Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 11/02/2020

Tuesday, February 11, 2020 3:02:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 11/02/2020

Tổng thống Trump đề xuất

tăng quỹ cho võ khí hạt nhân

Đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump về 740,5 tỷ đô la ngân sách quốc phòng gửi sang cho Quốc hội hôm 10/2 có đề xuất tăng ngân quỹ cho võ khí hạt nhân và đẩy mạnh chi tiêu cho phát triển và nghiên cứu để chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai.
Đề xuất chi tiêu quốc phòng này bao gồm ngân sách lớn nhất về phát triển và nghiên cứu cho Ngũ Giác Đài, một giới chức cao cấp cho biết, trong lúc quân đội Mỹ nhắm xây dựng các khả năng kế tiếp để đối phó với sức mạnh ngày càng tăng từ Nga và Trung Quốc.
Trong các ưu tiên ở Ngũ Giác Đài, đề nghị ngân quỹ cho hiện đại hóa võ khí hạt nhân tăng 18% so với năm ngoái, nghĩa là tăng thêm 29 tỷ đô la, một nguồn tin quốc phòng cho Reuters biết.
Ngân sách đề nghị cho Bộ Quốc phòng cũng bao gồm 69 tỷ đô la tài trợ cho các cuộc chiến đang tiếp diễn và các nhu cầu khác của Ngũ Giác Đài.
Đề nghị của Tổng thống Trump cũng kêu gọi tăng thêm 79 chiếc F-35, hơn số yêu cầu hồi năm ngoái 1 chiếc.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-t%C4%83ng-qu%E1%BB%B9-cho-v%C3%B5-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n/5282348.html

TT Trump đề xuất

ngân sách 4,8 nghìn tỷ USD cho năm 2021

Nhiều khả năng ngân sách đề xuất 4,8 nghìn tỷ đô la cho năm tài chính 2021 của Tổng thống Donald Trump sẽ nhận được sự lạnh nhạt từ các nhà lập pháp Mỹ vào ngày 10/2, trong đó có các đề xuất cắt giảm chi tiêu cho các chương trình viện trợ nước ngoài và mạng lưới an toàn xã hội.
Theo Reuters, Nhà Trắng dự định công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách cho năm tài chính, bắt đầu từ ngày 1/10. nhưng các quan chức chính quyền đã xác nhận các số liệu quan trọng trong tài liệu vào cuối tuần qua.
Dự kiến, Đảng Dân chủ sẽ phản đối việc cắt giảm chi tiêu mạnh cho các chương trình trong nước, trong khi một số đảng viên Cộng hòa có thể lo ngại về nợ và thâm hụt.
Ngân sách đề xuất sẽ cắt giảm 21% viện trợ nước ngoài xuống còn 44,1 tỷ đô la, giảm xuống từ 55,7 tỷ đô la trong năm tài khóa 2020. Việc cắt giảm sẽ tiết kiệm chi tiêu trong các chương trình mạng lưới an toàn, bao gồm 130 tỷ đô la Medicare thông qua cải cách giá thuốc, 292 tỷ đô la cho tem phiếu thực phẩm và các chương trình Medicaid bằng cách đưa ra yêu cầu công việc mới cho những người thụ hưởng, và 70 tỷ đô la thông qua việc kiểm soát việc hội đủ điều kiện nhận trợ cấp khuyết tật của liên bang.
Một giới chức chính quyền cho biết Nhà Trắng đang đưa ra các đề xuất cắt giảm đáng kể, mặc dù có thể Quốc hội sẽ phân bổ nhiều tiền cho việc chi tiêu hơn là ý ông Trump muốn.
Với dự báo tăng trưởng kinh tế mạnh, ngân sách đưa ra dự đoán khoảng 3,7 nghìn tỷ đô la thu nhập cho chính phủ trong năm tài chính 2021.
Năm ngoái, ông Trump đã ký một thỏa thuận ngân sách kéo dài hai năm với Quốc hội, tăng chi tiêu liên bang cho quốc phòng và một số chương trình trong nước khác, tăng thêm cho khoản nợ chính phủ. Phía lập pháp đã thông qua 2,75 nghìn tỷ đô la cho các khoản chi tiêu quốc phòng và phi quốc phòng mới cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2021.
Ngân sách ông Trump đề xuất phần lớn là một tài liệu về chính trị.
Nó bao gồm chi tiêu cho các khoản ưu tiên của ông Trump khi ông tìm cách để tái đắc cử vào cuối năm nay, bao gồm 2 tỷ đô la để tài trợ xây dựng thêm trên bức tường biên giới với Mexico, một dự án đặc biệt đối với sự nghiệp chính trị của ông, và tài trợ cho dự luật cơ sở về hạ tầng mà được xem là khó có thể được lưỡng đảng thông qua trong Quốc hội.
Chi tiêu quân sự sẽ tăng 0,3% lên 740,5 tỷ USD.
Ngân sách dự báo sẽ giảm 4,6 nghìn tỷ đô la thâm hụt trong 10 năm và giả định tăng trưởng kinh tế với tốc độ hàng năm khoảng 3% trong những năm tới, Reuters dẫn lời các quan chức cho biết.
Ông Trump được ghi nhận đã góp phần tăng sức mạnh cho nền kinh tế Hoa Kỳ, một phần nhờ vào việc cắt giảm thuế mà ông ủng hộ và Quốc hội đã thông qua trước đó trong nhiệm kỳ của ông. Ngân sách tài trợ cho việc gia hạn những khoản cắt giảm trong thời gian 10 năm với 1,4 nghìn tỷ đô la.
Nhà Trắng đề xuất cắt giảm chi tiêu 4,4 nghìn tỷ đô la trong 10 năm và giảm thâm hụt 4,6 nghìn tỷ đô la trong khoảng thời gian đó.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-4-8-ngh%C3%ACn-t%E1%BB%B7-usd-cho-n%C4%83m-2021/5282012.html

Buttigieg tìm cách biến cuộc công kích của Biden

thành lợi thế trước bầu cử sơ bộ

tại New Hampshire

Hôm Chủ nhật (09/02/2020) cựu thị trưởng Pete Buttigieg đã tìm cách biến công kích của phó tổng thống Joe Biden nhắm vào ông thành một lợi thế, bằng cách tập hợp những người ủng hộ lời biện hộ của ông, trong khi chỉ còn vài ngày đến đến cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire.
Theo cuộc thăm dò, thượng nghị sĩ Sanders dẫn đầu với khoảng cách rất nhỏ so với ông Buttigieg trong cuộc thăm dò của đại học Boston Globe/ WBZ-TV/Suffolk của cử tri đảng Dân chủ New Hampshire được công bố hôm Chủ nhật (09/02/2020). Tỉ lệ phiếu bầu của ông Sanders ở mức 24%, và ông Buttigieg trượt ba điểm xuống còn 22% trong cuộc thăm dò. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren nhận 13% số phiếu ủng hộ. và ông Biden ở mức 10% trong cuộc khảo sát đó, với sai số 4.4%. Trong cuộc thăm dò của hãng CBS được công bố vào Chủ nhật (09/02/2020), ông Sanders nhận được 29% số phiếu bầu của các cử tri New Hampshire, của ông Buttigieg là 25%. Ông Biden cũng đứng thứ tư trong cuộc thăm dò ý kiến đó với 12%, sau bà Warren, 17%. Cuộc thăm dò của hãng CBS, do YouGov thực hiện từ ngày 05/02/2020 đến 08/02/2020, có sai số là 4.3%.
Ngoài các quảng cáo công kích, ông Biden còn đưa ra những chỉ trích về người đàn ông 38 tuổi này suốt cuộc vận động. Khi nói chuyện với những người ủng hộ ở Manchester, New Hampshire, ông Biden cho rằng ông Buttigieg thiếu kinh nghiệm cần thiết của một ứng cử viên tổng thống.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/buttigieg-tim-cach-bien-cuoc-cong-kich-cua-biden-thanh-loi-the-truoc-bau-cu-so-bo-tai-new-hampshire/

Bốn sĩ quan TQ bị kết tội tấn công mạng

vào công ty tín dụng lớn của Mỹ

Mỹ vừa buộc tội bốn sĩ quan quân đội Trung Quốc trong vụ tấn công mạng quy mô lớn vào công ty chấm điểm tín dụng lớn của Mỹ, Equifax.
Hơn 147 triệu người Mỹ đã bị ảnh hưởng năm 2017 khi tin tặc đánh cắp các dữ liệu cá nhân nhạy cảm như tên và địa chỉ.
Một số khách hàng ở Vương quốc Anh và Canada cũng bị ảnh hưởng.
Theo cáo trạng, Bộ trưởng Tư pháp Hoa kỳ William Barr gọi vụ tấn công mạng là “một trong những vụ vi phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử”.
Vì sao Internet Trung Quốc vượt phương Tây?
Tin tặc VN đột nhập mạng công ty nước ngoài và giới bất đồng chính kiến
2019: Năm ngoại giao Trung Quốc tích cực tham gia mạng xã hội
Theo các tài liệu của tòa án, bốn người này được cho là thành viên của Viện nghiên cứu thứ 54 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.
Họ dành nhiều tuần xâm nhập hệ thống của Equifax, phá vỡ hệ thống mạng bảo mật và đánh cắp dữ liệu cá nhân, các tài liệu cho biết.
Bản cáo trạng cũng cáo buộc nhóm này ăn cắp bí mật thương mại bao gồm cách biên soạn dữ liệu và thiết kế cơ sở dữ liệu.
Vẫn chưa rõ tung tích của các nghi phạm và khả năng thấp là họ sẽ ra tòa ở Mỹ.
Phó Giám đốc FBI David Bowdich nói: “Chúng tôi không thể giam giữ họ, xét xử họ tại tòa và nhốt họ lại – ít nhất là chưa phải hôm nay.”
Điều gì đã xảy ra năm 2017?
Equafix cho biết tin tặc đã truy cập thông tin từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2017 khi công ty phát hiện ra.
Các bị cáo bị cáo buộc đã chuyển lưu lượng truy cập qua 34 máy chủ tại gần 20 quốc gia để cố gắng che giấu vị trí thực sự của họ.
Công ty xếp hạng tín dụng Equifax nắm giữ dữ liệu của hơn 820 triệu người tiêu dùng cũng như thông tin về 91 triệu doanh nghiệp.
Ông Bowdich cho biết cho đến nay chưa có bằng chứng nào về việc dữ liệu đã được sử dụng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của một ai.
Giám đốc điều hành Equifax, Mark Begor cho biết trong một tuyên bố rằng công ty rất cảm kích về cuộc điều tra.
“Điều đáng trấn an là các cơ quan thực thi pháp luật liên bang của chúng ta coi các tội phạm mạng, đặc biệt là tội phạm do nhà nước bảo trợ, với mức độ nghiêm trọng thích đáng”.
Giới chỉ trích đã cáo buộc công ty đã không thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ thông tin và chờ đợi quá lâu để thông báo cho công chúng về vụ tấn công.
Richard Smith, Giám đốc điều hành của Equachus tại thời điểm bị tấn công, đã từ chức một tháng sau khi vụ việc diễn ra. Ông xin lỗi vì sự thiếu sót của công ty này trước khi ra làm chứng trước Quốc hội.
Equachus đã buộc phải trả khoản thanh toán 700 triệu đô la cho Ủy ban Thương mại Liên bang.
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ cáo buộc công ty có trụ sở tại Atlanta đã không thực hiện các bước hợp lý để bảo mật mạng lưới của mình. Ít nhất 300 triệu đôla của thỏa thuận đã được chi trả cho các dịch vụ chống trộm cắp danh tính và các chi phí liên quan khác chi trả cho các nạn nhân.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói: “Đây là một sự xâm nhập có chủ đích và càn quét vào thông tin cá nhân của người dân Mỹ.
“Hôm nay chúng tôi buộc các tin tặc PLA phải chịu trách nhiệm cho các hành động tội phạm của chúng và chúng tôi nhắc nhở chính phủ Trung Quốc rằng chúng tôi có khả năng xóa lớp màng ẩn danh của internet và truy tìm các tin tặc mà quốc gia này liên tục triển khai chống lại chúng tôi.”
Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về các cáo buộc.
Phân tích của nhà báo mảng an ninh Gordon Corera
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ buộc tội các thành viên của quân đội Trung Quốc tấn công mạng các công ty Mỹ.
Bản cáo trạng đầu tiên về một việc như vậy đã có từ 2014 và giúp dẫn đến một thỏa thuận vào năm sau để cố gắng hạn chế các hoạt động này.
Nhưng rõ ràng Hoa Kỳ cảm thấy cần tái sử dụng thứ vũ khí cáo trạng công khai để gia tăng áp lực trở lại.
Hoa Kỳ ngày càng trở nên quan tâm hơn không chỉ về các vụ đánh cắp bí mật kinh tế mà còn cả những rủi ro tình báo.
Equifax là một trong một loạt các vụ vi phạm dữ liệu lớn liên quan đến Trung Quốc – những vụ khác bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đáng kể nhất là hành vi trộm cắp dữ liệu từ Văn phòng Quản lý Nhân sự, vốn chứa các hồ sơ nhạy cảm của hầu hết các nhân viên liên bang Hoa Kỳ.
Một trong những mối lo ngại của các quan chức an ninh Hoa Kỳ là liệu các điệp viên Trung Quốc có thể tổng hợp và xâu chuỗi khối lượng cơ sở dữ liệu đồ sộ mà họ đã có về công dân Hoa Kỳ được không.
Các quan chức cho biết thông tin bị đánh cắp có thể được sử dụng để tạo ra ‘các gói mục tiêu’, thiết lập những cá nhân có khả năng tiếp cận các thông tin nhạy cảm và các lỗ hổng tiềm ẩn để họ lợi dụng.
Tuy nhiên, họ nói thêm rằng, cho đến nay họ vẫn chưa thấy thông tin nào bị lấy từ Equifax được sử dụng cho mục đích đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51432413

Chương trình trí tuệ nhân tạo

của kỹ sư gốc Việt gây tranh cãi

Tin New York City – Trong vòng một tháng qua, mối lo ngại về công nghệ nhận dạng khuôn mặt và sự giám sát của cảnh sát đã gia tăng, khi giới truyền thông đưa tin về dịch vụ trí tuệ nhân tạo Clearview AI của kỹ sư gốc Việt Hoan Tôn-Thất. Theo báo cáo điều tra của tờ New York Times, hãng Clearview đã hợp tác với các cơ quan công lực để giúp nhận diện các nghi can, dựa trên các hình ảnh trên mạng xã hội.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN vào tuần qua, anh Tôn Thất có vẻ không e ngại, chỉ nói rằng thời gian vừa qua khá thú vị đối với anh. Chuyên gia công nghệ này nói anh cảm thấy vinh dự vì chương trình của anh đã mở ra cuộc tranh luận về công nghệ nhận dạng khuôn mặt và quyền riêng tư. Anh Tôn-Thất cho biết muốn thành lập một công ty lớn và sẽ không bán sản phẩm của anh cho Iran, Nga, và Trung Cộng. Anh Tôn-Thất nói công nghệ của anh sẽ giúp cứu được nhiều trẻ em, giải quyết các vụ án hình sự, và anh sẵn sàng chấp nhận sự cai quản của chính phủ. Tuy nhiên, cho đến nay, chương trình Clearview vẫn gây nhiều lo ngại về quyền riêng tư. Hãng Clearview tuyên bố đã thu thập hơn 3 tỷ hình ảnh từ Internet, bao gồm cả các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Twitter, và YouTube. Hãng Clearview sẽ tiếp tục lưu trữ các hình ảnh này, ngay cả khi người dùng đã xóa hình của họ trên mạng xã hội. Clearview sau đó bán quyền tiếp cận kho dữ liệu của họ cho các cơ quan công lực, để cảnh sát có thể so sánh các gương mặt cần nhận dạng với các hình ảnh của Clearview.
Các hoạt động của hãng Clearview có thể khiến anh Tôn-Thất phải gặp rắc rối với tòa án, trong bối cảnh các hãng Facebook, Twitter, và YouTube, đều đã gởi thư tới Clearview, yêu cầu hãng phải ngừng sử dụng và xóa các hình ảnh mà Clearview lấy từ các mạng xã hội này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chuong-trinh-tri-tue-nhan-tao-cua-ky-su-goc-viet-gay-tranh-cai/

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc không ăn cắp

bí mật công nghệ và đe dọa các nước trong khu vực

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Quân sự – Chính trị Clarke Cooper hôm 11/2 lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên lợi dụng triển lãm hàng không đang diễn ra ở Singapore để tìm cách ăn cắp bí mật công nghệ, thông tin tình báo và sử dụng vũ lực đe dọa các nước khác.
Chúng tôi không muốn thấy họ (Trung Quốc) sử dụng triển lãm hàng không này như là một nơi để khai thác và ăn cắp”, The South China Morning Post trích lời ông Clark Cooper nói trong một phỏng vấn tại văn phòng Bộ Ngoại giao.
Ông Cooper cho biết Washington đang theo dõi những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực, bao gồm cả việc sử dụng triển lãm hàng không hoặc ở mức độ rộng hơn “chồng chất” món nợ lớn lên các khách hàng mua vũ khí hoặc đe dọa chủ quyền của các nước đồng minh của Mỹ. Ông cũng nói đến khả năng Trung Quốc tìm cách bán đổ các thiết bị không tốt cho đối tác và do đó tăng nguy cơ cho họ.
Đoàn Mỹ đến triển lãm hàng không lần này được cho là đoàn lớn nhất của Mỹ từng tham gia triển lãm từ trước đến nay, nhằm quảng bá việc bán các vũ khí và hỗ trợ các đồng minh trong chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ, đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Hiện Hoa Kỳ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc cũng đang gia tăng việc xuất khẩu vũ khí. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) hồi tháng 1 vừa qua, Trung Quốc hiện đã vượt qua Nga và trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới. Ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc được ước tính là 80 tỷ đô la trong năm 2017. Con số này của Mỹ là hơn 226 tỷ đô la và của Nga là hơn 37 tỷ đô la.
Trợ lý Ngoại trưởng Clarke Cooper cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện của hải quân và không quân trong khu vực thông qua các hoạt động huấn luyện song phương và diễn tập với các nước.
Chúng tôi không muốn nhìn thấy những hành động quấy rối và cưỡng ép từ các tàu thuyên hoạt động bất hợp pháp. Tự do hàng hải hay sự hiện diện của các lực lượng hải quân là nhằm duy trì cách hành xử đúng đắn và ủng hộ những bên tuân hủ đúng luật pháp trên biển”, ông Cooper nói.
Hoa Kỳ từ năm 2015 đến nay đã thực hiện chương trình tự do hàng hải (FONOP), điều tàu chiến đi qua khu vực Biển Đông, đi sát và các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở vùng nước tranh chấp.
Hôm 25/1 vừa qua, tàu USS Montgomery của Hải quân Mỹ đã đi qua khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động này của Mỹ, cáo buộc Washington đang gây mất ổn định trong khu vực và xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-warns-china-about-using-singapore-air-show-as-platform-for-exploitation-and-theft-02112020070644.html

Mỹ cảnh cáo trừng phạt các nước mua vũ khí của Nga, TQ

Mỹ nói trừng phạt các nước mua vũ khí Nga, Trung Quốc nhằm giảm thiểu đe dọa với công nghệ Mỹ, không phải tạo thế độc quyền trong thị trường vũ khí toàn cầu.
Mỹ có thể sẽ trừng phạt bất kỳ đối tác nào mua bán vũ khí với các quốc gia có khả năng đe dọa đến hệ thống quốc phòng của Mỹ, như với Nga và Trung Quốc, báo South China Morning Post  dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị – quân sự Clarke Cooper ngày 10-2.
“Chúng tôi không muốn cơ hội hợp tác sản xuất với các đối tác bị đe dọa vì Moscow hay Bắc Kinh có thể tìm cách, hoặc lợi dụng việc hợp tác nghiên cứu và sản xuất, hoặc đơn giản là đánh cắp các công nghệ và thông tin đặc biệt đó” – trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Cooper nói.
Ông Cooper nhắc đến hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là “ví dụ triệt để” cho cách áp dụng CAATSA. Ankara đã bị loại khỏi chương trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35, khiến cho nền công nghệ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất hàng tỉ USD.
“Nếu một vũ khí nào đó được mua từ Nga có thể gây ra mối đe dọa, việc trừng phạt sẽ có thể được xem xét. Không có ngoại lệ và cũng không có phân biệt nào trong đối tượng áp dụng” – ông Cooper nói.
Ông nhắc lại rằng “lựa chọn tốt nhất” vẫn là để Mỹ trở thành đối tác quốc phòng. Điều này sẽ góp phần phát triển thực chất quan hệ song phương và thỏa thuận sẽ bao gồm cả hợp tác huấn luyện và bảo dưỡng vũ khí sau chuyển giao. Đặc biệt, với các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ còn mong muốn phát triển quan hệ và gia tăng hoạt động tại biển Đông.
“Việc này mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Các quốc gia ASEAN muốn đảm bảo một không gian khu vực vì sự phát triển thịnh vượng và ổn định, cũng như đảm bảo duy trì tự do hàng hải trong khu vực” – ông Cooper nhấn mạnh.
Tuyên bố trên là phản hồi của ông Cooper trước câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Mỹ trong áp dụng Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) và cách tiếp cận của Washington đối với các nước mong muốn mua vũ khí trang bị của Nga và Trung Quốc.
Ông Cooper giải thích đạo luật CAATSA được Quốc hội thông qua để bảo vệ công nghệ được Mỹ chia sẻ với các đối tác, trong trường hợp các nước này có ý định phát triển vũ khí tương thích với nhiều hệ thống khác nhau.
Ông Cooper khẳng định mục đích của các biện pháp này là giảm thiểu mối đe dọa tiềm tàng đối với các “công nghệ độc đáo” do Mỹ phát triển chứ không phải tạo ra thế độc quyền trong thị trường vũ khí toàn cầu.
Ông cũng nhấn mạnh Mỹ không có ý định thay đổi “cách tiếp cận thống nhất” trong xây dựng hệ thống quốc phòng riêng của các nước đối tác.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32903-my-canh-cao-trung-phat-cac-nuoc-mua-vu-khi-cua-nga-tq.html

Google chuẩn bị bước vào phiên tòa chống lại án phạt

của EU về cáo buộc cạnh tranh không công bằng

Tin Luxembourg City – Cuộc chiến của hãng Google chống cáo buộc cạnh tranh không công bằng của EU sẽ có nhiều diễn biến mới trong tuần này, khi Tòa án chung của EU tại Luxembourg mở phiên điều trần dài 3 ngày, bắt đầu từ thứ Tư, 12 tháng 2, để nghe các lập luận của Google chống lại án phạt 2.62
triệu Mỹ kim của EU vào năm 2017. Hãng kỹ thuật Hoa Kỳ bị cáo buộc đã cố tình cản trở các dịch vụ tìm kiếm mua hàng nhỏ yếu hơn.
Theo các luật sư, vụ đụng độ tại tòa sẽ giúp định hướng cho một cuộc chiến lớn hơn giữa các hãng kỹ thuật Hoa Kỳ và bà Matgrethe Vestager, Bộ trưởng quản lý cạnh tranh của EU. Hãng Apple hiện đang chống lại một lệnh truy thu thuế của bà Vestager. Đồng thời, hãng Amazon cũng bị điều tra vì bị cho là ưu tiên cho các sản phẩm của hãng hơn là hàng hóa của bên thứ 3 rao bán trên trang Amazon.com. Một chiến thắng của EU vào năm 2007 trước hãng Microsoft đã khuyến khích các cơ quan chống độc quyền châu Âu bắt đầu nhắm vào nhiều hãng kỹ thuật như Intel, Qualcomm, và sau đó là Google vào năm 2010. Hãng Google nói rằng, các dịch vụ mua hàng nhỏ lẻ không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google vì các hãng này có phẩm chất không tốt. Tuy nhiên, sau khi bà Vestager nhậm chức vào năm 2014, EU đã bác bỏ giải thích của Google và phạt hãng này 2.62 triệu Mỹ kim.
Cả EU và Google đều sẽ mời một số tổ chức đến làm nhân chứng trong phiên điều trần trong tuần này. Tòa án dự kiến sẽ có phán quyết sau cùng vào năm sau. Trong khi đó, trong năm 2020, EU nhiều khả năng sẽ ban hành các đạo luật mới để kềm chế sự áp đảo của các hãng công nghệ lớn trong các hoạt động trên Internet.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/google-chuan-bi-buoc-vao-phien-toa-chong-lai-an-phat-cua-eu-ve-cao-buoc-canh-tranh-khong-cong-bang/

EU muốn đóng vai trò lớn hơn

về an ninh ở khu vực Thái Bình Dương

Liên minh châu Âu (EU) muốn đóng vai trò an ninh lớn hơn tại Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách tăng cường sự ảnh hưởng tại khu vực trong những năm gần đây.
Hãng AFP dẫn lời Đại sứ EU tại khu vực Thái Bình Dương Sujiro Seam cho biết ông muốn Liên minh châu Âu thiết lập quan hệ sâu sắc hơn, đồng thời đóng vai trò chính trị tích cực hơn tại khu vực.
Đại sứ Seam, bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm hồi tháng 9.2019, đặt mục tiêu thay đổi quan niệm lâu nay về EU của các đảo quốc Thái Bình Dương, rằng EU chỉ là bên viện trợ và hỗ trợ nhân đạo.
“Chúng tôi là thị trường tự do lớn nhất thế giới. Chúng tôi mang đến cho các đảo quốc Thái Bình Dương cơ hội tiếp cận thị trường tự do này thông qua một loạt thỏa thuận đối tác kinh tế”, theo đại sứ EU tại Fiji.
Một phần của cái mà nhà ngoại giao mô tả về mục tiêu “tái cân bằng” trong quan hệ giữa EU và Thái Bình Dương là gia tăng hợp tác an ninh và quân sự song phương.
Khi được hỏi về khả năng tăng cường sự hiện diện quân sự của EU tại khu vực, ông Seam bác bỏ mô hình sứ mệnh gìn giữ hòa bình do Úc dẫn đầu tại quần đảo Solomon kéo dài từ năm 2003-17.
Thay vào đó, các lực lượng EU có thể trợ giúp những hoạt động như giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, tăng cường tuần tra các vùng biển nhằm chống nạn đánh bắt cá lậu và cứu trợ thiên tai.
Sự quan tâm trở lại của EU đối với khu vực này diễn ra sau khi Úc, Mỹ, Anh, New Zealand và Nhật Bản đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm đối phó sự gia tăng ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc đối với các đảo quốc khu vực Thái Bình Dương.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32893-eu-muon-dong-vai-tro-lon-hon-ve-an-ninh-o-khu-vuc-thai-binh-duong.html

Chuyên gia WHO đến Trung Quốc

điều tra virus corona

Một nhóm chuyên gia y tế tiền trạm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đến Trung Quốc hôm 10/2 để điều tra về dịch bệnh do virus corona gây ra, Reuters dẫn lời người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tại Geneva.
Cuối tháng trước, ông Tedros đã đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và các bộ trưởng Trung Quốc, và đi đến thỏa thuận về việc gửi một phái bộ quốc tế đến Trung Quốc. Tuy nhiên, phải mất gần hai tuần lễ để chính phủ Trung Quốc “bật đèn xanh” cho việc thực hiện thoả thuận này.
Ông Tedros cũng nhấn mạnh đến những trường hợp đáng quan ngại liên quan đến sự lây lan của virus ở những người chưa từng đến Trung Quốc, vốn có thể khiến cho dịch virus corona bùng phát mạnh.
https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-who-%C4%91%E1%BA%BFn-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-virus-corona/5281939.html

EVFTA: Nghị viện châu Âu chuẩn bị bỏ phiếu

Nghị viện châu Âu hôm thứ Tư 12/2 sẽ bỏ phiếu về hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh ở EU và tư duy Việt Nam
EVFTA: Thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’?
EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam?
EVFTA: Nghị viện EU ‘tiến gần đến việc thông qua’
Vào tháng Giêng, Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ hiệp định này.
Phái đoàn Bộ Công thương Việt Nam do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh dẫn đầu, hôm 28/1, đã dự một hội nghị tại Brussels.
Hội nghị này được tổ chức theo sáng kiến của Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA).
Nó nhằm thúc đẩy sự đồng thuận cao hơn đối với việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA khi hai Hiệp định này được đưa ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu.
EVFTA gồm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).
Trong khi đó, 28 nhóm dân sự trong và ngoài Việt Nam đang kêu gọi Nghị viện chây Âu hoãn bỏ phiếu vì lý do nhân quyền.
Human Rights Watch nói cuộc bỏ phiếu nên hoãn lại cho tới khi Việt Nam “đồng ý đáp ứng các tiêu chuẩn đo đếm được, cụ thể để bảo vệ quyền lao động và nhân quyền”.
Nhưng Geert Bourgeois hiện là báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), phát biểu:
“Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.
“Việc thông qua sẽ thúc đẩy thêm tiến bộ về tiêu chuẩn lao động, môi trường và tôn trọng nhân quyền.”
Những mốc thời gian chính của EVFTA
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.
Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).
Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Xem bài:Vì sao Đảng Xanh ở EU phản đối hiệp định với VN
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51464314

68 NGO kêu gọi Nghị Viện Châu Âu

không phê chuẩn thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Thùy Dương
68 tổ chức phi chính phủ hôm qua 10/02/2020 ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn « đáng lo ngại ».
Theo lịch trình, hôm nay, 11/02, Nghị Viện Châu Âu thảo luận Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Ngày mai, 12/02, trong phiên khoáng đại tại trụ sở Strasbourg, các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua văn bản này.
Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam đã được ký tại Hà Nội hồi tháng 06/2020, theo đó 99% thuế quan đánh vào hàng hóa trao đổi giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ được xóa bỏ.
AFP cho biết 68 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Friends of Earth, Foodwatch, Attac, Emmaus International, trong tuyên bố chung, nhận định Hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu – Việt Nam không đáp ứng được trước « các thách thức khẩn cấp mà hiện nay Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đang phải đối phó », chẳng hạn giảm bất bình đẳng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu … Cũng theo các tổ chức này, dưới chế độ độc đảng, không có đủ đảm bảo là chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền :
« Việc trấn áp về chính trị và của công an đặc biệt nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, môi trường và tất cả những người chỉ trích chế độ ».
Thực ra, văn bản hiệp định có nêu các quy định về điều kiện lao động, việc tôn trọng, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Nghị Viện Châu Âu cũng nhấn mạnh : « Trong trường hợp vi phạm nhân quyền, thỏa thuận thương mại có thể sẽ bị đình chỉ ».
Liên Hiệp Châu Âu hy vọng Nghị định sẽ cho phép củng cố vị thế của Liên Âu tại thị trường Việt Nam, quốc gia có trên 95 triệu dân. Liên Âu là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu chủ yếu là linh kiện, thiết bị điện tử, hàng may mặc và thực phẩm. Giá trị trao đổi hàng hóa giữa Liên Âu và Việt Nam đạt gần 48 tỉ mỗi năm, thêm vào đó là 4 tỉ euro dịch vụ.
Đi kèm với Hiệp định tự do mậu dịch là thỏa thuận bảo hộ đầu tư. Văn này chỉ có hiệu lực sau khi được nghị viện của tất cả các thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.
Ngày 04/02/2020, một lá thư ngỏ đã được 28 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước ký tên và gửi đến các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, kêu gọi hoãn ký Hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu-Việt Nam cho đến khi chính quyền Việt Nam đáp ứng các đòi hỏi về nhân quyền.
Báo Bỉ La Libre cho biết, hôm qua, Nghị Viện Châu Âu đã bác bỏ đề nghị của hai nhóm nghị sĩ, đảng Xanh/ Liên minh Tự do châu Âu (Verts/ALE) và Cánh tả châu Âu Thống Nhất (GUE) muốn tạm hoãn cuộc bỏ phiếu thông qua thỏa thuận.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200211-68-ngo-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%C3%B4ng-ph%C3%AA-chu%E1%BA%A9n-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-na

Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc

Khi dịch virus corona bùng phát nghiêm trọng ở Trung Quốc, các chính phủ trên thế giới khuyến cáo công dân của mình rời khỏi Trung Quốc nếu có thể.
Jane (tên giả) là công dân Trung Quốc, sống và làm việc tại Vương quốc Anh. Cô về thăm gia đình ở trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vào thời điểm WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Về nhà, Jane phải đối mặt với quyết định khó khăn: Làm sao cô có thể bỏ cha mẹ già của mình ở lại Trung Quốc? Và trong tình trạng các chuyến bay đều bị hủy, liệu cô có quay về Anh Quốc được không?
Đây là câu chuyện bỏ lại Trung Quốc phía sau của Jane, do chính cô kể lại bằng chính cảm xúc và lời văn của mình.
Khi virus lây lan
Ban đầu, thật tuyệt vời khi được trở về Trung Quốc. Mọi thứ đều diễn ra bình thường. Các siêu thị đông đúc người sắm sửa cho Tết Nguyên đán.
Chẳng ai đeo khẩu trang.
Gia đình tôi cùng làm những món ăn thông thường để đón Tết: bánh bao trứng, thịt viên củ sen, bánh mì thịt lợn, thịt bò ướp gia vị.
Nhưng vài ngày trôi qua, virus lây lan nhanh chóng và mọi người bắt đầu lo lắng.
Tôi nhắn tin hỏi thăm sức khỏe người bạn thân ở Bắc Kinh vừa sinh con vào năm ngoái.
“Mình bị sốt,” cô bạn trả lời. Một cảm giác lo lắng, bồn chồn tràn vào thân thể tôi.
“Bệnh viện chưa thể làm xét nghiệm, vì vậy mình phải tự cách ly tại nhà”, cô nói. “Chồng mình vẫn ở nhà và để thức ăn bên ngoài phòng ngủ. Mình rất lo lắng.”
Tôi cố gắng an ủi cô ấy nhưng chính tôi cũng thấy yếu đuối và bất lực.
Mua thêm khẩu trang
Khi virus corona được xác nhận ở thành phố tôi ở, cả nhà tôi hạn chế đi ra ngoài, trừ khi thật cần thiết. Các kênh tin tức được mở liên tục từ lúc cả nhà thức dậy đến khi vào giường ngủ.
Để làm không khí vui tươi hơn, tôi cho bố mẹ xem các ảnh chế (meme) trên mạng xã hội Weibo. Mọi người đang biến hóa trái cây, rau, áo ngực và băng vệ sinh thành khẩu trang tự chế.
Tôi đặt khẩu trang qua mạng, và nhận được một cuộc gọi từ người giao hàng.
“Này, tôi đang ở trong khu phố của cô,” anh nói. “Tôi bị cảm lạnh nên sẽ không lên lầu. Hy vọng cô hiểu. Tôi sẽ để đồ trong két sắt và gửi cho cô mật mã.”
“Chúng ta đã có 50 cái khẩu trang!” Tôi khoe với bố với dáng vẻ tự hào sau khi nhận hàng và rửa tay. Chuyên gia nói rằng, các vật dụng tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh có thể bị nhiễm.
Vài tuần trước, bố đã cười và bảo tôi bị hoang tưởng khi thấy tôi bắt đầu mua khẩu trang. Nhưng giờ, ông đã nghĩ khác.
Người dùng Weibo bắt đầu chia sẻ ảnh chụp màn hình Plague Inc, một dạng trò chơi chiến thuật mà người chơi có nhiệm vụ làm lây lan một loại virus chết người ra khắp thế giới. Trò chơi vừa mô phỏng virus corona, vừa mang ý định để virus chiến thắng bằng một cách mê tín.
Tôi có trò chơi đó trong điện thoại. Nhưng tôi chẳng buồn xem đến.
Hàng triệu người háo hức theo dõi buổi livestream về việc xây dựng khẩn hai bệnh viện Hỏa thần sơn và Lôi thần sơn chỉ trong vài ngày.
Anh quốc: Virus corona là ‘mối đe dọa đang đến’ cho sức khỏe cộng đồng
Virus corona: học sinh VN vùng không bị nhiễm có thể đi học lại
Các chuyến bay bị hủy
Hai ngày trước chuyến bay trở lại Anh Quốc, tôi thức dậy lúc 5h30 sáng.
Điều đầu tiên tôi làm là kiểm tra con số người bị nhiễm bệnh. Tại thời điểm này, đã hơn 15.000.
Các hãng hàng không đang hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Tôi kiểm tra tình trạng chuyến bay của mình: đã bị hủy bỏ.
Tôi nhận ra mình có thể bị kẹt lại ở Trung Quốc lâu hơn dự tính. Tôi gửi tin nhắn cho người quản lý ở chỗ việc và bắt đầu lên kế hoạch cho những gì mình dự tính thực hiện nếu bị kẹt ở Trung Quốc trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng nữa.
Một số hãng hàng không vẫn có các chuyến bay từ một vài thành phố lớn đến Anh Quốc, tôi không có l‎ý do gì để tiếp tục ở lại. Thế là tôi đặt một chuyến bay khác.
Cứ năm phút, tôi lại kiểm tra tình trạng chuyến bay của mình với hy vọng nó sẽ bị hủy. Như thế, tôi có thể ở nhà với bố mẹ lâu hơn. Nhưng không, nó đã không bị hủy.
Tôi bắt bố mẹ hứa đi hứa lại rằng họ sẽ không đi ra ngoài.
Tôi sắm cho mẹ hàng chục bức thư pháp trực tuyến, cập nhật việc đăng ký của ông bà trên các trang phát video và dự tính mua cả một máy chạy bộ có thể gập lại.
Mỗi năm, khi trở lại Anh Quốc sau Tết Nguyên đán, tôi đều khóc vì mình là đứa con duy nhất trong gia đình nhưng phải làm xa bố mẹ tận 6.000 dặm. Nhưng năm nay, cảm giác rất khác.
Virus corona cướp 97 mạng sống trong một ngày, số ca nhiễm ổn định
Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?
‘Đừng ra ngoài’
Buổi sáng tôi rời đi, bố tôi thức dậy để làm bữa sáng – món cơm chiên đặc trưng của ông.
“Nếu ở sân bay con thấy đói, hãy ăn mì tôm. Đừng ăn ở bất kỳ nhà hàng nào”, ông nói khi đưa cho tôi một phần cơm rất lớn.
7 giờ sáng, chúng tôi lên đường đến sân bay nhỏ ở địa phương để đáp chuyến bay đến Thành Đô.
Sân bay gần như vắng tanh. Chỉ có một vài lối vào mở cửa, vì vậy việc kiểm tra nhiệt độ sẽ dễ dàng hơn. Tôi nhận ra bố mẹ không vào cùng tôi.
“Hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Con sẽ gọi bố mẹ mỗi ngày. Đừng ra ngoài!” Tôi nói, vẫy tay với họ qua tấm kính. Rồi tôi bật khóc.
Mỗi năm về thăm nhà Tết Nguyên đán, bố mẹ đều dỗi trách việc tôi lạnh lùng khi bỏ lại ông bà ở Trung Quốc.
Tôi chưa bao giờ đồng tình với điều bố mẹ nói. Tôi nghĩ mình nên cố hết sức làm việc trong khi bố mẹ còn trẻ và khỏe mạnh. Bây giờ, càng đọc về virus, tôi càng không còn chắc chắn như xưa. Tôi lo lắng cho bố mẹ.
Tôi gọi cho mẹ trước khi chuyến bay cất cánh. Giọng bà có vẻ như đang khóc.
Máy bay đến Thành Đô chật cứng người. Ai ai cũng đeo mặt nạ.
Mì gói
Tại khu vực trung chuyển ở Thành Đô, nhân viên được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ và thuốc khử trùng. Tôi tình cờ nghe tiếng trách mắng con đeo khẩu trang cho đúng cách của những ông bố bà mẹ. Tôi không trách họ. Không dễ để trẻ con mang khẩu trang hàng giờ liền.
Khi ký gửi hành lý, tôi được yêu cầu điền vào một tờ khai sức khỏe trước khi đi qua cổng kiểm soát an ninh và xuất nhập cảnh.
Vẫn còn nhiều thời gian trước chuyến bay, tôi lang thang vào một cửa hàng để mua trà cho bạn bè ở London. Cô nhân viên bán hàng đeo hai lớp khẩu trang.
“Tôi nghe trên TV bảo đeo một lúc hai khẩu trang không tốt. Vì chị sẽ thở khó khăn hơn và dễ phơi nhiễm hơn,” tôi nói trong khi trả tiền.
“Tôi biết,” cô ấy nói. “Nhưng tôi đang đeo khẩu trang y tế dưới lớp khẩu trang N95. Tôi không muốn thay đổi khẩu trang N95 quá thường xuyên vì khó mua nó ở thời điểm này.”
Vẫn còn đủ thời gian cho một bữa trưa thịnh soạn nhưng tôi quyết định làm theo của bố và đi ăn mì tôm. Nhà hàng đối diện cổng không có một vị khách.
Đến giờ khởi hành, tôi đi đến máy bay bằng xe buýt. “Tuyệt,” tôi nghĩ rồi đảo mắt.
Xe buýt kín người, nhưng ai cũng hạn chế chạm vào người khác. Cô gái đứng cạnh tôi có một chai nước rửa tay khô nho nhỏ gắn vào móc khóa.
Điều đầu tiên tôi làm khi lên máy bay là khử trùng tay vịn và màn hình cảm ứng bằng khăn lau.
Cách ly
Khi máy bay hạ cánh, tôi gửi tin cho mẹ và bà trả lời ngay lập tức: “Nhắn cho mẹ hay khi con về đến nhà” – bấy giờ Trung Quốc đã nửa đêm.
Không khí ở Anh Quốc khác hẳn: vẫn có nhiều biển báo về dịch virus corona, nhưng không nhân viên nào ở sân bay đeo mặt nạ.
Tôi gỡ khẩu trang ra, đưa visa và hộ chiếu cho hải quan.
“Tôi hỏi cô điều này được không? Cô nghĩ rằng tôi có nên đeo khẩu trang không?” – vị hải quan hỏi.
“Tất nhiên rồi,” tôi trả lời. “Bạn nên đeo khẩu trang và ban quản lý sân bay cũng nên cảnh giác hơn về dịch bệnh”.
Tôi về lại căn hộ nơi mình sẽ bị cách ly trong hai tuần tới.
Trước khi ngủ, tôi lấy ra những đồ trang trí năm mới mà bố mẹ xếp vào hành lý cho tôi. Tôi định sẽ dùng chúng để trang hoàng cho căn hộ. Nhưng liệu nó có khiến những cư dân khác trong tòa nhà hoảng sợ hay không?
“Đành để năm sau vậy,” tôi tự nhủ và dán nó lên một bức tường phía trong căn hộ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51440621

30.000 vé miễn phí cho triển lãm Léonard de Vinci

Tuấn Thảo
Viện bảo tàng Louvre ở Paris vừa thông báo hôm 09/02/20120 tặng 30.000 vé miễn phí cho khách tham quan nào muốn xem cuộc triển lãm ‘‘Léonard de Vinci’’ trong ba đêm cuối cùng. Được khai trương từ hôm 20/10/2019, cuộc triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 24/02/2020 và theo dự đoán đã thu hút khoảng nửa triệu lượt khách trong vòng 4 tháng.
Một cách cụ thể, Viện bảo tàng Louvre sẽ tặng vé vào cửa miễn phí trong ba đêm cuối cùng là 21, 22 và 23/02/2020. Khách xem triển lãm nên truy cập vào mạng ticketlouvre.fr để đăng ký lấy vé và chọn trước thời điểm thăm viếng bảo tàng. Trang này chính thức khai mạc chương trình tặng vé vào lúc 12g trưa (giờ Paris) hôm thứ Ba 11/02/2020.
Điểm đặc biệt ở đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Viện bảo tàng kể từ ngày được thành lập, các gian triển lãm của điện Napoléon tại Louvre sẽ mở cửa suốt đêm từ 21g30 cho tới 8g30 sáng. Theo lời giám đốc bảo tàng, ông Jean-Luc Martinez, đây là cơ hội hiếm thấy để xem nhiều kiệt tác nghệ thuật của thời Phục Hưng trong bầu không khí khác thường của ban đêm.
Nhân dịp này, ban tổ chức cũng cho mở các quầy giải khát miễn phí, tặng cà phê, trà, nước lọc và bánh ngọt cho khách xem triển lãm. Đó cũng là một cách, theo ông Jean-Luc Martinez, để đền đáp lòng trung thành của công chúng, cho tất cả những ai chưa được xem hay muốn xem lại cuộc triển lãm về thiên tài người Ý Leonardo da Vinci (tiếng Pháp là ‘‘Léonard de Vinci’’).
Cách đây một thập niên, Viện bảo tàng Grand Palais ở Paris cũng đã từng tổ chức một chương trình tương tự gọi là ‘‘Đêm trắng‘’. Vào thời bấy giờ, bảo tàng Grand Palais bế mạc cuộc triển lãm lớn về danh họa Monet với nhiều sinh hoạt mang tính lễ hội ban đêm trong năm 2010. Khác hay chăng là chương trình gồm ba ‘‘Đêm trắng‘’ của Viện bảo tàng Louvre hoàn toàn miễn phí và đặc biệt nhắm vào các đối tượng ít đi xem triển lãm hay là giới trẻ thích khám phá viện bảo tàng nhưng với một lối tiếp cận mới mẻ, góc nhìn khác lạ.
Ban tổ chức chương trình sinh hoạt tại viện bảo tàng Louvre sẽ chờ đến khi kết thúc cuộc triển lãm về ‘‘Léonard de Vinci’’, mới chính thức công bố số lượng khách đi xem triển lãm. Mặc dù đợt đình công trong suốt tháng 12/2019 vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến lượt khách tham quan cũng như doanh
thu của các viện bảo tàng, nhưng trước mắt cuộc triển lãm đồ sộ về ‘‘Léonard de Vinci’’ có tham vọng lập lại thành tích của cuộc triển lãm về danh họa Delacroix vào năm 2018 với hơn 540.000 lượt khách tham quan.
Viện bảo tàng Louvre không chỉ thu hút đông đảo khách tham quan nhờ vào cách tổ chức các cuộc triển lãm theo chuyên đề, hay các chương trình sinh hoạt khác thường (chẳng hạn như kết hợp các buổi hòa nhạc baroque với việc trưng bày tác phẩm hội họa thế kỷ 17 và 18). Cũng như một nhà hàng dọn món ăn cho thực khách, điều quan trọng đầu tiên không phải là cách trang trí khéo tay hay trưng bày đẹp mắt, mà chính là chất lượng của món ăn dọn ra trên bàn.
Thành công của Viện bảo tàng Louvre khi tổ chức cuộc triển lãm lớn nhân 500 năm ngày giỗ của thiên tài ‘‘Léonard de Vinci’’ trước sau vẫn là giá trị của các tác phẩm. Để thực hiện điều này, ban tổ chức ngoài kho lưu trữ của Louvre, còn phải vay mượn nhiều tác phẩm từ các viện bảo tàng nổi tiếng của Anh, Mỹ, Ý hay là Nga, cũng như từ các quỹ tư nhân. Phần đóng góp quan trọng nhất đến từ Tòa thánh Vatican, Quỹ Bill Gates và bộ sưu tập hoàng gia “Royal Collection Trust” của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị.
Rốt cuộc, Viện bảo tàng Louvre đã tập hợp về cùng một nơi 160 tác phẩm quý hiếm của danh họa người Ý Léonard de Vinci, trong đó có 90 bức họa cũng như bức phác thảo và 9 bức tranh ít khi nào được phổ biến với công chúng, do các kiệt tác này được cất giữ ở trong kho lưu trữ vì vấn đề an ninh cũng như bảo tồn. Theo ông Vincent Delieuvin, trưởng ban quản lý kho di sản, rốt cuộc Louvre đã mất mười năm trời để thuyết phục được tất cả các đối tác tham gia vào cùng một dự án. Kết quả là ‘‘Léonard de Vinci’’ trở thành cuộc triển lãm đồ sộ và ngoạn mục nhất từ trước tới nay về thiên tài người Ý thời Phục Hưng. Mười năm trời nhưng không hoài công mong đợi qua việc trưng bày các tác phẩm vô giá, tuyệt vời.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200211-30000-v%C3%A9-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-cho-tri%E1%BB%83n-l%C3%A3m-l%C3%A9onard-de-vinci

Nga và Ukraine dùng luật quốc tịch

để ‘giành dân’ của nhau?

Nga chuẩn bị thông qua luật song tịch để có thêm ‘hàng triệu công dân mới’ bằng thủ tục cấp hộ chiếu nhanh chóng cho công dân các nước thuộc Liên Xô cũ nói tiếng Nga.
Theo các báo Nga, Viện Duma đang chuẩn bị thông qua sửa đổi luật quốc tịch cho phép công dân nhiều nước thuộc Liên Xô cũ nhận thêm hộ chiếu Liên bang Nga.
Trang Kommersant (07/02) cho hay nếu được thông qua, luật mới sẽ có hiệu lực ngay tháng này.
Ước tính chế độ song tịch sẽ đem về cho Nga 5-10 triệu công dân mới, vốn đã là người nói tiếng Nga ở các cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, theo các báo Nga.
Lãnh đạo lâu năm và nỗi khổ ‘truyền ngôi’
Tới 20% dân Nga ‘muốn di cư’ sang nước khác
Số người học tiếng Nga trên thế giới ‘giảm nhanh’
Ông Putin năng động mà vẫn bị dân ‘ít tin hơn’
Nhưng với Ukraine, đây là vấn đề chính trị lớn, vì các vùng phía Đông của nước này vẫn có nhóm dân quân chống lại Kiev và thân với Moscow.
Trang Moscow Times viết rằng chính sách di cư mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra cho Nga giai đoạn 2019-25 đã đề ra chủ trương đơn giản hóa luật quốc tịch.
Nga nới lỏng luật quốc tịch ’để tăng dân’?
Nay, luật mà Viện Duma đang thảo luận xóa đi yêu cầu buộc ứng viên nhận quốc tịch Nga phải sống trên lãnh thổ Liên bang Nga ít nhất là 5 năm liền.
Ngay từ tháng 7/2019, chính quyền của ông Putin đã mở rộng phạm vi cho phép người nước ngoài nhận quốc tịch Nga, gồm cả những người hiện là công dân Ukraine sống ở vùng do phiến quân thân Moscow kiểm soát.
Vào lúc đó, phản ứng trước tin về chính sách song tịch của Nga sẽ được biến thành luật, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói chính quyền Kiev cũng sẽ cấp hộ chiếu nhanh chóng cho công dân các nước ‘thân thiện’ với họ.
Ước tính có ít nhất 170 nghìn người nói tiếng Nga ở Đông Ukraine có thể xin nhập tịch Nga theo luật mới của Kremlin.
Trên nguyên tắc, mọi công dân Ukraine từng sống ở Crimea trước 2014, khi bán đảo bị Nga sáp nhập, cũng có quyền xin hộ chiếu Nga.
Hiện chưa rõ tới đây, chính quyền Kiev sẽ có bước đi gì cụ thể để chống lại việc Nga cấp hộ chiếu cho người Ukraine.
Luật song tịch nếu được Tổng thống Putin ký sắp tới, cũng sẽ cho phép cả công dân Iraq, Yemen, Syria và Afghanistan sinh ra tại Nga, được quyền xin hộ chiếu Nga.
Những năm qua, dân số Nga giảm đi nhiều vì sinh suất thấp và dòng người di cư khỏi Nga tăng.
Theo trang Russia Beyond (03/04/2019) Nga sẽ mất đi thêm 10 triệu dân vào năm 2050, đưa tổng dân số giảm từ 146 triệu xuống 137 triệu vào 2050.
Còn theo một dự báo của LHQ thì dân số Nga vào 2050 có thể chỉ còn 132 triệu.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, số người học tiếng Nga giảm nhanh và sẽ còn giảm.
Không kể các nước Nga, Belarus, Ukraine, số người học tiếng Nga bên ngoài đã giảm, từ 74,6 triệu đầu thập niên 1990, xuống còn 38,2 triệu năm 2018, theo một trung tâm nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục Liên bang Nga.
Con số người vẫn học tiếng Nga ở các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô (Trung Á, Baltic) cũng giảm đi nhanh chóng.
Bên ngoài các vùng ‘tiếng Nga’ truyền thống này, số sinh viên chọn học tiếng Nga trên thế giới giảm từ 20 triệu xuống trên 1 triệu cùng thời gian.
Cũng trong tuần qua, TT Putin ký sắc luật nới lỏng quy định, cho sinh viên nước ngoài ở Nga được làm việc mà không cần xin giấy phép lao động.
Cho tới nay, sinh viên nước ngoài ở Nga, gồm rất đông thanh niên từ các nước Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ…chỉ có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu ở đại học của họ.
Nếu muốn làm gì ở bên ngoài, họ cần xin giấy phép lao động và bị hạn chế thời gian làm việc. Khi visa sinh viên hết hạn thì hợp đồng lao động của họ cũng hết hiệu lực.
Kể từ tháng 8 năm nay, các quy định hạn chế quyền lao động của sinh viên nước ngoài sẽ thay đổi, đem lại cơ hội cho trên 330 nghìn sinh viên nước ngoài ở Nga.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51459947

Máy bay Nga phải đáp bằng bụng  –

không ai bị thương

Tin từ MOSCOW, Nga – Một chiếc máy bay của Nga chở 100 người hạ cánh khẩn cấp ở phía bắc Nga sau khi gặp vấn đề với thiết bị hạ cánh vào hôm Chủ nhật (ngày 9 tháng 2), và không có ai bị thương nghiêm trọng. Theo tin từ AFP, chiếc máy bay Utair Boeing 737 bị ảnh hưởng bởi hướng gió thay đổi đột ngột khi đang hạ cánh xuống phi trường Usinsk ở khu vực Komi phía bắc, và máy bay đã ở trên phi đạo khi gặp trục trặc.
Vào thời điểm hạ cánh, hệ thống hạ cánh của phi trường không hoạt động và đèn phi đạo bị tắt. Những hình ảnh trực tuyến cho thấy một chiếc Boeing nằm nằm trên phi đạo phủ đầy tuyết khi hành khách gấp rút di tản. Hãng hàng không cho biết không ai trong số 94 hành khách hoặc sáu thành viên phi hành đoàn bị thương nặng. Một hành khách cần được trợ giúp y tế. Phía Utair ca ngợi phi hành đoàn “dày dặn kinh nghiệm” của họ, đồng thời tuyên bố rằng phi công trưởng có hơn 6,900 giờ bay. Một phát ngôn viên cho chi nhánh địa phương nói với hãng tin AFP rằng “máy bay hạ cánh bằng phần bụng”.
Bà cho biết hành khách và phi hành đoàn di tản thông qua các đường trượt khẩn cấp. Các nhà phê bình cho biết với việc bảo trì máy bay kém và các tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo, Nga có một trong những kỷ lục an toàn hàng không tồi tệ nhất thế giới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/may-bay-nga-phai-dap-bang-bung-khong-ai-bi-thuong/

Nga cách ly một nhà ngoại giao Trung Quốc

để phòng ngừa nCoV

Triệu Hằng
Chính quyền Nga đã cách ly một nhà ngoại giao Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa an toàn trước sự bùng phát dịch coronavirus, Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn Interfax hôm thứ Hai (10/2).
Tổng lãnh sự Cui Shaochun đã đến thành phố Yekaterinburg (Urals) vào hôm thứ Năm để đảm nhận chức vụ mới nhưng được yêu cầu ở nhà hai tuần, hãng tin dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga Alexander Kharlov.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Yekaterinburg đã không trả lời các cuộc gọi vào thứ Hai.
Nga đã báo cáo có 2 trường hợp nhiễm virus corona và đã cách ly hàng trăm công dân Nga và Trung Quốc gần đây đã đến Trung Quốc để sàng lọc họ.
Reuters cho biết, gần 150 người đã được sơ tán khỏi tâm chấn dịch Vũ Hán, đã được đưa vào một cơ sở nào đó có rào chắn ở Siberia gần nơi có một trong những người nhiễm bệnh đang được điều trị.
Hơn 100 công dân Trung Quốc bị cách ly trong một nhà điều dưỡng ở Yekaterinburg và một ký túc xá ở một thị trấn gần đó.
Tổng số người chết vì dịch bệnh đã vượt quá con số 900, phần lớn ở Trung Quốc đại lục trừ hai ca ở bên ngoài.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-cach-ly-mot-nha-ngoai-giao-trung-quoc-de-phong-ngua-ncov.html

Năm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng

trong cuộc tấn công ở tây bắc Syria

Tin từ ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm thứ Hai (10/2), Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Lực lượng chính phủ Syria giết chết 5 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở tây bắc Syria, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bố trí hàng ngàn binh sĩ ở đó để ngăn chặn một cuộc tấn công của chính phủ Syria khiến nửa triệu người phải di tản.
Vụ tấn công nhắm vào một căn cứ quân sự mới được thành lập của Thổ Nhĩ Kỳ ở Taftanaz thuộc tỉnh Idlib, xảy ra một tuần sau khi tám nhân viên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị giết trong đợt bắn phá của quân đội Syria. Hai sự việc này đánh dấu một số cuộc đối đầu trực tiếp nghiêm trọng nhất giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trong cuộc xung đột kéo dài gần 9 năm ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã trả đũa cho cuộc tấn công mới nhất. Một chỉ huy phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho biết quân nổi dậy cũng tiến hành một chiến dịch quân sự gần thị trấn Saraqeb, phía nam Taftanaz, với sự yểm trợ của pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân tiếp viện lớn tới Idlib, nơi họ điều động hàng chục trạm quan sát quân sự theo thỏa thuận với Nga và Iran nhằm giảm bớt giao tranh xung quanh Idlib.
Một số đồn hiện đang bị bao vây bởi lực lượng chính phủ Syria, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ huy động 5,000 quân và đoàn xe quân sự qua biên giới, mang theo xe tăng, xe chở lính và thiết bị radar để tăng cường sự hiện diện của họ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nam-binh-si-tho-nhi-ky-thiet-mang-trong-cuoc-tan-cong-o-tay-bac-syria/

Đài Loan chặn chiến đấu cơ TQ ngày thứ hai liên tiếp

Lực lượng quân sự Đài Loan đã điều máy bay chặn các chiến đấu cơ Trung Quốc ngày thứ hai liên tiếp khi các chiến đấu cơ của Bắc Kinh bay gần hòn đảo này, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên ngày càng leo thang.
Theo Hãng tin Reuters, ngày 10-2 Đài Loan cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc, đi cùng các máy bay ném bom H-6, đã bay qua khu vực giữa eo biển Đài Loan ngăn cách Trung Quốc đại lục và hòn đảo, buộc lực lượng quân sự của hòn đảo này phải vội vàng đánh chặn và đưa ra cảnh báo bằng lời.
Chính quyền Đài Bắc thông tin thêm các máy bay của Trung Quốc sau đó rút đi về phía tây nhưng không cho biết các chiến đấu cơ đi cùng máy bay H-6 là loại gì.
Trước đó một ngày, Đài Loan cũng triển khai máy bay đánh chặn các chiến đấu cơ J-11 và máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc khi những máy bay này bay qua eo biển Bashi ở phía nam Đài Loan trước khi tiến vào Thái Bình Dương.
Các máy bay Trung Quốc sau đó bay qua eo biển Miyako (phía đông bắc Đài Loan) nằm giữa các đảo Miyako và Okinawa của Nhật để quay về căn cứ.
Đài Loan cũng cung cấp hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ F-16 mang theo tên lửa của lực lượng quân sự Đài Loan bay kèm một trong các ném bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
“Các hoạt động xa bờ của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới an ninh và ổn định trong khu vực, đe dọa tới hòa bình của các bên trong khu vực” – tuyên bố nói thêm.
Chiến khu Đông của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cuối ngày 9-2 xác nhận các máy bay của nước này đã thực hiện hoạt động tuần tra sẵn sàng chiến đấu.
“Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc là hoàn toàn hợp pháp và là hành động cần thiết trong tình huống hiện nay ở eo biển Đài Loan” – ban chỉ huy Chiến khu Đông cho biết.
Cuộc tuần tra mới nhất của Trung Quốc gần Đài Loan diễn ra trong bối cảnh phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức vừa trở về sau chuyến thăm Washington. Trung Quốc đã chỉ trích chuyến đi của ông Lại.
Theo Reuters, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận gì về sự việc xảy ra ngày 10-2.
http://biendong.net/bi-n-nong/32890-dai-loan-chan-chien-dau-co-tq-ngay-thu-hai-lien-tiep.html

Virus corona:

Bắc Kinh kỷ luật hai viên chức ở Hồ Bắc

Bắc Kinh cách chức hai quan chức ngành y tế ở tỉnh Hồ Bắc, trong lúc đã có 1.016 người chết vì virus corona.
Ông Trương Tấn, bí thư đảng ủy Ủy ban Y tế tỉnh, và bà Lưu Anh Tư, chủ nhiệm ủy ban, bị miễn nhiệm.
Một người từ trung ương, Vương Hạ Thắng, phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, sẽ giữ cả hai vị trí này.
Con số người chết ở Trung Quốc vì virus corona hiện là 1.016 người.
Tuy nhiên, số lượng nhiễm virus mới đã giảm 20% so với ngày hôm trước.
Ủy ban y tế Hồ Bắc xác nhận 2.097 ca mắc mới trong tỉnh vào thứ Hai, giảm so với 2.618 ngày hôm trước.
Tổng số người nhiễm virus corona trên khắp Trung Quốc là 42.200 người, trở thành cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất ở nước này kể từ khi đại dịch Sars xảy ra năm 2002-2003.
Nhân viên phòng khám tại Anh dương tính virus corona
Virus corona: học sinh VN vùng không bị nhiễm có thể đi học lại
Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện hiếm hoi giữa đại dịch, khi ông có chuyến thăm các nhân viên y tế ở Bắc Kinh.
Ông Tập thúc giục phải “có các biện pháp kiên quyết hơn” để chống lại virus và nói rằng “chúng ta phải tự tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch này”.
Thông tin mới nhất ở Trung Quốc
Ủy ban y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết 103 người chết vì virus corona ở tỉnh này vào thứ Hai, tăng từ 97 vào Chủ nhật.
Hồ Bắc đã có tổng cộng 31.728 trường hợp nhiễm virus corona với 974 ca tử vong vào cuối ngày thứ Hai. Tỷ lệ tử vong là 3%.
Tổng số người chết vì virus corona ở Trung Quốc hiện là 1.011 người.
Virus corona: Đường phố và bến tàu vắng vẻ ở Thượng Hải tuần trước
Hơn ba phần tư trường hợp tử vong do virus corona là ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Thành phố 11 triệu dân này đã bị phong tỏa trong nhiều tuần qua.
Một phái đoàn các chuyên gia quốc tế do WHO chủ trì đã tới Trung Quốc hôm thứ Hai để làm việc với giới chức tại đây. Phải đoàn này do ông Bruce Aylward, người giám sát WHO trong đại dịch Ebola tại Tây Phi năm 2014-2016.
Trong khi đó, ông Tập đeo khẩu trang trong chuyến thăm của ông ở Bắc Kinh, nhưng ông chưa tới thăm Vũ Hán.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã phải gánh chịu các cáo buộc về việc xem nhẹ sự nghiêm trọng của virus corona – và ban đầu đã cố gắng giữ bí mật, nhưng WHO khen ngợi nỗ lực của nước này trong việc kiểm soát dịch, bao gồm việc cách ly số lượng lớn người nghi nhiễm.
Các nước khác thì sao?
Bốn ca nhiễm virus corona mới được xác nhận tại Anh Quốc hôm thứ Hai – nâng tổng số người nhiễm tại đây lên tám người.
Trong khi đó, có thêm 65 người dương tính với virus corona trên tàu Diamond Princess hiện đang bị cách ly ở ngoài khơi Nhật Bản – nâng tổng số hành khách bị nhiễm lến 135 trong số 3.700 khách.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu hôm thứ Hai rằng ông tin đại dịch sẽ biến mất vào tháng Tư do thời tiết ấm lên – một lý thuyết không được các chuyên gia y tế ủng hộ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51454337

TQ đưa máy bay chiến đấu đến Đài Loan

giữa bão dịch corona

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vượt qua ranh giới với Đài Loan hôm thứ Hai 10/2, trong ngày thứ hai của đợt diễn tập, ngay sau khi Đài Loan đẩy mạnh việc tham gia Tổ chức Y tế Thế giới giữa bối cảnh đại địch virus corona.
Nikkei Asian Review trích lời Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay một số máy bay của Trung Quốc, bao gồm máy bay ném bom H-6, đã bay qua kênh Bashi phía nam Đài Loan, vào phía tây Thái Bình Dương, vào lúc khoảng 10 giờ sáng.
Số người chết vì virus corona ở TQ vượt 1000
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Virus corona: học sinh VN vùng không bị nhiễm có thể đi học lại
Ranh giới này là đường biên giới thực tế giữa Đài Loan và đại lục.
Những máy bay này sau đó quay trở lại đại lục theo đường cũ.
Quân đội Trung Quốc cũng diễn tập tại eo biển Đài Loan hôm Chủ Nhật. Các máy bay chiến đấu của nước này bay vòng quanh Đài Loan trước khi quay trở về đại lục.
Quân đội Trung Quốc quyết tâm và có khả năng đè bẹp bất kỳ hoạt động “ly khai” nào của Đài Loan, người phát ngôn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết hôm Chủ nhật. Trung Quốc coi Đài Loan và các đảo liền kề là những phần không thể tách rời của Trung Quốc.
Các động thái này của Trung Quốc xảy ra trong lúc Đài Loan vừa đề nghị có đại diện tham gia WHO. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói chính trị không nên làm cản trở các nỗ lực phối hợp chống dịch bệnh do virus corona.
Nhật Bản, Mỹ và các nước khác ủng hộ việc Đài Loan trở thành nhà quan sát của WHO. WHO cũng đã cho phép Đài Loan tham dự cuộc họp kéo dài hai ngày của phái đoàn chuyên gia, bắt đầu vào thứ Ba 11/2.
Nhưng Trung Quốc thì không muốn vậy, mà muốn Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Phó Tổng thống Đài Loan William Lai đã tham dự một cuộc họp vào thứ Năm tuần trước với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington, một sự kiện có thể khiến Bắc Kinh khó chịu.
Hàng trăm ngàn người kêu gọi giám đốc WHO từ chức
Một đơn kêu gọi Giám đốc WHO từ chức trên change.org tính đến hôm 11/2 đã thu hút được hơn 350.000 chữ ký trên khắp thế giới, theo Independent.
Thỉnh nguyện đơn này do một người sống ở Canada có tên Otsuka Yip khởi xướng từ 31/1. Đơn này kêu goi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, từ chức, vì thiếu sót khi xử lý dịch conora.
Đơn có đoạn:
“23/1/2020 ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chối công bố dịch corona ở Trung Quốc như một tình huống khẩn cấp toàn cầu. Như chúng ta đều biết, virus corona hiện chưa thể chữa được. Số người nhiễm và chết tăng gấp 10 lần chỉ trong 5 ngày. Một phần của việc này liên quan đến việc (lãnh đạo của WHO) đánh giá thấp virus corona. Chúng tôi tin chắc rằng ông ta không phù hợp với vị trí Tổng Giám đốc của WHO. Chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus ngay lập tức từ chức.”
“Rất đông trong số chúng tôi đã thực sự thất vọng, chúng tôi tin tưởng WHO là tổ chức có quan điểm chính trị trung lập. Không tiến hành cuộc điều tra nào, (lãnh đạo của WHO) chỉ tin vào con số người chết và nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp.”
“Mặt khác, Đài Loan không nên bị đứng ngoài tổ chức WHO vì bất cứ lý do chính trị nào. Công nghệ kỹ thuật cao của Đài Loan tiến bộ hơn rất nhiều nước có trong danh sách được lựa chọn của WHO.
“Làm ơn giúp thế giới lấy lại niềm tin đối với Liên Hiệp Quốc và WHO.”
Thư thỉnh nguyện này được ủng hộ rầm rộ ngay cả khi WHO gửi một phái đoàn chuyên gia tới Bắc Kinh hôm Chủ Nhật 9/2.
Sáng thứ Ba, lãnh đạo WHO viết trên Twitter lời cảnh báo rằng cái mà thế giới thấy hiện nay có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng”.
Ông Ghebreyesus, quốc tịch Ethiopian, cảnh báo rằng sự lây lan của virus corona có thể chưa tới đỉnh điểm, và kêu gọi các quốc gia chuẩn bị trong khi sự lây lan virus này bên ngoài Trung Quốc vẫn còn chậm.
Ông cũng cho hay 400 chuyên gia hàng đầu trên thế giới sẽ họp tại trụ sở WHO ở Geneva tuần này để “ưu tiên làm việc về mọi công cụ mà chúng ta cần, bao gồm chẩn đoán nhanh, vaccine và điều trị hiệu quả.”
Về việc này, chủ lá thư thỉnh nguyện, ông Otsuka Yip, viết: “Đây là điều lẽ ra phải làm từ hơn một tháng trước. Ông ta đã làm gì khi đang ở Bắc Kinh mấy tuần trước?”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51454344

Người Trung Quốc bị thế giới xa lánh

vì nỗi sợ virus corona

Người dân Trung Quốc đại lục đang phải đối mặt với sự xa lánh, cách ly ở các nơi trên thế giới giữa lúc dịch viêm phổi do virus corona chủng mới đang khiến hàng nghìn người nhiễm bệnh.
Hong Kong tạm dừng một số tuyến di chuyển từ Trung Quốc. Các trường học ở châu Âu rút lại lời mời với các sinh viên trao đổi từ quốc gia Đông Á. Các nhà hàng ở Hàn Quốc từ chối tiếp khách Trung Quốc dùng bữa.
Khi virus chết người đã lan rộng ra khỏi Trung Quốc, các chính phủ, công ty và cơ sở giáo dục trên toàn thế giới được cho là nỗ lực tìm ra cách phản ứng phù hợp. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu. Làm như thế nào để thực hiện điều đó mà không kỳ thị toàn bộ dân số của một quốc gia nơi dịch bùng phát là một thách thức, theo Bloomberg.
Với số người chết đã lên tới 170 và các ca xác nhận có virus viêm phổi vượt trên 7.700, các mối quan ngại đang dần gia tăng. Nhiều công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Các hãng hàng không tạm dừng chuyến bay tới Trung Quốc trong khi một số nước bắt đầu sơ tán cư dân khỏi tâm dịch ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Khi bệnh dịch bắt đầu lan ra các quốc gia khác, sự cảnh giác với người Trung Quốc bắt đầu gia tăng.
Tại Hàn Quốc, các thông báo được dán lên cửa sổ nhà hàng viết: “Cấm người Trung Quốc”. Một sòng bạc Hàn Quốc thường tiếp khách nước ngoài cho biết họ không nhận khách từ Trung Quốc. Hơn một nửa triệu người Hàn Quốc ký đề nghị gửi lên chính phủ, kêu gọi cấm các du khách từ đất nước 1,4 tỷ dân.
Trong khi đó, một đài truyền hình có trụ sở ở Hong Kong trình chiếu một đoạn video ghi lại ở một nhà hàng Nhật Bản tại thành phố Ito có cảnh một nhân viên phục vụ hô lớn: “Trung Quốc! Mời đi ra ngoài” với một du khách.
Khi Bloomberg liên hệ với nhà hàng Nhật Bản nói trên qua điện thoại, một phụ nữ lý giải rằng họ từ chối tiếp khách hàng người Trung Quốc và Đông Nam Á vì chủ nhà hàng lo về virus corona chủng mới. “Nếu ông chủ của chúng tôi nhiễm virus và chết, ai sẽ chịu trách nhiệm với nhà hàng đây”, người phụ nữ nói.
Tâm lý lo ngại Trung Quốc không chỉ giới hạn ở châu Á. Tại Đan Mạch, phía Bắc Kinh đã yêu cầu một tờ báo địa phương xin lỗi vì đăng hình vẽ “chế” các ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc thành virus corona.
Tuy nhiên, tờ báo Đan Mạch đã từ chối xin lỗi, viện dẫn rằng quốc gia châu Âu tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Tờ báo địa phương Pháp Courrier Picard đã bị chỉ trích vì đăng tải trên trang nhất dòng tiêu đề mang tên “Thông báo màu vàng”, bị cho là ám chỉ thuật ngữ “Hiểm dọa da vàng”, một cụm từ có xu hướng bài ngoại đề cập tới các quốc gia ở Đông Á có từ thế kỷ 19. Courrier Picard sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi.
Tại Pháp, Bộ Ngoại giao nước này khuyến nghị các trường và đại học dừng hoạt động trao đổi sinh viên, học sinh với Trung Quốc. Ít nhất một trường trung học đã rút lại lời mời nhóm sinh viên Trung Quốc dự kiến đến vào tuần này.
Tại Canada, phụ huynh trong các cộng đồng ở bắc Toronto đã kêu gọi các trường buộc học sinh, sinh viên mới trở về từ Trung Quốc phải ở nhà ít nhất 17 ngày để giảm nguy cơ lây lan virus corona, nếu có. Cuộc kêu gọi đã thu hút 10.000 chữ ký.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32904-nguoi-trung-quoc-bi-the-gioi-xa-lanh-vi-noi-so-virus-corona.html

Trung Quốc loay hoay giải mã ý đồ của Trump

trong thương chiến

Bắc Kinh chưa rõ việc Trump tung đòn với Huawei là chiến thuật tăng sức ép hay thực sự muốn loại bỏ một mối đe dọa an ninh quốc gia.
Khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017, các quan chức Bắc Kinh coi ông là một doanh nhân thực dụng. Họ nghĩ những lời lẽ cứng rắn Trump nhằm vào Trung Quốc trong chiến dịch vận động tranh cử chỉ là mánh khóe lôi kéo cử tri Mỹ, không thể hiện quan điểm cốt lõi của ông.
Tuy nhiên, hơn hai năm sau, Chủ tịch Tập Cận Bình nhận thấy Mỹ dường như đang đẩy Trung Quốc đến bên bờ vực một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Điều tệ hại hơn, quan điểm xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược cần phải ngăn chặn bằng mọi giá ngày càng được lan tỏa rộng rãi ở Mỹ.
Trump tiếp tục gia tăng sức ép bằng lời đe dọa triệt hạ tập đoàn công nghệ hàng đầu Huawei cùng các công ty khác ở Trung Quốc với lý do họ có thể là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Những ngón đòn chính quyền Trump liên tiếp tung ra đẩy Huawei vào tình thế lao đao và gần như bị cô lập trong thế giới công nghệ.
Để đáp trả, các quan chức Bắc Kinh tìm cách khơi dậy tâm lý chống Mỹ, lòng tự hào dân tộc và vạch ra những kế hoạch ứng phó khẩn cấp để giải cứu Huawei, nhưng cũng đồng thời kêu gọi Mỹ đối thoại để giải quyết tranh chấp thương mại.
“Tôi không nghĩ Trung Quốc có một chiến lược rõ ràng, xuyên suốt. Một mặt, truyền thông nhà nước Trung Quốc khơi dậy chủ nghĩa dân tộc nhưng mặt khác, khi trao đổi với các quan chức Trung Quốc, bạn sẽ thấy họ vẫn khá kiềm chế trong những lời chỉ trích Mỹ”, Ether Yin, đối tác của công ty tư vấn Trivium China ở Bắc Kinh, nhận xét.
Sự lưỡng lự đó xuất phát từ việc các quan chức Trung Quốc vẫn chưa rõ các đòn đánh của Trump hiện nay chỉ đơn thuần nhằm mục đích đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hay Mỹ đang thực sự hướng đến mục tiêu xa hơn là ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy và trở thành một siêu cường toàn cầu.
“Rất khó để kết luận liệu nỗ lực đối phó với Huawei chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia hay đây là một chiến thuật đàm phán để thúc đẩy những tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại”, Scott Kennedy, giám đốc dự án nghiên cứu kinh tế chính trị và kinh doanh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói.
Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đưa Huawei vào danh sách đen và cấm các công ty Mỹ bán linh kiện, công nghệ cho tập đoàn này khi chưa có giấy phép xuất khẩu.
“Có thể các quan chức ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) nhất trí với kết luận rằng Huawei chỉ an toàn cho nước Mỹ khi không còn sức sống, nhưng họ cũng muốn giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc”, Kennedy nhận xét.
Kể từ khi đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ hồi đầu tháng, chính quyền Tổng thống Trump đã tung ra một loạt đòn nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc với những tác động ngày càng lớn, có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Ngoài các động thái chống lại Huawei có thể làm phá vỡ kế hoạch của hãng này về việc triển khai mạng 5G toàn cầu, Mỹ còn cân nhắc cấm 5 công ty Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về công nghệ camera giám sát tiếp cận công nghệ Mỹ.
Đến nay, phản ứng của Trung Quốc chủ yếu dừng lại ở những lời hô hào chống Mỹ. Các nhà ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Washington “ức hiếp” Bắc Kinh, trong khi truyền thông nhà nước gọi cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ là “chiến tranh nhân dân”.
Tâm lý bài Mỹ đang dâng cao trên các mạng xã hội Trung Quốc với một bài hát gây sốt cùng lời lẽ “nếu bên sai phạm muốn gây chiến, chúng ta sẽ đánh họ đến mức kinh hồn bạt vía”.
Phát biểu đầu tuần trước trong chuyến thăm khu tưởng niệm ở tỉnh Giang Tây, nơi khởi đầu cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân Trung Quốc cách đây 85 năm nhằm tránh sự truy kích của quân Quốc Dân đảng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cảnh báo các quan chức Trung Quốc về những hậu quả lâu dài và phức tạp do ảnh hưởng bên ngoài, đồng thời kêu gọi họ sẵn sàng cho “một cuộc Vạn lý Trường chinh mới”.
Khi đến thăm một nhà máy đất hiếm ở tỉnh Giang Tây, ông Tập dường như phát đi thông điệp đe dọa rằng Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Đất hiếm là thành phần quan trọng để sản xuất các thiết bị điện tử, từ smartphone đến xe điện, và chỉ phân bố ở một số ít khu vực trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nơi khai thác nhiều nhất.
Chính phủ Trung Quốc đang vạch ra các phương án giải cứu Huawei trong trường hợp cần thiết, theo một nguồn tin am hiểu vấn đề. Dù Bắc Kinh chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nguồn tin cho biết hỗ trợ tài chính cho Huawei là một trong các phương án được cân nhắc.
“Chính phủ Trung Quốc có lẽ muốn chờ xem liệu chính quyền Trump có tiến hành thêm các động thái khiêu khích khác không, nhưng chắc chắn Mỹ đang phát đi một số tín hiệu”, Wang Dong, tổng thư ký Viện Pangoal ở Bắc Kinh, người từng đại diện cho Trung Quốc dự các hội nghị an ninh quốc tế, nói.
“Quan điểm cho rằng chính quyền Trump có thể tung ra những động thái gây thiệt hại đối với Huawei nhưng không làm tổn thương nặng nề công ty này là hoàn toàn không chính xác”, ông bình luận.
Các động thái chống Huawei của Trump dường như là một phần trong cuộc cạnh tranh giành vai trò siêu cường toàn cầu với Trung Quốc được chính phủ Mỹ nêu ra trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2017.
Một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên cho hay dù ban đầu lưỡng lự, ngày càng nhiều nước châu Âu đồng tình với quan điểm của Mỹ rằng họ nên tránh tích hợp thiết bị Huawei vào mạng 5G để ngăn chặn rủi ro an ninh đến từ công nghệ Trung Quốc.
Các mối lo ngại an ninh của Mỹ về Huawei cũng như hoạt động thương mại của Trung Quốc không phải mới xuất hiện dưới thời Trump. Ngay từ năm 2010, chính quyền tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về các mối đe dọa tiềm tàng đến từ “một công ty có trụ sở tại Thâm Quyến”, ám chỉ Huawei.
Một báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ công bố năm 2012 đã coi Huawei cùng ZTE, hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc, là các “mối đe dọa an ninh tiềm tàng” và cho rằng những thiết bị phần cứng của họ có thể bị can thiệp để phục vụ mục đích do thám.
Huawei luôn phủ nhận hỗ trợ chính phủ Trung Quốc thực hiện các hoạt động do thám ở nước ngoài. Hôm 23/5, tờ China Daily cáo buộc các quan chức chính trị Mỹ đang phát động một cuộc “chiến tranh lạnh công nghệ” và cảnh báo những mục tiêu ở các quốc gia khác cũng có thể bị tổn thương bởi tâm lý cạnh tranh “một mất, một còn” từ Mỹ.
Ban đầu, các đồng minh phản đối Trump trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc chủ yếu do phong cách mạnh bạo, thẳng thừng của ông, chứ không phải vì bất đồng lập trường với ông chủ Nhà Trắng về cách thực hành thương mại của Trung Quốc, Chris Patten, cựu thống đốc Hong Kong, nhận định. “Những gì ông ấy lẽ ra nên làm là thảo luận với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và châu Âu… bởi chúng ta có các mối lo ngại chung”, Patten nói.
Một kênh khả thi để nối lại các cuộc đàm phán Mỹ – Trung là hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6 tại Nhật Bản. Ông Trump và ông Tập đã dàn xếp được một “lệnh ngừng bắn” nhằm đình chỉ cuộc chiến thuế tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina hồi cuối năm ngoái.
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ xem hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới là một trong những cơ hội cuối cùng để Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận thương mại trước khi chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2020 bắt đầu, khiến cơ hội ngồi lại nói chuyện trở nên khó khả thi hơn. Tại cuộc gặp cử tri hôm 20/5, Trump công kích cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, đối thủ tiềm năng của ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng, khi nói rằng Bắc Kinh muốn Biden thay thế Trump làm tổng thống để “có thể tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ 500 tỷ USD hàng hóa mỗi năm và tiếp tục cưỡng đoạt nhiều hơn từ Mỹ”.
Khoảng 20% công ty Mỹ ở Trung Quốc đang chuyển một số hoặc tất cả dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc để đối phó căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, và 1/3 công ty Mỹ đang trì hoãn hoặc hủy bỏ quyết định đầu tư vào Trung Quốc, theo cuộc khảo sát 239 công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc do Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải thực hiện mới đây.
“Cả hai phía rồi sẽ phải có những nhượng bộ nhất định”, Myron Brilliant, phó chủ tịch điều hành Phòng Thương mại Mỹ, nói. “Họ đã tự đẩy mình vào tình thế leo thang căng thẳng, nhưng cuối cùng, mối quan hệ này quá lớn nên không thể sụp đổ”, ông kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32902-trung-quoc-loay-hoay-giai-ma-y-do-cua-trump-trong-thuong-chien.html

Phi công Trung Quốc thất bại khi diễn tập ở Thái Lan

Tiêm kích Trung Quốc liên tiếp thua trước chiến đấu cơ Thái Lan trong đợt diễn tập Falcon Strike 2015 vì chiến thuật cũ, phi công thiếu kinh nghiệm.
Đại tá Li Chunghua, một trong những phi công dày dạn kinh nghiệm nhất không quân Trung Quốc, tiết lộ hàng loạt thông tin chưa từng công bố về cuộc diễn tập Falcon Strike 2015 ở Thái Lan trong bài giảng tại Đại học Bách khoa Tây Bắc hồi tháng trước.
Sự kiện được tổ chức tại căn cứ không quân Korat của Thái Lan hồi tháng 11/2015, là lần đầu tiên hai nước diễn tập không quân chung. Trung Quốc triển khai tiêm kích hạng nặng Su-27SK và bản nhái J-11A do nước này tự chế tạo. Điểm khác biệt duy nhất là J-11A có thêm kênh dẫn bắn tên lửa dùng đầu dò radar chủ động RVV-AE, trong khi Su-27SK chỉ sử dụng được tên lửa mang đầu dò radar bán chủ động R-27.
Thái Lan sử dụng 12 tiêm kích hạng nhẹ JAS 39C/D Gripen tham gia diễn tập và đối đầu với các chiến đấu cơ Trung Quốc trong những màn không chiến giả định.
Không quân Trung Quốc áp đảo đối phương khi “bắn hạ” 25 chiếc Gripen và chỉ mất một tiêm kích Su-27SK trong hai ngày đầu diễn tập nội dung cận chiến. Tuy nhiên, tình thế đảo ngược hoàn toàn trong 4 ngày còn lại của đợt diễn tập, khi chuyển sang nội dung tác chiến tầm xa và bảo vệ mục tiêu cố định.
Báo cáo của đại tá Li cho thấy tiêm kích Trung Quốc hạ 86% mục tiêu trong phạm vi dưới 30 km, 14% trong khoảng 30-50 km và không hạ được máy bay Thái Lan nào ở ngoài tầm 50 km. Trong khi đó, tỷ lệ diệt mục tiêu của phi đội Gripen Thái Lan lần lượt là 12%, 64% và 24%, giúp họ giành chiến thắng với tỷ số 41-9.
“Phi công Trung Quốc có khả năng nhận thức tình huống kém. Họ quá tập trung vào phía trước, thay vì chú ý tới xung quanh. Khả năng điều phối giữa máy bay chịu trách nhiệm tấn công và phi cơ hộ tống chúng cũng rất kém”, đại tá Li nhấn mạnh.
Với những trận không chiến quy mô lớn, tiêm kích JAS 39 có thể hạ mục tiêu được chiến đấu cơ J-11A và Su-27SK Trung Quốc bảo vệ. Trong khi đó, máy bay Trung Quốc lại gặp nhiều khó khăn và gần như không thể xuyên thủng mạng lưới phòng thủ của phi đội Thái Lan.
“JAS 39C/D có tiết diện phản xạ radar (RCS) khoảng 1,5-2 mét vuông, đây là yếu tố rất quan trọng khi đối đầu với tiêm kích Su-27SK có RCS tới 12 mét vuông. Tiêm kích Thái Lan có thể phóng đồng thời 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, trong khi J-11A chỉ có thể bắn từng quả RVV-AE”, đại tá Li cho hay.
Các chuyên gia cho rằng Su-27SK và J-11A nắm lợi thế cận chiến nhờ thiết kế khí động học tối ưu cho nhiệm vụ này, kết hợp với hai động cơ phản lực AL-31F mạnh. Chúng cũng được trang bị tên lửa đối không tầm ngắn R-73 với khả năng ngắm bắn theo hướng nhìn phi công, trong khi những chiếc JAS 39 chỉ mang tên lửa AIM-9L lạc hậu và chưa được biên chế dòng IRIS-T tối tân.
Dù áp đảo trong cận chiến, phi công Trung Quốc cũng nhận được rất nhiều bài học từ đối phương. Chiến thuật của họ bị đơn giản hóa và dễ dàng hóa giải khi tiêm kích Thái Lan lợi dụng Mặt trời để che giấu tín hiệu hồng ngoại, các phi công Trung Quốc chiếm vị trí công kích có lợi thường vội vã tìm cách bắn hạ mục tiêu và rơi vào bẫy của đối phương.
“Phía Trung Quốc thiếu kinh nghiệm trong các tình huống 2 đấu 2, phi công thường đánh giá sai mối đe dọa và không áp dụng đầy đủ biện pháp tránh tên lửa. Trong khi đó, phi công Thái Lan sử dụng triệt để mồi bẫy và biện pháp cơ động, giúp hạn chế nguy cơ bị bắn hạ”, Li nói thêm.
Không quân Trung Quốc đạt kết quả tốt hơn trong những đợt diễn tập sau đó nhờ triển khai tiêm kích hạng nhẹ J-10A và J-10C thay cho phi đội J-11A. Đại tá Li cho rằng J-10C có tính năng ngang ngửa JAS 39C/D nhờ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), mang được tên lửa tầm xa PL-15 và có RCS nhỏ hơn đáng kể so với những chiếc J-11A.
“Thông tin do Li công bố là chưa từng có tiền lệ và đang được tình báo Mỹ đánh giá. Nó cũng cho thấy mối lo lắng của Bắc Kinh với các hạn chế trong quá trình đào tạo phi công chiến đấu của Trung Quốc”, chuyên gia quân sự Reuben Johnson nhận xét.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32900-phi-cong-trung-quoc-that-bai-khi-dien-tap-o-thai-lan.html

Trung Quốc nhắc nhở về Huawei,

Pháp hành động giống Anh?

Đại sứ Trung Quốc nhắn nhủ Pháp có hành động rõ ràng đối với quyết định cấp phép/từ chối Huawei.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp mới đây đã gửi đi một thông báo trên trang điện tử của mình cho rằng cần được làm rõ về thông tin Huawei có thể bị đối xử “đặc biệt” ở quốc gia châu Âu này.
Pháp đang bắt đầu triển khai mạng 5G thế hệ mới. Theo một số tổ chức trong ngành, lập trường của chính phủ Pháp đối với vai trò của Huawei thiếu sự rõ ràng. Tập đoàn Trung Quốc này có thể sẽ phải đối mặt với hạn chế ở một số thành phố, theo một số tờ báo Pháp.
Thông điệp được Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đăng tải nêu rõ: “Nếu, vì lý do an ninh, chính phủ Pháp thực sự phải áp đặt hạn chế lên các nhà cung cấp, họ nên đưa ra tiêu chí minh bạch về vấn đề này và đối xử với mọi công ty như nhau”.
Ngoài ra, cơ quan này khẳng định, nhưng lo ngại về an toàn đối với Huawei là không có cơ sở. “Thiết bị 5G của Huawei luôn luôn an toàn và không có cửa sau” – Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris cho biết thêm.
Đại sứ quán Trung Quốc cho biết đã “sốc và lo lắng” vì các bài báo lấy nguồn tin từ những nguồn giấu tên và thân cận trong ngành như vậy, đồng thời nhấn mạnh rằng, trước đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các quan chức khác trước đây đã bảo đảm mọi công ty đều được đối xử công bằng.
“Chúng tôi không mong chứng kiến sự phát triển các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng vì phân biệt đối xử chống lại Huawei và chủ nghĩa bảo hộ tại Pháp cũng như các nước châu Âu khác” – thông báo nêu rõ.
Cơ quan an ninh mạng của Pháp, ANSSI, phụ trách kiểm tra thiết bị từ các nhà cung ứng, sẽ công bố báo cáo sơ bộ vào cuối tháng này.
Trước đó, giới chức Pháp từng nhiều lần bày tỏ sẽ không có sự đối xử bất công bằng với các công ty viễn thông nước ngoài.
Hồi tháng 11/2019, phát biểu trên kênh French TV, bà Pannier-Runacher – Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp đã nói: “Hiện tại, có ba nhà sản xuất thiết bị hoạt động tại Pháp. Huawei nắm 25% thị phần, còn lại là Nokia và Ericsson. Samsung chưa hoạt động ở Pháp nhưng đã quan tâm đến 5G. Chính phủ sẽ không loại trừ bất cứ ai. Chúng tôi không đi theo Mỹ. Chúng tôi sẽ xử lý trong từng trường hợp cụ thể”.
Trong một phát biểu tại hội chợ công nghệ VivaTech ở thủ đô Paris, ngày 16/5, ông Macron khẳng định “Quan điểm của chúng tôi là không gây cản trở Huawei hay bất kỳ công ty nào, điều này nhằm mục tiêu bảo đảm đảm an ninh quốc gia Pháp và chủ quyền của Liên minh châu Âu. Nhưng tôi cho rằng việc phát động một cuộc chiến công nghệ hay một cuộc chiến thương mại vào thời điểm hiện tại là không thích hợp”.
Trả lời câu hỏi phóng viên hãng truyền thông CNBC ngày 16/5 về các biện pháp gây sức ép của Mỹ lên tập đoàn viễn thông Huawei, ông Macron nêu rõ, Pháp cũng thực hiện một số lệnh cấm vận song chỉ liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia.
Với những phản ứng có phần ủng hộ ở Paris, Huawei năm ngoái cũng đã đệ đơn kiện 3 nhân vật gồm nhà nghiên cứu, phóng viên và chuyên gia mạng không dây đều là người Pháp vì nói trên truyền hình rằng Huawei có quan hệ thân thiết với Chính phủ Trung Quốc, bị nhà nước Trung Quốc kiểm soát, sử dụng để làm gián điệp. Huawei khẳng định những tuyên bố trên hoàn toàn sai sự thật.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi đồng minh cấm Huawei tham gia vào việc triển khai 5G, cho rằng thiết bị viễn thông của họ có chứa các bí mật cho phép Trung Quốc theo dõi các nước khác. Ủy ban Truyền thông Liên bang đã viện dẫn những lo ngại này trong một động thái gần đây nhằm cấm sử dụng các khoản tiền của Quỹ dịch vụ phổ quát để mua thiết bị hoặc dịch vụ từ các công ty được coi là rủi ro về an ninh và ZTE và Huawei là các công ty đầu tiên được đưa vào danh sách.
Trước những lo ngại từ Washington, Anh đã chọn cách trấn an rằng sẽ vẫn cấp phép cho Huawei nhưng ở những bộ phận cốt lõi và hạn chế thiết bị của Huawei được tiếp cận tới những khu vực an ninh nhất định. Hành động của London không được Mỹ bày tỏ thái độ hài lòng.
Trong khi đó, Đức cũng từng thể hiện bàng quan trước các lo ngại từ Mỹ về Huawei. Tuy nhiên, gần đây, các nghị sĩ tại Bundestag đã ngày càng bày tỏ mối lo ngại này hơn, buộc Chính phủ do liên minh bà Angela Merkel lãnh đạo phải xem xét lại các vấn đề an ninh mạng một cách kỹ lưỡng hơn.
Mới đây, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Đức, ông Norbert Roettgen, cũng là một thành viên thuộc đảng của bà Merkel đã đề nghị Mỹ lập đội đối phó với sự thống trị của công ty Trung Quốc Huawei trong thị trường công nghệ viễn thông 5G.
“Cần phải làm rõ rằng điều đó sẽ không xảy ra nếu không có mối đe dọa của cuộc chiến thương mại” – Reuters dẫn lời ông Roettgen phát biểu sau cuộc họp với các quan chức Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng.
Tuyên bố của ông Roettgen được cho là một thương thảo nhằm giúp Đức né việc Mỹ sắp tăng thuế quan ô-tô Đức nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời vừa giúp Đức đảm bảo an ninh mạng và củng cố vị thế của Mỹ ở nước đồng minh.
Liên minh châu Âu (EU) chỉ đưa ra khuyến nghị các nước thành viên có thể cấm các nhà điều hành viễn thông được cho là tạo ra nguy cơ an ninh trong những thành tố quan trọng của cơ sở hạ tầng mạng 5G. EU không đưa ra lệnh cấm Huawei đối với các thành viên châu Âu.
Huawei đã lên kế hoạch để mở nhiều nhà máy sản xuất ở châu Âu- một quyết định chiến lược cả về kinh tế lẫn tham vọng chiếm lĩnh thị trường 5G ở lục địa châu Âu.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32899-trung-quoc-nhac-nho-ve-huawei-phap-hanh-dong-giong-anh.html

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ bác tin virus corona

 có nguồn gốc từ chương trình vũ khí sinh học

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho rằng “thật là điên rồ” khi tin virus corona có nguồn gốc từ một chương trình vũ khí sinh học.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên chương trình Face the Nation, Đài CBS (Mỹ) hôm 9/2, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải bác tin đồn về nguồn gốc của virus corona, cho rằng bất kỳ lý thuyết nào về nguồn gốc loại virus này có liên quan đến chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học là “hoàn toàn điên rồ” và cảnh báo những cáo buộc đó có thể khuấy động sự phân biệt chủng tộc và bài ngoại.
“Tôi nghĩ đúng là vẫn còn nhiều điều chưa biết và các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác đang cố gắng hết sức để tìm hiểu thêm về virus corona”, Đại sứ Thôi Thiên Khải nói.
“Tuy nhiên, điều này rất tai hại, rất nguy hiểm khi khuấy động sự nghi ngờ, tin đồn và lan truyền chúng trong công chúng. Một mặt, điều này sẽ tạo ra sự hoảng loạn. Mặt khác, điều đó cũng sẽ thổi bùng sự kỳ thị chủng tộc, tâm lý bài ngoại, tất cả những cái đó sẽ gây hại rất lớn cho những nỗ lực chung trong cuộc chiến chống virus của chúng ta”, ông Thôi Thiên Khải cho hay.
Trong cuộc phỏng vấn đài CBS, Đại sứ Thôi Thiên Khải cũng phản biện mạnh mẽ đối với giả thuyết từ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, khi ông này tweet vào cuối tháng trước rằng Vũ Hán – thành phố nơi dịch bệnh bùng phát, “có phòng thí nghiệm siêu cấp, an toàn sinh học cấp 4 duy nhất của Trung Quốc, hoạt động với mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới, trong đó có virus corona”.
Đồng thời, Thượng nghị sĩ Cotton cũng đã chỉ trích gay gắt cách xử lý dịch bệnh của Bắc Kinh trong nhiều tuần. Cáo buộc của ông góp vào các thuyết âm mưu rằng rằng virus corona có thể liên quan tới Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán và có thể đến từ chương trình chiến tranh sinh học của Trung Quốc.
Đại sứ Thôi Thiên Khải lên án cáo buộc của Thượng nghị sĩ Cotton là “hoàn toàn điên rồ” trong khi chính phủ Trung Quốc vẫn không biết virus corona có nguồn gốc từ đâu, các nghiên cứu ban đầu mới chỉ ra rằng nó đến từ động vật.
“Tất nhiên, có nhiều đồn đoán. Có những người đang nói rằng những virus này đến từ một số phòng thí nghiệm quân sự, không phải của Trung Quốc, có thể ở Mỹ. Làm thế nào chúng ta có thể tin tất cả những điều điên rồ này?”, ông Thôi Thiên Khải cho hay.
Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã báo cáo 12 trường hợp bị nhiễm virus corona được xác nhận tại sáu tiểu bang. Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hôm 8/2 đã xác nhận về trường hợp công dân Mỹ đầu tiên chết vì căn bệnh này, cho biết công dân Mỹ 60 tuổi đã chết trong một bệnh viện ở Vũ Hán vào ngày 6/2
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32895-dai-su-trung-quoc-tai-my-bac-tin-virus-corona-co-nguon-goc-tu-chuong-trinh-vu-khi-sinh-hoc.html

Bệnh dịch do virus corona gây ra

 có thể đẩy các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Cộng

Hôm thứ Năm (6/2), DBS Bank Ltd cho biết rằng nhiều công ty đa quốc gia chuyển cơ sở sản xuất của họ ra khỏi Trung Cộng nhằm giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng do bệnh dịch bùng phát. Điều này
sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia như Đài Loan và Việt Nam. Diễn biến phức tạp của virus corona khiến cho các công ty ở Trung Cộng ngày càng hoang mang và mất dần niềm tin vào chính phủ quyền.
Hiện trạng này xảy ra đối với hầu hết các công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, truyền thông đại chúng, bảo vệ môi trường,… Theo tờ Taipei Times đưa tin, Đài Loan đã được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Đài Loan đã nhận được cam kết đầu tư trong nước trị giá 716 tỷ Đài tệ (23.76 tỷ Mỹ kim) từ 170 công ty. Tuy nhiên, sự gián đoạn trong sản xuất tại Trung Cộng do virus corona gây lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực đối với các nền kinh tế liên quan trong chuỗi cung ứng khu vực, bao gồm Đài Loan, Nam Hàn, Việt Nam và Ấn Độ. Nhà kinh tế học Ma Tieying cho rằng ngành dệt may và điện tử toàn cầu sẽ dễ bị phá vỡ nhất trong chuỗi cung ứng của Trung Cộng trong ngắn hạn.
Một báo cáo cho biết Đài Loan, Nam Hàn và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các nguồn cung bị ngưng truệ. Tuy nhiên, trong dài hạn, các công ty đa quốc gia có khả năng sẽ tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ khi không thể vượt qua sự khủng hoảng do bệnh dịch.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/benh-dich-do-virus-corona-gay-ra-co-the-day-cac-co-so-san-xuat-ra-khoi-trung-cong/

Bắc Kinh và Thượng Hải với tổng số dân

hơn 44 triệu người, bị ‘phong tỏa một phần’

Vanessa Đỗ
Chính quyền Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để “chặn” dịch corona (nCoV) hoành hành ở Vũ Hán và nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc.
Vũ Hán phong tỏa tất cả các khu dân cư trong thành phố
Theo VOV, bắt đầu từ ngày 11/2, chính quyền thành phố Vũ Hán sẽ phong tỏa toàn bộ các khu dân cư trong thành phố, đối với những nơi có người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm sẽ tiến hành quản lý cách ly toàn bộ khu nhà.
Thông báo cũng nhấn mạnh, sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi chống đối. Chính quyền thành phố Vũ Hán cũng “hứa” sẽ cung cấp nhu yếu phẩm cho dân cư ở những nơi bị phong tỏa.
Bắc Kinh, Thượng Hải bị ‘phong tỏa một phần’
Theo Zing dẫn tin South China Morning Post (11/2), Bắc Kinh và Thượng Hải, với tổng dân số hơn 44 triệu người, từ ngày 10/2 bắt đầu áp dụng hàng loạt biện pháp siết chặt kiểm soát cư dân để ngăn ngừa chủng virus corona mới bùng phát ở hai thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Hoạt động đi lại của người dân và giao thông sẽ chịu sự giám sát gắt gao hơn. Đeo khẩu trang trở thành qui định bắt buộc. Các dịch vụ giải trí và dịch vụ cộng đồng không thiết yếu tạm thời đóng cửa.
Các biện pháp “phong tỏa một phần” nhằm phòng ngừa nguy cơ virus lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc và người dân đi làm trở lại.
80 thành phố bị phong tỏa
Theo The Epoch Times (9/2), cư dân mạng đã chia sẻ các video về xung đột giữa người dân và nhân viên an ninh, vì nhiều người Trung Quốc tại các thành phố bị phong tỏa bắt đầu cảm thấy thất vọng vì họ không thể di chuyển tự do.
Chính quyền của hơn 80 thành phố của Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp phong tỏa khác nhau.
Một trong những phong tỏa nghiêm ngặt nhất là ở thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Thành phố đã cho dừng hoạt động tất cả các phương tiện giao thông công cộng và phương tiện cá nhân. Mỗi gia đình chỉ có một người có thể ra ngoài để mua sắm những nhu yếu phẩm cơ bản. Ngoài ra, người được chỉ định đó chỉ có thể ra ngoài hai ngày một lần.
Vào ngày 5 và 6/2, các tỉnh phía đông bắc là Liêu Ninh và Giang Tây ở phía đông tuyên bố rằng cả hai địa phương sẽ bị phong tỏa, nghĩa là cư dân sẽ không được phép tham dự các lễ hội. Thêm vào đó, chỉ một người trong mỗi hộ gia đình có thể ra ngoài, cứ hai ngày một lần.
Ký túc xá đại học
5 ký túc xá của đại học Vũ Hán đã trở thành trung tâm cách ly cho bệnh nhân nhiễm virus corona, trong bối cảnh các trung tâm y tế thiếu giường bệnh.
Vào ngày 7/2, Hu Yabo, phó thị trưởng thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát virus đầu tiên, cho biết trong một cuộc họp báo hàng ngày rằng chính quyền thành phố và tỉnh sẽ chuyển ký túc xá sinh viên tại 4 trường đại học và khuôn viên mới của trường đào tạo Đảng tỉnh Hồ Bắc trường đào tạo của Vũ Hán thành trung tâm cách ly.
Tổng cộng, các trường đại học này sẽ cung cấp 5.400 giường bệnh nhân để cách ly những người nghi ngờ nhiễm virus corona và bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ.
Ông Hu cũng cho biết thành phố đang thiếu các trang thiết bị y tế trầm trọng, bao gồm 41.400 bộ quần áo bảo hộ, 56.800 khẩu trang N95 và 19.200 kính bảo hộ.
Tốc độ lây lan nhanh không kiểm soát
Thiên Tân, một trong bốn đô thị trực tiếp ở Trung Quốc, đã ban hành các biện pháp cách ly vào ngày 6/2, sau khi một phụ nữ 66 tuổi mua sắm tại một cửa hàng bách hóa địa phương chết vì virus corona.
Tại thành phố Tấn Giang của tỉnh Phúc Kiến, hơn 4.000 người đang bị cách ly sau khi họ tiếp xúc với một người nhiễm bệnh.
Virus Corona chủng mới 2019 (2019-nCov) lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán vào đầu tháng 12 năm 2019. Hàng chục ngàn người đã bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc, trong khi hàng chục quốc gia cũng đang thông báo có các trường hợp bị lây nhiễm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-va-thuong-hai-voi-tong-so-dan-hon-44-trieu-nguoi-bi-phong-toa-mot-phan.html

Hơn 43.000 ca nhiễm bệnh và 1.018 người chết

do virus corona trên thế giới – Cập nhật

Dương Minh
Số người chết vì virus corona chủng mới ở Trung Quốc đã tăng kỷ lục 108 ca trong ngày 10/2, đưa tổng số người tử vong vượt quá 1.000.
Uỷ ban Y tế Trung Quốc cho biết có 2.478 ca nhiễm mới và 108 trường hợp tử vong vì dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV) trong ngày 10/2. Như vậy toàn Trung Quốc đã có 1.016 ca tử vong và 37.726 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 7.333 ca đang nguy kịch.
Trước đó, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc báo cáo 2.097 ca nhiễm mới và 103 ca tử vong trong ngày 10/2, nâng tổng số ở tỉnh này lên thành 31.728 ca nhiễm và 974 ca tử vong. Ngoài ra Hồ Bắc đang theo dõi y tế với hơn 76.000 người.
Như vậy, tính trên toàn thế giới, số người tử vong vì nCoV hiện là 1.018 và có hơn 43.141 người đã nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia rằng số ca tử vong và nhiễm bệnh theo số liệu chính thức chưa phản ánh con số thực tế vì các cơ sở y tế đang bị quá tải, nhiều người chưa được chăm sóc y tế.
Truyền thông Hồng Kông dẫn các nguồn tin cho biết ít nhất 500 bác sĩ và y tá tại Vũ Hán đã nhiễm chủng mới của virus corona, gây ra tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, theo SCMP.
“Với 99% số ca bệnh ghi nhận tại Trung Quốc, đây là trường hợp khẩn cấp đối với quốc gia. Song, nó cũng là mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới”, Tổng giám đốc WHO nói hôm 11/2.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc ra sao?
Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:
Số ca/Quốc gia:
135 Khác (tàu Diamond Pricess)
49 Hong Kong
45 Singapore
32 Thailand
28 Hàn Quốc
18 Đài Loan
18 Malaysia
15 Úc
14 Đức ­
15 Vietnam
13 Mỹ
11 Pháp
10 Macau
7 Canada
8 United Arab Emirates
3 Italy
3 Philippines
3 Ấn Độ
8 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Cambodia
1 Bỉ
2 Tây Ban Nha
1 Phần Lan
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
(Nguồn: Worldometers)
Tổng số có 464 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 11/2.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng con số những người bị nhiễm virus corona dù không đến Trung Quốc hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng.
18 tháng nữa sẽ có vắc xin chống corona
Tổng giám đốc WHO cho biết trong cuộc họp ở Geneve hôm 11/2, loại vắc xin đầu tiên để chống virus corona sẽ có sau 18 tháng nữa. Ông nói: “Vì vậy trong thời gian từ nay đến đó, chúng ta phải dùng mọi vũ khí đang có sẵn.”
Trước đó, các chuyên gia y tế cũng cho rằng cần 12-18 tháng để hoàn thành loại vắc xin sớm nhất để chống virus corona. Hiện nay đang có ít nhất hơn chục hãng dược phẩm đang tập trung cho nỗ lực này.
Virus corona được đặt tên mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên mới cho chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19.
Các loại virus corona thuộc về một gia đình virus lớn, đã từng gây ra dịch Sars (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và dịch Mers (Hội chứng hô hấp Trung Đông). Còn loại virus corona gây ra viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa có tên cho đến khi WHO đặt tên là Covid-19.Một số loại virus corona gây ra bệnh nặng, nhưng cũng có loại tạo ra biểu hiện lây nhiễm nhẹ như cảm cúm.
Việt Nam có bao nhiêu người nhiễm nCoV?
Sáng ngày 11/2, Bộ Y tế xác nhận bé gái 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc là ca thứ 15 dương tính với virus corona tại Việt Nam, và là trường hợp thứ 10 nhiễm bệnh ở tỉnh này. Đây là cháu ngoại của một bệnh nhân ở Vĩnh Phúc.
Trước đó, Việt Nam có 14 bệnh nhân nhiễm virus corona đã được xác định, trong đó 3 người tại TP.HCM (1 đã ra viện), 1 ở Khánh Hòa và 1 ở Thanh Hóa đều đã ra viện, 9 người ở Vĩnh Phúc (4 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư và 5 điều trị tại Vĩnh Phúc).
Tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương có nhiều người nhiễm nCoV nhất, quyết định cách ly tập trung 6 học sinh, đề xuất cho nghỉ học đến 23/2. Tỉnh cũng đã quyết định lắp đặt bệnh viện dã chiến khoảng 300 giường nhằm ứng phó với dịch bệnh.
TP HCM không còn ca nghi nhiễm virus corona sau khi 29 người nghi nhiễm nCoV đều có kết quả xét nghiệm âm tính hôm 11/2.
Xem thêm:
Đại dịch virus corona: Người dân Trung Quốc sẽ ra sao?
Thiếu tướng, nguyên TBT báo Quân Đội: “Pháp Luân Công mà Chính phủ phổ biến cho nhân dân thì chỉ có lợi”
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html

Lây bệnh tập thể tại Bệnh viện tâm thần Vũ Hán,

với ít nhất 80 người nhiễm virus corona

Minh Lam Theo Secret china
Một ca lây bệnh tập thể đã xảy ra tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Vũ Hán, với ít nhất 50 bệnh nhân và 30 nhân viên y tế tại đây được chẩn đoán dương tính với virus corona.
Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Vũ Hán (Bệnh viện Tâm thần Vũ Hán) là bệnh viện tâm thần lớn nhất trong tốp ba của tỉnh Hồ Bắc, với 950 giường bệnh và hơn 800 nhân viên.
Theo Secret China, các bác sĩ tại bệnh viện tiết lộ rằng, vào ngày 20/1, đã phát hiện bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona, và sau đó liên tục có thêm bệnh nhân bị sốt, đều được xác định là dương tính với virus corona. Cuối cùng, ngay cả nhân viên y tế bệnh viện cũng bị nhiễm bệnh.
Về cách đối phó với tình hình, các bác sĩ cho biết cho đến nay bệnh viện vẫn chưa thống nhất biện pháp và chỉ yêu cầu nhân viên y tế về nhà cách ly và báo cáo tình trạng với địa phương.
Theo các báo cáo, sau khi bệnh nhân Vương Ứng Bình 64 tuổi, được đưa đến bệnh viện tâm thần Vũ Hán vào tháng 8/2019, thì đến ngày 26/1/2020, bà bắt đầu bị sốt. Ngày hôm sau, bà được làm xét nghiệm nhưng kết quả là âm tính. Tuy nhiên, bà vẫn bị sốt cao và các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Sau đó, tuy đã được xét nghiệm nhiều lần nhưng kết quả vẫn là âm tính, đồng thời các y tá điều trị cho bà Vương cũng có các triệu chứng tương tự.
Theo bác sĩ Triệu Bình (không phải tên thật), các ca sốt cao giống như bà Vương tại bệnh viện tâm thần Vũ Hán là chiếm đa số. Từ ngày 12/1, khu nữ bệnh nhân đã bắt đầu có người bị sốt, với hơn 10 người bị sốt cao và suy hô hấp tính đến ngày 20/1. Sau trường hợp được chẩn đoán dương tính đầu tiên tại bệnh viện, một số lượng lớn bệnh nhân trong bệnh viện đã bị sốt cao và ít nhất 50 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính. Ngoài ra, ít nhất 30 nhân viên y tế đã được xác nhận là nhiễm virus corona mới.
Liên quan đến việc lây lan giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, ông Triệu Bình cho rằng có hai lý do. Thứ nhất, bệnh viện đã không chú ý đến căn bệnh này một cách đầy đủ. Thứ hai, các thiết bị bảo hộ và thuốc đều bị thiếu. Các nhân viên y tế ở giai đoạn đầu đều không có thiết bị bảo hộ. Mặc dù các thiết bị bảo hộ ở giai đoạn sau đã được bổ sung nhưng cho đến nay, khẩu trang và các vật dụng khác vẫn còn thiếu. Các nhân viên y tế vào khu vực nhiễm bệnh vẫn không có thiết bị bảo vệ cấp ba mà chỉ được trang bị đồ bảo vệ thứ cấp.
Ngoài ra, mặc dù bệnh viện đã thông báo đóng cửa vào ngày 21/1, nhưng trên thực tế, các biện pháp đã không được thực hiện nghiêm túc và một số người nhà bệnh nhân vẫn gửi đồ đến bệnh viện. Triệu Bình cho biết vào ngày 6/2, một bệnh nhân lớn tuổi được xác nhận đã chết trong khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lay-benh-tap-the-tai-benh-vien-tam-than-vu-han-voi-it-nhat-80-nguoi-nhiem-virus-corona.html

Chuyên gia Trung Quốc:

‘Dịch Corona có thể sớm đạt đỉnh’

Một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc hôm thứ Ba nói rằng vụ bột phát virus corona ở Trung Quốc sắp lên tới đỉnh điểm, giữa lúc số người chết tăng vọt, vượt quá 1.000 người, và lo lắng đang tăng về tác động kinh tế trên thực tế đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Các công ty đã gặp nhiều khó khăn để trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch kéo dài. Hàng trăm công ty Trung Quốc cho biết sẽ cần các khoản vay trị giá hàng tỷ đô la để duy trì hoạt động. Các vụ sa thải đã bắt đầu, bất chấp lời đảm bảo của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trung Quốc có thể tránh sa thải trên diện rộng.
Cố vấn y tế hàng đầu của chính quyền Trung Quốc đặc trách nạn dịch, ông Zhong Nanshan, vẫn hy vọng rằng dịch corona có thể lên tới điểm cao nhất trong tháng Hai để rồi bình lại trước khi giảm bớt.
Ông Zhong, một nhà dịch tễ học nổi tiếng nhờ vai trò của ông chống lại vụ bột phát dịch SARS – Hội chứng hô hấp cấp tính nặng vào năm 2003, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng dịch corona có thể lên tới cao điểm vào giữa hoặc cuối tháng Hai.
Con số các ca lây nhiễm mới đã giảm ở một số tỉnh, ông nói thêm.
Ủy ban Y tế Quốc gia trước đó loan báo có 108 người qua đời hôm thứ Ba, mức tử vong cao nhất trong 1 ngày, nâng tổng số ca tử vong ở Trung Quốc lên tới 1.016 người. Ngoại trừ 5 ca, tất cả các ca tử vong đều xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của vụ dịch.
Hôm thứ Hai, có 2.478 trường hợp mới đã được xác nhận trên lãnh thổ Hoa lục, giảm từ 3.062 của ngày hôm trước, nâng tổng số các ca lây nhiễm lên 42.638 ca. Đây là lần thứ nhì trong hai tuần, nhà chức trách ghi nhận số các trường hợp lây nhiễm mới hàng ngày đang sụt giảm.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm giữa lúc giới đầu tư cảm thấy tự tin hơn về số ca lây nhiễm thấp hơn, mặc dù một số chuyên gia cảnh báo hãy còn quá sớm để cho rằng đó là một xu hướng.
Phát biểu tại buổi khai mạc một hội nghị hai ngày quy tụ 400 nhà nghiên cứu tại Geneva nhằm đẩy mạnh nghiên cứu trong chẩn đoán, thuốc và vắc-xin, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu bật mối nguy của dịch corona, ông nói dịch corona không những là một trường hợp khẩn cấp đối với Trung Quốc nhưng còn là một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với phần còn lại của thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-trung-quoc-dich-corona-co-the-som-dat-dinh/5283292.html

Virus corona:

Tập Cận Bình tái xuất và hứa ”biện pháp mạnh”

Trọng Thành
Hôm qua, 10/02/2020, sau hai tuần lễ vắng bóng, chủ tịch Trung Quốc xuất hiện trở lại giữa lúc phẫn nộ dâng cao trong xã hội, trước tình trạng dịch bệnh do virus corona mới gây ra tiếp tục nghiêm trọng, và chính quyền dường như bất lực.
Trong một phóng sự dài được phát trên truyền hình tối qua, ông Tập Cận Bình nhắc đến tình hình tại thành phố Vũ Hán (Wuhan), và một phần lớn tỉnh Hồ Bắc (Hubei), bị cô lập kể từ ngày 23/01, để ngăn dịch.
Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận tình hình dịch bệnh tại Hồ Bắc và Vũ Hán vẫn còn ”rất trầm trọng”, và kêu gọi có ”các biện pháp mạnh hơn và triệt để hơn”, để ngăn chặn hoàn toàn đà bùng phát của dịch virus corona mới. Trước đó, chính quyền Trung Quốc đưa ra một loạt các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc cấm khoảng 56 triệu cư dân Hồ Bắc rời khỏi tỉnh này.
Về sự xuất hiện trở lại hôm qua của ông Tập Cận Bình, thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh cho biết :
”Đồ thị thể hiện số người nhiễm bệnh dường như đã chậm lại và Tập Cận Bình tái xuất hiện trên truyền thông Nhà nước. Sau gần hai tuần lễ tránh né, giờ đây hệ thống tuyên truyền Trung Quốc đã có được một số hướng dẫn rõ ràng. Chính ông Tập Cận Bình là người cầm lái, lãnh đạo. Trang nhất Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho thấy hình ảnh chủ tịch họ Tập đeo khẩu trang bằng giấy, giống như mọi người dân Trung Quốc vẫn dùng để che mặt, như ta thường thấy hiện nay.
Sáng nay, Tân Hoa Xã nhấn mạnh là kể từ giờ chủ tịch Tập Cận Bình trở thành ”tư lệnh của cuộc chiến tranh nhân dân chống lại dịch bệnh”.
Ông Tập Cận Bình đến thăm một khu phố nhỏ cổ tại thủ đô Bắc Kinh và giải thích: ”Trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, tôi không thể nào bắt tay các vị được”. Sau đó, ông Tập Cận Bình đã đến thăm các y bác sĩ bệnh viện Ditan, tại Bắc Kinh, một trong những nơi chăm sóc các bệnh nhân nặng nhất, do virus viêm phổi cấp này.
Ông Tập thừa nhận: cuộc khủng hoảng đã làm cho chúng ta nhận thức được những thiếu sót của hệ thống y tế. Đồng thời, ông cũng trấn an là đất nước sẽ vượt qua được thử thách này.
Sự tái xuất hiện trên tuyến đầu của ông Tập Cận Bình diễn ra vào lúc sự tức giận đang gia tăng nhắm vào các định chế. Cái chết của bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi Lý Văn Lượng (Li Wenliang) do bị nhiễm virus corona, người đầu tiên đưa ra cảnh báo về nạn dịch tại Vũ Hán đã thúc đẩy mọi người lên tiếng.
Trong chuyến đi thị sát của Tập Cận Bình hôm qua, một bộ phận người dân Bắc Kinh đã chúc mừng sức khỏe vị chủ tịch. Những người khác thì thẳng thừng hơn, dám đặt câu hỏi: Tại sao ông ta không đến Vũ Hán
Tại Trung Quốc, tình hình dịch bệnh do virus corona mới gây ra hiện đang bước vào giai đoạn khó lường, với việc cả trăm triệu người Trung Quốc, về quê ăn Tết, sẽ trở lại làm việc trong những ngày tới. Riêng tại thành phố Thâm Quyến (Shenzhen), được coi là thành phố có lao động nhập cư lớn nhất Trung
Quốc, sẽ đón hơn 12 triệu người trở về, hơn 2 triệu doanh nghiệp mở cửa trở lại, theo một số liệu của chính quyền.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200211-virus-corona-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-t%C3%A1i-xu%E1%BA%A5t-v%C3%A0-h%E1%BB%A9a-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-m%E1%BA%A1nh-sau-2-tu%E1%BA%A7n-v%E1%BA%AFng-m%E1%BA%B7t

Virus corona: Hơn 1.000 người chết tại Trung Quốc,

WHO lo ngại dịch bùng phát mạnh ở bên ngoài

Trọng Thành
Hôm nay, 11/02/2020, con số người chết vì virus corona mới vượt quá con số biểu tượng 1.000. Số lượng người bị lây nhiễm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc gia tăng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lo ngại dịch bệnh bùng phát mạnh ngoài Hoa lục.
Chính quyền Trung Quốc cho biết có thêm 108 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng số lượng người chết tại Hoa lục lên 1.016 người. Số tử vong hàng ngày do virus corona mới (2019-nCoV) hôm nay được coi là cao nhất từ trước đến nay. Tổng số người bị nhiễm virus là hơn 42.000. Ngược lại, vẫn theo thống kê của chính quyền Bắc Kinh, số lượng ca nhiễm mới hôm nay (với 2.478) đã giảm so với hôm trước. Đây là thông tin khiến một số nhà quan sát cho rằng tình trạng dịch bệnh tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có thể đang đi vào giai đoạn ổn định.
Tuy nhiên, bên ngoài Trung Quốc, tính đến nay, có hơn 400 người bị nhiễm virus corona mới gây viêm phổi cấp, tại khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một kịch bản đáng sợ đang bắt đầu xuất hiện. Một công dân Anh chưa từng đặt chân đến Trung Quốc, bị nhiễm virus tại Singapore, sau đó đã truyền virus sang cho nhiều đồng hương, trong thời gian ở tại vùng Alpes, Pháp, trước khi được xác định là mắc bệnh. Công dân Anh nói trên đã vô tình làm lây nhiễm virus cho ít nhất 11 người khác, trong đó có 5 người đang được điều trị tại Pháp, 5 người khác tại Anh và 1 tại Tây Ban Nha.
Cho đến nay, đại đa số các trường hợp lây nhiễm ở ngoài biên giới Trung Quốc đều do những người đến từ vùng tâm dịch Vũ Hán. Trước hiện tượng mới đáng lo ngại này, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua, 10/02/2020, cảnh báo là cho dù trong hiện tại, hiện tượng được ghi nhận này mới chỉ là ”một tia lửa nhỏ”, nhưng có thể làm bùng lên một trận hỏa hoạn lớn. Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh là mục tiêu hiện nay là phải cô lập, ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ lan rộng của các tia lửa nhỏ, và kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực phòng dịch.
Theo lãnh đạo WHO, những trường hợp bị nhiễm virus được ghi nhận có thể chỉ là ”phần nổi của tảng băng chìm”. Tình hình càng đáng lo ngại hơn, khi giới khoa học hiện nay còn chưa biết hết các phương thức lan truyền của loại virus corona mới. Một nghiên cứu khoa học vừa công bố hôm 07/02/2020 cho biết phân lỏng có thể là môi trường lan truyền virus corona mới, bên cạnh con đường truyền chính là thông qua các dịch lỏng phát tán khi người mắc virus ho.
Theo người phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, thì cho dù rất đáng lo về các cuộc tập hợp đông người, có thể khiến virus lây lan dễ dàng, nhưng khó mà buộc toàn thế giới ngừng hoạt động. Các bộ trưởng Y Tế châu Âu sẽ có cuộc họp khẩn vào ngày thứ Năm 13/02, tại Bruxlles, để bàn về các biện phối hợp chống dịch.
WHO thông báo đã triệu tập hai ngày họp của giới chuyên gia tại Genève, để điểm lại tình hình nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin và phương thức điều trị virus corona mới. Một phái đoàn chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Trung Quốc hôm qua, để bắt đầu tìm hiểu về nguồn gốc của virus và các hệ quả của dịch bệnh. Phái đoàn do nhà dịch tễ học nổi tiếng thế giới người Canada, Bruce Aylward, đứng đầu. Bác sĩ Bruce Aylward từng là người lãnh đạo chiến dịch của WHO chống dịch Ebola tại châu Phi.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200211-virus-corona-h%C6%A1n-1000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-who-lo-ng%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-m%E1%BA%A1nh-%E1%BB%9F-b%C3%AA

Dịch Corona : Liệu Tập Cận Bình đã mất thiên mệnh ?

Tú Anh
Thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, cho dù đã kéo dài vì dịch, cuối cùng cũng kết thúc. Nguy cơ dịch gia tăng, khi sinh hoạt kinh tế tái lập, là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh những tiếng nói công kích chế độ ngày càng nhiều, những ngày tới đây sẽ có tác động quyết định trong lãnh vực y tế cộng đồng, kinh tế và chính trị. Tóm thu toàn bộ quyền lực trong tay, chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với nhiều bất trắc.
Hôm thứ Hai, Tập Cận Bình tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để khuyến khích nhân viên y tế ngày đêm đối mặt với siêu vi corona chủng mới, mà số nạn nhân tử vong vừa vượt qua ngưỡng biểu tượng 1.000 người.
Nhưng sự kiện này đặt ra một loạt câu hỏi ? Vì sao một nhân vật thích xuất hiện với đám đông để chứng tỏ gần gũi với công chúng lại biến mất trong suốt năm tuần lễ ? Vì sao phải đến tuần lễ thứ sáu, tính từ khi dịch viêm phổi chủng mới được chính thức nhìn nhận, lãnh đạo Trung Quốc mới tỏ lòng nhân ái với bệnh nhân ?
Trước hết, về y tế cộng đồng. Ngày truyền hình Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ về sự kiện chủ tịch Trung Quốc thăm bệnh viện cũng là ngày người dân đi làm trở lại trong bối cảnh lệnh cách ly vẫn còn hiệu lực trên toàn quốc. Mặc dù số người chết vẫn tăng, số người bị lây vẫn cao nhưng báo cáo chính thức lần đầu tiên khẳng định « tình hình ổn định ». Ổn định không có nghĩa là « được cải thiện ».
Tuần lễ quyết định
Theo Frédéric Lemaître, thông tín viên của Le Monde từ Bắc Kinh, những ngày tới đây sẽ thời điểm quyết định : tình hình có thể tốt hơn nhưng cũng có thể tồi tệ hơn. Một dấu hiệu không cho phép lạc quan là Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cho dù không chỉ trích Trung Quốc, đã có hai quyết định. Thứ nhất là gửi một phái đoàn chuyên gia sang Hoa lục, đứng đầu là bác sĩ Bruce Ayward, người Canada, kinh nghiệm điều phối nỗ lực quốc tế chống dịch Ebola ở châu Phi. Thứ hai là báo động nguy cơ dịch corona gia tăng lây nhiễm ngoài Hoa lục. Điều này chứng tỏ diễn biến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc không có dấu hiệu lạc quan.
Người dân Trung Quốc cũng rất lo âu. Từ cuối tuần qua, số nạn nhân tử vong do siêu vi corona chủng mới đã nhiều hơn số người chết trên thế giới (774) vì siêu vi SARS năm 2003 . Hôm nay, số người chết đã lên 1.004, chỉ tại Hoa lục. Từ chủ nhân cho đến công nhân tất cả đều phải làm việc vì nhu cầu kinh tế. Liệu có thể tránh được khả năng lây nhiễm leo thang ?
Nhưng liệu chủ tịch Tập Cận Bình, với quyền hạn tối đa, có một phép lạ nào để giải phương trình nát óc này ? Theo Reuters, chỉ mới hai tuần đình trệ mà hàng trăm xí nghiệp bị khốn đốn. Nguồn tin ngân hàng cho biết ít nhất 300 công ty, trong đó có Xiaomi, chờ vay hơn 8 tỉ đôla để giải quyết tình trạng khó khăn do hệ quả chính sách phong tỏa chống dịch gây ra. Theo ngân hàng đầu tư Nomura, những dấu hiệu này phản ảnh tình trạng kinh tế Trung Quốc bị tác hại nghiêm trọng trong hai tháng đầu năm 2020.
Hỏa sơn chuyển mình
Đại cường kinh tế số hai thế giới đứng trước một sự lựa chọn bất toàn mà người đứng đầu gió là ông Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao.
Nhưng vấn đề của chủ tịch Trung Quốc là uy quyền tối thượng đã bị dân chúng công kích trực tiếp. Theo nhà phân tích Renaud Girard của báo Pháp Le Figaro, người dân Trung Quốc không còn chấp nhận được tình trạng chính quyền nói dối triền miên. Công an mạng không biết cách nào đối phó với công dân mạng. Không xuống đường, nhưng từ trong nhà, qua máy vi tính và điện thoại thông minh, họ tuyên bố không tin cậy vào Đảng và Nhà nước. Xã hội Trung Quốc đã chuyển mình như núi lửa từ khi Corona xuất hiện.
Đã thế, từ khi sửa Hiến Pháp để có thể tập trung quyền lực và cai trị mãn đời như một hoàng đế đỏ, Tập Cận Bình dường như muốn gì cũng không xong, đụng đâu là kẹt đó. Hù dọa dân Hồng Kông, can thiệp vào bầu cử Đài Loan, thương chiến với Washington, nơi nào hoàng đế Tập Cận Bình cũng gặp sao khắc kỵ.
Liệu mệnh trời đã xoay ?
Đó là câu hỏi mà người dân Hoa lục loan truyền trên mạng xã hội.
Theo quan điểm của Mạnh Tử, trong ba yếu tố cấu tạo nên quốc gia là lãnh thổ, dân tộc và chính quyền thì dân là yếu tố quan trọng nhất : dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
Chủ tịch Trung Quốc đứng trước ba giải pháp : Bỏ thế độc tôn cá nhân lãnh đạo ? Nới tay để xây dựng một Nhà nước thượng tôn pháp luật và thi hành các quy định về nhân quyền và quyền công dân trong Hiến Pháp ? Hay trái lại sẽ gia tăng các biện pháp kềm kẹp, một khi qua được khủng hoảng corona ?
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200211-d%E1%BB%8Bch-corona-li%E1%BB%87u-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-%C4%91%C3%A3-m%E1%BA%A5t-thi%C3%AAn-m%E1%BB%87nh

Dịch virus corona, Tchernobyl của Trung Quốc ?

Thụy My
Năm 1986, tai nạn nguyên tử Tchernobyl đã bộc lộ những lỗ hổng và điểm yếu của chế độ Liên Xô. Tương tự, con virus corona sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng cho chế độ Trung Quốc – theo nhận xét của chuyên gia về chủ nghĩa cộng sản Thierry Wolton trên Le Figaro.
Với virus corona, phải chăng Trung Quốc đang phải trải qua tai nạn Tchernobyl của mình?
Thoạt nhìn thì hai cuộc khủng hoảng rất khác nhau : một bên là dịch bệnh đang lan tràn, bên kia là một tai nạn nguyên tử rốt cuộc đã được khoanh lại, cho dù ảnh hưởng vượt ra bên ngoài biên giới Liên Xô. Ngược lại, tác động của cả hai sự kiện này đều bi kịch, trong nước cũng như ngoài nước, xứng đáng được so sánh về tính chất của chế độ chính trị và các hậu quả dẫn đến đối với hai nước này, cũng như phần còn lại của thế giới.
Cần nhắc lại rằng vào tháng 4/1986, vào lúc xảy ra vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl, ông Gorbatchev, tân tổng bí thư Liên Xô đã hứa hẹn sẽ minh bạch (glasnost). Thế nhưng phải mất gần mười ngày sau Matxcơva mới nhìn nhận tai nạn, dưới áp lực từ nước ngoài vốn đã phát hiện vụ nổ từ khi nó mới xảy ra.
Sau đó người ta biết được các điều kiện thảm hại về những « người tình nguyện » được tăng viện, không có trang bị bảo hộ đặc biệt, được điều đến để cố chận lại thảm họa. Hàng trăm người trong số đó đã chết vì sự bất cẩn này. Sự im lặng cộng thêm vô trách nhiệm đã bộc lộ cung cách hoạt động của chế độ hãy còn toàn trị mà Gorbatchev cho rằng có thể cải cách được.
Trong dịp này Gorbatchev đã bị mất đi phần lớn sự tin cậy. Không phải từ nhân dân Liên Xô, vốn không hề tin tưởng ông, nhưng từ các nước phương Tây mà ông muốn dựa vào để giúp vực dậy một Liên bang Cộng hòa Xô viết đang phá sản.
Dịch virus corona cũng đã tiết lộ những yếu kém của chế độ cộng sản Trung Quốc, làm nghi ngờ khả năng bảo đảm vị trí thống lĩnh trên trường quốc tế mà Bắc Kinh đang đầy tham vọng. Trước hết, tất cả các lời chứng đều phù hợp với nhau, khẳng định bản tổng kết số nạn nhân được chính quyền tiết lộ nhỏ giọt mỗi ngày để chứng tỏ sự minh bạch, thật ra thấp hơn rất nhiều so với thực tế.
Trong một chế độ hoàn toàn kiểm soát mọi thứ, những con số này có thể nhào nặn tùy ý muốn. Sự tăng cường kiểm duyệt trong thời điểm khủng hoảng càng làm gia tăng nghi ngờ. Trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng vừa qua đời, người bị công an và báo chí nhà nước buộc tội lan truyền tin đồn do đã cảnh báo nguy cơ virus từ tháng 12, là minh họa cho sự bất lực của chế độ trong việc thông tin cho dân của mình và cho thế giới một cách đàng hoàng. Theo nghĩa này, thì có thể so sánh với vụ Tchernobyl.
Cuộc khủng hoảng dịch tễ này còn cho thấy đại cường muốn nắm trọn thế giới trong tay vẫn là một nước kém phát triển. Điều này đặc biệt đúng trong lãnh vực dịch vụ nhất là về y tế, vì lãnh vực này chưa bao giờ là ưu tiên đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ chỉ quan tâm đến tăng trưởng, sản xuất, thặng dư thương mại, Con đường tơ lụa mới, sức mạnh quân sự, nhưng thờ ơ trước cuộc sống người dân – ngoài nhiệm vụ làm người tiêu thụ mà chính quyền giao cho.
Ở điểm này, lại có thể so sánh với những lỗ hổng đã bộc lộ qua tai nạn Tchernobyl. Nhà máy nguyên tử của Liên Xô lúc đó lạc hậu, nhân viên không có động lực làm việc. Tình trạng thảm hại của hệ thống y tế Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến virus độc hại có thể tung hoành như thế.
Một vài hình ảnh có được nhờ mạng xã hội cho thấy những bệnh nhân nằm la liệt, làm cho người ta nghĩ đến một nước thuộc thế giới thứ ba. Việc xây dựng các bệnh viện dã chiến trong thời gian ngắn ngủi đầy ấn tượng, được dàn dựng rất công phu, chỉ nhằm tuyên truyền hơn là hiệu quả, vì vấn đề là đã chậm trễ mất nhiều thập niên.
Tác động của hai cuộc khủng hoảng trên đây cũng xứng đáng được so sánh. Dưới góc độ này, tình hình Trung Quốc hiện đáng lo hơn là Liên Xô hồi trước, vào thời kỳ Tchernobyl. Thu mình lại, được bức màn sắt bảo vệ, chính quyền xô viết có thể xử lý tai nạn mà không làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế vốn đã hom hem.
Ngày nay, các biện pháp cô lập khắc nghiệt áp đặt lên dân chúng để chận lại sự lây lan của virus gây thiệt hại rất nhiều cho Bắc Kinh. Sức tiêu thụ rơi tự do, sản xuất thu hẹp, tăng trưởng – mà chế độ dựa vào đó để có được tính chính danh – đang xuống dốc. Việc cách ly một đất nước với toàn thế giới là thảm họa cho phương thức phát triển luôn luôn lệ thuộc vào ngoại thương, vào sự hội nhập thị trường quốc tế.
Hình ảnh của chế độ, của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình trở nên xám xịt, cũng như Liên Xô của Gorbatchev hồi năm 1986. Bởi vì cuộc khủng hoảng này cùng với nỗi sợ hãi dịch bệnh mà nó gây ra cho thế giới, đã làm sống dậy sự ám ảnh xưa cũ về « hiểm họa vàng », khi Trung Quốc bị kẹt vào một vòng xoáy không thể kiểm soát, trong đó nhà cầm quyền phải chịu một phần lớn trách nhiệm.
Tai nạn Tchernobyl từng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm năm sau đó. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người khổng lồ chân đất sét, như mọi chuyên gia đều biết, không thể tránh khỏi tác động từ con virus này.
Tác giả Thierry Wolton kết luận, dù sao đi nữa, trong lịch sử Trung Quốc cộng sản, đã có một cái mốc trước và sau dịch virus corona. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh biết thế, họ càng thêm lo sợ khi cuộc khủng hoảng có thể làm lung lay hệ thống toàn trị của Trung Quốc.
Trong bài viết « Phải chăng Tập Cận Bình đã bị mất đi Thiên mệnh? », tác giả Renaud Girard trên Le Figaro cho rằng việc tập trung quyền lực vào tay một người duy nhất đã gây phản tác dụng.
Dưới thời nhà Chu, hoàng đế được coi như Thiên tử, nhưng nếu bất tài, tham tàn, không thu phục được nhân tâm thì mệnh trời có thể bị rút lại – theo quan niệm Mạnh Tử.
Đưa « tư tưởng Tập Cận Bình » vào điều lệ đảng, hủy bỏ quy định không được quá hai nhiệm kỳ để làm chủ tịch suốt đời, phá vỡ nguyên tắc lãnh đạo tập thể…nhưng việc nắm trọn quyền hành gần đây không giúp gì được cho ông Tập. Đe dọa người dân Hồng Kông không thành công, can thiệp vào bầu cử Đài Loan lại giúp kẻ thù đắc cử, chưa thắng nổi Mỹ trong tranh chấp thương mại.
Tác giả đặt câu hỏi, một chế độ đã bị mất đi sự ủng hộ của quần chúng có thể tồn tại được bao lâu? Tại Nga, chủ nghĩa Lênin đã sống sót được hơn 60 năm, sau khi ám sát nền dân chủ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200211-d%E1%BB%8Bch-virus-corona-tchernobyl-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

Philippines thông báo cho Mỹ

ý định rút ra Hiệp ước an ninh

Hôm 11/2, Philippines thông báo cho Hoa Kỳ rằng nước này sẽ chấm dứt một hiệp ước an ninh quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện trên đất Philippines. Đây được coi là mối đe dọa lớn nhất dưới thời Tổng thống Duterte đối với liên minh hai nước đã ký Hiệp định phòng thủ chung từ 69 năm nay.
Hãng tin AP và Reuters dẫn lời Ngoại Trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết trên Twitter rằng thông báo của Manila chấm dứt Thỏa thuận về các lực lượng thăm viếng đã được trao tận tay Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila. Thông báo này sẽ có hiệu lực sau 180 ngày, trừ phi cả hai bên đồng ý duy trì thỏa thuận. Ông Locsin là người đặt bút ký vào thông báo theo lệnh của Tổng thống Duterte.
Bất chấp các mối liên hệ mật thiết và lịch sử với Hoa Kỳ, ông Duterte thường xuyên chỉ trích các chính sách an ninh của Mỹ trong khi ca ngợi các chính sách của Trung Quốc và Nga.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila thừa nhận đã nhận được thông báo của chính phủ Philippines và nói rằng Washington đang “xem xét thận trọng để tìm ra cách tốt nhất hầu thăng tiến các lợi ích chung”.
Reuters dẫn tuyên bố của đại sứ quán Mỹ nói:
“Đây là một bước nghiêm trọng sẽ có những hệ quả đáng kể cho liên minh Mỹ-Phi. Hai nước chúng ta chia sẻ mối quan hệ nồng ấm, đã bắt rễ sâu trong lịch sử. Chúng tôi vẫn duy trì cam kết đối với tình bạn hữu giữa hai nhân dân chúng ta.”
Tại một phiên điều trần ở Thượng viện tuần trước, ông Locsin cảnh báo rằng hủy bỏ hiệp định an ninh với Washington sẽ phương hại tới an ninh của Philippines, và khích lệ các hành động hiếu chiến tại các vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.
Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ vẫn được xem là một lực đối trọng thiết yếu đối với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.
Ông Locsin đề nghị tái xét hiệp ước để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, thay vì hủy bỏ hiệp định này. các giới chức quân sự và quốc phòng Philippines chưa đưa ra phản ứng nào trong tức thời về động thái của chính phủ Philippines.
Tổng thống Duterte đe dọa chấm dứt Thỏa thuận về các lực lượng thăm viếng với Mỹ sau khi Washington hủy visa nhập cảnh của Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa, một đồng minh trung thành của ông Duterte, vì ông này bị liên kết với các vụ vi phạm nhân quyền khi ông giám sát chiến dịch chống ma túy của ông Duterte thời còn đứng đầu ngành Cảnh sát vào năm 2016.
Hàng ngàn nghi can sử dụng ma túy đã bị sát hại trong chiến dịch đẫm máu do ông Duterte phát động khi ông lên nắm quyền vào giữa năm 2016, gây quan ngại cho các nước phương Tây và các tổ chức bênh vực nhân quyền.
Ông Duterte nói Hoa Kỳ có một tháng để hoàn lại visa cho Thượng nghị sĩ Dela Rosa, nhưng các giới chức Mỹ không công khai đáp ứng đòi hỏi của ông Duterte.
Phát biểu hôm thứ Hai, Tổng thống Duterte tố cáo Hoa Kỳ là can thiệp vào nội tình Philippines, kể cả yêu cầu Philippines phóng thích lãnh đạo đối lập Philippines, Thượng nghị sĩ Leila de Lima, bị ông Duterte tố cáo là dính líu trong hoạt động ma túy bất hợp pháp. Bà Lima bác bỏ cáo buộc đó là “bịa đặt” để bịt miệng những tiếng nói bất đồng.
https://www.voatiengviet.com/a/philippines-thong-bao-cho-my-y-dinh-rut-ra-khoi-hiep-uoc-an-ninh/5283817.html

Tổng thống Duterte tuyên bố

không để Tổng thống Trump cứu thỏa thuận quân sự

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 10.2 khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trumg đang cố gắng cứu Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước và ông tiếp tục chỉ trích Mỹ can thiệp vào nội bộ Philippines.
Phát biểu trước giới chức ở thành phố Pasay (Philippines) Tổng thống Duterte nói rằng Tổng thống Trump và một số người khác muốn cứu VFA, nhưng ông nhấn mạnh: “Tôi đã nói không đời nào”, theo tờ Philippine Daily Inquirer.
Tổng thống Duterte không nói rõ tại sao ông biết được Tổng thống Trump muốn cứu VFA. Hôm 7.2, phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines Salvador Panelo cho giới phóng viên hay một cuộc điện đàm giữa hai tổng thống dự kiến sẽ diễn ra sớm, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin về cuộc điện đàm này.
Cũng tại Pasay, Tổng thống Duterte tái chỉ trích Mỹ can thiệp vào nội bộ Philippines, viện dẫn một số nghị sĩ Mỹ yêu cầu Manila thả thượng nghị sĩ đối lập ở Philippines Leila de Lima.
Tổng thống Trump chưa có phản ứng về phát biểu của ông Duterte.
Hôm 23.1, ông Duterte cảnh báo Mỹ có một tháng để khôi phục thị thực cho thượng nghị sĩ Philippines Bato dela Rosa, nếu không ông sẽ hủy bỏ VFA. Ông Dela Rosa nói rằng Đại sứ Mỹ tại Philippines không giải thích tại sao thị thực của ông bị hủy, nhưng ông tin rằng nguyên nhân rất có thể vì những cáo buộc về tình trạng giết chết các nghi phạm ma túy không thông qua xét xử trong thời gian ông làm cảnh sát trưởng Philippines từ tháng 7.2016 đến tháng 4.2018.
Trong cuộc hợp báo qua điện thoại hôm nay 2.10, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách vấn đề quân sự chính trị R. Clarke Cooper cho hay một cuộc gặp song phương với giới lãnh đạo Philippines sẽ diễn ra vào tháng tới để thảo luận về quyết định của Tổng thống Duterte muốn kết thúc VFA, theo CNN.
VFA được ký vào năm 1998, cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo. Theo điều 9 của VFA, thỏa thuận “vẫn có hiệu lực cho đến hết thời hạn 180 ngày kể từ ngày bên này thông báo với bên kia bằng văn bản rằng họ muốn hủy thỏa thuận”.
Tại phiên điều trần trước thượng viện hôm 6.2, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr cảnh báo rằng việc hủy VFA với Mỹ sẽ gây tổn hại an ninh của Philippines và làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông, theo AP.
http://biendong.net/bi-n-nong/32892-tong-thong-duterte-tuyen-bo-khong-de-tong-thong-trump-cuu-thoa-thuan-quan-su.html

Úc và Indonesia tiến đến thực hiện thỏa thuận

thương mại trước thềm chuyến thăm

của tổng thống Joko Widodo

Tin từ Sydney, Úc – Vào hôm thứ hai (10 tháng 2), Úc và Indonesia công bố kế hoạch 100 ngày trong việc thực hiện một thỏa thuận thương mại được mong đợi từ lâu. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại Úc-Indonesia đã bắt đầu vào năm 2010.
Vào tuần trước, nó đã được Quốc hội Indonesia phê chuẩn, trước thềm chuyến thăm của tổng thống Joko Widodo. Hai nước xem đây là một khởi đầu mới cho mối quan hệ gặp khó khăn giữa đôi bên. Úc và Indonesia hy vọng sẽ thúc đẩy nền thương mại hiện đang có trị giá khá khiêm tốn, trong bối cảnh khu vực ngày càng bị chi phối bởi sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Cộng. Theo AFP đưa tin, trong chuyến thăm mang tính bước ngoặt đến Úc, tổng thống Joko cho biết, hai nước có thể đoàn kết để đánh bại kẻ thù chung, đồng thời chia sẻ những thách thức như chủ nghĩa bảo hộ, sự không khoan nhượng và vấn đề thay đổi khí hậu. Chuyến thăm của tổng thống Joko đánh dấu một khởi đầu mới giữa hai quốc gia. Thỏa thuận này sẽ dần loại bỏ tất cả thuế thương mại của Úc.
Trong khi đó, 94% thuế của Indonesia cũng sẽ dần được xóa bỏ. Việc thị trường Úc dễ tiếp cận hơn dự kiến sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp xe hơi, dệt xuất cảng gỗ, điện tử và dược phẩm của Indonesia. Bên cạnh đó, nó cũng cải thiện khả năng tiếp cận cho ngành nông nghiệp của Úc đến thị trường rộng lớn của Indonesia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/uc-va-indonesia-tien-den-thuc-hien-thoa-thuan-thuong-mai-truoc-them-chuyen-tham-cua-tong-thong-joko-widodo/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.