đến loại đầu tư từ Hoa Lục chuyển qua xứ khác. Ngoài hoạt động tẩu tán tài sản của đảng viên cán bộ muốn tự chuẩn bị một tương lai khá giả sau khi mất quyền, ta còn hoạt động tài chính của các ngân hàng và doanh nghiệp Hoa Lục vì họ thấy đem tiền đầu tư vào xứ khác lại có lợi và an toàn hơn. Nếu họ vững tin vào tương lai kinh tế xứ này theo mô thức xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc thì đã chẳng có nạn tẩu tán như vậy, và đây là một nghịch lý ít ai nói tới. Việt Nam nên nhìn vào hiện tượng đó.
Nguyên Lam: Chưa kể tới một nghịch lý nữa là Trung Quốc dồn sức xuất khẩu để thu ngoại tệ và lại chuyển ngoại tệ đó ra ngoài?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong nền kinh tế tự do đích thực, người ta đầu tư vào nơi có lợi nhất, việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra ngoài để thu thập kiến thức, công nghệ hay mở rộng thị trường là điều có lợi cho xứ sở. Nhưng, hãy nhớ đến yêu cầu đầu tư rất lớn trong nội địa để tạo ra hàng triệu việc làm mỗi tháng. Dường như lãnh đạo xứ này chưa học được kinh nghiệm của Nhật Bản ba chục năm trước, là thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu tối đa bất kể lời lỗ, chỉ cần gia tăng thị phần của mình là đủ, sau đó lại nhắm mắt đầu tư ra nước ngoài, thấy gì cũng mua, tưởng rằng đó là bành trướng thế lực và ảnh hưởng. Cũng vậy, Trung Quốc đã thổi lên một trái bóng đầu tư với nhiều dự án có giá trị kinh tế thấp, điển hình là ở Thượng Hải hay Thâm Quyến, chưa nói tới bế tắc tại Hồng Công.
Chính quyền Việt Nam không có khả năng tác động và yểm trợ cho sinh hoạt xã hội và kinh tế quốc dân như tại các nước dân chủ, mà chỉ có một chính quyền độc tài nhưng bất lực trước các vấn đề sinh tử của đất nước. Lầm lẫn ách độc tài với thực lực của nhà nước là sự lạc hậu sau khi cầm quyền gần nửa thế kỷ. Việt Nam cần cải cách nữa, khi những gì bùng nổ tại Trung Quốc là một cơ hội đổi mới.
-Nguyễn Xuân Nghĩa 

- Lãnh đạo chậm tiến ưa khánh thành các công trình nguy nga để tiếng cho đời mà ít khi nghĩ đến dự án nhỏ bé mà thiết thực cho dân đen. Cho đến khi tất cả sụp đổ, như các nước Đông Á đã gặp năm 1997, thì lại đổ lỗi cho tư bản và đầu cơ….
Nguyên Lam: Vì những vấn đề ấy mà ông đã tiên đoán có lúc trái bóng Trung Quốc sẽ vỡ và nay đang vỡ trước mắt chúng ta?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có mọi chất liệu cần thiết cho một vụ bể bóng đầu tư. Kinh tế Trung Quốc phải hãm đà tăng trưởng để tránh nguy cơ lạm phát khi thị trường hết hồ hởi với ảo giác phồn thịnh và triển vọng đầu cơ. Lãnh đạo xứ này đã hoàn tất các chương trình cải cách dễ làm nhất, nay là lúc lần tới những khâu phức tạp và rủi ro hơn thì lại bị tai họa dịch bệnh. Nền móng kinh tế quá mong manh cho nên nạn suy trầm nhỏ cũng thành suy thoái lớn và lập tức chuyển ra động loạn xã hội.
Bài học nào cho Việt Nam?
Nguyên Lam: Và câu kết luận của ông vẫn trở lại Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa vâng. Chúng ta không để ý là dễ đến vài thế kỷ, lần đầu tiên Việt Nam mới có một hệ thống lãnh đạo tồn tại mấy chục năm để học bài trong một đất nước hết còn chiến tranh. Suốt thời gian đó, lãnh đạo xứ này học được gì và làm được gì cho sự tiến hóa của xã hội và quốc gia? Suốt thời gian đó, lối cải cách nửa vời chỉ cải tiến mức sống cho thiểu số đảng viên chứ đất nước vẫn chậm tiến lạc hậu nếu so với xứ khác, và hố sâu giàu nghèo vẫn đào sâu. Việt Nam có nhiều vấn đề tương tự như Trung Quốc, với tiềm lực thấp hơn. Một vụ khủng hoảng tại Trung Quốc có thể là lời cảnh báo, đôi khi quá trễ.
- Việt Nam không có một chính quyền mạnh, tức là có khả năng tác động và yểm trợ cho sinh hoạt xã hội và kinh tế quốc dân như tại các nước dân chủ, mà chỉ có một chính quyền độc tài nhưng bất lực trước các vấn đề sinh tử của đất nước. Lầm lẫn ách độc tài với thực lực của nhà nước là sự lạc hậu sau khi cầm quyền gần nửa thế kỷ. Việt Nam cần cải cách nữa, khi những gì bùng nổ tại Trung Quốc là một cơ hội đổi mới.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích của tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/chinese-bubble-02122020120433.html

Nhu cầu khí hóa lỏng của TQ sụt giảm mạnh

 do dịch cúm đường hô hấp cấp gây ra bởi vi rút Corona

Theo Công ty tư vấn Rystad Energy, nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đã giảm khoảng 10% so với cùng kỳ trong tháng 1/2019, kéo theo sự gián đoạn liên tục do sự bùng phát của dịch cúm viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi vi rút Corona
Sau phong tỏa các thành phố và nhà máy, Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng bằng mọi cách để chấm dứt dịch bệnh càng nhanh càng tốt, song đã khiến tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​sẽ thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đây, chủ yếu là do lĩnh vực công nghiệp. Người tiêu dùng khí đốt lớn nhất ở Trung Quốc đang trải qua một cú hích nặng nề, theo đánh giá của Xi Nan, Phó Chủ tịch của Công ty Rystad. Tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi nhà nhập khẩu LNG hàng đầu của Trung Quốc, là Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố bất khả kháng trong nỗ lực giải phóng bản thân khỏi các nghĩa vụ hợp đồng để nhận LNG. Yêu cầu này đòi hỏi CNOOC phải chứng minh rằng việc giao hàng không khiến tình hình dịch bênh lây lan thêm. Tuy nhiên, ít nhất hai nhà cung cấp của CNOOC là Royal Dutch Shell và Total đã từ chối khẳng định bất khả kháng của CNOOC.
Những khách hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc cũng được cho là đang xem xét các khả năng hạn chế làm ăn với các công ty năng lượng của Trung Quốc. PetroChina đã trì hoãn việc xả hàng do thiếu LNG tiếp nhận nhân viên nhà ga, bằng chứng về sự gián đoạn lao động lan rộng do các biện pháp kiểm dịch của Trung Quốc gây ra. Ít nhất 5 tàu ​​vận chuyển LNG đã chuyển hướng từ các điểm đến của Trung Quốc hoặc phải chờ ra khơi để cập bến kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, theo hàng tin Bloomberg.
Do tác động của virus, Công ty Rystad hy vọng rằng nhu cầu LNG của Trung Quốc sẽ chỉ tăng khoảng 5 % hàng năm vào năm 2020, giảm mạnh so với dự báo trước đó cho thấy nhu cầu của Trung Quốc tăng từ 10 đến 13%. Rystad cũng dự báo ​​giá giao ngay LNG mùa hè toàn cầu sẽ duy trì trong khoảng 3,30 USD mỗi MMBtu, nhưng nếu nhu cầu châu Á giảm hơn nữa, giá có thể giảm xuống thấp tới 2,30 USD, chỉ cao hơn giá của Henry Hub.
Sau nhiều năm cố gắng phát triển ở những nơi có trữ lượng dầu khí lớn trên thế giới như Canada, châu Phi và nhiều nước khác, Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (Cnooc Ltd) đã phải chuyển hướng với “ưu tiên khai thác ngoài khơi Trung Quốc”. Theo báo cáo mới nhất, doanh thu của nhà khai thác dầu lửa lớn thứ 3 Trung Quốc này đã chạm đáy trong vòng hơn 10 năm qua. Trong bối cảnh giá dầu thấp, các dự án ở nước ngoài của Cnooc Ltd, một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc, tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và khó có thể phục hồi nhanh. Hầu hết các sản lượng khai thác tăng trong nước là do các hoạt động khai thác của Trung Quốc ở vịnh Bột Hải nằm ở vùng biển phía Đông Bắc của Trung Quốc và ở Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng các dự án trong nước của Trung Quốc có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho Cnooc Ltd, với chi phí khoảng 8 USD/thùng, trong khi hoạt động khai thác ở nước ngoài thường chi phi hết khoảng 13 USD/thùng. Vì vậy, với tình hình dịch bệnh đang phức
tạp như hiện nay, tăng trưởng kinh tế nói chung, trong đó có hoạt động khai thác, xuất nhập khẩu khí hóa lỏng của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
http://biendong.net/bien-dong/32962-nhu-cau-khi-hoa-long-cua-tq-sut-giam-manh-do-dich-cum-duong-ho-hap-cap-gay-ra-boi-vi-rut-corona.html

Trung Quốc tra tấn người dân rồi lấp liếm

đưa đến khu vực dành cho người nhiễm COVID-19

Hương Thảo
Ông Công Phong Cường ở Trung Quốc bị tra tấn đến mức mất ý thức, rồi bị đưa đến khu cách ly dành cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 để che giấu vụ việc.
Theo Minghui.org, ông Công Phong Cường (Gong Fengqiang), 48 tuổi ở huyện Yilan, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã bị bắt phi pháp vào ngày 27/12/2019. Ông là người tập Pháp Luân Đại Pháp.
Trong khi bị giam giữ, ông bị tra tấn đến bất tỉnh. Sau đó để che đậy vụ việc, ông đã bị đưa đến khu cách ly dành cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19. Hiện tại, không ai được vào thăm.
Trong hơn 20 năm qua, kể từ năm 1999 khi chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, ông Cường đã bị đuổi việc, bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai năm vào năm 2001 và nhận án tù 5 năm vào năm 2007. Ông bị suy sụp tinh thần và mất thính lực sau khi bị bức thực, bị đánh và không được dùng nhà vệ sinh trong trại giam.
Khi được tạm trả tự do vì sức khỏe quá yếu vào tháng 12/2008, ông bị mất trí nhớ và không thể nhận ra người thân. Ông không thể tự nói chuyện, ăn, hoặc tự chăm sóc bản thân. Ông thường xuyên bị ngất. Nước tiểu của ông có màu trắng đục, bị đau ngực liên tục và khó thở. Ông cũng bị đổ mồ hôi thường xuyên đến nỗi ướt đẫm giường và quần áo.
Sau khi sức khỏe phục hồi, ông Cường và gia đình liên tục bị cảnh sát quấy rối. Vào ngày 27/12/2019, ông Cường lại bị bắt giữ sau khi vợ ông mới qua đời được 20 ngày. Bà vợ bị ngã dẫn đến tử vong khi bà cố gắng trốn thoát khỏi sự bắt bớ của cảnh sát. Bà cũng là người tập Pháp Luân Đại Pháp.
Trước đó, Tổ chức nhân quyền Freedom House vào năm 2017 có báo cáo mô tả mức độ đàn áp những người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc là “rất tàn bạo”. Chiến dịch đàn áp đã được đưa ra vào ngày 20/7/1999 bởi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, do lòng đố kỵ khi số người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc ở thời điểm đó rất lớn, vào khoảng 100 triệu người.
Báo cáo cho biết cuộc đàn áp đã mang lại nhiều lợi ích cho một số quan chức Trung Quốc, thông qua lao động cưỡng bức, tống tiền gia đình (nếu họ muốn người thân được giảm án tù hoặc được trả tự do) và tiền bán nội tạng.
Nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã được nhiều hãng truyền thông đưa tin rộng rãi trong những năm qua, đặc biệt vào tháng 6/2019, khi một tòa án độc lập ở Anh Quốc đưa ra phán quyết khẳng định chính quyền Trung Quốc đang giết hại những công dân vô tội để lấy nội tạng cho ngành cấy ghép siêu lợi nhuận.
Chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc họ bảo trợ cho hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức, tuy nhiên không đưa ra được bằng chứng hay giải thích nào để bác bỏ các báo cáo điều tra quốc tế trong những năm qua về vấn nạn này.
Trong khi giới chức Bắc Kinh đang lấp liếm những điểm bất thường về ngành cấy ghép tạng, thì đất nước Trung Quốc đang trải qua một trận đại ôn dịch chưa từng có. Virus COVID-19 tính đến ngày 13/2 đã làm tử vong 1.365 người. (Cập nhật về tình hình corona: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona )
Số người chết thực tế có thể còn cao hơn vì nhiều nguồn tin cho rằng chính quyền Trung Quốc đang tìm cách che giấu mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tra-tan-nguoi-dan-roi-lap-liem-dua-den-khu-vuc-danh-cho-nguoi-nhiem-covid-19.html

Bí thư tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bị cách chức

Hải Lam
Trung Quốc cách chức người đứng đầu đảng ủy tỉnh Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương trong bối cảnh COVID-19 bùng phát tại tỉnh này khiến hơn 1.300 người thiệt mạng.
Rapper dẫn tin từ kênh Tân Hoa Xã hôm 13/2 cho biết, người thay thế vị trí của ông Tưởng là thị trưởng Thượng Hải, Ứng Dũng, 61 tuổi. Kênh thông tấn nhà nước Trung Quốc không nêu chi tiết về vụ việc này.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Ủy ban Y tế Hồ Bắc hôm nay thông báo áp dụng phương pháp thống kê mới về số ca nhiễm bệnh. Theo AFP, các ca được chẩn đoán lâm sàng nhiễm virus cũng được tính là số ca nhiễm mới, khiến số người mắc bệnh viêm phổi ở tỉnh này tăng lên gần 15.000 người chỉ trong một ngày, gấp khoảng 10 lần so với con số của ngày trước đó.
Ông Tưởng Siêu Lương bị cách chức chỉ vài ngày sau khi bí thư đảng ủy Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc Trương Tấn và Lưu Anh Tư, chủ tịch Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc bị sa thải trong bối cảnh giới chức của tỉnh ngày càng hứng nhiều chỉ trích về cách ứng phó dịch bệnh. Sự bất bình của người dân đối với các quan chức địa phương tăng cao sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Bác sĩ Lý là một trong những người đầu tiên cảnh báo công chúng về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nhưng lại bị chính quyền gây khó dễ vì điều này.
Video: Đơn vị y tế Khoa chăm sóc đặc biệt ở Vũ Hán gần như bị ‘xóa sổ’
https://www.dkn.tv/the-gioi/bi-thu-tinh-ho-bac-trung-quoc-bi-cach-chuc.html

Bắc Kinh kêu gọi ‘cuộc chiến nhân dân’

chống virus COVID-19

Triệu Hằng
Những biểu ngữ tuyên truyền, những công dân hoảng loạn đang ẩn náu trong nhà và tố giác lẫn nhau, nhà cầm quyền Trung Quốc đang sử dụng chiêu thuật cũ để chiến đấu với kẻ thù mới.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã viện đến lực lượng tuyên truyền của họ để tiến hành cái mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là “cuộc chiến nhân dân” chống lại chủng mới virus corona, đã giết chết hơn 1.300 người và lây nhiễm cho gần 60.000.
Ông Tập đã vinh danh “các đồng chí … trên tiền tuyến” trong khi truyền thông nhà nước loan báo tầm quan trọng của chủ nghĩa yêu nước trong chiến dịch giải quyết bùng phát dịch bệnh.
Bà Zhao Yiling đã không rời căn hộ của mình ở phía đông Bắc Kinh kể từ ngày 23/1.
“Ủy ban nói phải kiên nhẫn và không được ra ngoài, vì vậy tôi không đi ra ngoài. Tôi tuân theo yêu cầu đó”, bà nội trợ 57 tuổi cho biết.
Bà nói bà tuân theo chỉ chị của ủy ban khu phố nơi thi hành các mệnh lệnh của nhà cầm quyền. Nhưng bà thừa nhận trong bối cảnh chính phủ ra thông báo không ngớt, bà hiện “khiếp sợ” loại virus này. Bên ngoài nơi cư trú của bà, có treo một biểu ngữ trên đó có các ký tự lớn màu trắng trên nền đỏ kêu gọi kiểm soát dịch bệnh.
“Truy tìm, cảnh báo, cách ly và xử lý càng sớm càng tốt”, là nội dung trên biểu ngữ.
Khẩu hiệu tuyên truyền
Ở Trung Quốc, khẩu hiệu tuyên truyền không phải là điều xa lạ.
“Chúng ta hãy giương cao cờ đảng trước đại dịch”, nội dung của một khẩu hiệu được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội ở Chiết Giang, một tỉnh miền đông có số ca nhiễm virus cao thứ hai toàn Trung Quốc.
Tại Hồ Bắc, trung tâm của dịch bệnh, các thông báo của chính quyền đe dọa thẳng thừng.
“Ai không khai báo mình bị sốt là kẻ thù”, nội dung tấm biểu ngữ giăng trên một tòa nhà ở Yunmeng.
“Đến thăm nhau là giết lẫn nhau”; “Gặp nhau là tự sát”.
Hàng xóm cũng đang được khuyến khích tố giác lẫn nhau, đặc biệt là nếu họ nghi ngờ bất cứ ai đến từ tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của dịch bệnh.
Bà Zhao cho biết một chiếc xe đăng ký ở Hồ Bắc đã bị phát hiện trong khu phố bà ở, và “mọi người đang tìm kiếm chủ nhân chiếc xe”.
Một số khu vực thậm chí còn đề nghị sẽ trao thưởng cho những người tố giác hàng xóm của họ.
Các đường phố và công viên nơi mọi người thường tụ tập để trò chuyện, khiêu vũ, tập thể dục hoặc chơi bài nay đều trống rỗng.
Phản ứng của người dân
Nhà cầm quyền Trung Quốc hiếm khi phải đối mặt với nhiều áp lực trong những năm gần đây, như sự đau buồn và tức giận của người dân sau khi một bác sĩ ở tâm điểm dịch Vũ Hán mất đi sinh mạng do virus.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong số những người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus vào cuối tháng 12, nhưng anh chỉ nhận được lời khiển trách của chính quyền và bị kiểm duyệt.
Người bác sĩ nay được tôn vinh như một người hùng, tin tức về cái chết của anh đã thúc đẩy các phương tiện truyền thông xã hội đòi quyền tự do và tự do ngôn luận nhiều hơn – trong khi các quan chức bị phỉ báng vì đã để dịch bệnh trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe quốc gia thay vì lắng nghe lời bác sĩ cảnh báo.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc “cảm thấy có chút tội lỗi vì đã phản ứng quá chậm khi dịch bắt đầu. Bây giờ họ đang phản ứng thái quá”, Jean-Pierre Cabestan, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Baptist Hồng Kông cho biết.
Chiến dịch hiện tại nhằm mục đích cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đã động viên người dân tuân theo các biện pháp phòng ngừa và “chặn thông tin”, Cabestan cho biết.
Nhưng một số nhà hàng ở Bắc Kinh đang chống lại quy định và vẫn mở cửa bất chấp dịch virus corona.
“Ủy ban khu phố đến bảo tôi đóng cửa, tôi từ chối”, một chủ nhà hàng Bắc Kinh cho biết.
“Chúng tôi giữ gìn nhà bếp cẩn thận, mọi thứ rất sạch sẽ. Đóng cửa sẽ không thay đổi bất cứ điều gì”, anh nói trong nhà hàng trống rỗng của mình.
Chủ sở hữu nhà hàng, người không muốn nêu tên vì sợ bị trả thù – đã nhiếc móc người dân Trung Quốc là “những người tuân lệnh mà không suy nghĩ như nô lệ” khi dịch bệnh có nguy cơ đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng phá sản.
“Chúng tôi không thể như thế này mãi”, anh nói. “Còn tiền thuê nhà cần phải trả”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-keu-goi-cuoc-chien-nhan-dan-chong-virus-covid-19.html

Virus corona: Số người nhiễm và chết tăng vọt

tại Trung Quốc do cách tính mới

Trọng Thành|Minh Anh
Theo các số liệu được công bố hôm nay, 13/02/2020, số người nhiễm virus corona COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, trong vòng 24 giờ tăng vọt lên gấp 10 lần, gần 15.000 ca, số người chết là 242 người, tăng hơn gấp đôi so với hôm qua. Các số liệu thống kê mới do cơ quan y tế tỉnh cung cấp cho thấy dịch bệnh đã không hề chựng lại, và đi vào giai đoạn ”ổn định”, như một số đánh giá trước đó.
Số 242 người chết là con số tử vong cao nhất trong một ngày, kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tháng 12/2019 đến nay. Số liệu mới về dịch bệnh COVID-19 được đưa ra ngay sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm qua, trong một cuộc họp của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản, tỏ vẻ khá lạc quan, nhận định là việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch đã có một số ”kết quả tích cực”.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :
”Trong vòng 24 giờ qua, số người nhiễm virus tăng gấp 10, số tử vong tăng gấp đôi. Những con số tăng vùn vụt khiến người ta tới tấp điện thoại cho nhau sáng nay. Những con số tăng vọt này cũng góp phần làm cho một bộ phận công luận thêm hốt hoảng, nhiều người vốn đã nghi ngờ các số liệu chính quyền đưa ra.
Việc số người nhiễm virus tăng vọt trước hết là hệ quả của việc thay đổi cách tính toán. Bắt đầu từ hôm nay, không chỉ những người dương tính với xét nghiệm COVID-19 mới được coi là nhiễm virus, mà toàn bộ những ai có các triệu chứng đủ để cho thấy họ bị viêm phổi do virus. Đối với nhiều chuyên gia, với cách tính cũ, nhiều người bệnh có thể đã không được đưa vào danh sách. Nhiều cư dân Vũ Hán cho biết như vậy, từ đầu nạn dịch đến nay. Nhiều gia đình có một người ông, một người mẹ hay một người con bị sốt, bị ho, đôi khi chết ngay tại nhà, bởi vì họ không được nhập viện, do các bệnh viện đang hoàn toàn quá tải.
Đây là một quan điểm mà nhiều người làm việc trong ngành y tế chia sẻ, và cố gắng báo động. Theo lời các bác sĩ, bệnh viện không có đủ dụng cụ xét nghiệm, cho nên đã phải từ chối nhiều bệnh nhân. Việc thay đổi phương thức thống kê này đã được nhiều chuyên gia nước ngoài yêu cầu, và đặc biệt chính các bác sĩ Trung Quốc làm việc ở ”tuyến đầu” đòi hỏi. Giờ đây, người ta trả lại cho họ quyền quyết định và thống kê số lượng nạn nhân. Khâu chẩn đoán lâm sàng lấy lại vai trò trong việc sử dụng các bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona, mà một số bị phát hiện là cho kết quả không chính xác”.
Lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc bị cách chức
Hôm nay, 13/02/2020, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ra quyết định bổ nhiệm thị trưởng Thượng Hải Ứng Dũng (Ying Yong) làm bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, thay ông Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang). Bí thư thành ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường (Ma Guoqiang) cũng bị thay thế. Tân Hoa Xã thông báo tin trên, nhưng không cho biết lý do chính thức. Tân bí thư Hồ Bắc có tiếng là người thân cận với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hai lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán từng bị lên án dữ dội vì đã không kiểm soát được dịch virus corona mới, bùng lên hồi tháng 12 năm ngoái, khiến hơn 1.300 người chết tại tỉnh Hồ Bắc, 60 triệu dân cư, theo số liệu công bố hôm nay. Số người bị nhiễm virus, theo chính quyền, đã lên đến khoảng 60.000 người. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dịch tễ học lo ngại số nạn nhân của virus COVID-19 có thể gấp hàng chục lần con số chính thức.
Theo AFP, đầu tuần này, hai giới chức lãnh đạo cơ quan y tế tỉnh Hồ Bắc cũng đã bị cách chức.
Virus corona : Một xã đầu tiên bị cách ly tại Việt Nam
Bộ Y Tế Việt Nam ngày 13/02/2020 thông báo « cách ly » một xã ở tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi phát hiện thêm một ca nhiễm virus corona mới tại tỉnh này, nâng tổng số người bị nhiễm virus lên thành 16 người.
Xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km về phía đông bắc là khu vực đầu tiên bị « cách ly » tại Việt Nam. Theo thông báo của bộ Y Tế, 10.000 cư dân của xã tập trung trong 6 ngôi làng sẽ bị « cách ly » trong vòng 20 ngày. Nhiều chốt chặn kiểm tra an toàn dịch tễ đã được dựng lên xung quanh xã Sơn Lôi. Phóng viên hãng tin AFP ghi nhận các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đã phun thuốc khử trùng một số ít phương tiện được phép lưu thông.
Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thông báo hỗ trợ 60.000 đồng/ngày cho những hộ dân nào bị đưa đến điểm điểm cách ly tập trung và 40.000 đồng/ngày cho mỗi người dân trong xã Sơn Lôi trong thời gian bị cách ly.
http://www.rfi.fr/vi/khoa-h%E1%BB%8Dc/20200213-virus-corona-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nhi%E1%BB%85m-v%C3%A0-t%E1%BB%AD-vong-t%C4%83ng-v%E1%BB%8Dt-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-do-c%C3%A1ch-t%C3%ADnh-m%E1%BB%9Bi

Virus corona:

Cách tính mới phản bác sự lạc quan của Tập Cận Bình

Trọng Thành
Sau khi tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, áp dụng cách tính mới về số người nhiễm COVID-19, hôm nay, 13/02/2020, số tử vong tại khu vực này tăng gấp hai lần, người nhiễm tăng 10 lần. Bệnh dịch mà nhiều người coi như đang bước vào ”giai đoạn bình ổn” đột ngột trở nên đáng sợ bội phần. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang buộc phải đối mặt với hiện thực dịch bệnh khốc liệt, tưởng đã có thể khống chế được với các biện pháp mạnh, như cô lập hoàn toàn một thành phố, một tỉnh.
Cho đến nay, một người chỉ được coi là nhiễm COVID-19 khi có kết quả dương tính sau xét nghiệm, với bộ dụng cụ xét nghiệm chuyên dùng để phát hiện virus corona này. Thay đổi chủ yếu là, kể từ giờ các bác sĩ có quyền xác nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19, với các bằng chứng lâm sàng, như ảnh chụp cho thấy bệnh nhân bị viêm phổi.
Xét về mặt y học thuần túy, việc thay đổi cách chẩn bệnh là điều rất bình thường. Trả lời AFP, giáo sư Kentara Iwata, Đại học Kobe (Nhật Bản), chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho biết để đối phó với các dịch bệnh, có hai phương pháp. Thứ nhất là đưa ra các tiêu chí rộng rãi cho phép không để bất cứ người có nguy cơ nhiễm bệnh nào lọt khỏi mạng lưới phát hiện dịch, và thứ hai là sử dụng các tiêu chí chặt chẽ để tránh tối đa việc chẩn đoán lầm. Chuyên gia Nhật Bản cho rằng chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã có lý khi ngả sang lựa chọn ”thứ nhất”, để đối phó với nguy cơ dịch bệnh trầm trọng, khó lường hiện nay.
Trên thực tế, cuộc chiến chống dịch virus corona COVID-19 tại Trung Quốc đang bước vào một khúc quanh mới, với việc chính quyền Hồ Bắc sửa cách tính người được coi là nhiễm virus này. Cách tính cũ, để lọt lưới rất nhiều người dân Hồ Bắc nhiễm bệnh, đã bị dân chúng và giới y tế địa phương chỉ trích mạnh mẽ. Nhiều bệnh nhân không được điều trị tại bệnh viện, và chết tại nhà, do bệnh viện thiếu dụng cụ xét nghiệm, bên cạnh lý do bệnh viện quá tải, thiếu y bác sĩ.
Giới quan sát đặc biệt chú ý đến diễn biến bất ngờ, với việc chính quyền Hồ Bắc thay đổi cách tính, khiến số người nhiễm và số tử vong tăng vọt, đúng sau ngày 12/02 mà chính quyền thông báo số người nhiễm tăng chậm lại. Bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), chuyên gia về các bệnh đường hô hấp, hiện là lãnh đạo ủy ban nghiên cứu về COVID-19 của chính quyền Trung Quốc, từng tỏ ra lạc quan rằng dịch có thể sẽ đạt đỉnh ”từ giờ đến giữa hoặc cuối tháng Hai”.
Một điểm đặc biệt đáng chú ý khác là, ngày 11/02, chủ tịch Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện kể từ gần hai tuần lễ, đưa ra nhận định việc khống chế dịch bệnh đang diễn ra theo chiều hướng tốt.
Vì sao chính quyền Trung Quốc lại đưa ra một cách tính mới số người nhiễm virus vào thời điểm này, với số người nhiễm và số tử vong tăng vọt, khiến công chúng thêm nghi ngờ chính quyền không minh bạch trong việc đối phó với dịch COVID-19 ?
Một số diễn biến đồng loạt xảy ra vào thời điểm này cho thấy rất nhiều khả năng ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc, và cá nhân ông Tập Cận Bình, đang phải đối mặt với các áp lực ngày càng gia tăng từ phía quốc tế.
Ngày 10/02, lần đầu tiên một nhóm chuyên gia y tế quốc tế trực tiếp đến thị sát tại Hồ Bắc. Ngày 11 và 12/02, hàng trăm nhà khoa học trên toàn thế giới họp tại Genève để bàn về dịch bệnh COVID-19, trận dịch mà lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới coi là đang có nguy cơ phát triển về mọi hướng, và cộng đồng quốc tế cần ”hết sức thận trọng”. Chuyên gia dịch tễ học Hồng Kông, một người hùng của cuộc chiến chống SARS, ông Gabriel Leung, thậm chí dự đoán bệnh dịch có thể lây lan đến hơn một nửa dân cư toàn cầu. Giới y tế hiện nay biết rằng rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng sốt cho dù đã bị nhiễm virus Covid-19, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là rất lớn.
Trong bối cảnh này, việc sửa đổi cách tính người nhiễm virus COVID-19 của tỉnh Hồ Bắc là điều khó lòng tránh khỏi. Việc sửa đổi cách tính người nhiễm COVID-19 đặt giới lãnh đạo Trung Quốc đối mặt với thực tại khắc nghiệt. Các biện pháp được coi là triệt để trước đây, như phong tỏa hoàn toàn địa bàn tỉnh thời gian vừa qua, đã không có được tác dụng như mong muốn. Hơn bao giờ hết, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang trong tình thế ngồi trên lưng hổ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200213-virus-corona-c%C3%A1ch-t%C3%ADnh-m%E1%BB%9Bi-ph%E1%BA%A3n-b%C3%A1c-s%E1%BB%B1-l%E1%BA%A1c-quan-c%E1%BB%A7a-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh

Thủ tướng Campuchia Hun Sen

không sợ virus COVID-19

Hoàng Phi
Dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng toàn cầu, số người nhiễm bệnh không ngừng tăng lên khiến nhiều quốc gia dừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Campuchia đến nay vẫn cho phép các chuyến bay hai chiều và tuyên bố “sẽ cùng Trung Quốc” đối mặt với thời điểm khó khăn.
Theo báo cáo truyền thông hải ngoại, thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có bài phát biểu tại lễ khởi công Quốc lộ vào 11/2, bày tỏ sự không đồng tình với động thái hủy các chuyến bay đến Trung Quốc của các nước khác, cho rằng điều này sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế quốc gia họ.
“Có rất nhiều người Trung Quốc bị nhiễm virus corona, nhưng tệ hơn cả virus là sự phân biệt đối xử mà chúng ta thấy”, ông Hun Sen tuyên bố và cho rằng phân biệt đối xử mới là một loại đe dọa thật sự.
Thủ tướng Hun Sen nói ông xem kênh truyền thông Thái Lan và thấy rằng nước này vẫn chào đón khách du lịch Trung Quốc, nhưng có 1 số cửa hàng ở địa phương đã treo các khẩu hiệu như “Cấm người Trung Quốc vào” bằng tiếng Thái. Tuy nhiên, một số cửa hàng khác không làm như vậy vì quy định của chính phủ Thái Lan.
“Nếu như người Campuchia bị nhiễm bệnh và cũng không được phép vào các cửa hàng của quốc gia khác thì chúng ta sẽ cảm giác thế nào? Người Trung Quốc cũng là người, khi người Trung Quốc không được phép nhập cảnh vào một quốc gia, hoặc không được vào nhà hàng, mọi người nhìn họ như thế nào? Họ cảm thấy như bị xúc phạm”.
Ông Hun Sen kêu gọi, hiện nay phân biệt đối xử người Trung Quốc đã trở thành vấn đề toàn cầu. “Chúng ta cần phải đưa ra kế hoạch giải quyết, ngay cả Tổ chức y tế Thế giới cũng yêu cầu mọi người không gọi loại bệnh này đến từ Trung Quốc”, nhà lãnh đạo Campuchia nói.
Trước đây, Thủ tướng Hun Sen cũng đã tuyên bố công khai Campuchia sẽ không dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc và yêu cầu người dân không phân biệt đối xử với người Trung Quốc. Ông cũng nói những du học sinh và người Campuchia chỉ vì an toàn bản thân rời khỏi Trung Quốc thì việc học tập hay sự nghiệp sẽ không có lợi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-campuchia-hun-sen-khong-so-virus-covid-19.html

Ngoại trưởng Philippines: ‘Bắt tay với Mỹ

nhưng chả biết Mỹ bảo vệ đến mức nào’

Ngoại trưởng Philippines dẫn lại câu nói ‘Khi voi đánh nhau thì cỏ cây chịu thiệt. Nhưng khi họ yêu nhau thì cỏ cây cũng đau khổ’ để nói về tình cảnh của Manila trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Ngày 6-11, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr tuyên bố Philippines cam kết sẽ giữ Mỹ làm đồng minh quân sự duy nhất của nước này, nhưng không tin rằng nước này cần kiềm chế Trung Quốc hoặc chọn phe khi hai cường quốc hàng đầu thế giới tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức bởi Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (ISIS) ở Singapore, nhà ngoại giao hàng đầu Philippines nhận định việc yêu cầu các nước chọn phe là một “trò chơi nguy hiểm” và sẽ tạo ra “vòng luẩn quẩn” các mối lo ngại an ninh.
Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr cho biết thay vì chọn theo phe Mỹ hay Trung Quốc, Manila muốn duy trì “quan hệ có lợi với cả hai nhà sản xuất và thị trường lớn nhất hành tinh”.
Quan chức ngoại giao Philippines cho biết nỗi lo của ông là chứng kiến cảnh đất nước Philippines bị kẹp giữa “hai cường quốc đang rơi vào vòng tay của nhau”.
“Ông Lý Quang Diệu đã nói rất đúng: Khi voi đánh nhau thì cỏ cây chịu thiệt. Nhưng khi họ yêu nhau thì cỏ cây cũng đau khổ” – ông Teodoro Locsin Jr phát biểu đề cập tới cố thủ tướng và là nhà lập quốc của Singapore.
Ngoại trưởng Philippines nói rằng Philippines và Mỹ đã ký Hiệp ước phòng thủ chung cách đây gần 70 năm, nhưng Manila vẫn còn cảm thấy “băn khoăn” về việc Washington sẽ làm được tới đâu để giữ đúng cam kết.
Ông Teodoro Locsin Jr cũng trích lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng Mỹ đã không ngăn Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép và triển khai vũ khí tới các đảo này, vốn nằm gần một số thực thể có sự hiện diện của Philippines.
Nhà ngoại giao hàng đầu Philippines đánh giá Philippines có nguy cơ trở thành “kẻ thù của mọi người” nếu Manila không theo đuổi một “chính sách ngoại giao độc lập thật sự”.
Trong bài phát biểu ngày 6-11, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr cũng đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan hồi năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Phán quyết này đã bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” (hay đường lưỡi bò) mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Ông khẳng định đây là “một chiến thắng đối với luật pháp quốc tế, đặc biệt đối với Philippines”, dù Trung Quốc không công nhận phán quyết này.
Ngoại trưởng Philippines cũng đề cập tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán. Ông nhận định đây là bộ quy tắc để “dĩ hòa vi quý” và là “cẩm nang” để đối phó bá quyền.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32932-ngoai-truong-philippines-bat-tay-voi-my-nhung-cha-biet-my-bao-ve-den-muc-nao.html

Indonesia sẽ sản xuất UAV quân sự

đối phó với các mối đe dọa an ninh

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh cho hai công ty nhà nước bắt đầu sản xuất máy bay không người lái (UAV) quân sự tầm xa từ từ năm 2022 nhằm đối phó với các mối đe dọa về an ninh, đặc biệt là trong các hoạt động tuần tra, bảo vệ biên giới.
Theo thông tin trên, Indonesia dự kiến sẽ sản xuất mẫu UAV với khả năng bay ở độ cao trung bình và thời gian hoạt động dài. Mẫu UAV này được thiết kế để bay ở độ cao từ 3.000 đến 9.000 m trong thời gian dài. Công ty hàng không vũ trụ PT Dirgantara Indonesia (PTDI) được giao sản xuất phần thân máy bay, trong khi Công ty PT Len sẽ đảm trách chế tạo các thiết bị quân sự cho máy bay như cảm biến, radar và hệ thống vũ khí.
Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Bambang Brodjonegoro cho biết theo kế hoạch ban đầu, mẫu UAV mang tên Elang Hitam (đại bàng đen) sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự và sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2024, tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu trong nước, cũng như tiến triển trong quá trình thiết kế và sản xuất. Elang Hitam do Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ, Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia, và Cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Indonesia thiết kế và phát triển. Theo Bộ trưởng Bambang, PTDI và PT Len ban đầu lên kế hoạch sản xuất 5 chiếc UAV Elang Hitam vào năm 2022 trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt. Đây là 5 nguyên mẫu đầu tiên nhằm thăm dò nhu cầu thị trường. Việc đẩy nhanh quá trình sản xuất khiến chi phí đầu tư tăng lên 1.100 tỷ Rupiah (80,51 triệu USD), so với mức 800 tỷ Rupiah theo kế hoạch ban đầu.
Được biết, Chương trình phát triển UAV Elang Hitam được khởi động từ năm 2015, với sự tham gia nghiên cứu chế tạo của một liên doanh gồm PTDI, Không quân Indonesia, công ty nhà nước chuyên về điện tử PT Len và Viện Hàng không Vũ trụ Indonesia. Theo ông Elfien Goentoro – Chủ tịch của PTDI, dự kiến UAV Elang Hitam sẽ thực hiện chuyến bay thử đầu tiên trong năm 2020 và được cấp chứng chỉ hoạt động đầy đủ của Bộ Quốc phòng Indonesia năm 2023. UAV Elang Hitam được thiết kế theo kiểu truyền thống với đuôi hình chữ V cùng 3 bánh xe. Theo các thông số ban đầu, UAV có chiều dài 8,65m, chiều cao 2,6m cùng sải cánh 16m. Nhờ trang bị động cơ Rotax do Áo sản xuất, UAV có thể đạt tốc độ tối đa 235km/h, khả năng bay hành trình lên tới 6,1km cùng khả năng hoạt động liên tục 30 tiếng đồng hồ.
Trước đó, Công ty Hàng không vũ trụ quốc gia Indonesia (Dirgantara, 30/12/2019) đã giới thiệu mẫu của máy bay không người lái tầm trung lưỡng dụng (MALE UAV) phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự. MALE UAV là loại máy bay không người lái được Dirgantara Indonesia phát triển nhằm phục vụ công tác phòng chống khủng bố và cháy rừng. Tại buổi giới thiệu, đại diện Dirgantara Indonesia cho biết MAV UAV cần một đường băng với độ dài 700m để cất cánh và hạ cánh. Độ cao tối đa MAV UAV đạt được là hơn 6.000 mét với vận tốc tối đa là 235km/h. MAV UAV có thể hoạt động liên tục trong khoảng thời gian 30 giờ đồng hồ. Dự kiến, năm 2020, Dirgantara Indonesia sẽ chính thức đưa MAV UAV vào hoạt động trợ giúp cho các lực lượng đặc biệt của chính phủ. Dirgantara Indonesia cũng dự kiến sẽ trang bị tên lửa tấn công cho MAV UAV trong quá trình phát triển. Ngoài ra, Công ty Hàng không vũ trụ quốc gia Indonesia hy vọng với sự trợ giúp đắc lực của MALE UAV, Chính phủ Indonesia sẽ ngăn chặn đáng kể các cuộc tấn công khủng bố và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng do các dữ liệu mà MALE UAV thu thập được. Ngoài ra, MALE UAV cũng được kỳ vọng sẽ giúp lực lượng chức năng Indonesia kiểm soát các hoạt động buôn lậu và đánh bắt cá trái phép trên biển. Trang The Diplomat nhận định, sự kiện ra mắt UAV Elang Hitam có ý nghĩa quan trọng đối với Indonesia, đánh dấu việc quốc gia vạn đảo gia nhập hàng ngũ các nước chế tạo thành công loại UAV tầm trung, sức bền cao. Đặc biệt hơn, UAV này sẽ giúp Jakarta nâng cao khả năng ứng phó với những mối đe dọa an ninh như cướp biển, khủng bố, buôn lậu, cháy rừng.
http://biendong.net/bien-dong/32961-indonesia-se-san-xuat-uav-quan-su-doi-pho-voi-cac-moi-de-doa-an-ninh.html

Món cà ri dơi vẫn đắt khách ở Indonesia

bất chấp dịch coronavirus

Hiện nay, công việc kinh doanh tại các nhà hàng phục vụ món cà ri dơi ở Manado, Indonesia vẫn đang kinh doanh thuận lợi, bất chấp sự bùng phát của coronavirus, loại bệnh dịch được cho là bắt nguồn từ một chợ bán động vật sống ở Trung Cộng.
Các hãng thông tấn đã đưa tin rằng dơi, rắn và gần đây là tê tê là căn nguyên của dịch coronavirus, có tâm chấn dịch nằm ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc. Giới chuyên gia về virus suy đoán rằng coronavirus có thể có nguồn gốc từ dơi, và sau đó truyền sang người thông qua một loài khác. Nhưng tại Manado trên đảo Sulawesi, Indonesia, những người bán dơi nói rằng họ thấy doanh số bán hàng vẫn không chậm lại, bất chấp việc truyền thông địa phương đưa tin nhiều nhà hàng sẽ ngừng phục vụ món dơi trong thành phố. Món dơi được ướp gia vị và hầm trong nước cốt dừa, với tên địa phương “paniki”, rất phổ biến với người dân địa phương. Ở một số vùng của Indonesia, thịt dơi còn được sử dụng để làm thuốc vì người dân địa phương tin rằng bài thuốc này sẽ chữa được bệnh hen suyễn. Nhiều người dân địa phương thậm chí tự tin rằng coronavirus không lưu hành trong thành phố và vì vậy, không việc gì phải lo lắng.
Cô Vena Kasegar, một thực khách cho biết, người dân ở đây thường xuyên ăn những loại thực phẩm này, và thượng đế sẽ là người quyết định việc người dân ở Manado có bị bệnh hay không. Cho đến nay, conoravirus đã lan đến ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng virus vẫn chưa được tìm thấy ở Indonesia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mon-ca-ri-doi-van-dat-khach-o-indonesia-bat-chap-dich-coronavirus/

Indonesia từ chối

cho các chiến binh ISIS và gia đình của họ trở về nhà

Tin từ JAKARTA, Indonesia – Indonesia quyết định không cho phép hơn 600 công dân của họ, bao gồm những người bị tình nghi là các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) cũng như các thành viên gia đình của họ, trở về nhà. Tất cả những người này bị mắc kẹt trong một trại tị nạn ở Syria kể từ khi các lực lượng liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu đánh bại ISIS vào tháng 3 năm 2019.
Ông Mahfud MD, Bộ trưởng Điều phối về các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh, trích dẫn dữ kiện từ Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ và cho biết có 689 người Indonesia bị mắc kẹt ở Syria, nhưng chỉ có 288 người được xác định danh tính cho đến nay. Những người Indonesia đến Syria để tham gia ISIS được cho là đã đốt passport Indonesia và tất cả các hình thức nhận dạng của họ. Vấn đề của những người Indonesia bị mắc kẹt là chủ đề của cuộc họp tại dinh tổng thống ở Bogor, Tây Java. Lãnh đạo của các bộ và cơ quan khác cũng tham gia vào cuộc họp này. Người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của Indonesia, BNPT, Tổng thanh tra Suhardi Alius tiết lộ vào tháng 7 năm ngoái rằng chính phủ thành lập một đội đặc nhiệm dưới quyền ông Mahfud để đánh giá và đưa ra các phương án đề nghị cho ông Joko để giải quyết vấn đề này.
Thông báo vào hôm thứ ba được đưa ra trong bối cảnh tranh luận sôi nổi giữa người dân Indonesia về việc có cho phép đồng hương và gia đình họ trở về nhà hay không.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/indonesia-tu-choi-cho-cac-chien-binh-isis-va-gia-dinh-cua-ho-tro-ve-nha/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.